Ngày 15-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:54 15/07/2020

29. Cố tránh ở nhưng không, thì đắng sẽ biến thành ngọt.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm Mai Nhân Tài
07:59 15/07/2020
76. DỰA VÀO BỐ VỢ

Người nọ vô học, nhưng nhờ vào thế lực của bố vợ mà thi đậu đứng hạng nhất.

Thế là có người kể một câu chuyện tiếu lâm như sau:

- “Đệ tử của Khổng môn (Khổng tử) đi thi, lúc yết bảng, giấy báo Tử Trương đứng hạng thứ mười chín, người bên cạnh nói: “tướng mạo của anh ta đường đường chính chính quả nhiên không sai”; lại báo Tử Lộ đứng hạng mười ba thì người ta nói: “mặc dù anh ta rất không thông minh, và thi ở trước mặt, tất cả đều nhờ vào công lao siêng học đấy”; lại báo Nghiêm Nhan đứng thứ mười hai, người ta nói: “Anh ta là người đắc ý nhất của Khổng tử, cái tên này chỉ đứng sau ông ta một chút”; lại báo Công Dã Trường đứng hạng năm thì người ta lấy làm kỳ dị nói: “Tên tiểu tử này bình thường không là gì cả, tại sao lại đứng thứ năm nhỉ? ”- mọi người nói: “Tất cả đều dựa vào thế lực của ông bố vợ đó mà !!”

(Nhã Ngược)

Suy tư 76:

“Một người làm quan cả họ được nhờ” đó là câu nói rất thực tế và thực dụng, thực tế là vì nó có thật, thực dụng là vì nó đúng như thế, cả nghĩa đen nghĩa trắng đều đúng cả.

Thói đời, người có quyền thế thường hay bao che tích lợi cho người thân, đây là nghĩa tiêu cực; nhưng hiểu theo nghĩa tích cực thì đúng thôi, vì cha mẹ cho con cái ăn học để con cái được sung sướng tấm thân nó và cha mẹ sẽ được nở mặt nở mày và được nhờ con sau này, bà con giúp nhau để khi tối lửa tắt đèn thì có nhau cũng đúng thôi, đó chính là điều mà thiên hạ mọi thời mong ước: hòa bình và hạnh phúc.

Có những gia đình Ki-tô hữu có con làm linh mục thì thái độ của cha mẹ tự nhiên “trịnh trọng” khác với trước đây: nhất cử nhất động đều bày tỏ mình là ông bà cố, là bố mẹ của cha này cha nọ, có khi quá lố thành kiêu căng, nên họ hàng chưa thấy được nhờ gì cả thì đã tránh xa cho khỏi mang tiếng. Một người làm linh mục thì cả họ được nhờ, đó là được nhờ ơn ích bởi vị linh mục ấy hàng ngày dâng lễ cầu nguyện cho họ, được nhờ là nhờ sự thánh thiện đạo đức của linh mục và gia đình ấy sống gương mẫu thì mình cũng thơm lây...

Nhờ bố vợ mới được thi đỗ hạng nhất thì đúng là bất tài, và nếu làm quan thì chỉ hại dân hại nước mà thôi, không ai được nhờ gì cả, trái lại, đó là cái nhục cho họ hàng và cho đất nước.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 16 Mùa Quanh Năm. Năm A. 19.7.2020
Lm Francis Lý văn Ca
15:35 15/07/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Tư tưởng của các bài đọc hôm nay, tiếp nối các bài chúng ta đã nghe tuần vừa qua về ý nghĩa Nước Trời. Các bài đọc kêu gọi chúng ta bình tĩnh trước cuộc sống xô bồ của trần gian, đầy gương xấu và sự lường gạt. Kẻ tội lỗi có thể đắc chí vì những lợi lộc chóng qua, nhưng họ không thấy những hậu quả tai hại trong ngày công phán.

Chúng ta cầu xin Chúa, ban cho mỗi người chúng ta, trong thánh lễ hôm nay, biết gìn giữ hạt giống đức tin của mình mà Chúa đã gieo vào thửa ruộng tâm hồn, đừng để cỏ lùng bén rễ trong mảnh đất tâm hồn.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I trích từ một trình thuật nói về cuộc lưu đày của Dân Dothái trên đường trở về Đất Hứa. Dân chúng luôn bất trung với Thiên Chúa, ngược lại, Thiên Chúa luôn khoan dung với họ.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày hồng ân của Thiên Chúa và sự hiện hữu của Ngài nơi mọi người chúng ta. Cho nên, Thiên Chúa luôn thấu hiểu và ban ơn cho chúng ta qua sự chuyển cầu của Thánh Linh.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng về Nước Trời qua các dụ ngôn: Hạt giống, cỏ lùng, hạt cải và men làm dậy bột. Mời Anh Chị Em nghe đoạn Tin Mừng sau đây của Thánh sử Matthêô.


Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa, đặc biệt là về dụ ngôn hạt cải. Trong cuộc sống cố gắng làm tăng trưởng đức tin như hạt cải. Với niềm cậy tin vững vàng, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho các phẩm trật trong Giáo Hội, những Đấng Chúa đã cắt đặt lên để gieo vào tâm hồn chúng ta những hạt giống đức tin đầu tiên, những vị phân phát cho chúng ta những mầu nhiệm thánh, được đầy ơn thánh thần, để tiếp tục sứ vụ chăn dắt đoàn chiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Qua dụ ngôn cỏ lùng, chúng ta nhận ra nơi cuộc sống mới nơi đây, biết bao trào lưu, tôn giáo mới, những tư tưởng tiến bộ, như là những cỏ dại đang bén rễ trong thửa vườn tâm hồn chúng ta. Xin cho chúng ta biết can đảm từ chối, đặc biệt các môn phái truyền đạo, đến khuyến dụ chúng ta tại tư gia. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Trước những trào lưu mới, đặc biệt giới trẻ, cảm thấy ngỡ ngàng trước những ngả rẽ của cuộc đời. Xin Chúa ban cho họ sự khôn ngoan, để tránh những cạm bẫy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho cộng đoàn chúng ta trong ngày sau hết, tức là Mùa Gặt, Ngày Tận Thế, được hưởng lượng khoan hồng của Chúa. Xin cho chúng được vào số các thánh trên trời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đang an nghỉ nhất là những nạn nhân của Covid-19... được hưởng kiến nhan thanh Chúa muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, là Đấng cao cả và đầy tình thương xót, xin nghe lời chúng con cầu xin. Xin sai Thánh Linh soi sáng để chúng con luôn trung thành giữ đức tin cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Quyết Định và Nhẫn Nại
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
22:23 15/07/2020

Chúa Nhật 16 Thường Niên A

Truyện kể rằng, có thầy ẩn tu tên là Cébastien, thường đến cầu nguyện tại một nhà nguyện vắng vẻ trên núi. Trong nhà nguyện này dân chúng tôn kính một tượng thánh giá với tước hiệu là “Tượng Chúa ban ơn”.

Thấy dân chúng có lòng tin thường tới cầu xin ơn lành, thầy Cébastien cũng thêm lòng tin cậy. Một hôm, nhân lúc vắng người, thầy đến quỳ gối trước tượng thánh giá và đơn thành khẩn nguyện:

- “Lạy Chúa, con ước ao được chia sẻ đau khổ với Chúa, xin cho con được thế chỗ Chúa trên thập giá”.

Rồi thầy quỳ yên lặng, mắt đăm đăm nhìn lên thánh giá mong được đáp lời. Một lúc sau thầy nghe như từ trên thánh giá có tiếng phán bảo:

- “Được, Ta bằng lòng để con thế chỗ Ta trên thập giá, nhưng với một điều kiện duy nhất là bất cứ điều gì xảy ra, tai con nghe gì, mắt con thấy gì, con đều phải giữ im lặng không được nói năng gì hết”.

Thầy Cébastien đã hứa, và được Chúa Giêsu cho lên thế chỗ Ngài trên thập giá. Ngày qua ngày, dân chúng vẫn đến quỳ trước tượng thánh giá cầu nguyện. Nhưng không ai hay biết về việc thế chỗ đổi ngôi giữa Chúa Giêsu và thầy Cébastien.

Một hôm có người đến quỳ cầu nguyện. Xong, ông đứng dậy ra về bỏ quên lại dưới ghế cái túi đầy những đồng tiền vàng. Thấy vậy, thầy vẫn yên lặng. Một lúc sau có người nghèo đói vào nhà nguyện. Ông ta vui mừng trố mắt nhìn túi tiền tưởng là của Chúa ban cho, rồi xách túi tiền ra đi. Kế đó có chàng thanh niên vào quỳ gối khẩn nguyện xin ơn che chở vì phải xuống tàu đi xa. Chàng thanh niên vừa ra khỏi nhà nguyện thì gặp người phú hộ trở lại tìm túi tiền. Không thấy đâu, ông nghĩ là chàng thanh niên đã lấy trộm, nên điệu chàng đến trình cảnh sát. Không cầm lòng được nữa, từ trên thập giá, thầy Cébastien hô lớn tiếng:

- “Đứng lại!”

Mọi người ngạc nhiên dừng lại, và thầy phân trần sự việc. Sau đó người phú hộ ra đi tìm người nghèo đói để lấy lại túi tiền và chàng thanh niên cũng vội vã ra đi cho kịp chuyến tàu. Khi không còn ai trong nhà nguyện, Chúa Giêsu lên tiếng phán bảo thầy Cébastien:

- Con hãy xuống ngay khỏi thập giá! Con không xứng đáng thế chỗ cho Ta, vì con đã không biết giữ im lặng như lời con hứa.

Thầy Cébastien vội vã phân trần:

- Nhưng lạy Chúa, làm sao con có thể chịu đựng được cảnh bất công đó?

Cũng giống như thầy Cébastien, con người chúng ta thường nhìn thấy cái trước mắt, và không chịu nổi trước hiện tượng xã hội, thiện ác đan xen, người tốt kẻ xấu chung sống khó phân biệt, cỏ dại và lúa tốt mọc lên bên nhau trong ruộng lúa.

ĐGH Phanxicô suy niệm về Dụ ngôn Hạt Lúa và Cỏ Lùng như sau:

Câu chuyện diễn ra trong một cánh đồng với hai nhân vật chính đối nghịch nau. Một bên là người chủ, người đại diện cho Thiên Chúa và gieo hạt giống tốt; bên kia là kẻ thù, đại diện cho Satan và gieo cỏ lùng.

Với thời gian trôi qua, cỏ lùng cũng lớn lên giữa lúa và khi đối diện với sự thật này thì người chủ và các tôi tớ của ông có thái độ khác nhau. Các tôi tớ thì muốn can thiệp vào và nhổ cỏ lùng, nhưng người chủ, một người quan tâm trên hết là việc giữ lại lúa, thì lại bác bỏ và nói: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng”. Với hình ảnh này, Chúa Chúa Giêsu nói là việc trong thế giới này sự lành và sự dữ thì quá đan xen vào nhau đến nỗi thật không thể tách và loại trừ hết mọi sự dữ. Chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi mới có thể thực hiện điều này, và Ngài sẽ thực hiện trong Dịp Phán Xét Chung. Hoàn cảnh hiện tại, với tất cả sự mập mờ và tính cách hỗn tạp của nó, là cánh đồng của sự tự do, cánh đồng của sự tự do của người Kitô Hữu, mà trong đó việc khó biện phân giữa điều tốt và điều xấu lại diễn ra.

Do đó, trong cánh đồng này, vấn đề là về sự phối hợp, với niềm tín thác lớn lao vào Thiên Chúa và vào Sự Quan Phòng của Ngài, hai thái độ dường như trái khuấy nhau: quyết định và nhẫn nại. Quyết định là muốn là hạt giống tốt - tất cả chúng ta đều muốn điều này, với tất cả sức mạnh của mình, và do đó, tự tách bản thân chúng ta ra khỏi Ma Quỷ và những cám dỗ của nó. Sự nhẫn nại có nghĩa là yêu thích một Giáo Hội vốn là nắm men trong khối bột, một Giáo Hội không sợ vấy bẩn đôi bàn tay của mình để giặt áo cho con cái mình, hơn là một Giáo Hội của “những người trong sạch”, vốn giả vờ đề phán xét trước thời hạn ai là người không được ở trong Nước Thiên Chúa.

Chúa, Đấng là Sự Khôn Ngoan nhập thể, hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rằng điều tốt và điều dữ không thể được xác định bằng những lãnh thổ đã xác định hay những nhóm người cụ thể: “Có những người tốt, có những người xấu”. Ngài dạy chúng ta rằng làn ranh giới giữa điều tốt và điều xấu có hết ở trong tâm hồn mỗi người, có ở trong tâm hồn mỗi người chúng ta, đó là, tất cả chúng ta đều là tội nhân. Lòng muốn đến với tôi để họi các bạn: “Hãy để cho người ấy là tội nhân giơ tay lên”. Không ai cả! Vì tất cả chúng ta là, tất cả chúng ta là tội nhân. Đức Giêsu Kitô, qua Cái Chết của Ngài trên Thập Giá và Sự Phục Sinh, đã giải thoát chúng ta khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi và Ngài ban cho chúng ta ân sủng để bước đi trong một đời sống mới. Tuy nhiên, với Phép Rửa thì Ngài cũng ban cho chúng ta Phép Hoà Giải, vì chúng ta luôn cần được tha thứ tội lỗi của chúng ta. Luôn nhìn vào sự dữ vốn đang ở bên ngoài chúng ta, thì có nghĩa là không muốn nhìn nhận tội lỗi cũng đang ở trong chúng ta.Và rồi Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một cách khác khi nhìn vào cánh đồng thế giới, của việc quan sát thực tại. Chúng ta được mời gọi để họ về thời gian của Thiên Chúa – vốn không phải là thời gian của chúng ta – và cũng là “cái nhìn” của Thiên Chúa: nhờ vào sự ảnh hưởng có lợi về một sự đợi chờ lắng lo, điều gì là cỏ lùng hay dường như là cỏ lùng có thể trở thành một sản phẩm tốt. Đó là thực tại về sự hoán cải. Đó là tiềm năng của niềm hy vọng! (Joseph C. Pham, chuyển ngữ từ Zenit).

Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần chung tay xây dựng! Nhưng thật đáng tiếc, rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc hủy hoại, tha hóa, nô lệ hóa con người. Đó là những hạt cỏ xấu do ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt. Lúa tốt và cỏ lùng lẫn lộn trên cùng ruộng lúa. Cái tốt, cái xấu đan xen trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong tâm hồn mỗi người. Ở đó, hạt mầm sự sống và nọc độc sự chết, cùng sống chung. Mỗi con người chắc chắn đều có kinh nghiệm bản thân như Thánh Phaolô đã từng kinh nghiệm “Điều lành tôi muốn làm, tôi lại không làm, còn điều dữ tôi không muốn làm, nhưng tôi lại cứ làm” (Rm 7, 19).

Cỏ lùng và lúa tốt nằm ở trong tim con người. Mỗi người đong đưa giữa cỏ lùng và lúa tốt, giữa cái thiện và cái ác, giữa Thiên Thần và Satan.Tự do chọn lựa là quyền mỗi người.Thiên Chúa vẫn chấp nhận cỏ lùng trong con người. Thiên Chúa nhẫn nại đợi chờ con người thanh luyện dần dần và hy vọng mọi sự trong họ sẽ thành lúa tốt.

“Cứ để cỏ lùng lớn lên cùng với lúa”. Đây là một cuộc chiến lâu dài với sự dữ. Con người sống giữa ánh sáng và bóng tối, sự dữ và cám dỗ lúc nào cũng có, hiện rõ trước mặt, cuốn hút hấp dẫn. Có người xin Chúa cho nhổ cỏ lùng đi, nhưng Chúa lại bảo, sợ nhổ cả lúa. Điều này nhắc lại sự kiện của ông Gióp, Chúa để cho ma quỷ sàng lọc ông. Như vậy Chúa muốn người theo Chúa cần sống trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức mến. Như lửa thử vàng, người theo Chúa cũng cần thử thách bằng những chước ma quỷ, cám dỗ để lớn lên trong ân sủng.

Giáo Hội tự bản chất là thánh thiện, nhưng lại gồm những con người tội lỗi. Giáo Hội có rất nhiều thánh nhân, nhưng cũng có vô số tội nhân. Những tội nhân vẫn có thể trở thành thánh nhân trong lòng xót thương của Chúa. Thiên Chúa biết cỏ lùng, biết ai đã gieo nó vào ruộng lúa của mình, nhưng Ngài kiên nhẫn đợi chờ. Lòng nhẫn nại của Ngài không những không loại bỏ những tội nhân, mà còn tiếp đón họ: Chúa không đoán xét bất công...nhưng khoan dung và hy vọng.

Sự lành cũng như sự dữ. Hạnh phúc cũng như đau khổ. Thành công cũng như thất bại. Tất cả đều góp phần rèn luyện, vun đắp và thăng tiến người lành.Nhìn lại thửa ruộng tâm hồn của mình, chúng ta suy gẫm, hạt giống tốt được gieo, nhưng có hạt đã rơi vào bụi gai, có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trên đá sỏi và có số hạt rơi vào đất tốt. Trong khi đó, hạt giống cỏ lùng đã được gieo tràn lan, phát triển nhanh và như muốn chen lấn làm hạt giống tốt khó vươn lên. Không thể nhổ hết cỏ lùng, nhưng chúng ta cần vun xới cho hạt giống Lời Chúa lớn lên và sinh hoa trái. Cần phải gìn giữ đức tin cho đến cùng như lời Thánh Phaolô dạy: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2 Tm 4, 7). Sau cuộc lữ hành đức tin, Thánh Phaolô chia sẻ: “Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” (2 Tm 4, 8).
 
Đồng Lúa Cỏ
Lm Vũđình Tường
22:43 15/07/2020
Dụ ngôn người nông dân dùng giống tốt gieo lúa trong ruộng. Khi Lúa trưởng thành, gia nhân thấy trong lúa lẫn cỏ dại. Gia nhân thắc mắc không lẽ hạt giống có lẫn cỏ dại. Họ trình bày với chủ ruộng cỏ dại ở đâu ra. Chủ đáp kẻ thù của ta gieo vãi chúng. Gia nhân xin chủ cho phép nhổ cỏ dại. Chủ đáp. Các anh đừng làm thế. Bởi khi nhổ cỏ các anh làm đui chột cây lúa. Cứ để chúng mọc chung, đến mùa gặt, lúa thu vào kho, cỏ dại đem đốt đi Mat 13:28-30.

Môn đệ Đức Kitô không hiểu, xin Ngài giải thích dụ ngôn cỏ dại. Đức Kitô giải thích: 'Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các Thiên Thần' Mat 13, 37-40.

Lúa và cỏ dại mọc chung trong cùng cánh đồng. Khi cả hai còn non dại, bề ngoài chúng tương tự nhau, rất khó phân biệt. Khi chúng trổ bông, đượm hạt, lúc đó vấn đề sáng tỏ, dễ phân biệt bông nào là bông lúa và hoa nào là hoa cỏ. Tương tự như lúa và cỏ dại lúc còn non, dường như không thể phân biệt kẻ dữ, người lành bằng nhận xét, quan sát, vóc dáng, diện mạo bên ngoài con người. Xã hội nào cũng có người xấu, kẻ tốt sống chung. Cộng đoàn nào cũng có thánh nhân và tội nhân sinh hoạt cùng cộng đoàn. Đôi khi chúng ta trong lúc bực bội thốt lên: Tại sao Chúa để cho đứa đó sống tiếp tục làm khổ con cái Chúa. Thiên Chúa biết rõ tâm tư thầm kín, thâm tâm mỗi người. Nếu Ngài ra tay tiêu diệt những kẻ làm mất lòng Ngài thì thế giới hiện tại là một thế giới không người. Cứ nhìn các trại tù đầy người trên toàn thế giới đủ biết sống không phạm tội không phải dễ. Thực tế là ai trong chúng ta cũng có tội. Không ai là côn đồ trọn đời. Ngoại trừ các thánh anh hài, không thánh nhân nào mà không có tội. Thông thường thì tội nhân sống trong tình trạng tội lỗi ngày này qua tháng nọ; họ rất chậm trong việc hoà giải, tham dự Bí Tích Giải Tội. Thánh nhân cố gắng hết sức mình chống lại các cơn cám dỗ và nếu có vấp ngã họ mau mắn làm hoà cùng Thiên Chúa qua Bí Tích Hoà Giải. Môn đệ trung tín với Đức Kitô luôn sống trong tinh thần hoà giải cùng Thiên Chúa và tha nhân. Họ cố gắng trung thành với giáo huấn Đức Kitô, chiến đấu chống lại các cơn cám dỗ. Để tránh các dục vọng đê hèn, họ chú trọng, dành hết thời gian vào việc làm giầu đời sống nội tâm, và thực hành việc bác ái. Nhổ tận gốc rễ thói hư tật xấu cần can đảm, lẫn chấp nhận đau khổ. Tương tự như rễ lúa và rễ cỏ đan nhau, bứt rễ này làm đứt rễ kia, cả hai cùng đau. Rễ nhân đức và rễ dục vọng cùng quấn chặt tâm tư con người. Để tránh diệt vong, cần khôn ngoan, dứt khoát, chấp nhận khó khăn, đau khổ. Nhổ, bứt, đốt cháy thói hư, tật xấu trong ta, ngay đời này. Chờ đến cuối đời mới thực hiện là điều tối kị. Thứ nhất rễ tội lỗi bám sâu rất khó nhổ. Thứ hai lúc đó lực tàn, sức cạn liệu còn đủ cam đảm thổi lửa đốt tội. Thứ ba, giờ cuối đời đến không báo trước, tai hoạ đến nhanh hơn những gì ta tính toán, dự trù. Nguy tai.

Cuối bài dụ ngôn, Đức Kitô cho biết, thợ gặt không phải là loài người, mà là thiên thần Chúa. Tự đốt tội, mình sẽ nhẹ tay hơn với chính mình; thiên thần Chúa làm việc cách nghiêm minh, chính trực, thể hiện công lí Chúa vào thời điểm thống hối không còn nên tội sẽ bị diệt vong. Nhổ cỏ dại sẽ làm hư lúa, lời chủ ruộng nói thế. Cần phân biệt khác biệt giữa nhổ cỏ dại và khử trừ tính xấu. Nhổ cỏ dại là bứng toàn thân cây cỏ dại khỏi cánh đồng. Như thế toàn cây cỏ dại, từ thân đến rễ đều biến mất trong lửa. Trừ khử nết xấu, tội trong ta không cần giết chết con người như một số quốc gia dùng án tử hình giết chết tội phạm. Thiên Chúa rất rộng lượng, từ bi, đầy nhân ái, lại rất kiên tâm, chờ chúng ta thống hối, ăn năn, trở về cùng Chúa. Giết chết thói hư, tật xấu, làm cho con người tốt hơn, con tim ta bình an, tâm trí ta thanh thản, đời sống ta thanh tịnh. Chọn sống khôn ngoan là chọn sớm tiêu diệt thói hư, tật xấu khi chúng chưa kịp bén rễ trong tâm. Dù có chút đớn đau nhưng sau đó là an bình, thanh thản. Chờ đến mùa gặt thiên thần Chúa nhổ cỏ, sợ rằng sẽ mất tất cả, cả thể xác lân tâm hồn. Chúng ta cầu nguyện xin ơn khôn ngoan sống theo í Chúa.

TiengChuong.org

Wheat and Darnel

A farmer sowed good wheat on his farm. The servants noticed there was darnel growing alongside the wheat. They asked the Master where the darnel came from. The Master explained, that it was the work of His enemy. The servants asked for permission to uproot the darnel, but the Master told them to wait, because uprooting the darnel now would hurt the wheat. At the harvest time, the darnel would be burnt, and the wheat stored. (13:28-30). Jesus' disciples asked him to explain the meaning of the parable. He told them "The sower of the good seed is the Son of Man. The field is the world; the good seed the subjects of the kingdom; the darnel, the subjects of the evil one, the enemy who sowed them, the devil, the harvest is the end of the world; the reapers are the angels" (13:37-39).

The difference between darnel and wheat was noticed, not when the plants were young, but at the full- grown time. It is extremely hard to judge a person's heart by observing his or her appearance. Every society has both good, and not so good people. Every congregation has both saint and sinner worshipping at the same Church. In our frustration, we sometimes wonder: Why God, in His omnipotence, allows criminals to keep harming others'. God knows the movements of each individual's heart. If God had destroyed those who sinned against God; then the entire world would be a barren place. The reality is, that no one is criminal through and through, and no virtuous is free from sins. The difference is that known criminals were caught; while others were not yet (wait till the harvest time). Some acts of sin are visible, and obvious; others are hidden deep in a person's heart. The common trend is, that sinners feel at home with vices, and are slow to repent; while the virtuous try hard in fighting against temptations, and are quick to repent. Imperfect is what we all are. Christ's disciples try to improve their lives by means of eliminating vices, and enriching their lives with Christian virtues. Uprooting a vice requires great courage, and it hurts, because like the roots of wheat and darnel are mixed; the root of sin and virtues are intertwined in our heart. To avoid being burnt in fire, it is wise to uproot bad habits right now. Waiting till the end time is too late.

The conclusion of the parable reveals, that evil doers are destroyed, and the virtuous are rewarded. God's angels, not human beings, carry out the work. Wheat and darnel were sown in the same field. The wheat was sown in day light, and the darnel was sown at night, in the dark. They grew alongside each other. Jesus' parable makes clear that uprooting the grown darnel damages the wheat. One needs to be clear about the differences between uprooting the darnel, and removing vices out of a person's heart. Uprooting the darnel means to remove, to kill the whole plant together, leave nothing behind. Eliminating vices means to clean, to purify a person's heart. It doesn't kill a person, only vices. The heart is not weakened, but strengthened. The wise choice is 'burning' right now whatever causes us to sin. It is easier, and less painful to uproot them while they are young. It is painful, but we save our soul. Waiting till the harvest time for God's angels to act, we will lose everything, both body and soul.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lộ Đức: cuộc hành hương thế giới trực tuyến đầu tiên
Thanh Quảng sdb
06:32 15/07/2020
Lộ Đức: cuộc hành hương thế giới trực tuyến đầu tiên

Trung tâm Hành Hương Lộ Đức sẽ tổ chức cuộc hành hương thế giới trực tuyến đầu tiên vào Thứ Năm ngày 16 tháng 7, nhân dịp kỷ niệm lần Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng với thánh nữ Bernadette Soubirous.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Hơn 160 năm trước, vào năm 1858, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với cô Bernadette Soubirous, ở thị trấn nhỏ Lộ Đức, dưới chân núi Pyrenees. Nơi này đã mau chóng trở thành một trung tâm thu hút hàng triệu người tuôn về cầu nguyện và hàng ngàn phép lạ chữa lành và hoán cải đã được Mẹ ban ơn...

Năm 2020 này, trước cơn đại dịch Covid-19, Trung tâm Hành hương Lộ Đức hầu như trống vắng. Mặc dù Trung tâm hiện đã mở cửa trở lại, nhưng với các điều kiện khắt khe về du lịch và y tế, nên rất ít người hành hương có thể đến thăm đền thờ.

Chuyến hành hương trực tuyến đầu tiên trên toàn thế giới

Để đáp lại với hoàn cảnh, Trung tâm Đức Mẹ Lộ Đức tổ chức cuộc hành hương ảo đầu tiên vào Thứ Năm ngày 16 tháng 7, vào ngày kỷ niệm lần cuối cùng Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette. Hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới sẽ tham gia cuộc hành hương trực tuyến qua các phương tiện truyền hình, đài phát thanh, internet và các phương tiện khác, để đoàn kết dâng lên Mẹ các tâm tình cầu nguyện cho thế giới thoát được cơn đại dịch.

Chương trình của chuyến Hành hương trực tuyến

Chuyến hành hương Lộ Đức sẽ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối giờ Âu châu (CEST), với các cuộc rước, lần chuỗi Mân côi và cầu nguyện. Một chương trình truyền hình trực tiếp sẽ được phát sóng từ 4 - 6 giờ chiều.

Vietcatholic.net đã thực hiện cuộc hành hương trực tuyến này trên địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Html/257410.htm - Xin bấm vào đây

Quí vị nào muốn tham dự cuộc Hành hương bằng tiếng Anh thì xin bấm vào địa chỉ sau: https://youtu.be/hKCPxi0ScOE - Xin bấm vào đây

Trung tâm Lộ Đức là một trong những trung tâm Hành hương kính Đức Mẹ phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 100.000 tình nguyện viên, tiếp đón hơn 5 triệu người hành hương và du khách hàng năm - bao gồm hơn 50.000 người bệnh và những người tàn tật – về Thánh địa hàng năm.

Thông điệp chung của cuộc Hành hương trực tuyến

Hòa chung với ức triêu con tim, chúng ta chung lời cầu nguyện, xin Đức Mẹ Lộ Đức giúp Giáo hội và thế giớ chấm dứt được cơn đại dịch và xin Mẹ luôn nhóm lên trong tâm lòng chúng ta niềm tin yêu hy vọng vào Thiên Chúa.
 
Kinh tế Nam Hàn suy thoái, Giáo Hội Công Giáo chuẩn bị trợ giúp lâu dài
Trần Mạnh Trác
12:08 15/07/2020
Cuộc đại dịch ở Nam Hàn đã tàn phá thị trường lao động một cách thê thảm, chỉ trong tháng 6 mà 352 nghìn việc làm bị mất. Như vậy là sự suy thoái đã kéo dài 4 tháng liên tiếp, và là tồi tệ nhất kể từ tháng 10 năm 2009. Chính phủ hứa sẽ tiêm những liều thuốc bổ vào nền kinh tế, nhưng dù có như thế thì vẫn không cứu vãn được những công ăn việc làm cho giới trung niên. Trước viễn ảnh đó, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc đã nhập cuộc với một lời cam kết: "Chúng tôi sẽ giúp họ tái tạo lại cuộc đời".

Seoul (AsiaNews) - Tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc đã tăng liên tiếp 4 tháng vừa qua. Vào tháng 6, theo báo cáo của Yonhap, thị trường lao động mất 352 nghìn công việc: đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2009 mà thời gian suy thoái kéo dài như vậy.

Sự sụp đổ, theo Cục Thống kê Quốc gia, được cho là do cuộc khủng hoảng đại dịch toàn cầu gây ra. Sự bùng nổ của Covid-19 đã ngăn cản các hoạt động công nghiệp và sự chi tiêu của người tiêu thụ: việc kiểm dịch do chính quyền áp đặt cũng đã làm trống các đường phố và do đó lấy đi khách hàng cuả các nhà bán lẻ.

Chính phủ đã phản ứng bằng cách đảm bảo nhiều khoản tiền cho vay khổng lồ cho các doanh nghiệp và ngân hàng, nhưng các ngành sản xuất và công nghiệp nặng dường như vẫn còn suy thoái dài hơn nữa qua mùa hè, đồng thời là các ngành bán lẻ và các dịch vụ du lịch.

Một số nhà phân tích tin rằng điều tồi tệ nhất vẫn còn chưa xẩy đến, nền kinh tế chỉ thực sự đụng đáy vào nửa năm cuối cuả năm 2020. Liên quan đến thị trường lao động, một nhóm người có nguy cơ bị phá sản cao nhất là thành phần lao động từ 40 đến 55 tuổi: lý do là họ còn quá trẻ để có thể xin tiền nghỉ hưu nhưng lại bị coi là quá già để được thuê mướn.

Giáo Hội Công Giáo, theo một nguồn tin của AsiaNews cho biết, "đã nhận thức được vấn đề này và đang tìm kiếm những giải pháp thiết thực. Không ai phải bị bỏ rơi vì cuộc khủng hoảng này, nhưng rõ ràng không có thể trông cậy vào những hãng xưởng sử dụng lao động vì chính họ cũng đang bị vây buả bởi nhiều vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, nếu bỏ quên giới công nhân này thì có nghĩa là hàng chục ngàn gia đình sẽ bị tước đi cả hai phương diện, sự thu nhập để nuôi sống và nhân phẩm cuả con người. "

Vì lý do này, theo nguồn tin cho biết, “chúng tôi đang nghiên cứu cách nào để có thể can thiệp. Trong số các đề xuất, một giải pháp thuyết phục nhất là tổ chức các khóa học bồi dưỡng để cung cấp một trình độ mới cho những người lao động có nguy cơ bị mất việc. Chúng tôi nghĩ rằng khi cung cấp một khả năng mới cho người cha và người mẹ của gia đình, thì họ có thể tự tái tạo và quay trở lại thị trường lao động với những hy vọng mới ".
 
Vấn đề Biển Đông: Phi Luật Tân và Indonesia hoan nghênh việc chống Bắc Kinh cuả Mỹ, Việt Nam chưa lên tiếng.
Trần Mạnh Trác
14:13 15/07/2020
Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố “các yêu sách lãnh thổ ở biển Đông của Bắc Kinh là hoàn toàn bất hợp pháp ". Quan điểm ấy củng cố vị thế cuả Việt Nam trong cuộc tranh chấp biển với Trung Quốc, nhưng cho đến nay chỉ có Phi Luật Tân và Indonesia lên tiếng hoan nghênh.

Hồng Kông (AsiaNews) - Philippines và Indonesia là hai quốc gia ASEAN duy nhất bày tỏ công khai sự ủng hộ đối với lập trường mạnh mẽ của Hoa Kỳ chống lại các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong một bài phát biểu cứng rắn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm qua nói rằng các yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển rộng lớn này là hoàn toàn bất hợp pháp ".

Mặc dù thường xuyên chỉ trích các hành động của Bắc Kinh trong khu vực, Washington đã chưa bao giờ có lập trường rõ ràng như vậy, mà đã chỉ giới hạn trong việc đòi hỏi tự do hàng hải và hàng không trong khu vực mà thôi.

Quan điểm mới này của Washington dựa trên phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế tại The Hague năm 2016, phán rằng các chứng cớ cuả Trung Quốc đòi hỏi gần 90% Biển Đông là vô căn cứ và bất hợp pháp.

Bộ trưởng Pompeo nói rằng Hoa Kỳ sẽ hành động để bảo vệ chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á khi họ khai thác tài nguyên trên biển của họ.

Đối với một số nhà quan sát thì tuyên bố của Hoa Kỳ củng cố vị thế của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Indonesia chống lại các yêu sách của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược này.

Trung quốc, nước khổng lồ châu Á, đã chiếm đóng và quân sự hóa một số đảo san hô và bờ cát ở Biển Đông. Các tàu chiến và tàu tuần tra của Trung Quốc, cùng với các tàu đánh cá dân quân có vũ trang, thường xuyên hoạt động trong các vùng biển mà các quốc gia khác tuyên bố có chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hoan nghênh những lời của ông Pompeo, nói rằng chúng phản ánh kỳ vọng của cộng đồng các quốc gia là kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trong các tranh chấp ở Biển Đông. Ông Bộ trưởng cũng kêu gọi Bắc Kinh hãy tôn trọng phán quyết của Tòa án The Hague.

Một cách thận trọng hơn, Indonesia cũng lên tiếng đồng ý. Bộ Ngoại giao Indonesia hôm nay cho biết, bất kỳ quốc gia nào ủng hộ quyền Indonesia ở biển Natuna đều là bình thường. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Indonesia nhấn mạnh rằng đất nước của họ không phải là một phe đang tranh chấp ở Biển Đông.

Dù nói thế, nhưng ai cũng biết là Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền lịch sử cuả họ đối với các ngư trường giàu có xung quanh quần đảo Natuna, là một khu vực mà theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Các nước ASEAN có xu hướng không đứng về phe nào trong các cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh. Họ vẫn cần Trung Quốc cho sự tăng trưởng kinh tế của họ và cần Hoa Kỳ để ngăn chặn các yêu sách bá quyền của Bắc Kinh.

Gần đây, hai siêu cường đã dương oai diễu võ ở Biển Đông. Đầu tháng 7, Trung Quốc thực hiện một cuộc tập trận đổ bộ với quy mô lớn ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa là vùng mà họ đã chiếm cuả Việt Nam năm 1974. Đáp lại, Washington đang điều động hai hàng không mẫu hạm tháp tùng với nhiều đoàn chiến hạm tấn công đi tới khu vực.
 
Linh địa Lộ Đức hiệp nhất thế giới qua Hành hương trực tuyến ngày 16.7.2020.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
16:20 15/07/2020
Từ 162 năm qua, linh địa Lộ Đức là một trong những lá phổi tâm tinh chính của Châu u. Mặc dù được mở cửa trở lại, nơi này vẫn nằm trong một sự im lặng chưa từng thấy, không có khách hành hương từ nước ngoài. Các cấu trúc và các ngành công nghiệp liên quan cũng bị ảnh hưởng.

Vào ngày thứ Sáu 16 tháng 7 năm 1858, Đức Mẹ đã xuất hiện lần thứ 18 và lần cuối cùng với Bernadette Soubirous 14 tuổi. Hơn ba tháng đã trôi qua kể từ lần xuất hiện trước đó vào ngày 7 tháng 4, nhưng thời gian không trôi qua lặng lẽ mà hoàn toàn ngược lại. Tranh cãi, điều tra, đe dọa. Vào ngày 15 tháng 6, chính quyền dân sự đã ra lệnh cấm đến hang động và chính giám mục đã cấm các tín hữu đến đó, ngoại trừ trở lại sau đó vài tuần.

Vào tối ngày 16 tháng 7, Bernadette một lần nữa cảm thấy sự thôi thúc muốn đến nơi mà Đức Trinh Nữ đã tự giới thiệu mình với tư cách là Đấng Vô Nhiễm. Cô đi cùng với một người dì, mặc quần áo rộng rãi để không bị nhận ra và chọn con đường phụ. Họ đến chỗ nhưng hai người không vượt qua sông Gave. Bernadette quỳ đối diện với Hang đá với một khoảng cách nhất định. Vào lúc 10:30 tối, em làm một dấu thánh giá và bắt đầu cầu nguyện kinh Mân côi. Đức Mẹ hiện ra với em, rất gần gũi. Bernadette đã nói về những khoảnh khắc đơn giản thế này: "Đức Maria đẹp hơn bao giờ hết". Đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ trên trái đất.

Thứ Năm ngày 16 tháng 7, ngày lễ phụng vụ của Đức Trinh Nữ Núi Carmel (được thiết lập để kỷ niệm một lần hiện ra khác của Đức Maria với thánh Simon Stock vào ngày 16 tháng 7 năm 1251) cho Lộ Đức vì là một kỷ niệm đặc biệt trong 162 năm. Tuy nhiên như đã thông báo, Đền thánh đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề kể từ những ngày bị phong tỏa. Nó không phải là duy nhất, nhưng trong trường hợp Lộ Đức các cuộc hành hương thực tế bị ngăn cấm, các bể bơi đóng cửa, bốn khách sạn trong số 137 mở cửa vào đầu tháng Bảy là đặc biệt ấn tượng. Để nâng cao nhận thức của các tín hữu liên kết với Đền thánh Pháp về những khó khăn hiện tại của nó, "Lộ Đức Hiệp Nhất" sẽ diễn ra vào ngày mai, một sáng kiến ​​thúc đẩy địa điểm của Đền thánh và nơi "hiệp nhất" để đối mặt với khủng hoảng. «Đóng cửa hơn hai tháng lần đầu tiên trong lịch sử của nó - trang web cho biết – Đền thánh phải hủy bỏ tất cả các cuộc hành hương. Mặc dù mở cửa một phần, nó chỉ có thể chứa một số lượng rất ít người hành hương, theo một qui định y tế nghiêm ngặt. Lộ Đức không có khách hành hương là một Lộ Đức không có nguồn lực để thực hiện sứ mệnh của mình, để duy trì toàn bộ địa điểm, để đảm bảo thời gian và công việc của 320 nhân viên. Đền thánh dự đoán khoản lỗ lịch sử là 8 triệu euro. Ngoài ra, gần như toàn bộ lưu vực nước của Lộ Đức đang gặp khó khăn lớn ». Những gì được đề xuất là tham gia vào một "cuộc hành hương điện thư, e-Pilgrimage", một cuộc hành hương ảo, bằng cách truy cập vào trang web của Đền thánh hoặc không gian của nó trên các mạng xã hội chính, nơi sẽ có một chương trình 15 giờ bắt đầu từ 7 giờ sáng, trong 10 ngôn ngữ. Đặc biệt, sẽ có một chương trình phát sóng trực tiếp từ bên trong Hang đá từ 4 đến 6 giờ chiều, được quay bởi các mạng truyền hình quốc tế như Ewtn tại Hoa kỳ và Tv2000 ở Ý (kênh 28 - 157 Sky - www.tv2000.it/live) và trên trang mạng chính thức của Lộ Đức (https://www.lourdes-france.org/it/tv-lourdes/)

Tất cả điều này tất nhiên cũng là một kêu gọi với sự quãng đại của các tín hữu, nếu họ muốn họ có thể dễ dàng đóng góp thông qua các phương tiện thanh toán điện tử dễ dàng, từ thẻ tín dụng đến PayPal. "Từ ngày 17 tháng 3 vừa qua, ngày bắt đầu sự cô lập ở nước ta" Đức Ông Olivier Ribadeua Dumas, Giám đốc Đền thánh, đã viết "các linh mục, phó tế và tu sĩ phục vụ Đền thánh liên tục từ sáng đến tối tại Hang đá Massabielle để mang thế giới đau khổ này đến chân của Đức Maria Vô Nhiễm, để trình bày cho Mẹ hàng chục ngàn, chắc chắn hơn 130.000, thỉnh nguyện mà các bạn đã gửi đến chúng tôi bằng tất cả các ngôn ngữ từ tất cả các châu lục. Đó là một nhiệm vụ tuyệt vời và trách nhiệm lớn lao đối với tất cả chúng tôi ». "Thế giới cần hy vọng - thế giới cần Lộ Đức. Hãy giúp Lộ Đức đứng dậy và chuẩn bị cho tương lai. " những người tổ chức sáng kiến ngày mai viết như vậy.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Avvenire
 
Nỗi buồn vời vợi: Người ta chặt đầu Mẹ chúng ta!
Thanh Quảng sdb
19:09 15/07/2020
Nỗi buồn vời vợi: Người ta chặt đầu Mẹ chúng ta!

Tin từ Facebook của Nhà thờ thánh Stephen Giáo phận Knoxville, Hoa kỳ, xin tất cả: Hãy cầu nguyện cho các nhà thờ của chúng ta!

Kẻ phá hoại đã chặt đầu một bức tượng Mẹ Maria bên ngoài Nhà thờ Thánh Stephen ở Chattanooga, Tiểu bang Tennessee vào cuối tuần qua. Đây là một trong các cuộc tấn công mà Giáo Hội Công Giáo đang phải hứng chịu trong những ngày gần đây.

Cha xứ Manuel Perez thấy tượng Đức Mẹ Maria cao khoảng 1 mét bị chặt đầu và kéo đổ khỏi tượng đài vào sáng Thứ Bảy. Bức tượng trị giá 2.000 đô. Cảnh sát đã làm biên bản và báo cáo về Bộ An ninh địa phương trước tội ác phạm thượng này.

Đức Giám Mục giáo phận viết trên Twitter của ngài

Đức Giám Mục Stika của giáo phận viết trên tweet của ngài: Thật là một thời đại kỳ lạ! Cuối tuần qua, bức tượng Đức Mẹ ngoài trời của Giáo xứ Thánh Stephen ở Chattanooga đã bị kẻ phá hoại chặt đầu... Điều này đang xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên khắp đất nước Hoa Kỳ.

Dân biểu Chuck Fleischmann của tiểu bang cũng viết trên tweet của ông: Đây là một cuộc tấn công đáng lo ngại chống lại Công Giáo nói riêng và chống tôn giáo nói chung. Thật đáng buồn trước các cuộc tấn công vào các nhà thờ Công Giáo đã và đang xảy ra trong những ngày gần đây. Tôi hy vọng thủ phạm sẽ bị truy nã và đưa ra công lý! Tôi cầu nguyện cho họ được hối lỗi và tìm đường về với Chúa.

Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, xin Mẹ cầu bầu cho Giáo hội trong thời gian khó khăn này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mỹ Đánh Nhau Bằng Nước Bọt Với Trung Quốc Ở Biển Đông
Phạm Trần
20:21 15/07/2020
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng :” Liệu Hoa Kỳ có biện pháp bảo vệ các công ty dầu khí khai thác tài nguyên của Việt Nam hay không? ”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã quyết liệt bác bỏ yêu sách của Trung Quốc dành làm chủ các nguồn tài nguyên ở hầu hết Biển Đông, cũng như việc nước này mở chiến dịch đe dọa để kiểm soát. Ông nói hành động của Bắc Kinh là hoàn toàn phi pháp.

Tuy nhiên ông Pompeo đã không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không thay đổi. Dù vậy, tuyên bố phổ biến chiều ngày 13/07 (2020) của Bộ Ngoại giao Mỹ được coi là cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm chống chính sách lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

(“Beijing’s claims to offshore resources across most of the South China Sea are completely unlawful, as is its campaign of bullying to control them.” –State Department, July 13/2020)

Về phần mình, ông Pompeo nói (tạm dịch):” Về Biển Đông, chúng tôi mưu cầu hòa bình và ổn định, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải phù hợp với luật pháp Quốc tế và duy trì dòng lưu lượng thương mại, đồng thời chống lại bất cứ mưu toan nào để cưỡng chế hay sử dụng võ lực để giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ sâu xa và tôn trọng quyền lợi với các nước đồng minh và thân hữu, những quốc gia từ lâu đã hậu thuẫn cho việc tuân thủ luật pháp quốc tế.”

(“In the South China Sea, we seek to preserve peace and stability, uphold freedom of the seas in a manner consistent with international law, maintain the unimpeded flow of commerce, and oppose any attempt to use coercion or force to settle disputes. We share these deep and abiding interests with our many allies and partners who have long endorsed a rules-based international order.”, State Department, 07/13/2020)

Tuyên bố của ông Pompeo lưu ý rằng Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để áp đặt ý muốn của mình ở Biển Đông, cũng như không có căn bản pháp lý nào để dành quyền chủ quyền về Đường 9 Đoạn (hay còn gọi là đường Lưỡi bò) mà Bắc Kinh công bố năm 2009. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc nhở Bắc Kinh rằng yêu sách vô căn cứ của họ cũng đã bị Tòa hòa giải Quốc tế bác bỏ hoàn toàn ngày 12/07/2016 trong vụ kiện về đường 9 đoạn của Phi Luật Tân.

(“The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its “Nine-Dashed Line” claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims.”)

Để kết luận, ông Pompeo nói thẳng với Trung Quốc:”Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ sát cánh với các Đồng Minh và bạn hữu ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và các nguồn lợi ngoài khơi, phù hợp với lợi ích và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói (tạm dịch):”Chúng tôi sát cánh với Cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào để áp đặt ý muốn của kẻ mạnh ở Biển Đông hay vùng rộng lớn hơn.”

(“The world will not allow Beijing to treat the South China Sea as its maritime empire. America stands with our Southeast Asian allies and partners in protecting their sovereign rights to offshore resources, consistent with their rights and obligations under international law. We stand with the international community in defense of freedom of the seas and respect for sovereignty and reject any push to impose “might makes right” in the South China Sea or the wider region”, State Department, 07/13/2020).

TẠI SAO LÚC NÀY?

Nhưng tại sao ông Mike Pompeo đã thay đổi lập trường về Biển Đông của Mỹ, từ chỉ quan tâm đến vấn đề an ninh hàng hải, không đứng về phe nào trong tranh chấp, sang chỉ trích gay gắt Bắc Kinh, và với mục đích gì?

Trước hết, liên lạc ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc căng thằng từ cuối năm 2019 sau khi các cuộc thương thuyết thương mại giữa hai nước chỉ đạt được những kết qủa sơ khởi.

Ở giai đoạn đầu hồi tháng 1/2020, hai nước Mỹ-Trung ký thỏa hiệp đồng ý giảm bớt thuế quan đánh vào hàng hóa đôi bên. Hoa Kỳ đã đồng ý không đánh thêm thuế vào hàng Trung Quốc xuất cảng sang Mỹ trị giá lối 160 tỷ dollars. Trong khi Trung Quốc cam kết mua hàng hóa Mỹ và các dịch vụ khác trị giá khỏng 200 tỷ dollars.

Tiếp đến là vụ dịch phát xuất từ Vũ Hán (Trung Quốc), có tên khoa học là Coronavirus Disease 2019 (Covid 19) làm xáo trộn kinh tế và cuộc sống toàn cầu. Cơ quan tình báo Mỹ (CIA, Central Intelligent Agency) từng nghi ngờ Trung Quốc đã tìm cách che đậy nguyên nhân xẩy ra dịch Covid 19 để thủ lợi chính trị và làm suy yếu Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận.

Cuối cùng là các vụ đàn áp nhân quyền của Trung Quốc tại Hồng Kông và Tân Cương cũng đã khiến chính quyền Trump buộc phải lên án Bắc Kinh, sau khi Tổng thống Trump bị áp lực nội bộ.

Vậy liệu những lời chỉ trích gay gắt bất ngờ của Ngoại trưởng Pompeo về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có phải là lá bài Trung Quốc (China Card) nhằm giúp Tổng thống Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống với đối thủ dự trù là Joe Biden, cựu Phó Tổng thống của đảng Dân chủ hay không?

Ông Trump là người từng chỉ trích chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Dân chủ Barrack Obama đã để cho Trung Quốc gò ép trong chính sách mậu dịch gây bất lợi cho Doanh nghiệp Mỹ trong nhiều năm. Do đó, ngay sau khi đắc cử năm 2016, ông Trump đã tìm cách giảm thiểu thâm thủng trong cán cân thương mại với Trung Quốc.

Nhưng ông Trump đã thất bại vì chỉ riêng năm 2019, Mỹ đã thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc là 345.6 tỷ dollars vì Mỹ mua nhiều hàng Trung Quốc hơn Trung Quốc mua hàng Mỹ.

Trước đó, năm 2018, Mỹ nhập cảng tử Trung Quốc trị giá 539 tỷ dollars, nhưng chỉ xuất cảng sang Tầu tổng cộng 120.3 tỷ mỹ kim (trích Market Watch, 27/06/2019)

DONALD TRUMP XOAY CHIỀU

Để hiểu rõ hơn tại sao chính quyền Trump đã xoay chiều chống Trung Quốc vào lúc này, chúng tôi (Phạm Trần) đã phỏng vấn Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus), Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dậy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lươc và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Ishak Institute, Tân Gia Ba.

Các bài nghiên cứu của ông, phần lớn về Á Châu và Đông Nam Á được đăng trên các Tạp chí chuyên môn (professional journals) như World Affairs, Asian Survey, Pacific Affairs, Global Asia, The Diplomat, Asia Pacific Bulletin và CogitAsia.

Mời đọc:

H: Xin Giáo sư "nhận xét tổng quát"" về Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, và tại sao vào lúc này?

NMH: “Đây là lời tuyên bố mạnh nhất của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đối vơi Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông. Trươc kia, Hoa Kỳ chú trọng đến quyền tư do giao thông hàng hải và thực hiện các cuôc tuần tra để bảo vệ quyền ây. Về tranh chấp chủ quyền biễn đảo trên Biển Đông, Hoa Kỳ không đứng vào phía nào, và chỉ đòi hỏi những tranh chấp ây đươc giải quyệt ôn hòa căn cứ trên luât quốc tế. Mạnh hơn nữa là những lời chỉ trích các đòi hỏi “quá đáng” và hành đông “bắt nạt” các nươc nhỏ của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ khẳng định rõ rệt “các yêu sách của Bắc Kinh đôi với các nguồn tài nguyên hầu hết ở Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp, ” và cảnh báo "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình."

Ngoài ra, thông cáo báo chí ngày 13/7 của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có 3 điểm đáng chú ý:

Thư nhất, Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ hành động khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “chân lý thuôc về kẻ mạnh” của Trung Quốc.

Thư hai, Hoa Kỳ bác bỏ “bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đôi vơi các vủng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo” mà Trung Quôc đưa ra yêu sách tại quần đảo Trương Sa mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quôc gia khác.

Thư ba, Hoa Kỳ vạch rõ những bãi và đá mà Trung Quôc yêu sách nhưng Hoa Kỳ khẳng đinh chúng thuộc chủ quyền của các quôc gia khác, như Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây của Phi Luật Tân; vùng biển chung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam, cụm bãi Luconia ngoài khơi Malaysia; vùng biển EEZ của Brunei; và Natuna Besar ngoài khơi Indonesia.

Giáo sư Hùng nói tiếp:”Ngoại trưởng Pompeo đưa ra thông cáo báo chí này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng vơi Trung Quốc vì những hành đông vi phạm nhân quyền và dân chủ của Bắc Kinh tại Tân Cương và Hong Kong, mâu thuẫn kinh tế thương mại, chế tài qua lại giữa hai bên, và nhu cầu chính trị nội bộ trong cả hai nươc.

Tông Thông Trump lúc đầu không chống Trung Quốc và không coi nặng “thách thức Trung Quốc.” Ngươc lại, ông muốn ve vãn và đươc ve vãn bởi Chù tich Tập Cân Bình mà cho đến nay ông vẫn gọi là “môt ngươi bạn rất tốt” (a very, very good friend of mine), đồng ý thiết lâp quan hê nươc lớn kiểu mới (a new big power relations) giữa hai nước do Tập đề nghị, và cô gắng ký đươc một thương ước “lịch sử” vơi Trung Quốc để … làm lịch sử và phục vụ nhu cầu tranh cử của mình.

Tuy nhiên, áp lực của các lãnh đao chính trị và chiến lươc gia thuôc cả hai đảng đòi hỏi phải đối đầu vơi Trung Quốc, vì họ nhận thức rằng không những “hệ thống giá trị” của Trung Quôc đối chọi vơi giá trị của Hoa Kỳ và Tây phương, mà Trung Quốc còn muốn thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới, buộc chính quyền Trump phải có thái độ cưng răn với Trung Quốc. Đó là chưa kể nhu cầu xây dựng lại lòng tin đang mất dần của nhiều nươc Á châu về khả năng và cam kết của Hoa Kỳ làm một “yếu tô ổn đinh” (stabilizing influence) trong vùng trươc sự lấn lướt của Trung Quốc, trươc khi quá muộn.”

TRÔNG GÌ Ở MỸ?

H: Đọc toàn văn Tuyên bố, tôi thấy đây là thái độ đối kháng Trung Quốc "mạnh nhất của Mỹ từ trước đến nay", nhưng tôi không thấy ông Pompeo hứa hẹn bất cứ biện pháp đối phó nào với hành động của Trung Quốc". Giáo sư nghĩ sao?

NMH: “Đúng, tôi đồng ý, nhất là tuyên bô này được đưa ra chỉ 5 ngày sau khi Ngoại trưởng Trung Quôc Vương Nghị tìm cách trấn an Hoa Kỳ bằng cách khẳng định rằng “Trung Quốc chưa bao giơ có ý đinh thách thưc hay thay thế Hoa Kỳ (China never intends to challenge or replace the US, or have full confrontation with the US.); rằng “chúng tôi không cóp nhặt mô hình ngoại quôc, không xuất cảng mô hình Trung Quốc” (China does not replicate any model of other countries, nor does it export its own to others ) vì “Trung Quốc sẽ và không thể trở thành như Hoa Kỳ, ” (China will not, and cannot, be another US ) (Tuyên bố tại China-US Think Tanks Media Forum, Bắc Kinh ngày 09/07/2020)

H: Liệu ta có thể hiểu, khối các nước Á châu-Thái Bình Dương -Ấn Độ Dương nói chung, và các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam và khối ASEAN nói riêng có thể "vững bụng" là họ đã có nước Mỹ đứng sau sẵn sàng giúp đỡ, nếu bị Trung Quốc dùng biện pháp Quân sự để giải quyết tranh chấp Chủ quyền ở Biển Đông?

NMH: “Những nươc ấy, đặc biệt là các nươc nhỏ ở Đông Nam Á phải hết sức cẩn thận với ông Tổng Thống lái buôn này (Donald Trump). Môt mặt ông Trump đang bi sức ép của các lãnh đạo chinh trị và chiên lươc gia thuộc cả hai đảng đòi phái đối đầu với Trung Quốc. Mặt khác, ông ấy muôn dùng áp lực để ký một thương ước "lịch sử" với TQ để phục vụ nhu cầu tranh cử của mình và... làm lịch sử. Điều đình là phải tương nhượng, tương nhương cái gì và tương nhượng đến đâu. Hãy đợi xem những lời nói mềm mỏng và khéo léo của Vương Nghị mới đây cùng với triển vọng Trung Quốc nhâp cảng ào ạt nông phẩm của Mỹ có giúp ông Trump trở lại với chinh sách lập một "quan hệ nươc lớn kiểu mơi" với người mà ông ây nhận là "a very, very good friend of mine" hay không? Thơi điểm quan sát là từ nay cho đến tháng 11 (2020).”

Nhưng Hoa Kỳ cần làm những việc khác tích cực hơn lời nói để tạo niềm tin cho các nước trong khu vực trước áp lực của Trung Quốc?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời tiếp :”Như tôi đã trình bày trong môt cuộc phỏng vấn lần trước của ông (Phạm Trần), nếu Hoa Kỳ thực tâm muôn ủng hộ ASEAN chống sự “bắt nạt” của Trung Quốc như họ nói, thì ít nhất Hoa Kỳ cần phải làm một số việc như sau:

-Thứ nhất, tuyên bố ủng hộ quyền các quôc gia Đông Nam Á khai thác dầu khi trong vùng biển thuôc chủ quyền của họ theo luật quôc tế và luật biển.

-Thư hai, để hỗ trơ cho lời nói, Hoa Kỳ phải tiếp tục cho tầu chiến, như trường hợp USS Gabrielle Giffords và USS America, biểu dương lực luợng và theo dõi tầu khảo sát địa chất của Trung Quốc đi vào vùng tranh chấp để de dọa và ngăn cản không cho các nước trong khu vực khai thác tài nguyên của họ.

-Thứ ba, tái thương thuyêt để gia nhập TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement), sau được đổi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), bởi vì nó là môt cái neo kinh tế cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á châu-Thái Bình Dương.

-Thư tư, phê chuẩn công ước về luật biển 1982 để có tư cách chính thống đòi hỏi Trung Quôc tuân thủ luật quôc tế và luật biển.

“Riêng đôi với Việt Nam”, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng kết luận, “điều kiên thư nhất đã đươc ngoại trưởng Pompeo khẳng định. Phép thử điều kiện thư hai là liệu Hoa Kỳ có biện pháp khuyên khích và bảo vệ các công ty dầu khí khai thai tài nguyên của Việt Nam trong vùng Bãi Tư Chinh và khu vưc Cá Voi Xanh hay không.”

Nên biết năm 2018, Việt Nam đã phải đình chỉ hoạt động của giàn khoan hãng Repsol, một công ty của Tây Ban Nha tại lô 136/03 thuộc bãi cạn Tư Chính vì áp lực của Trung Quốc.

Theo Bách khoa Toàn thư mở thì :”Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn. Ngày 23.3.2018, báo chí ở nước ngoài cho hay, do áp lực của Trung Quốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng thêm một dự án nằm trong Lô 07/03 nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.”

PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM

Vậy Việt Nam đã phản ứng ra sao về những tuyên bố đanh thép chống Trung Quốc của Ngoại trưởng Mike Pompeo?

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ biết nói chung chung:”Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.

Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.”

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.”

Bà Hằng nêu nguyện vọng:”Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này.” (Tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 15/07/2020)

Tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng là những lời nói vô thưởng, vô phạt nhưng hiện rõ thái độ thiếu can đảm của Chính phủ Việt Nam không dám đồng hành với ông Pompeo vì sợ làm mất lòng Trung Quốc mà Lãnh đạo Việt Nam luôn luôn ca tụng “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Và mặc dù lính Trung Cộng không ngừng truy sát và đàn áp ngư dân Việt Nam khi bắt gặp ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước CSVN vẫn không dám kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm để đòi lại Hoàng Sa (mất ngày 19/1/1974) và 7 đá gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi trong Quần đảo Trường Sa mất từ năm 1988. -/-

Phạm Trần

(07/020)
 
Văn Hóa
Gia Đình Công Giáo
Vũ Văn An
22:55 15/07/2020

Không định chế nào lâu đời bằng gia đình. Căn cứ vào Kinh Thánh, con người xuất hiện trên trái đất lúc nào thì gia đình xuất hiện lúc ấy. Bởi trong dự tính của Thiên Chúa, gia đình xuất hiện cùng một lúc với việc sáng tạo ra con người: “Người dựng nên họ có nam có nữ… và phán với họ: hãy sinh sôi nẩy nở cho tràn mặt đất” (St 1:27-28).



Chỉ cần đọc câu trên ta cũng thấy gia đình ít nhất gồm 2 yếu tố: kết hợp nam nữ và sinh con cái. Nhưng con người thời nay không những không kiêng nể tính thánh thiêng của nó, bởi lẽ họ không tin nguồn gốc thần thánh của nó, mà còn đang coi thường cả tính lâu đời đáng nể của nó nữa, một tính lâu đời có mặt cùng khắp các nền văn hóa và tôn giáo thế giới.

Quả thế, người thời nay đang tìm cách xóa nhòa đặc điểm “nam nữ” vốn tạo ra yếu tính của nó và là một điều không thể không có của việc sinh sản con cái.

Tuy nhiên, xét cho cùng, há dự án tàn phá nói trên, một phần, không do chính những người bước chân vào cuộc sống gia đình tạo nên đó sao. Bởi vì chính những người này đã phá vỡ hình ảnh tươi đẹp của gia đình khiến những người “nhát đảm” không còn dám bước vào hành trình gia đình đúng nghĩa như Kinh Thánh đã xác định nữa. Trái lại đang cố gắng hủ hóa hành trình này theo một hướng khác hẳn, ngược với dự tính của Đấng Hóa Công, để biện minh cho tác phong lệch lạc của họ.

Chính vì thế, khi vừa lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Phanxicô đã dồn hết tâm trí của ngài vào việc phục hồi vẻ đẹp rạng rỡ của gia đình theo dự tính ban đầu của Thiên Chúa. Liên tiếp trong hai năm 2014 và 2015, qua hai Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Gia Đình, ngài đã mời gọi toàn thể Giáo Hội Công Giáo và những người thiện chí khắp thế giới cùng suy niệm và tái tạo hình ảnh nguyên thủy của gia đình, không hẳn để đưa ra một chủ trương mới, một đề án mới, một lý thuyết mới mà là một cách sống mới nói lên vẻ đẹp tinh khôi của gia đình.

Trong chiều hướng ấy, chúng tôi sẽ lần lượt trình bầy một số khía cạnh của mục vụ gia đình. Nói đến mục vụ gia đình, dĩ nhiên nói tới khía cạnh thực hành lý tưởng gia đình. Ngoại trừ một vài thông tin nền ra, chúng tôi chỉ tập chú vào khía cạnh thực hành này mà thôi. Hạn từ gia đình ở đây cũng có nghĩa giới hạn: đó là hình thức gia đình truyền thống, gồm cha mẹ và con cái (nếu có), chứ không đề cập tới các hình thức “gia đình” đa dạng hiện nay theo cái hiểu của truyền thông thế tục.



1. Sự tương đồng liên tôn về gia đình

Trước khi đi vào mục vụ gia đình nói chung, tưởng cũng nên nói qua về gia đình truyền thống Việt Nam nói riêng. Gia đình truyền thống này, xét chung, không xa ý niệm Kinh Thánh bao nhiêu, nhất là các yếu tố cấu thành ra nó. Thực vậy, theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn, gia đình này bao gồm 6 yếu tố sau đây:

- Là một nhóm xã hội có từ 2 người trở lên
- Trong gia đình, phải có giới tính (nam, nữ)
- Quan hệ trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người.
- Các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý.
- Gia đình phải có ngân sách chung.
- Gia đình phải sống chung một nhà.

Sáu đặc điểm trên hiện vẫn còn trong tâm thức người Việt Nam. Hiện tượng ở Hoa Kỳ với 45% người dân coi một đôi không cần kết hôn nhưng chỉ sống chung với nhau vẫn được coi là một gia đình thực thụ, 33% người dân coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái cũng là gia đình… không được người Việt Nam chấp nhận. Nếu ở Âu Tây, gia đình chỉ là một nhóm xã hội, thì ở Việt Nam, gia đình là một tế bào xã hội có tính sinh sản với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ – chồng – con cái.

Chính vì thế, người Việt Nam nói chung thừa nhận câu định nghĩa sau về gia đình: Gia đình là một tổ chức đặc biệt trong xã hội bao gồm các thành viên có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và những mối quan hệ đặc biệt khác được pháp luật hoặc cộng đồng công nhận, gắn bó với nhau bằng tình thương và trách nhiệm trong suốt cả cuộc đời, thực hiện chức năng thiêng liêng duy trì và phát triển nòi giống”.

Hiểu như trên, gia đình là tế bào căn bản của xã hội, của quốc gia. Có người cho rằng, quan điểm này chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho Giáo. Thực vậy, Nho Giáo căn cứ vào gia đình để hình dung thế giới: gia đình êm ấm, xã hội lý tưởng.

Minh Anh, trên Tạp Chí Triết Học số 10, năm 2005, cho rằng “gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn định của xã hội. Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người. Những quy định này, nếu loại bỏ những yếu tố bảo thủ, mất dân chủ thì cho đến nay, vẫn còn có giá trị”.

Nho Giáo cho rằng “đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia đình thì vợ - chồng phải hòa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy; là cha - con thì cha phải hiền từ biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập. Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ. Đã là anh em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau; là anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu; là em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị”.

Nho giáo cho rằng, “gia đình chính là một cái nước nhỏ. Vì thế, nếu ‘một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều có lễ nhượng. Một người tham lam thì cả nước bị rối loạn’ (Đại học, chương 9). Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận. Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo. Ngược lại, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ; biết phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ; biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng. Một gia đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau; biết em ngã thì chị nâng”.



Đã đành lý tưởng gia đình của Nho Giáo không tránh khỏi một số thiếu sót khi quá nhấn mạnh tới khía cạnh tôn ti trật tự và nghĩa vụ sinh sản con cái, khiến tạo ra tác phong “phu xướng phụ tùy” và nếu người vợ không có con thì một là bị bỏ hai là phải cưới vợ lẽ cho chồng để có người nối dõi tông đường. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai điều này nay đều không còn nữa. Nhưng các yếu tố tích cực của Nho Giáo thì vẫn còn đó. Và đây là một vốn liếng vô cùng giá trị cho tất cả mọi người Việt Nam chúng ta. Vốn liếng này hoàn toàn phản ảnh các giá trị Kitô Giáo.

Thực vậy, Công Đồng Vatican II đã tóm tắt tất cả các điều trên trong đoạn 11 của hiến chế về Giáo Hội, Gaudium et Spes, “Do sự kết hợp vợ chồng mà gia đình được hình thành, từ đó sinh ra những công dân của xã hội loài người; những con người ấy nhờ ơn của Thánh Thần được trở nên con cái của Chúa qua bí tích rửa tội ngõ hầu bành trướng Dân Chúa trải qua dòng thời gian. Ở trong gia đình, tựa như trong một Giáo hội gia thất (velut Ecclesia domestica), cha mẹ phải là những người tiên phong rao giảng đức tin, bằng lời nói cũng như bằng gương lành; cha mẹ cần phải cổ võ ơn gọi riêng của mỗi người con, đặc biệt là ơn gọi tận hiến".

Yếu tố nam nữ để sinh ra con cái đã được nhấn mạnh ngay từ đầu. Mối liên hệ giữa các chủ thể này được tóm gọn trong hình ảnh “giáo hội tại gia”. Ngoài ý nghĩa một tế bào của Giáo Hội, nơi giúp cho Giáo hội được tăng trưởng và cũng là nơi hình thành Giáo hội qua việc rao truyền đức tin, giáo hội tại gia còn nhắc ta nhớ tới “thần học gia đình” của các giáo phụ, khi các vị không ngừng khuyên nhủ các đôi bạn hãy tiếp tục cố gắng duy trì nhà mình, nghĩa là gia đình thành một "Giáo hội", bởi vì gia đình là… nơi thể hiện tình yêu của đức Kitô đối với Hội thánh, nơi biểu hiện tình yêu thông hiệp giữa ba ngôi Thiên Chúa, nơi mà đức Kitô hiện diện khi có hai ba người ý hợp tâm đồng, nơi mà các thành viên thực thi bác ái không những giữa các phần tử trong nhà mà còn mở rộng tới đối với người ngoài nữa.



Theo linh mục Giuse Phan Tấn Thành, O.P., Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tới các điểm trên trong bài giảng với các gia đình hành hương đến từ 75 quốc gia trên thế giới; một sự kiện trong khuôn khổ năm Thánh Đức Tin. Trước 150 ngàn tín hữu hôm đó, Đức Thánh Cha nói rằng: "Niềm vui chân thực mà ta nếm hưởng trong gia đình không phải là một cái gì hời hợt, không đến từ sự vật, từ những hoàn cảnh thuận tiện. Niềm vui chân thực đến từ một sự hòa hợp sâu xa giữa con ngừơi, mà mọi người đều cảm thấy trong tâm hồn, nâng đỡ nhau trên con đường đời. Nhưng ở căn cội tâm tình vui mừng sâu xa ấy có sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình, có tình thương đón tiếp, của Ngài, tình yêu từ bi, tôn trọng mọi người. Và nhất là một tình yêu kiên nhẫn: kiên nhẫn là một đức tính của Thiên Chúa và Chúa dạy rằng trong gia đình phải có tình yêu kiên nhẫn như thế, mỗi người đối với nhau. Chỉ mình Thiên Chúa biết kiến tạo sự hòa hợp giữa những khác biệt. Nếu thiếu tình thương của Thiên Chúa, thì cả gia đình cũng mất đi sự hòa hợp, và thái độ duy cá nhân chủ nghĩa sẽ trổi vượt, và niềm vui bị tắt lịm. Trái lại, gia đình nào sống niềm vui đức tin thì tự nhiên cũng thông truyền, là muối đất và là ánh sáng thế gian, là men cho xã hội".

Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2013 cũng nhắc nhở ý nghĩa của gia đình như giáo hội tại gia, khi nhấn mạnh rằng gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất thủy chung; và gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống…

Khía cạnh sống chung, tuy mặc nhiên đã được bao hàm trong hạn từ “kết hợp” và cả trong hạn từ “giáo hội tại gia”, nhưng vẫn đã được minh nhiên hóa trong một thuật ngữ khác của Bộ Giáo Luật năm 1983. Thực thế, Bộ Luật này đã không dùng các kiểu nói cổ điển như communio vitae, coniunctio vitae, mà chọn kiểu nói consortium vitae (GL đ. 1055 §1; 1096 §1; 1098; 1135).
Theo nguyên ngữ, “consortium” (con + sors) có nghĩa là chia sẻ một số phận, do đó có thể bao gồm một nội dung rất phong phú. Nói rằng hôn nhân là “consortium vitae” có nghĩa là một cộng đồng năng động với quyền lợi và nghĩa vụ hỗ tương giữa vợ chồng. Nó bao gồm: a) việc hai người chung sống với nhau, đùm bọc che chở nhau (communio vitae, mutuum adiutorium); b) việc thông hiệp với nhau cả hồn (yêu thương) cả xác (sự giao hợp hướng tới sự truyền sinh) một cách trường tồn và độc hữu.

Theo Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc (Mầu Nhiệm Ba Ngôi, Nền Tảng Của Thần Học Về Gia Đình, tgpsaigon.net), Đức Gioan Phaolô II, với bức tâm thư gửi các gia đình năm 1994, đã đào sâu hơn nền thần học gia đình khi sử dụng hạn từ hiệp thông để nói lên mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình: “gia đình được coi như cộng đồng những ngôi vị kết hiệp với nhau trong tình yêu (Hiệp Thông các ngôi vị). Cách hiện hữu và cách sống chung của những người trong gia đình là hiệp thông, quy chiếu về khuôn mẫu “chúng ta Thần Linh”. Chỉ các ngôi vị mới có thể sống hiệp thông… Sự hiệp thông đôi bạn làm nảy sinh cộng đồng gia đình. Chính vì thế, cộng đồng này phải thấm nhuần tình yêu hiệp thông”.

Như thế, đủ hiểu ta có thể phong phú hóa nền mục vụ gia đình của ta bằng cách thánh hóa và hội nhập một số yếu tố tích cực trong quan niệm mở rộng của truyền thống gia đình Việt Nam.

Thiển nghĩ, một trong các yếu tố đó là tinh thần gia tộc. Thực vậy, truyền thống gia đình Việt Nam coi trọng tinh thần gia tộc này, chứ không chỉ thu mình vào ý niệm gia đình hạt nhân như ở Tây Phương. Đã đành các yếu tố kinh tế xã hội hiện nay mỗi ngày mỗi ảnh hưởng xấu tới tinh thần này, nhưng nó vẫn được đại đa số các gia đình Việt Nam coi như một gia tài qúy giá nói lên tình liên đới giữa những người cùng sinh ra từ một ông tổ, gần nhất, là từ một ông bà: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì’; “nó lú chú nó khôn”…

Một yếu tố tích cực khác cần được hội nhập và thánh hóa là sự nối kết chặt chẽ giữa các thế hệ trong gia đình, khiến các thế hệ này luôn nghĩ tới nhau, khích lệ nhau, thậm chí còn quên mình hy sinh cho nhau. “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”; “cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con”…Cụ Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, cho rằng “Người Việt Nam có cái kiến giải tầm thường và chắc chắn hơn, chỉ trông cậy vào con cháu để lưu truyền nòi giống và tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên. Người ta đã có quan niệm ấy thì sở dĩ làm điều thiện ở đời, sở dĩ có lúc hy sinh, không phải cốt cầu vinh nhục, cũng không mong giải thoát khỏi vòng luân hồi, mà chỉ cốt lưu chút phúc ấm cho con cháu đời sau. Người có lòng ác cũng không sợ ngày thẩm phán cuối cùng hoặc ở hình phạt địa ngục mà chỉ sợ con cháu bị ác báo mà thôi”.

Ai cũng biết, Nho Giáo đã gần như “thần tượng hóa” cha mẹ khi các ngài đã qua đời và những vị “thần” này, với quyền phù hộ mạnh mẽ, vẫn quanh quẩn bên con cháu trong mọi bước đường đời của chúng. Cốt lõi của triết lý này tức mối liên kết giữa mọi thành phần của gia đình, cả sống lẫn chết, thiển nghĩ không xa lạ gì với mầu nhiệm hiệp thông các thánh của người Công Giáo.

Kỳ sau: 2. Kinh Thánh dạy gì về gia đình?
 
VietCatholic TV
Bệnh viện Công Giáo tại Ấn bị đóng cửa vì 12 nữ tu coi sóc đã nhiễm coronavirus
Giáo Hội Năm Châu
05:01 15/07/2020

Chính phủ tỉnh Dibrugarh, thuộc bang Assam, đã niêm phong Bệnh viện VG (Vincenza Gerosa), nơi đã phục vụ người nghèo trong vùng suốt 5 thập kỷ qua.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Linh mục Felix Anthony, phát ngôn viên của Giáo phận Miao ở Arunachal Pradesh cho hay: Bề trên của cộng đồng tu sĩ trông coi Bệnh viện Thánh Vincenza Gerosa (VG) ở Dibrugarh, thuộc bang Assam, đã có những triệu chứng sốt và đau bụng, khi trở về từ chuyến viếng thăm Guwahati, thủ phủ của bang Assam. Sau khi sơ đi thử nghiệm và kết quả là dương tính với Covid-19 vào ngày 3 tháng 7.

Sau đó, linh mục đã thông báo đến các linh mục tu sĩ thuộc Giáo tỉnh Đông Bắc (NEIRBC), bao gồm 15 giáo phận của 7 bang nên đi thử nghiệm Covid-19, kết quả là mười hai nữ tu đã bị nhiễm vào ngày 4 tháng 7, nâng tổng số lên 13.

Do đó, chính quyền địa phương của tỉnh Dibrugarh đã đóng cửa Bệnh viện VG, do các Nữ tu của Hội dòng thánh Bartolomea Capitanio và Vincenza Gerosa (SCCG), còn được gọi là các sơ dòng Maria Bambina, hay Nữ tử Bác ái điều hành.

Bốn trong số các nữ tu lớn tuổi bị nhiễm là – sơ Antonia Mampilly (85), Eileen Almeida (72), Michael Serrao (82) và Martha Kochuparambil (83).

Bốn sơ khác cũng bị dương tính, nên toàn bộ khu vực bệnh viện được đưa vào danh sách điểm nóng...

Các mẫu xét nghiệm của tất cả các nhân viên, những người có liên hệ và khách thường xuyên của bệnh viện đang được thu thập và gửi đi xét nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu y tế khu vực của tỉnh Dibrugarh.

Giám mục kêu gọi cầu nguyện

Thể hiện sự sửng sốt của mình, Đức Giám Mục Joseph Aind của Giáo phận Dibrugarh cho biết: Thật đáng buồn khi bệnh viện huyết mạch của người dân ở Assam và Arunachal Pradesh bị niêm phong. Tâm lòng của chúng tôi hướng về tất cả các sơ và các bệnh nhân của Bệnh viện VG, "Đức cha Salesian” kêu gọi tất cả hãy cầu nguyện cho sự bình phục sức khỏe của các nữ tu và bệnh viện chóng được mở cửa lại.

Assam là bang nằm ở phía đông bắc Ấn đang bị ảnh hưởng nặng nề của cơn đại dịch. Bộ trưởng về phúc lợi gia đình và y tế của bang Himanta Biswa Sarm, hôm Chủ nhật đã xác nhận có 735 trường hợp mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại bang này lên 11, 736 ca với 14 trường hợp tử vong. Trong số những trường hợp mới này có 552 ca từ Guwahati.

Giám mục George Pallipparambil của Giáo phận Miao cũng xin các tín hữu cầu nguyện cho các Nữ tu dòng Maria Bambina và kêu gọi mọi người hãy hết sức cẩn thận và tuân thủ các luật lệ để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Khu Covid-19 bục phát là bệnh viện VG

Bệnh viện VG được đặt tên là bệnh viện thánh Bartolomea Capitanio và Vincenza Gerosa, những người đã thành lập ra Tu hội các sơ Maria Bambina tại Lovere, nước Ý vào năm 1832.

Các sơ đặt chân đến Ấn vào năm 1860 với mục đích cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo ở địa phương và giúp cai rượu và ma túy. Bệnh viện VG hiện là một bệnh viện đa khoa có 70 giường và có cả khu dành cho người tâm thần.

Trong cùng một quần thể là một trung tâm cai nghiện có tên là “Nhà Tình Thương” (Mercy Home) và một cơ sở điều dưỡng và hộ sinh. Các nữ tu Maria Bambina cũng tham gia vào công tác mục vụ nhà tù...

Bệnh viện Thánh Gioan ở Guwahati cũng do các sơ điều hành.

Các sơ dòng Maria Bambina ở Ấn Độ

Ấn Độ là một điểm mà các sơ dòng Maria Bambina đặt chân đến đầu tiên tại Á Châu. Nhóm đầu tiên gồm bốn sơ đã đặt chân tới Kolkata (trước đây là Calcutta) vào ngày 11 tháng 3 năm 1860. Từ đó, họ tiến về phía bắc khoảng 100 km, thiết lập cơ sở đầu tiên ở thành phố Krishnagar vào ngày 17 tháng Sáu năm 1860, thuộc Giáo phận Krishnagar.

Từ Krishnagar, các sơ đã bành trướng sang các khu vực khác của Ấn Độ cũng như các nước như Bangladesh, Myanmar, Nhật Bản, Israel, Thái Lan và Nepal.

Ngày nay, các nữ tu Maria Bambina ở Ấn Độ có 8 tỉnh dòng, bao gồm cả tỉnh Đông Bắc, mà trụ sở chính đặt ở Guwahati. (Nguồn: Giáo phận Miao)
 
Chiếc tàu bệnh viện Đức Giáo Hoàng Phanxicô tham gia vào cuộc chiến chống coronavirus
Giáo Hội Năm Châu
05:10 15/07/2020

1. Tàu bệnh viện "Giáo hoàng Phanxicô" tham chiến với Covid-19

Bệnh viện Giáo hoàng chuyển tải những thiết bị y tế và đồ trợ giúp cho các cộng đồng bị nhiễm coronavirus dọc theo con sông Amazon.

(Tin Vatican)

Thầy Joel Sousa, một thành viên của nhóm điều phối tàu cho biết: Con tàu này đã thể hiện các phép lạ, mang lại sự chữa lành và hy vọng cho dân cư sinh sống ven sông.

Con tàu bệnh viện Giáo hoàng đã di chuyển trên sông Amazon trong cả năm nay, nhằm cung cấp lương thực và trợ giúp y tế cho khoảng 700.000 cư dân ven sông - nhiều người trong số họ thuộc về các cộng đồng bản địa của Brazil, sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon.

Các chuyên gia cảnh báo rằng nạn phá rừng ở các khu rừng nhiệt đới Amazon vẫn tiếp diễn, thì cuộc sống của những người dân bản địa sẽ có nguy cơ tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi ở Brazil, vì nguy cơ bị nhiễm coronavirus.

Tình hình của họ trở nên trầm trọng hơn vì không có các dịch vụ chăm sóc y tế đàng hoàng và các đơn vị chăm sóc đặc biệt thì quá hiếm hoi và xa xôi...

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của Hội đồng Giám mục Mỹ Châu Latinh (CELAM), Thầy Sousa cho hay đội ngũ y tế và hậu cần trên tàu đã được tái cấu trúc, để đối phó với cơn đại dịch.

Thầy cho biết phái đoàn hiện được học hỏi nâng cao kiến thức để có thể cung cấp những thông tin đầy đủ cho dân chúng bản địa và giúp điều trị cho những người có dấu hiệu bị nhiểm trong giai đoạn đầu ngay tại chỗ.

Thầy cho hay: "Chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào các triệu chứng như cúm và các trường hợp chớm nhiễm Covid-19", "các bác sĩ khám cho các bệnh nhân và chúng tôi phân phát thuốc cho họ.

"Đức Giáo Hoàng Phanxicô"

Trong số thủy thủ đoàn của chiếc thuyền dài 32 mét, có 23 chuyên gia y tế. Con tàu có các phòng khám bệnh, phòng mổ, phòng xét nghiệm và chẩn đoán, nhà thuốc và trung tâm để tiêm chủng. Con tầu cũng được trang bị máy chụp quang tuyến ngực, siêu âm tim, khám răng và các dịch vụ nhãn khoa và nha khoa.

Sáng kiến này được Đức cha Bernardo Bahlmann của Giáo phận Obidos thành lập, thuộc tiểu bang Pará, nằm về phía bắc nước Brazil, phối hợp cùng Tỉnh Dòng “Chúa Quan Phòng” của Dòng Phanxicô, điều hành một bệnh viện khác ở tỉnh Rio de Janeiro.

Con tầu “Giáo hoàng Phanxicô” đã hoạt động từ tháng 7 năm 2019, nhằm giúp đỡ và chăm sóc cho dân chúng trong nhiều thành phố và các cộng đồng sống dọc theo sông Amazon.

Việc hiến tặng một máy siêu âm, nói lên một bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự ủng hộ của ĐTC đối với sáng kiến mà ngài đã đón nhận với niềm vui và tình hiệp thông, khích lệ khi con tầu bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên của nó.

Trong một lá thư gửi cho thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở cho họ hay: Giáo hội được mời gọi "trở thành một "bệnh viện dã chiến", chào đón mọi người, không phân biệt giầu nghèo, chủng tộc ngôn ngữ…, và với sáng kiến này, Giáo hội giờ đây cũng là một bệnh viện trên sông nước biển khơi....

"Giống như Chúa Giêsu, người đã xuất hiện đi trên nước, làm cho sóng gió yên lặng và củng cố đức tin của các môn đệ, chiếc thuyền này sẽ mang lại sự thoải mái và thanh thản về tinh thần cho những âu lo của những người nghèo khổ, bị bỏ rơi như Đức Giáo Hoàng đã viết.

Kinh phí cho việc đóng con tàu đã được Nhà nước tài trợ cùng với tiền được công ty Shell Chimica và và BASF S.A. bồi thường, sau một tai nạn khiến 60 người thiệt mạng và gây ra nhiều tổn hại khác…

2. Kẻ phá hoại đã nổi lửa đốt Tượng Đức Mẹ 75 tuổi tại một Giáo xứ ở Boston

Kẻ phá hoại đã châm lửa đốt bức tượng Đức Mẹ bên ngoài nhà thờ thánh Phêrô ở Boston. Sở cảnh sát Boston đang điều tra vụ việc đốt phá này.

Sở cứu hỏa Boston cho hay một nghi phạm đã đốt những bông hoa nhựa, đặt trong tay bức tượng, khiến mặt và thân bức tượng bị cháy xám.

Giáo xứ đã dựng bức tượng này 75 năm trước đây, để chào đón những người lính trở về bình an sau Thế chiến II và tưởng nhớ những người đã bỏ mình trong cuộc chiến.

Linh mục John Currie, chính xứ Giáo xứ thánh Phêrô nói với đài truyền hình WCVB số 5 của Boston rằng có quá nhiều bạo loạn... Chúng ta hy vọng ngay cả sự việc này, như là một lời mời gọi của Thiên Chúa nhắn gửi chúng ta hãy tiếp tục tìm kiếm sự hòa giải, hiệp nhất và an bình.

Cha John Currie đã có buổi cầu nguyện trước bức tượng, cha nói: người đốt phá bức tựng này chắc phải là một người không có bình an, vì nhìn vào bức tượng Đức Mẹ, như Mẹ đang từ trời nhìn xuống đoàn con và Mẹ nói: "Mẹ yêu thương chúng con."

Nếu bất cứ ai cần tới sự giúp đỡ, hãy đến cùng chúng tôi. Chúng tôi ở đây để nâng đỡ bạn."

Tổng giáo phận Boston cũng ban hành một tuyên bố.

Kẻ đã đốt tượng Mẹ, chắc hẳn là người không có tâm hồn bình an, đã xúc phạm tới thánh tượng của Mẹ... Mẹ Maria, một thụ tạo khiêm hạ, đại diện cho các thụ tạo, Mẹ là sự kết tụ những gì tốt đẹp và tinh khiết của trần thế chúng ta.

Chúng tôi tin tưởng vào cơ quan thực thi pháp luật địa phương, để điều tra vấn đề này. Chúng tôi cầu nguyện cho người đã làm điều này...

Sở cảnh sát địa phương cũng ra thông báo xin những ai biết về nguyên cớ hay tình nghi kẻ phá hoại này thì xin liên lạc với văn phòng cảnh sát…

Nguồn: https://churchpop.com/2020/07/13/vandals-set-fire-to-75-year-old-statue-of-our-lady-at-boston-parish/
 
Alleluia, alleluia: Giáo Hội có hai tin vui trọng đại từ Vatican và Ba Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:55 15/07/2020

1. Giáo Hội có thêm một Chân Phước và 4 Bậc Đáng Kính

Hôm thứ Sáu, 10 tháng 7 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã truyền cho Bộ Tuyên Thánh ban hành các sắc lệnh sau:

- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Tôi Tớ Chúa Maria Antonia Samà, giáo dân; sinh ngày 2 tháng 3 năm 1875 tại Sant'Andrea Jonio, Ý và chết ở đó vào ngày 27 tháng 5 năm 1953;

- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Eusebio Francesco Chini còn được gọi là Cha Kino, linh mục Dòng Tên; sinh ngày 10 tháng 8 năm 1645 tại Segno, Ý và mất tại Magdalena, Mễ Tây Cơ vào ngày 15 tháng 3 năm 1711;

- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Mariano José de Ibargüengoitia y Zuloaga, linh mục triều, đồng sáng lập Tu Hội Bác Ái Các Tôi Tớ Chúa Giêsu; sinh ngày 8 tháng 9 năm 1817 tại Bilbao, Tây Ban Nha và qua đời tại đó vào ngày 31 tháng 1 năm 1888;

- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Maria Félix Torres, là vị sáng lập Đồng Hành Cùng Đấng Cứu thế; sinh ngày 25 tháng 8 năm 1907 tại Albelda, Tây Ban Nha và qua đời tại Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 12 tháng Giêng năm 2001;

- Sắc lệnh nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Angiolino Bonetta, giáo dân thuộc Hiệp Hội Các Công Nhân Thầm Lặng Của Thập Giá; sinh ngày 18 tháng 9 năm 1948 tại Cigole, Ý và qua đời vào ngày 28 tháng Giêng năm 1963.

Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.

Như thế, với các sắc lệnh này, Giáo Hội có thêm một Chân Phước và 4 Bậc Đáng Kính.


Source:Holy See Press Office

2. Các Giám Mục Ba Lan hài lòng thấy tổng thống Andrzej Duda được tái đắc cử

Cha Rytel-Andrianik, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết các Giám Mục nước này hài lòng với kết quả của cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra tại Ba Lan. Tổng thống Andrzej Duda, một người Công Giáo thuần thành luôn ủng hộ lập trường của các Giám Mục Ba Lan trong các vấn đề liên quan đến phá thai, an tử, hôn nhân và gia đình đã chiến thắng với 68.2% số phiếu sau khi 99% số phiếu đã được kiểm.

Trong khi các Giám Mục Ba Lan bày tỏ niềm vui trước chiến thắng của tổng thống Andrzej Duda cho nhiệm kỳ 5 năm sắp tới, hầu hết các phương tiện truyền thông Tây phương đã mô tả rất tiêu cực kết quả này và coi đó như một thảm họa đối với trào lưu đồng tính tại Ba Lan.

Không giống như hầu hết các quốc gia thuộc Liên minh Âu châu, Ba Lan đã không hợp pháp hóa cái gọi là “hôn nhân đồng giới” và hiến pháp của nước này quy định cụ thể rằng hôn nhân là giữa một người nam và người một nữ. Các cuộc thăm dò dư luận ở nước này đã nhiều lần cho thấy người Ba Lan không tán thành các kết hiệp đồng giới, cũng như quyền của các cặp đồng giới được nhận con nuôi.

Trong suốt hàng mấy tháng trời, bắt đầu từ giữa tháng Sáu 2019, lần đầu tiên, sau khi cộng sản sụp đổ trên toàn cõi Âu châu, các tín hữu Ba Lan đã thấy niềm tin Kitô của mình bị công khai xúc phạm trên các đường phố. Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết ít nhất 2.6 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào Ba Lan để tham dự các cuộc diễn hành đồng tính nổ ra trên hầu hết các thành phố lớn của Ba Lan. Có nơi chỉ một vài trăm người, nhưng cũng không thiếu các trường hợp quy tụ được cả chục ngàn người, đặc biệt là người trẻ.

Các nhà hoạt động đồng tính diễn các vở kịch giễu cợt Phụng Vụ Công Giáo, công kích giáo lý Công Giáo, bỉ báng Đức Mẹ, nói những lời lộng ngôn, coi tôn giáo như một rào cản ngăn không cho con người được hưởng tự do.

Các cuộc biểu tình đồng tính chỉ ngưng lại vì đại dịch coronavirus kinh hoàng.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, tổng thống Andrzej Duda đã mạnh mẽ trào lưu đồng tính và cảnh cáo người Ba Lan rằng trào lưu này còn nguy hiểm hơn trào lưu cộng sản trong thế kỷ trước. Nhận định này của ông đã khiến các phương tiện truyền thông Tây phương phò đồng tính tấn công rất mạnh.

Tường thuật rất tiêu cực về chiến thắng của ông Andrzej Duda, thông tấn xã Reuters viết:

“Tổng thống bảo thủ sâu sắc của Ba Lan, Andrzej Duda, đã giành được thêm năm năm nắm quyền, và điều đó có nghĩa là nước này có khả năng thấy mình bị cô lập hơn nữa trong Liên minh châu Âu.” Từ ngữ “cô lập” ở đây chỉ có nghĩa là không hòa vào làn sóng đồng tính ở Tây phương. Nó không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế, chính trị và quân sự.

Đối thủ của ông Andrzej Duda là thị trưởng thủ đô Warsaw, Rafal Trzaskowski.

Sáng thứ Hai 13 tháng 7, khi 90% số phiếu đã được đếm, và đã dẫn trước với tỷ số ít nhất là 52% số phiếu bầu, ông Andrzej Duda tuyên bố thắng cử. Các phương tiện truyền thông Tây phương cay cú với kết quả này đến mức hết còn biết làm toán vẫn còn cho đăng các tiêu đề “Too Close To Call”, chưa thể phân thắng bại.

Trong diễn từ chiến thắng, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc gia, tổng thống Andrzej Duda nói

“Nếu bất cứ ai bị xúc phạm bởi bất cứ điều gì tôi đã làm hoặc đã nói trong năm năm qua, không chỉ trong chiến dịch tranh cử vừa rồi mà thôi, xin vui lòng chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng tôi tôn trọng các bạn, giống như tôi tôn trọng tất cả đồng bào của mình bất kể quan điểm của họ là gì. Giống như tôi đã nói trong chiến dịch, có và phải có một nơi dành cho tất cả mọi người dưới lá cờ trắng và đỏ, cờ chung của chúng ta và bài quốc ca.”

Trong diễn từ chấp nhận thua cuộc, Rafal Trzaskowski, nhận định đó là một thất bại sít sáo. Ông cam kết biến Ba Lan thành một quốc gia khoan dung hơn và tăng cường quyền của người đồng tính thông qua việc giáo dục đồng tính và ý thức hệ giới tính trong các trường học. “Tôi tin rằng chúng ta sẽ thay đổi Ba Lan, ” ông nói với những người ủng hộ ông. “Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu”.


Source:Reuters