Ngày 15-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hành trình đời sống tâm linh theo thánh Bonaventura
Quang Huyền.Ofm
10:20 15/07/2013
HÀNH TRÌNH CỦA ĐỜI SỐNG TÂM LINH THEO THÁNH BONAVENTURA

Con người vốn mỏng giòn và yếu đuối nên luôn phải đối diện với những bấp bênh trong cuộc sống thường ngày. Sự nghiệt ngã của cuộc đời có thể nhấn chìm họ vào trong khổ đau, bất hạnh và vô vọng. Thực tế phũ phàng đó, thúc đẩy con người luôn khao khát kiếm tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời là Hạnh Phúc Vĩnh Cửu. Trong tác phẩm “Hành trình của con người lên tới Thiên Chúa”, thánh Bonaventura, tiến sĩ Chí Ái phác họa cho chúng ta con đường và cách thức mà mỗi người có thể vượt qua để đạt tới Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của đời mình.

1.Các Chặng Đường dẫn tới Thiên Chúa.

1.1.Khao khát tìm kiếm Thiên Chúa.

Con người khao khát, khắc khoải tìm kiếm Thiên Chúa, lòng khao khát này “vượt trên mọi hiểu biết”, thúc đẩy con người vượt ra khỏi chính mình để tìm kiếm Thiên Chúa. Đây cũng là kinh nghiệm của thánh Bônaventura: “Được thúc đẩy bởi gương sáng của thánh Phanxicô, tôi đã hằng ao ước sự bình an này”.

Trong bước khởi đầu này việc cầu nguyện sẽ giúp con người hướng tâm hồn mình lên, để tìm kiếm Hạnh phúc vĩnh cửu: “Cầu nguyện là người mẹ và là nguồn mạch phát xuất động tác đi lên của tâm hồn hướng thượng”. Ở bậc này, thụ tạo xung quanh trở thành tấm gương phản ánh những điều chúng ta tìm kiếm.

1.2.Vũ trụ là tấm gương.

Với lòng khao khát, ước muốn Thiên Chúa thì vũ trụ, con người và vạn vật trở nên tấm gương. Khi nhìn vào tấm gương này, chúng ta thấy chính mình và nhìn qua tấm gương chúng ta thấy thế giới khác với chính mình: “Thật thế, trí năng phải cậy tới nhận thức khả giác để biết tất cả những gì xa lạ với nó, nghĩa là biết tất cả những gì không phải là nó”.

Kế tiếp, thánh Bonaventura sử dụng thuyết Lan tỏa để giải thích dấu tích của Thiên Chúa trong vũ trụ. Theo đó, thế giới thụ tạo như tấm gương phản ánh dấu tích của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, chỉ đường cho chúng ta tìm kiếm Người.

1.3.Phương tiện nhìn thấy: giác quan.

Để nhìn thấy các dấu tích của Thiên Chúa, chúng ta dùng đến giác quan của mình: “Hãy nhìn cho kỹ, bạn sẽ thấy Thiên Chúa gần bạn biết bao” Bonaventura. Nhờ các giác quan thể lý, qua các hoạt động: phát sinh, khoái cảm và phán đoán, các dấu vết của Thiên Chúa trong vũ trụ đi vào trong ý thức của chúng ta. Ngài nói: “Theo cách đó toàn bộ thế giới khả giác đi vào trong tâm linh con người”.

Thánh Bonaventura trở về với tri thức luận của Platon bằng cách vượt qua thế giới khả giác đưa chúng ta đến chân lý khả niệm: “Chúng ta nhờ tới một ánh sáng nội tâm, ánh sáng này tự biểu lộ ra trong các nguyên lý của các khoa học và của chân lý tự nhiên, vốn là bẩm sinh đối với con người. Các thứ đó đều thuộc về một bậc nhận thức cao hơn, ở đó cảm năng không còn chỗ nữa” . Tuy nhiên, cũng theo thánh Bonaventura thì do hậu quả của tội lỗi, tâm trí con người u mê và đầy dục dọng nên mắt của con người “mù loà” và không nhìn thấy các thực tại, dấu vết của Thiên Chúa trong vũ trụ.Vì thế, con người cần thiết phải trải qua việc thanh luyện. Trong khi thanh luyện, nhờ ánh sáng vĩnh cửu soi sáng, các giác quan thể lý biến đổi thành các giác quan tinh thần và “chúng ta được đưa dẫn tới tấm gương của tâm hồn, trong đó các thực tại thần linh sáng ngời”.

1.4.Chiêm ngưỡng Thiên Chúa.

Cùng với ân sủng của Thiên Chúa ban cho thân thể ta và bằng con mắt đã thanh tẩy qua các nhân đức Tin-Cậy-Mến, chúng ta chiêm niệm về Thiên Chúa. Khi suy niệm bằng các giác quan của tinh thần: “Linh hồn ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm và ôm lấy Đức Lang quân”. Và khi đó linh hồn được chuẩn bị để đạt tới những trạng thái xuất thần.

1.5.Phó thác hay an nghỉ trong Chúa.

Đến đây lý trí của chúng ta phải nhường chỗ cho ý chí. Chính nhờ lòng khao cháy bỏng, linh hồn được sắp xếp theo từng cấp bậc để tiến đến sự kết hợp với Thiên Chúa, nghĩa là được thanh tẩy, được soi sáng và trở nên hoàn thiện. Trong giai đoạn này, con người có thể chiêm ngưỡng tính duy nhất thần linh qua Tên Gọi nguyên thủy là Hữu Thể và chiêm ngắm Ba Ngôi diễm phúc trong danh hiệu Thiện Hảo.

Thánh Bonaventura theo thuyết Lan tỏa đã quan niệm rằng: Sự Thiện thông truyền viên mãn làm phát sinh Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong các Ngôi vị, sự Thiện cao nhất đòi hỏi một tình yêu hiến thân vô biên; sự Thiện vô biên tạo nên sự đồng bản thể thuyệt đối dẫn đến có sự tương đồng sâu xa và sự bình đẳng giữa Ba Ngôi. Vì vậy, khi linh hồn ta chiên ngắm sự Thiện Hảo chính là Ngôi Con, nhờ Người chúng ta mới có thể đi vào sự kết hợp với Ba Ngôi trong xuất thần.

2.Các nỗ lực của con người trong đời sống đạo đức.

Sau khi vạch ra cho chúng ta con đường tri thức để tìm kiếm Chân lý vĩnh hằng là chính Thiên Chúa, thánh Bonaventura tiếp tục nêu ra những tiêu chuẩn giúp con người thực hành để đạt được Thiên Chúa là điều Thiện Hảo và Hạnh Phúc. Theo ngài, có ba hành động: thanh tẩy đưa đến bình an, sáng soi đưa đến Chân lý, hoàn hảo đưa đến đức ái. Ba hành động này đưa chúng ta đến Chúa Cha, nguồn mạch bình an ; đến Chúa Con, nguồn mạch Chân lý, đến Chúa Thánh Thần, lửa bác ái yêu thương.

2.1.Sự thanh tẩy (Thanh đạo)

Sự thanh tẩy làm cho các khả năng của giác quan phục tùng lý trí, đến lượt lý trí qua hành động của mình làm cho các giác quan thể xác biến thành các giác quan tinh thần. Theo thánh Bonaventura, sự thanh tẩy đòi hỏi con người phải trải qua một qúa trình không thiếu phần khắc nghiệt: “Sự thanh luyện cũng đưa vào khuôn phép hoặc huấn luyện con người bên ngoài, con người cũ, gọi như thế là để đối lập với con người bên trong, con người mới. Sự thanh luyện cấu tạo và sắp xếp các cảm giác bên ngoài, bên trong (ký ức, tưởng tượng, cảm giác) và các đam mê. Sự thanh luyện làm cho các khả năng trên trở thành ngoan ngoãn phục tùng lý trí. Lý trí hành động do Chúa Thánh Thần. Như thế con người trở thành chủ nhân ông của bản thân, không còn lệ thuộc sự sợ hãi bên ngoài, không còn bị thiêu đốt bên trong bởi các thèm muốn, Con người được bằng yên”.

Theo thánh Bonaventura, chúng ta nhất thiết phải trải qua việc thanh tẩy vì: hậu quả của tội lỗi nên các hình ảnh của thế giới làm cho ta mù quáng, không thể trở vào mội tâm nhờ trí thông minh. Tương tự con người không thể trở về với chính mình và khao khát sự ngọt ngào nội tâm và niềm hoan lạc thiêng liêng, vì bị dục vọng lôi kéo. Hậu qua là họ không không nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong chính tâm hồn mình.

Trải qua con đường thanh luyện nhờ các nhân đức Tin, Cây, Mến, linh hồn con người sẽ được thanh tẩy, được soi sáng và nên hoàn hảo, nhờ thế: “Hình ảnh Thiên Chúa được tái tạo và linh hồn nên phù hợp với Giêrusalem thiên quốc”.

Con đường thanh luyện diễn ra như sau: Đức tin sẽ phục hồi thính giác và thị giác thiêng liêng, Đức cậy phục hồi thính giác thiêng liêng và Đức mến phục hồi vị giác và xúc giác thiêng liêng. Các giác quan thể xác khi phục hồi sẽ trở thành các giác quan thiêng liêng, nhờ đó, con người có thể lắng nghe lời dạy của Chúa Kitô, chiêm ngắm ánh sáng huy hoàng của Ngài, và ôm trọn Ngôi Lời nhập thể và đến với Ngài trong tình yêu ngây ngất.

Đến đây, sự cảm nghiệm của con tim sẽ lấn át việc vận dụng lý trí. Sau khi các giác quan thiêng liêng được phục hồi thì: “Linh hồn thấy, nghe, ngửi, nếm và ôm được những gì là đẹp đẽ, du dương và ngọt ngào nhất”. Vai trò của lý trí phải nhường chỗ cho ý chí của con người. Con người bỏ lại sự suy tư của lý trí, để “ôm trọn tâm tư ước muốn phải được đưa về Thiên Chúa và được biến đổi trong Người”.

2.2. Sự soi sáng của ân sủng (Minh đạo)

Sự soi sáng gồm việc đưa lý trí vào kỷ luật. Linh hồn sáng lên nhờ suy tư và học hỏi. Linh hồn học tập ăn ở phù hợp với bản chất, với các ưu đãi, với các cùng đích của mình, đồng thời chế ngự tính thất thường, phóng túng và các lôi cuốn của bản năng .

Thiên Chúa là nguồn ánh sáng lan tỏa “chiếu xuống trên tâm hồn chúng ta như những tia sáng”, giúp con người tự mình có thể tìm đường về với Thiên Chúa là nguồn ánh sáng thật, càng đến gần ánh sáng thì ánh sáng càng tỏa rạng làm thay đổi tâm hồn chúng ta: “Thấy được ánh sáng làm cho kẻ khôn ngoan phải ngây nhất ngưỡng mộ”. Sự khao khát ước muốn, dẫn chúng ta đến những thay đổi và hành động theo tiếng lương tâm. Hành động này giúp chúng ta hiểu biết Đức Kitô chịu đóng đinh và tiến tới việc: tin vào Đức Kitô, trông cậy vào Người, yêu mến Người và nên đồng hình đồng dạng với Người. Nhờ đó, Đức Kitô vừa là ánh sáng soi chiếu cho chúng ta thấy các vẻ đẹp hài hòa của Thiên Chúa, vừa là phương tiện truyền thông các vẻ đẹp hoàn hảo ấy cho chúng ta. Đồng thời Ngài cũng là tấm gương, trong đó chúng ta soi mình, biết mình để sửa đổi và trở nên giống Ngài. Nhờ ánh sáng của Đức Kitô soi dẫn, chúng ta mới có thể đi vào trong sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa.

2.3.Sự hoàn thành toàn vẹn trong sự hoàn hảo (Hiệp đạo)

Đây là hành động hướng dẫn con người đến một sự hiểu biết thực nghiệm hoặc đến một ý thức đời sống thần linh đã có trong bản thân. Thánh Bonaventura gọi đó là sự khôn ngoan và hành động của sự khôn ngoan là “sursum actio” (hành động nâng lên cao).

Con đường hiệp nhất tìm ra và cho linh hồn biết thực tại về đời sống con người, nghĩa là bác ái, nghĩa là tham dự vào đời sống thần linh trong Đức Kitô, hoặc như là sự hiệp thông của linh hồn vào sự hiệp thông ban sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh.

Trên ba con đường thanh tẩy, soi sáng, kết hợp của thánh Bonaventura đều có chiêm ngưỡng riêng, sinh ích lợi riêng cho tâm hồn, trước lúc bước vào hai thể thức chính thức chiêm ngưỡng, là chiêm ngưỡng bằng trí tuệ và chiêm ngưỡng theo ơn khôn ngoan.

3.Kết luận.

Sau khi chỉ cho con người “Hành trình lên tới Thiên Chúa”, thánh Bonaventura chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm thiêng liêng của ngài về việc gặp gỡ Thiên Chúa trong đời sống đức tin. Điểm nhấn tư tưởng của ngài là hai con đường thiêng liêng, giúp con người nâng mình lên để gặp gỡ Thiên Chúa và hưởng trọn niềm hạnh phúc vô biên.

Trong niềm tin Kitô giáo, đời sống của chúng ta là một cuộc hành trình về với Thiên Chúa, nếu được thấm nhuần tư tưởng của thánh Bonaventura thì thế giới khả giác, sự rung nhịp của con tim và sự soi sáng của ân sủng là phương tiện dẫn ta đến cùng đích của đời người.
 
Lịch phụng vụ tháng 8 năm 2013
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:44 15/07/2013
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 8/2013

Trong Tháng 8 này, chúng ta sẽ mừng Lễ các Chúa Nhật (Năm C) 18,19,20,21 Thường Niên, và Lễ Chúa Giêsu Biến Hình, lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, lễ Đức Maria Nữ Vương, Lễ Thánh Batôlômêô Tông Đồ, Lễ Thánh Monica, Lễ Thánh Augustinô, Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả bị Trảm Quyết.

Chúa Nhật 18 THƯỜNG NIÊN ( Ngày 4/ 8): Các Bài Đọc trong Chúa Nhật này nói cho chúng ta biết cuộc đời chóng qua, mọi sự trần gian chỉ là giả trá. Mặc dầu bao lâu chúng ta còn ở trần gian, chúng ta đều phải chịu khó làm việc để phát triển thế giới, phát triển tài năng, nuôi sống bản thân và gia đình. Sự giầu có không phải là điều xấu, nhưng chúng ta đừng chỉ cậy dựa vào tiền bạc mà quên cuộc đời sau, phải biết dùng của cải chúng ta có để làm vinh danh Chúa, giúp vào công cuộc truyền giáo, giúp đỡ những người nghèo khó, bịnh hoạn, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta. Đó là những cách làm giầu đẹp lòng Chúa.

Trong Bài Phúc Âm (Luca 12:13-21), Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn về Người Phú Hộ chỉ lo tích trữ tiền bạc và đinh ninh sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc lâu dài ở đời này; nhưng thần chết đến bất ngờ và ông bỏ lại mọi của cải chẳng đưa đi được gì cả. Rồi Chúa Giêsu dạy chúng ta "hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ tham lam; vì chẳng phải do sự giầu có mà đời sống được bảo đảm đâu....Kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giầu trước mặt Chúa thì cũng như vậy."

Bài Đọc 1 (trích trong sách Giảng Viên 1:2; 2: 21- 23) cũng cho chúng ta thấy những sự "phù vân giả trá" ở đời này, mọi sự đều chóng qua đi và khi chết chúng ta chẳng mang theo được gì.

Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 3:1-5,9-11), Thánh Phaolô cũng khuyên chúng ta" Hãy tìm kiếm những sự trên trời, chứ đừng chỉ nghĩ đến những sự thế gian...Hãy kiềm chế tính xác thịt là sự gian dâm, ô uế, đam mê xấu xa, sự hà tiện... Vậy hãy đổi mới cuộc đời và mặc lên con người mới theo hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng đã tạo thành chúng ta."

LỄ CHÚA GIÊSU BIẾN HÌNH (Ngày 6/8): Thánh Lễ hôm nay để kỷ niệm việc Chúa Giêsu cùng đi với 3 Tông Đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor cầu nguyện và "đang khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì dung nhan Chúa biến đổi khác thường, áo Ngài trở nên trắng tinh sáng láng." Rồi ông Môisê và Êlia cùng hiện ra nói chuyện với Chúa Giêsu; sau đó hai ông biến đi và có tiếng nói từ Chúa Cha: "Đây là con ta yêu dấu; các ngươi hãy nghe Lời Người"

Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa nói với chúng ta, nhất là khi chúng ta cầu nguyện. (Chúng ta hãy nhớ đến Ngắm Thứ Bốn Mùa Ánh Sáng).

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Danien 7: 9-10, 13-14); Bài Đọc 2 (2 Phêrô 1:16-19); Bài Phúc Âm (Luca 9:28-36).

Chúa Nhật 19 THƯỜNG NIÊN (Ngày 11/ 8): Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 12:32-48), Chúa Giêsu kể nhiều dụ ngôn khác nhau để dạy chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng để đón Chúa đến với chúng ta, khi chúng ta qua khỏi cuộc đời này, hãy lo tích trữ những của cải thiêng liêng là việc lành phúc đức, làm việc từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khó. Hãy cầm đèn cháy sáng để khi ông chủ về bất cứ lúc nào, dù đêm khuya, chúng ta vẫn sẵn sàng. Hơn nữa chúng ta cũng phải biết dùng của cải, tài năng Chúa ban cho chúng ta để giúp đỡ công cuộc truyền giáo và biết làm mọi việc theo ý Chúa: "Ai được ban cho nhiều thì bị đòi lại nhiều hơn!" Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 18:6-9) nói đến Đức Tin của các Tổ Phụ trong thời Cựu Ước. Đức Tin vào Lời Chúa hứa đã giúp các Ngài cố gắng làm lành, lánh dữ để sống đẹp lòng Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 11:1-2,8-19), Thánh Phaolô nói đến Đức Tin nơi Chúa, đã giúp Tổ Phụ Abraham từ bỏ quê hương và đi theo Chúa đến nơi Chúa chỉ cho ông để xây dựng dân riêng của Chúa. Đức tin đã làm cho Bà Sara dù đã đến tuổi già mà vẫn còn sinh được Isaac; cũng do Đức Tin tuyệt đối nơi Thiên Chúa, mà Abraham đã dám sẵn sàng dâng đứa con trai duy nhất là Isaac cho Chúa.

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật này, chúng ta hãy cầu xin Chúa nâng đỡ Đức Tin cho chúng ta, nhất là trong Năm Đức Tin này, để chúng ta luôn sẵn sàng vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự; cho chúng ta biết sống Đức Tin mạnh mẽ để truyền lại cho con cháu chúng ta và lan truyền Đức Tin cho mọi người chung quanh chúng ta.

LỄ ĐỨC MẸ LINH HỒN VÀ XÁC LÊN TRỜI (15/8): Hôm nay, hợp cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta long trọng mừng Mẹ Maria được Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên trời. Mọi người chúng ta đều mắc nguyên tội (tội Tổ Tông Truyền), nên phải qua cái chết và phải chờ ngày Phán xét chung, mới được hiệp nhất cả hồn và xác và lên Trời, nếu chúng ta đã cố gắng sống xứng đáng đẹp lòng Chúa. Nhưng Mẹ Maria hoàn toàn trinh trong "đầy ơn phúc" không vướng mắc tội Tổ Tông Truyền (Vô Nhiễm nguyên Tội) và hoàn toàn trong sạch khỏi mọi tội lỗi, nên được Chúa đưa cả xác và hồn lên trời mà không phải qua cái chết như mọi người chúng ta.

Hôm nay chúng ta hãy vui mừng tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã thương ban cho Mẹ, và đưa cả hồn và xác Mẹ về trời, sau cả cuộc đời đau khổ Mẹ đã chịu, để cùng đồng công cứu chuộc nhân loại, nhất là lúc đứng dưới chân Thánh Giá, khi Chúa Giêsu con Mẹ sinh thì.

Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta luôn cố gắng sống đẹp lòng Chúa, vượt thắng mọi yếu đuối tội lỗi, để khi qua đời, chúng ta cũng được Chúa ban cho chúng ta cùng Mẹ hưởng Tôn Nhan Chúa trong hạnh phúc Nước Trời.

Các Bài Đọc:

Thánh Lễ Vọng: Bài Đọc 1 (1 Ký Sự 15: 3-4,15-16; 16:1-2); Bài đọc 2 (1 Côrintô 15:54-57); Bài Phúc Âm (Luca 11:27-28)

Thánh Lễ Chính Ngày: Bài Đọc 1 (Khải Huyền 11:19; 12:1-6,10); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 15:20-27); Bài Phúc Âm (Luca 1: 39-56).

LỄ Chúa Nhật 20 THƯỜNG NIÊN (Ngày 18/8): Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Luca 12: 49-53), Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải can đảm trung tín với Đức Tin chân thật mà Giáo Hội đã truyền dạy chúng ta theo tinh thần Phúc Âm của Chúa; dù nhiều khi vì thế mà phải đi ngược lại với những người trong gia đình chúng ta và gây cho chúng ta những đau khổ tinh thần.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Giêrêmia 38:4-9,8-10) nói đến những kẻ thù nghịch với Tiên Tri Giêrêmia đã mưu mô ném ông xuống giếng để giết ông; nhưng Thiên Chúa đã soi sáng cho Abdemelech tìm cách cứu ông. Trong Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 12:1-4), Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa và suy niệm những đau khổ và cái chết mà Chúa Giêsu đã chịu để đền vì tội lỗi chúng ta, trước khi Ngài lên trời, để chúng ta can đảm chống lại tính xác thịt, xa lánh tội lỗi, và chấp nhận mọi gian nan thử thách trong cuộc đời này, chờ ngày Chúa đưa chúng ta về với Chúa hưởng hạnh phúc Nước trời.

LỄ ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG (Ngày 22/8): Thánh Lễ hôm nay đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII thiết lập từ năm 1954, để kính tước hiệu Nữ Vương Trời Đất của Mẹ Maria và được mừng vào Tuần Bát Nhật Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, để cùng chúc tụng Mẹ vì bao công nghiệp của Mẹ đã làm trong cuộc đồng công cứu chuộc nhân loại. Mẹ đã được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên Trời. Mẹ làm Nữ Vương trời đất và là Đấng trung gian các ơn.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Tiên tri Isaia 9: 1-6); Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38).

LỄ THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ (Ngày 24/8): Theo bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 1: 45-51) Thánh Batôlômêô (cũng được gọi là Nathanaen), quê ở Cana, Galilêa, là một trong số 12 Tông Đồ . Khi được Tông Đồ Philipphê đưa đến giới thiệu với Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã nói về Nathanen: "Đây là một người Israel chân thật, nơi ông không có gì gian dối."

Theo truyền thống thì Thánh Tông Đồ Nathanaen đã đi rao giảng Phúc Âm tại Arabia và Armenia và chịu tử đạo tại đó.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Khải huyền 21:9- 14); Bài Phúc Âm (Gioan:45-51).

Chúa Nhật 21 THƯỜNG NIÊN (Ngày 25/8): Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 13:22-30), Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy vào "Cửa Hẹp" để có thể theo Chúa vào được Nước Hằng Sống." Chúa Giêsu cũng lên án những người Do Thái cứng lòng, không chịu chấp nhận những lời giảng ngay thẳng của Chúa nên họ không thể được vào Nước Chúa, trong khi Abraham, Isaac, Giacob và các Tiên Tri được vào; lúc đó họ sẽ đau khổ, hối hận, và khóc lóc thì đã quá muộn. Hơn nữa, Thiên Chúa cũng sẽ mở rộng Cửa Nước Trời cho những người "từ đông chí tây, từ bắc chí nam vào dự tiệc trong nước Thiên Chúa." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 66:18-21), Tiên Tri Isaia cũng được Thiên Chúa soi sáng cho biết Thiên Chúa sẽ mời gọi những người thuộc các dân tộc, các nước khắp thiên hạ được vào Nước Thiên Chúa và Ngài sẽ tạo dựng một "Trời Mới và Đất Mới." Trong Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 12:5-7,11-13), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy kiên nhẫn chịu mọi đau khổ hằng ngày, "chớ khinh thường việc Chúa sửa dạy, đừng nản chí khi Người quở trách; vì Chúa sửa dạy những ai mà Người yêu mến...Thiên Chúa xử sự với chúng ta như con cái trong gia đình....Có người con nào mà cha không sửa dạy...Bây giờ ai cũng coi việc sửa dạy là nỗi đau khổ, hơn là nguồn vui; nhưng sau này nó sẽ mang lại hoa quả bình an, công chính cho những ai được sửa dạy." Vậy chúng ta hãy chấp nhận những sửa phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi chúng ta, để thanh luyện và trở nên trong sạch, thánh thiện hơn, và sau này xứng đáng được hưởng hạnh phúc Nước Trời.

LỄ THÁNH MONICA
(Ngày 27/8): Thánh Nữ Monica (332-387) sinh tại Tagasta, miền Bắc Phi Châu. Ngài đã cầu nguyện và dâng nhiều đau khổ trong một thời gian dài để cầu nguyện cho người chồng (Patricius, ngoại giáo) và người con (Augustinô, ngoại giáo) của Ngài, và sau đó đã được Chúa nhận lời và cho chồng và con của Ngài là ăn năn trở lại. Thánh Nữ Monica thật là một gương sáng cho các bà mẹ noi theo để hy sinh hãm mình cầu nguyện cho chồng và cho con. Thánh Nữ Monica đã được suy tôn là thánh và là Bổn Mạng của các bà mẹ Công Giáo.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Huấn Ca 26:1-4,13-16); Bài Phúc Âm (Luca 7: 11-17).

LỄ THÁNH AUGUSTINÔ GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH (Ngày 28/8): Augustinô (354-430) sinh ra ở Tagasta (Phi Châu), từ nhỏ đã có trí thông minh tài giỏi, khi lớn lên đã nghiên cứu nhiều về triết học và không chấp nhận Kinh Thánh, chạy theo những học thuyết ngoại giáo, và sống đời sông hoang đàng, bỏ gia đình và đi sang Ý. Augustinô đã làm cho người mẹ (Thánh Monica) rất đau khổ. Nhưng nhờ lời cầu nguyện tha thiết của Thánh Monica và sau khi đến Milan (Ý) và được nghe Thánh Ambrôsiô (339 - 397) giảng về Kinh Thánh, Augustinô đã say mê những lời giảng của Thánh Ambrôsiô và đã thay đổi thái độ và cuộc sống, say mê nghiên cứu về Kinh Thánh và sau một thời gian chuẩn bị, đã xin Thánh Ambrôsiô rửa tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào dịp Lễ Phục Sinh năm 387; sau đó đã đi vào cuộc sống ẩn dật và cầu nguyện; rồi trở về Phi Châu vào năm 388. Khoảng 3 năm sau đó được chịu chức Linh Mục tại Hippô và vào năm 395 được chịu chức Giám Mục địa phận. Trong suốt 35 năm đã giảng dạy và chống lại các tà thuyết lạc giáo vào thời đó; đồng thời viết nhiều tác phẩm rất giá trị về triết học và thần học, vẫn được nghiên cứu và học hỏi, ngay cả ở các môi trường Đại Học trên thế giới. Thánh Augustinô qua đời năm 71 tuổi, vào ngày 28 tháng 8 năm 430.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (1 Thesalônica 2:9-13); Bài Phúc Âm (Matthêu 23:27-32).

LỄ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT (Ngày 29/8): Trong một năm, Giáo Hội có 2 ngày lễ kính Thánh Gioan Tẩy Giả: Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào ngày 24/6, và hôm nay là Lễ Kính Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết. Chúng ta hãy đọc Bài Phúc Âm hôm nay (Matcô 6: 17-29) để biết rõ về câu chuyện thảm thương này. Bài Đọc 1 (Sách Tiên Tri Giêrêmia 1: 17-19).

Xin Mẹ Maria Lên Trời, Thánh Giuse, Thánh Gioan Baotixita, Thánh Batôlômêô Tông Đồ, Thánh Monica, Thánh Augustinô và các Thánh cầu bầu cho chúng ta, để dù sống giữa trần gian với bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu cám dỗ, chúng ta vẫn được ơn Chúa giúp để can đảm "vác Thánh Giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa" và luôn sống xứng đáng con cái Chúa ở đời này và ngày sau được vào hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa cùng với Mẹ Maria và các Thánh.
 
My Seven-Minute-Homily, July 21st 2013
Father Great Rice
16:05 15/07/2013
My Seven-Minute-Homily, July 21st 2013

Sixteenth Sunday in Ordinary Time, Year C

The Book of Genesis 18. 1-10; Letter of St. Paul to the Colossians1.24-28 and the Gospel of St. Luke 10. 38-42

There is an ancient story from the lives of the desert fathers:

A holy hermit had spent so many years in the practice of prayer and penance that he began to imagine he was the holiest person in the world. While he was thinking of this, God made known to him that he was mistaken, and that he was not nearly so far advanced in perfection, and in the love of God, as a certain poor servant-girl in a hotel in the city. This astonished the good hermit. "How can it be possible," he said to himself, "that a simple servant can be equal to me in virtue, since I have done nothing else for many years but fast and pray continually? I must go and visit her, and ask her what she does that makes her more agreeable in the eyes of God than I am." So he went to the city, and easily found the person of whom he was in search.

The holy hermit told her what God had revealed to him and asked her to let him know what great practices of piety she performed that made her more perfect than he was. "My Father," she replied, "I do not know what God can see in me that can please Him so much; I am only a poor simple servant-girl, and I have no learning. All that I can say is that I endeavor to perform all my actions with the greatest care, in order that I may please God and do His blessed will. When I am carrying wood for the kitchen fire, I think of the love of Jesus in carrying His Cross for me, and I tell Him that I love Him because He is so good; and in all my other works I always try to think of Him in some way or other." The hermit returned home, thanking God for having put it in the power of even the simplest and lowliest of His children to love Him as much, and sometimes even more than those who have consecrated themselves entirely to His service.

Our Gospel today has often been interpreted as signifying the two primary forms of consecrated life in the Church: Martha represents the active life, the life of service toward God by serving others through education, medical care, social work; and Mary represents the contemplative life, the life ordered directly and entirely toward God through prayer and meditation, hidden away in the cloister.

Work and the active life are goods and they are to be pursued in the world. Jesus does not tell Martha that her work is bad. In fact, he presumes that Martha's work is good because he compares it with Mary's choice as something better. Christ does not say that what Martha is doing is bad. Rather, what Mary is doing is simply better. The contemplative life is a higher calling than the active life because of the way our Lord apparently affirms Mary and rebukes Martha. And, we have to say, there is some truth to this as well: Objectively speaking, the contemplative life is of a higher order than the life of active service because the contemplative life is focused entirely on God. After all, praising and worshiping God is what we’ll be doing for all eternity; so contemplation is closer to heaven than active service.

But the Church has always emphasized that this is an objective truth, looking at the various vocations in and of themselves, apart from any particular individual person. Subjectively, that is, on the individual, personal level, the highest calling is the vocation God has for you. Are you called to marriage and the raising of a Christian family? Then that is the highest calling. Are you called to serve God in the business world, in the teaching profession, in medical care? Then that is the highest calling. Are you called to be a member of an active religious order or to be a diocesan priest? Then that is the highest calling. It does no good to look at others in other states of life and wish that we could be them or that they could be us. We should serve God in whatever state of life He has placed us. And, unless He has clearly indicated otherwise, we should remain in that state of life.

So, today’s Gospel applies to all of us in any state of life. In the first place, notice the reason our Lord rebukes Martha: it is not because he disapproves of her service. Rather, because she has criticized and found fault with Mary. He reminds them that they both intended to serve the Lord through their hospitality; but somehow, in all the busyness and details, Martha had forgotten the Person she set out to serve. By extolling Mary, Jesus was helping Martha to refocus, to realize that she, too, could choose the "better part", even in the midst of her busy life.

How often do we become "anxious and worried about many things" and forget that "there is need of only one thing:" To love the Lord our God with all our hearts, allowing him to be the center of our lives, the reason behind everything we say and do, the one we see and serve in others. And when we live this way, we truly will have attained the highest call, in fact the only call, the call that embraces all vocations: the universal call to holiness. This is within the reach of all Christians, regardless of their state in life. The experience of life tells us that the work, the anxiety, the worries of coming future, of children, of retirement never ended. They are with us and in us always. Many people just know one thing that is work and work, money and comfortable life that they expect to have. They forget the very important part of life is the words of God. God’s words give us the meaning of all works that we have to do. If we neglect to listen to God, we will be very frustrated in everything of life.

May God grant us the grace to see him and to serve him in everything we do. Everyone has their own vocations. Try to do your best! Don’t try to make others to do the same as we do.

Father Great Rice
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Về người Samaritan tốt bụng
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:44 15/07/2013
CASTEL GANDOLFO (Zenit.org)- Bài huấn đức Đức Thánh Cha phát hành trước và sau khi đọc kinh Truyền Tin tại nhà Nghỉ Giáo Hoàng, Castel Gandolfo

* * *

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay chúng ta qui tụ đọc kinh Truyền Tin tại đây ở Castel Gandolfo. Tôi chào những cư dân của thành nhỏ đẹp đẻ này! Tôi muốn cám ơn anh chị em hơn hết vì những kinh đọc của anh chị em, và tôi tạ ơn tất cả anh chị em nhiều ngươi hành hương đã đến đây cũng để cầu nguyện.

Bài Tin Mừng hôm nay, trích từ chương 10 của Thánh Luca, là dụ ngôn danh tiếng về người Samaritan tốt bụng. Người này là ai? Anh ta là một người, từ Jerusalem xuống Jerico trên con đường xuyên qua sa mạc Judea. Trên con đường này một người vừa mới bị tấn công bởi những kẻ cướp, bị chúng bóc lột, đánh đập và bỏ lại nữa sống chết. Trước người Samaritano, có một thầy tư tế và một thầy Lê vi đi ngang qua, cả hai người có nhiệm vụ thờ phượng trong Đền thờ Chúa. Họ thấy con người khốn nạn này nhưng tiếp tục đi và không dừng lại.

Người Samaritan, khi thấy con người bị cướp, “thương xót người ấy” (Luca 10:33) Tin Mừng nói. Anh đến với người bị cướp, săn sóc các vết thương của anh, đổ dầu và rượu trên những vết thương của anh; sau đó đặt anh trên lưng con lừa mình và đưa người bị cướp vào quán trọ và trả tiền phòng cho anh…Nói tóm lại, anh chăm lo người bị cướp: đó là gương tình yêu người anh em. Nhưng tại sao Chúa Giêsu chọn một người Samaritan làm người giữ vai trò chủ đạo của dụ ngôn?



Bởi vì những người Samaritan bị người Do Thái khinh bỉ do những truyền thống tôn giáo khác nhau; mà Chúa Giêsu chứng tỏ rằng lòng người Samaritan này là tốt và quảng đại và- không như thầy tư tế và thầy Levi, anh thực thi ý muốn của Chúa, Đấng muốn lòng thương xót hơn là những hy lễ (x. Marcô 12:33). Chúa luôn luôn muốn lòng thương xót cho mọi người, chớ không phải sự lên án. Chúa muốn lòng thương xót bởi vì Chúa là Đấng thương xót và hiểu rõ sự đau khổ của chúng ta, những sự khó khăn của chúng ta và cả những sự tội chúng ta. Chúa ban cho tất cả chúng ta lòng thương xót này. Người Samaritano thực hành đúng sự này; anh chỉ bắt chước lòng thương xót của Chúa, thương xót đối với những kẻ túng thiếu.

Một người sống đúng Tin Mừng này như người Samaritan tốt bụng là vị Thánh mà chúng ta kính nhớ hôm nay: Thánh Camillus de Lellis, sáng lập viên các Thừa tác Viên người Bịnh, là quan thầy các người bịnh và những người điều dưỡng người bịnh. Thánh Camillus qua đời ngày 14 tháng 7, 1614.

Tôi chào với lòng yêu mến tất cả những người con trai và con gái thiêng liêng của Thánh Camillus, kẻ đã sống đoàn sủng bác ái và sự tiếp xúc hằng ngày với những kẻ bịnh. Anh em ví như những người Samaritano tốt bụng! Tôi cầu xin cho các bác sĩ, những người đau yếu và những người làm việc trong các bịnh viện và những trung âm chăm sóc sẽ được linh hứng cũng bởi một tinh thần. Chúng ta hãy phó thác ý muốn này cho Đức Mẹ Chí Thánh.

Và có một ý muốn khác tôi muốn giao phó cho Mẹ Chúng ta cùng với tất cả anh chị em. Ngày Giới trẻ thế Giới tại Rio de Janeiro sắp đến. Có nhiều giới trẻ ở đây, nhưng tất cả anh chị em là trẻ trong tâm hồn! Tôi sẽ đi trong vòng 8 ngày, nhưng nhiều giới trẻ sẽ đi Brazil sớm hơn. Nên chúng ta hãy cầu nguyện cho sự hành hương vĩ đại này đang bắt đầu, hầu Đức Mẹ Aparecida, quan thầy Brasil hướng dẫn những bước chân của những người tham gia và mở lòng họ đón nhận sứ điệp Chúa Kitô sẽ ban cho họ.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời lá thư của một ca sĩ đang ở trong tù
Bùi Hữu Thư
19:30 15/07/2013


“Mọi sự sẽ qua đi. Con hãy mạnh dạn lên. Xin cầu nguyện cho cha”

ROME, 15 tháng 7, 2013 (Le Monde vu de Rome) - Pato Fontanet, bị kết dán 7 năm tù vì phóng hỏa đốt một phòng trà disco tại Buenos Aires, đã viết thư cho Đức Thánh Cha vào tháng 6. Đức Thánh Cha đã trả lời như sau: “Mọi sự sẽ qua đi. Con hãy can đảm. Xin cầu nguyện cho cha”.

Đức Thánh Cha Phancicô đã trả lời lá thư của ca sĩ Á Căn Đình Patricio (Pato) Santos Fontanet, trưởng ban nhạc Quase Justiça Social, bị kết án 7 năm tù sau thảm kịch Cromanon: khi phòng trà disco tại Buenos Aires phát hỏa, khiến cho 194 người thiệt mạng vì thiếu các cửa tẩu thoát.

Theo thông lệ, lá thư trả lời của Đức Thánh Cha bắt đầu bằng lời cám ơn: “Anh Pato: cha đã nhận được thư con cách đây ba ngày, cám ơn con nhiều…” Nhật báo Buenos Aires, El Clarin, đã đăng lá thư trả lời của Đức Thánh Cha, sau khi đã phỏng vấn người bạn gái của ca sĩ là Estefania Miguel, cô rất cảm động và đã tuyên bố: “Cử chỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm ấm lòng chúng tôi và đã cho tôi sức mạnh để tranh đấu cho sự thật. Tôi đã đọc tất cả bản văn lá thư cho Pato trên điện thoại, anh rất ngạc nhiên, vì anh có viết cho ngài nhưng không bao giờ hy vọng là sẽ nhận được thư trả lời.”

Lá thư Đức Thánh Cha được chia làm ba đoạn. Khởi đầu, Đức Thánh Cha viết: “Cha muốn nói với con từ nơi xa xôi này, là cha rất gần gũi với con và với ban nhạc của con, và nghe được từ xa tiếng nói của con. Cha muốn được gần gũi hơn để đồng hành với con.” Sau đó ngài tiếp: “Cha không muốn khuyên nhủ gì con, vì con không cần; con là một người biết phải làm cái gì và làm thế nào. Cha biết chắc như vậy.” Rồi ngài khuyến khích anh: “Con phải trải qua những giờ phút tuyệt vọng, nhưng xin đừng sợ hãi. Tất cả mọi sự sẽ qua đi. Hãy mạnh dạn lên.”

Đức Thánh Cha kết luận: “Khi con được trả tự do, con hãy tin rằng cha sẽ làm tất cả những gì có thể cho con. Và khi con có thể, cha xin con cầu nguyện cho cha. Cha ôm hôn con trong tình huynh đệ, Jorge (Francisco) ».

Nhật báo cho hay ca sĩ này đã bị giam trong khu tâm thần của khám đường Ezeiza, trong tỉnh Buenos Aires, nơi anh đang được chữa trị bệnh trầm cảm. Lá thư của Đức Thánh Cha đã được gửi tới với năm cái tem có hình Chúa Giêsu.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN-Nam Úc Đón Thánh Tượng Mẹ La Vang Đến Thăm
Jos. Vĩnh SA
02:04 15/07/2013
Bài Chia Sẻ Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang Thăm viếng CĐCGVN-Nam Úc

của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng

Quý ông bà anh chị em thân mến,

Cộng Đồng Công Giáo Giáo Việt Nam – Nam Úc hân hoan đón chào thánh tượng Đức Mẹ La vang đến thăm Cộng Đồng.

Đây là một biến cố đầy ý nghĩa cho cá nhân, gia đình và Cộng Đồng.

Được biết, tượng Đức Mẹ La Vang này được trao tặng cho người Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu vào năm 2003, vào dịp hội ngộ niềm tin tại Rôma. Đến nay đã tròn mười năm. Vì thế, qua cuộc họp gần đây, Tuyên Úy Đoàn Úc Châu đã quyết định kỷ niệm mười năm thánh tượng được trao tặng cho tập thể Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu. Các Cộng Đồng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam trên đất Úc đều có cơ hội đón thánh tượng để bày tỏ lòng sùng kính đối với Đức Mẹ.

Theo chương trình ấn định, trong tháng 7 này, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc đón thánh tượng. Có nhiều ý nghĩa chung quanh biến cố này. Khi đón thánh tượng Đức Mẹ La Vang, người Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc có dịp nối kết với giòng lịch sử đức tin của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Họ nối kết với những tín hữu đã từng kiên trì trong đức tin vào những lúc khó khăn cách đây hơn hai thế kỷ. Hình ảnh của những tín hữu Công Giáo trốn vào vùng rừng núi La Vang để giữ vững đức tin đem lại niềm khích lệ và củng cố cho đức tin của người Công Giáo Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hôm nay.

Khi trở về với lịch sử trong thời bách hại đó, người tín hữu Công Giáo Việt Nam cũng nối kết với Đức Mẹ Maria. Chúng ta nối kết với Đức Mẹ để học nơi Mẹ những nhân đức cần thiết cho đời sống chúng ta. Vì Mẹ đã từng làm thân tỵ nạn sang Ai cập, nên Mẹ gần gũi chúng ta trong đời tỵ nạn. Mẹ đã rời bỏ quê hương để sống đời tha phương. Mẹ đã từng vất vả để kiếm sống qua ngày nơi đất khách quê người với những hàng rào ngôn ngữ và văn hóa phải vượt qua. Dù vất vả, Mẹ vẫn một lòng trung kiên với Chúa cho đến cuối đời. Cuộc sống của Mẹ giúp chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình. Chúng ta đến định cư nơi đất khách quê người xuyên qua biết bao vất vả lầm than. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, Chúa vẫn ban ơn dồi dào hồn xác cho cho chúng ta. Như thế, chúng ta cũng được mời gọi để noi gương Đức Mẹ mà cảm tạ Chúa và trung thành với Chúa cho đến cùng.

Khi đón mừng thánh tượng Mẹ La Vang, chúng ta không những nối kết với Đức Mẹ và các vị tiền nhân trong đức tin, nhưng còn tăng thêm sự hiệp thông trong Cộng Đồng và gia đình. Sự quây quần bên Đức Mẹ La Vang giúp chúng ta đến gần nhau hơn. Chúng ta gần nhau nhờ gương sáng của Đức Mẹ. Chúng ta gần nhau nhờ chia sẻ cùng một đức tin. Chúng ta gần nhau nhờ trải nghiệm cùng một đời tha hương. Chúng ta gần nhau nhờ những lời kinh cùng đọc trên môi và cùng suy niệm trong lòng. Vì thế, khi cùng nhau đọc kinh chúng ta hiệp thông với nhau. Những lời kinh cùng với các Bí Tích là những mối dây bền vững sâu xa liên kết chúng ta nên một với Chúa, với Đức Mẹ, với các thánh và với nhau, từ gia đình ra đến Cộng Đồng và Giáo Hội.

Khi bày tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Maria với tước hiệu Đức Mẹ La Vang, chúng ta cũng nhớ đến lòng từ ái của Đức Mẹ đối với con cái trong đức tin. Nếu Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang để ủi an và giúp đỡ các tín hữu Công Giáo Việt Nam thời xưa, thì ngày nay Đức Mẹ cũng luôn sẵn sàng trợ giúp mọi kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ. Như thế, Đức Mẹ vẫn luôn ở gần bên con cái. Đức Mẹ cùng con cái đồng hành trên đường về Quê Trời. Đức Mẹ chia sẻ cuộc lữ hành đức tin với con cái. Đức Mẹ luôn là trạng sư tuyệt vời cho chúng ta, vì Đức Mẹ luôn ở trước ngai tòa Thiên Chúa để cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.

Lạy Đức Mẹ La Vang, xin cầu cho chúng con hôm nay và mãi mãi, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.

Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm

XEM HÌNH

RƯỚC ĐỨC MẸ LA VANG đến NAM ÚC

Cuộc rước trọng thể đón Đức Mẹ La Vang tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka, được tổ chức vào lúc 6 giờ 00 tối, thứ Bảy ngày 13/7/2013, trong lúc thời tiết Adelaide mưa gió lạnh lẽo của mùa đông nơi vùng Nam Cực.

Khai Mạc cuộc rước kiệu chào đón.

Đức Mẹ được cung nghinh lên bàn thờ trên sân khấu, được thiết kế trước khuôn viên Nhà Chung của CĐ.

Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐ tiến lên ngỏ lời chào mừng Mẹ và dâng lời nguyện chào kính, lên Mẹ La Vang và xông hươngThánh Tượng.

Đoàn vũ của đội thiếu niên Hội Legio Mariae - Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân, với những vũ điệu Kính Mừng Mẹ Maria để chào mừng Mẹ La Vang đến Nam Úc.

Có khoảng gần một ngàn tín hữu trong và ngoài CĐ đến tham dự rước kiệu.

Các họ đạo, các đoàn thể với cờ hiệu trên tay, mọi người xếp hàng nối theo nhau trong đêm tối, cung nghinh kiệu Mẹ La Vang do các chị em thuộc hội Legio Marie - Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân Đức khiêng kiệu, cùng với những ánh nến lung linh của mọi người trong đoàn rước.

Trên đường kiệu, Ban Tổ Chức đã thiết kế hai trạm dừng chân, để Thánh Tượng đứng lại hướng về hai xứ sở Việt Nam và Úc Châu..

-Trạm thứ I: Thánh Tượng dừng chân nơi bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam với những lá quốc kỳ VNCH cắm chung quanh trạm..

Đức Ông chủ tế và mọi người dâng lời cầu nguyện, xin Mẹ bầu cử cho đất nước và con dân Việt Nam luôn được thái bình, thịnh trị, được tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền và bình đẳng con người.

-Trạm thứ II: Thánh Tượng dừng chân nơi đất nước Úc Châu. Mọi người cùng cầu nguyện xin Mẹ luôn phù trì và ban muôn lành cho chính quyền và dân chúng Úc Châu, vì lòng nhân ái đã cưu mang, bao bọc những người Việt tha hương, và xin Mẹ giơ tay nâng đỡ họ, xin Chúa trả công và ban muôn lành ơn xuống cho mọi người con dân Úc đã tỏ tình thương, lòng nhân ái biết chia sẻ cơm áo cho những người gặp khó khăn.

Cuộc rước vừa chấm dứt, sau Thánh Lễ chào mừng. Mọi người vừa ra về, thì trời đổ mưa tầm tã..

Thánh tượng Đức Mẹ La Vang sẽ lưu lại CĐCGVN-Nam Úc từ ngày 13/7 đến ngày 17/8. Trong thời gian thánh tượng lưu lại CĐ, thì mỗi chiều Chúa Nhật thánh tượng Mẹ, được cung nghinh đến thăm từng Họ Đạo và một vài đoàn thể trong CĐ.

Mỗi họ đạo hoặc đoàn thể, Đức Mẹ sẽ đến ngự trong gia đình, của một trong các vị chức sắc của Ban Chấp Hành họ đạo hay đoàn thể khoảng 2 tiếng đồng hồ, để toàn thể giáo dân trong họ đạo tập trung đến tôn vương và cầu nguyện.

Sau giờ tôn vương, thánh tượng Mẹ lại được cung nghinh trở lại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka.

Đặc biết trưa Chúa Nhật tuần thứ Ba, là ngày 28/7/13 thánh tượng Mẹ La Vang sẽ được cung nghinh đến họ đạo Fatima, một họ đạo nằm ở vùng cực bắc của thành phố Adelaide - Nam Úc, có sĩ số giáo dân Việt Nam đông thứ nhì của CĐ.

Dịp Đức Mẹ La Vang đến thăm họ đạo Fatima, cũng là ngày đánh dấu, sự chấm dứt cử hành Thánh Lễ các Chúa Nhật bằng tiếng Việt vào buổi trưa, tại nhà thờ Holy Family thuộc họ đạo Fatima.

Sau hơn 20 năm họ đạo Fatima thường xuyên có Thánh Lễ tiếng Việt vào lúc 12 giờ 30 trưa. Nhưng đến nay giáo dân đi lễ trưa đã giảm. Hơn nữa, vì lý do thiếu linh mục, nên Toà Tổng Giám Mục Adelaide đã cắt đi một vị linh mục Phó Quản Nhiệm, chỉ còn lại độc nhất Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐ.

Vị Quản nhiệm với công việc đa đoan, số giáo dân của CĐ ngày tăng lên, đến nay đã gần 4,000 tín hữu, nên Ban Tuyên Úy và HĐMV đã quyết định đưa Thánh Lễ 12 giờ 30 trưa Chúa Nhật thường lệ, của họ đạo Fatima gom về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka để cử hành vào lúc 11 giờ 30 mỗi sáng Chúa Nhật, nhằm giảm bớt thời gian di chuyển cho vị Quản Nhiệm và nhẹ gánh nặng cho công tác tổ chức của BCH họ đạo.

Kể từ ngày 29/7/2013. Sau khi Đức Mẹ La Vang đến thăm và giã từ đoàn con Việt Nam vùng phía bắc thành phố Adelaide, thì cũng là ngày cuối cùng chấm dứt Thánh Lễ trưa, các Chúa Nhật cử hành bằng tiếng Việt tại nhà thờ Holy Family, vùng Parafield Gardens.
 
Thánh lễ khởi hành tham dự Ngày Đại hội Giới Trẻ thế giới tại Brazil
Jos. Vĩnh SA
07:21 15/07/2013
Lúc 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật ngày 14/7/2013. Nhóm thanh thiếu niên thuộc CĐCGVN-Nam Úc, gồm 25 bạn trẻ, do Sơ Nguyễn Thị Mạnh Đễ OP trưởng đoàn, đã cùng với Cộng Đồng tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện và khởi hành lên đường đi sang Rio De Janeiro, tham dự “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013” tại Brazil, Nam Mỹ

Các bạn trẻ sẽ rời Adelaide, Nam Úc, sáng thứ Ba ngày 16/7/2013 bay qua Âu Châu, Trung Đông rồi sang Brazil. Chuyến hành trình dài khoảng hơn 2 tuần lễ.



XEM HÌNH



Trước khi cử hành Thánh Lễ sáng Chúa Nhật XV thường niên, các bạn trẻ của nhóm đã cùng với chủ tế đoàn cung nghinh, rước Thánh Giá từ cuối hội trường lên gian cung thánh.

Thánh Lễ do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm chủ tế.

Phần phụng vụ Thánh Lễ do các bạn trẻ trong nhóm lên đường, phụ trách.

Sau lời nguyện kết lễ, Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm đã mời Sơ Mạnh Đễ và 25 bạn trẻ lên trước bàn thờ, đọc kinh cầu nguyện, dâng mình cho Chúa và xin sự bình an cho suốt cuộc hành trình đến tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Tây.

Đức Ông đã làm phép và trao cho Sơ Trợ Úy và mỗi bạn trẻ một Thánh Giá nhỏ bằng gỗ, biểu tượng của WYD - Brazil, các bạn trẻ đã đeo trên cổ, làm hành trang cho cuộc hành trình suy tôn Thánh Giá Chúa, nơi cử hành WYD tại Rio De Janeiro, Brazil cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và hàng triệu, triệu bạn trẻ trên toàn thế giới.

 
Hội Bác Ái Vinh Sơn Đức Quốc tổ chức buổi hội luận và thánh lễ cầu cho sự sống
Thanh Hương
11:26 15/07/2013
HỘI BÁC ÁI VINH SƠN ĐỨC QUỐC TỔ CHỨC THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO THAI NHI BỊ SÁT HẠI VÀ BUỔI HỘI LUẬN

Buổi chiều nay 13.07.2013 vào lúc 15 giờ tại thánh đường thánh Gioan thuộc tỉnh Mönchengladbach Hội Bác Ái Vinh Sơn đã tổ chức tôn vương Lòng Chúa Thương Xót tiếp theo là một thánh lễ cầu đặc biệt cho các thai nhi bị sát hại trên quê hương Việt Nam và toàn thớ giới.

Trước thánh lễ ông hội trưởng Vicent Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đọc lá thơ song ngữ Đức Việt rất thân tình của ông Dr. Philip Röstler gốc Việt Nam, hiện ông đang là phó thủ tướng kiêm bộ truởng kinh tế tại CHLB. Đức gởi đến Hội Bác Ái Vinh Sơn với những lời lẽ đồng cảm và khen ngợi những công việc của Hội ĐÃ VÀ ĐANG LÀM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY: Bản thân ông cũng đã là một bào thai Việt Nam nhưng may mắn không bị giết hại và khi sinh ra thì ông được cho các Sơ nuôi dưỡng trong viện cô nhi. Cuộc đời ông may mắn hơn rất nhiều cô nhi khác khi được một gia đình ngưới Đức nhận làm con nuôi và đưa về nước Đức này nuôi dưỡng lúc khoảng 9 tháng tuổi, cho nên ông mới có cái ngày hôm nay đây.

Thánh lễ đồng tế do ba Linh Mục Phaolô Nguyễn Đình Ngát đến từ vương quốc Bỉ, cùng hai Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải và Vicent Phạm Cao Qúy dòng Chúa Cứu Thế dến từ Roma. Thánh Giá đi đầu, ban giúp lễ, Lm đồng tế cùng đông đảo hội viên cũng như giáo dân tay cầm những ánh nến lung linh tiến lên cung thánh đến trước di ảnh của thai nhi đặt những ngọn nến sáng thắp lên những lời nguyện xin cho những linh hồn oan ức của các em đã không được làm người sinh ra trên cõi đời này, những đã bị chết tức tưởi do chính những bàn tay ác độc của những người tư xưng là thầy thuốc giết chết. Do chính những bậc làm cha làm mẹ không muốn đón nhận các em nên đã giết các em đi ngay từ khi mới được một vài tháng hay năm bảy tháng tuổi.

Lm. Vicent Phạm Cao Qúy công bố PHÚC ÂM: Mt 10, 24-33

"Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác".

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải chia sẻ đoạn Tin Mừng mà tôi nhớ được vài điểm như sau:

Đừng Sợ! là lời nói nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài xuất hiện trước ban công của đền thánh Phêrô, để chào mừng tất cả mọi người đặc biệt là người Công Giáo khi ngài vừa mới được bầu vào ngôi vị Giáo Hoàng để lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo. Trong cuộc đời linh mục của con cũng vậy, cũng đã bao nhiêu lần phải đối mặt với cái ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ở tu viện giáo xứ Thái Hà và bao nhiêu những nơi khác. Khi mà ta phải nói lên sự thật để bảo vệ lẽ phải và đặc biệt là "bảo vệ sự sống". Ở Việt Nam nói chung thì mỗi năm có hơn 1.500.000 (một triệu rưỡi) bào thai bị phá bỏ. Nói chính xác hơn là "bị sát hại". Đấy là con số thống kê đã cả năm bảy năm trước chứ bây giờ thì có thể cao hơn. Việt Nam là một nước mà phá thai đứng đầu Đông Nam Á. Ở tu viện Thái Hà dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, hằng ngày chúng con vẫn nhận được những em bé bị phá bỏ giết hại để chôn cất. Một số hình ảnh chính tay con đã chụp lại khi những anh chị em giáo dân đến giúp làm những công việc chôn cất cho các cháu.

Nhà cầm quyền Việt Nam họ ngụy biện ra những cái tên như là "kế hoặch hóa gia đình" nhưng thực tình là họ làm những việc tội lỗi, hay cưỡng ép những con người trong xã hội như sau. "Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ". Nếu sanh đứa con thứ ba là bị phạt. có một lần con về miền quê Quần Phương, Hải Hậu thăm một gia đình nông dân thì nghe người cha kêu đứa con là, ê! Phạt mang nước ra mời cha uống. Con thắc mắc hỏi về cái tên, thì người cha mới kể là nhà thì nghèo khi vợ có bầu đứa con thứ ba thì cán bộ họ đến và bắt phá thai, chúng con không chịu thì bị họ phạt bảy tạ thóc và đứa con này sau này sẽ không được đến trường đi học. Ông còn trưng cái giấy phạt ở trong tủ và đặt tên cho cậu con là Phạt.

Rồi họ cử cán bộ y tế về từng làng xã bắt các bà lên đặt vòng xoắn để không có con được. Những bà người Công Giáo thì trốn ra ngoài ruộng nhưng cũng chỉ ở được mấy bữa thôi đói qúa và thương con nên cũng phải về thế là họ bắt ra và đặt vòng xoắn vào. Thực ra thì cái mà họ gọi là vòng xoắn thì cũng chỉ là một dụng cụ để sát hại khi trứng rụng xuống và đậu thai mà thôi.

Cho nên những sự giết người vô lương tâm như thế thì chúng ta phải chống lại cái ác đó. Phải lên tiếng để bảo vệ thai nhi là những trẻ em còn trong lòng mẹ bị giết hại mà chưa có thể lên tiếng được thì buộc lương tâm chúng ta phải bảo vệ quyền làm người của chúng. Cuộc đời con luôn tâm niệm lời của Chúa Giêsu như bài Phúc Âm hôm nay. "Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác các con nhưng không giết được linh hồn các con". Vâng! Linh hồn các thai nhi vẫn sống đó, mắc dù thân xác đả bị sát hại có tan ra từng mảnh nhưng tâm hồn các em vẫn sống. Hôm nay chúng ta cùng dâng thánh lễ này để cầu đặc biệt cho linh hồn các em. Amen

Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa:

Xin Chúa đoái thượng đặc biệt tới những linh hồn thai nhi oan ức đã không được làm người.

Xin cho những nhà làm luật biết kính sợ Thiên Chúa mà làm luật theo đường lối của Thiên Chúa dạy.

Xin cho các bác sỹ là những người mang lương tâm mình ra để làm việc cứu người, chứ không phải để giết người là các thai nhì chưa biết tự vệ.

Xin cho tất cả chúng con biết sống tuân theo luật Chúa dạy mà biết lên tiếng nói để bảo vễ sự sống cho các em.

Xin cho Giáo Hội của Chúa luôn được hướng theo con đường của sự thật và sự sống. Vì ngài nói "Ta là đường là sự thật và là sự sống".

Sau thánh lễ mọi người sang hội trường nhà xứ ủng hộ bữa cơm tình thương của hội bác ái Vinh Sơn để quyên góp giúp đỡ cho chương trình "Phò Sự Sống"

Một buổi hội thảo với chủ đề "Phò Sự Sống" do hội Bác Ái Vinh Sơn tổ chức với sự thuyết trình chính là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải. Với sự phụ trợ của linh mục Phaolô Nguyễn Đinh Ngát, linh mục Vicent Phạm Cao Qúy và Professor Dr. Bs. nguyễn Văn Tích chủ tịch liên hội người Việt tỵ nạn cộng sản tại cộng hòa liên bang Đức.

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải chính là một nhân chứng sống dưới chế độ vô thần cộng sản. Ngài trình bày rất nhiều những sự thật nơi quê hương Việt Nam trong thời gian phục vụ nơi quê nhà mà ngài đã chứng kiến. Ngài cho trình chiếu trên màn ảnh những chứng cớ mà hình ảnh mà chính tay ngài đã chụp lại. Những hình hài thai nhi chết tức tưởi oan ức. Chẳng hạn như có những thai nhi đã tám tháng tuổi rồi họ chích thuốc cho sinh non nhưng khi đứa bé ra còn sống họ cũng không cho mình đem về nuôi mà họ giết cho chết xong mới đưa cho mình mang về để chôn cất. Ngài chụp hình một em gái bị giết hại oan ức như thế.

Một bác sỹ bệnh viện làm việc ở khâu phá thai có thú nhận với ngài rằng, mới làm ở trong đó có ba năm mà đã phá hơn 10.000 (mười ngàn) cái bào thai. Vậy chúng ta cứ thử làm một con toán coi là nếu mà vị bác sỹ chuyện giết người này làm ba mươi năm thì se giết bỏ bao nhiêu em bé??? Những người làm cha mẹ không muốn đón nhận đưa con trong lòng mình vì một lý do nào đó, muốn giải quyết phá đi cho rảnh nợ, nhưng khi phá đi rồi thì cái nơ lương tâm mình mang lại nặng hơn cả cái nợ phần xác. Họ chí có thể giết đi được phần xác của một thai nhì nhưng không thể giết được linh hôn em, nên cái linh hồn em vẫn cứ ám ảnh trong họ cả môt cuộc đời rốt cuộc là họ tưởng là rảnh nơ nhưng thực tình là mang nợ thêm. Mà cái nợ lương tâm nó mới thấm thía.

Một câu chuyện nữa là ngài đã vào giúp chui một làng dân tộc thiểu số vì không được phép của nhà cầm quyền thì ngài chứng kiến nhưng cái ác độc của họ muốn diệt chủng một dân tộc thiểu số như vầy. Họ cô lập cái làng đó lại nhiều năm. Sau đó đàn ông trai tráng trong làng họ cứ dần dần vu cho hết tội nọ tội kia như là buôn thuốc phiện v. v...và bắt đi dần. Sau đó họ bắt các bà các cô đi kế hoạch hóa gia đình nhưng thiệt tình thi họ cho các bác sỹ triệt sản. Nhưng người phụ nữ đó không thể có con được nữa và đàn ông thì cứ bắt đi dần thì chắc chắn là mấy chúc năm sau thì dân tộc thiểu số này sẽ bị tuyệt chủng thôi. Một lần nọ tôi đến đó (ngài có trưng hình ảnh cho xem) giải tội và dâng lễ chui thì tư nhiên có một chị chạy đến mà cứ khóc lóc nhưng chị lại không nói được tiếng Việt. Qua thông dịch thì tôi được biết rằng chồng chị đã bị bắt đi mất còn mình chị ở nhà đang có bầu thi họ bắt chị lên trạm xá và nói là khám sức khỏe nhưng mà họ đã lôi con của chị ra (theo y nguyên lời của người dịch) chị không biết dùng chữ phá thai mà chị dùng chữ là họ lôi con của chi ra. Còn rất nhiều chia sẻ nhưng tôi chỉ ghi lại một ít câu chuyện như trên.

Sau đó là một buổi hội luận thật là sôi nổi với rất nhiều đại diện của các hội đoàn. Có cả những diễn đàn Online như là Diễn Đàn Tiếng Nói Tự Do của người dân Việt Nam. owner:Ý Dân là ý trời. v.v...

Những câu hỏi của tham dự viên đã được những nhà chuyên môn là ba linh mục và Professor Dr. Bs. Nguyễn Văn Tích trả lời và những hướng dẫn cụ thể và rõ ràng. Đan xen với hai gọng hát ngọt ngào của Thùy Châu và Thy Kim với những nhạc phẩm Lòng Mẹ, Tiếng Vọng...

Tất cả nói lên tình yêu của sự sống v. v...

Buổi hội thảo vô cùng hào hứng và sôi nổi như không muốn chấm dứt nhưng thời gian thì có hạn nên Ban Tổ Chức buộc lòng phải chấm dứt lúc 20.giờ 30 để còn kịp thu dọn trả hội trường lại cho giáo xứ Đức.

Ban Tổ Chức cũng thông báo số tiền thu được trong thánh lễ là 1.250 euro 80 cent và 100 USD cộng thêm tiền ủng hộ bữa cơm tình thương nữa là được 2.090 Euro. Số tiền này sẽ chuyển về cho qũy Phò Sự Sống của dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Đây là một bước mở đầu cho chương trình này của hội Bác Ái Vinh Sơn về chương trình Phò Sự Sống. Chắc chắn trong tương lai sẽ còn nhiều buổi lễ như thế nữa.

Tôi phải công nhận hôm nay là một ngày lễ vô cùng ý nghĩa và cao qúy. Mong rằng sẽ có nhiều hội đoàn góp tay ủng hộ những chương trình như thế.

Thanh Sơn 13.07.2013
 
Mái ấm Don Bosco dã ngoại hè 2013 tại Sầm Sơn – Thanh Hóa
JMVC
08:47 15/07/2013
Để phần nào xoa dịu nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần cho các em khuyết tật, ngày 13 và 14/7/2013 vừa qua, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận Thái Bình, đã tổ chức cho những người khuyết tật trong “Mái ấm Don Bosco”, một buổi dã ngoại tại bãi biển Sầm Sơn – Thanh Hóa.

Xem hình ảnh

Đoàn gồm có: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ (trưởng đoàn), cha Giuse Trịnh Tiến Thành, quý Thầy Chủng sinh, quý Sơ, hơn 100 Thiện nguyện viên và gần 200 người khuyết tật đến từ 10 mái ấm: Cát Đàm, Đống Cao, Suy Xá, Kẻ Nghệ, Tư Đình, Liên Phú - Kim Thành (Bùi Chu), Nghệ An, Đức Giang, Cổ Nhuế và hai nhóm Thiện nguyện viên Công Giáo.

11h00’ ngày 13/7/2013: Tất cả các bạn, từ Mái Ấm các nơi, đã có mặt tại giáo xứ Sầm Sơn – Thanh Hoá. Đức Cha, quý Cha và ban tổ chức đã gặp gỡ đoàn và nêu cụ thể chương trình của buổi dã ngoại.

13 giờ: Sau khi ăn trưa, các nhóm có thời gian giao lưu gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau …

16 giờ: Thánh Lễ đồng tế do Đức Cha Phêrô chủ sự, cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh - chánh xứ Sầm Sơn, cha Giuse Trịnh Tiến Thành - giám đốc Tu sinh Thái Bình và cha Phó xứ Phanxicô Nguyễn Xuân Nam.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha bày tỏ lòng biết ơn Cha Chánh, cha Phó và cộng đoàn giáo xứ sở tại, vì sự đón tiếp hết sức nồng hậu mà Quý Cha và cộng đoàn đã dành cho đoàn, cách riêng là cho các em khuyết tật.

Trong bài giảng, Đức Cha quảng diễn bài Phúc Âm Chúa Nhật XV Thường niên, câu chuyện về người Samari nhân hậu. Bài giảng đã làm cho nhiều người cảm động rơi lệ, vì hoàn cảnh của người gặp nạn trong bài Tin Mừng không phải đâu xa, mà chính là những người khuyết tật đang hiện diện ngay bên cạnh mỗi người chúng ta…

Trong phần dâng lễ vật, chúng tôi đã thực sự xúc động khi được chứng kiến những tấm lòng quảng đại, sự yêu thương chân thành của hầu hết các thành phần trong giáo xứ: từ các em thiếu nhi đến những cụ già, các Dì, quý vị trong Ban hành giáo và cả những người đang gặp khó khăn… đều lên dâng của lễ, để tỏ lòng cảm thông và chia sẻ với những khó khăn mất mát của những người thiếu may mắn trong đoàn.

20h00’: Buổi văn nghệ do chính các em khuyết tật và các thiện nguyện viên trình diễn. Buổi văn nghệ này thật đơn giản nhưng đã làm cho nhiều khán giả phải rơi lệ, khi được chứng kiến những nét mặt vui tươi hào hứng và sự nhiệt huyết của các bạn khuyết tật, những con người đang mang trong mình những nỗi đau mất mát và đang từng ngày nỗ lực vươn lên để vượt qua chính những nỗi đau đó. Những hình ảnh đó như muốn truyền tải đến mọi người sứ điệp: “Hãy cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, và hãy vui tươi, tín thác mọi sự cho Chúa, Người sẽ chăm lo cho hết mọi người”…

6 giờ 30’ sáng Chúa Nhật (14.7.2013): Đoàn tổ chức đi tắm biển. Một bầu khí thật vui tươi, hào hứng được lộ rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của mỗi người. Được dìm mình trong biển cả, thiên nhiên như lôi kéo con người xích lại gần nhau hơn, xua đi những e thẹn, ngại ngùng, phân cách của những giây phút gặp nhau ban đầu. Dù là người Hà Nội hay người thôn quê, người khoẻ hay người yếu giờ đây tất cả đã thực sự trở lên anh chị em trong một đại gia đình đầy thương mến. Một tình cảnh chân thành thật hiếm có!

8h30 sáng Chúa Nhật: Đoàn hiệp dâng Thánh Lễ với các em Thiếu nhi Thánh Thể của giáo xứ. Trước Thánh Lễ khoảng 30 phút, cha Phanxicô Nam - phó xứ và Cha Giuse Thành sinh hoạt với các em. Sau đó, Thánh Lễ do Đức Cha Phêrô chủ sự, cha Thành và cha Phó xứ cùng đồng tế. Đức Cha, quý cha và toàn thể cộng đoàn cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ và dâng lời tạ ơn Chúa đã ban cho đoàn có những ngày dã ngoại nhiều niềm vui, hạnh phúc.

Sau bữa ăn trưa: Tất cả đoàn tập trung tại nhà khách của giáo xứ, Đức Cha thay mặt cho đoàn cám ơn cha Chánh, cha Phó, quý Sơ, ban hành giáo, và tất cả mọi người trong giáo xứ Sầm Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ đoàn rất nhiều cả về tinh thần và vật chất.

13 giờ: Đoàn chia tay nhau trong niềm vui rạng rỡ và đầy phấn khởi… hẹn gặp lại nhau trong những lần tới.

Mọi thành viên trong đoàn chúng con chân thành biết ơn: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, người “BỐ” kính yêu của chúng con; cha Giuse Trịnh Tiến Thành - giám đốc Tu sinh Thái Bình; cha Chánh xứ và cha Phó xứ cùng toàn thể cộng đoàn giáo xứ Sầm Sơn; biết ơn quý Thầy, quý Sơ, quý anh chị em thiện nguyện viên đã nhiệt tình hy sinh phục vụ. Nguyện xin Thiên Chúa luôn đồng hành, nâng đỡ Đức Cha, quý Cha và quý vị đã nhiệt tình giúp đỡ cho buổi dã ngoại đầy ý nghĩa này.
 
Giáo xứ Kim Ngọc: Anh ngữ mùa hè 2013
JB Quang Thái
08:54 15/07/2013
PHAN THIẾT - Sáng nay 15.7.2013, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy, chánh xứ Mũi né đến Nhà thờ Kim ngọc dâng thánh lễ bằng tiếng Anh cùng các em thiếu nhi Giáo xứ.

Xem hình ảnh

Chương trình học tiếng Anh mùa hè do quý thầy và các sinh viên Anh ngữ trường Đại học Đà Lạt đảm trách. Có 200 em thiếu nhi từ lớp 2 đến lớp 9 theo học, các lớp được phân chia theo bài trắc nghiệm từ đầu khóa. Buổi sáng, các lớp rộn ràng học và tập đọc tiếng Anh. Buổi chiều tập hát và tập đối đáp thánh lễ Anh ngữ. Hơn 45 ngày học hành, rèn luyện, các em đã tiến bộ rất nhiều. Các thầy cô sinh viên có phương pháp dạy học “chơi mà học” múa hát nhảy vui nhộn, giúp các em mạnh dạn nói tiếng Anh.

Bầu khí mùa hè thật vui vẻ, các bậc phụ huynh hài lòng, các em thiếu nhi ở Nhà thờ suốt cả tuần cùng vui chơi học hành. Cha Duy rất vui khi chủ tế thánh lễ tạ ơn, ngài giảng bằng tiếng Anh với những câu ngắn, dễ hiểu, có nhiều em hiểu gần hết và còn dịch cho các bạn nghe nữa chứ. Cuối lễ, ngài trao những phần quà cho các em học giỏi chuyên chăm, rồi tất cả mọi người cùng chụp chung tấm hình lưu niệm. Kỷ niệm lần đầu tiên có thánh lễ bằng tiếng Anh. Ai cũng cười tươi như hoa. Sau lễ, các thầy cô cùng các em lên xe buyt đi Biển Đồi Dương cắm trại vui chơi.

Cha xứ Giuse Nguyễn Hữu An rất quan tâm đến thiếu nhi, không chỉ các lớp giáo lý mà còn các lớp ngoài nhà trường nữa.

Ngày hôm qua, trong Thánh Lễ Thiếu Nhi, Chiều Chúa Nhật, Cha xứ đã phát thưởng cho các em học sinh đạt loại khá, giỏi và đậu tú tài. Quý hội đồng giáo xứ và quý thầy cô trong xứ cùng phát thưởng cho các em.

- Loại khá có 48 em: khối trung học cơ sở có 29 em, khối trung học phổ thông có 19 em (không phát cho khối tiểu học).
- Loại giỏi có 122 em: khối tiểu học có 85 em, khối trung học cơ sở có 34 em, khối trung học phổ thông có 3 em
- Đỗ tú tài có 22 em.

Thay mặt các em thiếu nhi, hết lòng cám ơn Cha Giuse, Cha Phêrô và quý Thầy Cô giáo. Lớp Anh ngữ mùa hè đem lại thật nhiều bổ ích cho các em thiếu nhi. Hy vọng hè sang năm sẽ có thêm nhiều bạn nữa cùng tham gia học Anh văn mùa hè.
 
Tu Viện Thánh Catarina, Houston, TX.
Joseph Ký Nguyễn
13:52 15/07/2013
Tường trình hình ảnh mới nhất về tu viện Thánh Catarina, Dòng Nữ Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại, tại Houston, TX. Hoa Kỳ. Tu Viện được thành lập với 7 Nữ Tu đã cao niên vào năm 1978. Đây là trụ sở chính của Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm, một chi nhánh trực thuộc Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm, Hố Nai, Biên Hoà, Việt Nam. Tạ ơn Chúa với sự bầu cử của Mẹ Vô nhiễm và Cha Thánh Đa Minh, ngày nay nhân số đã hơn 100. Không kể Tu Viện Thánh Catarina, Dòng Nữ ĐMVNHN còn có 6 tu viện nhỏ trải khắp tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

St. Catherine Convent/ Provincial House

5250 Gasmer Dr.

Houston, TX 77035

Tel: 713-723-8250

Novitiate House

1602 Adams St.

Missouri City, TX 77489

Tel: 281-403-9300

Mary Immaculate Convent

& Child Care

5900 Chippewa Blvd.

Houston, TX 77086

Tel: 281-591-6872 (Convent)

281-445-9574 (Child Care)

Fax: 281-445-6716

Our Lady of Fatima

1148 9th Ave.

Port Arthur, TX 77642

Tel: 409-985-5102

Sacred Heart House

911 Runneburg

Crosby, TX 77532

Tel: 281-328-4073

Saint Joseph

415 W. Austin St.

Port LaVaca, TX 77979

Tel: 361-552-6140 ext. 402

Saint Rosa de Lima

515 S. Saint Ludmila St.

Shiner, TX 77984

Tel: 361-594-8451

Tại Tu Viện Thánh Catarina, một Nhà Nguyện mới đang được xây dựng với 160 chỗ ngồi, thay thế cho Nhà Nguyện hiện nay chi đủ cho 50 Nữ Tu. Các Sơ hiện đang hoạt động tông đồ trong các lãnh vực: giáo dục giới trẻ, y tế, bác ái xã hội, truyền thông, và phục vụ người nghèo, trong 10 thành phố, 12 giáo xứ, 14 trường trung và tiểu học, 2 trường đại học, 2 trung tâm y tế, và một trường Mầm Non. Trường Mầm Non do Tỉnh Dòng xây dựng và quản nhiệm. Chị em nào muốn tìm hiểu Ơn Gọi Nữ Tu Đa Minh, xin liên lạc Văn Phòng Ơn Gọi, 5250 Gasmer Dr. Houston, TX 77035. ĐT: 713 723 8250, hoặc 832 277 4707. vocation@vnoptx.org

Mời quý vị xem hình ảnh do Joseph Ký Nguyễn và Mary Anh Nguyễn thực hiện:

http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634590262504/
 
Sinh hoạt mùa hè của lớp Thanh Tuyển dòng MTG Phan Thiết với các thiếu nhi họ đạo Sông Lũy
Lan Ngọc
15:38 15/07/2013
NHỚ CHUYẾN GIAO LƯU MÙA HÈ VỚI CÁC EM THIẾU NHI HỌ ĐẠO SÔNG LUỸ

Trở về hội dòng để chuẩn bị cho những ngày học và sinh hoạt hè, chị em lớp Thanh Tuyển 3 chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên trước những chiến tích, những ghi chép, hình ảnh về các hành trình đến những giáo xứ vùng cao, vùng xa của các em lớp Thanh Tuyển 1. Và chúng tôi mơ lắm một ngày sẽ được khoác chiếc áo xanh lên đường để được trải nghiệm niềm vui gặp gỡ với các thiên thần nhỏ vùng xa.

Xem Hình

Và ngày ấy đã đến! Vào Chúa Nhật ngày 14/7 vừa qua, chúng tôi lớp Thanh Tuyển 3 thuộc HD. MTG Phan Thiết đã được cùng các chị đồng hành khăn gói quả mướp đến với giáo họ Sông Luỹ, hạt Bắc Tuy. Đây là quê nhà của bạn Thanh Phương cùng lớp chúng tôi. Dù được báo trước rằng Sông Luỹ mệnh danh là “lòng chảo” có cái nắng gay nắng gắt, nóng đến hốc người và làm da đen nhay nháy nhưng chúng tôi vẫn háo hức lắm.

Sau gần hai giờ di chuyển trên xe, chị em chúng tôi đã có mặt tại Sông Luỹ. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà thờ thấp bé lụp xụp với những bức tường lấm chấm rêu phong in hằn dấu vết thời gian. Khuôn viên nhà thờ lồi lõm lởm chởm những cỏ, cát và gạch đá, nằm cạnh bên đường ray xe lửa đặc biệt được bao chắn bởi hàng rào toàn cây xương rồng. Nghe nói nhà được xây dựng từ những mới giải phóng (1975). Giờ thì cả mái và tường nhà nguyện cũng đang già đi theo tuổi của nó. Tại sân nhà nguyện đó, hơn 120 em thiếu nhi đã chỉnh tề hàng ngũ vui mừng vẫy tay chào đón chúng tôi vô cùng nồng nhiệt.

Vẫn là những trò chơi ngoài trời, những bài ca sinh hoạt, những bài múa dân vũ quen thuộc…Nhưng với lòng nhiệt huyết tin yêu luôn cháy bỏng, tất cả mọi người từ chị em chúng tôi đến các em đều hy vọng sẽ để lại cho nhau một niềm vui gặp gỡ thật đặc biệt.

Suốt cả ngày các em đã chơi thật hào hứng, thật hết mình với những trò chơi mà không hề ngần ngại khi phải đứng ngoài nắng nóng hay lăn lê bò trườn dưới đất. Chưa bao giờ chúng tôi thấy các em nhỏ ở đâu lại đơn sơ, thật thà đến thế: các em tuân thủ luật chơi rất nghiêm ngặt, đàng hoàng. Có một bạn nhỏ còn làm mọi người rất khâm phục khi nhai ngon lành mẩu dưa leo đã bị rơi lấm lem đất cát. Được hỏi tại sao em dám ăn như thế thì em hồn nhiên trả lời “vì tinh thần vui chơi đồng đội mà”. Sự nhiệt tình, hăng say và lòng khao khát của các bạn nhỏ khi tham gia các hoạt động ngoài trời, đố vui giáo lý, giao văn nghệ bỏ túi, nhỏ to chuyện trò tâm sự… đã làm chúng tôi quên đi cả cái nóng bức gay gắt của đất trời Sông Luỹ.

Nhưng rồi đã đến lúc cái nóng gay gắt như đổ lửa này cũng phải dịu lại. Vậy là một ngày sinh hoạt giao lưu giữa Thanh Tuyển HD.MTG Phan Thiết chúng tôi và các em thiếu nhi họ đạo Sông Lũy đã kết thúc. Và đến lúc mà chúng tôi phải nói lên lời tạm biệt: “Tạm biệt những cồn lũy nhấp nhô với những bụi cây xương rồng, một nét đặc trưng của vùng đất lắm Sông nhiều Luỹ. Tạm biệt những bức tượng, những bộ bàn ghế, những cái quạt trần, những ngọn đèn cũ kĩ đậm màu nắng gió trong ngôi nhà nguyện giản dị, đơn sơ và cả bức tường đã lấm rêu phong đang già đi cùng với thời gian. Tạm biệt những cụ ông, cụ bà râu tóc bạc phơ có nụ cười duyên móm mém đã đứng bên hàng rào cổ vũ và cười theo các em nhỏ vui chơi suốt cả ngày. Tạm biệt các bố, các mẹ đã giúp đỡ chúng tôi và các em về khâu ẩm thực. Và đặc biệt, tâm tình tạm biệt rất đỗi thân thương chúng tôi muốn trao gửi hết về các bạn nhỏ mến yêu của chúng tôi.

Xa rồi sao mãi nhớ! Nhớ lắm Sông Luỹ ơi! Nhớ nụ cười hồn nhiên ngây thơ của các em; nhớ ánh nhìn đơn sơ, trong vắt nơi ánh mắt đen sáng của những em da ngăm đen, sạm nắng; nhớ cái nắm tay, cái ôm ghì thật chặt; nhớ cả những câu chuyện dở dang, những lời nhỏ to tâm tình hứa hẹn…

Quả thật, một lần đến giao lưu và gặp gỡ các em nhỏ nơi đây chị em Thanh Tuyển chúng tôi đã nhận được nhiều hơn những gì đã cho đi. Chúng tôi trải qua một ngày mệt nhọc, vất vả trong tiết trời nắng nóng để mong “Gieo bước hành trình gặp gỡ Đức Ki-tô” cho các em nhỏ, nhưng chúng tôi lại nhận thấy sự đơn sơ, chân thành của các em đang ánh lên hình ảnh của Đức Ki-tô bình dị và dễ thương.

Xin cảm ơn các bạn nhỏ họ đạo Sông Luỹ rất nhiều. Giờ chúng ta phải nói lời chia xa, nhưng trong niềm hy vọng chúng ta tin tưởng rằng mỗi người sẽ mãi nhớ về nhau và nguyện mong cho tất cả luôn được VUI SỐNG TIN YÊU trong sự quan phòng của Đức Giêsu Ki-tô.

LAN NGỌC

(THANH TUYỂN HD.MTGPT)
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc mừng Tân Chủ tịch Cồng đồng Phó tế VN tại Hoa Kỳ
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
06:40 15/07/2013
LIÊN ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
THE FEDERATION OF VIETNAMESE CATHOLICS IN THE USA

CHÚC MỪNG TÂN CHỦ TỊCH CỘNG ĐỒNG PHÓ TẾ
Phó Tế PHAOLÔ HOÀNG NGỌC QUÝ

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ chúc mừng Tân Phó Tế Phaolô Hoàng Ngọc Quý (Thành Phố Forth Worth, Taxes) vừa được bầu làm Chủ Tịch Cộng Đồng Phó Tế Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2 năm (July 2013- July 2015). Xin Chúa chúc lành và ban nhiều Ơn cần thiết để Thầy Phaolô chu toàn trách nhiệm lo cho Cộng Đoàn Phó Tế và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Chân thành cám ơn Phó Tế Michael Nguyễn Kim Khánh rất nhiều đã phục vụ nhiệt tâm trong nhiệm kỳ 2 năm vừa qua cho Cộng Đoàn Phó Tế và Liên Đoàn. Xin Chúa tiếp tục ban cho Thầy và Gia Đình sức khỏe và trần đầy Ân Sủng, để Thầy tiếp tục đem những tài năng Chúa ban phục vụ cho Cộng Đồng Phó Tế, Liên Đoàn và Giáo Hội.

Xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô - Bổn Mạng Liên Đoàn, chúc lành cho các công việc mục vụ của chúng ta.
Liên đoàn.

Kính chào trong Chúa Kitô,

Philadelphia ngày 14 tháng 07 năm 2013
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tọa đàm về công trình cha Phêrô Trần Lục. Bài 1 : Diễn Từ Khai Mạc
ĐGM. Giuse Nguyễn Năng
21:23 15/07/2013
TOẠ ĐÀM VỀ CÔNG TRÌNH CHA PHÊRÔ TRẦN LỤC - Bài 1: Diễn Từ Khai Mạc

Phát Diệm, ngày 15 tháng 07 năm 2013

LTS:. Lần đầu tiên, giáo phận Phát Diệm tổ chức buổi Tọa đàm mang tính nội bộ về CÔNG TRÌNH CỤ SÁU. Buổi Tọa đàm do Đức cha Giuse Nguyễn Năng chủ tọa đã quy tụ 500 đại biểu bao gồm Linh mục đoàn Phát Diệm, Chủng sinh, tu sĩ nam nữ, Ban hành giáo, giáo viên. Dưới đây là loạt bài cấu thành nội dung buổi Tọa đàm.. Hy vọng sẽ tạo được sự quan tâm của bạn đọc xa gần, góp phần cho diễn đàn Hội thảo trong tương lai được phong phú và có chất lượng chuyên môn cao.

Lưu hành nội bộ

DIỄN TỪ KHAI MẠC

Đức Cha Giuse Nguyễn Năng

Từ nhiều năm nay, khách hành hương cũng như khách du lịch tìm đến Phát Diệm ngày càng đông để chiêm ngắm quần thể nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm, một công trình tôn giáo độc đáo mang đậm nét văn hóa Việt Nam do Cụ Sáu, tức linh mục Phêrô Trần Lục khởi công xây dựng từ năm 1875 đến khi Cụ qua đời vào năm 1899. Cụ Sáu đã để lại cho hậu thế không những một công trình kiến trúc có giá trị về kỹ thuật và nghệ thuật, mà hơn nữa, còn có những tập thơ diễn tả đức tin Kitô giáo và các nguyên tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu cũng như những kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường qua các mối tương quan hằng ngày.

Từ giữa thế kỷ XX, người ta mới nói đến từ ngữ “hội nhập văn hóa”, nhưng thật ra từ khi Tin Mừng bắt đầu được rao giảng, Hội Thánh luôn quan tâm làm sao cho Tin Mừng đi vào lòng văn hóa các dân tộc. Đức tin không phải là chuyện bên lề cuộc sống, được thêm vào đời sống như một chuyện ngoại tại; trái lại, đức tin cần thẩm thấu và hội nhập vào toàn thể cuộc sống để biến đổi con người, từ não trạng, cách suy nghĩ, tâm tư tình cảm, đến mọi hành vi và ứng xử. Khi Tin Mừng gặp gỡ một môi trường văn hóa, dần dần đức tin cũng biến đổi văn hóa và mặc cho chúng những ý nghĩa Kitô giáo.

Hội nhập văn hóa là một hoạt động hai chiều: “Qua hội nhập văn hóa, Giáo Hội làm cho Tin Mừng nhập thể vào các nền văn hóa khác nhau và đồng thời dẫn đưa các dân tộc cùng với các nền văn hóa của họ vào cộng đoàn Kitô hữu. Giáo Hội truyền thông cho các dân tộc những giá trị của mình, đồng thời đón nhận những gì tốt đẹp trong các nền văn hóa đó và đổi mới chúng từ bên trong.” (Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc, số 52).

Trong Năm Đức Tin, các Kitô hữu không những cử hành và tuyên xưng đức tin, mà còn có nhiệm vụ phát huy di sản đức tin của những bậc tiền nhân. Một câu hỏi được đặt ra như một “dụng cụ để làm việc”: phải chăng công trình của Cụ Sáu đã thể hiện được một điều mà Giáo Hội hằng mong ước, đó là đem đức tin vào văn hóa, và nâng văn hóa lên tầm của Tin Mừng? Nói cách khác, công trình kiến trúc và thơ văn của Cụ Sáu có thực hiện được điều này chăng: diễn tả đức tin bằng những nét văn hóa Việt Nam, và ngược lại, những nét của văn hóa Việt Nam cũng đã được đón nhận và thanh luyện để chuyển tải nội dung đức tin Kitô giáo?

Đây không phải là chuyện bàn luận của kẻ nhàn cư hoặc mang tính hàn lâm bác học, nhưng là một yêu cầu bức thiết của hoạt động truyền giáo. “Ðức tin mà không trở thành văn hóa là đức tin chưa được chấp nhận hoàn toàn, chưa được suy cho thấu và chưa được sống tới cùng.” (ÐTC Gioan-Phaolô II, Thư thành lập Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, ngày 20.5.1982).

Sứ vụ loan báo Tin Mừng đòi hỏi Hội Thánh quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hội nhập văn hóa: một mặt, Tin Mừng cần được diễn tả bằng những chất liệu và sắc thái độc đáo của mỗi nền văn hóa; mặt khác người tín hữu có nhiệm vụ tạo cơ hội để Tin Mừng thanh luyện và chiếu sáng các vùng tối nơi mỗi nền văn hóa: “Tin Mừng không ngừng thanh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Nhờ thiên ân, Tin Mừng phong phú hóa, từ bên trong, những phẩm tính thiêng liêng và những đặc tính của mỗi dân tộc và mỗi thời đại. Tin Mừng củng cố, bổ túc và tái tạo chúng trong Đức Kitô.” (Công đồng Vaticanô II, hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 58).

Các nghị phụ trong Thượng hội đồng Giám mục về châu Á “ý thức nhu cầu thúc bách của các Giáo Hội địa phương ở châu Á là làm sao giới thiệu mầu nhiệm Đức Kitô cho dân tộc mình theo những mô hình văn hoá và theo những cách tư duy của họ. Các ngài đã chỉ ra rằng cuộc hội nhập văn hoá của đức tin trên lục địa này phải dẫn đến việc khám phá lại diện mạo Á Châu của Đức Giêsu, đồng thời phải tìm ra những phương cách mà nhờ đó các nền văn hoá Á Châu có thể nắm bắt được ý nghĩa cứu độ phổ quát của mầu nhiệm về Đức Giêsu và về Giáo Hội của Người.” (Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, tông huấn Giáo Hội tại châu Á, số 20).

Như vậy mục vụ văn hóa trở thành một nhu cầu khẩn thiết trong sứ vụ loan báo Tin Mừng hôm nay. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại tư tưởng của các vị giáo hoàng gần đây: “Chắc chắn, sự rạn nứt giữa Tin Mừng và văn hóa là một bi kịch”.

Mục đích của buổi họp mặt này là tìm hiểu về công trình của Cụ Sáu trên bình diện đức tin và văn hóa, để từ đó thế hệ Kitô hữu hôm nay biết noi gương tiền nhân diễn tả và sống đức tin theo văn hóa Việt Nam; đồng thời, khi nỗ lực thể hiện các giá trị đạo đức của Tin Mừng trong những mối tương giao và chọn lựa hằng ngày, các Kitô hữu cũng dần dần biến đổi lối sống của văn hóa dân gian thành “văn minh của tình thương và sự sống” (Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể các tín hữu: Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống).

Nguyện xin Thần Khí sáng tạo mở ra cho tâm hồn con người những chân trời mới để những giá trị chân thiện mỹ của văn hóa tự nhiên và Chân Thiện Mỹ của Tin Mừng gặp nhau trong sự hài hòa của Thần Khí, vì Ngài chính là sự hài hòa.

+ GM Giuse Nguyễn Năng

Ngày mai bài 2: Đôi Lời Dẫn Nhập - LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ La Vang
Diệp Hải Dung, Australia
21:20 15/07/2013
MẸ LA VANG
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Từ trên Tòa chốn Thiên cung,
Hiện ra Mẹ đã không ngừng chở che.
(Trích thơ của Trần Thanh Bình)