Ngày 14-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:48 14/07/2014
ĐIỂM KHỞI ĐẦU, ĐIỂM CUỐI
N2T

Chim sẻ hỏi:
- “Sự chết thật có nhiều sợ hãi không?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Cái này con cần phải hỏi con, con đặt sự chết ở điểm khởi đầu hay điểm cuối ?”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Nói đến sự chết ai mà không sợ, nhưng có những vị thánh không sợ chết, mà trái lại, ngày ngày các ngài đều suy gẫm về sự chết.
Nếu chúng ta đặt sự chết ở điểm khởi đầu, có nghĩa là chúng ta xác tín: “Chết không phải là hết, mà là bắt đầu cuộc sống mới”, tức là cuộc sống vĩnh cữu với Thiên Chúa, thì không có gì đáng sợ hãi, bởi vì khi chúng ta đã xác tín như thế thì chúng ta luôn tìm điều lành để làm và tránh điều ác
Còn nếu chúng ta đặt sự chết ở điểm cuối, có nghĩa là chết là hết, thì thật là đáng sợ hãi, bởi vì khi chúng ta đặt sự chết ở điểm cuối thì chúng ta sẽ sống trong ích kỷ, không nghĩ đến sự chết và do đó mà dễ dàng sống trong tội...
Giáo Hội dạy chúng ta tin rằng sau khi chết thì có phán xét, phán xét rồi thì hoặc là hưởng phúc thiên đàng đời đời với Thiên Chúa, hoặc là bị án phạt hỏa ngục đời đời với ma quỷ.
“Vì chính khi chết đi là lúc vui sống muôn đời…”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:51 14/07/2014
N2T

23. Lạy Đức Chúa Giê-su, Ngài là nguyên nhân của tình yêu đến cuồng nhiệt.

(Thánh Madeleine Barat)
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Ba dụ ngôn : Lúa cỏ lùng,hạt cải và nắm men
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:54 14/07/2014
Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 13, 24-43

BA DỤ NGÔN: LÚA CỎ LÙNG, HẠT CẢI và NẮM MEN.

Chúa Nhật XV thường niên, năm A cho chúng ta nghe tiếp về ba dụ ngôn tiếp theo dụ ngôn người gieo giống mà Giáo Hội trình bày tuần trước.Đó là ba dụ ngôn nhỏ về “Lúa và Cỏ lùng; Hạt cải ; Nắm men “. Ba dụ ngôn này có liên quan tới mầu nhiệm Nước Trời làm cho ngưiời Do Thái lúc đó thắc mắc :” Nước Thiên Chúa hay Nước Trời lại bắt đầu từ những sự kiện, những điều xem ra tầm thường như thế sao ?”.

Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn để trả lời cho người Do Thái, cho nhân loại về câu thắc mắc đó. Dụ ngôn cỏ lùng, hay cỏ dại được gieo vào ruộng lúa, làm cho lúa,cỏ lùng, cỏ dại lẫn lộn với nhau. Chúa Giêsu đã giải thích dụ ngôn này một cách thật tỉ mỉ, rõ ràng như dụ ngôn người gieo giống. Chúa Giêsu muốn nói rằng cỏ lùng và lúa giống như người lành kẻ dữ trong Nước Trời khi còn sống ở thế giới, sống nơi trần gian.Dụ ngôn “ Hạt cải “ cho thấy Nước Trời manh nha xem ra bé nhỏ nhưng sẽ lớn lên mạnh mẽ và vĩ đại hoành tráng biết bao! Dụ ngôn men bột cho thấy sự thấm nhập âm thầm, nhẹ nhàng nhưng lại rất mãnh mẽ của Lời Chúa giữa dòng đời, giữa lòng thế giới.Tất cả ba dụ ngôn này đều cho chúng ta thấy sự tương phản của Nước Trời: người Do Thái thắc mắc vì họ không tin tại sao Nước Thiên Chúa lại khởi đầu xem ra tầm thường như thế. Tuy nhiên kết cục Nước Trời lớn mạnh ngoài sự tưởng tượng, ngoài sự suy nghĩ của con người. Do đó, con người chỉ có thể được đón nhận vào Nước Trời khi họ biết tin tưởng vào Chúa mặc dù thấy Ngài làm những việc xem ra rất tầm thường.Thực tế, với ba dụ ngôn trong bảy dụ ngôn nó về Nước Trời mà Tin Mừng thuật lại, Chúa Giêsu trình bày rõ ràng về mầu nhiệm Nước Trời. Vâng, Nước Thiên Chúa bắt đầu âm thầm, nhỏ bé, nhẹ nhàng nhưng phát triển rất mạnh mẽ, sâu xa. Con người phải kiên nhẫn, không vội vàng, không nôn nóng, đợi chờ, thời gian sẽ trả lời cho con người.

Trong ba dụ ngôn này, Chúa Giêsu lấy ví dụ rất thực tế trong xã hội: cỏ lùng, cỏ dại gọi chung tên của các loài cỏ gây hại cho mùa màng. Chúa Giêsu khi nói cỏ lùng, cỏ dại muốn ám chỉ đến những kẻ gian ác, ma quỷ, ranh ma sống chung với những người ngay lành, công chính vv…Chúa Giêsu biết rõ người lành kẻ dữ sống chung nhưng Ngài nói đừng nôn nóng, vội vàng nhưng hãy kiên trì chờ đợi. Quyền xét xứ tối thượng là của Thiên Chúa. Ngày ấy sẽ là ngày tận thế như Tin Mừng thánh Matthêu đoạn nói về Ngày Chung Thẩm diễn tả. Hạt cải bé tí nhưng mọc lên lại to, ở đây có ý phóng đại để nói lên tính cách mạnh mẽ, vĩ đại của Nước Trời theo văn chương khải huyền quen dùng trong Cựu Ước để giúp người Do Thái nhận ra và tin vào Chúa Giêsu. Men trong bột cũng vậy ! Chúa Giêsu có ý dùng cách loại suy, so sánh. Men hiểu theo phẩm, chất lượng so với bột là thế giới.Tuy nhiên, Lời Chúa sẽ phát triển mạnh mẽ và lan tràn ra khắp cùng thế giới.

Chúa Giêsu muốn cho nhân loại hay rằng Nước Trời đã được thiết lập khi Ngài hiện diện nơi trần gian này.Tuy nhiên, có người đón nhận, có người không. Cánh đồng lúa đang chín vàng, cần có nhiều thợ gặt lành nghề để mở mang Nước Thiên Chúa. Chúng ta đừng nhìn cách tiêu cực những sự không tốt của nhân loại hay ngay cả của Giáo Hội nhưng chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi và mau mắn cộng tác với những ai thành tâm thiện chí làm cho Lời Chúa nẩy nở, trở thành hiện thực hơn nơi chính bản thân mình, nơi gia đình, nơi giáo họ, giáo xứ và nơi xã hội con người.

Luc Fritz viết :” Đức Giêsu dạy bảo những kẻ đến nghe Người giảng dạy.Người ví Nước Trời với chuyện một người nọ đã gieo hạt giống tốt trong ruộng mình.Thửa đất đã được gieo hứa hẹn một mùa bội thu.Nhưng kẻ thù đã lẻn vào.Nó gieo cỏ lùng vào giữa lúa, để cho ác tâm của nó tha hồ thao túng. Vậy phải làm sao đây ? Phải nhổ cỏ lùng đi chăng ? Chủ ruộng kêu gọi các đầy tớ mình nên nhẫn nại : đến ngày mùa, lúa tốt sẽ được chọn để thu về.Đôi khi chúng ta tỏ ra chán ngán trước cảnh bất ổn của thế giới:tại sao bao nhiêu người phải khổ ? Tại sao Thiên Chúa không khiến cho bạo lực chấm dứt ? Tin Mừng hôm nay gợi mở một hướng suy tư nhằm bảo vệ thu hoạch, cho phép tất cả phần lúa tốt có thể đạt mức chín vàng, để tâm hồn ai nấy có cơ may mở ra với điều thiện hảo. Có lẽ chúng ta dễ dàng đi vào mầu nhiệm này hơn nếu nghĩ rằng thửa đất được Thiên Chúa gieo giống rồi bị kẻ thù tấn công là chính quả tim của chúng ta.Chúng ta cần có thì giờ, rất nhiều thì giờ, để cho quả tim mình, bị tội như cỏ lùng làm tổn thương, chịu để tai nghe Thần Khí nói lên ý muốn của Người là chính ý muốn của Thiên Chúa”.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã thiết lập Nước Trời ở trần gian.Chúa qui tụ tất cả mọi người: người lành kẻ dữ, không loại trừ ai và kêu gọi mọi người hoán cải trở về với Chúa. Xin cho chúng con luôn có tâm hồn mở rộng, quảng đại và có cái nhìn tốt, tích cực về Hội Thánh, đồng thời tôn trọng sự tự do của người khác như Chúa đã luôn yêu thương, tha thứ và tôn trọng sự tự do của tha nhân.Xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn biết kiên nhẫn đợi chờ và không vội vàng, nóng nảy vì Nước Trời cứ tiệm tiến lớn lên. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Dụ ngôn cỏ dại, cỏ lùng nói lên điều gì ?
2.Tại sao người Do Thái lại thắc mắc khi Chúa ví Nước Trời giống như hạt cải ?
3.Men trong bột có nghĩa gì ?
4.Tại sao chúng ta phải kiên nhẫn đợi chờ chứ không nóng vội đón nhận Nước Trời ?
5.Đối với Lời Chúa chúng ta đã có thái độ nào ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng đã nhận hàng ''tấn'' thư từ !
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
17:12 14/07/2014
Đức Giáo Hoàng có thư. ... .. và rất nhiều thư. Hàng ngàn lá thư nhận được mỗi tuần tại Bưu điện của Vatican. Chúng được phân loại từng cái một. .. ngay tại đây.

Cha Stefano Bortolato thuộc Bưu điện Vatican cho biết "Những lá thư này được gởi cho Đức Giáo Hoàng, các phòng ban của Vatican, các giám mục và Hồng Y cư ngụ tại Vatican."

Người ta ước tính rằng mỗi tuần, Đức Thánh Cha nhận được khoảng 6.000 lá thư, như vậy mỗi năm Ngài nhận khoảng 300.000 bức thư. Các nhân viên lựa riêng thư của Đức Giáo Hoàng sang một bên, và sau đó trao tận tay cho các cộng tác viên của ngài tại Bộ Ngoại giao Tòa Thánh.

Cha Stefano Bortolato cho biết thêm: "Chúng tôi không biết những những bức thư nói gì vì chúng tôi không mở chúng và khi Đức Giáo Hoàng đọc những lá thư này chúng tôi không có ở đó. Điều mà chúng tôi biết là Đức Giáo Hoàng nhận thư trực tiếp, mở thư và đọc một số lá thư"

Trong tư cách là một nhà nước độc lập, Vatican có bưu điện riêng của mình. Bưu điện này gửi và nhận thư từ khắp các nơi trên thế giới.

“Nếu bạn viết thư cho Đức Giáo Hoàng, chính xác bạn sẽ viết gì trong đó?"

Một người đang có mặt tại Bưu điện Vatican nói:

“Tôi sẽ thỉnh cầu Ngài cầu nguyện cho hòa bình thế giới."

Mặc dù ngày nay, thật là dễ dàng viết một e-mail hoặc thậm chí gửi đi một tweet, Đức Giáo Hoàng thích liên lạc theo lối xưa. Cho dù, đó là bằng cách gọi điện thoại, hay trả lời thư trực tiếp.

Một khách hành hương đang có mặt tại Bưu điện Vatican nhận xét:

"Tôi nghĩ rằng điều này đáng kinh ngạc. Đức Giáo Hoàng này rất khác so với Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm và Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ."

Vatican có hệ thống để xác minh những lá thư nào là hợp lệ. Với những lá thư xin yểm trợ tài chính, chẳng hạn, những thư gởi từ các giáo xứ hay giáo phận thì được coi trọng hơn. Nhưng hầu hết, chỉ đơn giản là xin cầu nguyện.

Cha Stefano Bortolato nói tiếp: "Chỉ cần nhìn các địa chỉ trên các lá thư, chúng tôi có thể nhận ra rằng kể từ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu lên, chúng tôi đã nhận được nhiều thư từ châu Mỹ La tinh hơn."

Ở đây, tại quốc gia nhỏ nhất thế giới, trớ trêu thay thư từ lại nhận được từ khắp mọi chân trời gó bể của thế giới. Mặc dù phải chen vai thích cánh với hàng chục ngàn bức thư, người ta vẫn hy vọng rằng bức thư của họ, chỉ cần một bước nữa thôi... dán tem rồi sẽ đến thẳng bàn làm việc của Đức Giáo Hoàng.
 
Anh giáo bỏ phiếu ủng hộ phụ nữ làm giám mục
Chỉnh Trần, S.J.
22:23 14/07/2014
Anh giáo bỏ phiếu ủng hộ phụ nữ làm giám mục

Anh Giáo đã bỏ phiếu mở đường cho việc truyền chức giám mục cho phụ nữ. Động thái này đã đánh dấu một sự rạn nứt nghiêm trọng đối với truyền thống của Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính thống giáo và được xem như một trở ngại chính đối với tiến trình hiệp nhất Kitô giáo.

Giáo Hội Anh Giáo đã bỏ phiếu ủng hộ việc truyền chức giám mục cho phụ nữ tại Thượng Hội đồng của Giáo Hội này vào ngày 14 tháng 07 vừa qua sau 2 thập kỷ thảo luận và tranh cãi vốn gây nên nhiều chia rẽ trong liên hiệp Anh giáo.

“Hôm nay là ngày hoàn tất những gì đã được khởi sự cách đây hơn 20 năm với việc truyền chức linh mục cho phụ nữ. Tôi rất vui mừng vì kết quả hôm nay,” Tổng Giám mục thành Canterbury Justin Welby, lãnh đạo tinh thần của 80 triệu tín hữu Anh giáo nói.

Quyết định này đánh dấu một sự rạn nứt nghiêm trọng với truyền thống 2000 năm của Kitô giáo vốn vẫn được Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống giáo giữ gìn.

Thượng Hội đồng là cơ quan quản trị cao nhất của Giáo Hội Anh Giáo. Một kiến nghị chỉ được thông qua với 2/3 số phiếu ủng hộ của 3 hội đồng trong Thượng Hội đồng gồm: hội đồng giám mục, hội đồng linh mục và hội đồng giáo dân.

Kết quả của cuộc bỏ phiếu như sau:

Hội đồng giám mục: 37 phiếu thuận, 2 phiếu chống, 1 phiếu trắng.

Hội đồng linh mục: 162 phiếu thuận, 25 phiếu chống, 4 phiếu trắng.

Hội đồng giáo dân: 152 phiếu thuận, 45 phiếu chống, 5 phiếu trắng.

Kết quả này cho thấy 351 thành viên của 3 hội đồng đã bỏ phiếu thuận trong khi 72 thành viên bỏ phiếu chống và 10 thành viên bỏ phiếu trắng.

Thượng Hội đồng đã bỏ phiếu chống lại việc truyền chức giám mục cho phụ nữ với số phiếu sít sao vào ngày 20 tháng 11 năm 2012 nhờ vào số phiếu của hội đồng giáo dân (132 phiếu thuận và 70 phiếu chống). Tuy nhiên, kêt quả bỏ phiếu hôm nay không gây nhiều ngạc nhiên.

Quyết định này được thông qua sau nhiều năm thảo luận và tranh cãi nảy lửa trong Giáo Hội Anh Giáo. Giáo Hội này đã truyền chức linh mục cho phụ nữ từ năm 1994 và điều này đã gây ra nhiều chia rẽ nghiêm trọng trong Giáo Hội. Thực vậy, khoảng 4-500 linh mục và hàng ngàn giáo dân đã quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo Rôma và nhiều người trong số họ đang phục vụ trong tư cách là linh mục bao gồm cả hàng trăm người đã lập gia đình.

Các Giáo Hội khác trong Liên hiệp Anh giáo như Úc, New Zealand, Hoa kỳ và Nam Phi đã truyền chức giám mục cho phụ nữ nhưng quyết định của Giáo Hội Anh Giáo mang một ý nghĩa đặc biệt vì vị thế lịch sử và lãnh đạo của Giáo Hội này trong Liên hiệp Anh giáo thế giới với khoảng 80 triệu thành viên.

Quyết định này tạo nên một sự rạn nứt nghiêm trọng với truyền thống Kitô giáo của Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính thống giáo vốn chiếm đa số trong cộng đồng Kitô giáo. Nó làm cho khả thể về một sự hiệp nhất hữu hình giữa Anh giáo với Giáo Hội Công Giáo trở nên xa vời dẫu cho khả thể hiệp nhất này đã xuất hiện ngay sau công đồng Vatican II (1962-1965). Các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II, Bênêđictô XVI và Phanxicô đều khẳng định rằng việc truyền chức linh mục và giám mục cho phụ nữ không thể tương hợp với truyền thống và giáo lý Kitô giáo.

Quyết định của Giáo Hội Anh Giáo cần phải được cả hai Viện của Quốc hội phê chuẩn cũng như phải được sự chấp thuận của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
 
Thiên Chúa là sức mạnh của các bệnh nhân
Linh Tiến Khải
09:49 14/07/2014
ROMA: Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các bệnh nhân nhà thương bách khoa Gemelli can đảm làm chứng cho thấy chỉ có Thiên Chúa mới là sức mạnh của họ.

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp video, mà ban giám đốc nhà thương đã cho trình chiếu cho các bệnh nhân xem sáng Chúa Nhật 13-7-2014. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha bầy tỏ tiếc nuối đã không thể đến thằm các bệnh nhân tại nhà thương Bách khoa Gemelli, như đã dự kiến ngày 27-6-2014, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập nhà thương này.

Ngài hiểu sự vỡ mộng của các bệnh nhân, bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế đã cố gắng chuẩn bị mọi sự cho cuộc viếng thăm, nhất là không được cùng ngài cầu nguyện trong thánh lễ đáng lẽ do ngài chủ sự. Mọi sự đã sẵn sàng, nhưng ngay từ ban sáng hôm ấy Đức Thánh Cha đã bị nhức đầu, và ít phút trước khi khởi hành cơn đau đầu mạnh hơn ban đầu khiến ngài bị ói, nên phải bỏ chương trình viếng thăm.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha nói: Mùa hè là thời gian khó khăn hơn cho các bệnh nhân, đặc biệt là người già và người bệnh cô đơn, trong các thành phố lớn. Chính vì tôi lại càng muốn gặp gỡ các bệnh nhân hơn nữa. Nhưng chúng ta không là chủ cuộc sống của mình và muốn định liệu nó theo ý mình. Cần phải biết chấp nhận các giòn mỏng của con người thôi. Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người biết vun trồng việc nếm hưởng các điều của Thiên Chúa, và làm chứng rằng chỉ có Chúa là sức mạnh của mình mà thôi. Với kinh nghiệm sự giòn mỏng của mình các bệnh nhân có thể làm chứng cho thấy Tin Mừng, tình yêu thương xót của Thiên Chúa Cha qúy báu như thiện ích của sự sống, chứ không phải tiền bạc và quyền bính. Cả khi con người là nhân vật quan trọng tới đâu đi nữa, nó cũng không thể kéo dài cuộc sống của mình cho dù chỉ là một ngày. Đức Thánh Cha cám ơn các bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ tại nhà thương bách khoa Gemelli, cũng như các tín hữu đến từ Milano, Brescia, Piacenza và Cremona cho địp này. Ngài phó thác mọi người cho Mẹ Maria và xin họ cầu nguyện cho ngài (SD 13-7-2014)
 
Đức Thánh Cha tái kêu gọi cầu nguyện và hoạt động cho hòa bình tại Thánh Địa
Linh Tiến Khải
09:51 14/07/2014
Trong buổi đọc Kin Truyền Tin với tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã lại mời gọi mọi người cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, Ngài khích lệ các giới chức chính trị làm mọi cố gắng có thể để đem lại hòa bình cho dân chúng vùng này. Đức Thánh Cha nói:

”Dưới ánh sáng của các biến cố thê thảm xảy ra trong các ngày vừa qua, tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi người tiếp tục khấn khoản cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa. Tôi còn trong ký ức kỷ niệm sống động của cuộc gặp gỡ ngày mùng 8 tháng 6 vừa qua với Đức Thượng Phụ Bartolomaios, tổng thống Peres và tổng thống Abbas, và cùng với các vị chúng ta đã khẩn nài ơn hòa bình và lắng nghe lời mời gọi bẻ gẫy vòng xoáy của thù hận và bạo lực. Có người có thể nghĩ rằng cuộc gặp gỡ ấy vô ích. Trái lại không, bởi vì lời cầu nguyện giúp chúng ta không để cho sự dữ chiến thắng, cũng không chịu trận để cho bạo lực và oán thù thắng trên đối thoại và hòa giải. Tôi khích lệ tất cả những ai có trách nhiệm chính trị trên bình diện địa phương và quốc tế đừng tiết kiệm lời cầu nguyện và bất cứ cố gắng nào để chấm dứt mọi thù nghịch và theo đuổi hòa bình ước mong cho thiên ích của mọi người. Và tôi mời tất cả hiệp nhất trong lời cầu nguyện.”

Đức Thánh Cha và mọi người đã thinh lặng một chút, rồi ngài nói lên lời nguyện sau đây: ”Giờ đây lậy Chúa, xin Chúa giúp chúng con. Xin Chúa ban hòa bình, xin Chúa dậy chúng con hòa bình, xin Chúa hướng dẫn chúng con tới hòa bình. Xin mở mắt và trái tim chúng con và ban cho chúng con sự can đảm nói ”không bao giờ chiến tranh nữa”. Với chiến tranh mọi sự đều bị tàn phá, Xin đổ vào trong chúng con sự can đảm có các cử chỉ cụ thể để xây dựng hòa bình. Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân, xin chúng con biến đổi khí giới thành các dụng cụ của hòa bình, các sợ hãi của chúng con thành niềm tin tưởng và các căng thẳng của chúng con thành sư tha thứ. Amen.”

Trước đó trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích dụ ngôn người gieo giống mà Chúa Giêsu đã giảng cho dân chúng bên bờ hồ Galilea. Khi thấy dân chúng qúa đông bao quanh, Ngài lên một chiếc thuyền, ra xa bờ một chút và từ đó giảng dậy họ. Chúa Giêsu dùng các dụ ngôn là một thứ ngôn ngữ dễ hiểu đối với tất cả mọi người, với các hình ảnh lấy từ thiên nhiên và các hoàn cảnh cuộc sống thường ngày.

Dụ ngôn dầu tiên dẫn vào các dụ ngôn là dụ ngôn người gieo giống ném hạt vung vãi trên mọi loại đất. Đức Thánh Cha nói:

Và nhân vật chính đích thật của dụ ngôn là hạt giống, sản xuất ra ít nhiều hạt tùy theo mảnh đất mà nó rơi xuống. Ba mảnh đất đầu tiên không sản xuất: dọc theo đường đi hạt giống bị chim trời ăn mất; trên đất sỏi đá các mộng bị khô héo ngay vì không có rễ; giữa các bụi gai hạt giống bị gai làm chết ngộp. Mảnh đất thứ tư là đất tốt và chỉ ở đó hạt giống mới đâm rễ và sinh hạt.

Trong trường hợp ở đây Chúa Giêsu không chỉ hạn chế ở việc trình bầy dụ ngôn, mà cũng giải thích cho các môn đệ nữa. Hạt rơi trên đường ám chỉ những người lắng nghe loan báo Nước Thiên Chúa, nhưng không tiếp nhận nó; như thế Kẻ Dữ đến và lấy mất đi. Thật vậy, Kẻ Dữ không muốn rằng hạt giống Tin Mừng nẩy mầm trong trái tim con người. Đó là so sánh thứ nhất.

So sánh thứ hai là hạt giống rơi trên đá: nó diễn tả những người lắng nghe lời Chúa và tiếp nhận ngay lập tức, nhưng một cách hời hợt, bởi vì họ không có rễ và không kiên trì; khi các khó khăn và bách hại xảy đến, những người này bị đốn ngã ngay. Trường hợp thứ ba là hạt giống rơi vào giữa càc bụi gai: Chúa Giêsu giải thích rằng nó ám chỉ các người lắng nghe lời Người, nhưng vì các lo lắng trần tục và sự cám dỗ của giầu sang nó bị chết ngộp. Sau cùng hạt giống rơi trện đất phì nhiêu diễn tả những người lắng nghe lời, tiếp nhận nó, giữ gìn nó và hiểu nó, và nó sinh bông hạt. Mô thức hoàn thiện nhất của thửa đất tốt này là Đức Trinh Nữ Maria.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Dụ ngôn này nói với chúng ta ngày nay, như đã nói với những người lắng nghe Chúa Giêsu cách đây hai ngàn năm. Nó nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta là thừa đất, nơi Chúa không mệt mỏi ném hạt giống Lời Người và tình yêu của Người. Chúng ta tiếp nhận nó với các sẵn sàng nào? Con tim của chúng ta ra sao? Và chúng ta có thể tự hỏi nó giống thửa đất nào: một con đường, một thửa đất sỏi đá, một bụi gai? Tùy nơi chúng ta trở thành thửa đất tốt không có các bụi gai, không có đá sỏi, nhưng đã đựơc vỡ đất và trồng tỉa cẩn thận, để có thể đơm bông hạt tốt lành cho chính chúng ta và cho các anh chị em khác. Ở đây sẽ tốt cho chúng ta đừng quên rằng cả chúng ta cũng là các người gieo giống. Loại hạt nào ra khỏi con tim và miệng chúng ta? Các lời nói của chúng ta có thể mang lại biết bao thiện ích cũng như biết bao sự dữ! Chúng có thể chữa lành và cũng có thể gây thương tích; chúng có thể khích lệ và có thể đè bẹp. Xin anh chị em hãy nhó điều quan trọng không phải là cái đi vào, mà là cái ra khỏi miệng và trái tim. Với gương của Người xin Đức Mẹ giúp chúng ta đón nhận Lời, giữ gìn nó và làm cho nó phong phú nơi tha nhân”.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Tuyền Tin Đức Thánh Cha đã chào mọi người và nhắc tới ”Chúa Nhật Biển”. Ngài nghĩ tới những người sống về nghề biển, các người đánh cá, và gia đình họ. Đức Thánh Cha khích lệ các cộng đoàn kitô, đặc biệt các cộng đoàn vùng duyên hải, để họ lưu tâm và nhạy cảm đối với các anh chị em này. Ngài cũng xin các linh mục tuyên úy và các thiện nguyện viên của tổ chức Tông Đồ Biển tiếp tục dấn thân trong việc săn sóc mục vụ cho các anh chị em này. Đức Thánh Cha phó thác tất cả mọi người, cách riêng những ai đang gặp khó khăn và sống xa nhà, cho sự che chở hiền mẫu của Mẹ Maria Sao Biển.

Chào các tu sĩ nam nữ dòng thánh Camillo de Lellis trong năm kỷ niệm biến cố thánh nhân qua đời ngày mùng 4 tháng 7 cách đây 400 năm, Đức Thánh Cha xin các vị tiếp tục là dấu chỉ của Chúa Giêsu, như người Samaritano nhân lành cúi xuống trên các thương tích thể xác và tinh thấn của nhân loại khổ đau để đổ dầu an ủi và rượu hy vọng. Ngài cầu chúc các tu sĩ cũng như các nhân viên y tế hoat động trong các nhà thương và nhà săn sóc của dòng luôn ngày càng lớn lên trong đặc sủng bác ái bên cạnh các bệnh nhân.
 
Không chấp nhận chính trị loại bỏ
Linh Tiến Khải
09:52 14/07/2014
VATICAN: Cần phải đem con người trở lại trung tâm của xã hội, tư tưởng và suy tư, để đừng rơi vào chủ thuyết giản lược nhân chủng học.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên sau bữa ăn trưa với các tham dự viên ngày hội học về ”nền kinh tế bao gồm” do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình cùng tổ chức với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong nội thành Vaticăng ngày thứ bẩy 12-7-2014. Tham dự ngày hội học đã có 70 chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ban trưa các tham dự viên đã dùng bữa với Đức Thánh Cha trong nhà trọ Thánh Marta.

Lấy lại hình ảnh của nho sau khi được chưng cất trở thành rượu mạnh Grappa, Đức Thánh Cha cảnh báo nguy cơ con người đánh mất đi bản chất là người đích thực của mình, vì bị biến thành một dụng cụ. Trở thành một dụng cụ của hệ thống xã hội, kinh tế, một hệ thống trong đó thống trị các mất quân bình cuộc sống. Khi con người mất đi nhân tính, thì cái gì chờ đợi chúng ta? Xảy ra điều mà tôi gọi là một đường lối chính trị, một xã hội học, một thái độ của sự loại bỏ. Người ta loại bỏ cái không cần cho điều này, bởi vì con người không còn ở trung tâm nữa... Người ta loại bỏ trẻ em, bởi vì mức sinh - ít nhất tại Âu châu - thì chúng ta tất cả đều biết rồi. Người ta loại bỏ người già, vì họ không dùng được nữa. Và bây giờ người ta loại bỏ cả một thế hệ người trẻ, và đây là điều vô cùng nghiêm trọng: tôi trông thấy con số 75 triệu người trẻ thất nghiệp, dưới 25 tuổi. Họ là các người trẻ không được học hành và không có công ăn việc làm. Họ không được học hành vì không có khả thể, họ không làm việc vì không có việc. Đó là một gạt bỏ khác. Gạt bỏ tới sẽ là cái gì? Xin cám ơn sự đóng góp của qúy vị cho nỗ lực đưa con người trở lại trung tâm của cuộc sống. Con người là vua của vũ trụ. Đây không phải là thần học và triết lý, mà là một thực tại nhân bản (SD 13-7-2014)
 
Top Stories
Chine: Le pape nomme trois évêques auxiliaires à Hongkong et maintient le cardinal Tong à la tête du diocèse pour trois ans
Eglises d'Asie
08:58 14/07/2014
L’annonce a été communiquée en même temps à Rome et à Hongkong: le 11 juillet dernier, à midi heure de Rome et six heures du soir heure locale, le pape François a nommé trois évêques auxiliaires pour le diocèse de Hongkong. Il a aussi demandé au cardinal John Tong Hon, qui est l’évêque du lieu depuis 2009 et qui fêtera son 75ème anniversaire ce 31 juillet, de rester en fonction trois années supplémentaires.

En 2009, quasiment dès son entrée en fonction, le cardinal Tong avait appelé à ses côtés trois vicaires généraux pour l’épauler dans sa mission. A l’approche de son 75ème anniversaire, date à laquelle les règles de l’Eglise catholique imposent à tout évêque de remettre sa démission au Saint-Père, à charge pour ce dernier de l’accepter ou non, les milieux ecclésiaux attendaient les nominations qui allaient être faites. Celles-ci n’ont donc pas constitué une surprise mais elles reflètent cependant des équilibres subtils et témoignent de la volonté de l’Eglise de rester un acteur important de la vie de la cité, y compris sur le plan politique.

Sur les trois vicaires généraux jusqu’à lors en poste, un seul devient évêque auxiliaire, tandis que deux nouvelles personnalités ont été choisies pour devenir évêques auxiliaires. Le Saint-Siège n’a toutefois pas choisi de nommer l’un des trois évêque coadjuteur, laissant ainsi ouverte la succession du cardinal Tong – qui devrait donc intervenir d’ici l’été 2017.

Le P. Michael Yeung Ming-cheung, qui fêtera ses 68 ans en décembre prochain, était, en tant que vicaire général, plus particulièrement responsable de l’administration diocésaine et des organes de communication et d’information du diocèse de Hongkong. Il devient évêque auxiliaire. Bien que né à Shanghai, son expérience de l’Eglise de Chine est plutôt mince, sinon à travers ses responsabilités à la tête de la Caritas locale et au sein du Conseil pontifical Cor Unum. Grandi à Hongkong, formé au grand séminaire local à l’âge de 26 ans (après une première expérience professionnelle dans l’import-export) et ayant été curé dans les paroisses érigées pour accompagner l’essor urbain dans les Nouveaux Territoires de Hongkong, Mgr Yeung connaît parfaitement le diocèse. Il a également été formé aux Etats-Unis, où il a étudié la communication. Très cultivé, fin politique et maîtrisant très bien la parole publique, Mgr Yeung a la réputation d’être un grand administrateur.

Lors de la conférence de presse que les trois nouveaux évêques auxiliaires ont donnée samedi dernier, Mgr Yeung n’a pas hésité à dire que, depuis le retour de Hongkong sous le drapeau chinois en 1997, des responsables de l’administration hongkongaise lui avaient fait part de leur désir de voir fermée la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse, commission trop critique au goût du gouvernement local; Mgr Yeung a précisé qu’il avait poliment mais clairement répondu par la négative à la demande des autorités. Sur le même registre, Mgr Yeung a déclaré que l’actuel gouvernement de Hongkong n’avait aucun besoin de se presser pour mettre un terme à la consultation populaire qu’il a ouverte au sujet du mode de scrutin électoral dans le territoire. Plus de 800 000 personnes viennent de prendre part à un référendum non officiel à Hongkong sur ce sujet et Mgr Yeung a précisé qu’« accorder plus de temps au dialogue serait se donner plus de chance de progresser [sur la question du suffrage universel à Hongkong] ».

Né à Hongkong, Mgr Stephen Lee Bun Sang devient évêque auxiliaire à l’âge de 57 ans. Etudiant en architecture à Londres, il y fait la rencontre de l’Opus Dei, dont il devient un « numéraire » (engagé à vie au célibat, à la pauvreté et à l’obéissance). Poursuivant ses études doctorales en Espagne, il a notamment travaillé sur l’application du droit canon dans le contexte particulier de l’Eglise en Chine. Ordonné prêtre en 1988, il a été responsable d’une importante école catholique de Kowloon, la Tak Sun School, puis assumé la responsabilité de vicaire régional pour l’Asie orientale au titre de l’Opus Dei. Il est membre de l’officialité du diocèse de Hongkong.

Le troisième évêque auxiliaire est Mgr Joseph Ha Chi-shing. Lui aussi est né à Hongkong. Après un début de carrière dans la banque, il est entré en 1984 chez les franciscains. Formé à Taiwan puis au grand séminaire de Hongkong, il a également étudié aux Etats-Unis. Elu deux fois de suite responsable de son ordre pour Hongkong, il a accueilli sa nomination à l’épiscopat comme une anormalité, les franciscains ayant vocation à œuvrer dans la discrétion. C’est toutefois une personnalité très affutée sur les questions de l’Eglise en Chine qui accède à l’épiscopat. Membre de la commission vaticane sur l’Eglise en Chine, il a donné des cours et prêché des retraites sur le continent. Réputé spirituel, il est aussi très engagé auprès des jeunes et sur les questions de justice. Lors des rassemblements commémorant les massacres de Tiananmen ce 4 juin et la rétrocession de Hongkong à la Chine ce 1er juillet, il animait, aux côtés du cardinal Zen, la prière célébrée par les chrétiens.

Ce samedi, lors de la conférence de presse organisée pour les trois nouveaux évêques, Mgr Ha s’est montré très direct en réponse à une question concernant Occupy Central, ce mouvement qui a annoncé que les artères menant au quartier de Central, sur l’île Victoria, cœur du quartier d’affaires de Hongkong, seront bloquées par 10 000 manifestants pacifiques au cas où le gouvernement ne propose pas une véritable réforme démocratique du mode de scrutin. « L’Eglise est très claire à ce sujet, a-t-il expliqué. La désobéissance civile est licite lorsque les autorités, qui devraient agir pour le bien commun de la société en étant guidées par des principes moraux, n’agissent pas pour le bien commun, ou bien si la législation est injuste. »

Interrogé sur un commentaire fait le 6 juillet dernier par l’archevêque anglican de Hongkong, Mgr Paul Kwong, affirmant que les Hongkongais devraient rester silencieux à l’image de « Jésus qui a gardé le silence » sur la croix, Mgr Ha a répondu que « la Bible était un livre épais » et qu’il n’y avait rien de mal à exprimer son opinion pour autant que celle-ci soit énoncée de manière légale. Ce à quoi Mgr Yeung a ajouté que l’Eglise n’encourageait ni ne décourageait ses fidèles à prendre part au mouvement Occupy Central, et qu’elle offrirait son assistance à tous ceux qui viendraient à être arrêtés.

Les ordinations des trois nouveaux évêques devraient avoir lieu le samedi 30 août 2014. Quant aux deux vicaires généraux restants, le cardinal Tong a annoncé que le P. Dominic Chan Chi-ming conservait sa fonction et que le P. Pierre Lam Minh, membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, prenait une année sabbatique au Canada et était déchargé à sa demande de sa fonction de vicaire général.

Une fois les trois évêques ordonnés, le diocèse de Hongkong présentera la particularité d’être un diocèse en terre chinoise doté de deux cardinaux (l’évêque émérite Mgr Joseph Zen Ze-kiun et l’évêque actuel Mgr John Tong Hong) et trois évêques auxiliaires. La ville de Hongkong (7,2 millions d’habitants) compte 374 000 catholiques locaux et 189 000 catholiques étrangers (des employées de maison originaires des Philippines en grande partie). (eda/ra)

Légende photo: Les trois nouveaux évêques auxiliaires de Hongkong (de gauche à droite), Mgr Joseph Ha, Mgr Michael Yeung et Mgr Stephen Lee.

(Source: Eglises d'Asie, le 14 juillet 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội đồng Senatus Việt Nam: Tập huấn thường niên Hè 2014
Lê Tân
07:40 14/07/2014
Hội đồng Senatus Việt Nam: Tập huấn thường niên Hè 2014

Sáng Chúa Nhật 13/7/2014, tại nhà thờ giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, giáo hạt Gia Định, TGP. Sài Gòn. Ban Quản trị Hội đồng Senatus Việt Nam đã có buổi tập huấn thường niên Hè dành cho các anh chị Legio Ủy viên và Thông Tín Viên thuộc các Hội đồng Comitia, Curiæ và Præsidia miền Sài Gòn. Qúy ủy viên thuộc hai Hội đồng Comitia Đà Nẵng và Vĩnh Long cùng tham dự trong ngày tập huấn này. Chủ để buổi tập huấn thường niên: “Legio Mariæ diễn tả khuôn mặt đích thực của Hội Thánh Công Giáo” (Thánh GH. Gio-an XXIII – TB 1,4).

Xem Hình

Buổi tập huấn kéo dài từ 7g00’ đến 17g00’ với sự tham dự của gần 200 Ủy viên. Mở đầu ngày tập huấn, cha An-tôn Đoàn Văn Vinh, SDD – Tổng phụ trách Tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa đã thay mặt cha Phê-rô Nguyễn Công Danh, linh giám Hội đồng Senatus Việt Nam ngỏ lời chào mừng qúy giảng viên và tham dự viên từ khắp mọi nơi đến nhà thờ giáo xứ nhà để sinh hoạt.

Ba đề tài tập huấn là:

1. Legio Mariæ sống "Năm Tân Phúc-âm-hóa đời sống gia đình” do ông Giê-rê-ni-mô Nguyễn Văn Nội, giảng viên Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn trình bày.

2. “Legio Mariæ với việc tông đồ” do cha Giu-se Phạm An Ninh, linh giám Hội đồng Curia Gia Định II trình bày.

3. “Khiêm nhường là gốc và là dụng cụ hoạt động của Legio” do anh Đa-minh Ma-ri-a Đỗ Ngọc Phác trình bày.

Trong đề tài “ Legio Mariæ sống "Năm Tân Phúc-âm-hóa đời sống gia đình”, thuyết trình viên Giê-rô-ni-mô đã phân tích việc HĐGMVN chọn năm 2014 là "Năm Tân Phúc-âm-hóa đời sống gia đình" và gợi ý người Legio Mariæ cần làm gì để thực hiện Thư Chung 2013 của HĐGMVN mời gọi.

Lý do HĐGMVN chọn năm 2014 để Phúc-âm-hóa gia đình vì điều đó nằm trong đường hướng mục vụ chung trong 3 năm: Phúc-âm-hóa gia đình, Phúc-âm-hóa giáo xứ - các cộng đoàn, và Phúc-âm-hóa đời sống xã hội. Lý do khác nữa là nhiều gia đình chưa sống đầy đủ ơn gọi và sứ mạng của mình, nhiều gia đình đang bị khủng hoảng về các giá trị đạo đức xã hội. Giảng viên trình bày những việc cần làm để thực hiện Thư Chung, làm thế nào xây dựng gia đình mình thành cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn yêu thương, cộng đoàn bảo vệ sự sống và cộng đoàn tham gia sứ vụ Phúc-âm-hóa. Mọi người hãy lấy 3 tâm tình của Đức Mẹ Ma-ri-a để Phúc-âm-hóa bản thân và gia đình mình, đó là: “Fiat - xin Vâng, Magnificat - Ngợi khen và Stabat - Đứng vững”.

Thuyết trình viên cũng nêu lên tính cấp bách của việc học hỏi và thực hiện Thư Chung, vì đã 9 tháng từ ngày công bố mà có lẽ nhiều hội viên Legio vẫn chưa một lần đọc hoặc chưa được nghe về Thư Chung này.

Qua đề tài “Legio Mariæ với việc tông đồ”, cha linh giám Giu-se đã trình bày một cách thuyết phục về tính cao cả trọng đại của việc tông đồ, mà Chúa ban cho mọi người được vinh dự thông phần của mình vào. Cha đã không cầm lòng được khi so sánh thân phận bất xứng của mình với tình yêu cao vời của Thiên Chúa. Cha cho biết đề tài này dựa vào hai nguồn là Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu độ” của thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II và Tông huấn “Niềm vui Tin mừng” của ĐTC. Phan-xi-cô.

Cha trình bày, khi Legio thực thi việc tông đồ chính là để diễn tả khuôn mặt đích thực của Hội Thánh Công Giáo. Sứ vụ tông đồ cao trọng do bắt nguồn từ Ba Ngội Thiên Chúa. Khi tổ tông loài người sa ngã, Chúa Cha đã sai Con Một của Người xuống thế gian để làm người và lấy cái chết của mình mà chuộc lại tội cho nhân loại (x. Ga 3,16). Chúa Thánh Thần luôn hiện diện để thánh hóa mọi thành phần trong Giáo Hội và nhờ vào ân sủng này, mọi người mới thực thi được sứ vụ tông đồ một cách hiệu quả (x. Cv 20,32; 1 Tx 2,13; Dt 4,12).

Sứ vụ tông đồ còn cao trọng do mục đích hướng tới là nhằm đưa con người trở lại nhìn nhận quyền thống trị tối thượng của Thiên Chúa, mà khi phạm tội là lúc con người chối bỏ đi quyền thống trị tối thượng này. Thật vinh dự khi chúng ta được Chúa cho thông phần mình vào sứ vụ tông đồ của Chúa, vinh dự lớn lao thì trách nhiệm cũng rất nặng nề nên không thể nói khi rảnh rỗi mới làm việc tông đồ. Hoạt động tông đồ trong Giáo Hội có thể chia làm hai loại: Bổ trợ và Trực tiếp. Bổ trợ siêu nhiên như cầu nguyện, hy sinh hãm mình; Bổ trợ tự nhiên qua việc bác ái từ thiện, bảo vệ mội sinh.. Việc tông đồ trực tiếp gồm chứng tá đời sống và rao giảng, nói chuyện. Nguyên tắc hoạt động tông đồ là tính chủ động và động lực hoạt động tông đồ là tình yêu.

Đề tài “Khiêm nhường là gốc và là dụng cụ hoạt động của Legio” được anh Đa-minh trình bày dựa theo Thủ Bản (x. TB 6, 38-46). Anh cho biết khiêm nhường là một trong những chủ đề rất khó nói vì bản thân người nói cũng không biết mình đủ khiêm nhường chưa. Anh lưu ý mỗi hội viên Legio, mỗi Præsidia, khi làm việc tông đồ bằng cách thăm viếng các gia đình là việc rất quan trọng, nếu tạo được tình cảm với các gia đình là có được tất cả. Để các gia đình mở cửa đón nhận Legio vào nhà họ, thì người Legio không thể nào thiếu lòng khiêm nhường (x. Lc 9, 53-56).

Sau phần định nghĩa về khiêm nhường, anh đã trích dẫn gương khiêm nhường của Chúa và của Đức Mẹ Ma-ri-a. Hội viên Legio muốn có được lòng khiêm nhường thì phải kiên trì cầu nguyện và tập luyện. Tập nhẫn nhục chịu đựng, không khoa trương công đức trước mặt người đời để tìm tiếng khen (x. Mt 6, 1-4); hòa giải với tha nhân trước khi dâng của lễ (x. Mt 5, 23-24), sẵn sàng phục vụ hơn là được phục vụ (x. Ga 13, 14), yêu kẻ thù và làm ơn cho những kẻ bách hại mình (x. Mt 5, 39-42. Lc 23, 34)…

Sau khi nghe các giảng viên trình bày, các anh chị Ủy viên Legio đã chia ra làm 4 tổ để thảo luận.

Qua các đề tài tập huấn, các anh chị Legio ủy viên trong các cấp hội đồng đã có được những tâm tình, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đời sống tâm linh và chứng tá của mình.

Kết thúc buổi tập huấn, cha Giu-se Cao Văn Ninh, SDD, Cha Sở nhà thờ giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang đã chủ sự giờ Chầu Thánh Thể.

Sau đó, các các anh chị Legio cùng đọc kinh bế mạc. Dịp này, anh Gio-an La-san, Trưởng Hội đồng Senatus Việt Nam thay mặt Ban tổ chức cảm ơn cha An-tôn, Tổng phụ trách Tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa, Cha Sở Giu-se và HĐMVGX Thánh Nguyễn Duy Khang – Thị Nghè đã ưu ái và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngày tập huấn được tốt đẹp. Anh cũng không quên cảm ơn cha linh giám Giuse - Curia Gia Định II, qúy anh thuyết trình viên, qúy anh chị trong Ban tổ chức và sự nỗ lực của toàn thể qúy ủy viên.

Tiếp lời, Cha Sở Giu-se khen ngợi các anh chị Legio có tinh thần cầu nguyện và hoạt động tông đồ tích cực.. Sau đó, ngài ban phép lành cho mọi người trước khi ra về.

Nguyện chúc cho các quân binh của Mẹ Ma-ri-a, Nữ Vương Legio biết dùng đời sống gương mẫu và chứng tá của mình để soi dẫn cho những người chung quanh biết đường về cùng Thiên Chúa. Việc tỏa sáng bằng đời sống gương sáng và chứng tích để lôi cuốn, phải được coi là bổn phận của người Legio vì “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.Chẳng ai thắp đèn lên rồi lại đặt bên dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà” (Mt 5, 14.15).

Bài và ảnh: Ant. Lê Tân – Senatus VN
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên văn tài liệu ''Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội'' (3)
Vũ Văn An
02:09 14/07/2014
2. Sự phát triển của ý niệm cảm thức đức tin và chỗ đứng của nó trong lịch sử Giáo Hội

22. Ý niệm sensus fidelium (cảm thức của các tín hữu) bắt đầu được khai triển cách chi tiết và được sử dụng cách có hệ thống hơn vào thời phong trào Cải Cách, mặc dù vai trò dứt khoát của consensus fidelium (đồng cảm thức của các tín hữu) trong việc biện phân và trong việc khai triển học lý liên quan tới tín lý và luân lý vốn đã được nhìn nhận từ thời giáo phụ và trung cổ. Tuy nhiên, điều vẫn còn cần là phải chú ý nhiều hơn tới vai trò chuyên biệt của người giáo dân trong lãnh vực này. Vấn đề này chỉ được đặc biệt chú ý kể từ thế kỷ 19 trở đi.

a) Thời giáo phụ

23. Các giáo phụ và các nhà thần học của mấy thế kỷ đầu coi đức tin của toàn thể Giáo Hội như một điểm qui chiếu chắc chắn để biện phân nội dung của Truyền Thống tông đồ. Xác tín của họ về tính chắc chắn và thậm chí cả tính vô ngộ của việc toàn thể Giáo Hội biện phân về đức tin và luân lý này được phát biểu trong ngữ cảnh tranh cãi. Các ngài bác bỏ những điều mới lạ rất nguy hiểm do các người lạc giáo đưa ra nhằm so sánh những mới lạ này với những điều được mọi Giáo Hội chủ trương và thực hành (8). Đối với Tertulianô (khoảng các năm 160-225), sự kiện mọi Giáo Hội đều có cùng một đức tin làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Kitô và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; những ai lầm lạc quả đã từ bỏ đức tin của toàn thể Giáo Hội (9). Đối với Thánh Augustinô (354-430), toàn thể Giáo Hội, “từ các giám mục tới những người tầm thường nhất trong các tín hữu” đều làm chứng cho sự thật (10). Việc đồng thuận phổ quát của các Kitô hữu luôn hành xử như một qui tắc chắc chắn để xác định đức tin tông truyền: “Securus judicat orbis terrarum [phán đoán của cả thế giới luôn chắc chắn]” (11). John Cassian (khoảng các năm 360-435) chủ trương rằng sự đồng thuận phổ quát của các tín hữu là một luận điểm đủ để bác bỏ những người lạc giáo (12) và Thánh Vincent thành Lérins (qua đời năm 445) đề xuất qui tắc cho rằng đức tin được tuân giữ khắp nơi, mọi thời, và bởi mọi người (quod ubique, quod semper, quod ab omnibus creditum est) (13).

24. Để giải quyết các tranh cãi giữa các tín hữu, các giáo phụ không những nại tới niềm tin chung mà còn nại tới truyền thống thực hành lâu đời nữa. Thánh Giêrôm (khoảng năm 345-420), chẳng hạn, tìm được sự biện minh cho việc tôn kính di hài các thánh trong các thực hành của các vị giám mục và của giáo dân (14) còn Thánh Epiphaniô (khoảng năm 315-403), khi bênh vực đức đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ, đã hỏi liệu có ai dám kêu tên ngài mà không thêm tước “đồng trinh” hay không (15).

25. Chứng từ của thời giáo phụ chủ yếu quan tâm tới việc làm chứng có tính tiên tri của dân Chúa như một toàn thể, một điều chắc chắn có đặc tính khách quan. Như một toàn thể, các người tin không thể sai lầm trong các vấn đề thuộc đức tin, vì họ đã lãnh nhận việc xức dầu từ Chúa Kitô, tức Chúa Thánh Thần được hứa ban, Đấng trang bị để họ biện phân sự thật. Một số giáo phụ cũng suy tư về khả năng chủ quan của các Kitô Hữu: được đức tin sinh động hóa và được Chúa Thánh Thần ngự bên trong, họ có khả năng duy trì học lý chân thực trong Giáo Hội và bác bỏ sai lạc. Thánh Augustinô, chẳng hạn, lưu ý tới điềm vừa rồi khi ngài quả quyết rằng Chúa Kitô, “thầy dạy nội tâm”, giúp người giáo dân cũng như các mục tử của họ không những lãnh nhận chân lý mạc khải mà còn tán thành chân lý này và thông truyền nó nữa (16).

26. Trong năm thế kỷ đầu tiên, đức tin của Giáo Hội như một toàn thể tỏ ra có tính quyết định đối với việc xác định ra qui điển Thánh Kinh và các học lý quan trọng khác, như về thần tính Chúa Kitô, về việc trọn đời đồng trinh và chức mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, và việc tôn kính và khẩn cầu các thánh. Như Chân Phúc John Newman (1801-1890) từng nhận định, trong một số trường hợp, đức tin của người giáo dân đã đóng một vai trò chủ yếu. Điển hình rõ ràng nhất là trong cuộc tranh cãi thời danh với phái Ariô trong thế kỷ thứ tư. Lạc giáo này bị lên án tại Công Đồng Nixêa (năm 325), tại đây, thần tính của Chúa Giêsu Kitô đã được định tín. Tuy nhiên, từ đó tới Công Đồng Constantinốp (năm 381), vẫn có sự không chắc chắn nơi các giám mục. Trong thời kỳ này, “truyền thống thần linh chủ trương Giáo Hội vô ngộ được tín hữu giáo dân tuyên xưng và duy trì nhiều hơn hàng giám mục nhiều”. “Lúc đó, các chức năng của ‘Giáo Hội giảng dạy’ bị tạm thời đình chỉ. Giám mục đoàn lúc ấy thất bại trong việc tuyên xưng đức tin của mình. Họ nói lung tung, người này chống lại người kia; sau Nixêa, không còn gì là chứng từ chắc chắn, bất biến, nhất quán nữa, như thế đến cả gần 60 năm” (17).

b) Thời trung cổ

27. Chân Phúc Newman cũng nhận định rằng “ở thời sau đó, khi các tu sĩ bác học Dòng Bênêđíctô của Đức [Rabanus Maurus, khoảng 780-856] và của Pháp [Ratramnus, chết khoảng năm 870] bối rối trong việc phát biểu học lý về Sự Hiện Diện Thực Sự, thì Paschasius [khoảng 790 - 860], nhờ được giáo dân hỗ trợ, đã mạnh mẽ chủ trương học lý này (18). Một điều tương tự đã xẩy ra với tín điều do Đức GH Bênêđíctô XII tuyên bố trong tông hiến Benedictus Deus (1336), về việc hưởng vinh phúc (beatific vision) mà linh hồn đã được hưởng sau khi qua luyện ngục và trước ngày phán xét (19): “truyền thống, mà dựa vào đó, việc định tín này được thực hiện, đã được biểu lộ trong sự đồng thuận của các tín hữu, với một sự minh bạch mà truyền thừa giám mục vốn không cung cấp được, cho dù nhiều vị là ‘Sancti Patres ab ipsis Apostolorum temporibus’ (bậc thánh phụ từ chính thời các tông đồ). Phần lớn công lao được gán cho ‘cảm thức của các tín hữu’; không ai hỏi ý kiến và lời bàn của họ cả, nhưng chứng từ của họ đã được thu thập, tâm tư của họ đã được tham khảo, và tôi dám nói rằng sự nôn nóng của họ được nể vì” (20). Việc khai triển liên tục nơi các tín hữu giáo dân đối với niềm tin và sự tôn sùng (mầu nhiệm) Vô Nhiễm Thai của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, dù bị một số nhà thần học chống đối, là một điển hình khác cho thấy vai trò của cảm thức các tín hữu trong thời trung cổ.

28. Các tiến sĩ kinh viện vốn nhìn nhận rằng Giáo Hội, vì là congregatio fidelium (hợp đoàn các tín hữu), nên không thể sai lầm trong các vấn đề đức tin vì hợp đoàn này được Thiên Chúa giảng dạy, luôn kết hợp với Chúa Kitô là đầu của mình, và được Chúa Thánh Thần ngụ cư bên trong. Thánh Tôma Aquinô, chẳng hạn, lấy điều này làm tiền đề dựa vào cơ sở này: Giáo Hội hoàn vũ được cai quản bởi Chúa Thánh Thần, Đấng dạy Giáo Hội “mọi sự thật” như lời Chúa Giêsu hứa (Ga 16:13) (21). Ngài biết rằng đức tin của Giáo Hội hoàn vũ được các vị giáo phẩm phát biểu một cách có thẩm quyền (22) nhưng ngài cũng đặc biệt lưu ý tới bản năng đức tin có tính bản thân của từng tín hữu, điều được ngài thăm dò trong tương quan với nhân đức đối thần tin.

c) Thời Cải Cách và thời hậu Cải Cách

29. Thách thức do các nhà cải cách thế kỷ 16 đặt ra đòi phải chú ý một cách mới mẻ tới sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu), và do đó, việc bàn luận có hệ thống đầu tiên về nó đã được thực hiện. Các nhà cải cách nhấn mạnh tới tính tối thượng của lời Thiên Chúa trong Sách Thánh (Scriptura sola) và chức linh mục của tín hữu. Theo quan điểm của họ, chứng từ bên trong của Chúa Thánh Thần đủ ban cho mọi người đã lãnh nhận phép rửa khả năng tự mình giải thích lời Thiên Chúa; tuy nhiên, xác tín này không làm họ lùi bước trước việc giảng dạy trong các công đồng và ấn hành các sách giáo lý để huấn giáo tín hữu. Các học lý của họ đặt nghi vấn đối với vai trò và tư thế của Thánh Truyền, thẩm quyền giảng dạy của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục, và tính vô ngộ của các công đồng. Để trả lời chủ trương của họ rằng lời hứa hiện diện của Chúa Giêsu và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đã được ban cho toàn thể Giáo Hội, không riêng cho nhóm Mười Hai, mà cho mọi tín hữu (23), các nhà thần học Công Giáo đã tiến tới việc giải thích trọn vẹn hơn việc các mục tử phục vụ đức tin của tín hữu ra sao. Trong diễn trình giải thích này, họ chú ý nhiều hơn tới thẩm quyền giảng dạy của hàng giáo phẩm.

30. Các nhà thần học của phong trào cải cách Công Giáo, nhờ bồi đắp các cố gắng trước đây trong việc khai triển nền Giáo Hội học hệ thống, đã tiếp tục bàn tới vấn đề mạc khải, các nguồn mạc khải và thế giá của chúng. Thoạt đầu, họ trả lời các chỉ trích của các nhà cải cách về một số học lý, bằng cách nại tới tính vô ngộ của toàn thể Giáo Hội, cả giáo dân lẫn giáo sĩ, in credendo (khi tin) (24). Thực vậy, Công Đồng Trent nhiều lần nại tới phán đoán của toàn thể Giáo Hội để bênh vực các khoản bị tranh cãi trong tín lý Công Giáo. Sắc lệnh của công đồng này về Bí Tích Thánh Thể (năm 1551), chẳng hạn, đã chuyên biệt nại tới “cảm thức phổ quát của Giáo Hội” [universum Ecclesiae sensum] (25).

31. Melchior Cano (1509-1560), người từng tham dự Công Đồng, đã đưa ra khảo luận chi tiết đầu tiên về cảm thức đức tin của các tín hữu (sensus fidei fidelium) để bênh vực việc người Công Giáo tôn kính sức mạnh được chứng minh của Thánh Truyền trong suy luận thần học. Trong khảo luận tựa là De locis theologicis (1564) (các chủ đề thần học) (26), ngài nhận diện sự đồng thuận chung của các tín hữu hiện thời như là một trong 4 tiêu chuẩn để xác định liệu một hoc lý hay một thực hành nào đó có thuộc về truyền thống tông đồ hay không (27). Trong chương về thẩm quyền của Giáo Hội liên quan tới tín lý, ngài cho rằng đức tin của Giáo Hội không thể sai lạc vì Giáo Hội là Hiền Thê (Hs 2; 1Cor 11:2) và là Thân Thể Chúa Kitô (Eph 5), và vì Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn Giáo Hội (Ga 14:16, 26) (28). Cano cũng nhận định rằng hạn từ “Giáo Hội” đôi khi chỉ mọi tín hữu, bao gồm cả các mục tử, nhưng đôi khi chỉ các nhà lãnh đạo và các mục tử (principes et pastores), vì các ngài cũng có Chúa Thánh Thần (29). Ngài dùng chữ này theo nghĩa đầu khi quả quyết rằng đức tin của Giáo Hội không thể sai lầm, Giáo Hội không thể bị lừa đảo khi tin và tính vô ngộ không phải chỉ thuộc Giáo Hội của những thời đã qua mà cả của Giáo Hội hiện tại nữa. Ngài dùng hạn từ “Giáo Hội” theo nghĩa thứ hai khi dạy rằng các mục tử của Giáo Hội không sai lầm khi đưa ra các phán đoán có thế giá về tín lý, vì các ngài được Chúa Thánh Thần phù trợ trong nhiệm vụ này (Eph 4:; 1Tm 3) (30).

32. Thánh Robert Bellarmine (1542-1621), khi bênh vực đức tin Công Giáo chống lại các chỉ trích của Phái Cải Cách, đã lấy Giáo Hội hữu hình, hay “tính phổ quát của mọi tín hữu”, làm điểm khởi hành. Đối với ngài, mọi điều tín hữu coi như nói về đức tin (de fide), và mọi điều các giám mục dạy như thuộc về đức tin, đều nhất thiết đúng và cần phải tin (31). Ngài chủ trương rằng các công đồng của Giáo Hội không thể sai lầm vì chúng có sự đồng thuận này của Giáo Hội phổ quát” (consensus Ecclesiae universalis) (32).

33. Các nhà thần học khác thời hậu Triđentinô tiếp tục khẳng nhận tính vô ngộ của Ecclesia (hiểu như toàn thể Giáo Hội, bao gồm các mục tử) in credendo (khi tin), nhưng họ bắt đầu phân biệt một cách sắc nét các vai trò “Giáo Hội giảng dạy” và “Giáo Hội học hỏi”. Việc nhấn mạnh trước đây tới tính vô ngộ “tích cực” của Ecclesia in credendo dần dần bị thay thế bởi việc nhấn mạnh tới vai tò tích cực của Ecclesia docens (Giáo Hội giảng dạy). Cũng từ đó, người ta hay nói rằng Ecclesia discens (Giáo Hội học hỏi) chỉ có được thứ vô ngộ tiêu cực mà thôi.

Còn tiếp
______________________________________________________________________________________________________________________

(8) Yves M.-J. Congar nhận diện một số vấn nạn học lý trong đó cảm thức của các tín hữu được sử dụng trong Jalons pour une Théologie du Laïcat (Paris: Éditions du Cerf, 1953), 450-53; Bản dịch tiếng Anh: Lay People in the Church: A Study for a Theology of Lay People (London: Chapman, 1965), Phụ Lục II: “Cảm Thức Của Các Tín Hữu” trong các giáo phụ, 465-67.

(9) Tertullianô, De praescriptione haereticorum, 21 và 28, CCSL 1, các trang 202-203 và 209.
(10) Thánh Augustinô, De praedestinatione sanctorum, XIV, 27 (PL 44, 980). Ngài nói điều này có ý chỉ tính hợp qui điển của Sách Khôn Ngoan.
(11) Thánh Augustinô, Contra epistolam Parmeniani, III, 24 (PL 43, 101). Xem De baptismo, IV, xxiv, 31 (PL 43, 174) (liên quan tới việc rửa tội trẻ sơ sinh): “Quod universa tenet Ecclesia, nec conciliis institutum, sed semper retentum est, nonnisi auctoritate apostolica traditum rectissime creditur”.
(12) Cassian, De incarnatione Christi, I, 6 (PL 50, 29-30): “Sufficere ergo solus nunc ad confutandum haeresim deberet consensus omnium, quia in dubitatae veritatis manifestatio est auctoritas universorum”.
(13) Thánh Vincent thành Lérins, Commonitorium II, 5 (CCSL, 64, tr.149).
(14) Thánh Giêrôm, Adversus Vigilantium 5 (CCSL 79C, tr.11-13).
(15) Thánh Epiphaniô thành Salamis, Panarion haereticorum, 78, 6; Die griechischen christlichen Schriftsteller der ersten Jahrhunderte, Epiphanius, Bd 3, tr.456.
(16) Thánh Augustinô, In Iohannis Evangelium tractatus, XX, 3 (CCSL 36, tr.204); Ennaratio in psalmum 120, 7 (PL 37, 1611).
(17) Chân phúc John Henry Newman, On Consulting the Faithful in Matters of Doctrine, John Coulson chủ biên và viết dẫn nhập (London: Geoffrey Chapman, 1961), các tr.75-101; ở các tr. 75 và 77. Cũng nên xem cuốn The Arians of the Fourth Century của ngài (1833; xuất bản lần thứ ba, 1871). Cha Congar phát biểu một số thận trọng đối với việc sử dụng lối phân tích vấn đề này của Chân Phúc Newman; xem, Congar, Jalons pour une Théologie du Laïcat, tr.395; Bản dịch tiếng Anh: Lay People in the Church, các tr.285-6.
(18) Newman, On Consulting the Faithful, tr.104.
(19) Xem DH 1000.
(20) Newman, On Consulting the Faithful, tr.70.
(21) Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, IIa-IIae, q.1, a.9, s.c.; IIIa, q.83, a.5, s.c. (liên quan tới phụng vụ Thánh Lễ); Quodl. IX, q.8 (liên quan tới việc phong thánh). Cũng nên xem Thánh Bonaventura, Commentaria in IV librum Sententiarum, d.4, p.2, dub. 2 (Opera omnia, vol.4, Quaracchi, 1889, tr.105): “[Fides Ecclesiae militantis] quamvis possit deficere in aliquibus personis specialiter, generaliter tamen numquam deficit nec deficiet, iuxta illud Matthaei ultimo: “Ecce ego vobiscum sum usque ad consumationem saeculi”’; d.18, p.2, a. un. q.4 (p.490). Trong Summa theologiae, IIa-IIae, q.2, a.6, ad 3, St Thánh Tôma liên kết việc Giáo Hội hoàn vũ không thể sai lầm với lời Chúa Giêsu hứa với Thánh Phêrô rằng đức tin của ngài sẽ không sai lầm (Lc 22:32)
(22) Summa theologiae, IIa-IIae, q.1, a.10; q.11, a.2, ad 3.
(23) Xem Martin Luther, De captivitate Babylonica ecclesiae praecludium, WA 6, 566-567, và John Calvin, Institutio christianae religionis, IV, 8, 11; các lời hứa của Chúa Kitô được tìm thấy tại Mt 28:19 và Ga 14: 16, 17.
(24) Xem Gustav Thils, L’Infaillibilité du Peuple chrétien ‘in credendo’: Notes de théologie post-tridentine (Paris: Desclée de Brouwer, 1963).
(25) DH 1637; cũng nên xem DH 1726. Muốn có các kiểu nói tương đương, xin xem Yves M.-J. Congar, La Tradition et les traditions, II. Essai théologique (Paris: Fayard, 1963), các tr.82-83; Bản dịch tiếng Anh Tradition and Traditions (London: Burns & Oates, 1966), 315-17.
(26) De locis theologicis, Juan Belda Plans chủ biên (Madrid, 2006). Cano liệt kê 10 chủ đề: Thánh Kinh, các truyền thống Chúa Kitô và các tông đồ, Giáo Hội Công iáo, Công Đồng, Giáo Hội Rôma, các giáo phụ, thần học kinh viện, lý trí tự nhiên, các nhà triết học, lịch sử con người.
(27) De locis theol., Bk. IV, ch. 3 (Plans biên tập., tr.117). ‘Si quidquam est nunc in Ecclesia communi fidelium consensione probatum, quod tamen humana potestas efficere non potuit, id ex apostolorum traditione necessario derivatum est.’
(28) De locis theol., Bk. I, ch. 4 (các tr.144-46).
(29) De locis theol., Bk. I, ch. 4 (tr.149): ‘Non solum Ecclesia universalis, id est, collectio omnium fidelium hunc veritatis spiritum semper habet, sed eundem habent etiam Ecclesiae principes et pastores’. Trong Sách VI, Cano khẳng định thẩm quyền của Giám Mục Rôma khi ngài định tín một tín điều ex cathedra.
(30) De locis theol., Bk. I, ch. 4 (các tr.150-51): ‘Priores itaque conclusiones illud astruebant, quicquid ecclesia, hoc est, omnium fidelium concio teneret, id verum esse. Haec autem illud affirmat pastores ecclesiae doctores in fide errare non posse, sed quicquid fidelem populum docent, quod ad Christi fidem attineat, esse verissimum.’
(31) Robert Bellarmine, De controversiis christianae fidei (Venice, 1721), II, I, lib.3, cap.14: ‘Et cum dicimus Ecclesiam non posse errare, id intelligimus tam de universitate fidelium quam de universitate Episcoporum, ita ut sensus sit eius propositionis, ecclesia non potest errare, idest, id quod tenent omnes fideles tanquam de fide, necessario est verum et de fide; et similiter id quod docent omnes Episcopi tanquam ad fidem pertinens, necessario est verum et de fide’ (tr.73).
(32) De controversiis II, I, lib.2, cap.2: ‘Concilium generale repraesentat Ecclesiam universam, et proinde consensum habet Ecclesiae universalis; quare si Ecclesia non potest errare, neque Concilium oecumenicum, legitimum et approbatum, potest errare’ (tr.28).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Cuối Ngày
Nguyễn Đức Cung
21:21 14/07/2014
PHÚT CUỐI NGÀY
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chiều êm chầm chậm xuống dần
Lâng lâng cầu nguyện nhặt lần tiếng chuông
Vang ngân từ tháp Giáo đường
Lung linh ánh sáng yêu thương mỗi ngày.
(Trích thơ của Viễn Dzu Tử)