Ngày 13-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Compassion Is All We Need
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:38 13/07/2013
Nguyen Trung Tay, SVD
Compassion Is All We Need


The story of the Samaritan in the Gospel of Luke is a striking story (Luke 10:29-37). According to the text, after the robbers left the criminal scene, first a priest and later a Levite happened to be going down on the road. Both saw their fellow man lying half-dead, half-alive. Both chose to ignore the victim and continued with their journeys. Later, a person of the hostile race to the robbed and beaten Jewish man also came. Having seen the man in his conditions, the Samaritan “was moved with compassion” (Luke 10:33). He then decided to set aside the purpose of his trip to Jericho. A human life at the stake was the only concern that the Samaritan had in his mind at this moment.

What was the main factor that caused the Samaritan to decide to help the poor Jew on the road to Jericho? According to the text, it was compassion that set the Samaritan traveler apart from the priest and the Levite. While the latter was full of it, the former ones lack compassion. It was due to compassion, a human life was spared. Compassion enabled the Samaritan man to go beyond the barriers and the hostile attitudes between the two races: the Samaritans and the Jews (2 Kgs 17:24-33, Luke 9:52-56, John 4:9).

Lives of those leaders who are smart and intellectual but lacking in compassion have shown that some of these people have potentiality to create tremendous damages to the world. Hitler, for example, was a smart person. Unfortunately, how many human lives had he and his followers destroyed before the World War II was ended? The numbers were not thousands but millions. The attacks in September 11 are another example. Those who planned to destroy human lives in the four hijacked planes, the World Trade Towers in New York, and the Pentagon in Washington D.C., are very clever and yet they don’t have compassionate hearts. On the other hand, I discover that our broken world has been healed and comforted by compassionate people. Let us look at Mother Theresa, an ordinary woman, whose heart was filled with compassion. How many tears on human faces did she dry? How many human lives have her followers continued to save and to care for in our hungry world? Between intellect and compassion, I therefore favor the former. Saying so does not mean that I deny human intellectual. However, living in our today-trouble-world, I would like to see more human beings with compassionate hearts, for I believe that compassion is all we need.

The story of the Samaritan whose heart was filled with compassion still happens in our contemporary world. In our daily lives, we still encounter one of our brothers or sisters who lies on a road half-dead, half-alive waiting for our help. God grants us freewill to choose. It is up to us to choose to be either the Jewish leaders, the priest and the Levite, or the Samaritan traveler.

www.nguyentrungtay.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:26 13/07/2013
GIÁ THUYỀN CHỈ MỘT NỬA.
Ngày xưa có một người bộ hành đi đến Chương Môn, mới đi đến Lữ Lương mà sức lực đã kiệt quệ. May mắn là trong túi còn có năm mươi xu, bèn đi đến nơi bến đò, muốn thuê một chiếc thuyền.
Chủ thuyền rất tham lam, nghe nói chỉ có năm mươi xu, bèn nói với khách:
- “Từ đây tới Chương Môn, nếu là khách tay không thì tiền thuyền chỉ có một trăm xu, nhìn anh còn trẻ, lại còn có sức, chúng ta kết thành bạn bè, thôi như thế này nhé, anh ở trên bờ kéo thuyền cho tôi, đợi khi đến Chương Môn, tôi sẽ chỉ lấy tiền thuê thuyền một nửa mà thôi”.
(Ngải Tử tạp thuyết)

Suy tư:
Cái nổi bật nhất nơi người Ki-tô hữu chính là lòng trắc ẩn trước những hoàn cảnh khó khăn của tha nhân, lòng trắc ẩn này được thể hiện qua hành động “đưa tay ra và cúi xuống” thật gần bên họ.
Năm mươi xu còn lại của người bất hạnh chính là tia hi vọng cuối cùng trong tâm hồn họ, chúng ta làm cho năm mươi xu này trở thành năm trăm quan tiền bằng sự cúi xuống nâng họ lên với chúng ta, đó chính là lòng trắc ẩn của Đức Chúa Giê-su đã làm với người mù bên vệ đường, với người phụ nữ ngoại tình, với Gia-kêu lùn, với người trộm lành bị treo trên thập giá bên hữu Ngài.v.v...
Người không có lòng trắc ẩn thì không thể nào “đưa tay ra và cúi xuống” với người anh em bất hạnh, họ không xứng đáng là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, càng không xứng đáng để hưởng được lòng thương xót của Thiên Chúa.
Một linh mục không có lòng trắc ẩn thì không thể nào giảng dạy bác ái, yêu thương.
Một tu sĩ không có lòng trắc ẩn thì không thể nào phục vụ tha nhân chân thành.
Một Ki-tô hữu không có lòng trắc ẩn thì thế gian này sẽ không có mùa xuân của hy vọng.
----------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:28 13/07/2013
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 10, 25-37.
“Ai là người thân cận của tôi ?”


Bạn thân mến,
Trong cuộc sống của chúng ta có nhiều câu hỏi được dặt ra cho mình: tôi phải làm gì để có tiền ? Tôi phải làm gì để học giỏi ? Tôi phải làm gì để người yêu tôi được vui vẻ, tôi phải làm gì để giành được địa vị giám đốc.v.v… và có rất nhiều câu hỏi mà bạn và tôi đã đặt ra cho mình cũng như cho người khác khi có những nhu cầu đòi hỏi…

Nhưng có lẽ chưa một ai trong chúng ta tự hỏi mình: “Ai là người thân cận của tôi” như người thanh niên thông luật đã đã hỏi Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay.

1. Người thân cận của tôi là ai ?
Người thân cận của tôi trước hết là “cái tôi” của mình, cái tôi này đã làm cho tôi có lúc như nổi loạn vì bất mãn với người khác, bất mãn với cuộc sống hiện tai, bất mãn với đời sống cộng đoàn.

Người thân cận của tôi tiếp theo là vợ chồng con cái của tôi, những người thân cận này vì yêu thương họ mà tôi phải làm việc mệt nhọc, phải thức khuya dậy sớm, và có khi vì yêu thương họ mà tôi phải phạm pháp, phải hối lộ, phải chửi nhau với người khác để kiếm tiền chăm sóc họ.

Người thân cận của tôi cũng chính là cha mẹ anh chị em ruột thịt của tôi, vì họ mà có lúc tôi bỏ đường danh vọng theo ý mình để nghe lời cha mẹ làm những việc khác mà tôi không thích, vì anh em thân cận mà có lúc tôi phải trở thành người xa lạ với những người đã nâng đỡ tôi trong cuộc sống…

Người thân cận của tôi cũng chính là bạn bè thân hữu, họ đã chơi rất thân với tôi, và vì nể bạn bè mà có khi tôi phải nhậu nhẹt với họ sau giờ làm việc, có khi thức suốt đêm để ăn chơi rượu chè quên mất đường về nhà…

Đó là những người thân cận của tôi ngày hôm nay, cũng như những người thân cận mà người Do Thái thời Đức Chúa Giê-su đã quan niệm.

Đức Chúa Giê-su không trả lời với người thanh niên thông luật rằng: người thân cận của anh là cha mẹ, là anh chi em, là vợ chồng của anh, là bạn hữu của anh. Bởi vì đó là mối “thân cận” thường tình của con người, mối thân cận này thường làm cho người ta dễ dàng đi đến thái độ thờ ơ, dửng dưng với người xa lạ không quen biết, mà Nước Trời thì không phải chỉ dành cho bà con bạn hữu hay của một nhóm người mà thôi.

2. Người thân cận của tôi là ai ?
Đó là người Sa-ma-ri-a nhân hậu mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài dụ ngôn hôm nay, là người biết thương xót nỗi bất hạnh của người khác.

Người Sa-ma-ri-a nhân hậu ấy là người thân cận của tôi, họ là người ngày hôm qua chửi tôi trong cuộc họp cộng đoàn, họ là người ngày hôm qua phê bình tôi giữa đám dông dân chúng, họ là người mà thường ngày tôi ghét cay ghét đắng vì thái độ hách hách của họ, họ là người mà tôi quyết tâm sẽ trừng trị họ cho bỏ ghét trong xí nghiệp của tôi…

Những người Sa-ma-ri-a ấy là người thân cận của tôi, vì ích kỷ, vì kiêu ngạo, vì ghét ghen mà tôi biến họ thành kẻ thù của tôi, nhưng Đức Chúa Giê-su đã dạy cho tôi biết cách nhìn xa hơn và hướng thiện hơn: con người ta ai cũng có một tâm hồn biết thương xót. Người Sa-ma-ri-a là kẻ thù của người Do Thái nhưng họ vẫn sẵn sàng xuống ngựa và cúi xuống ôm lấy người Do Thái bị nạn đang nằm bên vệ đường, tấm lòng của họ tốt lành hơn các tư tế và các thầy Lê Vi của người Do Thái gấp trăm ngàn lần…

Đức Chúa Giê-su rất có lý khi đưa ra dụ ngôn tuyệt vời này, cái lý lớn nhất của Ngài là mọi người đều là anh em của nhau và con cùng một Cha trên trời, từ cái lý này mà sinh ra nhiều lý khác rất hợp với lời rao giảng của Ngài là yêu thương người như chính mình, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù ghét mình…

Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy người thân cận của bạn và của tôi là ai trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe rất rõ ràng, nhưng thực hành thì chúng ta vẫn chưa làm tốt, bởi vì chúng ta chưa thực sự là người muốn trở nên người thân cận của mọi người, khi mà chúng ta vẫn còn những phê bình ác ý, vẫn còn suy tính hơn thiệt khi giúp đỡ người khác…

Hy vọng –với ơn Chúa giúp- bạn và tôi sẽ nhìn thấy tất cả mọi người đều là người thân cận của mình, nhất là những người mà hằng ngày chúng ta tiếp xúc trò chuyện, những người mà chúng ta cho rằng “không đáng làm bạn với mình” sẽ trở nên những người thân cận của chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:29 13/07/2013
N2T

14. Khi đời sống của chúng ta ở trong sa mạc, thì Thánh Kinh sẽ dẫn dắt chúng ta đến nơi bóng mát ngơi nghỉ.

(Thánh Augustine)
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 13/07/2013
BÈ PHÁI

Ngài mới đến nhận giáo xứ, ông trưởng ban hành giáo “lên lớp” với ngài:

- “Có chuyện gì cha cứ nói với con chứ đừng nói với ai hết, giáo xứ này chia bè chia phái nhiều lắm, cha sở trước bị họ chửi và nói xấu nhiều lắm vì không chịu nghe lời con...”

Cha sở vừa nghe vừa buồn trong lòng: giáo xứ chia rẻ là vì những người như ông này đây chứ không ai khác.

---------------

http://jmtaiby.blogspot.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Ai là người thân cận của tôi ?
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:25 13/07/2013
Ai là người thân cận của tôi ?

Câu hỏi này có lẽ không mấy khi được đặt ra trong đời sống nhiều cho lắm, ngoại trừ trong lãnh vực triết lý, đạo đức luân lý, hay trong lãnh vực pháp luật chính trị, lúc tranh luận đặt vấn đề tìm hiểu.

Dẫu vậy, câu thắc mắc này cũng nhiều khi gây suy nghĩ, khi ta đọc được hay nghe được.

Câu trả lời cho thắc mắc này trên mặt thực tế của đời sống không có gì là khó khăn phải suy nghĩ nhiều.

Người thân cận tôi là người thân trong gia đình, là người tôi yêu mến và yêu mến tôi, là người cùng chung con đường đời sống, cùng nghề nghiệp, cùng tôn gíao, cùng chung sống trong khu xóm một xã hội đất nước...

Nhưng còn có khía cạnh nào khác hơn nói về người thân cận là ai nữa không ?

Ngày xưa người ta cũng đã đặt câu hỏi này hỏi Chúa Giêsu. Người ta đặt câu hỏi này ra để thách thức xem Chúa Giêsu, một người không có học luật lệ gì, nói thế nào.

Đoạn Kinh Thánh theo Thánh Luca 10, 25 - 37 trình bày dụ ngôn Chúa Giêsu nói về người Samarita nhân lành như câu trả lời cho thắc mắc, mà những người thông luật đặt ra cho chúa Giêsu Ai là người thân cận của tôi.

Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. đã trình bày lịch sử cùng chi tiết ý nghĩa dụ ngôn của Chúa Giêsu về người Samarita đã có suy luận, đã đọc ý nghĩa dụ ngôn trong đời sống thế giới ngày hôm nay:

„ Tính cách thời sự của dụ ngôn ở ngay ngày hôm nay. Khi chúng ta nhìn trên bình diện xã hội thế giới, chúng ta nhìn ra, chúng ta đã đối xử thế nào với các dân tộc Phi Châu bị bóc lột, bị xâm chiếm cướp bóc. Chúng ta nhìn thấy thế nào là người thân cận của chúng ta. Chúng ta xây dựng nếp sống cùng lịch sử của chúng ta, đang khi bóc lột họ. Nhất là làm tổn thương đời sống tinh thần tâm hồn họ.

Thay vì đem Chúa đến cho họ, Chúa Giêsu Kito , Đấng gần gũi con người và là gía trị cao qúi nhất cho con người , chúng ta lại mang cho họ đến sự phẫn nộ của một thế giới không có Thiên Chúa, trong đó chỉ toàn là quyền uy sức mạnh và nghề nghiệp chuyên nghiệp, nền luân lý bị phá hủy tan vỡ, đến nỗi đưa đến sự tàn nhẫn vô lương tâm để phục vụ cho quyền lực áp chế như là điều hiển nhiên. Vâng, điều này không chỉ xảy ra ở bên vùng trời Phi Châu.

Chúng ta cho đi sự trợ giúp vật chất, và chúng ta phải xét lại cung cách sống của mình. Chúng ta luôn luôn cho đi qúa ít, khi chỉ cho vật chất. Phải chăng chúng ta cũng không nhìn ra chung quanh mình những người bị bóc lột, bị đánh đập sao ? Phải chăng những nạn nhân thuốc phiện ma túy, hình thức du lịch tình dục, bao gồm cả những người bị vùi dập, là những người sống trong trống rỗng nghèo nàn khổ cực giữa sự giầu sang vật chất sao ?

Tất cả những điều đó liên quan tới chúng ta và kêu gọi chúng ta, phải hướng mắt nhìn và có trái tim lòng từ tâm với người thân cận, cùng can đảm tiến tới bước yêu thương người thân cận mình.

Như trong dụ ngôn, Thầy cả và thầy Levi bỏ đi qua có lẽ vì sợ, cho đó là bình thường. Sự liều lĩnh dấn thân của lòng từ tâm phát xuất từ tâm hồn phải học hỏi mới lại.“ ( Joseph Ratzinger, Papst Benedickt XVI. Jesus von Nazareth, I., Kapitel 7. Die Botschaft der Gleichnisse, Herder 2007, Tr. 238-239)

Đức đương kim giáo Hoàng Phanxico hôm 8.7.2013 đã đến thăm những người Phi Châu tỵ nạn bằng tầu thuyền vượt biển ở đảo Lampedusa. Trong thánh lễ tưởng niệm những nạn nhân bị bỏ rơi, bị bóc lột và những người chết chìm nơi biển cả trên đường vượt biên, ngài đã trình bày hình ảnh người thân cận của tôi qua ý nghĩa dụ ngôn người Samarita nhân lành:

„Ngày nay không ai cảm thấy mình trách nhiệm về điều ấy; chúng ta đã mất ý thức trách nhiệm huynh đệ chúng ta rơi vào thái độ giả hình của vị tư tế và người phục vụ tại bàn thờ, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành: chúng ta nhìn người anh em giở sống giở chết bên vệ đường, có lẽ chúng ta nghĩ: tôi nghiệp hắn, và chúng ta tiếp tục đi, chúng ta nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của mình; và chúng ta cảm thấy mình hợp luật rồi.

Nền văn hóa an sinh sung túc làm cho chúng ta nghĩ đến chính mình, làm cho chúng ta không nhạy cảm đối với tiếng kêu của người khác, làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà bông, nó đẹp nhưng chẳng là gì cả, đó là ảo tưởng về sự phù dù, tạm bợ, dẫn tới sự dửng dưng đối với tha nhân, đúng hơn nó đưa tới sự hoàn cầu hóa thái độ dựng dưng. Chúng ta trở nên quen thuộc với đau khổ của người khác, coi đó là điều chẳng liên hệ đến chúng ta, không làm chúng ta quan tâm, đó chẳng phải là việc của chúng ta! „ (Bài giảng ở Lampedusa ngày 8.7. 2013).

Người Samarita trong dụ ngôn, bị cho là người ngoại đạo đối với người Do Thái thời Chúa Giêsu, đã hành xử khác với vị Thầy cả và Thầy tư tế Levi dửng dưng bỏ đi qua. Người Samarita đó đã có lòng từ tâm thương xót người bị bóc lột đánh đập. Ông đã theo lương tâm mình sống giới răn yêu thương người và có lòng thương người săn sóc thuốn men lo cho người bị thương bị bỏ mặc giữa đường . Lòng thương xót theo tiếng Do Thái mang ý nghĩa là cung lòng người mẹ.

Qua đó người Samarita nhân lành đã đón nhận người xa lạ là người thân cận của mình.

Và thế nào là hình ảnh Thiên Chúa mà người Samarita nhân lành đã vẽ trình bày làm nổi bật sáng tỏ giữa lòng thế giới?

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long



 
Ai là người thân cận của tôi hay tôi là người thân cận của ai ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
11:42 13/07/2013
Ai là người thân cận của tôi hay tôi là người thân cận của ai ?

Khi một luật sĩ hỏi câu gì, thì ông đã biết câu trả lời phải làm sao. Khi một luật sư hỏi bên bị, bên nguyên, ngay cả hỏi quan toà, thì ông đã tiên liệu trước câu trả lời. Nếu người được hỏi trả lời thế này, sẽ bắt bẻ thế này. Nếu trả lời ngược lại, sẽ bắt bẻ thế kia. Đối với một luật sư, họ không bao giờ hỏi một câu mà họ không biết chắc câu trả lời.

Bài Tin Mừng hôm nay cũng có luật sư, mà Kinh Thánh gọi là luật sĩ, là thầy thông luật. Thầy sẽ hỏi và người được (bị) hỏi là Thầy Giêsu. Câu hỏi 1 của ông xuôi chảy, dẫu là để thử Chúa:

Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?"

Vậy là ông hỏi Chúa, và ông cũng biết câu trả lời, nên khi Chúa hỏi lại, ông trả lời vanh vách. Nhưng khi Chúa khen, ông trở nên quê, nên phải hỏi một câu nữa cho ra nhẽ là thông luật. Sách Tin Mừng ghi : Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng (và đây là câu hỏi hai) : "Nhưng ai là người thân cận của tôi ?"

Và khi hỏi câu đó, ông cũng biết tỏng câu trả lời : Người thân cận của tôi là người Do Thái chứ ai. Theo truyền thống Do Thái, người thân cận, làng xóm được định nghĩa như là: những người con trai của riêng nước bạn. Tức là, người làng xóm láng giềng : không phải là tôi nhà số 12 Huyền Trân, người hàng xóm sẽ là số 14 hoặc 16. Không phải. Kẻ ở thiệt xa, tôi Đalat, họ Thái Bình, nhưng sẽ là làng xóm, láng giềng thân cận nếu họ cùng dân tộc Việt. Người ở sát vách, mà là dân tộc khác, họ chẳng phải là láng giềng, lân cận.

Hãy yêu người lân cận như chính mình. Luật dạy thế. Vậy ai là người lân cận, chòm xóm. Đức Giêsu không trả lời câu hỏi của luật sư, mà kể ra một dụ ngôn gây sốc, dụ ngôn người Samaritano nhân lành, mà đối với người Do Thái, bất kể người Samaritano nào cũng đáng ghét cả. Họ ở xa cũng đáng ghét, họ ở gần càng đáng ghét hơn.

Kết dụ ngôn sẽ là một câu hỏi ngược lại cho nhà thông luật kia: "Vậy ông nghĩ, trong ba người đó (tư tế, Lêvi và người ngoại Samaritano), ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?" Người thông luật trả lời : "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta : "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."

Khi ông luật sư muốn biết rõ định nghĩa của hai chữ “thân cận”, tức đối tượng yêu mến thì Đức Giêsu lại cho ông hay về chủ thể của lòng mến yêu, tức người yêu thương, chứ không phải kẻ được yêu thương. Thay vì hỏi : ai là người thân cận, Chúa Giêsu chuyển qua câu hỏi: tôi là người thân cận của ai.

Người Samaritanô là kẻ thi thố lòng yêu thương cho tha nhân, bất kể người đó là ai: Tây, Tàu, Nhật Bản, Do Thái hay Hy Lạp, Ả Rập. Bởi vì ông là người thân cận rồi, thì ông chẳng tìm hiểu xem ai là người thân cận để chỉ yêu người thân cận mà thôi. Thầy thông luật đã đặt sai câu hỏi. Ông muốn giới hạn lòng yêu mến: Xin Thầy chỉ cho tôi chính xác phải yêu mến tới đâu, người nào ? Chúa Giêsu trả lời: Đừng hỏi thế, mà nên hỏi: Tôi phải yêu mến thế nào ?

Trong một buổi học ở Manila, 1995, các học viên được giảng viên yêu cầu mỗi người làm một thực tập nhỏ là lấy một tờ giấy lớn và ghi tên tất cả những người thân của mình, những người mà mình yêu thương đến độ có thể hy sinh mạng sống vì những người ấy. Ai nấy chăm chú suy nghĩ và cắm cúi viết. Một học viên người Việt sau giờ học tâm sự : Thấy người ta ghi, tôi cũng ghi. Nhưng rất nhanh, tôi nhận ra rằng danh sách những người thân của tôi, những người mà tôi thương yêu hơn cả bản thân mình đến mức tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh vì những người ấy thì rất ngắn ! Vì ngoài mẹ tôi, vợ tôi và hai con tôi, tôi không dám ghi thêm tên một người nào khác nữa, vì tôi không chắc là mình đã yêu thương những người ấy đến độ có thể hy sinh mạng sống cho một ai trong họ.

Tôi phải thú nhận rằng: dù giảng viên không yêu cầu chúng tôi nộp danh sách, cũng không yêu cầu học viên nói lên số người được ghi trong tờ giấy của mình, nhưng riêng tôi, tôi rất xấu hổ: xấu hổ với Chúa và xấu hổ với chính mình. Vì người thân cận quá ít.

Ấy vậy mà trong cuộc sống, người thân cận lại quá nhiều để mình phải yêu thương. Nói cách khác, vì tôi là người thân cận rồi, nên chẳng cần tìm ai là người thân cận để yêu thương nữa, mà là cứ yêu thương bất cứ ai.

Tại một giao lộ, một bà đứng bên lề đường đang chờ đèn báo để sang đường. Đối diện với bà bên kia đường là một thiếu nữ khoảng 17 tuổi. Cô ta cũng đợi để sang đường.

Bà không thể nào không thấy là thiếu nữ này đang khóc vì nỗi buồn của cô quá lớn đến nỗi cô không thèm giấu nó.

Đèn báo bật sáng. Mỗi người bước khỏi lề và khởi sự sang đường. Khi hai người sắp sửa gặp nhau, bản năng làm mẹ của bà bỗng nhiên nổi dậy. Bà như muốn đến với cô ta để an ủi cô. Ao ước đó lại càng gia tăng vì người thiếu nữ này cũng trạc tuổi cô con gái của bà. Nhưng bà đã để cô đi qua. Ngay cả một lời thăm hỏi cũng không. Bà chỉ để cô đi qua mà không nói một lời. Chẳng khác gì thầy tư tế và lê-vi đi ngang qua và chạy nhanh khi gặp người bị cướp đánh cho nhừ tử.

Cho nên, nhiều giờ sau, đôi mắt ngập tràn đau khổ của cô gái vẫn tiếp tục ám ảnh bà. Bà luôn luôn tự hỏi, "Tại sao mình không quay lại hỏi thăm, 'Cưng ơi, tôi có thể giúp gì cho cô không?' Mình đã không làm vậy. Mình bước đi. Chắc chắc là cô ta có thể khước từ mình và nghĩ mình là người tò mò. Nhưng có sao đâu! Chỉ mất có vài giây đồng hồ, nhưng vài giây đó cũng đủ cho cô ấy biết được là có ai đó quan tâm đến cô. Nhưng mình đã bỏ đi. Mình đã làm như thể cô ấy không hiện diện."

Hằng ngày chúng ta gặp những biết bao nhiêu người không bị đánh nhừ tử nơi thân xác, nhưng nơi tâm hồn. Chúa Kitô muốn chúng ta giúp đỡ không những người đau đớn thể xác, mà cả những kẻ đau khổ nơi tâm hồn. Giáo Hội của Chúa cũng dạy thương người có 14 mối thương xác 7 mối, mà thương linh hồn cũng 7 mối: lấy lời lành khuyên người, sửa dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

Ta có thể nói theo ngôn ngữ thông thường hơn về việc thương người mặt tâm hồn này. Ta có thể có 3 cái cho sau đây

-Một nụ cười chân thành, Mẹ Têrêxa Calcutta thường khuyên như thế, dù Mẹ cười không đẹp, nhưng lòng thành của mẹ chẳng ai lại không thấy. Bao vết thương có thể lành miệng, nhờ ta mở miệng nở nụ cười.

-Một lời chào vui vẻ, sự ân cần thăm hỏi có thể giảm bớt nỗi đau của một tâm hồn sầu muộn. Lời chào lời thăm hỏi trực tiếp khi tiếp xúc mà cũng có thể qua phương tiện truyền thông như thư từ điện thoại, email… Tất cả đều có sức chữa lành

-Một lời cảm ơn nồng nàn có thể khích lệ một người bị quên lãng, bị khinh khi. Bạn hãy cố gắng cám ơn bác tài xế, người phu hốt rác, người phát thư và bạn cũng cần cám ơn những người trong gia đình bạn. Thầy cô giáo bạn, người chiêu đãi và cả người thợ cao râu hớt tóc.

Quả thật, con đường từ Giêrusalem xuống Yêricô, trên đó kẻ cướp để nạn nhân nửa sống nửa chết, trên đó người Samatitanô nhân hậu đã chăm sóc nạn nhân. Con đường đó khởi sự từ nhà thờ này, từ cửa nhà thờ tới nhà bạn, tới bàn giấy, tới xưởng thợ, tới nơi làm việc, tới lớp học của bạn. Dọc theo con đường ấy, có biết bao người bị thương nặng, nhẹ, trong tâm hồn, hãy dừng lại và tiếp giúp họ. Nói vài lời, nở nụ cười, làm một việc để giúp đỡ.

Hãy là người thân cận của mọi người chứ không phải tìm ai là người thận cận để yêu mến một mình người đó không thôi, như ông luật sĩ nọ.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hành hương cho người nghèo: Đức Thánh Cha chuẩn bị trở về đại lục quê hương
Bùi Hữu Thư
05:46 13/07/2013


VATICAN CITY (CNS) – Khi Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp xúc với tổng thống Brazil Dilma Rousseff tại Vatican vào tháng Ba, ngay sau Thánh Lễ đăng quang, ngài nói: “Tôi muốn cám ơn ông về những gì ông đã làm cho người nghèo."

Đức Thánh Cha Phanxicô cam đoan với ông Rousseff là ngài sẽ đến Brazil vào tháng 7 để đáp ứng một cam kết của vị tiền nhiệm ngài là Đức Thánh Cha Biển Đức, là tham dự Ngày Giới Trẻ Quốc Tế tại Rio de Janeiro. Ngài tiếp lời và nói rằng ngài cũng sẽ đến viếng Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Aparecida, Đức Thánh Cha trao cho tổng thống bản sao của một tài liệu được các giám mục Châu Mỹ La Tinh chuẩn y khi họ nhóm họp tại Aparecida năm 2007.

Là Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Châu Mỹ La Tinh, Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị trở về đại lục quê hương trên chuyến hành trình đầu tiên với tư cách là giáo hoàng từ ngày 22 đến 29 tháng 7. Lời ngài nói với tổng thống Brazil cho thấy đường lối ngài xử dụng cho miền này và những thách đố tại đây sẽ biểu lộ sự cam kết của ngài cho các hoạt động xã hội và truyền giáo mà ngài đã lựa chọn như đặc tính của giáo triều còn sơ khai của ngài.

Với sự nhấn mạnh về việc cổ võ cho công lý và hòa bình trên thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bầy tỏ rõ ràng là Giáo Hội trân quý các nỗ lực nhân bản của những người như ông Rousseff, mặc dầu họ không tự cho mình là những tín đồ, hay là một Kitô hữu. Trong một bài giảng vào tháng Năm, ngài nói: “khả năng làm điều thiện là một khả năng tất cả chúng ta đều có… ngay cả những người vô thần."

Không có chương trình nào trong chuyến đi của Đức Thánh Cha sẽ có ý nghĩa hơn là cuộc hành hương của ngài đến Aparecida vào ngày 24 tháng 7. Đối với một người sùng kính Mẹ Chúa Giêsu – ngài đã dùng nguyên một ngày đầu của giáo triều để thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, và sau đó đã yêu cầu các giám mục Bồ Đào Nha dâng hiến giáo triều của ngài cho Đức Mẹ Fatima – thánh địa này đặc biệt quan trọng đối với cá nhân ngài vì là Đền Thánh cao trọng nhất đối với nước Brazil.

Nhưng Aparecida cũng quan trọng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô vì là địa điểm của Đại Hội Thứ Năm của các giám mục Châu Mỹ La Tinh và quần đảo Caribbe năm 2007, trong đại hội này các giám mục đã phê chuẩn một tài liệu kết cấu mà chính Đức Thánh Cha là tác giả, và khi đó ngài còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio.

Tài liệu này, chắc Đức Thánh Cha sẽ đề cập tới trong dịp ngài viếng đền thánh và sau đó, trong cuộc gặp gỡ các giám mục Châu Mỹ La Tinh ngày 28 tháng 7, ngài sẽ nhấn mạnh về việc “xây dựng một xã hội công chính và huynh đệ” có thể bảo đảm “sức khỏe, thực phẩm, giáo dục, nhà cửa và việc làm cho tất cả mọi người” trong nội dung của một sứ mệnh truyền giáo trong đó tất cả mọi người đã rửa tội đều được “mời gọi để loan báo Tin Mừng."

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, việc theo đuổi công bằng xã hội không thể tách rời khỏi đức tin nơi Chúa Kitô, và tối hậu thì không thể thực hiện nếu không có đức tin này.

Trong khi ngài đem sứ điệp của ngài về công bằng xã hội tới Châu Mỹ La Tinh và các nơi khác, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ làm như vậy với niềm tin là Giáo Hội cần phải tiếp cận hơn với người nghèo và người nghèo sẽ lôi kéo Giáo Hội đến gần Chúa Hơn.
 
Biểu tình vẫn không ngơi tại Brazil
Đặng Tự Do
17:07 13/07/2013
Hàng chục ngàn công nhân trên toàn cõi Brazil đã đình công vào hôm thứ Năm 11 tháng 7 trong một chiến dịch có quy mô toàn quốc nhằm đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn và cải thiện các dịch vụ công cộng tại quốc gia lớn nhất tại Mỹ Châu Latin này.

Các công nhân cơ khí, giao thông vận tải và công nhân xây dựng cũng như giáo viên, và nhiều công chức đã ủng hộ "Ngày đấu tranh" do các tổ chức công đoàn lớn nhất của Brazil tổ chức.

Những người đình công đã làm tê liệt một phần hoặc toàn bộ 80 xa lộ liên bang và các liên tỉnh lộ trong 18 tiểu bang.

Khoảng 2,500 người đình công đã tuần hành tại Rio de Janeiro, nơi đã xảy một số vụ đụng độ với cảnh sát, khi các nhân viên công lực dùng hơi cay và đạn cao su để đáp trả lại với một số người biểu tình ném đá vào họ. Khi màn đêm buông xuống, những người biểu tình vẫn tập trung tại khu vực trung tâm của Rio, nơi những cuộc đụng độ lẻ tẻ với cảnh sát đã xảy ra. Không có tin gì về thương vong.

Thống đốc bang Rio là ông Sergio Cabral của Rio đã lên án người biểu tình đụng độ với cảnh sát tối hôm thứ Năm, cáo buộc họ cố tình phá hoại.

Cảnh sát đã dùng hơi cay và bắt giữ 46 người trong các cuộc đụng độ nổ ra ở phía trước tòa thống đốc và các nơi khác ở trung tâm Rio de Janeiro.

Trong một tuyên bố, ông Cabral cho biết hành động phá hoại sẽ không được dung thứ.

"Những nhóm ra đường với một mục tiêu rõ ràng để tạo ra hoảng loạn và phá hủy tài sản công cộng và tư nhân chỉ muốn lợi dụng của các cuộc biểu tình gần đây," ông nói.

Tại thành phố Santos, công nhân cảng ngăn chặn xe tải không cho vào cảng lớn nhất của châu Mỹ Latin. Các công nhân khuân vác cũng đã chặn đường vào các hải cảng khác tại sáu tiểu bang.

Một số ngân hàng nằm trong khu vực dự kiến có thể có biểu tình đã được lệnh đóng cửa. Tuy nhiên, các máy rút tiền vẫn còn hoạt động.

Tại Sao Paulo, khoảng 5,000 người tập trung tại đại lộ Avenida Paulista một trong những đường phố chính của thành phố, với các biểu ngữ đòi hỏi giảm ngày làm việc trong một tuần, cải thiện các điều kiện làm việc và bán nhà cho dân với giá phải chăng.

Giáo viên tại các trường công lập và tư nhân cũng đã đình công. Hầu hết các trường đã đóng cửa tại nhiều thành phố, trong khi một số bệnh viện đang hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, một tín hiệu lạc quan cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là công nhân trong hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt và xe điện ở Sao Paulo, Rio de Janeiro và một số thủ phủ khác đã không tham gia vào cuộc đình công. Thành ra, các dịch vụ giao thông vận tải vẫn hoạt động bình thường.

Joao Carlos Goncalves, tổng thư ký của Liên đoàn lao động toàn quốc, nói với hãng tin Agencia Estado rằng “Việc các công nhân ngành giao thông vận tải không tham gia vào ‘ngày tranh đấu’ đã làm suy yếu cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, bất cứ gía nào chúng tôi cũng kêu gọi họ chú ý đến những yêu sách của chúng tôi”.

Những người đình công yêu cầu cải thiện hệ thống giao thông vận chuyển, y tế và giáo dục cũng như việc cải cách nông nghiệp và giảm số giờ làm việc trong một tuần.

Các chuyên gia lo sợ là gần đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, các cuộc biểu tình có thể sẽ bùng phát khi thế giới chú ý đặc biệt đến những gì đang diễn ra tại Rio De Janeiro.
 
Buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Castel Gandolfo
Đặng Tự Do
06:46 13/07/2013
Chúa Nhật 14 tháng 7 là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Francis sẽ đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tại biệt điện Castel Gandolfo.

Đức Giáo Hoàng đến thị trấn này bằng xe hơi trên con đường dài 24 km. Khi đến, ngài thăm hỏi các nhân viên Tòa Thánh làm việc tại đây và ngay sau đó chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin vào giữa trưa.

Ngài cùng ăn trưa với các linh mục Dòng Tên và cũng là những nhà khoa học làm việc tại Đài Thiên Văn Vatican.

Castel Gandolfo đã là nơi nghỉ hè của các vị Giáo Hoàng kể từ thế kỷ 17. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên không theo truyền thống này khi gần đây ngài tuyên bố sẽ nghỉ hè tại Vatican.

Castel Gandolfo là nơi mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã nghỉ hưu trong hai tháng sau khi ngài thoái vị. Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Đức Giáo Hoàng Danh Dự vào tháng Ba. Như thế, buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật 14 tháng 7 đánh dấu lần thứ hai Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm địa điểm này.
 
Các nhà thờ tại Rio De Janeiro đầy ắp người kính viếng Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Đặng Tự Do
07:11 13/07/2013
Sau khi được tôn kính tại các thành phố khác của Brazil, cây Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ của ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã đến Rio De Janeiro hôm mùng 6 tháng 7.

Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ của ngày Quốc Tế Giới Trẻ đang đi một vòng quanh các giáo xứ của Rio De Janeiro trong cuộc hành hương 16 ngày trước khi bắt đầu Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Cuộc hành hương này do Ủy ban tổ chức địa phương và tổng giáo phận Rio de Janeiro tổ chức

Giáo xứ Lapa đã có vinh dự là giáo xứ đầu tiên của cuộc hành hương này. Chương trình đã kéo dài đến tận đêm khuya với hàng ngàn các bạn trẻ tụ tập xung quanh để cầu nguyện và chạm vào các biểu tượng này. Trong phần diễn nguyện có sự tham gia của ca sĩ Martín Valverde, một ngôi sao quốc tế của Costa Rica và ca sĩ Ziza Fernandes, người sẽ hát trong các sự kiện chính tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Ngày thứ hai của cuộc hành hương đã diễn ra tại một nơi có nhiều kỷ niệm với Chân Phước Giáo Hội Gioan Phaolô II. Đó là tại khu ổ chuột Tijuca ở phía bắc thành phố. Tại đây, các di tích của Đức Gioan Phaolô II đã được trưng bày lần đầu tiên. Thánh lễ chào đón Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ của ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã do Đức Tổng Giám Mục, Orani Tempesta của tổng giáo phận Rio De Janeiro chủ sự với sự hiện diện của Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, là Đức Hồng Y Stanislaw Rylko.

Nhà thờ đầy những lá cờ miêu tả phương châm Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm nay đó là " Với Đức Maria, chúng ta là môn đệ và nhà truyền giáo cho Chúa Giêsu Kitô",

Đức Hồng Y Rylko tuyên bố rằng niềm vui lớn nhất trong chuyến đi của ngài tới Brazil là gặp một cộng đồng đức tin hạnh phúc và sôi nổi.

Ngài nói:

"Đức Thánh Cha Phanxicô nói với chúng ta rằng có một trái tim trẻ là chìa khóa để có đức tin. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp bắt đầu. Chúng ta hãy xin Đức Mẹ cầu bầu cho biến cố này trổ sinh các hoa trái thiêng liêng. Chúng ta biết rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không được thực hiện chỉ bởi bàn tay con người, nhưng đó là một ân sủng từ trên cao. Đức Gioan Phaolô II đã nói thanh niên phải vươn lên những tầm cao và Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng những người trẻ nên dành cuộc sống của họ để đạt đến những điều cao cả. Chúng ta hãy tin tưởng, trên tất cả, nơi sự quan phòng của Thiên Chúa.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
100 Em Rước Lễ Lần Đầu tâi giáo xứ Thạch Bích
Tin Yêu
07:39 13/07/2013
TGP Hà Nội – Thứ năm 11.7.2013, niềm vui như ngập tràn cả giáo xứ Thạch Bích - Thanh Oai - Hà Nội, vì hôm nay giáo xứ có 96 em thiếu nhi lần đầu tiên được đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể.

Xem hình ảnh

Khoảng 15h30 chiều cùng ngày, các em đã hân hoan trong những bộ đồng phục xinh xắn, cùng cha mẹ, tề tựu trong sân nhà xứ để chuẩn bị bước vào Thánh lễ. Đúng 16h45, trong giai điệu vui tươi của bài ca nhập lễ, các em xếp thành hàng dài, cùng với cha mẹ, rước quý cha từ sân nhà giáo lý vào thánh đường.

Thánh lễ do Cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản Hạt Thanh Oai chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có cha phó Antôn Ngô Văn Thông.

Trong bài giảng, Cha phó Antôn chia sẻ cùng cộng đoàn và các em: “ Hôm nay là ngày kỷ niệm đặc biệt đáng ghi nhớ trong cuộc đời mỗi em. Vì lần đầu tiên các em được rước Mình và Máu Thánh Chúa KiTô vào lòng là của nuôi linh hồn cho các Em, như lời Chúa nói “Thịt Tôi thật là của ăn, và Máu Tôi thật là của Uống. Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.”(Ga 6, 55-56). Cha cũng giúp các em hiểu rằng khi mình rước lễ không phải là chúng ta ăn bánh bình thường mà chính là đang rước Chúa và Chúa đang ngự trong lòng các em vì vậy các em phải vui mừng, phải hạnh phúc vì được Chúa ở trong mình…

Thánh lễ tiếp diễn trong bầu khí trang nghiêm, thánh thiêng. Trong phần hiệp lễ, các em đã cùng cha mẹ, tiến lên cung thánh, để cùng đón Chúa ngự vào tâm hồn. Từ đây, bí tích Thánh Thể sẽ trở nên thần lương nuôi dưỡng linh hồn các em.

Trước khi kết lễ, đại diện các em đã đọc lời cám ơn cha mẹ, quý cha, quý thầy, qúy sơ và thầy cô giáo lý viên. Sau đó một vị phụ huynh cũng đại diện cảm ơn quý cha và cộng đoàn.

Sau khi nhận phép lành cuối lễ, các em chụp hình lưu niệm và cùng liên hoan trong hội trường giáo xứ.

Nguyện Xin Thiên Chúa. Thương Ban cho cộng đoàn Giáo dân Giáo xứ chúng con, biết quý trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Siêng năng rước Mình Thánh Chúa mỗi ngày, để chúng con được hưởng sự sống đời đời.
 
Hội Bà Thánh Đê Giáo họ Thanh Lãm hân hoan mừng lễ quan thày
Tin Yêu
07:44 13/07/2013
TGP Hà Nội – Hôm nay, thứ sáu ngày 12 tháng 07 năm 2013, Hội Bà Thánh Đê Giáo họ Thanh Lãm thuộc Gx Thạch Bích hân hoan mừng lễ quan thày.

Xem hình ảnh

Chủ tế thánh lễ là cha Antôn Ngô Văn Thông phó xứ Thạch Bích, cùng với sự hiện đông đủ các thành viên trong hội bà thánh Đê và bà con giáo dân trong giáo họ. Được biết giáo họ Thanh Lãm có khoảng hơn 400 nhân danh nằm trên địa bàn xã Phú Lãm, huyện Thanh Oai, Tp Hà nội.

Mở đầu thánh lễ, cha phó Antôn đại diện cho cộng đoàn chúc mừng và mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho chị em trong hội bà thánh Đê của giáo họ.

Trong bài giảng, cha Antôn chia sẻ: “Thánh Đê, tên thật là Annê Lê Thị Thành… Bà là một phụ nữ bình thường, một người vợ hiền, một người mẹ tốt, và trên tất cả bà là một giáo dân dũng cảm chịu bao nhục hình đau đớn để trung kiên bảo vệ đức tin của mình, là người phụ nữ Việt Nam duy nhất được Đức Thánh Cha Piô X tôn phong lên hàng chân phước ngày 2 tháng 5 năm 1909, và ngày 19 tháng 6 năm 1998, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong bà lên bậc hiển thánh. Và ngài nhắc lại những câu nói của bà thánh:

- “Tôi chỉ tôn thờ Thiên Chúa, không bao giờ tôi bỏ đạo Chúa muôn đời.”
- “Họ đánh đập tôi vô cùng hung dữ, đến đàn ông còn không chịu nổi, nhưng tôi đã đựơc Đức Mẹ giúp sức, nên tôi không cảm thâý đau đớn.”
- “Lạy Chúa, xin thương giúp con, con không bao giờ múôn chối bỏ lòng tin Chúa, nhưng vì con là đàn bà yếu đuối, nên họ dùng sức mạnh để cưỡng bách con đạp lên Thánh Giá.”
- “Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy, mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?”

Bà khuyên con:

- “Con hãy về chuyển lời mẹ bảo với anh chị em con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác Thánh Giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đòan tụ trên nước Thiên Đàng.”

- “Lạy Chúa! Chúa đã chịu chết vì con, con hết lòng theo Thánh Ý Chúa. Xin Chúa tha mọi tội lỗi cho con.”

Cuối cùng bà dâng lời sau hết:

- “Giêsu Maria Giuse! Con xin phó linh hồn và thân xác con trong tay Chúa, xin ban ơn cho con được tuân theo ý Chúa trong mọi sự.”

Theo đó, Cha Antôn cũng ghi nhận những nỗ lực hy sinh, nhiệt tâm hết mình của các chị em hội bà Thánh Đê và động viên các chị tiếp tục cố gắng theo gương thánh nữ, sống làm chứng cho Chúa Giêsu giữa cộng đoàn trần thế, biết luôn sống theo gương Thánh nữ, trở thành bà mẹ tốt, biết dùng đời sống đức tin để giáo dục con cái mình trở nên người tốt…

Thánh lễ tiếp diễn trong bầu khí trang nghiêm, thánh thiêng. Trước khi kết lễ, một chị đại diện hội bà thánh Đê đã cám ơn quý cha, quý thầy và toàn thể cộng đoàn.

Sau thánh lễ, quý cha và mọi người chung chia niềm vui với hội bà thánh Đê trong bữa cơm tình gia đình tại hội trường của giáo họ.

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, qua lời chuyển cầu của thánh nữ quan thày ban muôn ơn lành hồn xác cho giáo họ, cách riêng cho chi em trong hội Bà thánh Đê. Xin chúa tiếp tục ban ơn nâng đỡ để các chị chu toàn sứ vụ làm vợ làm mẹ, sống yêu mến Chúa, và nhiệt thành làm việc tông đồ.
 
Hành hương Tapao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:48 13/07/2013
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO - THÁNG 7 /2013

Tháng 7 mưa ngâu, những cơn mưa tắm gội núi đồi Tàpao để rừng cây thẩm xanh, ruộng vườn ngát lên màu lá mới.

Xem hình ảnh

Hàng ngàn khách hành hương từ chiều ngày 12 đáp lại ước hẹn, cùng về bên Đức Mẹ Tàpao để dâng lên Mẹ lời cảm tạ vì những hồng ân đã lãnh nhận. Trời thật đẹp, mây nhẹ nắng trong gió dịu mát.

7giờ tối, Cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh đặt Mình Thánh Chúa khởi đầu giờ chầu Thánh Thể. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh giữa trời đêm đại ngàn, đẹp huyền diệu. Cộng đoàn lần chuỗi hạt Mân Côi. Sau mỗi chục kinh, những ngọn nến vươn cao theo lời bài hát dâng Mẹ Tàpao. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Thánh Thể rước quanh quãng trường hòa trong lời ca ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa. Gần 9g đêm, giờ chầu kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Nhiều đoàn hành hương tiếp tục lên linh đài cầu nguyện bên Mẹ Tàpao.

Sáng 13-7, sau giờ khấn Đức Mẹ, thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan chủ tế, có 30 linh mục đồng tế, hàng chục ngàn khách hành hương hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô suy niệm Tin Mừng (Ga 19, 25 -27), Đức Mẹ dưới chân Thập Giá.

Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập giá. Dưới chân Thập giá có Đức Mẹ, Tông đồ Gioan và hai bà Maria.

Người ta thường nói: “Đồi Golgotha là thảm kịch của tình yêu”. Tình yêu lại trở thành thảm kịch, một thảm kịch mà cũng là một cuộc chiến, một bên là hận thù, một bên là tình yêu. Cuộc chiến này xem ra phía thù địch của Chúa đã chiến thắng vẻ vang. Họ hạ bệ, họ giết chết Con Thiên Chúa. Nhưng Ngài chấp nhận cái chết chứ không dùng quyền năng vô biên để dẹp tan quân thù. Chỉ cần một ý muốn, chỉ cần một lời nói: ma quỷ cũng thua, sóng gió cũng thua, bệnh tật cũng thua, kể cả tử thần cũng đầu hàng, vậy mà Chúa không dùng biện pháp đối đầu, tại sao?

Xin thưa, Chúa không dùng bạo lực để đối phó với con người. Chúa không dùng quyền năng và bạo lực để so sức mạnh với kẻ thù. Vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, và chính vì thế Ngài muốn qua cái chết để đem chiến thắng cho tình yêu, để chứng tỏ Ngài yêu thương nhân loại cho đến cùng.

Ngài luôn luôn trung thành với nguyên tắc: Ngài đến không phải để sát phạt thế gian, mà để cứu thế gian.

Ngài chấp nhận cái chết vì tình yêu như vậy, để biến nó thành của lễ dâng lên Cha, của lễ vĩ đại của tình yêu có đủ sức mạnh để xóa bỏ tội lỗi cho cả nhân loại này, tội lỗi của con người suốt dòng lịch sử, của nhân loại trên mặt đất này, từ Adam Eva cho đến người cuối cùng trong ngày tận thế.

Ngài chấp nhận cái chết vì tình yêu, và vì Ngài làm chủ cả cõi chết như Ngài đã chứng tỏ khi còn sống, cho nên chết rồi sau ba ngày Ngài sống lại. Và từ đây, với sự sống phục sinh, Ngài tái tạo lại một thế giới mới, một thế giới không còn hận thù, ghen ghét, đói khổ và chết chóc nữa mà là một nhân loại mới, nhân loại của tình yêu, một nhân loại sẽ đời đời sống trong Thiên Chúa tình yêu.

Nhân loại mới đó có người mẹ của tình yêu, đó là Mẹ Maria. Suốt trên 30 năm trời ở kề bên con, Mẹ Maria đã hiểu được thế nào là Thiên Chúa Tình Yêu. Mẹ biết cái chết của con là cái chết cứu độ, trong đó có Mẹ. Dù rằng bản tính tự nhiên máu chảy ruột mềm, Mẹ vô cùng đau xót, nhất là khi người ta lấy đòng chọc thủng cạnh sườn Chúa, thì cũng không khác nào gươm đã đâm vào trái tim Mẹ. Nhưng đau bao nhiêu thì đau, Mẹ đã nhận lấy lưỡi đòng đó kể từ ngày Mẹ dâng con vào đền thờ khi Tiên tri Simêon nói về tương lai của Mẹ: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ thâu qua lòng bà”.

Với niềm tin là mọi sự xảy đến đều trong thánh ý đầy yêu thương của Thiên Chúa, cho nên lại một lần nữa, Mẹ nói lên hai tiếng xin vâng, Mẹ không than van oán trách ai cả. Mẹ sẵn sàng dâng cả mọi nỗi niềm đau thương và yêu mến cùng với Chúa Giêsu để làm thành của lễ hiến dâng. Chính vì thế khi Chúa sống lại, Ngài trở nên Vua Vũ Trụ, Chúa đã đặt Mẹ làm Nữ Vương Thiên Đàng. Từ thân phận con người, Mẹ đã bước vào Cung điện Thiên Chúa, cả hồn lẫn xác để thành người Mẹ của thế giới mới. Vì thế Chúa đã trối Mẹ lại cho Thánh Gioan là đại diện cho cả nhân loại được cứu độ. Từ đó, Mẹ lại là cô giáo dạy môn học tình yêu của Gioan.

Ta thấy, trong các Tông đồ, không vị nào nói về tình thương nhiều như Thánh Gioan. Gioan đã học với Chúa khi Ngài còn sống, với tư cách người Tông đồ được Chúa yêu, mà còn là người học trò tình yêu của Đức Mẹ. Học với Chúa ba năm, nhưng Gioan học với Mẹ còn lâu hơn nữa. Vì sau khi Chúa về trời, Gioan đã rước Mẹ về nhà mình, theo lời trối của Chúa.

Dưới chân Thập Giá còn có Maria chị của thân mẫu là người đại diện cho những con người vô tội và Maria Mađalêna đại diện cho người tội lỗi. Maria Mađalêna đã được Chúa trừ quỷ, tha thứ mọi tội lỗi và đang trở thành môn đệ của Chúa.

Nói tóm lại, Chúa Giêsu cũng như mọi nhân vật đang hiện diện với Chúa trên đồi Golgotha đều hướng về tình yêu hiến dâng. Chúng ta hãy chiêm ngắm và sống tình yêu này.

Kitô Giáo là đạo của tình yêu. Không sống đạo qua tình yêu thì đạo không còn trong ta. Đọc kinh xem lễ, xây dựng nhà thờ, tổ chức bao nhiêu cuộc lễ hội, kiệu rước tưng bừng mà không sống được tình yêu trong đời mình, thì đạo vẫn thiếu trong đời ta.

Kitô Giáo là đạo của tình yêu, cho nên Chúa sẵn sàng yêu thương và phục vụ cho đến chết trên thập giá, mặc dù quyền năng và sức mạnh tuyệt đối của Ngài vượt trên sức mạnh từ Satan đến con người.

Cuộc sống của Kitô hữu được biểu lộ bằng tình yêu:

“Mọi sự xuất phát từ tình yêu
Mọi sự được định hướng bởi tình yêu
Và mọi sự kết thúc trong tình yêu”.

Đó là lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu.

Thánh Phaolô tuyên bố: “Chúng tôi loan báo một Đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá”. Đây là thập giá của một Thiên Chúa là Chúa tể trời đất, và là Thiên Chúa của Tình yêu vô biên. Chúng ta tôn thờ Chúa Kitô chịu đóng đinh, và chúng ta sống chính tình yêu của Ngài.

“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên sứ đi nữa, mà không có lòng yêu mến, thì tôi chỉ là thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn làm ngôn sứ, và được biết mọi mầu nhiệm, đạt được tất cả sự hiểu biết; Giả như tôi có được tất cả lòng tin đến chuyển núi dời non, mà không có lòng yêu mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết tài sản mà bố thí, hay nộp thân thể tôi để chịu thiêu đốt, mà không có lòng yêu mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”( Cr 13, 1 – 4 ).

Anh chị em thân mến,

Kitô hữu ở đâu thì tình yêu ở đó. Sau khi hành hương trở về, anh chị em hãy làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu. Xin Mẹ Maria ban cho anh chị em tình yêu và lòng tin như Mẹ để cuộc sống hàng ngày của chúng ta luôn là bài ca ngợi khen tình yêu Thiên Chúa.

Sau thánh lễ, dù đã cao niên với tuổi 81, Đức Cha Phaolô vẫn vui vẻ để mọi người lên hôn nhẫn. Nhẫn nại cho đến người cuối cùng, ngài mới trở về nghĩ ngơi.

Hàng ngày, hàng tháng, khách hành hương đến với Mẹ Tàpao để cầu cho tâm hồn của mình được thênh thang thánh đức, cầu cho gia đình mình được bình an, cầu cho những nhu cầu trong đời sống đức tin cũng như trong đời sống hằng ngày của mình được Mẹ quan tâm. Các sinh viên học sinh mong được học hành tấn tới, các mầm non Ơn gọi mong đậu vào Chủng viện, các gia đình có những người mới ra đi cũng xin Mẹ nhớ đến các linh hồn của họ. Đó là tất cả ý nguyện rất chân thành của mọi khách hành hương gửi gắm Đức Mẹ Tàpao. Xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ và xin vì tình mẫu tử đã kết ước do chính Chúa Giêsu trên thánh giá, Mẹ cũng luôn luôn nâng đỡ tất cả mọi người.

Xin được cùng với quí khách hành hương dâng lên niềm tin, niềm cậy cũng như niềm cảm mến để những tháng ngày tiếp theo đây ai cũng sẽ được như ý Mẹ nhắn gửi và cũng là để niềm hạnh phúc Mẹ trao ban cho mỗi người của những hạt mầm giữa những cơn mưa tháng 7 sẽ được mọc lên một cách xanh tốt. Với những ơn lành ấy, đời sống của mỗi người cũng được trải ra trong bình an.

Về đây bên Mẹ Tà Pao
Mọi người hãy nhẹ quên bao muộn phiền
Chắp tay khấn Mẹ nhân hiền
Cho vơi sầu khổ, cho thêm an hòa.

Xin mượn những lời thơ của Đức Cha Giuse bày tỏ tâm tình của cộng đoàn hành hương, xin chân thành kính dâng Đức Mẹ và nhân danh tình mẫu tử, xin Đức Mẹ cũng chuyển cầu cho tất cả chúng con. Amen.
 
Hội Đồng Mục Vụ Giáo phận Hưng Hóa họp sơ kết bán niên 2013
GP Hưng Hóa
10:07 13/07/2013
Ngày 11 - 12 tháng 7 năm 2013, tại trung tâm mục vụ Hà Thạch, Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV) Giáo phận Hưng Hóa họp sơ kết bán niên 2013, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục giáo phận.

Xem hình ảnh

Hội nghị vui mừng với sự hiện diện của Đức tân Giám mục An-phong-sô Nguyễn Hữu Long, lần đầu tiên về với giáo phận kể từ ngày được Tòa Thánh bổ nhiệm Giám Mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa, 24/6/2013.

Như vậy, thành phần tham dự hội nghị gồm có hai Đức Cha, tất cả các quý Cha trong giáo phận, quý Thầy, quý Dì và quý Đại biểu thành viên HĐMV.

Sau thủ tục khai mạc, Đức tân Giám mục Phụ tá có lời phát biểu chào thăm Đức Cha chính, quý Cha và toàn thể hội nghị. Đức tân Giám mục rất cảm động được biết là ngay sau khi Tòa Thánh bổ nhiệm, giáo phận đã cầu nguyện cho ngài trong kinh nguyện Thánh Thể. Ngài nói ngài là người con của giáo phận Hưng Hóa vì có bán quê nội tại Nỗ Lực, nên sẽ hết mình phục vụ giáo phận theo sự phân định của Đức Cha chính. Ngài xin cám ơn giáo phận đã rộng tay đón nhận ngài và xin mọi người cầu nguyện và cộng tác với ngài trong nhiệm vụ mới.

Đức Cha chính Gioan Maria Vũ Tất nêu lên mục đích của hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm để thấy được mạnh, yếu, những khó khăn chủ quan, khách quan nhằm điều chỉnh hoặc giải pháp kịp thời cho việc thực hiện kế hoạch sáu tháng cuối năm 2013 và cả nhiệm kỳ. Giáo phận có 19 Ủy ban (UB) tương đương như các UB trực thuộc HĐGM Việt Nam, ngoài ra còn có UB Dân Tộc và UB Thiếu Nhi Thánh Thể. Ngài khích lệ mọi người ý thức đây là nhiệm vụ thánh thiện và Ngài nhấn mạnh không UB nào tự hạn chế hoạt động vì e ngại thiếu kinh phí.

Thời lượng chủ yếu của hội nghị dành cho các Uỷ ban (UB) lần lượt báo cáo kết quả thực hiện sáu tháng dầu năm 2013: Một số UB đã triển khai tốt kế hoạch của mình; một số sẽ triển khai vào sáu tháng cuối năm; số ít do đặc thù riêng sẽ triển khai trong thời gian tới.

Các Hội dòng có Hội dòng Mến Thánh Giá, Hội dòng Phaolô (Saint Paul), tu hội Thánh Tâm cũng báo cáo những việc đã làm được trên tinh thần ước muốn, sẵn sàng và đã cộng tác với các UB của HĐMV và các giáo xứ trong việc Tông đồ.

Các Giới đoàn mới hình thành vì chưa có nội quy nên có phần lúng túng về quy tụ nhân sự, linh đạo sống và chủ đề hoạt động của đơn vị mình. Xin đề nghị giáo phận, nhất là quý Cha đồng hành, các cha Quản xứ dành sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể trong giai đoạn bước đi chập chững của các Giới đoàn này.

Hội đồng kinh tế báo cáo tổng quát công tác thu chi; riêng phần giáo dân đóng góp với giáo phận còn thấp, chưa đạt 40% kế hoạch đề ra, lý do cơ bản vì chưa nắm rõ phương thức thực hiện.

Buổi tối ngày 11/7, quý Đức Cha và Linh mục đoàn lên nhà thờ xứ Hà Thạch cử hành lễ giỗ đầu cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Tiến Cát, linh mục giáo phận Đà Nẵng, quê Hà Thạch.

Buổi sáng sớm ngày 12/7 tại nhà nguyện Trung tâm Mục vụ, cử hành thánh lễ cầu cho Đức Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Quang Sách, nguyên Giám mục giáo phận Đà Nẵng mới qua đời.

Sang ngày làm việc thứ II, số ít UB còn lại tiếp tục báo cáo; tiếp đó là Hội đồng kinh tế báo cáo kế hoạch tài chính sáu tháng cuối năm; Cha phụ trách về việc giải phóng mặt bằng đất nhà thờ Sa Pa thông báo vẫn còn nhiều vướng mắc, Hội đồng đã biểu quyết 100% xin tòa Giám mục làm công văn kính gửi UBND tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch đã thỏa thuận giữa tòa Giám mục và tỉnh Lào Cai.

Công việc cuối cùng của hội nghị là thành lập Ban Tổ chức ngày lễ tấn phong Giám mục Đức Cha An-phong-sô vào ngày 06 tháng 9 năm 2013 và chương trình các giáo hạt chào chúc mừng Đức tân Giám mục.

Trước khi kết thúc hội nghị, Đức tân Giám mục Phụ tá bày tỏ sự trân trọng cảm phục về công tác tổ chức của một giáo phận tiếng là vùng sâu vùng xa thuộc miền Tây Bắc Việt Nam, đã đi vào đúng tinh thần Giáo luật, làm sống động sinh hoạt của một giáo phận, trong Giáo Hội tại Việt Nam. Đây thực là sự khích lệ để Ngài đem hết nhiệt huyết góp phần với giáo phận trong nhiệm vụ mới.

Về ngày lễ tấn phong, Đức tân Giám mục xin cám ơn Đức Cha chính và giáo phận, xin chấp nhận sự đặt để của giáo phận như “con dâu mới về nhà chồng”, tuy nhiên, Ngài tỏ ra băn khoăn là làm sao xin được tổ chức thật đơn giản, tiết kiệm, giảm thiểu hình thức bề ngoài mà chú trọng chiều sâu thánh thiện nội tâm bên trong, theo phong cách sống khiêm tốn, giản dị của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đương kim mà ngài rất ngưỡng mộ.

Đức Cha chính giáo phận phát biểu kết thúc hội nghị, bước đầu đáng ghi nhận về hoạt động của các UB trong toàn giáo phận. Ngài nhắc lại HĐMV có cơ cấu gồm 50% linh mục, giáo sỹ và 50% tu sĩ, giáo dân, thể hiện đúng đường hướng mà Công Đồng Vatican II đã xác định và đề cao vai trò người giáo dân đối với Giáo Hội, trong ý thức đồng trách nhiệm đóng góp xây dựng Giáo Hội, cụ thể là Giáo Hội tại địa phương.

Ngài hy vọng sáu tháng cuối năm và năm 2014 sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan được thể hiện qua hoạt động của các UB thuộc HĐMV, góp phần làm thăng tiến giáo phận, trong công cuộc “xây dựng giáo xứ, giáo phận trưởng thành”.

Ban Truyền Thông
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
WYD: lịch sử cây Thập Giá và bức Linh Ảnh Đức Mẹ Quan Phòng cuả giới trẻ.
Trần Mạnh Trác
08:53 13/07/2013
Ngày 6 tháng 7 vừa qua, hai biểu tượng cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) là cây thập giá* và bức linh ảnh ĐM đã được rước về Rio de Janeiro.

*(gọi là thập giá (cross) thay vì thánh giá (crucifix) vì không có tượng Chuá bị đóng đinh)

Hai biểu tượng đã mau chóng trở thành biểu tượng cuả giới trẻ, được du hành vòng quanh Thế Giới đã 30 năm, di chuyển bằng mọi phương tiện từ máy bay cho đến thuyền đánh cá, từ xe hơi cho đến xe kéo chó và dừng chân ở mọi ngõ ngách từ các đại thánh đường nguy nga cho đến những nhà tù tăm tối, từ các trung tâm thương mại nhộn nhịp cho đến những công viên quốc gia hiu quạnh.

Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta chủ sự thánh lễ tiếp nhận tại nhà thờ chính tòa St Sebastian cho biết "kể từ Tháng Chín năm 2011, (hai biểu tượng) đã du hành khắp Brazil, đến thăm không chỉ các giáo phận nhưng cũng tới các trường học, nhà tù, quảng trường và các bộ lạc cuả dân bản xứ," Đức Tổng Giám Mục nói "Bằng cách này, thông điệp của Chúa Kitô đã tới với tất cả mọi người đàn ông và phụ nữ của Brazil."

"Đây là những biểu tượng cho thấy vẻ đẹp của đức tin Kitô giáo, sự phục sinh của Chúa Kitô qua thập giá, qua cuộc sống của tất cả chúng ta, và cùng một lúc niềm vui của những người trẻ, những người mà trong những năm qua đã nhìn thấy thêm một chút gì về cuộc đời của mình, ước mơ của mình, công việc của mình, niềm vui của mình, qua các biểu tượng này".

Khi hàng triệu thanh thiếu niên tập trung tại đại hội Ngày Giới Trẻ ở Rio, cây thập giá và bức linh ảnh ĐM sẽ đồng hành với họ trong mọi chương trình sinh hoạt và sẽ đem lại nhiều ơn ích như đã từng xảy ra trong lịch sử.

Lịch sử cây thập giá WYD

Cây thập giá WYD có nhiều tên gọi: Thập Giá Năm Thánh, Thập Giá Thánh Du, Thập Giá Giới Trẻ.

Cây Thập Giá là kỷ vật cuả năm 1984, Năm Thánh Cứu Chuộc. Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quyết định rằng cần có một cây thập giá, biểu tượng cho đức tin, đặt gần bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, để mọi người có thể nhìn thấy suốt năm, thì người ta đã dựng lên một cây thập giá bằng gỗ lớn, cao 3.8 m, đúng như ý ngài mong muốn.

Vào cuối Năm Thánh, sau lễ đóng cửa đền thánh (cửa giữa cuả đền thánh), Đức Giáo Hoàng đã trao cây thập giá này cho các người trẻ trên thế giới, đại diện bởi những thanh thiếu niên đang sinh hoạt tại Trung tâm Thanh niên quốc tế Saint Lawrence ở Rôma. Lời nói của ngài nhắn nhủ trong dịp này là: "Các bạn trẻ thân mến, trong dịp bế mạc Năm Thánh, tôi phó thác cho các bạn dấu hiệu của Năm Thánh này: Thập Giá của Chúa Kitô! Hãy đưa nó đi vòng quanh thế giới như là dấu hiệu của tình yêu của Chúa Giêsu đối với nhân loại và loan báo cho tất cả mọi người rằng chỉ qua sự chết và sự sống lại cuả Chúa Kitô mới có ơn cứu chuộc và sự cứu rỗi ".

Các bạn trẻ đã thực hiện ước nguyện của Đức Thánh Cha, là đưa cây Thập Giá đi vòng quanh thế giới. Trung tâm Saint Lawrence trở thành nhà ở của cây thập giá mỗi khi không có chương trình hành hương.

Cuộc du hành đầu tiên là đến Munich ở Đức để tham dự "Katholikentag" (Ngày Công Giáo) cử hành vào tháng Bảy năm 1984. Vì chỉ là một cây thập giá bằng gỗ thô sơ cho nên lúc đầu không ai chú ý đến nó. Chỉ sau khi những quan chức nhận ra rằng đây là một kỷ vật mà Đức Thánh Cha có lòng lưu luyến thì nó mới được đưa lên cạnh bàn thờ cho mọi người nhìn thấy.

Sau đó, cuộc du hành đã đi qua Lourdes, Paray-le-Monial và nhiều nơi ở Pháp rồi lại về Đức một lần nữa. Khi nghe điều này, Đức Giáo Hoàng nói, "Họ nên mang nó qua Prague cho Đức Hồng Y Tomasek". Lúc đó, Tiệp Khắc còn là một quốc gia sau bức màn sắt và mãi đến tháng Giêng năm sau, 1985, một nhóm thanh niên Đức mới có thể đưa cây thập giá đến Prague theo như ước nguyện của Đức Thánh Cha.

Năm 1985 cũng là Năm Thanh Niên Quốc tế được công bố bởi Liên Hiệp Quốc, và 300.000 người trẻ đã gặp gỡ Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật Lễ Lá. Cây Thập Giá một lần nữa lại xuất hiện tại cuộc họp đó, rồi sau đó, được rước đi nhiều cuộc họp thanh thiếu niên, nhiều cuộc hành hương, và dẫn đường nhiều đoàn rước trên đường phố của châu Âu: Ý, Pháp, Luxembourg, Ireland, Scotland, Man-ta và Đức.

Những sự kiện như thế dẫn tới ý tưởng tổ chức những ngày hội cho Thanh Thiếu Niên. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố ý định tổ chức hằng năm các Ngày Thanh Niên Thế Giới, bắt đầu mỗi năm vào dịp lễ Lá.

Thế là Chuá Nhật Lễ Lá năm 1986, cây thập giá đã có mặt ở Rôma cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ nhất, và từ đó luôn luôn đồng hành với tất cả các Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Năm 1987 Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 2 được tổ chức tại Buenos Aires ở Argentina vào tháng Tư. Đây là lần đầu tiên cây Thập Giá đến châu Mỹ.

Năm 1988, trong chương trình luân phiên cuả Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 3, cây Thập Giá đã vượt Đại Tây Dương đến Steubenville Hoa Kỳ.

Năm 1989, Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 4, cây thập giá thực hiện chuyến viếng thăm Châu Á lần đầu tiên, tới dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Seoul Hàn Quốc.

Chúa Nhật Lễ Lá năm 1992, nhân ngày khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 7 tại Rôma, một phong tục mới khởi đầu, đó là cây thập giá đã được các thanh niên Ba Lan trao tận tay cho ban tổ chức Ngày Giới Trẻ kế tiếp, là các thanh niên Hoa Kỳ.

Cây Thập Giá du hành qua toàn nước Mỹ trong năm 1993, tham dự các lễ kỷ niệm, các cuộc biểu tình, hội nghị, hành hương, và có mặt tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 8 tổ chức tại Denver vào tháng Tám.

Chúa Nhật Lễ Lá năm 1994, khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 9 tại quảng trường Thánh Phêrô, một đại diện của giới trẻ Hoa Kỳ đã trao cây thập giá cho các đại biểu thanh niên Philippines.

ở Philippine, cây Thập Giá đã thực hiện cuộc hành hương xung quanh 79 giáo phận của Phi Luật Tân, di chuyển bằng thuyền, trên vai của các thanh niên địa phương, hoặc bằng bất cứ phương tiện giao thông vận tải nào có sẵn.

Năm 2001, cây Thập Giá đã bay qua Đại Tây Dương và bắt đầu cuộc hành hương dài chung quanh nước Canada rộng lớn, di chuyển bằng máy bay thương mại, máy bay hạng nhẹ, chó kéo xe, xe tải, máy kéo, thuyền buồm và thuyền đánh cá. Đã đến thăm các nhà thờ giáo xứ, các trung tâm cải tạo thanh thiếu niên, nhà tù, trường học, trường đại học, di tích lịch sử quốc gia, trung tâm mua sắm, trung tâm thành phố, quận lỵ, hộp đêm và công viên.

Cuộc hành trình chung quanh Canada bị gián đoạn ba ngày trong năm 2002 để người ta đưa cây Thập Giá đến Ground Zero ở New York như một dấu hiệu của hy vọng cho người dân Hoa Kỳ sau thảm kịch 11 tháng 9.

Từ đó cây Thập Giá đã trở thành một biểu tượng cuả hy vọng, ở đâu cũng vậy, người ta chen nhau đến để được chạm vào nó, nắm lấy nó, và cầu nguyện chân thành.

Có rất nhiều người đã xúc động sâu sắc khi đứng trước cây Thập Giá. Những năm gần đây, số nhân chứng tăng vọt có lẽ nhờ ở phương tiện Internet dối dào. Những lời khai được lưu trữ tại Trung tâm Thanh niên Quốc tế Saint Lawrence, và trên các ấn phẩm cuả các Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Một số người đã thắc mắc là làm thế nào mà hai miếng gỗ có thể có tác dụng như vậy về cuộc sống của một người., Bất cứ nơi nào nó đi qua, mọi người hỏi rằng bao giờ nó trở lại. Người ta nhìn thấy sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa. Thông qua Thập Giá, nhiều người trẻ có thể hiểu được Mầu Nhiệm Phục Sinh và một số có thêm can đảm để lựa chọn một cuộc sống khác tốt hơn.

Một thanh niên trẻ tuổi Canada cho biết: "Cây Thập Giá này có một tác động to lớn trên tất cả các quốc gia mà nó đi tới. Điều này trở thành hiển nhiên đối với tôi qua buổi lễ trao Thập Giá từ những bạn người Ý. Họ (các bạn trẻ Ý).. rất cảm xúc, khóc sướt mướt vì nỗi buồn phải xa rời nó. Chúng tôi, mặt khác, cũng khóc với những giọt nước mắt mừng vui vì chúng tôi đã nhận được một biểu tượng mạnh mẽ mà chúng tôi biết là sẽ có ảnh hưởng đến quốc gia của chúng tôi."

Bức Linh Ảnh ĐM Quan Phòng.

Sau năm 2003, cây Thập Giá không còn phải đi du hành đơn độc một mình nữa. Nó sẽ luôn luôn được đi kèm với một biểu tượng của Đức Trinh Nữ Maria (như chính Chúa Kitô đã đi cùng với mẹ mình trong lịch sử.)

Ngày Chúa Nhật Lễ Lá tại Rôma năm 2003, khi đoàn đại biểu Canada trao thập giá cho những thanh niên Đức, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trao phó cho họ thêm một biểu tượng về Đức Mẹ.

Biểu tượng mới là một bản sao bức linh ảnh cổ có tên là Mary Salus Populi Romani (đấng quan phòng cuả nhân dân La Mã ). Đức Giáo Hoàng nói: "Hôm nay tôi cũng phó thác cho đoàn cuả nước Đức một biểu tượng của Mẹ Maria. Từ giờ trở đi nó sẽ đi kèm với Thập Giá cuả Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Này, đây là mẹ của các bạn! Nó sẽ là dấu hiệu của tình mẫu tử của Mẹ Maria ở gần gũi với những người trẻ, những người được ủy thác, như Thánh Gioan Tông đồ đã được ủy thác, để đón tiếp Mẹ vào trong cuộc sống của mình."

Phiên bản gốc của Bức Linh ảnh ĐM được giữ trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả tại Rôma. Bức ảnh cao 5 feet rộng 3 1/4 feet (1.5m x 1m), được vẽ trên một mặt gỗ dày (loại gỗ thông cedar).

Đây là bức ảnh Đức Mẹ quan trọng nhất ở Rôma, mặc dù ngày nay số người sùng kính những bức linh ảnh khác như Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có vẻ vượt trội hơn, nhưng qua nhiều thế kỷ trước, bức linh ảnh này đã có một lịch sử huy hoàng.

Bức linh ảnh Salus Populi Romani, đã có thời được gọi là Regina Caeli (Nữ Vương Thiên Đàng) là một trong những bức ảnh mà theo truyền thuyết được gọi là "ảnh cuả thánh Luca", nghĩa là do chính thánh Luca vẽ khi còn sống. Truyền thuyết kể rằng "sau khi Chúa bị đóng đinh, Đức Mẹ dọn về ở với Thánh Gioan, mang theo một vài món đồ yêu thích, trong số đó là một cái bàn do chính Chuá Giêsu đóng khi còn làm việc trong xưởng thợ cuả Thánh Giuse. Thánh Luca đã dùng chính mặt bàn này để vẽ một bức chân dung của Đức Mẹ đang bế Chuá Giêsu hài đồng. Và Thánh Luca đã vừa vẽ vừa cẩn thận lắng nghe những lời cuả Đức Mẹ kể về cuộc sống của con trai mình, do đó mà chúng ta có những sự kiện Giáng Sinh được Thánh Luca ghi lại trong Tin Mừng."

Không chắc chắn bức linh ảnh Salus Populi Romani có là bức ảnh cổ trong truyền thuyết đó không? Những khảo nghiệm trên gỗ cho biết bức ảnh có thể cũ từ khoảng thế kỷ thứ 5 cho đến thế kỷ 12 mà thôi, nghiã là không cũ đủ để được ở cùng thời với ĐM và Thánh Luca.

Dù sao thì ngay từ thời cổ bức ảnh đã được coi là kỳ diệu và đã được rước kiệu xung quanh Rôma nhiều lần. Năm 593 Thánh Giáo Hoàng Gregory đã rước qua mọi khu phố Rôma để cầu nguyện chấm dứt nạn dịch Black Plague. Đức Giáo Hoàng Piô V vào năm 1571 đã cầu nguyện cho được chiến thắng trận Lepanto và Giáo hoàng Gregory XVI vào năm 1837 đã cầu nguyện cho hết nạn dịch tả.

Năm 1953, người ta rước ảnh Mẹ qua Rôma để khai mạc năm thánh mẫu đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội. Năm 1954, bức ảnh được Đức Giáo Hoàng Piô XII trao một vương miện khi ngài thiết lập một ngày lễ mừng ĐM mới, lễ Mẹ Nữ Vương.

Các vị Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI đều đến viếng linh ảnh Salus Populi Romani nhiều lần. Riêng Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô đã đến kính viếng ngay ngày đầu tiên sau khi được bầu.
 
Các thánh Tử Đạo thăng hoa văn hóa Việt Nam: Bài 15 : Đại Nghiã Trên Đường Đời
Phạm Hòa Hiệp
08:59 13/07/2013
ĐẠI NGHĨA TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI

Trên một đoạn đường đời… một buổi chiều dừng chân nơi quán vắng… tâm hồn thi sĩ vọng tưởng về một chân dung, hoài niệm về những ân tình còn nóng ấm của một người thân thương đã khuất bóng, thi sĩ mênh mang một niềm nhung nhớ khôn nguôi…

Đường đời mấy ngả Emmau

Có Lời nồng thắm có câu ân tình


Nhưng không phải là những hoài niệm trong cô đơn u uẩn tủi hờn… vì người đã chết lại vẫn còn xuất hiện, vẫn cùng sinh hoạt và vẫn cùng đồng hành trên mọi nẻo đường đời, thi sĩ cảm thấy một niềm hạnh phúc vô biên…

Có Ai sánh bước bên mình

Hoàng hôn nhạt nắng bóng hình nghiêng soi

Quán đường dừng bước nghỉ ngơi

Bàn kia BÁNH nóng dáng NGƯỜI mến thương

Gần kề chan chứa yêu đương

Cách xa nỗi nhớ vấn vương tâm hồn


Đúng vậy, niềm hạnh phúc vô biên vì là chìm đắm trong tình yêu, hiện tượng huyền nhiệm của những con người chân thành yêu nhau, yêu thiết tha say mê, yêu gắn bó keo sơn, dù vui dù khổ ước mong không bao giờ xa cách… Nơi quán vắng u hoài, bỗng gặp “người mình tin yêu” sống lại sau khi bị đóng đinh chết trên thập giá, niềm vui đồng hành bỗng ngập tràn trong quán vắng trên đường dài Emmau…

Mong sao sớm tối chiều hôm

Sống vui chết khổ luôn còn cạnh Ai

Một niềm tha thiết van nài

Thương tình quán vắng lưu hoài mãi cho…

(QUÁN VẮNG – Cung Chi cảm hứng theo Lc 24,13-32)


Trang sử xa xưa của nhân loại, khoảng hai nghìn năm trở về trước, về cuộc tử đạo của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu xuống thế làm người, rao truyền Tin Mừng Nước Trời, chết khổ nhục với án thập hình... Trang sử gần đây về các vị tử đạo Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm các ngài được phong thánh cách nay 25 năm, lần giở những trang sử bi thương đầy gió tanh mưa máu ấy nơi xứ Việt… những trang sử cực kỳ nhạy cảm này lúc nào cũng có thể bộc phát thành trọng đề hiện sinh gây tranh luận sôi nổi trong cuộc sống làm người.

"Nếu nơi tay Ngài, tôi không thấy các đấu đinh, và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin!" (Gn 20,25)

Trên hình hài của Con Thiên Chúa còn dấu tích của roi đòn, xiềng xích, mão gai, đinh nhọn, thập giá, lưỡi đòng… trên thân xác các vị tử đạo Việt Nam còn nhan nhản dấu vết của đủ loại hình pháp kinh quái hãi hùng cực kỳ man rợ… kìm nung đỏ, gông nặng hình thang, xiềng xích chữ Y, voi dầy, tùng xẻo bá đao, chém bêu đầu, phân thây…

Niềm đau khổ tột cùng, số phận khốn cùng thê thảm tuyệt vọng của con người trong cơn bách hại tôn giáo. Hiền nhân của mọi thế hệ đều trăn trở trong khắc khoải tra hỏi: tại sao như thế? tại sao cấm đoán, tại sao bách hại, tại sao tru diệt đạo, tại sao khai trừ tín hữu Kitô giáo…

Trước khi có Đạo, con người sống cá nhân và sống xã hội với nhau thế nào? Đạo có cần thiết cho loài người hay không? Có nhiều Đạo hay chỉ có một Đạo? Các vị tử đạo có thể đều đáng được nhìn nhận tất cả là các thánh tử đạo chăng?

Về phía các vị tử đạo, từ vị tử đạo đầu tiên… tại sao tử đạo? Tử đạo để làm gì? để được gì? để nói lên điều gì…?

Máu đổ… Có thể là vì những tham vọng đế vương, thần quyền… có thể là vì lý tưởng độc lập dân tộc… hay chỉ là cuộc phân tranh triền miên đúng sai sai đúng giữa những con người trần thế…

Tự cổ chí kim, lòng ác độc bộc lộ qua đủ mọi cách thức tra tấn và hành hình, nhưng những hung khí giết người đều đã để lại những dấu vết bất khả phi tang trên thân xác nạn nhân và trong lịch sử cộng đồng xã hội… “cọp chết để da, người ta chết để tiếng”.

Nhìn lại những sự việc khi xưa, thật quả quá ngỡ ngàng về công cuộc truyền giáo của các vị thừa sai ngoại quốc trên quê hương Việt Nam trong giai đoạn lịch sử từ giữa thế kỷ 19 trở về trước… đã không được xuông xẻ, không được đón nhận dễ dàng… tại sao vậy? Có phải cứ đổ máu tử đạo mới bành trướng được Giáo Hội và mở rộng nước Chúa? hay đây chỉ giản dị là oan nghiệp của một vấn đề thời cuộc chính trị?

Làm sao lý giải cuộc đổ máu của những người dân Việt tin Đạo Thiên Chúa ?

Từ sổ tay đường đời ghi rõ những câu hỏi, những nghi vấn trong ký ức, những giăng mắc trong tâm tư… tôi nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài (thánh ca Trên đường Emmau – Thành Tâm), tìm gặp mọi người… hỏi han, phỏng vấn, trò truyện, mạn đàm, chia xẻ, trao đổi… Sao lại có những người chẳng hay biết gì, sao lại có những người thờ ơ lãnh đạm, không một mảy may quan tâm, sao lại có những người chẳng có ý kiến gì? Còn những người khác thì tuyệt đại đa số là cuồng nhiệt đối kháng nhau qua những nhận thức và lập trường khác biệt. SỰ THẬT ở nơi đâu???

Nước Việt, một đất nước xinh tươi hùng vỹ. Dân tộc Việt, một dân tộc oai hùng bất khuất mang danh “con rồng cháu tiên” rạng rỡ những nét tinh hoa văn hóa của cả một chiều dài “bốn nghìn năm văn hiến”. Do đâu, những gì, đạo nào đã làm nên những nét chấm phá vinh quang đó của dân tộc…

Gió động đình mẹ ru con ngủ,

trăng tiền đường ấp ủ năm canh

tiết trời thu lạnh lành lanh,

cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông

bổng bồng bông, bổng bồng bông,

võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên (Ca dao)


Nhiều thế kỷ trước khi Kitô giáo đặt chân lên đất Việt, mọi người dân Việt đều biết đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín như những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Công, Dung, Ngôn, Hạnh mà mọi người nữ đều trau giồi được coi như những khuôn vàng thước ngọc. Đúng là một đất nước nề nếp với luân thường đạo lý, một dân tộc gia giáo nhạy bén với những gì là điều hay lẽ phải. Có phải như thế đã là thành đạt một đất nước thái hòa, thạnh trị và một dân tộc an vui, hạnh phúc? Có phải vì thế mà đất Việt không cần đến hạt giống Kitô giáo, và vì thế mà các lớp vua quan ròng rã trên hai thế kỷ rưỡi (1625-1886) đã ra sức bách hại và tiêu diệt Đạo Thiên Chúa?

Mở kho văn khố, các bản án hành quyết của vua quan các thời đại còn lưu trữ chưa bị bụi mù thời gian phủ lấp hay xóa mờ, án nào án nấy đều phô bày rõ nét những giòng cáo buộc độc đoán, trước sau chỉ là nhằm kết tội để diệt trừ những người theo Đạo Thiên Chúa, bị phê phán là tà đạo. Không dẫm đạp trên thánh giá (quá khóa) là tội đáng chết, không chịu xuất giáo là tội đáng chết, những án chết oan nghiệt này lẽ dĩ nhiên cần phải được phúc thẩm:

“… khi bị bắt có lệnh truyền quá khóa nhiều lần mà vẫn không chịu làm theo. Bởi đó, đúng là người u mê tối tăm mọi đàng, nên phải xử trảm quyết ngay tức khắc…”

“… mù quáng cố chấp, không theo đường ngay, không chịu xuất giáo, tội đáng chết…”

“… giảng giải cho dân chúng tà đạo để dụ dỗ những người khờ khạo tin theo…”

“… tin dối trá… gieo rắc tà đạo… quyến rũ người khác theo đạo ấy… ”

“… đã tin đạo Giatô cùng in đạo ấy vào lòng đến nỗi không còn hiểu được sự phải trái… một mực chấp mê cứng cổ…bất khẳng quá khóa, bất tuân quốc pháp…”

“… đức vua không thể sai lầm, ngài đã cấm theo đạo Giatô, vậy mọi người phải bỏ đạo đó!… ”

“… đạo ấy là đạo tà, từ xưa đến nay đức vua đã ban nhiều sắc chỉ cấm ngặt. Mới đây đức vua ra đạo dụ cho các quan và dân phải bỏ đạo tà mà về với chính đạo…”

“… giả bộ làm điều lành để lừa dối những người bị mê hoặc bởi thứ tà đạo đó…”


“… những người có đạo quả quyết rằng chết như vậy sẽ được lên thiên đàng, chúng ta hãy xem coi có thật chăng. Điều đó không ai biết, chỉ biết rằng Hồ Đình Hy bị khốn khổ mà nào Giêsu ở đâu không đến cứu nó. Trẫm truyền rao như vậy khắp mọi nơi hầu mọi người biết theo tà đạo là điều vô ích…” (Vua Tự Đức phê chuẩn án xử trảm quan triều đình Micae Hồ Đình Hy - Thánh tử đạo quan triều đình Micae Hồ Đình Hy bị trảm quyết ngày 22-5-1857)

Về phía những tội nhân thụ hình tử đạo nơi pháp đình vua quan, những nạn nhân của cuộc bách hại, trong lúc chịu những hình khổ tàn bạo và ác nghiệt nhất, nếu có được bộc bạch biện hộ cho mình thế nào trước sau cũng chỉ biết giản dị tuyên xưng mình tin theo một đạo chân thật và đạo này đem lại lợi ích tốt lành cho dân Việt:

“…chính vì để làm ích cho người đồng hương của quí quan chứ không phải để làm hại họ mà tôi bỏ Âu Châu đến đây…” (Thánh tử đạo linh mục thừa sai người Pháp Jean Louis Bonnard bị xử trảm ngày 1-5-1852)

“… Đạo Đức Chúa Trời là đạo chân thật, tôi đến nước này là để rao giảng đạo chân thật, đường ngay nẻo chính, tôi không lừa dối ai!… ” (Thánh tử đạo giám mục phó Đaminh Henares thừa sai người Tây Ban Nha bị xử trảm ngày 26-6-1838)

“…Không được phép giữ đạo này, hoàng đế đã cấm và lệnh của hoàng đế là lệnh của Trời, vậy nếu ông còn theo nữa thì sẽ phải chết! ” - “Tôi không phải là kẻ mù quáng, đạo này dạy sự chân thật và bởi đó tôi yêu mến và thực hành! ” (trích đoạn thẩm vấn của quan triều với thánh tử đạo linh mục Francis Jaccard thừa sai người Pháp bị xử giảo ngày 21-9-1838)


“…chúng tôi vô tội, chúng tôi không làm gì chống lại vua hay luật lệ quốc gia. Lỗi duy nhất họ lên án chúng tôi là người theo Đạo Chúa Kitô. Chúng tôi chịu án chết vì không chịu từ bỏ Đạo Chúa Kitô là đạo chân thật… Chúng tôi cầu chúc đức vua được giầu sang phú quí cai trị muôn năm và chớ gì ngài ngưng cuộc bách hại đạo Trời là đạo duy nhất mang lại hạnh phúc…” (Thánh tử đạo linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan bị trảm quyết ngày 28-4-1840)

“… luật của người ta không thể ngược lại luật của Thiên Chúa, luật nước như vậy không tốt… tôi kính vua và rất mực yêu tổ quốc, nhưng trên hết tôi yêu Đức Chúa Trời và lề luật của Ngài!… ” (Thánh tử đạo thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang bị trảm quyết ngày 6-12-1861)

“… hạ thần là người có Đạo Công Giáo nên không đi viếng chùa…” (Thánh tử đạo Phaolô Tống Viết Bường, quan thị vệ trong triều đình, là vị quan vừa trung thành với vua mà cũng hết lòng thờ phượng Chúa, đã thẳng thắn trả lời hạch sách của vua về việc không đi viếng chùa theo thông lệ sau khi trở về từ chiến trận, ngài bị trảm quyết bêu đầu ngày 23-10-1833).

“… họ cứ bảo tôi là bất trung bất hiếu và thiên đàng ở đâu nào có thấy. Tôi chỉ nói lại với họ là việc ai người nấy biết, tôi biết rất rõ thế nào là trung hiếu…” (Thánh tử đạo binh sĩ Anrê Trần Văn Trông bị trảm quyết ngày 28-11-1835. Trước khi bị đem đi chém đầu ngài nhắn về với mẹ hiền: “con được phúc trọng chết vì Chúa, xin mẹ an tâm làm việc nuôi xác và giữ đạo thánh Chúa! ”)

“… quan lớn đã biết chúng tôi không có tội gì, tôi bị án chết vì tôi giữ Đạo Thiên Chúa là đạo thật, chứ chẳng phải vì trộm cướp hay có tội gì khác!… ” (Thánh tử đạo linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh bị trảm quyết ngày 6-4-1857)


Xét kỹ mọi vụ án diệt đạo nơi xứ Việt với những nét lược kể trên đây, bên vua quan cường quyền và bên tội nhân oan khiên, cả hai bên đều tự cho mình là chính đạo. Cuộc tranh tụng giữa hai bên cơ hồ giống như cuộc tranh tụng giữa hai người đàn bà trong vụ kiện giành con trước vua Salômôn nước Israel vào thời điểm thế kỷ thứ mười trước Công nguyên.

[Chị này bảo: “Ðứa sống này là con tôi, con chị mới là đứa chết”. Chị kia đáp lại: “Không phải thế, con chị mới là đứa chết, nhưng con tôi chính là đứa còn sống.”]

Người ta có thể đôi lúc bị lạc trong bát quái trận đồ của những gì là THẬT và những gì là GIẢ. và đôi khi tâm tư khắc khoải, truy tìm SỰ THẬT ở nơi đâu?

Cuộc sống muôn hình vạn trạng phô diễn những bối cảnh vàng thau lẫn lộn, những hư hư thực thực hỏa mù tăm tối…Tin Mừng Phúc âm Đạo Đức Chúa Trời mời gọi mọi người phân biệt phải trái, nhận chân đâu là ĐƯỜNG, đâu là SỰ THẬT và đâu là SỰ SỐNG.

Từ bao đời trong xứ Việt vua uy nghi trên ngai trị dân như là đấng “thế thiên hành đạo” (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. - Khổng Tử). Tại sao nói “lệnh vua là lệnh trời” mà người ta lại không rắp tâm tuân phục? Vua ban ra 10 ĐIỀU HUẤN DỤ cho dân chúng thực hành tu tập… Điều huấn dụ thứ nhất “Đôn nhân luân” khẳng định luật vua tôi có cùng mang một nội dung như điều răn thứ nhất (Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự - Mc 12,29) của Đức Chúa Trời không?. Các điều huấn dụ khác nói chung cũng là chỉ dạy cho người dân biết sống cho ra một con người tốt lành, ngay thẳng, giữ tiết hạnh, không gian tham, không gian tà, không theo tà thuyết, tuân hành luật pháp quốc gia, làm điều thiện… tại sao người ta không một lòng tin theo 10 điều huấn dụ ấy như tin giữ 10 điều răn Đức Chúa Trời?

Người ta càng ngày càng ý thức và tranh đấu cho những nhân quyền của con người. Đã từ lâu chính quan niệm về vua, về vương quyền cũng phải bị biến đổi khi mà bản chất và sự hành xử không diễn đạt đúng ý nghĩa chính đáng của nó. Chống lại những thứ quyền hành sinh sát mù quáng của vua, xưa kia Mạnh Tử cũng đã đề ra hệ cấp giá trị “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Thánh tử đạo thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang khẳng khái xác định: “…luật của người ta không thể ngược lại luật của Thiên Chúa, luật nước như vậy không tốt… tôi kính vua và rất mực yêu tổ quốc, nhưng trên hết tôi yêu Đức Chúa Trời và lề luật của Ngài!…”, nhận thức xác đáng này cổ võ cho những đóng góp xây dựng một chế độ quyền bính có lòng NHÂN, hướng thăng tiến của lịch sử các dân tộc vốn càng ngày càng được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận. Về quyền tự do tôn giáo, nhưng nếu không phải là đạo THẬT, nếu là tà đạo thì sao? Bao nhiêu là vấn nạn trong cuộc sống con người khả dĩ xác định lằn ranh giữa Tin và không Tin, giữa đạo thật và đạo giả, tiên tri thật và tiên tri giả, tình yêu thật và tình yêu giả, lòng ái quốc thật và lòng ái quốc giả, hạnh phúc thật và hạnh phúc giả… danh sách liệt kê còn rất dài, nhưng tựu trung là phân biệt minh bạch giữa CHÂN THẬT và DỐI TRÁ, giữa TỐT LÀNH và XẤU XA, giữa SỰ SỐNG và SỰ CHẾT…

Một vị tử đạo nằm xuống là một khẳng định hùng hồn nhận chân những lằn ranh phân chia giữa THẬT và GIẢ, một lập trường không thể lay chuyển chung quyết dứt khoát đứng về phía sự thật, một hành động thiết thực yêu thương bạt ngàn gợi cảm cả một trời đại nghĩa…

Thật đáng ngưỡng phục tâm can một lòng hy sinh vì chính đạo của những tội nhân thụ hình tử đạo, tâm tư họ huyền nhiệm như cổ tích thần tiên đem lại sáng tỏ cho những ai còn một chút gì hồ nghi ngờ vực:

“… chúng ta hãy can đảm chịu khổ vì Chúa Kitô, chúng ta hãy chịu khổ với lòng cương quyết cho tới chết…” (Thánh tử đạo ông trùm xứ Đaminh Toái bị thiêu sống ngày 5-6-1862).

“… đừng than trách những người đã bắt tôi, vì qua bàn tay họ mà tôi được ơn cao cả này…” (Thánh tử đạo thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần bị xử giảo ngày 20-11-1837).

“… đừng thù oán hay kiện cáo những kẻ đã tố giác cha… đừng trả thù những khốn khó cha phải chịu…” (Thánh tử đạo ông trùm Emmanuel Lê văn Phụng bị xử giảo ngày 31-7-1859).

“… dù anh em bị hành hạ thế nào, anh em hãy cầu nguyện cho chính quyền…” (Thánh tử đạo linh mục Laurensô Nguyễn văn Hưởng bị trảm quyết ngày 27-4-1856) “”

“… thân xác tôi ở trong tay quan, mặc sức quan muốn làm khổ thế nào tùy ý. Nhưng linh hồn tôi là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được”. Vị quan tra vấn linh mục Lê Bảo Tịnh không cầm được cơn giận khi nghe một câu trả lời của linh mục hàm ẩn ý chê trách hạng người sống như thú vật, đã dùng thước đánh ngài một đòn hung ác bất ngờ vào miệng ngài khiến ngài bị gẫy răng, miệng đầy máu me nhưng ngài ôn tồn vạch rõ cho quan biết họa khốn của quan: “… may phúc cho quan lớn vì tôi có đạo, hiền lành lương thiện. Nếu như tôi là thằng tướng giặc, lấy gông đeo cổ húc vào quan thì quan lớn đã vỡ đầu ra rồi !!!… ” (Thánh tử đạo linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh bị xử trảm ngày 6-4-1857)


Trước sự bất công, bất chính trên đời… cũng chỉ một ý chí nhất quyết công khai tuyên xưng đạo chân chính trước mặt mọi người, thánh tử đạo Phaolô Đổng bị khắc chữ “tả đạo” vào mặt, ngài đã không những cương quyết bôi xóa dấu vết oan nghiệt ấy trên mặt mình, mà còn hiên ngang khắc rõ chữ “ hữu đạo” thay vào chữ “tả đạo”. (Thánh tử đạo ông trùm xứ Phaolô Đổng bị trảm quyết ngày 3-6-1862).

Nào ai không động lòng xao xuyến băn khoăn sau mỗi cuộc hành hình những người đi đạo. Trong số các đao phủ đã vung gươm hành quyết theo lệnh quan quyền, có người lên tiếng phân bua: “Tội phạm đến các ngài không phải là tại tôi, xin đừng thù oán! ”. Trong số các quan án, cũng có người thổ lộ ra tiếng nói của một lương tâm công thẳng:

“Máu các ông xin đừng đổ trên đầu chúng tôi, chúng tôi không phải là người giết các ông! ”

“… mặc dù tôi không theo đạo nhưng tôi biết rõ các linh mục vô tội… bây giờ phép triều đình đem cha đi hành quyết thì xin cha khi về thiên đàng nhớ đến chúng tôi với! ”

Còn trong đám đông dân chúng có những tiếng bất bình nghẹn họng trong nước mắt:

“Tại sao người tốt lành, không can tội gì lại bị vua quan kết án tử hình như vậy? ”


Các vị tử đạo người Việt, họ là ai? Các vị tử đạo người Việt, là những con dân đất Việt bình thường chất phác như mọi người dân Việt, đều được nuôi dưỡng và lớn lên trong một tổ quốc mà những lời vàng ngọc đã khắc sâu vào hồn thiêng sông núi, ai ai cũng thuộc nằm lòng những lời ru ca dao của mẹ Việt Nam triền miên nhắc nhở trong cuộc sống:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

người trong một nước phải thương nhau cùng”

“Thương người như thể thương thân”

“Máu chảy, ruột mềm”

“Dù xây chín bậc phù đồ,


không bằng làm phước cứu cho một người”

Bốn nghìn năm văn hiến của tình thương dân tộc… đất Việt đã không ngừng trổ muôn hoa xinh tươi, thương mình và thương người, họ cùng dân tộc vươn tiến lên những đỉnh cao chân thiện mỹ của “đạo làm người”. Những sử hạnh bình dị của họ còn rõ nét trong tâm khảm những người đã được gặp gỡ họ, giao tiếp với họ, sinh hoạt với họ: hiền hòa, nhân từ, tính tình vui vẻ dễ thương, nếp sống đơn sơ thanh đạm, thanh liêm, tận tụy hy sinh quên mình, dũng cảm, cương nghị, hăng say phục vụ, có lòng đạo đức thương người… tựu trung lại, những con người đức hạnh là những mảnh đất mầu mỡ phì nhiêu cho hạt giống Tin Mừng…

Vì thế, từ ngày hạt giống Tin Mừng Thiên Chúa giáo được gieo vào lòng đất Việt, họ trở thành những người một lòng tin thờ Thiên Chúa, thuộc trọn về Chúa, đi theo Chúa, chuyên chú trong kinh nguyện, nhiệt tâm truyền giảng Tin mừng, thương giúp người khốn khổ… và từ đó họ và cộng đoàn giáo hữu được cuốn hút vào lý tưởng cao xa ngút ngàn rao truyền Tin Mừng Phúc Âm cho dân tộc, xây dựng tiền đồ cao cả của dân tộc.

Trong hàng ngũ quan quyền bắt đạo không có mấy người dễ dàng nhận diện ra cái viễn ảnh hoan lạc trong hướng nhìn của các vị tử đạo về cứu cánh cuộc đời. Chết tử vì đạo. Chết vì cớ gì? Chết cho ai? Sống không được thổ lộ hết tâm can, thì họa may chết sẽ được ra LỜI, lời chân thật và là tuyên xưng về lời chân lý của Chúa Kitô. Vì thế sau phút hành hình đầu rơi máu đổ, cảm thức LỜI tóm gọn của cả đời theo Chúa của các ngài, người ta đổ xô nhau lăn xả vào thấm hết những giọt máu đào tử đạo, người ta cẩn trọng lưu giữ mọi thánh tích còn sót sau khi vị tử đạo trút linh hồn, và vì thế ngày nay có những người đi tìm Chúa, nhận biết Chúa qua những chứng từ, thánh tích và sử liệu của các ngài.

“… tôi sắp bỏ thế gian này không luyến tiếc một sự gì, nghĩ đến việc sẽ được nhìn thấy Chúa làm tôi vui sướng hơn là sợ cái chết đau thương… được kết hiệp với Chúa Giêsu trong nơi hạnh phúc bất diệt…” (Thánh tử đạo linh mục Phanxicô Gagelin thừa sai Pháp đầu tiên tử đạo trên đất Việt, bị xử giảo ngày 17-10-1833).

Một đàng, cuộc sống mọi thời chứa đầy những cạm bẫy dối trá phỉnh lừa cám dỗ… nhất là ngày nay, trước các trào lưu lan tràn như những chủ nghĩa phóng túng thực dụng, chủ nghĩa tương đối, luân lý vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chủ nghĩa thế tục hóa duy vật, chủ nghĩa vô thần thực tế… người ta hoang mang tìm sự thật, âu lo những trào lưu chủ thuyết lầm lạc dẫn tới thảm họa vô lường, một nền văn hóa của sự chết. Đàng khác, đã đành những ý niệm về Trời hiện hữu một cách hiển nhiên trong mọi tầng lớp xã hội, từ vua quan xuống tới dân đen, ai cũng biết hay cũng thường xuyên nghe nói đến rất nhiều những chữ những câu chỉ về thế giới tâm linh thiêng liêng, chỉ về đấng Thượng Đế toàn năng hằng hữu, đấng Thần linh quyền lực tối thượng, những câu như: “lạy Trời mưa xuống lấy nước tôi uống…”, “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”, “lưới Trời lồng lộng", “Thiên bất dung gian”… “Hoàng Thiên bất phụ hảo nhân tâm” “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tuyệt nhiên định phận tại Thiên thu”…; nhưng khi người ta tiếp xúc trực tiếp với những chứng từ sống động, như chứng từ tiêu biểu sáng ngời của thánh tử đạo thừa sai người Pháp Phanxicô Gagelin về giá trị vô song của nước Thiên Chúa, như chứng từ tiêu biểu đanh thép của thánh tử đạo linh mục Francis Jaccard thừa sai người Pháp - “Tôi không phải là kẻ mù quáng, đạo này dạy sự chân thật và bởi đó tôi yêu mến và thực hành! ” … lẽ tất nhiên người ta muốn giao tiếp với Chúa Giêsu Phục Sinh để biết Ngài là AI và muốn nếm biết cái “hạnh phúc bất diệt” là thứ hạnh phúc nào mà vị tử đạo dám chấp nhận hy sinh mạng sống mình để đạt tới.

Ngày giờ đó, họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và họ gặp thấy đang tề tựu cùng nhau, có nhóm Mười Một cùng các bạn. Các người này nói rằng: “Thực thế, Chúa đã sống lại và đã hiện ra cho Simôn!”

Chúa Giêsu Phục Sinh. Đấng ấy là ai? Chúa Trời có THẬT hay KHÔNG THẬT? Đây là một diễn đàn muôn thuở, một cuộc đối thoại trường kỳ trong nhân gian, một thách đố tìm kiếm trải nghiệm trong từng giây phút cho từng người.

Các vị tử đạo khi sống cho Chúa và chết vì Chúa chính là một hành động chọn lựa đi theo một đấng thủ lãnh, đấng chỉ đạo. Để chọn lựa chín chắn, chắc là đã phải kỹ lưỡng so sánh, tìm hiểu thấu suốt, biệt phân thật giả:

“Người mục tử nhân lành, chính là Ta…” (Mt 10,14). “Này Ta làm mới mọi sự…” (Kh 21,5) “Ta chuộng nhân nghĩa chứ không phải lễ tế…” (Mt 9,13). “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống” (Gn 14,6) “Ta đã đến là để các ngươi có sự sống, và có một cách dồi dào…” (Gn 10,10) “Các ngươi hãy nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn lành…” (Mt 5,48)

Đạo Công Giáo tin một Thiên Chúa có THẬT, dạy người ta sống tốt lành. Một xã hội sống tốt lành sẽ nhào nắn nên một văn hóa tốt lành, theo niềm tin Kitô giáo, đó là một nền văn hóa nhân bản và tâm linh, một văn hóa của tình thương và của sự sống phong phú tròn đầy.

Nếu văn hóa đúng theo ý nghĩa tốt đẹp đích thực mà nhân loại có thể đồng thuận một cách tuyệt đối, nếu văn hóa không chứa đựng hay dung thứ dối gian, nô lệ, đồi trụy, bất nhân, vô cảm trước mọi thương đau bất hạnh của đồng loại… Nếu đỉnh cao của văn hóa là khả năng diễn tả toàn diện những gì sâu kín nhất, những gì chân thiện mỹ nhất, những gì THẬT nhất trong tâm hồn con người, trong đời sống cá nhân và tập thể… người người chân chất yêu thương, cuộc sống hướng về Thiên Chúa… như thế phải chăng là thiên đàng nơi hạ giới, hạnh phúc THẬT của giống nòi mà các vị thánh tử đạo Việt Nam gieo rắc ươm trồng trong cuộc đời các ngài, dấn thân vun đắp bằng chính cái chết khổ nhục của các ngài, chết đau thương mới xác định minh bạch và trọn vẹn lập trường chọn lựa SỰ THẬT, làm chứng cho SỰ THẬT, chết hy sinh mới thực nói lên LỜI, lời vàng ngọc của điều răn trọng đại là mến Chúa yêu người.

Ươm trồng vun đắp xây dựng một nếp sống văn hóa tốt lành cao cả, từ những lời khuyên phúc âm… làm thế nào để trong Lễ có Nhân, trong Nghĩa có Nhân, trong Trí có Nhân, và trong Tín có Nhân, nói một cách vắn gọn là có tình người, có lòng yêu mến nhau thực sự. Trong đạo cũng như ngoài đời, còn biết bao nhiêu hủ tục cần được gạn đục khơi trong, tỷ như “khi sống thì chẳng cho ăn, thác về âm phủ làm văn tế ruồi”. Thăng hoa văn hóa, biến đổi đất nước và con người ngày càng thêm đẹp thêm tốt thêm trong lành thánh thiện đích thực. Đạo Công Giáo vốn bị chê trách là không thuận theo phong tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc, nhưng vấn đề là làm thế nào diễn tả được đích thực lòng hiếu nghĩa đối với tổ tiên phụ mẫu sinh thành. Tâm thức con người ngày nay thuận hợp hơn cho những cố gắng tẩy xóa những nét mê tín, hình thức nông cạn bề ngoài hay những dị nghĩa trong truyền thống phong hóa cũ (Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu. - Khổng Tử). Thánh tử đạo binh sĩ Anrê Trần Văn Trông tự biết rất rõ thế nào là TRUNG và thế nào là HIẾU. Thánh tử đạo linh mục Phêrô Đoàn Công Quí bị xử trảm ngày 31-7-1859 cũng hiên ngang khẳng định lòng TRUNG và HIẾU ngất trời của ngài qua mấy vần thơ rút ruột gửi cho mẹ hiền:

“Dù trăng trói gông cùm tù rạc

chén ngục hình xiềng tỏa chi nề

miễn vui lòng cam chịu một bề

cho trọn đạo trung thần hiếu tử ”


Trong TRUNG và HIẾU của thánh tử đạo linh mục Phêrô Đoàn Công Quí sáng ngời tình Chúa và tình người. Rõ ràng là có những quan niệm khác nhau về TRUNG và HIẾU, nhưng bất hạnh thay trước những bất đồng quan điểm, con người khép kín hẹp hòi, thiếu cởi mở đối thoại và không hiểu nhau đến độ không thể đội trời chung.

Trên núi cao hay bên bờ hồ, giữa dân ngoại hay giữa đoàn người vất vưởng đói nghèo tha phương cầu thực, dọc dài trên những chặng đường loan báo Nước Trời, lời rao giảng của Chúa Giêsu, người Mục Tử nhân lành, hằng dõng dạc vang lên trong tận cùng mọi tâm can với sức lay động huyền nhiệm:

“Nếu sự công chính của các ngươi không dư dật hơn ký lục và Biệt phái, các ngươi sẽ không vào được Nước Trời…” (Mt 5,20).

Nếu muối (Mt 5,13) không phải là muối thật, nếu men (Mt 13,33) không phải là men thật, nếu đèn (Mt 5,16) không tỏa sáng… như vậy theo Chúa và làm môn đồ của ngài, từ muôn thuở, không phải là chuyện dễ dàng. “Và họ sẽ phải chịu bắt bớ hết thảy, những ai muốn sống đạo đức trong Ðức Kitô Giêsu!” (2 Tim 3,12)

Chính Đức Giáo Hoàng đương nhiệm Biển Đức XVI cũng đã nhận thực: “Chân thành tin nhận Phúc âm có thể đòi hỏi hy sinh mạng sống và đã có nhiều tín hữu ở nhiều nơi trên thế giới phải đối mặt với sự bách hại và đôi khi với sự tử vì đạo”. (L’adhésion sincère à l’Evangile peut demander le sacrifice de la vie et de nombreux chrétiens sont exposés, dans différentes régions du monde, à la persécution, et parfois au martyre – Benoît XVI) Thật là một nhận xét hoàn toàn chính xác.

Đó là chưa nói tới tử đạo của ngày hôm nay còn có thể là tử đạo không đổ máu với những bách hại vô cùng tinh vi, với những quỉ kế diệt đạo cực kỳ thâm hiểm khiến cuộc lữ hành của đoàn người theo Chúa luôn luôn phải nhập tâm lời cảnh giác của người Mục Tử nhân lành: “Nếu ai muốn đi sau Ta thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình mỗi ngày và hãy theo Ta!. Vì kẻ nào muốn cứu lấy sự sống mình, thì sẽ mất; còn kẻ nào mất sự sống mình vì Ta, thì kẻ ấy sẽ cứu nó” (Lc 9,23-24).

Chắc chắn rằng các vị tử đạo Việt Nam đã mường tượng được đại cuộc xây dựng trời mới đất mới qua lập trường chọn lựa đấng thủ lãnh của các ngài, qua niềm tin yêu bất diệt của các ngài vào Chúa Kitô, vào Đạo Đức Chúa Trời.

Sự chấp nhận “mất sự sống mình” của các vị tử đạo Việt Nam, giải nghĩa thêm một lần nữa lời nhận xét của sử gia Tertullien vào cuối thế kỷ thứ hai “Máu các vị tử đạo là hạt giống sinh nhiều Giáo hữu” (Sanguis martyrum, semen christianorum).

Hạt giống Kitô giáo là hạt giống trổ sinh Nước Thiên Chúa, trời mới đất mới với nền văn hóa sự sống được thăng hoa trở nên tốt đẹp đích thật, với những con người mới sống an bình trong hạnh phúc thật… Các vị tử đạo tất nhiên không thể không biết đến kế đồ của Đức Chúa Trời, Chúa tể trời đất muôn vật: “…vì sự an bài của Người cho muôn thời được viên mãn, là thâu họp vạn vật dưới một đầu một mối trong Đức Kitô, vật ở trời cao, vật nơi dương thế…” (Ep 1,10)

Đi theo Đức Kitô, chắc hẳn các vị tử đạo đã được cuốn hút vào một lòng đại nghĩa, được thông hiệp hợp nhất vào thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô, đấng mà các ngài tin yêu tuân phục: “… những gì các ngươi làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất này của Ta, là các ngươi làm cho chính mình Ta…” (Mt 25,40)

Nhịp bước tung tăng, tôi hân hoan cất lời ca thức tỉnh hy vọng: “… Biết mấy lúc chúng ta đi trong cuộc sống mọi ngày, đã gặp Ngài, nhưng chẳng biết Ngài. Ấy những lúc mắt ta không trông không thấy được Ngài trong những kẻ nghèo đói…” (Trên đường Emmau – Thành Tâm)

Tôi thả hồn ngất ngây chiêm ngưỡng chương trình Tạo Dựng của Thiên Chúa, một đại cuộc đường dài tiến đến viên thành trời mới đất mới con người mới trên quê hương Việt Nam và nhân loại mới trên toàn thế giới hầu tất cả được thông hiệp với Thiên Chúa Tình Yêu trong hạnh phúc yêu thương. Cuộc lữ hành trên các nẻo đường đất Việt, ngang qua những nấm mồ tử đạo, “mỗi bước chân đi mỗi lạ lùng, quê hương ta đó đẹp vô cùng” (thơ Bàng Bá Lân), vì có những vị anh hùng bất khuất trong lý tưởng gầy dựng cho dân tộc một nền văn hóa tuyệt đẹp của sự sống đích thật.

Tôi thầm nhủ ngày ngày ngâm lên bay tỏa như lời kinh trầm hương mấy vần thơ phục sinh của thi sỹ Lương Nhi Tử trong suốt những ngày kính nhớ 117 thánh tử đạo Việt Nam và tất cả những vị tử đạo vô danh trên đất Việt:

Cho con từ đây lấy thương yêu

Làm cầu VƯỢT QUA ngàn vạn chiều

Làm men SỐNG LẠI vùi khắp chốn

Làm sức PHỤC SINH mọi cô liêu.
 
Tin Đáng Chú Ý
Bị tố, Obama sẽ thảo luận vấn đề vi phạm nhân quyền với Trương Tấn Sang.
Khánh Huy
21:52 13/07/2013
(CNA / EWTN News) -. Trước khi TT Hoa Kỳ Obama và Chủ Tịch Nước VN Trương Tấn Sang gặp nhau vào ngày 25 tháng 7 tại Washington DC, chính quyền Obama đã bị chỉ trích là đã làm cho "tình trạng nhân quyền tại Việt Nam xấu đi. Một tình trạng đang cần có sự lãnh đạo mạnh bạo (bold) cuả Mỹ, chứ không phải những lời tuyên bố mồm mép (lip-service)"

Trong một thông báo gửi đến Quốc hội ngày 10 tháng 7, dân biểu Frank Wolf (R-Va.) cho rằng chính sách đối với các nước Đông Nam Á cuả chính phủ "đã thất bại (fail) đối với tất cả các công dân Việt Nam và tất cả mọi người Mỹ gốc Việt đang quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo."

Bị tố nặng, ngay sáng ngày 11 tháng 7, toà Bạch Cung đã vội vã thông báo rằng họ đã mở rộng chương trình nghị sự với Chủ Tịch Nước VN bao gồm "việc thảo luận về nhân quyền, và những vấn đề đang nóng hổi như biến đổi khí hậu, và sự quan trọng cần phải hoàn thành một thoả thuận cao (high standard) về việc hợp tác Xuyên Thái Bình Dương."

Trong những năm 2004 và 2005, Việt Nam đã bị Bộ Ngoại Giao phân loại như là một "Quốc gia đáng quan tâm đặc biệt", gọi tắt là CPC, vì những đàn áp của chính quyền Cộng sản đối với các cá nhân và cộng đồng Công Giáo và Phật giáo. Sự phân loại đưa tới những biện pháp trừng phạt thương mại và viện trợ, gắn liền những yêu cầu về nhân quyền tới cả những viện trợ không thuộc loại nhân đạo nữa.

Nhưng trong năm 2006, sự phân loại đó đã được gỡ bỏ, sau khi chính quyền Bush khẳng định rằng VN đã có những bước tiến quan trọng trong việc cải thiện hành vi vi phạm tự do tôn giáo và trong các mối quan tâm về nhân quyền khác.

Trong những năm gần đây, Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế cuả Mỹ, cùng với nhiều tổ chức nhân quyền khác, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao đưa Việt Nam trở lại sự phân loại "Quốc gia đáng quan tâm đặc biệt", vì "những lạm dụng vẫn tiếp tục và việc dỡ bỏ nhãn hiệu CPC cũng đã làm cho VN mất đi sự thúc đẩy để cải thiện nhiều hơn nữa. "

Dân biểu Frank Wolf thừa nhận rằng chính sách của chính quyền Obama không khác nhiều với chính sách cuả chính quyền Bush, nhưng ông cho biết rằng những vi phạm nhân quyền đã tăng lên trong suốt nhiệm kỳ tổng thống hiện tại, thí dụ theo đài ABC thì chỉ riêng trong năm 2013, con số vi phạm đã có "hơn 50 người bị kết án và bị bỏ tù trong các vụ án chính trị ".

Ông dân biểu cũng đưa ra một vài ví dụ về các cuộc đàn áp và trấn áp trong nước, đặc biệt năm 2012, một công dân Hoa Kỳ hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đã bị "tùy tiện bắt giữ và cầm tù" tại Việt Nam trong một chuyến viếng thăm.

Ông Wolf giải thích rằng việc cập nhật về tình trạng sức khoẻ cuả ông Quân cho bác sĩ cuả gia đình chỉ được bắt đầu khi ông Wolf kêu tới đại sứ Mỹ tại Việt Nam là David Shear, và ông đại sứ này cũng đã không giữ lời hứa là các đại sứ quán sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các tù nhân của cuộc đàn áp tôn giáo và chính trị trong nước.

"Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp mà Đại sứ quán Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đại sứ Shear, không phục vụ như là một hòn đảo của tự do trong một vùng biển áp bức. Và đáng quan ngại nữa là việc tiến sĩ Quân là một công dân cuả Mỹ. Sự hững hờ trong việc đòi trả tự do cho tiến sĩ Quân thì đáng chóng mặt (stunning)", ông Wolf cho biết.

Ngoài thất bại trong việc giải quyết các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, ông cho biết, chính phủ Mỹ đã hầu như câm lặng trước "sự phát triển cuả các phong trào bất đồng chính kiến" chống lại sự lạm dụng các quyền chính trị và nhân quyền của chính phủ VN.

Ông Wolf phê bình rằng "Gây sức ép về các quyền cơ bản trên các chế độ độc tài và các chính phủ đàn áp có thể mang lại kết quả tích cực, nhưng không hiểu tại sao Bộ Ngoại giao hoặc chính quyền này gần như không bao giờ có bản năng đó cả".