Ngày 12-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:21 12/07/2011
KHÔNG LÀM CÀN ĐƯỢC
N2T

Có người thường mượn say làm càn, bất kể uống nhiều hay ít đều mượn rượu làm càn, vợ ông ta rất căm giận. Một hôm, ông ta ở trong nhà lại muốn uống rượu, vợ ông ta bèn lấy nước ngâm sợi gai cho ông ta uống, không ngờ mới uống chút xíu thì ông ta theo thói cũ múa tay múa chân, bà vợ giận dữ chửi:
- “Trời giết ông đi, uống nước ngâm sợi gai mà cũng làm càn”.
Ông chồng khựng lại một chút rồi lập tức cười lớn, nói:
- “Tôi đang bực mình đây, hôm nay sao lại như thế này chứ, tay chân rã rời...”

Suy tư:
Ở đời có những người thường mượn rượu để làm càn, mượn rượu để chửi người khác, mượn rượu để đánh người khác, mượn rượu để làm nhục người khác, và còn rất nhiều chuyện bi hài do những người mượn rượu làm càn mà ra...
Thời nay, có những người không mượn rượu làm càn, nhưng mượn cái “mác” mình ở nước ngoài để hù dọa anh em và hù dọa người khác, nào là mình ở nước ngoài làm giám đốc công ty để lấy le với bà con, nhưng thực ra là đi làm thuê làm mướn; nào là mình ở nước ngoài học trường này trường nọ để lấy oai với người khác, nhưng thực ra họ chỉ đi học lớp Anh ngữ căn bản...
Mượn rượu làm càn hoặc mượn cái “mác” ở nước ngoài để hù dọa lấy le với người khác thì quả thật không ổn chút nào, nhất là thời đại bây giờ, bởi vì không ai tin lời người say rượu và cũng chẳng ai dễ tin vào những người nói mình học nước ngoài nhưng lại điều căn bản cũng làm sai không đúng.
Chúa Giê-su dạy rằng lòng có đầy thì mới tràn ra nơi miệng, tức là lòng đầy ích kỷ, ghen tức, thì mới mượn rượu và dùng cái “mác” học nước ngoài để hù dọa anh em và tha nhân.
Không ai thích người mượn rượu làm càn, cũng không ai thích người thường hù dọa lấy le với người khác bằng cái "mác ngoại" cả.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://sa-mạc.vn
jm taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:31 12/07/2011
N2T

22. Con người bị diệt vong là phải tự trách mình.

(Thánh Ambrosius)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Loại trừ các thai nhi khuyết tật
Vũ Văn An
04:18 12/07/2011
Theo tin Zenit ngày 10 tháng 7, chính phủ Anh vừa cho công bố một tài liệu cho thấy nhiều tư liệu khá đau buồn về phá thai trong đó, nhiều thai nhi khuyết tật bị lựa ra để loại trừ. Đó là các thai nhi có hàm xẻ, chân dị dạng (club feet), và mắc hội chứng Down.

Đài BBC, trong tường trình ngày 4 tháng 7 về vấn đề này, có cho hay: các con số thống kê không dễ gì mà có. Năm 2003, Bộ Y Tế Anh quyết định không cho đăng tải tín liệu liên quan tới các vụ phá thai vào giai đoạn cuối sau khi có những chỉ trích rộng rãi đối với việc trục thai các thai nhi bị chứng hàm xẻ.

Sau đó, Liên Minh Phò Sự Sống, dựa vào đạo luật tự do thông tri, đã yêu cầu được cung cấp chi tiết liên quan tới các vụ phá thai loại này. Bộ Y Tế bác bỏ lời yêu cầu ấy, và chỉ nhượng bộ sau khi bị Tối Cao Pháp Việt buộc phải công bố. Các bảng trên trang mạng của Bộ Y Tế hiện nay từng liệt kê những trường hợp phá thai vì lý do khuyết tật di truyền cũng như vì người mẹ còn vị thành niên, nghĩa là 16 tuổi tại Anh và Wales.

Trong một thông cáo báo chí công bố ngày 4 tháng 7, Liên Minh Phò Sự Sống hoan nghinh việc công bố các tín liệu nói trên, sau điều được họ mô tả là một “cuộc đấu luật pháp kiểu Đavít và Gôliát”. Liên minh đưa ra lời yêu cầu trên hồi tháng 2 năm 2005.

Ann Furedi, tổng giám đốc Sở Cố Vấn Thai Nghén Anh, lại nghĩ khác.Vì tổ chức này vốn dĩ cung cấp việc phá thai. BBC tường trình rằng “Việc công bố các số thống kê sau một chiến dịch của những người vận động hành lang chuyên chống ngừa thai này cho thấy nhiều điều hơn là việc họ được biện minh”.

Kỳ thị người khuyết tật

Năm 2010, có tất cả 482 thai nhi mắc hội chứng Down đã bị trục thai. Mười em trong số ấy đã được hơn 24 tuần lễ. 181 em khác bị trục thai vì lịch sử gia đình từng mang các dị hình di truyền. Tổng cộng, trong năm 2010, có tất cả 2,290 vụ phá thai vì lý do khuyết tật hay vấn đề di truyền. Trong số đó, 147 vụ thực hiện sau khi thai nhi đã được 24 tuần lễ.

Trong một tuyên bố công cộng, Hội Bảo Vệ Trẻ Em Chưa Sinh bày tỏ sự lo ngại đối với các dữ kiện phá thai. Anthony Ozimic, quản trị viên về truyền thông của tổ chức này nhận định rằng: “Giữa các năm 2001 và 2010, con số phá thai vì lý do khuyết tật đã tăng 1/3, gấp 10 lần so với tỷ lệ phá thai nói chung. Rõ ràng việc luật lệ cho phép phá thai là một hệ thống kỳ thị chết người chống lại người khuyết tật”.

Lẽ dĩ nhiên, Anh và Wales không phải là những xứ duy nhất trong việc loại trừ có lựa chọn này. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 6,000 trẻ em mắc hội chứng Down sinh ra tại Hoa Kỳ. Con số này đã giảm hơn trước do việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật kiểm tra tiền sinh (prenatal screening). Theo bản tường trình ngày 12 tháng 6 vừa qua của hãng Associated Press về chủ đề kiểm tra tiền sinh, việc giảm nói trên vào khoảng 11% giữa các năm 1989 và 2006, trong lúc người ta tưởng sẽ có gia tăng đáng kể.

Con số các vụ phá thai cho các thiếu nữ dưới tuổi ưng thuận tại Anh và Wales cũng rất đáng kể. Năm 2010, có 3,718 vụ phá thai cho các thiếu nữ dưới 16 tuổi. Phân tích thêm con số ấy, người ta thấy 2,676 vụ cho các em tuổi 14-15, 906 vụ cho các em tuổi 13-14, 134 vụ cho các em tuồi 12-13, và 2 vụ cho các em 12 tuổi và nhỏ hơn.

Trong các năm từ 2002 tới 2010, có tất cả 35,262 vụ phá thai cho các thiếu nữ dưới 16 tuổi. Tại Anh và Wales, các tư liệu mới nhất chưa hẳn là lý do duy nhất khiến người ta lo ngại về phá thai. Trong thập niên vừa qua, con số phá thai tăng 8%. Trong một thông cáo báo chí đề ngày 24 tháng 5, Bộ Y Tế Anh cho hay: tổng số các vụ phá thai trong năm 2010 là 189,574, tức 8% tăng hơn con số của năm 2000 (175,542).

Tỷ lệ phá thai cao nhất là 33 trên 1000 phụ nữ tuổi 19 và 20. Phụ nữ độc thân chiếm 81% tổng số phá thai. Xét chung, 91% các vụ phá thai lúc thai nhi dưới 13 tuần, 77% dưới 10 tuần. Các vụ phá thai bằng thuốc chiếm 43% tổng số, một gia tăng đáng kể so với 10 năm trước đây. Năm 2000, tỷ lệ ấy chỉ là 10%.

Michaela Aston, thuộc nhóm chiến dịch Sự Sống, cho hay bà quan tâm tới việc các phụ nữ có khuynh hướng vội vàng muốn phá thai ở ngay giai đoạn đầu. Tờ Telegraph ngày 24 tháng 5 tường trình rằng: “Cần dành thì giờ cho các phụ nữ suy nghĩ chín chắn mọi giải pháp, nhất là vì các dữ kiện từ các quốc gia khác vốn cho thấy ‘thời gian nguôi ngoai’ (cooling off) trước khi phá thai có tầm rất quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ phá thai, vì nhờ thế, các phụ nữ cũng như người phối ngẫu và gia đình họ có thì giờ xem sét các lựa chọn của mình”.

Lặp đi lặp lại

Phúc trình của Bộ Y Tế Anh cũng cho thấy con số các phụ nữ từng phá thai hơn một lần đã tăng lên. Năm 2010, 34% phụ nữ thuộc loại này, tăng 30% so với năm 2000. Các nguy hiểm của việc phá thai nhiều lần khi còn ít tuổi đã được một nghiên cứu gần đây nhấn mạnh. Cuộc nghiên cứu này thực hiện trên hơn 1 triệu vụ thai nghén tại Tô Cách Lan trong vòng 26 năm cho thấy: phụ nữ phá thai hơn một lần có nguy cơ nhiều hơn sẽ hạ sinh các trẻ em trước tháng và do đó chịu đủ thứ biến chứng.

Theo phúc trình về cuộc nghiên cứu này, được đăng trên nhật báo Times ở Luân Đôn ngày 5 tháng 7, các phụ nữ đã phá thai có 34% nguy cơ đẻ thiếu tháng hơn các phụ nữ có thai lần đầu. Tỷ lệ đó tăng lên 73% cao hơn các phụ có đứa con thứ hai, là những người có nguy cơ đẻ con thiếu tháng thấp hơn. Sohinee Bhattacharya, thuộc Đại Học Aberdeen, lãnh đạo cuộc nghiên cứu này, một cuộc nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi và chưa được công bố.

Mặt khác, tờ Times cũng cho hay: nguy cơ đẻ con thiếu tháng tăng lên đáng kể khi người đàn bà phá thai hai lần. Một trong năm phụ nữ phá thai 4 lần sẽ đẻ con trước khi nó được 37 tuần, so với chưa đầy 1 trong số 10 phụ nữ chỉ phá thai 1 lần.

Bhattacharya giải thích rằng nguy cơ đẻ con thiếu tháng vào khoảng 6% trong khi đối với các phụ nữ từng phá thai 1 lần, tỷ lệ ấy tăng tới 10%. Theo lời Josephine Quintavalle, thuộc Liên Minh Phò Sự Sống, nói với tờ Times, cho dù con số các phụ nữ bị ảnh hưởng như thế tương đối nhỏ, nhưng điều ấy cũng đủ chứng cớ cho thấy tác động của phá thai đối với sức khỏe. Bà nói: “Bất kể quan điểm của người ta ra sao về đạo đức học của việc phá thai, điều hiển nhiên là hiện nay việc báo động cho các phụ nữ biết các nguy cơ rất thực và có tính gia tăng về xẩy thai trong tương lai phải là một phần chủ yếu trong các thủ tục ưng thuận có hiểu biết”

Lương tâm luân lý

Ngày 26 tháng 2, Đức Bênêđíctô XVI đã nói chuyện với các thành viên của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, lúc ấy đang họp hội nghị hàng năm. Một trong các chủ đề được thảo luận là những chấn thương nơi các phụ nữ phá thai. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng các khốn khổ về tâm lý nơi các phụ nữ phá thai “cho thấy tiếng nói không thể nào dập tắt được của lương tâm luân lý và vết thương trầm trọng nhất nó phải chịu mỗi lần hành vi con người phản bội tiếng gọi bên trong hướng tới sự thiện của con người nhân bản mà lương tâm kia vốn là chứng tá”.

Ngài cũng chỉ trích những người cha đã để các phụ nữ mang thai hoàn toàn cô đơn. Ngài nhận định rằng chúng ta đang sống trong một tình huống văn hóa trong đó cảm thức về sự sống bị che mờ, làm người ta không còn nhận ra tính trầm trọng của việc phá thai. Thiển nghĩ không chứng cớ nào rõ hơn các tin tức trên đây từ Anh Quốc.

Theo Cha John Flynn, LC, Zenit 10 tháng 7.
 
Tầm quan trọng của sự cam kết của các tôn giáo, nhất là về sự sống
Nguyễn Trọng Đa
08:09 12/07/2011
Tầm quan trọng của sự cam kết của các tôn giáo, nhất là về sự sống

Đức Hồng Y Turkson khẳng định: "Tương lai của nhân loại đang bị đe dọa"

ROMA - Để chuẩn bị cho cuộc họp của đại diện các tôn giáo lớn ở Átxidi (Assisi, Ý) vào ngày 27-10 tới, Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình, đã gợi ra trong nhật báo L'Osservatore Romano tầm quan trọng của sự cam kết của các cộng đồng tôn giáo cho công lý và hòa bình.

25 năm sau cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của ĐTC Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y nhắc lại rằng cuộc đối thoại giữa các tôn giáo chuyển qua "một cuộc đối thoại chân thành, tôn trọng đầy đủ các sự khác biệt và tính đa dạng của các truyền thống tôn giáo". Cùng nhau, các tôn giáo khác nhau được mời gọi "biến đổi não trạng và cơ cấu", nhất là những gì liên quan đến "quyền sống", mà không có nó "thì không thể hưởng các các quyền khác được".

Đức Hồng Y Turkson khẳng định trong bài viết trên tờ L'Osservatore Romano: “Nói về sự cam kết của các cộng đồng tôn giáo cho công lý và hòa bình có nghĩa là gợi ra sự hợp tác vì lợi ích chung của xã hội, trong khuôn khổ cuộc đối thoại của họ”.

Ngài giải thích: “Các nền văn hóa và tôn giáo của thế giới đều có một di sản các giá trị và sự phong phú tinh thần để chia sẻ với nhau, và có thể được coi là một sự chuẩn bị cho Chúa Kitô. Các truyền thống tinh thần và luân lý này có thể cho phép một cuộc đối thoại phong nhiêu bám chặt vào một nền tảng chung. Chính trên nền tảng này mà có thể triển khai cuộc đối thoại chân thành, tôn trọng đầy đủ các sự khác biệt và tính đa dạng của các truyền thống tôn giáo".

Ngài nói tiếp: “Mỗi cộng đồng tôn giáo được mời gọi nuôi dưỡng một cuộc đối thoại với các tôn giáo khác, mở ra cho sự lắng nghe để có thể cùng đi chung trong hòa bình, và cung cấp những gì mình có tốt nhất để xây dựng một thế giới công bằng hơn và đoàn kết hơn. Trong khi người ta không phải luôn luôn có thể bắt đầu một cuộc đối thoại về thần học hay tín lý, có các con đường khác tồn tại, vốn đáng nghiên cứu kỹ thêm, và nhất là con đường đối thoại trên bình diện sự sống và các công trình".

Đức Hồng Y giải thích: “Đối thoại giả định rằng các bên đối thoại tiếp đón nhau và chấp nhận nhau trong đặc thù của mình, với các điểm mạnh và điểm yếu của mình. Đó là con đường chủ đạo của đối thoại và hợp tác vì lợi ích chung: tôn trọng bên kia mà không bỏ qua căn tính của họ, nhưng tìm cách hiểu căn tính ấy”.

Đấu tranh chống lại các cơ cấu hỗ trợ tội lỗi

Đức Hồng Y Turkson khẳng định: “Tín hữu của các tôn giáo khác nhau được mời gọi hợp nhất sức mạnh của mình, để tăng cường đoàn kết và tình huynh đệ giữa các dân tộc, đặc biệt là đấu tranh chống lại các nguyên nhân của bất công, và làm việc để thay đổi não trạng và cơ cấu, vốn tiếc thay thường hỗ trợ tội lỗi".

Trong bối cảnh này, "quyền sống đáng hưởng sự quan tâm đặc biệt, bởi vì không có quyền này, không thể hưởng các quyền khác được". Đức Hồng y khẳng định: “Nói về quyền sống, có nghĩa là gợi ra cùng lúc nơi mình sinh ra và lớn lên, tức là gia đình, một định chế đã bị tấn công ngày nay. Người ta không thể đặt lại vấn đề quyền một người được lập gia đình đúng theo kế hoạch của Đấng Sáng Tạo, sinh con cái, giáo dục con cái theo niềm tin tôn giáo của mình".

Đức Hồng Y Turkson mời gọi hãy tránh một số cạm bẫy, để cho "sự hợp tác của các cộng đồng tôn giáo phục vụ công lý và hòa bình được phong nhiêu”.

Ngài khẳng định: “Cạm bẫy đầu tiên là lèo lái tôn giáo theo ý mình. Thông thường, cái bẫy này là hậu quả của sự cuồng tín và cực đoan, vốn tìm cách áp đặt niềm tin của họ trên người khác bằng vũ lực và bạo lực. Bạo lực nhân danh Thiên Chúa có thể dễ dàng tìm thấy gốc rễ của nó trong bối cảnh của sự mù quáng tôn giáo. Một hình thức bạo lực đặc biệt đáng lo ngại là hiện tượng khủng bố".

Cuối cùng Ngài nhấn mạnh: “Ngoài ra còn có các hình thức bạo lực quanh co, vốn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự sống và tương lai của nhân loại. Chỉ cần nghĩ đến bạo lực chống quyền sống, vốn được phát tán và cổ vũ bởi một não trạng chống sinh đẻ bằng nhiều cách thức: tránh thai, phá thai, luật chống sinh sản, sự triệt sản được khuyến khích ở các nước nghèo bởi một số tổ chức phi chính phủ, kiểm soát bắt buộc số sinh, và sự an tử".

Đức Hồng Y Turkson khẳng định: “Do đó, điều quan trọng là các cộng đồng tôn giáo – nhân danh Thiên Chúa là nguồn mạch, tác giả và cùng đích của sự sống – cần hiệp nhất các nỗ lực của mình ở mọi cấp độ, và tham gia vào việc thúc đẩy và bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Tương lai của nhân loại đang bị đe dọa". (Zenit 11-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức: Thành phố Traunstein khánh thành Quảng trường mang tên ĐTC Biển Đức XVI
Phạm Kim An
08:10 12/07/2011
Đức: Thành phố Traunstein khánh thành Quảng trường mang tên ĐTC Biển Đức XVI

ĐTC đã dâng lễ mở tay tại đây

ROMA – Tại Traunstein (Đức), nơi ĐTC Biển Đức XVI đã sống một thời tuổi trẻ của Ngài, một quảng trường được đặt theo tên của Ngài.

Quảng trường đã được khánh thành vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày linh mục Joseph Ratzinger dâng lễ mở tay ngày 8-7-1951, tại thành phố vùng Bavaria, theo nhật báo L'Osservatore Romano.

Trong thành phố này, nơi gia đình Ratzinger đến sống vào năm 1937, một tấm bảng kỷ niệm mang dòng chữ "Papst Benedikt-XVI.-Platz" (Quảng trường ĐTC Biển Đức XVI) đã được long trọng mở màn che ngày 8-7 trước mặt khoảng 100 người.

Cha xứ của Traunstein, Georg Lindl, hoan nghênh sáng kiến này. Ngài nói: “Đây là một dấu hiệu cho thấy tôn giáo có một vị trí trong đời sống công cộng. Sứ điệp Kitô giáo đi qua các đường phố và quảng trường: sứ điệp vì thế giới. Giáo hội tự phản bội nếu rút lui khỏi lĩnh vực công cộng".

ĐTC Biển Đức XVI đã nhận danh hiệu công dân danh dự của Traunstein vào năm 2006. Một năm sau, một bức tượng bán thân bằng đồng của ĐTC đã được đặt tại một trong những đường phố chính của thành phố. (Zenit 11-7-2011)

Phạm Kim An
 
Đông Phi: Các Giám mục bầu vị Tổng thư ký mới
Phạm Kim An
08:11 12/07/2011
Đông Phi: Các Giám mục bầu vị Tổng thư ký mới

Hội nghị khoáng đại lần sau sẽ họp năm 2014

ROMA – Hội nghị khoáng đại lần thứ 17 của Hiệp hội các Hội đồng giám mục vùng Đông Phi (AMECEA), diễn ra ở Nairobi (Kenya) từ ngày 29-6 đến 7-7, đã bầu linh mục Ferdinand Lugonzo làm Tổng thư ký mới của Hiệp hội, vốn tập hợp các Giám mục của Kenya, Uganda, Sudan, Eritrea, Ethiopia, Tanzania, Malawi và Zambia.

Là linh mục của Giáo phận Kakamega (phía tây Kenya), tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Rôma, Cha Lugonzo kế nhiệm linh mục Piô Rutechura, linh mục Giáo phận Bukoba (phía tây bắc Tanzania), vì cha Piô trở thành phó chưởng ấn của Đại học Công giáo Đông Phi.

Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Tarcisio Ziyaye, Tổng Giáo phận Blantyre (Malawi) được bầu lại làm Chủ tịch Hiệp hội, và chức vụ này cũng làm cho Ngài đương nhiên trở thành Chưởng ấn của Đại học Công giáo Đông Phi.

350 tham dự viên của Hội nghị đã đánh giá tác động của các sứ vụ mục vụ của Hiệp hội các Hội đồng giám mục vùng Đông Phi (AMECEA), mà năm nay kỷ niệm 50 năm ngày thành lập của Hiệp hội, và nghiên cứu các thách thức mới đối mặt với Hiệp hội, lập kế hoạch cho chiến lược để tiếp cận sự hợp tác mục vụ và đoàn kết.

Một trong các thách thức lớn được nhấn mạnh tại Hội nghị là "sự gia tăng trào lưu Hồi giáo" và "tình trạng thiếu linh mục" tại một số nước trong khu vực.

Chẳng hạn tại Somalia và Djibouti, sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo "hầu như bị phá hủy", theo Giám mục Giorgio Bertin, giáo phận Djibouti và Giám quản giáo phận Mogadishu, trong một cuộc nói chuyện của Ngài với Cơ quan thông tin Công giáo châu Phi (CISA) bên lề Hội nghị, và Ngài nhấn mạnh rằng "các cuộc xung đột và bất an là các trở ngại chắc chắn cho việc Truyền giáo” tại hai quốc gia này.

Đức Giám mục Bertin lợi dụng cơ hội này để đưa ra lời kêu gọi với các Giáo phận vùng Đông Phi, nơi có nhiều linh mục, “hãy quảng đại và chia sẻ nhân sự với các Giáo phận có ít linh mục”.

Các chủ đề khác nhau đã được thảo luận trong thời gian làm việc của Hội nghị là: Giáo Hội và các phương tiện truyền thông; sự huấn luyện các linh mục; tương lai của các trường Công Giáo; công lý và hòa bình ở Đông Phi; thúc đẩy việc tông đồ nơi thanh niên; truyền giáo và giáo dục; Lời Chúa; hội nhập văn hóa; và pháp thuật, vốn vẫn còn mạnh ở nhiều vùng châu Phi.

Hội nghị khoáng đại lần sau của Hiệp hội các Hội đồng giám mục vùng Đông Phi (AMECEA) sẽ họp vào tháng 7-2014. (Zenit 11-7-2011)

Phạm Kim An
 
Các giám mục chống đối việc sách giáo khoa phải có đóng góp của người đồng phái tính
Bùi Hữu Thư
13:44 12/07/2011
SACRAMENTO, Calif. (CNS) -- Hội Đồng Giám Mục Công Giáo California chống đối một đạo luật do ngành lập pháp tiểu bang ban hành là đòi hỏi các sách giáo khoa môn xã hội học từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 12 trong các trường công lập phải đặc biệt bao gồm vai trò và đóng góp của những người Hoa Kỳ đồng phái tính nam, nữ, lưỡng phái tính và đổi giống (lesbian, gay, bisexual and transgender).

Đạo luật cũng ngăn cấm Hội Đồng Giáo Dục Tiểu Bang không được chấp thuận các tài liệu giáo khoa kỳ thị trên căn bản khuynh hướng tính dục hay căn tính về phái tính.

Hạ Nghị Viện Tiểu Bang đã thông qua đạo luật này ngày 5 tháng 7, mang tên Đạo Luật Giáo Dục Công Bằng, Chính Xác, Bao Gồm và Tôn Trọng (the Fair, Accurate, Inclusive and Respectful Education Act.)

Đạo luật này đã được Thượng Viện Tiểu Bang thông qua vào tháng Tư và đang chờ chữ ký của Thống Đốc Jerry Brown thuợc đảng Dân Chủ, ông chưa cho biết ông có sẽ ký văn kiện này không.

Một đạo luật tương tự đã bị chống bác năm 2006 bởi thống đốc Arnold Schwarzenegger, tiểu bang California. Nếu đạo luật được ký, California sẽ là tiểu bang thứ nhất đòi hỏi các trường công lập phải giảng dậy về những đóng góp trong lịch sử của những người nam hay nữ đồng phái tính.

California đã đòi hỏi các học sinh trung học phải được giảng dậy từ các sách giáo khoa “mô tả chính xác vai trò và những đóng góp của những nhóm chủng tộc khác nhau, kể cả những người Hoa Kỳ gốc Bản Xứ (Da Đỏ), gốc Phi Châu, gốc Mễ Tây Cơ, gốc Á Châu, và gốc Âu Châu trong việc phát triển tiểu bang California và Hoa Kỳ.”

Đạo luât hiện hành đã tu chỉnh danh sách và cũng bao gồm những người thuộc các Hải Đảo Thái Bình Dương; những người Hoa Kỳ đồng phái tính nam, nữ, lưỡng phái tính và đổi giống; những người khuyết tật; và thành viên của các nhóm sắc dân thiểu số hay nhóm thuộc các văn hóa khác nhau.

Đức Tổng Giám Mục Los Angles Jose H. Gomez nói đạo luật “có nghĩa là chính phủ phải viết lại lịch sử dựa trên các nhóm sử dụng áp lực chính trị."
 
Top Stories
La polizia vietnamita reprime le dimostrazioni in difesa della sovranità nazionale
Asia-News
09:50 12/07/2011
Particolarmente duro l’attacco contro i pacifici manifestanti riuniti il 10 luglio per protestare contro la prepotenza e la violenza cinesi. L’atteggiamento delle autorità preoccupa particolarmente i cattolici che nell’acquiescenza di Hanoi verso Pechino vedono la possibile volontà di importare il modello della “Chiesa patriottica”.

Hanoi (AsiaNews) – E’ stata particolarmente dura la repressione della polizia vietnamita contro la “dimostrazione patriottica” del 10 luglio, che intendeva far nuovamente sentire la protesta per la prepotenza e la violenza messe in atto da Pechino in quello che è chiamato Mar cinese meridionale. La sicurezza ha utilizzato anche picchiatori che hanno duramente bastonato i pacifici manifestanti per disperdere un’adunanza patriottica che aveva lo scopo di difendere il proprio Paese contro l’espansionismo cinese. E ci sono voci sulla presenza di “cinesi” che controllavano come la polizia stesse fermando le proteste.

E’ dal 5 giugno che manifestazioni anticinesi avvengono ogni domenica in tutto il Vietnam, malgrado minacce, arresti e violenze da parte delle autorità. Le proteste riguardano la controversia sulla sovranità sulle isole Spratly e Paracel e sono state innescate dall’azione di navi della guardia costiera cinese che hanno tagliato i cavi di una nave vietnamita per ricerche sismiche il 26 maggio e il 9 giugno. Un altro, analogo incidente si sarebbe verificato anche il 30 giugno, ma un portavoce del Ministero degli esteri ha detto di non esserne a conoscenza.

La presenza cinese e l’uccisione di pescatori nelle acque vietnamite non è un incidente, ma una pratica di routine per i cinesi che appaiono come una minaccia e un pericolo imminente per coloro che a Da Nang e Phu Yen da generazioni vanno a pesca lungo le coste.

Cresce la tensione, ma non l’informazione da parte dei media statali che appaiono avere l’obiettivo di frenare l’ira dei pescatori e calmare le preoccupazioni dei cittadini con ripetute promesse di risolvere la controversia attraverso “strumenti diplomatici”.

E’ anche grazie alle informazioni diffuse dai vietnamiti espatriati che un numero crescente di persone si unisce a quanti sfidano il governo a fornire informazioni complete sulla vicenda, In particolare, una inusuale storica petizione è stata presentata per chiedere di far sapere cosa c’è davvero nell’accordo firmato il 25 giugno dal viceministro degli esteri vietnamita, Ho Xuan Son, e da funzionari cinesi. Il Ministero degli esteri aveva indicato una data per la risposta, ma è stata posticipata a un momento non precisato.

Quanto sta accadendo è seguito con particolare interesse tra i cattolici vietnamiti, preoccupati non solo per l’integrità della loro patria, ma anche dal timore che il Vietnam stia cercando di importare il modello della Chiesa patriottica cinese, come sembrano dimostrare le ultime mosse del Comitato vietnamita per la solidarietà dei cattolici, miranti ad allontanare i fedeli dalla loro Chiesa. Il loro maggior timore è vedere la grande e invincibile storia della Chiesa vietnamita spazzata via dall’aggressione e dalla dominazione cinese.
 
Vietnamese police cracks down on pro-national sovereignty protests
Asia-News
09:50 12/07/2011
The authorities’ attack was particularly harsh last Sunday on people peacefully demonstrating against China’s strong-arm tactics and violent behaviour. Catholics are especially concerned by the authorities’ possible acquiescence towards China’s model of ‘patriotic Church’.

Hanoi (AsiaNews) – The crackdown by Vietnamese police of Sunday’s ‘patriotic demonstration’ against China’s show of force and violence in the South China Sea was particularly hard. Security forces used thugs to beat up peaceful demonstrators and disperse the patriotic crowd that had come together to defend their country against Chinese expansion. Some suggest that Chinese officials were present at the demonstration to monitor the efforts of Vietnamese police in handling protesters.

Since 5 June, anti-Chinese demonstrations have been staged every Sunday across Vietnam, this despite threats, arrests and violence by the authorities. The controversial issue of sovereignty over the Spratly and Paracel Islands is at the heart of the protest movement. Protests were sparked by an incident involving Chinese Coast Guard vessels cutting the cables of Vietnamese seismic research ships on 26 May and 9 June. Another incident occurred on 30 June but a Vietnamese Foreign Ministry spokesperson denied any knowledge of the event.

Chinese boats are routinely present in Vietnamese waters and Vietnamese fishermen are regularly killed as a result of this presence, which constitutes a constant threat and danger for those, from Da Nang and Phu Yen, who have fished for generations along Vietnam’s coastline.

Despite state media silence, tensions are growing. The authorities appear in fact more interested in stymieing fishermen’s anger and citizens’ concerns with repeated promises that the controversy would be settled through “diplomatic means”.

However, thanks to overseas Vietnamese websites, more and more Vietnamese are joining the protest movement, challenging the government to provide more accurate information about the issue.

An unusual historic petition has been filed in order to know what is in an agreement signed on 25 June by Vietnam’s Deputy Foreign Minister Ho Xuan Son and Chinese officials. Initially, the Foreign Ministry had agreed to answer questions about the deal but later retracted saying that information would be provided at a later, unspecified date.

Vietnam’s Catholic community is following the matter with special interest, not only because of its impact on their homeland, but also because they fear the Vietnamese government might be trying to import China’s model of Patriotic associations. In fact, they point the finger at the Vietnam Committee for Catholic Solidarity, which has tried to drive the faithful away from their Church.

Their biggest fear is to see the rich, undefeatable history of the Vietnamese Church wiped out by Chinese aggression and domination.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa đào tạo Ca Trưởng cấp 1 lần 2 tại Tổng Giáo phận Huế
Maria Thủy Tiên
12:48 12/07/2011
Dư âm tuyệt vời của Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 và Đại Hội La Vang lần thứ 29, do Tổng giáo phận Huế tổ chức chợt đến và chợt đi trong cái se lạnh của những ngày giáp tết, khi cả đất trời Huế đang co ro bởi những cái rét khiến con người đều cảm thấy “Run như run hơi thở chạm tơ vàng. Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến...”. Và để nối tiếp niềm vui trọng đại đó, lần đầu tiên giáo phận Huế đã tổ chức thành công Khóa đào tạo Ca Trưởng Cấp I, đợt I từ ngày 10-16/ 01/2011 với bao tâm tình sốt mến, với những ấn tượng không dễ phai trong lòng các học viên cũng như Ban Giảng Huấn.

Xem hình ảnh

Như lời bài hát “Thuyền Về Bến Mẹ” của linh mục nhạc sĩ Minh Anh có câu: “Từ xa, thật xa, con về bên Mẹ”, quý Thầy Cô trong Ban giảng huấn đã không quản ngại xa xôi, tốn kém, “chở về cho Mẹ con giáo phận Huế những thuyền nặng hòng chìm” bao kiến thức căn bản của âm nhạc, những kỹ thuật cần thiết khi hát thánh ca, những kinh nghiệm quý giá để lãnh đạo một ca đoàn. Học càng sâu, các học viên càng thấy rõ giá trị và ý nghĩa của cái được gọi là nhạc, cách riêng là Nhạc Thánh. Ôi bao la, kỳ vĩ và diệu vợi! Với Giáo sư nhạc sĩ Phạm Đức Huyến, “Phải chi đem Huế qua đây”; với các học viên ở Huế, “mần răng, Mẹ hãy đem Thầy về quê”.

Dường như thấu hiểu nỗi lòng con cái ở Huế, Mẹ đã đem thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng với Ban Giảng Huấn trở lại Huế trong khóa Huấn luyện Ca Trưởng cấp 1, đợt I, lần 2 từ ngày 11-17/07/2011, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Huế.

Trong lễ khai mạc Khóa học, mọi người trong hội trường được cô MC Thảo Hiền trẻ trung giới thiệu có sự hiện diện của Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Cha Đặc Trách Trung Tâm Mục Vụ Gp. Huế: Đaminh Phan Hưng; Cha M.Anh, trưởng Ban Thánh Nhạc TGP Huế, cũng là Trưởng Ban tổ chức khóa học, Giáo sư Đỗ Trinh Huệ, các Đại diện Bề Trên Cộng Đoàn St. Paul, CĐ Mến Thánh Giá, CĐ Con Đức Mẹ Đi Viếng và CĐ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm…

Ban Giảng Huấn gồm nhạc sư Giuse Phạm Đức Huyến và phu nhân, thầy Phó tế Phạm Văn Hào, Sr Hồ Thị Sum, Sr Trần Thị Mến, Nhạc sĩ Đinh Thiện Bản, Nhạc sĩ Văn Duy Tùng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Kỳ, Ca trưởng Lê Hùng, Ca trưởng Viên Bích Hòa, Ca trưởng Kiều Tập, Ca trưởng Đào Tiến Thắng, Ca trưởng Nguyễn Thanh Triều, Ca trưởng Hà Minh Tâm, là những giảng viên đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều khóa ca trưởng thành công trên khắp thế giới. Có thể nói, đây là lực lượng giảng huấn hùng hậu nhất của Nhạc Sư Phạm Đức Huyến qua 118 khóa Huấn Luyện, và khóa Huấn Luyện ở Huế lần này là khóa 119 trong gần 40 năm hoạt động âm nhạc của Thầy.

Về phía học viên, có đến gần 400 học viên thuộc các giáo xứ trong Giáo Phận. Xa xôi nhất, đáng kể nhất, đáng hoan nghênh nhất là những anh chị em thuộc các giáo xứ ngoài địa phận như: Hà Tĩnh, Vinh, Quảng Nam- Đà Nẵng, Phan Thiết, Nha Trang. Bên cạnh đó, còn có một lực lượng học viên rất nòng cốt của khoá học là các thầy Đại Chủng Viện Huế, các nữ tu, tập sinh và chủng sinh trong giáo phận nhà cùng với 36 học viên đã học khóa đầu tiên.

Sau phần giới thiệu của MC, Đức Giám Mục Phụ Tá, thay mặt cho Đức Tổng Stêphanô, ban huấn từ. Ngài ngỏ lời cám ơn Ban Giảng Huấn đã hy sinh ngày giờ, công ăn việc làm, vượt trên nửa vòng trái đất để trở lại với Huế, phục vụ cho một sinh hoạt mục vụ quan trọng đó là thánh nhạc trong Phụng Vụ. Đồng thời Ngài cũng động viên, khích lệ các học viên hãy cố gắng tận dụng khóa đào tạo Ca Trưởng này để học hỏi thêm kiến thức về thánh nhạc và trau dồi kỹ năng hát đúng và tập cho người khác cùng hát để ngợi khen Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội địa phương của mình. Tiếp đến, Ngài nhấn mạnh đến những giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về tầm quan trọng của Thánh Nhạc trong Phụng Vụ và rút ra một vài kết luận:

- Phải lo lắng và duy trì và cổ vũ kho tàng thánh nhạc, nhất là bình ca.
- Phải nổ lực đào tạo các ca đoàn
- Cổ võ hát cộng đồng để mọi người có cơ hội tham gia cầu nguyện
- Trong các chủng viện, các hội dòng phải lưu tâm vấn đề huấn luyện và thực tập thánh ca cho các thầy và các tu sinh...

Với những kết luận sâu sắc và đầy ý nghĩa thiết thực đó, Đức Cha Phụ Tá đã tuyên bố khai mạc khóa học trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của mọi người.

Sau đó, Thầy Giuse Phạm Đức Huyến bày tỏ lòng cám ơn, Đức Cha Phụ Tá, Cha giám đốc Trung Tâm Mục Vụ, Cha trưởng Ban Thánh Nhạc và quý Bề Trên đại diện các Dòng Tu. Thầy ước nguyện sẽ cùng anh chị em giảng huấn hết mình để chuyển giao cho các ca viên TGP Huế những kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm ca trưởng với những nội dung rất cơ bản: Nhạc lý cơ bản, xướng âm cơ bản, nhịp cơ bản, thực tập nhịp cơ bản, kỹ thuật tập hát, thanh nhạc cơ bản, tìm hiểu nhạc bình ca, cách đọc tiếng La tinh và cả đạo đức cơ bản của người ca trưởng. Trong quá trình học, các học viên sẽ được chia thành nhiều nhóm để thực tập dưới sự hướng dẫn của các thầy cô phụ giảng, vào thời gian thích hợp, từng nhóm sẽ được mời lên “khảo bài”.

Với kế hoạch đơn sơ mà cơ bản ấy, mỗi ngày Ban Giảng Huấn cùng các học viên phải làm việc cật lực buổi sáng từ 7g30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17g30, để đổi lấy cho Giáo phận Huế một thế hệ thánh nhạc kế thừa có chất lượng đạo đức, kỹ thuật và mỹ thuật thánh.

Trong giờ khai mạc, Cha Đaminh Minh Anh tỏ bày lòng biết ơn đến các vị chủ chăn của giáo phận “Chúng con được như thế là nhờ sự ân cần sắp đặt của Hai Đức Cha, của Mẹ Giáo Phận vốn hằng ưu ái quan tâm cho những người con phục vụ bàn thờ, phục vụ cộng đoàn qua lời ca tiếng hát...”

Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc cũng cám ơn quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn “đã đến thổi cho Huế ngọn lửa yêu mến thánh nhạc khi Khoá Ca Trưởng đầu tiên kết thúc giữa thời điểm mà Huế phải run rẩy bởi những cơn mưa phùn dai dẵng, mưa cho đất thối, mưa cho đá hoá bùn. Và hôm nay, một Khoá mới lại bắt đầu ngay giữa ngày hè, khi bùn lại phải hoá đá bởi cái nóng nắng nghiệt ngã vốn sẽ đồng hành cùng quý Thầy Cô, những con người đã trót phải lòng với Huế, trót vướng phải nghiệp lỡ yêu cánh đồng Thánh Nhạc Việt Nam. Thế nhưng, chúng em tin rằng, cái khắc nghiệt của trời Huế, cái mặn chua của đất Huế sẽ cho quý Thầy Cô có cơ hội thấu thêm, cảm thêm con người Huế, cố đô Huế… với những tố chất làm nên cái gọi là “chốn Thần Kinh”.

Đúng thật! chẳng có nơi nào như quê hương tôi, "nắng gắt mưa nhiều", như thi sĩ Phùng Quán từng cảm nhận trong bài thơ Mưa Huế: "Nắng thì bùn hóa đá. Mưa thì đá hóa bùn”. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt như vậy nhưng khóa Ca Trưởng Cấp I, đợt I, lần II vẫn được diễn ra một cách sinh động và tươi trẻ.

Tiếp tục lời chào mừng của mình, Cha Minh Anh gửi lời chúc mừng đến thầy Giuse Phạm Đức Huyến “July fourth, Independence Day of the United States, ngày 4/7, Ngày Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ năm nay, hẳn là một kỷ niệm khó quên của Thầy khi cùng Nhạc sĩ Vũ Đình Ân, Thầy đã ra mắt thành công đêm Hợp Xướng Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn, cách đây đúng một tuần qua những vần thơ trích từ tập Xuân Như Ý của Hàn Mặc Tử, một nhà thơ công giáo vốn đã hoàn toàn đoạn tuyệt cái thế giới xô bồ của “những câu thơ tội lỗi” để toàn tâm toàn ý làm thơ cầu nguyện đúng với danh nghĩa là “thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, nói như một nhà biên khảo...”

Rồi ngài thêm vào một niềm ao ước thật lý thú, một lời chúc thật ý nghĩa đối với các bạn trẻ học viên: “Cầu chúc các bạn thu hoạch được nhiều kết quả, nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm, những gì mai ngày vốn sẽ hữu ích cho các bạn khi phục vụ cộng đoàn, phục vụ giáo xứ; và biết đâu, các bạn sẽ là một Hàn Mặc Tử, một Hải Linh mới cống hiến một cái gì đó cho nền thi ca công giáo Việt Nam mai ngày”.

Lễ khai mạc khóa học kết thúc lúc 8g45. Sau đó, các học viên ổn định theo 12 nhóm đã phân chia sẵn và đi vào thời khóa biểu học của ngày đầu. Từ 9 giờ sáng hôm nay, cung xướng âm và tiếng hát thánh ca đã ngập tràn Trung Tâm Mục Vụ TGP với tâm hồn “Con Sẽ Hân Hoan” của Kim Long, theo những đôi tay nhịp nhịp nhàng nhàng uyển chuyển nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, trong suốt một tuần lễ.

Được biết, khóa huấn luyện Ca Trưởng lần này được tổ chức một cách chu đáo hơn và kỹ lưỡng hơn, tất cả là nhờ sự chăm lo nhiệt tình của Cha Trưởng Ban tổ chức, Cha Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ đã lo cho các học viên có đầy đủ tài liệu, bảng tên theo nhóm..., đặc biệt nhất là gần một nửa số lượng học viên được sinh hoạt nội trú suốt một tuần tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phận nhà “được no đủ lương thực hằng ngày”.

Cám ơn Chúa, tạ ơn Mẹ Maria La Vang và tri ân quý Đức Cha, qúy Cha cùng quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn đã mọi điều kiện tốt đẹp nhất để chúng con có những khóa học hữu ích nhằm phục vụ cách hữu hiệu hơn tại các cộng đoàn địa phương.

Lời chào mừng của Lm. Minh Anh
Trưởng Ban Thánh Nhạc, Trưởng Ban Tổ Chức


Trọng kính Đức Cha Phụ Tá, Đức Đan Viện Phụ,
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ, Thầy Đỗ Trinh Huệ, Quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn và toàn thể anh chị em học viên,

Le temps qui court, thời gian trôi nhanh quá, mới ngày nào trong cái se lạnh của những ngày giáp tết khi Huế đang co ro bởi những đợt rét không thương xót thì Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh và Đại Hội La Vang lần thứ 29 do Giáo Phận nhà tổ chức chợt đến và chợt đi, kịp để lại những tâm tình sốt mến với những ấn tượng không dễ phai. Tiếp theo sau, là tuần huấn luyện Khoá Ca Trưởng Cấp Một, Đợt Một sinh động và tươi trẻ…

Chúng con được như thế là nhờ sự ân cần sắp đặt của Hai Đức Cha, của Mẹ Giáo Phận vốn hằng ưu ái quan tâm cho những người con phục vụ bàn thờ, phục vụ cộng đoàn qua lời ca tiếng hát.

Kính thưa Quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn,

Ấy mới biết “Huế, đi để mà nhớ, ở để mà thương” là thế nào.
Như con sông dùng dằng không chảy, Huế nó cũng dùng dằng làm sao đó để hôm nay Khoá Ca Trưởng lần 2, quá tải với 370 học viên, trong đó có đến 220 giáo dân, số còn lại là các Thầy Đại Chủng Sinh và đệ tử các dòng với 36 học viên đã học khoá 1… rồi kẻ đến trước, người đến sau, tất cả được gặp lại những khuôn mặt trìu mến và tận tuỵ của Quý Thầy Cô.

Cám ơn Quý Thầy Cô đã đến thổi cho Huế ngọn lửa yêu mến thánh nhạc khi Khoá Ca Trưởng đợt một kết thúc giữa thời điểm mà Huế phải run rẩy bởi những cơn mưa phùn dai dẳng, mưa cho đất thối, mưa cho đá hoá bùn.

Và hôm nay, một Khoá mới lại bắt đầu ngay giữa ngày hè, khi bùn lại phải hoá đá bởi cái nóng nắng nghiệt ngã vốn sẽ đồng hành cùng Quý Thầy Cô, những con người đã trót phải lòng với Huế, trót vướng phải nghiệp lỡ yêu cánh đồng Thánh Nhạc Việt Nam. Thế nhưng, chúng em tin rằng, cái khắc nghiệt của trời Huế, cái mặn chua của đất Huế sẽ cho Quý Thầy Cô có cơ hội thấu thêm, cảm thêm con người Huế, cố đô Huế… với những tố chất làm nên cái gọi là “chốn Thần Kinh”.

Kính thưa Thầy Giuse Phạm Đức Huyến,

July fourth, Independence Day of the United States, ngày 4/7, Ngày Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ năm nay, hẳn là một kỷ niệm khó quên của Thầy khi cùng Nhạc sĩ Vũ Đình Ân, Thầy đã ra mắt thành công đêm Hợp Xướng Trường Ca Thánh Nữ Đồng Trinh Maria tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn cách đây đúng một tuần qua những vần thơ trích từ tập Xuân Như Ý của Hàn Mặc Tử, một nhà thơ công giáo vốn đã hoàn toàn đoạn tuyệt cái thế giới xô bồ của “những câu thơ tội lỗi” để toàn tâm toàn ý làm thơ cầu nguyện đúng với danh nghĩa là “thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, nói như một nhà biên khảo.

Từ trên trang mạng dunglac và VietCatholic, em đã sớm đọc thấy thông tin nóng sốt này. Cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ đã cho Giáo Hội Việt Nam có những nghệ sĩ tài hoa, tâm huyết, những con người yêu mến Đức Nữ Đồng Trinh một cách đặc biệt, thể hiện qua thi ca qua nhạc hoạ cùng các lãnh vực nghệ thuật nhân văn khác. Thay mặt Đức Tổng, Giáo sư Đỗ Trinh Huệ là những người được mời tham dự, cùng toàn anh chị em học viên có mặt hôm nay, em xin chúc mừng Thầy, chúc mừng Nhạc sĩ Vũ Đình Ân; thật tiếc, em đã không đáp lại thịnh tình của Thầy khi phải lỗi hẹn với đêm Hợp Xướng. Mong Thầy thông cảm cho kẻ phải buông chầm cầm chèo trong những “ngày mùa mục vụ” này.

Cùng các bạn học viên thân mến,

Chào mừng các bạn đã đến với Khoá Ca Trưởng lần 2, cách riêng Quý Thầy Đại Chủng Viện, riêng hơn nữa, các bạn đến từ các Giáo Phận xa xôi, từ núi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh quê ta, từ trời đất đầy Vinh, từ Hội An Phố Cổ, từ Đà Nẵng thành phố trẻ và Mũi Né dọc dừa dễ thương Phan Thiết. Người Huế thường nói, “chật bụng chứ chật chi nhà”, các bạn hãy lưu lại Trung Tâm Mục Vụ Huế như lưu lại nhà của các bạn, Giáo Phận của các bạn. Ước mong sao các bạn cảm thông cho Huế, cho Ban Tổ Chức vì những giới hạn an sinh với một số lượng quá đông khi phải thích ứng trong một không gian không mấy lý tưởng này.

Các bạn biết không, hôm nay, ngày 11/7, ngày Dân Số Thế Giới, ngày mà Chương Trình Nuôi Sống Hành Tinh đang ưu tư làm sao cung cấp lương thực cho hơn 6 tỷ người; còn chúng ta, những con người đang ngồi đây, làm sao chúng ta cũng có được cái ưu tư lớn hơn cả ưu tư về thực phẩm, chúng ta cũng nguyện sẽ cống hiến một cái gì đó thuộc lãnh vực tinh thần cho hơn 6 triệu dân Chúa trên quê hương này theo khả năng mình. Cầu chúc các bạn thu hoạch được nhiều kết quả, nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm, những gì mai ngày vốn sẽ hữu ích cho các bạn khi phục vụ cộng đoàn, phục vụ giáo xứ; và biết đâu, các bạn sẽ là một Hàn Mặc Tử, một Hải Linh mới cống hiến một cái gì đó cho nền thi ca công giáo Việt Nam mai ngày.

Một lần nữa, thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha Phụ Tá, Đức Đan Viện Phụ, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ, Thầy Đỗ Trinh Huệ đã cùng hiện diện với chúng con, với Quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn nhân buổi khai mạc này.

Xin Chúa chúc lành cho Khoá học của chúng ta.
 
Một chuyến hành hương Lộ Đức
Thanh Sơn
07:56 12/07/2011
Chúng tôi từ Việt Nam, Mỹ, Đức sang tham dự thánh lễ chịu chức Linh Mục của cha Bathôlômêô Phan Trần Thái (SDB) đang tu học tại Rôma ngày 26.06.2011..Dưới sự đặt tay của Đức Cha Mario Toso (SDB), ngài là Thư Ký bộ Công Lý và Hòa Bình của Tỏa Thánh. Truyền chức tại nhà thờ Thánh Phanxico Assisi ở Terni cách Roma khoảng 30-50 cây số.

Ngày 02.07.2011 tân Linh Mục sang Đức thăm cha Cố Phêrô Nguyễn Trọng Qúy và dâng thánh Lễ tạ ơn cùng với Cộng Đồng Thánh Micae Paderbon-Essen thật trang trọng và đầm ấm với khỏang 300 giáo dân VN. tham dự. (Đây chắc chắn là một thánh lễ mở tay tạ ơn đầy ý nghĩa và tình người đồng hương nơi đất khách quê người cho một tân Linh Mục sau 6 năm tu học rất ít cơ hội tiếp súc với người đồng hương.) Sáng sớm hôm sau 03.07.2011 phái đoàn lên cùng với tân Lm. Bathôlômêô Phan Trần Thái và Cha cố Phêrô, Sơ Cecilia Cung Hoàng từ Mỹ, bà Cố Sum từ VN. qua. Tổng cộng 25 người lên đường chung một chuyến hành hương xuyên qua nước Bỉ sang Pháp viêng "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Lô Đức". Khoảng 3 giờ chiều tới Paris. Đầu tiên là phái đoàn thăm đại Thánh Đường "Thánh Tâm Chúa Giêsu"

Nhờ sự quên biết của Cha Cố Phêrô Nguyễn Trọng Qúy mà Tân LM. Thái được dâng thánh lễ chiều Chúa Nhật hôm nay 03.07 cùng nhóm HH.tại đây trong tình thương yêu của Thánh Tâm Giêsu. Với những lời cầu nguyện đặc biệt cho Tân LM. và Quê Hương VN. đang gặp nguy nan.

"Đại Thánh đường Thánh Tâm (Sacre Coeur) sừng sững trên vùng đất cao của một gò nhỏ, tức Montmartre, mặt bắc trung tâm thành phố Paris". Sáng hôm sau 04.07 đoàn đi thăm thủ đô Paris qua Khải Hoàn Môn.

Khải Hoàn Môn

Ngôi sao là một cổng vòm được xây bằng đá trắng, cao 49,55m, ngang 44,82m, sâu 22,10m, mặt chính trông về phía đại lộ Champs Élysées. Hai mặt trước và sau của chân cổng là bốn mảng điêu khắc giá trị ghi lại những thời điểm huy hoàng của lịch sử nước Pháp. Trên những bức tường mặt trong của KHM, người ta khắc tên những trận đánh lớn diễn ra trong lịch sử Pháp, ghi tên 558 tướng lĩnh Pháp có công trong các trận đánh.

Dưới vòm cổng phía trước luôn phấp phới ngọn cờ tam tài xanh trắng đỏ tượng trưng cho lý tưởng của cách mạng tư sản Pháp là tự do, bình đẳng, bác ái. Trên mặt đất, dưới chân KHM. là hầm mộ các chiến sĩ vô danh, ở phía trước là một hình tròn nổi, giữa có ngọn lửa vĩnh cửu được thắp lên từ ngày 11.11.1920.

Buổi trưa phái đoàn dâng thánh tại Thánh Đường Du Rue Bac nơi Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Katharina.

Sau đó Phái đoàn đi qua giòng Sông Seine thật là thơ mộng đúng như trong thơ của các thi sĩ đã từng diễn tả.

Thăm Tháp Eiffel

là một công trình kiến trúc bằng sắt nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thành phố Paris. Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét (Tour de 300 mètres), công trình do Gustave Eiffel cùng các đồng nghiệp xây dựng nhân Triển lãm thế giới năm 1889, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp.

Chiều cao nguyên bản của công trình là 300 mét, theo đúng thiết kế, nhưng cột ăng ten trên đỉnh giúp tháp Eiffel đạt tới 325 mét. Từ khi khánh thành vào năm 1889, tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt hơn 40 năm. Ngay từ ban đầu, bên cạnh chức năng du lịch, tháp Eiffel còn được sử dụng cho các mục đích khoa học. Ngày nay, tháp tiếp tục là một trạm phát sóng truyền thanh và truyền hình cho vùng đô thị Paris.

Trở thành biểu tượng của "kinh đô ánh sáng", tháp Eiffel là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất toàn cầu. Từ khi khánh thành cho tới năm 2007, tháp đã có hơn 236 triệu lượt khách viếng thăm. Riêng năm 2007, tháp Eiffel đã đón tiếp gần 7 triệu du khách. Rất tiếc là Phái Đoàn không còn đủ giờ để vào thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Bà.

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.

LINH ĐỊA LỘ ĐỨC

Linh địa Lộ Đức nằm cạnh sông Pau. Mẹ Maria đã hiện ra nhiều nơi, nhiều lần trên thế giới để kêu gọi con người ăn năn sám hối và năng lần hạt Mân Côi. Tại Lộ Đức miền tây nam nước Pháp, Mẹ Maria đã hiện ra cả thảy 18 lần với Bernadette, một thiếu nữ nghèo hèn.

Mẹ hiện ra với Bernadette

Lộ Đức nằm dưới chân dẫy núi Pyrénées, miền Tây Nam nước Pháp là một điểm hành hương nổi tiếng nhất thế giới dù rằng nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ bé hẻo lánh thuộc địa phận Tarbes. Từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Đức trinh nữ Maria đã hiện ra với Bernadette tất cả 18 lần. Mỗi lần Đức Mẹ hiện ra, Người đều khuyên Bernadette hãy siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các người tội lỗi, yếu đuối. Đức Mẹ còn yêu cầu người ta hãy xây cất cho Ngài một ngôi thánh đướng ở Lộ Đức để dâng kính Mẹ. Bernadette đã nhìn thấy Đức Mẹ nhiều lần, nhưng các trẻ em khác thì không được diễm phúc nhìn thấy Mẹ Maria. Ngày 1 tháng 3 năm 1858, một phụ nữ đang mang thai nhúng cánh tay bại liệt của bà vào dòng nước mà Bernadette đã nghe lời Mẹ đào bới, bà đã được chữa lành một cách vô cùng kỳ lạ.)

Chiều ngày 05.07.2011 phái đoàn đến Lộ Đức. Nhận phòng xong ai cũng rộn ràng ra viếng hang đá Đức Mẹ ngay. Từ VN. sang, từ Mỹ sang nhiều người đã rơi lệ khi được dứng dưới chân Mẹ Lộ Đức.

Hai ngày nơi đây biết bao là thương mến dưới cánh tay dịu dàng của Mẹ yêu thương. Có những tâm hồn đã bao năm lạc đường. Bao năm chi lo vật lộn với cuộc sống cơ cực của cuộc đời mà quyên mất đi tình Mẹ. Hôm nay mới có cơ duyên được về bên mái âm của Mẹ yêu thương. Hai đêm với những đoàn kiệu tôn vương Mẹ dài bất tận. Có những kinh kính mừng Maria vang lên xen kẽ bằng tiếng Việt, quyện hòa vào ngàn vạn tiếng hát Ave...Ave...Ave Ma-ri-a... với hàng triệu ánh nên lung linh như muôn ngàn tinh tú lấp lánh cuả linh thiêng, của ơn lành Mẹ ban.

Những thánh lễ đồng tế hàng chục Giám Mục cùng hàng mấy trăm linh mục đến từ khắp năm châu, và hàng trăm ngàn khách HH. tứ hải về đây hợp dâng lên Thiên Chúa. Cầu nguyện cho các bậc tu sĩ thế giới và nhân loại. Phái đoàn cũng câ cho tân LM.Bathôlômêô và đặc biệt cho Giáo Hội VN.

Phái đoàn cũng dành giờ suy gẫm lại đoạn đường 14 chặng qua Núi Thánh Gía. Trong phái đoàn mọi người may mắn được tắm nước Lộ Đức để Mẹ gội rửa đi những bụi trần. Sau đó thấy thật nhẹ nhàng và thanh thản. Lên đường trở vế tới Đức Quốc (Herne) chiều ngày 08.07.2011 thật là một chuyến HH. thật sốt sắng vui tươi trong tình Mẹ Maria.

Thay lời kết:

Gởi lời chào nhóm Hành Hương
Cả đoàn ai cũng dễ thương vô cùng
Sáu ngày có Mẹ đi chung
Cha già, Cha trẻ hòa cùng đoàn con

Mẹ luôn hiện giữa vòng tròn
Paris rất đẹp nhưng còn thua xa
Tâm hồn con trẻ nở hoa
Hương thơm thánh thiện tỏa ra tình người

Trở về như đóa huệ tươi
Nở ra ngào ngạt hoa cười đẹp xinh
Tạ ơn Mẹ thắm ân tình
Xin dâng lên Mẹ "Gia Đình Hành Hương"

Từng người xin mẹ chỉ đường
Dẫn về nơi bến tình thương Quê Trời
Quê Hương đích thực đời đời
Mới là nơi chốn tuyệt vời "Hành Hương"

Nhớ nhau thương cả đoạn đường
Lời kinh "Thương Xót" khiêm nhường kính dâng
Hôm nay lòng vẫn bâng khuâng
Hướng lòng xin Mẹ đỡ nâng mọi người.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông cáo báo chí về việc nhà nước Việt Nam cấm Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế xuất cảnh
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
09:47 12/07/2011
 
Bão lửa Hoàng Sa
Nguyễn Ái Lữ
13:59 12/07/2011
Bão lửa Hoàng Sa

Hoàng Sa,
Trường sa,
Là máu thịt Việt Nam,
Là Tổ quốc ta giữa trùng dương dậy sóng,
Từ muôn đời hải đồ ta ghi chú,
Bia chủ quyền giữ vững đảo san hô,
Hoàng Sa ơi!
Ngôi miếu cổ còn đó,
Là tất cả Việt Nam ta còn đó!
Quân thù nào xóa nổi dấu quê ta?
Đêm gió thét đòi trao trả Nguyệt Thiềm, *
Ngày sóng gào đòi quy hoàn Tuyên Đức, **
Mây ngàn thu còn xanh mãi Biển Đông,
Vẫn còn đó oai linh người lính Việt:
-Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng,
-Nguyễn Thành Trí, Hạm phó,
Các anh cùng thủy thủ trên con tầu Nhật Tảo,
Với ba tầu bạn yểm trợ,
Mắt nhìn thẳng vào quân bành trướng Bắc Kinh, thét lớn:
-“Hãy rời khỏi nơi đây: lãnh thổ Việt Nam!”
Trước lũ giặc lì lợm,
Các anh giành quyền khai hỏa,
Dìm hai tầu giặc,
Xuống tận đáy Biển Đông tanh hôi mùi máu,
Bằng loạt đạn căm thù,
Bằng lòng ái quốc sục sôi thành bão lửa,
Ngày Mười Chín, tháng Một, năm 1974,
Ngày hào khí của Quân chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa!
Ngày đất nước vinh danh người lính thủy,
Các anh trên tầu Nhật Tảo hy sinh,

2

Cùng các chiến hữu hải quân,
Để giữ mãi Hoàng Sa trong lịch sử,
Để Tổ quốc ta tri ân,
Thê tử các anh sẽ tự hào mãi mãi,
Hình ảnh người chồng, người cha, người anh, người em,
Sống kiêu hùng giữa trùng dương bạc sóng,
Nơi các anh an nghỉ cuối cùng,
Nghe biển hát, gió ru tình sông núi,
Gửi hồn thiêng về đất Mẹ mến thương,
Rất gần gũi,
Hướng Quảng Nam-Đà Nẵng,
Yêu biết mấy quê hương ta bất diệt,
Ngửng cao đầu không biết nhục, biết thua,
Như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,
“Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu.” ***
Đất nước này muôn đời không khuất phục,
Trước bạo quyền nham hiểm đến vô lương,
Sẽ còn mãi một Việt Nam dũng cảm,
Mãi mãi còn dòng dõi của Tiên Long!

-------------------------------------------------------------
* Tên nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm ngày 19-1-1974.
** Tên nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm năm 1956.
*** Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo.

Nguyễn Ái Lữ
Tháng 7, 2011
 
Văn Hóa
Dệt đời
Trầm Thiên Thu
07:30 12/07/2011
Âm thầm dệt cuộc đời mình
Đêm ngày mải miết chân thành đường kim
Vết buồn như dấu chân chim
Lăn tăn ngày tháng, phân vân kiếp người
Dệt đời, dệt mãi không ngơi
Sợi ngang, sợi dọc, dệt hoài chưa xong
Cuộc đời vẫn thấy trần truồng
Giống như trẻ nhỏ vẫy vùng sơ sinh
Nguyện xin Thiên Chúa uy linh
Giúp con dệt cuộc đời mình cho xong

(Ý từ: Is. 38:43, Chiều mưa, 12-7-2011)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Hè – Summer Flower
Nguyễn Đức Cung
21:57 12/07/2011
AO HÈ – Summer Flower.
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tặng ai một đóa hoa này
Hè ươm hạ nắng ngất ngây môi hồng.
(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền