Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 14 Mùa Quanh Năm 09/7 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:17 08/07/2023
BÀI ĐỌC I: Dcr 9, 9-10
“Này vua ngươi khiêm tốn đến với ngươi”.
Bài trích sách Tiên tri Dacaria.
Đây Chúa phán: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy nhảy mừng; hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy reo mừng! Này vua ngươi đến với ngươi. Người là Đấng công chính và là Đấng cứu độ; Người khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa mẹ. Người đã loại bỏ các chiến xa khỏi Ephraim, và ngựa khỏi Giêrusalem. Cung tên chiến trận sẽ được phá huỷ. Người sẽ công bố hoà bình cho các dân tộc. Quyền bính của Người sẽ bành trướng từ biển này đến biển nọ, từ sông cái đến tận cùng trái đất”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 144, 1-2. 8-9. 10-11. 13cd-14
Đáp: Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời (c. 1).
1) Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ ca khen Chúa, và con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. Hằng ngày con sẽ chúc tụng Chúa, và con sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời.
2) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
3) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.
4) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên.
BÀI ĐỌC II: Rm 8, 9. 11-13
“Nếu nhờ thần trí mà anh em đã giết được hành động của xác thịt, thì anh em sẽ được sống”.
Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Đức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người. Và nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Kitô từ cõi chết sống lại, cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.
Anh em thân mến, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ xác thịt, để chúng ta sống theo xác thịt. Vì chưng, nếu anh em đã sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Trí mà anh em đã giết được các hành động (xấu xa của) thân xác, thì anh em sẽ được sống.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 10, 17
All. All. – Chúa phán: “Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta”. – All.
PHÚC ÂM: Mt 11, 25-30
“Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. – Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho.
“Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”.
Đó là lời Chúa.
Vượt Qua Khổ Đau
LM. Giuse Nguyễn Văn Nghiã
09:41 08/07/2023
Vượt Qua Khổ Đau
(Chúa Nhật XIV TN A)
Người ta luôn không hài lòng về số phận của mình (On n’est pas toujours content de son sort). Câu ngạn ngữ trên đây một cách nào đó nói lên thực trạng của con người trong kiếp nhân sinh lữ thứ. Đời là một bể trời khổ dâu. “Thoặt sinh ra thì đà khóc chóe. Trần có vui sao chẳng cười khì!” Lời than thở của một thi nhân Việt Nam như chứng thực điều này. Hết chuyện ngày ngày lo kế sinh nhai “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thì lại đến chuyện gia thất “con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp chướng!” Những cảnh vui, cảnh an bình thì thấp thoáng như vó câu qua cửa sổ, còn các chuyện buồn, cảnh khổ thì cứ đằng đẵng tiếp nối dù lòng chẳng mong, chẳng đợi bao giờ. Đúng là phúc bất trùng lai mà hoạ thì vô đơn chí.
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Một lời mời gọi vừa đượm tình vừa rất hiện sinh. Hiện sinh vì nó đáp ứng nhu cầu của mọi người mọi thời và mọi nơi. Ngoại trừ các em bé còn trong nôi hay các bé thơ chưa biết nhìn đời với con mắt phản tỉnh, hầu như khi đã biết nghĩ suy một cách nào đó thì ngay cả các bé thiếu nhi, thiếu niên cũng không thoát được sự “bể dâu” của cuộc đời. Nó đượm tình vì nó nói lên việc Đức Kitô đã chung thân, đồng phận với nhân trần chúng ta khi làm người, đặc biệt trong mọi cảnh tình khốn khổ.
Cũng có thể như lời Đức Phật dạy: vì quá ham muốn (dục), mà không toại nguyện thì chuốc lấy sự khổ đau. Nhưng đã là người thì tránh sao được cái sự muốn. Ý chí tự do là một trong những ưu phẩm của con người trỗi vượt trên các loài thụ tạo hữu hình. Khi anh không muốn cũng là lúc anh muốn cái sự không muốn. Để giải thoát khỏi mọi cảnh khổ, Đức Phật đề ra con đường “tri –kiến” là nhận thức sự vô thường của vạn vật để rồi tạo lập một thái độ tạm gọi là “dửng dưng” vô niệm, vô úy, vô chấp. Đây là một trong những con đường tự giải thoát bản thân khỏi cái vòng lẩn quẩn của vô minh. Thế nhưng, dù sao đó cũng là một kiểu “giác ngộ” của con người, là sản phẩm của loài thụ tạo. Đức Khổng Tử thì đề ra con đường “trung dung”, chính danh, chính phận. Tức là sống đúng danh phận của mình cách hài hòa cân đối, không bất cập mà cũng chẳng thái quá. Khi mọi sự ở trong trật tự của chúng thì cái sự khổ sẽ dần mất đi. Lão Tử thì vẽ ra con đường “vô vi”: Làm mà như không làm… Mỗi hiền nhân mỗi con đường, nhưng thảy đều là những con đường xuất phát từ người trần gian.
Để vượt qua bao khổ lụy kiếp người, Chúa Kitô mời gọi nhân trần chúng ta hãy mang lấy ách của Người, tức là hãy làm môn đệ của Người. Làm môn đệ của Người là bước đi theo con đường Người đã đi. Để có thể tiếp bước theo Người thì Người mời gọi chúng ta là hãy học cùng Người sự hiền lành và khiêm nhượng. “Hãy học cùng tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Hai từ khiêm nhu rất dễ khiến chúng ta liên tưởng đến thái độ, cung cách hạ mình. Thế nhưng, thái độ khiêm nhường đích thực là nhìn nhận bản thân đúng như mình là trong các mối tương quan với tha nhân, với các loài thụ tạo và với Thiên Chúa, Đấng Tạo thành mọi sự. Người khiêm nhu là người trên hết, trước hết, biết nhìn nhận mình là loài được tạo nên và vì thế, mình chỉ là mình, khi sống, hoạt động theo ý muốn của Đấng dựng nên mình. Ý thức được điều này và tin nhận sự thật này, đồng thời tin nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa thật thì việc bước theo Đức Kitô, làm môn đệ của Người, là lẽ tất yếu đương nhiên.
Hai từ hiền lành cũng đễ làm ta liên tưởng đến một thái độ sống mềm mại, dịu dàng. Thế nhưng sự hiền lành đích thực là một thái độ sống vuông tròn bổn phận trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch. Hình ảnh người mẹ hiền, cô dâu hiền minh chứng cho sự thật này. Học ở Đức Kitô sự hiền lành là biết đi đến cùng trong bổn phận của “người tôi tớ vô dụng” (x.Lc 17,7-10), chỉ làm những gì phải làm. Và điều chúng ta cần phải làm xuyên suốt mọi hoạt động đó là trả món nợ yêu thương. Bởi tình yêu, ta được chào đời, thì cho tình yêu ta sống trọn kiếp người.
Khi đã tự nguyện làm môn đệ Đức Kitô thì chúng ta cần phải bước đi trên con đường đạo lý yêu thương Người đã đi. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Đây chính là giới răn mới, giới răn mà Chúa Kitô truyền lại khi Người sắp từ bỏ trần gian mà về cùng Chúa Cha. Sự êm ái ngọt ngào khi mang lấy ách của Chúa Kitô đó là biết sống yêu thương như Người đã yêu.
Thánh giáo phụ Âugustinô đã nói: “Hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”. Khi đã yêu thì sẽ không còn đau khổ. Dù cho đau khổ vẫn có đó, còn đó, nhưng nó đã được yêu rồi. Với Thánh Tông Đồ dân ngoại thì khi đã được yêu rồi thì thập giá không còn là sự điên rồ hay nổi ô nhục mà trở thành niềm vinh dự.
Đau khổ phát sinh, có thể là do lỗi hay tội của bản thân hay của tha nhân. Nhưng dù sao đi nữa vẫn có đó nhiều nỗi khổ đau thật khó tìm ra nguyên do, căn cớ. Đau khổ là một huyền nhiệm. Chúa Kitô đã không đưa ra một lời giải đáp rạch ròi về nguyên nhân của khổ đau, nhưng Người đã tự nguyện mang nó vào chính bản thân mình để thể hiện tình yêu. Đó là mầu nhiệm thập giá. Đau khổ quả là một sự dữ, nhưng nó sẽ chẳng là gì trước sức mạnh của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa trong Đức Kitô đã biến khổ đau thành ân phúc.
“Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng…” Nếu ta vẫn đang ngụp lặn trong bao đau khổ, chắc hẳn vì ta chưa đáp lại lời mời của Đấng Cứu Độ là hãy đến với Người. Đến với Người ta sẽ gặp “Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa…, Đấng bẻ gãy mọi cung nỏ của chiến tranh, Đấng công bố hòa bình cho muôn dân” (Dcr 9,9-10). Đến với Đấng Cứu độ, ta sẽ được Thần Khí của Người đổi mới và “chúng ta sẽ diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi chúng ta và chúng ta sẽ được sống, sống trong an bình.” (x.Rm 8,13).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XIV TN A)
Người ta luôn không hài lòng về số phận của mình (On n’est pas toujours content de son sort). Câu ngạn ngữ trên đây một cách nào đó nói lên thực trạng của con người trong kiếp nhân sinh lữ thứ. Đời là một bể trời khổ dâu. “Thoặt sinh ra thì đà khóc chóe. Trần có vui sao chẳng cười khì!” Lời than thở của một thi nhân Việt Nam như chứng thực điều này. Hết chuyện ngày ngày lo kế sinh nhai “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thì lại đến chuyện gia thất “con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp chướng!” Những cảnh vui, cảnh an bình thì thấp thoáng như vó câu qua cửa sổ, còn các chuyện buồn, cảnh khổ thì cứ đằng đẵng tiếp nối dù lòng chẳng mong, chẳng đợi bao giờ. Đúng là phúc bất trùng lai mà hoạ thì vô đơn chí.
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Một lời mời gọi vừa đượm tình vừa rất hiện sinh. Hiện sinh vì nó đáp ứng nhu cầu của mọi người mọi thời và mọi nơi. Ngoại trừ các em bé còn trong nôi hay các bé thơ chưa biết nhìn đời với con mắt phản tỉnh, hầu như khi đã biết nghĩ suy một cách nào đó thì ngay cả các bé thiếu nhi, thiếu niên cũng không thoát được sự “bể dâu” của cuộc đời. Nó đượm tình vì nó nói lên việc Đức Kitô đã chung thân, đồng phận với nhân trần chúng ta khi làm người, đặc biệt trong mọi cảnh tình khốn khổ.
Cũng có thể như lời Đức Phật dạy: vì quá ham muốn (dục), mà không toại nguyện thì chuốc lấy sự khổ đau. Nhưng đã là người thì tránh sao được cái sự muốn. Ý chí tự do là một trong những ưu phẩm của con người trỗi vượt trên các loài thụ tạo hữu hình. Khi anh không muốn cũng là lúc anh muốn cái sự không muốn. Để giải thoát khỏi mọi cảnh khổ, Đức Phật đề ra con đường “tri –kiến” là nhận thức sự vô thường của vạn vật để rồi tạo lập một thái độ tạm gọi là “dửng dưng” vô niệm, vô úy, vô chấp. Đây là một trong những con đường tự giải thoát bản thân khỏi cái vòng lẩn quẩn của vô minh. Thế nhưng, dù sao đó cũng là một kiểu “giác ngộ” của con người, là sản phẩm của loài thụ tạo. Đức Khổng Tử thì đề ra con đường “trung dung”, chính danh, chính phận. Tức là sống đúng danh phận của mình cách hài hòa cân đối, không bất cập mà cũng chẳng thái quá. Khi mọi sự ở trong trật tự của chúng thì cái sự khổ sẽ dần mất đi. Lão Tử thì vẽ ra con đường “vô vi”: Làm mà như không làm… Mỗi hiền nhân mỗi con đường, nhưng thảy đều là những con đường xuất phát từ người trần gian.
Để vượt qua bao khổ lụy kiếp người, Chúa Kitô mời gọi nhân trần chúng ta hãy mang lấy ách của Người, tức là hãy làm môn đệ của Người. Làm môn đệ của Người là bước đi theo con đường Người đã đi. Để có thể tiếp bước theo Người thì Người mời gọi chúng ta là hãy học cùng Người sự hiền lành và khiêm nhượng. “Hãy học cùng tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Hai từ khiêm nhu rất dễ khiến chúng ta liên tưởng đến thái độ, cung cách hạ mình. Thế nhưng, thái độ khiêm nhường đích thực là nhìn nhận bản thân đúng như mình là trong các mối tương quan với tha nhân, với các loài thụ tạo và với Thiên Chúa, Đấng Tạo thành mọi sự. Người khiêm nhu là người trên hết, trước hết, biết nhìn nhận mình là loài được tạo nên và vì thế, mình chỉ là mình, khi sống, hoạt động theo ý muốn của Đấng dựng nên mình. Ý thức được điều này và tin nhận sự thật này, đồng thời tin nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa thật thì việc bước theo Đức Kitô, làm môn đệ của Người, là lẽ tất yếu đương nhiên.
Hai từ hiền lành cũng đễ làm ta liên tưởng đến một thái độ sống mềm mại, dịu dàng. Thế nhưng sự hiền lành đích thực là một thái độ sống vuông tròn bổn phận trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch. Hình ảnh người mẹ hiền, cô dâu hiền minh chứng cho sự thật này. Học ở Đức Kitô sự hiền lành là biết đi đến cùng trong bổn phận của “người tôi tớ vô dụng” (x.Lc 17,7-10), chỉ làm những gì phải làm. Và điều chúng ta cần phải làm xuyên suốt mọi hoạt động đó là trả món nợ yêu thương. Bởi tình yêu, ta được chào đời, thì cho tình yêu ta sống trọn kiếp người.
Khi đã tự nguyện làm môn đệ Đức Kitô thì chúng ta cần phải bước đi trên con đường đạo lý yêu thương Người đã đi. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Đây chính là giới răn mới, giới răn mà Chúa Kitô truyền lại khi Người sắp từ bỏ trần gian mà về cùng Chúa Cha. Sự êm ái ngọt ngào khi mang lấy ách của Chúa Kitô đó là biết sống yêu thương như Người đã yêu.
Thánh giáo phụ Âugustinô đã nói: “Hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”. Khi đã yêu thì sẽ không còn đau khổ. Dù cho đau khổ vẫn có đó, còn đó, nhưng nó đã được yêu rồi. Với Thánh Tông Đồ dân ngoại thì khi đã được yêu rồi thì thập giá không còn là sự điên rồ hay nổi ô nhục mà trở thành niềm vinh dự.
Đau khổ phát sinh, có thể là do lỗi hay tội của bản thân hay của tha nhân. Nhưng dù sao đi nữa vẫn có đó nhiều nỗi khổ đau thật khó tìm ra nguyên do, căn cớ. Đau khổ là một huyền nhiệm. Chúa Kitô đã không đưa ra một lời giải đáp rạch ròi về nguyên nhân của khổ đau, nhưng Người đã tự nguyện mang nó vào chính bản thân mình để thể hiện tình yêu. Đó là mầu nhiệm thập giá. Đau khổ quả là một sự dữ, nhưng nó sẽ chẳng là gì trước sức mạnh của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa trong Đức Kitô đã biến khổ đau thành ân phúc.
“Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng…” Nếu ta vẫn đang ngụp lặn trong bao đau khổ, chắc hẳn vì ta chưa đáp lại lời mời của Đấng Cứu Độ là hãy đến với Người. Đến với Người ta sẽ gặp “Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa…, Đấng bẻ gãy mọi cung nỏ của chiến tranh, Đấng công bố hòa bình cho muôn dân” (Dcr 9,9-10). Đến với Đấng Cứu độ, ta sẽ được Thần Khí của Người đổi mới và “chúng ta sẽ diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi chúng ta và chúng ta sẽ được sống, sống trong an bình.” (x.Rm 8,13).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Không còn nơi nào khác để đi
Lm. Minh Anh
14:57 08/07/2023
KHÔNG CÒN NƠI NÀO KHÁC ĐỂ ĐI
“Hãy đến với Tôi, tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề!”.
Abraham Lincoln tâm sự, “Đã nhiều lần, tôi khuỵu xuống vì biết chắc rằng, tôi không còn nơi nào khác để đi! Sự khôn ngoan của riêng tôi và của những người chung quanh tôi dường như không đủ vào những ngày khốn quẫn. Khi tôi quỳ gối, tôi biết, mình còn sống!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như Lincoln, có thể đến một lúc nào đó, bạn và tôi cũng ‘không còn nơi nào khác để đi!’. Chính lúc đó, lời mời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay có một âm hưởng sâu lắng mạnh mẽ nhất, “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề!”.
Chúa Giêsu không dành cụm từ này cho một số thân hữu đặc tuyển. Không! Ngài nói với “tất cả” những ai đang mệt mỏi và choáng ngợp trước cuộc sống. Nào ai có thể cảm thấy mình bị loại khỏi lời mời này? Chúa Giêsu biết cuộc sống có thể gian khổ như thế nào! Ngài biết có nhiều điều làm cho tâm hồn mệt mỏi: những cay đắng, thất vọng và vết thương trong quá khứ; những gánh nặng phải mang, những sai trái phải gánh trong hiện tại; và những bấp bênh tân toan trong tương lai. Trước tất cả những điều này, lời đầu tiên của Ngài là một lời mời gọi; đúng hơn, một yêu cầu hành động và đáp lại tức khắc: “Hãy đến!”.
Sai lầm, khi mọi thứ trở nên tồi tệ, là ‘ở yên một chỗ’, và nằm đó! Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng thật khó để đáp lại và cởi mở với chính mình. Không dễ chút nào! Trong những thời điểm đen tối, khi ‘không còn nơi nào khác để đi’, thật tự nhiên khi bạn khép kín để suy gẫm những bất công và sự vô ơn của người khác, thế giới đã nên tồi tệ như thế nào… Chúng ta biết điều đó và đã trải nghiệm những kinh hoàng này một vài lần. Nhưng theo cách này, bạn và tôi bị nhốt trong chính mình; mọi thứ thật tàn nhẫn! Sau đó, thậm chí bạn quen với nỗi buồn ‘như ở nhà’, mặc cho nó chế ngự; nỗi buồn này là một ác mộng! Vì thế, để kéo chúng ta ra khỏi đầm ‘cát lún’ này, Chúa Giêsu nói, “Hãy đến!”. Bạn hỏi, “Ai?”; Ngài nói, “Con!”. Lối thoát là kết nối, là dang tay và ngước nhìn những người thực sự yêu thương chúng ta!
Vậy bạn sẽ cho phép những gánh nặng thống trị, nghiền nát mình? Hay bạn tìm cách sống chung với chúng hầu có được một mức độ vui vẻ, bình an nào đó? Vậy mà, “Gánh nặng được chia sẻ là gánh nặng giảm đi một nửa!”. Bạn biết ơn những ai giúp đỡ khi bạn đuối sức. Có những lúc bạn cần ai đó giúp mang lấy gánh nặng và có những lúc, bạn giúp người khác mang gánh nặng của họ. Đây là cách Chúa Thánh Thần sinh hoa trái trong mỗi người. Trong thư Rôma hôm nay, Phaolô nói, “Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết đang sống trong anh em”. Ngài đến ‘trong và qua’ tất cả những ai nâng đỡ bạn và tôi.
Anh Chị em,
“Hãy đến với Tôi!”. Giữa những ân nhân, Giêsu sẽ là người tuyệt vời nhất! Hôm nay, Ngài mời bạn và tôi trải nghiệm sự hiện diện trực tiếp hơn của Ngài bằng cách đến với Ngài. Ngài là vị vua nhân ái hiền lành cởi con lừa con như bài đọc Zacharia báo trước. Ngài mang đến một tình bạn như nguồn tài nguyên dẫy đầy khi chúng ta cảm thấy quá tải và ‘không còn nơi nào khác để đi’. Ngài rất mạnh mẽ, nhưng sức mạnh dịu dàng của Ngài lại ban một nội lực cho người khác trong yếu đuối của họ. Ngài hứa sự “nghỉ ngơi bồi dưỡng”. Ở đây, không phải là ngủ nghỉ, nhưng Ngài sẽ vực dậy tinh thần đang ủ rũ. Có thể Ngài không cất gánh nặng của bạn, nhưng sẽ ban sức mạnh để bạn và tôi gánh nó. Sau khi nhận được sự tươi mới và ủi an từ Chúa, bạn và tôi dễ dàng trở nên tươi mới và an ủi những người khác.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi khi kiệt sức, cho con hiểu rằng, con còn sống khi con biết quỳ gối!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ý nghĩa ngày Chúa Nhật
Lm. Đỗ Xuân Quế O.P.
16:09 08/07/2023
Ý nghĩa ngày Chúa Nhật
Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày mừng Đức Ki-tô phục sinh, ngày cử hành mầu nhiêm Thánh Thể, ngày nghỉ việc, ngày nếm cảm trước tiền vị của Thiên Đàng. Vì vậy, bài này có hai phần : một phần nghiên cứu và một phần thực hành. Phần nghiên cứu đề cập đến nguồn gốc Ngày Chúa Nhật trong Kinh Thánh và mầu nhiệm Ngày Chúa Nhật trong các tác phẩm của các Giáo Phụ. Phần thứ hai là phần thực hành bàn về việc chuẩn bị ngày Chúa Nhật cũng như cách thế cử hành và sống ngày đó. Nhưng trước khi vào bài, tưởng cũng nên nhắc lại giáo huấn của Công Đồng Va-ti-ca- nô II về Ngày Của Chúa trong Hiến Chế Phung Vụ số 102 và 106, vì hai số này là căn bản cho những suy diễn trong toàn bài.
Số 102 đưa ra định nghĩa về Ngày Chúa Nhật và trình bày Năm Phụng Vụ như môt cuộc mừng kính mầu nhiệm cứu chuộc với những lời lẽ như sau : “Mẹ chúng ta là Hội Thánh thấy mình có bổn phận phải mừng kính mầu nhiệm cứu chuộc của Bạn Trăm Năm, bằng một cuộc tưởng nhớ thiêng thánh với những ngày cố định trong suốt cả năm. Mỗi tuần vào ngày gọi là Ngày Của Chúa, Hội Thánh tưỏng nhớ cuộc phục sinh của Người. Cuộc phục sinh này cũng là chính cuộc phục sinh mà Hội Thánh cử hành long trọng mỗi năm một lần để tưởng nhớ cuộc thọ hình của Chúa trong Đại Lễ Vượt Qua.
Số 106 diễn tả chi tiết hơn các dạng khác nhau của ngày Chúa Nhật với cốt ý là ngày các tín hữu họp nhau để mừng mầu nhiệm Chúa Ki-tô phục sinh mà ngọn nguồn có từ thời Tân Ước. Số này nói như sau : “Hội Thánh kính mừng mầu nhiệm phục sinh dựa vào truyền thống của các Tông Đồ có ngay từ chính ngày Đức Ki-tô phục sinh, ngày thứ tám được gọi cách chí lý là Ngày Của Chúa “. Bản văn này tuy vắn gọn, nhưng cũng cho thấy một cách chính xác bản tính và danh xưng của ngày Chúa Nhật : bản tính là ngày mừng kính mầu nhiệm phục sinh và danh xưng là ngày Chúa Nhật. Phần kế tiếp của bản văn nói về luật buộc phải thánh hoá ngày Chúa Nhật và trình bày nền tảng của luật này, căn cứ vào hiệu quả ân sủng ngày đó mang lại cho những người biết thánh hoá ngày ấy. Đoạn này nói : “Quả vậy, ngày hôm đó, các tín hữu phải hội họp nhau để nghe Lời Chúa và tham dự Thánh Lễ mà nhớ lại cuộc thương khó và phục sinh của Đức Ki-tô và tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động nhờ Đức Ki-tô đã từ cõi chết sống lại” (1 Pr 1,3). Hai câu cuối cùng của số 106 cho thấy kết quả về phương diện mục vụ và phụng vụ phát xuất từ bản tính của ngày Chúa nhật là ngày mừng kính hàng tuần trình bày mầu nhiệm phục sinh. Hai câu đó viết rằng : “Ngày Chúa Nhật là ngày lễ quan trọng bậc nhất, nên phải trình bày và ghi sâu vào tâm trí giáo dân cho họ sốt sắng tuân hành, ngõ hầu ngày ấy trở thành ngày vui vẻ và ngày nghỉ việc. Những ngày lễ khác, trừ khi là những lễ tối ư quan trọng, không được lấn át ngày Chúa Nhật, vì Chúa Nhật là nền tảng cốt lõi của tất cả Năm Phụng Vụ”. Xem đấy, tuy không coi nhẹ việc nghỉ ngày Chúa Nhật, nhưng Công Đồng cũng chỉ dành cho việc nghỉ ngày Chúa Nhật một giá trị tương đối, nghĩa là vì Chúa Nhật là lễ trọng vào bậc nhất nên Chúa Nhật là một ngày vui trước rồi mới là một ngày nghỉ sau.
Bản văn Công Dồng này đã thu tóm được ý nghĩa và mục đích của ngày Chúa Nhật. Đó.là kết quả của bao năm tìm tòi và thử nghiệm trong lãnh vực phụng vụ và mục vụ. Bây giờ xin đi vào chi tiết để tìm hiểu ngọn nguồn của ngày Chúa Nhật trong Kinh Thánh và trong các tác phẩm của các Giáo Phụ.
Ngày Chúa nhật trong Kinh Thánh
1. Nguồn gốc
Theo tài liệu Công Đồng trích dẫn trên đây, Hội Thánh kính mừng mầu nhiệm Phục Sinh vào chính ngày Đức Giê-su sống lại. Về nguồn gốc lập ra ngày Chúa Nhật thì các sử gia chấp nhận một cách dễ dàng, chỉ có mối tương quan giữa ngày Chúa Nhật và ngày sa-bát là gây tranh cãi mà thôi.
Ngày thứ nhất trong tuần trở thành ngày của Chúa
Lịch sử ngày Chúa Nhật bắt đầu bằng cuộc sống lại của Đức Ki-tô vào ngày thứ ba sau khi Người chịu chết và ngày thứ nhất trong tuần lễ Do Thái. Chính Người đã ghi dấu đặc biệt vào ngày thứ nhất sau ngày sa-bát, bằng cách chọn ngày đó để ra khỏi mồ. Các tác giả sách Tin Mừng đã tường thuật biến cố này thật là khúc chiết. Nhưng đây không phải là tường thuật một sự kiện lịch sử, vì trong những bài tường thuật đó đã thấy lộ ra những yếu tố đạo lý về việc kính mừng ngày Chúa Nhật.
Ngày Phục Sinh
Sáng ngày thứ nhât trong tuần, Đức Ki-tô đã sống lại và hiện ra với các người thân. Sau khi đã hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la và mấy phụ nữ khác rồi ông Phê-rô, chính ngày hôm đó, Người lại hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau. Các ông này nhận ra Chúa, khi Người bẻ bánh chia cho các ông. Sau đó Người hiện ra với các Tông Đồ đang hội nhau ở nhà Tiệc Ly. Người ăn với các ông và nói : “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì bây giờ Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha.”(Ga 20, 21-23)
Tất cả những sự việc trên diễn tả một cách dầy đủ ngày Chúa Ki-tô phục sinh. Đây là biến cố chính yếu của lịch sử cứu độ. Biến cố này ghi dấu đến muôn đời ngày thứ nhất trong tuần. Mầu nhiệm mà ngày nay chúng ta cử hành trong các ngày Chúa Nhật đã có từ ngày Chúa phục sinh.
Tám ngày sau
Nhưng nếu chỉ có Chúa Nhật thứ nhất này thì chưa có gì khiến người ta cử hành ngày ấy mỗi tuần một lần như một ngày lễ. Phải có một ngày khác nữa, đó là sau khi hoàn thành mầu nhiệm cứu chuộc vào một ngày lịch sử, Chúa Ki-tô đã phân biệt ngày này với sáu ngày khác. Người đã tách biệt, thánh hoá và làm cho ngày đó thành ngày riêng của Người. Tám ngày sau, Người lại hiện ra với các môn đệ, ngày Chúa Nhật của chúng ta hiện nay đã bắt đầu từ ngày ấy, ngày kỷ niệm tám ngày sau khi Chúa Giê-su sống lại, ngày Chúa Nhật của tông dồ Tô-ma. Ngay từ tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày thứ nhất trong tuần đã được ấn định là ngày Chúa hiện ra với các môn đệ. Không thấy nói Người hiện ra với các môn đệ vào một ngày nào khác. Các cuộc gặp gỡ giữa Người với các môn đệ đều diễn ra vào ngày Chúa Nhật. Đó là nguồn gốc các buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các tín hữu. Thánh Gio-an tường thuật giai đoạn này như sau :
“Tám ngày sau, Đức Giê-su lại có mặt trong nhà đó, lần này có cả ông Tô-ma nữa. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em” rồi Người bảo ông Tô-ma : “Dặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng tin nữa nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa với Người : “Lạy Chúa ! Lạy Thiên Chúa của con”. Đức Giê-su bảo : “Vì thấy Thầy nên anh mới tin. Phúc cho những người không thấy mà tin !” (Ga 20, 26-29)
Xưa nay đọc đoạn Tin Mừng vắn tắt này, thường người ta chỉ chú trọng đến cuộc hiện ra của Chúa Giê-su và sự cứng lòng tin của ông Tô-ma nhiều hơn là những gì khác. Điều này không sai. Nhưng ở đây còn hai yếu tố khác sẵn có để làm nền tảng cho giáo lý về ngày Chúa Nhật, đó là các đấu đanh và sự cần thiết phải có lòng tin. Khi tỏ các dấu đanh cho ông Tô-ma là Người muốn đặt thánh giá vào trung tâm cuộc cử hành phụng vụ và đòi ông Tô-ma phải tin, là Người muốn rằng khi cử hành phụng vụ, người cử hành phải tin và qui tụ các tín hữu lại với nhau.
Ngày thứ nhất, ngày lễ hàng tuần
Ngoài các sách Tin Mùng, sách Công Vụ Tông Đồ cũng cho thấy vị trí của ngày thứ nhất đối với các tín hữu thuộc thế hê đầu. Theo chương XX thì ngày Chúa Nhật đã có từ thời thánh Phao-lô, khi ngài đi khắp nơi để lập các giáo đoàn : “Ngày thứ nhât trong tuần, chúng tôi họp nhau làm lễ bẻ bánh. Ông Phao-lô thảo luận với các anh em và vì hôm sau ông ra đi nên ông đã kéo dài cuộc nói truyện mãi tới nửa đêm”. (Cv 20, 7)
Thánh Phao-lô cũng xin tín hữu Cô-rinh-tô quyên cúng vào ngày thứ nhất. Ngày Chúa Nhật đã được đặt làm ngày cố định để họp nhau. Đó là ngày Đấng Phục Sinh ngồi đồng bàn với các môn đệ. Chỉ cần các Ki-tô hữu họp nhau lại ngày hôm đó là Chúa Ki-tô hiện diện một cách đặc biệt.
Trong các giáo đoàn do thánh Phao-lô thành lập, ngày Chúa Nhật vẫn giữ kiểu Do Thái là ngày hôm sau ngày sa-bát hay ngày thứ nhất trong tuần; chỉ trong sách Khải Huyền mới thấy tên riêng là Ngày Của Chúa : “Tôi đã xuất thần vào Ngày Của Chúa và nghe đàng sau tôi một tiếng lớn như tiếng kèn”. (Kh 1,10) Ngày Chúa nhật đã được cử hành ngay từ thời đó như một ngày lễ hàng tuần để tôn kính Chúa Giê-su Ki-tô. Có lẽ khi dùng cụm từ Ngày Của Chúa, người ta muốn dùng kiểu nói đó để tôn vinh Đức Ki-tô là Chúa, nghĩa là Chủ Tể càn khôn, Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết. Trong sách Khải Huyền thường thấy phảng phất biểu tượng Phục Sinh. Trong Tin Mừng theo thánh Gio-an cũng thấy nói đến Ngày Của Chúa.
Ngày Phục Sinh, ngày thứ nhất trong tuần đã khai mở một chương trình cứu độ mới, một nền phụng vụ mới vượt trên các ngày lễ Do Thái, một cách thờ phượng mới trong tinh thần và chân lý. Tất cả Tin Mừng theo thánh Gio-an đều xây dựng trên mầu nhiệm Phục Sinh. Đó là nhận xét của nhiều nhà chú giải Thánh Kinh và sử học gần đây như Y.B. Trémel, M.E. Boismard, D. Mollat và A. Jaubert. Những nhận xét này củng cố thêm xác tín đã có từ lâu về nguồn gốc ngày Chúa Nhật phát xuất từ thời các Tông Đồ.
Ngày Chúa Nhật đã thay thế ngày sa-bát thế nào?
Nét độc đáo của ngày Chúa Nhật
Một sự kiện rất đáng chú ý là ngày Chúa Nhật đã được Hội Thánh lập ra. Đôi khi có người lầm tưởng rằng đó là ngày sa-bát chuyển qua, nhưng không phải. Giữa ngày sa-bát và ngày Chúa Nhật, tuy có một mối liên hệ lịch sử, vì ngày Chúa phục sinh diễn ra vào ngày hôm sau ngày sa.-bát, nhưng về nội dung thì ngày Chúa Nhật có một nội dung tôn giáo độc lập và đặc biệt. Vì thế, nền tảng của ngày Chúa Nhật không phải là ngày sa-bát Do Thái. Có hai lý do minh chúng điều này, đó là :
Ngay từ đầu và trong thời gian Hội Thánh hiện hữu trong khung cảnh Do Thái Giáo, ngày Chúa Nhật được đặt thêm vào ngày sa-bát. Các Tông Đồ vẫn giữ ngày sa-bát, cộng đoàn các môn đệ vẫn tiếp tục cử hành việc thờ phượng trong khung cảnh Do Thái Giáo và thiết lập thêm cách thế thờ phượng riêng. Tiếp đó là ngay từ đầu, lúc đang còn cùng chung với ngày sa-bát cho tới khi tách riêng ra cho những người không phải từ Do Thái giáo vào đạo, ngày Chúa Nhật không có dáng dấp gì với ngày sa-bát cả. Ngày sa-bát nhấn mạnh đặc biệt đến sự nghỉ việc và coi đó là yếu tố quan trọng bậc nhất, còn ngày Chúa Nhật cốt yếu là việc thờ phượng chung, đòi phải dành ra một số giờ rảnh rỗi cần thiết để lo việc thờ phượng Chúa.
Ngoài ra, lại còn một vấn đề nữa khiến cho ngày Chúa Nhật khác với ngày sa-bát, đó là ngày sa-bát chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài, còn ngày Chúa Nhật chú trọng đến ý nghĩa nội tại, dựa vào thái độ của Chúa Giê-su, các Tông Đồ và đặc biệt trong thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Híp-ri.
Liên hệ giữa ngày sa-bát và Chúa Nhật
Tuy Chúa Nhật không thay thế ngày sa-bát và cũng không phải là ngày sa-bát kéo dài sang, nhưng giữa hai ngày đó vẫn có một vài liên hệ. Đó là liên lạc giữa việc thờ phượng và sự nghỉ việc, nhưng đó chỉ là liên lạc thực tế hơn là chính yếu. Quả thật, trong ngày sa-bát người Do Thái có đến hội đường để nghe sách luật và phải nghỉ việc hoàn toàn cũng như người Công Giáo phải đi lễ và kiêng việc xác. Hiểu như thế thì có liên hệ, còn ngoài ra thì ít liên hệ, lại còn khác nhau nữa vì như đã nói, Chúa Nhật cốt yếu là ngày thờ phượng, còn nghỉ việc chỉ là phụ thuộc và tương đối. Đàng khác, mãi đến thế kỷ VI Hội Thánh mới buộc phải kiêng việc xác ngày Chúa Nhật và dần dần sau này mới cho việc nghỉ việc ngày Chúa Nhật là một yếu tố gắn liền với Ngày Của Chúa
Ngày Chúa Nhật trong tác phẩm của các Giáo Phụ
Vấn đề này đã được một số tác giả nghiên cứu và trình bày như ĐHY Daniélou trong hai tác phẩm Le Jour du Seigneur và Bible et liturgie; Cha J. Hild trong bài Dimanche et vie pascale; cha B. Haring trong La loi du Christ; cha Jounel trong cuốn L’Église en prière và cha Rouillard trong bài : Les Pères : signification du Dimanche. Dưới đây là mấy điểm chính của các Giáo Phụ về ngày Chúa nhật.
Dối với các tín hữu cũng như các Giáo Phụ trong mấy thế kỷ đầu thì nét độc đáo của ngày Chúa Nhật không phải là ngày nghỉ việc. Mãi đến thời vua Công-tăng-ti-nô thế kỷ IV, việc nghỉ ngày Chúa Nhật mới phổ cập. Ngoài ra, nét độc đáo cũng không phải ngày đó là ngày phải đi lễ cho bằng ngày đó là ngày chứa đựng một mầu nhiêm mà không ngày nào khác có được. Nghỉ hay không nghỉ, có lễ hay không có lễ, ngày Chúa Nhật vẫn là ngày của Chúa, ngày Chúa đã thánh hoá và hiến thánh một cách độc đáo nên đóng một vai trò đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Khi cứu xét các liên quan giữa ngày Chúa Nhật với Chúa Ki-tô, các giáo phụ thấy có ba yếu tố : Chúa Nhật là ngày tưởng niệm cuộc Phục Sinh; Chúa Nhật là dấu hiệu sự hiện điện của Chúa giữa các môn đệ; Chúa Nhật, ngày thứ tám là hình ảnh thế giới tương lai.
Ngày tưởng niệm cuộc Phục Sinh
Cử hành kính mừng ngày Chúa Nhật đối với cộng đồng Ki-tô hữu trước hết là nhớ rằng Đức Ki-tô đã phục sinh. Sự phục sinh này là căn bản và đối tượng của đức tin, là bảo đảm niềm hy vọng và ơn cứu độ ngay từ bây giờ và ngay cả trong thế giới bên kia. Theo thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a thì Chúa Nhật là nguyên lý làm cho Ki-tô hữu khác với người theo đạo Do-Thái : “Những ai trước kia sống theo trật tự cũ thì bây giò đạt được niềm hy vọng mới, không phải giữ luật sa-bát nữa, nhưng sống theo ngày của Chúa, ngày mà cuộc đời của chúng ta bừng lên nhờ Người và nhờ cái chết của Người”. (Épitre aux Malésiens 9,1)
Khi kính mừng ngày Đức Ki-tô phục sinh là chúng ta nhớ đến cái chết của Người trên thập giá, nhớ đến cuộc phục sinh bất khả phân ly giữa cái chết và sự sống lại của Người. Tác giả Êu-sê-bi-ô thành A-lê-xan-ri-a thế kỷ V viết : “Chúa Nhật là ngày tưởng niệm Đức Ki-tô, một bản ghi nhớ đầy đủ về chương trình cứu độ. Ngoài việc tưởng niệm cuộc Phục Sinh của Đức Ki-tô, Chúa Nhật còn là khởi điểm phát sinh một cuộc tạo thành mới. Thế giới này từ khởi thuỷ đã được dựng nên tốt đẹp và có trật tự hài hoà, nhưng tội lỗi đã làm cho nó ra vẫn đục và nên xáo trộn. Thế giới hư hỏng đó, trong buổi sáng Phục Sinh, được tái tạo nhờ cái chết và cuộc chiến thắng tội lỗi của Đức Ki-tô”.
Cha Rouillard trong bài Les Pères : signification du Dimanche cũng viết : “ Mỗi Chúa Nhật nhắc cho chúng ta cuộc tái tạo này, cuộc tái tạo sau biến cố Phục Sinh. Không những nhắc lại mà còn tiếp tục và đổi mới trải qua thời gian. Bởi đó, Chúa Nhật biện minh cho danh hiệu Chúa Nhật là ngày thứ nhất và cho vị trí được đặt ở đầu tuần lễ. Khi kính mừng Đức Ki-tô phục sinh vào mỗi Chúa Nhật, Ki-tô hữu phải nhớ rằng mình là người phục sinh cũng như Người đã phục sinh. Trong suốt cuộc đời, việc kính mừng ngày Chúa Nhật giúp họ cởi bỏ con người cũ và được dựng nên theo hình ảnh Đức Ki-tô.
Dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa Ki-tô
Chúa Nhật không phải là ngày chỉ đưa chúng ta trở về với việc tưởng nhớ dĩ vãng mà thôi nhưng còn tập trung chúng ta lại chung quanh Đức Kitô đang hiện điện một cách vô hình. Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày Chúa hiện diện giữa con cái mình. Đó là ngày của cộng đoàn, ngày thực hiện và biểu dương sự hợp nhất của Hội Thánh. Trong sách Giảng Huấn của các Tông Đồ có lời trách móc sau đây : “Hãy rao truyền và thuyết phục dân phải trung thành với việc hội họp này để đừng ai làm cho thân thể Đức Ki-tô bớt đi một thành phần. Anh em đừng tự khinh mình, đừng để cho Đấng Cứu Chuộc chúng ta phải phải thiếu các thành phần, đừng xâu xé và phân tán thân thể của Người”.
Ngày Chúa Nhật giáo dân qui tụ nhau tại nhà thờ, tập trung quanh bàn thánh, đó là hình ảnh sự hợp nhất của Hội Thánh địa phương và nhờ vậy, bằng các cử chỉ tương thân tương ái, sự hiệp nhất của Hội Thánh phổ cập được biểu lộ. Do đó, thánh Gút-ti-nô viết : “Ngày hôm đó, ai dư giả và muốn thì cho tuỳ ý. Thu được cái gì thì nộp cho vị chủ toạ và vị này đem giúp những kẻ mồ côi, nghèo khổ và đau yếu”.
Khi hội họp nhau như thế, các Ki-tô hữu không nhằm gặp nhau cho bằng gặp nhau chung quanh Đức Ki-tô. Cuộc họp của họ chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi có Chúa hiện điện giữa họ. Chúa hiện diện giữa họ trong thánh lễ, vì thánh lễ là dấu hiệu về sự hiện diện của Người. Chính qua thánh lễ mà Chúa gặp lại con cái mình, đưa họ dần dần tiến tới tình trạng phục sinh của Người và xây dựng Hội Thánh. Ngày Chúa Nhật là ngày tốt nhất để cử hành thánh lễ. Các Ki-tô hữu phải tạm bỏ tất cả những công việc khác để tham dự thánh lễ. Về vấn đề này, sách Giảng Huấn của các Tông Đồ dạy ràng : “ Anh em đừng để các công việc phần đời lên trên Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật. Hãy bỏ tất cả và siêng năng đến nhà thờ, vì đó là nơi anh em dâng lời ngợi khen lên Thiên Chúa. Chẳng vậy thì những người không hội nhau vào ngày của Chúa để nghe lời ban sự sống và nuôi dưỡng mình bằng của ăn thánh tồn tại đến muôn đời sẽ lấy gì để bào chữa trước nhan Người?”.
Vì vậy, ngày Chúa Nhật đối với các giáo Phụ cũng là ngày vui. Không vui làm sao được khi mừng Chúa sống lại và chính mình cũng đang tập sống như người đã phục sinh? Niềm vui phát ra từ các bài tường thuật Chúa hiện ra trong các sách Tin Mừng cũng phải là niềm vui của chúng ta trong các ngày Chúa Nhật. Tác giả thư của thánh Ba-na-na tông Đồ vào khoảng năm 135 viết : “Chúng tôi vui vẻ sống ngày thứ tám này, ngày Đức Giê-su phục sinh và sau khi đã hiện ra thì lên trời.” Theo sách Giảng Huấn của các Tông đồ thì ai buồn phiền trong ngày đó là “mắc tội”. Đầu thế kỷ V, ĐGH I-nô-xen-tê cũng viết là mỗi Chúa Nhật đều rực sáng lên niềm vui phục sinh. Vì thế, ngày hôm đó không phải làm các việc hy sinh hãm mình kể cả xưng tội. Người ta đứng mà cầu nguyện. Giáo phụ Te-tu-li-a-nô đã nhắc lại điều này và thánh Phê-rô thành A-lê-xan-ri-a giải thích : “Chúng tôi mừng ngày Chúa Nhật như một ngày vui vì Đấng sống lại ngày hôm đó. Ngày hôm đó, chúng tôi có thói quen không quỳ gối”. Còn thánh Ba-si-li-ô thì nói : “Vì chúng tôi sống lại với Đức Ki-tô và phải tìm kiếm những sự trên trời nên trong ngày Phục Sinh, chúng tôi nhớ lại ơn đã nhận được mà ở trong thế đứng.”
Hình ảnh thế giới tương lai
Ngày xưa Chúa đã sống lại và bây giờ hiện diện trong cộng đoàn đang tụ họp để cử hành lễ, cũng là Đấng sẽ trở lại trong oai hùng rực rỡ đế phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tín điều này làm cho ngày Chúa Nhật mang tính cánh chung. Cũng như tất cả các dấu hiệu bí tích, ngày Chúa Nhật không những quay về dĩ vãng mà còn hướng về tương lai nữa. Mối tương quan giữa Chúa Nhật với tương lai đòi đời mà ngày Chúa Nhật loan báo và chuẩn bị, chiếm một vị trí quan trọng các lời giảng huấn của các Giáo Phụ, Nhiều Giáo Phụ nghĩ rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại trần gian để phán xét kẻ sống và kẻ chết và
“Nếu các Ki-tô hũu có họp nhau lại ngày hôm đó thì cũng là để chờ Chúa đến và nói với Người tha thiết hơn : Xin đến, lạy Chúa Giê-su xin đến, với hy vọng thầm kín là sẽ được Chúa chấp nhân ngay chính ngày hôm đó.”
Ngày Chúa Nhật tượng trưng cho chúng ta vương quốc vô tận, sự nghỉ ngơi đời đời bên Chúa, lời ca tụng muôn đời bên cạnh Con Chiên với muôn ngàn thần thánh trên trời, Vì thế phải nhìn ngày đó như hình ảnh của thế giới tương lai. Dó cũng là điều các Giáo Phụ muốn diễn tả khi suy nghĩ về con số tám. Quả vậy, ngày Chúa Nhật nếu là ngày thứ nhất thì cũng là ngày thứ tám như thánh Giút-ti-nô nói : “Ngày thứ nhất cũng gọi là ngày thứ tám, nếu tinh ngày đó sau các ngày trong tuần lễ. Dù tính như vậy, nhưng vẫn là ngày thứ nhất.”
Đối với thánh nhân, ngày thứ tám lại còn chứa đựng một mầu nhiệm. Ban đầu ngưới ta muốn lấy ngày Chúa Nhật đối lại ngày sa-bát, khi bảo rằng ngày thờ phượng của người Ki-tô hữu cứ lặp lại sau tám ngày chứ không phải bẩy ngày. Con số tám tượng trưng cho sự viên mãn, cho thế giới tương lai, vì trong đó có bao hàm sự năng động của ngày Chúa phục sinh. Thánh Ba-si-li-ô áp dụng áp dụng tư tưởng trên cho ngày Chúa Nhật khi dạy rằng : “Đó là ngày không cùng, không hề có buổi chiều cũng chảng có ngày hôm sau, đó là thế kỷ bất hủ chẳng bao giờ tàn”.
Như vậy, ngày thứ tám, ngày Chúa Nhật là hinh ảnh và điềm tiên báo thế giới tương lai và sự sống đời đời, ngày tưởng niệm Đức Ki-tô sống lại, đó cũng là một bảo dảm cho ngày Người sẽ trở lại, một bảo đảm cho chúng ta được tham dự đầy đủ vào mầu nhiệm phục sinh.
II Phần thực hành
Phần thực hành bàn về việc chuẩn bị ngày Chúa Nhật cũng như cách thế cử hành và sống ngày đó, điều này có tính cá nhân nhiều hơn và tuỳ theo kinh nghiệm, sự sắp xếp của mỗi người hơn là những gì khác. Vì thế, không thể hệ thống hay kiểu thức hoá như một bản mẫu hay một sơ đồ cho mọi người rập khuôn được. Chỉ có một điều phải nói là theo cách nào đi nữa thì vẫn phải chuẩn bị, nếu muốn cho ngày Chúa Nhật hữu ích cho cả linh mục lẫn giáo dân và đạt được hiệu năng về phương diện mục vụ. Thường giáo dân hay kêu linh mục làm lễ quá nhanh hay quá chậm, giảng dài, giảng lung tung người nghe không bắt được ý, đọc các lời nguyện và kinh nguyện Thánh Thể ào ào như máy, không có hồn, không có sức cảm hoá và lay động người nghe. Về việc hát xướng thì linh mục thường để cho ca đoàn tuỳ tiện, muốn hát thế nào thì hát, muốn hát bài nào cũng được bất kể hợp phụng vụ hay không, Về việc giảng thì có những linh mục xem ra như không soạn bài, vì ỷ mình có tài ăn nói lưu loát trước công chúng và làm việc như công chức.
Về phía linh mục thì có vị phải làm quá nhiều lễ và bận nhiều việc trong ngày Chúa Nhật : nào là làm lễ, dạy giáo ly, chầu phép lành, nào là sinh hoạt đủ thứ v.v… khiến cho ngày Chúa Nhật chẳng còn gì là thảnh thơi, nghỉ ngơi hay giải trí cả tinh thần lẫn thể xác. Do đấy ngày Chúa nhật chẳng còn ý nghĩa bao nhiêu như đúng ra nó phải có.
Vậy nói tóm lại, phải tìm hiêu ý nghĩa của ngày Chúa Nhật, cố gắng thực thi và đem ra áp dụng.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày mừng Đức Ki-tô phục sinh, ngày cử hành mầu nhiêm Thánh Thể, ngày nghỉ việc, ngày nếm cảm trước tiền vị của Thiên Đàng. Vì vậy, bài này có hai phần : một phần nghiên cứu và một phần thực hành. Phần nghiên cứu đề cập đến nguồn gốc Ngày Chúa Nhật trong Kinh Thánh và mầu nhiệm Ngày Chúa Nhật trong các tác phẩm của các Giáo Phụ. Phần thứ hai là phần thực hành bàn về việc chuẩn bị ngày Chúa Nhật cũng như cách thế cử hành và sống ngày đó. Nhưng trước khi vào bài, tưởng cũng nên nhắc lại giáo huấn của Công Đồng Va-ti-ca- nô II về Ngày Của Chúa trong Hiến Chế Phung Vụ số 102 và 106, vì hai số này là căn bản cho những suy diễn trong toàn bài.
Số 102 đưa ra định nghĩa về Ngày Chúa Nhật và trình bày Năm Phụng Vụ như môt cuộc mừng kính mầu nhiệm cứu chuộc với những lời lẽ như sau : “Mẹ chúng ta là Hội Thánh thấy mình có bổn phận phải mừng kính mầu nhiệm cứu chuộc của Bạn Trăm Năm, bằng một cuộc tưởng nhớ thiêng thánh với những ngày cố định trong suốt cả năm. Mỗi tuần vào ngày gọi là Ngày Của Chúa, Hội Thánh tưỏng nhớ cuộc phục sinh của Người. Cuộc phục sinh này cũng là chính cuộc phục sinh mà Hội Thánh cử hành long trọng mỗi năm một lần để tưởng nhớ cuộc thọ hình của Chúa trong Đại Lễ Vượt Qua.
Số 106 diễn tả chi tiết hơn các dạng khác nhau của ngày Chúa Nhật với cốt ý là ngày các tín hữu họp nhau để mừng mầu nhiệm Chúa Ki-tô phục sinh mà ngọn nguồn có từ thời Tân Ước. Số này nói như sau : “Hội Thánh kính mừng mầu nhiệm phục sinh dựa vào truyền thống của các Tông Đồ có ngay từ chính ngày Đức Ki-tô phục sinh, ngày thứ tám được gọi cách chí lý là Ngày Của Chúa “. Bản văn này tuy vắn gọn, nhưng cũng cho thấy một cách chính xác bản tính và danh xưng của ngày Chúa Nhật : bản tính là ngày mừng kính mầu nhiệm phục sinh và danh xưng là ngày Chúa Nhật. Phần kế tiếp của bản văn nói về luật buộc phải thánh hoá ngày Chúa Nhật và trình bày nền tảng của luật này, căn cứ vào hiệu quả ân sủng ngày đó mang lại cho những người biết thánh hoá ngày ấy. Đoạn này nói : “Quả vậy, ngày hôm đó, các tín hữu phải hội họp nhau để nghe Lời Chúa và tham dự Thánh Lễ mà nhớ lại cuộc thương khó và phục sinh của Đức Ki-tô và tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động nhờ Đức Ki-tô đã từ cõi chết sống lại” (1 Pr 1,3). Hai câu cuối cùng của số 106 cho thấy kết quả về phương diện mục vụ và phụng vụ phát xuất từ bản tính của ngày Chúa nhật là ngày mừng kính hàng tuần trình bày mầu nhiệm phục sinh. Hai câu đó viết rằng : “Ngày Chúa Nhật là ngày lễ quan trọng bậc nhất, nên phải trình bày và ghi sâu vào tâm trí giáo dân cho họ sốt sắng tuân hành, ngõ hầu ngày ấy trở thành ngày vui vẻ và ngày nghỉ việc. Những ngày lễ khác, trừ khi là những lễ tối ư quan trọng, không được lấn át ngày Chúa Nhật, vì Chúa Nhật là nền tảng cốt lõi của tất cả Năm Phụng Vụ”. Xem đấy, tuy không coi nhẹ việc nghỉ ngày Chúa Nhật, nhưng Công Đồng cũng chỉ dành cho việc nghỉ ngày Chúa Nhật một giá trị tương đối, nghĩa là vì Chúa Nhật là lễ trọng vào bậc nhất nên Chúa Nhật là một ngày vui trước rồi mới là một ngày nghỉ sau.
Bản văn Công Dồng này đã thu tóm được ý nghĩa và mục đích của ngày Chúa Nhật. Đó.là kết quả của bao năm tìm tòi và thử nghiệm trong lãnh vực phụng vụ và mục vụ. Bây giờ xin đi vào chi tiết để tìm hiểu ngọn nguồn của ngày Chúa Nhật trong Kinh Thánh và trong các tác phẩm của các Giáo Phụ.
Ngày Chúa nhật trong Kinh Thánh
1. Nguồn gốc
Theo tài liệu Công Đồng trích dẫn trên đây, Hội Thánh kính mừng mầu nhiệm Phục Sinh vào chính ngày Đức Giê-su sống lại. Về nguồn gốc lập ra ngày Chúa Nhật thì các sử gia chấp nhận một cách dễ dàng, chỉ có mối tương quan giữa ngày Chúa Nhật và ngày sa-bát là gây tranh cãi mà thôi.
Ngày thứ nhất trong tuần trở thành ngày của Chúa
Lịch sử ngày Chúa Nhật bắt đầu bằng cuộc sống lại của Đức Ki-tô vào ngày thứ ba sau khi Người chịu chết và ngày thứ nhất trong tuần lễ Do Thái. Chính Người đã ghi dấu đặc biệt vào ngày thứ nhất sau ngày sa-bát, bằng cách chọn ngày đó để ra khỏi mồ. Các tác giả sách Tin Mừng đã tường thuật biến cố này thật là khúc chiết. Nhưng đây không phải là tường thuật một sự kiện lịch sử, vì trong những bài tường thuật đó đã thấy lộ ra những yếu tố đạo lý về việc kính mừng ngày Chúa Nhật.
Ngày Phục Sinh
Sáng ngày thứ nhât trong tuần, Đức Ki-tô đã sống lại và hiện ra với các người thân. Sau khi đã hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la và mấy phụ nữ khác rồi ông Phê-rô, chính ngày hôm đó, Người lại hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau. Các ông này nhận ra Chúa, khi Người bẻ bánh chia cho các ông. Sau đó Người hiện ra với các Tông Đồ đang hội nhau ở nhà Tiệc Ly. Người ăn với các ông và nói : “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì bây giờ Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha.”(Ga 20, 21-23)
Tất cả những sự việc trên diễn tả một cách dầy đủ ngày Chúa Ki-tô phục sinh. Đây là biến cố chính yếu của lịch sử cứu độ. Biến cố này ghi dấu đến muôn đời ngày thứ nhất trong tuần. Mầu nhiệm mà ngày nay chúng ta cử hành trong các ngày Chúa Nhật đã có từ ngày Chúa phục sinh.
Tám ngày sau
Nhưng nếu chỉ có Chúa Nhật thứ nhất này thì chưa có gì khiến người ta cử hành ngày ấy mỗi tuần một lần như một ngày lễ. Phải có một ngày khác nữa, đó là sau khi hoàn thành mầu nhiệm cứu chuộc vào một ngày lịch sử, Chúa Ki-tô đã phân biệt ngày này với sáu ngày khác. Người đã tách biệt, thánh hoá và làm cho ngày đó thành ngày riêng của Người. Tám ngày sau, Người lại hiện ra với các môn đệ, ngày Chúa Nhật của chúng ta hiện nay đã bắt đầu từ ngày ấy, ngày kỷ niệm tám ngày sau khi Chúa Giê-su sống lại, ngày Chúa Nhật của tông dồ Tô-ma. Ngay từ tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày thứ nhất trong tuần đã được ấn định là ngày Chúa hiện ra với các môn đệ. Không thấy nói Người hiện ra với các môn đệ vào một ngày nào khác. Các cuộc gặp gỡ giữa Người với các môn đệ đều diễn ra vào ngày Chúa Nhật. Đó là nguồn gốc các buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các tín hữu. Thánh Gio-an tường thuật giai đoạn này như sau :
“Tám ngày sau, Đức Giê-su lại có mặt trong nhà đó, lần này có cả ông Tô-ma nữa. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em” rồi Người bảo ông Tô-ma : “Dặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng tin nữa nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa với Người : “Lạy Chúa ! Lạy Thiên Chúa của con”. Đức Giê-su bảo : “Vì thấy Thầy nên anh mới tin. Phúc cho những người không thấy mà tin !” (Ga 20, 26-29)
Xưa nay đọc đoạn Tin Mừng vắn tắt này, thường người ta chỉ chú trọng đến cuộc hiện ra của Chúa Giê-su và sự cứng lòng tin của ông Tô-ma nhiều hơn là những gì khác. Điều này không sai. Nhưng ở đây còn hai yếu tố khác sẵn có để làm nền tảng cho giáo lý về ngày Chúa Nhật, đó là các đấu đanh và sự cần thiết phải có lòng tin. Khi tỏ các dấu đanh cho ông Tô-ma là Người muốn đặt thánh giá vào trung tâm cuộc cử hành phụng vụ và đòi ông Tô-ma phải tin, là Người muốn rằng khi cử hành phụng vụ, người cử hành phải tin và qui tụ các tín hữu lại với nhau.
Ngày thứ nhất, ngày lễ hàng tuần
Ngoài các sách Tin Mùng, sách Công Vụ Tông Đồ cũng cho thấy vị trí của ngày thứ nhất đối với các tín hữu thuộc thế hê đầu. Theo chương XX thì ngày Chúa Nhật đã có từ thời thánh Phao-lô, khi ngài đi khắp nơi để lập các giáo đoàn : “Ngày thứ nhât trong tuần, chúng tôi họp nhau làm lễ bẻ bánh. Ông Phao-lô thảo luận với các anh em và vì hôm sau ông ra đi nên ông đã kéo dài cuộc nói truyện mãi tới nửa đêm”. (Cv 20, 7)
Thánh Phao-lô cũng xin tín hữu Cô-rinh-tô quyên cúng vào ngày thứ nhất. Ngày Chúa Nhật đã được đặt làm ngày cố định để họp nhau. Đó là ngày Đấng Phục Sinh ngồi đồng bàn với các môn đệ. Chỉ cần các Ki-tô hữu họp nhau lại ngày hôm đó là Chúa Ki-tô hiện diện một cách đặc biệt.
Trong các giáo đoàn do thánh Phao-lô thành lập, ngày Chúa Nhật vẫn giữ kiểu Do Thái là ngày hôm sau ngày sa-bát hay ngày thứ nhất trong tuần; chỉ trong sách Khải Huyền mới thấy tên riêng là Ngày Của Chúa : “Tôi đã xuất thần vào Ngày Của Chúa và nghe đàng sau tôi một tiếng lớn như tiếng kèn”. (Kh 1,10) Ngày Chúa nhật đã được cử hành ngay từ thời đó như một ngày lễ hàng tuần để tôn kính Chúa Giê-su Ki-tô. Có lẽ khi dùng cụm từ Ngày Của Chúa, người ta muốn dùng kiểu nói đó để tôn vinh Đức Ki-tô là Chúa, nghĩa là Chủ Tể càn khôn, Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết. Trong sách Khải Huyền thường thấy phảng phất biểu tượng Phục Sinh. Trong Tin Mừng theo thánh Gio-an cũng thấy nói đến Ngày Của Chúa.
Ngày Phục Sinh, ngày thứ nhất trong tuần đã khai mở một chương trình cứu độ mới, một nền phụng vụ mới vượt trên các ngày lễ Do Thái, một cách thờ phượng mới trong tinh thần và chân lý. Tất cả Tin Mừng theo thánh Gio-an đều xây dựng trên mầu nhiệm Phục Sinh. Đó là nhận xét của nhiều nhà chú giải Thánh Kinh và sử học gần đây như Y.B. Trémel, M.E. Boismard, D. Mollat và A. Jaubert. Những nhận xét này củng cố thêm xác tín đã có từ lâu về nguồn gốc ngày Chúa Nhật phát xuất từ thời các Tông Đồ.
Ngày Chúa Nhật đã thay thế ngày sa-bát thế nào?
Nét độc đáo của ngày Chúa Nhật
Một sự kiện rất đáng chú ý là ngày Chúa Nhật đã được Hội Thánh lập ra. Đôi khi có người lầm tưởng rằng đó là ngày sa-bát chuyển qua, nhưng không phải. Giữa ngày sa-bát và ngày Chúa Nhật, tuy có một mối liên hệ lịch sử, vì ngày Chúa phục sinh diễn ra vào ngày hôm sau ngày sa.-bát, nhưng về nội dung thì ngày Chúa Nhật có một nội dung tôn giáo độc lập và đặc biệt. Vì thế, nền tảng của ngày Chúa Nhật không phải là ngày sa-bát Do Thái. Có hai lý do minh chúng điều này, đó là :
Ngay từ đầu và trong thời gian Hội Thánh hiện hữu trong khung cảnh Do Thái Giáo, ngày Chúa Nhật được đặt thêm vào ngày sa-bát. Các Tông Đồ vẫn giữ ngày sa-bát, cộng đoàn các môn đệ vẫn tiếp tục cử hành việc thờ phượng trong khung cảnh Do Thái Giáo và thiết lập thêm cách thế thờ phượng riêng. Tiếp đó là ngay từ đầu, lúc đang còn cùng chung với ngày sa-bát cho tới khi tách riêng ra cho những người không phải từ Do Thái giáo vào đạo, ngày Chúa Nhật không có dáng dấp gì với ngày sa-bát cả. Ngày sa-bát nhấn mạnh đặc biệt đến sự nghỉ việc và coi đó là yếu tố quan trọng bậc nhất, còn ngày Chúa Nhật cốt yếu là việc thờ phượng chung, đòi phải dành ra một số giờ rảnh rỗi cần thiết để lo việc thờ phượng Chúa.
Ngoài ra, lại còn một vấn đề nữa khiến cho ngày Chúa Nhật khác với ngày sa-bát, đó là ngày sa-bát chỉ chú trọng đến hình thức bên ngoài, còn ngày Chúa Nhật chú trọng đến ý nghĩa nội tại, dựa vào thái độ của Chúa Giê-su, các Tông Đồ và đặc biệt trong thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Híp-ri.
Liên hệ giữa ngày sa-bát và Chúa Nhật
Tuy Chúa Nhật không thay thế ngày sa-bát và cũng không phải là ngày sa-bát kéo dài sang, nhưng giữa hai ngày đó vẫn có một vài liên hệ. Đó là liên lạc giữa việc thờ phượng và sự nghỉ việc, nhưng đó chỉ là liên lạc thực tế hơn là chính yếu. Quả thật, trong ngày sa-bát người Do Thái có đến hội đường để nghe sách luật và phải nghỉ việc hoàn toàn cũng như người Công Giáo phải đi lễ và kiêng việc xác. Hiểu như thế thì có liên hệ, còn ngoài ra thì ít liên hệ, lại còn khác nhau nữa vì như đã nói, Chúa Nhật cốt yếu là ngày thờ phượng, còn nghỉ việc chỉ là phụ thuộc và tương đối. Đàng khác, mãi đến thế kỷ VI Hội Thánh mới buộc phải kiêng việc xác ngày Chúa Nhật và dần dần sau này mới cho việc nghỉ việc ngày Chúa Nhật là một yếu tố gắn liền với Ngày Của Chúa
Ngày Chúa Nhật trong tác phẩm của các Giáo Phụ
Vấn đề này đã được một số tác giả nghiên cứu và trình bày như ĐHY Daniélou trong hai tác phẩm Le Jour du Seigneur và Bible et liturgie; Cha J. Hild trong bài Dimanche et vie pascale; cha B. Haring trong La loi du Christ; cha Jounel trong cuốn L’Église en prière và cha Rouillard trong bài : Les Pères : signification du Dimanche. Dưới đây là mấy điểm chính của các Giáo Phụ về ngày Chúa nhật.
Dối với các tín hữu cũng như các Giáo Phụ trong mấy thế kỷ đầu thì nét độc đáo của ngày Chúa Nhật không phải là ngày nghỉ việc. Mãi đến thời vua Công-tăng-ti-nô thế kỷ IV, việc nghỉ ngày Chúa Nhật mới phổ cập. Ngoài ra, nét độc đáo cũng không phải ngày đó là ngày phải đi lễ cho bằng ngày đó là ngày chứa đựng một mầu nhiêm mà không ngày nào khác có được. Nghỉ hay không nghỉ, có lễ hay không có lễ, ngày Chúa Nhật vẫn là ngày của Chúa, ngày Chúa đã thánh hoá và hiến thánh một cách độc đáo nên đóng một vai trò đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Khi cứu xét các liên quan giữa ngày Chúa Nhật với Chúa Ki-tô, các giáo phụ thấy có ba yếu tố : Chúa Nhật là ngày tưởng niệm cuộc Phục Sinh; Chúa Nhật là dấu hiệu sự hiện điện của Chúa giữa các môn đệ; Chúa Nhật, ngày thứ tám là hình ảnh thế giới tương lai.
Ngày tưởng niệm cuộc Phục Sinh
Cử hành kính mừng ngày Chúa Nhật đối với cộng đồng Ki-tô hữu trước hết là nhớ rằng Đức Ki-tô đã phục sinh. Sự phục sinh này là căn bản và đối tượng của đức tin, là bảo đảm niềm hy vọng và ơn cứu độ ngay từ bây giờ và ngay cả trong thế giới bên kia. Theo thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a thì Chúa Nhật là nguyên lý làm cho Ki-tô hữu khác với người theo đạo Do-Thái : “Những ai trước kia sống theo trật tự cũ thì bây giò đạt được niềm hy vọng mới, không phải giữ luật sa-bát nữa, nhưng sống theo ngày của Chúa, ngày mà cuộc đời của chúng ta bừng lên nhờ Người và nhờ cái chết của Người”. (Épitre aux Malésiens 9,1)
Khi kính mừng ngày Đức Ki-tô phục sinh là chúng ta nhớ đến cái chết của Người trên thập giá, nhớ đến cuộc phục sinh bất khả phân ly giữa cái chết và sự sống lại của Người. Tác giả Êu-sê-bi-ô thành A-lê-xan-ri-a thế kỷ V viết : “Chúa Nhật là ngày tưởng niệm Đức Ki-tô, một bản ghi nhớ đầy đủ về chương trình cứu độ. Ngoài việc tưởng niệm cuộc Phục Sinh của Đức Ki-tô, Chúa Nhật còn là khởi điểm phát sinh một cuộc tạo thành mới. Thế giới này từ khởi thuỷ đã được dựng nên tốt đẹp và có trật tự hài hoà, nhưng tội lỗi đã làm cho nó ra vẫn đục và nên xáo trộn. Thế giới hư hỏng đó, trong buổi sáng Phục Sinh, được tái tạo nhờ cái chết và cuộc chiến thắng tội lỗi của Đức Ki-tô”.
Cha Rouillard trong bài Les Pères : signification du Dimanche cũng viết : “ Mỗi Chúa Nhật nhắc cho chúng ta cuộc tái tạo này, cuộc tái tạo sau biến cố Phục Sinh. Không những nhắc lại mà còn tiếp tục và đổi mới trải qua thời gian. Bởi đó, Chúa Nhật biện minh cho danh hiệu Chúa Nhật là ngày thứ nhất và cho vị trí được đặt ở đầu tuần lễ. Khi kính mừng Đức Ki-tô phục sinh vào mỗi Chúa Nhật, Ki-tô hữu phải nhớ rằng mình là người phục sinh cũng như Người đã phục sinh. Trong suốt cuộc đời, việc kính mừng ngày Chúa Nhật giúp họ cởi bỏ con người cũ và được dựng nên theo hình ảnh Đức Ki-tô.
Dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa Ki-tô
Chúa Nhật không phải là ngày chỉ đưa chúng ta trở về với việc tưởng nhớ dĩ vãng mà thôi nhưng còn tập trung chúng ta lại chung quanh Đức Kitô đang hiện điện một cách vô hình. Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày Chúa hiện diện giữa con cái mình. Đó là ngày của cộng đoàn, ngày thực hiện và biểu dương sự hợp nhất của Hội Thánh. Trong sách Giảng Huấn của các Tông Đồ có lời trách móc sau đây : “Hãy rao truyền và thuyết phục dân phải trung thành với việc hội họp này để đừng ai làm cho thân thể Đức Ki-tô bớt đi một thành phần. Anh em đừng tự khinh mình, đừng để cho Đấng Cứu Chuộc chúng ta phải phải thiếu các thành phần, đừng xâu xé và phân tán thân thể của Người”.
Ngày Chúa Nhật giáo dân qui tụ nhau tại nhà thờ, tập trung quanh bàn thánh, đó là hình ảnh sự hợp nhất của Hội Thánh địa phương và nhờ vậy, bằng các cử chỉ tương thân tương ái, sự hiệp nhất của Hội Thánh phổ cập được biểu lộ. Do đó, thánh Gút-ti-nô viết : “Ngày hôm đó, ai dư giả và muốn thì cho tuỳ ý. Thu được cái gì thì nộp cho vị chủ toạ và vị này đem giúp những kẻ mồ côi, nghèo khổ và đau yếu”.
Khi hội họp nhau như thế, các Ki-tô hữu không nhằm gặp nhau cho bằng gặp nhau chung quanh Đức Ki-tô. Cuộc họp của họ chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi có Chúa hiện điện giữa họ. Chúa hiện diện giữa họ trong thánh lễ, vì thánh lễ là dấu hiệu về sự hiện diện của Người. Chính qua thánh lễ mà Chúa gặp lại con cái mình, đưa họ dần dần tiến tới tình trạng phục sinh của Người và xây dựng Hội Thánh. Ngày Chúa Nhật là ngày tốt nhất để cử hành thánh lễ. Các Ki-tô hữu phải tạm bỏ tất cả những công việc khác để tham dự thánh lễ. Về vấn đề này, sách Giảng Huấn của các Tông Đồ dạy ràng : “ Anh em đừng để các công việc phần đời lên trên Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật. Hãy bỏ tất cả và siêng năng đến nhà thờ, vì đó là nơi anh em dâng lời ngợi khen lên Thiên Chúa. Chẳng vậy thì những người không hội nhau vào ngày của Chúa để nghe lời ban sự sống và nuôi dưỡng mình bằng của ăn thánh tồn tại đến muôn đời sẽ lấy gì để bào chữa trước nhan Người?”.
Vì vậy, ngày Chúa Nhật đối với các giáo Phụ cũng là ngày vui. Không vui làm sao được khi mừng Chúa sống lại và chính mình cũng đang tập sống như người đã phục sinh? Niềm vui phát ra từ các bài tường thuật Chúa hiện ra trong các sách Tin Mừng cũng phải là niềm vui của chúng ta trong các ngày Chúa Nhật. Tác giả thư của thánh Ba-na-na tông Đồ vào khoảng năm 135 viết : “Chúng tôi vui vẻ sống ngày thứ tám này, ngày Đức Giê-su phục sinh và sau khi đã hiện ra thì lên trời.” Theo sách Giảng Huấn của các Tông đồ thì ai buồn phiền trong ngày đó là “mắc tội”. Đầu thế kỷ V, ĐGH I-nô-xen-tê cũng viết là mỗi Chúa Nhật đều rực sáng lên niềm vui phục sinh. Vì thế, ngày hôm đó không phải làm các việc hy sinh hãm mình kể cả xưng tội. Người ta đứng mà cầu nguyện. Giáo phụ Te-tu-li-a-nô đã nhắc lại điều này và thánh Phê-rô thành A-lê-xan-ri-a giải thích : “Chúng tôi mừng ngày Chúa Nhật như một ngày vui vì Đấng sống lại ngày hôm đó. Ngày hôm đó, chúng tôi có thói quen không quỳ gối”. Còn thánh Ba-si-li-ô thì nói : “Vì chúng tôi sống lại với Đức Ki-tô và phải tìm kiếm những sự trên trời nên trong ngày Phục Sinh, chúng tôi nhớ lại ơn đã nhận được mà ở trong thế đứng.”
Hình ảnh thế giới tương lai
Ngày xưa Chúa đã sống lại và bây giờ hiện diện trong cộng đoàn đang tụ họp để cử hành lễ, cũng là Đấng sẽ trở lại trong oai hùng rực rỡ đế phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tín điều này làm cho ngày Chúa Nhật mang tính cánh chung. Cũng như tất cả các dấu hiệu bí tích, ngày Chúa Nhật không những quay về dĩ vãng mà còn hướng về tương lai nữa. Mối tương quan giữa Chúa Nhật với tương lai đòi đời mà ngày Chúa Nhật loan báo và chuẩn bị, chiếm một vị trí quan trọng các lời giảng huấn của các Giáo Phụ, Nhiều Giáo Phụ nghĩ rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại trần gian để phán xét kẻ sống và kẻ chết và
“Nếu các Ki-tô hũu có họp nhau lại ngày hôm đó thì cũng là để chờ Chúa đến và nói với Người tha thiết hơn : Xin đến, lạy Chúa Giê-su xin đến, với hy vọng thầm kín là sẽ được Chúa chấp nhân ngay chính ngày hôm đó.”
Ngày Chúa Nhật tượng trưng cho chúng ta vương quốc vô tận, sự nghỉ ngơi đời đời bên Chúa, lời ca tụng muôn đời bên cạnh Con Chiên với muôn ngàn thần thánh trên trời, Vì thế phải nhìn ngày đó như hình ảnh của thế giới tương lai. Dó cũng là điều các Giáo Phụ muốn diễn tả khi suy nghĩ về con số tám. Quả vậy, ngày Chúa Nhật nếu là ngày thứ nhất thì cũng là ngày thứ tám như thánh Giút-ti-nô nói : “Ngày thứ nhất cũng gọi là ngày thứ tám, nếu tinh ngày đó sau các ngày trong tuần lễ. Dù tính như vậy, nhưng vẫn là ngày thứ nhất.”
Đối với thánh nhân, ngày thứ tám lại còn chứa đựng một mầu nhiệm. Ban đầu ngưới ta muốn lấy ngày Chúa Nhật đối lại ngày sa-bát, khi bảo rằng ngày thờ phượng của người Ki-tô hữu cứ lặp lại sau tám ngày chứ không phải bẩy ngày. Con số tám tượng trưng cho sự viên mãn, cho thế giới tương lai, vì trong đó có bao hàm sự năng động của ngày Chúa phục sinh. Thánh Ba-si-li-ô áp dụng áp dụng tư tưởng trên cho ngày Chúa Nhật khi dạy rằng : “Đó là ngày không cùng, không hề có buổi chiều cũng chảng có ngày hôm sau, đó là thế kỷ bất hủ chẳng bao giờ tàn”.
Như vậy, ngày thứ tám, ngày Chúa Nhật là hinh ảnh và điềm tiên báo thế giới tương lai và sự sống đời đời, ngày tưởng niệm Đức Ki-tô sống lại, đó cũng là một bảo dảm cho ngày Người sẽ trở lại, một bảo đảm cho chúng ta được tham dự đầy đủ vào mầu nhiệm phục sinh.
II Phần thực hành
Phần thực hành bàn về việc chuẩn bị ngày Chúa Nhật cũng như cách thế cử hành và sống ngày đó, điều này có tính cá nhân nhiều hơn và tuỳ theo kinh nghiệm, sự sắp xếp của mỗi người hơn là những gì khác. Vì thế, không thể hệ thống hay kiểu thức hoá như một bản mẫu hay một sơ đồ cho mọi người rập khuôn được. Chỉ có một điều phải nói là theo cách nào đi nữa thì vẫn phải chuẩn bị, nếu muốn cho ngày Chúa Nhật hữu ích cho cả linh mục lẫn giáo dân và đạt được hiệu năng về phương diện mục vụ. Thường giáo dân hay kêu linh mục làm lễ quá nhanh hay quá chậm, giảng dài, giảng lung tung người nghe không bắt được ý, đọc các lời nguyện và kinh nguyện Thánh Thể ào ào như máy, không có hồn, không có sức cảm hoá và lay động người nghe. Về việc hát xướng thì linh mục thường để cho ca đoàn tuỳ tiện, muốn hát thế nào thì hát, muốn hát bài nào cũng được bất kể hợp phụng vụ hay không, Về việc giảng thì có những linh mục xem ra như không soạn bài, vì ỷ mình có tài ăn nói lưu loát trước công chúng và làm việc như công chức.
Về phía linh mục thì có vị phải làm quá nhiều lễ và bận nhiều việc trong ngày Chúa Nhật : nào là làm lễ, dạy giáo ly, chầu phép lành, nào là sinh hoạt đủ thứ v.v… khiến cho ngày Chúa Nhật chẳng còn gì là thảnh thơi, nghỉ ngơi hay giải trí cả tinh thần lẫn thể xác. Do đấy ngày Chúa nhật chẳng còn ý nghĩa bao nhiêu như đúng ra nó phải có.
Vậy nói tóm lại, phải tìm hiêu ý nghĩa của ngày Chúa Nhật, cố gắng thực thi và đem ra áp dụng.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh đã công bố Danh sách những người tham gia thượng hội đồng về tính đồng nghị
Vũ Văn An
15:20 08/07/2023
Theo Elise Ann Allen của Tạp chí CruxNow, ngày 8 tháng 7, Danh sách 363 người tham gia Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới về tính đồng nghị dường như phản ảnh sự cân bằng tương đối về tiếng nói từ khắp các thành phần Công Giáo, tuy nhiên nó cũng nêu bật những căng thẳng đang diễn ra trong thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kể cả trong Giáo hội ở Hoa Kỳ.
Được công bố hôm thứ Sáu, danh sách cung cấp tên của tất cả 363 thành viên của thượng hội đồng, trong đó có 54 phụ nữ lần đầu tiên sẽ có đầy đủ quyền bỏ phiếu.
Dự kiến diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, Thượng Hội đồng sẽ suy tư về chủ đề “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Truyền giáo,” và tập trung vào cách biến đổi đời sống và cơ cấu của Giáo hội để biến nó thành một nơi chào đón hơn cho tất cả các thành viên của nó.
Dự kiến, nó sẽ đề cập đến một số vấn đề nóng bỏng, bao gồm vai trò của phụ nữ và khả năng tái lập chức phó tế cho phụ nữ cũng như kêu gọi phong chức linh mục cho họ. Các vấn đề khác như cách đối xử và chào đón những người Công Giáo LGBTQ cũng như những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ cũng sẽ được thảo luận.
Các đại biểu được chỉ định bởi văn phòng Thượng hội đồng của Vatican, bởi các hội đồng giám mục quốc gia và châu lục, các dòng tu và học viện, và bởi đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mặc dù mọi đề cử đều phải được sự chấp thuận của ngài.
Trong số 50 thành viên do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm, nhìn chung có vẻ như đây là một sự pha trộn khá cân bằng.
Tuy nhiên, chỉ nhìn vào 10 vị giáo phẩm từ Hoa Kỳ, 5 vị trong số đó được Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ bổ nhiệm và 5 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm, thì dường như rõ ràng vẫn còn những sự tương phản trong công việc.
Các đại biểu được hội đồng giám mục đề cử bao gồm Đức Giám Mục Robert Barron Địa phận Winona-Rochester, Đức Hồng Y Timothy Dolan Địa phận New York, và Giám mục Daniel Flores Địa phận Brownsville, người đã lãnh đạo công tác chuẩn bị cho Thượng hội đồng của Hoa Kỳ và trước đó đã được văn phòng Thượng hội đồng của Vatican chọn để phục vụ trong ủy ban chuẩn bị của thượng hội đồng.
Danh sách này cũng bao gồm Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Quân lệnh Hoa Kỳ và Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng như Đức Giám Mục Kevin Rhoades của Fort Wayne-South Bend.
Hầu hết các vị giám mục đó thường được coi là ôn hòa đến bảo thủ, đôi khi không hoàn toàn phù hợp với các đặc tính tiến bộ hơn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Những người được bổ nhiệm tại Hoa Kỳ của chính Đức Phanxicô bao gồm một số đồng minh quan trọng, trong đó có ba trong số các vị giáo chủ mà ngài đã bổ nhiệm làm Hồng Y: Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago; Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington; Đức Hồng Y Robert McElroy của San Diego.
Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, cũng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong làm Hồng Y, không có tên trong danh sách các thành viên được Đức giáo hoàng bổ nhiệm, nhưng ngài được bổ nhiệm làm thành viên của hội đồng thường lệ của thượng hội đồng. Đức Hồng Y Sean O’Malley Địa phận Boston, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên, cũng được đích thân Đức Thánh Cha bổ nhiệm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Dennis Etienne của Seattle và Linh mục Dòng Tên James Martin, một nhân vật gây tranh cãi do sự ủng hộ nổi bật của ngài trong việc tiếp cận mục vụ với cộng đồng LGBTQ.
Nói chung, có khả năng là các đặc tính tương đối bảo thủ của các giám mục được chọn bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ được hiểu trong một số giới như một hành động thách thức, giống như việc bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng có thể được coi là một nỗ lực để thúc đẩy nghị trình của ngài.
Trong một tuyên bố kèm theo việc công bố danh sách, Đức Cha Flores bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã bổ nhiệm ngài làm đại biểu chủ tịch cho thượng hội đồng, ngài nói: “Tôi tin tưởng vào ân sủng của Thiên Chúa để hỗ trợ tôi trong nhiệm vụ quan trọng này”.
Ngài nói, “Tôi mang theo mình niềm tin, lời cầu nguyện và sự hy sinh to lớn của dân Chúa trong Giáo phận Brownsville, những người mà nhờ ơn Thiên Chúa, tôi vinh dự được phục vụ”.
Danh sách những người được bổ nhiệm riêng của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm một số đồng minh khác, bao gồm Hồng Y người Pháp Jean-Marc Aveline của Marseille; Giám mục Dòng Tên Stephen Chow của Hồng Kông; và Đức Hồng Y người Honduras Oscar Andres Rodriguez Maradiaga của Tegucigalpa.
Tuy nhiên, danh sách này cũng bao gồm một vài nhân vật đặc biệt, chẳng hạn như Đức Hồng Y người Đức Gerhard Müller, cựu bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican (DDF), một đối thủ được biết đến của Đức Giáo Hoàng, người đã chỉ trích không những một số khía cạnh của tiến trình thượng hội đồng, mà cả thần học của việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn làm lãnh đạo mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Tổng Giám Mục người Argentina Víctor Manuel Fernández.
Đức Tổng Giám Mục Fernández là một trong số 20 thành viên của Giáo triều Rôma sẽ tham gia thượng hội đồng, đồng thời là bạn thân của Đức Giáo Hoàng và là người viết ẩn danh cho một số tài liệu của Đức Giáo Hoàng.
Ngoài ra trong danh sách còn có người kế vị trực tiếp của Đức Hồng Y Müller tại Bộ Giáo Lý Đức Tin sau khi nhiệm kỳ của ngài kết thúc vào năm 2017, Đức Hồng Y Dòng Tên người Tây Ban Nha Luis Ladaria, người tương đối ôn hòa, đứng ở giữa lập trường bảo thủ của Đức Hồng Y Müller và lập trường tiến bộ hơn của Đức Tổng Giám Mục Fernández.
Việc bao gồm ba nhà lãnh đạo trước đây của Bộ Giáo Lý Đức Tin là rất quan trọng, đặc biệt là vì cả ba đại diện cho những quan điểm khác nhau về các vấn đề thần học và giáo lý, ngụ ý rằng cuộc thảo luận sẽ đa dạng nhưng vẫn cân bằng.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã có những bổ nhiệm đáng chú ý khi nói đến các cuộc tranh luận về tính đồng nghị và định hướng tương lai của Giáo hội hiện đang diễn ra ở Đức.
Các đại biểu Thượng Hội đồng do Hội đồng Giám mục Đức lựa chọn bao gồm một số người ủng hộ vững chắc “Con đường đồng nghị” gây tranh cãi đã diễn ra trong bốn năm qua, chẳng hạn như Giám mục Georg Bätzing Địa phận Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Franz-Josef Overbeck của Essen, và Giám mục Bertram Meier của Augsburg.
“Con đường đồng nghị” vừa kết thúc gần đây, trong số những điều khác, đã kêu gọi để phụ nữ được thụ phong linh mục và ban phép lành cho các cặp đồng tính. Các đề xuất cũng bao gồm việc chấm dứt tình trạng linh mục sống độc thân bắt buộc và cho các giáo sĩ kết hôn, phụ nữ có thể thực hiện phép rửa tội và giáo dân có vai trò trong việc bầu chọn giám mục của họ.
Trong gần hai năm, đã có tiếp xúc qua lại liên tục giữa hội đồng giám mục Đức và Vatican, với việc các viên chức Vatican cảnh cáo các giám mục Đức kìm hãm quá trình này trong khi các giám mục Đức cứ thế tiến về phía trước.
Đáng chú ý, trong danh sách những người được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm vào Thượng Hội đồng có Đức Giám Mục người Đức Stefan Oster của Passau, một người chỉ trích Con đường đồng nghị.
Nữ tu người Đức Anna Mirijam Kaschner cũng có tên trong danh sách tham gia. Mặc dù không phải là đại biểu do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm, nhưng bà được đề cử là đại diện của các quốc gia Bắc Âu và là người chỉ trích mạnh mẽ tiến trình thượng hội đồng của Đức.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đặc biệt bổ nhiệm Đức Hồng Y người Canada Marc Ouellet, cựu lãnh đạo Thánh Bộ Giám mục của Vatican, làm đại biểu. Người kế nhiệm ngài, Giám mục Robert Prevost, là một trong số các viên chức của giáo triều sẽ tham gia.
Đức Hồng Y Ouellet, được coi là một đồng minh của Đức Giáo Hoàng, nằm trong số các viên chức Vatican đẩy lùi Con đường đồng nghị của Đức, và ngài cũng đã lên tiếng hoài nghi về một số đề xuất được đưa ra như một phần của tiến trình công nghị hoàn cầu của Đức Giáo Hoàng.
Các cuộc bổ nhiệm đáng chú ý khác giữa các chuyên gia và điều phối viên, nghĩa là những người sẽ tham dự cuộc họp và giúp tạo điều kiện cho cuộc đối thoại nhưng không phải là thành viên và do đó sẽ không có quyền biểu quyết, bao gồm nhà viết tiểu sử giáo hoàng người Anh Austen Ivereigh; Linh mục Dòng Tên người Mỹ David McCallum, và Nữ tu người Mỹ Maria Cimperman.
Đại diện của các Giáo Hội đông phương cũng sẽ có mặt, hầu hết trong số họ là thượng phụ của các Giáo Hội liên hệ. Trong số đó sẽ có Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, Tổng Giám mục Chính tòa của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine.
Tổng giám mục của Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow, Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi, cũng sẽ tham gia, đại diện cho nước Nga.
Cuộc thảo luận vào tháng 10 năm nay là cao điểm của một quá trình kéo dài nhiều năm, bắt đầu với sự tham vấn rộng rãi và cấp giáo phận vào tháng 10 năm 2021 và tiếp tục thảo luận ở cấp châu lục, và nó đánh dấu lần đầu tiên trong số hai cuộc họp mặt hoàn cầu tại Rôma để hoàn tất quá trình.
Cuộc thảo luận cuối cùng sẽ diễn ra vào năm tới, vào tháng 10 năm 2024, sau một năm suy gẫm và thảo luận về kết quả của cuộc họp năm nay.
Tờ Catholic World News thì cho rằng 120 đại biểu do Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm sẽ chiếm gần một phần ba số thành viên bỏ phiếu của Thượng Hội đồng.
Đây sẽ là Thượng Hội đồng Giám mục đầu tiên trong đó những người không phải là giám mục (ngoài các bề trên của các dòng tu) sẽ là thành viên bỏ phiếu.
Chủ tọa Thượng Hội Đồng Tháng Mười là Đức Giáo Hoàng Phanxicô; tổng thư ký của Thượng hội đồng là Đức Hồng Y Mario Grech. Như đã thông báo trước đây, tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng là Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich (Luxembourg); theo Episcopalis Communio, tông hiến năm 2018 của Đức Thánh Cha về Thượng Hội đồng Giám mục, ngài “điều phối cuộc thảo luận về chủ đề Thượng Hội đồng Giám mục và soạn thảo bất cứ tài liệu nào sẽ đệ trình lên Đại hội đồng”. Hỗ trợ ngài trong công việc là các thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng, Cha Giacomo Costa, SJ, và Cha Riccardo Battocchio, chủ tịch Hiệp hội Thần học Ý.
Chín thành viên của Thượng hội đồng đã được chọn để phục vụ với tư cách là chủ tịch-đại biểu có thể chủ trì các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng thay cho Đức Giáo Hoàng. Đó là Thượng phụ Công Giáo Coptic Ibrahim Isaac Sedrak, Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes (Mexico), Đức Hồng Y Luis Cabrera Herrera (Ecuador), Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe (Úc), Đức Giám Mục Daniel Flores (Brownsville, TX), Đức Giám Mục Lucio Muandula (Mozambique), Cha Giuseppe Bonfrate (Ý), Sơ María de los Dolores Palencia (Mexico), và Cô Momoko Nishimura (Nhật Bản), một thành viên giáo dân của một cộng đoàn truyền giáo.
Về phía Việt Nam, hai đại biểu là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám Mục Phan Thiết, từng đại diện Việt Nam taị Phiên họp Lục địa ở Bangkok, và Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Hà tĩnh. Cả hai vị trước đây là Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Sài gòn.
Danh sách khách mời đặc biệt và những người tham gia không bỏ phiếu cũng được đưa vào thông báo của Vatican.
Được công bố hôm thứ Sáu, danh sách cung cấp tên của tất cả 363 thành viên của thượng hội đồng, trong đó có 54 phụ nữ lần đầu tiên sẽ có đầy đủ quyền bỏ phiếu.
Dự kiến diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, Thượng Hội đồng sẽ suy tư về chủ đề “Vì một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia, Truyền giáo,” và tập trung vào cách biến đổi đời sống và cơ cấu của Giáo hội để biến nó thành một nơi chào đón hơn cho tất cả các thành viên của nó.
Dự kiến, nó sẽ đề cập đến một số vấn đề nóng bỏng, bao gồm vai trò của phụ nữ và khả năng tái lập chức phó tế cho phụ nữ cũng như kêu gọi phong chức linh mục cho họ. Các vấn đề khác như cách đối xử và chào đón những người Công Giáo LGBTQ cũng như những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ cũng sẽ được thảo luận.
Các đại biểu được chỉ định bởi văn phòng Thượng hội đồng của Vatican, bởi các hội đồng giám mục quốc gia và châu lục, các dòng tu và học viện, và bởi đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mặc dù mọi đề cử đều phải được sự chấp thuận của ngài.
Trong số 50 thành viên do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm, nhìn chung có vẻ như đây là một sự pha trộn khá cân bằng.
Tuy nhiên, chỉ nhìn vào 10 vị giáo phẩm từ Hoa Kỳ, 5 vị trong số đó được Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ bổ nhiệm và 5 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm, thì dường như rõ ràng vẫn còn những sự tương phản trong công việc.
Các đại biểu được hội đồng giám mục đề cử bao gồm Đức Giám Mục Robert Barron Địa phận Winona-Rochester, Đức Hồng Y Timothy Dolan Địa phận New York, và Giám mục Daniel Flores Địa phận Brownsville, người đã lãnh đạo công tác chuẩn bị cho Thượng hội đồng của Hoa Kỳ và trước đó đã được văn phòng Thượng hội đồng của Vatican chọn để phục vụ trong ủy ban chuẩn bị của thượng hội đồng.
Danh sách này cũng bao gồm Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Quân lệnh Hoa Kỳ và Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng như Đức Giám Mục Kevin Rhoades của Fort Wayne-South Bend.
Hầu hết các vị giám mục đó thường được coi là ôn hòa đến bảo thủ, đôi khi không hoàn toàn phù hợp với các đặc tính tiến bộ hơn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Những người được bổ nhiệm tại Hoa Kỳ của chính Đức Phanxicô bao gồm một số đồng minh quan trọng, trong đó có ba trong số các vị giáo chủ mà ngài đã bổ nhiệm làm Hồng Y: Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago; Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington; Đức Hồng Y Robert McElroy của San Diego.
Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, cũng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong làm Hồng Y, không có tên trong danh sách các thành viên được Đức giáo hoàng bổ nhiệm, nhưng ngài được bổ nhiệm làm thành viên của hội đồng thường lệ của thượng hội đồng. Đức Hồng Y Sean O’Malley Địa phận Boston, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên, cũng được đích thân Đức Thánh Cha bổ nhiệm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Dennis Etienne của Seattle và Linh mục Dòng Tên James Martin, một nhân vật gây tranh cãi do sự ủng hộ nổi bật của ngài trong việc tiếp cận mục vụ với cộng đồng LGBTQ.
Nói chung, có khả năng là các đặc tính tương đối bảo thủ của các giám mục được chọn bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ được hiểu trong một số giới như một hành động thách thức, giống như việc bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng có thể được coi là một nỗ lực để thúc đẩy nghị trình của ngài.
Trong một tuyên bố kèm theo việc công bố danh sách, Đức Cha Flores bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã bổ nhiệm ngài làm đại biểu chủ tịch cho thượng hội đồng, ngài nói: “Tôi tin tưởng vào ân sủng của Thiên Chúa để hỗ trợ tôi trong nhiệm vụ quan trọng này”.
Ngài nói, “Tôi mang theo mình niềm tin, lời cầu nguyện và sự hy sinh to lớn của dân Chúa trong Giáo phận Brownsville, những người mà nhờ ơn Thiên Chúa, tôi vinh dự được phục vụ”.
Danh sách những người được bổ nhiệm riêng của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm một số đồng minh khác, bao gồm Hồng Y người Pháp Jean-Marc Aveline của Marseille; Giám mục Dòng Tên Stephen Chow của Hồng Kông; và Đức Hồng Y người Honduras Oscar Andres Rodriguez Maradiaga của Tegucigalpa.
Tuy nhiên, danh sách này cũng bao gồm một vài nhân vật đặc biệt, chẳng hạn như Đức Hồng Y người Đức Gerhard Müller, cựu bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican (DDF), một đối thủ được biết đến của Đức Giáo Hoàng, người đã chỉ trích không những một số khía cạnh của tiến trình thượng hội đồng, mà cả thần học của việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn làm lãnh đạo mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Tổng Giám Mục người Argentina Víctor Manuel Fernández.
Đức Tổng Giám Mục Fernández là một trong số 20 thành viên của Giáo triều Rôma sẽ tham gia thượng hội đồng, đồng thời là bạn thân của Đức Giáo Hoàng và là người viết ẩn danh cho một số tài liệu của Đức Giáo Hoàng.
Ngoài ra trong danh sách còn có người kế vị trực tiếp của Đức Hồng Y Müller tại Bộ Giáo Lý Đức Tin sau khi nhiệm kỳ của ngài kết thúc vào năm 2017, Đức Hồng Y Dòng Tên người Tây Ban Nha Luis Ladaria, người tương đối ôn hòa, đứng ở giữa lập trường bảo thủ của Đức Hồng Y Müller và lập trường tiến bộ hơn của Đức Tổng Giám Mục Fernández.
Việc bao gồm ba nhà lãnh đạo trước đây của Bộ Giáo Lý Đức Tin là rất quan trọng, đặc biệt là vì cả ba đại diện cho những quan điểm khác nhau về các vấn đề thần học và giáo lý, ngụ ý rằng cuộc thảo luận sẽ đa dạng nhưng vẫn cân bằng.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã có những bổ nhiệm đáng chú ý khi nói đến các cuộc tranh luận về tính đồng nghị và định hướng tương lai của Giáo hội hiện đang diễn ra ở Đức.
Các đại biểu Thượng Hội đồng do Hội đồng Giám mục Đức lựa chọn bao gồm một số người ủng hộ vững chắc “Con đường đồng nghị” gây tranh cãi đã diễn ra trong bốn năm qua, chẳng hạn như Giám mục Georg Bätzing Địa phận Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Franz-Josef Overbeck của Essen, và Giám mục Bertram Meier của Augsburg.
“Con đường đồng nghị” vừa kết thúc gần đây, trong số những điều khác, đã kêu gọi để phụ nữ được thụ phong linh mục và ban phép lành cho các cặp đồng tính. Các đề xuất cũng bao gồm việc chấm dứt tình trạng linh mục sống độc thân bắt buộc và cho các giáo sĩ kết hôn, phụ nữ có thể thực hiện phép rửa tội và giáo dân có vai trò trong việc bầu chọn giám mục của họ.
Trong gần hai năm, đã có tiếp xúc qua lại liên tục giữa hội đồng giám mục Đức và Vatican, với việc các viên chức Vatican cảnh cáo các giám mục Đức kìm hãm quá trình này trong khi các giám mục Đức cứ thế tiến về phía trước.
Đáng chú ý, trong danh sách những người được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm vào Thượng Hội đồng có Đức Giám Mục người Đức Stefan Oster của Passau, một người chỉ trích Con đường đồng nghị.
Nữ tu người Đức Anna Mirijam Kaschner cũng có tên trong danh sách tham gia. Mặc dù không phải là đại biểu do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm, nhưng bà được đề cử là đại diện của các quốc gia Bắc Âu và là người chỉ trích mạnh mẽ tiến trình thượng hội đồng của Đức.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đặc biệt bổ nhiệm Đức Hồng Y người Canada Marc Ouellet, cựu lãnh đạo Thánh Bộ Giám mục của Vatican, làm đại biểu. Người kế nhiệm ngài, Giám mục Robert Prevost, là một trong số các viên chức của giáo triều sẽ tham gia.
Đức Hồng Y Ouellet, được coi là một đồng minh của Đức Giáo Hoàng, nằm trong số các viên chức Vatican đẩy lùi Con đường đồng nghị của Đức, và ngài cũng đã lên tiếng hoài nghi về một số đề xuất được đưa ra như một phần của tiến trình công nghị hoàn cầu của Đức Giáo Hoàng.
Các cuộc bổ nhiệm đáng chú ý khác giữa các chuyên gia và điều phối viên, nghĩa là những người sẽ tham dự cuộc họp và giúp tạo điều kiện cho cuộc đối thoại nhưng không phải là thành viên và do đó sẽ không có quyền biểu quyết, bao gồm nhà viết tiểu sử giáo hoàng người Anh Austen Ivereigh; Linh mục Dòng Tên người Mỹ David McCallum, và Nữ tu người Mỹ Maria Cimperman.
Đại diện của các Giáo Hội đông phương cũng sẽ có mặt, hầu hết trong số họ là thượng phụ của các Giáo Hội liên hệ. Trong số đó sẽ có Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, Tổng Giám mục Chính tòa của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine.
Tổng giám mục của Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow, Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi, cũng sẽ tham gia, đại diện cho nước Nga.
Cuộc thảo luận vào tháng 10 năm nay là cao điểm của một quá trình kéo dài nhiều năm, bắt đầu với sự tham vấn rộng rãi và cấp giáo phận vào tháng 10 năm 2021 và tiếp tục thảo luận ở cấp châu lục, và nó đánh dấu lần đầu tiên trong số hai cuộc họp mặt hoàn cầu tại Rôma để hoàn tất quá trình.
Cuộc thảo luận cuối cùng sẽ diễn ra vào năm tới, vào tháng 10 năm 2024, sau một năm suy gẫm và thảo luận về kết quả của cuộc họp năm nay.
Tờ Catholic World News thì cho rằng 120 đại biểu do Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm sẽ chiếm gần một phần ba số thành viên bỏ phiếu của Thượng Hội đồng.
Đây sẽ là Thượng Hội đồng Giám mục đầu tiên trong đó những người không phải là giám mục (ngoài các bề trên của các dòng tu) sẽ là thành viên bỏ phiếu.
Chủ tọa Thượng Hội Đồng Tháng Mười là Đức Giáo Hoàng Phanxicô; tổng thư ký của Thượng hội đồng là Đức Hồng Y Mario Grech. Như đã thông báo trước đây, tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng là Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich (Luxembourg); theo Episcopalis Communio, tông hiến năm 2018 của Đức Thánh Cha về Thượng Hội đồng Giám mục, ngài “điều phối cuộc thảo luận về chủ đề Thượng Hội đồng Giám mục và soạn thảo bất cứ tài liệu nào sẽ đệ trình lên Đại hội đồng”. Hỗ trợ ngài trong công việc là các thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng, Cha Giacomo Costa, SJ, và Cha Riccardo Battocchio, chủ tịch Hiệp hội Thần học Ý.
Chín thành viên của Thượng hội đồng đã được chọn để phục vụ với tư cách là chủ tịch-đại biểu có thể chủ trì các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng thay cho Đức Giáo Hoàng. Đó là Thượng phụ Công Giáo Coptic Ibrahim Isaac Sedrak, Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes (Mexico), Đức Hồng Y Luis Cabrera Herrera (Ecuador), Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe (Úc), Đức Giám Mục Daniel Flores (Brownsville, TX), Đức Giám Mục Lucio Muandula (Mozambique), Cha Giuseppe Bonfrate (Ý), Sơ María de los Dolores Palencia (Mexico), và Cô Momoko Nishimura (Nhật Bản), một thành viên giáo dân của một cộng đoàn truyền giáo.
Về phía Việt Nam, hai đại biểu là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám Mục Phan Thiết, từng đại diện Việt Nam taị Phiên họp Lục địa ở Bangkok, và Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Hà tĩnh. Cả hai vị trước đây là Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Sài gòn.
Danh sách khách mời đặc biệt và những người tham gia không bỏ phiếu cũng được đưa vào thông báo của Vatican.
Phó tế và giáo dân bị thương trong cuộc tấn công vũ trang ở Colombia
Đặng Tự Do
17:16 08/07/2023
Một phó tế sẽ được thụ phong linh mục vào tháng tới và một giáo dân đã bị thương vào sáng sớm Chúa Nhật ở Colombia trong một cuộc tấn công của một nhóm người có vũ trang đã bắn bừa bãi vào chiếc xe mà họ đang đi.
Phó tế Fredy Muñoz và giáo dân Eider Bototo của Giáo xứ St. Lawrence ở thị trấn Caldono thuộc khu hành chính Cauca của Colombia đang trở về từ làng La Esmeralda, nơi họ đã thực hiện một sứ mệnh mục vụ. Caldono cách Bogota khoảng 370 dặm về phía tây nam.
Vụ tấn công diễn ra vào khoảng 2:30 sáng ngày 2 tháng 7. Chiếc xe - bị trúng 36 viên đạn - thuộc sở hữu của cha sở, là Cha Javier Humberto Porras Gómez. Đài phát thanh Blu Pacifico đã tweet rằng các nạn nhân bị thương nặng.
Theo Hiệp hội các Hội đồng thành phố Ukawe Sx Nasa Cxhab, “khi họ đang quay trở lại thị trấn Caldono gần La Piscina, họ đã bị chặn lại bởi một số người đàn ông đeo mặt nạ đã xả súng bừa bãi”.
Tổng giáo phận Popayán, nơi có đô thị Caldono, đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về vụ tấn công bạo lực nhằm vào Bototo và Muñoz, “những người sẽ được thụ phong linh mục vào tháng tới”.
“Chúng tôi mạnh mẽ lên án cuộc tấn công này có thể đã cướp đi sinh mạng của hai người, những người thay mặt Tin Mừng hoàn toàn việc phục vụ trong cộng đồng này,” tổng giáo phận cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook.
“Thật kỳ diệu, hôm nay vết thương của họ không nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, những vết thương của họ nhắc nhở chúng ta về những vết thương của toàn bộ xã hội dân sự Cauca, những người đang là nạn nhân của bạo lực vũ trang vượt quá mọi nguyên tắc hợp lý và luật nhân đạo quốc tế,” tổng giáo phận cho biết.
Theo văn phòng thanh tra nhân dân, thành phố Caldono đang gặp rủi ro cao do sự hiện diện của Quân đội Giải phóng Quốc gia và các phe phái của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia đã từ chối chấp nhận thỏa thuận hòa bình năm 2016 đạt được với chính phủ.
Source:National Catholic Register
Các nhà lãnh đạo Công Giáo nói rằng thanh trừng sắc tộc nhắm vào các Kitô hữu đang diễn ra ở bang Ấn Độ
Đặng Tự Do
17:17 08/07/2023
Các buổi cầu nguyện và tuần hành phản đối của cộng đồng Công Giáo nhỏ bé nhưng có ảnh hưởng đối với xã hội Ấn Độ đã được tổ chức trên khắp đất nước vào ngày 2 tháng 7 để đối phó với bạo lực đang diễn ra chống lại các Kitô hữu ở bang Manipur phía đông bắc của đất nước.
Được kêu gọi bởi Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, các cuộc biểu tình nhấn mạnh rằng hơn 100 người, phần lớn là Kitô hữu, đã bị giết cho đến nay ở Manipur. Cuộc tàn sát diễn ra ngay trước lễ kỷ niệm tháng 8 của một cuộc tàn sát chống Kitô giáo vào năm 2008 tại bang Orissa.
Cuộc xung đột xảy ra khi nhóm dân tộc Meitei phần lớn theo Ấn Giáo chống lại người Kuki theo đạo Tin lành, mỗi nhóm đại diện cho khoảng bốn mươi phần trăm dân số bốn triệu người của bang, nhưng người Meitei được sự ủng hộ của các lực lượng chính trị khu vực và quốc gia do đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Kể từ khi bạo lực bắt đầu vào ngày 3 tháng 5, ước tính có khoảng 50.000 người di tản hiện đang sống trong 300 trại tị nạn. Bên cạnh đó, còn có một số lớn hơn đã bị trục xuất khỏi nhà và làng của họ và cho đến nay vẫn chưa được chuyển đến bất kỳ khu định cư chính thức nào. Hơn 5.000 công trình kiến trúc, bao gồm nhà thờ và nhà riêng của các Kitô hữu, đã bị đốt cháy và một số nhà quan sát địa phương cho rằng có tới 120 người đã chết.
Một thông điệp ngày 22 tháng 6 từ Đức Tổng Giám Mục Andrews Thazhath của Trichur, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, kêu gọi tất cả các tổng giám mục, giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo lý viên và giáo dân tham gia cuộc biểu tình ngày 2 tháng 7.
“Hơn 50.000 người đã phải di dời, trở thành vô gia cư và đang phải chịu đựng trong các trại cứu trợ và nhà ở tư nhân khác nhau. Nhiều người đã rời khỏi thành phố. Rất nhiều người đã chạy trốn khỏi Imphal và tiểu bang để đến các địa phương an toàn hơn,” tuyên bố của Đức Cha Thazhath có đoạn viết.
Là một phần của các cuộc biểu tình, các buổi chầu Thánh Thể và cầu nguyện đã được tổ chức tại các giáo xứ, sau đó là các cuộc rước nến. Các cuộc biểu tình được tổ chức với những lá cờ đen, trong đó một số lượng lớn các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tham gia. Tại một số giáo phận, những người thuộc các tín ngưỡng khác cũng tham gia các cuộc biểu tình.
Tại Tổng giáo phận Pondicherry, những Kitô hữu phản đối những hành động tàn bạo ở Manipur đã bị cảnh sát giam giữ, với đơn kiện chống lại 20 người biểu tình, trong đó có một số linh mục, vì bị cáo buộc gây náo loạn trên đường công cộng.
Source:Crux
Nicaragua - Tin đồn nhảm về việc Giám mục Álvarez bị bắt được thả tự do
Thanh Quảng sdb
17:35 08/07/2023
Nicaragua - Tin đồn nhảm về việc Giám mục Álvarez bị bắt được thả tự do
Managua theo TTX Fides, chiều hôm 5 tháng 7 năm 2023, cho hay tin tức lan truyền về việc trả tự do cho 5 linh mục, cùng với Đức Giám Mục Rolando Álvarez của Matagalpa, đã bị chế độ Daniel kết án hơn 26 năm tù. Trong khi đó, Giám mục của Managua, Hồng Y Leopoldo Brenes, phủ nhận việc thả Giám mục Álvarez và cho tin này là tin vịt!
Trong một tuyên bố với đài phát thanh La Corporación, Giám mục Brenes nói rằng Giám mục Álvarez vẫn đang bị giam giữ trong nhà tù tối mật "La Modelo". Về vấn đề này, Đức Tổng Giám Mục nói rõ rằng ngài chưa nói chuyện trực tiếp với Giám mục Matagalpa, là giám quản tông tòa của Giáo phận Estelí.
Giám Mục Phụ Tá của Managua, Silvio Báez, cho biết: “Tôi hiện không có thông tin gì về việc trả tự do cho Đức Giám Mục Rolando Álvarez. Tôi hy vọng rằng, nhờ đức tin và nhờ những lời cầu nguyện không ngừng của dân Chúa, Đức Cha sớm được trả tự do. Tôi mời gọi toàn thể dân Chúa hãy tín thác vào Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho ngài. Đức Giám Mục Phụ Tá người đã bị buộc phải sống lưu vong ở Miami kể từ tháng 2 năm 2023 kêu gọi.
Năm linh mục được trả tự do là:
- Manuel Salvador García Rodríguez, linh mục quản xứ của Giáo xứ Jesus el Nazareno, ở thành phố Nandaime, tỉnh Granada;
- José Leonardo Urbina, nguyên chánh xứ Nhà thờ Hằng Cứu Giúp ở Boaco, thuộc Giáo phận Granada;
- Eugenio Rodríguez Benavides, nguyên chánh xứ giáo xứ Divina Providencia de Jalapa, thuộc thành phố Nueva Segovia, thuộc Giáo phận Estelí;
- Leonardo Guevara Gutiérrez, linh mục chánh xứ Nhà thờ chính tòa Estelí;
- Jaime Iván Montesinos, linh mục chánh xứ của giáo xứ San Juan Pablo II ở đô thị Sébaco, tỉnh Matagalpa.
Theo tuần báo địa phương Semana, trong những tháng gần đây, chính phủ Daniel Ortega đã tước quyền công dân của nhiều người bất đồng chính kiến, trục xuất các đại sứ và đóng cửa hàng nghìn tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, cũng như các phương tiện truyền thông và tổ chức tôn giáo. (AP) (Agenzia Fides, 7/6/2023)
Managua theo TTX Fides, chiều hôm 5 tháng 7 năm 2023, cho hay tin tức lan truyền về việc trả tự do cho 5 linh mục, cùng với Đức Giám Mục Rolando Álvarez của Matagalpa, đã bị chế độ Daniel kết án hơn 26 năm tù. Trong khi đó, Giám mục của Managua, Hồng Y Leopoldo Brenes, phủ nhận việc thả Giám mục Álvarez và cho tin này là tin vịt!
Trong một tuyên bố với đài phát thanh La Corporación, Giám mục Brenes nói rằng Giám mục Álvarez vẫn đang bị giam giữ trong nhà tù tối mật "La Modelo". Về vấn đề này, Đức Tổng Giám Mục nói rõ rằng ngài chưa nói chuyện trực tiếp với Giám mục Matagalpa, là giám quản tông tòa của Giáo phận Estelí.
Giám Mục Phụ Tá của Managua, Silvio Báez, cho biết: “Tôi hiện không có thông tin gì về việc trả tự do cho Đức Giám Mục Rolando Álvarez. Tôi hy vọng rằng, nhờ đức tin và nhờ những lời cầu nguyện không ngừng của dân Chúa, Đức Cha sớm được trả tự do. Tôi mời gọi toàn thể dân Chúa hãy tín thác vào Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho ngài. Đức Giám Mục Phụ Tá người đã bị buộc phải sống lưu vong ở Miami kể từ tháng 2 năm 2023 kêu gọi.
Năm linh mục được trả tự do là:
- Manuel Salvador García Rodríguez, linh mục quản xứ của Giáo xứ Jesus el Nazareno, ở thành phố Nandaime, tỉnh Granada;
- José Leonardo Urbina, nguyên chánh xứ Nhà thờ Hằng Cứu Giúp ở Boaco, thuộc Giáo phận Granada;
- Eugenio Rodríguez Benavides, nguyên chánh xứ giáo xứ Divina Providencia de Jalapa, thuộc thành phố Nueva Segovia, thuộc Giáo phận Estelí;
- Leonardo Guevara Gutiérrez, linh mục chánh xứ Nhà thờ chính tòa Estelí;
- Jaime Iván Montesinos, linh mục chánh xứ của giáo xứ San Juan Pablo II ở đô thị Sébaco, tỉnh Matagalpa.
Theo tuần báo địa phương Semana, trong những tháng gần đây, chính phủ Daniel Ortega đã tước quyền công dân của nhiều người bất đồng chính kiến, trục xuất các đại sứ và đóng cửa hàng nghìn tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, cũng như các phương tiện truyền thông và tổ chức tôn giáo. (AP) (Agenzia Fides, 7/6/2023)
VietCatholic TV
Lần đầu tiên Ukraine có nhiều xe tăng hơn Nga. Prigozhin, hành tung bí ẩn. Putin sa thải đồng minh
VietCatholic Media
02:44 08/07/2023
1. Ukraine lần đầu tiên có nhiều xe tăng hơn Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Has More Tanks Than Russia For First Time Ever”, nghĩa là “Ukraine lần đầu tiên có nhiều xe tăng hơn Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Số liệu mới cho thấy lượng xe tăng đang lũ lượt tiến vào Ukraine lần đầu tiên vượt qua nguồn cung của Nga.
Theo dữ liệu được công bố bởi Viện Kinh tế Thế giới Kiel, cơ quan theo dõi sự hỗ trợ được gửi đến Ukraine, Ukraine đã nhận được thêm 471 xe tăng kể từ khi chiến tranh toàn diện bùng nổ, và 286 chiếc nữa sẽ đến đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Theo báo cáo The Military Balance for 2023 hay Cân bằng quân sự cho năm 2023, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cố vấn tổng hợp hàng năm, Ukraine có 953 xe tăng chiến đấu chủ lực vào đầu năm. Theo thống kê của hãng nguồn mở Oryx của Hà Lan, quân đội của Kyiv đã mất 558 xe tăng—một con số nhỏ hơn so với số xe tăng mà cộng đồng quốc tế cam kết gởi cho Ukraine. Bên cạnh đó, Ukraine cũng đã chiếm được của Nga 545 xe tăng, theo Oryx.
Trước chiến tranh, Nga có số lượng xe tăng dự trữ gấp đôi Ukraine. Cán cân quân sự đưa ra con số xe tăng hoạt động của Nga ở mức 1.800 vào đầu năm 2023, nhưng con số tổn thất xe tăng Nga hiện tại của Oryx là 2.082 kể từ tháng 2 năm 2022.
Con số chính xác về tổn thất thiết bị rất khó kiểm chứng từ cả hai phía. Tuy nhiên, Nga được biết là đã mất nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực và phải tung nhiều phương tiện quân sự cũ từ kho ra chiến trường, nhiều chiếc được tin là đã được sản xuất trước khi Putin chào đời.
Vào giữa tháng 6, Kyiv cho biết Nga đã mất 4.000 xe tăng trong cuộc chiến ở Ukraine, mà các chuyên gia nói với Newsweek là một con số khá chính xác, cũng có tính đến các xe tăng đã nghỉ hưu trước đó và có thể cả các phương tiện quân sự khác. Đây cũng là con số cao hơn nhiều so với con số do Oryx cung cấp, vì Oryx chỉ tính các tổn thất được xác nhận trực quan và được coi là ước tính thấp hơn.
Các chuyên gia đã chỉ ra lỗi lập kế hoạch tác chiến, và thiếu chuyên môn trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, huấn luyện kém và ít nỗ lực sửa chữa xe tăng bị hư hại là những lời giải thích đằng sau tổn thất cao của xe tăng Nga ở Ukraine.
Điều này được đưa ra sau những bình luận của người đứng đầu lực lượng vũ trang Vương quốc Anh, Đô Đốc Tony Radakin, người đã nói với các nhà lập pháp hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa đã “mất gần một nửa hiệu quả chiến đấu của quân đội”.
Radakin nói thêm: “Nga đã mất 2.500 xe tăng và nhiều nhất có thể sản xuất 200 xe tăng mỗi năm”.
Trong một tuyên bố gay gắt, Nga gọi đánh giá của Radakin là “dối trá”, và gọi đó là “tuyên bố tuyên truyền”.
Đề cập đến viện trợ quân sự của Vương quốc Anh gửi tới Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Tất cả số sắt vụn này của Anh cung cấp cho chế độ Kyiv, sau khi được nấu chảy, sẽ vẫn là nguyên liệu thô tốt cho các khu vực mới của Nga trong quá trình khôi phục.”
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 2 cho biết Mạc Tư Khoa phải “tăng cường sản xuất các loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả xe tăng hiện đại”, để đáp lại sự tài trợ của phương Tây cho Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
2. Lukashenko nói Prigozhin được “tự do”
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết ông không tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tìm cách trả thù Yevgeny Prigozhin.
“Tôi biết chắc chắn rằng Prigozhin thế nào cũng sẽ được tự do. Và ngay bây giờ, anh ta đã được tự do. Chúng tôi đã nói chuyện nhiều lần trên điện thoại. Hôm qua sau bữa trưa, chúng tôi đã nói chuyện điện thoại với anh ta và chỉ thảo luận về... các hành động tiếp theo của công ty quân sự tư nhân Wagner.”
Lukashenko trước đó cho biết Prigozhin, người đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 24 tháng 6, hiện đang ở Nga, bất chấp tuyên bố trước đó rằng anh ta sẽ bị đày sang Belarus.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Minsk hôm thứ Tư 6 Tháng Bẩy, ông nói:
“Điều gì sẽ xảy ra với Prigozhin tiếp theo? Vâng, mọi thứ bất ngờ đều có thể xảy ra trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng Putin độc ác và thù hận đến mức sẽ 'giết' Prigozhin vào ngày mai - thì không, điều này sẽ không xảy ra.”
Putin biết Prigozhin “hơn tôi rất nhiều,” Lukashenko nói.
“Bạn phải hiểu rằng Putin biết Prigozhin hơn tôi rất nhiều và biết anh ta lâu hơn tôi, khoảng 30 năm, khi cả hai cùng sống và làm việc ở St. Petersburg. Họ có quan hệ rất tốt với nhau, thậm chí có thể hơn thế nữa”.
Sau cuộc nổi dậy bị hủy bỏ của Prigozhin và sự can thiệp của Lukashenko, Điện Cẩm Linh đã giải thích cuộc dàn xếp này là do mối quan hệ của Lukashenko với Prigozhin.
“Thực tế là Alexander Grigoryevich Lukashenko đã biết cá nhân Prigozhin trong một thời gian dài, khoảng 20 năm,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 24 tháng 6. “Và đó là đề xuất cá nhân của anh ta, đã được Putin đồng ý. Chúng tôi rất biết ơn Tổng thống Belarus vì những nỗ lực này.”
3. Tư cách thành viên NATO của Thụy Điển là “trong tầm tay”, người đứng đầu liên minh nói
Người đứng đầu liên minh quân sự Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của các quan chức cấp cao từ Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan hôm thứ Năm rằng việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO là “trong tầm tay”.
Cuộc họp được kêu gọi để cố gắng vượt qua sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc Thụy Điển gia nhập liên minh.
“Đã đến lúc Thụy Điển tham gia liên minh,” ông Stoltenberg nói, đồng thời cho biết thêm rằng có thể một “quyết định tích cực” sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius, Lithuania, vào thứ Hai tới.
Ông Stoltenberg sẽ gặp các tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển vào thứ Hai để thảo luận về các bước tiếp theo, ông nói.
Phần Lan đã được hoan nghênh gia nhập NATO vào tháng 4, mà theo Stoltenberg, đã là một “người thay đổi cuộc chơi” đối với an ninh chung của NATO.
Trong cuộc họp hôm thứ Năm, các bên đã đồng ý rằng tư cách thành viên đầy đủ của Thụy Điển là vì lợi ích an ninh của tất cả các đồng minh, ông Stoltenberg nói. Ông nói thêm rằng họ muốn hoàn tất quá trình gia nhập càng sớm càng tốt.
Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối tư cách thành viên của Thụy Điển vì cho rằng quốc gia Bắc Âu này đã cho phép các thành viên của các nhóm khủng bố người Kurd được công nhận hoạt động ở đó. Gần đây hơn, Ankara lên án việc các quan chức Thụy Điển chấp thuận một cuộc biểu tình nhỏ đốt kinh Koran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết hôm thứ Hai rằng đất nước của ông “sẽ không lùi bước” trước việc phản đối Thụy Điển gia nhập NATO cho đến khi “các yêu cầu được đáp ứng”.
Trong khi đó, thông tin nước này không thể trở thành thành viên NATO vì sự ngăn cản của Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy các cuộc biểu tình ở Thụy Điển chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ông Stoltenberg cho biết Thụy Điển đã thực hiện các cam kết cần thiết để gia nhập NATO, bao gồm sửa đổi hiến pháp, đưa ra luật chống khủng bố mới, dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ và đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố - bao gồm chống lại đảng chính trị người Kurd, gọi tắt là PKK.
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã khiến Phần Lan và Thụy Điển không liên kết từ bỏ vị thế trung lập lâu nay của họ và tìm kiếm sự bảo vệ trong NATO, điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã tìm cách phá hoại.
Chỉ riêng sự chấp nhận của Phần Lan đã tăng gấp đôi biên giới của liên minh với Nga.
Ukraine sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới ở Vilnius. Bản thân Kyiv từ lâu đã tìm kiếm tư cách thành viên trong liên minh, mặc dù Ukraine đã thừa nhận rằng việc gia nhập của họ sẽ phải đợi cho đến khi cuộc chiến với Nga kết thúc.
4. Putin sa thải một trong những đồng minh truyền thông hàng đầu của mình
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Dismisses One of His Top Media Allies”, nghĩa là “Putin sa thải một trong những đồng minh truyền thông hàng đầu của mình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sa thải một trong những đồng minh truyền thông hàng đầu của ông khỏi cơ quan truyền thông chính của nhà nước Nga, thay thế ông bằng phát ngôn nhân tranh cử trước đây của ông, theo một sắc lệnh của chính phủ được công bố hôm thứ Tư.
Sergei Mikhailov, 52 tuổi, đã bị “sa thải” sau khi giữ chức tổng giám đốc hãng thông tấn nhà nước Nga Tass trong gần 11 năm. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký lệnh bổ nhiệm nhà báo kiêm người dẫn chương trình truyền hình Nga Andrey Kondrashov đảm nhận vai trò này.
Việc sa thải Mikhailov diễn ra vài tháng sau khi Putin trao tặng ông “Huân chương Hữu nghị” vì “thành tích chuyên môn và nhiều năm làm việc tận tụy”. Huy hiệu nhà nước Nga mà ông nhận được vào tháng 3 được thành lập vào năm 1994. Nó thưởng cho những người mà Nga tin rằng đã cải thiện quan hệ quốc tế thông qua công việc của họ. Ông đã nhận được một số giải thưởng khác từ tổng thống Nga.
Mikhailov nói với phóng viên Tass rằng ông sẽ sớm tiết lộ các kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Kondrashov, người được bổ nhiệm làm người đứng đầu mới của Tass, được mô tả trong sắc lệnh của chính phủ là một nhà báo và người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Nga.
Trước khi bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực truyền hình vào năm 1991, anh đã tốt nghiệp Khoa Báo chí tại Đại học Khoa học Chính trị và Môi trường Độc lập Quốc tế ở Mạc Tư Khoa, và sau đó nhận bằng thạc sĩ Khoa học Chính trị tại Học viện Kinh tế Quốc gia và Hành chính Công của Tổng thống Nga.
Cho đến nay, anh ta đã làm việc với tư cách là một phóng viên, người dẫn chương trình, nhà làm phim tài liệu và giám đốc điều hành, theo Tass.
Năm 2018, Kondrashov làm thư ký báo chí của trụ sở bầu cử của Putin.
Sắc lệnh của chính phủ mà Mishustin đã ký nói rằng Mikhailov đã bị cách chức “theo yêu cầu của chính ông ta”, tuy nhiên, điều này không được phản ánh trong các báo cáo của Tass về vấn đề này.
Trong thông điệp chúc mừng sinh nhật lần thứ 50 của ông Mikhailov, ông Putin cho biết ông “tin tưởng rằng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và năng lượng sáng tạo của ông sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của Tass trong tương lai và sẽ củng cố vị thế của nó như một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới. các cơ quan.”
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine rằng Mikhailov đã tiếp quản Tass vào năm 2012 và thay đổi sâu sắc hãng thông tấn này theo xu hướng hiện đại như ngày nay.
ISW lưu ý rằng Kondrashov trước đây đã thực hiện các bộ phim tài liệu về việc sáp nhập Crimea vào năm 2014 và về cuộc đời của Putin.
ISW cho biết: “Các nguồn tin Ukraine cho rằng việc bổ nhiệm Kondrashov có thể cho thấy Điện Cẩm Linh không hài lòng với việc truyền thông đưa tin về cuộc nổi dậy vũ trang của Tập đoàn Wagner và nhấn mạnh tầm quan trọng liên tục của lòng trung thành với Putin so với thành tích nghề nghiệp”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
5. Cựu giám đốc CIA kêu gọi Mỹ gia tăng áp lực lên kinh tế Nga
Cựu Giám đốc CIA David Petraeus nói với CNN rằng Washington nên gia tăng áp lực lên Mạc Tư Khoa khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với một cú đấm mạnh mẽ gồm cả thất bại quân sự và kinh tế.
“Putin đang ở trong một tình thế rất, rất khó khăn,” Petraeus nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Chúng ta cần tiếp tục siết chặt các ốc vít.”
Nhận thức về quyền lực vững chắc của Putin đã bị phá vỡ bởi cuộc nổi dậy của Wagner vào tháng trước, một cuộc nổi dậy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại là thách thức lớn nhất đối với quyền lực của nhà lãnh đạo Nga kể từ khi ông lên nắm quyền vào những năm 1990.
Petraeus, hiện đang là phó chủ tịch của Viện Toàn cầu KKR, cho biết Putin phải đối mặt với “sự đổ máu trên chiến trường” cũng như “trong nền kinh tế, ở quê nhà”.
“Mọi chuyện không tệ như nhiều người trong chúng ta mong đợi. Tuy nhiên, họ đang gặp rắc rối trên sân nhà,” ông nói về tình hình kinh tế của Nga.
Vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu trích dẫn một loạt diễn biến cho thấy nền kinh tế Nga đang chịu tổn thất nặng nề, bao gồm thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng của Mạc Tư Khoa, sự rút lui của hơn 1.000 công ty lớn của phương Tây, sự rút lui của các nhà sản xuất dầu lớn và công nghệ vượt trội của họ, và sự cắt đứt buôn bán rất lớn với Âu Châu.
Doanh thu từ dầu khí của chính phủ Nga đã giảm 47% xuống còn 3,38 nghìn tỷ rúp, hay 37,4 tỷ USD, trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm 2022, Reuters đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn dữ liệu của Bộ tài chính Nga liên quan đến các con số khai giảm thuế vì giá cả và khối lượng bán hàng thấp hơn.
Petraeus, cựu lãnh đạo Cục Tình Báo Trung ương Hoa Kỳ, cho biết Nga cũng phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám do quá nhiều công dân tài năng rời khỏi đất nước kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Ông nói: “Họ đã mất đi hàng trăm nghìn người giỏi nhất và thông minh nhất của họ - những người không còn muốn sống ở một đất nước bị hạ nhục trên toàn cầu nữa.”
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không giáng một đòn chí tử vào nền kinh tế Nga. Một số người, trong đó có nhà kinh tế học Larry Summers, lập luận rằng các hình phạt kinh tế đối với Nga không nặng nề như dự kiến vì không có đủ quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Những người khác, như giáo sư Đại học Yale, Jeffrey Sonnenfeld, nói rằng các biện pháp trừng phạt đang “có tác dụng rất lớn” đối với Nga.
“Nga không còn là một siêu cường kinh tế. Đây là một nền kinh tế đang xuất huyết,” Sonnenfeld nói với CNN.
6. Lukashenko nói rằng các cuộc đàm phán Wagner đã củng cố mối quan hệ giữa Nga và Belarus
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết mối quan hệ của đất nước ông với Nga đã được củng cố nhờ sự can thiệp của cá nhân ông vào cuộc nổi dậy của Wagner.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Minsk hôm thứ Năm, Lukashenko nói:
“Tôi thấy rằng một số chuyên gia Nga đã trở nên ghen tị, là điều mà tôi tính đến. Bạn có thể làm gì? Nhưng vai trò của Belarus và đặc biệt là vai trò của tôi đã không làm tổn hại đến nước Nga. Putin đã nói điều đó một cách công khai trong bài phát biểu thứ hai của mình sau cuộc binh biến. Tôi tin rằng ngược lại, quan hệ của chúng ta sẽ bền chặt hơn”.
Lukashenko nói rằng ông sẽ sớm có một cuộc gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó họ sẽ thảo luận về Wagner và các vấn đề khác.
Anh ta nói rằng ngay cả khi có những lúc căng thẳng, “chúng tôi có các kênh liên lạc và chỉ trong vài phút có một cuộc trò chuyện và trong vài giờ gặp mặt trực tiếp. Chúng tôi đang ở chung một con thuyền. Nếu chúng tôi đánh nhau và chọc thủng chiếc thuyền này, cả hai chúng tôi sẽ chết đuối.”
Một số bối cảnh: Belarus từ lâu đã là đồng minh trung thành nhất — và ngày càng gần như là duy nhất — của Nga. Lukashenko đã cho phép quân đội Nga sử dụng Belarus làm bàn đạp cho cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine vào năm ngoái. Vào tháng 5, Mạc Tư Khoa và Minsk đã ký thỏa thuận triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.
Lãnh đạo phe đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya trước đây đã nói với CNN rằng mục tiêu của Nga là “khuất phục Belarus”.
7. Cuộc tấn công Lviv của Nga đã vi phạm Công ước Di sản Thế giới khi tấn công tòa nhà được UNESCO bảo vệ
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UNESCO, cuộc tấn công của Nga vào thành phố Lviv phía tây Ukraine đã vi phạm Công ước Di sản Thế giới khi đánh vào một tòa nhà lịch sử trong khu vực được bảo vệ.
Vụ đánh bom đã đánh trúng một tòa nhà lịch sử nằm trong vùng đệm của “Quần thể Trung tâm Lịch sử” của Lviv, một Di sản Thế giới, UNESCO cho biết. Vùng đệm là những khu vực bổ sung thêm một lớp bảo vệ cho các Di sản Thế giới.
Cơ quan này cho biết đây là vụ tấn công đầu tiên diễn ra trong một khu vực được bảo vệ bởi công ước kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
“UNESCO nhắc lại nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo các văn bản được phê chuẩn rộng rãi này,” tổ chức này nói, đồng thời nói thêm rằng các Quốc gia thành viên không nên thực hiện “bất kỳ biện pháp cố ý nào có thể gây tổn hại đến di sản văn hóa và thiên nhiên nằm trên lãnh thổ của các Quốc gia thành viên khác.”
Vào tháng 3 năm 2022, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã gửi một bức thư tới Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov “nhắc nhở ông ấy về những nghĩa vụ này và nêu rõ tọa độ của các Di sản Thế giới ở Ukraine”.
Số người chết trong cuộc tấn công hôm thứ Năm của Nga đã tăng lên ít nhất 6 người, với ít nhất 36 người bị thương, theo Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine.
Các quan chức cho biết cuộc tấn công hỏa tiễn đã phá hủy hơn 30 ngôi nhà, hơn 250 căn hộ, ít nhất 10 ký túc xá, hai tòa nhà đại học, một trại trẻ mồ côi và một trường học. Nó cũng làm hỏng một trạm biến áp ở Lviv.
UNESCO gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, cũng như hỗ trợ những người bị thương và cộng đồng Lviv.
Cơ quan này cho biết thành phố Lviv là “thành phố sáng tạo văn học của UNESCO” và sẽ tổ chức một trung tâm văn hóa của UNESCO, nơi sẽ trở thành trung tâm quốc gia của các nghệ sĩ Ukraine.
8. Cộng hòa Tiệp giúp Ukraine đào tạo phi công F-16
Thủ tướng Tiệp Petr Fiala cho biết Cộng hòa Tiệp sẽ cung cấp trực thăng chiến đấu cho Ukraine và hỗ trợ Kyiv đào tạo phi công lái chiến đấu cơ F-16.
“Cộng hòa Tiệp sẽ giúp đào tạo phi công, bao gồm cả phi công lái F-16 và chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị mô phỏng chuyến bay F-16 để việc đào tạo có thể diễn ra không chỉ ở phương Tây mà còn ở Ukraine,” ông Fiala cho biết trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodmyr Zelenskiy ở Praha.
Fiala cũng cho biết Cộng hòa Tiệp đã gửi 676 thiết bị hạng nặng và hơn 4 triệu viên đạn cỡ vừa và cỡ lớn tới Ukraine.
“Điều này có nghĩa là mỗi ngày, kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, khoảng 10.000 quả đạn pháo và ít nhất một xe tăng, bệ phóng hỏa tiễn, lựu pháo, v.v. đã rời Cộng hòa Tiệp để đến Ukraine,” ông nói.
Khi được hỏi về tài sản bị đóng băng của Nga ở phương Tây, ông Fiala cho biết Cộng hòa Tiệp và các đồng minh Âu Châu đang thảo luận về cách thức sử dụng tài sản bị đóng băng để giúp tài trợ cho quá trình tái thiết sau chiến tranh của Ukraine.
“Đây không phải là một chủ đề đơn giản, từ quan điểm pháp lý hay các quan điểm khác, nhưng các cuộc đàm phán chuyên sâu đang diễn ra chính xác để chúng tôi cũng có thể sử dụng những tài sản bị đóng băng này nhằm giúp đỡ Ukraine,” Fiala nói.
9. Ukraine đang đàm phán với Mỹ về vũ khí tầm xa và cần chúng để chống lại Nga, Zelenskiy nói
Kyiv đang thảo luận với Hoa Kỳ để mua vũ khí tầm xa để chống lại lực lượng Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Sáu.
“Không có vũ khí tầm xa, không chỉ khó thực hiện một nhiệm vụ tấn công mà thành thật mà nói, còn khó tiến hành một chiến dịch phòng thủ,” Zelenskiy nói khi phát biểu cùng với Thủ tướng Tiệp Petr Fiala.
“Chúng tôi nói về nó, về vũ khí thích hợp, với các đối tác của chúng tôi. Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta đang nói về các hệ thống tầm xa với Hoa Kỳ.”
Zelenskiy giải thích rằng nếu không có những vũ khí đó, Nga vẫn tiếp tục chiếm thế thượng phong trong một số tình huống nhất định.
10. Thiếu sự thống nhất về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Ukraine đe dọa liên minh, Zelenskiy nói
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng sự thiếu thống nhất giữa các thành viên NATO về việc gia nhập của Thụy Điển và Ukraine đang đe dọa sức mạnh của liên minh do Mỹ dẫn đầu.
“Chúng tôi đang mong đợi sự thống nhất từ Liên minh NATO. Sức mạnh của NATO là ở sự đoàn kết”, ông Zelenskiy phát biểu trong một cuộc họp báo ở Thủ đô Bratislava của Slovakia.
“Điều rất quan trọng là các quốc gia NATO phải biết rằng họ được bảo vệ. Và thông qua sự đoàn kết, họ cảm thấy được bảo vệ. Và tôi nghĩ vẫn còn một câu hỏi liên quan đến Thụy Điển, một câu hỏi liên quan đến việc có nên mời Ukraine hay không, tôi nghĩ nó thiếu sự thống nhất,” ông nói thêm. “Và tôi nghĩ nó đe dọa sức mạnh của liên minh NATO.”
Trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới tại Vilnius Thủ đô của Lithuania, Zelenskiy cho biết ông đang tìm kiếm “các bước hướng tới những kết quả tích cực này. Điều này rất quan trọng đối với sự an toàn của toàn thế giới.”
11. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn đóng một vai trò trong trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã thảo luận về hoàn cảnh của các tù nhân chiến tranh của đất nước mình trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết sẽ thảo luận vấn đề tương tự với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Zelenskiy cho biết trong một cuộc họp báo chung vào đầu ngày thứ Bảy rằng tù binh chiến tranh, cùng với các tù nhân chính trị và trẻ em bị trục xuất, là “chủ đề chính” trong các cuộc đàm phán của ông với Erdoğan ở Istanbul.
“ Đối với tôi và Tổng thống Erdoğan, tính mạng con người là ưu tiên hàng đầu,” Zelenskiy nói, đồng thời cho biết thêm rằng các đối tác của các quốc gia “có danh sách người dân và chúng tôi đang tích cực làm việc về vấn đề này.”
Erdoğan cho biết ông sẽ tìm kiếm điểm chung khi nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga, khi họ gặp lại nhau vào tháng 8.
“Đặc biệt về vấn đề trao đổi tù nhân, chúng tôi đã lắng nghe Ukraine. Chúng tôi cũng đang lắng nghe Nga. Tôi đã nói chuyện với ông Putin,” Erdoğan nói. “Tháng tới chúng ta sẽ lại có thể nói về vấn đề này khi ông Putin có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi sẽ nói về nó trên điện thoại cho đến lúc đó. Trao đổi tù nhân cũng nằm trong chương trình nghị sự của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng cũng sẽ có một giải pháp cho vấn đề này.”
12. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine, Zelenskiy nói
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông “rất vui khi biết” rằng Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nỗ lực gia nhập liên minh NATO của Ukraine.
Zelenskiy, người đã nói chuyện cùng với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tại một cuộc họp báo chung ở Istanbul, cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về “các vấn đề chính trong công việc của chúng tôi trong bối cảnh NATO, đặc biệt là chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Vilnius.”
Ukraine dự kiến sẽ đứng đầu chương trình nghị sự của cuộc họp vào tuần tới.
“Tôi đã đặt câu hỏi về tư cách thành viên của Ukraine trong liên minh NATO và rất vui khi biết rằng Tổng thống Erdoğan ủng hộ Ukraine trở thành thành viên NATO,” Zelenskiy nói.
Zelenskiy cũng cho biết hai nhà lãnh đạo đã nói về “công việc chung trong tổ hợp công nghiệp-quân sự, phát triển công nghệ, sản xuất máy bay không người lái và các định hướng chiến lược khác”.
Ông nói: “Chúng tôi đã có những thỏa thuận nhất định. “Tôi đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào nỗ lực tái thiết và chuyển đổi Ukraine, đó là một dự án khổng lồ và chúng tôi cần kinh nghiệm và công nghệ của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp chúng tôi.”
Cả Thụy Điển và nước láng giềng Phần Lan đều tuyên bố ý định gia nhập NATO thông qua chính sách mở cửa vào tháng 5 năm ngoái, chỉ vài tuần sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine. Phần Lan đã được chấp nhận vào tháng Tư năm nay, tăng gấp đôi biên giới của liên minh với Nga, nhưng việc gia nhập của Thụy Điển hiện đang bị Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cản.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng Thụy Điển cho phép các thành viên của các nhóm khủng bố người Kurd được công nhận hoạt động ở Thụy Điển, đáng chú ý nhất là Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
13. Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải sẽ hết hạn trong tháng này, tổng thống nói
Các nhà lãnh đạo Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang làm việc để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải sẽ hết hạn vào cuối tháng này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào đầu ngày thứ Bảy, ông đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan ở Istanbul và nhấn mạnh Hắc Hải nên là một khu vực an toàn chứ không phải của “cái gọi là xung đột đóng băng”.
Erdoğan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc để gia hạn thỏa thuận và ông sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thay vì gia hạn một thỏa thuận kéo dài một năm cứ sau hai tháng, ông hy vọng nó có thể được thực hiện trong thời hạn hai năm, với việc gia hạn ba tháng một lần. Thỏa thuận hiện tại hết hạn vào ngày 17 tháng 7.
“Chúng tôi có sự hiểu biết chung rằng không ai có thể ra lệnh cho các quốc gia của chúng tôi phải làm gì ở khu vực Hắc Hải không phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân chúng tôi. Hắc Hải phải là một khu vực an toàn, hợp tác và không phải là khu vực chiến tranh hay bất kỳ cuộc khủng hoảng nào hay cái gọi là xung đột đóng băng có thể bùng phát bất cứ lúc nào, tấn công và ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người”, ông Zelenskiy nói.
Erdoğan cho biết sau khi làm trung gian cho thỏa thuận ngũ cốc, khoảng 33 triệu tấn ngũ cốc đã có thể đến tay những người cần chỉ trong một năm.
“Chúng tôi đã thể hiện tình đoàn kết với Ukraine thông qua sự giúp đỡ về chính trị, kinh tế, nhân đạo và kỹ thuật,” Erdoğan nói.
14. Zelenskiy nói rằng ông tin rằng Ukraine sẽ giành lại quyền kiểm soát đối với Crimea
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông tin rằng đất nước của ông sẽ giành lại quyền kiểm soát Crimea và cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
“Tôi biết ơn Thổ Nhĩ Kỳ vì đã ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi,” Zelenskiy nói khi phát biểu cùng với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tại một cuộc họp báo chung ở Istanbul vào đầu ngày thứ Bảy.
“Chúng tôi đã nói về tình hình ở Crimea mà Nga vẫn kiểm soát và sử dụng một cách bất hợp pháp như một đầu cầu của các mối đe dọa và nguy hiểm. Trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ gia hạn quyền kiểm soát của mình đối với Crimea,” ông nói.
Crimea đã bị Nga chiếm giữ bằng vũ lực vào năm 2014 và là nơi đóng quân của Hạm đội Hắc Hải của Nga, có trụ sở tại Sevastopol. Bán đảo đóng vai trò là bệ phóng cho cuộc xâm lược hồi tháng Hai, với việc quân đội Nga tràn vào miền nam Ukraine từ khu vực sáp nhập.
Nga đã hoàn thành việc sáp nhập Crimea trong một cuộc trưng cầu dân ý, vốn bị Ukraine và hầu hết thế giới chỉ trích là bất hợp pháp. Vào thời điểm đó, đây được coi là cuộc chiếm đất lớn nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến II.
Trong chiến tranh, quân đội Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công ở Crimea với hai mục tiêu: quấy rối hạm đội Hắc Hải của Nga và phá vỡ các tuyến tiếp tế quan trọng của Nga.
Linh mục muốn làm quan hơn làm cha đã được toại nguyện. Bahrain tấn công vào tự do tôn giáo
VietCatholic Media
05:46 08/07/2023
1. Linh mục muốn làm quan hơn làm cha đã được toại nguyện
Các danh hiệu của ngài rất nhiều: linh mục, người chữa bệnh bằng đức tin, nhà trừ tà, nhà trị liệu tâm lý, và kể từ ngày 29 tháng 5, ngài là thống đốc bang Benue ở Nigeria.
Cha Hyacinth Iormen Alia, 57 tuổi, đã bất chấp sự hướng dẫn của vị Giám Mục của mình vào năm ngoái để tham gia chính trị với tư cách là ứng cử viên của đảng All Progressive Congress, gọi tắt là APC, là đảng của Tổng thống Nigeria mới đắc cử Bola Tinubu.
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 29 tháng 5, Cha Alia đã bắt tay vào việc, quyết tâm “thiết lập lại”, theo cách nói của ngài, tiến trình ngăn chặn tình trạng xung đột tàn phá miền trung bắc của đất nước.
Cha Alia chỉ mới năm ngoái là một linh mục giáo xứ chưa bao giờ giữ chức vụ dân cử và đã có ít nhất 8 năm làm linh mục và tuyên úy bệnh viện ở Hoa Kỳ.
Trước khi ra tranh cử thống đốc, Cha Alia được nhiều người biết đến với tư cách là người chữa bệnh bằng đức tin.
Cha Vitalis Torwel, người cùng học chủng viện với Cha Alia, nói với CNA: “Ngài đã chữa lành những người bị quỷ ám, và ngài đã chữa các bệnh khác rất hiệu quả.”
“Những người đến và được chữa lành khỏi những căn bệnh khác nhau của họ bắt đầu lan truyền thông điệp đến bạn bè và gia đình của họ và từ đó, Thánh lễ chữa lành của Cha Hyacinth Alia đã trở thành chủ đề bàn tán của mọi nhà trong tiểu bang và trên khắp đất nước,” hãng tin Nigeria báo cáo.
Chủ đề trong chiến dịch tranh cử thống đốc của ngài là “Hãy hàn gắn và chữa lành Benue”
Cha Alia có nhiều kinh nghiệm ở Hoa Kỳ với tư cách là một sinh viên, linh mục và tuyên úy. Ngài lấy bằng thạc sĩ về giáo dục tại Đại học Fordham ở Bronx, New York, và ngài lấy thêm bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ, cả về đạo đức y sinh, từ Đại học Duquesne ở Pittsburgh.
Khi ở Hoa Kỳ, Cha Alia phục vụ với tư cách là linh mục quản xứ tại Nhà thờ Immaculate Conception và Nhà thờ Đức Mẹ Tiệc Ly, cả hai đều ở Queens, New York, nơi ngài cũng thực hiện nhiệm vụ tuyên úy tại Bệnh viện Jamaica. Ngài cũng từng là quản trị viên các tuyên úy tại Dịch vụ Y tế Công Giáo ở Lauderdale Lakes, Florida; Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh; và Hệ thống Y tế St. Joseph's Mercy ở Ann Arbor, Michigan. Ngài trở lại Benue vào năm 2005.
Việc Cha Alia xoay trục sang chính trị nhà nước đã khiến ngài mâu thuẫn với giám mục của mình, là Đức Cha William Avenya, Giám Mục Giáo phận Gboko, người cuối cùng đã treo chén ngài.
Giáo luật số 287, triệt 2 quy định rằng:
Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy.
Việc đình chỉ không làm giảm bớt sự nổi tiếng của Cha Alia ở Benue, một bang chủ yếu là người Công Giáo. Ngài không phải là linh mục đầu tiên ra tranh cử ở đó: Cha Moses Orshio Adasu đã chấp nhận đình chỉ chức tư tế và được bầu làm thống đốc vào ngày 2 Tháng Giêng năm 1992. Cha Adasu đã thành lập được Đại học bang Benue và khởi động lại nền kinh tế trước khi ngài buộc phải nghỉ hưu hai năm sau sau một cuộc đảo chính quân sự, và ngài vẫn là một nhân vật nổi tiếng trong số những người Công Giáo Benue.
Bất chấp việc bị treo chén, Cha Alia vẫn tiếp tục đeo cổ áo giáo sĩ trong suốt 9 tháng vận động tranh cử của mình, bất chấp sự nhạy cảm của nhiều linh mục đồng nghiệp, những người biết về việc ngài bị đình chỉ, nhưng kể từ khi mặc trang phục linh mục tại lễ nhậm chức, và bị phản ứng, ngài đã mặc quần áo truyền thống Nigeria hoặc quần áo phương Tây. Cha Alia cho biết ngài có kế hoạch trở lại thừa tác vụ sau khi kết thúc công vụ. Ngài đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của CNA.
Source:National Catholic Register
2. Thủ lĩnh phe đối lập Belarus nói tin nhắn nặc danh cáo buộc chồng cô đã qua đời trong tù
Lãnh đạo phe đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya cho biết hôm thứ Ba rằng cô đã nhận được một tin nhắn nặc danh cho rằng người chồng đang bị cầm tù của cô cũng là một nhân vật đối lập, đã chết sau song sắt.
Siarhei Tsikhanouski, 44 tuổi, một blogger nổi tiếng và là nhà hoạt động đối lập, đã bị bắt vào năm 2020 sau khi công bố kế hoạch tranh cử với nhà lãnh đạo độc tài của Belarus, Alexander Lukashenko, trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó. Vợ của anh ta đã thay anh ta chống lại Lukashenko sau vụ bắt giữ, tập hợp rất nhiều người ủng hộ cô ấy trên khắp đất nước.
Kết quả chính thức của cuộc bầu cử đã mang lại cho Lukashenko nhiệm kỳ thứ sáu nhưng bị phe đối lập và phương Tây tố cáo là gian lận. Trong bối cảnh các cuộc biểu tình chưa từng có nổ ra sau cuộc bỏ phiếu, Tsikhanouskaya rời đất nước dưới áp lực của chính quyền. Chồng cô sau đó bị kết án 19 năm rưỡi tù giam với tội danh tổ chức bạo loạn quy mô lớn.
Tsikhanouskaya nói với hãng tin AP hôm thứ Ba rằng cô không nhận được bất kỳ tin tức nào từ chồng mình kể từ đầu tháng 3 - những bức thư gửi cho anh ta không còn được gửi đến nữa và luật sư của anh ta đã không được phép gặp anh ta.
“Tôi không biết gì về chồng tôi. Tôi chưa nhận được một lá thư nào và cũng không có liên lạc nào thông qua luật sư của chồng tôi,” Tsikhanouskaya nói với AP trong các bình luận bằng văn bản. Cô ấy nói thêm rằng đồng thời cô ấy không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tuyên bố trong bức thư nặc danh là đúng, nhưng đã yêu cầu chính quyền “cung cấp bằng chứng rằng Siarhei còn sống”.
Tsikhanouski không phải là nhân vật đối lập bị cầm tù duy nhất có số phận bị che giấu trong bí ẩn. Đã 67 ngày trôi qua kể từ khi không ai nghe tin tức gì từ Viktar Babaryka, một cựu nhân viên ngân hàng, người cũng dự định tranh cử tổng thống vào năm 2020. Những người ủng hộ anh ta lo lắng rằng anh ta đã bị đánh đập và đưa vào bệnh viện nhà tù. Anh ta phải ra hầu tòa và làm chứng trong phiên tòa xét xử con trai mình, bắt đầu vào ngày 22 tháng 5, nhưng đã bỏ lỡ phiên điều trần.
Đã hơn năm tháng trôi qua kể từ khi có bất kỳ tin tức nào về Maria Kolesnikova, người quản lý chiến dịch tranh cử của Babaryka, người cũng bị bắt vào năm 2020 và bị kết án 11 năm tù. Theo một tuyên bố gần đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Kolesnikova đã không được phép gọi điện thoại, viết thư hay gặp gia đình hay luật sư của cô kể từ giữa tháng Hai.
Một nhân vật đối lập khác, Nikolai Statkevich, đang thụ án 14 năm và đã không có tin tức gì trong 145 ngày.
Pavel Sapelko từ nhóm nhân quyền nổi tiếng Viasna của Belarus nói với AP: “Đó là một chính sách mới có chủ ý của chính quyền nhằm giữ cho các nhà lãnh đạo phe đối lập bị cô lập hoàn toàn về thông tin. “Đó là một nỗ lực của chính quyền nhằm gây áp lực không chỉ với các tù nhân chính trị, những người đang bị tước quyền liên lạc với thế giới bên ngoài và bị giam giữ trong những điều kiện khủng khiếp, mà cả gia đình của họ, những người buộc phải sống mà không có bất kỳ thông tin nào về người thân của họ.”
Chính quyền Belarus chưa bình luận về tình hình.
Source:ABC News
3. Bahrain tấn công vào tự do tôn giáo
Tuần trước, Jalal al-Qassab, 60 tuổi và Redha Rajab, 67 tuổi, đã nộp đơn kháng cáo lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng chống lại các bản án cho rằng họ đã “chế nhạo” tín ngưỡng Hồi giáo. Vào tháng 3, họ bị kết án một năm tù và phạt tiền.
Cả hai người đàn ông đều là thành viên của Al Tajdeed, một hiệp hội văn hóa và xã hội Bahrain đã ghi danh tại quốc gia này từ năm 2002. Tổ chức này mô tả nhiệm vụ của mình là thúc đẩy thảo luận cởi mở về tôn giáo và luật học Hồi giáo. Các thành viên cũ và những người khác đã nói với HRW rằng nhóm này đã phải gánh chịu các hành vi lạm dụng.
Vào tháng 2, Công tố viện dẫn các khiếu nại từ Cục Tội phạm Mạng của Bộ Nội vụ và Bộ Phát triển Xã hội, đã đệ đơn tố cáo hình sự các thành viên Al Tajdeed, cáo buộc rằng các bài bình luận trên YouTube của al-Qassab về nhiều câu Kinh Qur'an mâu thuẫn với “các phán quyết có thẩm quyền về quyền lực của Allah” và “xúc phạm một biểu tượng và nhân vật được tôn kính trong một cộng đồng tôn giáo cụ thể.”
Vào tháng 5, Tòa Phúc thẩm Hình sự Cấp cao đã giữ nguyên phán quyết của tòa cấp dưới đối với al-Qassab và Rajab. “Chúng tôi đứng đây để bảo vệ lời của Chúa,” Zahra Murad, phó trưởng phòng truy tố tội phạm mạng, được cho là đã nói với tòa phúc thẩm. Sau khi có quyết định, chính quyền ngay lập tức chuyển những người đàn ông đến Nhà tù Jau để bắt đầu bản án của họ.
Hai người đàn ông bị kết tội vi phạm điều 309 của bộ luật hình sự Bahrain, điều này trừng phạt “bất kỳ người nào bằng bất kỳ hình thức biểu đạt nào xúc phạm một trong những tôn giáo được công nhận hoặc chế giễu các nghi lễ của họ,” và điều 310, điều cấm “sự xúc phạm nơi công cộng” một tôn giáo, một nhân vật hoặc một biểu tượng tôn giáo và “chế giễu” giáo lý của một tôn giáo.
Các hành động của tòa án, cũng như bộ luật hình sự của Bahrain, trái với luật nhân quyền quốc tế vốn bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và phát biểu. Điều 18 và 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, gọi tắt là ICCPR lần lượt bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Bahrain đã phê chuẩn ICCPR vào năm 2006.
Trong khi điều 22 của hiến pháp Bahrain quy định rằng “tự do lương tâm là tuyệt đối”, thì điều 23 của hiến pháp quy định quyền tự do quan điểm và phát biểu “miễn là chúng không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của học thuyết Hồi giáo, làm phương hại đến sự thống nhất quốc gia, hoặc gây chia rẽ hoặc bè phái.”
Bahrain nên duy trì các nghĩa vụ theo hiệp ước quốc tế của mình bằng cách chấm dứt đàn áp các cá nhân muốn thực hiện quyền tự do tôn giáo và biểu đạt. Quốc gia này nên hủy bỏ điều này và các bản án dựa trên biểu hiện khác, đồng thời sửa đổi các điều khoản trong bộ luật hình sự vi phạm rõ ràng ICCPR.
Source:Human Rights Watch
Ukraine sắp tái chiếm Bakhmut. Hoa Kỳ đưa bom chùm cho Ukraine. Mỹ: Prigozhin dùng thế thân lẩn trốn
VietCatholic Media
17:09 08/07/2023
1. Ukraine có thể sắp tái chiếm Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Could Be on the Verge of Retaking Bakhmut”, nghĩa là “Ukraine có thể sắp tái chiếm Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các lực lượng Ukraine được cho là đang tiến về phía đông thành phố Bakhmut khi triển vọng chiếm lại thành phố này ngày càng tăng, nơi đã xảy ra giao tranh ác liệt trong nhiều tháng.
Thủ lĩnh của Nhóm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, cho biết hồi tháng 5 rằng các chiến binh của ông đã kiểm soát thành phố trong khu vực Donetsk này và sẽ chuyển giao nó cho các lực lượng chính quy của Nga kiểm soát. Sau đó, anh ta đã lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại Tổng thống Vladimir Putin, trong khi Kyiv khẳng định rằng họ vẫn đang chiến đấu cho thành phố.
Phó Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Robert Murrett, phó giám đốc Viện An ninh Đại học Syracuse về Chính sách và Luật pháp, nói với Newsweek rằng: “Việc các lực lượng Ukraine đánh chiếm Bakhmut chỉ là vấn đề thời gian, thể hiện qua những bước tiến mà lực lượng của họ đã đạt được ở các khu vực quan trọng xung quanh thành phố”.
Cuộc tấn công gần đây của các lực lượng Ukraine dọc theo phía sườn bắc và phía nam của thành phố đã làm dấy lên mối lo ngại giữa các blogger Nga, chẳng hạn như Alexander Sladkov, người đã đưa ra những thông điệp trái chiều về cuộc chiến giành thành phố.
Hôm thứ Tư, anh ta viết rằng quân đội Nga đã từ bỏ tiền đồn quan trọng tại Klishchiivka và Bakhmut gần đó “nằm dưới sự kiểm soát hỏa lực của Lực lượng vũ trang Ukraine” cũng như “đang bị đe dọa tấn công”.
Tuy nhiên, trong một bài đăng sau đó, anh ta lại nói rằng quân Nga vẫn cố thủ ở Klishchiivka cũng như trong thành trì Ostrov. Nguồn tin khác cho biết, lữ đoàn xung kích số 5 của Nga đã đẩy lùi quân Ukraine khỏi thành trì.
Euromaidan Press do Kyiv hậu thuẫn đã đưa tin hôm thứ Năm rằng trong ngày hôm trước, các cuộc tấn công của Ukraine vào các tuyến hậu cần, nhiên liệu và pháo binh của Nga đã làm tê liệt một thành trì quan trọng của Nga gần Klishchiivka. Điều này có nghĩa là “việc giải phóng” ngôi làng nằm trên những đỉnh cao hùng vĩ ở phía nam Bakhmut “sắp xảy ra,” tờ báo nói thêm.
Murrett nói với Newsweek: “Các hoạt động trong và xung quanh Bakhmut chỉ là một phần trong một số hành động tấn công chống lại các phòng tuyến của Nga ở phía đông và phía nam.”
“Ukraine đang thực hiện một chiến dịch có tính toán nhằm phá vỡ các phần tử Nga ở các khu vực phía sau, đồng thời khiến họ mất cân bằng ở nhiều điểm dọc theo mặt trận.
“Mặc dù một chiến dịch như vậy không kịch tính ngay lập tức như các cuộc tấn công khác, nhưng nó sẽ hạn chế thương vong cho Ukraine và theo thời gian sẽ dẫn đến những lợi ích tấn công triệt để và bền vững hơn trên khắp các khu vực Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar hôm thứ Tư xác nhận rằng quân đội Ukraine đang tiến vào một khu vực không xác định ở sườn phía nam của Bakhmut. Kyiv đã nói rằng tổn thất của Nga trong khu vực cao gấp 10 lần tổn thất của Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết hôm thứ Tư rằng các cảnh quay định vị địa lý cho thấy quân đội Ukraine đã tiến về phía tây bắc, bắc và tây nam của Bakhmut.
Wesley Renfro, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quinnipiac, Hamden, Connecticut, cho biết: “Việc Ukraine tái chiếm thành phố sẽ là động lực chính cho cuộc phản công của Kyiv. “Thành công ở Bakhmut có thể sẽ củng cố thêm sự ủng hộ rất cần thiết của phương Tây dành cho Kyiv và là một dấu hiệu khác cho thấy vị thế của Putin đang bị suy yếu nghiêm trọng.”
2. Quân Ukraine tiến hơn 1 km về phía nam theo hướng Bakhmut. Quân Nga bị kẹt cứng trong thành phố Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 8 tháng Bẩy, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội Ukraine đã tiến được hơn 1 km ở một số đoạn trên sườn phía nam theo hướng Bakhmut. Ở sườn phía bắc, các trận chiến đang diễn ra, các vị trí không thay đổi.
“Ở thành phố Bakhmut, đối phương thực sự đã bị mắc bẫy. Quân đội của chúng ta đã gây khó khăn nhất có thể cho đối phương trong việc di chuyển và không thể thoát ra được”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết như trên.
Pháo kích từ cả hai bên vẫn tiếp tục.
Ngoài ra, các lực lượng phòng thủ tiếp tục các hoạt động tấn công ở các hướng Melitopol và Berdianska, các trận chiến dữ dội vẫn tiếp diễn ở khắp mọi nơi.
“Ngoài ra, các lực lượng phòng thủ của chúng ta đang thực sự đập tan các thiết bị và vũ khí của đối phương ở đó, phá hủy các kho đạn dược, tấn công vào những nơi quân đội Nga đóng quân – do đó làm giảm đáng kể khả năng tấn công và phòng thủ của đối phương”, Thứ trưởng nói thêm.
Theo Maliar, một số đơn vị Nga đã từ chối tham gia các trận chiến ở phía nam do tổn thất nhân lực đáng kể.
Maliar cho biết thêm, ở phía đông, những kẻ xâm lược tiếp tục tiến công theo các hướng Avdiyivka, Maryinka, Kupyansk, Lyman và Svatove, cố gắng chọc thủng các tuyến phòng thủ nhưng đều không thành công. Những trận chiến khốc liệt đang diễn ra ở khắp mọi nơi mà không có sự thay đổi về vị trí.
Trong 24 giờ qua, 630 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 16 hệ thống pháo, 3 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không, và 16 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 8 Tháng Bẩy, khoảng 233.440 quân Nga tại Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.074 xe tăng, 7.953 xe thiết giáp, 4.346 hệ thống pháo, 661 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 410 hệ thống phòng không, 315 chiến đấu cơ, 309 máy bay trực thăng, 3.666 máy bay không người lái chiến thuật, 1.271 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.914 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 619 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Cố vấn an ninh quốc gia của Biden giải thích quyết định gửi bom chùm tới Ukraine của Mỹ
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã giải thích lý do căn bản đằng sau quyết định của Hoa Kỳ cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine. Ông nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã trì hoãn việc thực hiện lời kêu gọi “chừng nào chúng tôi còn có thể”.
Sullivan nói rằng trong khi Hoa Kỳ nhận ra rằng có nguy cơ gây hại cho dân thường từ các bom chưa nổ, thì cũng có rủi ro lớn nếu Nga chiếm “nhiều lãnh thổ Ukraine hơn và khuất phục nhiều thường dân Ukraine hơn vì Ukraine không có đủ pháo binh”.
“Điều đó là không thể chịu đựng được đối với chúng tôi. Ukraine sẽ không sử dụng những loại vũ khí này ở một số vùng đất xa lạ. Đây là đất nước của họ mà họ đang bảo vệ. Đây là những công dân của họ mà họ đang bảo vệ. Họ có động lực sử dụng bất kỳ hệ thống vũ khí nào mà họ có theo cách giảm thiểu rủi ro cho những công dân đó,” Sullivan nói.
Khi đưa ra quyết định, ông Sullivan nói rằng trước tiên, Mỹ đưa ra các quyết định hỗ trợ an ninh dựa trên nhu cầu thực tế của Ukraine. “Ukraine cần pháo binh để duy trì hoạt động tấn công và phòng thủ. Pháo binh là cốt lõi của cuộc xung đột này,” ông giải thích.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ không để Ukraine không có khả năng tự vệ tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc xung đột này.
Thứ hai, ông chỉ ra việc Nga sử dụng bom chùm kể từ khi nước này bắt đầu cuộc xâm lược. “Nga đã và đang sử dụng bom, đạn chùm với tỷ lệ không nổ cao từ 30% đến 40%. Trong môi trường này,” Sullivan nói, lưu ý rằng bom chùm của Mỹ “sẽ cung cấp tỷ lệ hư hỏng thấp hơn nhiều so với những gì Nga đang cung cấp - không cao hơn 2,5%”
Cuối cùng, Sullivan nói rằng Hoa Kỳ đang hợp tác chặt chẽ với Ukraine về yêu cầu cung cấp bom chùm vì nước này sẽ yêu cầu rà phá bom mìn sau xung đột để bảo vệ dân thường khỏi bị tổn hại. “Điều này sẽ cần thiết bất kể Hoa Kỳ có cung cấp các loại đạn này hay không vì việc Nga sử dụng rộng rãi các loại bom, đạn chùm,” Sullivan nói.
Sullivan cho biết thông báo chính thức về gói viện trợ mới sẽ đến từ Ngũ Giác Đài.
Bom, đạn chùm khi chạm mục tiêu sẽ phân tán ra các quả “bom nhỏ” chứa trong quả bom chính trên các khu vực rộng lớn. Những quả bom nhỏ đó có thể không phát nổ khi va chạm và có thể gây rủi ro lâu dài cho bất kỳ ai gặp phải chúng, tương tự như bom mìn. Hơn 100 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Pháp và Đức, đã đặt ngoài vòng pháp luật các loại đạn theo Công ước về Bom, đạn chùm, nhưng Hoa Kỳ và Ukraine không phải là bên ký kết lệnh cấm.
4. Biden giải thích lý do tại sao ông đưa ra “quyết định khó khăn” khi gửi bom chùm cho Ukraine
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng đó là một “quyết định khó khăn” khi lần đầu tiên cung cấp cho Ukraine bom, đạn chùm, nhưng cuối cùng ông đã bị thuyết phục để gửi vũ khí gây tranh cãi vì Kyiv cần đạn dược trong cuộc phản công chống lại Nga.
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu thông báo rằng tổng thống đã phê chuẩn việc chuyển giao bom, đạn chùm cho Ukraine, đó là ví dụ mới nhất về việc Hoa Kỳ đã cung cấp cho Kyiv vũ khí mà ban đầu nước này phản đối việc đưa vào cuộc chiến.
“Đó là một quyết định rất khó khăn đối với tôi. Và nhân tiện, tôi đã thảo luận điều này với các đồng minh của chúng ta, tôi đã thảo luận điều này với những người bạn của chúng ta trên Đồi Capitol,” Biden nói và nhấn mạnh rằng “Người Ukraine sắp hết đạn.”
Bom chùm mà Mỹ gửi tới Ukraine sẽ tương thích với trọng pháo 155ly do Mỹ cung cấp, một loại pháo quan trọng đã cho phép Ukraine giành lại lãnh thổ trong năm ngoái.
Biden nói rằng bom, đạn chùm đang được gửi đi như một “giai đoạn chuyển tiếp” cho đến khi Mỹ có thể sản xuất thêm pháo 155ly.
“Đây là cuộc chiến liên quan đến đạn dược. Và họ sắp hết kho đạn đó, còn chúng ta thì sắp hết nguồn dự trữ,” Biden nói. “Và vì vậy, điều mà cuối cùng tôi đã làm, tôi đã nhận lời đề nghị của Bộ Quốc phòng - không phải vĩnh viễn – mà chỉ cho phép trong giai đoạn chuyển tiếp này, trong khi chúng tôi chờ nhận thêm đạn pháo 155 ly cho người Ukraine.”
Có hơn 100 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Pháp và Đức, đã đặt các loại đạn này ra ngoài vòng pháp luật theo Công ước về Bom, đạn chùm. Nhưng Hoa Kỳ và Ukraine không phải là bên ký kết lệnh cấm.
5. Tổng thống Zelenskiy thăm Đảo Rắn, tưởng nhớ các anh hùng Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm Đảo Rắn, hay còn gọi là đảo Zmiinyi, để bày tỏ lòng kính trọng đối với các anh hùng Ukraine và bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã chiến đấu chống lại sự xâm lược của Nga trong 500 ngày qua.
Tổng thống Zelenskiy nói:
“Hôm nay chúng tôi đang ở Đảo Rắn, Đảo Rắn của chúng ta, nơi sẽ không bao giờ bị tạm chiếm, giống như toàn bộ Ukraine. Bởi vì chúng ta là một đất nước của những người dũng cảm. Hôm nay chúng tôi đã vinh danh những anh hùng Ukraine của chúng ta, tất cả những chiến binh đã chiến đấu cho hòn đảo này, những người đã giải phóng nó. Và mặc dù đây là một mảnh đất nhỏ ở giữa Hắc Hải của chúng ta, nhưng đó là một bằng chứng tuyệt vời rằng Ukraine sẽ giành lại mọi phần lãnh thổ của mình! Từ đây, từ nơi này, tôi muốn cảm ơn từng chiến binh của chúng ta trong 500 ngày này! Lực lượng Vũ trang của chúng ta, tình báo của chúng ta, lực lượng biên phòng, Lực lượng Vệ binh Quốc gia, Cơ quan An ninh Ukraine, Cảnh sát Quốc gia, những người ra tín hiệu của chúng ta, người dân của chúng ta. Cảm ơn tất cả những người chiến đấu cho Ukraine”, Tổng thống Ukraine nói.
Theo Zelenskiy, sự tự do mà tất cả các anh hùng Ukraine ở các thời đại khác nhau mong muốn cho Ukraine và lẽ ra đã phải giành được ngay bây giờ sẽ là sự tri ân đối với tất cả những người đã hy sinh mạng sống của họ cho Ukraine.
“Chúng ta nhất định thắng lợi”, Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh.
Ngoài ra, Tổng thống Zelenskiy còn để lại một dòng chữ trên biển chỉ dẫn của Đảo Rắn.
Xin nhắc lại rằng Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã giải phóng Đảo Rắn khỏi quân xâm lược Nga vào ngày 30 tháng 6 năm 2022.
6. Ngũ Giác Đài trích dẫn cuộc phản công “chậm chạp” của Ukraine là một lý do để gửi bom chùm
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết một trong những lý do chính khiến Mỹ cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine là để giúp họ chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga vì cuộc phản công đang “diễn ra chậm hơn một chút so với một số người mong đợi”.
“Chúng tôi muốn bảo đảm rằng người Ukraine có đủ pháo binh để tiếp tục chiến đấu trong bối cảnh cuộc phản công hiện nay,” Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Chính sách Colin Kahl cho biết trong một cuộc họp báo. “Và bởi vì mọi thứ đang diễn ra chậm hơn một chút so với một số người đã hy vọng, nên chi phí cho pháo binh rất cao.”
Kahl cho biết đạn dược sẽ được chuyển đến Ukraine “trong một khung thời gian phù hợp cho cuộc phản công.”
Kahl cũng cho biết việc cung cấp bom, đạn chùm cũng là một tín hiệu quan trọng đối với Nga rằng “người Ukraine sẽ tiếp tục cuộc chơi”.
“Vladimir Putin có lý thuyết về chiến thắng, OK? Lý thuyết về chiến thắng của ông ta là ông ta sẽ tồn tại lâu hơn mọi người,” Kahl nói. “Đó là lý do tại sao Tổng thống Biden đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết, và tại sao chúng tôi báo hiệu rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine những khả năng giúp họ tiếp tục chiến đấu.”
Đáp lại những lo ngại về nhân đạo xung quanh bom, đạn chùm, Kahl nói rằng “điều tồi tệ nhất đối với dân thường ở Ukraine là Nga chiến thắng trong cuộc chiến, và vì vậy điều quan trọng là Nga không thể làm được như vậy.”
Quân đội Ukraine cho đến nay đã không đạt được những thành tựu lớn trong giai đoạn đầu của cuộc phản công, mặc dù có những bước tiến gia tăng trên tiền tuyến.
Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã giải thích rằng:
“Mỗi mét, mỗi km đều phải trả giá bằng sinh mạng,”ông nói hồi đầu tháng này. “Bạn có thể làm điều gì đó rất nhanh, nhưng các khu vực này bị gài mìn dày đặc. Con người là kho báu của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi rất cẩn thận.”
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley cũng nói rằng tốc độ này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Nga đã có thời gian để củng cố khả năng phòng thủ của mình và “Các binh sĩ Ukraine đang tấn công qua các bãi mìn và vào các chiến hào”.
“Vì vậy, vâng, chắc chắn, nó diễn ra hơi chậm, nhưng đó là một phần bản chất của chiến tranh,” Milley nói.
7. Ngũ Giác Đài tiết lộ Prigozhin sử dụng thế thân để lẩn trốn khỏi Belarus
Ký giả Iona Cleave của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “WHERE IS PRIGOZHIN? Pentagon says Wagner Group warlord Prigozhin is ‘using body doubles to hide’ as mystery surrounds his whereabouts, nghĩa là “PRIGOZHIN ĐANG Ở ĐÂU? Ngũ Giác Đài cho biết lãnh chúa Prigozhin của Tập đoàn Wagner đang 'sử dụng thế thân để lẩn trốn' khi bí ẩn bao quanh nơi ở của anh ta.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Bí ẩn về nơi ở của lãnh chúa Wagner mất tích Yevgeny Prigozhin ngày càng sâu sắc khi Ngũ Giác Đài tuyên bố rằng anh ta đang sử dụng thế thân để ngụy trang cho các hành động của mình.
Trùm lính đánh thuê tiếp tục gây bối rối và thách thức Điện Cẩm Linh sau cuộc nổi loạn bất thành của anh ta khi Belarus tuyên bố anh ta đã bỏ qua các điều khoản lưu vong và trở về Nga.
Hôm thứ Năm, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã gây sửng sốt khi tuyên bố rằng ông chủ Wagner bị cho là kẻ phản bội “không ở Belarus”.
Mặc dù đã môi giới cho thỏa thuận cung cấp cho Prigozhin và đội quân lính đánh thuê của Prigozhin nơi ẩn náu ở đất nước mình sau cuộc binh biến, nhưng hóa ra nhà lãnh đạo bù nhìn đã đánh mất con chim trong tù của mình.
“Anh ta hoàn toàn tự do,” nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố.
Đầu tiên, Lukashenko gợi ý rằng Prigozhin đã trở về thành phố quê hương St. Petersburg, trước khi suy đoán một cách mơ hồ “có lẽ anh ta đã bay đến Mạc Tư Khoa”.
Khi các nỗ lực tìm ra đối phương số một của Putin ngày càng ráo riết hơn, một nguồn tin tình báo Hoa Kỳ đã tiết lộ một cách bất ngờ rằng Prigozhin đang sử dụng thế thân để ngụy trang cho hành động của mình.
Họ nói với The New York Times rằng Prigozhin chủ yếu dành thời gian của mình ở Nga thay vì Belarus, nhưng họ không thể biết được bao nhiêu thời gian do số lượng Prigozhin giả đang chạy khắp nơi.
Đáp lại những câu hỏi liên quan đến nơi ở của Prigozhin - Điện Cẩm Linh đã giả vờ không quan tâm, nói rằng họ không có “khả năng” và cũng chẳng “mong muốn” theo dõi các hành động của anh ta.
Nếu người đứng đầu Wagner ở Nga, điều đó đặt ra thêm câu hỏi về việc làm thế nào người đàn ông chịu trách nhiệm dàn dựng mối đe dọa lớn nhất đối với sự cai trị bằng bàn tay sắt của Putin trong hai thập kỷ lại được phép tự do đi lại.
Theo dữ liệu theo dõi chuyến bay, một máy bay phản lực kinh doanh được liên kết với Prigozhin đã rời St Petersburg đến Mạc Tư Khoa vào hôm thứ Tư và hướng đến miền nam nước Nga vào thứ Năm.
Nhưng không rõ liệu chỉ huy lính đánh thuê có ở trên tàu hay không.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, gần đây đã tweet: “Thật tuyệt khi chính quyền Nga không thực sự quan tâm đến một người đã phát động một cuộc binh biến vũ trang chống lại họ.
“Vậy chính xác anh ta ở đâu? Phải chăng với tiền, vũ khí và lính đánh thuê Wagner?”
Quyết định trắng trợn coi thường thỏa thuận lưu vong của Prigozhin là một hành động khiêu khích trực tiếp khác chống lại một Putin hoang tưởng, người dường như đang tham gia vào một cuộc thanh trừng ở Điện Cẩm Linh.
Sergey Surovikin - hay còn gọi là “Tướng quân Ngày Tận Thế” - đã biến mất hai tuần qua sau khi có tin đồn rằng ông ta đã biết trước kế hoạch của thủ lĩnh Wagner.
Trong khi đó, Putin có thể đang tham gia vào một chiến dịch ít rõ ràng hơn nhằm tiêu diệt Prigozhin, bắt đầu từ danh tiếng của anh ta trong lòng người Nga.
Phân tích mới nhất từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, nói rằng khả năng Prigozhin có thể làm chủ vận mệnh của chính mình cho thấy hai điều.
Anh ta có thể đang “được bảo vệ bởi một số bảo đảm an ninh hay vào lúc này Điện Cẩm Linh được tiếp tục ưu tiên làm suy yếu danh tiếng của anh ta ở Nga hơn là tấn công vào Prigozhin về mặt thể chất hoặc pháp lý”.
Dù bằng cách nào, ISW đã tuyên bố: “Wagner không hoàn thành phần cuối của thỏa thuận”.
Tuần này, lực lượng an ninh đã lục soát dinh thự sang trọng của Prigozhin ở St. Petersburg và công bố những bức ảnh phi thường về ngôi nhà sang trọng và kinh hoàng.
Họ chế nhạo những thỏi vàng, kho vũ khí cá nhân, chiếc búa tạ khổng lồ và thậm chí cả một bức ảnh đóng khung những cái đầu bị cắt rời của anh ta cũng nằm trong số chiến lợi phẩm.
Cuộc đột kích của FSB cũng thu giữ chiếc tủ kỳ quái của anh ta chứa đầy tóc giả, râu và những bức ảnh của anh ta trong nhiều bộ trang phục khác nhau - ám chỉ về một người đàn ông rõ ràng có kinh nghiệm cải trang.
Con chó cưng cũ của Putin đã không được nhìn thấy kể từ khi ông được chuyển đến Belarus để bắt đầu cuộc sống lưu vong sau cuộc “đảo chính” bị hủy bỏ vào ngày 24 tháng 6 chống lại các nhà lãnh đạo quân sự của Nga.
Cuộc nổi dậy sôi sục đã bị dập tắt sau khi Prigozhin đạt được một thỏa thuận cay đắng, nhưng không rõ ràng với Putin, chấm dứt 36 giờ đáng kinh ngạc, chứng kiến lực lượng của Wagner tiếp cận trong vòng tròn 125 dặm hay 200km từ thủ đô Mạc Tư Khoa.
Kể từ đó, nhiều người cho rằng anh ta đã ẩn náu ở Belarus để tránh rắc rối.
Máy bay của anh ta đã được theo dõi hạ cánh ở quốc gia lân cận và chính Lukashenko xác nhận anh ta đã đến nơi.
Dù đó có phải là sự thật hay không, lần đầu tiên Prigozhin giữ im lặng và ẩn mình, cho đến khi anh ta phá vỡ sự im lặng kéo dài một tuần của mình vào hôm thứ Hai, khi anh ta trở lại chiến đấu trong không gian thông tin để cảm ơn những người ủng hộ và bảo vệ những hành động nổi loạn của mình.
Trong tuyên bố đầu tiên của mình kể từ khi được chuyển đến Belarus, Prigozhin đã bảo vệ cuộc binh biến bạo lực của mình như một “cuộc tuần hành vì công lý”.
Anh ta mạnh dạn tuyên bố rằng nhiệm vụ của mình là “chống lại những kẻ phản bội và vận động xã hội” và kêu gọi công chúng Nga ủng hộ đội quân đánh thuê tàn ác của mình.
Anh ta trơ trẽn nói thêm: “Trong tương lai gần, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thấy những chiến thắng tiếp theo của chúng tôi ở tiền tuyến.”
Tuy nhiên, một phần trong thỏa thuận của Prigozhin với Putin đã buộc các tân binh của Wagner phải lựa chọn giữa việc theo ông ta đến Belarus, hay ký kết các liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga, hay trở về nhà với gia đình của họ.
Trong khi các áp phích của Wagner trên khắp nước Nga đang bị phá bỏ và trụ sở của họ bị rút ruột - nhóm sát thủ được trả tiền vẫn đang tích cực tìm kiếm tân binh bằng cách sử dụng quảng cáo trên Telegram trong tuần này.
Việc thúc đẩy tuyển dụng làm suy yếu thỏa thuận ngừng bắn của nhóm sát thủ có trả tiền với Điện Cẩm Linh.
Belarus đã đề nghị Wagner sử dụng một căn cứ quân sự “bị bỏ hoang” của Belarus và hình ảnh vệ tinh cho thấy các cấu trúc tạm thời đang được xây dựng nhanh chóng.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, Lukashenko nói rằng lực lượng Wager vẫn ở trong “các trại cố định” của họ ở miền đông Ukraine mà họ đã rút lui sau cuộc nổi dậy thất bại.
“Liệu họ có đến đây hay không, và nếu có thì bao nhiêu người trong số họ sẽ đến, chúng tôi sẽ quyết định trong tương lai,” nhà độc tài nói.
Hôm thứ Sáu, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, Leonid Kasinsky, nói rằng đại diện của Wagner thậm chí còn chưa đến thăm trại.
8. Ngũ Giác Đài cho biết bom chùm tới Ukraine có “tỷ lệ không nổ” thấp và sẽ giúp duy trì nguồn cung đạn dược
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã bảo vệ quyết định gửi vũ khí thông thường cải tiến kép, gọi tắt là DPICM, gây tranh cãi, còn được gọi là bom chùm, tới Ukraine, với lý do tỷ lệ thất bại của vũ khí thấp hơn so với các phiên bản của Nga, cũng như cam kết của Ukraine về “ trách nhiệm sử dụng” chúng.
“Chính phủ Ukraine đã bảo đảm với chúng tôi bằng văn bản về việc sử dụng có trách nhiệm DPICM, bao gồm cả việc họ sẽ không sử dụng các quả đạn trong môi trường đô thị dân cư đông đúc và họ sẽ ghi lại nơi họ sử dụng các quả đạn này, điều này sẽ đơn giản hóa các nỗ lực rà phá bom mìn sau này,” Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Chính sách Colin Kahl cho biết tại một cuộc họp báo.
Kahl cho biết ông đã thảo luận vấn đề này với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov và Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ cho “các nỗ lực rà phá bom mìn sau xung đột” của Ukraine ngoài khoản 95 triệu USD đã cam kết.
Ông Kahl nói thêm rằng việc cung cấp bom chùm cho Ukraine sẽ “bảo đảm rằng quân đội Ukraine có đủ đạn pháo trong nhiều tháng tới”.
Kahl nhắc lại rằng Hoa Kỳ không cung cấp các biến thể bom, đạn chùm cũ hơn với “tỷ lệ không nổ” cao.
Ông nói: “Nhiều nghiên cứu đã được tham khảo, ít nhất là những nghiên cứu mà tôi đã xem trên báo chí, dựa trên thử nghiệm được hoàn thành vào những năm 1980. Và nhiều DPICM của các biến thể đó kể từ đó đã được phi quân sự hóa. Chúng tôi không cung cấp các biến thể DPICM đó cho Ukraine. Thay vào đó, chúng tôi sẽ cung cấp các DPICM hiện đại nhất của chúng tôi với tỷ lệ không nổ được đánh giá là dưới 2,35%, được chứng minh qua năm cuộc kiểm tra toàn diện do Bộ Quốc phòng tiến hành từ năm 1998 đến năm 2020.”
Bom chùm bị hơn 100 quốc gia cấm, không bao gồm Hoa Kỳ và Ukraine, vì chúng phân tán “bom” trên các khu vực rộng lớn có thể không phát nổ khi va chạm và có thể gây rủi ro lâu dài cho bất kỳ ai gặp phải chúng, tương tự như bom mìn.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Sau một thời gian tạm lắng vào tháng 6 năm 2023, trong bảy ngày qua, Bakhmut lại trở thành nơi diễn ra một số cuộc giao tranh ác liệt nhất dọc theo mặt trận.
Các lực lượng Ukraine đã giành được nhiều thắng lợi ổn định ở cả phía bắc và phía nam của thị trấn do Nga kiểm soát. Lực lượng phòng thủ của Nga rất có thể đang phải vật lộn với tinh thần sa sút, sự kết hợp giữa các đơn vị không cân xứng và khả năng hạn chế trong việc tìm và tấn công pháo binh Ukraine.
Giới lãnh đạo Nga gần như chắc chắn coi việc nhượng bộ Bakhmut là không thể chấp nhận được về mặt chính trị, vốn có sức nặng tượng trưng là một trong số ít những thành tựu mà Nga đạt được trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, rất có thể có rất ít dự trữ bổ sung để có thể dành cho khu vực này.
10. Mỹ tham vấn đồng minh về quyết định gửi bom chùm tới Ukraine, cố vấn an ninh quốc gia nói
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết, Mỹ đã tham khảo ý kiến của một số đồng minh khi cân nhắc quyết định gửi bom, đạn chùm tới Ukraine.
Điều này bao gồm việc thảo luận với các đồng minh là những bên ký kết Công ước về bom, đạn chùm, một hiệp ước quốc tế không cho phép sản xuất hoặc phân phối các loại vũ khí gây tranh cãi, Sullivan nói.
“Mặc dù họ không thể chính thức ủng hộ điều gì đó mà họ đã chống lại khi ký kết một công ước, nhưng đã chỉ ra cả một cách riêng tư và nhiều người trong số họ công khai trong suốt ngày hôm nay, rằng họ hiểu quyết định của chúng tôi và về cơ bản, họ nhận ra sự khác biệt giữa Nga và Ukraine. Nga sử dụng bom chùm để tấn công Ukraine và Ukraine sử dụng bom chùm để tự vệ, để bảo vệ công dân và lãnh thổ có chủ quyền của mình,” ông nói hôm thứ Sáu.
Sullivan cho biết các đồng minh khác không phải là bên ký kết công ước đã chấp nhận quyết định của Hoa Kỳ “với vòng tay rộng mở”.
“ Vì vậy, chúng tôi cảm thấy rằng điều này sẽ không làm gián đoạn sự đoàn kết rất mạnh mẽ và vững chắc mà chúng ta đang hướng tới hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tuần tới,” ông nói.
Phó tế Colombia sắp thụ phong bị bắn, thoát nạn kỳ diệu. Bạo lực nhắm vào Kitô Hữu bùng phát ở Ấn
VietCatholic Media
17:15 08/07/2023
1. Phó tế và giáo dân bị thương trong cuộc tấn công vũ trang ở Colombia
Một phó tế sẽ được thụ phong linh mục vào tháng tới và một giáo dân đã bị thương vào sáng sớm Chúa Nhật ở Colombia trong một cuộc tấn công của một nhóm người có vũ trang đã bắn bừa bãi vào chiếc xe mà họ đang đi.
Phó tế Fredy Muñoz và giáo dân Eider Bototo của Giáo xứ St. Lawrence ở thị trấn Caldono thuộc khu hành chính Cauca của Colombia đang trở về từ làng La Esmeralda, nơi họ đã thực hiện một sứ mệnh mục vụ. Caldono cách Bogota khoảng 370 dặm về phía tây nam.
Vụ tấn công diễn ra vào khoảng 2:30 sáng ngày 2 tháng 7. Chiếc xe - bị trúng 36 viên đạn - thuộc sở hữu của cha sở, là Cha Javier Humberto Porras Gómez. Đài phát thanh Blu Pacifico đã tweet rằng các nạn nhân bị thương nặng.
Theo Hiệp hội các Hội đồng thành phố Ukawe Sx Nasa Cxhab, “khi họ đang quay trở lại thị trấn Caldono gần La Piscina, họ đã bị chặn lại bởi một số người đàn ông đeo mặt nạ đã xả súng bừa bãi”.
Tổng giáo phận Popayán, nơi có đô thị Caldono, đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về vụ tấn công bạo lực nhằm vào Bototo và Muñoz, “những người sẽ được thụ phong linh mục vào tháng tới”.
“Chúng tôi mạnh mẽ lên án cuộc tấn công này có thể đã cướp đi sinh mạng của hai người, những người thay mặt Tin Mừng hoàn toàn việc phục vụ trong cộng đồng này,” tổng giáo phận cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook.
“Thật kỳ diệu, hôm nay vết thương của họ không nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, những vết thương của họ nhắc nhở chúng ta về những vết thương của toàn bộ xã hội dân sự Cauca, những người đang là nạn nhân của bạo lực vũ trang vượt quá mọi nguyên tắc hợp lý và luật nhân đạo quốc tế,” tổng giáo phận cho biết.
Theo văn phòng thanh tra nhân dân, thành phố Caldono đang gặp rủi ro cao do sự hiện diện của Quân đội Giải phóng Quốc gia và các phe phái của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia đã từ chối chấp nhận thỏa thuận hòa bình năm 2016 đạt được với chính phủ.
Source:National Catholic Register
2. Các nhà lãnh đạo Công Giáo nói rằng 'thanh trừng sắc tộc' nhắm vào các Kitô hữu đang diễn ra ở bang Ấn Độ
Các buổi cầu nguyện và tuần hành phản đối của cộng đồng Công Giáo nhỏ bé nhưng có ảnh hưởng đối với xã hội Ấn Độ đã được tổ chức trên khắp đất nước vào ngày 2 tháng 7 để đối phó với bạo lực đang diễn ra chống lại các Kitô hữu ở bang Manipur phía đông bắc của đất nước.
Được kêu gọi bởi Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, các cuộc biểu tình nhấn mạnh rằng hơn 100 người, phần lớn là Kitô hữu, đã bị giết cho đến nay ở Manipur. Cuộc tàn sát diễn ra ngay trước lễ kỷ niệm tháng 8 của một cuộc tàn sát chống Kitô giáo vào năm 2008 tại bang Orissa.
Cuộc xung đột xảy ra khi nhóm dân tộc Meitei phần lớn theo Ấn Giáo chống lại người Kuki theo đạo Tin lành, mỗi nhóm đại diện cho khoảng bốn mươi phần trăm dân số bốn triệu người của bang, nhưng người Meitei được sự ủng hộ của các lực lượng chính trị khu vực và quốc gia do đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Kể từ khi bạo lực bắt đầu vào ngày 3 tháng 5, ước tính có khoảng 50.000 người di tản hiện đang sống trong 300 trại tị nạn. Bên cạnh đó, còn có một số lớn hơn đã bị trục xuất khỏi nhà và làng của họ và cho đến nay vẫn chưa được chuyển đến bất kỳ khu định cư chính thức nào. Hơn 5.000 công trình kiến trúc, bao gồm nhà thờ và nhà riêng của các Kitô hữu, đã bị đốt cháy và một số nhà quan sát địa phương cho rằng có tới 120 người đã chết.
Một thông điệp ngày 22 tháng 6 từ Đức Tổng Giám Mục Andrews Thazhath của Trichur, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, kêu gọi tất cả các tổng giám mục, giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo lý viên và giáo dân tham gia cuộc biểu tình ngày 2 tháng 7.
“Hơn 50.000 người đã phải di dời, trở thành vô gia cư và đang phải chịu đựng trong các trại cứu trợ và nhà ở tư nhân khác nhau. Nhiều người đã rời khỏi thành phố. Rất nhiều người đã chạy trốn khỏi Imphal và tiểu bang để đến các địa phương an toàn hơn,” tuyên bố của Đức Cha Thazhath có đoạn viết.
Là một phần của các cuộc biểu tình, các buổi chầu Thánh Thể và cầu nguyện đã được tổ chức tại các giáo xứ, sau đó là các cuộc rước nến. Các cuộc biểu tình được tổ chức với những lá cờ đen, trong đó một số lượng lớn các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tham gia. Tại một số giáo phận, những người thuộc các tín ngưỡng khác cũng tham gia các cuộc biểu tình.
Tại Tổng giáo phận Pondicherry, những Kitô hữu phản đối những hành động tàn bạo ở Manipur đã bị cảnh sát giam giữ, với đơn kiện chống lại 20 người biểu tình, trong đó có một số linh mục, vì bị cáo buộc gây náo loạn trên đường công cộng.
Source:Crux
3. Đức Thánh Cha kêu gọi các tổ chức quốc tế hiệp lực chống lại nạn đói
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tổ chức quốc tế liên kết nỗ lực chống lại nạn đói tiếp tục lan tràn trên thế giới, và đừng áp đặt các biện pháp ý thức hệ cho các nước nghèo.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong sứ điệp gửi các tham dự viên Hội nghị Toàn thể Lần thứ 43 của tổ chức Lương nông Quốc tế, gọi tắt là FAO, đang tiến hành tại trụ sở của tổ chức này ở Roma. Sứ điệp được Đức ông Chico Arellana, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh tổ chức FAO, tuyên đọc, trong đó Đức Thánh Cha viết:
“Hàng triệu người tiếp tục chịu cảnh lầm than và suy dinh dưỡng trên thế giới vì các cuộc xung đột võ trang, cũng như nạn thay đổi khí hậu và những hậu quả của thiên tai. Vì thế, một hành động quyết liệt và có thẩm quyền để xóa bỏ nạn đói trên thế giới là điều không thể tránh né.
“Nạn nghèo, chênh lệch, tình trạng thiếu các tài nguyên cơ bản, như lương thực, nước uống, y tế, giáo dục, nhà ở, là một thương tổn trầm trọng phẩm giá con người. Sự tản cư hàng loạt, cùng với những hậu quả khác do những căng thẳng chính trị, kinh tế và quân sự trên bình diện hoàn cầu, làm suy yếu những nỗ lực đang được thực thi để bảo đảm sự cải tiến điều kiện sống của con người, vì phẩm giá của họ”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nạn đói, do Liên Hiệp Quốc đề ra, từ nay cho đến năm 2030, theo nhiều chuyên gia, sẽ không đạt được trong thời gian hạn định. Tuy nhiên, sự thiếu khả năng đáp ứng trách nhiệm này không được dẫn tới việc biến các ý hướng ban đầu thành những chương trình mới, được xét lại, mà không để ý đến những nhu cầu thực sự của các cộng đoàn địa phương. Cần tránh nạn thực dân ý thức hệ làm biến thái những khác biệt văn hóa và các đặc tính truyền thống, nhân danh ý tưởng thiển cận về sự tiến bộ”.
Vì thế, Đức Thánh Cha viết, cần có hoạt động chung trong tinh thần cộng tác của toàn thể gia đình các dân nước. Không thể có chỗ cho xung đột hoặc đối nghịch, trong khi những thách đố lớn lao hiện nay đòi phải có một lối tiếp cận toàn diện và đa phương. Vì thế, cần có nỗ lực chung của các chính phủ, các xí nghiệp, giới học giả, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và các cá nhân để phối hợp các biện pháp phòng ngừa quyết liệt hầu mưu ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất. Và về phần mình, Tòa Thánh tiếp tục đóng góp để trong thế giới chúng ta không ai bị thiếu cơm bánh hằng ngày và trái đất chúng ta được bảo vệ, để tái trở thành khu vườn đẹp đẽ, như đã xuất phát từ tay được Đấng Tạo Hóa để mang lại niềm vui cho con người”.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha không quên chúc mừng ông Quất Đông Ngọc (Qu Dongyu) mới được tái nhiệm Tổng giám đốc tổ chức FAO.