Ngày 07-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hạt giống Lời Chúa
Giuse Đinh Lập Liễm
04:12 07/07/2011
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP

Lời Chúa là đèn soi bước đường chúng ta đi, là ánh sáng chỉ đường trong đêm tối và là lương thực nuôi linh hồn chúng ta. Lời Chúa được ví như hạt giống, tự nó có sức phát triển mạnh mẽ, nhưng hạt giống ấy, tuy là hạt giống hảo hạng có sức mạnh vô song, cũng cần có điều kiện thuận lợi để phát triển. Chúng ta có nhiệm vụ phải làm cho hạt giống ấy nảy nở và phát triển. Chúa đòi chúng ta phải cộng tác vào trong công việc này.

Hạt giống Lời Chúa được gieo vãi khắp nơi một cách dồi dào, nhất là gieo vào lòng người. Hạt giống ấy có được tiếp nhận hay không, hoặc được tiếp nhận một cách ơ hờ lạnh nhạt, hoặc được tiếp nhận một cách trân trọng, thì hạt giống ấy được phát triển tùy theo thái độ của từng người. Chúng ta cố gắng biến thành thửa đất tốt để đón nhận hạt giống Lời Chúa, hy vọng hạt giống ấy sẽ sinh hoa kết quả, hạt sinh 30, hạt sinh 60 hay sinh 100 hạt khác.

Tâm hồn mỗi người là một thửa ruộng, và không có thửa ruộng nào là vô ích. Nhưng để thửa ruộng là mảnh đất phì nhiêu đòi hỏi mỗi người chúng ta phải ra công cầy xới. Đương nhiên không có cuộc cầy xới nào mà không đòi phải vất vả, long đong. Tâm hồn chúng ta sẽ không là mảnh đất sinh hoa trái nếu chúng ta không chịu hy sinh, mất mát lo cầy xới, gạn lọc, nhổ hết gai góc, nhặt đi những sỏi đá của ích kỷ hẹp hòi, của những đam mê hư hèn, của gian tham lừa lọc, của thù hận ghen tương.

Như vậy Lời Chúa hôm nay kêu gọi chúng ta đừng để tâm hồn mình thành sỏi đá, đường đi bởi do lòng ích kỷ và thói vô tâm, cũng đừng để tâm hồn mình là bụi gai bởi lòng tham những của hư hèn và tính ươn lười ngại hy sinh cố gắng, nhưng là hãy ra công cầy xới cho hồn mình là mảnh đất phì nhiêu.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Is 55,10-11

Dân Do thái đang phải sống trong cảnh lưu đầy, niềm tin đang lụi dần, tiên tri Isaia được sai đến an ủi, khuyến khích và nói cho dân biết rằng Thiên Chúa đã hứa cho dân thoát cảnh lưu đầy và được trở về quê hương.

Tuy thế, nhiều người Do thái tỏ ra nghi ngờ lời hứa đó, họ không thể tin được. Tiên tri Isaia phải nói cho họ biết tính chất phong phú của lời Chúa giống như mưa và tuyết thấm vào đất làm cho đất nên phì nhiêu thế nào thì lời Chúa luôn luôn hữu hiệu như vậy : Ngài đã nói thì thế nào cũng xẩy ra đúng như lời Ngài đã nói, Ngài đã hứa thì chắc chắn Ngài sẽ thực hiện. Lịch sử đã minh chứng cho lời tiên tri Isaia : dân Do thái đã được hồi hương vào năm 538 trước công nguyên đúng như lời đã báo trước.

+ Bài đọc 2 : Rm 8,18-23

Trong đoạn thư gửi tín hữu Rôma mà phụng vụ hôm nay ghi lại, thánh Phaolô cố cho chúng ta hiểu thế nào là niềm hy vọng của người Kitô hữu. Tuy mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc được thực hiện trong Đức Giêsu Kitô. Niềm hy vọng của Kitô giáo là một sự chờ đợi, được thực hiện trong nước mắt khổ đau như một cuộc vượt qua cái chết.

Tuy sống trong cuộc đời đầy đau khổ nhưng Kitô hữu luôn lạc quan hướng về tương lai, chờ đợi ngày được hưởng ơn cứu độ viên mãn trong Nước Trời.

+ Bài Tin mừng : Mt 13,1-23

Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn về người gieo giống đi gieo lúa, để dạy rằng cũng một lời Chúa rao giảng nhưng sinh nhiều hiệu quả khác nhau là tùy theo thái độ đón nhận của các tâm hồn người nghe.

Để ý nhận xét, ta thấy người nông phu này gieo hạt giống xuống mọi loại đất mặc dù biết trước là nhiều hạt sẽ không nảy mầm mọc lên. Điều đó có ý nói Thiên Chúa rất hào phóng sẵn sàng ban lời Ngài cho mọi người và ban cách quảng đại dồi dào.

Một nhận xét nữa là dụ ngôn kể ra 4 loại đất trong đó có tới 3 loại đất xấu. Điều đó có ý nói là có rất nhiều người không sẵn sàng đón nhận lời Chúa để cho lời ấy sinh hoa kết quả. Nhưng cũng có những người thiện chí biết đón nhận lời Chúa và đem ra thực hành để cho Lời Chúa sinh hoa kết quả dồi dào : hạt sinh 30, 60, 100 hạt khác.

Qua bài dụ ngôn hôm nay, Giáo hội muốn nhắc nhở chúng ta phải nhận thức giá trị thiêng liêng của Lời Chúa, để nhờ đó chúng ta biết tha thiết lắng nghe và chăm chỉ đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Lời Chúa sinh hoa kết quả

Khi đi truyền giáo, Chúa Giêsu rao giảng về Nước Thiên Chúa hay Nước Trời. Đây là những ý tưởng quá trừu tượng mà thính giả phần lớn là dân quê, ít học, ngay các tông đồ nồng cốt cũng ở trong tình trạng đó. Để diễn tả về Nước Trời, Chúa Giêsu hay dùng dụ ngôn để giảng dạy, mỗi dụ ngôn diễn tả được một khía cạnh của Nước Trời. Đây là một lối giảng dạy rất cụ thể , dễ hiểu, hấp dẫn, động não để đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng mà các nhà hiền triết thời xưa thường dùng.

Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người gieo giống đi gieo lúa để nói về hạt giống của Lời Chúa. Theo đó, Lời Chúa như hạt giống được gieo vào lòng mọi người để có thể phát triển và sinh hoa kết quả tùy theo thái độ đón nhận của từng người : có người không chấp nhận, có người chấp nhận với thái độ ơ hờ lạnh nhạt, có người đón nhận với lòng thành để Lời Chúa có thể sinh hoa kết quả dồi dào gấp 30, 60 hay 100 lần.

I. LẮNG NGHE LỜI CHÚA

1. Lời Chúa trong Thánh Kinh

Thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, Giáo hội đã khuyên nhủ chúng ta :”Thánh công đồng Vatican 2 nhiệt liệt cổ vũ các tín hữu chuyên cần lắng nghe và đọc Thánh Kinh, suy gẫm và sống Lời Chúa, vì đó là khoa học cao siêu dạy về Chúa Kitô. Vì theo thánh Giêrônimô :”Dốt Thánh Kinh là không hiểu biết về Chúa Kitô”(cf Verbum Dei # 25). Thánh Kinh dạy cho chúng ta hiểu biết về Chúa, am tường về các mầu nhiệm cao cả của Nước Trời, hay nói cách khác ,Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, tỏ cho chúng ta thánh ý của Ngài.

2. Ba bước đón nhậnLời Chúa

Theo Mark Link, có ba bước trong việc lắng nghe Lời Chúa, mỗi buớc một tiến hơn :

* Bước thứ nhất là nghe Lời Chúa. Chúng ta có thể gọi đây là bước của trí não. Bước này bao hàm việc chăm chú lắng nghe, đọc và giải thích Kinh thánh.

* Bước thứ hai là trân trọng tích giữ Lời Chúa. Bước này có thể được gọi là bước của trái tim, bao hàm việc ghi sâu vào lòng lời ta vừa nghe, và suy nghĩ xem có cách nào áp dụng lời ấy vào cuộc sống và làm sao để lời ấy biến cuộc sống của chúng ta nên tốt đẹp hơn. Bước thứ hai này không nhất thiết xẩy ra tại nhà thờ. Nó có thể khởi sự tại nhà thờ nhưng thường kéo dài suốt tuần lễ sau khi chúng ta suy nghĩ Lời Chúa đã nghe hôm Chúa nhật.

* Bước thứ ba là đem Lời Chúa ra thực hành. Nếu chúng ta gọi bước thư nhất là của “trí não”, bước thứ hai là của “trái tim”, thì chúng ta có thể gọi bước thứ ba là bước của “linh hồn”. Bước này bao hàm tác động lên những gì trí óc chúng ta lãnh nhận và con tim chúng ta tích chứa giữ gìn.

3. Bốn thái độ tiếp nhận Lời Chúa

Theo bài Tin mừng, Chúa Giêsu đã phân chia thành 4 loại đất mà người nông phu gieo hạt giống vào. Bốn loại đất ấy tiêu biểu cho 4 thái độ của con người trước Lời Chúa :

* Đất vệ đường : những kẻ chẳng thiết tha gì đến Lời Chúa. Lời gieo xuống đó chẳng bao lâu thì bị qủi dữ cướp đi.
* Đất lẫn sỏi đá : những người mau mắn đón nhận Lời Chúa nhưng không qúi chuộng bao nhiêu. Khi gặp chút gian khó là bỏ cuộc.
* Đất có nhiều gai : những người cũng đón nhận Lời Chúa, nhưng điều họ quan tâm hơn là những đam mê, vui thú, của cải...Các thứ sau này như gai góc um tùm dần dần làm cho Lời Chúa chết ngẹt.
* Đất tốt : những người sốt sắng đón nghe Lời Chúa, ghi sâu vào tâm hồn và quảng đại đem ra thi hành trong cuộc sống.

Mỗi người phải chuẩn bị đất tốt để đón nhận hạt giống Lời Chúa :

. Đất phải xốp : không cứng như vệ đường, tức là phải có tinh thần khao khát Lời Chúa như một nhu cầu của sức sống để lắng nghe, tìm hiểu và thực hành lời Chúa.

. Đất không có sỏi đá : tức là phải cất những chướng ngại vật như : sự lười biếng, thờ ơ, chểnh mảng Lời Chúa, bỏ các thành kiến, khuynh hướng xấu trong tâm hồn.

. Đất không có gai : tức là tâm hồn phải thanh thỏa, không có những bồn chồn lo lắng về những sự ở đời như thú vui xác thịt, danh vọng, của cải vật chất... vì những cái đó là những gai góc bóp chết lời Chúa.
. Đất tốt : là tâm hồn khiêm nhường biết tin tưởng, trông cậy và yêu mến Lời Chúa để biến đổi đời sống (Trần hữu Thành, Suy niệm Tin mừng Chúa nhật năm A, tr 218).

II. SỐNG THEO LỜI CHÚA

1. Sức mạnh của Lời Chúa

Hạt giống lời Chúa là thứ hạt giống tốt có thể phát triển mạnh. Lời Chúa có thể thay đổi được lòng người nhưng Chúa không muốn can thiệp vào đời tư của con người một cách thô bạo. Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người.

Lời Chúa tự nó có sức mạnh vô biên. Ta có thể ví lời Chúa như nước chảy, nước rất mềm, nhưng có thể làm cho đá mòn như người ta thường nói :”Nuớc chảy đá mòn” (tục ngữ). Lời Chúa tuy êm ái nhẹ nhàng nhưng có sức bào mòn những gì gồ ghề trong tâm hồn để trở nên những viên đá tròn trịa.

Thiên Chúa cứ gieo hạt giống Lời Chúa vào lòng người, còn việc hạt giống đó có phát triển được hay không là do thái độ của tùng người có muốn cộng tác hay không.

Truyện : Nước làm sạch rổ rau.
Bà vợ đi lễ về làm cơm sáng hơi muộn cho làm người chồng khó chịu. Người chồng thì khô khan, thỉnh thoảng mới đến nhà thờ. Vợ thì siêng năng đi lễ để nghe Lời Chúa.
Bụng đang đói, chồng tức bực hỏi vợ :
- Em đi lễ hằng ngày như vậy để được cái gì ?
Bà vợ trả lời :
- Được nhiều lắm, anh ạ.
Chồng hỏi tiếp :
- Được cái gì ?
Vợ thản nhiên đáp :
- Được nghe Lời Chúa. Được Lời Chúa soi dẫn và rửa sạch tâm hồn em !
Chồng trợn mắt :
- Rửa sạch ?
Vợ chỉ tay vào rổ rau mới rửa, trả lời :
- Vâng, nước đã làm cho bụi bặm rổ rau này sạch trơn !
Người chồng hiểu, lặng thinh và suy nghĩ !

2. Sống đạo bằng gì ?

Nếu được hỏi câu này, một người bàng quan nhìn chúng ta sống sẽ trả lời rằng : họ sống đạo bằng đọc kinh, bằng nhận lãnh các bí tích và bằng tham dự các lễ nghi.

Đúng vậy, người Công giáo chưa hoặc rất ít sống đạo bằng Lời Chúa. Nếu sống đạo bằng đọc kinh thì sau giờ kinh là hết sống đạo ! Nếu sống đạo bằng lãnh nhận các bí tích thì có bao nhiêu dịp sống đạo đâu ! Và nếu sống đạo bằng cách tham dự các lễ nghi thì sẽ không còn sống đạo khi ra khỏi nhà thờ ! Vả lại, đạo ở các kinh đọc, trong các bí tích và trong những lễ nghi không thấm nhập vào cuộc đời, vào xã hội.

Đạo là đường, sống đạo là đi đường. Trong cuộc hành trình này. Lời Chúa chỉ hướng cho ta đi. Lời Chúa dạy ta giải quyết những tình huống như thế nào, Lời Chúa là kim chỉ nam đưa ta tới cùng đích (Lm Carolô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 387-388).

Truyện : Lời Chúa khắc ghi trong lòng.
Hôm ấy, một nhà thừa sai Công giáo gặp một cậu bé người Ả rập trên đường từ trường về nhà. Nhà truyền giáo vui vẻ hỏi :
- Sao, hôm nay con học thêm được gì về sách Coran ?
Mắt cậu sáng lên và mau mắn đọc thuộc lòng những câu trích từ sách Coran là sách thánh của các tín đồ Hồi giáo. Nhà truyền giáo nói thêm :
- Bây giờ, con thử viết những lời đó trên đất để cha có thể hiểu dễ dàng hơn và học mau thuộc hơn không ?
Cậu bé đáp :
- Thưa cha, không được ! Lời Thánh phải được viết trong trí và ghi khắc trong lòng chứ không thể viết trên đất được.

Theo tư tưởng của cậu bé đó thì Kinh thánh phải được ghi khắc trong tâm hồn, nghĩa là Lời Chúa phải thấm nhập vào lòng trí người Kitô hữu để họ phải sống bằng Lời Chúa.
Sống đạo là để cho Lời Chúa thấm nhập tâm hồn.
Sống đạo là để cho Lời Chúa hướng dẫn cuộc sống.
Sống đạo là để cho Lời Chúa tuôn trào ra cửa miệng và thấm nhuần môi trường sống.

III. PHỔ BIẾN LỜI CHÚA

Lắng nghe và thực hành Lời Chúa là điều cần thiết nhưng chưa đủ, chúng ta còn có sứ mạng rao giảng Lời Chúa cho người khác. Chúa Giêsu đã nói :”Nếu các con đã lành nhận nhưng không, thì cũng phải cho đi nhưng không” (Mt 11,08). Nếu bản chất của Hội thánh là truyền giáo thì bản chất của những thành viên trong đó cũng phải là truyền giáo.

Lời Chúa phải được chúng ta loan truyền để mang lại nhiều mùa gặt khác. Cũng như những hạt giống được gió đưa đi, rơi xuống và nảy mầm ở nơi xa, hạt giống Phúc âm phải được rải ra từ chính tấm lòng của chúng ta vào trong lòng anh em chúng ta. Nếu chúng ta giữ Lời Chúa cho riêng chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ mất Lời Chúa. Hạt giống không phải được tạo ra để nằm trong một góc của bồ lúa, mà là để được nảy sinh trong những cánh đồng và cuối cùng là trên khắp thế gian.

Mỗi người chúng ta tùy theo ơn gọi , địa vị, chức vụ và khả năng, đều được Chúa mời gọi lãnh nhận sứ vụ rao giảng Lời Chúa, như hạt giống được gieo vào hồn chúng ta, như sức sống nuôi dưỡng làm cho triển nở tới thời sung mãn, để rồi sau đó lại phải gieo rắc sự dư tràn đó vào lòng những người khác. Đó là sứ mạng Chúa ủy thác cho mỗi người chúng ta phải chu toàn.

Truyện : Rao giảng bằng cuộc sống.
Khi một người ra đi gieo Lời Chúa, người ấy không biết rõ việc mình đang làm và kết quả của hạt giống đó sẽ ra thế nào thì ông H.L. Gee đã thuật lại cho chúng ta câu chuyện sau đây :

Trong xóm đạo của ông, có một cụ già cô độc tên là Tôma. Cụ thọ hơn bạn bè của cụ nên không còn ai biết cụ nữa. Khi cụ Tôma qua đời, ông Gee nghĩ rằng không ai đi đưa đám cụ nên ông quyết định đi để còn có người đưa cụ đến nơi an nghỉ cuối cùng. Không có ai đi đưa cả, hôm đó trời lại mưa dầm ướt lạnh. Khi quan tài đến nghĩa trang, có một quân nhân đứng ở cổng chờ, đó là một sĩ quan nhưng trên áo mưa không thấy quân hàm. Quân nhân đó đứng bên huyệt dự lễ an táng. Xong lễ, ông ta tiến đến bên huyệt đưa tay lên chào theo nghi thức dành cho một vị vua. Rồi ông Gee và quân nhân đó ra về.

Khi họ đang đi, gió thổi bật cái áo mưa của vị sĩ quan và ông Gee thấy quân hàm của ông ta, quân hàm thiếu tướng. Vị sĩ quan nói với ông Gee :
- Có lẽ ông ngạc nhiên không hiểu tôi làm gì ở đây. Nhiều năm trước đây cụ Tôma là giáo viên dạy giáo lý ở trường tôi. Tôi là một thằng bé ngỗ nghịch và là một thứ gai nhức nhối cho cụ. Cụ không hề biết cụ đã làm gì cho tôi nhưng cả đời tôi mang ơn cụ, và hôm nay tôi phải đến để nghiêng mình chào tiễn cụ lần cuối.

Ông Tôma không biết được việc mình đã làm, không một giáo sư hay nhà truyền giáo nào biết được. Công tác của chúng ta là gieo ra không chút nản lòng và phần còn lại hãy để cho Chúa định liệu.

Khi một người đi gieo giống, anh ta không thể và không được trông đợi có kết quả tức khắc. Trong thiên nhiên, sự tăng trưởng không bao giờ vội vã, phải mất một thời gian dài để hạt giống đơm bông kết trái, và có thể còn phải mất thời gian dài hơn nữa để hạt giống nảy mầm trong lòng người.

Chúng ta tin chắc rằng hạt giống Lời Chúa có sức tăng trưởng phi thường trong những môi trường thuận lợi. Công việc chúng ta là gieo, cứ gieo rồi để hạt giống mọc lên và khi đã mọc lên thì phát triển mạnh mẽ để sinh hoa trái dồi dào

Truyện : Hạt giống bông lau.
Trong số những vị anh hùng xây dựng Hợp chủng quốc, phải kể đến Benjamin Flanklin, tạ thế năm 1790. Ông là một văn sĩ, nhà ấn loát và xuất bản ; lại còn là một nhà phát minh, một khoa học gia, thương gia và nhà ngoại giao. Một hôm, ông nhận được món quà từ Ấn độ. Đó là một cây chổi bông lau. Nhìn cây chổi, ông thấy có vài hạt còn dính lại ở đó, ông đã nhặt ra và lấy đem gieo, thế là hạt giống nảy mầm, sinh hoa kết hạt. Tới mùa gặt, ông lại lấy những hạt giống đó đem phân phát cho các bạn bè xóm ngõ. Tất cả đều đem gieo và chẳng bao lâu, Hoa kỳ đã có một kỹ nghệ làm chổi bông lau phát đạt rải rác khắp nơi trong quốc gia. Đó cũng là nhờ Benjamin Franklin đã có sáng kiến, biết lợi dụng vài hạt giống nhỏ mọn.

Sau khi đã tìm hiểu lời Chúa, chúng ta phải quyết tâm lắng nghe, thực hành và phổ biến Lời Chúa cho người khác. Muốn cuộc đời chúng ta sinh hoa kết quả, muốn cho bản thân thành đạt trên đường đời, hãy kiểm tra ruộng lúa tâm hồn thường xuyên và kỹ lưỡng như người nông dân luôn biết săn sóc ruộng sạ của mình. Càng vất vả cầy bừa, diệt cỏ, càng can đảm diệt tính hư nết xấu, Lời Chúa gieo xuống, càng đem lợi ích cho cuộc đời chúng ta.
 
Công bố ''Lời Chúa''
Jos. Tú Nạc, NMS
07:39 07/07/2011
Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A (Isaiah 55: 10-11; Psalm 65; Romans 8: 18-23; Matthew 13: 1-23)

Lời Chúa nghiêm khắc và không ngừng. Nhưng từ “Lời” này hãn hữu để thực hiện những ngôn từ riêng lẻ được viết trên một trang – thậm chí trong Kinh Thánh.

Khi chúng ta cầm những bài phụng vụ giơ lên cao và nói rằng “Lời của Chúa”, chúng ta phải chú ý đừng nhầm lẫn cuốc sách ấy với Lời Chúa. Kiểu lúng túng này thường dẫn đến những cảm thụ nội dung theo nghĩa đen và nghĩa tường minh cùng những ứng dụng thiếu tư duy của văn bản. Dụ ngôn tuyệt mỹ trong đoan trích Isaiah phong phú và sâu sắc hơn nhiều – Lời của Chúa là sự biểu đạt thiêng liêng – một sự diễn tả tinh thần và ý định của Thiên Chúa – và nó uyển chuyển, bồng bềnh qua toàn vũ trụ. Mọi điều phản ảnh bản chất và ý định của Thiên Chúa là một phần của thông điệp này. Vì Tông Huấn Verbum Domini mới đây của Đức Thánh Cha đã chỉ ra, Lời Chúa có thể được thể hiện trong tự tạo, trong tự nhiên và chu kỳ của cuộc sống. Nó cũng cho thấy trong lịch sử cứu độ - thời gian và không gian khi bàn tay hướng dẫn của Thiên Chúa đã chuyển nhân loại hướng tới sự cứu chuộc.

Lời này được tìm thấy trong kinh nghiệm con người, tập thể và cá nhân cũng như trong nghệ thuật và âm nhạc. Và nó không phải lúc nào cũng đươc tìm thấy trong những môi trường tôn giáo hoặc giáo phái. Trong thực tế không có giới hạn đối với những phương thức mà trong sự tiên đoán có thể diễn tả tự nó. Nhưng sự diễn tả chỉ là một phần của phương trình này. Lời này được gửi tới để làm một điều gì đó thực hiện thánh ý Thiên Chúa, và sẽ không ngơi nghỉ cho đến khi điều này được thực hiện. Mặc dù tình trạng hỗn mang không thể tin được rằng sự tồn tại của con người trên thế giới Lời Chúa được hiện diện vô số những phương thức tại bất kỳ thời điểm nào được đưa ra nhắc nhở, dỗ dành và đôi khi thúc đẩy chúng ta nhắm tới mục tiêu của chúng ta về sự giác ngộ và hiệp nhất với Thiên Chúa. Nếu chúng ta chú ý lắng nghe – bằng tâm linh, tâm hồn cũng như tâm trí – chúng ta sẽ có thể cảm nhận được thông điệp của Thiên Chúa dành cho nhân loại và hưởng ứng.

Thánh Phao-lô cảm thấy ý nghĩa của sự phù phiếm và đấu tranh rất nhưc nhối này, không chỉ cho ông mà cho cả mọi sự tạo thành. Nhưng ông nhấn mạnh rằng sự đau đớn và đấu tranh là giá trị vì một khi nó được cân nhắn kỹ lưỡng những gì mà Thiên Chúa đã có sự dự trữ sẵn cho chúng ta. Tân Ước thường dùng ẩn dụ sự sinh nở để mô tả quá trình chuyển tiếp và thay đổi. Thánh Phao-lô tận dụng điều đó ở đây để cho con người hy vọng – đau khổ chỉ là tạm thời, niềm vui và cuộc sống mới mãi mãi dài lâu. Thánh Phao-lô chia sẻ quan điểm này của nhiều người thuộc những dân tộc thời cổ đại rằng thế giới và nhân loại được tạo thành phải quan hệ mật thiết với nhau – cà hai đều phải được đổi mới và chuộc lại lỗi lầm. Theo quan điểm của Thánh Phao-lô Chúa Giê-su đã chết cho mọi loài thụ tạo và không chỉ cho nhân loại. Toàn bộ thế giới được ấp ủ và biến đổi bởi ân sủng của Thiên Chúa.

Nếu Lới Chúa bị phân tán rộng khắp một cách tự do như vậy, tại sao không có một tác động đáng chú ý nào hơn? Tại sao có nhiều người dường như thản nhiên như vậy? Tại sao có nhiều điều trên thế giới mà dường như trái ngược với tất cả những gì là thiện hảo và thiêng liêng như vậy? Dụ ngôn về người gieo hạt giống cho thấy sự trầm tư thận trọng và lâu dài. Nó dạy chúng ta rằng chúng ta không được phép nhìn duy nhất vào khoảnh khắc tức thời mà phải là thời hạn lâu dài – bức tranh phóng đại. Biến cố đầy kịch tính của nhân loại kéo dài suốt lịch sử và do đó đem lại trấn đấu cam go giữa Thiên Chúa và sự sống nhân loại. Hầu hết thường chúng ta không dày dạn những kinh nghiệm để thấy những kết quả này. Hạt mầm của Lời Chúa là gieo rắc tự do và không có sự phân biệt. Nhiều người nhiệt tình lúc ban đầu – những người nói chuyện hấp dẫn, thu hút, đầy truyền cảm tương tự thế có thể huy động nhiều người. Nhưng không có căn nguyên – hạt giống ấy không bao giờ được phép hoặc được khuyến khích phát triển, nên nó không tồn tại. Những người khác xác quyết hơn nhưng khi những khó khan cuộc sống liên tiếp ập đến thì những điều tâm linh dường như dần biến mất trong hậu trường cho đến khi ngọn lửa thổi bùng lên.

Nhưng một số người chào mừng Lời Chúa và dẫn đưa vào con tim – họ tạo nó trở nên một phần thiết yếu của con người và những gì họ đang có. Họ suy gẫm về những Lời này, họ học tập nghiên cứu, họ cho phép nó để thử thách và biến đổi họ, và hầu hết tất cả họ đưa vào thực hành suốt cuộc sống hàng ngày. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tâm linh là một lời nói khá sáo rỗng hời hợt nhưng nó chứa đưng một yếu tố chân lý. Một cách lý tưởng, chúng nên là cả hai, nhưng quá nhiều người chỉ thỏa mãn với những khía cạnh bên ngoài cuả đức tin tôn giáo. Chúng ta có thể đơn độc lựa chọn sự biến đổi của Thiên Chúa hay không Lời Chúa sẽ sinh hoa trái trong đười sống của chúng ta.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Thái độ của người đón nhận hay là tấm lòng của người gieo?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:40 07/07/2011
Chúa Nhật XV Thường niên A

Thoặt nghe bài Tin Mừng vốn đã quen tai là dụ ngôn người gieo giống, chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến những thái độ khác nhau của người nghe Lời Chúa. Cũng là lắng nghe Lời, nhưng tùy thuộc vào thái độ tiếp nhận thì mới có những hiệu quả tốt xấu, ít nhiều, khác nhau. Một số nhà nghiên cứu Tin Mừng cho rằng có lẻ xuất phát bởi nhu cầu của Hội Thánh sơ khai trong việc đón nhận Lời Chúa nên các tác giả Tin Mừng đã thêm vào phần giải thích bài dụ ngôn (parabole) theo kiểu văn phong thể phóng dụ (allégorie), tức là áp dụng từng chi tiết của câu chuyện, một thể văn mà các giáo phụ thường dùng, khác với thể văn dụ ngôn, một thể văn thông dụng thời Chúa Giêsu, là thường chỉ nhắm đến một điều muốn nói.

Dù sao đi nữa thì Lời Chúa vẫn nguồn sống cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Việc thiên về thái độ của người đón nhận Lời đã, đang và mãi còn chân giá trị. Ân sủng không loại bỏ tự nhiên, một chân lý mà Hội Thánh luôn khẳng định cách chắc chắn. Tuy nhiên, xin được chia sẻ một vài ý tưởng nhỏ khi nhìn ngắm tấm lòng của người gieo giống.

1. Thiên Chúa muốn mọi người nhận biết chân lý (x.1Tim 2,3-4): Đây là một sự thật cần khẳng định mà không sợ sai lầm. Đấng Toàn Thiện sẵn sàng cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân hẳn là Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất. Chính vì thế Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế, giúp mọi người nhận biết chân lý, để được sống trong hạnh phúc viên mãn (x.Mt 5,45; Ga 6,39).

Có lẽ hình thức “cấy mạ” chưa hình thành và phát triển trong nghề nông vào thời bấy giờ. Ngay cả với ngành nông nghiệp hiện đại hôm nay thì cách thức gieo hạt, người Việt Nam ta gọi là “sạ lúa” vẫn còn phổ biến. Nhìn người nông phu vung tay sạ lúa giữa trời trưa, nhiều gió, chúng ta thoáng thấy một nét đẹp của sự hào phóng.

Từng nắm lúa được tung gieo theo chiều gió. Có nhiều hạt rơi trên mảnh đất đã cày xới, cũng có nhiều hạt vung vải trên bờ giường, bờ thuở…Bác nông phu chẳng tiếc, chẳng nao. Làm sao tránh được những hao hụt. Nhưng không sao, mùa vụ trước mắt sẽ dư đầy. Trở lại với dụ ngôn Chúa Giêsu kể năm nào. Người chỉ nêu có bốn loại hạt rơi ở bốn mảnh đất khác nhau. Giả như số hạt ấy được chia đều cho bốn loại đất, ta thử làm con tính xem sao. Mất ba, chỉ được một. Tưởng chừng như thua lỗ, nhưng vẫn còn dư lãi. Chỉ với một loại hạt rơi trên đất tốt, đã có hạt sinh một trăm, hạt sinh sáu mươi, hạt sinh ba mươi. Thế là sinh lợi bình quân trên sáu mươi. Khấu trừ cho ba loại hạt có vẻ như đã mất thì vẫn còn lãi dư nhiều.

Tấm lòng của Thiên Chúa, Đấng gieo hạt Lời từ trên, thật bao la khôn xiết. Người đã gieo Lời Người khắp cả vũ hoàn. Mỗi kỳ công tay Người tác tạo, dù chẳng một âm thanh, nhưng là mỗi Lời của Người được tung gieo (x.Tv 18,2-5). Thiên Chúa gieo Lời của Người vào tận đáy lòng mỗi con người. Chẳng máy móc tân kỳ nào có thể ghi âm, nhưng hiệu quả của “tiếng lòng” ấy không ai là không chân nhận, mỗi khi lý trí đã biết xét suy. Thiên Chúa gieo Lời của Người qua các biến cố lịch sử, đặc biệt qua lịch sử một dân được tuyển chọn và đến thời kỳ viên mãn Người đã gieo Lời trọn hảo của Người qua chính Con Một làm người (x.Dt 1,1-2). Rất có thể bị hao hụt phần nào, nhưng “cũng như mưa với tuyết sa từ trời không trở về trời mà không sinh hiệu quả thì Lời của Thiên Chúa sẽ không trở về với với Người nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Người, chưa chu toàn sứ mạng Người giao phó” (x. Is 55,10-11).

2.Dù đối với loài người là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể (x. Lc 1,37; Mt 19,26):

Vệ đường, đất sỏi đá hay đất đầy gai góc, tất cả đều có thể mọc cây, đơm bông, kết hạt. Đây là chuyện không còn viễn vông đối với khoa học công nghệ hiện đại. Sa mạc biến thành vườn rau hay thành cánh đồng cây ăn trái, không còn là chuyện xưa nay hiếm. Nhiều thứ cỏ dại như cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ tranh không còn là nan trị đối với nông gia ngày nay. Không chỉ ở thôn quê mà ngay cả ở thành thị, những con đường đã phủ đầy cây xanh. Nhưng sự khả thể ngày càng mở ra trước mắt chúng ta. Cây sẽ mọc và đơm hoa kết trái, nếu có đủ nước và khí trời.

Với quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Thiên Chúa đã ban tất cả cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ?” (Rm 8,32).

Vấn đề còn lại là ở mảnh đất có “sâu” đủ và “thoáng” đủ, để đón nhận nước và khí trời. Đây chính là sự khiêm nhu và lòng thành hướng thiện của mỗi người chúng ta. Nếu có sự hướng thiện và khiêm nhu chân thành thì dù cho cuộc đời ta, hoàn cảnh sống của ta như mảnh đất đầy sỏi đá hay nhiều gai góc cũng sẽ trở thành mảnh đất tốt để cho hạt giống Lời nẩy mầm, thành cây, đơm bông và kết hạt.

3.Hãy mặc lấy tấm lòng của Người gieo giống: Chúng ta cần có chút cẩn trọng để đừng “ném ngọc trai cho heo”. Đừng làm cớ cho người ta xúc phạm đến những gì thánh thiêng một khi đã suy xét và lường trước sự việc. Tuy nhiên, việc tích cực gieo rắc Lời Chúa bằng nhiều hình thức một cách nào đó nói lên tấm lòng của ta với tha nhân và nói lên niềm tin của ta vào quyền năng của Chúa và vào sức mạnh của Lời. Thánh Tông đồ dân ngoại dạy ta: Hãy rao giảng Tin mừng khi thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi. Kitô hữu chúng ta hẳn không quên câu Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (Mt 16,26), đã làm trổ sinh cho nhân loại, cho Hội Thánh một Phanxicô Xavie, vị thánh nhiệt tình rao giảng Tin mừng cho lương dân. Đoạn Tin Mừng Mt 10,7-10 đã góp phần dệt xây nên một “người nghèo của Thiên Chúa là Phanxicô khó khăn cùng với Hội Dòng anh em hèn mọn…

Người gieo, kẻ gặt, nhưng chính Thiên Chúa là Người cho mọc lên. Không ai thắp đèn rồi lấy thùng úp lên. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng (x.Mc 4,21-24; Mt 10,27). Dù mệt nhọc, muốn nghỉ ngơi cùng với các môn đệ, nhưng khi thấy đoàn người đông đảo, Chúa Giêsu động lòng xót thương, Người lại tiếp tục rao giảng (x.Mc 6,34). Hãy có tấm lòng với anh chị em đồng loại, đồng thời tin tưởng vào sức mạnh của Lời, để nhiệt thành gieo rắc hạt giống. Vì đêm hay ngày, ta ngủ hay thức thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, trổ bông, đơm hạt (x.Mc 4,26-29).
 
Ra đi gieo giống
Lm Jude Siciliano, OP
15:21 07/07/2011
CHÚA NHẬT 15 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Is 55: 10-11; Tv 65; Rm 8: 18-23; Mt 13:1-23
Ngay cả những đứa trẻ thành phố cũng biết một chút về việc hạt giống nảy mầm, sinh trưởng và cho hoa trái như thế nào. Ông của tôi không mua những cây khoai tây, như tôi làm trước để trồng trong vườn của chúng tôi. Thay vì đi mua, ông đã ươm những hạt giống trong những luống ươm. Chúng tôi, con cháu của ông, đã nhìn thấy quá trình cây sinh trưởng và tạo ra những củ khoai tây to lớn mà chúng tôi xắt lát để kẹp vào bánh mì Sandwich, hoặc bà tôi dùng để làm món nước sốt. Thật ngạc nhiên khi một hạt khoai tây mọc thành cây và sinh ra biết bao nhiêu củ. Dĩ nhiên, ông đủ thông minh để không trồng cây non nớt ấy vào nơi sỏi đá, trên đường đi hay nơi khô cằn.
Ông của tôi có lẽ sẽ chế giễu người gieo giống trong dụ ngôn của Đức Giêsu. Ông sẽ nói “quả là phí hạt giống”! Nhưng ông có thể không biết rằng ở Palsetine người ta có thói quen vãi hạt giống trước, rồi mới làm đất lên để “trồng” hạt. Đức Giêsu đã nói đúng phương pháp, nhưng những nông dân thứ thiệt khi nghe Người giảng thế sẽ chế giễu cái kiểu mô tả cánh đồng của Người, “hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, ba chục”. Họ sẽ nói “không thể nào, may mắn nhất cũng chỉ có thể thu được gấp mười sáu hay mười tám lần thôi”. Dĩ nhiên họ nói đúng. Nhưng Đức Giêsu không nhằm dạy họ về nông nghiệp, Người giảng dạy về cánh đồng lạ lùng mà Lời Chúa sản sinh.
Chắc chắn có sự cẩu thả nào đó trong dụ ngôn – hạt được gieo vãi lung tung, hỗ này chỗ nọ. Nhưng hình ảnh những cánh đồng cho thấy rằng có một sức mạnh khác trong việc này khi người ta chăm chú lắng nghe Lời Chúa – như chúng ta đang làm trong Thánh lễ hôm nay. Có vẻ như đó là việc bình thường, Lời được đọc lên và mọi người lắng nghe – bình thường như hạt giống được vãi vào đất tốt. Nhưng Phép rửa, với ân huệ của Thánh Thần, mở đôi tai chúng ta và chuẩn bị đất để nghe Lời Chúa. Hôm nay, chúng ta lắng nghe với niềm hy vọng rằng chính Thánh Thần ấy cũng giúp sản sinh ra gấp trăm trong cuộc đời chúng ta; hoa trái ấy cũng mang hình dáng của những gì truyền thống chúng ta goi tên những ân sủng của Thánh Thần: khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, can đảm, hiểu biết, và kính sợ Chúa.
Và rồi, như người lắng nghe Lời Chúa và đón nhận ân huệ của Thánh Thần, chúng ta phải chất vấn chính mình: hiện nay tôi là hạt giống như thế nào mà Chúa đang gieo vào thế giới? Nơi nào trong cuộc sống hằng ngày tôi được mời gọi để rao giảng Lời Chúa? Những thắc mắc này không chỉ dành riêng cho những linh mục giảng thuyết hay các “thừa tác viên chính thức” khác. Tất cả mọi Kitô hữu đều là những thửa đất màu mỡ mà hạt giống đã được gieo vào và giờ đây, đến phiên chúng ta trở thành những kẻ đi gieo giống.
Đó là về việc gieo giống. Chúng ta gieo Lời vào thế giới như thế nào và nó sinh hoa kết quả ra sao? Đó là những lời như: “Tôi tha thứ cho anh”. “Tôi sẽ ở đó khi anh cần đến tôi”. “Xin mời”. Những lời này phát xuất từ nơi Đức Giêsu, Lời Chúa trọn vẹn cho chúng ta. Người dạy chúng ta nói những lời đó bằng hành động và qua đời sống của Người. Người nói lời mời gọi với những kẻ ở bên ngoài; lời chữa lành cho những ai bệnh tật; lời thứ tha cho những tội nhân; lời đón nhận với những ai nhỏ bé; lời hy vọng cho những ai chán nản, …
Chúng ta có thể bắt chước dụ ngôn và bắt đầu với những mẻ gieo hạt nho nhỏ. Chúng ta cố gắng giữ cho đôi mắt và đôi tai luôn mở để đợi những cơ may, dù rõ ràng hay mơ hồ, để giảng Lời cho những ai hiếu kỳ, người kiệt sức, kẻ thất vọng, nghi ngại hay đang tìm kiếm. Ai biết được thành quả của việc gieo giống như thế sẽ ra thế nào? Nhưng chẳng phải thành quả thì không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta đó sao? Chúng ta là những kẻ đi gieo, chờ đợi và mong ngóng một kết quả ngạc nhiên.
Đức Giêsu là hoàn tất của lời tiên báo của Isaia; Người là Lời phát xuất từ miệng Đức Chúa và không trở lại nếu không sinh kết quả. Như Isaia đã hứa, Đức Giêsu hoàn tất những gì Thiên Chúa sai phái Người đến thực hiện. Lời Người nói đã gieo vào lòng chúng ta khi tập trung nơi đây để cầu xin khẩn nguyện. Trong cộng đoàn này,chúng ta nghe được lời hy vọng, tha thứ, yêu thương, đón nhận.
Với những lời đã gieo vào lòng chúng ta, giờ đây chúng ta sẵn sàng ra đi nói lại lời ấy cho thế giới. Khi những lời ấy được đón nhận, chúng sẽ tiếp tục sinh hoa trái; khi chúng rơi vào mảnh đất chống đối, chúng sẽ héo úa. Nhưng sự chống đối không ngăn chúng ta tiếp tục cố gắng thực hiện lại, ghi nhớ mong ước lạc quan của Đức Giêsu về kết quả “gấp trăm, sáu mươi và ba mươi”. Chúng ta đã đón nhận Lời Chúa vào cuộc sống của chúng ta, và đã nhào nắn cuộc đời mình theo lời ấy. Như những gì Đức Giêsu bắt đầu trong cuộc đời mình, chúng ta được tạo nên bởi Lời và được soi sáng bởi Thánh Thần, hy vọng lời ấy hiện thân trong cuộc đời chúng ta.
Tôi không biết có vị giảng thuyết nào mà chưa từng mở bài trích sách Isaia hôm nay ít hơn một lần trong đời mình. Tôi không thể nhớ anh chị em Đaminh chúng ta đã sử dụng đoạn văn này bao nhiêu lần trong những tham chiếu và những buổi cầu nguyện của mình. Và tôi chắc rằng, chúng ta không phải là những người duy nhất thấy thư thái trong viễn cảnh tiên báo về hoa trái của Lời Chúa. Giáo lý viên, những người điều động trong những nhóm chia sẻ Kinh Thánh, những người cầu nguyện, đọc sách thánh cho bệnh nhân và những người hấp hối… cũng đều nhận được sự an ủi từ sự đảm bảo của ngôn sứ.
Cha mẹ, ông bà những người nói với con cháu mình về việc “đi nhà thờ” cần xác tín rằng đức tin của chúng cần được khởi hứng bởi Lời Chúa hơn là chỉ do ép buộc của ông bà, cha mẹ. Lời Chúa không trở về tay không. Lời đó đã cấy vào bên trong chúng ta, và ai có thể biết được bằng cách nào những lời ấy nảy mầm nơi những người chúng ta đã dùng Lời ấy chạm đến? Chúng ta có thể không thấy kết quả tức thì, những người nông dân mà Đức Giêsu đang nói với họ cũng thế. Nhưng chính niềm tin là lý do khiến chúng ta gieo trồng và hy vọng sẽ có mùa gặt “gấp trăm, sáu mươi và ba mươi”.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp

15th Sunday In Ordinary time (A) -
Isaiah 55: 10-11; Psalm 65; Romans 8: 18-23; Matthew 13:1-23

Even we city kids knew something about seeds sprouting, growing and bearing fruit. My grandfather didn’t buy tomato plants, as I did a month ago for our garden. Instead, he started his plants from seed in his glass-covered seed bed. We, his grandchildren, got to see the process that yielded those August beefsteak tomatoes we sliced and put on our sandwiches, or my grandmother used for Sunday tomato sauce ("gravy"). It was amazing how many tomatoes came from the plants his seeds produced. Of course he had enough smarts not to put the fledgling plants on rocks, the path or in shallow soil.
My grandfather would have scoffed at the sower in Jesus’ parable. "Such a waste of seed!" he would say. But grandpa wouldn’t know that in Palestine the custom was to scatter seed first, then till the soil to "plant" the seed. Jesus would have gotten the method of sowing right; but his more experienced farmers would have ridiculed his description of the yield, "hundred or sixty or thirty fold. "Impossible," they would say, "the best we get is sixteen or eighteen fold." Of course, they would be right. But Jesus isn’t teaching agronomy to farmers, he is teaching us about the surprising yield the Word of God produces.
There is a certain abandon in the parable–seed cast willy-nilly, here and there. But the yields suggest there’s another force at work when we humans listen attentively to God’s Word–as we are doing at today’s liturgy. It seems such an ordinary event, a word proclaimed and people listening–as ordinary as seed cast out into the air to land on potential, receptive soil. But Baptism, with its gift of the Holy Spirit, opened our ears and prepared the soil to hear God’s Word. Today we listen with the hope that this Spirit will produce a hundredfold fruit in our lives; that the fruit might take the shape of what we have traditionally named the gifts of the Holy Spirit – wisdom, understanding, counsel, courage, knowledge, fear of the Lord and piety.
Then, as hearers of the Word and recipients of the gifts of the Spirit, we have to ask ourselves: how am I now the seed that God is planting in the world? Where am I called to speak the Word of God in my daily life? These questions are not limited just to us preachers or other "official ministers." All Christians are the fertile soil into which the seed has been planted and each of us, in turn, are now sowers.
It’s about planting. How do we plant a word in the world and how fruitful will it become? Words like: "I forgive you." "I love you." "I’ll be there when you need me." "Welcome." These words have their origin in Jesus, the complete Word of God to us. He teaches us to speak them by his actions and his words. He spoke a word of welcome to outsiders; a word of healing to the sick; a word of forgiveness to sinners; a word of acceptance to the least; a word of hope to the despairing, etc.
We might imitate the parable and try a little sowing. We will keep eyes and ears open for a chance, in some overt or subtle way, to speak a word to the curious, weary, despairing, doubting and searching. Who knows what the results of such seed-sowing might be? But the results are not under our control, are they? We are those who sow, wait and look for surprising results.
Jesus is the fulfillment of Isaiah’s prophecy; he is the Word that comes forth from God’s mouth and does not return to God empty. As Isaiah promised, Jesus achieved the ends for which God sent him. The words he spoke are planted in us gathered today for praise and petition. In this assembly we hear words of hope, forgiveness, love, acceptance and division.
With these words now planted in us we are ready to speak similar words in our world. When they are received they will continue to bear fruit; where they fall on unaccepting soil, they will wither. But resistance to our words will not prevent us from trying again, keeping in mind Jesus’ optimistic expectation of the outcome – "a hundred or sixty or thirty fold." We have welcomed God’s Word into our lives and have been shaped by it. What Jesus began in his life we, formed by the Word and enlivened by the Spirit, hope to put flesh on in our lives.
I don’t know a preacher who hasn’t turned to today’s Isaiah reading more than once in their lives. I can’t number the times it has been used by us women and men Dominicans at our preaching conferences and prayer services. And, I am sure, we are not the only ones to take comfort and heart in Isaiah’s poetic vision of the fruitfulness of God’s Word. Catechists, facilitators of scripture groups, those praying scriptures at the side of the sick and dying, etc. also receive solace from the prophet’s assurance.
Parents and grandparents who speak to their offspring about "going to church" need to trust that their faith-inspired words are supported by more than the force of their own determination. God’s Word does not return void. That Word has been implanted in us and, who can count the many ways the seed of that Word sprouts in the lives of those we have touched with them? We may not see instant results, nor did the farmers to whom Jesus spoke. But faith is the reason we plant and hope sustains us in our wait for the grain to appear–"a hundred or sixty or thirty fold."





 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những điều đang kìm hãm Mùa Xuân Ả Rập
Vũ Văn An
04:08 07/07/2011
Linh Mục Samir Khalil, Dòng Tên, ngày 13 tháng 6 qua, trên bản tin của Hãng AsiaNews, có trình bày ba điều lấn cấn đang kìm hãm Mùa Xuân Ả Rập, điển hình nhất là tại Ai Cập. Ba điều đó là nghèo đói, dốt nát và chủ nghĩa cực đoan. Theo Cha, Phương Tây không nên thỏa mãn với các nhiệm vụ canh chừng kiểu cảnh sát. Họ cần can thiệp vào kinh tế, giáo dục và các dự án chung của cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo, để minh chứng rằng sống chung là điều có thể.

Mùa Xuân Ả Rập là chuyện có thật, cho thấy dân chúng quả có ý muốn thay đổi hướng tới dân chủ và tự do. Tại Ai Cập, Syria và Libya, nhiều người sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng đó. Hiển nhiên, lý tưởng này có cơ sở tại địa phương, không do bên ngoài giật dây. Có điều, lý tưởng này, vì không có một đảng hậu thuẫn, nên đã không thể chuyển mình để trở thành một dự án chính trị. Hậu quả là những kẻ không muốn thay đổi, nhưng có lực lượng, đang nhúng tay vào lũng đoạn. Các đảng có tổ chức sau đây đang ngấp nghé quyền lực chính trị tại Ai Cập: đảng từng nắm quyền dưới thời Mubarak, các đảng duy Hồi Giáo nhất là Huynh Đệ Hồi Giáo mà gần đây đã thay đổi danh xưng thành Đảng Tự Do Và Công Lý, và đảng mới được thành lập của phái Salafi, được coi là phong trào Hồi Giáo cực đoan hơn hết.

Cuộc vùng lên tại Công Trường Tahrir là chuyện có thật: người Kitô Giáo và người Hồi Giáo cùng nắm tay nhau hành động và đó là nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Nhưng làm thế nào để biến nguyện vọng ấy thành một chính sách của nhà nước?

Wael Farouk, trong bài Tự Do Là Kẻ Thù Lớn Nhất Của Chủ Nghĩa Cực Đoan Hồi Giáo trên AsiaNews ngày 7 tháng 6, có nhấn mạnh rằng vấn đề đầu tiên là kinh tế. Đấy cũng là điều được phong trào người trẻ Ai Cập nhấn mạnh. Nếu muốn khích lệ phong trào dân chủ ở đó, các nước khác, cả Vùng Vịnh Ả Rập lẫn Phương Tây, cần phải đầu tư vào Ai Cập, phải khích lệ việc phục hồi kinh tế, hỗ trợ đầu tư và du lịch, vốn là nguồn thu nhập hàng đầu của nước này.

Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa cực đoan. Mà kẻ thù của nó chính là tự do, tự do về mọi mặt: tự do thoát ra ngoài qui luật (không nhất thiết phản luật pháp), tự do sống niềm tin theo hiểu biết của mình, tự do phát biểu không bị lèo lái. Người ta sợ rằng cần nhiều thời gian hơn nữa mới có thứ tự do đó, vì người ở đây chưa có kinh nghiệm hay tập quán sống với sự tôn trọng tự do.

Trái lại, hiện đang có cả một phong trào cực đoan mạnh mẽ, được bên ngoài hỗ trợ. Mọi quyết định được đưa ra tại Ai Cập đều phải theo đường hướng của Hồi Giáo cực đoan do các nước như Ả Rập Saođi hay do các nhân vật cực đoan hỗ trợ, cấp tài chánh và khích lệ. Phong trào Salafi vượt quá cả biên giới Ai Cập. Hiện nó có mặt tại Syria, Jordan, Tunisia ngay từ đầu mới có cuộc cách mạng Ả Rập. Họ lợi dụng các khó khăn của dân chúng để xây dựng sức mạnh. Họ từng bị các chính phủ độc tài áp bức, nhưng nay thừa cơ hội tái xuất trên giang hồ. Và đôi khi họ tái xuất với chiêu bài chống Kitô Giáo. Nơi nào có Kitô hữu, cuộc tranh đấu của họ nhằm chống lại các điều họ gọi là khuynh hướng tự do hay thế tục. Tại Ai Cập, nhóm Salafi không những tấn công các giáo hội Kitô Giáo, họ còn tấn công các trung tâm Hồi Giáo Sunni cũng như nhiều nhân vật Hồi Giáo ôn hòa.

Trong vài năm nay, tại Ai Cập, càng ngày việc khích động các tình cảm chống người Kitô Giáo nơi những người Hồi Giáo cực đoan càng trở nên dễ dàng hơn. Một trong các đề tài luôn luôn có hiệu lực là việc người ta cho rằng Kitô Giáo cản ngăn các vụ trở lại Hồi Giáo. Khi tấn công một nhà thờ, họ thường mượn cớ là “có phụ nữ trở lại Hồi Giáo nhưng bị cầm tù trong nhà thờ này. Các đan sĩ, các giáo sĩ ngăn cản không cho bà ta sống lối sống của mình”.

Ai cũng nhớ việc 2 phụ nữ Ai Cập từng gây chấn động trong nhiều tháng trời. Đó là Wafa 'Constantine và Camelia Shehata. Theo phái Salafi, hai phụ nữ này đã trở lại Hồi Giáo nhưng bị các Kitô hữu cầm tù trong hai đan viện. Chính các phụ nữ thì vẫn cho mình là Kitô hữu. Nhưng phái Salafi cứ thế tố cáo các Kitô hữu giam hãm họ. Bây giờ, phái này cho hay vừa kiếm được người phụ nữ thứ ba cũng đã trở lại Hồi Giáo nhưng hiện đang gị giam giữ tại nhà thờ Imbaba tại Cairo… và thế là họ tấn công nhà thờ này.

Trên thực tế, tất cả chỉ là vịn cớ để khích động chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo nơi dân chúng. Người ta sợ rằng còn lâu chủ nghĩa cuồng tín này mới biến mất. Có thể họ chỉ là số nhỏ, nhưng cũng đủ gây đau khổ lớn lao cho các Kitô hữu.

Theo Cha Khalil, tự do đích thực cần nhiều thời gian và cố gắng. Không có giải pháp dễ dàng hay tức khắc. Điều cần là người Hồi Giáo phải can thiệp và cho rằng: đủ rồi, ai cũng có quyền theo tôn giáo mình thích, thay đổi tôn giáo đó khi muốn và không ai được quyền biến việc đó thành vấn đề chính trị. Bất hạnh thay, vai trò của các giáo sĩ (imam) trong việc giáo dục tín đồ khá yếu ớt. Bao lâu còn chế độ độc tài, thì người ta còn cơ hội ra lệnh chấm dứt những vụ lộn xộn, kiểm soát được các bài giảng của các giáo sĩ tại các đền thờ. Tự do cũng có cái nguy cơ của nó…

Về khía cạnh trên, có những người Hồi Giáo học thức cho hay: cách mạng nào cũng thế thôi, dù ở Ai Cập hay ở Âu Châu, thì đều tốn xương máu. Điều đáng lưu ý là trong hơn 50 năm qua, người dân Ai Cập chưa học được lối sống dân chủ. Thế hệ hiện tại, vì thế, chưa có được một mô thức quốc gia biết sống tự do, bình đẳng và cởi mở với mọi người.Trong tình thế này, những người phải trả giá cao thường là các nhóm thiểu số.

Ai Cập không hẳn là trường hợp khó khăn nhất. Syria cũng đang trải nghiệm nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng, dù cho đến nay, người Kitô Giáo chưa bị ảnh hưởng. Tuy thế, đôi khi người Kitô Giáo thiểu số tại Ai Cập đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan. Người ta vẫn thường được nghe những bài hát xa gần nhắc tới tử đạo như bài thánh ca cổ điển “Chúng ta là một giáo hội tử đạo”…

May mắn một điều, tại nước này, vẫn có truyền thống mạnh mẽ coi nhau như một dân tộc, bất kể là Hồi Giáo hay Kitô Giáo. Thực vậy, từ trước đến nay, người ta vẫn coi người Hồi Giáo là người đạo Copt thay đổi tôn giáo. Điều này củng cố cảm thức coi nhau cùng một dân tộc. Mà đúng vậy, không như nhiều quốc gia Ả Rập trong vùng, Ai Cập không bao gồm nhiều tộc người, nhiều bộ lạc mà ra, họ là một dân tộc, chỉ khác nhau về tín ngưỡng. Phong trào quá khích đang tìm cách đánh đổ cảm thức này.

Lý do nại tới tôn giáo: nghèo đói và dốt nát

Muốn có tương lai cho Mùa Xuân Ả Rập, ngoài vấn đề kinh tế đã nói trên đây, còn cần phải chỉnh đốn nhiều nguyên nhân cội rễ khác. Như dốt nát chẳng hạn. Sự dốt nát này giúp cho các luận điểm quá khích cũng như các bài giảng của giáo sĩ trở thành mẫn cảm hơn vì nó hứa đem lại một tâm trạng an ổn nơi tôn giáo. Trái lại, càng được giáo dục, người ta càng hiểu rằng tôn giáo không phải là tất cả, tôn giáo cũng bao gồm cả việc sống chung với người khác, bao gồm tự do chọn lựa, dù chọn lựa ấy sai lầm. Những ý niệm này khó được chấp nhận trừ khi người ta có đôi chút tự do tư tưởng và suy nghĩ.

Tại Ai Cập, không thiếu những người học cao, tuy nhiên đa số không được học hành đàng hoàng, và trong mấy thập niên qua, trình độ giáo dục còn thoái hóa nữa. Thực thế, việc phát triển giáo dục không chuộng bề sâu bao nhiêu. Từ thời Nasser, người ta vốn có khuynh hướng chấp nhận một trình độ giáo dục thấp: ai đạt được 50% trong kỳ thi cuối cùng vẫn được nhận làm giáo sư hay thày dạy.

Các nguồn cung ứng giáo dục khác là nhà thờ và đền thờ. Nhưng cả ở đây, trình độ cũng không hơn gì. Vì cả trong các giới Kitô Giáo và các giới Hồi Giáo, người ta đều thấy chủ nghĩa cực đoan cả. Chỉ có điều, chủ nghĩa cực đoan của người Kitô Giáo không dẫn đến bạo lực. Trong khi chủ nghĩa cực đoan của người Hồi Giáo thường dẫn tới bạo lực nhân danh Thiên Chúa, để bênh vực tôn giáo đích thực!

Có một trang mạng Hồi Giáo tên là “Tôn Giáo Đích Thực” nhưng ở đó, người ta chỉ thấy cuồng tín, phản Tin Mừng, chống Chúa Kitô, một thứ hộ giáo chống lại Kitô Giáo. Các cố gắng nhằm đả thông những luận điệu này thường không thành công vì nền giáo dục tại Ai Cập dựa trên nguyên lý này: “Tôi có chân lý và tôi có đủ cơ sở để buộc anh phải chấp nhận chân lý của tôi”. Còn đối với Kitô hữu, niềm tin không dẫn họ tới việc xiết buộc người khác. Người Hồi Giáo không như thế, con đường bạo lực để áp đặt điều tôi tin thành chân lý là điều có thể làm được, tôi có thể cáo buộc người khác là kafir, đồ vô tín ngưỡng. Bạo lực bằng lời trước, rồi tới bạo lực thể lý.

Sự quan trọng của giáo dục

Phải đưa ra một nền giáo dục biết tôn trọng qui luật của sinh hoạt dân chủ, với quyền được bất đồng. Trên thực tế, các cuộc cách mạng của Trung Đông phần lớn có bản chất quân sự, và do đó, người ta ít quan tâm tới việc tôn trọng ý kiến của người khác. Theo một nhà trí thức Hồi Giáo là Tarek Heggy, họ cần ít nhất hai thập niên để học lại dân chủ. Ta nên nhẫn nại chờ đợi, tuy nhiên, vẫn không quên đấu tranh để mau có thay đổi.

Phong trào của người trẻ có chủ trương rất rõ về các giá trị và nhu cầu trên đây. Tuy nhiên cần phải tập chú vào các nguyên nhân của chúng để làm sao có được: công ăn việc làm cho mọi người, một trình độ giáo dục cao hơn, và học biết thực hành dân chủ trong gia đình, trong nhà thờ và đền thờ …

Theo Cha Khalil, cả Phương Tây cũng thế, hình như họ chưa đáp ứng thỏa đáng đối với tình thế hiện nay của Trung Đông. Thậm chí, họ còn coi giáo dục không phải là một nhân tố. Thực vậy, ngày 28 tháng 6 vừa qua, tờ The Australian Financial Review của Úc có đăng lại một bài của tờ The Economist với tựa đề “Educated doesn’t spell liberated”. Dù nhận rằng rất có thể có mối liên kết giữa trình độ giáo dục và các biện pháp dân chủ như chủ nghĩa đa đảng và các quyền tự do công dân; tại Ai Cập chẳng hạn, năm 1990, một người trung bình có 4.4 năm đi học; tới năm 2010, con số đã tăng lên 7.1 năm; nhưng đó không hẳn là mối liên kết nhân quả. Các nhà chuyên môn vẫn còn đặt câu hỏi: giáo dục cao dẫn tới nhiều dân chủ hơn hay các nước dân chủ hơn giáo dục công dân tốt hơn? Ít nhất về phương diện thống kê, chưa có bằng chứng nào cho thấy có mối liên kết nhân quả giữa trình độ giáo dục và trình độ dân chủ. Tuy có người cho rằng giáo dục cao thường khiến người ta thách thức nhà cầm quyền, nhưng không thiếu người vẫn tin rằng giáo dục tăng cường thẩm quyền cai trị và quyền lực của giai cấp thống trị. Những người này cho rằng nền giáo dục tại các quốc gia kém mở mang đã được thiết kế cho mục tiêu ấy. Một cuộc nghiên cứu tại Kenya cho thấy giáo dục đã thâm hậu hóa cảm thức sắc tộc và gia tăng sự khoan dung đối với bạo lực chính trị. Ngay tại các nước có truyền thống dân chủ, giáo dục thường cũng chỉ giúp người ta cải thiện cuộc sống riêng, chứ không hẳn tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt chính trị hay tin tưởng hơn vào dân chủ. Tại Ấn Độ chẳng hạn, người nghèo và người ít học đi bỏ phiếu đông hơn các đồng bào có học thức của họ.

Luận điệu như trên xem ra có vẻ phiến diện và chỉ chú trọng tới nền giáo dục ưu tú, phục vụ một số người, thay vì nền giáo dục dành cho toàn dân. Riêng tại Trung Đông, sự dốt nát quả là của nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan, nhất là cực đoan tôn giáo. Chủ nghĩa này đang kìm hãm các xã hội Trung Đông về mọi phương diện. Dĩ nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Còn kinh tế nữa, điều mà Tây Phương tuy có chú ý, nhưng chú ý chỉ để kiếm lợi và do đó, việc đầu tư của họ chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ, tức giai cấp thống trị. Chính vì thế mà có cuộc nổi dậy để lên án hố phân cách quá xa giữa giầu và nghèo. Hố này tại Tây Phương thường chỉ là 1/20, tại Ai Cập, tỷ lệ đó là 1/100.

Một điều khích lệ là hiện đang có luồng gió mới thổi trên các xã hội Hồi Giáo. Giáo sĩ Usama al-Qusi, người từng lãnh đạo người trẻ tại Công Trường Tahrir ngày nào, đã đăng đàn diễn thuyết ở nhiều nơi. Theo ông, không nhất thiết phải có một hệ thống duy Hồi Giáo, nhưng nhất thiết phải có các luật lệ rõ ràng về kinh tế, về việc tham gia, về ngoại giao… Cũng không cần phải có nhà lãnh đạo theo Hồi Giáo.

Niềm hy vọng đối với Trung Đông có thể biện minh được

Cha Khalil không hẳn là người lạc quan duy nhất về Trung Đông. Theo bản tin ngày 22 tháng 6 của hãng Catholic News Agency, Đức Cha Robert Stern, một chuyên viên khác về Trung Đông, cũng lạc quan không kém về khả thể có nhiều dân chủ và đa nguyên hơn tại Trung Đông.

Trong 22 năm qua, vị giáo phẩm, có cơ sở ở Bronx này, vốn đứng đầu Sứ Bộ Giáo Hoàng Cho Palestine và Hiệp Hội Phúc Lợi Cho Công Giáo Cận Đông. Với tư cách ấy, ngài quả có thế giá nói về vùng này. Theo ngài, chìa khóa mở cửa thay đổi ở Trung Đông chính là Ai Cập. Nước này sở dĩ có tính chủ yếu như thế là vì nó là nước lớn nhất Trung Đông và là nước có nhiều Kitô hữu hơn cả. Giải quyết được vấn đề Ai Cập là giải quyết được nhiều vấn đề khác, kể cả vấn đề giữa Israel và Palestine.

Hiện nay, tình hình ở Ai Cập đang lúc lên lúc xuống, tiếp theo cuộc nổi dậy vào đầu năm nay, một cuộc nổi dậy đã kết thúc 30 năm cai trị của Tổng Thống Hosni Mubarak. Nay, nó đang phải đương đầu với cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm nay, trong đó, rất có thể những nhóm duy Hồi Giáo sẽ thắng lớn.

Dù thế, Đức Cha Stern vẫn cho rằng Kitô hữu nên tin tưởng vào lương tri người công dân Ai Cập. “Tôi không nghĩ rằng người Ai Cập trung bình lại thù ghét người Kitô Giáo”. Để chứng minh, ngài trưng bằng cớ từng ngụ tại một gia đình Ai Cập khá đặc trưng tại Alexandria. Người chủ gia đình rất sùng Hồi Giáo. Nhưng ông ta cũng nghiên cứu Tân Ước và giáo huấn của Chúa Giêsu. Ông rất tích cực với giáo xứ Kitô Giáo địa phương trong các sinh hoạt đối thoại liên tôn. Đức Cha Stern cho hay: “đấy là một mẩu sống rất thực tại Ai Cập, điều mà ít khi bạn nghe nói tới. Người ta sống với nhau rất thân thiện. Rất nhiều tiếng nói Hồi Giáo tương tự như thế. Không phải ai ai cũng đều là khủng bố, cực đoan hay cuồng tín. Có lẽ nhờ đặc ân được gặp gỡ nhiều người tại nhiều nơi như thế trong nhiều năm qua nên tôi tin tưởng rất nhiều rằng một ngày kia đại đa số những người tốt sẽ lên tiếng chứ không phải những tên khùng hiện đang múa may”.

Đức Cha cho rằng thời đại truyền thông kỹ thuật số hiện nay đang làm cho những tên khùng kia khó có thể khích động được lòng nghi kỵ đối với Kitô Giáo và Phương Tây. Năng động tính của thứ truyền thông này khiến các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Ai Cập hiện nay đang phải hạ thấp giọng ăn nói hiếu chiến của họ, trong đó, có cả nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo vốn theo khuynh hướng duy hồi giáo cực đoan.

“Người ta thay đổi và diễn tiến, nên Huynh Đệ Hồi Giáo của các thập niên 1940, 1960 hay 1980 không phải là Huynh Đệ Hồi Giáo ngày nay nữa”.

Điều lý thú là đảng chính trị mới được thừa nhận của Huynh Đệ Hồi Giáo, là Đảng Tự Do Và Công Lý, mới đây đã bầu một Kitô hữu vào chức vụ lãnh đạo cao thứ nhì của họ trong cố gắng làm mình trở thành bao hàm hơn đối với cử tri Ai Cập.

Đức Cha Stern mang hình ảnh mùa lúa mới để ví với tình hình Trung Đông hiện nay: “Muốn có mùa lúa mới, bạn phải cày bừa; mà cày bừa qủa gây nhiều gián đoạn. Nó phá bỏ những gì còn sót lại của mùa gặt trước và hoàn toàn làm đất đai bị gián đoạn. Nhưng đó là cách duy nhất để gieo vãi hạt giống mới… Quan điểm lạc quan là như thế đó. Theo nghĩa đó, đây quả là Mùa Xuân Ả Rập cho cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo”.
 
Nhà Dòng lên án linh mục Corapi về phạm tội tính dục, thụt quỹ và dối trá
Bùi Hữu Thư
12:35 07/07/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Linh mục John A. Corapi "đã sống chung" với một phụ nữ trước đây là gái điếm, đã nghiện rượu và ma túy, và "vi phạm nặng nề" lời tuyên hứa khó nghèo, theo một uỷ ban điều tra của nhà dòng của cha.

Cha Corapi, mới đây tuyên bố sẽ rời bỏ hàng ngũ linh mục vì không có được một "phiên xử công bằng" về các vụ lên án cha đã có các hành vi bất xứng, đã bị Dòng Đức Mẹ Chúa Ba Ngôi (Society of Our Lady of the Most Holy Trinity) ra lệnh phải trở về sống tại trụ sở Miền của Dòng tại Robstown, Texas, và phải hủy bỏ vụ kiện cáo một phụ nữ đã tố cáo cha khiến cho có cuộc điều tra.

Trong một bản tin do cha Gerard Sheehan, bề trên Miền của Dòng Đức Mẹ Chúa Ba Ngôi phổ biến ngày 5 tháng 7: "Người Công Giáo cần hiểu rằng nhà Dòng coi cha John Corapi không còn thích hợp cho sứ vụ của cha."

Bản tin nói: "Mặc dầu sứ vụ của cha Corapi đã "gợi hứng cho hàng ngàn người Công Giáo, hiện này cha đang lừa dối những người này bằng những luận điệu mạo muội và gian trá."

Bản tin tiếp: "Chính vì các tín hữu Công Giáo này mà Dòng Đức Mẹ Chúa Ba Ngôi, qua bản tuyên ngôn này cần phải minh định."

Chưa có hồi đáp tức thời nào về lời tuyên bố của cha Corapi.

Nhà Dòng nói uỷ ban điều tra gồm ba người đã thu thập các dữ kiện từ "các điện thư của cha Corapi, các nhân chứng và nguồn tin công cộng," và đã kết luận là linh mục này:

-- "Có liên hệ tính dục và nhiều năm chung sống (tại California và Montana) với một phụ nữ cha đã biết ngay từ khi bắt đầu dính líu là một gái điếm."

-- "Nghiện ngập ma tuý và rượu chè nhiều lần."

-- "Mới đây đã dùng điện thoại để gửi các "sexting" có tính cách tính dục với một hay nhiều phụ nữ ở Montana."

-- "Đứng tên là chủ nhân các bất động sản trị giá trên 1 triệu Mỹ Kim, có nhiều xe hơi đắt tiền, xe môtô, một xe ATV (Xe chạy được bất cứ điạ thế nào: All Terrain Vehicle), một bến tầu và nhiều tầu máy. Đây là một vi phạm nặng nề lời hứa khó nghèo của một thành viên đã khấn trọn của nhà Dòng này."

Mặc dầu không được nêu tên, cha Sheehan nói uỷ ban điều tra gồm có một linh mục chuyên viên về Luật Hội Thánh, một bác sĩ phân tâm học, và một luật sư, cả ba đều nổi danh trên toàn quốc và có "nhiều kinh nghiệm về các thủ tục giáo hội liên quan đến vấn đề trừng phạt các linh mục."

Cha nói: Hai trong số ba vị này là thành viên của nhà Dòng, người thứ ba là một giáo dân. Hai người thuộc phái nam và một người là phụ nữ.

Bản tin nói: Trong khi uỷ ban này làm việc, thì cha Corapi đã kiện người phụ nữ tố cáo cha trước tòa án dân sự, và sau đó đã đề nghị tặng cho bà ta một trăm ngàn Mỹ Kim để bà im lặng. Các nhân chứng quan trọng khác có thể cũng đã "được hối lộ để không lên tiếng" và đã từ chối trả lời các câu hỏi của uỷ ban điều tra hay cung cấp các tài liệu.

Bản tin tiếp: Khi uỷ ban điều tra yêu cầu cha Corapi hủy bỏ vụ kiện và những giao kèo buộc các nhân chứng khác phải im lặng, cha đã từ chối, và luật sư của cha đã nói: "Linh mục Corapi không thể trả lời các câu hỏi của uỷ ban bây giờ."

Trên một video Youtube và mạng blog, cha Corapi, 64 tuổi, đã tuyên bố ngày 17 tháng 6, hai ngày trước khi kỷ niệm 20 năm thụ phong linh mục là cha sẽ rời bỏ hàng ngũ linh mục.

Cha viết trên một mạng blog: "Trong 20 năm, tôi đã cố gắng hết sức để trông coi và nuôi dưỡng đoàn chiên. Giờ đây, dựa trên những tố cáo vẩn vơ, thiếu tài liệu dẫn chứng của một người đã được chứng minh là quẫn trí, tôi bị ném ra ngoài như một cọng rác của ngày hôm qua. Tôi chấp nhận điều này. Có lẽ tôi đáng bị như vậy."

Cha Corapi đã khá nổi tiếng trong nhiều năm là một diễn giả và một nhà giảng thuyết hùng hồn, kể cả một chương trình trên đài truyền hình EWTM (Mạng Lưới Truyền Hình Vĩnh Cửu Quốc Tế: Eternal Word Television Network.) Đài EWTN đã ngưng phát hình chương trình của cha ngay sau khi cha bị cách chức, và tuyên bố là đài không thể truyền hình chương trình của một linh mục sau khi đã biệt là vị này đã bị triệu hồi.

Bản tin của Dòng Đức Mẹ Chúa Ba Ngôi cho hay cha Sheehan sẽ không có thể có thêm lời tuyên bố gì khác vì phải tham dự phiên họp khoáng đại của nhà Dòng từ ngày 5 đến 23 tháng 7.
 
Colombia: Giáo hội kêu gọi chấm dứt xung đột vũ trang
Phạm Kim An
06:20 07/07/2011
Colombia: Giáo hội kêu gọi chấm dứt xung đột vũ trang

Tuyên Bố của Đức Giám mục Salazar trong phiên khai mạc Hội nghị Hội đồng Giám mục Colombia

ROMA - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia (CEC), Đức Giám mục Ruben Salazar Gomez, một lần nữa kêu gọi chấm dứt xung đột vũ trang trong đất nước. Ngài nhận định rằng quốc gia đã phát triển đầy đủ để có một cuộc đối thoại thực sự, và mọi người tham gia vào việc xây dựng một đất nước tốt hơn.

Được các phóng viên hỏi về các chiến dịch quân sự chống lại "Alfonso Cano", nhà lãnh đạo cao nhất của Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC), Đức Giám mục Salazar Gomez thừa nhận rằng không may là trong "logic của cuộc xung đột vũ trang, loại hành động vẫn tồn tại".

Ngài nói: “Lý tưởng nhất là điều này không xảy ra và người ta thiết lập thực sự nền hòa bình".

Đức Giám mục Salazar tuyên bố trong phiên khai mạc hội nghị toàn thể Hội đồng Giám mục Colombia, như Ngài đã nhấn mạnh trên trang web của Hội đồng Giám mục: “Lý tưởng nhất là không nên có hành động vũ trang, và Nhà nước tìm kiếm công lý trong mọi lĩnh vực, và rằng mọi công dân có quyền tiếp cận quyền lợi, và có thể chu toàn nhiệm vụ của mình”.

Ngài nhấn mạnh: “Thông điệp của chúng tôi luôn luôn là kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột". Theo Ngài, “ngày nay các điều kiện mới cho phép tất cả các nhóm vũ trang chấm dứt nỗ lực chiến tranh, vốn chỉ đem tới sự chết và sự hủy diệt".

Ngài kết luận: “Cần phải khuyến khích tất cả các nhóm vũ trang này hạ vũ khí, và bắt đầu một tiến trình hòa bình với nhau". (Zenit 6-7-2011)

Phạm Kim An
 
Tài liệu mật của Tòa Thánh về cuộc diệt chủng người Armenia
Nguyễn Trọng Đa
06:24 07/07/2011
Tài liệu mật của Tòa Thánh về cuộc diệt chủng người Armenia

Để làm rõ “một sự kiện của Lịch sử”

ROMA – Ngày 5-7, Đức Giám mục Sergio Pagano, Tổng quản Kho lưu trữ tài liệu mật Vatican, đã loan báo rằng cái chết của hàng triệu người Armenia bị giết bởi người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman vào năm 1915 sẽ được Kho lưu trữ công bố. (xem Zenit ngày 5-7-2011).

Ngày 6-7, Đài phát thanh Vatican nói rõ thêm về việc công bố các tài liệu mật, bằng cách nhấn mạnh rằng các tài liệu sẽ không được công bố "để tạo ra tranh cãi", nhưng để làm rõ “một sự kiện của Lịch sử”.

Cuộc diệt chủng bắt đầu ngày 24-4-1915 tại Istanbul, thủ đô của Đế quốc Ottoman, với việc sát hại 600 nhân vật nổi tiếng của Armenia theo lệnh của chính quyền.

Vào cuối mùa hè năm 1915, hai phần ba người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong điều kiện nói chung là kinh khủng. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ thời ấy đã nói về một "cuộc thảm sát".

Đài phát thanh Vatican nhận xét: Trong chuyến thăm Erevan năm 2001, ĐTC Gioan Phaolô II đã chính xác hơn, sau khi cầu nguyện tại đài tưởng niệm các nạn nhân, Ngài đã lên án "sự hủy diệt 1,5 triệu Kitô hữu Armenia, trong việc được xem là cuộc diệt chủng thứ nhất của thế kỷ 20, và sự tiêu diệt hàng ngàn người khác dưới chế độ độc tài toàn trị (thời Liên Xô), vốn là các bi kịch vẫn còn sống động trong hoài niệm của thế hệ hiện nay”.

Vào thời đó, ĐTC Biển Đức XV đã viết thư cho Quốc vương Hồi giáo để xin sự khoan hồng của vua.

Và trong chuyến thăm tới Istanbul vào năm 2006, ĐTC Biển Đức XVI đã tạ ơn Chúa "vì đức tin và chứng tá Kitô giáo của người dân Armenia, truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, và đôi khi trong các hoàn cảnh bi thảm, như là trường hợp trong thế kỷ 20".

Thư viện Vatican có bằng chứng và chứng tá về các sự kiện bi thảm này. Chúng sẽ là đối tượng của một cuốn sách sắp được biên tập của Kho lưu trữ tài liệu mật Vatican.

Cuốn sách này sẽ qui tụ lời kể mô tả các chi tiết trong việc tra tấn các nạn nhân.

Đài phát thanh Vatican trích dẫn một sự việc rằng các binh sĩ Ottoman đã cá độ nhau về giới tính của bào thai trong bụng bà mẹ mang thai, trước khi mổ bụng bà mẹ. (Zenit 6-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Công tác mục vụ du lịch là để truyền giáo
Nguyễn Trọng Đa
06:25 07/07/2011
Công tác mục vụ du lịch là để truyền giáo

Sứ điệp của Vatican

ROMA - Công tác mục vụ du lịch là để truyền giáo, theo giải thích của Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Chăm sóc Di dân và người Lữ Hành, và ngày 6-7 Hội đồng công bố một sứ điệp thường niên nhân Ngày Du lịch Thế giới.

Ngày này được Liên Hiệp Quốc qui định là ngày 27-9 hàng năm. Chủ đề của năm 2011 là "Du lịch và sự xích lại gần nhau của các nền văn hóa”.

Sứ điệp này được ký bởi Tổng Giám Mục Antonio Maria Vegliò, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Chăm sóc Di dân và người Lữ Hành, và Đức Giám mục Joseph Kalathiparambil, thư ký của Hội đồng.

Ngoài ra, sứ điệp loan báo nội dung của Hội nghị thế giới lần thứ 7 về mục vụ du lịch, vốn sẽ diễn ra tại Cancun, Mexico, từ ngày 23 đến 27-4-2012.

Sứ điệp nói: “Vì chúng ta ý thức rằng Giáo Hội ‘hiện hữu là để truyền giáo’, chúng ta phải không ngừng tự hỏi: làm thế nào tiếp đón người ta ở những nơi thiêng liêng, để có thể giúp họ biết và yêu mến Chúa nhiều hơn? Làm thế nào để tạo điều kiện dễ dàng cho một cuộc gặp gỡ giữa Chúa và mỗi người đến nơi ấy? Trước tiên, chúng ta phải nhấn mạnh tầm quan trọng của một sự đón tiếp phù hợp, ‘vốn quan tâm đến đặc thù của mỗi nhóm và của mỗi người, sự mong đợi của tâm hồn họ và nhu cầu tinh thần chính đáng của họ’, và tự biểu hiện qua các yếu tố khác nhau: các chi tiết đơn giản nhất giúp họ sẵn sàng lắng nghe, qua việc đồng hành với họ trong cả chuyến đi”.

Sứ điệp nói thêm: "Về việc này, và để thúc đẩy đối thoại liên văn hóa và đưa di sản văn hóa của chúng ta phục vụ truyền giáo, cần chọn một loạt sáng kiến mục vụ cụ thể. Chúng phải được đưa vào trong một chương trình rộng lớn của sự giải thích, với thông tin có tính đặc trưng lịch sử và văn hóa, giúp nhìn thấy qua một hình thức sáng tỏ và dễ tiếp cận ý nghĩa tôn giáo ban đầu và sâu sắc của các biểu hiện văn hóa, bằng cách sử dụng các nguồn hiện đại và hấp dẫn, và bằng cách lợi dụng nguồn nhân lực và nguồn công nghệ có sẵn”.

Các đề nghị cụ thể sẽ được xem xét tại Hội nghị năm tới ở Cancun. (Zenit 6-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đại hội Giới trẻ Thế giới: hơn 1 triệu người sẽ tham dự Thánh Lễ Bế Mạc
Tiền Hô
11:16 07/07/2011
Đại hội Giới trẻ Thế giới: hơn 1 triệu người sẽ tham dự Thánh Lễ Bế Mạc

Madrid (Tây Ban Nha), 6 Tháng Bảy 2011 (CNA / EWTN) - Giám đốc các hoạt động tại Đại hội Giới trẻ Thế giới Madrid (World Youth Day) kỳ vọng sẽ có hơn một triệu người tham dự Thánh Lễ Bế Mạc đại hội diễn ra vào ngày 21 Tháng Tám.

Hôm 5 Tháng Bảy, ông Javier Cremades cho biết: phi trường Cuatro Vientos sẽ là một khu vực "lễ hội vĩ đại", bắt đầu bằng một Buổi Canh Thức vào đêm 20 Tháng Tám và đại trào là Thánh Lễ Bế Mạc do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cử hành vào sáng ngày hôm sau.

Ông cũng tiết lộ rằng cỗ mặt nhật Arfe nổi tiếng đang được lưu giữ tại nhà thờ chánh tòa Toledo sẽ được sử dụng trong giờ Chầu Thánh Thể do Đức Giáo Hoàng chủ sự tại buổi canh thức cầu nguyện đêm Thứ Bảy. Ngoài ra, khoảng 17 nhà nguyện sẽ được dựng lên ngay tại khu vực phi trường để các bạn trẻ đến suy tôn Thánh Thể trong suốt thời gian cuối tuần.

Có 20 màn hình TV khổng lồ sẽ được bố trí tại các địa điểm khác nhau, và 8 trạm y tế sẽ phục vụ những nhu cầu cấp thiết cho khách hành hương. Cô Eva Hernandez - giám đốc cơ sở vật chất của Đại hội Giới trẻ Thế giới cho biết: "Việc ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sự an toàn của những tham dự viên".

Ban tổ chức cũng thông báo rằng Ca đoàn và Dàn nhạc Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ tham gia phục vụ trong Thánh Lễ Bế Mạc. Khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ công bố địa điểm tổ chức kỳ Đại Hội lần kế tiếp.

Việc chuẩn bị cho sự kiện này đã đi vào đoạn gấp rút, cho đến nay, đã có khoảng 420.000 bạn trẻ đã ghi danh tham dự. Một kênh phát thanh và truyền hình hấp dẫn mới được tung ra ra để khuyến khích việc ghi danh vào phút chót.

Các bữa ăn và chỗ ở cho những bạn trẻ đến từ các quốc gia bên ngoài Tây Ban Nha được đăng ký đến ngày 8 Tháng Bảy, nhưng giới trẻ Tây Ban Nha vẫn có thể được giảm giá 50% nếu đăng ký trước ngày 15 Tháng Bảy.

Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy tại trang web: http://www.madrid11.com

Tiền Hô
 
Tây Ban Nha: 80% thiếu nữ mang thai sẽ không phá thai.
Tiền Hô
11:16 07/07/2011
Tây Ban Nha: 80% thiếu nữ mang thai sẽ không phá thai.

Madrid (Tây Ban Nha), 6 Tháng Bảy 2011 (CNA / Europa Press) - Tổ chức Red Madre cho biết, gần 80% thiếu nữ (teenage) Tây Ban Nha mang thai sẽ tiếp tục thai kỳ khi họ nhận được sự hỗ trợ và tư vấn cần thiết.

Bà Carmina Garcia-Valdes, giám đốc của Tổ chức Red Madre nói với các phóng viên rằng, kể từ khi luật phá thai của Tây Ban Nha có hiệu lực một năm trước đây, các cô thiếu nữ tìm đến sự hỗ trợ của tổ chức này đã tăng lên 45%. Tổ chức đã giúp hơn 6.000 cô gái giữ thai kể từ khi nó được thành lập vào năm 2007.

Trong năm 2010, có 53% trong số 4.331 thiếu nữ ở độ tuổi từ 14 đến 20 đã được tổ chức này giúp đỡ, tăng 18% kể từ năm 2009. Nhiều người trong số đó là dân nhập cư, "họ không muốn phá thai nhưng phải chịu ảnh hưởng bởi tất cả các loại áp lực".

Bà Garcia-Valdes nhấn mạnh rằng, 8/10 thiếu nữ mang thai quyết định sẽ tiếp tục thai kỳ, điều đó cho thấy "các cô thiếu nữ không hề muốn phá thai", và họ làm như vậy là để chống chọi với "áp lực từ các thành viên trong gia đình họ".

Bà cũng lưu ý rằng, các cô thiếu nữ "không được pháp luật bảo vệ", kể từ việc phá thai được chấp thuận trong vòng 14 tuần đầu của thai kỳ, do đó họ bị "áp lực nhiều hơn" nhằm "phá thai càng sớm càng tốt và không phải nghĩ ngợi về nó quá nhiều".

"Họ không có thời gian để suy gẫm và bây giờ họ xin chúng tôi giúp đỡ tâm lý và tâm thần", bà nói thêm.

"Khi một người phụ nữ mang thai nhận được sự giúp đỡ mà cô ấy cần thì cô ấy sẽ tiếp tục. Có lẽ tình hình của cô ấy vẫn chưa được giải quyết cho đến khi cô ấy có con và có các phương tiện cần thiết", bà Garcia-Valdes cho biết.

Tiền Hô
 
Huynh đoàn Thánh Piô X truyền chức linh mục là bất hợp thức
Tiền Hô
11:17 07/07/2011
Huynh đoàn Thánh Piô X truyền chức linh mục là bất hợp thức

Vatican, 6 Tháng Bảy 2011 (Zenit) - Phát ngôn viên Vatican nói, tình trạng vi phạm giáo luật của Huynh đoàn Thánh Piô X (SSPX) vẫn không thay đổi, và do đó các vụ truyền chức linh mục do các giám mục trong nhóm này thực hiện gần đây là bất hợp thức.

Cha Dòng Tên Federico Lombardi - giám đốc văn phòng báo chí Vatican đã trả lời về câu hỏi về việc truyền chức linh mục của Huynh đoàn Thánh Piô X trong cuộc họp báo hôm Thứ Ba. Cha Lombardi nhắc lại lá thư ngày 10 Tháng Ba năm 2009 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, và tái khẳng định những gì đã được quy định để đáp lại những tình huống tương tự đã xảy ra trong quá khứ.

"Một khi mà Huynh đoàn chưa có một vị thế phù hợp với giáo luật trong Giáo Hội thì các thừa tác viên của họ không thể thực thi các sứ vụ hợp thức trong Giáo Hội", Cha Lombardi nói. "Một khi mà những vấn đề liên quan đến tín lý chưa được làm sáng tỏ thì Huynh đoàn không có vị thế hợp giáo luật trong Giáo Hội và các thừa tác viên của họ không thể thực thi một cách hợp thức bất kỳ sứ vụ nào trong Giáo Hội".

Vì vậy, Cha Lombardi kết luận rằng, "các vụ truyền chức vừa qua được coi là bất hợp thức".

Từ đầu năm đến nay, Huynh đoàn Thánh Piô X đã thực hiện khoảng 20 cuộc truyền chức linh mục.

Tiền Hô
 
El Salvador phản đối chính sách ngọai giao 'đồng tính' của Obama
Trần Mạnh Trác
16:44 07/07/2011
Chính sách ngọai giao thúc đẩy 'quyền của những người đồng tính' một cách táo bạo tại các quốc gia Công Giáo của Obama đang bị 'giật hậu' một cách thê thảm.

Ngòai những phản đối dựa trên tiêu chuẩn xã hội phong tục đạo đức, mới đây tại El Salvado một Liên Minh đã tố cáo Hoa Kỳ vi phạm trắng trợn các qui tắc ngọai giao làm cho tòa đại sứ Hoa Kỳ phải chới với tìm cách đổ tội cho ...Tổng Thống.

Bà đại sứ Mari Carmen Aponte đã viết một bài báo mà nội dung là để khuyến khích việc 'luyến ái đồng tính.'

Trên tờ La Prensa Grafica số ra ngày 28 tháng 6, bà lên tiếng kêu gọi El Salvado hãy công nhận quyền đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính.

Bà Aponte cho biết rằng việc đảm bảo có sự thay đổi này không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà còn là trách nhiệm của "mỗi người chúng ta." Bà nói thêm rằng mỗi thế hệ phải mang lại cho đất nước này một sự bình đẳng hơn và nhắc nhở rằng tiến bộ sẽ cần có thời gian, nhưng sau cùng thì "sự đa dạng kiểu Mỹ "sẽ được "tán dương."

Tuyên bố trực tiếp phản đối bà đại sứ, một Liên Minh phò sự sống và phò gia đình bao gồm nhiều chuyên viên quốc nội cũng như quốc tế đã viết trên tờ báo El Diario de Hoy ngày 6 tháng 7 rằng: "Hành vi của bà rõ ràng vi phạm các quy tắc ngoại giao và pháp luật quốc tế, bà đã cố áp đặt những giá trị và tầm nhìn kỳ quái của một nước ngoài, ngụy trang chúng bằng chiêu bài 'nhân quyền'."

Liên minh cáo buộc bà Aponte đã vi phạm Công ước Vienna của Đại hội đồng LHQ, là các nhà ngoại giao có nghĩa vụ không can thiệp vào nội bộ của nước chủ nhà, và mọi quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia khác.

Dù cho Liên minh phò sự sống và gia đình đồng ý với bà đại sứ về sự cần thiết để "kết án bạo lực đối với người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, vv" nhưng đồng thời, Liên Minh đã xác định rõ rằng"không có nghĩa là chấp nhận một luật mới, đặt ra một lọai gia đình mới cho những cá nhân cùng giới tính".

"Không chấp nhận tính hợp pháp của 'tình dục đa dạng' không có nghĩa là chúng ta đang vi phạm nhân quyền", Liên Minh cho biết.

Bản tuyên bố của Liên Minh cũng không quên lưu ý rằng nước Mỹ là một nơi mà "hàng triệu thai nhi không thể tự vệ và dễ bị tổn thương đã bị giết một cách hợp pháp bằng những phương cách độc ác và tàn nhẫn", đi ngược lại quyền sống của con người.

Một quan chức của Đại sứ quán Mỹ ở El Salvador, yêu cầu không nêu tên vì ông không có thẩm quyền nói chuyện với các phương tiện truyền thông, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 06 tháng bảy rằng bà đại sứ "không có ý bình luận về văn hóa và pháp luật nước ngoài; Bà chỉ là tái khẳng định chính sách của Mỹ ", bởi vì Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố trước đó.

"Một trong những lý do mà chúng tôi có đại sứ trên thế giới là để giải thích chính sách của Mỹ ở bên ngoài biên giới của chúng tôi, vì vậy đó là những gì mà bà đại sứ đã làm", ông ta giải thích. "Bà ấy là đại diện của tổng thống ở đây".

Tuy nhiên, Liên Minh ủng hộ sự sống và gia đình không muốn bà đại sứ xác định thế nào mới là tiến bộ cho đất nước của họ. Lời tuyên bố kết luận: "Chúng tôi cảm thấy tự hào là 'cổ hủ' với các giá trị đạo đức của chúng tôi, chúng tôi muốn bảo vệ gia đình của chúng tôi và phân biệt rõ ràng giữa cái thiện và cái ác."
 
Cộng Hoà Nam Sudan: Một quốc gia mới sắp ra đời
Trần Mạnh Trác
20:43 07/07/2011
Đường phố Juba nhộn nhịp trong khi nhiều nhân vật từ khắp nơi trên thế giới qui tụ lại đây để ăn mừng sự ra đời của một quốc gia vào thứ bảy ngày 9-7-11: Nước Cộng Hoà Nam Sudan.

Khác với cảnh bẩn thỉu là việc thường thấy tại Juba, những vỉa hè đã được quét dọn sạch sẽ, các trẻ em tươi cười diễn tập những vũ điệu ca hát, và ca đoàn quốc gia thực tập một bài quốc ca mới.

Cũng giống như thân phận của những nước nhược tiểu trước đây, Cộng hòa Nam Sudan đã gánh chịu nhiều chục năm chiến tranh trước khi giành được độc lập.

Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc với một thỏa thuận hòa bình vào năm 2005.

Cho tới nay, nhiều người vẫn lo ngại bạo lực có thể tái diễn bất kỳ lúc nào.Tuy nhiên, quốc gia này đã lướt thắng mọi tiên đóan bi quan khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra rất hòa bình và trật tự vào tháng Giêng vừa qua, 98% người dân miền Nam Sudan đã bỏ phiếu chọn độc lập.

Người dân Nam Sudan đã cần người Công giáo đứng với họ khi họ chọn lựa một tương lai tốt đẹp hơn.

May mắn thay, một tập đòan sáng chói của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo đã xuất hiện và mang lại một sự chuyển tiếp hòa bình cho các công dân ở miền Nam.

"Chúng tôi vinh dự là một trong những hội đoàn đã đáp trả lời kêu gọi để giúp phát triển quốc gia này", ông Ken Hackett, chủ tịch Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo (CRS), một trong những đoàn đại biểu chính thức từ Hoa Kỳ đến để chứng kiến Ngày Độc lập. CRS đã trợ giúp cho hơn một triệu người ở Sudan trong nhiều năm, trước và trong khi có cuộc nội chiến.

Trước ngày trưng cầu dây ý, người Công giáo trên khắp thế giới đã đáp ứng lời kêu gọi của các Giám Mục Sudan thực hiện '101 ngày cầu nguyện' cho hòa bình.

Có một sự nối kết mạnh mẽ đã được xây dựng lên giữa người Công giáo Mỹ và người dân Sudan, sau khi nhiều vị giám mục của Sudan đã can đảm đi qua Mỹ trong những năm gần đây, để lên tiếng tranh đấu cho lý tưởng độc lập của đất nước tại Liên Hiệp Quốc và tại Washington, và cả trong các thánh lễ tại nhiều thành phố Hoa Ký, với nhiều danh nhân trong đó có Đức Tổng Giám mục Timothy Dolan của New York.

Trong chuyến viếng thăm nước Mỹ gần đây, Đức Giám mục Eduardo Hiiboro Kussala của Giáo Phận Tombura-Yambio cho biết, "Trong những ngày trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, đã có nhiều bài viết về các kịch bản xấu có thể dẫn đến chiến tranh. Nhưng chính vì niềm tin vững vàng của người dân, Thiên Chúa đã chúc phúc cho cuộc trưng cầu dân ý hòa bình, và tôi tin rằng, vì những cam kết và niềm tin của nhân dân, chúng tôi sẽ xây dựng một nước Nam Sudan hòa bình."

Người dân Nam Sudan vẫn cần sự hỗ trợ và lời cầu nguyện trong nhiều năm tới, và Giáo Hội Công Giáo sẽ còn đứng với họ. Đất nước của họ đã hòan tòan bị tàn phá và bỏ bê. Có rất ít đường sá. Nguồn nước sạch và vệ sinh rất hạn chế. Nền y tế thô sơ. Nạn mù chữ tràn lan (80%). Cơ hội giáo dục khan hiếm. Một nửa số dân 8 triệu người vẫn sống với số lợi tức không đến 1 đô la một ngày.

"Cơ quan Cứu Trợ Công Giáo CRS cam kết sẽ ở lại với Nam Sudan trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới cho đến khi đất nước này tìm thấy một chỗ đứng giữa đại gia đình các quốc gia trên thế giới ", ông Hackett nói. "Đây sẽ không là một cuộc hành trình dễ dàng và sẽ có rất nhiều hầm hố trên đường.. Nhưng đó là một cuộc hành trình chúng tôi cam kết thực hiện."
 
Top Stories
Chine: Après l’ordination de Leshan, les autorités préparent, pour le diocèse de Shantou, une nouvelle ordination illicite
Eglises d'Asie
09:51 07/07/2011
Après l’ordination, le 29 juin dernier, de l’évêque de Leshan, ordination illicite qui a entraîné l’excommunication par le pape du nouvel évêque (1), les autorités chinoises préparent l’ordination de l’évêque de Shantou. La cérémonie doit avoir lieu le 14 juillet prochain. Là encore, le candidat à l’épiscopat n’a pas reçu de mandat du Saint-Père et se prépare donc à être ordonné de manière illicite, s’exposant ainsi à une peine d’excommunication.

L’ordination du futur évêque de Shantou, diocèse dynamique de la province du Guangdong, n’est pas une surprise : élu le 11 mai dernier à l’issue d’un scrutin entièrement verrouillé par les autorités, le P. Joseph Huang Bingzhang est le candidat du gouvernement depuis des années (2). Né en 1967, membre depuis 1998 de l’Assemblée nationale populaire, membre dirigeant de l’Association patriotique au Guangdong et au niveau national, il est connu pour être proche du pouvoir. Sa candidature pour le siège de Shantou a été refusée par le Saint-Siège, notamment du fait que le siège épiscopal de Shantou n’est pas vacant mais est pourvu depuis 2006, année où le pape a nommé le P. Zhuang Jianjian évêque du lieu. Ordonné secrètement, âgé de 81 ans, Mgr Zhuang n’est reconnu par les autorités que comme prêtre – et non comme évêque.

La date de l’ordination comme évêque du P. Huang Bingzhang ne constitue pas, elle aussi, une surprise. Ce type de cérémonie s’organise longtemps à l’avance mais la confirmation que cette ordination aura bien lieu le 14 juillet intervient dans le contexte particulier créé par le communiqué publié à Rome le 4 juillet. Ce jour-là, la Salle de presse du Saint-Siège avait rendu publique une déclaration informant du fait que le Saint-Siège avait excommunié le P. Lei Shiyin, ordonné illicitement – car sans le nécessaire mandat pontifical – évêque du diocèse de Leshan le 29 juin. Quant aux sept évêques – qui tous étaient reconnus comme tels par Rome – ayant pris part à la cérémonie, il était précisé qu’ils s’étaient exposés d’eux-mêmes aux « graves sanctions canoniques » prévues par le droit de l’Eglise en pareille circonstance (3).

Selon un prêtre catholique basé hors de Chine et très au fait des réalités de l’Eglise de Chine, la déclaration romaine du 4 juillet a adressé « un message clair » aux prêtres pressentis pour l’épiscopat en Chine ainsi qu’aux évêques amenés à ordonner à l’épiscopat ces prêtres. Accepter ou conférer l’épiscopat sans mandat pontifical entraîne une peine d’excommunication qui ne peut être levée que par le Saint-Père en personne après un examen attentif des motifs et des circonstances qui ont amené ces prêtres et ces évêques à accepter ou à conférer l’épiscopat.

Un expert en droit canon cité par l’agence Ucanews (4) ajoute que l’explicitation publique par le Saint-Siège des peines encourues en cas d’ordination sans mandat pontifical était nécessaire, sauf à considérer que l’Eglise qui est en Chine ne fait pas partie de l’Eglise universelle mais qu’au nom du respect de soi-disant « caractéristiques chinoises » l’Eglise de Chine est une Eglise établie et contrôlée par le gouvernement chinois. Désormais, chacun sait « qui tire les ficelles » et peut constater que les évêques, pris à titre individuel ou collectivement au sein de la Conférence des évêques « officiels », ne sont pas libres d’agir dans des domaines qui ne relèvent pourtant que de la stricte sphère religieuse, explique cet expert. Dans la Chine d’aujourd’hui, soumettre les prêtres et les évêques à des pressions considérables pour qu’ils se plient à la volonté du pouvoir n’est pas acceptable, souligne-t-il encore.

Depuis Hongkong, Kwun Ping-hung, observateur de longue date des réalités ecclésiales chinoises, estime qu’avec les événements de ces derniers jours, les parties en présence sont au pied du mur. Chacun, que ce soit le Saint-Siège ou Pékin, campe sur ses positions, l’Eglise réaffirmant la nécessité pour le pape de nommer les évêques et les autorités chinoises réaffirmant que l’Eglise de Chine doit être dirigée de manière autonome. On peut donc s’attendre à une aggravation des tensions, conclut-il.

Au sein de la communauté des fidèles, l’ordination de Leshan et l’excommunication qui a suivi font l’objet de très nombreux commentaires. Les forums sur Internet indiquent que, très largement, les catholiques chinois apprécient que le Saint-Siège ait choisi la voie de la clarté et de la fermeté face aux membres du clergé qui se compromettent avec les autorités. Selon des témoignages recueillis sur place, les évêques qui ont pris part à l’ordination illicite du 29 juin ont été fraîchement accueillis par leurs prêtres, une fois de retour dans leurs diocèses respectifs.

(1) Voir dépêche EDA du 4 juillet 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/le-saint-siege-excommunie-le-p.-lei-shiyin-ordonne-illicitement-eveque-du-diocese-de-leshan
(2) Voir dépêche EDA du 13 mai 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/dans-le-diocese-de-shantou-l2019election-d2019un-candidat-a-l2019episcopat-s2019est-deroulee-dans-un-climat-de-fortes-pressions?SearchableText=guangdong
(3) La déclaration du 4 juillet rendue publique par la Salle de presse du Saint-Siège a été diffusée en italien, en anglais et en chinois. Le 6 juillet, une nouvelle version du texte en chinois a été publiée par le Saint-Siège, le texte du 4 juillet comportant quelques imprécisions de traduction.
(4) Ucanews, 7 juillet 2011.

(Source: Eglises d'Asie, 7 juillet 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Học hỏi về « Giáo dục sinh lý trong các gia đình Công giáo Việt nam hôm nay »
Trần Văn Cảnh
07:34 07/07/2011
Đại diện các cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp học hỏi về « Giáo dục sinh lý trong các gia đình Công giáo Việt nam hôm nay »

Sáng thứ bảy 18/06/2011, tại Orsay, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh, đã thuyết trình cho các Đại Diện Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp về đề tài : « Giáo dục sinh lý trong các gia đình công giáo Việt Nam hôm nay ».

Đôi lời giới thiệu Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh

Mở đầu phần thuyết trình, Gs Trần Văn Cảnh, chủ tọa và điều hành viên thuyết trình, đã có đôi lời giới thiệu Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh. Ông nói :

« Tôi xin hân hạnh giới thiệu cùng quí tuyên úy và quí đại diện Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh, tiến sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa răng, hàm, mặt (médecin spécialiste en stomatologie), tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Jussieu VI. Là một giáo dân rất tích cực trong Giáo Xứ Việt Nam Paris, Bs Đỉnh đã nhiều năm làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ Paris, dưới nhiều tước hiệu khác nhau.

Như một thành viên hoạt động, Bác sĩ Đỉnh đã và đang tham gia 3 đơn vị mục vụ căn bản: Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh, Ban Mục Vụ Hôn Nhân và Ban Tu thư.

Như một người lãnh đạo, Bs Đỉnh đã tham gia vào Ban Thường Vụ trong nhiều năm trong nhiều chức vụ : Tổng Thư ký, 1987-1990 ; Phó chủ tịch, 1992-1997 ; Chủ Tỉch, 1997-2001, và ông vừa được bầu làm Chủ Tịch lại vào ngày 12.06.2011 vừa qua cho nhiệm kỳ 2011-2014.

Như một tư vấn, Bs Đỉnh đã là Cố Vấn từ 2001 đến 2011.

Trong những hoạt động tích cực ấy, Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh luôn luôn bảo vệ giáo hội và phò trợ giáo sĩ, đặc biệt là cha sở. Đó là lý do khiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã trao ban cho ông huy chương và bằng khen ‘PRO ECCLESIA ET PONTIFICE’ vào ngày 30.12.2007 vừa qua, tại Paris.

Với chuyên môn tiến sĩ y khoa, với tâm tình phụng sự Giáo hội tích cực, Bs Nguyễn Ngọc Định là người dư đủ uy tín để trình bày cho chúng ta về « Giáo dục sinh lý trong các gia đình công giáo hôm nay. Xin mời Bác sĩ bắt đầu ».

Tóm lược bài thuyết trình của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh

Qua lời mở đầu gọn ghẽ, Bác sĩ Đỉnh đã vắn tắt gợi qua hiện tình giáo dục sinh lý trong các gia đình công giáo việt nam, đặt vấn đề căn bản phải giải quyết và phác thảo nội dung sẽ được khai triển.

Nhờ những ảnh hưởng khoa học, giáo dục sinh lý trong các gia đình công giáo việt nam hiện nay, tuy có tiến triển hơn trước, nhưng vẫn còn rất thô sơ và nhút nhát. Người ta không dám nói đến sinh lý, nhất là sinh lý tính dục. Vì nhiều lý do khác nhau : vì thẹn, vì ngượng, vì không biết nói sao, và vì không biết nói gì.

Thực tế, nhiều biến cố, hay đúng hơn, nhiều tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt là việc có thai ngoài ý muốn, đã xẩy ra và đã xô đẩy nhiều thanh niên nam nữ vào vòng bế tắc, luẩn quẩn, có khi đến đổ vỡ cuộc đời,… chỉ vì thiếu hiểu biết về những biến chuyển và hậu quả của sinh lý.

Vấn đề giáo dục sinh lý, do đó, không phải là phải dậy thế nào ; nhưng là phải dậy gì ? Để góp phần trả lời phải dậy gì trong việc giáo dục sinh lý ở gia đình, bác sĩ Nguyễn ngọc Đỉnh đã đề nghị một nội dung căn bản mà cha mẹ cần biết hầu truyền dậy lại cho con cái trong gia đình. Nội dung này đã được bác sĩ Đỉnh trình bày trong 45 phút và sau đây là bản đúc kết do Ban Thư Ký phổ biến buổi chiều, trước phiên họp khoáng đại, để tường trình và đối thoại với các thuyết trình viên.

I. PHÁT TRIỂN SINH LÝ

Tuổi dậy thì : trai có tinh trùng / Gái có kinh nguyệt.

Đó chỉ là sự phát triển bình thường để giữ vệ sinh. Các bậc phụ huynh ít đề cập tới, thường khoán trắng cho hoc đường. Cha mẹ cần trực diện, can đảm để bày tỏ trong vấn đề giáo dục sinh lý và tự do luyến ái .

II. Vấn đề đặt ra : SINH LÝ LÀ GÌ ?

Có hai thể loại : sinh lý đời sống bình thường / Sinh lý tính dục : cuộc sống vợ chồng , truyền sinh.

Cơ quan sinh dục :

Nam : Dịch hoàn (tiết ra tinh trùng). Nếu không được sử dụng nó sẽ chết đi và sản xuất tiếp.

Kích thích tố testosterone : dấu chỉ của nam tính

Nữ : Buồng trứng : mỗi tháng một trứng, khi chin mùi sẻ xuống tử cung , chờ thụ thai. Nếu không gặp tinh trùng nó sẻ chết và tạo thành chu kỳ kinh nguyệt mới. Ngược lại , nếu có sự giao hợp trong thời kỳ nầy, có thể có sự thụ thai : cha mẹ phải quan tâm tới giai đoạn nầy cho các con.

Hai kích thích tố trong thời kỳ của phái nữ : follicule và progesterone, sẽ đi vào máu và làm cho họ có nữ tính.

Chu kỳ kinh nguyệt : thí dụ đầu tháng 5 cho tới đầu tháng 6

x

1/5 thời kỳ trứng rụng 1/6

Có thể thụ thai

Một trong những phương pháp tiết dục định kỳ theo chu kỳ kinh nguyệt đó là phương pháp Billing. Những dấu hiệu xuất phát từ phương pháp nầy là :

• Nhiệt độ con người tăng ( > 37° )

• Độ nhờn âm bộ : cảm nhận của người phụ nữ

• Thay đổi tuyến nội tiết : sự ham muốn biến chuyển nơi cơ thể người phụ nữ.

x

1/5 khô ẩm ướt 1/6 khô

Khô : giai đoạn có thể giao hợp

Ướt : có thể thụ thai, vì đang thời kỳ trứng rụng.

Tóm lại : để đi tới kết quả mong muyốn của hai người : Cần có sự trao đổi tôn trọng phẩn giá của nhau ; Và cần phải ghi thời điểm để theo dõi một cách rõ ràng.

(III). Tình yêu sinh lý vợ chồng mãn đời đặt dưới ba chiều kích tiên quyết :

• Đặc ân (Don) : sự dâng hiến, trao ban cho nhau, không có cảnh chồng chúa vợ tôi, tôn trọng nhân phẩm và hy sinh,

• Tha thứ cho nhau ( pardon ) : biết thông cảm và chia xẻ với người bạn lòng,

• Quên mình ( abandon ) : vị tha, phó thác .

Giây phút thụ tinh là có cuộc sống con người.

Tổng kết bài thuyết trình của Bs Đỉnh, Gs Cảnh cho rằng : Bài thuyết trình của Bs Đỉnh đã được trình bày với những ngôn ngữ rất dễ hiểu, trong một cung cách rất chính thống mà không thiếu phần hấp dẫn, nhờ những ví dụ cụ thể, qua một cấu trúc rõ ràng và minh bạch. Trong tiến trình thâu nhận kiến thức, giáo sư tâm lý giáo dục Benjamin BLOOM (1913-1999) và những đệ tử đã đưa ra 7 bậc, là : ghi nhận, hiểu, làm, phân tích, ước lượng, tổng hợp và sáng tạo. Chúng ta vừa nghe Bs Đỉnh trình bày “Phải dậy gì cho con cái trong giáo dục sinh lý” ?

Chúng ta sẽ đi họp nhóm với nhau để giúp nhau hiểu hơn về đề tài, qua 3 câu hỏi Bs đã đề ra :

1/ Những dấu chỉ của điều hoà kinh nguyệt theo chu kỳ tự nhiên ?

2/ Làm sao để sinh lý vợ chồng được đi đến mãn đời?

3/ Làm sao giáo dục sinh lý con cái ?

Rồi chiều nay, trong phiên họp khoáng đại, qua 6 nhóm, chúng ta sẽ tổng hợp, phân tích, định lượng lại những điều chúng ta đã ghi nhận. Biết đâu tối nay, trong phần “văn nghệ cây nhà lá vườn” chúng ta sẽ được thưởng thức những sáng tạo, áp dụng việc phải dậy gì cho con cái về sinh lý, qua một vài tiết mục văn nghệ!

Trần Văn Cảnh
 
Thuyết trình: « Giáo dục tâm linh trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay »
Trần Văn Cảnh
07:33 07/07/2011
Đại diện các cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp học hỏi về « Giáo dục tâm linh trong các gia đình Công Giáo Việt Nam hôm nay »

Trưa thứ bảy 18/06/2011, đầy đủ 81 Đại Diện Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã được nghe linh mục Nguyễn Xuân Nghĩa thuyết trình về đề tài : « Giáo dục tâm linh trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay ». Đây là đề tài thứ hai, sau đề tài về giáo dục sinh lý, đã được Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh trình bày buổi sáng.

Theo lời giới thiệu của Gs Trần Văn Cảnh thì « cha Nguyễn Xuân Nghĩa sinh năm 1974. Tốt nghiệp kỹ sư tin học năm 1996 tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Ngài đã đáp Lời Chúa gọi, dâng mình cho Chúa, lên đường vào học triết học trong một chủng viện tại Pháp. Rồi được gửi qua Bruxelles học thần học với các cha Dòng Tên, ở Paray-le-Monial. Được thụ phong linh mục năm 2003, ngài làm việc trong địa phận Autun, thuộc vùng Bourgogne, miền trung nước Pháp. Năm 2007, ngài được gửi đi học tiếp. Tốt nghiệp thạc sĩ về « Tâm lý và Linh đạo gia đình », năm 2009 ngài trở về làm việc lại trong địa phận Autun. Hiện nay cha là cha sở một xứ đạo Pháp, đặc trách Công Giáo Ngoại Kiều Bồ Đào Nha của địa phận và lo cho Secours Catholique ở Saône-et-Loire ».

Bài thuyết trình của Cha Nghĩa đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề « Giáo dục đức tin cho con cái khi nào và bằng cách nào », và đi theo tài liệu ngài đã tóm tắt trước. Sau đây là ý chính tài liệu ngài đã phát sau khi thuyết trình.

Giáo dục tâm linh trong gia đình công giáo

Mở đầu : một vài ví dụ điển hình

Những khó khăn về giáo dục tâm linh trong xã hội phương tây hôm nay.

Xã hội tục hóa. Não trạng thực dụng và duy vật. Nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa và tôn thờ sự tự do cá nhân. Không gian rộng mở, nhưng thời gian lại thu hẹp. Một xã hội bị khủng hoảng về sự thật, văn hóa tiêu thụ và thỏa mãn lập tức nơi những người trẻ.

I. Gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái không?

1. Gia đình công giáo là gì? Là một tổ ấm tình yêu, trong đó sự sống mới được hình thành và đón chờ bởi cha mẹ là những người yêu thương nhau để sống với nhau suốt đời. Gia đình là nơi mà con trẻ được sinh ra, gồm cha mẹ, ông bà, anh chị. Gia đình có trách nhiệm giáo dục con cái nên người (giáo dục nhân bản) và nên người Kitô hữu (giáo dục Đức Tin).

Gia đình công giáo là một một giáo hội tại gia. Con người là con đường của Hội Thánh và “trong vô vàn đường lộ ấy, gia đình lại là đường lộ số một và là đường lộ quan trọng nhất”(Thư gửi GD, JP II, số 2)

Gia đình, vườn ươm trồng đức tin. Mục đích đặc biệt của việc dậy giáo lý, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chính là làm phát triển đức tin còn thơ ấu, thăng tiến đến mức độ viên mãn và nuôi dưỡng hằng ngày đời sống Kytô của các tín hữu thuộc mọi lứa tuổi. (Tông huấn Giáo lý JP II, số 20)

2. Giáo dục con cái là quyền lợi và bổn phận của cha mẹ. Vì đã nhận lãnh ân sủng cũng như bổn phận của Bí Tích Hôn Phối, nên cha mẹ phải dậy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo đức tin chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội (Thư gửi GĐ, JP II, số 3). Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là giáo dục con cái. (Thư gửi GĐ, JP II, số 6).

Tự bản tính, Hôn nhân phải hướng về lợi ích tinh thần và thể xác của đôi bạn và bổn phận sinh dưỡng và giáo dục con cái. (Giáo luật, số 1055)

3. Giáo dục con vì là đấng sinh thành và vì tình phụ tử và mẫu tử. Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế, họ được coi là những n hà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ có tính cách độc đáo và cơ bản, không thể thay thế và không thể chuyển nhượng được.

Ngoài những đặc điểm ấy, người ta cũng không thể quên rằng yếu tố gốc rễ nhất, có tính cách định tính cho bổn phận giáo dục của cha mẹ, chính là tình phụ tử và mẫu tử, tình yêu này được hoàn thành trong công cuộc giáo dục khi nó bổ túc và hoàn thiện trọn vẹn công việc phục vụ sự sống của họ. (FC, số 36)

Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào long. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em. (Dnl 6,6-9)

4. Giáo dục chính yếu là chuyển giao đức tin của cha mẹ cho con cái.

Phải giản đơn. Khai tâm sớm, lúc mà tài năng của trẻ nhỏ được hội nhập vào trong một tương quan sống động với Thiên Chúa, đòi một tình yêu to lớn và tôn trọng sâu xa trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ này có quyền được ta trình bày đức tin Kitô một cách đơn sơ và trung thực. (GLCG, số 2225).

Phải chớp lấy cơ hội. Những lối sống trong gia đình có thể nuôi dưỡng tâm tình con cái và trong suốt cuộc đời chúng, đó là những chuẩn bị và nâng đỡ cho một niềm tin sống động. (GLCG, số 2225)

Bằng kinh nghiệm. Mang tính cụ thể và thiết thực vì dựa trên những kinh nghiệm xảy ra ở gia đình và xã hội.

II. Gia đình phải giáo dục đức tin cho con cái thế nào?

1. Ngay khi em còn bé. Cha mẹ phải giáo dục đức tin cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ. Cha mẹ có sứ mạng dạy cho con cái biết cầu nguyện và khám phá ra ơn gọi làm con Thiên Chúa (Lumen Gentium, 11)

Nhờ ơn bí tích hôn phối, cha mẹ nhận trách nhiệm và đặc quyền giáo dục đức tin cho con cái. Cha mẹ là những sứ giả đấu tiên của đức tin, khai tâm cho con về các mầu nhiệm đức tin từ lúc chúng còn nhỏ. (Giáo lý Công Giáo, 2225)

Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hìnhcho chúng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa là « nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất. (Ep 3,15 ; FC, số 14).

2. Làm gương cho con. Cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái. Họ thể hiện trách nhiệm này qua việc xây dựng một mái ấm gia đình dựa trên tình âu yếm, lòng tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, chung thủy và với tinh thần phục vụ vô vị lợi.

Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nêu gương tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trước mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hướng dẫn và sửa dậy con cái. Giáo dục bằng chia sẻ Lời Chúa trong gia đình. (Giáo lý Công Giáo, số 2223).

3. Cầu nguyện và học hỏi lời Chúa. Chắc chắn rằng Tràng hạt Mân côi phải được kể là một trong những kinh nguyện tốt và có hiệu quả nhất mà gia đình Kitô giáo được mời gọi để đọc. (FC, số 61).

4. Dậy giáo lý cho con. Việc dậy giáo lý trong gia đình đi trước, đồng hành và làm phong phú thêm các hình thức giáo dục đức tin khác. (Giáo lý Công giáo, số 2226)

Sứ mệnh giáo dục đòi hỏi các cha mẹ Kitô giáo phải trình bày cho con cái tất cả các đề tài cần thiết, để các em từ từ trưởng thành về nhân cách theo quan điểm giáo dục của Hội Thánh (FC, số 39).

Kết luận. Khi trở thành cha mẹ, đôi hôn nhân nhận được ân sủng của Thiên Chúa và đồng thời cũng lãnh nhận trách nhiệm. Trước mặt con cái, tình yêu của cha mẹ phải trở thành dấu chỉ của chính tình yêu Thiên Chúa, là Đấng mà từ Ngài mọi gia đình trên trời dưới đất đã được đặt lên. (FC, số 14).

Cha Nghĩa chấm dứt bài thuyết trình. Một tràng pháo tay to vang dột khắp căn phòng.

Tóm tắt bài thuyết trình của cha Nghĩa, GS Cảnh nhắc lại 2 vấn nạn mà cha đã đặt ra : 1-. Gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái không ? 2-. Gia đình phải giáo dục đức tin cho con cái thế nào ? Xác định rằng gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái, vì đó là quyền lởi và bổn phận của người truyền sinh, do tình phụ tử và mẫu tử tự nhiên. Cho nên phải cướp lấy cơ hội mà giáo dục đức tin cho con cái một cách đơn giản mà cụ thể. Ngay từ khi chúng còn bé, bắng cách làm gương và dậy giáo lý cho chúng.

Rồi lưu ý rằng cha Nghĩa đã không đưa ra một ý kiến cá nhân. Nhưng hoàn toàn trích các tài liệu căn bản của Giáo Hội, là giáo luật, giáo lý, giáo truyền, tông huấn, GS Cảnh đã xác định một quan niệm giáo dục rất hiện đại mà cha Nghĩa đã đưa ra.

Quan niệm giáo dục này đặt trọng tâm vào mục tiêu phải đạt là biết và sống đức tin. Tác nhân chủ động của việc này là con cái, vì con cái có bổn phận phải học tập để biết và sống đức tin ; Và để giúp con cái làm được việc ấy, hai tác nhân khác hỗ trợ vào. Đó là cha mẹ và giáo hội. Cha mẹ có sứ mệnh phải chỉ dậy và uấn nắn đức tin cho con cái. Giáo hội có bổn phận phải định hướng và kiểm tra việc dậy của cha mẹ và việc học tập của con cái. Giữa cha mẹ và giáo hội, mà cha sở là đại diện, phải có sự giao thương với nhau.

Đó là đồ hình tứ giác giáo dục. Bốn góc là Đức tin, cha mẹ, con cái và giáo hội. Cạnh giữa cha mẹ và đức tin là chỉ dậy ; Giữa cha mẹ và con cái là uốn nắn. Cạnh giữa giáo hội và đức tin là định hướng. Giữa giáo hội và con cái là kiểm tra. Đường chéo giữa con cái và đức tin là học tập để biết và sống đức tin ; giữa giáo hội và cha mẹ là giao thương.

Bây giờ xin mời các nhóm đi họp riêng, thảo luận về 3 câu hỏi mà cha Nghĩa đã đưa ra :

1. Đâu là những ân sủng mà gia đình nhận được qua bí tích hôn phối ?

2. Đâu là sự cộng tác của ông bà cô bác trong việc giáo dục tâm linh gia đình ?

3. Kinh nghiệm giáo dục tâm linh của quí ông bà trong gia đình mình là sao ?

Trần Văn Cảnh
 
Thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến nhà thờ giáo buôn Tầm Ngân
Lê Văn Hùng
07:33 07/07/2011
QUẢNG THUẬN - Sáng ngày 06-7-2011, tôi và anh Nguyễn Ngọc Hiến đại diện anh em Cựu chủng sinh Huế tại Quảng Thuận tham dự Thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến nhà thờ giáo buôn Tầm Ngân, cách Quảng Thuận khoảng 20 km. Dù đã đến đây nhiều lần trong quá trình xây dựng, nhưng lần này một thoáng ngạc nhiên khi nhìn ngôi nhà thờ đã hoàn chỉnh. Ngôi nhà thờ lộng lẫy phô sắc giữa màu trắng của cát và màu xanh của núi rừng. Ngôi nhà thờ bề ngoài mang đúng bản sắc của người dân tộc thiểu số vốn yêu thích nhiều màu sắc đan xen nhau, nhiều họa tiết; mặt tiền ngôi nhà thờ uốn tròn và mái dốc như khát khao vươn tới trời cao…

Xem hình ảnh

Tầm Ngân nguyên là tên riêng của một con suối tại địa phương, phiên âm từ tiếng dân tộc K’hor là “Tẵm Ngơn”, nghĩa Hán Nôm là “Tìm Vàng” vì tại đây có ngọn núi Yang (theo phát âm của người Kinh là núi Vàng); thực ra Yang trong tiếng dân tộc có nghĩa là “Trời”.

Vào thời điểm năm 1957, Tầm Ngân là một vùng rừng núi thâm u bạt ngàn, thuộc xã É Lâm Thượng, quận Sông Pha, nằm cách thị xã Phan Rang 50km về hướng Tây Bắc, là nơi chung sống của từng cụm người dân tộc thiểu số: 70% là sắc tộc K’hor, còn lại là Raglai, Chu Ru, Chăm….

Ngày 5-7/3/1963, 219 anh chị em dân tộc thiểu số tại đây đã được đón nhận các bí tích khai tâm tại nhà thờ Phước Thiện, hạt Ninh Thuận, trong một thánh lễ do Đức Giám mục Marcel Piquet Lợi chủ lễ và 12 linh mục đồng tế.

Vào khoảng tháng 5-1963, Cố Nhơn (Joseph Viot, MEP) được sai đến ở cùng anh chị em dân tộc tại buôn làng Tầm Ngân trong một cái chòi tranh. Ngài đã dựng lên một ngôi nhà thờ thuần chất dân tộc bằng các vật liệu của núi rừng. Ngôi nhà thờ đầu tiên này nằm cạnh dòng sông Krong Fa (Sông Pha).

Giáo buôn Tầm Ngân hiện nay có khoảng gần 1400 giáo dân người dân tộc thiểu số, là họ nhánh của giáo xứ Sông Pha, thuộc giáo hạt Ninh Thuận, giáo phận Nha Trang, do linh mục Anrê Lê Văn Hải coi sóc từ năm 2002 đến nay.

Ngày 28-3-2008, lễ đặt viên đá đầu tiên do Đức Giám mục Giuse Võ Đức Minh chủ sự. Và hôm nay ngày 06-7-2011 Lễ Tạ Ơn và Cung hiến, cũng là ngày kỷ niệm 16 năm linh mục của cha Lê Văn Hải.

Quá trình xây dựng ngôi nhà thờ được nhiều người biết đến với hình ảnh người dân và cả các em bé gùi gạch qua sông trên một chiếc cầu treo. Hầu hết mọi vật liệu xây dựng đều được vận chuyển bằng sức người đến nơi thi công qua con đường độc nhất là cây cầu treo với bề ngang chỉ khoảng hơn 1 mét bắc ngang sông, bên dưới nước cuồn cuộn chảy. Nhớ lại ngày 13-7-1992, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa đến thăm giáo buôn, không còn cách nào khác giáo dân mời ngài lên một chiếc xe kéo thô sơ do một con trâu và một con bò kéo để qua sông. Ra đến giữa sông, nước chảy siết, suýt nữa cuốn trôi luôn xe của Đức Cha.

Một chiếc gùi con con,
Một đôi mắt tròn tròn,
Một đôi chân rảo bước,
Ồ! Chào nhé! Bé con.

Gùi theo em lên nương,
Bước lon ton trên đường,
Đong đưa dăm que củi,
Em gùi cả tình thương.

Xi măng và sắt thép,
Lần lượt qua cầu treo,
Chân trần không cần dép,
Mẹ đi… Em bước theo.

Qua cầu treo đung đưa,
Gạch trên lưng cười đùa,
Gùi vui xây nhà Chúa,
Mấy chuyến, còng lưng chưa ?

Gạch đá gùi trên lưng,
Chân mỏi bước, không dừng,
Theo mẹ xây nhà Chúa,
Công sức góp việc chung.

Xuân mới lòng náo nức,
Tầm Ngân cùng chung sức,
Góp công xây nhà Chúa,
Tương lại sẽ sáng rực !!!

Cảm tạ ơn Chúa Trời,
Tri ân nghĩa muôn người,
Xuân tới vui trọn vẹn,
Tầm Ngân rộn tiếng cười… (Nguyễn Thị Tầm)

Niên trưởng Hoàng Xuân Tịnh cũng sáng tác bài thơ cảm tác từ hình ảnh gùi gạch:

Cầu treo một chiếc, ấy cheo leo
Dẫn đầu ai đó? Có ai theo?
Chàng trai một bóng xem cứng cát
Nhi nữ mấy hình thấy mỏng meo
Cổ chàng đeo gùi lòi viên gạch,
Lưng nàng mang giỏ dấu chi hèo?
Thì ra người đó là Cha Hải
Dẫn đám con chiên vượt cầu treo.

Cầu treo lắc lẻo bắc Sông Pha
Gùi mang sơn nữ cúi vượt qua
Xanh xanh núi trải vài bức họa
Xám xám thôn trang mấy nóc nhà
Cảnh nớ như ni sanh thấm cảm
Cái răng chi rứa gợi thiết tha!
Tớ đoán con chiên đương tải gạch
Giúp Cha coi xứ hẳn xây nhà.

Ô kìa tớ đoán thật đúng nhe!
Con chiên chuyển gạch từ trên xe.
Cầu nhỏ như ri không trọng tải
Xe to rứa đó chẳng dám de,
Đành ở bên ni xe chờ đợi
Chịu đi bên nớ dân qua nè!
Cho hay cảnh ấy tình đoàn kết
Nhiều tay nối lại kết thành bè.

Eo ôi! Đúng thật cảnh xây nhà
Nhà nầy cho Chúa chẳng có ngoa.
Xa kia dãi núi mờ mờ đợi
Gần đây hàng cột sững sững chờ,
Nhấp nhô sỏi đá un gò đống,
Hàng lối phu gùi rán xông pha.
Giấc mơ thánh đường sắp thành tựu
Câu kinh tiếng nhạc hẳn không xa. (Hoàng Xuân Tịnh)

Anh Nguyễn Cả cũng sáng tác ngay một bài "Gửi gạch qua sông" từ những hình ảnh thật cảm động trên.

Em Sông Pha gùi gạch qua sông
Ôi đẹp thay những nụ cười hồng
Theo cha xứ: người em thương mến
Dù khó khăn, không chút sờn lòng.

Hình ảnh nào cao quý nhiều hơn
Vai bên vai, đồng hành cha con
Tuyệt vời quá: cuộc đời Linh Mục
Quên thân mình, phục vụ tha nhân.

Dân tộc ơi: yêu dấu quê hương
Bao ước mơ xây dựng thánh đường
Em thơ ngây đến ông bà lão
Ngập niềm vui góp của xung công.

Trong đêm đen Linh Mục là đèn
Giữa lo âu ngài ủi an em
Trên sông sâu gập ghềnh nguy hiểm
Ngài dẫn em vượt thoát êm đềm.

Kinh chiều nay nhớ em Sông Pha
Những tâm hồn chất phác thật thà
Luôn phó thác cậy trông vào Chúa
Vững niềm tin theo bước chân cha. (Nguyễn Cả)

Có lẽ vì những kỷ niệm khó quên đó mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, tuy tuổi cao sức yếu, vẫn cố gắng hiện diện trong ngày Lễ Tạ Ơn và Cung Hiến ngôi nhà thờ Tầm Ngân, hòa chung với niềm vui của cộng đoàn giáo dân dân tộc thiểu số nơi đây.

Thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến được Đức Giám mục Giuse Võ Đức Minh chủ sự vào lúc 9g30, cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa và các linh mục thuộc giáo hạt Ninh Thuận. Sau Thánh lễ là tiệc mừng đơn giản.

Từ đây mỗi sáng tối, nơi chốn âm u của miền sơn cước sẽ vang lên tiếng hát lời kinh ca tụng Chúa. Ước mong và cầu chúc hạt giống Tin Mừng sẽ bám rễ và không ngừng phát triển mạnh mẽ.
 
Giám mục Lạng Sơn thăm mục vụ tại Hà Giang
Giuse Trần ngọc Huấn
08:40 07/07/2011
Trong các ngày từ 02 đến 04 tháng 07 năm 2011, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã có chuyến kinh lý mục vụ tại Hà Giang, phần đất nằm trong diện tích của Giáo phận. Kính gửi tới quý vị một vài ghi chép trong hành trình mục vụ này:

Xem hình ảnh

Đúng 6h00 sáng ngày thứ Sáu, mùng 2 tháng 07, Đức cha Giuse cùng phái đoàn xuất phát từ Tòa Giám mục. Cùng đi với ngài có cha Giuse Nguyễn Ngọc Thể, đại diện Giám mục ; cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo, Tổng quản lý giáo phận.

Quãng đường từ Tòa Giám mục tới Giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang khoảng trên 450km, băng qua những vùng đồi núi trùng điệp, cảnh sắc thật đẹp nhưng con đường quanh co hiểm trở đầy thách đố.

Vào khoảng 11h trưa cùng ngày, đoàn đã tới thị xã Tuyên Quang và nghỉ ngơi, dùng cơm trưa tại nhà xứ nơi đây.

12h45, đoàn lại tiếp tục khởi hành. Từ Tuyên Quang tới Hà Giang phải đi qua con đường dài 165km.

Gặp gỡ và chia sẻ

Vào 16h30, Đức cha Giuse đã tới thành phố Hà Giang – một thành phố mới, nhỏ bé nằm giữa vùng đồi núi. Ngay từ cửa ngõ vào thành phố, khoảng trên dưới 20 người, thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa của Giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang đã vui mừng chào đón chuyến viếng thăm mục vụ của vị chủ chăn Giáo phận.

Cha quản nhiệm Antôn Nguyễn Anh Tuấn và một vị đại diện Hội đồng mục vụ đã dâng tặng Đức cha Giuse những bó hoa tươi thắm, gói ghém bao sự chờ đợi và lòng yêu mến của đoàn chiên nơi đây. Sau đó, mọi người làm thành một đoàn để cùng về nơi mọi người trong Giáo họ đang quy tụ chờ đợi Đức Giám mục giáo phận viếng thăm.

Vào lúc 17h00, Đức cha Giuse và mọi người về tới lán tạm của Giáo họ, nơi mọi thành phần Dân Chúa đang tề tựu đông đủ. Niềm vui trào dâng trên khuôn mặt mọi người. Niềm vui của sự gặp gỡ, của tình thân thương và nghĩa gia đình. Đã một năm trôi qua, hôm nay Đức cha Giuse mới lại có thể thăm viếng mục vụ đoàn chiên xa xôi nhất của Giáo phận. Cha – Con gặp nhau tràn đầy niềm vui, nhất là trong bối cảnh hiện tại của Dân Chúa tại Hà Giang, sự hiện diện của Đức Giám mục Giáo phận càng mang nhiều ý nghĩa, làm nên sự khích lệ lớn lao cho giáo họ nhỏ bé này.

Ông chủ tịch Hội đồng mục vụ của họ giáo Thánh Tâm Hà Giang, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa trong giáo họ, đọc bài chào mừng Đức cha Giuse nhân chuyến thăm viếng mục vụ của ngài tới miền Hà Giang, nơi có những cộng đoàn Dân Chúa sống cách xa Tòa Giám mục nhất của Giáo phận. Ông chủ tịch cũng báo cáo khái quát với Đức cha Giuse về hiện tình của giáo họ, đời sống đạo đức cũng như các sinh hoạt mục vụ trong thời gian qua.

Ông chủ tịch Hội đồng mục vụ có một cái nhìn khái quát về hiện tình Giáo họ Thánh Tâm Hà Giang như sau: “Nhìn chung nội tình trong giáo xứ, giáo dân sống đoàn kết, yêu thương nhau, các gia đình đều có ý thức giáo dục con cái sống đạo, cho con cái học hành theo các trường lớp. Trong dịp này có các thầy dạy giáo lý các cháu đã đến học đều đặn và tiếp thu tốt. Hội Đồng mục vụ và các trưởng khu của các khu hoạt động có những lúc chưa được đều tay, đôi khi còn coi nhẹ vai trò trách nhiệm tông đồ giáo dân của mình. Chưa thực sự gắn mình làm một với giáo xứ, nhiều khi còn thể hiện vai trò cá nhân của mình, do đó đã có nhiều lúc tạo nên không khí thiếu ôn hòa trong giáo xứ. Xong những việc đó xảy đến và cũng đi qua nhanh vì vậy các hoạt động của giáo xứ vẫn luôn bình yên tốt đẹp, không khí đầm ấm chan hòa như cơn gió trong lành đã trở lại mát dịu bao trùm khắp cộng đoàn Dân Chúa nhỏ bé tại miền đất xa xôi này”.

Đức cha Giuse bày tỏ sự vui mừng và cảm động của ngài khi được gặp lại cộng đoàn giáo hữu tại Hà Giang, nơi xa xôi nhất của Giáo phận. Khi đến với giáo họ, bước chân vào ngôi lán tạm thời được dùng trong mọi sinh hoạt phụng vụ và đạo đức của giáo họ, đã khơi lên trong mỗi người, cách riêng cho cá nhân ngài những cảm xúc thật đăc biệt. Đó là nỗi thao thức về những khó khăn của vùng đất truyền giáo, nơi giáo phận miền sơn cước còn nhiều thiếu thốn sau những năm tháng đầy thách đố; đó cũng là niềm cảm thương trước hiện tình của cộng đồng Dân Chúa nơi đây, đồng thời cũng là sự lo lắng, cầu nguyện cho một ngôi nhà thờ sớm được xây dựng và hoàn thành nơi đây. Đức cha Giuse hy vọng, với đời sống đoàn kết yêu thương của cộng đoàn Dân Chúa, sẽ làm nên một dấu chỉ sống động của niềm Tin Kitô Giáo, trở nên dấu chứng Tin Mừng Tình Yêu Chúa giữa vùng đất địa đầu Tổ quốc thân yêu này. Ngài tin chắc rằng, với sự quyết tâm, với lời cầu nguyện và cố gắng của mọi người, ước mơ về một ngôi nhà thờ của Giáo họ sẽ sớm trở thành hiện thực.

Họp nhau cử hành Phụng vụ

Sau những giờ phút gặp gỡ, tâm tình và chia sẻ, cộng đồng Dân Chúa cùng quy tụ với nhau bên vị chủ chăn Giáo phận để tham dự vào cử hành Phụng vụ. Đó là sự gặp gỡ cao quý nhất, ý nghĩa nhất với chính Đức Gieessu – Thầy Chí Thánh. Mọi người sốt sắng tham dự thánh lễ, lắng nghe Lời Chúa, lãnh nhận Thánh Thể Chúa là nguồn thần lương đích thực cho linh hồn.

Vào hồi 20:00 chiều ngày thứ Bảy, 02 tháng 07, tại căn lán tạm, Đức cha Giuse dâng thánh lễ Chúa nhật XIV mùa Thường niên với cộng đồng Dân Chúa họ giáo Thánh Tâm. Cùng đồng tế với ngài có cha Đại diện, Cha xứ và quý Cha. Mọi người tham dự thật sốt sắng, làm nên bầu khí Phụng vụ đầy linh thiêng và trang trọng.

Đúng 9h00 sáng Chúa Nhật, 03 tháng 07 năm 2011, Đức Cha Giuse chủ sự Thánh lễ trọng mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang. Đây là một thánh lễ đặc biệt với cộng đồng Dân Chúa tại đây. Mừng lễ quan thầy, cũng là dịp để mọi người nhìn lại khoảng thời gian đã qua với tâm tình tạ ơn và hướng về tương lai với tâm tình cầu nguyện, tín thác.

Trong căn lán tạm hết sức đơn sơ, được dựng lên ở sân vườn của một gia đình giáo dân trong họ, thánh lễ quan thầy được cử hành thật trọng thể, mang bầu khí ấm cúng, cảm động. Nơi đây phản ánh diện mạo của một Giáo hội địa phương thu nhỏ, mọi thành phần Dân Chúa từ các linh mục, nam nữ tu sỹ, hội đồng mục vụ và anh chị em giáo hữu quy tụ xung quanh vị mục tử của Giáo phận để cùng cử hành Hy Tế Tạ Ơn. Đồng thời, sự hiện diện của đại diện quan khách chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tôn giáo bạn, cũng làm nên dấu chỉ sự gặp gỡ thật ý nghĩa.

Bước vào thánh lễ, Đức cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn: Hôm nay là một ngày thật đẹp và ý nghĩa với Giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang, một ngày mà chúng ta cùng gặp gỡ nhau trong lễ quan thầy mừng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hãy học nơi Đức Giêsu. Hãy cảm nhận tình yêu của Đức Giêsu. Hãy đến với Đức Giêsu. Đó chính là con đường những giá trị đức Tin mà chúng ta đã, đang và tiếp tục thể hiện trên miền đất thân yêu này. Mừng lễ quan thầy, chúng ta cảm nhận nơi đây chính Đức Giêsu, suối nguồn của tình yêu thương, nơi Ngài là sự hiệp nhất thân thương. Với sự hiệp nhất đó, hôm nay mọi thành phần Dân Chúa, từ Đức Giám mục, các linh mục, tu sỹ, chủng sinh, ông bà anh chị em, các đại biểu chính quyền, tôn giáo bạn… chúng ta cùng gặp gỡ nhau, cùng nói lên dấu chỉ của tình yêu, giúp chúng ta cảm nhận những giá trị đức tin của mình thực hiện trong cuộc đời. Cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện cho Giáo họ, luôn được vững vàng trong Đức Tin và thể hiện lòng tín thác nơi tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta cùng bước vào thánh lễ.

Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, Đức cha Giuse quảng diễn về mầu nhiệm tình yêu được diễn tả sống động qua Thánh Tâm bừng cháy của Chúa Giêsu. Giữa một thế giới nói nhiều đến tình yêu, nói nhiều đến những giá trị nhân văn, nhưng lại đầy ắp sự khô cằn của tình người, sự giá lạnh của con tim và sự xa cách của yêu thương, vẫn đầy ắp chiến tranh, hận thù và chia rẽ, người tín hữu Chúa Kitô được mời gọi đến kín múc nơi Thánh Tâm Chúa là suối nguồn yêu thương, bác ái và sẻ chia, để làm cho đời sống mình thêm phong phú, xây dựng đời sống chung trong tình yêu thương và nâng đỡ, quan tâm, chia sẻ với nhau. Ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy trở nên những khí cụ thể hiện và sống giá trị của tình yêu từ Trái Tim Tình Yêu Thiên Chúa. Mọi người được mời gọi thể hiện những giá trị Tình Yêu đó nơi ơn gọi cuộc đời của mình. Sự hiện diện của đông đảo mọi thành phần Dân Chúa hôm nay làm nên một vẻ đẹp của đức tin Công giáo thật đặc biệt. Trong mỗi phút giây của cuộc đời, mỗi người hãy thể hiện giá trị của tình yêu từ Thánh Tâm Chúa, hãy luôn đặt trọn tình yêu nơi Thánh Tâm Chúa, qua đó làm cho đời sống của mình và cộng đoàn luôn bình an.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Antôn Nguyễn Anh Tuấn, quản nhiệm giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa nói lên tâm tình tri ân Đức cha Giuse về chuyến viếng thăm mục vụ của ngài và những sự quan tâm dành cho cộng đoàn Dân Chúa nhỏ bé tại Hà Giang. Ngài cảm ơn sự hiện diện, chúc mừng của đại diện các cấp chính quyền, tôn giáo bạn và tất cả mọi người để ngày lễ quan thầy của giáo họ Thánh Tâm được thành công tốt đẹp và mang lại nhiều ý nghĩa.

Thánh lễ kết thúc vào hồi 10:30 với phép lành của Đức Giám mục Giáo phận cho mọi thành phần Dân Chúa.

Vào hồi 5:00 sáng thứ hai, ngày 04 tháng 07, thánh lễ thứ ba trong khuôn khổ chuyến thăm viếng mục vụ của Đức cha Giuse tại Hà Giang được cử hành tại lán tạm của giáo họ, với sự tham dự của khoảng 40 tín hữu. Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse cảm ơn cha quản nhiệm Antôn và mọi người trong giáo họ tại Hà Giang đã dành cho ngài sự đón tiếp trọng thị, đầy tình gia đình. Ngài hy vọng với lời cầu nguyện, lòng tín thác và sự cố gắng phấn đấu của mọi người nơi đây, đời sống của Giáo họ sẽ ngày một thăng tiến về mọi phương diện, nhất là mơ ước về một ngôi thánh đường sẽ sớm được trở thành hiện thực.

Chầu Thánh Thể Chúa Giêsu

Trong chương trình những ngày lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang, vào 20:00 chiều ngày Chúa Nhật, 03 tháng 07, tại lán tạm của giáo họ, mọi người cùng sốt sắng tham dự giờ Chầu Thánh Thể.

Quy tụ bên Chúa Giêsu Thánh Thể, mỗi người cùng dâng lên tâm tình sốt mến, trong niềm tin và sự hiệp nhất. Những lời cầu nguyện, những bài thánh ca, hòa với tâm tình mỗi người dâng lên Thánh Tâm Chúa Giêsu đang hiện diện nơi Bí Tích Tình Yêu.

Giờ chầu Thánh Thể kết thúc vào hồi 20:45 với Phép lành Mình Thánh Chúa.

Đức cha Giuse thăm viếng giáo dân tại Ninh Hồ.

Cách Hà Giang khoảng trên 30km, có một số gia đình Công giáo sống rải rác ở bên triền núi thuộc thôn Ninh Hồ, huyện Vị Xuyên. Họ là những giáo dân đa phần thuộc giáo phận Bùi Chu lên đây lập nghiệp, làm kinh tế mới từ những năm 60 của thế kỷ trước, đời sống còn hết sức khó khăn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Dù vậy, họ vẫn kiên trì giữ vững Đức Tin, dù trải qua những năm tháng khó khăn và thời gian dài không có điều kiện tham dự Thánh lễ hay các cử hành Bí tích.

Với tinh thần mục tử Đến với muôn dân, Đức cha Giuse luôn lưu tâm đến những anh chị em giáo dân nằm ở các vùng sâu, vùng xa trong giáo phận. Chiều ngày Chúa Nhật, 03 tháng 07, trong khuôn khổ chuyến thăm viếng mục vụ tại Hà Giang, ngài đã đến thăm anh chị em giáo dân tại Ninh Hồ. Tại đây, ngài thăm hỏi hiện tình hoàn cảnh sống của mỗi gia đình, nhất là về đời sống đạo. Ngài động viên mọi người cố gắng giữ vững Đức Tin và sống giá trị Đức Tin ấy trong cuộc sống thường nhật, trở nên những Kitô hữu đem giá trị Tình Yêu Chúa thấm vào miền đất mà mình đang sinh sống, làm việc.

Kết thúc chuyến thăm mục vụ

Buổi sáng thứ hai, 04 tháng 07, Đức cha Giuse dành thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc chính quyền tỉnh Hà Giang. Vào 10:30, ngài dùng cơm trưa với đại diện giáo dân Hà Giang.

Vào 11:30, Đức cha Giuse và các thành viên trong đoàn đã chào cha quản nhiệm và anh chị em giáo dân tại Hà Giang để trở về Tòa Giám mục, kết thúc ba ngày thăm viếng mục vụ tại đây.
Vài nét về giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang

Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, đây là vùng rừng núi biên giới. có những dãy núi đá cao và nhiều sông suối. Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp với Trung Quốc (đường biên là 274km). Theo địa chính ranh giới các giáo phận, Hà Giang được chia dọc theo con sông Lô: phía diện tích đông tả ngạn sông Lô thuộc Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng; phía tây hữu ngạn sông thuộc giáo phận Hưng Hoá. Cư dân bao gồm người H’Mông, Tày, Dao, Kinh, Sán Dìu, Hoa… Đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là tình hình chung của nhiều Kitô hữu tại vùng núi Đông Bắc này.

Sau thời gian dài âm thầm sống và giữ vững đức tin, cùng với sự nâng đỡ quan tâm của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Giám mục Lạng Sơn, sự hiện của Cộng Đoàn Kitô giáo đã được chính quyền tỉnh Hà Giang công nhận và chính thức công khai hoạt động, một thời gian ngắn, Giáo Họ Thánh Tâm tại thành phố Hà Giang đã được thành lập.

Hiện nay, cả tỉnh Hà Giang chưa có ngôi nhà thờ nào. Có khoảng trên dưới 300 tín hữu Công giáo, sống rải rác ở thành phố Hà Giang và các huyện như Đồng Văn, Mèo Vạc, Quảng Bạ, Yên Minh, Bắc Mê…

Năm 2007, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân được bổ nhiệm làm Giám mục coi sóc giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, tiếp nối thao thức mục vụ và nhiệt tâm truyền giáo của vị tiền nhiệm, ngài đã dành nhiều ưu tư và lo lắng cho cộng đồng dân Chúa tại Hà Giang có một ngôi nhà thờ để làm nơi cộng đoàn họp nhau cử hành các nghi lễ phụng vụ và cầu nguyện. Cho đến hôm nay, năm 2011, công việc xây dựng nhà thờ còn gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa thể tiến hành.

Hiện nay, mọi sinh hoạt phụng vụ, cầu nguyện hay hội họp trong giáo họ đều được diễn ra tại sân của nhà ông trùm Thực – một tín hữu đạo đức và nhiệt thành. Nơi đây được gọi một cách thân thương là Sân nguyện hay Lán nguyện.

Ngôi nhà thờ là niềm mong mỏi, ao ước từ lâu của bà con giáo dân Hà Giang. Với sự tín thác vào lòng yêu thương quan phòng của Thánh Tâm Chúa, sự quan tâm của bề trên giáo phận và sự cố gắng của mọi thành phần dân Chúa nơi đây, dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng hy vọng, ngôi nhà thờ sẽ sớm trở thành hiện thực. Đó không chỉ là dấu chỉ sự hiện diện của giáo hội Chúa nơi vùng sơn cước xa xôi này, nhưng còn là dấu chỉ của sự hiệp thông huynh đệ giữa mọi thành phần dân Chúa khắp nơi, dấu chỉ của ánh sáng truyền giáo và nhiệt huyết tông đồ.

Kết thúc ba ngày viếng thăm mục vụ của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đến với đoàn chiên xa xôi nhất của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng mọi người. Với lòng nhiệt thành đạo đức, với đức tin kiên trung, bà con giáo dân giáo họ Thánh Tâm tại Hà Giang luôn cố gắng sống đức tin kiên trung, tâm tình tín thác vào sự quan phòng của Thánh Tâm Chúa đồng thời cố gắng nỗ lực mọi mặt để góp phần xây dựng giáo họ, làm sáng danh Chúa nơi vùng sơn cước xa xôi này.

Với tình hiệp thông trong Giáo hội, xin mọi thành phần dân Chúa xa gần cùng chung tay giúp đỡ giáo họ nhỏ bé, xa xôi của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng, nhất là cộng tác để ngôi nhà thờ mong ước của giáo dân Hà Giang sớm trở thành hiện thực.
 
Hành hương núi Mẹ Sầu Bi lần thứ 36 tại Portland
Nguyễn An Quý
21:14 07/07/2011
Hành hương núi Mẹ Sầu Bi lần thứ 36 tại Portland

PORTLAND.Hàng năm cứ đến ngày lễ Độc Lập của đất nước Hoa Kỳ, các Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam cư ngụ vùng Tây Bắc Hoa Kỳ như Oregon, Bắc California, Vancuover BC Canada, Seattle và các thành phố dọc theo I-5 thuộc Tiểu Bang Washington từ Everett đến Olympia, đều có thông lệ cùng nhau tham dự cuộc Hành hương do Giáo xứ Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo phận Portland, Oregon tổ chức tại Núi Mẹ Sầu Bi còn được gọi là Grotto.

Thành phố Hoa Hồng hôm nay Chúa nhật ngày 3 tháng 7, trời khá đẹp với nhiệt độ vừa phải, không mấy nóng nực nên những người tham dự Hành hương cũng cảm thấy dễ chịu.

Hằng năm cứ mỗi lần Han2h hương về núi Mẹ Sầu Bi là mỗi lần đánh dấu kỷ niệm cuộc ly hương của những người Việt tỵ nạn đã bỏ nước ra đi. Hành hương lần thứ 36 năm nay đánh dấu 36 năm ly hương.

Đại hội Hành hương năm nay được bắt đầu từ thứ sáu ngày 01 tháng 07 và thứ bảy ngày 02 tháng 07 năm 2011 tại Giáo xứ Đức Mẹ La vang Portland. Cao điểm của đại hội hành hương được kết thúc vào ngày Chúa nhật 03 tháng 07 với chương trình gồm ba phần gồm lễ truy điệu, cung nghinh Đức Mẹ và Thánh lễ Đại Trào.

Tưởng cũng nên nhắc lại, mùa hè năm 1975 sau khi miền Nam lọt vào tay cộng sản, những người Công giáo Việt Nam bỏ nước ra đi đã đến cư ngụ tại thành phố Hoa hồng này, họ chào đón ngày lễ độc lập của đất nước Hoa Kỳ lần đầu với tâm tình tạ ơn khi được sống trên một đất nước tự do. Trong tâm tình tạ ơn đó, tất cả đã cùng hành hương về Núi Mẹ Sầu Bi như để tưởng nhớ những ngày hành hương tại Thánh Địa La Vang khi còn ở Việt Nam. Mỗi lần tham dự cuộc hành hương nơi đây, cá nhân người viết rất trân trọng biết ơn và cảm phục những vị thẩm quyền khi đứng ra tổ chức cuộc Hành hương đầu tiên. Ngay từ thuở mới đến đất tự do này, họ đã nghĩ và tạo được một thông lệ vô cùng quý hoá, đó là nghi thức tưởng niệm những chiến sĩ của QLVNCH và Đồng Minh đã chết cho chính nghĩa tự do bằng một lễ truy điệu rất long trọng trước giờ Cung Nghinh Mẹ. Đại lễ Hành hương lần thứ 36 năm nay cũng được khai mạc bằng lễ truy điệu trọng thể.

Xem hình hành hương

Đúng 10 giờ, chương trình khai mạc ngày đại lễ được bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống, sau ba hồi chiêng trống là lễ truy điệu bằng lễ chào cờ Mỹ Việt trọng thể, sau đó là giây phút vô cùng cảm động với điệu nhạc: Việt Nam, Việt nam, Việt nam oai linh ngàn xưa, Việt nam, Việt Nam mến yêu muôn đời…”, vị xưóng ngôn viên đã đưa mọi người hiện diện hướng về nơi quê hương Việt Nam trong giây phút đầy thiêng liêng để tưởng niệm các chiến sĩ đồng minh, tưởng niệm các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do, và tưởng niệm những người đã bỏ mình trên vạn nẻo đường khi đi tìm tự do, cùng các chiến sĩ đã hy sinh vì tranh đấu cho tự do tôn giáo nhân quyền.

Đúng 10 gìờ 30, người điều khiển chương trình rước kiệu Đức Mẹ đọc thứ tự tên các đoàn thể tham dự và mọi người đều vào vị trí đoàn thể của mình khi nghe tên đoàn của mình. Bàn kiệu Đức Mẹ được cung nghinh chung quanh khu vực núi Mẹ Sầu Bi với đông đảo giáo dân tham dự. Số giáo dân tham dự cuộc rước kiệu năm nay có khoảng trên 6 ngàn người, số giáo dân khá đông đảo mà đường kiệu thì không mấy dài nên khi bàn kiệu Mẹ trở về lễ đài mà số giáo dân chưa đi hết.

Gần một tiếng đồng hồ giáo dân cung nghinh Đức Mẹ quanh khu vực Núi Mẹ Mẹ Sầu Bi, bàn kiệu Đức Mẹ đã trở về lễ đài lúc 11 giờ 30. Nghi thức tôn vinh Đức Mẹ được cử hành bằng những vũ khúc tuyệt vời do các em thanh thiếu niên nam nữ dâng lên Mẹ qua các ca khúc : Khấu đầu bái lạy- Tiến hoa …. Những vũ khúc với các điệu múa rất điêu luyện do các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt đã dày công luyện tập khá công phu. Qua những vũ khúc dâng Mẹ trình diễn rất nhịp nhàng theo tiếng hát của ca đoàn làm tăng thêm phần thiêng liêng của việc tôn vinh Mẹ.

Đúng 12 giờ Thánh lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám mục John G.Vlazny chủ tế cùng với linh mục đoàn gồm các linh mục Việt Nam và Hoa Kỳ Đồng tế thánh lễ.

Trong thánh lễ, Đức TGM John G.Vlazny Tổng Giáo Phận Portland đã chia sẻ với cộng đoàn dâng lễ về niềm vui của ngày lễ Độc Lập tại đất nước Hoa Kỳ. Xin tóm tắt bài giảng của ngài:

“Thưa quý ông bà và anh chị em, trong thánh lễ hôm nay, Chúa Giêsu ban cho chúng ta một lời mời gọi, Ngài nói với chúng ta rằng: hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả và gánh nặng, Ta sẽ bổ sức nâng đỡ và cho được nghỉ ngơi. Lời của Chúa rất thích hợp với chúng ta vào cuối tuần này, khi quốc gia Hoa Kỳ của chúng ta đang kỷ niệm Quốc Khánh lần thứ 235 và chúng ta cũng đã qui tụ về nơi đây, Núi Mẹ Sầu Bi để dâng thánh lễ cầu nguyện cho tự do. Tại nhiều nơi trên đất nước Hoa Kỳ khi kỷ niệm ngày lễ này thì đã vào giữa mùa hè, nhưng với chúng ta thì lại vừa mới chớm bước vào mùa hạ. Đây là thời điểm thuận lợi vì thời tiết có nắng đẹp, mọi người đều đỗ xô ra những công viên, hồ bơi, sân đánh Golf hay mảnh vườn sau nhà để tìm những phút giây thoải mái hầu quên đi những vật lộn trong cuộc sống đầy thử thách hằng ngày. Thánh Augustine, một bực thầy của Hội Thánh đã nói rằng: ngài đã đọc rất nhiều lời hoa mỹ cũng như của các nhà uyên bác trong cuộc đời, nhưng ngài chưa thấy lời nào sâu sắc và trân quý như lời mời gọi của Chúa Giêsu trong bài Phúc âm hôm nay: hãy đến với Ngài và Ngài sẽ cho chúng ta được nghỉ ngơi, được bồi dưỡng. Trái Tim Chúa Giêsu luôn hướng đến những người với công việc khó nhọc, với cái ách nặng nề, với những người đang gặp thử thách quá sức tưởng tượng. Trái Tim Chúa Giêsu đã mở lòng đón nhận anh chị em chúng ta đến với đất nước Hoa Kỳ trong những thập niên bảy mươi, tám mươi để tìm kiếm sự tự do mà chúng ta hôm nay mừng kỷ niệm. Hoa Kỳ là nơi được thiết lập để trở thành một ngôi nhà của sự tự do, nhưng trớ trêu thay, ngày nay chúng ta lại phải làm ăn vất vả, tranh đấu để bảo trì sự tự do đích thực trong sứ mạng của mỗi người. Tự do tín ngưỡng lại liên lỉ đang bị tấn công và những người sống với niềm tin càng ngày càng bị đẩy ra ngòai lề xã hội. Trong những công luận liên quan đến cho sự tôn trọng cá nhân, cho cuộc sống gia đình, nhất là sự chăm sóc cho mọi người lúc cuối đời không được tôn trọng. Bởi vì có quá nhiều người nay phải đương đầu với những khó khăn kinh tế, cho nên hơn bao giờ hết, chúng ta cần biết mở rộng vòng tay ôm đón mọi người bằng một cái gì với lòng yêu thương như Chúa Giêsu đã làm trong suốt quảng đường mục vụ của Ngài khi còn tại thế. Với tư cách của Quốc gia hay của cá nhân, chúng ta hãy cầu xin cho ngày lễ cuối tuần này là: chúng ta những người Hoa Kỳ và luôn luôn sẵn lòng đón tiếp ân cần và nâng đỡ tất cả những ai đang khổ đau và thiếu thốn. Khi suy tư về đức tính đáng khâm phục của những vị đến khai lập đất nước của chúng ta hơn hai thế kỷ trước. Chúng ta cảm thấy rằng, phải chăng tính cỡi mở, và lòng quảng đại ngay từ thuở ấy, không còn là cái tính điển hình trong xã hội ngày nay, đôi khi ngay trong cả Cộng đoàn Công giáo chúng ta nữa, những điều này có thể xẩy đến bất cứ ai.

Có một người bạn đã kể về một người ông của anh ta đến Mỹ nhiều năm về trước, sau khi qua thủ tục nhập cảnh, ông ta đã vào một câu lạc bộ ở Nữu Ước để tìm gì ăn lót dạ. Ông ngồi vào một bàn trống và cứ đợi để có ai hỏi đem thức ăn đến cho ông. Dĩ nhiên đây là câu lạc bộ chứ klhông phải trong một nhà hàng nên chẳng ai thèm hỏi ông ta. Một lát sau, một người phụ nữ đem một khay đầy thức ăn đến ngồi đối diện với ông cùng bàn mà ông đang ngồi. Người phụ nữ đó đã giải thích cách ăn uống trong câu lạc bộ với ông ta. Bà ta nói với ông và chỉ cho ông biết: phải khởi sự ở chỗ từ đây, đi dọc theo và chọn những thức ăn mà ông muốn, khi đến phía bên kia, thì họ sẽ cho ông biết là phải trả bao nhiêu tiền. Sau câu chuyện này, ông ta đã nói với những người láng giềng: tôi đã học được bài học, đây là cách thức mà tất cả mọi việc xẩy ra tại Hoa Kỳ này, thật sự cuộc sống ở đây giống như một câu lạc bộ vậy. Anh có thể có được bất cứ điều gì anh muốn nếu anh bằng lòng trả cái giá của nó. Anh có thể có được sự thành công nhưng anh không bao giờ có được nếu anh cứ ngồi đợi người khác đem đến cho mình. Anh phải đứng lên và tự đi lấy nó. Cái tính độc đáo ấy đã giúp ích cho rất nhiều người trong chúng ta qua hơn hai trăm năm. Tôi nhận thấy ngay trong gia đình của tôi và gia đình bạn hữu tôi khi sống và lớn lên. Điều này chắc chắn cũng đến với anh chị em khi đến đất nước này để tìm kiếm sự tự do và những cơ hội mà anh chị em đã không tìm được một cách chính xác. Nhưng có một điều nguy hiểm, đang đe dọa bởi vì anh chị em và tôi. Chúng ta không tự đứng dậy để đi lấy những thứ mà chúng ta muốn nên chúng ta mau chóng quên rằng là tất cả mọi người đều có thể làm việc này. Hơn nữa chúng ta cũng có thể lo sợ rằng nếu có quá nhiều người đều tự đứng lên đi lấy những thứ mà họ muốn thì chắc chắn sẽ không đủ phần cho tất cả mọi người. Trong thánh lễ hôm nay, đang khi chúng ta cảm tạ Chúa vì món quà của sự tự do mà Chúa ban tặng. Chúa cũng đang thách thức chúng ta hãy mở rộng tấm lòng đến với những người đang thiếu thốn, giống như xưa kia Chúa đã dang tay mời gọi chúng ta. Một nghịch lý tuyệt vời khó tin trong đời sống Kitô giáo là khi ta càng chia sớt gánh nặng của người khác, thì gánh nặng của chính chúng ta cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng. Có một câu chuyện người ta nói về một ông chủ ngân hàng: có một người cho ông ta mượn chiếc dù khi trời đang nắng, rồi đòi lại ngay lúc trời bắt đầu đổ mưa, nói như vậy có lẻ sẽ bất công về những người chủ ngân hàng, nhưng thật sự đó là những điều mà Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc 2 hôm nay khi ngài cảnh cáo chúng ta về việc trở nên những người mắc nợ, một trong những người dại dột nhất mà người ta có thể làm đó là chỉ mắc nợ ma quỉ. Điều tự do mà có người trong chúng ta ngày nay đang tìm kiếm là những người ngấm ngầm len lỏi trong cuộc sống của chúng ta, làm cho chúng ta bắt đầu thương lượng với ma quỉ. Những người đang thầm muốn những thỏa mãn tức thời có thể là phim ảnh khiêu dâm, hoặc cờ bạc, ăn uống quá độ, hút xách, sì ke ma túy hay những thú vui khác. Thật ra ma quỉ như một chủ ngân hàng hà khắc, tiền lời mỗi ngày mỗi tăng mà chúng ta là những người phải trả bằng những sự buồn phiền, tức giận ngay cả những cay đắng. Khi chúng ta để cho ma quỉ dẫn chúng ta đến mức độ đó thì chúng ta biết rằng chúng ta sẽ không còn chút tự do nào nữa. Chúng ta thực sự không muốn sẽ mang nhiều gánh nặng mà satan đã đặt lên con người. Khi Chúa Giêsu mời gọi lòng chúng ta cùng vác lấy ách của Ngài thì đó là một lời mời của Người để Ngài được chung phần gánh vác với anh chị em và với tôi. Hôm nay mừng thánh lễ cho ngày tự do này và ngày Quốc Khánh của đất nước Hoa Kỳ, chúng ta thực sự muốn được tự do, sự tự do khỏi ách xác thịt và ma quỉ, Chúa Giêsu ban cho chúng ta món quà là Chúa Thánh Thần. Sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn và đồng hành với chúng ta trong những ngày chúng ta còn ở trần thế. Chúng ta sẽ không trở thành những người mắc nợ với xác thịt, chúng ta sẽ trở nên những người con của tự do, những ngưòi con của một Thiên Chúa yêu thương . Chúng ta sẵn sàng cùng vác lấy ách của Chúa Giêsu, một cái ách nhẹ nhàng vì chúng ta sẽ không phải mang lấy nó một mình. Xin Chúa ban ơn lành xuống cho đất nước Hoa Kỳ, quê hương của những con người mơ ước tự do đích thực. Amen”

Đặc biệt trong Thánh Lễ Đại Trào phần lời nguyện giáo dân và dâng lễ vật, đại diện các sắc tộc hiện diện đều được tham dự làm cho buổi lễ thêm phần ý nghĩa và long trọng. Lời nguyện giáo dân được đọc theo ngôn ngữ của họ như Laos, Eritrea, Philippines, Hmong, Poland và Việt Nam.

Thánh lễ chấm dứt lúc 2 giờ chiều sau lời cám ơn của cha chánh xứ giáo xứ La Vang, linh mục Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt. Ngài cũng đã trân trọng mời gọi mọi người đến tham dự Hành Hương Kỳ 37 năm 2012.

Nguyễn An Quý

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Công giáo tốt cũng là Công dân tốt (tiếp theo)
Hà Minh Thảo
08:34 07/07/2011
NGƯỜI CÔNG GIÁO TỐT CŨNG LÀ CÔNG DÂN TỐT
(Tiếp theo và hết)

c. Quyền phản đối theo lương tâm.

Các công dân không bị buộc trong lương tâm phải theo những chỉ thị của chính quyền dân sự nếu những mệnh lệnh ấy trái ngược với những đòi hỏi của trật tự luân lý, trái ngược với những quyền căn bản của con người hay trái ngược với giáo huấn của Tin Mừng. Các luật bất công đặt ra những vấn đề lương tâm rất bi đát cho những người ngay thẳng về luân lý: khi được kêu gọi cộng tác vào những hành vi xấu về mặt luân lý, họ buộc phải từ chối. Đây vừa là một nghĩa vụ luân lý lẫn một quyền căn bản của con người, và vì thế, luật dân sự có bổn phận phải nhìn nhận và bảo vệ quyền ấy.

Không được cộng tác, dù chỉ là hình thức, vào những việc ngược với luật Chúa, dù đã được luật pháp dân sự cho phép, đó là một nghĩa vụ quan trọng của lương tâm. Thật vậy, không bao giờ người ta có thể biện minh cho những sự cộng tác như thế, không phải bằng cách viện cớ phải tôn trọng tự do của người khác, cũng không phải bằng cách cho rằng điều ấy đã được luật dân sự dự kiến và yêu cầu. Không ai có thể tránh được trách nhiệm luân lý về những hành vi ấy, và Thiên Chúa sẽ xét xử mọi người dựa trên trách nhiệm luân lý ấy (x. Rm 2,6; 14,12) (Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo số 399).

d. Quyền phản kháng.

Nhìn nhận luật tự nhiên là nền tảng cho luật thiết định và đặt giới hạn cho luật thiết định, điều đó có nghĩa là chấp nhận rằng: thật là chính đáng khi phản kháng những nhà cầm quyền vi phạm các nguyên tắc thiết yếu của luật tự nhiên một cách nghiêm trọng hay liên tục. Thánh Tôma Aquinô viết rằng “người ta có bổn phận phải tùng phục quyền hành… bao lâu trật tự công lý đòi hỏi điều ấy”. Bởi đó, luật tự nhiên là nền tảng cho phép con người có quyền phản kháng.
Quyền này có thể được thi hành bằng nhiều cách cụ thể và có những mục tiêu khác nhau mà chúng ta có thể theo đuổi. Phản kháng nhà cầm quyền là cho thấy mình được phép có một cách nhìn khác về sự việc, bất kể nhằm chủ đích thay đổi phần nào, sửa chữa một vài luật hay tranh đấu để có sự thay đổi triệt để trong một tình huống nào đó (Số 400).

Học thuyết xã hội của Giáo Hội có đưa ra những tiêu chuẩn để thi hành quyền phản kháng: “Phản kháng bằng vũ khí trước sự đàn áp của chính quyền chỉ chính đáng khi hội đủ các điều kiện sau đây:
1/ có sự xâm phạm các quyền căn bản của con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài;
2/ đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả;
3/ phản kháng như thế sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn;
4/ có hy vọng thành công với những lý do vững chắc;
5/ theo lý trí, không thể dự kiến một giải pháp nào hay hơn”.
Sử dụng vũ khí được coi như giải pháp sau cùng để chấm dứt ‘một chế độ độc tài công khai và kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các quyền căn bản của con người và làm tổn thất nghiêm trọng cho ích chung của đất nước’. Vì những nguy hiểm trầm trọng của việc sử dụng bạo lực nên, hiện nay, người ta chọn biện pháp kháng cự thụ động hơn, một phương cách phù hợp hơn với các nguyên tắc luân lý và cũng có nhiều cơ may thành công (Số 401).

e. Gương ‘Công dân tốt’ của Thầy Chí Thánh Giêsu được diễn tả qua :

« Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối tham vọng của họ là muốn mọi người gọi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người. Nhưng đồng thời quyền bính trần gian cũng được quyền đòi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công.

Đức Giêsu – vị Mêsia được hứa trước – đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị, mà điển hình là bắt các dân tộc chịu khuất phục mình (x. Mt 4,8-11; Lc 4,5-8). Người là Con Người xuất hiện “để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình” (Mc 10,45; x. Mt 20,24-28; Lc 22,24-27). Khi nghe các môn đệ tranh cãi xem ai lớn nhất, Đức Giêsu đã dạy họ phải biến mình thành người nhỏ bé nhất và làm tôi tớ mọi người (x. Mc 9,33-35); Người đã chỉ cho hai con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan, đang muốn xin giữ hai vị trí tả hữu bên Người, con đường thánh giá phải đi (x. Mc 10,35-40; Mt 20,20-23) Ừ (Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo số 379).

III. NGƯỜI CÔNG GIÁO: CON CÓ MỘT TỔ QUỐC.

Vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, đáp lời mời gọi Hồn thiêng Sông Núi, đã viết :
« Là người Công giáo Việt Nam,
Con phải yêu tổ quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,
Cha mong dòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con. »

Điều 4 trong ‘Mười Điều Răn Đức Chúa Trời’ dạy : Thảo Kính Cha Mẹ mà gia tài của Cha Mẹ để lại là Quê Hương Đất Việt. Do đó, không ai hay tập thể nào có thể nhân danh bất cứ lý do gì để cắt dâng đất và biển cho ngoại bang.

Người Công giáo chỉ tốt khi ghi nhớ và thực thi lời Đức Chúa Trời dạy. Đồng thời, là Công dân tốt khi :

«Con có một tổ quốc: Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời,
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang,
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết,
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân tộc. »


IV. NHỮNG LỢI DỤNG LỜI ĐỨC THÁNH CHA.

A. Đại diện Đảng và Nhà nước.

Mạng lưới thông tin ‘Chinhphu.Việt Nam’ loan tin : ngày 05.01.2011, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn thiện Nhân đã tới dự Lễ bế mạc năm Thánh 2010 tổ chức tại nhà thờ La Vang tỉnh Quảng Trị.

Tại đây, Ông trích lời Đức Thánh Cha : « Nhà nước Việt Nam đánh giá cao lời giáo huấn của Giáo hoàng Bênêđíctô 16 với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam khi tiếp đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2009: ‘Người Công giáo phải chứng tỏ bằng cuộc sống của chính mình, dựa trên lòng bác ái lương thiện coi trọng lợi ích cộng đồng, rằng một giáo dân tốt đồng thời cũng là một công dân tốt. Giáo hội hoàn toàn không tìm cách thay thế vai trò của Chính quyền mà chỉ mong muốn trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng, có một vị trí thích đáng trong cuộc sống của đất nước vì lợi ích của toàn dân’ ».

Chỉ trích dẫn bao nhiêu đó, chúng ta cũng có thể rút ra nhiều nhận định :

1. Quen sống thời Việt Nam Cộng Hòa và học biết về nguyên tắc phân quyền : hành, lập và tư pháp, chúng tôi bất ngờ khi thấy ông Phó Thủ tướng phải thay mặt Quốc hội và Chính phủ cùng bao nhiêu đoàn thể khác. Đâu phải vì thế chứng tỏ tính cách dân chủ của chế độ.

2. Không biết ông Phó Thủ tướng, cố tình hay vì không biết, đã thay chữ ‘người Công giáo’ của Đức Thánh Cha bằng chữ ‘giáo dân’. Trong nhiều trường hợp, hai chữ có những qui định khác nhau vì ‘người Công giáo’ bao gồm ‘giáo sĩ’ lẫn ‘giáo dân’. Thí dụ, trong lãnh vực chánh trị, giáo dân được Giáo hội khuyến khích nhưng giáo sĩ thì được Giáo luật khuyên đừng nhập đảng hay tham chính.

3. Ông Phó Thủ tướng nói rằng Nhà nước Việt Nam đánh giá cao lời giáo huấn của Giáo hoàng Bênêđíctô 16 như ‘Giáo hội hoàn toàn không tìm cách thay thế vai trò của Chính quyền mà chỉ mong muốn trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng, có một vị trí thích đáng trong cuộc sống của đất nước vì lợi ích của toàn dân’. Nhưng, trong thực tế, Nhà nước đang dự trù thay thế Nghị định 22/2005 (lần 5) tạo một sự thụt lùi nặng nề so với các văn kiện pháp lý hiện có với ý muốn tái lập tình trạng Xin – Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế này vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà nước vì dân thành một chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.

4. Nhà nước biết và đánh giá cao lời giáo huấn rằng ‘Giáo hội hoàn toàn không tìm cách thay thế vai trò của Chính quyền mà chỉ mong muốn trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng, có một vị trí thích đáng trong cuộc sống của đất nước vì lợi ích của toàn dân’, tại sao Chính phủ không tiến hành thực hiện điều đó với Hội đồng Giám mục Việt Nam, đại diện Giáo hội Công giáo, vì lợi ích của toàn dân mà Nhà nước và Giáo hội có nhiệm vụ phục vụ.

B. Các ông linh mục ‘quốc doanh’.

Đồng bào chúng ta thật chính đáng khi gắn cho tĩnh từ ‘quốc doanh’ vì nhiệm vụ của họ là nhận tiền từ công quỹ để cưỡng bách Bề Trên và đánh phá Giáo hội. Dù là linh mục, một người Công giáo không còn tốt khi không tuân giữ Giáo luật.Khi là thành viên Ủũy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, họ vi phạm điều 287.2 Giáo luật và khi đắc cử các cơ quan nhà nước, họ vi phạm thêm điều 285.3 Giáo luật. Bởi vậy, người Việt khinh khi nên gọi họ là ‘quốc doanh’ để đồng hóa họ với xí nghiệp quốc doanh.

Trong thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết : « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công giáo Yêu nước tại Thành phố này… ». Điều lệ của Ũy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ghi rõ: « UBĐKCGVN ‘là tổ chức đại diện phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam’, là ‘thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam’. (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản dựng nên, bao gồm các đoàn thể nhân dân. »

Đến nay, linh mục Cần đã qua đời, ba người còn lại đều thật giàu. Những số tiền họ và UBĐK nhận từ ngân sách, những số tiền người dân đóng thuế, góp phần gia tăng lạm phát, làm khốn khổ thên cho đồng bào nghèo. Sự giàu sang của các linh mục làm ‘mờ mắt’ các linh mục khác như Nguyễn công Danh, Nguyễn tấn Khóa, Trần mạnh Cường, Lê ngọc Hoàn… gia nhập UBĐK, trở thành Đại biểu Quốc hội lãnh tiền để ‘gật’… Khả năng làm luật của Linh mục Cường và Hoàn không thể so sánh với Luật sư Lê quốc Quân, một người ‘Công giáo tốt cũng là Công dân tốt’ bị chế độ cộng sản đánh phá và cấm không cho ứng cử không ? Ngoài ra, họ còn làm giàu do độc quyền in và bán sách báo đạo.

Linh mục Phan khắc Từ, người có tình trạng gia đình không rõ rệt, khi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, trả lời phỏng vấn báo Người Công giáo Việt Nam, nói : « Là linh mục Công giáo, tôi gắn bó với Giáo hội và vâng phục đấng bản quyền,… » và khoe « Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam đã chọn Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam làm cẩm nang cho mọi hoạt động. Tôi nguyện tiếp tục đi tiên phong trong sứ mạng này. ». Rồi, với Đài Á châu Tự do, ứng cử viên tuyên bố : « Trước hết tôi rất quan tâm tới người nghèo, người khuyết tật cơ nhỡ, người bị thiệt thòi trong xã hội. Đây là một lĩnh vực có thể nói từ trước tới giờ tôi vẫn quan tâm ». Nhưng khi bị thất cử, ông chiếm đoạt tài sản của Giáo xứ Vườn Xoài khoảng 10 tỷ đồng bằng sửa sổ sách.

V. NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO TỐT CŨNG LÀ CÔNG DÂN TỐT.

Người Công giáo thông thường là những Công dân tốt vì chính Chúa Giêsu dạy ‘Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa’ (Mc 12, 17). Người Công giáo tốt biết ‘kính Chúa yêu người’, tóm gọn Giáo lý cả Cựu ước lẫn Tân ước.

Người công dân tốt phải :
- sống bác ái, biết sống vì lợi ích chung của quốc gia, khu vực và quốc tế ;
- chẳng những tuân theo pháp luật hiện hành mà còn phải đóng góp xây dựng một hệ thống luật pháp công bình ;
- tôn trọng chính quyền, nhưng khi chính quyền sai trái thì phải theo Ý Chúa, theo tiếng lương tâm.

Gương sáng nơi Tổ Tiên Dân Tộc Việt vô cùng phong phú. Trước hết, phải kể đến Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta đã âm thầm và nhẫn nại sống cuộc đời ‘kính Chúa yêu người’, vui với niềm vui của đồng bào và buồn chung nỗi buồn của Dân tộc.

Trên đó, chúng ta có quyền hãnh diện 117 Thánh Tử đạo được Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phao lô II giới thiệu cho Giáo hội Hoàn vũ cùng một Chân phước Tử đạo (kính trên Quê hương) như là những chứng nhân ‘Công giáo tốt cũng là Công dân tốt’.
 
Văn Hóa
Gieo Lời Chúa
Tuyết Mai
09:52 07/07/2011
Chúng ta thường được nghe và nhắc nhở rằng sẽ có thời gian quỷ vương ra đời, và chắc rằng thời này là thời gian mà chúng đang triệu tập thật nhiều quân binh để đi cướp bóc linh hồn của con người chúng ta. Bằng chứng cho chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ có mang danh là người Kitô hữu, nhưng trái tim và tấm lòng của chúng ta đã và đang thờ phượng chúng quỷ, vì rất nhiều người đã không còn tin vào Thiên Chúa, một Đấng mà chỉ là vô hình và không hiện hữu khi chúng ta cần và cầu khẩn đến Người. Trong khi đó thì ma quỷ chúng cho chúng ta những lá bùa làm ăn thật nên, và muốn hại hay trừ khử ai thì lập tức có hiệu quả ngay, và chúng ta tôn sùng chúng lắm!. Chúng ta chẳng những tin cho riêng chúng ta mà còn quảng cáo dùm cho chúng nữa! Bằng chứng là đem cả nhà lại cho chúng cho bùa cho ngải để đeo trên người. Nhưng hình như thế cũng chưa đủ, chúng ta còn quảng cáo cho người thân, bằng hữu, và bất cứ ai xem ra cần nhờ đến sự trợ giúp, để mong có được hiệu quả nhanh và chóng.

Làm ăn thương mại cũng thế, mà tôi thiết nghĩ con dân của Chúa thì chỉ tin Chúa ở nơi nhà thờ hay những nơi linh thiêng mà thôi, chứ ngoài đời chúng ta rất mực tin vào những mê tín dị đoan. Càng buôn bán nhiều thì càng tin dị đoan càng nhiều. Sở dĩ tôi nói đây là vì mắt tôi chứng kiến, tai tôi được nghe, chẳng những thế mà còn khuyên tôi đi gặp những ông thầy được coi là hàng thần thánh, chữa bệnh rất hay; mà cùng khắp mọi nơi xa gần, phải tìm đến ông để được ông chữa bệnh cho, hà tất sẽ khỏi bệnh ngay mà nhất là những chứng bệnh trầm kha.

Ngay cả một ông cố có vợ sau này cũng khẳng định rằng những ông thày chữa bệnh rất hay này, không phải thuộc ma quỷ mà vì ông có bàn tay chữa bệnh rất hay. Rồi thì những con người buôn bán rất tin vào những cuốn lịch được ai đó viết vào những ngày tốt và xấu, để theo mà mở cửa tiệm. Theo mà chọn ngày lành tháng tốt để cưới nhau, rồi thì tin vào hàng ngàn những dị đoan (phong thổ) để khi chúng ta đi mua nhà, chọn nhà, nơi chốn để được gia đình hạnh phúc. Làm ăn thì nên, và v…..

Thật buồn thay, thật cay đắng thay!. Một Thiên Chúa quyền năng đáng để toàn thể nhân loại tôn thờ, nay để Người thật cô đơn và thật não nề, nếu như chúng ta có con như thế liệu chúng ta sẽ hiểu ra làm sao đây!??. Trừng phạt chúng ư!?. Nuông chìu chúng ư!?. Trừng phạt như thế nào đây???. Có phải Chúa chưa từng phạt con người bao giờ?. Nhưng sự trừng phạt ấy có hiệu quả chỉ thời gian ngắn mà thôi!. Nhưng đường trường thì sao đây?. Chẳng lẽ con người chúng chẳng coi mình bằng những thứ rẻ mạt và đốn mạt do ma quỷ chúng giăng mắc và cài bẫy hay sao?. Thật tội lỗi thay!. Thật u mê và nông nổi thay!!.

Chúng ta trong mọi thời đại, từ đời cha ông của chúng ta đã rất cứng lòng. Hẳn thực cha nào thì con nấy!. Luôn sống trong ích kỷ và ghen ghét nhau. Chẳng bao giờ biết thương yêu ai ngoài yêu chính mình. Những thứ quyên góp chỉ làm mờ mắt thiên hạ, chứ thật lòng là quyên góp thế lực vào cho chính mình, để cái Tôi được nhiều người trông thấy mà khen thưởng và tin tưởng. Cho nên Chúa đành để cho con người ai gieo gì sẽ được gặt nấy!. Ngày quang lâm Chúa sẽ cho thợ gặt đi gặt hết những gì con người đã gieo. Kẻ gieo lúa sẽ được bó thành từng bó mà vào Lẫm của Thiên Đàng. Còn kẻ nào gieo cỏ lùng cũng sẽ được bó thành từng bó mà quăng xuống hỏa ngục, để ở đó sẽ bị lửa đời đời đốt cháy không bao giờ tắt.

Những ai thật có tai thì hãy ráng mà nghe!. Có mắt hãy ráng mà mở ra để thấy được Thiên Đàng hạnh phúc. Có trái tim hãy biết thương cảm để chúng ta được Chúa là Cha trên Trời thương cảm cho chúng ta. Kẻo một đời trần thế này có là bao mà chúng ta phải nhắm mắt như người mù, chẳng thấy được Tôn Nhan Thiên Chúa và Nước Trời ban hạnh phúc đời đời cho chúng ta. Có ích gì khi chúng ta có đôi tai mà như điếc vậy!. Điếc tới độ chúng ta đã bịt tai lại chối từ những Lời Chúa khuyên bảo và răn dậy!?. Ôi, chúng ta chẳng khác nào là những con ruồi ngu thật đáng kiếp!. Chẳng thấy gì những màng nhện chằng chịt mà ma quỷ chúng giăng để cài bẫy chúng ta cả đời dính vào đấy mà không thể nào thoát ra được.

Hỡi những cha mẹ chỉ biết sống ích kỷ cho mình mà không biết dậy bảo con trẻ!. Sinh ra chúng để rồi nhờ người khác trông chúng. Thiếu trách nhiệm lại muốn sinh chúng ra để làm gì?. Thời nay con trẻ thiếu cha thiếu mẹ sống chung quanh chúng ta quá nhiều. Trách nhiệm của chúng là ai?. Ai đã vì ham mê dục vọng mà sinh ra chúng để rồi giết chết chúng?. Cha mẹ ly dị đem chúng về cho ông bà nuôi. Sanh con ra rồi bỏ xó chúng. Để chúng trở thành những thành phần bất hảo của xã hội. Ai trong chúng ta đã gieo chúng thì sẽ gặt lấy những hậu quả mà Thiên Chúa đã, đang, và sẽ dành cho chúng ta. Có phải loài thú chúng còn khá hơn chúng ta nhiều. Chúng chỉ bỏ con cái khi chúng con, đã đủ lông đủ cánh, và đủ lớn khôn, để tìm thức ăn cho chính mình.

Quả thật chúng ta có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, và có miệng cũng như câm!. Màng nhện giăng tứ phía có phải là những đam mê phải có của chúng ta thường ngày phải có hay không?. Nào là nhà cao nhiều tầng, xe hơi nhiều chiếc, và những thứ (materials) thật tầm thường mà con người đang ráng phải hành thân hành xác, hay dùng mưu chước để mà có nó. Màng nhện mà ma quỷ chúng giăng thật quá hay và quá tinh xảo. Thưa ai thấy được màng nhện của chúng giăng đâu, vì màng nhện của chúng rất là to, to đến độ nó giăng cùng khắp thế giới. Màng nhện của chúng đẹp quá, màu mè, và sáng trưng như những Casino ở Las Vegas mà chúng ta thấy.

Hỏi thử con người ngày nay, sống ngay sống lành, cuộc sống thanh bần ngày ngày đủ ăn, ai lại thích bao giờ?. Con người ngày nay chỉ biết sống cho ngày nay mà không từng biết hay cần biết phải lo xa. Do đó chúng ta mới thấy rằng con người luôn có lòng tham. Đang có một căn nhà để ở, nhìn quanh thấy nhà người ta bỏ nhiều quá, ráng mua thêm căn nữa để làm giầu, thì ôi thôi, khi mua rồi mới vỡ lẽ rằng mình không gánh nổi!!!. Thật phải khi ma quỷ chúng hoành hành và luôn khơi dậy trong chúng ta cái lòng tham lam. Một lòng tham vô đáy mà rồi chúng ta chết trong cái vô đáy đó!.

Lòng tham của con người chúng ta nó có rất nhiều tên thưa anh chị em!. Nào là có người chỉ tham tiền, càng nhiều càng tốt, mà không cần biết chúng từ đâu ra, ngay cả giết người để được tiền. Có người tham danh vọng, không cần biết những việc mình làm là tồi tệ là đốn mạt, miễn leo lên được cái chức vụ mình thèm được có là được là thành công rồi!. Có người thì đam mê dục vọng, ngày đêm không thể thiếu được, không cần biết con rơi con vãi là bao nhiêu, chết là bao nhiêu?. v.v…..


Lời muôn thuở mà chúng ta phải nhớ lấy là chúng ta gieo gì thì sẽ được gặt nấy!. Gieo Lúa chúng ta sẽ được Lúa và được cả Nước Trời, Nơi mà sẽ chẳng ai cần gieo cần gặt nữa!. Gieo cỏ lùng chúng ta sẽ gặt cỏ lùng và cả hỏa ngục vô cùng ấy sẽ luôn nhốt linh hồn đời đời của chúng ta. Ai có tai thì nghe!!!!. Vậy, xin tất cả con cái Chúa hãy biết Gieo Lời Chúa cùng khắp mọi nơi, để từ đông sang tây sẽ được nhận lãnh Lời khôn ngoan của Chúa mà cùng chung hưởng Nước Trời. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Sen Chớm Hạ
Lê Trị
21:52 07/07/2011
AO SEN CHỚM HẠ
Ảnh của Lê Trị
Ao đầu làng vần tỏa
Ngàn hương sen hạ sang
Nước pha trà còn đượm
Mùi thanh tâm trăng tan…
(Trích thơ của Duy Giang)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền