Ngày 06-07-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
An nghỉ trong Chúa
Lm Vũđình Tường
04:55 06/07/2017
An nghỉ trong Chúa là nguyện ước cuối cùng chúng ta mong ước người thân yêu được vui hưởng trong cuộc sống trường sinh. Chúng ta cầu xin người thân yêu được Thiên Chúa đón nhận vào nước Chúa và ban cho cuộc sống bình an muôn đời.

Với Kitô hữu lời ước nguyện ‘An nghỉ trong Chúa’ mang một í nghĩa đặc biệt bởi người thân khi còn sống tin tưởng phó thác cuộc đời trong Chúa nay ra đi khỏi thế gian họ trở về với Đấng họ một lòng tin thờ. Tuy nhiên đối với người không tín ngưỡng, không tin vào Chúa lời ước nguyện kia có nghĩa gì thì chưa thấy câu giải thích thoả đáng. Bởi nếu không có Chúa của sự sống đời sau. Chết là hết là trở về với bụi tro vậy lời chúc ra đi bình an như thế nào? Nếu tin là không có gì sau khi chết thì không nên làm điều không tin. Cũng không cần tưởng niệm bởi chết là hết thì giỗ chạp, tưởng niệm chỉ là hình thức. Thánh Phaolô trong thư gởi cho tín hữu Roma 8,9 xác định. Con người không sống trong Chúa là sống dưới sự hướng dẫn của xác thịt. Ai sống bởi Thần Khí thì thuộc về Thần Khí, được Thần Khí hướng dẫn. Ai sống bởi xác thịt chiều theo xác thịt. Thần Khí làm cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Cũng Thần Khí đó ban cho Kitô hữu tin tưởng phó thác vào Đức Kitô. Thần Khí mà Đức Kitô nói ‘Con cảm tạ Cha vì Cha đã mặc khải những điều đó cho kẻ bé mọn’ Mat 11,25. Kẻ bé mọn đây là những tâm hồn công chính, thành tâm đón nhận Đức Kitô và học từ Ngài. Càng thắc mắc nhiều về niềm tin Kitô càng gặp trở ngại bởi đầu óc con người lí luận hợp lí và tin theo. Tin Đức Kitô là tin vào tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa mà tình yêu theo hướng dẫn của con tim, không theo lí luận của khối óc vì thế càng lí luận về tình yêu càng lạc trong tình yêu.

Bước đầu tiên để nhận biết tình yêu Chúa là chân thành phục vụ và yêu mến tha nhân. Đây chính là chìa khoá mở ra giúp ta nhận biết tình yêu kì diệu nơi Thiên Chúa. Con không bao giờ thấu hiểu tấm lòng cha mẹ hy sinh cho con. Kitô hữu không bao giờ hiểu mầu nhiệm thập giá, làm thế nào Thiên Chúa yêu ta lại chết cho ta, chết trên thập giá, yêu cả khi ta chối bỏ Ngài. Cảm nghiệm tình yêu Chúa để sống trong tâm tình tạ ơn và nhận biết thiếu tình yêu Chúa chúng ta không là gì, ngay cả không tồn tại.

Không tin vào Đức Kitô chúng ta không nhận được gì. Tin vào Đức Kitô nhận được tất cả, nhận tình yêu Chúa, hy vọng trong Chúa và hưởng cuộc sống trường sinh. Chối bỏ Đức Kitô thánh Phaolô nói như thế là chấp nhận sống theo xác thịt mà xác thịt dù chăm sóc kĩ mấy nó cũng bị chết và rữa nát. Không tin vào Đức Kitô lời chúc bình an cuối cùng cho người thân mang í nghĩa gì cần câu trả lời. Làm sao họ có bình an và ai là kẻ bảo đảm cho bình an đó hay lời chúc chỉ là chúc cho có lệ. Không ai muốn trao tặng người thân lời nói suông.

Kitô hữu không thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu và kẻ không tin cũng không thể chứng minh không có Thiên Chúa. Tuy nhiên tin Thiên Chúa hiện hữu giúp ta biết những việc tốt lành chúng ta thực hiện đều có í nghĩa rõ ràng, mục đích mạch lạc. Chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu người ta dựa vào giải thích của khoa học và câu trả lời của khoa học nay đúng, mai sai bởi khám phá mới của khoa học mang tới giải thích mới và dĩ nhiên giải thích cũ từng đuợc coi là đúng nay trở thành sai. Không có gánh nào nặng hơn là khi chia tay người thân về lòng đất. Đức Kitô kêu gọi khi gặp trường hợp cô đơn, đau khổ hãy đến cùng Đức Kitô và Ngài sẽ ban sức thêm Mt 11,30.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Vượt Qua Khổ Đau
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:22 06/07/2017
Vượt Qua Khổ Đau

(Chúa Nhật XIV TN A)

Người ta luôn không hài lòng về số phận của mình (On n’est pas toujours content de son sort). Câu ngạn ngữ trên đây một cách nào đó nói lên thực trạng của con người trong kiếp nhân sinh lữ thứ. Đời là một bể trời khổ dâu. “Thoặt sinh ra thì đà khóc chóe. Trần có vui sao chẳng cười khì!” Lời than thở của một thi nhân Việt Nam như chứng thực điều này. Hết chuyện ngày ngày lo kế sinh nhai “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thì lại đến chuyện gia thất “con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp chướng!” Những cảnh vui, cảnh an bình thì thấp thoáng như vó câu qua cửa sổ, còn các chuyện buồn, cảnh khổ thì cứ đằng đẵng tiếp nối dù lòng chẳng mong, chẳng đợi bao giờ. Đúng là phúc bất trùng lai mà hoạ thì vô đơn chí.

“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Một lời mời gọi vừa đượm tình vừa rất hiện sinh. Hiện sinh vì nó đáp ứng nhu cầu của mọi người mọi thời và mọi nơi. Ngoại trừ các em bé còn trong nôi hay các bé thơ chưa biết nhìn đời với con mắt phản tỉnh, hầu như khi đã biết nghĩ suy một cách nào đó thì ngay cả các bé thiếu nhi, thiếu niên cũng không thoát được sự “bể dâu” của cuộc đời. Nó đượm tình vì nó nói lên việc Đức Kitô đã chung thân, đồng phận với nhân trần chúng ta khi làm người, đặc biệt trong mọi cảnh tình khốn khổ.

Cũng có thể như lời Đức Phật dạy: vì quá ham muốn (dục), mà không toại nguyện thì chuốc lấy sự khổ đau. Nhưng đã là người thì tránh sao được cái sự muốn. Ý chí tự do là một trong những ưu phẩm của con người trỗi vượt trên các loài thụ tạo hữu hình. Khi anh không muốn cũng là lúc anh muốn cái sự không muốn. Để giải thoát khỏi mọi cảnh khổ, Đức Phật đề ra con đường “tri –kiến” là nhận thức sự vô thường của vạn vật để rồi tạo lập một thái độ tạm gọi là “dửng dưng” vô niệm, vô úy, vô chấp. Đây là một trong những con đường tự giải thoát bản thân khỏi cái vòng lẩn quẩn của vô minh. Thế nhưng, dù sao đó cũng là một kiểu “giác ngộ” của con người, là sản phẩm của loài thụ tạo. Đức Khổng Tử thì đề ra con đường “trung dung”, chính danh, chính phận. Tức là sống đúng danh phận của mình cách hài hòa cân đối, không bất cập mà cũng chẳng thái quá. Khi mọi sự ở trong trật tự của chúng thì cái sự khổ sẽ dần mất đi. Lão Tử thì vẽ ra con đường “vô vi”: Làm mà như không làm… Mỗi hiền nhân mỗi con đường, nhưng thảy đều là những con đường xuất phát từ người trần gian.

Để vượt qua bao khổ lụy kiếp người, Chúa Kitô mời gọi nhân trần chúng ta hãy mang lấy ách của Người, tức là hãy làm môn đệ của Người. Làm môn đệ của Người là bước đi theo con đường Người đã đi. Để có thể tiếp bước theo Người thì Người mời gọi chúng ta là hãy học cùng Người sự hiền lành và khiêm nhượng. “Hãy học cùng tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Hai từ khiêm nhu rất dễ khiến chúng ta liên tưởng đến thái độ, cung cách hạ mình. Thế nhưng, thái độ khiêm nhường đích thực là nhìn nhận bản thân đúng như mình là trong các mối tương quan với tha nhân, với các loài thụ tạo và với Thiên Chúa, Đấng Tạo thành mọi sự. Người khiêm nhu là người trên hết, trước hết, biết nhìn nhận mình là loài được tạo nên và vì thế, mình chỉ là mình, khi sống, hoạt động theo ý muốn của Đấng dựng nên mình. Ý thức được điều này và tin nhận sự thật này, đồng thời tin nhận Chúa Kitô là Thiên Chúa thật thì việc bước theo Đức Kitô, làm môn đệ của Người, là lẽ tất yếu đương nhiên.

Hai từ hiền lành cũng đễ làm ta liên tưởng đến một thái độ sống mềm mại, dịu dàng. Thế nhưng sự hiền lành đích thực là một thái độ sống vuông tròn bổn phận trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch. Hình ảnh người mẹ hiền, cô dâu hiền minh chứng cho sự thật này. Học ở Đức Kitô sự hiền lành là biết đi đến cùng trong bổn phận của “người tôi tớ vô dụng” (x.Lc 17,7-10), chỉ làm những gì phải làm. Và điều chúng ta cần phải làm xuyên suốt mọi hoạt động đó là trả món nợ yêu thương. Bởi tình yêu, ta được chào đời, thì cho tình yêu ta sống trọn kiếp người.

Khi đã tự nguyện làm môn đệ Đức Kitô thì chúng ta cần phải bước đi trên con đường đạo lý yêu thương Người đã đi. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Đây chính là giới răn mới, giới răn mà Chúa Kitô truyền lại khi Người sắp từ bỏ trần gian mà về cùng Chúa Cha. Sự êm ái ngọt ngào khi mang lấy ách của Chúa Kitô đó là biết sống yêu thương như Người đã yêu.

Thánh giáo phụ Âugustinô đã nói: “Hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”. Khi đã yêu thì sẽ không còn đau khổ. Dù cho đau khổ vẫn có đó, còn đó, nhưng nó đã được yêu rồi. Với Thánh Tông Đồ dân ngoại thì khi đã được yêu rồi thì thập giá không còn là sự điên rồ hay nổi ô nhục mà trở thành niềm vinh dự .

Đau khổ phát sinh, có thể là do lỗi hay tội của bản thân hay của tha nhân. Nhưng dù sao đi nữa vẫn có đó nhiều nỗi khổ đau thật khó tìm ra nguyên do, căn cớ. Đau khổ là một huyền nhiệm. Chúa Kitô đã không đưa ra một lời giải đáp rạch ròi về nguyên nhân của khổ đau, nhưng Người đã tự nguyện mang nó vào chính bản thân mình để thể hiện tình yêu. Đó là mầu nhiệm thập giá. Đau khổ quả là một sự dữ, nhưng nó sẽ chẳng là gì trước sức mạnh của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa trong Đức Kitô đã biến khổ đau thành ân phúc.

“Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng…” Nếu ta vẫn đang ngụp lặn trong bao đau khổ, chắc hẳn vì ta chưa đáp lại lời mời của Đấng Cứu Độ là hãy đến với Người. Đến với Người ta sẽ gặp “Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa…, Đấng bẻ gãy mọi cung nỏ của chiến tranh, Đấng công bố hòa bình cho muôn dân” (Dcr 9,9-10). Đến với Đấng Cứu độ, ta sẽ được Thần Khí của Người đổi mới và “chúng ta sẽ diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi chúng ta và chúng ta sẽ được sống, sống trong an bình.” (x.Rm 8,13).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Chúa Nhật XIV Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
21:03 06/07/2017
Chúa Nhật XIV TN -A-
Zacaria 9: 9-10; Tv. 144; Rôma 8: 9, 11-13; Mátthêu 11: 25-30

Câu mở đầu bài phúc âm hôm nay có lời hơi bí hiểm về mầu nhiệm khi Chúa Giêsu ngợi khen Thiên Chúa vì Ngài đã "giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết...". Chúa Giêsu muốn nói gì, và vì sao Ngài và Thiên Chúa đã làm như vậy? Chúa Giêsu vừa nói xong với các môn đệ, nghững người "bé mọn". Họ đã lãnh nhận tin mừng này và đang sẵng sàng ra đi rao giảng tin mừng đó. Phúc âm bắt đầu với câu 25. Nhưng nếu chúng ta quay lại về trước xem bối cảnh của đoạn văn thì sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Nhìn lại các câu văn trước đoạn văn này, chúng ta để ý thấy: ông Gioan Tẩy Giả đang ở trong tù. Và Chúa Giêsu đáp lại nhưng lời chỉ trích Ngài với lời than phiền là thế hệ này hành đọng giống như những trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác làm như chúng nó muốn, không như những người khác muốn. Chúa Giêsu và ông Gioan vừa mới nói với quần chúng là điều họ mong đợi về sự cứu chuộc của Thiên Chúa không như họ tưởng tượng. Vì thế Chúa Giêsu nói cho họ biết là họ không bao giờ hài lòng: họ không chấp nhận ông Gioan, cho ông ta là người khắt khao, và họ cũng không chấp nhận Chúa Giêsu và cho Ngài là người dễ dải vì Ngài mở rộng tay đón nhận người tội lỗi, và ngồi vào bàn ăn với những người không được tôn giáo chấp nhận.

Thật rõ ràng là những người sống tôn giáo như trẻ con không chí có 2000 năm về trước. (Chúng ta cũng vậy) Dân chúng hình như không bao giờ hài lòng về các việc của Giáo Hội và giáo xứ. Luôn luôn có nhiều điều đáng chỉ trích và chúng ta có bao nhiêu lý do không cộng tác. Mặc dù sự thật là sự cộng tác gần hơn có thể có thể giúp cộng đoàn và ban lãnh đạo mà chúng ta chỉ trích trở thành sự hiện diện tốt đẹp hơn về đời sống Kitô hữu và về phụng vụ. Hay là chúng ta bị Chúa Giêsu cho là một thế hệ cứng lòng? Thật ra thì chúng ta không có một Giáo Hội hay một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Bởi thế chúng ta phải làm gì bây giờ? Một câu trả lời là, theo đoạn phúc âm hôm nay, chúng ta phải cầu nguyện để được ơn công tác hữu hiệu hơn, và đáp lại Chúa Kitô là xin được ơn mặc khải Chúa Kitô ban cho chúng ta hôm nay. Chúng ta làm sao bớt cứng lòng và sẵn sàng lãnh nhận lời lời gọi "hãy đến cùng tôi..."

Chúng ta hiểu rõ hơn về bài phúc âm hôm nay với việc xét lại bối cảnh xãy ra trước đó. Chúa Giêsu đã bị người ta chống đối ở Galile bởi một thế hệ cứng lòng. Sự chống đối càng ngày càng mạnh, nhất là về phía các lãnh đạo tôn giáo. Chính những người này, nếu họ chấp nhận Chúa Giêsu, họ có thể giúp rao giảng tin mừng cho dân chúng. Chúa Giêsu hy vọng được người ta chấp nhận lời Ngài rao giảng. Thật là khó khăn cho Chúa Giêsu trông thấy chương trình mục vụ của Ngài bị ngăn chận. Từ đoạn này trở đi, trong phúc âm thánh Mathêu, rất ít người chấp nhận tin mừng Chúa Giêsu đem đến. Hình như việc mục vụ của Chúa Giêsu gặp thành quả thấp kém dần. Tuy vậy, điều gì chúng ta nghe như mầu nhiệm là Chúa Giêsu ngợi khen cảm tạ Thiên Chúa cho số ít người chấp nhận lời Ngài. Chúa Giêsu không chú trọng đến số đông chống đối Ngài, nhưng Ngài chú trọng đến số ít chấp nhận Ngài. Họ là những người mà Ngài gọi là người "bé mọn" trong tôn giáo và trong xã hội.

Trong lời kinh Chúa Giêsu, Ngài chấp nhận chương trình Thiên Chúa. Đoạn văn mở đầu với "Vào lúc ấy...". đó là lúc nào? Đó là khi Chúa Giêsu, người Galile đi thi hành sứ vụ và gặp chống đối của quần chúng về tin mừng của Ngài. Những điều này đã được "Thiên Chúa giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn". Họ là những người không biết gì về thần học và một ít điều về tôn giáo. Họ là những người bị xã hội gọi là người không trong sạch, họ là những người tội lỗi, và chính họ là những người lãnh nhận tin mừng. Họ nghe điều gì đã đưa đến với họ. Ơn thánh sũng của Thiên Chúa đến với họ qua Chúa Giêsu và họ lãnh nhận. Phường tội lỗi, người đỉ điếm và các người thu thuế là những người không biết gì về luật lệ tôn giáo, họ lại còn làm ít hơn là không giữ lề luật. Họ là những người được ơn tha thứ, và được ngồi vào bàn ăn với Chúa Giêsu.

Họ là những người "bé mọn" mà người rao giảng gặp trên đường đi. Có người có thể có học thức cao, cũng có người không có mấy học thức hay khôn ngoan về những việc về tôn giáo. Nhưng, hình như họ lãnh nhận điều chính hay tấm lòng của lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Họ nhận được sự khôn ngoan qua kinh nghiệm đời sống như là lối sống thứ hai là biết phân biệt điều phải và điều trái; biết hăng hái đáp lại những người cần được giúp đỡ; biết hy sinh nhiều thì giờ, nhiều năng lực và tiền bạc cho gia đình và cộng đoàn, và họ đứng về phía người ngoài, người nghèo khó và người yểu đuối. Chúa Giêsu nói "không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Cha trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho". Mỗi khi chúng ta gặp người "bé mọn" chúng ta có cảm tưởng họ biết Chúa Giêsu và Chúa Cha một cách đặc biệt và thấm nhuần. Đây là những người mà Chúa Giêsu vui vẻ đón nhận hôm nay. Họ là những người mà Thiên Chúa ban cho Chúa Giêsu trong đời sống Ngài, mặc dù Ngài có nhiều lý do chán nản trong sự đáp lại bằng các sự chống đối bởi những người cùng thời với Ngài.

Hôm nay, chúng ta cảm nghiệm sự liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha. Khi Chúa Giêsu nói về "biết" Chúa Cha và "biết" Chúa Giêsu, Ngài nói về sự hiểu biết theo nghĩa Kinh Thánh. Khi chúng ta biết các tựa đề bởi sự học hỏi, và mặc dù chúng ta có thể biết một người trong khi đọc và tìm hiểu về người đó ,thì ý nghĩa trong Kinh Thánh là "biết" một người nào là cảm nghiệm với người đó. Bởi thế Thiên Chúa biết Chúa Giêsu là một sự hiểu biết riêng biệt và mật thiết như Chúa Giêsu biết Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với các môn đệ, những người "bé mọn", là khi họ biết Ngài thì họ biết Chúa Cha. Họ biết Chúa Cha qua Chúa Giêsu và Chúa Cha cũng lo lắng và yêu thương chúng ta như Chúa Giêsu đã chứng tỏ. Chúng ta cũng vậy, "biết" Thiên Chúa vì đời sống Chúa Giêsu. Ngài sống cho chúng ta và sự liên hệ Ngài ban cho chúng ta. Có sự thăng bằng giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha. Họ biết nhau một cách mật thiết và "cùng nhau" làm việc cho sự an toàn của chúng ta.

Tôn giáo có thể là một gánh nặng cho người vô học thức, và không được dạy dổ về những ngày của Chúa Giêsu. Còn những nông phu nghèo nàn thì lại còn chán nản hơn vì họ không có thì giờ học hỏi. Đối với những người mang gánh nặng vì đã nhiều lần phạm lỗi với lề luật tôn giáo, "ách nặng" mà Chúa Giêsu ban là "ách nặng" của Ngài. Vậy với những người ngoài tôn giáo, tâm hồn họ sẽ được nghỉ ngơi. "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đế cùng tôi... Anh em hãy mang lấy ách của tôi". Có sách nào nói về một người muốn học và muốn theo đường lối Chúa Giê su phải không? Sách về lề luật về tôn giáo có bình luận về điều đó hay không? Họ làm sao mà theo đúng đường?

Chúa Giê su mời gọi những người "bé mọn" đến cùng Ngài để học hỏi về Ngài. Khôn ngoan là một trong những đề tài chính trong phúc âm thánh Mátthêu bởi sách Khôn Ngoan trong Kinh Thánh Do thái. Chúa Giêsu là Thầy dạy về Khôn Ngoan. Và bài sách đọc hôm nay nhấn mạnh lúc Ngài dạy chúng ta về sự khôn ngoan. Ngài nói: "hãy đến cùng tôi, và với tôi anh em sẽ tìm thấy sự khôn ngoan thiêng liêng". Chúng ta có thể hỏi "tôi phải biết gì?" Và lời Chúa Giêsu đáp lại là: "biết tôi".

Thật là điều đáng buồn vì sự khôn ngoan của Chúa Giêsu đã bị từ chối bởi những người hiểu biết, và họ bị coi là người không hiểu biết. Đoạn sách phúc âm hôm nay kêu gọi chúng ta đến một sự khôn ngoan khác hơn là sự chỉ tìm hiểu bởi học hỏi. Sự khôn ngoan Chúa Giêsu đưa ra không phải là những điều dạy dỗ, những điều mà chúng ta có thể tìm tòi và học hỏi bởi chúng ta. Sự khôn ngoan Chúa Giêsu đưa ra không phải là sự hiêu biết bởi sách, nhưng bởi một Người, và Người đó chính là Ngài. Chúng ta được sự khôn ngoan đó qua sự theo gần Chúa Giêsu, xem xét hành động của Ngài, nghe những lời Ngài nói, bắt chước Ngài, và nhìn vào thế gian với nhản quan của Ngài. Đó là điều mà những người "không biết" nên khôn ngoan, và những người nghĩ là họ "biết" là người ngu xuẩn. Thật là một sự thay đổi, nhưng đó là sự thay đổi của phúc âm: người khôn ngoan là người ngu xuẩn, và người "bé mọn" là người khôn ngoan. Hay nói một cách khác, người đứng trước sẽ kẻ tới sau, và người đứng sau sẽ tới trước.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


14th SUNDAY (A)
Zechariah 9: 9-10; Psalm 145; Romans 8: 9, 11-13; Matthew 11: 25-30

There is a tone of mystery in the opening verse of today’s gospel as Jesus praises God for having, "hidden these things from the wise and learned...." What does he mean and why would God do that? Jesus has just finished speaking to his disciples – the "little ones." They have received his message and are about to go out to spread it. The gospel begins with verse 25, but it always helps to check the context from which a passage is taken. Looking back at the sequence leading up to today’s passage we notice: John the Baptist is in prison (11:2) and Jesus responds to criticism against himself with the complaint that his generation acts like finicky and self-willed children (vs. 16-19), who want things their way and no other. Both John and Jesus just haven’t conformed to the people’s expectations about what God’s salvation should look like. So, Jesus accuses them of being stubborn. He tells them that they are never satisfied: they didn’t accept a strict John the Baptist, nor a freer Jesus, who opened his arms to sinners and sat at table with those beyond the religious pale.

It’s obvious that finicky religious people didn’t just exist 2,000 years ago! People (us too?) never seem satisfied with the way the church and local parish are. There is always much to criticize and we have plenty of excuses to hold back fuller participation. It’s possible though, that our closer involvement might help the community and the leadership we criticize become a better reflection of Christian living and worship. Or, are we also guilty of Jesus’ charge against the stubborn generation? It’s true we don’t have a perfect church or world. So, what are we going to do about it? One response, in the light of today’s gospel, is to pray for a deeper commitment and response to Christ and to ask to be open to the revelation he has for us this day. How can we be less stubborn and more fully responsive to his invitation, "Come to me..."?

We learn still more about today’s gospel by looking back to what leads up to it. Jesus has met rejection in Galilee by a stubborn generation. Hostility is growing, particularly from the religious leaders, the very ones who, if they had accepted him, could have promoted his message to the ordinary people. Jesus hoped for a better response to his ministry, how hard it must have been for him to see his project of spreading the good news thwarted. From this point in Matthew’s gospel those who accept Jesus are fewer in number. It looks like the result of his work is on a downward curve. Nevertheless, what sounds mysterious to us is that he gives thanks to God for those few who are receiving him and his message. He isn’t focused on the many who are rejecting, but on the few who are accepting him. They are the ones he calls, the "little ones" – little in religious and social importance, and little/few in numbers.

In his prayer, Jesus shows his acceptance of God’s plan. The episode opens with, "at that time...." What time is that? It is the time when: Jesus’ Galilean ministry is facing the population’s rejection and his message ("these things") is "hidden...from the wise and learned." But the "little ones," who know nothing about the fine points of theology and few things of religion, who are considered unclean and sinners by the establishment – they get the message. They hear what it offers, God’s grace for them through Jesus, and they accept it. The sinners, prostitutes and tax collectors, who don’t even know religious law, much less keep it, are the ones to receive forgiveness and welcome at Jesus’ table.

There are "little ones" a preacher meets along the way. Some may be very educated, others may not have much education, or sophistication in religious matters. But they do seem to have grasped the essence, or heart of Jesus’ teachings. They possess a wisdom, given them through their life experience which enables them, as if by second nature: know right from wrong; respond heroically to those in need; make large sacrifices of time, energy and money for their families and community and take the side of the outsider, poor and vulnerable. Jesus says, "No one knows the Son except the Father and no one knows the Father except the Son and anyone to whom the Son wishes to reveal God." When we meet a "little one," we sense they "know" Jesus and his Father in a unique and intimate way. These are the kind of people over whom Jesus rejoices today, they are the gifts God gave to Jesus in his lifetime and continues to give now. For them, then and now, Jesus is most grateful and filled with joy, even though he has plenty of reason to be disappointed in the response he is getting more and more from his contemporaries.

Today we sense the relationship Jesus has with his Father. When he talks about "knowing" the Father and "knowing" Jesus, he is talking about knowledge in the biblical sense. While we know topics by studying and though we can even know a person by reading and getting information about him or her, to "know" someone in the bible is to have an experience of them. So God’s knowledge of Jesus is very personal and direct, as is Jesus’ knowledge of God. Jesus says to his disciples, the "little ones," by their coming to know him, they now know God. They know, through Jesus, that the Father has the same concern and love for us that Jesus showed. We too "know" God because of the life Jesus has lived for us and the relationship he offers us. There is an equality between Jesus and his Father, they know each other intimately and are working "hand in glove" together for our well being.

Religion could be a terrible burden for the unlettered and untutored of Jesus’ day. So much to know and, for desperately poor peasants, so little leisure time to learn. For those who were burdened by the guilt incurred by numerous violations of religious law, the "yoke", Jesus offers his own "yoke." It is rest and welcome for the religious outsider. The very ones religion considers unworthy of God are the ones Jesus is reaching out to welcome, "Come to me all who labor and are burdened....Take my yoke...." What book would someone study who wants to follow Jesus’ way? What tomes, laws and religious commentaries? How will they get his way right?

Jesus invites the "little ones" to come to him—to "read" and "study" him. Matthew’s gospel has a strong wisdom theme, reminiscent of the wisdom books of the Hebrew scriptures. Jesus is a wisdom teacher and today’s reading captures a moment in which he is teaching us wisdom. "Come to me," he is saying, "and in me you will discover divine wisdom." "What must I know?" we might ask. "Know me," would be his response.

It is sobering to realize that Jesus’ wisdom was rejected by those in the know and yet accepted by the "don’t knows." Today’s gospel passage calls us to another kind of wisdom than what mere information and learning give. The wisdom Jesus offers is not a series of teachings, things we must learn or achieve through our own pursuits. The wisdom he offers is not book knowledge, but a Person----himself. We get that wisdom by following and staying close to him; observing his actions ; listening to his words; imitating him and seeing the world from his perspective. That’s what makes the "don’t knows" wise and those who claim they know, foolish. What a twist; but it is a gospel twist: the wise are foolish, and the "little ones" wise; or put in another way, the first shall be last and the last shall be first.
 
Ứng cử hiền hậu và khiêm nhường noi gương Chúa Giêsu
Lm. Jude Siciliano, OP
23:52 06/07/2017
Chúa Nhật 14 Thường niên A
Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11,25-30

Ứng cử hiền hậu và khiêm nhường noi gương Chúa Giêsu

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 11,25-30

(25) Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất. Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. (26) Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. (27) Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho. (28) Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. (29) Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. (30) Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng”.

2. Ý CHÍNH:

Đức Giê-su ngợi khen Chúa Cha vì đã tỏ mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Người hứa sẽ mặc khải về Chúa Cha và ban sự sống đời đời cho những ai tin vào Người. Người kêu gọi dân Do thái đang sống dưới ách Luật Mô-sê và những kẻ đang chịu lầm than vất vả hãy đến để được ơn nâng đỡ. Người khuyên họ mang lấy ách thập giá của Người và học nhân đức hiền lành và khiêm nhường của Người. Nhờ đó, thập giá sẽ nên nhẹ nhàng và đau khổ sẽ thành êm ái cho họ. Tóm lại, Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai xuất hiện như là Con người, Con Thiên Chúa, là Vua và là Đấng mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn.

3. CHÚ THÍCH:

- C 25-26: + Lạy Cha (Áp-ba): là một tiếng kêu thân thương của đứa con với cha giống như “Bố ơi!” của người Việt Nam. Đây là một kiểu nói mới lạ độc đáo của Đức Giê-su, mà trước đó không ai dám thưa với Đức Chúa như vậy. + Con ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu: Đức Giê-su cảm tạ Chúa Cha vì đang khi những kẻ tự cho mình là khôn ngoan không chấp nhận Tin mừng Nước Trời, thì những người nghèo hèn lại vui vẻ đón nhận. + Đó là điều đẹp ý Cha: Đức Giê-su nhận ra thánh ý của Chúa Cha phù hợp với lời tuyên sấm của I-sai-a: trong Triều đại của Đấng Thiên Sai người nghèo sẽ được nghe rao giảng Tin Mừng (x. Is 61,1-2).
- C 27-28: + Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi: Câu này gợi lại lời tuyên sấm của Đa-ni-en về Đấng Thiên Sai mang danh hiệu Con Người, Ngài được Đấng Cao Niên là Thiên Chúa ban cho mọi sự (x. Đn 7,13-14). + Không ai biết rõ người Con trừ Chúa Cha…: Chỉ Chúa Con mới biết rõ về Chúa Cha và mặc khải cho nhân loại để họ tin theo và được ơn cứu độ là sự sống đời đời (x. Ga 17,3). + Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề: Những người bé nhỏ khiêm hạ được Đức Giê-su mặc khải cho là những ai đang vất vả mang gánh nặng nề. Đó là dân chúng Do thái sống dưới ách Lề Luật và phải tuân giữ nhiều tập tục phức tạp mà các kinh sư và Pha-ri-sêu đã đặt thêm ra (x. Mt 23,4). Đây cũng hiểu là hết những ai đang chịu nhiều thiệt thòi về vật chất và đau khổ về tâm hồn. + Hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng: Đức Giê-su thương xót hết mọi kẻ đau khổ và mang vác gánh nặng. Người không hứa sẽ cất cho họ khỏi gánh nặng, nhưng sẽ ban thêm sức mạnh tinh thần giúp họ can đảm chịu đựng đau khổ để vượt qua và lập công đền tội mình.
- C 29-30: + Hãy mang lấy ách của tôi: Ách hay gánh nặng của Đức Giê-su là đạo lý Tin Mừng. Đạo lý ấy được tóm lại trong ba điều: Một là phải tin vào Đức Giê-su và trở nên môn đệ của Người. Hai là phải sống khiêm hạ bé nhỏ trước tôn nhan Thiên Chúa. Ba là phải cư xử hiền hòa với tha nhân noi gương Đức Giê-su. + Vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường: Sự hiền hậu của Đức Giê-su luôn đi với khiêm nhường tự hạ (x. Mt 11,29; Lc 14,11). + Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng: Đức Giê-su hứa sẽ ban bình an nội tâm cho những ai mở lòng đón nhận tình yêu của Người, và chấp nhận theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang”. + Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng: Tuy Đức Giê-su đòi hỏi nhiều hơn và triệt để hơn các ráp-bi Do thái (x Mt 10,37-38), nhưng Người chỉ mời gọi và chờ đợi sự tự nguyện đáp lại, trái với các đầu mục Do thái thường "bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, còn chính họ thì không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,4).

4. CÂU HỎI:

1) “Abba” nghĩa là gì ? Lối xưng hô này cho thấy quan hệ giữa Đức Giê-su với Thiên Chúa ra sao ?
2) Đức Giê-su ngợi khen Chúa Cha về điều gì ?
3) Lời Đức Giê-su cho biết Người được Thiên Chúa ban cho mọi sự đã được ngôn sứ nào đề cập đến ?
4) Đức Giê-su kêu gọi những kẻ đang vất vả mang gánh nặng đến với Người. Họ là những ai và Người hứa sẽ ban điều gì cho họ ?

5) Ách của Đức Giê-su nói đây ám chỉ điều gì và được tóm lại như thế nào ? 6) Sự hiền hậu của Đức Giê-su luôn đi kèm với nhân đức nào ? 7) Đức Giê-su đã nêu gương khiêm nhường hiền hậu ra sao ? 8) Đức Giê-su hứa ban điều gì cho những kẻ sống khiêm hạ hiền hòa ?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).

2. CÂU CHUYỆN:

1) SẴN SÀNG NHẪN NHỊN KẺ THÙ VÌ VIỆC NƯỚC:

LẠN TƯƠNG NHƯ được phong làm tướng quốc nước Triệu. LIÊM PHA cậy mình có nhiều công hơn mà lại bị vua Triệu xếp đứng bên dưới, nên cảm thấy bực tức và hăm hễ gặp mặt Tương Như là sẽ giết. Tương Như vì thế cứ phải lánh mặt... Một hôm Tương Như có việc phải ra ngoài, gặp phải toán lính tiền đạo của Liêm Pha từ xa đi tới, liền sai mấy người đánh xe tránh vào trong ngõ, đợi cho kiệu của Liêm Pha đi qua rồi mới ra đường. Bọn xa nhân của Tương Như thấy thế rất căm giận thay cho chủ và họp nhau lại chất vấn Tương Như rằng:
- Chúng tôi bỏ nhà cửa, xa thân thích đến đây để hầu ngài, tức coi ngài là bậc trượng phu nên mến mà đi theo. Nay ngài cùng Liêm tướng quân cùng hàng quan nhất phẩm mà hạng thứ của ngài còn ở trên ông ta. Liêm Pha dọa, ngài đã không đáp nên tránh mặt ở triều đình. Nay lại còn tránh cả ở ngoài đường nữa ! Sao ngài lại tỏ ra nhát sợ ông ta quá như vậy ? Chúng tôi là bề tôi cảm thấy xấu hổ, nên xin phép từ giã ngài, không tiếp tục theo ngài nữa.
Tương Như liền nói :
- Các ngươi xem tướng quân ta có hơn vua nước Tần không ?
Bọn xa nhân đáp :
- Thưa không.
Tương Như lại nói :
- Trước cái oai của vua nước Tần, thiên hạ nào ai dám ra mặt chống, mà Tương Như này dám mắng ông ta ngay giữa triều đình nước Tần, lại làm nhục cả quần thần của vua Tần nữa. Tương Như ta dẫu hèn, há lại sợ một Liêm tướng quân hay sao ? Nhưng ta nghĩ sở dĩ nước Tần hiện nay không dám tiến đánh nước Triệu chúng ta là vì e sợ có ta và Liêm tướng quân. Nay hai con hổ đấu nhau, thề không sống chung với nhau. Nếu nước Tần nghe tin được, tất sẽ thừa cơ mang quân sang đánh nước Triệu ta thì sao ? Ta sở dĩ chịu nhục tránh Liêm tướng quân là vì lấy việc nước là trọng và coi thù riêng là khinh vậy thôi.
Bọn xa nhân liền quỳ mọp bái lạy Tương Như mà rằng :
- Tiểu nhân chúng tôi trí hẹp làm gì hiểu nổi đại chí của tướng công.
Về phần Liêm Pha, khi nghe thuật lại lối ứng xử của Tương Như thì cả thẹn mà rằng : ”Ta thật còn kém Lạn Tương Như xa lắm”. Rồi Liêm Pha còn đến tạ tội với Tương Như, qùi mọp mà rằng: ”Tôi tính tình thô bạo, đội ơn tướng quân đã bỏ qua, tự nghĩ lấy làm hổ thẹn quá !”. Tương Như đến đỡ dậy, và sau đó cả hai kết làm bạn thân thiết sống chết có nhau.
(Cái DŨNG của thánh nhân- Nguyễn duy Cần)

2) TÂM HỒN BÌNH AN NHỜ TIN VÀO CHÚA:

TOM là một tân tòng người da đen. Anh có lòng tin Chúa và siêng năng tham dự thánh lễ mỗi ngày. Nhưng anh bạn thân của anh tên là GION thì lại không tin Chúa. Khi gặp Tom, anh ta thường nói lời khích bác đức tin của Tom và coi Tom là một kẻ mê tín. Một hôm Tom đang vác một bao khoai mì khá nặng từ cánh đồng trở về nhà, thì gặp Gion đang ngồi chờ bên vệ đường. Thấy Tom vác nặng mồ hôi chảy ra nhễ nhãi, Gion liền lên tiếng diễu cợt: “Này Tom, anh tin Chúa mà sao Chúa lại để anh vất vả quá như thế ?” Tom không trả lời và tiếp tục bước đi. Được thể, Gion lẽo đẽo theo sau và tiếp tục nói những lời khích bác về đạo. Đi được một quãng, Tom đã cố ý buông tay cho bao khoai sau lưng anh rơi xuống đất. Sau đó anh quay lại nhặt lên và nói với Gion: “Tôi cũng xin hỏi anh: "Làm sao tôi biết được bao khoai sau lưng mình bị rơi, khi mắt tôi không thấy nó rơi ?”. Gion liền đáp: “Đương nhiên là anh phải biết nó rơi rồi, vì anh cảm thấy gánh nặng trên vai anh biến mất ?” Bấy giờ Tom mới giải thích cho Gion hiểu lý do tại sao mình theo đạo như sau: “Tôi đồng ý với anh là bao khoai tôi đang vác mà bị rơi xuống thì đương nhiên tôi phải biết, vì tôi thấy gánh nặng trên vai tôi đột nhiên biến mất và tôi cảm thấy nhẹ mình. Về đức tin cũng vậy: Trước đây, tôi luôn cảm thấy buồn rầu lo lắng về những tội lỗi trong quá khứ, và không lúc nào tâm hồn được bình an. Nhưng từ ngày theo đạo, tôi đã gặp được Chúa Giê-su. Mỗi lần tham dự thánh lễ, tôi được nghe Lời Chúa an ủi và lời giảng của vị linh mục giúp tôi hiểu thêm về lòng thương xót của Chúa, về ý nghĩa những đau khổ tôi gặp phải và về giá trị công việc lao động tôi đang làm… Khi từ nhà thờ ra về, tôi cảm thấy bao nhiêu gánh nặng lo âu phiền muộn đều biến mất. Hiện nay tôi cảm thấy tâm hồn mình thật bình an hạnh phúc. Mặc dù vẫn phải làm việc để kiếm sống, vẫn gặp phải những điều rủi ro tai nạn trái với ý muốn, nhưng tôi luôn an tâm và sẵn sàng chấp nhận chúng giống như tôi đang vác cây thập giá của mình mà theo chân Chúa vậy. Chính đức tin đã giúp tôi nhận ra Chúa Giê-su đang sống trong tôi và tôi cảm thấy rất an tâm vì có Chúa đồng hành, cùng chia sẻ vui buồn với tôi. Đó chính là lý do tại sao tôi theo đạo và tôi quyết trung thành theo Chúa đến cùng”.
Tom đã cảm nghiệm được lời Đức Giê-su hôm nay: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng… Và tâm hồn anh em sẽ được bình an” (Mt 11,28-29).

3) GIÓ BÃO VÀ MẶT TRỜI - AI MẠNH HƠN AI ? :

Gió bão và Mặt trời đang tranh cãi nhau về sức mạnh vô địch của mình. Lúc đó có một người hành khất mặc một chiếc áo khoác cũ rách đang đi trên đường. Mặt Trời liền nói : “Chúng ta đã cãi nhau nhiều rồi mà không có người thắng. Bây giờ mỗi người hãy chứng tỏ sức mạnh bằng hành động: “Ai lột được chiếc áo khoác của người hành khất đang đi dưới đường kia thì mới là kẻ mạnh nhất.” Nghe vậy, gió bão liền đồng ý và lập tức ra tay trước.
Gió bão bắt đầu cho đổ mưa và làm thành một cơn cuồng phong thổi nước mưa ào ào tạt vào người của gã hành khất kia. Có điều lạ là gió bão càng thổi mạnh bao nhiêu thì gã hành khất lại càng ôm chặt chiếc áo khoác sát vào người. Gió bão tức giận tăng thêm cường độ xô gã hành khất té ngã xuống đường. Nhưng khi thấy chiếc áo khoác sắp bị thổi bay khỏi người thì gã hành khất liền nằm đè lên chiếc áo, quyết không cho nó rời khỏi mình. Sau khi làm đủ cách trong một thời gian dài, gió bão bị thấm mệt nên đành chịu thua, nhường chỗ cho mặt trời ra tay.
Mặt trời liền chiếu xuống đường những tia nắng ấm áp khiến gã hành khất đang nằm trên đường cảm thấy dễ chịu và bắt đầu ngồi lên. Hắn ta mới lỏng chiếc áo khoác phanh ngực ra đón ánh nắng mặt trời. Khi ánh nắng chứa chan làm cho gã cảm thấy nóng bức và mồ hôi bắt đầu xuất ra khiến gã phải cởi áo khoác ra và chạy tới một gốc đa gần đó trú nóng. Gã ta trải chiếc áo khoác phơi trên bãi cỏ cho mau khô. Thế là anh mặt trời đã chiến thắng vẻ vang mà không cần vất vả như anh gió bão trước đó.
Câu chuyện cho thấy sự hiền hòa dịu dàng kèm theo sự khôn ngoan sẽ có sức mạnh chinh phục lòng người hơn là thái độ hung dữ dùng bạo lực để trấn áp tha nhân.

4) SỐ PHẬN CỦA KẺ KIÊU NGẠO THÔNG MINH NHẤT THẾ GIỚI :

"Có một máy bay nhỏ chở hành khách đang bay ở độ cao trung bình và với vận tốc vừa phải. Hành khách trên máy bay gồm một vị giáo sĩ, một hướng đạo sinh, một giám đốc sản xuất điện toán. Đang bay trên bầu trời thì bỗng nhiên động cơ của máy bay không hoạt động nữa. Gió rít mạnh làm chiếc máy bay rơi nhanh. Ba chiếc dù được đưa ra, nhưng trên máy bay có tất cả bốn người. Làm sao đây?
Viên phi công khóc và nói: "Tôi phải có một chiếc dù, vì tôi có vợ và ba đứa con thơ." Nói đoạn, viên phi công nhanh tay chộp lấy một cái dù và nhảy vội ra khỏi máy bay. Ba người còn lại nhìn nhau. Ông Giám độc điện toán kêu lên: "Ồ, chắc là tôi phải cần một cái dù. Tôi là người thông minh nhất thế giới và thế giới đang cần tôi". Nói chưa dứt lời, ông nhanh tay luồn dây vào vai rồi vội nhảy ra ngoài.
Vị giáo sĩ quay sang nói với người hướng đạo sinh: "Này con, con hãy lấy chiếc dù cuối cùng và nhảy ra đi. Cha đã già rồi, cha sẵn sàng để đi gặp Chúa. Con còn trẻ, tương lai huy hoàng đang chờ đợi con. Con không thể chết được". Nhưng người hướng đạo sinh mỉm cười nói: "Cha già đáng kính và dễ thương của con ơi. Cha hãy yên tâm. Vẫn còn đủ dù hai chiếc dù cho hai cha con mình. Ông giám đốc điện toán cho mình là người thông minh nhất thế giới vừa nhảy ra khỏi máy bay với chiếc ba lô của con mà ông ta tưởng đó là chiếc dù".
Hãy tự khiêm tự hạ trước mặt Thiên Chúa để chính Ngài sẽ hành động trên chúng ta. Hạnh phúc cho những ai biết nép mình bên Chúa như đứa con thơ trong tay mẹ hiền của mình.

5) GƯƠNG HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỜNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIO-AN 23 :

Khi được phong lên làm Tổng giám mục, thì Đức Cha Roncalli đang là Khâm sứ Toà Thánh kiêm Đại diện Tông tòa quản trị các giáo phận ở Bungari và Thổ. Công việc của ngài rất khó khăn, vì phải coi sóc một vùng đất rộng lớn, đang sôi động về mặt chính trị, chia rẽ về mặt tôn giáo : Giữa đạo Công Giáo với các đạo Tin lành, Chính thống, Hồi giáo ; Giữa các linh mục triều với các tu sĩ. Trong lúc thi hành công tác mục vụ, đức Tổng giám mục Roncalli đã nhận được một bức thư nặng lời chê trách ngài về mọi mặt, do một linh mục bất mãn với ngài viết. Khi đọc xong, Đức Cha Roncalli không nói một lời, lòng vẫn tha thiết yêu thương vị linh mục ấy.

Sau khi được thăng chức sứ thần Toà thánh tại Paris, rồi Hồng Y giáo chủ Vênêcia, và cuối cùng đắc cử lên làm Giáo hoàng với danh hiệu Gioan 23 vào năm 1958, linh mục viết thư chỉ trích ngài năm nào vẫn đang còn sống. Ông cùng với đoàn giáo dân sang Rôma xin được vào yết kiến Đức Giáo Hoàng. Linh mục ấy đã thuật lại cuộc tiếp kiến riêng tư với Đức Giáo Hoàng :

“Trong lúc đứng ở phòng khách trên lầu cao Vatican, đầu óc tôi cứ nghĩ tới bức thư biểu lộ sự bất mãn năm xưa mà lòng vô cùng hối hận. Tôi trộm nghĩ, đã mấy chục năm trôi qua rồi, nên giờ đây chắc hẳn Đức Thánh Cha sẽ không còn nhớ gì... Nhưng ai ngờ, sau khi tiếp chuyện thân mật, Đức Thánh Cha với lấy cuốn Kinh thánh và lôi ra trước mặt tôi bức thư ấy. Đang khi tôi lúng túng, Đức Thánh Cha đã cầm lấy tay tôi và dịu dàng bảo: ”Con đừng hoảng sợ, cha không bao giờ giận ghét gì con đâu mà trái lại còn phải cám ơn con nữa. Vì cha cũng chỉ là người, cũng có những yếu đuối sai lỗi, nên khi nhận được thư của con, cha đã để vào trong cuốn Thánh kinh đọc hằng ngày, để mỗi tối cha đều nhìn vào bức thư đó để xét mình, hầu dễ dàng tu sứa những khuyết điểm sai lỗi tồn tại, và quyết tâm xa tránh những lầm lỡ có thể xẩy đến trong tương lai. Mỗi lần như thế cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con”.

3. SUY NIỆM:

1) THẾ NÀO LÀ HIỀN HẬU VÀ KHIÊM NHƯỜNG ?:

- Hiền hậu hay hiền lành là thái độ của một người tốt lành, giàu lòng từ bi nhân ái, có lòng thương xót và thích làm điều tốt cho kẻ khác. Hiền hậu theo Kinh Thánh còn có nghĩa là thái độ hiền dịu, không cứng cỏi… Như vậy sự hiền hậu vừa có trong lòng lại vừa phát xuất ra bên ngoài: Trong lòng thì từ bi, khoan dung, độ lượng, cảm thông, còn bên ngoài thì nhẹ nhàng, từ tốn nhỏ nhẹ, không thô bạo, không gây thù chuốc oán với ai...

- Trong đời sống thường ngày, những người có quyền thường tự cao tự đại, không muốn ai làm trái ý của mình, lại thường nóng tính biểu lộ qua nét mặt cau có, hay la mắng người dưới làm trái ý mình, có khi còn “giận cá chém thớt” nữa.

- Khiêm nhường là thái độ nhún nhường không thích khoe khoang thành tích, sẵn sàng hạ mình một chút. Căn bản của khiêm nhường là tôn trọng sự thật về mình: nhận thức đúng mình là người xấu tốt như thế nào để không muốn mình nổi trội hơn người khác. Giả như người khác có coi thường mình thì cũng không tức giận và để bụng trả thù. Nhờ “biết mình biết người” như vậy nên người khiêm nhường sẽ luôn thành công trong mọi việc., sẽ không buồn phiền chán nản khi sự thể xảy ra không như ý của mình. Người khiêm nhường dễ gây được thiện cảm với người khác và nhận được sự hợp tác của nhiều người.

2) HÃY HỌC VỚI TÔI SỰ HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG TRONG LÒNG:

- Đức Giê-su mời gọi chúng ta hãy học nơi Người về “lòng hiền hậu và khiêm nhường”, để tâm hồn chúng ta có sự bình an thư thái. Cần loại bỏ thái độ tự mãn về sự khôn ngoan thông thái của mình, để tập suy nghĩ đơn sơ trung thực như trẻ thơ. Bấy giờ chúng ta sẽ được Chúa mặc khải những mầu nhiệm của Thiên Chúa (x. Mt 11,25-27). Ngoài ra, thánh Au-gút-ti-nô cũng nói: “Ở đâu có khiêm nhường, ở đó có bác ái”.

- Văn hào Nga TÔN-TOI (Tolstoi) đã kể một câu chuyện ngụ ngôn cho thấy sự hiền lành là nguyên nhân của niềm vui và hạnh phúc như sau: Một hôm sói hỏi sóc nâu: “Tại sao họ sóc nhà mi luôn vui vẻ nhảy nhót, còn bọn sói chúng ta lại luôn ủ rũ buồn rầu vậy?” Sóc liền trả lời rằng: “Ông sói buồn rầu vì trong lòng ông chứa đầy sự độc ác. Chính sự độc ác ấy đã bóp nghẹt trái tim ông, không cho ông được an bình hạnh phúc. Còn sở dĩ lũ sóc chúng tôi luôn vui vẻ vì chúng tôi hiền lành, không làm hại ai cả”.

- Một câu chuyện khác về một con nhái bén kiêu căng: Ngày nọ một con nhái bén kiêu căng lên tiếng thách đấu với một con bò mộng. Nhái ta cố uống nhiều nước để phình bụng ra to hơn con bò. Nhưng to đâu không thấy, chỉ thấy con nhái bén kiêu căng kia sau một hồi cố gắng đã bị nổ bụng và chết thảm.
Câu chuyện nhái bén này dạy chúng ta bài học như sau: “Đừng trèo cao để khỏi bị té đau”, đừng “xưng hùng xưng bá” khi không có thực tài như người ta thường nói: “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Đàng khác dù có thực tài đi nữa nhưng phải ý thức về giới hạn của mình như người xưa dạy: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị” (Một người tài giỏi chắc cũng sẽ có người tài giỏi hơn đánh bại mình).

3) ỨNG XỬ HIỀN HẬU VÀ KHIÊM NHƯỜNG GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Trong cuộc sống, mỗi tín hữu chúng ta hãy quyết tâm ứng xử hiền lành khiêm nhường cụ thể như sau:

a- Nhẫn nhịn chịu đựng: Kềm chế cơn giận khi bị kẻ khác khinh thường chơi xấu mình, noi gương Đức Giê-su đã không trừng phạt dân làng Sa-ma-ri khi họ không tiếp đón Người và các môn đệ vào ở trọ trong làng của họ. Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an đã tức giận yêu cầu Đức Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không? ” Nhưng Người quay lại quở mắng các ông: “Anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào. Vì Con Người không đến để làm cho người ta mất mạng, nhưng là để cứu mạng”. Rồi thầy trò đi sang làng khác (x. Lc 9,53-56).

b- Không khoa trương công đức trước mặt người đời để tìm tiếng khen (x. Mt 6,1-4). Tránh tình trạng “thùng rỗng kêu to”; “Làm láo báo cáo hay”. Bệnh thành tích làm cho người ta dễ che đậy cái xấu và gian dối phóng đại điều tốt lên để được người khác khen thưởng.

c- Sẵn sàng tha thứ vô điều kiện: Đức Giê-su đã dạy: “Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (x. Mt 5,43-45). Trong kinh Lạy Cha Người cũng dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12).

d- Cần sớm hòa giải với tha nhân trước khi dâng của lễ: “Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lài đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ của mình” (Mt 5,23-24).

e- Sắn sàng phục vụ hơn là được phục vụ (x. Mt 20,28): Đức Giê-su đã nêu gương khiêm hạ bằng việc rửa chân môn đệ trước khi dạy các ông bài học khiêm nhường (x. Ga 13,14).

g- Yêu kẻ thù và làm ơn cho những kẻ thù ghét bách hại mình (x. Mt 5,39-42): Trên thập giá, Đức Giê-su nêu gương hiền lành khiêm nhường khi im lặng chịu đựng sự sỉ nhục và cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ hành hạ mình (x. Lc 23,34)…

4) PHÚC THAY AI XÂY DỰNG HÒA BÌNH: Trong bài giảng “Tám mối phúc thật” , Đức Giê-su đã khẳng định: Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”. ”Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,4.10). Sự hiền lành sẽ làm cho chúng ta được vào Nước Trời của Đức Giê-su và nếu biết xây dựng hòa bình trong môi trường sống và làm việc của mình, chúng ta sẽ xứng đáng được gọi là con Thiên Chúa.

Tuy nhiên, sự hiền lành nơi Đức Giê-su không phải là nhu nhược thụ động, không đồng nghĩa với bất nhất ba phải… nhưng luôn biết ăn ở công minh chính trực, từ bi nhân ái, thể hiện qua thái độ và cách ứng xử như sau:

a- Tránh xét đoán ý trái cho kẻ khác: Luôn tỏ lòng nhân từ với các tội nhân noi gương Đức Giê-su đã nói với người phụ nữ phạm tội ngoại tình: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !” (Ga 8,11b).

b- Hiền lành nhưng cương quyết: Không thỏa hiệp với cái xấu như Đức Giê-su đã trách ông Phê-rô khi ông can trách Người đừng chấp nhận con đường “qua đau khổ vào vinh quang” theo ý Chúa Cha như sau: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23). Đức Giê-su cũng có lần quát mắng ma quỷ cám dỗ: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).

c- Nặng lời khiển trách bọn đạo đức giả: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào ! Các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không để cho họ vào” … “ Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia ! Các ngươi trốn đâu cho khỏi hình phạt hỏa ngục ?” (Mt 23,13.33).

d- Sẵn sàng dùng biện pháp mạnh khi cần: Người đã bện dây thừng làm roi để xua đuổi tất cả bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ, lật đổ bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Rồi Người bảo họ: “Đã có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp“ (Mt 21,12-13).

e- Lý phải nhân tâm phục: Đức Giê-su đã hạch kẻ đã vả mặt Người rằng: “Nếu tôi nói sai, hãy chứng minh xem sai chỗ nào. Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi ?” (Ga 18,22-24).

TÓM LẠI: Tất cả những điều tốt đẹp Đức Giê-su làm và dạy nói trên đã được thánh Phan-xi-cô tóm lại trong KINH HÒA BÌNH. Nếu mỗi tín hữu chúng ta biết năng đọc và áp dụng theo các nguyên tắc ứng xử này thì chúng ta sẽ nên giống Đức Giê-su và sẽ tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.

4. THẢO LUẬN:

1) Phân biêt sự hiền lành giống và khác với sự nhu nhược và ba phải ra sao ?
2) Có người nghĩ rằng: không thể áp dụng lời Đức Giê-su dạy: “Đừng chống cự người ác” (Mt 5,39), để tránh cho kẻ ác “được đàng chân, lân đàng đầu”. Bạn có đồng ý với quan điểm ấy không ? Tại sao ?
3) Bạn cần làm gì cụ thể để nên hiền lành và khiêm nhường noi gương Đức Giê-su ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con quyết tâm học tập nhân đức hiền lành và khiêm nhường trong lòng để nên giống Chúa noi gương Mẹ Ma-ri-a khi xưa. Xin cho chúng con trước khi nhắm mắt từ giã cuộc đời, có thể nói được như mục sư Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther Kinh) rằng: “Tôi rất hãnh diện nếu ngày tôi qua đời, ai đó sẽ kể lại rằng: Mác-tin Lu-thơ Kinh là người đã cố gắng sống vì yêu thương. Ngày đó tôi mong muốn các bạn sẽ nói rằng tôi đã sống cho công lý, tôi đã dấn thân để đem lại cơm bánh cho những người đói khổ, tôi đã luôn cho kẻ đói rách được ăn mặc. Tôi mong rằng ngày đó các bạn sẽ nói rằng tôi đã dấn thân đến thăm những người tù tội, và yêu thương phục vụ hết mọi người như lời Chúa dạy… Còn tất cả những thứ khác, như giàu có, danh dự, giải No-ben hòa bình … đều không đáng kể”.

- LẠY CHÚA. Chúng con đã được Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Chúa. Chúa đã phú ban cho chúng con có tình yêu thương giống như “Thiên Chúa là Tình Thương”. Xin cho chúng con luôn tìm kiếm Chúa là nguồn hạnh phúc thật sự của đời con. Xin cho con biết ăn ở khiêm nhường và phục vụ Chúa trong những người cô đơn nghèo khổ và bệnh tật yếu đau đang sống bên chúng con”.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.





 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 5/7/2017
VietCatholic Network
01:52 06/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha - Tháng Bảy 2017: Tái khám phá niềm vui đời sống Kitô.

2- Đức Thánh Cha giúp cứu trợ các nạn nhân trong trận động đất tại đảo Lesbos.

3- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đại hội thứ 40 của tổ chức Lương Nông Quốc Tế.

4- Đức Hồng Y Muller xác nhận không có căng thẳng giữa Đức Thánh Cha và Ngài.

5- Giáo dân Nigeria nhất định không thừa nhận vị Giám mục được bổ nhiệm.

6- Đức Hồng Y Venezuela nói các chính sách của chính quyền nước này không thể chấp nhận được.

7- Giám mục Phi Luật Tân lên án cảnh sát dùng bạo lực, giết các nghi phạm ma túy.

8- Đức Thượng Phụ Giáo Hội Công Giáo Chaldean lấy làm tiếc vì nhiều tín hữu Kitô Iraq đã bỏ nước ra đi.

9- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh dâng thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ Việt Nam tại Paris.

10- “Blogger” Công Giáo Việt Nam bị kết án 10 năm tù.

11- Đan Viện Thiên An ra thông cáo báo chí tố cáo công an và côn đồ tấn công đan viện, đánh đập đan sĩ và phá hủy Thánh giá.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Tình Yêu Thánh Giá.
 
Đức Thánh Cha cổ võ văn hóa gặp gỡ
Lm. Trần Đức Anh OP
08:48 06/07/2017
VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ thực thi một nền văn hóa gặp gỡ trong thế giới này, để khỏi sống với nhau như kẻ thù.

Trên đây là nội dung sứ điệp Video ngài gửi đến cuộc gặp gỡ của Hội Scholas Occurentes tổ chức tại Đại học Do thái ở Jerusalem, kết thúc chiều ngày 5-7-2017 sau 3 ngày tiến hành với sự tham dự của 70 bạn trẻ Israel, Palestine và các nước khác, cùng với 70 giáo sư thuộc 41 đại học. Tham dự cuộc gặp gỡ này cũng có Đức TGM Antonio Vincenzo Zani, Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, và Viện trưởng đại học Do thái ở Jerusalem, giáo sứ Menahem Ben Sasson.

Trong sứ điệp ĐTC nhận xét rằng thế giới này rất cần một nền văn hóa gặp gỡ, vì nhiều khi người ta xây những bức tường ngăn cách, rốt cuộc chỉ làm cho ác mộng trở nên tệ hại hơn, đó là sống với nhau như kẻ thù.

ĐTC ca ngợi các tham dự viên cuộc gặp gỡ, trong những ngày qua, từ những dị biệt, đã đạt tới sự hiệp nhất với nhau. Ngài nói: ”Không ai dạy các bạn, chính các bạn đã dấn thân nhìn nhau tận mắt. Cuộc gặp gỡ này của hệ thống Scholas dạy rằng cần kiến tạo một bối cảnh hy vọng để các giấc mơ được tăng trưởng và chia sẻ với nhau, trở thành cơ hội kiến tạo một phương thức mới để sống”.

Tổ chức Scholas Occurentes, các trường gặp gỡ nhau, là một mạng các trường học nảy sinh ở Buenos Aires khi ĐTC Phanxicô còn là TGM tại đây, và hiện nay tổ chức này liên kết hơn 400 ngàn trường học trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, nhắm đến sự gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại, bắc những nhịp cầu.. Tổ chức này trở thành một Hội Giáo Hoàng và có trụ sở ở Vatican (RG 5-7-2017)
 
Đức Hồng Y Joachim Meisner, một trong bốn vị nêu lên các điểm hồ nghi về tông huấn Amoris Laetitia, đã qua đời
Đặng Tự Do
14:12 06/07/2017
Đức Hồng Y Meisner, là Tổng Giám Mục Cologne trong 25 năm, và là một trong bốn Hồng Y đã nêu lên 5 điểm hồ nghi (dubia) đối với tông huấn Amoris Laetitia, đã qua đời ở tuổi 83.

Một phát ngôn viên của tổng giáo phận cho biết ngài qua đời vào sáng thứ Tư trong khi đi nghỉ ở Bad Fussing.

Cùng với ba vị Hồng Y khác Carlo Caffara, Walter Brandmüller và Raymond Leo Burke - Đức Hồng Y Meisner đã yêu cầu Đức Thánh Cha làm sáng tỏ 5 điểm gây tranh cãi xung quanh Amoris Laetitia.

Tháng trước, bốn vị Hồng Y cho biết đã tìm cách hội kiến với Đức Giáo Hoàng nhưng thất bại, và thắc mắc của các ngài một lần nữa đã không nhận được phản hồi.

Trong một tuyên bố hôm thứ tư, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã nhận được tin về cái chết của Đức Hồng Y Meisner với “nỗi buồn lớn”.

Ngài nói thêm:

“Với niềm tin sâu sắc và tình yêu chân thành dành cho Giáo Hội, Đức Hồng Y Meisner đã tận hiến cho công cuộc loan báo Tin Mừng”.
 
Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, nguyên giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh trong 22 năm, đã qua đời
Đặng Tự Do
14:53 06/07/2017
Tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, sinh tại Cartagena, Tây Ban Nha, ngày 16 tháng 11, 1936, đã qua đời ở tuổi 80. Ông giữ chức giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh trong suốt 22 năm (1984-2006) dưới triều Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào một giai đoạn có những biến chuyển trọng đại của lịch sử nhân loại như sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo và sự lan tràn của chủ nghĩa duy tương đối.

Tiến sĩ Navarro-Valls, một bác sĩ y khoa, và là nhà báo chuyên nghiệp. Ông là người giáo dân đầu tiên giữ vị trí giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh khi được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm vào năm 1984.

Tiến sĩ Navarro-Valls, người Tây Ban Nha, là một thành viên của tổ chức Opus Dei. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về gia đình. Thông thạo nhiều ngôn ngữ, ông Navarro-Valls có khả năng cung cấp nhiều màu sắc, và chi tiết đẹp đẽ về các hoạt động của Đức Gioan Phaolô và cuộc sống hàng ngày để lưu cuốn sự chú ý của giới truyền thông trong cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới. Ông cũng nhiều lần làm cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về tác động truyền thông trong thế giới đương đại.

Ông cùng đi với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong hầu hết tất cả các chuyến tông du của ngài và trở thành một nhân vật rất nổi tiếng, đặc biệt là sau khi Đức Giáo Hoàng ngã bệnh vào năm 2004. Lúc đó, ông thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo để loan báo với thế giới về tình trạng của Đức Giáo Hoàng.

Năm 1992, Navarro-Valls cải tổ sâu rộng Phòng Báo Chí Tòa Thánh và làm một cuộc cách mạng sâu rộng trong việc phân phối các tin tức và tài liệu của Tòa Thánh lên mạng lưới điện toán toàn cầu. Những nỗ lực của ông đã giúp thúc đẩy hình thành mạng lưới các cơ quan thông tấn Công Giáo trên khắp thế giới.
 
Đối với giới đồng tính , Đức Giám Mục Giáo Phận San Jose cho rằng: Chúng ta sẽ không từ chối ban các Bí Tích hay cử hành Nghi Thức Án Táng Công Giáo đối với bất cứ ai.”
Giuse Thẩm Nguyễn
20:22 06/07/2017
Đối với giới đồng tính (LGBT), Đức Giám Mục Giáo Phận San Jose cho rằng: Chúng ta sẽ không từ chối ban các Bí Tích hay cử hành Nghi Thức Án Táng Công Giáo đối với bất cứ ai.”

(CnsNews.com) Giáo lý Công Giáo đã có trên 1,900 năm dạy về sự ăn năn, hối lỗi và ở trong tình trạng ân sủng để lãnh nhận Mình Máu Chúa trong Thánh Lễ. Mới đây ĐGM Patrick J. McGrath thuộc Giáo Phận San Jose, California đã phổ biến thư mục vụ vào ngày 29 tháng Sáu xác định rằng đối với những người đồng tính, giáo phận sẽ không từ chối ban các phép Bí Tích hay cử hành nghi thức An Táng Công Giáo đối với bất cứ ai nếu họ có lòng tin.

Thư mục vụ của ĐGM McGrath bày tỏ quan điểm đối với chỉ thị ban hành ngày 12 tháng Sáu của Đức Giám Mục Thomas J. Paprocki, thuộc giáo phận Springfield, Illisnois, trong đó ngài giải thích chi tiết và tuân thủ theo Giáo Luật – là những cặp đồng tính không ăn năn và những người hôn nhân đồng tính sẽ không được rước lễ và hưởng nghi thức an táng Công Giáo.

Chỉ thị của ĐGM Paprocki đã bị chỉ trích bởi nhóm truyền thông phóng khoáng và những người Công Giáo công khai chống lại lời dạy của Giáo Hội về đạo đức tính dục.

Trong thư ngày 29 tháng Sáu, ĐGM Giáo Phận San Jose viết:

“Kính gởi quý cha, quý Sơ và toàn thể anh chị em,

“Những tin tức gần đây tường trình về đường hướng mục vụ liên quan đến giới đồng tính nơi các giáo phận khác có thể gây ra hiểu lầm.

“Nhân dịp này tôi muốn xác định lại rằng mục vụ tại giáo phận San Jose luôn là: cảm thông và mục vụ. Chúng ta sẽ không từ chối ban các Bí Tích hay cử hành Nghi Thức Án Táng Công Giáo đối với bất cứ ai nếu họ có lòng tin.”

“Cuối cùng, tất cả chúng ta nên nhớ lời hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Phép Thánh Thể không phải là phần thưởng cho những người hoàn thiện, nhưng là thần dược và là dinh dưỡng cho người đau yếu.”

“Xin Thiên Chúa chúc lành cho công việc của anh chị em.”

Đức Giám Mục McGrath không trích dẫn giáo huấn nào hay điều luật nào trong Giáo Luật để ngài đưa đến quyết định như vậy và quyết định ấy hoàn toàn trái ngược với đường hướng mục vụ đối với giới đồng tính của Giám Mục Paprocki thuộc giáo phận Springfield, Illinois.

ĐGM Paprocki giải thích trong cuộc phỏng vấn với Catholic World Report rằng chỉ thị của ngài không nhắm vào những người đồng tính nhưng vào những cuộc hôn nhân đồng tính mà hiện nay đã được hợp thức hóa ở một số nơi. Không ai bị từ chối lãnh nhận các phép Bí Tích hay nghi lễ an táng Công Giáo chỉ vì họ là người đồng tính. Ngay cả những người hôn nhân đồng tính cũng vẫn được chịu đủ các phép nếu họ ăn năn và từ bỏ cái gọi là “hôn nhân” của họ. Tất cả những ai phạm tội tình dục dù là nam hay nữ, đồng tính hay không, đều không được rước lễ nếu họ không ăn năn, xưng tội và thay đổi lối sống của mình. Điều này bao gồm cả những người ly dị và tái hôn mà không có phép hủy bỏ cuộc hôn nhân trước.

Giáo lý Công Giáo đưa ra những chi tiết về niềm tin và đạo đức mà mỗi người tín hữu đều phải tuân theo. Đối với việc đồng tính thì “Dựa trên Kinh Thánh, hành vi đồng tính luyến ái là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn cho rằng nó là thác loạn từ bản chất. Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Nó đóng cửa hành vi tính dục ban tặng sự sống. Nó không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thực sự. Trong bất cứ hoàn cảnh nào những hành vi đồng tính luyến ái cũng không thể được chấp nhận.” (2357)

Tuy nhiên, Giáo Hội cũng dạy rằng cuộc sống của những người đồng tính là “một thử thách” và “họ phải được đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Mọi người cần tránh những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Những người anh chị em này được mời gọi để thực thi ý Chúa trong đời sống của họ và nếu là những Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hiệp với sự hy sinh của Chúa trên Thánh Giá qua những khó khăn mà họ gặp phải trong điều kiện sống của họ.”(2358)

Khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận định rằng “Cho dù Tối Cao Pháp Viện có tuyên bố gì, tính cách tự nhiên của con người và hôn nhân sẽ không thay đổi và không thể thay đổi.”

“Tái định nghĩa hôn nhân trên toàn quốc là một sai lầm nghiêm trọng làm nguy hại đến công ích và chúng ta là người bị tổn thương nhất, đặc biệt là trẻ em. Luật pháp có bổn phận giúp các em được nuôi dạy với đầy đủ quyền cơ bản của mỗi em trong mái nhà ổn định với cha mẹ của mình.

“Chúa Giêsu Kitô, bằng tình yêu vô bờ, đã chỉ ra rõ ràng rằng ngay từ ban đầu hôn nhân là một sự kết hợp cả đời giữa một người nam và một người nữ. và cũng như các Giám Mục Công Giáo chúng ta sẽ theo Chúa của chúng ta và sẽ tiếp tục truyền dạy và hành động theo sự thật này.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Nha Trang, Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:23 06/07/2017
Giáo Phận Nha Trang, Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập.

Ngày 5.7.2017, phái đoàn Giáo Phận Phan Thiết đến TGM Nha Trang chúc mừng Đức Cha Giuse nhân dịp Giáo phận tổ chức thánh lễ tạ ơn mừng Ngọc Khánh thành lập và phát triển. Cha Tổng đại diện - Giuse Hồ Sĩ Hữu, bày tỏ lòng biết ơn Giáo phận mẹ Nha trang đã sinh ra người con là Giáo phận Phan Thiết qua công ơn của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê, những bông hoa tươi thắm kính dâng như tâm tình hiếu thảo tri ân.

Xem hình

Đức Cha Giuse và quý cha TGM niềm nở tiếp đón các phái đoàn. Ban tổ chức chu đáo sắp xếp xe đưa đón đi dự lễ và xem diễn nguyện.

Lúc 15g30, xe đưa chúng tôi đến Nhà thờ Chính tòa Nha Trang tham dự Thánh lễ Tạ ơn. Đông đảo mọi thành phần dân Chúa đã đứng kín hết mọi nơi trong khuôn viên Nhà thờ núi.

Đến 5g45, đoàn rước từ Quảng trường Avê Maria tiến lên Nhà thờ Chính Tòa trong tiếng kèn nhạc rộn ràng hân hoan.

Trong Nhà thờ cổ kính, chỉ đủ chỗ cho các linh mục đồng tế và một ít tu sĩ. Các màn hình lớn đặt nhiều nơi bên ngoài để cộng đoàn hiệp thông.

Khi mọi người an tọa, cha Gioakim Phạm Công Văn, chưởng nghi, giới thiệu với cộng đoàn phụng vụ các vị Giám mục và các phái đoàn từ các giáo phận.

Trong giáo tỉnh miền Trung có Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên TGM Tổng Giáo phận Huế; Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Buôn Ma Thuột; Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum; Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn. Các giáo phận lân cận có Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc và Quý Cha Tổng Đại diện, Quý Cha Đại Diện Linh mục đoàn Giáo phận Phan Thiết, Quý Cha Đại Diện Linh mục đoàn Giáo Phận Đà Lạt. Và Quý Cha Bề trên các Dòng tu và Quý Cha trong Giáo phận.

Tiếp đến, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh nói lời tri ân về sự hiệp thông trong Hội Thánh qua sự hiện diện của Quý Đức Cha, Quý Cha trong ngày lễ Tạ ơn kỷ niệm 60 năm Giáo phận hình thành và phát triển. Ngài cảm ơn sự hiện diện của các vị Bề trên nhiều Hội Dòng và đông đảo mọi thành phần Dân Chúa.

Sau đó, cha Gioakim Phạm Công Văn công bố Sắc chỉ của Tòa Thánh ban tước Đức Ông cho cha Giuse Lê Văn Sỹ -Tổng Đại Diện Giáo phận.

Đức Cha Giuse làm dấu khởi sự Thánh lễ.

Từ Tin Mừng Lc 1,39-56, Đức Cha Giuse giảng lễ. Nguyên văn như sau.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, tại Nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Nha Trang thân yêu, dưới sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Maria Vô nhiễm nguyên tội, Mẹ Nhân Lành,Bổn mạng Giáo phận, chúng ta họp nhau, trong mầu nhiệm các Thánh thông công, hiệp thông vớicác thế hệ Chủ chăn và thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa của gần 220.000 tín hữu trong đại gia đình Giáo phận, long trọng cử hành đại lễ tạ ơn mừng Ngọc Khánh, 60 năm hình thành và phát triển của Giáo phận. Thánh lễ tạ ơn nầy diển ra trong “Năm Thánh Giáo phận Nha Trang”, để tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Hội thánh.Chúng ta ghi nhớ công ơn của Đức Thánh ChaPiô XII, 60 năm về trước, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, đã ban Nghị Định thiết lập Giáo Phận Nha Trang.Kể từ ngày lịch sử đó, mồng 5 tháng 7 năm 1957,Nha Trangđược ghi tên trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo vìcó Tòa của Đấng Kế vị các Thánh Tông đồ tại phần đất nầy; đồng thời Đức Thánh ChaPiô XII đã đặt Đức Cha Marcêlô Piquet Lợi làm Giám mục Giáo phận Nha Trang. Trải qua dòng thời gian thăng trầm của lịch sử 60 năm, hôm nay, tại ngôi Nhà thờ Chánh Tòa cổ kính nầy, ngôi Nhà thờ Mẹ của tất cả các ngôi Nhà thờ trong toàn Giáo phận, gồm trên 110 Giáo xứ thuộc 9 Giáo Hạt trong phạm vi 2 Tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, Dân Chúa Giáo phận Nha Trang long trọng cử hành Thánh lễ tạ ơn về biết bao hồng ân Thiên Chúa đã thương ban.

1.Nha Trang là phần đất Chúa chọn để Tin Mừng cứu rỗi của Chúa được loan báo tại địa phương nầy.

Thật vậy, khi nhìn lại nguồn gốc, những bước hình thành và phát triển của đạo thánh Chúa tại địa phương, chúng ta vô cùng xúc động và hãnh diện khi được biết từ dòng máu tử đạo, Giáo phận Nha Trang đã ra đời. Chúng ta như muốn mặc lấy tâm tình của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đấng mà ngày nay Hội thánh vừa tuyên phong lên Bậc Đáng Kính, khi còn là Giám mục Giáo phận Nha Trang, trong Thư mục vụ vào năm 1971, ngài đã viết: “Chúa Quan Phòng đã khấng chọn một chỗ khó nghèo trong Miền Nam : đất Nha Trang, Giáo phận nhà của chúng ta, để đón tiếp Đức Giám Mục đầu tiên (Đấng kế vị các Tông đồ là Đức Cha Pierre Lambert de la Motte) nơi một Giáo xứ khiêm tốn, thời ấy còn gần biển, đó là Giáo xứ Chợ Mới…..Khi nhắc lại lịch sử Giáo phận nhà, tôi chắc rằng lòng anh chị em cảm động, biết ơn, hãnh diện và tin tưởng. Cảm động vì trên muôn nẻo đường ta đi, đã được in các dấu chân các vị Thừa sai, các Linh mục bản xứ, đem Tin Mừng đến cho chúng ta, giữa bao nhiêu hiểm nguy. Cảm động vì thấy những cửa biển Nha Trang, Phan Rang, là những nơi đón tiếp các vị truyền giáo cặp bến, đầy lo sợ giữa đêm khuya hoang vắng. Cảm động khi thấy những núi xanh, rừng rậm, nơi mà giáo dân ẩn lánh trong cơn bắt bớ”. Đẹp thay, những bước chân gieo mầm cứu rỗi !

Thật vậy, đối với Giáo phận Nha Trang, đó là những bước chân của biết bao vị Chủ chăn tiền bối, của các nhà thừa sai thuộc nhiều dòng tu và nhiều quốc tịch khác nhau; của nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, từ nhiều năm qua, kẻ trước, người sau, đã dấn bước đem ánh sáng đức tin đến cho các bậc tổ tiên, các tiền nhân, các bậc cha ông của chúng ta. Các tông đồ của Chúa đã đi theo các dòng sông, bôn ba trên các nẻo đường đồng ruộng và núi rừng cheo leo hiểm trở, bất chấp gian khổ do khí hậu khắc nghiệt, và nhất là xuyên qua những cuộc bách hại ác liệt, để gieo vãi hạt giống Phúc Âm. Các ngài gieo vãi trong nước mắt, với niềm hy vọng là Chúa sẽ cho gặt hái trong vui mừng. Và lịch sử đã minh chứng rằng: nước mắt và máu đào của các chứng nhân đức tin đổ ra thấm vào lòng đất của Giáo phận; nhờ đó, ngày hôm nay mùa gặt đức tin thật phong phú. Số Kitô hữu gia tăng, sự phong phú của các ơn gọi linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân, các giáo xứ, các hội dòng và đông đảo các cộng đoàn tu sĩ nam nữ, đại chủng viện Sao Biển, chủng viện Lâm Bích…là hoa quả hiển nhiên trổ sinh từ những hạt giống Phúc Âm đã được các thế hệ tông đồ gieo vãi. Chúng ta dâng lời cảm tạ và nguyện làm lan tỏa hồng ân đức tin cao quý tại Giáo phận chúng ta.

2.Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. (Lc 1,50)

Được tình yêu thương, chăm sóc và đồng hành củaMẹ Maria, Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, Bổn mạng của Giáo phận, Đấng mà Sứ thần Gabriel trong Kinh thánh đã ngợi ca là ‘’ đầy ơn phước ‘’ , Đấng được Thiên Chúa yêu thương tuôn đổ dồi dào hồng ân Thánh Thần trong đời sống, Đấng được diễm phúc cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa, Vị Cứu tinh duy nhất trần gian, Giáo phận Nha Trang suốt 60 năm qua cảm nhận được tình thươngThiên Chúa dành cho mình, đồng thời tình thương đó cũng mở ra niềm hy vọng cho mọi người thuộc mọi thế hệ : tin tưởng, cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa trong mọi trạng huống của cuộc đời. Cùng vớiMẹ Maria, Đấng mà muôn thế hệ ngợi khen là diễm phúc, chúng ta ngày hôm nay trong ngôi Nhà thờ nầy, như thay mặt cho đoàn con của Mẹ là toàn thể Giáo phận Nha Trang, xướng lên tâm tình tạ ơn trong bản thánh ca tuyệt vời Magnificat : ‘‘Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”. (Lc 1,50). Tâm tình của Mẹ làm vang vọng lại lời tuyên xưng của Dân Chúa thuộc mọi thời đại, cách riêng của đại gia đình Giáo phận trong dòng lịch sử : ‘’ Vì lòng thương xót của Chúa bền vững muôn đời ‘’’. Lời tuyên xưng nầy trở nên như một điệp khúc được lập đi lập lại trong suốt dòng lịch sử đầy yêu thương của Thiên Chúa với Dân Người trong 60 năm qua; chính vì tình yêu thương mà Thiên Chúa đã biến những biến cố, những thăng trầm trong đời sống của Giáo phận Nha Trang chúng ta trở thành lịch sử cứu độ. Thật vậy, Vị Giám mục tiên khởi của Giáo phận, Đức Cha Marcêlô Piquet Lợi (1957-1966+) đã chọn phương hướng mục vụ là ‘’ Để trong mọi sự Thiên Chúa được hết lòng yêu mến ‘’. Ngài đã noi theo con đường nên thánh của Đức Trinh Nữ Maria khi Ngài vạch hướng đi cho mình, cho Giáo phận và các thành phần Dân Chúa : Mẹ Vô nhiễm, Mẹ Sao Biển, Mẹ Khiết tâm, Mẹ Chiêm niệm; và may mắn làm sao là các Đấng kế vị Ngài đều đi theo và làm sáng tỏ linh đạo tuyệt vời đó : Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1967-1975) trong “Vui mừng và Hy vọng” luôn vững vàng tin tưởng ở Mẹ Hy vọng; Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa (1975-2009), “Trong Tinh thần và Chân lý”, với sự trợ lực của Đức Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nho (1997-2003+) (“hiền lành và Khiêm nhượng”) và Đức Giám Mục Phó Giuse (2005- 2009) (“Ngài đã yêu thương họ đến cùng”), đã hướng dẫn Giáo phận theo con đường của Mẹ Xin vâng và Mẹ Từ bi; Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh tiếp nối sứ vụ mục tử của các vị Tông đồ tiền nhiệm luôn nổ lực làm vang vọng lại hình ảnh của Mẹ Dâng mình và quy tụ toàn thể Giáo phận quanh Mẹ Nhân lành tại Trung tâm hành hương của Giáo phận cuối dãy Trường Sơn ở vùng núi Khánh Vĩnh. Như vậy,60 năm qua, các thế hệ tín hữu của Giáo phận Nha Trangvững tin vào chân lý : “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”, khi thường xuyên nhắc nhở nhau kiên trì đi theo con đường mà Mẹ đã đi, để luôn có Mẹ hiện diện và đồng hành trong cuộc sống.

3.Tạ ơn–Vui mừng–Hy vọng.

Khi cử hành lễ tạ ơn mừng Ngọc Khánh 60 năm ngày thành lập Giáo phận (1957-2017), chúng ta không quên bầu khí sốt sắng và phong phú của Giáo phận khi mừng Kim Khánh 50 năm (1957-2007). Phương châm “Tri ân – Sám hối – Phát triển ‘’ đã giúp mọi người chúng ta tích cực trở về nguồn trong tinh thần hiếu thảo và khiêm tốn hoán cải nếp sống để góp phần xây dựng nếp sống chan hòa tình nghĩa yêu thương, hiệp nhất trong đại gia đình Giáo phận. Vì thế, ngày hôm nay chúng ta hân hoan cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa và cám ơn nhau về sự phát triển kỳ diệu của Giáo phận, cách riêng trong thời gian vừa qua, khởi từ 21 Giáo xứ với 39.500 giáo dân (năm 1957), đến 52 Giáo xứ với 99.500 giáo dân (năm 1975), đến 72 Giáo xứ với 184.800 giáo dân (năm 2007); và nay (2017), Giáo phận chúng ta đã có 110 Giáo xứ, 9 Giáo Hạt với gần 220.000 giáo dân. Chúng ta làm sao quên được niềm vui và hồng ân trong ngày khai mạc Năm thánh Lòng Thương Xót 14.12.2015, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và của Tòa thánh; trong ngày đó, Giám mục Giáo phận Nha Trang ở giữa Linh mục đoàn, được bao quanh bởi trên mươi ngàn tín hữu gồm các Chủng sinh Sao Biển, Chủng sinh Lâm Bích, đông đảo Tu sĩ nam nữ và giáo dân đại diện của toàn thể các Giáo xứ trong Giáo phận. Chúa đã thương ban cho chúng ta có Nghi lễ Cung hiến trọng thể Đền thánh Mẹ Nhân Lành, trung tâm hành hương của toàn thể Giáo phận tại vùng đất truyền giáo Khánh Vĩnh thân thương. Sự kiện kỳ diệu nầy như dấu chỉ hồng ân của Chúa, soi lòng, mở trí Giáo phận Nha Trang chúng ta tiếp nối một cách xác tín cuộc hành trình loan báo Tin mừng mà Tiền nhân đã thực hiện và để lại cho chúng ta : ra đi đến với những người nghèo khổ, những ngươi bị thiệt thòi, những người ở vùng sâu, vùng xa và ngay cả những người chưa biết Phúc Âm của Chúa, những người mà chúng ta gọi là tội lỗi…

Nhìn lại dòng thời gian 60 năm Giáo phận, chúng ta sẽ không ngừng Tạ ơn Thiên Chúa, tri ơn các bậc tiền nhân và biết ơn nhau; Nhìn vào hiện tại của Giáo phận, chúng ta vui mừng, tin tưởng, để luôn yêu thương và hợp tác với nhau trong việc xây dựng Hội thánh và phát triển công việc loan báo Tin mừng; và hướng về tương lai, chúng ta vững vàng trong niềm hy vọng, đặc biệt hy vọng người cha của chúng ta là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đấng Đáng kính,sẽ sớm được Hội Thánh tuyên phong là Đấng Thánh.

Nguyện xin Thánh cả Giuse, người cha công chính cùng với Mẹ Maria, Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, Mẹ Nhân Lành, chúc phúc cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Nha Trang thân yêu; quy tụ và hướng dẫn tất cả chúng con đến suối nguồn ân sủng trào dâng từ lòng thương xót của Chúa Cha; để chúng con, trong vui mừng và hy vọng, ra đi loan báo và làm chứng về tình thương của Thiên Chúa cho anh em đồng loại của chúng con. Amen. (nguồn:giaophannhatrang.org).

Sau lời nguyện kết lễ, Đức Cha Giuse cùng quý Đức Cha ban phép lành Tòa Thánh với ơn Toàn xá.

Đức Ông Tổng đại diện dâng lời cám ơn Quý Đức Cha, Quý Cha trong và ngoài Giáo tỉnh đến hiệp thông. Ngài cảm ơn Mẹ Hội Thánh, Đức Thánh Cha, Quốc Vụ Khanh, Đức TGM Leopondo Girelli; Ngài tưởng nhớ và tri ân công đức các vị Chủ chăn tiền nhiệm; và đặc biệt công ơn lớn lao của Đức Cha Giuse trong việc dẫn dắt Giáo phận. Đức Cha cùng Quý Cha đã một lòng một ý xây dựng Giáo phận, quý Dòng tu nam nữ, các Tu hội, giáo hạt, giáo xứ, các ban ngành đoàn thể và đông đảo thành phần Dân Chúa đã góp công góp sức trong việc xây dựng và phát triển Giáo phận, nhất là dịp lễ tạ ơn hôm nay.

Sau thánh lễ, chúng tôi về TGM dự tiệc trong niềm vui huynh đệ.

Đến 19g, xe đưa chúng tôi đến đại Chủng Viện Sao Biển tham dự diễn nguyện lịch sử giáo phận với tấm lòng tri ân.

Chương trình thật đặc sắc trải dài suốt 120 phút, đã để lại những dấu ấn khó phai với sự đóng góp thật phong phú từ Hội Dòng Khiết Tâm, Dòng MTG Nha Trang, ĐCV Sao Biển và các Giáo xứ trong Giáo phận. Cơn mưa nhẹ, gió thổi bay bay, lất phất những hạt mưa làm không khí thêm dịu mát. Hai MC Nữ tu thật duyên dáng và khá chuyên nghiệp. Nội dung diễn nguyện trình bày linh đạo của Giáo Phận Nha Trang: Mẹ Maria trong hành trình 60 năm của giáo phận. Lịch sử được tái hiện cách độc đáo qua các thời kỳ: Đức Cha Piquet Lợi, Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận, Đức Cha Phaolô và Đức Cha Giuse. Dàn hợp xướng từ nhiều giáo xứ trình bày nhạc khúc “Kìa Bà Nào” thật hoành tráng. Đêm diễn nguyện kết thúc qua phần trình bày cách tổng quan GPNT 60 năm: Tạ Ơn – Vui Mừng và Hy Vọng. Cha Giám đốc ĐCV Sao Biển thay mặt Ban tổ chức dâng lời tri ân.

Giáo phận Nha trang tạ ơn Chúa vì tất cả những ơn lành Chúa ban cho 60 năm qua. Từ ngày thành lập có 21 giáo xứ và 39.400 giáo dân, đến nay có 110 giáo xứ, 9 giáo hạt và với 220.000 giáo dân. Đức Giám Mục Giáo Phận mời gọi mọi thành phần dân Chúa hãy ra đi đến vùng sâu vùng xa loan báo Tin Mừng. Đặc biệt, ngài nhắc đến vị linh mục trẻ Năng Xuân Gia, có cha mẹ là người Chăm và cũng là linh mục người Chăm đầu tiên của giáo phận Nha Trang và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Hiệp thông trong dịp trọng đại mừng Ngọc Khánh Giáo Phận Nha Trang. 60 năm là thời gian đẹp trong lịch sử đời người, là thời gian quý trong lịch sử một tổ chức. Đến tuổi 60, người ta mừng thọ. 60 năm hình thành và phát triển của một tổ chức, người ta mừng lễ ngọc. Từ bài giảng của Đức Cha Giuse và đêm diễn nguyện, tôi nhìn thấy 3 điểm. Một điểm dừng: nhìn lại để tạ ơn Chúa. Một điểm nhấn, nhắm vào hiện tại để thấy rõ lòng đạo đức, lòng yêu mến Đức Mẹ, lòng yêu mến Giáo Hội của cộng đoàn dân Chúa toàn giáo phận. Một điểm tái khởi hành, trong tinh thần yêu thương hiệp nhất hòa hợp tin cậy và truyền giáo.

“Kìa bà nào đang tiến lên như rạng đông ...” là điệp khúc ngân vang từ lễ tạ ơn đến đêm diễn nguyện và như còn vọng ngân mãi. Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội chuyển cầu hiệu năng để Chúa ban thêm muôn ơn lành cho Giáo Phận ngày càng phát triển.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi.
 
Văn Hóa
Chủ tịch Facebook muốn thay thế các giáo hội
Vũ Văn An
18:38 06/07/2017
Tuần qua, tại Chicago, Hoa Kỳ, diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đầu Tiên Các Cộng Đồng Facebook. Nhân dịp này, Chủ Tịch Facebook, Mark Zuckerberg, nói với các tham dự viên rằng các cộng đồng Facebook có thể trám lỗ hổng do hiện tượng suy giảm việc tham gia tôn giáo để lại.

Nắm đầu các nhóm

Zuckerberg muốn các nhóm thành lập trên diễn đàn truyền thông xã hội của anh ta đảm nhiệm vai trò trong đời sống người ta trước đây do các Giáo Hội và các nhóm nhỏ như các đội banh đảm nhiệm.

Người có thế lực về truyền thông xã hội thuộc lớp người thiên niên kỷ này nói rằng người ta đang cần có mục đích và được trợ giúp và các nhóm Facebook có thể cung cấp được điều này.

Anh ta bảo họ: “Điều gây kinh ngạc là hàng mấy thập niên qua, thành viên trong tất cả các loại nhóm đã giảm tới một phần tư. Số ấy đông lắm, nay họ cần tìm được cảm thức về mục đích và trợ giúp ở một nơi nào khác”.

Anh ta nói với hội nghị này rằng người ta, từ trong căn bản, vốn tốt và muốn giúp đỡ người khác. Nhưng việc lên động lực để người ta hiến thời gian và tiền bạc phần lớn phát xuất từ cảm thức cộng đồng hơn là đức tin của họ.

Anh ta bảo: “Những người tới nhà thờ là những người có khuynh hướng làm thiện nguyện và hiến tặng cho bác ái nhiều hơn, không phải vì họ là người tôn giáo mà vì họ là thành phần của một cộng đồng”.

Facebook tụ tập các nhà quản trị các nhóm trên diễn đàn của nó tại Chicago để dự một thượng đỉnh. Zuckerberg cũng chu du khắp Hoa Kỳ để gặp gỡ và lắng nghe người Hoa Kỳ. Việc xuất hiện của anh ta khiến nhiều người đồ đoán anh ta có ý định ra tranh cử một chức vụ công cộng nào đó.

Mạng truyền thông xã hội 13 tuổi của anh ta mới đây đạt được con số gần 2 tỷ người sử dụng. Các người sử dụng trung bình thuộc 30 nhóm và mặc dù hơn một tỷ người là thành viên các nhóm, chỉ khoảng 100 triệu thuộc các “nhóm có ý nghĩa” hay các nhóm cảm nhận họ có mục tiêu.

Zuckerberg muốn con số người sử dụng trong các nhóm “có ý nghĩa” lên tới 1 tỷ, để “việc chúng ta thay đổi toàn bộ sứ mệnh của Facebook có thể khởi diễn”.

Anh ta muốn nối kết các nhóm quanh các sở thích hay niềm tin chung nhưng cũng quanh cả các vấn đề nữa. Anh ta nói: “nơi thế hệ tới, thế hệ vốn là cơ may và thách đố lớn nhất của chúng ta, chúng ta mới có thể khởi sự với nhau, chấm dứt nghèo đói, chữa lành bệnh tật, ngưng thay đổi khí hậu, phổ biến tự do và khoan dung, chấm dứt khủng bố”.

Nói về cố gắng trên, anh ta cân bằng việc lãnh đạo với vai trò săn sóc. Anh ta nói: “một Giáo Hội không tự đến với nhau. Nó có một mục tử biết săn sóc phúc lợi của cộng đoàn họ, bảo đảm để họ có thực phẩm và nhà ở. Các đội banh nhỏ có huấn luyện viên biết thúc đẩy bọn nhỏ và giúp chúng đá trúng đích hơn. Các nhà lãnh đạo tạo nên văn hóa, gây hứng cho chúng ta, cho chúng ta chiếc lưới an toàn, và canh chừng cho chúng ta”.

Các tấn công vào giá trị truyền thống

Năm ngoái, nhiều người quan tâm trước việc Facebook công bố nó dự tính sử dụng một số mạng nổi tiếng về kiểm soát sự kiện cũng như các thực thể truyền thông cấp tiến để đánh phá điều gọi là “tin giả” (fake news).

Việc Facebook chọn các công ty hùn hạp như Snopes, Factcheck.org, ABC News và Politicfact, nói là để ngăn chặn các tin giả, lập tức bị phản pháo là có âm mưu kiểm duyệt việc tường trình phò sự sống và các giá trị truyền thống khác.

Đầu tháng Sáu này, Facebook công bố các kế hoạch nhằm “nói một cách cởi mở hơn về một số chủ đề phức tạp”.

Trong số các vấn đề mà Phó Chủ Tịch Chính Sách Công và Truyền Thông của Facebook, Elliot Schrage, nói đang xem xét, có các vấn đề: Các công ty truyền thông xã hội nên theo dõi và loại bỏ một cách mạnh bạo ra sao các đăng tải và hình ảnh gây tranh cãi khỏi các diễn đàn của họ. Ai phải quyết định điều gì gây tranh cãi, nhất là với cử tọa hoàn cầu và các qui phạm văn hóa khác nhau? Và ai phải xác định tìn nào là tin giả ngược với ngôn từ chỉ gây tranh cãi về chính trị?

Các lực lượng đứng đàng sau Facebook không phản đối việc diễn đàn này có nghị trình đặc thù. Sau phán quyết Obergefell của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nhằm áp đặt hôn nhân đồng tính hợp pháp lên Hoa Kỳ hồi tháng Sáu năm 2015, diễn đàn truyền thông xã hội này nhanh chóng lập một dụng cụ tạo chân dung gọi là Celebrate Pride có hình lá cờ Cầu Vồng làm nền. Dụng cụ này mau chóng trở thành phương tiện để người ta biểu lộ sự ủng hộ đối với hôn nhân đồng tính qua chân dung Facebook hay, trong lý thuyết, cũng để được nhận diện là người không ủng hộ nó.

Năm 2014, Facebook công bố một chương trình cho phép người sử dụng chọn giữa khoảng 50 mục nhận diện phái tính để dùng cho chân dung của họ. Hiện nay, các người sử dụng có thể chọn nam và nữ, hay tự do chọn theo ý riêng.

Đầu năm nay, Facebook nhiều lần ngăn chận một chương mục của một blogger Kitô hữu vì cô này đăng một bài dựa vào Thánh Kinh để phê phán đồng tính luyến ái. Sau đó, nhân viên của Facebook đã xin lỗi và cho cô trở lại với diễn đàn.

Năm ngoái, Gizmodo.com cho đăng một tuyên bố của một cựu nhân viên Facebook; người này nói rằng những người chăm lo mới của mạng truyền thông xã hội vĩ đại này “có thói quen loại bỏ các truyện tin được các độc giả bảo thủ lưu tâm khỏi bộ phận tin tức ‘hợp xu hướng’ và gây ảnh hưởng của mạng xã hội này”.

Những người chăm lo Facebook cũng được điều hướng phải “bơm” một cách giả tạo một số câu truyện vào mẫu tin hợp xu hướng bất kể chúng có được người ta ưa chuộng đủ hay có hợp xu hướng hay không. Họ cũng được chỉ thị không lồng các tin tức về Facebook vào mẫu tin hợp xu hướng.

Năm ngoái, việc chăm lo tin tức của Facebook cũng bị điều tiếng khi tai tiếng về việc Planned Parenthood buôn bán các phần thân thể của thai nhi bắt đầu nổ ra; nguời ta cho rằng tin tức có tính xu hướng nghiêng về phía làm giảm bớt vai trò của cơ quan phá thai khổng lồ này trong vụ tai tiếng.

Cổ vũ phe cấp tiến

Chính Zuckerberg cũng công khai chạy chọt vận động cho các vấn đề của phe cấp tiến.

Đầu mùa xuân này, anh ta đã cùng các người đứng đầu một số công ty kỹ thuật viết cho Thống Đốc Greg Abbott để phản đối một số luật lệ bị họ coi là kỳ thị. Năm ngoái, Zuckerberg cũng nằm trong số các chủ tịch công ty chống đối Luật HB2 của North Carolina nhằm bảo vệ sự tư riêng trong các nhà vệ sinh và các phương tiện tương tự của Tiểu Bang.

Tháng Chín năm 2015, tại một hội nghị thượng đỉnh của Liên HIệp Quốc ở New York, Zuckerberg đã tỏ cho Thủ Tướng Đức, Bà Angela Merkel, thấy lòng sẵn sàng của mình trong việc cắt bỏ các ngôn từ trên Facebook chỉ trích “đợt sóng tỵ nạn Syria tràn vào Đức”.

Tháng vừa rồi, khi đọc bài diễn văn khai giảng tại Harvard, Zuckerberg thả nổi ý niệm trợ giúp việc giảm nợ của sinh viên, đánh thuế nhà giầu cao hơn, và “thu nhập căn bản phổ quát”. Anh ta cũng cho rằng quyền truy cập internet là một nhân quyền.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đồng Cỏ Nội/Wild Flowers
Robert Helfman
19:19 06/07/2017
HOA ĐỒNG CỎ NỘI / WILD FLOWERS
Ảnh của Robert Helfman
Đâu cần kiến trúc công viên
Hoa đồng cỏ nội thiên nhiên tuyệt vời..
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 5/7/2017
VietCatholic Network
01:52 06/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha - Tháng Bảy 2017: Tái khám phá niềm vui đời sống Kitô.

2- Đức Thánh Cha giúp cứu trợ các nạn nhân trong trận động đất tại đảo Lesbos.

3- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đại hội thứ 40 của tổ chức Lương Nông Quốc Tế.

4- Đức Hồng Y Muller xác nhận không có căng thẳng giữa Đức Thánh Cha và Ngài.

5- Giáo dân Nigeria nhất định không thừa nhận vị Giám mục được bổ nhiệm.

6- Đức Hồng Y Venezuela nói các chính sách của chính quyền nước này không thể chấp nhận được.

7- Giám mục Phi Luật Tân lên án cảnh sát dùng bạo lực, giết các nghi phạm ma túy.

8- Đức Thượng Phụ Giáo Hội Công Giáo Chaldean lấy làm tiếc vì nhiều tín hữu Kitô Iraq đã bỏ nước ra đi.

9- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh dâng thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ Việt Nam tại Paris.

10- “Blogger” Công Giáo Việt Nam bị kết án 10 năm tù.

11- Đan Viện Thiên An ra thông cáo báo chí tố cáo công an và côn đồ tấn công đan viện, đánh đập đan sĩ và phá hủy Thánh giá.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Tình Yêu Thánh Giá.