Ngày 06-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:31 06/07/2015
ĐÔN VÀO CHO ĐỦ
N2T

Tề tuyên vương kêu người thổi ống sinh và quy định phải có ba trăm người cùng thổi.
Ông Nam Quách là người không biết đánh đàn thổi sáo, cũng yêu cầu được vào ban hợp tấu, Tuyên vương bèn để cho ông ta tham gia hội nhạc, cũng được lương bổng giống như những người khác.
Tuyên vương chết đi, Hỗn vương kế vị, ông ta rất thích độc tấu, ông Nam Quách biết vàng thau không thể lẫn lộn, chỉ có cách là trốn đi.
(Hàn Phi Tử)

Suy tư:
Triều đại nào cũng có những kẻ ăn theo, họ ăn theo vì dựa vào thế giá của nhà vua hoặc là người có quyền thế, nhưng đến khi triều đại sụp đổ, hoặc người quyền thế bị mất quyền, thì họ cũng tìm cách rút lui.
Trong cộng đoàn giáo xứ cũng thường có những người ăn theo, họ dựa vào thế của cha sở rồi làm chuyện này chuyện nọ mà không cần thông qua cha sở, cho nên trong giáo xứ mới đẻ ra nhiều “quái thai”, và những “ quái thai” này lại sinh ra nhiều cái kỳ quặc khác, thế là giáo xứ chia ra năm bè bảy mảng mất đoàn kết, chia bè kết phái gây xáo trộn cho sinh hoạt của cộng đoàn nơi có những người thành tâm thiện chí.
Khi mới đến nhận một giáo xứ nào đó, các cha sở thường kiếm cho mình một nhóm người làm nòng cốt, để điều hành giáo xứ trong bước đầu, đó là chuyện khôn ngoan của các ngài, nhưng nếu các ngài không đề cao cảnh giác thì loại người ăn theo sẽ len lỏi vào và làm lủng đoạn công việc mục vụ của các ngài.
Xét cho cùng, cái chuyện ăn theo thì do lỗi cha sở trước tiên, nếu ngài cương quyết tổ chức một giáo xứ tốt lành thì không nên thiên vị ai, nếu ngài thực sự để quyền lợi giáo xứ trên quyền lợi của một vài cá nhân tay chân của ngài, thì ngài nên công bằng trong cách điều hành công việc.
Bởi vì tất cả mọi giáo dân trong giáo xứ đều được Chúa trao phó cho ngài.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:34 06/07/2015
N2T

24. Đức Mẹ Ma-ri-a là quan thầy của tất cả những người tội lỗi khẩn cầu.

(Thánh Anicetus giáo hoàng)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức GH Phanxicô cử hành Thánh Lễ cho các gia đình tại công viên Guayaquil, Ecuador
Vũ Van An
17:18 06/07/2015
Theo tin Đài Phát Thanh Vatican, hôm thứ Hai hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từ Thủ Đô Quito của Ecuador tới thành phố cảng cũng là thành phố thương mại chính của quốc gia này, là Guayaquil, nằm ở bờ Thái Bình Dương, để cử hành Thánh Lễ ngoài trời cho các gia đình. Trong bài giảng lễ, ngài nhấn mạnh rằng gia đình là một “Giáo Hội tại gia” nơi chúng ta học biết yêu thương và phục vụ người khác, bầy tỏ lòng biết ơn chứ không tham lam, và xin được tha thứ khi chúng ta gây tai hại.

Tờ New York Times tường trình rằng Thánh Lễ được cử hành trước “hàng trăm ngàn tín hữu đứng chờ hàng giờ dưới sứ nóng nung nấu của mặt trời, tại một cánh đồng bụi bặm ở Guayaquil, thành phố lớn nhất của Ecuador”.

Mặc lễ phục sặc sỡ do các nữ tu địa phương may, ngài đã giảng 17 phút, nhấn mạnh rằng “Ở giữa lòng gia đình, không ai bị loại bỏ cả. Ai cũng có giá như nhau”.

Trước khi thánh lễ bắt đầu, Đức Phanxicô đã chạy qua thành phố trong một xe hơi mầu trắng rồi vào cánh đồng bụi bặm bằng giáo hoàng xa. Ngài bị vây kín bởi dân chúng hai bên đường và tại cánh đồng. Nhiều đám đông xếp hàng cả mấy dặm lúc đoàn xe của ngài băng qua.
Nhiều người đến từ trước cả hừng đông và họ tiếp tục đổ vào công viên suốt buổi sáng, thường là từng đại gia đình, với đủ ông bà, con cháu và cả chắt nữa, có khi trên lưng cha mẹ.

Có những chỗ, khung cảnh giống như ngày lễ hội: người bán rao bắp rang, nộm hoa quả, “hot dogs” chiên trong bánh mì và nhiều món ngon địa phương khác. Những người khác rao bán đồ kỷ niệm, tất nhiên lóng lánh với hình Đức Phanxicô: xâu chìa khóa, tách uống cà phê, thánh giá, cờ, áo thung…

Có lúc công viên giống như một cuộc tụ tập chính trị kiểu Mỹ Châu La Tinh, với các ban nhạc chơi các bài ca có chủ đề của Đức Giáo Hoàng, từ trên khán đài chính để “hâm nóng” công chúng trước khi ngài tới.

Trước khi tới công viên Guayaquil, Đức Phanxicô gặp gỡ trẻ em và người khuyết tật tại một đền thánh địa phương. Sau Thánh Lễ, ngài sẽ tới thăm một người bạn lâu đời, một linh mục năm nay đã 91 tuổi đang hưu trí tại một trường học Dòng Tên nơi ngài từng gừi các tu sinh tới trọ học.

Dưới đây là bài giảng lễ của Đức Giáo Hoàng:

Đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe là dấu lạ quan trọng đầu tiên trong Tin Mừng theo Thánh Gioan. Người ta thấy sự quan tâm mẫu thân của Đức Maria trong lời ngài khẩn khoản với Chúa Giêsu: “họ hết rượu rồi” và lời Chúa Giêsu nhắc tới “giờ của Người” sẽ được hiểu đầy đủ hơn sau đó, trong câu truyện Khổ Nạn của Người.

Điều này tốt vì nó giúp chúng ta nhìn ra sự háo hức của Chúa Giêsu muốn giảng dạy, muốn đồng hành, muốn chữa trị và ban phát niềm vui, nhờ lời của Mẹ Người: “họ hết rượu rồi”.

Tiệc cưới Cana được lặp đi lặp lại trong mọi thế hệ, trong mọi gia đình, trong mọi người chúng ta và các cố gắng của ta trong việc để tâm hồn chúng ta tìm được nghỉ ngơi trong tình yêu mạnh mẽ, sinh hoa trái và đầy hân hoan. Ta hãy dành chỗ cho Đức Maria, “người Mẹ” như tin mừng gia gọi ngài. Ta hãy cùng ngài trẩy đi Cana.

Trong suốt buổi tiệc cưới này, Đức Maria luôn quan tâm, ngài lo lắng cho nhu cầu của những người mới cưới. Ngài không tự khép kín, chỉ biết lo cho cái tiểu thế giới của riêng mình. Tình yêu của ngài khiến ngài “đi ra ngoài” hướng về người khác. Do đó, ngài nhận ra rượu đã hết. Rượu là dấu chỉ của hạnh phúc, của yêu thương và sung túc. Biết bao thiếu niên và người trẻ đang cảm nhận rằng những thứ vừa kể không còn thấy nữa trong nhà họ? Biết bao phụ nữ, buồn sầu và đơn côi, kinh ngạc khi tình yêu ra đi, khi nó lọt khỏi cuộc đời họ? Biết bao người cao niên cảm thấy bị loại ra khỏi những mừng vui của gia đình, bị đẩy qua một bên và ngày ngày khao khát được một chút yêu thương? Việc thiếu “rượu” này cũng có thể do thất nghiệp, bệnh hoạn và các tình huống khó khăn mà các gia đình của chúng ta có thể kinh qua. Đức Maria không hề là một bà mẹ “đòi hỏi”, một bà mẹ chồng thích thú khi ta thiếu kinh nghiệm, khi ta mắc lầm lỗi và nhiều điều ta quên làm. Đức Maria là Bà Mẹ mà! Ngài có mặt ở đó, đầy quan tâm và lo lắng.

Nhưng Đức Maria đến gần Chúa Giêsu một cách tin tưởng, ngài cầu nguyện. Ngài không tới gặp ông quản tiệc, ngài lập tức nói với Con Trai của mình vấn đề của những người mới cưới. Câu trả lời ngài nhận được xem ra nản lòng quá: “việc gì đến má và con? Giờ con chưa tới” (câu 4). Nhưng ngài vẫn cứ đặt vấn đề trong bàn tay Thiên Chúa. Nỗi lo lắng muốn thỏa mãn nhu cầu người khác của ngài đã làm giờ của Chúa Giêsu đến mau hơn. Đức Maria quả là một phần của giờ này, từ chiếc nôi cho tới cây thánh giá. Ngài có thể “biến máng cỏ thành tổ ấm cho Chúa Giêsu, chỉ bằng những chiếc tã quấn nghèo nàn và vô vàn yêu thương” (Niềm Vui Tin Mừng, số 286). Ngài tiếp nhận chúng ta làm con cái nam nữ của ngài khi lưỡi gươm đâm thâu qua trái tim ngài. Ngài dạy chúng ta đặt gia đình chúng ta vào bàn tay Thiên Chúa, biết cầu nguyện, biết đốt lên ngọn lửa hy vọng vốn chỉ cho ta thấy rằng các lo lắng của chúng ta cũng là các lo lắng của Thiên Chúa.

Cầu nguyện luôn nâng chúng ta ra khỏi các quan tâm, lo lắng. Nó làm chúng ta vươn cao hơn những gì gây thương tổn, làm phiền lòng hay làm ta thất vọng, và nó đặt ta vào chỗ những người khác, vào đôi giầy của họ. Gia đình là trường học nơi việc cầu nguyện cũng nhắc ta nhớ rằng chúng ta không phải là các cá nhân cô lập; chúng ta là một và chúng ta có người lân cận kề bên: họ đang sống dưới cùng một mái nhà, là một phần đời ta, và đang cần (ta).

Cuối cùng, Đức Maria đã hành động. Lời lẽ ngài: “các anh hãy làm bất cứ điều gì con tôi nói với các anh” (câu 5), ngỏ với những người giúp việc, cũng là lời mời gọi chúng ta mở tâm hồn mình ra cho Chúa Giêsu, Đấng tới để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Phục vụ là dấu chỉ yêu thương thực sự. Chúng ta học được điều này một cách đặc biệt trong gia đình, nơi ta trở thành những người phục vụ chỉ vì yêu thương lẫn nhau. Giữa lòng gia đình, không ai bị loại bỏ cả. “Trong gia đình, ta học cách xin chứ không đòi hỏi, cách nói ‘cám ơn’ như một biểu thức biết ơn thực sự vì những gì ta được ban cho, cách kiểm soát tính hung hăng và tham lam của ta, và cách xin tha thứ khi ta gây tai hại. Những cử chỉ đơn sơ của lòng lịch thiệp tận đáy lòng này giúp tạo ra nền văn hóa sống chung và lòng tôn trọng đối với những gì đang bao quanh ta” (Thông điệp Laudato Si, số 213). Gia đình là bệnh viện gần nhất, là trường học đầu tiên của người trẻ, là tổ ấm tốt nhất của người cao niên. Gia đình tạo nên “vốn liếng xã hội” tốt nhất. Nó không thể bị thay thế bởi các định chế khác. Nó cần được giúp đỡ và củng cố, kẻo ta đánh mất cảm thức thích đáng về các dịch vụ do xã hội như một toàn thể cung hiến. Các dịch vụ này không phải là một loại bố thí, mà đúng hơn là “món nợ xã hội” đúng nghĩa đối với định chế gia đình, là định chế vốn đóng góp rất nhiều vào ích chung.

Gia đình cũng là một tiểu Giáo Hội, một “Giáo Hội tại gia” cùng với sự sống, vốn cũng làm trung gian cho tình âu yếm và từ bi của Thiên Chúa. Trong gia đình, ta được uống đức tin cùng với sữa mẹ. Khi cảm nghiệm tình yêu của cha mẹ ta, ta cũng cảm nhận được sự gần gũi của tình yêu Thiên Chúa.

Trong gia đình, các phép lạ được thực hiện với những điều ít ỏi ta có, với những gì ta là, với những gì có trong tay… nhiều khi, không phải là lý tưởng, không phải là điều ta mơ ước, cũng chẳng phải là “những điều nên là”. Rượu mới của tiệc cưới Cana xuất hiện từ những lu nước, những chiếc lu để rửa ráy, thậm chí ta còn có thể nói từ nơi mọi người đã trút tội vào… “nơi nào tội gia tăng, nơi ấy càng tràn đầy ơn thánh” (Rm 5:20). Trong các gia đình riêng của chúng ta và trong gia đình lớn hơn mà tất cả chúng ta đều thuộc về, không có gì bị vứt bỏ cả, không có gì là vô ích cả. Ngay trước khi khai mạc Năm Thánh Từ Bi không bao xa, Giáo Hội sẽ cử hành Thượng Hội Đồng Thường Lệ dành cho gia đình, đào sâu việc biện phân thiêng liêng về nó, và xem xét các giải pháp cụ thể cho nhiều khó khăn và thách đố có ý nghĩa đang đặt ra cho các gia đình thời ta. Cha xin anh chị em sốt sắng cầu nguyện theo ý chỉ này, để Chúa Kitô tiếp nhận cả những gì đối với chúng ta có vẻ dơ bẩn, gây gương mù hay đầy đe dọa, và biến nó thành một phép lạ, bằng cách biến nó thành một phần “giờ” của Người.

Tất cả đều bắt đầu vì “họ hết rượu rồi”. Tất cả đều có thể được thực hiện vì có một người đàn bà, Đức Nữ Trinh Maria, biết quan tâm, đặt các lo lắng của mình trong bàn tay Thiên Chúa và hành động một cách có cảm nhận và đầy can đảm. Nhưng còn nhiều điều nữa sắp xẩy ra: mọi người đều sẽ được thưởng thức thứ rượu ngon nhất. Và đây là tin mừng: những thứ rượu ngon nhất vẫn còn phải được uống thử; đối với các gia đình, những điều phong phú nhất, sâu sắc nhất và tươi đẹp nhất vẫn còn cần diễn ra. Thời gian đang đến khi ta được nếm tình yêu hàng ngày, khi con cái ta biết đánh gía cao tổ ấm ta cùng chia sẻ, và người cao niên của ta sẽ hiện diện mỗi ngày trong các niềm vui của cuộc đời. Rượu ngon nhất sẽ đến với mọi người biết đánh cuộc mọi sự cho tình yêu. Và nó sẽ đến bất chấp mọi tham số và con số thống kê có thể nói khác đi; rượu ngon nhất sẽ còn đang đến với những ai, ngày hôm nay, đang cảm thấy mất mát vô hy vọng. Anh chị em hãy nói cho tới khi được xác tín rằng: rượu ngon nhất nhất định sẽ tới. Hãy thủ thỉ nó vào tai những người vô hy vọng và những người vô yêu thương. Thiên Chúa luôn đi tìm các khu ngoại vi, những người hết rượu, những người chỉ uống được ngã lòng. Chúa Giêsu cảm nhận sự yếu đuối của họ, để rót rượu ngon nhất vào những ai, vì bất cứ lý do gì, cảm thấy rằng mọi chiếc lu của họ đều đã bị vỡ.

Như Đức Maria đã yêu cầu chúng ta, chúng ta hãy “làm những điều con trai tôi nói” và biết ơn vì trong chính thời gian này, thời của chúng ta và giờ của chúng ta, rượu mới, rượu ngon nhất sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm vui làm một gia đình.
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ hơn một triệu người tại thành phố Guayaquil.
Mai Hương
23:00 06/07/2015
Hôm thứ Hai mùng 6 tháng 7, Đức Thánh Cha đã rời thủ đô Quito để bay tới thành phố Guayaquil cử hành thánh lễ lúc 11:15 tại quảng trường trước Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Trong bài giảng đầu tiên của chuyến Tông du tới Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập trung vào Đức Maria như là một mô hình cho các gia đình khi ngài đề cập đến trình thuật Tin Mừng về tiệc cưới tại Cana. Hơn một triệu người đã tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại thành phố Guayaquil.

Đức Thánh Cha nói: “Phép lạ của Chúa Kitô ở Cana - biến nước thành rượu - đã được thực hiện, chính vì Đức Trinh Nữ Maria rất chu đáo, đặt mối quan tâm của mình trong tay Chúa, và đã hành động nhạy cảm và can đảm."

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét là Đức Mẹ lo lắng cho các nhu cầu của cặp mới cưới, chú ý tới những người khác, và không đóng kín trong chinh mình. Có rất nhiều trường hợp ngày hôm nay chúng ta có thể thấy rằng "rượu" - một dấu hiệu của "hạnh phúc, tình yêu, và sự dư dật" - đã hết: "Có bao nhiêu thanh thiếu niên của chúng ta và những người trẻ tuổi cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của họ? Có bao nhiêu phụ nữ, buồn bã và cô đơn, tự hỏi khi nào tình yêu ra đi, khi nào nó trượt ra khỏi cuộc sống của họ? Làm thế nào nhiều người già cảm thấy bi gạt ra khỏi các lễ kỷ niệm trong gia đình, gạt sang một bên và khao khát mỗi ngày cho một chút tình yêu? "

Đức Mẹ đáp lại sự thiếu rượu bằng cách đến gần Chúa Giêsu với sự tự tin, bằng cách cầu nguyện. Đức Thánh Cha Phanxicô nói, "Đức Mẹ dạy chúng ta phải đặt các gia đình minh trong bàn tay của Thiên Chúa, để cầu nguyện, để khơi dậy niềm hy vọng trong chúng ta rằng mối quan tâm của chúng ta cũng là mối quan tâm của Thiên Chúa. Cầu nguyện luôn luôn nâng chúng ta ra khỏi những lo lắng và quan tâm của chúng ta. "

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói, Đức Mẹ đã hoạt động. Lời nói của Mẹ tại tiệc cưới là - "Hãy làm bất cứ điều gì Ngài nói với bạn" - cũng là "một lời mời để chúng ta mở lòng mình ra cho Chúa Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ chứ không để được phục vụ.", chúng ta hiểu điều này đặc biệt trong bối canh gia đình, nơi mà chúng ta học được sự phục vụ người khác, và là nơi không ai bị từ chối. Các gia đình "hình thành nên vốn qúy nhất của xã hội " và "không thể bị thay thế bởi các tổ chức khác." Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ kêu gọi mọi người bảo vệ gia đình, ngài nói rằng gia đình phải được "giúp đỡ và tăng cường."

Các gia đình, ngài nói, cũng là "một Giáo Hội thu nhỏ, một "Giáo Hội tại gia” mà, cùng với cuộc sống, cũng là trung gian dịu dàng cho lòng thương xót của Thiên Chúa. "Mặc dù gia đình của chúng ta đôi khi không đúng như những gì chúng ta mong đợi, không hoàn toàn là lý tưởng mà chúng ta hình dung cho chính mình, dù thế đi nữa, mỗi ngày trong gia đình "phép lạ đều được thực hiện" với nhung gì ít ỏi chúng ta có. "Trong gia đình nhỏ của chúng ta và trong gia đình lớn mà tất cả chúng ta thuộc về, không có gì bị bỏ đi, không có gì là vô dụng." Đức Thánh Cha cũng đã xin anh chi em cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng về gia đình ", để Chúa Kitô có thể nhận lấy ngay cả những cái chúng ta nghĩ là không trong sạch, tai tiếng hay đang bị đe dọa, và biến nó thành. .. một phép lạ. "

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của mình bằng cách chỉ ra một thực tế rằng, trong đám cưới Cana, rượu ngon nhất vẫn chưa đến ". Đối với các gia đình, những gì là phong phú nhất, sâu đậm nhất, và những điều đẹp nhất vẫn chưa đến" Thiên Chúa, "luôn luôn tìm kiếm những người trong các vùng ngoại vi, những người đã hết rượu, những người chỉ đang uống sự chán nản. Chúa Giêsu cảm nhận được sự yếu đuối của họ, ngõ hầu đổ ra các loại rượu vang tốt nhất cho những ai, vì bất cứ lý do gì, cảm thấy rằng tất cả các bình của họ đã bị vỡ tan. "

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa lúc 2 giờ chiều với cộng đoàn dòng Tên và đoàn tùy tùng, trước khi đáp máy bay lúc 5 giờ 10 phút chiều để trở về thủ đô Quito khoảng 6 giờ chiều, rồi đến viếng thăm Tổng thống Ecuador tại dinh Carondelet. Sau đó ngài đến viếng nhà thờ chính tòa Quito.
 
Bên lề cuộc tông du Nam Mỹ: Cha giáo già 'vô danh' là người duy nhất gặp riêng đức Giáo Hoàng.
Trần Mạnh Trác
19:31 06/07/2015

Cha giáo 91 tuổi Phanxicô Cortes đã không tin ở tai mình dù cho đó là do chính Tổng Thống Rafael Correa cuả Ecuador và phu nhân đích thân tới thông báo.

"Ban đầu tôi nghĩ rằng ông tổng thống muốn nói giỡn," Cha Cortes nói. "Tuy nhiên, ông đã đi đến cùng với bà vợ và vị phu nhân đã nói với tôi:.. 'Điều này là sự thật, chúng tôi có ghi âm lại, nếu Cha muốn nghe thì chúng tôi sẽ mang đến cho Cha'"

Vị tổng thống cho biết là Đức Giáo Hoàng đã nhắc tới tên cuả Cha và mong muốn có một cuộc hội kiến riêng.

"Tôi không biết tại sao Ngài muốn có cuộc hội kiến này. Chúng tôi thậm chí không hề thư từ với nhau," Cha Cortes nói với các phóng viên như vậy. "Tôi thực sự chỉ là một tên vô danh tiểu tốt." (Mr. Nobody)

Cha không biết sẽ nên xin gì với Đức Giáo Hoàng.

Chắc chắn Đức Giáo Hoàng phải có một ấn tượng rất mạnh mẽ với những công việc của Cha Cortes, vì Cha là người duy nhất mà ĐGH muốn gặp riêng.

Cha Cortes, dòng Tên, đã phục vụ tại trường cuả nhà dòng 'Colegio Javier' ở Guayaquil từ năm 1963, đầu tiên là một giáo viên, sau đó làm hiệu trưởng. Cha cho biết phương cách giáo dục cuả Ngài là không bao giờ ép buộc một học sinh nào cả.

"Tôi chỉ khuyến khích chúng và làm cho chúng hiểu đó là vì lợi ích của chính chúng - và mong muốn trở thành bạn bè với chúng."

Người ta gọi Cha này bằng một cái tên thân mật là 'Padre Paquito,' Cha sẽ có 5 phút gặp riêng ĐGH trong một căn phòng nhỏ, sau khi ĐGH kết thúc Thánh Lễ ngoài trời cho công chúng và trước khi tham dự bữa trưa 'huynh đệ' với 21 linh mục dòng Tên khác.

Đây sẽ là lần thứ 4 họ gặp nhau, lần chót 30 năm trước (1985), lúc đó cha Cortes tới Buenos Aires để dự lễ tấn phong cho một số học sinh và cũng là đệ tử cuả 'cha' Jorge Mario Bergoglio, vị giáo hoàng tương lai.

Lý do các 'đệ tử' cuả cha Bergoglio ở Argentina lại là học sinh cuả Cha Cortes ở Ecuador phát xuất từ một nguyên nhân là trước đó, Cha 'hiệu trưởng' Bergoglio cuả trường St Joseph đã đến Ecuador để tìm trường 'trao đổi' cho một số đệ tử cuả mình (lúc đó các nhà Dòng còn thu nhận 'đệ tử' ở tuổi trung và tiểu học), khởi đầu cha Bergoglio gửi 30 đệ tử. Sau khi các 'đệ tử' này trở về Argentina, thì cha Bergoglio lại gửi một đợt thứ hai là 30 đệ tử nữa.

Sau đó, Cha Bergoglio mời Cha Cortes sang thăm Buenos Aires, tình bạn phát sinh từ đó.

Năm 1985 sau khi Cha Cortés tham dự lễ tấn phong của các học sinh ở Buenos Aires thì chuyến máy bay trở về đã bị trì hoãn nhiều giờ và Cha Bergoglio đã ở lại sân bay, dùng trọn thời gian để cùng nhau chia sẻ nhiều câu chuyện tuyệt vời.

Nhớ lại những kỷ niệm vui buồn thời bấy giờ, Cha Cortes nói qua hơi thở và với một giọng khàn khàn vì Ngài phải đeo máy trợ tim và có cổ họng bị cháy vì nghiện 'xì gà', Ngài kể:

"Cha ấy (Bergoglio) là 'thầy' của họ, Ngài là khoa trưởng phân khoa triết học và thần học cuả họ. Vì vậy, tôi có dịp gặp Ngài."

 "Lúc đó chúng tôi gọi Ngài là 'hạt đậu'", Cha Cortes vừa cười vừa nói qua trí nhớ.

Tại sao 'cha' Bergoglio được gọi là "hạt đậu"? Cha 'Paquito' chỉ đơn giản trả lời: "Tôi không biết, giữa đồng nghiệp với nhau thì ai cũng được tặng cho một biệt hiệu".

Thời gian trôi qua, 'Cha' Bergoglio trở thành giám mục, rồi thăng TGM giáo phận Buenos Aires năm 1997, rồi nhận tước vị Hồng Y năm 2001.

Ngày 13 Tháng 3 2013 Đức Hồng Y Bergoglio được Mật Nghị Hồng Y bầu làm giáo hoàng, là vị giáo hoàng từ Châu Mỹ Latin đầu tiên trong lịch sử.

Phản ảnh sự nghiệp của mình, Cha giáo Cortes cho biết: "Tôi không bao giờ nghĩ về giáo triều, và không bao giờ mơ ước có một vị trí quan trọng. "

"Là một thành viên của Dòng Tên tôi thề không chấp nhận chức vụ nào trong Giáo Hội, sống 4 lời khấn là: Khó Nghèo, Khiết Tịnh, Vâng Phục Đức Thánh Cha và Từ Chối chức quyền. Có người phải làm giám mục là bởi vì bị áp đặt bởi Giáo Hoàng, hoặc bởi Mật Nghị Hồng Y". Cha Cortes có ý đề cập đến trường hợp cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Sinh ra ở Malaga bên Tây Ban Nha, Cha 'Paquito' đã đến Ecuador từ năm 1963 và chưa hề trở về thăm quê nhà.

Ở tuổi 91, Cha Cortes bắt đầu có những vấn đề thính giác. Nhưng Cha không đeo máy nghe cuả bác sĩ cung cấp. "Bởi vì tôi ở gần đường và tiếng ồn ào đập vào tai làm phiền tôi rất nhiều,"

Sau một sự im lặng kéo dài trong vài giây, Ngài hóm hỉnh nói tiếp: "Tốt hơn là không nên nghe một số điều gì đó."

Tuy nhiên Ngài thú nhận rằng mình có một tật xấu là nghiện xì gà. Ngài từng hút ba điếu một ngày cho đến hai năm trước đây thì các bác sĩ ra lệnh phải bỏ và họ quan sát Ngài chặt chẽ để đảm bảo rằng Ngài không 'phá rào'.

Bây giờ họ lại gia tăng sự quan sát kỹ lưỡng hơn nữa vì Đức Giáo Hoàng sắp tới thăm - và chỉ có bốn ngày trước sinh nhật của Cha Cortes.

Cha Cortes không có bất kỳ một hình ảnh lưu niệm nào với ĐGH dù cho họ đã gặp nhau 3 lần trong những năm 1980.

"Chúng ta hãy hy vọng lần này sẽ có một số," Cha nói.
 
Top Stories
Cambodge: Ordination d’un prêtre cambodgien pour le vicariat apostolique de Phnom Penh
Eglises d'Asie
08:32 06/07/2015
Depuis le 27 juin dernier, l’Eglise catholique au Cambodge compte un prêtre de plus. Ordonné par Mgr Olivier Schmitthaeusler, vicaire apostolique de Phnom Penh, le P. Pierre Sok Na rejoint ainsi le petit groupe des prêtres cambodgiens (ils sont désormais au nombre de huit) au service des quelque 22 000 catholiques de ce pays très majoritairement bouddhiste.

L’Eglise du Cambodge poursuit ainsi son chemin de renaissance après avoir été presque totalement anéantie par les persécutions des Khmers rouges et la guerre civile jusqu’en 1990. Dès la toute fin des années 1980, lorsque Mgr Yves Ramousse, le vicaire apostolique de Phnom Penh de l’époque, put revenir au Cambodge, lui-même et les missionnaires qui l’ont peu à peu rejoint ont estimé qu’il était primordial pour l’avenir de cette communauté de s’enraciner localement. Pour les prêtres de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP), très présents parmi ces premiers missionnaires de retour à Phnom Penh, cet enracinement passait par la fondation d’un grand séminaire dans le pays, plutôt que par l’envoi des futurs prêtres cambodgiens en Thaïlande ou ailleurs.

C’est ainsi que dès 1992, le séminaire Saint-Jean-Marie-Vianney a été ouvert à Battambang, avant d’être transféré en 1998 à Phnom Penh. Les quatre premiers séminaristes issus de la communauté catholique locale furent ordonnés prêtres en 2001. Peu à peu, le cursus des études s’est renforcé et les séminaristes étudient désormais quatre années d’études philosophiques à l’université royale de Phnom Penh, années durant lesquelles ils étudient également la Bible et suivent des cours de théologie au séminaire ; ce n’est qu’après ce temps de formation philosophique qu’ils étudient la théologie à plein-temps, pendant trois ans.

Lors de la messe d’ordination de Pierre Nok Sa, Mgr Olivier Schmitthaeusler, MEP, a souligné le rôle joué par le séminaire et l’engagement qu’il représente pour le vicariat de Phnom Penh et les deux préfectures apostoliques de Battambang et de Kompong Cham. « La formation, répartie sur un cycle de six ans, est assurée en langue cambodgienne par de nombreux prêtres missionnaires qui se rendent disponibles pour ce service essentiel à la construction de l’Eglise locale », a-t-il précisé.

De fait, les désormais huit prêtres cambodgiens de l’Eglise locale ne sont pas seuls pour accompagner une Eglise en plein essor. Les missionnaires étrangers sont au nombre de 63 actuellement, issus de huit instituts missionnaires (dont les MEP) et de deux congrégations religieuses (jésuites et salésiens). On compte également quelque 150 religieuses appartenant à 27 congrégations différentes.

Quant à Pierre Sok Na, admis au séminaire en 2008, il a été ordonné au titre du vicariat apostolique de Phnom Penh. Il rejoint les PP. Un Son et Suong Hangly, ordonnés en 2001, dans le groupe des prêtres locaux. Mgr Schmitthaeusler l’a nommé « auprès de ses frères et sœurs du Secteur pastoral Sud de Phnom Penh mais aussi de tous ceux qui cherchent une lumière de paix et de miséricorde dans leurs vies blessées ». Vietnamien du Cambodge, appartenant à la paroisse majoritairement vietnamienne de Wat Champa (Vat Champa), Pierre Nok Sa personnifie une partie de l’identité de l’Eglise du Cambodge, dont la communauté des fidèles est encore aujourd’hui formée aux deux tiers par des familles d’origine vietnamienne ou khméro-vietnamienne.

Enfin, concernant les ordinations à venir, Mgr Schmitthaeusler ne manque de souligner qu’« un ou deux jeunes » rentreront en première année de séminaire à la rentrée 2015 et que le séminaire compte « trois étudiants en deuxième année et deux en troisième année ». Soucieux de promouvoir les vocations, le jeune évêque, âgé de 45 ans, multiplie par ailleurs les rassemblements de jeunes et les camps « vocation ». (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 juillet 2015)
 
In Ecuador the Pope speaks about the natural beauty of the country and recalls the symbols of Christ and the Church - The key to the future
L’Osservatore Romano
08:34 06/07/2015
2015-07-06 L’Osservatore Romano - The keys to confronting “contemporary challenges and to building “a better future for everyone” are in the Gospel. This was Pope Francis' message on his arrival in Ecuador, the first leg of this visit in Latin America which will be followed by Bolivia and Paraguay.

In his address at the welcome ceremony at the Quito Airport — where the papal flight arrived on Sunday afternoon, 5 July, at 10 pm Italy time — the Pontiff assured President Correa of the Church's cooperation in building a society based on respecting differences, on dialogue and participation in the life of the country with particular attention to the poor and marginalized minorities. Then Francis launched an appeal to protect what is small and simple, to care for the children and the elderly, calling also a better tomorrow for young people and for the protection of the country's natural beauty.

From his first moments in Ecuador, the Pope experienced the overwhelming enthusiasm of the people who were lined along the streets that led from the airport to the Apostolic Nunciature in Quito — the residence where Francis spent the rest of the day. The people of Ecuador are preparing to participate in the Mass on Monday morning in the De Los Samanes Park in Guayaquil. After lunch in the community of the Jesuit College, the Pope will return to the capital to meet the President and visit the city's cathedral.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Công Giáo Việt Nam tại Oregon tổ chức Đại Hội Hành Hương Kỷ Niệm 40 Năm Ly Hương
Phan Hoàng Phú Quý
18:32 06/07/2015
(Portland-Oregon) Nhân ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, cộng đồng Công Giáo tại Oregon đã tổ chức Đại Hội Hành Hương kính Đức Mẹ một cách long trọng và trang nghiêm trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chúa Nhật tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang cũng như tại Trung Tâm Hành Hương Núi Đức Mẹ Sầu Bi.

Hình ảnh - Photos: Joseph Ký Nguyễn)

Khách hành hương đến từ khắp nơi, như Vancouver B.C. Canada, Spoken, Seattle, Olympic tiểu bang Washington, San Jose, Los Angles, stocton, tiểu bang California, Houston tiểu bang Texas, cũng như giáo dân thuộc các vùng phụ cận Portland như: Salem, Tigard, Hillsboro, Aloha, Beaverton đã đến tham dự cuộc Đại Hội Hành Hương này. Đặc biệt năm nay có sự hiện diện của một số linh mục và nữ tu đến từ Việt Nam.

Chương trình trong các ngày hành hưong gồm có giải tội, chầu Mình Thánh Chúa, thuyết trình các đề tài theo chủ đề hành hương:
Gia Đình Sống Yêu Thương
tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang:

Ngày thứ Sáu:

Buổi sáng chào đón quan khách từ thập phương đến
3 - 3:40 Kính Trọng Thể Lòng Thương Xót Chúa do linh muc Chánh xứ Pham Hữu Đạt phụ trách.
3:50 - 5 Chia sẽ đề tài: Tình Yêu & Hôn Nhân do linh mục Goankim Lê Quang Hiển hướng dẫn.
5 - 5:45 Giải tội
6:15 Kiệu Hài Cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
6:30 - 7 Hoạt cảnh Thánh Tử Đạo Tống Viết Bường một quan thị vệ của Triều Đình Huế bị xữ trãm vì không bỏ đạo do các huynh trưởng của Đoàn TNTT Thánh Tâm thuộc giáo xứ ĐMLV diễn xuất.
Lúc 7 giờ tối thánh lễ khai mạc trọng thể kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức Ông Giacôbê Phạm Văn Ninh chủ tế và linh mục Gioankim Lê Quang Hiền thuyết giảng, ngài khuyên nhủ mọi người noi gương các thánh tử đạo Việt Nam sống:
Tình Nghĩa Chân Thành
Liên Kết Mật Thiết Với Chúa
Ý Thức Ngày Trở Về Nước Trời
Có rất nhiều cạm bẫy để làm cho chúng ta mất linh hồn, nhưng khi chúng ta vượt qua những cạm bẫy đó thì chúng ta sẽ khải hoàn vinh quang trên nước trời.
Sau Thánh Lễ Khai Mạc là phần rước kiệu Mình Thánh Chúa trên các con đường chung quanh giáo xứ và chầu Thánh Thể rất trọng thể tại nhà thờ đến 11 giờ khuya.

Ngày thứ Bảy:

7:30 sáng Thánh lễ cầu cho mọi nhu cầu do linh mục ĐaMinh Trần Văn Điều chủ tế và linh mục Đaminh Phạm Tĩnh thuyết giảng.
9 - 10:15 Chia sẽ đề tài: Tình Nghĩa Con Em Đối Với Phụ Huynh do linh mục GioanKim Lê Quang Hiền hướng dẫn
10:45 - 12 chia sẽ đề tài: Được & Mất do linh mục ĐaMinh Phạm Tỉnh hướng dẫn.
2 – 3:15 Chia sẽ đề tài: Đửng Để Mất Nữa do linh mục ĐaMinh Phạm Tỉnh hướng dẫn
1 – 5 Chia sẽ đề tài: GiớI Trẻ Và Thách Đố Của Niềm Tin do linh mục Mathew Trần Tiến Đạt hướng dẫn tạI phòng Tôma Thiện.
3:30 – 5 Chia sẽ đề tài: Tình Nghĩa Phụ Huynh Đối Với Con Em do linh mục Gioankim Lê Quang Hiền hướng dẫn.
5 – 6 Giải tội
5:30 – 6 Đâng Hoa kính Đức Mẹ La Vang do Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc, Beaverton phụ trách.
6 – Thánh Lễ Trọng Thể Kính Đức Mẹ La Vang do Đức Cựu TGM John G. Vlazny chủ tế và thuyết giảng.
7:30 Chương trình văn nghệ với các giọng ca nổi tiếng như: ca sĩ Trần Thái Hoà, casi Vân Anh và các ca sĩ tên tuổi tại địa phương.

Chúa Nhật: Tại Núi Đức Mẹ Sầu Bi

Lúc 8:30 sáng giáo dân khắp nơi trong tiểu bang, cũng như các tiểu bang phụ cận Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ tập trung về Núi Đức Mẹ Sầu Bi để cung nghinh Đức Mẹ La Vang Thánh Du từ Houston Texas và hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, do Đức Tổng Giám Mục Portland Alexander King Sample chủ tế cùng với Đức Giám Mục Phó Peter L, Smith, quý Đức Ông,quý linh mục và quý thầy Phó tế cùng đồng tế.

Chương trình được bắt đầu với nghi thức truy điệu các anh hung chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình thế giớI, quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cọng Hòa cũng như các Đồng Minh được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được tất cả mọi người hát lên, mọi con tim cùng hòa nhịp hướng về tổ quốc thân yêu.

Phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ Tổ Quốc, ba hồi chiêng trống và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày bỏ nước ra đi, và cũng là ngày Đại Hội Hành Hương lần 39, chúng tôi những người Công Giáo Việt Nam tại Portland va khách hành hương. Xin kính cẩn dâng lên hương hồn quý anh linh tử sĩ tấm hương lòng và xin phù trợ cho quê hương đất nước sớm được Tự do, Hạnh phúc.

Linh mục chánh xứ Phạm Hữu Đạt, ông chủ tịch BCH/GX La Vang, Cô Cổ Vương Ngọc Lan chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Oregon, tiến lên niệm hương trước lễ đài,

Nhìn lại 40 năm dấn bước trên xứ lạ quê người, Cộng đồng Công Giáo VN tại Oregon đã qua nhiều gian truân, nhiều thử thách, nhưng với niềm tin và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, giờ đây chúng ta hãy cảm tạ và tri ân vì những hồng ân mà Thiên Chúa đã thương ban từ tinh thần lẫn vật chất. chúng ta hãy tự hào và hãnh diện, đồng thời truyền đạt lại cho thế hệ tương lai một di sản văn hoá cổ truyền, một nếp sống đạo hạnh của các bậc Anh Hùng Tử Đạo VN.

Tiếp theo là phần cung nghinh Đức Me La Vang Thanh Du đi chung quanh trung tâm hành huơng Grotto, vớI Thánh Giá nến cao dẫn đầu, quý hộI đoàn, quý giáo dân, quý tu si nam nữ, quý linh mục, đoàn dâng hoa và các sắc dân, thiểu số, mọi người vừa đi vừa lần hạt Mân Côi cũng như hát những bài thánh ca về Đức Mẹ rất trang nghiêm và thành kính.

Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những nén hương trầm cũng như những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc, trông thật đẹp mắt và nhiều ý nghĩa, đây cũng là nghĩa cử con thảo đốI với Mẹ hiền.

Thánh lễ Đạ Trào do ĐTGM Portland chủ tế cùng với Đức Giám Mục phụ tá và quý linh mục Việt Mỹ đồng tế.

Kết lễ là lời cám ơn chân thành của linh mục chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang gởI đến ĐTGM. GM,quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thời gian quý báu cuối tuần để về đây cùng hiệp thông cầu nguyện và tạ ơn, xin bình an của Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành và ở cùng chúng ta luôn mãi.

Nguyện xin bình an của Thiên Chúa và Đức Mẹ đồng hành với ĐTGM, Đức GM, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và cùng vớI tất cả anh chi em trên mọI nẽo đường chúng ta ra về và xin gặp lại quy vị trong kỳ ĐHHH lần thứ 40 tạI Portland Oregon July 1,2 & 3 – 2016
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thời mạt vận?
lykhách
07:20 06/07/2015
Thời mạt vận?

Đại Đế Quang-Trung nếu thời này sống lại
Chắc chắn sẽ bị đem đi cải tạo mút mùa!
Và giả sử Hai Bà Trưng sinh thời hiện tại
Công an, côn đồ sẽ bao vây nhà, ném mắm thối như mưa!

Hỡi ơi! Có lẽ đất nước tới hồi mạt vận
Sinh đảng lãnh đạo vừa ác vừa hèn
Cầm đầu đảng lại là một gã lú lẫn
Quốc hội nhố nhăng, ton hót đám nịnh thần!

Chúng họp kín bàn chuyện Tàu cướp biển
Nhục quốc thể sợ ai chẳng dám nói ra?
Bắt nhốt hết ai người phẫn uất lên tiếng
Thôi rồi - bởi Đảng đã nhận giặc làm cha!

Bỏ mấy trăm tỉ chúng xây miếu thờ Khổng Tử
Nhang khói đèn hương hơn thờ cúng ông bà
Khi hàng triệu dân còn rách, đói, nghèo không trại chuồng cư ngụ
Mắc mớ gì chúng xây đền để vái lạy tổ tiên người ta?!

Ừ, thì thời hùng nào cũng vẫn có đứa hèn
Hay thời hèn nào cũng có kẻ kiên trung
Nhưng thời này non sông nhục nhằn đến uất nghẹn
Cớ sao lòng người cứ ganh đua hưởng thụ ung dung!

Than ôi! phải chăng buổi đất nước tới hồi mạt vận
Nên sinh sôi cả bầy sâu lãnh tụ vừa dốt vừa hèn!
Phải chăng thế thời nay đất nước anh hùng tận
Mấy chục triệu người sẽ mãi im lặng, cam phận dân đen?!

Biển rộng giờ đây chỉ còn như con lạch nhỏ
Tàu giặc nghênh ngang chạy sát ngó vô bờ
Đảng chỉ… “khẳng định”: hèn, nhục nhã vì sợ
Vẫn đội đầu “16 Chữ Vàng” với “Bốn Tốt” của Tàu thờ!
 
Hôn nhân đồng tính
Đinh Văn Tiến Hùng
12:39 06/07/2015
Hôn Nhân Đồng Tính

Ngày 26/6/15, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết công nhận Hôn Nhân đồng tính, với tỉ lệ chấp thuận 5/4

“…Khi mặt trời mọc lên khỏi đất, thì Lót vào đến thành Xoa. Đoạn Đức Chúa Trời giáng mưa diêm sinh và lửa từ nơi Ngài trên trời, sa xuống Sodom và Gomora , hủy diệt hai thành này, cả đồng bằng, hết thảy dân sự, cùng cây cỏ ở nơi đất đó…” ( Kn.19: 12- 29 )

-Tôi ngạc nhiên trước phán quyết Tối Cao Pháp viện,
Năm trên bốn đã chấp nhận đồng tính hôn nhân,
Năm ngài sao thay được hơn ba trăm triệu dân ?
Bản hiến pháp phải chăng nằm trong tay các vị ?
Khi biểu quyết các ngài đã đắn đó suy nghĩ :
Phúc lợi cho người dân hay tham vọng cá nhân,
Và áp lực của phe Dân chủ hay Cộng hòa,
Giờ đây các ngài muốn ban hành đạo luật mới ?

-Tôi ngạc nhiên khi thấy một rừng người động khởi,
Họ ôm nhau, nhảy múa, cuồng loạn tràn xuống đàng,
Cùng say sưa reo hò, ca hát xé không gian,
Cố quên đi quá khứ đau buồn bị xa lánh,
Lúc này cuộc sống đang phủ đầy hình ảnh,
Nguồn khoái cảm tự mãn bỗng phát sinh,
Cuộc đời rực rỡ như tràn ngập ánh bình minh,
Ta hãy nắm tay nhau hân hoan mà bước tới.

-Tôi thất vọng khi ôm ấp những gì mong đợi,
Vì tín điều Hôn nhân truyền thống đang rẽ ngang.
Nhớ khi xưa Thiên Chúa mở rộng cửa Địa đàng,
Rừng núi, biển cả, cỏ cây, muôn loài đẹp quá,
Ban A-đam, E-và được thừa hưởng tất cả,
Sống kết hợp suốt đời, luật đôi lứa yêu thương,
Sinh sản giống nòi tràn đầy mặt đất bốn phương,
Để muôn đời ca tụng và tôn vinh Thượng Đế.

-Tôi thất vọng vì loài người qua muôn vàn thế hệ,
Không tuân giữ lời Thiên Chúa răn dạy buộc truyền,
Cùng những điều Giáo Hội luôn tha thiết nhủ khuyên,
Để đừng đam mê,ngã sa vào vòng tội lỗi,
Nếu nhân loại biết quay về thực tâm sám hối,
Sẽ tránh bao hình phạt giáng xuống bởi Chúa Trời,
Đừng giống hai thành Sodom và Gomora xưa,
Bị hủy diệt vì sa đọa cuồng mê trong đồng tính.

-Ôi lạy Chúa từ nhân ! Muôn đời con tôn kính.
Ôi bao người như đứa con phung phá đi hoang,
Đã bao năm sống thác loạn mê muội lạc đường,
Hãy mau mau hối cải cho tâm hồn thanh thản,
Chọn niềm vui vĩnh cửu khi cuộc đời viên mãn.
Xin Thượng Đế đừng để Đất Nước và Trái Đất này,
Bị trừng phạt đọa đầy, bị hủy diệt một ngày,
Như hai thành Sodom- Gomora sa đọa.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cõi Yên
Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
21:35 06/07/2015
CÕI YÊN
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Về ngồi yên lặng nơi đây!
Bình bát chén to,
thỏa cõi hồn!
Ngộ!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ hơn một triệu người tại thành phố Guayaquil.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:51 06/07/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Hai mùng 6 tháng 7, Đức Thánh Cha đã rời thủ đô Quito để bay tới thành phố Guayaquil cử hành thánh lễ lúc 11:15 tại quảng trường trước Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Trong bài giảng đầu tiên của chuyến Tông du tới Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập trung vào Đức Maria như là một mô hình cho các gia đình khi ngài đề cập đến trình thuật Tin Mừng về tiệc cưới tại Cana. Hơn một triệu người đã tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại thành phố Guayaquil.

Đức Thánh Cha nói: “Phép lạ của Chúa Kitô ở Cana - biến nước thành rượu - đã được thực hiện, chính vì Đức Trinh Nữ Maria rất chu đáo, đặt mối quan tâm của mình trong tay Chúa, và đã hành động nhạy cảm và can đảm.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét là Đức Mẹ lo lắng cho các nhu cầu của cặp mới cưới, chú ý tới những người khác, và không đóng kín trong chinh mình. Có rất nhiều trường hợp ngày hôm nay chúng ta có thể thấy rằng “rượu” - một dấu hiệu của “hạnh phúc, tình yêu, và sự dư dật” - đã hết: “Có bao nhiêu thanh thiếu niên của chúng ta và những người trẻ tuổi cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của họ? Có bao nhiêu phụ nữ, buồn bã và cô đơn, tự hỏi khi nào tình yêu ra đi, khi nào nó trượt ra khỏi cuộc sống của họ? Làm thế nào nhiều người già cảm thấy bi gạt ra khỏi các lễ kỷ niệm trong gia đình, gạt sang một bên và khao khát mỗi ngày cho một chút tình yêu? “

Đức Mẹ đáp lại sự thiếu rượu bằng cách đến gần Chúa Giêsu với sự tự tin, bằng cách cầu nguyện. Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đức Mẹ dạy chúng ta phải đặt các gia đình minh trong bàn tay của Thiên Chúa, để cầu nguyện, để khơi dậy niềm hy vọng trong chúng ta rằng mối quan tâm của chúng ta cũng là mối quan tâm của Thiên Chúa. Cầu nguyện luôn luôn nâng chúng ta ra khỏi những lo lắng và quan tâm của chúng ta. “

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói, Đức Mẹ đã hoạt động. Lời nói của Mẹ tại tiệc cưới là - “Hãy làm bất cứ điều gì Ngài nói với bạn” - cũng là “một lời mời để chúng ta mở lòng mình ra cho Chúa Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ chứ không để được phục vụ.”, chúng ta hiểu điều này đặc biệt trong bối canh gia đình, nơi mà chúng ta học được sự phục vụ người khác, và là nơi không ai bị từ chối. Các gia đình “hình thành nên vốn qúy nhất của xã hội “ và “không thể bị thay thế bởi các tổ chức khác.” Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ kêu gọi mọi người bảo vệ gia đình, ngài nói rằng gia đình phải được “giúp đỡ và tăng cường.”

Các gia đình, ngài nói, cũng là “một Giáo Hội thu nhỏ, một “Giáo Hội tại gia” mà, cùng với cuộc sống, cũng là trung gian dịu dàng cho lòng thương xót của Thiên Chúa. “Mặc dù gia đình của chúng ta đôi khi không đúng như những gì chúng ta mong đợi, không hoàn toàn là lý tưởng mà chúng ta hình dung cho chính mình, dù thế đi nữa, mỗi ngày trong gia đình “phép lạ đều được thực hiện” với nhung gì ít ỏi chúng ta có. “Trong gia đình nhỏ của chúng ta và trong gia đình lớn mà tất cả chúng ta thuộc về, không có gì bị bỏ đi, không có gì là vô dụng.” Đức Thánh Cha cũng đã xin anh chi em cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng về gia đình “, để Chúa Kitô có thể nhận lấy ngay cả những cái chúng ta nghĩ là không trong sạch, tai tiếng hay đang bị đe dọa, và biến nó thành.. . một phép lạ. “

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của mình bằng cách chỉ ra một thực tế rằng, trong đám cưới Cana, rượu ngon nhất vẫn chưa đến “. Đối với các gia đình, những gì là phong phú nhất, sâu đậm nhất, và những điều đẹp nhất vẫn chưa đến” Thiên Chúa, “luôn luôn tìm kiếm những người trong các vùng ngoại vi, những người đã hết rượu, những người chỉ đang uống sự chán nản. Chúa Giêsu cảm nhận được sự yếu đuối của họ, ngõ hầu đổ ra các loại rượu vang tốt nhất cho những ai, vì bất cứ lý do gì, cảm thấy rằng tất cả các bình của họ đã bị vỡ tan. “

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa lúc 2 giờ chiều với cộng đoàn dòng Tên và đoàn tùy tùng, trước khi đáp máy bay lúc 5 giờ 10 phút chiều để trở về thủ đô Quito khoảng 6 giờ chiều, rồi đến viếng thăm Tổng thống Ecuador tại dinh Carondelet. Sau đó ngài đến viếng nhà thờ chính tòa Quito.