Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 6/7: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Suy niệm: Thầy Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
04:26 05/07/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 05-July-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 9, 32-38
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, người ta đem đến Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi đã trừ quỷ, thì người câm nói được, đám đông dân chúng kinh ngạc và nói rằng: “Chưa bao giờ thấy xảy ra như vậy trong dân Israel”. Nhưng các người biệt phái nói rằng: “Ông ta đã nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ”. Và Chúa Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn. Người liền bảo môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa”.
Đó là lời Chúa.
Không Nói Được…Được Nói Không?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:27 05/07/2021
Không Nói Được…Được Nói Không?
“Khi ấy, người ta đem đến cho Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở Israel, chưa hề thấy như thế bao giờ!” Nhưng người Pharisêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ” (Mt 9,32-34).
Theo mạch văn Tin Mừng thì chính quỷ là nguyên nhân của sự việc bị câm. Ngôn ngữ cách riêng qua lời nói là một trong những ưu phẩm của loài người so với các loài vật khác. Nhờ có tiếng nói mà con người có điều kiện truyền thông cho nhau cách hữu hiệu hơn. Đồng thời tiếng nói còn là một trong những cách thế để con người hiệp thông với nhau. Vì thế, một ai đó bị câm, không nói được là bị một mất mát, chịu một thiệt thòi to lớn. Với ba từ “không nói được” ta có thể hoán chuyển vị trí để có các cụm từ “Không được nói”; “Nói được không?”; “Nói không được”; “Được không nói”; “Được nói không?” Xin được dùng lối chơi chữ theo kiểu hoán đổi vị trí các hạn từ để rồi cùng ngẫm nghĩ và tản mạn đôi điều.
1.Không nói được: Xin được hiểu cụm từ này như một sự khiếm khuyết thể lý trong chức năng nói. Rất nhiều người bố, người mẹ mừng rỡ khi đứa con bập bẹ tiếng mẹ, tiếng ba. Thật là khốn khổ cho bản thân cũng như cho người thân khi mà ta mất khả năng nói. Theo y khoa, các trẻ bé mắc bệnh điếc thì sẽ không nói được. Vì điếc, không nghe được tiếng nói của tha nhân nên không thể bắt chước, lặp lại được. Do vậy sẽ kéo theo bệnh câm. Một số trẻ em dù không bị điếc nhưng nếu bị lạc trong rừng và được muông thú nuôi dưỡng thì cũng sẽ không nói được. Thậm chí có người dù đã nói được nhưng vì lý do nào đó sống tách biệt với xã hội thì dần dà cũng đánh mất khả năng nói. Ngày nay chuyện ma quỷ ám làm cho người ta bị câm thì hiếm thấy nhưng chúng có thể ám ta sống tách biệt với xã hội một cách nào đó nên khả năng nói của ta cũng bị hạn chế vì không được nghe và cũng có thể vì không biết nghe. Thật vậy, nếu không có sự quan tâm theo dõi sát sao các mặt liên quan đến đời sống con người như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế…thì ta sẽ không biết nói những gì hoặc có muốn nói cũng không nói được điều đáng nói hay cần phải nói.
2.Không được nói: Mới nghe qua, chúng ta dễ hình dung nội hàm của cụm từ này. Chúng diễn tả những áp lực bên ngoài. Có thể là những áp lực trên thể lý cách cụ thể, cũng có thể là những áp lực do ý chí chủ quan của những người đang nắm quyền cao, chức lớn. Cái nguy hiểm nhất là khi những áp lực ấy được thể chế hóa bằng luật lệ. Không ai lại không thấy rằng những luật lệ ấy thường là do những người đang nắm quyền thiết lập và ban hành. Cái ý chí chủ quan giờ đây đã được khách quan hóa. Khi đã được đồng hóa với luật thì cái ý chí ấy trở nên dũng mãnh vô cùng và cũng “vô tâm” một cách khôn lường. Một ai đó khi bị “không được nói” thì đang bị cướp mất đi quyền làm người.
3.Nói được không? Dĩ nhiên, đã là người thì mọi người đều có quyền được nói. Đây là một trong những quyền căn bản của con người mà Liên Hiệp Quốc đã ghi vào bản Hiến Chương Nhân Quyền. Cá nhân hay tập thể lớn nhỏ dù với bất cứ lý do gì cũng không được phép vi phạm quyền căn bản này. Tuy nhiên cái quyền được nói (quyền ngôn luận) chỉ mang tính bất khả xâm phạm trong phạm vi cá nhân riêng tư và dĩ nhiên là không xâm phạm đến quyền lợi của tha nhân. Khi lời nói của anh đã mang tính xã hội, tính công khai, quảng bá thì sẽ bị chi phối bởi các luật lệ xã hội khác. Trong thực tế, người ta không trực tiếp xâm phạm quyền căn bản này của tha nhân, nhưng lại có thể hạn chế nó bằng những “vùng cấm” với nhiều lý do xem ra khá hợp lý. Vấn đề đặt ra là các lý do ấy có khách quan và chính đáng hay không.
4.Nói không được: Cụm từ này làm ta liên tưởng đến những áp lực tâm lý từ bên trong. Có tật thì giật mình và há miệng thì mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Vẫn còn chút tự trọng và chút liêm sỉ thì người ta sẽ ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
5.Được không nói: Có thể hiểu cụm từ này như là một sự trục lợi bằng sự im lặng. Chuyện không nói ở đây không phải là bị mà là được. Không chỉ là “chịu đấm ăn xôi” mà còn “ngậm miệng ăn tiền”. Nếu là người dưới quyền, người yếu thế hay là thuộc hạ thì cám dỗ “được không nói” rất khó vượt qua. Không nói để được việc này, để được mối lợi kia đúng là cơn cám dỗ nhẹ nhàng và tinh tế. Người rơi vào chước cám dỗ này có đủ lý do để biện minh. Một trong những lý do xem ra có tính thuyết phục nhất là đợi “cờ đến tay rồi sẽ phất”. Một thực tế cần nhìn nhận đó là người thì nhiều mà cờ chẳng có bao nhiêu.
6.Được nói không? Cụm từ thể dạng nghi vấn này bổ túc cho cụm từ “nói được không?” Ta có quyền nói nhưng cần phải biết nói đúng sự việc, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng nơi và chắc chắn là phải đúng cách và đúng luật. Là con cái Chúa chúng ta chỉ được phép nói đúng sự thật. “Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt là do sự dữ mà ra” (Mt 5,37). Nói đúng sự thật vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải biết nói như thế nào cho có hiệu quả, nhất là phải biết nói lời đem lại hiệu quả tốt, nghĩa là phải biết nhắm đến các mục đích tốt đẹp cho tha nhân và xã hội. Điều này muốn nói rằng ta phải biết nói trong đức ái Kitô giáo. Trong trách vụ và hoàn cảnh ta có thể dùng lời nói “để phá, để nhổ” nhưng rồi “để xây, để trồng” (x.Gr 1,5-10). Như thế để xem một ai đó nói có được không thì hãy xem cái đích đến của nội dung người ấy nói. Nếu sau khi nhận định, phê bình mà có đề ra biện pháp khắc phục hay đường hướng xây dựng thì mục đích lời đã nói là tốt đẹp. Ngược lại, nếu chỉ có lời “để phá, để nhổ”, nếu chỉ có lời nhận định, phê bình mà không có biện pháp “để xây để trồng”, không có đường hướng khắc phục thì dù có quyền, thì có lẽ ta vẫn không được nói.
Ngôn ngữ vốn là một phạm trù bao la. Người ta không chỉ nói bằng lời mà còn bằng chữ viết, bằng ký hiệu, dấu hiệu, biểu tượng và nhất là bằng thái độ sống. Rất có thể có khi một lời nói “vô ngôn, vô thanh” lại nói được nhiều điều hơn cả. Vả lại cái quyền nói (quyền ngôn luận) cũng không phải được hiểu cùng một nội hàm như nhau giữa các tập thể, các quốc gia. Chính vì thế, những dòng chia sẻ trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót và có thể có sai sót tùy theo quan điểm người đọc.
Là Kitô hữu, theo thiển ý của tôi, không gì hơn, ta cần tập chú vào lời nói, cách nói của Đức Kitô, Đấng duy nhất là Ngôi Lời. Lời của Người có khi thì êm ái nhẹ nhàng, có khi thì chối tai, khó nhận, nhưng luôn là sự thật, luôn là ánh sáng dẫn chúng ta đi trên nẻo chính, đường ngay, và nhất là luôn vì hạnh phúc đích thật của người nghe. Đến thế gian, Người không chỉ nói mà còn tìm mọi cách để mở môi miệng chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi vòng kìm tỏa của ma quỷ đã làm ta câm nín. Trước mặt Caipha (tòa án đạo) và trước mặt Philatô (tòa án đời) Chúa Kitô đã nói cách long trọng: “Đúng vậy, Tôi thật là Con Thiên Chúa”; “Tôi đến thế gian này để làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng tôi” (x.Mt 26,64; Ga 18,37). Chúa Kitô chỉ im lặng trước họ sau khi đã nói những gì phải nói và cần nói. Trong cơn hấp hối não nùng, Người vẫn cất lời tình yêu: “Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Ta”; “.Này là con bà. Này là mẹ con”; Lạy Cha, con phó dâng linh hồn con trong tay Cha”…
Ngay phút giây đầu ngày, ta thường cầu xin: “Lay Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”. Việc ngợi khen Chúa là việc chính đáng và phải đạo. Và phải chăng Chúa sẽ phán cùng ta: “Epphata! Hãy mở ra!” (Mc 7,34). Hãy mở miệng ra! mở miệng ra để nói lời sự thật trong tình yêu và để nói lời tình yêu trong sự thật!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Khi ấy, người ta đem đến cho Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở Israel, chưa hề thấy như thế bao giờ!” Nhưng người Pharisêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ” (Mt 9,32-34).
Theo mạch văn Tin Mừng thì chính quỷ là nguyên nhân của sự việc bị câm. Ngôn ngữ cách riêng qua lời nói là một trong những ưu phẩm của loài người so với các loài vật khác. Nhờ có tiếng nói mà con người có điều kiện truyền thông cho nhau cách hữu hiệu hơn. Đồng thời tiếng nói còn là một trong những cách thế để con người hiệp thông với nhau. Vì thế, một ai đó bị câm, không nói được là bị một mất mát, chịu một thiệt thòi to lớn. Với ba từ “không nói được” ta có thể hoán chuyển vị trí để có các cụm từ “Không được nói”; “Nói được không?”; “Nói không được”; “Được không nói”; “Được nói không?” Xin được dùng lối chơi chữ theo kiểu hoán đổi vị trí các hạn từ để rồi cùng ngẫm nghĩ và tản mạn đôi điều.
1.Không nói được: Xin được hiểu cụm từ này như một sự khiếm khuyết thể lý trong chức năng nói. Rất nhiều người bố, người mẹ mừng rỡ khi đứa con bập bẹ tiếng mẹ, tiếng ba. Thật là khốn khổ cho bản thân cũng như cho người thân khi mà ta mất khả năng nói. Theo y khoa, các trẻ bé mắc bệnh điếc thì sẽ không nói được. Vì điếc, không nghe được tiếng nói của tha nhân nên không thể bắt chước, lặp lại được. Do vậy sẽ kéo theo bệnh câm. Một số trẻ em dù không bị điếc nhưng nếu bị lạc trong rừng và được muông thú nuôi dưỡng thì cũng sẽ không nói được. Thậm chí có người dù đã nói được nhưng vì lý do nào đó sống tách biệt với xã hội thì dần dà cũng đánh mất khả năng nói. Ngày nay chuyện ma quỷ ám làm cho người ta bị câm thì hiếm thấy nhưng chúng có thể ám ta sống tách biệt với xã hội một cách nào đó nên khả năng nói của ta cũng bị hạn chế vì không được nghe và cũng có thể vì không biết nghe. Thật vậy, nếu không có sự quan tâm theo dõi sát sao các mặt liên quan đến đời sống con người như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế…thì ta sẽ không biết nói những gì hoặc có muốn nói cũng không nói được điều đáng nói hay cần phải nói.
2.Không được nói: Mới nghe qua, chúng ta dễ hình dung nội hàm của cụm từ này. Chúng diễn tả những áp lực bên ngoài. Có thể là những áp lực trên thể lý cách cụ thể, cũng có thể là những áp lực do ý chí chủ quan của những người đang nắm quyền cao, chức lớn. Cái nguy hiểm nhất là khi những áp lực ấy được thể chế hóa bằng luật lệ. Không ai lại không thấy rằng những luật lệ ấy thường là do những người đang nắm quyền thiết lập và ban hành. Cái ý chí chủ quan giờ đây đã được khách quan hóa. Khi đã được đồng hóa với luật thì cái ý chí ấy trở nên dũng mãnh vô cùng và cũng “vô tâm” một cách khôn lường. Một ai đó khi bị “không được nói” thì đang bị cướp mất đi quyền làm người.
3.Nói được không? Dĩ nhiên, đã là người thì mọi người đều có quyền được nói. Đây là một trong những quyền căn bản của con người mà Liên Hiệp Quốc đã ghi vào bản Hiến Chương Nhân Quyền. Cá nhân hay tập thể lớn nhỏ dù với bất cứ lý do gì cũng không được phép vi phạm quyền căn bản này. Tuy nhiên cái quyền được nói (quyền ngôn luận) chỉ mang tính bất khả xâm phạm trong phạm vi cá nhân riêng tư và dĩ nhiên là không xâm phạm đến quyền lợi của tha nhân. Khi lời nói của anh đã mang tính xã hội, tính công khai, quảng bá thì sẽ bị chi phối bởi các luật lệ xã hội khác. Trong thực tế, người ta không trực tiếp xâm phạm quyền căn bản này của tha nhân, nhưng lại có thể hạn chế nó bằng những “vùng cấm” với nhiều lý do xem ra khá hợp lý. Vấn đề đặt ra là các lý do ấy có khách quan và chính đáng hay không.
4.Nói không được: Cụm từ này làm ta liên tưởng đến những áp lực tâm lý từ bên trong. Có tật thì giật mình và há miệng thì mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Vẫn còn chút tự trọng và chút liêm sỉ thì người ta sẽ ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
5.Được không nói: Có thể hiểu cụm từ này như là một sự trục lợi bằng sự im lặng. Chuyện không nói ở đây không phải là bị mà là được. Không chỉ là “chịu đấm ăn xôi” mà còn “ngậm miệng ăn tiền”. Nếu là người dưới quyền, người yếu thế hay là thuộc hạ thì cám dỗ “được không nói” rất khó vượt qua. Không nói để được việc này, để được mối lợi kia đúng là cơn cám dỗ nhẹ nhàng và tinh tế. Người rơi vào chước cám dỗ này có đủ lý do để biện minh. Một trong những lý do xem ra có tính thuyết phục nhất là đợi “cờ đến tay rồi sẽ phất”. Một thực tế cần nhìn nhận đó là người thì nhiều mà cờ chẳng có bao nhiêu.
6.Được nói không? Cụm từ thể dạng nghi vấn này bổ túc cho cụm từ “nói được không?” Ta có quyền nói nhưng cần phải biết nói đúng sự việc, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng nơi và chắc chắn là phải đúng cách và đúng luật. Là con cái Chúa chúng ta chỉ được phép nói đúng sự thật. “Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt là do sự dữ mà ra” (Mt 5,37). Nói đúng sự thật vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải biết nói như thế nào cho có hiệu quả, nhất là phải biết nói lời đem lại hiệu quả tốt, nghĩa là phải biết nhắm đến các mục đích tốt đẹp cho tha nhân và xã hội. Điều này muốn nói rằng ta phải biết nói trong đức ái Kitô giáo. Trong trách vụ và hoàn cảnh ta có thể dùng lời nói “để phá, để nhổ” nhưng rồi “để xây, để trồng” (x.Gr 1,5-10). Như thế để xem một ai đó nói có được không thì hãy xem cái đích đến của nội dung người ấy nói. Nếu sau khi nhận định, phê bình mà có đề ra biện pháp khắc phục hay đường hướng xây dựng thì mục đích lời đã nói là tốt đẹp. Ngược lại, nếu chỉ có lời “để phá, để nhổ”, nếu chỉ có lời nhận định, phê bình mà không có biện pháp “để xây để trồng”, không có đường hướng khắc phục thì dù có quyền, thì có lẽ ta vẫn không được nói.
Ngôn ngữ vốn là một phạm trù bao la. Người ta không chỉ nói bằng lời mà còn bằng chữ viết, bằng ký hiệu, dấu hiệu, biểu tượng và nhất là bằng thái độ sống. Rất có thể có khi một lời nói “vô ngôn, vô thanh” lại nói được nhiều điều hơn cả. Vả lại cái quyền nói (quyền ngôn luận) cũng không phải được hiểu cùng một nội hàm như nhau giữa các tập thể, các quốc gia. Chính vì thế, những dòng chia sẻ trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót và có thể có sai sót tùy theo quan điểm người đọc.
Là Kitô hữu, theo thiển ý của tôi, không gì hơn, ta cần tập chú vào lời nói, cách nói của Đức Kitô, Đấng duy nhất là Ngôi Lời. Lời của Người có khi thì êm ái nhẹ nhàng, có khi thì chối tai, khó nhận, nhưng luôn là sự thật, luôn là ánh sáng dẫn chúng ta đi trên nẻo chính, đường ngay, và nhất là luôn vì hạnh phúc đích thật của người nghe. Đến thế gian, Người không chỉ nói mà còn tìm mọi cách để mở môi miệng chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi vòng kìm tỏa của ma quỷ đã làm ta câm nín. Trước mặt Caipha (tòa án đạo) và trước mặt Philatô (tòa án đời) Chúa Kitô đã nói cách long trọng: “Đúng vậy, Tôi thật là Con Thiên Chúa”; “Tôi đến thế gian này để làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng tôi” (x.Mt 26,64; Ga 18,37). Chúa Kitô chỉ im lặng trước họ sau khi đã nói những gì phải nói và cần nói. Trong cơn hấp hối não nùng, Người vẫn cất lời tình yêu: “Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Ta”; “.Này là con bà. Này là mẹ con”; Lạy Cha, con phó dâng linh hồn con trong tay Cha”…
Ngay phút giây đầu ngày, ta thường cầu xin: “Lay Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”. Việc ngợi khen Chúa là việc chính đáng và phải đạo. Và phải chăng Chúa sẽ phán cùng ta: “Epphata! Hãy mở ra!” (Mc 7,34). Hãy mở miệng ra! mở miệng ra để nói lời sự thật trong tình yêu và để nói lời tình yêu trong sự thật!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sóng gió sai phạm tài chính vừa nổi lên tại Vatican
Đặng Tự Do
04:33 05/07/2021
Một báo cáo đáng chú ý trên một tờ báo hàng đầu của Ý hôm thứ Ba chỉ ra rằng trong khi giữ chức giám đốc đầu tư tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, giáo dân Ý Fabrizio Tirabassi, lại có hợp đồng với ngân hàng khổng lồ Thụy Sĩ UBS. Ngân hàng này trả cho ông 0.5% hoa hồng trên mỗi khoản tiền ký gửi của Vatican, và cả tiền ký gửi của những khách hàng mới do Tirabassi giới thiệu.
Theo báo cáo trên tờ Corriere della Sera, nhật báo uy tín nhất của Ý, thỏa thuận này có từ năm 2004 và vẫn giữ nguyên hiệu lực cho đến khi Tirabassi bị đình chỉ chức vụ ở Vatican vào năm 2019 trong bối cảnh các cuộc điều tra về vụ bê bối tài sản ở London.
Theo báo cáo, một tài khoản mang tên Tirabassi đã được các nhà điều tra tìm thấy tại một ngân hàng USB ở Lugano, Thụy Sĩ, trong đó có 1.2 triệu đô la, mặc dù thực tế là lương ở Vatican của Tirabassi chỉ khoảng 3,000 đô la một tháng, tức là 36,000 đô la một năm. Tirabassi đã quản lý hơn 700 triệu đô la đầu tư cho phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, một số bao gồm cả tiền thu được từ quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô hàng năm.
Trong hầu như bất kỳ mọi tổ chức người ta có thể tưởng tượng ra, một thỏa thuận như vậy sẽ được coi là một xung đột lợi ích thái quá, gần như chắc chắn là cơ sở để sa thải và hoàn toàn có thể coi là tội phạm.
Tuy nhiên, câu chuyện của Corriere có các trích dẫn từ các luật sư của Tirabassi, trong đó họ không phủ nhận hợp đồng với UBS, nhưng khẳng định rằng không gì có bí ẩn cả và rằng cấp trên của Tirabassi, bao gồm cả quan chức số hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hiện là Tổng giám mục Edgar Peña Parra, người Venezuela, không chỉ biết về thỏa thuận mà còn phê duyệt nó như một loại “thu nhập thêm”.
Như Corriere viết lên, một tình huống như vậy “chứng tỏ rằng có bao nhiêu sự nhầm lẫn về vai trò, năng lực và lợi ích ngự trị trong trung tâm tài chính của Vatican, và không ai biết được đã tồn tại như thế trong bao lâu”.
Vatican vẫn chưa bình luận về báo cáo này.
Source:Crux
Tình hình của các tín hữu Kitô Ai Cập được cải thiện, mặc dù nhiều người vẫn coi anh chị em chúng ta là ‘công dân hạng hai’
Đặng Tự Do
04:34 05/07/2021
Trong khi tình hình của các tín hữu Kitô đã được cải thiện ở Ai Cập dưới thời tổng thống đương nhiệm, nhiều người vẫn tiếp tục coi các tín hữu Kitô thiểu số là công dân hạng hai, một giám mục Công Giáo Coptic cho biết.
Trong một báo cáo ngày 24 tháng 6 cho tổ chức bác ái Công Giáo tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Cha Kyrillos William Samaan của giáo phận Công Giáo Coptic Assiut nói rằng các Kitô hữu không có đại diện trong nhiều lĩnh vực và bị gạt sang một bên trong các vị trí hành chính.
Nhà lãnh đạo Công Giáo yêu cầu quyền bình đẳng cho các tín hữu Kitô. Ngài nói: “Chúng tôi không đòi hỏi nhiều và chúng tôi rất thực tế. Thật không may, vẫn còn nhiều người coi Kitô Hữu là công dân hạng hai”.
Khi được hỏi về sự ngược đãi được thể hiện như thế nào, Giám mục Kyrillos nói, “Ví dụ, các Kitô Hữu không có đại diện tại các trường đại học. Không chỉ về số lượng sinh viên, mà đặc biệt là giữa các giảng viên và ban giám đốc của trường đại học. Thỉnh thoảng, một Kitô Hữu được bổ nhiệm nhưng đó chỉ là một màn biểu diễn mau chóng kết thúc”.
Đức Cha Kyrillos nói: “Nhìn chung, các tín hữu Kitô thường bị đánh giá thấp, ngay cả khi họ có trình độ ngang với người khác. Đây là trường hợp phổ biến trong ngành hành chính và quân đội”.
Đức Cha Kyrillos đã so sánh tình hình của các tín hữu Kitô dưới thời Sisi với thời Mohamed Morsi, và nói rằng các tín hữu Kitô ngày nay dễ thở hơn.
Source:Catholic News Agency
Cảnh sát Calgary điều tra sau khi ít nhất 11 nhà thờ Công Giáo bị phá hoại bằng sơn màu cam và đỏ
Đặng Tự Do
04:36 05/07/2021
Cảnh sát Calgary đang điều tra sau khi ít nhất 11 nhà thờ Công Giáo trong thành phố bị phá hoại.
Các hành vi phá hoại được phát hiện vào Ngày Canada là hành động mới nhất trong một loạt những vụ phá hoại gần đây liên quan đến sự tham gia của Giáo Hội Công Giáo vào hệ thống các Trường Nội Trú dành cho người bản địa của Canada.
Các vụ phá hoại tại các nhà thờ bao gồm tạt sơn tung toé lên một bức tượng của Chúa Giêsu Kitô, các dấu tay vẽ trên cửa với dòng chữ “Hãy buộc tội các linh mục” và “Cuộc sống của chúng ta quan trọng”.
Tại một nhà thờ, một cửa sổ đã bị đập vỡ nên sơn cũng có thể bị văng vào bên trong. Tại một ngôi nhà thờ khác, Nhà thờ Công Giáo Ukraine của Đức Trinh Nữ Maria ở Renfrew, con số 751 được sơn phun trên tấm biển, ám chỉ 751 ngôi mộ vô danh vừa được First Nation xác định tại địa điểm của Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Marieval.
Hàng trăm ngôi mộ khác cũng được tìm thấy gần đây tại các Trường Nội Trú dành cho người bản địa ở British Columbia gần Kamloops và Cranbrook; hơn 130 trường nội trú hoạt động ở Canada từ năm 1831 đến năm 1996.
Cảnh sát cho biết vụ phá hoại được cho là diễn ra vào cuối ngày thứ Tư hoặc sáng sớm thứ Năm.
Vẽ bậy và phá hoại cũng xảy ra tại Nhà thờ Thánh Tâm ở Calgary vào thứ Năm, ngày 1 tháng 7 năm 2021. Cảnh sát cho biết một số nhà thờ đã bị phá hoại qua đêm ở Calgary.
Trong một thông cáo báo chí, cảnh sát Calgary thừa nhận di sản đau thương của các Trường Nội Trú dành cho người bản địa, và gọi đó là “một phần rất đen tối trong lịch sử của chúng ta” đã hủy hoại vô số cuộc sống của người da đỏ.
“Việc phát hiện gần đây những ngôi mộ này càng hỗ trợ thêm cho những câu chuyện bi thảm và đau lòng mà người bản địa đã chia sẻ trong nhiều thập kỷ”, thông cáo của Sở Cảnh sát Calgary cho biết.
“Với những tác hại mà chương lịch sử này đã gây ra cho Người bản địa trong cộng đồng của chúng ta, có thể hiểu được rằng cảm xúc và căng thẳng đang dâng cao”.
Tuy nhiên, cảnh sát cho biết những hành động phá hoại như thế này là bất hợp pháp, và nó tạo ra sự chia rẽ hơn nữa trong nội bộ Calgary. Họ cho biết họ đang truy tìm những người chịu trách nhiệm.
“Các nhà điều tra hiện đang xem xét các bằng chứng tại hiện trường và tìm kiếm bất kỳ camera quan sát nào có thể giúp xác định những người liên quan.”
Source:Calgary Herald
Giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan: Chính phủ cấm tổ chức Rước lễ lần đầu một cách hoàn toàn thiếu tôn trọng
Đặng Tự Do
04:37 05/07/2021
Hôm thứ Năm 1 tháng 7, Giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan đã cáo buộc chính phủ nước này “hoàn toàn thiếu tôn trọng” Giáo Hội Công Giáo khi cho rằng lễ rửa tội, Rước lễ lần đầu và ban phép Thêm sức phải bị trì hoãn do COVID-19.
Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin nói với chương trình News at One của đài RTÉ Radio 1 vào ngày 1 tháng 7 rằng quyết định của chính phủ đánh dấu sự “đảo ngược hoàn toàn” quan điểm trước đây của họ.
Ngài nói rằng Giáo Hội đã nhận được một lá thư từ văn phòng của Thủ tướng vào tháng trước cho biết rằng tất cả các buổi lễ có thể được tiến hành vào tháng Bảy.
Ngài nói: “Chúng tôi đã bị tràn ngập với các cuộc gọi từ các giáo xứ và tôi biết rằng các linh mục và những người khác đã vô cùng thất vọng vì sự đảo ngược vị trí đã được báo cho chúng tôi từ văn phòng thủ tướng hồi đầu tháng 6 nói rằng, cùng với việc xã hội dần dần mở cửa trở lại từ ngày 5 tháng 7, những buổi lễ này có thể diễn ra”.
Cộng hòa Ái Nhĩ Lan, quốc gia có 4.9 triệu dân, đã ghi nhận 272,784 trường hợp nhiễm coronavirus và 5,000 trường hợp tử vong liên quan tính đến ngày 2 tháng 7, theo Trung tâm Tài nguyên Johns Hopkins Coronavirus.
Các cơ quan y tế tin rằng Ireland đang bắt đầu đợt thứ tư của COVID-19 do biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.
Đức Tổng Giám Mục Martin, 59 tuổi của Armagh, nói rằng ngài công khai phản đối sự đảo ngược này.
Ngài lưu ý rằng phó thủ tướng Leo Varadkar đã nói với các nhà báo vào ngày 29 tháng 6 rằng các giáo xứ không thể tiến hành các buổi lễ sau ngày 5 tháng 7.
Source:Catholic News Agency
Người phụ nữ giàu có ở Vermont bỏ hết cơ nghiệp làm nhà của Đức Trinh Nữ Maria giống hệt ở Êphêsô
Đặng Tự Do
16:45 05/07/2021
Nhà cầu nguyện của Đức Mẹ Êphêsô ở tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ là một bản sao chính xác ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria ở Êphêsô, nơi Đức Mẹ đã sống cầu nguyện với Thánh Gioan trong những năm cuối đời.
“Tôi muốn mọi người biết rằng Chúa của chúng ta đã ban cho chúng ta một món quà bất ngờ, tại đây, ở Vermont này và hy vọng mọi người có thể đến và cầu nguyện để cảm ơn Ngài vì điều đó”, Mary Fraser Tarinelli, chủ sở hữu của một trang trại rất lớn, tọa lạc tại thị trấn Jamaica, ở tiểu bang Vermont nói. Trang trại của cô nằm cách Burlington, 120 dặm, tức là hơn 193km, về phía Nam.
Tarinelli đã hiến trọn khu đất rộng 190 mẫu Anh của cô làm khu vực hành hương và cầu nguyện. Giữa khu đất của cô là ngôi nhà giống từ chi tiết một so với ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria ở Êphêsô. Đó là bản sao duy nhất có mặt ở Hoa Kỳ. Theo Tarinelli, trên toàn thế giới chỉ bốn hoặc năm ngôi nhà như thế.
Nhà Cầu nguyện của Đức Mẹ Êphêsô bao gồm phòng khách, nhà nguyện, cửa hàng, nhà bếp, nghĩa trang, lối đi lần hạt và đài tưởng niệm Chân phước Anne Catherine Emmerich.
Tarinelli nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng cô đã thiết lập ngôi nhà giống với bản gốc nhất có thể. Bàn thờ, các bức tranh trên tường, nền đá, và Tượng Đức Mẹ Maria không tay và không mũi đều phỏng theo ngôi nhà ở Êphêsô.
“Tôi không nghĩ ai có thể làm giống hơn những gì chúng tôi đã làm ở đây”, Tarinelli nói.
Mẹ của bà Tarinelli đã nhận được điều mà bà coi là một phép lạ tại nhà của Đức Mẹ ở Êphêsô, Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau biến cố đó, hai mẹ con bay qua bay lại giữa Hoa Kỳ và Êphêsô để tìm cách thực hiện bản sao ở Hoa Kỳ. Việc xây dựng bản sao bắt đầu vào năm 2002 và hoàn thành vào năm 2006.
Tarinelli đã liên lạc với Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đền Thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington DC và yêu cầu được phép xây dựng một nhà nguyện để tôn vinh Đức Mẹ Êphêsô.
Nhận được sự chấp thuận cho một nhà nguyện như thế nhanh hơn mức cô mong đợi, Tarinelli tự hỏi làm thế nào cô có tiền để xây dựng nhà nguyện. Tarinelli biết cô đang “gặp rắc rối”.
Cô gọi cho những người bạn của mình tại Hiệp hội Êphêsô Hoa Kỳ, và kể cho họ nghe về hoàn cảnh của cô và họ đề nghị trả mọi chi phí cho nhà nguyện này.
Tarinelli tin rằng lời chuyển cầu của Đức Mẹ đã mang nhiều người đến nhà cô để giúp đỡ và cầu nguyện.
“Bất kỳ ai ở đây đều đã đến vì Đức Mẹ đưa họ đến đây”, “ cô nói với CNA.
Tarinelli đã dâng toàn bộ tài sản của mình cho giáo phận với ước nguyện một dòng tu cuối cùng sẽ sống ở đây để bảo tồn ngôi nhà Đức Mẹ, vùng đất và sự im lặng.
Source:Catholic News Agency
Thượng viện Louisiana công nhận Ngày 1 tháng Năm là Ngày Thánh Giuse Thợ
Đặng Tự Do
16:45 05/07/2021
Thượng viện tiểu bang Louisiana đã thông qua nghị quyết công nhận ngày 1 tháng 5 là Ngày Thánh Giuse Thợ trong tiểu bang.
Nghị quyết đã được thông qua theo tinh thần của Năm Thánh Giuse, mà nghị quyết nói rằng “được truyền cảm hứng bởi nhu cầu gia tăng nhân đức trên thế giới”.
Nghị quyết, được bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Fred Mills và đã được nhất trí thông qua, đã được Bộ trưởng Ngoại giao Kyle Ardoin ký ngày 28 tháng 5.
“Thượng viện của chúng tôi rất phò sinh, rất Công Giáo, và rất Kitô giáo”, Thượng nghị sĩ Mills nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA”. Đó có lẽ là dự luật dễ dàng nhất mà tôi đã làm trong mười bốn năm làm việc trong cơ quan lập pháp”.
Nghị quyết cũng tuyên bố rằng Thượng viện Louisiana công nhận và kỷ niệm khoảng thời gian từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 đến ngày 8 tháng 12 năm 2021, là “Năm của Thánh Giuse”
Nghị quyết cũng công nhận ngày 1 tháng 5 là ngày dành riêng cho những người đàn ông và phụ nữ Louisiana đang làm việc “thức dậy mỗi ngày và làm việc chăm chỉ để chu cấp và vun vén cho gia đình, cộng đồng của họ, bang Louisiana và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Sau khi ký quyết định, một bản sao đã được gửi đến hàng giáo phẩm địa phương.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Dolan nhấn mạnh các mục tiêu chung khi xuất hiện với nhà lãnh đạo Mormon
Đặng Tự Do
16:47 05/07/2021
Xuất hiện cùng với Tổng Giám mục Công Giáo của New York, một trưởng lão của Giáo hội Các Thánh Ngày sau hết của Chúa Giêsu Kitô đã nêu bật những trường hợp hợp tác giữa nhà thờ Mormon và Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ.
Trưởng lão Quentin Cook, thuộc Nhóm Mười Hai Vị Sứ Đồ của Mormon, đã xuất hiện cùng với Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo diễn ra tại Đại Học Notre Dame.
Trong bài thuyết trình tại hội nghị, Cook nhấn mạnh hơn 200 dự án mà giáo phái Mormon đã hợp tác với Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo kể từ năm 1985, cùng với hơn 40 dự án với Caritas, 99 dự án với Tổ chức Bác Ái Công Giáo và gần 300 dự án với Dịch vụ Cộng đồng Công Giáo.
Đáng chú ý, vào năm 2016, giáo phái Mormon đã viện trợ 1.25 triệu Mỹ Kim cho các nỗ lực cứu trợ người tị nạn của Công Giáo. Vào năm 2021, giáo phái Mormon đã quyên góp 5 triệu đô la được chia cho 9 cơ quan, một trong số đó là Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, cũng cho các nỗ lực tái định cư người tị nạn.
Đức Hồng Y Dolan cho biết giáo phái Mormon và Giáo Hội Công Giáo đã trở thành “ đồng minh trong rất nhiều công việc bác ái”, chẳng hạn như các dự án viện trợ nhân đạo và các dự án đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo.
“Khi bạn nói về những cốt lõi của niềm tin, bạn đang nói rằng chúng ta là con cái của một Thiên Chúa thật, Đấng đã tạo ra chúng ta theo hình ảnh Ngài và giống Ngài, Đấng yêu thương chúng ta say đắm, Đấng muốn chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách yêu thương nhau như anh chị em”, Đức Hồng Y Dolan nói.
“Đó là tín lý. Đó là sự mặc khải của Thiên Chúa. Và nếu chúng ta không thể hòa hợp với nhau, điều đó vô cùng tội lỗi và tai tiếng phải không nào? Bạn có nghĩ như thế không?”
Giáo phái Mormon, không tin vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi như chúng ta, được thành lập vào thế kỷ 19 tại New York.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Gomez: Các nhà truyền giáo Công Giáo như Thánh Julipero làm chứng cho ‘niềm tin Hoa Kỳ’
Đặng Tự Do
16:47 05/07/2021
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez nói hôm thứ Sáu 2 tháng 7 rằng các nhà truyền giáo Công Giáo đầu tiên đến nơi ngày nay là Hoa Kỳ là những nhân chứng cho niềm tin của người Mỹ rằng tất cả mọi người đều có quyền sống và quyền tự do.
“Bắt đầu từ những năm 1500, các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha đã rao truyền tình yêu của Chúa Giêsu Kitô cho các dân tộc bản địa từ Georgia và Florida ngày nay đến Texas và nam California. Các nhà truyền giáo người Pháp đã thánh hiến các vùng đất từ vùng Đại Hồ đến Vịnh Mexico cho Đức Trinh Nữ Maria”
“Đúng là, những người truyền giáo này đã không nhúng tay vào việc phát triển các tài liệu hoặc thể chế thành lập nước Mỹ. Nhưng sứ mệnh của họ là làm chứng nhân cho tinh thần Mỹ đích thực xuyên suốt lịch sử của chúng ta và được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của chúng ta”.
Ngài nhận định rằng có một sự phù hợp để tổ chức lễ tưởng niệm Thánh Julipero Serra ba ngày trước Ngày Độc lập “bởi vì Thánh Julípero không chỉ là Tông đồ của California, ngài còn là một trong những người cha sáng lập nước Mỹ”.
“Lịch sử là thứ gắn kết chúng ta lại với nhau như một quốc gia. Cách chúng ta nhớ lại quá khứ định hình cách chúng ta hiểu được vị trí của chúng ta trong hiện tại, và giúp xác định ý nghĩa và mục đích của chúng ta với tư cách là một dân tộc”, Đức Tổng Giám Mục viết.
Ngài phàn nàn rằng sự chia rẽ ở Mỹ đang “nổ ra trong các cuộc tranh luận gay gắt - trong hội đồng trường học, cơ quan lập pháp và truyền thông - về ý nghĩa của lịch sử Hoa Kỳ và cách kể câu chuyện quốc gia của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha cho biết chuyến tông du Slovakia sẽ bao gồm nước Hungary
Thanh Quảng sdb
18:25 05/07/2021
Đức Thánh Cha cho biết chuyến tông du Slovakia sẽ bao gồm nước Hungary
Đức Thánh Cha trong buổi triều yết trưa Chủ nhật, ngày 4 tháng 7 năm 2021 đã vẫy chào chào đám đông từ cửa sổ phòng làm việc của mình nhìn xuống Quảng trường thánh Phêrô tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo ngài sẽ tông du Slovakia vào tháng 9, trước chuyến tông du đó Ngài sẽ đến nước láng giềng Hungary.
Đức Phanxicô dự định đến Budapest, thủ đô của Hungary, để cử hành Thánh lễ kết thúc một đại hội Thánh Thể vào ngày 12 tháng 9 và sau đó, Ngài tông du Slovakia đến cho đến ngày 15 tháng 9.
Những người hành hương từ Slovakia có mặt tại quảng trường đã hò reo và giơ cao cờ của quốc gia mình trong buổi triểu yết.
Vatican cho biết trong thời gian ở Slovakia, Đức Phanxicô sẽ thăm thủ đô Bratislava cũng như Presov, Kosice và Sastin.
Theo phát ngôn Vatican, ông Matteo Bruni cho hay Đức Phanxicô đã được cả chính quyền dân sự và Hội Đồng Giám mục của cả hai nước mời.
Ông Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, Ivan Korcok, cho hay chuyến tông du này là một "vinh dự lớn cho đất nước Slovakia."
Bà Tổng thống của quốc gia Slovakia là Zuzana Caputova, đã ngỏ lời mời Đức Thánh Cha khi bà đến thăm Vatican vào tháng 12 năm 2020.
Bà Caputova cho hay: “Tôi tin rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mang đến cho chúng ta một thông điệp hòa giải và hy vọng trong thời điểm khó khăn này.”
Chuyến tông du cuối cùng của Đức Thánh Cha đến đất nước này được thực hiện vào năm 2003 do Thánh Giáo Hoàng John Paul II.
Nguồn: https://apnews.com/article/slovakia-hungary-europe-religion-d92524ea77cdd0662a5ad8c71d281f54
Đức Thánh Cha trong buổi triều yết trưa Chủ nhật, ngày 4 tháng 7 năm 2021 đã vẫy chào chào đám đông từ cửa sổ phòng làm việc của mình nhìn xuống Quảng trường thánh Phêrô tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo ngài sẽ tông du Slovakia vào tháng 9, trước chuyến tông du đó Ngài sẽ đến nước láng giềng Hungary.
Đức Phanxicô dự định đến Budapest, thủ đô của Hungary, để cử hành Thánh lễ kết thúc một đại hội Thánh Thể vào ngày 12 tháng 9 và sau đó, Ngài tông du Slovakia đến cho đến ngày 15 tháng 9.
Những người hành hương từ Slovakia có mặt tại quảng trường đã hò reo và giơ cao cờ của quốc gia mình trong buổi triểu yết.
Vatican cho biết trong thời gian ở Slovakia, Đức Phanxicô sẽ thăm thủ đô Bratislava cũng như Presov, Kosice và Sastin.
Theo phát ngôn Vatican, ông Matteo Bruni cho hay Đức Phanxicô đã được cả chính quyền dân sự và Hội Đồng Giám mục của cả hai nước mời.
Ông Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, Ivan Korcok, cho hay chuyến tông du này là một "vinh dự lớn cho đất nước Slovakia."
Bà Tổng thống của quốc gia Slovakia là Zuzana Caputova, đã ngỏ lời mời Đức Thánh Cha khi bà đến thăm Vatican vào tháng 12 năm 2020.
Bà Caputova cho hay: “Tôi tin rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mang đến cho chúng ta một thông điệp hòa giải và hy vọng trong thời điểm khó khăn này.”
Chuyến tông du cuối cùng của Đức Thánh Cha đến đất nước này được thực hiện vào năm 2003 do Thánh Giáo Hoàng John Paul II.
Nguồn: https://apnews.com/article/slovakia-hungary-europe-religion-d92524ea77cdd0662a5ad8c71d281f54
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họ Đạo Rau Dừa Thể Hiện Nền Văn Minh Tình Thương
Lm. Martino Nguyễn Hoàng Hôn
08:40 05/07/2021
Họ Đạo Rau Dừa (Hạt Cà Mau) Thể Hiện Nền Văn Minh Tình Thương
Khởi đi từ lời kêu gọi của Đức Giám Mục Giáo phận về việc chăm sóc người nghèo trong Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, và vẫn cứ thế tiếp tục trong những tháng ngày đại dịch đang bùng phát lan tràn, Họ đạo Rau Dừa với sự hỗ trợ của Quý Ân nhân gần xa đã đến trợ giúp những xã trong huyện Cái Nước và Thị Trấn Trần Văn Thời, với những công tác như: Xây cầu, làm nhà, khoan giếng nước, phát quà cho người nghèo, thăm viếng người già yếu, bệnh tật…
Xem Hình
Cụ thể Họ đạo Rau Dừa đã thực hiện được những công tác như sau:
28 Căn Nhà Tình Thương mỗi Căn trị giá 22.000.000 VND và 5 Căn Nhà Tình Thương mỗi Căn trị giá 40.000.000 VND.
300 phần Quà, mỗi phần trị giá 300.000 VND.
10 Giếng nước mỗi Giếng trị giá 4.200.000 VND
9 Cây Cầu Nông thôn tổng cộng trị giá 1.715.000.000 VND
Xin Chúa trả công bội hậu cho quý ân nhân xa gần đã chung tay góp phần xây dựng nền văn minh tình thương trên miền quê nghèo của vùng Đất Mũi xa xôi.
Rau Dừa Ngày 04.07.2021
Lm. Martino Nguyễn Hoàng Hôn
Khởi đi từ lời kêu gọi của Đức Giám Mục Giáo phận về việc chăm sóc người nghèo trong Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, và vẫn cứ thế tiếp tục trong những tháng ngày đại dịch đang bùng phát lan tràn, Họ đạo Rau Dừa với sự hỗ trợ của Quý Ân nhân gần xa đã đến trợ giúp những xã trong huyện Cái Nước và Thị Trấn Trần Văn Thời, với những công tác như: Xây cầu, làm nhà, khoan giếng nước, phát quà cho người nghèo, thăm viếng người già yếu, bệnh tật…
Xem Hình
Cụ thể Họ đạo Rau Dừa đã thực hiện được những công tác như sau:
28 Căn Nhà Tình Thương mỗi Căn trị giá 22.000.000 VND và 5 Căn Nhà Tình Thương mỗi Căn trị giá 40.000.000 VND.
300 phần Quà, mỗi phần trị giá 300.000 VND.
10 Giếng nước mỗi Giếng trị giá 4.200.000 VND
9 Cây Cầu Nông thôn tổng cộng trị giá 1.715.000.000 VND
Xin Chúa trả công bội hậu cho quý ân nhân xa gần đã chung tay góp phần xây dựng nền văn minh tình thương trên miền quê nghèo của vùng Đất Mũi xa xôi.
Rau Dừa Ngày 04.07.2021
Lm. Martino Nguyễn Hoàng Hôn
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục XVI
Vũ Văn An
15:39 05/07/2021
MỤC XVI. Các suy nghĩ về phép lạ.
I.Sự thật của tín lý phải được phán đoán bằng phép lạ, vốn được thực hiện để hỗ trợ tín lý. Thực tại của phép lạ phải được phán đoán bằng tín lý. Tín lý phân biệt phép lạ, và phép lạ phân biệt tín lý. Cả hai mệnh đề này đều đúng; nhưng không mâu thuẫn nhau.
II. Có những phép lạ là bằng chứng chắc chắn của sự thật; và có một số không phải là bằng chứng chắc chắn của sự thật. Bây giờ chúng ta phải có định mức để phân biệt chúng; nếu không chúng sẽ vô dụng. Nhưng, chúng không vô dụng, và ngược lại chúng còn nằm ở nền tảng niềm tin của chúng ta. Do đó, quy tắc mà người ta ra cho chúng ta phải sao đó để nó không phá hủy bằng chứng mà các phép lạ đích thực vốn đem lại cho sự thật, vì đó là cứu cánh chính của phép lạ.
Nếu các phép lạ không bao giờ giả thiết nâng đỡ sự giả mạo, thì hẳn chúng ta cảm thấy hoàn toàn chắc chắn. Nếu không có quy tắc nào để phân biệt các phép lạ đích thực, chúng sẽ vô dụng, và không cung cấp lý lẽ gì cho niềm tin.
Môsê đã đưa ra một định mức về phép lạ giả mạo, đó là, khi chúng dẫn đến việc thờ ngẫu thần (Đnl 13: 1, 2, 3); và Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta một định mức nữa: Người từng phán rằng, không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy (Mc, 9:38). Do đó, có thể suy diễn rằng bất cứ ai công khai tuyên bố chống lại Chúa Giêsu Kitô thì không thể làm phép lạ nhân danh Người. Vì vậy, nếu họ làm phép lạ, thì đó không phải là nhân danh Chúa Giêsu Kitô, và họ không đáng được lắng nghe. Trong Cựu Ước, khi họ làm bạn quay lưng lại với Thiên Chúa; trong Tân Ước, khi họ làm bạn quay lưng lại với Chúa Giêsu Kitô. Đấy là những dịp loại trừ khỏi đức tin các phép lạ đặc thù. Không nên thêm vào đó các loại trừ khác.
Do đó, trước tiên, nếu người ta chứng kiến một phép lạ, họ phải một là nhìn nhận bằng chứng của nó, hai là xét xem nó có bằng chứng giả mạo hay không; nghĩa là, phải xét xem liệu kẻ làm phép lạ ấy có phủ nhận Thiên Chúa, hay Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội hay không.
III. Bất cứ tôn giáo nào cũng sai lầm, trong đức tin của họ, khi không tôn thờ một Thiên Chúa như nguyên lý đệ nhất của vạn vật, và khi, trong luân lý của họ, không yêu mến Thiên Chúa như cùng đích của vạn vật. Trong thời đại hiện nay của thế giới, bất cứ tôn giáo nào không nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô đều nhất định là giả mạo, và các phép lạ không thể giúp họ được điều gì về phương diện này.
Người Do Thái có một tín lý về Thiên Chúa như chúng ta có một tín lý về Chúa Giêsu Kitô, và được xác nhận bằng các phép lạ với lệnh cấm tin các người làm phép lạ nào dạy họ một tín lý trái ngược; và hơn nữa, họ được truyền phải chạy tới các thượng tế, và tuân theo quyết định của các vị này. Và vì vậy, tất cả các lý do mà chúng ta có trong việc từ khước tin những người làm phép lạ, có vẻ như người Do Thái dùng chúng để chống lại Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ.
Tuy nhiên, chúng ta biết chắc chắn rằng họ rất có lỗi khi từ khước tin các ngài vì các phép lạ của các ngài, vì Chúa Giêsu Kitô nói rằng họ sẽ không có tội nếu họ đã không nhìn thấy những phép lạ của Người: Si opera non fecissem in eis quæ nemo alius fecit, peccatum non haberent [Giả như Thầy không làm giữa họ những việc không một ai khác đã làm, họ đã không có tội] (Ga 15:24). Do đó, trong phán đoán của Người, các phép lạ của Người là bằng chứng chắc chắn về các chân lý Người giảng dạy, và người Do Thái, do đó, có nghĩa vụ phải tin Người. Và, thật vậy, tính tội lỗi trong việc thiếu lòng tin của họ chủ yếu hệ ở chỗ bác bỏ bằng chứng phát sinh từ các phép lạ. Vì các bằng chứng mà người ta có thể rút ra từ các trước tác Cựu Ước không thể dựa vào để chứng minh trong thời Chúa Giêsu Kitô. Thí dụ, người ta thấy ở đó Môsê tiên báo rằng Chúa sẽ cho xuất hiện một vị tiên tri giống như ông; nhưng điều đó không đủ bằng chứng cho thấy Chúa Giêsu Kitô là vị tiên tri đó; và đó là điều cần xác định. Những tuyên bố như thế chỉ cho thấy rằng Người rất có thể là Đấng Mêxia; và bằng chứng thêm của các phép lạ hẳn phải khiến người ta tin rằng Người thực sự là Đấng ấy.
IV. Chỉ những lời tiên tri mà thôi không thể chứng minh Chúa Giêsu Kitô là Đấng Mêxia lúc Người còn sống trên trần gian. Và vì vậy, người ta sẽ không có tội vì đã không tin vào Người trước khi Người qua đời, nếu các phép lạ không có tính chất quyết định. Như thế, phép lạ là đủ để buộc người ta phải tin, khi tín lý không trái ngược.
Chúa Giêsu Kitô đã chứng tỏ Người là Đấng Mêxia, bằng cách xác minh cả tín lý lẫn sứ mệnh của Người bằng các phép lạ hơn là Kinh thánh và các lời tiên tri.
Chính nhờ các phép lạ mà Nicôđêmô nhận ra rằng tín lý của Người phát xuất từ Thiên Chúa: Scimus quia a Deo venisti, magister; nemo enim potest hæc signa facere quæ tu facis, nisi fuerit Deus cum eo [Thưa Thầy, chúng tôi biết : Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy] (Ga 3:2.) Ông không phán đoán các phép lạ bằng tín lý, nhưng phán đoán tín lý bằng các phép lạ. Ngay cả khi tín lý có vẻ đáng nghi, như trường hợp của Nicôđêmô đối với Chúa Giêsu Kitô, do sự chống đối trong các giới điều của Người chống lại truyền thống của người Pharisiêu; nếu có những phép lạ rõ ràng và hiển nhiên để hỗ trợ tín lý, thì bằng chứng của phép lạ phải vượt thắng bất cứ khó khăn nào có thể có trong tín lý: một điều vốn dựa trên nguyên tắc bất di bất dịch này là Thiên Chúa không thể dẫn con người tới sai lạc được.
Có một bổn phận hỗ tương giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa nói trong Isaia, hãy buộc tội Ta (Is. 1:18) (1) Và ở một nơi khác: Có gì đáng lẽ tôi đã phải làm cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm? (Ibid. 5:4) (2)
Với Thiên Chúa, con người có bổn phận tiếp nhận tôn giáo được Người gửi đến cho họ. Với loài người, Thiên Chúa có bổn phận không dẫn họ tới sai lầm. Nhưng, họ sẽ bị dẫn đến sai lầm, nếu những kẻ làm phép lạ công bố một tín lý sai lầm nhưng không có vẻ sai lầm một cách tỏ tường dưới ánh sáng lương tri, và nếu một người làm phép lạ lớn hơn đã không cảnh báo đừng tin chúng. Như thế, trong trường hợp có sự chia rẽ trong Giáo hội, và giả sử phái Ariô, chẳng hạn, nghĩa là những người, như người Công Giáo, quả quyết Kinh thánh đứng về phía họ, đã làm các phép lạ, chứ người Công Giáo không làm phép lạ nào, thì con người có thể bị dẫn vào sai lầm. Vì, một người công bố các bí nhiệm của Thiên Chúa cho chúng ta, không đáng được tin nhờ thế giá riêng của họ; nên một ai đó, muốn chứng tỏ họ được chỉ giáo bằng sự hiệp thông với Thiên Chúa, đã làm cho người chết sống lại, tiên đoán tương lai, rời núi rời non, chữa lành bệnh tật; thì người ta sẽ nghịch đạo nếu không tin họ, trừ khi họ bị bác bỏ bởi một người khác làm các phép lạ vĩ đại hơn.
Nhưng há đã không có lời chép rằng Thiên Chúa cám dỗ chúng ta sao? Và vì vậy, há Người không thể cám dỗ chúng ta bằng những phép lạ dường như dẫn đến sự sai lầm sao?
Có sự khác biệt lớn lao giữa cám dỗ và lừa phỉnh. Thiên Chúa cám dỗ, nhưng Người không lừa phỉnh. Cám dỗ là cung cấp các cơ hội không áp đặt sự tất yếu phải làm điều sai. Phỉnh lừa là đặt con người vào thế tất yếu phải kết luận và tuân theo sự sai lầm. Đây là điều mà Thiên Chúa không thể làm, và tuy nhiên, có lẽ Người chỉ có thể làm, nếu như trong một vấn đề hoài nghi, Người cho phép các phép lạ được thực hiện ở phía sai lầm.
Như thế, ta có thể suy diễn rằng không thể có chuyện một người che giấu học thuyết xấu xa của mình, và chỉ làm ra vẻ có một học thuyết tốt, và tự tuyên bố là mình phù hợp với Thiên Chúa và với Giáo hội, làm được các phép lạ để du nhập một học thuyết sai lầm và tinh tế: điều đó không thể có được. Và càng ít có việc Thiên Chúa, Đấng biết rõ lòng người, lại làm phép lạ ủng hộ một người thuộc loại này.
V. Có khác biệt lớn lao giữa việc không theo Chúa Giêsu Kitô và nói ra điều đó; và không theo Chúa Giêsu Kitô, nhưng giả vờ theo Người. Những người đầu có lẽ có thể làm các phép lạ, chứ không phải những người sau; vì điều rõ ràng là những người sau chống lại sự thật, chứ không phải những người đầu; và vì vậy việc thiếu thế giá trong các phép lạ của họ được tri nhận ngay lập tức.
Do đó, các phép lạ phân biệt các điều đáng ngờ: giữa các dân tộc Do Thái và ngoại giáo, người Do Thái và Kitô hữu; Công Giáo, dị giáo; những người bị vu khống, những người vu khống; giữa ba cây thánh giá (3).
Đó là điều người ta thấy trong mọi trận chiến của sự thật chống lại sai lầm, của Abel chống lại Cain, của Môsê chống lại các pháp sư của Pharaô, của Êlia chống lại các tiên tri giả, của Chúa Giêsu Kitô chống lại người Pharisiêu, của Thánh Phaolô chống lại Bagiêsu, của các tông đồ chống lại những kẻ trừ quỷ, của các Kitô hữu chống lại những kẻ ngoại đạo, của những người Công Giáo chống lại những kẻ dị giáo; và điều này cũng sẽ được thấy trong cuộc chiến của Êlia và Kha-nốc chống lại Phản Kitô. Sự thật luôn chiếm ưu thế bằng các phép lạ.
Cuối cùng, chưa bao giờ trong cuộc tranh cãi về Thiên Chúa chân thật, hay chân lý tôn giáo, có phép lạ ở phía sai lầm, mà lại không có phép lạ vĩ đại hơn ở phía chân lý.
Theo quy tắc này, rõ ràng là người Do Thái buộc phải tin Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô bị họ nghi ngờ: nhưng các phép lạ của Người vô cùng rõ ràng hơn các nghi ngờ chống lại Người. Vì vậy, phải tin vào Người.
Vào thời Chúa Giêsu Kitô, một số người tin vào Người, nhiều người khác không tin vào Người, do các lời tiên tri nói rằng Đấng Mêxia phải sinh ra ở Bêlem, trong khi họ cho rằng Chúa Giêsu Kitô sinh ra ở Nadarét. Nhưng đáng lẽ họ phải xem xét cẩn trọng hơn liệu Người có thực sự sinh ra ở Bêlem không; vì các phép lạ của Người có sức thuyết phục đến nỗi những điều bị coi là mâu thuẫn giữa tín lý của Người với Kinh thánh, và sự tối tăm về gốc gác của Người không bào chữa cho họ mà còn làm họ ra mù quáng.
Chúa Giêsu Kitô đã chữa lành người mù bẩm sinh, và làm nhiều phép lạ trong ngày Sabát. Điều này làm mù quáng những người Pharisiêu, những người vốn cho rằng các phép lạ phải được đánh giá bằng tín lý.
Nhưng, theo cùng một quy tắc người ta phải tin Chúa Giêsu Kitô, người ta không nên tin Phản Kitô.
Chúa Giêsu Kitô không nói chống lại Thiên Chúa, cũng không chống lại Môsê. Phản Kitô và các tiên tri giả, được cả hai Cựu và Tân Ước tiên báo, công khai nói chống lại Thiên Chúa và chống lại Chúa Giêsu Kitô. Một kẻ thù che đậy, Thiên Chúa sẽ không cho phép họ làm phép lạ một cách công khai.
Môsê đã tiên đoán về Chúa Giêsu Kitô, và ra lệnh đi theo Người. Chúa Giêsu Kitô đã tiên báo Phản Kitô, và cấm đi theo hắn.
Các phép lạ của Chúa Giêsu Kitô không được Phản Kitô tiên báo; nhưng các phép lạ của Phản Kitô đã được Chúa Giêsu Kitô tiên báo. Nếu Chúa Giêsu Kitô không phải là Đấng Mêxia, thì hẳn người ta đã bị phỉnh lừa; nhưng họ không thể bị phỉnh lừa bởi các phép lạ của Phản Kitô. Và vì thế các phép lạ của Phản Kitô không làm giảm thế giá các phép lạ của Chúa Giêsu Kitô. Tóm lại, khi Chúa Giêsu Kitô tiên đoán các phép lạ của Phản Kitô, Người có nghĩ đến việc hủy hoại đức tin vào các phép lạ của chính Người không?
Không có lý do gì để tin Phản Kitô, mà lại không phải là lý do để tin Chúa Giêsu Kitô; nhưng có những lý do để tin Chúa Kitô mà không phải là lý do để tin Phản Kitô.
VI. Các phép lạ đã được dùng đặt nền tảng cho Giáo Hội Kitô và sẽ được dùng để duy trì Giáo hội cho đến ngày của Phản Kitô và cho đến ngày tận thế. Đó là lý do tại sao, để bảo tồn bằng chứng này cho Giáo hội của Người, Thiên Chúa hoặc đã vạch trần các phép lạ giả mạo, hoặc Người đã tiên báo chúng; và trong cả hai cách, Người đã nâng Người lên trên điều siêu nhiên đối với chúng ta, và nâng chính chúng ta lên đó. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trong tương lai: hoặc Thiên Chúa sẽ không cho phép các phép lạ giả mạo, hoặc Người cung cấp các phép lạ lớn hơn; vì các phép lạ có sức mạnh đến nỗi Thiên Chúa nên cảnh cáo chúng ta đừng nghĩ đến chúng khi chúng chống lại Người, bất luận chứng cớ sự hiện hữu của Người rõ ràng đến đâu; hoặc chúng ta nên sa vào bối rối hoàn toàn.
Do đó, khác xa là các đoạn trong chương 13 của Đệ nhị luật, trong đó nói rằng chúng ta không được tin hoặc nghe những người làm phép lạ nhưng quay lưng lại với việc phụng sự Thiên Chúa; và đoạn của Thánh Máccô: Sẽ xuất hiện các Kitô giả và tiên tri giả, những người sẽ làm những điều kỳ diệu và kinh ngạc, đến độ, nếu có thể, dụ dỗ được cả những người được tuyển chọn (Mc 13: 22), các đoạn này và một số đoạn khác giống như thế không hề có xu hướng làm giảm thế giá các phép lạ đến nỗi không điều gì cho ta cảm tưởng mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của chúng.
VII. Điều khiến chúng ta không tin vào các phép lạ đích thực chính là việc thiếu lòng bác ái. Chúa Giêsu Kitô đã nói với người Do Thái, các ông không tin, bởi vì các ông không phải là chiên của tôi (Ga 10:26.) Điều khiến người ta tin các điều sai lầm cũng là việc thiếu lòng bác ái: Eo quod charitatem veritatis non receperunt ut salvi fierent, ideo mittet illis Deus operationem erroris, ut credant mendatio [vì đã không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ. Vì thế Thiên Chúa gửi đến một sức mạnh mê hoặc làm cho chúng tin theo sự dối trá) (2Tx 2:10-11)
Khi tôi xét xem từ đâu có việc người ta tin đến thế các kẻ mạo danh nói rằng chúng có các phương thuốc chữa trị, đến mức họ thường đặt mạng sống của họ trong tay chúng, đối với tôi, dường như nguyên nhân thực sự là có những phương thuốc đích thực; vì nếu không phải thế, thì không thể có việc có quá nhiều phương thuốc giả mạo như thế được người ta tin như thế. Nếu chưa từng có các phương thuốc chữa trị bệnh tật, và nếu mọi bệnh tật đều không thể chữa trị, thì không thể nào con người có thể tưởng tượng được rằng họ có thể làm điều ngược lại; và còn hơn thế nữa, không thể có việc rất nhiều người khác đã dành niềm tin cho những kẻ tự cho mình có các phương thuốc. Cũng như nếu một người khoác lác có thể ngăn chặn cái chết, thì sẽ không có ai tin điều đó, bởi vì không có điển hình nào về điều đó cả. Nhưng vì đã có nhiều phương thuốc được phát hiện là đích thực bởi sự hiểu biết của những con người vĩ đại nhất, nên người ta có thể tin người này có thể làm được điều đó; và như thế, người ta không thể bác bỏ sự việc cách tổng quát, vì có những hiệu quả đặc thù đích thực, nên người ta, những người không thể biện phân được hiệu quả đặc thù nào trong số này là đích thực, đã tin tất cả. Cũng vậy, điều khiến người ta tin rất nhiều hiệu quả giả mạo của mặt trăng, là vì có những hiệu quả đích thực ở đó, giống như thủy triều chẳng hạn.
Và đối với tôi, điều dường như cũng hiển nhiên như thế là sẽ không bao giờ có quá nhiều phép lạ giả, mạc khải giả, phù phép, v.v., nếu không thực sự có một số điều đích thực; vì không thể có quá nhiều phép lạ giả, nếu không có phép lạ nào thật cả, cũng không có quá nhiều mạc khải giả, nếu không có mạc khải nào thật cả, cũng không có quá nhiều tôn giáo giả, nếu không có một tôn giáo nào thật. Vì nếu không bao giờ có tất cả những điều này, thì gần như không thể nào con người có thể tưởng tượng ra được, và càng không thể khiến nhiều người khác tin vào điều đó. Nhưng vì đã có những điều rất vĩ đại có thật, và chúng đã được những người vĩ đại tin tưởng, ấn tượng này là nguyên nhân khiến gần như mọi người đều có khả năng tin cả những điều giả mạo. Và do đó, thay vì kết luận rằng không có phép lạ thật, vì có quá nhiều phép lạ giả, thì đúng hơn, phải nói rằng có những phép lạ đích thực, vì có quá nhiều phép lạ giả; và có những phép lạ gỉa chỉ vì có những phép lạ đích thực; và theo cùng một cách, có các tôn giáo giả vì có một tôn giáo đích thực. — Phản bác điều này: những kẻ man rợ cũng có một tôn giáo. Nhưng điều này là bởi vì họ đã nghe nói về tôn giáo đích thực, như đã xuất hiện rõ trên thánh giá của Thánh Anrê, trận đại hồng thủy, phép cắt bì, v.v. — Điều này phát sinh từ sự kiện tâm trí con người, từng rành rẽ với các điển hình đích thực của tác nhân siêu nhiên, nên dễ dàng sa vào lầm lẫn thừa nhận hàng loạt các điển hình khác dù không có bằng chứng.
VIII. Người ta nói, Hãy tin vào Giáo hội; nhưng họ không nói: Hãy tin vào các phép lạ; bởi vì tâm trí tự nhiên có thiên hướng đối với phép lạ, chứ không phải Giáo Hội. Một điều cần được ghi khắc, chứ không phải điều kia.
Có rất ít người được Thiên Chúa tỏ mình ra bằng các biến cố phi thường này, mà người ta nên tận dụng những dịp này, vì Người chỉ tỏ bí mật của thiên nhiên là thứ vốn che phủ Người để kích thích đức tin của chúng ta mà phụng sự Người với tất cả nhiệt tình hơn khi chúng ta biết Người cách chắc chắn hơn.
Nếu Thiên Chúa liên tục tự tỏ mình ra với loài người, thì việc tin Người sẽ chẳng đáng khen gì; và, nếu Người không bao giờ tỏ mình ra, thì sẽ có rất ít niềm tin. Nhưng Người thường ẩn mình, và hiếm khi tỏ mình ra với những kẻ muốn dấn thân phụng sự Người. Sự bí nhiệm kỳ lạ này, trong đó Thiên Chúa ẩn mình, con mắt loài người không thể thông suốt, là một bài học lớn lao khiến chúng ta phải vào nơi cô tịch, xa tầm nhìn của mọi người. Người vẫn ẩn mình dưới bức màn thiên nhiên che phủ Người khỏi chúng ta, cho đến lúc Nhập thể; và khi phải xuất hiện, Người càng giấu mình hơn nữa bằng cách che đậy bản thân bằng nhân tính. Người dễ nhận biết hơn nhiều khi Người vô hình hơn là khi Người hữu hình. Và cuối cùng, khi muốn thực hiện lời hứa với các tông đồ là ở lại với loài người cho đến lúc Người đến lần chót, Người đã chọn ở lại đó trong một bí mật lạ lùng và khó hiểu nhất, đó là dưới các hình Thánh Thể. Đây là bí tích, mà trong sách Khải huyền, Thánh Gioan gọi là một manna dấu ẩn (Kh 2:17); và tôi tin rằng tiên tri Isaia đã nhìn thấy Người trong tình trạng này, khi ngài nói theo tinh thần tiên tri: Ngài quả thật là Thiên Chúa ẩn mình (Is 45:15). Đây là giấu ẩn vĩ đại nhất có thể có của Người. Bức màn thiên nhiên che phủ Thiên Chúa đã bị nhiều kẻ ngoại đạo chọc thủng, những kẻ, như Thánh Phaolô từng nói (Rm 1:20), đã nhận ra một Thiên Chúa vô hình nhờ thiên nhiên hữu hình. Nhiều Kitô hữu dị giáo đã nhận biết Người nhờ nhân tính của Người, và thờ phượng Chúa Giêsu Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Nhưng, đối với chúng ta, chúng ta phải tự coi mình là người hạnh phúc được Thiên Chúa soi sáng để chúng ta tiến đến chỗ nhận biết Người dưới các hình bánh và rượu. Người ta có thể thêm vào những xem xét này mầu nhiệm Thần Trí Thiên Chúa ẩn mình cả trong Kinh thánh. Vì có hai nghĩa hoàn hảo, nghĩa đen và nghĩa huyền nhiệm; và người Do Thái, chỉ dừng lại ở nghĩa đầu, không nghĩ rằng có một nghĩa khác, và không nghĩ đến việc tìm kiếm nó: cũng như những kẻ vô đạo, nhìn thấy những tác động tự nhiên, gán chúng cho thiên nhiên, mà không nghĩ rằng có một tác giả khác: và như người Do Thái, khi nhìn thấy một con người hoàn hảo trong Chúa Giêsu Kitô, đã không nghĩ đến việc tìm kiếm một bản tính khác của Người.
Tiên tri Isaia còn nói rằng chúng ta không nghĩ rằng đó là chính Người (Is. 53:3); và cuối cùng cũng vậy, những kẻ dị giáo, khi thấy vẻ bề ngoài hoàn hảo của bánh trong Phép Thánh Thể, không nghĩ đến việc tìm ở đó một bản thể khác. Tất cả những điều này đều che đậy một mầu nhiệm nào đó; vạn vật đều là bức màn che phủ Thiên Chúa. Các Kitô hữu phải nhận ra Người trong mọi sự. Các phiền não nhất thời bao phủ các ơn phúc vĩnh cửu mà chúng dẫn đến. Những niềm vui nhất thời bao phủ các sự ác đời đời mà chúng gây ra. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa làm cho chúng ta nhận ra và phụng sự Người trong mọi sự; và chúng ta hãy cảm tạ Người vô vàn vì đã tự giấu ẩn trong mọi sự vật đối với rất nhiều người khác, nhưng đối với chúng ta, Người đã tỏ mình ra trong mọi sự và bằng rất nhiều cách.
IX. Các nữ tử của Port-Royal, ngạc nhiên trước điều người ta nói rằng họ đang trên đường trầm luân; các vị giải tội của họ dẫn họ tới Genève; các vị này gợi hứng cho họ rằng Chúa Giêsu Kitô không ở trong Bí tích Thánh Thể, cũng không ở bên hữu Chúa Cha: biết rằng tất cả những điều này đều sai trái, vẫn đã dâng mình cho Thiên Chúa trong tình trạng này, và cùng Vị Tiên Tri nói với Người rằng : Vide si via iniquitatis in me est [Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác] (Tv 139:24). Đâu là các hậu quả? Nơi người ta bảo là đền thờ ma quỷ, Thiên Chúa đã lập đền thờ của Người ở đó. Người ta nói phải lấy những đứa trẻ ra khỏi đó; người ta bảo đó là vườn ươm của địa ngục: Thiên Chúa biến nó thành cung thánh các ân sủng của Người. Cuối cùng, người ta đe dọa họ sẽ nhận đủ mọi thịnh nộ và mọi báo thù của trời; và Thiên Chúa ban cho họ tràn trề các ân huệ của Người. Cần phải mất cảm thức mới kết luận rằng họ đang trên đường trầm luân.
Tuy nhiên, các tu sĩ Dòng Tên đã không để họ rút ra kết luận ấy; vì các tu sĩ này kết luận từ mọi điều rằng kẻ thù của họ là dị giáo. Nếu họ trách các tu sĩ này về những điều quá trớn của họ, các tu sĩ này bảo rằng họ nói như những kẻ dị giáo. Nếu họ nói rằng ơn thánh của Chúa Giêsu phân biệt chúng ta, và rằng ơn cứu rỗi của chúng ta lệ thuộc Thiên Chúa, thì đó là ngôn ngữ của những kẻ dị giáo. Nếu họ nói rằng phải phục tùng Đức Giáo Hoàng; các tu sĩ này bảo, đó là lối những kẻ dị giáo dấu mặt và ngụy trang. Nếu họ nói bạn không nên giết người vì một quả táo; các tu sĩ dòng Tên bảo họ đấu tranh chống luân lý Công Giáo. Cuối cùng, nếu các phép lạ được thực hiện nơi họ, thì đó không phải là dấu chỉ sự thánh thiện; trái lại, việc đó đáng nghi ngờ là dị giáo.
Đó là sự quá trớn kỳ lạ mà niềm đam mê của các tu sĩ Dòng Tên đã mang họ tới; và không còn điều gì hơn điều đó để phá hủy các nền tảng chính yếu của Kitô giáo. Vì ba dấu hiệu của tôn giáo chân chính là, tính vĩnh viễn, cuộc sống tốt lành và phép lạ. Họ đã phá hủy tính vĩnh viễn bằng điều cái nhiên, một điều du nhập các ý kiến mới của họ thay cho những sự thật cổ xưa; họ đã phá hủy cuộc sống tốt lành bằng thứ luân lý đồi bại của họ: và bây giờ họ muốn phá hủy các phép lạ, bằng cách phá hủy sự thật của chúng, hoặc hậu quả của chúng.
Những kẻ thù nghịch của Giáo hội phủ nhận các phép lạ của Giáo Hội, hoặc phủ nhận hậu quả của chúng: các tu sĩ Dòng Tên cũng làm như vậy. Vì vậy, để làm suy yếu kẻ thù của họ, họ đã tước vũ khí của Giáo hội, và tham gia với mọi kẻ thù của Giáo hội, bằng cách mượn của họ mọi lý lẽ để chống lại các phép lạ. Vì Giáo Hội có ba loại kẻ thù: người Do Thái, những kẻ không hề thuộc về thân thể của Giáo Hội; những kẻ dị giáo, những người đã rút lui khỏi Giáo Hội; và các Kitô hữu xấu xa, những người xé nát Giáo Hội từ bên trong.
Ba loại thù địch khác nhau này thường chống lại Giáo Hội theo những cách khác nhau. Nhưng ở đây họ đang chiến đấu chống Giáo Hội cùng một cách. Vì tất cả đều không có phép lạ, và Giáo hội luôn có phép lạ chống lại họ, nên họ đều có chung sở thích xa tránh chúng, và đều phục vụ sự lẩn tránh này: nghĩa là, không được phán đoán tín lý bằng phép lạ, nhưng phán đoán phép lạ bằng tín lý. Có hai phe trong số những người nghe Chúa Giêsu Kitô: một số người theo học thuyết của Người bằng các phép lạ của Người; những người khác nói: Người nhân danh Beelzebub trừ quỷ. Vào thời Calvin, có hai phe phái: phe phái của Giáo Hội, và phe phái phủ nhận thánh lễ (sacramentaires), những người chống đối Giáo Hội. Bây giờ có các tu sĩ Dòng Tên, và những người họ gọi là Jansenistes, những người thách thức. Nhưng vì các phép lạ đứng về phía Jansenistes, nên các tu sĩ Dòng Tên đã nhờ đến chiến thuật lẩn tránh chung này của người Do Thái và dị giáo, đó là phải phán đoán phép lạ bằng tín lý.
Nhưng thế giới này không phải là xứ sở của sự thật: sự thật vốn không được con người biết đến. Thiên Chúa đã che phủ sự thật ấy bằng một tấm màn để những người không nghe tiếng nói của nó có thể hiểu lầm nó. Cánh cửa mở ra cho những kẻ phạm thượng, những kẻ đang tấn công cả các nguyên lý đạo đức chắc chắn nhất. Nếu người ta công bố các sự thật của Tin Mừng, họ công bố những điều ngược lại, và họ che khuất các vấn đề: đến nỗi mọi người không thể biện phân được. Người ta cũng hỏi: Bạn có gì để làm bạn được tin hơn những người khác? Bạn đang làm dấu lạ gì? Bạn chỉ có lời nói, và chúng tôi cũng thế. Nếu bạn không có phép lạ, người ta nói rằng tín lý phải được nâng đỡ bằng các phép lạ: đây là một sự thật bị lạm dụng để phạm thượng tín lý. Và nếu bạn có phép lạ, họ nói phép lạ không đủ nếu không có tín lý; và như thế một sự thật đã bị hủ hóa để làm mất giá trị của của phép lạ; còn nếu bạn không có phép lạ, họ bảo tín lý phải được thiết lập bằng phép lạ; và như thế, một sự thật khác bị hủ hóa để làm mất giá trị của tín lý.
Thưa các cha, các cha thoải mái biết bao khi biết các quy tắc tổng quát, nghĩ rằng nhờ đó vứt bỏ được rắc rối, và làm cho mọi thứ trở nên vô ích! Thưa các cha, người ta sẽ ngăn cản các cha điều đó: sự thật chỉ có một và rất vững chắc.
X. Nếu ma quỷ ủng hộ học thuyết hủy diệt nó, nó sẽ bị chia rẽ, omne regnum divisum [mọi vương quốc chia rẽ], v.v. Vì Chúa Giêsu Kitô đã hành động chống lại ma quỷ, và phá hủy đế chế của nó trên các tâm hồn, mà việc trừ qủy vốn là hình bóng, để thiết lập vương quốc Thiên Chúa. Và vì vậy Người nói thêm: In digito Dei, v.v., regnum Dei ad vos, v.v. [nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông] (Lc 11: 17, 20).
Không thể có chuyện vào thời Môsê, người ta lại dành niềm tin của họ cho Phản Kitô, kẻ mà họ không hề biết đến. Nhưng trong thời Phản Kitô thì rất dễ tin vào Chúa Giêsu Kitô, vị đã được biết đến.
Khi các kẻ ly giáo thực hiện các phép lạ, họ sẽ không thể phỉnh lừa. Và vì vậy không chắc gì họ được phép làm. Ly giáo là điều hiển hiện; phép lạ cũng hiển hiện. Nhưng ly giáo là dấu chỉ sai lầm hơn phép lạ là dấu chỉ sự thật. Vì vậy, phép lạ của người ly giáo không thể dẫn đến sai lầm. Nhưng, khi không có ly giáo, sai lầm không hiển hiện như phép lạ. Đến nỗi, phép lạ nơi những người ly giáo không quá đáng sợ; vì ly giáo, một điều vốn hiển hiện hơn phép lạ, rõ ràng cho thấy sự sai lầm của họ. Nhưng khi không có ly giáo, và sai lầm còn đang được tranh luận, thì phép lạ là tiêu chuẩn của sự thật.
Điều trên cũng như thế với các người dị giáo. Phép lạ sẽ vô ích đối với họ; vì Giáo Hội, có thẩm quyền nhờ các phép lạ, những điều vốn quan tâm đến niềm tin, nói với chúng ta rằng họ không có đức tin đích thực. Chắc chắn là họ không có đức tin, vì các phép lạ đầu tiên của Giáo hội đã loại bỏ đức tin của họ, khi họ có thể có nó. Như thế, sẽ có những phép lạ chống lại những phép lạ, nhưng các phép lạ trước nhất và vĩ đại nhất là của Giáo hội; do đó, luôn có các lý lẽ để tin Giáo Hội chống lại các phép lạ của họ.
Vì thế, chúng ta hãy xem điều chúng ta phải kết luận về các phép lạ của Port-Royal. Người Pharisiêu nói: No est hic homo a Deo, qui sabbatum non custodit [Người này không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát] (Ga 9:16). Những người khác nói: Quomodo potest homo peccator hæc signa facere? [Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?] Điều nào rõ ràng hơn?
Trong cuộc tranh cãi hiện nay, một số người nói: nhà này không phải của Thiên Chúa; vì các thành viên của nó không tin rằng năm mệnh đề có trong Jansenius. Những người khác: nhà này là của Thiên Chúa; vì các phép lạ vĩ đại được thực hiện ở đó. Điều nào rõ ràng nhất?
Như thế, cùng một lý lẽ khiến người Do Thái có tội vì không tin vào Chúa Giêsu Kitô cũng làm các tu sĩ Dòng Tên có tội vì đã tiếp tục bách hại Nhà Port-Royal.
Đã có lời khuyên người Do Thái, cũng như các Kitô hữu rằng không phải lúc nào cũng nên tin mọi tiên tri. Nhưng, những người Pharisêu và kinh sư rất hay nhấn mạnh đến các phép lạ của Chúa Giêsu Kitô, và cố gắng chứng tỏ rằng chúng là giả mạo, hoặc do ma quỷ tạo ra: vì nếu họ nhìn nhận rằng chúng phát xuất từ Thiên Chúa, thì hẳn họ phải tin vào sứ mệnh của Người.
Ngày nay chúng ta không cần phải thực hiện một phân biệt như thế; tuy nhiên, nó là một phân biệt rất dễ làm. Những ai không phủ nhận cả Thiên Chúa lẫn Chúa Giêsu Kitô không làm các phép lạ mà chỉ làm những gì chắc chắn. Nhưng chúng ta không cần phải thực hiện việc phân biệt này. Đây là một thánh tích thánh thiêng. Đây là một chiếc gai trên mão gai của Đấng Cứu Rỗi thế giới, mà nơi Người, hoàng tử của thế giới này không có quyền lực chi, Người đã làm các phép lạ bằng chính sức mạnh của máu đã đổ ra cho chúng ta này. Chính Thiên Chúa đã chọn nhà này để phô trương sức mạnh của Người.
Không phải những con người thực hiện các phép lạ này bằng một tính năng không rõ ràng và đáng nghi ngờ, mà chúng ta phải biện phân khó khăn. Mà là chính Thiên Chúa; đó là khí cụ của cuộc khổ nạn của Con độc nhất của Người, Đấng, ở nhiều nơi, đã chọn khí cụ này, và làm nhiều người từ mọi phía đến để nhận ở đó những ủi an lạ lùng trong cảnh mòn mỏi của họ.
Do đó, sự cứng lòng của các tu sĩ Dòng Tên trổi vượt hơn sự cứng lòng của người Do Thái, vì họ từ chối tin Chúa Giêsu Kitô vô tội chỉ vì họ nghi ngờ liệu phép lạ của Người có phát xuất từ Thiên Chúa hay không. Nhưng các tu sĩ Dòng Tên, dù không thể nghi ngờ các phép lạ của Port-Royal phát xuất từ Thiên Chúa, vẫn không ngừng hoài nghi sự vô tội của nhà này.
Nhưng, họ nói, các phép lạ không cần thiết nữa, vì chúng ta đã có chúng rồi; và do đó chúng không còn là bằng chứng của chân lý tín lý nữa. Rất đúng: nhưng khi người ta không còn nghe truyền thống nữa; và người ta bị phỉnh lừa và do đó, nguồn gốc đích thực của sự thật, tức truyền thống, bị đóng cửa; khi Đức Giáo Hoàng, người duy trì nó, bị loại bỏ, thì sự thật không còn tự do để xuất hiện nữa: tóm lại, lúc đó, con người không nói về sự thật nữa, nên sự thật phải tự nói với con người. Đó là điều đã xảy ra thời Ariô.
Những ai theo Chúa Giêsu Kitô vì các phép lạ của Người thì tôn vinh quyền năng của Người trong tất cả các phép lạ mà Người tạo ra; nhưng những ai tuyên bố theo Người vì các phép lạ của Người, mà thật ra chỉ theo Người vì Người an ủi họ và làm hài lòng họ với của cải của thế gian, họ hạ giá các phép lạ của Người, khi chúng trái với sự thuận lợi của họ.
Đó là điều các tu sĩ Dòng Tên làm. Họ đề cao các phép lạ: họ bác bỏ những người thuyết phục về chúng. Các thẩm phán bất chính ơi, đừng tạo luật thuận tiện cho qúi vị; hãy phán xét bằng những luật do chính qúi vị thiết lập: Vos qui conditis leges iniquas.
Cách trong đó Giáo hội đã tồn tại luôn là sự thật có trong đó không bị thách thức; hoặc nếu bị tranh cãi, thì đã có Giáo hoàng, và nếu không, đã có Giáo hội.
Phép lạ là một hiệu quả vượt quá lực tự nhiên của phương tiện được sử dụng, và hiệu quả nào không lạ lùng đều là một hiệu quả không vượt quá lực tự nhiên của ma qủy. Vì vậy, những người chữa bệnh bằng cách cầu khẩn ma quỷ không thực hiện một phép lạ; vì nó không vượt quá sức mạnh tự nhiên của ma quỷ.
Phép lạ chứng minh quyền năng Thiên Chúa trên trái tim con người bằng cách chứng tỏ Người có thể thực hiện quyền lực nào trên thân xác họ.
Điều quan trọng đối với các vị vua chúa và hoàng tử là có lòng đạo hạnh; và vì thế, họ đã xưng tội với qúi vị, thưa các tu sĩ Dòng Tên.
Những người theo đạo Jansenius giống như những kẻ dị giáo trong việc cải cách phong hóa; nhưng qúi vị giống các dị giáo trong điều ác.
___________________________________________________________________________________
Ghi chú
(1) Bản Phổ Thông chép là “Arguite me” (Hãy tranh luận với Ta)!
(2) Bản Phổ Thông chép: “quod debui” (Điều gì Ta mắc nợ)
(3) Pascal có ý nói đến 3 cây thánh giá trong câu truyện Thánh Nữ Helena, mẹ hoàng đế Constantinô, dùng để thử xem thánh giá nào là thánh giá của Chúa Giêsu.
Kỳ sau: Mục XVII. Những suy nghĩ khác nhau về tôn giáo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Hồng
Lê Trị
16:09 05/07/2021
TRĂNG HỒNG
Ảnh của Lê Trị
Hằng Nga da trắng ngọc ngà
Hôm nay son phấn mặn mà dễ thương
(bt)
(Hình chụp Super Moon 5/26/2021 tại Hoa Kỳ)
VietCatholic TV
Bệnh viện Gemelli: Tối 4 tháng 7, Đức Thánh Cha đã được giải phẩu, bác sĩ gây mê toàn thân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:23 05/07/2021
Trong bản tin cuối cùng, đánh đi lúc 11 giờ 42 phút tối Chúa Nhật 4 tháng 7 theo giờ Rôma, tức là 4 giờ 42 phút sáng thứ Hai 5 tháng 7 theo giờ Việt Nam, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã “phản ứng tốt” với cuộc phẫu thuật mà ngài đã trải qua tại bệnh viện Gemelli ở Rôma vào tối Chúa Nhật để làm giảm sự tắc nghẽn của ruột kết do viêm túi thừa gây ra.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết cuộc phẫu thuật buổi tối đã được thực hiện dưới sự gây mê toàn thân.
Một tuyên bố trước đó của Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng đã được đưa đến Bệnh viện Gemelli của Rôma vào chiều ngày 4 tháng 7 để tiến hành ca phẫu thuật theo một kế hoạch đã được dự trù trước, và do bác sĩ Sergio Alfieri thực hiện. Ba bác sĩ phẫu thuật khác hỗ trợ và ba bác sĩ phụ trách việc tiêm thuốc mê.
Hai bác sĩ khác, bao gồm cả bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng, cũng có mặt trong phòng phẫu thuật. Cho đến nay chưa có thông tin nào được đưa ra về thời gian phục hồi của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hẹp ruột già, từ chuyên môn gọi là stenosis, là tình trạng một phần của ruột già trở nên hẹp hơn bình thường. Nó có thể trở nên nguy hiểm nếu nó quá hẹp khiến thức ăn không thể đi qua một cách an toàn. Viêm túi thừa, một tình trạng phổ biến liên quan đến sự hình thành các khối phồng trên thành đại tràng, có thể gây ra chứng hẹp ruột già.
Phục hồi sau phẫu thuật viêm túi thừa thường đòi hỏi thời gian nằm bệnh viện lên đến một tuần. Sau đó, bệnh nhân phải hạn chế các hoạt động trong vòng 2 tuần sau đó.
Lần cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô phải trải qua một cuộc phẫu thuật là vào năm 2019, vì bệnh đục thủy tinh thể.
Đầu năm nay, vị Giáo Hoàng 84 tuổi đã buộc phải hủy bỏ một số sự kiện công cộng do cơn đau thần kinh tọa tái phát vào cuối năm 2020.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải chịu đựng tình trạng đau đớn trong nhiều năm.
Trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng đã hủy một số buổi tiếp kiến chung của mình do bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nhìn chung, ngài khỏe mạnh, ít đau yếu.
Sau khi bác sĩ riêng của ngài qua đời vì coronavirus vào tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một nhà nội khoa là bác sĩ Roberto Bernabei làm bác sĩ của mình.
Bác sĩ Bernabei là một chuyên gia về lão hóa và là Chủ nhiệm phân khoa Lão khoa tại Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Rôma.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin mạn phép giới thiệu với quý vị và anh chị em về Bệnh viện Gemelli nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đang được điều trị.
Bệnh viện Gemelli tên đầy đủ là Bệnh viện Đại Học Agostino Gemelli. Đó là một bệnh viện đa khoa lớn nhất ở Rôma. Với 1,575 giường bệnh, đây là bệnh viện lớn thứ hai ở Ý, và là bệnh viện lớn nhất ở Rôma. Bệnh viện Gemelli cũng là một trong những bệnh viện tư nhân lớn nhất ở Âu Châu. Bệnh viện Gemelli phục vụ như một bệnh viện giảng dạy cho trường Đại Học y khoa Thánh Tâm, là trường đại học tư nhân lớn nhất ở Ý, được thành lập vào năm 1921 tại Milan, và mang tên người sáng lập trường đại học, là một linh mục dòng Phanxicô, Cha Agostino Gemelli. Ngài cũng là một bác sĩ và một nhà tâm lý học. Bệnh viện cung cấp các trợ giúp y tế miễn phí cho dân chúng như một phần trong hệ thống y tế quốc gia Italia. Bệnh viện cũng có các phòng trả tiền cho những bệnh nhân giàu có muốn nằm nhà thương như đang đi nghỉ trong khách sạn.
Việc xây dựng Bệnh viện Gemelli bắt đầu vào năm 1959 trên ngọn đồi Monte Mario ở Rôma, và bệnh viện mở cửa vào tháng 7 năm 1964. Bệnh viện có các cơ sở vật chất phục vụ cả nghiên cứu cơ bản và lâm sàng, nhà ở tại chỗ cho sinh viên y khoa, câu lạc bộ, nhà ăn, một nhà hàng, một hiệu sách và hai thư viện y tế.
Chỉ riêng trong năm 2015, bệnh viện đã điều trị gần 95,000 bệnh nhân với hơn 45,000 ca phẫu thuật. 80,000 bệnh nhân được điều trị tại Khoa Cấp cứu, 10,000 trường hợp lọc máu và hơn 6 triệu trường hợp chụp X quang. Nhân viên của bệnh viện bao gồm khoảng 1,000 bác sĩ, hơn 2,000 y tá và 2,000 các nhân viên y tế khác. Mỗi ngày, khuôn viên bệnh viện đón tiếp một số lượng ước tính khoảng 30,000 người.
Mỗi năm bệnh viện tiêu thụ khoảng 50 triệu kWh điện và 16 triệu mét khối khí tự nhiên.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần được điều trị tại bệnh viện Gemelli
Gemelli đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi vào năm 1981, bệnh viện này đã phẫu thuật xuất sắc sau vụ ám sát bất thành của Mehmet Ali Ağca. Ngài trở lại vào nhiều thời điểm khác nhau, vài tuần trước khi qua đời vào năm 2005. Các cựu bệnh nhân nổi tiếng khác bao gồm các chính trị gia Giulio Andreotti, Walter Veltroni và Francesco Cossiga, người đoạt giải Nobel Hòa bình Mẹ Teresa, nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking, Đức Ông Georg Ratzinger bào huynh của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, các cầu thủ bóng đá Francesco Totti và Daniele De Rossi và nhà làm phim người Canada Damian Pettigrew. Vào tháng 6 năm 2009, một bức tượng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được khánh thành trước tòa nhà bệnh viện.
Source:Catholic News Agency
Sóng gió sai phạm tài chính nổi lên ở Vatican. Bách hại: Chính quyền Ái Nhĩ Lan cấm rước lễ lần đầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:32 05/07/2021
1. Sóng gió sai phạm tài chính vừa nổi lên tại Vatican
Một báo cáo đáng chú ý trên một tờ báo hàng đầu của Ý hôm thứ Ba chỉ ra rằng trong khi giữ chức giám đốc đầu tư tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, giáo dân Ý Fabrizio Tirabassi, lại có hợp đồng với ngân hàng khổng lồ Thụy Sĩ UBS. Ngân hàng này trả cho ông 0.5% hoa hồng trên mỗi khoản tiền ký gửi của Vatican, và cả tiền ký gửi của những khách hàng mới do Tirabassi giới thiệu.
Theo báo cáo trên tờ Corriere della Sera, nhật báo uy tín nhất của Ý, thỏa thuận này có từ năm 2004 và vẫn giữ nguyên hiệu lực cho đến khi Tirabassi bị đình chỉ chức vụ ở Vatican vào năm 2019 trong bối cảnh các cuộc điều tra về vụ bê bối tài sản ở London.
Theo báo cáo, một tài khoản mang tên Tirabassi đã được các nhà điều tra tìm thấy tại một ngân hàng USB ở Lugano, Thụy Sĩ, trong đó có 1.2 triệu đô la, mặc dù thực tế là lương ở Vatican của Tirabassi chỉ khoảng 3,000 đô la một tháng, tức là 36,000 đô la một năm. Tirabassi đã quản lý hơn 700 triệu đô la đầu tư cho phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, một số bao gồm cả tiền thu được từ quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô hàng năm.
Trong hầu như bất kỳ mọi tổ chức người ta có thể tưởng tượng ra, một thỏa thuận như vậy sẽ được coi là một xung đột lợi ích thái quá, gần như chắc chắn là cơ sở để sa thải và hoàn toàn có thể coi là tội phạm.
Tuy nhiên, câu chuyện của Corriere có các trích dẫn từ các luật sư của Tirabassi, trong đó họ không phủ nhận hợp đồng với UBS, nhưng khẳng định rằng không gì có bí ẩn cả và rằng cấp trên của Tirabassi, bao gồm cả quan chức số hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hiện là Tổng giám mục Edgar Peña Parra, người Venezuela, không chỉ biết về thỏa thuận mà còn phê duyệt nó như một loại “thu nhập thêm”.
Như Corriere viết lên, một tình huống như vậy “chứng tỏ rằng có bao nhiêu sự nhầm lẫn về vai trò, năng lực và lợi ích ngự trị trong trung tâm tài chính của Vatican, và không ai biết được đã tồn tại như thế trong bao lâu”.
Vatican vẫn chưa bình luận về báo cáo này.
Source:Crux
2. Tình hình của các tín hữu Kitô Ai Cập được cải thiện, mặc dù nhiều người vẫn coi anh chị em chúng ta là ‘công dân hạng hai’
Trong khi tình hình của các tín hữu Kitô đã được cải thiện ở Ai Cập dưới thời tổng thống đương nhiệm, nhiều người vẫn tiếp tục coi các tín hữu Kitô thiểu số là công dân hạng hai, một giám mục Công Giáo Coptic cho biết.
Trong một báo cáo ngày 24 tháng 6 cho tổ chức bác ái Công Giáo tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Cha Kyrillos William Samaan của giáo phận Công Giáo Coptic Assiut nói rằng các Kitô hữu không có đại diện trong nhiều lĩnh vực và bị gạt sang một bên trong các vị trí hành chính.
Nhà lãnh đạo Công Giáo yêu cầu quyền bình đẳng cho các tín hữu Kitô. Ngài nói: “Chúng tôi không đòi hỏi nhiều và chúng tôi rất thực tế. Thật không may, vẫn còn nhiều người coi Kitô Hữu là công dân hạng hai”.
Khi được hỏi về sự ngược đãi được thể hiện như thế nào, Giám mục Kyrillos nói, “Ví dụ, các Kitô Hữu không có đại diện tại các trường đại học. Không chỉ về số lượng sinh viên, mà đặc biệt là giữa các giảng viên và ban giám đốc của trường đại học. Thỉnh thoảng, một Kitô Hữu được bổ nhiệm nhưng đó chỉ là một màn biểu diễn mau chóng kết thúc”.
Đức Cha Kyrillos nói: “Nhìn chung, các tín hữu Kitô thường bị đánh giá thấp, ngay cả khi họ có trình độ ngang với người khác. Đây là trường hợp phổ biến trong ngành hành chính và quân đội”.
Đức Cha Kyrillos đã so sánh tình hình của các tín hữu Kitô dưới thời Sisi với thời Mohamed Morsi, và nói rằng các tín hữu Kitô ngày nay dễ thở hơn.
Source:Catholic News Agency
3. Cảnh sát Calgary điều tra sau khi ít nhất 11 nhà thờ Công Giáo bị phá hoại bằng sơn màu cam và đỏ
Cảnh sát Calgary đang điều tra sau khi ít nhất 11 nhà thờ Công Giáo trong thành phố bị phá hoại.
Các hành vi phá hoại được phát hiện vào Ngày Canada là hành động mới nhất trong một loạt những vụ phá hoại gần đây liên quan đến sự tham gia của Giáo Hội Công Giáo vào hệ thống các Trường Nội Trú dành cho người bản địa của Canada.
Các vụ phá hoại tại các nhà thờ bao gồm tạt sơn tung toé lên một bức tượng của Chúa Giêsu Kitô, các dấu tay vẽ trên cửa với dòng chữ “Hãy buộc tội các linh mục” và “Cuộc sống của chúng ta quan trọng”.
Tại một nhà thờ, một cửa sổ đã bị đập vỡ nên sơn cũng có thể bị văng vào bên trong. Tại một ngôi nhà thờ khác, Nhà thờ Công Giáo Ukraine của Đức Trinh Nữ Maria ở Renfrew, con số 751 được sơn phun trên tấm biển, ám chỉ 751 ngôi mộ vô danh vừa được First Nation xác định tại địa điểm của Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Marieval.
Hàng trăm ngôi mộ khác cũng được tìm thấy gần đây tại các Trường Nội Trú dành cho người bản địa ở British Columbia gần Kamloops và Cranbrook; hơn 130 trường nội trú hoạt động ở Canada từ năm 1831 đến năm 1996.
Cảnh sát cho biết vụ phá hoại được cho là diễn ra vào cuối ngày thứ Tư hoặc sáng sớm thứ Năm.
Vẽ bậy và phá hoại cũng xảy ra tại Nhà thờ Thánh Tâm ở Calgary vào thứ Năm, ngày 1 tháng 7 năm 2021. Cảnh sát cho biết một số nhà thờ đã bị phá hoại qua đêm ở Calgary.
Trong một thông cáo báo chí, cảnh sát Calgary thừa nhận di sản đau thương của các Trường Nội Trú dành cho người bản địa, và gọi đó là “một phần rất đen tối trong lịch sử của chúng ta” đã hủy hoại vô số cuộc sống của người da đỏ.
“Việc phát hiện gần đây những ngôi mộ này càng hỗ trợ thêm cho những câu chuyện bi thảm và đau lòng mà người bản địa đã chia sẻ trong nhiều thập kỷ”, thông cáo của Sở Cảnh sát Calgary cho biết.
“Với những tác hại mà chương lịch sử này đã gây ra cho Người bản địa trong cộng đồng của chúng ta, có thể hiểu được rằng cảm xúc và căng thẳng đang dâng cao”.
Tuy nhiên, cảnh sát cho biết những hành động phá hoại như thế này là bất hợp pháp, và nó tạo ra sự chia rẽ hơn nữa trong nội bộ Calgary. Họ cho biết họ đang truy tìm những người chịu trách nhiệm.
“Các nhà điều tra hiện đang xem xét các bằng chứng tại hiện trường và tìm kiếm bất kỳ camera quan sát nào có thể giúp xác định những người liên quan.”
Source:Calgary Herald
4. Giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan: Chính phủ cấm tổ chức Rước lễ lần đầu một cách “hoàn toàn thiếu tôn trọng”
Hôm thứ Năm 1 tháng 7, Giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan đã cáo buộc chính phủ nước này “hoàn toàn thiếu tôn trọng” Giáo Hội Công Giáo khi cho rằng lễ rửa tội, Rước lễ lần đầu và ban phép Thêm sức phải bị trì hoãn do COVID-19.
Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin nói với chương trình News at One của đài RTÉ Radio 1 vào ngày 1 tháng 7 rằng quyết định của chính phủ đánh dấu sự “đảo ngược hoàn toàn” quan điểm trước đây của họ.
Ngài nói rằng Giáo Hội đã nhận được một lá thư từ văn phòng của Thủ tướng vào tháng trước cho biết rằng tất cả các buổi lễ có thể được tiến hành vào tháng Bảy.
Ngài nói: “Chúng tôi đã bị tràn ngập với các cuộc gọi từ các giáo xứ và tôi biết rằng các linh mục và những người khác đã vô cùng thất vọng vì sự đảo ngược vị trí đã được báo cho chúng tôi từ văn phòng thủ tướng hồi đầu tháng 6 nói rằng, cùng với việc xã hội dần dần mở cửa trở lại từ ngày 5 tháng 7, những buổi lễ này có thể diễn ra”.
Cộng hòa Ái Nhĩ Lan, quốc gia có 4.9 triệu dân, đã ghi nhận 272,784 trường hợp nhiễm coronavirus và 5,000 trường hợp tử vong liên quan tính đến ngày 2 tháng 7, theo Trung tâm Tài nguyên Johns Hopkins Coronavirus.
Các cơ quan y tế tin rằng Ireland đang bắt đầu đợt thứ tư của COVID-19 do biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.
Đức Tổng Giám Mục Martin, 59 tuổi của Armagh, nói rằng ngài công khai phản đối sự đảo ngược này.
Ngài lưu ý rằng phó thủ tướng Leo Varadkar đã nói với các nhà báo vào ngày 29 tháng 6 rằng các giáo xứ không thể tiến hành các buổi lễ sau ngày 5 tháng 7.
Source:Catholic News Agency
Tin mới nhất: Đức Thánh Cha đã tỉnh táo sau ca phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết, kéo dài 3 giờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:22 05/07/2021
Trong một tuyên bố được đưa ra lúc 1 giờ trưa theo giờ địa phương Rôma, tức là 6g chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như sau:
“Về đại thể, Đức Thánh Cha Phanxicô đang trong tình trạng tốt, tỉnh táo và thở tự nhiên.
Ca phẫu thuật hẹp đại tràng được thực hiện vào tối Chúa Nhật 4 tháng 7 liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết bên trái và kéo dài khoảng 3 giờ.
Đức Thánh Cha sẽ lưu lại trong bệnh viện khoảng 7 ngày, trừ trường hợp có các biến chứng.”
Như thế, buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư 7 tháng 7 chắc chắn sẽ bị hủy bỏ. Đức Thánh Cha có thể cũng sẽ không chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 11 tháng 7.
Ca phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết, từ chuyên môn gọi là hemicolectomy, đã do bác sĩ Sergio Alfieri thực hiện. Ba bác sĩ phẫu thuật khác hỗ trợ và ba bác sĩ phụ trách việc tiêm thuốc mê.
Hai bác sĩ khác, bao gồm cả bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng, cũng có mặt trong phòng phẫu thuật.
Hẹp ruột già, từ chuyên môn gọi là stenosis, là tình trạng một phần của ruột già trở nên hẹp hơn bình thường. Nó có thể trở nên nguy hiểm nếu nó quá hẹp khiến thức ăn không thể đi qua một cách an toàn. Viêm đại tràng, một tình trạng phổ biến liên quan đến sự hình thành các khối phồng trên thành đại tràng, có thể gây ra chứng hẹp ruột già.
Phục hồi sau phẫu thuật viêm đại tràng thường đòi hỏi thời gian nằm bệnh viện khoảng một tuần. Sau đó, bệnh nhân phải hạn chế các hoạt động trong vòng 2 tuần sau đó.
Trong điện văn gởi Đức Thánh Cha Phanxicô, tổng thống Reuven Rivlin của Israel viết:
Xin gửi lời chúc sức khỏe và phục hồi nhanh chóng đến Đức Thánh Cha Phanxicô. Những lời cầu nguyện của chúng tôi và của người dân Israel đang ở bên ngài.
Nhận xét về cách thế Đức Thánh Cha đương đầu với cuộc phẫu thuật này, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Tổng Giám Mục Perugia-Città della Pieve và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia viết:
“Ngay trong dịp này, Đức Thánh Cha đã dạy chúng ta cách đối phó với đau khổ. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã nói về công việc của ngài trong vài tháng tới, bao gồm chuyến tông du đến Hung Gia Lợi và Slovakia vào tháng 9, với một nụ cười thường xuyên từ cửa sổ của dinh Tông Tòa, nơi Ngài gặp gỡ chúng ta vào mỗi ngày Chúa Nhật. Đó thật là một chứng tá tuyệt vời. Chúng ta không bao giờ được đầu hàng, không bao giờ được tuyệt vọng ngay cả trong những giờ phút mệt mỏi nhất. Xin cảm ơn Đức Thánh Cha!” Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti đã viết như trên trong thông điệp gửi tới Đức Thánh Cha Phanxicô sau cuộc phẫu thuật mà ngài đã phải trải qua chiều Chúa Nhật.
Đức Hồng Y bày tỏ “sự gần gũi của Giáo hội tại Italia, các cộng đồng, các tín hữu, và cầu chúc Đức Thánh Cha dưỡng bệnh tốt và phục hồi nhanh chóng”. Ngài phó thác cho Chúa “các bác sĩ và tất cả các nhân viên y tế, những người, với lòng say mê và tình yêu thương đang chăm sóc cho Đức Thánh Cha và tất cả các bệnh nhân khác.”
Đức Hồng Y cũng bày tỏ mong mỏi được chào đón Đức Thánh Cha vào ngày Chúa Nhật tới trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.
Về phía các nhà chức trách dân sự Italia, trong một tuyên bố được Điện Chigi đưa ra, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mario Draghi đã bày tỏ tình cảm kính mến đối với Đức Thánh Cha và mong muốn thấy Đức Thánh Cha bình phục nhanh chóng.
Trước đó, Tổng thống Cộng hòa Ý Sergio Mattarella, đang thăm Pháp, đã gửi thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Ông cho biết ông đã nhận được tin Đức Thánh Cha đã vào bệnh viện Gemelli.
Tổng thống Ý gửi đến Đức Thánh Cha “tâm tình trìu mến của tất cả người dân Ý”, và cá nhân ông “đồng hành cùng Đức Thánh Cha trong những giờ phút này”. Ông cũng gửi lời chúc chân thành nhất, cầu chúc Đức Thánh Cha hồi phục tốt, khỏe hơn và nhanh chóng bình phục.
Source:Holy See Press Office
Phụ nữ giàu có ở Vermont bỏ hết cơ nghiệp làm nhà Đức Mẹ giống hệt ở Êphêsô, nơi Mẹ sống cuối đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:41 05/07/2021
1. Người phụ nữ giàu có ở Vermont bỏ hết cơ nghiệp làm nhà của Đức Trinh Nữ Maria giống hệt ở Êphêsô
Nhà cầu nguyện của Đức Mẹ Êphêsô ở tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ là một bản sao chính xác ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria ở Êphêsô, nơi Đức Mẹ đã sống cầu nguyện với Thánh Gioan trong những năm cuối đời.
“Tôi muốn mọi người biết rằng Chúa của chúng ta đã ban cho chúng ta một món quà bất ngờ, tại đây, ở Vermont này và hy vọng mọi người có thể đến và cầu nguyện để cảm ơn Ngài vì điều đó”, Mary Fraser Tarinelli, chủ sở hữu của một trang trại rất lớn, tọa lạc tại thị trấn Jamaica, ở tiểu bang Vermont nói. Trang trại của cô nằm cách Burlington, 120 dặm, tức là hơn 193km, về phía Nam.
Tarinelli đã hiến trọn khu đất rộng 190 mẫu Anh của cô làm khu vực hành hương và cầu nguyện. Giữa khu đất của cô là ngôi nhà giống từ chi tiết một so với ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria ở Êphêsô. Đó là bản sao duy nhất có mặt ở Hoa Kỳ. Theo Tarinelli, trên toàn thế giới chỉ bốn hoặc năm ngôi nhà như thế.
Nhà Cầu nguyện của Đức Mẹ Êphêsô bao gồm phòng khách, nhà nguyện, cửa hàng, nhà bếp, nghĩa trang, lối đi lần hạt và đài tưởng niệm Chân phước Anne Catherine Emmerich.
Tarinelli nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng cô đã thiết lập ngôi nhà giống với bản gốc nhất có thể. Bàn thờ, các bức tranh trên tường, nền đá, và Tượng Đức Mẹ Maria không tay và không mũi đều phỏng theo ngôi nhà ở Êphêsô.
“Tôi không nghĩ ai có thể làm giống hơn những gì chúng tôi đã làm ở đây”, Tarinelli nói.
Mẹ của bà Tarinelli đã nhận được điều mà bà coi là một phép lạ tại nhà của Đức Mẹ ở Êphêsô, Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau biến cố đó, hai mẹ con bay qua bay lại giữa Hoa Kỳ và Êphêsô để tìm cách thực hiện bản sao ở Hoa Kỳ. Việc xây dựng bản sao bắt đầu vào năm 2002 và hoàn thành vào năm 2006.
Tarinelli đã liên lạc với Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đền Thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington DC và yêu cầu được phép xây dựng một nhà nguyện để tôn vinh Đức Mẹ Êphêsô.
Nhận được sự chấp thuận cho một nhà nguyện như thế nhanh hơn mức cô mong đợi, Tarinelli tự hỏi làm thế nào cô có tiền để xây dựng nhà nguyện. Tarinelli biết cô đang “gặp rắc rối”.
Cô gọi cho những người bạn của mình tại Hiệp hội Êphêsô Hoa Kỳ, và kể cho họ nghe về hoàn cảnh của cô và họ đề nghị trả mọi chi phí cho nhà nguyện này.
Tarinelli tin rằng lời chuyển cầu của Đức Mẹ đã mang nhiều người đến nhà cô để giúp đỡ và cầu nguyện.
“Bất kỳ ai ở đây đều đã đến vì Đức Mẹ đưa họ đến đây”, “ cô nói với CNA.
Tarinelli đã dâng toàn bộ tài sản của mình cho giáo phận với ước nguyện một dòng tu cuối cùng sẽ sống ở đây để bảo tồn ngôi nhà Đức Mẹ, vùng đất và sự im lặng.
Source:Catholic News Agency
2. Thượng viện Louisiana công nhận Ngày 1 tháng Năm là Ngày Thánh Giuse Thợ
Thượng viện tiểu bang Louisiana đã thông qua nghị quyết công nhận ngày 1 tháng 5 là Ngày Thánh Giuse Thợ trong tiểu bang.
Nghị quyết đã được thông qua theo tinh thần của Năm Thánh Giuse, mà nghị quyết nói rằng “được truyền cảm hứng bởi nhu cầu gia tăng nhân đức trên thế giới”.
Nghị quyết, được bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Fred Mills và đã được nhất trí thông qua, đã được Bộ trưởng Ngoại giao Kyle Ardoin ký ngày 28 tháng 5.
“Thượng viện của chúng tôi rất phò sinh, rất Công Giáo, và rất Kitô giáo”, Thượng nghị sĩ Mills nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA”. Đó có lẽ là dự luật dễ dàng nhất mà tôi đã làm trong mười bốn năm làm việc trong cơ quan lập pháp”.
Nghị quyết cũng tuyên bố rằng Thượng viện Louisiana công nhận và kỷ niệm khoảng thời gian từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 đến ngày 8 tháng 12 năm 2021, là “Năm của Thánh Giuse”
Nghị quyết cũng công nhận ngày 1 tháng 5 là ngày dành riêng cho những người đàn ông và phụ nữ Louisiana đang làm việc “thức dậy mỗi ngày và làm việc chăm chỉ để chu cấp và vun vén cho gia đình, cộng đồng của họ, bang Louisiana và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Sau khi ký quyết định, một bản sao đã được gửi đến hàng giáo phẩm địa phương.
Source:Catholic News Agency
3. Hồng Y Dolan nhấn mạnh các mục tiêu chung khi xuất hiện với nhà lãnh đạo Mormon
Xuất hiện cùng với Tổng Giám mục Công Giáo của New York, một trưởng lão của Giáo hội Các Thánh Ngày sau hết của Chúa Giêsu Kitô đã nêu bật những trường hợp hợp tác giữa nhà thờ Mormon và Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ.
Trưởng lão Quentin Cook, thuộc Nhóm Mười Hai Vị Sứ Đồ của Mormon, đã xuất hiện cùng với Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo diễn ra tại Đại Học Notre Dame.
Trong bài thuyết trình tại hội nghị, Cook nhấn mạnh hơn 200 dự án mà giáo phái Mormon đã hợp tác với Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo kể từ năm 1985, cùng với hơn 40 dự án với Caritas, 99 dự án với Tổ chức Bác Ái Công Giáo và gần 300 dự án với Dịch vụ Cộng đồng Công Giáo.
Đáng chú ý, vào năm 2016, giáo phái Mormon đã viện trợ 1.25 triệu Mỹ Kim cho các nỗ lực cứu trợ người tị nạn của Công Giáo. Vào năm 2021, giáo phái Mormon đã quyên góp 5 triệu đô la được chia cho 9 cơ quan, một trong số đó là Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, cũng cho các nỗ lực tái định cư người tị nạn.
Đức Hồng Y Dolan cho biết giáo phái Mormon và Giáo Hội Công Giáo đã trở thành “ đồng minh trong rất nhiều công việc bác ái”, chẳng hạn như các dự án viện trợ nhân đạo và các dự án đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo.
“Khi bạn nói về những cốt lõi của niềm tin, bạn đang nói rằng chúng ta là con cái của một Thiên Chúa thật, Đấng đã tạo ra chúng ta theo hình ảnh Ngài và giống Ngài, Đấng yêu thương chúng ta say đắm, Đấng muốn chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách yêu thương nhau như anh chị em”, Đức Hồng Y Dolan nói.
“Đó là tín lý. Đó là sự mặc khải của Thiên Chúa. Và nếu chúng ta không thể hòa hợp với nhau, điều đó vô cùng tội lỗi và tai tiếng phải không nào? Bạn có nghĩ như thế không?”
Giáo phái Mormon, không tin vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi như chúng ta, được thành lập vào thế kỷ 19 tại New York.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Tổng Giám Mục Gomez: Các nhà truyền giáo Công Giáo như Thánh Julipero làm chứng cho ‘niềm tin Hoa Kỳ’
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez nói hôm thứ Sáu 2 tháng 7 rằng các nhà truyền giáo Công Giáo đầu tiên đến nơi ngày nay là Hoa Kỳ là những nhân chứng cho niềm tin của người Mỹ rằng tất cả mọi người đều có quyền sống và quyền tự do.
“Bắt đầu từ những năm 1500, các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha đã rao truyền tình yêu của Chúa Giêsu Kitô cho các dân tộc bản địa từ Georgia và Florida ngày nay đến Texas và nam California. Các nhà truyền giáo người Pháp đã thánh hiến các vùng đất từ vùng Đại Hồ đến Vịnh Mexico cho Đức Trinh Nữ Maria”
“Đúng là, những người truyền giáo này đã không nhúng tay vào việc phát triển các tài liệu hoặc thể chế thành lập nước Mỹ. Nhưng sứ mệnh của họ là làm chứng nhân cho tinh thần Mỹ đích thực xuyên suốt lịch sử của chúng ta và được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của chúng ta”.
Ngài nhận định rằng có một sự phù hợp để tổ chức lễ tưởng niệm Thánh Julipero Serra ba ngày trước Ngày Độc lập “bởi vì Thánh Julípero không chỉ là Tông đồ của California, ngài còn là một trong những người cha sáng lập nước Mỹ”.
“Lịch sử là thứ gắn kết chúng ta lại với nhau như một quốc gia. Cách chúng ta nhớ lại quá khứ định hình cách chúng ta hiểu được vị trí của chúng ta trong hiện tại, và giúp xác định ý nghĩa và mục đích của chúng ta với tư cách là một dân tộc”, Đức Tổng Giám Mục viết.
Ngài phàn nàn rằng sự chia rẽ ở Mỹ đang “nổ ra trong các cuộc tranh luận gay gắt - trong hội đồng trường học, cơ quan lập pháp và truyền thông - về ý nghĩa của lịch sử Hoa Kỳ và cách kể câu chuyện quốc gia của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Edward Pentin: Cập nhật tình trạng của Đức Thánh Cha – An ninh nghiêm nhặt tại bệnh viện Gemelli
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:59 05/07/2021
Ký giả Edward Pentin của tờ National Catholic Register vừa có bài tường trình sau từ Rôma về tình trạng sức khoẻ và bệnh lý của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ tiếp tục ở lại bệnh viện “trong khoảng bảy ngày, trừ trường hợp có các biến chứng”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết như trên hôm thứ Hai 5 tháng 7.
Đức Thánh Cha đã được đưa vào bệnh viện Gemelli của Rôma vào chiều Chúa Nhật để tiến hành một cuộc phẫu thuật theo một kế hoạch đã được dự trù trước liên quan đến ruột kết của ngài.
Trong một tuyên bố ngắn vào sáng thứ Hai, Ông Bruni cho biết vị giáo hoàng 84 tuổi “đang ở trong tình trạng tổng quát tốt, tỉnh táo và tự thở được”.
Ông nói thêm rằng “cuộc phẫu thuật hẹp đại tràng, được thực hiện vào tối ngày 4 tháng 7, bao gồm một cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết bên trái và kéo dài khoảng ba giờ”.
Stenosis là thuật ngữ y tế chỉ sự thu hẹp một đường ống trong cơ thể, trong trường hợp này là ruột. Bệnh đại tràng – Diverticular - là tên được đặt cho một căn bệnh trong đó các chi nang hay các túi nhỏ nhô ra từ các bức tường trơn nhẵn bình thường của đại tràng.
Theo Trường Y của Đại Học Harvard, căn bệnh này rất phổ biến - khoảng 2 phần 3 số người Mỹ mắc bệnh này dưới dạng này hay dạng khác trước tuổi 85. Nó thường không gây ra vấn đề lớn và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến viêm chi nang (diverticulitis), nghĩa là các túi hoặc nang nhỏ trong đại tràng bị viêm hoặc bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng thường là ở bụng dưới phía bên trái, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, ói mửa và sốt. Đức Thánh Cha Phanxicô được báo cáo là mắc chứng “hình thành khe hẹp” – “stricture formation” - một biến chứng của bệnh viêm chi nang hiếm gặp, có thể gây ra từ những đợt tái phát của bệnh này.
Trường Y của Đại Học Harvard giải thích rằng “Trước tình trạng viêm lặp đi lặp lại, một phần ruột kết bị sẹo và thu hẹp lại”. Các bác sĩ gọi việc thu hẹp như vậy là một sự “hình thành khe hẹp” cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ phẫu thuật để khắc phục vấn đề ngõ hầu phân có thể đi qua mà không bị cản trở.
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa trải qua hemicolectomy, tức là phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết để loại bỏ phần bị ảnh hưởng. Phẫu thuật này không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của một người.
Đức Giáo Hoàng đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli vào chiều Chúa Nhật. Khuya Chúa Nhật, Vatican đưa ra một tuyên bố cho biết Đức Thánh Cha đã “phản ứng tốt với ca phẫu thuật, được tiến hành dưới dạng gây mê toàn thân”.
Ca phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ Sergio Alfieri, với ba bác sĩ phẫu thuật khác hỗ trợ, và bốn bác sĩ gây mê. Hai bác sĩ khác cũng có mặt, trong đó có bác sĩ Roberto Bernabei, là bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng, là người mà Đức Phanxicô đã bổ nhiệm vào tháng Hai thay cho bác sĩ Fabrizio Soccorsi qua đời vì các biến chứng do coronavirus gây ra hôm 9 tháng Giêng.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dành những ngày còn lại trong các phòng bệnh giống như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từng sử dụng, cụ thể là trên tầng 10 của bệnh viện Gemelli. Chỉ một số lượng rất nhỏ nhân viên y tế được phép vào tầng này, và an ninh sẽ vẫn được thắt chặt ngay cả khi ngài đã về Vatican.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bảy lần phải vào bệnh viện Gemelli, khiến ngài gọi đùa bệnh viện này là “Vatican thứ ba”. Vatican thứ hai là dinh thự mùa hè Castel Gandolfo.
Đây là lần đầu tiên các phòng này được sử dụng kể từ khi chúng bị đóng cửa để tu sửa sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời vào năm 2005.
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bắt đầu kỳ nghỉ hè kéo dài một tháng thì ngài phải nhập viện vào hôm Chúa Nhật.
Như những năm trước, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ nghỉ hè tại chỗ, tiếng Anh gọi là “staycation” để đối lập với từ “vacation”. Như thế, sau khi xuất viện, ngài sẽ ở lại nhà ở Santa Marta trong tháng Bảy.
Tất cả các buổi triều yết chung đều bị đình chỉ ngoại trừ buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật. Trong thời gian đó, ngài dự kiến sẽ sử dụng thời gian để làm việc với các tài liệu và tổ chức các cuộc họp riêng.
Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ có một ca phẫu thuật khác trong suốt 8 năm làm giáo hoàng, là phẫu thuật đục thủy tinh thể vào năm 2019.
Đầu năm nay, Đức Giáo Hoàng đã buộc phải bỏ lỡ một số sự kiện công cộng do cơn đau thần kinh tọa tái phát vào cuối năm 2020. Đức Phanxicô đã phải chịu đựng tình trạng đau đớn trong vài năm.
Source:National Catholic Register
Thánh Ca
Xin Củng Cố Niềm Tin - Trình bày: Túy Vân
Túy Vân
00:51 05/07/2021