Ngày 05-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:52 05/07/2014
CON DƠI KHÔNG BIẾT BƠI LỘI
N2T

Con dơi phê phán mọi người hành động chậm chạp, phản ứng vụng về, nó cũng châm biếm chú thỏ mặc dù chạy nhảy rất nhanh, nhưng không hiểu cái gì là đo bằng sóng âm thanh và luồng không khí; nó kinh ngạc về sự mù tịt của con rùa đối với tri thức về thiên văn; nó càng không thể chịu đựng con gà trống có cánh mà lại ngay cả bay như thế nào cũng không biết. Nó lớn tiếng la lên:
- “Trời ạ! Tôi không chịu nỗi những người vô tri này”.
Một hôm, con dơi không cẩn thận và bị rơi xuống hồ nước và chết đuối.
Mặc dù nó hiểu biết thiên văn địa lý, nhưng đối với kỷ xảo bơi lội thì lại dốt đặc cán mai.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Ông bác sĩ giải phẫu giỏi nhất thành phố về quê chơi, không làm sao bắt được con cá lóc đang nhảy trong cái nơm dưới nước cho bằng bác nhà quê.
Các ông kỹ sư xây dựng biết bao nhiêu là công trình nổi tiếng, nhưng không biết làm sao để đở đẻ cho con trâu như chú bé chăn trâu.
Thế mới biết con người chúng ta không ai là thập toàn cả, anh giỏi thiên văn thì kẻ khác giỏi địa lý, chị hát hay thì có người khác đàn giỏi.v.v…
Vậy thì chúng ta lấy cớ gì mà nói: “Trời ạ! Tôi không chịu nỗi những người vô tri này” chứ ?
Thiên Chúa ban cho con người mỗi người một khả năng và tri thức không giống nhau, là để chúng ta làm đẹp vũ trụ này như ý muốn của Thiên Chúa; khả năng không giống nhau là để chúng ta bổ túc cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau, chứ không phải để chê người này người nọ.
Cái đáng chê là chê sự thoả mãn, kiêu ngạo và lười biếng của chúng ta mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:55 05/07/2014
Chúa Nhật 14 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Mt 11, 25-30
“Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”.


Anh chị em thân mến,
Ở đời ai cũng có những gánh nặng và nhẹ phải gánh trên vai của mình, những gánh nặng và nhẹ ấy chúng ta –những người Ki-tô hữu- gọi là thánh giá mà Chúa gởi đến. Đức Chúa Giê-su trong bài tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài, hãy đem tất cả những gánh nặng ấy trao vào tay Ngài, xin Ngài thánh hóa và ban ơn cho chúng ta.

Có gánh nặng là có hiến tế, hiến tế này không phải là hoa quả đầu mùa của A-bê-lê cũng không phải là chiên non của dân Do Thái, nhưng là hiến tế chính mình như Đức Chúa Giê-su đã hiến tế làm của lễ hiến dâng lên Đức Chúa Cha để chuộc tội cho nhân loại.

Phần đông con người khi thấy gánh nặng mà mình phải mang phải vác, thì đem gánh nặng này vứt trong ly rượu ly bia, để rồi gánh nặng càng nặng hơn; có người đem gánh nặng của mình bỏ vào những cuộc vui đen đỏ đến tan gia bại sản, để rồi gánh nặng chỉ như tảng đá nhỏ kia lại trở thành sức nặng của hòn núi đè trên lưng mình...

Thế nhưng người Ki-tô hữu thì lại khác, họ biết làm cho gánh nặng của mình nhẹ hơn khi họ thấm nhuần lời dạy của Đức Chúa Giê-su: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” . (Mt 11, 28).

Gánh nặng của cha mẹ là khi con cái không nghe lời răn dạy của mình, đem gánh nặng này dâng cho Thiên Chúa với tất cả niêm tin; gánh nặng của vợ là khi chồng vô công rỗi việc thì nhậu nhẹt say sưa, đem gánh nặng này dâng cho Thiên Chúa với tất cả lòng mến và biết ơn; gánh nặng của chồng là khi vợ không biết lo cho gia đình con cái, đem gánh nặng này dâng lên Thiên Chúa với tất cả tâm tình của người con hiếu thảo.v.v...Và còn biết bao nhiêu là gánh nặng trong cuộc đời của mỗi người, mà chỉ có người Ki-tô hữu mới biết làm cho gánh nặng này trở nên nhẹ nhàng khi dâng lên cho Thiên Chúa mà thôi.

Anh chị em thân mến,
Không phải Đức Chúa Giê-su bốc đồng khi nói lên lời mời gọi những ai khó nhọc và gánh nặng hãy đến với Ngài, nhưng câu này được thốt ra từ miệng Ngài sau khi Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” .(Mt 11, 25-26) Lời cầu nguyện này của Đức Chúa Giê-su là một lời tôn vinh chúc tụng, vì những điều mà Cha đã thực hiện qua Ngài- để cứu chuộc nhân loại.

Chúng ta cứ an tâm tin tưởng và phó thác gánh nặng của mình trong cuộc sống cho Thiên Chúa, để vui vẻ làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình trong đời sống thường ngày, đó chính là đức tin của người Ki-tô hữu vậy !

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:05 05/07/2014
N2T


16. Trong lòng chúng ta đều có ghi khắc luật yêu thương của Đức Chúa Thánh Thần, luật này sẽ là căn nguyên hành sự suốt đời của chúng ta.

(Thánh Ignatius de Loyola)

---------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 05/07/2014
NHÂN CÁCH
Cha sở nói với các thầy giúp xứ của mình:
- “Mùa hè nóng nực, các thầy có thể mặc áo lót ba lỗ hay quần sọc hoặc mang dép trong phòng hoặc trên lầu của các thầy, nhưng mỗi khi bước xuống phòng khách giáo xứ, hay đi ra nhà thờ hoặc tiếp khách, thì các thầy nên ăn mặc đúng như khi các thầy đi học hoặc đi làm việc mục vụ, bởi vì cách ăn mặc cũng nói lên nhân cách của mình...”
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Học nơi Chúa lòng hiền hậu
Lm Jude Siciliano OP
21:50 05/07/2014
Chúa nhật 14 Thường Niên A
Zacaria 9: 9-10;Tvịnh 144; Rôma 8: 9, 11-13; Mátthêu 11: 25-30

HỌC NƠI CHÚA LÒNG HIỀN HẬU

Tôi khởi sự ngày mới với tin buồn nghe trên máy truyền thanh: quân đội Hồi giáo Sunni quá khích chiếm gần phân nủ̃a nủỏ́c Iraq. Quân đội Hồi gíáo Shiite phải bỏ chạy ra khỏi thành phố Mosul, xác chết nằm ngổn ngang trên đủỏ̀ng, và lại thêm có tin ngủỏ̀i bị xủ̉ tủ̉. Dân chúng bị kẹt giủ̃a hai làn pháo đạn của hai bên. Họ là nạn nhân của chiến sụ̉ mà họ không gây nên. Tôi cảm thầy buồn, và cố gắng tủỏ̉ng tủọ̉ng các bậc phụ huynh làm sao chạy thoát cùng vỏ́i con cái, được. Rồi thêm vào đó là tin buồn là các nam nủ̃ tu sĩ dòng Đa minh ỏ̉ Mosul vỏ́i các giáo dân trốn trong các nhà thỏ̀ giáo xủ́, đang lo âu cho cuộc sống. Tất cả đều do kẻ thù tủ̀ thỏ̀i trủỏ́c, không kìm chế đủọ̉c, và biết bao nhiêu kẻ vô tội bị kẹt vào giủ̃a hai làn đạn.

Trong sách Sáng Thế chúng ta đủọ̉c biết Thiên Chúa có ý quá tốt khi Ngài tạo dụ̉ng chúng ta. Chúng ta đủọ̉c tạo dụ̉ng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Sau khi Thiên Chúa tạo dụ̉ng cha mẹ đầu tiên của chúng ta, Ngài ban phép lành cho họ. Vậy phép lành đó bị mất rồi hay sao? Hình nhủ phép lành đó đã mất đi ngay vỏ́i thế hệ thủ́ hai, khi Cain ganh tị giết em là Abel. Ngay sau phép lành đầu tiên anh em đã giết nhau. Hình nhủ không có gì thay đổi cả. Kinh Thánh nói đúng thật. Sụ̉ bạo tàn đã ỏ̉ vỏ́i chúng ta ngay tủ̀ đầu. Nhủng phép lành của Thiên Chúa cũng ỏ̉ vỏ́i loài ngủỏ̀i ngay tủ̀ đằu. Vậy điều gì tiếp tục: bạo tàn hay phép lành? Nhiều lúc khó không thể nào nói đủọ̉c.

Cách đây ít lâu trên chủỏng trình tuyền hình ông Bill Moyers có lần nói chuyện vỏ́i Bà Mary Gordon, một nhà thần học, và một thầy cả Do thái (tôi quên tên). Họ nói chuyện về Cain và Abel. Ông Moyers hỏi: "Vì sao Thiên Chúa không giết Cain vì tội của anh ta?". Vị thầy cả Do thái trả lỏ̀i "Vì Thiên Chúa muốn chấm dủ́t vấn nạn bạo lực", Chúng ta đủọ̉c tạo dụ̉ng theo hình ảnh của Thiên Chúa, và ngay tủ̀ lúc đầu Thiên Chúa đã muốn chúng ta phản chiếu hình ảnh thánh thiện của Ngài và "chấm dủ́t nạn xử dụng bạo lực". Và điều này đủa chúng ta đến đoạn Kinh Thánh đọc ngày hôm nay.

Phải chi lúc thủ́c dậy một buổi sáng, chúng ta nghe tin vui trên truyền thanh, thì thật sung sủỏ́ng biết bao phải không?. Nhủng thỏ̀i buổi này chúng ta không đủọ̉c nghe nhủ̃ng điều nhủ vậy trên bất kỳ môt phủỏng tiện truyền tin nào cả. Nhủng, chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i có đủ́c tin, nghe tin tủ́c khác là Kinh Thánh. Và Kinh Thánh luôn luôn có tin vui cho chúng ta. Nhủ̃ng tin vui đó nâng đò̃ chúng ta hy vọng, và cố gắng làm việc, ngay cả đến chiều nghe tin tủ́c buồn có thể làm chúng ta ủ́a nủỏ́c mắt về nhủ̃ng đau khổ ỏ̉ nhiều chỗ trên thế giỏ́i và ỏ̉ trong đất nủỏ́c chúng ta.

Ngôn sủ́ Zacaria loan tin vui và tin hy vọng cho dân chúng thỏ̀i đó. Có lẽ lối một trăm năm sau khi họ đi lưu đày về. Dân chúng hy vọng xây dụ̉ng lại xủ́ Judea trỏ̉ về nhủ thỏ̀i Vua David. Nhủng họ không thành đạt đủọ̉c. Bỏ̉i thế họ quay lại hy vọng về "thỏ̀i cánh chung". Một thỏ̀i cánh chung xây dụ̉ng, khi Đấng Mêsia đến. Ngôn sủ́ Zacaria giúp dân chúng hy vọng Thiên Chúa sẽ gỏ̉i đến một vị vua và đấng củ́u chuộc. Nhủng ngôn sủ́ Zacaria nói đến một vị vua khác vị vua dân chúng mong đọ̉i. Môt vị vua không gây bạo tàn, đến cuối cùng sẽ gây hòa bình. Vị vua nhân hậu đó sẽ đập tan các vũ khí gây bạo tàn, và sẽ loan báo hòa bình mãi mãi. Thật là điều không thể xãy ra đủọ̉c phải không?

Nhủ̃ng ngủỏ̀i đồng thỏ̀i vỏ́ỉ Chúa Giêsu nghĩ Ngài là Đấng mà ngôn sủ́ Zacaria nói đến. Nhủng Chúa Giêsu không phải là thần tủọ̉ng độc nhất có nhủ̃ng đủ́c tính mà ngôn sủ́ Zacaria nói đến. Chúng ta có nghe đủọ̉c hai lỏ̀i mỏ̀i gọi mà Chúa Giêsu nói vỏ́i chúng ta không? "Hãy đến cùng tôi". Chúa Giêsu không nhủ̃ng hủ́a cho nhủ̃ng ai mang gánh nặng nề, nhủng còn mỏ̀i họ mang lấy "ách của Ngài" là lối sống và phục vụ của Ngài.

Có " lòng hiền hậu và khiêm nhủỏ̀ng" nhủ Chúa Giêsu hình nhủ không gây đủọ̉c hiệu quả gì trong thế giỏ́i chúng ta. Ngủỏ̀i hiền hậu sẽ bị lọ̉i dụng, và sẽ bị đẩy ra ngoài bỏ̉i nhủ̃ng ngủỏ̀i "hoạt động và hung bạo". Chúa Giêsu nói vỏ́i các môn đệ đã đủọ̉c ỏn sủ́c mạnh của Ngài, và vỏ́i sủ́c mạnh đó họ tránh khỏi tàn bạo vì danh Ngài. Các môn đệ đó sẽ phải đủỏng đầu vỏ́i các sủ́c lụ̉c đàn áp nhù̃ng ngủỏ̀i nghèo, và nhủ̃ng ngủỏ̀i không tụ̉ vệ cho họ đủọ̉c. Chúng ta phải nên ngủỏ̀i có lòng "hiền hậu và khiêm nhủỏ̀ng"và vẫn phải đủỏng đầu vỏ́i sụ̉ dủ̃ bằng cách đủ́ng cạnh nhủ̃ng ngủỏ̀i cần đủọ̉c lên tiếng và cần đủọ̉c che chỏ̉. Chúng ta có thể có quyền lụ̉c thế gian, nhủng vì chúng ta theo Đấng Mêsia "có lòng hiền hậu và khiêm nhủỏ̀ng" chúng ta chọn không dùng quyền lụ̉c thế gian để đàn áp một ngủỏ̀i hay một nhóm nào.

Tập có lòng hiền hậu và khiêm nhủỏ̀ng là một chủỏng trình kéo dài suốt đỏ̀i. Hằng ngày chúng ta phải chống đối vỏ́i cám dỗ dùng quyền lụ̉c và uy thế để thành đạt, ngay cả thành đạt tốt. Chúng ta cần phải luôn luôn tập lòng hiền hậu trong nhủ̃ng mối liên hệ vỏ́i ngủỏ̀i khác trong gia đình, nỏi sỏ̉ làm, ỏ̉ trủỏ̀ng học, nhủ̃ng lúc giải trí và trong các trủỏ̀ng họ̉p khác ngoài xã hội. Nhủ̃ng lúc tập luyện hằng ngày đó là nhủ̃ng dịp nhỏ giúp chúng ta đến lúc gặp nhủ̃ng chuyện lỏ́n mà chúng ta cần mạnh bạo và hiền hậu đó để đối đáp vỏ́i nhủ̃ng lỏ̀i ăn tiếng nói của sụ̉ bất công và hận thù.

Tập luyện có lòng hiền hậu của Chúa Giêsu có vẽ nhủ đôi khi bị mất thái độ cố gắng và nhận lãnh ách nặng. Khi chúng ta cảm thấy mất kiên nhẫn dùng thói thông thủỏ̀ng của thế giỏ́i để đạt đến thành công, chúng ta cần nhìn về Chúa Giêsu và nghe lỏ̀i Ngài nói đi nói lại "anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học vỏ́i tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhủỏ̀ng. Tâm hồn anh em sẽ đủọ̉c nghỉ ngỏi bồi dủỏ̃ng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng".

Chúa Giêsu là hiện thể Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Khôn ngoan của Thiên Chúa đối chiếu vỏ́i khôn ngoan của thế gian, vì khôn ngoan thế gian đặt chính mình trủỏ́c hết và hành động theo hủ̃u ích của mình. Chúa Giêsu dạy một đủỏ̀ng lối khác mà Thiên Chúa đã "giấu không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết". Vì sao Thiên Chúa lại làm nhủ vậy, Thiên Chúa không muốn loài ngủỏ̀i đủọ̉c an toàn hay sao? Khôn ngoan Chúa Giêsu ban không bỏ̉i sủ́c của loài ngủỏ̀i, nhủng là một ân huệ của Thiên Chúa. Một số ngủỏ̀i cùng thỏ̀i vỏ́i Chúa Giêsu tin chắc là họ có đủ sủ́c nỏi lề luật và các ngôn sủ́. Đối vỏ́i họ lỏ̀i Chúa Giêsu quá cao và vì thế Thiên Chúa "giấu" khỏi nhãn quang của họ.

Chúa Giêsu nói "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi". Chúa Giêsu nói đến sụ̉ hiểu biết, sụ̉ mặc khải của Thiên Chúa sẽ đủọ̉c ban cho nhủ̃ng ai chấp nhận Ngài. Chúng ta biết Chúa Giêsu là biết Thiên Chúa. Mặc khải này cho chúng ta đủọ̉c tụ̉ do khỏi ách nặng làm chúng ta cố gắng nên công chính vỏ́i Thiên Chúa.

Trái lại, Chúa Giêsu cho chúng ta ách của Ngài, là lỏ̀i mỏ̀i gọi chấp nhận tin mủ̀ng Thiên Chúa ban cho chúng ta, và sụ̉ tha thủ́ tội lỗi, và một đỏ̀i sống mỏ́i đến vỏ́i tin mủ̀ng đó. Đó là ách chấp nhận và vâng lỏ̀i, và thay đổi trọn đỏ̀i chúng ta để phục vụ. Nhủng khi chấp nhận ách Chúa Giêsu, chúng ta đủọ̉c gặp Thiên Chúa và tìm đủọ̉c sụ̉ nghỉ ngỏi bồi dủỏ̃ng mà Chúa Giêsu đã hủ́a.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên ,OP


14th SUNDAY (A)
Zechariah 9: 9-10; Romans 8: 9, 11-13; Matthew 11: 25-30

I start the days in sadness as I listen to the news from Iraq on National Public Radio. Suni extremists have taken over half the country. Shiites are fleeing Mosul. Soldiers’ bodies line the streets and there is news of executions. Civilians caught in the crossfire are victims of a conflict not of their doing. I feel sadness as I try to imagine what those parents are doing as they try to flee to safety with their children. In addition, the news gets more personal as we Dominicans receive distressing emails about our sisters and brothers, along with parishioners, barricaded in our churches in Mosul, fearing for their lives. All because old enemies, unrestrained, are going at it – and the innocent are caught in the crossfire.

In Genesis we are told that God had the best intentions when God made us. We are made in God’s image. After God created our first parents God blessed them. Has the blessing worn off? It seemed to expire with the second generation, when Cain’s jealousy and resentment led him to kill his brother Cain. Brother kills brother, so soon after the first blessing. Sunis against Shiites; Christians and Muslims in conflict – it doesn’t seem like much has changed. The Bible has it right: violence has been with us since the beginning. But so has God’s blessing. Which will carry the day, the violence or the blessing? Some days it is hard to tell.

On the Bill Moyers’ program a while back there was a discussion which included Mary Gordon, the theologian and a rabbi (sorry, I forget his name). They talked about the Cain and Abel story. Moyers asked, "Why didn’t God kill Cain for his crime?" The rabbi answered, "Because God wanted to stop the cycle of violence." We are created in God’s image and likeness and from our beginnings God has wanted us to reflect the divine image and "stop the cycle of violence." Which sets up today’s scripture passages.

Wouldn’t it be wonderful to wake up some morning and turn on the radio to hear only good news? These days that’s not going to happen, not through any form of media. But we people of faith tune to another source of news –the Scriptures – and they always have good news for us. They sustain us in hope and good works, even as we watch the evening news and tears of sadness well up in our eyes over the misery we see in so many parts of our world and country.

Zechariah spoke good news and hope to his contemporaries, possibly 100 years after their return from exile. They had hoped to restore Judah to the glory it had known under King David. But they were not successful. So, the people’s hopes shifted to an "end time," an eschatological restoration, when the Messiah would come. The prophet sustains the people’s hope that God would send a king and savior. But Zechariah envisioned a different kind of king than the one people hoped for; one who would not promote violence, but end it and establish a realm of peace. This gentle leader will cast off all weapons of violence, announce a peace that will last forever. Sounds impossible doesn’t it?

Jesus’ contemporaries saw him as the fulfillment of Zechariah’s vision. But he was not to be a solitary icon of the virtues the prophet espoused. Can we hear the dual invitation Jesus holds out to us? "Come to me." He not only offers relief to those overburdened, but also invites us to take up his "yoke" – his way of living and serving.

Being "meek and humble of heart" doesn’t seem to work in our world. The gentle get taken advantage of and are pushed aside by the "movers and shakers." Jesus is speaking to those disciples who have their strength from him and, with that strength, choose to forgo violence in his name. These same disciples must face and resist powerful forces that trample the poor and defenseless. We are to be "meek and humble of heart" and still resist evil by taking the side of those in need of a voice and protection. We might even have worldly power at our disposal, but as followers of our "meek and humble of heart" messiah, we choose not to use it against any person or group.

Learning meekness and gentleness is a lifetime project. Daily we are confronted with the temptation to use force and influence to get our way – even when that way is for the good. We must constantly practice meekness in our relations with others immediately around us in our families, as well as those we encounter at work, school, recreation and social situations. Such daily practice is a training ground for those bigger moments when we will need to be strong and meek to counter the large and vocal forces of injustice and hate.

Practicing Jesus’ gentle way may seem like a losing endeavor and a heavy burden at times. When we are moved by impatience to resort to the world’s usual ways to accomplish our goals, we will need to look towards Jesus who says again and again, "Take my yoke upon you and learn from me, for I am meek and humble of heart; you will find rest for yourselves. For my yoke is easy and my burden light."

Jesus is the incarnation of God’s wisdom, a counter-sign to the world’s wisdom, which puts self first and encourages us to act to our own advantage. Jesus offers another way, which God has "hidden from the wise." Why would God do that, doesn’t God want the well-being of all humans? Yes, but the wisdom Jesus offers cannot be gotten by human effort, but only through the gift God offers. Some of Jesus’ contemporaries were convinced they had all they needed in the law and prophets. Jesus’ teaching was too much for them and so was "hidden" from their eyes.

Jesus says, "All things have been handed over to me by my Father." He is talking about the knowledge, the revelation of God, which is given to those who accept him. We come to know God by knowing Jesus. This revelation frees us from the burdensome yoke of trying to put ourselves right with God by our own efforts.

Instead, Jesus offers us his yoke – an invitation to accept the message of God he offers and the forgiveness and new life that comes with that message. It is a yoke of submission and obedience and will require our total lives in service. But in accepting Jesus’ yoke we come to meet God and find the rest Jesus promises.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo và khuyết tật
Vũ Văn An
00:19 05/07/2014
Từ ngày Đức Phanxicô đảm nhiệm thừa tác vụ Phêrô cho tới nay, người Công Giáo đã mở rộng tầm nhìn của họ đối với việc bảo vệ và chăm sóc sự sống trong mọi giai đoạn và trong mọi trạng huống của nó, thay vì chỉ chú mục tới sự sống còn trong bụng mẹ. Một trạng huống được quan tâm hơn chính là sự khuyết tật.

Thực vậy, ngay trong Lễ Nhậm Chức của ngài, Đức Phanxicô đã làm cả thế giới xúc động khi ngài dừng lại ôm hôn một người đàn ông khuyết tật. Rồi sau Thánh Lễ Phục Sinh năm 2013, ngài ôm hôn cậu bé khuyết tật Dominic Gondreau, 8 tuổi, người Rhodes Islands, Hoa Kỳ, mắc chứng liệt não (cerebral palsy): cử chỉ em bé khuyết tật này níu lấy cổ vị giáo hoàng 77 tuổi làm cả thế giới ngưng thở, cho thấy người khuyết tật không những cần được yêu thương mà còn có rất nhiều khả năng biểu lộ tình yêu. Một năm sau, tức vào ngày 15 tháng 5, 2014, khả năng biểu lộ này lại diễn ra một lần nữa cũng tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô và với vị giáo hoàng “đến từ tận cùng trái đất” này: một người khuyết tật vừa ôm hôn vừa vuốt má và rờ đầu Đức Phanxicô.

Báo chí thế giới liên tiếp tường thuật các điển hình thương yêu người khuyết tật của Đức Phanxicô. Ngày 7 tháng 11, 2013, CNN thuật lại việc ngài ôm hôn người dị hình. Ngày 11 tháng 11 cùng năm, LifeNews.com tường thuật việc ngài tươi cười tiếp đón hàng trăm người khuyết tật tới thăm. Nhân dịp này, ngài phê phán việc xã hội có khuynh hướng “dấu diếm sự mỏng dòn về thể lý” và hắt hủi người khuyết tật. Ngài khuyến khích người tàn tật về thể lý loại bỏ bất cứ tâm tư buồn tủi nào và nhất quyết trở thành “những người chủ đạo” trong xã hội cũng như trong Giáo Hội.

Dịp Phục Sinh vừa qua, ngài lại một lần nữa rửa chân cho người khuyết tật. Và dù hết sức bận bịu trong 3 ngày viếng thăm Đất Thánh vừa qua, ngài vẫn không quên gặp người khuyết tật tại Gióc Đăng vào ngày 24 tháng 5.

Văn hóa gặp gỡ

Ngày 11 tháng 6 năm 2013, nhân đề cập tới việc Chúa Giêsu chữa lành một người mù, Đức Phanxicô khuyến khích người khuyết tật “tích cực tham gia” vào xã hội. Với Hiệp Hội Người Mù và Khiếm Thị Ý Đại Lợi, ngài khuyến khích họ “loan truyền một nền văn hóa gặp gỡ, liên đới và hiếu khách đối với những người khuyết tật, không phải chỉ đòi hỏi các dịch vụ xã hội thích đáng mà thôi mà còn khích lệ họ tích cực tham gia vào xã hội”.

Khía cạnh tham gia tích cực này được người cha của cậu bé khuyết tật Dominic Gondreau phát biểu một cách tuyệt vời. Ông vốn là một giáo sư thần học tại Học Viện Providence ở Hoa Kỳ và lúc đó đang phụ trách một khóa học 6 tháng tại Rôma. Đối với ông, “Giây phút diụ dàng này, cuộc gặp gỡ giữa một Phanxicô hiện đại và một Dominic hiện đại này (như phần lớn chúng ta đã thấy, truyền thống vẫn cho rằng Thánh Phanxicô từng gặp gỡ Thánh Dominic), không những chỉ làm gia đình tôi, những người đứng gần chúng tôi và những người chứng kiến cuộc gặp gỡ này trên màn ảnh lớn xúc động mà là khắp thế giới”.

Nhân dịp này, Paul Gondreau, cha em bé, cho hay: Với ông “Dominic chia sẻ Thập Giá Chúa Kitô hơn là tôi đến ngàn vạn lần. Tôi tự hỏi, điều này có mục đích gì? Mặt khác, tôi có khuynh hướng hay nhìn mối liên hệ của tôi với Dominic theo kiểu một chiều. Đúng, con tôi đau khổ hơn tôi, nhưng chính tôi là người luôn luôn phải giúp đỡ con. Đó là thái độ nền văn hóa của ta hay nhìn những người khuyết tật: coi họ là những người yếu đuối, nhiều nhu cầu, phải tùy thuộc phần lớn ở người khác, và là những người đóng góp ít ỏi cho những người chung quanh”.

Nhưng sự kiện Đức Phanxicô và Dominic ôm hôn nhau tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô đã thay đổi hoàn toàn thứ luận lý học nói trên. Và việc thay đổi này được một người đàn bà vô danh đứng cạnh vợ chồng Gondreau nói lên. Dàn dụa nước mắt vì xúc động, người đàn bà này nói với Christina Gondreau: “chị thấy không, con trai chị có mặt ở đây để chỉ cho người ta thấy phải yêu thương thế nào”. Paul Gondreau cho rằng “nhận xét này, đối với vợ tôi, là một xác nhận dịu dàng từ trời gửi xuống đối với điều nàng vẫn bán tín bán nghi từ lâu rằng: ơn gọi đặc biệt của Dominic trên cõi đời này là thúc đẩy người ta yêu thương, là chỉ cho người ta thấy phải yêu thương thế nào. Con người nhân bản chúng ta được tạo nên để yêu thương, và chúng ta tùy thuộc các gương sáng cho ta thấy phải thực hiện việc này ra sao”.

Từ kinh nghiệm trên, Paul Gondreau tự hỏi: người khuyết tật dạy ta yêu thương ra sao? Ông cho rằng “Thập Giá Chúa Kitô dịu ngọt và thuộc một trật tự cao hơn. Việc Người phục sinh từ Thập Giá chứng minh rằng tình yêu Người hiến tặng ta, một tình yêu mà đến lượt ta, ta phải biểu lộ cho người khác, chính là lý do thực sự của việc Người chấp nhận Thập Giá. Trái tim chai đá của ta được biến đổi thành trái tim biết yêu thương như Chúa Kitô, và do đó, được ban cho khả năng biến đổi hận thù thành yêu thương, qua ngả Thập Gía. Nhưng không ai chia sẻ Thập Giá một cách nồng nàn hơn người khuyết tật. Và vì thế, người khuyết tật trở thành kiểu mẫu và gây hứng của ta. Đúng là tôi đã cho con trai Dominic của tôi thật nhiều. Nhưng con tôi cho tôi nhiều hơn thế, nhiều hơn nhiều. Tôi giúp con đứng và bước, nhưng con chỉ cho tôi cách yêu thương. Tôi cho con ăn, nhưng con chỉ cho tôi phải yêu thương ra sao. Tôi đem con tới điều trị vật lý, nhưng con chỉ cho tới cách biết yêu thương. Tôi thoa bóp các bắp thịt của con và nô giỡn quanh con, nhưng con tôi chỉ cho tôi biết yêu thương ra sao. Tôi nâng con lên và giúp con ra khỏi ghế, tôi đẩy xe đưa con đi mọi nơi, nhưng con chỉ cho tôi cách biết yêu thương. Tôi hy sinh thì giờ, rất nhiều thì giờ cho con, nhưng con chỉ cho tôi phải yêu thương ra sao”.

Ông quả quyết rằng: “Bài học này làm bối rối sự khôn ngoan của thế gian. Thực thế, nó khiến tôi ngạc nhiên khám phá ra rằng, với tư cách cha mẹ, tôi thường không biết nhìn tình trạng con tôi như nó thực sự là. Bài học do con trai khuyết tật của tôi đem lại chứng minh hùng hồn rằng mọi con người nhân bản, nhất là những người bị thế gian coi là yếu đuối nhất và 'vô dụng' nhất, đều có phẩm giá và giá trị vô song. Nhờ chia sẻ Thập Giá 'điên rồ', người khuyết tật thực sự là những người mạnh mẽ nhất và có hiệu năng nhất”.

Jean Vanier và khuyết tật tâm thần

Cái nhìn đúng đắn trên, thực ra, đã có từ lâu trong Đạo Công Giáo, ít nhất cũng từ lúc Jean Vanier tới Trosly-Breuil gần Paris năm 1963, sống trong một cộng đoàn do linh mục Thomas Philippe làm tuyên úy. Cộng đoàn này lúc đó gồm chừng 30 người khuyết tật tâm thần.

Sống bên cạnh những người này, ông thấy họ thật khác với các sinh viên của ông tại Toronto. Các sinh viên này quan tâm tới điều ông giảng dạy, chứ không lưu ý gì tới con người ông cả. Những người ở đây, ngược lại, không quan tâm tới cái đầu của ông mà muốn biết ông là ai, tên ông là gì, ông làm gì và “ông có trở lại với chúng tôi không?”. Họ cần một liên hệ. Toàn bộ thân xác họ, toàn bộ con người họ hiển nhiên thiếu vắng tình bạn và âu yếm. Tiếng kêu xin tình bạn của họ làm ông xúc động và đánh thức trong ông một điều gì hết sức sâu sắc.

Cái điều gì sâu sắc này khiến ông “nhẩy một bước thật dài vào bóng tối, hay đúng hơn, để mình sa vào vòng trói của yêu thương, một vòng trói sẽ cột chặt ông suốt đời” bằng cách liều tiếp nhận hai người khuyết tật tên Raphael và Philippe vào căn nhà đầu tiên của L’Arche ngay tại Trosly-Breuil. “Tôi tự để mình cuốn hút vào cõi vô minh”.

Thoạt đầu, ông nghĩ ông muốn đem đến cho những con người dị hình này một khuôn mặt người, nhưng chẳng bao lâu sau đó, ông thấy chính họ mang đến cho ông khuôn mặt người thực sự. “Họ mở mắt để tôi khám phá ra chính nhân tính của mình”.

Theo Vanier, người khuyết tật thường là những người rất dễ nhận ra. Sự khuyết tật của họ hiện rõ trên nét mặt, nơi đôi chân hay nơi đôi tay. Nhưng người khuyết tật tâm thần thì không dễ thấy. Sự khuyết tật của họ được biểu lộ qua sợ sệt, thiếu lòng tin, qua trầm cảm, bạo động, huyễn tượng và rút lui khỏi thực tại. Tóm lại, sự khuyết tật của họ được biểu lộ qua một hình ảnh chập chờn về chính mình, một mặc cảm tội lỗi sâu xa và việc rút lui khỏi đời sống.

Nhìn bề ngoài, họ là những người đáng sợ hoặc ít nhất cũng là nỗi nhục, niềm xấu hổ, thậm chí cho chính gia đình. Chính vì thế, người ta đã tìm cách tách họ ra khỏi xã hội, “nhốt” họ vào các viện tâm thần. Đối với Vanier, những viện tâm thần này, những định chế bề ngoài gọi là nhân đạo này, thực sự là những định chế bất nhân, chính chúng tạo nên khuôn mẫu tiền chế về người khuyết tật tâm thần.

Trong cuốn “Người Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ” (Homme et Femme Il les fit), ông cho rằng “xử với ai như người khùng thì người ấy sẽ thành người khùng. Sợ người nào là ghi khắc nơi họ nỗi sợ chính họ và người khác. Trái lại, coi ai bình thường, người ấy sẽ thành bình thường”.

Ông quyết chí coi người khuyết tật tâm thần là bình thường. Thế là năm 1964, ông bỏ hết, bỏ cả cái cơ nghiệp Tổng Toàn Quyền Gia Nã Đại của ông bố, bỏ cả nghề giáo sư ĐH Toronto, qua Paris sống với người khuyết tật “như người trong nhà”.

Mà họ sống như người trong nhà thật. Ông mời hai người khuyết tật về sống với ông tại một căn nhà tồi tàn ở Trosly-Breuil. Nó thiếu tiện nghi nhưng đầy tình người, những người bình thường, vì tất cả đều khao khát yêu thương, tất cả đều có khả năng yêu thương, cái tia lửa vốn bắn ra từ mặt trời yêu thương là Thiên Chúa. Và đó là khởi đầu của cả một dự án nay thành quốc tế là L’Arche, đặt theo con tầu Nôê từng cứu sống cả một nhân loại tả tơi. Hiện L’Arche có mặt tại 36 quốc gia với 145 cộng đoàn và hơn 200 nhà.

Cũng như bất cứ ai khác, thoạt đầu ông rất ngỡ ngàng trước tác phong của người khuyết tật tâm thần. Nhưng rồi ông khám phá ra một điều kỳ diệu: họ vẫn là người như chúng ta với khả năng khao khát yêu thương và biết cho đi như chúng ta. Cái nhân tính ấy, nhờ người khuyết tật tâm thần mà ông thấy ra và từ việc thấy ra này, ông cho rằng tất cả chúng ta đều là những người khuyết tật, vì nào có ai hoàn hảo trong khả năng yêu thương?

Cũng từ đó, ông bảo thái độ cần có của ta với người khuyết tật không phải là đại lượng. Vì đại lượng bao hàm ta đứng ở trên, ta cao hơn họ, hay đúng hơn, ta lành lặn hơn họ, trong khi thực sự họ y như ta, có khi còn hơn ta nữa, vì họ quan tâm hơn ta tới nhu cầu nhân bản thiết thân nhất là yêu thương. Người khuyết tật, cũng giống như đưá trẻ thơ trong bụng mẹ, thiếu nhiều khả năng, nhưng khả năng yêu thương, khả năng nối kết, thì họ không bao giờ thiếu cả. Trái lại cả con người họ chỉ muốn được yêu thương, được nối kết mà thôi. Điều họ cần để thành người bình thường theo định nghĩa của ta là được yêu thương, là gặp gỡ. Chỉ một dấu hiệu khước từ nhỏ nhất cũng được họ nhận ra và làm họ lún sâu hơn vào con đường khuyết tật tâm thần.

Nhưng người khuyết tật tâm thần có nhu cầu đặc biệt hơn ta. Ở đây, một điểm tế nhị được Vanier đặc biệt lưu ý là nền đạo đức học Kitô Giáo. Trong cuốn sách nói trên, ông bảo: với người khuyết tật tâm thần “thụ động tiếp nhận nền đạo đức học Kitô Giáo” là điều không thích hợp. “Ta phải thăm dò xem điều gì được coi là hợp đạo đức đối với những người đàn ông và đàn bà khuyết tật tâm thần, là những người vốn không thể nào tự lập hoàn toàn”.

Ông cho rằng muốn sống trong xã hội, muốn phát triển, con người cần có luật lệ. “Nhưng nguyên các ngăn cấm hay thái độ ức chế mà thôi không thể là nhân tố phát triển được. Nền đạo đức học truyền thống giả thiết người ta phải hiểu luật lệ, phải có một sức mạnh ý chí nào đó mới có thể điều hòa các thúc đẩy sinh lý và tránh gây hại cho mình và cho người khác. Nhưng người khuyết tật tâm thần thiếu sót cả ở hai bình diện lý trí và ý chí, dù họ vẫn có trực giác sâu xa về chân thiện mỹ. Do đó, thông thường, nếu không được sống trong một môi trường nâng đỡ, họ thường không có cả ý chí lẫn tự chủ cần thiết để tránh thoát việc bị khuất phục bởi các thúc đẩy kia… Ít khi họ có đủ tự lập và tự do nội tâm để tự mình lèo lái cuộc đời mình. Họ rất dễ bị gây ấn tượng và thường tùy thuộc môi trường bao quanh”.

Chính những nguyên tắc trên đã đem lại thành công rực rỡ cho dự án L’Arche. Ngày 21 tháng 3 vừa qua, ông đã được yết kiến riêng Đức Phanxicô. Khi tường thuật biến cố này, RomeReports.com cho hay “Từ năm 1964, phong trào L’Arche vốn đã và đang bênh vực phẩm giá người khuyết tật và cổ vũ việc hội nhập họ vào xã hội”. L’Arche tranh đấu chống lại điều Đức Phanxicô vốn mô tả là “nền văn hóa vất bỏ”. Trong cuộc yết kiến, một người có hội chứng Down, nạn nhân của nền văn hóa này, đã ôm hôn bàn tay của Đức Thánh Cha.

Theo tường thuật của Cindy Wooden, thuộc Catholic News Service, trước khi yết kiến Đức Phanxicô, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập nhà L’Arche đầu tiên, Vanier nói tới niềm vui, sự dịu dàng và việc chống lại nền văn hóa vứt bỏ.

Ông cho hay: “cảm thấy mặc cảm tội lỗi về việc hiện hữu của mình và không có chỗ đứng ở trên đời là một cảm nhận khủng khiếp”. Rất nhiều các thành viên của L’Arche từng có những cảm nhận như thế. Cho nên kinh nghiệm của L’Arche là tiếp nhận, là trân quí và yêu thương người khác trong chính con người thực của họ. Những ai được thế giới coi là khoẻ mạnh, lành lặn và thành công cần học để biết mở rộng vòng tay và tâm trí đón nhận người khác.

Theo ông, “Điều dễ hiểu là người yếu cần người mạnh, nhưng có lẽ điều khó hiểu hơn là người mạnh cũng cần người yếu. Chúng ta cần những người nhỏ mọn và dễ bị thương tổn. Ta cần người nghèo để khám phá ra cái nghèo của mình. Sống với những người bị thương, ta khám phá ra chính các vết thương của ta. Và, có tiếp nhận các vết thương của người khác, ta mới học được cách biết tiếp nhận các vết thương của mình”.

Trong cuộc phỏng vấn tại Chicago của Judy Valente năm 2006, Vanier cho rằng “tôi không chắc liệu ta có thực sự hiểu sứ điệp của Chúa Giêsu không nếu ta không lắng nghe người yếu”. Theo ông người yếu và người bị thương có một sức mạnh bí mật. Và nếu chịu mở lòng ta ra với họ, ta sẽ trở nên người hơn, nhờ hai phương diện: “Thứ nhất, nhờ ta khám phá ra rằng ta có khả năng yêu người khác, và khi nói yêu người, ta muốn hiểu là nhận ra giá trị và vẻ đẹp của họ, và ta có thể yêu những người bị đẩy qua một bên, bị nhục mạ, bị coi là vô giá trị. Và rồi thấy ra rằng họ đã thay đổi. Thứ hai, ta khám phá ra rằng cả ta nữa cũng tả tơi, cũng có những khuyết tật. Khuyết tật này là chủ nghĩa duy ưu tú, là quyền lực, là cho rằng giá trị chỉ là việc có quyền”.

Thực ra, chính Thiên Chúa cũng “yếu thế” (vulnerable). Vì trong cuộc phỏng vấn này, Vanier nói rằng: Thiên Chúa yếu thế vì Người tôn trọng tự do của ta. “Và nếu Thiên Chúa là tình yêu như Thư Thánh Gioan viết, thì bất cứ ai từng yêu trong đời đều biết mình trở nên yếu thế. Ngươi và người kia nữa đang ở đâu và ngươi có yêu Ta như Ta đã yêu ngươi không? Bởi thế, nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì điều này có nghĩa Người hết sức yếu thế. Và Người không muốn bước vào một liên hệ trong đó Người ép ta phải làm điều này điều nọ. Một bản văn rất hay trong Sách Khải Huyền viết thế này: “Ta đứng ở cửa và Ta gõ cửa. Ai nghe Ta và mở cửa, thì Ta bước vào”. Ở đây, điều làm tôi xúc động là Thiên Chúa gõ cửa, chứ không đá tung cửa, Người chờ đợi. Ngươi có chịu mở cửa không? Ngươi có nghe thấy Ta không? Vì ta đang sống trong một thế giới có quá nhiều điều tràn ngập đầu óc và trái tim ta rồi nào là lo lắng nào là dự án khiến ta không nghe tiếng Thiên Chúa gõ cửa tâm hồn ta. Do đó, tôi có thể nói rằng điều gây xúc động cho tôi hơn cả, có lẽ vì nay tôi đã trở nên yếu thế hơn, là khám phá ra sự yếu thế của Thiên Chúa, Đấng không hề thúc ép”.

Vanier cho rằng Thánh Gioan Tẩy Giả là người mạnh mẽ, năng nổ, trái lại Chúa Giêsu thì trầm lặng. Ở Nadarét thì sống với mẹ. Ra ngoài đời thì ăn uống với những người có thành tích đĩ điếm, thu thuế, cùi hủi… “Nơi Chúa Giêsu, có điều gì đó đơn giản đến làm ta ngỡ ngàng chịu thua. Ta không biết phải làm gì với nó. Vì thường thường ta hay thích một Chúa Giêsu mạnh mẽ, đầy quyền lực, giải quyết mọi sự cái một, chữa lành mọi người, sẵn sàng làm những gì chúng ta yêu cầu. Nhưng thực tế không phải vậy".

Ông cũng cho rằng “Vấn đề không phải chỉ tin Thiên Chúa, mà còn phải tin người ta nữa, tin chính ta, tin ta như là con cái Thiên Chúa. Ta được mời gọi coi mọi người như Thiên Chúa coi họ, chứ không như người ta muốn họ trở nên”. Nói tóm lại, phải coi người khuyết tật là người bình thường và làm mọi cách để họ tin họ là người bình thường.
 
Hội đồng các Hồng Y xem xét vai trò của phụ nữ, các cặp vợ chồng và giáo dân trong Giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
03:26 05/07/2014
Hôm thứ Sáu 4 tháng 7 là phiên họp cuối cùng trong khóa họp thứ 5 của nhóm các vị Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về quản trị Giáo Hội và cải cách Giáo triều Rôma.

Nhóm các vị Hồng Y này trước đây thường được gọi là nhóm G8 vì gồm 8 vị Hồng Y. Nay báo chí gọi là nhóm G9 vì Đức Thánh Cha Phanxicô vừa chính thức đưa thêm Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào nhóm này.

Trong phiên họp hôm thứ Sáu, các vị đã xem xét lại cấu trúc của các phòng ban Vatican. Theo Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, "các vị đã thảo luận đặc biệt về Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân và Hội đồng Giáo hoàng về gia đình, nhấn mạnh sự đóng góp và vai trò của giáo dân, các cặp vợ chồng và phụ nữ."

Mặc dù, có nhiều anh chị em giáo dân là thành viên của các bộ, các Hội đồng Giáo hoàng và các ủy ban trung ương Tòa Thánh, Hiến Chế Pastor Bonus (Mục Tử Nhân Lành) có từ năm 1988 và hiện vẫn còn giá trị trông đợi nơi anh chị em giáo dân những trách vụ tư vấn chứ không điều hành công việc quản trị Giáo Hội.

Nhóm các vị Hồng Y cố vấn đang tìm kiếm những cách thức để trao cho anh chị em giáo dân nhiều trách nhiệm hơn, đặc biệt là trong các cơ chế có liên quan đến các vấn đề của riêng người giáo dân.

Cha Federico Lombardi nói rõ rằng "chưa có quyết định nào cụ thể đã được đưa ra" trong kỳ họp này.

Đức Giáo Hoàng và chín vị Hồng Y cũng đã trao đổi về công việc của các sứ thần Tòa Thánh, và về thủ tục bổ nhiệm giám mục.

Các vị đã lên đường trở về nhà với rất nhiều ý tưởng và dự án đang chờ giải quyết. Cuộc họp tiếp theo của các vị được dự trù diễn ra trong hai ngày 15 và 17 tháng Chín.
 
Cha Reginaldo, vị linh mục nổi tiếng nhất ở Brazil
Đặng Tự Do
03:45 05/07/2014
Cha Reginaldo Manzotti
Reginaldo Manzotti là một nhà văn, một ca sĩ trên truyền hình và đài phát thanh; nhưng trên tất cả, ngài là một linh mục.

Hai mươi lăm năm đã trôi qua kể từ khi được thụ phong linh mục, cha Reginaldo nói rằng ngài đã huy động tất cả các phương pháp có thể được để nói về Thiên Chúa. Ngài đã phát hành tám album. Một trong số những album này mang tên Dấu Thánh, là album bán chạy nhất tại Brazil năm 2014.

Công việc của ngài trên làn sóng phát thanh thu hút một lượng khán giả còn rộng lớn hơn. Chương trình phát thanh "Cảm nghiệm về Thiên Chúa," là một trong những chương trình truyền thanh phổ biến nhất được phát sóng trên làn sóng điện quốc gia 1300 của Brazil.

Những buổi hòa nhạc của ngài không giống bất cứ buổi hòa nhạc nào trên thế giới vì luôn luôn được bắt đầu với Thánh Lễ.

Làm bao nhiêu chuyện đó, cộng thêm với việc coi sóc một giáo xứ lớn, ngài vẫn còn giờ để điều hành một hiệp hội có tên là "Rao giảng Tin Mừng là cần thiết" nhằm thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ thông tin tiên tiến trong các giáo phận tại Brazil.

Cha Reginaldo có hơn 3,3 triệu người hâm mộ trên Facebook, và con số này vẫn còn tăng lên.
 
Ủy Ban Thần Học Quốc tế công bố nghiên cứu về Sensus Fidei
Đặng Tự Do
04:51 05/07/2014
Ủy Ban Thần Học Quốc tế (ITC) vừa công bố một nghiên cứu về Sensus Fidei, có thể dịch ra tiếng Việt là “cảm thức đức tin” trong đời sống của Giáo Hội, trong đó tập trung vào mối quan hệ giữa cảm thức của các tín hữu và hướng dẫn của huấn quyền.

Tài liệu của ITC giải thích rằng Sensus Fidei – cảm thức đức tin - đề cập đến "khả năng cá nhân của người tín hữu, trong tình hiệp thông với Giáo Hội, biết đón nhận các chân lý đức tin". Cảm thức đó, ủy ban nói, "là một nguồn lực quan trọng cho việc tân phúc âm hóa."

Truy tìm sự phát triển trong nhận thức của Giáo Hội về Sensus Fidei từ Thánh Kinh và các Giáo Phụ cho đến thế kỷ thứ 20, ITC nhấn mạnh rằng "bản năng tinh thần" là một ân sủng của đức tin, nó được củng cố bởi lời cầu nguyện và sự tham gia tích cực trong đời sống của Giáo Hội.

Trong khi người Công Giáo trung thành có một bản năng tự nhiên trước các chân lý đức tin, ITC cho biết, sự hiện hữu của huấn quyền là cần thiết để kiểm tra, hướng dẫn những bản năng này. Trong khi thừa nhận có những lúc các tín hữu có thể cảm thấy khó khăn chấp nhận những giáo huấn nhất định của Giáo Hội, tài liệu của ITC cho rằng ân sủng đức tin, làm phát sinh cảm thức đức tin, sẽ khiến người Công Giáo trung thành tìm kiếm một sự hiểu biết tốt hơn.

Tài liệu khích lệ các tín hữu suy nghĩ về những giáo huấn của Giáo Hội, nỗ lực hiểu và chấp nhận huấn quyền Hội Thánh. Phản ứng lại với huấn quyền Hội Thánh, về nguyên tắc, là không phù hợp với cảm thức đức tin đích thực.
 
Nói chuyện với giới trẻ miền Abruzzo và Molise, ĐTC lên án thứ ''văn hóa tạm bợ''
Đặng Tự Do
15:05 05/07/2014
Sáng thứ Bẩy 5 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm mục vụ tại tổng giáo phận Campobasso và ngài dành buồi chiều để thăm giáo phận Isernia thuộc miền Molise, nam Italia. Tại đây vào lúc 3 giờ 15, ngài để gặp gỡ giới trẻ miền Abruzzo và Molise.

Nói chuyện với hàng ngàn người trẻ tụ tập tại Đền thờ Castelpetroso, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo chống lại thứ "văn hóa tạm bợ" và các xu hướng đang thịnh hành trong xã hội đương đại.

Một nền văn hóa như vậy không thích hợp cho sự hình thành của một cuộc sống ổn định, là điều phải được xây dựng trên "đá tảng của tình yêu và trách nhiệm" hơn là "những hạt cát của cảm xúc." Nền văn hóa tạm bợ chỉ dẫn đến một thứ chủ nghĩa cá nhân trong đó hoài nghi tất cả mọi thứ, và dẫn đến một thái độ hời hợt khi đứng trước những trách nhiệm.

Tuy nhiên, trái tim con người mong muốn những điều tuyệt vời, những đức tính quan trọng, những tình bạn sâu sắc, và những mối quan hệ ngày càng phải được tăng cường chứ không phải là những quan hệ dễ đổ vỡ bởi những khó khăn của cuộc sống. "Con người khao khát yêu và được yêu," ngài nói.

Trong khi "văn hóa tạm bợ" xem ra có vẻ làm tăng tự do của chúng ta, nó thực sự tước đi phẩm giá của chúng ta. Ngài thách thức các bạn trẻ hãy khao khát hạnh phúc, và can đảm thoát ra khỏi bản thân mình ngõ hầu hướng tới một tương lai cùng với Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo Ngài, "không phải để lợi dụng chúng ta, không phải để nô lệ chúng ta, nhưng để làm cho chúng ta được tự do."

Đức Thánh Cha tiếp tục chỉ trích tình trạng thất nghiệp hiện nay mà nhiều người trẻ tuổi phải đối mặt. Ngài nói rằng chúng ta không thể thoái thác trách nhiệm trước sự mất mát của cả một thế hệ thanh niên thất nghiệp. Chúng ta cần phải sử dụng sự sáng tạo của chúng ta để giới trẻ có thể trải nghiệm "niềm vui của nhân phẩm xuất phát từ công ăn việc làm."

Nhắc lại rằng đền thờ nơi cuộc gặp gỡ đang được diễn ra đã được xây dựng ngay trên địa điểm Đức Mẹ đã hiện ra vào năm 1888, Đức Thánh Cha kết luận diễn từ của ngài với lời cầu xin cùng Đức Maria. Sau đó, ngài ban phép lành cho những người trẻ tuổi đang trong "cuộc hành trình của lòng dũng cảm, hy vọng, và đoàn kết."
 
Chuyến viếng thăm tổng giáo phận Campobasso của Đức Thánh Cha Phanxicô
G. Trần Đức Anh OP
15:18 05/07/2014
Sáng thứ Bẩy 5 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm mục vụ tại tổng giáo phận Campobasso và ngài dành buồi chiều để thăm giáo phận Isernia thuộc miền Molise, nam Italia.

Tổng Giáo phận Campobasso cách Roma 185 cây số về hướng đông nam và có 124 ngàn tín hữu.

Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đến Campobasso lúc quá 9 giờ sáng và gặp gỡ giới lao động và công nghệ tại Đại thính đường đại học Molise.

Sau lời chào thăm của giáo sư viện trưởng đại học, một bà mẹ trẻ công nhân của hãng xe Fiat, và một thanh niên nông dân 28 tuổi đã trình bày lên Đức Thánh Cha tình trạng của giới công nhân và nạn thất nghiệp của người trẻ, ngài đã ngỏ lời với mọi người trong bài huấn dụ và đặc biệt nói đến vấn đề nghỉ việc Chúa Nhật, một vấn đề liên hệ tới tất cả mọi người, chứ không phải chỉ liên quan đến các tín hữu. Đức Thánh Cha nói:

“Chúa Nhật nghỉ việc - trừ những dịch vụ cần thiết - nhắm khẳng định rằng ưu tiên không ở nơi kinh tế, nhưng nơi con người, nơi sự nhưng không, nơi những quan hệ không phải thương mại, nhưng là gia đình, thân hữu, và đối với các tín hữu, nơi quan hệ với Thiên Chúa và cộng đoàn. Có lẽ đã đến lúc chúng ta tự hỏi làm việc ngày Chúa Nhật có phải là thực sự là tự do hay không?”

Đề cập đến nạn thất nghiệp đang đè nặng trên miền Molise, Đức Thánh Cha ghi nhận nỗ lực của miền này đang tìm cách vượt thắng thảm trạng thiếu công ăn việc làm, liên kết tất cả những lực lượng trong tinh thần xây dựng. Ngài nói: “Bao nhiêu việc làm có thể được phục hồi qua một chiến lược có phối hợp với chính quyền quốc gia, một “hiệp ước về lao động” biết đón nhận những cơ may do các quy luật quốc gia và Âu Châu mang lại. Tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp bước trên con đường đó, có thể mang lại những thành quả tốt cho cả miền khác nữa”.

Thánh lễ

Giã từ đại học Campobasso, Đức Thánh Cha đã tới tại sân thể thao Romagnoli của thành phố để cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng, trước sự tham dự của gần 80 ngàn tín hữu. Các Giám Mục miền Molise và khoảng 40 linh mục đồng tế tại lễ đài thật đơn sơ với mái che bằng các lá cây.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đề cao chứng tá bác ái như con đường trổi vượt để loan báo Tin Mừng: “Giáo Hội luôn đi hàng đầu, là một sự hiện diện từ mẫu và huynh đệ, chia sẻ những khó khăn và sự dòn mỏng yếu đuối của con người”.

Đức Thánh Cha ca ngợi những nỗ lực của cộng đồng giáo phận Campobasso đang quảng đại thực hiện, với sự nâng đỡ của vị Giám Mục mục tử nhiệt thành. Ngài nói:

“Tôi khích lệ tất cả anh chị em, linh mục, tu sĩ nam nữ, tín hữu giáo dân, hãy kiên trì trên con đường này, phụng sự Thiên Chúa và anh chị em mình, phổ biến khắp nơi nền văn hóa liên đới. Sự dấn thân này rất cần thiết đứng trước những tình cảnh bấp bênh về vật chất và tinh thần, nhất là đứng trước nạn thất nghiệp, một tai ương đang đòi cố gắng và can đảm của tất cả mọi người. Nạn thất nghiệp đặc biệt đòi hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, của giới chủ xí nghiệp và tài chánh. Cần đặt phẩm giá con người ở trung tâm mọi viễn tượng và hoạt động. Các lợi ích và quan tâm khác, dù là hợp pháp, đều là điều thứ yếu”.

Đức Thánh Cha cũng nói đến tự do mà Chúa ban cho con người: trước tiên là tự do khỏi tội lỗi, khỏi tính ích kỷ dưới mọi hình thức.. Chúng ta cảm nghiệm tự do này trong cộng đoàn Kitô khi chúng ta đặt mình phục vụ nhau. Khi ấy Chúa giải thoát chúng ta khỏi những tham vọng và cạnh tranh, làm thương tổn tình đoàn kết và hiệp thông. Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự nghi kỵ, buồn sầu, sợ hãi và trống rỗng nội tâm, cô lập, tiếc nuối và than vãn...”

Các hoạt động kế tiếp

Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã viếng thăm và cầu nguyện tại Nhà thờ chính tòa Campobasso. Ngài chào thăm đại diện các bệnh nhân tại nhà thờ, trước khi đến dùng bữa trưa với 50 người nghèo tại trung tâm Caritas địa phương, gọi là “Nhà các thiên thần”, được biến cải từ một trường học cũ.

Rất đông tín hữu và dân chúng đứng hai bên những con đường ở trung tâm thành phố nơi Đức Thánh Cha đi qua trên chiếc xe díp màu trắng mui trần. Họ reo hò vui mừng, vẫy cờ màu vàng trắng của Vatican.

Sau bữa trưa, Đức Thánh Cha trở lại sân trực thăng ở đại học Molise để bay về Đền thánh Castelpetroso, nơi có tôn kính tượng ảnh Đức Mẹ Sầu Bi.

Tại đây vào lúc 3 giờ 15, ngài để gặp gỡ giới trẻ miền Abruzzo và Molise.

Chặng chót trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha diễn ra vào lúc 4 giờ rưỡi chiều tại nhà tù ở thành phố Isernia. Sau đó, ngài đến nhà thờ chính tòa để gặp các bệnh nhân vào lúc 5 giờ 45, trước khi gặp gỡ các tín hữu và dân chúng tại Quảng trường bên ngoài, để công bố năm thánh kỷ niệm 800 năm sinh nhật của thánh Phêrô Celestino Giáo Hoàng (1215-2015).

Theo chương trình, Đức Thánh Cha đáp trực thăng từ sân của doanh trại lính cứu hỏa ở địa phương vào lúc 7 giờ rưỡi để bay về Vatican cách đó 150 cây số vào lúc 8 giờ 15 phút tối
 
Cho tới khi nào con người thôi tra tấn nhau?
Linh Tiến Khải
15:19 05/07/2014
26-6-2014 là Ngày quốc tế chống tra tấn. Ngày này đã do Liên Hiệp Quốc thành lập để gây ý thức cho người dân trên thế giới liên quan tới một tệ nạn chứng minh cho sự tàn ác của con người đối với nhau.

Hiệp Ước chống tra tấn được Liên hiệp Quốc phê chuẩn ngày mùng 10 tháng 12 năm 1984 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26 tháng 6 năm 1987. Cho tới tháng 6 năm 2008 đã có 145 quốc gia phê chuẩn Hiệp Ước này. Nhưng sau 30 năm tình hình không thay đổi bao nhiêu. Theo tổ chức Ân Xá quốc tế trong 5 năm qua nạn tra tấn vẫn hiện diện tại 141 nước trên thế giới.

Tra tấn là một phương thế cưỡng bách thể lý hay tâm lý, được áp dụng nhằm mục đích trừng phạt hay khai thác tin tức hoặc các lời thú tội, hay đe dọa hoặc kỳ thị. Rất thường khi nó được đi kèm bởi việc dùng các thứ dụng cụ đặc biệt thích hợp cho việc trừng phạt thân xác và tinh thần con người, tàn phá bản tính con người, biến nạn nhân thành một cái máy, một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay kẻ tra tấn.

Trong nghĩa đen việc tra tấn bao gồm bẻ vặn tay chân như người ta thường làm thời Trung Cổ và cho tới ngày nay, gây đau đớn để bắt nạn nhân phải khai tội hay khai tên các người đồng lõa, hay áp dụng cho các chứng nhân để bắt họ mói. Tuy nhiên tra tấn cũng bao gồm bất cứ loại bạo lực nào thể lý hay tâm lý hoặc bằng cách dùng thuốc áp dụng cho các gián điệp hay tù nhân để khai thác tin tức có tính cách pháp lý hay quân sự. Được trải dài ra rộng rãi hơn, tra tấn ám chỉ mọi hình thức cưỡng bách thể lý hay luân lý gây tổn thương cho một người để được cái gì đó, hay chỉ vì sự tàn ác đối với họ.

Vào thời đế quốc Hy lạp và Roma người ta thường áp dụng các hình phạt tra tấn cho các nô lệ, nhưng cũng có khi cho các công dân nữa, như trường hợp triết gia Socrate bị kết án tử bằng cách uống thuốc độc. Có ba loại tra tấn nặng nhất. Trước hết là đóng đinh nạn nhân vào một cây cột. Thứ hai là đóng cọc từ hậu môn xuyên lên tới cổ. Thứ ba là đeo ”gông cột” hay ”gông bàn” gồm 5 lỗ cho đầu, hai tay và hai chân trong hai ba ngày cho tới khi có lệnh đánh vào đầu cho tới chết. Kiểu tra tấn này thường đi kèm với các hệ thống hành khổ khác như đóng đinh, treo lên, đánh đòn, lột da, tra tấn, đổ giấm vào mũi, vác gạch vv... Người ta cũng thường dùng các thanh sắt nung để đốt các phần khác nhau trên thân thể nạn nhân.

Thời xưa người ta dùng nhiều hình thức tra tấn như bánh xe: nạn nhân bị cột vào một bánh xe và bị đánh gẫy từng xương một, hay bị ném xuống vách đá nhọn. Thiêu sống là hình phạt thường dành cho những người lạc đạo hay bị tố cáo là phủ thủy: nạn nhân bị trói vào cột chung quanh chất củi, cành cây và rơm rạ rồi bị châm lửa. Người ta cũng dùng kiểu kéo giãn chân tay cho tới lọi các khớp, rách cột sống và bắp thịt. Kiểu tra tấn này do người Ai cập và Babilonia chế ra. Vào thời Trung Cổ người ta dùng bàn có chông sắt nhọn hay có gắn các lưỡi dao sắc. Thế rồi cũng có việc cắt chặt hay cưa chân tay, thường dành cho các người trộm cướp trong thời Trung Cổ.

Cũng có kiểu tra tấn bằng kìm kẹp thường là nung đỏ để nhổ từng mảnh thịt của nạn nhân. Hay nạn nhân bị treo lên một cây cột hay đà ngang để cho chết dần chết mòn vì đói khát, hay treo trên hai chĩa một dưới cằm một trên ngực, thường áp dụng cho người lạc giáo. Cũng có kiểu tra tấn bằng cách dìm nước thường được áp dụng cho các phù thủy: nạn nhân bị trói chân tay và quăng xuống nước cho chết. Một hình thức khác được áp dụng cho những kẻ giết cha mẹ là bỏ vào một cái bao với một con mèo, một con gà, một con khỉ và một con rắn rồi dìm xuống nước. Cũng có hình phạt phanh thây mổ bụng moi ruột ra. Hay nạn nhân bị cột vào bốn con ngựa và bị kéo rách thành bốn mảnh, hoặc bị lột da cho tới chết. Hay nạn nhân bị bỏ vào trong một hòm có hình con bò có các cây sáo để khi đồng bị nóng lên tiếng rống của nạn nhân giống như tiếng bò rống. Hoặc nạn nhân bị nhốt trong một hòm giống hình phụ nữ bên trong có các mũi nhọn chọc vào vùng gan, thận và mắt. Khi hòm bị đóng chặt, nạn nhân sẽ chết vì mất máu. Cũng có khi nạn nhân bị đóng cọc đâm qua bụng rồi dựng đứng lên và họ sẽ chết trong vài ngày. Hay nạn nhân bị nhốt trong cũi hẹp rồi treo lên cao sẽ chết vì đói khát và bị chim trời rúc riả.

Trong các xã hội tân tiến ngày nay tính tàn ác khiến cho con người còn nghĩ ra nhiều trò tra tấn tinh vi hơn như dùng điện để tra tấn, dí cho điện giật hay dùng thuốc lá đốt các phần khác nhau trên thân thể, kể cả vú và bộ phận sinh dục. Người ta dùng tiếng động và âm thanh hay ánh sáng cực mạnh chiếu thẳng vào mắt nạn nhân khiến cho đầu óc họ điên loạn. Nạn nhân cũng có thể bị nhốt vào một thùng phi rỗng hay đầy nước đậy nắp lại và người ta gõ thật mạnh bên ngoài. Các nạn nhân cũng có thể bị trói tay chân treo cao lên và bị giộng đầu vào tường. Người ta dùng kim châm vào dưới các móng tay móng chân, hay dùng kìm nhỗ các móng tay móng chân. Nạn nhân cũng có thể bị các lý hình thay phiên nhau đánh đập, chửi bới, đe dọa và hỏi cung liên tục không ngưng nghỉ.

Và hiện nay vẫn còn có các chính quyền độc tài thường xuyên tra tấn toàn dân bằng các buổi tuyên truyền, cưỡng bách học tập, kiểm thảo, tố cáo, bới lông tìm vết, phê bình, chỉ trích, lên án nhau; hay qua các báo đài và truyền hình thông tin một chiều, bưng bít, gian dối, xuyên tạc, đặt điều bịa chuyện vu khống, gán ghép tội phạm, hết thập niên này sang thập niên khác. Đố là điều đang xảy ra tại các nước cộng sản như Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba.

Thật vậy, cho tới khi nào phẩm giá và các quyền con người không đựơc thừa nhận và tôn trọng, thì nạn tra tấn thể lý và tâm lý sẽ còn kéo dài luôn mãi trong xã hội loài người.

 
Đứng trước tuổi già suy thoái, tổng quyền dòng Tên bày tỏ ý định từ chức vào năm 2016
Nguyễn Việt Nam
19:05 05/07/2014
Trong bài phát biểu tại hội nghị những phát ngôn viên của Dòng Tên tại Tây Ban Nha, Cha Adolfo Nicolas cho biết ngài có ý định từ chức trong phiên họp khoáng đại của dòng Tên vào năm 2016.

Cha Adolfo Nicolas
Cha Nicolas đã được bầu làm tổng quyền dòng Tên sáu năm trước. Ngài nói rằng tuổi già là yếu tố chính trong quyết định từ chức của ngài.

Cha Nicolas nói:

"Chắc chắn, tôi không thể lãnh đạo Hội trong những năm sức khoẻ suy thoái. Sau tuổi 80, bạn bắt đầu quá trình suy thoái. Tôi thích rời khỏi công việc, khi tôi vẫn còn giữ lại được các giác quan của tôi, và không chờ đợi cho đến khi các thành viên dòng Tên bắt đầu tự hỏi, 'ông già ở Rôma không biết vẫn còn sống không? Điều này không tích cực chút nào. Bạn phải làm công việc của mình với một sự sáng suốt nhất định, và tốt hơn là hãy là khởi đầu chuẩn bị mọi thứ ngay từ bây giờ. "

Phiên họp khoáng đại của dòng Tên sẽ diễn ra vào năm 2016. Cho đến lúc đó, các thành viên dòng Tên trên toàn thế giới phải phân tích những thách thức mà xã hội đang phải đối mặt ngày hôm nay, và làm thế nào họ có thể giúp khắc phục chúng.

Cha Nicolas nói thêm:

"Tôi nghĩ rằng vai trò của chúng tôi hôm nay trong Giáo Hội là thúc đẩy những suy tư có chiều sâu, để chúng ta không làm những gì người khác đang làm: những gì ồn ào trên mặt báo, những gì là chỉ là tạm thời. Nhưng thay vào đó, chúng ta cần phải nhìn vào những thứ trong chiều sâu và cố gắng đáp ứng. những gì Giáo Hội cần bây giờ. "

Một trong những vấn đề mà dòng Tên sẽ xem xét là tình hình ở Trung Đông, nơi mà hai thành viên còn mất tích: là Cha Prem Kuman ở Afghanistan, và Cha Paolo Dall'Oglio ở Syria. Cha Nicolas cho biết rằng họ là những linh mục dòng Tên "hạng nhất", rất tận tâm, và nhận thức được những rủi ro mà họ phải đối mặt, nhưng đã không sợ hãi.

Ngài nói:

"Lấy ví dụ trường hợp cha Frank Van der Lugt, gần đây đã thiệt mạng tại Syria. Ngài nhận thức rõ là ngài đang đi dần đến chỗ tử đạo. Khi ngài có cơ hội để ra đi, trong bối cảnh áp lực quốc tế, ngài đã chọn ở lại. Ngài nói rằng trong khi đàn chiên của mình đang đau khổ, ngài chấp nhận ở lại với họ, và ngài đã bị giết."

Việc từ chức của một vị tổng quyền dòng Tên không phải chưa lần nào xảy ra. Vị tiền nhiệm của cha Nicolas là cha Peter Hans Kolvenbach, đã từ chức vào năm 2008, với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
GP Thanh Hóa khai giảng khóa ca trưởng hè 2014
Vân Sơn
09:46 05/07/2014
UB Thánh nhạc giáo phận: Khai giảng Khóa Ca Trưởng Hè 2014

Sáng nay, 03/07/2014, các học viên từ khắp nẻo đường trong Giáo phận tề tựu đông đủ về ngôi Nhà Chung giáo phận để tham gia Khóa Thánh Nhạc Đào Tạo Kỹ Năng Ca Trưởng cho các giáo xứ trong Giáo phận.

Buổi lễ khai mạc có sự hiện diện của cha cha G.B. Đinh Xuân Đức - Chủ Tịch Ủy ban Thánh Nhạc giáo phận, cha Giuse Nguyễn Công Khương - Chủ tịch Ủy ban Giáo Lý giáo phận, cha Giuse Nguyễn Văn Điệp - Trưởng Ban Truyền thông giáo phận, quý thầy chủng sinh, quý thầy cô trong ban giảng huấn và đặc biệt 139 học viên của 51 giáo xứ trong giáo phận.

Mở đầu buổi lễ khai giảng, thầy Giuse Nguyễn Văn Kế đã có bài báo cáo ngắn gọn về nội dung đào tạo cũng như hình thức tổ chức của khóa học. Khóa đào tạo ca trưởng 2014 nhắm tới những nội dung thiết thực như: Xướng Âm, Điều Khiển, Thanh Nhạc, Nhạc Lý và Phụng Vụ Thánh. Các học viên được chia làm 3 cấp: Cấp 1 có 90 học viên, được chia làm 2 lớp; Cấp 2 có 30 học viên; Cấp 3 có 19 học viên

Trong bài phát biểu và tuyên bố khai mạc khóa học, cha Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc cũng nói lên vai trò quan trọng của Thánh Nhạc trong phụng vụ Giáo Hội: “Thánh nhạc là một phần không thể thiếu trong đời sống phụng vụ, bởi thánh nhạc là phương thế giúp con người đi sâu vào tâm tình cầu nguyện. Mỗi người ca viên khi cất lên lời hát chính là lúc họ được đại diện cho cộng đoàn dâng lời ngợi ca lên Thiên Chúa và dẫn dắt cộng đoàn nâng tâm hồn lên tới Chúa. Bởi thế, trong suốt chiều dài lịch sử, Giáo Hội luôn đề cao vai trò của thánh nhạc trong cử hành phụng vụ. Trong thư gửi giáo đoàn Côlôxê, Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ: “Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em”. (Cl 3,16)

Hiến chế về mục vụ của Công đồng Vaticanô II cũng viết: “Điệu nhạc thánh đi kèm với lời ca là lễ vật cần thiết và trọn vẹn của phụng vụ trọng thể. Thánh nhạc càng liên kết chặt chẽ với tác động phụng vụ bao nhiêu thì càng Thánh bấy nhiêu.” Như vậy, nhạc không phải là thành phần trang trí mà là lời cầu nguyện thiết thực cho mọi tín hữu như lời của thánh Augustinô: “Hát là hai lần cầu nguyện”.

Thay lời cho ban tổ chức, cha Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc gửi lời cảm ơn chân thành tới Đức Cha, người đã có sáng kiến chương trình đào tạo Thánh Nhạc này, cha còn muốn nói lời cám ơn tới quý cha xứ, quý thầy cô trong ban giảng huấn và mọi người đã quan tâm, cộng tác và giúp đỡ để khóa đào tạo ca trưởng được diễn ra tốt đẹp.

Cha Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Lý cũng chia sẻ: “Thánh lễ sẽ buồn tẻ, sẽ mất đi sự sốt sắng nếu một bài hát được cất lên sai nhịp hay rời rạc”. Bởi vậy, ngài kêu mời các học viên hãy cố gắng học tập để nâng cao kỹ năng hầu phục vụ cho tốt.

Trên thế giới mọi người đang thả mình chạy theo những vui thú, giải trí, nhưng các bạn học viên đã chọn lựa việc học, vì học nhạc không chỉ là để phục vụ Giáo Hội nhưng còn là thăng tiến đời sống nhân cách con người.

Đại diện Ban Giảng Huấn, nhạc sỹ Ngọc Linh cũng nói lên nỗi lòng của người tâm huyết với thánh nhạc : “Sống ở đời có hai việc cần làm, đó là làm người và làm việc. Làm người là để thành nhân, còn làm việc để xây dựng sự nghiệp. Do đó, thầy nhắn nhủ các học viên cần nỗ lực cố gắng để trong thời gian học tập đạt được kết quả như mong muốn. Chúc các học viên sẽ là những người ca trưởng “kẻ sỹ” trong nghệ thuật âm nhạc thánh”.

Ý thức được vai trò và tầm quan trọng của thánh nhạc, đặc biệt thánh nhạc trong phụng vụ, Đức Cha Giáo phận đã đặt nhiều ưu tư cho vấn đề này. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, Đức Cha đã tổ chức nhiều khóa thánh nhạc tại giáo phận để đào tạo và nâng cao kỹ năng của ca trưởng, ca đoàn...

Cảm mến được tình thương của Giáo Phận và của ban giảng huấn dành cho mình, đại diện các bạn học viên đã bày tỏ quyết tâm sẽ cố gắng học tập, rèn luyện hầu có thể cộng tác tốt nhất vào việc phục vụ, phụng vụ để tán tụng Thiên Chúa như điều Đức Cha, Giáo Phận và những người hữu trách mong muốn.

Trong tình hiệp thông, xin Chúa chúc lành và giúp cho các học viên cũng như những giảng viên từ sau ngày khai giảng sẽ thu lượm được những hoa thơm trái ngọt trong công việc đào tạo từ sau buổi lễ khai giảng hôm nay.
 
Văn Hóa
Sân cỏ bóng đá và đời sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:46 05/07/2014
Sân cỏ bóng đá và đời sống

Nói đến Bóng đá, người ta nghĩ ngay đó là bộ môn thể thao tập luyện cho khỏe mạnh, hay một trò chơi thôi.

Trên sân cỏ thấy hai đội banh gồm 22 người chạy theo giành một trái banh da. Họ cố giành giật, dùng mọi kỹ năng dẫn lừa trái banh đá sút lọt lưới khung thành đối thủ để có được thành tích chiến thắng.

Xem thì như thế. Nhưng bóng đá cũng phản ảnh khuôn mặt thật sự của đời sống. Cuộc chơi thi đấu bóng đá nào cũng đều tỏ lộ niềm vui, hãnh diện cùng nỗi đau buồn, hồi hộp hy vọng và ê chề thất vọng, tiếng cười và nước mắt, tinh thần đồng đội cùng sự hy sinh chiến đấu của từng cầu thủ, chiến thắng và thua cuộc, đôi tay vỗ giơ lên, đầu ngẩng lên cao, và vẻ mặt rũ rượi cúi đầu uể oải hay còn lấy áo khăn che khuôn mặt ủ rũ cùng dòng nước mắt tuôn trào trên khóe mắt đôi má, nhìn xuống nền sân cỏ hay ngồi nằm dài xuống đất…

Như thế, phải chăng có thể tóm tắt trong một dòng chữ: sân cỏ cuộc đời?

Không biết trước sẽ ra sao

Hai đội banh ra sân thi đấu, ai cũng mong dẫn trái banh đá lọt lưới khung thành đối thủ nhiều bao nhiêu có thể, để giành được chiến thắng. Nhưng không ai biết trước được trận đấu sẽ diễn ra như thế nào.

Trên sân cỏ thi đấu dù các cầu thủ trước đó đã tập luyện kỹ càng, nhưng khi đi ra sân thi đấu, yếu tố khí thế năng lực của mỗi người ngày hôm đó là yếu tố giúp họ chơi chạy tập trung đúng vị trí kịp thời đúng lúc , rồi chiến thuật của đối thủ gây bối rối kinh hoàng, hay giúp hăng hái lên, thời tiết mưa nắng mỗi nơi mỗi khác, gío to, nóng nực như bên Nam Mỹ, bên Phi châu, Á Châu, Âu châu, và khán giả ủng hộ hò hét hay phê bình chỉ trích qua những tiếng âm thanh như thổi còi làm nhụt chí mất bình tĩnh, tiếng còi phán quyết của trọng tài điều khiển trận đấu, bị cảnh cáo, bị phạt thẻ vàng, thẻ đỏ, bị té ngã, bị chấn thương…có ảnh hưởng rất nhiều đến tình thần cầu thủ, cùng kết qủa của trận thi đấu.

Như trong đời sống, ai cũng suy nghĩ sửa soạn sắp đặt trước, lên chương trình. Nhưng không ai có thể nắm chắc chắn sẽ xảy ra như thế nào, hay có xảy ra như ý mong muốn không. Sự ngạc nhiên bất ngờ luôn xảy đến trong đời sống.

Chỉ có một điều chắc chắn Mặt trời luôn luôn chiếu sáng, và trận chơi thi đấu kế tiếp sẽ diễn ra như đã lên chương trình.

Trước trận chơi thi đấu không ai biết trước sẽ diễn tiến như thế nào. Nhưng sau khi trận thi đấu chấm dứt, người ta ồn ào bình luận, chỉ trích cắt nghĩa, tại sao trận thi đấu lại xảy ra như thế này, và đặt gỉa thuyết gía mà cầu thủ A hay B đá như thế này, thì trận đấu đã không xảy ra như thế này….Gía mà Ông bầu đưa cầu thủ này vào sân thi đấu thì phần chiến thắng làm bàn đã ngả về bên đội của Ông rồi…

Người ta khôn ra, thông giỏi lên sau đó, khi sự việc đã xong rồi.

Trên sân cỏ thi đấu, ai cũng mong muốn có chiến thắng reo hò mừng rỡ. Nhưng thường hay quên: chỉ có một đội chiến thắng, và nơi đó cũng có một đội thua thất trận. Chính vì thế, sự kính trọng nhau, nhất là với đội thua trận là điều nhân bản cần thiết.

Trên sân cỏ thi đấu họ là đối thủ của nhau để giành chiến thắng. Nhưng khi trận thi đấu chấm dứt, các cầu thủ của hai đội là bạn đồng nghiệp nghành nghề bóng đá của nhau. Họ trao áo kỷ niệm cho nhau, ôm hôn bắt tay chúc mừng nhau, an ủi nhau. Thật là hình ảnh thấm đậm tình người.

Trong bóng đá cũng như trong đời sống không phải lúc nào cũng gặt hái chiến thắng thành công. Nhưng thua cuộc chưa phải là tận cùng chấm hết. Trái lại, biết đâu đó cũng là cơ hội hay thúc đẩy vươn lên làm mới lại, như từ đống tro tàn sau trận hỏa hoạn thu dọn xây dựng lại ruộng vườn, đường xá khu nhà ở mới.

Trên sân cỏ bóng đá cũng như trên sân cỏ đời sống, nỗ lực cố gắng cùng niềm hy vọng là chất xúc tác, mức đà giúp cho tinh thần phát triển vươn lên cao.

Tinh thần bắt tay chung cùng làm việc.

Trên sân cỏ bóng đá, một đội banh có 11 cầu thủ cùng chiến đấu chơi chung. Họ chia nhau giữ vai trò vị trí chuyền banh cho nhau, cùng giúp nhau tranh giành banh từ chân đối thủ, chắn bao bọc cho bạn có cơ hội đá trái banh tung lưới khung thành đối thủ. Cầu thủ nào đá banh lọt lưới, họ chạy ngay lại cầu thủ bạn đã chuyền trái banh cho họ đá lọt lưới, họ ôm hôn nhau tỏ sự vui mừng và nói lời cám ơn.

Khi chiến thắng họ hân hoan vui mừng nhẩy nhót ôm đè lên nhau. Vị huấn luyện viên, các cầu thủ dự bị và các người săn sóc đội banh ngồi ở băng ghế chạy nhảy như điên cuồng cùng mừng vui với các cầu thủ học trò, với các bạn đồng đội đã đá lọt lưới khung thành đội banh đối thủ.i Họ cùng nhau nhảy nhót reo mừng chiến thắng.

Cung cách tinh thần này nói lên sự liên kết chung hợp của toàn đội banh. Tuy một cầu thủ đá lọt lưới khung thành có chiến thắng, nhưng đó không là chiến thắng của một cá nhân cầu thủ đó.Nhưng trái lại là của chung toàn đội.

Các cầu thủ đội banh cũng luôn nói lên tâm tư cùng chia sẻ với nhau, khi được phỏng vấn: Cả đội cùng chiến thắng, dù cầu thủ A hay B đã chơi xuất sắc. Cả đội cùng góp sức chơi chung đạt được chiến thắng này.

Hay cả đội cùng chia sẻ sự thất vọng khi thua trận. Họ không đổ lỗi cho ai. Trách nhiệm chung thuộc về toàn đội banh.

Trên sân cỏ cuộc đời, tinh thần cùng chung cộng tác làm việc là yếu tố cần thiết. Nơi các hãng xưởng đều làm việc theo hệ thống dây chuyền. Một khâu đứng dừng lại, những khâu khác cũng bị khựng ngưng lại. Và như thế việc sản xuất hàng hóa cũng bị đình trệ chậm lại.

Nơi các xứ đạo, ít nhất là bên xã hội Âu châu, cung cách chăm sóc đời sống trong xứ đạo không còn kiểu „one man show“ như trước nữa. Cách đây hơn kém 10 năm, ở các xứ đạo nước Đức một mình cha sở có toàn quyền trong xứ đạo về mọi việc. Nhưng bây giờ cha sở là người đứng đầu một „ Pastoralteam - Đội ngũ làm việc chung lo mục vụ xứ đạo“ gồm nhiều người. Họ họp nhau hằng tuần cùng nhau bàn thảo chia công việc, và cùng có quyết định chung. Cùng nhau làm việc, cùng nhau chia sẻ gánh nặng, cùng nhau vui, cùng nhau buồn, cùng nhau sửa sai làm mới lại.

Đức đương kim giáo hoàng Phanxico đã nói với báo „ Il Messaggero“ về lề lối làm việc của mình“ „ Những quyết định của tôi là hoa trái kết qủa của hội nghị chung các Hồng Y trước đó rồi. Tôi không làm việc một mình.“ kath.net,( 01.07.2014.).

Tiếng còi trọng tài.

Trên sân cỏ thi đấu môn thể thao, chỉ một mình trọng tài có nhiệm vụ và có quyền thổi còi điều khiển trận đấu. Tiếng còi của trọng tài là tiếng nói quyết định cho bắt đầu, tiếp tục hay kết thúc trận đấu.

Tiếng còi của trọng tài là tiếng cảnh cáo khi cầu thủ nào chơi sai luật phạm lỗi, là tiếng nói quyết định, chơi như thế không được, không được chơi tiếp nữa bị loại đuổi phải ra khỏi sân.

Tiếng còi của trọng tài là tiếng quyết định cả về con đường sự nghiệp bóng đá của một cầu thủ, khi bị thổi còi phạt thẻ đỏ. Vì không chỉ bị thải ra khỏi sân chơi lúc đó, mà còn bị treo chân không được tham dự chơi tiếp những trận sau đó nữa.

Trên sân cỏ đời sống, nhiều nước vẫn còn cảnh sát giao thông thổi còi chặn xe lại dành cho xe chiều đi ngược lại, hay cho người đi bộ đi ngang qua đường, hay chặn xe chạy sai luật rồi lập biên bản phạt người lái xe.

Nơi sân đình tòa án, không có tiếng còi quyết định. Nhưng vị chánh án gõ đập búa xuống bàn xử đọc lời tuyên án, sau khi đã nghe thẩm vấn cùng nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Trên sân cỏ đời sống, cha mẹ, hay thầy cô dậy dỗ giáo dục không thổi còi phạt, nhưng lời họ nói lên mang sâu đậm tính chất khuyên nhủ, cùng răn đe cảnh giác.

Tiếng còi trọng tài trên sân cỏ chơi thi đấu giữ cho cuộc thi đấu có trật tự được „Fair play“.

Tiếng nói của cha mẹ, của người có trách nhiệm là tiếng nói khuyên nhủ giáo dục. Tiếng nói đó giúp con em bạn trẻ phát triển lớn lên thành người tốt trong xã hội.

Những trận thư hùng của các đội tuyển bóng đá của các quốc gia đã cùng đang diễn ra trên các sân cỏ bên nước Brazil, World Cup 2014 đem đến không khí niềm vui mừng hân hoan, hồi hộp hy vọng, và cũng có cả giận dữ thất vọng, và nhất là những bất ngờ thú vị cho mọi người lúc này trên hành tinh trái đất xem trực tiếp truyền hình.

Nhìn nghe những tên tuổi cầu thủ có nhiều tài năng cùng trẻ tuổi chạy chơi điệu nghệ tuyệt vời, gợi lên tình tự hứng khởi nơi nhiều người với lòng khâm phục ngưỡng mộ. Họ được tôn vinh như mẫu thần tượng.

Và nhiều người trẻ mơ ước ngày nào biết đâu mình cũng có thể trở thành như vậy, như Martin Luther King đã phát biểu câu nói thời danh thần thoại“ I have a dream - tôi có một giấc mơ.“.

Mỗi người là công trình bản chính do Thiên Chúa tạo dựng nên. Nơi mỗi người Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã phú ban sẵn những tiềm năng nơi họ. Mỗi người có bổn phận sống đời sống mình, phát triển tiềm năng ẩn chứa đó cho bung nở vươn ra.

Ngạn ngữ dân gian có câu khích lệ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim.“ Hay người Đức có thành ngữ: „ Uebung macht den Meister - Luyện tập sẽ trở thành người thợ giỏi .“

World Cup, July 2014

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long