Ngày 04-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 05/07: Đức Giêsu Có Quyền Trên Ma Quỷ – Lm. Phao-lô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:32 04/07/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi Đức Giê-su sang bờ bên kia, và đến miền Ga-đa-ra, thì có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả ra đón Người; chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy. Chúng la lên rằng: “Hỡi Con Thiên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao? “Khi ấy, ở đàng xa, có một bầy heo rất đông đang ăn. Bọn quỷ nài xin Người rằng: “Nếu ông đuổi chúng tôi, thì xin sai chúng tôi nhập vào bầy heo kia.” Người bảo: “Đi đi!” Chúng liền ra khỏi hai người đó và nhập vào bầy heo. Thế là tất cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống biển và chết đuối hết. Các người chăn heo chạy trốn vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỷ ám. Bấy giờ, cả thành ra đón Đức Giê-su, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 04/07/2023

35. Linh hồn ơi, mày không biết hay sao, ai có Đức Chúa Giê-su thì có đầy đủ cha mẹ và các bạn hữu. Tại sao phải đi theo người chết chứ, mày phải đi theo người sống, và để người chết chôn kẻ chết.

(Thánh John Chrysostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:57 04/07/2023
93. QUAN TRỌNG CỦA SỰ SẠCH SẼ

Một hôm, công nhân chế tạo thùng rượu trên thị trấn đến một khách sạn để sửa chữa thùng đựng rượu, sau khi sửa xong thì bà chủ rót ly rượu mời anh ta. Công nhân làm thùng rượu hỏi bà chủ:

- “Thế nào bà chủ, gần đây công việc làm ăn không tệ chứ?”

Bà chủ trả lời:

- “Bết bát lắm, người trên thị trấn đều đến khách sạn Ngôi Sao, tôi thật không hiểu tại sao họ không đến khách sạn của tôi, mọi người đều công nhận rượu của tôi ngon hơn các khách sạn khác mà.”

Công nhân làm thùng nói:

- “Bà chủ, nếu bà không giận không trách thì tôi sẽ nói ra nguyên nhân cho bà nghe.”

- “Tôi không giận đâu.”- Bà chủ nói tiếp: “Tôi muốn nghe ý kiến của những người bạn tốt, anh mau nói ra đi.”

- “Như thế này”. Người công nhân làm thùng nói tiếp: “Tôi nói thẳng nhé, khách sạn Ngôi Sao đó mặc dù rượu không ngon, nhưng những cái ly cốc của họ luôn luôn sạch sẽ chói sáng như thủy tinh. Khách sạn Thái Dương của bà mặc dù rượu ngon, nhưng ly tách đều dơ bẩn, rượu tuy ngon, nhưng ly quá bẩn, thì không ai dám uống cả. Cho nên nếu bà có thể luôn giữ gìn ly tách sạch sẽ, nền nhà sáng loáng, sáng sủa sạch sẽ thì khách quen sẽ trở lại, và nhất định sẽ có khách mới đến.”

Bà chủ đem những lời này ghi nhớ trong lòng, từng việc từng việc thực hành, tất cả soong nồi, ly tách đều rửa qua, bên trong bên ngoài khách sạn quét dọn sạch sẽ không chút bụi bặm. Người trên thị trấn sau khi nghe được tin này, đúng là đã trở lại uống rượu ngon của bà chủ, và cũng có nhiều khách dọn qua trọ ở khách sạn. Không bao lâu khách trong khách sạn rất nhiều khiến cho bà chủ đón tiếp không nghỉ.

Từ đó về sau, bà chủ thường thường đem chuyện này nói với các con của mình, bà nói:

- “Các con hiểu cả chứ, sự sạch sẽ rất là quan trọng, nó đem lại cho chúng ta việc làm và sự vui vẻ, nhưng sự dơ bẩn chỉ có thể làm cho chúng ta bị tiêu diệt.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 93:

Nếu chúng ta muốn kéo dài mạng sống của mình thì có một phương pháp đó là rửa tay mỗi ngày.

Rửa tay sạch sẽ là phương pháp vệ sinh để thân thể được mạnh khỏe, bởi vì một thân thể luôn sạch sẽ thì thường tạo ra một tinh thần mới mẻ tích cực và đầy sức sống.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Xa lánh - lánh xa
Lm. Minh Anh
14:09 04/07/2023

XA LÁNH - LÁNH XA
“Chúng hung dữ đến nỗi không ai dám qua lại đường ấy”.

Một ngụ ngôn kể rằng, “Mùa đông sắp đến, một người thợ săn vào rừng, anh muốn có một chiếc áo lông gấu. Bỗng, một con gấu lớn xuất hiện, anh đưa súng lên nhắm. “Chờ đã!”, con gấu nói, “Tại sao bạn muốn bắn tôi?”. “Tôi lạnh!”, người thợ săn nói. “Nhưng tôi đói!”, con gấu trả lời, “Có thể chúng ta đi đến một thoả thuận!”. Người thợ săn đồng ý! Cuối cùng, anh ‘được bao bọc’ bởi một bộ lông ấm áp; và con gấu đã chén xong bữa tối của mình!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thoả hiệp với tội lỗi, bạn luôn thua thiệt! Đó là bài học ngụ ngôn đưa ra; vì cuối cùng, tội lỗi sẽ huỷ diệt bạn. Tin Mừng hôm nay nói đến tội lỗi. Tội lỗi làm chúng ta ‘xa lánh’ Thiên Chúa, tội lỗi khiến chúng ta ‘lánh xa’ anh em! Hai người quỷ ám nhất định giữ khoảng cách với Chúa Giêsu và cộng đồng, nhưng Ngài đã trục xuất chúng, và chúng nhập vào đàn heo!

Tội dù trọng hay nhẹ, đều đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của bạn. Tội trọng lấy đi ân sủng thánh hoá, cắt đứt chúng ta khỏi Thiên Chúa, khiến Ngài trở nên ‘xa lạ’. Tội còn làm phương hại đến mối tương quan của chúng ta với tha nhân. Rõ ràng, sự hung tợn của hai người quỷ ám đã huỷ hoại mối quan hệ của họ với đồng loại; không còn là một phần của cộng đồng, họ ‘lánh xa’ cộng đồng. Mọi tội lỗi đều ‘mang tính xã hội’, gây ra những ‘hậu quả xã hội’. Ngay cả tội thầm kín cá nhân vẫn làm thiệt hại Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Đó là chưa nói đến những tội công khai, vốn sẽ tác hại nghiêm trọng hơn, chúng gây tai tiếng và có thể dẫn người khác vào đường tội lỗi; thậm chí, mất đức tin. Địa vị càng cao, sức tàn phá của tội tác động càng lớn!

Tội lỗi chúng ta phạm, dĩ nhiên, tác hại trực tiếp linh hồn mình. Marcô cho biết, “Người bị quỷ ám tru tréo và lấy đá đập vào mình”; qua đó, nỗi đau tinh thần sâu sắc hơn bộc lộ. Linh hồn vốn dĩ được tạo ra cho Thiên Chúa, nay lại ‘xa lánh’ Ngài. Bấy giờ, chúng ta trải nghiệm những vết thương của sự chia cắt, rạn nứt vốn đang phân hoá và làm nhàu nát linh hồn.

Con người là vậy, nhưng Thiên Chúa thì không! Ngài làm mọi cách để đến gần, và cứu nó. Làm sao Ngài, Đấng mà bài đọc Sáng Thế cho biết, phải mủi lòng trước những nỉ non của một người mẹ nô tỳ; đến nỗi không thể cầm mình khi nghe tiếng khóc của đứa bé, con nàng, giữa rừng vắng… thì làm sao Ngài lại dễ dàng để mất con người! Câu chuyện Cựu Ước và Tân Ước một lần nữa, cho thấy Thiên Chúa là Đấng cứu kẻ khốn cùng, đúng như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca bộc bạch, “Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe!”.

Anh Chị em,

“Không ai dám qua lại đường ấy”. Hôm nay, Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta về lại với Ngài, về lại với tha nhân. Vậy ‘quỷ dữ’ nào đang trói buộc bạn và tôi; tội lỗi nào đang làm chúng ta ‘xa lánh’ Thiên Chúa và ‘lánh xa’ anh em; xiềng xích nào đang khiến chúng ta sợ hãi sự hiện diện và can thiệp xót thương của Ngài? Hãy ngước mặt lên trời để nguyện cầu như cô nô tỳ của bà Sara trong rừng vắng! Hãy khóc thét lên như Ismael, đứa con tội nghiệp của nàng! Không ai trong chúng ta không ước ao được giải thoát khỏi tội lỗi. Với chúng ta là ước ao; với Thiên Chúa, không phải là ước ao nhưng là khát khao! Đúng, Ngài khát khao chúng ta, khát khao linh hồn chúng ta! Ngài đang ở trong Bí Tích Thánh Thể để bổ sức; đang ở trong Bí Tích Hoà Giải để tháo cởi. Hãy đến, bạn và tôi đừng chạy trốn Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, tội lỗi luôn làm con ấm áp dễ chịu, nhưng cuối cùng, luôn huỷ diệt con. Dạy cho con khôn ngoan để đừng bao giờ ngồi xuống mặc cả với nó!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng đại kết Kitô giáo Thụy Điển lên án vụ đốt sách kinh Koran ở Stockholm
Thanh Quảng sdb
00:30 04/07/2023
Hội đồng đại kết Kitô giáo Thụy Điển lên án vụ đốt sách kinh Koran ở Stockholm

Hội đồng đại kết Thụy Điển lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra vào ngày 28 tháng 6 bên ngoài Đại Thánh đường Hồi giáo ở thủ đô Stockholm và bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Hồi giáo: "Vụ việc đốt Sách Kinh Koran là một sự vi phạm đối với đức tin và bản sắc của người Hồi giáo và là một cuộc tấn công vào những người có đức tin"

(Tin Vatican - Katarina Agorelius)

Ngày 28 tháng 6, khi người Hồi giáo trên toàn thế giới mừng lễ Eid al-Adha để tưởng nhớ Sự hy sinh của Tổ phụ Áp-ra-ham, thì một người đàn ông 37 tuổi đã giẫm đạp lên cuốn Sách Kinh Qur'an bên ngoài Đại giáo đường Hồi giáo ở Stokholm trước khi xé ra và đốt một số trang của nó.

Sự mạo phạm ở thủ đô Thụy Điển đã gây ra phản ứng dữ dội trên khắp thế giới và Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Baghdad Iraq đã bị tấn công!

Salwan Sabahmetti Momika, một công dân Thụy Điển gốc Iraq đã trốn khỏi đất nước để đến Thụy Điển, hiện bị nghi ngờ là có hận thù sắc tộc và chủng tộc.

Anh ấy nói với tờ báo Tin Chiều của Thụy Điển rằng đó không phải là một tội căm thù hay kích động chống lại một nhóm người, mà là chống lại một cuốn sách, hơn là kích động bạo lực và giết người.

Cố tình vi phạm đức tin Hồi giáo

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Chủ tịch Hội đồng Tín hữu Thụy Điển (SKR) đã công bố một tuyên cáo lên án hành động này như sau:

“Với tư cách là các Giáo hội Thiên chúa giáo, chúng tôi bảo vệ quyền của mọi người được thực hành đức tin của họ bất kể tôn giáo nào”, - Hành vi xúc phạm tới Sách Kinh Koran cũng là tấn công tất cả chúng tôi, những người có đức tin. Vì vậy, chúng tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết với các tín đồ Hồi giáo ở đất nước này".

Đoàn Chủ tịch của Hiệp Hội Liên tôn (SKT) bao gồm Đức Hồng Y Anders Arborelius, Giám mục Công Giáo của Giáo phận Stockholm; Martin Modéus, Tổng Giám mục Giáo hội Lutheran của Thụy Điển, Lasse Svensson, lãnh đạo Equmeniakyrkan (các phong trào Lutheran); Tổng giám mục của Nhà thờ Chính thống Syria, Benjamin Dioscoros Atas, và bà Sofia Camnerin, Tổng thư ký của Hiệp Hội Liên tôn (SKT).

Thủ tướng Thụy Điển: Chúng ta nên thức tỉnh

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cũng lên án hành vi xúc phạm trong cuộc họp báo khi ông phát biểu: “Tôi nghĩ Thụy Điển chúng ta nên thức tỉnh…”

Các cuộc biểu tình chống lại sách Kinh Qur'an đã diễn ra ở Thụy Điển kể từ năm 2020.

Vào tháng 1 năm nay, việc đốt kinh thánh của đạo Hồi trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra sự phản đối kịch liệt của quốc tế và Thổ Nhĩ Kỳ đưa đến việc phủ quyết việc Thụy Điển gia nhập NATO. Sự việc xảy ra trong cuộc biểu tình mới nhất có thể sẽ là cớ để khối Nato phủ quyết việc nhận Thụy Diển vào làm thành viên!
 
Vatican công bố các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 7-8
Thanh Quảng sdb
18:04 04/07/2023
Vatican công bố các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 7-8

Văn phòng Báo chí Tòa thánh công bố lịch chính thức các nghi Lễ Phụng vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 7 và tháng 8 năm 2023, bao gồm Thánh lễ vào Ngày Thế giới lần thứ 3 dành cho Ông bà và Người cao tuổi và Chuyến Tông du sắp tới của ngài tới Bồ Đào Nha và Mông Cổ.

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã phát hành Lịch Phụng vụ mà ĐTC sẽ cử hành trong tháng 7 và tháng 8.

Theo truyền thống, tháng 7 là tháng hè của ĐTC, ngài tạm dừng hầu hết các hoạt động của mình.

Theo lịch được công bố vào thứ Ba, việc cử hành phụng vụ chính thức duy nhất diễn ra tại Vatican là Thánh lễ kỷ niệm Ngày Thế giới lần thứ ba dành cho Ông bà và Người cao tuổi vào Chủ nhật, ngày 23 tháng Bảy. Vào dịp đó, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng.

Giáo hội cử hành Ngày Thế giới dành cho ông bà và những người cao niên hàng năm vào Chủ nhật thứ tư trong tháng Bảy, gần với ngày lễ kính ông bà của Chúa Giêsu, là Thánh Joachim và Anne.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày này vào năm 2021 để tưởng nhớ ông bà, những người mà ngài nói thường bị lãng quên, mặc dù họ “là mối liên kết các thế hệ, truyền lại kinh nghiệm sống và đức tin cho giới trẻ”.

Đức Thánh Cha đã chọn chủ đề năm nay là “Lòng thương xót của Người trải dài từ đời này qua đời khác” (Lc 1:50), nói lên mối liên hệ với Ngày Giới trẻ Thế giới, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 năm 2023, sẽ diễn ra ngay sau đó tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

Các nghi lễ phụng vụ sau đây sẽ diễn ra trong bối cảnh các Chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha.

Thánh Lễ tại Bồ Đào Nha cho giới trẻ

Vào tuần đầu tiên của tháng 8, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự các cử hành phụng vụ trong chuyến Tông du của ngài đến Bồ Đào Nha, từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 8, nhân Ngày Giới trẻ Thế giới.

Chuyến viếng thăm sẽ tập trung ở thủ đô Lisbon và tại Fatima.

Lần thứ hai trên cương vị Giáo hoàng, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm địa danh hành hương Đức Mẹ, nơi có hàng triệu khách hành hương mỗi năm.

Tông du Mông Cổ

Lịch phụng vụ cũng cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự các cử hành phụng vụ vào cuối tháng 8, trong chuyến tông du Mông Cổ, từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9.

Mông Cổ nơi có 1.500 người Công Giáo, và Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm quốc gia Đông Á này. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh sẽ phát hành chương trình cho Chuyến tông đồ và các chi tiết khác trong những tuần tới.
 
Nhân ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7, nhớ lại vị Tiến sĩ Giáo Hội đã gây cảm hứng cho Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Vũ Văn An
18:06 04/07/2023

Tom Hoopes [https://aleteia.org/2023/07/03/a-doctor-of-the-church-influenced-declaration-of-independence], cựu chủ bút National Catholic Register, nhân ngày Độc lập 4 tháng 7, 2023, trên tờ Aleteia, đặt câu hỏi: ngày 4 tháng 7 có phải là một ngày tốt cho đức tin Công Giáo hay không. Dựa vào Học giả Công Giáo Karl Maurer và một phân tích mới đây của Tiến sĩ Kevin Vance thuộc Cao đẳng Benedictine ở Atchison, Kansas, ông đưa ra 3 điểm đáng lưu ý sau đây liên quan đến ảnh hưởng Công Giáo đối với Hoa Kỳ ngay những ngày đầu tiên của quốc gia:



Thứ nhất, một vị Tiến sĩ Hội thánh đã cung cấp nhiều ý niệm làm nền tảng cho các nguyên tắc thiết lập ra Hoa Kỳ. Ngày Độc lập là ngày kỷ niệm nước Mỹ vứt bỏ sự cai trị của một vị vua. Chúng ta lấy ý tưởng từ đâu để có thể làm được điều đó? Vance đã chia sẻ vai trò hấp dẫn của Thánh Robert Bellarmine, Tiến sĩ Giáo hội, trong việc phát triển các lập luận chống lại nguyên tắc thần quyền của các vị vua.

Các lập luận do học giả Dòng Tên người Ý này đưa ra đã được Thomas Jefferson, James Madison và những người khác tham khảo. Ngài lập luận chống lại thần quyền của các vị vua, nói rằng có nhiều hình thức chính phủ hợp pháp, nhưng hình thức chính phủ được chọn phải được thành lập với sự đồng ý của những người bị trị.

Học giả Công Giáo Karl Maurer đã chia sẻ sự so sánh song song giữa những lời của Thánh Robert Bellarmine và những lời của Tuyên ngôn Độc lập do Cha John Rager đưa ra.

Thánh Bellarmine nói: “Quyền lực chính trị bắt nguồn từ Thiên Chúa.” Tuyên ngôn nói: chúng ta “được Tạo hóa ban cho một số quyền bất khả nhượng”.

Thánh Bellarmine nói: “Trong khối thịnh vượng chung, mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng một cách tự nhiên.” Tuyên ngôn nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng.”

Thánh Bellarmine nói: “Vì lý do chính đáng, người dân có thể thay đổi chính phủ thành chế độ quý tộc hoặc chế độ dân chủ hoặc ngược lại.” Tuyên ngôn nói: “Bất cứ khi nào bất cứ hình thức chính phủ nào trở nên phá hoại những mục tiêu này, thì Quyền của Nhân dân là thay đổi hoặc bãi bỏ nó và thành lập một chính phủ mới.”

Tư tưởng Công Giáo đã ảnh hưởng đến việc thành lập nước Mỹ và các nhà tư tưởng Công Giáo đã nâng đỡ nó sau đó.

Thứ hai, Vance nói, một hội đồng toàn thể năm 1893 gồm các giám mục Hoa Kỳ đã phân biệt điều tốt và điều xấu trong các nguyên tắc sáng lập của Hoa Kỳ.

Trong khi các nhà lãnh đạo Giáo hội nhìn thấy sự nguy hiểm trong một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thành lập của chúng ta, họ cũng nhìn thấy sức mạnh của truyền thống luật tự nhiên của chúng ta.

Công đồng Baltimore cho biết: “Chúng ta coi việc thiết lập nền độc lập của đất nước chúng ta, việc định hình các quyền tự do và luật pháp của nó là công việc của Ơn Quan Phòng đặc biệt, những người lập ra nó 'xây dựng khôn ngoan hơn họ biết', có bàn tay của Đấng Toàn năng hướng dẫn họ.”

Các giám mục thậm chí còn tán thành một cách rõ ràng việc kỷ niệm ngày thành lập nước Mỹ, nói rằng chúng ta “phải giữ vững và củng cố các quyền tự do của đất nước chúng ta bằng cách giữ cho những ký ức cao quý của quá khứ luôn tươi mới và do đó gửi từ các gia đình Công Giáo của chúng ta vào đấu trường của đời sống công cộng không phải là những người theo đảng phái mà là những người yêu nước.”

Thứ ba, Vance nói, các giáo hoàng đã chia sẻ sự ngưỡng mộ to lớn của các ngài đối với các nguyên tắc sáng lập của nước Mỹ.

Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 1979, trong vòng một năm sau khi trở thành giáo hoàng, ngài đã nhân cơ hội này ca ngợi Tuyên ngôn Độc lập, nói rằng, “Trong các giá trị nhân bản và dân chính chứa đựng trong tinh thần của Bản Tuyên ngôn này, người ta dễ dàng nhận ra các mối liên kết mạnh mẽ với các giá trị tôn giáo và Kitô giáo căn bản.”

Ngài gọi các Nguyên tắc Sáng lập của Hoa Kỳ là “một thách thức cao quí đối với tất cả các thế hệ tương lai của Hoa Kỳ.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đưa ra quan điểm tương tự vào năm 2015 khi nói rằng: “Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố rằng tất cả đàn ông và đàn bà sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hóa ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng, và các chính phủ hiện hữu để bảo vệ và bênh vực những quyền đó. Những lời vang dội đó tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng ta ngày nay, ngay cả khi chúng đã truyền cảm hứng cho các dân tộc trên khắp thế giới đấu tranh cho quyền tự do được sống phù hợp với phẩm giá của họ.”

Karl Maurer: Ảnh hưởng của Thánh Robert Bellarmine đối với việc soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập

Chúng tôi chuyển ngữ toàn bộ bài báo của Karl Maurer về ảnh hưởng của Thánh Bellarmine đối với việc soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (nguyên văn xin đọc ở đây https://www.catholicculture.org/culture/library/view.cfm?id=6607)



Khi ngày 4 tháng 7 đến gần và quốc gia chuẩn bị kỷ niệm các quyền tự do cá nhân mà tổ tiên của chúng ta đã đặt ra cho chúng ta hai thế kỷ trước, những cái tên như Adams, Jefferson, Hamilton, Madison và Washington được ca ngợi một cách xứng đáng vì những đóng góp của họ cho nền tự do của chúng ta. Nhưng hầu hết người Công Giáo không biết các tác phẩm của Thánh Robert Bellarmine, SJ, (1542-1621) đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển các quyền của chúng ta, và ảnh hưởng này gián tiếp đến qua một trong những người bảo vệ chính của điều gọi là Thần Quyền của các vị vua, Robert Filmer.

Ở hầu hết các trường cao đẳng và trung học ở Mỹ, sự phát triển của luật Hiến pháp bắt đầu từ Hy Lạp và La Mã cổ thời dẫn đến các triết lý của Algernon Sydney (người bị xử tử vì tội phản quốc năm 1683) và John Locke. Không thể phủ nhận rằng Thomas Jefferson, tác giả của Tuyên ngôn Độc lập và George Mason, tác giả của Tuyên ngôn về Quyền của Virginia, đã rất quen thuộc với các học giả cổ điển và đương thời kể từ Aristốt trở đi. Và không phải là vô lý khi kết luận rằng họ quen thuộc với những nhà văn phản đối chủ quyền nhân dân và bảo vệ quyền lực tuyệt đối của các vị vua.

Một trong những cuốn sách như vậy được tìm thấy trong thư viện cá nhân của Jefferson (nay nằm trong Thư viện Quốc hội) là cuốn Patriarcha[Tổ phụ], của nhà thần học Thệ phản Robert Filmer, nhà thần học cung đình của Vua James I. Đây là một chuyên luận bảo vệ Thần Quyền của các vị vua, mà Jefferson rõ ràng là đã đọc vì lề của cuốn sách đầy những ghi chú của ông. (Tiêu đề đầy đủ của cuốn sách thực ra là Patriarcha: The Naturall Power of Kinges Defended Against the Unnatural Liberty of the People, By Arguments, Theological, Rational, Historical and Legall [Tổ phụ: Quyền lực tự nhiên của các vị vua được bảo vệ chống lại quyền tự do phi tự nhiên của nhân dân, bằng các lập luận, thần học, hợp lý, lịch sử và pháp lý]. Tất cả các tài liệu tham khảo đều thuộc ấn bản Cambridge Press năm 1991.)

Khía cạnh đáng lưu ý nhất của Patriarcha theo quan điểm Công Giáo là những trang đầu tiên đã làm mất uy tín và tấn công các bài viết của Thánh Robert Bellarmine, một trong những người bảo vệ tự do hùng hồn và sung mãn nhất mà Giáo Hội Công Giáo từng tạo ra. Theo thông lệ, các nhà văn giải quyết các tranh cãi về chính trị và tôn giáo bắt đầu cuốn sách của họ bằng cách trình bày kẻ thù của họ như một phản đề, trong trường hợp của Filmer là quan điểm của Thánh Bellarmine rằng quyền lực chính trị được trao cho người dân và các vị vua không cai trị bằng Thần quyền, nhưng thông qua sự đồng ý của người bị cai trị. Đây là một ý tưởng cấp tiến vào đầu những năm 1600, mặc dù ngày nay nó được chấp nhận rộng rãi.

Trong Patriarcha, Filmer trích dẫn trực tiếp Thánh Bellarmine như sau: "Chính quyền thế tục hoặc Dân sự (ông ấy nói) 'được thiết lập bởi con người; nó ở trong nhân dân trừ khi họ ban nó cho một Hoàng tử. Quyền lực này nằm cận kề trong Quần Chúng [Multitude], như trong chủ thể của nó; vì Quyền lực này nằm trong Thiên Luật, nhưng Thiên Luật không trao quyền này cho bất cứ con người đặc thù nào. Nếu Luật thực định (positive law) bị lấy đi, thì không còn lý do nào nơi quần chúng (những người bình đẳng) để người này thay vì người khác có thể cai trị mọi người khác. Quyền lực được trao cho quần chúng, cho một người, hoặc cho nhiều người hơn, bởi cùng một Định luật Tự nhiên; vì Khối thịnh vượng chung không thể thực thi Quyền lực này, do đó, nó nhất định phải trao nó cho một người hoặc một số người Rất ít. Tùy thuộc vào sự đồng thuận của quần chúng để tấn phong cho họ một vị vua hoặc các quan tòa khác, và nếu có lý do hợp pháp, quần chúng có thể thay đổi Vương quốc thành một nền quý tộc hoặc dân chủ' (Robert Bellarmine, Quyển 3 De Laicis [về các thường dân], Chương 4). Cho đến nay vẫn là trích dẫn Bellarmine; trong các đoạn bao gồm này, sức mạnh của tất cả những gì tôi đã đọc hoặc nghe, được tạo ra cho Quyền Tự do Tự nhiên của thần dân." (Patriarcha, trang 5.)

Hãy tưởng tượng những gì Jefferson hẳn đã nghĩ khi ông đọc những đoạn mở đầu của Patriarcha, một cuộc tấn công trực tiếp vào nền học giả Công Giáo La Mã của Thánh Bellarmine:

"Kể từ thời điểm nền thần học học đường (tức là các trường đại học Công Giáo) bắt đầu phát triển, đã có một ý kiến chung được duy trì bởi các nhà thần học cũng như bởi các người tìm tòi [divers] của những người có học khẳng định: 'Loài người tự nhiên được phú bẩm và sinh ra được tự do, thoát khỏi mọi sự khuất phục, và được tự do lựa chọn hình thức chính phủ mà mình muốn, và quyền lực mà bất cứ người nào có đối với người khác trước hết là bởi nhân quyền ban tặng theo quyết định của đa số.' Nguyên lý này lần đầu tiên được ủ ấp trong (các trường Đại học Công Giáo La Mã thời Trung cổ), và đã được tất cả phe duy giáo hoàng kế nhiệm phát huy cho nền thần học tốt đẹp. Các nhà thần học của cả các Giáo Hội cải cách cũng ủng hộ nó, và người dân thường khắp nơi cũng âu yếm tiếp nhận nó như có giá trị nhất đối với con người có máu có thịt, vì nó rộng rãi phân phối một phần tự do cho những người thấp hèn nhất trong quần chúng, những người tán dương tự do như thể đỉnh cao của hạnh phúc con người chỉ được tìm thấy trong đó - không bao giờ nhớ rằng khao khát tự do là nguyên nhân của sự sụp đổ của Ađam."

Chắc chắn Jefferson, sau khi đọc Filmer, hẳn đã có ấn tượng trước định nghĩa của Bellarmine về tự do cá nhân và chủ quyền nhân dân. Nó có thể gây ngạc nhiên cho một số người, nhưng một phân tích gần hơn các trước tác của Bellarmine và lịch sử Giáo Hội Công Giáo sẽ chứng minh rằng kể từ năm 1200 sau Công nguyên, Giáo Hội Công Giáo đã bảo vệ các quyền và tự do cá nhân, điều này cuối cùng dẫn đến việc bãi bỏ chế độ nô lệ, chế độ nông nô và sự trỗi dậy của chủ quyền nhân dân có hại cho các vị vua chuyên chế và quý tộc độc tài.

Đối với câu hỏi liệu hình thức chính phủ đương thịnh - chế độ quân chủ - có được thần thánh bảo vệ và tuyệt đối hay không, Thánh Bellarmine cho rằng hình thức chính phủ tốt nhất thực sự là "sự kết hợp" giữa chế độ quân chủ, quý tộc và dân chủ. Mặc dù không phổ biến vào thời điểm đó, nhưng ngài đã bảo vệ những nguyên tắc này, mà ngày nay chúng ta coi là nền tảng của quá trình dân chủ của chúng ta.

Các bài viết đồ sộ về chính trị của Bellarmine tiết lộ niềm tin của ngài rằng mỗi một trong ba hình thức chính phủ - quân chủ, quý tộc và dân chủ - đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng ngài nhấn mạnh rằng bất cứ "sự kết hợp" nào được người dân chấp nhận phải là "hữu ích nhất" đối với họ. Chế độ quân chủ, hay quyền lực tuyệt đối được trao cho một vị vua, hữu ích nhất trong thời kỳ biến động và bất ổn. Trong những trường hợp như vậy, có thể đó là cách duy nhất để người dân duy trì các quyền và đặc ân của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa thích các vị vua hơn chỉ vì có sự hỗn loạn trên trái đất. Bellarmine ngưỡng mộ tầng lớp quý tộc vì những đặc tính phân phối của nó, trong đó những người tốt nhất được ban cho quyền cai trị dựa trên thành tích của họ. Sự tiêu tán quyền lực này cũng có thể là một bất lợi và có thể dẫn đến hận thù truyền kiếp (feuding) hoặc chế độ đầu sỏ [oligarchy]. Trớ trêu thay, Bellarmine nhìn thấy ở Dân chủ một hình thức chính phủ tiềm năng thì tốt, nhưng lại cảnh cáo rằng một cách tiếp cận đơn giản hoặc thuần túy đối với nó sẽ dẫn đến chế độ quần chúng trị [mob-ocracy]. Ngài thường trích dẫn lời của Platông, người từng nói, "Ai có thể hạnh phúc khi sống dưới ý chí độc đoán của đám đông?"

Chính phủ tốt, bất kể dưới hình thức nào, đều có một số đặc điểm riêng biệt. "Tài sản đầu tiên của chính phủ tốt là trật tự. Sự phối hợp càng tốt, chính phủ càng tốt." Thánh Bellarmine nhận thấy chế độ quân chủ là tốt nhất để đảm bảo trật tự, bởi vì không có sự bất đồng giữa một người duy nhất cai trị, là nhà vua. Không phải ngẫu nhiên ngài tìm thấy trật tự lớn nhất trong Giáo hội phẩm trật Công Giáo, và hệ thống chỉ huy bắt nguồn từ Giáo hoàng. Thánh Bellarmine tìm thấy trật tự trong tầng lớp quý tộc, nhưng chỉ tới mức mọi người sẵn sàng phục tùng quyền lực của cấp trên. Hình thức chính phủ ít có khả năng bảo đảm trật tự nhất là chế độ dân chủ, "trong đó mọi công dân đều có điều kiện và thẩm quyền như nhau." Các thuộc tính khác của chính phủ tốt được xác định trong các bài viết của Thánh Bellarmine là hòa bình, sức mạnh, sự ổn định, quyền lực và khả năng hành động.

Trong De Laicis De Romanie Pontificus Ecclesiastica Monarchia [Về chế độ quân chủ trong Giáo Hội của Giám Mục Rôma], Thánh Bellarmine gợi ý rằng sự kết hợp giữa quyền lực của nhà vua và tầng lớp quý tộc là con đường hợp lý nhất để dẫn đến một chính phủ tốt. "Với sự hỗ trợ của những con người giỏi nhất của đất nước, vị quân chủ có thể thu lượm được sự cố vấn khôn ngoan. Vì một người không thể giám sát tất cả các bộ phận của nhà nước để thực hiện mọi nhiệm vụ của mình, để có mọi kiến thức, mọi thận trọng, mọi khôn ngoan, mọi tầm nhìn xa, mọi lời khuyên và phán đoán tốt nhất, vì thế (nên có) sự phân bổ quyền lực."

"Những người đứng đầu nhỏ này không nên được coi là đại diện hay chỉ là đại diện của một người đứng đầu tối cao (nhà vua), nhưng trong lãnh thổ của họ, họ là những người đứng đầu thực sự và tối cao. Chỉ trong một số quy định chung có tầm quan trọng quốc gia, họ mới tùng phục thẩm quyền cao hơn vì mục đích thống nhất, trật tự, sức mạnh và hợp tác. Các chi tiết nhỏ trong việc quản trị của họ, họ phải tự giải quyết theo điều kiện và nhu cầu của địa phương. Một hệ thống như vậy được tính toán để phát triển sự quan tâm, sáng kiến, tính độc đáo và tự phát biểu nhiều hơn."

Không bỏ qua nền Dân chủ, Thánh Bellarmine cho rằng không có việc qui định nào có thể xảy ra ngay từ đầu trừ khi nó được sự đồng ý của những người bị cai trị. Trong De Laicis, chúng ta thấy, "nếu người đứng đầu tối cao và những người đứng đầu thứ yếu giành được chức vụ không phải do cha truyền con nối mà do sự đồng ý của người dân, thì nền Dân chủ cũng tìm được sự đại diện của mình trong hình thức chính phủ hỗn hợp này." Thánh Bellarmine viết rằng sự đồng ý của người dân là cần thiết trước tiên để trao quyền lực chính trị hợp pháp cho bất cứ nhà cai trị đặc thù nào. Ngài nói rằng cũng có thể kháng cáo hoặc trưng cầu dân ý với người dân, đặc biệt nếu họ là bạo chúa.

"Do đó, một chính phủ hỗn hợp và hữu ích hơn sẽ: thứ nhất, chấp nhận một người đứng đầu tối cao và sở hữu tất cả những phẩm chất tốt đẹp của chế độ quân chủ, tức là trật tự, hòa bình, quyền lực, ổn định, hiệu năng; thứ hai, cung cấp những người đứng đầu nhỏ như thống đốc của các tỉnh, các nhà lập pháp và thẩm phán, những người một mặt sẽ hòa hợp với người đứng đầu tối cao và hỗ trợ việc phân bổ gánh nặng của chính phủ, mặt khác, đủ độc lập, nhưng với tư cách của chính họ, do đó làm cho các phẩm chất tốt nhất của một tầng lớp quý tộc thành khả hữu; thứ ba, chứa đựng các yếu tố dân chủ như vậy sẽ hợp lý bảo đảm cho Khối thịnh vượng chung chống lại những người cai trị không có khả năng và bảo đảm mức độ cao nhất cho quyền nhân dân, quyền tự do, sự chấp thuận, tự phát biểu, sự tham gia và phúc lợi."

Ở đây chúng ta có nền tảng chính trị của chính quyền tự trị, được diễn đạt ngắn gọn bởi một vị Hồng Y Công Giáo Rôma hai thế kỷ trước khi thành lập quốc gia của chúng ta. Trong thời đại mà hậu duệ của Henry VIII và những người hộ giáo Thệ phản của họ đang giải thích Thần quyền của các vị vua, Thánh Bellarmine bảo vệ một hình thức chính phủ tìm thấy những phẩm chất tốt đẹp trong chế độ quân chủ, quý tộc và dân chủ, đồng thời khẳng định đó là quyền của người dân để quyết định "sự kết hợp" mà theo đó họ sẽ được cai trị.

Trong cuốn Democracy and Bellarmine [Dân chủ và Bellarmine], Cha John Rager nhận xét: "Loại chính phủ tốt nhất là chính phủ phục vụ tốt nhất cho số lượng người đông đảo nhất; là chính phủ phân phối các cơ hội và của cải trên trái đất này một cách công bằng và hợp lý tùy theo nhu cầu và khả năng khác nhau của con người; là chính phủ kích thích nguồn năng lực và các nguồn lực tiềm ẩn của nhân cách cá nhân; là chính phủ duy trì trật tự, hòa bình, hạnh phúc và tự do trong nước, và bằng hiệu năng, sức mạnh và sự bền bỉ của nó, truyền cảm hứng cho sự tôn trọng ở nước ngoài; là chính phủ, cuối cùng, không gây trở ngại nào cho con đường định mệnh vĩnh cửu của con người."

Tiền đề cơ bản trong trước tác của Thánh Bellarmine về chính phủ là người dân có quyền tự trị, tất cả đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa, họ có chủ quyền nhân dân. Một cách nhìn khác là xem xét nền tảng của những người theo thuyết Thần quyền, những người tin rằng nhà vua có được quyền lực trực tiếp từ Thiên Chúa, và ông ta cai trị như cha cai quản con. Filmer đã đi xa hơn khi nói rằng khi thực hiện các nghĩa vụ vua chúa của mình, "nhà vua không thể làm gì sai." Ngoài ra, những quyền này là di truyền, như trường hợp trong Kinh thánh. Nhà vua chỉ chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa và mọi sự chống đối đều bị trừng phạt bằng những cách mà nhà vua thấy phù hợp. Filmer và những người biện hộ cho Thần Quyền khác đã chỉ chọn những trích dẫn nào trong Kinh thánh có thể hỗ trợ cho các quan điểm này (Thí dụ: "Các vị vua trị vì do Ta", Châm ngôn, VIII và "Hãy tôn vinh các vị vua", Phêrô II.)

Thánh Bellarmine đồng ý rằng mọi quyền lực đều phát xuất từ Thiên Chúa, nhưng coi mỗi quốc gia là một đơn vị chính trị bao gồm các linh hồn cá thể, mỗi người do bản chất của họ là những sáng tạo tự do và bình đẳng của Thiên Chúa. Được tự do và bình đẳng, không ai có ít hay nhiều quyền cai trị hơn người khác, nhưng vì sự sống còn phụ thuộc vào một loại chính phủ tốt và có trật tự nào đó, nên sự cần thiết của một số loại chính quyền dân sự là cố hữu trong bản chất của xã hội. Vì được Thiên Chúa linh hứng rằng đàn ông và đàn bà nên thành lập các cộng đồng, và do đó cần có chính phủ, nên điều hợp lý là các thành viên của xã hội đó nên xác định ai là người cai trị họ với tư cách các cá nhân. Quyền lực chính trị có thể phát xuất từ Thiên Chúa, nhưng ai thi hành quyền lực đó là ý muốn của người dân.

Khi chúng ta kỷ niệm nền tự do của mình vào ngày 4 tháng 7 này, người Công Giáo ở Mỹ nên tự hào về Đức Hồng Y Robert Bellarmine và những đóng góp của ngài cho nền tự do của chúng ta. Các tác phẩm đồ sộ của ngài cho thấy một con người dấn thân cho Thiên Chúa và quan niệm về chính phủ nhân dân 200 năm trước khi thành lập quốc gia của chúng ta, vào thời điểm mà sự thù địch đối với Công Giáo và chính phủ tự trị đang lên đến đỉnh điểm. Ngài bảo vệ và phổ biến các nguyên tắc của chính quyền tự trị, ủng hộ quyền lực miễn là nó không phải là chế độ chuyên chế, bảo vệ quyền tự do thay vì phóng túng, và qua sự ghét bỏ, ngài đã truyền cảm hứng cho những người chủ trương Thần quyền, đã truyền đạt những ý tưởng đó cho những người cha lập quốc của chúng ta.

Thánh Bellarmine có ảnh hưởng như thế nào đối với những người sáng lập và quyền của chúng ta với tư cách là những người Mỹ tự do? So sánh trước tác của Thánh Bellarmine vào đầu những năm 1600 — như được truyền đạt tới những người sáng lập thông qua các nhà phê bình của ngài như Filmer — với Tuyên ngôn Nhân quyền Virginia của George Mason và Tuyên ngôn Độc lập ) của Thomas Jefferson, do Cha John Rager chuẩn bị trong Democracy and Bellarmine, và rút ra kết luận của riêng bạn.

Về Nguồn gốc của Quyền lực Chính trị:

Thánh Bellarmine: "Quyền lực chính trị bắt nguồn từ Thiên Chúa. Chính phủ được du nhập bởi thiên luật nhưng thiên luật không trao quyền này cho một người đặc thù nào." De Laicis, Ch. VI.

Tuyên ngôn Nhân quyền Virginia: "... Quyền lực đó là do THIÊN CHÚA và THIÊN NHIÊN ban cho người dân."

Tuyên ngôn Độc lập: "Họ (nhân dân) được Tạo hóa ban cho một số quyền bất khả chuyển nhượng."

Về nguồn gốc của chính phủ:

Thánh Bellarmine: "Con người phải được cai trị bởi một ai đó, kẻo họ sẵn sàng bị diệt vong. Con người không thể sống cùng nhau mà không có ai đó quan tâm đến lợi ích chung. Xã hội phải có quyền lực để bảo vệ và gìn giữ chính nó." De Laicis, Ch. VI.

Tuyên ngôn Nhân quyền Virginia: "Chính phủ đang hoặc phải được thành lập vì lợi ích chung, bảo vệ và an ninh của người dân, quốc gia hoặc cộng đồng."

Tuyên ngôn Độc lập: "Để đảm bảo các quyền này (Sống, Tự do và Mưu cầu Hạnh phúc), các chính phủ được thành lập giữa những con người."

Về quyền lực của nhân dân:

Thánh Bellarmine: "Sức mạnh này nằm cận kề nơi toàn bộ quần chúng như trong chủ thể của nó,." De Laicis, Ch. VI. "Bản thân người dân, một cách cận kề và trực tiếp, nắm giữ quyền lực chính trị miễn là họ chưa chuyển giao quyền lực này cho một vị vua hoặc người cai trị." De Clericis[về các giái sĩ], Ch. VII. "Chính khối thịnh vượng chung không thể thực hiện quyền này, do đó, nó được giúp đỡ trong việc chuyển nó cách nào đó cho một người hoặc một số ít người.” De Laicis, Ch. VI.

Tuyên ngôn Nhân quyền Virginia: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”

Tuyên ngôn Độc lập: "Các chính phủ được thành lập giữa những con người, có được quyền lực của họ từ sự đồng ý của những người được cai trị."

Về việc mọi người sinh ra tự do và bình đẳng

Thánh Bellarmine: "Trong khối thịnh vượng chung, tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng." De Clericis, Ch. VII. "Không hề có lý do tại sao giữa những người bình đẳng, người này nên cai trị hơn người khác." De Laicis, Ch. VI.

Tuyên ngôn Nhân quyền Virginia: "Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và độc lập như nhau" ban đầu được viết như thế, nhưng theo hội nghị được đổi thành "Mọi người, từ bản chất, đều tự do và độc lập như nhau."

Tuyên ngôn Độc lập: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng."

Về Thần Quyền cho Cách Mạng và Quyền Tự Quyết

Thánh Bellarmine: "Vì lý do chính đáng, người dân có thể thay đổi chính phủ thành chế độ quý tộc hoặc chế độ dân chủ hoặc ngược lại." De Laicis, Ch. VI. "Việc đặt lên mình một vị vua, cố vấn hoặc quan tòa đều phụ thuộc vào sự đồng ý của con người." De Laicis, Ch. VI.

Tuyên ngôn Nhân quyền Virginia: "Khi chính phủ không mang lại lợi ích chung, đa số người dân có quyền thay đổi nó."

Tuyên ngôn Độc lập: "Bất cứ khi nào bất cứ hình thức chính phủ nào trở nên phá hoại những mục tiêu này, thì chính Quyền của Nhân dân sẽ thay đổi hoặc bãi bỏ nó, và thành lập một chính phủ mới... Sự thận trọng khôn ngoan, thực sự, sẽ cho thấy rằng các chính phủ đã được thành lập từ lâu không nên thay đổi vì những nguyên nhân nhỏ nhẹ và thoáng qua."

Chúa phù hộ nước Mỹ. Lạy Thánh Robert Bellarmine, cầu cho chúng con.

Thư mục

Patriarcha: The Naturall Power of Kinges Defended Against the Unnatural Liberty of the People, By Arguments, Theological, Rational, Historical and Legall. 1991, Cambridge Press edition [Tổ phụ: Quyền lực tự nhiên của các vị vua được bảo vệ chống lại quyền tự do phi tự nhiên của người dân, bằng các lập luận, thần học, hợp lý, lịch sử và pháp lý. 1991]

The Virginia Declaration of Rights and Cardinal Bellarmine, Gallaird Hunt, Washington, DC. [Tuyên ngôn Nhân quyền Virginia và Hồng Y Bellarmine]

The Origin of Sound Democratic Principles in Catholic Tradition, Moorehouse Millar, S.J. [Nguồn Gốc Của Các Nguyên Tắc Dân Chủ Lành Mạnh Trong Truyền Thống Công Giáo]

Democracy and Bellarmine, Rev. John Rager, S.T.D., 1926. [Dân chủ và Bellarmine]
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giám Mục Lambert De La Motte Đến Thăm Họ Đạo Có Tên Lâm Thuyền Hoặc Làm Thuyền ?
Nguyễn Văn Nghệ
09:45 04/07/2023
Giám Mục Lambert De La Motte Đến Thăm Họ Đạo Có Tên Lâm Thuyền Hoặc Làm Thuyền?

Trong tác phẩm “Giáo phận Qui Nhơn qua dòng thời gian” của Ban biên soạn lịch sử Giáo phận có nhắc đến sự kiện Giám mục Pierre Lambert de la Motte lên đường đến Đàng Trong lần thứ nhất vào năm 1671: “…Một trong các linh mục người Việt được sai đi báo tin cho một số tín hữu cốt cán và sáng hôm sau cha ấy đã trở ra thuyền cùng với một thầy giảng lớn tuổi, một thầy giảng trẻ và hai người khác nữa từ một làng có tên là Lâm Thuyền (…) Đêm 01 tháng 09, Đức cha cùng với hai cha Mahot và Vachet ăn mặc như người Việt đã đặt chân lên Lâm Thuyền bên bờ biển sau khoảng 2 tháng hành trình từ Xiêm. Đây là một họ đạo có hơn 800 tín hữu, kẻ trước người sau họ đến nhận phép lành từ Đức cha”[1]

Địa danh Lâm Thuyền được Ban Biên soạn Lịch sử Giáo phận Qui Nhơn chú thích: “Đây là địa danh được ghi trong thư chữ Nôm của linh mục và thầy giảng ở Lâm Thuyền gửi Đức cha năm 1676. Còn trong ký sự của cha Vachet thì ghi là Lam Thuyen. Có tài liệu giải thích là “Làm Thuyền”. Có tài liệu gọi là Xóm Thuyền. Địa danh này có lẽ là giáo xứ Chợ Mới thuộc Giáo phận Nha Trang ngày nay. Gọi là Xóm Thuyền hay Làm Thuyền vì dân ở đó làm nghề đánh cá và đồ gốm, nên họ làm thuyền để đánh cá và để chở đất sét từ Bình Cang về. Sau này được đổi tên là Chợ Mới có lẽ vì tại đây có một cái chợ nhỏ, sau đó xây một chợ mới lớn hơn, từ đó người ta gọi chợ này là chợ mới và họ đạo cũng được gọi là Chợ Mới thay tên Xóm Thuyền hay Lâm Thuyền”[2].

Ngoài ra địa danh Lâm Thuyền còn xuất hiện trong tác phẩm “Giáo phận Qui Nhơn qua dòng thời gian” ở các trang 125, 144, 145, 152, 154, 156, 157, 158.

Địa danh Lam thuyen xuất hiện trong Documents Historiques I (1658-1728) của Adrien Launay ở các trang 170, 176, 264, 396 và trong Documents Historiques II (1728-1771) ở các trang 74, 75, 97, 132, 135, 140, 143, 146, 171, 186, 195, 263, 278, 279, 281, 378[3].

Ngoài ra cũng trong Documents Historiques II (1728- 1771) cũng xuất hiện địa danh Lam tuyen ở các trang 9, 86, 190.

Trong Journal de Mgr Lambert de la Motte: 1674-1678, trang 208 ghi lại sự kiện Giám mục đến Đàng Trong lần 2 năm 1676: “On est arrivé à la barre de Nha Tram sur les 7 heures du matin; aussitôt Mr Mahot est allé à terre, à Lam Tuyen, chez Mr Bouchard, qui n’en est éloigné que d’une bonne heure de chemin” (Chúng tôi đến mỏm đá ngầm Nha Tram[4] vào lúc 7 giờ sáng. Ông Mahot liền đi bộ đến nhà ông Bouchard ở Lam Tuyen, nơi này chỉ cách xa đúng một giờ đi đường). Nhưng sau đó (trang 209) lại ghi Lam Thuyen: “On a résolu du consentement des habitants du village de Lam Thuyen de faire l’etablissement de la communauté de vierges proche de l’église” (Chúng tôi đã quyết định với sự đồng thuận của dân làng Lam Thuyen, về việc thành lập cộng đoàn các trinh nữ bên cạnh nhà thờ)

Nhiều người cho rằng các giáo sĩ phương Tây không thể đọc chữ “h” trong Làm Thuyền được nên viết thành Lam Tuyen. Riêng ở trang 97 ghi: “Avant que de quitter Lem-tuyen (septembre 1740) nous chantâmes un office solennel pour le repos de l’âme de M. de Carbon”[5](Trước khi rời khỏi Lem-tuyen (tháng 12/1740) chúng tôi dâng lễ trọng cầu nguyện cho linh hồn ngài de Carbon). Linh mục de Carbon từ trần ngày 6/12/1739 trong vùng Nha Trang[6].

Trong Documents Historiques III ghi lại lá thư của linh mục Lavoué gởi cho linh mục Letondal 29/5/1794 khi đang coi sóc giáo xứ mà nay gọi là Chợ Mới (Nha Trang): “Le 28 avril, l’armée de mer parut à l’entrée du port de Nha- trang.

J’étais alors occupé à confesser les enfants de Lam- toun, chrétienté tout proche la mer; le lendemain 29, ils eurent le bonheur de faire leur première communion.

M. Boisserand que j’avais invité à venir m’aider la leur donna; il y eut un petit repas qui fut suivi de la rénovation de voeux du baptême”[7] (Ngày 28/4 Thủy quân Tây Sơn xuất hiện ở cửa cảng Nha Trang. Lúc ấy tôi đang bận cho các trẻ em ở Lam Toun xưng tội, một giáo xứ sát biển. Ngày hôm sau 29/4 chúng nó có diễm phúc được làm lễ ban Thánh thể đầu tiên trong đời. Ông Boisserand mà tôi mời đến giúp tôi làm lễ ấy có một bửa cơm sau lễ cầu rửa tội lại)[8].

Cũng cùng một địa điểm nhưng các giáo sĩ phương Tây không thống nhất cách ghi, có vị thì ghi Lam Tuyen, có vị thì ghi Lam Thuyen, Lem Tuyen, Lam Toun, người đời sau lại suy diễn ra là Lâm Thuyền, Làm Thuyền.

Trong An Nam đại quốc họa đồ của Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 thì ở Bình Hòa trấn[9] về phía đông nam của họ đạo Bình Cang là họ đạo Lâm Toàn.

Theo Địa bạ Gia Long năm 1811 làng Ngọc Hội hiện nay (nơi có giáo xứ Chợ Mới, thuộc xã Vĩnh ngọc, thành phố Nha Trang) chính là thôn là thôn Lâm Toản (Toản trong chữ Hán thuộc bộ Kim nghĩa là cái khoan, cái dùi). Cùng viết một chữ Hán như nhau nhưng khi phiên âm và phát âm sang tiếng Việt là Lâm Toản hoặc Lâm Toàn đều đúng cả[10]. Trong Luận ngữ câu 10, thiên Tử Hãn, chương IX Nhan Uyên đã ca ngợi đạo của thầy mình là Khổng tử: “Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu” (Càng trông lên càng thấy cao, càng dùi vào thì biết là càng kiên cố, mới nhìn thấy trước mặt, bỗng hiện lại sau lưng).

Đôi khi địa danh được người địa phương đọc trại (trệch) âm. Ví dụ địa danh Phú Vang (Thừa Thiên- Huế), Hòa Vang (Đà Nẵng) nếu phát âm đúng theo mặt chữ Hán sẽ là Phú Vinh, Hòa Vinh. Cũng vậy chữ Toàn người dân địa phương phát âm thành Tuyền. Ví dụ : “Tinh toàn” phát âm thành “Tinh tuyền”; Con vật dùng để cúng tế thần linh phải là con vật “toàn một sắc lông” (không được loang lổ) thì lại gọi “tuyền một sắc lông”, “con vật đen tuyền”. Trong Khổng học đăng, cụ Phan Bội Châu không bao giờ dùng chữ “toàn” mà chỉ dùng chữ “tuyền” mà thôi.

Địa danh Lâm Toản (Lâm Toàn) được các giáo sĩ phương Tây ghi thành Lam Toun. Dân địa phương không phát âm là Lâm Toản hoặc Lâm Toàn mà phát âm tiếng Việt và viết chữ Hán là Lâm Tuyền. Trong lá thư bằng chữ Hán của những người Kitô hữu Đàng Trong gởi cho Đức Giáo tông Clément X năm 1676 (Lettre des chrétiens de Cochinchine au souverain Pontife Clement X), có tên thánh và tên của một số giáo dân đại diện một số khu vực như khu vực: Quảng Ngãi phủ; Nha Trang phủ[11] thánh đường Lâm Tuyền; Dinh Cát; Quảng Bình phủ.

Thôn Lâm Toản thời Gia Long nằm trong địa bàn thuộc[12] Hà Bạc, phủ Diên Khánh, trấn Bình Hòa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã tóm tắt địa bạ thôn Lâm Toản vào năm 1811:

-“LÂM TOẢN thôn (xứ Gò Gốm, Gò Dê, Gò Gạch, Cây Me, Biên Sơn[13])

-Đông giáp sông.

-Tây giáp thôn Hoa Nông[14] và xã Xuân Sơn Thượng[15].

-Nam giáp thôn Hoa Nông và sông.

-Bắc giáp thôn Hội An[16] và núi

-Toàn diện tích 63 mẫu

Công điền 5 mẫu 3 sào

-Thực trưng 3 sào

- Lưu hoang 5 mẫu

.Tư điền 1 mẫu 9 sào

.Tư thổ 49 mẫu

.Mộ địa 4 mẫu 6 sào (2 khoảnh)

-Sông 1 dải 284 tầm”[17]

Sau đó thôn Lâm Toản được đổi tên thành Ngọc Toản. Hiện ở tại miếu Tiền hiền đình Ngọc Hội còn lưu giữ tấm bia đá năm Canh Thân (1860). Năm chữ đầu của tấm bia ghi: “Ngọc Toản thôn bi ký”

Bản đồ Mission de la Cochinchine Orientale của Adrien Launay xuất bản năm 1889 có ghi tên họ đạo Ngọc Toản (chưa xuất hiện địa danh Chợ Mới). Sự thực dưới thời Đồng Khánh (1886-1888) thôn Ngọc Toản đã được đổi thành Ngọc Hội rồi! Thôn Ngọc Hội thuộc tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh[18]

Như vậy những địa danh Lam-tuyen, Lam-thuyen, Lem- tuyen, Lam-toun là do các giáo sĩ phương Tây ghi thiếu dấu hoặc ghi sai, còn Lâm Thuyền, Làm Thuyền, Xóm Thuyền là do những nhà nghiên cứu Việt Nam gần đây suy diễn ra. Đúng tên của nó là Lâm Toản hoặc Lâm Toàn nhưng dân địa phương gọi là Lâm Tuyền.

Nguyễn Văn Nghệ

Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

Chú thích:

[1][2]- Ban biên soạn lịch sử giáo phận, Giáo phận Qui nhơn qua dòng thời gian, Nxb Antôn& Đuốc Sáng, t. 122.

[3]- Archives des Missions Étrangères, Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 par Adrien Launay, Documents Historiques I 1658-1728/ Documents Historiques II 1728-1771/ Documents Historiques III 1771-1823, Paris, Anciennes Maisons Charles Douniol et Retaux, P. Tequi, Successeur, 82, rue Bonaparte (Quyển I xb 1923, Quyển II xb 1924, Quyển III xb 1925)

[4]- Nha Tram chính là Nha Trang. Journal de Mgr… trang 209 ghi: “L’après midi on a mouillé au port de Camaran qui est le dernier de la province de Nha Tram” (Vào buổi xế, chúng tôi đã thả neo ở hải cảng Camaran, đây là hải cảng cuối cùng của tỉnh Nha Tram). Hải cảng Camaran chính là Cam Ranh.

[5][6]- Documents Historiques II 1728-1771, p. 97, 96

[7]- Documents Historiques III 1771- 1823, p. 233

[8]- Bản dịch Những người bạn cố đô Huế B.A.V.H Tập XIII, 1926, Nxb Thuận Hóa, t.337

[9]- An Nam đại quốc họa đồ vẽ trước năm 1832 cho nên còn ghi đơn vị hành chánh “trấn”. Năm 1832 vua Minh Mạng phân hạt lại, đổi trấn Bình Hòa làm tỉnh Khánh Hòa.

[10]- Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Nxb Đà Nẵng, t. 654

- Trần Văn Chánh, Từ điển Hán Việt Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nxb Trẻ 2086-2087

[11]- Documents Historiques I 1658-1782, p. 196

- Trước năm 1690 vùng đất Khánh Hòa hiện nay chỉ có 2 phủ là phủ Thái Khang (gồm 2 huyện Quảng Phước và Tân Định) và phủ Diên Ninh (gồm 3 huyện Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu), không có phủ nào mang tên Nha Trang. Thôn Lâm Tuyền thuộc huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Ninh.

[12]- Thuộc là một đơn vị hành chính xưa, tương đương cấp tổng. Tháng 4 năm Bính Ngọ (1726) “Sai ký lục Chính Dinh là Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ xứ Quảng Nam, định rõ chức lệ cho các thuộc mới lập. buổi quốc sơ mở mang bờ cõi, dựng lập phủ huyện, hễ những nơi gần núi, ven biển thì lập làm thuộc, phủ Thăng Hoa 15 thuộc, phủ Điện Bàn 4 thuộc, phủ Quảng Ngãi 4 thuộc, phủ Qui Ninh 13 thuộc, phủ Phú Yên 38 thuộc, phủ Bình Khang 20 thuộc, phủ Diên Ninh 14 thuộc, phủ Bình Thuận 20 thuộc, mỗi thuộc đều lấy những thôn, phường, nậu, man lẻ tẻ hợp lại (nậu nghĩa là làm cỏ ruộng, tục gọi đám đông người là nậu, ý là hợp nhiều người để làm ruộng; man nghĩa là lan man ra, phàm những chỗ nhà ở liền nhau thì gọi là man) nhưng chưa có lệ đặt chức dịch. Đến bây giờ chúa cho chiếu theo hộ tịch nhiều ít, phàm thuộc có 500 người trở lên thì đặt một người cai thuộc, một người ký thuộc, 450 người trở xuống thì đặt một ký thuộc, 100 người thì đặt một tướng thần” (Đại Nam thực lục tập 1, Nxb Giáo dục, t. 140-141).

Đến tháng 5 năm Đinh Hợi (1827) “Đổi các thuộc từ Thừa Thiên trở vào Nam đến Bình Hòa làm tổng, cho thuộc các huyện sở hạt. Trước đây thuộc vẫn là thuộc, không lệ thuộc vào huyện, đến bây giờ mới sai xét theo địa thế nơi nào gần tiện thì đổi lệ vào” (Đại Nam thực lục tập 2, Nxb Giáo dục, t. 618)

[13]- Xứ Gò Gốm nay là thôn Lư Cấm, phường Ngọc Thảo, Nha Trang; Xứ Gò Dê, nay là khu vực giáo xứ Ngọc Thủy, phường Ngọc Thảo, Nha Trang; Xứ Biên Sơn là khu vực Suối khoáng tắm bùn Tháp Bà, thuộc bờ bắc sông Cái Nha Trang.

[14][15][16]- Thôn Hoa Nông nay là thôn Phú Nông, xã Vĩnh Ngọc; xã Xuân Sơn Thượng, nay là thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc; còn thôn Hội An chưa xác định được.

[17]- Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Khánh Hòa, Nxb TP.HCM, t. 256

[18]- Bản đồ này vẽ trước thời vua Đồng Khánh (1886-1888), bởi trong Đồng Khánh địa dư chí tập II, Nxb Thế Giới, 2003 trang dịch 1633, trang chữ Hán 1645 không còn tên Ngọc Toản thôn mà chỉ có Ngọc Hội thôn.
 
VietCatholic TV
Kyiv loan tin vui chiến thắng. Prigozhin tái xuất hiện, hứa hẹn nhiều pha hấp dẫn. Bạn Putin đột tử
VietCatholic Media
03:40 04/07/2023


1. Ukraine cho biết họ đã chiếm lại hơn 37km vuông lãnh thổ từ Nga trong tuần qua

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 3 tháng Bẩy, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Ukraine tuyên bố đã chiếm lại 9 km vuông lãnh thổ ở phía đông và 28,4 km vuông ở phía nam trong tuần qua, tổng cộng hơn 37 km vuông.

Trong bản cập nhật mới nhất hôm thứ Ba, cô cho biết giao tranh ác liệt đang diễn ra ở phía đông với lực lượng Ukraine tiến công theo hướng Bakhmut và Nga tấn công các hướng Lyman, Avdiivka và Maryinka.

Maliar nói: “Đối phương đang cố gắng buộc quân đội của chúng ta rời khỏi vị trí của chúng, nhưng đang nhận được một sự cự tuyệt xứng đáng.”

Cô nói thêm rằng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công ở phía đông, trong khi Ukraine tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công ở phía nam, trong các khu vực Melitopol và Berdiansk.

Theo Maliar, “quân xâm lược đã tiến hành các hoạt động tấn công ở các khu vực Novodarivka, Pryiutne; Novodanylivka, Robotyne; Novosilka, Staromayorske. Quyền kiểm soát các vị trí có thể bị mất và lấy lại hai lần trong một ngày.”

Cô cho biết tổng diện tích giải phóng ở miền Nam cho đến nay là 158,4 km vuông.

Tại chiến trường thành phố Bakhmut, Lực lượng Dù Ukraine đã phá hủy một kho đạn mới được chuyển đến và dỡ xuống của quân xâm lược Nga.

Thứ trưởng Hanna Maliar: “Do sự phối hợp của pháo binh và trinh sát của lính dù, đối phương đã mất một lượng lớn đạn dược.”

Tại chiến trường Berdiansk, Lữ đoàn 36 Thủy Quân Lục Chiến được đặt theo tên của Chuẩn đô đốc Mykhailo Bilynsky đã phá hủy một máy bay trực thăng tấn công Ka-52 của Nga bằng hệ thống hỏa tiễn chống tăng Javelin ở khu vực Berdiansk.

Trong 24 giờ qua, 600 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 5 xe tăng, 11 xe thiết giáp, 32 hệ thống pháo, 4 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một hệ thống phòng không, 1 máy bay trực thăng, và 18 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 4 Tháng Bẩy, 230.260 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.057 xe tăng, 7.899 xe thiết giáp, 4.220 hệ thống pháo, 641 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 391 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 309 máy bay trực thăng, 3.573 máy bay không người lái, 1.264 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.834 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 590 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Bản đồ phản công của Ukraine cho thấy quân Ukraine tiến nhanh gần Bakhmut

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Counteroffensive Map Shows Zelensky's Forces Advance Near Bakhmut”, nghĩa là “Bản đồ phản công của Ukraine cho thấy các lực lượng của Zelenskiy tiến gần Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Ukraine cho biết hôm thứ Hai rằng họ đang tiến gần thành phố Bakhmut của Donetsk trong cuộc phản công chống lại các lực lượng xâm lược của Nga trong một đánh giá trùng khớp với bản đồ mới nhất về các hoạt động của Ukraine.

Tài khoản Twitter War Mapper, nơi cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày về tình trạng lãnh thổ trong cuộc chiến Nga-Ukraine, đã tweet một hình ảnh vào thứ Hai cho thấy quân đội Ukraine đã tiến lên và “đánh chiếm các vị trí mà Nga đã chiếm được ở phía tây nam Bakhmut”.

Hanna Maliar, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết các lực lượng của Kyiv đã tiến về phía Bakhmut. Cô nói thêm rằng quân đội Ukraine đang tiếp tục các chiến dịch tấn công thành công vào Melitopol và Berdiansk ở tỉnh Zaporizhzhia. Các lực lượng của Kyiv cho đến nay đã giải phóng tổng cộng 158,4 km vuông, trong đó có 37 km vuông trong tuần qua.

Maliar cũng cho biết có các hoạt động tấn công và phòng thủ của Ukraine ở chiến tuyến phía đông, với các lực lượng Nga tiếp tục tiến về phía Lyman, Avdiivka và Mariinka, nơi họ vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ quân đội của Kyiv.

Hôm Chúa Nhật, Đại tá Serhiy Cherevaty, Phát ngôn nhân của Nhóm Lực lượng Miền Đông Ukraine, nói rằng các lực lượng Ukraine đang tiến công ở hai bên sườn xung quanh Bakhmut, nhưng không nói rõ chính xác địa điểm.

Trong khi đó, các lực lượng Ukraine được cho là đã tiến hành các hoạt động ở 6 khu vực của mặt trận và đạt được một số lợi ích trong số đó, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW.

Bộ Quốc phòng Nga và các nguồn tin khác của Nga cho biết những lợi ích này bao gồm hướng Lyman, trong khu vực Bakhmut, dọc theo mặt trận Thành phố Avdiivka-Donetsk, ở phía tây tỉnh Donetsk, trên biên giới giữa các tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk, và ở phía tây Zaporizhzhia Oblast, ISW đã báo cáo vào hôm Chúa Nhật.

Một blogger người Nga nói thêm rằng quân đội Ukraine đã giành được thắng lợi gần Klishchiivka, cách Bakhmut khoảng 6km về phía tây nam.

ISW cũng đã viết vào hôm Chúa Nhật rằng các nguồn tin của Nga đã mô tả các động thái của Kyiv “là các hoạt động chiến thuật nhỏ hơn so với các hoạt động phản công trước đó của Ukraine”.

Newsweek đã gửi email cho Bộ Quốc phòng Ukraine để bình luận.

Bakhmut là nơi xảy ra giao tranh ác liệt trong nhiều tháng, với những nỗ lực ban đầu của Mạc Tư Khoa có sự tham gia của quân đội từ Nhóm lính đánh thuê Wagner do Yevgeny Prigozhin lãnh đạo, người hồi tháng 5 tuyên bố rằng thành phố đã bị chiếm.

Prigozhin, người từng là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã nổi dậy vào ngày 24 tháng 6 chống lại nhà lãnh đạo Nga và Bộ Quốc phòng sau khi chỉ trích họ trong nhiều tháng về hoạt động quân sự của Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến ở Ukraine.

Anh ta đã cố gắng lãnh đạo một cuộc nổi dậy của lính đánh thuê chống lại chính phủ Nga bằng cách tiến về Mạc Tư Khoa, nhưng những nỗ lực đó đã bị khựng lại ngay sau đó khi quân đội của anh ta quay trở lại trại dã chiến của họ sau khi đồng minh hàng đầu của Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, đàm phán các bước giảm căng thẳng. Là một phần của các bước đó, Prigozhin sẽ bị đày đến Belarus.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lần đầu tiên công khai nói về cuộc nổi dậy, nói rằng hành động khiêu khích “không ảnh hưởng” đến các đơn vị quân đội Nga.

“Các binh sĩ đã dũng cảm và quên mình tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao,” ông nói, theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti.

3. Quan chức được Nga hậu thuẫn nói tình hình “căng thẳng” ở Zaporizhzhia khi Ukraine đẩy mạnh phản công

Thống đốc vùng Zaporizhzhia do Nga bổ nhiệm ở đông nam Ukraine cho biết tình hình ở tiền tuyến là “căng thẳng” khi Ukraine tiếp tục đẩy mạnh các cuộc phản công, từ từ giành lại lãnh thổ.

Yevgeny Balitsky, tên phản bội, cho biết người Ukraine đang thực hiện “các cuộc tấn công hàng ngày” vào các vị trí của Nga.

Yevgeny Balitsky nói: “Đối phương đang tiến lên,” đồng thời, tuy là người Ukraine, tên phản bội hào hứng tuyên bố rằng “dựa trên ước tính sơ bộ” Ukraine “đã mất hơn 20.000 nhân sự”.

Ukraine chưa bình luận về thương vong quân sự. CNN không thể xác minh độc lập tuyên bố của Balitsky.

Balitsky kêu gọi mọi người “giữ bình tĩnh” và trấn an họ rằng lực lượng phòng thủ của Nga “rất mạnh”.

4. Quân đội Ukraine cho biết Nga đã triển khai hơn 180.000 quân tới 2 mặt trận lớn

Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết hơn 180.000 binh sĩ Nga đã được triển khai tới hai mặt trận lớn phía đông.

“Hơn 180.000 binh lính Nga đã được triển khai trên khắp khu vực trách nhiệm của Cụm lực lượng phía Đông. Mặt trận Lyman-Kupyansk dài hơn, đó là lý do tại sao đối phương đang tập trung lực lượng của họ ở đó” Ông nói thêm rằng có “hơn 120.000 đối phương trên hướng Lyman-Kupyansk vào lúc này”.

Cherevatyi gọi đó là “một nhóm khá mạnh mẽ.” Ông cho biết nó bao gồm “các đơn vị Dù và Súng Trường Cơ Giới, các đơn vị của lực lượng dự bị quân đội chiến đấu Bars, lực lượng lãnh thổ” và các đại đội tấn công Storm Z mới, mà ông cho biết đã tuyển dụng những người có tiền án.

Cherevatyi nói rằng có khoảng 50.000 quân Nga ở mặt trận Bakhmut.

Các thành phố Lyman và Kupyansk cách nhau khoảng 100 km, ở phía bắc Bakhmut trên mặt trận phía đông của Ukraine.

Trong khi đó, Hanna Maliar, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, thông báo các vụ đụng độ thường xuyên xảy ra gần Bakhmut. “Tình hình đang thay đổi rất nhanh chóng,” Maliar nói “Quyền kiểm soát các vị trí có thể bị mất và lấy lại hai lần trong một ngày.”

Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy Lực lượng Lục quân Ukraine, đã lặp lại những bình luận của Thứ trưởng Hanna Maliar trong một cuộc phỏng vấn với Ukrainska Pravda, một tờ báo trực tuyến của Ukraine.

“Đối phương đang cố gắng di chuyển các đơn vị đến những hướng nguy hiểm nhất để phản công, cố gắng làm mất ổn định tình hình, gây tổn thất cho Ukraine và làm gián đoạn hậu cần của lực lượng phòng thủ,” Syrskyi nói, đồng thời cho biết thêm rằng “mối đe dọa từ các hành động tấn công của đối phương từ phía Bakhmut theo hướng Chasiv Yar vẫn còn.”

Chasiv Yar cách Bakhmut khoảng 15 km về phía tây.

Syrskyi lưu ý rằng người Nga đang “tuyệt vọng bám vào các vị trí và thành trì từng bị quân Wagner chiếm được”

Ông cho biết các lực lượng Ukraine đã có thể ngăn quân đội Nga ra vào thành phố Bakhmut.

5. Ukraine cáo buộc cựu giám đốc cơ quan an ninh Crimea phản quốc vì làm gián điệp cho Nga

Trước Quốc Hội Ukraine, Chuẩn Tướng Vasyl Malyuk, Giám đốc Cơ Quan Tình Báo, gọi tắt là SBU, từ ngày 7 tháng Hai vừa qua đã buộc tội Oleh Kulinich, cựu lãnh đạo Cục Crimea của SBU, với 5 tội danh liên quan đến hoạt động gián điệp cho Nga.

Ông đã đệ trình một bản cáo trạng dành cho Kulinich về tội phản quốc, tội trộm cắp vũ khí, và lãnh đạo một doanh nghiệp tội phạm và rời khỏi đơn vị quân đội trái phép.

Anh ta đã bị bắt một năm trước sau một chiến dịch đặc biệt của SBU và Cục Điều tra Nhà nước và đã bị giam giữ kể từ đó.

“Chúng tôi đã cố gắng hết sức không chỉ để bắt giữ một kẻ phản bội cấp cao mà còn thu thập cơ sở bằng chứng vững chắc để tòa án có thể đưa ra phán quyết công bằng. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho tất cả những ai làm việc cho đối phương: SBU chắc chắn sẽ tìm ra bạn và khiến bạn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, bất kể bạn đang trốn ở đâu. Chúng tôi sẽ lôi mọi 'chuột chũi' ra ánh sáng,” Chuẩn Tướng Vasyl Malyuk tuyên bố.

Kulinich bị nghi ngờ hợp tác với các cơ quan an ninh Nga và nhận được biệt danh hoạt động là “Kotyhoroshko”.

6. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tấn công trùm Wagner Yevgeny Prigozhin

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khen ngợi “lòng trung thành” của Lực lượng Vũ trang Nga vì đã giúp ngăn chặn âm mưu nổi dậy của nhóm lính đánh thuê tư nhân Wagner, mà ông gọi là bọn phản bội, trong khi ca ngợi vai trò của các cơ quan an ninh.

Trong một bài phát biểu trước quân đội hôm thứ Hai, Shoigu nói rằng cuộc nổi dậy là một “nỗ lực nhằm gây bất ổn tình hình ở Nga,” nhưng nó đã thất bại “chủ yếu là do các quân nhân của Lực lượng Vũ trang đã thể hiện lòng trung thành với lời thề và nghĩa vụ quân sự của họ.”

Nga đã thoáng thấy mối đe dọa của cuộc nổi dậy vũ trang vào cuối tháng 6, với việc lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner hành quân về phía Mạc Tư Khoa khi Tổng thống Vladimir Putin thề sẽ trừng phạt – tất cả điều này xảy ra trước khi một thỏa thuận bất ngờ dường như xoa dịu cuộc khủng hoảng nhanh chóng như khi nó xuất hiện.

Trong những bình luận đầu tiên của mình kể từ sau cuộc binh biến 24 giờ, Shoigu nói thêm rằng “sự khiêu khích” không ảnh hưởng đến hành động của quân đội Nga ở Ukraine, nơi các quân nhân “tiếp tục dũng cảm và quên mình hoàn thành các nhiệm vụ được giao”.

“Tôi cảm ơn các quân nhân vì sự phục vụ tận tụy của họ,” Bộ trưởng nói thêm.

Điện Cẩm Linh cũng ca ngợi cơ quan an ninh Nga vì vai trò của họ trong việc dập tắt âm mưu nổi loạn.

Phát biểu với các nhà báo trong một cuộc họp trực tuyến hôm thứ Hai, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov khen ngợi “hoạt động hiệu quả của các cơ quan đặc nhiệm và cơ quan chính phủ, bao gồm cả Cơ quan An ninh Liên bang FSB”.

Peskov không bình luận về các câu hỏi xung quanh việc làm thế nào và tại sao một cuộc binh biến như vậy có thể diễn ra, nhưng nhấn mạnh việc tất cả các cơ quan chức năng đều hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Ông nói: “Tất cả các cơ quan, bộ, ngành, cơ quan đặc biệt đang thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình.

Ông nói thêm rằng tổng thống Putin đã bày tỏ lòng biết ơn đối với tình đoàn kết và củng cố ở mức độ cao giữa các lực lượng vũ trang và các dịch vụ đặc biệt trong “những ngày thử thách” này.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho rằng nguy cơ đổ máu trước mắt đã tan biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn; các chuyên gia cảnh báo rằng cuộc nổi dậy hiếm hoi vẫn có khả năng gây ra hậu quả về sau.

Giờ đây, Putin phải điều hướng hậu quả của thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của mình kể từ khi ông lên nắm quyền hơn 20 năm trước, điều này dường như đã khiến ông phải trốn mất trong 2 ngày.

7. Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin lên tiếng sau các cáo buộc của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Trong một bài phát biểu trước quân đội hôm thứ Hai, Shoigu nói rằng cuộc nổi dậy là một “nỗ lực nhằm gây bất ổn tình hình ở Nga,” nhưng nó đã thất bại “chủ yếu là do các quân nhân của Lực lượng Vũ trang đã thể hiện lòng trung thành với lời thề và nghĩa vụ quân sự của họ.”

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khen ngợi “lòng trung thành” của Lực lượng Vũ trang Nga vì đã giúp ngăn chặn âm mưu nổi dậy của nhóm lính đánh thuê tư nhân Wagner, mà ông gọi là bọn phản bội, trong khi ca ngợi vai trò của các cơ quan an ninh.

Phản ứng trước diễn biến này trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã lên tiếng. Ký giả Iona Cleave của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “BUTCHER SPEAKS Wagner Group warlord Prigozhin breaks silence after banishment to Belarus for failed ‘coup’ attempt against Putin”, nghĩa là “Đồ tể lên tiếng: Lãnh chúa Prigozhin của Tập đoàn Wagner phá vỡ sự im lặng sau khi bị trục xuất đến Belarus vì âm mưu 'đảo chính' chống lại Putin thất bại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Người đứng đầu WAGNER Yevgeny Prigozhin cuối cùng đã lên tiếng sau một tuần dài kể từ khi ông trốn sang Belarus sau cuộc nổi dậy thất bại của mình.

Lãnh chúa Nga đã im lặng một cách đáng kể kể từ khi ngừng cuộc nổi loạn vũ trang của mình nhưng giờ đây đã quay trở lại không gian thông tin để cảm ơn những người ủng hộ và biện hộ cho những hành động nổi loạn của mình.

Trong tuyên bố đầu tiên của mình kể từ khi chuyển đến Belarus, phá vỡ sự im lặng kéo dài một tuần, Prigozhin đã bảo vệ cuộc binh biến bạo lực của mình như một “cuộc tuần hành vì công lý”.

Anh ta mạnh dạn tuyên bố nhiệm vụ của mình là “đập tan bọn phản quốc, và vận động xã hội”.

Tiếp theo đó là lời kêu gọi công chúng Nga đứng lên bảo vệ đội quân đánh thuê tàn nhẫn của anh ta khi anh ta cầu xin: “Chúng tôi cần sự hỗ trợ của các bạn hơn bao giờ hết.”

Đồng minh cũ của Putin đã tổ chức một cuộc nổi dậy vũ trang vào ngày 23 tháng 6 với mục đích đã nêu là lật đổ các nhà lãnh đạo quân sự của Nga khi ông ta lật tẩy giới lãnh đạo hàng đầu ở Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, cuộc nổi dậy sôi sục đã bị dập tắt sau khi Prigozhin đạt được một thỏa thuận cay đắng với Vladimir Putin, chấm dứt 36 giờ đáng kinh ngạc chứng kiến lực lượng Wagner tiếp cận trong vòng 125 dặm từ Mạc Tư Khoa.

Trong thông điệp hôm thứ Hai, đối phương số một của Putin cũng nói thêm một cách khó hiểu: “Trong tương lai gần, tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy những chiến thắng tiếp theo của chúng tôi ở mặt trận”.

Tuy nhiên, người ta không hiểu mặt trận mà trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đề cập đến là mặt trận nào. Một phần trong thỏa thuận của Prigozhin với nhà lãnh đạo Nga đã buộc các tân binh của Wagner phải lựa chọn giữa việc ký kết các hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga hoặc trở về nhà với gia đình của họ.

Chưa hết, Wagner vẫn đang tích cực tìm kiếm tân binh vào hôm thứ Hai bằng cách sử dụng các quảng cáo trên Telegram - phá hoại thỏa thuận ngừng bắn của nhóm sát thủ với Điện Cẩm Linh.

Vào ngày 26 tháng 6, anh ta giải thích trên Telegram rằng anh ta đã gọi các chiến binh của mình quay lại để ngăn chặn một cuộc tắm máu và bác bỏ cáo buộc rằng anh ta đã cố gắng tiến hành một cuộc đảo chính.

Trong lời bào chữa của mình từ một địa điểm không xác định, anh ta nói rằng cuộc nổi dậy không nhằm mục đích “lật đổ chính phủ” mà là một nỗ lực để “tránh sự hủy diệt của Wagner”.

Prigozhin nói thêm rằng nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã “chìa tay ra” cho anh ta sau cuộc nổi loạn.

Kể từ đó, có tin đồn rằng Prigozhin có thể đang ở tại một khách sạn bình dân ở thủ đô Minsk của Belarus.

Nhưng lãnh chúa vẫn chưa được nhìn thấy trước công chúng và nhóm báo chí của Prigozhin cho biết không thể liên lạc được với ông vào lúc này.

Trong một diễn biến khó hiểu, có các báo cáo cho rằng máy bay của Prigozhin đã được Flightradar24 phát hiện đang bay giữa Belarus, Mạc Tư Khoa và St. Petersburg - cho thấy anh ta đang bất chấp lệnh lưu đày của Putin.

Tuần trước, Thượng nghị sĩ Mark Walker, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ, cho biết có thông tin cho rằng Prigozhin ẩn náu trong một khách sạn không có cửa sổ.

Ông giải thích: “Đã có một số cá nhân thực thể Nga xúc phạm Putin trong hơn một năm rưỡi qua, những người này đã rơi ra khỏi cửa sổ tầng năm, sáu hoặc bảy một cách bí ẩn”.

Trong khi đó, khi những con cá mập vây quanh một Putin bị thương trong Điện Cẩm Linh, đã tung ra những lời kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với “những kẻ phản bội” đã giết 15 quân nhân Nga trong âm mưu “đảo chính” của chúng.

Cựu chỉ huy quân sự Andrey Gurulyov nổi giận: “Ai ra lệnh? Ai đã phóng hỏa tiễn? Những kẻ phản bội phải bị tiêu diệt!”

Igor Girkin, cựu sĩ quan tình báo FSB, người lãnh đạo lực lượng do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine, cho rằng phản ứng của Putin là “thật tội nghiệp”.

Các cơ quan truyền thông Nga cũng tiết lộ rằng FSB vẫn đang điều tra Prigozhin mặc dù Nga khẳng định mọi cáo buộc chống lại anh ta đã bị hủy bỏ.

8. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh nói rằng 'không có quá nhiều hy vọng' liên quan đến việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, hôm thứ Hai cho biết “không có quá nhiều hy vọng” rằng thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải sẽ được gia hạn, Reuters đưa tin.

Thỏa thuận, theo đó Nga bảo đảm an toàn cho các tàu chở ngũ cốc đến và đi từ các cảng của Ukraine qua vùng biển mà nước này kiểm soát, sẽ hết hạn vào ngày 18 tháng 7.

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Hai rằng Liên Hiệp Âu Châu đang xem xét đề xuất cho Ngân hàng Nông nghiệp Nga thành lập một công ty con để kết nối lại với mạng tài chính toàn cầu, như một động lực để Mạc Tư Khoa gia hạn thỏa thuận.

Khi thỏa thuận được ký kết vào tháng 7 năm 2022, Liên Hiệp Quốc và Nga cũng đã ký một biên bản ghi nhớ cam kết Liên Hiệp Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho phân bón và các sản phẩm khác của Nga tiếp cận thị trường toàn cầu mà không bị cản trở.

Để thực hiện bản ghi nhớ, Nga cho biết một số điều kiện phải được đáp ứng, bao gồm việc tái chấp nhận Ngân hàng Nông nghiệp Nga vào hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế Swift có trụ sở tại Bỉ

Khi được yêu cầu bình luận về câu chuyện của Financial Times, Peskov nói: “Cho đến nay chúng tôi không có gì để báo cáo về việc thực hiện phần đó của thỏa thuận mà phía Nga lo ngại.”

“Hiện tại, chúng tôi tuyên bố rằng phần này của các thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện. Vẫn còn thời gian để hết hạn, nhưng không có nhiều hy vọng.”

Rosselkhozbank đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về báo cáo Financial Times hoặc về tình trạng của bất kỳ cuộc đàm phán nào với Liên Hiệp Âu Châu.

9. Tổng thống Ukraine và thủ tướng Đức kêu gọi gia hạn thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào hôm thứ Hai để thảo luận về “tình hình chính trị, quân sự và nhân đạo ở Ukraine”, theo phát ngôn nhân của chính phủ Đức.

Phát ngôn nhân của Đức Steffen Hebestreit cho biết trong một thông cáo báo chí rằng Scholz và Zelenskiy kêu gọi gia hạn thỏa thuận ngũ cốc của Liên Hiệp Quốc với Ukraine, sẽ hết hạn vào ngày 17 tháng 7.

Zelenskiy cho biết ông đã có một “cuộc điện thoại dài và hiệu quả” với Scholz. Ngoài việc thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc, tổng thống Ukraine cho biết trên kênh Telegram của mình rằng hai nhà lãnh đạo cũng nói về tình hình trên chiến trường.

Zelenskiy cho biết: “Tôi rất biết ơn về những tín hiệu hỗ trợ quan trọng dành cho Ukraine tại Hội nghị Phục hồi Luân Đôn và cuộc họp của Hội đồng Âu Châu” cũng như về viện trợ quốc phòng bổ sung.

Một số thông tin cơ bản: Thỏa thuận ngũ cốc ban đầu được ký kết vào năm 2022, cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ở Hắc Hải. Vào ngày 17 tháng 5, khi thỏa thuận sắp hết hạn lần cuối, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng thỏa thuận sẽ được gia hạn thêm hai tháng nữa.

Tại sao điều này lại quan trọng: Ukraine là nhà cung cấp ngũ cốc chính cho Chương trình Lương thực Thế giới. Theo Ủy ban Âu Châu, Ukraine chiếm 10% thị trường lúa mì thế giới, 15% thị trường bắp và 13% thị trường lúa mạch. Ukraine cũng là một quốc gia xuất khẩu toàn cầu quan trọng trong thị trường dầu hướng dương.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, đã cảnh báo vào thời điểm đó rằng có tới 47 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng “mất an ninh lương thực trầm trọng” vì chiến tranh.

10. Công tố viên trưởng của Nga, bạn thân của Putin, đột tử

Dư luận tại Nga đang xôn xao sau khi Công tố viên trưởng của Nga bất ngờ chết dưới sông nhưng các điều tra viên khẳng định rằng ông ta không chết đuối.

Ký giả James Liveris của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “DEAD IN THE WATER Russian chief prosecutor found dead in river but ‘didn’t drown’ in latest mystery death hitting Putin’s cronies”, nghĩa là “CHẾT TRONG NƯỚC Công tố viên trưởng của Nga được tìm thấy đã chết dưới sông nhưng 'không phải là chết đuối' trong cái chết bí ẩn mới nhất của những người bạn thân của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Một công tố viên trưởng của Nga được tìm thấy đã chết dưới sông nhưng được cho là “không phải là chết đuối” trong cái chết bí ẩn mới nhất xung quanh những người bạn thân của Putin.

Andrey Fomin được nhìn thấy đang bơi ở sông Volga, con sông dài nhất Âu Châu, thì đột ngột qua đời vào cuối tuần.

Người đàn ông 57 tuổi này là công tố viên trưởng của Chuvashia, một khu vực cách Mạc Tư Khoa khoảng 675km về phía đông, và là một người bạn thân, ủng hộ nhiệt thành của bạo chúa Putin.

Theo kênh Telegram A Siren, Fomin được thông báo đã chết vào hôm thứ Bảy, ngày 1 tháng Bảy.

Anh ta được cho là đang bơi cách bờ khoảng 150 mét nhưng không quay trở lại bờ sông.

Fomin được cho là đã ở trong khu vực bơi được chỉ định 3,8 km khi anh ta đang băng qua sông Volga trong một sự kiện bơi lội được gọi là Chebswim ở địa phương.

Phát ngôn nhân của văn phòng công tố Chuvashia nói với truyền thông Nga rằng một cuộc điều tra đang được tiến hành và “không có chi tiết” nào xung quanh cái chết của người đàn ông này được xác nhận.

Mặc dù, hãng tin 76RU sau đó đã tuyên bố rằng các báo cáo sơ bộ cho thấy anh ta chết vì ngừng tim.

Một nguồn tin cũng nói với REN TV rằng trong quá trình bơi, Fomin bị ốm và do đó “được kéo lên khỏi mặt nước ngay lập tức”.

Nguồn tin cho biết thêm: “Các bác sĩ đã không thể cứu được anh ta. Anh ta chết vì suy tim cấp tính.”

Nhưng khi những tin đồn xoay quanh cái chết bí ẩn của Fomin, một nhóm chuyên gia khác cho rằng anh ta không chết đuối.

Theo kênh điện tín Baza, các nhà điều tra đã xác định nguyên nhân sơ bộ dẫn đến cái chết của Fomin và “hóa ra là không tìm thấy nước trong phổi của công tố viên”.

Họ khẳng định thêm rằng anh ta không bị nghẹn và Fomin cũng có lượng đường trong máu rất thấp.

Các tình huống bí ẩn xảy ra khi hơn 30 người Nga nổi tiếng đã chết kể từ khi Putin xâm chiếm Ukraine.

Và các chuyên gia tin rằng cái chết của ít nhất 39 người - từ các nhà tài phiệt cho đến các nhà khoa học - có thể cho thấy bàn tay nhuốm máu và mờ ám của Điện Cẩm Linh.

Nhiều người trong số những người này đã chết trong những trường hợp kỳ lạ, chẳng hạn như “tự tử” đột ngột và rơi từ cửa sổ.

Nó đã khiến Jon Sweet, một Sĩ quan Tình báo Quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, mô tả Putin đang điều hành một “phiên bản FSB thời hiện đại của công ty ám sát.”

Sweet nói với The Sun Online: “Bất kỳ ai bị coi là mối đe dọa tiềm ẩn dường như đều bị thu hút bởi một cửa sổ đang mở.”

Đống xác chết dường như đã tăng lên với tốc độ đáng báo động trong 18 tháng qua.

The Sun Online cho biết tổng cộng có ít nhất 39 người chết kể từ Tháng Giêng năm 2022.

Fomin được cho là người ủng hộ Putin và cũng nằm trong “danh sách 6000” nhân vật khét tiếng của Nga.

Tài liệu liệt kê những kẻ nhận hối lộ và những kẻ hiếu chiến và được tạo ra bởi Tổ chức chống tham nhũng để xác định công khai “những kẻ tạo điều kiện cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin”.

Công tố viên Chuvashia được coi là một trong những quan chức an ninh chủ chốt của Nga đã từ chối bảo vệ luật pháp trong hoàn cảnh quân đội Nga xâm lược Ukraine. Nói cách khác, anh ta cho rằng trong thời chiến, một số quyền của công dân vẫn thường được luật pháp bảo vệ trong thời bình, không thể tiếp tục được tôn trọng.

Cựu quan chức nhà nước sinh ra ở vùng Vladimir và bắt đầu thăng tiến với tư cách là một quan chức thực thi pháp luật cấp cao sau khi tốt nghiệp Đại học Bang Yaroslavl, ở Demidov.

Sau đó, anh ta nhận một công việc tại văn phòng Yaroslavl vào năm 1992, nơi anh ta trở thành phó công tố viên của khu vực.

Và từ năm 2014 đến 2020, anh ta được thăng chức phó công tố viên ở Crimea bị sáp nhập. Diễn biến này xảy ra sau cái chết bí ẩn của Sergey Grishin - nhà tài phiệt “Mặt sẹo” đã bán cho Meghan và Harry căn biệt thự ở California. Cùng tháng đó, nhà khoa học người Nga Andrey Botikov - người đã tạo ra vắc-xin “Sputnik V” - bị thắt cổ bằng thắt lưng trong căn hộ của mình.
 
ĐTC bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin: ĐTGM Victor Manuel Fernandez. Nhận định của tờ Crux
VietCatholic Media
04:55 04/07/2023


1. Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin

Ngày 01 tháng Bảy năm 2023, Phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernandez, người Á Căn Đình, làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, thay thế Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, Dòng Tên, người Tây Ban Nha, 79 tuổi (1944) vừa mãn nhiệm.

Đức Tổng Giám Mục sẽ nhận nhiệm vụ mới từ giữa tháng Chín năm nay. Ngài cũng là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Kinh thánh, kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về thần học.

Đức Tổng Giám Mục Victor Manuel Fernandez năm nay 61 tuổi (1962), thụ phong linh mục năm 1986, thuộc Giáo phận Villa de la Concepción del Río Cuarto, đậu Cử nhân Thần học Kinh thánh tại Gregoriana, và sau đó đậu Tiến sĩ Thần học tại Phân khoa thần học ở Buenos Aires, Á Căn Đình.

Sau khi thụ phong linh mục, cha Fernandez làm cha sở, giáo sư chủng viện và năm 2007 tham gia Đại hội kỳ V của hàng Giám mục Mỹ châu Latinh trong tư cách là linh mục đại diện của Á Căn Đình. Cha cũng tham gia việc soạn thảo Văn kiện chung kết của Đại hội, mà Đức Hồng Y Jorge Bergoglio khi ấy, nay là Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng tham gia công tác này.

Từ năm 2008 đến 2009, cha Fernandez làm Khoa trưởng Thần học thuộc Đại học Công Giáo Á Căn Đình, trước khi được chọn làm Viện trưởng Đại học này trong chín năm, cho đến năm 2018. Trong nhiệm vụ này, năm 2013 ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng giám mục. Trong tư cách đó, Đức Tổng Giám Mục đã tham gia Thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm 2014 và 2015 về gia đình.

Năm 2017, Đức Tổng Giám Mục được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Giám mục Á Căn Đình về đức tin và văn hóa.

Năm 2018, Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài làm Tổng giám mục Giáo phận La Plata.

Đức Tổng Giám Mục Fernandez là tác giả của 21 cuốn sách và gần 300 bài báo.

Cùng với tin bổ nhiệm trên đây, Phòng Báo chí Tòa Thánh cũng công bố thư Đức Thánh Cha gửi Đức Tổng Giám Mục tân Tổng trưởng, trong đó ngài nhắc nhở rằng trách vụ của Bộ Giáo lý đức tin là gìn giữ giáo huấn xuất phát từ đức tin, để cho thấy lý do tại sao ta hy vọng, chứ không phải vạch rõ những đối phương và lên án.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng: “Bộ Giáo lý đức tin, trong thời đại xưa kia, đã đi tới độ sử dụng những phương pháp vô luân. Thời đó, thay vì thăng tiến sự hiểu biết thần học, người ta bách hại những sai lầm đạo lý. Điều mà tôi chờ đợi nơi Đức Tổng Giám Mục chắc chắn là một cái gì rất khác biệt.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở vị tân Tổng trưởng làm sao gia tăng sự hiểu biết và thông truyền đức tin để phục vụ việc loan báo Tin mừng, để ánh sáng đức tin trở thành tiêu chuẩn hiểu biết ý nghĩa cuộc sống, nhất là đứng trước những vấn đề do những tiến bộ khoa học và sự biến chuyển của xã hội nêu lên...”.

2. Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương gặp gỡ các giám mục Belarus

Chiều ngày 29 tháng Sáu vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, đã gặp gỡ các giám mục Cộng hòa Belarus, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Minsk.

Đức Tổng Giám Mục Gugerotti đến Belarus trong tư cách là Đặc sứ của Đức Thánh Cha để tham dự các buổi lễ kỷ niệm 25 năm đội triều thiên cho ảnh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, ở Đền thánh quốc gia Budslav, tiến hành từ ngày 30 tháng Sáu đến ngày 01 tháng Bảy.

Hồi năm 2018, các Lễ hội ở Budslav được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận là gia sản văn hóa tinh thần của nhân loại.

Hiện diện trong cuộc gặp gỡ tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, ngoài các giám mục toàn nước Belarus, cũng có Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic, Sứ thần Tòa Thánh tại nước này. Đức Tổng Giám Mục Gugerotti đã bày tỏ sự gần gũi của Đức Thánh Cha với các giám mục và các tín hữu Công Giáo tại Belarus. Ngài biết rõ những khó khăn của Giáo hội địa phương hiện nay và cầu xin Chúa giúp sớm vượt thắng những khó khăn ấy. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng các vị mục tử của Giáo hội tại Belarus cũng như các tín hữu luôn có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha. Trong công việc này, có Tòa Sứ thần là đại diện thường trực của Tòa Thánh tại nước này.

Đức Tổng Giám Mục Gugerotti từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus trong bốn năm, từ 2011 đến 2015 trước khi thuyên chuyển sang Anh quốc và nay là Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Ngài cũng đã từng hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Budslav và nay đại diện Đức Thánh Cha đến chủ sự các buổi lễ kỷ niệm tại đền thánh này.

Cũng liên quan đến Belarus, ngày 28 tháng Sáu vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Gugerotti đã gặp Ngoại trưởng Sergei Aleinik của nước này và hai bên đã thảo luận về tình hình hiện nay ở vùng Âu-Á và sự cộng tác giữa Belarus và Tòa Thánh dưới nhiều hình thức và ở cấp độ khác nhau. Hai bên bày tỏ quyết tâm củng cố thêm các mối quan hệ đó cũng như cuộc đối thoại liên tôn về hòa bình và hòa hợp.

Belarus là đồng minh chặt chẽ của Nga và mới đây Nga đã đưa các võ khí hạt nhân chiến thuật đến nước này. Nhà cầm quyền Belarus cũng nghiêm ngặt đối phó với những thành phần chống đối và đối lập.

3. Nhận định của tờ Crux về việc bổ nhiệm tân tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin

Theo Elise, Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández được nhiều người coi là đồng minh thân cận và là người viết một số tài liệu quan trọng của Đức Giáo Hoàng

Trong một tuyên bố ngày 1 tháng 7, Vatican cho biết nhiệm vụ của Đức Hồng Y Dòng Tên người Tây Ban Nha Luis Ladaria với tư cách là người đứng đầu Thánh bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là DDF, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh và người đứng đầu Ủy ban Thần học Quốc tế đã chấm dứt.

Thông báo cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández của La Plata, Á Căn Đình, kế vị Đức Hồng Y Ladaria, chính thức nhậm chức vào giữa tháng Chín.

Là người được Đức Phanxicô bảo trợ trong một thời gian dài, Đức Tổng Giám Mục Fernández được nhiều người coi là một trong những người viết các tài liệu cho Đức Giáo Hoàng, bao gồm cả những văn bản mang tính bước ngoặt quan trọng như thông điệp sinh thái năm 2015 Laudato Si’ của ngài; tông huấn hậu thượng hội đồng năm 2016 của ngài về gia đình Amoris Laetitia; và tông huấn đầu tiên của ngài, Evangelii Gaudium, được xuất bản vào năm 2013 và được nhiều người coi là một văn bản thiết lập giai điệu cho phần còn lại của triều giáo hoàng của Đức Phanxicô.

Trong số những điều khác, Đức Phanxicô đã giao nhiệm vụ cho Đức Tổng Giám Mục Fernandez phải bảo đảm để các tài liệu của Vatican không chỉ phản ảnh giáo lý lâu đời của Giáo hội mà còn “chấp nhận Huấn quyền gần đây”, gợi ý rằng một phần nhiệm vụ của ngài sẽ là duyệt xuất lượng của các cơ quan khác của Vatican để nhất quán với giáo huấn của Đức Phanxicô.

Là một linh mục vào thời điểm Đức Phanxicô được bầu chọn, Fernández được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm viện trưởng Đại học Giáo hoàng Á Căn Đình, và ngài là người được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên của Đức Phanxicô.

Được coi là một trong những vị giáo phẩm có ảnh hưởng nhất của Á Căn Đình, phần lớn là do mối quan hệ thân thiết của ngài với Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Fernández trong quá khứ đã được coi là nhà thần học cá nhân của Đức Giáo Hoàng do ảnh hưởng của ngài đối với các trước tác của Đức Phanxicô.

Ngài đã tham gia Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình năm 2014 và 2015, trong đó Đức Thánh Cha quyết định mở một cánh cửa thận trọng để cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ, và vào năm 2017, ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Đức tin của Hội đồng Giám mục Á Căn Đình.

Đức Tổng Giám Mục Fernández trước đây là thành viên của Bộ Văn hóa Vatican và là cố vấn cho Bộ Giáo dục Công Giáo. Ngài hiện là thành viên của siêu bộ Văn hóa và Giáo dục mới.

Ngài đã xuất bản hơn 300 công trình, hầu hết đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Theo tiểu sử của Đức Tổng Giám Mục Fernández do Vatican cung cấp, các trước tác của ngài “cho thấy một nền tảng quan trọng trong Kinh thánh và sức mạnh liên tục của cuộc đối thoại thần học với văn hóa, sứ mệnh truyền giáo, linh đạo và các vấn đề xã hội”.

Vatican cũng cung cấp danh sách gần 50 cuốn sách và bài viết của ngài.

Bản tuyên bố công bố việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Fernández được kèm theo một lá thư cá nhân rất bất thường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bày tỏ kỳ vọng của ngài đối với Đức Tổng Giám Mục Fernandez trên cương vị mới là người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Đức Phanxicô nói với Đức Tổng Giám Mục Fernández rằng nhiệm vụ chính của ngài “là bảo vệ giáo huấn bắt nguồn từ đức tin để ‘đưa ra lý do cho niềm hy vọng của chúng ta, chứ không phải như những kẻ thù phải vạch ra và lên án.’”

Trong quá khứ, Đức Phanxicô nói, bộ “đã sử dụng các phương pháp vô đạo đức,” mà không nói rõ ngài nghĩ gì về điều này.

Đức Thánh Cha nói, “đã có những thời điểm, thay vì thúc đẩy kiến thức thần học, những sai lầm có thể có về giáo lý đã bị bức hại. Những gì tôi mong đợi ở Đức Cha chắc chắn là một điều gì đó rất khác biệt”.

Ngài chỉ ra một số chức vụ nổi tiếng mà Đức Tổng Giám Mục Fernández đã nắm giữ, lưu ý rằng trong mọi trường hợp, ngài “được bầu chọn bởi các đồng nghiệp của Đức Cha, những người đã đánh giá cao sức thu hút thần học của Đức Cha.”

Ngài nói, với tư cách là viện trưởng của Đại học Giáo hoàng Công Giáo Á Căn Đình, “Đức Cha đã khuyến khích sự tích hợp kiến thức một cách lành mạnh,” và với tư cách là mục tử của giáo xứ Saint Teresita và sau đó là tổng giám mục La Plata, “Đức Cha đã biết cách đưa kiến thức thần học vào cuộc đối thoại với cuộc sống của dân thánh của Chúa”.

Một lĩnh vực mà Đức Phanxicô dường như muốn nhấn mạnh liên quan đến cuộc chiến chống lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Lưu ý rằng một bộ phận kỷ luật đặc biệt gần đây đã được tạo ra tại Bộ Giáo Lý Đức Tin; ngoài những điều khác, bộ phận này giải quyết các trường hợp lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên; nhưng Đức Thánh Cha chỉ đạo Đức Tổng Giám Mục Fernández dành thời gian của mình ở nơi khác.

Nói chung, Đức Phanxicô dường như thúc giục Đức Tổng Giám Mục Fernandez khuyến khích khám phá thần học hơn là kiểm soát ranh giới của tính chính thống.

“Để không giới hạn ý nghĩa của nhiệm vụ này, cần phải nói thêm rằng đó là việc ‘tăng cường trí thông minh và thông truyền đức tin nhằm phục vụ việc rao giảng Tin Mừng, để ánh sáng của nó là tiêu chuẩn để hiểu ý nghĩa của cuộc sống, đặc biệt là đứng trước những vấn đề được đặt ra bởi sự tiến bộ của khoa học và sự phát triển của xã hội,” Đức Thánh Cha nói, trích dẫn thông điệp Laudato Si của ngài, thông điệp mà Đức Tổng Giám Mục Fernández được coi là đã viết ra ẩn danh.

Đức Thánh Cha nói, những vấn đề này, nếu chúng được đón nhận trong tinh thần truyền giáo, thì “‘hãy trở thành công cụ truyền giáo’, bởi vì chúng cho phép chúng ta tham gia vào cuộc đối thoại với ‘bối cảnh hiện tại trong điều chưa từng có trong lịch sử nhân loại.’”

Tiếp tục trích dẫn rộng rãi từ các tài liệu trước đó, bao gồm cả tông huấn Evangelii Gaudium năm 2013 của ngài, cũng được cho là do Fernández viết ra ẩn danh, Đức Phanxicô nói rằng Giáo hội “'cần phát triển trong việc giải thích lời mạc khải và hiểu biết về sự thật’ mà không hàm ý áp đặt một cách diễn đạt duy nhất.”

Đức Phanxicô lập luận rằng các dòng tư tưởng triết học, thần học và mục vụ khác nhau, “nếu chúng để cho Chúa Thánh Thần hòa hợp trong sự tôn trọng và yêu thương, thì cũng có thể làm cho Giáo hội phát triển.”

Ngài nói, sự tăng trưởng này sẽ bảo tồn giáo lý Kitô giáo “hiệu quả hơn bất kỳ cơ chế kiểm soát nào”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với Đức Tổng Giám Mục Fernández rằng công việc của ngài phải khuyến khích “' đặc sủng của các nhà thần học và nỗ lực của họ đối với nghiên cứu thần học', miễn là họ 'không bằng lòng với một nền thần học trên máy tính', với 'một logic lạnh lùng và cứng rắn tìm cách thống trị mọi điều.'“

Đức Phanxicô viết, “Sẽ luôn đúng là thực tại vượt trội hơn ý tưởng. Theo nghĩa này, chúng ta cần thần học chú ý đến tiêu chuẩn căn bản: coi ‘bất cứ quan niệm thần học nào đặt câu hỏi cuối cùng về sự toàn năng của Thiên Chúa và đặc biệt là lòng thương xót của Ngài’ đều không thỏa đáng”

Ngài kêu gọi tư tưởng thần học “biết trình bày một cách thuyết phục về một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ, cứu độ, giải thoát, thăng tiến con người và kêu gọi họ phục vụ một cách huynh đệ”.

Ngài nói với Đức Tổng Giám Mục Fernández, điều trên sẽ chỉ xảy ra “'nếu việc công bố tập trung vào điều thiết yếu, điều đẹp nhất, tuyệt vời nhất, hấp dẫn nhất và đồng thời là điều cần thiết nhất'. Đức Cha biết rất rõ rằng có một trật tự hài hòa giữa các sự thật trong thông điệp của chúng ta, nơi mối nguy hiểm lớn nhất xảy ra khi các vấn đề thứ yếu làm lu mờ các vấn đề trung tâm.”

Ám chỉ một số lượng đáng kể các tài liệu của Vatican trong tương lai sẽ phải qua bàn của Đức Tổng Giám Mục Fernández trước khi được xuất bản, ngài nói, “Dưới tầm nhìn của sự phong phú này, nhiệm vụ của Đức Cha cũng bao hàm một sự quan tâm đặc biệt để xác minh rằng các tài liệu của chính Bộ và của các cơ quan khác có hỗ trợ thần học đầy đủ, phù hợp với chất đất mùn phong phú của giáo huấn lâu đời của Giáo hội, đồng thời chấp nhận Huấn quyền gần đây”.
 
Biến lớn: Phi trường quốc tế Moscow bị tấn công, Ukraine hay Wagner gây ra? Kyiv thắng lớn ở Bakhmut
VietCatholic Media
16:23 04/07/2023


1. Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine âm mưu tấn công 'khủng bố' vào sân bay Mạc Tư Khoa

Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba mùng 4 tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Ukraine đã cố gắng tấn công cơ sở hạ tầng dân sự bao gồm cả sân bay, điều này được coi là một “hành động khủng bố”.

“Nỗ lực của chế độ Kyiv nhằm tấn công một khu vực có cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm cả sân bay, nơi tình cờ cũng tiếp nhận các chuyến bay nước ngoài, là một hành động khủng bố khác,” Zakharova cho biết như trên

Một số máy bay không người lái đã tấn công Mạc Tư Khoa và khu vực sân bay tạm thời làm gián đoạn hoạt động hàng không tại sân bay lớn Vnukovo hôm thứ Ba. Thị trưởng Mạc Tư Khoa cho biết cuộc tấn công đã bị đẩy lùi.

2. Ukraine chiếm được các lãnh thổ xung quanh thành phố Bakhmut

Các lực lượng quốc phòng Ukraine đã tổ chức thành công các chiến dịch tấn công ở khu vực Bakhmut. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba mùng 4 tháng Bẩy.

“Ở phía bắc và phía nam của thành phố Bakhmut, lực lượng phòng thủ Ukraine tiếp tục gây áp lực lên đối phương, đẩy chúng ra khỏi các vị trí mà quân Wagner đã chiếm được trước đó.”

Theo cô, đối phương chống cự quyết liệt, và bị tổn thất nặng nề. Giao tranh khốc liệt vẫn tiếp tục. Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết Nga đã tung vào chiến trường Donetsk đến 180.000 quân trong một tuần qua. Riêng ở thành phố Bakhmut là 50.000 quân.

Cô lưu ý rằng mặc dù Nga có quân số đông hơn quân Ukraine đến 5 lần, quân đội Ukraine tiếp tục ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga ở các khu vực Lyman, Avdiivka và Marinka.

Cô cho biết có hơn 40 vụ đụng độ được ghi nhận ở đó trong 24 giờ qua. Phần lớn các lực lượng Nga được tung vào chiến trường là lính nghĩa vụ, tinh thần chiến đấu thấp và không có kinh nghiệm chiến trường nên sớm bỏ chạy để lại rất nhiều hệ thống pháo.

Trong 24 giờ qua, 770 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, 9 xe thiết giáp, và nghiêm trọng nhất là quân Nga mất đến 32 hệ thống pháo. Bên cạnh đó, còn có 6 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 3 hệ thống phòng không và 9 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 4 Tháng Bẩy, 231.030 quân nhân Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.059 xe tăng, 7.908 xe thiết giáp, 4.252 hệ thống pháo, 647 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 394 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 309 máy bay trực thăng, 3.602 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 1.264 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.843 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 590 đơn vị thiết bị đặc biệt.

3. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phản đối nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển cho đến khi “các yêu cầu được đáp ứng”, ông Erdogan nói

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ “sẽ không lùi bước” trong việc phản đối Thụy Điển gia nhập NATO cho đến khi tất cả “yêu cầu của họ được đáp ứng”.

Erdogan cho biết những kỳ vọng của đất nước ông đã được làm rõ và rằng “chúng tôi bảo vệ các nguyên tắc tương tự mà chúng tôi đã bảo vệ năm ngoái.”

“Chúng tôi muốn họ chấm dứt chứa chấp các tổ chức ly khai và những kẻ bất lương FETO. Và tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi sẽ không lùi bước cho đến khi tất cả những yêu cầu đó được đáp ứng”, ông Erdogan nói với các nhà báo hôm thứ Hai.

Một số thông tin cơ bản: FETO là cái mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là những người theo Fethullah Gulen, một đồng minh cũ của Erdogan, là người đã sống lưu vong ở Pennsylvania từ năm 1999. Erdogan đã cáo buộc ông ta dàn dựng một âm mưu đảo chính thất bại vào tháng 7 năm 2016. Ông ta đã so sánh những người theo Gulen với nhóm khủng bố IS, là tổ chức đã nhiều lần ném bom các mục tiêu ở Thổ Nhĩ Kỳ, và phong trào ly khai người Kurd PKK, bị Mỹ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.

Bình luận của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn với những nhận xét gần đây của các quan chức Thụy Điển, NATO và Mỹ liên quan đến khả năng Thụy Điển gia nhập liên minh.

Tuần trước, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết nước này đã đáp ứng các yêu cầu cần thiết do Thổ Nhĩ Kỳ đề ra để gia nhập NATO.

Đầu tháng 6, sau cuộc gặp với ông Erdogan ở Istanbul, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Thụy Điển đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Thụy Điển, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức một cuộc họp tại Brussels trước cuộc họp tháng 7 của NATO tại thủ đô Vilnius của Lithuania vào tuần tới, nơi vấn đề về tư cách thành viên của liên minh Ukraine dự kiến sẽ được đưa vào chương trình nghị sự.

Cả Thụy Điển và Phần Lan đều tuyên bố ý định gia nhập NATO thông qua chính sách mở cửa vào tháng 5 năm 2022, chỉ vài tuần sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine.

Phần Lan đã được chấp nhận vào tháng Tư năm nay, tăng gấp đôi biên giới của liên minh với Nga, nhưng việc gia nhập của Thụy Điển vẫn bị chặn.

4. Bộ trưởng Quốc phòng Đức kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Thụy Điển gia nhập NATO

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “sớm” kết nạp Thụy Điển vào NATO, trong một tuyên bố chung hôm thứ Hai với Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak.

“Liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, tình hình mới mà chúng ta đang trải qua, tình hình an ninh, buộc chúng ta phải nói về khả năng răn đe và phòng thủ một lần nữa, và điều quan trọng là Thụy Điển phải sớm trở thành thành viên NATO, rằng Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ sự phản kháng của mình.,” Pistorius nói trước chuyến thăm căn cứ ở Zamosc, miền Đông Ba Lan, nơi đặt các hệ thống phòng không Patriot.

Cả Thụy Điển và nước láng giềng Phần Lan đều tuyên bố ý định gia nhập NATO thông qua chính sách mở cửa vào tháng 5 năm ngoái, chỉ vài tuần sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vô cớ.

Phần Lan cuối cùng đã được chấp nhận vào tháng Tư năm nay, tăng gấp đôi biên giới của liên minh phòng thủ với Nga, nhưng việc gia nhập của Thụy Điển hiện đang bị chặn.

Dư luận chung cho rằng các lực lượng vũ trang của Thụy Điển tương thích với NATO. Thụy Điển có một phái đoàn thường trực tại NATO và được coi là một đối tác thân cận của liên minh, có nghĩa là việc gia nhập sẽ tương đối đơn giản.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO có tầm quan trọng chiến lược do vị trí địa lý ở cả Trung Đông và Âu Châu, đồng thời là cường quốc quân sự lớn thứ hai của liên minh - đã ngăn cản việc gia nhập của Thụy Điển vì một số lý do.

Trong số đó có tuyên bố rằng Thụy Điển cho phép các thành viên của các nhóm khủng bố người Kurd được công nhận hoạt động ở nước này, đáng chú ý nhất là Đảng Công nhân người Kurd, gọi tắt là PKK.

Thụy Điển đã thay đổi luật chống khủng bố vào đầu năm nay, coi việc tham gia vào các nhóm này là phạm tội, nhưng không rõ liệu điều này có thuyết phục được Thổ Nhĩ Kỳ cho phép nước này gia nhập NATO hay không.

5. Zelenskiy gọi Putin là “yếu đuối”, nói rằng một nửa nước Nga ủng hộ Prigozhin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm Chúa Nhật rằng phản ứng của Vladimir Putin đối với cuộc nổi dậy vũ trang của Wagner là “yếu ớt” và tổng thống Nga đang mất quyền kiểm soát đối với chính người dân của mình.

Putin phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của mình trong hai thập kỷ hôm 24 Tháng Sáu vừa qua khi người đứng đầu nhóm bán quân sự Wagner, Yevgeny Prigozhin, phát động một cuộc nổi dậy ngắn ngủi, giành quyền kiểm soát các cơ sở quân sự ở hai thành phố của Nga và tiến về phía Mạc Tư Khoa trước khi anh ta đồng ý xuống thang.

“Chúng tôi thấy phản ứng của Putin là quá yếu,” Zelenskiy nói với Erin Burnett của CNN ở Odesa.

“Thứ nhất, chúng tôi thấy ông ta không kiểm soát được mọi thứ. Việc Wagner tiến sâu vào nước Nga và chiếm một số khu vực nhất định cho thấy việc đó dễ dàng như thế nào. Putin không kiểm soát được tình hình ở các khu vực.”

“Tất cả sức mạnh theo chiều dọc mà ông ta từng có đang sụp đổ.”

Một số người Nga đã cổ vũ các chiến binh Wagner khi Prigozhin dẫn đầu thách thức chưa từng có đối với chính quyền của Putin. Video được định vị địa lý và xác minh bởi CNN cho thấy đám đông cổ vũ khi xe của ông chủ Wagner rời thành phố miền nam Rostov-on-Don vào ngày 24 tháng Sáu.

Zelenskiy cho biết các báo cáo của tình báo Ukraine cho thấy Điện Cẩm Linh đang đo lường sự ủng hộ dành cho Prigozhin và ông tuyên bố rằng một nửa nước Nga ủng hộ ông chủ Wagner và cuộc binh biến của nhóm bán quân sự.

6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra những nhận định về cách thức quân Nga làm chậm các hoạt động phản công của quân Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Trong những tuần gần đây, Nga đã ưu tiên và cải tiến các chiến thuật nhằm làm chậm các hoạt động phản công bằng thiết giáp của Ukraine ở miền nam Ukraine.

Cốt lõi của đường lối này là việc Nga sử dụng rất nhiều mìn chống tăng. Ở một số khu vực, mật độ các bãi mìn của Nga cho thấy rằng nước này có thể đã sử dụng nhiều mìn hơn so với quy định trong học thuyết quân sự của mình.

Sau khi làm chậm bước tiến của Ukraine, Nga sau đó đã cố gắng tấn công các phương tiện bọc thép của Ukraine bằng máy bay không người lái tấn công một chiều, trực thăng tấn công và pháo binh.

Mặc dù Nga đã đạt được một số thành công với đường lối này trong giai đoạn đầu của cuộc phản công của Ukraine, nhưng các lực lượng của họ vẫn tiếp tục mắc phải những điểm yếu quan trọng, đặc biệt là các đơn vị phải căng ra quá mỏng và thiếu đạn dược.

Trong một bài phát biểu trước quân đội hôm thứ Hai, Shoigu nói rằng cuộc nổi dậy là một “nỗ lực nhằm gây bất ổn tình hình ở Nga,” nhưng nó đã thất bại “chủ yếu là do các quân nhân của Lực lượng Vũ trang đã thể hiện lòng trung thành với lời thề và nghĩa vụ quân sự của họ.”

7. Ukraine cho thấy vai trò của những Patriots và NASAMS của Hoa Kỳ trong việc hạ gục các mục tiêu của Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Shows Off Role of U.S. Patriots, NASAMS in Downing Russian Targets”, nghĩa là “Ukraine cho thấy vai trò của những Patriots và NASAMS của Hoa Kỳ trong việc hạ gục các mục tiêu của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Lực lượng Không quân Ukraine đã cho thấy khả năng phòng không và vai trò của các loại vũ khí do phương Tây cung cấp trong việc tấn công các mục tiêu trên không của Nga.

Một đoạn video được công bố hôm thứ Hai cho thấy những người vận hành các hệ thống vũ khí khác nhau của Ukraine mô tả cách họ đã sử dụng chúng để chống lại sự xâm lược của Nga. Diễn biến này xảy ra khi các báo cáo về các cuộc không kích của Nga tiếp tục không suy giảm. Đoạn clip dài hai phút được đặt trên nền nhạc kịch tính và đánh dấu Ngày Lực lượng Phòng không, một ngày lễ được giới thiệu ở Ukraine vào năm 2011 dành cho các xạ thủ phòng không.

Một quân nhân Ukraine cho biết: “Hôm nay chúng tôi vinh danh những người lính và lực lượng hỏa tiễn phòng không. “Chúng tôi đã đứng lên và nổ súng. Người Nga mong muốn phá hủy hệ thống phòng không của chúng tôi nhất”, một người khác nói. Một người mô tả việc các lực lượng Nga nghĩ rằng họ có thể “dễ dàng di chuyển trên bầu trời Ukraine”, đồng thời nói thêm rằng “chúng tôi đã đứng lên... và tấn công họ”.

Đoạn video cho thấy các hệ thống đất đối không S-300 và Buk thời Liên Xô, đã được cả hai bên sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.

Nhưng quân đội Ukraine cũng phô trương Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, gọi tắt là NASAMS, mà Kyiv cho biết họ nhận được lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2022 và được sản xuất bởi Công ty Phòng thủ & Hàng không vũ trụ Kongsberg, gọi tắt là KDA, của Na Uy và công ty Raytheon của Hoa Kỳ.

Ngày 28/6, Lithuania cho biết sẽ chuyển giao hai trong số các hệ thống bệ phóng cho Ukraine với giá 10,7 triệu USD trong vòng ba tháng, Reuters đưa tin. Điều này diễn ra sau nhiều lần Kyiv yêu cầu giúp đỡ để tăng cường khả năng phòng không trước các cuộc tấn công của Nga.

Đoạn video cũng cho thấy hệ thống phòng không IRIS-T mà Đức đã công bố vào tháng 6 năm 2022 rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine.

Cũng được trưng bày là hệ thống hỏa tiễn Patriot mà Mỹ đã đồng ý gửi tới Kyiv vào tháng 10 năm 2022. Hệ thống này có thể tấn công máy bay, hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn. Đức và Hà Lan cũng đã cam kết gửi các hệ thống Patriot tới Ukraine.

“Các binh sĩ thuộc lực lượng hỏa tiễn phòng không tiếp tục tiêu diệt kẻ xâm lược trên bầu trời Ukraine bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới”, một binh sĩ Ukraine cho biết trong video.

Lực lượng không quân của Ukraine đã báo cáo hôm thứ Hai rằng lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ 13 trong số 17 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất mà Nga đã phóng trong đêm.

Bốn máy bay không người lái khác đã không đạt được mục tiêu của họ, theo Lực lượng Không quân Ukraine, đồng thời cho biết thêm không có báo cáo thương vong ngay lập tức.

Các quan chức Ukraine cũng báo cáo hôm thứ Hai rằng các cuộc tấn công của Nga đã tấn công vào 11 regfons trong ngày qua. Tại khu vực Donetsk, các cuộc tấn công của Nga đã giết chết 2 người và 3 người khác bị thương, Thống đốc Pavlo Kyrylenko cho biết.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.

8. Tập đoàn Wagner Sa thải Một trong Năm Lãnh đạo của Tập đoàn— một Cựu Đại tá Quân đội Nga

Vài ngày sau nỗ lực nổi loạn thất bại của Yevgeny Prigozhin, Tập đoàn Wagner cho biết họ đã sa thải một trong những lãnh đạo điều hành hàng đầu của mình, là cựu Đại tá quân đội Nga Andrey Troshev. Thông báo được đưa ra bởi một kênh Telegram thuộc sở hữu của Tập đoàn Wagner.

Nhóm này đã xuất bản một bản sao của một sắc lệnh tuyên bố rằng, có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6, Troshev đã bị chấm dứt tư cách là người đứng đầu Liên đoàn Bảo vệ Quyền lợi của các Cựu chiến binh trong các Cuộc Chiến tranh Cục bộ và Xung đột Quân sự. Ông sẽ được thay thế bởi sĩ quan Nga Dmitry Podolsky. Troshev là một đại tá đã nghỉ hưu và từng tham gia các cuộc xung đột quân sự ở Afghanistan, Syria và Chechnya.

Các nhà lãnh đạo điều hành khác của Tập đoàn Wagner bao gồm Prigozhin; Dmitry Utkin, một trung tá đã nghỉ hưu của lực lượng đặc biệt của quân đội Nga và là người đồng sáng lập của nhóm; Thượng Tướng Mikhail Mizintsev, một chỉ huy người Nga được mệnh danh là “Đồ tể của thành Mariupol”, người đã bị cách chức Thứ trưởng Quốc phòng Nga vào tháng 4 năm 2023; và Đại tá Konstantin Pikalov, người trước đây chịu trách nhiệm về các hoạt động điều hành của nhóm ở Phi Châu, và được cho là đã thành lập một công ty quân sự tư nhân chi nhánh của Wagner.

Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi Yevgeny Prigozhin lãnh đạo một cuộc nổi dậy thất bại, trong cuộc binh biến tiến về Mạc Tư Khoa như một phần của “cuộc tuần hành vì công lý” vào ngày 24 tháng 6. Người đứng đầu Tập đoàn Wagner đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov từ chức vì cách họ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine. Prigozhin đã rút các chiến binh của mình sau khi Điện Cẩm Linh cho biết một thỏa thuận đã được nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để tránh “đổ máu”. Thỏa thuận đó sẽ chứng kiến Prigozhin và các chiến binh của ông chuyển đến Belarus, mặc dù chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng.

Các kênh nội bộ của Nga trên Telegram đã lưu hành một tài liệu được cho là do Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) rò rỉ cho thấy Troshev đã thông báo cho giới lãnh đạo cấp cao của Điện Cẩm Linh về kế hoạch nổi loạn của Tập đoàn Wagner, ra lệnh cho các đơn vị quân đội ngừng hoạt động trong cuộc binh biến.

Tài liệu cho biết các đoàn xe của Tập đoàn Wagner sẽ di chuyển qua Nga từ ngày 21 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7. Điều này phù hợp với lệnh của Bộ Quốc phòng Nga rằng tất cả các công ty quân sự tư nhân ở Nga phải ký hợp đồng với Liên bang Nga trước hạn chót là ngày 1 tháng 7. Tài liệu yêu cầu Tập đoàn Wagner đi qua Nga phải áp dụng các biện pháp an toàn và được cho là đã được gửi đến chính quyền các khu vực.

“Việc tiếp nhận và chuyển giao tất cả vũ khí và thiết bị bởi các bộ phận của công ty quân sự tư nhân Wagner của chúng tôi sẽ được thực hiện từ ngày 21 tháng 6 năm 2023 đến ngày 1 tháng 7 năm 2023 với thời gian gia hạn đến ngày 5 tháng 7 năm 2023,” tài liệu cho biết.

“Lịch trình đầy đủ của Vũ khí và thiết bị sẽ được chuyển đến các cấu trúc có liên quan, bên cạnh các địa điểm lưu trữ chuyển giao, sẽ được đệ trình không muộn hơn ngày 1 tháng 7 năm 2023. Việc di chuyển lực lượng và phương tiện của công ty quân sự tư nhân 'Wagner' dọc theo lộ trình di chuyển sẽ diễn ra tuân thủ tất cả các quy tắc của luật pháp Liên bang Nga.”

Newsweek đã không thể xác minh độc lập nội dung của tài liệu và đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để nhận xét.

9. Video cho thấy HIMARS quét sạch các mục tiêu của Nga khi Ukraine báo cáo các tiến bộ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows HIMARS Wipe Out Russian Targets as Ukraine Touts Progress”, nghĩa là “Video cho thấy HIMARS quét sạch các mục tiêu của Nga khi Ukraine báo cáo các tiến bộ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Quân đội Ukraine đã chia sẻ một đoạn video ghi lại cảnh các mục tiêu của Nga bị hỏa tiễn phá hủy trong khi báo cáo về tiến trình phản công của nước này.

Một đoạn video được Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ trên Twitter hôm thứ Hai cho thấy các hỏa tiễn từ Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao HIMARS do Mỹ cung cấp, hạ gục nhiều mục tiêu của Nga bao gồm các bệ phóng hỏa tiễn và trọng pháo.

Điều này được đưa ra sau khi quân đội Nga cuối tuần qua cho biết họ đã phòng thủ thành công trước một cuộc tấn công của Ukraine gần Bakhmut, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm thứ Hai nói rằng nỗ lực binh biến thất bại gần đây của Tập đoàn Wagner không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Nga.

Đoạn video có hình ảnh trên không của HIMARS được cho là đã phá hủy ít nhất ba hệ thống phóng hỏa tiễn BM-21 “Grad” của Nga, một khẩu lựu pháo “Msta-B” và một khẩu pháo 2S7 “Pion”. Một hệ thống “Grad” bổ sung bị phá hủy bởi hỏa lực pháo binh, cùng với một “nhóm tấn công” của Nga bị phá hủy bởi mìn.

Không rõ liệu đoạn video cho thấy một hệ thống HIMARS đơn lẻ hay nhiều hệ thống được tường trình đã phá hủy các mục tiêu của Nga.

Một trích dẫn lạc quan từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết quân đội Ukraine đã phải đối mặt với một tình huống “khó khăn” ở tiền tuyến vào tuần trước, nhưng đã được những thành công.

“Tuần trước thật khó khăn ở tiền tuyến,” Zelenskiy nói. “Nhưng chúng tôi đang đạt được tiến bộ.”

“Chúng tôi đang tiến về phía trước, từng bước một! Tôi cảm ơn tất cả những người đang bảo vệ Ukraine, tất cả những người đang dẫn dắt cuộc chiến này đến chiến thắng của Ukraine! Vinh quang cho những anh hùng của chúng ta!”

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nói rằng các lực lượng của Kyiv đã đạt được tiến bộ gần thành phố Bakhmut của Donetsk và hướng tới Melitopol và Berdiansk ở tỉnh Zaporizhzhia.

Maliar nói rằng Ukraine đã giành lại 37km vuông lãnh thổ trong tuần qua. Tuy nhiên, cô cảnh báo trong một bản cập nhật được chia sẻ một thời gian ngắn sau đó rằng tình hình đang thay đổi “nhanh chóng” và lãnh thổ có thể bị mất một lần nữa.

“Tình hình đang thay đổi rất nhanh,” Maliar viết. “Việc kiểm soát các vị trí có thể bị mất và lấy lại hai lần một ngày. Đối phương tích cực phản ứng lại mọi hành động của chúng ta và tạo ra ba tuyến phòng thủ ở các hướng bị đe dọa.”

Tướng quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Mark Hertling đã bác bỏ những ý kiến cho rằng cuộc phản công của Ukraine đang tiến triển chậm hơn dự kiến trong một cuộc phỏng vấn của CNN vào tối thứ Hai, lập luận rằng tiến độ chậm là do Nga đã để lại cho lực lượng của Zelenky những “trở ngại phức tạp” phải vượt qua.

Hertling nói: “Loại hoạt động này trong cả huấn luyện và chiến đấu đều phải mất một thời gian dài. Tất cả những người cho rằng đó là một chuyển động chậm đều không tính đến mức độ khó khăn khi vượt qua các chướng ngại vật phức tạp trong chiến đấu. Đó chính xác là những gì Ukraine đang làm.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.

10. Ukraine nhận thêm xe tăng Leopard khi cuộc phản công tiếp tục

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine to Receive More Leopard Tanks as Counteroffensive Continues”, nghĩa là “Ukraine nhận thêm xe tăng Leopard khi cuộc phản công tiếp tục.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một quan chức hàng đầu của Đức cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai rằng nước ông - hợp tác với Đan Mạch - sẽ sớm cung cấp cho Ukraine “hàng tá” xe tăng chiến đấu Leopard 1A5.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, đã đưa ra thông báo này trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ba Lan Rzeczpospolita, và nói rằng xe tăng sẽ đến trong “vài tuần tới”.

Đức đã cung cấp cho Kyiv xe tăng Leopard 2 tiên tiến, với chuyến hàng đầu tiên của những chiếc xe này đến Ukraine vào cuối tháng Ba. Mặc dù xe tăng Leopard 1 không hiện đại như Leopard 2, nhưng chúng vẫn sẽ cung cấp sức mạnh cho lực lượng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy khi cuộc phản công của họ chống lại Nga tiếp tục đạt được những tiến bộ.

Thông tin về xe tăng Leopard 1A5 cũng được đưa ra cùng ngày với việc Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết quân đội nước này đã phá hủy 16 xe tăng Leopard 2 do Ba Lan và Bồ Đào Nha cung cấp cho Kyiv, theo hãng thông tấn Tass của Nga.

Đức và Đan Mạch lần đầu tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine khoảng 100 xe tăng Leopard 1 vào tháng Hai. Trong chuyến thăm Kyiv vào thời điểm đó, Pistorius tiết lộ khoảng 20 chiếc Leopard 1 sẽ đến Ukraine vào mùa hè.

Trong cuộc phỏng vấn với Rzeczpospolita, Pistorius được hỏi liệu Đức có nghĩ rằng họ đã quá chậm chạp trong việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine hay không.

“Đây là lần đầu tiên Đức cung cấp vũ khí cho một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh! Đức cung cấp cho Ukraine số lượng hỗ trợ quân sự lớn thứ hai về mặt cung cấp thiết bị, nếu chúng ta đang nói về viện trợ tài chính trực tiếp hoặc viện trợ trong biên giới Liên Hiệp Âu Châu,” ông trả lời, theo bản dịch của hãng tin trực tuyến Ukrainska Pravda.

Sau đó, ông nói thêm: “Hàng chục xe tăng chiến đấu Leopard 1A5 do Đức và Đan Mạch cung cấp sẽ đến Ukraine trong vài tuần tới”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã chào mừng đoàn xe tăng Đức đến đất nước của ông và cảm ơn Pistorius.

“Báo là loài động vật kiêu hãnh và mạnh mẽ. Nó yêu tự do, chiến đấu công bằng và thức ăn ngon,” Reznikov nói. “Hàng chục Leopards đã đến Ukraine để thể hiện khả năng của chúng. Và thời gian của họ sẽ đến! Xin cảm ơn Bộ trưởng Boris Pistorius.”

Tuần trước, Reznikov đã nói về thành công mà cuộc phản công của Ukraine đã đạt được cho đến nay trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Ông nói rằng việc Ukraine giải phóng một số ngôi làng chỉ là “sự xem trước” của một nỗ lực lớn hơn sắp tới, mà ông gọi là “sự kiện chính” của chiến dịch quân sự.

“Khi điều đó xảy ra, tất cả các bạn sẽ thấy...Mọi người sẽ thấy mọi thứ,” Reznikov nói với tờ báo.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine qua email để bình luận.

11. Lính Nga từ chối thực hiện những 'mệnh lệnh tự sát'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Refuse to Carry Out 'Suicidal Orders'“, nghĩa là “Lính Nga từ chối thực hiện những 'mệnh lệnh tự sát'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một người lính Nga đóng quân ở Ukraine cho biết anh ta và các binh sĩ khác từ đơn vị của anh ta đang từ chối tuân theo những “mệnh lệnh vô nghĩa và tự sát” do các sĩ quan chỉ huy đưa ra, theo một video được đăng hôm thứ Hai.

WarTranslated, một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến ở Ukraine sang tiếng Anh, đã chia sẻ video trên Twitter và xác định binh sĩ này là một lính nghĩa vụ được huy động chiến đấu trong Trung đoàn 1428 được triển khai tới Bakhmut.

Bakhmut là nơi giao tranh ác liệt kể từ năm ngoái, nhưng các lực lượng Nga tuyên bố đã chiếm được thành phố này vào tháng Năm. Tuy nhiên, các lữ đoàn Ukraine đã báo cáo trực tuyến rằng họ đã tiếp tục chiến đấu trong thành phố, nơi có thể được coi là một vị trí dễ bị tổn thương hơn đối với Nga sau khi Tập đoàn Wagner bị giải thể ở Ukraine sau một cuộc binh biến thất bại chống lại Mạc Tư Khoa.

Đoạn video là một ví dụ khác gần đây về việc quân nhân Nga công khai tố cáo các mệnh lệnh mà họ nhận được. Tuần trước, WarTranslated đã chia sẻ một video khác, trong đó quân đội Nga tuyên bố rằng họ từ chối chiến đấu trong cái mà họ gọi là “máy xay thịt” của tiền tuyến.

Jason Jay Smart—một cố vấn chính trị về chính trị quốc tế và hậu Xô Viết—nói với Newsweek rằng “có một loạt các video mới về những người lính Nga nói rằng họ đang phải chiến đấu trong một cuộc chiến thất bại, hoặc rằng họ đang được cử đi thực hiện các nhiệm vụ tự sát..”

Theo WarTranslated, người lính cho biết đơn vị thuộc Trung đoàn 1428 của anh ta đã bị trừng phạt vì thất bại gần đây trước lực lượng Ukraine, và hiện họ từ chối tham gia chiến đấu tiếp theo do chưa được huấn luyện.

“Như chỉ huy trung đoàn đã nói, chúng tôi trực thuộc quân đoàn tình nguyện,” người lính Nga nói trong video, theo phụ đề tiếng Anh của WarTranslated. “Chúng tôi muốn thông báo ngay rằng chúng tôi chưa bao giờ ký bất kỳ hợp đồng nào nói rằng chúng tôi là tình nguyện viên.”

Anh ta nói tiếp: “Chúng tôi không từ chối phục vụ mà sẽ chỉ hoàn thành các mục tiêu bảo vệ lãnh thổ mà chúng tôi đã chuẩn bị. Chúng tôi không muốn thực hiện những mệnh lệnh vô nghĩa và tự sát”.

Sau đó, người lính mô tả đơn vị của anh ta bị tước vũ khí như một hình phạt.

Anh ta nói: “Sự vô nghĩa của mệnh lệnh này trở nên rõ ràng khi một đoàn xe quân nhân của chúng tôi bị pháo binh đánh bại khi tiến đến đường số 0,” ông nói, sử dụng thuật ngữ “đường số 0” mà người Nga thường sử dụng cho “tiền tuyến” của chiến trường.

“Hôm qua, đại diện của trung đoàn đã đến gặp chúng tôi và yêu cầu chúng tôi hạ vũ khí, chúng tôi đã làm theo. Chúng tôi đã chờ đợi các chỉ huy quân sự mà trung đoàn của chúng tôi đã được hứa trong nhiều ngày,” anh nói. “Nhưng không đợi được nữa, chúng tôi đã kêu gọi các chỉ huy địa phương và quân cảnh, yêu cầu cứ việc bắt giữ chúng tôi và bắt đầu điều tra. Nhưng chúng tôi được thông báo rằng họ sẽ không thể bắt giữ cũng chẳng giúp đỡ gì được cho chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đang chờ đợi ở đây ít nhất một số phản ứng từ các tổ chức quân sự.”

Sau đó, anh ta mô tả những lời phàn nàn của họ không được báo cáo lên chính quyền cấp trên trong quân đội Nga, đồng thời nói thêm rằng các sĩ quan cấp thấp hơn muốn “đưa chúng tôi trở lại căn cứ trung đoàn và đe dọa chúng tôi bằng những hình thức đàn áp tàn bạo”.

Smart nói với Newsweek, “Sự thật là những người lính này đã đúng: Bây giờ Wagner của Yevgeny Prigozhin đã rời chiến trường, công việc làm bia đỡ đạn sẽ thuộc về Quân đội chính quy của Nga.

“Chắc chắn người nhà của những người lính này sẽ trở nên lo lắng khi biết rằng có vẻ như con trai hoặc chồng của họ đã bỏ đi, gần như cầm chắc cái chết.

“Tuy nhiên, về mặt tích cực: Thật tốt khi người dân Nga hiểu rằng Điện Cẩm Linh ít quan tâm đến họ hoặc những người thân yêu của họ như thế nào.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
 
Đau xót: Các Giám Mục hô hào Tin Lành hóa, nửa triệu người Công Giáo Đức ra đi trong một năm.
VietCatholic Media
17:53 04/07/2023


1. Tòa án Liên Mỹ châu yêu cầu Nicaragua trả tự do cho Đức Cha Rolando

Tòa án nhân quyền Liên Mỹ châu, có trụ sở ở San José, thủ đô Costa Rica, đã yêu cầu chính phủ Nicaragua trả tự do ngay cho Đức Cha Rolando Alvarez, Giám mục Giáo phận Matagalpa, bị nhà nước buộc vào tội “phản quốc” và kết án 26 năm bốn tháng tù, ngày 10 tháng Hai năm nay, đồng thời phải trả tiền phạt 1.600 đôla. Ít lâu sau đó, Đức Cha bị tước đoạt quốc tịch Nicaragua vĩnh viễn và các quyền công dân.

Trước đó, Đức Cha đã từ chối lưu vong sang Mỹ mà nhà nước Nicaragua yêu cầu, cùng với 222 tù nhân chính trị, cũng vào ngày 10 tháng Hai.

Cùng với phán quyết trên đây, tòa án yêu cầu nhà nước Nicaragua đưa ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ hữu hiệu sinh mạng, sức khỏe và sự toàn vẹn thân thể của Đức Cha. Tòa án ấn định thời hạn để thi hành bản án này là cho đến ngày 07 tháng Bảy tới đây.

Vụ nhà nước Nicaragua kết án Đức Cha Alvarez cũng là một trong những nguyên do tạo nên những căng thẳng giữa nước này với Tòa Thánh. Ngày 17 tháng Ba năm nay, vị Đại biện Tòa Thánh tại Nicaragua là Đức ông Marcel Diouf, người Bénin, bị yêu cầu rời khỏi nước. Trước đó một năm, Đức Tổng Giám Mục Waldemar Stanislaw Sommertag, Sứ thần Tòa Thánh tại Managua, cũng đã bị trục xuất.

Trong thời gian qua, nhiều nước đã lên án nhà cầm quyền Nicaragua, trong đó có Bộ Ngoại giao Mỹ. Phát ngôn viên của chính phủ Mỹ, Ned Price, tuyên bố rằng “Chúng tôi lên án hành động này của chính phủ Nicaragua và yêu cầu trả tự do tức khắc cho Đức Cha Alvarez. Chúng tôi nói rõ rằng việc trả tự do cho các tù nhân chính trị là một biện pháp được chào mừng, một bước tiến xây dựng, nhưng điều đó chưa đủ để làm cho chúng tôi bớt lo ngại đối với chế độ của Tổng thống Daniel Ortega, trong đó có những vụ đàn áp và áp bức, chính phủ tiếp tục chống lại chính những người dân của mình.

Chúng tôi tiếp tục yêu cầu trả tự do cho những người đang bị cầm tù tại Nicaragua vì thi hành các quyền căn bản của mình và quyết liệt khuyến khích chính phủ nước này tôn trọng các dân quyền”.

2. Nửa triệu người Công Giáo Đức bỏ đạo trong cuộc ra đi lịch sử

Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có, với hơn nửa triệu người Công Giáo đã được rửa tội rời bỏ Giáo hội vào năm 2022, theo số liệu do Hội đồng Giám mục Đức công bố ngày 28 tháng Sáu.

Theo CNA Deutsch, hãng thông tấn đối tác tiếng Đức của CNA, điều này đánh dấu số lượng rời bỏ Giáo hội cao nhất từng được ghi nhận, với 522.821 người chọn rời bỏ Giáo hội.

Tổng số người ra đi, kể cả số người chết, vượt quá 708.000 người, hoàn toàn trái ngược với 155.173 chịu phép Rửa Tội và 1.447 tín hữu mới được ghi nhận trong cùng thời kỳ. Các số liệu cho thấy một xu hướng tiêu cực trong lịch sử, với số người rời bỏ Giáo Hội tăng gấp đôi từ hơn 270.000 vào năm 2020 lên mức kỷ lục hiện tại.

Bất chấp những sự ra đi này, số liệu thống kê của Giáo hội cho năm 2022 cho thấy gần 21 triệu người ở Đức vẫn chính thức theo Công Giáo vào cuối năm, chiếm 24,8% dân số 84,4 triệu người của đất nước.

Một số giám mục Đức bày tỏ sự thất vọng về các con số. Giám mục Stefan Oster của Passau đã mô tả những con số này là “cao một cách đáng sợ”, trong khi Giám mục Bertram Meier của Augsburg thừa nhận nhu cầu của Giáo hội là lấy lại niềm tin bằng “sự kiên nhẫn và đáng tin cậy”.

Giám mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đã tuyên bố trên trang web của giáo phận rằng những con số “đáng báo động” nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục “thay đổi văn hóa” và thực hiện cấp tốc các nghị quyết của Thượng Hội đồng Đức như chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái.

Tuy nhiên, nhiều người âu lo là Giám mục Georg Bätzing không bắt mạch được vấn đề. Tất cả những vấn đề do Thượng Hội đồng Đức đề ra đều là những vấn đề đã được anh em Tin lành chấp nhận nhưng tỷ lệ bỏ đạo còn cao hơn.

Hơn thế nữa, các đề xuất của các Giám Mục Đức hiện nay sẽ tạo ra những kỳ vọng nào đó đối với một số thành phần giáo dân Đức. Một khi những kỳ vọng này trở thành thất vọng, mà chắc chắn sẽ là như thế, người ta sẽ chứng kiến một làn sóng khác lũ lượt rời bỏ Giáo Hội.

Một báo cáo năm 2021 của CNA Deutsch lưu ý rằng cứ 3 người Công Giáo ở Đức thì có 1 người đang cân nhắc rời bỏ Giáo hội.

Hội đồng Giám mục Đức hiện quy định rằng rời bỏ Giáo hội sẽ tự động bị vạ tuyệt thông, một quy định đã gây ra tranh cãi giữa các nhà thần học và giáo luật.

Một dự báo năm 2019 của một dự án của các nhà khoa học tại Đại học Freiburg dự đoán rằng số lượng Kitô hữu nộp thuế nhà thờ ở Đức sẽ giảm một nửa vào năm 2060.

Bất chấp khủng hoảng, Giáo hội đã chứng kiến sự gia tăng nhẹ về số người tham dự Thánh lễ vào năm 2021, tăng từ 4,3% lên 5,7%, sau khi cuộc khủng hoảng coronavirus ngăn cản việc cử hành nhiều bí tích. Số lượng đám cưới trong nhà thờ cũng tăng từ hơn 20.000 trong năm trước lên 35.467 vào năm 2022.

Các số liệu không bao gồm dữ liệu về việc xưng tội, vì bí tích không được đưa vào thống kê của hội đồng giám mục.


Source:National Catholic Register

3. 'Bỏ Giáo Hội để vẫn được là người Công Giáo'? Tình trạng tiến thoái lưỡng nan người Công Giáo Đức phải đối diện về thuế Giáo Hội

Ký giả Jonathan Liedl của tờ National Catholic Register có bài tường trình nhan đề “‘Leaving the Church to Stay Catholic’? German Faithful Face Church Tax Dilemma” nghĩa là “'Bỏ Giáo Hội để vẫn được là người Công Giáo'? Tình trạng tiến thoái lưỡng nan người Công Giáo Đức phải đối diện về thuế Giáo Hội.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Ngày càng có nhiều người Công Giáo Đức thực hành đạo không muốn tài trợ cho quỹ đạo gây tranh cãi của Giáo hội địa phương sau Tiến trình Công nghị; nhưng cách duy nhất để không phải trả 'thuế nhà thờ' là chính thức từ bỏ Giáo Hội Công Giáo ở Đức - và có nguy cơ mất khả năng tiếp cận các bí tích.

David Rodriguez, một người mang hai quốc tịch Đức-Tây Ban Nha, đã sống ở Đức trong 30 năm qua, rất yêu mến đức tin Công Giáo của mình. Là một giáo dân của giáo xứ Thánh Herz Jesu ở Berlin, anh ấy nói với Register rằng “các bí tích giống như nước mà tôi cần cho đời sống thiêng liêng.”

Nhưng bị sốc trước Tiến Trình Công Nghị của Đức được Hội Đồng Giám Mục chính thức hậu thuẫn — mà đầu năm nay đã chấp nhận một loạt các nghị quyết đi chệch khỏi các giáo huấn đã ổn định của Giáo hội — anh ta không còn muốn đóng góp tài chính cho Giáo Hội tại Đức. Rodriguez đang xem xét một biện pháp mà theo thông lệ hiện tại của Giáo Hội ở Đức, sẽ khiến việc tiếp cận các bí tích của anh ta gặp nguy hiểm: đó là bất hòa về mặt pháp lý với Giáo Hội Công Giáo ở Đức.

Đó là một bước ấn tượng, một bước liên quan đến việc công khai từ bỏ tư cách thành viên của mình đối với Giáo hội trước một quan chức chính phủ. Động thái này được nhiều người ở Đức coi là “sự tự rút phép thông công” trên thực tế, vì những người thực hiện nó bị cấm về mặt kỹ thuật không được cử hành Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hòa giải, các bí tích khác và thậm chí không thể được an táng theo nghi thức Công Giáo. Sự tham gia vào công việc của Giáo Hội cũng bị hạn chế, vì không thể giữ chức vụ hoặc công việc của Giáo hội, không được tham gia vào các hội đồng giáo phận hoặc giáo xứ, và thậm chí phục vụ với tư cách là cha mẹ đỡ đầu cũng bị cấm.

Nhưng ngoài việc chấp nhận bị rút phép thông công tự nguyện, công khai từ bỏ Giáo Hội hiện là cách duy nhất có thể để một người trưởng thành đã ghi danh chính thức là người Công Giáo ở Đức ngừng nộp Kirchensteuer, tức là “thuế nhà thờ” bắt buộc, vốn cung cấp phần lớn tài trợ cho các giáo phận Công Giáo của Đức và chắc chắn là tài trợ một phần đáng kể cho Tiến Trình Công Nghị.

Tiến Trình Công Nghị Đức đã bỏ phiếu để thực hiện một loạt các nghị quyết trái ngược với đức tin và kỷ luật chính thống của Giáo Hội tại cuộc họp cuối cùng của nó vào tháng 3 vừa qua - bao gồm việc chúc lành cho các mối quan hệ đồng giới, thúc đẩy nỗ lực phong chức cho phụ nữ và thực hiện các bước chuẩn bị để thành lập một hội đồng thượng hội đồng thường trực, là điều bị Vatican cấm. Thành ra, tiếp tục đóng góp là vi phạm lương tâm của nhiều người Công Giáo Đức mong muốn trung thành với Giáo hội hoàn vũ.

Do đó, trong khi nhiều người trong con số kỷ lục những người chính thức rời bỏ Giáo Hội Công Giáo ở Đức có thể làm như vậy vì không còn muốn tài trợ cho một đức tin mà họ không còn tin hoặc thực hành nữa, thì các tín hữu Công Giáo như Rodriguez đang ngày càng cân nhắc việc từ bỏ tư cách thành viên của họ vì một lý do khác: họ muốn từ bỏ Giáo Hội tại Đức để có thể tiếp tục là người Công Giáo.


Source:National Catholic Register