Ngày 02-07-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:50 02/07/2019

23. Thiên Chúa tạo dựng rất nhiều vi trùng hại người là để khuất phục tính kiêu ngạo của con người; trái lại người kiêu ngạo thì tự cho mình trên người khác, thật là đáng hổ thẹn.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:57 02/07/2019
61. ĐI LÊN TRỜI NGỒI

Có một chàng rể ngốc nọ không hiểu thế sự, mỗi lần nhà vợ tổ chức tiệc tùng thì hình như bị các chàng rể khác ép ngồi bàn dưới. Vợ anh ta cảm thấy rất xấu hổ bèn nói với anh ta lần sau có tiệc thì lên ngồi bàn trên.

Một hôm, lại qua nhà nhạc gia đem rượu bỏ bên cạnh chỗ ngồi, vợ nhìn chồng hiếng hiếng con mắt ám chỉ biểu anh ta lên ngồi bàn trên.

Chàng rể ngốc chợt tỉnh, liếc ngang nhìn dọc, nhìn thấy nơi cửa nhà có dựng một cái thang bèn “trèo trèo trèo” lên ngồi giữa cái thang, mấy chàng rể khác đều không hiểu nổi ý của anh ta, vợ anh ta nói:

- “Anh chàng ngốc này đang pha trò đấy”.

Bèn trừng trừng con mắt biểu anh ta trèo xuống.

Anh chàng rể ngốc nào biết gì thế sự, lớn tiếng phản đối:

- “Rốt cuộc cũng không thành nên bắt ta đi lên trời ngồi à ?!”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 61:

Người ta thường gọi là “cái ghế” để chỉ đến địa vị trong xã hội hay chức vụ quan trọng khác trong các cơ quan hành chánh, địa vị cao chức vụ to thì “cái ghế” cũng to cũng cao theo.

Có người nhỏ nhưng ngồi “ghế to ghế cao” làm cho người to con béo mập nhưng ngồi “ghế thấp ghế nhỏ” ganh tức, và thế là chuyện tranh chấp xảy ra. Đó là chuyện của nhân loại, của những người không biết gì -hoặc biết nhưng vì kiêu ngạo nên phớt lờ- về sự công bằng và tình yêu đồng loại trong tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.

Có những người Công Giáo vì ham mê “cái ghế” tuy cao mà mục nát của người đời ban cho nên đã phản bội lại anh em chị em mình; có người vì muốn nổi danh lấy le với người khác nên bán luôn cả tình cảm bà con ruột thịt để chiếm cho được “cái ghế” chức quyền ba chân xiêu vẹo không vững bền; lại có người vì quá kiêu ngạo nên đã mờ mắt trước những học bác uyên thâm của mình, đến nổi không phân biệt được đâu là chổ ngồi trên trời và đâu là chổ ngồi trong hoả ngục nên đã nhắm mắt ngồi trên “cái ghế” mục nát đời đời mà vẫn kiêu ngạo...

Thiên Chúa thì luôn hào phóng với chúng ta, Ngài luôn mời chúng ta lên ngồi bên trên bên cạnh Ngài, trong lòng Ngài, nhưng chúng ta vẫn cứ tưởng ngồi mâm trên giữa xã hội là...oai nhất, thật buồn thay !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 14C thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:14 02/07/2019
Chúa Nhật 14 THƯỜNG NIÊN. C
(Luca 10: 1-12, 17-20)
THỢ GẶT


Chúa sai môn đệ ra đi,
Từng hai người một, thực thi rao truyền.
Bảy mươi hai vị chăm chuyên,
Vào thành, làng mạc, lời nguyền tín trung.
Đầy đồng lúa chín cả vùng,
Mong tìm thợ gặt, bao dung tấm lòng,
Mùa màng đầy khắp trông mong,
Hãy xin chủ ruộng, mở lòng ban cho.
Cánh đồng nguy hiểm khôn dò,
Như chiên giữa sói, đừng lo lắng gì.
Dù cho tay trắng lo chi,
Không tiền không bị, ra đi khắp làng.
Bình an cầu chúc gia cang,
Đáp tình tiếp đón, mở mang Tin mừng.
Nơi nào từ chối dửng dưng,
Phủi chân xóa bụi, xin dừng loan tin.
Làng nào đón nhận kêu xin,
Chữa lành bệnh tật, đoái nhìn viếng thăm.
Thầy ban phần thưởng gấp trăm,
Ghi tên Nước Chúa, ngàn năm vững bền.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Đồng ruộng của Chúa rộng khắp cả trên mọi miền trái đất. Nơi đâu có sự xuất hiện của con người, nơi đó cần có thợ gặt. Chúa đã gieo vãi hạt giống Nước Trời khắp nơi nơi. Chúa cần rất nhiều thợ rành nghề đi thu hoạch mùa màng.

Hình ảnh người đi gieo giống và hình ảnh người thợ gặt rất đẹp. Kẻ gieo người gặt. Qua mùa này đến mùa kia. Người trước kẻ sau. Lúc nào Chúa cũng cần đến thợ làm ruộng vườn cho Chúa.

Ngay từ khi ra giảng đạo, Chúa Giêsu đã mời gọi một số người đi theo Chúa. Chúa đã huấn luyện, dậy bảo và trao quyền cho họ. Ngài đã sai từng hai người một ra đi loan báo tin vui. Sau khi sống lại, Chúa đã tiếp tục sai các Tông đồ đi dậy dỗ muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Các Tông đồ, mỗi người một nơi đã tản mát ra đi rao giảng tin mừng. Hạt giống Nước Trời cứ thế được tung gieo từ đời này qua đời kia và từ vùng này tới vùng nọ.

Hằng ngày Chúa vẫn tiếp tục mời gọi nhiều người vào cánh đồng truyền giáo. Cánh đồng thật bao la, có biết bao nhiêu người chưa được nghe biết Chúa. Trên thế giới ngày nay có trên tám tỷ người. Hiện nay mới chỉ có khoảng trên ba tỷ người nhận biết Chúa Kitô, đại đa số còn lại đang đi kiếm tìm nguồn chân lý. Họ cũng có niềm tin nhưng cần được khai mở để họ nhận biết tình yêu thương của Chúa. Con số những người theo các đạo khác rất đông như Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, đây là những tôn giáo lớn và có rất đông các tín đồ.

Với lương tâm được phú ban, phần lớn nhân loại nhận biết quyền năng của Đấng Vô Biên. Họ tin vào Ông Trời, Thiên, Đấng Allah nhưng họ chưa nghe về Đấng Cứu Độ, Con Thiên Chúa, được sai đến với loài người để cứu chuộc. Hơn nữa trong thế giới văn minh, cuộc sống con người bị tục hóa trong mọi lãnh vực. Nhiều người không còn biết đâu là thực và đâu là hư, đâu là đúng và đâu là sai. Cuộc sống trở nên mơ hồ theo thuyết tương tối.

Truyện kể: Vào một kia, một nhóm cướp đã đột nhập tiệm vàng nhưng thay vì ăn cắp vàng bạc châu báu. Chúng đơn giản đổi các bảng giá. Ngày hôm sau, không ai có thể nói cái nào có giá trị và cái nào không. Những món hàng mắc tiền trở nên rẻ mạt, những món không có giá trị trở thành vô giá. Những người khách hàng nghĩ họ đã mua những đồ giá trị, bây giờ trở thành giả. Thế giới chúng ta đang sống có những người đến và đổi giá. Chúng ta khó mà nhận ra điều nào trong cuộc sống có giá trị và cái nào không.

Ơn gọi ra đi rao giảng để thu hoạch mùa màng cho Nước Chúa luôn luôn là mời gọi khẩn cấp. Chúng ta được sai vào một xã hội làm nhân chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta hãy nài xin chủ ruộng sai thêm nhiều chứng nhân tốt lành đi làm vườn nho cho Chúa.

THỨ HAI, TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN
(Mt 9, 18-26).
SỐNG LẠI


Lạy Thầy, bé gái qua đời,
Cầu xin sống lại, qua lời Thầy ban.
Giê-su chỗi dậy hỏi han,
Ra đi cứu giúp, chứa chan ân tình.
Trên đường đi tới hồi sinh,
Đàn bà loạn huyết, cố tình theo sau.
Tâm tình khổ sở thương đau,
Niềm tin mạnh mẽ, tìm mau tới Thầy.
Tin rằng đụng chạm áo nầy,
Bệnh tình biến mất, lòng đầy sướng vui.
Giê-su ngoảnh mặt ngó lui,
Cảm thương phụ nữ, ngậm ngùi tri ân.
Đức tin cứu chữa toàn thân,
Chữa lành hồn xác, canh tân cuộc đời.
Nghe tin bé gái lìa đời,
Cầm tay Chúa gọi, ơn trời cứu sinh.

THỨ BA, TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN
(Mt 9, 32-38).
TRỪ QUỶ


Người câm quỉ ám dầy vò,
Thân tàn khốn khổ, lắng lo buồn phiền.
Quỉ ma rong ruổi mọi miền,
Gây sầu ám hại, người hiền kẻ ngay.
Hôm nay Chúa độ nơi này,
Xua trừ ma quỉ, đổi thay cuộc đời.
Nhiều người kinh ngạc ơn trời,
Ngợi khen Thiên Chúa, cứu đời phàm nhân.
Mấy người Biệt Phái mất phần,
Ghen tuông xúc phạm, gian trần dối gian.
Nhờ quyền tướng quỷ phá tan,
Nghi ngờ khích bác, mê man thói đời.
Tin mừng rao giảng Nước Trời,
Chữa lành bệnh hoạn, một thời hồng ân,.
Giê-su, Chúa đến gian trần,
Xả thân cứu độ, xua thần ác ma.

THỨ TƯ, TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN
(Mt 10, 1-7).
TRỪ TÀ


Chúa Giê-su đến trần gian,
Chữa lành bệnh tật, thông ban ơn trời.
Xua trừ ma quỉ trong đời,
Rao truyền tin mới, lòng người khát khao.
Tông đồ huấn luyện công lao,
Kêu mời chọn lựa, thương trao quyền hành.
Ra đi rao giảng tin lành,
Nước Trời gần đến, chân thành canh tân.
Mười Hai gắn bó cận thân,
Đêm ngày bên Chúa, Thánh Thần khấn ban.
Phê-rô, An-rế, Gio-an,
Si-mon dõi bước, Tôma tông đồ.
Gia-cô-bê, Mát-thê-ô,
Và Bar-tô-lố-mê-ô chẳng nề.
Ta-đê-ô, Phí-lip-phê,
Gia-cô-bê thứ, bội thề Giuđa.

THỨ NĂM, TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN
(Mt 10, 7-15).
RA ĐI


Giê-su phán bảo tông đồ,
Hãy ra rao giảng, đi vô mọi miền.
Chữa lành bệnh hoạn tật nguyền,
Phục sinh kẻ chết, triều thiên Nước Trời.
Phong cùi chữa sạch mọi nơi,
Xua trừ ma quỷ, tuyệt vời chí công.
Các con lãnh nhận nhưng không,
Hãy cho miễn phí, đừng trông báo đền.
Ra đi không gậy không mền,
Chớ đem vàng bạc, không nên túi tiền.
Đừng mang giầy dép gậy phiền,
Hiền lành phó thác, như chiên giữa đàn.
Vào nhà cầu chúc bình an,
Ai mà xứng đáng, Chúa ban ơn lành.
Thành nào đón tiếp thi hành,
Yêu thương chúc phúc, nhân danh Chúa Trời.

THỨ SÁU, TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN
(Mt 10, 16-23).
BỀN ĐỖ


Chúa sai môn đệ ra đi,
Như chiên giữa sói, thực thi Tin Mừng.
Khôn ngoan như rắn trong rừng,
Đơn sơ phó thác, vui mừng loan tin.
Người đời chống đối niềm tin,
Chứng gian bắt bớ, cầu xin vững lòng.
Cầm quyền đánh đập giam phòng,
Khổ đau giết hại, giáo đòng thấu da.
Đừng lo sợ hãi rên la,
Thánh Thần soi dẫn, hải hà ơn ban.
Kiên tâm bền vững bình an,
Mọi lời đáp trả, Chúa ban từ trời.
Nhiều người chống đối ơn trời,
Thù hành ghét bỏ, hại đời chúng con.
Cầu ơn bền đỗ sắt son,
Hưởng ơn cứu độ, mỏi mòn tấm thân.

THỨ BẢY, TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN
(Mt 10, 24-33).
PHÓ THÁC


Chúng con đừng sợ người đời,
Không gì che dấu, rạng ngời lộ ra.
Điều trong bóng tối vang xa,
Nói nơi ánh sáng, chiếu pha mọi nhà.
Điều nghe âm ỉ bên ta,
Hãy đi rao giảng, mái nhà khắp nơi.
Đừng lo sợ hãi trong đời,
Tù đầy thân xác, trong nơi khổ sầu.
Không ai giết được hồn đâu,
Ngoại trừ sợ Đấng, ném sâu hỏa lò.
Các con đừng sợ đừng lo,
Nhiệm mầu sự sống, thước đo vô ngần.
Chúng con đáng giá bội phần,
Trên đầu sợi tóc, từng phân đếm rồi.
Ai mà xưng tụng Ba Ngôi,
Ngày sau hưởng phúc, trong nôi Nước Trời.
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 14 Quanh Năm C 7.7.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:41 02/07/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,

Trong những tuần lễ gần đây, nếu có dịp theo dõi trên mạng lưới điện toán, báo chí, truyền thanh, truyền hình trên thế giới và tại Quê Nhà, chúng ta được biết nhiều bông hạt trổ sinh hoa trái… một số Giám Mục Việt Nam được bổ nhiệm không những trong lòng Giáo Hội Việt Nam mà cả Hải Ngoại. Nhiều Tân Linh Mục, Phó Tế và Nữ Tu được phong chức và lãnh nhận hồng ân Tiên Khấn, Vĩnh Khấn đặc biệt trong thánh 6,7 hằng năm. Chúng ta cùng cảm tạ ơn Chúa vì những hoa trái trổ sinh do máu đào của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Phúc âm hôm nay, thuật lại việc các tông đồ trở về sau những chuyến công tác truyền giáo, hăng say tường thuật lại những kết quả nhận được trong cuộc hành trình truyền giáo của các ông cho Đức Kitô nghe. Chúa Giêsu chỉ nhắc nhở cho các ông là phần thưởng đời sau, tên các ông được khắc ghi trên trời.

Chúng ta là con cháu của Các Thánh Tử Đạo, cuộc đời của mỗi người phải là những chứng nhân anh dũng, đem cuộc sống minh chứng đời sống của tiền nhân. Làm chứng tá cho Tin Mừng Phúc Âm trong hoàn cảnh hiện nay là bổn phận của chúng ta. Chúng ta cũng giống như 72 môn đệ được sai đi và Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang chờ đợi một mùa gặt thật phong phú, trĩu nặng những hoa trái tình thương và đức tin.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:

Chúa hứa ban, qua miệng của ngôn sứ Isaia, cho Giêrusalem sự bình an như dòng sông mang đến cho mọi người nguồn nước mát trong, như dòng sữa mẹ làm tươi môi miệng trẻ thơ. Đó cũng là hình ảnh Đấng Thiên Sai sẽ đến, mang lại cho nhân loại sự bình an và hạnh phúc.

TRƯỚC BÀI II:

Xét về phương diện thể xác, giữa chúng ta và anh em lương dân không có chi khác biệt. Nhưng qua phép rửa tội, chúng ta trở nên con cái Chúa, chúng ta mang trong người những đức tính của Chúa Kitô; kể cả sự đau khổ.

TRƯỚC BÀI PÂ:

Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi từng đôi một vào các làng, thành thị... Chúa cũng sai mỗi người chúng ta đi vào xã hội trần thế nầy, mang Chúa đến cho anh em đồng loại. Một lúc nào đó, trong cuộc đời, Chúa sẽ gọi chúng ta tường thuật lại công việc đem Chúa đến với anh em đồng loại như thế nào.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Lời Chúa hứa: "Nơi nào có hai hay ba người tụ họp, thì có Ta ngự giữ". Chúng ta không phải chỉ có hai hay ba, mà là một cộng đoàn đông đảo, cùng hợp nhau để dâng lên Thiên Chúa Hy Lễ Con Ngài. Giờ đây, chúng ta hiệp dâng những ý nguyện cầu sau đây:

1. Xin ban cho dân tộc Dothái mà Chúa chọn làm dân riêng của Chúa: ánh sáng ân sủng của Đức Kitô, Vị Cứu Chúa mà chúng ta đã tin thật là Ngôi Hai Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



2. Xin cho các nhà truyền giáo, chấp nhận cuộc sống xa quê hương xứ sở: Sống với dân ngoại, với phong tục tập quán mới, với ơn Chúa ban họ sẽ thích nghi và đem được nhiều linh hồn về dâng cho Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những ai đang sống đời hiến dâng, để phục vụ tha nhân: can đảm và kiên nhẫn phục vụ trong những chức năng mà họ đang phục vụ vì phần rỗi các linh hồn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



4. Xin cho những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không gia đình người thân thuộc, trong những quốc gia nghèo đói: gặp được lòng hảo tâm của những gia đình từ tâm. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



Linh mục:

Chúa đã phán: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít". Xin Chúa ban cho giới trẻ trong cộng đoàn xứ đạo của chúng con, trở thành những thợ gặt chuẩn bị cho mùa lúa chín vàng không những cho Giáo Hội Việt Nam mà còn cho cả Giáo Hội Hoàn Vũ, vì Giáo Hội đang cần đến những tâm hồn trẻ, nhiệt thành và trung kiên. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh và quốc gia Congo phê chuẩn hiệp ước chung
Minh Thu
16:18 02/07/2019
Tin Phi Châu - Ngày 2 tháng 7 năm 2019, tại Dinh Tông Tòa Vatican, với sự hiện diện của ĐHY Pietro Parolin, Bộ trưởng Ngoại giao, và ông Jean -Claude Gakosso, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Congo, đã tiến hành trao đổi và phê chuẩn Hiệp định Khung giữa Tòa thánh và Cộng hòa Congo về mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Nhà nước Congo.

Hiệp ước này đã được được ký kết tại Brazzaville vào ngày 3 tháng 2 năm 2017, nhưng nay được chính thức phê chuẩn.

Trong buổi lễ long trọng này, phía Tòa thánh có Msgr. Robert Murphy, Ủy viên Cố Vấn Bộ ngoại giao Tòa Thánh; Msgr. Mislav Hodžić, Thư ký thuộc Bộ Ngoại qia Tòa Thánh; và về phía Cộng hòa Congo có Ông Rigobert Itoua, Tham mưu trưởng Bộ Ngoại giao; Ông Fédéric Lefa, Cố vấn kỹ thuật cho Bộ Ngoại giao; có các ông Jean Paul Ganongo và Ibara Ngoualea, quan chức Bộ Ngoại giao.

Ngoài ta ĐGM Daniel Mizonzo, Chủ tịch Hội nghị Giám mục Congo, và Đức Cha Bernard Nsayi, Giám mục danh dự của Nkayi, và LM Armand Brice Ibombo, Tổng thư ký HĐGM Congo cũng có mặt.

Thỏa thuận khung, có hiệu lực vào cùng ngày theo Điều 18, đảm bảo cho Giáo hội khả năng thực hiện sứ mệnh của mình tại Congo. Đặc biệt, tính cách pháp lý của Giáo hội và các tổ chức của GH được công nhận. Hai Bên cùng bảo vệ sự độc lập và tự chủ của mình, cam kết hợp tác vì lợi ích tinh thần và vật chất của con người và vì lợi ích chung, tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của con người.
 
Đức Phanxicô thúc giục người Công Giáo Đức cải cách đích thực
Vũ Văn An
19:33 02/07/2019


Theo tin Zenit, trong một lá thư được công bố ngày 29 tháng Sáu năm 2019, trực tiếp gửi cho người Công Giáo Đức, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyến khích họ cải cách đích thực, thoát ra ngoài cuộc khủng hoảng hiện nay của Giáo Hội Đức.

Vào một thời "đang thay đổi", 1 thời nêu lên nhiều vấn đề cũ mới, Đức Phanxicô viết rằng "tranh luận" là điều cần thiết để đồng hành với hành trình đồng nghị do các giám mục Đức quyết định. Cuộc tranh luận ấy nói về việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục, các cộng đồng ngày một già hơn, thiếu ơn gọi, bác bỏ học lý tính dục Công Giáo, lối sống của các linh mục.

“Vatican News” ghi nhận rằng Đức Thánh Cha không đưa ra các giải pháp dọn sẵn, nhưng kêu gọi sự hợp nhất. "Mỗi khi một cộng đồng Giáo Hội tìm cách thoát khỏi các nan đề của mình một mình, chỉ tin tưởng vào sức mạnh của mình, các phương pháp và trí thông minh của mình mà thôi, thì kết cục đều đã nhân thừa và đổ thêm dầu vào các sự ác mình muốn vượt qua".

Trong một bối cảnh "đức tin đang chết từ từ... không những trên bình diện thiêng liêng mà cả trên bình diện xã hội và văn hóa" ngài hoan nghênh "cảm thức trách nhiệm và lòng quảng đại" của người Công Giáo Đức, cũng như các cố gắng đại kết của họ.

Đức Thánh Cha mời gọi họ dành chỗ cho Chúa Thánh Thần để phát huy "các diễn trình xây dựng chúng ta như Dân Thiên Chúa thay vì tìm kiếm các kết quả tức khắc với các hệ quả non yểu và trung bình".

Trong lá thư, Đức Thánh Cha cũng than phiền về cơn cám dỗ "muốn tin rằng giải pháp tốt nhất cho một số lớn vấn đề và cho việc thiếu tái tổ chức hiện nay" và nhu cầu "thay đổi sự việc" ... "để sắp xếp và làm cho đời sống Giáo Hội trở nên dễ dàng hơn bằng cách thích ứng nó với luận lý học ngày nay hoặc luận lý học của 1 nhóm đặc thù".

Ngài khẩn khoản yêu cầu một cuộc "hồi tâm mục vụ", 1 cuộc hồi tâm không có nghĩa thích ứng hay duy truyền thống. Ngài nhấn mạnh: Truyền giảng Tin Mừng "không phải là tái sắp xếp chiến thuật của Giáo Hội trong thế giới ngày nay" hoặc "cố gắng tái khám phá các thói quen và thực hành có nghĩa trong các bối cảnh văn hóa khác".

Với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các Mối Phúc cho ta các mục tiêu của cuộc cải cách đích thực: bắt đầu lên đường gặp gỡ các anh chị em của mình ở các vùng ngoại vi, tránh kết cục "trở thành cô lập trong các điểm đặc thù của mình". Ngài kết luận "Ta không thể làm ngơ hay dấu diếm các thách thức đang chờ chúng ta, các vấn đề đa dạng và các đòi hỏi đang xuất hiện, nhưng phải giải quyết chúng bằng cách thận trọng đừng để bị khóa kín trong đó, hay không còn thấy chúng nữa, qua việc thu gọn các chân trời và thực tại".

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sống đạo giữa đời
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
09:54 02/07/2019
Các tín hữu thường được khuyên bảo và nhắc nhở phải cố giữ đạo cho nên. Điều ấy có nghĩa là siêng năng đọc kinh xem lễ, đi nhà thờ, lãnh nhận các bí tích và giữ mình sạch tôi. Ngoài ra là còn có một mức độ căn bản về Giáo Lý và Kinh Thánh, Những người ngoan đạo thì thường làm như thế, còn những người “khô khan” thì năm chừng mười họa mới đọc kinh cầu nguyện hay “bén mảng” tới nhà thờ, còn quanh năm ngày tháng vẫn “khô khan, nguội lạnh” mà không thấy tỏ ra băn khoăn hay lo ngại gì.

Có người kể rằng nhiều thanh niên thiếu nữ Việt Nam ở Hoa kỳ hiện nay không đi hay ít đi lễ, dù là Chúa Nhật, vì họ bảo đi lễ chán ngắt, chẳng được cái gì cả, lễ nào cũng như lễ nào, cũng bấy nhiêu sự mà thôi.

Nói như thế là không hiểu gì về đạo, vì đi đạo không phải là để được cái gì về vật chất mà là được ơn phúc thiêng liêng bảo đảm cho cuộc đời mai hậu sau khi nhắm mắt lìa đời. Vì thế, thiết tưởng cần đặt vấn đề ra ở đây. Đó là giữ đạo và sống đạo.

Giử đạo thì như mới nói ở trên. Giữ được như thế đã là quá tốt rồi. Nhưng cái tốt ấy mới chì là cho cá nhân mình thôi, đành rằng mỗi người phải lo lấy cho mình trước. Còn những người khác thì sao ? Chẳng lẽ để họ hư mất mà không bận tâm ư ?. Bởi thế, giữ đạo nhưng còn phải sống đạo nữa, vì giữ đạo mới chỉ là mặt cá nhân, còn sống đạo mới là mặt xã hội. Người ta sống ở đời cần phải có hai mặt mới đầy đủ.

Vậy sống đạo là thế nào. Thưa vẫn là giữ đạo, nhưng là giữ đạo ở giữa đời với những hiểu biết căn bản về đạo, thành ra là sống đạo theo chiều kích xã hội, nghĩa là đem đạo vào đời bằng chính đời sống của mình bên cạnh những người khác. Sông đạo không phải chỉ có đọc kinh xem lễ, đi nhà thờ mà còn là liên đới với những người khác, trong các hoạt động ích quốc lợi dân, đẩy lui bất công bạo tàn, bênh vực những người cô thế cô thân, tùy hoàn cảnh, bậc đời và địa vị của mỗi người. Người có đạo giữ đạo không phải là người đứng bên lề xã hội, chỉ biết đến mình hay đạo của mình thôi, còn vận mệnh của quê hương xứ sở hay đồng bào mình thì “sống chết mặc bay”. Người sống đạo là người sống đức tin của mình một cách nghiêm túc, đem tinh thần và lời dạy của đức tin áp dụng vào đời sống trong cách hành xử và hoạt động bên cạnh những ngưởi khác đạo hay không “có đạo”, để người ta thấy cái hay của đạo ngay trong con người của mình. Như thế là truyền giáo, mà truyền giáo là một trong các bổn phận của người Công Giáo. Nhưng truyền giáo ở đây không phải là lôi kéo bằng lời nói cho bằng làm chứng cho đạo bằng chính con người của mình, ở giữa mọi người mà không như mọi người trong tâm tưởng và hành động. Có một cái gì khác và cái khác ấy là do chất tinh túy của đức tin tự trong con người mình phát ra.

Những giá trị nhân văn đáng quí do ông cha để lại như lòng biết ơn, tính vị tha, lòng dũng cảm, tính hiếu trung, hiếu nghĩa cô đọng trong sách Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi và nhiều tác phẩm văn học cổ truyền khác nữa. Đó là những điều người sống đạo không được xa lạ mà phải ghi nhớ và thi hành.

Xưa nay người ta thường ngộ nhận cho người Công Giáo chỉ biết đến Chúa đến đạo, còn những gì khác thì xem ra như hờ hững. Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã phủ nhận điều này trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng như sau :

“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại” (HC Vui mừng và hy vọng số 1)

Như vậy, sống đạo giữa đời là sống giữa những người khác trong tinh thần liên đới, dù vẫn giữ và sống đúng theo giáo lý của đạo mình mà không tỏ ra xa lạ hay vô cảm đối với trần gian.

Sống đạo giữa đời còn có nghĩa là giữ những bổn phận của người tín hữu, giữa những khó khăn thử thách do cuộc sống gây ra và đương đầu với những sự đối nghịch do người ngoài đưa đến, như những lời dèm pha, những gương xấu dịp tội. Sống đạo không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc nào cũng yên hàn ổn định. Những lo lắng buồn phiền, những bất ổn trong đời tư và ngoài xã hội có ảnh hưởng đến tâm trí và làm lung lạc đức tin. Đó là những khó khán người có đạo phải đương đầu trong tinh thần cậy tin phó thác. Nhưng chuyện đó không dễ dàng, vì không phải cứ cầu nguyện là được yên ổn ngay đâu. Vì thế, phải kiên trì chịu đựng cùng với sự trợ lực của ơn Chúa, đợi cho đến thời “tận khổ cam lai” như lời Kinh Thánh : “Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. (Mt 10,22)
 
Ngày cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam tại Đức Quốc
Hoàng Hoài Trang
10:07 02/07/2019
Vào lúc 15:00giờ thứ bảy ngày 29/06/2019 tại Đan viện St. Ottilien Đức Quốc được tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam. Bầu trời hôm nay chan hòa ánh nắng, tô đẹp thêm sự rạng rỡ vui tươi cho những người về tham dự.

Xem hình ảnh

Được biết có những ông bà đã về Đan viện từ tối hôm trước, và những gia đình đến từ Heidenheim, và những vùng phụ cận đã tới rất sớm như Augsburg, Menminggen, Regensburg và München.

Thánh lễ bắt đầu, ca đoàn Kirchenchor Merching của người Đức, với sự điều khiển ca trưởng, ông Martin Dronzella và Organistin là bà Regina Steinhardt, đã hát vang ca nhập lễ cùng hoà nhịp với tiếng trống của một Bruder Justo Joseph OSB, người dân Togo của châu phi. Thánh Giá, hình Lòng Chúa Thương Xót, hình Đức Mẹ La Vang được rước long trọng lên cung Thánh cùng với đoàn linh mục đồng tế.

Linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà OSB chủ tế Thánh lễ và gởi lời chào đến tất cả mọi người, Pater Theophil Gaus OSB, Pater Martin Trieb, Pater Josep Afatchao người Togo cùng đồng tế. Và có Bruder David, Bruder Markus von ST.Ottlien.

Năm nay, thêm nhóm người Togo hát Kinh Vinh Danh, cùng tiếng trống, chuông rất hùng hồn bằng tiếng bản xứ của họ. Cộng đòan người Việt nam hát đáp ca và dâng lễ.

Phần Phụng vụ lời Chúa hôm nay, là bài Thánh thư của Thánh Phêrô tông đồ (3, 8-12), và Phúc Âm (LK, 15,3-7) được đọc với hai ngôn ngữ Đức và Việt nam.

Pater Theophil Gaus OSB giảng, và được linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà dịch lại như sau:

"Hãy nhìn vào bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót: Chúng ta thấy sự Hòa Bình xuất hiện khi nào?

Bức ảnh gợi cho chúng ta 4 ý tưởng.

1, Ý nghĩa đầu tiên, Chúa Giêsu là Mục tử tốt lành, Ngài vác trên vai một người đang gặp hoạn nạn.

Sự Hòa bình xuất hiện khi nào?

Khi chúng ta là Giáo hội, sống biết quan tâm đến những người nghèo.

"Người Nghèo" được đề cập ở đây là tất cả những người mà họ cần đến sự đoàn kết tương thân tương trợ của chúng ta. Là những người sống gần tôi , cũng như những người sống ở xa; là những đồng bào của quý ông bà ở trong đất nước Việt Nam đang lên tiếng đòi công lý; đang bênh vực, bảo vệ cho nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận... thì bị đàn áp, tù đày.

Họ là những người đang chịu nhiều những bất công thiệt thòi, vì sự tham ô, hối lộ. Họ bị cảnh màn trời chiếu đất vì nạn thiên tai lũ lụt, hạn hán mất mùa.

Họ là những người đang ở Châu Phi như đất nước Togo, sống trong sự nghèo túng, không được đào tạo học hành, không có hệ thống chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

2, Ý nghĩ thứ hai: Người được Chúa vác trên vai nhận ra được điều tốt đẹp theo ánh mắt Chúa Giêsu.

Khi chúng ta nhận ra được" góc nhìn" của Chúa Giêsu: Nghĩa là chúng ta, lãnh nhận được nơi Ngài mà nhận ra được nhân phẩm của những người khác. Chúng ta vẻ ra hình ảnh người khác theo chủ quan của mình, và đầu tiên thường để ý vào những tính hư tật xấu của họ. Chuá Giêsu mời gọi chúng ta, phải nhìn thấy được những đức tính tốt trong họ, phải lạc quan tin tưởng những điểm tích cực nơi họ. Tôi cố gắng suy nghĩ tích cực những gì tôi có thể làm được với những người xung quanh tôi, những người ở xa, những người đồng hương, và các dân tộc khác, duy nhất với thái độ tích cực, thay vì những thành kiến tiêu cực, chỉ trích, phê bình.

Được như vậy thì có sự Hòa bình.

3, Ý nghĩ thứ ba diễn tả Chúa Giêsu hiểu rõ con người Chúa đang vác trên vai.

Ngay chính chúng ta, học hỏi nơi Chúa Giêsu để hiểu về người khác. Nghĩa là chúng ta có thể cảm hóa, chấp nhận được những hoàn cảnh sống của họ, chúng ta mới có thể hiểu được thái độ sống, hành động cư xử của họ. Đó là sự "CẢM THÔNG", một từ ngữ tốt đẹp, đầy ý nghĩa. Như vậy chúng ta mới có thể giải quyết được những tranh chấp, tỵ hiềm, và không làm cản trở bước tiến của sự Hòa Bình.

4, Ý nghĩ thứ tư diễn tả người được vác trên vai Chúa Giêsu có khuôn mặt giống Chúa Giêsu.

Khi chúng ta nên giống hình ảnh Chúa Giêsu .Vâng, thật vậy, trong mỗi chúng ta đã có hình ảnh của Ngài, là được làm con cái của Thiên Chúa. Chúng ta đã nhờ được phép Thanh Tẩy, và lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa muốn chúng ta trở nên giống hình ảnh con của Ngài.

Nếu chúng ta tin tưởng, trân trọng và yêu quý Phẩm Giá của chính mình. Vậy thì đơn giản nhất là chúng ta tin tưởng, và quý trọng Phẩm Giá của người khác, yêu thương họ, dù họ là người ở gần hay ở xa. Và tất cả những người trên thế giới này, đặc biệt là những người tại đất nước Togo, Việt nam để họ có thể sống xứng đáng với phẩm giá con người của họ. Từ đó, sự công bằng, nền công lý sẽ được thể hiện.

Chính vì vậy, hôm nay, tại Đan viện ST.Ottilien, chúng ta cùng hiệp thông dâng Thánh lễ, cầu nguyện cho các Tín hữu nhiều nơi đang bị bách hại, đàn áp để họ làm chứng Đức tin, thể hiện quyền sống và quyền làm người của họ."

Thánh lễ kết thúc, mọi người đi đến sân nhà tĩnh tâm của Đan viện, dùng cơm chiều chuyện trò, ca hát. Năm nay phần ẩm thực có những "Chefkoch" trổ tài với những món ăn quê hương Việt nam, và của người bản xứ Bayern như, Weißwurst, Brezel . Nhưng cũng không thiếu phần ca hát của người Đức và người Việt.

Nhóm người Afrika đã làm vui tươi, sống động với những bài hát, điệu nhảy, tiếng trống.

Thưởng thức những món ăn ngon miệng xong, người người một tay, thu dọn bàn ghế, giấy rác sạch sẽ. Từ không khí ca hát nhôn nhịp bước vào sự thinh lặng, mọi người lắng đọng tâm hồn, rước kiệu Mẹ Maria vòng quanh Đan viện với những chuỗi kinh Mân côi, những Thánh vịnh , những bài hát xen kẻ tiếng Đức và tiếng việt. Nhưng đặc biệt, một người Togo hát giọng Tenor, AVe Ave Ave Maria theo cung điệu bài hát của Lộ Đức làm cho buổi rước kiểu thêm vui tươi và trang trọng.

"Lạy Mẹ Maria, chúng con có một tổ quốc Việt Nam với non sông gấm vóc, quê hương yêu quý ngàn đời. Nhưng đất nước chúng con bị cai trị dưới chế độ cộng sản độc tài vô thần. Nhân phẩm bị chà đạp, nhân quyền bị cấm cản. Gây ra nhiều cảnh ngang trái, bất công, như nhà cửa tại vườn rau Lộc Hưng bị san bằng, đập phá và còn nhiều nơi khác trên Quê Hương nữa.

Xin Mẹ Maria đoái thương, giúp họ có nhiều nghị lực, vững mạnh trong đức tin để vượt qua cuộc sống hằng ngày.

Xin Mẹ Maria đoái thương Đất Nước Việt Nam, được thoát nạn cộng sản vô thần, để mọi người dân Việt trên Quê hương, sống trong no ấm, tự do, hoà bình."

Linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà đã nhắn nhủ mọi người, chúng ta về đây, trước tiên là để cầu nguyện cho chính mỗi người của mình được bằng an của Thiên chúa trong tâm hồn, và học theo gương Đức cố Hồng Y Phan Xi Cô-Xaviê Nguyễn Văn Thuận là phải yêu quê hương Việt Nam bằng cả con tim và trí óc của mình như ngài đã thực hiện:

"Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu tổ quốc gấp bội
Chúa dạy con, giáo hội dạy con"


Linh mục Augustinus và linh mục Josep Afatchao ban phép lành của Thiên Chúa để kết thúc buổi cầu nguyện.

Mọi người lần lượt ra về, lòng tràn ngập niềm vui, rộn rã chào nhau, và hẹn gặp lại năm tới.
 
Ban Hành Giáo - Giáo phận Xuân Lộc Mừng Lễ Thánh Phêrô – Phaolô
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
16:31 02/07/2019
Ban Hành Giáo - Giáo phận Xuân Lộc Mừng Lễ Thánh Phêrô – Phaolô

Dù ngày Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô đã qua, nhưng với quý chức Ban Hành Giáo- Giáo phận Xuân Lộc vẫn còn được hưởng nếm thêm ngày vui khi được cùng quy tụ, gặp gỡ lẫn nhau và được Đức Giám Mục Giáo phận ban huấn từ và dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho họ. Vì thế, cho dẫu xa xôi từ nhiều miền, vùng giáo xứ, sáng Chúa Nhật 30/6/2019 vừa qua đã có khoảng 800 quý chức Ban Hành Giáo từ các Giáo xứ trong Giáo Phận đã vềNhà Thờ Chính Tòa Giáo phận, để cùng mừng Lễ Kính Thánh Phêrô – Phaolô, Bổn Mạng quý chức Ban Hành Giáo.

Xem Hình

8g30:Khai mạc chương trình với phần ổn định, tập băng reo, bài hát, cũng như những thông tin cần thiết cho ngày gặp gỡ. Tiếp sau đó, cha Giuse Nguyễn Ý Định,Đặc trách Ban Giáo Dân của Giáo phận đã chia sẻ với quý chức những ý tưởng quan trọng liên hệ đến công việc và trách nhiệm họ đang lãnh nhận. Dựa trên hướng dẫn của Giáo Hội, như Hiến chế Lumen Gentium và Thủ Bản Hướng dẫn Sinh Hoạt Ban Hành Giáo, Cha Giuse đã đề cập nhiều đến vị thế của quý chức trong khi họ thi hành phận vụ của mình. “Đồng trách nhiệm” là cụm từ được Cha Đặc Trách nhấn mạnh đến, nhằm để chỉ rõ chỗ đứng của quý chức Ban Hành Giáo khi cộng tác với cha xứ trong việc quản trị và điều hành giáo xứ. Với những giải thích và ví dụ khôi hài nhưng khá sâu sắc từ Cha Đặc Trách đã phần nào giúp quý chứccó cơ hội nhìn lạivị thế, trách nhiệm, hay có những góp ý thật chân thành, khôn ngoan với cha xứ,trở thành những cánh tay nối dài của các vị chủ chăn tại mỗi giáo xứ.

9g15: Cộng đoàn quý chức hân hoan chào đón Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đến gặp gỡ, huấn từ và chủ tế Thánh Lễ. Những tiếng hát thật đều, cũng như những lời hô theo băng reo toát lên một sức mạnh, thật ấm nhưng cũng thật vang, khiến Đức Cha Giuse phải tấm tắc khen ngợi “ cảm nhận được sức trẻ đang ở nơi đây”. Đây là điều được xem là tuyệt vời, để thấy nơi quý chức đang hiện diện có cả bề dày của sự khôn ngoan theo tuổi tác, nhưng lại có luôn được sự nhiệt huyết như người trẻ để cống hiến, cố gắng và hy sinh cho Thiên Chúa và Giáo Hội, mà như lời Đức Cha Giáo phận đã cám ơn họ trong phần huấn từ của Ngài. Và nơi quý chức, trong lời kinh Lạy Cha thốt lên từ môi miệng - theo lời mời gọi của Đức Cha Giáo Phận – cũng đang toát lên cả sự sốt mến dành cho Thiên Chúa, mà họ đang đại diện mọi người để cầu xin Chúa thương ban sự hiệp nhất và mọi ơn lành cho các Giáo xứ và cho mọi người.

Trong lời cám ơn với những cố gắng mà quý chức Ban Hành Giáo đã, đang thể hiện trong phận vụ của họ, Đức Cha Giuse cũng nhấn mạnh rằng: sở dĩ họ có được sự nhẫn nhịn, phục vụ cách âm thầm, hy sinh, cố gắng làm việc chung là nhờ vào sức mạnh từ nội tâm, một “ơn gọi tông đồ giáo dân” xuất phát từ Đức Kitô. Đức Cha nhắc nhở rằng, các quý chức không chỉ là những cộng tác viên của cha xứ, của giáo phận, nhưng còn là những cộng tác viên của Thiên Chúa để nuôi dưỡng đời sống đức tin của dân Chúa nơi mỗi Giáo Hội địa phương. Để có thể trở thành những cộng tác viên thi hành tốt việc nuôi dưỡng đời sống đức tin cho dân Chúa, Đức Cha Giáo phận nhấn mạnh rằng, các quý chức cần phải có sự kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và hiệp nhất với nhau. Hiệp nhất, đoàn kết và yêu thương nhau trong khi làm việc đã là cách thế truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa đến cho đoàn dân. Hiệp nhất, yêu thương giữa những con người bất toàn để đi tới sự cảm thông, tha thứ, chia sẻ, và bổ túc cho nhau mà các quý chức Ban Hành Giáo được Đức Cha Giáo phận mong mỏi họ cố gắng đạt tới để làm tròn đầy ơn gọi tông đồ giáo dân và phận vụ mà họ đã lãnh nhận.

Sau huấn từ và những phút chuẩn bị, Đức Cha Giáo phận đã chủ tế Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Phêrô – Phaolô. Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse cóCha Đa Minh Ngô Công Sứ, Quản hạt Xuân Lộc - Chánh Xứ Nhà thờ Chính Tòa, Cha Đặc Trách Giuse Nguyễn Ý Đinh, và Cha Phó Đặc Trách Đa Minh Nguyễn Kim Khanh, cùng quý Cha. Như lời mời hướng ý phần nhập lễtừ Đức Cha Giuse, Thánh Lễ được dâng với ý chỉ cầu nguyện cho quý chức Ban Hành Giáo luôn hân hoan dõi theo hai Thánh Tông Đồ để tiếp tục sứ mệnh cứu rỗi của Chúa, cầu nguyện cho đoàn dân Chúa trong Giáo phận được mọi ơn lành, giúp mọi người hăng say loan Tin Mừng, và biến Giáo phận thành thánh địa của Lòng Thương Xót.

“Niềm vui có Chúa,hạnh phúc khi tin, theo Chúa” là ý tưởng then chốt trong bài giảng thánh lễ của Đức Cha Giáo phận. Nếu với một thế giới, hay những con người ngày nay nhìn Chúa Giêsu là một bậc đáng kính, Đức Cha đã xoay chuyển câu hỏi mà Chúa Giêsu chất vấn các tông đồ trở thành câu hỏi cật vấn thực sự đối với quý chức “Còn các con, những quý chức ban hành giáo, các con bảo Thầy là ai?” (x. Mt 16,15). Đức Cha tiếp tục rằng, nếu cũng cùng câu trả lời của Phêrô “ Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng sống” ( Mt, 16,16), thì quý chức sẽ nghe Chúa Giêsu nói rằng “ Con thật là người có phúc!” (Mt 16, 17b).

“Vậy chúng ta có thật là có phúc khi tin Chúa?” Đức Cha Giuse khơi gợi sự cật vấn nơi mỗi người về điều này, để họ tự nhìn sâu vào lòng mình, nhận ra điều căn bản này. “Có bao nhiêu người thực sự hạnh phúc khi tin Chúa, khi theo Chúa?” “Tôi có xác tín để nói với mọi người rằng: tôi hạnh phúc khi theo Chúa hay không?”Để được hạnh phúc khi theo Chúa, Đức Cha Giuse chia sẻ với quý chức hai điểm cần lưu ý và phải sống. Thứ nhất, họ phải ý thức và chân nhận niềm hạnh phúc khi theo Chúa là thực, là hạnh phúc tuyệt vời, là điều quý trọng nhất, đến nỗi, chúng ta không thể vì những lợi lộc nhỏ, những thứ tầm thường để bỏ Chúa, và ngay cả những thứ lớn lao khác cũng không làm chúng ta xa Chúa, không còn đi theo Chúa nữa. “Chỉ chọn Chúa, chỉ theo Chúa” phải là xác tín, là điều tối thượng của cuộc đời. Thứ hai, để có thể chỉ chọn Chúa mà thôi, có thể hy sinh được, Đức Cha Giáo phận khuyên các quý chức cần phải biết thực tập sự từ bỏ mỗi ngày. Nhờ đó họ sẽ có niềm vui có Chúa, niềm vui gặp Chúa và vì thế, họ sẽ trông chờ gặp Chúa.

Thánh Lễ mừng Bổn Mạng được cử hành trong sự trang nghiêm, sốt sắng ấm cúng và thật ý nghĩa. Điều này giúp các quý chức cảm nhận niềm vui có Chúa, hạnh phúc khi theo và tin Chúa qua việc rước lấyThánh Thể. Để từ đó, các vị sẽ trở nên những người rao loan niềm vui, hạnh phúc này khi thi hành phận vụ của mình nơi từng giáo xứ, cộng tác nhiệt thành với cha xứ trong sự khôn ngoan và khiêm tốn.

Và cũng là một sự tiếp nối của những người hạnh phúc khi tin, theo Chúa,trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Cha nhắn gửi họ hãy tưới gội những giọt nước của lòng thương xót vào mảnh đất nơi những gia đình, những người đau khổ…được cảm nhận sự đỡ nâng, yêu thương, cảm thông, mà không cảm thấy mình bị cô đơn trong đau khổ. Thêm nữa, dựa vào “Thư Chung gửi Gia đình Giáo phận về Môi trường” mới ban hành ngày 28/6/2019, Đức Cha đã mong mỏi các quý chức hãy cộng tác tích cực với các cha xứ để đưa ra những phương án, cách thực hiện cụ thể cho giáo xứ trong việc bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm, bảo vệ Ngôi Nhà Chung – Thông điệp Laudato Si-, bảo vệ công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Có lẽ, đối với rất nhiều quý chức,ngày gặp gỡ, mừng Bổn Mạng Ban Hành Giáo của Giáo phận Xuân Lộc hôm nay mang lạinhiều ý nghĩa, như một cơ hội cho họ được hâm nóng lại nhiệt tình sứ vụ, khi lắng nghe Lời Chúa, đượcĐức Cha Giáo phận, Cha Đặc trách huấn đức,chia sẻ;cảm nhận được sự đồng hành và quan tâm từ Cha Quản Hạt Đa Minh, Cha Phó Đặc Trách Đa Minh, cũng như mọi cha xứ mà họ đang cộng tác.

Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
 
Caritas Việt Nam: Phóng sự chống nạn buôn người
Caritas Việt Nam
20:51 02/07/2019
Thứ hai, 14:16 Ngày 01/07/2019 -- Theo nguồn tin Vatican ngày 16/8/2018, mỗi năm có hàng chục triệu người trên thế giới trở thành nạn nhân của việc mua bán người. Đây là hiện tượng nô lệ mới trong thế kỷ 21. Nạn buôn người đã đạt đến mức kỷ lục và “tồi tệ hơn bao giờ hết trong lịch sử thế giới”.

Hiện nay, tại Việt Nam, nạn buôn người đang diễn ra vô cùng phức tạp và nghiêm trọng; Nó đã xuất hiện với 63 tỉnh thành trên cả nước. Theo thống kê, trung bình, mỗi năm Việt Nam phát hiện 500 vụ phạm tội, liên quan tới 700 người và lừa bán hơn 1,000 nạn nhân. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 2,200 vụ, với 3,300 người, lừa bán gần 4,500 nạn nhân.

Với những người bị bắt cóc cho mục đích lấy nội tạng, họ hiếm khi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Họ phải chịu những di chứng nghiêm trọng do quá trình phẫu thuật không đảm bảo và đôi khi chết ngay trên bàn mổ. Những người sống sót cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề và không bao giờ có thể sống một cuộc sống bình thường trở lại.

Những người bị bán để ép làm việc, họ phải chịu sự cưỡng bức lao động, bị đối xử tệ bạc và không được hưởng những quyền cơ bản của con người. Những hậu quả để lại cho những nạn nhân bị mua bán là không thể kể xiết đó là nỗi sợ hãi, bị mắc bệnh trầm cảm, tự ti mặc cảm, mất lòng tin vào cuộc sống đôi khi ngay cả với người thân của mình... Họ rất khó lòng vượt qua để có thể hoà nhập với cộng đồng.

Những nạn nhân nữ bị buôn bán phần lớn bị ép làm nô lệ tình dục, bị hãm hiếp, đánh đập, bỏ đói, lạm dụng thuốc, và bị tra tấn đến kiệt quệ. Họ có thể bị rối loạn về tinh thần và thường dẫn đến khuynh hướng tự sát…

Với những người bị bắt cóc cho mục đích lấy nội tạng, họ hiếm khi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Họ phải chịu những di chứng nghiêm trọng do quá trình phẫu thuật không đảm bảo và đôi khi chết ngay trên bàn mổ. Những người sống sót cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề và không bao giờ có thể sống một cuộc sống bình thường trở lại.

Giáo hội không thể im lặng trước những tệ nạn buôn người và nhất là những người bị tước đi nhân phẩm, bị bóc lột một cách dã man. Vì thế, đã có rất nhiều hoạt động được tổ chức để cầu nguyện và kêu gọi chấm dứt nạn buôn người.

Ngày 30 tháng 07 là ngày thế giới phòng chống nạn buôn người, Caritas Việt Nam xin gởi đến quý độc giả Video Clip phóng sự về phòng chống nạn buôn người.

Nguồn: BTT - Caritas Việt Nam
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giới thiệu Video ca khúc: ''Hongkong – Sea of Black'' tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ
SBTN & Truc Ho
16:34 02/07/2019
”Sea of Black" | Music by Truc Ho [Official Music Video] In Dedication to Those Who Give Their Lives to Freedom and Democracy

SEA OF BLACK" – SÁNG TÁC MỚI CỦA NHẠC SĨ TRÚC HỒ

Vào ngày 16 tháng 06, 2019, gần 2 triệu người Hong Kong trong chiếc áo đen đã xuống đường biểu tình chống lại dự luật dẫn độ về Trung Cộng của đặc khu trưởng Carrie Lâm. 2 triệu người trong chiếc áo đen đã gởi đi một thông điệp cho Bắc Kinh là người dân quyết tâm, can trường không khuất phục trước cường quyền. Từ trên không nhìn xuống, 2 triệu người nhấp nhô như ngọn sóng dâng trào. Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đã đặt tựa cho bản tin của họ khi viết về cuộc biểu tình của 2 triệu người là Sea Of Black. Từng theo dõi cuộc biểu tình của người dân Hong Kong trong 4 năm qua, và đã có mặt tại chổ để đồng hành cùng người dân Hong Kong vào năm 2014, lần này nhạc sĩ Trúc Hồ đã cảm xúc và sáng tác một nhạc phẩm mang tên Sea of Black. Nhạc phẩm này được nhạc sĩ sáng tác bằng cả hai thứ tiếng Anh và Việt Ngữ. Đặc biệt là nhạc phẩm này có sự đóng góp của ái nữ nhạc sĩ Trúc Hồ là Lala Trương và thứ Nam là Lý Bạch cho lời của phần nhạc. Nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết nhạc sĩ đã sáng tác được một đoạn khi ở Hong Kong vào năm 2014 tham gia cùng dòng người biểu tình lúc bấy giờ, nhưng rồi để đó. Mãi đến hôm nay khi nhìn thấy 2 triệu người mang áo đen xuống đường để dành lại quyền làm người, nhạc sĩ đã lấy lại được cảm xúc và viết tiếp phần còn lại của nhạc phẩm Sea Of Black.

Hong Kong “Sea of Black"

Producer: Truc Ho
Music and Lyrics: Truc Ho / Hung Truong, Lala Truong, Ly-Bach Truong
Music Arrangement: Truc Ho
Recording Studio: Motif Music Group, Mai Thanh Son
Mix; Quoc Khanh, Truc Ho

Singers :
Hoang Thuc Linh
Quoc Khanh
Mai Thanh Son
Doan Phi
Sy Dan
Diem Lien
Da Nhat Yen
Nguyen Khang
Viet Hoang
Tu Anh
Angel Gia Han
The Son
Viet Khang
Ban Thieu Nhi Cau Lac Bo Tinh Nghe Si


(Copyrights by SBTN & Truc Ho Music 2019)
 
Tài Sản Trôi Sông Lạc Chợ
Phạm Trần
17:20 02/07/2019
Luật Phòng, chống Tham nhũng sửa đổi (36/2018/QH14) (PCTN) của Cộng sản Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, đã lộ chân tướng chỉ để bao che tội phạm và bảo vệ tài sản cho kẻ tham nhũng.

Bằng chứng không do ai bịa đặt để bôi nhọ chế độ mà viết rành mạch trong Luật, quan trọng nhất ở hai lĩnh vực :Kê khai tài sản; và không dám tịch thu tài sản có nguồn gốc bất minh.

KHAI XONG GIẤU ĐI

Thứ nhất, Luật quy định (Điều 34) người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập gồm :

1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 35. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:

a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Luât giải thích tiểu điểm (đ) :”Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.”

Nhưng khai rồi, công khai với ai, ai giữ và làm gì với lời khai?

Luật quy định tại Điều 39, theo tuần tự như sau:

1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

2. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

4. Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều này.

Như vậy, nhân dân –người đóng thuế nuôi cán bộ, đảng viên—không được dòm ngó vào bản kê khai tài sản của những kẻ được đảng khiêm nhượng gọi láu cá là đầy tớ của nhân dân.

Vì vậy, với chủ trương che mắt dân để đóng cửa bênh nhau, đảng đã tự bôi tro trát phấn vào mặt qua câu tuyền truyền sáo rỗng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”.

Cũng nên biết, tuy luật PCTN không có hiệu lực về mặt Đảng, nhưng vì hệ thống cầm quyền ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chi phối nên tất cả các cấp Lãnh đạo gọi là “chủ chốt” từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước xuống cho đến cấp Ủy địa phương đều vừa là Đại biểu Quốc hội (Lập pháp), kiêm luôn các chức lãnh đạo trong cơ cấu nhà nước (Hành pháp) và cả Tư pháp. Do dó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều phải kê khai tài sản.

Nhưng chưa bao giờ người dân được đọc các tờ khai của họ, hay của các đời lãnh đạo cấp cao trước họ.

XÁC MINH VỚI NHAU

Ngay cả khi những người ra ứng cử Hội đồng Nhân dân và Đại biểu Quốc hội làm bản kê khai tài sản thì cũng chỉ có cơ quan tổ chức bầu cử là các cấp Mặt trận Tổ quốc, từ địa phương lên Trung ương, được xem rồi cất vào tủ khóa lại !

Vì vậy, đến khi cần xác minh xem lời khai có đúng không thì lại ngựa quen đường cũ, cứ nhắm mắt đi theo đường đảng vẽ như quy định tại Điều 42, viết rằng :

a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;

b) Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

đ) Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;

g) Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

h) Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

i) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có nghĩa vụ kê khai yêu cầu hoặc kiến nghị xác minh đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này.

2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về tài sản.

Nhưng sau khi xác minh thì đảng công khai với ai ?

Một lần nữa, bàn tay lông lá của đảng lại can thiệp để chỉ công khai bản xác minh trong nội bộ cơ quan, tổ chức với nhau, như ấn định trong Điều 39 ở trên.

XỬ PHẠT NỘI BỘ

Tưởng như giấu dân nhiêu đó chưa đủ, luật PCTN còn vẽ thêm chân rết làm trò hề như trong quy định của Điều 51 về việc “Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.”

Theo đó :

1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

2. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Cuối cùng, luật PCTN cũng ấn định không công khai cho dân biết mà chỉ:”Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.”

Sau cùng, để bảo mật tuyệt đối các hồ sơ kê khai tài sản, luật PCTN quy định “Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng và quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ (TTCP) .”

Có điều là TTCP cũng đã nổi tiếng bê bối, bênh che, làm hình thức và đã đôi lần cán bộ ngành này bị bắt qủa tang tham nhũng, tiếp tay cán bộ vi phạm chạy tội. Do đó, quyết định của luật PCTN cho phép TTCP được “Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước” không làm ai ngạc nhiên.

Vì vậy, khi còn thảo luận tại Quốc hội, nhiều Đại biểu đã đã đòi phải đưa vào luật điều cho phép tịch thu tài sản có nguồn gốc không minh bạch của những cán bộ, đảng viên bị tố cáo tham nhũng. Nhưng phe “đi hàng hai” đã thắng cuộc khiến cho Điều 93 chỉ còn lại nội dung “lửng lơ con cá vàng”, theo đó:

1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

TRÒ HỀ DIỄN TUỒNG

Ở Việt Nam, nhóm chữ “theo quy định của pháp luật” được diễn nghĩa sẽ kéo dài vô tận, hay chẳng đi đế đâu.

Bằng chứng trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, có gần 1,137 triệu người kê khai tài sản, đạt tỷ lệ 99,8, so với số người phải kê khai. Xác minh bản kê của 44 người thì cơ quan chức năng phát hiện 6 trường hợp vi phạm, tăng 1 trường họp so với năm 2017. (báo Dân Trí, ngày 10/12/2018)

Báo này viết tiếp:”Ngay tại Hà Nội, trong báo cáo mới nhất về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thành phố, qua báo cáo của trên 34.300 người, chỉ phát hiện có một trường hợp kê khai không trung thực.

Sự vô lý này được phát hiện ngay khi đó, khi một nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cuả Quốc hội có khảo sát là riêng tại tỉnh Bạc Liêu, đã có 19 trường họp không kê khai tài sản, thu nhập, trong đó chỉ ở 1 đơn vị cấp huyện đã có đến 17 trường hợp không kê khai nhưng không có lý do.”

Đó là chuyện quá lạ, báo cáo chính thức là một đằng, nhưng qua kiểm tra, thẩm tra lại, kết quả ở một đơn vị cấp huyện, số người vi phạm về kê khai tài sản lại lớn hơn gần 3 lần con số báo cáo về người kê khai sai của toàn quốc. Thế thì ai còn tin được vào báo cáo được nữa?

Dân Trí là báo của Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh rằng:”Có một điều khá rõ cần nói ở đây là sở dĩ số người vi phạm quy định về kê khai tài sản được phát hiện rất ít có phần do có quá ít người được xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập của họ. Trong báo cáo của Chính phủ cũng đã nêu rất rõ: Trong hơn 1,1 triệu hồ sơ kê khai, chỉ có 44 người được xác minh và phát hiện 6 trường hợp vi phạm quy định về kê khai, minh bạch tài sản. Và những người này phải xác minh là để phục vụ công tác tổ chức cán bộ, bổ nhiệm.

Thế thì rõ rồi, nếu số người còn lại được xác minh thì chắc chắn, số người vi phạm sẽ phải lớn hơn nhiều. Và ở đây, có một vấn đề lớn đặt ra: Nếu kê khai chỉ để ở... ngăn bàn, hơn 1 triệu người chỉ xác minh vài chục người thì việc kê khai tài sản quả thực là việc làm quá hình thức.”

Thực tế tuồng diễn chống tham nhũng nhêch nhác như thế mà báo Quân đội Nhân dân (QĐND), một trong những cái loa tuyên truyền của Bộ Quốc phòng vẫn oang oang nói rằng:”Có thể nói công cuộc PCTN của chúng ta tuy còn rất gian nan nhưng đã thu được những thành quả rất quan trọng.” (báo QĐND, ngày 01/07/2019)

Trước khi phản công những phê bình, báo QĐND thừa nhận:”Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTN vẫn còn những tồn tại, hạn chế, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu… Đồng thời, việc chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực; công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm thực hiện nghiêm đã tạo “kẽ hở” cho việc lạm quyền để trục lợi của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thiếu rèn luyện đạo đức, tham lợi, vụ lợi bất chính...”

SỰ THẬT TRÊN SÂN NHÀ

Nhưng những “kẽ hở” này không chỉ nhất thời mà là căn bệnh kinh niên của một số không nhỏ cán bộ đảng viên trong cuộc chiến ăn chia với quốc nạn tham nhũng, lãng phí. Do đó, báo QĐND đã tự kỷ ám thị khi cố tình đánh lạc hướng để che đậy thất bại khi viết rằng:”Khoét sâu” vào những hạn chế nói trên, một số người đưa thông tin trên mạng xã hội hoặc báo chí nước ngoài rằng “việc PCTN ở Việt Nam thất bại”, “chỉ đưa ra ánh sáng những vụ việc không thể che đậy được”, “chống tham nhũng ở Việt Nam như nước đổ đầu vịt”… Có lẽ những người đưa ra các thông tin này không hiểu hoặc cố tình không hiểu công tác PCTN ở Việt Nam.”

Chả cần phải “cầy sâu cuốc bẫm” mới thấy được thửa đất tham nhũng của nhà nước CSVN có nhiều sỏi đá thế nào. Hãy đọc lời thừa nhận của ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng và Nhà nước:”Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế …Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp” (Diễn văn ngày 25/06/2018)

Ông nói:”Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.”

Nhưng nhân dân cũng muốn biết những khối lượng tài sản khổng lồ, những dinh thự ngàn tỷ đồng của những kẻ bảo rằng họ có được là do tự lao động,do nuôi lợn, bán rau, vay mượn dòng họ hay “của cha mẹ để lại cho” phải được chứng minh thế nào cho phải đạo làm người và hợp tình hợp lý.

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng còn muốn muốn xứng đáng được coi là “người đốt lò vĩ đại”, như câu viết “nâng bi” qúa cỡ thợ mộc của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) ngày 10/02/2019 thì ông hãy mau chóng trả lại cho dân những tài sản đã bị đám tham ô đảng cho trôi sông lạc chợ ở khắp vùng đất nước.

Bằng không, Luật Phòng, chống Tham nhũng mới cũng chỉ là tờ giấy lộn mà thôi. -/-

Phạm Trần

(07/019)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ Hôn Phối được cử hành thế nào vào ngày Chúa nhật?
Nguyễn Trọn Đa
16:56 02/07/2019

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Theo “Thứ tự ưu tiên các lễ trong Phụng Vụ” được trao cho chúng con, Phụng vụ nói rõ rằng chúng ta có thể cử hành Thánh Lễ An Táng vào các Chúa Nhật đặc biệt. Tuy nhiên, đối với Thánh lễ Hôn Phối, không có hướng dẫn cụ thể được đưa ra. Thưa cha, trong mùa thường niên, liệu một Thánh lễ Hôn Phối được cử hành vào ngày Chúa Nhật không? Nếu được, thì sử dụng Thánh lễ phụng vụ Chúa Nhật hay một Thánh lễ Hôn Phối nghi thức? Xin cha vui lòng cho con biết về màu áo lễ và chúc lành hôn phối, và liệu đôi hôn phối có thể được chúc lành trong một Thánh lễ Chúa Nhật không? - J. A., Villupuram, Tamil Nadu, Ấn Độ
.

Đáp: Đây là một lĩnh vực mà các giáo phận và trong một số trường hợp, Hội Đồng Giám Mục, có thể đưa ra các quy tắc cụ thể phù hợp với các mối quan tâm mục vụ địa phương. Do đó, những gì tôi nói ở đây đều quy chiếu đến các quy chế phổ quát, nhưng mọi thứ có thể thay đổi từ nơi này sang nơi khác.

Trước hết, có một sự phân biệt theo bậc lễ. Người ta phải xem khi nào Thánh lễ Hôn Phối có thể được cử hành, và thứ hai phải xem khi nào có thể sử dụng Thánh lễ Hôn Phối nghi thức. Những điều này không trùng khớp với nhau.

Các quy chế tổng quát được tìm thấy trong Nghi thức Hôn Phối. Sau đây là một đoạn trích từ một phiên bản được phê duyệt cho Hoa Kỳ vào năm 2014:

“28. Bởi vì Hôn nhân được hướng tới sự gia tăng và thánh hóa dân Chúa, nên lễ cử hành thể hiện một tính cách cộng đoàn, vốn khuyến khích sự tham gia của cộng đoàn giáo xứ, ít nhất là thông qua một số thành viên. Liên quan đến phong tục địa phương và như dịp lễ gợi ý, nhiều Hôn phối có thể được cử hành cùng một lúc, hoặc việc cử hành Bí tích có thể diễn ra trong cộng đoàn ngày Chúa Nhật.

“32. Nếu một Nghi thức Hôn Phối được cử hành vào một ngày có tính cách sám hối, đặc biệt là trong Mùa Chay, thì cha xứ phải khuyên vợ chồng quan tâm đến tính chất đặc biệt của ngày đó. Việc cử hành Thánh lễ Hôn Phối vào Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh là phải tránh hoàn toàn.

“Nghi thức được sử dụng

“33. Trong việc cử hành Hôn phối trong Thánh lễ, nghi thức được mô tả trong Chương I được sử dụng. Trong việc cử hành Hôn phối không có Thánh lễ, nghi thức nên diễn ra sau Phụng vụ Lời Chúa theo quy chế của Chương II.

“34. Khi Hôn phối được cử hành trong Thánh lễ, Thánh lễ Nghi thức “Cử hành hôn phối” được sử dụng với lễ phục màu trắng, hoặc màu của ngày lễ. Tuy nhiên vào các ngày được liệt kê trong các số 1-4 của ‘Bảng ghi ngày phụng vụ xếp theo thứ tự ưu tiên’, Thánh lễ trong ngày được sử dụng với các bài đọc riêng, với sự dưa thêm việc Chúc Lành Hôn Phối và, nếu thích hợp, thêm công thức riêng cho việc chúc lành cuối lễ.

“Tuy nhiên, nếu trong dịp Giáng sinh và mùa Thường Niên, cộng đoàn giáo xứ tham dự một Thánh lễ Chúa Nhật, mà trong đó cử hành Hôn phối, Thánh lễ Chúa Nhật được sử dụng. Tuy vậy, vì Phụng vụ Lời Chúa được điều chỉnh, để cho việc cử hành Hôn phối có tác động rất lớn trong việc nói về giáo lý của Bí tích, và về bổn phận của vợ chồng, khi không là Thánh lễ 'Cử hành hôn phối' được cử hành, một trong các bài đọc có thể được lấy từ các văn bản được cung cấp cho việc cử hành hôn phối (số 144-187).”

‘Bảng ghi ngày phụng vụ xếp theo thứ tự ưu tiên’ có các số 1-4 là như sau:

“1.Tam nhật Phục sinh tưởng niệm sự Thương khó và Phục sinh của Chúa.

“2. Lễ Giáng sinh, Hiển linh, Thăng thiên và Hiện xuống. Các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh. Thứ tư lễ Tro. Các ngày trong Tuần thánh, từ Thứ Hai đến hết Thứ Năm.

Các ngày trong tuần Bát nhật Phục sinh.

“3. Các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung. Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời.

“4. Các lễ trọng riêng, tức là:

“a) Lễ trọng kính thánh Bổn mạng chính của địa phương như một thành, một tỉnh,

“b) Lễ trọng cung hiến hay kỷ niệm ngày cung hiến nhà thờ riêng của địa phương,

“c) Lễ trọng mừng thánh Bổn mạng hoặc lễ mừng Đấng Sáng lập hoặc lễ Bổn mạng chính của Dòng, hay Tu hội” (Bản dịch Việt Ngữ của Ủy Ban Phụng Tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)

Như chúng ta có thể thấy ở trên, theo nghi thức La tinh, các lễ Hôn phối có thể được tổ chức vào hầu hết các ngày trong năm.

Thánh Lễ Hôn Phối thực sự bị cấm vào Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh, mặc dù trong cơn nguy cơ tử hoặc vì một lý do rất nghiêm trọng khác, nghi thức Hôn phối ngoài thánh lễ có thể được cử hành hợp lệ.

Thành lễ Hôn phối không được khuyến khích trong mùa chay tịnh, nhưng không bị cấm. Một số giáo phận có các quy chế đặc biệt, vốn gia tăng sự nản lòng chính thức gần như đến mức cấm vậy.

Vào các ngày trong Bảng ghi ngày phụng vụ xếp theo thứ tự ưu tiên, Thánh lễ của ngày phải được cử hành với màu lễ phục phụng vụ tương ứng. Do đó, thí dụ, mặc dù về mặt lý thuyết, một nghi thức hôn phối có thể được cử hành vào ngày cầu cho mọi tín hữu đã qua đời (ngày 2-11), hoặc vào Chúa Nhật Mùa Chay hoặc Mùa Vọng, rất ít đôi nam nữ muốn kết hôn trước mặt một linh mục mang áo tím sám hối, hoặc đọc lời nguyện cho các tín hữu đã qua đời. (Zenit.org 2-7-2019)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/marriages-on-sundays/
 
Thông Báo
Tuyên Úy Đoàn Việt Nam Liên Bang Úc Châu phân ưu cùng Linh mục Phê Rô Nguyễn Minh Thúy
Tuyên Úy Đoàn Úc
05:55 02/07/2019

CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM ÚC CHÂU
VIETNAMESE CATHOLIC COMMUNITY IN AUSTRALIA. VCCA.
VIETNAMESE CATHOLIC CHAPLAINCY IN AUSTRALIA
95 Mt. Alexander Road, Flemington, Victoria 3031
Email: ngoctansss2014@yahoo.com.au; minhtam.nguyen2014@mail.com




THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.

Tuyên Úy Đoàn Liên Bang Úc Châu nhận được tin buồn:

BÀ CỐ MATTA NGUYỄN THỊ TƯƠI
Thân mẫu của Cha PHÊRÔ NGUYỄN MINH THÚY


Vừa hoàn tất cuộc hành trình đức tin nơi dương thế, nay đã về nhà Cha trên trời,
vào ngày 27 tháng 06 năm 2019, tại Perth, Australia, hưởng thọ 91 tuổi.

Tuyên Úy Đoàn và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Liên Bang Úc Châu xin thành kính phân ưu cùng
Cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy và Gia Đình Tang Quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa qua sự bầu cử của Hiền Mẫu La Vang, đón nhận linh hồn
Bà cố về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên Đàng.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.

Úc Châu ngày 02.7.2019.
Ban Đại Diện Tuyên Úy Đoàn.

+Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long OFM,
Giám Mục Giáo Phận Parramatta, Cố Vấn Tuyên Úy Đoàn.


Chủ Tịch: Joseph Trần Ngọc Tân,sss - Melbourne.
Phó Chủ Tịch: Cha Paul Chu Văn Chi - Sydney.
Thư Ký: Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm - Adelaide.
Thủ Quỹ: Cha Joseph Nguyễn Minh Nguyên - Brisban
Truyền Thông: Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, Chủ nhiệm Nguyệt San dân Chúa UC.

 
Thư Tòa TGM Sàigòn gửi cha Trần Đình Long, Giáo Điểm Tin Mừng
GM. Giuse Đỗ Mạnh Hùng
17:10 02/07/2019
 
Khóa Tĩnh Tâm Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Công Giáo San Jose
Lm. Nguyễn Văn Thư
22:07 02/07/2019
 
Văn Hóa
Suy nghĩ về bác ái
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
05:28 02/07/2019
Trong cuộc sống xã hội, bất cứ quốc gia nào cũng vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn bất hạnh. Dù đất nước có phát triển, xã hội có hưng thịnh đến mấy thì đâu đó trong cuộc sống vẫn có những con người bị lãng quên, bị chìm đắm trong bệnh tật, nghèo khổ. Họ không còn đủ khả năng để tự chăm sóc cho bản thân mà cần có sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội.

Từ xa xưa, cha ông ta đã để lại những quan niệm sống mà ai cũng được dạy dỗ từ thuở ấu thơ như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, "Lá lành đùm lá rách" hay "Thương người như thể thương thân", ….

Đối với người Kitô hữu, một trong những giới răn quan trọng nhất mà Chúa Giê-Su đã dạy là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12). Thường thì chúng ta hay nói “làm việc bác ái, chia sẻ bác ái, thực thi bác ái, ...“ nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương rộng khắp mọi người; hay như người ta thường nói là “làm từ thiện”.

Sự yêu thương đích thực chỉ đến từ sự đồng cảm. Nghĩa là khi một người nào đó đau khổ, ta cũng cảm nhận được sự đau khổ của người ấy như là chính ta đang đau khổ. Còn những trường hợp khác, khi ta đặt bản thân mình và một người có số phận bất hạnh lên bàn cân để đối sánh, rồi nghĩ rằng mình phải cứu giúp họ, thì đó chỉ là “sự thương hại”.

Sự yêu thương đó còn là sự khôn ngoan để biết dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua hạnh phúc giầu sang vĩnh cửu của Nước Trời như Chúa Giê-Su đã dạy các môn đệ và dân chúng đến nghe Người giảng dạy: “Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng hề hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén bảng, mối mọt cũng không đục phá.” (Lc 12, 33).

Trong bài giảng trên núi, Ngài cũng nhắc nhở: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5,7). Lời Chúa qua dụ ngôn người Samari nhân lành (x. Lc 10,30-35) cũng là ví dụ cho việc cần thiết phải cứu trợ người khác. Sách Công vụ tông đồ cũng đã ghi chép việc các tông đồ đầu tiên chia sẻ tài sản của mình với nhau (x. Cv 4,32) và quyên góp giúp đỡ những người bị thiên tai (x. Cv 11,28-30).

Đồng thời để thu được kết quả tốt giữa người cho và người nhận. Tin Mừng cũng lưu ý việc hiến tặng nên thận trọng, trực tiếp để xứng đáng đến tay cá nhân hoặc gia đình người nhận (x. 2Tx 3,10); bí mật, khiêm nhường (x. Mt 06,02); và vui vẻ: “Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.” (2 Cr 9,7).

Trong buổi tiếp kiến chung dành cho các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng thứ Tư 08/05/2019 mới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng của ngài khi đến thăm các nữ tu dòng Mẹ Têrêsa: “Những nữ tu này ngọt ngào, dịu dàng và làm việc bác ái, nhưng không phải là bác ái giả hình. Khi người ta thực hành bác ái mà không có sự dịu dàng, không có tình yêu, giống như là chúng ta đổ một ly giấm vào trong hoạt động bác ái. Bác ái là vui tươi chứ không phải là chua cay.”

Bác ái giúp mọi người có cuộc sống tốt hơn, tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy, một số cách thực thi bác ái đã không mang lại hiệu quả như mong muốn – thậm chí còn gây ra những hậu quả xấu về sau. Do đó, vì lợi ích lâu dài của những người cần được giúp đỡ, hãy làm việc bác ái đúng cách không chỉ bằng trái tim mà còn cần cả lý trí.

Trước hết, mỗi người cần phải thực thi bác ái ngay trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn của mình. Người đời thường hay đi tìm những nơi xa, những đối tượng lạ để biểu lộ sự quảng đại của mình; nhưng lại dễ quên những gì bình thường trước mắt hay bên cạnh. Chúng ta có thể sống nhân từ, làm nhiều nghĩa cử bác ái cho những người xa lạ, nhưng chưa chắc đã làm được những việc tương tự cho những anh chị em đang hằng ngày sống bên cạnh chúng ta.

Thế nên thật đắng lòng khi nghe những câu nói đại loại như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”, “làm phúc nơi nao cầu ao rách nát”, … từ những người thân! Phải chăng mình đã thiếu sót vì sốt sắng, sẵn sàng hết lòng với việc của xã hội, giáo xứ và đoàn thể hơn việc gia đình?

Các hội đoàn, đoàn thể tránh kêu gọi bác ái theo kiểu “phân bổ chỉ tiêu” vừa tạo áp lực cho cá nhân đơn vị đồng thời gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Mỗi cá nhân, đơn vị đều có những hoàn cảnh đặc thù tùy theo điều kiện sống. Thành phố khác nông thôn, nội thành khác ngoại thành …. Phải làm sao để mọi người, mọi đơn vị đều thoải mái, không có mặc cảm khi tham gia đóng góp.

Nhiều người làm việc bác ái nhưng vẫn còn những băn khoăn, lấn cấn dù vẫn biết rằng cho đi là không cần nhận lại. Bác ái là không phân biệt vậy mà ta lại có cảm giác như người nghèo ở Campuchia đáng thương hơn người nghèo ở nơi ta sinh sống!

Có những đoàn thể lo đi bác ái ở những nơi khác, nhưng ngay trong Giáo Hội địa phương thì thiếu sự quan tâm, sâu sát. Khi tổng kết, báo cáo thành tích sẽ được kể như một sự phát triển đoàn thể ra nước ngoài. Nhưng ở vùng ngoại biên ngay trong nước, theo cách diễn đạt của ĐTC Phanxicô, thì vẫn còn những nơi, những người khó khăn cần trợ giúp!

Trước khi quyên góp cho hoạt động bác ái, hãy dành thời gian tìm hiểu về những đối tượng mà chương trình nhắm tới để có sự lựa chọn phù hợp. Nếu đó là những em bé ở trại trẻ mồ côi, hãy tặng các em quần áo, sách vở. Nếu đó là người dân thuộc các vùng xa xôi, hẻo lánh, hãy giúp họ có điều kiện tiếp cận với Chúa, với nền văn minh hiện đại bằng cách góp phần xây dựng nhà thờ, trường học…

Bác ái không chỉ đơn thuần là cung cấp vật chất. Có nhiều cách để giúp đỡ những người kém may mắn. Nếu đó là những người bị bệnh hiểm nghèo, những nạn nhân của thiên tai thì tiền là một phương thức trợ giúp hữu hiệu. Tuy nhiên, với những ai còn nghèo khó, hãy đưa cho họ công cụ và tạo điều kiện để họ có thể lao động tạo ra của cải vật chất tự nuôi sống bản thân và gia đình.

Sự trợ giúp quá dễ dàng sẽ khiến con người mang tâm lý ỷ lại và thói quen nhận sự trợ giúp của ngươi khác dù mình không khó khăn cho lắm. Hơn nữa, hiện nay vì nhiều lí do khác nhau nên ít khi người ta tổ chức trao quà tận tay người nhận. Thế nên hãy trao tặng thông qua các đấng bản quyền, cha xứ, đoàn thể… ở nơi diễn ra hoạt đông bác ái để không tạo ra thói quen xấu cho người nhận.

Bố thí vì lòng bác ái chắc chắn là điều làm đẹp lòng Chúa vì nó phù hợp với bản chất thiện hảo, nhân từ, yêu thương và quảng đại của Thiên Chúa. Tất cả những việc bác ái của chúng ta đều phải quy hướng về Thiên Chúa như Đức cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Nếu các công việc từ thiện xã hội của con không phải vì Chúa, thì con chỉ là nhân viên của một chi nhánh Hồng Thập Tự” (Đường hy vọng 786).

Vì vậy khi bố thí cho ai của gì, chúng ta phải làm với lòng mến Chúa, yêu người thực sự. Nghĩa là không làm việc bác ái, bố thí cho ai vì khoe khoang để báo cáo thành tích, để được người khác khen thưởng… “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.” và “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (x. Mt 6,1-4).

Ước mong sao việc bác ái của các Kitô hữu và nhất là của các Tông đồ giáo dân chúng ta phản ánh trung thực tinh thần bác ái của Tin Mừng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngoan. Đó là điều răn lớn nhất và đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mt 22,37-39; Mc 12,29-31; Lc 10,27) và “để họ thấy những công việc tốt anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5,16). Amen.

Kỷ niệm chuyến Bác ái Ka–Đơn 22-24/5/2019 cùng HĐMV Gx. Trung Mỹ Tây.
 
Nơi Con Tìm Về
Nữ tu Anna Hiền Linh - MTGQN
16:51 02/07/2019
Người ta thường nói: “Con người có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về. Đó là gia đình, nơi gia đình ta tìm được sự bình yên và an toàn nhất. Trong cuộc sống, cho dù mọi thứ có quay lưng lại với ta nhưng có một thứ mãi mãi không hề thay đổi và vẫn lặng thầm đi bên ta, vẫn dang tay đón ta trở về đó là gia đình. Thật vậy, gia đình chính là nơi ta tìm về khi ta mệt nhoài trên con đường đời đầy dẫy những chông gai…”.

Câu chuyện sau đây có thể được xem như một thuyết minh về tình trạng chung đang xảy ra đối với các bạn trẻ Công Giáo ngày hôm nay. Xin chia sẻ như một lời cảm thông với các bạn đang gặp khó khăn trên con đường tiến đến đời sống hôn nhân gia đình.

Mặt trời khuất sau dãy núi, từng đàn chim đua nhau bay về tổ ấm, tiếng chim chóc cũng lui dần vào đêm tối. Một luồng gió đi qua đẩy nhẹ hàng tre kêu xào xạc. Tâm bước đi một mình trong bóng chiều chập choạng, mắt hướng về ngôi thánh đường cổ kính của làng quê, nơi Tâm được lớn lên trong mái nhà đầy yêu thương của gia đình giáo xứ. Tuổi thơ Tâm gắn liền với bờ ao, giếng nước. Con đường làng quen thuộc ấy ngày ngày Tâm vẫn đi qua, con đường đầy cát và đá, thường ngập bùn vào những ngày mưa to, Tâm thường hay nhăn nhó, phàn nàn mỗi khi mang đôi dép đẹp đi qua con đường này. Mọi cảnh vật nơi đây đều quen thuộc không có gì thay đổi, nhưng hôm nay tâm hồn Tâm thấy vui và ấm áp hơn mọi ngày. Tháp chuông nhà thờ hôm nay trông cao và xa hơn, hai hàng tre quanh con đường làng cũng đang đưa nhẹ trong gió, một vài lá tre rơi lát đát trên đầu. Tâm giơ tay hứng lấy những lá tre rơi lòng Tâm thấy vui và nhẹ nhõm, chân bước đi nhanh hơn…Một cảm xúc tuyệt vời đang tràn ngập trong Tâm.

Nhìn sang bên trái, một bàn tay nhè nhẹ đang xiết chặt tay Tâm.

- Chờ đi với, Tâm ngạc nhiên quay lại

- Kìa Nam!

Vẫn im lặng nắm chặt tay Tâm và sánh bước.

Cánh cửa ngôi thánh đường đầy cổ kính ấy đang mở ra như mời gọi và chờ đợi đôi bạn trẻ. Nam và Tâm quen nhau đã 4 năm từ lúc còn ngồi nơi giảng đường đại học, cả hai đều là sinh viên ưu tú của trường. Nam thông minh, học giỏi và rất chuẩn mực; Tâm là một cô gái dễ thương, hiền lành, học giỏi, đơn sơ, chân thành, công, dung, ngôn, hạnh. Lần đầu tiên Nam gặp Tâm tại thư viện của trường vì hai đứa học khác khoa. Thấy Tâm loay hoay tìm tài liệu, Nam tiến lại gần hỏi:

- Mình có thể giúp bạn được không?

Một nụ cười rất thân thiện của lần gặp đầu tiên làm Nam như bị cuốn hút. Tình bạn bắt đầu gắn kết. Bốn năm trên giảng đường Đại học, Nam và Tâm là đôi bạn rất tốt, cả hai đều đặt ra cho mình một tương lai tươi sáng. Thời gian trôi qua, cả hai cùng ra trường và tìm được công việc rất ổn định. Sau sáu năm quen nhau đủ để hiểu nhau và đi đến hôn nhân nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên Nam và Tâm không thể xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Hoàn cảnh thật trớ trêu, tình yêu cũng nghiệt ngã. Nam là con một trong gia đình có tuổi Đảng thâm niên, Tâm là con chiên ngoan đạo trong gia đình đạo đức thánh thiện và hết sức gương mẫu trong giáo xứ. Ngày Nam đưa Tâm về thưa chuyện gia đình cũng là ngày ba Nam bệnh nặng, ông không thể đồng ý cuộc hôn nhân này, mặc dù Nam tìm mọi cách để thuyết phục nhưng vì tuổi Đảng của ông đã hơn 15 năm. Không muốn mất cha, Nam đành im lặng, tim đau như cắt, tan nát cõi lòng đứng nhìn những giọt nước mắt đang cuộn tròn lăn trên gò má của Tâm…

Chúa Nhật hôm ấy Tâm đi lễ tại ngôi thánh đường của làng quê, nơi mà Tâm và Nam đong đầy kỷ niệm. Bước đến cửa nhà thờ, Tâm giơ tay gạt nước mắt, đôi chân như muốn quỵ ngã. Giờ lễ đã gần đến, mọi người đã quỳ chật kín nhà thờ, Tâm nhìn quanh không còn chỗ trống nhưng sao vẫn thấy một cảm giác hụt hẫng và trống trải trong lòng. Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về chỉ còn lại mình Tâm lặng quỳ trước Thánh Thể và cầu nguyện:

“Lạy Chúa, nếu Chúa thấy tình yêu của hai con không thể đến với nhau tại sao Chúa không ngăn cản ngay từ đầu? Nếu Chúa thấy hai chúng con không thể xây dựng một gia đình hạnh phúc tại sao Chúa không nói? Giờ đây xin Ngài chỉ cho con biết lúc này con phải làm gì và chỉ cho con một con đường đẹp nhất theo thánh ý Ngài…”.

Như một lời oán trách Chúa, Tâm bật khóc thật to. Quay lại đằng sau thấy Nam cũng đang quay lưng và nặng bước ra đi. Ngoài sân những chiếc lá đua nhau rơi rụng, hai hàng ghế đá thẳng tắp nhưng không một bóng người, bước ra sân chỉ thấy mình Tâm và chú chim sẻ mới tập bay đang chao cánh ngả nghiêng, bầu trời đang là mùa hạ nhưng hết sức ảm đạm và từng đợt mưa đang kéo về. Những bước chân Tâm đi sao nặng quá…

Hai tuần sau Tâm quay trở lại công ty với công việc thường ngày, cuối tháng hôm ấy Tâm nhận được tin từ Giám đốc cho biết Tâm phải đi tu nghiệp nước ngoài 3 năm. Tâm lập tức nhận lời không ngần ngại…

Ba năm trôi qua nơi miền đất lạ này, Tâm cũng quen dần với cuộc sống; nhưng từng đêm, từng đêm Tâm nhớ lại những kỷ niệm nơi quê nhà. Nhớ mẹ cha, bạn bè, nhớ con đường làng với lũy tre xanh quanh bờ ao giếng nước đã một thời gắn bó với tuổi thơ, nhớ ngôi thánh đường cổ kính linh thiêng đong đầy kỷ niệm…

Cùng với nỗi nhớ da diết đó, những hình ảnh và giai điệu ngọt ngào của bài hát “Về Quê” khiến Tâm muốn khăn gói lên đường chạy về tức khắc :

“Ơi quê ta bánh đa bánh đúc

Nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt

Nơi tuổi thơ ta trải qua đẹp như giấc mơ.

Ơi quê ta dầu sương dãi nắng

Phiên chợ nghèo lều tranh mái xiu

Kìa dáng ai như dáng mẹ dáng chị tôi”


Vâng, chỉ nơi đây đã cho tâm một tuổi thơ đầy hạnh phúc với bao kỷ niệm đáng yêu để giờ đây trong tâm hồn của Tâm chỉ còn lại nơi này và Tâm thực sự muốn tìm về, về nơi mái ấm yêu thương, về lại ngôi thánh đường cổ kính với hai hàng ghế đá chất chứa bao kỷ niệm, về lại nơi ruộng lúa, bờ ao, về để được ngửi mùi thơm của hương rạ lúa mới vào những buổi trưa hè và tiếng hát à ơi của mẹ ru con …; và Tâm chợt nghe trong lòng thổn thức :

“Chúa ơi, nơi đây thật sự là nơi để những ai ‘theo dòng đời đua chen, phiêu bạt nơi phồn hoa cát bụi’ như con tìm về !”

Nhìn hai chú chim bay lượn dưới tán cây khi hoàng hôn đang dần buông, Tâm bỗng thốt lên: “Lạy Chúa, quả thực đời sống hôn nhân đối với tuổi trẻ sống trong xã hội hôm nay thật không dễ chút nào”.

Anna Hiền Linh - MTGQN
 
Người Mẹ thứ hai
Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Hà MTG.QN
16:54 02/07/2019
Chút cảm nhận về một mẫu gương tông đồ giáo dân

Mẹ không phải là người sinh ra tôi, cũng không phải là “mẹ thiêng liêng” khi đỡ đầu cho tôi chịu phép Rửa Tội hay Thêm Sức; nhưng đích thực, mẹ chính là người mẹ thứ hai của tôi !

Chuyện là thế này…

Tôi chơi thân và học chung với Hương, con gái của mẹ, từ cuối năm cấp II và suốt ba năm cấp III. Nhà mẹ cách nhà tôi 4-5 cây số; ngôi nhà lợp ngói đã phai màu theo dòng thời gian. Mẹ tuy nghèo nhưng trái tim mẹ rất giàu tình nghĩa, chan chứa tình Chúa và tình người. Cách nhau chẳng phải gần, nhưng chúng tôi hay qua lại nhà nhau chơi; Hương và tôi kết nghĩa chị em nên mẹ trở thành mẹ của tôi từ dạo ấy…

Chồng của mẹ đã mất từ khi Hương còn rất nhỏ; mẹ ở vậy nuôi 6 người con, chăm lo ăn học và vun vén hạnh phúc cho các con. Đến bây giờ, các con của mẹ, ai cũng yên bề gia thất. Riêng hai người con ở với mẹ sau cùng, duyên số do Chúa định, Hương và anh trai kề lập gia đình mãi tận miền nam; và thế là, cả 6 anh chị em, mỗi người một nơi, để mẹ ở một mình trong căn nhà đơn sơ, cũ kĩ nằm dưới con đường đê cao vút, ngõ sâu thăm thẳm…

Mẹ thích sống đơn sơ khó nghèo. Để gọi là “trang trí nội thất”, nhưng nào có gì đâu: một cái ti vi đen trắng, anh Hải con trai thứ năm đã sắm từ khi anh chưa cưới vợ; nhưng hình như tôi chưa thấy mẹ mở xem bao giờ. Có lần tôi hỏi: “Sao con không thấy mẹ mở tivi?”. Mẹ nói: “Chẳng có thời gian để mà xem, nếu có thì cũng chỉ qua loa thời sự 1 tí vậy thôi”. Nếu có thêm gì nữa thì đó là một bộ bàn ghế bằng gỗ đã bạc màu ọp ẹp,…

Thời học cấp 3, trường tôi học cũng khá gần nhà mẹ, nên có những ngày học hai buổi, tôi lại ghé về nhà mẹ ăn cơm rồi chiều đi học luôn. Tôi rất thích ăn cơm mẹ nấu; mẹ hay nấu xôi đậu phộng, trứng chiên cộng thêm món khoai tây xào do tay mẹ trồng ở ngoài vườn. Nhiều khi tôi muốn tự mình làm những món đơn giản như luộc rau, chiên trứng nhưng mẹ nhất quyết không cho. Mẹ nói: “Chị ơi, chị cứ để đấy cho mẹ, mẹ làm vèo một cái là xong ngay ý mà !”.

Tới mùa gặt lúa, Hương và tôi thường qua lại nhà nhau để giúp nhau. Chúng tôi thân thiết như hai chị em ruột, có gì cũng chia sẻ, tâm sự cho nhau nghe; ở trường cứ tới giờ ra chơi là hai chúng tôi, có khi thêm một vài người bạn thân thiết khác ngồi dưới gốc cây bàng tán ngẫu, kể chuyện vui; cũng có khi tản bộ trong sân trường giữa những hàng bằng lăng tím; cả sân trường trồng toàn bằng lăng tím nên mùa hè hoa “nhuộm tím” cả một vùng trời; màu tím chất chứa bao kỉ niệm đẹp của tuổi học trò đầy mơ mộng, như những dòng thơ trong bài “HOA TÍM NGÀY XƯA” của Cao Huy Miên mà tôi và các bạn một thời ưa thích ngâm nga :

Con đường em về ban trưa

Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ

Tuổi em vừa tròn mười bảy

Tóc em vừa chấm ngang vai.

Trường xưa chẳng còn học nữa...

Con đường em về năm xưa

Có biết hay chăng bây giờ

Hoa tím thôi không còn nữa

Chỉ còn ta đứng dưới mưa.


Từ khi học xong cấp 3, Hương ở nhà phụ giúp mẹ mấy năm, sau đó vào Nam làm công nhân trong công ty, lương tháng vừa đủ sống. Hương gặp và thương người trong Nam rồi lập gia đình trong đó luôn. Vì cuộc sống gia đình cũng khó khăn, lại phải lo cho hai đứa con nhỏ ăn học, nên Hương cũng chẳng mấy khi về quê thăm mẹ. Thế nên, thỉnh thoảng mẹ lại phải lặn lội vào thăm con, chẳng quản đường dài sức yếu. Lây lất với những cơn say xe suốt hai ngày một đêm trên quảng đường dài vời vợi, nhưng mỗi lần “xuôi nam thăm con, thăm cháu”, mẹ vẫn cố mang theo lĩnh kĩnh nào gạo, nào trứng, mắm ngon…, không quên bánh kẹo cho các cháu.

Phần tôi, vừa học xong cấp 3, đã xin vào tìm hiểu ơn gọi tu trì nơi Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, và sau đó, Chúa chọn gọi tôi dấn thân vào đời thánh hiến nơi đây... Bây giờ nhìn lại, đã mười ba năm trôi qua; cô bé đệ tử năm nào giờ đã là một nữ tu !

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp được về nhà nghỉ phép tôi lại ghé qua thăm mẹ; có những khi tôi muốn được ở bên mẹ lâu hơn, tôi xin ở lại để dùng cơm tối và ngủ lại nhà với mẹ. Mẹ thương tôi lắm. Có đêm chợt tỉnh giấc, tôi thấy bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ đang nâng niu, xoa xoa bàn tay tôi, xoa lên má tôi hồi lâu rồi khóc; tôi cũng nghẹn ngào, định hỏi mẹ sao lại khóc nhưng rồi lại thôi. Sau những lần như thế, tôi không sao ngủ được nữa, lòng thấy thương mẹ vô cùng. Tôi tự nghĩ, có lẽ mẹ đang nhớ Hương lắm!

Mỗi khi hết phép tôi qua chào mẹ để trở lại nhà Dòng mẹ lại ôm tôi rồi hôn lên má tôi như hôn một đứa con nhỏ, khiến cho lòng tôi cảm thấy thật ấm áp làm sao! Lần này trở về ghé qua thăm mẹ, thấy mẹ vẫn khỏe là tôi mừng. Trước tết, tôi có qua thăm mẹ nhưng vì ngày đó phía đàng ngoại nhà tôi lên mộ thắp hương đọc kinh cho ông bà nên tôi chỉ ở chơi với mẹ được một chút. Sau tết, khi gần tới ngày tôi phải trở lại nhà Dòng, tôi cố tình qua buổi trưa để được ăn cơm với mẹ. Chào mẹ, ngồi xuống ghế bên cạnh mẹ, tôi nhanh nhẹn hỏi:

- Mẹ ăn cơm chưa?

- Chưa!

- Trưa nay cho con ăn cơm với mẹ nhé?

- Không cho ăn! Mẹ cười hiền giỡn với tôi.

- Không cho, con cũng ăn! Tôi làm nũng với mẹ.

Hai mẹ con cùng làm cơm, vẫn những món ăn quen thuộc: rau luộc, khoai tây xào, trứng luộc; nhà chỉ còn hai con gà đang đẻ trứng, mẹ cứ đòi bắt một con làm cho tôi ăn nhưng tôi nhất định không chịu. Tôi chỉ thích những món ăn dân dã mẹ thường làm. Đối với tôi những món ăn đó còn hơn tất cả những món sơn hào hải vị đắt tiền ở những nhà hàng sang trọng.

Năm nay mẹ đã 74 tuổi nhưng lúc nào mẹ cũng vui vẻ, nhanh nhẹn, nước da ngăm ngăm đen, dáng mẹ cao, gầy nhìn khắc khổ nhưng trên môi mẹ luôn thấy nụ cười, đôi chân nhanh thoăn thoát… Mẹ hay ốm vặt lắm, có khi phải truyền nước vì bị cảm sốt; có lúc mẹ đã phải nhờ cha đến ban phép Xức Dầu vì cơn đau bao tử hành hạ dữ dội, và sau đó phải nhập viện; thế nhưng mẹ luôn sống trông cậy, tin tưởng, tín thác vào tình yêu quan phòng của Chúa. Mẹ kể: Một lần kia chị Hiếu, con dâu của mẹ quyết định đến với giáo điểm Tin Mừng để gặp cha Long, xin ơn Lòng Chúa Thương xót, trước khi đi chị hỏi mẹ:

- Mẹ có muốn xin ơn gì không để con nói với cha cầu nguyên cho mẹ?

- Mẹ nói: Mẹ tạ ơn Chúa vì mẹ thấy Chúa quá yêu mẹ, về vật chất mẹ chẳng thấy mình thiếu thốn gì cả.

- Rồi mẹ nói tiếp: hằng ngày mẹ chỉ xin Chúa cho mẹ có đôi chân vững chắc, có sức khỏe để mẹ phục vụ. Nếu Chúa để mẹ bệnh tật thì xin cho mẹ biết bằng lòng theo thánh ý Chúa.

Ngoài cuộc sống đạo đức tuyệt vời, mẹ còn là một tông đồ giáo dân rất đắc lực. Thật vậy, mẹ luôn sống vì Chúa, vì Giáo Hội và yêu người nghèo. Từ lâu mẹ đã dành một tình thân ái đặc biệt với Tiểu Chủng Viện. Các cha rất quý mến mẹ, các chú ở Chủng viện đã quá thân thiết nên hay gọi mẹ một cách thật thân thương là “mẹ”. Suốt năm năm nay, mẹ đi khắp nơi kiếm củi để phục vụ cho bếp nấu của Tiểu chủng Viện. Mẹ chẳng kể nắng mưa, xa xôi, cứ có người gọi cho củi là mẹ tới liền; có khi đang bị cảm sốt phải nằm một chỗ, thế mà nghe có người gọi điện tới nói cho củi, là trong mẹ như có một sức mạnh phi thường nào đó nâng mẹ dậy, khiến mẹ như quên mất mình đang bị bệnh, tươi tỉnh, nhanh nhẹn xách cái nón ra khỏi nhà ngay… Việc kiếm củi vất vả và cũng đầy nguy hiểm, hai lần mẹ suýt chết khi đi kiếm củi: Mẹ kéo xe củi xuống dốc đê vì xe củi nặng, dốc lại quá cao sức mẹ không thể đỡ nổi nên xe cứ lao về phía trước; nhưng thật may, lần nào mẹ cũng được Chúa che chở, nên chỉ bị thương nhẹ. Khó khăn là thế nhưng mẹ vẫn không một chút nản lòng, vẫn hăng say, vui vẻ vì được phục vụ, và cũng nhờ đó, bếp chủng viện chưa bao giờ thiếu củi !

Mẹ tuy nghèo nhưng sống rất quảng đại, chẳng giữ lại gì cho riêng mình, có gì cũng muốn cho đi. Có bao nhiêu tiền mẹ để dành để thuê người ta cưa củi, mặc dù các cha nói để các cha trả nhưng mẹ cứ dành trả hết, rồi mua một chút gì đó cho các chú dùng khi xuống chở củi về Chủng viện vì sợ các chú đi đường xa mệt.

Có lần tôi hỏi mẹ:

- Mẹ kiếm tiền ở đâu để trả tiền cho người ta cưa củi cho mẹ?

- Chúa lo hết, mẹ chẳng phải lo. Khi nào cần thì mẹ bán lúa, một mình mẹ ăn có bao nhiêu đâu; với lại mẹ cũng nấu được rượu bán. Lúc nào bí quá không biết xoay sở chỗ nào thì mẹ cầu nguyện xin Chúa.

Với giọng hiền từ và đầy xác tín mẹ nói tiếp:

- Mẹ cứ nói với Chúa: “Chúa ơi, Chúa biết là con không có tiền, tự sức con không thể làm được gì, xin Chúa giúp con đi, cho con có một ít tiền để trả cho người ta cưa cây”. Thế là tự nhiên mấy ngày sau không Hương thì chị Thảo (con dâu của mẹ) gửi cho mẹ mấy trăm, Mọi sự lại đâu vào đó. Mẹ chẳng sợ thiếu tiền cứ làm tới đâu Chúa lo tới đó!

Mẹ rất thương người nghèo. Có lẽ vì mẹ nghèo nên trái tim mẹ luôn hướng về người nghèo, yêu thương bao bọc họ. Khi nghe cha xứ phát động phong trào đóng góp cho người nghèo vùng sâu vùng xa, mẹ đến các đại lý xin đồ tồn kho xả hàng cuối năm. Nhờ con trai chở đi, mẹ xin được mấy bao quần áo, nhiều cái còn rất mới, đẹp lắm! Về nhà mẹ phân loại đồ người lớn - người nhỏ, nam - nữ; cái nào hư khóa thì đem đi sửa, cái nào dính bẩn thì mẹ giặt, tẩy sạch rồi phơi khô, xếp ngay ngắn, chuyển đến cho cha xứ để phân phối cho nhiều người nghèo có quần áo mới đón Tết, nhất là những anh em dân tộc.

Tuy tuổi đã cao nhưng mẹ chẳng chịu ở yên bao giờ. Ngày nào không đi kiếm củi thì mẹ làm việc nhà: ra vườn nhổ cỏ, trồng rau, chăm mấy sào ruộng bên nhà hoặc là nấu nồi rượu bán để trang trải cuộc sống và nhu cầu bác ái ... Tất cả mọi việc mẹ làm đều vì mục đích làm đẹp lòng Chúa. Mẹ mong muốn dâng thật nhiều hy sinh để cầu nguyện cho con cái và góp phần xây dựng Giáo Hội. Đối với mẹ được phục vụ Giáo Hội, phục vụ người khác là một niềm vui lớn lao.

Mẹ chia sẻ: “Ngày nào có củi, có việc để làm thì mẹ thấy vui, thấy khỏe lắm! Nhưng ngày nào ở không, không có việc gì làm thì mẹ lại thấy mệt làm sao ý”. Tôi cảm phục sự hy sinh, tâm hồn tông đồ của mẹ. Mẹ làm sống lại hình ảnh của các bà đạo đức thời Chúa Giêsu, những người đã đi theo Chúa, bán của cải mình mà phục vụ Chúa và các tông đồ. Mẹ cũng vậy, mẹ luôn cộng tác với các Cha để góp phần phục vụ Giáo Hội địa phương. Mẹ không chỉ kiếm củi cho Tiểu Chủng Viện mà còn kiếm củi cho cả nhà thờ, giáo xứ của mẹ, rồi thỉnh thoảng lại mang sang cho các cha, các thầy ở nhà thờ một ít rau hái được ngoài vườn, một ít gạo tám thơm mới xay, một ít nước mắm ngon hay vài quả trứng gà mới đẻ.... Mẹ không có nhiều, chỉ một ít vậy thôi nhưng đủ thấy tình thương yêu, sự quan tâm và tấm lòng bao la của mẹ. Thật đúng như lời trong bài hát “Một chút” của cố nhạc sĩ Giám mục Thông Vi Vu:

“Một chút trong đời chỉ một chút chút xíu thôi

Nhiều chút chút bé nhỏ mà làm cho đời thêm mới.”

Một “chút” của mẹ đã làm ấm lòng biết bao con người, đem đến niềm vui, sự bình an cho những người mẹ gặp gỡ. Mẹ sống một mình nhưng mẹ không bao giờ cảm thấy cô đơn, vì mẹ luôn có Chúa là niềm vui bất tận, là mùa xuân yêu thương của mẹ. Mẹ luôn sống gắn bó mật thiết với Chúa. Sáng nào mẹ cũng dậy thật sớm đọc kinh dâng mình cho Chúa, lần hạt kính Đức Mẹ. Chiều đúng ba giờ, Mẹ đọc kinh Lòng Chúa thương xót, sau đó đi bộ tới nhà thờ tham dự thánh lễ. Thứ sáu nào mẹ cũng ăn chay, chỉ trừ những ngày bao tử đau mẹ không thể ăn chay được thì mẹ kiêng thịt.

Tôi thường hay nói với mẹ: “mẹ giống ma sơ quá, còn hơn cả chúng con nữa. Thứ sáu trong tuần bình thường chúng con chỉ kiêng thịt thôi chứ không ăn chay như mẹ đâu”.

Mẹ bảo: “Được như các sơ thì đã có phúc!”

Trong gia đình, mỗi khi con cái có chuyện gì, gia đình lục đục, ốm đau hay thờ ơ với đạo Chúa thì mẹ đau khổ lắm. Mẹ chia sẻ: Người con trai thứ 5 của mẹ đang sống trong tình trạng khô khan, bỏ cả kinh lễ, lại còn bồ bịch lăng nhăng khiến cho vợ con bị tổn thương. Khi biết chuyện mẹ đau lòng lắm! Mẹ khuyên nhủ anh nhiều lần nhưng anh vẫn cứng đầu, thích sống buông thả theo ý mình. Không còn cách nào khác, Mẹ phải gọi điện cầu cứu hết cha này đến cha khác để xin lời khuyên và cầu nguyện cho con trai của mẹ. Mẹ gọi điện đến cả nhà Dòng để xin khấn. Phần mẹ, mẹ chỉ biết ngày đêm âm thầm cầu nguyện với Chúa trong hy vọng và nước mắt. Mẹ luôn lấy mẫu gương của Thánh nữ Mônica để an ủi mình và phó dâng con của mẹ cho Lòng Thương Xót Chúa. Mẹ luôn xác tín rằng, chỉ có Chúa mới giúp được mẹ, chỉ có Chúa mới biến đổi được người con trai của mẹ mà thôi.

Mỗi khi nhớ đến mẹ tôi không quên dâng lời cầu nguyện cho anh, hy vọng Chúa tỏ lòng thương xót anh và giúp anh thay đổi để mẹ luôn trọn niềm vui.

Tôi thật diễm phúc vì có được một “người mẹ thứ hai” tuyệt vời như thế. Tôi yêu mẹ và tôi biết rằng mẹ cũng yêu tôi và luôn cầu nguyện cho tôi. Chính điều nầy khiến tôi cảm thấy ấm áp mỗi khi nhớ về mẹ. Tôi hằng thầm cầu mong cho mẹ được mọi ơn lành hồn xác, luôn mạnh khỏe, bình an để mẹ tiếp tục dấn thân phục vụ Giáo Hội. Nguyện xin Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ mẹ trong từng giây phút của cuộc sống.

Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Hà (Dòng MTG.QN)
 
Phúc thay những người không thấy mà tin
Đinh Văn Tiến Hùng
17:04 02/07/2019
Phúc thay những người không thấy mà tin
Lời tâm nguyện dâng kính lễ Thánh Tôma Tông Đồ 3/7

+ Kể từ lúc Chúa Giê-su sống lại,
Các môn đệ luôn thao thức chờ mong,
Gặp lại Thày cho thỏa nguyện tấm lòng,
Tình Cha con không thể nào ly biệt.

Trong nguyện đường các môn đồ tha thiết,
Dâng lời nguyện lên Thiên Chúa Toàn Năng,
Đáp lời xin đoàn con yêu chờ trông,
Chúa xuất hiện thỏa muôn lòng trông đợi.

Ngất ngây nhìn vòng hào quang sáng chói,
Các tông đồ bỡ ngỡ : phải Thày không ?
Chúa mỉm cười để xoa dịu các ông :
‘Bính an cho các con ! Đừng sợ hãi !’

Nhưng lúc này Tô-ma không hiện diện,
Nghe các bạn tường thuật lại về Thày,
Lòng xao động nhưng chưa thể tin ngay,
Chỉ tin khi chạm vào vết thương Chúa.

Tám ngày sau Chúa Giê-su trở lại,
Lúc này đây đang có mặt Tô-ma,
Chúa nhìn ông lòng trìu mến chan hòa,
‘Hãy lại đây sờ vào những thương tích !’

‘Phúc thay những kẻ không thấy mà tin !’ Con xin tuyên xưng lời Chúa hàng ngày,
Với tâm hồn và thân xác con đây,
Xin soi sáng để con biết đón nhận !

*Ôi lạy Chúa ! Mở cho con đôi mắt,
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi,
Con mù lòa bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để nhìn thấy Mặt Ngài !

Cúi lạy Ngài ! Cho tai con nghe rõ,
Tiếng tha nhân cầu khẩn lượng hải hà,
Họ khổ đau, họ kêu gào than thở,
Đừng để con cứ giả điếc làm ngơ !

Cúi lạy Ngài ! Xin mở rộng tay con,
Luôn nắm lại giữ khư khư tất cả,
Trước cửa nhà có người nghèo đói lả,
Xin dạy con biết chía sẻ vui lòng !

Cúi lạy Ngài ! Cho chân con vững chãi,
Để tiến lên dù đường xá hiểm nguy,
Nguyện theo Ngài, thập giá đâu quản ngại,
Chúa cầm tay mà dẫn bước con đi !

Cúi lạy Ngài giữ lòng con tin tưởng,
Mặc ai bảo: Chúa đã chết đâu còn,
Khi chiều về gánh thời gian trĩu nặng,
Xin dừng chân ở lại với con luôn !

Đinh văn Tiến Hùng
(*) Trích Thánh Thi Phụng vụ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giây Phút Mộng Vàng
Nguyễn Đức Cung
21:23 02/07/2019
GIÂY PHÚT MỘNG VÀNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Mải mê giây phút mộng vàng
Xem ra rồi cũng đi vào hư không.
(nđc)