Ngày 30-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:49 30/06/2015
ĐÓ CHÍNH LÀ HÀ BÁ
N2T

Có một người nói với Tề vương:
- “Hà Bá là thần nước, tại sao đại vương lại không thử cùng ông ta gặp mặt một lần, tôi có một phương pháp để ngài gặp ông ấy.”
Nói xong người ấy bèn lập trên sông một cái đàn tế nổi bập bềnh trên nước, và cùng đứng bên cạnh Tề vương để hầu hạ.
Một lát sau, có một con cá lớn đang lắc đầu nguẩy đuổi bơi lại, người ấy vội vàng nói:
- “Đó chính là hà bá”.
(Hàn Phi Tử)

Suy tư:
Đức Chúa Giê-su đã nói về điềm báo trước của ngày tận thế: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: chúng ta đây là Đức Ki-tô”, và sẽ lừa gạt được rất nhiều người.” ( Mt 24, 4-5). Chính những người thường được coi là đạo đức thì bị lừa trước ai cả, vì họ rất dễ dàng tin vào những gì gọi là thần thánh, họ không biết phân biệt đâu là dị đoan, đâu là sự thật và đâu là giả dối. Đó chính là hậu quả của việc giữ đạo bên ngoài, giáo lý không sâu.
Chúng ta gặp nhiều hạng người giả mạo mình là linh mục, tu sĩ để lừa gạt giáo dân, nhất là lừa gạt những người có lòng tôn sùng các đấng bậc trong Giáo Hội- để kiếm tiền ăn nhậu; chúng ta cũng gặp được nhiều người mang bộ mặt đạo đức thánh thiện, nhưng trong lòng thì đầy những rắn hổ mang rắn độc, luôn nói những lời gây chia rẽ mọi người và phá đi sự thánh thiện trong cộng đoàn. Sói đột lốt chiên để bắt chiên mà ăn.
Người Ki-tô hữu có bổn phận phải đề cao cảnh giác tỉnh thức những ki-tô giả, họ miệng nói tin Chúa nhưng trong lòng thì không có Chúa nên đi lừa dối mọi người.
Tề vương bị gạt vì cả tin là có hà bá.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:51 30/06/2015
N2T

20. Nhờ sự phục tùng của Đức Mẹ Ma-ri-a mà đền bù tai họa do E-va vi phạm truyền lại.

(Thánh Irenaeus of Lyons)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị quốc tế Kitô và Do thái
Lm. Trần Đức Anh OP
08:58 30/06/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ gia tăng cộng tác giữa các tín hữu Kitô và Do thái trong tinh thần tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng chung Vatican 2.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-6-2015, dành cho hơn 250 tham dự viên Hội nghị quốc tế do Hội đồng quốc tế các tín hữu Kitô và Do thái tổ chức.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc lại sự kiện một cuộc đối thoại huynh đệ đích thực đã được khai triển từ Công đồng chung Vatican 2 sau khi công bố tuyên ngôn ”Nostra Aetate”. Ngài nói: Văn ”kiện này là một sự nhìn nhận chung kết của Công Giáo đối với các căn cội Do thái giáo của Kitô giáo, và là một sự phủ nhận không thể hồi lại chống trào lưu bài Do thái. Khi mừng kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn Nostra Aetate cũng ta có thể thấy những thành quả phong phú do cuộc đối thoại giữa Do thái và Công Giáo mang lại”.

ĐTC cũng nhắc đến những điểm chung giữa Kitô giáo và Do thái giáo, nhất là sự tuyên xưng cùng một Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và là chủ tể của lịch sử. Ngài cũng nói đến sự thành lập Hội đồng quốc tế các tín hữu Kitô và Do thái, một tổ chức qui tụ các nhóm đối thoại giữa Kitô và Do thái tại 38 nước trên thế giới, theo tinh thần của 10 luận đề được soạn hồi năm 1047 tại Seelisberg bên Thụy Sĩ. Hồi năm 1974, Ủy ban Tòa Thánh đặc trách quan hệ tôn giáo với Do thái giáo đã được thành lập và qua Ủy ban này Tòa Thánh luôn quan tâm theo dỗi các hoạt động của các tổ chức cũng như các Hội nghị quốc tế đối thoại giữa hai tôn giáo. (SD 30-6-2015)
 
ĐTC: Đức tin là sức mạnh giải thoát và cứu rỗi
Linh Tiến Khải
09:00 30/06/2015
Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta sống trong xác tín về sự phục sinh: Đức Giêsu là Chúa, có quyền trên sự dữ và cái chết, và Người muốn đưa chúng ta về nhà Cha, nơi sự sống ngự trị. Sứ điệp thật rõ ràng và có thể tóm tắt trong một câu hỏi: Chúng ta có tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và cho chúng ta sống lại hay không?

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Phúc Âm hôm nay giới thiệu trình thuật sống lại của một bé gái 12 tuổi, con của một trong những trưởng hội đường do thái. Ông gieo mình dưới chân Chúa Giêsu và van nài Người: “Đứa con gái của tôi đang chết; xin hãy đến đặt tay trên nó để nó được cứu và sống” (Mt 5,23). ĐTC giải thích lời xin này của người cha đáng thương như sau:

Trong lời cầu này chúng ta cảm nhận được nỗi lo lắng của mọi người cha đối với sự sống và hạnh phúc của con cái mình. Nhưng chúng ta cũng cảm thấy niềm tin to lớn của ông nơi Chúa Giêsu. Và khi tin con gái đã chết đến, Chúa Giêsu nói với ông: “Đừng sợ, hãy tin thôi!” (c. 36). Lời này trao ban can đảm. Ngài cũng nói với chúng ta biết bao nhiêu lần: “Đừng sợ, hay chỉ tin thôi!”

Vào nhà Chúa đuổi mọi người đang khóc than ra, rồi hướng tới bé gái đã chết và nói: “Bé gái, Ta truyền cho con hãy dậy!” (c. 41). Và cô bé tức thì ngồi dậy và bắt đầu bước đi. Ở đây ta thấy quyền năng tuyệt đối của Chúa Giêsu trên cái chết, mà đối với Ngài nó như là một giấc ngủ từ đó có thể thức dậy.

Bên trong câu chuyện này thánh sử đã lồng vào một giai thoại khác: đó là việc chữa lành người đàn bà bị băng huyết đã 12 năm. Vì căn bệnh này mà theo nền văn hóa thời đó khiến cho bà bị ô uế, bà phải tránh đụng chạm mọi người: người đàn bà tội nghiêp, bà đã bị kết án chết trên bình diện dân sự. Người đàn bà vô danh này giữa đám đông theo Chúa Giêsu, tự nhủ: “Nếu tôi chỉ sờ vào gấu áo Người thôi, thì tôi sẽ được cứu thoát” (c. 28). Và đã xảy ra như vậy: nhu cầu được giải thoát thúc đẩy bà dám làm, và có thể nói đức tin giật được từ Chúa ơn khỏi bệnh. Ai tin sờ vào Chúa Giêsu, thì kín múc được từ Ngài Ơn thánh cứu thoát. Đức tin là điều này: sờ vào Chúa Giêsu và kín múc từ Ngài ơn thánh cứu thoát. Ngài cứu chúng ta, Ngài cứu sự sống tinh thần, Ngài cứu chúng ta khỏi biết bao vấn đề. Chúa Giêsu nhận ra điều đó và Ngài tìm gương mặt của người đan bà này giữa đám đông. Bà đến trước mặt Ngài run rẩy và Ngài nói với bà: “Này con, đức tin của con đã cứu con” (c.34). Đó là tiếng nói của Cha trên trởi nói nơi Chúa Giêsu: “Con gái, con không bị chúc dữ, con không bị khai trừ, con là con gái Ta”. Mỗi khi Chúa Giêsu đến gần chúng ta, và chúng ta tới gần Ngài, chúng ta nghe các lời này: “Con là con Cha. Cha cứu con. Con đã được khỏi. Và mỗi lần Chúa Giêsu đến gần chúng ta, khi chúng ta đi đến với Ngài với niềm tin, chúng ta cảm thấy điều này từ Thiên Chúa Cha: “Hỡi con, con là con trai Ta, con là con gái Ta! Con đã được khỏi. Ta tha cho tất cả, cho mọi người. Ta chữa lành mọi người và chữa lành tất cả”.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ:

Hai giai thoại này – một việc khỏi bệnh và một sự sống lại – có một trung tâm duy nhất: đức tin. Sứ điệp rõ ràng và có thể được tóm tắt trong một câu hỏi: chúng ta có tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và có thể đánh thức chúng ta dậy từ cái chết hay không? Toàn Phúc Âm được viết trong ánh sáng của niềm tin này: Đức Giêsu đã sống lại, đã chiến thắng cái chết, và vì chiến thắng của Ngài chúng ta cũng sẽ phục sinh. Niềm tin này đối với các kitô hữu tiên khởi đã chắc chắn, có thể bị lu mờ đi và trở thành không chắc chắn đến độ có vài người lẫn lộn sự sống lại với việc tái đầu thai. Lời Chúa Chúa Nhật này mời gọi chúng ta sống trong xác tín về sự sống lại: Đức Giêsu là Chúa, có quyền trên sự dữ và cái chết, và muốn đưa chúng ta về nhà Cha, nơi sự sống ngự trị.

Chúng ta tất cả sẽ gặp nhau trên nhà Cha. Và ở đó chúng ta sẽ gặp mọi người, tất cả chúng ta ở quảng trường này hôm nay, chúng ta sẽ gặp nhau trong nhà Cha, trong sự sống Chúa Giêsu ban cho chúng ta.

Sự sống lại của Chúa Kitô hoạt động trong lịch sứ như nguyên lý của sự canh tân và niềm hy vọng. Bất cứ ai thất vọng và mệt mỏi cho tới chết, nếu tín thác nơi Chúa Giêsu và tình yêu Ngài, có thể bắt đầu sống trở lại. Cả việc bắt đầu trở lại một cuộc sống mới, thay đổi cuộc sống cũng là một kiểu sống dậy, phục sinh.

Đức tin là một sức mạnh của sự sống, nó trao ban sự tràn đầy cho nhân loại tính của chúng ta; và ai tin nơi Chúa Kitô phải được nhận ra, bởi vì họ thăng tiến sự sống trong mọi hoàn cảnh, để làm cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối nhất, sống kinh nghiệm tình yêu thương giải phóng và cứu thoát của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy xin Chúa, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, ơn đức tin mạnh mẽ và can đảm, thúc đẩy chúng ta trở thành những người phổ biền niềm hy vọng và cứu sống giữa các anh chị em khác.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã chào nhiều nhóm khác nhau: các tham dự viên cuộc tuần hành với khẩu hiệu “Một trái đất, một gia đình”. Họ cầm các lá xanh to bằng giấy bìa. ĐTC khích lệ sự cộng tác giữa mọi người và hiệp hội của các tôn giáo khác nhau trong việc thăng tiến một môi sinh toàn vẹn. Ngài cám ơn Liên hiệp các tổ chức kitô phục vụ quốc gia Italia, hiệp hội “Các tiếng nói của chúng ta”, và các tổ chức khác thuộc nhiều nước đang cùng nhau trao đổi về việc săn sóc căn nhà chung là trái đất.

Ngài cũng chào một nhóm tín hữu Bolivia sống tại Italia, nhóm trẻ Ibiza đang chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức; nhóm các nữ hưóng đạo sinh thuộc Hiệp hội quốc tế Công Giáo. ĐTC khen họ là những phụ nữ giỏi và hoạt động tốt; nhóm các ông bà nội ngoại Sydney, thuộc hiệp hội các người gia di cư tại Australia cùng các con cháu; nhóm các trẻ em nạn nhân vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl và các gia đình vùng Este và Ospedaletto tiếp đón các em; các thành viên hiệp hội đi môtô vùng Cardito, và các người yêu thích xe hơi cổ. Trước đó hàng trăm môtô và xe hơi cổ đã diễn hành qua các đường phố chính ở Roma.

Sau cùng ĐTC chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.
 
Top Stories
Vietnam: Un avocat catholique bien connu sort de prison, résolu à poursuivre son engagement pour les droits de l’homme
Eglises d'Asie
08:52 30/06/2015
L’ensemble des grandes agences de presse mondiales a salué la libération, le 26 juin dernier, du militant catholique des droits de l’homme, Lê Quôc Quân. Cet avocat originaire du Centre-Vietnam, bien connu de l’ensemble de la population pour ses prises de position indépendantes, a accompli la totalité de la peine qui lui avait été infligée, à savoir 30 mois de prison. Sa condamnation par le tribunal de Hanoi reposait entièrement sur une accusation de prétendue fraude fiscale.

Dès sa sortie du centre d’internement, Lê Quôc Quân s’est entretenu avec un certain nombre d’agences de presse. Le jour même, il a accordé une interview à l’AFP. Le lendemain, Radio Free Asia et la BBC, dans leurs émissions en langue vietnamienne, ont recueilli les propos du dissident fraîchement libéré.

Dans chacune de ces rencontres, il a déclaré en premier lieu que son arrestation, l’accusation de fraude fiscale portée contre lui et son séjour en camp avaient été et restaient totalement injustifiés et inacceptables. Il a ajouté que son séjour en prison ne l’avait pas fait changer d’avis et que ses idéaux restaient toujours les mêmes. Les journalistes ont également noté qu’il avait, à plusieurs reprises, exprimé sa volonté de ne pas s’expatrier mais au contraire de rester au Vietnam auprès de sa famille et de sa patrie.

L’avocat a rappelé que, durant les derniers jours de son séjour en prison, il avait mené une grève de la faim afin d’être traité avec justice. Il compte continuer cette lutte afin d’obtenir autorisation d’exercer sa profession d’avocat. Cela lui permettra en particulier de mener une action en justice afin d’obtenir sa réhabilitation et celle de ses amis injustement accusés.

Me Lê Quôc Quân est l’une des voix les plus écoutées de la dissidence vietnamienne, en particulier de la jeunesse catholique qu’il a profondément influencée par ses écrits et ses actes. Agé de 45 ans, il était, au moment de son arrestation, directeur d’entreprise. Depuis de nombreuses années, il participe activement à la lutte pour la démocratie et les droits de l’homme. Il s’est particulièrement engagé dans les manifestations protestant contre l’expansionnisme chinois. Un mouvement de jeunes catholiques, Thanh Niên Công Giao, se réclame de lui et de son exemple. Il fut le premier secrétaire de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh.

Arrêté en 2007 pour avoir participé à une session d’études organisée en Thaïlande, il avait été libéré grâce à une intervention des Etats-Unis, pays où il avait été étudiant. En 2009, il participait aux manifestations des catholiques de Hanoi pour la restitution des propriétés de l’Eglise. En 2011, lors du procès de Cu Huy Ha Vu, il avait été de nouveau appréhendé, avant d’être libéré au bout de quelques jours sous la pression de l’opinion publique. En 2012, les autorités ont multiplié les menaces et les pressions violentes contre lui.

Il avait été finalement arrêté le 27 décembre 2012 pour évasion fiscale, au titre de l’article 161, alinéa 3 du Code pénal. Son procès s’était déroulé au mois d’octobre de l’année suivante au tribunal de Hanoi. Il avait été condamné à une peine de 30 mois de prison ferme et à une amende 1,2 milliard de dongs (49 000 euros). Le procès en appel avait confirmé la sentence initiale. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 30 juin 2015)
 
Pope Francis to new archbishops: be true witnesses
Vatican Radio
08:54 30/06/2015
2015-06-29 Vatican - Pope Francis delivered the homily at Mass celebrated in St. Peter's Basilica on Monday, the Solemnity of Saints Peter and Paul, Patrons of Rome. The Mass also saw the ceremonial gift of the Pallium - the peculiar sign of the office of a Metropolitan Archbishop. Below, please find the full text of the Holy Father's prepared remarks, in English.

The reading, taken from the Acts of the Apostles, speaks to us of the first Christian community besieged by persecution. A community harshly persecuted by Herod who “laid violent hands upon some who belonged to the Church… proceeded to arrest Peter also… and when he had seized him he put him in prison” (12:1-4).

However, I do not wish to dwell on these atrocious, inhuman and incomprehensible persecutions, sadly still present in many parts of the world today, often under the silent gaze of all. I would like instead to pay homage today to the courage of the Apostles and that of the first Christian community. This courage carried forward the work of evangelisation, free of fear of death and martyrdom, within the social context of a pagan empire; their Christian life is for us, the Christians of today, a powerful call to prayer, to faith and to witness.

A call to prayer: the first community was a Church at prayer: “Peter was kept in prison; but earnest prayer for him was made to God by the Church” (Acts 12:5). And if we think of Rome, the catacombs were not places to escape to from persecution but rather, they were places of prayer, for sanctifying the Lord’s day and for raising up, from the heart of the earth, adoration to God who never forgets his sons and daughters.

The community of Peter and Paul teaches us that the Church at prayer is a Church on her feet, strong, moving forward! Indeed, a Christian who prays is a Christian who is protected, guarded and sustained, and above all, who is never alone.

The first reading continues: “Sentries before the door were guarding the prison; and behold, an angel of the Lord appeared, and a light shone in the cell; and he struck Peter on the side… And the chains fell off his hands” (12:6-7).

Let us think about how many times the Lord has heard our prayer and sent us an angel? An angel who unexpectedly comes to pull us out of a difficult situation? Who comes to snatch us from the hands of death and from the evil one; who points out the wrong path; who rekindles in us the flame of hope; who gives us tender comfort; who consoles our broken hearts; who awakens us from our slumber to the world; or who simply tells us, “You are not alone”.

How many angels he places on our path, and yet when we are overwhelmed by fear, unbelief or even euphoria, we leave them outside the door, just as happened to Peter when he knocked on the door of the house and the “maid named Rhoda came to answer. Recognizing Peter’s voice, in her joy she did not open the door” (12:13-14).

No Christian community can go forward without being supported by persistent prayer! Prayer is the encounter with God, with God who never lets us down; with God who is faithful to his word; with God who does not abandon his children. Jesus asked himself: “And will not God vindicate his elect, who cry to him day and night?” (Lk 18:7). In prayer, believers express their faith and their trust, and God reveals his closeness, also by giving us the angels, his messengers.

A call to faith: in the second reading Saint Paul writes to Timothy: “But the Lord stood by me and gave me strength to proclaim the word fully… So I was rescued from the lion’s mouth. The Lord will rescue me from every evil and save me for his heavenly Kingdom” (2 Tim 4:17-18). God does not take his children out of the world or away from evil but he does grant them strength to prevail. Only the one who believes can truly say: “The Lord is my shepherd, there is nothing I shall want” (Ps 23:1).

How many forces in the course of history have tried, and still do, to destroy the Church, from without as well as within, but they themselves are destroyed and the Church remains alive and fruitful! She remains inexplicably solid, so that, as Saint Paul says, she may acclaim: “To him be glory for ever and ever” (2 Tim 4:18).

Everything passes, only God remains. Indeed, kingdoms, peoples, cultures, nations, ideologies, powers have passed, but the Church, founded on Christ, notwithstanding the many storms and our many sins, remains ever faithful to the deposit of faith shown in service; for the Church does not belong to Popes, bishops, priests, nor the lay faithful; the Church in every moment belongs solely to Christ. Only the one who lives in Christ promotes and defends the Church by holiness of life, after the example of Peter and Paul.

In the name of Christ, believers have raised the dead; they have healed the sick; they have loved their persecutors; they have shown how there is no power capable of defeating the one who has the power of faith!

A call to witness: Peter and Paul, like all the Apostles of Christ who in their earthly life sowed the seeds of the Church by their blood, drank the Lord’s cup, and became friends of God.

Paul writes in a moving way to Timothy: “My son, I am already on the point of being sacrificed; the time of my departure has come. I have fought the good fight, I have finished the race, I have kept the faith. From now on there is laid up for me the crown of righteousness, which the Lord, the righteous judge, will award to me on that Day, and not only to me but also to all who have loved his appearing” (2 Tim 4: 6-8).

A Church or a Christian who does not give witness is sterile; like a dead person who thinks they are alive; like a dried up tree that produces no fruit; an empty well that offers no water! The Church has overcome evil thanks to the courageous, concrete and humble witness of her children. She has conquered evil thanks to proclaiming with conviction: “You are the Christ, the Son of the living God” (cf. Mt 16:13-18).

Dear Archbishops who today receive the Pallium, it is a sign which represents the sheep that the shepherd carries on his shoulders as Christ the Good Shepherd does, and it is therefore a symbol of your pastoral mission. The Pallium is “a liturgical sign of communion that unites the See of Peter and his Successor to the Metropolitans, and through them to the other Bishops of the world” (Benedict XVI, Angelus of 29 June 2005).

Today, by these Palliums, I wish to entrust you with this call to prayer, to faith and to witness.

The Church wants you to be men of prayer, masters of prayer; that you may teach the people entrusted to your care that liberation from all forms of imprisonment is uniquely God’s work and the fruit of prayer; that God sends his angel at the opportune time in order to save us from the many forms of slavery and countless chains of worldliness. For those most in need, may you also be angels and messengers of charity!

The Church desires you to be men of faith, masters of faith, who can teach the faithful to not be frightened of the many Herods who inflict on them persecution with every kind of cross. No Herod is able to banish the light of hope, of faith, or of charity in the one who believes in Christ!

The Church wants you to be men of witness. Saint Francis used to tell his brothers: “Preach the Gospel always, and if necessary, use words!” (cf. Franciscan sources, 43). There is no witness without a coherent lifestyle! Today there is no great need for masters, but for courageous witnesses, who are convinced and convincing; witnesses who are not ashamed of the Name of Christ and of His Cross; not before the roaring lions, nor before the powers of this world. And this follows the example of Peter and Paul and so many other witnesses along the course of the Church’s history, witnesses who, yet belonging to different Christian confessions, have contributed to demonstrating and bringing growth to the one Body of Christ. I am pleased to emphasize this, and am always pleased to do so, in the presence of the Delegation of the Ecumenical Patriarchate of Constantinople, sent by my beloved brother Bartholomew I.

This is not so straightforward: because the most effective and authentic witness is one that does not contradict, by behaviour and lifestyle, what is preached with the word and taught to others!

Teach prayer by praying, announce the faith by believing; offer witness by living!
 
Pope welcomes Orthodox delegation for feast of Sts Peter and Paul
Vatican Radio
08:55 30/06/2015
2015-06-29 Vatican - On the feast day of Saints Peter and Paul, Pope Francis urged 46 new metropolitan archbishops to hear the first apostles’ call to prayer, to faith and to witness. The Pope’s words came during his homily at Mass in St Peter’s Basilica which included several significant ecumenical initiatives.

Every year on June 29th, solemnity of Saints Peter and Paul, a high level delegation from the Ecumenical Patriarchate in Istanbul travels to the Vatican to celebrate this great feast of the patron saints of the Church in Rome. Just as a Vatican delegation travels to Istanbul each November 30th to celebrate the feastday of St Andrew with the Orthodox Church of the East.

Pope Francis had special greetings to the Orthodox delegation, led by Metropolitan John Zizioulas, who was also present in the Vatican just 10 days ago for the presentation of the papal encyclical on the environment, ‘Laudato Si’’.

Meanwhile, providing inspirational music for the Mass on Monday were choristers of the Anglican choir of New College, Oxford, who joined forces with the regular Sistine Chapel Choir to underline the ecumenical nature of this important feast day.

In his homily Pope Francis spoke of the courage of the Apostles and of the first Christian community, persecuted by the rulers of their day, just as believers continue to be the victims of “atrocious, inhuman and incomprehensible persecutions” in many parts of the world today.

The Pope focused his words on three ways in which the new metropolitan archbishops are called to model their lives on those first apostles. Firstly, by being men of prayer, just as the first Christian community was a Church at prayer, supported, sustained and always "moving forward". Prayer, the Pope said, is the encounter with God, who never lets us down or leaves us alone.

Secondly, Pope Francis said, the new archbishops must respond to the call to faith, believing that despite all the difficulties "the Church remains alive and fruitful". And finally he urged the archbishops to be men of witness, following the examples of so many other Christian witnesses throughout the history of the Church. “There is no witness,” he reminded them, “without a coherent lifestyle!”

Whereas in past years, the popes have placed the symbolic pallium around the neck of each new metropolitan, this year Pope Francis simply blessed the bands of white wool, embroidered with black, silk crosses. Each pallium will later be presented to the archbishops by the nuncio in their own country, in a ceremony underlining the importance of the local Churches and the synodality of all bishops, under the guidance of the successor of Saint Peter.
 
Pope Francis: Christians and Jews, brothers and friends
Vatican Radio
08:56 30/06/2015
2015-06-30 Vatican - This week members of the International Council of Christians and Jews have been meeting to discuss “The 50th Anniversary of Nostra Aetate: The Past, Present, and Future of the Christian-Jewish Relationship”, and it was on this theme that Pope Francis addressed the participants on Tuesday in the Clementine Hall in the Vatican.

He told them that Nostra Aetate represented a definitive “yes” to the Jewish roots of Christianity and an irrevocable “no” to anti-Semitism adding, that both faith traditions were no longer strangers, but friends and brothers.

The Holy Father said that in celebrating the fiftieth anniversary of this document, “we are able to see the rich fruits which it has brought about and to gratefully appraise Jewish-Catholic dialogue. He then added, “ in this way, we can express our thanks to God for all the good which has been realized in terms of friendship and mutual understanding these past fifty years.”

The Pope underlined that despite different perspectives, both Christians and Jews confess one God, Creator of the Universe and Lord of history. And he, Pope Francis continued, “in his infinite goodness and wisdom, always blesses our commitment to dialogue.”

Elaborating further, the Holy Father explained that both faith traditions, “find their foundation in the One God, the God of the Covenant, who reveals himself through his Word.” “In seeking a right attitude towards God”, he Pope said, “Christians turn to Christ as the fount of new life, and Jews to the teaching of the Torah. This pattern of theological reflection on the relationship between Judaism and Christianity arises precisely from Nostra Aetate and upon this solid basis, he noted, can be developed yet further.

In conclusion, Pope Francis stressed the importance the Holy See places on relations with the Jewish community and praised the International Council of Christians and Jews’ annual meetings, which he said, offer a notable contribution to Jewish-Christian dialogue.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục Lê Tấn Thành, cựu Giám Đốc Đại Chủng Viện Sàigòn mừng Ngọc Khánh
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
08:26 30/06/2015
LINH MỤC PHAOLÔ LÊ TẤN THÀNH MỪNG NGỌC KHÁNH LINH MỤC

5 giờ sáng thứ bảy 27.6.2015, Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành, nguyên Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, đã dâng thánh lễ tạ ơn mừng Ngọc khánh Linh mục của mình tại nguyện đường Nhà Hưu dưỡng các Linh mục giáo phận Sài Gòn (Nhà Hưu Chí Hòa). Đây cũng là dịp Cha Bề Trên mừng kính thánh Bổn mạng Phaolô và kỷ niệm tròn 10 năm nghỉ hưu.

Hiện diện trong thánh lễ chỉ có linh mục Giám đốc Nhà Hưu dưỡng Clemente Lê Minh Trung, các linh mục thuộc cộng đoàn Nhà Hưu dưỡng, hai linh mục cháu của Cha Bề Trên là linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Minh Hùng và linh mục Vincente Nguyễn Minh Tuấn, một số tu sĩ và thân nhân huyết tộc của Cha Bề Trên.

Trong bài giảng, linh mục cháu của Cha Bề Trên, xoay quanh chủ đề tạ ơn, đã nhấn mạnh ba điểm chính: “1. Chúng con cùng Cha Bề Trên tạ ơn Thiên Chúa, vì hồng ân 60 năm Linh mục mà Chúa đã ban cho Cha Bề Trên. Suốt chặng đường hơn nửa thế kỷ làm linh mục, Chúa đã và vẫn tiếp tục đồng hành, chở che, yêu thương và tin tưởng, giao cho Cha Bề Trên trọng trách của một nhà giáo dục. Và nay, dù đã nghỉ ngơi, Cha Bề Trên vẫn là tấm gương sáng cho mỗi chúng con về lòng trung kiên, bền bỉ phụng sự Chúa trong thánh chức linh mục của mình. 2. Chúng con tạ ơn Chúa, vì Chúa đã ban cho chúng con một tấm gương, một nhân cách lớn là chính Cha Bề Trên. Chúng con tự hào khi nhắc đến Cha Bề Trên. Chúng con càng hãnh diện khi khoe với mọi người, mình là học trò của Cha Bề Trên. 3. Chúng cảm ơn Cha Bề Trên vì Cha đã là người thầy khả ái và khả kính của chúng con. Cha hướng dẫn, giáo dục chúng con bằng trái tim của bậc hiền phụ bên trong hình ảnh một người thầy…”.

Cuối thánh lễ, Cha Bề Trên ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người tham dự đã dành thời gian đến dâng thánh lễ cầu nguyện cho ngài. Ngài cho biết: “Bất cứ ở đâu, dù là chức vụ nào, thánh ý Chúa không dễ dàng để chúng ta đáp trả. Vì thế, mỗi người phải tập sống thánh ý Chúa từng ngày. Chỉ có thể hoàn thiện chính mình và nên thánh, khi người ta phần đấu sống trọn thánh ý Chúa, sống đẹp lòng Chúa”.

Được biết, Cha Bề Trên Phaolô Lê tấn Thành sinh năm 1927, được cử sáng Pháp du học khi còn là Chủng sinh. Cha chịu chức linh mục tại Paris - Pháp, nơi mà Cha đang du học, đúng vào ngày lễ thánh Bổn mạng của mình, 29.6.1955. Ngày Cha chịu chức không một người thân bên cạnh. Chiếc xe chở Cha tới nhà thờ. Sau thánh lễ, tân linh mục Phaolô Lê Tấn Thành lấy xe đạp, đạp về chỗ ở của mình.

1960, năm năm sau khi chịu chức linh mục, Cha Phaolô Thành được gọi về nước, công tác tại Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn cho đến ngày nghỉ hưu (sáng Chúa Nhật 19.9.2005). Trong suốt 45 năm gắn bó miệt mài với việc đào tạo hàng linh mục cho Hội Thánh, Cha Bề Trên Phaolô Thành đã có 27 năm làm Giáo sư (1960 – 1987); 5 năm làm Phó Giám đốc Đại Chủng viện (1987 – 1992), và 13 năm làm Giám đốc Đại chủng viện (1992 – 2005).

Trong những năm đầu mới về nước, Cha giáo Phaolô Thành còn cộng tác với Cha Giuse Trần Văn Thiện (lúc đó đang làm Giám đốc viện đại học Công Giáo Đà Lạt, Giám mục Mỹ Tho 1961) giảng dạy tại đại học Công Giáo Đà Lạt.

Giai đoạn từ sau 1975, cùng chung hoàn cảnh với cả Hội Thánh Việt Nam, các cơ sở đào tạo của tôn giáo đều phải trải qua vô vàn khó khăn. Chủng sinh vào học tại Đại Chủng viện phải đóng gạo, phải vừa học vừa làm: khi làm vỏ xe đạp, lúc làm mành trúc, lúc đan lá buông… Cho đến khi Đại Chủng viện bị giải tán và ngưng hoạt động hoàn toàn năm 1982. Trong vai trò giáo sư nội trú của Đại Chủng viện, Cha Phaolô Thành đã kề vai sát cánh cùng Cha Giám đốc Đại Chủng viện lúc ấy là Cha Đaminh Trần Thái Hiệp nỗ lực vượt qua mọi khó khăn.

Kể từ 1986, Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn bắt đầu hoạt động trở lại. Nhóm chủng sinh đầu tiên được gọi là chủng sinh khóa A (sau đổi tên thành khóa I), đến từ sáu Giáo phận: Sài Gòn, Phú Cường, Mỹ Tho, Xuân Lộc (chưa tách giáo phận Bà Rịa), Phan Thiết và Đà Lạt. Lúc bấy giờ, Chủng viện chỉ được phép chiêu sinh sáu năm một lần (sau đó là bốn năm, ba năm, rồi hai năm, bây giờ mỗi năm Chủng viện đều tuyển sinh). Để giúp cha Giám đốc Đại Chủng viện cách hiệu quả hơn, năm 1987, Cha giáo Phaolô Lê Tấn Thành được đề cử làm Phó Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn.

Chẳng bao lâu sau, Cha Giám đốc Đaminh Hiệp đau nặng, Cha Phó Giám đốc Phaolô Thành đã tài tình chống đỡ và khéo léo vượt lên tất cả mọi khó khăn. Sau khi Cha Giám đốc Đaminh qua đời năm 1992, Cha Phaolô Thành được đề cử làm Giám đốc Đại Chủng viện. Một mình ngài phải vừa đối nội, vừa đối ngoại, vừa liên hệ làm việc với sáu giáo phận. Đây cũng là thời gian thiếu giáo sư trầm trọng. Cha Giám Đốc Phaolô phải gõ cửa nhiều nơi, nhiều người để tìm giáo sư cho Chủng viện.

Cha Bề Trên Phaolô Lê tấn Thành còn là con người sống tình nghĩa. Ngài đã mời Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình vào nghỉ ngơi tại Đại Chủng viện trong thời gian đau nặng và cuối đời của Đức Tổng. Chúng tôi vẫn còn nhớ, những phiên mà anh em chúng tôi, lúc đó còn là chủng sinh, chia nhau trực bên giường bệnh của Đức Tổng Phaolô.

Trong nhiều năm, Cha Bề Trên Phaolô còn đứng ra liên hệ nhiều nơi, tranh đấu với nhiều thử thách để có được cơ sở II của Đại Chủng viện Sài Gòn tại giáo phận Xuân Lộc (nay là Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc)…

Đặc biệt, sau 1975, Bộ Tài chánh mượn ngôi nhà Tiểu Chủng viện để đào tạo sinh viên cho trường Trung học Tài chánh Kế toán IV. Đến năm 1985, trường và Bộ có hợp đồng mượn thêm 25 năm nữa. Một thời gian sau, hình như giáo phận cũng có dự án bán luôn nhà đất cho Bộ. Nhưng do các ý kiến trái chiều, nên dự án không thành.

Cuối cùng, sau nhiều lần trao đổi, kiến nghị với Bộ và trường Tài chánh Kế toán IV, ngôi nhà Tiểu Chủng viện năm xưa đã được trao trả cho giáo phận năm 2004. Từ đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho sử dụng ngôi nhà làm Trung Tâm Mục vụ giáo phận. Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành có công lớn trong việc gìn giữ và sự tồn tại của ngôi nhà đáng quý này.

Ngoài đời sống thánh thiện, Cha Bề Trên Phaolô Lê tấn Thành còn là con người hiểu biết rộng. Ngài có thể nói chuyện trên nhiều lãnh vực, trong nhiều giờ.

Ngài cũng là con người kiên trung bền bỉ, không lùi bước trước khó khăn. Đặc biệt, không bao giờ ngài nhớ lỗi của các học trò. 45 năm làm việc tại Đại Chủng viện, và bây giờ đã 10 năm nghỉ ngơi, chưa bao giờ có ai nghe Cha Bề Trên kể về lỗi lầm của học trò, hay trách cứ một ai.

Cha Bề Trên rất mực thẳng thắn, nhưng luôn ý thức tôn trọng người khác. Ngài được mọi người, nhất là các học trò, cũng như những nguời từng làm việc bên cạnh kính nể. Chính quyền thành phố cũng tỏ ra yêu mến Cha Bề Trên. Vì thế, dù Cha đã nghỉ ngơi hoàn toàn, hằng năm vào các dịp lễ lớn, Đại diện các ngành của Chánh quyền thành phố vẫn đến thăm hỏi Cha Bề Trên và tặng hoa, tặng quà…

Dù thánh lễ mừng 60 năm linh mục của Cha Bề Trên diễn ra thật đơn sơ, thật lặng lẽ, nhưng hình như Cha Bề Trên vẫn vui, vì ngài cảm nhận sự ấm cúng bên những người thân yêu. Sáng hôm ấy, chúng tôi nhận thấy Cha Bề Trên cười thật nhiều, và thật tươi.

Vốn bản tính Cha Bề trên vẫn thế: Không bao giờ muốn phiền ai. Một đời ngài chỉ nghĩ cho người khác, quan tâm về người khác hơn vì mình…

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Lễ ban bí tích Thêm Sức tại Bến Sắn, Phú Cường
Truyền thông giáo xứ Bến Sắn
08:47 30/06/2015
Chúa Nhật 28/6/2015 Đức Cha Giu se Nguyễn Tấn Tước, giám mục Phú Cường, đã về ban Bí Tích Thêm Sức và Rước Lần Đầu cho 94 em thiếu nhi và tân tòng tại giáo xứ Bến Sắn, giáo hạt Phú Cường. 37 em thiếu nhi được Rước Lễ lần đầu phải hoàn thành chương trình giáo lý 3 năm.

Xem Hình

24 em thiếu nhi được lãnh Bí tích Thêm Sức cũng phải hoàn thành chương trình giáo lý 3 năm,

33 anh chị em tân tòng đã kết thúc khóa 1/2015 giáo lý dự tòng và hôn nhân.

Niềm vui được nhân lên khi cha mẹ đã cùng các em tham dự tĩnh tâm, xưng tội và cùng các em lên rước lễ, một hình ảnh sinh động trong Năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống gia đình con cái Thiên Chúa của Giáo phận,

Trong bài giảng Đức Cha Giu se, giám mục Phú Cường đã nhấn mạnh đến ân sủng mà Chúa Thánh Thần đem đến và Người làm sinh động đời sống đức tin và cuộc sống của các Ki tô hữu, và Đức Cha cũng đã hỏi thưa giáo lý với các thụ nhân lãnh Bí tích, ngài vui mừng vì các em nắm bắt được những giáo lý căn bản, hy vọng với Ơn Chúa Thánh Thần làm cho các em lớn lên trong ân sủng và trưởng thành trong đời sống đức tin. và anh chị em tân tòng đã cùng gặp gỡ với giám mục của mình và cùng chia sẻ với mục tử của mình trong bữa cơm gia đình giáo xứ.

Truyền thông giáo xứ Bến Sắn
 
Giáo Họ Thánh An Rê Dũng Lạc, Aloha, Oregon mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô
Joseph Ký Nguyễn
21:15 30/06/2015
Giáo Họ Thánh An Rê Dũng Lạc, Aloha, Oregon mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô

Nhà thờ của Giáo Họ Thánh An Rê Dũng Lạc, Aloha, OR. vừa mới khánh thành được 4 tháng nay. Đây là Họ Lẻ của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Portland, OR. Hơn 250 gia đình công giáo Việt Nam cư ngụ tại thành phố Aloha, đã cùng nhau theo gương hai thánh Phêrô và Phaolô, quyết tâm thành lập Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại nơi mình sinh sống. Cộng Đoàn đã mua lại khu giáo đường của anh em bên Tin Lành.

Xem Hình

Sau khi tân trang lại nhà thờ cho thích hợp với phụng vụ Công Giáo, nhà thờ đã được thánh hiến vào ngày 21 tháng 4, 2015. Cha quản nhiệm hiện nay là Cha Đaminh Trần Văn Điều, SDD. Vậy phải nói đây là Cộng Đoàn Việt Nam trẻ trung nhất tại Hoa Kỳ! Hôm nay ngày lễ kính hai vị thánh cả Phêrô và Phaolô, Giáo Họ vui mừng và cảm nghiệm thấy mình thực sự được chúc phúc vì có nhiều Linh Mục, Tu sĩ Nam, Nữ, thuộc các dòng khác nhau, cùng đến tham dự thánh lễ với Cộng Đoàn, trong khi thời tiết nóng cả 100 độ và nhà thờ chưa kịp gắn máy lạnh.

Nguyện xin Thánh An Rê Dũng Lạc bầu cử cho Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Trẻ Trung Nhất trên đất Hoa Kỳ. Chúng tôi thầm nghĩ: chỉ một thời gian nữa thôi, Aloha, Oregon, sẽ có thêm một thánh đường mới. Khu đất chung quanh nhà thờ còn rộng lắm.

Joseph Ký Nguyễn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Đâu là vai trò của phu nhân Phó tế trong nghi lễ Truyền chức?
Nguyễn Trọng Đa
09:04 30/06/2015
Giải đáp phụng vụ: Đâu là vai trò của phu nhân Phó tế trong nghi lễ Truyền chức?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma. Hỏi: Trong lễ truyền chức các Phó tế vĩnh viễn, khi diễn ra cuộc rước, một số phu nhân của Phó tế bày tỏ ý tưởng của phu nhân, bằng cách cầm lễ phục của chồng, và bước đi bên cạnh hoặc đằng sau người chồng của họ, người sẽ được truyền chức Phó tế. Điều này dường như cho thấy một cách sống động sự hỗ trợ của phu nhân cho chồng Phó tế của họ, và tượng trưng cho tầm quan trọng chủ yếu của bí tích hôn nhân trong cuộc đời của một Phó tế vĩnh viễn đã kết hôn. Phần dẫn nhập của Nghi thứcTruyền chức Phó tế không nêu ra bất kỳ cơ hội nào cho phu nhân tham gia trong nghi lễ. Đây có phải là một dấu hiệu cho thấy phu nhân nên từ bỏ ý tưởng đã nêu ra ở trên chăng? – B. C., Houston, Texas, Mỹ.

Đáp: Các phu nhân là chắc chắn rất quan trọng, thực sự cần thiết, trong quá trình chuẩn bị các ứng viên đã lập gia đình để được truyền chức Phó tế vĩnh viễn. Theo Giáo Luật 1031,2, một ứng viên đã lập gia đình không thể được chấp thuận mà không có sự đồng ý của phu nhân.

Chẳng hạn chúng ta có thể xem các hướng dẫn cho việc đào tạo các Phó tế vĩnh viễn, do Hội đồng Giám mục Úc đưa ra vào năm 2005, và phản ánh sự thực hành chung:

"27. Nếu đã kết hôn, ứng viên phải có sự ủng hộ tích cực của phu nhân (và gia đình). Nếu chưa kết hôn, hoặc sẽ góa vợ trong tương lai, người ấy phải vui lòng cam kết sống độc thân cho đến mãn đời.

"35. Phu nhân của ứng viên sẽ được khuyến khích tham gia ít nhất một số khía cạnh của chương trình đào tạo này. Một số khóa học thêm nên được thực hiện cách đặc biệt cho phu nhân (và các thành viên gia đình) của ứng viên.

"36. Tại một thời điểm thích hợp trong chương trình đào tạo, và với sự đồng ý của phu nhân và những người đã giám sát chương trình đào tạo, ứng viên sẽ chính thức làm đơn gửi Giám mục để được chấp nhận như một ứng viên chính thức cho chức Phó tế. Cũng có dự kiến rằng, ở các giai đoạn nhất định trong chương trình đào tạo, ứng viên sẽ được Giám mục chính thức đưa vào các thừa tác Đọc sách và Giúp lễ. Một ứng cử viên sẽ tham dự khóa tĩnh tâm năm ngày trước khi được truyền chức Phó tế”.

Mặc dù có sự quan trọng của phu nhân như thế, thực sự không có vai trò qui định nào cho phu nhân Phó tế trong nghi lễ truyền chức cả.

Có lẽ có nhiều lý do thực hành cho việc này. Thí dụ, trong nhiều lần, các ứng viên cho chức Phó tế vĩnh viễn và Phó tế chuyển tiếp được truyền chức chung với nhau. Trong một số trường hợp, cũng có truyền chức Linh mục trong cùng môt buỗi lễ như vậy nữa. Do đó, sẽ là không thực tế khi làm nổi bật một số ứng viên trong các buổi lễ hỗn hợp như thế.

Tương tự như vậy, thứ tự của đoàn rước trong lễ truyền chức đã được qui định nhiều bởi các quy tắc phụng vụ, và người ta không được phép đưa thêm nhiều bổ sung. Các người tham gia đoàn rước thường là những người có chức năng phụng vụ chính xác trong buổi lễ, mặc dù có một số ngoại lệ đối với các quy tắc, do đặc quyền cổ xưa.

Tuy nhiên, có thể có một cách để giới thiệu vai trò của phu nhân mà không vi phạm các quy tắc phụng vụ.

Một mặt, thật là rõ ràng rằng người mặc áo cho Phó tế mới là một Phó tế hay một Linh mục. Như chữ đỏ của một sách nghi thức truyền chức mô tả như sau:

"Người nam, đã được truyền chức, mang lần đầu tiên dây Stola, mang phía vai trái và rủ chéo xuống, gắn chặt vào một bên. Lễ phục này, tượng trưng cho phận vụ Giáo Hội của mình, được đeo để phản ánh thừa tác vụ mà họ làm cho Thân Thể Đức Kitô, như là thầy dạy và sứ giả của Tin Mừng. Áo Phó tế (Dalmatic), một biểu tượng của Công lý, phản ánh thừa tác Bác ái, mà mọi Phó tế phải thi hành cho các người nghèo khổ nhất. Mỗi Phó tế được sự hỗ trợ của các thành phần Giáo sĩ, đích thân do mình chọn lựa”.

Việc mặc áo Phó tế cho tân Phó tế, do một Phó tế hay một Linh mục thực biện, và việc trao hôn bình an với Giám mục và tất cả các Phó tế hiện diện, là một dấu hiệu của sự chào mừng cho việc gia nhập hàng Phó tế, và do đó nó có chức năng phụng vụ rõ ràng.

Mặt khác, không có gì nói về cách thức dây Stola và áo Phó tế đến tay của Phó tế hoặc Linh mục, trước khi một trong hai vị này mang cho tân Phó tế cả.

Trong việc này, tập quán thay đổi khác nhau tùy theo phong tục địa phương, và các dịch vụ hậu cần thiết thực của buổi lễ. Trong một số trường hợp, ứng viên cầm sẵn lễ phục trên tay ngay từ đầu lễ. Thông thường hơn, lễ phục được chuẩn bị sẵn trên bàn, và các thừa tác viên phụ trách mang lễ phục cho tân chức sẽ nhận lễ phục từ vị Chưởng nghi hoặc thầy Giúp lễ, trước khi phần mang lễ phục bắt đầu tiến hành.

Tuy nhiên, có một tập tục lâu đời và phổ biến ở nhiều nước châu Mỹ Latinh, mà trong đó cha mẹ cầm lễ phục của ứng viên đến sát cung thánh, và tại đây thừa tác viên phụ trách mang lễ phục cho tân chức sẽ nhận lễ phục ấy. Đây là một dấu hiệu cụ thể của việc họ hỗ trợ cho ơn gọi của con trai họ.

Tập tục này có thể được giới thiệu, một cách có thể quan niệm được, bởi các Giám mục trong những nơi khác, bởi vì nó không đi ngược lại luật phụng vụ, và có thể chứa đựng rất nhiều ý nghĩa.

Cũng có thể tổ chức tốt trong các nghi thức hỗn hợp, mà trong đó cha mẹ cầm lễ phục cho phó tế chuyển tiếp, trong khi phu nhân có thể cầm lễ phục cho Phó tế đã lập gia đình. Tôi đoán rằng điều này đã xảy ra ở châu Mỹ Latinh, nhưng tôi không dám chắc.

Một nhược điểm nhỏ là nó có thể làm cho một buổi lễ đã dài lại dài lâu hơn một chút, nhưng một quyết định thực tiễn có thể được thực hiện dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. (Zenit.org 30-6-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Chức vị
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:50 30/06/2015
CHỨC VỊ

Khi sinh ra, mỗi người chúng ta được phú bẩm những cấp bậc tài năng khác nhau. Đặc ân cao quí nhất là chúng ta được ơn làm người, mang hình ảnh của Đấng Tạo Hóa. Con người có hồn, có xác và có trí khôn vượt trên tất cả các loài thụ tạo hữu hình. Thượng Đế trao ban cho con người có quyền trên các tạo vật. Xã hội con người phát triển không ngừng theo thời gian. Con người xã hội có nhiều khác biệt về mọi phương diện: Mầu da, sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin và các khả năng bẩm sinh…

Con người có tính hợp quần liên kết tổ chức thành xã hội có cương kỷ. Giống như tổ ong, mỗi loại ong phụ trách một công việc: Có nhóm ong làm thợ, ong canh giữ, ong vệ sinh, ong kiếm mật, ong truyền giống và ong Chúa. Mỗi nhóm ong chu toàn nhiệm vụ của mình. Đối với con người, đơn vị gia đình là nồng cốt của xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ, phục vụ và nâng đỡ nhau tạo thành một tổ ấm. Muốn gia đình sống thuận hòa cần tôn trọng lẫn nhau kính trên nhường dưới.

Đời sống con người văn minh hơn, nên có những cơ cấu tổ chức phức tạp hơn. Để điều hành công việc, con người đã phong ban cho nhau muôn ngàn chức tước, địa vị và danh xưng khác nhau. Hình như các dánh tánh và chức tước làm cho con người xem ra bệ vệ hơn, quan trọng hơn, cao quí hơn, uy quyền hơn, oai phong hơn và mãn nguyện hơn. Có những người tài đức và anh hùng lỗi lạc cống hiến khả năng dựng xây đất nước. Có người tự lập công phấn đấu và hy sinh xương máu để đạt được danh xưng địa vị. Còn có những con ông cháu cha hoặc có người mua quan bán tước để được phong hàm. Trong xã hội có muôn vàn cách thế để thăng tiến địa vị.

Tổ chức xã hội cũng giống như sự sắp xếp của các bàn cờ Vua hay bàn cờ Tướng. Quân sĩ xe mã tốt đầy đủ sẵn sàng để bảo vệ chủ tướng, nhưng bất cứ trong cuộc so đấu nào, kết cục cũng có một bên thắng và một bên thua, ‘thắng làm vua, thua làm giặc’. Chức tước địa vị không bảo đảm làm cho con người nên hoàn hảo hơn. Không phải cứ ai có chức to quyền trọng là tốt lành cả đâu. Nếu người ta lạm dụng địa vị để hà hiếp, bóc lột và chủ trương đi ngược lại với luân thường đạo lý, thì không sớm thì muộn, cũng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn..

Trên thế giới, nơi đâu và thời nào cũng thế, xuất hiện nhiều phe phái thù nghịch chống đối lẫn nhau. Phe phái nào cũng có người theo, người phò. Những phe đối lập không quy thuận sẽ bị tẩy chay, bách hại và loại trừ. Cái lạ ở đời là bất cứ tổ chức nào, dù xấu dù tốt, dù thuận dù nghịch và dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đều có người hỗ trợ và đi theo ửng hộ.

Tổ chức xã hội trao quyền cho một số người đại diện để điều hành sinh hoạt chung. Tặng thưởng cho con người những tước vị danh dự tối cao, như Tòa Án Tối Cao, Tối Cao Pháp Viện và ban Lãnh Đạo Tối Cao. Không phải làm việc trong viện tối cao là thông biết mọi sự, có khi cao mà lại tối không chừng. Con người có giới hạn về mọi mặt, cả tinh thần lẫn thể xác. Muốn có được danh cao chức trọng, người ta đều phải trả giá,‘Càng cao danh vọng, càng nhiều gian nan’. Danh xưng tước vị là để phục vụ cho công ích, chứ không phải để ‘vinh thân phì gia’.

Con người có thể đóng rất nhiều vai trong cuộc sống. Nơi công cộng xã hội, có thể là ông này, bà kia và được ưu ái kính trọng, nhưng khi trở về cuộc sống thường nhật gia đình thì khác. Các tước hiệu như ông vua, bà hoàng hậu, ông/bà tổng thống, ông/bà chủ tịch hoặc ông/bà thủ tướng… khi về gia đình, các tước hiệu được này cất bỏ và tiếp tục sống vai trò của người chồng/vợ, cha/mẹ và con cái…Họ trở về với con người thật đời thường, cần sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, thư dãn, làm việc và tiêu khiển riêng. Đây mới thực sự sống đời sống thật của mình.

Người ta thường nói: ‘Quan nhất thời, dân vạn đại’. Đúng thế, chức tước được phong ban hay thủ đắc là những danh hiệu. Người đời rất quý trọng và tôn vinh các danh xưng địa vị trong xã hội. Điều này rất phải lẽ, nhưng điều quan trọng là đòi hỏi các chức sắc đạo đời sống xứng đáng với địa vị của mình là lo phục vụ, xây dựng và ổn định đời sống cho dân. Còn những hạng người chỉ lo rút tỉa, bóc lột, đàn áp, chèn ép và thống trị thì không xứng đáng lãnh nhận chức quyền, dù to hay nhỏ.

Sống trong xã hội bát nháo như hiện nay, lương tâm của chúng ta không bắt buộc phải thi hành những luật lệ trái với luân lý đạo đức. Con người chúng ta còn có một cái gì linh thiêng cao cả hơn, đó là đức tin và tiếng nói lương tâm. Không phải đa số phiếu chấp nhận mà lề luật trở thành sự thật. Sự thật cũng không do thị hiếu của đông người. Chúng ta có quyền nói không với những điều trái với lương tâm chân chính. Chúng ta còn có Đấng cao trọng hơn tất cả, đó là Chúa Giêsu. Khi quan Philatô nói với Chúa Giêsu rằng: “Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao? Chúa Giêsu đáp lại: Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài, thì mắc tội nặng hơn.”(Jn 19, 10-11).

Trong những ngày qua, giới truyền thông được cơ hội mở cờ và những nhóm người phò hôn nhân đồng tính đã vui mừng hân hoan vì quyết định mới đây của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, đã cấp phép kết hôn cho các cặp vợ chồng đồng tính và công nhận hôn nhân đồng tính của tất cả các Tiểu Bang. Thái độ của các Kitô hữu cần có lập trường kiên vững. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ mời gọi người Công Giáo hãy can đảm sống chứng nhân cho sự thật của đời sống hôn nhân. Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, chủ tịch HĐGMHK nói rằng: Bản chất hôn nhân của loài người vẫn không thay đổi và không thể thay đổi. Ý nghĩa đích thật của hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Đây là một thách đố lớn cho niềm tin Kitô Giáo, chúng ta tiếp tục bước theo chân Chúa Kitô, sống và hành động trong sự thật.

Điều quan trọng là chúng ta hãy sống chứng nhân giữa dòng đời. Trong đời sống xã hội và Giáo Hội hiện nay, trào lưu tục hóa và hưởng thụ đã lan tràn khắp nơi. Nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới cũng đồng thuận theo khuynh hướng tự do cấp tiến này. Ngay trong đời sống của Giáo Hội cũng bị ảnh hưởng rất lớn, có rất nhiều người Công Giáo không còn muốn kết hôn với nhau qua Bí Tích Hôn Nhân nữa. Quan niệm sống xã hội thay đổi qua nhiều và quá nhanh. Những người đang được hưởng quyền lợi kết hôn thì không muốn, họ muốn sống tự do không kết hôn, sống thử, sống tạm, sống vội, ly thân, ly dị và thích sống hưởng thụ.

Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo, các chức sắc và những ai có trách nhiệm hướng dẫn con dân để bước đi trong con đường chính trực. Cầu nguyện cho mọi người, không phân biệt giới tính, để mọi người biết tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta nhớ rằng chỉ cần kiếm được 10 người công chính trong thành, Chúa sẽ cứu dân thành Sôđôma và Gômôra khỏi lửa thiêu. Chúng ta hãy can đảm làm nhân chứng tốt trong đời sống hôn nhân gia đình.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nha Trang Ngày Hè
Nguyễn Hùng
21:41 30/06/2015
NHA TRANG NGÀY HÈ
Ảnh của Nguyễn Hùng
Sừng sững ngọn núi lớn,
bên biển rộng vô cùng
Vô tư trong áng chiều,
những con người bé nhỏ.
(Pleiksor nth)