Ngày 29-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Siêng năng đụng vào Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể sẽ được cứu rỗi
Lm. Jude Siciliano, OP
07:28 29/06/2015
Chúa Nhật XIII THƯỜNG NIÊN (B)
Khôn ngoan 1: 13-15; 2: 23-24; Tvinh 29; Côrintô 8: 7, 9, 13-15; Máccô 5: 21-43

SIÊNG NĂNG ĐỤNG VÀO CHÚA GIÊSU QUA BÍ TÍCH THÁNH THỂ SẼ ĐƯỢC CỨU RỖI

Anh Ladarô và đủ́a bé gái con ông Jairus sau này đều chết. Không ai biết đủ́a bé gái sau này lỏ́n lên chết vì sinh đẻ hay vì bệnh tật. Cô ta có thể sống lâu, có con và cháu. Có thể khi cô ta nằm trên giường chết có thân nhân đứng chung quanh đó. Và sau đó lễ an táng như thường lệ. Chắc có thuê người chơi nhạc, và khóc mướn. Hàng xóm chắc nghe tiếng đám ma và biết con ông Jairus chết một lần nữa.

Chắc có người lớn tuổi nhớ cô ta chết một lần khi được 12 tuổi. Chắc họ kể cho con cái về ông hội trưởng hội đường cha cô ta đã bất kể những chống đối đối với thầy giảng Giêsu để đến quỳ gối xuống xin Chúa Giêsu chữa con ông ta. Bệnh hoạn và sự chết đã len lỏi vào cả những người có địa vị trong xã hội. Hai điều đó đến với chúng ta trong lúc chúng ta yếu đuối, làm mất cả các ảo tưởng, và nhắc chúng ta là mặc dù chúng ta có đía vị quan trọng đi nữa, chúng ta vẫn là phàm nhân - sống tạm thời trên trần thế mà thôi. Rồi con gái ông Jairus chết một lần nữa, nhưng Chúa Giêsu không có đó để giúp đở gia đình trong lúc đau khổ buồn phiền. Vậy có phải Chúa Giêsu chỉ làm phép lạ cho con gái ông Jairus một lần hay sao, một phếp lạ lớn chứng tỏ quyền năng của Ngài hay sao?

Cộng đoàn tín hữu tiên khởi kể lại câu chuyện này cho chúng ta không nghĩ như vậy. Họ nhìn thấy Chúa Giêsu làm phép lạ nhiều lần cho người chết sống lại qua phép lạ Ngài làm cho con gái ông Jairus. Thật ra họ thấy trong câu chuyện đó điều quan trọng cho chúng ta là những người đã nhiều lần chứng kiến cái chết của người thân thương. Thêm vào đó, chúng ta cũng sẽ gặp sự chết của chúng ta. Phép lạ Chúa Giêsu làm cho đứa bé gái ấy có ý nghĩa gi cho chúng ta hôm nay? Tiền nhân chúng ta trong đức tin nghĩ là có, vì chúng ta thấy qua cách họ kể câu chuyện. Họ cho thấy dấu chỉ về sự sống lại trong khi kể câu chuyện.

Giá như: ông Jairus xin Chúa Giêsu đặt tay trên bé gái để cháu được "cứu thoát" và được “sống". Hai lời đó đều có ý nghĩa đặc biệt. Trong Giáo Hội tiên khởi người ta thường dùng hai lời đó để nói về "sự cứu rỗi" và về "sự sống đời đời". Các tiền nhân chúng ta trong đức tin nghĩ rằng trong phép lạ đó, Chúa Giêsu đã cứu rổi và ban sự sống đời đời cho kẻ chết.

Trong một bủ̉a tiệc sinh nhật, một bà mẹ nói vỏ́i tôi trong lúc ăn bánh và uống cà phê là con trai bà ta bị bệnh nghiện ma túy. Anh ta ra vô nhà điều dưỡng nhiều lần. Hiện giỏ̀ anh ta không ỏ̉ trong nhà điều dưỡng, không dùng ma túy, nhủng không có việc làm. Bà ta sọ̉ anh ta sẽ trỏ̉ lại dùng ma túy và vỏ́i các bạn cũ. Bà ta xin cầu nguyện. Bà ta cũng đã nói chuyện vỏ́i cố vấn con bà ta, để hỏi xem cách nào bà ta có thể giúp ngủỏ̀i con trai. Cũng nhủ ông Jairus, bà ta cầu xin cho con bà ta đủọ̉c "mạnh và sống lại". Bà ta muốn giúp ngủỏ̀i con không nhủ̃ng bỏ ma túy mà tìm đủọ̉̀c ý nghĩa sâu đậm của cuộc đỏ̀i. Bà ta hy vọng ngủỏ̀i con đó có thể đủọ̉c niềm tin vào Chúa Giêsu nhủ bà ta và cảm nghiệm tình thủỏng yêu và sụ̉ giúp đỏ̉ mà bà ta hủỏng đủọ̉c trong cộng đoàn đủ́c tin. Cũng nhủ ông Jairus, bà ta muốn nắm tay Chúa Giêsu và dẩn Ngài đến sỏ̀ vào con bà ta. Bà ta hy vọng là qua bà ta, Chúa Giêsu sẽ đưa tay đến ngủỏ̀i con, đánh thủ́c anh ta dậy trong lúc anh ta ngủ, để anh ta có thể "sống".

Ở Trung Đông có một hiện tượng tâm linh gọi là "tỉnh thủ́c". Điều đó xảy ra như sau: chúng ta bận rộn làm từ việc này qua việc nọ trong ngày, đến chiều tối chúng ta chìm đắm trong việc xem ti vi, rồi đi ngủ chút ít, Hôm sau lại vội vàng bận rộn làm việc. Chúng ta không có thì giờ chiêm nghiệm nhìn vào căn bản cuộc sống hằng ngày. Lại còn ít thời gian lo cho đời sống nội tâm. Có lúc, có thể nhiều sự việc xảy ra cắt đứt các tập tục thông thủỏ̀ng. Nhủ khi trong đời sống nội tâm có điều gì không khải cần được sửa chửa; có thể nhờ người gần gủi qua đời hay lâm bệnh nặng; hay sức lực của mình bị sút kém vì lớn tuổi; hay chúng ta trải qua cuộc ly dị do thiếu lo lắng cho đời sống gia đình v.v... Cho đến khi những sự việc đó xảy ra chúng ta chưa "thức tỉnh". Chúng ta nhìn vào nơi nào đó, vào những điều chúng ta nghĩ làm cho đời sống "có ý nghĩa", "hào hứng", đáng “chú ý", và "quan trọng". Những điều gì đã xảy ra cho chúng ta làm chúng ta tỉnh thủ́c qua một giấc ngủ trièn miên trong sự chết. Có người nào đã đưa bàn tay sờ vào chúng ta và đánh thức chúng ta dậy. Chúng ta được "cứu rổi" và được trông thấy rõ ràng hơn hoàn cảnh hiện tại, và Đấng đó là ai đã ban cho chúng ta sự sống.

Chúng ta đủọ̉c thủ́c tỉnh một cách khác nủ̃a: điều rõ ràng trong câu chuyện bé gái con ông Jairus là bé đó đã chết, nhiều người khóc lóc kêu la ầm ỉ chứng tỏ điều đó. Nhưng Chúa Giêsu bảo họ là đứa bé đang "ngủ", có chết đâu, làm các người đó chế nhạo Ngài. Thánh Máccô nói rõ với chúng ta là cộng đoàn tín hữu tuyên xưng Chúa Giêsu. Sự chết như là “giấc ngủ" đối với Chúa Giêsu. Và điều gì Ngài làm cho đứa bé; Ngài sẽ làm cho chúng ta và làm cho chúng ta tỉnh thức qua giấc ngủ. Với niềm tin là Chúa Giêsu có quyền làm điều này, mỗi người trong chúng ta có thể can đảm nhìn vào sự chết của chúng ta với đức tin Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Chúng ta sống trong một văn hoá không chấp nhận sự chết, và tôn thờ tuổi trẻ, sự thành công. Kiểm soát được sức khoẻ và quyền lực. Sự chết mở màng cho chúng ta thấy những điều chúng ta tôn thờ đó và bày tỏ những hứa hẹn hảo huyền của chúng. Chúng ta ngủ, nhắm mắt lại như chúng ta điều khiển sự việc, nhưng cuối cùng sự chết có quyền uy.

Hình nhủ sụ̉ chết cũng có quyền uy cuối cùng trên Chúa Giêsu. Sụ̉ sống lại của Chúa Giêsu nhắc chúng ta là chính Ngài mới là ngủỏ̀i có quyền uy cuối cùng chứ không phải sụ̉ chết. Bây giỏ̀ chúng ta có thể nhìn vào đỏ̀i sống vỏ́i một quan niệm khác và tin là sụ̉ chết thật ra chỉ là một "giấc ngủ" mà Chúa Giêsu đã đánh thủ́c chúng ta dậy. Niềm tin vào sụ̉ sống lại sẽ làm chúng ta tụ̉ do hỏn để chống chọi vỏ́i nhủ̃ng thách thức của cuộc sống. Chúng ta không cần giả vờ là chúng ta không già; chúng ta có thể nhìn vào nhủ̃ng thất bại của chúng ta theo quan điểm xuyên suốt đỏ̀i sống; chúng ta có thể bỏ ý định điều khiển cuộc sống để tuân theo thánh ý Thiên Chúa; chúng ta không cần phải lo sọ̉ hải khi đỏ̀i sống chúng ta không còn nủ̃a, và sủ́c khỏe chúng ta yếu dần; và chúng ta không cảm thấy cô đỏn trong lúc chúng ta phải chiến đấu vỏ́i sụ̉ dủ̉ dủỏ́i mọi hình thủ́c của sụ̉ chết trong thế gian.

Chúa Giêsu bảo nên cho em bé ăn. Có điều gì chủ́ng tỏ mạnh hỏn là đủ́a bé đã sống lại không? Việc ăn uống không nhủ̃ng là dấu chỉ là cỏ thể em bé đã hoạt động bình thủỏ̀ng. Trong văn hóa thỏ̀i đó, ăn uống vỏ́i gia đình là dấu chỉ mạnh mẻ chủ́ng tỏ có sụ̉ sống để thuộc về gia đình. Ngủòi có sụ̉ sống không chỉ là cá nhân, nhủng là thành phần của cộng đoàn. Gia đình cho em bé ăn và rồi em bé đủọ̉c trỏ̉ lại sụ̉ sống hoàn toàn. Không ai biết em bé đau bao lâu và đã không ngồi vào bàn ăn vỏ́i gia đình. Bây giỏ̀ em bé trỏ̉ lại bàn ăn chung quanh có ngủỏ̀i thân thủỏng. Vị giảng thuyết có thể so sánh việc đó tủỏng đủỏng vỏ́i bàn tiệc Thánh Thể. Khi chúng ta "ngủ", hay "chết" vì tội lỗi, Chúa Kitô sống lại "đánh thủ́c" chúng ta qua việc tha thủ́ tội lỗi chúng ta. Chúng ta đủọ̉c sụ̉ sống trỏ̉ lại nhủ một thành phần của gia đình tín hủ̃u. Chúng ta có thể trỏ̉ lại bàn ăn gia đình, và ăn uống Mình thánh và Máu thánh Chúa Kitô.

Về câu chuyện người phụ nữ bị băng huyết chận Chúa Giêsu trên đường đi về nhà ông Jairus: Bà ta như là một người có tiền của. Trong một xã hội nghèo nàn như thế, làm sao bà ta có tiền đi "nhiều thầy thuốc" như thế? Và bây giờ người bị băng huyết là người không trong sạch theo lề luật xã hội. Bà ta không đươc phép thờ phượng trong hội đường, và phải tránh xa cộng đoàn vì sợ lây cho người khác. Thật buồn cười, có thể trong quá khứ bà ta biết ông Jairus, và có thể cũng cùng một nhóm xã hội với nhau. Và bây giờ người phụ nữ đó lại không được thờ phượng trong hội đường. Dù vậy sự cần giúp đở trong lúc rối rắm, cả hai người cùng gặp nhau. Bây giờ cả hai người cùng cần được giúp đở, và cùng có đức tin vào Chúa Giêsu, cùng thuôc về một cộng đoàn. Cũng như chúng ta cần đức tin vào Chúa Giêsu trong việc phụng vụ hôm nay. Những sự khác biệt giữa chúng ta đều được bỏ qua một bên, và chúng ta cùng nhau đến với Chúa Giêsu. Nhưng, chính Ngài, qua Lời Kinh Thánh và phép Thánh Thể đến với chúng ta sờ tay vào chúng ta và đánh thức chúng ta dậy.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

13th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; Ps 30; 2 Corinthians 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43

Like Lazarus, the young girl raised from death by Jesus, died again. Who knows the cause of her second death. Did she die in childbirth? Was she felled by one of the common deadly diseases that afflicted people of that time? She may have lived long enough to have children, even grandchildren. Perhaps, as she lay dying, they gathered around her deathbed and watched as she breathed her last. When she did die, once again there would be the customary funeral rituals. They would have hired flute players and a group of mourners. Neighbors would have heard the sounds and known that Jairus’ daughter had died—again.

Who knows, some of the older among them might recall how she had died when she was only 12. They would tell their young how her father, an important synagogue official, had put aside all the usual official prejudices against the preacher Jesus and gone to him, even falling down before Jesus, to beg for the life of his daughter. Sickness and death have a way of shearing through the veneer of our self-importance and social standings. They touch us at our most vulnerable place, strip us of our illusions and remind us that, no matter how important we are in others’ eyes, we are still human— limited and temporary here on earth. And so, Jairus’ daughter dies again and Jesus is no longer around to help the grieving family. Did he perform that gracious miracle for Jairus’ daughter just once, a marvelous but once-only gesture of his power?

The Christian community that saved this story and passed it on to us didn’t believe so. They saw more than a resuscitation in what Jesus did for the young girl. It is clear they saw more in the story that would be important and relevant for us whose lives are all too often shattered by the death of loved ones. In addition, we too must eventually face our own deaths. Can what Jesus did for the girl have meaning for us today? Our ancestors in faith believed so, you can tell by how they tell the story. They make hints; they point to the resurrection in telling this story.

For example, Jairus asks that his daughter be made "well" and "live". Both words have special meaning. In the early church’s preaching they were used to indicate "salvation" and "eternal life." Our faith ancestors believed that in performing this miracle, Jesus shows that he is giving salvation and eternal life to the dead.

A troubled mother chats with me at a birthday party over coffee and cake. Her son has been in and out of drug treatment centers. He is out now, but can’t find work and she is afraid he will return to drugs and his old companions. She asks for prayers. She has also been speaking to drug counselors so that she can know how to approach her son and get him help. Similar to Jairus’ request, her prayers are that her son will get "well and live." She wants to help him, not just to get him off drugs, but to find deeper meaning in his life. She hopes he will have the faith she has in Jesus and experience the love and support she has in her faith community. Like Jairus, she wants to take Jesus’ hand and lead him to the bedside of her son. She hopes that through her, Jesus might reach out and touch her son, raise him from the sleep that he is in currently in, so that he might "live."

There is a spiritual phenomenon described in the East called "waking up." It may happen like this. We go through our busy lives running from one activity to another. We sedate ourselves in front of television late into the evening, grab some sleep and then start another rushed and too-busy day. We barely have time to see to the basics of daily life, much less tend to our inner life. Eventually, something interrupts this deadening routine. The possibilities are many: maybe we have a moment of dazzling insight about our lives and what is wrong and needs to be changed. Perhaps someone close to us dies or gets very sick. Our energies may falter due to aging. We go though a divorce because of a marriage long neglected, etc. Up until these events happen we are not yet "awake." We were looking elsewhere, at what we thought made our lives "interesting," "exciting," "relevant" and "important." But something happens to us and we see now that we have been sleepwalking. What happened to Jairus’ daughter happens to us, we wake from a deadly sleep. Someone has reached out a gracious hand and raised us up. Resurrection has happened here, in this life, for us. The crisis we experienced has proved to be a wake-up call. We are "saved" and enabled to see more clearly our current situation and Who it is that is offering us life.

Another way in which we are raised up: It seems obvious from the story that the girl has died, the mourners are announcing it clearly by their wailing. But when Jesus refers to her condition, he calls it "sleep," which earns him the onlookers’ ridicule. Mark is noting for us what the Christian community professes about Jesus. Death is as sleep to him and what he does for the girl he will do for us, awake us from sleep. With faith that he has the power to do this, each of us can face our own death with the courage our faith in Jesus gives us. We live in a culture that denies death and worships at the altar of youth, success, control, health and power. Death unveils these idols and exposes their false promises. We sleep, we close our eyes and pretend we really are in control; but death seems to have the last word.

It looked like it had the last word over Christ as well. His resurrection is our reminder that he has the final word, not death. We can look at life differently now that we believe our death is really a "sleep" from which Jesus will wake us. This faith in the resurrection will make us freer as we face life’s challenges. We don’t have to pretend we are not growing older; we can see our failures in the perspective of the eternal; we can surrender our control to God’s will; we need not fear that our life is over when our health diminishes and we need not feel alone as we face the power of evil in its many deadly guises in our world.

Jesus instructs the girl be given something to eat. What could be a stronger, more convincing proof that the girl has returned to life? Her eating is not just a sign she has her bodily functions back. In their culture, eating in the midst of the family was a strong sense of belonging and having life. You had life, not just as an individual, but as part of a community. The girl is given food by her family, and so she has been restored to full life. Who knows how long she had been sick and away from the family table. Now she is back to that table, surrounded by those who love her. The preacher may want to draw the parallel with the Christian and the eucharistic table. When we have been "asleep" to God, or "dead" because of sin, the living Christ "wakes us up" by forgiving our sins. We are then restored as a living member of the family of believers. We can again come to the table for the family meal, the body and blood, the very life of Christ.

A word about the woman who interrupts Jesus’ journey to Jairus’ home. She seems to have been a person of means. How else, in such a poor society, could she have afforded "many doctors?" Now, as a hemorrhaging person, she would be considered ritually unclean. She would not be allowed to worship in the temple and would be required to stay apart from the community so as not to contaminate others. How ironic, she who in her past might have known the synagogue official Jairus, even been part of the same social circle, now would not be allowed to worship in his synagogue. Yet, need and their human incapacity to address their desperate situation alone, have brought them together. Now both, united by their need, and their faith in Jesus, are in the same community. Like us at this worship– united by need and faith in Jesus, our superficial differences are put aside as together we reach out for him. But his reach is longer and through Word and Sacrament he reaches out to us, takes us by the hand and raises us up.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:24 29/06/2015
SƯ KHOÁNG ĐÁNH VUA
N2T

Tấn Bình công và các đệ tử cùng nhau uống rượu, lúc rượu đang nồng thì ông đắc ý nói:
- “Ha ha ! không ai làm vua mà sướng như ta, lời vua nói ra không ai dám vi phạm!”
Sư Khoáng (bậc thầy âm nhạc) đang ngồi bên cạnh nghe lời ấy, bèn lấy cây đàn hồ cầm mà đánh vua, Tấn Bình công vội vàng thu vạt áo trước lại mà tránh, đàn bị đánh vào tường hư mất.
Tấn Bình công nói:
- “Thái sư, ông đánh ai vậy chứ?”
Sư khoáng cố ý trả lời:
- “Mới vừa rồi có một tên tiểu nhân nói năng lếu láo, do đó tôi nổi giận đánh nó.”
Tấn bình công nói:
- “Lời nói đó là cuả ta”
Sư Khoáng nói:
- “Dà ! đó không phải là lời của người làm vua nên nói !”
Các quan cận thần tả hữu cho rằng Sư Khoáng phạm thượng, nên yêu cầu trừng trị ông ta.
Tân bình công nói:
- “Thả ông ta ra, ta nên lấy đó là một tấm gương mà noi theo.”
(Hàn Phi Tử)

Suy tư:
Lời nói của người kiêu ngạo luôn làm cho người khác nghe chói tai và bị phản ứng tức thời.
Lời nói của người khiếm tốn thì đem lại cho người nghe một cảm giác phấn khởi và tin tưởng.
Cũng là một câu nói đó, nhưng có hai phản ứng khác nhau về phía người nghe: người quá khích và xu nịnh thì thích nghe những lời của kẻ kiêu ngạo; người trầm tĩnh và trung thực thì thích nghe những lời nói khiêm tốn.
Thời nay cũng có một vài linh mục nói ra câu gì thì bắt giáo dân phải nghe, bởi vì nếu không nghe thì phạm tội chống cha, mà chống cha thì chống lại Chúa, do đó mà giáo dân cảm thấy không thoải mái vui vẻ khi đến nhà thờ, miễn cưỡng nghe cha giảng, vì cha sở chỉ biết nói mà không biết lắng nghe.
Sư Khoáng cầm đàn đánh vua nhưng không phải đánh vua mà là đánh cái thằng ăn nói lếu láo trong con người của vua, bởi vì đấng quốc vương không thể thốt ra những lời khó nghe; cũng vậy, có những lúc các giáo dân chửi linh mục nhưng họ không thích linh mục, mà là không thích cái thói kiêu căng ngạo mạn trong con người linh mục, bởi vì linh mục chính là phát ngôn của Lời Chúa, là Chúa Ki-tô thứ hai, thì không thể ăn nói lếu láo được.
Ai hiểu thì hiếu !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:26 29/06/2015
N2T

19. Chúc phúc của Đức Mẹ Ma-ri-a chính là Mẹ ban cho chúng ta ơn thánh sủng.

(Thánh Wenceslaus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc thành lập Bộ Thông Tin Tòa Thánh
Đặng Tự Do
00:53 29/06/2015
Ngày thứ Bẩy 27 tháng Sáu năm 2015, Tòa Thánh đã công bố một Tông Thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha thành lập Bộ Thông Tin Tòa Thánh.

Đức Ông Dario Edoardo Viganò
Vị tân Tổng Trưởng Bộ Thông Tin là Đức Ông Dario Edoardo Viganò, một linh mục người Ý, nhà văn và là giáo sư Đại Học về công nghệ thông tin.

Sau khi hoàn thành các môn triết học và thần học tại Đại học Milan, ngài được Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, tổng giám mục giáo phận Milan, truyền chức linh mục vào ngày 13 tháng 6 năm 1987.

Trong luận văn tiến sĩ của mình, cha Dario Edoardo Viganò đã nghiên cứu về lịch sử của điện ảnh. Luận văn của ngài gây một tiếng vang lớn và đã được nhà xuất bản Castoro phát hành năm 1997. Ngay sau đó, ngài làm việc tại Văn phòng Truyền thông Xã hội của Giáo phận Ambrosiô và tham gia tích cực vào các hoạt động điện ảnh.

Từ giữa năm 1990, ngài bắt đầu dạy môn “Đạo đức và nghĩa vụ học của Truyền Thông” tại Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Milan. Năm 1998, ngài bắt đầu giảng dạy tại Khoa Nghiên cứu Truyền thông của Đại học Lumsa.

Từ năm 2000 trở đi, ngài bắt đầu giảng dạy tại Đại học Giáo hoàng Lateranô ở Rôma về công nghệ truyền thông.

Ngày 22 tháng 1 năm 2013, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cử làm giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican.

Dưới đây là toàn văn tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bối cảnh truyền thông hiện nay, đặc trưng bởi sự hiện diện và sự phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, bởi các yếu tố của sự hội tụ và tương tác, đòi hỏi phải có một sự tái xét hệ thống thông tin của Tòa Thánh và đưa ra một sự tái tổ chức, trong đó vừa công nhận lịch sử phát triển nội bộ tài nguyên thông tin Tòa Thánh, vừa phải quyết liệt tiến hành theo hướng hội nhập và thống nhất quản lý.

Vì những lý do này, tôi mong rằng tất cả các tổ chức cho đến nay liên quan đến việc thông tin liên lạc cách này cách khác, được nhập lại với nhau trong một Thánh Bộ mới của Giáo Triều Rôma, được gọi là Bộ Thông Tin. Như thế, hệ thống truyền thông của Tòa Thánh sẽ đáp ứng hiệu quả hơn bao giờ những nhu cầu của sứ vụ Giáo Hội.

Do đó, sau khi xem xét các báo cáo và nghiên cứu, và sau khi nhận được gần đây báo cáo nghiên cứu về tính khả thi của điều này và đã nghe các ý kiến đồng thanh nhất trí của Hội đồng các Hồng Y, tôi thiết lập Bộ Thông Tin và truyền rằng:

Điều 1:

Các tổ chức dưới đây, như đã được giới thiệu bởi Ủy ban Truyền Thông Tòa Thánh vào ngày 30 Tháng 4 năm 2015, sẽ được nhập vào Bộ Thông Tin: Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Phòng Báo chí Tòa Thánh, Dịch vụ Internet Vatican, Radio Vatican, Trung Tâm Truyền Hình Vatican (CTV), báo Quan Sát Viên Rôma, Nhà In Vatican, Dịch vụ Chụp hình, và nhà xuất bản Vatican (Libreria Editrice Vaticana).

Điều 2:

Các tổ chức trên, từ ngày công bố Tự Sắc này, phải tiếp tục các hoạt động riêng của mình,, tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Bộ Thông Tin.

Điều 3:

Bộ mới, theo thỏa thuận với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sẽ đảm trách trang web của Tòa Thánh: www.vatican.va và tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha: @Pontifex

Điều 4:

Bộ Thông Tin sẽ bắt đầu nhiệm vụ của mình vào ngày 29 tháng Sáu năm 2015, và đặt trụ sở tạm tại địa chỉ Palazzo Pio, Piazza Pia, 3, 00.120 Vatican.

Tất cả những điều tôi đã trình bày trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này, tôi thiết định phải được chấp hành đầy đủ, bất kể những quy định ngược lại, dù là đáng lưu ý đi chăng nữa, và tôi truyền cho công bố trên tờ Quan Sát Viên Rôma và, sau đó, trong Công Báo Tòa Thánh.

Ban hành tại Rôma ngày 27 tháng 6 năm 2015, năm thứ ba triều đại giáo hoàng của tôi.

+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
 
Quan điểm HĐGM HK về phán quyết hôn nhân đồng tính.
Trần Mạnh Trác
13:27 29/06/2015

Ngày 29 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Kurtz, chủ tịch HĐGM HK, viết trên báo Our Sunday Visitor (OSV) quan điểm cuả Giáo Hội Hoa Kỳ về phán quyết hôn nhân đồng tính, và cách thức mà Giáo Hội sẽ phải hành động từ đây, như sau:

Quyết định mới đây của Tòa án tối cao thay đổi định nghĩa của hôn nhân đòi hỏi một phản ứng. Tôi đã tuyên bố quyết định là một "lỗi lầm bi thảm", không phải vì tôi muốn hạ giá bất kỳ một nhóm người nào, nhưng là vì tôi quan tâm đến lợi ích chung và lợi ích của tất cả mọi người. Chúa Giêsu, với tình yêu bao la, đã dạy rõ ràng rằng hôn nhân ngay từ đầu là sự kết hợp trọn đời của một người nam và một người nữ. Giáo Hội, trong việc tìm kiếm để làm chứng cho Chúa Kitô qua mọi thời đại, đã chào đón tất cả mọi người và đối xử mọi người cùng một phẩm giá như nhau. Chúng tôi đồng ý với những người tìm kiếm sự thay đổi định nghĩa hôn nhân chỉ trên một điều là: mỗi người đều có phẩm giá như nhau. Chúng tôi không đồng ý với họ về bản chất của hôn nhân.

Trong một xã hội tự do, người công dân chúng ta không áp đặt niềm tin của riêng mình trên những người khác, nhưng tìm cách để mời gọi. Tòa án tuyên bố rằng luật dân sự của chúng ta sẽ định nghĩa hôn nhân dựa trên sự đồng thuận và tình yêu của hai người lớn không có liên hệ huyết nhục. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng hôn nhân là một cơ chế tự nhiên đã có một ý nghĩa trước cả (sự xuất hiện của ) nhà nước và tôn giáo. Ngay từ đầu, sự bổ sung tình dục giữa nam giới và phụ nữ là cơ sở của sự hiệp thông duy nhất thể hiện một cái gì đó là hình ảnh cuả Thiên Chúa và phản ảnh sự hiệp thông Ba Ngôi của Người. Chúng tôi tiếp tục tin rằng Chúa Kitô đã nâng hôn nhân giữa một người phụ nữ đã được rửa tội và một người đàn ông lên hàng bí tích, là một dấu hiệu của sự tham gia vào mầu nhiệm của Chúa Kitô và Giáo Hội. Bí tích này được xây dựng dựa trên các thực thể tự nhiên của hôn nhân - chứ không xóa bỏ nó - và sự khác biệt tính dục là điều cần thiết cho cả hai người. Thật vậy, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy, nếu không dựa vào quan hệ tương tác giữa các giới tính thì chúng ta sẽ không thể hiểu được "những gì là một người đàn ông và những gì là một người phụ nữ."

Giáo Hội nhìn nhận hôn nhân và gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội. Sự kết hợp vĩnh viễn, trung thành, và hiệu quả của hôn nhân là cơ cấu chuẩn mực và đẹp đẽ mà Thiên Chúa đã thiết kế để cho các cá nhân kết hiệp với nhau thành một mối quan hệ của tình yêu trao ban sự sống. Chúng ta được định nghiã qua sự liên hệ với những người khác. Đầu tiên là thông qua gia đình của chúng ta. Mạnh mẽ nhất là thông qua cha mẹ và con cái mà mỗi người "học được sự lãnh nhận tình yêu và sự ban cho tình yêu" như Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy. Cùng với những món quà khác của Thiên Chúa, thiết kế này nhằm đem lại sự tốt lành cho chúng ta trên cả hai bình diện cá nhân và xã hội. Giáo Hội công nhận ơn gọi xinh đẹp này là một phương thế để tiếp nhận ân sủng và là con đường nên thánh cho nên đã tìm cách để đi đồng hành với các cặp vợ chồng, làm phép rửa cho con cái họ và cung cấp cho họ Bí tích Thánh Thể và bí tích sám hối để duy trì những món quà thiêng liêng trong cuộc hành trình.

Chúng tôi đã có lẽ không làm đủ để dạy về vẻ đẹp của hôn nhân và mục đích và thiết kế vốn có của cuộc sống gia đình, nhưng Giáo Hội vẫn ở đây để cùng đi với các cặp vợ chồng khi họ thực hiện sự lựa chọn dũng cảm để theo đuổi ơn gọi trao ban sự sống này. Chúng tôi sẽ cầu nguyện với họ và sẽ nâng đỡ họ. Đây là một thời điểm tốt để tái cam kết - tất cả chúng ta dù là tu sĩ hay giáo dân - phải đặt hy vọng vào hôn nhân và nhìn vào con cái của mỗi cuộc hôn nhân là những niềm vui, là nơi để yêu thương và là con đường dẫn đến đạo đức và thánh thiện. Nếu bạn chưa biết về những vẻ đẹp sâu sắc cuả giáo lý Giáo Hội về hôn nhân và về cuộc sống gia đình, tôi mong bạn hãy dành một chút thời gian để đọc và đặt câu hỏi. Đã có nhiều vị thánh lớn nói về gia đình như là một Giáo Hội tại gia, là phẩm giá của mỗi người, và về bí tích hôn nhân như là một con đường nên thánh, là món quà dâng hiến toàn thân, và về niềm hạnh phúc của một cuộc hôn nhân tốt đẹp và về các chủ đề khác đáng suy ngẫm và theo đuổi .

Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của phán quyết của Tòa án Tối cao, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực lớn hơn nhằm mục đích bịt miệng chúng ta. Theo như ý kiến cuả các thẩm phán bất đồng đã nêu ra, thì sự tự do hành đạo và sự tuân giữ lời dạy của Chúa Giê-su của chúng ta trong quảng trường công cộng có thể sẽ bị thử thách. Luật pháp và các quy định sẽ bị thay đổi để tuân theo quyết định của Tòa án, và những yêu cầu pháp lý mới có thể sẽ đe dọa cuộc sống và công việc của Giáo Hội cũng như cuả các tổ chức tôn giáo và trên đức tin cuả cá nhân. Vì vậy, tôi yêu cầu bạn hãy nhìn xa hơn và ghi nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên - và dường như sẽ không phải là lần cuối cùng - mà Giáo Hội vì niềm tin của mình đã bị coi là phản văn hóa.

Chúng ta phải, trong sự trung tín và vâng lời, kiên trì và cam kết hoàn toàn với những gì Chúa Kitô đã dạy chúng ta; nhưng chúng ta cũng phải nói và hành động với sự thương yêu, thu hút mọi người vào vẻ đẹp của sự thiết kế của Thiên Chúa trong khi vẫn giữ trái tim của chúng ta gần gũi với Chúa Kitô qua lời cầu nguyện. Sự làm chứng của chúng ta là cần thiết nơi công cộng và trong cuộc sống riêng tư và sống theo con đường phúc âm thường thì không dễ dàng. Nhưng giống như Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích chúng ta, "Niềm vui của phúc âm lấp đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những người chấp nhận món quà cứu rỗi sẽ được cứu khỏi tội lỗi, khỏi sự buồn rầu, sự trống rỗng nội tâm và sự cô đơn. Với Chúa Kitô, niềm vui được liên tục tái sinh. "

Cuối cùng, làm thế nào để chúng ta phản ứng với quyết định của Tòa án tối cao về hôn nhân là một cái gì đó mà chúng ta biết là không đúng? Đầu tiên, hãy là một nhân chứng tốt. Hãy đối xử với tất cả mọi người với sự tôn trọng và phẩm cách. Yêu tất cả mọi người giống như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Hãy là một nhân chứng hân hoan về những chân lý mà Chúa Kitô đã mạc khải và Giáo Hội đã dạy. Thứ hai, cùng nhau, chúng ta hãy nói lên sự thật này với sự yêu thương. Đôi khi việc rao giảng chân lý có nghĩa là nói về tội lỗi, của chính mình và của xã hội. Nhưng đức tin của chúng ta bắt nguồn từ sự hòa giải; Chúa Kitô không ngừng mời gọi chúng ta bước ra khỏi bóng tối và đi vào ánh sáng của tình yêu đầy thương xót của Ngài. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta, chúng ta đều là những kẻ tội lỗi và mọi tội nhân đều là đáng thương. Vì vậy, chúng ta sẽ không từ bỏ vấn đề hôn nhân và gia đình và chúng ta cũng sẽ không bỏ cuộc trong việc làm chứng cho sự thật và mời gọi người khác cùng tham gia. Thứ ba, sống những điều chúng ta tin. Tiếp tục định hình cuộc sống của chúng ta theo những chân lý và thúc giục người khác cũng làm như vậy, bằng lời nói cũng như bằng gương sáng. Tiếp tục biện hộ để xã hội thừa nhận rằng sự kết hiệp vĩnh viễn, hiệu quả, trung thành giữa một người đàn ông và một người phụ nữ là một đóng góp độc đáo cho công ích, và như vậy xứng đáng - một lần nữa - được pháp luật bảo vệ và hỗ trợ cách đặc biệt. Điều này sẽ, trong ngắn hạn, làm cho xã hội có cái nhìn khoan dung hơn về quan điểm đáng kính này của hôn nhân, và trong dài hạn, quyết định bi thảm này sẽ được duyệt lại, tất yếu là thế, một ngày không xa.

Tổng Giám mục Kurtz.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trung tâm hành hương Bằng Sở mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô
Nguyễn Thành Nam
09:11 29/06/2015
ĐẠI LỄ MỪNG KÍNH HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ QUAN THẦY TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNGBẰNG SỞ VÀ KỶ NIỆM 1 NĂM KHỞI CÔNG XÂY DỰNG NGÔI THÁNH ĐƯỜNG MỚI

“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn đời Chúa vẫn trọn tình thương”

Vào ngày 29 tháng 6 hằng năm, Giáo Hội hoàn vũ hân hoan mừng kính trọng thể hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Các Ngài là những cột trụ vững chắc đã điều khiển con thuyền Giáo Hội lúc khởi đầu xuất phát vượt qua muôn gian nan, và các Ngài còn là những người mục tử đã nêu gương cho chúng ta tinh thần ra đi loan báo Phúc Âm cho những người chưa nhận biết Chúa Giêsu.

Xem Hình

Hôm nay, ngày 29 tháng 6 năm 2015, cũng như mọi năm trung tâm hành hương Bằng Sở hân hoan mừng lễ Thánh Quan Thầy Phêrô. Nhưng năm nay có điều đặc biệt hơn nữa đó là mừng kỷ niệm một năm Bằng Sở khởi công xây dựng ngôi Thánh đường kính thánh Phêrô Lê Tùy.

Theo chương trình ngày lễ vào lúc 08g00, Cha Giám đốc Antôn Trần Quang Tiến đã chủ sự cuộc họp tổng kết trong một năm về chi phí xây dựng nhà thờ, đúc kết về cách làm việc cũng như tổ chức nhân sự để rút kinh nghiệm cho năm xây dựng tiếp theo được tốt hơn.

Kết thúc cuộc họp, ban Mục vụ trung tâm hành hương và ban kiến thiết xây dựng đã Chầu Thánh Thể chung trên ngôi Thánh đường mới đang được xây dựng dở dang.

Đúng 10g30, cộng đoàn trung tâm hành hương Bằng Sở cùng với đông đảo giáo dân của các giáo xứ, giáo họ lân cận; và quý khách hành hương xa gần cùng hiệp ý với Cha Giám đốc dâng lời tạ ơn trong Thánh lễ mừng kính Thánh Quan Thầy của trung tâm hành hương Bằng Sở.

Một năm qua, khi nhìn lại công trình xây dựng nhà Chúa, có những khó khăn ập tới, những vấn đề đối nội cũng như đối ngoại. Có những điều tưởng chừng không thể làm được. Nhưng với thời gian và ơn Chúa soi sáng qua lời cầu bầu của Thánh quan thầy và Thánh Phêrô Lê Tùy mọi chuyện đã được diễn ra tốt đẹp. Khi nhìn lại thành quả một năm qua, tuy thành tích chưa đáng là gì nhưng cũng là những động lực để giúp mỗi người trong trung tâm hành hương Bằng Sở chúng ta cố gắng hơn nữa.

Đó là những tâm tình mà Cha chủ sự đã chia sẻ với cộng đoàn hiện diện. Những lời đơn sơ nhưng gieo vào trong tâm hồn mỗi người chúng ta những suy tư về đời sống phục vụ đức tin của mình.

Kết thúc Thánh lễ, Cha Giám đốc Antôn đã làm phép những chiếc kem ly và trao tận tay mọi người như một quà của hai thánh Tông đồ và Cha Thánh Phêrô Lê Tùy.
 
Thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình Sàigòn: Về với thiên nhiên
Lê Hoàng Vũ
09:32 29/06/2015
Thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình: Về với thiên nhiên

Trong hai thứ bảy, Chúa Nhật 27 -28.06.2015,các em thiếu nhi trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài gòn đã tham dự trại hè với chủ đề “Em học với Chúa Giêsu- sống Hy sinh”.

Trại hè diễn ra trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ Phú Bình được khai mạc vào lúc 6g30 sáng ngày thứ bảy.Sau nghi thức chào cờ, cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình và cũng là cha tuyên úy Phong trào TNTTXứ đoàn Têrêsa Phú Bình tuyên bố khai mạc.Hiện diện trong buổi khai mạc còn có Sr.Maria Đỗ Thị Thu Thanh trại trường,ông Chủ tịch HĐMVGX Phú Bình,anh trại phó Vinh sơn Tôma Ngô Huy Vinh.Đối tượng tham dự trại là các em thiếu nhi từ ngành Ấu trở lên được chia thành các đội.

Xem Hình

Trong câu chuyện dưới cờ buổi khai mạc,cha nói về ý nghĩa của hai ngày trại.Đây là dịp cho các em trở về với thiên nhiên,sống tình bạn bè thân thiết,biết giúp đỡ nhau cùng thăng tiến mọi mặt.Vì thiên nhiên ngày nay bị con người tàn phá nặng nề,bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi những chất hóa học,khí thải máy móc nhiên liệu,các chất hóa học,hiệu ứng nhà kính…tất cả làm cho thiên nhiên đang chết dần chết mòn,và khí hậu càng ngày càng khắc nghiệt.Hơn nữa,thiếu nhi ngày nay cũng thiếu một sân chơi lành mạnh,trong sạch.Trong khuôn viên nhà thờ Phú Bình với hai ngay tới, qua các trò chơi sa mạc,vận động chạy nhảy,các em được vui đùa thỏa thích,nhưng cũng phải tuân những kỹ luật trại, giúp các em rèn luyện nhân cách và tập cho mình những thói quen tốt như; không xả rác bừa bãi,biết giữ gìn vệ sinh chung,tôn trọng người khác.Nhờ các ngày trại,các em sống hòa mình với thiên nhiên,cùng nhau cảm nghiệm được hồng ân Chúa,từ một bầu trời trong xanh,đến khí thờ,cây xanh ngọn cỏ và cảnh đẹp thiên nhiên,đó là sự chăm sóc yêu thương của Chúa dành cho mỗi người chúng ta.Chúng ta phải học biết để gìn giữ bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống chung quanh.

Lúc 19 giờ tối cùng ngày,lửa trại bừng sáng các em trình diễn những vở kịch,những vũ điệu nói đến những sự hy sinh của con người để cộng tác vào kế hoạch của Thiên Chúa.Con người sống hy sinh chia sẻ vật chất và tinh thần cho nhau,sống cho và vì người khác.Câu chuyện người đàn bà góa dâng cúng 1 đồng xu nhỏ bé là biểu dương cho sự hy sinh gởi gắm sứ điệp về sự tốt lành quảng đại của Thiên Chúa.

Hai ngày trại thiếu nhi Phú Bình được kết thúc vào lúc 16 ngày 28.06.2015,cha chánh xứ và sr trại trưởng phát thưởng cho những đội đạt kết quả tốt,chuyên cần,có kỷ thuật,sống tinh thần đồng đội.

Tạ ơn Chúa đã ban cho thiếu nhi Phú Bình hai ngày trại tốt đẹp, dù bầu trời chiều ngày đầu tiên của kỳ trai mây kéo đến đen ngòm tưởng chừng có mưa lớn,nhưng Chúa lại không cho mưa tới,làm cho buổi đốt lửa trại diễn ra tốt đẹp,để các em mang lửa về tim với tâm nguyện mỗi thiếu nhi sống xứng đáng là con cái Chúa,một người Kitô hữu trẻ, trở nên ánh sáng cho cuộc đời,làm bừng sáng lên ngọn lửa của yêu thương và hy sinh phục vụ.

Nội dung chi tiết 2 ngày trại như sau:

• Ngày 1:

Sáng: từ 6h00 – 14h00 – Ý lực sống: Hy Sinh

o 6h00 – 6h30: Tập trung tại hội trường giáo xứ Phú Bình.

o 6h30 – 7h00: Tập trung – Chào cờ - Khai mạc trại.

o 7h00 – 7h30: Thay đồ – Nhận vị trí đội.

o 7h30 – 9h00: Nhập trại – Dựng lều – Ăn sáng.

o 9h00 – 11h00: Thi nấu ăn.

o 11h00 – 11h30: Chấm điểm nấu ăn.

o 11h30 – 11h45: Lãnh nhận Lời Chúa.

o 11h45 – 13h30: Ăn cơm - nghỉ trưa tại lều + tập dợt hoạt cảnh Lửa Thiêng.

Chiều: từ 14h00 – 22h00 – Ý lực sống: Cầu Nguyện

o 14h00 – 16h00: Trò chơi vận động.

o 16h00 – 18h00: Nghỉ ngơi – tắm rửa – chuẩn bị hoạt cảnh Lửa Thiêng.

o 18h00 – 19g00: Ăn tối – Hóa trang Lửa thiêng.

o 19h00 – 21h00: Lửa Thiêng.

o 21h00 – 21h30: Mang lửa về tim – Chầu Thánh Thể.

o 22h00: Nghỉ đêm.

o 23h00: Giới nghiêm.

• Ngày 2: từ 5h30 – 16h00 – Ý lực sống: Rước Lễ - Làm việc tông đồ

o 5h30 – 6h30: Vệ sinh cá nhân.

o 6h30 – 6h45: Chào cờ.

o 7h00 – 8h00: Thánh lễ.

o 8h30 – 9h30: Ăn sáng.

o 9h30 – 10h00: Thăm lều.

o 10h00 –10h30: Chuẩn bị Hành trình sa mạc.

o 10h30 – 12h30: Hành trình sa mạc.

o 12h30 – 12h45: Lãnh nhận Lời Chúa.

o 12h45 – 14h30: Ăn cơm – Nghỉ trưa.

o 14h30 – 15h00: Nhổ lều.

o 15h00 – 15h30: Bế mạc – Phát thưởng.

o 16h00: Kết thúc trại.
 
Giáo xứ Tân Việt Sàigòn mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ
Trần Văn Đẩu
14:59 29/06/2015
Giáo xứ Tân Việt mừng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ

Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ. Xứ Tân Việt cũng mừng lễ bôn mạng giáo họ Bàu Cát.

Xem Hình

Thánh lễ bắt đầu lúc 17g30 tại Giáo xứ Tân việt do Cha Chanh xứ Đa minh chủ tế.

Đầu lễ Cha chủ tế nhắc mọi người cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxico, Đức Tổng Giám mục Phaolo, Giáo họ Bàu Cát và những ai mang tên thánh Phaolo và Phero.

Trong bài giảng, Cha chủ tế nhắc đến thân phận mỏng dòn của chúng ta, cũng giống như hai thánh tông đồ khi xưa. Thánh Phero đã từng chối Chúa và Thánh Phao lô cũng đã bách hại những ai theo đạo, tuy nhiên Chúa vẫn yêu thương và đặt hai Thánh làm cột trụ cho Giáo Hội

Xin cho chúng ta mơi khi có lầm lỗi biết ăn năn quay về trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa

Sau thánh lễ Cha Chánh xứ đã gởi lời cám ơn đến tất cả mọ thành phần dân Chúa đã thương yêu cầu nguyện cho Hai Cha trong ngày kỷ niệm thụ phong linh mục

Thánh lễ kết thúc lúc 18g30. trong niềm hân hoan của cả cộng đoàn

Nguyện xin Thiên Chúa luôn nâng đỡ hướng dẫn và đồng hành với các Ngài để các Ngài hoàn thành sứ vụ cao cả mà Thiên Chúa và Giáo Hội trao ban.
 
Thánh Lễ Nhậm Chức của Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng Công Giáo – Giáo Phận Orange
William Nguyễn
18:15 29/06/2015
Thánh Lễ Nhậm Chức của Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng Công Giáo – Giáo Phận Orange

Nhiệm Kỳ 2015-2017

Santa Ana, Thứ Bảy 27 tháng 06, 2015 vừa qua, tại Trung Tâm Công Giáo, Cộng Đồng Công Giáo Việt nam Giáo Phận Orange đã tổ chức một Thánh Lễ nhậm chức của Tân Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2015-2017. Thánh lễ đã được tổ chức một cách long trọng, dưới sự chủ tế của Đức Cha Mai Thanh Lương-Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange và Linh mục Tân Tổng Linh Hướng và Điều Hành Trung Tâm Công Giáo (TTCG), Trần Văn Kiểm.

Xem Hình

Thánh lễ nhậm chức của Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng cũng nhằm ngày Lễ Kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ hội thánh. Cộng đồng đã chọn ngày này để làm lễ nhậm chức như để noi gương các Ngài, đặt trên nền tảng của các tông đồ, trong việc Phục Vụ cho Giáo Hội, nhờ vào sức mạnh và ánh sáng của Chúa Thánh Thần soi dẫn.

Thánh Lễ đã được tổ chức trong đền thánh của Trung Tâm với sự tham dự rất đông đảo của cộng đồng dân Chúa. Linh Mục tân Linh Hướng cũng đã chia sẻ phần Phúc Âm và Ơn Gọi. “Mỗi người trong chúng ta đều có những ơn gọi đặc biệt, ơn gọi làm tu sĩ nam nữ, ơn gọi trong gia đình và nhất là ơn gọi phục vụ để mở mang nước Chúa. Chúa mời mỗi người chúng ta đóng góp vào vườn nho của Ngài bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều còn lại là sự đáp trả lời mời gọi của Ngài”. Trong tinh thần đó, Ngài cũng đã nhấn mạnh, Anh Chị Em trong Ban Thường Vụ Cộng Đồng cũng đã được Chúa mời gọi một cách đặc biệt để phục vụ cho cộng đồng chúng ta. Và mọi người luôn nhớ cho rằng, chúng ta phục vụ là phục vụ cho Chúa chứ không ngoài lý do gì khác hơn.

Sau phần giảng thuyết của Cha tân linh hướng là nghi thức bàn giao và nhậm chức. Ông, Lâm Kim Bảo, Chủ tịch Ban Chấp Hành Niên Khóa 2013-2015, đã đại diện để ngỏ lời cảm ơn Cha cựu linh hướng-Nguyễn Thái, cũng như Anh Chị Em phục vụ trong niên khóa vừa qua. Sau đó nghi thức nhậm chức và tuyên hứa đã được thực hiện bởi Cha tân linh hướng và điều hành. Các thành viên trong Ban Chấp Hành Niên Khóa 2015-2017, từng Vị, đã được mời tiến lên trước bàn thờ cùng với lời tuyên hứa. Các thành viên gồm có:

• Chủ Tịch: Ông Lâm Kim Bảo

• Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Ông Hoàng X. Lai

• Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ông Nguyễn Mạnh Chí

• Tổng Thư Ký: Vũ Thị Huệ

• Tổng Thủ Quỹ: Phạm Thu Tuyết

• Phụ tá Phó Nội Vụ: Ông Nguyễn Văn Sỹ

Sau đó, tân Ban Đại Diện đã được Cha linh hướng trao Ủy Nhiệm Thư - Nội Quy Cộng Đồng. Các thành viên Ban Thường Vụ đã được cộng đồng dân Chúa chào đón bằng tràng pháo tay thật rộn rã, trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương.

Sau Thánh Lễ, Ông Lâm Kim Bảo đại diện cho tân Ban Thường Vụ, ngỏ lời chào mừng và cảm tạ đến Đức Cha, Cha tân Linh hướng và điều hành TTCG, ca đoàn thứ Bảy TTCG, cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa tham dự thánh lễ. Buổi lễ nhậm chức của Tân Ban Thường Vụ đã được kết thúc sau phần chụp hình lưu niệm và tiệc trà nho nhỏ trên phòng họp tiếp tân của TTCG.
 
Thánh lễ mừng kính thánh Phêrô Phaolô tông đồ tại giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
18:31 29/06/2015
Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Phêrô Phaolô Tông Đồ tại giáo phận Phú Cường

10 giờ sáng ngày 29/6/2015, tại Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường đã diễn ra Thánh lễ mừng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ và mừng bổn mạng Đức Cha Trần Đình Tứ.

Thánh lễ do chính Đức Cha Phêrô chủ tế, cùng đồng tế với ngài trên bàn thờ có Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Cha TĐD Micae Lê Văn Khâm, hai cha quản hạt Lạc An và Bình Long. Và khoảng 100 quý cha ngồi hai bên Cung thánh. Có nhiều tu sĩ nam nữ và cộng đoàn các giáo xứ ước khoảng 800 người.

Xem Hình

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Phêrô nói: Hai Thánh Phêrô và Phaolô là hai cột trụ của Giáo Hội. Từ những con người bình thường, các Ngài đã trở thành những con người khác thường là mạnh mẽ làm chứng cho Đức Giêsu. Chúng ta mừng kinh các ngài, xin các ngài cầu cùng Thiên Chúa ban cho chúng ta đượ mạnh mẽ nên giống như các ngài.

Hai Thánh Phêrô và Phaolô được nhiều người nhận làm bổn mạng, trong đó có quý cha, quý thầy và anh em hiện diện. Theo đó các ngài là những tấm gương cho chúng ta noi theo và để chúng ta mỗi ngày nên hoàn hảo hơn.

Cảm ơn Đức Cha Giuse đã tổ chức thánh lễ mừng này. Xin Thiên Chúa đổ muôn ngàn hồng phúc trên chúng ta.

Trong phần bài giảng Đức Cha Phêrô đã tường thuật lại những biến cố mà thánh Phêrô đã gặp phải: (Xin trích đoạn). Từ những ngày đầu theo Chúa, ông đã bỏ lại vợ con, bạn bè. Đức Giêsu đã phải ngạc nhiên khi Phêrô tuyên xưng “Thầy là con Thiên Chúa Hằng sống”. Phêrô là con người bộc trực, đôi khi nóng tính (rút gươm chém đứt tai một người lính), Phêrô lại là con người nhát đảm khi chối Chúa ba lần và cuối cùng Phêrô đã dũng cảm tuyên xưng đức tin của mình qua cái chết đau thương.

Có thể trong đời sống chúng ta cũng giống như Phêrô: Nóng giận, hơn thua, nhát đảm, tham lam. Chúng ta hãy cầu xin Chúa qua lời bầu cử cúa các ngài ban cho chúng ta được ơn trung thành với đức tin của mình, để sau này chúng ta cùng được hưởng vinh phúc Nước Trời với các ngài.

Trước khi nhận phép lành, Đức Cha Giuse thay mặt cộng đoàn có lời chúc mừng Đức Cha phêrô, các đoàn thể và tu hội cũng có những bó hoa tươi dâng kính Đức Cha.

Tiếp theo sau đó đại diện chính quyền của các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và Tp. HCM cũng có những lẵng hoa và chúc mừng, Đức Cha cũng cảm ơn và chúc sức khỏe và bình an với tất cả mọi người.

Thánh lễ kết thúc trong vui mừng hân hoan.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thượng Hội Đồng về Gia Đình, cuộc khủng hoảng hôn nhân và Phép Thánh Thể
Vũ Van An
18:57 29/06/2015
Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015 sắp sửa nhóm họp vào Mùa Thu này. Văn Phòng Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng, ngày 23 tháng 6 vừa qua đã công bố Tài Liệu Làm Việc. Bầu không khí chuẩn bị vì thế càng lúc càng sôi động. Thực ra, bầu không khí ấy đã sôi động ngay từ trước đó. Thực vậy, ngày 18 tháng 6, 2015, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã cho đăng tải bài tham luận của Đức Hồng Y Ennio Antonelli, nguyên chủ tịch của Hội Đồng, nhiệm kỳ 2008-2012. Tham luận này cực lực chỉ trích đề xuất cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ. Nó cho biết nhiều điều rất hữu ích về “luật tiệm tiến” là điều Đức TGM Bruno Forte, Thư Ký Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng, coi là chìa khóa để hiểu Tài Liệu Làm Viêc. Tựa của tham luận là “Cuộc Khủng Hoảng Hôn Nhân và Phép Thánh Thể”.

Đào tạo những gia đình Kitô Giáo gương mẫu

Trong phần nhập đề, Đức Hồng Y Antonelli tin rằng điều khẩn thiết chính của mục tiêu mục vụ hiện nay là đào tạo các gia đình Kitô Giáo gương mẫu, có khả năng làm chứng một cách cụ thể rằng hôn nhân Kitô Giáo là điều đẹp đẽ và có thể thể hiện trọn vẹn được.

Theo ngài, trong bối cảnh văn hóa hậu Kitô Giáo ngày nay, các trách vụ cần thiết đối với việc chăm sóc mục vụ các gia đình phải như sau:

1. Giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên trong lý thuyết và thực hành về tình yêu theo Kitô Giáo, hiểu như việc hiến mình cho người khác và như một hiệp thông biết kính trọng các dị biệt;

2. Chuẩn bị hôn nhân kỹ càng cho các cặp đính hôn, để hôn nhân thành sự và sinh hoa trái, bằng những cuộc hành trình được xén tỉa phù hợp với tình huống tâm linh, văn hóa và xã hội khác nhau;

3. Tiếp tục đào luyện các cặp vợ chồng, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, bằng các buổi gặp gỡ định kỳ xen kẽ vào các chương trình mục vụ hàng năm, do các tác nhân xứng hợp trình bầy (thí dụ các cặp vợ chồng có kinh nghiệm), và lưu tâm thích đáng tới các đóng góp của các cộng đoàn nhỏ, các phong trào và hiệp hội.

Nói thế rồi, Đức HY Antonelli thú nhận rằng chủ đề mà ngài quan tâm vừa khó khăn vừa quan trọng, đó là khả thể cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Ngài muốn được góp một số suy nghĩ về chủ đề này để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng sắp tới, với hai thái độ từng được Đức Phanxicô khuyến khích đó là parrhesia (mạnh dạn) và khiêm nhường: thành thực phát biểu tư tưởng và lắng nghe người khác một cách kính trọng và sẵn sàng tiếp nhận sự sửa sai huynh đệ hướng tới hồi tâm. Chỉ có thế, ta mới mong phong phú hóa cho nhau và cùng nhau hướng tới sự chân và sự thiện.

Ngài muốn đề cập tới các vấn đề sau đây: bản chất gắn bó và hoàn hảo của các thực hành mục vụ đã được phép từ trước tới nay; các thay đổi được đề nghị và các luận bác đối với chúng; các yếu điểm của điều gọi là Luật Tiệm Tiến (law of gradualness) và các đề nghị nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tổng quát đối với việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ; tín lý đã được xác định vững vàng liên quan tới tính bất khả tiêu của hôn nhân Kitô giáo; tình yêu dâng hiến trong tương quan với tính thành sự của hôn nhân; phúc âm hóa chân chính cần thiết cho một việc tông đồ truyền giáo có hiệu quả.

Các quan điểm tín lý và kỷ luật hiện hành

Do ý muốn của Chúa Kitô, hôn nhân bí tích, một khi đã thành sự và hoàn hợp, thì bất khả tiêu. Mọi phân ly giữa vợ chồng đều chống lại ý muốn của Người. Bất cứ cuộc kết hợp mới nào của một người phối ngẫu ly thân đều bất hợp pháp và tạo nên một bất trật tự nặng nề và tồn lưu về luân lý; nó tạo ra một tình trạng mâu thuẫn khách quan với giao ước phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, đã được biểu tượng và thể hiện qua Phép Thánh Thể. Bởi thế, người ly dị và tái hôn không thể được phép rước lễ, trước nhất, bởi lý do thần học và sau đó, bởi trật tự mục vụ. “Giáo Hội tái khẳng định thực hành của mình, một thực hành đặt căn bản trên Sách Thánh, không cho phép những người ly dị tái hôn được rước Thánh Thể. Họ không thể được phép như thế do sự kiện: tình trạng và điều kiện sống của họ mâu thuẫn khách quan với sự kết hợp tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, một sự kết hợp vốn được biểu tượng và thể hiện qua Phép Thánh Thể. Ngoài điều đó ra, còn một lý do mục vụ nữa là: nếu những người này được phép rước lễ, các tín hữu sẽ bị dẫn vào lầm lạc và lẫn lộn về giáo huấn của Giáo Hội đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân” (Familiaris Consortio, 84).

Việc không cho phép rước lễ này sẽ tiếp diễn suốt thời kỳ sống cuộc hôn nhân bất hợp pháp. “Nếu các người ly dị tái hôn theo dân luật, họ sẽ rơi vào một tình huống mâu thuẫn khách quan với lề luật Thiên Chúa. Thành thử, họ không thể rước lễ bao lâu tình huống này còn kéo dài” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo [SGLCGHCG],số 1650). Việc không cho phép này không kỳ thị người ly dị tái hôn nếu đem so sánh với các tình huống bất trật tự khách quan hay gương mù gương xấu công khai nặng nề khác. Bất cứ ai có thói quen văng tục phải cố gắng hết mình để sửa sai; bất cứ ai ăn trộm phải đền trả; bất cứ ai làm hại người lân cận, về vật chất hay tinh thần, đều cần đền bù thiệt hại. Không thực sự cam kết hồi tâm, sẽ không có xá tội theo bí tích và không được phép rước lễ. Không được phép như thế những ai “ương ngạnh trì chí trong tội nặng rõ ràng” (Giáo Luật, điều 915). Rõ ràng không thể có luật trừ cho những người ly dị tái hôn không chịu cam kết.

Tuy nhiên, loại trừ khỏi rước lễ không có nghĩa là loại trừ khỏi Giáo Hội, chỉ có nghĩa một hiệp thông không đầy đủ với Giáo Hội mà thôi. Người ly dị tái hôn tiếp tục là các chi thể của Giáo Hội; họ có thể và nên tham dự vào đời sống và các hoạt động của Giáo Hội. Mặt khác, các tín hữu khác và đặc biệt các mục tử phải chào đón họ cách yêu thương, kính trọng, và quan tâm, cho họ tham dự vào đời sống Giáo Hội, khuyến khích họ làm việc thiện cách quảng đại, và tín thác vào lòng từ bi của Thiên Chúa. “Giúp người ly dị, và lo lắng quan tâm bảo đảm làm sao để họ đừng tự coi họ như bị tách biệt khỏi Giáo Hội, vì trong tư cách những người đã chịu phép rửa, họ có thể, và đúng hơn, phải tham dự vào đời sống Giáo Hội. Họ nên được khuyến khích lắng nghe lời Chúa, tham dự Hy Tế Thánh Lễ, kiên tâm cầu nguyện, đóng góp vào các công việc bác ái và các cố gắng cộng đồng cho công lý, dưỡng dục con cái trong đức tin Kitô Giáo, vun trồng tinh thần và thực hành thống hối và như thế, ngày ngày, van nài ơn thánh Chúa. Hãy để Giáo Hội cầu nguyện cho họ, khuyến khích họ, tự chứng tỏ mình là người mẹ từ nhân, và nhờ thế nâng đỡ họ trong đức tin và đức cậy. […] Với niềm tín thác vững vàng, Giáo Hội tin rằng những người bác bỏ giới răn của Chúa nhưng vẫn sống trong trạng thái này sẽ có khả năng nhận được từ Thiên Chúa ơn hoán cải và cứu rỗi, miễn là họ phải trì chí trong cầu nguyện, thống hối và bác ái” (Familiaris Consortio, 84).

Hai mươi sáu năm sau, các khẳng định về tín lý và mục vụ của Familiaris Consortio đã được Sacramentum Caritatis của Đức Bênêđíctô XVI củng cố, không thay đổi bao nhiêu (số 29). Thay vào đó, một số tiêu chí đã được phụ thêm vào một văn kiện khác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tức Reconciliatio Poenitentia, được công bố sau Familiaris Consortio không lâu, và đã minh nhiên trích dẫn tông huấn này. Đức Giáo Hoàng nói tới các Kitô hữu rơi vào “các tình huống đặc biệt tế nhị và hầu như không thể thoát ra được”, trong đó có người ly dị tái hôn và những người sống trong “các tình huống bất hợp lệ”. Trong các trường hợp này, hai nguyên tắc bổ túc phải được tuân giữ: nguyên tắc “cảm thương và từ bi” và nguyên tắc “chân lý và nhất quán”. Dưới ánh sáng của hai nguyên tắc này, người ta có thể tiến tới “việc hoà giải trọn vẹn vào thời khắc chỉ có Đấng Quan Phòng mới biết”. “Chính vì dựa vào các nguyên tắc này, Giáo Hội chỉ có thể mời gọi những con cái nào của mình đang vướng vào các tình huống đau lòng này tiếp cận lòng thương xót của Chúa cách khác vậy, tuy nhiên không phải qua các bí tích thống hối và Thánh Thể cho tới lúc họ đạt được các thiên hướng đòi hỏi” (Reconciliatio et Poenitentia, 34).

Như thế, bất cứ ai nghiêm chỉnh cố gắng sống đúng theo con đường Kitô Giáo, chẳng sớm thì muộn, sẽ nhận được ơn hoán cải và hoà giải trọn vẹn, ngõ hầu lãnh nhận được các bí tích, hay ít nhất ơn cứu rỗi đời đời vào lúc kết thúc cuộc sống trần gian. Trong viễn tượng này, vững tin vào lòng thương xót và tôn trọng chân lý đã cùng được đưa vào việc hoà giải.

Theo cùng văn kiện trên, nẻo đường dẫn tới việc hòa giải trọn vẹn cũng bao gồm “việc năng lặp đi lặp lại các hành vi tin, cậy, mến và thống hối càng làm hoàn hoảo bao nhiêu càng hay” (ibid.). Chúng là các hành vi riêng tư mà chỉ có Thiên Chúa mới biết và phán đoán. Có thể chúng không đạt được mức hoàn hảo cần thiết để công chính hóa người có tội, nhưng ít nhất, chúng giúp chuẩn bị cho việc này. Cũng có thể nói tương tự như thế về việc rước lễ thiêng liêng. Kiểu nói này có ý nói tới ước muốn được rước Thánh Thể hoặc nơi người đã được công chính hóa, nhưng không thể rước lễ bí tích vì các hoàn cảnh chẳng may xẩy ra, hay nơi người có tội vốn bị ngăn cản không được rước lễ bí tích vì tình huống luân lý của mình không tương hợp với Phép Thánh Thể. Nhờ ước muốn này, người trong trường hợp đầu nhận được sự gia tăng của ơn thánh hóa; người trong trường hợp sau nhận được sự trợ giúp để chuẩn bị cho mình được ơn hóan cải và công chính hóa trọn vẹn. Trong cả hai trường hợp, ước muốn chịu lễ đều tốt và lý tưởng để phát triển mối liên hệ với Chúa.

Chủ trương mục vụ hiện hành vừa được trình bày trên đây liên quan trước nhất tới người ly dị và tái hôn. Nhưng Familiaris Consortio cũng đưa ra các lời dạy tương tự đối với những người sống chung mà không kết hôn (số 81) và các người Công Giáo chỉ kết hôn theo dân luật (số 82). Dù tình huống của họ có khác nhau, nhưng cách đối xử với họ gần như giống nhau: không cho họ được chịu các bí tích thống hối và Thánh Thể; hoan nghinh họ tham dự đời sống Giáo Hội; gần gũi họ một cách kính trọng, để hiểu biết họ trên căn bản cá nhân, và do đó, hướng dẫn và đồng hành với họ hướng về trạng thái sống hợp lệ.

Tính hoàn hảo của thực hành hiện nay

Chủ trương hiện nay trong tín lý và kỷ luật của Giáo Hội đối với người ly dị tái hôn và những người sống chung rất nhất quán và đặt căn bản vững chắc trên Thánh Kinh và Thánh Truyền. Tuy nhiên, hiện đang có nhiều người không thấy thoải mái với nó. Nhiều cặp bất hợp lệ coi việc không cho rước lễ như là bị loại hoàn toàn ra khỏi Giáo Hội. Họ cảm thấy bị Giáo Hội hất hủi và không còn cảm nhận được sự gần gũi đầy xót thương của Thiên Chúa. Họ bị cám dỗ rời bỏ cộng đồng Giáo Hội và mất đức tin.

Hiển nhiên, phương thuốc đầu tiên là phải cố gắng hơn nữa để thực thi các chỉ thị khôn ngoan của Huấn Quyền. Ấy thế nhưng, một số người đề nghị nên thêm nhiều cách cụ thể và chuyên biệt hơn trong việc chăm sóc các cặp bất hợp lệ, để đem lại một tầm quan trọng lớn hơn và dễ thấy hơn đối với tư cách chi thể Giáo Hội của họ và để nâng đỡ cuộc sống thiêng liêng của họ cách hữu hiệu hơn. Một số trách vụ trong Giáo Hội, từ trước tới nay người ly dị tái hôn vốn bị cấm làm, nay có thể ủy thác cho họ, ngoại trừ những trách vụ đòi phải có một đời sống gương mẫu. Các buổi cử hành nhằm tăng tiến cuộc sống thiêng liêng của họ nên được tạo ra, cả cho người sống chung nữa. Có thể thay thế việc không cho rước lễ bằng việc chúc lành, như vốn làm với các Kitô hữu không Công Giáo. Đề xuất có tính thách thức hơn cả liên quan tới việc thiết lập một nẻo đường đặc biệt nhằm giúp họ biện phân và thể hiện ý muốn của Thiên Chúa tốt hơn ở trong đời: một nẻo đường có tính bản thân và chung chia trong các cộng đoàn nhỏ, một nẻo đường bao gồm suy niệm và đối thoại, cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa, Giáo Hội, gia đình và cam kết xã hội, cũng như phục vụ bác ái; một hành trình kéo dài nhiều thời gian, cho tới khi vượt qua được trạng huống không tương hợp với Thánh Thể, hoặc thậm chí cho tới lúc kết thúc cuộc sống dương gian, luôn sống tín thác vào lòng từ bi của Thiên Chúa và niềm hy vọng cuộc sống đời đời. Các gợi ý này và các gợi ý tương tự chắc chắn có những khía cạnh tích cực của chúng; nhưng chúng cũng có nguy cơ hạ nhục người ta và đẩy họ qua bên lề thành một loại người khác. Dù sao, cần phải khôn ngoan, kính trọng và quan tâm tế nhị.

Nhiều người than phiền rằng thực hành mục vụ hiện nay của Giáo Hội khi, một cách tổng quát, không cho các cặp bất hợp lệ rước lễ, đã không xem xét đủ điều gọi là “luật tiệm tiến” (“law of gradualness”) từng được chính Huấn Quyền nêu rõ (Xem Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 34). Họ tự hỏi có thể đưa ra một số luật trừ nào đó hay không. Trước khi đề cập đến việc này, xin đi qua phần dưới trước đã.

Các đề nghị đổi mới

Đó là một thay đổi mục vụ lớn được các phương tiện truyền thông hết mình cổ vũ, và được công chúng cũng như nhiều người Công Giáo, cả giáo dân lẫn giáo sĩ, rất mong chờ.

Phiên Đặc Biệt gần đây của Thượng Hội Đồng Giám Mục (5-19 tháng Mười, 2014) biến nó thành một chủ đề tranh luận sống động.

“Khi cân nhắc một phương thức mục vụ đối với những người đã kết ước một cuộc hôn nhân dân sự, những người đã ly dị và tái hôn hay đơn giản chỉ sống chung với nhau, Giáo Hội có trách nhiệm giúp họ hiểu nền sư phạm của Thiên Chúa về ơn thánh trong đời họ và giúp đỡ để họ đạt tới sự viên mãn của kế hoạch Thiên Chúa dành cho họ. […] Các nghị phụ thượng hội đồng cũng xem xét khả thể cho phép người ly dị và tái hôn được chịu các bí tích thống hối và Thánh Thể… Đề tài này cần được xem xét thấu đáo, luôn nhớ tới việc phân biệt giữa một bên là tình thế tội lỗi khách quan và các hoàn cảnh giảm khinh, xét vì “việc có thể qui tội và trách nhiệm đối với một hành động nào đó có thể gia giảm, thậm chí còn bị triệt tiêu bởi ngu dốt, thiếu thận trọng, bị cưỡng ép, sợ sệt, bởi thói quen, các gắn bó vô trật tự, và nhiều nhân tố tâm lý hay xã hội” (Relatio Synodi, 25 v à 52).

Sự thay đổi mục vụ trên được gợi hứng bởi ý muốn làm cho Giáo Hội có tính chào đón và lôi cuốn hơn đối với nhiều người đang bị thương tổn bởi cuộc khủng hoảng hôn nhân rất phổ biến trong xã hội hiện nay, bằng cách tỏ cho họ và nọi người thấy lòng từ bi của Thiên Chúa một cách cụ thể, bằng cách thừa nhận các giá trị tích cực được coi là hiện diện trong việc sống chung bất hợp lệ, và bằng cách trình bầy Tin Mừng như một hồng ân hơn là một trói buộc.

Các đề nghị có thế giá nhất không nghi vấn tính bất khả tiêu của hôn nhân Kitô Giáo. Thực thế, các đề nghị này cho rằng các tín hữu ly dị tái hôn nên tuyên xưng tính này, bằng cách thừa nhận rằng họ đã phạm tội vì đã phá bỏ sự kết hợp vợ chồng trước đây, xin sự tha thứ, và làm việc thống hối. Cuộc kết hợp thứ hai không được coi là cuộc hôn nhân tự nhiên, vì, đối với người đã chịu phép rửa, chỉ có một cuộc hôn nhân thành sự, đó là cuộc hôn nhân bí tích. Cũng thế, cuộc hôn nhân thứ hai không được coi là hợp giáo luật, vì, vì cuộc hôn nhân đầu bất khả tiêu, nên cuộc hôn nhân thứ hai tạo ra một cuộc đa hôn. Nói tổng quát, người ta thích nói tới một cuộc kết hợp không trọn vẹn, chỉ hầu như có tính hôn nhân, hay một cuộc sống chung, đặt căn bản trên một số giá trị nhân bản và Kitô Giáo (như tình âu yếm, dịu dàng, giúp đỡ lẫn nhau, chăm sóc con cái). Tuy nhiên, một số người công khai nói tới cuộc hôn nhân tự nhiên thứ hai, không có tính bí tích hay hôn nhân dân sự. Nói tóm lại, ngoài các thay đổi về ngôn từ, người ta tin rằng cuộc kết hợp thứ hai tương hợp với tính bất tiêu của cuộc hôn nhân đầu, ít ra trong một số trường hợp; thực sự, theo các đề nghị này, ta nên đánh giá nó như một vốn qúy (asset) cần được bảo vệ, và nên tự chế trong việc đòi hỏi những người liên hệ phải ly thân và tiết dục, là điều quá đáng, gây nhiều khó khăn.

Trong Kỳ Họp Đặc Biệt năm 2014, bộ phận các nghị phụ tỏ ra ủng hộ sự thay đổi này chỉ chấp nhận “phương thức cá nhân hóa nhiều hơn, cho phép lui tới trong trong một số tình huống và với những điều kiện định rõ” (Relatio Synodi, 52). Việc rước lễ chỉ được ban cho các tín hữu ly dị và tái hôn trong các trường hợp không thể nào trở lui được nữa, sau khi đã thanh thỏa mọi nghĩa vụ do cuộc hôn nhân đầu tạo ra và hoàn tất nẻo đường thống hối do vị giám mục giám sát.

Còn đối với các nhà chuyên môn, một số đưa ra giả thuyết cho rước lễ “phiến diện” (partial), tức trong các dịp đặc biệt, có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống bản thân hay cuộc sống gia đình, hay mỗi năm một lần vào dịp Phục Sinh. Rồi, một số nói rằng nên giới hạn kỷ luật mới vào những người ly dị và tái hôn dân sự mà thôi, loại trừ những người sống chung trên thực tế (de facto), những cặp có đăng ký và những người đồng tính sống chung với nhau.

Bản thân Đức HY Antonelli thì nghĩ rằng việc hạn chế như trên không thực tiễn, vì những người sống chung đông hơn những người ly dị tái hôn rất nhiều. Cuối cùng, áp lực xã hội và luận lý học nội tại của sự việc chắc chắn sẽ áp đặt các ý kiến ủng hộ việc cho phép rộng rãi hơn.

Các phản bác đối với việc cho phép những người sống chung bất hợp lệ rước lễ

Các mục tử có thế giá và các nhà chuyên môn có giá trị đã nêu ra nhiều phản bác đáng lưu ý chống lại các đề nghị đổi mới nhằm cách mạng hóa thực hành của Giáo Hội.

1. Người ta nên thận trọng lưu ý tới nguy cơ phá hoại tính khả tín của huấn quyền giáo hoàng, vì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, trong mấy năm gần đây, đã nhiều lần và cương quyết loại bỏ khả thể cho các người tái hôn và sống chung lãnh nhận các bí tích. Cùng với thế giá của Đức Giáo Hoàng, điều này cũng làm yếu đi thế giá của toàn thể giám mục đoàn thế giới, là đoàn ngũ vốn chia sẻ cùng một chủ trương như thế trong nhiều thế kỷ qua.

2. Việc Giáo Họi chào đón các tín hữu ly dị tái hôn, và tổng quát hơn, những cặp bất hợp lệ, không nhất thiết đòi phải cho họ rước lễ. Đã đành, rước lễ cần thiết cho sự cứu rỗi; tuy nhiên, điều này không có nghĩa chỉ những ai rước lễ mới được cứu rỗi. Giáo Hội cũng cần thiết cho việc cứu rỗi, ấy thế nhưng điều này không hàm nghĩa chỉ những ai hữu hình thuộc về Giáo Hội mới được cứu rỗi. Thánh Thể là biểu thức tối cao nói lên sự hiệp thông với Chúa Kitô, để thánh hóa các cá nhân Kitô hữu và để xây dựng Giáo Hội. Đã đành mọi người chúng ta đều mắc lầm lỗi và không xứng đáng lãnh nhận Thánh Thể; nhưng có nhiều loại thiếu sót và bất xứng khác nhau. “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, là phạm đến Mình và Máu Chúa…là ăn và uống án phạt mình” (1 Cor 11:27.29). Giáo Hội nhất quán dạy rằng tội trọng khiến người ta không được rước lễ và muốn rước lễ lại thì phải xưng tội (xem Công Đồng Trent, DH 1647; 1641; SGLCGHCG, 1415).

Hơn nữa, cho phép rước lễ không phải chỉ là vấn đề thánh hóa cá nhân. Một Kitô hữu không Công Giáo hay thậm chí một tín hữu của một tôn giáo khác không có phép rửa, về phương diện thiêng liêng, có thể còn gần gũi Thiên Chúa hơn một người Công Giáo giữ đạo, dù họ không được phép rước lễ, vì đâu có hiệp thông trọn vẹn một cách hữu hình với Giáo Hội.

Thánh Thể là đỉnh cao và nguồn suối của sự hiệp thông thiêng liêng và hữu hình. Tính hữu hình này là điều chủ yếu, vì Giáo Hội là một bí tích cứu rỗi và là dấu hiệu công khai của Chúa Giêsu, Cứu Chúa trong thế gian. Tuy nhiên, những người ly dị tái hôn và những người sống chung bất hợp lệ, rơi vào tình huống khách quan và công khai mâu thuẫn nghiêm trọng với Tin Mừng và tín lý của Giáo Hội

Trong bối cảnh văn hóa duy tương đối ngày nay, có nguy cơ tầm thường hóa Phép Thánh Thể và rút gọn nó thành một nghi thức xã hội hóa. Trong một số trường hợp, ngay những người không rửa tội cũng tiến tới bàn thánh, với ý định làm một cử chỉ lịch sự, và những người không tin vẫn đòi quyền được rước lễ tại các lễ cưới và an táng như một dấu chỉ tình liên đới với bằng hữu.

3. Có thể ban Thánh Thể cho các người Công Giáo ly dị và tái hôn trong khi vẫn khẳng nhận tính bất khả tiêu của cuộc hôn nhân thứ nhất và không thừa nhận cuộc kết hợp thứ hai là hôn nhân thực sự (để tránh song hôn). Một chủ trương như thế có khác với lập trường của các Giáo Hội Chính Thống. Các Giáo Hội này cho phép những người ly dị ở tòa đời được kết hôn hợp giáo luật lần thứ hai (thậm chí cả lần thứ ba nữa), dù các cuộc hôn nhân sau có sắc thái thống hối hơn. Thực vậy, xét theo một số phương diện, chủ trương này còn nguy hiểm hơn, vì nó dẫn người ta tới chỗ thừa nhận việc sử dụng hợp pháp cơ năng tính dục ở bên ngoài hôn nhân, giống các cặp sống chung với nhau, là những cặp vốn đông hơn các người ly dị và tái hôn. Những người bi quan nhất thường nói rằng họ thấy trước điều này: cuối cùng người ta sẽ tin rằng việc sống chung trước hôn nhân, cả có đăng ký lẫn không đăng ký, là hợp pháp về phương diện luân lý, cả các liên hệ tính dục qua ngày (occasional), các cuộc kết hợp đồng tính và thậm chí cả đa ái (polyamory) và các cuộc kết hợp đa gia (multiple-family unions) nữa cũng thế.

4. Người ta chắc chắn ước ao muốn thấy một thái độ tích cực được chấp nhận trong thừa tác mục vụ, qua việc “nhậy cảm đối với các khía cạnh tích cực của các cuộc hôn nhân cử hành bằng dân luật và, cả việc sống chung nữa, tuy có nhiều dị biệt hiển nhiên” (Relatio Synodi, số 41).

Các cuộc kết hợp bất hợp lệ chắc chắn có những giá trị nhân bản chân chính (thí dụ, tình âu yếm, giúp đỡ lẫn nhau, dấn thân chung cho con cái), vì sự ác luôn luôn lẫn lộn với sự thiện và không bao giờ hiện hữu trong một trạng thái nguyên chất. Tuy nhiên, ta phải tránh việc trình bầy các cuộc kết hợp này như tự chúng là các giá trị chưa hoàn hảo, vì thực sự có những bất trật tự nghiêm trọng. “Đừng để mình bị đánh lừa; những kẻ dâm đãng, thờ ngẫu thần, ngoại tình, đĩ điếm nam hay thực hành đồng tính luyến ái, trộm cướp, tham lam, rượu chè, quen chủi bới, trộm cắp sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (1Cor 6:9–10).

Luật tiệm tiến chỉ ảnh hưởng tới trách nhiệm chủ quan của các cá nhân mà thôi, và không nên biến nó thành tính tiệm tiến của lề luật, bằng cách trình bầy sự ác như một sự thiện chưa hoàn hảo. Không hề có tính tiệm tiến giữa điều chân và điều giả, giữa điều thiện và điều ác. Dù không nên phán đoán lương tâm người ta, một điều chỉ có Thiên Chúa mới thấy, và phải đồng hành với họ một cách kính trọng và kiên nhẫn hướng tới sự thiện bao nhiêu có thể, Giáo Hội vẫn không thể không giảng dạy sự thật khách quan về thiện và ác, và chứng minh rằng mọi giới luật của Thiên Chúa đều là những đòi hỏi để có được tình yêu chân chính (xem Gl 5:14; Rm 13:8-10) và nhờ được ơn Chúa Thánh Thần nâng đỡ, tình yêu này có thể tuân giữ được các giới luật này và còn có thể vượt quá cả chúng nữa. Bởi thế, dù khó khăn, đức trong sạch vẫn có thể có đối với mọi người, phù hợp với bậc sống của họ: dù là người kết hôn, người độc thân hay người ly dị và tái hôn. Những người sau cùng vừa kể, dù vì con cái hay vì chính họ, mà không thể chấm dứt việc sống chung, thì ít nhất, cũng có thể nhận được ơn và sức mạnh để thực hành việc tiết dục, và sống mối tương quan bằng hữu và giúp đỡ lẫn nhau “như anh trai em gái”, không thực hành giao hợp tính dục, vốn chỉ dành cho hôn nhân và lên đặc điểm cho tình yêu phu phụ (xem Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 84).

5. Nhận cho những người ly dị tái hôn và những người sống chung với nhau dự bàn tiệc Thánh Thể là dẫn người ta tới chỗ tách biệt lòng từ bi ra khỏi việc hoán cải, một việc không nhất quán với Tin Mừng.

Nếu thế, đấy là trường hợp duy nhất trong đó sự tha thứ không đòi phải hóan cải. Lòng từ bi của Thiên Chúa luôn dẫn người có tội tới chỗ hoán cải: nó không những giúp họ thoát hình phạt, mà còn chữa lành họ khỏi mặc cảm tội lỗi; nó chẳng liên hệ gì tới lòng khoan dung. Về phần Người, Thiên Chúa luôn ban ơn tha thứ; nhưng sự tha thứ này chỉ được tiếp nhận bởi những ai khiêm nhường, biết thừa nhận rằng mình có tội và đồng ý thay đổi lối sống của mình. Ngược lại, bầu khí duy tương đối và chủ nghĩa chủ quan đạo đức tôn giáo, mà ta đang sống trong đó hiện nay, cổ vũ việc tự công chính hóa chính mình, nhất là trong các lãnh vực xúc cảm và tính dục. Sự thiện là điều người ta coi như một phần thưởng và phù hợp với ý muốn tức khắc của họ. Trung thực và chính trực được gọi là chân chính, hiểu như tự phát (spontaneity). Đàng khác, đang có khuynh hướng giảm thiểu trách nhiệm cho người ta, bằng cách gán bất cứ thất bại nào cho việc điều kiện hóa của xã hội. Ý kiến đang tràn lan hiện nay là: nếu các cuộc hôn nhân thất bại, thì chính vợ chồng không có trách nhiệm hàng đầu nào mà đây là kết quả của tình hình kinh tế và các điều kiện nhân dụng, tính di động của công việc, đòi hỏi của nghề nghiệp; tóm lại, đây là lỗi của xã hội. Chuyện cũng dễ dàng là đổ lỗi cho người phối ngẫu kia và tự cho mình vô tội. Tuy nhiên, ta không nên bỏ qua sự kiện này: nếu một trong hai người phối ngẫu, đôi khi, có thể bị qui lỗi, thì trong cuộc kết hợp mới (bất hợp pháp), cả hai người đều chịu trách nhiệm, và điều này, trước nhất, khiến họ không được rước lễ, bao lâu cuộc kết hợp này còn kéo dài. Khuynh hướng xem xét cuộc kết hợp thứ hai một cách tích cực và chỉ qui tội cho việc ly thân trước đó không hề có bất cứ nền tảng thần học nào cả. Chỉ làm việc thống hối cho nó mà thôi thì không đủ. Cần thiết phải thay đổi đời sống.

6. Thông thường, những người có cảm tình với việc cho phép người ly dị tái hôn và người sống chung được rước lễ tuyên bố rằng việc này không hề nghi vấn tính bất khả tiêu của hôn nhân. Tuy nhiên, quá bên kia ý hướng của họ, xét vì sự thiếu nhất quán về tín lý giữa việc cho phép họ rước lễ và tính bất khả tiêu của hôn nhân, điều này cuối cùng sẽ dẫn ta tới chỗ bác bỏ việc thực hành cụ thể một điều vốn tiếp tục được quả quyết trong nguyên tắc lý thuyết, với nguy cơ rút gọn cuộc hôn nhân bất khả tiêu thành một lý tưởng, rất có thể đẹp đẽ, nhưng chỉ một thiểu số may mắn mới có thể vươn tới.

Về phương diện này, thực hành mục vụ được các Giáo Hội Chính Thống khai triển dạy ta nhiều điều. Các Giáo Hội này duy trì tín lý bất khả tiêu của hôn nhân. Tuy nhiên, trong các thực hành của họ, họ dần dần nhân thừa các lý do để tiêu hủy cuộc hôn nhân trước nhằm cho phép cuộc hôn nhân thứ hai (hay thứ ba). Hơn nữa, con số đơn xin rất cao. Hiện nay, bất cứ ai trình được văn kiện ly dị ở tòa đời cũng đều nhận được phép của Giáo Hội để tái hôn, không cần phải đi qua cuộc điều tra theo giáo luật và việc lượng giá vụ việc.

Người ta cũng dễ thấy trước việc này: việc rước lễ của người ly dị và tái hôn và những người sống chung sẽ mau chóng được tổng quát hóa. Lúc ấy, nói tới tính bất khả tiêu của hôn nhân sẽ là điều vô nghĩa và việc cử hành bí tích hôn phối sẽ mất hết tính liên hệ thực tiễn của nó.

Còn 1 kỳ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chữ Nho
Tấn Đạt
21:20 29/06/2015
CHỮ NHO
Ảnh của Tấn Đạt
Kẻ la-tinh người quốc ngữ bỏ chữ mình thất cơ
Ngồi buồn họa phú ngâm thơ
Ngâm thơ họa phú bơ vơ một mình.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 23/06 – 29/06/2015: Thông điệp Laudeto Sí
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:25 29/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha chia sẻ đau khổ của Giáo Hội Chính Thống Syriac

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những đau khổ của Giáo Hội Chính Thống Syriac và cầu mong những thử thách đau thương này càng cũng cố mối liên hệ thân hữu và huynh đệ giữa hai Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 19 tháng 6, dành cho Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II, và phái đoàn Giáo Hội Chính Thống Syriac đến viếng thăm Tòa Thánh. Giáo Hội này có khoảng 1 triệu 800 ngàn tín hữu trên thế giới.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắc đến tiến trình đối thoại giữa Công Giáo và Chính Thống Syriac từ 44 năm nay tức là từ sau cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Ignatius Jacob III tại Roma năm 1971. Ngài đặc biệt mô tả “Giáo Hội Chính Thống Syriac như một Giáo Hội tử đạo, nhất là trong tình trạng Trung Đông ngày nay: Giáo Hội này cùng với các cộng đoàn Kitô và các nhóm thiểu số khác đang phải chịu những đau khổ kinh khủng do chiến tranh, bạo lực và bách hại gây ra! Bao nhiêu đau thương! Bao nhiêu nạn nhân vô tội! Đứng trước tất cả những điều đó, dường như các nước hùng mạnh của thế giới này không có khả năng tìm ra những giải pháp”.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Máu các vị tử đạo là hạt giống tạo nên sự hiệp nhất của Giáo Hội và là dụng cụ xây dựng nước Thiên Chúa là nước an bình và công chính. Đức Thượng Phụ và anh em thân mến, trong lúc thử thách cam go và đau thương này, chúng ta hãy củng cố hơn nữa các mối liên hệ thân hữu và huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Syriac. Chúng ta hãy mau tiến bước trên con đường chung, mắt hướng nhìn về ngày mà chúng ta có thể cử hành sự kiện chúng ta cùng thuộc về Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô quây quần quanh cùng một bàn thờ Hy Tế và chúc tụng. Chúng ta hãy trao đổi các kho tàng truyền thống chúng ta như những hồng ân thiêng liêng, vì điều liên kết chúng ta trổi vượt hơn những gì chia rẽ chúng ta”

2. Đức Thánh Cha tiếp kiến đoàn Hiệp sĩ Lao động Italia

Trong buổi tiếp kiến sáng 20 tháng Sáu dành cho 150 thành viên Liên đoàn quốc gia các Hiệp sĩ Lao Động Italia, Đức Thánh Cha tái lên án nạn thất nghiệp giới trẻ.

Hiệp sĩ Lao động là những người nổi bật trong giới chủ xí nghiệp và kinh tế, được Tổng thống Italia tưởng thưởng Huân công quốc gia vì đã góp phần kiến tạo công ăn việc làm và làm tăng trưởng giá trị các sản phẩm Italia trên thế giới.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nói đến tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay trong một bối cảnh xã hội với những chênh lệch và nạn thất nhiệp, nhất là nơi người trẻ. Ngài gọi tình trạng thất nghiệp này của người trẻ là một triệu chứng cho thấy có những gì bất ổn trầm trọng, mà người ta không thể chỉ qui trách cho những nguyên nhân trên bình diện hoàn cầu và quốc tế.

Đức Thánh Cha nhắc lại một điều mà giáo huấn xã hội Công Giáo liên tục nhấn mạnh đó là tiêu chuẩn căn bản, theo đó con người ở trung tâm sự phát triển, và bao lâu còn có những người nam nữ thụ động hoặc ở ngoài lề, thì công ích không thể được coi là đã hoàn toàn đạt được.

Đức Thánh Cha ca ngợi sáng kiến mà Liên đoàn toàn quốc các Hiệp sĩ lao động Italia đang làm nổi bật, đó là ngoài vai trò xã hội của lao động, còn có chiều kích luân lý đạo đức nữa. Thực vậy, chỉ khi nào ăn rễ trong công lý và tôn trọng luật pháp thì nền kinh tế mới góp phần vào sự phát triển đích thực, không gạt cá nhân và các dân tộc ra ngoài lề, tránh được nạn tham ô và bất lương, cũng như không lơ là với việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

3. Đại diện của Vatican tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York kêu gọi hành động quốc tế có hiệu quả hơn để bảo vệ trẻ em trong chiến tranh.

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nói trong một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc rằng năm qua, 2014, “là năm tồi tệ nhất đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang”, với ước tính khoảng 230 triệu trẻ em sống trong các khu vực chiến tranh tàn phá.

Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng tỷ lệ thương vong dân sự trong các cuộc xung đột vũ trang đã tăng vọt trong thế kỷ qua, từ 5% tổng số tử vong đã lên hơn 90%. Trẻ em, cố nhiên, là một phần đông đảo trong số những thường dân vô tội bị ảnh hưởng.

Đức Tổng Giám mục Auza cũng kêu gọi sự chú ý đến việc sử dụng trẻ em trong chiến tranh, vi phạm các công ước quốc tế. Một số trẻ em được sử dụng làm lá chắn để tránh bị ném bom, trong khi những trẻ khác bị đào tạo để đánh bom tự sát. Vẫn còn những người khác bị bắt cóc và bị ép buộc thực thi các nhiệm vụ như những người lính.

4. Hội Đồng các đấng bản quyền tại Thánh Điạ lên án vụ đốt nhà thờ tại Giêrusalem

Các đấng bản quyền tại Thánh Địa đã lên án các cuộc tấn công đốt phá diễn ra hôm 18 Tháng 6 tại nhà thờ “Hoá Bánh và Cá ra nhiều” được xây dựng trên bờ biển Galilê.

Các Giám Mục ghi nhận rằng “Đây là lần thứ ba cộng đồng Biển Đức của Thánh Địa đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công tương tự”.

“Vào ngày 27 tháng 4 năm 2014 tại cùng một điạ điểm tại Tabgha, những thanh niên trẻ cực đoan người Do Thái đã báng bổ thánh giá và đập phá một bàn thờ. Tại tu viện Đức Mẹ Dormition trên núi Sion gần phòng Tiệc Ly, một đám cháy đã xảy ra vào ngày 26 Tháng Năm năm ngoái, 2014, chỉ một vài phút sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc chuyến viếng thăm Do Thái và lên máy bay trở về Rôma. Các tu sĩ Biển Đức của núi Sion cũng không ngừng gánh chịu những hành vi khinh miệt và bạo lực.”

Hội Đồng các đấng bản quyền nói thêm:

Trong những tháng gần đây, các cuộc tấn công khác cũng đã nổ ra đối với các điạ điểm Kitô giáo hay nhà thờ Hồi giáo và chẳng có cuộc điều tra nào được thực hiện. Với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, chúng tôi yêu cầu điều tra ngay lập tức và những thủ phạm của những hành vi phá hoại này phải bị đưa ra trước công lý. Chúng tôi cảm ơn các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo đã lên án hành động này và bày tỏ tình đoàn kết của họ với chúng tôi.

5. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghênh thông điệp Laudato Sí

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố thay mặt các giám mục anh em chào đón thông điệp thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxicô “với một trái tim rộng mở và với lòng biết ơn.”

Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville viết: “Trong những suy tư đẹp đẽ và phong phú này về việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta, Đức Thánh Cha đã kêu gọi tất cả mọi người hãy xem xét mối quan hệ sâu sắc và gắn bó của chúng ta với Thiên Chúa, anh chị em chúng ta, và những ân sủng mà Đấng Tạo Hóa đã trao cho chúng ta quản lý”.

Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng “những nỗ lực để đối thoại đích thực sẽ đòi hỏi những hy sinh và lòng can đảm dám đương đầu với những bất đồng đức tin. Xin cho chúng ta có thể giúp đáp lại những lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong khi đón nhận thông điệp của ngài và tăng trưởng trách nhiệm đối với ngôi nhà chung mà Thiên Chúa đã giao phó cho tất cả chúng ta.”

6. Đức Hồng Y chủ tịch Caritas nhận định về thông điệp Laudeto Sí

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục thủ đô Manila của Phi Luật Tân, chủ tịch Caritas International nói rằng thông điệp thứ hai của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ “truyền cảm hứng cho các công việc của tổ chức Caritas trong nhiều năm tới.”

“Tôi đã đến thăm cộng đồng những người đang sống trên những đống rác. Trẻ em được sinh ra trong những thùng rác, lớn lên và chết ở đó. Họ cảm thấy mình như rác rưởi.”

“Đây không phải là sự sáng tạo của Thiên Chúa, đây là sự bần cùng hóa nhân loại. Đức Thánh Cha đang mời tất cả mọi người phải suy nghĩ về thực tại này. Ngài kêu gọi chúng ta hãy có một phong cách sống mới, để thay đổi cơ cấu kinh tế đã gây ra rất nhiều tác hại, và đón nhận lại trách nhiệm của chúng ta đối với những người khác và đối với thế giới.”

7. Đức Hồng Y Peter Turkson chỉ trích những nhận định của ứng cử viên tổng thống Jeb Bush

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã chỉ trích ý kiến của cử viên tổng thống Jeb Bush khi ông bình luận về thông điệp Laudato Sí của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ông Bush, một người Công Giáo nói: “Tôi không đưa ra những chính sách kinh tế dựa theo ý kiến của các giám mục hay Hồng Y của tôi, hoặc từ Đức Giáo Hoàng của tôi. Tôi nghĩ rằng tôn giáo chỉ nên về làm cho chúng ta thành những con người tốt hơn về mặt, chứ đừng hướng nhiều về những điều mà cuối cùng đi vào lĩnh vực chính trị.”

Đức Hồng Y Turkson bày tỏ sự bất bình trước những nhận xét này. Ngài nói:

“Đạo đức có liên hệ đến các quyết định và lựa chọn chúng ta đưa ra trong các tình huống cụ thể, bao gồm cả phương diện kinh tế. Tôi ao ước rằng chúng ta đừng tạo ra thêm những phân cách giả tạo giữa các vấn đề đạo đức, thần học, và các vấn đề kinh tế.”

Tại buổi họp báo trình bày thông điệp Laudeto Sí, Đức Hồng Y Turkson nói rằng “chúng tôi đề cập về nhiều vấn đề không phải vì chúng tôi là những chuyên gia về những vấn đề ấy, nhưng chúng tôi đả động đến chúng bởi vì chúng liên quan đến các tác động đến cuộc sống của chúng ta.”

“Đảng Cộng hòa và nhân vật tranh cử tổng thống nói họ sẽ không lắng nghe Đức Giáo Hoàng, đó là tự do của họ. Quyết định của họ không muốn lắng nghe Đức Giáo Hoàng dựa trên điều họ nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đang nói về một cái gì đó mà ngài không phải là một chuyên gia về lãnh vực ấy.”

8. Nhận định của một thần học gia Á Căn Đình về thông điệp Laudato Sí

Cha Augusto Zampini, một linh mục dòng Tên và là thần học gia luân lý người Á Căn Đình, là người làm việc nhiều năm với Đức Hồng Y Jorge Bergoglio ở Buenos Aires. Ngài nói thông điệp “Laudato Si” phản ánh tính cách của Đức Giáo Hoàng và kinh nghiệm của ngài về phục vụ người nghèo trong các khu ổ chuột của thủ đô Á Căn Đình.

Cha Zampini cho biết khi đọc thông điệp này ngài có thể nghe thấy giọng nói của Đức Giáo Hoàng và cách thế ngài nói “thay mặt cho những người bị gạt ra ngoài lề” và cũng cảm nhận được “hy vọng của ngài cho một thế giới tốt đẹp hơn.” Ngài cho biết kinh nghiệm làm việc với người nghèo của Đức Giáo Hoàng ở Buenos Aires rất quan trọng và giúp định hình suy nghĩ của ngài trong thông điệp về những vấn đề như sự bất bình đẳng toàn cầu, nghèo đói và loại trừ.

Khi được hỏi về mong muốn Đức Giáo Hoàng đưa ra thông điệp của ngài nhiều tháng trước khi hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris, cha Zampini nói rằng Đức Giáo Hoàng cố ý muốn “có tiếng nói” tại hội nghị này, không chỉ tiếng nói của ngài mà còn bao gồm “những tiếng nói của những người không có tiếng nói” trong các cuộc đàm phán quan trọng quyết định tương lai của hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, cha Zampini thừa nhận rằng một số người ở các vị trí quyền lực sẽ không chấp nhận những lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề biến đổi khí hậu và thay vào đó họ sẽ đấu tranh tới cùng cho quyền lợi của chính họ.

Khi nói đến tác động lâu dài của thông điệp, Cha Zampini tin này “tài liệu đầy cảm hứng” này sẽ có tác động hai mặt: cả về các cuộc đàm phán sắp tới tại Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu cũng như trong lòng Giáo Hội nơi ngài hy vọng thông điệp này sẽ kích hoạt một “sự hoán cải .. . và khởi đầu một sự chuyển đổi nhận thức và hành động liên quan đến sinh thái trong các cộng đồng Công Giáo trên toàn thế giới.”

9. Hàn quốc cử hành ngày Hòa bình và Hòa giải bằng cách ăn chay và cầu nguyện

Ăn chay và cầu nguyện thầm lặng cho hòa bình: đây là cách Giáo Hội Hàn Quốc kỷ niệm Ngày Hòa bình và Hòa giải. Theo một sáng kiến đã có từ năm 1965 đến nay, ngày 25 tháng 6 hàng năm, ngày khởi đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên, được Giáo Hội Hàn quốc chọn là ngày toàn quốc ăn chay và cầu nguyện cho Hòa bình và Hòa giải tại bán đảo Triều Tiên.

Các sự kiện diễn ra trong năm nay có một ý nghĩa đặc biệt vì năm 2015 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 việc chia cắt Hàn Quốc, trong khi ngày 25 tháng 6 đánh dấu kỷ niệm 65 năm chiến tranh giữa hai miền.

Hôm 21 tháng Sáu, Tổng Giáo phận Seoul đã kỷ niệm ngày hòa bình và hoà giải với một thánh lễ bế mạc những ngày chay tịnh và cầu nguyện diễn ra từ hôm 17 tháng 6 để nhớ đến các anh chị em ở miền Bắc và thúc đẩy tình đoàn kết tại Hàn Quốc. Những người tham gia ăn chay cũng cam kết quyên góp một số tiền lớn để viện trợ nhân đạo cho miền Bắc.

Tổng Giáo Phận Seoul còn có nhiều sáng kiến khác nhau như phong trào kinh Mân Côi từ tháng Giêng đến cuối năm 2015, với ý chỉ đặc biệt cho hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.