Ngày 28-06-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:40 28/06/2009
LỄ KÍNH HAI THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ

TÔNG ĐỒ


Tin mừng: Mt 16, 13-19.

“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời.”


Bạn thân mến,

Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng kính hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô, không nói thì bạn cũng biết các ngài là người như thế nào trong Giáo Hội của Chúa Giê-su, thánh Phê-rô được Chúa Giê-su Ki-tô chọn làm thủ lãnh của Giáo Hội và trao cho ngài quyền đóng và mở cửa Nước Trời; thánh Phao-lô là người nhiệt thành vì tôn giáo và niềm tin của mình, và vì ưu điểm ấy mà Chúa Giê-su đã chọn ngài làm tông đồ, và sai đi loan báo tin mừng Nước Trời cho dân ngoại.

Tinh thần của thánh Phê-rô là chân thành, thẳng thắn, bộc trực dám nói dám làm, đó chính là mẫu gương của người làm tông đồ rao truyền Lời Chúa cho mọi người. Bạn và tôi chắc chắn cũng có những đức tính như thánh Phê-rô vậy, nhưng chúng ta chưa có tinh thần khiêm tốn như ngài, bởi vì có những lúc bạn và tôi rất chân thành nói lời yêu thương nhưng vẫn còn tính toán lợi hại; có những lần bạn và tôi thẳng thắn nói lên khuyết điểm và việc làm sai trái của người khác, nhưng lời thẳng thắn bộc trực ấy đầy kiêu ngạo dạy đời thiên hạ, và làm cho người khác cảm thấy bực tức hơn là sửa đổi lỗi lầm.

Tinh thần của thánh Phao-lô là can đảm, nhiệt thành và xác tín vào niềm tin của mình, nếu không có những ưu điểm như thế, thì Chúa Giê-su –có lẽ- không chọn ngài làm tông đồ, và cũng không sai ngài đến với dân ngoại là chúng ta.

Lòng nhiệt thành và xác tín vào niềm tin của mình, đã làm cho thánh Phao-lô nhiệt thành bắt đạo, và cũng lòng nhiệt thành ấy, mà sau khi nhận biết Chúa Giê-su là Đấng đã vì mình mà chịu chết trên thập giá, thì ngài đã không ngần ngại chuyển lòng nhiệt thành, xác tín này qua cho việc rao giảng Phúc Âm cho những người không phải là Do Thái, là dân ngoại chưa nhận biết Thiên Chúa là Cha của mọi loài.

Bạn thân mến,

Cả hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ đều có một điểm giống nhau, đó là rất yêu mến Chúa Giê-su và hăng say làm chứng cho Ngài, các ngài đã đem chính mạng sống của mình ra để làm chứng.

Bạn và tôi đều là những hoa quả được sinh ra bởi lời rao giảng của các ngài, và như thế, chúng ta cũng đều có bổn phận đem Lời Chúa đến cho mọi người bằng chính cuộc sống của chúng ta. Muốn được như thế, bạn và tôi hãy đem tinh thần bảo tồn chân lý Ki-tô giáo của thánh Phê-rô, và tinh thần truyền giáo của thánh Phao-lô đặt vào trong tim trong óc của mình, để khi rao giảng Lời Chúa cho tha nhân, thì chúng ta không làm mất đi tính truyền thống tông truyền của Giáo Hội.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:50 28/06/2009
VÌ AI MÀ NHẢY

N2T


Bà quả phụ Chu Nguyên bước ra khỏi cổng của một khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, một đêm mệt nhọc vì hội khiêu vũ làm từ thiện ở đại sảnh, vừa ăn vừa khiêu vũ. Hội từ thiện được tổ chức vì những người lang thang đầu đường xó chợ.

Khi bà ta đang chuẩn bị vào trong xe thì một tên lang thang đến gần bà và nói:

- “Thưa bà, xin bà làm ơn, hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả.”

Người đàn bà giàu có vội vàng núp vào tránh tên ấy, lớn tiếng nói:

- “Mày là đồ không biết ơn nghĩa gì cả, lẽ nào mày không biết rằng suốt cả đêm chúng tao vì mày mà khiêu vũ sao ?”

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Người Việt Nam chúng ta có câu nói: “làm ơn thì làm ơn cho trót, đã gọt thì gọt cho trơn cho đẹp”, câu này có ý nghĩa là đã làm thì làm cho đến nơi đến chốn, đã giúp đỡ thì giúp đỡ cho tận tình...

Chúa Giê-su đã yêu thương nhân loại và yêu thương cho đến đổ ra giọt máu cuối cùng, và vẫn còn tiếp tục yêu thương cho đến ngày Ngài lại đến qua các bí tích mà Ngài đã lập ra, và chính Giáo Hội Công Giáo là dấu chỉ hữu hình cho nhân loại thấy tình yêu ấy của Ngài. Người Ki-tô hữu cũng được mời gọi yêu thương cho đến cùng như Chúa Giê-su, không phải chỉ yêu nửa vời, cũng không phải chỉ yêu với những hoạt động rầm rộ bên ngoài để quảng cáo cho việc làm của mình, nhưng yêu với tất cả tâm hồn bên trong và việc làm bên ngoài.

Khiêu vũ suốt đêm vì việc thiện, mà lại bỏ qua một hai phút đối diện với đối tượng mình tổ chức dạ hội từ thiện, thì quả là công lao đổ xuống sông, bởi vì không yêu cho đến cùng, mà chỉ yêu thương với kiểu cách bên ngoài mà thôi.

Đáng tiếc thật.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 28/06/2009
N2T


24. Thân thể to lớn, diện mạo anh tuấn đẹp đẽ thì không thể vì đó mà kiêu ngạo, bởi vì chỉ một cơn bệnh nặng thì có thể làm cho anh gầy ốm nhu nhược không tả được.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:52 28/06/2009
N2T


157. Chỉ có cuộc sống của người bình thường không có gì lạ, mới làm cho cuộc sống trống rỗng không có mùi vị.

 
Nhân năm Linh Mục: Người phụ nữ ngoại tình thời hiện đại
LM Anmai. CSsR
06:44 28/06/2009
Nhân năm Linh Mục: “NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH” THỜI HIỆN ĐẠI

Buổi chiều mưa rả rích cộng với cái gió biển se lạnh ở cái giáo điểm nghèo này làm lòng người chạnh lòng đi một chút. Lòng bỗng chạnh hơn khi đọc thấy được những dòng chữ lên án khá mạnh tay với một cha xứ nọ. Chuyện lên án mạnh mẽ này không phải mới giờ này mới bộc phát nhưng nó đã âm ĩ khá lâu. Nay, có thể nói là lâu ngày, cái ngọn lửa ấy thêm sôi sục bởi những tấm lòng đang còn sục sôi.

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ? Buồn nên mở nhạc để có thể qua dòng nhạc mình khuây khoả một chút chăng ? Máy vừa khởi động xong thì giọng ca truyền cảm của ca sĩ Thế Sơn ngân lên:

Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài.
Chuyện người đàn bà nơi thành cổ đó
Dấu tích hành thân.
Vì đâu? Vì đâu? Vì đâu,
Nên tội tình mang nhục hình.
Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu.
Đoàn người cổ thành vây chặt khu phố
Thế giới hiền lương ánh mắt cuồng căm.
Nhìn người đàn bà đang chịu tội chết
Đống đá ngổn ngang.
Chờ ai?
Chờ tay người ném chết một người không hận thù.
Người ơi vì đâu đọa đầy nhau.
Ai người vô tội
Ai người không tội
Hãy mạnh tay ném đá ném đá ném trước đi
Còn, còn đợi gì?
Ai, người vẹn toàn,
Ai người trong sạch
Còn chờ chi?
Ném chết ném chết
Ném chết tội đồ nhân gian
Chuyện người đàn bà 2000 năm trước
Sách cổ đã nghi, đống đá còn nguyên
Vì người vô tội hay đời giả dối,
Thế giới giả nhân, chào thua
Người ơi, tình ơi
Ai tội đồ, ai tỉnh ngộ
Người ơi, đời ơi, cũng vậy thôi


Nghe qua bản nhạc này hình như Song Ngọc muốn diễn của Tin mừng theo Thánh Gioan chương 8 từ câu 1 đến câu 10 thì phải. Qua dòng nhạc này, Song Ngọc đã giúp mọi người nhìn vào cái phận người mỏng dòn yếu đuối. Được biết là bài hát “Người đàn bà 2000 năm” đã được dàn dựng thành hoạt cảnh đi sâu vào lòng người. Hoạt cảnh đã diễn lại hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Cảnh ngộ hôm nay rất lộn xộn vì người ta muốn giết cho bằng được người phụ nữ này. Chẳng hiểu sao dòng nhạc này nó lại trùng hợp với dòng suy tư của mình về Chủ chăn cũng như con chiên ở cái giáo xứ mà người ta đang gắn cho một cái tên khá đau đớn “giáo xứ lộn xộn” ấy.

Không phải bênh đỡ hay bao che Cha xứ, cũng chẳng phải nịnh Ngài. Nhưng, thử nghĩ xem, là phận của một con người, Cha xứ ấy làm sao cư xử hài lòng con chiên được ? Chúa ban cho mỗi người một tính thì sao đây ? Người thì nóng, người thì lạnh, người thì cứng ngắt, người thì mềm dẻo. Đâu phải ai cũng như ai.

Chuyện xảy ra ban đầu có lẽ Cha xứ đã hành xử theo tính cách của Ngài và điều đáng tiếc là cách hành xử ấy đã đụng chạm đến con chiên.

Theo như những gì mà con chiên đã viết về Cha xứ của mình thì ta tạm gọi là Cha xứ ấy là người xấu đi. Và nếu cảm thấy không hài lòng, con chiên cứ họp nhau cả xứ vây đến phòng của Ngài và mời Ngài đi xứ khác ở. Hoặc là cả xứ kéo đến Toà Giám Mục để trình bày cho đấng bản quyền. Đàng này con chiên viết đủ kiểu đủ cách về Ngài.

Thật ra, tôi không ở trong hoàn cảnh của Cha xứ cũng chẳng ở trong hoàn cảnh của con chiên. Điều tôi đang trầm tư và suy nghĩ đó là: Cứ cho là Cha xứ ấy phạm cái tội tày đình như người phụ nữ ngoại tình bị bắt gặp quả tang như bài hát “người đàn bà 2000 năm trước” và đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan chương 8 đi. Tôi còn nhớ rất rõ rằng người đàn bà ấy bị bắt quả tang đàng hoàng chứ không phải là không quả tang. Thế nhưng, cách hành xử của Chúa Giêsu khi người ta đưa người đàn bà ấy đến với Chúa Giêsu chắc những ai là kitô hữu đều nhớ và nhớ rất rõ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." (Ga 8, 7b)

Cha xứ của cái xứ lộn xộn ấy coi như là bị bắt vì “phạm tội” đi. Coi như Cha xứ ấy là “người phụ nữ phạm tội ngoại tình thời hiện đại đi. Và như vậy, những ai cảm thấy mình sạch tội thì hãy ném và ném thật mạnh và ném những hòn đá thật to vào Cha xứ ấy đi !

Nếu như Chúa Giêsu đang có mặt ở đây với ta ngay trong giờ phút này thì Ngài cũng sẽ hỏi mỗi người chúng ta như Chúa hỏi các kinh sư và Pharisêu. Nghĩ đến đây, tôi lại nghĩ đến cái câu chuyện “rác và xà”. Thường, trong cuộc sống, ta có tâm trạng là nhìn thấy cái rác trong mắt người khác còn cái xà to “chần dần” trong mắt ta ta lại không thấy.

Hơn nữa, cách sống thực, cái lối hành xử mang tính bác ái kitô giáo thì sẽ không hành xử như giáo xứ nọ.

Đáng tiếc thay là con người vẫn hành xử theo cảm tính, theo sở thích của mình chứ không theo cách của Chúa Giêsu, theo cách của Tin mừng.

Năm nay năm linh mục, cần và cần lắm lời cầu nguyện để linh mục sống thánh thiện như lòng Chúa mong muốn nhưng rồi cũng nên chăng cũng cầu nguyện nhiều cho những con chiên mà ngày đêm trong lòng cứ sục sôi chiên cha xứ. Đâu phải cứ ai không làm theo ý mình là mình lại toa rập nhau loại trừ. Bản án Giêsu Nadaret ngày xưa trên đồi Can-vê không phải là bài học cho con người đó sao ? Vì sao Giêsu chết ? Vì lẽ người ta muốn và bắt Giêsu làm theo ý của họ, còn không thì xử Giêsu và họ xử thật.

Thử hỏi có vị linh mục nào sống vừa lòng hết giáo dân không ? Và cũng thử hỏi có vị linh mục nào “vừa mắt” với anh em trong cộng đoàn tu của mình không ?

Nhớ đến cha xứ kia, nhìn lại phận mình nó cũng có điều gì đó để suy tư chứ ! Tạ ơn Chúa, mình ở xứ nhưng may qúa ! Giáo dân chưa “xử” mình theo kiểu “giáo xứ lộn xộn” kia. Giả như mình mà được gửi về “giáo xứ lộn xộn” nào đó thì thà rằng mình xin đi lo cho bệnh nhân aids, phong … chứ ở kiểu này cũng mệt.

Chuyện ở “giáo xứ lộn xộn” rất phản cảm. Ngày nay, với phương tiện truyền thông như thế này mà mang cái chuyện “giáo xứ lộn xộn” đem ra bàn tán, săm soi thì thấy chẳng ra làm sao cả. Chuyện ở “giáo xứ lộn xộn” chưa đến hồi kết, chưa biết ai thắng ai thua đây nhưng làm gì thì làm, nó đã vẽ lên chân dung của Chúa Giêsu một nét vẽ chẳng mấy gì là đẹp. Người xưa bôi nhọ Chúa Giêsu chưa đủ sao mà ngày nay còn bôi nữa.

Đơn giản nhất là những người ngoài Công Giáo mà biết được những chuyện này thì họ sẽ cười vào mũi người Công Giáo và họ sẽ tự hỏi: “Cách hành xử của bổn đạo với Cha xứ là vậy sao ?”, “Sao người ta bảo sống bác ái yêu thương mà người ta hành xử như vậy sao ?”. Nhiều và nhiều câu hỏi nữa nơi những người không Công giáo và ngay cả người Công Giáo nữa.

Chuyện Cha xứ có làm gì đi chăng nữa thì ta còn tin có Chúa, Chúa có cách của Chúa chứ còn nếu ta làm như vậy chẳng khác nào ta đẩy Chúa ra khỏi đời ta và ta đã làm hoen ố hình ảnh của Chúa. Và chuyện quan trọng là ta phải nhìn xem chính bản thân ta, ta có phải là người hoàn hảo hay không ? Hay là trong tâm ta mang đầy những sự gian ác, ghen tuông, loại trừ.

Ngày còn bé, mẹ tôi dạy rằng: “Con đừng bao giờ ngậm máu phun người, vì chưa chắc con phun trúng người ta nhưng miệng con bẩn rồi đó !”. Lời của bà hay lắm chứ ! Đừng bao giờ đi hại ai, đừng bao giờ nguyền rủa ai, đừng bao giờ nói xấu ai cả. Mình hại, mình nguyền rủa, mình nói xấu chưa chắc trúng họ nhưng chắc chắn một điều là miệng mình đã bẩn. Thử hỏi khi người khác đau khổ vì mình thì mình có vui, có bình an được hay chăng ?

Hình ảnh cha con ở “giáo xứ lộn xộn” sao mà buồn quá !

Lại thêm một lời cầu nguyện cho cha con ở giáo xứ ấy.

Lại thêm một lời cầu nguyện cho bản thân của mình.

Mình cầu xin sao cho giáo xứ của mình có những con chiên ngoan thật chứ không phải ngoan giả. Những con chiên ngoan giả thì bề ngoài có vẻ rất đạo đức, rất sốt sắng, rất am hiểu Thánh Kinh nhưng bên trong là cả một tấm lòng gian ác, cả một tấm lòng loại trừ người khác.

Cuộc đời thật mong manh, mau qua chóng tàn. Michael Jackson đột ngột qua đời ở cái tuổi 50. Tất cả những tài năng, tất cả những vinh quang của anh giờ đây chìm sâu dưới mộ phần. Có chăng là để lại trong lòng người một tình cảm, một sự tiếc nuối thật.

Một ngày nào đó Cha xứ kia và những người giáo dân nọ và mình cũng sẽ nằm xuống. Có mang theo được cái gì đi xuống mộ phần đâu. Có chăng là để tấm lòng để lại cho cuộc đời.

Mà thật ! Con người khác con vật ở cái chỗ có cái lòng với nhau. Là người, sống không có cái lòng, sống mà chỉ đăm đăm vào chuyện kết án, sống mà chỉ đăm đăm vào chuyện loại trừ nhau thì chán lắm !

Xin cho mỗi khi ta hành xử với người khác thì ta nhớ hình ảnh người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình năm xưa và nhớ nhất là lời của Chúa Giêsu.

Xin cho ta đừng bao giờ lên án, đừng bao giờ kết án, đừng bao giờ loại trừ anh chị em đồng loại ra khỏi cuộc đời ta như ngày xưa kinh sư và Pharisêu từng làm.

Xin cho ta trở thành một kitô hữu đích thực chứ đừng trở thành những Pharisêu thời hiện đại.

 
Hai vì sao sáng
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
15:29 28/06/2009
HAI VÌ SAO SÁNG

Cv 12,1-11; 2Tm 4, 6-8.16b.17-18; Mt 16,13-19

Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô: Hai vì sao sáng chói,lấp lánh trên bầu trời,ngời sáng đêm trường,rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng,ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng. Phêrô, Phaolô hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại. Hai Thánh Tông đồ là hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo hội. Còn nhớ hôm nào người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm thù. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài: chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới. Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

1. Thánh Phêrô

Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai: cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72). Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này: Là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên: Quân yếu tin ( Mt 14,31) - Lần thứ hai: Ngu tối ( Mt 15,16) - Lần thứ ba: Satan ( Mc 8,33) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành. Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan(Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đếm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến với họ ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục sinh đã hỏi Ông: Phêrô, con có yêu mến thầy không ? Phêrô đáp: Thưa Thầy,Thầy biềt rõ mọi sự, thầy biết con yêu mên Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc, Chúa nói với ông rằng: Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là: Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông: hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tảng đá này Thầy xây Giáo hội của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được.Từ đây, những trang sử vẻ vang của giáo hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.

2. Thánh Phaolô

Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tac-xô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Ga-ma-li-ên ở Giê-ru-sa-lem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô và trên đường Đa-mát truy lùng các Kitô hữu.

Được ơn trở lại trên đường Đa-Mat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công vụ tông đồ kể lại: trên đường Đa-mat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu thì thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: ” Vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18; 2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những”… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Ti-mô-thê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn” vì tôi biết tôi đã tin vào ai …”(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy ” chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9) Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Vì Đức Kitô và vì Tin mừng thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).

3. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.

Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.

Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.

Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời, trở nên nền tảng hiệp nhất. Xin hai vị luôn nâng đỡ Giáo hội hiệp thông.
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 13 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:29 28/06/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 13 thường niên

Mt 8,18-22

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Trong giây phút linh thiêng được kết hợp với Chúa, chúng con xin được tạ ơn và ngợi khen tình thương quan phòng mà Chúa đã dành cho chúng con. Chúa đã cho chúng con luôn được lớn lên trong sự che chở của Chúa. Chúa nuôi dưỡng chúng con bằng ân sủng của Chúa. Chúng con thật an tâm sống trong sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa.

Lạy Chúa, lời Chúa hôm nay mời gọi chúng con hãy trao phó cuộc đời cho Chúa. Bầy cáo có hang để trú ẩn khi gặp hiểm nguy. Chim trời cần tổ để nghỉ ngơi sau những chặng đường dài mệt mỏi, rã cánh. Nhưng là môn đệ thì phải sống thanh thoát khỏi những tiện nghi vật chất. Ngưởi môn đệ còn phải thắng vượt những quyến luyến tình cảm để sống trọn vẹn cho Chúa. Chính Chúa sẽ định liệu những gì cần cho chúng con. Chính Chúa sẽ làm những điều tốt lành nhất cho chúng con, vì chưng chính Chúa đã nói: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa còn những sự khác Người sẽ ban cho sau”.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con xin tín thác toàn thân con cho Chúa. Xin Chúa hãy ở lại với chúng con để nâng đỡ và hướng dẫn chúng con đi trong hồng ân của Chúa. Amen

Thứ ba sau Chua nhật 13 TN

Mt 8,23-27

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Giữa cuôc đời đầy sóng gió nghi nan. Cuộc đời chúng con như chiếc thuyền nan mong manh nhỏ bé, nổi trôi trên giòng đời. Chúa biết chúng con yếu đuối. Chúa biết chúng con khó có thể vượt thắng những cạm bẫy giăng đầy. Xin Chúa hãy nâng đỡ chúng con. Xin giúp chúng con biết nhận ra sự đồng hành của Chúa để chúng con biết bám víu và cậy dựa vào Chúa.

Nhưng Chúa ơi, sóng gió cuộc đời luôn làm cho chúng con sợ hãi. Gian truân triền miên khiến chúng con mệt mỏi. Dòng đời có quá nhiều cám dỗ khiến chúng con sa đi ngã lại trong lầm lỗi. Xin thương tha thứ cho chúng con. Xin nâng đỡ lòng tin còn quá yếu kém của chúng con. Xin ban cho chúng con niềm trông cậy vững vàng, để chúng con dám trao cả vận mạng đời mình vào bàn tay quan phòng của Chúa. Vì có Ngài ở bên, lòng chúng con chẳng nao núng bao giờ.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn bênh đỡ những ai kêu cầu Chúa. Xin hãy nhìn đến phận người chúng con và giờ tay bênh đỡ. Chúng con xin tín thác cuộc đời trong sự quan phòng đầy yêu thương cùa Chúa. Amen.

Thứ Tư sau Chúa nhật 13 thường niên

Mt 8,28-34

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con hân hoan vì Chúa đến viếng thăm linh hồn chúng con. Chúng con cũng xin dâng linh hồn và thân xác chúng con cho Chúa. Xin Chúa hãy thống trị con người chúng con. Xin đừng để những đam mê thấp hèn của ma quỷ thống trị và sai khiến chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa thật tốt lành với chúng con. Chúa luôn chăm sóc từng cuộc đời chúng con. Chúa hằng mong muốn cho chúng con hạnh phúc trong tự do của con cái Thiên Chúa. Nhưng Chúa ơi, vì những đam mê mù quáng, những niềm vui bất chính đã khiến lòng chúng con xa rời Chúa. Chúng con mải chạy theo những thú vui trần thế, đến nỗi đánh mất danh dự, phẩm giá làm người của mình. Đôi khi chúng con không còn nhìn thấy nét đẹp của phẩm giá con người là hình ảnh của Chúa, để chúng con tôn trọng và yêu thương nhau.

Lạy Chúa, xin giải cứu chúng con khỏi những đam mê thấp hèn và phục hồi con người chúng con khỏi những thói hư tật xấu, để nhờ đó chúng con luôn sống trong ân nghĩa với Chúa. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 13 thường niên

Mt 9,1-8

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã từng chúc phúc cho những ai không thấy mà tin. Xin Chúa chúc phúc cho chúng con, vì tin Chúa, chúng con cũng nhận ra Chúa trong Thánh Thể và trong người anh em của chúng con. Xin ban cho chúng con được lớn lên trong đức tin để chúng con đứng vững trước những thử thách gian truân, những cam go của giòng đời. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận thân phận bất toàn của mình để tìm nương tựa vào tình thương của Chúa.

Lạy Chúa, giữa một thế giới đề cao vật chất đã làm cho đức tin của chúng con cũng mang tính thực dụng. Chúng con đến với Chúa để tìm kiếm nhu cầu trần thế hơn là thực tại Nước Trời mai sau. Thánh lễ và kinh nguyện hằng ngày, không còn là nhu cầu mà chỉ là bổn phận. Chúng con thường làm chiếu lệ cho qua. Đôi khi ẩu thả, xem thường. Điều chúng con cần là tiền, là cơm áo, là danh vọng. Chúng con chỉ đến với Chúa để đòi hỏi Chúa đáp ứng cho những nhu cầu chúng con, thay vì chúng con tìm kiếm ý Chúa để thực thi. Xin Chúa tha thứ vì những lầm lẫn của chúng con. Xin canh tân đổi mới cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con tìm được niềm vui được sống trong ân nghĩa với Chúa hơn là những danh lợi thú trần gian.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con và giúp chúng con biết yêu mến Chúa nồng nàn để chúng con luôn trung thành với Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 13 thường niên

Mt 9,9-13

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa đã đến không phải để kêu gọi người công chính mà là kêu gọi kẻ tội lỗi. Giờ đây Chúa cũng đến với chúng con, một con người đầy khiếm khuyết, bất toàn. Chúa vẫn ưu ái dành cho chúng con cuộc viếng thăm đầy thân tình và yêu thương. Xin Chúa hãy biến đổi cuộc đời chúng con như xưa Chúa đã biến đổi cuộc đời Mat-thêu.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thường hà khắc, hẹp hòi với anh em. Chúng con thường kết án anh em mình một cách vô cớ. Chúng con thường nói hành nói xấu anh em. Chúng con là những người mà cha ông bảo rằng: “Chân mình còn lấm bê bê – Lại cầm bó đuốc mà rê chân người”. Xin tha thứ vì những xúc phạm của chúng con đã gây nên đau khổ cho anh em. Xin giúp chúng con biết mặc lấy tâm tình từ bi nhân hậu của Chúa để chúng con hàn gắn những chia rẽ trong gia đình và khu xóm của chúng con.

Lạy chúa, xin ban cho chúng con một quả tim rộng lớn, một tấm lòng quảng đại, để chúng con luôn biết noi gương Chúa, luôn biết tha thứ và cảm thông với những người chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết cùng nhau kiến tạo một xã hội yêu thương và tha thứ thay vì kết án tẩy chay nhau. Xin giúp chúng con đừng bao giờ vì thói ích kỷ, nhỏ nhen mà làm mất bầu khí huynh đệ trong môi trường chúng con sống. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 13 TN

Mt 9,14-17

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thât hạnh phúc vì được đón rước Chúa ngự đến viếng thăm. Chúa là Chúa cả trời đất. Chúa là Đấng tạo thành. Chúa là Chúa, là vua của chúng con. Thế mà Chúa đã phá bỏ mọi ngăn cách để đến với chúng con trong khiêm tốn âm thầm. Với tấm bánh đơn sơ Chúa hòa nhập vào cuộc đời chúng con. Chúa trở nên người bạn luôn ở bên chúng con. Chúa luôn hoà nhập vào cuộc đời chúng con để chia sẻ những thăng trầm của kiếp người chúng con. Chúng con thật hạnh phúc. Chúng con trần ngập niềm vui khi được sống bên Chúa và trong sự chở che đầy yêu thương của Chúa.

Lạy Chúa, lời Chúa là lời chân lý. Chúa có lời ban sự sống đời đời. Xin cho chúng con biết mau mắn tuân theo Lời Chúa. Xin giúp chúng con đừng vì những đam mê mù quáng để rồi ngoảnh mặt làm ngơ trước tiếng nói của Chúa. Xin ban ơn để chúng con thắng vượt những yếu đuối bản thân, biết làm chủ tư tưởng, ước muốn, lời nói, việc làm của mình theo đường lối huấn lệnh của Chúa.

Lạy Chúa, Chúa hằng mong muốn chúng con được sống đời đời. Xin ban cho chúng con một lương tâm ngay thằng để chúng con biết sống đúng với phẩm giá làm người của mình. Xin cho chúng con mau mắn tuân theo lề luật tối thượng của Chúa để tâm hồn chúng con luôn hoan lạc tràn trề trong tiệc cưới Chiên Thiên Chúa mà Chúa đã hứa ban cho những trung tín với Người. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Con mắt đức tin
LM. Anphong Trần Đức Phương
23:46 28/06/2009
CON MẮT ĐỨC TIN

(CHÚA NHẬT XIV, THƯỜNG NIÊN, NĂM B)

Các Bài Đọc trong Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta thấy phải có con mắt Đức Tin mới dễ nhận ra và chấp nhận những con người Chúa sai đến giữa chúng ta. Vì những người Chúa gọi và chọn cũng đều xuất thân từ những gia đình ở giữa chúng ta. Có người xuất thân từ gia đình giầu có, danh giá, trí thức; nhưng nhiều người lại xuất thân từ những gia đình khó nghèo, thuộc tầng lớp bình dân, lao động, nông dân…

Các Tiên Tri Chúa sai đến cũng thường bị nhìn nhận cách sai lầm và thường bị bạc đãi do người ta đánh giá các Ngài theo con mắt người đời hơn là với con mắt Đức Tin nơi Thiên Chúa. Tiên tri Ezekiel trong bài Đọc I hôm nay (Ezekiel 2: 2-5) cũng chỉ là một người tầm thường nhưng đã được “Thánh Thần Chúa thánh hóa và sai đi để can đảm làm nhiệm vụ rất khó khăn, đầy thử thách giữa nghững người có tính kiêu căng, phản nghịch. Vị Tiên Tri đã phải chấp nhận những thái độ chống đối, coi thường; nhưng luôn can đảm thi hành và rao giảng những mệnh lệnh của Chúa cho Dân Chúa; dù đôi khi những mệnh lệnh đó đi ngược với những thói quen, tật xấu của họ.

Trong Bài Đọc II (2 Corintô 12: 7-10), Thánh Phaolô thú nhận Ngài cũng chỉ là con người mang những yếu đuối của con người, nhưng lời Chúa hứa “Ơn Chúa đủ cho con”, đã giúp Ngài can đảm để đến với Dân Chúa và rao giảng, sửa dạy, ban hành những giới răn tình thương của Chúa. Nhiều khi Ngài cũng bị chống đối, dèm pha, nghi kỵ, vì lời khuyên giảng của Ngài đi ngược với sở thích và nếp sống theo thói tục thế gian của họ. Trong mọi hoàn cảnh, Thánh Phaolô luôn cố gắng để sống như một chứng nhân, một ngôn sứ trung thành của Chúa giữa mọi người.

Bài Phúc Âm (Matcô 6:1-6) nói về việc Chúa Giêsu trở về quê hương để giảng dạy. Mặc dù thán phục về những điều Ngài giảng dạy, và ngỡ ngàng trước cách Ngài giảng dạy, nhưng nhiều người vẫn không bỏ được lối đánh giá Ngài theo con mắt trần tục, và coi thường Chúa; vì trước đó, Ngài cũng đã từng sống với họ, cũng “chỉ là một người thợ mộc bình thường, cha mẹ và anh em họ hàng cũng chẳng có gì sáng giá hơn ai; Vì thế, họ coi thường và xúc phạm đến Chúa.” Chính Chúa Giêsu cũng phải “ngạc nhiên về sự cứng lòng tin của họ!” Vì họ thiếu lòng tin, nên Chúa Giêsu đã không làm một phép lạ đặc biệt nào ở chính quê hương của Ngài.

Những con người Chúa chọn và sai đến giữa chúng ta, dù là các Tiên Tri trong Cựu Ước, dù là các Tông Đồ như Phêrô, Phaolô…, các Linh Mục, Tu Sĩ, tất cả đều là những con người. Tất cả vẫn là những con người với những đức tính tốt, và cả những yếu đuối và khuyết điểm. Nhưng Chúa đã chọn và thánh hiến để sai đến giữa chúng ta, chúng ta chỉ có thể nhìn ra và chấp nhận họ với con mắt Đức Tin và lòng khiêm nhường mà thôi.

Hôm nay, chúng ta mừng Lễ Chúa Nhật vào thời gian toàn thể Giáo Hội đang cầu nguyện cách riêng cho các Linh Mục. Trong “Năm Linh Mục” (từ 19/6/2009 đến 19/6/2010), Giáo Hội mời gọi chúng ta nhìn vào gương mẫu Linh Mục rạng ngời của Cha Thánh Gioan Vianney. Xét về gia cảnh, Ngài cũng xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo; chính bản thân Ngài cũng là một người thợ, một người bình dân, trí khôn tầm thường, nhưng Chúa đã chọn và thánh hóa, biến cải Ngài trở nên một Linh Mục tuyệt vời. Trong “Năm Linh Mục”, chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho các Linh Mục đang âm thầm hoạt động khắp nơi trên thế giới để phục vụ Chúa và nhân loại. Xin Chúa ban ơn thánh hóa và gìn giữ các Linh Mục, và những người Chúa sai đến giữa chúng ta, luôn đủ ơn Chúa để sống xứng đáng những chứng nhân của tình thương xót Chúa giữa mọi người, kể cả những người vô thần chống đối Chúa và Giáo Hội Chúa. Xin cho các ngài luôn tin tưởng vào ơn Chúa trợ giúp, vì “Ơn Chúa đủ cho con!”
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám mục kêu gọi việc yểm trợ hoàn vũ cho dự luật thay đổi khí hậu
Bùi Hữu Thư
00:37 28/06/2009

Các Giám mục kêu gọi việc yểm trợ hoàn vũ cho dự luật thay đổi khí hậu



Ghi nhận sự trợ giúp của quốc tế quá ít

Hoa Thịnh Đốn ngày 26, tháng 6, 2009
(Zenit.org).- Các giám mục Hoa Kỳ hoan nghênh vài điều khoản của dự luật thay đổi khí hậu của Hạ Viện, nhưng lưu ý là các biện pháp này không đủ cho việc trợ giúp các quốc gia và dân tộc nghèo nhất trên trái đất.

Trong một lá thư được Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo gửi đi ngày thứ hai, Giám Mục Howard Hubbard ở Albany và ông Ken Hackett nói họ "được phấn khởi về các điều khoản trong dự luật tìm cách bảo vệ người nghèo khó và yếu đuối tại Hoa Kỳ và hải ngoại."

Họ viết, "Tuy nhiên, chúng tôi rất ưu tư về sự tài trợ không đủ để trợ giúp cho các dân tộc và quốc gia nghèo khó nhất trên trái đất qua các nỗ lực quốc tế.”

Giám Mục Hubbard là chủ tịch Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Ông Hackett là chủ tịch của Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo.

Hai vị này coi Đạo Luật Hoa Kỳ về Năng Lượng Trong Sạch và An Ninh năm 2009 (H.R. 2454) là dự luật “khai phá.” Họ nói dự luật “khởi đầu cho một nỗ lực trọng thể và trễ hạn để đối phó vói các thách đố về luân lý và môi sinh, và là biểu hiệu cho một bước đầu quan trọng."

Lá thư bầy tỏ việc yểm trợ khái quát cho ba điều khoản trong dự luật: biện pháp để bảo đảm các gia đình nghèo người Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi một sự gia tăng về giá cả của năng lượng do dự luật gây nên; biện pháp để trợ giúp các cơ quan bất vụ lợi trở nên hữu hiệu hơn về năng lượng; và cơ chế nằm trong dự luật để giúp cho các dân nước trên thế giới.

Tuy nhiên, về điểm sau cùng này, họ cho biết ngân khoản dự trù cho các biện pháp quốc tế không đáp ứng được nhu cầu tiên khởi, và những dự trù gia tăng ngân sách đã được trù liệu quá trễ trong tương lai.

Họ tiếp, “Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo đã đang ghi nhận các hậu quả ghê gớm của sự thay đổi khí hậu cho đời sống của người dân nghèo khó. Các dịch vụ đã giúp cho hơn 100 quốc gia đáp ứng với ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu qua các chương trình y tế, canh nông, nước uống và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp.

Giám Mục Hubbard và ông Hackett viết, “Trong khi dự luật đang được cứu xét, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Quốc Hội và chính phủ để gia tăng ngân khoản đáp ứng quốc tế và làm một bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc cho tạo vật và bảo vệ cho “những người bé mọn nhất.”

Dự luật sẽ được đem ra thảo luận hôm nay tại Hạ Viện. Dù cho có được thông qua ở đây, dự luật có thể gặp khó khăn tại Thượng Viện.
 
ĐGH Bênêđictô XVI: Có thể hợp tác với Việt Nam
Nguyễn Long Thao
02:16 28/06/2009
VATICAN CITY, 27/06/09.- Bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi từ Vatican cho biết trong ngày thứ Bảy 27 tháng 6 năm 2009 Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tuyên bố với các vị Giám Mục Việt Nam rằng giữa Giáo Hội Công Giáo Roma và chính quyền Việt Nam có thể hợp tác cách lành mạnh (healthy collaboration) và Tòa Thánh đang tiến hành công tác tái lập mối liên ngoại giao.

Cộng sản đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican sau khi nắm chính quyền tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1954. Từ đó mối liên hệ giữa chính quyền và cộng đồng 6 triệu người Công Giáo Việt Nam luôn căng thẳng. Chính quyền theo dõi rất sát các hoạt động tôn giáo và nhất quyết đòi hỏi phải được quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự của Tòa Thánh cho Việt Nam.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh bắt đầu được cải thiện vào thời gian mới đây khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Vatican gặp ĐGH vào năm 2007

Ngỏ lời với các vị Giám Mục Việt Nam bằng tiếng Pháp, ĐGH Bênêđictô XVI tuyên bố rằng giáo hội và giáo dân có thể hợp tác một cách trung tín, kiến tạo một nền công lý, một xã hội đoàn kết và công bằng.

Đức Thánh Cha nói thêm: Sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị có thể thực hiện được. Giáo Hội không dùng bất cứ cách nào nhằm thay thế những người có trách nhiệm cai trị mà Giáo Hội chỉ mong muốn trong tinh thần đối thoại, hợp tác và tương kính đứng ra nhận lãnh vai trò chính đáng của mình trong sinh hoạt quốc gia nhằm phục vụ mọi người.

Vào đầu năm nay, một giới chức cao cấp của Tòa Thánh cho biết qua nhũng cuộc đối thoại lâu dài, mối liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam đã có tiến triển.
 
Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Obama sẽ được Đức Thánh Cha tiếp kiến vào 10-07-2009
Peter Nguyễn Minh Trung
08:05 28/06/2009
WASHINGTON D.C - Nhà Trắng vừa xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ được Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến vào ngày 10 tháng 7 năm 2009 tại Vatican.

Tuy chưa chính thức loan báo cuộc gặp gỡ, linh mục Federico Lombardi - giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, nói với Thông tấn xã Italia ANSA rằng ĐTC Benedict XVI sẵn sàng gặp gỡ Tổng thống Hoa kỳ vào buổi chiều 10-07-2009.

Dù hai bên bất đồng với nhau về nhiều quan điểm, tuy nhiên vào tháng 11-2008, ngay sau khi biết tin Obama đắc cử tổng thống Mỹ, ĐTC Benedict XVI đã gọi điện thoại chúc mừng vị tân tổng thống đắc cử lúc đó.

Tổng thống Obama có lập trường ủng hộ phá thai. Việc ông đảo ngược một chính sách của vị tiền nhiệm ông là tổng thống George W. Bush và bãi bỏ lệnh ngăn cấm sử dụng ngân sách liên bang để tài trợ cho các tổ chức phá thai nước ngoài đã bị Tòa Thánh chỉ trích nặng nề. Ðức cha Elio Sgreccia - Nguyên Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Giáo Hoàng về Sự sống đã tuyên bố: "Có nhiều việc tốt có thể làm được, nhưng Barack Obama đã chọn điều xấu nhất" là cho phép giết hại những người vô tội.

Chính Đức Thánh Cha cũng đã tái khẳng định rằng "tất cả mọi người Công giáo, cách riêng là các nhà lập pháp, cần phải bảo vệ sự sống từ lúc được thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên" hồi tháng 02-2009.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, Obama cũng từng đề cao những quyền hợp pháp mới cho những cặp đôi đồng tính.

Ngoài tổng thống Hoa kỳ, dịp tháng 07-2009 này ĐTC cũng sẽ tiếp kiến Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G8 và Thủ tướng Úc Kevin Rudd sau Hội nghị thượng đỉnh G8. Ðược biết Taro Aso là người Công giáo đầu tiên làm thủ tướng Nhật Bản.
 
Giữ ngọn đèn tiếp tục cháy sáng cho các khách hành hương Thánh Phaolô
Bùi Hữu Thư
15:16 28/06/2009

Giữ ngọn đèn tiếp tục cháy sáng cho các khách hành hương Thánh Phaolô



VATICAN ngày 26, tháng 6, 2009
(Zenit.org).- Mặc dầu Năm Thánh Phaolô sẽ chấm dứt cuối tuần này, Tổng Giám Mục Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành nói ngài sẽ để một ngọn đèn cháy và cánh cửa mở để các khách hành hương muốn viếng thăm vị Tông Đồ Dân Ngoại.

Hồng Y Andrea Cordero Lanza di Montezemolo nói như vậy hôm nay trong một buổi họp báo trước ngày bế mạc Năm Thánh Phaolô. Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ bế mạc năm thánh kỷ niệm sinh nhật thứ 2.000 của Thánh Phaolô trong một nghi lễ được tổ chức ngày thứ bẩy tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành

Đức Hồng Y 83 tuổi nói, "Năm Thánh Phalô sắp chấm dứt, nhưng men nồng của các sáng kiến mục vụ, giáo lý, và các biến cố văn hoá sẽ tiếp tục mãi mãi, và phải tìm được nhiều người noi theo tại địa phương cũng như trên khắp lục địa."

Ngài tiếp, "Cánh cửa Phaolô sẽ tiếp tục mở, và ngọn đèn được Đức Thánh Cha thắp lên vào đầu năm Thánh sẽ tiếp tục cháy để nhắc nhớ cho khách hành hương đến từ khắp nẻo đường thế giới về sự phong phú và sâu xa của Lời Chúa do vị Tông Đồ Dân Ngoại chuyển lại cho chúng ta."

Hồng Y Montezemolo cho hay đã có hàng trăm vạn người thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành năm ngoái, và ngày 1 tháng 5 vừa qua, có trên 18.000 người. Ngài tiếp, trong các tuần vừa qua “đã có trên 10.000 người mỗi."

Ngài tiếp, “Khách hành hương có thể thấy ngôi mộ Thánh Phaolô, mà trước đây không thể. Một khung cửa đã được đục ra trên bức tường gạch xây vào thế kỷ thứ 5, bao vây mộ Thánh Phalô chôn bên dưới bàn thờ chính, để cho khách hành hương có thể thấy môt mặt bên của ngôi mộ bằng cẩm thạch chưa hề được mở ra và bên trong chứa di hài của vị Thánh Tông Đồ trong 20 thế kỷ vừa qua. "

Sứ Điệp của Thánh Tông Đồ

Đức Hồng Y nhắc rằng năm thánh không chỉ có nghĩa là đến thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Ngài ghi nhận rằng mục tiêu chính của năm Thánh là “gia tăng kiến thức của mọi người và mời gọi họ suy niệm về sứ điệp vị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại để lại cho chúng ta trong các lá thư của ngài, đôi khi khó hiểu, ít được biết đến hay bị giải thích sai lầm."

Ngài tiếp, “Một mục tiêu khác là tạo nên các chương trình khác nhau về chiều kích đại kết, có nghĩa là cộng tác nhiều hơn với các cộng đồng ngoài Giáo Hội Công Giáo về các dự án cầu nguyện, học hỏi và văn hóa."

Khi suy tư về sinh hoạt năm qua, Hồng Y Montezemolo ghi nhận, "Việc kỷ niệm sinh nhật thứ 2.000 của vị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại được nhận thức và cảm nghiệm như một sự thúc đẩy mới, một lý do mới để hoạt động truyền giáo."

Ngài tiếp, "Điều này cũng được các Giáo Hội Chính Thống và nhiều cộng đồng Kitô khác cảm nhận, và đã trở nên một cam kết chung trên đường tái tạo sự hiệp nhất giữa các kitô hữu."

Nhắc lại các điểm son của Năm Thánh Phaolô, Đức Hồng Y nhăc đến các bài giảng giáo lý của Đức Thánh Cha Benedict XVI về Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, được ngài trình bầy trong các buổi tiếp kiến mỗi Thứ Tư từ ngày 2 tháng 7, 2008 đến ngày 4 tháng 2, 2009.

Ngài nói một cao điểm khác là Thánh Lễ khai mạc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa, được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Ngài ghi nhận là trong buổi hội của các giám mục, Thánh Phaolô được nhắc đến nhiều nhất sau Chúa Giêsu Kitô.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha tiếp kiến chung các Giám Mục Việt Nam
G. Trần Đức Anh OP chuyển ý
04:21 28/06/2009
VATICAN. Sáng hôm 27-6-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến chung 29 GM Việt Nam, và khích lệ các vị quan tâm tới các LM, đẩy mạnh việc đào tạo giáo dân, mục vụ giới trẻ, khuyến khích giáo dân dấn thân xây dựng xã hội.

Lúc 11 giờ sáng, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 bắt đầu tiếp kiến riêng các GM thuộc giáo tỉnh Huế, bắt đầu là Đức TGM Stephano Nguyễn Như Thể, và Đức Cha Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng; kế đến là Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, tân GM Ban Mê Thuột và sau đó là Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, GM giáo phận Đà Nẵng.

Lúc 12 giờ, tại Sảnh đường Công Nghị, trong dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ chung đoàn Giám Mục Việt Nam.

Lời chào của Đức Cha Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn

Mở đầu, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha.

”Sau những gây phút khó quên bên mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô để suy niệm và cầu nguyện, để trở về nguồn cội tâm tình và củng cố đức Tin trong sự hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ, giờ đây chúng con, các GM của 26 giáo phận Việt Nam, quây quần bên Đức Thánh Cha để bày tỏ lòng thần phục kính cẩn và biểu lộ sự hiệp thông phẩm trật với Đức Thánh Cha là Đấng kế vị Thánh Phêrô, bởi lẽ chúng con ý thức rằng Đức Thánh Cha chính là nguyên lý và là nền tảng trường tồn và hữu hình của sự hợp nhất của Giáo Hội hoàn vũ (x GH 23).

”Giáo Hội tại Việt Nam sắp cử hành một Năm Thánh đặc biệt kéo dài từ đại lễ các Thánh Tử vì đạo Việt Nam, ngày 24 tháng 11 năm 2009, đến ngày lễ Hiển Linh năm 2011. Trong năm 2009 này chúng con kỷ niệm 350 năm thành lập hai Địa phận Đại Diện Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong được giao phó cho hai Đức Cha Francois Pallu và Pierre Lambert de la Motte. Rồi ngày 24 tháng 11 năm 2010, sẽ đánh dấu 50 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam bằng Tông Hiến ”Venerabilium Nostrorum” ký ngày 24 tháng 11 năm 1960.

”Việc ôn lại quá khứ lắp đầy vào lòng chúng con tâm tình tri ân đối với Đức Chúa của Lịch Sử và Hiền Thê của Người là Hội Thánh, Hiền Mẫu yêu dấu của chúng con. Nhưng sự nhận thức về ân huệ nguồn cội không cho phép chúng con tự khép kín vào quá khứ hoặc vào bản thân mình, trái lại sự nhận thức đó đưa đẩy chúng con vào những nẻo đường mới mẻ của thời đại hiện tại và tương lai. Thật vậy, khi tưởng nhớ các Tổ Tiên của chúng con trong đức Tin, và các vị Chủ Chăn tận tụy của chúng con, cách riêng rất nhiều những Chứng nhân tử vì đạo trung kiên mà máu đào đổ ra đã làm gia tăng con số các tín hữu và khơi dậy biết bao ơn gọi linh mục và tu sĩ cho đến tận hôm nay, thì chính việc tưởng nhớ đó mời gọi chúng con hãy sống ân huệ đức Tin một cách sâu sắc và tiếp nối sự làm chứng của các ngài cho Phúc Âm giữa lòng thế giới và giữa lòng một xã hội đầy ắp những hứa hẹn cũng như những thách đố.

Hàng Giáo Phẩm địa phương được tạo lập vào một thời điểm mà Việt Nam bị chia cắt trên bình diện chính trị, và điều đó đã kéo theo những hậu quả sâu đậm trong nhiều lãnh vực của xã hội trên Đất Nước chúng con. Phải chờ đến năm 1980, sau khi hai miền Nam, Bắc thống nhất vào năm 1975. Hội Đồng Giám Mục của cả nước Việt Nam mới được khai sinh. Với biến cố lịch sử này, Giáo Hội tại Việt Nam bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử của mình. Giáo Hội tại đây đứng trước một khúc ngoặt mới, đặt ra cho Giáo Hội một đòi hỏi là, hơn bao giờ hết, phải lớn lên trong đức Tin, phải xây dựng chính mình trong đức Mến, và phải dấn thân cách quyết liệt hơn nữa trong công cuộc Phúc Âm hóa thế giới dưới sự thức đẩy của Chúa Thánh Thần, Đấng khơi dậy lòng Cậy Trông. Hiện nay chúng con đang triển khai mọi nỗ lực của chúng con trong không gian được định hình bởi ba chiều kích hướng thần ấy.

Đức Thánh Cha quý mến, chúng con sẽ vô cùng hạnh phúc khi dám mơ đến một ngày nào đó, chúng con được đón tiếp Đức Thánh Cha tại mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng con, để kính mời Đức Thánh Cha đến thăm và chúc lành cho cả ba Giáo Tỉnh của chúng con, cách riêng tại Trung Tâm hành hương Thánh Mẫu La Vang.

Vâng, trọng kính Đức Thánh Cha, chúng con thâm tín rằng Đức Chúa của Lịch Sử và Mẹ Hội Thánh sẽ đồng hành với chúng con trong cuộc lữ hành đức Tin của chúng con, thế nên chúng con lại ra khơi cùng với Đức Thánh Cha là người cầm lái con thuyền của Thánh Phêrô, mắt chúng con luôn hướng về Ngôi Sao Biển lấp lánh ở cuối chân trời và lòng chúng con đầy ắp niềm Hy Vọng mang sức mạnh cứu độ (x. Rm 8,24).

Nhân danh tất cả các giám mục hiện diện nơi đây, con xin cảm tạ Đức Thánh Cha về những lời hướng dẫn mục vụ Đức Thánh Cha sắp ban cho chúng con, và con cũng xin Đức Thánh Cha ban Phép lành Tông Tòa cho chúng con và các Giáo phận của chúng con.

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Trong lời đáp từ, Đức Thánh Cha nhắc đến Năm Linh Mục và khuyến khích các GM đặc biệt quan tâm đến hàng LM, đặc biệt và việc thường huấn cho các vị; ngài nhắc đến vai trò của giáo dân và kêu gọi các GM Việt Nam tăng cường việc huấn luyện về nhiều mặt cho các giáo hữu. Đức Thánh Cha cũng mời gọi các GM chú ý đến việc mục vụ giới trẻ, đặc biệt cần đề ra một nền mục vụ thích hợp cho người trẻ từ miền quê ra thành thị học hành và làm việc. Ngài không quên nói đến quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, khuyến khích các giáo dân dấn thân xây dựng xã hội công bằng tốt đẹp. Sau đây là nguyên văn huấn dụ của Đức Thánh Cha. Ngài nói:

Thưa Đức Hồng Y,

Anh em quí mến trong hàng GM,


Tôi rất vui mừng đón tiếp anh em, các vị Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Cuộc gặp gỡ của chúng ta mặc một ý nghĩa đặc biệt trong những ngày mà toàn thể Giáo Hội mừng lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, và thật là một niềm an ủi lớn đối với tôi vì được biết những mối liên hệ sâu xa về lòng trung thành và yêu mến Giáo Hội mà các tín hữu tại đất nước Anh Em vẫn nuôi dưỡng đối với Giáo Hội và Giáo Hoàng.

Chính nơi mộ hai vị Thủ Lãnh của các Tông Đồ mà Anh Em đến để biểu lộ tình hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô và củng cố tình hiệp nhất vốn luôn phải tồn tại giữa Anh Em và phải tăng trưởng hơn nữa. Tôi cám ơn vị Chủ tịch HĐGM của Anh Em, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, GM Đà Lạt, vì những lời khả ái đã nói với tôi nhân danh Anh Em. Xin cho phép tôi đặc biệt chào các GM được bổ nhiệm từ lần hành hương trước đây của Anh Em viếng Mộ Các Thánh Tông Đồ. Tôi cũng muốn nhớ đến ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, TGM giáo phận Hà Nội trong nhiều năm trời. Cùng với Anh Em, tôi cảm tạ Chúa vì lòng nhiệt thành mục tử Người đã khiêm tốn biểu lộ trong một tình yêu phụ tử sâu xa đối với dân tộc và tình huynh đệ sâu đậm đối với các Linh Mục của Người. Ước gì tấm gương thánh thiện, khiêm tốn, đời sống đơn sơ của các các vị đại mục tử tại đất nước Anh Em là một khích lệ cho Anh Em trong sứ vụ GM phục vụ dân tộc Việt Nam, mà tôi muốn bày tỏ lòng quí mến sâu xa.

Anh em quí mến trong hàng GM, cách đây vài ngày, Năm Linh Mục đã bắt đầu. Năm này sẽ giúp làm nổi bật sự cao cả và vẻ đẹp của sứ vụ Linh Mục. Tôi xin Anh Em vui lòng cám ơn các Linh Mục triều và dòng tại đất nước yêu quí của Anh Em vì cuộc sống thánh hiến của họ cho Chúa và vì những nỗ lực mục vụ nhắm thánh hóa Dân Chúa. Anh Em hãy quan tâm đến các Linh Mục, đầy cảm thông đối với họ và giúp đỡ họ chu toàn việc thường huấn. Để là những người hướng dẫn đích thực và phù hợp với con tim của Thiên Chúa cũng như giáo huấn của Giáo Hội, các Linh Mục phải đào sâu cuộc sống nội tâm và hướng đến sự thánh thiện như Cha sở khiêm hạ của giáo xứ Ars đã chứng tỏ. Ơn gọi Linh Mục và tu sĩ dồi dào, nhất là nơi đời sống thánh hiến của nữ giới, là một hồng ân Chúa ban cho Giáo Hội. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì những đoàn sủng của họ, những đoàn sủng mà Anh Em khuyến khích họ tôn trọng và thăng tiến.

Trong Thư Chung của Anh Em hồi năm ngoái, Anh Em đặc biệt tỏ ra chú ý đến các tín hữu giáo dân bằng cách làm nổi bật vai trò ơn gọi của họ trong lãnh vực gia đình. Điều thật đáng mong ước là mỗi gia đình Công Giáo, khi dạy con cái sống hợp với lương tâm ngay chính, trong sự trung thành và sự thật, trở thành một tổ ấm các giá trị và các đức tính nhân bản, một trường dạy tin yêu đối với Thiên Chúa. Về phần mình, các giáo dân Công Giáo cần chứng tỏ - qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích, - rằng một tín hữu Công Giáo tốt cũng là một công dân tốt. Để được vậy, Anh Em hãy chú ý giúp các giáo dân được huấn luyện tốt, thăng tiến nơi họ đời sống đức tin và trình độ văn hóa, để họ có thể phục vụ hữu hiệu Giáo Hội và xã hội.

Tôi muốn đặc biệt phó thác giới trẻ cho sự ân cần chăm sóc của Anh Em, nhất là giới trẻ ở nông thôn bị lôi kéo về thành thị để học cao hơn và tìm kiếm công ăn việc làm tại đó. Nên phát triển một nền mục vụ thích hợp cho những người trẻ di cư trong nội địa bằng cách củng cố sự cộng tác giữa các giáo phận nguyên quán của người trẻ và các giáo phận tiếp cư, và giúp họ những lời khuyên bảo về luân lý đạo đức và các chỉ dẫn thực hành.

Giáo Hội tại Việt Nam hiện đang chuẩn bị mừng 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Việc cử hành này sẽ được đánh dấu đặc biệt trong Năm Thánh 2010, có thể giúp Giáo Hội hăng say chia sẻ niềm vui đức tin với mọi người Việt Nam bằng cách đổi mới những dấn thân truyền giáo. Nhân dịp này dân Chúa phải được mời gọi cảm tạ vì hồng ân đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Hồng ân này đã được đông đảo các vị tử vì đạo quảng đại đón nhận, sống và làm chứng, các vị muốn công bố sự thật và tính chất đại đồng của niềm tin nơi Thiên Chúa. Theo nghĩa này, chứng tá về Chúa Kitô là một việc phục vụ tột đỉnh mà Giáo Hội có thể dành cho Việt Nam và toàn thể các dân tộc Á châu, vì việc phục vụ này đáp ứng sự tìm kiếm sâu xa đối với sự thật và những giá trị bảo đảm sự phát triển nhân bản toàn toàn (Xc. Giáo Hội tại Á châu). Đứng trước nhiều thách đố mà việc làm chứng tá ấy hiện đang gặp phải, một sự cộng tác chặt chẽ hơn giữa các giáo phận và dòng tu là điều cần thiết, cũng như giữa các dòng với nhau.

Thư Chung của HĐGM Việt Nam công bố năm 1980 nhấn mạnh về ”Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc”. Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô -, Giáo Hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo Hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế.

Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo Hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo Hội không bao giờ có thể chuẩn chước cho mình việc thực thi bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và đàng khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng bác ái của mỗi tín hữu Kitô, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, n.29). Ngoài ra, tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhắm giúp mỗi người tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi.

Thưa Đức Hồng Y, Anh Em quí mến trong hàng GM, khi trở về nước, xin Anh Em chuyển lời chào nồng nhiệt của tôi đến đến các Linh Mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, giáo lý viên và toàn thể các tín hữu, đặc biệt là những người nghèo nhất và những người đang đau khổ về thể lý và tinh thần. Tôi nồng nhiệt khuyến khích họ hãy trung thành với niềm tin đã lãnh nhận từ các Tông Đồ và hãy là những chứng nhân quảng đại của các vị trong những hoàn cảnh nhiều khi khó khăn và chứng tỏ sự cương quyết khiêm tốn mà Tông Huấn ”Giáo Hội tại Á châu” (n.9) đã nhìn nhận như đặc tính của các ngài. Xin Thánh Linh của Chúa là người hướng đạo và là sức mạnh của họ! Trong khi tôi phó thác Anh Em cho sự bảo vệ từ mẫu của Đức Mẹ Lavang và sự chuyển cầu của các thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi thân ái ban Phép lành Tông Tòa cho tất cả Anh Em.
 
Ad Limia 2009: Tâm tình bên mộ thánh Phêrô
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
07:25 28/06/2009
Tâm tình bên mộ thánh Phêrô (Ga 21, 15-19)

Bài giảng của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại mộ Thánh Phêrô, 24-6-2009

Tuy đi viếng mộ thánh Phêrô và đang đứng bên mộ thánh nhân, người đã qua đời cách đây 2000 năm, nhưng tôi không cảm thấy có chút xa cách nào. Vì tôi không có cảm tưởng đứng bên mộ một người đã chết, nhưng đang đứng bên cạnh một người sống động, hiện diện mãnh liệt giữa chúng ta. Tôi cảm thấy ngài thật gần gũi.

Ngài gần gũi vì vẫn hiện diện giữa chúng ta, trong Giáo Hội mà Chúa đã đặt ngài làm nền tảng, một nền tảng vững chắc như lời Chúa hứa (x. Mt 16, 18), dù 2000 năm qua bao thế lực đen tối không ngừng gào thét, rung chuyển để mong phá hủy, nhưng trên nền tảng của ngài, tòa nhà Giáo Hội vẫn luôn đứng vững. Ngài vẫn hiện diện trong Giáo Hội mà chúng ta được hiệp thông, đặc biệt tình hiệp thông càng mãnh liệt hơn trong những ngày này, khi Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện cuộc viếng mộ ngài và gặp gỡ Đấng kế vị của ngài. Ngài vẫn hiện diện trong ngôi nhà thờ dâng kính ngài, ngôi nhà thờ tượng trưng cho tòa nhà Giáo Hội, để đón tiếp chúng ta hôm nay, như xưa ngài đã đón tiếp Chúa Giêsu và đoàn môn đệ đến thăm nhà ngài, một cuộc viếng thăm mà Chúa Giêsu ưu ái dành cho người tông đồ trưởng.

Ngài gần gũi vì hình ảnh sống động về người môn đệ mà ngài để lại cho chúng ta. Một bác ngư phủ đơn sơ chất phác đầy nhiệt tình. Sẵn sàng theo Chúa (x. Mt 4, 18-20). Sẵn sàng phục vụ Chúa (x. Lc 4, 3). Sẵn sàng ra khơi (x. Lc 4, 4-7). Dám đi trên mặt nước (x. Mt 14, 28-29). Mạnh dạn tuyên xưng đức tin (x. Mt 16, 16). Mạnh dạn cam kết không bỏ Thầy (x.Mt 26, 33-35). Mau mắn rút gươm để bảo vệ Thầy (x. Mt 26, 51). Thật là một niềm tin và tình yêu không tính toán.

Ngài còn gần gũi chúng ta hơn nữa trong những yếu đuối của ngài. Người vừa hăng hái xin đi trên mặt nước để đến với Chúa, chỉ vài phút sau đã chìm xuống thảm hại và đã phải lên tiếng cầu cứu Chúa (x. Mt 14, 30). Người vừa tuyên xưng niềm tin và được Chúa khen ngợi, đặt làm đá tảng của Giáo Hội, ngay sau đó đã bị Chúa quở trách vì đem tinh thần của Satan can ngăn Chúa đi chịu nạn (x. Mt 16, 23). Và nhất là người vừa hứa dù mọi người bỏ Thầy con cũng không bỏ Thầy, người vừa mạnh dạn rút gươm một mình chống lại cả một đội quân, ngay sau đó đã hèn nhát chối Thầy trước mặt một tỳ nữ, không chỉ một lần mà đến ba lần (x. Mt 26, 69-75). Biết rõ con người yếu đuối tội lỗi của mình nên suốt đời ngài không ngừng kêu van: Miserere mei! Lạy Chúa, xin thương xót con!

Cảm nghiệm được sự yếu đuối của mình, thánh nhân đồng thời cũng cảm nghiệm được tình yêu thương của Chúa. Chúa yêu thương ngài một cách đặc biệt. Ngay từ ngày đầu tiên Chúa đã đưa mắt nhìn thánh nhân và đặt tên cho ngài (x. Ga 1, 42). Việc chưa từng có tiền lệ và không một tông đồ nào khác được hưởng. Đặt tên cho một người là gì nếu không phải là định hướng cuộc đời, có một chương trình cho người đó và theo dõi chương trình đó với sự quan tâm trìu mến. Đặt tên ngài là Phêrô, Chúa đã có chương trình đặt ngài làm nền tảng Giáo Hội. Nhưng để chuẩn bị, Chúa đã cho ngài trải qua những thất bại để vừa huấn luyện đào tạo ngài, vừa có dịp bày tỏ quyền năng và tình thương của Chúa. Chúa để cho ngài thất bại, suốt đêm không đánh được con cá nào để sáng hôm sau ngài thấy quyền năng phi phàm của Chúa. Chúa để cho ngài chìm xuống mặt nước để ngài có dịp chứng nghiệm đức tin yếu kém của mình và trông cậy vào quyền năng của Chúa. Nhất là Chúa để cho ngài sa ngã, chối Chúa ba lần để ngài càng thấy rõ sự yếu hèn của mình. Và trong lúc ngài sa ngã, Chúa lại một lần nữa đưa mắt nhìn ngài để bày tỏ sự trách móc đồng thời cũng bày tỏ tình yêu thương ngài tha thiết (x. Lc 22, 61). Yêu cả trong những lúc ngài phản bội. Và khi sống lại, Chúa lại nhìn ngài và hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Thật là một cuộc bày tỏ tình thương yêu sâu xa tha thiết. Và đồng thời bày tỏ một sự tín nhiệm không thay đổi khi trao đoàn chiên cho một người đã từng lầm lỗi, đã từng phản bội. Phêrô cảm thấy thế nào trong phút giây cảm động ấy? Chắc chắn Phêrô xúc động tận đáy lòng. Và một lần nữa cảm nhận sự yếu đuối vô cùng của mình và tình yêu thương vô biên của Chúa. Qua cảm nhận đó, Phêrô hiểu rằng Giáo Hội là của Chúa, chính Chúa giữ gìn. Qua cảm nhận đó, Phêrô hiểu rằng đá tảng này chỉ vững mạnh nhờ ơn Chúa. Qua cảm nhận đó, Phêrô càng hiểu rõ hơn ơn gọi là hồng ân và huyền nhiệm. Tất cả đều bởi Chúa.

Đó là điều ta thấy rõ ràng trong cuộc đời thánh Gioan Baotixita mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Cuộc đời của ngài hoàn toàn do Chúa xếp đặt. Từ việc lựa chọn gia đình đến việc báo tin trong cung thánh. Từ việc tượng thai đến việc được tha thứ tội ngay khi còn trong lòng mẹ. Ngay cả tên tuổi và những qui định về đồ ăn thức uống của ngài cũng được Chúa quyết định và hướng dẫn rõ ràng. Mọi người tham dự lễ đặt tên cho ngài đều ngạc nhiên tự hỏi: Rồi đây con trẻ sẽ ra thế nào. Không ai biết trước vì tất cả đều nằm trong thánh ý Thiên Chúa. Từ nay ngài đi đến đâu và nói lời gì cũng đều do Chúa hướng dẫn. Vì ngài chỉ là tiếng, Thiên Chúa mới là Lời. Thiên Chúa là người nói, ngài chỉ là loa đài. Thiên Chúa là tư tưởng chỉ đạo, ngài chỉ là người phát ngôn, là ngôn sứ. Ngài hoàn toàn giống như thánh Phêrô dang tay ra để Chúa thắt lưng và dẫn đến nơi ngài không muốn đến. Suốt đời sống trong hoang địa, ngài có muốn vào cung điện nhà vua đâu. Nhưng Chúa đã dẫn ngài vào cung điện. Một người mặc áo da thú, chân không giầy dép phải vào cung điện xa hoa, gặp vị đế vương ăn mặc gấm vóc lụa là. Ngài có muốn chống đối nhà vua đâu. Ngài đâu có làm chính trị. Ngài đâu có làm cách mạng, đâu có muốn lật đổ ngai vàng nhà vua. Nhưng Chúa muốn ngài bảo vệ giáo lý tinh tuyền của Chúa, nên ngài phải lên tiếng tố cáo tội ác của nhà vua Hêrôđê, phải bảo vệ sự công bằng cho người anh của vua bị ông vua dùng quyền thế chiếm đoạt cả người vợ yêu quí. Ngài đã đến nơi ngài không muốn đến. Chúa đã dẫn đưa ngài đến tù ngục và đến cả cái chết không toàn thây.

Hôm nay bên mộ thánh Phêrô, Chúa Kitô Phục Sinh cũng hỏi chúng ta ta: “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” Lòng yêu mến không phải là cảm tính nhưng phải biểu lộ bằng việc làm. Việc làm đó là phục vụ đoàn chiên của Chúa. Và nếu hôm nay ta hỏi Chúa: “Quo vadis?” - Lạy Chúa, Chúa đi đâu để chúng con đi theo. Chắc chắn Chúa sẽ nói với ta như nói với Phêrô: Con hãy dang tay ra cho người ta thắt lưng và dẫn con đến nơi con không muốn đến. Hãy trở vào thành, đừng trốn chạy. Hãy vào thành để chịu chung số phận với Thầy. Hãy trở vào thành để chịu chung số phận với dân chúng. Hãy trở vào thành để làm chứng cho Thầy.

Lạy thánh Phêrô xin cho chúng con biết noi gương ngài, hiểu biết những yếu đuối của chúng con, hiểu biết tình yêu thương của Chúa, hiểu biết sức mạnh của Chúa để chúng con phó thác, để Chúa thắt lưng và dẫn chúng con đến nơi nào Chúa muốn.

(Nguồn: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=485&CateID=63)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến chung các Giám Mục Việt Nam
VietCatholic Network
07:40 28/06/2009
Sáng thứ Bẩy 27/6/2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã tiếp kiến chung 29 Đức Giám Mục Việt Nam đang trong chương trình ad limina tại Rôma.

Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha nói với các Đức Giám Mục Việt Nam như sau:

Thưa Đức Hồng Y,

Anh em quí mến trong hàng GM,


Tôi rất vui mừng đón tiếp anh em, các vị Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Cuộc gặp gỡ của chúng ta mặc một ý nghĩa đặc biệt trong những ngày mà toàn thể Giáo Hội mừng lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, và thật là một niềm an ủi lớn đối với tôi vì được biết những mối liên hệ sâu xa về lòng trung thành và yêu mến Giáo Hội mà các tín hữu tại đất nước Anh Em vẫn nuôi dưỡng đối với Giáo Hội và Giáo Hoàng.

Chính nơi mộ hai vị Thủ Lãnh của các Tông Đồ mà Anh Em đến để biểu lộ tình hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô và củng cố tình hiệp nhất vốn luôn phải tồn tại giữa Anh Em và phải tăng trưởng hơn nữa. Tôi cám ơn vị Chủ tịch HĐGM của Anh Em, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, GM Đà Lạt, vì những lời khả ái đã nói với tôi nhân danh Anh Em. Xin cho phép tôi đặc biệt chào các GM được bổ nhiệm từ lần hành hương trước đây của Anh Em viếng Mộ Các Thánh Tông Đồ. Tôi cũng muốn nhớ đến ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, TGM giáo phận Hà Nội trong nhiều năm trời. Cùng với Anh Em, tôi cảm tạ Chúa vì lòng nhiệt thành mục tử Người đã khiêm tốn biểu lộ trong một tình yêu phụ tử sâu xa đối với dân tộc và tình huynh đệ sâu đậm đối với các Linh Mục của Người. Ước gì tấm gương thánh thiện, khiêm tốn, đời sống đơn sơ của các các vị đại mục tử tại đất nước Anh Em là một khích lệ cho Anh Em trong sứ vụ GM phục vụ dân tộc Việt Nam, mà tôi muốn bày tỏ lòng quí mến sâu xa.

Anh em quí mến trong hàng GM, cách đây vài ngày, Năm Linh Mục đã bắt đầu. Năm này sẽ giúp làm nổi bật sự cao cả và vẻ đẹp của sứ vụ Linh Mục. Tôi xin Anh Em vui lòng cám ơn các Linh Mục triều và dòng tại đất nước yêu quí của Anh Em vì cuộc sống thánh hiến của họ cho Chúa và vì những nỗ lực mục vụ nhắm thánh hóa Dân Chúa. Anh Em hãy quan tâm đến các Linh Mục, đầy cảm thông đối với họ và giúp đỡ họ chu toàn việc thường huấn. Để là những người hướng dẫn đích thực và phù hợp với con tim của Thiên Chúa cũng như giáo huấn của Giáo Hội, các Linh Mục phải đào sâu cuộc sống nội tâm và hướng đến sự thánh thiện như Cha sở khiêm hạ của giáo xứ Ars đã chứng tỏ. Ơn gọi Linh Mục và tu sĩ dồi dào, nhất là nơi đời sống thánh hiến của nữ giới, là một hồng ân Chúa ban cho Giáo Hội. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì những đoàn sủng của họ, những đoàn sủng mà Anh Em khuyến khích họ tôn trọng và thăng tiến.

Trong Thư Chung của Anh Em hồi năm ngoái, Anh Em đặc biệt tỏ ra chú ý đến các tín hữu giáo dân bằng cách làm nổi bật vai trò ơn gọi của họ trong lãnh vực gia đình. Điều thật đáng mong ước là mỗi gia đình Công Giáo, khi dạy con cái sống hợp với lương tâm ngay chính, trong sự trung thành và sự thật, trở thành một tổ ấm các giá trị và các đức tính nhân bản, một trường dạy tin yêu đối với Thiên Chúa. Về phần mình, các giáo dân Công Giáo cần chứng tỏ - qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích, - rằng một tín hữu Công Giáo tốt cũng là một công dân tốt. Để được vậy, Anh Em hãy chú ý giúp các giáo dân được huấn luyện tốt, thăng tiến nơi họ đời sống đức tin và trình độ văn hóa, để họ có thể phục vụ hữu hiệu Giáo Hội và xã hội.

Tôi muốn đặc biệt phó thác giới trẻ cho sự ân cần chăm sóc của Anh Em, nhất là giới trẻ ở nông thôn bị lôi kéo về thành thị để học cao hơn và tìm kiếm công ăn việc làm tại đó. Nên phát triển một nền mục vụ thích hợp cho những người trẻ di cư trong nội địa bằng cách củng cố sự cộng tác giữa các giáo phận nguyên quán của người trẻ và các giáo phận tiếp cư, và giúp họ những lời khuyên bảo về luân lý đạo đức và các chỉ dẫn thực hành.

Giáo Hội tại Việt Nam hiện đang chuẩn bị mừng 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Việc cử hành này sẽ được đánh dấu đặc biệt trong Năm Thánh 2010, có thể giúp Giáo Hội hăng say chia sẻ niềm vui đức tin với mọi người Việt Nam bằng cách đổi mới những dấn thân truyền giáo. Nhân dịp này dân Chúa phải được mời gọi cảm tạ vì hồng ân đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Hồng ân này đã được đông đảo các vị tử vì đạo quảng đại đón nhận, sống và làm chứng, các vị muốn công bố sự thật và tính chất đại đồng của niềm tin nơi Thiên Chúa. Theo nghĩa này, chứng tá về Chúa Kitô là một việc phục vụ tột đỉnh mà Giáo Hội có thể dành cho Việt Nam và toàn thể các dân tộc Á châu, vì việc phục vụ này đáp ứng sự tìm kiếm sâu xa đối với sự thật và những giá trị bảo đảm sự phát triển nhân bản hoàn toàn. Đứng trước nhiều thách đố mà việc làm chứng tá ấy hiện đang gặp phải, một sự cộng tác chặt chẽ hơn giữa các giáo phận và dòng tu là điều cần thiết, cũng như giữa các dòng với nhau.

Thư Chung của HĐGM Việt Nam công bố năm 1980 nhấn mạnh về ”Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng dân tộc”. Khi đóng góp phần đặc thù của mình - là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô -, Giáo Hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa. Sự tham gia của Giáo Hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ và là một đóng góp quan trọng nhất là trong lúc Việt Nam đang dần dần cởi mở đối với cộng đồng quốc tế.

Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo Hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo Hội không bao giờ có thể chuẩn chước cho mình việc thực thi bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và đàng khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng bác ái của mỗi tín hữu Kitô, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, n.29). Ngoài ra, tôi thấy cần nhấn mạnh rằng các tôn giáo không phải là một nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, vì các tôn giáo nhắm giúp mỗi người tự thánh hóa, và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo mong muốn quảng đại phục vụ tha nhân một cách vô vị lợi.

Thưa Đức Hồng Y, Anh Em quí mến trong hàng GM, khi trở về nước, xin Anh Em chuyển lời chào nồng nhiệt của tôi đến đến các Linh Mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, giáo lý viên và toàn thể các tín hữu, đặc biệt là những người nghèo nhất và những người đang đau khổ về thể lý và tinh thần. Tôi nồng nhiệt khuyến khích họ hãy trung thành với niềm tin đã lãnh nhận từ các Tông Đồ và hãy là những chứng nhân quảng đại của các vị trong những hoàn cảnh nhiều khi khó khăn và chứng tỏ sự cương quyết khiêm tốn mà Tông Huấn ”Giáo Hội tại Á châu” (n.9) đã nhìn nhận như đặc tính của các ngài. Xin Thánh Linh của Chúa là người hướng đạo và là sức mạnh của họ! Trong khi tôi phó thác Anh Em cho sự bảo vệ từ mẫu của Đức Mẹ Lavang và sự chuyển cầu của các thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi thân ái ban Phép lành Tông Tòa cho tất cả Anh Em.

(Bản dịch của cha Giuse Trần Đức Anh. OP)
 
Nhật ký Ad Limina: Đời sống thờ phượng
UB Truyền thông Xã hội / HĐGMVN
07:47 28/06/2009
NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (5)

Thứ năm 25.06.2009: ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG

Hôm nay, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bắt đầu gặp gỡ riêng các giám mục của từng giáo phận. Vì thế, một số giám mục không thể có mặt trong những buổi làm việc với các Bộ.

Bộ Phong thánh

Trước hết, các giám mục Việt Nam đến thăm Bộ Phong thánh. Đức Tổng giám mục Angelo Amato, Bộ trưởng, và Đức Tổng giám mục Michele di Ruberto, Tổng thư ký, cùng với các vị trong Bộ đã niềm nở đón tiếp các giám mục Việt Nam. Đức cha Bộ trưởng xem ra rất quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam, nên ngay trong phần mở đầu, ngài đã nhắc đến những thông tin tích cực về Giáo Hội như việc thành lập HĐGMVN năm 1980, những thành quả của công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam, cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, mối quan hệ tốt đẹp giữa Giáo Hội Công giáo và các tôn giáo khác tại Việt Nam, và sự kiện liên quan trực tiếp đến Bộ Phong Thánh là tiến trình điều tra để phong chân phước cho Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Về phía HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh đã nói lên niềm vui của Giáo Hội Việt Nam khi 117 vị tử đạo tại Việt Nam được Đức Gioan Phaolô II tuyên thánh vào năm 1988, và Dân Chúa tại Việt Nam ước mong việc tuyên thánh cho thầy giảng Anrê Phú Yên cũng như phong chân phước cho Đức Hồng y Phanxicô sẽ được tiến hành sớm. Đồng thời, trong dịp này, HĐGMVN cũng chính thức ngỏ lời với Bộ Phong thánh về việc tiến hành hồ sơ xin tuyên thánh cho Đức Cha Lambert de la Motte và Francois Pallu là hai vị thừa sai đã có công rất lớn đối với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là việc thiết lập dòng Mến Thánh Giá đã đem lại những hoa trái hết sức phong phú cho đời sống Giáo Hội.

Đức Cha Tri Bửu Thiên cũng đề cập đến trường hợp cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, và Bộ tỏ ra sẵn sàng hỗ trợ khi phía Việt Nam xúc tiến hồ sơ. Lắng nghe các giám mục Việt Nam trình bày, Đức cha Bộ trưởng và Đức cha Tổng thư ký đã ân cần trả lời tất cả những đề nghị được nêu. Ngài cũng giới thiệu hai văn bản hướng dẫn để các giám mục có thể dựa vào đó mà làm việc.

Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích

Rời văn phòng của Bộ Phong thánh, đồng hồ đã điểm 11g00, cũng là giờ hẹn làm việc với Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích. Ở đây cũng thế, đích thân Đức Hồng y Antonio Llovera, Bộ trưởng, và Đức TGM Abert Malcolm Don, Tổng thư ký, đã trao đổi với đoàn giám mục Việt Nam về những vấn đề liên quan đến đời sống thờ phượng của Dân Chúa.

Đức Hồng y Bộ trưởng đã gọi Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội tử đạo. Ngài bày tỏ sự thông cảm với những khó khăn mà Giáo Hội phải đối diện và ngài đánh giá cao sự can đảm của các giám mục Việt Nam trong tư cách những mục tử của Dân Chúa.

Ngài cũng cảm ơn Giáo Hội Việt Nam đã cống hiến cho Giáo Hội toàn cầu một con người như Đức Cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận với chứng từ sống động về Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo Hội.

Sau lời mở đầu của Đức cha Bộ trưởng, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã trình bày một số nét chính về đời sống thờ phượng của cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Trước hết, ngài cho biết tại Việt Nam, số tín hữu đi lễ Chúa nhật vẫn ở tỷ lệ rất cao là 85%; thêm vào đó, người tín hữu Việt Nam luôn coi trọng Thánh Lễ và các cử hành bí tích; việc cử hành được thực hiện cách trang nghiêm theo như chỉ dẫn của Giáo Hội.

Điều cần lưu tâm là đối với giới trẻ hiện nay, do sức ép của công việc cũng như học hành và cũng do những yếu tố khác, một số người trẻ đã mất dần thói quen đến với Thánh Lễ và các cử hành bí tích. Đức Cha Tứ cũng trình bày về nỗ lực của Giáo Hội tại Việt Nam trong việc phiên dịch các văn bản phụng vụ sang tiếng địa phương, không chỉ trong tiếng Việt mà cả trong một số ngôn ngữ của các sắc dân thiểu số. Cuối cùng, ngài cũng cho Bộ biết mối quan tâm của Giáo Hội Việt Nam trong việc hội nhập văn hoá cũng như việc đào tạo tu sĩ, chủng sinh, giáo dân về phụng vụ để đời sống thờ phượng của Dân Chúa được đào sâu và thực sự trở thành trung tâm của đời sống đức tin. Tiếp phần trình bày của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà đã chia sẻ với Bộ Phụng tự về nền thánh nhạc Việt Nam. Khởi đi từ nhận xét về âm điệu đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam, Đức cha trình bày sự phong phú của thánh nhạc tại Việt Nam, góp phần tích cực không những vào đời sống cầu nguyện của Dân Chúa, mà còn mang lại nhiều hiệu quả tốt đẹp trong công cuộc truyền giáo.

Đức Hồng y Bộ trưởng cảm ơn HĐGMVN về những nỗ lực đã thực hiện trong lãnh vực phụng tự, kỷ luật bí tích và thánh nhạc. Sau đó, Đức cha Tổng thư ký đã chia sẻ một vài ghi nhận về hội nhập văn hoá và nhấn mạnh đến sự tương tác giữa hai chiều của tiến trình hội nhập: không chỉ là hội nhập Tin Mừng vào văn hoá địa phương mà còn là phúc âm hoá chính nền văn hoá đó. Hai vị cũng chân thành trả lời những vấn nạn mà các giám mục Việt Nam đưa ra. Buổi làm việc kết thúc không phải bằng lời cầu nguyện theo tiếng La tinh như thường lệ, nhưng một bản thánh ca Việt Nam được cất lên, và ca trưởng lại là Đức cha Chủ tịch HĐGMVN.

Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại liên tôn

Tại Văn phòng của Hội đồng Toà thánh về Đối thoại liên tôn, mặc dù đã 12g00 trưa, Đức Hồng y Louis Tauran vẫn nồng hậu đón tiếp đoàn giám mục Việt Nam.

Một lần nữa, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã thay mặt HĐGMVN trình bày đôi nét về việc đối thoại liên tôn tại Việt Nam. Ngài cho biết Việt Nam là đất nước có rất nhiều tôn giáo và Công giáo chỉ là thiểu số chiếm 7% dân số toàn quốc. Tuy HĐGMVN chưa có một Uỷ ban chính thức về công việc này nhưng các giám mục rất quan tâm. Nếu tiến trình đối thoại này phải quan tâm đến nhiều khía cạnh như cuộc sống, bác ái, thần học và kinh nghiệm tâm linh, thì trong thực tế, những công việc bác ái được thực hiện chung là con đường quen thuộc nhất để tạo sự gặp gỡ, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau phục vụ con người.

Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Toà thánh đã lắng nghe và cùng với Đức cha Tổng thư ký, các ngài đóng góp ý kiến đặc biệt về hai điểm. Thứ nhất là để tiến hành đối thoại thực sự, cần giúp cho các tín hữu hiểu rõ và sống đúng với căn tính Kitô giáo của mình, bởi lẽ người ta không thể đối thoại thực sự nếu không biết rõ mình là ai.

Thứ đến, các ngài cũng lập lại mối quan ngại của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về cái gọi là “hoà đồng tôn giáo” và chủ thuyết chiết trung; đó không phải là đối thoại thực sự nhưng chỉ là sự chắp vá và không đem lại kết quả như Giáo Hội mong muốn.

Cũng muốn ghi nhận ở đây là trong số các viên chức của Hội đồng này có mặt để tiếp đoàn giám mục Việt Nam, có hai linh mục thư ký, một là người Thái Lan, một là người Indonesia. Sự hiện diện của hai linh mục gốc Á châu có lẽ cũng cho thấy đối thoại liên tôn là vấn đề lớn của Giáo Hội tại Á châu, vốn là cái nôi của nhiều truyền thống tôn giáo cổ kính và lâu đời trên thế giới. Như thế, Giáo Hội Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến lãnh vực này trong tương lai.

Đã 13g30. Một ngày làm việc khá nặng nhưng rất bổ ích và chan chứa tình hiệp thông. Giáo Hội là hiệp thông, không chỉ như một ý niệm trừu tượng nhưng được thể hiện qua gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi, học hỏi và bổ túc cho nhau. Chuyến đi vốn quen gọi là Ad Limina của các giám mục thực sự là điều cần thiết trong đời sống Giáo Hội.
 
Lễ thánh Phêrô và Phaolô - Bổn mạng giáo xứ Bình Chính, Ninh Thuận
Phóng viên Bình Chính
15:37 28/06/2009
LỄ THÁNH PHÊRÔ và PHAOLÔ – BỔN MẠNG GIÁO XỨ BÌNH CHÍNH

Theo truyền thống tốt đẹp hằng năm và lời mời gọi của Cha Quản Xứ Giuse, khi tiếng chuông chiều nhà thờ ngân vang báo hiệu vào lúc 17giờ30 (ngày 27 tháng 6), đông đảo bà con giáo dân Giáo Xứ BÌNH CHÍNH, với trang phục chỉnh tề, đã tề tựu về Nhà Thờ, để tham dự Thánh Lễ vọng Lễ Thánh Phêrô - Phaolô, và tham dự giờ rước kiệu Thánh Quan Thầy của Giáo Xứ - Thánh Phêrô Tông Đồ.

Để có được giờ phút rước kiệu long trọng và dâng Thánh Lễ sốt sắng, Cha Quản xứ đã không ngừng tha thiết mời gọi và nhắc nhở con chiên trong Giáo Xứ chuẩn bị tâm hồn để Mừng Lễ Bổn Mạng. Vì thế, một tuần trước đó, Cha Sở và Cha khách không ai khác hơn là Cha Giuse Nguyễn Thường cũng là con cái của Giáo Xứ về nghỉ hè, tạo điều kiện để cho bà con Giáo Dân dễ dàng gặp gỡ và xưng tội. Nhưng, ngay buổi chiều thứ bảy vào lúc 15giờ00 sắp đến giờ Lễ và rước kiệu. Vì đoàn chiên, ngài vẫn tiếp tục ngồi toà giải tội để phục vụ những anh chị em vì kế sinh nhai phải tha phương cầu thực giờ đây mới trở về tham dự Lễ Bổn Mạng Giáo Xứ, ngài vẫn vui vẻ tiếp đón.

Cuộc rước kiệu Thánh Quan Thầy Giáo Xứ – Thánh Phêrô bắt đầu vào lúc 18 giờ, đã diễn ra hết sức trật tự và trang nghiêm. Khởi đầu Thánh Lễ, Cha quản xứ đã niệm hương Mình Thánh Chúa, rồi ngài niệm hương Thánh Quan Thầy Giáo Xứ – Thánh Phêrô một cách long trọng. Thánh lễ diễn ra rất trang nghiêm và sốt sắng và kết thúc vào 19giờ30. Mặc dầu không ai bảo ai, nhưng bà con giáo dân lấy làm cảm kích và phần khởi vì đây là ngày Lễ Bổn Mạng Giáo xứ – Bổn Mạng của từng người đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bình Chính thân thương, được sự cầu bầu chở che của Thánh Phêrô trong suốt mọi chặng đường của Giáo Xứ.

Vào lúc 4 giờ sáng Chúa Nhật XIII thường niên, ngày 28 tháng 6 năm 2009 lễ trọng Mừng Lễ Thánh Phêrô - Phaolô, tiếng chuông thánh đường trầm bổng vang lên và cùng với những khúc ca tạ ơn được phát thanh từ máy hát vang vọng, đánh thức mọi người trong vùng, trong đó có cả bà con giáo dân Giáo Xứ. Tất cả các đèn điện cũng như các cánh cửa nhà thờ đều được bật sáng và rộng mở, để chào mời mọi người đến tham dự Thánh Lễ Quan Thầy của Giáo Xứ.

Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Giáo Xứ diễn ra thật long trọng và trang nghiêm với lời mở đầu của Cha quản xứ Giuse Chúc Mừng Lễ Quan Thầy Đức Cha Chính Phaolô yêu quý, mừng Bổn Mạng Giáo Xứ, mừng bổn mạng những ai mang thánh hiệu Thánh Phêrô và Phaolô. Ngài cũng không quên nhắc nhở mọi người cầu nguyện cho Đức Cha cố Phêrô Nguyễn Văn Nho và quý ân nhân của Giáo Xứ. Cuối thánh lễ, ngài đã kêu mời mọi người hãy thật lòng thống hối ăn năn và quyết tâm xa lánh tội lỗi, và với điều kiện đã xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng được lãnh ơn toàn xá từ đôi bàn tay thánh thiện của Cha Chủ tế Giuse nhân ngày kết thúc Năm Thánh Phaolô.

Sau thánh lễ, theo truyền thống và tập tục tốt đẹp hằng năm của Giáo Xứ, cũng như sự nhắc nhở của Cha Quản Xứ Giuse, đoàn kiệu Thánh Phêrô – Quan Thầy của Giáo xứ, lại từ từ tiến ra bờ biển trước Thánh Đường. Nơi đây, Cha Quản Xứ đã dâng lời nguyện cầu mùa và làm phép ghe, thuyền của bà con đã được xếp thành hàng trên mặt biển cạnh bờ kè, Cha Quản Xứ xuống ghe cùng với Tượng Thánh Phêrô, Ngài đến từng chiếc ghe của Giáo Dân trong và ngoài Giáo Xứ để làm phép. Khi đã xong nghi thức tại bờ biển, Cha Giuse đã ban phép lành và giải tán mọi người ra về. Trước khi giải tán ra về để điểm tâm sáng, Cha Quản Xứ nhắc nhở mọi người đúng 9giờ00, tất cả bà con tụ tập trước bải biển để cổ vũ cho cuộc thi đua ghe, đua lắc thuyền thúng và kéo co ngay trên bải biển. Đúng 9 giờ00 mọi người từ những cụ già đến những em bé đã tụ tập đông đảo với niềm hân hoan trong ngày Lễ Bổn Mạng. Chính niềm hân hoan đó, đã làm tăng thêm sức mạnh cho những vận động viên đua thuyền nghiệp dư của Giáo Xứ, ngay cả một việt kiều sau nhiều năm xa quê hương, nhưng hôm nay về thăm quê đúng vào dịp Bổn Mạng, Anh cũng tham gia trong cuộc đua thuyền. Sau hồi trống khai mạc, mọi người vổ tay reo hò khi ba chiếc thuyền đua đã bắt đầu vào cuộc, hết đua thuyền lại đến đua lắc thuyền thúng và đợt thi cuối cùng là kéo co, tiếng hò la của mọi người làm vang dội cả bờ biển” Cố lên, cố lên….”.

Thế rồi, cuộc vui cũng kết thúc và cùng với những phần thưởng được trao cho các giải, mặc dù phần thưởng chẳng là bao, nhưng mọi người cãm nhận một điều là: Tất cả đều là Hồng Ân mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo Xứ Bình Chính từ xưa cho đến nay và đặc biệt trong ngày Mừng Lễ Bổn Mạng hôm nay Lễ Thánh Phêrô Tông Đồ Quan Thầy Giáo Xứ. Mọi người ra về trong sự vui vẻ với niềm hân hoan và an bình và thầm ước mong một điều gì đó lớn hơn trong năm sau.. .
 
Dòng Thánh Tâm Huế có tân Tổng Phụ Trách và Ban Quản Trị
Nguyên Vũ
16:34 28/06/2009
MỪNG TÂN TỔNG PHỤ TRÁCH VÀ BAN QUẢN TRỊ DÒNG THÁNH TÂM

HUẾ, Việt Nam – Khí hậu Miền Bắc và Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng gay gắt, tại Tu Viện Thánh Tâm Huế nhỏ bé, các tu sĩ và tu sinh hớn hở vui mừng về kết quả bầu cử Bề Trên và Ban Quản Trị Hội Dòng.

Như bản tin số 1 đã đưa, vị tân Tổng Phụ Trách của Dòng Thánh Tâm là Cha Antôn Huỳnh Đầy, nguyên Bề trên Tu Viện Thánh Tâm Thị Nghè, Sài Gòn. Ngài là bạn đồng môn với vị tiền nhiệm Simon Trương Quỳnh.

Cha Antôn sinh ngày 14 tháng 07 năm 1953, tại giáo xứ Dương Sơn, Huế. Ngài là người đã trải qua giai đoạn gian lao trong đời thường lẫn đời tu, bởi những biến chuyễn của hoàn cảnh đất nước suốt những tháng năm chiến tranh cũng như sau ngày thống nhất. Từ đó, ngài luôn tâm niệm và truyền thụ cho các thế hệ đàn em rằng: “sau cơn mưa, trời sẽ rạng”.

Cha Antôn Huỳnh Đầy
Vị Tổng Phụ Trách mới không chỉ đơn sơ, giản dị và chất phác như một bác nông dân xứ Huế, mà còn là một người dễ đồng cảm với những người nghèo, cũng như với tất cả mọi thành phần trong Hội Dòng. Ngài được các thế hệ đàn em và nhiều giáo dân thuộc các giáo xứ mà ngài đến dâng lễ ví như “sứ giả tình yêu” của Thiên Chúa, bởi trong các bài giảng lễ, mặc dù không trau chuốt về văn chương, nhưng người ta nghe bài giảng nào của ngài cũng lặp đi lặp lại điệp từ “tình yêu” và “yêu thương” hàng chục và hàng trăm lần.

Có thể nhận định thêm rằng, ngài là mẫu người phóng khoáng, linh hoạt, nhạy bén và thân thiện cả trong gặp gỡ và cư xử, cũng như trong lối sống và cách điều hành công việc. Ngài luôn cập nhật những vấn đề mới phát sinh trong xã hội và Giáo Hội, đồng thời mạnh dạn tìm cách nắm bắt và thích nghi cho chính mình và cho thế hệ trẻ, nhưng luôn tuân thủ theo nguyên tắc của luật yêu thương và chuẩn mực đạo đức. Ngài nghe nhìn và học hỏi kinh nghiệm trong cũng như ngoài nước; có nhiều sáng kiến và đi tiên phong trong nhiều công việc mới lạ và táo bạo, cho dù khó khăn đến nỗi ai cũng đành bó tay. Những điều đó khiến cho ngài hay bị hiểu lầm, những dự tính và công việc ít được ủng hộ cho đến khi thành công. Tuy nhiên, đối với ngài, được người ta ủng hộ 50% là thành công rồi.

Ai có thể ngờ rằng, chỉ trong 2 năm, Cha Huỳnh Đầy đã thay đổi nhiều mặt tại Tu viện Thánh Tâm Thị Nghè, Sài Gòn?! Ai có thể tin được, ngài xin phép Đức Hồng Y, liên hệ với các giáo xứ ở Sài Gòn rồi mặc áo dòng đứng ở cửa cuối nhà thờ, tay cầm giỏ xin tiền về để xây dựng nhà ở cho các tu sĩ trẻ Dòng Thánh Tâm vào học Triết và Thần tại Sài Gòn?!

Biết bao công việc đầy quyết đoán cho tương lai Hội Dòng và lợi ích cho anh em, ngài đã và đang thực hiện đều mang lại thiện ích chung nhưng với cung cách rất âm thầm. Ngài rất ít khi nói về những thành quả mình làm.

Hết mình trong công tác mục vụ tông đồ, đó là điều mà người ta nhận định về Tu sĩ Linh mục Antôn Huỳnh Đầy. Đi dâng lễ ở bất cứ giáo xứ nào khi Cha xứ có nhu cầu, ngài đều sẵn sàng ban các phép Bí Tích cho thụ nhân, dẫu đêm hay ngày, mưa hay nắng, xa hay gần. Nghe kể rằng, ngài bị kẻ xấu đến lừa chở đi ban Bí Tích xức dầu cho bệnh nhân vào ban đêm, khi đến khúc vắng, kẻ xấu trấn lột tiền và tài sản của ngài, may thay, ngài không có tiền cũng chẳng có tài sản gì đáng giá trên mình ngoài những đồ thánh của một linh mục đi ban Bí Tích xức dầu, rồi kẻ xấu bỏ ngài về bộ.

Tất cả những điều giản đơn đó nơi Cha Huỳnh Đầy, khiến cho nhiều người mến phục, và đã giúp đỡ cộng tác trong mọi lãnh vực, nhất là lãnh vực đào tạo ơn gọi và mở rộng xây dựng các cộng đoàn của Dòng. Giờ đây, ngài phải lãnh nhận một trách vụ lớn lao là điều hành cả Hội Dòng trong giai đoạn mới đầy khó khăn và thử thách đang chờ đợi phía trước.

Sau khi đã bầu chọn xong Tân Tổng Phụ Trách, Tổng Tu Nghị tiếp tục làm việc với việc bầu chọn một Ban Quản Trị gồm 1 Phó Bề trên và 3 Cố vấn, để cộng tác với Vị Tổng Phụ Trách trong việc điều hành và quản trị Hội Dòng. Kết quả là chiều Thứ Ba, ngày 23/06/2009, các Nghị Viên đã chọn ra 4 thành viên ưu tú sau đây:

1- Tu sĩ Linh mục Êmilianô Đỗ Minh Liên giữ chức vụ Tổng cố vấn thứ I, phụ trách công tác Tuyển mộ và Huấn luyện, kiêm Phó Bề trên Dòng. Ngài nguyên là Chánh xứ Bến Ngự, do Dòng Thánh Tâm đảm trách.

2- Tu sĩ Linh mục Đaminh Phạm Văn Dũng được chọn làm Tổng Cố vấn thứ II, Phụ trách công tác Mục vụ và Tông đồ. Ngài đang là Cha Giám tập, phụ trách đồng hành các Tập sinh của Hội Dòng.

3- Tu sĩ Tôma Aquinô Nguyễn Hữu An Quỳnh, giữ chức làm Tổng Cố vấn thứ III, phụ trách Tổng thư Ký của Hội Dòng.

4- Tu sĩ Linh mục Phêrô Nguyễn Thái Vạn, được chọn làm Tổng cố vấn IV, đảm trách công tác Tổng Quản Lý. Ngài đang phụ trách giáo xứ Tiên Chu (tỉnh Hưng Yên), thuộc Giáo phận Thái Bình.

Anh em tay bắt mặt mừng thể hiện sự đồng thuận và tùng phục, đồng thời cầu chúc cho nhau chu toàn nhiệm vụ mà Chúa đã trao phó. Nhiều anh em nhận định về Ban Quản Trị mới, rằng “không có sự hoàn hảo nào hơn.” Họ thỏa mãn và thầm tri ân Thiên Chúa, và hy vọng về những canh tân và thích nghi phù hợp với thánh ý Thiên Chúa, với đặc sủng của Đấng Sáng Lập, và thích ứng với hoàn cảnh mới của thế giới, của đất nước cũng như của Giáo Hội Việt Nam trong sứ mạng “Hãy đi rao giảng”, đúng như khẩu hiệu của Hội Dòng.
 
Thánh lễ ra mắt tân Hội Đồng Mục Vụ cộng đoàn Việt Nam tại TGP Sydney nhiệm kỳ 2009-20012
Hoàng Việt Nam & Diệp Hải Dung
16:58 28/06/2009
Thánh Lễ Ra Mắt Tân Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney nhiệm kỳ 2009-2012

Sáng thứ Bảy 27/06/2009 các anh chị em Tân và Cựu trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến nhà thờ St. Luke Revesby tham dự Thánh lễ ra mắt Tân Hội Đồng Mục Vụ gồm Ban Thường Vụ, Trưởng Ban các Giáo Đoàn và Trưởng Ban Ngành, Đoàn Thể, Phong Trào trong Cộng Đồng.

Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ, Thầy Phó Tế Đặng Đình Nên phụ giúp Lễ. Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn nêu nên một ý tưởng về Chúa Ba Ngôi: Ban Tuyên Úy, Hội Đồng Mục Vụ và Giáo Dân tuy 3 nhưng chỉ là một, cùng nhau liên kết hợp tác chặt chẽ để xây dựng phát triển Cộng Đồng. Đặc biệt nhất là các anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ cần nên phát huy những tài năng giúp cho Giáo Đoàn, Đoàn Thể nói riêng và Cộng Đồng nói chung để luôn được thăng tiến trong Giáo Hội.

Sau khi chấm dứt bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng đọc danh sách Tân Ban Thường Vụ, Tân Trưởng Ban Mục Vụ các Giáo Đoàn và các Trưởng Ban Ngành, Phong Trào, Đoàn Thể đã được đắc cử trong nhiệm kỳ 2009 – 2012 qua những kỳ bầu cử tại các Giáo Đoàn. Mọi người lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và quỳ giơ tay tuyên thệ đảm nhận chức vụ mới của nhiệm kỳ 2009 – 2012.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Tân Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ đã tín nhiệm giao phó trọng trách lãnh đạo Cộng Đồng trong nhiệm kỳ mới 2009 – 2012. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng ngỏ lời chúc mừng các anh chị em Tân Hội Đồng Mục Vụ và Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan bên sân trường nhà thờ.

Ngoài ra trong Thánh lễ chiều Thứ Bảy cùng ngày, vào lúc 5 giờ Tân Ban Thường Vụ đã đến Giáo đoàn Fairfiled ra mắt với Tân Ban Mục Vụ của Giáo Đoàn Fairfield và 7 giờ 30 tối đến ra mắt với Tân Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Marrickville. Ngày Chúa Nhật 28/06/2009 ra mắt với Tân Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby 11 giờ, ra mắt với Tân Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabramatta 4 giờ, và Tân Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba 6 giờ chiều. Chúa Nhật 5/07/2009 sẽ mắt tại các Giáo Đoàn Miller, Mt. Pritchard và Bankstown. Ngày thứ Hai 13/07/2007 Ban Thường Vụ sẽ mắt với Ban Mục Vụ Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney.
 
Trại hè thiếu nhi xứ Bắc Hải, Hố Nai, GP Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
17:31 28/06/2009
TRẠI HÈ ĐOÀN THIẾU NHI BẮC HẢI HẠT HỐ NAI, GP. XUÂN LỘC

Vào lúc 9 giờ Sáng Chúa nhật 28.6.2009 tại khuôn viên nhà thờ xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo Phận Xuân Lộc. Cùng với niềm vui của thiếu nhi các xứ đạo trong vùng Hố Nai, đoàn thiếu nhi xứ Bắc Hải đã tổ chức ngày trại, nhằm giúp các em thoải mái vui chơi trong ngày hè, làm quen tinh thần đồng đội, rèn luyện tính năng động, chịu khó chịu khổ, giầu lòng nhân ái, biết chia sẻ tình hiệp nhất yêu thương mọi người.

Khai mạc ngày trại có sự hiện diện của Cha chánh xứ Bắc Hải Đaminh Bùi Văn Án, Cha phó xứ Đaminh Trần Mạnh Duyên, quý chức Ban hành giáo trong xứ.

Trong lời Huấn dụ, Cha chánh xứ Ngài nói rất vui khi thấy các em tập trung về đông đủ, hưởng ứng ngày trại, nhìn các em lớp khai tâm hồn nhiên, tung tăng rộn ràng bên các anh các chị, Ngài chúc các em có ngày trại thật vui tươi hữu ích. Sau lời chúc là tiếng vỗ tay của các em vang dội tràn đầy sức sống.

Kế đến Cha phó cử hành nghi thức hát kinh khai mạc ngày hè, tiếp theo là các anh chị giáo lý viên hướng dẫn các em chia thành nhiều nhóm để bước vào ngày trại.

Ông Toma Lưu Đức Thuần, trưởng đoàn Thiếu Nhi cho biết: “ Sở dĩ có được một đoàn Thiếu nhi mạnh, trước hết là có sự ân cần quan tâm của Cha xứ và Cha phó, đoàn sinh hoạt nề nếp, tổ chức, có sự cộng tác nhiệt tình của bốn Ban Điều Hành, hơn 120 giáo lý viên, Ban Quản Trị Đoàn làm việc kế hoạch cụ thể dầy dạn kinh nghiệm điều hành và quản lý “.

Hơn 1600 em thiếu nhi trong xứ thuộc bốn lớp: Khai tâm, đến bàn tiệc thánh, lớn lên trong Chúa Thánh Thần, và lớp sống đạo rất vui tươi với những trò chơi như “ Xác ướp Ai Cập “ “ Thời Trang tóc thế kỷ mới “ “ 2 trong 1 “ “ Đua thuyền “ “ Nhẩy bao bố “ “ Đi trên sọ dừa “. .v.v.v.. vang dội những tiếng hò hét cổ động, những tràng cười thoải mái.

Và hôm nay bầu trời vùng Hố Nai đã ưu ái dành cho các em thiếu nhi, mây bay che nắng, đầu giờ chiều có mưa chút ít, khiến cho không khí mát mẻ, các em thỏa sức vui chơi trong khuôn viên sạch sẽ của Thánh Đường và nhà xứ Bắc Hải.

“ Những năm 90 hoàn cảnh không mấy thuận lợi, lúc ấy không nơi nào giám nhận, nhưng chính ở Bắc Hải là cái nôi cưu mang cho tập trung sinh hoạt Ban Huấn giáo của Giáo Phận. “ đó lời Cha Tổng Đại Diện Vincete Đặng Văn Tú nhân ngày Ngài về chủ sự lễ thêm sức 04 tháng 6 vừa qua.



 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mọi người hãy sám hối!
Ls Lê Trần Luật
21:44 28/06/2009
Sám hối là việc thực hành mà mọi người thuộc mọi tôn giáo vẫn hay làm như một lời mời gọi. Người Công Giáo thường thực hiện nghi thức sám hối trước khi bước vào những buổi phụng vụ quan trọng. Theo đó, người Công giáo được mời gọi nhìn lại chính mình trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Người Công Giáo đặt mình trước Chúa, cầu xin Chúa thanh tẩy, để được xứng đáng đến với Chúa (trích từ Radio Vatican). Lời mời gọi ấy đã trở nên rõ ràng và khẩn thiết không riêng gì đối với người Công Giáo mà còn đối với tất cả chúng ta trong lúc này. Một trong những thiếu sót lớn là từ bao năm nay đa số chúng ta đã bàng quan, thờ ơ với bất công và nỗi đau của dân tộc. Hoặc có quan tâm thì cũng dừng lại ở mức độ tìm hiểu.

Hằng năm chúng ta hay chứng kiến sự bất thường của dòng chảy sông Mê Kông. Đến hẹn lại lên, lũ tràn về Miền Tây. Lũ cướp đi sinh mạng của hàng chục người, thậm chí hàng trăm người. Lũ rút, bỏ lại nhiều mảnh đời bơ vơ không nơi nương tựa. Trẻ em bỏ học, càng lúc càng nhiều, trẻ em bán vé số càng lúc càng gia tăng. Phụ nữ bán mình nơi đất khách để tìm kế sinh nhai. Người ta bảo: đó là do thiên tai và hậu quả của nó để lại.

Hằng năm, sau đợt khô hạn, bão tố lại kéo về cày nát Miền Trung. Bão tàn phá nhiều làng mạc, rồi lại cướp đi nhiều sinh linh. Có khi thật oái ăm vì người ta dự báo bão về phía Bắc, ngư dân lánh bão vào phía Nam và tất cả làm mồi cho cá. Người ta bảo do dự báo thời tiết không được chính xác.

Tôi thì không nghĩ vậy! Tôi thì nghĩ người ta vô trách nhiệm !

Hằng ngày hằng giờ, người ta vẫn thường lạnh lùng thông báo trên phương tiện truyền thông: “tháng này có khoảng hơn 4000 người chết vì tai nạn giao thông”.

Sinh mạng con người Việt Nam rẻ rúng quá phải không. Tại sao đều là con cái của Chúa mà sinh mạng con người Việt Nam lại bị xem như rác rưởi vậy?

Không những bàng quan với sinh mạng của người Việt mà chúng ta còn bàng quan với nỗi nhục của dân tộc.

Chúng ta từng tự hào có lịch sử 1000 năm chống giặc phương Bắc. Nhiều binh hùng tướng mạnh của Trung Quốc đã phải bỏ mạng tại đất nước này, nhưng giờ đây họ lại ngang nhiên xem mảnh đất này như quê cha đất tổ của họ. Họ cho xây dựng thành phố trên đảo của chúng ta, đưa dân của họ đến sinh sống. Họ cấm người dân Việt Nam không được đánh bắt cá ở vùng biển của người Việt. Trên Tây Nguyên, họ vô tư đưa công nhân Trung Quốc sang làm việc. Cao hứng, họ còn đánh những người dân của Việt Nam mà bây giờ chúng ta mới dám mở miệng. Họ mạnh dạn tuyên bố việc bổ nhiệm huyện trưởng huyện đảo của Việt Nam là phạm pháp. Nhục ơi là nhục! Thế mà trong nước, những người lên tiếng để bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa thì bị cầm tù. Những người yêu cầu bãi bỏ dự án Bauxite được xem là chống đối lại chủ trương lớn của Đảng.

Không những bàng quan với sinh mạng người Việt, nỗi nhục của dân tộc mà chúng ta cũng bàng quan với nhiều nỗi thống khổ của người Việt Nam.

Đi tới đâu trên đất nước này cũng tìm thấy người dân khiếu nại, khiếu kiện vì mất đất. Nhiều người cả đời chỉ làm mỗi một việc là đòi lại đất. Họ khiếu kiện, chán chê mê mãi ở địa phương không ai giải quyết, họ bồng bế, dắt dìu nhau đến những thành phố lớn để hy vọng tìm thấy ánh sáng, công lý từ Trung Ương. Lúc đầu thì họ là những người xa lạ. Lâu dần, để chống lại sự sợ hãi, họ tập trung thành “bầy đàn”. Họ ngủ lang thang trên các đường phố, đêm đêm họ chấp tay lạy tám phương bốn hướng với chút hy vọng tìm lại sự thật. Mà nào có được yên thân, họ luôn luôn trong trạng thái thấp thỏm, đề phòng chiến dịch truy quét, vì “người ta” không thích tập trung đông người. Đói rách, họ tìm đến các Nhà Thờ, Nhà Chùa đề xin nương tựa rồi lại tiếp tục tìm công lý... trong vô vọng.

Còn biết bao nhiêu oan trái trên đất nước này mà chúng ta đã thờ ơ... im lặng.

Một xã hội im lặng đến khó hiểu, ngột ngạt khó thở, chúng ta như người bị bóp mồm bóp miệng không nói được!

Với toàn bộ ý nghĩa, sám hối là hành động trong sáng và cao cả. Chúng ta sám hối để có dịp tự nhận thấy những thiếu sót của mình. Chúng ta dũng cảm nhận thấy mình đã bàng quan với bất công và nỗi đau của dân tộc. Trong sám hối, tôi tin rằng mỗi người chúng ta sẽ tự tìm thấy hướng đi đồng hành cùng với khát khao của dân tộc...

Sài Gòn, ngày 28-06-2009
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phỏng vấn Tiến Sĩ Joseph Parkinson về Đạo Đức Sinh Học tại Úc Phần I
Minh Khôi
04:18 28/06/2009


Hồng Nhung: Thưa Cha, chúng con đại diện cho thông tấn xã Vietcatholic, cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và các cộng đoàn Công Giáo trên toàn thế giới. Chúng con hiểu rằng Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học tiến hành những cuộc nghiên cứu, thảo luận, xuất bản và giáo dục để đề cao phẩm giá con người trong lãnh vực chăm sóc y tế và khoa học đời sống dựa trên giáo lý Giáo Hội Công Giáo. Xin cha cho biết chi tiết về những hoạt động của trung tâm này?

Fr. Parkinson: Trung tâm Đạo Đức Sinh Học Goody này được thành lập tại Perth, là nơi cung cấp thông tin cho các cơ quan chăm sóc y tế tại Tây Úc. Tiểu bang này có 5 bệnh viện Công Giáo và họ phải đối phó với những vấn đề cần có chuyên viên tư vấn về đạo đức theo quan điểm Công Giáo. Cơ quan của chúng tôi cũng được thiết lập để góp ý cho các giám mục, các linh mục, hệ thống giáo dục và cho bất cứ ai muốn bàn thảo về vấn đề đạo đức đặc biệt trong lãnh vực y tế.

Vì thế người ta có thể điện thoại, gửi điện thư hoặc đi ngang ghé qua để bày tỏ tâm sự riêng hoặc chuyện gia đình trong thời gian nằm viện, hoặc khi họ đang đợi một tiến trình y tế nào đó và thắc mắc không biết lập trường của Giáo Hội thế nào. Bởi vậy, chúng tôi chỉ là cái tai không chuyên về y tế và hy vọng chúng tôi có thể hé mở chút ánh sáng cho họ theo quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề họ quan tâm. Chúng tôi cũng bàn thảo với chính quyền Tây úc qua bộ Y tế và các ủy ban, chúng tôi cũng tham gia vào dịch vụ đạo đức lâm sàng cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh. Rất thường khi các bác sĩ phải đối diện với những vấn đề nan giải về đạo đức cần phải cân nhắc.

Chúng tôi có thể đóng góp vào những vấn đề như thế trên những kinh nghiệm dựa không chỉ thuần tuý trên truyền thống Công Giáo mà còn trên truyền thống triết lý đạo đức. Ngày hôm nay tôi đã dành thời gian cả ngày nói chuyện với các thầy cô giáo. Một phần công việc của chúng tôi là phục vụ cho giáo viên và hiệu trưởng trong việc hình thành tay nghề của họ. Chúng tôi cũng cố gắng hỗ trợ một hiệp hội địa phương gồm các bác sĩ và y tá mặc dù họ hoạt động độc lâp với chúng tôi. Chúng tôi cũng giáo dục cho người lớn, nói chuyện trong các giáo xứ về những vấn đề đạo đức, và chúng tôi có một trang mạng hiện vẫn đang cố gắng gầy dựng với ước vọng trang mạng này sẽ là điểm gặp gỡ cho những ai muốn tìm kiếm thông tin của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này.

Hồng Nhung: Thưa cha, Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo quan hệ như thế nào với Đức Giám Mục bản quyền đang coi sóc giáo phận, với Bộ Giáo Lý Đức Tin, với Giáo Hoàng Học Viện vì Sự Sống, với Ủy Ban Giáo Hoàng Đặc Trách các nhân viên chăm sóc y tế tại Vatican, và với những nhà làm luật tại quốc nội?

Fr. Parkinson: Trung tâm chúng tôi do Đức Giám Mục tiền nhiệm của Perth, là Đức Tổng Giám Mục William Foley thành lập và hiện nay cũng được ĐTGM Barry James Hickey của Perth nhiệt tình nâng đỡ. Thật sự nghĩa vụ chính của chúng tôi là cung cấp tư vấn hoặc bình luận về những vấn đề mà giám mục nhờ chúng tôi và đôi khi chúng tôi đi nước trước trong việc bình luận về những vấn đề chúng tôi thấy trước được để giám mục có thể chuẩn bị tinh thần trước. Bởi vậy làm việc với giám mục địa phương cởi mở lắm. Chúng tôi không có quan hệ trực tiếp với Roma, với các văn phòng Trung Ương Tòa Thánh hoặc các Ủy Ban hoặc một bộ nào của Tòa Thánh, dĩ nhiên chúng tôi có nhận văn kiện của các cơ quan này và tìm cách để mọi người có thể tiếp cận được dễ dàng và đôi khi cố gắng chuyển nội dung các văn kiện này sang ngôn ngữ dễ hiểu hơn. Chúng tôi nhận được những ấn bản thông tin của một số bộ nhưng thật sự không có mối liên lạc chính thức nào. Mối liên hệ của chúng tôi với những nhà làm luật địa phương khá tốt đẹp, tại Tây Úc, chúng ta có con số chính trị gia Công Giáo và Kitô-giáo tương đối khá lớn, một số không Kitô-giáo là những người rất ủng hộ cho những nguyên tắc mà chúng ta quảng bá. Và chúng tôi rất vui được làm việc với họ để giúp họ hiểu rõ môt số vấn đề phức tạp mà họ thuờng không có thời giờ để nghiên cứu đầy đủ. Và trong 15 hoặc 20 năm qua, chúng tôi đã có thể đóng góp qua việc bàn cãi công cộng về chính sách chăm sóc y tế và các chính sách khác của tiểu bang. Quả là mối liên hệ tốt đẹp. Tôi nghĩ đôi khi có lẽ các chính trị gia tỏ ra rất tiêu cực và chống đối lại nền văn hóa sự sống. (Nhưng) kinh nghiệm riêng cho tôi thấy môt số khá đông trong nhóm này rất nghiêng về bên mình.

Hồng Nhung: Thưa cha có phải là mỗi địa phận có một Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học riêng không? Nếu vậy thì họ hợp tác với nhau thế nào?

Fr. Parkinson: Không phải mỗi địa phận có riêng một TTĐĐSH, giáo hội Úc được tổ chức theo quy tắc giáo tỉnh và hiện có 5 giáo tỉnh tại nước Úc. Nhưng có tới khoảng 30 địa phận, và trong giáo tỉnh này chúng ta có 4 địa phận. Vì thế chúng ta có nhiều tiềm lực từ đây. Các trung tâm này ở tại Brisbane, Sydney, Melbourne, Adelaide, and Perth. Chúng tôi không kết giao chính thức nhưng thỉnh thoảng có nói chuyện với nhau theo tính cách cá nhân tuy rằng không có tổ chức chính thức. Chúng tôi có liên lạc với nhau trong các buổi hội thảo, và dĩ nhiên, điện thư làm công việc của chúng tôi dễ dàng hơn nhiều. Có sự liên kết giữa các chuyên viên ĐĐSH Công Giáo, nhưng đó là với tính cách cá nhân chứ không trên cơ sở các tổ chức. Nhưng nói chung, chúng tôi hợp tác khá vui vẻ với nhau, những giám mục Công Giáo Úc dĩ nhiên có ủy ban riêng của họ về đạo đức và luân lý và họ mời bất cứ ai trong chúng tôi hợp tác với họ, họ thường làm vậy nhưng chủ yếu với các cơ sở bên miền đông nước Úc, vì thế trung tâm chúng tôi không liên quan nhiều đến họ.
 
Phỏng vấn Tiến Sĩ Joseph Parkinson về Đạo Đức Sinh Học tại Úc Phần II
Minh Khôi
10:04 28/06/2009
Hồng Nhung: Xin Cha tóm tắt sơ lược cho chúng con biết về tình trạng đạo đức hiện tại ở Úc liên quan tới phá thai, an tử, trợ tử, và nghiên cứu tế bào gốc?

Cha Parkinson: Chắc chắn tôi có thể tóm tắt sơ lược cho quý vị. Phá thai được hợp pháp hóa ở mọi nơi trên đất Úc, theo như tôi biết thì được phép phá cho tới khi thai được khoảng 20 tuần lễ. Có sự khác biệt giữa tiểu bang này và tiểu bang kia, nhưng nói chung thì hầu như ở đâu cũng thế thôi. Và tình trạng như vậy chắc chắn đã có trong 20 hoặc 30 năm qua, bây giờ đôi khi cũng có những mưu toan để nới lỏng luật phá thai hơn nữa. Theo đúng luật thì một phụ nữ chỉ có thể phá thai vì lý do sức khỏe, nhưng chúng ta biết đâu phải luôn luôn là như vậy. Và rồi đôi khi có những cố gắng xiết chặt luật lệ cho khó khăn hơn, chuyện này hiếm có nhưng thỉnh thoảng chúng tôi cũng đạt được, nhiều chính trị gia có thiện ý nỗ lực làm điều đó và chúng tôi cố gắng hỗ trợ họ. Gần đây tại Victoria, chính phủ mới thông qua luật bãi bỏ quyền theo lương tâm của mình mà phản đối của các bác sĩ. Vì thế tại Victoria nếu một người muốn phá thai thì bác sĩ có bổn phận cung cấp và giúp họ đạt được điều đó. Và đây là điều chúng tôi kịch liệt phản đối bởi vì trong khi chúng tôi cố gắng tôn trọng lương tâm của người ta thì chúng tôi cũng nghĩ rằng người ta phải nên kính trọng lương tâm của các bác sĩ nữa.

Liên quan tới an tử, ngoại trừ một thời gian thật ngắn tại Lãnh Thổ phía Bắc, an tử chưa bao giờ được coi là một hành động hợp pháp trên quốc gia này. Với an tử, chúng ta có ý nói việc chủ tâm lấy đi mạng sống mình bằng một hành động hoặc một thiếu sót cố tình làm giảm bớt nỗi đau. Tuy nhiên, tại Tasmania có một điều luật hiện đang được bàn cãi và tại Tây Úc có một Dân Biểu đang sửa soạn một dự luật để xin được an tử. Chúng tôi đã tranh đấu chống lại điều này trong quá khứ, chúng tôi đã đưa ra lập luận tại sao không nên cho phép an tử và chúng tôi sẽ còn tiếp tục tranh đấu nữa. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải đấu tranh liên tục và cứ mỗi vài năm chúng ta sẽ lại phải đương đầu với nó nữa. Tôi sợ rằng tới một lúc nào đó, họ sẽ thông qua một đạo luật và tới giai đoạn đó chúng ta sẽ có những vấn nạn lớn với các bệnh viện. Tôi thì mong rằng thời gian đó vẫn còn xa.

Tại Úc nghiên cứu tế bào gốc hiện đang ở trạng thái ngã ba đường đáng lưu ý. Ở Tây Úc trong lãnh vực này ít có gì xảy ra trong việc nghiên cứu tế bào gốc. Phần lớn xảy ra tại miền Đông, Brisbane, Melbourne và một vài nơi ở Adelaide. Vấn đề chúng ta hiện gặp phải, trong việc nghiên cứu tế bào gốc không phải với chính việc nghiên cứu đó mà thực ra là vấn đề các phôi thai bị tiêu diệt cho mục đích nghiên cứu này. Nếu có thể thực hiện việc nghiên cứu này mà không phải tiêu hủy phôi thai thì chúng tôi thấy không thành vấn đề. Tại Tây Úc, mới một hoặc hai năm trước đây thôi, Quốc Hội từ chối không cho phép tạo phôi thai cho mục đích nghiên cứu. Chúng ta là tiểu bang đầu tiên làm việc này. Điều này làm chúng ta tách ra khỏi các phần còn lại của quốc gia nhưng rất nhiều người trong chúng ta rất hãnh diện về sự kiện là hiện tại đây, ít nhất là vậy, chúng ta có cơ quan lập pháp để sẵn sàng đứng lên tranh đấu cho phẩm giá cuộc sống con người.

Và dĩ nhiên là tất cả những điều này, dù sao chăng nữa có lẽ sẽ không hợp lý gì nữa cả vì những sự tiến bộ được thành hình nhờ vào những tế bào chiết xuất thuần tuý từ các tế bào protein. Đó là tế bào da bình thường mà người ta có thể tái xử lý như tế bào gốc. Đó là một tiến bộ tuyệt vời và chúng ta hy vọng rằng sẽ có nhiều nhà nghiên cứu khác nữa sẽ dùng phương pháp đó và như thế áp lực phải có tế bào gốc sẽ giảm đi. Và trong nhiều cách, những gì xảy ra tại Úc phản ảnh những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ, tại Liên Hiệp Anh và những nơi khác trong thế giới tây phương. Bởi thế, đúng là luôn có những điều mới mẻ.

Hồng Nhung: Một tranh luận thường thấy để bài bác giáo huấn chống an tử và trợ tử của Giáo Hội là “tại sao tôi phải đau đớn rồi chết, thay vì tôi có thể chọn cái chết thanh thản dễ chịu hơn?”

Một ít người, ngay cả người Công Giáo cũng mang ấn tượng rằng Giáo Hội dường như tán dương sự đau khổ. Vậy cha đáp lại điều đó thế nào?

Cha Joseph Parkinson:

Đầu tiên tôi sẽ đưa ra một vài điểm. Với hệ thống y tế của chúng ta hiện nay, tiến trình hấp hối thường không nhất thiết là đi kèm với những đau đớn. Phần lớn các trường hợp đau đớn đều có thể kềm chế được, nếu không làm cho hết hẳn thì cũng kiểm soát được tới mức đáng kể. Có thể có những cái đau khôn xiết rất khó kềm chế, nhưng thường đó là khi cận kề cái chết, thường vào những ngày cuối hoặc những giờ cuối đời. Lẽ dĩ nhiên chúng ta đề cập tới sự đau khổ chứ không chỉ đau nhức mà thôi. Sự đau khổ không phải chỉ cho thân xác mà còn về mặt tâm lý và có thể về tinh thần nữa. Có những khía cạnh khác của đau khổ không hẳn có thể kềm chế được, dù sao thì chắc chắn không kềm chế được bằng dược phẩm.

Giáo Hội tin rằng đau khổ có thể đem lại sự cứu độ nếu người đó kết hợp những đau khổ của chính họ với những đau khổ của Chúa Kitô. Như vậy có nghĩa là người đó lựa chọn một cách có ý thức cái đau khổ của riêng mình và hiệp nhất với những đau khổ của Thiên Chúa chúng ta. Và dĩ nhiên là với ý thức rõ rệt về sự sống lại, tin tưởng rằng sự đau khổ không phải là điểm kết thúc mà còn có cái gì ngoại thường và tuyệt diệu sau đó nữa. Bởi thế chúng ta chắc chắn giữ niềm tin đó làm phần hiểu biết quý giá của mình về đau khổ. Nhưng đây là sự chọn lựa của từng cá nhân. Đây không phải là điều Giáo Hội nói mọi người là phải chịu đựng. Giáo Hội chúng ta dấn thân đề cao sự chăm sóc y tế để tối thiểu hóa đau đớn, làm giảm đau bằng thuốc trấn thống, bằng y dược, qua tư vấn, qua tất cả những cách thức khác để đạt được điều này. Ngay cả khi dược phẩm có lẽ làm cho môt người bất tỉnh khi cần thiết thì chúng tôi cũng không phản đối gì. Vậy có nghĩa là không hẳn người ta cần phải chết trong đau đớn. Nếu người ta không chọn cái đau, nếu người ta muốn kềm chế hoặc ngăn chận cái đau thì vẫn có thể được.

Câu hỏi của chị, tôi nghĩ, là về an tử, “Tại sao tôi không thể xin một mũi thuốc chích cho tôi chết đi?” Đây có thể là điều tranh cãi; tôi cho rằng đây là điều những người vận động tranh thủ tại nghị viện muốn đạt được. Thật sự ra, trong hồ sơ công khai họ nói rằng họ thật sự muốn được quyền chọn khi chết, thời điểm chết và cách chết, ngay cả chọn không đau đớn. Khi một người đơn thuần chán sống, thì, “đây là giờ kết liễu cuộc đời, nên tôi kết thúc nó”. Nhưng điều quan trọng nên nhận thức rõ là để làm được điều đó, người ta cần người khác giúp, như bác sĩ hoặc y tá chẳng hạn, thường an tử có nghĩa là tự tử do bác sĩ giúp.

Có những vấn đề trọng đại liên quan đến việc đó. Tôi có quyền đòi hỏi ngườI khác giết tôi không? Tôi có thể yêu cầu anh làm điều đó không? Tôi có thể đặt anh dưới áp lực đó không? Có thể nào tôi kỳ vọng giới y khoa thay đổi những gì từ trước tới giờ vẫn là động lực của họ hay không? Đó là động lực của họ trong cả hàng trăm năm, cả ngàn năm cũng có. Yêu cầu giới y khoa thay đổi điều đó bây giờ chỉ vì có một số người muốn kết thúc cuộc đời theo ý riêng họ chọn. Không cần biết chúng ta nói tới Thụy Điển hoặc Thụy Sĩ hoặc Bỉ hoặc tiểu bang Oregon ở Hoa Kỳ, chưa nơi nào chấp nhận luật cho phép an tử như thể luật đó chi phối ngành nghề này. Trong tất cả những cơ quan lập pháp đó, có quá nhiều chứng cớ lạm dụng luật, khi người ta đang bị an tử mà không được hỏi trước. Các bác sĩ đã không đáp ứng theo những đòi hỏi tất yếu của luật. Không nơi nào có thể kiểm soát được điều đó, bởi thế, tôi cảm thấy rằng, trong khi tôi có thể hiểu được là người ta muốn có quyền chết vào thời điểm họ chọn, nhưng tôi không biết có ai có quyền đòi hỏi hoặc yêu cầu người khác giúp làm điều đó hay không. Tôi biết không thể nào kiểm soát được một khi luật này được chấp thuận.

Hồng Nhung: Tại ViệtNam, chúng con có những chương trình để giúp đỡ những bệnh nhân SIDA và con cái họ, để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và dưỡng lão cho người nghèo, và dịch vụ trợ y cho những ai đau đớn. Chúng con hiểu rằng chúng con không thể đơn thuần tranh cãi chống an tử và trợ tử. Để lập trường của chúng con thật sự đáng tin chúng con phải bênh vực người đau yếu, người sắp chết và những người sợ phải chịu đựng. Có điều gì khác cha có thể đề nghị thêm không?

Cha Joseph Parkinson:

Tôi hiểu và hoàn toàn đồng ý với chị. Đứng trên vai trò Giáo Hội, chúng ta không thể nào chỉ luôn luôn loan tin tiêu cực. Chúa Giêsu đã không luôn luôn chỉ nói với dân chúng những điều họ không được làm. Ngài ở đó để ban sức mạnh cho họ để họ nên như những gì Chúa gọi và ôm ấp họ để họ sống theo ý Ngài. Vì thế, chắc chắn là tới lúc chúng ta cần phải dốc tâm lực vào điều chúng ta tin và dấn thân theo những sáng kiến nào hỗ trợ người sắp chết để giảm bớt sự đau đớn, để chăm sóc, an ủi và tìm các phương pháp chữa trị, cho chứng bệnh HIV vân vân.

Đây là một thách đố cho toàn thể Giáo Hội, không phải chỉ cho các giám mục mà cũng là trách nhiệm chung cho toàn giáo dân. Và dĩ nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, các giám mục chỉ có thể thực hiện những gì giáo dân cho phép các ngài làm. Tôi hoàn toàn đồng ý với đường hướng câu hỏi của chị. Chúng ta cần làm nhiều hơn là chỉ luôn luôn nói “không”, chúng ta phải quảng bá phẩm chất đời sống bằng những phương cách tích cực, trong bất cứ cách nào chúng ta có thể làm để gầy dựng cái mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đã gọi là ‘văn hóa sự sống’. Đó là cả một không gian, một đặc tính có liên quan đến tất cả mọi người bất kể nơi họ đang sống, họ từ đâu tới hoặc đi đâu. Làm sao chúng ta làm thế được? Bằng cách là từng người trong chúng ta đầu tiên cần thực thi trong đời sống riêng mỗi cá nhân, và rồi như cùng trong một giáo hội chúng ta cũng cần phải quyết tâm thực hiện điều này (bằng) cách chăm sóc y tế và rất nhiều cách khác nữa.

Hồng Nhung: Ba năm trước, chúng con đã công bố bài thuyết giảng của cha, một bài nói rất hùng hồn, trong buổi ra mắt cuốn sách mang tựa đề “Advancing the Culture of Death: Euthanasia And Physician-Assisted Suicide” do người đồng hương của chúng ta là Cha Phero Tran Manh Hung biên soạn. Cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt và sau đó cho xuất bản. Nó đã đóng góp rất nhiều vào cuộc nghiên cứu triết lý liên quan đến những tranh luận về đạo đức đưa đến do những tiến bộ về sinh học và y khoa. Chúng con vui vì nghe rằng Cha Phero Hung đã đang làm việc tại đây với cha trong thời gian khá lâu. Xin cha trình bày cho chúng con về tác phẩm này và tác giả đã đóng góp thế nào cho nền Đạo Đức Sinh Học tại nước Úc?

Cha Joseph Parkinson:

Có lẽ phải cần cả một thời gian dài để diễn tả cho hết. Cuốn sách của cha Hùng là một trong những tác phẩm biện hộ minh bạch và dầy công nghiên cứu nhất của quan điểm Công Giáo về an tử và trợ tử. Tôi rất vui sướng được giúp ra mắt cuốn sách bởi vì chúng ta cần có tư tưởng trong sáng, chúng ta cần những người sẵn sàng phát biểu tư tưởng của họ cách rõ ràng như cha Hùng trình bày trong tác phẩm này. Và chúng ta cần những người sẵn sàng diễn thuyết cho các nhóm, kể chuyện khi đối diện với họ. Cha Hùng vẫn đang làm điều này là diễn thuyết cho các nhóm và cho các nơi khác nhau trong thành phố và trong tiểu bang này. Tác phẩm này thu hút độc giả khắp nước Úc. Nó đã tới tay các chính trị gia, những nhà làm luật, tới các bệnh viện. Nó có mặt trong các thư viện trên toàn quốc gia này. Và tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục là lời chứng thật sự quan trọng của quan điểm Giáo Hội về vấn đề này. Nhưng công việc của cha Hùng không chỉ giới hạn ở đây, cha còn tham gia vào việc giáo dục tráng niên và giáo chức trong lãnh vực phục vụ, và cha du hành tới các nơi khác nhau trong tiểu bang để nói chuyện với các nhóm Công Giáo khác nhau. Cha tiếp tục nghiên cứu ở đây và tôi biết cha vẫn đang có những ấn bản Việt Ngữ và tôi rất vui để cha tiếp tục nới rộng vấn đề này bởi vì Giáo Hội chúng ta tại Perth được hưởng lợi ích lớn lao từ những người dân gốc Việt tại Perth và đặc biệt từ con số linh mục đến với chúng tôi từ nhóm dân gốc Việt này. Vì vậy tôi nghĩ có lúc chúng tôi có thể trả ơn, đáp nghĩa lại bằng cách hỗ trợ cho Giáo Hội bên Việt Nam. Tôi coi đó là nghĩa vụ của chúng tôi nơi đây. Tôi biết cha Hùng sẽ đi dạy học tại New Zealand và tôi vui sướng được giúp cha chuẩn bị công tác đó. Cha đã đang làm nhhững việc lớn lao và đây là tất cả những việc cha làm thêm ngoài công việc chính của cha trong đan viện ở North Perth. Bởi vậy chúng tôi rất hài lòng về việc cha Hùng đang làm với chúng tôi và hy vọng cha sẽ còn ở với chúng tôi trong thời gian lâu hơn nữa.

Hồng Nhung: Thưa cha Parkinson, xin cám ơn cha đã dành thời giờ cho chúng con và giúp đỡ nâng cao nhận thức của quý khán thính giả của chúng con về vấn nạn liên quan đến phá thai, an tử và trợ tử.