Ngày 28-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời Thánh Phêrô
Sa Mạc Hồng
07:06 28/06/2008
Lời Thánh Phêrô

Thầy ơi! Thầy đã về Trời!
Còn con ở lại với đời truân chuyên
Tháng ngày ấp ủ đàn chiên
Con hằng ghi nhớ vẫn luôn nguyện cầu
Giữa đời mòn mỏi lo âu
Bao nhiêu khốn khó con sầu bấy nhiêu
Đàn chiên rẽ lối cũng nhiều
Lớp đi lạc bước, lớp theo sói rừng
Lớp buồn cuộc sống, dửng dưng
Bỏ bê kinh nguyện dở dang giữa đường
Bao người lữ thứ hành hương
Tìm về quê thật ngỡ ngàng bể dâu
Nước trời hạnh phúc nhiệm mầu
Ai nào có thấy, tìm đâu bây giờ?
Thầy ơi! Con nhớ ngày xưa
Vườn Dầu đêm vắng canh khuya với Thầy
Lưỡi gươm ngày ấy trên tay
Hung hăng con chém bay tai một người
Nhớ Thầy con nhớ một đời
Xỏ gươm vào vỏ với lời Thầy khuyên
“Dùng gươm sẽ chết vì gươm!”(Mt26:52)
Bây giờ bao kẻ lạc đường hành hương
Vẫn dùng đao kiếm cung tên
Chặn đường trấn áp đoàn chiên của Thầy
Thầy ơi hòn đá còn đây!
Còn nguyên Hội Thánh của Thầy từ xưa
Ngàn năm cho đến bây giờ
Con tin Thầy vẫn hộ phù cho con
Đoàn chiên an mạnh xác hồn
Lòng con vui sướng ngập tràn niềm vui!
 
Hai Vì Sao Sáng
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
07:08 28/06/2008
HAI VÌ SAO SÁNG

Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ

Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô: Hai vì sao sáng chói,lấp lánh trên bầu trời,ngời sáng đêm trường,rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng,ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng.

Phêrô, Phaolô hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại.
Hai Thánh Tông đồ là hai con người xuất thân khác nhau,tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin,cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo hội.

Còn nhớ hôm nào người ba lần chối Giêsu.Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm thù.Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài: chối Thầy,bắt Thầy.Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt.Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối,hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới.

Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi.Gồm lại những sôi nổi,ta có thể chia đời ông ra làm hai: cuộc đời phần một,từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy;phần hai,từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma.

Trong cuộc đời phần một của ông, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa, Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72)

Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô,ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này: Là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất.

* Mắng lần đầu tiên: Quân yếu tin ( Mt 14,31)
* Lần thứ hai: Ngu tối ( Mt 15,16)
* Lần thứ ba: Satan ( Mc 8,33)

Khi Chúa bị bắt,kết án,Phêrô đã chối Thầy 3 lần.Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ,tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình,ông oà khóc nức nơ như một đứa bé với dòng lệ sám hối.Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh,giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất.Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng,có nuối tiếc đi tìm lý tưởng.Đời ông có tự tin gặp vấp ngã,có phấn đấu gặp thất bại.Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần 1 của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành.

Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan(Ga 21,2-3).Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria,rồi đưa đời ông từ đếm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời.
Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi 7 anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì.Đức Giêsu Phục sinh đến với họ ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng phục sinh đã hỏi Ông: Phêrô, con có yêu mến thầy không ? Phêrô đáp: Thưa Thầy, Thầy biềt rõ mọi sự,thầy biết con yêu mên Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc, Chúa nói với ông rằng: Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là: Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào. Thế rồi Chúa bảo ông: hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này,Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tảng đá này Thầy xây Giáo hội của Thầy,cửa hoả ngục sẽ không thắng được. Từ đây, những trang sử vẻ vang của giáo hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.

Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tac-xô,là người Do thái, trí thức,thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái - Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Ga-ma-li-ên ở Giê-ru-sa-lem.Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa,tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô và trên đường Đa-mát truy lùng các Kitô hữu.

Được ơn trở lại trên đường Đa-Mat,Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô, Tông Đồ dân ngoại.Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca.

Sách Công vụ tông đồ kể lại: trên đường Đa-mat,Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu thì thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông.Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi,Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi,chỉ có Chúa Kitô là đáng kể.

Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài,tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi,sự công chính do luật Mô-sê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất,sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: ” vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu " (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11).Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô.Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo,lấy việc lao động mà đổi miếng ăn,không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18; 2Cor11,8-10),sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô.Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những”… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi. Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27).Phaolô ra vào tù như đi chợ,có lần Ngài viết từ ngục thất cho Ti-mô-thê,người môn đệ, có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn vì tôi biết tôi đã tin vào ai …(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” ( 2Tìm 2,9).Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy ” chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9)

Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14).Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20).
Vì Đức Kitô và vì Tin mừng thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng.Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).

Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ,hai cột trụ giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô,cùng chung một niềm tin vảo Chúa Kitô,chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma.Cùng chia sẽ một niềm tin,cùng thi hành một sứ mạng,Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích,một vinh quang đội triều thiên khải hoàn.Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người.Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô,hai vị Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời cho tất cả chúng ta.
 
Con là Phêrô!
Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
07:36 28/06/2008
Bài chú giải Tin Mừng Lễ Thánh Phêrô và Phaolô của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap

VATICAN CITY, ngày 27 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org).- Bài Tin Mừng hôm nay là Tin Mừng mà trong đó Thánh Phêrô được Chúa trao cho chìa khóa. Truyền thống Công Giáo luôn luôn dùng Tin Mừng này làm nền tảng cho quyền bính của Đức Giáo Hoàng trên toàn thể Hội Thánh.

Một số người có thể phản đối là không có gì ở đây nói về chức vụ Giáo Hoàng. Các thần học gia Công Giáo trả lởi cách dưới đây. Nếu Chúa gọi Thánh Phêrô là “nền tảng” hay “đá” của Hội Thánh, thì Hội Thánh chỉ có thể tồn tại nếu nền tảng của nó còn tồn tại.

Thật là không thể tưởng tượng được rằng một đặc quyền mà Chúa ban một cách long trọng như thế -- “Thầy ban cho con chìa khóa Nước Trời” --- chỉ nói về 20 đến 30 năm đầu của đời sống Hội Thánh, và sẽ không còn hiệu lực khi vị tông đồ mãn phần. Như vậy vai trò của Thánh Phêrô phải được tiếp tục qua những đấng kế vì của ngài.

Qua thiên niên thứ nhất, tất cả các Giáo Hội [địa phương] đã công nhận cách phổ quát chức vụ này của Thánh Phêrô, dù có một ít sự khác biệt giữa Đông Phương và Tây Phương.

Tất cả mọi trở ngại và phân chia đã xảy ra trong thiên niên thứ hai là thiên niên vừa qua.

Ngày nay người Công Giáo chúng ta nhìn nhận rằng những trở ngại và phân chia này không hoàn toàn do lỗi của các Giáo Hội khác, thường được gọi là ly giáo, trước hết là các Giáo Hội Đông Phương và sau đó là Tin Lành.

Vai trò lãnh đạo được Đức Kitô thiết lập, cũng như tất cả những gì thuộc về nhân loại, đã có khi được thi hành tốt đẹp, và có những khi khác không được tốt đẹp mấy. Từ từ quyền bính tinh thần bị pha trộn với các quyền bính chính trị và thế tục vì thế có những lạm dụng.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông Điệp “Ut unum sint” về đại kết đã đề nghị xét lại những hình thức cụ thể mà quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng được thi hành một cách nào đó để lại có thể có được sự hòa thuận các Giáo Hội chung quanh Đức Giáo Hoàng. Là những người Công Giáo, chúng ta phải hy vọng rằng con đường đối thoại để hòa giải này được theo đuổi bằng lòng can đảm và khiêm nhường hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc thi hành tập thể tính mà Công Đồng Vaticanô II đã kêu gọi.

Điều mà chúng ta không mong muốn là chính tác vụ của Thánh Phêrô, như dấu chỉ và nguồn hợp nhất của Hội Thánh, bị biến mất. Việc này sẽ lấy đi mất một trong những món quà quý giá nhất mà Đức Kitô đã ban cho Hội Thánh, mà ngoài ra còn làm ngược lại chính ý muốn của Người.

Khi nghĩ rằng Hội Thánh chỉ cần Thánh Kinh và Chúa Thánh Thần để giải thích Thánh Kinh ngõ hầu Hội Thánh có thể sống và truyền bá Tin Mừng, thì cũng giống như nói rằng việc các nhà lập quốc Hoa Kỳ viết Hiến Pháp và chứng tỏ tinh thần mà trong đó hiến pháp này phải được giải thích là đủ mà không cần một chính phủ nào cho quốc gia cả. Như thế Nước Hoa Kỳ còn tồn tại không?

Một điều tất cả chúng ta có thể làm ngay để san bằng con đường đi đến hòa giải giữa các Giáo Hội là hòa giải chính mình với Hội Thánh.

“Con là Phêrô [nghĩa là Đá] và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”: Chúa Giêsu nói “Hội Thánh” của Thầy ở số ít chứ không phải số nhiều “các giáo hội.” Người đã nghĩ đến và muốn chỉ có một Hội Thánh, chứ không muốn vô số những giáo hội độc lập, hoặc tệ hại hơn, các giáo hội đối nghịch nhau.

Chữ “của Thầy” như trong “Hội Thánh của Thầy” là thuộc về quyền sở hữu. Chúa Giêsu nhận ra Hội Thánh như là “của Người”; Người nói “Hội Thánh của Thầy” như một người nói “hiền thê của tôi” hay “thân thể của tôi.” Người đồng hóa Mình với Hội Thánh, Người không hổ thẹn vì Hội Thánh.

Trên môi Chúa Giêsu chữ “Hội Thánh” không có những ý nghĩa tiêu cực tế nhị mà chúng ta phải thêm vào cho nó.

Chính trong cách nói ấy của Đức Kitô có một lời uy quyền mời gọi tất cả các tín hữu hòa giải chính mình với Hội Thánh. Chối bỏ Hội Thánh cũng giống như chối bỏ chính mẹ mình. Thánh Cyprianô đã nói: “Bạn không thể có Thiên Chúa là Cha, nếu không có Hội Thánh là mẹ.”

Thật là một hoa trái tốt đẹp của Lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô nếu chúng ta cũng học để nói về Hội Thánh Công Giáo là Hội Thánh mà chúng ta đang thuộc về rằng đó là “Hội Thánh của tôi.”

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
 
Phúc Âm Qua Thi Ca tháng 7/2008
Trương Hoàng
08:36 28/06/2008
Phúc Âm Qua Thi Ca tháng 7/2008

Chúa nhật thứ XIV thường niên( ngày 6/7/08)

Lạy Cha Cha qúa tuyệt vời,

Cha không tỏ lộ cho người khôn ngoan.

Nhiệm mầu Thiên Quốc thông ban.

Nhưng Cha mặc khải đổ tràn thánh ân.

Cho người bé mọn cơ bần,

Điều này đẹp ý Cha ban cho đời.

Chúa nhật thứ XV thường niên( ngày 13/7/08)

Có gieo trồng mới thành cây,

Cây tươi xanh tốt nhờ tay người trồng.

Chăm lo tưới bón dầy công,

Lời Thiên Chúa rắc gieo trong lòng người.

Nhận nghe hời hợt chơi chơi,

Tất nhiên sẽ bị sự đời triệt tiêu.

Luận suy học hỏi sớm chiều,

Thực hành sẽ trổ hoa yêu trái lành.

Chúa nhật thứ XVI thường niên( ngày 20/7/08)

Đất trần lúa lẫn cỏ lùng,

Nhân trần thiện ác sống chung ở đời.

Vàng thau, lúa cỏ nơi nơi,

Tình yêu của Chúa cao vời đã khuyên.

Cả hai cứ để lớn lên,

Đến mùa gặt, lúa ta truyền tồn kho.

Cỏ lùng gan ác trói gò,

Góp gom bỏ cả vào lò hỏa thiêu.

Ác nhân tự thấy một điều:

Gặp ai cũng lé, đang thiêu đời này.

Chúa nhật XVII thường niên (ngày 27/7/08)

Biết điều phải liệu dám liều,

Quyết tâm thực hiện dẫu nhiều gian nan.

Dụ ngôn ngọc qúy Chúa ban,

Nước trời muốn,phải lo toan nhọc nhằn.

“Lăn vào bếp mới có ăn”,

Dốc toàn nỗ lực xả thân kiên trì.

Không làm mà hưởng khác chi,

Thịt thơm, bánh sữa chẳng chi xu nào.

Cài trong bẫy, chuột ước ao,

Không làm muốn hưởng chui vào mới hay.
 
Con số hai
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:41 28/06/2008

Con số hai



Từ đầu tháng Sáu đang diễn ra những trận cầu bóng đá giải Euro 2008 sôi nổi trên sân cỏ. Mỗi trận thi đấu trên sân cỏ diễn ra chỉ giữa hai đội banh.

Rồi đang có những nỗ lực dàn xếp cho hai dân tộc Israel và dân tộc Palestina cùng ngồi vào bàn họp tìm ra giải pháp sống chung hòa bình với nhau.

Con số hai như thế trong đời sống đóng vai trò thiên nhiên chủ yếu.Còn trong đời sống đức tin đạo giáo thì sao? Con số hai có liên quan gì với không?

1. Trong dòng đời sống

Trong bài tường thuật về sáng tạo, Thiên Chúa tạo dựng công trình thiên nhiên có hai yếu tố song song nhau: ánh sáng và bóng tối, vùng khô ráo và vùng nước, ngày và đêm, trời và đất, nam và nữ, loài sống trên đất và loài sống trong nước ( Sáng Thế 1,1-31).

Nhà hiền triết Hy lạp Aristophanes cho rằng, ngay từ nguyên thủy con người như một khối hình tròn, nhưng sau đó bị phân chia ra làm hai nam và nữ. Vì thế, sống trong hai, họ luôn luôn tìm về hợp nhất thành một.

Theo triết lý bên Trung Hoa cũng có hai yếu tố nền tảng trong vũ trụ: Yin và Yang - Đất và trời, tiêu cực và tích cực, xấu và tốt.

Nơi mỗi người số hai tạo ra sự cân bằng cùng thẩm mỹ do Tạo Hóa đã dựng nên, ai cũng có hai tay, hai chân, hai con mắt, hai lỗ mũi, hai tai.

2. Trong lịch sử đức tin

Trên núi thánh Sinai, Thiên Chúa đã truyền cho Thánh Tiên tri Maisen khắc ghi 10 điều Răn vào trong hai tấm bia đá ( Xh 31,18).

Luật làm chứng phân xử cũng cần phải hai chứng cớ đã có từ thời xa xưa nơi dân Do Thái về lối sống công bình sáng tỏ (Đệ nhị luật 19,15)

Trong Kinh Thánh Chúa Giêsu nói đến con số hai không chỉ là rằn ranh phân biệt, nhưng còn có ý nghĩa bổ túc cho nhau nên đầy đủ trọn vẹn. Chúa Giêsu nói đến hai giới luật: mến Chúa và yêu người. ( Mk 12,29-31).

Trên núi Tabor Chúa Giêsu nói chuyện với hai Thánh Tiên tri Maisen và Elia ( Lk 9,3).

Làm phép lạ cho có đủ thức ăn nuôi sống con người đến nghe giảng đạo, Chúa Giêsu dùng hai con cá và năm chiếc bánh ( Mt 14,17).

Hai người nam và nữ sống kết hợp với nhau nên một thân thể thành vợ chồng bất khả phân ly. ( Mt 19,5)

3. Trong đời sống Giáo Hội

Có nhiều vị Thánh trong Giáo Hội. Nhưng chỉ có hai vị Thánh lớn cột trụ nền tảng của Giáo Hội xưa nay được tôn kính cùng nhắc nhớ đến chung trong một ngày cùng nhiều nhất: Thánh Phero và Thánh Phaolô.

-Tên tuổi Hai vị Thánh này cùng bắt đầu bằng chữ P. Nhưng tính tình, nguồn gốc thân thế cùng đời sống của hai vị lại rất khác nhau.

Thánh Phero được Chúa Giêsu kêu gọi trực tiếp làm môn đệ sống đi theo Chúa từ đầu suốt ba năm trường hấp thụ giáo lý bên cạnh Chúa cho tới khi Chúa Giêsu sống lại về trời, lúc Ông đang thả lưới đánh cá sinh sống ở bờ hồ Galilê. Sau Ông trở thành người thủ lãnh đoàn Môn đệ 12 người của Chúa, và là vị Giáo hoàng thứ nhất của Giáo Hội Công Giáo được Chính Chúa Giêsu ban phong. Ông Thánh Phero, theo phúc âm thuật lại, có tính tình nhiệt thành bộc trực nóng nảy theo cung cách sống suy nghĩ của một người bình dân ít học.

Thánh Phaolô không có cơ hội như vậy. Ông là người Do Thái nhưng lại sinh trưởng ở Tarsus, sống làm nghề dệt lều vải. Ông là học trò của trường Thầy Giảng đạo Do Thái Gamiel, và có một nền giáo dục đào tạo văn hóa cao sâu. Ông chưa bao giờ được thấy Chúa Giêsu ở trần gian. Ông là người nhiệt thành ghét chống lại Giáo Hội Chúa Giêsu, sau cùng là người trở lại tin theo Chúa Giêsu trong một thị kiến ngã ngựa dọc đường nghe thấy tiếng Chúa Giêsu gọi. Từ đó Ông trở thành vị Tông đồ hăng say đi khắp nơi sang tới các đất nước vùng miền trung Âu châu, rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu.

Ngoài ra ông còn viết 13 thư luân lưu gửi cho các Giáo đoàn để lại như kho tàng Giáo Lý về Thiên Chúa cho Giáo Hội. Những bức thư của Thánh Phaolô chứa đựng những suy tư giáo lý thần học theo lối lý luận triết lý rất sâu sắc của một học gỉa uyên thâm, nhưng cũng theo sát cuộc sống con người.

-Hai vị Thánh này cùng được Chúa kêu gọi làm môn đệ cho Chúa vào hai thời gian khác nhau: Thánh Phero lúc Chúa còn sống giảng đạo trên trần gian, Thánh Phaolô lúc Chúa đã sống lại và về trời. Nhưng hai vị này đều có hai tên: Thánh Phero có tên nguyên thủy là Simon được Chúa Giêsu đổi thành Petrus. Thánh Phaolo có tên là Saulus theo tiếng Do Thái, sau khi trở lại lấy tên là Paulus.

-Hai vị là Tông đồ giữ nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu. Nhưng lại theo đuổi hai nền giáo dục đào tạo khác nhau.

Thánh Phero chú trọng đến bảo vệ Giáo lý theo truyền thống trong nội bộ nước Do Thái. Thánh Phaolô chú trọng làm sao mang tin mừng của Chúa đến cho mọi dân tộc khác bên ngoài đất nước Do Thái.

-Khi suy tư về Đền thờ, về Giáo Hội của Chúa, hai vị có suy tư giáo dục đào tạo, tuy khác biệt nhau, nhưng sống động cụ thể.

Thánh Phero kêu gọi “ Anh em hãy để Thiên Chúa dùng mình như những viên đá sống động mà xây nên Đền Thờ thiêng liêng” (1 Phero 2,5)

Thánh Phaolo có suy tư: “Vậy anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị…” ( 1 cor 12, 27-28)

-Hai vị Thánh Phero (Petrus) và Phaolo (Paulus) được kêu gọi vào làm thợ trong khu vườn tin mừng của Chúa ở trần gian, nhưng với hai đặc tính sắc thái khác nhau của mỗi người về lòng tin vào Chúa.

Ơn Kêu Gọi của Thánh Phero đặt nền trên lời tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là con Thiên Chúa với cả lòng nhiệt huyết yêu mến: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".( Mt 16,16)

Thánh Phaolo đã viết về ơn kêu Gọi của mình: “Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại” ( Galata 1,15-16).

****************

Giáo Hội Công giáo do Chúa Giêsu thành lập.Nnhưng Hai Thánh Phero và Phaolo cùng với các Thánh Tông đồ khác của Chúa là cột trụ xây dựng tiếp ngôi nhà Giáo Hội từ hơn hai nghìn năm qua.

Hai vị Thánh này có thể nói là một mẫu mực căn bản cho Giáo Hội giữa hai đầu cực sống trung thành với truyền thống của Tin Mừng của Chúa và việc diễn dịch áp dụng Tin Mừng của Chúa trong đời sống của con người trên thế giới vào từng thời đại.

Mừng kính nhớ về hai vị Thánh này trong Gíao Hội chung một ngày cũng là khuôn mẫu cho sự hợp nhất trong Giáo Hội. Cho dù có khác biệt từ thời các Thánh Tông đồ, nhưng đức tin vào Chúa vẫn luôn là một.

Chính “một Thiên Chúa, một đức tin, một Phép Rửa” ( Epheso 4,5) là sức mạnh cho sự hiệp nhất cùng sức sinh động của Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian.

Lễ kính hai Thánh Phero và Thánh Phaolo, 29.06.2008
 
Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Thánh Phêrô và Phaolô: Anh là Đá!
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
17:42 28/06/2008
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Tin Mừng hôm nay là Tin Mừng trong đó các chìa khóa được trao cho Phêrô. Truyền thống Công Giáo đã luôn luôn lấy bài Tin Mừng này làm nền tảng cho uy quyền của Phêrô trên toàn thể Giáo Hội.

Có người có thể thắc mắc rằng không có gì ở đây nói về nhiệm vụ giáo hoàng. Thần học Công Giáo trả lời như sau. Nếu Phêrô được gọi là “nền tảng” hay là “tảng đá” của Giáo Hội, bấy giờ Giáo Hội chỉ có thể tiếp tục hiện hữu nếu nền tản của Giáo Hội tiếp tục hiện hữu.

Không thể tưởng tượng rằng những đặc quyền long trọng thể ấy –“Thầy ban cho anh những chìa khóa nước trời”—chỉ qui chiếu về 20 hoặc 30 năm đầu đời sống Giáo Hội, và những chìa khóa đó sẽ chấm dứt với cái chết của tông đồ. Như vậy nhiệm vụ của Phêrô tiếp tục trong những kẻ kế vị ngài.

Suốt ngàn năm thứ nhất, tất cả các Gíao Hội công nhận chung nhiệm vụ này của Phêrô, cho dầu cách có hơi khác tại phương Đông và phương Tây.

Những vấn đề và những chia rẽ đã leo lên trong ngàn năm thứ hai, vừa mới kết thúc.

Ngày nay chúng ta người Công Giáo thừa nhận rằng những vấn đề và những chia rẽ này không hoàn toàn là lỗi những kẻ khác, những kẻ gọi là ly giáo, trước hết các Giáo Hội phương Đông và sau là các người Tin Lành.

Tính ưu việt do Chúa Kitô thiết lập, như tất cả mọi sự nhân bản, thỉnh thoảng được thực thi tốt và có những lúc không tốt. Lần hồi quyền lực chính trị và thế gian lẫn lộn với quyền lực thiêng liêng và những lạm dụng xuất hiện với sự này.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thơ của ngài về sự hiệp nhất, “Ut unum sinh,-xin cho chúng nên một,” đã gợi lên khả năng xem xét lại những hình thức cụ thể trong đó tính ưu việt của Giáo Hoàng được thực hiện cách nào để cho sự hoà hợp của mọi Giáo Hội chung quanh Giáo Hoàng có thể được trở lại. Với tư cách người Công Giáo, chúng ta phải hy vọng con đường cải thiện này tới hoà giải được theo với lòng can đảm và khiêm tốn, cách riêng thi hành một cách gia tăng tính chất tập đoàn được Công Đồng Vatican Hai kêu gọi.

Điều chúng ta không thể ước muốn là chính thừa tác vụ của Phêrô, như dấu chỉ và nguồn mạch sự hiệp nhất Giáo Hội, sẽ biến mất. Điều đó sẽ làm chúng ta mất một trong những ân ban quí báu nhất mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội, trừ ra đi ngược lại ý muốn của Chúa Kitô

Nghĩ rằng Giáo Hội chỉ cần Kinh Thánh và Chúa Thánh Thần để giải thích Kinh Thánh cho Giáo Hội sống và loan truyền Tin Mừng, thì chẳng khác gì như nói rằng những nhà sáng lập Hoa Kỳ chỉ cần viết Hiến Chế Mỹ châu và chỉ ra tinh thần nó phải được giải thính theo đó mà không cần cung cấp một chính phủ cho xứ sở Như vậy Hoa Kỳ còn tồn tại nữa không?

Một sự mà tất cả chúng ta có thể làm ngay để làm bằng phẳng con đường tới hoà giải giũa các Giáo Hội là bắt đầu hoà giải chúng ta với Giáo hội chúng ta.

“Anh là Đá và trên tảng đá này Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy”: Chúa Giêsu nói “Giáo Hội” của Thầy, trong số ít, không phải “các Giáo Hội “ của Thầy. Chúa đã nghĩ tới và muốn một Giáo hội duy nhất, không phải nhiều giáo hội độc lập, hay tệ hơn nữa là những giáo hội giao chiến với nhau.

Tiêng nói “của Thầy,” như trong “Giáo Hội của Thầy” là tĩnh từ chỉ sở hữu. Chúa Giêsu công nhận Giáo Hội là “của Người”, Người nói “Giáo Hội của Thầy” như một người nam nói “hôn thê của tôi” hay là “thân thể của tôi.” Chúa hoà mình vói Giáo Hội, Người không hổ thẹn về việc này.

Trên môi Chúa Giêsu tiếng “Giáo Hội không có một trong những ý nghĩa tiêu cực tinh tế mà chúng ta đã thêm cho Giáo Hội.

Trong cách diễn tả này của Chúa Kitô có một sự kêu gọi mãnh liệt tất cả các người tín hữu phải hoà giải mình với Giáo Hội. Chối từ Giáo Hội là như chối từ người mẹ chúng ta. Th.Cyprian đã nói “Anh em không thể có Chúa làm cha, nếu anh em không có Giáo Hội làm mẹ mình.”

Sẽ là một hiệu quả tốt đẹp của ngày lễ các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, nếu chúng ta cũng phải học nói về Giáo Hội Công Giáo mà chúng ta tuỳ thuộc, đó là “Giáo Hội của tôi!”
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 28/06/2008
KHỈ NHỎ XUỐNG NÚI

N2T


Ngày xưa, có một bầy khỉ trú ngụ trên một ngọn núi đẹp, một năm trên núi bốn mùa hoa đỏ liễu xanh, dưa quả, hương thơm bay nhẹ. Bầy khỉ này ngày ngày leo lên trèo xuống, vui đùa náo nhiệt, sống qua ngày rất là vui vẻ.

Nhưng một hôm, có một con khỉ nhỏ bướng bỉnh chán nản cuộc sống ở trên núi, nó quyết định xuống núi xem sao.

- “Mình xuống núi đem ít đồ trở về, để mọi người thêm kiến thức !” con khỉ nhỏ lợi dụng khi con khỉ già không chú ý, lặng lẽ chạy xuống núi.

- “Dưới núi vui thật !” con khỉ nhỏ từ đằng xa đã nhìn thấy ruộng ngô (bắp), trái ngô vừa lớn vừa nhiều, con khỉ nhỏ nhanh chân chạy đến, hái mấy trái ngô ôm trong bụng, tiếp tục đi về phía trước.

Đi và đi, nó đi đến một rừng cây đào, cây đào trong rừng cành lá sum sê, quả sai trĩu cành, trái đào vừa lớn vừa ngọt, con khỉ nhỏ vui vẻ không tả được nên quăng mấy trái ngô xuống, và hái thêm mấy trái đào nữa.

Con khỉ nhỏ ôm mấy trái đào vừa chạy vừa nhảy đi về phía trước, đi khoảng một nháy mắt, nó lại đi đến bên ruộng dưa hấu, dưa hấu trong ruộng vừa lớn vừa tròn, con khỉ nhỏ vui vẻ, nó bỏ những trái đào xuống, vươn tay hái một quả dưa hấu lớn. “Wa, dưa hấu quá lớn, ôm về nhà để mọi người nếm chút chơi,” con khỉ nhỏ liếm liếm cái lưỡi nói.

Lúc ấy, vang lên một tiếng “xiu”, có một con thỏ nhảy ra, con khỉ nhỏ nhìn thấy dáng con thỏ nhảy tưng tưng rất dễ thương, lập tức quăng dưa hấu xuống và đuổi theo con thỏ, đuổi mãi cho đến trong rừng cây, con thỏ vừa chạy vào trong rừng thì không thấy tung tích đâu cả, con khỉ nhỏ rất thất vọng tay không trở về.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Học tập tri thức thì phải ôn tập nhiều lần, không ngừng tích lũy, không nên giống như con khỉ nhỏ, được cái này quăng cái cái kia, cuối cùng thì không được gì cả, bởi vì nó chỉ thích thú chứ không tận tâm làm việc.

Thời nay có một vài em ũng có tính tình như con khỉ nhỏ: thấy bạn bè có cái này cái nọ thì đua đòi theo làm khổ cha mẹ; thấy bạn bè đi học thêm thì cũng đăng ký đi học, mặc dù không cần thiết, nhưng không đến trường mà cứ cúp cua đi chơi. Học tập thì phải chuyên cần, làm việc thì phải chuyên tâm, bằng không thì việc học sẽ không tiến bộ mà việc làm cũng chẳng xong, thế là ươn ươn dở dở trở thành đề tài cho người khác khinh chê.

Các em phải tập cho mình được tính chăm chỉ ngay từ khi còn đến trường, bởi vì sự chăm chỉ là cảm hứng nảy sinh nhiều phương pháp hay để thành công. Ai không chăm chỉ trong học tập thì những con số con chữ sẽ là những tảng đá nặng kéo tương lai của họ đi xuống; ai không chăm chỉ trong việc làm thì hai chữ thành công chỉ là hão huyền mà thôi.

Các em thực hành:

- Luôn chăm chỉ học tập, không bỏ dở nửa chừng.

- Vui vẻ trong khi học tập và làm việc.

- Có quyết tâm khi gặp bài tập hoặc công việc khó.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:56 28/06/2008
N2T


33. Suy niệm là con đường lớn đi lên thiên đàng.

(Thánh Teresa of Avila)
 
Giải thích Phụng Vụ: Vai trò một người dẫn lễ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:04 28/06/2008
Và nói thêm về việc đặt tay phong chức Linh Mục

ROME (Zenit.org). – Giải dáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Cha có thể giải thích rõ về vai trò người dẫn lễ không? Người dẫn lễ rất thường thấy ở đây tại Hoa Kỳ, và mổi nhà thờ xem ra có một sự diễn tả công việc khác nhau cho người này. Tại giáo xứ chúng con trước lúc bắt đầu Thánh Lễ người dẫn lễ chào dân chùng, hỏi có ai đang mừng sinh nhật hay một kỷ niệm nào hay đang thực hiện một sự thăm viếng.. Sau đó hát bài hát sinh nhật hay kỷ niệm thông thường. Sau đó ngưởi dẫn lễ nói đôi lời suy tư từ 5 tới 6 phút và ban những lời khuyên cho tuần tới.

Trong Thánh Lễ người dẫn lễ ngồi trong cung thánh, hướng dẫn dân chúng bằng dấu tay phải ngồi, quì gối, đứng dậy; ra lệnh phải đánh bài nhạc nào hay hát bài gì, v.v. Cuối Thánh Lễ, trước phép lành cuối anh/chị đọc những lời bảo, cho những lời giải thích và những bài học gì từ bài giảng, và cám ơn dân chúng, v.v. Con dã gợi ý về vai trò của người “dẫn lễ” quá xa một chút, nhưng không thấy điều gì trong GIRM giúp ủng hộ điều con rêu rao. Cha có thể giúp con được không? –M.P. Keaau, Hawaii.


Tôi thiết nghĩ anh có lý vì điều này đề cập vai trò người dẫn lễ đã đi hơi quá xa.

Phần việc phụng vụ của ngươi dẫn lễ được diễn tả, cùng với phần việc của những người giữ phòng thánh, những người dẫn chỗ, và những người quyên tiền, trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, Số 105:

“Người dẫn lễ […] là người cắt nghĩa và hướng dẫn để đưa giáo dân vào Thánh Lễ và giúp họ hiểu Thánh Lễ hơn. Những lời hướng dẫn của người dẫn lễ phải được sửa soạn trươc và phải vắn tắt rõ ràng. Trong khi lo phần việc của mình, người dẫn lễ sẻ đứng ở nơi thuận tiện, trước mặt giáo dân, nhưng không nên đứng ở giảng đài.”

Số 352 của GIRM nhấn mạnh về nhu cầu sửa soạn: “Vì có thể rộng rãi lựa chọn các phần Thánh Lễ, nên trước khi cử hành Thánh Lễ, thầy phó tế, các người đọc sách, người hát thánh thi, ca trưởng, người dẫn lễ, ca đoàn, mỗi người cần biết rõ bản văn liên quan phận vụ mình, và đừng để xảy ra tình trạng “tùy cơ ứng biến”. Các nghi thức được sắp xếp và diễn tiến cách hài hòa giúp ích nhiều cho tâm trí giáo dân tham dự Thánh Lễ.”

Đó là tất cả những gì được nói về người dẫn lễ. Cách nói người dẫn lễ can thiệp “khi thuận lợi” có thể được giải thích rằng phận việc này được sử dụng tồt nhất khi có một cái gì đặc biệt, như một sự thêm sức hay phong chức cần phải có sự giải thích.

Sự nhấn mạnh những phận việc của phụng vụ này phải được sửa soạn kỷ lưỡng và hướng cách đặc biệt để giúp dân chúng sống việc cử hành, xem ra loại trừ các sự tự phát và những nhận xét không chuẩn bị dựa trên bài giảng.

Cũng vậy điều rất đáng bàn cãi là công đoàn hát bài “Mừng Sinh Nhật- Happy Birthday” là một sự chuẩn bị thiêng liêng thích hợp nhất cho Thánh Lễ.

Cũng phải nhớ rằng GIRM, Số 31, dành cách riêng sự trình bày nghi thức và những tóm tắt kết thúc cho linh mục chủ sự chớ không cho người dẫn lễ: “Cũng tùy thuộc linh mục, trong khi thi hành nhiệm vụ chủ tọa cộng đồng được tập hợp, việc cống hiến một số giải thích dự liệu trong chính nghi thức… Ngoài ra, ngài có thể nói vắn tắt mấy lời trước khi cử hành để hướng dẫn giáo dân vào Thánh Lễ ngày hôm đó (sau lời Chào đầu lễ và trước Nghi Thức thống hối) để hướng dẫn vào Phụng vụ Lời Chúa (trước các bài đọc) và Kinh Thánh Thể (trước kinh Tiền Tụng), nhưng không bao giờ vào giữa Kinh này; ngài cũng có thể và trước khi giải tán giáo dân nói những lời nhắn nhủ kết thúc toàn bộ việc cử hành thánh.”

GIRM, Số 50, tuy nhiên, dự liệu một thừa tác viên giáo dân có thể nói ít lời dẫn nhập tín hữu vào Thánh Lễ hôm ấy.

Mặc dầu không phải phần việc riêng biệt cũa người dẫn lễ điều khiển các bài hát hay đọc những lời bảo thường lệ cuối Thánh Lễ, trên thực tế được làm vậy để tránh nhân số những người trong cung thánh. Dầu sao đi nữa, nên tìm những phương tiện khác để hướng dẫn bài hát để hạn chế những gián đoạn trong Thánh Lễ.

Nhiệm vụ điều khiển hay xướng lên cho giáo dân khi cần, thì theo truyền thống được dành cho phó tế và ca viên. Nhung Số 43 GIRM cũng cho phép một thừa tác viên giáo dân khác thực hiện nếu cần: “Để có sự đồng nhất về cử chỉ và điệu bộ trong cùng môt cử hành, các tín hữu phải tuân theo lời hướng dẫn của phó tế hay thừa tác viên giáo dân, hay vị tư tế theo như Sách Lễ qui định.

Tôi thiết nghĩ rằng những chỉ dẫn thể ấy bình thường chỉ cần khi cử hành một nghi thức riêng biệt, như khi đọc kinh Cầu Các Thánh trong những Lễ phong chức hay là trong những nơi thường có nhữing khách tham quan từ các phần khác nhau trong thế giới có thể quen với những thực hành khác.

Đàng khác tôi nghĩ tốt hơn là bỏ qua những cử điệu và những chỉ dẫn cho những Thánh lễ bình thường Chúa Nhật. Một số chỉ dẫn có thể cần lúc đầu trong việc cải tổ cho đến khi dân chúng quen nghi thức mới. Nhưng sau gần 40 năm thực hành tôi tưởng hầu hết người Công Giáo bây giờ biết khi nào quì, ngồi và đứng.

Điều tương tự cũng có thể được nói về thói quen kiên trì của các ca viên giơ tay, hay là hát trong lúc hát “Đáp Ca” sau mỗi câu thánh vịnh hay là kinh cầu giáo dân. Điều đó rất tốt khi thánh vịnh đáp ca và những lời cầu là những sự mới mẻ phụng vụ, nhưng bây giờ thỉnh thoảng có hơi kịch tính và làm chia trí người khác.

Đáng lưu ý rằng những dáng điêu như thế đã được cố ý tránh trong những Thánh Lễ giáo hoàng khi cử hành tại Roma. Các tín hữu dễ dàng nhận ra lúc nào phải hát, như được chỉ bằng một sự nghỉ, bằng nhịp điệu bản nhạc, hay là sự can thiệp của đàn organ.

* * *

Tiếp: Việc hôn tay một Tân Linh Mục

Chủ đề hôn tay một tân linh mục lần trước mang tới một câu hỏi khác liên quan việc sử dụng tay.

Một đọc giả tại New Orleeans- Hoa Kỳ hỏi rằng: “Có phải giữ thinh lặng (tức là không đánh nhạc) lúc đặt tay trong một thánh lễ phong chức? Con nghĩ Tòa Thánh nói một điều gì như, ‘Không nói gì’ giám mục và sau đó các linh mục hiện diện đặt tay. Sức mạnh tiếng latinh, nếu con nhớ không lầm, xem ra đơn giản lả các linh mục không nói gì khi đặt tay (không đọc kinh, không “xin Chúa chúc lành,” không nói “Anh đã làm điều ấy, Bill”). Câu hỏi của con là: Điều gì thích hợp hơn trong hành vi phụng vụ này, sự thinh lặng thánh tương tự như lúc giơ cao các bánh thánh sau những lời truyền phép, hay là một bài nhạc thích hợp như, “Veni, Sancte Spiritus’?

Sách Pontifical, như đọc giả chúng tôi nhớ kỹ, nói: “ Từng người một, các ứng viên tới chỗ giám mục và qùi gối trước Người. Giám mục đội mủ đặt tay trên đầu mỗi người, trong thinh lặng.

Sau đó tất cả các linh mục đồng tế và tất cả các linh mục khác hiện diện, mặc dầu chỉ mang một stola trên áo alb hay là trên áo thâm chùng và áo các phép, đặt tay mình trên mỗi một ứng viên, trong thinh lặng. Sau khi đặt tay, các linh mục đứng lại hai bên giám mục cho tới khi xong kinh truyền chức.”

Từ đó chúng tôi kết luận rằng các linh mục đặt tay sẽ không nói gì và chỉ đọc trong trí kinh gì cầu cho tân chức.

Sự thinh lặng lúc làm nghi thức này có tầm quan trọng lớn và có thể nói tự nó là một nghi thức. Do đó lúc đặt tay không được đánh nhạc hay hát kinh gì.

Tuy nhiên, dầu trong luật chữ đỏ không nói gì để ủng hộ sự này, khi việc đặt tay xem ra kéo dài do số linh mục hay là do số ứng viên, việc thực hành phụng vụ xem ra cho phép hát kinh Chúa Thánh Thần. Nếu và đang khi làm điều này, giám mục thường đặt tay trong thinh lặng và thánh thi bắt lên một chút sau khi các linh mục đã bắt đầu đặt tay.

Muốn giữ bầu khí thinh lặng chữ đỏ tiên liệu khả năng một số ít hơn các linh mục hiện diện đặt tay. Điều này thỉnh thoảng đựoc làm, và được chuộng hơn là cắt đứt thinh lặng, nhưng điều này không luôn dễ thực thi mà không có người cảm thấy mình bị loại

Tình huống thứ hai, họa hiếm hơn nhiều, sự thinh lặng kéo dài là khi sô ứng viên quá đông. Sau 10 phút thinh lặng tưyệt đối trong một nghi thức, cả những người sốt sắng có thể mất bình tỉnh và mất tập trung vào mầu ngiệm đang cử hành. Như vậy sự thing lặng có thể trở nên một cản trở cho việc tập trung nó tìm cổ võ.

Trong những trường hợp như thế một số kinh cầu như Veni Creator Spiritus được phép.

Điều này là trường hợp trong lần chịu chức của tôi, khi đó tôi được hân hạnh làm thành phần môt nhóm 60 linh mục được tấn phong bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Nghi thức đặt tay mà thôi đã kéo dài khoảng nữa giờ và do đó đã hát nhiều thánh thi cầu xin ơn Chúa Thánh thần trong thời gian đó.
 
Đức Kitô, Ngài là ai?
Nguyễn Trung Tây, SVD
22:24 28/06/2008

Đức Kitô, Ngài là ai?

Gặp gỡ Đức Kitô, Ảnh Nguyễn Trung Tây
Đức Giêsu hỏi,
— Con nghĩ Thầy là ai?...
Bây giờ là năm 2008, sống trong một xã hội, tiền bạc là trên hết, có tiền mới có nhà, có bồ, có xe hơi BMW, Mercedez, có, gần như rất nhiều, chúng ta rất dễ dàng quên đi sự hiện hữu của Thiên Chúa. Bởi thế, trước câu hỏi, “Con nghĩ Thầy là ai?”, có thể tôi bắt đầu gãi đầu, xoa trán, lúng túng tìm kiếm câu trả lời...


Có lẽ danh từ Kitô đã trở nên quá quen thuộc, cho nên nhiều người tín hữu đã quên mất đi ý nghĩa của danh xưng này. Kitô là chữ Việt Nam hay Kristós trong tiếng cổ Hy Lạp, hay Mýh, Mêsia, trong tiếng cổ Do Thái có nghĩa là Đấng [được] Xức Dầu. Vua Saolê và vua Đavít, hai vị vua đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu độ cũng có thể được gọi là Kitô và Mêsia, bởi họ đã từng được Thiên Chúa xức dầu qua bàn tay của ngôn sứ Samuel (1Samuel 9:26-27; 10:1; 16:12-13). Cho nên, khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đức Kitô hay Đấng Mêsia, chúng ta đang muốn nói tôi tin rằng Đức Giêsu chính là Vua [được] Xức Dầu. Bàn về danh từ thần học Kitô, câu hỏi được đặt ra trong bài tiểu luận này là, "Đức Kitô, Ngài là ai?"

Do Thái vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên nằm dưới ách thống trị của đế quốc La Mã. Sống trong tình trạng nô lệ, bị kìm kẹp bởi người ngoại bang, dân Do Thái cầu nguyện và chờ đợi Giavê Thiên Chúa sẽ ra tay can thiệp, gửi tới một Đấng Thiên Sai, hay là Đấng Kitô, hay là Đấng Mêsia. Đấng Thiên Sai này sẽ lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi đất của sữa và mật ong. Tương tự như trong thời Cựu Ước, Giavê Thiên Chúa đã từng xức dầu phong vương cho Vua Saolê và Vua Đavít, hai vị vua này đã đánh đuổi người Philistine ra khỏi đất hứa. Sau đó cả hai đã thống nhất và xây dựng nước Do Thái, biến vùng Đất Hứa trở thành một cường quốc trong vùng Trung Đông vào thế kỷ thứ 10 và thứ 9 trước Công Nguyên.[1]

Vào một ngày kia, trong vùng đất của dân ngoại, kế cận thành Cêsarê Phêlípphê, nằm phía đông bắc của Galilê, Đức Giêsu hỏi các môn đệ một câu hỏi bất ngờ,

— Người ta nói Thầy là ai?

Các môn đệ tranh nhau nhắc lại tên của những vị ngôn sứ trong thời Cựu Ước,

— Người ta nói Thầy là Êlia.

— Có người nói Thầy là tiên tri Giêrêmia,

— Có người nói Thầy là Gioan Tẩy Giả.

Sau khi lắng nghe các môn đệ tranh nhau tường thuật lại những điều người dân đương thời đồn đại về căn tính của mình, Đức Giêsu một lần nữa lại cất tiếng hỏi,

— Vậy [riêng các con], các con nghĩ Thầy là ai?

Phêrô khẳng khái trả lời,

— Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16:13-20).

Qua câu nói này, Phêrô tuyên xưng hai điều,

(1). Ông tin rằng Đức Giêsu chính là Đấng Xức Dầu bởi Thiên Chúa, và nhiệm vụ của Ngài là lãnh đạo dân Do Thái, đánh đuổi người La Mã, giải cứu dân chúng thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang;

(2). Điều này khá mới lạ, Phêrô tin rằng Đức Giêsu chính là Con của Thiên Chúa.

Không giống như các dân tộc lân bang thờ phượng đa thần, người Do Thái chỉ thờ phượng một Giavê Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, “Hỡi Israel, Giavê là Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa duy nhất” (Đệ Nhị Luật 6:4). Nhưng từ cửa miệng của Phêrô, một tư tưởng thần học mới đã hé nụ, đó là, Đức Giêsu Kitô chính là Con Thiên Chúa.

Phêrô là một trong những Kitô hữu đầu tiên, theo như thánh Matthêu, đã tuyên xưng mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đó là, Giavê Thiên Chúa có ba bản thể (essence): Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Linh. Tín điều này loài người không bao giờ hiểu được, nên được gọi là một Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Cho nên, sau lời tuyên xưng của Phêrô, Đức Giêsu đã cất tiếng khen ngợi người thủ lãnh của nhóm Mười Hai là ông đã được Thiên Chúa chúc lành, bởi chính Thiên Chúa đã mạc khải cho Phêrô biết mầu nhiệm của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Sau đó, Đức Giêsu đổi tên Simon sang Phêrô, Kêphas, nghĩa là đá. Bắt đầu từ giây phút đó, Phêrô trở thành nền đá vững chắc trường tồn của Giáo Hội Kitô. Sau cùng, người ngư phủ Biển Hồ cũng được trao ban chìa khóa Nước Trời. Điều gì Phêrô cầm buộc, trên trời cũng sẽ cầm buộc. Điều gì Phêrô tháo cởi, trên trời cũng sẽ tháo cởi (Matt 16:19).[2]

Một vị tu sĩ kể lại, ngày kia trong khi đang dạo chơi trên những con đường tấp nập người của kinh thành Nữu Ước, ông gặp lại một người bạn cố tri từ hồi bên Việt Nam. Sau một vài câu chuyện hàn huyên tâm sự, người bạn nhìn vị tu sĩ e dè hỏi,

— Ông vẫn tin vào Thượng Đế?

Vị tu sĩ đáp,

— Vâng, tôi vẫn tin vào Thiên Chúa.

Tới phiên vị tu sĩ, ông hỏi lại người bạn,

— Còn ông thì sao, ông tin vào ai?

Người bạn móc ví, lôi ra tờ giấy 20$ đô la xanh lè, cười đáp,

— Tôi, tôi tin vào tấm hình này...

Suy Niệm
Ngày xưa, Đức Giêsu đã hỏi các người thân của mình, “Các con nghĩ Thầy là ai?”. Câu hỏi đó, ngày hôm nay, Chúa không hỏi các môn đệ của Ngài nữa, nhưng Ngài đang hỏi chúng ta,

— Con nghĩ Thầy là ai?

Sống trong một xã hội, tiền bạc là trên hết, có tiền mới có nhà, có bồ, có xe hơi BMW, Mercedez, có, gần như rất nhiều, chúng ta rất dễ dàng quên đi sự hiện hữu của Thiên Chúa. Bởi thế, trước câu hỏi, “Con nghĩ Thầy là ai?”, có thể bạn và tôi bắt đầu gãi đầu, xoa trán, lúng túng tìm kiếm câu trả lời,

— Hình như… Hình như Thầy không còn là nơi con ẩn náu! Hình như Thầy không còn phải là Đấng con kiếm tìm. Hình như Thầy không phải là Thiên Chúa của con nữa, nhưng là tiền, như người bạn của vị tu sĩ trong câu chuyện đã từng khẳng định. Ngày hôm nay, trong một cuộc sống ngập tràn những tiện nghi vật chất, Laptop mỏng dính, iPod nhẹ tênh, hình như con không còn cảm thấy nhu cầu cần phải có sự hiện hữu của Thầy trong đời sống nữa. Trong một cuộc sống siêu hành tinh, siêu liên mạng, siêu điện tử, và siêu xa lộ, Thầy, Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đã được con hạ bệ.

Lời Nguyện
Lạy Chúa, một lần nữa, con lại xin lỗi Chúa bởi con đang lúng túng với chính con khi Chúa đang hỏi, “Con nghĩ Thầy là ai?” Xin ban lại cho con một quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con một niềm tin quyết liệt để con không còn phải lúng túng với niềm tin, với chính con trong ngày hôm nay, ngày mai và vào ngày cuối đời khi con đang đứng trước mặt Chúa.

Chú Thích
[1] Xin đọc bài Thánh Gióng và Thánh Gioan Tiền Hô để hiểu thêm về tình hình chính trị của nước Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên.

[2] Thánh Phêrô được minh họa trong tay đang cầm hai chìa khóa. Một vài người thắc mắc là tại sao Phêrô lại cầm tới hai chiếc chìa khóa trong tay? Nguyên văn trong bản tiếng Koiné, thánh sử Mátthêu sử dụng chữ klêdas, có nghĩa là những chiếc chìa khóa. Như vậy, vào ngày hôm đó, Đức Kitô đã trao cho Phêrô không phải chỉ là một chiếc chìa khóa. Bao nhiêu chìa khóa? Rất tiếc, thánh Mátthêu không nhắc đến. Nhưng, có lẽ, dựa vào chi tiết của câu nói tiếp theo sau đó, “... dưới đất con cầm buộc điều gì, trên Trời cũng sẽ cầm buộc, dưới đất con tháo cởi điều gì, trên Trời cũng sẽ tháo cởi... (Matt 16:19), người họa sĩ vẽ hình Phêrô nghĩ rằng Đức Kitô đã trao cho vị Giáo Hoàng tiên khởi hai chiếc chìa khóa, một chiếc chìa khóa để cầm buộc, một chiếc chìa khóa để tháo cởi.

www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những tiếng nói khác về Ngày Giới Trẻ Thế Giới (2)
Vũ Văn An
02:28 28/06/2008
Cuộc trình diễn lớn nhất cả trên trời lẫn dưới đất?

Hôm qua, chúng tôi có đề cập tới việc Carmelo Vescio kháng án lên Tối Cao Pháp Viện chống lại quyết định của ông John Howard, cựu thủ tướng Úc, trong việc cấp cho WYD ngân khoản 22 triệu úc kim. Dù được Chánh Án Kirby bênh vực, Tối Cao Pháp Viện với đa số 2-1 đã bác bỏ việc kháng án này, bằng cách cho rằng đây không hải là vấn đề “giữ đạo” (religious observance) mà chỉ là việc cấp ngân khoản (grant) cho một biến cố công cộng. Dù Vescio cho rằng anh ta sẽ kháng cáo một lần nữa bằng cách thay đổi ngôn từ, nhưng cố gắng của anh chắc chắn cũng sẽ không thành công.

Giới trẻ nồng nhiệt đón thánh giá và ảnh Mẹ Maria
Các lý do được Vescio lẫn các luật sư của anh ta đưa ra hết sức ấu trĩ, nực cười. Nhưng vụ án này nói lên khá nhiều sự thật về xã hội Úc. Sự thật đầu tiên: những con người ấu trĩ như Vescio vẫn còn được nhiều người ủng hộ khi họ chống lại tôn giáo, nhất là Công Giáo. Sự thật thứ hai: người Úc vẫn còn xếp hàng rất ngay ngắn dọc theo lộ trình hệ phái tôn giáo của họ: các chánh án bác bỏ kháng biện của Vescio đều là người Công Giáo hay ít nhất là cựu học sinh các trường Công Giáo (Chánh án Murray Gleeson là cựu học sinh trường St Joseph, ở Hunters Hill, Sydney; chánh án Susan Crennan là cựu học sinh trường Our Lady of Mercy, ở Heidelberg, Melbourne), chánh án Michael Kirby không rõ giáo phái vì là cựu học sinh trường Fort Street, Sydney, một trường công lập, nhưng luật sư biện hộ cho Vescio là cựu học sinh của một trường Anh Giáo: Sydney Church of England Grammar School. Vị Bộ trưởng trong chính phủ Howard không trả lời chất vấn của Vescio cũng là một cựu học sinh trường Công Giáo Xavier ỏ Melbourne. Các báo chí ở đây cũng nặng đầu óc giáo phái không kém.

Tờ báo cũng kỳ cựu gần như tờ Sydney Morning Herald là tờ The Age ở Melbourne. Hôm 22 tháng Sáu vừa qua, báo này có bài về WYD do Annabel Stafford viết. Giọng điệu có khách quan hơn và tỏ ra có cảm tình hơn trong lối viết của mình.

Theo tác giả này, cách nay 12 năm, Chủng Viện Truyền Giáo Redemptoris Mater ở Denver mở cửa. Sau đó không lâu, một cao đẳng huấn luyện linh mục thứ hai, Chủng Viện Thần Học John Vianney, cũng đã mở cửa. Năm ngoái, hai chủng viện trên đã huấn luyện 108 học viên và hiện nay có 40 học viên đang theo học tại Redemptoris Mater…

Theo Đức Tổng Giám Mục Denver, Charles Chaput, cả hai học viện trên đã mọc lên do kết quả việc tổng giáo phận Denver đứng ra tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1993.

Nhưng đó chưa phải là những kết quả duy nhất. Đức Cha Chaput cho hay: “Tôi chắc chắn Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Denver đã làm nhiều người trở lại và tái trở lại”. Theo ngài, WYD ”vẫn còn được coi là ơn phúc lớn lao cho toàn bộ giáo hội ỏ Mỹ”.

Đón thánh giá tại Perth (Úc) có các nữ tu từ Việt Nam
Người chịu trách nhiệm việc tổ chức WYD năm nay tại Sydney, Đức cha Anthony Fisher, rất phấn chấn khi nói đến Denver. Hay Cologne hay Paris là các thành phố có ngày WYD, và là các thành phố, theo ngài, cũng hưởng được nhiều ơn ích thiêng liêng có ý nghĩa do đã đứng ra tổ chức ngày đại hội lớn lao cho tuổi trẻ.

Dù khó có thể tưởng tượng ra những cuộc trở lại tập thể tại Thành Phố Ngọc đầy nắng và trượt nước này, Đức cha Fisher vẫn cho rằng không có lý do gì Chúa Thánh Thần lại không ngự xuống trên Sydney như Người đã làm tại các thành phố kia. Thành thử ra, tổng giáo phận Sydney hết sức tin tưởng vào sức mạnh của WYD đến độ, lần đầu tiên, đã ủy nhiệm một cuộc nghiên cứu nhằm lên sơ đồ cho việc tiến bộ của các khách hành hương tham dự các cử hành trong năm nay, một thứ Seven Up thiêng liêng! Mẻ nghiên cứu đầu tiên nhằm tìm hiểu ai và lý do nào họ đến với WYD sẽ được công bố nay mai.

Kristina Keneally không quan tâm bao nhiêu tới việc liệu WYD có đem hàng loạt người trẻ gia nhập các chủng viện hay ngồi chật các hàng ghế nhà thờ hay không. Vị bộ trưởng trong chính phủ NSW chịu trách nhiệm về WYD này để mắt vào cái phần thưởng có tính vật chất hơn nhiều: khoảng 150 triệu úc kim mà chính phủ của bà ước lượng sẽ kiếm được trong các ngày đại hội này.

Nhưng cùng với những bảng hiệu bằng điện đặt trên các ngả đường Sydney thông báo chỉ còn 23 ngày (nay là 16) nữa sẽ đến WYD, câu hỏi lớn đặt ra là liệu cả đức cha Fisher lẫn bộ trưởng Keneally có thu lượm được điều họ muốn hay không.

Các nhà tổ chức WYD hy vọng sẽ có 125,000 khách hành hương quốc tế và 100,000 khách hành hương trong nước tới Sydney tham dự 6 ngày đại hội. Thánh Lễ bế mạc, sẽ được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cử hành trong lần viếng Úc đầu tiên, ước lượng sẽ có 500,000 người tham dự, mà theo bà Keneally, là “cuộc tụ tập người lớn nhất (tại Úc) xưa nay trong lịch sử”.

Lo ăn uống cho số người này quả là một vấn đề. Cứ xem buổi ăn thịt nướng ngoài trời ở giữa tuần mà các nhà tổ chức đang hoạch định là thấy: “Chúng tôi cần 220,000 xúc xích… cả một hồ nước chấm cà chua và ba tấn hành”. Đức Cha Fisher tắc lưỡi: “đấy mới chỉ là một bữa trưa!”

Ngoài thực phẩm, cống rãnh và nơi ở ra, phần lớn chi phí lo chuyện lo ăn uống là trách nhiệm của người chịu thuế NSW, cho nên chính phủ NSW bị áp lực lớn phải làm sao chứng minh được rằng không phải chỉ Giáo Hội Công Giáo mà cả NSW cũng có lợi nữa.

Chính phủ này cho hay họ sẽ chi ra 108 triệu rưỡi úc kim cho WYD, gồm 86 triệu về chuyên chở, cảnh sát và dịch vụ cấp cứu, và 22 triệu rưỡi để đền bù thiệt hại cho Câu Lạc Bộ Nài Ngựa của Úc, là câu lạc bộ phải di chuyển căn cứ ra khỏi trường đua Randwick nhường chỗ cho Thánh Lễ bế mạc. Chính phủ Liên Bang cũng bồi thường 20 triệu úc kim cho Câu Lạc Bộ này.

Tuy nhiên, ngân khoản người trả thuế của NSW chịu còn có thể lớn hơn. Tuần rồi, nhật báo The Sydney Morning Herald thuật lại các cuộc thương thuyết giữa giáo hội và tiểu bang xem ai phả trả chi phí cho những chuyện vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng chính phủ nhất định không chịu cung cấp chi tiết chi hết.

Các phí tổn dân chúng Sydney chịu không hẳn chỉ là tiền bạc. Các cư dân sẽ phải chịu sự hỗn loạn ồn ào của việc đóng 300 khúc đường, 500 chỗ “không được dừng/đậu lại” (clearways) dành cho các biến cố đặc biệt và 20,500 chuyến xe búyt và xe lửa phụ trội mà chính phủ dành cho các khách hành hương. Ngoài ra, đạo luật đặc biệt còn cho phép chính phủ được quyền đóng thêm đường và thực hiện các thay đổi khác vào phút chót. Chính phủ này khuyến cáo dân Sydney nên tránh thành phố.

Dân biểu Đảng Xanh của NSW là Lee Rhiannon nói rằng Giáo Hội Công Giáo, người từng cho hay ngân sách của mình dành cho đại hội là 150 triệu úc kim, nên trả hết chi phí cho đại hội. Bà ta cho hay chính phủ đã chi quá đáng, 20 triệu đáng lẽ đã đủ rồi; chính phủ ấy đã đi quá xa thẩm quyền của mình

Bà ta không phải là người duy nhất hoài nghi điều chính phủ NSW tiên đoán rằng mình sẽ kiếm được 150 triệu, một cái nhìn đã được thêm dầu do việc chính phủ nhất định không chịu nói mình đã dựa vào đâu mà tính ra con số ấy. Chính phủ này cũng đã gạt phăng một cố gắng của tờ The Sydney Morning Herald muốn được coi mô thức tính toán căn cứ vào luật lệ ‘tự do nhận thông tin’, vì lý do điều ấy đi ngược lại lợi ích công cộng. Phòng Thương Mại Sydney tiên đoán một lợi tức kinh tế lên đến 231 triệu, chưa tính “tiềm năng thu nhập du lịch do các cuộc trở lại viếng thăm thêm, cũng như các cơ hội thương mãi trong tương lai”. Thế nhưng Phòng này cũng từ chối không công bố cách tính toán của mình.

Bà Keneally bênh vực các tiên đoán của Tiểu Bang. Bà cho hay: “Trung bình một khách du lịch đeo túi lưng (backpacker) lưu lại 3 tuần, nên họ sẽ ở lại đây lâu hơn là 5 hay 6 ngày thuộc WYD và sẽ phải chi tiêu về ăn uống, giải trí và du lịch”. Con số du lịch do ban tổ chức WYD cung cấp cho tờ The Sunday Age soi sáng phần nào các ước tính của tiểu bang. Một phát ngôn viên cho hay: người du lịch đeo túi lưng mỗi đêm chi tiêu 77 úc kim, chưa kể tiền trọ và di chuyển, đem lại “khoảng 57 triệu úc kim chi tiêu, duy từ các khách hành hương quốc tế mà thôi” trong 6 ngày đại hội.

Bà Keneally cho hay lợi ích kinh tế không phải chỉ giới hạn cho NSW mà thôi, Victoria sẽ kiếm được khoảng 22 triệu, theo ước tính của Ngày Tại Giáo Phận của Melbourne. Bà cho hay, đàng khác nữa, Sydney còn gặt hái được nhiều lợi ích khác cho các năm trong tương lai. Bà nói: “Hàng chục ngàn người trẻ sẽ đến Sydney và họ sẽ được hưởng những ngày tuyệt vời và họ sẽ thích được trở lại”.

Nhiều ngành buôn bán sẽ được lợi. Ngay những nhà điếm của thành phố cũng đang hân hoan xoa tay, theo một câu truyện viết cho Crickey bởi một người vận động ở hành lang cho kỹ nghệ tình dục. Câu truyện này cho hay cơ sở IBIS World đã tiên đoán dịp ấy các nhà điếm có nhiều mối làm ăn phụ trội, mặc dù phần lớn những vụ làm ăn thêm ấy chỉ là do những tay phè phỡn như, như, báo chí truyền thông chẳng hạn! Tuy nhiên, mối hoài nghi vẫn còn đó. Hiệp Hội Khách Sạn Úc tại NSW gần đây tiết lộ rằng các khách sạn ở Sydney dự phóng chỉ có 30% số cư ngụ trong tháng Bẩy mà thôi, trong khi bình thường phải là 70% trong tháng này, nên đã phải tiến hành một chiến dịch được chính phủ hậu thuẫn nhằm hiến giá đặc biệt cả gói cho khách sạn năm sao với giá của khách sạn ba sao.

Bà Keneally bác bỏ điều cho đó là dấu chỉ hoảng hốt. Bà cho hay tất cả các nhà trọ dành cho khách du lịch đeo túi lưng và giá rẻ đều đã được giữ chỗ hết cả rồi, và ‘không một biến cố nào lại có thể lo được hết mọi khía cạnh cho nền kinh tế”.

Nhưng tỷ lệ giữ phòng khách sạn làm người ta sợ hơn rằng số khách hành hương tới nơi có thể ít hơn số dự liệu. Rhiannon cho hay: “Đã từng có việc ước tính quá đáng lớn lao con số các người tham dự. Các nhà tổ chức đã không để ý đến sự kiện này là người ta phải đi thật xa mới tới được đây và Đức Giáo Hoàng mới tới Bắc Mỹ gần đây thôi, nên nay sẽ không có số lớn người đến đây đâu”.

Đức cha Fisher thì tin tưởng con số 125,000 khách hành hương quốc tế sẽ đến, nhưng cho hay ngài ít tin tưởng con số khách hành hương người Úc. Ngài nói: “Chúng tôi vốn mong khoảng 100,000 người Úc đăng ký, nhưng vào lúc này, tôi nghĩ chỉ khoảng nửa con số ấy đã ghi danh. Chúng tôi có cả một chiến dịch gọi điện thoại khắp các trưởng nhóm để giục họ: Này, mau lên chứ, gửi chi tiết về đi thôi”.

Khoảng nửa số 150 triệu úc kim mà tổng giáo phận Sydney đã lên ngân sách cho WYD hy vọng sẽ đến từ các khách hành hương đăng ký, phần còn lại nhờ bán sản phẩm, tài trợ của các cơ quan và trợ cấp của liên bang. Đức ch Fisher vui vẻ nói thêm: lỗ của đại hội sẽ vào khoảng từ 10 đến 20 triệu úc kim, tùy con số các khách hành hương. Theo ngài, “bất kể con số cuối cùng là bao nhiêu, nó vẫn sẽ là biến cố lớn nhất Úc chưa bao giờ có và nó sẽ gây một hiệu quả tuyệt vời đối với những người có mặt tại đấy”.

Đức cha Fisher và giám đốc phúc âm hóa và giáo lý của ngài, cựu cầu thủ đội Hawthorn, Steve Lawrence, tin rằng WYD sẽ trở thành một lợi ích to lớn cho giáo hội tại Úc. Đức cha Fisher nói: “tôi hy vọng, và đây là kinh nghiệm của các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây, rằng ta có thể mong chờ…một cuộc phát triển về phương diện ơn gọi vào chủng viện và ơn người ta trở về với giáo hội”.

Ngài cho hay, việc ‘quảng cáo’ cho cuộc đại hội đã cố tình không chỉ nhắm những người Công Giáo “có độ octane cao”, nhưng còn là các bạn trẻ từng “bất mãn với giáo hội hay buồn nản hoặc dửng dưng với giáo hội ấy… những người hiện đang xa cách với giáo hội”. Và giáo hội đang sắn áo lên chào đón những tín hữu mới đó bằng cách gửi đến các giáo xứ nhiều ‘gói’ thông tin trong đó có các gợi ý phải làm sao đồng hành với những người trẻ này khi họ từ đại hội trở về.

Lawrence cho hay năm nay, lần đầu tiên, tổ chức của anh cũng sẽ tổ chức một hội nghị toàn quốc về thừa tác vụ tuổi trẻ và gợi ý các giáo xứ nhỏ nên kết hợp với nhau để tổ chức các dịch vụ thường xuyên dành cho tuổi trẻ. Tổ chức này cũng đã khá ầm ĩ khai mạc một thứ dịch bản Facebook Công Giáo gọi tắt là Xt3.

Nhưng ông Paul Collins, một tác giả và là một cựu linh mục Công Giáo, người mới đây xuất bản cuốn Believers: Does Australian Catholicism Have a Future? (Các Tín Hữu: Đạo Công Giáo Úc Có Tương Lai Không?), thì cho rằng dù WYD có thể có tính xây dựng, nhưng nó ít có tác dụng làm gia tăng số người đi nhà thờ và số người chịu huấn luyện làm linh mục. Ông nói: “Lý do khiến người ta không đi nhà thờ sâu xa hơn nhiều điều được xử lý trong tuần lễ người trẻ tụ họp tại Sydney”.

Ông Collins ước tính hiện nay không tới 5% người trẻ đi lễ ngày Chúa Nhật mỗi tuần và ngay cả mỗi tháng nữa. Tính khả tín đã bị tổn thương của giáo hội tiếp sau các gương mù gương xấu của việc lạm dụng tính dục, việc thiếu đường tiến thân nghề nghiệp cho phụ nữ, dù, theo Collins, họ làm đến 75% công việc mục vụ của giáo hội, và việc người trẻ do dự không chịu chấp nhận sống độc thân để làm linh mục, tất cả đang góp phần vào việc sa sút kia. “ Nhưng theo tôi, vấn đề sâu xa hơn còn là vì… (dù) người trẻ quan tâm đến các vấn đề thiêng liêng (như) mục đích đời tôi là gì… nhưng phương thức giáo hội giải quyết các vấn đề ấy và các câu trả lời được giáo hội đưa ra không đủ lôi cuốn họ”.

Lawrence đồng ý WYD không đem lại một ‘tân hoàng kim thời đại cho giáo hội trong năm phút sắp tới. Nhưng xét theo một số phương diện… việc này giống như một cuộc Thiên Chúa viếng thăm chúng ta ở tại Úc này… Thiên Chúa sẽ làm cách nào đó để một chuyện hết sức đặc biệt có thể xẩy ra.

Còn Vincent Stefano, 16 tuổi, thì cho hay: ngày nay, khó mà biểu dương đức tin của bạn cho ‘cả và thế giới’ cùng thấy. Hành hương từ Murrumbeena tới Sydney tham dự đại hội, em hy vọng tìm được một thứ sức mạnh nào đó giúp em đứng thẳng người lên mà làm chứng nhân danh Thiên Chúa của em. Em nói: “Em thực tình tin rằng một khi phần còn lại của xứ sở nhìn thấy cuộc tụ tập diệu kỳ này của tín hữu… ta sẽ dễ dàng đứng thẳng người lên vì đức tin của mình mà chia sẻ nó với người khác. Với hàng trăm ngàn con người tụ tập nhau từ muôn phương khắp thế giới… làm người Công Giáo sẽ quả là hả dạ (cool), trong khi ở những thời gian khác, chả hả dạ chút nào”. Đối với một học sinh lớp 12, đức tin của em “an ủi em, nhất là những lúc em sợ sệt hay lúng túng. Em tìm được nơi trú ẩn trong mối tương quan với Chúa”.

Danielle Laville, 42 tuổi, có mặt tại Paris tham dự WYD năm 1997, mô tả biến cố đó như “một năng lực. Đó là điều bạn cảm nhận được cùng với không biết bao nhiêu người trẻ cùng tin… mọi điều chính bạn tin. Ở Paris, có đến 500,000 người. Ở Sydney, tôi không biết chính xác sẽ có bao nhiêu khách hành hương, nhưng chắc chắn sẽ hết sức phi thường”.

Danielle đồng ý với Vincent rằng WYD vừa là một bầy tỏ vừa là một đổi mới sức mạnh. Bà nói: “Thế giới này, nơi ta đang sống, không phải là một thế giới khuyến khích ta nói về đức tin. Bạn phải hết sức cả quyết mới có thể nói được bạn có niềm tin thiêng liêng. Người ta có khuynh hướng chế diễu… nên bạn không muốn đề cập đến niềm tin ấy. Nhưng với cuộc tụ tập như thế này… của không biết bao nhiêu bạn trẻ, tất cả chúng ta đều cùng nói về niềm tin kia. Chúng ta lãnh nhận năng lực từ mỗi người chúng ta. Tôi nghĩ quả đáng quyến rũ khi người ta đi tìm điều gì đó lớn hơn là chính họ”.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Hong Kong và Macao
LM Trần Đức Anh, OP
07:31 28/06/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khuyến khích các GM Hong Kong và Macao đặc biệt phát triển việc thường huấn cho các LM và ngài cũng cầu mong cho các GM Hoa Lục sớm có thể về Roma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, trong niềm hiệp thông với Người Kế Vị thánh Phêrô và Giáo Hội hoàn vũ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 27-6-2008, dành cho 3 GM thuộc hai giáo phận Hong Kong và Macao, đứng đầu là ĐHY Giuse Trần Nhật Quân. ĐTC nói:

”Cũng như ở các nơi khác trên thế giới, trong hai giáo phận của anh em cũng có nhu cầu cấp thiết cần thường huấn thích hợp cho hàng giáo sĩ. Vì thế tôi mời gọi anh em, là các GM trách nhiệm về các cộng đoàn Giáo Hội, hãy đặc biệt nghĩa đến các giáo sĩ trẻ, ngày càng phải đương đầu với những thách đố mục vụ mới mẻ, gắn liền với những đòi hỏi của nghĩa vụ rao giảng Tin Mừng cho một xã hội phức tạp như hiện nay. Sự thường huấn cho các Linh Mục là một đòi hỏi nội tại đối với hồng ân và sứ vụ linh mục đã nhận lãnh và là điều cần thiết trong mọi thời đại”.

ĐTC đề cao vai trò của các trường Công giáo tại Hong Kong và Macao trong việc phát triển xã hội và làm tăng trưởng văn hóa của dân chúng. Các trường này hiện nay đang gặp những khó khăn mới. Tôi gần gũi và khích lệ anh em nỗ lực hoạt động để dịch vụ quí giá này không bị giảm bớt”.

Ngoài ra, ĐTC khuyến khích các GM Hong Kong và Macao gặp gỡ các phong trào với lòng yêu mến vì đây là một trong những mới mẻ quan trọng nhất do Chúa Thánh Linh khơi lên trong Giáo Hội để thực hiện Công đồng chung Vatican 2. Ngài không quên kêu gọi các phong trào hãy hết sức dấn thân hòa hợp hoạt động của mình với các chương trình mục vụ và thiêng liêng của các giáo phận.

Sau cùng ĐTC kêu gọi hai giáo phận Hong Kong và Macao tiếp tục trợ giúp các cộng đoàn Giáo Hội tại Hoa Lục và cầu mong các GM tại đây sớm được sang Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh (visit ad limina).

Hong Kong là Giáo Phận người Hoa đông nhất thế giới với gần 350 ngàn tín hữu Công Giáo, trong khi giáo phận Macao có gần 28 ngàn tín hữu Công Giáo. (SD 27-6-2008)
 
Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám Quản giáo phận Roma
LM Trần Đức Anh, OP
07:32 28/06/2008
VATICAN - Hôm 27-6-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của ĐHY Camillo Ruini, Giám quản (Tổng Đại Diện) giáo phận Roma kiêm giám quản Đền thờ Thánh Gioan Laterano, và ngài cử người kế nhiệm là ĐHY Agostino Vallini, cho đến nay là Chủ tịch Tối cao Pháp viện của Tòa Thánh.

ĐTC cũng bổ nhiệm Đức Cha Raymond Leo Burke, TGM giáo phận Saint Louis Hoa Kỳ làm tân Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh thay thế ĐHY Vallini. ĐHY Ruini năm nay 77 tuổi, đã đại diện ĐTC coi sóc giáo phận Roma trong 17 năm qua, và đã làm Chủ tịch HĐGM Italia trong 16 năm trời.

ĐHY Vallini năm nay 68 tuổi (2004), nguyên là GM phụ tá giáo phận Napoli rồi làm GM chính tòa giáo phận Albano nơi có dinh thự Castel Gandolfo của ĐGH. Trong 4 năm qua ngài làm Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh và được thăng Hồng Y cách đây 2 năm.

Đức TGM Raymond Burke năm nay 60 tuổi (1948), đã từng là chức sắc người Mỹ đầu tiên đảm nhận chức vụ bảo hệ (defensor vinculi) tại Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh, trước khi được bổ nhiệm làm GM giáo phận La Crosse bang Wisconsin, nguyên quán của ngài, vào năm 1994. 10 năm sau ngài được thăng TGM giáo phận chính tòa giáo phận Saint Louis, bang Missouri. Các bổ nhiệm trên đây đã được chính ĐTC thông báo trong buổi tiếp kiến trưa ngày 27-6-2008, dành cho ĐHY Ruini, cùng với HY Vallini, các GM Phụ tá, và 400 người gồm các LM hạt trưởng và đoàn đại diện tu sĩ nam nữ, các nhân viên tòa Giám quản Roma.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC tái cám ơn nồng nhiệt ĐHY Ruini trước mặt đại diện cộng đoàn giáo phận. Ngài đặc biệt nhắc đến công trình và ảnh hưởng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mà ĐHY Ruini và các cộng sự viên đã dấn thân cộng tác rất chặt chẽ, qua nhiều chiến dịch như chiến dịch truyền giáo tại Thành Roma, và những ”cuộc đối thoại tại Nhà thờ chính tòa” để phát triển tinh thần truyền giáo trong giáo phận.

ĐTC không quên nhắc đến những đóng góp quí giá của ĐHY Camillo Ruini trong việc phục vụ ĐGH, Tòa Thánh, và toàn thể Giáo Hội với những năng khiếu thông minh và khôn ngoan. Ngài nói: ”Chính tôi đã chứng kiến những điều đó trong nhiệm vụ trước đây của tôi và nhất là trong những năm qua, tôi đã được dùng sự gần gũi của ĐHY trong việc phục vụ Giáo Hội tại Italia và đặc biệt tại Roma này.

ĐTC cũng chào mừng ĐHY Vallini trong nhiệm vụ mới. Ngài cũng tuyên bố bổ nhiệm ĐHY làm tân giám quản Đền thờ thánh Gioan Laterano và chưởng ấn đại học Giáo Hoàng Laterano.

Theo Niên Giám 2008 của Tòa Thánh, Giáo Phận Roma có gần 2 triệu 500 ngàn tín hữu với 338 giáo xứ và 711 nhà thờ, 1.746 Linh mục giáo phận, và 4.185 linh mục dòng, hơn 5.700 tu huynh và 22.511 nữ tu (SD 27-6-2008)
 
Đức Giáo Hoàng ban giây phù hiệu Pallium cho 43 Tổng Giám Mục
Bùi Hữu Thư dịch
17:34 28/06/2008

Đức Giáo Hoàng ban giây phù hiệu Pallium cho 43 Tổng Giám Mục



Vatican ngày 25/6/2008: (Zenith.org)-

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ ban giây phù hiệu Pallium cho 43 Tổng Giám Mục trong một nghi lễ truyền thống vào ngày Lễ Thánh Phêrô và Phaolô 29/6/2008, là ngày khai mạc Năm Thánh Thánh Phaolô.

Giây Pallium, được đeo bởi Đức Giáo Hoàng và các Tổng Giám Mục, biểu tượng cho con chiên lạc đã tìm thấy được, và được mang trên vai vị Mục Tử Nhân Lành, và Con Chiên bị đóng đinh để cứu chuộc nhân loại. Giây này cũng biểu tượng một phần cho việc Đức Giáo Hoàng trao phó quyền hành và hiệp thông với các vị lãnh đạo các giáo hội điạ phương.

Sau đây là danh sách các vị sẽ được trao ban giây Pallium.

Có 5 Tổng Giám Mục đang phục vụ tại Bắc Mỹ:

-- Tổng Giám Mục Edwin O'Brien tại Baltimore, Maryland

-- Tổng Giám Mục Thomas Rodi tại Mobile, Alabama

-- Tổng Giám Mục John Clayton Nienstedt tại St. Paul-Minneapolis, Minnesota

-- Tổng Giám Mục Anthony Mancini tại Halifax, Nova Scotia

-- Tổng Giám Mục Martin Currie tại St. John's, Newfoundland

14 Tổng Giám Mục đang phục vụ tại Âu Châu:

-- Tổng Giám Mục Francisco Pérez González tại Pamplona-Tudela, Tây Ban Nha

-- Tổng Giám Mục Paolo Pezzi tại Mother tại God in Moscow, Nga

-- Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz tại Minsk-Mohilev, Belarus

-- Tổng Giám Mục Giancarlo Maria Bregantini tại Campobasso-Boiano, Ý

-- Tổng Giám Mục Reinhard Marx tại Munich-Freising, Đức

-- Tổng Giám Mục Slawoj Leszek Głodz tại Gdansk, Ba Lan

-- Tổng Giám Mục Willem Eijk tại Utrecht, Hòa Lan

-- Tổng Giám Mục José Sanches Alves tại Evora, Bồ Đào Nha

-- Tổng Giám Mục Jan Babjak tại Presov, Slovakia

-- Tổng Giám Mục Giovanni Paolo Benotto tại Pisa, Ý

-- Tổng Giám Mục Stanislav Zvolensky tại Bratislava, Slovakia

-- Tổng Giám Mục Laurent Ulrich tại Lille, Pháp

-- Tổng Giám Mục Francesco Montenegro tại Agrigento, Ý

-- Tổng Giám Mục Marin Srakic tại Djakovo-Osijek, Croatia

3 Tổng Giám Mục đang phục vụ tại Á Châu hay Trung Đông:

-- Tổng Giám Mục John Hung Shan-Chuan tại Taipei, Đài Loan

-- Tổng Giám Mục John Hiong Fun-Yit Yaw tại Kota Kinabalu, Mã Lai

-- Giáo Phụ Fouad Twal, tại Do Thái

7 Tổng Giám Mục đang phục vụ tại Nam Mỹ:

-- Tổng Giám Mục Lorenzo Voltolini Esti tại Portoviejo, Ecuador

-- Tổng Giám Mục Andrés Stanovnik tại Corrientes, Argentina

-- Tổng Giám Mục Mauro Aparecido dos Santos tại Cascavel, Brazil

-- Tổng Giám Mục Oscar Urbina Ortega tại Villavicencio, Colombia

-- Tổng Giám Mục Antonio López Castillo tại Barquisimeto, Venezuela

-- Tổng Giám Mục Agustín Radrizzani tại Mercedes-Lujan, Argentina

-- Tổng Giám Mục Luis Gonzaga Silva Pepeu tại Vitoria da Conquista, Brazil

7 Tổng Giám Mục đang phục vụ tại Phi Châu:

-- Hồng Y John Njue, Tổng Giám Mục tại Nairobi, Kenya

-- Tổng Giám Mục Michel Cartatéguy tại Niamey, Niger

-- Tổng Giám Mục Matthew Man-Oso Ndagoso tại Kaduna, Nigeria

-- Tổng Giám Mục Laurent Monsengwo Pasinya tại Kinshasa, Congo

-- Tổng Giám Mục Richard Burke tại Benin City, Nigeria

-- Tổng Giám Mục Thomas Kwaku Mensah tại Kumasi, Ghana

-- Tổng Giám Mục Peter Kairo tại Nyeri, Kenya

4 Tổng Giám Mục đang phục vụ tại Quần Đảo Caribbean

-- Tổng Giám Mục Robert Rivas tại Castries, St. Lucia

-- Tổng Giám Mục Louis Kebreau tại Cap Haitien, Haiti

-- Tổng Giám Mục Donald Reece tại Kingston in Jamaica

-- Tổng Giám Mục Joseph Serge Miot tại Port au Prince, Haiti

Và 1 tại Oceania:

-- Tổng Giám Mục John Ribat tại Port Moresby, Papua New Guinea

2 Tổng Giám Mục sẽ nhận giây Pallium tại tông tòa của họ:

-- Tổng Giám Mục William D'Souza tại Patna, Ấn Độ

-- Tổng Giám Mục Edward Tamba Charles tại Freetown-Bo, Sierra Leone.
 
Đức Thánh Cha khai mạc Năm Thánh Phaolô Tông Đồ
LM Trần Đức Anh, OP
18:06 28/06/2008
ROMA - Lúc 6 giờ chiều 28-6-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự kinh chiều I trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành để khai mạc năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của thánh Phaolô Tông đồ.

Hiện diện trong biến cố này đặc biệt có Đức Thượng Phụ Bartomomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, cũng là vị thủ lãnh danh dự chung của Chính Thống giáo, 70 chức sắc đại diện các Cộng đoàn Kitô khác, Anh giáo và đông đảo các tín hữu ngồi chật thánh đường. Nhiều tín hữu tham dự từ bên ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ.

Mở đầu ĐTC cùng với Đức Thượng Phụ và đại biểu các Giáo Hội Kitô Anh Em, các Đan sĩ Biển Đức và đoàn giúp lễ đi rước trong khuôn viên Thánh Đường, trong khi ca đoàn hát kinh cầu các thánh. Khi đến trước tượng Thánh Phaolô, ĐTC đã thắp lên ngọn đèn đầu tiên đặt trong một lồng kính trên một bình mầu gạch, và sẽ được giữ cho cháy sáng trong suốt năm Thánh Phaolô. Tiếp đến, Đức Thượng Phụ Bartolomaios và Đức TGM Drexel Wellington Gomez của giáo tỉnh Anh giáo West Indies, đại diện Đức Giáo Chủ Anh giáo cũng thắp lên 2 ngọn nến trắng để đặt trong lồng kính như vậy. Rồi đoàn rước vào bên trong Thánh Đường, qua cửa Thánh Phaolô, tiến lên gian cung thánh. Tại đây, ĐTC và Đức Thượng Phụ xuống trước mộ thánh Phaolô dưới bàn thờ chính và cầu nguyện trong thinh lặng rồi xông hương.

Trong gian cung thánh hai bên bàn thờ có hàng chục Hồng Y và đông đảo các Giám Mục. Hai hàng ghế đầu tiên dành cho các vị đại sứ và chính quyền thành Roma, đứng đầu là ông Đô trưởng Roman Alleman.

Trong bài giảng, sau thánh ca, 3 thánh vịnh và bài đọc trích từ đoạn mở đầu thư thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Roma (1,1-7), ĐTC đã nêu bật một số nét nổi bật trong cuộc sống và hoạt động của Thánh Phaolô, ”Thầy của dân ngoại trong đức tin và chân lý, tông đồ và là người loan báo Chúa Giêsu Kitô”.

ĐTC nhấn mạnh rằng thánh Phaolô, đối với chúng ta, không phải là một nhân vật quá khứ mà chúng ta tưởng niệm và tôn kính. Thánh nhân còn là vị thầy hiện tại của chúng ta, tông đồ và là người loan báo Chúa Kitô cho chúng ta”.

ĐTC trưng dẫn 3 đoạn Kinh Thánh để trả lời câu hỏi: Phaolô là ai, Người đang nói gì với tôi?”.

Trước tiên là câu thánh nhân viết trong thư gửi tín hữu Galát (2,20): ”Tôi sống trong niềm tin Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương và hiến mình vì tôi”. Tất cả những gì Thánh Phaolô làm đều xuất phát từ trung tâm ấy. Niềm tin của ngài là kinh nghiệm được Chúa Giêsu Kitô đặc biệt yêu thương, một tình yêu đánh động tận thâm tâm và biến đổi thánh nhân. Niềm tin của Ngài không phải là một lý thuyết, một ý kiến về Thiên Chúa và về thế giới. Niềm tin của thánh nhân là ảnh hưởng của Thiên Chúa trên con tim của ngài”.

ĐGH và Thượng phụ Bartholomew I khai mạc Năm Thánh
Cảm nghiệm được Chúa yêu thương đến cùng đã mở mắt thánh Phaolô về chân lý và về con đường cuộc sống của con người. Tình yêu ấy nay trở thành ”luật” cho cuộc đời của thánh nhân và cũng là tự do của ngài. Ai yêu thì sống hoàn toàn trong trách nhiệm về tình yêu ấy và không coi tự do như một cái cớ cho sự hành động độc đoán và ích kỷ.

Câu Kinh Thánh thứ hai là lời Chúa hỏi thánh Phaolô trên đường Damas: ”Saulo, Saulo, tại sao ngươi bách hại Ta?”. Saulo hỏi: ”Lạy Chúa, Ngài là ai?”, Chúa đáp: ”Ta là Giêsu mà người đang bách hại” (TĐCV 9,4ss). Chúa Giêsu đồng hóa với Giáo Hội. Chúa Kitô không rút lui về trời, để lại một đoàn môn đệ tại thế mà ngài sai đi thi hành chính nghĩa của Ngài. Giáo Hội không phải là một hội đoàn cổ võ cho một chính nghĩa nào đó. Ở đây không phải là một chính nghĩa nhưng là chính con người của Chúa Giêsu Kitô, có xương có thịt, dù đã sống lại. Chúa đang hiện diện trong Giáo Hội của Ngài, Đầu và Thân Mình họp thành một chủ thể duy nhất.

Từ ý tưởng trên đây, ĐTC nhắc đến nghĩa vụ tái tạo sự hiệp nhất của thân mình Chúa Kitô, như thể chính Chúa nói ”làm sao các con có thể xâu xé thân mình của Thầy?” Trước mặt Chúa Kitô, lời này đồng thời trở thành một lời kêu gọi cấp thiết: chúng ta hãy cùng nhau loại bỏ mọi chia rẽ. Hãy làm sao để ngày hôm nay thực tại mới này lại trở thành sự thực: Chỉ có một bánh, vì thế, chúng ta tuy nhiều, nhưng chúng ta là một thân mình duy nhất”.

Câu nói thứ 3 của Thánh Phaolô được ĐTC nêu bật trong buổi hát kinh chiều hôm qua là lời thánh nhân nhắn nhủ môn đệ Timothê từ trong tù, trước cái chết: ”Con hãy cùng chịu đau khổ với Thầy vì Tin Mừng” (2 Tm, 1,8). ĐTC nói:

”Trách vụ rao giảng và lời kêu gọi chịu đau khổ vì Chúa Kitô đi song song không thể tách rời. Lời kêu gọi trở thành Thầy dậy dân ngoại đồng thời trong nội tại cũng là một lời kêu gọi chịu đau khổ trong niềm hiệm thông với Chúa Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta qua cuộc Khổ Nạn của Ngài. Trong một thế giới gian dối hoành hành mạnh mẽ, chân lý phải trả bằng đau khổ. Ai muốn tránh né đau khổ, đẩy ra đau khổ ra khỏi mình, thì cũng đẩy xa chính sự sống và sự cao cả của sự sống; họ không thể là người phục vụ chân lý và phục vụ đức tin. Không có tình yêu nào mà không có đau khổ - đau khổ vì phải từ bỏ chính mình, vì phải biến đổi và thanh tẩy cái tôi của mình để tiến tới tự do đích thực. Nơi nào không có gì đáng giá để phải chịu đau khổ, thì chính sự sống cũng bị đánh mất giá trị”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Đau khổ mà thánh Phaolô phải chịu làm cho thánh nhân trở nên đáng tin cậy như bậc thầy chân lý, ngài không tìm lợi lộc, vinh danh bản thân và thỏa mãn cá nhân, nhưng dấn thân cho Đấng đã yêu thươgn và hiến mạng sống mình vì tất cả chúng ta”.

Buổi hát kinh chiều kết thúc với kinh Magnificat và các ý nguyện cầu cho Giáo Hội có thêm nhiều Thợ Tin Mừng để muôn dân được cứu độ, và bảo vệ Giáo Hội khỏi mọi lo âu và sai lầm đang đảo lộn bộ mặt trái đất. Sau Kinh Lạy Cha, ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios đã ban phép lành cho mọi người. (SD 28-6-2008)
 
Huấn dụ Thứ Tư hàng tuần: Tự do ở trong tiếng “Vâng”
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:08 28/06/2008
Đức Thánh Cha nói con người tìm được mình bằng cách hòa hợp ý muốn của mình với Chúa.

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tự do thật là khả năng thưa “Vâng” với Chúa và hoà hợp ý muốn của mình với ý muốn của Chúa.

Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Tư 25/6 trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, dịp tiếp kiến này ngài nói về gương mặt Th.Maximus, một đan sĩ thế kỷ thứ bảy.

Ngài nói đan sĩ, được biết như Confessor (người tuyên xưng đức tin), đáng lãnh

tước hiệu này vì lòng dũng cảm rong việc minh chứng --’tuyên xưng”—dầu khi đau khổ, sự toàn vẹn đức tin của ngài trong Chúa Giêsu Kitô.”

Đức Thánh Cha ca ngợi đan sĩ, sinh ra tại Palestine, vì vai trò của ngài trong việc bảo vệ đức tin của Giáo Hội chống lại bè rối Monothelite của thế kỷ thứ bảy, bè rối này chối từ sự hiện diện ý muốn nhân bản trọn vẹn trong Chúa Giêsu Kitô.

“Maximus không chấp nhận một cố gắng nào đánh giá thấp nhân tính của Chúa Kitô,” Đức Thượng tế nói.

Ngài giải thích: “Lý thuyết đã nổi lên nói Chúa Kitô chỉ có một ý muốn, ý muốn thần linh. Muốn binh vực tính duy nhất ngôi vị Chúa Kitô, họ chối Người có một ý muốn nhân bản thật.

“Mới xem ra, tưởng chừng là điều tốt nếu trong Chúa Kitô chỉ có một ý muốn.

“Tuy nhiên, Th.Maximus hiểu ngay rằng sự này sẽ phá hoại mầu nhiệm cứu độ, bởi vì một nhân tính không có ý muốn—một con người không có ý muốn—không phải là một con người thật, nhưng đúng hơn là một con ngươi bị cắt bỏ.”

“Do đó,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp,” con người Giêsu Kitô sẽ không phải là một con người thật, sẽ không kinh nghiệm thảm kịch của con người, điều này chính xác hệ tại sự khó khăn hoà hợp ý muốn chúng ta với sự thật của hữu thể.”

Tự do

Đức Giáo Hoàng nói rằng Th.Maximus “chứng minh rằng con người gặp sự duy nhất của mình, sự nguyên vẹn của chính mình, sự toàn bộ của mình không trong chính mình, nhưng bằng cách vượt xa chính mình, bằng cách đi ra khỏi mình. Như vậy, cũng trong Chúa Kô, con người, bằng cách đi ra khỏi mình, gặp chính mình trong Chúa, trong Con của Chúa.”

Ngài giải thích rằng đan sĩ đã dạy sự tự do thật là gì. “Adam—và Adam là chúng ta—đã nghỉ rằng tiếng ‘không’ là chóp đỉnh sự tự do, rằng chỉ kẻ nào có thể nói ‘không’ là thật sự tự do; để muốn công nhận thật sự sự tự do của mình, con người phải nói ‘không’ với Chúa.

“Chỉ trong cách này, con người nghĩ, cuối cùng của con người là chính mình, con người đã tới chóp đỉnh tự do. Khuynh hướng này cũng hiện diện trong nhân tính của Chúa Kitô, nhưng Người đã thắng nó, bởi vì Chúa Giêsu thấy rằng tiếng ‘không’ không phải là sự tự do lớn nhất.”

“Sự tư do lớn nhất là nói ‘vâng,’ để hoà hợp với ý muốn của Chúa,” Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh. “Chỉ khi nói ‘vâng’ con người thật sự trở nên chính mình.

“Chuyển ý muốn của mình theo ý muốn của Chúa, đó là cách một người thật được sinh ra. Đó là cách chúng ta được cứu chuộc.’

Bị cáo

Maximus bị cáo về tội rối đạo khi được 80 tuổi bởi hoàng đế Constantinople, kẻ theo lập trường Monothelite. Rốt cục ngài bị kết án. Hình phạt là ngài bị cắt lưỡi và bị chặt cánh tay phải, như vậy ngài không thể giảng và viết về hai ý muốn của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc rằng “đan sĩ thánh, bị cắt xẻo như vậy, bị đày trong Colchide, trên Biển Đen, nơi ngài chết, vì kiệt sức bởi những đau khổ phải chịu, hưởng thọ 82 tuổi.”

Sự sống và tư tưởng của Maximus còn dược làm sáng tỏ cách mãnh liệt bởi một sự can đảm phi thường trong việc minh chứng cho thực tại nguyên vẹn của Chúa Kitô, không hề giảm sút hay thỏa hiệp,” Đức Thánh Cha nói. “ và như vậy chúng ta thấy ai thật sự là con người, chúng ta phải sống cách nào đáp ứng với ơn gọi chúng ta.

“Chúng ta phải sống kết hợp với Chúa, và như vậy phải hợp nhất với nhau và với vũ trụ, ban cho chính vũ trụ và nhân loại hình thức đúng của mình.”

Những giá trị

Đức Giáo Hoàng nói “ “tiêng ‘vâng’ phổ quát của Chúa Kitô chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ phải dành chỗ đúng cho tất cả những giá trị khác, “như tính bao dung, quyền tự do và sự đối thoại.

Ngài lưu ý “tính bao dung mà khòng còn khả năng phân biệt giữa sự lành và sự dữ sẽ trở thành hỗn loạn và tự hủy. Hơn nữa, một quyền tự do cũng vậy nếu không còn tôn trọng quyền tự do những kẻ khác và không tìm ra biện pháp chung của những quyền tự do mỗi người chúng ta, nó sẽ trở nên hỗn loạn và phá hủy uy quyền. Sự đối thoại mà không còn biết phải đối thoại về cái gì trở nên cuộc nói uyên thiên trống rỗng.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tất cả những giá trị này là lớn và căn bản, nhưng chúng chỉ có thể là những giá trị thật nếu chúng có điểm đối chiếu liên kết chúng và ban cho chúng tích đích thực.

Điểm đối chiếu là sự tổng kết giữa Chúa và vũ trụ, và gương mặt của Chúa Kitô trong đó chúng ta học sự thật về chúng ta và như vậy học phải đặt nơi nào tất cả những giá trị khác, bởi vì chúng ta khám phá ý nghĩa chân thật của chúng.

“Chúa Giêsu Kitô là điểm đối chiếu ban ánh sáng cho tất cà những giá trị khác.”
 
Đức Giáo Hoàng kêu gọi nghiên cứu về Mầu Nhiệm Thánh Thể
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:19 28/06/2008
Đức Thánh Cha khuyến khích ôn lại “Sacrosanctum Concilium” của Vatican II”

Quebec- Canada (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khuyên các tín hữu ôn lại hiến chế phụng vụ Công Đồng Vaticam Hai, hầu đi sâu hơn trong mầu nhiệm đức tin, mầu nhiệm Thánh Thể.

Đức Giáo Hoàng đưa ra lời kêu gọi này hôm Chúa Nhật 22/6 khi ngài trình bày qua vệ tinh bài giảng kết thúc Thánh Lễ Đại Hội Quốc tế Thánh Thể, chấm dứt vào ngày Chúa Nhật tại Quebec. Sứ thần giáo hoàng, Đức Hồng Y Jozef Tomko, đã chủ sự Thánh Lễ.

Trong bài giảng của ngài, bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói “’Mầu Nhiệm Đức Tin: chúng ta công bố mầu nhiệm này trong mỗi Thánh Lễ. Tôi muốn mọi người cam kết nghiên cứu mầu nhiệm vĩ đại này, cách riêng bằng cách ôn lại và khám phá, với tư cách cá nhân hay tập thể, bản văn Công Đồng về phụng vụ, Sacrosanctum Concilium,’ ngõ hầu can đảm minh chứng cho mầu nhiệm này.”

Đức Thánh Cha khẳng định rằng sự nghiên cứu như vậy sẽ giúp mỗi người “tới chỗ nắm bắt ý nghĩa mọi phương diện của Thánh Thể, hiểu sụ thâm sâu Thánh Thể và sống Thánh Thể với cường độ lớn hơn.”

“Mỗi câu, mỗi cử điệu có ý nghĩa của nó va ẩn giấu một mầu nhiệm,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp. “Tôi chân thành hy vọng rằng Đại Hội này sẽ nên như một tiếng gọi mọi người tín hữu thực hiện một cam kết tương tự về một sự đổi mới bài giáo lý Thánh Thể, ngõ hầu chính họ sẽ có được một ý thức đích thực Thánh Thể và tới phiên mình dạy các em nhỏ và giới trẻ nhận biết mầu nhiệm trung tâm của đức tin và xây dựng đời sống mình xung quanh mầu nhiệm ấy..

“Tôi khuyến khích các linh mục cách riêng tỏ lòng tôn trọng nghi thức Thánh Thể, và tôi xin tất cả người tín hữu tôn trọng vai trò của mỗi người, cả linh mục và giáo dân, trong hành động Thánh Thể. Phụng vụ không tùy thuộc chúng ta: đó là kho tàng của Giáo Hội.”

Tìm kiếm sự hiệp nhất

Đức Giáo Hoàng lưu ý về những hiệu quả hiệp nhất của Thánh Thể, cho những tín hữu với Ba Ngôi Thiên Chúa và trong Giáo Hội.

“Việc rước Thánh Thể, sự chầu Bí Tích Thánh—bằng cách này chúng ta muốn nói sự đào sâu việc rước lễ của chúng ta, sự chuẩn bị và kéo dài sự kiện đó—cũng là việc cho phép chúng ta đi vào trong sự hiệp thông với Chúa Kitô, và nhờ Người với toàn thể Ba Ngôi, ngõ hầu trở nên điều chúng ta lãnh nhận và sống trong sự hiệp thông với Giáo Hội”.

Và ngài đã nói thêm: “Chúng ta không bao giờ nên quên rằng Giáo Hội được thiết lập chung quanh Chúa Kitô, và, như các Thánh Augustine, Thomas Aquinas và Albert Cả tất cả đã nói, theo thánh Phaolô, Thánh Thể là bí tích sự hiệp nhất Giáo Hội, bởi vì chúng ta tất cả làm thành một thân thể mà Chúa Kitô là đầu.

Chúng ta phải đi lui lại Bữa Tiệc Cuối Cùng trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nơi chúng ta được ban cho một bảo chứng về mầu nhiệm cứu chuộc chúng ta trên thánh giá. Bữa Tiệc Cuối là nơi của Giáo Hội mới sinh, là lòng dạ chứa đựng Giáo Hội của mọi thời đại. Trong Thánh Thể, hy lễ của Chúa Kitô luôn luôn được lập lại, lễ Hiện Xuống luôn luôn được đổi mới.”

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lòng ao ước cho các Kitô hữu đánh giá cao ngày Chúa Nhật hơn nữa.

“Mong sao tất cả anh chị em trở nên ngày càng ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của Thánh Thể Chúa Nhật,” ngài nói, ‘bởi vì ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần, là ngày chúng ta tôn kính chúa Kitô, là ngày chúng ta nhận lãnh sức mạnh để sống mỗi ngày ân ban của Chúa.”

Đức Giáo Hoàng cũng đã công bố Đại Hội Quốc tế Thánh Thể lần tới, dự liệu cho năm 2012, sẽ được tổ chức tại Dublin, Ireland.
 
Top Stories
Pope longs for day when China will allow its bishops to visit
Catholic World News
07:52 28/06/2008
Vatican City - Pope Benedict XVI on Friday told Hong Kong and Macao's top Roman Catholic clerics he "hopes and prays" their colleagues from mainland China will one day be allowed to visit Rome. Benedict expressed his wish in a speech to the clerics, including the Archbishop ofHong Kong, Cardinal Joseph Zen, who met the pontiff at Vatican City.

Benedict said he looked forward to the day "when your Brother Bishops from mainland China come to Rome on pilgrimage to the tombs of the Apostles Peter and Paul, as a sign of communion with the Successor of Peter and the Universal Church."

His words clearly referred to the condition of the state-sanctioned Catholic Church in mainland China, where it is prohibited by the Communist authorities from having contact with the Vatican or showing allegiance to the pope.

In the rest of his speech to the visiting bishops, Benedict stressed the importance of training for young priests and thanked them for operating "well organizedDioceses."

The Vatican does not have diplomatic relations with China whose officially atheist government cut ties in the early 1950s.

Benedict was seen to break new ground in relations with Beijing when in June 2007 he sent a letter to Chinese Catholics expressing admiration for the Chinese people, but also the need for greater religious freedom in China.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thái Nguyên- Bắc Ninh, tổng kết các lớp Giáo lý
Dom. Thành Công
06:42 28/06/2008
BẮC NINH - Được sự giúp đỡ của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, quí cha Giuse Nguyễn Hồng Phước, cha Gioan Baotixita Hoàng Xô Băng, quí thầy, quí sơ đã đến cộng tác với cha xứ Phanxico Nguyễn Đức Đại tại giáo xứ Thái Nguyên mở lớp dạy, đào tạo ba lớp học: Giáo lý hôn nhân, Giáo lý dự tòng và giáo lý viên.

Với thời gian ngắn ngủi trong vòng mười ngày, dưới thời tiết nóng nực của mùa hè, nhưng thực sự các cha giáo, quí thầy cô và các học viên đã làm việc một cách rất nghiêm túc và nhiệt tình. Ngày nào lịch học cả ba buổi cũng kín đặc: Sáng, chiều, tối.

Giáo xứ Thái Nguyên nằm ngay giữa trung tâm thành phố, một nơi đòi hỏi về nhu cầu mục vụ rất lớn cho lượng giáo dân đông đúc. Bên cạnh, còn phải đáp ứng nhu cầu mục vụ không nhỏ cho anh chị em di dân, gồm: công nhân viên, sinh viên đang công tác và theo học tại thành phố. Ước tính trong năm 2007 vừa qua, giáo xứ đã mở liên tục 4 khoá giáo lý hôn nhân cho các bạn trẻ đến tuổi lập gia đình, 3 khoá giáo lý dự tòng. Số học viên tính nguyên lớp hôn nhân khoảng trên 1000 bạn trẻ theo học. Kết thúc mỗi khoá học, các bạn bắt buộc phải làm bài kiểm tra kiến thức đã thu hoạch và được cấp chứng chỉ khi đạt yêu cầu.

Vào hồi 19h 30 ngày 25/06/2008, tại nhà thờ giáo xứ Thái Nguyên, cả ba lớp học dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa kết thúc khoá. Sau thánh lễ có lễ tổng kết phát chứng chỉ cho 60 học viên lớp hôn nhân và 13 bạn dự tòng. Điều đáng nói là có nhiều bạn dự tòng đã thi đạt kết quả xuất sắc trong khoá học và đã được cha xứ trao tặng những phần quà khích lệ. Điều này chứng tỏ sự ham học hiểu và lòng yêu mến giáo lý của các bạn.

Giữa một xã hội xô bồ của thời đại mới, mỗi người chúng ta sẽ phải lựa chọn rất nhiều giữa những tục hoá và giáo lý của Chúa. Trong khi xã hội đòi hỏi nơi bạn trẻ một kiến thức xã hội nhất định thì mỗi bạn trẻ Kitô hữu cũng cần trang bị cho mình một hành trang thiêng liêng để bước vào đời. Như thế, cuộc sống sẽ không bị khập khiễng. trái lại, các bạn sẽ bước những bước đi trong niềm tin đầy hy vọng, vì Chúa đã phán: Ai nghe và thực hành lời Chúa thì được ví như người khôn ngoan xây nhà mình trên đá. Mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào nhà ấy không sụp đổ (x.Mt 7, 24)
 
Thi dâng hoa kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tại giáo xứ Thái Nguyên Bắc Ninh
Dom. Thành Công
07:04 28/06/2008
BẮC NINH - Giáo phận Bắc Ninh từ lâu đã có truyền thống tổ chức suy tôn, đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào tháng 6 hàng năm. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là: khắp nơi, các xứ họ trong giáo phận, ngoài việc tổ chức các hình thức, như: chầu, viếng Thánh Thể, đọc sách, suy ngắm về Thánh Tâm Chúa, giáo phận Bắc Ninh còn tổ chức dâng hoa; lời được dệt theo làn điệu dân ca Quan Họ Bắc Ninh để kính Thánh Tâm Chúa.

Tối ngày 27/06/2008, tại giáo họ Oánh thuộc giáo xứ Thái Nguyên, cha xứ Phanxicô Nguyễn Đức Đại đã tổ chức cuộc thi dâng hoa cho các em giữa các giáo họ với nhau. Đây là một dịp nhằm khuyến khích, động viên phong trào phát triển đoàn hội trong giáo xứ của mình, đồng thời cũng đẩy mạnh hơn nữa lòng sùng kính và yêu mến Thánh Tâm. Thi để nhặt ra được những đội hoa có kỹ thuật, như: cung điệu, trang phục, tác phong, đội hình, sự trang nghiêm, cung kính…. để đi từ nghệ thuật đời thường đến nghệ thuật thánh.

Để có cuộc thi này, các đội đã phải tập luyện và thực hành bằng việc dâng hoa kính Thánh Tâm Chúa trong suốt thời gian tháng sáu vừa qua tại các nhà thờ giáo họ của mình. Sau những ngày mong đợi, háo hức, ngày ấy đã đến. Buổi chiều khi ánh mặt trời vừa thu mình lấp sau dãy phố phường xa xa, ánh nắng nhạt dần để lại một vùng ánh sáng đỏ rực một góc trời, thì đó cũng là lúc các em đã có mặt đông đủ tại nhà thờ mang tước hiệu: Thánh Giuse thuộc giáo họ Oánh. Các đội tham dự thi đến từ các giáo họ, như: Oánh, Ngọc Lâm, Nam Sơn, Huống Trung, Tam Giang và Thái Ninh. Gương mặt các em hôm nay trông thật rạng rỡ; bé nào cũng xinh xắn trong trang phục đồng phục mới, cài hoa, thắt nơ. Trên tay là những đoá hoa tươi, những cây nến nhiều màu sắc và những hình trái tim được tạo bằng các chất liệu khác nhau. Một điều khá đặc biệt ở một vài đội hoa, đó là sự góp mặt của các em nam cũng trong đội dâng hoa. Nhìn trên gương mặt của các em, tôi nhận thấy niềm khấn khởi, háo hức dâng trào. Niềm vui, niềm hãnh diện pha chút hồi hộp còn được biểu lộ trên gương mặt các phụ huynh đưa con em của mình đi dự cuộc thi hôm nay.

Giờ thi đã đến, các đội lần lượt được gọi tên và thể hiện phần thi của mình cho cộng đoàn. Ban giám khảo do quí thầy Đại Chủng Viện, quí Dì Tu Hội Hiệp Nhất, anh em ứng sinh đã theo dõi, đánh giá, chấm điểm một cách rất nghiêm túc. Ngay sau cuộc thi của các đội là thánh lễ tạ ơn, đền tạ Thánh Tâm Chúa và cầu cho các em thiếu nhi. Trong bài giảng, cha xứ đã móc nối đề tài để động viên tinh thần, khuyến khích từ các bậc phụ huynh tới các em thiếu nhi về tinh thần yêu mến và phong trào sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Cuối thánh lễ, ban tổ chức đã công bố kết quả của cuộc thi. Cha xứ, ban giáo xứ lần lượt trao cho các đội đoạt giải những phần quà và cờ lưu niệm. Đội đoạt giải tự hứa sẽ cố gắng để giữ danh hiệu, đội á quân và những đội yếu hơn sẽ cần phải cố gắng phấn đấu hơn nữa về nhiều mặt. Mùa thi năm sau sẽ mang nhiều hứa hẹn và hy vọng hơn nữa.

Tháng sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đang dần khép lại, mùa dâng hoa, những hoạt động, phong trào dành kính Thánh Tâm Chúa cũng dần khép lại. Nhưng, tất cả ý nghĩa và hành động của mỗi người kitô hữu chúng ta sẽ mãi không khép lại và dừng ở đó. Từ trái tim bị đâm thủng của Chúa đã làm bật - trào tình yêu thương nhân loại, để tha thứ, để cứu vớt và trở thành Nguồn Sống giữa chúng ta. Tin tưởng rằng, Thánh Tâm Chúa cũng sẽ ôm ấp và che chở mỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở nên sống động hơn qua mỗi việc làm cụ thể trong từng ngày sống.
 
Giáo xứ An Hải Giáo Phận Hải Phòng phát phần thưởng cho học sinh giỏi- tiên tiến
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
07:18 28/06/2008
HẢI PHÒNG - Chúa nhật ngày 22 -06 vừa qua Cha Gioan Baotixita Vũ Văn kiện quản nhiệm Giáo xứ an Hải đã dâng Thánh lễ Tạ ơn kết thúc năm học và trao phần thưởng cho 100 em vừa là học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông với danh hiệu là học sinh giỏi và tiên tiến.

Trong buổi tổng kết năm học này có các chương trình văn nghệ của chính các em Thiếu nhi trong Giáo xứ, có sự giao lưu giữa Cha quản nhiệm với các em đạt học sinh tiên tiến và giỏi. Cha quản nhiệm cùng hát, cùng chơi vơi các em làm cho bầu khí thật vui vẻ

Trước Thánh lễ Cha Kiện đã khen ngợi thành tích học tập của các em Thiếu nhi trong niên học vừa qua. Cha cũng mong muốn các em không những học văn hoá giỏi, nhưng còn phải siêng năng tham dự Thánh lễ và chịu khó học Giáo lý nưã để các em có được những kiến thức về Giáo lý sẽ giúp các em hiểu biết và sống Lời Chúa dạy hơn. Cha quản nhiệm đã dành lễ của Thiếu Nhi trong giáo xứ vào tối Thứ ba hằng tuần.

Sau những lời động viên, Cha quản nhiệm và Ban Hành Giáo phát phần thưởng cho các em. Số các em học sinh tiên tiến là 49, học sinh giỏi là 48 và 3 em đạt học sinh giỏi cấp Quận và Thành phố.

Các em thực sự vui sướng vì thực sự các em xứng đáng được nhận những phần thưởng do Cha quản nhiệm và Ban hành Giáo trao, các em đã nói lên tâm tình của mình là luôn tạ ơn Chúa, cám ơn Cha quản nhiệm, Cha mẹ, thầy cô vàBan hành Giáo cũng như các anh chị Giáo lý viên. Các em hứa với Chúa và Cha quản nhiệm rằng sẽ cố gắng hơn nữa trong năm học tới để có những thành tích trong học tập cao hơn nữa để khỏi phụ lòng Cha quản nhiệm, Cha mẹ, Thầy cô và Ban hành giáo đã quan tâm.

Trong Thánh lễ cha quản nhiệm đã cùng các em dâng lên Thiên Chúa tâm tình Tạ ơn Chúa vì những thành quả mà các em có được là do ơn Chúa và sự cố gắng vươn lên của mỗi em. Cha cũng dâng năm học mới cho Chúa.

Thánh lễ đã kết thúc, nhưng những lời khích lệ của Cha quản nhiệm vẫn còn đọng lại trong các em Thiếu nhi trong Giáo xứ với những ấn tượng khó quên. Các em sẽ trở về gia đình sẽ cố gắng hơn nữa luôn là những con ngoan, trò giỏi, Thiếu nhi trong Giáo xứ, ngoan ngoãn, thánh thiện, thật thà và làm nhiều việc tốt cho Giáo Hội và xã hội.
 
Mùa hồng phúc- mùa gặt hái Ơn Gọi của Giáo hội
Maria Vũ Loan
07:27 28/06/2008
SAIGÒN - Hôm nay, ngày 28/6/2008, tôi đến tu viện dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn để tham dự thánh lễ truyền chức linh mục cho mười tu sĩ và chức phó tế cho ba thầy tại đây; trong khi đó ở nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn cũng có lễ phong chức phó tế cho mười bốn thầy; và tôi còn để lại trong lòng lời mời của hai thầy sẽ được thụ phong vào cuối tháng tám này.

Đúng là mùa của hồng ân! Một mùa mà niềm vui tràn qua cả cái nóng bức, oi ách mùa hè.

Sân nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bao giờ cũng đông mỗi khi có lễ, hội. Khi mới tám tuổi, tôi được theo một gia đình người hàng xóm đi xe ngựa theo đường Lê Văn Duyệt đến nơi này; nay, đã mấy chục năm qua, sân nhà thờ vẫn rộng, cây cối vẫn xanh um và thánh đường vẫn to vừa đủ cho giáo dân thập phương về đây lễ lạc. Tôi và có lẽ nhiều người rất thích khoảng không gian chẳng hề thay đổi, theo ý riêng, của nhà thờ này.

Đức giám mục giáo phận Đà Nẵng chủ phong thánh lễ hôm nay có cái tên khá ấn tượng, Phalô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh. Dáng người thấp bé và mái tóc bạc của Đức cha làm tôi nghĩ rằng bài giảng sẽ được truyền đạt một cách chậm rãi, yếu ớt; nhưng không ngờ giọng nói của Ngài khỏe mạnh và sang sảng giữa hàng ngàn con người. Vị chủ tế bảy mươi chín tuổi đã nhắn nhủ các tân chức như thế này:

“ …linh mục là một Chúa Giêsu khác! Không nơi nào người ta có thể đóng vai Chúa Giêsu được. Vì thế các linh mục phải luôn có cách sống, cách suy nghĩ, cách giảng dạy, cách làm việc, cách yêu thương như Chúa Giêsu.

Muốn vậy linh mục phải cầu nguyện; đó là cách sống thân mật với Chúa, từ đây mới có thể theo gương Chúa Giêsu giảng dạy và làm chứng nhân với tính cách của con người; phải hoạt động để trở thành tông đồ nhiệt thành, sẵn sàng đảm nhiệm mọi khó khăn…”

Bên cạnh Đức cha chủ tế là một vị giám mục trẻ, dáng người cao to khỏe mạnh, khuôn mặt phúc hậu mà tôi không biết Ngài từ đâu đến; mãi đến khi cha bề trên giám tỉnh ngỏ lời cảm ơn, tôi mới biết đó là Đức cha chánh tòa Lạng Sơn.

Các nghi thức diễn ra một cách quen thuộc, nhưng mỗi khi cộng đoàn đọc lên kinh cầu các thánh, tôi vẫn xúc động lạ thường. Có lẽ các thánh nam nữ trên trời hân hoan vì trần gian có những người bước vào quĩ đạo nên thánh. Có người nói rằng quí cha đã được đứng ở một mốc lý tưởng, trên con đường xuất phát về quê trời, chỉ còn khoảng một mét nữa, cố gắng bước qua là nên thánh! Tôi không biết đây là lời nói đùa hay nói bóng gió, nhưng tôi nghĩ rằng để bước qua một mét kia cũng là “trần ai lai khổ”, một sự cố gắng không ngừng!

Cha bề trên giám tỉnh, Vinh Sơn Phạm Trung Thành có lời cảm ơn rất vui. Cha nói với các ông bà cố rằng: “Khi dựng vợ gả chồng cho con, người ta có thông gia, hôm nay các ông bà cố là các vị “thông gia” với nhà dòng!”

Sau ngày hôm nay, có một tân chức và một phó tế sẽ ra giáo phận Lạng Sơn để phục vụ. Được sai đi là một vinh dự, là niềm hạnh phúc, chuyện đi cùng trời cuối đất không còn là vấn đề đối với người sống dấn thân. Bản thân tôi rất khâm phục những ai sống đời tận hiến phải xa cách gia đình. Đối với tôi, đó là một hy sinh lớn vì tôi không thể sống xa mẹ tôi mười ngày!

Một thánh lễ truyền chức kết thúc. Hoa, quà tặng dành cho mười tân chức và ba phó tế khá nhiều, song tôi nghĩ đến niềm hân hoan của nhiều người, vì lời cầu nguyện hằng ngày cho Giáo hội lữ hành, Giáo hội thanh luyện và Giáo hội khải hoàn có thêm mười đôi bàn tay nữa bung ra chung sức với các linh mục trong hy lễ hằng ngày họa lại hình ảnh Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha.
 
10 Tân linh mục và 1 phó tế được truyền chức tại Dòng Chúa Cứu Thế Saigòn
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT
17:58 28/06/2008
SAIGÒN - Ngày 28.06.2008 Đức cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh đã chủ tế thánh lễ trao ban thánh chức linh mục cho 10 thầy và trao ban thánh chức phó tế cho 1 thầy. Đồng tế với ngài còn có Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân và khoảng 120 linh mục.

Đông đảo các tu sĩ, giáo dân, đặc biệt là các thân nhân, ân nhân, bạn hữu từ nhiều miền đất nước và cả từ ngoại quốc, đã về tu viện DCCT Sài Gòn để tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các tân chức và chúc mừng các ngài. Có cả một đoàn các anh chị em J'rai đến từ Pleiku và một đoàn các anh chị em K'ho đến từ Lâm Đồng.

Trong bài giảng, Đức Giám mục Chủ phong nói: DCCT đã sống tinh thần truyền giáo của Giáo Hội và các tân chức cần phải kế thừa và phát triển tinh thần này. Ngài cũng nhấn mạnh rằng để có thể chu toàn sứ mạng sứ mạng tông đồ đã được trao phó, các tân chức cần phải trở nên một Chúa Kitô khác bằng đời sống cầu nguyện, kết hợp thâm sâu với Chúa Kitô.

Kết thúc thánh lễ, cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành đại diện Tỉnh Dòng, đại diện các tân chức và gia đình của các tân chức, đã cám ơn quý đức cha, quý cha nghĩa phụ, quý cha xứ, cùng quý thân nhân, ân nhân, bạn hữu của các tân chức. Theo ngài, chính nhờ sự vun trồng, chăm sóc và trợ giúp trong những năm qua của những người trên đây mà hôm nay DCCT có thêm được 11 thừa sai.

Nhân sự kiện Đức Giám mục Chủ phong nói đến tinh thần truyền giáo, Cha Giám Tỉnh DCCT cung chia sẻ cho cộng đoàn hiện diện biết rằng 11 tân chức sẽ nhân bài sai ngay chiều nay: 6 vị được cử đến các miền truyền giáo, 3 vị phục vụ trong sứ mạng truyền thống của Dòng là giảng đại phúc, 2 vị phục vụ các nạn nhân HIV-AIDS, các cô gái lỡ lầm, những người xa quê tại Sài Gòn, etc.

Trong số các vị được cử đi đến các vùng truyền giáo, có 2 vị được gửi đến vùng rừng núi Đông Bắc Việt Nam theo lời mời của đấng bản quyền địa phương này. Trước mặt cộng đồng hiện diện, Cha Giám Tỉnh đã giới thiệu và bàn giao ngay hai thừa sai này cho Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn; đó là tân linh mục Giuse Trần Văn Hưng và tân phó tế Giuse Lương Văn Long.

Được biết, hiện tại, DCCT Việt Nam có 280 tu sĩ, bao gồm 173 linh mục, đang phục vụ tại 20/26 giáo phận ở Việt Nam, trải đều từ Bắc chí Nam và tại 6 quốc gia khác trên thế giới từ châu Đại Dương cho đến châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ và châu Âu. Vùng tập trung nhiều thừa sai nhất là Sài Gòn - nơi đặt trụ sở chính của Tỉnh Dòng, nơi đào tạo các tu sĩ-linh mục, cũng là nơi có nhiều sinh họat mục vụ đa dạng. Tiếp theo là vùng tuyền giáo cho người J'rai ở Gialai và Buôn Mê Thuột, vùng truyền giáo cho người K'ho Lâm Đồng và vùng truyền giáo cho người Kinh ở Cần Giờ và Quảng Ngãi. /.
 
Khai trương và giới thiệu Server internet mới phát hình TV Media và Video của VietCatholic
LM Trần Công Nghị
23:37 28/06/2008
Khai trương và giới thiệu Server internet mới phát hình TV Media và Video của VietCatholic

Los Angles, ngày 28.6.2008

Trọng kính hai Đức Hồng Y và các Đức Cha Việt Nam đáng mến,
Trước hết chúng con gưỉ lời chào tới Hai Đức Hồng Y và các Đức Cha, và lời cầu chúc bình an.

Kính thưa qúi linh mục, nam nữ tu sĩ và toàn thể anh chị em độc giả của VietCatholic,

Nhân ngày mừng trọng thể hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô ngày Chúa Nhật 29/6/2008 và cũng là khai mạc Năm Thánh thánh Phaolô, VietCatholic Network cũng hân hạnh khai trương và giới thiệu một Server mới của VietCatholic chuyên về phát hình và phát thanh trên internet gọi là Catholic Media và VietCatholic Video, và đã đạt được các tiêu chuẩn: xem được ngay, không cần chờ đợi, hình đẹp, rõ ràng, chính xác và dễ xử dụng

(Chú thích: Nếu qúi vị chỉ nghe được âm thanh mà không xem được video, có thể browser quá cũ xin làm mới bằng cách install Microsoft SilverLight free ở đây. ) Sau bao nhiêu cố gắng đầu tư về tài lực và công sức của các linh mục và anh chị em chuyên viên của VietCatholic, cộng thêm những nỗ lực khác như trí tuệ, tài chánh và kĩ thuật,... chúng tôi có thể hãnh diện trình làng CatholicVideo.org trên mạng lưới toàn cầu. Đây là một khí cụ mới để “rao giảng Lời Chúa trên trên các mái nhà của thế giới” đúng như mục đích của Đại hội Truyền thông Công giáo thế giới năm 2008 được tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua tại Canada, với chủ đề là “Lên Mái Nhà Mà Rao Giảng”.

Digital Video đã có mặt từ thập niên 1970. Tuy nhiên, chỉ hai ba năm trước đây, việc phát hình trên Net vẫn là một chuyện không khả thi vì 3 lý do, vì mất lâu công sửa soạn cho một file video, chờ lâu mới xem được hình hiển thị trên Net, và Việc biên tập (edit) video tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Nay, tình hình đang thay đổi. Nhiều phương pháp nén các tín hiệu video (gọi là codec – code and decode) một cách hiệu quả hơn. Vì thế cho việc xem video trên Net trở nên ngày càng phổ biến hơn.

Kỹ thuật truyền thông mới này vừa là một cơ hội và vừa là một thách đố mà các phương tiện truyền thông đặt ra đối với Giáo Hội, một Giáo Hội mà như Đức Phaolô Đệ Lục đã nói “sẽ có lỗi trước mặt Chúa nếu không tận dụng các phương tiện mạnh mẽ này”.

Vâng theo lời khuyên của các Đức Giáo Hoàng cận đại, chúng tôi đi tiên phong đáp lại tiếng gọi của Giáo Hội, cố gắng nhập cuộc và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng hầu truyền bá Tin Mừng, và hơn bao giờ hết, chúng ta còn cần phải hội nhập thông điệp cứu độ này vào trong ”nền văn hóa mới” do những phương tiện truyền thông mạnh mẽ này tạo ra và khuếch trương lên. Giáo Hội dạy chúng ta rằng việc sử dụng những kỹ thuật và công nghệ truyền thông đương đại là một phần tích hợp trong sứ mạng của Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba.

Trong mấy năm gần đây, những video clip phát trên YouTube được nhiều người ưa chuộng nhất là những video kéo dài trong phạm vi từ 1 đến 5 phút. Youtube là mạng xã hội có rất nhiều người đưa clip video lên, nhưng cũng chính vì quá nhiều nên thành ra loạn xà ngầu, không phân biệt tốt xấu, thành ra khi đưa những mẫu tin, những bài hát, tường thuật những biến cố trên Youtube, đang khi xem những hình ảnh Công giáo này, chúng ta sẽ bực mình vì những clip video thiếu lành mạnh, tạo cơ hội cho giới trẻ thêm tò mò, dễ rơi vào cạm bẫy suy đồi.

Chính vì lý do tiêu cực này, đồng thời cũng nhận thấy những khả năng to lớn của kỹ thuật truyền thông mới này video trên internet, mà VietCatholic đã đầu tư kỹ thuật để xây dựng một server mới lấy tên là CatholicVideo.org chuyên về TV và Video, ca nhạc và nghệ thuật. Hiện nay, VietCatholic đã hoàn toàn có khả năng phát hình giống như YouTube.

Thực tế là nay Giáo hội phải lên tiếng nói với một xã hội có kỹ thuật cao, được “truyền thông hóa”. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng "Giáo hội phải có mặt trong 'công trường' mới của thế giới – một thế giới đầy ứ với quá nhiều nền triết học, tư tưởng và hiện tượng tranh đua với nhau. Giáo hội phải có mặt ngay ở đó, tại hiện trường, dùng các phương tiện truyền thông xã hội tân tiến để rao truyền Lời Chúa và sứ điệp của Giáo hội.”

Với kĩ thuật và phương tiện mới, chúng ta mới có thể lôi cuốn giới trẻ và người thời đại hôm nay, mời họ khám phá và đi sâu và sứ điệp Tình yêu và Phục vụ của Chúa Giêsu, đấng Cứu thế của nhân loại.

ĐGH Benedicto XVI nói: “Công tác thông tin này phải hướng về cuộc đối thoại xây dựng, nhằm thúc đẩy ý kiến chung, đã được thông truyền chính xác và biện biệt, trong phạm vi cộng đồng Kitô hữu.” Do vậy các ký giả và nhà truyền thông Công giáo có nhiệm vụ và sứ mạng đặc biệt, không chỉ phục vụ Giáo hội mà còn dạy cho thế giới đi tìm chân lý và phục vụ chân lý.

Kính thưa qúi vị, trong thời gian khởi đầu này, tuy dù chúng tôi nắm vững phần kĩ thuật và phương tiện phát hình nhanh chóng, hiệu lực và đa dụng trên Server internet mới của vietCatholic, tuy nhiên chúng tôi còn thiếu thời giờ, nhân sự và tài chánh để có những chương trình thường xuyên. Đang khi chờ đợi có những chương trình thường xuyên giá trị, chúng tôi kêu gọi các Cộng đoàn và các tổ chức Công giáo cộng tác với chúng tôi bằng cách:

  • 1. Gửi cho chúng tôi những video clip ngắn từ 3-5 phút về sinh hoạt của Giáo xứ hay Cộng đoàn của qúi vị để giới thiệu tới toàn thể tập thể Công giáo Việt Nam khắp năm châu bốn bể.
  • 2. Nếu Giáo xứ, Cộng đoàn hay, hay đoàn thể tôn giáo nào muốn chúng tôi mở trang Video và muốn được “host” tại Server của chúng tôi, chúng tôi sẽ mở trang đặc biệt cho qúi vị, nhưng những video clip này thực chất phải là những gì liên quan tới tôn giáo và những hình ảnh lành mạnh, phục vụ công ích, và giá trị. Qúi vị sẽ giúp cho những tốn kém của VietCatholic bằng cách đóng góp một giá biểu tượng trưng vào việc điều hành server mới này, vì rất tốn kém và chi phí cao.
  • 3. Những cá nhân và gia đình muốn quảng bá video thông báo liên quan tới hôn nhân, tiệc mừng, đỗ đạt, lễ lạt và biến cố, đăng quảng cáo về CD và DVD tôn giáo hoặc các bài hát lành mạnh... cũng như cáo phó về tang lễ... chúng tôi sẵn sàng đang tin và clip video về những biến cố này, với giá biểu tượng trưng
  • 4. Chúng tôi có chuyên viên để làm video clip cho internet cho qúi vị- nếu qúi vị đã sẵn có các hình ảnh và video của qúi vị trước, để đưa lên mạng lưới Video của chúng tôi..
  • 5. Qúi vị muốn liên lạc với chúng tôi xin email: conggiao@gmail.com
Các bước khuyếch trương và định hướng tương lai cho CatholicVideo sẽ được báo cáo sau. Trong thời gian này, chúng tôi sẵn sàng đón nhận ý kiến của qúi vị chỉ giáo.

  • Trong khi chờ đợi hình thành một lộ trình thực tế và đường hướng vững chắc, lợi ích và có đường dài, chúng tôi cũng kêu gọi sự đóng góp của qúi vị:
  • Về tinh thần, xin cầu nguyện, nâng đỡ và tiếp tục giúp ý kiến cho chúng tôi để các chương trình này sẽ trở nên ích lợi cho nhiều người.
  • Về vật chất, chúng tôi sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ tài chánh của qúi vị, để chúng tôi xây dựng được những chương trình phát hình có chất lượng và giá trị phục vụ Giáo hội và Quê hương Việt Nam.
Nếu qúi vị muốn “biếu quà” cho VietCatholic:
Xin nhấn Donation .
Xin mời qúi vị vào Server CatholicVideo mới của VietCatholic để:
Xem các Chương trình Truyền hình và các Video của VietCatholic


Kính chào qúi vị và xin Thiên Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho công việc chung của chúng tôi, cũng là trách nhiệm chung của toàn thế chúng ta.

Kính thư

LM Trần Công Nghị
Giám đốc VietCatholic Network
Kĩ sư Đặng Minh An
Phó Giám đốc và Trưởng Ban Kỹ thuật
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vì sao cộng sản sợ tôn giáo?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
08:44 28/06/2008

Vì sao cộng sản sợ tôn giáo?



Tuổi đời của chủ nghĩa cộng sản so với tôn giáo thường được ví von như một chú “nhóc tì” với bà lão trăm tuổi, dẫu có thiên tài đến cỡ nào chú nhóc ấy cũng không thể hơn bà cụ kia cả về hiểu biết lẫn khôn ngoan.

Sinh sau đẻ muộn lẽ ra phải biết trọng người đi trước nhưng chắc do… “đẻ ngược” nên thay vì làm vậy, cộng sản lại ác cảm với tôn giáo. Ngoài miệng họ luôn bảo “tôn trọng tự do tín ngưỡng” nhưng qua cư xử cho thấy thâm tâm họ không muốn thấy bất kỳ tôn giáo nào “mạnh khỏe”. Thậm chí có những thời điểm người có đạo còn bị xem như những công dân hạng hai, chỉ vì mấy chữ ‘Thiên Chúa giáo’ trong lý lịch mà mọi cửa ngõ đến với xã hội đều bị bịt kín. Linh mục, tu sĩ còn nặng nề hơn vì bị xem như những thành phần nguy hiểm.

Tôn giáo dạy con người “làm lành tránh dữ” chính quyền cũng bảo họ “xây dựng xã hội công bằng”, cả hai đều cùng chí hướng lẽ ra phải là cặp đồng hành thân thiết nhưng thực tế lại luôn diễn ra trái ngược, vậy một trong hai ắt có kẻ đã nói dối! Bản chất tôn giáo không được phép làm điều đó, dối trá tôn giáo không thể tồn tại lâu đến hàng ngàn năm, vậy “còn ai trồng khoai đất này”?

Sự dối trá của đảng cộng sản đối với dân chúng trong nước là chuyện “xưa như trái đất”, bởi đầu óc của những kẻ cầm quyền luôn nghĩ rằng “nhờ công ông Hồ, ơn mưa móc của đảng mới cứu cả dân tộc ra khỏi bị hai đế quốc sừng sỏ xâm lăng và thống nhất đất nước…” vì thế họ đã đối xử với dân như những đã chịu ơn họ (nhưng cái giá 80 triệu dân phải trả cho kiểu thống nhất ấy “đắt” và phi lý cỡ nào mọi người nay đều đã biết).

Đáng buồn hơn mỗi khi các thủ tướng hay chủ tịch nước công du nước ngoài tìm kiếm đầu tư cứu nền kinh tế, họ thường khoe 2 điều: VN có nền chính trị ổn định (nhưng thực chất là đàn áp khiến dân sợ chẳng ai dám “hó hé” biểu tình) và 2/3 dân số là lớp trẻ lại cần cù, chăm chỉ, chịu khó v.v… những “ưu điểm” chỉ có ở những nước độc tài VN, TQ, Miến Điện, chủ nhân “marketing” với đối tác khách về lực lượng lao động giá “bèo” 60-70 USD/tháng có khác gì đầy tớ.

Đúng là những đức tính trên là đáng quí, nhưng trên cương vị lãnh đạo một quốc gia mà lại lấy đó bảo là “ưu điểm” thì còn gì buồn hơn cho dân tộc? Một dân tộc có đến những bốn ngàn năm sách vở với Bia Văn Miếu, Quốc Tử Giám đầy đủ và còn sờ sờ ra đó, vậy vì nông nỗi gì mà nay đại đa số thế hệ trẻ chỉ có mỗi cái đức tính cần cù làm “bằng cấp” xin đi làm thuê gia công cho thiên hạ?

Từ ngày VN thống nhất đất nước nay đã 33 năm (1975-2008), chỉ cần 25 năm Nam Hàn đã vươn lên hàng thịnh vượng ở Châu Á sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vậy chính quyền VN đã làm gì suốt 33 năm qua để đến nỗi nay phải bắt đầu đi nhờ cậy nhờ xin gia công cho nước ngoài trong đó có cả Hàn Quốc?

Người viết bài này từng có dịp tiếp xúc với một số vị nước ngoài làm việc tại các văn phòng đại diện thương mại, công ty kinh doanh nước ngoài ở Sàigòn. Phải nói là hầu hết nhân viên người Việt đều giỏi hơn cả “sếp” của họ không chỉ về chuyên môn mà còn cả về khả năng giao tiếp khách hàng, trình độ ngoại ngữ, sử dụng máy tính v.v… người có học như vậy cũng đành chịu chấp nhận số phận làm thuê cho những kẻ dở hơn cả mình vì chẳng còn cơ hội nào tiến thân tốt hơn, thì nói gì đến những người lao động ở các tỉnh nghèo, ít học?

Với lối suy nghĩ “kẻ cả” như trên cùng sự độc quyền quản lý tất cả các phương tiện truyền thông, hệ thống giáo dục trong nước suốt hơn nửa thế kỷ qua càng khiến đảng CSVN cảm thấy tự tin hơn mỗi khi cần nói dối ”ở VN không có ai bị bắt bớ giam cầm vì lý do tôn giáo hay bất đồng chính kiến mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật…”

Sở dĩ họ mạnh miệng vì biết rất rõ nhận thức về quyền lợi chính trị của đại đa số người dân trong nước hiện nay chỉ là những con số không to tướng. Dân chúng từ chỗ quá khổ bobo, củ mì ăn thay cơm gạo được như hôm nay có cái ăn cái mặc no đủ là mừng lắm rồi, mà không đủ trình độ nhận thức để tự hỏi vì đâu mình phải khổ. Từ đó cũng chẳng cần quan tâm ai đang nắm vận mệnh đất nước và đã lèo lái dân tộc đi về đâu? Việc này đối với họ chẳng quan trọng bằng sự hấp dẫn, hay dở của những bộ phim tình cảm ly kỳ Hàn Quốc, TQ và những trò giải trí thư giãn phủ đầy các kênh truyền hình.

Những người có trình độ trong nước chẳng phải ít, nhưng lại “bận rộn” trước những cơ hội làm ăn “béo bở” mà nhều người trong họ bảo “không đâu kiếm tiền nhanh, dễ sống như ở VN” họ thừa “nước đục thả câu” lợi dụng sự tha hóa của đảng viên, quan chức câu kết làm nghèo thêm cho dân chúng và tương lai đất nước với những khoản vay nợ hàng triệu, tỷ USD. Chế độ này càng sống lâu họ càng mừng là đằng khác.

Sau một ngày vất vả lăn lộn ngoài đường kiếm sống, tối đến những kẻ có tiền tìm đến các quán nhậu, những chốn vui chơi với đủ các kiểu ăn chơi không thua gì các nước giàu có. Người ít tiền thì về nhà, vợ chồng con cái bật TiVi lên tha hồ cười “híp mắt” lại với các games show, trầm trồ khen ngợi người đẹp các cuộc thi hoa hậu, giọng ca tiếng hát truyền hình, hò hét với đội tuyển bóng đá quốc gia và cả những xúc động (đầy lầm lẫn) bởi những chương trình quyên góp từ thiện mà những đối tượng, nạn nhân nghèo khổ kia lại do chính chế độ tạo nên v.v… “hết phim” mọi người lăn đùng ra ngủ.

Một ngày “hạnh phúc” của đại bộ phận dân chúng VN hiện nay là thế!

Nhưng đối với các tôn giáo, chuyện “che mắt thế gian” này không còn dễ dàng chính vì vậy mà họ sợ tôn giáo, từ sợ đi đến thù nghịch chẳng còn mấy bước. Có thể nhắm mắt nói mà chẳng sợ sai, những người cộng sản đứng trước các tôn giáo họ có hai điều sợ nhất đó là:

1. Sợ bị tranh giành quyền lực:

Những tôn giáo lớn, như ở VN là Phật giáo và Công Giáo, dưới cái nhìn của những kẻ vô thần chẳng tin có Chúa, Phật nào hết, đối với họ tôn giáo chỉ là loại tổ chức xã hội có dạng hơi “đặc biệt” nhưng rất có thế lực. Sở dĩ vậy vì với bản chất tham lam quyền lực nên hay “ suy bụng ta ra bụng người” nghĩ ai cũng tham như họ.

Với đạo công giáo, số tín hữu những trên sáu triệu là con số quá lớn so với số đảng viên cộng sản của họ, cách tổ chức của giáo hội lại rất qui củ, có trên có dưới với kinh kệ giáo luật đầy đủ (nhưng có lẽ cũng bị xem giống như điều lệ đảng?). Sinh hoạt tôn giáo nề nếp đều đặn, tiếng nói của các vị chủ chăn được nhiều người lắng nghe, thêm vào đó là sự tuân phục của giáo hội đối với Tòa Thánh Vatican mà ảnh hưởng của Đức Thánh Cha trên trường quốc tế lại lớn v.v… tất cả những điều này gộp lại chẳng khác gì những “cái gai” với những chính thể độc tài.

Mặc dù chẳng bao giờ họ nói thẳng ra “sự khó chịu” về sự hiện diện của những tôn giáo lớn, nhưng sự ganh ghét ấy lại không khó nhận diện qua cách chính quyền “đánh phá” và chia rẽ các tôn giáo trong nước trước giờ ra sao?.

Tất nhiên đây chỉ là hậu quả của lối suy nghĩ “tự kỷ ám thị”, bản thân họ xấu nên hay đa nghi như Tào Tháo, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù đang “diễn biến hòa bình” và “căn bệnh hoang tưởng” này chỉ thấy xuất hiện ở những chính thể độc tài như VN,TQ, Miến Điện, Bắc Hàn v.v… bởi nếu chủ trương của Giáo hội Công giáo La Mã xem quyền lực thế gian là quan trọng, thì với tuổi đời hàng ngàn năm, đạo công giáo ắt hẳn đã trở thành quốc giáo tại nhiều quốc gia Châu Âu hằng ngàn năm nay tương tự như Hồi giáo đối với vùng Trung Đông.

Sự thiếu cởi mở, thậm chí có những lúc căng thẳng trong quan hệ giữa nhà nước và đạo công giáo bấy lâu không đơn giản vì khác biệt giữa vô thần và hữu thần như nhiều người vẫn nghĩ, mà chính là do sợ bị tôn giáo tranh giành ảnh hưởng. Ngay trong nội bộ phe cộng sản, tuy cùng một ý thức hệ nhưng vẫn luôn có những sự “lủng củng” mà nguyên nhân không gì khác ngoài tranh giành quyền lực lẫn nhau. Việc cho phép đảng viên mở công ty tư nhân, đồng nghĩa với việc đảng thừa nhận “tư bản bóc lột” từ xấu xa biến thành tốt đẹp, là loại “lỗi hệ thống” nghiêm trọng về mặt lý thuyết chủ nghĩa cộng sản, nhưng vẫn được xem như không có chuyện gì “ầm ĩ” thì vô thần hay hữu thần chẳng quan trọng gì với họ, miễn làm sao còn tiếp tục cai trị quốc gia.

Vì vậy chừng nào VN còn bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cộng sản thì dù chính quyền có “đổi mới” đến đâu, có gia nhập hết các tổ chức thương mại lớn hơn WTO nếu còn tổ chức nào như thế, tôn giáo và nhân quyền ở VN sẽ vẫn còn là những đề tài nóng không bao giờ dứt.

2. Sợ tôn giáo nhận ra bản chất xấu của họ:

Lý do thứ 2 này mới đáng nói kỹ hơn vì trước giờ được ít người đề cập đến và cũng không dễ gì nhận ra nó. Vi trùng chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi mà không thể với mắt thường, tương tự những giá trị “thật – ảo” trong cuộc sống chỉ hiện ra rõ hơn dưới chiếc “kính lúp” tôn giáo.

Vẫn là sự dối trá nhưng theo thời gian nó đã “tiến bộ” hóa thân từ thô thiển trở thành tinh vi, đẳng cấp dối trá thời sau cao hơn thời trước. Nay đến thời XHCN đã được nâng lên hàng “thượng thừa” phải gọi là “trí trá”, vì là sản phẩm của những kẻ có ăn học nhưng cái tâm họ lại thiếu lương thiện, như ông bà xưa bảo “có tài mà thiếu đức” họ không ngần ngại đánh đổi hết ‘ruột gan” để lấy bổng lộc vinh hoa phú quí. Để “trả ơn” đảng bảo làm gì họ làm theo nấy, cố moi hết kiến thức học hành ra để nghĩ cách phục vụ bất kể luận điệu đó là sai miễn là bảo vệ được chủ.

Nói về sự trí trá của cộng sản với Thiên Chúa Giáo mà không nhắc đến một sự cố “Thuyết tiến hoá” (1860) của nhà khoa học Charles Darwin (1809-1882) bị những kẻ vô thần đạo diễn làm cho méo mó đi, có lẽ là thiếu sót thậm chí có khi còn bị hiểu là vì sợ khoa học mà phải né tránh. Ngoài ra đây còn là sự “đấu trí” giữa đức tin của giáo hội và các lý thuyết gia các chính thể cộng sản mà các tín hữu thời nay có lẽ cũng cần biết sự kiện trí trá có tầm vóc lịch sử này.

Khi cho ra đời quyển "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) vào năm 1860, Charles Darwin cho rằng có một mối dây liên hệ về giống nòi giữa con người và loài vượn. Tuyên bố này lập tức đã gây nên một cú “sốc” lớn cho Đạo Thiên Chúa chúng ta thời ấy vì nó hoàn toàn đi ngược lại tín điều con người do Thiên Chúa dựng nên (cũng tương tự như những gì đã diễn ra với giáo hội vào thế kỷ XVI khi nhà thiên văn Ý Galileo Galilei tuyên bố khám phá ra trái đất quay quanh mặt trời).

Thuyết tiến hóa sau đó được những các lý thuyết gia cộng sản tiếp tục khai thác như một “báu vật” để biện minh cho sự đáng tin cậy của “chủ nghĩa duy vật” với họ Chúa Trời, Thần Linh chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng loài người khéo nặn ra, rằng con người cũng chỉ ngang hàng với bao loài vật khác nhưng nhờ sớm thích nghi với thiên nhiên mà phát triển nhanh hơn những con vật khác v.v...

Mục đích của bài viết này không để bàn cãi về “Thuyết tiến hóa” lẫn “Duy vật Chủ nghĩa” mà để phản bác lại kiểu diễn dịch “lấn sân” thô thiển đem “râu khoa học cắm vào cằm tôn giáo” cũng như hậu quả tệ hại của việc lợi dụng danh nghĩa khoa học ấy dưới các chính thể cộng sản ra sao?

Nếu đồ thị hóa lịch sử nhân loại về mặt thời gian, đó sẽ là một đường thẳng có hai cực vô định mang các giá trị theo toán học là –x và +x vì cho đến nay khoa học vẫn không thể biết chính xác trái đất này có từ bao giờ và bao giờ sẽ kết thúc (cũng như từ đâu đến và sẽ đi về đâu?). Tất cả các công trình nghiên cứu về nguồn gốc loài người cho đến nay chỉ là giả thuyết, ngoại trừ một điều chắc chắn duy nhất ai cũng biết, đó là nhân loại đã đi từ không đến có, từ những cái vô định đến những cái được xác định hiện nay. Vì vậy khi làm lịch các nhà khoa học phải chọn một mốc thời điểm nào đó để làm mức 0 (zéro) và người ta đã chọn năm sinh của Chúa Giêsu gọi đó là “Công Nguyên”. Càng lui về trước CN càng rất khó xác thời điểm nên “khoảng tối” mang những giá trị âm là hợp logic và dễ hiểu.

Lùi lại “hiện trường” thời đồ đá cũ khoảng 200 ngàn năm trước. Những ai từng có dịp tìm hiểu hay xem qua hình ảnh những di tích cổ được tìm thấy của thời kỳ này chắc hẳn đều không khỏi kinh ngạc, bởi sự “chẳng giống ai” của các vật dụng kiếm sống của con người thời ấy. Nếu không có sự xác nhận của các nhà khảo cổ, khó ai lại nghĩ đó là dụng cụ tạo lửa, giáo mác, dao, rựa dùng để săn bắt thú rừng v.v…nhưng cũng vào thời ấy ăn lông ở lỗ ấy con người đã biết thờ cúng thiên nhiên, sấm chớp được xem là dấu hiệu nổi giận của thần linh và nhiều dụng cụ thờ cúng có khắc hình tượng cũng được tìm thấy.

Điều kiện hình thành tín ngưỡng của nhân loại trong hoàn cảnh “nền văn minh” ảm đạm là vậy, mà ngày nay ai đó lại đòi hỏi tín ngưỡng phải ăn khớp với những khám phá của khoa học thế kỷ 19, 20 thì liệu đó có đúng là tư duy của những nhà khoa học chân chính hay được nghĩ ra bởi những cái đầu tầm thường và rỗng tuếch?

Đạo Thiên Chúa mặc dù hình thành sau đó rất lâu, vào lúc con người đã biết ghi chép thời Tổ Phụ Abraham, khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên. Gọi là “mới” so với người tiền sử nhưng cũng đã cách nay những 4 ngàn năm. Vài trăm năm cũng đã đủ làm thay hình đổi dạng một lục địa, vậy 4 ngàn năm trước “văn minh” thời Tổ Phụ Abraham ra sao?

Nhớ lại lịch sử VN, đây cũng là khoảng thời gian ra đời của nước Văn Lang và được sử sách Việt hiện nay mở đầu bằng chuyện “Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ một trăm người con, 50 con theo mẹ lên núi 50 con theo bố xuống biển v.v…”

Ngày nay ai cũng biết đó cũng chỉ là những chuyện… “phịa” 100% nhưng bao đời nay các sách giáo khoa ở VN đều dạy nguồn gốc của dân tộc mình là nòi giống “con Rồng cháu Tiên” như thế và những truyền thuyết loại này cũng chẳng thiếu ở nhiều quốc gia khác, “Ngàn lẻ một đêm” của xứ Ả Rập là thí dụ nhưng có nhà khoa học nào lại đi đòi hỏi tính xác thực của những loại truyền thuyết ấy trong giáo dục? Vậy với ý đồ gì những người theo chủ thuyết vô thần lại mượn danh nghĩa khoa học qua thuyết tiến hoá để đả kích chuyện “Adam và Eva là do Thiên Chúa dựng nên từ đất sét” của người có tín ngưỡng?

Niềm tin ấy không đơn giản như những loại truyền thuyết có tính cục bộ của trần gian như trên, mà mang một ý nghĩa rất sâu xa. Chuyện về “Adam – Eva” trong cựu ước mới chỉ là một phần của tổng thể niềm tin Thiên Chúa là chủ vũ trụ, được hình tượng hóa theo cách nghĩ của thời Tổ Phụ Abraham, để giải thích về sự hiện diện của loài người. Bởi nếu mọi người ai cũng biết rõ ở hai đầu cực của trục lịch sử nhân loại đã và sẽ ra sao, chắc chắn chẳng ai còn cần đến tôn giáo và cũng không thể do ngẫu nhiên mà ai đó đã nghĩ ra câu chuyện Adam – Eva nếu không được mặc khải từ Thiên Chúa, vì cho mãi đến tận ngày nay với một nền khoa học được cho là nguyên tử hiện đại nhưng con người vẫn còn đang bế tắc trong việc tìm hiểu cội nguồn của mình.

Đời người là quá ngắn ngủi so với tuổi trái đất và vũ trụ, sự hiện diện của kiếp người trên thế gian chỉ lâu cỡ… vài ngày “ăn nhờ ở đậu” trong một tòa nhà nào đó của khách lữ hành. Anh ta không thể nào biết cả móng lẫn nóc căn nhà ấy được xây ra sao vì chẳng phải là người xây nên nó, nhưng phải có tin là nó được làm an toàn thì mới dám “chui” vào đó để ở. Người có đạo cũng giống như vị khách lữ hành ấy, đức tin của họ không bị lệ thuộc nhiều vào việc có học nhiều hay học ít mà nhờ ơn thiêng liêng, kiến thức hay kinh nghiệm sống là những cơ hội quí báu cho họ nhận ra thêm giá trị đức tin của họ.

Mặc dù khoa học ngày nay đã rất tiến bộ nhưng ngay chính trái đất là nơi khoa học sinh ra mà nó cũng chưa khám phá hết, nói chi đến Thái dương hệ - giải Ngân Hà, Thiên Hà xa cả trăm năm tốc độ ánh sáng? Một khi khoa học còn đang phải “vất vả” đi tìm hiểu những cái đã có sẵn hàng triệu năm trước, dù tin hay không có Đấng nào đó dựng nên trời đất, nền khoa học ấy chỉ đáng là học trò trước vũ trụ này. Sống giữa khoảng không mênh mông đầy bí hiểm và một thế giới đầy rẫy những điều thật giả lẫn lộn, con người tìm đâu ra chỗ dựa về tinh thần cho cuộc đời ngắn ngủi này ngoài niềm tin tôn giáo?

Trong lĩnh vực khoa học có quốc gia nào trên thế giới hiện nay vượt qua nước Mỹ về khoa học vũ trụ, vậy mà trên mọi đồng Dollar quốc gia này thể hiện cho sức mạnh nhiều mặt của họ đều được in hàng chữ “In God We Trust”. Không biết các khoa học gia, chính trị gia cộng sản học được gì từ hàng chữ đơn giản trên những tờ USD mà họ đang cẩn thận cất giữ chúng trong túi riêng hay két sắt?

Ngày nay công trình nghiên cứu của Charles Darwin không còn ai nghi ngờ gì về giá trị của nó, chỉ có điều không may là “thuyết tiến hóa” đã có thời bị cộng sản khai thác triệt để, biến nó thành công cụ chế giễu và đàn áp tôn giáo. Càng trí thức càng dễ bị “dính đòn”, do tâm lý người học cao thường chỉ muốn tin vào những cái có “tính khách quan khoa học” mà tên tuổi sáng chói của Charles Darwin lại quá đủ đảm bảo cho điều đó. Nhưng họ có ngờ đâu chấp nhận lối suy diễn sai lệch ấy của chủ nghĩa vô thần, duy vật là đồng nghĩa với việc tự hạ cấp chính bản thân mình, đang từ hàng quí tộc xuống làm “phó thường dân”, từ hàng “sinh linh” trong tôn giáo bị giáng xuống thành… giai cấp súc vật trong các xã hội cộng sản.

Nhưng vì lý do gì các lãnh đạo cộng sản lại thích xem con người giống loài vật hơn việc tôn là sinh linh?

Thưa, chính vì nó phù hợp với sách lược dùng đấu tranh vũ lực để giải quyết mâu thuẫn quyền lợi giữa các giai cấp trong xã hội do cộng sản đề xướng. Nhưng khi dùng vũ lực, tức súng đạn giáo mác cảnh “máu đổ đầu rơi” xảy ra là tất yếu thì họ lại sợ bị quần chúng phản đối là trái với đạo lý vì thế họ phải làm sao thay đổi quan niệm nhân phẩm biến thành “vật phẩm” giống như loài thú hoang “tao không cắn mày trước thì mày cũng sẽ nuốt tao” chỉ còn biết quyền lợi chung quanh miếng ăn thì họ mới dễ huy động cái họ gọi là “vùng lên hỡi khắp nô lệ ở thế gian…”.

Dưới đây là những dẫn chứng từ lịch sử:

Người Pháp thua trận Điện Biên Phủ nhiều người bảo do bất ngờ, vì sách vở quân sự thế giới xưa nay chẳng thấy đâu dạy chiến thuật như Việt Minh làm: tháo rời những khẩu trọng pháo ra, vác nó lên đỉnh đồi cao bằng sức người ráp lại để nã đạn xuống đầu họ ở giữa lòng chảo. Nhưng đó là lý lẽ của những nhà quân sự.

Nếu nhìn trận Điện Biên Phủ bằng con mắt của người có đức tin chúng ta có thể nhận ra thêm họ thua còn vì đã “đụng” phải đối thủ quá bất nhân, xem mạng sống con người chỉ là đồ cỏ rác! Bằng chứng là Việt Minh đã “nướng” tổng cộng hết 4.020 sinh linh và 9.118 người khác bị thương, trong lúc người Pháp mặc dù thua trận nhưng tổn thất lại thấp hơn rất nhiều, chỉ 1.747 người chết, 5.240 người bị thương và dù còn đến 10.000 quân, người Pháp đã chấp nhận đầu hàng để binh lính khỏi chết thêm nhưng nếu là Việt Minh chắc chắn họ đã không làm vậy.

Câu chuyện về “anh hùng” Phan Đình Giót và Tô Vĩnh Diện trong trận đánh Điện Biên Phủ “lấy thân mình lấp lỗ châu mai” cũng giống như chuyện em bé đuốc sống Lê Văn Tám ở kho xăng Nhà Bè, rõ ràng là những người ảo nhưng được dựng nên phục vụ cho ý đồ đen tối “xả thân vì nước” của chính quyền Việt Minh thời ấy. (Những năm gần đây vì đã nhận ra tính chất phi nhân của huyền thoại sợ bị lên án mà đảng CSVN chẳng bao giờ cho sách báo nhắc đến, rất có thể sách giáo khoa tiểu họ sau lần cải cách hiện nay sẽ loại bỏ chúng để các thế hệ sau chẳng còn ai nhớ gì về tội ác của họ?)

Trong cuộc chiến tiếp theo ở miền Nam, đã có rất nhiều sư đoàn, trung đoàn quân đội chính qui miền Bắc bị tiêu diệt toàn bộ trong những trận chiến đẫm máu tại chiến trường Huế, Khe Sanh Quảng Trị, Hạ Lào, Bình Long An Lộc v.v… từ năm 1968 đến 1972 mà mục tiêu của phe cộng sản khi ấy là gây áp lực với người Mỹ bằng mọi giá trên chiến trường để đổi lấy thế thượng phong của họ trên bàn đàm phán Paris và họ cũng đã nhẫn tâm làm được điều này bằng sự đánh đổi sinh mạng của vài hàng chục ngàn binh lính vô tội.

Tổng kết chiến tranh VN 1954-1975, VNCH và các nước đồng minh bị chết khoảng 300 ngàn nhưng thiệt hại về nhân mạng của phía cộng sản miền Bắc cao gấp bốn lần với trên 1,12 triệu người.

Việc xem rẻ mạng sống con người tại các quốc gia trong khối cộng sản cũng tương tự. Năm 2007 vừa qua đích thân tổng thống V.Putin đến Butovo để dự lễ tưởng niệm hơn 20 ngàn người được đã bị hành quyết tại trại giam này chỉ trong khoảng thời gian ngắn 8/1937 - 10/1938 và đây mới chỉ là một trong hàng trăm trại tù kiểu này ở Liên Xô.

Ở Trung quốc dưới thời Mao Trạch Đông theo quyển "Mao: The untold story" của Jung Chang và Jon Halliday (Bà Jung Chang là người gốc Hoa, có Cha bị giết trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa do Mao chủ xướng) hai người đã bỏ ra chục năm trời, dầy công cất bước, đặt chân đến mọi nơi để gặp và phỏng vấn các nhân chứng, nạn nhân của chế độ độc tài Mao, để thu lượm các chi tiết chung quanh Mao Trạch Đông. Tác giả ước lượng rằng con số người Trung Quốc bị giết hại dưới thời Mao lên đến 70 triệu người. Đây chỉ là tính đến con số người bị bức tử, hãm hại chết, chứ chưa tính đến những con số tử vong trong các cuộc chiến.

Còn theo ước tính của Ủy ban tư pháp Thượng viện Mỹ con số nạn nhân dưới thời kỳ Mao Trạch Đông (1946 – 1965) vào khoảng 60 triệu nhưng Liên Xô thì lại đưa ra con số thấp hơn nhiều chỉ khoảng 30 triệu người

Nhìn vào tấm gương vĩ đại hai bậc “đàn anh” của chính quyền các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn… mọi người Việt đều có quyền hỏi chính quyền Hà Nội hiện nay về con số nạn nhân chính xác ở VN dước chế độ cộng sản từ 1945 đến nay 2008 là bao nhiêu? Bởi không ai dám chắc trong dòng họ, bà con ruột thịt của mình sống rải rác khắp 3 miền đã không từng là nạn nhân của họ.

Tóm lại, chỉ có tôn giáo (đúng nghĩa) với việc đề cao các giá trị thiêng liêng và không lấy bả vinh hoa phú quí trần gian làm mục tiêu, mới có thể giúp con người nhận ra bản chất thật của các hiện tượng, những trào lưu xã hội để biết tính thiện ác của chúng ra sao?

Và đó chính là những điều đã khiến cộng sản từng lo sợ nên tìm mọi cách, kể cả việc lợi dụng các công trình nghiên cứu khoa học khách quan, để triệt hạ tôn giáo.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đồng Tế
Josephhoa Phạm
00:28 28/06/2008

ĐỒNG TẾ



Ảnh của Josephhoa Phạm.

Này là mình Ta,..

Các con hãy nhận lấy mà ăn..

(Trích lời Chúa)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News