Ngày 27-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:34 27/06/2015
MỘT CÁI QUẦN MỚI
N2T

Ở huyện Trịnh có một người nọ kêu vợ may cho anh ta một cái quần.
Vợ hỏi:
- “May như thế nào đây ?”
Anh ta nói:
- “Thì may như cái quần cũ ấy mà.”
Sau khi vợ may xong cái quần mới, thì nó tồi tệ như cái quần cũ vậy.
(Hàn Phi Tử)

Suy tư:
May một cái quần mới giống như cái quần cũ, thì nó chỉ khác nhau về chất liệu, về màu sắc cũng như độ bền, nhưng nó lại giống nhau về kiểu dáng.
Qua câu chuyện nhỏ trên đây, chúng ta có thể rút ra được một bài học lý thú về cái cũ và cái mới trong con người của chúng ta. Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy chúng ta rằng: “Vì vậy anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và mặc lấy con người mới, là con người được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” ( Ep 4, 22 – 24) cũng như cái xác cũ kỹ này, cũng những suy tư này, nhưng đã được đổi mới trong Thần Khí Thiên Chúa, cho nên, từ nơi cái xác này, mọi duy tư, mọi hành động, mọi lời nói đều đã được đổi mới theo tinh thần của Phúc Âm
Tôi đã được đổi mới hoàn toàn trong bí tích Rửa Tội và được nuôi dưỡng trong bí tích Thánh Thể, nhưng trong cuộc sống tôi có làm mới môi trường cuộc sống bằng những suy tư mới, những hành động mới của người rao giảng Phúc Âm cuả Đức Chúa Giê-su hay không ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 13 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:35 27/06/2015
Chúa Nhật 13 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 5, 21-43
“Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi”.


Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đến trần gian, không phải để được người khác phục vụ, nhưng là để phục vụ và thi ân giáng phúc cho nhân loại. Phục vụ và thi ân là bày tỏ cho nhân loại biết Ngài chính là Thiên Chúa thật và là người thật: khi thi ân thì Ngài là Thiên Chúa, khi phục vụ thì Ngài là con người.

Lãnh nhận ân phúc thì phải có đức tin.
Đức tin của ông đội trưởng đã cứu sống con gái của ông, đức tin của người đàn bà bị bệnh băng huyết đã chữa lành bà, cho nên để đón nhận ân phúc bởi Thiên Chúa thì dứt khoát con người phải có đức tin.

Đức tin làm cho con người nhận ra được quyền năng của Thiên Chúa trong sự yếu đuối và bất lực của mình; đức tin cũng làm cho con người nhìn thấy được Thiên Chúa trong những nỗi bất hạnh nhất của tha nhân, bởi vì khi đối diện với đau khổ và thất vọng, con người thường có khuynh hướng nhìn lên trời cao.

Ân sủng của Thiên Chúa vẫn tuôn đổ trên con người, Ngài vẫn luôn thi ân cho nhân loại, nhưng để đón nhận những ân huệ Thiên Chúa ban cho, thì cần phải có đức tin như đức tin của tổ phụ Áp-ra-ham, như đức tin của tổ phụ I-sa-ác, như đức tin của Gia-cóp, và như đức tin của viên đội trưởng và của người đàn bà bệnh loạn huyết. Ân sủng của Thiên Chúa ban cho cách nhưng không, nhưng muốn đón nhận nó thì cần phải có đức tin.

Phục vụ tha nhân phải có đức tin.
Thời nay có nhiều hội từ thiện để giúp đỡ người bất hạnh, thời nay có nhiều bệnh viện và cơ quan từ thiện để chăm sóc bệnh nhân nghèo, và thời nay cũng có nhiều cá nhân làm việc thiện, nhưng số người không biết đến Thiên Chúa thì càng nhiều hơn. Bởi vì có nhiều đoàn thể và có nhiều cá nhân phục vụ nhưng không có đức tin, hoặc đức tin đã bị ngâm sâu dưới lớp tro bụi xa hoa phù phiếm của cuộc sống bon chen.

Khi phục vụ tha nhân mà không tin, không nhìn thấy Đức Chúa Giê-su ở trong họ, thì họ cũng sẽ không nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su ở trong chúng ta -những người làm việc từ thiện.

Đức tin dạy cho chúng ta tin rằng Thiên Chúa hiện diện khắp nơi, đặc biệt là nơi những người nghèo khó bất hạnh; đức tin cũng dạy cho chúng ta biết rằng, phục vụ tha nhân chỉ vì danh vọng hảo huyền mà thôi, thì họ sẽ không thể thay Đức Chúa Giê-su đem an ủi đến cho người khác được...

Anh chị em thân mến,
Là những người được gọi là “những kẻ tin”, chúng ta cũng có trong mình “gen” phục vụ tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã phục vụ, bởi vì đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận trong ngày Rửa Tội, đã làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ ai, nhất là khi chúng ta phục vụ tha nhân.

Chúng ta cũng được trở nên con cháu của tổ phụ Ab-ra-ham nhờ lòng tin của mình, đó là khi chúng ta tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa, và đón nhận những ơn lành cũng như những thử thách của Ngài dành cho chúng ta trong cuộc sống đời thường, để nhờ đức tin, mà chúng ta ngày càng trở nên hoàn hảo hơn trong đức mến và đức cậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 27/06/2015
Chúa Nhật
LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

N2T

Tin mừng : Mt 16, 13-19
“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.


Bạn thân mến,
Hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng thể hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ, hai vị thánh hai khuôn mặt, hai đời sống và là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo, trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai nét sau đây của hai vị thánh lớn của Giáo Hội.

1. Nhiệt tình với sứ mệnh.
Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều có tâm hồn nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su đã giao phó, sự nhiệt tình này Đức Chúa Giê-su đã nhìn thấy khi chọn các ngài làm tông đồ, và giao phó trọng trách gánh vác Giáo Hội của Ngài.

Nhiệt tình chất phác bộc trực cương nghị của thánh Phê-rô, đã được Đức Chúa Giê-su khám phá ra khi ngài đang đánh cá với anh là An-rê, Ngài nói: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” và hai ông đã lập tức bỏ chài lưới mà theo Ngài.

Nhiệt tình hăng hái của thánh Phao-lô đã bộc lộ rất rõ, khi ngài giữ áo cho người ta ném đá tử hình thánh Stephanô cũng như đang hăng hái bách hại Giáo Hội tiên khởi của Đức Chúa Giê-su mới thành lập, sự nhiệt tình này không phải vì danh dự cá nhân, nhưng nhiệt tình vì lòng yêu mến Đức Chúa Ya-Vê của người Do Thái trong con người của thánh Phao-lô.

Tâm hồn nhiệt tình là điều cần thiết trước tiên để được chọn, không ai chọn một tinh binh không có dũng khí chiến đấu để làm tiên phong, cũng không ai chọn một người dù tài cao học rộng nhưng không nhiệt tình với bổn phận để giao trọng trách, nhưng người ta đã chọn người có tâm hồn nhiệt tình hăng say với công việc để giao phó sứ mệnh quan trọng…

Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ đã có đức tính này ngay trong cuộc sống đời thường của các ngài, và sau khi được chọn với ân sủng của Thánh Thần, các ngài càng thêm nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su giao phó cho các ngài, đó chính là sứ mạnh loan báo Tin Mừng Nước Trời.

Nhiệt tình của chúng ta có thừa, nhưng sự nhiệt tình này chúng ta đã dùng không đúng chỗ: chúng ta nhiệt tình với bạn bè mà không nhiệt tình với Thiên Chúa; chúng ta nhiệt tình với các hợp đồng béo bở nhưng lại lạnh băng với công tác từ thiện; chúng ta nhiệt tình với những công trình tiếng tăm để đời, nhưng lại nguội lạnh với công việc mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã trao cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, đó là loan báo và làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su Ki-tô trong cuộc sống hằng ngày của mình.

2. Yêu mến Chúa Giê-su hết lòng.
Một thánh Phê-rô đã ba lần trả lời với Đức Chúa Giê-su khi được Ngài hỏi: “Thưa Thầy, có, Thầy biết con yêu mến Thầy”.

Một thánh Phao-lô đã tuyên bố: “Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa” và chính ngài cũng đã không ngại ngùng nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi.”

Yêu mến Đức Chúa Giê-su làm gia tăng sự nhiệt thành trong tâm hồn của các ngài, cho nên dù chịu biết bao khổ cực, nhọc nhằn, dù chịu bao nhiêu hy sinh gian nan thì các ngài vẫn cứ yêu mến Đức Chúa Giê-su. Và vì yêu mến Đấng đã chọn mình làm khí cụ loan báo tin mừng Nước Trời, nên các ngài vui lòng chia sẻ nổi khổ đau với Đức Chúa Giê-su. Tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu nơi người đang yêu, và điều kỳ diệu trước tiên xảy ra chính là thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đã cảm nghiệm được Đấng mình yêu đang rất gần gũi bên mình, và do đó mà hai ngài đã không quản ngại hy sinh gian khổ để làm chứng cho tình yêu…

Yêu mến Đức Chúa Giê-su là năng lượng thúc đẩy chúng ta đi vào không gian vô tận của tình yêu Thiên Chúa, để sự nhiệt tình của chúng ta trở nên năng lực thúc đầy người khác biết yêu mến và sống tinh thần yêu mến của Đức Chúa Giê-su…

Bạn thân mến,
Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ chính là hai ngọn đèn tỏa sáng của Giáo Hội, chính trên nền tảng Phê-rô này, mà Phao-lô nổi bật với những giáo huấn về Đức Chúa Giê-su và đã làm cho ngài trở thành trụ cột của Giáo Hội như thánh Phê-rô.

Mừng lễ hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô hôm nay, chúng ta cầu xin hai ngài ban cho chúng ta có tâm hồn nhiệt tình với tâm tình yêu mến Đức Chúa Giê-su, bởi vì chỉ có sự nhiệt tình mới làm cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta được tiến triển, và Lời Chúa được mau chạy tiến bước đến với mọi tâm hồn.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:40 27/06/2015
N2T

18. Làm việc cung kính Đức Mẹ Ma-ri-a thì không kể lớn nhỏ, chỉ có một điều kiện cần phải làm, chính là không thiếu lòng bền chí.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:41 27/06/2015
DẶN DÒ
Cha bố (nghĩa phụ) nói với cha con (nghĩa tử) vừa mới chịu chức:
- “Bây giờ con còn trẻ, Chúa cho con sức khỏe thì con hãy hết mình vì Chúa vì Giáo Hội và vì giáo dân mà làm việc, kẻo lỡ khi bệnh hoạn nằm xuống con muốn làm gì cũng không làm được, lúc đó hối hận thì cũng đã muộn.”
- “Thánh lễ là trung tâm của đời sống linh mục, con đừng bao giờ bỏ dâng thánh lễ, bởi vì khi con vì lười biếng, hay vì lý do này nọ mà không dâng lễ hằng ngày thì coi như ngày hôm đó là ngày vui mừng của ma quỷ.”
- “Sau này được bài sai làm cha sở hay cha phó, thì con phải lấy công tâm mà hướng dẫn giáo dân, lấy đức ái dạy dỗ giáo dân và lấy sự khiêm tốn nhẫn nại để học hỏi nơi giáo dân những điều con thiếu sót, như vậy đời sống tu đức và nhân bản của con mới ngày càng tiến bộ.”
- “Con đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã làm cha rồi nên không cần học hỏi nữa, nhưng con phải có quyết tâm mỗi ngày đọc một vài trang báo, mổi tuần đọc một quyển sách và cầu nguyện luôn.”
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tôi không biết người đó là ai
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:03 27/06/2015
Lễ thánh Phêrô và Phaolô: Tôi không biết người đó là ai

Khi nghĩ hay nói về Thánh Phero, chúng ta thường nghĩ ngay đến Vị Thánh này là tảng đá rường cột của Hội Thánh Công Giáo, như Chúa Giêsu đã đặt Ông: „Con là Phero, là đá tảng, trên tảng đá này Cha sẽ xây Hội Thánh của Thầy.“

Trên vòm cung thánh ở đền thờ Thánh Phero bên Vatican, dòng chữ này cũng được, từ ngày có ngôi đền thờ này, khắc trên chung quanh vòm cung.

Phải chăng Thánh Phero là đá tảng luôn luôn cứng chắc như chúng ta nghĩ hiểu như vậy?

Thánh Phero tuy được Chúa Giêsu tuyển chọn tin tưởng trao cho thần quyền đứng đầu Hội Thánh của Chúa ở trần gian, nhưng Thánh Phero vẫn có những yếu điểm khiếm khuyết của một con người do Chúa tạo thành dựng nên trong công trình sáng tạo thiên nhiên.

Ông Phero theo Phúc âm thuật lại là người sinh sống làm nghề đánh cá , nghề chài lưới ở biển hồ Galilee vùng phía Bắc nước Do Thái. Nơi vùng biển hồ này cách đây hơn hai ngàn năm, Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ mạng rao giảng nước Thiên Chúa cùng thành lập Hội Thánh Chúa với 12 Tông đồ, mà Ông Phero được chính Chúa Giêsu chọn cử làm người đứng đầu.

Ông Phero theo Chúa suốt ba năm. Ông được tận tai nghe Thầy mình giảng dậy, tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu sống làm việc. Nhưng là con người, Ông đã có lần hồ nghi về Thầy mình, với cả chối bỏ Thầy mình.

Ông đã có lần can ngăn Chúa Giêsu không làm như ý Chúa muốn. Và bị chính Chúa Giêsu quở mắng cho là Satan. Nhưng lạ thay, Chúa Giêsu không đuổi loại trừ Ông.

Ông hoài nghi Chúa Giêsu tưởng là ma hiện ra. Nhưng Chúa vẫn đưa tay ra cứu vớt Ông khỏi bị chìm xuống nước giữa lòng biển hồ. Như thế Chúa Giêsu không bỏ rơi Ông.

Lúc Chúa Giêsu, Thầy mình bị bắt giữ, Ông Phero theo bản tính con người nhát sợ bỏ trốn. Ông chỉ đứng xa xa theo dõi, trong lo sợ hồi hộp, xem Thầy Giêsu mình bị thiên hạ xét xử ra sao… Nhưng Chúa Giêsu không vì thế mà kêu than hay kêu gào gọi hỏi Ông ở đâu sao bỏ mình cô đơn.

Xa xa lẻn vào sân xem xử án Chúa Giêsu, Ông Phero bị chặn lại hỏi có phải là người quen đồng bọn, là học trò của Chúa Giêsu bị bắt không. Ông thẳng thắn chối ngay cả ba lần khi bị chặn hỏi: Không , tôi không biết người đó là ai.

Chối người thân yêu tin tưởng của mình đã kêu gọi tuyển chọn làm người thân tín, chối bỏ Thầy mình như thế, nào có khác chi chối bỏ căn cước tính đời mình?

Cho dù Ông Phero đã đánh mất căn cước mình là môn đệ học trò của Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu vẫn một lòng trung thành tin tưởng hỏi Ông: Con có yêu mến Thầy không?

Và khi Ông Phero nói: Vâng, con yêu mến Thầy.

Câu nói như thế đủ cho Chúa Giêsu rồi. Và từ căn bản lòng yêu mến đó Chúa Giêsu đã trao trách nhiệm là tảng đá cột trụ cho Hội Thánh Chúa ở trần gian: Con hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy.

Trong đời sống đức tin, ai chúng ta cũng đều mong muốn sống tin tưởng trung thành với đức tin vào Chúa. Nhưng không thiếu những khi lại hồ nghi Chúa, than trách Chúa. Có khi lại có ý nghĩ đặt ra con đường sao Chúa không làm không cho xảy ra như thế này, thế nọ, có phải là hay hơn không…

Và có khi không kém Ông Phero đã phạm tội chối bỏ căn cước tính của mình là người Công Giáo tin vào Chúa.

Như Thánh Phero, Chúa không bắt bẻ chấp nhất lỗi lầm tội lỗi con người, khi con người biết quay trở lại yêu mến Chúa.

Vì Thiên Chúa là tình yêu, Đấng giầu lòng thương xót và hay tha thứ.

Lễ Thánh Phero Tông đồ, 29.06.2015

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo chí Italia đưa tin sai lạc về Medjugorje
Đặng Tự Do
06:59 27/06/2015
Thông điệp Laudeto Si được chính thức công bố ngày 18 tháng Sáu vừa qua. Tuy nhiên, bốn ngày trước khi tài liệu được công bố, tạp chí L'Espresso đã tung tài liệu này lên Internet. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã lên án hành động thiếu chuyên nghiệp đó và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Sandro Magister.

Chỉ một tuần sau đó lại xảy ra một trường hợp thiếu đạo đức nghề nghiệp khác. Hôm 25 tháng Sáu, đến lượt Gianluca Batile cả quyết rằng một ngày trước đó, tức là hôm 24 tháng Sáu, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thường được gọi tắt là CDF, đã có cuộc họp thường kỳ hàng tháng, thường được gọi là feria quarta, trong đó các thành viên CDF đã thảo luận về phúc trình của ủy ban điều tra do Đức Hồng Y Ruini lãnh đạo, và CDF đã đạt đến một phán quyết tiêu cực về Medjugorje. Kết luận của CDF sẽ được gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô để ngài đưa ra quyết định cuối cùng.

Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”.

Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate” – tính chất không siêu nhiên được chứng thực.

Một ủy ban điều tra đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 triệu tập, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hình thành vào ngày 17 tháng Ba năm 2010 và do Đức Hồng Y Camillo Ruini lãnh đạo. Ngày 17 tháng Giêng năm 2014, ủy ban đã tổ chức cuộc họp cuối cùng và nộp bản phúc trình lên Đức Thánh Cha.

Ngày 6 tháng Sáu vừa qua, trong cuộc họp báo dành cho các phóng viên trên chuyến bay trở về từ Sarajevo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết, “Chúng tôi rất gần đi đến một quyết định” liên quan đến các hiện tượng tại Medjugorje. Ngài nói rằng CDF sẽ sớm đưa ra thảo luận các báo cáo do Đức Hồng Y Camillo Ruini đệ trình hồi tháng Giêng năm ngoái tại cuộc họp mỗi tháng một lần.

Gianluca Batile cho rằng CDF đã đưa ra quyết định “non constat de supernaturalitate” – tính chất không siêu nhiên được chứng thực – nói dễ hiểu là do người ta bày vẽ ra, không phải là thật vì những điểm không nhất quán về thần học trong các thông điệp được các thị nhân cho là Đức Mẹ đã “mạc khải” cho họ; sự bất tuân phục các đấng bản quyền của các thị nhân; cũng như sự chú trọng của họ đến các nguồn lợi kinh tế. Tuy nhiên, Gianluca Batile lại cũng cho rằng CDF sẽ không ngăn cản các tín hữu đến Medjugorje hành hương.

Trong khi đó, Andrea Tornielli của tờ La Stampa khẳng định rằng các thành viên CDF chưa hề gặp nhau để thảo luận về các báo cáo liên quan đến Medjugorje.

Tornielli cho rằng Medjugorje đã không phải là vấn đề được đưa ra thảo luận hôm thứ Tư 24 tháng Sáu, và cuộc họp về vấn đề này chỉ có thể diễn ra sau cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười.

Nhận định của Tornielli phù hợp với tuyên bố hôm 12 tháng Sáu của Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Ngài nói rằng cuộc họp về Medjugorje của CDF chưa diễn ra, và không chắc rằng tất cả các giám mục là những thành viên của CDF sẽ có thể họp tại Rôma trong suốt mùa hè.

“Vì vậy, nếu bạn hỏi tôi: mấy ngày, mấy tuần hoặc mấy tháng? Tôi nghĩ rằng sẽ là an toàn nhất để nói là một vài tháng nữa”.
 
Đức Giáo Hoàng phê chuẩn án tuyên thánh cho song thân Thánh Têrêsa thành Lisieux
Đặng Tự Do
19:15 27/06/2015
Hôm thứ Bảy 27 tháng Sáu, tại Điện Tông Tòa Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn các nghị định tuyên thánh cho hai Chân Phước Louis và Zélie Martin, là song thân của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh cho biết cha mẹ của vị thánh tiến sĩ Hội Thánh sẽ là cặp vợ chồng đầu tiên được tuyên thánh cùng nhau như hai vợ chồng, làm chứng cho “chứng tá ngoại thường của linh đạo vợ chồng và gia đình”.

Như Đức Hồng Y Amato trình bày với Đức Thánh Cha cuộc đời hai vị tân thánh đã “ảnh hưởng tích cực đến bối cảnh lịch sử của các ngài thông qua chứng tá Tin Mừng của họ trong sự canh tân bộ mặt trái đất”.

Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh “đời sống đức tin gương mẫu, sự cống hiến cho những giá trị lý tưởng kết hợp với hiện thực cuộc sống, và sự chú ý liên tục đến người nghèo” của các ngài.

Louis Martin (1823-1894) và Zélie Guerin (1831-1877) đã may mắn có chín người con. Tuy nhiên bốn người đã chết trong thời niên thiếu. Năm cô gái còn lại tất cả đều gia nhập đời sống thánh hiến, một trong những người con đó là Thánh Têrêsa thành Lisieux.

Nghị định cũng phê chuẩn lễ phong thánh cho Chân Phước Vincenzo Grossi, là một linh mục triều người Ý và Chân Phước Maria của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là một nữ tu Tây Ban Nha.
 
Đức Thánh Cha tiếp đoàn đại biểu Chính Thống Giáo sang Rôma tham dự lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô
Nguyễn Việt Nam
19:30 27/06/2015
Hôm thứ Bảy 27 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp một phái đoàn của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo thành Constantinople sang Rôma tham dự lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô sẽ được cử hành vào ngày thứ Hai 29 tháng Sáu.

Đức Thánh Cha nói:

"Sự hiện diện của anh em tại ngày lễ này của chúng tôi đã chứng minh một lần nữa mối quan hệ sâu sắc giữa các Giáo Hội chị em Rôma và Constantinople, là điềm báo trước của mối dây liên kết giữa hai vị thánh bổn mạng tương ứng của các Giáo Hội chúng ta là các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê, vừa là anh em ruột thịt vừa là anh em trong đức tin, hiệp nhất trong sứ vụ tông đồ và trong tử đạo".

Đức Thánh Cha cũng nhân dịp này bày tỏ sự hỗ trợ của ngài với công việc của Ủy ban Quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống.

Ngài nói:

"Những vấn đề chúng ta có thể gặp phải trong quá trình đối thoại thần học không được dẫn chúng ta đến chỗ chán nản hoặc rút lui. Việc tự vấn cẩn thận cách thế quy định các nguyên tắc của tính đồng đoàn và sứ vụ của người lãnh đạo, sẽ có những đóng góp đáng kể vào sự tiến bộ trong các mối quan hệ giữa hai Giáo Hội chúng ta."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre khai mạc năm thánh
Huệ Minh
08:41 27/06/2015
ĐỀN ĐỨC MẸ LA MÃ BẾN TRE KHAI MẠC NĂM THÁNH

Cùng với Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre khai mạc năm thánh mừng kỷ niệm 150 năm Linh Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được trao cho DCCT phổ biến lòng sùng kính.

Là nơi được Đức Mẹ làm dấu lạ, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre là nơi quen thuộc với nhiều người. Để rồi, trước ngày chính Lễ khai mạc năm Thánh, nhiều người từ nhiều miền đã đến với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre. Chúng tôi thấy được đoàn con cái của Mẹ đến từ nhiều xứ đạo thuộc vùng đất đỏ Bảo Lộc.

Xem Hình

Chính lễ hôm nay, 27 tháng 6 năm 2015, nhiều con cái của Mẹ từ miền xa trở về, có cả đoàn ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng. Niềm vui đến nhất hôm nay đó là Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre được hưởng một tiết trời quang đãng dù trước đó vài ngày là mưa tầm tã.

Như thường lệ, cộng đoàn cùng đọc kinh chung với nhau và cùng đến với các tòa Hòa Giải đặt xung quanh nhà thờ.

9 g 45, cộng đoàn cùng cử hành giờ hành hương kính Đức Mẹ.

Giờ hành hương khép lại, cộng đoàn dân Chúa cùng bước vào Thánh Lễ.

Chủ tế Thánh Lễ khai mạc năm Thánh hôm nay đó là Cha Đa Minh Bùi Văn Đằng quản hạt hạt Bến Tre - giáo phận Vĩnh Long. Cùng hiện diện bên cạnh cha quản hạt là Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích - Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cùng quý cha trong dòng và quý cha trong hạt Bến Tre - giáo phận Vĩnh Long.

Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích công bố văn thư khai mạc năm Thánh.

Trong bài chia sẻ, Cha Giuse Nguyễn Quốc Giang - Dòng Chúa Cứu Thế - mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Đức Mẹ với lòng tin, với nguồn cậy trông, đặc biệt là ơn cứu độ.

Trước khi nhận phép lành cuối Lễ cũng là phép lành với ơn toàn xá, Cha Đa Minh Nguyễn Hữu Trung - Dòng Chúa Cứu Thế - Quản nhiệm đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre cảm ơn Cha quản hạt, Cha Giám Tỉnh, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quới chức của họ đạo Giồng Trôm, La Mã cùng mọi thành phần dân Chúa đã góp công góp sức để có Thánh Lễ khai mạc năm Thánh hôm nay. Cha Đa Minh cũng mời gọi cộng đoàn cùng yêu thương tiếp tục cộng tác với Cha trong công việc tôn tạo, gìn giữ cũng như phát triển Đền Đức Mẹ La Mã thân thương này.

Lễ xong, cộng đoàn cùng nán lại để cầu nguyện, để xin ơn, để tạ ơn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre.

Thánh Lễ đã hết, mọi người lại trở về với niềm vui trong lòng là có Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre ở cùng trên mọi nẻo đường đời.

Huệ Minh
 
Legio Mariae Junior: Trại Hè Tập Huấn Người Hướng Dẫn Thiếu Niên tại Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
08:46 27/06/2015
Legio Mariae Junior: Trại Hè Tập Huấn Người Hướng Dẫn Thiếu Niên - Năm 2015

Hằng năm cứ vào dịp hè, Legio Mariae lại mở khóa tĩnh huấn đội ngũ hướng dẫn Junior để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và tìm ra phương cách hoạt động hữu hiệu cho tuổi trẻ Legio Marie đồng hành cùng Giáo Hội trong công cuộc Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình, cộng đoàn Giáo xứ và xã hội.

Xem Hình

Trại hè năm nay mang chủ đề: “GIEO MẦM TIN YÊU”. BQT/HĐ Senatus Việt Nam ủy quyền cho Ban Chuyên trách Giới trẻ tổ chức vào 2 ngày 25-26.6.2015, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Banmêthuột, quy tụ gần 500 trại sinh là những ủy viên phụ trách Junior thuộc 6 Giáo phận Miền Trung gồm Regia Huế, Regia Nha Trang và Regia Banmêthuột.

Do đường sá xa xôi, nên các trại sinh từ Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Kontum, Pleiku, Phước Long, Đồng Xoài,… đã có mặt đông đủ từ chiều hôm trước và ổn định nơi ăn chốn ở.

Nghi thức khai mạc Trại Hè khởi đầu vào lúc 8g sáng ngày 25.6.2015, bằng chuỗi kinh Mân Côi kính mừng Nữ Vương Maria. 8g30, tất cả trại sinh hân hoan đón chào Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Banmêthuột; Đức Ông Đaminh Hà Duy Khâm; Cha Chưởng ấn FX. Nguyễn Kim Long; Cha Giám đốc TTMV GB. Nguyễn Huy Bắc; Cha trưởng ban VHTT Antôn Vũ Thanh Lịch; Quý Cha Linh giám; Quý soeurs Dòng NVHB;… đến tham dự lễ khai mạc và đồng hành trong suốt 2 ngày tĩnh huấn.

Lễ khai mạc diễn ra tôn nghiêm, trang trọng theo nghi thức truyền thống của Legio Mariae. Trước khi kết thúc, Đức Giám Mục Giáo phận Banmêthuột ban huấn từ và ban phép lành, cầu chúc các trại sinh trong 2 ngày tĩnh huấn gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp.

Ngay sau Lễ khai mạc, Cha TĐD Stephanô Nguyễn Văn Đậu chia sẻ về đề tài: “Tân Phúc Âm hóa cộng đoàn Legio thiếu niên”. Cách trình bày của ngài tạo nên sự gần gũi thân thiện, giúp cử tọa dễ hiểu, dễ nhớ và ghi nhận được ý nghĩa của đề tài.

Sau giờ giải lao, chị Cécilia Cao Đức Lan Thảo, Ban chuyên trách giới trẻ Senatus Việt Nam, trình bày đề tài: “Cách thành lập Curia và chăm sóc Junior”.

Buổi chiều, các trại sinh học hỏi 2 đề tài:

- “Công tác Legio Junior” do anh Giuse Trần Văn Minh, Ban chuyên trách giới trẻ Senatus Việt Nam, trình bày.

- “Phương pháp học Thủ bản cho Junior” do chị Maria Nguyễn Kim Xuân, Thư ký Hội đồng Senatus Việt Nam, trình bày.

Buổi tối, không khí trong sân trại thật náo nhiệt, tất cả các trại sinh quây thành những vòng tròn quanh lửa trại, nhảy lửa và thi văn nghệ. Một đêm vui ghi lại dấu ấn khó quên trên vùng đất Ban Mê trù phú và xinh đẹp. Trước giờ nghỉ đêm, mọi người cùng thinh lặng, cầu nguyện Taizé, cảm tạ ơn Chúa vì muôn hồng ân Chúa ban và một ngày tĩnh huấn tốt đẹp.

Sáng ngày 26.6, trại sinh thức dậy từ rất sớm, chuẩn bị tâm hồn tham dự Thánh lễ do Đức Giám Mục Giáo phận Banmêthuột chủ tế vào lúc 5g00. Thánh lễ hôm nay long trọng mừng kính Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Trong bài giảng lễ Đức Cha chủ tế chia sẻ về biến cố Truyền Tin, về đức tính vâng phục khiêm hạ của Mẹ Maria, về sự đồng hành của Chúa Thánh Thần trong công cuộc cứu độ. Ngài ước mong những người làm công tác Legio biết cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, biết bàn hỏi với người khôn ngoan để trở thành công cụ của Mẹ là con cái của Mẹ được sai đi để thánh hóa, tu dưỡng. (Audio Bài giảng lễ)

Sáng nay, anh Đaminh Nguyễn Trần Anh Khôi và chị Maria Nguyễn Thị Hoàng Yến, Ban chuyên trách giới trẻ Senatus Việt Nam, hướng dẫn các trại sinh về “Phương pháp tổ chức trò chơi trên núi và dưới biển”. Sau đó cùng tham gia trò chơi lớn “Thả lưới”.

13g30 tổng kết khóa tập huấn, công bố kết quả thi đua, trao giải thưởng và nghi thức sai đi kết thúc Trại Hè 2015.

Vẫn biết, cuộc gặp gỡ nào rồi cũng sẽ có lúc phải chia tay. Mới hôm qua, nắm tay nhau còn ngượng nghịu, những nụ cười chưa kịp nở trọn niềm vui. Nhưng hôm nay, những lời tạm biệt bỗng nghẹn ngào khó nói, những bàn tay nắm chặt, những ánh mắt lưu luyến không muốn rời xa hình ảnh các bạn Junior thân thương. Không nói ra nhưng dường như ai cùng thầm hiểu thời gian không còn nhiều để cho nhau nữa.

Giờ chầu Thánh Thể trong bầu khí trang nghiêm trả lại tâm hồn mỗi người một sự yên lặng tuyệt đối để kết hiệp với Chúa và kết hiệp với nhau.

Rồi nến sáng được thắp lên từ ngọn lửa Phục Sinh, ngọn lửa tin yêu. Cứ thế, truyền tay nhau: “Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên con tim nồng nàn. Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên ngọn lửa yêu thương. Cuộc đời bao tăm tối quanh tôi, đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn hỡi xin chớ lãng quên ánh nến trái tim cho đời đẹp lên… Hãy thắp lên đời ta, hãy thắp cho trần gian. Thắp sáng lên tình yêu, sáng lên niềm tin, niềm tin GIÊSU…”
 
Bầu Cử Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney Nhiệm Kỳ 2015 – 2018
Diệp Hải Dung
09:14 27/06/2015
Bầu Cử Tân Ban Thường Vụ CĐCGVN TGP Sydney Nhiệm Kỳ 2015 – 2018

Tối thứ Sáu 26/06/2015 tất cả các anh chị em Tân Hội Đồng Mục Vụ trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney nhiệm kỳ 2015 – 2018 đã đến hội trường nhà thờ St. Luke thuộc Giáo Đoàn Revesby tham dự cuộc bầu cử Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng nhiệm kỳ 2015 – 2018.

Xem Hình

Trước khi bầu cử Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em Tân Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney nhiệm kỳ 2015 – 2018 và nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các anh chị em. Kế tiếp ông Nguyễn Văn Thanh Đặc Trách Ban Bầu Cử ngỏ lời cám ơn các anh chị em trong các Giáo Đoàn đã sốt sắng bận rộn trong kỳ bầu cử suốt nguyên tháng nay và ông giới thiệu thành phần ban tổ chức bầu cử gồm:

Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm Tuyên úy Đặc trách Bầu Cử

Ông Nguyễn Văn Thanh Trưởng Ban Bầu Cử

Ban Giám Sát Bầu Cử: Cha Paul Văn Chi

Ban Hành Chánh: Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết và Sơ Vũ Lành Hải

Các Thành Viên: Ông Cao Hương, ông Trần Cao Thượng, ông Lê Tinh Quang, Bà Trịnh Thị Hòa, Bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn, ông Nguyễn Văn Khải, Bà Nguyễn Thúy Màu, ông Hoàng Minh Hùng, Cô Hà Kim Ly và anh Nguyễn Đỗ Bảo Khang

Cuộc Bầu Cử có 2 phần, phần thứ nhất là Bầu Chủ Tịch Cộng Đồng, sau đó là Bầu Ban Chấp Hành của Ban Thường Vụ. Ông Nguyễn Văn Thanh mời Sơ Miriam Vũ Lành Hải tuyên đọc điều lệ Bầu Cử Cộng Đồng trong Quy Chế của CĐCGVN TGP Sydney, được Đức Hồng Y Clancy phê chuẩn ngày 31.8.1988, và mọi người cùng Bầu Cử những thành viên mình tín nhiệm. Tổng cộng 102 thành viên trong Cộng Đồng tham dự

Sau thủ tục bầu cử nhiều lần, Tân Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2015-2018 đã bỏ phiếu tín nhiệm anh Andrew Trần Anh Vũ trong chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney Nhiệm Kỳ 2015-2018. Anh xin cố gắng hy sinh tiếp tục với sứ vụ mà mọi người đã chọn anh phục vụ cho Cộng Đồng.

Sau giờ giải lao là phần bầu Ban Chấp Hành của Ban Thường Vụ gồm:

Chủ tịch: Anh Trần Anh Vũ

Phó Chủ tịch Nội Vụ: ông Phạm Văn Khang

Phó Chủ tịch Ngoại Vụ: anh Nguyễn Ngọc Khiêm

Phó Chủ tịch Kế Hoạch: anh Trần Hồng Phước

Tổng Thư Ký: anh Vũ Nhuận

Tổng Thủ Quỹ: anh Nguyễn Thành Thái

Trong giờ Chầu Thánh Thể kết thúc buổi Bầu Cử Tân Ban Thường Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney do Cha Văn Chi chủ sự và mọi người cùng quỳ trước Thánh Thể Chúa Kitô cầu nguyện xin Thánh Thể Chúa chúc lành cho Cộng Đồng và Tân Hội Đồng Mục Vụ nhiêm kỳ 2015 –2018. Phiên họp Bầu cử Tân Ban Thường Vụ kết thúc lúc 10pm.

Diệp Hải Dung
 
Lớp học hè tại giáo xứ Bình Khánh Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:19 27/06/2015
LỚP HỌC HÈ TẠI GIÁO XỨ BÌNH KHÁNH XUÂN LỘC

Đoạn đường từ Biên Hòa đến Bình Khánh Bình Lộc Long Khánh khoảng hơn 70 cây số, sau gần hai tiếng đồng hồ, chúng con đến nhà thờ Bình Khánh lúc 10 giờ trưa thứ Bảy 27.6.2015. Đến nơi, được Cha Phero chánh xứ dẫn thăm từng lớp học, tuy điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn; nhưng thấy các em chăm chỉ học tập, các giáo viên nhiệt tình hướng dẫn các em học.

Xem Hình

Cha Phero Phan Khắc Giữa, Chánh xứ Giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc chia sẻ : “Mùa hè đến, cảm thông với các phụ huynh, các gia đình bận rộn với công việc ngày mùa, nên giáo xứ có mở lớp dạy hè miễn phí hoàn toàn cho các em trong giáo xứ cũng như ngoài xứ, từ lớp một đến lớp 12, không phân biệt tôn giáo. Các giáo viên là những anh chị đã tốt nghiệp hoặc đang học đại học tại các trường trong thành phố Hồ Chí Minh, các anh chị là những tình nguyện viên đến dạy các em những môn học chính như toán, văn và ngoại ngữ”.

Vì thấy mây trời như muốn làm mưa, nên con vội gặp gỡ trao đổi với hai chị phụ trách các lớp học:
Chị Teresa Đặng Phú Uyên Phương, 22 tuổi, tốt nghiệp trường Đại Học Anh Ngữ, chị đang dạy lớp Năm. Chị cho biết quê chị ở Đà Lạt, xuống thành phố học đại học, và đi dạy kèm thêm trong thành phố. Vào các dịp hè hàng năm, chị theo các Soeur tham gia công tác thiện nguyện, đến các nơi vùng thôn quê nghèo dạy học hoặc làm những công việc từ thiện.

Còn chị Maria Nguyễn Thảo Phương Uyên, 20 tuổi, quê ở Bảo Định Đình Quán, là sinh viên năm 2 ngành sư phạm trong thành phố, chị đang dạy lớp 4.

Các anh chị dạy học ở đây cho biết, họ rất vui được tham gia vào công việc thiện nguyện, đến phục vụ với một ý nghĩ là “Chúa ban không cho mình thì mình cũng phải biết chia sẻ với mọi người, nhất là với các em gia đình nghèo sống nơi vùng sâu vùng xa”.

Được biết, trong số 135 em đang học hè ở đây, có đến gần một nửa là con gia đình các tôn giáo bạn. Các em được học văn hóa, kèm theo những hoạt động nhẹ nhàng, sinh động, vui chơi bổ ích, giúp các em tìm được niềm vui thư giãn tinh thần, biết yêu thương chia sẻ với những người xung quanh. Qua đó các em sẽ rèn được kỹ năng sống thiết yếu để trở nên tự chủ, độc lập và khéo léo hơn.

Mùa hè ở đây thường xuyên có 15 anh chị sinh viên đến giúp các em học hè, các anh chị được cha xứ lo cho chỗ ăn chỗ ở thật chu đáo trong các gia đình Công Giáo gần nhà thờ, nên các anh chị rất vui và yên tâm phục vụ hè cho các em.

Xin Chúa ban cho Giáo xứ Bình Khánh mỗi ngày một thăng tiến, ban cho Cha xứ Phero nhiều ơn Chúa, ban cho các bạn sinh viên nhiều niềm vui phục vụ, và chúc cho các em mùa hè 2015 thật bổ ích.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam TGP Melbourne dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trần Văn Minh
16:04 27/06/2015
Melbourne, vào lúc 6 giờ chiều thứ Bảy 27/06/15. Tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của TGP Melbourne và gia đình đã hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn cùng với cộng đoàn, sau một năm hoạt động và hân hoan mừng kỷ niệm mười năm thụ phong Linh mục của Cha Tuyên uý Trần Ngọc Tân, cũng là quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.

Mời coi hình

Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân cử hành với một liên ca đoàn gần 200 ca viên phụng vụ Thánh ca thật trọng thể. Trong dịp lễ tạ ơn đặc biệt, và kỷ niệm 10 năm trong thiên chức Linh mục. Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã cùng ca đoàn hát đáp ca để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa đã gìn giữ và ban ơn lành cho Cha trong suốt 10 năm qua.

Trong bài chia sẻ lời Chúa theo Thánh Macco: “Chúa Giêsu chữa người bị băng huyết và cho con gái ông Gia-ia sống lại.” Linh mục Quản nhiệm đã mời gọi mọi người hãy năng đến với Chúa, năng chạm vào gấu áo Người để được Chúa chữa cho chúng ta những tội lỗi, tẩy rửa những thần ô uế đang vây bám chúng ta.

Nhân dịp này, Linh mục chủ tế đã kể lại đôi nét trong đời sống tu trì. Với nhiều thuận lợi và nhiều thử thách đã đi qua. Nhờ vào những thử thách đó, mà Linh mục đã biết về thân phận của mình và Linh mục biết mình phải bám và chạm vào gấu áo của ai. Linh mục cũng xin mọi người thêm lời cầu nguyện và xin mọi người theo gương Mẹ Têrêsa để nhắc nhở dùm linh mục nếu như linh mục sao nhãng trong những lúc dâng Thánh Lễ. Vì Mẹ Têrêsa nói các linh mục hãy sốt sắng trong khi dâng lễ, như là dâng Thánh lễ đầu tiên và cũng là Thánh lễ cuối cùng của đời mình.

Sau lời cám ơn của vị Đại diên Liên Ca đoàn. Mọi ca viên được mời chụp hình lưu niệm và cùng xuống hội trường trung tâm để dự tiệc mừng và cùng tham dự buổi văn nghệ thật đặc sắc, với nhiều tài năng trong Liên Ca Đoàn mà họ đã có dịp thể hiện trong kỳ Đại Hội Thánh Mẫu La Vang kỳ II vừa qua. Liên Ca đoàn đã để lại nhiều sự mến mộ và tiếng vang đã đi xa hơn trong Cộng đồng Người Việt Tự Do Victoria. Được Cộng đồng chính thức mời trình diễn đặc biệt tại Melbourne Town Hall trong dịp kỷ niệm 40 năm Người Việt định cư trên nước Úc.

Một buổi văn nghệ thật vui với nhiều ca đoàn trình diễn qua hợp ca, lục ca, tam ca, song ca, đơn ca các nhạc phẩm đạo với chủ đề hiến dâng, cảm tạ và cả những nhạc phẩm đời tươi vui, có cả sự tham gia tích cực của Cha Tuyên uý của Liên Ca Đoàn, lại được sự đóng góp phần âm thanh ánh sáng đặc biệt và chuyên nghiệp của Bằng Quyên càng làm cho buổi văn nghệ đậm sắc mầu. Nhân kỷ niệm 10 năm Linh mục của Cha Linh giám, cũng có một chiếc bánh mừng được Cha và tất cả các ca trưởng trong liên ca đoàn lên chung vui cắt bánh. Linh mục tuyên uý có niềm mơ ước là Liên Ca đoàn luôn an bình hạnh phúc để hằng năm có những buổi họp mặt đông đảo trong Thánh lễ tạ ơn.

Một đêm văn nghệ với các món ăn ngon miệng và đặc biệt hơn là các món ăn về tinh thần cũng thật tuyệt vời, trong tình đoàn kết, thương yêu thật chân tình, đã tạo được cho toàn thể mọi người một bầu không khí ấm áp giữa mùa Đông gía.
 
Giáo xứ chính tòa Huế mừng lễ bổn mạng và ban phép thêm sức
Trương Trí
21:43 27/06/2015
LỄ KÍNH 2 THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ-BỔN MẠNG GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ-ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC CHO 214 EM THIẾU NIÊN.

Sáng Chúa Nhật 28/6/2015, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế hân hoan mừng đón Đức Tổng Giám mục Giáo phận đến dâng Thánh lễ trọng thể Kính Hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Bổn mạng của Giáo xứ. Cũng trong Thánh lễ này, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã ban Bí tích Thêm sức cho 170 em thiếu nhi Phủ Cam và 44 em thuộc các Giáo xứ Thạch Bình, Phường Đúc, và các em học sinh thuộc Giáo phận Vinh nội trú tại Dòng Thánh Tâm Huế.

Xem Hình

Các em là những Giáo lý sinh hàng tuần được trau dồi đạo đức, nhân bản sau Thánh lễ những ngày Chúa Nhật. Trong hơn 1 tháng nay, chuẩn bị tinh thần cho các em lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, Cha Tổng Đại diện Quản xứ, quí Cha Phó và các anh chị Giáo lý viên đã dày công vun đắp cho các em để các em ý thức được tầm quan trọng của Bí tích Thêm sức, đánh dấu ngày các em bước vào tuổi trưởng thành, ý thức được từng hành động, cử chỉ và lời nói của mình.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói lời chúc mừng các em thiếu niên và phụ huynh các em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay. Ngài cũng cảm ơn các anh chị Giáo lý viên đã dày công dạy dỗ các em để hômnay các em được lãnh nhậnơn Chúa Thánh Thần. Qua việc đặt tay của Giám mục, các em sẽ được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần, các em sẽ được thanh tẩy để biến đổi thành con người mới, vững tin và can đảm làm chứng nhân Đức Tin giữa lòng thế giới hôm nay.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục đặc biệt nhấn mạnh: “Các con là tương lai tươi sáng, là mầm non của Giáo Hội. Qua Bí tích Thêm sức, các con sẽ được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, các con sẽ trưởng thành. Chúa Thánh Thần biến đổi các con trở thành con người mới, muốn được như vậy, Chúa Thánh Thần đòi hỏi các con phải cộng tác với Ngài. Ngài muốn chúng con tự mình đứng lên, thành con người tốt để xây dựng Đền thờ thiêng liêng của Chúa trong lòng các con.”

Nghi thức Thêm sức bắt đầu bằng việc Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa thỉnh nguyện Đức Tổng Giám mục ban Bí tích Thêm sức cho các em đã được rèn luyện và học hỏi Lời Chúa và Giáo lý. Tiếp tục nghi thức là lời nguyện đặt tay, các em sốt sắng quì gối, cúi đầu lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua lời cầu nguyện của Đức Tổng Giám mục, Cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện với Đức Tổng Giám mục.

Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX Phủ Cam thay mặt Cộng đoàn nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục đã không quản ngại sức khỏe, lại bận nhiều công việc, nhất là việc xây dựng Vương cung Thánh đường La Vang, Ngài vẫn thương yêu để đến dâng Thánh lễ và ban Bí tích Thêm sức cho các em trong suốt hơn 2 giờ đồng hồ. Ông Chủ tịch HĐGX cũng cảm ơn quí Cha, quí Thầy Đại Chủng viện, quí anh chị Giáo lý viên đã vất vả lo lắng dạy dỗ các em trong suốt những tháng qua.

Thay mặt Giáo xứ, các em dâng tặng Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế những bó hoa tươi thắm thể hiện tấm lòng biết ơn sâu xa của các em.

Ngày vui của các em và cũng là của Giáo xứ được kết thúc với tấm hình kỷ niệm của Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế chụp với các em trước Tiền đường Nhà thờ.

Trương Trí
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những “thiên thần” mất cuộc sống . Phần 3
Bảo Giang
09:24 27/06/2015
Những “thiên thần” mất cuộc sống . Phần 3

II. Cộng sản và chủ trương triệt hạ niềm tin, đời sống và phong cách giáo dục của tôn giáo.

Ngay từ khi còn sống đời du mục, bộ lạc, con người đã tin rằng trên họ phải có những đấng thần linh, luôn che chở và bảo vệ cho con người. Thần linh ấy không nhất thiết phải giống nhau, có thể là ông Trời Cao, là hồn thiêng của ông bà, cha mẹ những người đã khuất, hay những vị Thần, Thánh. Đôi khi còn là thần sông, thần núi, thần gío, thần lửa, thần mưa… Nên từ đó, ý niệm về thiện ác về công bằng đã phát sinh rồi triển nở, giúp kiến tạo những bộ lạc sơ khai thành những xã hội có quy củ, có luật lệ như hôm nay. Có lẽ cũng bắt nguồn từ những điểm cơ bản này, nhiều luận thuyết của xã hội ngày nay cho thấy rằng niềm tin Tôn Giáo đem đến cho con người Ánh Sáng và Sự Sống. Ngược lại, Xã Hội không có Tôn giáo là một xã hội chết khi còn sống.

Rồi khi tìm hiểu về những nguyên nhân làm cho cuộc sống của con người thay đổi, thăng hoa, nhiều người cho rằng nét đẹp và giá trị giáo dục từ tôn giáo đã khai sinh, giữ một phần ảnh hưởng rất quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân hay của mỗi chủng tộc. Trước hềt, nền giáo dục này không chỉ trợ giúp cho việc phát triển nhân cách của con người từ trong gia đình, nhưng còn là nâng cao phẩm hạnh trong đời sống luân lý của xã hội, nơi họ sống. Hơn thế, có khả năng ngăn chặn nhiều loại tội ác. Kế đến, nguồn sống của tôn giáo đã thúc đẩy con người hướng đến đỉnh cao của việc phục vụ Công Lý và công bằng xã hội.

Trong khi đó, với tầm nhìn hạ cấp, kém cỏi, được phát sinh và nuôi dưỡng bằng lòng thù hận, Cộng sản theo hệ Mac-Lê chủ trương thiết lập một nhà nước bao cấp, lấy biện chứng duy vật làm cơ sở, dùng chiêu bài giai cấp là lực lượng đấu tranh, dùng bạo lực để cướp chính quyền và xây dựng xã hội theo ý đồ tam vô: Vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc. Với mớ lý thuyết phản nhân tính này, nó đã dẫn con người xa rời cuộc sống lành mạnh, bình đẳng, nhân bản, tiến bộ. Nó nhấn chìm con người và xã hội vào bóng đêm, máu lửa, thù hận, tội ác và sự chết. Chết bởi vì. Nếu ai đó cho rằng Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống đầy xiềng xích, bóc lột thì khi không có những “bông hoa giả” ấy, cuộc sống của con người chỉ còn lại xiềng xích, búa liềm và tội ác của cộng sản mà thôi.

Theo đó, về lý thuyết, nếu chỉ xét qua việc khả thi những chủ thuyết của cộng sản vào xã hội như Vô Tổ Quốc, tôi tin rằng, cho đến khi mặt đất này không còn một sinh vật nào, cộng sản cũng không thể áp đặt được. Bởi ý thức độc lập, sinh tồn của mỗi một chủng tộc là rất sâu sắc. Mỗi một quốc gia có một đường biên giới riêng. Cộng sản không bao giờ có thể phá vỡ được những đường biên giới này ( dù tất cả là cộng sản). Ngay đến những đàn bò, đàn trâu rừng cũng tự vạch ra phạm vi kiếm ăn của mình. Chúng ít khi xâm lăng bờ cõi của nhau. Tôi không biết các loài trùng, giun đất có tự định lệ cho bầy đàn của mình một biên giới hay không. Nếu có, đó là lẽ thường. Nếu không, chắc là nó đã quán triệt lý thuyết của cộng sản, hoặc cộng sản đã học từ đó!

Đến chủ trương vô gia đình và vô Tôn giáo cũng thế. Cộng sản không bao giờ có thể phá vỡ được nền tảng này. Bởi vì còn con người là còn đời sống của gia đình và còn sinh hoạt của tôn giáo. Hãy nhìn một đàn gà. Nó cũng có một tổ ấm. Gà mẹ luôn giang đôi cánh ra bảo vệ lấy đàn con. Nhưng khác với tinh thần của những đàn gà, lại mang bản chất cuồng bạo, độc ác, sau khi cướp được chính quyền, cộng sản đã không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn thâm độc nào trong việc tìm bắt, lùa gà con ra khỏi đôi cánh của gà mẹ và tìm cách triệt tiêu niềm tin, truyền thống, đời sống và đường lối giáo dục đạo đức của tôn giáo. Chúng hành động như một cuộc trả thù Công Lý. Tuy nhiên, dù có bạo ngược như thế, hoặc hơn thế, theo tôi cộng sản cũng chỉ có thể hạn chế được đôi phần ảnh hưởng của tôn giáo và gia đình vào xã hội mà thôi. Tuyệt đối không bao giờ có thể phá vỡ được nền tảng luân lý của tôn giáo, dù chúng có một quy trình để hành động như sau:

a. Triệt hạ ảnh hưởng của tôn giáo trên đời sống xã hội.

Khởi đi từ công tác rình rập, chém lén, vồ gà bắt vịt, khiêng heo của người dân trong các làng thôn để tìm sống ( tôi viết từ kinh nghiệm ở làng tôi). Cộng sản đã tiến một bước dài khi cướp được chính quyền. Trước tiên, để phá vỡ nền tảng gia đình, xã hội, cộng sản đã tổ chức mùa đấu tố, gây ra cái cái chết cho hơn 172000 ngàn người dân vô tội, tạo ra nỗi kinh hoàng, sợ hãi triền miên cho các gia đình, cho toàn xã hội và đe doạ đời sống của tôn giáo. Chỉ riêng ở địa bàn Hà Nội, 72 cơ sở sinh hoạt của Công Giáo, trong đó bao gồm từ viện tế bần, viện mồ côi, nhà thương cho dân nghèo, bệnh viện, trường học…. là những cơ sở phục vụ, bao bọc và làm thăng tiến con người, thăng tiến xã hội, đều bị cộng sản cưỡng đoạt. Mà chẳng riêng gì Hà Nội, tất cả những cơ sở tương tự như thế nằm trong các tỉnh thành khác tại miền bắc và miền nam sau 30-4-1975 cũng đều chung số phận.

Bên cạnh đó, những cơ sở đào tạo huấn luyện nhân sự để phục vụ cho các bệnh viện, trường học, viện mồ côi, tế bần hay chuyên ngành của tôn giáo cũng đều bị đóng cửa. Nhiều nhà thờ, chùa chiền, đình miếu biến thành nhà kho, nơi chất rơm rạ cho trâu bò, hoặc là nơi trao đổi, trộm cắp của quan cán. Các nhà in, sách báo của tôn giáo cũng đều bị đóng cửa và cưỡng chiếm. Đồng thời, CS mở ra một chiến dịch gọi là bài trừ nạn mê tín dị đoan, thực chất là muốn đạp đổ các đình miếu và các cơ sở mang tính văn hóa, tôn giáo cổ truyền của Việt Nam và thay vào đó là những hình ảnh đáng tởm của Hồ chí Minh để phỉ báng tôn giáo.

b- Biến các Giáo Hội thành công cụ tuyên truyền cho CS.

Khi không thể triệt tiêu được niềm tin, sức mạnh của Tôn Giáo trong xã hội, lại cũng không thể sống chung với tôn giáo bởi bóng tối sợ ánh sáng, bởi tội ác không thể nằm kề bên sự thiện, tốt lành. Tập đoàn Cộng sản tại VN quay sang một lối thoát khác. Để kìm kẹp, kiểm soát và giới hạn tối đa những hoạt động của tôn giáo, CS đã lần lượt đưa ra những văn bản như nghị quyết 297/CP năm 1977, chỉ thị 379/TTg năm 1993, nghị định 26/CP năm 1999, rồi tháng 12/2000 là Dự thảo Pháp lệnh Tôn giáo và gần đây là dự thảo 4, Luật Tôn Giáo. Kế đến, Cộng Sản lập ra các “ ban tôn giáo” từ trung ương cho tới địa phương, đây là hình thức của một loại công an tôn giáo, nhằm kiểm soát hoạt động của mọi Giáo Hội. Riêng ngành công an cũng có phòng A16 đặc trách về tôn giáo. Ngoài ra, tập thể vô thần này còn lập ra những "Giáo Hội quốc doanh" hay "ủy ban đoàn kết" nhằm dò xét, mua chuộc và đưa người vào nội bộ Giáo Hội để phá hoại sự Linh Thánh của tôn giáo.

Song hành với những luật lệ và tổ chức trên, CS cho ra vài tờ báo gỉa mang danh nghĩa của tôn giào, nhưng thực chất là nơi quy tụ những kẻ dấu mặt hay phản bội tôn giáo điều hành như “ người Công Giáo ở Hà Nội, ”Công Giáo và dân tộc” ở Sài Gòn, hay “Gíac Ngộ”! Phải nói ngay rằng, người ta không thể tìm ra được một nét thiện hảo nào hỗ trợ cho đời sống của tôn giáo trong những loại báo làm công cụ tuyên truyền cho nhà nước Việt cộng. Trái lại, chỉ là những báng bổ tôn giáo. Nó sống không phải vì sự cần thiết, hữu ích cho các tôn giáo, nhưng sống vì một nhà nước bá đạo muốn chà đạp tôn giáo!

c- Phá hoại bản chất Chân Thiện Mỹ của tôn giáo.

Như tôi đã viết ở trên: Một xã hội không có tôn giáo là một xã hội chết khi còn sống. Chết trong gian trá và chết trong tội ác. Mỉa mai thay, cộng sản lại chỉ có thể sống và tồn tại trong xã hội “ người ta phải nói dối nhau mà sống” (TQT). Nghĩa là, Cộng sản không thể tồn tại trong một xã hội nhân văn có đạo đức và công lý. Đó là lý do thúc bách cộng sản phải tìm đủ mọi phương cách để triệt hạ niềm tin và đời sống đạo đức của tôn giáo. Nó thúc bách cộng sản sử dụng dối trá để lphá hoại, làm mờ nhạt đi bản chất chân thật của tôn giáo. Và đây chính là một đòn thâm độc nhất trong công tác nhằm triệt hạ, lung lạc niềm tin của các tín đồ đặt vào tôn giáo của cộng sản.

Thí dụ trường hợp của ông Lm T. ở họ đạo vườn soài, vườn mít, bỗng nhiên xe lớn xe nhỏ của cán bộ ra vào không dứt. Ông ta yêu cầu gì chính quyền địa phương đều thỏa mãn. Kế đến, luôn ngất ngưởng bên chai rượu với quan cán, đôi khi lại còn có cả hộ lý của nhà nước nữa. Ông nổi danh vì những tai tiếng, Nhât cán nhì cha! Khi tìm hiểu ra. Y là kẻ được nhà nước mua chuộc, cài vào trong hệ thống chức sắc của Công Giáo để báng bổ tôn giáo ngay từ khi còn là một tu sinh! Bên nhà Chùa cũng có vài câu chuyện tương tự như thế. Bỗng nhiên một chiều từ một thành phố nào đó phát đi những chuyện phim dâm ô, làm ô uế cửa Chùa. Thật khó ai tin, nhân vật chính của cuốn phim, của câu chuyện hiếp dâm trẻ kia là một nhà tu hành. Có chăng là sư Việt cộng.

Thật ra, đây không phải là chuyện mới lạ gì. Ngay từ khi xuất hiện tại Việt Nam, CS đã có chủ trương biến dối trá thành một nguyên tắc cơ bản trong mọi ngành hoạt động. Từ các cơ sở trung ương đến hạ tầng. Từ trong các cơ quan công quyền, cho đến những nhà thương, trường học hay ở trong mọi lãnh vực đời sống của nhân dân, không một nơi nào mà cán bộ đoàn đảng viên nhà nước không thi đua nhau tạo ra gian trá. Kết quả, sau hơn 70 năm, từ quan cán đến dân thường, không phân biệt nam nữ, tuổi tác đều phải biết và thuộc lòng dối trá để tồn tại, để được thăng quan tiến chức mau lẹ, hay để cho xuôi công việc. Người ta, hầu như không còn tìm ra được những chân thật trong đời sống, ngoại trừ trong phạm vi nhỏ hẹp của các gia đình còn giữ niềm tin tôn giáo mà thôi!

Những phương cách tạo ra gian trá này không khó chứng minh. Hiện nay, tôi không tìm ra những tài liệu nào khả tín để có những con số dẫn chứng về tỷ lệ những người có ghi rõ tôn giáo như Công Giáo, Phật giáo, đạo Ông Bà, Tin Lành, Hòa Hảo… trong phần lý lịch của mình tại Việt Nam. Theo sự ước đoán của nhiều người, tỳ lệ ghi rõ tôn giáo khó vượt qua con số 20- 25% dân số. Trong khi đó, ai cũng biết tuyệt đại đa số người Việt Nam đều là người có tìn ngưỡng và rất sùng, mộ đạo. Theo đó, số lượng người Việt nam theo các tôn giáo phải ở con số 80- 90% dân số, bao gồm đạo thờ ông bà, đạo Phật, đạo Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo…

Tại sao ngày nay lại có con số qúa nhỏ được ghi trong phần lý lịch? Tại vì sự dối trá của cộng sản đã trở thành một nguyên tắc trong mọi sinh hoạt ở nơi đó. Người dân rất e ngại khi ghi rõ tôn giáo của mình trong phần lý lịch. Họ không ghi, không phải là không theo một tôn giáo nào, không phải là chốì đạo, bỏ đạo, nhưng là vì nếu tờ lý lịch nào ghi rõ tôn gíao là Phật Giáo, Công Giáo, Phật Gíáo Hòa Hảo, Tin lành… thì đều gặp rất nhiều trở ngại với Việt cộng, nhất là việc liên quan đến công ăn việc làm. Kết qủa, dầu không chấp nhận gian trá, không bao giờ chấp nhận cộng sản nhưng“ người ta phải nói dối nhau mà sống!”. Phải nói dối nhau cho xuôi công việc.!

Ngoài ra cũng có một điểm khác đáng ghi nhận trong công tác tạo ra gian trá của cộng sản là: Tất cả các đoàn đảng viên cán bộ của cộng sản đều là những kẻ vô thần. Trong lý lịch của họ, chắc chắc chẳng có mấy kẻ ghi trong mục tôn giáo là Công Giáo, Phật Giáo, đạo Ông Bà. Tin Lành, Hòa Hảo…. Nhưng đến khi về với bùn đất thì tất cả lại thi đua nhau mở lễ hội tụng kinh, gõ kẻng, khua trống làm như một kẻ có đạo thuần thành, nên khi chết cũng đưa tiễn theo nghi thức của một tôn giáo. Thế nghĩa là gì? Đạo này là đạo gì? Nhang đèn và lễ nghi kia có phải để dành cho những tên cộng sản vô thần đâu? Thử hỏi, đây có phải là cú lừa, cái dối trá cuối cùng mà mỗi đoàn đảng viên Việt cộng buộc phải làm trước khi không còn dịp nào dối trá nữa hay không? Rồi sau khi hạ huyệt, cũng có chuyện lạ, trên mộ phần của những người này đều không có cái búa, cái liềm là nghi biểu của đoàn đảng viên tôn thờ trong đời, nhưng lại là bát nhang và hình ảnh của Thần, Phật! Hỏi xem, việc làm cuối cùng này mang ý nghĩa gì? Bỏ bác đảng quay về với Thần, Thánh hay suốt đời vì bác vì đảng mà gian dối: Tôi đây cũng là người có “đạo”?

Nếu kể ra, chắc còn nhiều những thủ đoạn cộng sản dành cho tôn giáo, nhưng sự thật vẫn là: CS bùng phát tại Liên Sô vào đầu thế kỷ 20 lan tràn sang các quốc gia Âu châu, trong đó có Tây ban Nha. Liên Sô đã trợ giúp các nhóm cộng sản, xã hội và vô chính phủ, tạo nên cuộc nội chiên với cánh hữu, tội ác của chúng đã gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người. Trong đó có khoảng hơn 4000 linh mục và tu sỹ, kể cả các nữ tu, đã bị phe tả ( cộng sản) giết hại, hành quyết. Hàng nghìn nhà thờ tu viện bị đốt phá. Liên Sô dưới thời Stalin đã coi đây là một thị trường lớn để xuất khẩu vũ khí và ý thức hệ Stalinism. Nhưng Cs đã bị vuì dập ngay lập tức tại quốc gia này vào năm 1936. Rồi nhờ vào đệ nhị thế chiến, CS Liên Sô tràn sang Đông Âu, tạo nên những cuộc giết người vô cùng tàn bạo trong lịch sử, không thua kém gì, nếu không muốn nói còn hơn những tội ác của Hitler, trong đó phải kể đến việc Stalin thảm sát hơn 20000 sỹ quan của Ba Lan tại rừng Katyn vào tháng 4-5/ 1940. Kết qủa, toàn bộ hệ thống cộng sản tại Đông Âu, kể cả Liên Sô đã sụp đổ vào năm 1989. Bản thân Lenin, Stalin dù đã chết vẫn không thoát án treo cổ. Hình ảnh của y bị đập bỏ ngay từ chính nơi y được sinh ra. Hồ chí Minh sẽ bị xử thế nào?

Trở lại chuyện Việt Nam. Liệu tội ác và gian trá của CS có thể thắng và chế ngự được nền luân lý, đạo nghĩa và văn hóa nhân bản của Việt Nam hay không? Tôi khẳng định rằng không và sẽ không bao giờ chúng có thể chế ngự được, dù chúng có dựa vào thế lực của Trung cộng cũng là không. Vào lúc này Cộng sản xem có vẻ thắng thế. Tuy nhiên, cái sự kiện gọi là thắng thế và dựa vào kẻ ngoại xâm ấy rất giới hạn. Nó giống cái xác thối vô thừa nhận bên lề đường đang rữa mục. Tất cả xú uế sẽ trôi đi sau một trận mưa lớn. Bởi vì:

a. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tín ngưỡng, có lòng đạo hạnh cao độ và là người rất trọng tình nghĩa.

b. Văn hóa của Việt Nam là một dòng văn hóa có truyền thống đạo nghĩa. Hiền hòa, hiếu khách nhưng thù ghét sự dối trá. Nền luân lý của họ dựa trên Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung. Không bao giờ có chữ Trá!

c. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hào hùng, khí phách, có tinh thần yêu quê hương đất nước vượt bực. Không hề chấp nhận bất cứ một cuộc thống trị, hoặc lai căng nào từ bên ngoài, dù đó là Tàu hay Tây.

Với nền luân lý căn bản này, tôi cho rằng cảnh tầm gửi của cộng sản tại Việt Nam không thể lâu dài. Việc CS đập phá các chùa chiền, cướp đoạt các cơ sở của các tôn giáo tưởng là thành quả vĩ đại, ai ngờ, chính là phương cách chúng tự đào mồ cho mình. Bởi vì đó là việc làm của những kẻ “đưa chân đạp mũi nhọn”, tự chuốc lấy sự hủy diệt. Và vì lịch sử đã chứng minh rằng, dẫu có là ngàn năm dưới gông kìm bị bách hại, niềm tin và sự giáo dục của tôn giáo và truyền thống đạo nghĩa vẫn thiên thu bền vững.

III. Đẩy tuổi trẻ Việt Nam vào lối sống đoản kỳ, không tương lai..

Với một nền giáo dục vô đạo nghĩa, cộng sãn đã đẩy tuổi trẻ Việt Nam vào bước đường cùng, không lôi thoát, không có tương lai, nói chi đến sự phát triển. Sự kiện khủng hoảng này đã buộc tuổi trẻ bước vào lối sống đoản kỳ, tranh đua với chút vật chất, hướng hạ, qua ngày. Bỏ hẳn phần tinh thần, hướng thượng, mà một đời người cần phải có khi vào đời. Và Đây là nguyên nhân thú hai sau phương cách giáo dục quá tồi tệ đã làm tràn nước mắt của bao người khi nhìn những hình ảnh đau thương ở các nghĩa trang Hài Nhi.

Trong cuộc sống vội vàng, hướng hạ cho qua từng ngày, xem ra việc trao đổi thân xác để dành lấy chút tiện nghi cho mình như bộ váy đẹp, cái đồng hồ, cái phone kiểu mới hay đồng tiền, không còn được tính toán bằng tinh thần, lý trí, nhưng là cân nặng bằng vật chất, trở thành một việc làm gần như bình thường. Nó trở nên bình thường vì tâm hồn trong trắng và lòng cao thượng của tuổi trẻ vốn đã bị vuì dập, làm cho hoen ố vì những bài học vô gia đình, vô cội nguồn vô tôn giáo của cộng sản. Do đó, một khi tâm hồn con người đã bị hoen ố, đã bị băng hoại lại không tìm được chỗ đứng, không nhìn thấy tương lai để vươn lên, tuổi trẻ còn kể chi đến cái thể xác đã mất hướng đi kia mà không lao đầu vào cuộc sống vội vã, chụp giựt?

Bên cạnh sự trống vắng của tâm hồn, của hướng đi, của giáo dục, lại đầy dẫy những cạm bẫy, mời chào từ những tranh ảnh, phim trường. Hay từ những kẻ vô đạo dựa vào cộng sản mà có tiền, có thế, có quyền lực sẵn sàng vung tiền bạc vào những cuộc ăn chơi, đua đòi. Kết qủa, giáo dục hướng hạ của cộng sản mở ra. Nó lôi kéo tuổi trẻ, thanh thếu niên nam nữ vào những cuộc đổi chác chớp nhoáng bằng thân xác. Kẻ có tiền, có thế thì vung tiền. Kẻ không có thì lao đầu vào cuộc trộm cướp, chém giết, đôi khi nạn nhân chính là người thân của mình để kiếm tiền mua cuộc sống ngắn ngủi, đoản kỳ.*( xem phụ ghi).

Câu chuyện về cái quần, cái váy, cái đồng hò, cái xe máy, đồng tiền… không dừng lại ở đó. Trái lại, nó đòi phải thỏa mãn cho những nhu cầu đã có, và tiếp tục có. Kết quả. Nó đẩy hàng trăm ngàn, hơn thế, hàng triệu thanh thiều nữ, học sinh trung học, sinh viên cao đẳng, đại học, thậm chí sinh viên cao học lao đầu vào cuộc sống hưởng thụ đoản kỳ với nhiều lý do, bất chấp hậu quả. Rồi cái hậu qủa cuối cùng đã đến là nhiều bào thai vô thừa nhận, có khi được thừa nhận đã hình thành. Nhưng không ai chịu trách nhiệm bảo dưỡng nó. Tệ hơn, lại có nhiều đồ tể ở trong các cơ sở của nhà nước Việt cộng sẵn sàng giết nó bằng cách nạo, hút, phá bỏ…

Máu của những “thiên thần bé nhỏ” đã chảy xuống từ đây. Được đưa qua các ống cống nhà cầu. Một số bị vất bên lề đường, thùng rác cho chó tha, mèo gặm, ruồi bu, kiến độ. Một số rất nhỏ, may mắn gặp được những tâm hồn quảng đại như bà Nhiệm, ông Thạo, ông Nho, ông Bao, cô Lập, cô Sinh, anh Phước, anh Năng, LM Đông, LM Phaolo, LM Tịch… Những cuộc đời chưa được sinh ra đã mất cuộc sống này còn được tắm rửa, khâm liệm, được yên nghỉ trong một phần mộ, trong mảnh đất lắm đau thương này thì cũng được gọi là “ cho tròn một kiếp nhân sinh”, có hạnh ngộ với con người! Cuộc ra đi lắm đau thương tràn nước mắt như thế thì tìm đâu ra kẻ tự xưng là “ bác hồ” thương thiếu nhi, nhi đồng? Có chăng chỉ có những bạo tàn, gian dối và bầy Cáo Hồ chí Minh lăm le toan đoạt mạng sống của các em mà thôi!

Hỡi tuổi trẻ Việt Nam, hãy đứng dậy đi. Chúng ta không thể ngồi chờ hay ngủ vùi trong bóng tối của cộng sản, là bóng tối của gian trá của tội ác và sự chết. Chúng ta hãy vùng dậy để đòi quyền sống và quyền làm ngưòi cho chúng ta và cho con cháu chúng ta mai sau...

IV. Làm sao cho vơi nguồn bất hạnh?

Bảo Giang

• phụ ghi từ Vnexpress.net

• Thi thể bé gái trong thùng rác vùng ven Sài Gòn

Sáng 27/6/15, bé gái còn nguyên cuống rốn được phát hiện đã tử vong trong sọt rác khu phố 4, phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM.

• Kẻ phi tang xác mẹ trong lu nước lĩnh 18 năm tù

Sau ba tháng ra tay sát hại đấng sinh thành, Đạt phải nhận mức án cao nhất dành cho người chưa thành niên. Ngày 26/6, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khả Đạt (18 tuổi) 18 năm tù về tội Giết người và Cướp tài sản. Đạt khai, đã dùng khúc gỗ đập nhiều cái đến khi người mẹ chết hẳn. Gây án xong, nghịch tử lột toàn bộ lắc, dây chuyền, bông tai của mẹ. Để che giấu, kẻ thủ ác lôi xác nạn nhân ra phía sau nhà, bỏ vào lu nước rồi đậy nắp lại, Sáng hôm sau, hung thủ rủ bạn gái đi bán vàng được hơn 60 triệu đồng…
 
Văn Hóa
Lễ thánh Phêrô và Phaolô: Cuộc lữ hành của anh chài lưới
Lm. Jos. Trương Đình Hiền
09:40 27/06/2015
Cuộc lữ hành của anh chài lưới [1]

Trường ca Phêrô

Từ bải biển Galilê,
Tiếng gọi nào đã đưa anh lên đường thưở ấy !
Để mẹ lại với tuổi già trống trải,
Xa cha cùng tấm lưới, chiếc thuyền câu !
Tiển chân anh, người vợ yêu với những giọt nước mắt u sầu
Mấy thằng bạn dân chài…vẫy tay thay cho lời giã biệt…

Anh ra đi mang theo cả trời thương da diết
Thương quê, thương người, thương kiếp sống nhỏ nhoi.
Tấm lưới, chiếc ghe, làm sao giải thoát thân phận tôi đòi ?
Thôi đành bỏ lại
để ra đi tìm cho được Vị Minh Quân Cứu Thế !

Và anh đã trở nên Tông Đồ như các sách Tin Mừng đã kể...
Chính Anrê, lại là người ngư phủ, bào huynh
Sau một ngày ở lại để tìm hiểu ngọn ngành
Đã quyết định dẫn em đến cùng diện kiến
Ngỡ ngàng làm sao, không lẽ đây, một Đấng Mêsia hiện diện ?
Một Rabbi mà “cù bơ cù bất” thế sao !
Hy vọng Thiên Sai đã mấy vạn thu rồi,
Nay đổ lại trên chính chàng vô danh “Thợ mộc” ?...

Thôi đã quyết, theo thì theo cho trót,
Dẫu mệt nhoài, đói khát, vẫn cùng đi.
Hiện tại bấp bênh, tương lai đen tối, lo gì,
Con đường hẹp, phúc khó nghèo,
Thấp thoáng cuối đường biết đâu là thập giá !

Sóng nước Biển Hồ bước chân nào vội vã,
Tưởng chừng như chìm xuống giữa đêm đen.
Bàn tay Thầy giữ chặt kẻ phàm hèn,
Để dẫn dắt đưa qua “bờ bên kia” trót lọt.

Rồi hôm nào trên Ta-Bo chót vót,
Cứ ngỡ rằng hạnh phúc chính là đây.
Đâu có hay, đường thập giá nối dài
Mà điểm hẹn sẽ là đau thương, chết chóc.

Mặc cho ai chối từ, quay lưng tìm lối khác
Phêrô nầy xin ở lại, dẫu lặn suối, trèo non.
Lời ban sự sống, xin theo mãi vẹn toàn
Cho dẫu biết tấm thân mang đầy khiếm khuyết….

Rồi đã đến những giờ đau thương, giã biệt
Bàn Tiệc Ly, ngỡ ngàng, Thầy cúi xuống rửa chân !
Con là ai, cát bụi phàm trần ?
Dám lãnh nhận nghĩa cử yêu thương tuyệt vời đến thế !
Có ai ngờ, nổi bi đát con đường thập giá
Đã dập vùi thân bé bỏng dại khờ
Vội vã chối Thầy như nổi sợ của trẻ thơ
Để theo mãi cuộc đời như dấu ấn của ăn năn sám hối !...

Rồi bình minh Ngày Thứ Nhất sao mà đến vội.
Xôn xao trong lòng, rộn rã bước chân vui
Đêm đen đã qua, Thầy sống lại rồi,
Đã lôi ai đó trở về từ cõi chết…

Rồi một sáng trên bờ hồ Ti-bê-ri- át
Vâng lệnh Thầy Phêrô lại buông lưới, ra khơi
Bữa điểm tâm đơn, mà lòng dạ bồi hồi
“Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến…”

Con đường Phêrô đã chọn, đã đi và đã đến,
Vâng lệnh Thầy tới tận chỗ nước sâu
Cũng lại đồi cao, bóng dáng nhạt màu !
Trên thánh giá ngược, giống như Thầy,
Phêrô đã hát trọn bài ca hy tế…

[1] Bài thơ nầy đầu tiên có tựa đề “KHI PHÊRÔ ĐI LÀM GIÁM MỤC” để kính tặng Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản trong dịp ngài được chọn goi lên chức Giám Mục.