Ngày 27-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Từ Chối
Lm Vũđình Tường
07:13 27/06/2013
Kinh nghiệm bị từ chối ai cũng có. Ai cũng có lần bị từ chối và cũng có lần từ chối người khác. Ta vừa là nạn nhân vừa là người gây tổn thương cho người khác. Dù là gì chăng nữa thì cũng có lí do biện hộ cho hành động của mình. Khi bị chối từ như thế nhẹ nhàng thì bỏ qua rồi quên bẵng trong chốt lát; nặng thì để nó đeo sau lưng thời gian ngắn và nặng nhất là ôm ấp ủ nó trong lòng. Sung sướng gì khi phải ôm đá tảng trong lòng, ngày đêm sầu khổ. Điều rõ ràng từ chối hay bị từ chối là một thực tế trong cuộc sống, không ai tránh khỏi. Đau buồn do bị từ chối gây nên là điều không thể tránh. Có khác chăng là người đau buồn nhiều và dai dẳng hơn trong khi lại có người đau buồn ít và cũng để cho cho qua mau hơn. Người để cho đau buồn đến và đi nhanh là người có tinh thần cởi mở và khiêm nhường. Chính cởi mở và khiêm nhường giúp học biết đau thương vì bị từ chối có giá trị tích cực riêng của nó. Khi nhận biết giá trị tích cực của từ chối là biết đón nhận điều lợi ích cho bản thân. Người đó dùng kinh nghiệm trên để xét mình, tự tìm hiểu và sát hạch chính mình từ đó rút ra kinh nghiệm riêng biệt, làm giầu gia tài kinh nghiệm thực tế, sống động cho tương lai. Trái lại, không chấp nhận chỉ trích, từ chối là tự làm cho vấn đề trầm trọng hơn và từ những suy nghĩ trong đầu làm cho vấn đề đáng chán ghét trở nên kinh tởm hơn.

Kinh nghiệm của những kẻ mong trả đũa cho thấy họ đau khổ, mất bình an. Phúc âm thuật lại Đức Kitô sai các sứ giả của Ngài đi loan báo tin Ngài đến làng của người Samaritanô. Khi nghe tin này dân làng không muốn đón tiếp các sứ giả tỏ thái độ bực dọc vì bị từ chối. Để trả đũa cho sự việc các ông xin cho lửa trời xuống thiêu rụi, giết chất dân trong thành. Trước thái độ hằn học trả đũa của các sứ giả Đức Kitô đã nghiêm cấm các ông không được hành động lỗ mãng đồng thời Thầy trò đi sang làng khác Lk 9,54

Điều may mắn người được sai đi không phải là các môn đệ mà là những sứ giả. Những vị này đã tin theo Đức Kitô, nghe Ngài giảng dậy, mong trở thành môn đệ chân chính. Tin và theo Đức Kitô chưa đủ biến các ông thành người môn đệ chân chính bởi vì tin và theo chưa biến đổi tâm hồn và trái tim các ông. Người môn đệ chân chính là người cần có tâm tình của Đức Kitô, cần có trái tim của Đức Kitô. Khi nào có được trái tim sẵn sàng tha thứ, yêu thương mới là môn đệ thực thụ, ngoài ra thì còn phải học rất nhiều.

Để giúp các ông tránh khỏi nơi thị phi Thầy trò lánh sang làng khác. Bước khỏi nơi thị phi thì hoàn cảnh và vật cảnh chung quanh thay đổi dẫn đến thay đổi tâm tình. Ra khỏi chốn thị phi chỉ là cách giải quyết tức thời. Để giải quyết vấn đề tận gốc rễ Đức Kitô giáo huấn các ông nếu người ta từ chối đón nhận thì đi nơi khác, không cần phải tức tối, bực dọc. Thực tế cuộc đời là thế luôn có người từ chối lại cũng luôn có người đón nhận. Tìm chưa đúng nơi, đúng chỗ, đúng người thì không cần bực dọc.

Chính Đức Kitô cũng có nhiều kinh nghiệm bị từ chối. Phúc âm hôm nay cho thấy cả ba người muốn đi theo Ngài nhưng cả ba đều có những lí do riêng và điều kiện kèm theo. Đức Kitô không chấp nhận điều kiện kèm theo cho việc phục vụ Tin Mừng. Bao lâu ngưòi ta chưa coi việc rao giảng Tin Mừng quan trọng hơn tất cả mọi sự thì việc đi theo vẫn là nửa vời. Để được tâm tình ưu tiên rao giảng Tin Mừng việc đầu tiên là cần bỏ chính mình, í riêng mình và lối sống quen thuộc, thay vào đó là tâm tình cởi mở, khiêm nhường, dấn thân, tha thứ và học nơi Đức Kitô. Không cần học nơi ai khác.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Lễ hai thánh Phêrô và Phalô: Quang phòng kỳ diệu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:38 27/06/2013
LỄ HAI THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ

Trong chuyến hành hương Roma tháng tư vừa rồi, tôi có đến thăm Ngục thất Mamertine nơi giam giữ hai thánh Phêrô và Phaolô.

Chúng tôi đến Nhà thờ kính Thánh Giuse thợ (xây dựng năm 1538). Các hướng dẫn viên nơi đây rất tận tình, giải thích lịch sử thật thú vị. Dưới hầm Nhà thờ là nhà tù gồm hai phòng được xây chồng lên nhau. Phòng phía trên rộng hơn được làm nhà tù của Roma. Ở trên bàn thờ có tượng bán thân hai thánh Tông đồ Phêrô cầm Sách thánh và Thánh Phaolô cầm gươm. Tên của các tù nhân được khắc ghi trên hai tấm bia cẩm thạch (bây giờ được thay thế bằng hai tấm bảng gỗ). Phòng phía dưới ẩm thấp chật hẹp tăm tối, các tù nhân và tội nhân bị giam giữ ở đây trước khi bị hành quyết. Hai Thánh Phêrô và Phaolô bị giam giữ tại nơi này trong vòng 9 tháng.

Địa điểm nhà ngục nằm cạnh Quần thể Cổ Roma (Ancient Roman Forum), tạc sâu vào vách đá của đồi Capitol (Capitoline Hill) và nhìn xuống ngôi nhà dùng làm Nghị viện thời đó. Nhà ngục này được hoàng đế Roma là Servius Tullius xây vào thế kỷ VI trước Công nguyên, gồm có hai phòng giam chồng lên nhau. Phòng giam dưới là một khoảng chật hẹp ẩm thấp, chỉ xuống được qua một lỗ hổng trên sàn phòng giam trên. Nơi đây được sử dụng suốt thời kỳ Cộng hoà và Đế quốc Roma để làm tù ngục giam giữ và hành quyết.

Chính tại phòng giam này, viên tướng chỉ huy quân đội người Gaule là Vercingetorix bị xiết cổ đến chết sau chiến thắng của Julius Caesar, và cũng tại nơi đây, Jugurtha vua người Numidians đã bị giam cho chết đói. Vào thế kỷ I trước Công nguyên, Sallust một văn sĩ Roma đã mô tả nhà ngục này “sâu 12 feet, chung quanh là tường và trên là mái vòm bằng đá. Khung cảnh thật ghê tởm và đáng sợ vì bị bỏ bê, tối tăm và hôi thối”.

Một thế kỷ sau lời mô tả như trên của Sallust, Thánh Phêrô và Phaolô bị giam giữ nơi này. Những ngày cuối đời trước khi tử đạo, hai ngài bị cầm tù trong ngục thất âm u. Thế nhưng, sự hiện diện của hai vị tông đồ đã làm thay đổi nơi đây. Từ tăm tối thất vọng trở thành nơi hy vọng và tràn ngập ánh sáng đức tin. Các ngài rao giảng Tin Mừng cho lính canh ngục là Processus và Martinianus. Hai người lính Roma xin được rửa tội. Trong phòng giam chật hẹp, không có nước để cử hành bí tích thanh tẩy,Thánh Phêrô đã dùng gậy đập trên nền đá, lạ lùng thay, một dòng nước vọt lên ngay chân cột nơi các tù nhân bị trói với xiềng xích và đánh đòn trước khi bị đem ra hành quyết. Bức tranh trên tường của căn phòng thuật lại sự kiện Thánh Phêrô rửa tội cho hai người giữ ngục. Xiềng xích trói hai ngài được trưng bày tại đây. Chúng tôi được xuống tận nơi có mạch nước của phép lạ, thinh lặng và cầu nguyện, bày tỏ lòng tôn kính hai vị thánh cột trụ của Giáo Hội.

Phụng vụ mừng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô cùng chung một ngày. Hai con người khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn.

Bài ca nhập lễ ngày Lễ Trọng hôm nay vang lên hùng tráng: “Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng, ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng”. Hai Thánh Tông Đồ là hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo Hội.

“Còn nhớ hôm nào người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm thù”. Lời ca súc tích đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài : chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới.

Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

1. Thánh Phêrô

Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai : cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72). Gom nhặt những đoạn Phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này: là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên : Quân yếu tin ( Mt 14,31) - Mắng lần thứ hai : Ngu tối ( Mt 15,16) - Mắng lần thứ ba : Satan ( Mc 8,33) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng, trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành. Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan (Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đêm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục Sinh đến với họ, ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục Sinh đã hỏi ông : Phêrô, con có yêu mến Thầy không ? Phêrô đáp : Thưa Thầy,Thầy biềt rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mên Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc, Chúa nói với ông rằng : Thầy bảo cho anh biết, lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là : Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông : hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tảng đá này Thầy xây Giáo Hội của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được.Từ đây, những trang sử vẻ vang của Giáo Hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.

2. Thánh Phaolô

Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái và Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và trên đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.

Được ơn trở lại trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công vụ tông đồ kể lại: trên đường Đamat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu, bỗng nhiên, một luồng ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu ( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người :” Vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18 ; 2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những “… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” ( 2 Cor 11 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên. Có lần, Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê: “anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn “vì tôi biết tôi đã tin vào ai …” (2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9). Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy “chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp, hoang mang nhưng không tuyệt vọng, bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2 Cor 4,8-9).

Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức “Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài “tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Vì Đức Kitô và vì Tin mừng, thánh nhân đã sống và chết cho sứ vụ. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ,đói khát,trần truồng,nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta” ( Rm 8,35-39).

3. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.

Giáo Hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo Hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.

Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo Hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo Hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo Hội (x. Làm nụ hoa trắng. ĐGM Vũ Duy Thống).

Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời, trở nên nền tảng hiệp nhất. Xin hai Ngài luôn nâng đỡ Giáo Hội hiệp thông.
 
Tin, động-tác phát từ con tim
Mai Tá
18:19 27/06/2013
Tin, động-tác phát từ con tim
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch

Triết học, là như mình đang ở trong phòng tối lại cứ tìm chú mèo mun xem nó có trong đó không.
Siêu-hình-học, là như mình đang ở trong tối để tìm chú mèo mun vẫn không thấy nó trong đó.
Tin, là như đi vào phòng tối tìm chú mèo mun không thấy nó trong đó nhưng lại cứ la: tôi thấy nó!
Thần học, như thể kể cho mọi người biết mình ở trong phòng tối để tìm chú mèo mun không có đó
nhưng vẫn thấy nó và biết rằng mình có nói điều đó ra cũng chẳng ma nào tin.
Tu-đức-học, là như thể đi vào phòng tối tìm chú mèo mun lại cứ đoan chắc là nó không có đó
nhưng lại cứ nghĩ rằng mình vừa nghe như có tiếng nó kêu “meo meo” trong đó.
Giáo dục về đạo, là như thể đi vào phòng tối để tìm chú mèo mun biết chắc nó không có trong đó
nhưng lại vẫn tự hỏi không biết chú “mun” của mình có đó không.
Khoa học, là như ở trong phòng tối tìm chú mèo mun nhưng đã biết dùng đèn loé sáng để dễ thấy.

*

Tôi tin Chúa, điều này có nghĩa gì?

SAO LÀ TÔI? SAO LÀ TIN? SAO LÀ CHÚA?

2013 năm nay, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã yêu cầu Giáo Hội lập ‘Năm Thánh Đức Tin’ để mọi người cùng tìm về niềm tin. Cách đây không lâu, Đức Phaolô Đệ Lục cũng đã làm thế cho năm 1967-1968. Dù có thế, xem ra ngày nay, Đức Tin không còn là vấn-đề quan-yếu cần đặt ra cho chức sắc trong Đạo hoặc mọi người nữa. Tôi thiết nghĩ: ta còn nhiều việc quan trọng cần đặt ưu tiên, như: chuyện tập-thể-hoá lãnh-đạo, chuyện Hội thánh chưa cởi mở đủ với thực tại bên ngoài, vai-trò và vị-thế của nữ-giới trong xã-hội và Giáo-hội, chuyện người từng ly-dị rồi nay tái giá, chuyện tấn-phong linh-mục cho các vị có gia đình, chuyện Giáo Hội quá tập-trung quyền lực vào trung ương, Hội thánh quá cứng ngắc trong cung-cách giáo-huấn tình-dục, chuyện các linh mục ở đây đó cứ phải chạy “Show” hết nhà thờ này đến xứ đạo khác để chủ trì Tiệc Thánh do giáo-dân tổ chức mà các ngài không nắm chắc các giáo-dân ấy có đủ chức năng để làm thế không, vv. Dù thế nào đi nữa, sao lại gọi đó là Đức Tin?

Lại có nhiều vị cứ khẳng định: ngày nay, không ai đoan chắc được mình có được 100% đức tin không. Có vị khác lại bảo: hiện đang xảy ra sự-kiện gọi là: “niềm tin nay mệt mỏi”. “Tin” đây, là tin gì? Tin thế, có tiếp cận được cơ-quan thù-tiếp nơi người mình không? Lâu nay nhiều vị chẳng hề phẩm-bình gì về niềm tin theo cung cách họ vẫn bình-phẩm Hội thánh chuyện này khác. Xem như thế, có lẽ các vị ấy chắc cũng chẳng chú trọng gì nhiều đến niềm tin, chứ nhỉ? Ngay dữ-liệu đầy cảm-tính lại cũng được đưa vào địa-hạt rao-truyền Tin Mừng theo kiểu mới cũng chỉ chú ý rất ít đến vấn đề: Tin, có là động lực xuất tự con tim không? Ở đây, tôi dùng cụm từ “cảm-tính” không theo nghĩa kinh-nghiệm nổi trôi, như thể bảo: nay thì sốt sắng, mai kia mốt nọ lại đã biến dạng.” Đây là sự việc cứ tiếp diễn một cách sâu sắc. Và, đó cũng là lý do khiến ta đặt câu hỏi: đâu là cơ-phận trong con người mình ít được quan tâm, để tìm hiểu cho rõ.

Thế nên, nay cũng là dịp thuận để ta dành vài phút tư-duy về niềm tin trong khuôn khổ “Năm Thánh Đức Tin” 2013 này. Đi vào cụ thể, ta sẽ để ra hai buổi thảo-luận khác nhau: một, về: tác động của niềm tin xuất tự con tim diễn ra hôm nay, tháng 5/2013; và buổi thứ hai, về: nội-dung chính của Niềm tin và cung cách diễn tả theo văn hoá khác biệt. Buổi này sẽ diễn ra vào hạ tuần tháng 8/2013. Phải công nhận: tính nội-tại của niềm tin không được nhiều người đặt nặng trong “Năm Thánh Đức Tin” này. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng xác tín rằng: đó là thực-chất cho mọi luận-bàn về niềm tin, thật sâu sắc. Dĩ nhiên, làm thế, ta có nguy cơ phát hiện ra rằng: ta chẳng bao giờ có động-lực tin-yêu phát xuất từ nội tâm hết! Hoặc, có khi còn “lầm lẫn” về niềm tin, coi đó như thứ gì không phải là tin và cũng chẳng yêu. Nên, từ đó, ta sẽ nhận thức rằng: quà tặng của tin-yêu như thế vẫn được Chúa phú ban, không ngưng nghỉ.

Tôi phải nói ngay rằng: đây không là niềm khích-lệ của sự việc mà bên tiếng La-tinh mọi người vẫn nói “sentire cum ecclesia” (tức “đồng-hành với Hội-thánh”) nhưng đây chỉ là bản phân-tích để ta hiểu rõ về niềm tin, khả dĩ làm nó nổi lên trên mặ,t nếu như và mỗi khi ta thực hiện việc này, và cả khi không ai làm thế. Giả như Hội thánh không có niềm tin, thì ta chẳng có gì để đồng hành, hết. Làm sao các thể-chế trong giáo-hội lại có niềm tin đích-thực được? Phải chăng tin là chuyện tư riêng/cá thể mà chỉ con người mới có? Thế nên, đây không là chương trình đề ra để ta đề-bạt/đề-xuất điều gì trong Năm Thánh Đức Tin, nhưng để ta nhìn vào khoảnh-khắc của niềm tin ta có vào bất cứ ngày nào trong năm.

Thêm điều nữa, ở đây tôi chỉ muốn nói: vấn nạn gay gắt về niềm tin có thể khiến một số người trong ta cảm thấy như bị doạ nạt này khác khiến có cảm tưởng là niềm tin ta có cũng quá nhỏ hoặc không đích xác là tin. Nói cho cùng, tôi vẫn muốn tỏ ra trung thực về chuyện này, nên sẽ kết luận rằng: mọi người chúng ta đều có lòng tin. Vâng. Đúng thế. Ai cũng có khả năng đạt kết cuộc để rồi sẽ cảm kích nói rằng: thực tế vượt quá những gì ta thường làm.

Tôi muốn nói thêm một điều nữa, là: nhìn về những ngày còn đi học –nhất là học về niềm tin đi Đạo- tôi thấy được điều mà người Trung cổ vẫn thường qui về điều mà các vị gọi là: “questio disputata”, tức: vấn đề dễ gây tranh cãi. Thật sự, ở đây, tôi chỉ muốn công-khai-hoá các dữ-kiện tiềm-ẩn để ta có thể và có nhu cầu đưa ra nhiều câu trả lời hơn chỉ một câu. Tôi thật sự chẳng muốn đệ-đạt một phương-án nào, dù cũ/mới, về niềm tin theo cung-cách đối nghịch hoặc tách rời nhau. Tôi muốn trình bày sự việc tuy có khác biệt nhưng tương tác với nhau trong khi chúng cùng một lúc hiện-diện bên nhau và với nhau. Các vấn đề như thế, tôi nghiêng về lập luận của tác giả Mikael Bakhtin trong bài nói về “tính nguyên-thủy” cần được giải-thích, nhưng cùng lúc ông lại vào Google để kiếm những điều ông muốn tìm.

*

Phần đầu này, tôi nhắm vào kinh-nghiệm thẳm-sâu về niềm tin. Và, thực hiện điều này cho trọn vẹn, ta cần xét kỹ, dù không đuợc trọn hảo, đối tượng hoặc cung cách nó diễn tả. Thông thường thì, động-tác thâm-sâu nội-tại này không được xét kỹ. Thế nên, tôi đề nghị ta nhấn mạnh đến khía-cạnh tâm-lý và thần-học của tác-động nội-tại đang đổi thay, như thế sẽ tốt hơn. Tôi sẽ để cho các mẫu mã -và một số phê-bình về điều đó- từ từ nổi lên trong khi ta khai thác dữ-kiện nào thấy có ở trong đó.

Đồng thời, ta cũng sẽ để ý đến yếu-tố năng-động/thần-thánh vẫn can-dự vào niềm tin thánh thiêng/linh đạo, chứ không chỉ xét xem người mới tin đang làm gì mà thôi, nhưng cả việc Thiên-Chúa-là-Tình-yêu đang khởi-sự có quan-hệ mới với những người mới tin. Tôi nghĩ điều này sẽ không được thần học đón nhận như một thực-thể. Thường thì, ta quá nhanh-nhẩu phân tích các bước tiến khác nhau trong tiến-trình tin-yêu nơi con người. Trong khi đó, lại ít sẵn sàng nắm vững tính bí-nhiệm để cho thấy Chúa chẳng ban chính tâm-trạng của chút nào hết.

Lâu nay, tôi vẫn cố gắng trình-bày dữ-kiện theo cách thăm-dò để học hỏi đôi điều thực tế rất trọn vẹn. Thăm dò như thế, bao giờ cũng cần tính kiên-nhẫn.

*

Dĩ nhiên, tài liệu chính ta sử dụng ở đây là Lời Chúa, tức: hiến chế về tín lý do Công Đồng Vaticăng 2 ban hành, còn văn bản kia là Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân”. Lúc ấy, mọi người đều thấy được chất tiểu-thuyết trong Hiến chế về Lời Chúa. Bởi, mặc-khải là cung cách Chúa đối-thoại xuất từ Ngài, và về Ngài. Bằng việc này, Ngài triển-khai cuộc trao-đổi/đối-thoại cả với ta, nữa. Thế nên, ta cần phương-án mang tính cảm-nghiệm tư riêng khi đối thoại. Về phần ta, đối thoại ấy là “Niềm Tin”. Và, chủ đích tôi nhắm đến ở đây, là dõi theo đường lối đối-thoại, qua học hỏi.

“Bản thể con người được đặt để một cách trọn vẹn và tự do trong tuyên-dương rất mực đầy tính thông-minh kiên-định để cho Chúa mặc-khải về chính Ngài, bằng việc tự nguyện thuận thảo với mặc khải.” (chương 5)

“Nhờ mặc khải đến từ tình yêu tràn đầy của Thiên-Chúa theo cách khó nhìn thấy nhưng được gửi cho con người theo tư cách bạn bè, nên Ngài chuyện trò với con người để rồi mời gọi họ đi vào hiệp-thông với Chúa Cha, để Cha chấp-nhận mọi người vào với sự hiệp thông thần thánh này.”


Đức Gioan Phaolô II có nói trong Tông Thư “Fides et Ratio” (tức: Niềm Tin và Lý Trí) mục đích là để nhắm vào niềm tin ta có. Năm 2007, ĐGH Bênêđíchtô 16 cũng ban hành Thông Điệp “Spe Salvi” (tức: Cứu Rỗi nhờ vào Hy vọng) mở đường cho Tông thư khác có tên là “Caritas in Veritate” (tức: Bác Ái nhờ vào Sự Thật). Thông điệp, gồm ba từ-vựng kép nói về Niềm Tin, Hy vọng và Thương Yêu. Nhưng, từ vựng kép này được dùng như khuôn khổ nhấn mạnh ý nghĩa của Thông điệp. Ý chủ ở Thông điệp này, là tuyên ngôn về tín-lý của đạo Công Giáo liên quan đến các thuyết-lý nhằm giảm-thiểu tính tập-trung đầu óc vào chuyện siêu-hình, đời sau và niềm tin, ân huệ là quà tặng. Tông thư do Đức Gioan Phaolô đệ Nhị ban hành là kết-quả một đời người có triết thuyết về tính hữu-sự, siêu việt. Tông thư do Đức Bênêđíchtô 16 ban-hành lại đặt nặng lên niềm Hy vọng trình bày rộng-rãi những gì ngài đã quảng-diễn trong các bài ngài viết vào lúc trước khi trở thành giáo-hoàng, là về Cánh-chung-luận. Vào tháng 11 năm 2012, Đức Bênêđíchtô 16 có hứa sẽ viết một tông-thư bàn về niềm tin vào năm thánh Đức Tin, tức xuất hiện khoảng đầu năm 2013, nhưng nay ngài đã từ nhiệm chức-vụ làm đầu Hội-thánh, nên muốn biết ngài viết những gì trong đó, xin đọc lại thông điệp Porta Fidei (Cánh Cửa Niềm Tin) ban hành vào đầu “Năm Thánh Đức Tin”. Nay, ngài đã hưu dưỡng, thế nên có lẽ ta sẽ chẳng được đọc ý tưởng của ngài về niềm tin nữa. Thế nhưng, dữ-liệu ngài thu thập để viết tông thư, có thể cũng xuất hiện ở đâu đó, không chính thức.

Ở đây, tôi không muốn bình-luận về các nguồn như thế, mà chỉ khai-triển các đặc trưng cảm-nghiệm nội-tại về sự tin-tưởng vẫn có trong niềm tin. Thật sự, tôi chỉ muốn triển-khai tính-khí cũng như tình-tự nằm trong đó, thôi. Tôi những muốn mở con đường tiềm-ẩn trong nội-tâm của mỗi người mà có khi chẳng ai buồn khám phá ra hết. Tôi lại cũng muốn làm được chuyện ấy bằng cách phẩm-bình vài đường lối diễn tả về những dính dự vào niềm tin, đặc biệt là tin Chúa. Với lòng tôn kính sẵn có, tôi cũng hàm-ẩn lối diễn tả khác dành cho mỗi người và mọi người có cơ hội đào sâu niềm tin sâu xa của mình.

Trên hết mọi sự, phương-cách tôi sử dụng ở đây, là: nhìn vào đặc trưng thông-suốt của niềm tin, chí ít là tin Chúa. Trước kia, Giáo Hội có thói quen sử dụng lý-trí để đưa trí-tuệ vào địa hạt tin tưởng nơi đấng bậc thánh-thiêng; nhưng, cân nhắc theo lý-trí chỉ là phương-cách nhỏ để trở thành thông-minh, trí-tuệ. Mới đây, có phong-trào phổ biến khá rộng đưa về định-hướng có phương-án chủ-lực đặt nặng về cảm-tính khi nói về niềm tin vào đấng thánh-thiêng. Làm thế, sẽ giảm-thiểu hoặc trệch đường khỏi đặc-trưng/đặc-thù thông-minh, rất trí-tuệ. Thế nên, mục tiêu hôm nay tôi muốn nhắm đến, là: từ từ rồi ra ta cũng bắt gặp được từ truyền-thống rất rộng, thứ trí-tuệ đặc-thù có ở niềm tin vốn dĩ vượt trội đặc trưng lý-trí; và như thế sẽ cho phép và đòi ta bao gồm cả yếu tố tự nhiên, rất thương cảm.

Tóm lại, hôm nay ta cùng nhau duyệt xét chủ đề tin, qua các chương như sau:

Chương Một: Tin, động-tác phát từ con tim
“Tin” thật ra có nghĩa gì?

Chương Hai: Ánh sáng Niềm tin
Thấy ánh sáng trong niềm tin – ta “nhận” ra được đôi điều

Chương Ba: Quà tặng Niềm tin
Nhận quà “siêu nhiên” về Niềm tin

Chương Bốn: Từ Tin đến Yêu
Tháp nhập Niềm Tin vào cuộc sống có Yêu Thương

Chương Năm: Tin – Yêu tràn đầy Hy vọng
Tin và Hy vọng vào hạnh phúc vĩnh-cửu rày sẽ đến

(còn tiếp)


______________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng giảng trong Thánh lễ: Niềm vui được làm cha
LM. Phan Du Sinh
03:09 27/06/2013
Khát vọng được làm cha ăn sâu vào mọi người nam, cả nơi linh mục nữa, là những người được mời gọi trao ban sự sống, chăm sóc, bảo vệ các người con tinh thần được trao phó cho họ. Đó là trọng tâm bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh lễ sáng ngày thứ Tư, trong nhà nguyện Nhà thánh Mátta. Thánh lễ được đồng tế bởi Đức Hồng Y Tổng Giám mục danh dự của Palermo, Salvatore De Giorgi, ngài đang cử hành kỷ niệm 60 năm được thụ phong linh mục. Emer McCarthy tường thuật:

"Khi một người nam không có khát vọng đó, có điều gì thiếu nơi con người đó. Có điều gì sai trái. Tất cả chúng ta, để hiện hữu, để thành toàn, để trưởng thành, chúng ta cần cảm thấy niềm vui được làm cha: cả những người sống độc thân nữa. Làm cha nghĩa là trao ban sự sống cho kẻ khác, trao ban sự sống, trao ban sự sống… Đối với chúng ta, đó là làm cha trong công tác mục vụ, đó làm làm cha tinh thần, nhưng đó vẫn là trao ban sự sống, vẫn là trở nên người cha.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô được gợi hứng từ đoạn sách Sáng thế của ngày Thứ Tư, trong đó Thiên Chúa hứa cho ông già Abram niềm vui có được người con, cùng với một dòng dõi đông đúc như sao trên trời. Để đóng ấn giao ước này, Abram tuân theo những chỉ dẫn của Thiên Chúa và chuẩn bị lễ vật gồm các thú vật mà sau đó ông bảo vệ khỏi sự tấn công của các con chim săn mồi. Đức Giáo Hoàng nói: "Tôi được đánh động khi vẽ lại hình ảnh ông già 90 tuổi này với một cây gậy trong tay”, đang bảo vệ của lễ. "Nó làm tôi nghĩ đến một người cha bảo vệ gia đình mình, con cái mình”:

"Một người cha biết việc bảo vệ con cái mình có ý nghĩa gì. Và đó là một ân huệ mà chúng ta, các linh mục, phải cầu xin cho mình: trở nên một người cha, trở nên một người cha. Ơn làm cha, cha trong công tác mục vụ, cha tinh thần. Chúng ta có thể phạm nhiều tội, nhưng đó là cộng đoàn các thánh: chúng ta đều là tội nhân. Nhưng không có con cái, không bao giờ trở thành một người cha, điều đó giống như một cuộc sống bất toàn: một cuộc sống ngưng giữa chừng. Và vì thế, chúng ta phải trở thành những người cha. Nhưng đó là một ân huệ Thiên Chúa ban. Dân chúng nói với chúng ta: “Thưa cha, thưa cha, thưa cha…” Họ muốn chúng ta là điều đó, những người cha, bởi ơn huệ được làm cha trong công tác mục vụ.” "

Sau đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng về Hồng Y De Giorgi, đang đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thụ phong linh mục. "Tôi không biết cha Salvatore thân mến của chúng ta đã làm gì,” nhưng “tôi biết chắc rằng ngài đã là một người cha.” "Và đây là một dấu chỉ," ngài nói đang khi chỉ vào nhiều linh mục đi cùng với Đức Hồng Y. “Giờ đây tuỳ thuộc vào các con” ngài nói, khi thêm rằng: mọi cây "mang trái của mình, và nếu cây tốt, trái sẽ tốt, đúng không?" Vì thế, Đức Giáo Hoàng kết thúc cách thú vị, "đừng để ngài thấy buồn..."

"Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì ơn gọi làm cha trong Giáo Hội, chuyển tiếp từ người cha sang người con, và cứ như thế… Và cuối cùng tôi nghĩ đến hai hình tượng đó và một cái khác: hình tượng Abram cầu xin một người con, hình tượng Abraham với một cây gậy trong tay, bảo vệ gia đình mình, và hình tượng ông già Simeon trong Đền Thờ, khi ông đón nhận sự sống mới: đó là một phụng vụ tự phát, một phụng vụ của niềm vui, trong Ngài. Và với anh em, Chúa ban cho anh em hôm nay niềm vui lớn.”
 
Dòng Tên mở trường học tại Campuchia
Chỉnh Trần, S.J.
10:47 27/06/2013
Dòng Tên mở trường học tại Campuchia

Cha Adolfo Nicolas, SJ, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên đã cho phép thành lập một dự án về giáo dục tại Campuchia. Như được đề xuất trong bản báo cáo có tựa đề Nhận định về trọng tâm chính của Dự án Giáo dục của Dòng tại Campuchia, Dòng Tên sẽ xây dựng một trường học cấp hai quy mô trung bình với 4 lớp cho mỗi bậc học và một trường tiểu học nhỏ với 2 lớp cho mỗi bậc học. Dự án cũng bao gồm 1 trung tâm đào tạo nhân lực giảng dạy vốn cũng sẽ có chức năng như một trung tâm giáo dục cộng đồng và một lưu xá dành cho các giáo viên thực tập.

Cha Ashley Evans, SJ, một nhà truyền giáo Ailen đã đến phục vụ tại Campuchia từ năm 1993 sau 2 năm phục vụ tại các trại tị nạn của người Khmer (1986-88) và cũng là trưởng ban điều hành sứ mạng giáo dục nói rằng: “Dự án giáo dục này rất thiết thực đối với các tu sĩ Dòng Tên và cộng tác viên của họ đang sinh sống và làm việc với giới trẻ Khmer.” Dự án sẽ được triển khai tại tỉnh Battambang hoặc tỉnh Banteay Meanchey. Cha Ashley nói rằng tiến trình đưa ra quyết định cuối cùng vẫn chưa kết thúc.

Các đối tác địa phương của dự án đến từ Phủ Doãn Tông Tòa Battambang, Hội sinh viên Công Giáo cùng với các viên chức giáo dục của tỉnh. Những cuộc đối thoại cũng đã được xúc tiến với các đối tác quốc tế gồm một số tỉnh dòng thuộc Vùng Châu Á Thái Bình Dương của Dòng Tên, Hội truyền giáo Hồng Kông và các nữ tu dòng Ursuline

Dự án sẽ cần một nguồn ngân quỹ để mua đất, xây dựng cơ sở, lập quỹ học bổng và bổ sung chi phí vận hành dự án trong 12 năm đầu trước khi trường có thể tự túc về tài chính.

Ngày 14 tháng 6 vừa qua, cha Francisco Oh In-don, SJ, đại diện Giám tỉnh Dòng Tên Hàn Quốc cho sứ mạng tại Campuchia thông báo rằng ngài đã bổ nhiệm cha Ashley làm giám đốc của dự án giáo dục này. Cha In-don sẽ là người quyết định khi nào dự án sẽ bắt đầu và nó sẽ được xúc tiến ra sao.

Qua sứ mạng phục vụ tại Campuchia, Dòng Tên đã tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại đây hơn 2 thập kỷ qua. Dòng đã và đang hỗ trợ cho các học sinh và giáo viên các trường sơ cấp nhiều năm nay bằng việc tài trợ kinh phí để xây dựng trường lớp và cấp học bổng cho các sinh viên nghèo
bằng hình thức phát đồng phục, tập sách, xe đạp và các thư viện lưu động. Sứ mạng Campuchia cũng đã hỗ trợ việc đào tạo giáo viên của các khoa Toán, sinh học và triết học tại Trường Đại học Hoàng Gia Phnom Penh. Dòng cũng đã xuất bản truyện ngắn bằng tiếng Khmer cho học sinh để cổ vũ việc phát triển các kĩ năng đọc hiểu. Cùng cộng tác với các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng, Sứ mạng Campuchia của Dòng đang hỗ trợ một trung tâm chăm sóc trẻ khuyết tật ở Phnom Penh và một trung tâm dành cho trẻ em thiệt thòi tại Battambang.

Ghi chú của người dịch: Sứ mạng truyền giáo tại Campuchia của Dòng Tên đã được cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên trao cho Tỉnh Dòng Tên Hàn Quốc phụ trách.
 
Chung quanh phán quyết về hôn nhân đồng tính của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Vũ Văn An
18:02 27/06/2013
Đúng như dự đoán của Đức Tổng Giám Mục W.E. Lori (Vietcatholic 25/06/2013), Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ vừa đưa ra hai phán quyết liên quan tới hôn nhân đồng tính theo chiều lỏng lẻo, chấp nhận những cuộc phối hiệp này là hôn nhân. Hai phán quyết này được coi là chiến thắng lớn lao của phe bênh vực hôn nhân đồng tính và là một thất bại chua cay của những người chống đối loại hôn nhân để trong ngoặc kép này. Người mừng người giận đều có lý do cả. Nhưng có người cho rằng đừng nên mừng quá mà cũng đừng nên giận quá. Bởi hai phán quyết ấy không đơn giản chút nào.

Ross Douthat, một nhà bỉnh bút bảo thủ của tờ New York Times, chẳng hạn, cho rằng với hai phán quyết này, những người chống đối hôn nhân đồng tính nên thở phào nhẹ nhõm, vì việc định nghĩa hôn nhân vẫn nằm trong thẩm quyền tiểu bang. Nghĩa là, cuộc đấu tranh chính trị của họ vẫn còn có thể xẩy ra tại các quyền tài phán trong đó, xu hướng toàn quốc ủng hộ hôn nhân đồng tính chưa áp đảo được quan điểm truyền thống. Và cũng chính vì vậy, Douthat khuyên những nhà vận động bảo vệ hôn nhân truyền thống nên giải quyết cuộc tranh luận về hôn nhân tại các thủ phủ tiểu bang hơn là tại Washington D.C.

Nhận định của Douthat không hẳn không có lý. Thực vậy, theo tường thuật của CNA/EWTN ngày 26 tháng 6, các phán quyết này vẫn để các tiểu bang được quyền chọn bất cứ định nghĩa nào họ thấy thích hợp về hôn nhân.

Theo tường thuật của Adam Liptak trên tờ New York Times cùng ngày, hai phán quyết này để nguyên tại chỗ các đạo luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính của các tiểu bang, và Tối Cao Pháp Viện từ chối không cho biết liệu việc phối hiệp đồng tính có phải là một quyền theo hiến pháp hay không.

DOMA

Phán quyết liên quan tới DOMA tức Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân do TT Clinton ban hành năm 1996 chỉ nhằm mở rộng một số phúc lợi cho những cặp đồng tính “kết hôn” tại các tiểu bang hợp pháp hóa loại “kết hôn” này. Việc này liên quan tới hai người đàn bà sống tại New York: Edith Windsor và Thea Clara Spyer lấy nhau năm 2007 tại Canada. Bà Spyer chết năm 2009, và bà Windsor thừa hưởng tài sản của bà ấy. DOMA cấm không cho Sở Thuế Nội Địa coi bà Windsor là người phối ngẫu sống sót, vì Luật này định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và bà này phải chịu một khoản thuế là $360,000, một khoản thuế mà người phối ngẫu trong các cuộc hôn nhân dị tính không phải trả. Bà Windsor nạp đơn kiện lên tối cao pháp viện. Phán quyết vừa rồi nhìn nhận cuộc phối hợp của 2 bà là “hôn nhân”, do đó, bà Windsor không phải trả khỏan thuế kia.

Chánh án Kennedy, người viết luận điểm của phe đa số, cho rằng phán quyết này chỉ áp dụng cho những cuộc hôn nhân tại các tiểu bang nhìn nhận “hôn nhân” đồng tính.

Tuy nhiên, chánh án Scalia, thuộc phe thiểu số chống đối, thì cho rằng “phe đa số đã trang bị tốt cho mọi người muốn thách thức bất cứ đạo luật tiểu bang nào nhằm hạn chế hôn nhân vào định nghĩa truyền thống mà thôi”. Đúng mười năm trước đây, chánh án Scalia cũng đã công bố cùng một nhận định như thế trong vụ Lawrence v. Texas, là vụ đã hủy bỏ các đạo luật coi việc làm tình của người đồng tính là một tội phạm. Hồi ấy, ông tiên đoán rằng phán quyết ấy sẽ dẫn tới việc hợp pháp hóa các cuộc kết hợp đồng tính. Lời tiên đoán của ông nay đã thành sự thật.

Ba chánh án Roberts, Thomas và Alito về phe với chánh án Scalia. Các vị cho rằng DOMA được thông qua với sự hỗ trợ của cả hai đảng và được TT Clinton, một tổng thống cấp tiến, ký ban hành, thì không thể bị coi là phi hiến được. Chánh án Roberts nói thêm rằng: ông “không thể nào kết tội các ngành lập pháp là cuồng tín. Vả lại, quan tâm tới tính đồng nhất và ổn định đã biện minh đầy đủ cho quyết định của Quốc Hội” vào năm 1996, là quyết định “vào thời điểm ấy đã được mọi tiểu bang của đất nước chúng ta, cũng như mọi nước trên thế giới tiếp nhận”. Phần mình, chánh án Scalia cho rằng phe đa số đã đơn giản hóa một vấn đề phức tạp cần được giải quyết một cách dân chủ chứ không phải bởi các quan tòa.

Nhưng dù gì, họ vẫn là phe thiểu số (4), lép vế so với phe đa số (5) của các chánh án Kennedy, Ginsburgh, Breyer, Sotomayer và Kagan. Chỉ có điều cần lưu ý là trong phán quyết chống lại Đề Nghị 8 của tiểu bang California, thành phần của hai phe này đã ra khác. Tỷ số đánh đổ Đề Nghị 8 cũng vẫn là 5 chống 4, nhưng 5 đây lại là Roberts, Scalia, Ginsburgh, Breyer và Kagan. Còn 4 đây là Kennedy, Thomas, Alito và Sotomayer. Xem thế, đủ biết các phán quyết về hôn nhân đồng tính không đơn giản.

Đề Nghị 8

Nhưng Đề Nghị 8 ra sao? Đây là một sáng kiến mang ra đầu phiếu nhằm sửa đổi hiến pháp của tiểu bang California để định nghĩa hôn nhân là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nó được các cử tri của tiểu bang thông qua vào năm 2008. Ngay khi được thông qua, những người cổ vũ hôn nhân đồng tính đã kiện chống lại nó và tòa quận hạt (district court) đã lật ngược luật này. Thông thường, các viên chức của California sẽ bảo vệ đạo luật đó nhưng đã từ khước không làm như vậy và một nhóm cá nhân tư đã quyết định làm việc ấy.

Khi phán quyết, Tối Cao Pháp Viện không dựa vào nội dung của luật mà vào phương diện kỹ thuật của nó. Viện cho rằng các cá nhân tư bảo vệ Đề Nghị 8 không có tư cách cần có để bảo vệ nó trước tòa. Họ không có tư cách của nhà nước để thượng tố phán quyết của tòa dưới, nên phán quyết của tòa dưới có giá trị. Kết quả là nếu không có một cách bảo vệ Đề Nghị 8 hợp lệ khác, thì Đề Nghị ấy vô giá trị, và các cặp đồng tính có thể kết hôn hợp pháp tại California.

Như trên đã nói, hai chánh án đánh đổ DOMA để công nhận cuộc “hôn nhân” đồng tính của Windsor và Speyer là Kennedy và Sotomayer nay lại không đánh đổ Đề Nghị 8, nghĩa là trên thực tế vẫn duy trì định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Trái lại, hai chánh án Roberts và Scalia từng bênh vực DOMA nay lại đánh đổ Đề Nghị 8 nghĩa là trên thực tế bác bỏ định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của một một người đàn ông và một người đàn bà.

Thành thử, cần phải nghiên cứu hai phán quyết này sâu sát hơn mới mong biết được lý lẽ của các chánh án “tối cao”. Cụ thể, cả hai phán quyết ấy cùng mang lại kết quả thực tế là công nhận hôn nhân đồng tính ở cấp cao nhất, tức cấp liên bang. Điều này được Đức Ông Charles Pope của tổng giáo phận Washington coi là một cơn sóng thần đang cuốn trôi nền văn hóa của ta trong vấn đề này, như thể có một chất ma túy gây ảo giác nào đó đang tác hại trên dư luận Hoa Kỳ.

Theo ngài, những người cổ vũ hôn nhân đồng tính đã chiến thắng nhờ thành công trong việc xoay chuyển các hạn từ thảo luận, không nói tới chính hôn nhân (per se) mà chỉ nói tới quyền lợi của các cá nhân trưởng thành. Quả thế, các luật sư của bên đồng tính cho thấy sở dĩ họ thành công vì họ đã chứng minh được sự thiệt hại của thân chủ họ, trong khi những người chống đồng tính không chứng minh được thiệt hại gì khi cho phép việc công nhận các cuộc kết hợp đồng tính. Như thế, cả về phương diện văn hóa lẫn chính trị, người ta đã tập chú vào quyền lợi của người lớn, chứ không phải quyền lợi của trẻ em. Đức ông cho rằng người Công Giáo chúng ta, khi tranh luận về chủ đề này, cũng phạm vào sai lầm này, chỉ chú trọng tới người lớn mà không đếm xỉa gì tới trẻ em. Ta cần phải chứng minh rằng hôn nhân truyền thống, sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là tốt nhất cho trẻ em, là công bình đối với các em. Mọi trẻ em đều có quyền được dưỡng dục bởi cha mẹ, những người cam kết sống ổn định với nhau suốt đời.

Phần đồng lõa của Kitô hữu

Terry Mattingly, giám đốc Trung Tâm Báo Chí Hoa Thịnh Đốn tại Hội Đồng Các Cao Đẳng và Đại Học Kitô Giáo, thì nhìn vấn đề dưới khía cạnh khác: sự sa sút trong việc thực hành tôn giáo của người Hoa Kỳ, nhất là người da trắng Hoa Kỳ. Sự sa sút này “có liên hệ với bóng ma tôn giáo trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện liên quan tới DOMA và Đề Nghị 8”.

Ngày nay, gần như không thể thảo luận bất cứ vấn đề nóng bỏng nào về xã hội và luân lý, như vấn đề quyền lợi người đồng tính chẳng hạn, mà lại không chú ý tới những thay đổi vũ bão trong hàng ngũ người Công Giáo da trắng, nhất là những người ít đi tham dự Thánh Lễ. Những người năng tham dự Thánh Lễ thường trung tín hơn đối với các niềm tin Công Giáo. Những người ít tham dự Thánh Lễ khó trung tín hơn.

Phúc trình năm 2010 của Diễn Đàn Pew về Tôn Giáo và Đời Sống Công Cộng cho thấy: những người Hoa Kỳ da trắng Thệ Phản và Công Giáo càng ngày càng ủng hộ hôn nhân đồng tính hơn, dù hầu như mọi thay đổi ý kiến của hai nhóm này đều phát xuất từ những người tham dự phụng vụ không thường xuyên.

Khoảng 49% người Thệ Phản da trắng ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi 38% chống lại. Hai năm trước đây các tỷ lệ ấy khác hẳn: 40% ủng hộ, 49% chống lại. Chỉ vào khoảng 35% người Thệ Phản da trắng đi nhà thờ ít nhất mỗi tuần một lần ủng hộ hôn nhân đồng tính, gần như phần trăm trong các năm 2008-2009 (34%). Nơi những người ít đi nhà thờ hơn, việc ủng hộ ấy tăng lên 11% (từ 42% tăng lên 53%).

Một thay đổi tương tự cũng đã xẩy ra với người Công Giáo da trắng: hiện nay 49% ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi 41% chống đối. Hai năm trước đây, các tỷ số ấy gần như bằng nhau: 44% ủng hộ, 45% chống đối. Cả ở đây, sự ủng hộ cũng gia tăng nơi những người không đi nhà thờ hàng tuần, từ 51% năm 2008-2009 lên 59% năm 2010.

Câu hỏi được Mattingly đặt ra là: Phải nói gì về giới có quyền của Công Giáo Hoa Kỳ liên hệ tới phán quyết của Tối Cao Pháp Viện? Không dám đi sâu vào việc thực hành đạo của từng chánh án tối cao, nhưng trong số 9 chánh án tối cao, hết 5 vị là Công Giáo Rôma: Scalia, Roberts, Thomas, Kennedy và Sotomayer, chưa kể Alito, gia đình gốc Ý, tuy không liệt kê tôn giáo, nhưng phần chắc cũng là Công Giáo. Chỉ có Thomas và Alito là nhất quán không hủy bỏ định nghĩa hôn nhân như sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Mấy người kia chao đảo giữa duy trì và hủy bỏ. Niềm tin của họ ở đâu?

 
Top Stories
Vietnam: Deux prisonniers politiques catholiques ont entamé une grève de la faim
Eglises d'Asie, 27 juin 2013
09:33 27/06/2013
La grève de la faim est en train de devenir l’arme favorite des prisonniers de conscience vietnamiens dans leur résistance non violente au régime en place. Après les 27 jours de jeûne de Cu Huy Ha Vu, cette arme est à nouveau utilisée dans d’autres camps d’internement. Un jeune militant catholique, Paul Trân Minh Nhât, vient
d’entamer un jeûne intégral destiné à faire connaître sa protestation contre ses conditions de détention au centre d’internement de Nghi Kim (Nghê An) (1). Dans une autre prison, un avocat catholique, Lê Quôc Quân, a lui aussi décidé de ne plus s’alimenter pendant toute une semaine. Ses intentions sont toutefois différentes puisqu’il veut ainsi se préparer dans la prière et le recueillement à son procès, qui doit avoir lieu le 9 juillet.

Paul Trân Minh Nhât, originaire d’une paroisse catholique du diocèse de Vinh, a été arrêté le 27 août 2011. Il était le quinzième d’une série de militants catholiques et protestants appréhendés à cette époque. Encore étudiant à la faculté des langues étrangères et d’informatique de Hanoi, il achevait, le jour de son arrestation, son examen de fin d’études. La police était venue le chercher sur le terrain de l’université elle-même. Paul Minh Nhât et les autres catholiques arrêtés étaient accusés d’activités visant à renverser le pouvoir populaire. Ils furent jugés, et pour la plupart, condamnés à de lourdes peines de prison le 9 janvier 2013, par le Tribunal populaire de la province du Nghê An. Le jeune étudiant s’était vu infliger quatre ans de prison assortis de trois années de résidence surveillée. Cette sentence avait été confirmée en appel le 23 mai dernier. Lors des deux procès, il avait affirmé son innocence et déclaré n’avoir participé qu’à des activités religieuses ou sociales. Dans sa prison, il a continue sa lutte pour la défense de ses droits fondamentaux, ce qui lui a valu un traitement particulièrement rigoureux. C’est pour protester contre cet état de choses qu’il a entamé un jeûne le 21 juin 2013. Selon le témoignage de ses proches, qui sont venus lui rendre visite avant la grève, il nourrissait ce dessein depuis quelque temps déjà.

Ce sont de tout autres raisons qui ont poussé un autre prisonnier politique, l’avocat catholique Lê Quôc Quân à se priver de nourriture pendant plusieurs jours. A la veille de son procès, il a confié à des proches que, du 23 au 30 juin, il entrerait dans une période de recueillement et de prière, en jeûnant. Il aurait ensuite quelques jours pour reprendre des forces avant son procès. Selon ceux qui ont reçu ses confidences, il veut manifester ainsi sa reconnaissance pour tous ceux qui se sont préoccupés de lui, ont prié pour lui dans le passé et continuent à le faire. L’avocat a tenu à préciser qu’il ne s’agissait en aucune façon d’une grève de la faim de protestation comme celle qu’il avait menée auparavant pour obtenir de pouvoir lire la Bible. Cela ne signifie pas pour autant que le prisonnier soit content du traitement particulièrement sévère qu’il subit, ni de ses conditions de détention qui, selon sa famille, sont déplorables.

Lê Quôc Quân est un avocat catholique de 42 ans, membre de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh, connu depuis une dizaine d’années pour son engagement au service des pauvres et sa lutte pour la cause de la liberté religieuse et de la démocratie. En 2007, alors qu’il était conseiller de la Banque mondiale et du Fond des Nations Unies pour le développement, il fut arrêté pour avoir participé à une session organisée par une association américaine en Thaïlande. Il reçut alors le soutien de très hauts dirigeants des Etats-Unis. En 2009, il avait participé à la lutte des catholiques de la capitale pour la restitution de l’ancienne résidence de la délégation apostolique, confisquée par l’Etat. En 2011, lors du procès de Cu Huy Ha Vu, il avait été de nouveau arrêté, avant d’être libéré au bout de quelques jours sous la pression de l’opinion publique. Depuis le milieu de l’année 2012, les autorités ont multiplié les menaces et les pressions violentes à son encontre. Il a finalement été arrêté le 28 décembre 2012 et inculpé pour non-paiement d’impôts.



(1) Voir à ce sujet VRNs (dépêche du 22 juin 2013) et Radio Free Asia (émission en langue vietnamienne du 24 juin 2013)

(Source: Eglises d'Asie, 27 juin 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Quảng Đà Ban Mê Thuột rửa tội cho 180 tân tòng
Vũ Đình Bình
08:15 27/06/2013
GIÁO XỨ QUẢNG ĐÀ: RỬA TỘI TÂN TÒNG TẠI GIÁO HỌ QUẢNG PHÚ

Trên một vùng đất xa xôi hẻo lánh, cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng hơn 80km về phía Tây Nam có một Giáo họ mang tên Quảng Phú mới được thành lập năm 2007. Trước đây, Quảng Phú rất hoang vu, rừng thiêng nước độc, đường sá đi lại khó khăn hiểm trở, người dân muốn đi dự lễ phải mất cả ngày trời, vượt qua 50 km trèo đèo lội suối mới đến được nhà thờ gần nhất. Bởi thế hạt giống đức tin dường như bị chết ngạt, không có cơ hội nảy mầm.

Nhờ Hồng ân Thiên Chúa cao vời khôn ví, ngày 24.6.2013, lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, vào lúc 14h30 chiều, trên khuôn viên nền móng Nhà thờ Quảng Phú sắp được xây dựng, Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng, quản xứ Quảng Đà, đã dâng Thánh lễ trọng thể Tạ ơn Thiên Chúa và ban Bí tích Thánh Tẩy cho 180 tân tòng, 55 em thiếu nhi rước lễ lần đầu, và 9 đôi hôn phối. (Gồm người Kinh, Êđê, H’Mông, Tày,… Trong đó người H’Mông chiếm đa số.)

Cùng dâng Thánh lễ và trợ giúp Cha quản xứ ban các Bí tích còn có Cha Giuse Đinh Hiền Tiến, Cha quản xứ Phú Thọ Hòa thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Cha Giuse là trưởng một phái đoàn thiện nguyện đến thăm và phát quà mừng cho những người được lãnh nhận các Bí tích hôm nay. Nói là trưởng một phái đoàn vì ngoài phái đoàn của Cha Giuse Đinh Hiền Tiến còn có phái đoàn Quý Soeurs dòng Trinh Vương - Bùi Môn, phái đoàn Giáo xứ Chí Hòa, Giáo xứ Tân Phú - TGP. Sài Gòn, phái đoàn Giáo xứ Xuân Bình - GP. Xuân Lộc, phái đoàn Giáo xứ Kim Phát, Giáo xứ Phúc Lộc - GP. Banmêthuột, v.v…

Về tham dự Thánh lễ hôm nay có Quý chức HĐGX, Quý chức Ban hành giáo họ Quảng Phú và các giáo họ lân cận, Ban Giáo lý, v.v… và rất đông khách quý, giáo dân từ các nơi xa gần đến hiệp thông. Do phần lãnh nhận các phép bí tích kéo dài nên mãi đến hơn 18 giờ Thánh lễ mới kết thúc. Tuy vậy, mọi người tham dự không hề tỏ ra mệt mỏi, vẫn nghiêm trang sốt sáng đến phút cuối cùng.

Sau Thánh lễ, mọi người ở lại dùng bữa cơm thanh đạm chia sẻ niềm vui hân hoan với 180 người anh em vừa mới nhận biết Chúa. Một điều rất bất ngờ là đêm nay, tại vùng đất Quảng Phú xa xôi hẻo lánh này, trên khuôn viên nền móng Nhà thờ sắp được xây dựng đây, sẽ diễn ra một buổi văn nghệ hoành tráng với những thiết bị âm thanh ánh sáng hiện đại và những tiết mục đặc sắc của nhóm Kim Lệ TP. Hồ Chí Minh, gồm các nghệ sĩ tên tuổi như ca sĩ (cháu của Giao Linh), Thanh Sử, Y Jắc, ảo thuật gia Z.26, xen lẫn tiết mục múa xòe của những cô gái H’Mông, múa cồng chiêng của thiếu nữ Êđê, v.v…

Tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng. Các cụ già, trẻ em khắp nơi lũ lượt tuốn về. Trai làng, gái bản dập dìu từng đôi, từng nhóm xinh tươi trong những bộ áo váy đủ sắc màu. Không gian tưng bừng, rộn ràng giống như Chợ tình Sapa ngày xưa vậy. Gọi Chợ tình cũng đúng; bởi mọi người từ Sài Gòn, Xuân Lộc, Banmê,… khắp nơi về đây để trao cho nhau Tình Chúa và tình người, trao cho nhau hơi ấm tình thương, trao cho nhau một cách vô vị lợi, không phân biệt màu da, tôn giáo, sắc tộc…

Văn nghệ vừa kết thúc, “Lửa thiêng cao nguyên” được nhóm lên, Quý khách còn được mời tham gia nhảy lửa và uống rượu cần. Bàn tay nắm lấy bàn tay tạo thành vòng tròn ôm trọn ánh lửa bập bùng giữa mênh mông đại ngàn huyền thoại.

Ngày mai, Đức Giám Mục Giáo phận sẽ về dâng Thánh lễ và chủ sự nghi thức đặt viên đá góc, chính thức khởi công xây dựng Nhà thờ Quảng Phú. Xin cho Tình người nở rộ để mọi người mở rộng vòng tay kiến thiết Nhà Chúa. Xin cho vùng đất Quảng Phú thêm màu mỡ để hạt giống Đức Tin nảy mầm và sinh sôi mạnh mẽ.

Vũ Đình Bình
 
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn mừng lễ bổn mạng
Anmai, CSsR
08:29 27/06/2013
ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỪNG BỔN MẠNG

Năm nay, trùng với những kỷ niệm lớn của Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nên Lễ bổn mạng của Đền thêm phần long trọng. Cha chánh xứ Giuse Hồ Đắc Tâm cùng các cha trong ban Quản Xứ và các cha trong tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã lên kế hoạch từ năm trước cho những ngày đại Lễ mừng trong năm Thánh Giáo xứ nhân dịp Đại Lễ này.

Xem Hình

Trước ngày chính Lễ hôm nay, Giáo xứ tổ chức tam nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngày thứ nhất hành hương dành đặc biệt cho người khuyết tật, ngày thứ hai dành cho các em thiếu nhi.

Hôm nay, dù thời tiết nắng nóng vẫn không chùn được bước chân của đoàn con cái Mẹ từ muôn phương về đây. Từ sáng sớm, anh chị em dân tộc Bana từ Gia Lai cũng như cộng đoàn giáo dân Tân Hội thuộc giáo phận Phú Cường đã về với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cũng trong đoàn hành hương đó, các cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở những cộng đoàn xa xôi như Hà Nội, Thái Bình, Tây Nguyên. .. và gần như Vũng Tàu, Cần Giờ, Mai Thôn. .. cũng đã về bên Mẹ.

15 g 30, cộng đoàn tề tựu trong ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thân thương để tham dự buổi diễn nguyện cho anh chị em dân tộc Bana đến từ mảnh đất Tây Nguyên thân yêu.

Sau giờ diễn nguyện, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ trong giờ hành hương đặc biệt kính Mẹ chiều nay. Hợp với lời tạ ơn, cộng đoàn cùng dâng lên Mẹ những ơn lành cần thiết cho đời sống đức tin của mình.

16 g 45 phút, cộng đoàn hân hoan chào đón Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh - giám mục giáo Kontum đến với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay. Cùng với những tràng pháo tay giòn giã là tiếng cồng chiêng đậm nét dân tộc Bana.

17 g 00, đoàn đồng tế tiến về Đền Thánh từ tòa nhà chính của Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha bề trên chánh xứ Giuse Hồ Đắc Tâm có lời chào mừng Đức Cha Micae, anh chị em dân tộc thiểu số Bana đến từ Gia Lai, cộng đoàn giáo xứ Tân Hội, cộng đoàn dân Chúa từ nhiều nơi và cả anh chị em lương dân. Cha chánh xứ cũng giới thiệu thành phần tham dự hết sức đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay là các đôi hôn phối mừng 25, 30, 35, 40, 45 năm thành hôn trong giáo xứ.

Trong bài chia sẻ, Cha Giám Tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành mời gọi cộng đoàn nhìn lại hình ảnh của 3 vị thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế Canada đầu tiên đặt chân đến Việt Nam. Các cha truyền bá bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đến cho cộng đoàn dân Chúa. .. Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp vẫn che chở những ai đến kêu cầu bên Mẹ. ..

Cha Bề trên chánh xứ có đôi lời cảm ơn Đức Cha, cộng đoàn. .. và Ngài khai mạc "chợ quê" liền sau Thánh Lễ này. Được biết năm nay cộng đoàn dân Chúa thuộc 8 xóm giáo cũng như các hội đoàn đứng ra đảm nhận phần ẩm thực để phục vụ cộng đoàn sau Thánh Lễ Tạ ơn này. Cha chánh xứ mời gọi cộng đoàn tham dự trong trật tự, bác ái và yêu thương.

Đức Cha Micae cũng gửi đến từng đôi hôn phối món quà tinh thần nhân dịp mừng Lễ hôm nay.

Những đóa hoa tươi tượng trưng cho tình cảm tha thiết của cộng đoàn được gửi đến Đức Cha, Cha Giám Tỉnh, Cha bề trên chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp sau lời cảm tạ của vị đại diện Hội Đồng Giáo Xứ.

Sau lời cảm ơn của vị đại diện, Đức Cha có đôi lời cảm ơn Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Tiếp theo vị tiền nhiệm, Đức Cha sẵn sàng đón quý tu sĩ linh mục của Tỉnh Dòng lên phục vụ anh chị em dân tộc thiểu số thuộc giáo phận của Đức Cha. Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn cùng nhau sống tinh thần tân phúc âm hóa.

"Mẹ ơi xứ đạo con đây. .." được cộng đoàn cùng cao dâng lên Mẹ tâm tình tha thiết trong Thánh Lễ hôm nay.

Nguyện xin Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn đổ muôn ơn lành trên Dòng Chúa Cứu Thế, cách riêng trên Tỉnh Dòng Việt Nam, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn và con cái của Mẹ từ khắp muôn phương trên mọi miền đất nước.

Lễ Mẹ Hằng Cứu Giúp 2013

Anmai, CSsR

 
Ngày vui trên cánh đồng truyền giáo Quảng Phú, huyện Krongnô
Trương Trí
09:50 27/06/2013
ĐẮC NÔNG - Chỉ 2 tháng sau khi bài phóng sự “Đem ánh sáng Tin Mừng đến cho đồng bào vùng Krôngnô” được đăng trên Thông tấn xã Công Giáo (Vietcatholic News), rất đông bà con giáo dân, nhất là các cộng đoàn Giáo xứ thuộc các Giáo phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa-Vũng Tàu đã nhiệt thành ủng hộ và đóng góp để giúp cho Giáo họ Quảng Phú sớm xây dựng Nhà thờ, một điều mong ước từ bao năm nay của những đồng bào sắc tộc núi rừng Krôngnô. Và giờ đây đây, ước nguyện đó đang dần dà trở thành sự thật.

Xem hình ảnh

RỬA TỘI CHO 187 TÂN TÒNG VÀ ĐÊM HỘI NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN:

Chiều 24.6, giữa ngọn đồi hoang vu đầy dẫy những đá lữa ngày nào, giờ đây đã được san lấp và đổ đất cát bằng phẳng để chuẩn bị đón Đức Giám Mục Giáo phận Ban Mê Thuột đến dâng Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá xây dựng ngôi Nhà thờ Giáo họ Quảng Phú.

Cha Antôn Nguyễn Phi Hùng, Quản xứ Quảng Đà, phụ trách Giáo họ Quảng Phú và 11 Giáo điểm khác thuộc huyện Krôngnô, Giáo phận Ban Mê Thuột đã dâng Thánh lễ long trọng mừng Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả, vị Ngôn sứ mở đường cho Đấng Cứu thế. Cũng trong Thánh lễ này, Cộng đoàn Dân Chúa hân hoan đón nhận 187 anh chị em tân tòng lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy trên mãnh đất thánh thiêng sẽ được xây dựng ngôi Nhà thờ làm nơi thờ phượng Thiên Chúa cho đồng bào nghèo thuộc 5 xã của huyện miền núi Krôngnô, trong đó có nhiều sắc tộc anh em như M’Nông, Ê Đê, Tày, Dao, Nùng, H’Mông.v.v…

Trong buổi Rửa tội hôm nay có nhiều gia đình vừa được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, vừa lãnh nhận Bí tích Thêm sức, vừa lãnh nhận Bí tích hôn phối. Đây thật là niềm vui được nhân lên bội phần của Giáo họ Quảng Phú, vì ngoài 187 anh chị em được rửa tội, còn có 43 người rước lễ lần đầu, 120 người lãnh nhận Bí tích Thêm sức và 10 đôi vợ chồng được hợp thức hóa bằng Bí tích hôn phối. Thật xúc động biết bao, khi chứng kiến những đôi vợ chồng già có, trẻ có, thuộc nhiều sắc tộc khi bập bẹ nói lời giao ước hôn nhân và tuyên hứa trước vị đại diên Hội Thánh bằng tiếng quốc ngữ. Lại càng xúc động biết bao khi được biết một số anh chị em săc tộc H’Mông là những người ở trên những ngọn núi cao, đã dắt dìu nhau từ mấy chục km để đến đây từ sớm, chờ đợi ngày trọng đại hôm nay.

Sau Thánh lễ rửa tội, phái đoàn do cha Giuse Đinh Hiền Tiến dẫn đầu đã tặng quà cho anh chị em sắc tộc và những người vừa được rửa tội, món quà tuy nhỏ bé những gói trọn tình yêu thương của những ân nhân của Giáo xứ Phú Thọ Hòa, Giáo xứ Tân Phú, Giáo xứ Chí Hòa, Giáo xứ Xuân Bình.v.v…từ các Giáo phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vào lúc 7 giờ tối, đêm vui văn nghệ được khởi đầu với bài “ Lạy Chúa con tin…” do ca đoàn Giáo họ Quảng Phú trình bày với những giọng ca thổn thức tâm hồn người tham dự, tiếp đến là những tiết mục đặc sắc của anh chị em sắc tộc, các em thiếu nhi biểu diễn: Điệu múa “Hẹn hò đêm trăng” thể hiện tình cảm lứa đôi chân thành của thanh niên nam nữ người M’Nông; Vũ khúc “Cảm tạ” do các em thiếu nhi Quảng Phú thể hiện những người con Quảng Phú hôm nay muôn đời cảm tạ và tri ân vì những hồng ân Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo họ. Đặc biệt, những nghệ sĩ ca sĩ từ Sài Gòn như: Kim Lệ, Lê Anh, Thanh Sử và ảo thuật gia Z26 cũng về giúp vui trong đêm văn nghệ với những tiết mục đặc sắc.

Sau chương trình văn nghệ là chương trình lửa trại, ngọn lửa thiêng trên cao nguyên bừng sáng lên giữa núi rừng hòa với điệu múa truyền thống của miền núi nhịp nhàng theo tiếng cồng chiêng. Mặc dù đã khuya, Cha Quản xứ Antôn vẫn rất phấn khởi hòa mình với mọi người trong từng điệu múa.

THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ ĐẶT VIÊN ĐÁ XÂY DỰNG NHÀ THỜ:

Sáng 25.6, trời vừa bừng sáng, không gian yên tĩnh của núi rừng Tây nguyên mọi ngày bị đánh thức bởi bầu khí rộn ràng. Từng đoàn người là những ân nhân từ các Giáo phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa-Vũng Tàu sau một đêm hòa mình với thiên nhiên, gọi nhau tập trung về nơi chuẩn bị Thánh lễ đánh dấu sự kiện quan trọng của bà con giáo dân Quảng Phú, đó là Đức Giám Mục Giáo phận Ban Mê Thuột sẽ đặt viên đá xây dựng ngôi Nhà thờ đầu tiên của vùng núi rừng Krôngnô.

Mặc dù chỉ là một Giáo họ mới được thành lập hơn 5 năm, nhưng công việc tổ chức và điều hành thật qui mô và nề nếp. Cờ xí được trang hoàng rực rỡ, mọi người đều mặc những trang phục đẹp nhất, những cô gái sắc tộc thì lại càng rực rỡ trong trang phục truyền thống, một không gian rạng ngời màu sắc chào mừng ngày vui, tiếp đón Đức Giám Mục đến dâng Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá xây dựng nhà thờ.

Đúng 9 giờ, dàn kèn đồng và đội trống rộn ràng tấu lên khúc hoan ca, chào mừng sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo phận Ban Mê Thuột Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản và quý Cha đến dâng Thánh lễ tạ ơn.

Vừa đến nơi, Đức Giám Mục đến chào thăm từng nơi có anh chị em sắc tộc tập trung, đồng thời cũng chào thăm những đoàn ân nhân từ xa xôi về đây hòa chung niềm vui của Giáo họ Quảng Phú.

Các em thiếu nhi sắc tộc vinh dự đứng làm hàng rào danh dự rước đoàn đồng tế tiến vào lễ đài.

Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Phi Hùng nói lời chào mừng Đức Cha chủ tế, quý Cha đồng tế, quý ân nhân xa gần đã về đây hiệp dâng lời cảm tạ với Giáo họ Quảng Phú. Ngài cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với chính quyền các cấp tỉnh Đắc Nông, huyện Krôngnô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giáo họ có được ngày lễ đặt đá xây dựng Nhà thờ hôm nay.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế chào mừng cộng đoàn, Ngài nói: “Hôm nay, không chỉ anh chị em Giáo họ Quảng Phú mà còn rất đông anh chị em đến từ những Giáo phận xa xôi, cũng như các giáo xứ bạn trong Giáo phận tề tựu về đây để cùng nhau hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã yêu thương quan phòng cho Giáo họ Quảng Phú chúng ta, hôm nay được khởi công xây dựng Nhà thờ, làm nơi thờ phượng tôn vinh Thiên Chúa.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha chủ tế trìu mến nhắc lại chặng đường Đức Tin của bà con Quảng Phú, Ngài nói: Cách đây 10 năm, vùng này chỉ có 6 gia đình Công Giáo, đời sống rất khó khăn, đường sá đi lại rất vất vả, Nhà thờ cách xa từ 50-60 km, thế mà bà con vẫn đi bộ vượt đường xa để tham dự Thánh lễ.

Cách đây 2 năm, tôi có vào thăm Quảng Phú, đường sá vẫn rất vất vả, đời sống bà con thật thiếu thốn. Tôi đã lắng nghe những tâm tình của bà con, những lo âu và những ước nguyện của bà con. Thấu hiểu việc xây dựng ngôi Nhà thờ nơi đây là hết sức cần thiết.

Đến hôm nay, số giáo dân đã tăng lên khá đông, đời sống tương đối ổn định, đường sá đi lại cũng có phần phát triển hơn. Có những bà con người H’Mông sống trên những đỉnh núi cao, xa xôi vất vả nhưng vẫn tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, họ đón nhận Đức Tin một cách đơn sơ nhưng chân thật, họ vẫn sốt sắng đi lễ.

Hôm nay, ước nguyện của bà con đã thành hiện thực, ngôi Nhà thờ sẽ được hoàn thành trong nay mai, nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, và nhờ vào sự giúp đỡ của ân nhân xa gần, cũng như sự quan tâm của chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công việc xây dựng nhà thờ.

Nghi thức đặt viên đá được bắt đầu, ban Tổ chức giới thiệu các vị Đại ân nhân gồm: Hiệp sĩ Đại Thánh giá J.B. Lễ Đức Thịnh, ông Phêrô Dương Kim Tuyển (Giáo xứ Phước Bình, Bà Rịa Vũng Tàu); ông Phêrô Ngô văn Bằng; ông Vinh Sơn Nguyễn Văn Bình; bà Maria Vũ Thị Na; bà Maria Ngô thị Mùi phụ trách khiêng viên đá góc tường và bia đá lên trước bàn thờ để Đức Giám Mục chủ sự làm phép. Hiệp sĩ Đại thánh giá J.B.Lê Đức Thịnh vì công việc phải vắng mặt nên ông Chủ tịch HĐGX đại diện.

Đức Cha chủ sự đọc lời nguyện và rãy nước Thánh trên khắp nền đất sẽ xây dựng Nhà thờ, Ngài xông hương viên đá trước khi rước về đặt tại vị trí góc tường. Cộng đoàn vỗ tay vui mừng trước sự kiện trọng đại này.

Sau Thánh lễ, đại diện Giáo họ Quảng Phú đọc lời cảm tạ và tri ân Đức Giám Mục, quý Cha đồng tế và quý ân nhân đã sốt sắng dâng lời cảm tạ và giúp đỡ cho Giáo họ trong việc xây dựng Nhà thờ. Đại diện Giáo họ dâng tặng những vòng hoa tươi của núi rừng Krôngnô với những tình cảm yêu thương chân thành, trong tình cảm mến sâu xa, Đức Cha vui vẽ trao vòng hoa lại cho một đại diện sắc tộc trong sự ngỡ ngàng.
 
Tâm Tình Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc lần thứ 12
Clara Nguyễn Diễm Trang
17:13 27/06/2013
BATON ROUGE - Chúng tôi trở về nhà sau Đại Hội Giáo Lý mà dư âm vẫn còn đọng lại qua bài hát “Gần nhau trao cho nhau yêu thương tình loài người…”. Giờ đây tuy không còn ngồi gần nhau nữa, nhưng chúng tôi vẫn bên nhau qua những phương tiện truyền thông hiện đại, trên trang facebook với những hình ảnh đầy kỷ niệm. Và trên hết, chúng tôi luôn gần nhau trong anh cả Giêsu, trong một Đức Tin, và một lòng sốt mến mà Chúa Thánh Thần đã thắp lên trong chúng tôi qua Đại Hội.

Xem hình ảnh

Đại Hội Giáo Lý (ĐHGL) lần thứ 12 với chủ đề: “Giáo Lý Thăng Tiến Đời Sống Đức Tin” được tổ chức từ ngày 21/06 đến 23/06/2013 tại Baton Rouge, Louisiana. Chúng ta có thể nói được đây là một trong những Đại Hội thành công nhất từ trước đến nay với số tham dự viên trên dưới 300 trong đó có khoảng 20 linh mục và 40 tu sĩ nam nữ.

Thuyết trình viên chính của Đại Hội là linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, giám đốc giáo hoàng học viện Thánh Kinh tại Jerusalem. Như một quyển Thánh Kinh sống, Cha Đoan trình bày về “Sư Phạm Giáo Lý trong hai sách Tin Mừng Mác-cô và Gioan”. Nếu Tin Mừng Mác-cô được coi là thủ bản cho khám phá bước đầu về Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa thì Tin Mừng Gioan là thủ bản cho trình độ trưởng thành để ta nhận biết Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng ta, để rồi từ đó Ngài đưa chúng ta vào trong cung lòng Chúa Cha.

Cha trưởng ban tổ chức ĐHGL là vị linh mục đáng kính Nguyễn Việt Hưng. Ngài là tấm gương hy sinh tận tụy và là đầu tàu lèo lái mọi việc. Trong bài chia sẻ, Ngài trình bày cho đại hội cái nhìn tổng quát về đức tin, mục đích năm đức tin, và những đặc tính cũng như ảnh hưởng của đức tin trên đời sống mỗi Kitô hữu chúng ta.

Ngoài những đề tài chính, mỗi tham dự viên còn được chọn tham dự ba hội thảo trong tổng số mười hội thảo. Có bảy đề tài hội thảo xoay quanh chủ đề chính là sống đức tin và thi hành sứ mệnh truyền giáo trong xã hội hôm nay. Ngoài ra còn có ba đề tài về sư phạm giáo lý rất hữu ích cho những giáo lý viên mới bước vào “nghề”. Nhìn chung các hội thảo năm nay đạt hiệu quả rất cao vì ngoài phần trình bày xuất sắc của các thuyết trình viên, chúng tôi còn được học hỏi thêm qua phần chia sẻ kinh nghiệm của từng người. Qua đó chúng tôi thấy được những khó khăn chung gặp phải và tìm cách giải quyết các vấn nạn đó.

Đến với ĐHGL, không chỉ để học hỏi, chúng tôi còn được tham dự Thánh Lễ, lãnh bí tích hòa giải, chầu Thánh Thể. Trong bầu khí trầm lắng trước Thánh Thể, tôi thấy lòng mình thật gần với Chúa, Chúa nhìn con, con nhìn Chúa, để yêu và được yêu….! Và rồi từ tình yêu mãnh liệt đó đã thêm sức cho chúng tôi mạnh dạn dấn thân hơn trên đường phục vụ Chúa và tha nhân.

Đến với ĐHGL, chúng tôi còn được tham gia các sinh hoạt, hát, múa, trò chơi, làm văn nghệ theo nhóm để rồi cùng nhau cười bò cười lăn ra trong đêm văn nghệ quên hết mệt nhọc. Ngoài những của ăn tinh thần, chúng tôi còn được chia sẻ những món ăn đầy hương vị quê hương và ngọt ngào lòng hiếu khách của các Cha các Thầy tu hội Tận Hiến ICM cùng quý ông bà của giáo xứ Antôn Lê Văn Phụng do Cha Nguyễn Viết Tân phụ trách. Cha và quý ông bà rất vất vả trong công việc phục vụ hơn 300 tham dự viên nhưng nụ cuời luôn nở trên môi. Chúng con có cảm tưởng mình như những đứa con đi xa, trở về trong một mái ấm gia đình, để được quý Cha và quý ông bà yêu thương, chăm sóc, bồi bổ. Chúng con không biết nói lời gì hơn để cám ơn quý Cha và hết mọi người đã lo lắng cho chúng con trong mấy ngày Đại Hội, chỉ biết xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho quý Cha cũng như quý ông bà đã vất vả lo cho chúng con.

Đại Hội còn hân hoan đón tiếp Đức Giám Mục Mai Thanh Lương ghé thăm sau khi Ngài về New Orleans kỷ niệm 10 năm Giám Mục. Đức Cha vắn tắt vài lời nhắn nhủ đội ngũ giáo lý viên cố gắng trung thành với sứ mệnh của mình. Đại Hội chúc mừng Đức Cha dịp kỷ niệm của Ngài với những tràng pháo tay, những bài hát vui nhộn, và bữa ăn chiều thứ bảy thật ấm áp tình cha con.

“Ngày vui qua mau”, ba ngày ĐHGL kết thúc, chúng tôi ai trở về nhà nấy, nhưng những hình ảnh thân thương của ĐH còn đọng lại mãi trong chúng tôi… Đó là hình ảnh của cha Việt Hưng, chủ tịch ủy ban giáo lý, dáng người thấp bé nhưng lúc nào cũng nhanh nhẹn để điều động mọi việc. Bên cạnh Cha còn có nhiều Cha, thầy, các soeurs, một số giáo sư, và các anh chị giáo lý viên dày dặn kinh nghiệm trong ủy ban giáo lý đã từng hỗ trợ đắc lực với Cha trong các Đại Hội trước cũng sát cánh với Cha trong Đại Hội này. Thầy Quyên Di vẫn luôn sáng giá trong vai trò MC với nụ cười lúc nào cũng nở trên môi thật hiền hòa và thân thiện. Cảm động nhất vẫn là sự hy sinh vất vả của Cha Tân và ông bà trong giáo xứ của Cha. Mỗi người mỗi việc, tất cả đã đóng góp sức mình cho sự thành công về mọi mặt của Đại Hội. Xin Chúa trả công bội hậu cho quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, và tất cả mọi người đã hy sinh cho anh chị em chúng con có dịp quây quần bên nhau học hỏi và sinh hoạt thật vui tươi và hữu ích.

Qua Đại Hội lần này, tôi tin chắc, Chúa Thánh Thần đã thổi vào tâm hồn từng giáo lý viên một luồng gió mới để thăng tiến đời sống Đức Tin và hâm nóng lòng nhiệt thành truyền giáo trong mỗi người: “Ôi đẹp thay những bước chân tiến vào giữa lòng thế giới, loan tình thương tình thương Chúa Trời, loan niềm vui niềm vui cứu đời, cho mọi người và mọi nơi…”. Xin Mẹ Maria luôn đồng hành cùng chúng con trên mọi nẻo đường mang Chúa đến cho các tâm hồn.

Xin hẹn gặp lại tất cả các bạn ở Đại Hội Giáo Lý lần thứ 13 năm 2015.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Thánh Tử Đạo thăng hoa văn hóa Việt Nam - bài 13: Người Nữ thời cấm đạo
Tạ Thanh Minh Khánh
16:03 27/06/2013
NGƯỜI NỮ THỜI CẤM ĐẠO

Sự hiểu biết của tôi về chuyên đề nầy rất giới hạn, lại nữa cũng không có được nhiều tài liệu để tham khảo, tôi chỉ cố gắng sắp xếp những gì đọc được, xem như góp chút phần nhỏ vào việc chung : nhớ về kỷ niệm 25 năm tôn phong hiển thánh 117 vị tử đạo Việt Nam (1988-2013).

I. Bối cảnh lịch sử thời cấm đạo

Nước ta lúc ấy, thế kỷ 16, thời Nam Bắc phân tranh, các vua chúa Lê, Mạc rồi Trịnh, Nguyễn đều cho phép mở cửa biển đón các tàu buôn ngoại quốc vào giao thương. Bởi thế, mới có người Âu Châu sang Việt Nam để buôn bán và truyền đạo.

Khi đó vua Lê giữ hư vị. Họ Trịnh và họ Nguyễn cùng dùng danh nghĩa phò Lê, nhưng đều mưu cũng cố cơ nghiệp riêng.

Họ Trịnh xưng chúa, cha truyền con nối, nắm giữ quyền hành ở miền Bắc, xưa gọi Đàng Ngoài.

Cũng thế, họ Nguyễn lập nghiệp chúa ở phương Nam, gọi Đàng Trong.

Sau 7 lần đánh nhau (45 năm) mà chưa bên nào trọn thắng, nên đồng ý lấy sông Gianh làm ranh giới, mỗi bên tự lo việc trị an, kinh tế, văn học và ngoại thương. Chúa Trịnh mở cảng Phố Hiến (Hưng Yên), chúa Nguyễn mở cửa Hội An (Quảng Nam) cho các tàu buôn của nước ngoài vào buôn bán và các giáo sĩ Tây phương đã theo tàu buôn nhập cảnh Việt Nam. Thế giới bấy giờ có trào lưu bành trướng thuộc địa, liên kết những người cầm quyền chính trị với các tập đoàn thương mại đi tìm thị trường. Bồ Đào Nha tới Ma Cao (Tàu), Tây Ban Nha bảo hộ Phi Luật Tân, Hòa Lan chiếm Java (Indonesia) làm thuộc địa. Sau đó mới có thêm Anh, Pháp đến Ấn Độ.

Bài nầy giản lược, chỉ kể lại một số sự việc liên quan đến vấn đề truyền giáo tại Việt Nam.

II. Sự hiện diện của các giáo sĩ Âu châu tại Việt Nam

Lúc đầu, chỉ là các giáo sĩ Bồ Đào Nha làm tuyên úy cho thương thuyền, từ từ về sau mới có thêm giáo sĩ Tây Ban Nha và Pháp đến giảng đạo.

Ngoài Bắc, vua Lê chúa Trịnh

Trước đó, từ đời nhà Mạc (1527-1592) đã có giáo sĩ Tây phương vào truyền đạo.

- 1533, thời vua Lê Trang Tông có người tên Inê Khu (Ignatio) đi đường biển vào giảng đạo ở làng Ninh Cường, Quần Anh (Nam Định) và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy. (Theo sách Khâm Định Việt Sử)

- 1583 Các giáo sĩ Diego de Oropesa, Bartolomeo Ruiz, Petro Ortiz, Francisco de Montila và 4 trợ sĩ dòng Phanxicô từ Phi Luật Tân theo tàu Bồ đến truyền giáo tại Thăng Long, Bắc Việt.

- 1590 giáo sĩ Ordeonez de Cevallos đi tàu gặp bão, trôi giạt đến bờ biển Bắc Việt, được vua Lê Thế Tông tiếp kiến. Chị của vua là công chúa Chiêm (giữ tước vị nhiếp chính vì vua còn vị thành niên) được cha Cevallos dạy đạo và rửa tội, tên thánh gọi Mai Hoa (Việt-hóa tên Maria). Bà là con vua Lê Anh Tông.

- 1626 giáo sĩ Giuliano Baldinotti, dòng Tên và trợ sĩ Giulio Piani (người Nhật) theo tàu Bồ Đào Nha đến Bắc Việt, được chúa Trịnh Tráng tiếp kiến vì cha Baldinotti giỏi thiên văn, được nhà chúa yêu cầu giải thích việc vận hành các tinh tú, được đãi tiệc và tặng phẩm vật. Chúa Trịnh còn gửi thư và lễ vật đến ĐGH Urbano VIII hứa sẽ thu xếp chỗ ở cho các giáo sĩ tới giảng đạo.

- 1627 giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Pedro Marquez đến Cửa Bàng (Thanh Hóa), xin vào yết kiến chúa Trịnh Tráng ở Hà Nội. Cha dâng tặng một đồ hình quả đất có chữ Hán do các giáo sĩ bên Tàu dịch, và chú thích. Sau đó, được nhà chúa vời đến giải thích thêm. Lần nầy, cha biếu một đồng hồ treo có chuông gõ báo giờ với kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên tới đất Bắc. Chúa Trịnh có cảm tình cho phép cha truyền đạo trên lãnh thổ thuộc quyền (theo Việt Sử Giai Thoại, Đào Trinh Nhất). Cha Đắc Lộ đã dạy đạo, rửa tội cho người em gái chúa Trịnh, tên thánh gọi Catarina. Cha còn được phép cất một nhà thờ ở gần đền vua.

- 1631 chúa Trịnh Tráng muốn các tàu Bồ Đào Nha trở lại buôn bán nên cho phép các giáo sĩ Antonio de Torres, Francesco Gardim, Gasparo d’Amiral trở lại miền Bắc.

- 1647 vua Lê Chân Tông ban sắc nhận giáo sĩ dòng tên Felix Morelli làm dưỡng tử (Dòng Máu Anh Hùng III, Vũ Thành trang 341).

- 1676 giáo sĩ Juan de Santa Cruz và Juan Arjona đến Trung Linh, Phố Hiến (Hưng Yên).

- 1678 một người Pháp tên Boureau-Deslandes vào yết kiến chúa Trịnh, dâng thư của vua Louis XIV xin cho các giáo sĩ vào giảng đạo tại Việt Nam.

- 1685 chúa Trịnh Căn không làm khó việc truyền giáo, bằng lòng nhận quà của vua Pháp Louis XIV gởi tặng.

- 1745, thời chúa Trịnh Doanh, mời 6 cha dòng Tên giảng dạy toán học. Nhưng khi các ngài đến nơi thì nhà chúa đổi ý.

- 1748 chúa Trịnh Sâm đình chỉ việc cấm đạo vì trong chiến lợi phẩm thu được có một số súng ghi chữ Hòa Lan. Nhà chúa cho lệnh tìm các giáo sĩ. Bấy giờ cha Vinceslas Paleuk, dòng Tên, quốc tịch Đức đang ẩn trú ở Hà Nội, biết tiếng Hòa Lan, giải thích được nhà chúa hài lòng.

Trong Nam, chúa Nguyễn

- 1550 giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz, dòng Đa Minh, từ đảo Malacca, theo tàu buôn Bồ Đào Nha đến truyền giáo tại Hà Tiên.

- 1580 giáo sĩ Luis de Fonseca và Grégoire de la Motte, dòng Đa Minh, cũng từ Malacca đến truyền giáo tại Quảng Nam.

- 1596 đời chúa Nguyễn Hoàng, có giáo sĩ Tây Ban Nha Diego Adverte vào Nam giảng đạo. (theo sách Nam Sử của Trương Vĩnh Ký)

- 1615 giáo sĩ Francesco Buzomi và Diego Carvalho tới Đà Nẵng.

- 1619 chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho phép các giáo sĩ dòng Tên tự do đi lại truyền đạo. Các cha còn được phép cất hai nhà thờ ở Hội An và Quảng Nam.

Quan trấn thủ Bình Định cũng mời cha Francesco Buzomi tới truyền giáo và cất cho một nhà thờ.

- 1620 giáo sĩ Cristoforo Borri người Ý truyền đạo tại Nước Mặn (Bình Định).

- 1624 cha Francesco di Pina dạy đạo và rửa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ thứ chúa Nguyễn Hoàng, tên thánh gọi Maria Mađalêna và 50 người trong giới quan lại, học thức.

- 1640 cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) trở lại Thuận Hóa, dâng biếu nhiều lễ vật cho chúa Nguyễn Phúc Lan, hi vọng nhà chúa nới tay cho các giáo sĩ giảng đạo, nhưng rồi sau đó chính cha cũng bị trục xuất (1645).

- 1645 hai giáo sĩ và 4 chị dòng Thánh Phanxicô Tây Ban Nha bị nhà cầm quyền Bồ Đào Nha trục xuất khỏi Macao (khi ấy thuộc quyền bảo hộ của Bồ Đào Nha). Trên đường về Phi Luật Tân, tàu bị bão, ghé vào Hải Phố (Cửa Hàn) được chúa Nguyễn Phúc Lan cho vào kinh, được bà Minh Đức Vương Thái Phi tiếp đón tử tế và ngỏ ý xin các chị một chiếc áo dòng để mặc lúc lâm chung.

- 1656, 1657 : chúa Nguyễn Phúc Tân thắng chúa Trịnh ở Bố Chính, định tiến quân ra Bắc nên dễ dãi cho hai giáo sĩ Francisco Rivas và Pedro Marquez được giảng đạo, miễn không rời khỏi Cửa Hàn và Hội An.

- 1704 chúa Nguyễn Phúc Chu lơi việc cấm đạo do bởi giáo sĩ Juan (Antonio) de Arnedo, dòng Tên Tây Ban Nha được trọng dụng (nhà toán học của triều đình) vì cha rất giỏi thiên văn và là thầy thuốc riêng của nhà chúa. Thời ấy cha Langlois còn được phép làm thuốc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

- Về sau chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725-1768) cũng dùng cha Siebert làm y sĩ cho triều đình và khi anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa cũng nhờ một cha dòng Phanxicô làm y sĩ.

- 1777 Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) được quan trấn thủ Hà Tiên cho đến truyền giáo. Họ đạo Hà Tiên được thành lập trên phần đất của quan trấn thủ tặng.

Trên đây là một số giao tiếp của vua, chúa với các giáo sĩ Tây phương lúc ban đầu, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.

III. Thời cấm đạo

Rồi các giáo sĩ cứ dần dần vào nước dạy đạo, mà người mình càng ngày càng theo đạo cũng nhiều. Nhưng nước ta, từ xưa đến nay vẫn theo Nho giáo, lấy sự thờ cúng ông cha làm trọng, lấy sự tế tự thần thánh làm phải… Đột nhiên thấy nhiều người mình theo đạo Thiên Chúa, bỏ cả các thói cũ, chỉ chuyên về một mặt theo đạo mới, bởi vậy cho nên trong Nam, ngoài Bắc, vua chúa đều cho ấy là một tả đạo, làm hủy hoại cả cái phong hóa của nước nhà xưa nay, bèn xuống chỉ cấm không cho người trong nước theo đạo nữa và đặt ra phép nghiêm để bắt tội những kẻ không theo chỉ dụ ấy. (Việt Nam Sử Lược II, Trần Trọng Kim, trang 99)

Liên tiếp khởi từ Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi nhà Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn sau đó (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) vẫn duy trì việc cấm đạo.

Vua Gia Long vì mang ơn Giám Mục Pigneau de Béhaine, Bá Đa Lộc (giúp đỡ lúc sa cơ cùng cực, chưa lên ngôi vua, bị nhà Tây Sơn truy lùng) nên ban phép cho giảng đạo nhưng không ban hành sắc dụ nào bãi bỏ việc cấm đạo.

Lý do cấm đạo : Lý do chính được nêu truyền là người tín hữu Ki-tô không thờ kính tổ tiên. Tại sao việc tôn kính tổ tiên lại trở thành vấn đề trầm trọng khi mà điều răn thứ tư của Thiên Chúa giáo có ghi rõ “thảo kính cha mẹ” ? Nghĩa vụ hiếu đạo khuyên nhắc con cái hành xử đối với cha mẹ khi còn sống cũng như lúc đã qua đời không khác văn hóa tín ngưỡng Gia tiên “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”?

Ngoài ra, có lẽ còn một lý do khác là luật “một vợ một chồng”. Có lần vua Gia Long nói với GM Pigneau de Béhaine : Đạo của Đức Cha là một đạo tốt lành, nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được ? Tôi không thể nào chỉ cưới có một vợ. (Dòng Máu Anh Hùng II, Vũ Thành, trang 5)

Lịch sử truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam đã từng là đề tài tranh luận. Theo nhà văn Thế Uyên, ông Trần Quốc Vượng, tác giả quyển Trong Cõi đã chiếu một cái nhìn ngay thẳng của sử gia vào thời kỳ đầu của đạo Công Giáo ở miền Bắc.

Thoạt kỳ thủy đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam thì nó lại được sự hưởng ứng trước hết của những người nghèo, trước hết là dân chài, những người bị gạt ra ngoài lề của xã hội Quân chủ Nho giáo và những người bình dân nghèo khó.

Đi thực tế điền dã và điều tra hồi cố ở miền Bắc Việt Nam, tôi nhận thấy các cộng đồng Thiên Chúa Giáo Việt Nam được phát triển trước hết ở vùng ven biển, các cửa sông tập trung nhiều dân chài. Do nhu cầu tâm linh, dân chài có nhu cầu tôn giáo, nhu cầu cúng quẩy… Thế mà từ đại triều đình ở Thăng Long đến các tiểu triều đình làng xã Việt Nam ngày trước đều gạt dân chài ra rìa, không những các sinh hoạt xã hội cộng đồng mà cả các sinh hoạt tâm linh tôn giáo cộng đồng.

… Khi đạo Thiên Chúa được truyền bá đến với lý tưởng ''Bác Ái'' và tình ''Huynh đệ phổ quát'', dân chài và dân cày nghèo ''cùng đinh'' của làng xã và xã hội Quân chủ Nho giáo lập tức theo Công Giáo ngay… Đạo Thiên Chúa vào ngày ấy có tác dụng giải tỏa dồn nén những người cùng đinh và dân chài Việt Nam, những người ở vị thế bên lề.

Ông nhận xét Xã hội Việt Nam là xã hội Nho giáo phụ hệ nên chỉ đàn ông mới ra đình hội họp và tế lễ, thỏa mãn được nhu cầu tâm linh. Trong khi đó, Công Giáo tôn trọng phụ nữ hơn nhiều, các nữ tín đồ được ngồi chung với nam trong mọi buổi lễ ở nhà thờ.

Chế độ đa thê tạo ra tầng lớp bị thiệt thòi nhiều là các bà vợ lẽ, nàng hầu ; bởi thế thành phần nầy theo đạo trước tiên”. Theo ông Trần Quốc Vượng Sự truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam là một phương tiện vô thức và hữu thức phủ định nền văn hóa Nho giáo cổ truyền và đưa Việt Nam vào quĩ đạo giao lưu văn hóa Tây phương. Vì lẽ đó mà vua chúa Việt Nam cấm đạo. (Thế Uyên đọc “Trong Cõi” của Trần Quốc Vượng, NXB Trăm Hoa, CA, U.S.A. – Báo Hợp Lưu số 10 tháng 2-1993, trang 184-187)

Các sắc lệnh cấm đạo : Khởi từ vua Lê, chúa Trịnh-Nguyễn, nhà Tây Sơn rồi nhà Nguyễn (vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) ghi được tất cả 54 sắc lệnh cấm đạo và 2 kiến nghị của các quan triều (năm 1826, 1830) mục đích thắt ngặt thêm sự bách hại.

Ban đầu cấm không cho theo đạo, cấm giảng đạo, trục xuất giáo sĩ Tây phương, rồi hiểu dụ, phạt vạ, đeo gông xiềng xích, giam tù, tra khảo, tịch thu ảnh tượng, của cải, tài sản, phá hủy nhà thờ, trường học, khắc chữ “tả đạo” lên mặt, phân sáp, lưu đày biệt xứ, cuối cùng đến xử tử, voi giày, thắt cổ, bỏ đói cho chết, thiêu sống, trói cột từng 5 người thả trôi sông, chém đầu quăng sông, xử phân thây…

Các biện pháp trừng trị được áp dụng từ hạ tầng cơ sở, thôn ấp, xã làng, huyện tỉnh tới tận kinh đô :

- Trẻ trên 15 tuổi phải thường xuyên trình diện định kỳ trước nhà cầm quyền sở tại.

- Nam 20 tuổi bị xung vào quân ngũ làm tạp dịch.

- Đàn ông bị cưỡng bách đánh trận dẹp giặc loạn.

- Đàn bà làm nô tỳ trong các nhà quan.

- Phân sáp : chia rẽ các thành phần trong gia đình, cha mẹ, con cái, anh em đày đi các nơi khác nhau.

- Công quyền không thu dụng người bên đạo. Đang làm việc phải chối bỏ đạo, nếu không thì bị giáng cấp lưu đày, bãi nhiệm, xử tù hay xử tử.

- Cấm cho người bên đạo vay tiền, cấm đi lại buôn bán, đóng cửa các tiệm buôn có sẵn.

Ki-tô giáo bị coi là “tả đạo” rồi “dịch tể” (Sắc lệnh vua Tự Đức 7-6-1857), người Tây phương bị coi là “mọi rợ”, không dung thứ người “mọi rợ” đến giảng đạo, cấm các sách viết bằng chữ “mọi rợ” (chữ quốc ngữ thuở ban đầu. TTMK), tịch thu và tiêu hủy tất cả (Kiến nghị của quan Bộ Hình năm 1830). Dân Việt Nam bên đạo gọi là “dữu dân” (dân xấu).

IV. Người nữ thời cấm đạo

Dù không có điều kiện để đọc được nhiều sử liệu về nữ giới thời cấm đạo, tôi vẫn nhìn thấy rải rác đó đây hình ảnh phụ nữ trong suốt tiến trình truyền giáo tại Việt Nam ; giới hạn ở bài nầy là thời kỳ 300 năm bị ngăn cấm bách hại. Trừ một số ít có được vài chi tiết, phần đông chỉ ghi vắn tắt tên thánh (lúc rửa tội) không có tên Việt đi kèm.

Trong hàng phẩm tước

Công chúa Mai-Hoa con vua Lê Anh Tông. Để rảnh tay với người Chiêm ở mạn Nam, nhà vua có cưới một công chúa người Chiêm là em vua nước Chiêm Thành. Khi vua nước nầy chết, không con nối nghiệp, con gái mới sinh của vua Lê Anh Tông (công chúa Mai-Hoa - TTMK) được hưởng tước Bà chúa Chiêm, hay Bà chúa Chàm hoặc Chèm. Bà vào đạo năm1591, kéo theo các nàng hầu, cung nữ, tất cả 72 người.

Bà cho sửa sang khu chính cung điện thành nhà nguyện, cha Ordeonez de Cevallos (người rửa tội cho bà) đã đến dâng lễ lần đầu. Bà còn lập tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngày đó có 51 người nữ gia nhập đời sống tu trì (Có lẽ chỉ là sống chung, để cùng nhau giữ đạo, rèn tập nhân đức, làm việc từ thiện… chớ không hẳn là dòng tu với thủ bản, lề luật. Đến 1670 dòng Mến Thánh Giá mới được thành lập qui cũ và là dòng nữ đầu tiên trên đất nước Việt Nam). Nhờ bà, có thêm nhiều người chịu phép rửa. Vua em, Lê Thế Tông cho bà một khu đất rộng, để lập một làng đạo Gia-tô. Bà Hoàng Thái Hậu cũng nhận phép rửa trước khi qua đời. “Hiện nay vẫn còn một nền nhà thờ và một giếng Da Tô do công chúa cho đào tại An Trường, xã Phúc Lập, Thanh Hóa”. (theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia.org : công chúa Mai Hoa)

Bà Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648) mẹ chúa Nguyễn Phúc Nguyên và Nguyễn Phúc Khê. Bà là vợ thứ chúa Nguyễn Hoàng, đã giúp chồng dựng nghiệp, lại có con trai nối nghiệp chúa, nên việc bà nhập đạo cũng có ảnh hưởng. Bà cất một nhà nguyện rất đẹp trong khu dinh của bà, người bên đạo được tự do tới lui thờ phượng. Bà bảo vệ nhà nguyện qua những lần cấm cách gắt gao. Bà đưa được nhiều người có vị thế trong phủ chúa, hoàng gia vào đạo.

Năm 1643 các thầy giảng tổ chức lễ giáng sinh ở dinh Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê. Không có linh mục hành lễ, chính bà Minh Đức Vương Thái Phi đã nói về ý nghĩa Chúa Giáng Trần.

Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) cũng có dịp làm lễ ở nguyện đường nầy. Năm đó, 1639, cha rửa tội cho ba người trong hoàng tộc và một thầy sãi nổi tiếng.

Bà mộ đạo, đến cuối đời còn tiếp đón tử tế hai giáo sĩ và bốn chị dòng Phanxicô Tây Ba Nha, ngỏ ý xin một chiếc áo dòng để mặc lúc lâm chung, hưởng thọ khoảng 80 tuổi.

Công chúa Catarina Em hay chị của chúa Trịnh Tráng (vì tài liệu tiếng Pháp chỉ ghi là sœur). Bà được cha Đắc Lộ dạy đạo và rửa tội khoảng năm 1627. Bà nhiệt thành truyền đạo, kết quả là 18 người trong hoàng cung, có thân mẫu bà, theo đạo.

Bà viết “Lịch Sử Giáo Hội” bằng chữ nôm. “Bà đặt thành thơ, vãn tất cả lịch sử đạo Công Giáo bắt đầu từ tạo thiên lập địa đến khi Chúa xuống thế làm người, đời sống, cuộc tử nạn, phục sinh và lên trời của Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu Ki-tô, Chúa chúng ta, và ở cuối còn phụ thêm đoạn kể chuyện chúng tôi (các cha dòng Tên - TTMK) tới xứ Tonkin và truyền giáo ở đó. Bà làm rất hay. Sau nầy vãn còn được các người có đạo truyền tụng cho nhau, họ ngâm lén, lúc làm việc ở nhà, ngoài đồng hay lúc đi đường. Dân bên lương cũng thích ngâm vịnh ; nhờ những thơ, vãn đó mà nhiều người đã trở lại”. Bà còn bắt chước làm các ảnh tượng bằng sáp theo mẫu cha Đắc Lộ phân phát (không đủ) để đưa tiếp cho các người mới theo đạo.

Bà Mađalêna (Phú Yên) là vợ trấn thủ dinh Trấn Biên. Sau khi vào đạo, bà lập nhà nguyện ngay trong tư dinh, với sự đồng ý của chồng. (Ông không theo đạo, nhưng mến đạo). Có lần bà mời cha Đắc Lộ vào dinh dâng lễ, cha lưu lại đó 4 ngày để dạy giáo lý, rửa tội 90 người, trong số đó có con gái bà. Bà còn mở nhà thương, đi thăm kẻ yếu, người già, người nghèo. Được nhiều người tiếp giúp ; nhờ thế nhiều người theo đạo.

Bà Ursula phu nhân đại sứ An Nam tại Cao Miên năm 1618, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Trước cuộc trấn nhậm xa nhà, bà xin học đạo, được cha Francesco Buzomi rửa tội cùng với 25 gia nhân tại nhà thờ Nước Mặn, Qui Nhơn. (Bà là con gái quan phủ Qui Nhơn). Ban tối bà tổ chức đọc kinh chung, lần hạt trước bàn thờ. Trong số tùy tùng rửa tội có các cô vợ nhỏ của quan đại sứ. Bà giải thích lề luật “một vợ một chồng”, các cô đồng ý, bà thu xếp gả chồng, tìm nghề cho từng cô. Quan đại sứ cũng bằng lòng xa hết các cô vợ nhỏ, sau đó chịu phép rửa cùng với 20 gia nhân tùy tùng, tên thánh gọi Inhaxu.

Bà Gioanina quả phụ quan Trần Kẻ Chợ (cuối thời chúa Trịnh Tráng). Sau khi chồng qua đời, được gọi vào phủ trông coi các cung nữ. Bà đã đưa nhiều cung phi vào đạo, trong đó có hai bà Pia và Colomba là vợ hoàng tử và một hầu nữ Bianca. Cả ba người nầy cùng bà Gioanina hợp nhau truyền giáo trong cung phủ. Có những người không theo đạo nhưng mến đạo và tìm cách giúp đạo khi bị cấm cách. Nhờ họ, cha Phanxicô Rangel được khỏi tù năm 1656.

Bà Anna em chúa Trịnh Tráng. Chồng là quan triều đi làm nhiệm vụ ở Thanh Hóa, bất ngờ bị bệnh nặng, muốn được về nhà gặp giáo sĩ. Cha Đắc Lộ không đến kịp để rửa tội. Chỉ có vợ quan và bà mẹ già theo đạo. Bà góa Anna chuyên lo đọc kinh và làm việc bác ái. Một số khác theo gương bà, vào đạo như bà Monica…

Ngoài ra còn có công chúa Ngọc Liên (con chúa Nguyễn Phúc Nguyên, vợ quan trấn thủ Quảng Bình), bà Thượng Trâm, quê ở Hải Dương, mẹ Hoàng tử Sáu…

Đó là những người thuộc hoàng tộc, quan quyền theo đạo lúc ban đầu, nhờ họ đạo được truyền nơi cung vua phủ chúa, đó là chỗ nương tựa của Giáo Hội thời mới chớm nở (lời cha Đắc Lộ).

Ngoài hàng thứ dân

Bà Eulalia vợ ông Andréa, là một trong các gia đình theo đạo đầu tiên ở Quảng Nam. Nhà bà là nơi hội họp người bên đạo thời bình, nơi ẩn trú khi bị bắt đạo. Nhiều người chịu phép rửa tại đó, cũng nhiều lần bị khuấy phá, là một trong những người bị tù giam vì đạo lúc đầu tiên ở đấy...

Bà Paola vợ thầy sãi Antôniô. Ở làng Vũ Xá có một bà vương phi muốn được đặt làm thần hoàng xã đó sau khi chết, nên cất một ngôi đền. Trong đền chỉ có một chiếc ngai sơn son thếp vàng để trống. Bà tin rằng khi bà chết, hồn bà sẽ ngự trên ngai đó, và dân làng phải cúng tế bà như một vị thần. Thầy sãi Antôniô được dân làng giao việc trông coi ngôi đền của bà vương phi. Khi hai ông bà Antôniô và Paola theo đạo, bà vương phi bắt ông Antôniô trói cột giữa chợ, đánh đòn, nhưng ông bà không bỏ đạo, nên bị tịch thu tài sản, đuổi ra khỏi làng. Ông bà tiếp giúp các thầy giảng, đưa nhiều người tới học đạo, rửa tội được hàng trăm người.

Bà Lina ở bên sông làng Văn No, khuyên được người chồng xa rời vợ nhỏ, rửa tội tên thánh Giuse. Các con cũng nhập đạo. Ông bà hiến nhà mình làm nhà thờ, cất một nhà tế bần giúp người già cả đau yếu.

Bà Lina (khác) cũng là một trong những người rửa tội đầu tiên ở đất Bắc. Bà giàu có nên rộng rãi phân phát thức ăn cho người nghèo túng. Bà cất một nhà cho các thầy giảng trú ngụ. Bà nhiệt thành làm việc bác ái thời đó : góp giúp những người bên đạo bị tịch thu tài sản và việc thờ phượng công ích.

Bà Saula người bên đạo, được phủ chúa Trịnh Tráng tin cẩn dùng vào việc phục dịch cơm nước. Có dịp, bà thường lập lại lời giảng của các linh mục. Nhờ đó, bà cô chúa Trịnh Tráng theo đạo, tên thánh rửa tội Gioanna.

Bà Luxê có chồng là Phaolô ở Kẻ Bờ. Nghe tin cha Đắc Lộ đến, bà mời cha tới nhà làm lễ, giới thiệu một số người muốn học đạo.

Bà Colombia xây nhà nguyện, nhà giáo lý, giúp thuốc men, quần áo cho các thầy giảng, thương người nghèo cô đơn. Bà bị té trên đường đi thăm bệnh nhân. Trước khi chết, trối dặn chôn theo với bà cây thánh giá.

Bà Anna có chồng là Gioan, thầy sãi, ở An Vực. Cả gia đình thầy sãi được cha Đắc Lộ rửa tội. Nhà thầy trở thành nhà nguyện. Đền thờ, tài sản của thầy được bán đi để làm việc từ thiện. Bà Anna rất năng động, nhờ đó mà nhiều người vùng An Vực xin tòng giáo.

Ngoài các người nữ được nêu nhắc kể trên, còn một số rất đông, tầng lớp thầm lặng. Họ là những người vợ, người mẹ, những bà nội, bà ngoại… sốt sắng giữ đạo, truyền đạo, mà sách sử chỉ tóm ghi trong vài dòng ngắn gọn :

- Các bà thấy một thiếu niên nghèo, chăn trâu cho nhà dòng, tính nết lễ độ, nên cùng nhau xin cho thiếu niên ấy được vào học trong chủng viện. (Sau thành linh mục : cha Phêrô Phan Văn Thi, tử đạo năm 1839, lúc gần 70 tuổi)

- Khi xem phương pháp truyền đạo của GM Etienne Cuénot Thể, 1802-1861, Hội Thừa Sai Paris - Missions Etrangères de Paris, M.E.P.) : “Ngài cho tập họp từng nhóm, độ 15-20 người, rồi đàn ông dạy đàn ông, đàn bà dạy đàn bà.”

- “Cha mẹ là những tín hữu sốt sắng”, “Sinh trưởng trong một gia đình cha mẹ đạo đức” hay “Được cha mẹ lo cho kết hôn với một thiếu nữ nết na, đạo hạnh”… (tiểu sử các thánh tử đạo).

Trên đây là hình ảnh của nữ giới tuy sống thời cấm đạo mà tương đối được bình yên. Nhưng nắng ấm hiếm hơn cuồng phong, giông bão. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trải qua những tháng năm đau thương mà nhà văn quá cố Cao Thế Dung gọi là “đất thảm trời sầu”. Người nữ hiện diện lúc bình minh quang đãng thì cũng hiện diện trong đêm đen, lắm khi tối đến kinh hoàng.

Người nữ chịu khổ vì đạo

Đây là những chứng từ :

• Truyện chân phước Anrê (Phú Yên) : Bà góa Gioanna thuộc hàng vọng tộc, được cha Francesco Buzomi rửa tội cùng với 90 người khác, trong đó có con trai út của bà là Anrê (1641). Năng động trong các sinh hoạt đạo giáo, bà gởi gắm cha Đắc Lộ huấn dạy cho cậu Anrê làm thầy giảng. Thầy bị bắt, tử đạo năm 1644, lúc 19 tuổi.

• Truyện thánh Anrê Trần Văn Trông (tử đạo năm 1835) : con trai của bà Gia, làm nghề nuôi tầm dệt vải, nguyên là binh sĩ trong đội dệt tơ lụa của triều đình, vì không chịu bỏ đạo nên bị xử chém. Trước giờ tử biệt, bà mẹ nầy muốn biết coi con bà có còn mang mắc nợ nần gì của ai chăng để bà thay con hoàn trả giúp con giữ lẽ công bằng. Theo con ra tận pháp trường, khi đầu con rơi xuống, bà nộp tiền xin chuộc rồi dùng tà áo bọc lấy mang về chôn.

• Truyện thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ (tử đạo năm 1838), vốn là lý trưởng, thấy cuộc bắt đạo ngày một gia tăng, nhiều người đã chết vì đạo, ông hỏi vợ là nếu ông tử đạo thì bà có bằng lòng không ? Bà trả lời : “Nếu Chúa muốn, và ông được phúc tử đạo thì bà và các con chẳng những bằng lòng mà lại còn vui lòng nữa”…. “Hãy trung thành với Chúa cho tới cùng, đừng lo nghĩ về mẹ con tôi. Thiên Chúa quan phòng tất cả. Đến thăm ông lần cuối, cầu xin Chúa cho ông vâng theo thánh ý Ngài.”

• Truyện chủng sinh Phaolô Bột bị bắt lúc 17 tuổi, bị hăm dọa, được chiêu dụ dỗ dành, hứa hẹn, đã khước từ “quá khóa” (bước qua thập giá) hai lần, nhưng tới lần thứ ba thì bằng lòng để cho người ta khiêng qua thập giá vẽ dưới đất. Về đến nhà, nhìn thấy nét thất vọng của bà mẹ, cậu ăn năn hối hận, xin mẹ tha thứ, rồi đi tìm linh mục xưng tội, sau đó trở lại nộp mình, chịu voi giày năm 1858.

- Có một bà bị bắt giam, phải nộp phạt 3000 đồng vì cổ đeo chuổi tràng hạt (không thấy nêu tên).

- Năm người đàn bà làng Văn Cui bị bắt giam, sau được thả ra (năm 1714).

- Bắt được mấy người đàn bà mang thư liên lạc.

- Có hai, ba người đàn bà bị bắt, bị đánh đòn.

- Nhiều giáo dân bị bắt ở Đà Nẵng và Phố Hiến, trong đó có những phụ nữ bị đeo xiềng xích nơi cổ.

- Bà Mađalêna Hồ bị phạt 2 roi, 3 lần khác bị đánh 14 roi móc chì.

- Ba cô Monica, Nympha, Phanxica trên đường ra Hà Nội hành đạo, bị bắt bỏ xuống hố, lấp đất tới cổ, nhờ người bên đạo đi ngang trông thấy cứu lên.

- Bà Ysave và con gái không chối đạo, bị giam tù, mang gông rồi được thả về.

- Một bà người hầu trong cung đời chúa Nguyễn Phúc Chu bị hành hạ, tra khảo bằng cực hình dùng kim tẩm dầu đốt các ngón tay (sau nầy tử đạo).

- Một thiếu nữ 16 tuổi bị đánh đòn vì nhất quyết không chỉ nơi trú ẩn của giáo sĩ Pierre Borie (Cao), M.E.P.

- Bà Trương ở Phú Yên, đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, bị tra khảo vì không chỉ chỗ chôn dấu các đồ đạo và nơi các giáo sĩ ẩn trú.

- Bà A-nê Thu để linh mục làm lễ tại nhà, bị phạt một ngày tù. (Thánh linh mục Thomas Đinh Viết Dụ, tử đạo 1839)

Ngoài ra còn những người nữ không trực tiếp bị đánh đập, bắt giam… họ thinh lặng hành động : cho các giáo sĩ bị truy nã nương ẩn trong nhà, khuyên chồng con giữ vững niềm tin, thấy các ông bên đạo bị bắt phơi nắng, các bà lấy quạt ra che và nấu cơm cho ăn, lo tiền lính canh để vào thăm nuôi, chăm sóc thương tích, đưa tin tức, thư từ cho những người bị bắt giam, mang chiếu trải cho người sắp tử đạo quì, chứng kiến các cuộc xử tử, xin lãnh xác về chôn… Những bà Ngoan, Nghiêu, Xinh, Mai, Huyên, Ngôn, Thao, Nho, Dân… những dì Phụng, Vân, Hiền, Ơn… là những dấu chỉ thông hiệp với niềm tin, mộ đạo.

V. Người nữ tử đạo

Nhìn qua danh tánh 117 vị tử đạo ở Việt Nam được tôn phong hiển thánh bởi ĐGH Gioan Phaolô II tại quảng trường Roma năm 1988, có một bà mẹ gia đình, nữ thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

A. Thánh Agnès Lê Thị Thành, còn gọi là A-nê Đê hay I-nê Đê Thành.

Đê : tên con trai đầu lòng. Theo tục lệ nơi bà cư ngụ, dân làng lấy tên con trai đầu lòng để kêu cha mẹ, do đó ông bà được gọi là ông bà Đê. Chính thực tên ông là Nguyễn Văn Nhất.

Bà Đê sinh khoảng 1781 tại làng Bái Điền, tỉnh Thanh Hóa, con của ông Carôlô và bà Save. Gia đình có 12 con, bà Đê là người thứ 8. Từ thuở nhỏ đã theo mẹ về bên quê ngoại, xứ Phúc Nhạc, Ninh Bình.

Theo GM Pierre Retord (Liêu), 1803-1858, M.E.P., viết trong thư ngày 10-2-1843 thì “bà sống nết na, đạo hạnh, biết phụ mẹ kiếm sống bằng cách têm trầu để bán, siêng năng đọc kinh, xem lễ”.

Năm bà 16 tuổi, mẹ mất. Năm bà 19 tuổi thành hôn với ông Marcô Nguyễn Văn Nhất, có 6 con : 2 trai (Đê, Trân), 4 gái (Thu, Nam, Duyên, Nụ).

Gia đình thuận hòa, sống bằng nghề làm ruộng và nuôi tằm ; cho đến lúc bà qua đời, ông bà có tất cả 17 cháu trai và gái.

Hạnh tích kể rằng : bà rất quan tâm đến việc dạy dỗ con cái, giúp người hoạn nạn. Chính vì niềm tin, vì mộ đạo, thương người bị ngược đãi, bách hại mà bà cho ẩn trú, che giấu các giáo sĩ thừa sai bị truy lùng để rồi chịu giam cầm, đòn bọng và chết đi trong niềm tin phó thác (giáo sĩ Galy Lý bị bắt lúc ẩn trốn sau vườn nhà bà).

Trong Tự Điển Việt-La (Dictionarium Latino-Anamiticum) do GM Jean Louis Taberd (Từ), 1794-1840, M.E.P., ấn hành có đăng bài Inê Tử Đạo Vãn (Agnetis Martyrium), gồm 563 câu, trang 110-134. Qua đó, có thể biết thêm về bà.

• Trung thành với đức tin :

- Khi bị buộc phải đạp ảnh thánh giá, bà từ chối

Ảnh nầy hình Chúa tôi xưa

Khi nào thờ phượng bây giờ đạp đi.

- Trả lời quan nghè tra xét

… Chúng tôi giữ đạo Chúa Cha nhơn từ

Thật đàng công chính chẳng tư…

Tôi đâu dám bỏ công phu ngãi người.

Mặc ông tha, giết hai lời

Tôi thà chịu chết cõi trời nên công

Giết tha thì mặc lượng ông

Kim thạch là lòng chẳng chậy mỗ phân.

- Khi ông Marcô, chồng bà vào ngục thăm, thấy cảnh bà chịu roi đòn, ngõ ý xa xôi muốn bà liệu cách trở về nhà lo cho con nhỏ. Bà nói Chớ ra lòng mọn lỗi nghì chẳng nên.

• Gìn giữ gia phong, bình tĩnh toan liệu mọi điều trước khi tử đạo

- Với cha mẹ chồng

Kính thăm nhạc phụ, từ mẫu song thân

Nữ tử vọng ân trăm đàng miễn chấp…

- Với anh chị em

Thăm trên dưới huynh đệ họ hàng.

- Với láng giềng

Chào cựu bang từ rày ly biệt.

- Trối với chồng

Thiếp dầu lỗi tam tùng tứ đức

Dốc trọn nguyền vạn thọ cõi xa

Xin lang quân chớ chấp ngãi hòa

Thương ấu nữ mồ côi mất mẹ…

Chàng thì chớ nại, giữ đạo cho bền

Đến cõi trường niên hai ta lại hiệp.

Nếu tái hôn thì

Phải chọn bề nhơn đức đạo cao

Gởi ấu tử cho con nương cậy…

Sau, con dầu khôn lớn thành hình

Xin dạy dỗ ủi an chớ bỏ.

- Dặn các con

Trước kính tin một Chúa chớ nài

Sau thảo kính hai bên cha mẹ.

Khi cha tái hôn

Dầu cha cải nghiệp, kế mẫu qui đàng

Hai con thìn khiêm nhượng kính đang

Chớ khá ở bạc tình, kiêu ngạo.

Lời lành dặn bảo, thương mẹ thì nghe

Cho mẹ đặng ngày sau thấy mặt

Bức thơ nầy để lại cho con

Sau khôn lớn mọi lời cho biết.

- Khuyên người em tên Du Minh bị bắt giam chung

Chị em cốt nhục đồng bào mẹ cha

Đồng sinh đồng tử hai ta

Trả công ơn Chúa một nhà hiệp nhau.

• Lo nghĩ tương lai dân Chúa : Khi người anh cả là linh mục Lôrensô muốn tự ra nộp mình, ở tù chung với hai em, để cùng chịu tử đạo, bà can ngăn

Khuyên cha, cha hãy nghe tôi kẻo lầm

Nước nầy đạo Chúa ngăn cầm

Ngày sau giáo hữu mê tâm nguôi lòng

Cha mà toan chịu tử đồng

Ắt là bổn đạo lạt lòng ngãi nhơn.

Chẳng bằng ở lại thì hơn

Giữ gìn xem sóc mọi nơi linh hồn.

Ngoài ra, còn chứng từ của hai người con gái.

Người con út tên Nụ kể : Mẹ tôi rất lo lắng về việc giáo dục con cái. Chính bà đã dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý. Khi chúng tôi bắt đầu khôn lớn, bà dạy cho biết cách dự lễ và lãnh nhận các phép bí tích. Chúng tôi không ai có thể hờ hửng không đi xưng tội. Mẹ tôi nhắc nhở, thúc hối cho đến khi tất cả đều nhận lãnh bí tích nầy. Riêng chúng tôi là gái, bà cho vào hội Đạo Binh Đức Mẹ, gia nhập nhóm thiếu nữ mang trách nhiệm kinh sách trong nhà thờ mỗi ngày.

Một người khác tên Nam kể : Cha mẹ chúng tôi lo cho chúng tôi kết bạn với người Công Giáo tốt lành. Sau khi tôi lập gia đình, mẹ tôi thường hay lui tới thăm hỏi, khuyên dạy. Tôi còn nhớ bà nói : ''Con đã được Chúa soi sáng đi kết bạn. Đó là trách nhiệm. Con phải ăn ở tốt lành, đừng gây chuyện với bố mẹ chồng. Con phải sẵn sàng đón nhận thánh giá Chúa gởi tới cho con.'' Bà còn nói với hai vợ chồng tôi : ''Các con hãy sống trong tình đoàn kết, thuận hòa. Chớ gì không một ai nghe thấy chúng con cãi vã nhau''.

Gia đình không giàu, nhưng không bao giờ từ chối một ai đến xin ăn mà không cho.

Đó là cách dạy con của người mẹ hiển thánh, đồng thời cũng là cách hành xử quen thuộc của rất nhiều bà mẹ Công Giáo Việt Nam. Thoạt nghe không thấy gì cao siêu, mới lạ nhưng đó là thực tế sống động, truyền trải bao đời để hướng dẫn con cháu thành những cha mẹ tốt, vô cùng cần thiết cho gia đình, xã hội.

B. Những người nữ tử đạo khác : Cho tới nay, thánh I-nê Đê Thành là nữ giáo dân đầu tiên và duy nhất mang chính danh tử đạo, nhưng không phải là người độc nhất tử đạo. Một số người nữ khác cũng chịu chết vì niềm tin, đủ cách :

- Chết vì bị xử giảo : Bà Tuân giúp thầy F.X. Hà Trọng Mậu ẩn trú, thấy quan quân truy lùng ráo riết, bà gởi sang nhà bên lương nhưng rồi bị họ làm phản, tố cáo, bà bị bắt, xử giảo năm 1839.

- Chết vì bị xử voi giày : Bà mẹ ông Alexi Đâu, bà Isave (1650), bà Monica, bà Agatha, bà Gioanna, bà Bênêđita, cô Luxia (con ông Phêrô Kỳ tử đạo) và bà Maria, 1665.

- Chết vì bị xử trảm : Bà Matta Phước và Monica (1661), cô Fidelis (1666), bà Thảo cho cha Phêrô Nguyễn Văn Tự ẩn trú, bà Mađalêna Huỳnh Thị Lựu cho GM Etienne Cuénot Thể và 2 chủng sinh trú ngụ (1861).

- Chết vì bị bỏ đói trong tù : Bà Agnès Bưởi, bà A-nê (em linh mục Lôrensô Lâu), bà Maria Thanh, bà Monica Sum (1700), bà Anna Ven, bà Benoît…

Tương tự như lời thơ “Thiên Đường Máu”

Tôn giáo pháp đình,

Một tòa án nghe tên

Muôn đời sau còn dựng óc…

… Một pháp đình thần sầu quỷ khốc

Những giá treo cổ người

Đêm nghiến răng rong róc

Những giàn lửa thiêu tươi

Bao con chiên hiền đạo nhất. (Hữu Loan)

- Chết vì bị thiêu sống (tập thể) 14-12-1861 : Lúc người Pháp tiến đánh Biên Hòa, có một trại nhốt khoảng 300 tín hữu, trước khi rút về Bà Rịa, người cầm binh triều cho đốt trại. Chỉ có 5 người thoát được, trong đó có một thiếu nữ trèo lên cành cây cao, bị cháy hai bắp đùi, sau qua đời tại Sàigòn ; và cô Mađalêna bị lưỡi đòng lướt qua đầu, cô bất tĩnh, lính tưởng cô chết nên bỏ đi. Cô là nhân chứng kể thuật lại câu chuyện nầy.

- Đợt sát hại tại Bà Rịa 7-1-1862 : Có mấy trại giam nhốt vài trăm người bên đạo. Khi lính Pháp tới, quân binh nhà Nguyễn đốt trại, lần ấy 288 đàn ông, 106 phụ nữ và 50 trẻ em chết trong lửa đỏ. Họ cũng làm ngơ để cho một số đàn bà và trẻ em chạy thoát. Người tử đạo cao niên nhất là bà Maria Liệu, 76 tuổi.

- Có trường hợp một phụ nữ bị thả xuống giếng 2 lần (lần đầu 1 ngày, lần sau 4 ngày), đói khát, đơn độc trên xác chết những người đồng đạo, mà bà được sống sót để làm chứng nhân cho tập thể tử đạo vô danh, trong đó có nhiều người nữ.

Trên đây là hình ảnh người nữ tử đạo sống giữa đời thường, những nữ giáo dân.

Trong thành phần dân Chúa, còn một lớp người nữ dấn thân vào đường tu dòng, đặc biệt sớm hơn hết ở Việt Nam là dòng Mến Thánh Giá.

C. Dòng Mến Thánh Giá do Giám Mục Phêrô Maria Lambert de la Motte, Đại Diện Tông Tòa tiên khởi, 1624-1679, M.E.P., sáng lập năm 1670 ở Đàng Ngoài (Bắc) - và năm 1671 ở Đàng Trong (Nam), chính thức đi vào lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Khai sinh bởi ý thức truyền giáo cho người Việt, hành đạo ngay ở thời kỳ bị cấm đoán, bách hại, các dì Mến Thánh Giá thầm lặng, tích cực, hữu hiệu. Theo qui định : sống tập thể (nhà dòng), cọng hưởng thành quả vật chất do tất cả chung tay gầy dựng với tinh thần khó nghèo, vâng phục bề trên, giữ đức trinh khiết. Khi gặp cơn bắt đạo ngặt nghèo, các dì phải phân tán, về gia đình ẩn cư một thời gian, chỉ để 2 dì cao tuổi giữ nhà dòng, sau đó tình hình lắng dịu thì lần lượt trở lại. Khép mình theo kỷ luật, cầu nguyện, suy gẫm về sự khổ nạn của Chúa Ki-tô trên thập giá làm hành trang sống đạo giữa đời.

HÌNH ẢNH CÁC DÌ MẾN THÁNH GIÁ

- Qua tiểu sử thánh GM Etienne Cuénot (Thể) : cha mở nhà nuôi trẻ mồ côi và chuộc những trẻ em bị bán đem về cho ở đó. Mỗi nhà độ 30 em, đa số là bé gái, trao cho 2 dì phước và 2 em lớn trông coi. Khi nhà hết chỗ, cha xoay sở cất thêm nhà khác.

- Từng 2 dì, đi bán thuốc để giúp đỡ, an ủi giáo hữu, rửa tội trẻ em sắp lìa đời.

- Lo việc săn sóc trẻ mồ côi, viếng bệnh nhân, thăm người nghèo, giúp các giáo sĩ ẩn lánh khi bị truy lùng… như dì Anna Nguyễn Thị Nhường, Mến Thánh Giá Qui Nhơn ; dì Thủ, Mến Thánh Giá Huế.

- Một nữ tu bị bắt ở Kẻ Báng vì trữ giấu các đồ đạo và thông tin liên lạc. Dì Ysave Ngọ ở Cái Mơn bị giam tù, đánh đập.

- Dì Anna Khiêm và A-nê Thanh bị bắt giam chung với thánh I-nê Đê Lê Thị Thành. Hai dì bị thả rắn trong quần áo, rồi buộc chặt ống quần và tay áo, cốt làm hoảng sợ để chối đạo và chỉ nơi các giáo sĩ ẩn trốn.

Có lẽ do hoàn cảnh thực tế của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thời đó, nên các nữ tu Mến Thánh Giá không chỉ chuyên cần cầu nguyện, mà còn thể hiện tinh thần nhập thế của Ki-tô giáo, chia xẻ nghĩa vụ với nhân gian. Các dì canh tác ruộng vườn, dệt chiếu, làm và bán thuốc tễ (thuốc viên theo đông y) để tự lực cánh sinh, đồng thời chú tâm dạy dỗ các trẻ nữ, giảng giáo lý cho người tân tòng (muốn theo đạo), nuôi dưỡng trẻ mồ côi, săn sóc người bệnh tật, rửa tội người hấp hối, liên lạc, giúp đỡ, mang Mình Thánh Chúa cho các người bên đạo bị giam tù, theo hỗ trợ tinh thần người bị xử tử tới tận pháp trường, đọc kinh cầu nguyện, tìm xin lãnh xác những người tử đạo về mai táng hoặc cải táng.

Các dì là phụ tá của hàng giáo sĩ, thầy giảng, góp phần đắc lực bù đắp nhu cầu của một Giáo Hội đang đà phát triển đồng thời cũng bị giới hạn, cấm cách, bách hại. Vì thế, đương nhiên các dì phải hiện diện trong danh sách những người chịu khổ vì đạo, chết vì đạo như các người nữ tín hữu khác.

CÁC DÌ MẾN THÁNH GIÁ TỬ ĐẠO

Thỉnh nguyện thư ngày 14-1-1917 xin phong Thánh 1265 vị tử đạo, trong đó có 270 dì Mến Thánh Giá. Và một thỉnh nguyện thư khác ngày 13-12-1918 xin phong Á thánh cho 2 dì Mến Thánh Giá ở Láng Mun, bị xử giảo tại Phan Rí năm 1861-1862, bằng 2 cuộn giây thừng chế tạo từ cây dừa ra, 2 cuộn giây ấy dùng để siết cổ 2 Đấng Đáng Kính I-nê Soạn và Anna Trị, nữ tu Việt Nam. Hai cuộn giây thừng ấy được lưu giữ, chưng bày nơi Phòng Các Thánh Tử Đạo của Hội Thừa Sai Paris. (Chứng từ của linh mục Eugène Marie Durand Lộc, 1840-1904, M.E.P., là người viết nhiều bài báo giới thiệu Dòng Mến Thánh Giá với độc giả Âu Châu, theo bản dịch Việt ngữ của linh mục Đào Quang Toản). Hai dì được “công nhận là Tôi Tớ Chúa đã hy sinh tính mệnh vì Đức Tin”.

Trước đó, một nữ tu khác, cũng được biết đến như “tử đạo”, dì Maria Mađalêna Nguyễn Thị Hậu (1814-1841) thuộc dòng Mến Thánh Giá Nhu Lý, Quảng Trị. Tóm tắt theo tài liệu của LM Đào Quang Toản : Đêm 12 rạng 13 tháng 4 năm 1839, trên đường đưa linh mục Gilles Joseph Louis Delamotte (Y), 1769-1840, M.E.P., đi lánh nạn truy nã bằng đường thủy, dì Hậu bị bắt cùng với bà Maria Trần Thị Vững (chủ thuyền), cha Delamotte, lương y Simon Phan Đắc Hòa, lương y Trần Văn Thuật. Ngoài 5 người kể trên, còn thêm 3 người liên can bị bắt sau đó : ông xã trưởng Nhu Lý Phêrô Nguyễn Công Duyên, ông xã Nguyễn Công Nghiêm (còn gọi Gioan Baotixita Trang) bị bắt thay con trai (vì chú Điền giúp việc thư ký cho cha Delamotte đã trốn thoát), ông Nguyễn Viết Tốt (Vincentê Luật), người làng An Do. Tổng cộng 8 người. Trừ bà chủ thuyền Maria Vững, 7 vị khác đều tử đạo.

Dì Maria Hậu bị giam ở nhà tù Trấn Phủ Huế, bị đánh 5 đòn, bị hình phạt “trùng rúc” (trói 2 chân lại, bắt đứng trong một chậu nước vo gạo có thả nhiều trùng đất : vers de terre), rồi còn phải quỳ trên tấm gỗ có đinh nhọn.

Tháng 12 năm 1840, dì Hậu và bà Vững cùng bị lưu đày làm nô tỳ nơi nước độc chướng khí. Nhưng vị quan trông coi vùng ấy là người bên đạo nên cho dẫn Dì Hậu và bà Vững về Đá Hàn, rồi Phủ Cam. Tại đây, dì Hậu ở trong nhà dòng Mến Thánh Giá, nhưng chỉ vài ngày sau đó, lâm bạo bệnh, dì qua đời lúc 27 tuổi (1841).

Lời nói của dì được ghi nhắc Tôi xin các quan cứ chặt tôi ra làm ba, tôi sẽ sẳn lòng vui chịu, nhưng đạp thánh giá dưới chân thì tôi sẽ không bao giờ ưng chịu.

VÀI CHỨNG TỪ VỀ DÌ HẬU :

- “Annales de la Propagation de la Foi” là tập san do Hiệp Hội Công Giáo tại Lyon xuất bản, phổ biến khắp Âu Châu, trong số 16 năm 1844, đã dành 10 trang nói về vụ Nhu Lý, bài do các giáo sĩ Hội Thừa Sai Paris gởi về, có những lời sau đây … Dù sự hy sinh của chị đã không hoàn tất bằng lưỡi gươm, chị thật xứng đáng được kể vào số những vị tử đạo sáng chói nhất của Giáo Hội An Nam.

- Thánh GM E. Cuénot Thể, giám mục địa phận nơi dì Hậu cư ngụ Thực tình mà nói thì chị đã không chết trên trận chiến, nhưng có đủ chứng cớ để tin rằng cơn bệnh và cái chết của chị là do bởi thời gian tù đày, tra tấn, hành hạ mà người ta bắt chị phải chịu gây nên… Người trinh nữ can đảm Marie Mađalêna Hậu có thể được xem như vị tử đạo của Chúa Ki-tô.

- GM Dominique Lefèvre (Ngãi), 1810-1864, M.E.P., có một thời làm phụ tá cho GM Cuénot Thể, người theo dõi các sự việc, thu thập nhiều dữ kiện về vụ án, thẩm định rằng Chị Hậu xứng đáng lên trời lãnh nhận triều thiên dành cho những kiệt sĩ anh hùng đức tin.

Tóm lại người nữ, giáo dân hay tu sĩ Mến Thánh Giá đều đã trầm luân theo dòng lịch sử bách hại, chịu mọi cực hình, là tác nhân thầm lặng suốt quá trình gian khổ dài hơn 300 năm của Giáo Hội Công Giáo trên giang sơn đất Việt thời cấm đạo.

VI. Những cảm thông

Sử gia Trần Trọng Kim viết … Nhà vua mà dùng uy quyền để giết hại bao nhiêu thì dân sự lại khổ sở bấy nhiêu, chứ lòng tin tưởng của người ta không sao ngăn cấm được. Vả lại đạo Thiên Chúa cũng là một đạo tôn nghiêm, dạy người ta lấy lòng nhân ái, việc gì mà làm khổ dân sự như thế ?!

Đó cũng là ý nghĩ của một số người bên lương sống trong thời cấm đạo. Qua sử sách, thấy những dấu chỉ cảm thông đối với các người bên đạo bị giam tù, xử tử :

- Ông Phan Đình Phùng, 1847-1895, nói Đạo Thiên Chúa lấy Gia Tô làm Trời, cũng như Thích Ca Mâu Ni là Trời của đạo Phật, hay Khổng Phu Tử là Trời của nhà Nho. Hể ai đã tín ngưỡng điều gì thì điều ấy là Trời của mình. Mình muốn người ta đừng xâm phạm đến tín ngưỡng của mình thì mình cũng đừng xâm phạm đến sự tín ngưỡng của người ta. Thiên Chúa cũng là một thứ tôn giáo, mặc ai tin thì theo. (Đào Trinh Nhất, Việt Nam Chí Sĩ Phan Đình Phùng, trang 20)

- Có quan huyện cáo tế với trời đất Tôi không muốn bắt người hiền lành. Án phạt có xuống thì xuống cho người ra lệnh.

- Người lãnh lệnh hành hình miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, tội phạm đến các ngài, không phải là tôi, xin đừng thù oán.

- Ông cai đội Tham ngầm giúp đỡ cho phép các bà vào ngục săn sóc vết thương, tiếp tế thức ăn. Người chết trong tù được ông giúp thay quần áo sạch sẽ và khấn Lạy ông, khi ông lên trời xin nhớ đến tôi cùng.

- Ông cai Tấn, mỗi lần quan trên ra lệnh bắt đạo, ông tình nguyện dẫn lính đi rình canh bắt, nhưng rồi lại báo cáo là không tìm thấy ai, có khi còn chỉ đường cho người bên đạo trốn.

- Đao phủ tên Minh Thưa cha, con bị cưỡng ép làm theo lệnh vua, con sẽ ráng hết sức chém ngon ngọt và khi cha về trời xin cầu nguyện cho con.

- Một bà bán hàng nói Tôi thờ Trời đất và Thần Phật, tôi rất nghèo, không có gì để dâng cúng, chỉ có cái chậu nhỏ nầy xin dâng cha với tất cả tấm lòng. Khi cha khát có thể dùng nó để chứa nước.

- Trong tiểu sử các vị tử đạo, không thiếu trường hợp các quan án hỏi cung tỏ ra thông cảm với niềm tin của người bị kết tội : trải chiếu cho ngồi, mời trà, cho thân nhân chuộc đầu người bị xử chém mang về ráp lại chôn (thay vì quăng sông hay bêu đầu giữa chợ)…

- Khi giặc loạn nổi lên ở miền Bắc, quan Tổng Đốc Nam Định nói rằng tỉnh được bình yên nhờ có đông người Công Giáo, còn xin vua trợ cấp nhà tế bần nuôi người cùi tại Kẻ Vĩnh của GM Pierre Retord Liêu, 1803-1858, M.E.P. (Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng III, trang 102).

Nhưng vào thời cấm đạo, một Phan Đình Phùng nêu lên tiêu ngữ “Lương-Giáo Thông Hành” để cùng chống Pháp đã không thắng nổi các quan quyền Văn Thân hô hào “Bình Tây Sát Tả”. Tại kinh đô, họ liên kết với Nhóm Hồng Tập (7 người trong hoàng tộc) chủ động hẹn ngày 3-8-1864 đồng loạt nổi lên định giết ông Phan Thanh Giản và các người theo đạo Thiên Chúa bị qui trách nhiệm làm mất nước. Họ dự mưu đưa ông Hồng Tập lên ngôi thay vua Tự Đức. Nhưng công việc bất thành.

Sau sự thể ấy, vua Tự Đức ra Sắc Chỉ tháng 7 năm 1864 :

… Các người Công Giáo đã trải qua tình thế khốn khổ nhất nhưng vẫn trung thành với đạo và cũng trung thành với triều đình. Triều đình không thể không khen ngợi và ghi nhận điều đó. Vì thế, sau khi được tự do, triều đình coi Công Giáo như lương dân, các người phải biết rõ điều đó. Các người không được để trong lòng những oán thù vì như thế là không vâng mệnh vua, không vâng mệnh vua là phản nghịch thì làm sao nói được là người Công Giáo nữa. Hãy làm việc để đạt tới mức hoàn thiện và lời cầu nguyện của các người dễ được chấp nhận. Vua cũng khuyên các quan triều và giới ăn học nên cởi bỏ hận thù và nghi ngờ người bên đạo. (Dòng Máu Anh Hùng III trang 348, Vũ Thành) (1)

Năm 1869, vua lại ban Sắc chỉ cho phép người bên đạo được trở về làng cũ, cấm lương dân không được sách nhiễu người Công Giáo, các giáo sĩ được tự do đi lại giảng đạo, miễn là phải báo cho quan sở tại biết.

Cuộc nổi loạn của nhóm Văn Thân đến tháng 5 năm 1874 mới chấm dứt. Nhưng có lẽ hệ quả vẫn còn âm-ỷ, nên vua Hàm Nghi ra Chỉ Dụ ngày 23-9-1885 :

Ngăn cấm không được đánh phá những người theo đạo Gia Tô vì giáo dân cũng là những người đồng tộc loại, chỉ vì họ theo tôn giáo nước ngoài mà bất đồng thôi. Và người Pháp hiếp nước ta chẳng phải là mưu của giáo dân. Triều đình mong muốn lương giáo chung sống và các thân hào sĩ dân đừng vì chống Pháp mà tức giận đánh phá giáo dân (Việt Sử Đại Cương, trang 199, Phạm Ngọc Huyền, Cổ Kim Thư Hương Paris 1983).

VII. Thay lời kết

Thân phận con người, trong hoàn cảnh lịch sử chính trị nhiêu khê, cực kỳ biến động, chập chùng những hệ lụy, nhưng với thời gian mọi sự dần dần lắng đọng.

Nói về tín ngưỡng ông Phan Xuân Hòa nhận định Dân Việt Nam hầu hết theo Phật giáo, lấy lòng từ bi bác ái làm trọng, đồng thời tôn sùng đạo Lão, tin thuyết thần tiên bất tử, phụng sự tổ tiên, tôn kính thần thánh. Từ ngày tiếp xúc với Tây phương, một số dân theo đạo Gia Tô và Cơ Đốc Cải Cách cũng chú trọng vào từ tâm, ham làm việc thiện. … Dân tộc Việt Nam không bài bác tôn giáo nào (trừ mấy vua đầu nhà Nguyễn và một số đình thần thủ cựu dưới triều đại ấy) mà cũng không chấp nê mê muội vì tôn giáo nào. Mọi người đều tự do trên đường ''tín ngưỡng''. Không ai vì theo tôn giáo khác nhau mà khích bác, chê bai lẫn nhau.… Trong lúc bên Âu Châu từng xảy ra "chiến tranh tôn giáo" và bên Ấn Độ thì hai người khác tôn giáo nhất quyết không đi lại với nhau. Dân tộc Việt Nam, trái lại ngoài đời tín ngưỡng luôn luôn sống chung thân thiện và đoàn kết.

Người ngoại quốc không thể không lấy làm ngạc nhiên khi thấy trong một gia đình Việt Nam mà có những trường hợp anh theo tôn giáo nầy, em theo tôn giáo khác ; hay bố mẹ đi tế lễ ở chùa đình, con cái lại đi cầu nguyện ở Giáo Hội. Thế mà mọi người vẫn sống chung yên vui hàng ngày, không hề có chuyện xích mích.… Do lẽ ấy, trong nước Việt Nam, hầu khắp các nơi đã có chùa thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Bồ Tát, lại có ngay bên cạnh, nào đền thờ Thái Thượng Lão Quân, nào giáo đường thờ Đức Chúa Trời, nào đền đình thờ chư vị Thánh Thần, anh hùng liệt sĩ, và thành Hoàng…

Trong đời sống thực tế, mọi người Việt Nam, dầu theo tôn giáo nào cũng thế, đều lấy lòng Hiếu-Đễ ở trong gia đình làm trọng ; đối với xã hội lấy đức Tín nghĩa làm đầu ; đứng trước Tổ quốc lấy sự Trung hiếu làm mục tiêu.

Chính lý tưởng "sống vì quyền lợi chung" đặt quyền lợi tổ quốc trên hết mà dân Việt Nam vẫn sẵn sàng tiếp rước bất luận tôn giáo nào truyền vào trong nước, để rồi gạn lọc lấy những tinh túy mong giúp ích cho thực tế hằng ngày, xây dựng trên một nền gia đình giáo dục truyền thống. (Việt Nam Gấm Vóc, Phan Xuân Hòa, trang 164-168)

Tạ Thanh Minh-Khánh. (10-2012)

(1) Thời vua Tự Đức (1848-1883), các giáo sĩ thuộc Hội Thừa Sai Paris, M.E.P. :

1. Linh mục Pierre-Jean Marie GENDREAU (ĐÔNG), (1850-1935), 1887 là Giám mục địa phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) ;
2. GM Jean Denis Gauthier (HẬU) (1810-1877), 1942 địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) ;
3. GM Joseph Hyacinthe Sohier (BÌNH) (1818-1876), địa phận Bắc Đàng Trong (Huế) ;

Làm đơn xin Bộ Lễ đổi bốn chữ “tả đạo, dữu dân” thành “dân đạo hoặc giáo dân” được chuẩn y, có ghi trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên Đệ Tứ Kỷ, quyển LII (Thoáng nhìn Giáo Hội Công Giáo VN, Trần Anh Dũng, trang 228).

Tài liệu tham khảo :

- Việt Nam Sử Lược II, Trần Trọng Kim, Institut de l’Asie du Sud-Est, I.D.A.S.E. Paris.
- Việt Sử II, Một Nhóm Giáo Sư, I.D.A.S.E. Paris.
- Việt Nam Gấm Vóc, Phan Xuân Hòa, I.D.A.S.E. Paris.
- Việt Sử Biên Niên Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Trần Anh Dũng, Orlando 1986.
- Dòng Máu Anh Hùng I, II, III, Vũ Thành, Phong Trào Thanh Sinh Công VN tại Hoa Kỳ, xuất bản 1987, 1988.
- Inê Tử Đạo Vãn - Tự Điển Việt-La, Jean Louis Taberd, trang 110-134.
- Nữ Tu Nguyễn Thị Hậu, Đào Quang Toản, Imprimerie “Médiations” Toulouse, năm 2000.
- Vai Trò Phụ Nữ Việt Trong Vấn Đề Truyền Giáo Tại Việt Nam, Teresa Huỳnh, Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1988.
- Làm Chứng Cho Tin Mừng, Phạm Bá Nha, 2006.
 
Những chuyện rắc rối về luật hôn nhân tại Hoa Kỳ
Lữ Giang
21:14 27/06/2013
Những chuyện rắc rối

Hôm 26.6.2013, Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ đã đưa ra hai phán quyết liên quan đến hai vụ kiện về luật cấm hôn nhân đồng tính: Vụ thứ nhất có tên là “United States v. Windsor” do các công dân ở New York kiện về tính cách bất hợp hiến của Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (Defense of Marriage Act), thường gọi là Luật DOMA, quy định hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Vụ thứ hai có tên là vụ “Hollingsworth v. Perry” do công dân Hollingsworth kiện bang California (đại diện bởi Bộ Trưởng Tư Pháp California là Perry) về Đề luật số 8 (Proposition 8) cấm hôn nhân đồng tính.

Đây là hai vụ án khá phức tạp và còn gây nhiều tranh luận, vì đang có âm mưu dùng nó mở đường tiến tới phá vỡ hệ thống gia đình truyền thống vốn đã có từ lâu đời, nhân danh quyền bình đẳng tự do. Tổng Thống Obama là một trong những người yểm trợ chủ trương này.

Để độc giả có thể theo dõi, trước hết chúng tôi xin tóm lược nội dung hai vụ án nói trên và hậu quả mà hai phán quyết của TCPV sẽ đem lại. Sau đó chúng tôi sẽ nói đến cuộc tranh luận về các giải pháp cho những người đồng tính muốn sống chung.

NỘI DUNG HAI VỤ KIỆN

1.- Vụ “United States v. Windsor”

Đạo luật Bảo Vệ Hôn Nhân (Defense of Marriage Act), thường được gọi là Luật DOMA, do Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua và được Tổng Thống Clinton ký ban hành ngày 21.9.1996 quy định về chế độ hôn nhân tại Hoa Kỳ. Điều 3 của đạo luật này quy định rằng “chữ “hôn nhân” chỉ có nghĩa là sự kết hợp hợp pháp giữa một người nam và một người nữ như chồng và vợ, và chữ ‘người phối ngẩu’ chỉ quy chiếu vào một người khác phái là một người chồng hay một người vợ (the word 'marriage' means only a legal union between one man and one woman as husband and wife, and the word 'spouse' refers only to a person of the opposite sex who is a husband or a wife).

Nói cách khác, Luật DOMA không chấp nhận hôn nhân đồng tính.

Hai bà Edith Windsor và Thea Spyer ở bang New York là hai người đồng tính đã sống chung với nhau trên 40 năm và có tài sản chung. Năm 2007 hai người qua Canada và chính thức lập hôn thú ở Toronto, vì luật Canada cho phép những người đồng tính được kết hôn.

Năm 2009, bà Thea Spyer qua đời. Sở Thuế Vụ Liên Bang (IRS) buộc bà Edith Windsor phải trả thuế di sản là 363.053 USD trên phần bất động sản bà thừa hưởng của bà Spyer. Bà Edith Windsor xuất trình hôn thú đã được lập tại Canada, nhưng IRS không công nhận vì Luật DOMA cấm hôn nhân đồng tính.

Bà Windsor nhờ luật sư kiện về tính cách bất hợp hiến của Luật DOMA. Vụ kiện này mang tên là “United States v. Windsor” (Công dân Windsor kiện chính phủ Hoa Kỳ). Ngày 26.6.2013, TCPV đã đưa ra phán quyết tuyên bố điều 3 của Luật DOMA bất hợp hiến “vì sự tước đoạt quyền bình đẳng tự do của những người được Tu Chính Án số V của Hiến Pháp bảo vệ (as a deprivation of the equal liberty of persons that is protected by the Fifth Amendment). Tu Chính Án Số V nói gì? Tu Chính Án số V quy định như sau:

“Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dự bị, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng xã hội gặp hiểm nguy. Không một ai sẽ bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản (nor be deprived of life, liberty or property), nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.”

Việc áp dụng mấy chữ “nor be deprived of life, liberty or property” để cho rằng điều 3 của Luật DOMA là bất hợp hiến đã gây nhiều tranh luận giữa các thẩm phán TCPV, nhưng TCPV áp dụng luật đa số: Khi 5/4 cho rằng điều 3 bất hợp hiến thì nó bị coi là bất hợp hiến!

2.- Vụ “Hollingsworth v. Perry”

Ở California, trước năm 2000, sự kết hôn giữa những người đồng tính là hợp lệ. Nhưng năm 2000 Đề luật số 22 (Proposition 22) được đưa ra trưng cầu dân ý. Cử tri được hỏi: “Có đồng ý cấm hôn nhân đồng tính không?” Ða số cử tri đã trả lời “Yes” tức đồng ý cấm. Nhưng năm 2008 một số đoàn thể ở California đã đưa đề luật này ra trước Tối Cao Pháp Viện California xin tuyên bố đề luật đó bất hợp hiến. Bằng phán quyết “In re Marriages Cases” (Về các vụ hôn nhân), ngày 15.5.2008 TCPV Cali tuyên bố Đề luật 22 không phù hợp với Hiến Pháp Cali.

Tháng 11/2008, những thành phần chống hôn nhân đồng tính lại đưa ra trưng cầu dân ý Đề luật số 8 (Proposition 8) tu chính Hiến Pháp Cali. Đề luật này quy định rằng “chỉ có hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là hợp lệ hay được công nhận tại California” (only marriage between a man and a woman is valid or recognized in California). Đề luật này cũng được thông qua.

Các cặp đồng tính lại chống đối. Ngày 4.8.2010 chánh án liên bang Vaughn Walker phán quyết rằng Đề luật số 8 vi phạm điều khoản về tiến trình luật pháp và quyền được bảo vệ công bằng trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Những người ủng hộ Đề luật số 8 kháng cáo. Ngày 7.2.2012 Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Vùng 9 (Ninth Circuit Court of Appeal) đồng ý với Chánh Án Walker. Nội vụ được thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện Liên Bang với cái tên là vụ Hollingsworth v. Perry (công dân Hollingsworth kiện bang California đại diện bởi Bộ Trưởng Tư Pháp California Perry). Ngày 26.6.2013 TCPV Liên Bang đã bác đơn của những người thượng tố Đề luật số 8, viện lý do những người này không có tư cách pháp lý để kháng cáo phán quyết của tòa California thấp hơn vì tiểu bang từ chối bênh vực đề luật đó (did not have the legal standing to appeal the California lower courts' rulings in federal court, since the state refused to defend it).

NHỮNG HẬU QUẢ PHÁT SINH

Như chúng tôi nói ở trên, TCPV đã tuyên bố Luật DOMA bất hợp hiến, còn việc kháng cáo Đề án số 8 bị coi là không hợp lệ. Hai phán quyết này sẽ đưa đến những hậu quả pháp lý khác nhau.

(1) Vế Luật DOMA: Phán quyết của TCPV chỉ vô hiệu hóa một điều khoản của Luật Bảo vệ Hôn nhân liên bang là điều 3, chứ không bắt buộc tất cả các tiểu bang phải công nhận hôn nhân đồng tính là hợp pháp.

(2) Về Đề luật số 8 của California: Phán quyết của TCPV không công nhận quyền kháng cáo của những người chống hôn nhân đồng tính. Như vậy phán quyết của TCPV tiểu bang Cali tuyên bố Đề luật số 8 bất hợp hiến có hiệu lực và những người đồng tính ở bang này có quyền kết hôn.

Nhưng phán quyết của TCPV Liên Bang chỉ có hiệu lực đối với bang California mà thôi chứ không có hiệu lực đối với 36 tiểu bang khác ở Hoa Kỳ đang có luật cấm hôn nhân đồng tính. Muốn tiến tới như California, những người đồng tính tại các tiểu bang này phải kiện lên TCPV tiểu bang xin hủy bỏ luật cấm hôn nhân đồng tính.

Nói chung, chuyện tiến tới hợp pháp hòa hôn nhân đồng tính trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ còn gặp rất nhiều khó khăn phức tạp.

ĐỘNG LỰC CỦA CUỘC CHIẾN

Khi hay tin TCPV tuyên bố luật cấm hôn nhân đồng tính là bất hợp hiến, Tổng Thống Obama nói rằng TCPV “đã sửa cái sai, và nhờ đó mà đất nước của chúng ta tốt đẹp hơn.'' Tuy nhiên, sợ sự chống đối của các tôn giáo đang tranh đấu để bảo vệ hôn nhân truyền thống, ông phải nói thêm rằng phán quyết chỉ áp dụng cho hôn nhân dân sự và không thay đổi cách thức mà các tổ chức tôn giáo định nghĩa về tính thiêng liêng của hôn nhân.

Một số người cho rằng ông Obama yểm trợ tích cực hôn nhân đồng tính là để kiếm phiếu cho Đảng Dân Chủ. Nhưng điều này không đúng, vì tỷ lệ cử tri đồng tính quá nhỏ, không ảnh hưởng gì đến kết quả của cuộc bầu cử.

Như chúng tôi đã nói, tại Hoa Kỳ, ngày 17.2.2013 cơ quan thăm dò Gallup đã công bố kết quả một cuộc thăm dò tại 50 tiểu bang cho thấy thủ đô Washington là nơi có tỷ lệ đồng tính cao nhất: 10% dân số. Trong khi đó ở California là 4,0% và New York 3,8%. North Dakota có tỷ lệ này thấp nhất: 1,7%. Tính chung số người đồng tính ở Mỹ là khoảng 3,5% dân số.

Trái lại, dự luật di trú mà ông Obama đang vận động thông qua nếu thành công có thể làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống. Một thí dụ cụ thể: Hiện nay, số phiếu của người Latino ở Florida chiếm khoảng 24% và số phiếu bầu tổng thống giữa hai đảng ở bang này thường ngang ngửa (toss-up). Nếu tăng được số phiếu người Latino ở đây lên 28% hay 30%, bang này có thể nghiêng hẳn về Đảng Dân Chủ. Còn số phiếu của người đồng tính không có ảnh hưởng quan trọng nào.

Lý do thứ hai được một số người nêu lên là hôn nhân đồng tính sẽ giúp hạn chế sinh đẻ, ngăn ngừa nạn nhân mãn. Nhưng tỷ lệ người đồng tính quá thấp và mới chỉ áp dụng ở một số nước tiên tiến. Còn đến 80% các quốc gia trên thế giới không áp dụng luật này vì lý do tôn giáo hay phong tục, do đó luật hôn nhân đồng tính không ảnh hưởng gì đến nạn nhân mãn.

Lý do chính thức được đưa ra trong bản án của TCPV là luật cấm hôn nhân đồng tính “tước đoạt quyền bình đẳng tự do của những người được Tu Chính Án số V của Hiến Pháp bảo vệ” (as a deprivation of the equal liberty of persons that is protected by the Fifth Amendment). Nhưng đây chỉ là một lối ngụy biện.

Khi thành lập công ty để làm ăn, người ta có thể lựa chọn loại công ty nào thích hợp với mục tiêu của mình chẳng hạn như công ty cổ phần (corporation), công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability company), công ty phần hùn (partnership), hợp tác xã (cooperative) hay các loại công ty khác. Khế ước kết hôn cũng là một loại khế ước thành lập công ty nhưng mục tiêu kết ước giữa hai người đồng tính và giữa hai người khác tính không giống nhau, nên phải cấp cho những người đồng tính một loại kết ước riêng chứ không thể cho họ xử dụng khế ước hôn nhân truyền thống. Nhiều nhà phân tích và nghiên cứu xã hội tin rằng chủ trương đồng hóa giữa hôn nhân khác phái và hôn nhân đồng tính là nhắm mục tiêu làm xói mòn và phá vỡ dần chế độ hôn nhân truyền thống đã có từ lâu đời.

Việc viện dẫn quyền bình đẳng nói trong Tu Chính An số V của Hiến Pháp mà các thẩm phán TCPV đã quy chiếu để bên vực hôn nhân đồng tính là gượng ép. Ngay trong 9 thẩm phán TCPV đã có 4 thẩm phán không đồng ý. Đọc các ý kiến của họ đính theo bản án chúng ta mới thấy rằng còn nhiều điều phải tranh luận. Đây là vấn đề sẽ được chúng tôi bàn trong một dịp khác.

TÌM MỘT LỐI THOÁT

Như chúng tôi đã nói, mục tiêu của hôn nhân khác phái và hôn nhân đồng tính hoàn toàn khác nhau. Từ khi có loài ngưới, mục tiêu chính của hôn nhân khác phái là duy trì nòi gióng. Sứ mạng chính của hai người nam nữ kết hôn là bảo tồn nòi gióng. Nhiều bản năng đặc biệt đã được Thượng Đế ban cho người mẹ để thi hành chức năng đó. Trái lại, mục tiêu của hôn nhân đồng tính chỉ là thỏa mãn tình cảm và tình dục. Họ không có sứ mạng dưỡng sinh.

Vì mục tiêu khác nhau nên quy chế dành cho sự kết hợp giữa hai người khác phái và hai người đồng tính cũng không giống nhau.

Như chúng tôi đã nói, hiện nay đã có 21 quốc gia hình thành những quy chế riêng cho người đồng tính. Các quy chế này thường được gọi là "sự kết hợp dân sự", tiếng Anh là Civil Union, Civil Partnership hay Domestic Partnership. Có 4 tiểu bang của Hoa Kỳ cũng đã đi theo giải pháp này là Delaware, Hawaii, Illinois and New Jersey. Khi kết ước theo hình thức kết hợp dân sự, họ cũng có quyền được hưởng những phúc lợi mà các cặp dị tính vẫn được hưởng, chẳng hạn như ưu đãi về thuế vụ, y tế và hưu bổng.

Hiện nay chỉ mới có 14 quốc gia cho rằng việc hình thành một định chế riêng cho người đồng tính là bất bình đẳng, nên quy định rằng người đồng tính được kết hôn theo định chế hôn nhân truyền thống, đó là các quốc gia Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Argentina, Uruguay, Na Uy, Iceland, Thụy Điển, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, New Zealand và Pháp. Nhưng trên thế giới hiện còn trên 80 quốc gia xem đồng tính là tội phạm ở những mức độ khác nhau. Tại 8 nước là Iran, Mauritania, Nigeria, Pakistan, Ả Rập Saudi, Sudan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và Yemen, đồng tính có thể bị tội tử hình.

Chuyện phá vỡ chế độ hôn nhân truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các quốc gia Hồi Giáo. Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đang làm suy yếu khối Hồi Giáo bằng cách loại trừ tất cả nhửng lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương hình thành một liên minh Hồi Giáo theo kiểu NATO và đặt các quốc gia Hồi Giáo vào tình trạng phân hóa ngày càng trầm trọng. Nhưng với chế độ đa thê và chế độ tảo hôn, các quốc gia Hồi Giáo đã thực hiện kế hoạch “đẻ mau, đẻ mạnh, đẻ vững chắc”, nâng dân số khối Hồi Giáo lên rất nhanh. Chế độ hôn nhân đồng tính mà Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đang cổ võ không có cơ hội nào để xâm nhập vào các quốc gia Hồi Giáo và chận đứng cao trào "đẻ mau đẻ mạnh" lại. Đó là cái cần làm nhưng Hoa Kỳ không làm được.

Ngày 27.6.2013

Lữ Giang
 
Văn Hóa
Hương Thánh Thể
Trầm Hương Thơ
08:18 27/06/2013
Hương Thánh Thể

Con muốn viết đôi dòng thơ trìu mến
Gởi đến Ngài như nến sáp ong thơm
Bao lao tác gom góp từ nhụy đơm
Vạn bông hoa buổi sớm hương bát ngát

Con đổi lấy "Thần Lương" không hư nát
Rước vào hồn thơm ngát cả hồn hoang
Ôi! "lịm ngất" vào trong đáy huy hoàng
Trong "Thánh Thể" cao sang Ngài ban đến

Từ đáy cốc hồn con như ngọn nến
Tỏa hương nhiệt tình mến cứ vươn cao
Như bay lên mãi tận chốn trăng sao
Cùng sắp sửa bước vào trong điện ngọc

Ở nơi ấy không còn nghe tiếng khóc
Đầy muôn hoa gấm vóc hát đồng ca
Ánh Sáng Ngài thương tỏa rất ngọc ngà
Bao phủ lấy muôn hoa tràn hạnh

Ngài là Chúa tình yêu đầy muôn lúc
Vạn vật là nhạc khúc chúc tụng ca
Ôi! tình yêu, tình yêu rất nguy nga
Từ thuở ấy ban ra nhiều vô tận.

Trầm Hương Thơ 27.06.2013


 
Chung một niềm tin
P. Trần Đình Phan Tiến
09:43 27/06/2013
CHUNG MỘT NIỀM TIN
Ngư dân biển Hồ nghề chài lưới
Nghe tiếng gọi mời cất bước theo
Chữ nghĩa chưa đầy, lòng hăng hái
Cùng Thầy bước tới dù hiểm nguy
Mặc khải Thánh ân đón nhận trước
Bản tính nhân sinh cũng muốn lùi
Chối Thầy hổ thẹn ăn năn khóc
Bỏ Chúa theo ai, câu để đời .

LỬA NHIỆT THÀNH
Nhiệt thành vó ngựa lòng hăng hái
Đuổi bắt những ai theo Kitô
Ngờ đâu giơ chân đạp mũi nhọn
Ngã ngựa, mắt mù thấy hoảng kinh
Dùng lửa nhiệt thành ăn năn gấp
Chí Thánh cao minh tha thứ liền
Trở nên tông đồ cho mọi nước
Ngày nay sách sử mãi ghi danh.

(29/06/2013 - Lễ kính thánh Phêrô và Phaolô)
 
Hãy đến với Thánh Tâm Chúa Giêsu
Tuyết Mai
17:12 27/06/2013
Từ muôn thuở Thiên Chúa vẫn yêu thương con người,
Nhìn Trời Đất cùng vạn vật giúp ta nhận biết,
Nhìn con người ta không khỏi dâng lời chúc tụng,
Thiên Chúa Người là Đấng vô cùng quyền năng.

Ôi Thánh Tâm Chúa Giêsu chẳng bao giờ nguội lạnh!
Hằng cháy rực rửa của yêu thương,
Sưởi ấm những tâm hồn băng giá,
Sưởi ấm những tâm hồn vô cảm, cô đơn.

Hỡi con người có trái tim bằng đá!
Hãy siêng năng tìm đến Thánh Tâm Ngài,
Để nhờ Ngài biến đổi trái tim hết chai lạnh,
Để nhờ Ngài biến đổi trái tim nên giống Ngài.

Từ muôn thuở Thiên Chúa vẫn yêu thương con người,
Từ thời rất xa xưa Chúa cho các Tiên Tri,
Đến thế gian để dậy dỗ, khuyên con người sám hối, ăn năn.
Nếu không nghe thì hình phạt sẽ rất vô cùng khủng khiếp.

Nhưng con người vẫn cứ trơ trơ mặc cho Lời cảnh báo,
Lại còn tỏ ra thách thức, tỏ ra kiêu ngạo,
Nên trận Hồng Thủy, Thành Trì cháy rụi, cùng mọi hiểm họa,
Giáng trên đầu giết sạch kẻ ngang bướng, chai lì.

Nhìn gương xưa của cha ông chúng ta,
Hãy học khôn, chớ có kiêu ngạo, trở về cùng Chúa,
Nương náu và ở mãi trong Thánh Tâm Ngài,
Để trái tim lạnh cảm luôn được Chúa ấp ủ.

Nhìn mọi thứ trần gian ngày qua đi,
Nhìn mọi sự vật đang dần cạn kiệt,
Không gian kia dần mất đi dưỡng khí tốt,
Nguồn sống thiên nhiên con người ngày càng bị nhiễm độc.

Con người ngày càng có nhiều bệnh lạ,
Mà từ trước đến nay chẳng nghe thấy bao giờ,
Đầu óc con người ngày thêm bấn loạn,
Tội ác gia tăng ở mọi chốn mọi nơi.

Thế có khôn ngoan nếu hết thảy tìm ẩn vào Thánh Tâm Chúa?
Vì nhờ Ngài ta mới được ban cho,
Sự sống no thỏa ngay từ bây giờ,
Vả ai cũng biết …. cuộc sống thì mong manh dễ chết.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Để Ngài tha thứ ban cho nguồn mạch sự sống,
Sự sống đích thực của hạnh phúc của muôn đời,
Là sự bình an, là niềm tin, là cậy trông vào Chúa.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Để Chúa mạc khải cho thêm hiểu,
Thế nào là sống thế nào là chết?
Mà để lâu “Trấu hóa bùn” mất cả linh hồn.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Ẩn náu trong Ngài ta sẽ chẳng còn lo sợ chi,
Không sợ lún sâu trong đam mê, tội lỗi,
Vì Chúa cho hiểu cuối đời ai cũng sẽ bỏ lại tất cả.

Thế thì điều gì cản ngăn ta đến với Thánh Tâm Chúa?
Để cuộc đời còn lại ta hết mải vất vả, bận tâm,
Khổ nhọc, lo lắng, bất an, chỉ để
Mua, tậu, sắm sửa cho được những của …. Chóng qua??.

Ở đời thì ai cũng dư hiểu,
Hiểu của cải chúng nay ở tay ta, mai ở tay người,
Hiểu tuổi trẻ thì giống ngựa non háu đá,
Già rồi thì ngay cả hơi thở nó cũng khó là.

Thiên Đàng, Hỏa Ngục hai bên,
Ai khôn ai dại chết liền mới hay,
Còn giờ thì còn kịp ta hãy mau chạy đến,
Với Thánh Tâm Chúa để hồn xác được an toàn.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Xin Chúa Cứu Rỗi hết thảy nhân loại chúng con,
Nhận chìm chúng con tận đáy Thánh Tâm Chúa,
Đốt cho sạch tội lỗi trong ngoài chúng con.

Để xứng đáng đứng thẳng trước Tòa Chúa,
Để xứng đáng được đến Cổng của Thiên Đàng,
Để xứng đáng Chúa xót thương và đón nhận,
Tất cả mọi linh hồn khờ dại và đáng thương.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
 
Phêrô và Giuđa: Giống Nhau, Khác Nhau
Nguyễn Trung Tây, SVD
20:47 27/06/2013
□ Nguyễn Trung Tây

Phêrô và Giuđa: Giống Nhau, Khác Nhau




Phêrô và Giuđa là hai nhân vật nổi bật nhất trong nhóm Mười Hai Tông Đồ của Đức Giêsu. Một người là thuyền chài, ngư phủ của Biển Hồ, Bắc Do Thái. Một người làm thủ quỹ, quản lý về tài chánh cho Đức Giêsu. Trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ, Phêrô luôn luôn đứng đầu, và Giuđa luôn luôn đứng sau cùng. Đức Giêsu nói, “Những kẻ đứng đầu sẽ bị đưa xuống trở thành người sau chót, và người sau chót sẽ được đưa lên thành người đầu tiên” (Mátthêu 19:30). Nhưng rất tiếc, trong trường hợp của Phêrô và Giuđa thì lại khác. Trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ được trình bày trong Phúc Âm Nhất Lãm, Phêrô luôn luôn đứng đầu bảng vàng, và Giuđa luôn luôn đứng cuối cùng trong danh sách của nhóm Mười Hai. Nhưng Phêrô đã trở thành Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Người ngư phủ của Biển Hồ năm xưa đã trở thành trụ cột chính và nền nhà vững chắc đỡ nâng ngôi nhà Giáo Hội đời đời bền vững. Giuđa thì ngược lại, hai ngàn năm đã trôi qua, nhưng “bia miệng hãy còn trơ trơ” về cuộc đời của người tông đồ đứng cuối bảng vàng.

Phêrô và Giuđa thật sự ra có một điểm giống nhau, và một điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa Simon Phêrô và Giuđa Iscariốt, liên quan đến Khái Niệm Chấp Nhận, đã dẫn cuộc đời của hai người sang hai nhánh rẽ hoàn toàn khác nhau.

I. Simon Phêrô

Phêrô hay Đá là tên của Đức Giêsu đặt cho Simon (Gioan 1:42). Nguyên thủy Phêrô tên thật là Simon, anh của Anrê. Hai anh em là con của ông Gioan (Gioan 1:42) hay Jonah (Mátthêu 16:17). Hai người làm nghề đánh cá (Máccô 1:16 -20, Luca 5:1-11). Phêrô có lẽ sinh ra và lớn lên tại Galilê, do đó, Simon Phêrô nói tiếng Do Thái (Aramaic) giọng Bắc (Máccô 14:70, Mátthêu 26:73). Ông có nhà ở thành phố Capernaum, thành phố lớn của xứ Galilê (Máccô 1:29).

Trong nhóm Mười Hai người môn đệ của Đức Giêsu, không ai có thể từ chối được một sự thật là Phêrô là nhân vật nổi bật sáng chói. Người Kitô hữu ai cũng biết ít nhiều những câu chuyện liên quan đến Simon Phêrô. Thí dụ, chuyện Đức Giêsu truyền ông thả lưới chỗ nước sâu, và ông nói, “Vâng lời Thầy con xin thả lưới” (Luca 5:5). Chuyện ông muốn dựng ba căn lều trên núi Hermon, một cho Đức Giêsu, một cho Môisen, một cho tiên tri Êlia (Matt 17:4). Chuyện ông được trao chìa khóa Nước Trời bởi vì trong khi các người môn đệ khác còn đang lúng túng với câu hỏi về nguồn gốc của Đức Giêsu, Phêrô nhanh miệng trả lời, “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Matt 16:16). Chuyện ông ba lần khẳng định với Đức Giêsu Phục Sinh về lòng mến yêu sắt son của ông đối với Ngài vào một buổi sáng bên bờ biển Tiberius (21:15-18). Nhưng có lẽ Phêrô nổi tiếng nhất với câu chuyện chối Chúa, bởi thế “Chối như Phêrô chối Chúa” đã trở thành một câu thành ngữ phổ thông của người Công Giáo Việt Nam, thường được dùng để ám chỉ một người nói dối, khăng khăng chối từ, không chấp nhận những hành động mình đã từng làm trong quá khứ.

Qua bốn bản Tin Mừng, Phêrô xuất hiện với một cá tính mạnh. Yêu rất nhiều, nhưng cũng khá nóng tính. Sau Bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã báo trước với Phêrô,

— [Phêrô] đêm nay trước khi gà gáy hai lần, con sẽ chối ta ba lần (Máccô 14:30).

Với một người có lòng mến Thầy sắt son nhưng nóng tính như Phêrô, chuyện chối Chúa là một câu chuyện hoang đường, không thể nào xảy ra được. Bởi thế Phêrô phản ứng ngay,

— Dù có phải chết với Thầy, con cũng sẽ không chối Thầy (Máccô 14:31).

Nhưng cuối cùng ngay trong Vườn Cây Dầu, tất cả các môn đệ kể cả Phêrô đều bỏ chạy khi Đức Giêsu bị bắt. Nhưng Phêrô không bỏ chạy luôn. Trong khi Đức Giêsu đang bị luận án trước Tòa Công Nghị của người Do Thái, Phêrô quay lại (Máccô 14:54). Theo như thánh sử Máccô, một người đầy tớ của thầy Thượng Phẩm thấy Phêrô đang sưởi ấm trong sân của tòa án. Cô ta nhìn ông chòng chọc mà nói,

— Cả ông nữa, ông cũng [đã từng] ở với Giêsu thành Nazareth.

Phêrô chối ngay,

— Tôi không biết, tôi không hiểu cô đang nói điều gì.

Biết tình thế nguy hiểm, Phêrô nhanh chân bỏ ra ngoài. Ngay lúc đó gà gáy lần thứ nhất. Một lần nữa, thấy Phêrô lảng vảng bên ngoài sân tòa án, người đầy tớ gái cất giọng tố Phêrô, tố cạn láng. Cô oang oang nói với những người đang hiện diện,

— Tên này cũng thuộc về bọn chúng.

Một lần nữa Phêrô lại chối. Một khoảng thời gian nặng nề chậm chạp trôi qua, một người khác trong đám đông lại cất tiếng,

— Đúng là ông thuộc về bọn chúng rồi, bởi vì ông là người xứ Galilê.

Lần này, Phêrô thề khá độc địa,

— Tôi thề là tôi không biết chi về người mà các ông đang nói (Máccô 14:71).

Ngay lúc đó gà gáy lần thứ hai. Phêrô òa lên khóc, khóc nức nở!

II. Phêrô, Giuđa, và Mô Hình Chấp Nhận

Phêrô và Giuđa có một điểm rất giống nhau, và một điểm rất khác nhau. Điểm giống nhau là cả hai đã bán đứng Thầy của mình. Giuđa bán Thầy với giá ba mươi đồng tiền bằng bạc cho các thầy Thượng Tế. Phêrô không ngượng miệng chối Thầy mình trước mặt những kẻ xa lạ, chẳng có quyền thế gì trong xã hội. Điểm khác nhau giữa hai người liên quan đến Khái Niệm Chấp Nhận. Mô hình của Khái Niệm CHẤP NHẬN này gồm bốn giai đoạn khác nhau.

(1). CHẤP NHẬN mình đã lầm lỗi,

(2). CHẤP NHẬN tha thứ/hòa giải với chính mình,

(3). CHẤP NHẬN Thiên Chúa đã tha thứ cho những lỗi lầm, và Ngài cũng đã hòa giải với mình,

(4). CHẤP NHẬN đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới.

A. Giuđa

Theo như Mátthêu 25:14-16, vào một ngày kia, người môn đệ đứng cuối cùng trong danh sách của nhóm Mười Hai đến gặp các thầy Thượng Tế thương lượng về giá bán thầy của mình, là Đức Giêsu. Giuđa được trao cho ba mươi đồng tiền bằng bạc. Cuối cùng trong Vườn Cây Dầu, Đức Giêsu bị bắt. Ngài bị mang ra trước Tòa Công Nghị của người Do Thái luận tội. Sáng sớm hôm sau họ mang Ngài ra gặp Quan Tổng Trấn Philatô.

Biết Thầy của mình sẽ bị kết án, Giuđa hối hận (Mátthêu 27:3-10). Anh ta quay lại gặp các thầy Thượng Tế và Kỳ Mục, trả lại ba mươi đồng tiền bạc. Người tông đồ thứ mười hai thú nhận,

— Tôi đã phạm tội nộp người vô tội.

Nhưng chuyện mua bán đã xong, Đức Giêsu đã bị bắt, các thầy Thượng Tế và Kỳ Mục quyết định không nhận lại số tiền. Giuđa quẳng trả lại ba mươi đồng tiền bạc vào Đền Thờ, rồi bỏ đi.

Qua câu nói, “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội”, Giuđa nói lên được một điều, đó là anh ta chấp nhận mình đã lỗi lầm. Trong Mô Hình Chấp Nhận, Giuđa đã vượt qua được giai đoạn thứ nhất, chấp nhận lỗi lầm của mình. Nhưng rất tiếc, anh ta lại không vượt qua được giai đoạn thứ hai cũng là giai đoạn quan trọng nhất của Mô Hình Chấp Nhận, đó là tha thứ cho chính mình. Nói một cách khác, người tông đồ thứ mười hai của Ðức Kitô không hòa giải nổi với chính mình. Bởi không tha thứ được cho mình, bởi không hòa giải được với chính mình, anh ta thất vọng. Cuối cùng anh ta tuyệt vọng. Cành cây bên lề đường là nơi người tuyệt vọng tìm tới. Một sợi dây treo lên. Một mạng người rớt xuống.

B. Phêrô

Phêrô thì ngược lại. Theo như thánh sử Máccô sau ba lần chối Thầy, Phêrô vỡ òa ra trong tiếng khóc. Những giọt nước mắt thống hối của Phêrô cũng chính là những giọt nước mắt của hòa giải của tha thứ cho lỗi lầm của mình. Mặc dầu trong cả bốn bản Tin Mừng, chúng ta không nghe thấy những lời nói xin lỗi của Phêrô với Thầy của mình, nhưng câu chuyện Phục Sinh là một bằng chứng cụ thể về tâm tình hòa giải của Phêrô với Ðức Kitô.

Theo như Luca 24:1-12, sáng hôm đó sau khi những người phụ nữ chạy về báo cho nhóm Mười Một và các môn đệ của Đức Giêsu biết tin về ngôi mộ trống, xác Ngài đã biến mất, mọi người không ai tin tưởng vào bản tin bất ngờ họ vừa được thông báo ngoại trừ Phêrô. Lập tức Phêrô chạy tới ngôi mộ. Nhưng rất tiếc Phêrô cũng không thấy gì khác hơn ngoài khăn tẩm liệm xác của Đức Giêsu. Một trong những lý do để giải thích tại sao Phêrô lại can đảm, một mình chạy ra ngoài ngôi mộ trống vào một buổi sáng sớm tinh sương của ngày hôm đó là vì Phêrô muốn gặp Đức Giêsu để xin lỗi. Trước bản tin bất ngờ được thông báo bởi những người phụ nữ, Phêrô tự dưng trở nên can đảm. Không sợ ai, không ngại phải đụng độ với quân lính La Mã đang canh gác ngôi mộ, Phêrô một mình chạy thẳng tới ngôi mộ, bởi Phêrô hy vọng sẽ gặp lại được Thầy của mình để mở miệng nói lời xin lỗi.

Theo như Gioan 21:1-14 vào một buổi sáng bên bờ biển Tiberius của Biển Hồ Galilê, trong khi các môn đệ của Đức Kitô Phục Sinh đang lênh đênh thả trôi thuyền đánh cá. Sau một đêm vất vả, một lần nữa họ lại không bắt được chú cá nào. Thật là bất ngờ Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra bên bờ biển, nhưng không ai trong nhóm các môn đệ nhận ra Ngài. Ðức Kitô truyền các ông thả lưới bên mạn phải của thuyền đánh cá. Và thế là cá lại ngập tràn tung tăng lưới. Cá ngập khoang thuyền. Cá vươn vẩy bạc óng ánh tia nắng mặt trời bình minh. Khắp nơi là cá. Mọi nơi là cá. Thấy vậy, người môn đệ Đức Giêsu yêu mến nói với Phêrô,

— Thầy đó (Gioan 21:7).

Nghe chữ “Thầy đó”, Phêrô khoác vội vào người mảnh áo, nhảy xuống biển bơi vào bờ để gặp Đức Kitô Phục Sinh. Tương tự như câu chuyện được trình bày trong Luca 24:1-12, Phêrô lại có những hành động rất là vội vàng khi nghe người khác nói với ông về sự xuất hiện của Đức Giêsu Phục Sinh. Lần trước trong Luca 24:1-12 ông vội vàng chạy ra ngôi mộ trống một mình. Lần này ông vội vàng bơi vào bờ để gặp Đức Kitô Phục Sinh, trong khi đó các người môn đệ khác từ từ chèo thuyền vào bờ vì các ông không xa bờ biển lắm. Một trong những lý do để giải thích hiện tượng vội vàng này là bởi vì Phêrô muốn gặp Thầy để xin lỗi Ngài.

Sau khi gà gáy lần thứ hai, vào đêm hôm đó, trên sân Tòa Công Nghị của người Do Thái, Phêrô đã khóc. Đây là một trong những hành động chứng tỏ cho chúng ta biết người ngư phủ của thành phố Capernaum chấp nhận mình đã có những hành động lỗi lầm. Những hạt nước mắt đã rớt xuống ngay trên sân của tòa án, có lẽ, trước mặt người đầy tớ gái của Thầy Thượng Tế và người khách qua đường vừa mới chỉ mặt tố cáo Phêrô. Phêrô bỏ đi, có lẽ vẫn còn khóc. Nhưng Phêrô không bắt chước Giuđa. Người ngư phủ của Biển Hồ không đi kiếm một cành cây bên vệ đường, bởi ông tha thứ được cho chính mình; nói một cách khác, bởi vì người ngư phủ hòa giải được với mình. Bởi hòa giải được với mình, Phêrô quay về lại căn nhà, nơi các môn đệ của Đức Giêsu đang tụ họp trong lo sợ, và ông kiên nhẫn hy vọng đợi chờ ngày được gặp lại Đức Giêsu. Cuối cùng đúng như ông hy vọng, ông gặp, và ông nói ba lần với Đức Kitô Phục Sinh,

— Thầy biết con yêu mến Thầy (Gioan 21:15 -18).

III. Giống Nhau, Khác Nhau

Phêrô đã nhẹ nhàng vượt qua cả bốn giai đoạn của khái niệm chấp nhận. Ông chấp nhận mình lỗi lầm, bởi ông khóc. Ông hòa giải được với mình, bởi ông không đi tìm một sợi dây. Ông chấp nhận hòa giải với Đức Kitô Phục Sinh. Làm được ba điều trên, ông đã chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới. Trong những trang sách mới này, ông biến thành vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.

Giuđa thì ngược lại. Tên của nhân vật này được người đời nhắc nhở tới với hàm ý mỉa mai. Trong những giáo xứ Việt Nam, sau thánh lễ Rửa Chân của ngày thứ Năm Tuần Thánh, bất hạnh cho người giáo dân nào trong số mười hai người đóng vai mười hai tông đồ bị chụp mũ Giuđa. Giuđa sẽ trở thành tên đệm của nhân vật này mỗi khi tên ông ta được người trong giáo xứ nhắc tới. Trong tất cả các nhân vật xuất hiện trong Kinh Thánh, tên của Giuđa được nhiều người nhắc nhở, nhưng rất tiếc không phải với hàm ý đẹp mà là chê bai, khinh rẻ, và coi thường. Ông bà chúng ta có câu,

Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.


Trong trường hợp của Giuđa, câu ca dao này hoàn toàn đúng, bởi vì,

Trăm năm bia đá thì mòn,

“Hai ngàn năm” bia miệng vẫn còn trơ trơ.


□ Nguyễn Trung Tây

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Già Bên Thềm
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:19 27/06/2013
MẸ GIÀ BÊN THỀM
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Nuôi con lớn để con đi
Chiều hôm tựa cửa nghĩ gì mẹ ơi!
(Trích thơ của Trần Hữu Nghiễm)
 
VietCatholic TV
Gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô 20/06 - 26/06/2013
VietCatholic Network
16:33 27/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng: "Chúng ta không thể cầu nguyện với Cha chúng ta, nếu chúng ta có kẻ thù trong trái tim mình"

Kinh "Lạy Cha" là trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ sáng thứ Năm 20 tháng 6 tại Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô nói kinh Lạy Cha không phải là một câu thần chú nhưng đó là việc đặt niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa vì chỉ một mình Ngài hiểu được nhu cầu của mỗi người chúng ta.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng

"Không, anh chị em không thể cầu nguyện với thù hận trong lòng, khi có cả bằng hữu lẫn kẻ thù trong trái tim mình, anh chị em không thể cầu nguyện. Đây thực là khó, đúng thế, thật là khó, không dễ dàng gì.

"Làm sao có thể nói Lạy Cha chúng tôi. Làm sao có thể nói tiếng chúng tôi, khi hắn đã làm điều này điều nọ với tôi ...không thể được, chúng phải xuống địa ngục, phải không? Đó là sự thật, thật không dễ dàng gì. Nhưng Chúa Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho chúng ta: Đấng dạy dỗ chúng ta, từ nội tâm, từ con tim, làm thế nào để nói tiếng 'Cha’ và làm thế nào để nói tiếng 'chúng tôi '. Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nói tiếng 'Cha’ và tiếng 'chúng tôi ', và vì thế hãy làm hòa với tất cả các kẻ thù của chúng ta. "

Đức Hồng Y Zenon Grocholewski đã đồng tế trong thánh lễ. Trong số những người tham dự có một nhóm các nhân viên trong Viện Bảo Tàng Vatican.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô nói “Đạo đức giả là hèn nhát”

Trong Thánh lễ buổi sáng 19 tháng Sáu tại nhà nguyện Casa Santa Marta của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả đạo đức giả như là một "tội phạm chống lại Chúa Thánh Thần." Nhiều người, Đức Giáo Hoàng nói, khoe khoang về bản thân mình trong việc chay tịnh và siêng năng cầu nguyện. Nhưng Đức Thánh Cha giải thích đó chỉ là một 'con đường cùng'.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúa đã nói về ăn chay, về cầu nguyện, về bố thí như ba trụ cột của đạo đức Kitô, và về sự hoán cải nội tâm, mà Giáo Hội đề nghị với tất cả chúng ta trong Mùa Chay. Những kẻ giả hình xuất hiện cả trên con đường này khi thực hiện những màn trình diễn ăn chay, bố thí, và cầu nguyện. Tôi nghĩ rằng đạo đức giả đến mức đó trong mối quan hệ với Thiên Chúa, thì con người đang đến rất gần với tội chống lại Chúa Thánh Thần. Những kẻ này không biết đến cái đẹp, đến tình yêu, và sự thật: họ nhỏ mọn, và hèn nhát ".

Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng của Thánh Bộ Giám Mục, đã cùng đồng tế với Đức Thánh Cha.

3. Đức Thánh Cha Phanxicô nói con tim chúng ta mệt mỏi nếu chúng ta chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất

Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Sáu 21 tháng 6 tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Chúa đã ban cho con người một trái tim không ngừng nghỉ để tìm kiếm kho báu. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng con người dễ dàng bị thu hút bởi những 'kho báu giả' không đem lại hạnh phúc thật sự.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúa khiến chúng ta không ngừng tìm kiếm Ngài, để gặp gỡ Ngài, để thăng tiến. Nhưng nếu kho tàng chúng ta tìm kiếm là điều gì đó xa cách Chúa, thì đó không phải là kho báu đến từ Thiên Chúa. Trái tim của chúng ta trở nên bồn chồn cho những kho tàng chẳng ích gì. . . Vì vậy, nhiều người, ngay cả bản thân chúng ta, cảm thấy bất an. . . Để đạt được kho tàng đó, để đạt đến cái cùng đích này, trái tim của chúng ta mệt mỏi, vì nó không bao giờ được lấp đầy. Khi nó mệt mỏi, nó trở nên chậm chạp, nó sẽ trở thành một trái tim không có tình yêu. Sự mệt mỏi của con tim. Anh chị em hãy suy nghĩ về điều đó. Tôi phải làm gì? Một trái tim mệt mỏi, chỉ muốn lo toan cho riêng mình điều này điều nọ, một tài khoản ngân hàng tốt, cái này cái khác. Sự bồn chồn này của con tim xuất phát từ đó. Điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề đó. "

Đức Giáo Hoàng sau đó giải thích rằng báu vật thật sự là những gì không biến mất sau khi chết. Ngài nói đùa rằng: "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc xe tải đi sau một đám tang. Nhưng có một kho tàng chúng ta có thể mang theo với mình."

4. Đức Thánh Cha Phanxicô: "Giáo Hội phải rao giảng Tin Mừng bằng mọi giá”

Hôm thứ Hai, 24 tháng 6, Giáo Hội Công Giáo cử hành lễ Thánh Gioan Tẩy Giả. Trong Thánh lễ hàng ngày tại Vatican, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng Giáo Hội phải như Thánh Gioan, người được mô tả trong Tin Mừng như "một tiếng kêu trong sa mạc."

Đức Thánh Cha nói:

"Giáo Hội tồn tại để công bố, để là tiếng nói của Lời Chúa, của vị Hôn Phu, Đấng là sự thật. Giáo Hội tồn tại để công bố Lời Chúa cả khi phải tử đạo. Tử đạo chính xác là trong tay của phường kiêu ngạo, của những kẻ ngạo mạn nhất trên trái đất này. Đây là mẫu gương mà Thánh Gioan đưa ra cho chúng ta ngày hôm nay, cho chúng ta và cho cả Giáo Hội. Một Giáo Hội luôn luôn là để phụng sự Lời Chúa. Một Giáo Hội giữ riêng bất cứ điều gì cho bản thân mình. "

Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù Thánh Gioan đã có thể trở nên nổi tiếng và có danh phận, vì ngài được nhiều người coi là đấng Mêsia, ngài đã chọn một cái chết nhục nhã và đã trung thành với Chúa cho đến chết.

5. Các linh mục là những người cha thiêng liêng

Trong Thánh lễ sáng thứ Tư 26 tháng Sáu tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về vai trò của các linh mục trong xã hội. Ngài kêu gọi các linh mục cố gắng để trở nên hình ảnh những người cha thiêng liêng. Sứ vụ linh mục, theo Đức Giáo Hoàng, chỉ có kết quả nếu được thực hiện trong niềm vui và với sự hào phóng.

Đức Thánh Cha nói rằng mọi người nam đều ao ước trở nên một người cha cách nào đó. Ngài nói:

"Khi một người đàn ông không có mong muốn này, thì có một cái gì đó thiếu sót nơi người ấy. Có một cái gì đó không đúng. Tất cả chúng ta, để tồn tại, để trở nên hoàn chỉnh, để trưởng thành, chúng ta cần phải cảm nhận được niềm vui được làm cha: ngay cả nơi những người trong chúng ta đang sống độc thân. Người cha là người trao ban sự sống cho người khác, cho cuộc sống, cho đời ... Đối với chúng tôi, đó là quan hệ cha con mục vụ, cha thiêng liêng, nhưng điều này vẫn là trao ban sự sống, điều này vẫn thực sự là tình phụ tử. "

Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ với khoảng 80 linh mục, để đánh dấu kỷ niệm 60 năm thụ phong linh mục cho Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi người Ý.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/06 - 26/06/2013 - Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro giữa làn sóng bạo động tại Brazil
VietCatholic Network
16:41 27/06/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi Triều Yết Chung hôm thứ Tư 26 tháng Sáu

Trong buổi Triều Yết Chung hôm thứ Tư 26 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục giải thích về Giáo Hội như nhiệm thể Chúa Kitô. Giáo Hội là đền thờ Thiên Chúa và mỗi người chúng ta là một phần của đền thờ ấy. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng, mọi người phải là "một viên đá sống động" toát lên vẻ đẹp của sứ điệp Kitô giáo.

Trước khi bắt đầu, Đức Thánh Cha đã đi một vòng thăm các tín hữu đứng chật quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đã dừng lại một hồi để chào thăm một nhóm các linh mục Mễ Tây Cơ. Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho các ngài. Các linh mục Mễ Tây Cơ đã tặng Đức Thánh Cha một bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta xem xét Giáo Hội như là đền thờ của Thiên Chúa. Đền thờ của Solomon ở Jerusalem, là nơi cầu nguyện và gặp gỡ với Chúa, chính là hình bóng của Giáo Hội. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai nhập thể làm người ở giữa chúng ta chính là đền thờ tuyệt vời và sống động nhất nơi đó chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Chúa Kitô làm cho chúng ta trở nên các phần của nhiệm thể Ngài, trở thành các "viên đá sống động" để xây dựng một "ngôi đền linh thánh trong Chúa" (Eph 2:21), trong ngôi đền đó chúng ta thực hiện chức tư tế đã được nhận lãnh trong bí tích rửa tội khi dâng tiến những hy lễ. Chúa Thánh Thần, trong sự đa dạng của những ân sủng, liên kết chúng ta và cho phép chúng ta đóng góp vào việc xây dựng Giáo Hội thông qua sự thánh thiện của mình. Trong kỳ công này, mỗi chúng ta có một vai trò, mỗi người chúng ta, như một "viên đá sống động", là cần thiết cho sự tăng trưởng và cho vẻ đẹp của đền thánh Chúa. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta tham gia tích cực hơn bao giờ hết trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần và với Chúa Giêsu như là đá tảng của chúng ta. "

Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ một số các nhà sư Phật Giáo tham dự buổi triều yết chung. Các nhà sư đã nhờ ông Domenico Giani, chỉ huy đội bảo vệ Đức Thánh Cha chụp cho họ những hình lưu niệm với Đức Thánh Cha.

2. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23 tháng Sáu: Chúng ta đang được bao quanh bởi các vị tử đạo thời hiện đại

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về các vị tử đạo ngày nay. Ngài giải thích rằng cũng như Gioan Tẩy Giả, người đã bảo vệ sự thật trước cường quyền, các Kitô hữu cũng cần phải nói và làm như vậy. Ngài đặc biệt kêu gọi những người trẻ đừng ngại đi ngược lại các trào lưu xã hội.

Đức Thánh Cha nói:

"Đừng sợ đi ngược dòng. Khi họ cố gắng đánh tan niềm hy vọng của chúng ta, khi họ đề cao những giá trị phù phiếm. Nó giống như để cho thực phẩm hư thối đi. Nếu chúng ta ăn thực phẩm hư hỏng, nó làm hại chúng ta. Cũng thế, những giá trị này làm tổn thương chúng ta. Chúng ta phải đứng lên chống lại chúng! Thanh niên nên là người đi đầu tiên trong việc này. Đi ngược lại trào lưu này. Hãy mạnh mẽ. Đứng lên! Hãy dũng cảm và chiến đấu chống lại điều này. Hãy tự hào khi làm như thế. "

Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay vang vọng một lời rất sâu sắc của Chúa Giêsu: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì ta, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”

“Đánh mất mạng sống vì Đức Kitô” nghĩa là gì? Điều này có thể xảy ra trong hai cách: bằng cách tuyên xưng đức tin một cách minh nhiên, hay ngang qua việc bảo vệ chân lý một cách mặc nhiên.

Bên cạnh đó cũng có nhiều vị tử đạo trong đời sống thường ngày. Họ không chết nhưng đã “liều mất mạng sống” vì Đức Kitô ngang qua việc vuông tròn những trách vụ với tình yêu, theo luận lý của Đức Giêsu, luận lý của ân sủng và của sự thánh hiến. Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao nhiêu người cha người mẹ đã thực hành đức tin của mình bằng cách dâng hiến đời sống mình một cách cụ thể vì lợi ích của gia đình trong đời sống thường ngày! Có biết bao nhiêu linh mục, nam nữ tu sĩ đã quảng đại dấn thân cho nước Thiên Chúa trong công việc phục vụ của mình! Có biết bao nhiêu người trẻ dám từ bỏ niềm vui riêng để dâng hiến cho trẻ em, người tàn tật và già cả… Đây cũng là những vị tử đạo, tử đạo trong đời sống thường ngày, tử đạo mỗi ngày.

3. Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro lại thêm một lần lo lắng vì bạo động dữ dội, cướp bóc và hôi của tràn lan.

Sau việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị hôm 11 tháng Hai vừa qua, giờ đây những xáo trộn sâu sắc đang diễn ra trên hơn 100 thành phố lớn tại Brazil đang tạo ra những quan ngại sâu xa của ban tổ chức WYD và các bạn trẻ tham dự đại hội. Đặc biệt là khi chỉ còn không đầy một tháng nữa, chính xác là vào ngày 23 tháng 7, ngày hội lớn của thanh niên thế giới sẽ được khai mạc.

Hôm thứ Năm 20 tháng 6 vừa qua, khoảng 1 triệu người đã xuống đường trên 100 thành phố lớn nhỏ ở Brazil để phản đối chính phủ về đủ mọi chuyện, từ việc thi hành công ích cho đến tình trạng cách biệt lương bổng. Bạo động dữ dội đã xảy ra và đài truyền hình Brazil ghi nhận những cảnh cướp bóc các cửa hàng và ngân hàng tại các thành phố lớn. Ít nhất một thanh niên đã bị bắn chết khi lái xe vượt rào cản của cảnh sát để về nhà.

Đây là cuộc bất ổn lớn nhất cuả Brazil từ trước đến nay, khởi đầu với sự bất mãn về vé xe buýt bị tăng thêm 20 xu vào ngày 4 tháng Sáu vừa qua để giúp chi phí cho việc tổ chức giải Túc Cầu Thế Giới vào năm tới 2014. Người dân đã đặt câu hỏi về việc sử dụng tiền thuế, về tỉnh trạng tham nhũng và về những biện pháp mạnh tay cuả chính phủ trong việc giải toả nhà.

Tại Rio de Janeiro, nơi sẽ tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới thứ 14 từ 23 cho đến 28 tháng 7 tới, 300 ngàn người đã biểu tình ôn hoà trước nhà thờ Candelaria.

Chính quyền thành phố đã phân phát 30 ngàn truyền đơn kêu gọi bất bạo động tới những người biểu tình.

Dân chúng đã vây quanh tòa thị chính và ông thị trưởng Eduarto Paes cứng rắn tuyên bố rằng: "Chúng ta là một nước dân chủ nhưng chúng ta không chấp nhận những hành động đâp phá hỗn loạn, sự an toàn cuả Rio phải được bảo vệ bằng mọi giá".

Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông. 5 người lớn và 3 trẻ vị thành niên bị bắt về tội đập phá. Nhưng ngay sau đó, để xoa dịu dân chúng, ông Jose Maria Beltrame, giám đốc An Ninh cuả Rio tuyên bố là những nhân viên công lập lạm quyền sẽ bị điều tra và trừng trị.

Rõ ràng chính quyền đang lúng túng không biết phải làm gì để ổn định tình hình vì thế tình hình có nhiều biến động bất thường khác trong những ngày tới.

Tồng thống Brazil, bà Rouseff đã phải hủy bỏ hai chuyến công du qua Salvador và Nhật để đương đầu với những biến chuyển trong nước.

Tuy những cuộc phản đối là nhắm vào những bê bối cuả việc tổ chức bóng đá World Cup, Ngày Giới Trẻ Thế Giới với dự phóng có 4 triệu khách tham dự sẽ làm cho vấn đề an ninh trở thành trầm trọng hơn và đặt câu hỏi về cuộc tông du đầu tiên cuả Đức Giáo Hoàng.

Ông Gilberto Carvalho, tổng thư ký phủ tổng thống, đã họp một phiên họp bất thường ngày thứ Sáu để bàn về khả năng có xáo trộn trong cuộc tông du cuả Đức Giáo Hoàng, nhưng sau đó cũng không đưa ra một chỉ đạo nào rõ ràng. Ông tuyên bố:

"Chúng tôi không đoán trước được tương lai, chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể mọi chuyện sẽ không gay cấn lắm, nhưng chúng tôi muốn chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra".

Một vị điều phối viên ngày Quốc Tế Giới Trẻ phân bộ tiếng Anh tại Brazil, là cha Michael Rogers, một linh mục Dòng Tên nói WYD không bị đe dọa bởi tình trạng bất ổn.

Phát biểu với Đài phát thanh Vatican, cha. Rogers nói rằng “các bạn trẻ và gia đình có quyền được thông tin về những vụ bạo động đang diễn ra.” Tuy nhiên, ngài tin rằng mọi chuyện sẽ được nhanh chóng giải quyết tốt đẹp.

4. Bộ Phụng Tự qui định thêm tên Thánh Giuse vào Kinh Nguyện Thánh Thể

Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích đã công bố sắc lệnh qui định từ nay tên thánh Giuse được ghi thêm vào kinh nguyện Thánh Thể thứ II, thứ III và thứ IV.

Trong sắc lệnh ký ngày 1 tháng 5, Đức Hồng Y Antonio Canizares Lloreva Tổng trưởng, và Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, Tổng thư ký, thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã củng cố quyết định đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đề ra trước đó về việc ghi thêm tên Thánh Giuse trong các Kinh nguyện Thánh Thể dùng trong hầu hết các thánh lễ bằng tiếng latinh. Sắc lệnh cho biết Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nhận được những lời thỉnh cầu của nhiều tín hữu Công Giáo ở các nơi trên thế giới và đã phê chuẩn việc ghi thêm sau tên của Đức Maria câu ”cùng với Thánh Giuse, bạn Đức Trinh Nữ”.

Một chức sắc của Bộ Phụng Tự nói với hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ hôm 18 tháng 6 rằng các Hội Đồng Giám Mục có thể xác định ngày bắt đầu thi hành việc thay đổi trên đây nếu thấy việc xác định này là cần, nhưng vì đây chỉ là thêm vài chữ, nên các linh mục có thể bắt đầu áp dụng ngay.

Trong phần đầu, Sắc Lệnh nhắc đến vai trò của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ và mô tả thánh nhân là “mẫu gương về lòng khiêm tốn quảng đại mà Kitô giáo đề cao đến độ cao cả, và một chứng nhân về những nhân đức thông thường, nhân bản và đơn sơ, cần thiết để con người trở nên môn đệ nhân đức và chân chính của Chúa Kitô”.

Kèm theo sắc lệnh, Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích cũng cung cấp cho các Giám Mục trên thế giới những từ chính xác được thêm vào trong các kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV bằng tiếng la tinh, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ đào nha, Pháp, Đức và Ba Lan.

Sắc lệnh cũng nhắc lại rằng “Trong Giáo Hội Công Giáo, các tín hữu vẫn luôn biểu lộ một cách liên tục lòng sùng mộ nhiệt thành đối với Thánh Giuse, tôn kính một cách trọng thể và liên tục việc tưởng niệm Hôn Phu rất thanh khiết của Mẹ Thiên Chúa và thánh nhân là Bổn Mạng của toàn thể Giáo Hội, đến độ trong Công đồng chung Vatican 2, Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23 đã quyết định ghi thêm tên Thánh Nhân trong Lễ Quy Roma rất cổ kính”.

Hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ nhận xét rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 có tên thánh là Giuse. Đức Đương kim Giáo Hoàng Phanxicô cũng có lòng sùng mộ đặc biệt đối với thánh nhân. Trong huy hiệu Giáo Hoàng của ngài, có bông hoa biểu tượng thánh Giuse, và ngài đã chọn lễ thánh Giuse 19-3 làm lễ khai mạc sứ vụ của ngài.

“Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ và can đảm, một người cần cù làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài chúng ta thấy sự dịu dàng, đây không phải là nhân đức của người yếu, nhưng đúng hơn là dấu hiệu sức mạnh tinh thần và khả năng quan tâm, cảm thương, chân thành cởi mở đối với tha nhân và yêu thương”

5. Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhà lãnh đạo thổ dân để thảo luận về quyền của các cộng đồng bản địa

Hôm thứ Hai 24 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp ông Adolfo Perez Esquivel, người Á Căn Đình đã đoạt giải Nobel về hòa bình. Đây là lần thứ hai, Đức Thánh Cha tiếp ông Esquivel từ khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng .

Lần này, cùng đi với ông Esquivel còn có các nhà lãnh đạo người Qom tại Á Căn Đình.

Nhà lãnh đạo người dân tộc Qom, là ông Felix Diaz, đã cùng đi với phu nhân trong buổi triều yết Đức Thánh Cha. Mục đích chính của cuộc tiếp kiến là để trình bày về những vi phạm quyền con người đối với các cộng đồng bản địa ở Á Căn Đình và các nước Mỹ Châu Latinh khác.

Ông Esquivel, người đã đoạt giải Noble Hòa Bình năm 1980, đã quan tâm đặc biệt đến quyền lợi của cộng đồng bản địa, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai và bản sắc văn hóa.

Trong cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, ông Perez Esquivel nói:

"Chúng ta sẽ tiếp tục. Từ bây giờ, chúng ta sẽ làm việc và hợp tác trong bất cứ phạm vi có thể. "

Sau khi được Đức Giáo Hoàng ban phép lành, bà Amanda Asijak phu nhân nhà lãnh đạo thổ dân Felix Diaz, đã trình bày với Đức Thánh Cha các sinh hoạt sắp tới của người Qom.

Bà nói:

"Chúng con sẽ tổ chức một cuộc diễu hành vào tháng Chín."

Các nhà lãnh đạo thổ dân không xa lạ gì với Đức Giáo Hoàng. Trong tư cách là tổng giám mục của Buenos Aires, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đã gặp các đại diện của người Qom.

Trước khi từ biệt, Đức Thánh Cha đã ôm chầm lấy cha Francisco Nazar, người phụ trách chăm sóc mục vụ cho người thổ dân tại giáo phận Formosa của Á Căn Đình.

6. Con Tàu trẻ em: Vượt qua cái nóng mùa hè để gặp Đức Giáo Hoàng

Ngay trước khi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 23 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón một số khách rất đặc biệt. Nhà ga xe lửa Vatican là điểm đến cuối cùng cho hơn 300 trẻ em trên con tàu mệnh danh "Tàu của trẻ em." Đoàn tàu đặc biệt này đã đưa những trẻ em từ Milan, Florence và Bologna đến trung tâm của khu vườn Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các em rất nồng nhiệt.

-Xin chào tất cả mọi người, hoan nghênh! Các con khởi hành lúc mấy giờ?

-Lúc 5.30! lúc 4.30!

-Đó có phải là một chuyến đi dài không? Có nhàm chán không?

-Không!

-Không chán à? Cảm ơn các con đã ghé thăm cha. Cha rất hạnh phúc có các con đang ở đây. Các con có hạnh phúc không?

-Có ạ!

'Tàu trẻ em "được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 đang gặp các vấn đề xã hội hoặc gia đình đã có một cơ hội độc đáo để chia sẻ kinh nghiệm của mình, trên một cuộc hành trình thú vị và cuối cùng có một cuộc gặp gỡ đặc biệt với Đức Giáo Hoàng. Một số em chỉ mới đến Rôma lần đầu tiên.

- Các con sẽ làm gì tiếp theo? Kế hoạch của các con trong ngày hôm nay là gì?

- Chúng con đang đến thăm nơi tuyệt vời này. Chúng con sẽ được ôm lấy bởi các hàng cột trong Quảng trường Thánh Phêrô, mỗi cột sẽ giống như một đứa trẻ ôm lấy chúng con. Và chúng con sẽ bám vào chúng. Sau đó chúng con sẽ thăm đền thờ Thánh Phêrô, trong đó chứa đựng tất cả lịch sử của chúng con. Sẽ có âm nhạc. Đức Thánh Cha đang ở trong trái tim của chúng con. Và trái tim của chúng con tháp tùng Đức Thánh Cha. Chúng con sẽ lên đường lúc 16:00. Đức Thánh Cha có muốn đi trên tàu với chúng con không? Có những trẻ em từ bệnh viện Bambin Gesù đã thực hiện những tấm màn màu để hiệp thông với chuyến tàu tình yêu của chúng con.

-Rất tốt. Chúc các con một ngày tốt lành. Nhưng hôm nay sẽ khá nóng? Cái nóng không làm phiền các con chứ?

-Không, nếu chúng con được gặp Đức Thánh Cha!

-Cảm ơn các con. Chúc một ngày tuyệt vời.

Sự kiện này là một phần của chương trình "Khu vườn của trẻ em”, với mục đích giúp đỡ trẻ em đang gặp các vấn đề xã hội, gia đình, bằng cách tổ chức những kinh nghiệm thú vị và giáo dục.

7. Các nhà phò sinh Ái Nhĩ Lan kêu gọi lương tâm của các dân biểu khi bỏ phiếu về luật cho phép phá thai

Các nhà phò sự sống tại Ái Nhĩ Lan đang kêu gọi lãnh tụ các đảng phái nước này phải để cho đảng viên của họ được tự do trong việc bỏ phiếu hợp pháp hóa hay bác bỏ đạo luật cho phép phá thai.

Sau khi lãnh đạo Đảng Fine Gael nói rằng tất cả các đảng viên phải tuân thủ kỷ luật đảng và phải hỗ trợ cho việc thông qua đạo luật này, các nhà lập pháp là đảng viên của đảng này tuyên bố họ phải được phép bỏ phiếu theo lương tâm của họ

Các nhà lập pháp ủng hộ cuộc sống đã chỉ ra một tiền lệ là vào năm 1993, Alan Shatter hiện là Bộ trưởng Tư Pháp đã từng bỏ phiếu chống lại đảng của ông, nhưng không hề bị hình thức kỷ luật nào.

Trong một diễn biến liên quan, Đức Hồng Y Raymond Burke, người đứng đầu Tòa Ân Giải Tối Cao, nói rằng Thủ tướng Enda Kenny đã nhầm lẫn khi ông tuyên bố rằng mặc dù ông là một người Công Giáo, ông không thể cho phép đức tin của mình hướng dẫn lập trường của ông về vấn đề phá thai.

Đức Hồng Y người Mỹ nói với người Công Giáo Ái Nhĩ Lan rằng:

"Phá thai chống lại luật luân lý tự nhiên, là luật đã được ghi khắc trong con tim con người. Người ta không thể thoái thác rằng vì mình là một chính trị gia thì mình có quyền thoái thác những vấn nạn về phá thai bằng cách tuyên bố rằng người ta không nên mang đạo Công Giáo của một người vào các lĩnh vực chính trị."

8. Đức Thánh Cha Phanxicô: Kitô hữu không thể là những người bài Do Thái vì chúng ta chia sẻ nguồn gốc chung!

Trong khi tiếp một phái đoàn của Ủy ban Do thái quốc tế về tham vấn Liên tôn hôm thứ hai 24 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các mối giây hiệp nhất Kitô giáo và Do Thái Giáo. Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng Công Đồng Vatican II và tuyên bố "Nostra Aetate" đã đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai tôn giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Trong văn bản của Công Đồng, Giáo Hội nhìn nhận ‘sự khởi đầu của đức tin và việc Chúa đã chọn các tổ phụ, Môi-se và các tiên tri’. Và, đối với người Do Thái, Công Đồng nhắc lại giáo huấn của Thánh Phaolô, người đã viết ‘khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi thì người không hề đổi ý’ (Rm. 11:29)”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói với các cử toạ rằng chính ngài đã quen biết với nhiều nhân vật lãnh đạo của người Do Thái. Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài đã rất thích trao đổi quan điểm với những người Do Thái từ những ngày ngài còn là Tổng giám mục của Buenos Aires. Vào thời điểm đó, ngài còn tổ chức một chương trình truyền hình và viết một cuốn sách chung với giáo sĩ Do Thái tại Á Căn Đình là Abraham Skorka. Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài phát biểu của mình với một lời chào bình an quen thuộc của người Do Thái: "shalom".

9. Đức Hồng Y George Pell nói về việc cải tổ Giáo triều Rôma

Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới chỉ lãnh đạo Giáo Hội hơn ba tháng nhưng sự mến mộ dành cho ngài đã khá rõ ràng. Những buổi triều chung mỗi thứ Tư hàng tuần và các buổi đọc kinh Truyền Tin lôi cuốn hàng trăm ngàn người tuôn về Vatican mỗi tuần. Đây là điều Đức Hồng Y George Pell của Úc Đại Lợi đã trực tiếp chứng kiến trong chuyến thăm gần đây của ngài tại Rôma.

Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sydney nói:

"Xe taxi không làm sao được vào Via della Conciliazione đơn giản vì có quá đông người. Các buổi triều yết chung có đôi khi hơn 85,000 người tập trung về đây. "

Nhưng có lẽ những thay đổi bên trong Vatican thu hút sự chú ý của Đức Hồng Y nhiều hơn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y George Pell là một trong tám vị Hồng Y tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc cải cách Giáo triều Rôma.

Mặc dù vai trò chính xác của hội đồng vẫn chưa được xác định, Đức Hồng Y Pell nói, có hai khả năng chính, sẽ được thảo luận khi nhóm tổ chức cuộc họp đầu tiên vào tháng Mười.

Ngài nói:

"Một phương pháp tái cấu trúc Giáo triều bao gồm những thay đổi lớn một cách toàn bộ và triệt để. Một cách khác là xem xét các vấn đề, trước mắt là những vấn đề gì và bắt đầu với từng vấn đề một. "

Việc tiến hành cải cách Giáo triều Rôma đã được thảo luận bởi các vị Hồng Y vào thời điểm Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng. Đức Hồng Y Pell cho biết ủy ban sẽ không né tránh các vấn đề gây nhiều tranh cãi như cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, Ngân hàng của Vatican, việc phát triển sự giao tiếp hiệu quả hơn giữa Đức Giáo Hoàng, với các Giám Mục và các giáo phận.

Đức Hồng Y nhận định:

"Chắc chắn ưu tiên đối với Đức Thánh Cha là làm thế nào ngài, như người Kế Vị Thánh Phêrô, liên hệ với các giám mục là những người kế vị các tông đồ và cũng là những người cùng với ngài tạo thành tông đồ đoàn."

Tám vị Hồng Y sẽ phản ánh về Giáo Hội hoàn vũ, vì các ngài đến từ các miền khác nhau trên thế giới. Đức Hồng Y Pell nghĩ rằng cơ cấu cố vấn có thể có thêm các thành viên khác trong tương lai.

Ngài nói:

"Chúng tôi gồm có tám người từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng có thể là chín người với một vị nào đó từ Giáo Hội Công Giáo Đông phương. "

Theo Đức Hồng Y, Đức Giáo Hoàng đã tham khảo ý kiến với nhiều vị trong và ngoài Giáo triều Rôma, để xem những gì có thể được thực hiện nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của Giáo Hội.

10. Đức Giáo Hoàng gặp Thủ tướng Malta và những cô con gái song sinh

Hôm thứ Hai 24 tháng 6, Đức Thánh Cha đã tiếp Thủ tướng Malta tại điện Tông Toà của Vatican. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước.

Thủ tướng Joseph Muscat đã tặng Đức Giáo Hoàng hình ảnh của bốn vị Thánh Sử được chạm trổ trên đá bởi một nghệ nhân Malta. Hiện diện trong buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha còn có 5 cô con gái của Thủ tướng gồm một cặp sinh đôi và một cặp sinh ba.

11. Quan ngại về tình trạng an ninh tại Bức Tường Than Khóc khiến cảnh sát Do Thái bắn chết cả người Do Thái

Một người đàn ông Do Thái đã bị cảnh sát Do Thái bắn chết ngay tại Bức tường Than Khóc ở phía Tây Jerusalem hôm thứ Sáu 21 tháng 6.

Việc cảnh sát Do Thái bắn chết một người Do Thái là chuyện rất hi hữu và biến cố bi đát này có thể là do tâm lý căng thẳng của các lực lượng Do Thái đang tuần tra nghiêm ngặt trong khu vực tiếp theo những tin tình báo về khả năng di tích lịch sử này bị người Hồi Giáo đánh bom.

Người đàn ông Do Thái bị bắn chết đã lao vào cảnh sát trong khi hô lớn "Allahu akbar!" “Thiên Chúa thật cao cả”. “Allahu akbar” không phải là tiếng Do Thái nhưng là tiếng Ả rập và đã từng là tựa đề bài quốc ca của Libya từ năm 1969 cho đến ngày 20 tháng 10 năm 2011 khi tổng thống Muammar Muhammad Abu Minyar al-Gaddafi, người thường được gọi là Đại Tá Gaddafi bị lật đổ và bắn chết.

“Allahu akbar” cũng là khẩu hiệu thường được người Palestine hô to trong các cuộc biểu tình chống Do Thái.

Cảnh sát nghĩ ông này đeo bom tự sát nên đã nổ súng. Cảnh sát tỏ ra rất nhạy cảm với các mối đe dọa khủng bố đặc biệt là vào thứ Sáu khi người Hồi giáo Palestine tụ tập để cầu nguyện.

12. Các Đức Giám Mục Miến Điện xác định những thách thức quốc gia phải đối mặt

Sau cuộc họp thường niên các giám mục Miến Điện đã đưa ra một thư chung bày tỏ niềm vui trước những thay đổi chính trị lớn lao của đất nước gần đây và phác thảo ra những gì các vị cho là thách thức lớn nhất mà quốc gia họ giờ đây phải đối mặt.

Theo các giám mục nước này cần thiết phải tái lập việc giáo dục bắt buộc ở bậc phổ thông, tôn trọng "các quyền và phẩm giá của các nhóm bản địa," và phải chấm dứt ngay tình trạng xung đột sắc tộc và tôn giáo.

"Chúa đã ban cho đất nước chúng ta những tài nguyên thiên nhiên cần phải được bảo vệ và không thể để cho nước ngoài khai thác". Các Giám Mục cũng kêu gọi viện trợ cho người tị nạn Miến Điện. "Sự im lặng và nước mắt của họ đang kêu gào công lý."

Miến Điện hiện có 54,600,000 dân trong đó 89% theo Phật Giáo, 4% theo Hồi Giáo, 4% theo Kitô Giáo trong đó người Công Giáo chỉ có 1%. Theo Niên Giám của Giáo Hội Công Giáo năm 2011, Miến Điện có 16 giáo phận trong đó có 3 tổng giáo phận trong đó lớn nhất là tổng giáo phận thủ đô Yangon.

13. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Tổ chức Lương nông Thế giới: Chúng ta phải ngăn chặn nạn đói ngay

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi chấm dứt nạn đói trên thế giới trong cuộc gặp gỡ với hơn 400 thành viên tham dự hội nghị của Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc. Phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng lên án rằng ngày nay nạn đói không được xem là vấn đề cấp bách hay 'gây xôn xao dư luận'. Ngài cũng chỉ ra rằng thay vì giúp đỡ người nghèo, nhiều tổ chức và nhiều vị lãnh đạo chính trị thường sử dụng cuộc khủng hoảng kinh tế như một cách để trút trách nhiệm.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi tin đây là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa của chúng ta hôm nay để cùng chia sẻ ý tưởng rằng cần phải thực hiện điều gì đó nhiều hơn nữa nhằm đưa ra một động lực mới trong các hoạt động quốc tế vì người nghèo. Chúng ta được linh hứng là phải thật sự làm cái gì đó chứ không phải chỉ có thiện chí suông, hay tệ hơn, chỉ là những lời hứa thường là hão huyền. Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay cũng không thể tiếp tục được xem như một cái cớ để thoái thác trách nhiệm. Cuộc khủng hoảng sẽ không hoàn toàn chấm dứt cho đến khi nào hoàn cảnh và điều kiện sống của anh chị em chúng ta được xem xét trên phương diện nhân bản và phẩm giá con người".

Đức Thánh Cha cũng cho hay mọi người phải cảm thấy một ý thức gia tăng trách nhiệm. Về phần Giáo Hội, Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội có thể đưa ra trợ giúp nền tảng cho Tổ chức Lương nông Thế giới và các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Con người và phẩm giá con người có nguy cơ bị biến thành trừu tượng và mơ hồ trước các vấn đề như việc sử dụng vũ lực, chiến tranh, suy dinh dưỡng, bị gạt ra bên lề xã hội, tình trạng vi phạm các quyền tự do cơ bản, và đầu cơ tài chính. Tất cả những điều này đang ảnh hưởng đến giá cả lương thực, khi con người được xem như là một thứ hàng hóa, trong khi chức năng chính của họ không được tính đến. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục nhấn mạnh đến con người và phẩm giá con người, không đơn giản chỉ là khẩu hiệu, nhưng là những trụ cột để tạo ra các nguyên tắc và cấu trúc chung vốn có thể đi xa hơn những phương pháp tiếp cận duy thực tế hoặc kỹ thuật. Bằng cách đó, chúng ta có thể loại trừ những chia rẽ và khác biệt".

Hội nghị thường niên của Tổ chức Lương nông Thế giới bắt đầu vào ngày 15 tháng Sáu, kéo dài đến 22 tháng Sáu. Hội nghị có sự tham dự của nhiều vị lãnh đạo chính trị, như Tổng thống Ghana, Panama và Venezuela.

14. Việc phong thánh cho đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có thêm triển vọng

Thông tấn xã ANSA và nhiều tờ báo khác phát hành tại Ý loan tin rằng đã có thêm những bằng chứng thuận lợi cho việc phong thánh cho đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Theo báo cáo của hội đồng y khoa của Toà Thánh được công bố vào tháng 4 vừa qua, một phụ nữ ở Mỹ Châu Latin đã được chữa lành một cách tự nhiên vào ngày 1 tháng 5 năm 2011, nhờ sự cầu bầu của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Sự kiện này xảy ra chỉ vài giờ sau khi đức cố Giáo Hoàng được phong chân phước

Dù phép lạ này có được hội đồng y khoa và các chuyên gia tư vấn về thần học xác nhận là thật, thì các vị Hồng Y thành viên của ủy ban phong thánh vẫn phải bỏ phiếu chấp thuận, trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô châu phê việc phong thánh này.

Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz của Kraków Ba Lan, nguyên là bí thư của Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị, và nhiều người khác đang hy vọng việc phong thánh có thể được diễn ra vào tháng Mười năm nay nhân ngày kỷ niệm 35 năm đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła được bầu làm Giáo Hoàng Gioan Phao-lô Đệ Nhị vào ngày 16 tháng 10 năm 1978.

15. Đảng đối lập Venezuela gặp gỡ Đức Thánh Cha

Hai ngày sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các thành viên của đảng đối lập sau buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần. Các vị trong đảng Đối Lập Venezuela đã tặng cho Đức Thánh Cha một bức tranh Đức Mẹ, được bao quanh với màu sắc của lá cờ Venezuela.

Họ cám ơn Đức Thánh Cha đã đóng vai trò hòa giải mà Giáo Hội đã thực hiện ở Venezuela, đặc biệt là khi đất nước phải đối mặt với sự phân hóa chính trị sâu sắc. Trước đó, các vị trong đảng đối lập đã gặp gỡ với Bộ Ngoại giao của Vatican.

16. Anh quốc bác bỏ đề nghị để Đức Giáo Hoàng đứng làm trung gian hòa giải về cuộc tranh chấp quần đảo Falklands

Các quan chức chính phủ Anh đã bác bỏ một đề nghị của Tổng thống Á Căn Đình là bà Cristina Kirchner theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc tranh chấp giữa hai nước về chủ quyền của quần đảo Falkland.

Sau trận chiến diễn ra năm 1982, cho đến nay Á Căn Đình vẫn tiếp tục thách thức tuyên bố của Anh về chủ quyền trên quần đảo Falklands - được người dân Á Căn Đình gọi là Malvinas nằm ngoài khơi Đại Tây Dương.

Năm ngoái, trong chuyến thăm Vatican, bà Kirchner đã từng thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đứng ra giải quyết các tranh chấp giữa hai bên.

Các quan chức ở London đã bác bỏ thẳng thừng triển vọng về sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng.

Mark Lyall Grant, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc nói:

"Tôi chắc chắn chia sẻ quan điểm cho rằng tôn giáo không thể giúp giải quyết vấn đề này"

Các quan chức Anh có thể có những lý do để từ chối lời kêu gọi sự can thiệp của Vatican, vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người Á Căn Đình.

Trong các thời điểm khác nhau, quần đảo Falklands đã từng có người Pháp, người Anh, Tây Ban Nha và Á Căn Đình sinh sống.

Anh đã thiết lập chủ quyền trên quần đảo này từ năm 1833 bất chấp việc Á Căn Đình luôn coi đây là hòn đảo của họ. Năm 1982, Á Căn Đình đổ quân chiếm đóng và cuộc chiến không tuyên bố giữa hai nước đã diễn ra trong 2 tháng, kết thúc với việc quân trú đóng của Á Căn Đình đầu hàng quân Anh.

Quần đảo hiện có dân số là 2932 người. Phần lớn là người địa phương sinh sống lâu đời ở đây.

17. Ngày Tị nạn Thế giới: 'Khi đã được ban cấp quy chế tị nạn chính trị, thách đố của họ vẫn chưa hết'

Ngày 20 tháng Sáu hằng năm là Ngày Tị nạn Thế giới, mục đích của ngày này là nhằm nâng cao nhận thức về tất cả những thách đố mà người tị nạn phải đối mặt khi họ rời khỏi quê hương đất nước của mình. Người ta ước tính khoảng 100 triệu người trên khắp thế giới đã phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Cha Giovanni La Manna, Giám đốc Astalli (Ý) cho biết: "Từ việc tìm kiếm một chỗ để nghỉ ngơi, một nơi để ăn uống và một chốn để sống cho ra con người, và cả trong tiến trình thanh lọc, những thách đố vẫn chưa hết, nhưng vẫn tiếp diễn sau đó".

Cha Giovanni La Manna là Giám đốc trung tâm Astalli tại Ý, là một trong những trung tâm tị nạn quan trọng nhất của nước này. Cha cho hay vấn đề di dân và tị nạn là vấn đề phổ quát, nhưng nó thường bị các chính trị gia bóp méo. Tuy nó đang là một vấn đề nóng bỏng, nhưng cũng cần phải làm một điều gì đó.

Cha Giovanni La Manna nói thêm: "Ở đảo Lampedusa của Ý, ngư dân được chuyển đến một khu vực có lẽ là một nghĩa trang. Khi họ thả lưới trên biển, có lúc họ phát hiện hài cốt của con người".

Trong một cuộc hội thảo, cha nói rằng thật mỉa mai là một cặp kính hoặc hàng hóa có thể dễ dàng được vận chuyển từ nước này sang nước khác. Nhưng đối với con người thì nó trở nên điều gì đó vô cùng phức tạp.

Cha Giovanni La Manna cho biết: "Mọi người cần hiểu những người tị nạn là ai. Những người di dân là ai? Trên bình diện chính trị, chúng ta cần phải có những người chịu trách nhiệm. Phẩm giá và quyền của người tị nạn phải được tôn trọng".

Để nâng cao nhận thức về di dân và tị nạn, Phân Vụ Trợ Giúp Di Dân của Dòng Tên đã tổ chức một cuộc trưng bày ở Giáo xứ Thánh Danh Chúa Giêsu tại Rôma. Trên mặt tiền của giáo xứ, một màn ảnh kỹ thuật số trình chiếu những kinh nghiệm tị nạn vào mỗi đêm cho đến hết ngày 21 tháng Sáu.

18. Đức Giáo Hoàng thành lập ủy ban cải cách Ngân hàng Vatican

Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn hài hòa tốt hơn Ngân hàng Vatican với sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ. Để đạt được mục tiêu này, Đức Giáo Hoàng đã thành lập một ủy ban năm người. Nhiệm vụ của nhóm là phân tích các hoạt động của Ngân hàng Vatican và đề nghị cải cách.

Ủy ban này được điều hành bởi Đức Hồng Y Raffaele Farina người Ý. Các thành viên khác bao gồm Đức Hồng Y người Pháp Jean-Louis Tauran, là một trong năm vị Hồng Y trong ban điều hành của Ngân hàng; giáo sư Mary Ann Glendon, cựu đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, người cũng là chủ tịch của Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội; thẩm phán giáo luật Juan Ignacio Arrieta người Tây Ban Nha, là người phụ trách phối hợp các hoạt động của ủy ban; và Đức Ông Peter Wells, người Mỹ, thuộc phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ đóng vai trò thư ký.

Đức Giáo Hoàng đã cho phép ủy ban được truy cập vào tất cả các hồ sơ có liên quan đến Ngân hàng Vatican. Ủy ban sẽ tường trình kết quả lên Đức Giáo Hoàng càng sớm càng tốt.

Ngân hàng Vatican, thường được gọi là Viện Giáo Vụ, hoặc IOR, gồm 112 nhân viên và 19,000 tài khoản ngân hàng quản lý số tiền lên đến khoảng 6 tỷ euro.

19. Đức Giáo Hoàng nói trong cuộc họp với các sứ thần Tòa Thánh: "Anh em đừng bao giờ quên anh em là các mục tử '

Vị đại diện của Đức Giáo Hoàng được gọi là Sứ Thần Tòa Thánh tại các quốc gia có quan hệ chính thức với Tòa Thánh, hay là Khâm Sứ Tòa Thánh tại các quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao. Sáng 21 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp 148 vị Sứ Thần và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Vatican với một bài phát biểu dài.

Đức Thánh Cha nói:

"Công việc của anh em rất quan trọng trong ý hướng 'tạo ra' và 'xây dựng' Giáo Hội. Giữa các Giáo Hội địa phương và Giáo Hội phổ quát, giữa các Giám Mục và Giám Mục Rôma. Anh em không phải là những người trung gian, nhưng là những cầu nối. Qua sứ vụ này, anh em tạo ra tình hiệp thông. Và nhiệm vụ quan trọng nhất của anh em là liên lạc. Để là người liên lạc, anh em cần phải nhận thức được nhiều điều. Không chỉ là thủ tục giấy tờ, điều đó cũng là quan trọng, nhưng hơn thế nữa anh em phải biết về con người. Vì vậy, tôi nghĩ rằng mối quan hệ cá vị giữa Giám Mục Roma và anh em là điều cần thiết."

Đức Thánh Cha chân thành cám ơn sự phục vụ của các vị Sứ Thần Tòa Thánh, nhiều khi trong những hoàn cảnh khó khăn, sống trong tình trạng như những người du mục, thường phải thay đổi nhiệm sở, phải hy sinh, từ bỏ nhiều liên hệ bạn hữu, luôn bắt đầu lại, luôn phải thích ứng với những hoàn cảnh của Giáo Hội và đất nước mình được gửi gửi tới.

Đức Thánh Cha đặc biệt đề cập đến một nhiệm vụ quan trọng của các vị Sứ Thần Tòa Thánh là điều tra để làm danh sách các ứng viên Giám Mục. Ngài nói: “Trong công tác tế nhị này, anh em hãy chú ý làm sao để chọn các ứng viên là những vị mục tử gần gũi dân chúng, là những người cha và người anh, hiền từ, kiên nhẫn và từ bi; yêu mến thanh bần, thanh bần nội tâm như một sự tự do vì Chúa và thanh bần bên ngoài như sự đơn sơ và khổ hạnh; các ứng viên ấy không phải là người có tâm lý như những “ông hoàng”.