Ngày 25-06-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/06: Khôn ngoan khi sửa lỗi – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:39 25/06/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại nói với người anh em: ‘Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn’, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.”


Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:06 25/06/2023

27. Nếu anh là đầy tớ của Thiên Chúa thì đừng để xích sắt của nhân gian trói anh lại, nhưng nên để dây xích của Đức Chúa Giê-su buộc anh lại.

(Thánh Benedictus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:09 25/06/2023
85. CHỊ EM TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI

Một quý phụ nhận nuôi một em bé mồ côi nghèo, cô bé rất thông minh và ngoan ngoãn.

Một hôm, bà quý phụ nói với nó:

- “Linh Linh, con thật là một cô bé tốt, lễ giáng sinh sắp tới rồi mẹ muốn đặt mua cho con mấy bộ áo quần mới, mẹ đã nói với người bán áo quần rồi, bây giờ con cầm tiền rồi tự mình đi chọn những bộ áo quần mà con thích, được chứ?”

Bà quý phụ đưa tiền cho nó, Linh Linh suy nghĩ giây lát rồi mới nói:

- “Thưa mẹ, con đã có rất nhiều áo quần mới rồi, nhưng em gái của con là Lan Lan thì áo quần đã cũ và rách rồi. Nếu nó lại thấy con mặc áo quần mới thì trong lòng rất là không vui, con có thể đem tiền này cho nó được không? Nó rất thích con, con cũng rất nhớ nó. Trước đây con bị bệnh thì nó đều ở bên giường chăm sóc cho con, nó là cô y tá nhỏ dễ thương nhất trên đời này.”

- “Con ngoan.”- bà quý phụ nói tiếp: “Mau viết một lá thư gởi cho Lan Lan, mời nó sau này đến ở với chúng ta. Sau này con có thứ gì thì Lan Lan cũng có thứ đó. Đã biết hai chị em con rất thương yêu nhau, thì mẹ cũng làm hết sức để chúng con cùng vui vẻ.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 85:

Không có bạn hữu nào giống như chị gái ruột của mình, bất cứa hoàn cảnh bình lặng hay phong ba bão táp, đều có thể giúp chúng ta giải quyết những phiền não và cũng có thể khiến bạn mất phương hướng.

Có một người chị tốt thì giống như có người mẹ thứ hai vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chọn làm gia nghiệp
Lm. Minh Anh
17:42 25/06/2023

CHỌN LÀM GIA NGHIỆP
“Hạnh phúc thay dân nào, Chúa chọn làm gia nghiệp!”.

Trong “Wealthy People of the Bible”, “Những Người Giàu của Thánh Kinh”, Ola Aroyehun viết, “Tập ngân phiếu của bạn là một cuốn nhật ký về các việc lành; đó là sản nghiệp trên trời. Tập ngân phiếu của bạn có thể hiện lòng thương xót đối với những người khác không?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách thức làm dày “tập ngân phiếu” mai ngày, bằng cách sống xót thương như Ngài, hầu xứng đáng là thần dân của Vương Quốc mới. Và sẽ khá bất ngờ, khi chúng ta coi Abraham, như một nhân vật tiền trưng, đại diện cho những ai sống trong Vương Quốc đó, những ai được Chúa ‘chọn làm gia nghiệp’.

Hôm nay và những ngày kế tiếp, sách Sáng Thế tường thuật ơn gọi của Abraham. Thiên Chúa gọi Abraham ra khỏi xứ, ban cho ông lời hứa và ‘Đất Mới’. Abraham tin vào Chúa, từ bỏ quê hương; và Thiên Chúa đã giữ lời, ban cho ông ‘Đất Mới’. Đây cũng là hình ảnh báo trước Vương Quốc mà Chúa Giêsu, miêu duệ Abraham, sẽ thiết lập. Ai sống trong Vương Quốc Ngài, sẽ là ‘Dân Mới’ của Thiên Chúa. Thánh Vịnh đáp ca bày tỏ tâm tình hân hoan, “Hạnh phúc thay dân nào, Chúa chọn làm gia nghiệp!”.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy tất cả những ai trong tư cách ‘dân mới’ được Chúa ‘chọn làm gia nghiệp’ biết nhận ra lòng thương xót của Ngài; từ đó, có thể làm dày “tập ngân phiếu” của mình bằng cách xót thương tha nhân, cách riêng, trong việc xét đoán. Ngài nói, “Các con đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét!”. Bằng một ‘ảnh chụp’ vô cùng thú vị, đầy tính hài hước, Ngài nói, “Sao ngươi thấy cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt mình?”.

Bạn và tôi, những người có ‘đà’ trong mắt, đang sống một nền ‘văn hoá đoán xét’; bản năng lên án, miêu tả ai đó dưới ‘ánh sáng’ tồi tệ nhất của họ luôn được ưu tiên! Chúa Giêsu biết rõ tất cả chúng ta đều ‘giảm thị lực’ khi nói đến người khác. Tại sao? Có lẽ một phần, nhiều người trong chúng ta ‘mất bình an’ trong tâm hồn; hoặc chính ‘sự hiện diện của tội lỗi’ trong cuộc sống khiến chúng ta không có khả năng nhìn thấy sự tốt lành ngoài những khiếm khuyết của người anh em. Thấy họ như mình hoặc tệ hơn mình, chúng ta trấn an lương tâm! Thật không may, lên án người khác mang lại cho chúng ta một ‘sự hài lòng méo mó’ nào đó, vốn không bao giờ được thoả mãn. Vậy mà, những lời đàm tiếu và vu khống có thể sắc hơn dao! Và bạn đừng quên, “Ngôn từ của bạn cho biết bạn là ai!”.

Anh Chị em,

“Hạnh phúc thay dân nào, Chúa chọn làm gia nghiệp!”. Là con cái Chúa, chúng ta được Chúa ‘chọn làm gia nghiệp’. Ngài muốn chúng ta nhận ra lòng thương xót của Ngài; cùng lúc, làm dày “tập ngân phiếu” của mình mỗi ngày bằng cách sống lòng thương xót đó đối với tha nhân. Chúa Giêsu nói thêm, “Các con đong bằng đấu nào, sẽ được đong lại bằng đấu ấy”. Cách tốt nhất để loại bỏ một thói quen xấu là hình thành một thói quen tốt! Mỗi khi bị cám dỗ lên án người khác, bạn và tôi hãy lập tức cầu nguyện cho người anh em, chiêm ngắm lòng thương xót Chúa trên họ và trên bản thân; bình an nhất định sẽ đến! Có như thế, chúng ta mới xứng đáng là con cái trong Vương Quốc được Chúa ‘chọn làm gia nghiệp’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước gì “tập ngân phiếu” mai đây của con ngày càng dày. Để được vậy, giúp con luôn nhìn lên Chúa, nhìn xuống bản thân, và nhìn sang người anh em với một trái tim yêu thương!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khách hành hương đi bộ 59 dặm hay 95 km đến đền thờ Đức Mẹ Walsingham của nước Anh vào mùa hè này
Đặng Tự Do
17:53 25/06/2023


Theo Hiệp hội Thánh Lễ Latinh, gọi tắt là LMS, của Anh và xứ Wales, là nhóm đang tổ chức sự kiện mùa hè này, “Số người tham dự kỷ lục” dự kiến sẽ diễn ra trong cuộc hành hương hàng năm sắp tới tại Đền thờ Đức Mẹ Walsingham nổi tiếng của nước Anh.

Được biết đến với cái tên “Nazareth của nước Anh”, ngôi đền nổi tiếng nằm ở bờ biển phía bắc của East Anglia và được thành lập vào khoảng năm 1061.

Lấy cảm hứng từ cuộc hành hương đi bộ nổi tiếng từ Paris đến Chartres, những người hành hương sẽ gặp nhau ở Ely, East Cambridgeshire, vào Thứ Năm, ngày 24 tháng 8, và đi bộ khoảng 59 dặm hay 95km đến Walsingham, nơi hành trình của họ sẽ kết thúc với Thánh lễ tại Nhà nguyện Hòa giải của Walsingham, sau đó là các buổi tĩnh tâm vào Chúa Nhật, ngày 27 tháng 8.

Trong một email trao đổi với CNA vào ngày 13 tháng 6, Joseph Shaw, chủ tịch Hiệp hội Thánh Lễ Latinh, cho biết: “Năm ngoái chúng tôi có 160 người hành hương, kể cả các tình nguyện viên; đây là một bước nhảy vọt so với năm trước, bản thân nó đã là một sự gia tăng lớn so với mức trước COVID… Những dấu hiệu ban đầu cho thấy chúng tôi sẽ có một năm phá kỷ lục khác trong năm nay, như người Pháp đã có trong chuyến hành hương Chartres.

Trong suốt cuộc hành hương sẽ có ca hát, đọc kinh Mân Côi, cử hành thánh lễ hàng ngày và xưng tội trên đường.

Khi được hỏi điều gì làm cho cuộc hành hương này khác với những cuộc hành hương khác đến Walsingham, Shaw nói: “Rất nhiều người hành hương đến Walsingham mỗi năm, một số đi bộ, một số đi theo nhóm. Điều đặc biệt về cuộc hành hương của chúng tôi là nó mở cửa cho tất cả mọi người — không giống như một chuyến dã ngoại của giáo xứ — và tinh thần của cuộc hành hương, vốn được gợi hứng bởi cuộc hành hương Chartres ở Pháp là: ca hát, đọc kinh Mân Côi, cử hành thánh lễ hàng ngày, xưng tội trên đường, ngày càng nhiều quy mô lớn, và đòi hỏi vật chất.

“Chúng tôi nhỏ hơn rất nhiều so với Chartres, nhưng trải nghiệm khá giống nhau. Chuyến đi bộ hàng ngày ngắn hơn một chút và chúng tôi cố gắng tận dụng tối đa kích thước nhỏ bé của mình bằng cách chuẩn bị bữa tối mới nấu cho những người hành hương: Thức ăn trong chuyến hành hương Chartres rất cơ bản! Chúng tôi cũng có một ca trưởng trong mỗi chặng hàng hương để dẫn dắt việc ca hát.”

Đền thờ Đức Mẹ Walsingham được biết đến với tên gọi là “Nazareth của nước Anh,” tọa lạc trên bờ biển phía Bắc của Đông Anglia và được thành lập vào khoảng năm 1061. Một nữ quý tộc Công Giáo sùng đạo người Anh - Richeldis de Faverches - đã cầu nguyện rằng bà có thể đảm nhận một số công việc đặc biệt để vinh danh Đức Mẹ. Qua những lời cầu nguyện của mình, Đức Maria đã chỉ cho cô ấy Ngôi nhà Truyền tin ở Nazareth và yêu cầu cô ấy xây dựng một bản sao ở Walsingham như một đài tưởng niệm lâu dài về Lễ Truyền tin.

Shaw nói với CNA rằng những người hành hương đã tham dự cho đến nay là một nhóm đa dạng nhưng độ tuổi trung bình nghiêng về phía trẻ hơn, nhờ sự hiện diện của sinh viên, chuyên gia trẻ và trẻ em.


Source:Catholic News Agency
 
Bản tóm lược chính thức của Tài liệu Làm việc cho Phiên họp Toàn thể đầu tiên Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính Đồng nghị
Vũ Văn An
20:11 25/06/2023

Như bạn đọc đã thấy, ngày 20 tháng 6 vừa qua, Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục đã công bố Tài liệu Làm việc cho phiên họp toàn thể đầu tiên về tính Đồng nghị vào tháng 10 này.

Trong cuộc họp báo công bố Tài liệu Làm việc này, Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng thư ký của Thượng Hội đồng, phát biểu như sau:



"Tài liệu Làm việc không phải là tài liệu của Tòa thánh, mà là của toàn thể Giáo hội. Nó không phải là tài liệu được viết trên bàn giấy. Đó là tài liệu mà tất cả mọi người đều là đồng tác giả, mỗi người đều được mời gọi đảm nhận phần việc của mình trong Giáo hội, một cách ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần. [...] Qúy bạn sẽ không tìm thấy trong bản văn một lời giải thích có hệ thống mang tính lý thuyết về tính đồng nghị, mà là thành quả của một kinh nghiệm trong Giáo hội, của một hành trình trong đó tất cả chúng ta đã học được nhiều hơn bằng cách bước đi với nhau và tự hỏi về ý nghĩa của trải nghiệm này. Tôi có thể nói rằng Tài liệu Làm việc là một văn bản không thiếu tiếng nói của ai: tiếng nói của Dân Thánh Chúa; của các Mục tử, những người đã bảo đảm sự biện phân của Giáo hội bằng sự tham gia của họ; Đức Thánh Cha, người đã luôn đồng hành, nâng đỡ, khuyến khích chúng ta tiến bước. Tài liệu Làm việc cũng là cơ hội để toàn dân Chúa tiếp tục cuộc hành trình đã bắt đầu, và là cơ hội để những người cho đến nay chưa tham gia cùng tham gia”.

Về phần mình, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, S.I., Tổng Giám mục Luxembourg và là Tổng Tường trình viên của Phiên họp Thường kỳ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, đã nhắc lại rằng Tài liệu Làm việc
“không phải là một tài liệu, mà sau nhiều lần sửa đổi bởi các tham dự viên Thượng Hội đồng, được dự kiến sẽ dẫn đến một phiên bản cuối cùng để được biểu quyết vào cuối Thượng Hội đồng. Nó không phải là một câu trả lời tạm thời cho tất cả các câu hỏi về tính đồng nghị. Đúng hơn, nó là kết quả của quá trình Thượng Hội đồng ở tất cả bình diện, một kết quả dẫn đến nhiều câu hỏi mà các tham dự viên Thượng Hội đồng Giám mục có thể trả lời.Cấu trúc của văn bản và động lực cấu trúc của Thượng hội đồng có mối liên hệ mật thiết với nhau”.

Sau đây là bản tóm lược văn kiện dài 60 trang do Văn phòng Tổng thư ký công bố trong Phần giải đáp các câu hỏi thường gặp (FAQ):

Tiền đề

Tài liệu Làm việc bắt đầu bằng lời nói đầu ngắn gọn nhắc lại hành trình được thực hiện kể từ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập toàn thể Giáo hội trong Thượng hội đồng vào ngày 10 tháng 10 năm 2021. Do đó, nó kể lại các giai đoạn khác nhau mà dân Chúa trên đường đã hoàn thành.

Trước hết, việc tham khảo ý kiến của dân Chúa thuộc Giai đoạn địa phương của tiến trình Thượng Hội Đồng, một tiến trình, bắt đầu từ những bối cảnh và lãnh vực quan trọng, các Giáo hội địa phương trên khắp thế giới đã khởi xướng, trên cơ sở câu hỏi căn bản được nêu ra trong số 2 của Tài liệu Chuẩn bị (PD): «làm thế nào để 'cuộc hành trình cùng nhau' này, diễn ra ngày nay ở các bình diện khác nhau (từ bình diện địa phương đến bình diện phổ quát), cho phép Giáo hội loan báo Tin Mừng phù hợp với sứ mệnh được trao phó cho Giáo Hội; và Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta thực hiện những bước nào để phát triển như một Giáo hội đồng nghị?». Dựa trên những đóng góp của các Giáo hội địa phương, các Hội đồng Giám mục và các cơ quan hiệp thông của các Giáo hội Đông phương sui iuris [có quyền riêng] đã phân biệt, đưa ra các bản tóm tắt tạo thành cơ sở cho việc soạn thảo Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Lục địa (DCS). Giai đoạn Lục địa dựa trên việc cử hành bảy phiên họp có sự tham dự của các Giáo hội trong cùng một khu vực lục địa. Giai đoạn này giúp người ta có thể trực tiếp cảm nghiệm được tính Công Giáo của Giáo hội, một Giáo hội, trong nhiều lứa tuổi, giới tính và điều kiện xã hội, biểu lộ một sự phong phú phi thường về các đặc sủng và ơn gọi trong Giáo hội, đồng thời bảo tồn một kho tàng khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, các biểu thức phụng vụ và các truyền thống thần học. Sự giàu có này tượng trưng cho món quà mà mỗi Giáo hội địa phương cống hiến cho tất cả những người khác (x. Lumen Gentium 13). Khi giai đoạn đầu tiên kết thúc, rõ ràng là phương pháp đồng nghị lắng nghe và biện phân thực sự cho phép liên hệ và nâng cao các đoàn sủng cũng như ơn gọi trong Giáo hội mà không rơi vào sự độc dạng. Đồng thời, nó đã làm nổi bật một số căng thẳng có thể dẫn đến một sự hiệp nhất cao hơn (x. Evangelii Gaudium 221), trở thành những nguồn năng lực và không thoái hóa thành những phân cực hủy diệt. Nhưng trên hết, chúng đổi mới ý thức cho rằng việc trở thành một Giáo hội đồng nghị ngày càng đại diện cho căn tính, ơn gọi và vận mệnh của Giáo hội: cùng nhau bước đi, tức là tạo nên đồng nghị, là cách để thực sự trở thành môn đệ và bạn hữu của Vị Thầy và Chúa đã nói về mình «Ta là đường» (Ga 14:6).

Lời nói đầu tiếp tục nhấn mạnh cấu trúc và chức năng của Tài liệu Làm việc liên quan đến động lực học của Phiên họp.

Tài liệu Làm việc trước hết và trên hết là một công cụ để biện phân nhằm phục vụ các diễn biến của Thượng Hội đồng và việc chuẩn bị cho nó. Do đó, cấu trúc của Tài liệu Làm việc được mô hình hóa dựa trên động lực làm việc của nó. Các công việc sẽ được chia thành bốn thành phần nhỏ (modules), trong đó sẽ có cả các nhóm làm việc (circuli minores = các nhóm nhỏ) và các phiên họp toàn thể. Mỗi thành phần nhỏ sẽ có chủ đề là một trong các phần của Tài liệu Làm việc này.

PHẦN ĐẦU TIÊN CỦA TÀI LIỆU LÀM VIỆC - CHO MỘT GIÁO HỘI ĐỒNG NGHỊ

Phần nhỏ đầu tiên của Tài liệu Làm việc được dành cho giáo hội đồng nghị, như nó được hiểu và, trên hết, như nó được sống trong kinh nghiệm của tiến trình Thượng Hội Đồng.

Một trải nghiệm toàn diện

Kinh nghiệm là chìa khóa diễn giải cho tiến trình đồng nghị. Để hiểu phong cách của Giáo hội đồng nghị, người ta phải bắt đầu từ ý thức rằng nhân vật chính thực sự của toàn bộ tiến trình là Chúa Thánh Thần.

Những người tham gia vào tiến trình của Thượng Hội đồng đã nhìn nhận và cảm nghiệm đây là cơ hội để anh chị em gặp gỡ trong đức tin, nhờ lắng nghe nhau, họ có thể lắng nghe Chúa Thánh Thần, lớn lên trong mối dây liên kết với Chúa và trong tình yêu của họ đối với Giáo hội. Kinh nghiệm đồng nghị đã mở ra một chân trời hy vọng cho Giáo hội, một dấu chỉ rõ ràng về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo hội xuyên suốt lịch sử trên hành trình tiến về Vương quốc. Diễn trình Thượng Hội Đồng đã cho thấy cách thức phong cách đồng nghị cấu thành không gian trong đó cách giải quyết các vấn đề của Tin Mừng đối với các vấn đề thường được nêu ra theo cách báo thù hoặc vì nó mà đời sống của Giáo hội ngày nay thiếu chỗ dành cho chấp nhận và biện phân trở nên bất khả thi.

Tiến trình đồng nghị đã cho phép - chính nhờ kinh nghiệm đồng nghị - một sự hiểu biết tốt hơn về tính đồng nghị là gì.

Do đó, một thuật ngữ trừu tượng hoặc lý thuyết như 'tính đồng nghị' đã bắt đầu được hiện thân trong kinh nghiệm cụ thể. Từ việc lắng nghe dân Chúa nảy sinh một sự tiếp nhận và hiểu biết tiệm tiến về tính đồng nghị 'từ bên trong', vốn không bắt nguồn từ việc phát biểu một nguyên tắc, một lý thuyết hay một công thức, nhưng chuyển từ sự sẵn sàng để bước vào một tiến trình năng động của việc nói năng, lắng nghe và đối thoại xây dựng, tôn trọng và cầu nguyện.

Các dấu hiệu của Giáo hội đồng nghị

Kinh nghiệm về tính đồng nghị như đã trải qua trong quá trình này giúp có thể xác định một số yếu tố có thể được coi là cấu thành của Giáo hội đồng nghị.

- Một Giáo hội đồng nghị được thành lập trên cơ sở công nhận phẩm giá chung bắt nguồn từ Bí tích Rửa tội, làm cho tất cả những ai lãnh nhận Bí tích này trở nên con cái Thiên Chúa, nên thành viên của gia đình Thiên Chúa, và do đó là anh chị em trong Chúa Kitô, được cư ngụ bởi một Thần Khí duy nhất và được sai đi để hoàn thành một sứ mệnh chung. Không thể hiểu được một Giáo hội đồng nghị nếu không ở trong chân trời hiệp thông, vốn luôn luôn có sứ vụ loan báo và nhập thể Tin Mừng trong mọi chiều kích của sự hiện hữu con người. Do đó, cần phải thiết lập một không gian - được hiểu như là các định chế, cơ cấu và thủ tục - trong đó phẩm giá chung của phép rửa tội và sự đồng trách nhiệm trong sứ mệnh không những được khẳng định, mà còn được thi hành và thực hành;

- Một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội lắng nghe và là một Giáo hội của sự lắng nghe: là lắng nghe Thần Khí qua việc lắng nghe Lời Chúa và lắng nghe nhau với tư cách cá nhân và giữa các cộng đồng giáo hội. Việc lắng nghe cho và nhận có một chiều sâu thần học và giáo hội chứ không chỉ có tính chức năng, theo cách Chúa Giêsu lắng nghe những người được Người gặp gỡ. Phong cách lắng nghe này được kêu gọi để đánh dấu và biến đổi mọi mối quan hệ mà cộng đồng Kitô giáo thiết lập giữa các thành viên của mình cũng như với các cộng đồng tín ngưỡng khác và với toàn xã hội, đặc biệt là với những người mà tiếng nói của họ thường bị làm ngơ nhất.

- Một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội khao khát trở nên khiêm tốn, và biết học hỏi nhiều điều, thừa nhận những sai lầm mình đã phạm (những khủng hoảng liên quan đến lạm dụng tình dục, kinh tế, quyền lực và lương tâm). Đó là một lời mời buớc vào một cuộc hành trình sám hối và hoán cải mở ra những con đường hòa giải, chữa lành và công lý.

- Một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội gặp gỡ và đối thoại, không e ngại sự đa dạng mà nó mang theo, nhưng đánh giá cao nó mà không ép buộc nó phải độc dạng. Tiến trình đồng nghị đã nhấn mạnh tầm quan trọng không chỉ của việc cổ vũ một nền nhân học tương quan vốn tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy việc chuyển từ 'tôi' sang 'chúng ta', mà còn của việc gặp gỡ và đối thoại với các niềm tin Kitô giáo khác, với các tín đồ của các tôn giáo khác, và với các nền văn hóa và các xã hội được Giáo hội gắn kết.

- Một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội cởi mở, chào đón và đón nhận tất cả mọi người: Giáo hội là một Giáo hội hướng ngoại, với sự hiểu biết rằng không có biên giới nào mà chuyển động này của Thần Khí không cảm thấy bị bắt buộc phải vượt qua, để thu hút tất cả mọi người vào sự năng động của nó.

- Một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội sẵn sàng và có khả năng giải quyết những căng thẳng mà không bị chúng đè bẹp. Đặc biệt, nó nói về việc đối đầu một cách trung thực và không sợ hãi với lời kêu gọi hiểu biết sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tình yêu và sự thật. Tính đồng nghị là một cách đặc biệt để hoán cải, bởi vì nó tái lập Giáo hội trong sự hiệp nhất: Giáo hội chữa lành vết thương và hòa giải ký ức của mình, đón nhận những khác biệt của mình và cứu chuộc Giáo hội khỏi những chia rẽ ngày càng trầm trọng, nhờ đó giúp Giáo hội hiện thân trọn vẹn hơn ơn gọi của mình là «ở trong Chúa Kitô như một bí tích, hoặc như một dấu chỉ và dụng cụ của cả sự kết hợp chặt chẽ với Thiên Chúa lẫn sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại« (Lumen Gentium, n. 1).

- Một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội không ngừng nghỉ vì Giáo hội ý thức rằng mình dễ bị tổn thương và không trọn vẹn. Đây không phải là một vấn đề cần giải quyết, mà là một mầu nhiệm khôn thấu và thánh thiện của Thiên Chúa mà chúng ta phải luôn mở lòng đón nhận những điều ngạc nhiên của Người khi chúng ta đi xuyên qua lịch sử để hướng tới Nước Trời. Điều này cũng áp dụng cho các vấn đề mà tiến trình đồng nghị đã đưa ra ánh sáng. Bước đầu tiên, chúng đòi hỏi sự lắng nghe và chú ý, không vội vàng đưa ra các giải pháp ngay lập tức. Gánh nặng những câu hỏi này không phải là gánh nặng của cá nhân, mà là nhiệm vụ của toàn thể cộng đồng, mà đời sống tương quan và bí tích thường là câu trả lời tức thì hiệu quả nhất.

- Một Giáo hội đồng nghị cũng là một Giáo hội biện phân, trong vô số ý nghĩa mà thuật ngữ này mang trong các truyền thống tu đức khác nhau. Trở thành một Giáo hội biện phân có nghĩa là trở thành không gian cho hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng mời gọi chúng ta lớn lên trong khả năng nhận ra các dấu hiệu của nó.

Đối thoại trong Chúa Thánh Thần

Tiến trình đồng nghị đã cho phép xác định một phương pháp đồng nghị để biện phân: đàm thoại trong Chúa Thánh Thần.

Giai đoạn đầu tiên cho phép dân Chúa bắt đầu nếm trải hương vị của sự biện phân qua việc thực hành đàm thoại trong Thần Khí, một phương pháp được một số tài liệu gọi là 'đàm thoại thiêng liêng' hay 'phương pháp đồng nghị'. Phương pháp này, khi được hình thành qua việc thực hành trong các nhóm đồng nghị khác nhau, đã được trải nghiệm như một thời điểm của Lễ Hiện Xuống, như một cơ hội để cảm nghiệm mình là Giáo hội và chuyển từ lắng nghe anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô sang lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng là nhân vật chính đích thực của tiến trình thượng hội đồng. Trên thực tế, dần dần cuộc đàm thoại giữa các anh chị em trong đức tin mở ra không gian cho việc ‘cùng nhau lắng nghe’, nghĩa là cùng nhau lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần.

Phương pháp thiêng liêng này là một phần của truyền thống lâu đời về biện phân trong Giáo hội, một truyền thống đã nói lên nhiều phương pháp và cách tiếp cận. Giá trị truyền giáo tuyệt vời của nó nên được nhấn mạnh. Thực hành tâm linh này cho phép chúng ta chuyển từ "tôi" sang "chúng ta": nó không đánh mất hoặc xóa bỏ cá nhân, chiều kích bản vị của cái “tôi”, nhưng nhận ra nó và đưa nó vào chiều kích cộng đồng.

Việc đào tạo để đàm thoại trong Chúa Thánh Thần là đào tạo để trở thành Giáo hội theo cách đồng nghị. Nó đặc biệt đòi hỏi phải đào tạo những người hỗ trợ có khả năng đồng hành cùng các cộng đồng trong việc thực hành nó.

Hiệp Thông, Truyền Giáo và Tham Gia

Tiến trình Thượng Hội đồng đã diễn ra cho đến nay đã đưa ra ba ưu tiên mà Tài liệu Làm việc minh họa liên quan đến ba từ khóa của Thượng Hội đồng: hiệp thông, truyền giáo, tham gia, với một sự thay đổi trong thứ tự của điều thứ hai. Đây là những thách thức mà toàn thể Giáo hội phải tự đo lường mình để tiến một bước và phát triển trong hữu thể đồng nghị của chính mình ở mọi bình diện và từ tính đa nguyên của nhiều quan điểm. Chúng cần được giải quyết từ quan điểm thần học và giáo luật, cũng như từ quan điểm chăm sóc mục vụ và linh đạo. Chúng đặt câu hỏi về cách thức các Giáo phận lên kế hoạch cũng như những lựa chọn và lối sống hàng ngày của mỗi thành viên dân Chúa.

Các thuật ngữ 'Sứ vụ' và 'Tham gia' đã được quyết định đảo ngược, bởi vì chính diễn trình của thượng hội đồng đã cho phép hiểu rằng việc tham gia tự nó không phải là mục đích, nhưng rút ra nguồn gốc và định hướng của nó - chính là lý do hiện hữu của nó - từ việc Hiệp thông và Sứ mệnh. Những điều vừa kể được đan xen và phản ảnh lẫn nhau, dẫn đến việc vượt ra ngoài cách hiểu nhị nguyên, trong đó các mối quan hệ trong cộng đồng giáo hội là lĩnh vực của sự hiệp thông, trong khi sứ mệnh liên quan đến động lực ad extra [hướng ra bên ngoài]. Đồng thời, tiến trình đồng nghị đã nâng cao nhận thức rằng định hướng truyền giáo là tiêu chuẩn duy nhất được thiết lập theo Tin Mừng cho việc tổ chức nội bộ của cộng đồng Kitô hữu, sự phân chia các vai trò và nhiệm vụ, cũng như việc quản lý các định chế và cơ cấu của nó. Chính trong mối tương quan với sự hiệp thông và sứ vụ, mà việc tham gia mới có thể hiểu được, và vì lý do này, nó chỉ có thể được đề cập sau hai điều kia.

Thách thức đầu tiên - Một sự hiệp thông tỏa sáng: làm thế nào để trở nên một cách trọn vẹn hơn dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại?

Trong Giáo hội, sự hiệp thông không được hiểu theo nghĩa xã hội học bản sắc hay chiến lược-tổ chức, nhưng đề cập đến nhiệm vụ, không bao giờ cạn kiệt, là xây dựng cái “chúng ta” của dân Chúa. Nó đan kết chiều dọc, điều mà Lumen Gentium gọi là «sự kết hợp với Thiên Chúa», và chiều ngang, «sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại», trong một động lực cánh chung mạnh mẽ. Vào thời điểm đó, chúng ta nhận được một sự chờ đợi mang tính biểu tượng trong hành động phụng vụ, với sự đa dạng của các nghi thức cần được cổ vũ và bảo vệ.

Chính sự hiệp thông của Giáo hội khiến người ta có thể hiểu thượng hội đồng không có tính đại diện và lập pháp, tương tự như cấu trúc nghị viện với động lực xây dựng đa số. Đúng hơn, chúng ta được mời gọi để hiểu nó bằng cách loại suy với cộng đồng phụng vụ: theo truyền thống không gián đoạn của Giáo hội, chúng ta phải nhớ rằng thượng hội đồng được cử hành, bởi vì đó là một cuộc gặp gỡ trong đó Giáo hội tự đặt mình, trong đức tin, để lắng nghe Chúa Thánh Thần.

Trong tính cách cụ thể của thực tại lịch sử của chúng ta, việc gìn giữ và cổ vũ sự hiệp thông đòi phải đảm nhận tính bất toàn của việc có thể sống hiệp nhất trong đa dạng (x. 1Cr 12). Lịch sử tạo ra những chia rẽ, gây ra những vết thương cần được chữa lành và đòi hỏi phải tạo ra những con đường để hòa giải. Trong bối cảnh này, nhân danh Tin Mừng, những mối liên kết nào cần được củng cố để vượt qua các chiến hào và hàng rào, và những nơi trú ẩn và bảo vệ nào cần được xây dựng, và để bảo vệ ai? Những chia rẽ nào là vô dụng? Khi nào thì tính tiệm tiến làm cho con đường dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn thành khả hữu?

Thách thức thứ hai - Đồng trách nhiệm trong sứ mệnh: làm thế nào để chia sẻ các hồng ân và nhiệm vụ trong việc phục vụ Tin Mừng?

Truyền giáo tạo nên chân trời năng động mà từ đó chúng ta nghĩ về Giáo hội đồng nghị: nó dẫn Giáo hội ra khỏi chính mình để phóng chiếu chính mình vào thế giới. Nói cách khác, việc truyền giáo cho phép người ta lãnh nhận kinh nghiệm Ngũ Tuần: sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các tông đồ ra khỏi nhà tiệc ly, nơi cộng đoàn tụ họp, và lên bục loan báo Chúa Giêsu đã chết và sống lại cho dân chúng Giêrusalem. Đời sống đồng nghị bắt nguồn từ cùng một động lực.

Truyền giáo không phải là tiếp thị một sản phẩm tôn giáo, mà là xây dựng một cộng đồng trong đó các mối quan hệ là biểu hiện của tình yêu Thiên Chúa và do đó chính cuộc sống của họ trở thành một lời loan báo.

Truyền giáo là cách thức mà một người thực sự thành công trong việc thu hút sự đóng góp của tất cả mọi người, mỗi người đều có tài năng và nhiệm vụ của mình. Viễn tượng truyền giáo đặt các đặc sủng và thừa tác vụ trong chân trời của điều thuộc của chung. Một Giáo hội đồng nghị truyền giáo có nhiệm vụ tự hỏi làm thế nào Giáo hội có thể nhận ra và đánh giá cao sự đóng góp mà mỗi người đã được rửa tội có thể cống hiến cho sứ mệnh, vượt ra khỏi chính mình và cùng với những người khác tham gia vào một điều gì đó lớn lao hơn.

Các bảng câu hỏi làm việc (worksheets) được liên kết với sự ưu tiên này cố gắng cụ thể hóa câu hỏi căn bản này liên quan tới các chủ đề như việc công nhận sự đa dạng của ơn gọi, các đặc sủng và thừa tác vụ, cổ vũ phẩm giá rửa tội của phụ nữ, vai trò của Thừa tác vụ Thụ phong và đặc biệt thừa tác vụ của Giám mục trong Giáo hội đồng nghị truyền giáo.

Thách thức thứ ba - Sự tham gia, quản trị và thẩm quyền. Đâu là các tiến trình, cơ cấu và định chế trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?

Khi bắt đầu tiến trình thượng hội đồng (ngày 9 tháng 10 năm 2021), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại rằng «Hiệp thông và truyền giáo có nguy cơ vẫn là những thuật ngữ phần nào trừu tượng nếu chúng ta không vun trồng một thực hành giáo hội nói lên tính cụ thể của tính đồng nghị trong mọi bước của hành trình và công việc, thúc đẩy sự tham gia thực sự của mỗi và mọi người» và xa hơn nữa «sự tham gia là một đòi hỏi của đức tin rửa tội».

Quan tâm đến các thủ tục, quy tắc và cấu trúc trong đó nó có thể diễn ra một cách có trật tự, cho phép sứ mệnh củng cố theo thời gian, tạo ra các định chế và loại bỏ sự hiệp thông khỏi tính tùy hứng đầy xúc cảm. Đối với chiều kích thủ tục, vốn là một điển hình về tính cụ thể, việc tham gia bổ sung thêm một mật độ nhân học hết sức có liên quan: thực vậy, nó bày tỏ mối quan tâm đối với việc nhân bản hóa các mối quan hệ ở trung tâm của dự án hiệp thông và cam kết truyền giáo. Nó bảo vệ sự độc đáo trên khuôn mặt của mỗi người, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang cái 'chúng ta' không tan hòa cái 'tôi' vào tính ẩn danh của một tính tập thể không rõ ràng. Nó bảo vệ chống lại việc rơi vào tính trừu tượng của các quyền hoặc biến con người thành những công cụ phục vụ cho hoạt động của tổ chức. Sự tham gia chủ yếu là một biểu thức của óc sáng tạo, một cách nuôi dưỡng các mối quan hệ hiếu khách, chào đón và phúc lợi của con người nằm ở trung tâm của sứ mệnh và hiệp thông.

Mối bận tâm về việc tham gia làm phát sinh ưu tiên thứ ba: vấn đề thẩm quyền, ý nghĩa của nó và cách thức thi hành quyền ấy trong một Giáo hội đồng nghị. Liên kết với câu hỏi này là câu hỏi thứ hai, có trách nhiệm quan tâm đến tính cụ thể và tính liên tục theo thời gian: làm thế nào chúng ta có thể thấm nhuần các cơ cấu và thể chế của mình với tính năng động của Giáo hội đồng nghị truyền giáo?

Tuy nhiên, Tài liệu Làm việc công nhận rằng chỉ các định chế và cấu trúc thôi thì không đủ để biến Giáo hội thành đồng nghị: Cần có một nền văn hóa và linh đạo đồng nghị được sinh động bởi mong muốn hoán cải và được duy trì bởi sự đào tạo đầy đủ.

Việc đào tạo là phương tiện không thể thiếu để biến cách thức tiến hành đồng nghị thành một mô hình mục vụ cho đời sống và hoạt động của Giáo hội. Cuối cùng, Tài liệu Làm việc nhấn mạnh sự cần thiết của một nỗ lực đổi mới ngôn ngữ được Giáo hội sử dụng: trong phụng vụ, trong việc rao giảng, trong việc dạy giáo lý, trong nghệ thuật thánh, cũng như trong tất cả các hình thức truyền thông dành cho các thành viên của Giáo hội và công chúng rộng lớn hơn, kể cả thông qua các phương tiện truyền thông mới và cũ.

PHẦN THỨ HAI CỦA TÀI LIỆU LÀM VIỆC - BẢNG CÁC CÂU HỎI LÀM VIỆC XẾP THEO CHỦ ĐỀ

Để đi kèm với việc chuẩn bị và sắp xếp công việc của Phiên họp, năm bảng câu hỏi làm việc đã được chuẩn bị cho mỗi ưu tiên. Mỗi bảng trong số này đại diện cho một cửa ngõ để xử lý vấn đề căn bản, cho phép nó được tiếp cận từ các quan điểm khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, liên quan đến các khía cạnh khác nhau trong đời sống của Giáo hội đã xuất hiện thông qua công việc của các Phiên họp Lục địa.

B1. Một sự hiệp thông tỏa sáng: làm thế nào để trở nên một cách trọn vẹn hơn dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại?

B 1.1 Làm thế nào để việc phục vụ bác ái và dấn thân cho công lý và chăm sóc ngôi nhà chung nuôi dưỡng sự hiệp thông trong một Giáo hội đồng nghị?

B 1.2 Làm thế nào một Giáo hội đồng nghị có thể làm cho lời hứa đáng tin cậy rằng “Tình yêu và sự thật sẽ gặp nhau” (Tv 85:11)?

B 1.3 Làm thế nào để phát triển mối quan hệ năng động trao đổi ân phúc giữa các Giáo hội?

B 1.4 Làm thế nào để một Giáo hội đồng nghị có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh của mình thông qua một cam kết đại kết được đổi mới?

B 1.5 Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra và gặt hái được sự phong phú của các nền văn hóa và phát triển cuộc đối thoại với các tôn giáo dưới ánh sáng của Tin Mừng?

B2. Đồng trách nhiệm trong sứ mệnh: làm thế nào để chia sẻ các hồng ân và nhiệm vụ trong việc phục vụ Tin Mừng?

B 2.1 Làm thế nào chúng ta có thể cùng nhau tiến tới một ý thức chung về ý nghĩa và nội dung của sứ mệnh?

B 2.2 Có thể làm gì để một Giáo hội đồng nghị cũng là một Giáo hội truyền giáo "toàn thừa tác"?

B 2.3 Làm thế nào Giáo hội của thời đại chúng ta có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh của mình thông qua việc công nhận và cổ vũ hơn nữa phẩm giá rửa tội của phụ nữ?

B 2.4 Làm thế nào thừa tác vụ thụ phong, trong mối quan hệ của nó với thừa tác vụ rửa tội, có thể được nâng cao trong viễn tượng truyền giáo?

B 2.5 Làm thế nào để đổi mới và thăng tiến thừa tác vụ Giám mục trong viễn tượng đồng nghị truyền giáo?

B3. Sự tham gia, quản trị và thẩm quyền. Những tiến trình, cơ cấu và định chế nào trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?

B 3.1 Làm thế nào chúng ta có thể đổi mới việc phục vụ của thẩm quyền và thực thi trách nhiệm trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?

B 3.2 Làm thế nào chúng ta có thể phát triển các thực hành biện phân và các tiến trình đưa ra quyết định theo cách đồng nghị đích thực, nâng cao vai trò lãnh đạo của Chúa Thánh Thần?

B 3.3 Những cấu trúc nào có thể được phát triển để củng cố một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?

B 3.4 Làm thế nào để qui định hình dạng các điển hình của tính đồng nghị và tính hợp đoàn liên quan đến các nhóm Giáo hội địa phương?

B 3.5. Làm thế nào để củng cố định chế Thượng hội đồng để nó nói lên tính hợp đoàn giám mục trong một Giáo hội hoàn toàn đồng nghị?
 
VietCatholic TV
Putin sợ quá, bỏ trốn khỏi Moscow trước thoả thuận ngừng bắn. 48 triệu USD của Prigozhin bị tịch thu
VietCatholic Media
03:06 25/06/2023


1. Vladimir Putin gọi trùm Wagner Yevgeny Prigozhin là phản quốc và thề sẽ đập tan cuộc binh biến sau khi quân Wagner chiếm được Rostov on Don mà hầu như không gặp bất cứ phản ứng nào.

Putin đã đưa ra một bài phát biểu khẩn cấp trên truyền hình vào chiều thứ Bảy sau khi chỉ huy lính đánh thuê Wagner lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang, và được tường trình đang tiếp nhận sự đầu hàng của một số tướng lĩnh thuộc Tập đoàn quân hỗn hợp số 58 của quân khu miền nam trong vùng Rostov on Don.

Các cảnh quay cho thấy nhóm của Prigozhin chiếm được các cơ sở quân sự, sở chỉ huy và toàn bộ thành phố, hầu như không gặp phải sự kháng cự nào trên đường đi của họ, thản nhiên tước vũ khí của binh lính và cảnh sát.

Trong khi đó Prigozhin được vũ trang hùng hậu ngồi uống trà với một thứ trưởng quốc phòng không có vũ khí và phó cục trưởng tình báo quân đội Nga, quát tháo, dạy dỗ họ như một thầy giáo đang nổi giận. Thầy giáo thì không được chửi thề, nhưng trùm Wagner cứ chửi thề suốt từ đầu đến cuối. Lâu lâu lại hét lên làm hai người kia giật bắn người.

Putin cho biết Nga đang phải chiến đấu trong “trận chiến khó khăn nhất cho tương lai của mình”.

Ông nói “cuộc binh biến vũ trang” của Wagner là một “cú đâm sau lưng” đối với Nga. Ông gọi cuộc nổi dậy là phản quốc và nói rằng bất kỳ ai cầm vũ khí chống lại quân đội Nga sẽ bị trừng phạt.

Ông nói rằng ông sẽ làm mọi thứ để bảo vệ nước Nga, rằng các lực lượng vũ trang Nga “đã nhận được những mệnh lệnh cần thiết” và rằng “hành động quyết định” sẽ được thực hiện để ổn định tình hình.

Putin nói: “Tôi sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ đất nước của mình… Và những kẻ đã tổ chức một cuộc nổi loạn vũ trang sẽ phải chịu trách nhiệm. Những ai đã bị lôi kéo vào chuyện này, tôi kêu gọi các bạn hãy ngừng các hành động phạm tội của mình.”

Ông cũng nói với người xem: “Lợi ích cá nhân đã dẫn đến sự phản bội đất nước của chúng ta và chính nghĩa mà các lực lượng vũ trang của chúng ta đang chiến đấu.”

2. Tin náo động trong 24 giờ qua: Putin 'có thể đã rời Mạc Tư Khoa' sau khi máy bay riêng biến mất khỏi radar

Ký giả Leigh Mcmanus của tờ Daily Star có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Putin may have left Moscow after private plane disappears from radar”, nghĩa là “Putin 'có thể đã rời Mạc Tư Khoa' sau khi máy bay riêng biến mất khỏi radar”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ

Trong khi ông chủ Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, đang bắt đầu “xâm lược” đất nước của mình có những suy đoán cho rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin có thể đã bỏ cuộc và ra đi - khi máy bay của ông biến mất khỏi màn hình radar.

Nhóm lính đánh thuê chiếm thành phố Rostov-on-Don qua đêm và được tường trình hiện đang chiếm các vị trí gần Voronezh, cách Mạc Tư Khoa khoảng 300 dặm, trong một cuộc đảo chính tiềm năng.

Và trong một bài phát biểu qua video đầy hoảng hốt, Putin đáp lại: “Tôi sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ đất nước của mình….Và những kẻ đã tổ chức một cuộc nổi dậy vũ trang sẽ phải chịu trách nhiệm.”

Ông nói thêm rằng “cuộc binh biến vũ trang” của Yevgeny Prigozhin và người của ông ta là phản quốc và là một “đòn chí mạng” đối với quân đội Nga.

Tuy nhiên, đã có nhiều báo cáo cho rằng chuyên cơ của tổng thống Putin đã cất cánh từ Sân bay Vnukovo ở Mạc Tư Khoa lúc 2:16 chiều theo giờ Mạc Tư Khoa và sau đó hướng về phía tây bắc.

Theo dữ liệu từ trang web theo dõi FlightRadar, chiếc máy bay đã đến khu vực Tver - cách Mạc Tư Khoa khoảng 180km và là nơi ông Putin có tư dinh - trước khi biến mất khỏi hệ thống.

Không thể xác nhận liệu ông Putin có ở trên máy bay hay không nhưng phát ngôn viên của ông, ông Dmitry Peskov đã nói với hãng tin TASS rằng tổng thống đang “làm việc tại Điện Cẩm Linh”.

Hiện tại, các lực lượng Nga dường như đang lùi bước trước bước tiến của Wagner, nhưng những lời lẽ mạnh mẽ của Putin ám chỉ rằng lực lượng của Prigozhin sẽ sớm gặp phải sự phản kháng nghiêm trọng.

FSB, lực lượng an ninh nhà nước Nga, được cho là đang đột kích vào Trụ sở của Tập đoàn Wagner ở St. Petersburg, trong khi các báo cáo chưa được xác nhận nói rằng lực lượng của Tập đoàn Wagner đã bắn hạ ba máy bay trực thăng tấn công của quân đội Nga.

Tướng Sergei Surovikin, phó chỉ huy chiến dịch Ukraine của Nga, đã đăng video của riêng mình trên Telegram, nói với các chiến binh Wagner hãy lắng nghe Putin và quay trở lại căn cứ của họ. Ông nói rằng xung đột nội bộ sẽ chỉ có lợi cho đối phương của Nga.

“Tôi khuyên các bạn hãy dừng lại khi chưa quá muộn,” anh ta nói. “Bạn cần tuân theo ý muốn và mệnh lệnh của tổng thống đắc cử của Nga. Dừng ngay các đoàn xe, đưa chúng trở lại căn cứ thường lệ của chúng. Chúng ta phải giải quyết mọi vấn đề một cách hòa bình.”

Trong khi đó, Prigozhin đang cảnh báo người Nga không nên tin những gì họ đang nghe nói trên truyền hình nhà nước.

3. Đồng minh của Putin gia tăng lời kêu gọi sử dụng vũ khí hạt nhân sau cuộc tấn công vào cầu Crimea

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Doubles Down on Call to Use Nukes After Strike on Crimean Bridge”, nghĩa là “Đồng minh của Putin gia tăng lời kêu gọi sử dụng vũ khí hạt nhân sau cuộc tấn công vào cầu Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Vladimir Solovyov, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là một nhà tuyên truyền nổi tiếng, đã đề cập đến các báo cáo rằng hỏa tiễn của Ukraine đã làm hỏng một cây cầu ở Crimea, và kêu gọi Nga “đập tơi bời” Ukraine bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Quân đội Nga đã chiếm giữ bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014 và các cuộc tấn công vào khu vực này đã leo thang trong những tháng gần đây. Hôm thứ Năm, các quan chức Nga cho biết lực lượng Ukraine đã làm thủng một lỗ trên cây cầu Chonhar, nối các khu vực do Nga xâm lược ở vùng Kherson với Crimea bị Mạc Tư Khoa sáp nhập.

Chính quyền Ukraine không trực tiếp nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng phát ngôn viên quân đội Ukraine Natalia Humeniuk đã bình luận trên đài truyền hình quốc gia về mục tiêu của cuộc tấn công là làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Nga.

Cuộc tấn công cầu khiến Solovyov trở lại chủ đề quen thuộc. Trong suốt cuộc chiến mà Putin bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Solovyov đã nhiều lần kêu gọi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong chiến tranh và hôm thứ Năm, tuyên truyền viên diều hâu này cho biết cuộc tấn công ở Crimea là một ví dụ khác về lý do tại sao Nga bắt buộc phải sử dụng vũ khí như vậy.

Nhà báo BBC Francis Scarr đã chia sẻ một đoạn clip được dịch về những bình luận của Solovyov về vụ tấn công cây cầu trên Twitter.

“Chúng ta không còn lựa chọn nào khác nữa. Chúng ta phải quét sạch chúng khỏi bề mặt Trái đất—các trung tâm ra quyết định của chúng chứ không phải người Ukraine” Solovyov nói, theo bản dịch của Scarr. “Không một ai trong ban lãnh đạo của họ được phép cảm thấy thoải mái.”

Anh ta nói tiếp, “Hơn nữa, hãy chú ý đến mức độ mà chúng ta đã được thông báo rằng rất khó để đánh trúng cầu của họ. Họ đang đánh cầu của chúng ta, nhưng chúng ta không đánh cầu của họ.”

Solovyov sau đó cho biết ông không thể “tìm ra lời giải thích hợp lý” cho lý do tại sao các lực lượng Nga không nên đáp trả bằng vũ khí mạnh hơn.

“Tôi không hiểu tại sao chúng ta không sử dụng toàn bộ kho vũ khí và mọi thứ chúng ta có. Tại sao lần nào chúng ta cũng nghĩ ra một số hạn chế cho bản thân? Nếu vũ khí hạt nhân chiến thuật của chúng ta mang lại lợi thế cho chúng ta, có lẽ đã đến lúc? Có lẽ đến lúc chúng ta phải đánh bại họ.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Solovyov phát tán thông tin sai lệch từ Điện Cẩm Linh và đã viết trên trang web của mình vào năm ngoái trong một danh sách xác định những nhân vật nổi tiếng liên quan đến hoạt động tuyên truyền của Nga rằng Solovyov “có thể là nhà tuyên truyền năng nổ nhất của Điện Cẩm Linh hiện nay”.

Trong những tháng gần đây, Solovyov đã đưa ra những tuyên bố như nói rằng Nga nên tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào bất kỳ quốc gia nào cố gắng giam giữ Putin theo lệnh bắt giữ do Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành vào tháng 3 vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Ông ta cũng đã nhiều lần ủng hộ Mạc Tư Khoa sử dụng khả năng hạt nhân của mình để chống lại các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

4. Prigozhin từ bỏ việc tiến quân vào Mạc Tư Khoa sau khi đạt được thỏa thuận với đồng minh của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Turns Back From Advancing on Moscow After Deal With Putin Ally”, nghĩa là “Prigozhin từ bỏ việc tiến quân vào Mạc Tư Khoa sau khi đạt được thỏa thuận với đồng minh của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..

Lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin cho biết hôm thứ Bảy rằng ông đang quay đầu các đoàn xe của mình trong bối cảnh đàm phán với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Họ định thủ tiêu công ty quân sự tư nhân Wagner. Chúng tôi bắt đầu cuộc tuần hành cho công lý vào ngày 23 tháng 6. Trong một ngày, chúng tôi tiến đến gần 200 km đến Mạc Tư Khoa. Trong thời gian này, chúng tôi đã không làm đổ một giọt máu của các chiến sĩ của chúng ta. Bây giờ, đã đến lúc máu có thể đổ. Đó là lý do tại sao, hiểu được trách nhiệm làm đổ máu Nga của một bên, chúng tôi đang quay đầu các đoàn xe của mình và quay trở lại các trại dã chiến theo kế hoạch,” Prigozhin cho biết trong một bản ghi âm được đăng trên tài khoản Telegram của mình.

Tập đoàn Wagner, một trong những công ty quân sự tư nhân ưu việt ở Nga, đang ở giữa cuộc xung đột vũ trang chống lại chính phủ Nga, và tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát các địa điểm quân sự ở ít nhất ở một thành phố, là thành phố Rostov-on-Don. Prigozhin đã tuyên chiến với Bộ Quốc phòng Nga vào hôm thứ Sáu sau khi quân đội Nga bị cáo buộc đã thực hiện một cuộc tấn công chống lại và giết chết một số binh sĩ Wagner của ông ta đang đóng quân ở Ukraine.

Dịch vụ báo chí của Lukashenko cũng báo cáo rằng Prigozhin đã chấp nhận đề xuất ngăn chặn bước tiến của Wagner bên trong Nga và thực hiện các bước tiếp theo để giảm leo thang. Theo tổng thống Belarus, hiện có một dự thảo để giải quyết tình hình với Tập đoàn Wagner, trong đó bao gồm các bảo đảm an ninh cho các chiến binh của họ.

Khi được yêu cầu đưa ra bình luận, Đại sứ quán Nga tại Washington, DC, cũng cung cấp cho Newsweek những tin tức mới nhất.

Sau khi tin tức về thỏa thuận ngừng bắn được báo cáo xuất hiện trên mạng xã hội, các điều khoản của thỏa thuận đã được tiết lộ. Theo Russia Today, gọi tắt là RT, phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cho biết các cáo buộc hình sự đối với Prigozhin sẽ được bãi bỏ và các binh sĩ Wagner khác sẽ không bị truy tố vì tham gia vụ tấn công. Prigozhin cũng đã đồng ý chuyển đến Belarus.

Vào chiều thứ Bảy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phản ứng với diễn biến mới và viết trên Twitter: “Hôm nay, thế giới thấy rằng các ông chủ của Nga không kiểm soát được bất cứ điều gì. Không có gì cả. Hoàn toàn hỗn loạn. Hoàn toàn không có bất kỳ khả năng dự đoán nào…”

Ông nói tiếp: “Ukraine chắc chắn sẽ có thể bảo vệ Âu Châu khỏi bất kỳ lực lượng nào của Nga, và việc ai chỉ huy họ không quan trọng. Chúng tôi sẽ bảo vệ. An ninh của sườn phía đông Âu Châu phụ thuộc vào khả năng phòng thủ của chúng tôi”.

Nói về các cuộc đàm phán giữa Lukashenko và Prigozhin, Michael McFaul, cựu đại sứ Mỹ tại Nga, đã viết trên Twitter, “Putin không thể kiểm soát được lực lượng lính đánh thuê do bạn mình thành lập và điều hành. Anh ấy phải dựa vào Lukashenko hơn tất cả những người khác để đạt được thỏa thuận với một kẻ mà chỉ vài giờ trước ông ta đã gọi là kẻ phản bội. Đây là những dấu hiệu của sự yếu đuối thực sự, không phải sức mạnh.”

Dân biểu Ted Lieu, một đảng viên Đảng Dân chủ California, đã đồng ý với nhận xét của McFaul trong dòng tweet của chính mình và viết: “Bài đăng này của @McFaul hoàn toàn chính xác. Và nhiều người dân Nga giờ đây đã nhìn ra sự thật: không có sự biện minh nào cho cuộc xâm lược bất hợp pháp của Putin vào Ukraine, và cuộc chiến chắc chắn sẽ không có lợi cho Nga.”

Newsweek đã liên hệ với một chuyên gia quân sự qua email để bình luận về thỏa thuận ngừng bắn được báo cáo.

Trong khi đó, cựu chỉ huy quân đội Nga và cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, Igor Girkin đã viết trên Telegram hôm thứ Bảy: “Tôi phải cay đắng thừa nhận rằng Liên bang Nga đang tiến một bước gần hơn đến cái chết cuối cùng và không thể thay đổi được”.

Ông nói tiếp: “Kể từ hôm nay, có hai tổng thống ở Liên bang Nga - tổng thống thực sự Yevgeny Viktorovich Prigozhin và tổng thống giả đang ngồi tù Vladimir Vladimirovich Putin. Mục đích chính của chủ tịch giả là định kỳ nói chuyện với tổng thống thực, và trong tư thế quỳ gối, với câu hỏi: “Bạn muốn gì, Yevgeny Viktorovich? Không bao giờ, ngay cả trong giấc mơ ác mộng nhất, tôi có thể tưởng tượng rằng mình sẽ chứng kiến nỗi xấu hổ này và cái chết của đất nước mình.”

5. Thống đốc vùng Voronezh của Nga cho biết hôm thứ Bảy rằng các dịch vụ khẩn cấp đang cố gắng dập tắt một thùng nhiên liệu đang cháy tại một kho chứa dầu.

Hơn 100 lính cứu hỏa và 30 đơn vị thiết bị đang làm việc tại địa điểm này, Alexander Gusev cho biết trên Telegram.

Trước đó vào sáng thứ Bảy, một nguồn tin an ninh Nga nói với Reuters rằng các chiến binh Wagner đã chiếm quyền kiểm soát các cơ sở quân sự ở thành phố Voronezh, cách thủ đô Mạc Tư Khoa khoảng 500km về phía nam. Reuters không thể xác nhận độc lập khẳng định đó.

Tờ báo Kyiv Post của Ukraine đưa tin lực lượng không quân Nga đã tấn công một kho nhiên liệu trong bối cảnh cuộc nổi dậy vũ trang của Wagner PMC.

6. Rishi Sunak cho biết ông đang nói chuyện với các đồng minh về cuộc nổi dậy vũ trang của nhóm Wagner ở Nga đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan bảo vệ tính mạng dân thường.

Thủ tướng Vương quốc Anh nói với BBC: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình vì nó đang phát triển trên thực địa khi chúng tôi nói chuyện.

“Chúng tôi đang liên lạc với các đồng minh của mình và trên thực tế, tôi sẽ nói chuyện với một số trong số họ sau ngày hôm nay.

“Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói là tất cả các bên phải có trách nhiệm và bảo vệ dân thường, và đó là những gì tôi có thể nói vào lúc này.”

Rishi Sunak từ chối cho biết việc Tổng thống Nga Vladimir Putin bị thách thức là tin tốt hay xấu.

Thủ tướng Vương quốc Anh nói với BBC: “Đó là một tình huống đang phát triển và tôi nghĩ điều đúng đắn vào thời điểm này là chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta đang ở trên đỉnh của nó, vì thế chúng tôi đang liên lạc với các đồng minh của mình, với những người mà tôi sẽ nói chuyện với họ trong ngày hôm nay, và rằng chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện trách nhiệm và bảo vệ cuộc sống của dân thường.”

Khi được hỏi liệu ông đã nói chuyện với tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenksiy chưa, Sunak nhắc lại rằng ông đang liên lạc với các đồng minh “chúng tôi sẽ phối hợp với nhau trong một tình huống như thế này”.

Nhấn mạnh về lời khuyên dành cho các công dân Anh còn ở lại Nga, Sunak cho biết Vương quốc Anh “từ lâu đã có lời khuyên không nên du lịch đến Nga” và “mọi người nên tiếp tục kiểm tra trang web của Bộ Ngoại giao để biết thông tin cập nhật”.

7. Bình luận của phát ngôn nhân Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy 24 tháng Sáu, phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine, Andriy Yusov, cho biết các hành động của nhóm Wagner ở Nga là “sự tiếp nối tất yếu các xung đột nội bộ ở Nga”. Điều đó cũng là hậu quả của hành động gây hấn quân sự của chính quyền Nga chống Ukraine.

“Đây là dấu hiệu của sự sụp đổ của một chế độ cầm quyền, và những quá trình như vậy sẽ tăng cường,” ông nói.

8. Hàng triệu người Ukraine dán mắt vào điện thoại di động để xem diễn biến cuộc binh biến ở Nga

Thông tín viên của tờ Guardian tại Kyiv có bài tường trình sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh..

Dán mắt vào điện thoại di động, hàng triệu người Ukraine đã trải qua một đêm không ngủ vào tối thứ Sáu, sau khi người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner tuyên chiến với các đối thủ của mình trong quân đội Nga, gây ra một cuộc hỗn loạn chính trị chưa từng có ở Mạc Tư Khoa – là điều mà Ukraine đã khao khát bấy lâu nay.

Mykhailo Podolyak, cố vấn chính của tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết: “Các sự kiện đang phát triển theo kịch bản mà chúng tôi đã thảo luận vào năm ngoái. Việc bắt đầu cuộc phản công của Ukraine cuối cùng đã gây bất ổn cho giới tinh hoa Nga, làm gia tăng sự chia rẽ nội bộ nảy sinh sau thất bại ở Ukraine. Hôm nay chúng ta đang thực sự chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc nội chiến.”

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Ukraine mong muốn thấy sự bất ổn nội bộ của Nga do xung đột gây ra. Vào sáng thứ Bảy, khi tin tức về cuộc nổi dậy của Wagner lan truyền khắp đất nước, đẩy Nga vào mối đe dọa thực sự của cuộc nội chiến, nhiều người đã cố gắng tin rằng đó là sự thật – cho đến khi đoạn phim được chia sẻ trực tuyến xuất hiện cho thấy quân đội Wagner với xe tăng và xe bọc thép bao quanh các tòa nhà chính phủ ở thành phố Rostov-on-Don của Nga, nơi Prigozhin tuyên bố đã chiếm một căn cứ quân sự của Nga.

Podolyak nói: “Nhóm của Prigozhin chiếm được các cơ sở quân sự, sở chỉ huy và toàn bộ thành phố, hầu như không gặp phải sự kháng cự nào trên đường đi của họ, thản nhiên tước vũ khí của binh lính và cảnh sát. Putin tuyên bố Prigozhin là kẻ phản bội và sống ngoài vòng pháp luật, đồng thời thông báo các mệnh lệnh thích hợp cho các cơ quan đặc biệt, nhưng không có gì xảy ra – một cuộc khủng hoảng quản lý, sự mất quyền lực trên thực tế. Đồng thời, 'Wagner' tiếp tục hành quân đến Mạc Tư Khoa. Ukraine tiếp tục di chuyển trên con đường của riêng mình. Tới biên giới năm 1991.”

9. Zelenskiy nói 'không lời nói dối nào có thể che giấu' 'điểm yếu toàn diện' của Nga giữa cuộc binh biến

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói rằng “không có lời nói dối nào có thể che giấu” sự hỗn loạn của Nga và cho biết cuộc binh biến vũ trang cho thấy “sự yếu kém toàn diện” ở nước này.

Trong bài phát biểu gởi quốc dân đồng bào, Zelenskiy nói: “Tất cả những ai chọn con đường xấu xa đều tự hủy hoại chính mình. Những kẻ cử hàng đoàn quân đi tiêu diệt cuộc sống của một quốc gia khác, không thể ngăn binh lính chạy trốn và phản bội lại khi cuộc sống của họ lâm nguy”.

“Ai khủng bố bằng hỏa tiễn, và khi chúng bị bắn hạ, tự làm nhục mình khi cầu xin máy bay không người lái Shahed. Ai coi thường mọi người và ném hàng trăm nghìn người vào cuộc chiến, để cuối cùng tự phong tỏa mình ở khu vực Mạc Tư Khoa khỏi những kẻ mà chính anh ta đã trang bị vũ khí.”

“Trong một thời gian dài, Nga đã sử dụng tuyên truyền để che đậy sự yếu kém và sự ngu xuẩn của chính phủ. Và bây giờ có quá nhiều hỗn loạn mà không lời nói dối nào có thể che giấu được. “

“Điểm yếu của Nga là rõ ràng. Điểm yếu toàn diện. Và Nga càng giữ quân đội và lính đánh thuê trên đất của chúng ta càng lâu thì càng có nhiều hỗn loạn, đau đớn và nhiều vấn đề cho chính nó sau này. Đó cũng là điều hiển nhiên. Ukraine có thể bảo vệ Âu Châu khỏi sự lây lan của cái ác và sự hỗn loạn của Nga. Chúng ta giữ vững sự kiên cường, đoàn kết và sức mạnh của chúng ta.”

“Tất cả các chỉ huy của chúng ta, tất cả binh lính của chúng ta đều biết phải làm gì. Niềm tự hào cho Ukraine!”

10. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu cho biết các nhà lãnh đạo Âu Châu và G7 đang liên lạc về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Nga.

Charles Michel cho biết: “Tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Nga khi nó diễn ra. Tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Âu Châu và các đối tác G7. Đây rõ ràng là một vấn đề nội bộ trầm trọng của Nga. Sự ủng hộ của chúng tôi dành cho Ukraine và Tổng thống Zelenskiy là không thể lay chuyển.”

Lãnh đạo Chechnya, Ramzan Kadyrov, hôm thứ Bảy cho biết lực lượng của ông sẵn sàng giúp dập tắt cuộc binh biến của thủ lĩnh lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, và sử dụng các biện pháp khắc nghiệt nếu cần.

Kadyrov trong một tuyên bố đã gọi hành vi của Prigozhin là “đâm dao sau lưng” và kêu gọi các binh sĩ Nga không nhượng bộ trước bất kỳ “hành động khiêu khích nào”.

Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, đã tăng cường an ninh ở biên giới Nga và kêu gọi người Estonia không đi du lịch đến bất kỳ vùng nào của Nga.

Bà nói: “Estonia đang theo sát diễn biến tình hình ở Nga và trao đổi thông tin với các đồng minh”.

Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, cho biết hôm thứ Bảy rằng cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Wagner, Yevgeny Prigozhin, cho thấy cuộc xâm lược Ukraine của Nga đang phản tác dụng chống lại Vladimir Putin.

Văn phòng của Meloni cho biết trong một tuyên bố: “Meloni “đang theo dõi sát sao các sự kiện đang diễn ra ở Nga, những sự kiện cho thấy hành động gây hấn của nước này đối với Ukraine đang gây ra sự bất ổn trong Liên bang Nga như thế nào”.

Đức đang theo sát các sự kiện ở Nga, nơi nhóm lính đánh thuê Wagner đã tuyên bố kiểm soát một trụ sở quân sự quan trọng ở phía nam, một phát ngôn viên của chính phủ cho biết hôm thứ Bảy.

“Chính phủ đang theo sát các sự kiện ở Nga,” ông nói với AFP.

11. Các chuyên gia chính sách quốc tế đã đưa ra một số phân tích trong bối cảnh cuộc nổi dậy vũ trang của nhóm lính đánh thuê Wagner.

James Nixey, giám đốc chương trình Nga và Á-Âu tại tổ chức tư vấn Chatham House, cho biết: “Prigozhin có thể tìm thấy một số hỗ trợ trong quân đội Nga (đặc biệt là xét đến việc ông ta dễ dàng chiếm được Rostov), nhưng ông ta không có ai ở Mạc Tư Khoa, trong giới tinh hoa. Ông có lẽ khó trở thành tổng thống tiếp theo của Nga. Trong khi đó, hàng phòng ngự của Mạc Tư Khoa đang phải gồng mình. Nhưng phe cánh quân đội vẫn trung thành sẽ cố gắng làm dịu Wagner khi họ đến gần.

“Bài phát biểu của Putin rõ ràng cho thấy ông ấy đang rất bối rối. Ông ấy trông không tự tin và không yên tâm. Sau 24 năm, đây là thách thức trực tiếp đầu tiên đối với quyền lực của ông ta – ngay cả khi cả hai nhân vật chính không gọi nhau bằng tên. Trong bài phát biểu của ông ta đa số là sai nhưng có một điều tôi nghĩ là đúng: 'Tương lai của nước Nga đang bị đe dọa'.”

Samantha de Bendern, một cộng tác viên trong chương trình Nga và Á-Âu của Chatham House cho biết: “Rostov là trung tâm hậu cần quân sự quan trọng nhất cho các lực lượng vũ trang Nga đang chiến đấu ở Ukraine. Tuy nhiên, không có đủ quân đội Nga có khả năng và cũng chẳng có ý chí sẵn sàng ngăn chặn Prigozhin tiếp quản Bộ chỉ huy quân sự địa phương.

“Sau đó, một Prigozhin được trang bị vũ khí mạnh mẽ ngồi uống trà với một thứ trưởng quốc phòng không vũ trang và phó cục trưởng tình báo quân đội, và dạy dỗ họ như một thầy giáo đang nổi giận. Điều này kỳ quái đến mức khó có thể phân tích sâu vào thời điểm này nhưng bàn thắng đầu tiên dường như đã thuộc về Prigozhin.”

12. Prigozhin lần đầu tiên trực tiếp lên tiếng chống lại Putin 'sai lầm sâu sắc'

Nhận xét về bài phát biểu trên truyền hình của Putin, Yevgeny Prigozhin trong một đoạn ghi âm nói rằng tổng thống “đã sai lầm sâu sắc” khi gọi ông là kẻ phản bội.

“Không ai sẽ tự ra đầu thú theo yêu cầu của tổng thống… Chúng tôi không muốn đất nước tiếp tục sống trong tham nhũng và dối trá,” ông nói thêm.

Prigozhin nói: “Chúng tôi là những người yêu nước, và những kẻ chống lại chúng tôi là những kẻ tụ tập quanh lũ khốn nạn.”

Thông điệp âm thanh đánh dấu lần đầu tiên Prigozhin trực tiếp lên tiếng chống lại tổng thống Nga được đính kèm hàng loạt những tiếng chửi thề không thể lặp lại ở đây.

Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm thứ Bảy kêu gọi người Nga tập hợp xung quanh Putin.

13. Thống đốc vùng Voronezh của Nga cho biết hôm thứ Bảy rằng quân đội đang thực hiện “các biện pháp quân sự cần thiết” trong khu vực như một phần của chiến dịch chống khủng bố được tuyên bố sau một cuộc binh biến vũ trang của nhóm lính đánh thuê Wagner.

Trước đó, một nguồn tin an ninh Nga nói với Reuters rằng các chiến binh Wagner đã chiếm quyền kiểm soát các cơ sở quân sự ở thành phố Voronezh, cách thủ đô Mạc Tư Khoa khoảng 500km về phía nam. Reuters cho biết họ không thể xác nhận độc lập khẳng định đó.

Một tờ báo Ukraine đưa tin lực lượng không quân Nga đã tấn công một đường cao tốc mà các đơn vị PMC của Wagner đang di chuyển.

14. Lực lượng Wagner 'sẵn sàng chết' trong cuộc nổi dậy, Prigozhin nói

Yevgeny Prigozhin cho biết các thành viên trong nhóm Wagner của anh ta, những người đã phát động một cuộc nổi dậy vũ trang, “sẵn sàng chết”, trong một thông điệp được đăng lên Telegram vào sáng thứ Bảy.

Trong một chuỗi tin nhắn âm thanh, thủ lĩnh của nhóm lính đánh thuê thề sẽ lật đổ sự lãnh đạo quân sự của Nga.

“Tất cả chúng tôi đều sẵn sàng chết. Tất cả 25.000, và sau đó là 25.000 khác,” anh nói. “Chúng tôi đang chết vì người dân Nga.”

Ông nói thêm: “Chúng tôi đang cứu nước Nga.”

Những người đứng đầu các khu vực Ukraine do Nga xâm lược do Mạc Tư Khoa xâm lược hôm thứ Bảy đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Vladimir Putin khi Nga phải đối mặt với cuộc binh biến bất thường.

“Vùng Kherson và người dân Kherson hoàn toàn ủng hộ tổng thống của chúng tôi!”, người đứng đầu vùng Kherson phía nam Ukraine do Nga hậu thuẫn cho biết trên Telegram. Yevgeny Balitsky, người đứng đầu khu vực Zaporizhzhia do Mạc Tư Khoa kiểm soát, do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, cho biết lãnh thổ này “thuộc về tổng thống”.

15. Lực lượng an ninh được cho là đã phong tỏa tòa nhà “Trung tâm PMC Wagner” trên Phố Vàng ở St Petersburg, theo một hãng thông tấn nội địa thuộc sở hữu nhà nước Nga.

Lực lượng an ninh cũng được cho là đang đột kích vào trung tâm tuyển dụng PMC Wagner ở thành phố Vladimir, kênh Telegram của Nga Mash đưa tin. Vẫn chưa thể xác minh các báo cáo.

16. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, hôm thứ Bảy kêu gọi người Nga tập hợp xung quanh Vladimir Putin, sau điều mà tổng thống Nga gọi là “cuộc binh biến vũ trang” của nhóm lính đánh thuê Wagner.

Putin đã nói chuyện với tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, và thông báo cho ông ấy về “các sự kiện ở Nga”, theo kênh Telegram của tổng thống Belarus.

Trang web tin tức Nga Sputnik đã báo cáo rằng một phát ngôn viên của Ủy ban Âu Châu cho biết hôm thứ Bảy rằng Liên minh Âu Châu coi những gì đang xảy ra ở Nga là vấn đề nội bộ.

Phát ngôn nhân nói với các phóng viên ở Brussels rằng Liên Hiệp Âu Châu đang theo dõi tình hình.
 
Nhà Trừ Tà cảnh báo về những trò hề ma quỷ. LM bị bắt cóc, giằng co với kẻ cướp, ông từ thiệt mạng
VietCatholic Media
04:36 25/06/2023


1. Linh mục Truyền giáo Công Giáo bị bắt cóc ở Tổng giáo phận Jos của Nigeria, Nhân viên bảo vệ bị thiệt mạng

Cha Marcellus Nwaohuocha, một thành viên của Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đã bị bắt cóc vào ngày 17 tháng 6 khi các tay súng tấn Công Giáo xứ Công Giáo Thánh Phaolô Bomo thuộc Tổng giáo phận Jos, nơi ngài làm Linh mục Chánh xứ.

Trong một tuyên bố vào hôm Chúa Nhật, ngày 18 tháng 6, Bề trên Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Nigeria, Cha Peter Klaver, nói rằng Cha Marcellus đã bị bắt đi sau khi các tay súng “tiến vào vào nhà xứ”.

“Những kẻ bắt cóc đã bắn nhân viên bảo vệ của ngài và anh ấy đã chết trên đường đến bệnh viện,” Cha. Klaver nói, và nói thêm về vị Linh mục Công Giáo bị bắt cóc, “Không ai biết họ đã đưa ngài đi đâu.”

Bề trên Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Nigeria kêu gọi những lời cầu nguyện cho người bạn đồng hành của mình. Ngài nói: “Xin hãy cầu nguyện cho sự trở về an toàn của Cha Marcellus.”

Vụ bắt cóc Cha Marcellus là vụ mới nhất trong một loạt vụ bắt cóc và giết người ở quốc gia đông dân nhất Phi Châu liên quan đến các thành viên của hàng giáo sĩ, chủng sinh và các Kitô hữu khác.

Vào ngày 11 tháng 6, Cha Jeremiah Yakubu, một Linh mục của Giáo phận Kafanchan, đã bị bắt cóc và sau đó được thả.

Trước đó, vào ngày 7 tháng 6, Cha Charles Onomhoale Igechi, một thành viên của hàng giáo sĩ Tổng giáo phận Công Giáo Thành phố Benin, sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm một năm chịu chức Linh mục vào ngày 13 tháng 8, đã bị bắn chết khi đang trở về từ một nhiệm vụ mục vụ.

Vào ngày 2 tháng 6, Cha Stanislaus Mbamara, một Linh mục Công Giáo phục vụ tại Giáo phận Nnewi của Nigeria đã bị bắt cóc và sau đó được trả tự do.

Các quan chức của Hiệp hội Kitô giáo Nigeria đã thúc giục Tổng thống Bola Ahmed Tinubu, người đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 29 tháng 5, dành ưu tiên cho các mối quan tâm về an ninh và các cuộc đấu tranh kinh tế của dân Chúa ở quốc gia Tây Phi.

“Nigeria đang đối mặt với một số thách thức đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán. Từ những lo ngại về an ninh cho đến những khó khăn về kinh tế, rõ ràng là còn nhiều việc phải làm để bảo đảm rằng Nigeria có thể phát huy hết tiềm năng của mình,” Linh mục Daniel Okoh cho biết ngày 29 tháng 5.

Vào ngày 27 tháng 5, Đức Giám Mục Matthew Hassan Kukah của Giáo phận Sokoto của Nigeria đã kêu gọi tân Tổng thống Nigeria xác định điều gì đằng sau “những vết sẹo, và những vết thương” của người Nigeria và dành ưu tiên chữa lành cho họ.


Source:Catholic News Agency

2. Nhật Ký Trừ Tà số 245: Những trò hề của ma quỷ

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #245: Demonic Antics”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 245: Những trò hề của ma quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Giữa buổi lễ trừ tà vào tuần trước, có một tiếng BANG! Một cây thánh giá với huy chương của Thánh Bênêđíctô đã bị gãy và ném xuống sàn. Nó không chỉ rơi; nó bị vỡ một cách khó hiểu và rơi xuống sàn một cách thô bạo. * Một lần khác, cách đây vài đêm, vào khoảng 3 giờ sáng, có một tiếng va chạm lớn trong tủ quần áo của tôi. Tôi mở cửa và trên sàn là một cái mắc áo sơ mi giáo sĩ của tôi. Giống như cây thánh giá, nó không rơi xuống sàn; nó rơi xuống sàn với một vụ va chạm dữ dội. Không phải ngẫu nhiên mà chiếc móc áo được chọn có áo linh mục của tôi trên đó-- lũ quỷ ghét linh mục.

Đây là những trò hề ma quỷ điển hình. Chúng làm hỏng máy tính của chúng tôi, làm hỏng điện thoại của chúng tôi và làm gián đoạn các buổi cầu nguyện trực tuyến. Nhưng với sự kiên trì và cầu nguyện, chúng tôi vẫn có thể hoàn thành thánh chức của mình. Ma quỷ được phép cám dỗ và sách nhiễu nhưng không bao giờ được tiêu diệt. Những trò hề ma quỷ mới nhất này xác nhận điều đó. Nếu Sa-tan có thể, hắn sẽ tiêu diệt mọi chức vụ giải cứu, làm tàn tật và giết chết tất cả những người có liên quan. Nhưng nó không thể.

Với những trò hề ma quỷ này, mục tiêu của Sa-tan là gây ra sự sợ hãi trong lòng con người. Nỗi sợ hãi nuôi sống lũ quỷ. Nếu chúng ta hành động vì sợ Sa-tan, thì điều đó sẽ cho hắn một số quyền kiểm soát. Ban đầu, nó có thể đáng sợ khi các đồ vật vô hình bay khắp phòng. Nhưng, cuối cùng, những trò hề này làm điều ngược lại.

Chúng ta thấy ma quỷ bị xiềng xích bởi Đấng thực sự là Chúa. Bất chấp những trò hề của Sa-tan, chúng tôi vẫn hoàn thành chức vụ của mình. Công việc của chúng tôi không bị phá hủy. Bất chấp những nỗ lực của ma quỷ, chúng tôi thức dậy mỗi ngày và tiến hành một lễ trừ tà khác.

Tất cả mọi thứ, ngay cả những nỗ lực vô ích của Satan, cuối cùng đều phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa và dẫn đến sự thánh thiện của chúng ta và vinh quang của Ngài. Rất nhiều người tuyệt vọng đến với tôi và hỏi liệu Chúa có nghe thấy lời cầu xin giúp đỡ của họ không. Nhiều người khiếp sợ những gì ma quỷ đang làm. Giữa những cuộc tấn công của ma quỷ, tôi khuyến khích họ tham gia cùng chúng tôi trong lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Chúa ơi, con tin vào Ngài.”


Source:Catholic Exorcism

3. Các Giám mục Ireland: 'Để mọi người ngủ trong lều hoặc trên đường phố là sự tàn ác… Chúng ta có thể làm tốt hơn thế nhiều'

Hội đồng Giám mục Công Giáo Ái Nhĩ Lan hôm thứ Ba 20 Tháng Sáu đã đưa ra tuyên bố sau:

Vào Ngày Tị nạn Thế giới này - một ngày được Liên Hiệp Quốc dành ra để thu hút sự chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của những người buộc phải chạy trốn - chúng ta được nhắc nhở về trách nhiệm chăm sóc những người đến Ái Nhĩ Lan để tìm kiếm sự an toàn, nơi trú ẩn và nhân phẩm.

Trong thời gian gần đây, vấn đề này đã trở thành một vấn đề rất nhạy cảm và nó đòi hỏi phải suy nghĩ, tham vấn, lập kế hoạch và làm việc chăm chỉ để bảo đảm rằng người tị nạn và cộng đồng địa phương sẽ có được sự tham gia tốt nhất có thể.

Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với nhiều sáng kiến đã được thực hiện bởi chính phủ và ở cấp giáo xứ địa phương, trong các trường học, trong các giáo phận và bởi các thành viên của các dòng tu cũng như bởi những người khác trong toàn thể cộng đồng. Chúng tôi khuyến khích các giáo xứ và toàn Giáo Hội tiếp tục những nỗ lực tuyệt vời để hỗ trợ cư dân mới của chúng ta với sự hỗ trợ mục vụ và bác ái. Ngay cả khi nó làm căng thẳng các nguồn lực và cơ sở vật chất, chúng ta vẫn được kêu gọi nỗ lực hơn nữa, bất chấp những hy sinh liên quan. Những nỗ lực này hết lần này đến lần khác chứng minh rằng Ái Nhĩ Lan là nơi chào đón những người tìm nơi ẩn náu ở đây.

Phản ứng này của Giáo hội minh họa Tin Mừng trong hành động. Phẩm giá do Thiên Chúa ban cho mỗi con người nằm ở trung tâm Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Phản ứng đó thông báo về kho tàng đẹp đẽ đó là giáo huấn xã hội Công Giáo, vốn bắt nguồn từ phẩm giá con người, công ích, sự bổ trợ, đích đến phổ quát của hàng hóa và nhất là tình liên đới với những người bị áp bức.

Ái Nhĩ Lan luôn thể hiện mình là một nơi được chào đón. Kể từ ngày 24 tháng 2 năm ngoái, khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine nổ ra, chúng ta đã tiếp nhận tới 100.000 người tị nạn ở đây, và sự chào đón truyền thống của chúng ta phải được thực hiện theo những cách thiết thực để thể hiện tình đoàn kết và lòng hiếu khách đối với những người chạy trốn chiến tranh và đàn áp. Ở mức tối thiểu, chúng ta phải hỗ trợ những người hàng xóm mới của mình hòa nhập vào cộng đồng địa phương để họ có thể đóng góp cho xã hội của chúng ta bằng năng khiếu và kỹ năng của họ.

Mặc dù thông báo của chính phủ trong những ngày gần đây rằng chính phủ hiện có thể cung cấp chỗ ở cho tất cả những người mới đến, nhưng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm buộc những người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm. Bộ máy Nhà nước phải sẵn sàng hỗ trợ những người mới đến về mặt y tế và chăm sóc y tế cũng như các nhu cầu về chỗ ở và giáo dục của họ. Để làm như vậy, Nhà nước phải làm việc với các cộng đồng địa phương để củng cố tình đoàn kết và gắn kết xã hội bằng cách đối thoại với địa phương và chú trọng đến an toàn. Để mọi người ngủ trong lều hoặc trên đường phố là sự tàn ác trước mắt chúng ta, đó không phải là một lựa chọn ở một đất nước giàu có nhất thế giới. Chúng ta có thể làm tốt hơn rất nhiều.

Có một mối nguy hiểm là các quan điểm và hành động cực đoan có thể nổi lên gây ra sự sợ hãi và phân biệt chủng tộc làm suy yếu văn hóa chào đón của chúng ta. Đây là một thách thức đối với tất cả chúng ta với tư cách là một người dân và một Kitô Hữu.

Chúng ta hãy nói rõ: Ái Nhĩ Lan là nơi chào đón những người tìm kiếm nơi ẩn náu. Là một dân tộc có lịch sử di cư lâu đời, chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết cảm giác phải tìm nơi trú ẩn ở một vùng đất xa lạ và tầm quan trọng của việc được chào đón, bảo vệ và hội nhập.


Source:Independent Catholic News
 
Putin không thể tha cho Prigozhin. Nga lộn xộn, Ukraine thắng lớn. Zelenskiy: Putin nhát như thỏ đế
VietCatholic Media
17:47 25/06/2023


1. “Putin không thể tha thứ cho những kẻ phản bội,” cựu trưởng văn phòng CNN ở Mạc Tư Khoa nói

Cựu trưởng văn phòng CNN Mạc Tư Khoa, Jill Dougherty, cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin “không tha thứ cho những kẻ phản bội”.

Dougherty nói với Anderson Cooper của CNN hôm Chúa Nhật rằng mặc dù Putin đã bảo Prigozhin tới Belarus, nhưng theo Điện Cẩm Linh, người đứng đầu Wagner vẫn là một “kẻ phản bội”.

“Tôi nghĩ Putin sẽ không bao giờ tha thứ cho điều đó,” cô nói thêm. “Tôi nghĩ đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan thực sự bởi vì chừng nào Prigozhin còn hành động theo cách của anh ta và có một số hình thức hỗ trợ, thì anh ta vẫn là một mối đe dọa. Bất kể anh ta ở đâu.”

Dougherty cho biết tình trạng náo động và hỗn loạn xảy ra trên đường phố Nga không khiến Putin trông giống như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ mà ông đã định vị.

“Bản thân Putin trông thực sự yếu đuối. Nếu tôi là Putin, tôi sẽ lo lắng về những người trên đường phố Rostov nồng nhiệt hoan nghênh quân Wagner,” cô nói.

“Tại sao những người Nga bình thường trên đường phố cổ vũ những người đang cố gắng thực hiện một cuộc đảo chính của chúng ta? Điều đó có nghĩa là có thể người dân Nga ủng hộ họ hay cũng có thể họ thích họ. Dù đó là gì đi nữa, đó thực sự là một tin xấu đối với Putin.”

2. Lực lượng của Ukraine được hưởng lợi từ cuộc nổi dậy của Wagner

Quân đội Ukraine được hưởng lợi từ quyết định của Yevgeny Prigozhin chuyển lính đánh thuê Wagner của mình từ Ukraine sang Nga, một phát ngôn viên của quân đội Ukraine ở miền đông Ukraine nói với CNN hôm Chúa Nhật.

Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, nói với CNN qua điện thoại: “Thực tế là Prigozhin đã đưa tất cả các chiến binh Wagner của mình vào Nga, và bây giờ điều này chắc chắn sẽ có tác động đến tiền tuyến của chúng tôi”.

“Họ là những chiến binh hiệu quả nhất. Không giống như họ, quân đội chính quy của Nga – đã bị đánh bại gần Kyiv, Kherson, Kharkiv, Lyman và được thay thế bằng lực lượng mới được huy động – những đơn vị này không hung hăng trong các hoạt động tấn công của họ,” ông nói thêm.

Đại Tá Serhiy Cherevatyi cho biết việc rút lực lượng Wagner khỏi thành phố Bakhmut phía đông đã chiến đấu lâu dài vào tháng 5 là “rất mất tinh thần” đối với các lực lượng Nga.

“Lính dù và bộ binh đến chiếm vị trí của họ biết điều gì sẽ xảy ra – họ sắp bị đánh bại, họ có ít vũ khí trang bị hơn quân Wagner – và những đơn vị Ukraine thiện chiến, có động lực để tiêu diệt họ, đang chờ đợi họ.” Đại Tá Serhiy Cherevatyi nói.

Ông cũng nói rằng các lực lượng Ukraine đã lên kế hoạch khai thác sự hiện diện quá mức của Prigozhin trên các phương tiện truyền thông.

“Trong các thông điệp của anh ta, anh ta nói một cách thiếu tôn trọng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đứng đầu Nhóm Lực lượng Liên hợp Valery Gerasimov, một số đơn vị quân đội chính quy của Nga, ca ngợi giới lãnh đạo Ukraine, lên tiếng về những tổn thất thực sự trong các trận chiến giành Bakhmut” – Cherevatyi nói.

3. Ukraine phát động các cuộc phản công đồng thời trên một số mặt trận của Nga

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 25 tháng Sáu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết, lợi dụng tình hình hỗn loạn đang diễn ra ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Bảy, các lực lượng Ukraine đã tiến hành các cuộc phản công đồng loạt trên nhiều hướng.

“Nhóm quân phía đông đã phát động một cuộc tấn công theo nhiều hướng cùng một lúc,” Maliar cho biết và nêu tên một số thành phố và thị trấn, bao gồm Bakhmut và Yahidne, nằm trong số những nơi tiến hành cuộc tấn công.

Maliar nói rằng “có tiến bộ ở tất cả các hướng” mà không đưa ra thêm các chi tiết.

Cô cho biết giao tranh ác liệt đang diễn ra ở miền nam đất nước, đồng thời nói thêm rằng các lực lượng Nga đang “ở thế phòng thủ, nỗ lực hết sức để ngăn chặn các hành động tấn công của chúng tôi”.

Trước đó, phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, Đại Tá Georgi Gleba, cho biết biệt kích quân Ukraine đã nhân cơ hội quân Nga đang hoang mang để tập kích các căn cứ quân sự, đốt phá, làm nổ tung các khí tài chiến tranh và các kho đạn pháo trước khi rút lui.

Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã chiếm được “các vùng lãnh thổ gần Krasnohorivka ở Donetsk” và đang tiếp tục tiến lên

Cô tuyên bố rằng lực lượng Nga đã bị đẩy ra khỏi khu vực khoảng một tuần trước, nhưng thông tin này không được công khai vì “lý do chiến thuật”.

Cô nói quân Ukraine đã chiếm khu vực này trước cuộc nổi dậy của Wagner nhưng hôm nay mới công bố

Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, 720 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 6 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 19 hệ thống pháo, 5 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không, và 4 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 25 Tháng Sáu, khoảng 224.630 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.030 xe tăng, 7.806 xe thiết giáp, 4.034 hệ thống pháo, 624 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 385 hệ thống phòng không, 314 máy bay, 308 trực thăng, 3.472 máy bay không người lái, 1.259 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.735 xe chuyển quân và nhiên liệu; và 552 đơn vị thiết bị đặc biệt.

4. Zelenskiy tuyên bố Putin “rất sợ” sau những lời đe dọa của Prigozhin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Bảy tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin “rất sợ hãi”, sau khi ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin, nói rằng ông đang mở một cuộc hành quân về phía Mạc Tư Khoa.

“Tôi sẽ nói điều đó bằng tiếng Nga: Người đàn ông từ Điện Cẩm Linh rõ ràng là rất sợ hãi và có lẽ đang trốn ở đâu đó, không lộ diện,” Zelenskiy nói.

Zelenskiy cũng cho biết hành động của chính Putin là nguyên nhân gây ra tình huống mà ông phải đối mặt.

“Ông ta biết mình sợ điều gì vì chính ông ta đã tạo ra mối đe dọa này. Mọi điều xấu xa, mọi mất mát, mọi hận thù - chính ông ta là kẻ gieo rắc ra,” Zelenskiy nói.

Tổng thống Ukraine nói thêm rằng những diễn biến gần đây ở Nga cho thấy “các ông chủ của Nga không kiểm soát được bất cứ điều gì”, đồng thời nói thêm rằng “điều đó đang xảy ra trên lãnh thổ Nga, nơi được trang bị đầy đủ vũ khí”.

“Trong một ngày, họ đã mất một số thành phố có hơn một triệu dân của mình và thúc thủ trước một bọn cướp, một nhóm lính đánh thuê. Mọi người đều thấy việc chiếm các thành phố của Nga và có thể là kho vũ khí dễ dàng như thế nào,” Zelenskiy nói.

5. Người đứng đầu Wagner nói rằng ông đã ra lệnh cho các chiến binh quay trở lại để tránh đổ máu cho Nga

Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin cho biết trong một bản ghi âm hôm Chúa Nhật rằng để tránh đổ máu ông đã hủy bỏ kế hoạch đưa lực lượng lính đánh thuê tư nhân của mình hành quân về phía Mạc Tư Khoa.

“Bây giờ là lúc máu có thể đổ. Do đó, nhận ra tất cả trách nhiệm về việc máu Nga sẽ đổ từ một trong hai bên, chúng tôi quay các đoàn xe của mình lại và rời đi theo hướng ngược lại tới các trại dã chiến theo kế hoạch,” Prigozhin nói.

Chính phủ Belarus tuyên bố Tổng thống Alexander Lukashenko đã đạt được thỏa thuận với ông chủ Wagner để ngăn chặn cuộc tấn công Mạc Tư Khoa.

6. Các lực lượng của Tập đoàn Prigozhin và Wagner được nhìn thấy rời khỏi trụ sở quân đội Nga ở Rostov-on-Don

Ông chủ công ty quân sự tư nhân Wagner Yevgeny Prigozhin rời trụ sở của Quân khu phía Nam trong bối cảnh nhóm này rút khỏi thành phố Rostov-on-Don vào ngày 24 tháng 6.

Đoạn video, được đăng lên Telegram, được CNN định vị và xác thực, cho thấy Prigozhin đang ngồi ở ghế sau của một chiếc xe. Đám đông cổ vũ và chiếc xe dừng lại khi một cá nhân đến gần và bắt tay Prigozhin.

Người ta nghe thấy anh ta nói “Chúc tất cả những điều tốt đẹp nhất” với những người tập trung trước khi chiếc xe lao đi.

Hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti dẫn lời một nhân chứng giấu tên cho biết Prigozhin rời trụ sở “cùng các chiến binh”.

Đây là lần đầu tiên Prigozhin xuất hiện trước công chúng kể từ khi ông tuyên bố rằng quân đội của ông sẽ “ngưng hành quân” về Mạc Tư Khoa và trở về “các trại dã chiến”. Không rõ Prigozhin hiện đang trên đường đến đâu, nhưng theo thỏa thuận chưa có gì là rõ ràng, anh ta dự kiến sẽ được gửi đến Belarus và không phải đối mặt với bất kỳ cáo buộc hình sự nào.

Đoạn video nối tiếp các clip khác được đăng lên Telegram, cũng được định vị địa lý và xác thực bởi CNN, cho thấy lực lượng Wagner rút khỏi vị trí của họ tại trụ sở quân sự, đám đông vây quanh đoàn xe Wagner và mọi người cổ vũ lực lượng sau khi được thông báo rằng họ có thể sẽ quay trở lại.

7. Prigozhin “gần như vô hiệu hóa” Putin, cố vấn tổng thống Ukraine nói

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Chính quyền Tổng thống Ukraine, cho biết sự leo thang của ông chủ công ty quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã “gần như vô hiệu hóa” Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời chỉ trích Prigozhin vì đã hủy bỏ một cuộc hành quân của ông ta về phía Mạc Tư Khoa sau khi đạt được một thỏa thuận chưa có gì là rõ ràng.

“Lựa chọn đáng kinh ngạc của Prigozhin... Bạn gần như vô hiệu hóa Putin, nắm quyền kiểm soát chính quyền trung ương, đang xông đến Mạc Tư Khoa và đột nhiên... bạn rút lui,” Podolyak viết trong một tweet đăng bằng tiếng Anh. “Bởi vì một người trung gian với danh tiếng đáng ngờ #Lukashenko đã hứa bảo đảm an ninh từ #Putin là kẻ đã ra lệnh tiêu diệt bạn vào buổi sáng. Và vì nỗi sợ hãi mà giới tinh hoa Putin đã trải qua trong 24 giờ qua, mệnh lệnh này chắc chắn sẽ được thực thi.”

Anh ấy nói thêm, “Mặc dù không phải là không có lợi: #Prigozhin đã làm bẽ mặt Putin và nhà nước và cho thấy rằng Putin không còn độc quyền về bạo lực nữa.”

8. Điện Cẩm Linh không biết về nơi ở hiện tại của Prigozhin, phát ngôn nhân nói

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm Chúa Nhật cho biết ông không biết về nơi ở hiện tại của chỉ huy lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin.

Khi được hỏi trong một cuộc họp báo về nơi ở của Prigozhin sau khi ông ta đạt được thỏa thuận ngừng hành quân tới Mạc Tư Khoa và rời đi Belarus, Peskov nói: “Không, tôi không biết”.

Peskov cũng cho biết ông “không thể trả lời câu hỏi” rằng Prigozhin sẽ đảm nhận vị trí nào ở Belarus và ông sẽ làm gì ở đó.

Một video mới được đăng trên Telegram và được định vị địa lý và được xác nhận bởi CNN cho thấy Prigozhin rời một trụ sở quân đội Nga ở thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga.

9. Vụ kiện chống lại Prigozhin sẽ bị hủy bỏ và anh ta sẽ được gửi đến Belarus, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh cho biết

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết, các cáo buộc hình sự đối với ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin sẽ được bãi bỏ và ông ta sẽ được gửi đến nước láng giềng Belarus.

“Bạn sẽ hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra với cá nhân Prigozhin?” Peskov cho biết trong một cuộc họp báo với các phóng viên. “Vụ án hình sự sẽ được bãi bỏ chống lại anh ta. Bản thân anh ấy sẽ đến Belarus.”

Văn phòng của Peskov sau đó đã bổ sung trong một tin nhắn văn bản tới các nhà báo rằng Prigozhin được Tổng thống Nga Vladimir Putin bảo đảm rời khỏi đất nước như một phần của thỏa thuận được môi giới để ngăn chặn cuộc hành quân của lực lượng Wagner về phía Mạc Tư Khoa.”

“Nếu bạn hỏi có loại bảo đảm nào rằng Prigozhin sẽ có thể rời Belarus, thì đây là lời của Tổng thống Nga,” văn phòng của Peskov cho biết. “Chế độ hoạt động chống khủng bố sẽ được dỡ bỏ trong tương lai gần nhất.”

Trước đó vào ngày thứ Bảy, Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga đã công bố giới thiệu một “chế độ hoạt động chống khủng bố” ở Mạc Tư Khoa, cũng như khu vực Mạc Tư Khoa và khu vực Voronezh. Thị trưởng Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố thứ Hai là “ngày không làm việc”.

10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Trong những ngày gần đây, các lực lượng Ukraine đã khởi động lại và một lần nữa tiến hành các hoạt động tấn công lớn trên ba trục chính ở miền nam và miền đông Ukraine.

Các lực lượng Ukraine đang sử dụng những kinh nghiệm từ hai tuần đầu tiên của cuộc phản công để tinh chỉnh các chiến thuật tấn công vào các tuyến phòng thủ sâu và được chuẩn bị kỹ lưỡng của Nga. Các đơn vị Ukraine đang đạt được tiến bộ chiến thuật dần dần nhưng ổn định ở các khu vực quan trọng.

Tại khu vực Luhansk, các lực lượng Nga đã nỗ lực đáng kể để tiến hành một cuộc tấn công vào Rừng Serebryanka gần Kremina.

Điều này có thể phản ảnh mệnh lệnh của giới lãnh đạo cấp cao Nga tiếp tục tiến hành cuộc tấn công bất cứ khi nào có thể. Nga đã đạt được một số lợi ích nhỏ, nhưng các lực lượng Ukraine đã ngăn cản được bước đột phá.

11. Nga ân xá cho lính đánh thuê của Prigozhin đã hạ vũ khí

Chính quyền Nga đã đề nghị ân xá cho những người lính đánh thuê Wagner đồng ý từ bỏ vũ khí của họ, một nhà lập pháp từ Duma Quốc gia nói với hãng truyền thông nhà nước Nga TASS hôm Chúa Nhật.

Người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia về Xây dựng Nhà nước, Pavel Krasheninnikov, nói với TASS: “Tất nhiên, có khả năng hạ vũ khí và tránh bị trừng phạt, và Tổng thống cũng đã nói về điều này.”

“Chúng tôi biết rằng có nhiều người trong số họ đã chứng tỏ bản thân trong hoạt động quân sự đặc biệt, và họ được tôn trọng,” ông nói, đề cập đến thuật ngữ của Nga cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. “Để không lãng phí các tài nguyên này, chúng ta cần phải làm điều đó càng sớm càng tốt và không khuất phục trước những hành động khiêu khích từ lãnh đạo của phiến quân.”

Krasheninnikov nói thêm rằng Putin “đã nói một cách toàn diện” và nói rằng điều quan trọng là thông tin này đến được với họ.

Trong thời gian chiếm được thành phố Rostov On Don, không thiếu những cảnh quân Wagner đánh đập cảnh sát và binh lính Nga trên đường phố. Khả năng hoàn toàn không bị trừng phạt không chắc có thể thực hiện được. Người ta tin rằng sau khi trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đạt được thoả thuận với chính phủ Nga qua trung gian của nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko, hầu hết quân Wagner đã bỏ trốn, mang theo các vũ khí nguy hiểm.

12. Những hy vọng về F-16 của Ukraine có thể dựa vào Rumani

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's F-16 Fighter Jet Hopes May Rest on This Country”, nghĩa là “Những hy vọng về F-16 của Ukraine có thể dựa vào quốc gia này.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Theo một báo cáo mới, các quốc gia NATO đang cân nhắc cung cấp cho Ukraine chiến đấu cơ F-16 có thể lựa chọn Rumani để tổ chức các chương trình đào tạo phi công cho Kyiv.

Rumani là “một trong những địa điểm” đang được bàn luận, ba quan chức giấu tên quen thuộc với các cuộc thảo luận xung quanh việc cung cấp máy bay phản lực tiên tiến cho Ukraine nói với Politico, và trong khi Bộ Quốc phòng Rumani không xác nhận hay phủ nhận báo cáo, họ nói với Newsweek rằng họ hoan nghênh các sáng kiến cung cấp đào tạo cho phi công F-16.

Ukraine từ lâu đã kiến nghị các đồng minh quốc tế mua máy bay phản lực do phương Tây sản xuất và F-16 nhanh chóng nổi lên như một lựa chọn khả dĩ nhất.

F-16 sẽ là một bước tiến đáng kể về năng lực đối với Ukraine, quốc gia hiện đang sử dụng các máy bay cũ kỹ từ thời Liên Xô. Một phi công đang phục vụ trong lực lượng không quân Ba Lan nói với Newsweek rằng những chiếc F-16 và MiG-29, là loại chiến đấu cơ Ukraine vẫn sử dụng thuộc “các đẳng cấp khác nhau”.

Tuy nhiên, các đồng minh phương Tây đã miễn cưỡng cam kết gửi máy bay. Một số quốc gia đã tham gia một “liên minh chiến đấu cơ”, nhưng tiến độ đạt được thỏa thuận cung cấp máy bay phản lực cho Ukraine đã tỏ ra chậm chạp.

Trước đó, Mỹ đã phát tín hiệu sẽ hỗ trợ đào tạo phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16 và sẽ không ngăn cản bên thứ ba chuyển giao máy bay F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine.

Đáp lại yêu cầu bình luận của Newsweek, Bộ Quốc phòng Rumani cho biết họ “hoan nghênh sáng kiến thành lập một liên minh gồm các Đồng minh NATO để cung cấp đào tạo phi công cho F-16.”

“Chúng tôi nhắc lại rằng Rumani đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO, các đối tác Liên Hiệp Âu Châu, các đối tác chiến lược và sự lãnh đạo của Ukraine để bảo đảm rằng Ukraine có khả năng chịu đựng và chống lại một cách hiệu quả cuộc xâm lược vô cớ và bất hợp pháp của Nga đối với lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine.”

Bộ Quốc phòng Rumani cho biết tiếp trong một tuyên bố bằng văn bản rằng: “Rumani đã đứng vững bên cạnh người hàng xóm và đối tác của chúng tôi, và chúng tôi hiện đang cung cấp sự hỗ trợ đa chiều cho Ukraine”. “Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ chừng nào còn cần thiết.”

Đầu tuần này, giám đốc điều hành của nhà sản xuất quốc phòng Mỹ Lockheed Martin cho biết công ty “sẵn sàng” cung cấp khóa huấn luyện cho các phi công Ukraine sử dụng F-16 nếu loại máy bay này được gửi đến Ukraine.

Lockheed sẵn sàng đáp ứng “nhu cầu lấp đầy khi nó phát sinh với các bản chế tạo F-16 mới” và thực hiện “bất kỳ sửa đổi nào đối với F-16 cũng như đào tạo, thiết bị và hệ thống,” Frank St. John nói với The Financial Times trong một bài báo xuất bản vào hôm thứ Hai.

“Tôi rất tin tưởng rằng các phi công Ukraine sẽ thành thạo F-16 và có thể sử dụng nó rất hiệu quả trong thời gian ngắn,” St. John nói thêm.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hồi đầu tháng này rằng việc huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16 hiện đang được tiến hành.

Điều này mang lại cho các nước phương Tây “lựa chọn quyết định giao máy bay và sau đó các phi công sẽ sẵn sàng lái chúng,” ông nói.

Ukraine sẽ cần khoảng 100 máy bay phương Tây, phần lớn trong số đó phải là F-16, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết. Các chuyên gia trước đây đã nói với Newsweek rằng mặc dù “bất kỳ chiếc F-16 nào cũng sẽ tạo ra sự khác biệt”, Ukraine sẽ cần tới 100 chiếc F-16 hoạt động tốt để có tác động đáng kể.

Thứ trưởng Ngoại giao Mạc Tư Khoa Alexander Grushko nói rằng các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine các chiến đấu cơ tiên tiến sẽ mang đến “những rủi ro to lớn”.

13. Cựu tướng Mỹ cho rằng các chỉ huy Nga 'không quan tâm' đến tổn thất đáng kinh ngạc

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Commanders 'Don't Care' About Staggering Losses: Ex-U.S. General”, nghĩa là “Cựu tướng Mỹ cho rằng các chỉ huy Nga 'không quan tâm' đến tổn thất đáng kinh ngạc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo một cựu trung tướng Mỹ, những tổn thất trên chiến trường sẽ không đủ để bẻ gãy ý chí chiến đấu của Nga ở Ukraine. Quân đội của Kyiv đang đẩy mạnh các cuộc tấn công trong giai đoạn mở đầu của cuộc phản công đã chờ đợi từ lâu ở phía nam và phía đông của đất nước.

Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges—cựu tướng chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu—nói với Newsweek rằng, trong khi các lực lượng Nga kém hơn về phầm chất và động lực so với đối phương Ukraine, thì các chỉ huy của Mạc Tư Khoa sẵn sàng duy trì tỷ lệ thương vong ở mức chắc chắn gây sốc cho các quốc gia phương Tây.

Hodges nói về các nhà lãnh đạo Nga trong một cuộc phỏng vấn về cuộc phản công của Kyiv, bắt đầu vào đầu tháng này sau nhiều tháng chuẩn bị kỹ lưỡng: “Những gì họ có thể làm tốt là họ ném người vào cuộc chiến. Họ mất đi số lượng tương đương một tiểu đoàn mỗi ngày; gần 1.000 binh sĩ thiệt mạng. Và bạn có thể tưởng tượng với số người chết như thế thì số những người bị thương phải như thế nào.”

“Có vẻ như họ không quan tâm,” Hodges nói thêm. “Họ sẽ tiếp tục nhồi nhét những người chưa qua đào tạo vào cuộc chiến này.”

Cả Kyiv và Mạc Tư Khoa đều không công bố con số thương vong chính xác. Bản cập nhật gần đây nhất của Ukraine là vào tháng 12 năm 2022, khi một cố vấn hàng đầu của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết khoảng 10.000 đến 13.000 quân Kyiv đã thiệt mạng kể từ tháng 2 năm 2022. Ukraine cho biết họ đã “loại bỏ” gần 223.000 quân Nga.

Nga chỉ thừa nhận khoảng 6.000 binh sĩ thiệt mạng, trong bản cập nhật cuối cùng do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đưa ra vào tháng 9 năm 2022. Shoigu cũng cho biết hơn 61.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng, thấp hơn con số 83.000 do một trong những quan chức quốc phòng hàng đầu của ông đưa ra.

Các ước tính bên ngoài vẽ ra một bức tranh đau thương cho cả hai bên, mặc dù cho thấy thương vong của Nga cao hơn. Các tài liệu của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ vào mùa xuân đánh giá rằng Nga đã phải chịu tổng số thương vong từ 189.500 đến 223.000 người, bao gồm 35.500 đến 43.000 người thiệt mạng trong chiến đấu và 154.000 đến 180.000 người bị thương.

Trong khi đó, Ukraine được cho là đã phải chịu tổng số thương vong từ 124.500 đến 131.000 người, bao gồm 15.500 đến 17.500 người thiệt mạng trong trận chiến và 109.000 đến 113.500 người bị thương trong khi chiến đấu.

Những con số như vậy chỉ nói lên một phần của câu chuyện phức tạp. Ukraine đã tồn tại và đảo ngược những thành quả ban đầu của Mạc Tư Khoa vào mùa xuân năm ngoái, buộc Điện Cẩm Linh liên tiếp phải rút lui một cách nhục nhã ở các khu vực khác nhau của tiền tuyến. Cuộc tấn công mùa đông mệt mỏi của Nga đạt được rất ít, mặc dù vẫn chưa rõ liệu cuộc tấn công xuân-hè của Ukraine có tốt hơn hay không.

Hodges cho biết “sự lạc quan” của ông rằng Ukraine cuối cùng sẽ thành công dựa trên thành tích chiến trường trong quá khứ. “Tôi nghĩ rằng điều quan trọng ở đây là ai thực hiện các điều chỉnh nhanh nhất,” anh ấy nói thêm.

“Cảm giác của tôi là Ukraine sẽ tiếp tục làm những gì họ đã và đang làm, đó là nhanh chóng thích nghi với tình hình để rút kinh nghiệm. Và đó là nội dung của toàn bộ giai đoạn đầu tiên của cuộc tấn công,” Hodges nói.

Các nhà quan sát nước ngoài phần lớn đã đánh giá quá cao lực lượng vũ trang của Nga trước khi Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào năm ngoái. Nhiều người mong đợi một chiến thắng nhanh chóng và quyết định của Nga. Tuy nhiên, kỹ năng và quyết tâm quân sự của Ukraine đã bộc lộ sự tham nhũng có hệ thống, sự kém cỏi và sự tàn bạo của các lực lượng vũ trang Nga.

Tuy nhiên, quân đội Mạc Tư Khoa vẫn giữ quyền kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine và đã dành nhiều tháng để xây dựng mạng lưới phòng thủ kiên cố nhằm ngăn chặn cuộc phản công của Kyiv. Quân đội Ukraine vẫn đang chịu tổn thất nặng nề, trong khi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa và máy bay không người lái vào các trung tâm dân cư của Ukraine vẫn là mối đe dọa thường trực.

Nhưng Hodges cho biết các lực lượng vũ trang Nga có rất ít lựa chọn, ngay cả khi họ vẫn có thể tung ra một cú đấm thông thường.

Ông nói thêm: “Người Nga có nhiều máy bay hơn. Nhưng ngay cả với ưu thế vượt trội về quân số mà họ có, họ đã thất bại trong việc đạt được ưu thế trên không. Họ đã không phá hủy một đoàn xe hoặc đoàn tàu nào từ Ba Lan đến Ukraine mang theo thiết bị và đạn dược.

“Còn Hạm đội Hắc Hải thì sao? Tất cả những gì họ có thể làm là phóng hỏa tiễn vào các tòa nhà chung cư.” Hodges nói.

“Tôi nghĩ rằng người Nga đang hy vọng có thể hấp thụ các cuộc tấn công của Ukraine. Bởi vì người Nga không quan tâm đến việc các đơn vị bị cắt đứt hoặc bị tiêu diệt,” ông nói thêm.

Hodges cho biết việc Nga bị nghi phá hủy đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine hồi đầu tháng này nói lên sự tuyệt vọng của bộ chỉ huy quân sự. Lũ lụt sau đó đã tàn phá các phần hạ lưu của sông Dnipro, khiến bất kỳ cuộc tấn công đổ bộ tiềm năng nào của Ukraine qua tuyến đường thủy trở nên khó khăn hơn.

“Tôi nghĩ rằng họ đã thổi con đập quá nhanh. Họ hoảng sợ,” Hodges nói, thêm rằng quyết định cuối cùng có thể phản tác dụng. “Nước lũ đã rút rồi. Mặt đất đó sẽ khô đi khá nhanh và Dnipro sẽ ít trở ngại hơn nhiều so với trước đây. Tôi nghĩ có rất nhiều điều sẽ xảy ra trong vài tuần tới.”

Hodges nói rằng việc Ukraine khởi đầu chậm chạp trong các hoạt động tấn công - được Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thừa nhận trong tuần này - không nên gây hoảng loạn ở phương Tây.

“Người Ukraine đã thể hiện sự nhanh nhẹn và thông minh, và tôi nghĩ những người đã nói, 'Chuyện gì đã xảy ra vậy? Tại sao họ nói lắp? Tại sao họ thất bại?' là hoàn toàn không biết gì,” Hodges nói thêm.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
 
Chiến dịch yêu cầu trả tự do cho ĐGM Rolando Álvarez. Đi bộ 95 km đến đền thờ Đức Mẹ Walsingham
VietCatholic Media
17:51 25/06/2023


1. Các nhà hoạt động người Nga kêu gọi giáo dục dân chúng lòng yêu chuộng hòa bình để nước Nga có thể sống được với thế giới

Trong một thông cáo báo chí, nhóm của Navalny, nhà lãnh đạo đối lập Nga, cho biết họ đang lên kế hoạch cho một “chiến dịch lâu dài, quyết liệt và không mệt mỏi và về cơ bản là rất quan trọng, trong đó chúng tôi vận động mọi người yêu chuộng hòa bình và chống lại chiến tranh”. Đó là một nỗ lực mà họ cho rằng Chính Thống Giáo Nga đã thất bại khi giáo chủ Chính Thống Giáo Nga, Thượng Phụ Kirill, quyết liệt ủng hộ cuộc chiến của Vladimir Putin.

Chiến dịch của họ có tên “Hãy chống lại ngõ cụt mà Putin điên cuồng và ngu ngốc đã đưa đẩy chúng ta vào từ ngày 24 tháng 2 năm 2022.”. Mục tiêu của chiến dịch là thay đổi cơ bản dư luận Nga trong vòng vài tháng.

Nga đã ban hành luật nghiêm ngặt cấm chỉ trích các hành động của quân đội nước này ở Ukraine. Các tổ chức và luật sư vận động cho những người Nga chỉ trích cuộc tấn công đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng.

Hôm thứ Hai, truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng Agora, một nhóm nhân quyền hàng đầu cung cấp trợ giúp pháp lý trong các vụ án chính trị, đã bị dán nhãn là “không mong muốn”.

Navalny, 47 tuổi, đã thụ án tổng cộng 11 năm rưỡi và hiện đang phải đối mặt với một loạt cáo buộc liên quan đến hoạt động bị cáo buộc là “cực đoan”.

Các nhà báo đã tới khu vực nhà tù hình sự nơi Navalny bị giam giữ ở Melekhovo, cách Mạc Tư Khoa khoảng 145 dặm về phía đông. Họ đã bị cấm vào phòng xử án nhưng ban đầu có thể theo dõi quá trình tố tụng qua video từ một căn phòng gần đó, mặc dù âm thanh hầu như không nghe được.

Navalny, trông gầy gò với mái tóc cắt ngắn và mặc bộ đồng phục tù nhân màu đen, đứng và nói to trong ba phút.

Anh ta yêu cầu cha mẹ già của mình được vào phòng xử án nhưng không thành công, và tranh chấp thẩm quyền của thẩm phán từ Mạc Tư Khoa trong việc xét xử anh ta trong một nhà tù cách xa thủ đô.

Nhưng nguồn cấp dữ liệu sau đó đã bị cắt và một phát ngôn viên của tòa án cho biết các thủ tục tố tụng tiếp theo sẽ diễn ra sau cánh cửa đóng kín… Những người ủng hộ Navalny cáo buộc Mạc Tư Khoa đang cố gắng tống anh ta vào tù. Anh ta đã có thời gian dài bị biệt giam, để bịt miệng những lời chỉ trích của anh đối với Putin.

2. Phát động chiến dịch mới yêu cầu trả tự do cho Đức Cha Rolando Álvarez tại Nicaragua

Một chiến dịch quốc tế mới đang được phát động để yêu cầu nhà cầm quyền Nicaragua trả tự do cho Đức Cha Rolando Álvarez, Giám mục Giáo phận Matagalpa, bị nhà nước độc tài kết án 26 năm bốn tháng tù về tội gọi là “phản quốc”.

Chiến dịch do ông Felix Maradiaga, cựu tù nhân chính trị, cựu ứng viên tổng thống Nicaragua, phát động trong dịp ông tham dự Diễn đàn tự do thứ 15 (Oslo Freedom Forum) cùng với những người bênh vực nhân quyền từ các nơi trên thế giới, nhóm tại Genève, Thụy Sĩ. Chiến dịch mang tựa đề “Chấm dứt sự giam cầm độc đoán”.

Trong một Video truyền đi trên tài khoản Twitter của mình, ông Maradiaga nói rằng: “Như chúng tôi đã thông báo tại Genève, trong dịp này, chúng tôi bắt đầu một chiến dịch hoàn cầu chống lại sự giam cầm độc đoán vị giám mục của chúng tôi, Rolando Álvarez, đang bị cầm giữ tại Nicaragua”.

Đức Cha Álvarez bị bắt từ ngày 10 tháng Hai năm nay. Ngài đã từ chối đi cùng nhóm 222 người bị nhà nước Nicaragua trục xuất sang Mỹ, và muốn ở lại với 37 tù nhân chính trị khác và họ vẫn còn bị cầm tù trong nước.

Trong 5 năm gần đây, chế độ của Tổng thống Daniel Ortega đã tấn Công Giáo hội ít nhất 529 lần, trong đó có 90 vụ năm nay, theo phúc trình của nữ chuyên gia Martha Patricia Molina với tựa đề “Nicaragua, phải chăng là một Giáo hội bị bách hại?”.

Trong Phúc trình có nói đến vụ cầm tù Đức Cha Álvarez, vụ trục xuất 32 nữ tu ra khỏi Nicaragua, bảy cơ sở của Giáo hội bị chế độ tịch thu và nhiều cơ quan truyền thông bị đóng cửa. Trong những ngày gần đây, nhà nước chiếm hữu tài sản của 222 người bị trục xuất, và trước đó đã hủy bỏ quốc tịch Nicaragua của họ.

Trên trang mạng trình bày chiến dịch hoàn cầu vừa nói, có giải thích rằng mục đích chiến dịch là cổ võ một hiệp ước quốc tế cấm sự giam cầm độc đoán những người tham gia các hoạt động chính trị: “Chúng tôi tập trung vào việc bảo vệ những người tranh đấu cho các quyền con người, những người đối lập và các chính trị gia đứng trước các chế độ độc tài sử dụng các biện pháp giam cầm độc đoán, như phương thế bóp nghẹt những tiếng nói phê bình”.

Chiến dịch “Chấm dứt giam cầm độc đoán” cũng nhận xét rằng những vụ bắt bớ trái phép và giam cầm chính trị là một vấn đề nghiêm trọng, lan rộng trên thế giới: Từ Cuba đến Venezuela, Nicaragua, Trung Quốc, Nga, và các chế độ độc đoán khác, hàng ngàn người bị giam giữ bất công vì tranh đấu cho dân chủ và các quyền con người”.

“Tuy đã có các hiệp định quốc tế bảo vệ các quyền con người, nhưng chúng tôi tin rằng một sự dấn thân mạnh mẽ và tập trung hơn sẽ đòi hỏi hữu hiệu hơn trong việc bài trừ bệnh dịch hoàn cầu này”.

3. Khách hành hương đi bộ 59 dặm hay 95 km đến đền thờ Đức Mẹ Walsingham của nước Anh vào mùa hè này

Theo Hiệp hội Thánh Lễ Latinh, gọi tắt là LMS, của Anh và xứ Wales, là nhóm đang tổ chức sự kiện mùa hè này, “Số người tham dự kỷ lục” dự kiến sẽ diễn ra trong cuộc hành hương hàng năm sắp tới tại Đền thờ Đức Mẹ Walsingham nổi tiếng của nước Anh.

Được biết đến với cái tên “Nazareth của nước Anh”, ngôi đền nổi tiếng nằm ở bờ biển phía bắc của East Anglia và được thành lập vào khoảng năm 1061.

Lấy cảm hứng từ cuộc hành hương đi bộ nổi tiếng từ Paris đến Chartres, những người hành hương sẽ gặp nhau ở Ely, East Cambridgeshire, vào Thứ Năm, ngày 24 tháng 8, và đi bộ khoảng 59 dặm hay 95km đến Walsingham, nơi hành trình của họ sẽ kết thúc với Thánh lễ tại Nhà nguyện Hòa giải của Walsingham, sau đó là các buổi tĩnh tâm vào Chúa Nhật, ngày 27 tháng 8.

Trong một email trao đổi với CNA vào ngày 13 tháng 6, Joseph Shaw, chủ tịch Hiệp hội Thánh Lễ Latinh, cho biết: “Năm ngoái chúng tôi có 160 người hành hương, kể cả các tình nguyện viên; đây là một bước nhảy vọt so với năm trước, bản thân nó đã là một sự gia tăng lớn so với mức trước COVID… Những dấu hiệu ban đầu cho thấy chúng tôi sẽ có một năm phá kỷ lục khác trong năm nay, như người Pháp đã có trong chuyến hành hương Chartres.

Trong suốt cuộc hành hương sẽ có ca hát, đọc kinh Mân Côi, cử hành thánh lễ hàng ngày và xưng tội trên đường.

Khi được hỏi điều gì làm cho cuộc hành hương này khác với những cuộc hành hương khác đến Walsingham, Shaw nói: “Rất nhiều người hành hương đến Walsingham mỗi năm, một số đi bộ, một số đi theo nhóm. Điều đặc biệt về cuộc hành hương của chúng tôi là nó mở cửa cho tất cả mọi người — không giống như một chuyến dã ngoại của giáo xứ — và tinh thần của cuộc hành hương, vốn được gợi hứng bởi cuộc hành hương Chartres ở Pháp là: ca hát, đọc kinh Mân Côi, cử hành thánh lễ hàng ngày, xưng tội trên đường, ngày càng nhiều quy mô lớn, và đòi hỏi vật chất.

“Chúng tôi nhỏ hơn rất nhiều so với Chartres, nhưng trải nghiệm khá giống nhau. Chuyến đi bộ hàng ngày ngắn hơn một chút và chúng tôi cố gắng tận dụng tối đa kích thước nhỏ bé của mình bằng cách chuẩn bị bữa tối mới nấu cho những người hành hương: Thức ăn trong chuyến hành hương Chartres rất cơ bản! Chúng tôi cũng có một ca trưởng trong mỗi chặng hàng hương để dẫn dắt việc ca hát.”

Đền thờ Đức Mẹ Walsingham được biết đến với tên gọi là “Nazareth của nước Anh,” tọa lạc trên bờ biển phía Bắc của Đông Anglia và được thành lập vào khoảng năm 1061. Một nữ quý tộc Công Giáo sùng đạo người Anh - Richeldis de Faverches - đã cầu nguyện rằng bà có thể đảm nhận một số công việc đặc biệt để vinh danh Đức Mẹ. Qua những lời cầu nguyện của mình, Đức Maria đã chỉ cho cô ấy Ngôi nhà Truyền tin ở Nazareth và yêu cầu cô ấy xây dựng một bản sao ở Walsingham như một đài tưởng niệm lâu dài về Lễ Truyền tin.

Shaw nói với CNA rằng những người hành hương đã tham dự cho đến nay là một nhóm đa dạng nhưng độ tuổi trung bình nghiêng về phía trẻ hơn, nhờ sự hiện diện của sinh viên, chuyên gia trẻ và trẻ em.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
TV 33
Lm. Thái Nguyên
17:49 25/06/2023
 
Tuyên xưng Đức Kitô:
Lm. Thái Nguyên
17:50 25/06/2023
 
TV 88
Lm. Thái Nguyên
17:51 25/06/2023
 
Vác thập giá mình
Lm. Thái Nguyên
17:52 25/06/2023
 
Đường Thập Giá
Lm. Thái Nguyên
17:53 25/06/2023