Ngày 25-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
My Seven-Minute-Homily June 30th 2013
Father Great Rice
08:17 25/06/2013
My Seven-Minute-Homily June 30th 2013

Thirteenth Sunday in Ordinary Time, Year C

The First Book of King 19. 16, 19-21; Letter of St. Paul to the Galatians 5.1,13-18 and the Gospel of St. Luke 9, 51-62

The First Reading is taken from the First Book of Kings in where the Lord commissioned Elijah to anoint Elisha, the son of Shaphat as the prophet to succeed him. Elijah set out to find Elisha. When Elijah found Elisha, he was ploughing the twelfth yoke of oxen. Passing by Elisha, Elijah threw his mantle over him. It meant two things. First of all, because the mantle represents the personality and rights of its owner, its casting over Elisha meant that Elisha now belonged to Elijah. Secondly, because the hair-shirt mantle was part of the official dress of the prophets, to cast it over another person meant a formal investing with the authority that comes from being initiated in the membership of prophets. From this action, Elisha perceived that God was calling him through Elijah to become a prophet. Leaving the oxen, Elisha ran after Elijah, asked permission to say goodbye to his parents, and accepted God's calling to become a prophet.

With the First Reading, we learn that as Elisha accepted to live a holy life by submitting himself to the Divine Will of God without hesitation, we Catholics are also called to be holy by standing firm for the Glory of God and for human salvation.

In the Second Reading, the letter of St. Paul to the Galatians, we know that we have been called to become slaves to one another in Christ. Bound by the spiritual law of Christ, our commandment is, "You shall love your neighbor as yourself." Through the whole law, "there is no distinction between Jew and Greek; the same Lord is Lord of all and is generous to all who call on him." If we love this one but we do not love that one, we are not of Christ. If we limit our love to those of a certain gender, age or ethnic background, we are not of Christ.

We have been called to live by the spirit, the spirit of adoption that we have received through Christ. "For all who are led by the Spirit of God are children of God." "What is born of the flesh is flesh, and what is born of the Spirit is spirit." We having been born of the Spirit are spirit "and what the spirit desires is opposed to the flesh; for these are opposed to each other, to prevent us from doing what we want, what is righteous." Being born again in Christ, we have received the gift of the indwelling Holy Spirit. Through the guidance of the Holy Spirit who inclines our new hearts towards all righteousness, we have a living hope of completing our journey on earth. Through the sanctifying fire of the Holy Spirit, we have a living hope of eternal joy and peace in the Kingdom of God.

During today's Gospel Reading, we heard that Jesus was rejected by the Samaritans. The Samaritans were originally Gentile people who had descended from foreigners who had settled in Israel after the deportation of the Israelites in 721 B.C. Because Jesus set His eyes on Jerusalem, the Samaritans did not receive Him. Making a distinction between the Jews and the Samaritans, they did not love their neighbors as themselves. They had not learned the meaning of true discipleship. James and John, the disciples of Jesus asked Jesus for permission to command fire to come down from Heaven and to consume them. Jesus turned and rebuked them. He called them the "sons of thunder." Thunder or punishment never works well for human salvation but love and patience. As Jesus was going along the road, someone came to Him and said that he would follow Jesus wherever He went. To him, Jesus said, "'Foxes have holes, and birds of the air have nests; but the Son of Man has nowhere to lay his head." From this response, we learn that foxes and birds have a resting place, but the Son of Man has nowhere to lay His head, Jesus was indicating that in true discipleship, He expects total dedication.

Then Jesus told one person to follow Him. The person replied, "Lord, first let me go and bury my father." To this, Jesus said, "Let the dead bury their own dead; but as for you, go and proclaim the kingdom of God." Through these words, Jesus was saying, "Let those who are spiritually dead bury those who are physically dead. My message is one of life." In His response, Jesus did not intend to be taken literally. Rather, He wanted to stir the thoughts of those who were present. Jesus was fully aware of the respect that the children had towards their parents, especially when it concerned burying one's parents. This filial piety was deep rooted within Judaism.

Another who said that He would follow Jesus after saying farewell to those at his home, Jesus said, "No one who puts a hand to the plough and looks back is fit for the kingdom of God." In other words, in true discipleship, ploughing demands more than what was demanded of Elisha. To plough for the Kingdom of God, it demands sacrifices. If one takes the time to look back, the work of God shall suffer.

My brothers and sisters in Christ, this is today's message to us from God. In true discipleship, there is no turning back. There is no turning back to the worldly ways. As servants of Christ, we are expected to continuously move forward by growing in our spiritual lives through the grace of God the Father and the sanctifying power of the Holy Spirit in the Most Holy Name of Jesus. This week, let us consider this truth according to our callings, be it the religious life, the matrimonial life or the single life. Are we spiritually growing in our callings? Are we being loyal to our Master? Are we being true disciples? And if some find that there is much to be desired in their lives, may they take this opportunity to change their hearts while the grace of God is at work in them this week.

Oremus: O Lord Jesus, we want to be your disciples very much. However we still love property, possession and high position in the world as well. Teach us to understand the meaning of self-giving for the good of all souls. Amen. Father Great Rice
 
Chúa nhật 13 thường niên C
Lm. Đan Vinh
19:52 25/06/2013
Chúa Nhật XIII Thường Niên C

Lc 9,51-62

PHẢI DỨT KHOÁT THEO CHÚA

I. HOC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 9,51-62

(51) Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. (52) Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. (53) Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem. (54) Thấy thế, hai môn đệ Người là Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không? (55) Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông (56) Rồi Thầy trò đi sang làng khác. Và Người nói với các ông: “Anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào. Vì Con Người không đến để làm cho người ta mất mạng, nhưng là để cứu mạng. (56) Rồi Thầy trò đi sang làng khác. (57) Thầy trò còn đang đi trên đường, thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. (58) Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. (59) Đức Giê-su nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”. (60) Đức Giê-su bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ! Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa”.

2. Ý CHÍNH: Bài Tin Mừng hôm này gồm hai phần:

Phần thứ nhất thuật lại câu chuyện Đức Giê-su bị dân làng ở miền Sa-ma-ri từ chối không cho trọ. Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an tức giận yêu cầu được sai lửa từ trời xuống thiêu hủy làng đó. Nhưng Đức Giê-su quở mắng các ông và Thầy trò đi sang làng khác.

Phần thứ hai ghi lại ba trường hợp người ta xin đi theo làm môn đệ Đức Giê-su. Trong mỗi trường hợp Đức Giê-su đều đòi người ta phải chọn lựa dứt khoát như sau:

+ Đối với kẻ thứ nhất xin theo, Người đòi anh ta phải chấp nhận cuộc sống thiếu thốn vật chất và không ổn định.

+ Với người thứ hai, Đức Giê-su đòi anh ta phải coi nhẹ bổn phận lo cho gia đình để ưu tiên lo công việc của Chúa.

+ Còn người thứ ba, Đức Giê-su đòi anh ta một trái tim không san sẻ, để chỉ lo phục vụ Nước Thiên Chúa mà thôi.

3. CHÚ THÍCH:

- C 51-52): + Được rước lên trời: Đây là thành ngữ ám chỉ cái chết cũng như cuộc lên trời của Đức Giê-su (Tin Mừng Lu-ca 9,31 chú thích về cuộc xuất hành của Người). + Nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem: Lên Giê-ru-sa-lem để hoàn tất cuộc Vượt Qua. + Vào một làng người Sa-ma-ri: Người Do Thái tránh giao thiệp với người Sa-ma-ri và còn khinh dễ họ, vì họ không còn thuần chủng nữa, và vì niềm tin của họ đã có nhiều dị biệt với người Do thái. Nhưng Đức Giê-su lại cố ý vào trọ trong một làng người Sa-ma-ri. Điều này cho thấy Người chính là chủ chiên đến để tìm chiên lạc và đưa về đàn. Về sau, trước khi lên trời, Đức Giê-su truyền cho các Tông Đồ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, trong đó có dân Sa-ma-ri (x. Cv 1,8). Các ông đã vâng lời Người: Phi-líp-phê loan báo Tin Mừng ở Sa-ma-ri (x. Cv 8,5). Các Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem cũng cử ông Phê-rô và ông Gio-an đến với họ (Cv 8,14).

- C 53-56: + Dân làng không đón tiếp: Người Sa-ma-ri có ác cảm với người Do thái, đặc biệt những ai đi hành hương lên Giê-ru-sa-lem. + Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy...?: Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an được gọi là “con của sấm sét” (x. Mc 3,17). Hai ông mới được nhìn thấy ngôn sứ Ê-li-a trong cuộc biến hình của Đức Giê-su (x. Lc 9,28-36), nên giờ đây muốn dùng hình phạt mà giáng xuống trên kẻ thù giống như vị ngôn sứ này đã làm (x. 2V 1,10-12). + Quở mắng các ông: Đức Giê-su muốn các môn đệ hành xử theo giáo huấn mà Người đã dạy về cách đối xử với kẻ thù: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét mình. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình (x. Lc 6,27-35). + Và Người nói với các ông: “Anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào. Vì Con Người không đến để làm cho người ta mất mạng, nhưng là để cứu mạng”: Đức Giê-su dạy cho các môn đệ biết việc báo thù là việc của tà thần chứ không phải là việc của Thiên Chúa. Đức Giê-su xuống thế gian để kiện toàn luật Mô-sê là luật cho phép trả thù những kẻ làm hại mình. Đối với Đức Giê-su: Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa báo oán, mà là Thiên Chúa của tình thương. Tình thương thay thế hận thù, tha thứ thay thế báo oán và trừng phạt. Đó chính là tinh thần mà các môn đệ phải học tập cho bằng được. + Thầy trò đi sang làng khác: Điều này nói lên sự nhẫn nhịn của Đức Giê-su đối với những kẻ đối xử không tốt với mình.

- C 57-58: + Thầy trò còn đang đi trên đường, thì có kẻ thưa Người rằng: Lu-ca ghi lại ở đây ba trường hợp về ơn kêu gọi theo Chúa. Trong ba trường hợp này thì hai trường hợp được Mát-thêu thuật lại khi Đức Giê-su bắt đầu đi giảng đạo ở Ga-li-lê (x. Mt 6,19-22). Còn trường hợp thứ ba chỉ có trong Tin Mừng Lu-ca. Qua ba trường hợp này, Lu-ca muốn trình bày những đòi hỏi dứt khoát đối với những ai muốn làm môn đệ của Đức Giê-su. + “Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo... Con chồn có hang...”: Người này tự ý xin theo làm môn đệ và sẽ đi đến bất cứ nơi nào. Nhưng Đức Giê-su cho anh ta thấy cuộc sống khó nghèo và thiếu ổn định. “Không có chỗ dựa đầu”, nghĩa là không có sự bảo đảm về vật chất như một con thú rừng!

- C 59-60: + “Xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã”: Trong Tin Mừng Mát-thêu, người xin làm môn đệ ngỏ lời trước (x. Mt 8,21-22), còn trong Tin Mừng Lu-ca, chính Đức Giê-su kêu gọi anh ta trước. Anh ta tỏ thái độ thiếu dứt khoát qua lời cầu xin về nhà phụng dưỡng cha. Đợi đến khi cha chết và được mai táng, rồi anh ta mới đi theo. Ở đây không nhất thiết là cha anh ta mới chết sắp đem đi chôn. Vì tại Pa-les-tin việc chôn cất một người chết phải thực hiện ngay trong ngày, nên khó mà nghĩ rằng Đức Giê-su lại không đồng ý cho anh ta lưu lại vài giờ để chôn cất cha cho tròn chữ hiếu. + “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”: Chắc chắn Đức Giê-su không cho bổn phận hiếu thảo với cha mẹ là không đáng kể (x. Mt 15,5-9 ; 1 Tm 5,8). Nhưng khi phải lựa chọn giữa tình thân gia đình với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, thì Người đòi môn đệ phải ưu tiên chọn đi theo Chúa.

4. CÂU HỎI: 1) Khi dùng thành ngữ “Được rước lên trời”, tác giả Luca muốn ám chỉ điều gì về cuộc xuất hành của Người? 2) Đức Giê-su nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem để làm gì? 3) Tại sao người Do Thái tránh giao thiệp và còn khinh dể người Sa-ma-ri, trái ngược với Đức Giê-su sẵn sàng đến với họ? Hãy kể ra một số trường hợp cụ thể Người đã làm? 4) So sánh phản ứng cua hai môn đệ Gia-cô-bê Gio-an va cua Đức Giê-su trước sự từ chối đón tiếp của dân làng Sa-ma-ri? Đức Giê-su muốn môn đệ Người phải phản ứng thế nào? 5) Người dạy và hành xử thế nào để nêu gương nhẫn nhịn cho các ông? 6) Hãy kê ba trường hợp người ta xin đi theo làm môn đệ Đức Giê-su và đòi hỏi của Người với mỗi người như thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9,60).

2. CÂU CHUYỆN:

Một vị linh sư Ấn độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông thì có một thanh niên ăn mặc bảnh bao đến xin làm đệ tử. Anh ta rón rén đến bên và đặt dưới chân vị linh sư hai viên ngọc quí để làm lễ vật ra mắt. Vị linh sư cầm lấy một viên và ném xuống sông. Tiếc của, anh thanh niên giàu có vội nhảy xuống sông và lặn xuống đáy hồ cố tìm lấy lại viên ngọc quí giá. Nhưng sau một ngày vất vả tìm kiếm mà viên ngọc vẫn biệt tăm. Chiếu đến, với vẻ mặt thất vọng, anh thanh niên đến chỗ vị linh sư xin chỉ đích xác chỗ đã ném viên ngọc. Bấy giờ vị linh sư liền cầm viên ngọc thứ hai, lại ném xuống sông và nói: “Ta đã ném vào chỗ đó. Anh hãy lặn xuống mà tìm”. Chàng thanh niên hiểu rằng thầy muốn anh phải bỏ lòng ham mê của cải như một điều kiện tiên quyết để theo học với thầy.

3. SUY NIỆM:

Qua 3 trường hợp theo Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đòi hỏi những kẻ muốn theo Người cũng phải có thái độ từ bỏ dứt khoát như thế:

+ Người thứ nhất xin theo Đức Giê-su đến bất cứ nơi nào. Những người đòi anh phải chọn lựa: theo Thầy thì phải biết chấp nhận nay đây mai đó, không có chỗ gối đầu.

+ Người thứ hai được Đức Giê-su kêu gọi đã sẵn sàng đi theo. Nhưng anh ta xin về nhà phụng dưỡng cha già, đến khi cha chết rồi mới đi theo. Nhưng Người đòi anh phải dứt khoát chọn đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.

+ Người thứ ba xin đi theo Đức Giê-su, nhưng xin được về nhà từ giã gia đình trước đã. Nhưng Người đòi anh ta phải chọn lựa, dứt khoát với tình cảm gia đình: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”.

Thực ra, Đức Giê-su rất coi trọng việc hiếu kính cha mẹ (x. Mt 15,4). Nhưng Người cũng dạy chúng ta phải ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa (x. Lc 14,26).

Nhìn lại mình, chúng ta thường hay chọn mình, chọn theo sở thích của mình, gia đình của mình... đang khi Đức Giê-su lại dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

4. THẢO LUẬN: 1) Trong cuộc sống hàng ngày, hãy kể ra ba điều bạn cho là quan trọng và cần thiết phải làm ngay. Tại sao? 2) Sống đúng tinh thần khoan dung của Đức Giê-su dễ hay khó? Tại sao? 3) Bạn quyết tâm sẽ phản ứng thế nào khi bị kẻ khác đối xử không tốt để xứng đáng làm môn đệ Đức Giê-su?

5. NGUYỆN CẦU

1) LẠY CHÚA GIÊ-SU. Giàu sang, danh vọng, khoái lạc... là những điều hấp dẫn chúng con và trói buộc không cho chúng con ngước đầu lên cao. Xin giải thoát chúng con khỏi sự say mê tìm kiếm kho tàng ở dưới trần gian, để ưu tiên tìm Nước Thiên Chúa. Lạy Chúa. Ước gì chúng con có thái độ dứt khoát hy sinh những gì đang có, để mua được viên ngọc quí giá là Nước Trời. Ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước lời mời gọi của Chúa dành cho chúng con.

2) LẠY CHÚA. Con cảm thấy Chúa đòi hỏi những ai muốn đi theo làm môn đệ Chúa hơi nhiều: Vì Chúa không có chỗ dựa đầu, nên Chúa đòi con phải biết hy sinh, sống đơn sơ và phó thác. Chúa còn muốn con phải tận lực rao truyền Triều Đại Thiên Chúa. Chúa đòi con phải đặt tình cảm gia đình sau bổn phận theo Chúa. Thật đúng như lời Chúa dạy: “Ai muốn theo Thầy phải bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà đi theo Thầy. Nếu chỉ dựa vào sức riêng tự nhiên, chắc là con khó đi theo Chúa. Nhưng nếu có ơn Chúa giúp con tin mình sẽ làm được mọi sự. Xin giúp con sống quảng đại với Chúa như Chúa đã từng quảng đại với con. Xin cho con biết noi gương Chúa: luôn quên mình và nghĩ tới người khác, để con xứng đáng trở nên môn đệ đích thực của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.

Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Những điều kiện cần để theo Chúa
Jos.Vinc. Ngọc Biển
19:55 25/06/2013
Những điều kiện cần để theo Chúa

(Chúa Nhật XIII Thường Niên)

Một bài hát ta đã thường hát hoặc đã nhiều lần nghe, đó là bài: “Chúa là Gia Nghiệp” của nhạc sư Mi Trầm, trong đó có đoạn viết: “Chúa là gia nghiệp đời con. Xin Ngài bảo toàn thân con, vì ngoài Chúa ra con tìm đâu thấy hạnh phúc, và chỉ nơi Chúa con tìm thấy được nguồn vui”. Khi hát bài hát đó, chúng ta đều có tâm tình xác tín rằng: chỉ có Chúa là chỗ nương thân, chỉ có Chúa là nguồn hạnh phúc, chỉ có Chúa là Đấng cứu độ. Và, ta mong sao cho được thuộc về Chúa và được Ngài đưa ta đến bến bờ hạnh phúc.

Hôm nay thánh Luca kể lại ba mẩu đối thoại về điều kiện để đi theo Chúa. Ba trường hợp khác nhau, nhưng đều chung một lời mời gọi từ Chúa Giêsu. Khi gọi họ như thế, Chúa Giêsu đã dần dần hé mở cho họ về con người và sứ vụ Thiên Sai của mình; đồng thời, Ngài cũng xác định cho họ thấy tiên vàn hãy lo đi tìm và loan báo về Nước Trời trước, còn mọi chuyện khác, Chúa sẽ lo cho sau. Con đường đi tìm Chúa ấy là con đường của phưu lưu, con đường của từ bỏ… Tuy nhiên, muốn đạt được hạnh phúc thật thì phải lựa chọn con đường đó trong tinh thần dứt khoát.

1. Đi theo Chúa là chấp nhận một con đường phưu lưu

Trang Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện của Thầy trò đang trên đường lên Giêrusalem, bất chợt có một chàng thanh niên tình nguyện đến xin đi theo Đức Giêsu. Không biết anh ta muốn tìm và bày tỏ ý định đi theo Chúa thực sự, hay vì một ảo tưởng nào đó. Cũng không biết anh ta xin đi theo Chúa vì cảm nghiệm được tình yêu của Ngài dành cho anh ta hay vì thấy đám đông theo Chúa nên anh cũng đánh liều xin theo? Nhưng chỉ biết rằng chàng thanh niên này đã cất tiếng thưa với Ngài: “Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy”. Đứng trước lời đề nghị được đi theo mình, Chúa Giêsu đã không nói là thâu nhận chàng thanh niên này hay không, mà chỉ thấy Ngài nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu”. Khi nói như thế, Ngài muốn đưa anh vào một lộ trình của niền tin và phó thác hoàn toàn cho sự an bài của Chúa; mặt khác, Chúa cũng muốn tiên báo cho anh về sự thiếu thốn, bấp bênh trên hành trình ấy. Sự phưu lưu này không có nghĩa là làm cho anh hoang mang về con người và sứ vụ cứu độ của Ngài, mà là giúp cho anh nhận định thật rõ con người của Chúa cũng như cho anh thấy trước được những khó khăn của sứ vụ.

Thật vậy, theo Chúa là phải chấp nhận hy sinh, từ bỏ. Phải ra khỏi những sự ổn định của cuộc sống để ưu tiên cho sứ mạng. Ngài báo cho anh ta biết như thế để phần nào phá tan những tâm tưởng của nhiều người và có thể là của chính anh về một Đấng Mêsia quyền thế, giàu sang, ổn định theo kiểu người đời. Những lối hiểu như thế không đúng về con người và sứ vụ của Đấng Thiên Sai. Quả thật, Chúa Giêsu không có gì làm của riêng cho chính mình. Từng lời rao giảng, từng phép lạ và cả cuộc đời của Ngài là thi hành thánh ý Thiên Chúa Cha cho trọn vẹn. Vì vậy, nếu anh thanh niên này muốn theo Ngài, thì cũng phải đón nhận cuộc sống như Ngài đã sống. Một cuộc sống mà theo lối nói của Việt Nam thì: “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”.

2. Theo Chúa là lo tìm Nước Thiên Chúa trước hết

Khác với trường hợp thứ nhất, lần này Chúa Giêsu chủ động lên tiếng gọi một người thanh niên: "Anh hãy theo tôi!". Ngài muốn anh ta lên đường với Ngài để loan truyền Nước Thiên Chúa, để cùng Ngài sống chứng tá cho Nước Trời. Đứng trước lời mời gọi này, chàng thanh niên đã đặt ra cho Chúa một điều kiện là: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã", rồi đi theo Ngài sau. Nhưng Chúa Giêsu đã không chấp nhận, Ngài đã phủ nhận thái độ đó và coi là không xứng hợp với tinh thần tông đồ, nên Ngài đã nói: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa".

Qua câu trả lời của Chúa Giêsu, Ngài cho anh ta thấy rằng: thời điểm này và ngay tức khắc, anh hãy theo tôi để loan báo Triều Đại Thiên Chúa cho những người chưa biết, vì ơn cứu độ phải loan đi đến tận cùng trái đất và sứ mạng này là quan trọng nhất. Đây là nhu cầu cấp bách, vượt lên trên mọi tình cảm tự nhiên của con người. Ngài không chấp nhận sự lần lữa và kèo nèo của một người môn đệ. Sứ mạng loan báo Tin Mừng là gian nan khốn khổ, đòi buộc phải hy sinh, phải từ bỏ, phải mau mắn… vì thế, không thể chấp nhận một con người có thái độ trì hoãn.

Khi đòi hỏi như thế, xem ra có vẻ Chúa muốn phủ nhận tình cảm ruột thịt, nghĩa vụ căn bản của con cái với người quá cố, hơn nữa lại là người sinh thành ra mình. Nhưng không, Chúa có ý muốn nói rằng: Nước Trời là quan trọng. Mọi thứ khác là thứ yếu. Nên ngay lúc này, anh ta phải lựa chọn. Lựa chọn Chúa và nghĩa vụ Loan Báo Tin Mừng là điều thiết yếu.

3. Muốn theo Chúa là phải có thái độ dứt khoát

Đi xa thêm một chút nữa, Chúa Giêsu lại cất tiếng gọi một người khác đi theo Ngài. Khi được gọi, người thanh niên này thưa: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã". Người thanh niên này quả thực cũng muốn theo Chúa, nhưng anh ta muốn xin Chúa cho lui lại ít thời gian nữa, để anh ta lo giàn xếp chuyện gia đình… Vẫn một điều kiện tiên quyết mang tính quyết định, nên Chúa Giêsu bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa". Qua câu nói này, Chúa Giêsu nói cho người xin theo Ngài biết rằng: thái độ dứt khoát là yếu tố căn bản để trở nên môn đệ của Ngài. Theo Chúa là cần phải bỏ mọi sự, không lưỡng lự, không thể tiến thoái lưỡng nan, không chấp nhận nhập nhằng với những ràng buộc của cải, thế gian và tình cảm. Muốn là người thợ cày tốt thì người cầm cày phải nhìn thẳng về phía trước để đi, nếu không thì đường cày sẽ cong queo, không thẳng hàng được. Như vậy, theo Chúa, phải để lại mọi sự, kể cả những gì là thân thuộc, gắn liền với cuộc sống, ngay cả những quyến luyến tình cảm của gia đình… Để đạt được Nước Trời, người môn đệ phải ưu tiên số một cho những đòi hỏi của Nước ấy. Phải từ bỏ tất cả quá khứ, quên đi dĩ vãng (x. 1 Pr 5,8-9), và nhắm thẳng vào tương lai để ta tiến bước. Điều này quan trọng hơn cả cha mẹ, anh chị em, vợ con và ngay cả mạng sống của mình nữa.

4. Còn chúng ta thì sao?

Khi đọc bài Tin Mừng này, hẳn mỗi người chúng ta đều đặt ra cho mình một câu hỏi: chúng ta có được Chúa gọi không? Điều kiện của Chúa đặt ra cho chúng ta thời nay là gì?

Quả thật, mỗi người chúng ta đều được Chúa mời gọi để đi theo Ngài. Và những điều kiện để đi theo Chúa cũng không khác gì những người được Chúa gọi và xin đi theo Ngài trong bài Tin Mừng hôm nay.

Trước tiên, ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, được tháp nhập vào dân của Chúa và cũng được mời gọi sống những giá trị của Tin Mừng trong đời sống. Những giá trị đó đòi hỏi ta phải từ bỏ ý riêng, chết đi cho con người cũ, và mặc lấy con người mới là chính Chúa Giêsu. Luôn chiếu tỏa ánh sáng Tin Mừng như ngọn nến cháy sáng. Đây là ơn gọi căn bản của mỗi chúng ta.

Thứ đến, vào một thời điểm nhất định, mỗi người đều có một lựa chọn cho bậc sống của mình. Người thì xây dựng gia đình; người thì đi tu. Hai con đường. Hai ơn gọi. Nhưng đều chung một sứ vụ là loan báo Tin Mừng cho mọi người. Có nhiều cách để loan báo: là một người chồng mẫu mực; một người vợ thủy chung; một đời tu trung thành. Đây cũng là những cách loan báo Tin Mừng thật hữu hiệu xuyên qua đời sống gương mẫu. Bên cạnh đó, sống trong một xã hội mà người ta thích sự ổn định, lo thu tích và hưởng thụ, bất chấp những giá trị đạo đức… Trước thực trạng ấy, người Kitô hữu một khi đã chọn Chúa làm lẽ sống, làm lý tưởng, làm gia nghiệp thì phải phải khước từ những tiêu chuẩn ấy, để thay vào đó là sự công bằng, lòng bác ái, tình liên đới…

Khi sống và làm như thế, là ta đang đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu và những đòi hỏi của Tin Mừng; đồng thời phản chiếu cho thế giới, con người ngày hôm nay những giá trị đích thực của Tin Mừng xuyên qua những lựa chọn và lối sống của chúng ta.

Được như thế, là ta đang làm chứng và hướng về một thực tại khác, một thực tại siêu việt, vượt lên trên những gì là tầm thường chóng qua, mau hết. Đây cũng là mục đích ưu tiên cho giá trị tối hậu của chúng ta.

Nhưng muốn làm được điều đó, mỗi chúng ta đều phải vượt lên trên những ràng buộc về quyền, tiền và sẵn sàng bước theo Chúa Giêsu trên hành trình loan báo này. Bao lâu chúng ta còn vướng bận quá nhiều trong những chuyện như cơm áo gạo tiền; còn đi tìm những điểm tựa danh vọng, an nhàn thư thái; còn lo lắng quá nhiều đến tình cảm riêng tư, thì bấy lâu con người chúng ta nặng nề và không thanh thoát trong việc làm vinh danh Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người được.

Có được tinh thần thanh thoát và nhẹ nhàng thì chúng ta mới nhạy bén để làm theo sự hướng dẫn của Thần Khí chứ không theo xác thịt. Khi sống và lựa chọn như thế, ta mới xác định căn tính và mục đích của chúng ta, và Chúa mới là gia nghiệp của ta thực sự.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Chúa. Biết từ bỏ ý riêng để thánh ý Chúa được thể hiện nơi chúng con. Xin cho chúng con biết nghĩ đến người khác vì phần rỗi của họ như Chúa khi xưa. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican thương tiếc một linh mục bị sát hại trong cuộc xung đột đẫm máu tại Syria
Chỉnh Trần, SJ
17:08 25/06/2013
Vatican thương tiếc một linh mục bị sát hại trong cuộc xung đột đẫm máu tại Syria

Thánh bộ Giáo Hội Đông Phương của Vatican đau buồn vì vụ sát hại tàn nhẫn cha Francois Mourad, một tu sĩ thuộc Giáo Hội Syria. Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ 3, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Thánh Bộ đã gửi lời “phân ưu sâu sắc nhất đến Giáo Hội Công Giáo Syro, đến Đức Thượng Phụ SB Ignace Youssef III Younan, vị quản thủ Thánh Địa và tất cả các tín hữu của dân tộc Syria thân yêu”.

Đức Hồng Y Sandri nói rằng “chi tiết mới nhất của tấn thảm kịch phi lý này khuấy động lương tâm lãnh đạo các bên xung đột và cộng đồng quốc tế, do đó, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng khi súng đạn của chiến tranh im tiếng thì mùa của công lý và hòa giải mới bắt đầu cho một tương lai hòa bình”.

Theo cha Pierbattista Pizzaballa, tu sĩ dòng Phanxicô, quản thủ Thánh Địa, vị tu sĩ bị sát hại ngày 23 tháng 6 khi tu viện thánh An tôn Padua của Dòng bị tấn công. Tu viện này tọa lạc ở Ghassanieh, một ngôi làng có đa số dân là Ki tô hữu thuộc quận Jisr al-Shughur, tỉnh Idlib gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

1_0_704567Cha Pizzaballa nói rằng qua hình ảnh và lời kể của các nhân chứng của tu viện, ngôi làng đã nằm dưới cuộc tấn công của các phiến quân Hồi giáo cách đó một vài tuần khiến cho đa số dân chúng phải rời bỏ nhà cửa.

Ngài nói tu viện thánh An tôn đã là nơi trú ẩn an toàn duy nhất và vào thời điểm bị tấn công, có cha Francois, một vài cha Phanxicô, 4 nữ tu và 10 tín hữu trú ẩn ở đó. Khi cha Francois cố gắng kháng cự để bảo vệ các nữ tu các các tín hữu, du kích quân đã bắn chết ngài.

Cha Pizzaballa cho biết rằng hiện nay ngôi làng hoàn toàn bị bỏ hoang. “Thật bất hạnh thay, Syria bây giờ không chỉ là chiến trường giữa các lực lượng trong nước mà còn giữa các nước Ả rập và cộng đồng quốc tế. Và người phải trả giá đắt là người nghèo, thanh thiếu niên và các Kitô hữu. Cộng đồng quốc tế phải chấm dứt tất cả điều này”.

Cha Mourad chỉ là một trong số nhiều anh chị em tu sĩ đã sống đức tin của mình ngay tại tiền tuyến ở Syria, đã từ chối việc rời bỏ các cộng đoàn Kitô giáo và Hồi giáo mà họ đang phục vụ. Họ ở lại bởi vì họ muốn trở nên dấu chỉ của niềm hy vọng, ánh sáng và niềm an ủi cho dân chúng ở giữa cảnh tang thương.

 
Đức TGM W. E. Lori và tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ
Vũ Văn An
19:09 25/06/2013
Việc cổ vũ và bảo vệ tự do tôn giáo đã và đang nhanh chóng trở thành ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Các đe dọa đối với quyền căn bản này rất phổ quát, trầm trọng và còn đang lan rộng, cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc. Các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ đang hết sức lưu ý tới xu hướng này và chúng tôi đã đáp ứng bằng cách bênh vực các nguyên tắc của chúng ta, giáo dục bằng sự kiện và trên hết với lời cầu nguyện.

Điểm chính của cố gắng này là (chiến dịch) Mười Bốn Đêm Cho Tự Do (The Fortnight for Freedom), tức hai tuần tập chú vào tự do tôn giáo. Hai tuần này bắt đầu và chấm dứt vào các ngày lễ nghỉ giầu ý nghĩa trong truyền thống Công Giáo và truyền thống Hoa Kỳ về tự do tôn giáo tức vọng lễ tử đạo của hai Thánh Thomas More và John Fisher (21 June), và Ngày Độc Lập. Hai tuần lễ này cũng bắt đầu và chấm dứt bằng một Thánh Lễ, vốn là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Giữa hai Thánh lễ ấy, các giáo phận và các giáo xứ khắp nước đang bảo trợ các nhóm học hỏi, các cuộc rước, các buổi cầu nguyện liên phái và hàng loạt các sinh hoạt có tính sáng tạo khác nhằm cổ vũ một cái hiểu tốt hơn về tự do tôn giáo.

Với Hai Tuần hàng năm này cũng như các sinh hoạt khác của Ủy Ban Đặc Nhiệm về Tự Do Tôn Giáo của HĐGM Hoa Kỳ, các giám mục đang gieo mầm cho một phong trào về tự do tôn giáo. Với thời gian thích hợp, và với sự hộ giúp của Chúa, phong trào này nhất định sẽ gặt hái được thành quả nơi hàng ngũ giáo dân trong các lãnh vực chính sách và luật lệ, dưới hình thức các đạo luật, các qui định và tài phán có tính bảo vệ hơn.

Nếu người Công Giáo may mắn, ta có thể thấy một số thành quả này sớm hơn, nhưng đại thể, chúng ta nhắm một phương thức dài hạn hơn. Vì chúng ta không chỉ đương đầu với một đe dọa đơn độc cần một giải pháp chuyên biệt, mà là cả một phức thể các đe dọa khác nhau có cùng những nguyên nhân sâu xa hơn. Trong cố gắng dài hạn này, trách vụ trung tâm của các giám mục là truyền bá giáo huấn của Giáo Hội về tự do tôn giáo.

Hạt giống của Phong Trào

Trong “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo” ( In “Dignitatis Humanae”), Công Đồng Vatican II rất đúng khi tuyên bố rằng “con người nhân bản có quyền hưởng tự do tôn giáo”, nghĩa là: mọi người “không bị cưỡng bức bởi bất cứ cá nhân nào hay nhóm xã hội nào hoặc quyền lực nhân bản nào, khiến họ phải hành động trái với các niềm tin riêng của họ, bất kể trong chốn tư riêng hay nơi công cộng, bất kể một mình hay trong liên hợp với người khác, trong các giới hạn chính đáng”.

Các vị giáo hoàng liên tiếp vốn tái khẳng định cam kết của Giáo Hội đối với nguyên tắc này. Viết cho Tổng Thư Ký LHQ năm 1978, Tân Giáo Hoàng vừa được bầu lên là Đức Gioan Phaolô II xác quyết rằng tự do tôn giáo “là nền tảng của mọi quyền tự do khác và được liên kết chặt chẽ với tất cả các quyền tự do này vì chính phẩm giá của con người nhân bản”. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng nhấn mạnh tới tính tối thượng của nó. Nói với ngoại giao đoàn hồi Tháng Giêng năm 2012, Đức Bênêđíctô gọi tự do tôn giáo là “quyền đầu tiên trong các nhân quyền, vì nó phát biểu thực tại nền tảng nhất của con người”. Rồi, trong cuộc tông du Lebanon sau đó trong cùng năm, Đức Bênêđíctô mô tả tự do tôn giáo là “quyền thánh thiêng và bất khả chuyển nhượng” và là “tuyệt đỉnh của mọi quyền tự do khác”.

Gần đây nhất, trước đám đông 200,000 người tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vào đêm Vọng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nồng nàn ôm hôn Paul Bhatti, em trai Shahbaz Bhatti, viên chức chính phủ Pakistan bị ám sát năm 2011 sau khi thúc đẩy việc sửa đổi các đạo luật chống lộng ngôn. Đức Phanxicô tuyên bố rằng “Ta phải cổ vũ tự do tôn giáo cho mọi người… Mọi người nam nữ phải được tự do tuyên xưng đức tin của mình, bất kể đức tin đó là gì”. Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã nêu lên vấn đề tự do tôn giáo trong cuộc gặp mặt với Thủ Tướng Angela Merkel của Đức.

Các thách đố xa gần

Các huấn giáo của giáo hoàng trên đây không bỗng nhiên mà có, nhưng đã nói lên một quan tâm vốn đang lớn mạnh. Một phúc trình công bố hồi Tháng Chín năm 2012 của Nghị Hội về Tôn Giáo và Đời Sống Công thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã phân tích sự vi phạm các niềm tin và thực hành tôn giáo khắp thế giới. Phúc trình này cho hay 75 phần trăm dân số thế giới đang sống tại các quốc gia nơi mà các chính phủ, các nhóm xã hội hay các cá nhân đang hạn chế khả năng tự do thực hành đức tin của người dân.

Người Hoa Kỳ may mắn không phải đương đầu với loại bách hại tôn giáo có tính bạo lực vốn thấy ở nhiều quốc gia, như Ai Cập, I-rắc và Miến Điện, đó là chỉ kể một vài điển hình gần đây. Hoa Kỳ vốn thừa hưởng một truyền thống lâu dài được pháp luật mạnh mẽ bảo vệ tự do tôn giáo, từ các điều khoản về tôn giáo của Đệ Nhất Tu Chính Án và Đạo Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo ở cấp liên bang, tới các đạo luật tương tự ở cấp tiểu bang. Tuy nhiên, gần đây, truyền thống này đã và đang bị thách thức bằng những hành động mà dù không bi đát như những gì đang xẩy ra tại các quốc gia khác, nhưng vẫn kéo theo những áp chế ngược với lương tâm. Thí dụ, ta đã thấy khuynh hướng đang gây xáo trộn trong việc rút gọn tự do tôn giáo, khiến nó chỉ còn là tự do thờ phượng bên trong bốn bức tường nhà thờ, hội đường hay đền thờ. Lối nhìn này được phát biểu trong các luật lệ nhằm chỉ bảo vệ các nơi thờ phượng khỏi bị áp chế ngược với lương tâm, trong khi để mặc các các người và các nhóm tôn giáo phải chịu sự áp chế như thế.

Mọi người có thiện chí phải chống lại khuynh hướng trên. Dù tự do tôn giáo chắc chắn có bao gồm tự do thờ phượng, nó cũng bao gồm cả quyền của người ta được tự do đem đức tin của mình ra sống thực bất chấp họ đóng vai trò gì trong xã hội, trong các thừa tác vụ phục dịch xã hội và nơi thương trường, hay trong văn hóa và khu vực công. Các niềm tin tôn giáo, những thứ vốn lên khuôn trọn cuộc sống ta, cả bên trong lẫn bên ngoài đền thánh, chính là các viên đá góc của rất nhiều chính nghĩa lớn lao, từ việc hủy bỏ chính sách nô lệ, tới quyền bỏ phiếu của phụ nữ và phong trào dân quyền. Dù tiếng nói của Mục Sư Martin Luther King Jr. vang lên từ tòa giảng Nhà Thờ Baptist Ebenezer, nhưng nó cũng đã vang lên tại các con phố của Birmingham, Selma và Washington, D.C. Tự do tôn giáo đích thực bao gồm tự do được công bố và thực hành đức tin tôn giáo, không chỉ nơi tư riêng mà cả nơi công cộng nữa.

Các hậu quả trong đời thực

Các hạn chế tự do tôn giáo gần đây tại Hoa Kỳ đã và đang ảnh hưởng tới các bệnh viện, trường học, đại học, các kinh doanh do gia đình sở hữu và các tín hữu cá nhân muốn sống thực Tin Mừng. Thí dụ, một vài tiểu bang đã thông qua các đạo luật ngăn cấm các hành động bị ngành lập pháp tiểu bang coi là “chứa chấp” các di dân không có giấy tờ nhưng đều là những hành động được Giáo Hội coi như bác ái và chăm sóc mục vụ Kitô Giáo căn bản đối với di dân.

Tại Alabama, các giám mục Công Giáo, cùng với các giám mục Episcopal và Methodist đã đệ đơn chống lại các đạo luật ấy. May mắn, các tòa liên bang vừa ngăn cản một số các đạo luật lầm lẫn này, dù vì những lý do khác, nhưng Giáo Hội vẫn tiếp tục cảnh giác để sứ vụ cung cấp thực phẩm, nhà ở và các chăm sóc khác cho bất cứ ai cần đến không trở thành một vi phạm hình sự.

Nạn nhân việc buôn bán người cũng đang đau khổ trong bàn tay của chủ nghĩa duy tục cực đoan. Sở Di Dân và Tị Nạn của các Giám Mục Hoa Kỳ đã tạo được một tiếng tăm rất tốt như là người cung cấp dịch vụ có nhiều chuyên môn lâu đời trong việc tích cực phục vụ các nạn nhân của cảnh nô lệ hiện đại. Năm 2006, Sở đã bắt đầu quản trị một chương trình của liên bang nhằm cung cấp việc quản trị sâu sắc từng trường hợp một (case management) cho số người dễ bị thương tổn nhất này.

Nhưng vào năm 2011, bất chấp nhiều năm quản trị xuất sắc, chính phủ liên bang đã thay đổi khế ước để buộc Sở này phải làm dễ việc ngừa thai và phá thai như điều kiện duy trì khế ước. Cho dù đơn của cơ quan Công Giáo này được các nhà đánh giá độc lập với chính phủ phê điểm khách quan cao hơn nhiều so với hai tổ chức nạp đơn khác, nhưng đơn ấy vẫn bị bác vì đã bác bỏ, không chịu vi phạm giáo huấn Công Giáo. Như thế, không những Sở Di Dân và Tị Nạn bị loại khỏi chương trình của chính phủ vì niềm tin tôn giáo của mình, mà các nạn nhân của việc buôn bán người cũng bị từ khước việc phục vụ của những “nhà thầu” có khả năng nhất.

Chỉ thị gây tranh cãi

Chỉ thị (mandate) của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản có lẽ là đe dọa nổi tiếng và gây tranh cãi hơn cả đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ ngày nay. Đây là đòi hỏi, được áp đặt bằng qui định của ngành hành pháp dưới đạo luật cải tổ chăm sóc y tế năm 2010. Chỉ thị này đòi gần như mọi chủ nhân toàn quốc, trong đó có các cơ sở bác ái, bệnh viện và trường học tôn giáo, phải tài trợ hay làm dễ cả các việc như triệt sản, ngừa thai và phá thai trong các khế ước bảo hiểm cho nhân viên và con cái họ, cũng như việc giáo dục và huấn đạo nhằm cổ vũ các việc trên.

Chỉ có các nơi thờ phượng và các khu vực sát cạnh các nơi ấy là được miễn chước, được coi là chủ nhân tôn giáo. Thoạt đầu, Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản đề nghị định nghĩa “các chủ nhân tôn giáo” bằng một qui định phức tạp, nhưng nay họ đã đề nghị một qui định đơn giản hơn. Nhưng trong cả hai đề nghị, việc miễn chước rất hạn hẹp và chỉ phản ảnh quan điểm hiện hành đã nhắc trên đây tức coi tự do tôn giáo chỉ là tự do thờ phượng không hơn không kém.

Ta đang tiến tới gần ngày 1 tháng 8, 2013, ngày chỉ thị trên trở thành hiệu lực đối với các thừa tác phục vụ không thể thiếu của ta. Các cơ chế này rõ ràng có tính tôn giáo và rõ ràng sử dụng nhân viên, ấy thế mà vẫn bị Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản coi không phải là chủ nhân tôn giáo. Bởi thế, các thừa tác đó không được miễn chước, chỉ được “thỏa hiệp” (accommodated). Trong khi phức tạp và chưa hoàn bị trong một số khía cạnh, thỏa hiệp này còn gặp ít nhất hai vấn đề chính sau đây: thứ nhất, khi các chủ nhân “được thỏa hiệp” cung cấp cho nhân viên họ một khế ước bảo hiểm sức khỏe tổng quát không bao gồm các mục có vấn đề nêu trên, họ cũng phải cung cấp cho nhân viên một “phiếu không tốn tiền” để họ được bảo hiểm riêng về các mục đó; thứ hai, ít nhất trong một số trường hợp, chủ nhân “được thỏa hiệp” sẽ trợ cấp các “phiếu không tốn tiền” kia qua tiền đóng bảo hiểm. Như thế, dù qui định được đề nghị này đòi các công ty bảo hiểm phải chứng thực rằng họ không buộc các chủ nhân phải trả phí khoản cho việc bảo hiểm ngừa thai, thì trên thực tế các chủ nhân cũng đã phải “gián tiếp” tài trợ cho việc bảo hiểm ngừa thai rồi.

Chủ nhân nào cưỡng lại việc bắt buộc phải làm dễ và/hoặc tài trợ các mục hàng và dịch vụ đi ngược lại giáo huấn Giáo Hội sẽ phải trả những món tiền phạt rất nặng nề. Nếu họ từ chối không cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, họ sẽ bị phạt tới 2,000 dollars cho mỗi nhân viên mỗi năm; nếu họ tiếp tục cung cấp cho nhân viên những khế ước bảo hiểm tuyệt vời nhưng không có các điều khoản bị họ phản đối, họ sẽ bị phạt 100 dollars cho mỗi nhân viên mỗi ngày.

Buộc định nghĩa lại ‘hôn nhân’

Thách thức duy nhất lớn lao hơn đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ có lẽ sẽ là phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nhằm tái định nghĩa hôn nhân hợp pháp để bao gồm các người sống trong các mối liên hệ đồng tính, biến nó thành một vấn đề thuộc luật hiến pháp liên bang. Nếu điều này thực sự xẩy ra, thì trong mọi phạm vi của luật pháp, trong đó các thừa tác vụ của Giáo Hội hay các doanh nghiệp đặt căn bản trên đức tin bị qui định bởi luật lệ, và trong đó, tư cách hôn nhân là điều đáng kể như trong việc làm, nhà ở, giáo dục, nhận con nuôi và nhiều lãnh vực khác nữa, thì nhà nước sẽ buộc Giáo Hội phải coi là có gia đình những người mà Giáo Hội không thể coi như thế. Còn nếu các tổ chức này phản kháng, thì các chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương sẽ phạt họ bằng cách thu hồi giấy phép hay giấy công nhận chính thức (accreditation), các khế ước với chính phủ của họ và các phúc lợi cũng như việc được lui tới các cơ sở công cộng. Bất chấp sự kiện Giáo Hội mạnh mẽ khẳng nhận phẩm giá bình đẳng của mọi người, không phân biệt xu hướng tính dục, việc Công Giáo dựa vào nguyên tắc mà bác bỏ, không coi các mối liên hệ đồng tính là “hôn nhân”, vẫn bị trừng phạt như là cuồng tín rành rành.

Như thế, ta sẽ thấy tại khắp nước điều ta đã thấy tại các tiểu bang từng định nghĩa lại hôn nhân. Các cơ quan bác ái Công Giáo đăng ký tại Quận Columbia và Illinois nào từ chối không chịu trao trẻ em cho các cặp đồng tính sẽ bị loại ra ngoài các dịch vụ nhận con nuôi ngay lập tức sau khi hôn nhân được tái định nghĩa hoặc các cuộc kết hợp dân sự được thiết lập. Tại Massachusetts, các thẩm phán hòa giải (justice of peace) hiện đang phải cử hành các cuộc “hôn nhân” đồng tính, cho dù bị tôn giáo hay luân lý phản đối, nếu không sẽ bị kiện về tội kỳ thị. Gần đây hơn, Delaware minh nhiên áp đặt cùng một đòi hỏi như thế khi định nghĩa lại hôn nhân. Tại các tiểu bang khác, chủ nhân các cơ sở kinh doanh gia đình nào cung cấp các dịch vụ cưới xin như chụp hình và cung cấp bông đã bị các cặp đồng tính thưa kiện, thậm chí cả các bộ trưởng tư pháp tiểu bang nữa, khi họ từ khước không tham dự các buổi lễ cưới xin của người đồng tính.

Với Hai Tuần Lễ của chúng ta, ngày có hiệu lực của chỉ thị Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản chỉ còn khoảng một tháng. Và Tối Cao Pháp Viện chắc chắn sẽ ra phán quyết cho hai vụ “cưới xin” đồng tính trong Hai Tuần Lễ này. Hai thời điểm chủ yếu ấy đối với tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ, và có lẽ do quan phòng, chúng rất gần với Hai Tuần Lễ của chúng ta, sẽ giúp minh họa việc cần đến Hai Tuần Lễ này một cách liên tục. Riêng Hai Tuần Lễ mà thôi sẽ không, và sẽ không thể, giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng về tự do tôn giáo, nhưng nó có thể giúp ta làm chậm đà phát triển của chúng và đặt nền móng cho việc giải quyết chúng ở các thế hệ sắp đến.

William E. Lori, TGM Baltimore, đăng trên tạp chí America, 1-8 tháng 7, 2013. Ngài là chủ tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm của HĐGM Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xin cầu nguyện cho Đức Hồng Y Gioanbaotixita Phạm Minh Mẫn
Lm Peter Võ Sơn
07:36 25/06/2013
Xin cầu nguyện cho Đức Hồng Y Gioanbaotixita Phạm Minh Mẫn

Kính gởi Quý Đức Cha, Quy Đức Ông và Quý Cha,

Hôm qua ngày 23 tháng 6, Đức Hồng Y Gioanbaotixita Phạm Minh Mẫn bị tai biến mạch máu não và Ngài được đưa vào một Bệnh Viện tại Sài Gòn. Sức khỏe của Ngài khá hơn, nhưng Ngài vẫn còn ở Bệnh Viện để tiếp tục điều trị.

Kinh xin Quý Đức Cha, Quý Đức Ông và Quý Cha cầu nguyện cho Đức Hồng Y sớm được lành bệnh.

Kính báo,

Lm Peter Võ Son

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn Đồng Hành
Nguyễn Bá Khanh
21:18 25/06/2013
BẠN ĐỒNG HÀNH
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Bạn là người mình tin cậy
và luôn có nhau.
A friend is someone who sticks (hangs)
to you at all times, and a friend is someone who you trust...
(Unknown)