Ngày 22-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi.
11:05 22/06/2015
LỄ SINH NHẬT GIOAN TẨY GIẢ

Giáo Hội thường mừng lễ các thánh vào ngày các ngài qua đời. Đó là ngày các ngài được về với Thiên Chúa Tình Yêu, ngày sinh nhật trên thiên quốc.

Đối với thánh Gioan Tẩy Giả, Giáo Hội mừng kính cả ngày ngài sinh ra và cả ngày ngài tử đạo. Ngày qua đời mừng ở bậc lễ nhớ. Ngày sinh nhật với bậc lễ trọng.

Trong năm phụng vụ chỉ có 3 lễ mừng sinh nhật. Đó là Giáng Sinh của Đức Giêsu (25.12). Sinh nhật của Đức Maria (8.9) và Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả (24.6). Như vậy trong hàng ngũ các thánh, chỉ có thánh Gioan được vinh dự lớn nhất là được mừng ngày chào đời của mình. Cuộc đời và sứ mạng của Gioan gắn liền với cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu nên Giáo Hội có lý do để sắp đặt lễ mừng Sinh nhật Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế trở thành một Lễ Trọng trong niên lịch phụng vụ.

Gioan được sinh ra kỳ diệu và ơn gọi cũng kỳ diệu trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Gioan ra đời là niềm hạnh phúc cho cha mẹ, người thân và láng giềng. Một niềm vui quá lớn vì ông bà son sẻ. Mọi người đến chúc mừng người mẹ sinh con lúc tuổi già mà được “mẹ tròn con vuông”. Ai cũng trầm trồ khen bé trai thật dễ thương thật đáng yêu. Ai cũng mỉm cười với bé, đặt nhiều hy vọng vào bé: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây? Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em”.

Ông Bà Giacaria mong chờ con trai nối dõi tông đường và sẽ như cha, làm tư tế. Gioan có đủ điều kiện để tiến thân, giàu có, vinh dự thuộc giai cấp thượng lưu. Nhưng Gioan lại nghe tiếng gọi từ trời cao đi làm Ngôn sứ. Gioan vào hoang địa sống một mình. Cuộc sống khắc khổ, đơn sơ, nghèo nàn.

Từ đó, Gioan trở thành Ngôn sứ với đời sống cao đẹp và đã chết hào hùng.

1. Cuộc sống cao đẹp

Gioan sống đẹp trong cương vị sứ giả: “Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Êlia, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa” (Lc 1,17), và là người tiên phong: “Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người” (Lc 1,76).

Sống đẹp vì Gioan đã từ bỏ đời sống giàu sang uy thế của gia đình, đi vào trong sa mạc hoang vắng sống gắn bó với Thiên Chúa, lắng nghe và thực hiện thánh ý Ngài.

Sống đẹp vì Gioan có một số môn đệ, nhưng khi Chúa Giêsu đến, Gioan đã giới thiệu cho họ (Ga 1, 36) để họ trở thành môn đệ Chúa Giêsu.

Sống đẹp vì Gioan đã thu phục được đám đông, được dân chúng ngưỡng mộ, nhưng Gioan chỉ cho họ biết có Đấng cao cả hơn đang đến, Đấng mà Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài (Ga 1, 27).

Gioan sống đẹp vì đã luôn tâm niệm rằng: “Chúa Giêsu phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi”(Ga 3, 30).

2. Cái chết hào hùng

Cái chết của Gioan đau thương mà rất hào hùng.

Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương,bị đế quốc Roma cai trị hà khắc, nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn,dân chúng lầm than,Gioan cũng mang nặng những ưu tư những trăn trở yêu nước thương dân.

Vị vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, lấy vợ của anh mình là Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua,kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế Gioan đã bị vua chém đầu. Người theo Ðạo Hồi giáo Islam rất sùng kính Thánh Gioan ở giáo đường bên Syria. Theo tương truyền, trong ngôi đền thờ Hồi giáo Omajjden có phần mộ chôn đầu của Gioan. Người Hồi giáo Syria gọi ngài bằng tên Yaya Ben Zakariyah. Năm 2001, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến hành hương kính viếng cầu nguyện trước ngôi mộ Thánh nhân tại ngôi đền thờ này với những người Hồi giáo tại đó.

Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ông không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù.Thế nhưng Chúa Giêsu đã nói về ông: “ Trong các con cái người nữ sinh ra,chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả”(Lc 7,28). Như vậy điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống.Thái độ sống của Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.Sứ mạng ngôn sứ thời nào cũng thế.Chúa Giêsu, vị ngôn sứ làm chứng cho sự thật cũng bị bắt bớ, bị hành hạ và bị đóng đinh thập giá. Các Thánh Tử Đạo cũng đã làm chứng cho sự thật, tiếp nối con đường Thầy mình đã đi,cũng gánh lấy tù tội và cái chết, bởi lẽ: “Nếu thế gian đã ghét Thầy,thì thế gian sẽ ghét các con vì các con sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian” ( Ga 15,18 - 19 ).

3. Hồng Ân Sinh Nhật

Được sinh ra và lớn lên trong bàn tay phù hộ của Thiên Chúa, Gioan đã sống vai trò Ngôn sứ, dọn đường cho Chúa Cứu Thế và đã chết vì chân lý.

Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, mỗi người nhớ đến ngày sinh nhật của mình. Ngày đó, cha mẹ, ông bà, thân bằng quyến thuộc mừng vui. Ai cũng cười tươi nhìn trẻ thơ, ai cũng muốn bồng ẵm chúc lành và đặt nhiều hy vọng nơi con trẻ. Rồi mỗi người được cha mẹ đặt tên, được đưa đến Nhà thờ để nhận phép thanh tẩy với một tên Thánh và trở nên con của Thiên Chúa.Mỗi lần mừng sinh nhật của mình, mỗi người nhớ đến bao nhiêu là hồng ân Thiên Chúa ban tặng để tạ ơn và sống xứng đáng hơn. Bài đọc 1 trích sách Ngôn sứ Isaia nói về giá trị cao cả của con người trước mặt Thiên Chúa: “Ðức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người” (Is 49, 1-3). Chúa biết chúng ta từ trong lòng mẹ: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con… Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu” (Tv 138, 13). Như thế Thiên Chúa đã an bài sắp đặt mỗi người chúng ta ngay từ khi còn trong dạ mẹ.

Ngày nay, nhiều gia đình có truyền thống kỷ niệm và mừng ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đình. Đó là một việc làm thật ý nghĩa và nhiều niềm vui. Bởi vì, đã sinh ra trong đời, dù ở cảnh ngộ nào, ai cũng được Đấng Tạo Hóa ban tặng chức phận quý giá, đó là làm người. Qua mạc khải Kinh thánh và dưới ánh sáng đức tin, chúng ta biết rằng, con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu. Như vậy, mỗi người trong nhân loại đều được mời gọi theo một hướng đi nhất định để hoàn tất một định mệnh tươi đẹp và một cuộc sống cao cả.

Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, mỗi người nhớ đến ngày mình được tái sinh làm con Thiên Chúa.Nhờ phép rửa, chúng ta đã trở thành ngôn sứ loan báo hồng ân cứu độ của Chúa.

Là Kitô hữu, chúng ta vui mừng tạ ơn và hy vọng về ơn gọi, định mệnh, hướng đi của mình.Thánh Gioan là một mẫu gương tuyệt vời, sống cao đẹp và chết hào hùng. Cuộc đời của Gioan luôn mãi là tấm gương cho chúng ta. Không chỉ rao giảng bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống. Con đường nên thánh của Gioan chính là : Chúa phải lớn lên, còn tôi phải lu mờ đi.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:35 22/06/2015
MƯỢN DAO CẮT MŨI
N2T

Ngụy vương tặng cho Sở vương một mỹ nữ, Sở vương rất yêu cô gái.
Phu nhân là Trịnh Tú biết được, cũng hết sức trang điểm cho mỹ nữ càng thêm đẹp mê hồn hơn, thậm chí tất cả y phục, đồ chơi mà cô ta thích, bà cũng đều cung cấp cho đầy đủ.
Sở vương nói:
- “Phu nhân đã biết rõ là trẫm rất yêu thương người đẹp mới đến kia, vậy mà phu nhân còn yêu thích người đẹp hơn cả trẫm nữa, có thể thấy phu nhân như một hiếu tử phụng dưỡng song thân, như một trung thần phục vụ tổ quốc!”
Trịnh Tú biết Sở vương không hoài nghi về sự ghen ghét của mình, bèn nói với mỹ nữ đó:
- “Đại vương rất yêu thích em, nhưng lại không thích cái mũi của em, khi nào gặp đại vương thì em nên che cái mũi lại, như thế thì đại vương sẽ sủng ái em mãi mãi.”
Thế là người đẹp mỗi khi gặp đại vương liền dùng tay áo mà che mũi lại, Sở vương hỏi Trịnh Tú:
- “Tại sao mỗi khi gặp ta thì mỹ nữ phải che mũi lại?”
Trịnh Tú đáp:
- “Thiếp nói ra, ngài có nổi giận không?”
Sở vương càng thêm tò mò, Trịnh Tú trả lời:
- ”Nó nói rằng, nó ghét nhất là mùi hôi nơi thân thể của đại vương.”
Sở vương đùng đùng giận dữ, hạ lệnh cho thị nữ cắt mất cái mũi của mỹ nữ.
( Hàn Phi Tử )

Suy tư:
Đàn bà cũng như đàn ông, ai cũng có máu ghen, nhưng ghen một cách khoa học thì ít người được như Trịnh Tú. Nói khoa học vì bà ta ghen có thứ tự lớp lang, có kế hoạch lâu dài mà không bị ai nghi ngờ, kể cả Sở vương .
Trên thế giới có rất nhiều người tan gia bại sản cũng vì đàn bà; có rất nhiều ông vua mất nước cũng vì đàn bà; đó là vì đam mê sắc đẹp của đàn mà mà sinh ra lú lẫn, chứ vì ghen mà mất nước thì hầu như hiếm thấy.
Đàn bà càng đẹp thì càng ghen, đó là chuyện thường tình, Trịnh Tú chắc chắn không đẹp hơn mỹ nữ, nhưng kinh nghiệm tình trường và hiểu lòng Sở vương thì hơn hẳn mỹ nữ, cho nên Sở vương cùng mỹ nữ cả hai đều mắc mưu bà ta mà không biết.
Tất cả linh mục, tu sĩ nam nữ từ bỏ ơn thiên triệu cao quý của mình để hoàn tục phần lớn là vì tình, mà tình thì bắt đầu từ nét duyên dáng và đẹp đẽ của phụ nữ, và ma quỷ càng lợi dụng sắc đẹp ấy để tấn công họ. Sắc đẹp và sự duyên dáng tự nó thì không phải là tội, nhưng tội chính là trái tim của chúng ta “nhúc nhích” lệch lạc mà không điều chỉnh cho ngay, tức là không cầu nguyện và tránh xa những dịp nguy hiểm làm cho mình phạm tội.
Ma quỷ cũng rất ghen ghét khi chúng ta một lòng một dạ đi theo Đức Chúa Giê-su.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:42 22/06/2015
LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
N2T

Lời Chúa: Lc 1, 57-66. 80
“Tên cháu là Gio-an”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, một con người đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su đã nói: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” . Cao trọng, không phải vì ông Gioan làm nhiều điều vĩ đại, nhưng là vì ông là người được vinh dự làm kẻ dọn đường cho Đấng Mê-si-a đến. Trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm nổi bật của thánh Gioan Tẩy Giả:

1. Cương trực và công chính.
Trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê, thánh Gioan Tẩy Giả đã không sợ, và dám nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài” (Mc 6, 18), và cái giá phải trả chính là bị nhà vua chém đầu.

Thánh Gioan Tẩy Giả không vì nhu nhược an phận để được mọi người tâng bốc khen ngợi, nhưng chính ngài đã nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê, vì việc của ông làm là trái với luân thường đạo lý; ngài cũng không vì bạo lực mà khuất phục, nhưng lời dạy của ngài làm cho nhà vua vừa kinh sợ vừa thán phục.

Trước bạo quyền trần thế, thánh Gioan Tẩy Giả thà chấp nhận cái chết hơn là dửng dưng để cho sự ác thống trị, ngài thà như cây cao vươn thẳng đứng giữa trời cao và bị gió đánh gãy, hơn là làm một một con người chỉ biết lòn cúi để được an phận.

2. Khiêm tốn tự hạ.
Khi nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, thì thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại giới thiệu cho hai môn đệ của mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, lời giới thiệu này nói lên một tấm lòng khiêm tốn, ngài không vì sĩ diện để khoe khoang mình và hạ bệ người khác; ngài cũng không vì danh vọng hão huyền mà không nhìn thấy Đấng cứu độ đang đến là Đức Chúa Giê-su, cho nên ngài thà đành “mất” hai môn đệ của mình để họ đi theo làm môn đệ của Đấng là ánh sáng trần gian là Đức Chúa Giê-su, hơn là đi theo ngài chỉ là ánh sáng của con đom đóm trong đêm mà thôi.

Khiêm tốn và tự hạ là đặc tính của người thuộc về Thiên Chúa, và nhìn nhận giá trị đích thực của người khác mà không câu nệ tị hiềm.

Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói với dân chúng về Đức Chúa Giê-su rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”, câu nói đầy khiêm tốn tự hạ này đã đưa ngài lên tận trời cao với lời xác nhận của chính miệng Đấng Cứu Thế: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11, 11). Khiêm tốn là sức mạnh và là vũ khí của người Ki-tô hữu để chiến thắng ma quỷ và thế gian kiêu ngạo, sự khiêm tốn đã làm cho thánh Gioan Tẩy Giả trở nên mạnh mẻ không sợ hãi trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê; sự khiêm tốn cũng đã làm cho ngài trở nên danh giá trước mặt Thiên Chúa và loài người.

Anh chị em thân mến,
Cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả như cây cổ thụ trước phong ba bão táp đầy quyền lực của vua Hê-rô-đê, thà bị gãy chứ không chịu khuất phục, thà bị chém đầu vì công bằng chính nghĩa chứ không đầu hàng trước bạo lực bất công.

Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta có tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả là biết can đảm trước mọi thử thách khó khăn xảy đến cho mình, và biết khiêm nhường định hướng cho cuộc sống với tất cả ân sủng của Chúa ban cho, và nhất là biết luôn trở nên những chứng nhân cho Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:45 22/06/2015
N2T

15. Nếu tôi không có tình cảm mộ mến Đức Mẹ Ma-ri-a, thì tôi không thể bảo đảm chắc chắn linh hồn tôi.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dòng Tên Hoa Kỳ và Canada có thêm 28 tân linh mục
Chỉnh Trần , S.J.
07:49 22/06/2015
Dòng Tên Hoa Kỳ và Canada có thêm 28 tân linh mục

Mùa hè này, Dòng Tên sẽ truyền chức linh mục cho 28 tu sĩ tại Canada và Hoa Kỳ. Đây là nhóm tân linh mục đông nhất được truyền chức kể từ hơn 15 năm nay. (Hiện nay Dòng Tên là Dòng có số linh mục và tu huynh đông nhất trong Giáo Hội)

Con đường đến với ơn gọi của các tân linh mục này cũng khá đặc biệt. Cha Brent Otto, S.J., 35 tuổi, đến từ Framingham, Massachusetts và cha Erick Berrelleza, S.J., 32 tuổi, đến từ Los Angeles, cả hai đều chịu tác động sâu xa bởi những cuộc tấn công khủng bố nhắm vào nước Mỹ ngày 11/9. Thảm kịch ấy đã thôi thúc họ nhận định về tiếng gọi của Thiên Chúa. Bên cạnh đó, ao ước dấn thân phục vụ chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trở thành linh mục Dòng Tên của họ.

19 trong số 28 tu sĩ Dòng Tên này đã từng theo học tại một trường trung học hoặc đại học của Dòng và một số gia nhập Dòng trước cả khi họ tốt nghiệp đại học. Những người khác đã có nghề nghiệp ổn định trước khi nhận định về ơn gọi của họ. Gregory Kennedy, SJ, 40 tuổi, đến từ Ontario đã từng là chủ một trang trại; Jacob Martin, SJ, cũng 40 tuổi, đã là một nhà viết kịch tại nhà quê ở Chicago; trong khi đó Randall Gibbens, SJ, 37 tuổi đến từ Metairie, Louisiana, là huấn luyện viên chơi golf trước khi gia nhập Hội Ngôi nhà Công nhân Công Giáo ở Houston.

Từ trái qua phải: (hàng sau) Quý cha: Randall Gibbens, Ike Udoh, Carlos Esparza, Lukas Laniauskas, Brent Otto, Sean Toole, Jacob Martin, Adam DeLeon; (hàng trước) Quý cha: Martin Silva, Julian Climaco, Juan Pablo Marrufo del Toro, Timothy McCabe và Quang Tran tại khoa thần học thuộc Đại học Dòng Tên Santa Clara Berkeley, California.

Tiến trình huấn luyện tu sĩ Dòng Tên thường kéo dài hơn 10 năm và là một tiến trình chặt chẽ. Những tiến chức này đã có bằng tốt nghiệp thần học; họ cũng đã phục vụ tại các trường trung học và đại học Dòng Tên và nhiều người trong số họ đã được gửi ra nước ngoài để phục vụ người nghèo. Họ phục vụ tại các giáo xứ địa phương và các trung tâm dành cho người vô gia cư, làm tuyên úy tại các bệnh viện và nhà tù như thánh Inhaxio Loyola, tổ phụ Dòng Tên, đã trình bày cặn kẽ trong chương trình huấn luyện của Dòng.

Cha Timothy Kesicki, SJ, chủ tịch Vùng Canada và Hoa Kỳ của Dòng cho biết, “Chúng tôi rất vui mừng chào đón những anh em được chịu chức linh mục này trong Dòng Tên. Đây quả là một thời gian đầy ân sủng đối với Dòng Tên, gia đình và bạn bè của các tân linh mục và trên hết cho Giáo Hội Công Giáo. Khi chọn lựa dâng hiến đời mình cho việc phục vụ, những con người này hân hoan đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa bằng một cách thế đầy khiêm nhường và sâu xa. Chúng tôi sẽ nhớ đến họ trong lời cầu nguyện khi họ bắt đầu thi hành sứ vụ tư tế của mình.”

Từ trái qua phải (Đứng) Quý cha: John Nugent, Joseph Hill, John Peck, Dennis Baker, Aaron Engebretson, Erick Berrelleza, Vincent Giacabazi, Christopher Krall; (Ngồi) Ronald O’Dwyer, Victor Cancino, José Pepe Ruiz-Andujo, Ryan Duns, và James Shea tại khoa thần học và mục vụ thuộc Đại học Boston của Dòng.

Thánh lễ truyền chức sẽ được tổ chức tại nhiều nơi. 27 tu sĩ Dòng Tên Hoa Kỳ sẽ được truyền chức tại Vương cung thánh đường Nữ Vương các thánh ở Chicago, nhà thờ thánh Giuse ở New Orleans, giáo xứ Thánh Thể ở Hollywood – California và nhà thờ trong Đại học Fordham ở Bronx, New York. Thầy Gregory Kennedy thuộc Dòng Tên Canada được truyền chức tại giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Toronto ngày 23/05.

Khởi đầu sứ vụ linh mục trong Dòng Tên, các tân chức sẽ được trao phó nhiều sứ mạng khác nhau trong đó có việc giúp xứ tại Honduras, Puerto Rico và Mỹ; phục vụ tại các trường trung học và đại học Dòng Tên; tiếp tục việc học để lấy các bằng cấp cao hơn và phục vụ tại các sứ mạng khác của Dòng.

Chỉnh Trần, SJ
 
Thế giới đã 'thất hứa' với Ukraine
Tiền Hô
08:03 22/06/2015
Thế giới đã 'thất hứa' với Ukraine

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk - người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tại Ukraine bày tỏ sự thất vọng khi các nước giàu có nhất trên thế giới đã không tôn trọng cam kết năm 1994, hứa hẹn nền an ninh cho Ukraine sau khi giải trừ vũ khí nguyên tử từ thời Xô Viết.

Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk của Kiev-Halych nói rằng G7 - nhóm bảy nước công nghiệp chi phối chính sách kinh tế thế giới - đã thực thi rất ít các điều khoản trong "Thỏa ước đảm bảo an ninh cho Ukraine" tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 7 đến 8 tháng 6 vừa qua tại Đức.

"Các nước G7 đã lên án mạnh mẽ hành động của Moskva và nhóm ly khai thân Nga", song Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho rằng, "Dù họ đã tuyên bố duy trì và thắt chặt biện pháp trừng phạt Nga, nhưng ở hội nghị thượng đỉnh của G7, chúng tôi không nghe thấy nói gì về các nghĩa vụ phát sinh trong "Thỏa ước đảm bảo an ninh cho Ukraine", mà theo đó Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nga cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và phòng tránh các mối đe dọa vũ lực."

Trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông Công Giáo Ba Lan (KAI), Đức Tổng Giám Mục cho biết các cam kết về an ninh ký năm 1994 tại Budapest đã không được công nhận tại hội nghị thượng đỉnh G7, mặc dù Ukraine "đang bị tấn công và cần thực thi các cam kết đó hơn bao giờ hết". (Catholic Herald, 21/06/2015)

Tiền Hô
 
ĐGH có thể thay đổi ngày cử hành Lễ Phục Sinh.
Nguyễn Long Thao
09:47 22/06/2015
ĐGH có thể thay đổi ngày cử hành Lễ Phục Sinh.

Vatican 19/6/2015.- ĐGH Phanxicô đã nói tới việc Ngài có thể thay đổi ngày lễ Phục Sinh đang được Giáo Hội Công Giáo Tây Phương cử hành hàng nghìn năm nay để tất cả các tín hữu Kitô Giáo trên toàn thế giới có thể cử hành Lễ này trong cùng một ngày nhất định.

Ngày 12 tháng 6 vừa qua, ĐGH đã tuyên bố: “ Chúng ta phải có một thoả thuận chung để mọi nơi cử hành lễ Phục Sinh vào một cùng một ngày nhất định”

ĐGH đưa ra lời tuyên bố trên đây trước cử toạ gồm các Linh mục trên thế giới về Vatican tham dự buổi tĩnh tâm.

ĐTC đã dí dỏm kể câu chuyện các người Kitô Giáo hỏi nhau rằng:

-“Chúa từ cõi chết sống lại bao giờ vậy”

Người thì nói:

-Hôm nay.

Người khác lại nói:

-Tuần tới.

ĐTC nhận xét: không thống nhất về ngày lễ này là một vụ tai tiếng

Tưởng cũng nên nói thêm các Giáo Hội Chính Thống thường cử hành tuần lễ Phục Sinh sau Giáo Hội Công Giáo một tuần. Do vậy, đối với người Công Giáo, Chúa sống lại trước một tuần. Và với người Chính Thống Giáo, Chúa sống lại sau một tuần.

Nhiều giới chức lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống đã từ lâu đề cập đến việc người Kitô nên cử hành lễ Phục Sinh vào một ngày nhất định. Mới đây vào tháng 5 vừa qua, vị Giáo Chủ Tawadros II của Giáo Hội Chính Thống Coptic của Ai Câp đã viết thư cho Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Cập để nghị các Giáo Hội cử hành lễ Phục Sinh vào một ngày nhất định..

Sử gia Lucetta Scaraffia bình luận trên nhật báo L’Osservatore Romano rằng sáng kiến thay đổi ngày cử hành lễ Phục Sinh sẽ như là một hồng ân cho sự đoàn kết các Giáo Hội Kitô Giáo.

Nguyễn Long Thao
 
Hoạt động của Đức Thánh Cha chiều ngày 21-6-2015 tại Torino
Lm. Trần Đức Anh OP
10:16 22/06/2015
TORINO. Chiều Chúa Nhật 21-6-2015, ĐTC đã tiếp tục viếng thăm Tổng giáo phận Torino và có hai hoạt động chính, đó là gặp các tu sĩ Salésien Don Bosco và các nữ tu thuộc dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh nhật của thánh sáng lập, Gioan Bosco.

Gặp đại gia đình Salésien Don Bosco

Cuộc gặp gỡ diễn ra tại mộ của Thánh Nhân ở Vương cung thánh đường Đức Mẹ Phù hộ các tín hữu, ở khu vực Valdocco, Torino. Đây là con tim của các tu sĩ nam nữ Salésien. Đến nơi vào lúc quá 3 giờ chiều, ĐTC đã được hàng ngàn bạn trẻ chào đón ở quảng trường bên ngoài, trước khi bước vào bên trong thánh đường. Tại đây Cha Ángel Fernández Artime, Bề trên tổng quyền dòng Don Bosco đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn ĐTC. Cha Artime người Tây Ban Nha từng làm Giám tỉnh Don Bosco tại Argentina, và quen biết và làm việc chung với ĐHY Jorge Bergoglio, nay là ĐGH đương kim.

ĐTC trao cho cha Artime bài huấn dụ đã dọn sẵn để phổ biến cho các tu sĩ toàn dòng và ứng khẩu kể lại quan hệ cũng như kinh nghiệm của ngài với các tu sĩ Salésien, nam cũng như nữ. ĐTC nói:

”Gia đình tôi rất gắn bó với các con của thánh Bosco; khi vừa mới đến Argentina, ba tôi đã đến gặp các cha Salésien và có cảm tình ngay với một đội banh do một cha Salésien thành lập. Tu sĩ Salésien ấy đã lập đội banh hồi năm 1908 với áo mầu Đức Mẹ, xanh và đỏ, và các cầu thủ là các trẻ em bụi đời. Tôi cũng được biết một LM tài giỏi, một cha giải tội Don Bosco và thường đến xưng tội với cha, chính đã đã hướng dẫn tôi, khi tôi định vào chủng viện, thì cha đã khuyên tôi vào dòng Tên. Tôi rất biết ơn gia đình dòng Salésien. Mẹ tôi, sau khi sinh con lần thứ 5 thì bị tê liệt và bà gửi chúng tôi đến học tại trường của các cha Don Bosco và tại đó tôi đã học yêu mến Đức Mẹ. Các tu sĩ Salésien đã huấn luyện tôi, dạy tôi làm việc, huấn luyện về tình cảm nữa. Đó thực là một đoàn sủng. Một điểm then chốt của thánh Bosco là huấn luyện tình cảm cho người trẻ với tình thương”.

ĐTC nhắn nhủ các tu sĩ Salésien tiếp tục công tác huấn luyện giới trẻ trong tinh thần sáng tạo. Ngài nói: ”Óc sáng tạo của các tu sĩ Salésien phải làm để thi hành trọn vẹn việc giáo dục và dẫn đưa người trẻ đến niềm vui, niềm vui Salésien, nà tôi đã học và không bao giờ quên. Vì tất cả những gì Chúa ban cho chúng ta đều là đẹp. Hãy thăng tiến những điều tốt lành với tinh thần sáng tạo ấy theo mức độ của cuộc khủng hoảng phải đương đầu”.

ĐTC cũng nói thêm rằng: ”Các tu sĩ Salésien đã giúp đôi đương đầu với cuộc sống không chút sợ hãi hoặc ám ảnh, tiến bước trong niềm vui, trong kinh nguyện. Đó là điều không bị mất với thời gian, giáo dục người trẻ đừng sợ hãi”.

Một đặc tính khác của các tu sĩ Salésien là ”cụ thể. Tu sĩ Salésien nào thiếu đặc tính cụ thể như thế, thì thiếu một cái gì đó. Tu sĩ Salésien nghĩ cách phải làm, và nắm trong tay tình thế”.

Sau khi giã từ các tu sĩ Don Bosco và các nữ tu dòng Con Đức Bà Phù hộ, ĐTC tiến ra quảng trưởng bên ngoài để gặp gỡ các bạn trẻ vẫn tham gia các sinh hoạt vui chơi, cầu nguyện, do các tu sĩ Don Bosco hướng dẫn. Ngài nhắn nhủ: ”Các bạn đừng quên đặc tính của các sinh hoạt này là niềm vui. Với niềm vui ấy, các bạn hãy tìm kiếm và yêu mến Chúa Giêsu, hãy để cho Chúa tìm kiếm để gặp gỡ Chúa hằng ngày”.

Gặp gỡ 50 ngàn bạn trẻ

Hoạt động cuối cùng của ĐTC chiều Chúa Nhật 21-6 vừa qua là cuộc gặp gỡ của ngài với 50 ngàn bạn trẻ tại Quảng trường Vittorio Veneto ở trung tâm thành phố Torino.

Bầu không khí thật hân hoan và phấn khởi như trong một đại hội giới trẻ và được mở đầu với nghi thức rước thánh giá giới trẻ tiến lên lễ đài .

Sau lời chào mừng và những câu hỏi của 3 đại diện các bạn trẻ, bắt đầu là một thiếu nữ khuyết tật ngồi trên xe lăn, ĐTC nói với các bạn trẻ rằng:

”Tôi không muốn giảng luân lý, nhưng tôi muốn nói một lời không được người ta ưa thích lắm. Giáo hoàng đôi khi cũng phải chấp nhận rủi ro để nói sự thật”.

Cụ thể là ngài mời gọi các bạn trẻ hãy sống tình yêu trong sự khiết tịnh, mặc dù điều ấy không dễ dàng. Tình yêu là khiết tịnh, không sử dụng người khác. ĐTC cổ võ một tình yêu trong sự tôn trọng con người. Ngài phê bình tình yêu tìm khoái lạc và nền văn hóa lạc thú, đồng thời ca ngợi tình yêu cụ thể, tình yêu phục vụ tha nhân. Tình yêu hiến thân.

Trả lời câu hỏi của một thiếu nữ thiếu tin tưởng nơi cuộc sống, ĐTC đã gợi lại những biến cố khác nhau trong lịch sử, nhất là đại thảm trạng là cuộc tàn sát người Arméni hồi đầu thế kỷ 20.. Về vấn đề Shoah, cuộc diệt chủng Do thái, ĐTC nhấn mạnh sự kiện các cường quốc hò iđó ã có những hình không ảnh chụp các con đường hỏa xa dẫn tới trại tập trung nơi tàn sát người Do thái, Kitô hữu, và những người đồng tính luyến ái. Ngài nói: ”Tại sao họ không oanh tạc các đường xe lửa ấy?” Qua đó, ĐTC tố giác sự tìm kiếm và hành động theo lợi lộc của các cường quốc.

Và một lần nữa, ngài nhắc đến thế chiến từng mảnh hiện nay, tại Âu Châu, Phi châu và Trung Đông. Ngài cầu mong khuyến khích các bạn trẻ qua lời nói của chân phước Pier Giorgio Frassati (1901-1925): ”Nếu bạn muốn làm cái gì tốt đẹp trong cuộc đời, thì hãy sống thực, đừng sống vất vưởng!”. Từ đó, ngài kêu gọi các bạn trẻ hãy đi ngược dòng, hãy cam đảm và có tinh thần sáng tạo.

Cũng nên nói thêm rằng lúc quá 4 giờ chiều cùng ngày Chúa Nhật vừa qua, sau khi gặp đại gia dòng Salésien Don Bosco, ĐTC đến thăm nhà thờ của dòng thánh Cottolengo, gặp gỡ các bệnh nhân và những người khuyết tật.

Lên tiếng trong dịp này, ngài tái lên án nền văn hóa vứt bỏ, hậu quả của một cuộc khủng hoảng nhân loại học, không đặt con người ở vị trí trung tâm. Trong số các nạn nhân của sự vứt bỏ ấy, có những ngừơi già tại các viện dưỡng lão. ĐTC nói:

”Đáng tiếc là sự sống lâu của những người già ấy không luôn được coi như một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng đôi khi như một gánh nặng khó có thể chịu nổi.” Ngài đề nghị phát triển một kháng độc tố chống não trạng ấy là một thứ tội lỗi xã hội.

Và ĐTC nói với các bệnh nhân ”Anh chị em thân mến, anh chị em là những chi thế quí giá của Giáo Hội”.

Theo ban tổ chức cuộc trưng bày tấm Khăn liệm thánh ở Thành Torino, đã có khoảng 30 ngàn bệnh nhân đã đến kính viếng thánh tích này trong khoảng thời gian từ 19-4 đến ngày 24-6 tới đây.
 
Đức Thánh Cha kết thúc viếng thăm Tổng giáo phận Torino
Lm. Trần Đức Anh OP
10:17 22/06/2015
ROMA. Chiều ngày 22-6-2015, ĐTC đã về đến Roma bằng an kết thúc 2 ngày viếng thăm tại tổng giáo phận Torino, cách Roma khoảng 600 cây số về hướng tây bắc.

Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết ĐTC rất hài lòng về sự đón tiếp nồng nhiệt ngài nhận được tại Torino, sự đón tiếp vượt quá sự mong đợi của ngài.

Viếng thăm Đền thờ Tin Lành Valdese

Sau một ngày Chúa Nhật với những hoạt động khẩn trương, sáng thứ hai 22-6-2015, ĐTC chỉ có một sinh hoạt công cộng: ngài từ tòa TGM Torino đến viếng thăm Đền thờ của Giáo Hội Tin Lành Valdese cũng tại thành phố này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Giáo Hoàng đến thăm và gặp gỡ cộng đoàn Tin Lành bé nhỏ này.

Cộng đoàn Tin Lành Valdese do một thương gia ở thành Lyon bên Pháp, ông Pierre Valdes, sáng lập. Trong thời trung cổ, những tín đồ Valdese bị Công Giáo coi là những kẻ rối đạo và bách hại. Hiện nay tại Italia chỉ có khoảng 30 ngàn tín hữu Tin Lành Valdese, hợp chung với Giáo Hội Tin Lành Methodist. Đền thờ lớn nhất của Cộng đoàn này là ở thành Torino, vì tại đây có đông đảo tín hữu nhất.

Đến nơi vào lúc gần 9 giờ, ĐTC đã được Mục Sư Eugenio Bernardini, Thủ lãnh Hội đồng lãnh đạo của Giáo Hội, cùng với Chủ tịch Hội đồng công tọa và Mục Sư quản đốc đền thờ, nữ phó tế Alessandra Trotta, đại diện cộng đoàn Tin Lành Mathodist tiếp đón, và hướng dẫn vào Đền thờ. Thánh đường đông chật với khoảng 1 ngàn tín hữu, trong đó cũng có nhiều đại diện của các Giáo Hội Tin Lành khác như Luther, Baptist, Cơ đốc Phục Lâm, và Đạo binh cứu độ.

Thánh đường không có bàn thờ, chỉ có bục giảng. ĐTC và các vị Mục Sư ngồi ở gian cung thánh. Trong lời chào mừng ngài, Mục Sư Bernardini đã gọi ĐTC là người anh trong Chúa Kitô và khẳng định rằng ”Khi bước vào Đền thờ thành, Ngài đã bước qua một ngưỡng cửa lịch sử, ngưỡng cửa của một bức tường được dựng lên cách đây hơn 8 thế kỹ khi phong trào Valdese bị cáo là rối đạo và bị tuyệt thông với Giáo Hội Roma. Đâu là tội của người Valdese? Tội của họ là một phong trào loan báo Tin Mừng bình dân, do giáo dân thực hiện, qua việc rao giảng lưu động rút từ Kinh Thánh, được đọc và giải thích trong ngôn ngữ của dân chúng.

Mục sư Bernardini cũng nói đến sự cộng tác giữa Liên hiệp Tin Lành Valdese và Methodist với Giáo Hội Roma đồng thời liệt kê một số vấn đề có thể thực hiện chung hoặc giải quyết. Mục sư cho rằng cần phải vượt qua giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2 phân biệt các ”Giáo Hội” và các Cộng đoàn Giáo Hội. Theo giáo huấn của Công đồng các Giáo Hội Tin Lành không phải là Giáo Hội đúng nghĩa vì không có ”tông truyền”, sự kế truyền của các tông đồ, vì thế đó là là các ”Cộng đồng Giáo Hội” (Comunità ecclesiali). Mục sư nói: ”Chúng tôi biết những lý do thúc đẩy Công đồng chấp nhận thành ngữ ấy, nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể và phải được vượt thắng. Thật là đẹp nếu điều này xảy ra vào năm 2017 hoặc trước đó, khi chúng tôi kỷ niệm 500 năm cuộc Cải cách Tin Lành.”

Đức Thánh Cha xin lỗi

Về phần ĐTC, ngài nhân danh Giáo Hội Công Giáo xin lỗi vì những thái độ và lối cư xử không đúng tinh thần Kitô, và thậm chí không xứng với con người trong lich sử, đã gây ra cho anh chị em Valdese. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, xin hãy tha thứ cho chúng tôi!”

ĐTC cũng nói rằng:

”Vì thế, chúng tôi cũng biết ơn sâu xa đối với Chúa khi nhận thấy rằng quan hệ giữa các tín hữu Công Giáo và Valdese ngày nay ngày càng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và trên tình bác ái huynh đệ. Không thiếu những dịp đã góp phần làm cho những quan hệ ấy thêm vững chắc. Tôi chỉ nêu vài ví dụ như sự cộng tác để ấn hành bản dịch Kinh thánh đại kết, những thỏa thuận mục vụ về việc cử hành hôn phối, và gần đây là lời kêu gọi chung chống nạn bạo hành phụ nữ...

”Được khích lệ vì những bước tiến đó, chúng ta được kêu gọi cùng nhau tiến bước. Một lãnh vực đang được mở ra trong đó có nhiều cơ hội cộng tác giữa người Valdese và Công Giáo, đó là việc loan báo Tin Mừng. Với ý thức rằng Chúa đã và luôn đi trước chúng ta trong tình yêu thương (Xc 1 Ga 4,10), chúng ta hãy cùng nhau đi gặp những người nam nữ ngày nay, nhiều khi rất đãng trí và dửng dưng, để thông truyền cho họ con tim của Phúc Âm, nghĩa là ”vẻ đẹp của tình thương cứu độ của Thiên Chúa được biểu lộ trong Chúa Giêsu Kitô đã chịu chết và sống lại” (Ev. g. 36).

Sau diễn văn của ĐTC, Mục sư trưởng của Tin Lành Valdese đã tặng ngài bản sao cuốn Kinh Thánh có từ thế kỷ 16 do Phong trào Tin Lành cải cách ấn hành ở Genève. Còn ngài thì tặng các vị lãnh đạo mề đay Giáo Hoàng của ngài.

Cuộc gặp gỡ kết thúc với Kinh Lạy Cha theo bản dịch đại kết và thánh ca. Sau đó, ĐTC còn gặp gỡ phái đoàn đại diện các Giáo Hội Tin Lành trước khi về Tòa TGM Torino.

Tại đây ngài đã cử hành thánh lễ cho 30 thân nhân họ hàng, tổng cộng là 30 người tại nhà nguyện tòa TGM và dùng bữa trưa với họ.

Chúa Nhật 21-6 vừa qua, ĐTC cũng đã đến viếng nhà thờ Thánh Nữ Têrêsa ở Torino, nơi mà vào năm 1907 ông nội của ngài là Giovanni Bergolio thành hôn với bà nội là Rosa Vassallo, cũng tại đây, năm sau đó, thân phụ của ngài là Mario chịu phép rửa tội. Phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng, qua cử chỉ này, ĐTC muốn tái khẳng định giá trị của gia đình. Và tại thánh đường đó ngài đặc biệt cầu nguyện cho Thượng HĐGM thế giới vào tháng 10 năm nay về gia đình.

Lúc 4 giờ rưỡi chiều, trước khi rời tòa TGM, ĐTC còn gặp gỡ và cám ơn ban tổ chức cuộc trưng bày Khăm Liệm Thánh và cuộc viếng thăm của ngài tại Torino, rồi ra phi trường đáp máy bay trở về Roma.
 
Thế giới đã 'thất hứa' với Ukraine
Tiền Hô
10:20 22/06/2015
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk - người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tại Ukraine bày tỏ sự thất vọng khi các nước giàu có nhất trên thế giới đã không tôn trọng cam kết năm 1994, hứa hẹn nền an ninh cho Ukraine sau khi giải trừ vũ khí nguyên tử từ thời Xô Viết.

Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk của Kiev-Halych nói rằng G7 - nhóm bảy nước công nghiệp chi phối chính sách kinh tế thế giới - đã thực thi rất ít các điều khoản trong "Thỏa ước đảm bảo an ninh cho Ukraine" tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 7 đến 8 tháng 6 vừa qua tại Đức.

"Các nước G7 đã lên án mạnh mẽ hành động của Moskva và nhóm ly khai thân Nga", song Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho rằng, "Dù họ đã tuyên bố duy trì và thắt chặt biện pháp trừng phạt Nga, nhưng ở hội nghị thượng đỉnh của G7, chúng tôi không nghe thấy nói gì về các nghĩa vụ phát sinh trong "Thỏa ước đảm bảo an ninh cho Ukraine", mà theo đó Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nga cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và phòng tránh các mối đe dọa vũ lực."

Trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông Công Giáo Ba Lan (KAI), Đức Tổng Giám Mục cho biết các cam kết về an ninh ký năm 1994 tại Budapest đã không được công nhận tại hội nghị thượng đỉnh G7, mặc dù Ukraine "đang bị tấn công và cần thực thi các cam kết đó hơn bao giờ hết". (Catholic Herald, 21/06/2015)
 
Thông điệp Laudato Si dưới cái nhìn Kitô Giáo
Vũ Van An
22:21 22/06/2015
Laudato Si không được viết riêng cho người Công Giáo, nhưng muốn hiểu nó đến ngọn nguồn, người ta buộc phải đọc nó dưới cái nhìn Công Giáo, hay ít nhất Kitô Giáo. Đó là điều linh mục James Martin của tạp chí America và các biên tập viên của Viện Acton đã làm. Linh mục Martin kể ra 10 điểm hàng đầu của Thông Điệp Laudato Si trong khi các biên tập viên của Viện Acton, một “think tank” đại kết của Hoa Kỳ, kể ra 11 điểm mà báo chí thế tục ít khi lưu ý tới và do đó, khó tới mắt người đọc.

Mười món “mang đi”

Linh mục James Martin gọi 10 điểm ngài tóm lược là 10 món “mang đi” (takeaways). Món đầu tiên: viễn ảnh tâm linh nay đã trở thành một phần của cuộc tranh luận về môi sinh. Từ trước đến nay, môi sinh chỉ chủ yếu được bàn thảo bằng ngôn ngữ chính trị, khoa học và kinh tế. Nay, ngôn ngữ đức tin đã bước vào cuộc tranh luận, một cách rõ ràng, cương quyết và có hệ thống. Điều này không có nghĩa: Đức Phanxicô muốn áp đặt các niềm tin của ngài lên những ai quan tâm tới môi sinh (xem số 62). Tuy nhiên, thông điệp đặt cơ sở vững chắc trên viễn ảnh tâm linh và mời gọi mọi người lắng nghe một quan điểm tôn giáo, nhất là cái hiểu của quan điểm này về tạo dựng như là quà phúc qúy giá của Thiên Chúa, cần được mọi người nam nữ tôn kính.

Thứ hai, người nghèo và các nước đang phát triển bị ảnh hưởng xấu một cách bất cân xứng bởi việc thay đổi khí hậu. Vấn đề này hầu như được tìm thấy rải rác khắp thông điệp. Gần ở phần đầu, Đức Phanxicô quả quyết rằng tập chú vào người nghèo là một trong các chủ đề của thông điệp và ngài cung cấp nhiều điển hình cho thấy hiệu quả tai hại của việc thay đổi khí hậu mà tệ hại hơn cả là đối với những người sống tại các nước đang phát triển. Lý do, các quyết định của kẻ quyền thế không đếm xỉa gì tới người nghèo là những người không có tài nguyên tài chánh giúp họ thích ứng với việc thay đổi khí hậu. Mặt khác, tài nguyên của các nước nghèo được dùng để “cung cấp nhiên liệu” cho việc phát triển của các nước giầu mà gây hại cho “chính hiện tại và tương lai” của mình (xem số 52).

Đức Phanxicô không ngừng nại tới Tin Mừng, tới giáo huấn xã hội của Giáo Hội và tới các tuyên bố của các vị giáo hoàng gần đây để phê phán việc loại bỏ bất cứ ai ra khỏi các phúc lợi do thiện ích tạo dựng đem lại (xem số 158).

Thứ ba, kém là hơn. Các điểm sau đây bị ngài phê phán mạnh mẽ: a) não trạng kỹ trị (technocratic) coi kỹ thuật là chìa khóa chính của nhân sinh (số 110); b) việc vô ý thức dựa vào các sức mạnh của thị trường, chỉ biết lao theo các tiến bộ kỹ thuật, khoa học hay kỹ nghệ mà không chịu đắn đo suy nghĩ xem nó tác động ra sao đối với môi sinh, nhất là đối với những con người nhân bản (số 109); c) chủ nghĩa tiêu thụ cực đoan trong đó, con người không làm sao cưỡng lại được bất cứ thứ gì thị trường đặt trước mặt họ, khiến trái đất bị bóc lột và hàng tỷ người trở thành nghèo khổ (số 203). Thành thử, đối với Đức Phanxicô, nay đã tới lúc, một số nơi phải chấp nhận một phát triển chậm đi, ngõ hầu giúp các nơi khác phát triển lành mạnh hơn (số 193). Ngược với não trạng duy tiêu thụ, linh đạo Kitô Giáo khuyến khích một sự phát triển với đặc điểm “điều độ và khả năng biết vui lòng với việc có ít” (số 222). Đây quả là cách tái định nghĩa ý niệm tiến bộ.

Thứ tư, giáo huấn xã hội Công Giáo nay bao gồm giáo huấn về môi sinh. Trái với suy nghĩ của một số người cho rằng thông điệp về môi sinh không có thế giá thực chất, Đức Phanxicô quả quyết: Laudato Si nay là một phần của giáo huấn xã hội Công Giáo (số 15). Nên nhớ: thế giá của một thông điệp giáo hoàng chỉ thua Tin Mừng và các sắc lệnh công đồng mà thôi. Laudato Si cũng có thế giá như Rerum Novarum của Đức Lêô XIII hay Pacem in Terris của Đức Gioan XXIII.

Thứ năm, các cuộc thảo luận về sinh thái có thể đặt cơ sở trên Thánh Kinh và Thánh Truyền. Tuy không bắt đầu thông điệp bằng một suy niệm Thánh Kinh và Thánh Truyền, có thể gây phản ứng tiêu cực nơi người vô tín ngưỡng, nhưng ngay ở chương hai, Đức Phanxicô đã dẫn ta tới “Tin Mừng Tạo Thế”, trong đó, từng bước, ngài cho thấy lời kêu gọi chăm sóc tạo dựng đã khởi đầu ngay từ Sách Sáng Thế qua đó con người được kêu gọi “cày cấy và gìn giữ” trái đất. Nhưng theo ngài, ta quá cày cấy mà coi nhẹ gìn giữ. Ngài còn đi xa hơn bằng cách dạy rằng Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu Kitô, không những trở nên con người, mà còn trở thành một phần của thế giới tự nhiên. Ngài nhắc tới việc Chúa Giêsu ca ngợi tạo thế, các thánh, nhất là thánh Phanxicô Assisi, hết lời tán dương.

Thứ sáu, mọi sự đều liên hệ với nhau, kể cả kinh tế. Đóng góp lớn nhất của Laudato Si là nó đưa ra một cách tiếp cận có tính hệ thống cho vấn đề môi sinh. Trước nhất, nó nối kết ta với tạo thế: “ta là thành phần của thiên nhiên, bao hàm trong nó, và do đó, không ngừng tương tác với nó” (số 139). Nhưng các quyết định của ta, nhất là trong lãnh vực sản xuất và tiêu thụ, có những hậu qua không thể tránh đối với môi sinh. Đức Phanxicô liên kết “quan niệm ảo thuật về thị trường” với việc lạm dụng môi sinh, một quan niệm ưu đãi lợi nhuận hơn tác động đối với người nghèo (số 190). Ngài nhắc lại quan điểm của Thánh Phanxicô Assisi cho rằng có một sự nối kết chặt chẽ giữa việc quan tâm tới thiên nhiên, công lý cho người nghèo, dấn thân cho xã hội và hòa bình nội tâm” (số 10). Ngài bảo: “Lợi nhuận không thể là tiêu chuẩn độc nhất” của các quyết định của ta (số 187).

Thứ bẩy, khảo cứu khoa học về môi sinh đáng được ca ngợi và sử dụng. Trong văn kiện này, Đức Phanxicô không ráng chứng minh bất cứ điều gì về việc thay đổi khí hậu. Ngài thành thực thú nhận rằng Giáo Hội không “có cao vọng giải quyết các vấn nạn khoa học” (số 188). Và dù minh nhiên tuyên bố rằng hiện đang có nhiều tranh luận về khoa khí hậu học, thông điệp của ngài vẫn chấp nhận “cuộc nghiên cứu khoa học tốt đẹp nhất hiện có ngày nay” và xây dựng trên nó, hơn là đi vào cuộc tranh luận của nhà chuyên môn (số 15). Giống mọi thông điệp vĩ đại khác, Laudato Si dựa vào cả giáo huấn của Giáo Hội lẫn các khám phá của các lãnh vực khác, nhất là khoa học, trong trường hợp này, để giúp người thời đại dễ dàng suy nghĩ về các vấn đề này.

Thứ tám, sự dửng dưng và vị kỷ phổ quát đang làm cho các vấn đề môi sinh trầm trọng thêm. Đức Phanxicô dành các phê phán mạnh mẽ nhất cho các người giầu, chuyên làm ngơ vấn nạn do thay đổi khí hậu tạo ra, nhất là hậu quả của nó đối với người nghèo. Họ tìm cách che giấu các triệu chứng… (số 26); các quyết định của họ không hề đếm xỉa tới người nghèo, không bao giờ tiếp xúc với anh chị em mình (các số 90, 49).

Thứ chín, cần có cuộc đối thoại và tình liên đới hoàn cầu. Không phải chỉ bên trong Giáo Hội Công Giáo (các số 14, 16). Thượng phụ đại kết Bartholomew của Chính Thống Giáo cũng góp phần vào thông điệp và cả một thi sĩ của phái Sufi Hồi Giáo nữa. Ngài kêu gọi mọi người bước vào cuộc đối thoại về “tổ ấm chung” (các số 62, 155).

Thứ mười, đòi hỏi thay đổi cõi lòng. Để nhìn sự vật cách mới mẻ, một cuộc “cách mạng văn hóa mạnh dạn” (các số 3, 114). Dù cho rằng trái đất đang càng ngày càng trở nên “đống rác rưởi mênh mông”, tài liệu vẫn đầy hy vọng, nhắc ta nhớ rằng vì Thiên Chúa ở với chúng ta, nên ta vẫn có thể thay đổi đường đi. Ta có thể đánh thức tâm trí ta để chúng hướng về một “cuộc hồi tâm sinh thái” trong đó, ta tìm ra mối liên kết thân thiết giữa Thiên Chúa và mọi hữu thể, và sẵn sàng hơn để lắng nghe “tiếng kêu của trái đất và tiếng kêu của người nghèo” (số 49).

Mười một điều ít được truyền thông lưu ý

Viện Acton thì trích dẫn chính thông điệp để chỉ ra 11 điều ít được truyền thông nhắc đến vì phần lớn họ chỉ chú ý tới vấn đề thay đổi khí hậu và hâm nóng địa cầu.

Trước nhất là các đoạn 75 và 77 cho thấy tạo thế có một Đấng Tạo Hóa, và không hề chỉ là một thiên nhiên cộng với biến hóa. Một linh đạo quên mất Thiên Chúa, Đấng toàn năng và tạo dựng, là điều không thể chấp nhận được. Vì chính vì thế mà kết cục ta đi thờ phượng các quyền lực trần thế, tiếm đoạt chỗ đứng của Thiên Chúa, đến độ tự cho mình quyền hành vô hạn trong việc dầy đạp tạo dựng.

Tạo thế do một quyết định tự do của Thiên Chúa, không phải do hỗn mang hay may rủi, một quyết định của yêu thương. Sách Khôn Ngoan (11:24): “vì Ngài yêu thương mọi vật hiện hữu, và không ghét bỏ bất cứ vật nào do Ngài tạo dựng; vì Ngài sẽ không dựng nên vật nào nếu Ngài ghét nó”. Thánh Basilêô Cả mô tả Đấng Tạo Hóa là “lòng tốt khôn lường” còn Dante nói tới “tình yêu chuyển mặt trời và tinh tú”. Nhờ thế, ta có thể từ các vật được tạo thành vươn tới “sự cao cả của Thiên Chúa và lòng từ nhân đầy yêu thương của Người”.

Thứ hai, họ trích dẫn đoạn 15 để nhận định rằng sinh thái nhân bản có nghĩa là thừa nhận và đánh giá cao sự khác biệt giữa nam tính và nữ tính vì đó là quà tặng tự nhiên của Thiên Chúa, mà ta “phải kính trọng chứ không tùy tiện thao túng” như lời dạy của Đức Bênêđíctô XVI.

Thứ ba, với đoạn 98, theo viện Acton, Laudato Si cho rằng Chúa Giêsu thánh hóa lao công con người: Người làm việc bằng đôi tay trong tư cách “thợ mộc, con trai bà Maria” (Mc 6:3).

Thứ bốn, đoạn 47 cho thấy: hãy rời bỏ điện thoại để gặp gỡ nhau. Vì các phương tiện truyền thông và thế giới kỹ thuật số đang trở thành toàn diện (omnipresent), ngăn cản con người không học cách sống khôn ngoan, suy nghĩ sâu sắc và yêu thương đại lượng.

Thứ năm, các đoạn 120, 136 và 91 dạy ta phải cứu trẻ thơ: bảo vệ thiên nhiên không thể biện minh cho việc phá thai, dùng phôi thai người để nghiên cứu, nạn buôn bán người...

Thứ sáu, đoạn 128 khuyến khích ta giúp người nghèo đòi hỏi nhiều hơn phát chẩn. Giúp họ về tài chánh chỉ là 1 giải pháp tạm, giải pháp lâu dài là giúp họ có việc làm. Việc làm đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, mở đường cho tiến bộ, phát triển nhân bản và thành toàn bản thân. Phải giúp họ 1 đời sống xứng đáng qua việc làm.

Thứ bẩy, đoạn 50 cho thấy thặng dư dân số không phải là vấn đề. Vấn đề là chủ nghĩa duy tiêu thụ cực đoan và có tính lựa lọc của một số người. Tăng dân số hoàn toàn tương hợp với một chính sách phát triển toàn bộ và biết chia sẻ.

Thứ tám, các đoạn 118 và 65 dạy: sinh thái chân thực đòi một nền nhân học đích thực và lòng tôn trọng nhân phẩm. Không thể trông mong con người nhân bản chịu trách nhiệm về môi sinh nếu đồng thời các khả năng độc đáo của họ như trí hiểu, ý chí, tự do và trách nhiệm không được thừa nhận và đánh giá cao.

Thiên Chúa ban cho mỗi con người một phẩm giá độc đáo: họ có khả năng tự nhận thức, tự chiếm hữu mình, tự do cho mình đi và bước vào hiệp thông với người khác. Người nào cũng được ước muốn, được yêu thương, và cần thiết cả.

Thứ chín, các đoạn 123, 211 cho thấy: thay đổi thực sự phải là thay đổi văn hóa, chứ không phải thay đổi chính trị. Vì khi văn hóa sa đoạ và chân lý khách quan và các nguyên tắc có giá trị phổ quát không còn được tuân giữ, thì luật lệ chỉ là những áp đặt tùy tiện hay các trở ngại cần phải tránh.

Thứ mười, các đoạn 60 và 188 cho thấy Giáo Hội không có cao vọng giải quyết các vấn đề khoa học và ta cần một cuộc tranh luận trung thực và cởi mở. Hiện đang có hai phương thức cực đoan: “huyền thoại tiến bộ” cho rằng chỉ cần áp dụng kỹ thuật mới là giải quyết tức khắc mọi vấn đề sinh thái, chẳng cần gì tới đạo đức hay thay đổi sâu xa; phía kia coi con người đơn thuần là một đe dọa phá nát hệ sinh thái hoàn cầu, nên cần giảm thiểu sự hiện diện của họ. Cả hai không giải quyết được gì, cần mọi người bước vào đối thoại nhằm đưa ra các giải pháp toàn bộ. Giáo Hội khích lệ cuộc đối thoại trung thực và cởi mở để các quyền lợi đặc thù hay các ý thức hệ không phá hoại ích chung.

Thứ mười một, Viện Acton trích dẫn đoạn 229 là đoạn dạy phải chấm dứt các chủ nghĩa khuyển nho (cynicism), duy tục và vô luân: ta cần nhau, ta có trách nhiệm chung đối với nhau và đối với thế giới và sống tốt lành và tao nhã là điều đáng làm, hiện có quá nhiều nhạo báng đối với đạo đức, sự thiện, niềm tin và lòng trung thực. Khi những nền tảng này không còn, thì việc chăm sóc môi sinh cũng chấm dứt.

Trước sau, giải pháp chính yếu của Laudato Si vẫn không hẳn là giải pháp kỹ thuật. Kiên nhẫn đọc cho tới phần kết, ta thấy nó nở ra cả một chân trời cánh chung tươi đẹp. Số 244 cho rằng: “mọi điều tốt lành đang hiện hữu nơi đây sẽ được đem vào bàn tiệc nước trời. Hợp nhất với mọi loài thụ tạo, ta hành trình xuyên qua mảnh đất này để đi tìm Thiên Chúa, vì ‘nếu thế giới có một khởi đầu và nếu nó được dựng nên, ta phải tìm hiểu xem ai đã ban cái khởi đầu này cho nó, và ai là Đấng tạo ra nó?’. Ta hãy hoan ca trên đường hành trình. Ước chi các tranh đấu và quan tâm của ta cho hành tinh này không bao giờ lấy mất niềm vui trong lòng hy vọng của ta”.

Vì dù có thế nào, Thiên Chúa “cũng không bỏ rơi ta, không bao giờ Người để ta một mình, vì Người đã dứt khoát kết hợp chính Người với trái đất của ta, và tình yêu của Người không ngừng thúc đẩy ta tìm ra đường để tiến tới. Ngợi ca Người!” (số 245)
 
Sinh viên Venezuela: Giáo Hội phải can thiệp giúp các vụ biểu tình tuyệt thực
Tiền Hô
22:19 22/06/2015
Sinh viên Venezuela: Giáo Hội phải can thiệp giúp các vụ biểu tình tuyệt thực

Mérida, Venezuela (Agenzia Fides) - Hôm qua, nhân chuyến viếng thăm nhà thờ El Llano, Đức Tổng Giám Mục Baltazar Enrique Porras Cardozo của tổng giáo phận Mérida đã đến gặp những người trẻ tuổi tuyệt thực biểu tình trước chính phủ.

Ngài cũng đã nhận được một bức thư đại diện nhóm tuyệt thực yêu cầu Giáo Hội can thiệp vào tình trạng này.

Bức thư đề cập đến việc những bạn trẻ và người lớn tuổi tại 12 trong tổng số 23 tiểu bang Venezuela đang biểu tình bằng cách tuyệt thực nhằm yêu cầu chính phủ trả tự do cho tù nhân chính trị. Trong thư, họ cũng yêu cầu Hội Hồng Thập Tự đến giúp đỡ các tù nhân.

Căng thẳng tại Venezuela đang diễn ra vì các tổ chức đấu tranh yêu cầu chính phủ nước này phải có một câu trả lời sáng tỏ về tình hình "tù nhân chính trị", nhưng chính phủ nói rằng "không có tù nhân chính trị".

Bức thư do nhóm sinh viên tuyệt thực ở Mérida gửi đến Hội Đồng Giám Mục và Tòa Sứ Thần vì họ cho rằng các tù nhân hiện nay đã đến giới hạn của sự chịu đựng. Dường như đã có người mang ý định tự tử mà nguyên nhân không ai được biết. Có giả định cho rằng họ bị áp lực tâm lý, trầm cảm hoặc bị cai tù tra tấn.

Đức Giám Mục Rafael Ramón Conde Alfonzo của giáo phận Maracay thì nói rằng: "Tôi đã từng tiếp xúc với những người biểu tình trẻ tuổi này để bày tỏ sự quan tâm của cá nhân tôi cũng như thay mặt cho Giáo Hội, và tôi cũng muốn nói rõ rằng hành động của họ là hợp pháp vì quyền kháng nghị được đề cập trong Hiến pháp".

Ngài cam kết cầu nguyện cho họ, qua Tòa Sứ Thần, ngài sẽ gửi tài liệu của các bạn này và thư riêng của ngài đến Đức Thánh Cha.

Hội Đồng Giám Mục Venezuela cũng đã nhiều lần kêu gọi chính phủ nước này trả tự do cho các tù nhân chính trị (mặc dù chính phủ không muốn thừa nhận họ là những tù nhân chính trị), họ phải được thả vì không có lý do gì để xem họ là tội nhân. Nếu không, họ phải được xét xử công bằng như Hiến pháp quy định.

Mặc dù đã có nhiều cuộc biểu tình về vấn đề này nhưng chính phủ vẫn chưa có động thái nào trước tình hình.

Tiền Hô
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đaminh Rosa Lima tĩnh tâm và thường huấn
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du​
08:07 22/06/2015
Từ ngày mùng 8 đến 20 tháng 6 năm 2015, quý chị em đã khấn trọn đời thuộc Hội dòng Đaminh Rosa Lima được trải qua hai tuần thường huấn và tĩnh tâm. Đây là thời gian hằng năm nhà Dòng dành cho tất cả các thành viên nghỉ ngơi về thân xác, bồi dưỡng tinh thần và nhìn lại chính mình trong năm vừa qua.

Xem Hình

Trong tuần đầu, chị em được Thường huấn do Sr. Catarina Lê Thị Sự dòng Phaolo chia sẻ về chủ đề “ sống lời Chúa” và cha Giuse Đỗ Quang Khang, giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Saigon, chia sẻ về đề tài “ Canh tân đời sống cộng đoàn dưới ánh sáng Lời Chúa”. Tuần thường huấn đã mang lại cho Chị em những kiến thức về Thánh Khoa, những kinh nghiệm sống với Chúa của các vị tiền bối trong Kinh Thánh để Chị Em nhận lấy làm hành trang cho cuộc đời Dâng Hiến gắn bó với với Chúa. Nhờ lối giảng dạy dí dỏm và kiến thức uyêm thâm của cả hai vị giảng huấn mà Chị Em sau những ngày mệt nhọc nghỉ ngơi được tăng thêm kiến thức và kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm mục vụ của mình vừa được những trận cười giòn tan giữa những ngày hè ít ỏi.

Tuần Thường huấn cũng khép lại và mở ra một tuần tĩnh tâm mới với cha giảng phòng Giuse Nguyễn Thể Hiện thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Nhờ cách phân chia thời gian sau mỗi nửa tiếng giảng là giờ cầu nguyện một giờ tiếp theo, mỗi ngày ba lần như thế. Chị Em cảm nhận được Chúa qua những hướng dẫn của Cha. Từ những điểm Tin Mừng không ai để ý tới, Cha đã “lẩy” ra được những ý cho chị em cầu nguyện tốt hơn. Mỗi ngày một đoạn Thánh Kinh quen thuộc, Cha đã dẫn chị em bóc tách con người của mình từ những ngày đầu tinh khôi được Chúa gọi như các môn đệ. Được sống trong nhà Chúa với những nỗi ưu tư và lo lắng như những nhân vật trong Kinh thánh và được Chúa cứu chữa. Rồi được những ân huệ Chúa ban vì Chị Em thuộc về Hội Dòng, mà Hội Dòng là của Chúa, bất chấp Chị Em xuất thân từ đâu, tính tình thế nào, học vấn ra sao... tất cả là công trình của Chúa và mình thuộc về Hội thánh là vậy. Và may mắn cho chúng tôi, vì cha giảng phòng cũng là cha Dòng, nên những vấn đề trong cuộc sống cộng đoàn được Cha chia sẻ rất khúc triết, rõ ràng và làm cho chị em cảm nhận được cộng đoàn là một gánh nặng nhưng lại nhẹ tợ lông hồng nếu đặt Chúa Giê-su làm trung tâm, làm đích điểm và là nguồn vui cho mình.

Bằng lối giảng nhẹ nhàng nhưng sâu sắc mà lại hài hước. Cha đã mang đến với cộng đoàn Tĩnh tâm một bầu khí cầu nguyện khắng khít với Chúa trong suốt tuần phòng và những tiếng cười giòn giã qua những câu chuyện dí dỏm nửa đùa nửa thật và trào phúng của Cha.

Kết thúc tuần tĩnh tâm và thường huấn, Chị Em nói với nhau: năm nay thời gian tĩnh tâm trôi qua nhanh quá ! Vì sự thưởng nếm niềm vui và ngọt ngào với Chúa như mới bắt đầu thì Chị Em đã phải xuống núi. Hai tuần hồi tâm giúp chị em gặp gỡ Chúa trong mọi sự và giúp chúng tôi đào luyện luyện một con tim biết phân định, một con tim khát khao Đức Giê-su qua người nghèo và trở nên môn đệ truyền giáo nhiệt thành của Thiên Chúa.

Thánh lễ ra phòng cũng là ngày một số Chị Em nhận được bài sai nhận nhiệm sở mới theo truyền thống của Hội Dòng.

Tạ ơn Chúa với những hồng ân Chúa ban cho từng chị em, cho Hội Dòng qua hai tuần nghỉ ngơi bên Chúa cùng Chị Em. Cảm ơn Quý Cha, Sơ giảng huấn đã dày công gnhiên cứu chia sẻ với Chị Em những kinh nghiệm sống với Chúa của mình, điều này truyền lửa cho Chị em thật nhiều. Đặc biệt xin cảm ơn Quý Chị Em tu viện Mẹ Lên Trời, Lạc Lâm- Gp.Đalat đã tận tình đón tiếp chị em chu đáo và ân cần. Xin cảm ơn Quý Chị Em ở nhà làm công việc mục vụ khi chúng em đi vắng. Xin tri ân Chúa trong mọi sự. Amen

Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
 
Giáo xứ Ngọc Đỉnh, Thanh Hóa kỷ niệm 85 năm thành lập
GX Ngọc Đỉnh
08:22 22/06/2015
Giáo xứ Ngọc Đỉnh, Thanh Hóa kỷ niệm 85 năm thành lập

Ngày 18.6.2015, giáo xứ Ngọc Đỉnh mừng kỷ niệm 85 năm thành lập giáo xứ, khánh thành Nhà Đức Mẹ La Vang, làm phép tượng đài Lòng Thương Xót Chúa và kết thúc tuần Chầu lượt thay mặt giáo phận.

Ngọc Đỉnh một giáo xứ thuộc giáo hạt Mỹ Điện, với 2.365 giáo dân phân bổ trong 5 giáo họ Bái Ninh, Trị Sở, Ngọc Đô, Phú Phong, Sơn Trang (Sổ Tất Niên giáo phận 2014), được thành lập cách đây 85 năm. Vào cuối thế kỷ 18, vùng đất này còn hoang sơ, không có người ở, chưa có tên gọi nên người ta đặt tên cho nó là Vô Hữu. những người làm chài lưới đến định cư, sau đó, được đổi thành Cách Thôn (hay còn gọi là Làng Cách), có nghĩa là cách biệt khỏi các làng khác.

Xem Hình

Đầu thế kỷ 19, hạt giống Tin Mừng phát triển mạnh mẽ ở nơi đây, khoảng 200 người theo đạo và giáo họ được thành lập năm 1849 thuộc giáo xứ Mỹ Điện, giáo phận Tây Đàng Ngoài. Đầu thế kỷ 20, năm 1929, được đổi tên thành giáo họ Ngọc Đỉnh. Năm 1930 Đức Cha Alexandre Marcou Thành, đã quyết định tách Ngọc Đỉnh khỏi giáo xứ Mỹ Điện, thành lập giáo xứ mới với tên gọi Ngọc Đỉnh.

Những năm gần đây, cha xứ đương nhiệm của Ngọc Đỉnh, cha Giuse Trần Văn Minh, nhận xứ năm 2007, đã cùng với bà con giáo dân trong giáo xứ xây dựng linh đài Đức Mẹ La Vang Ngọc Đỉnh trên mặt hồ nước trước khuôn viên của giáo xứ.

Linh Đài được khánh thành năm 2009, chiều cao 13m diện tích bề mặt 120 m2, với mong muốn thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang trong tâm hồn của bà con giáo dân trong giáo xứ cũng như ngoài giáo xứ, để nơi đây trở thành mảnh đất tình thương bao la của Mẹ Maria dành cho con cái mình.

Từ khi được làm phép đến nay, linh đài Đức Mẹ La Vang Ngọc Đỉnh trở thành nơi gửi gắm biết bao lời cầu nguyện của bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ. Linh Đài cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cử hành đạo đức cũng như phụng vụ của giáo xứ.

Để phục vụ cho ước mơ biến Ngọc Đỉnh thành nơi hành hương tôn vinh Mẹ La Vang, cha Giuse đã khỏi công xây dựng nhà hành hương Đức Mẹ La Vang. Công trình cao 3 tầng lầu với tổng diện tích mặt sàn 1.500 m2, cũng ngày hôm nay, ngôi nhà này được vị chủ chăn giáo phận làm phép, cắt băng khánh thành chính thức đưa vào sử dụng.

Trước những kinh nghiệm tâm linh và ơn lành nhận được từ linh đài Đức Mẹ La Vang, cha Giuse cùng với bà con Ngọc Đỉnh đã cố gắng xây dựng đền thánh Giuse (làm phép ngày 19.3, ngày lễ thánh Giuse 2015) và tượng đài Lòng Chúa Thương Xót cao 7 m (không tính chân tượng) ngay trong khuôn viên của giáo xứ.

Niềm vui trong niềm vui, giáo xứ đã mừng kỷ niệm thành lập trong dịp Chầu lượt của giáo xứ thay mặt giáo phận. Đây là một sự lựa chọn đầy ý nghĩa, 85 năm hồng ân, 85 năm chan chứa tình thương của Chúa trên từng người, từng gia đình của giáo xứ. Chầu lượt của giáo xứ như một lời tạ ơn tán tụng Chúa, nhưng cũng là cơ hội để tạ tội với Chúa và dâng lên Chúa lòng quyết tâm đổi mới tâm hồn, xây dựng gia đình, củng cố, phát triển giáo xứ.

Trong dịp này giáo xứ đã tổ chức dâng hoa liên xứ Ngọc Đỉnh – Liên Nghĩa – Mỹ Điện và rước kiệu tôn vinh Thánh Thể.

Trước đó, giáo xứ đã tổ chức đêm diễn nguyện với chủ đề: “Tri ân tiền nhân, thắp sáng niềm tin” nhằm tri ân các thế hệ cha ông đi trước, tái hiện lịch sử của giáo xứ để thế hệ con cháu hôm nay biết về quá khứ vững bước hiện tại và hướng tới tương lai.
 
Giáo xứ Nam Định trao Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ cho giáo xứ Bảo Long
Gx Nam Định
11:24 22/06/2015
Hà nội – Hôm qua, ngày 21 tháng 06 năm 2015, vào lúc 16h30, Giáo xứ Nam Định đã trao thánh giá đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà nội năm 2015 cho giáo xứ Bảo Long.

Hình ảnh

Chủ sự nghi thức trao thánh giá do cha xứ Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh - Quản Hạt miền Nam Định. Sau khi làm nghi thức trao nhận và tôn vinh Thánh giá như chương trình của ban giới trẻ giáo phận mời gọi, phái đoàn giáo xứ Bảo Long do cha Giuse Phạm Minh Triệu dẫn đầu đã hân hoan rước thánh giá về giáo miền của mình.

Với ý thức lời Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II nhắn nhủ các bạn trẻ: “Các con hãy mang cây Thánh Giá này đi qua mọi đất nước trên địa cầu. Cây Thánh Giá là dấu hiệu tình yêu Chúa Giêsu Kitô cho con người và hãy loan truyền: chỉ qua sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô chúng ta mới tìm được ơn cứu độ” là các bạn làm sống lại một cách nào đó điều Giáo Hội sơ khai đã làm, vì Giáo Hội sơ khai đã vui mừng sai nhiều con cái đến với các dân tộc để giúp đỡ các anh chị em trong đức tin hoặc những ai chưa nhận biết Đức Kitô. Giáo xứ Nam Định đã tận dụng trong ba ngày thánh giá hiện diện trong giáo miền để luân chuyển đi các họ với mong ước thánh giá đi đến đâu sẽ đem lại ơn phúc cho nơi đó.

Không chỉ riêng giới trẻ, nhưng là mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ đã hân hoan nô nức trong viêc đón rước và cung nghinh Thánh Giá.

Quả thực Thánh Giá Chúa Kito, nguồn ơn cứu độ trần gian đi đến đâu là đem ơn phúc đến đó, làm cho noi đó được sống lại với sức sống dồi dào, mạnh mẽ.
 
Đại hội mục vụ về dự án mua cơ sở mới cho giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
16:17 22/06/2015
ĐẠI HỘI MỤC VỤ LẦN THỨ 62 GXVN PARIS QUYẾT ĐỊNH VỀ DỰ ÁN CƠ SỞ MỚI

Chúa Nhật XI thường niên, ngày 14.06.2015, một đại hội bình thường đã lấy một quyết định quan trọng ngoại thường. Đây là một Đại Hội Mục Vụ bình thường lần thứ 62, vì đã theo một chương trình bình thường như bao nhiêu ĐHMV bình thường khác vào tháng 06 hằng năm. Chương trình Đại Hội xoay quanh 08 điểm :

1. Hát kinh Cầu xin Chúa Thánh Thần, đọc Lời Chúa

2. Công bố chương trình

3. Diễn văn khai mạc và tường trình về cơ sở mới tại Noisy Le Grand của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh

4. Tường trình của bà Trần Thị Kim Chi, Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ về sinh hoạt mục vụ 6 tháng vừa qua

5. Tường trình kết quả Hai Ngày Thân Hữu Giáo Xứ (Kermesse), 24-25/05/2015, do Chị Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Ủy Viên Tài Chánh

6. Tường trình sinh hoạt mục vụ trong năm qua của quí vị Đại Diện các địa điểm mục vụ : 1- Seine-Saint-Denis / Ô Nguyễn Trung Ánh ; 2- Antony / Ô Charles Hồng ; 3- Cergy-Pontoise / Đại diện vắng mặt ; 4- Ermont / Ô Nguyễn Minh Dương ; 5- Villiers–Le-Bel /Ô Many Hùng ; Marne–La-Vallée / Chị Trần Thị Phước.

7. Trao đổi và quyết định.

8. Kết thúc hát Kinh Hòa Bình.

Một quyết định quan trọng ngoại thường đã được cả Đại Hội chấp thuận. Đó là quyết định tiếp tục tiến hành Dự Án Cơ Sở Giáo Xứ, đã được cưu mang từ hơn một năm nay, sau khi đã nghe tường trình của Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh và nhiếu chia sẻ trao đổi của các thành viên Hội Đồng Mục Vụ.

I. Dự án đã cưu mang từ hơn một năm

Trình bày tại ĐHMV 62

Chúa Nhật 14. 06. 215

Kính thưa Đại Hội,

Trước tiên tôi chân thành gửi đến mỗi người hiện diện trong Đại Hội chiều nay lời chào hiệp nhất và can tràng. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu chúc lành đặc biệt cho Đại Hội chiều nay, để mỗi người hiện diện nhất trí và can đảm mở ra một trang sử mới cho cơ sở của Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris. Thời giờ không cho phép trở lại những trang lịch sử của cơ sở Raspail, Boissonade và Epnettes. Tôi xin bắt đầu ngay về ‘Dự án cơ sở tương lai’ mà chúng ta đã cưu mang từ hơn một năm nay. Đi thẳng vào vấn đề, tôi xin đề cập đến bốn điểm sau đây :

1. Những dấu hiệu không lành, hay những lý do xui khiến chúng ta nghĩ đến một cơ sở mới.

2. Diễn tiến dự án, tức là những hoạt động thực thi dự án trong năm qua (6.2014-6.2015), từ đầu cho đến việc quyết định mua cơ sở tại Noisy.

3. Số tiền khẩn trương cần phải có để bù thêm vào số tiền Giáo Xứ hiện có, để mua cơ sở Noisy.

4. Thể thức vận động để có đủ số tiền mua cơ sở Noisy.

Kính thưa Đại Hội,

Bản văn bốn điểm này đã được đọc trước, góp ý và chấp nhận bởi Ban Giám Đốc trong buổi hội chiều thứ năm, 04.06.2015, bởi Ban Tài Chánh, Chúa Nhật 07.06.15, và bởi Ban Thường Vụ sáng Chúa Nhật hôm nay, 14.06.2015, trước khi trình bày với Đại Hội Mục Vụ thứ 62, chiều nay, Chúa Nhật 14.06.2015. Sau đây là chi tiết của từng điểm :

I. Những dấu hiệu không lành :

1 Đầu tháng 04. 2014, ông Alain Fauquet ngỏ ý muốn ‘xin’ lại ‘phòng làm báo’ để cho các Hội Đoàn thuê.

2 Ngày 20.06.2014 cha Vinh được mời lên toà TGM gặp cha Bruno Fontalis, tổng đại diện, tại tòa TGM. Ngài gợi ý : theo nhu cầu của nhiều hội đoàn, ngài muốn Giáo Xứ VN nhường lại một số phòng để cho các hội đoàn thuê để sinh hoạt, mà trước tiên là ‘phòng của ông canh nhà trước đây (ancien gardien). Tôi trả lời :

* Phòng làm báo, cũng gọi là phòng ở của gia đình canh nhà trước kia (appartement de l’ancien gardien), không thể nào được vì là bàn giấy của 4 thày Phó Tế Vĩnh Viễn và phòng làm việc của một nữ tu.

* Giáo xứ chỉ có thể nhường hai phòng ở lầu hầm số hai, nhưng với hai điều kiện : Chỉ đến sinh hoạt trong 5 ngày (thứ hai- đến thứ sáu). Thứ bảy và Chúa Nhật phải dành cho các em học giáo lý.

* Giáo Xứ chia sẻ hai phòng với danh nghĩa sinh hoạt mục vụ, chứ không cho thuê.

3 Ngày 23.10.2014 cha Vinh gặp đức ông Xavier Rambaud trình bày mọi sự việc đã xẩy ra và hỏi cho biết ‘đề nghị của cha B. Fontalis là sáng kiến địa phương hay chương trình của TGP ? – Ngài cho biết đó là sáng kiến địa phương…

4 Ngày 21.11.2014 họp tại nhà xứ St Joseph (cha Vinh, cha Sinh, cha B. Fontalis, cha Sờ St Joseph, ông André Benoit, ông Alain Fauquet, ông Pierre). Mục đích buổi hội cũng là muốn lấy lại phòng làm việc của các Thày Phó Tế và của chị Liên… Cha Vinh giữ vững lập trường như đã trình bày với cha Bruno Fontalis trước kia…

5 Kể từ tháng 01.2015, bà thị trưởng Paris ra luật ‘đậu xe ngày thứ bảy phải trả tiền’ … một phiền hà lớn cho ‘các phụ huynh đưa con em đến học giáo lý’.

6 Ngày 24.03.2015 : thư cảnh cáo của Syndic về vụ nướng thịt (barbecue).

7 Ngày 22.04.2015: thư cảnh cáo nghiêm khắc của ông Philippe Cuverville, Quản Lý TGP Paris liên quan đến việc ‘làm bếp, ống khói, đặc biệt việc đậu xe trong sân’..

8 Ngày 04.05.2015 : Tôi đã trả lời thư ông quản lý Philippe Cuverville.

Những dấu hiệu trên đây cho thấy không có hy vọng renouveler commodat d’utilisation gratuite hiện nay. Nếu có renouveler, chắc chắn sẽ có với những điều kiện khác như ‘thu hẹp phòng ốc’, ‘trả tiền thuê rẻ’ … Chúng ta cần nghĩ trước, lợi dụng thời điểm kinh tế xuống, giá nhà còn hạ… Nếu để chừng ba, bốn năm nữa e rằng mọi sự sẽ khó khăn hơn và không kịp xoay xở…

II. Diễn tiến dự án.

1. 17.05.2014 : Đề nghị của giáo sư Trần Văn Cảnh (tiếng Việt, tiếng Pháp) về dự án 10 năm cho CƠ SỞ GIÁO XỨ.

2. 22.05.2014 : trình bày trong Ban Giám Đốc. Những vấn đề được đặt ra : 1) Giáo xứ có còn là ‘Giáo Xứ VN/P’? – Thực tế ‘là GIÁO XỨ VÙNG PARIS’ rồi. Vả trong viễn tượng ‘mở rộng Paris’ của chính phủ, thì cơ sở mới sẽ nằm trong ‘Paris agrandi’. 2) Toà Tổng Giám Mục Paris có bằng lòng cho mình ra đi khỏi Paris không? - Sẽ hỏi trên Tòa Giám Mục. 3) Những điều kiện cơ bản để tìm cơ sở mới: - 1) Ở trong vùng sẽ thuộc về ‘Paris mở rộng’. - 2) Dân chúng có thể tới (metro, RER, đường xe hơi) dễ dàng. – 3) Có chỗ đậu xe – 4) Nhà đủ phòng ốc sinh hoạt, phòng ở… .

3. 14.01.2015 : Sau ba nơi đã đi thăm dò (Pierrefitte, Ivry, Villepinte) thì ngừng lại nơi thăm dò thứ 4 là Noisy-Le-Grand : Một ngôi nhà vừa là kho hàng vừa là bàn giấy và có thể ở : nhà có lầu trệt rộng 800m2, lầu một cũng rộng 800m2, lầu hai rộng 400m2, có sẵn 32 chỗ đậu xe, đi bộ từ RER ‘Noisy Monde-Est chừng 15’, xe hơi ‘sortie’ từ A4 chừng 5’, nằm trong Paris mở rộng. Giá chủ đặt ra là 2.590.000e. Nhóm người đi xem lần đầu tiên vào ngày 14.01.2015.

4. 27.01.2015: Cha Vinh gặp ĐÔ Xavier Rambaud, đệ nộp bản dự án bằng tiếng Pháp, và tài liệu cơ sở Noisy. Kết quả: Việc Giáo Xứ đi ra khỏi Paris không có vấn đề, vấn đề mà chính ĐHY Vingt-Trois lo ngại là vấn đề tài chánh’.

5. 31.01.2015: Hội chung Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Ban Cố Vấn và một số các Đại Diện. Cha Vinh trình bày dự án … Mọi người hồ hởi… và chấp nhận tiến hành… cha Vinh đề nghị sẽ lập hai tiểu ban: Ban Tài Chánh và Ban Kỹ Thuật.

6. 19.02.2015: Mgr X.Rambaud báo tin đã nộp hồ sơ cơ sở Noisy cho ban Bất Động Sản của TGP’, và họ sẽ cho hai người chuyên về ‘bất động sản’ đi thăm cơ sở Noisy.

7. 20.02.2015 : mời họp Ban Tài Chánh vào Chúa Nhật 01.03.2015 gồm cha Mai Đức Vinh thày Phạm Bá Nha, Chị Trần Kim Chi (vắng mặt), ông Nguyễn Anh Hải (vm), ông Nguyễn Văn Thơm, ông Trần Văn Cảnh, bà Tạ Thanh Minh (vm), ông Lê Đình Thông, anh Lương Thành Trung, anh Nguyễn Đình Chiểu, anh Atoine, ông Nguyễn An Nhơn (vm). Ban Tài Chánh nhất trí đề nghị : - 1) cần đi theo hai giai đoạn, giai đoạn 1 ‘phải đủ tiền để mua’ (1.900.000e – 2.100.000e), giai đoạn 2: ‘cần đủ tiền để trang bị’ (400-800.000e), - 2) Anh Lương Thành Trung được ủy nhiệm : liên lạc với agent để biết giá bán Appartement; và trả giá đầu tiên về cơ sở Noisy : ‘1.900.000e’. -3) Cha Vinh cần xin Tòa TGM phép bán appartement và giấy cho phép quyên tiền giáo dân …

8. 18.03.2015, thứ tư hai ông Caquineau và Dussourd đi thăm cơ sở Noisy le Grand với quý cha Vinh, Sinh, thày Nha, chị Liên, bà Minh, bà Đĩnh, quý ông Cảnh, Trung, Sơn, Đĩnh, Hải. Hai ông ước giá từ 1.900.000 -2.000.000e, lưu ý lầu ba không vững, xem chừng sơn quét sạch che dấu những chỗ nứt nẻ…

9. 23.04.2015, chủ nhà không nhận giá 1.900.000e, Giáo Xứ lại đưa ra giá 2.100.000e ttc

10. 18.05.2015, chủ nhà từ chối và đưa ra giá mới là 2.200.000e net vendeur.

11. 21.05.2015, cha Vinh gặp ĐÔ Xavier Rambaud : - 1) Trình bày tình hình nhà Noisy với giá 2.200.000e net vendeur. – 2) Xin một giấy phép để quyên tiền giáo dân. ĐÔ đồng ý và cấp ngay. 3) Xin phép bán Appartement. – 4) Cho ngài biết chiều 21.05.2015 sẽ đi gặp ông Edouardo Rihan Cypel, Dân Biểu thuộc đảng xã hội, vùng 77. – 5) cũng ngỏ ý sau này sẽ xin Toà TGM/P giới thiệu với ông Maire-député (PS) Noisy Le Grand và với cả Đức Giám Mục giáo phận St Denis.

12. 21.05.2015, nhờ ông Lê Mạnh giới thiệu và dẫn anh Lương Thành Trung và cha Mai Đức Vinh đến gặp ông Edouardo Rihan Cypel, Dân Biểu vùng 77, tại Mairie Torcy. Ông hứa sẽ hết sức nói giúp với ông Maire-Député Noisy Le Grand.

13. 24.05.2015, 14g00-15g30 hội Ban Tài Chánh (cha Vinh, thày Nha, thày Sơn, bà Kim Chi, bà Minh, các ông Minh, Thông, Chiểu, Hải, Trung – hai ông Cảnh, Nhơn vắng mặt). Anh Trung trình bày những diễn tiến của cơ sở Noisy, cha Vinh trình bày buổi gặp gỡ ĐÔ Rambaud. Toàn ban trao đổi ý kiến sôi nổi. Sau cùng nhất trí về ba điểm sau đây :

* Phải can đảm mua cơ sở Noisy.

* Anh Trung đã đưa ra với chủ nhà giá mới 2.200.000e (trong đó gồm giá nhà và ‘l’honoraire d’agence’ là giá mà Ban Tài Chánh đã được phiên họp 24.05.2015 chấp thuận. Chủ nhà hứa sẽ trả lời trước 14.06.2015. (Đây là giá thứ 3. Giá 1 : 1.900.000e – Giá 2 : 2.100.000e).

* Quyết định chung của BTC : Nếu đến ngày 14.06.2015 mà chủ nhà không quyết định, thì Giáo Xứ có thể sẽ trả lời rằng giá 2.200.000e đã hết giá trị, và có thể đưa ra một giá khác. Hoặc Giáo Xứ quyết định đi tìm một địa điểm khác.

* Vấn đề tài chánh : Hiện giáo xứ có 1.700.000e nhưng phải để lại 500.000e cho quỹ điều hành trong năm. Nghĩa là chỉ rút ra 1.200.000e để mua cơ sở, và 400.000e tiền bán căn hộ ở trên. Vị chi : Nếu mua cơ sở với giá 2.200.000e, thì chúng ta mới có 1.600.000e, và như vậy còn cần 600.000e. Ngoài ra còn phải có 200.000e để trả tiền notaire. Tóm lại là chúng ta cần có 800.000e. Câu hỏi đặt ra là làm sao để có 800.000e ?

III. Làm sao để có 800.000e ? Tôi xin thưa :

Nếu chúng ta can đảm mua, chúng ta phải can đảm mở chiến dịch khẩn trương, xin mọi gia đình trong xứ can đảm và rộng lượng đóng góp. Tôi đề nghị : ngay từ bây giờ chúng ta bắt đầu ba chiến dịch : ‘Quyên mỗi gia đình’ và ‘Xin một số gia đình giúp đặc biệt’.

1. ‘Quyên mỗi gia đình’ : Tôi ước lượng Giáo Xứ có 500 gia đình, chúng ta xin mỗi gia đình góp cho mỗi tháng 100e trong vòng một năm, tức 12 tháng, từ 7.2015 đến 7.2016.

2. ‘Xin một số gia đình giúp đặc biệt’ : xin những gia đình có khả năng ‘giúp cho Giáo Xứ 1.000e hay hơn tùy hỷ, để có đủ tiền mua ngay sau khi ký Promesse de vente.

3. ‘Tìm các gia đình ân nhân’ : Nếu ai biết một gia đình nào, Công Giáo hay không Công Giáo, có khả năng và sẵn lòng, xin cho tôi biết và dẫn tôi đến xin trực tiếp.

4. Ngoài ra Giáo Xứ sẵn sàng đón nhận những sáng kiến đóng góp không theo những đề nghị trên đây.

IV. Thể thức vận động :

1. Trước tiên phải nhờ đến các Phụ Huynh có nhiều bạn trẻ đi làm có lương khá (2.000 hay hơn) : Xin các Phụ Huynh động viên các bạn trẻ, khích lệ các bạn trẻ tích cực giúp giáo xứ, vì cơ sở là của thế hệ của các bạn… và cắt nghĩa cho các bạn trẻ biết ‘quyền lợi được bớt 66% tiền thuế trên số tiền các bạn giúp. Thí dụ các bạn giúp 1.000e, các bạn được bớt 660e, thực tế, các bạn chỉ mất 340e thôi.

2. Thứ đến phải cậy nhờ đặc biệt Ban Đại Diện của mỗi Cộng Đoàn và mỗi Hội Đoàn. Chúng tôi sẽ trao về cho mỗi Ban Đại Diện một cuốn sổ để các Đại Diện vận động trực tiếp, nếu có thể, cố đi đến từng gia đình xin họ giúp Giáo Xứ. Không kể những gia đình mà quý Đại Diện đã có địa chỉ, mà chắc chắn còn nhiều gia đình khác chưa có địa chỉ. Mỗi tháng xin Ban Đại Diện nộp số tiền quyên được cho ‘Ban Kế Toán’ để vào sổ chính thức, gửi ‘Phiếu Ghi Ơn’ đến mỗi gia đình, và gửi những chèques xin trừ thuế lên Tòa Tổng Giám Mục, và Tòa TGM sẽ gửi giấy trực tiếp cho các gia đình có ghi địa chỉ trên tấm chèque.

3. Vì tính cách khẩn trương của thời gian cấp bách, chúng ta cần mau có số tiền 800.000e để trả sau 6 tháng ký ‘promesse de vente’, nên tôi nghĩ chúng ta phải vận động xin càng được nhiều càng tốt, những gia đình tương đối khả quan giúp ngay cho Giáo Xứ 1.000e hay hơn. Chúng ta phải vận động khéo léo với những gia đình quen thân ...

4. Tôi nghĩ chúng ta phải có một ‘Ban Kế Toán’ cho chiến dịch này. Ban này có ba nhiệm vụ : - 1) Nhận tiền và vào sổ sách đầy đủ và cẩn thận, - 2) Gửi Phiếu Ghi Ơn đến mỗi gia đình – 3) Gửi chèque xin trừ thuế lên Tòa TGM. 4) Phải hết sức cẩn thận và trong sáng trong việc làm sổ sách.

5. Cũng vì tầm quan trọng và khẩn trương của vụ việc, nếu ai biết gia đình nào ‘giàu của giàu lòng’ giúp đặc biệt, như ân nhân của Giáo Xứ, xin cho tôi biết và tôi sẽ đến tận nhà xin họ giúp Giáo Xứ.

6. Sau quyết định của Đại Hội Mục Vụ, Ban Thường Vụ các Vị Đại Diện có nhiệm vụ hợp tác với cha Giám Đốc và các Cha Tuyên Úy, tổ chức việc vận động quyên góp. Cụ thể :

* Cha Giám Đốc trao cho mỗi Vị Đại Diện một cuốn ‘SỔ VÀNG’ (Livre d’or). Xin các cha Tuyên Úy và các vị Đại Diện sẽ cắt nghĩa và vận động quyên góp.

* Mỗi người hay mỗi gia đình góp giúp đều được ghi vào sổ và sau một hay hai tháng phải nộp về Ban Kế Toán (Sơ Nguyễn Thị Kim Thoa và bà Trần Thị Kim Chi).

* Ban Kế Toán có bổn phận phải ghi vào máy vi tính, làm thư cám ơn, bỏ tiền vào tài khoản (compte) của Giáo Xứ trên Tòa Tổng Giám Mục, và xin Tòa Giám Mục cấp giấy miễn thuế cho những người muốn.

* Ai muốn được giấy miễn thuế, phải cho bằng ngân phiếu mang tên mình và đề ‘à l’ordre Mission Catholique Vietnamienne, ADP’.

* Tháng 09.2015, sẽ có buổi hội để ‘kiểm tra lại việc làm’ và ‘khởi sự đợt hai’.

Kính thưa Đại Hội,

Sau cùng tôi nghĩ rằng ba điều kiện cần thiết để thực thi thành công dự án mua cơ sở này : - 1) Cầu nguyện, nếu là việc vừa ý Chúa, Chúa sẽ giúp. – 2) Nhất trí từ ban Giám Đốc đến Hội Đồng Mục Vụ và Giáo dân - 3) Can đảm tự lực tự cường, và rộng rãi góp tài chánh của cả Cộng Đoàn…

Xin Thánh Tâm Chúa Giêsu hiệp nhất chúng ta và ban cho chúng ta can đảm thực thi dự án cụ thể và cơ bản này. Xin kính chào Đại Hội.

Paris, ngày 14.06.2015

Lm Giuse Mai Đức Vinh

II. Những vấn nạn, chia sẻ, trao đổi của các thành viên HĐMVvề Dự Án Cơ Sở mới cho Giáo Xứ

Theo lời đề nghị của Ô Nguyễn Anh Hải, Phó Chủ Tịch và điều hành viên Đại Hội, 15 thành viên HĐMV đã lần lượt đặt câu hỏi, hay chia sẻ về những vấn đề liên quan đến Dự Án Cơ Sở mới của Giáo Xứ :

1. Chị Phước, Ban Đại Diện Marne–La-Vallée : Cái Dự án của mình chưa có hình dáng rõ rệt về sự ở, sự đi, về những nhu cầu phòng ốc cần thiết, về những lý do mua cơ sở mới, về thời gian thực hiện. Với những thể thức bình thường, Thị Xã sẽ làm thông báo xin ý kiến công cộng, mình có chắc được phép mua và ở được không ?

ĐÔ trả lời : Nhiều lý do khiến mình phải tính đến dự án cơ sở mới : 1- Mình thấy những dấu hiệu không lành ; 2- Cơ sở cũ hiện nay gặp vấn đề lớn là không có chỗ đậu xe ; 3- Chính yếu nhất là mình muốn bảo vệ và duy trì sự hiện hữu của Giáo Xứ Việt Nam Paris ; 4- Các bậc tiền nhân đã thành lập và để lại Giáo Xứ cho ta, ta có cái nợ phải để lại Giáo xứ cho các thế hệ trẻ tương lai.

Dự án mình dự tính là 10 năm. Cơ sở Noisy này nếu mua được, thì từ khi ký giao hứa mua, đến khi trả tiền kéo dài khoảng 1 năm. Cũng một thời gian tương tự cho việc sửa sang. Nếu mình mua được cơ sở mới, mình nên đi sớm. Ở đây, hiện nay mỗi năm phí tổn tiêu dùng khoảng 65 000€. Dĩ nhiên, mình chỉ dám mua khi chắc chắn có giấy phép cho đổi sinh hoạt hiện nay của cơ sở là kinh tế sang sinh hoạt văn hóa tôn giáo.

2. Anh Hoàng, Hội Yểm trợ Ơn gọi : xin đặt hai câu hỏi : 1- Đức Ông có đã chọn một người phụ tá để tiếp tục thay Đức Ông khi cần thiết chưa ? 2- Các lễ Chúa Nhật vào 11g30 càng ngày càng vắng người tham dự. Trong tương lai, liệu sẽ còn có người đến Giáo Xứ nữa không, liệu cơ sở có sẽ cần thiết nữa không ?

ĐÔ trả lời : Như tôi vừa nói, dự án cơ sở mới này, chính yếu là cho các thế hệ trẻ thứ 2, thứ 3. Số các em đến học giáo lý càng ngày càng đông. Chính vì nghĩ đến các em mà chúng ta nghĩ đến việc mua cơ sở mới, để họ có nhà Chúa mà đến với Chúa. Dự án này là dự án cho tương lai con cháu chúng ta.

Dự án này là dự án chung của Giáo Xứ và được Giáo Phận Paris chấp thuận. Chính vì vậy mà mỗi quyết định lớn đều có sự tham khảo và đồng ý của Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Hội Đồng Mục Vụ, và Tòa Giám Mục. Nó không phải là dự án cá nhân của cha Vinh. Khi đi, cha Vinh không mang dự án đi với mình, nhưng dự án ở lại với Giáo Xứ.

3. Ô Tốt, Ban tự nguyện khuôn viên cơ sở : xin chia sẻ 2 điều : 1- Chiến dịch « Quyên các gia đình » xin mỗi gia đình đóng góp 100€/tháng, trong vòng 1 năm, theo tôi là quá khiêm tốn. Phải tăng lên từ 1000€ đến 2000€ ; 2- Nhân cách của người điều khiển chương trình rất là quan trọng. Việc thực hiện đự án phải tiến nhanh, nếu không sẽ không thành công. Thứ bảy hôm qua, tôi có dịp gặp nhiều bạn trẽ sau thánh lễ thêm sức cho thiếu niên, họ nói với tôi là sẵn sàng đóng góp giúp quỹ cơ sở Giáo Xứ.

Đại hội vỗ tay, đồng tình ủng hộ.

4. Chị Trung, Ban Thư Viện, Ủy Viên Giáo Lý : Xin đề nghị thêm 3 thể thức quyên góp : 1- thay vì xin mỗi gia đình góp cho mỗi tháng là 100€, ta có thể xin mỗi gia đình « Hứa cho » (promesse de don) bao nhiêu, rồi sẽ đưa theo lời hứa ; 2- Vì có thể xin được giảm thế 66% trên số tiền cho Giáo Xứ, ta có thể góp 100€ và xin các con cái chúng ta góp 50€. Như vậy mỗi gia đình sẽ có thể tăng số góp lên 150€, 200€,… ;3- Ngoài ra, ta cũng có thể xin các đồng nghiệp hay bạn bè góp giúp Giáo Xứ.

ĐÔ trả lời : Đây là một ý tưởng hay.

5. Anh Chiểu, Thân Hữu Taxi, Phó Chủ Tịch Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp : Xin dứt khoát giúp Giáo Xứ toàn thể một số tiền, trong 4 năm. Thí dụ một gia đình có bố mẹ đi làm và 2 con lớn đi làm. Bố mẹ đóng 1000€. Hai con góp mỗi đứa 500€. Tổng cộng, năm 1, toàn gia đình đóng 2000€. Năm 2 được bớt thuế 66% trên tổng số 2000€ đã giúp GX sẽ là 2000 x 0,66 = 1320€. Năm 2, gia đình đóng 1320€, sẽ được bớt thuế 871€. Năm 3, gia đình đóng góp 871€, sẽ được giảm thuế 574€. Năm 4 gia đình đóng góp 574€. Như vậy sau 4 năm chỉ từ 2000€, gia đình này đã bắt chính phủ giúp thêm 2766€, là tiền giảm thuế liên tục trong 4 năm, và tổng cổng, Giáo Xứ sẽ được một khoản tiền hơn gấp đôi là 4766€.

Đại hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

6. Anh Charles Hồng, Đại diện Antony : Đề nghị làm một « thủ bản chỉ dẫn », cắt nghĩa rõ ràng cách đóng góp làm sao.

ĐÔ trả lời : Việc này đã bắt đầu với Bản Dự án được phổ biến và phân phát hôm nay.

7. Ông Dương, Chủ tịch Phong trào Cursillo và trong Ban Đại Diện Ermont : Việc xây dựng cơ sở, làm nhà Chúa, là việc đẹp lòng Chúa. Rất đáng làm. Chúng ta quyên góp nơi 500 gia đình Giáo Xứ. Đó mới chỉ là trong vùng Paris. Đề nghị chúng ta phải nới rộng ra với các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, và tổ chức những chương trình gây quỹ xây dựng cơ sở Giáo Xứ.

ĐÔ trả lời : Chúng ta chỉ có thể xin các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khác, khi có phép của các cha tuyên úy liên hệ. Tôi sẽ đệ trình vấn đề lên Ban Tuyên Úy.

8. Anh Huynh, Đạo Binh Đức Mẹ Légio Mariae : Giáo xứ đưa ra một chiến dịch để quyên mỗi gia đình góp 100€ mỗi tháng, trong một năm, từ tháng 07.2015 đến tháng 07.2016. Trong Giáo Xứ chúng ta, những gia đình khá giả, có thể đóng 100€, 1000€, hay hơn nữa, không có vấn đề. Nhưng cũng có những gia đình không khá giả, đóng 100€ mỗi tháng cũng là chuyện khó khăn. Riêng với các hội viên Légio Mariae, con sẽ kêu gọi họ, theo khả năng của mình, ủng hộ công việc tốt đẹp này của Giáo Xứ.

ĐÔ trả lời : Ban Tài Chánh đã nghĩ đến những gia đình có khó khăn và đưa ra đề nghị « tùy sáng kiến ».

9. Anh Hùng, Ca đoàn Triều Dâng : Cháu ủng hộ chương trình cơ sở này của Giáo Xứ.

Đại Hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

10. Một bạn trẻ : Cháu không phải là Công Giáo. Em cháu trở lại Công Giáo. Cháu tôn trọng sự quyết định của nó. Cháu xin hết mình ủng hộ dự án cơ sở này của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Cháu mong sao các Cộng Đoàn Việt Nam của mình, Công Giáo hay không Công Giáo, đều có thể sinh tồn và phát triển.

Đại Hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

11. Chị Phước, Ban Đại Diện Marne–La-Vallée : Con xin lỗi đại hội vì không biết đủ về dự án cơ sở, mà đã đặt ra câu hỏi lúc đầu. Nhưng con đồng ý với một đề nghị là xin làm một bản trình bày và đồ hình dự án.

Đại Hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

12. Anh Hùng, Thân Hữu Taxi : Xin gợi 3 ý tưởng : 1- Con rất vui mừng hôm nay đến họp mà được biết rằng GX đang dự tính mua cơ sở. Con đề nghị Đức Ông nên công bố nhiều lần tin vui này để mọi người trong GX được biết. Con nghĩ rằng, nếu họ biết, thì quyên góp 800.000€ không phải là việc khó. 2- Đức Ông đề nghị cầu nguyện. Nhưng xin nói rõ hơn, cầu nguyện làm sao, như thế nào. Thí dụ đọc một kinh Lậy Cha. 3- Riêng con, mỗi tháng con sẽ mua 1 tờ Loto, và nếu trúng, thì con nguyện hứa sẽ dâng hết cả cho GX.

Đại Hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

13. Anh Trung, Đại Diện Ban LĐNN Doanh Thương, Ban Tài Chánh : Tình cờ trong một câu truyện, con có cho Đức Ông biết rằng con biết một người làm thương mại bán nhà (agent commercial immobilier), đang bán một căn nhà đáp ứng những điều kiện mà Đức Ông đã đưa ra cho cơ sở giáo xứ : 1- Trong vùng Paris mở rộng ; 2- Dân chúng có thể tới dễ dàng bằng những phương tiện di chuyển công cộng ; 3- Có chỗ đậu xe ; 4- Có đủ những phòng ốc mà Giáo Xứ cần cho các sinh hoạt của mình. Dự án của Đức Ông là 10 năm. Nhưng nếu may mắn mà mình tìm ra được, thì phải làm luôn. Chúng ta đã tìm được cơ sở này từ 6 tháng nay, đã mất nhiều giờ đi thăm, ước tính, trả giá. Vậy xin mọi người đồng hành với Đức Ông, cho công việc được tiến hành mau lẹ.

Đại Hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

14. Anh Chiểu, Phó Chủ Tịch Liên Ngành LĐNN, Ban Tài Chánh : Nhất định đứng lại ở giá 2.200.000€, hay có thể tăng thêm ? Qua những lần đi thăm cơ sở Noisy–Le-Grand, những người đi thăm đã thấy rằng 1- Ở vùng này, có nhiều giáo dân dễ dàng tụ về cơ sở này ; 2- Cộng Đoàn Marne–La-Vallée sẽ là cộng đoàn chính của cơ sở Giáo Xứ tương lai ; 3- Dẫu cơ sở này sẽ đổi việc xử dụng, từ thương mại, kinh tế sang văn hóa, tôn giáo. 4- Số người Công Giáo Việt Nam chiếm khoảng 30% dân số ở đây. Chúng ta có nhiều hy vọng xin được « Giấy Phép xây dựng » (Permis de construction).

Với những sự kiện trên, con nghĩ rằng, nếu cần nhích giá lên một chút, mình cũng phải can đảm quyết định.

Đại Hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

15. Gs Cảnh, Ban Cố Vấn HĐMV : Xin nhắc lại những điểm nền tảng của dự án :

a) Lý do nào thúc đẩy chúng ta phải thiết kế dự án cơ sở mới ? 1- Giao ước xử dụng miễn phí cơ sở Epinettes mà TGM Paris dành cho GXVN sẽ có thể được tái hạn vào năm 2028, chứ không đương nhiên, và sẽ có thể được tái hạn với những điều kiện mới, chứ không với những điều kiện hiện tại. 2- Những rủi ro này sẽ càng nhiều hơn cho tương lai, khi hiện tại đang có những dấu hiệu không lành. 3- Tinh thần tự lập, tự cường đòi chúng ta phải nghĩ đến việc làm chủ cơ sở sinh hoạt của mình.

b) Mục tiêu nào lôi cuốn chúng ta thiết kế dự án cơ sở mới ? Câu trả lời vắn gọn là « cho tương lai giới trẻ ». Bản thống kê những số liệu thực tế về sinh hoạt thiêng liêng cho thấy rõ sự tăng trưởng của số các thiếu nhi đến học giáo lý tại GXVN Paris. Trung bình đến học giáo lý mỗi tuần trong những năm 1980 có 113 em ; những năm 1990 có 190 em ; những năm 2000 có 272 em ; và những năm 2010 có 309 em. Lễ Chúa Nhật dành cho người lớn tuổi, càng ngày càng ít, vì nhiều người ra đi. Nhưng lễ thiếu nhi vào chiều thứ bảy càng ngày càng đông. Những thế hệ trước đã thành lập giáo xứ và để lại cho chúng ta. Chúng ta cũng phải tiếp tục duy trì và phát triển giáo xứ mà để lại cho con cháu chúng ta.

c) Ai là chủ dự án ? Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, vì là giám đốc, có nhiệm vụ điều hành dự án. Nhưng dự án không là của Đức Ông, mà là của tất cả Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris. Nếu ra đi, Đức Ông sẽ không mang theo được dự án. Nhưng dự án vẫn ở lại với giáo xứ, theo sự điều hành của vị tân giám đốc và sự tham gia của mọi thành phần giáo xứ. Cách quyết định và tổ chức công việc cho thấy rõ như vậy. Trong mỗi việc và giai đoạn quan trọng, Cha Giám Đốc đều tham vấn Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Hội Đồng Mục Vụ, Tòa Giám Mục, rồi mới lấy quyết định và thực hiện.

d) Nguồn tài chánh lấy từ đâu ra ? Năm 1983, Ban Thường Vụ tiên khởi của Giáo Xứ đã đưa ra đề nghị « thành lập quĩ xây dựng cơ sở ». Số tiền thâu được không đủ để mua được đất, xây được nhà thờ. Nhưng đã cho phép Giáo Xứ tiến lên bậc độc lập tài chánh vào năm 2003, mà không cần nhờ đến sụ tài trợ của TGM nữa. Trong tất cả những việc đã làm từ ngày thành lập vào năm 1947, dẫu được sự giúp đỡ đến từ nhiều nơi, Giáo xứ Việt Nam Paris luôn luôn tựa vào ơn Chúa và chính yếu dùng nguồn lực của mình. Trong dự án cơ sở hiện tại cũng vậy. Trước hết, nguồn tài chánh phải đến từ các thành phần trong Giáo Xứ đóng góp. Nhưng chúng ta vui mừng đón nhận lòng hảo tâm tự nguyện của các đồng đạo và đồng hương Việt Nam, đến từ nước Pháp hay các nơi khác.

Đại Hội vỗ tay ủng hộ ý kiến.

Ông Nguyễn Anh Hải đã tóm kết những chia sẻ vừa được Đức Ông và 15 vị tham dự Đại Hội chia sẻ. Ông hỏi Đại Hội có quyết định chấp thuận « Dự Án Cơ Sở » mà Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh đã trình bày không ? Cả Đại Hội đã nhất tâm nói lên lời « chấp thuận » tiến hành dự án cơ sở.

Ông Hải mời từng Đại Diện các Địa Điểm và Đơn Vị Mục Vụ lên nhận « Sổ Vàng » từ tay Đức Ông Giám Đốc.

Và Đại Hội đã kết thúc với bài ca Kinh Hòa Bình.

Paris, ngày 14 tháng 06 năm 2015

Trần Văn Cảnh
 
Văn Hóa
Bỏ ''Tiên học lễ '' thì đạo đức xã hội sẽ ra sao ?
Nguyễn Văn Nghệ
07:56 22/06/2015
BỎ “ TIÊN HỌC LỄ” THÌ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI SẼ RA SAO?

Trước ngày “giải phóng” 30/04/1975 ở các phòng học của Trường Tiểu học Tư thục Cây Vông ( nằm cạnh nhà thờ giáo xứ Cây Vông, xã Diên Sơn, quận Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đều treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và Văn là nền tảng đào tạo nên một con người tốt cho xã hội. Sách Luận ngữ có viết: “bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).

Sau “giải phóng” câu khẩu hiệu “Tiên học lễ ,hậu học văn” biến mất trong tất cả các trường học và mãi đến những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ trước mới thấy xuất hiện lại trong tất cả các trường học trên cả hai miền Nam và Bắc của đất nước ta. Biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” được ngành giáo dục cho sơn phết thật to được treo ở mặt trước của mỗi trường học.

Bổng dưng vào năm 2014 Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà Nội) đã đi tiên phong bỏ biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”. Bài viết: “ Đại học,học…đại và yêu nước có học” được đăng trên Vietnam.net ngày 18/05/2014 đã đăng tải sự kiện ấy: “…Không chỉ tổ chức chào cờ, xếp nghi thức, Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội đã có cách biểu thị tinh thần tự tôn dân tộc “dài hơi” khi thể hiện tư tưởng thoát khỏi cái bóng ám ảnh của Khổng giáo trong trường học. Từ năm học này, trường đã thay biển hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” (của Khổng tử), bằng các câu của người Việt ( “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”) và UNESCO (“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”)” (vietnamnet.vn/vn/giao-duc/175887/dai-hoc--hoc----dai-va-yeu-nuoc-co-hoc.htlm).

Giữa các quốc gia trên thế giới luôn có sự tiếp thu văn hóa lẫn nhau không phân biệt Tây hoặc Tàu. Văn hóa hay chúng ta tiếp thu, văn hóa đồi bại thì chúng ta chối từ. Để có câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, ông Thân Nhân Trung cũng phải miệt mài tiếp thu những tinh túy từ Tứ thư, Ngũ kinh của Nho giáo mới đúc kết ra như vậy.

Bỏ “Tiên học lễ” thì đạo đức xã hội sẽ ra sao? Để trở thành một con người có văn hóa , thì phải có “Lễ”. Lễ là trật tự là khuôn phép. Lễ là cốt để giữ chừng mực cho sự hành vi của người ta : “ Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành; giáo huấn chính tục, phi lễ bất bị; phân tranh biện tụng, phi lễ bất quyết; quân thần , thượng hạ, phụ tử ,huynh đệ, phi lễ bất định; hoạn học sự sư, phi lễ bất thân; ban triều , trị quân, lỵ quan, hành pháp, phi lễ uy nghiêm bất hành; đảo từ, tế tự, cung cấp quỷ thần, phi lễ bất thành, bất trang thị dĩ quân tử cung kính tổn tiết, thoái nhượng dĩ minh lễ” ( Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ không thành; dạy bảo sửa đổi phong tục, không có lễ không đủ; xử việc phân tranh kiện tụng, không có lễ không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con, anh em, không có lễ không định; học làm quan, thờ thầy, không có lễ không thân; xếp đặt vị thứ trong triều, cia trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh, không có lễ, không uy nghiêm; cầu khẩn ,tế tự, cung cấp quỷ thần, không có lễ không thành kính, không trang chính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng để làm sáng rõ lễ - Lễ kí: Khúc lễ thượng).

Lễ khiến cho hành vi của người ta hợp với đạo Trung dung : “ Cung nhi vô lễ tắc lao; thận nhi vô lễ tắc tỷ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ tắc giảo” (Cung kính mà không có lễ thì phiền; cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi; dũng mà không có lễ thì loạn;trực mà không có lễ thành ra vội vã – Luận ngữ: Thái Bá VIII , 2).

Sự giáo hóa của lễ tinh vi lắm và có hiệu quả rất sâu xa: “Lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chỉ tà dã ư vị hình, sử nhân nhật tỷ thiện, viễn tội, nhi bất tự tri dã” (Sự giáo hóa của Lễ rất cơ mầu, ngăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình ra, khiến người ta ngày càng đến gần điều thiện, tránh xa điều tội, mà tự mình không hay biết – Lễ kí: Kinh giải, XXVI).

Sách Quản tử viết: “ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ thị vi tứ duy” (Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ là bốn giềng mối chính). Không có Lễ thì không có Nghĩa, Liêm, Sỉ.

Đầu năm 2008, báo động tình trạng nhiều học sinh trên cả nước bỏ học. Nhân sự kiện này tác giả Bút Bi có đăng mẩu chuyện “Vì sao con bỏ học?” trên báo Tuổi trẻ ra ngày 12/03/2008. Mẩu chuyện như sau:

“ Con là Nguyễn Văn Tèo. Nay con rấm rứt viết thơ này để bày tỏ nỗi niềm vì sao con nghỉ học, cái việc mà hổm rày người lớn bàn tán tùm lum.

Vì sao con nghỉ học? Mấy cô chú nói đúng rồi đó: Nhà con nghèo, con phải đi làm kiếm ăn; con học yếu,con nản… Nhưng đâu chỉ có vậy. Con nghỉ học còn vì nhiều chuyện phát ớn…

Hồi con học lớp 2, thầy dạy vẽ cho cả lớp chủ đề “ Vẽ về quyền thiếu nhi”. Nhà con nghèo, con thèm được ăn no nên con vẽ hai bát cơm to. Thầy nói con vẽ sai, phải vẽ trẻ em vui chơi, có chim bồ câu và trái địa cầu mới đúng. Con bị 1 điểm.

Lên lớp 3, con được dự thi “vở sạch chữ đẹp”. con mừng lắm nhưng té ra lại khổ cái thân: con không được đưa cuốn vở mình đang học để đi thi mà trường bắt mua một cuốn vở mới, chép lại y chang cuốn vở đã học để đi thi cho nó sạch và đẹp. con thấy thi thố kiểu này chẳng sạch và đẹp chút nào!

Mới đây trường chúng con có đoàn thanh tra dự giờ. Trường gom hết học sinh xịn nhứt khối về một lớp, tụi con giải toán rẹt rẹt, đọc bài re re làm mấy thầy thanh tra khen quá trời đất! Tụi con mắc cười bể bụng luôn…Và nhiều chuyện nữa mắc cười lắm.

Con kể mấy chuyện này với ngoại. Ngoại buồn lắm. ngoại nói học hành kiểu đó thì khó thành người. Con sợ quá, chẳng thà con làm con người không biết chữ chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu.

Vì vậy mà con nghỉ học!”

Câu kết của mẩu chuyện rất là thâm thúy!

Mấy năm gần đây ngành giáo dục luôn ra rả “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Bệnh thành tích là bệnh trầm kha dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn xuất hiện câu: “ Lập thành tích chào mừng ngày lễ…” cho nên làm sao có thể “nói không” được!

Do không quan tâm đến việc học Lễ nên “nạn mất dạy” đang trong tình trạng báo động ở thủ đô Hà Nội: “một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình…có những lời nói thô tục, những ứng xử không có văn hóa nơi công cộng làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố”. UBND Thành phố Hà Nội có công văn số 3802/VP-VX do Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chỉ đạo gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận,huyện, thị xã kiểm tra, xem xét có biện pháp xử lí‎ cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội. Trước đó nhiều tờ báo và trang tin đã có phản ánh về nạn “mất dạy” tràn lan ở Thành phố Hà Nội- trái tim, Thủ đô của cả nước khiến dư luận bất xúc (petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/pho-chu-tich-ha-noi-yeu-cau-xu-ly-nan-mat-day-o-thu-do.htlm).

Nạn “mất dạy” ở Thủ đô Hà Nội hiện nay là không phải một sớm một tối mà có như Kinh Dịch từng viết: “Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu, nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỹ, do biện chi bất tảo biện dã” (Tôi giết vua, con giết cha không phải là cớ một sớm một tối, cái mà nó đã bởi đó mà đến vẫn là dần dần[tiệm tiến], vì kẻ phân biệt ,không phân biệt sớm đó thôi).

Cô giáo Nguyễn Thị Thuận- Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (từ năm 2008)- cho biết khi trường quyết định bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ ,hậu học văn” : “ ở mình có những cái đã quá lâu, quá cũ nhưng nhiều người vẫn ngại thay đổi khi đã cần phải thay đổi”.

Những ai cho rằng câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” là cũ, là lỗi thời cần phải thay đổi thì cũng giống như “ Người nào cho những bờ đê cũ là vô ích và phá bỏ đi thì một ngày kia sẽ bị tai hại của nạn lụt lội” (Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, trang 342)

Người xưa có nói: “ Bất học lễ , vô dĩ lập” (không học lễ , không thể đứng thẳng với đời ) hoặc “ Bất tri lễ ,vô dĩ lập” (không biết lễ, không thể đứng thẳng với đời ).

Nguyễn Văn Nghệ

Tổ dân phố Phú Lộc Tây I ,Thị trấn Diên Khánh –Khánh Hòa

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Trắng Nắng Hè
Nguyễn Bá Khanh
21:26 22/06/2015
SEN TRẮNG NẮNG HÈ
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Hoa trắng lung linh lá biếc xanh
Suốt mùa đứng thẳng chẳng đâm cành
Hương thơm thoang thoảng nồng trưa hạ
Sắc thắm đượm đà ngát sáng thanh.
(Trích thơ của Nguyễn Đức Pha)