Ngày 21-06-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:39 21/06/2009
LÒNG TỐT KHÔNG THẤY ĐỀN ƠN (2)

N2T


Lại có một con chim ăn ăn dâu tây có độc, nhưng lại không bị thương tích gì cả, một hôm sau khi nó ăn một phần thức ăn, còn lại thì đem tặng cho bạn là một con thỏ ăn. Bạn thỏ vì không muốn bày tỏ sự vô tình bèn ăn dâu tây ấy, kết quả kêu lên một tiếng mà chết.

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Lòng tốt của con người, đôi lúc lại làm hại mình, do đó mà con người ta –vì kinh nghiệm- rất cẩn thận khi thực hiện lòng tốt của mình với tha nhân.

Người Ki-tô hữu thường không hề đề phòng khi thực hiện Đức Ái với tha nhân, họ giúp đỡ người khác đơn giản là vì họ yêu thương Chúa Giê-su nơi những người ấy; họ thực hiện lòng tốt với mọi người, đơn giản là vì họ thực hành lời dạy của Chúa Giê-su, thế thôi.

Cho nên, có lúc họ bị rắc rối với pháp luật, hoặc bị trả oán bởi người mà họ đã hết lòng giúp đỡ, nhưng họ vẫn vui vẻ đón nhận những đau thương ấy, vì đơn giản là họ đang chia sẻ những đau khổ với Chúa Giê-su Ki-tô.

Họ rất hạnh phúc dù bị trả oán, bởi vì có Chúa Giê-su đồng hành với họ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:40 21/06/2009
N2T


19. Người kiêu ngạo thích được người ca ngợi, giống như em bé chụp bắt con bướm, đối với em bé đó là việc lớn, nhưng trong con mắt của người lớn đó chỉ là vui đùa mà thôi.

(Thánh vô danh)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 21/06/2009
N2T


152. Năng lực sáng tạo không phải luôn luôn có thể kích thích, mà là cần phải tìm kiếm nó.

 
''Năm Linh Mục'', chia sẻ với em: Đức Ái của linh mục Chúa Ki-tô (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:51 21/06/2009
ĐỨC ÁI KHI LÀM MỤC VỤ

Em thân mến,

Đức Ái của linh mục không chỉ có khi tiếp xúc với giáo dân hay bất cứ người nào khác, nhưng Đức Ái vẫn cứ luôn hiện diện nơi con người của linh mục, và do đó mà khi linh mục làm bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ, dù quan trọng hay không quan trọng, dù dạy dỗ hay làm những công việc khác, thì trên mỗi công việc đều thể hiện Đức Ái của các ngài trước tiên.

Công việc hằng ngày của linh mục là dâng thánh lễ và suy niệm, đôi lúc có dạy dỗ các giáo dân trong họ đạo hoặc làm công tác mục vụ ở trường học, nhưng việc quan trọng nhất mà các linh mục phải làm, đó là công tác mục vụ trong giáo xứ của mình, hoặc nơi các cộng đoàn đã được giao phó cho các ngài. Cho nên, công tác mục vụ của các linh mục cần phải nổi bật lên một tấm lòng nhân hậu và khiêm tốn, bởi vì không một linh mục nào có thể thành công trong mục vụ được nếu linh mục ấy không thực hành Đức Ái của mình, đây là điều mà các thánh linh mục đã từng cảm nghiệm khi các ngài phục vụ Chúa nơi con người được giáo phó cho các ngài, chẳng hạn như thánh Thánh Francis of Assisi nói: “Ở nơi chỗ đầy hận thù, con phải gieo xuống hạt yêu thương.” Và ngài cũng xác tín rằng: “Yêu chính là Thiên Chúa phát ra tia lửa trên con người.” Do đó, mà trong công việc mục vụ hằng ngày, các linh mục cũng luôn phải làm thế nào để thực hiện Đức Ái nơi giáo xứ của mình, để mỗi một giáo dân của ngài luôn nhìn thấy khuôn mặt yêu thương của Chúa Giê-su nơi cha sở và nơi các linh mục của mình.

Mục vụ bao gồm tất cả những gì liên quan đến công tác truyền giáo của linh mục, từ cử hành thánh lễ, ngồi tòa giải tội, hoặc dạy dỗ các lớp giáo lý trong giáo xứ của mình, vì qua những công việc mục vụ này mà linh mục thể hiện tình yêu của Chúa Giê-su trên con người của ngài với các giáo dân. Tóm lại, mục vụ được gói trọn trong ba nhiệm vụ mà Giáo Hội đã trao phó cho các linh mục thông qua vị giám mục của họ, đó là nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản.

a. Đức Ái trong nhiệm vụ giảng dạy.

Thánh công đồng chung Vatican II dạy rằng: “Các giám mục và các linh mục, các cộng sự viên của các ngài, có nhiệm vụ số một là loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho tất cả mọi người theo lệnh của Chúa Ki-tô” ( Sách GLCG số 1888.)Có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng tức là rao giảng Lời Chúa cho tất cả mọi người, đó chính là nhiệm vụ và là trách nhiệm của linh mục, là căn tính của linh mục, do đó, khi mà một linh mục không làm tròn nhiệm vụ rao giảng của mình thì chắc chắn ngài trở thành một cái xác không hồn, hoặc khi giảng dạy mà ngài không có Đức Ái, thì lời giảng dạy của ngài sẽ như thanh la chũm chọe mà thôi.

Đức Ái trong nhiệm vụ giảng dạy đòi hỏi các linh mục phải có sự tế nhị để nhận ra, hoặc nhìn thấy đối tượng của mình là những giáo dân đang rất thiếu thốn giáo lý hoặc Lời Chúa, để khi giảng dạy ngài không la lối thóa mạ, không giận dữ chỉ trích, nhưng bày tỏ thái độ hiền hòa trong cách giảng dạy và khiêm tốn trong lời giảng của mình.

Nhiệm vụ giảng dạy của linh mục không chỉ bằng lời mà thôi, nhưng còn bằng cuộc sống của mình nữa, mà dấu chỉ rõ ràng nhất để lôi kéo và hấp dẫn giáo dân nghe và bắt chước mình đó là Đức Ái:

- Đức Ái làm cho nhiệm vụ giảng dạy của linh mục trở thành niềm vui.

- Đức Ái làm cho nhiệm vụ giảng dạy của linh mục trở thành giòng suối mát chảy vào tâm hồn tín hữu.

- Đức Ái làm cho lời giảng dạy của linh mục như ngọn lửa yêu thương, cháy phầng phầng trong tâm hồn tín hữu.

- Đức Ái của linh mục làm cho cuộc sống của ngài nên giống Chúa Giê-su hơn.

b. Đức Ái trong nhiệm vụ thánh hóa.

Muốn thánh hóa người khác thì trước hết phải thánh hóa chính mình, nghĩa là mình phải trở thành nhà mô phạm cho người khác, rồi mới chỉ bảo hướng dẫn người khác học làm người tốt.

Linh mục được giám mục trao cho quyền thánh hóa, tức là được cử hành bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo Hội, các ngài thánh hiến Giáo Hội bằng lời cầu nguyện và các việc làm gương sáng của mình, do đó mà linh mục cần phải có một đời sống gương mẫu như Chúa Giê-su –là đường là sự thật và là sự sống- để trở nên người được thánh hóa cách riêng cho Thiên Chúa và để trở nên tấm bánh cho cộng đoàn nơi ngài thi hành sứ mạng thánh hóa hưởng dùng.

Thánh công đồng chung Vartican II đã nhấn mạnh và khuyên nhủ các linh mục rằng: “Đừng làm như những lãnh chúa đối với những người được ủy thác cho phần coi sóc của mình, nhưng bằng cách trở thành những gương mẫu cho đàn chiên. Như vậy, họ sẽ cùng với đàn chiên được trao phó, đạt tới sự sống đời đời.” ( Sách GLCG số 893.) Lời nhắn nhủ rất tế nhị này của công đồng chung đáng làm cho các linh mục phải suy gẫm và xét mình, bởi vì từ ngày được chọn vào hàng ngũ công hầu danh tướng của Chúa –hàng giáo sĩ- thì linh mục thực sự được bao lần dang tay đón nhận người tội lỗi trở về với Chúa, ngài có bao nhiêu lần lỗi phạm Đức Ái với đoàn chiên mà Giáo Hội đã trao cho ngài, hay các linh mục chăm nom đoàn chiên như những người làm thuê, hoặc như các lãnh chúa trong giáo xứ của mình.

Nhiệm vụ thánh hóa là ban phát ân sủng của Thiên Chúa cho nhân loại, mà cụ thể là các giáo dân trong giáo xứ của mình, chính khi cử hành bí tích Thánh Thể -trung tâm của Đức Ái- thì linh mục càng thấy rõ hơn bất cứ người nào về mầu nhiệm tình yêu mà Chúa Giê-su đã thực hiện trong bí tích Thánh Thể, bởi lẽ, nếu ngài –linh mục- không thực sự trở nên tấm bánh cho giáo dân hưởng dùng, tức là nếu ngài không thực hiện Đức Ái cách chân thật giữa cộng đoàn, thì việc ngài đọc lời truyền phép trên bánh và rượu sẽ là một xúc phạm lớn với Chúa Giê-su Thánh Thể, cho nên khi ban phát Mính Thánh Chúa cho giáo dân thì cũng là khi linh mục ban phát Đức Ái của mình cho họ, bởi vì như lời thánh Francis of Assisi đã nói: “Chỉ mong con yêu Ngài đến chết, bởi vì Ngài tự nguyện chết vì yêu con.” Chúa Giê-su vì yêu nhân loại cho đến chết, và đã trở nên bánh trường sinh nuôi sống các linh hồn như thế nào, thì các linh mục cũng vì yêu mến Chúa Giê-su mà hiến thân cho đoàn chiên của mình như vậy, tức là đem Đức Ái chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với giáo dân của mình.

Nhiệm vụ thánh hóa còn đòi hỏi các linh mục phải hết sức thánh hóa mình trước bằng cầu nguyện, suy ngắm Lời Chúa và thực hành Đức Ái, bởi vì nếu không thích cầu nguyện hoặc cầu nguyện cách hời hợt cho có lệ thì không thể tìm được thánh ý Chúa trong lời của Ngài, và một khi không tìm được ý Chúa thì khó mà thực hành Đức Ái trong cuộc sống hiến dâng cách trọn vẹn được.

c. Đức Ái trong nhiệm vụ cai quản.

Nói đến cai quản là nói đến quyền hành, quyền hành này được trao cho toàn quyền hay một phần quyền hạn tùy theo nhu cầu chức vụ, để thi hành nhiệm vụ cai quản của mình, nhưng mà hể có quyền cai quản thì cũng đồng thời có quyền hạch sách và nhũng nhiễu quần chúng. Thế nhưng, quyền cai quản trong Hội Thánh là quyền để phục vụ, như lời dạy của thánh công đồng Vatican II rằng: “Các giám mục dẫn dắt các Giáo Hội riêng biệt của mình, như những vị đại diện và những đặc sứ của Chúa Ki-tô, bằng các lời khuyên, các lời khuyến khích và gương sáng của mình, nhưng cũng bằng uy quyền của mình, và bằng việc hành sử quyền hành linh thánh của mình.” ( Sách GLCG số 894.)

Đức giám mục đã chia sẻ quyền hành cai quản này lại cho các linh mục là những cộng sự viên đắc lực của mình, cho nên các linh mục cũng phải sử dụng quyền cai quản này để xây dụng theo tinh thần phục vụ của Thầy mình là Chúa Giê-su Ki-tô.

Không như quyền cai quản của quân đội thuộc cấp chỉ biết tuân lệnh thượng cấp, các linh mục cai quản giáo xứ của mình trong tinh thần yêu thương hơn là đe nạt, phục vụ hơn là được phục vụ và sai khiến, bởi vì Chúa Giê-su đến không phải để được phục vụ, mà là phục vụ người khác.

Đức Ái của các linh mục trong nhiệm vụ cai quản cần phải lấy tình yêu thương mà quản trị, lấy sự công bằng mà đối đãi với mỗi giáo dân không phân biệt giàu nghèo, đạo mới hay đạo cũ, hoặc có công trạng hay không công trạng với giáo xứ, bởi vì các linh mục là những “vị mục tử tốt lành sẽ là mẫu mực và khuôn đúc cho nhiệm vụ chủ chăn của các giám mục...” có như thế vai trò chủ chăn của các ngài mới thật sự nên giống Chúa Giê-su.

Có một vài mục tử cai quản giáo xứ của mình như một chủ nhân ông, lợi dụng lòng quý mến của giáo dân đối với linh mục nên sai khiến họ bất kể ngày giờ, miễn là được việc của mình mà thôi. Hoặc là có một vài giáo xứ mà mỗi khi nhắc đến cha sở của mình thì lắc đầu ngao ngán, vì ngài cai quản giáo xứ mà không như cai quản, ngài làm cha sở mà không hề xử lý công việc của nhà xứ, vì tất cả mọi việc đều ủy quyền cho cô thư ký thay ngài làm tất cả mọi việc: giáo dân muốn gặp cha sở để bàn chuyện tâm linh của mình thì phải hỏi cô thư ký, cô cho gặp cha thì gặp không cho thì giáo dân không thể gặp; có những chuyện mà đáng lẽ phải đích thân giải quyết như xưng tội, thì cũng phải qua sự đồng ý của thư ký, vì cha sở luôn bận rộn tối ngày: khi thì đi phố, khi thì đi họp tại tòa giám mục, khi thì bận họp công tác, khi thì bận đi nghỉ.v.v...nghĩa là những công việc “bận và họp” của ngài không ở trong giáo xứ, mà ở đâu đâu chỉ có Chúa biết và cô thư ký biết mà thôi, cho nên lâu ngày giáo dân không nhìn thấy được hướng đi cho giáo xứ, ngài chỉ biết làm những gì mà trong giáo xứ đã có sẵn, và rồi khi được giáo dân góp ý việc xây dựng giáo xứ, thì ngài gạt bỏ và nói: bày vẻ làm gì thêm mệt. Thái độ tiêu cực ấy bày tỏ cho giáo dân biết ngài không yêu mến giáo xứ của ngài, ngài đến hình như bị ép buộc và vì bổn phận mà làm, chứ không có hứng thú gì với công việc mục vụ của giáo xứ mình.

Chủ chăn tốt lành vì đàn chiên mà hy sinh mạng sống của mình, một mục tử tốt lành thì luôn nhân hậu với đàn chiên, không ngần ngại lắng nghe những tỏ bày tâm sự của họ, và đùm bọc họ như người cha chăm sóc đứa con yêu quý của mình, đó chính là Đức Ái, Đức Ái làm cho linh mục trở nên những mục tử tốt lành như ý Chúa Giê-su mong muốn. Thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo đã nói: “Các thánh yêu người thì không coi phải yêu ai, mà đơn giản là vì ai mà thực hành đức ái.” ( Sách GLCG, số 1563.)đó chính là lời hướng dẫn các linh mục trong nhiệm vụ cai quản của mình, bởi vì trong công việc cai quản giáo xứ của chủ chăn, giữa đông đảo giáo dân thì có một vài linh mục chọn người nào đó để giúp đỡ và để được giúp đỡ, cho nên giáo xứ của ngài lắm lời qua tiếng lại trong giáo dân là cha sở không công bằng, yêu người này ghét bỏ người kia...

Thánh công đồng Vatican II nói về chức linh mục như sau: “Chức vụ của các linh mục, xét như đó là chức năng được kết hợp với hàng giám mục thì dự phần vào uy quyền của Chúa Ki-tô, uy quyền mà ngài dùng để xây dựng, thánh hóa và cai quản Nhiệm Thể của Ngài.” Một linh mục hiểu rõ được giáo xứ mà mình được sai đến phục vụ, không còn là một cộng đoàn xa lạ, cũng không phải chỉ là một giáo xứ thuần túy tôn giáo, mà giáo xứ còn là một Nhiệm Thể của Chúa Giê-su, do đó mà linh mục không còn cai quản theo kiểu quyền hành nữa, nhưng là phục vụ những chi thể của thân thể mầu nhiệm của Chúa mà linh mục là một trong những chi thể ấy...

Khi lấy Đức Ái ra để đối đãi với người khác, thì chính là đối đãi với bản thân mình vậy.

MẪU GƯƠNG ĐỨC ÁI CỦA LINH MỤC

Em thân mến,

Là linh mục của Chúa Giê-su Ki-tô, trong cuộc đời tận hiến của mình, ngoài Chúa Giê-su ra, thì có rất nhiều mẫu gương về Đức Ái để cho các linh mục học hỏi bắt chước, nhưng có lẽ gần gủi nhất và dễ thương nhất, chính là Đức Mẹ Maria mẹ của Chúa Giê-su, và thêm mẫu gương khác đó chính là thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng của các cha sở và của các linh mục.

Hai mẫu gương này đều là mẫu gương tuyệt hảo về Đức Ái, mà trong cuộc sống ở trần gian các ngài đã trở thành những tấm gương phản chiếu tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su trong cuộc đời của các ngài, mà tinh thần Phúc Âm thì gói trọn trong hai chử Yêu Thương, tức là Đức Ái.

1. Đức Ái của Đức Mẹ Maria.

Tất cả các thánh trên thiên đàng, không có một vị thánh nào mà không yêu mến Đức Mẹ Maria, tất cả những người được gọi là thánh thiện trong Giáo Hội Công Giáo, không một ai mà không biết Đức Mẹ Maria, và không một linh mục nào của Chúa Giê-su mà lại không biết người Mẹ tuyệt vời ấy của mình, nhưng điều anh muốn nói ở đây là tất cả các linh mục đều biết đến Đức Mẹ Maria, nhưng các ngài có bắt chước các nhân đức và gương sáng của Mẹ, để đời sống tận hiến của mình được thêm thú vị không ? Bởi vì có rất nhiều người –trong đó có cả linh mục- rất yêu mến Đức Mẹ Maria, đọc kinh lần chuổi Mân Côi, cầu xin với Mẹ rất nhiều điều, nhưng rất ít có người cầu xin cho được bắt chước các nhân đức của Mẹ, để sống tốt lành hơn trong cuộc sống của mình.

Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là bản tóm gọn Phúc Âm của Chúa Giê-su, cuộc sống của Đức Mẹ Maria tràn đầy Đức Ái đối với tha nhân, từ khi Mẹ có trí khôn cho đến ngày được Thiên Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là cuốn phim sống động của những người tận hiến cho Thiên Chúa, nhất là các linh mục, để các ngài qua trung gian của Đức Mẹ Maria mà trở thành những môn đệ tốt lành của Chúa Giê-su, và mục tử nhân hậu của đoàn chiên mình.

Đức Ái của Đức Mẹ Maria được thể hiện rõ ràng nhất trong ba sự việc xảy ra trong đời của Mẹ, đó là:

1. Đi thăm bà Ê-li-sa-bét.

2. Tham dự tiệc cưới ở Ca-na.

3. Dưới chân Thánh Giá Chúa.

mà mỗi linh mục nên suy gẫm và cám ơn Thiên Chúa đã gởi đến cho các ngài một mẫu gương tuyệt vời về đàng nhân đức, đặc biệt là Đức Ái và đức khiêm nhường. Như lời thánh công đồng Vatican II dạy rằng: “Đúng thế, Trinh Nữ Đức Mẹ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Chuộc. Mẹ cũng thật sự là “Mẹ các chi thể Chúa Ki-tô”, vì đã đã cộng tác bằng Đức Ái của mình bằng việc sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội, những chi thể của Đầu này...” ( Sách GLCG, số 963.)

a. Đức Ái khi Mẹ đi phục vụ bà Ê-li-sa-bét.

Tin Mừng của thánh Lu-ca thuật lại rằng: sau khi được sứ thần truyền tin mang thai Đấng Cứu thế, thì Đức Mẹ Maria vội vã lên đường, đến miền núi, để thăm và giúp đỡ người chị họ là bà Ê-li-sa-bét, vì bà đang mang thai gần đến ngày sinh nở, và Mẹ đã ở lại đó độ ba tháng rồi trở về ( Lc 1, 39-45.).

Sự mau mắn ra đi để phục vụ tha nhân của Đức Mẹ Maria là một biểu hiệu Đức Ái rất mãnh liệt, chính lòng yêu mến Chúa thôi thúc Mẹ thực hành Đức Ái với tất cả tâm hồn, và vì Đức Ái này mà Mẹ càng thêm khiêm tốn hơn trong việc phục vụ tha nhân, mặc dù thân phận của Mẹ bây giờ đã khác trước, đó là thân phân cao sang: Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù Mẹ không hề nói ra những việc mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi bản thân Mẹ, nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn bảo vệ người công chính đã làm thay điều này thay cho Mẹ, khi bà Ê-li-sa-bét cất tiếng ca ngợi: “Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người con em mang thai cũng được chúc phúc.” ( Lc 1, 42.) Ba tháng ở trong nhà chị họ nơi miền núi, Đức Mẹ Maria đã phục vụ với tất cả lòng yêu mến, cuộc sống ở miền núi thì khác hẳn ở miền xuôi, và công việc phục vụ người đàn bà mang thai sắp đến ngày sinh nở lại càng mệt nhọc và phức tạp hơn, nhưng Đức Mẹ Maria đã không ngần ngại phục vụ trong tinh thần khiêm tốn ngập tràn Đức Ái.

Được sai phái đến một giáo xứ bởi giám mục của mình, linh mục giống như Đức Mẹ Maria vội vã ra đi vì Đức Ái để phục vụ, chứ không vì thân phận là một giám đốc, và càng không phải là một ông quan quyền thế võng lọng đón đưa đến giáo xứ mới, rồi sau đó dù chưa tiếp xúc với giáo dân, chưa nắm rõ tình hình giáo xứ, thì đã bày tỏ quyền hành của mình qua lời nói và cử chỉ thái độ gây một ấn tượng không mấy tốt đẹp cho giáo dân mới của mình. Phục vụ với tâm tình khiêm tốn –dù mình là cha sở- và hành xử với tất cả Đức Ái của một linh mục, thì dù cho linh mục không có nhiều tài năng trổi vượt, thì ngài cũng được giáo dân vui mừng hoan hỉ, vì ngài đã trở nên giống Đức Mẹ Maria phục vụ quên mình.

Đức Ái của Đức Mẹ Maria không bao gồm trong dòng tộc, mà trải rộng đến từng người trên thế gian này, nhưng lại được bắt đầu từ trong họ hàng bà con của Mẹ, đó là việc phục vụ bà Ê-li-sa-bét. Đức Ái của linh mục cũng phải như thế, được bắt đầu từ trong gia đình mình, tức là luôn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương và kính mến anh chị em của mình, rồi sau đó đem yêu thương này đến trong cộng đoàn giáo xứ của mình, phục vụ chăm nom đoàn chiên của mình như yêu mến chăm sóc cha mẹ và các anh chị em của mình vậy. Đó không những là noi gương Đức Ái của Đức Mẹ Maria, mà còn là thực hành lời thánh Phao-lô đã dạy.

b. Đức Ái của Mẹ nơi tiệc cưới Ca-na.

Cũng như tất cả những người phụ nữ trong thôn xóm, hoặc bà con, hoặc bạn bè, Đức Mẹ Maria cũng được mời đi dự tiệc cưới ( Ga 2, 1-12.), và Mẹ đến không phải để được phục vụ vì Mẹ là mẹ của Chúa Giê-su một Rabi-thầy- nhưng là để phục vụ giúp đỡ cho đôi tân hôn trong ngày cưới. Sự phục vụ này làm nổi bật Đức Ái nơi Mẹ khi Mẹ nhìn thấy họ đang hết rượu, và với cái nhìn tinh tế của người phụ nữ, với lòng yêu thương của người mẹ, Mẹ đã xin Chúa Giê-su –con mình- giúp họ để họ được trọn vẹn niềm vui, và Chúa Giê-su đã nhậm lời Mẹ.

Cái tế nhị tinh tế không ồn ào này, chỉ những ai có tâm hồn khiêm tốn, lòng tràn đầy Đức Ái mới có thể làm được, và đó chính là các linh mục của Chúa Giê-su, các ngài là những người con của Mẹ được sinh ra trên đồi Gôn-gô-tha qua lời trối của Chúa Giê-su: “Thưa Bà, đây là con Bà”, và “Đây là mẹ của anh.”( Ga 19, 26b-27.)

Giáo xứ như một gia đình có tiệc cưới, mỗi người một nét và ai cũng muốn đến giúp một tay để cho giáo xứ thêm yêu thương đoàn kết, tạo bầu khí vui vẻ cho giáo xứ, mà cha sở chính là chủ gia đình ấy, cho nên ngài có bổn phận và vui vẻ đón tiếp tất cả mọi người đến chia sẻ niềm vui và xây dựng với ngài, mà không vì một lý do gì để từ chối họ, bởi vì chính ngài đã học được tinh thần khiêm tốn và lòng tràn ngập Đức Ái đối với các giáo hữu của mình nơi Đức Mẹ Maria.

Không la lối thóa mạ, không hách dịch hợm mình, nhưng luôn luôn bày tò nét hân hoan khi có người muốn đến với mình để chia sẻ nổi niềm băn khoăn về đức tin, hoặc về công việc của giáo xứ. Đó chính là Đức Ái của phục vụ như Đức Mẹ Maria đã phục vụ vì Đức Ái nơi tiệc cưới Ca-na.

c. Đức Ái khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa.

Trong đau khổ oan ức thì con người ta khó mà tha thứ, khó mà thông cảm, bởi vì thù hận đang chất chứa tràn đầy trong lòng. Trong đau khổ tột cùng, không một ai bình tĩnh để tha thứ cho kẻ đã giết con mình, và đó chính là điều mà thế gian không thể làm được, vì thế gian chưa nhìn thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa, chưa thấy sự hy sinh tột cùng của tình yêu nơi Chúa Giê-su, và chưa cảm nghiệm được Đức Ái nơi Đức Mẹ Maria.

Dưới chân Thánh Giá trên đồi Gôn-gô-tha có hai hạng người: công chính và tội lỗi là Đức Mẹ Maria và các quân lính đóng đinh Chúa; có hai thái độ: yêu thương tha thứ của Chúa Giê-su và hận thù chết chóc của người lính đâm cạnh nương long Chúa; có hai trạng thái: vui mừng của những người biệt phái và thượng tế và buồn thương của Đức Mẹ Maria và môn đệ Gioan cũng như những người phụ nữ nhân đức khác. Đó chính là bối cảnh mà Đức Ái được trổi vượt lên trên tất cả mọi hận thù toan tính của con người.

Dưới chân Thánh Giá Chúa, Đức Mẹ Maria đã cảm nghiệm sâu xa ơn cứu chuộc nhân loại chỉ có nơi sự hy sinh của Chúa Giê-su, và qua sự hy sinh quên mình này của Chúa Giê-su mà Đức Ái sẽ được vươn chồi nẩy lộc nơi con người, trước hết là nơi bản thân của Mẹ, các tông đồ rồi đến những người tin vào Chúa Giê-su Ki-tô.

Dưới chân Thánh Giá Chúa ngày hôm nay chính là bàn thờ tế lễ, mà các linh mục mỗi ngày cử hành mầu nhiệm hy tế vượt qua –thánh lễ Misa- nơi bàn thánh này, sự đổ máu không còn nữa, nhưng tình yêu của Chúa Giê-su thì vẫn cứ tuôn chảy trên bàn thờ, nơi mỗi người tham dự thánh lễ qua vị đại diện của Ngài là linh mục công giáo, do đó mà các linh mục học được, suy niệm được sâu xa căn tính của linh mục chính là yêu thương, là Đức Ái, vì qua Đức Ái này mà người linh mục mỗi ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su hơn.

Dưới chân Thánh Giá Chúa, Đức Mẹ Maria đã nghe được những lời xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ đóng đinh mình từ nơi miệng Chúa Giê-su phát ra, thì ngay trong lòng Mẹ, sự tha thứ ấy cũng được thể hiện bằng việc chấp nhận và phó thác tình yêu tận hiến này cho Thiên Chúa Cha, mà không một lời oán trách hay giận hờn, đó chính là Đức Ái tuyệt vời của Đức Mẹ Maria, và đó là mẫu gương yêu thương tuyệt vời mà Chúa Giê-su –qua trung gian của Đức Mẹ Maria- để lại cho các môn đệ của Ngài.

Không một linh mục nào mà không yêu mến thánh lễ, bởi vì một khi cử hành thánh lễ là chính ngài thực hiện lại tình yêu tận hiến của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, do đó mà ngài càng học được sự tha thứ nơi Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria. Sự tha thứ này vẫn mãi luôn xảy ra trong đời sống mục vụ của mình, ngài cần phải tha thứ luôn luôn, tha thứ không điều kiện đối với những kẻ công kích mình, không thích mình và gây khó khăn cho mình trong công việc rao giảng Phúc Âm của Chúa Giê-su, đó là Đức Ái trọn hảo của linh mục.

Đức Mẹ Maria là mẫu gương về Đức Ái của các linh mục của Chúa Giê-su Ki-tô, nếu yêu mến Mẹ mà không noi gương và thực hành các nhân đức của Mẹ, nhất là Đức Ái và đức Khiêm nhường, thì có thể nói: các linh mục đang lừa dối Mẹ và lừa dối các tín hữu của mình vậy.

(còn tiếp)

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Cảm Nghiệm Đời Linh Mục - Cái Thuở Ban Đầu Lưu Luyến Ấy...
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
06:20 21/06/2009
Cái Thuở Ban Đầu Lưu Luyến Ấy. . .

Có ai đó nói rằng: “Bạn hãy yêu đi, bạn sẽ biết mình phải làm gì?”. Tình yêu sẽ giúp người ta biết bày tỏ nỗi lòng của mình bằng những hành vi bên ngoài. Có bao nhiêu cuộc tình. Có bấy nhiêu cách tỏ bày tình yêu. Cuộc đời sẽ khô cằn nếu thiếu vắng tình yêu. Và ngược lại, cuộc đời sẽ thêm phong phú, thi vị bởi có biết bao những nghĩa cử yêu thương mà người ta dành cho nhau. Tựa như phù sa bồi đắp cho đất mỗi ngày thêm màu mỡ phì nhiêu. Tình yêu mang lại cho con người sức sống, nghị lực và niềm vui.

Ca dao Việt Nam đã diễn tả sức mạnh của tình yêu qua câu:

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sông cũng lội – thập cửu đèo cũng qua”.

Tình yêu là động lực giúp những kẻ yêu nhau vượt qua mọi trở ngại, bất chấp khó khăn, quên đi cả tính mệnh của mình để dâng hiến cho người mình yêu.

Lịch sử cứu độ là chặng dài của tình yêu. Khởi đầu là tạo dựng. Thiên Chúa ưu ái dành cho con người một địa vị đặc biệt. Vượt lên muôn ngàn vạn vật. Con người lại thất trung bội phản. Nhưng tình yêu Chúa lớn hơn tội lỗi con người, đến nỗi có thể phủ lấp muôn vàn tội lỗi nhân sinh. Dù cho con nguời có sa đi ngã lại trong những lầm lỗi, yếu đuối, Thiên Chúa vẫn trung thành với tình yêu ban đầu. Ngài đã tỏ bày tình yêu của mình qua muôn ngàn cách. Qua các tổ phụ, các tiên tri và đến thời sau hết qua Con Một Chí Ái. Vâng, Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đã yêu thế gian đến nỗi đã “ban Con Một cho thế gian để những ai tin vào danh Con Một của Ngài thì được ơn cứu độ”.

Có thể nói, tình yêu là động lực dẫn lối đưa đuờng để Thiên Chúa đến với con người. Ngài đã làm tất cả để con người được sống và sống hạnh phúc. Thiên Chúa không tính toán thiệt hơn khi trao ban tình yêu của mình cho con người.

Cuộc đời linh mục là nhịp cầu tiếp nối cho tình yêu Thiên Chúa đến với con người. Linh mục được chọn để sống cho tình yêu. Tình yêu với Chúa và với tha nhân. Linh mục phải yêu mến Chúa hết lòng mới có thể trung tín và chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục phải yêu mến tha nhân như chính mình mới có thể phục vụ mà không tính toán thiệt hơn. Tuy hai nhưng là một. Một tình yêu mở ra để đón nhận và một tình yêu dâng hiến để trao ban. Linh mục đón nhận tình yêu Chúa và trao ban cho nhân trần.

Thực vậy, linh mục được tuyển chọn không do tài đức của linh mục mà là một ân ban của Thiên Chúa dành cho linh mục. Linh mục Trần Cao Tường đã khiêm tốn diễn tả thiên chức linh mục qua hai câu thơ thật ngắn ngọn nhưng đầy ý nghĩa:

“Thân con cây trúc tầm thường

Được thành ống sáo thổi hơi tình người”

Cây trúc sẽ chẳng là gì khi nó đứng xen lẫn giữa hàng trăm, hàng ngàn cây trúc bên bờ suối, trong hàng dậu hay trước hiên nhà. Cây trúc sẽ lớn dần theo năm tháng chỉ ước mong hoà với gió tạo nên những âm thanh vi vu cho gió rừng miên man, rồi một ngày nào đó, già cỗi và héo úa theo thời gian.

Nhưng giữa trăm ngàn cây trúc lại có một cây được tuyển lựa gọt dũa thành ống sáo thổi hơi tình người. Tiếng sáo không phải là tiếng gió rừng vi vu, một âm thanh vô nghĩa, nhưng nó trở thành dụng cụ chuyển tải một sứ điệp mà người nghệ sĩ muốn gởi vào nhân gian. Cây trúc đã trở thành ống sáo, một dụng cụ hữu dụng và chuyên biệt cho người nghệ sĩ thổi sáo. Như thế, cây sáo sẽ chẳng có gì để tự hào, chẳng có gì để tự mãn, vì tự bản thân cây trúc không thể thay đổi được vận mạng đời mình. Nếu không có người nghệ sĩ tuyển dùng, cây trúc sẽ mãi mãi là một cây trúc bình thường đứng xen lẫn giữa muôn ngàn cây trúc xanh.

Cuộc đời linh mục tựa như cây trúc giữa rừng. Linh mục được Thiên Chúa tuyển chọn trở thành một khí cụ chuyển tải ơn trời đến cho nhân trần. Con người linh mục vốn dĩ tầm thường như bao người trong cõi nhân sinh. Tự bản thân linh mục không có công lênh gì ngoại trừ tình yêu và ân sủng Chúa bao phủ, thánh hiến con người linh mục nên dụng cụ chuyển tải ơn thánh của Thiên Chúa đến cho nhân trần.

Với ý nghĩa đó, sứ mệnh của linh mục là trao ban tình yêu của Chúa đến cho con người. Linh mục là dụng cụ chuyển tải ơn thánh. Linh mục được tuyển chọn để mang hơi ấm tình yêu của Chúa đến cho nhân trần. Thế nên, linh mục cũng cần có tình yêu. Tình yêu với Chúa thật sâu thẳm đến nỗi chỉ tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa. Tình yêu đối với tha nhân thật chân thành đến nỗi quên đi chính mình để yêu thuơng và phục vụ mọi người.

Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu xa điều đó khi Ngài nói: “Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi 2Cor 5,14”. Ngài đã yêu Chúa sâu thẳm đến nỗi “không có gì tách Ngài ra khỏi tình yêu của Đức Kytô”. Một tình yêu tinh tuyền đến nỗi quên đi chính mình để có thể mạnh dạn thốt lên: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kytô sống trong tôi”. Chính tình yêu mãnh liệt vào Chúa đã giúp Ngài luôn hành động vì danh Chúa Kytô: “Dầu anh em ăn, dầu anh em uống, anh em hãy làm vì danh Đức Kytô”. Ngài yêu Chúa vì chính Chúa đã yêu Ngài. Ngài hành động cho Chúa vì chính Chúa đã chọn Ngài. Ngài đã bị quật ngã để có thể thay đổi cuộc đời không phải là cái đau té ngựa trên đường Đamát mà là nỗi đau của tâm hồn đã một thời bắt bớ đạo thánh Chúa. Thế mà Chúa vẫn dành cho Ngài một tình yêu bao dung và tha thứ. Tình yêu Chúa đã vực Ngài đứng dậy và làm lại cuộc đời. Tình yêu Chúa đã chiếm hữu con người của Ngài đến nỗi Ngài chỉ còn sống riêng cho một mình Chúa. Chính niềm tin tưởng vào tình yêu Chúa đã thúc bách Ngài phải rao giảng về tình yêu đó cho hết thảy mọi người. Chính niềm tin vào tình yêu Chúa đã giúp Ngài vượt qua mọi gian khổ, chấp nhận cảnh đói rét, tù đầy, đói khát để làm chứng về tình yêu Chúa cho muôn dân.

“Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi 2Cor 5,14”. Đó là nền tảng cho mọi hoạt động tông đồ của thánh Phaolô. Nếu không phải vì yêu Chúa, thánh nhân vẫn mãi mãi là một biệt phái chính truyền. Nếu không phải vì yêu Chúa Kytô, Ngài đã tìm kiếm một cuộc sống dễ dãi, hưởng thụ như bao người có học thức và địa vị khác. Thánh nhân đã bước vào con đường mạo hiểm vì Đức Kytô. Tình yêu Đức Kytô đã tuyển chọn Ngài trở thành kẻ rao giảng tin mừng. Tình yêu đó, đã thôi thúc Ngài ra đi làm chứng nhân Tin mừng, sẵn lòng đón nhận mọi gian nguy thử thách với lòng tín thác cậy trông vào Chúa.

Linh mục là người Chúa chọn. Hơn ai hết, linh mục hiểu rất rõ về tình yêu Chúa dành cho ngài. Lời hát của ngày chịu chức vẫn vang vọng đâu đây: “Vì Ngài yêu con nên lên tiếng gọi mời. Vì Ngài yêu con nên sai con đi làm nhân chứng Tin mừng”. Tất cả là hồng ân của Chúa. Linh mục là người được Chúa yêu thương. Linh mục tận hiến phụng sự cho Chúa như là hành vi đền đáp tình Chúa đã yêu thương.

Thế nên, linh mục đáp lại tiếng Chúa kêu mời là đáp lại bằng con tim yêu Chúa hết mình. Đón nhận trong tâm tình tạ ơn thẳm sâu vì hồng ân vượt qúa khả năng của mình. Tình yêu vào Đức Kytô đã thúc bách ngài đáp lại bằng hai tiếng xin vâng cho cả cuộc đời bước theo Thầy Chí Thánh Giêsu trong niềm son sắt tín trung. Trung tín là dấu chỉ của tình yêu sắt son. Kẻ thất trung, bội thề là kẻ đã phản lại tình yêu. Chỉ có trong yêu thương, linh mục mới trung tín trong bổn phận và sắt son trong lời thề.

Cuộc đời linh mục được tuyển chọn trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa thế gian. Linh mục sẽ đánh mất căn tính của mình nếu không sống yêu thương. Yêu Chúa – Yêu người như một đòi hỏi triệt để đối với những ai được Chúa tuyển chọn. Linh mục được Chúa yêu thương tuyển chọn không phải để được “ngồi mát ăn bát vàng” mà để phụng sự Chúa qua việc phục vụ tha nhân. Như vậy, linh mục chỉ có thể chu toàn bổn phận này trong yêu thương. Hay nói như thánh Phaolo, chính “Tình yêu Đức Kytô thúc bách” để linh mục có thể vượt qua mọi yếu đuối của lòng mình, mọi khó khăn của dòng đời để chu toàn bổn phận và trung tín trong ơn gọi của mình

Ước gì Năm Thánh dành cho linh mục sẽ hun nóng lại tình yêu ban đầu mà linh mục đã dành cho Chúa. Một tình yêu tinh ròng. Một tình yêu quảng đại. Một tình yêu mãnh liệt để có thể bỏ lại sau lưng ruộng vườn, cha mẹ, vợ con, bạn hữu mà theo chân Chúa rong ruổi đường trần mang tình yêu đến cho nhân thế.

Ước gì tình yêu Chúa đã thúc bách các linh mục hăng say ra đi loan báo Tin mừng luôn nâng đỡ các linh mục, và giúp các ngài vượt qua những yếu đuối, những khó khăn, nghi kỵ, hiều lầm để dầu khi vui, khi buồn, khi gặp khó khăn thử thách, khi hân hoan vui mừng với những thành công, linh mục luôn có thể nói trên môi miệng rằng: “Tất cả là hồng ân”.

Nguyện xin tình yêu Chúa thánh hiến các linh mục để các ngài mãi là mục tử như lòng Chúa ước mong. Amen

LM.Jos Tạ duy Tuyền
 
Linh Mục – Người Nối Kết với Cộng Đoàn
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
06:25 21/06/2009
Linh Mục – Người Nối Kết với Cộng Đoàn

Để có thể kết nối với các “máy con” là mọi thành phần trong cộng đoàn dân Chúa cách có hiệu quả và vững bền hơn, người linh mục cần có “bộ xử lý” và “đường dẫn” tốt để khỏi bị “kẹt mạng”. Tương quan kết nối giữa linh mục với cộng đoàn dân Chúa cũng phải không ngừng được “nâng cấp” thường xuyên cho phù hợp với tiến bộ khoa học và sự phát triển nhanh chóng của thời đại thông tin cũng như sự phát triển dân trí. Nói cách khác, để máy chủ là “Alter Christus” không bị lỗi thời, người linh mục cần luôn cập nhật cho mình những đức tính tốt làm cho mạng luôn chạy với “tốc độ cao”, nó cũng là chương trình chống “vi-rút” gây chia rẽ, bè phái trong cộng đoàn. Hai “File hệ thống” chủ đạo cần được cập nhật thường xuyên là đời sống khó nghèo và đời sống khiêm nhường phục vụ.

1. Đời sống khó nghèo:

Chúa Kitô đã thực hiện công trình cứu độ con người qua con đường nghèo khó, vì thế Giáo Hội cũng được mời gọi đi vào con đường đó để thông ơn cứu rỗi cho mọi người (x. Lm. Thân Văn Tường, Suy niệm về Đời Sống và Chức Vụ Linh Mục, tr. 99).

Khó nghèo ở đây không được hiểu theo nghĩa chặt của nó một cách cứng nhắc. Vì lẽ nào người linh mục không được giữ cho mình các phương tiện cần thiết để phục vụ cộng đoàn giáo dân cho tốt hay sao ? Đức Kitô không đòi hỏi những ai theo Ngài phải sống khó nghèo như một quy luật, vì chính Ngài cũng cho phép mình đến dự tiệc tại nhà những người thượng lưu (x. Lc 7,36; 14,1); Ngài trú ngụ tại nhà chị em Matta và Maria ở Bêtania (x. Lc 10,38-42; Ga 11,1t; 12,1-8), và Ngài cũng chấp nhận sự trợ giúp của những người giàu có (x. Lc 8,2t). Công đồng Vatican II dạy: “Linh mục được phép cấp dưỡng xứng đáng cho mình để chu toàn chức vụ” (PO số 17; MV, 71). Đời sống khó nghèo thi?t nghi c?n được hiểu theo nghĩa là tinh thần khó nghèo, nghĩa là trở nên người quản lý trung thành trong việc sử dụng hay phân phối của cải của mình. Của cải chỉ có giá trị bao lâu người linh mục biết dùng nó để phục vụ Nước Chúa và cộng đoàn trong lòng mến (x. 1Tm 6,17-19). Tắt một lời, tinh thần nghèo khó ở đây là tinh thần biết cho đi.

Tinh thần khó nghèo giúp ngài biết chia sẻ cho những gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn trong giáo xứ (x. MV số 65,69), nâng đỡ họ để họ cũng có một cu?c s?ng tạm ổn, để họ có thời giờ sinh hoạt tâm linh cùng với xứ đạo. Sắc Lệnh “Chức vụ và đời sống linh mục” mời gọi linh mục thực hành các khổ chế như từ bỏ các tiện nghi riêng, không tìm kiếm tư lợi nhưng tìm lợi ích cho nhiều người, để họ được cứu rỗi (x. PO, số 14, Phần cuối).

Thường thì chúng ta dễ rơi vào tình trạng “khó mà nghèo”, vì linh mục thường được người ta yêu mến, sẵng sàng ban tặng vật chất. Bởi đó người linh mục cần nỗ lực trở nên nghèo khó bằng việc sống đơn giản hơn, đón nhận những gì mình có, không phải cho riêng mình nhưng là để chia sẻ, để rộng tay giúp đỡ mọi người. Linh mục giữ của cải như người quản lý, biết chia sẻ cách rộng rãi, tự do và quảng đại. Nhà xứ phải là nhà chung thật sự để tiếp đón mọi người và chia sẻ với bất cứ ai. Khó nghèo không phải là keo kẹt, mà là giảm thiểu nhu cầu đến mức tối thiểu, dành lại của cải của mình phân bổ cho người khác những gì mình có thể làm (x. Cv 2, 42-47).

Không phải chỉ cho đi vật chất mà thôi, nhưng còn cho đi cả đời sống cầu nguyện, đời sống đức Tin, đức Cậy và đức Mến; nói cách khác là cho đi cả con tim và tâm hồn nữa. Vì vậy, chúng ta có thể xin Chúa cho các linh mục có được sự dồi dào về vật chất, đi đôi với tinh thần nghèo khó thật sự để các ngài có thể san sẻ cho tha nhân, đặc biệt là những người túng thiếu.

Xin cho các linh mục biết yêu thương nh?ng người nghèo khó và luôn sống tinh thần khó nghèo.

2. Đời sống khiêm nhường phục vụ:

Khiêm nhường không phải là không làm tất cả những gì mình biết, nhưng là làm tất cả những gì mình có thể làm được trong tinh thần phục vụ cộng đoàn, hoà mình với cộng đoàn và đồng hành với cộng đoàn trong tiến trình đi lên.

Khiêm nhường thường đi đôi với lòng cao thượng. Thiếu khiêm nhường, người linh mục rất dễ dàng ra vẻ kiêu căng và khinh miệt giáo dân. Trái lại, thiếu lòng cao thượng trong phục vụ, sự khiêm nhường có thể sinh ra nhu nhược. Sự khiêm nhường sẽ giúp người linh mục hãm bớt lại những hăng say quá mức, mà sự hăng say quá mức này đôi khi làm cho giáo dân không thể theo kịp, và dần dần đi đến chỗ linh mục xa lìa giáo dân, nếu không muốn nói là tách rời khỏi họ. Bởi thế, với lòng khiêm nhượng trong phục vụ, người linh mục dễ dàng đối thoại và làm việc với giáo dân, tạo điều kiện cho họ nhẹ nhàng cộng tác. Mẫu gương khiêm nhượng mà người linh mục cần học hỏi là chính Đức Maria. Mẹ chẳng bao giờ đề cao mình, trái lại Mẹ luôn khiêm tốn trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Mẹ chỉ nói, chỉ ra mặt khi cần thiết và trong mức vừa đủ (x. Lm. Hồng Nguyên, Chúng Ta là linh Mục, 2004, tr. 57).

Khiêm tốn trong đời sống phục vụ để giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người; và như thế, linh mục sẽ dễ quên đi chính mình, hầu sẵn sàng phục vụ tha nhân. Phục vụ bằng cả việc hiện diện với mọi người. Vì sự hiện diện của linh mục làm cho Chúa Kitô hiện diện với họ; linh mục phục vụ giáo dân như chính Chúa Kitô đang phục vụ (x. PO, số 9). Linh mục phải trở nên mọi sự cho mọi người để có thể cứu họ, đưa họ sống theo đường lối Chúa (x. Lm Nguyễn Hữu Tấn, Lịch Sử Linh Đạo, 2004, tr. 420).

Năm Linh Mục được mở ra là một cơ hội để người linh mục nhìn lại chính mình và điều chỉnh đời sống của mình. Để một khi triệt để sống tinh thần khó nghèo và tận tụy phục vụ cộng đoàn trong khiêm nhu, người linh mục sẽ trở thành điểm son tô thắm cuộc đời và là điểm tựa nối kết mọi thành phần dân Chúa trong xứ đạo của mình.
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 12 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
13:22 21/06/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,1-5

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là tình yêu và là con đường dẫn đến suối nguồn tình yêu. Chúa không chỉ trao ban cuộc sống cho nhân loại mà còn thí mạng sống vì chúng con. Chúa không chỉ trao ban lời hằng sống mà còn tặng ban chính Mình Máu Thánh Chúa trở nên của ăn, của uống nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Chúng con xin tạ ơn tình thương vô bờ bến mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, giờ đây chúng con đang được đón rước Chúa vào lòng, xin giúp chúng con biết sống yêu người như Chúa đã yêu thương chúng con. Xin cho chúng con biết từ bỏ cái tôi ích kỷ để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân. Xin cho chúng con không chỉ trao tặng nhau lời nói, ánh mắt cảm thông mà còn cả cuộc sống sẵn sàng phục vụ anh em. Xin cho chúng con luôn quảng đại yêu thương và phục vụ tha nhân với tất cả nhiệt thành và khả năng mà Chúa đã trao ban. Xin Chúa thêm ơn nâng đỡ để chúng con biết sống và tuân hành ý Chúa trong bổn phận hằng ngày, trong cách sống phục vụ tha nhân.

Lạy Chúa Giê- su tình yêu, xin uốn lòng chúng con nên giống Chúa trong cuộc sống hôm nay để mai sau chúng con cùng được vinh phúc cùng với Chúa trên quê trời. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,6.12-14

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin tôn kính và thờ lạy Chúa là Đấng tạo thành chúng con. Chúng con tin Chúa đang ngự thật trong tấm bánh bé nhỏ nơi bí tích Tình Yêu này. Chúng con xin chúc tụng và ngợi khen tình yêu vô biên của Chúa dành cho chúng con.

Lạy Chúa, dân Do Thái đã từng hãnh diện và hô to rằng: “có dân tộc nào được Chúa ở giữa như dân tộc này”. Chúng con thật hãnh diện vì Chúa đang ở giữa cộng đoàn giáo xứ chúng con. Chúa còn đang đi vào từng cuộc đời chúng con. Chúa đến từng gia đình chúng con. Chúa thăm viếng và ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin giúp chúng con biết đón nhận hồng ân Chúa cho xứng đáng. Xin giúp chúng con luôn biết sống dưới cái nhìn của Chúa. Chúa thấy hết mọi sự, thế nên chúng con phải sống thánh thiện, công bình và bác ái trước mặt Chúa. Chúa sẽ xét xử công minh, thế nên chúng con phải sống trung thực và chu toàn bổn phận của mình trước mặt Chúa. Xin giúp chúng con cũng trở nên chứng nhân cho tình yêu của Chúa khi chúng con biết sống cho tha nhân. Xin đừng để chúng con vì lười biếng mà bê trễ bổn phận và sống thiếu trách nhiệm với tha nhân.

Lạy Chúa, xin thanh tẩy môi miệng, trí lòng chúng con luôn trong sạch, thánh thiện hầu xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,15-20

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Qua bí tích Thánh Thể chúng con được sống nhờ sức sống của Chúa. Chúng con được kết hợp nên một với Chúa để sinh hoa kết trái qua đời sống thánh thiện và yêu thương. Xin Mình Thánh Chúa gìn giữ chúng con trong tình yêu để cuộc đời chúng con luôn là hoa thơm trái ngọt dâng tặng cho đời thêm tươi vui và hạnh phúc.

Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ vì những lần chúng con nuôi dưỡng trong mình những hận thù, những ích kỷ, những đam mê tầm thường, nên chúng con chỉ trao tặng cho đời những trái đắng, trái sâu làm đau lòng mẹ cha, đau lòng nhiều người. Xin giúp chúng con biết nuôi dưỡng trong mình những tư tưởng thanh cao, những ước muốn thanh sạch và tình yêu cao đẹp để chúng con có thể trao tặng cho đời những hoa trái của yêu thương và hạnh phúc.

Lạy Chúa, là Đấng thánh thiện vô cùng, xin gìn giữ chúng con trong ân sủng và tình yêu của Chúa. Xin đừng để chúng con ra ô uế bởi đời sống tầm thường và nuông chiều theo cám dỗ xác thịt. Xin cho chúng con được mãi mãi sống trong ân nghĩa với Chúa. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,21-29

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Thánh Thể là hồng ân và là quà tặng cao quý mà Chúa tặng ban cho trần thế. Là hồng ân vì chúng con được sống bởi sức sống của Chúa. Là quà tặng, vì có Chúa ở cùng chúng con. Xin giúp chúng con biết kết hợp mật thiết với Chúa để nhờ ơn Chúa, chúng con luôn biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa.

Lạy Giê-su mến yêu, người đời thường sống với nhau “bằng môi bằng mép”. Thói đời vẫn còn đó những người “giả nhân giả nghĩa” để đánh lừa người khác. Cuộc sống vẫn còn đó thói giả hình, nặng phần trình diễn hơn là chú trọng đến nội tâm, đến lòng mến. Xin Chúa thứ tha cho chính chúng con cũng nhiều lần sống thiếu chân thật với tha nhân. Xin cho các đôi vợ chồng biết sống chung thuỷ với nhau, cho con cái biết sống chân thật với cha mẹ, cho mọi người biết sống tin tưởng lẫn nhau. Xin giúp chúng con đừng xây dựng đời mình bằng những giả dối bên ngoài, nhưng biết xây dựng một đời sống chân thật từ trong sâu thẳm lòng mình. Xin cho lời con nói, việc con làm luôn “ngôn hành như nhất” để mọi người có thể nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.

Lạy Chúa, xin cho niềm tin chúng con tuyên xưng trên môi miệng diễn đạt một trái tim yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân như chính mình. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 8,1-4

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Sứ điệp từ Thánh Thể của Chúa gởi cho trần thế chính là tình yêu. Chúa đã sống trọn một cuộc đời trong yêu thương và phục vụ. Ngày nay, qua bí tích Thánh Thể, Chúa lại tiếp tục dâng hiến cuộc đời mình để nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu cao vời mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tình yêu của Chúa luôn dành cho hết mọi người. Chúa không phân loại hạng người. Chúa không kỳ thị bất cứ ai. Chúa luôn thi ân cho kẻ lành người dữ. Chúa chúc phúc cho từng người chúng con. Xin giúp chúng con biết sống như Chúa. Xin loại trừ nơi chúng con những cái nhìn thành kiến, thiên vị. Xin cho chúng con đừng nhìn anh em mình với cái nhìn khinh khi, xem thường, nhưng luôn tôn trọng và đối xử tốt với hết mọi người.

Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành tâm hồn bất toại và con tim chai đá của chúng con, để chúng con biết sống cho Chúa và cho tha nhân. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 8,5-17

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin được tôn kính và thờ lạy Chúa là Thiên Chúa uy nghi cao cả. Vì yêu thương chúng con nên đã xoá mình để trở nên tấm bánh đơn sơ tặng ban cho chúng con. Xin cho chúng con được rước Chúa với lòng yêu mến và biết ơn. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể cũng khơi dạy nơi chúng con tình yêu hiến dâng để phục vụ tha nhân trong tinh thần hy sinh quảng đại.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Thiên Chúa đầy yêu thương. Chúa yêu thương nhân loại chúng con mà không phân biệt màu da sắc tộc, tôn giáo hay không tôn giáo. Chúa luôn nhìn đến con người đang cần giúp đỡ. Chúa không xét lý lịch. Chúa không phân loại sang hay hèn. Chúa thi ân giáng phúc cho hết thảy mọi người.

Nhưng Chúa ơi, ở đời chúng con lại quá ích kỷ và cục bộ. Chúng con chia nhóm. Chúng con phân loại để đối xử. Chúng con thiếu tình yêu vô vị lợi. Thế nên, ở đời vẫn còn đó những kiểu lợi dụng lẫn nhau. Ở đời vẫn còn đó cái đắng cay của sự lừa dối, của ích kỷ và thiếu lòng bác ái bao dung. Xin tha thứ và giúp chúng con canh tân sửa đổi. Xin Chúa uốn lòng chúng con nên giống trái tim tình yêu của Chúa. Amen

Lm. Jos Tạ duy Tuyền
 
Trên chiếc thuyền nhân loại đang có Đấng Thiên Chúa làm người
LM. Giuse Trương Đình Hiền
15:57 21/06/2009
CHÚA NHẬT XII TN B

Trên chiếc thuyền nhân loại đang có Đấng Thiên Chúa làm người

1. Thiên Chúa lẫn trốn hay con người lãng quên ?

Tỉnh thức để nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa luôn là một thách đố cho con người. Vì thể, cuộc tìm kiếm khó khăn nhất, cuộc hành trình dai dẳng nhất chính là cuộc kiếm tìm Đấng Toàn Năng, cuộc hành hương đi tìm Tuyệt Đối (Pèlerin de l’Absolu).

Lịch sử của nhân loại được nhìn trong khung cảnh của lịch sử dân Ít-ra-en là một “khúc trường ca”, là một “chuyện dài” về mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa, mối quan hệ chẳng khác nào một “trò chơi cút-kiếm” giữa một Thiên Chúa lúc ẩn lúc hiện, khi tỏ khi mờ và một nhân loại lúc thành kính tin yêu lúc lãng quên hờ hững.

Điều thường nhận thấy, là khi thanh bình thịnh đạt, lúc “mây tạnh trời quang”, khi cuộc sống trôi đi trong phẵng lặng hạnh phúc, con người dễ tin, dễ cảm có một Thiên Chúa ở gần, có một Thiên Chúa đang ân cần săn sóc. Chỉ cần mở mắt ra ngắm nhìn vũ trụ, con người liền thấy “dấu chân Thiên Chúa” hiện nguyên hình; chỉ cần dừng lại một chút trước những kỳ quan của vũ trụ, tâm hồn con người không thể không hướng về Thiên Chúa:

Những lời Chúa phán cho ông Gióp trong BĐ 1 hôm nay là một trong những cảm nhận như thế về sự hiện hữu của một Thiên Chúa bày tỏ qua những công trình sáng tạo trong vũ trụ tạo thành mà con người có thể chiêm ngắm, nhìn rõ. Và đứng trước vẽ đẹp tạo thành, ông Gióp chỉ còn biết thốt lên:

“Trước kia con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến.”

Cũng chính với tâm tình như thế, tác giả Thánh vịnh 26 đã được PV hát lên trong đáp vịnh ca hôm nay:

Họ vui sướng vì trời yên bể lặng

Và Chúa dẫn đưa về bến mong chờ.

Ước chi họ dâng lời cảm tạ vì tình thương của Chúa,

Và vì những kỳ công Chúa đã thực hiện cho người trần”

Tuy nhiên, khi “đất bằng nổi sóng”, khi thử thách chợt về, đau thương ập đến, con người hay rơi vào cơn hoảng loạn hồ nghi: Thiên Chúa có ở đây không hay đã ra đi đâu mất rồi ? Thiên Chúa có đủ quyền năng không để cất đi những nổi oan khiên nầy, những tai ương hoạn nạn nầy, những đau thương khốn khổ nầy, hay Ngài hoàn toàn bất lực ? Thiên Chúa có thực sự công minh chính trực không hay chỉ là một vị thần bất công xảo trá ? Trong trích đoạn Tin Mừng vừa được công bố hôm nay, chúng ta thấy các tông đồ đã hoảng loạn trước cơn thịnh nộ của cuồng phong bảo táp: “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao ?” (TM)

Một người cha khi chứng kiến cái chết của một đứa con mới bảy tuổi đã oán than:

Ái ăn đâu, Ái ở đâu ?

Để thương để nhớ để u sầu !

Trời già độc địa làm chi bấy !

Nỡ bắt con tôi bảy tuổi đầu !

Câu chuyện của ông Gióp trong Cựu ước là một minh họa rõ nét. Khi bị thử thách dập vùi, thân tàn ma dại với cơn bịnh ung nhọt từ chân tới đầu, bấy giờ bà vợ của ông đã lên tiếng:

“Ông còn kiên vững trong đường lối vẹn toàn của ông nữa hay thôi ? Hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi” (G 2, 9)

Và không phải chi riêng ông Gióp, kinh nghiệm nầy thật sự đã thường xuyên xảy ra trong lịch sử Dân Chúa. Những tháng ngày sống lầm than đọa đầy nơi Ai Cập, những lúc phải đối diện với những cái đói cái khát kinh khủng của những tháng năm lang thang trong hoang mạc trên đường về Đất Hứa, những cuộc xâm lăng của quân thù, những lần phải sống kiếp lưu đầy nơi đất khách quê người sau những lần đánh mất tổ quốc quê hương…Qua những cơn thử thách nặng nề như thế, dân Ít-ra-en biết bao lần đã lãng quên Thiên Chúa, hay chí ít, đã hoài nghi sự hiện diện của Ngài.

Thế nhưng, thường cũng chính trong những biến cố đau thương ấy, những giai đoạn đen tối ấy, Thiên Chúa đã ra tay can thiệp và bày tỏ quyền uy. Quả thật, đúng như Ngài đã từng phán với Mô-sê: “Ta đã thấy cảnh khổ cực của Dân ta bên Ai Cập, ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập…” (Xh 3,7).

Không chỉ nói suông thôi. Thiên Chúa đã ra tay hành động. Hàng loạt các biến cố tai ương, dấu lạ giáng trên Ai Cập hầu khuất phục quyền uy và lòng tự mãn kiêu căng của Pha-ra-ô để Ít-ra-en ung dung trở về Đất Hứa. Và sau đó, với cột mây, cột lửa, với biển Đỏ tách làm đôi, với manna từ trời rơi xuống và chim cút từng bầy đỗ lại cho những bữa ăn, với mạch nước tuôn trào từ tảng đá, với thành Giê-ri-cô sụp đỗ tan tành chỉ với những tiếng kèn hô vang dậy…Thiên Chúa qua “Hòm Bia Chứng Ước” đã đồng hành với dân, hiện diện bên dân trên mọi nẽo đường dựng nước.

Quả thật, Thiên Chúa nào đâu có lẫn trốn. Chỉ tại con người quá dễ lãng quên.

2. Trong chiếc thuyền nhân loại đang có Đấng Thiên Chúa làm người :

Và để dứt khoát một lần làm rõ nét chân lý nầy, Thiên Chúa đã phải “Sai Con Một giáng trần.” Thật vậy, một khi Thiên Chúa đã cất bước đi vào trần gian, đã quyết định chịu cảnh sinh ra màn trời chiếu đất, đã sẵn sàng trốn chạy trước quyền lực truy bắt của loài người, đã vui vẻ đổ mồ hôi với cái cưa, cái chàng cái đục của nghề thợ mộc tăm tối, đã nhất định chen chân trong cõi trần tục lụy khi chấp nhận chen vai sát cánh với dòng người tội lỗi bước tới dòng sông sám hối Gio-đa-nô…hay như chuyện kể của Tin Mừng hôm nay, khi Ngài ngồi đó, dựa đầu vào chân gối ngủ vùi trong cái mõi mệt sau những cây số cuốc bộ đường dài với đói khát, thiếu ăn thiếu ngủ…thì Thiên Chúa không còn “lẫn trốn trên các tầng mây”, không còn xa xôi ngăn cách trong cõi thánh thiện ngút ngàn mà đã trở nên một “Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Phải chăng, trong chiếc thuyền nhân loại đang có đó Đấng Thiên Chúa làm người !

Thiên Chúa đang có đó, đang hiện diện tại đó, đang ở đó, bên anh, bên tôi, bên những mảnh đời đau thương rách nát như Maria Ma-đa-lê-na, như Gia-kê, như Matthêô…Và còn hơn thế nữa, Ngài sẵn sàng bị treo trên Thập giá ở giữa hai người trộm cướp nơi ngã ba đường Giêrusalem để muôn dân thiên hạ nhìn thấy một Thiên Chúa gần gũi biết bao, con người biết bao, sống thực biết bao cái phận người bèo bọt, bi đát…Và để những người cũng mang kiếp đọa đầy, cũng trãi qua những nổi thống khổ thương đau, cũng hằn sâu những vết thương chí mạng…sẽ tìm được cái đáp số cho chính mình. À, thì ra Thiên Chúa cũng đi con đường đó, Thiên Chúa cũng phải kinh qua thập giá và chén đắng, cũng tiến bước trong cuộc sống đầy thương đau và cái chết trong tũi nhục… Thì ra Thiên Chúa đã yêu thương và đã yêu thương đến cùng là như thế !…

Và dĩ nhiên, Thiên Chúa không chỉ hiện diện suông, không chỉ có mặt để “say sưa chè chén với những người tội lỗi”, để làm bộ làm tịch là “Ta đây là nhà giải phóng, là giải pháp chính trị, là con đường rộng thênh thang dẫn tới bến bờ hạnh phúc” bằng những lời mị dân hay huyênh hoang rỗng tuếch. Không, Ngài đã từng làm cho tiệc cưới Cana tưởng đâu giữa chừng bẽ mặt vì thiếu rượu, đã tưng bừng cuộc vui nối tiếp cuộc vui với mấy trăm lít rượu ngon hóa nên từ nước lã; đã trả lại niềm vui đoàn tụ cho bà góa Naim khi trao sự sống cho đứa con trai vừa mới mất; đã phục hồi nhân phẩm niềm tin và hy vọng cho người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang; đã đưa những anh chàng cùi hủi tưởng đâu mãi mãi tàn đời cách ly trong hoang mạc lại được trở về cuộc sống trong rạng rỡ vui mừng; Ngài đã kéo La-da-rô bốn ngày nằm trong huyệt mộ của âm u sự chết, bừng dậy đĩnh đạc bước vào bình minh cuộc sống; Ngài đã cho mấy ngàn dân nghèo khố rách áo ôm quay quắt với cái đói trong hoang mạc được no nê thoải mái trong một bữa tiệc huynh đệ mặn nồng với chỉ vài chiếc bánh và mấy con cá nhỏ; Ngài đã cho người mù sáng mắt, người què nhảy nhót như nai, người thu thuế trở nên tông đồ, những tay dân chài dốt nát, những hạng đàn bà bị xã hội bỏ đi lại trở nên người loan tin cứu rỗi…

3. Thái độ đúng đắn của những người tin.

Và đó không chỉ là những câu chuyện đã qua của 2000 năm trước. Bởi vì khởi đi từ những “chuyện kể của Tin Mừng” đó, dọc dài suốt 20 thế kỷ qua những câu chuyện về “một Đấng Thiên Chúa đang hiện diện, đang đồng hành”, những câu chuyện về sự can thiệp và những hành động yêu thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại cứ mãi được viết tiếp, nhân lên, nối dài qua Giáo Hội, qua những người con người mang danh hiệu Kitô hữu như Augustinô, Phanxicô Assisi, Têrêsa Hài đồng, Maximilien Kolbe, Anrê Phú Yên, Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêsa thành Calcutta…

Chính vì thế, thái độ đúng đắn của niềm tin Kitô hữu, của chúng ta hôm nay đó là làm sao biểu tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa qua chính cuộc sống đời thường của chính mình, qua mỗi hành động và ứng xử với mọi người chung quanh. Đó chính là phương hướng sống mà thánh Phaolô đề nghị với chúng ta trong thư Cô-rin-tô được công bố trong BĐ 2 hôm nay: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình”.

Nhưng làm sao chúng ta cho điều chúng ta không có ? Làm sao chúng ta chia sẻ một kinh nghiệm mà chúng ta chưa một lần đi qua ? Làm sao chúng ta có thể làm chứng khi cuộc đời chúng ta chưa một lần trãi nghiệm ? Vì thế, điều cốt yếu trong sứ điệp Lời Chúa hôm nay đó chính là: hãy mở lòng ra với bàn Tiệc Lời Chúa và Thánh Thể hôm nay để đón nhận thật sự chân lý và sự sống được ban tặng. Đừng đến đây như một kẻ bàng quan và ra đi như một người thua lỗ. Nếu cuộc đời kitô hữu của bạn chỉ là một vòng quay quán tính đơn điệu và nhàm chán như thế, thì mãi mãi trong chiếc thuyền đời bạn, Đức Kitô cũng chỉ là một người khách lạ tầm thường “ôm đầu say sưa ngồi ngủ”, chẳng thèm quan tâm gì tới sóng to gió lớn đang vây phủ lên cuộc đời của bạn. Chúa có hay không, Chúa hiện diện hay vắng mặt, Chúa quyền năng hay tầm thường, Chúa yêu thương gắn bó hay lãnh đạm thờ ơ…với bạn và với mọi người là do niềm tin và cách thể hiện niềm tin của bạn đó. Nhưng bạn hãy tin rằng, ở bên kia bờ động đất và sóng thần, ở bên kia chiến trường đang đẩm máu, ở bên kia khủng bố và bạo lực, và ở bên kia những ồn ào phủ nhận, khước từ về sự hiện diện của một Thiên Chúa quyền năng và tình yêu, ở bên kia những những nhục mạ, chống đối và loại trừ…thì những con chim sẻ vẫn cứ hát ca, những đóa huệ sặc sỡ vẫn ung dung khoe màu, những cánh rừng non vẫn đang âm thầm vươn dậy, những tiếng khóc oa oa chào đời của bao bé thơ vẫn tiếp nối, những lời ca kinh ngọt ngào vẫn vang lên trong muôn ngàn cung thánh điện thờ…

Không, Thiên Chúa không lẫn trốn đâu ! Ngài vẫn hiện diện thương xuyên, mọi thời và mọi lúc.
 
Đời linh mục: Kỷ niệm ngày ''thôi nôi''.
Anmai, Cssr
16:23 21/06/2009
KỶ NIỆM NGÀY “THÔI NÔI”

“Ấy con người khác chi hơi thở, vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu” (Tv 144, 4).

Mới đó mà một năm đã trôi qua từ cái ngày bước lên “xe hoa”, mau quá !

Một năm qua đi nên chăng dừng lại một chút để càng thấy được ơn Chúa đầy dư trên đời mình. Nhận quá nhiều ơn mà không dừng lại để tạ ơn cũng như xin ơn để tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khó này quả là điều thiếu sót.

Có lẽ nào ta quên được ngày ta lên “xe hoa” ? Một chút gì để nhớ hồng ân thánh hiến ấy, một chút gì để viết tự đáy lòng, một chút gì đó để trải lòng để một ngày nào đó ra đi cũng thật mãn nguyện.

Có người sẽ bảo là “vớ vẩn”, “vẽ vời”, “vu vơ” … nhưng thôi, có sao ta sống vậy vẫn hơn và, ta là ta chứ không phải là người khác.

Hoàn toàn là suy nghĩ tận đáy lòng, không phải hạ mình để được người ta nâng mình lên hay là “khiêm nhường ống điếu” như nhiều người vẫn nói.

Nhớ lại bài hát cộng đoàn hát lễ trong ngày lễ tạ ơn của Cố Linh mục G.B. Trần Văn Kim thân thương (nguyên Chánh xứ Phaolô Tống Viết Bường) thật dễ thương: “Tôi chẳng là gì sao Người gọi tôi, tôi chẳng là chi sao Người gọi tôi, tôi thật nhỏ bé như chim như chẹn, tôi là hạt cát ở giữa biển khơi sao người gọi tôi. Người gọi tôi giữa muôn người, Người gọi tôi giữa muôn loài, Người gọi tôi khi tôi chưa là tôi, …”. Lời bài hát ấy sao mà đúng quá với kẻ mọn hèn này.

Đạo đức: Gia đình cũng chẳng được đánh giá là đạo đức cho lắm. Cũng vì hoàn cảnh sinh nhai nên mấy mẹ con cứ phải tất bật với công ăn việc làm. Lễ Chúa nhật: không bao giờ bỏ, Lễ mi-sa: cũng cố thu xếp tham dự khi có thể.

Tri thức: Tứ chi phát triển, đầu óc chậm phát triển nên có mảnh bằng Đại Học quả là điều “ngoài sự mong đợi”.

Kinh tế: Gia đình với cái nghề truyền thống của ông bà ngoại. Sau 75, mấy mẹ con vật vã may gia công để kiếm cơm ngày 3 bữa. Gia đình chẳng bao giờ có đồng nào dư bỏ trong tủ. Suốt đời sống theo cái đường lối: ăn trước - trả sau (Cuối tháng lãnh tiền lương thanh toán cho các hàng quán)

Bầu trời như sụp đổ vào 17 giờ 10 phút ngày 29 tháng 12 năm 1994: Thiên Chúa đã an bài gọi Mẹ của thằng bé về với Ngài. Chôn cất Bà vừa xong: hai bàn tay trắng ! Liều mạng nhất là thằng bé dám đi xây mộ mà xây thiếu mới là điều đáng nói. Chúa an bài, sau vài tháng, thằng bé đã trả xong tiền xây mộ cho Mẹ !

Nhìn lại cuộc sống quả là rùng rợn: NGHÈO ! Cái nghèo nó cứ như muốn ôm chầm thằng bé và hình như thương gia đình thằng bé đến độ không hề muốn buông thằng bé ra thì phải. Ấy vậy mà Thiên Chúa lại thương và chọn cái thằng bé nghèo và cũng đầy những khiếm khuyết ấy.

Sau 12 năm: Tìm hiểu ơn gọi - Tập Viện - Kinh Viện Chúa gọi thằng bé làm linh mục của Chúa !

Nhiều lúc suy nghĩ, chẳng hiểu chuyện Thiên Chúa làm ! Thiên Chúa toàn làm những điều mà con người không hiểu và cũng chẳng tin !

Những ngày này, tháng này năm trước là những ngày vào “sa mạc” để gặp gỡ Đấng “Phu Quân của mình”. Những ngày này tháng này năm trước là dịp cầu nguyện và suy nghĩ trước sự lựa chọn, trước biến cố lớn nhất của cuộc đời.

Những ngày này, tháng này năm nay cũng là dịp để nhìn lại những ngày tháng hồng ân sống trong sứ vụ linh mục.

Nhớ lại chút kỷ niệm ngày xưa.

Sau khi nằm đất, sau khi nhận phép lành từ vị Giám mục chủ phong, sau khi lãnh Bí Tích, thằng bé choáng váng khi thấy mình trở thành linh mục của Chúa. Quả là hồng ân với thằng bé vì thằng bé chẳng dám nghĩ đến ngày ấy, nghĩ đến điều ấy. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn có cách của Ngài.

Người ta vẫn thường chỉ cách nói về con đường ơn gọi là: “Con đường chẳng mấy ai đi”. Vâng ! Đúng như vậy, vì nếu mà con đường ấy ai đi cũng được thì chẳng còn gì để mà nói cả. Khi bước vào “con đường chẳng mấy ai đi” ấy mỗi con người sẽ được Thiên Chúa thử thách mình bằng cách này hay cách khác. Với thánh ý nhiệm mầu, Thiên Chúa sẽ gọt dũa, Thiên Chúa sẽ mài mòn những góc cạnh nơi con người của mình để Thiên Chúa sử dụng theo như ý Ngài muốn.

Trên “con đường chẳng mấy ai đi” của thằng bé, phải nói là Chúa thương và Chúa ban cho quá là nhiều ơn để rồi thằng bé mới đi đến ngày hôm nay. Nếu như không có ơn Chúa thì thằng bé đã ngã và giờ này không biết thằng bé đã trôi dạt về đâu ?

Một điểm đáng nhớ trong cuộc đời thằng bé đó là vì thằng bé không hề biết nịnh, có sao sống vậy để rồi những người không cùng tính cũng nết sẽ rất khó chịu và có thể đi đến việc loại trừ.

Con đường đang đi thật phẳng phiu ấy bỗng đến một ngày, một ngày u ám đến với thằng bé. Chuyện là một bậc vị vọng làm gì đó để được một người nào đó “tôn vinh” 13 điểm “tốt” của Ngài. Lẽ ra, Ngài phải cầu nguyện nhiều và cầu nguyện nhiều để xem Thiên Chúa nói gì với mình về 13 điều “tôn vinh” ấy như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, đàng này, Ngài lôi thằng bé ra và bảo thằng bé chính là tác giả của 13 điểm “tôn vinh” ấy. Làm sao mà thằng bé có khả năng làm chuyện ấy, ấy vậy mà Ngài lại chỉ cho thằng bé là tác giả. Đau lắm ! Nhục lắm khi bậc vị vọng nói như vậy với thằng bé. Chuyện ấy xảy đến như một lần nữa xác tín rằng con đường mà thằng bé đang đi khó thật ! Chẳng mấy ai chịu đi cũng đúng thật !Khó quá !

“Con đường chẳng mấy ai đi” tưởng chừng như khép lại với lời nhận định của bậc vị vọng. Thế nhưng, tin vào tình thương và sự quan phòng của Chúa, thằng bé tiếp tục đi.

Đau lắm chứ ! Nhục lắm chứ ! khi mà người ta vu khống cho mình, khi mà người ta như muốn chặn con đường của mình lại. Thiên Chúa, trong thẳm sâu, Ngài vẫn có cách của Ngài.

Biến cố ấy, thật ra, nếu ta nhìn dưới ánh mắt của Thiên Chúa, đó là hồng ân. Qua đó, nếu ta lắng sâu với Chúa, Chúa sẽ nói với ta thật nhiều điều …

Lên “xe hoa” rồi nhưng vẫn nhớ những biến cố ấy trong cuộc đời để nhắc nhở mình phải sống tốt hơn, khiêm hạ hơn, từ tốn hơn trước mọi người và nhất là những người nghèo khổ tất bạt. Bài học mà bậc vị vọng ấy để lại trong thằng bé đó là thằng bé đừng bao giờ kết án người khác nhất là khi không có chứng cứ. Bài học đó còn là bài học đừng bao giờ làm tổn thương người khác, bài học đó còn là bài học đừng bao giờ xu nịnh kẻ có chức có quyền, bài học đó còn là bài học đừng bôi tro trát trấu vào mặt người khác …

Cái gì nó cũng có hai mặt. Sự đau đớn và tủi nhục thằng bé cam chịu là bài học quý cho thằng bé. Thằng bé sẽ không làm tổn thương người khác như bậc vị vọng ấy đã làm tổn thương cũng như muốn đẩy thằng bé khỏi con đường mà thằng bé đang đi. Thằng bé mãi mãi vẫn nhớ và cầu nguyện cho kẻ làm tổn thương thằng bé dù cho người ta có ghét, có muốn hãm hại thằng bé đến mức nào đi chăng nữa. Mỗi ngày dâng Thánh Lễ, thằng bé luôn nhớ cầu cho những kẻ hãm hại nó, những kẻ ghét hại nó.

Thật ra mà nói, nếu con đường đi mà bằng phẳng hết thì ta sẽ chẳng cảm thấy nó có ý nghĩa với ta, nó sẽ có giá trị đối với ta.

Lẽ bình thường khi có nhiều và nhiều người ủng hộ, cầu nguyện, nâng đỡ ta trong con đường “chẳng mấy ai đi ấy” nhưng cũng có những người hãm hại ta, chống đối ta, chà đạp ta và muốn loại trừ ta.Ngày xưa Chúa Giêsu cũng vậy, cũng có người theo và cũng có người chống và thậm chí còn giết Ngài nữa. Ngày nay, ta bị chống, ta bị vu khống, ta bị chửi rủa, ta bị chà đạp nhưng ta chưa bị giết như Thầy Giêsu. Thầy Giêsu còn bị giết huống hồ gì là mình ! Và có khi mình vì công lý, vì sự thật mà bị giết thì cũng hay đó chứ ! Vì khi ấy ta mới “trở nên đồng hình đồng dạng với Thầy Giêsu”.

Tất cả mọi biến cố to nhỏ trong cuộc đời của ta đều là hồng ân của Chúa thôi. Ngay như cái biến cố gửi thằng bé về vùng truyền giáo nghèo này cũng vậy.

Mới lên “xe hoa” chưa được 24 tiếng đồng hồ, qua biểu quyết của Hội Đồng Tỉnh, Cha Giám Tỉnh “xấu bụng” ký ngay cái quyết định gửi “cô dâu” về ngay cái vùng truyền giáo nghèo.

Thật sự ra mà nói: “Tất cả là hồng ân”.

Nói Cha Giám Tỉnh “xấu bụng” Ngài rầy chết ! Không ! Ngài và Hội Đồng Tỉnh qua ơn của Chúa Thánh Thần đã cho thằng bé về vùng truyền giáo là điều rất tốt. Chính ở cái mảnh đất truyền giáo này mà thằng bé cảm nhận được ơn Chúa cũng như nhiều bài học mà thằng bé chưa bao giờ được học trong những ngày mài ghế Kinh Viện.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn Cha Giám Tỉnh và quý Cha đã gửi thằng bé về vùng nghèo này.

Vùng truyền giáo nghèo này không chỉ nghèo về vật chất, nghèo về tiền bạc nhưng còn nghèo và quá nghèo về tinh thần, nghèo về tri thức, nghèo về nhân bản, nghèo về lối sống nữa.

Nhiều lần nhiều lúc cái cách lối cư xử của họ cũng làm cho thằng bé buồn lòng nhưng suy đi nghĩ lại, tính tới tính lui sao mà thấy thương họ qúa. Cho dù họ có bạc tình bạc nghĩa với mình nhưng trong thâm tâm, mình sống hết mình hết sức với họ, và cũng trong lòng tin, Thiên Chúa sẽ biến đổi lòng họ và cũng biến đổi lòng mình. Thiên Chúa sẽ giúp họ cộng tác với thằng bé hơn, cảm thông với thằng bé hơn và ngược lại, Thiên Chúa cũng đổ thêm tình thương nơi thằng bé để “lòng chạnh thương” của Chúa luôn được thằng bé thể hiện nơi vùng đất nghèo này.

Thế nhưng, có một điều lạ đang thôi thúc trong tâm khảm thằng bé là thằng bé xin được ở mãi với những vùng nghèo như thế này, những người nghèo như thế này. Mỗi lần nghĩ về vùng nghèo và đặc biệt vùng biển mặn nghèo này, thằng bé chỉ xin Chúa thôi thúc các đấng có trách nhiệm trong nhà dòng cho thằng bé ở với người nghèo cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay.

Ở cái vùng truyền giáo nghèo này lại cần và cần lắm lời cầu nguyện, sự nâng đỡ bằng cách này cách khác. Dù còn thiếu nhiều lắm nhưng thằng bé cảm thấy thật hạnh phúc. Có nghèo đi chăng nữa về vật chất nhưng không nghèo về tình thương, về sự chia sẻ của những người thân quen.

Hạnh phúc nhất là được sống giữa người nghèo và được chết giữa người nghèo. Đó chính là nguyện ước cuối cùng của thằng bé mà Cha Giám Tỉnh, Cha Thành Tâm, Cha Quang Uy và vài Cha khác thân thương vẫn gọi với cái tên hết sức là ấn tượng “Thịnh Down” này.

Một năm qua đi nhìn lại mình còn nhiều và nhiều khiếm khuyết quá ! Nhất là khi đối bước vào “Năm Thánh Linh Mục” mà Đức Thánh Cha vừa đặt ra, thấy mình còn và còn nhiều hạn hẹp để sống con đường “chẳng mấy ai đi” này. Thế nhưng, tin tưởng vào ơn Chúa, thằng bé lại tiếp tục lên đường. Ơn của Chúa hình như cứ tuôn chảy và tuôn chảy trên cuộc đời thằng bé để rồi bất cứ lúc nào trong cuộc đời, thằng bé đều thốt lên: “Hiện tôi có là gì là bởi ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15, 10)

Không phải đi tu cho đến ngày khấn dòng là hoàn tất, không phải đi tu cho đến ngày lãnh sứ vụ là hoàn tất. Tu là tu cả đời chứ không phải đến ngày khấn dòng, ngày lãnh sự vụ là xong. Càng nhìn vào đời tu ta càng thấy mình nhỏ bé, đầy khiếm khuyết và cần phải tu chỉnh nhiều hơn nữa. Đời tu chỉ hoàn thành và trọn vẹn trong cái ngày mà ta nhắm mắt xuôi tay ở trong nhà dòng, ở trong vòng tay của anh em trong dòng và trong vòng tay của người nghèo.

Khó và khó lắm để hoàn thành đời tu như vậy bởi vì bản tính mỏng dòn non yếu của phận người. Thế nên, cần lắm, cần lắm những lời cầu nguyện và sự nâng đỡ tinh thần và vật chất của những người thân quen, của những tấm lòng thơm thảo.

Nếu không có những người thân quen, không có những tấm lòng thơm thảo làm gì mà thằng bé sống được cho đến ngày hôm nay.

Không thể nào quên được ơn của người Mẹ hiền yêu dấu nay đã khuất.

Không thể nào quên được ơn của người Cha già cả đời khiêm tốn và lặng lẽ ngày ngày vẫn cầu nguyện cho con.

Không thể nào quên được ơn của Mẹ Nhà Dòng,

Không thể nào quên được ơn của thân bằng quyến thuộc và tất cả những ai đã đến, đã giúp đỡ, đã thương yêu chăm sóc thằng bé.

Tin vào ơn Chúa và tình thương cũng như sự nâng đỡ của nhiều người, thằng bé lại vui vẻ, hăng say hiện diện và sống với người nghèo ở cái vùng truyền giáo nghèo này.

An Thới Đông, tháng 6 năm 2009

những ngày kỷ niệm “thôi nôi”
 
Đôi Lời Tâm Tình gởi qúi Cha Trong Ngày Lễ Hiền Phụ
Tuyết Mai
20:16 21/06/2009
Nhân ngày Lễ Hiền Phụ con xin được kính chúc quý Cha tràn đầy tình yêu Thiên Chúa và nhất là trong năm Linh Mục này! Nguyện xin quý Cha luôn là những mục tử tốt lành của Chúa; thiếu quý Cha chúng con chẳng khác nào thiếu đi sự chăn dắt, yêu thương, vỗ về, và băng bó những khi chúng con gặp nạn. Nguyện xin Mẹ Maria luôn gìn giữ quý Cha tiếp tục con đường thánh thiện, hiến dâng, và luôn hy sinh của mình, để quý Cha giúp chúng con cùng được lên Thiên Đàng ở ngày sau hết, vui hưởng hạnh phúc muôn đời bên Thánh Nhan Ba Ngôi Thiên Chúa, Mẹ Maria tuyệt vời, toàn thể các thánh và các đạo binh, cùng toàn thể anh chị em trên Thiên Quốc.

Kính Thưa quý Cha! Bài viết Đôi Lời Tâm Sự Gởi Cha Nhân Ngày Lễ Hiền Phụ, nhân dịp ngày vinh danh các ông bố, vinh danh quý ông, chúng con tin rằng có nhiều bố tốt trên đời! Con cũng muốn vinh danh các "Bố tinh thần" và quan trọng trên hết là con muốn được tôn vinh Thiên Chúa Cha của chúng ta ở trên Trời cơ! Qua bài thơ Tôn Vinh Thiên Chúa Cha.


Đôi Lời Tâm Tình gởi qúi Cha Trong Ngày Lễ Hiền Phụ

Cha kính yêu của chúng con!

Nói về tình cha thì chữ nghĩa và những lời nói yêu thương cha, muôn đời chúng con cũng không viết sao cho hết và cho đủ tình cha yêu chúng con. Nhưng trước hết chúng con phải cảm tạ và tri ân Thiên Chúa, Đấng đã trao ban cho chúng con một người cha trong gia đình luôn như là người bảo vệ tuyệt hảo và tuyệt vời của chúng con. Cha như nóc nhà cho chúng được nương thân, chống nắng, chống mưa, và chống đỡ biết bao nhiêu hiểm họa trên đời. Nghe lời mẹ kể lại thì cha là người cùng với mẹ, luôn sát cánh bên mẹ, phụ giúp trông chừng chúng con, mỗi khi mẹ mệt mỏi, từ khi chúng con bắt đầu mở mắt chào đời. Từ cái ngày mà cha chở mẹ vào nhà thương, cha ở đó với mẹ suốt bao nhiêu tiếng đồng hồ trong phòng sanh, nghe từng nhịp tim của chúng con, xem xét từng việc làm của các bác sĩ, y tá, và cha cầu nguyện cho chúng con được bình an.

Cha đã theo những cô y tá làm việc trong nhà thương, nói chuyện với họ, để hiểu rằng chúng con rất bình thường, sau đó cha đã không quên đánh một dấu vào chân chúng con, sợ rằng ai sẽ tráo con mình chăng!?? Thời gian mẹ được nghỉ ngơi ăn uống trong phòng cho lại sức, thì là lúc mà cha theo các cô y tá đến phòng " Nursery" nơi mà tất cả các em bé được giữ nằm ngủ tại đó khi vừa mới sanh xong. Cha đã xin các cô y tá được ở đó, tập ẵm bồng, cho chúng con bú, hát bài "Lady" và nói chuyện cho chúng con nghe. Con trai thì cha hát nhạc "country music". Khi yên tâm cha mới đến phòng mẹ để nghỉ ngơi, nói chuyện với mẹ và hỏi thăm mẹ! Cha kể lại có lần cha trốn để được ở lại với mẹ cho đến sáng sớm hôm sau khi cô y tá trực mới phát giác ra, nhưng may quá là cha được cô thông cảm và không nói gì.

Sau thời gian 3 ngày mẹ được ở lại nhà thương, là những thời gian mà cha phải tự lo lấy miếng ăn. Ban ngày thì cha đi làm, về nhà tắm rửa ăn uống xong là cha nhanh chân đến nhà thương để thăm mẹ và chăm nom các con. Mỗi chúng con cha đều làm một cuốn "diary" để theo dõi tất cả những biến chuyển hằng ngày về sức khoẻ của chúng con. Từ cái ăn, cái uống, cái mặc, cái lạnh, cái nóng, cái khóc, cái tã,.... Mẹ bảo tội nhất là đứa con gái đầu lòng, cha mẹ chẳng có một chút gì gọi là kinh nghiệm. Bởi cả hai bên cha mẹ đều không có ai ở gần để mà hỏi thăm, nên có những lúc các con nôn oẹ không chịu ăn, mà theo lời bác sĩ dặn dò là cứ 2 tiếng là phải cho các con ăn. Sau này khi chúng con lớn lên và có tìm hiểu thì cha nói: "có nuôi con thì mới hiểu những khó khăn và những lo lắng của cha mẹ mình". Cha ơi! Chúng con bây giờ còn ăn bám ở nhờ nhà cha mẹ, mà vẫn còn chưa báo hiếu gì được. Nhưng cha vẫn luôn yêu thương chúng con, mà xem chúng con không khác gì những đứa con ăn chưa no lo chưa tới của cha vì tất cả chúng con còn đang ở tuổi ăn học.

Cha tôi là người rất thương yêu gia đình, tuy dù thuở nhỏ cha tôi mồ côi cha mẹ rất sớm khi cha tôi vừa tròn 10 tuổi. Cha tôi phải ở đậu nhà của cậu ruột là em của mẹ. Rất may cho cha tôi tuy ở chung với gia đình cậu ruột có đông con, nhưng cha tôi vẫn được cậu cho ăn học đến nơi đến chốn, sau này trở thành một sĩ quan Pháo Binh mà cha tôi rất hãnh diện một thời. Cha tôi là một người rất nóng tính, nhưng rất tình cảm. Cha tôi là một người có tánh tình rất cởi mở, rộng lượng, và rất có trách nhiệm. Trong nhà cha tôi thường luôn tỏ ra là một hiệp sĩ "shining armor", mẹ tôi luôn tỏ ra là người hiền thục và nghe lời cha tôi trong mọi vấn đề. Cha tôi tuy rất nóng tánh, nhưng sau đó thì lại rất mềm yếu, và cảm thấy rất hối hận những gì đáng tiếc đã xẩy ra. Sau cơn nóng giận thì trái tim ông sau đó cứ muốn mềm nhũn ra vì hối hận. Chúng tôi yêu ông ở cái tánh biết phục thiện, biết xin lỗi khi mình làm lầm lỗi. Chúng tôi rất yêu cha tôi ở cái tánh đó! Cha tôi ông không bao giờ dùng quyền làm cha mà ức hiếp hay bắt buộc chúng tôi làm những điều mà chúng tôi không muốn. Nếu có thì ông luôn cắt nghĩa cho chúng tôi hiểu, nhất là kinh nghiệm sống trên đời, những điều chúng tôi cần phải học hỏi, để đối xử với mọi người trong tinh thần là con cái của Chúa.

Chúng tôi không biết xưa kia Thánh Cả Giuse làm bạn với Đức Mẹ Maria ra sao!? Nhưng tôi thấy cha tôi không khác gì một Thánh Cả Giuse thứ hai. Ông cũng rất mê thích tự làm những việc trong nhà, như đóng bàn, lót gạch, và mọi thứ ông có thể. Cha tôi là người thật năng động và rất ham mê tập thể dục. Chúng tôi rất thường được đi với cha từ việc đi tập thể thao, cho đến thư viện để học, làm việc ngoài sân, ngoài vườn, ngoài garage, v.v... Tinh thần cầu tiến về lãnh vực học vấn của cha tôi rất cao, nên làm biếng học là điều mà cha chúng tôi rất tối kỵ, và rất dễ làm cho ông lên máu, tuy dù năm nay cha tôi cũng gần đến tuổi về hưu. Tuy gia đình chúng tôi suốt bao nhiêu năm nay chỉ vừa đủ ăn đủ mặc, nhưng được Chúa ban cho luôn hạnh phúc, luôn có nhau, cảm tạ Thiên Chúa luôn gìn giữ chúng tôi trong cánh tay yêu thương của Ngài.

Chúng tôi nói với mẹ, hy vọng khi chúng tôi khôn lớn ra đời, tìm được một người bạn đời chỉ được bằng một nửa của cha tôi thôi, là chúng tôi sẽ hạnh phúc lắm rồi! Bởi chúng tôi không tin là trên đời này có người như cha thứ hai giống như cha của chúng tôi. Đó là điều mà mấy chị em chúng tôi đều phải công nhận như thế!.

Cha kính yêu của chúng con! Đây là dịp mà chúng con muốn tỏ lòng cảm ơn cha đã thương yêu chúng con suốt 20, 18, và 12 năm qua. Cha luôn dậy dỗ chúng con. Cha luôn kiên nhẫn. Cha luôn ở đó để bảo vệ, bảo bọc, cho mọi an toàn của chúng con và mẹ. Cha ơi! Chúng con nguyện xin với Thiên Chúa luôn ban cho cha có sức khoẻ, tinh thần luôn mạnh mẽ và sáng suốt, trong một cơ thể luôn khoẻ mạnh, để tiếp tục hướng dẫn chúng con, trên con đường đời mà mọi chướng ngại đều có thể làm hại chúng con được, nếu không có cha. Hôm nay nơi con làm việc có một bác trai, than trách hay tỏ lộ sự buồn giận rằng sao khó mà tìm cho ra cho được những tác phẩm, thơ, hay nhạc bản, nói về tình cha? Nhưng có phải tình cảm là những gì cha con trao đổi cho nhau mới là thiết yếu, còn mọi thứ khác chỉ là... . chuyện nhỏ????

Lậy Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng! Nhân ngày Lễ Hiền Phụ chúng con xin dâng kính Cha bài thơ:

Tôn Vinh Thiên Chúa Cha

Lậy Đức Chúa Cha đang Ngự Trên Trời!
Quyền Năng, Sáng Láng, Trị Vì khắp cõi, khắp nơi.
Trên muôn khắp tầng trời.
Trên muôn khắp vũ trụ.
Trên muôn khắp vạn vật.
Trên trời, dưới đất, và tận đáy lòng đại dương.

Nhân Loại chúng con trên khắp cùng địa cầu,
Cúi mình Kính Lậy Đức Thiên Vương.
Danh Ngài Lẫy Lừng khắp bờ cõi.
Cả Triều Thần trên Thiên Quốc.
Cả Nhân loại và sinh linh dưới Đất.
Cả thảy Chúc Tụng, Ngợi Khen, và Tôn Vinh Thiên Chúa Cha.

Chúc Thiên Chúa Cha ngày Lễ Hiền Phụ,
Tình Yêu hoài chứa chan, an khang hoan lạc.
Tình yêu đổ xuống như mưa tuôn,
Thành Hồng Ân ban phát cho dân Chúa dưới Trần.
Bình An, Hạnh Phúc, luôn Yêu Thương
Đó là Niềm Vui và nguồn An Ủi cho con cái Chúa.

Cảm tạ lòng Sủng Ái và Hồng Ân,
Ban cho chúng con Tình Yêu,
Vô Biên Hải Hà và Độ Lượng của Ngài.
Cùng với tất cả mọi sự, mọi điều, và mọi cái.
Tất cả những gì Mắt chúng con có thể Thấy,
Và Trái Tim chúng con có thể biết Cảm Nhận.

Nhân loại chúng con luôn cần cảm tạ Chúa Cha mỗi ngày.
Cho những thứ chúng con Cần nhưng không Thấy,
Không sờ được và cũng không hay chưa cảm nhận được.
Những thứ Mắt chúng con có thể chưa được Thấy?
Và Tai chúng con có thể chưa từng được Nghe?

Nhưng chúng con hẳn hiểu biết rằng:
Những điều Mắt chẳng được Thấy,
Tai chẳng được Nghe,
Lại là những điều chúng con cần được biết,
Được dậy dỗ và được bảo ban.

Nhân Loại chúng con là loài sinh vật,
Luôn yếu đuối và bất lực.
Trước những phù hoa và thứ chóng qua.
Mê muội và luôn sống trong tội lỗi.
Vô ơn và chóng bội bạc.
Bất nhân và luôn gian ác.

Lậy Đức Chúa Cha Nhân Từ và Khả Ái!
Tự bao đời Ngài đã Yêu Thương và Nhẫn Nại.
Phạt chúng con rồi lại bồi đắp Yêu Thương.
Phạt rồi lại thấy thương cảm rồi lại Thưởng.
Từ Đời Cha Ông chúng con,
Và còn tiếp tục đến mãi đời sau,
Đến thế hệ của con cháu chúng con sau này.

Lậy Thiên Chúa Cha Đấng Muôn Đời,
Toàn Năng và Hằng Hữu!
Chúng con Cúi Lậy và Nguyện Xin,
Ban cho chúng con lòng trí khôn ngoan,
Trí khôn thông suốt như loài rắn,
Nhưng mang tấm lòng đơn sơ,
Trong trắng tinh tuyền của loài chim bồ câu.

Chúng con nguyện xin với Đức Chúa Cha!
Vì lòng Từ Bi và hằng Thương Xót.
Ban cho tất cả chúng con luôn biết sống:
Cảm Tạ, Tri Ân, và Biết Ơn
Hằng ngày, hằng Giờ, và hằng Phút
Trôi qua trong cuộc sống Tạm Bợ trần gian này.

Để mai sau cuộc sống Hạnh Phúc, Vĩnh Cửu, Muôn Đời
Mới là Mãi Mãi, là Thật, là Thiên Đàng, là Nơi Chốn
Cho tất cả chúng con Khao Khát Tìm Về Chúa Ơi!

(Dâng Kính Thiên Chúa Cha - Ngày nào cũng là ngày Lễ Hiền Phụ)
 
Canh tân Sư phạm Giáo lý (1)
Gioan Lê Quang Vinh
22:39 21/06/2009
Cha Peter Rushton, một linh mục người Úc vừa được Chúa gọi về, có điều đặc biệt là ngài để lại người vợ và ba người con. Lý do là vì trước kia ngài là linh mục Anh giáo, sau này ngài trở lại Công giáo và được Toà Thánh cho phép thi hành sứ vụ linh mục. Cha Rushton có gia đình, nhưng ngài lại không hợp với việc tông đồ gia đình cho bằng giảng dạy và hướng dẫn tĩnh tâm cho các nữ tu. Do đó ngài thường hay nói “Thiên Chúa có tính hài hước”. Quả thật, nhờ Chúa có tính hài hước mà chúng tôi, người giáo dân nhiều khiếm khuyết, lại được sai đi để giúp đỡ giáo lý nhiều nơi khác nhau. Từ những tiếp xúc, lắng nghe, chia sẻ, chúng tôi nhận thấy rõ ràng việc canh tân sư phạm giáo lý là điều rất cấp bách trong công tác rao giảng Tin Mừng.

Vậy canh tân là gì? Chúa Thánh Thần là Đấng tác tạo, do đó dưới sự thúc đẩy cùa Ngài, Giáo Hội không ngừng đổi mới về mọi phương diện, nhất là sau luồng sinh khí mạnh mẽ của Công Đồng Vatican II. Nhưng khác với các thể chế trần gian, Giáo Hội canh tân không phải là đi xa, mà là trở về với nguồn cội, trở về với thuở ban đầu như Chúa Giêsu đã làm và đã dạy. Sư phạm giáo lý cũng phải quay về với phương pháp của chính Đức Giêsu. Qua mọi thời, Chúa Giêsu là người thầy vĩ đại nhất. Tông huấn Catechesi Tradendae đã quả quyết: « Đấng giảng dạy cách này đáng được tôn phong bằng một tước hiệu “Thầy”.độc đáo. Trong toàn thể Tân Ước, nhất là trong các sách Tin Mừng, biết bao nhiêu lần người ta đã gọi Người là Thầy! » Nhưng vì nhiều lý do, cách truyền giảng giáo lý sau này cứ dần dần đi xa phương pháp giảng dạy tuyệt hảo của Thầy Chí Thánh, do đó nhu cầu canh tân, cũng là quay về, là điều không thể chần chừ.

Nhưng tại sao phải canh tân? Có hai lý do chính, một là thời đại ngày càng thay đổi, từ cách sống, cách nghĩ, đến kinh tế, khoa học, tất cả đã có những bước tiến mạnh mẽ. Các khoa sư phạm đời cũng đã thay đổi nhanh chóng cho phù hợp. Xin đan cử việc dạy ngoại ngữ. Trong bốn thập niên vừa qua, phương pháp dạy ngoại ngữ đã thay đổi từ phương pháp Dịch – Văn phạm, sang phương pháp Trực tiếp, rồi Thính thị, bây giờ người ta áp dụng phương pháp Giao tiếp. Các khoa sư phạm thì cứ phải lo tìm ra cái mới mẻ hơn, còn giáo lý thì được canh tân chỉ khi con người chiêm ngắm và bắt chước Thầy Chí Thánh một cách chi tiết nhất.

Lý do thứ hai để canh tân giáo lý quan trọng hơn. Hội Thánh với huấn quyền được Chúa Giêsu trao ban nhờ Thánh Thần của Người, đã không ngừng giảng dạy và chỉ thị cho con cái mình cách rao giảng hữu hiệu và phù hợp nhất. Các thông điệp và tông huấn của Hội Thánh về việc giảng dạy giáo lý là kho tàng phong phú cho công việc dạy giáo lý. Nhưng dường như các giáo lý viên ít có cơ hội tiếp xúc để học hỏi và thực thi. Do đó, canh tân trong giáo lý còn là lắng nghe tiếng Hội Thánh là Mẹ và là Thầy, người tiếp nối công việc rao giảng của chính Đức Kytô.

Và cần canh tân những gì? Giáo Hội tự bản chất có sứ mệnh rao giảng, loan truyền Lời của Thiên Chúa. Do đó không thể có sự đổi mới trong sứ mệnh và trong sứ điệp rao truyền, mà chỉ cần canh tân cách thức giảng dạy cũng như trong quan niệm về giáo dục. Tất cả cách truyền dạy trong giáo lý phải phản chiếu việc giảng dạy của Đức Kytô, người Thầy muôn thuở. Do vậy mà canh tân sư phạm giáo lý là bắt chước Đức Kytô, từ cách giảng dạy cho đến tâm tình và thái độ khi giảng dạy. Những điều cần phải canh tân đã được trình bày rõ ràng trong Tông huấn Catechesi Tradendae và trong chương XII của bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết trong các bài sau, nhưng có thể tóm lại trong vài điểm sau đây:

Thứ nhất, giáo lý phải hướng về trung tâm là Đức Giêsu Kytô, cùng bước đi với Thánh Thần của Người.

Thứ hai, giáo lý phải gắn liền với đời sống đạo và các bí tích, phải hướng các em đến việc kết hợp mật thiết với Đức Kytô.

Thứ ba, phải luôn mở rộng quan niệm về dạy Giáo Lý, duyệt xét lại các phương pháp, tìm ngôn ngữ thích hợp, và dùng những phương tiện mới để truyền thông sứ điệp.

Thứ tư, hãy bắt chước Mẹ Maria là Thầy dạy mẫu mực của Hội Thánh. Tông huấn viết: « Mẹ là “một sách Giáo Lý sống” và là “Mẹ và gương mẫu của các Giáo Lý viên »

Nguyện xin Chúa Thánh Linh hãy đến canh tân đời sống và cách giảng dạy của chúng con, và xin Mẹ Maria dẫn chúng con đi đúng đường lối giáo dục mà Đức Giêsu Kytô Con Mẹ đã thực hiện.

(Bài 2: Giáo huấn của Hội Thánh về Giáo lý)

N.B. Khi thực hiện loạt bài về Sư Phạm Giáo Lý này, con xin cám ơn các Cha Xứ, các Cha đặc trách giáo lý, Sœur Marie Xuân Lan, giám đốc khấn sinh và các sœurs Dòng Thánh Phaolô Đà nẵng, đã hướng dẫn và giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho con được có cơ hội cùng học hỏi và chia sẻ. Xin quí Cha, quí sœurs chỉ giáo thêm và nếu cần chúng con hợp tác, xin liên lạc qua địa chỉ email: samuelvpn@gmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư của ĐTC Benêđictô XVI gửi các Linh mục nhằm thiết lập Năm Linh Mục
+ ĐGH Benedictô XVI
15:48 21/06/2009
THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
GỞI CÁC LINH MỤC
NHẰM THIẾT LẬP NĂM LINH MỤC
NHÂN DỊP KỶ NIỆM LẦN THỨ 150
“NGÀY SINH” CỦA CHA SỞ HỌ ĐẠO ARS


Anh em linh mục quý mến,

Vào ngày lễ kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu sắp đến, thứ Sáu ngày 19 tháng Sáu năm 2009 – ngày mà truyền thống dành riêng cho việc cầu nguyện thánh hóa các linh mục –, tôi đã nghĩ khai mở cách chính thức một "Năm linh mục" nhân dịp kỷ niệm 150 năm "dies natalis" (ngày sinh) của cha Gioan-Maria Vianê, thánh bổn mạng của tất cả các cha sở trên thế giới. [1] Một năm như thế, mà muốn đóng góp vào việc xúc tiến sự dấn thân canh tân nội tâm tất cả các linh mục để làm cho chứng tá Tin Mừng của họ trên thế giới hôm nay sâu sắc và mãnh liệt hơn, sẽ kết thúc cùng vào ngày lễ trọng thể của năm 2010. Cha Sở Thánh họ đạo Ars đã từng có thói quen nói: "Thiên chức linh mục, đó là tình yêu của thánh tâm Chúa Giêsu". [2] Kiểu nói cảm động này trước tiên cho phép chúng ta gợi lên với lòng trìu mến và biết ơn hồng ân bao la là các linh mục không chỉ cho Giáo Hội, nhưng còn cho chính nhân loại. Tôi nghĩ đến tất cả các linh mục đang giới thiệu cho các tín hữu kitô và cho toàn thế giới lễ vật khiêm tốn và thường ngày những lời nói và cử chỉ của Chúa Kitô, đang nỗ lực gắn bó với Ngài bằng tư tưởng, ý chí, tình cảm và phong cách của tất cả cuộc sống của họ. Làm sao mà tôi không thể làm nổi bật sự vất vả tông đồ của họ, sự phục vụ dẻo dai và âm thầm của họ, đức ái phổ quát của họ được ? Làm sao mà tôi không thể ca ngợi sự trung tín can đảm của biết bao linh mục mà, cho dầu phải đối diện với những khó khăn và những sự thiếu thông hiểu, vẫn trung thành với ơn gọi của mình: ơn gọi "làm bạn của Chúa Kitô", đã lãnh nhận từ Ngài một ơn gọi đặc biệt, đã được chọn gọi và sai đi ?

Chính tôi vẫn còn sống động mang trong tâm hồn kỷ niệm về vị cha sở đầu tiên mà tôi đã thực hiện thừa tác vụ linh mục trẻ của tôi bên cạnh ngài: ngài đã để lại cho tôi mẫu gương về sự tận tụy hoàn toàn với công việc mục vụ của ngài, đến độ đã qua đời đang khi ngài đang mang của ăn đàng cho một người bị bệnh nặng. Tôi cũng nhớ đến vô số anh em đồng nghiệp mà tôi đã gặp gỡ và tiếp tục gặp gỡ, ngay cả trong suốt những chuyến tông du mục vụ của tôi nơi nhiều nước khác nhau; tất cả đều quảng đại dấn thân trong việc thực thi hằng ngày thừa tác vụ linh mục của họ. Nhưng kiểu nói được Cha Sở Thánh sử dụng cũng gợi lên Trái Tim bị đâm thâu của Chúa Kitô và vòng gai trên đầu Ngài. Và như thế, tư tưởng của chúng ta hướng đến vô số những hoàn cảnh đau khổ trong đó biết bao linh mục đang đắm mình, hoặc là bởi vì chính họ chia sẻ kinh nghiệm đau khổ đa dạng của con người, hoặc là bởi vì họ không được thấu hiểu bởi những người hưởng ích từ thừa tác vụ của họ: làm sao chúng ta không nhớ đến biết bao linh mục bị nhạo báng trong phẩm giá của họ, bị ngăn cản thực hiện tác vụ của mình, thậm chí đôi khi bị bách hại cho đến độ cuối cùng làm chứng bằng máu mình ?

Bất hạnh thay, cũng tồn tại những hoàn cảnh, không bao giờ lấy làm tiếc đủ, mà chính Giáo Hội phải chịu vì sự bất trung của một số thừa tác viên của mình. Và đối với thế giới, đó là một cái cớ gương mù và khước từ. Trong những trường hợp như thế, những gì có thể là ích lợi cho Giáo Hội, đó không chỉ là nhận ra đầy đủ những yếu đuối của các thừa tác viên của mình, nhưng còn là một ý thức mới mẻ và phấn khởi về sự cao cả của ân huệ của Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi những hình ảnh sáng ngời của những mục tử quảng đại, những tu sĩ rực cháy tình yêu đối với Thiên Chúa và các linh hồn, những vị linh hướng sáng suốt và kiên nhẫn. Về phương diện này, những giáo huấn và những mẫu gương của thánh Gioan-Maria Vianê có thể mang lại cho mọi người một điểm quy chiếu có ý nghĩa: Cha Sở họ đạo Ars rất khiêm tốn, nhưng với tư cách là linh mục, ngài ý thức là một ân huệ bao la cho dân của ngài: "Một mục tử nhân lành, một mục tử theo lòng Chúa mong ước, đó là kho tàng lớn lao nhất mà Thiên Chúa nhân từ có thể ban cho một giáo xứ, và là một trong những ân huệ cao quý nhất của lòng thương xót của Thiên Chúa". [3] Ngài đã nói về thiên chức linh mục như thể không thể dò thấu sự cao cả của ân huệ và nhiệm vụ được giao phó cho một thụ tạo: "Ô ! Linh mục là điều gì đó cao cả biết bao ! Nếu ngài hiểu mình, thì ngài sẽ chết…Thiên Chúa vâng lệnh ngài: ngài nói một vài lời thì nghe tiếng ngài, Thiên Chúa từ trời ngự xuống và tự giam mình trong bánh thánh nhỏ bé…".[4] Và để giải thích cho các giáo dân của ngài tầm quan trọng của các bí tích, ngài nói: "Nếu chúng ta không có bí tích Truyền chức thánh, thì chúng ta sẽ không có Chúa. Ai đã đặt ngài ở đó, trong nhà tạm ? Linh mục. Ai đã đón nhận linh hồn chúng ta lúc khởi đầu cuộc sống của nó ? Linh mục. Ai nuôi dưỡng linh hồn và tăng sức mạnh cho nó trên cuộc hành trình ? Linh mục. Ai sẽ chuẩn bị cho nó xuất hiện trước nhan Thiên Chúa, bằng cách rửa linh hồn này lần sau hết trong máu của Chúa Giêsu Kitô ? Linh mục, luôn là linh mục. Và xảy ra là nếu linh hồn chết [vì tội lỗi], ai sẽ làm cho nó sống lại, ai sẽ làm cho nó thanh thản và bình an ? Vẫn là linh mục… Sau Thiên Chúa, linh mục là mọi sự…Linh mục chỉ hiểu mình đúng ở trên trời". [5] Những lời khẳng định này, vọt lên từ tâm hồn linh mục của vị cha sở thánh thiện, có thể dường như thái quá đối với chúng ta. Tuy nhiên, chúng biểu lộ sự cao trọng mà ngài dành cho bí tích của thiên chức linh mục. Dường như ngài đã bị ngập tràn bởi ý thức về một trách nhiệm vô hạn: "Nếu người ta hiểu rõ linh mục ở trần gian, thì người ta sẽ chết không phải vì sợ hãi, nhưng vì tình yêu… Không có linh mục, cái chết và cuộc thương khó của Chúa chúng ta sẽ chẳng có ích gì… Chính linh mục tiếp tục công trình Cứu chuộc trên trần gian… Dùng để làm gì một ngôi nhà đầy vàng, nếu anh chị em không có ai để mở cửa ? Linh mục có chìa khóa của những kho tàng trên trời: chính ngài mở cửa; ngài là vị quản gia của Thiên Chúa nhân lành, là người phân phát các của cải của Người… Hãy để một giáo xứ vắng bóng linh mục trong hai mươi năm: ở đó người ta sẽ thờ lạy các thú vật… Linh mục không phải là linh mục cho mình…ngài là cho anh chị em". [6]

Ngài đã đến họ đạo Ars, một ngôi làng nhỏ với 230 dân cư, mà vị Giám mục báo trước là ngài sẽ gặp phải một hoàn cảnh tôn giáo bấp bênh: "Không có nhiều tình yêu Thiên Chúa trong giáo xứ này, cha sẽ mang nó vào đó". Bởi thế, ngài hoàn toàn ý thức rằng ngài phải đến đó để nhập thể sự hiện diện của Chúa Kitô, làm chứng cho sự yêu thương cứu độ của Người: "[Lạy Thiên Chúa của con], xin ban cho con sự hoán cải của giáo xứ này; con bằng lòng chịu đau khổ những gì mà Chúa muốn trong suốt đời con !" , chính bằng lời cầu nguyện này mà ngài đã bắt đầu sứ mệnh của mình. [7] Cha Sở Thánh đã hiến mình cho sự hoán cải của giáo xứ của ngài bằng tất cả sức lực, dành chỗ nhất trong những ưu tư của mình cho việc đào tạo kitô giáo dân được giao phó cho ngài. Anh em linh mục quý mến, chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa Giêsu ân sủng có thể học phương pháp mục vụ của thánh Gioan-Maria Vianê ! Những gì chúng ta phải học hỏi trước tiên đó là sự đồng nhất hóa hoàn toàn bản thân ngài với thừa tác vụ của ngài. Trong Chúa Giêsu, Con người và Sứ mệnh hướng đến chỗ ăn khớp nhau: tất cả hoạt động cứu độ của ngài đã và đang là sự diễn tả "Bản Ngã làm con" ("Moi filial") của Ngài mà, từ đời đời, hiện diện trước nhan Cha trong một thái độ tuân phục tràn đầy tình yêu với ý muốn của Cha. Bằng một sự loại suy khiêm tốn nhưng hiện thực, linh mục cũng phải hướng đến sự đồng nhất hóa này. Vấn đề rõ ràng không phải là quên rằng tính hiệu lực chính yếu của thừa tác vụ vẫn độc lập với sự thánh thiện của thừa tác viên; nhưng người ta cũng không thể không biết sự phong nhiêu đặc biệt được sản sinh do sự gặp gỡ giữa sự thánh thiện khách quan của thừa tác vụ và sự thánh thiện, chủ quan, của thừa tác viên. Cha Sở Thánh họ đạo Ars đã tiến hành ngay công việc đồng nhất hóa khiêm tốn và kiên nhẫn này giữa đời sống thừa tác viên của mình và sự thánh thiện của thừa tác vụ được giao phó cho ngài, đi đến chỗ quyết định "ở" về mặt vật chất trong nhà thờ giáo xứ của ngài: Chúng ta có thể đọc thấy trong tiểu sử đầu tiên của ngài: "Vừa đến nơi, ngài đã chọn nhà thờ làm nơi ở của mình…Ngài vào nhà thờ trước bình minh và chỉ ra khỏi đó sau Kinh Truyền Tin buổi chiều. Chính ở đó mà phải tìm kiếm ngài nếu người ta cần đến ngài".[8]

Sự thổi phồng đạo đức của người tận tâm soạn hạnh cách thánh không được khiến chúng ta quên đi sự kiện rằng Cha Sở Thánh cũng đã biết "ở" cách chủ động trong toàn địa hạt giáo xứ của ngài: ngài đã viếng thăm cách có hệ thống tất cả các bệnh nhân và các gia đình; ngài đã tổ chức những tuần đại phúc cho dân chúng và những ngày lễ bổn mạng; ngài đã nhận được và ban phát những tặng vật bằng bạc cho các công trình từ thiện và truyền giáo; ngài trang hoàng nhà thờ bằng cách trang bị cho nó những đồ thánh; ngài đã chăm lo cho các bé gái mồ côi của nhà "Providence" (Chúa Quan Phòng - một Viện mà ngài đã thành lập) và những phụ nữ dạy dỗ các em; ngài quan tâm đến viêc giáo dục trẻ em; ngài lập nên những hội và mời gọi giáo dân cộng tác với ngài.

Mẫu gương của ngài thúc đẩy tôi gợi lên những không gian hợp tác mà người ta phải luôn mở ra hơn cho các giáo dân, mà cùng với họ các linh mục hình thành dân tư tế [9] duy nhất và các ngài ở giữa họ, vì chức linh mục thừa tác, "để dẫn dắt họ hết thảy đến sự hiệp nhất trong tình yêu 'thương mến nhau với tình yêu huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình' (Rm 12,10)".[10] Trong bối cảnh này, nên nhớ làm thế nào Công đồng Vatican II đã nồng nhiệt khích lệ các linh mục "thành thật nhìn nhận và thăng tiến phẩm giá và vai trò riêng của giáo dân trong sứ mệnh Giáo Hội… Các ngài phải sẵn lòng lắng nghe giáo dân, cứu xét các nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại".[11]

Cha Sở Thánh đặc biệt đã dạy cho các giáo dân trong giáo xứ bằng chứng tá của đời sống của mình. Theo mẫu gương của ngài, các giáo dân đã học cầu nguyện, tự nguyện dừng lại trước nhà tạm để viếng Chúa Giêsu Thánh Thể.[12] "Cha Sở đã giải thích cho họ: chúng ta không cần phải nói nhiều để cầu nguyện tốt. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa nhân lành hiện diện ở đó, trong Nhà Tạm thánh; chúng ta mở rộng tâm hồn cho Ngài; chúng ta vui thích trước sự hiện diện của Ngài. Việc cầu nguyện đó là việc cầu nguyện tốt nhất".[13] Và ngài đã khuyến khích họ: "Hãy đến rước lễ, hãy đến với Chúa Giêsu, đến sống nhờ Ngài, để sống cho Ngài" .[14] "Quả thật, anh chị em không xứng đáng với Ngài, nhưng anh chị em cần đến Ngài !" .[15] Việc giáo dục các giáo dân trước sự hiện diện Thánh Thể và rước lễ mặc lấy một hiệu quả hoàn toàn đặc biệt, khi các giáo dân thấy ngài cử hành hy tế Thánh lễ. Những người tham dự đã nói "rằng về điểm này không thể thấy một khuôn mặt mà diễn tả sự thờ lạy… Ngài chiêm ngắm Mình Thánh với lòng yêu mến biết bao".[16] Ngài nói: "Tất cả các công việc tốt lành hợp lại không tương đương được với hy tế thánh lễ, bởi vì chúng là những công trình của con người, và thánh lễ là công trình của Thiên Chúa".[17] Ngài xác tín rằng tất cả sự nhiệt tâm của đời sống của một linh mục tùy thuộc vào Thánh lễ: "Nguyên nhân sự buông thả nơi linh mục, đó là người ta không chú tâm đến thánh lễ ! Than ôi ! Lạy Thiên Chúa của con ! Linh mục thật đáng thương biết bao khi ngài thực thi điều đó như là một điều tầm thường !" [18]. Và khi cử hành thánh lễ, ngài đã có thói quen luôn dâng hy tế của cuộc sống của ngài: "Ô ! vào mọi buổi sáng, ước gì linh mục hiến dâng mình cho Thiên Chúa như là hy lễ".[19]

Sự đồng nhất bản thân với hy tế Thập Giá này đã đưa ngài – bằng một chuyển động nội tâm duy nhất – từ bàn thờ đến tòa giải tội. Các linh mục không bao giờ được cam lòng nhìn thấy các tòa giải tội bi bỏ đi, cũng không được bằng lòng nhìn thấy sự mất lòng tin yêu của các tín hữu đối với bí tích này. Vào thời của Cha Sở Thánh, ở Pháp, việc xưng tội không dễ dàng hơn cũng không thường xuyên hơn vào thời chúng ta, vì sự kiện cơn bão táp Cách Mạng đã bóp nghẹt việc thực hành đạo trong thời gian lâu dài. Nhưng bằng mọi cách ngài đã nỗ lực: bằng việc rao giảng, tìm cách thuyết phuc bằng những lời khuyên, giúp các giáo dân tái khám phá ý nghĩa và vẻ đẹp của Bí tích Sám hối, bằng cách cho thấy làm thế nào nó là một đòi hỏi mật thiết của sự Hiện diện Thánh Thể. Như thế ngài đã biết tạo nên một giới đạo hạnh (cercle vertueux). Qua việc ngài ở thường xuyên lâu giờ tại nhà thờ, trước nhà tạm, ngài đã truyền cảm hứng cho các tín hữu bắt chước ngài, bằng cách đến đó để viếng Chúa Giêsu, và đồng thời họ chắc chắn tìm gặp cha sở của họ ở đó, sẵn sàng lắng nghe và tha thứ. Về sau, đoàn các hối nhân gia tăng đến từ khắp nước Pháp, giữ ngài ở tòa giải tội cho đến 16 giờ mỗi ngài. Lúc đó người ta nói rằng họ đạo Ars đã trở thành "đại bệnh viện của các tâm hồn".[20] Người viết tiểu sử đầu tiên đã nói: "Ân sủng mà ngài đã đạt được [cho sự hoán cải của các tội nhân] mạnh mẽ đến nỗi nó đã đi tìm kiếm họ mà không để cho họ một lát nghỉ ngơi" [21]. Đó chính là những gì Cha Sở Thánh đã suy nghĩ khi ngài nói: "Không phải tội nhân trở về với Thiên Chúa để xin ngài tha thứ, nhưng chính Thiên Chúa chạy theo tội nhân và làm cho họ quay về với Ngài".[22] "Đấng cứu độ nhân lành này ngập tràn tình yêu đối với chúng ta đến nỗi Ngài tìm kiếm chúng ta khắp nơi !". [23]

Chúng ta hết thảy, là những linh mục, chúng ta cần nhận thấy rằng những lời mà ngài đặt trên môi miệng của Chúa Kitô đều liên quan đến chúng ta cách cá nhân: "Ta sẽ ủy thác cho các thừa tác viên của Ta loan báo cho họ rằng Ta luôn sẵn sàng đón nhận họ, rằng lòng thương xót của Ta là vô tận".[24] Là những linh mục, chúng ta có thể học hỏi từ Cha Sở Thánh họ đạo Ars không chỉ sự tin tưởng vô tận vào bí tích Sám Hối đến độ thúc giục chúng ta đặt lại nó ở trung tâm của những bận tâm mục vụ của chúng ta, nhưng còn một phương pháp cho "sự đối thoại cứu độ" mà nó đòi hỏi. Cha Sở họ đạo Ars cư xử với các hối nhân khác nhau theo cách khác nhau. Người nào đến với tòa giải tội bởi mong mỏi sâu xa và khiêm tốn ơn tha thứ của Thiên Chúa sẽ tìm thấy nơi ngài sự khích lệ đắm mình vào "dòng thác của lòng thương xót của Thiên Chúa" mà cuốn đi mọi sự trong đà mãnh liệt của nó. Và nếu có ai sầu khổ về sự yếu đuối và tính hay thay đổi của mình, sợ có những sự tái sa ngã sắp đến, thì Cha Sở cho người ấy thấy bí mật của Thiên Chúa bằng một lối diễn tả về một vẻ đẹp làm cảm động: "Thiên Chúa nhân lành biết mọi sự. Ngài biết trước rằng sau khi anh chị em đã xưng tội, anh chị em sẽ phạm tội lần nữa, thế nhưng ngài tha thứ cho anh chị em. Thật lớn lao tình yêu của Thiên Chúa của chúng ta, Ngài đi đến chỗ muốn quên đi tương lai để tha thứ cho chúng ta !" [25]. Ngược lại, đối với người thú tội cách lạnh nhạt và hầu như dửng dưng, bằng nước mắt, ngài chứng minh sự đau khổ và tính nghiêm trọng mà một thái độ "tồi tệ" này đã gây ra, ngài nói: "Tôi khóc cho những gì mà anh không khóc".[26] "Còn nữa, giá mà Thiên Chúa nhân từ đã không nhân từ như thế, nhưng mà Ngài là nhân từ như thế. Con người cần phải thô lỗ đối với một Thiên Chúa nhân từ như thế sao".[27] Ngài đánh thức sự hối cải nơi tâm hồn của những người hờ hững, bằng cách giúp cho họ thấy, từ chính mắt của họ và hầu như « được nhập thể » trên khuôn mặt của linh mục đang giải tội cho ho, nỗi đau khổ của Thiên Chúa trước các tội lỗi. Trái lại, nếu có người đến với ao ước về một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn và người ấy có khả năng về điều đó, thì ngài dẫn họ vào trong chiều sâu của tình yêu, cho thấy vẻ đẹp khó tả của việc có thể sống kết hiệp với Thiên Chúa và trước nhan Ngài: "Tất cả dưới ánh mắt của Thiên Chúa, tất cả với Thiên Chúa, tất cả để làm đẹp lòng Thiên Chúa… Ô ! thật đẹp làm sao !". [28] Với những người đó, ngài dạy cầu nguyện: "Lạy Thiên Chúa của con, xin ban cho con ân sủng yêu mến Chúa chứng nào con còn có thể yêu mến Chúa" [29].

Vào thời ngài, Cha Sở họ đạo Ars đã biết biến đổi tâm hồn và đời sống của biết bao người, bởi vì ngài đã có thể làm cho họ nhận thấy lòng thương xót yêu thương của Chúa. Thời đại của chúng ta cũng có một nhu cầu cấp bách về một sự loan báo và làm chứng như thế về chân lý của Tình Yêu: Thiên Chúa là Tình yêu (Deus caritas est (1Ga 4,8)). Nhờ Lời và các Bí tích của Chúa Giêsu, cha Gioan-Maria Vianê đã biết xây dựng đoàn chiên của mình, cho dầu, ngài thường run sợ trước sự bất tài của bản thân, đến độ hơn một lần đã muốn thoát khỏi những trách nhiệm của thừa tác vụ giáo xứ mà ngài cảm thấy bất xứng. Tuy nhiên, bằng gương vâng phục, ngài đã luôn ở lại nhiệm sở của mình, bởi vì ngài được thiêu đốt bởi đam mê tông đồ vì ơn cứu rỗi của các linh hồn. Ngài đã nỗ lực gắn bó hoàn toàn với ơn gọi và sứ mạng của mình bằng cách thực hành một sự khổ chế nghiêm nhặt: "Nỗi bất hạnh lớn, đối với chúng ta những cha sở khác – cha thánh lấy làm tiếc –, đó là linh hồn trở nên uể oải" [30]; và vì thế ngài ám chỉ đến mối nguy hiểm đe dọa người mục tử là quen với tình trạng tội lỗi hay dửng dưng trong đó biết bao con chiên của ngài rơi vào. Ngài đã làm chủ thân xác của mình bằng những canh thức và ăn chay, để tránh việc nó nổi loạn chống lại tâm hồn linh mục của ngài. Và ngài đã không do dự buộc mình khổ chế vì lợi ích của các linh hồn được giao phó cho ngài và để đóng góp vào việc đền thay cho biết bao tội lỗi mà ngài đã nghe lúc giải tội. Ngài đã giải thích cho một người anh em linh mục: "Tôi xin nói với cha phương pháp của tôi. Tôi ra việc đền tội nhẹ cho họ và tôi đền tội thay cho họ phần còn lại" [31]. Bên kia những việc đền tội cụ thể mà Cha Sở họ đạo Ars tiến hành, thì cốt lõi trọng tâm của giáo huấn của ngài vẫn luôn có giá trị cho mọi người: Chúa Giêsu đổ máu mình cho các linh hồn và linh mục không thể hiến dâng cho ơn cứu độ của họ nếu ngài từ chối tham dự cách cá nhân vào cái "giá cao" của ơn cứu độ.

Trong thế giới hôm nay, cũng như vào thời của Cha Sở họ đạo Ars, trong cuộc sống và trong hành động của mình, các linh mục cần phải nổi bật bởi sức mạnh chứng tá tông đồ của mình. Đức Phaolô VI đã nhận xét cách thích đáng: "Con người hiện đại muốn nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, hay nếu họ nghe các thầy dạy, đó là vì các thầy dạy đã là những chứng nhân" [32]. Để tránh cho một sự trống rỗng hiện sinh nổi lên trong chúng ta và tính hiệu năng của thừa tác vụ của chúng ta không bị tổn hại, một lần nữa chúng ta cần phải tự vấn luôn: "Chúng ta có thật sự được thấm nhuần bởi lời Chúa chưa ? Lời Chúa có thực sự là lương thực làm cho chúng ta sống, còn hơn cả bánh và những thứ của trần gian này ? Chúng ta có thực sự biết Lời Chúa không ? Chúng ta yêu mến Lời Chúa không ? Tự nội tâm, chúng ta có bận tâm về Lời này đến độ nó tạc nên cuộc sống của chúng ta và hình thành tư tưởng của chúng ta ?" [33]. Như Chúa Giêsu đã kêu gọi nhóm Mười Hai để họ ở với Ngài (x. Mc 3,14) và chỉ sau đó, ngài mới sai họ đi rao giảng, thì cũng thế, vào thời chúng ta, các linh mục được kêu gọi đồng hóa với "phong cách sống mới" này mà đã được Chúa Giêsu khơi mào và đã trở nên chính nếp sống của các Tông Đồ.[34]

Chính cùng sự gắn bó hoàn toàn với "phong cách sống mới" này mà đã là dấu ấn của sự dấn thân của Cha Sở họ đạo Ars trong toàn bộ thừa tác vụ của ngài. Đức Gioan XXIII, trong thông điệp Sacerdotii nostri primordia, được công bố vào năm 1959 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của thánh Gioan-Maria Vianê, đã giới thiệu khuôn mặt khổ hạnh dưới dấu chỉ của "ba lời khuyên Phúc âm", mà ngài xem cũng là cần thiết cho các linh mục: "Nếu để đạt đến sư thánh thiện này của cuộc sống, việc thực hành các lời khuyên Phúc âm không bị áp đặt cho linh mục bằng vào bậc sống giáo sĩ của họ, thì thế nhưng nó được đề nghị cho linh mục, cũng như cho tất cả các môn đệ của Chúa, như là con đường triệt để của sự nên thánh kitô giáo".[35] Cha Sở họ đạo Ars đã biết sống "các lời khuyên Phúc âm theo những hình thái thích ứng với hoàn cảnh linh mục của ngài. Quả thế, đức nghèo khó nơi ngài không phải là đức nghèo khó của một tu sĩ hay của một đan sĩ, nhưng là đức nghèo khó được đòi hỏi nơi một linh mục: dù hoàn toàn quản lý những số tiền lớn (vì các khách hành hương giàu nhất không quên quan tâm đến các công việc từ thiện của ngài), nhưng ngài biết rằng tất cả được cho là vì nhà thờ của ngài, vì những người nghèo, vì những trẻ mồ côi và vì những đứa trẻ của nhà "Chúa Quan Phòng" của ngài,[36] và vì các gia đình túng thiếu nhất. Bởi thế, ngài "là người giàu có để trao ban cho người khác, và rất nghèo cho chính ngài".[37] Ngài giải thích: "Bí quyết của tôi là rất đơn giản, đó là cho đi tất cả và không giữ lại gì".[38] Xảy ra là khi ngài không có gì, thì ngài nói với những người nghèo gõ cửa nhà ngài: "Tôi cũng nghèo như ông/bà vậy; hôm nay tôi là một người trong số ông bà".[39] Bởi thế, vào cuối đời, ngài đã có thể khẳng định bằng một sự thanh thản hoàn toàn: "Tôi không có gì nữa, Thiên Chúa nhân từ có thể kêu gọi tôi khi Ngài muốn".[40] Đức khiết tịnh của ngài cũng là đức khiết tịnh được đòi hỏi đối với một linh mục vì thừa tác vụ của họ. Người ta có thể nói rằng nó hệ tại đức khiết tịnh cần thiết cho người mà phải thường ngày chạm đến Thánh Thể và chiêm ngắm Thánh Thể với tất cả sự sốt mến của tâm hồn và, bằng cũng chính lòng sốt sắng, trao ban nó cho các tín hữu. Người ta đã nói về ngài rằng "đức khiết tinh chiếu sáng nơi cái nhìn của ngài", và các tín hữu nhận thấy điều đó khi ngài hướng về nhà tạm với cái nhìn của một người đang yêu.[41] Cũng thế, đức vâng lời của thánh Gioan-Maria Vianê hoàn toàn nhập thể trong sự gắn bó của ngài với mọi đau khổ gắn liền với những đòi hỏi thường ngày của thừa tác vụ. Người ta biết là ngài đã đau khổ như thế nào vì sự bất tài của ngài đối với thừa tác vụ giáo xứ và bởi ước muốn chạy trốn của ngài "để khóc trong sự cô đơn về đời sống nghèo nàn của ngài".[42] Chỉ đức vâng lời, và lòng say mê các linh hồn của ngài, mới có thể chính phục ngài ở lại nhiệm sở. Ngài đã cho các giáo dân của ngài, cũng như cho chính ngài thấy rằng không "có hai cách thức tốt phụng sự Chúa chúng ta, chỉ có một mà thôi, đó là phụng sự Ngài như Ngài muốn được phụng sự".[43] Đối với ngài, dường như quy luật vàng cho một cuộc sống vâng phục là quy luật này: "Chỉ làm những gì mà người ta có thể dâng cho Thiên Chúa nhân từ".[44]

Trong bối cảnh của một linh đạo được nuôi dưỡng bởi việc thực hành các lời khuyên Phúc âm này, tôi xin gởi đến các linh mục, vào Năm được dành riêng cho họ này, một lời mời gọi thân ái, lời mời gọi biết đón nhận mùa xuân mới mà Thánh Thần đang khơi lên trong Giáo Hội vào thời chúng ta, đặc biệt nhờ những Phong trào của Giáo Hội và những Cộng đoàn mới. "Thánh Thần trong những ân huệ của Ngài mang nhiều hình dạng khác nhau… Ngài thổi đâu Ngài muốn. Ngài thực hiện cách bất ngờ, ở những nơi bất ngờ và dưới những hình thức mà không thể hình dung trước… Ngài cũng chứng mình cho chúng ta rằng Ngài đang hoạt động vì nhiệm thể duy nhất và trong sự hiệp nhất với nhiệm thể duy nhất".[45] Về phương diện này, những gì mà Sắc lệnh Presbyterorum ordinis nói là có tính thời sự: "Nghiệm xem các tinh thần có phải từ Thiên Chúa đến hay không, các ngài [các linh mục] phải lấy tinh thần đức tin mà khám phá, vui mừng mà nhận biết, và chuyên cần phát triển những đặc sủng muôn hình của giáo dân".[46] Chính những ân huệ này, mà thúc đẩy biết bao nguời đến một đời sống thiêng liêng cao hơn, là có ích lợi không chỉ cho các giáo dân nhưng còn cho chính các thừa tác viên. Chính từ sự hiệp thông giữa các thừa tác viên chức thánh và các đặc sủng mà có thể nảy sinh "một đà sống quý giá đối với sự dấn thân mới mẻ của Giáo Hội nhằm phục vụ cho việc loan báo và làm chứng cho Tin Mừng về đức cậy và đức mến khắp nơi trên thế giới".[47] Trong đường hướng của Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, tôi xin nói thêm rằng thừa tác vụ chức thánh có một "hình thức cộng đoàn" triệt để và nó chỉ có thể được thực hiện trong sự hiệp thông với các Giám mục của mình.[48] Sự hiệp thông của các linh mục giữa họ và với Giám mục của họ này, được cắm rễ sâu trong bí tích Truyền Chức Thánh và được biểu lộ qua việc cử hành thánh lễ, cần được thể hiện trong những hình thức cụ thể khác nhau của một tình huynh đệ hữu hiệu và trìu mến.[49] Chỉ như thế, các linh mục sẽ có thể sống viên mãn ân huệ đời sống độc thân và sẽ có khả năng làm cho các cộng đoàn kitô hữu triển nở, ở đó các kỳ công của việc loan báo Tin Mừng đầu tiên được tái diễn.

Năm Phaolô sắp kết thúc mời gọi chúng ta nhìn xem lần nữa hình ảnh của vị Tông đồ dân ngoại trong đó chiếu sáng trước mắt chúng ta một khuôn mẫu linh mục sáng ngời hoàn toàn "được hiến trao" cho thừa tác vụ của mình. Ngài viết: "Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết" (2Cr 5,14) và ngài nói thêm: "Ngài đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình" (2Cr 5,15). Có thể có chương trình tuyệt vời nào hơn được đề nghị cho một linh mục đang nỗ lực tiến triển trên con đường hoàn thiện kitô giáo như thế không ?

Các linh mục quý mến, việc cử hành 150 năm ngày mất của thánh Gioan-Maria Vianê (1859) đến ngay sau những cử hành được hoàn tất cách đây không lâu về kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (1858). Vào năm 1959, chân phước Gioan XXIII đã nhận xét: "Chỉ trước khi Cha Sở họ đạo Ars hoàn tất sự nghiệp lâu dài đầy công trạng một chút, [Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm] đã hiện ra ở một vùng khác của Pháp cho một em bé khiêm tốn và trong sáng để truyền đạt cho em một sứ điệp cầu nguyện và đền tội, mà người ta đã biết tiếng vang vọng thiêng liêng bao la từ một thế kỷ nay. Quả thật, cuộc sống của vị linh mục thánh thiện là chúng ta kính nhớ, là một minh họa trước những chân lý siêu nhiên lớn lao đã được dạy cho cô bé thị kiến ở Massabielle ! Chính ngài cũng dành cho Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội một sự sùng kính rất mãnh liệt, chính ngài, vào năm 1836, đã hiến dâng giáo xứ của ngài cho Đức Marie Vô Nhiễm Nguyên Tội và đã vô cùng vui mừng đón nhận trong đức tin định tín của năm 1854".[50] Cha Sở Thánh luôn nhắc cho các tín hữu của ngài rằng "Chúa Giêsu-Kitô, sau khi đã trao ban tất cả những gì ngài có thể trao ban cho chung ta, vẫn còn muốn làm cho chúng ta thành những người thừa kế những gì còn quý báu hơn, đó là Thánh Mẫu của Ngài".[51]

Tôi phó thác Năm linh mục này cho Đức Thánh Trinh Nữ, cầu xin Mẹ khơi lên trong tâm hồn của mỗi linh mục một sự canh tân quảng đại những lý tửong hiến thân hoàn toàn cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội này, mà đã từng gợi hứng cho tư tưởng và hành động của Cha Sở Thánh họ đạo Ars. Đời sống cầu nguyện sốt sắng và tình yêu say mê Chúa Giêsu chịu đóng đinh đã nuôi dưỡng sự trao hiến hằng ngày và hoàn toàn của cha Gioan-Maria Vianê cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội. Ước gì mẫu gương của ngài khơi lên, nơi các linh mục, chứng tá hiệp nhất với Giám mục, giữa họ và với giáo dân, mà rất cần thiết hôm nay, cũng như mọi thời. Bất chấp sự dữ đang hiện diện trong thế giới, lời của Chúa Kitô nói với các Tông đồ ở nhà Tiệc Ly vẫn luôn vang vọng hiện thực: "Trong thế gian, các con sẽ chịu đau khổ, nhưng hãy can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16,33). Niềm tin vào Thầy ban cho chúng ta sức mạnh nhìn tương lai cách tin tưởng. Các linh mục quý mến, Chúa Kitô trông cậy vào anh em. Theo mẫu gương của Cha Sở Thánh họ đạo Ars, anh em hãy dể cho Ngài chinh phục và anh em cũng thế, trong thế giới hôm nay, anh em sẽ là những sứ giả hy vọng, hòa giải và hòa bình !

Cùng với phép lành của tôi.
Từ Vatican, ngày 16 tháng Sáu năm 2009


+ Benedictô XVI, Mục tử của các mục tử.
Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ. Nguồn XBVN 20/6/09

Chú thích:
[1] Chính như thế mà Đức Giáo hoàng Piô XI đã công bố vào năm 1929.
[2] "Le Sacerdoce, c’est l’amour du cœur de Jésus" (in Le Curé d’Ars, Sa pensée, Son cœur. Présentés par l’Abbé Bernard Nodet, éd. Xavier Mappus, Foi Vivante, 1966, p. 98). Về sau: Nodet. Kiểu nói cũng được trích dẫn trong sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 1589.
[3] Nodet, tr. 101.
[4] Ibid., tr. 97.
[5] Ibid., các trang. 98-99.
[6] Ibid., các trang. 98-100.
[7] Ibid., tr. 183.
[8] Alfred Monnin, Le Curé d’Ars. Vie de M. Jean-Baptiste Marie Vianney, I, Charles Douniol, 1868.
[9] x. Lumen gentium, n. 10.
[10] Presbyterorum ordinis, n. 9.
[11] Ibid.
[12] Người nông dân họ đạo Ars, đang cầu nguyện trước Nhà tạm, đã nói vào thời của Cha Sở Thánh: "Việc chiêm ngắm là cái nhìn đức tin, được chắm chú vào Chúa Giêsu. Tôi nhìn thấy Ngài và Ngài nhìn thấy tôi" (GLGHCG, số 2715).
[13] Nodet, tr. 85.
[14]Ibid., tr. 114.
[15]Ibid., tr. 119.
[16]Alfred Monnin, o.c.. II.
[17]Nodet, tr. 105.
[18]Ibid., tr. 105.
[19]Ibid., tr. 104.
[20] Alfred Monnin, o.c., II.
[21] Ibid.
[22] Nodet, tr. 128.
[23] Ibid., tr. 50.
[24] Ibid., tr. 131.
[25] Ibid., tr. 130.
[26] Ibid., tr. 27.
[27] Ibid., tr. 139.
[28] Ibid., tr. 28.
[29] Ibid., tr. 77.
[30] Ibid., tr. 102.
[31] Ibid., tr. 189.
[32] Evangelii nuntiandi, n. 41.
[33] BenoîtXVI, Bài giảng lễ Dầu, ngày 9 tháng Tư năm 2009.
[34] x. Benoît XVI, Diễn từ cho Hội nghị khoáng đại của Bộ giáo sĩ, ngày 16 tháng Ba năm 2009.
[35] Phần I.
[36] Đó chính là danh xưng mà nài đặt cho ngôi nhà mà ngài đã cho đón tiếp và giáo dục hơn 60 em gái bị bỏ rơi. Ngài sẵn sàng tất cả để bảo trì nó: Ngài mỉm cười nói: "Tôi đã thực hiện mọi sự buôn bán có thể tưởng tưởng được" (Nodet, tr. 214).
[37] Nodet, tr. 216.
[38] Ibid., tr. 215.
[39] Ibid., tr. 216.
[40] Ibid., tr. 214.
[41] x. Ibid., tr. 112.
[42] Cf. Ibid., các trang. 82-84; 102-103.
[43] Ibid., tr. 75.
[44] Ibid., tr. 76.
[45] Benoît XVI, Bài giảng lễ Vọng Hiện Xuống, ngày 3 tháng Sáu năm 2006.
[46] N. 9.
[47] Benoît XVI, Diễn từ cho các Giám mục bạn của Phong trào Focolari và Cộng đồng Sant’Egidio, ngày 8 tháng Hai năm 2007.
[48] x. số. 17.
[49] x. Gioan-Phaolô II, Tông Huấn Pastores dabo vobis, số. 74.
[50] Thông điệp. Sacerdotii nostri primordia, P III.
[51] Nodet, p. 244.
 
Đức Thánh Cha nói: Giáo hội cần nhiều linh mục thánh thiện
Bùi Hữu Thư
18:32 21/06/2009

Đức Thánh Cha nói: Giáo hội cần nhiều linh mục thánh thiện



Khai mạc Năm Linh Mục

VATICAN, ngày 19, tháng 6, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI khai mạc Năm Linh Mục hôm nay và ngài nói: Sự đau khổ lớn lao nhất của Giáo Hội là các vi phạm của các linh mục.

Đức Thánh Cha hôm nay chủ tọa một buổi chầu nhân ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, và khởi sự một năm tuyên dương đời sống linh mục. Chủ đề của năm Linh Mục là “Sự Trung Thành cuả Chúa Kitô, Trung Thành của các Linh Mục.”

Năm Linh Mục trùng hợp với kỷ niệm 150 năm ngày Thánh Gioan Maria Vianney, được gọi là Cha Sở Thành Ars, qua đời. Đức Giám Mục Guy Bagnard giáo phận Belley-Ars đã đem xương thánh người Pháp này đến Rôma nhân dịp thánh lễ khai mạc.

Năm Linh Mục sẽ kết thúc bằng một Hội Nghị Quốc Tế tại Rôma vào các ngày 9-11, tháng 6, 2010.

Cuộc cung nghinh xương thánh được khởi sự bằng việc Đức Thánh Cha cầu nguyện trong thinh lặng trước xương thánh Gioan Maria Vianney.

Đức Thánh Cha nói trong bài giảng "Giáo hội cần các linh mục thánh thiện,” Giáo hội cần các chủ chăn giúp cho giáo dân có cảm nghiệm về tình yêu thương xót của Chúa Kitô và trở nên những nhân chứng hùng hồn."

Vì thế, ngài mời gọi các tín hữu cầu nguyện để “Thiên Chúa đốt lửa hun đốt trái tim của mỗi linh mục” bằng tình yêu của Chúa Giêsu.

Ngài hỏi "Có ai lại quên rằng không có gì làm cho Giáo Hội – Nhiệm Thể của Chúa Kitô – phải chịu đau khổ nhiều hơn vì tội lỗi của các vị chủ chiên, trên hết là những người là ‘chó sói đội lốt cừu non,’ dù là họ đưa dẫn con chiên đi lạc đường theo học thuyết cá nhân của họ, hay vì họ trói buộc con chiên bằng xiềng xích của tội lỗi và sự chết.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với các linh mục và giám mục hiện diện, "Các linh mục thân mến, lời kêu gọi phải trở về và kín múc từ Lòng Thương Xót Chúa cũng áp dụng cho chúng ta. Chúng ta cũng phải thường xuyên khiêm tốn van xin Trái Tim Chúa Giêsu để Người gìn giữ chúng ta khỏi làm nguy hại đến những ai chúng ta cần cứu vớt."

Về điều này, Đức Thánh Cha khẳng định, “Sứ mệnh của chúng ta tuyệt đối thiết yếu cho Giáo Hội và thế giới, và đòi hỏi chúng ta hoàn toàn trung thành với Đức Kitô và thường trực kết hợp với Người; nghiã là, đòi hỏi chúng ta thường xuyên tìm kiếm sự thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney."
 
Top Stories
VietCatholic interviews Dr. Joseph Parkinson on Bioethics in Australia - Part 1
J.B. An Dang
15:29 21/06/2009
Interview Rev. Dr. Joseph Parkinson
Director L J Goody Bioethics Centre


Background

Fr Joseph Parkinson completed undergraduate studies in philosophy and theology at St Charles Regional Seminary, Guildford WA and St Francis Xavier Seminary, Rostrevor SA between 1974 and 1980.

After ordination to priesthood in March 1981 he was appointed to a number of parishes before commencing postgraduate studies in moral theology at the Alphonsianum in Rome in 1986. Working under Prof. Terry Kennedy CSsR, he attained a Licence in Theology summa cum laude in 1988.

Fr Parkinson then served six years as Director of Youth Ministry in Perth, and two years as Dean of Studies at St Charles Seminary. In 1996 he resumed postgraduate research through the Alphonsianum and the University of Notre Dame Australia in Fremantle WA, and in 2002 was awarded a PhD with distinction for a thesis entitled Material Cooperation and Catholic Institutions: An inquiry into a traditional moral principle and its meaning for Catholic institutions today, with reference to Catholic hospitals in Australia.

Following a short spell as parish priest of Bayswater, WA, Fr Parkinson was appointed Director of the L J Goody Bioethics Centre in Glendalough, WA, at the beginning of 2003.

Professional

Since 1993 Fr Parkinson has presented sessional units in moral philosophy, moral theology and bioethics at St Charles Seminary and the University of Notre Dame Australia, and occasional lectures at other State universities. He regularly presents professional development and adult education programs for educators, health professionals and parishes in Western Australia.

For nearly 20 years Fr Parkinson has also worked on numerous ethics committees:

1989-1993 Committee for the Conduct of Ethical Research, Edith Cowan University, WA
1992-1996 Human Rights Committee, University of Western Australia
1997- 2006 Confidentiality of Health Information Committee, Health Dept of WA
1999- St John of God Health Care (Western Region) Ethics Committee
2000- Reproductive Technology Council, Health Dept of WA
2002- Genomics Branch Ethics Committee, Health Dept of WA
2003- Mercy Ethics Committee, Mt Lawley WA
2006- Clinical Ethics Consultancy Service, Women’s and Children’s Health Services WA

Hong Nhung: Dear Fr. Parkinson,

We are here on behalf of VietCatholic News Agency, a media outlet for the Church in Vietnam and Vietnamese Catholic Communities around the world.

We understand a Catholic Bioethics Centre conducts research, consultation, publishing and education to promote human dignity in health care and life sciences, and derive its messages directly from the teachings of the Catholic Church. Can you give us some more insights of the activities at your centre?

Fr. Parkinson: Sure, this centre, the Goody Bioethics Centre in Perth was established as a resource for the Catholic health care sector in Western Australia. We have 5 Catholic hospitals in the state and they each deal with the issues that sometimes need advice from ethicists that represent Catholic point of view. We also were founded to be a resource for the bishops and for the priests and for the education system and for anyone who really wants to talk about an ethical issue particularly in medical ethics. So people can phone in or email or come in from the streets and sometimes people just want to talk about something that’s happened to them or to their family while they are in hospital or they might be looking forward to some medical procedures and wondering what the Church’s position on that might be. So we’re really just a non-medical ear and hopefully able to shed some light from a Catholic perspective on the issue. We also consult to the West Australia government through the health department and through committees and we take part in a clinical ethics service for women and children’s health, particularly with newborn babies. There can often be difficult ethical issues that doctors need to work through. So we’re able to contribute to that to draw on our experience on not just the Catholic tradition but the philosophical tradition of ethics and make some contribution. I spent all of today talking to schoolteachers, part of our work as in servicing Catholic schoolteachers and principals doing personal and professional formation for them. We also try support a local organisation of Catholic doctors and nurses although they’re quite separate from us we just try to support them along the way. We also do some adult education, speaking in parishes on ethical issues, and we have a Website which we are trying to, we’re still establishing, but we’re trying to make the Website a point of contact for people looking for information on the Catholic Church on issue

Hong Nhung:How does a Catholic Bioethics Centre interact with the ordinary bishop in the administration of the diocese, with the Congregation for the Doctrine of the Faith, the Pontifical Academy for Life and the Pontifical Council for Health Care Workers in the Vatican, and with the domestic public policy-makers?

Fr. Parkinson: Wow that’s a lot, we were set up by the previous Archbishop of Perth William Foley, and we are supported very strongly by the present Archbishop of Perth Barry James Hickey. And really our main task is to provide advice or comment on issues when the bishop asks us to and sometimes we try to get ahead of the game to make comment on the issues that we see coming up so that the bishop is prepared ahead of time. So working with the local bishop is fairly straightforward. We don’t have any formal connections with the offices in Rome, Imperial offices or the Pontifical Councils or the Congregation, of course we receive their documents and part of our job is to try to make those documents more accessible to people and put the contents of the documents into more user friendly language sometimes. Some of the congregation published bulletins that we receive but there are no real formal contacts there. Our relations with domestic policy makers are quite good, in Western Australia we have a fairly reasonable number of politicians, Catholic, Christians, some non-Christians who very much support the values that we would be promoting. And so we’re very happy to work with them to offer them insight into some complicated issues that often they don’t have time to research adequately. And over the last [well] 15 or 20 years, we’ve been able to contribute through public debate on policy, health care policy and other state policy. [Yeah] It’s a good relationship, I think perhaps sometimes the politicians can appear to be very negative and against the culture of life. My experience is that a good number of them are very much on side.

Hong Nhung:Is it true that each individual Australian diocese has its own Bioethics Centre? If so, how do they co-operate with one another?

Fr. Parkinson: Not every diocese does have a bioethics centre, the Australian Church is organised along provincial lines so there are 5 provinces in Australia. But there are about over 30 dioceses, so in this province we have 4 dioceses. So we would resource a lot of those. The centres are in Brisbane, Sydney, Melbourne, Adelaide, and Perth. We don’t have any formal association, we do talk to each other from time to time on a personal basis but there’s no formal organisation. We do keep in touch at conferences, and of course, the email makes it very easy for us. There is an association of Catholic bioethicists, but that’s for individuals not for the organisations as such. But by and large we cooperate fairly happily, the Australian Catholic bishops of course have their own committee for ethics and morals and they can co-op any of us to work with them, they frequently do. That’s mainly though bases down the east coast of Australia, so this centre doesn’t get involved in that so much.

Hong Nhung:Can you give us a brief summary of the current ethical climate in Australia with regard to abortion, euthanasia, physician-assisted suicide, and stem cell research?

Fr. Parkinson: Sure, give you a brief summary of all that. Abortion is legal in every state in Australia as far as I’m aware, up to about 20 weeks. There are differences from one state to another but that’s pretty much the case across the board. And that’s being the case certainly for the last 20 or 30 years, now there are occasionally efforts to relax the laws on abortion because technically a woman can have an abortion only for health purposes, but we know that that’s not always the case. And then there are sometimes attempts to tighten up the laws to make it more restrictive, they’re rare but every now and again we get well meaning, good intentions politicians attempting to do that and we try and support that. In Victoria recently, a law was passed to remove doctors’ right of conscientious objection. So in Victoria if a person wants a termination of pregnancy the doctor has an obligation either to provide it or to help them acquire it. And that’s something we have a major objection to because while we try to respect the conscience of others we like to think that others would respect the conscience of our doctors as well. With regards to euthanasia, apart from very brief period in the Northern Territory, euthanasia has never been legal in this country. By euthanasia, we mean deliberate taking of a life either by an action or omission intended to relieve suffering. Nevertheless, in Tasmania at the moment there is a law being debated and in Western Australia there is one Member of Parliament who is preparing a bill to introduce euthanasia. Now we’ve fought against that in the past, we’ve put up arguments as to why it shouldn’t be allowed and we’ll continue to do that. I suspect this is going to be an ongoing struggle for us that every couple of years we’ll have to go through this again and again. I fear that at some point, a law will be passed and at that stage we’re going to have some major issues with our hospitals. I hope that’s a long way off though. Stem cell research is at an interesting crossroads in Australia at the moment. There’s very little stem cell research happening in Western Australia in this province. It’s mainly down the East Coast, Brisbane, Sydney, Melbourne and some in Adelaide. The problem we have of course with stem cell research is not with the research itself but the fact that human embryos are destroyed in order to do the research. If research can be done without destroying embryos, we see no problem with it. Now in Western Australia, just a year or two ago, the Parliament refused to allow the creation of embryos for the purpose of research. We are the first state to do that. It’s put us out of step with the rest of the country but many of us a very proud of the fact that at the moment, at least, we have a legislature, which is prepared to stand up for the dignity of human life. And of course all of this might be irrelevant anyway because of the advances being made with induced purely potent stem cells. That is an ordinary skin cell, which can be re-programmed to behave like stem cells. That’s a wonderful advance and we hope that more researchers will take that up because the pressure on embryos will be reduced. So in many what’s happening in Australia mirrors what is happening in the United States, in the United Kingdom and in other parts of the western world. So yes, there’s always something new.
 
VietCatholic interviews Dr. Joseph Parkinson on Bioethics in Australia - Part 2
J.B. An Dang
15:33 21/06/2009
Interview Rev. Dr. Joseph Parkinson

Director L J Goody Bioethics Centre


Part 2

Hong Nhung:A common argument against the Church’s teaching on euthanasia is that: “Why should I suffer and then die, when I can choose to die without suffering?” A few people, even Catholics, have an impression that the Church seems to commend suffering. How would you respond to that?

Fr. Joseph Parkinson:I’d make several points, first of all. Generally speaking, in our health system, it’s not necessary to suffer pain in the process of dying. Generally speaking. Most pain can be controlled, if not eliminated, controlled to a reasonable level. It’s true that there is some breakthrough pain, which is extremely difficult to control. But generally that is towards the very end of life, it’s often in the last days or hours. But of course what we’re talking about is suffering, not just pain. Suffering can be more than just physical pain, it can be psychological, and it can be spiritual. There are other aspects to suffering which can’t necessarily be controlled, certainly not by medication anyway. Now the Church holds that suffering can be redemptive. If the person unites themselves with the sufferings of Christ. So that means the person chooses to identify their own suffering with the suffering of our Lord. And of course does that with a clear sense of the resurrection, that suffering is not the end of the story, that there’s something extraordinary and wonderful after that. So we would certainly hold that as a valuable part of our understanding of suffering. But that’s something for each individual to choose. It’s not something that the Church says everyone has to endure. It’s a choice we each can make for our own reasons. And it’s quite okay to not want to suffer. That’s all right. We are committed as a Church which promotes health care, to minimize the suffering, to reducing it -- through analgesics, through medications, through counselling, all of the other ways that are able to achieve that. Even when medications might render a person unconscious, when that’s necessary, then we’re quite comfortable with that. So in a sense, there’s no real need for people to die in pain. If they choose not to, if they want to have that pain controlled or suppressed, that can happen. Your question, I think, is about euthanasia, “Why shouldn’t I just be able to ask for an injection that will kill me?” There’d be an argument; I suppose if that’s all euthanasia lobbying wanted. But in fact, they’re on the public record saying that they really want the right to choose when to die – the moment of death and the mode of death, even without suffering. When a person’s simply tired of life, that, “this is the time to end it, so I’ll end it” But it’s also important to realise, that in order to do that, a person needs the help of someone else, a doctor or a nurse, often euthanasia really means physician-assistance suicide. Now there are major problems with that. Do I really have the right to ask someone to kill me? Can I make that demand of you? Can I put you under that sort of pressure? Can I expect the medical profession to change what has been its driving method; it’s dynamic for hundreds, even thousands, of years; to ask the medical profession, to change that now because some people want to end their lives at a time of their own choosing. Nowhere that has passed laws to enable euthanasia have those laws been able to control the practice. It doesn’t matter whether we’re talking about the Netherlands or Switzerland or Belgium or the state of Oregon, in the United States. In all those legislatures, there’s ample evidence of abuses of the law, that people are being euthanized without being asked first. The requirements of the law not being met by doctors. Nowhere has been able to control it, so, my sense is, while I can understand people wanting the right to die at a time of their choosing, I don’t know that anyone has the right to ask or demand help in doing that, and I know it’s impossible to control it, if the law is passed.

Hong Nhung:In Vietnam, we have programs to assist AIDS patients and their children, to provide health care and aged care for the poor, and palliative care for the sufferings. We understand that we ought not to simply argue against euthanasia, and physician-assisted suicide. To be truly credible in our stand, we need to stand up for the suffering, the dying, and those afraid to endure. Is there anything else that you can suggest?

Fr. Joseph Parkinson:I understand and I agree entirely. We can’t as a church, simply be sending a negative message all the time. Jesus wasn’t always all about telling people what they shouldn’t do. He was about empowering them to be everything God calls them to be and embraces them to be. So, it’s certainly true that there comes a time when we need to be prepared to put our money where our mouth is and commit to initiatives that will support the dying, that will provide relief for suffering that will seek to look after and comfort and seek cures for HIV and so on. This is a challenge for the whole church, this is not just for the bishops, and it’s for the people of the church to take up as well. And of course, in a sense, the bishops can only do what the people will enable them to do. I can only agree with the direction of your question. We need to do more than simply say, “no”, all the time, we need to be promoting the dignity of life in positive ways, in whatever way we can and building up what Pope John Paul [II] called, “the culture of life” That’s a whole atmosphere, an ethos which respects all people regardless of where they are, where they come from or where they’re going. How we do that? Well, we each need to do it in our own personal life first of all, but then as a church we also need to be committed to making that happen; health care and in a whole lot of other ways as well.

Hong Nhung:Three years ago, we published your speech – a very eloquent one – at the launch of the book “Advancing the Culture of Death: Euthanasia And Physician-Assisted Suicide” written by our fellow countryman, Fr. Peter Hung Tran. The book was translated into Vietnamese and later published. It has contributed a lot on the philosophical study of the ethical controversies brought about by advances in biology and medicine there. We are happy to hear that Fr. Peter Tran has been working here with you for quite a long time now. Would you like to tell us how the book and its author have contributed to Bioethics in Australia?

Fr. Joseph Parkinson:Well, that would take a long time to describe. Father Tran’s book is one of the clearest and best-researched defences of the Catholic position on euthanasia and physician-assisted suicide. It was a great pleasure to help launch that book because we need that clarity of thought; we need people prepared to express themselves clearly, as Father Tran does in the book. And we need people who are prepared to speak to address groups, to be out there, telling the story – face to face. Father Tran’s been doing that, speaking to groups and different parts of this city and this state. The book has been taken up right around Australia. It’s been given to politicians, to policy makers, to hospitals; it’s present in libraries right around the country now. And I think it will continue to be a really important statement of our church’s position on this question. But Father Peter’s work isn’t limited just to that, he has also been taking part in adult education and teacher in servicing and he’s travelled to different parts of the state to speak to various Catholic groups. He continues to research here, and I know he’s been publishing in Vietnamese and I’m very much happy for him to continue that and extend that because as a Church here in Perth, he have benefited greatly from the Vietnamese born population of Perth and particularly the number of priests who have come to us from the Vietnamese born population. And so I think there is a time when we can return the compliment, return the favour, support the Church in Vietnam as well. I see that as our task here. I know that Father Peter will also be teaching in New Zealand coming up and I’m happy to be helping him prepare for that. He’s been doing tremendous work, and this is all in addition to his main work, which in the monastery in North Perth. So we’re very pleased that Father Tran is working with us and we’re hoping he’s going to stay with us for a long time.

Hong Nhung:Fr. Parkinson, thanks for your time and your help to raise awareness among our readers on issues relating to abortion, euthanasia and physician-assisted suicide.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiệc khoản đãi Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt và Cha Chủ Tịch Liên Đoàn
Bùi Hữu Thư
05:34 21/06/2009

Tiệc khoản đãi Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt và Cha Chủ Tịch Liên Đoàn



Arlington, Virginia, ngày 20/6/2009:




Tiệc Mừng Đức Sứ Thần Costa Rica

Sau thánh lễ 6 giờ chiều thứ bẩy 20/6/2009, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA đã tổ chức tiệc mừng Đức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn Văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica. Ngài đã đến với Hành Hương Mẹ La Vang năm 2009, đã chia sẻ trong buổi hội thảo ngày thứ sáu 19/6/2009 và chủ tế Thánh Lễ Đại Trào ngày thứ bẩy 20/6/2009. Nhân dịp này giáo xứ cũng mừng ngày kỷ niệm 10 năm thụ phong linh mục của cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Bữa ăn đã do Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và Đoàn Liên Minh Thánh Tâm chuẩn bị. Ngoài các linh mục tu sị và giới chức trong Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn, giáo xứ đã mời mỗi hội đoàn trong giáo xứ đề cử 2 đại diện tham dự.

Bữa tiệc có rất nhiều món ăn ngọn miệng rất vui vẻ vì lại có Linh Mục MC Đồng Minh Quang, Chánh Xứ nhà thờ chánh tòa Oakland, California “Christ the Light” làm hoạt náo viên. Rất nhiều sự bất ngờ thích thú vì trong phần văn nghệ giúp vui đã có cha Đồng Minh Quang, cha Nguyễn Đức Vượng, cha Nguyễn Đình Truyền, cha Nguyễn Tiến Linh, Thầy Phó Tế Hoàng Quý, Quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt và ông Bùi Hữu Thư đã trình diễn nhiều bản nhạc do anh Nguyễn Mạnh Hùng Karaoke cung cấp lời và nhạc.

Đức Tổng Giám Mục đã ở lại đến gần chót để chung vui với tất cả mọi người. Ngài cùng cha Liêm đã cắt bánh kỷ niệm 10 năm thụ phong Linh Mục trước khi ra về. Cha Vượng và Ông Thư đã ngỏ lời cám ơn ngài đại diện cho giáo xứ và Ban Tổ chức Hành Hương Mẹ La Vang. Ngài cũng mời mọi người có dịp thì đến thăm ngài tại Costa Rica, nơi có một vài người Việt Nam cư ngụ.

Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Tốt


Thầy Nguyễn Ánh và quý sơ Dòng MTG Đà lạt


Đức Tổng đang chia sẻ về cuộc đời khâm sứ


Cha Vượng chào mừng quan khách


Cha Châu và cha Quang


Đức Tổng đang chia sẻ về ơn gọi linh mục


Quang cảnh hội trường


Quang cảnh hội trường
Đức Tổng và cha Liêm cắt bánh kỷ niệm
Sơ Hằng và quý sơ Dòng MTG Đà Lạt trình diễn
Cha Liêm cảm ơn Đức Tổng Giám Mục
 
Thánh lễ cầu nguyện cho Đức cố GM Micae Nguyễn Khắc Ngữ tại San José
Ban Tổ Chức
15:52 21/06/2009
Ngày 19/6/2009 vừa qua tại nguyện đường Các Thánh Tử Đạo VN tại San Jose. Các linh mục, giáo dân, cựu chủng sinh gốc giáo phận Long Xuyên, giáo dân gốc Lạng Sơn, Thái Bình đã tổ chức thánh lễ để ghi ơn và cầu nguyện cho Đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ, nguyên giám mục chính toà tiên khởi, giáo phận Long Xuyên vừa thất lộc ngày 10/6/2009. Hưởng thọ 101 tuổi.

Xem hình ảnh thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ tại San Jose

Sau đây là bài cám ơn của đại diện Ban tổ chức.

Kính thưa quí cha đồng tế,
Kính thưa toàn thể quí vị đang hiện diện trong nguyện đường ấm cúng này.

Chúng ta vừa kết thúc bài ca hiệp lễ với điệu nhạc du dương đầy tâm tình để dâng lời tạ ơn cho Đức cha Micae rất yêu quí của chúng ta:

“Biết lấy gì cảm mến
Biết lấy chi báo đền.
Hồng Ân Chúa cao vời,
Chuá đã làm cho tôi.”


Quả thực cuộc hành trình đương thế 100 năm của Đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ là một chuổi dài những Hồng Ân của Thiên Chúa tuôn đổ trên Đức cha.

Kính thưa quí cha và quí vị,

Qua những lời dẫn nhập đầu lễ và những lời chia sẻ trong bài giảng; quí cha đã nhắc lại cho chúng con những công lao to lớn của Đức cha Micae trong việc điều hành và phát triển giáo phận Long Xuyên cũng như tình yêu của ngài dành cho giáo phận và từng thành phần dân Chúa dưới quyền ngài coi sóc.

Nhưng đấy mới chỉ là cái nhìn đối với giáo phận. Nhưng con muốn lợi dụng giây phút này để bổ túc thêm với quí cha và quí vị một cách ngắn gọn những công lao của Đức cha Micae đối với Giáo hội hoàn vũ, nói chung, và đặc biệt với Giáo hội Việt Nam nói riêng.

NHỮNG ĐÓNG GÓP VỚI GIÁO HỘI HOÀN VŨ –

Chắc quí vị cũng đã biết Đức cha Micae của chúng ta là một trong những Nghị phụ* hiếm hoi của Công Đồng Vatican II còn sót lại trên toàn thế giới.

Ngài được bổ nhiệm làm giám mục năm 1964, khi mới 51 tuổi. Và 4 năm sau, năm 1964, khi Đức giáo hoàng Gioan XXIII tuyên bố triệu tập Công đồng thì Đức cha Micae của chúng ta mới 55 tuổi. Có lẽ, thời bấy giờ, ngài là một trong những Nghị phụ trẻ nhất của Giáo hội Việt Nam đi tham dự công nghị Công đồng Vatican II.

Tôi còn nhớ lại thời gian đó, mỗi lần đi công nghị về, ngài đều sang chủng viện để chia sẻ với chúng tôi những tin tức của Công đồng, và theo ngài, các Nghị phụ đã làm việc rất hăng say và tích cực: những cuộc bàn luận rất sôi nổi về các vấn đề của Giáo hội, các văn kiện của công đồng. Có rất nhiều ý kiến khác biệt giữa các Nghị phụ. Đã có những tranh luận rất thẳng thắn và gay gắt, từng vấn đề được đưa ra bàn thảo và mổ sẻ phân tích rất kỹ lưỡng. Từng câu, từng chữ trong các văn kiện được cân nhắc cẩn trọng.

Và rồi như chúng ta đã biết, như trong ngày lể Ngũ Tuần, với tác động và soi sáng của Chúa Thánh Thần trên các Nghị phụ; Công đồng Vatican II đã như một cơn lốc canh tân và biến đổi bộ mặt của Giáo hội và từ đó tác động và ảnh hưởng sâu xa đến thế gìới trần gian.

Riêng đối với Giáo hội Việt Nam Đức cha Micaei là một trong 2 Nghị phụ sau cùng của Công đồng Vatican II. Vị khác là Đức cha Tôma Nguyễn văn Thiện giám mục giáo phận Vĩnh Long hiện đang nghỉ hưu tại Pháp.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO GIÁO HỘI VIỆT NAM.

Có một chi tiết trong phần tiểu sử của Đức cha Micae mà ít người chúng ta để ý tới. Đó là năm 1957 ngài được Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam thời bấy giờ giao trọng trách Đặc ủy phó Công Giáo Tiến Hành Việt Nam, đồng thời là Tổng tuyên úy đầu tiên của phong trào Nghiã Binh Thánh Thể.

Phong trào Nghiã Binh Thánh Thể đã được du nhập vào Việt Nam từ năm 1929 do các cha dòng Tên và trong thời gian từ năm 1929 đến năm 1938 phong trào này phát triển mạnh mẽ tại các giáo phận miền Bắc

Cuộc di cư năm 1954, đã làm cho phong trào Nghiã Binh Thánh Thể phát triển hơn nữa tại miền Nam.

-Xin xem website Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_Tr%C3%A0o_Thi%E1%BA%BFu_Nhi_Th%C3%A1nh_Th%E1%BB%83

Với đường lối và kinh nghiệm khi coi chủng viện Mỹ Sơn (1940-1943) thuộc giáo phận Lạng Sơn. Ngài đã áp dụng những sinh hoạt của Hướng Đạo vào phong trào Nghiã Binh Thánh Thể,- và sau này cũng một đường lối ấy ngài đã cho phép lập các đoàn Hướng Đạo trong các chủng viện và Đại chủng viện của giáo phận Long Xuyên. Việc áp dụng những sinh hoạt Hướng Đạo vào đoàn Nghiã Binh Thánh Thể khiến sinh hoạt linh động hơn, vui tươi hơn thích hợp với tuổi trẻ hơn và vì thế phong trào Nghiã Binh Thánh Thể đã phát triển rầm rộ và lan rộng. Tuy nhiên những mục đích giáo dục về Đạo Đức và Giáo lý, việc hy sinh cầu nguyện và viếng Thánh Thể vẫn được gìn giữ và tuân thủ một cánh nghiêm ngặt.

Sau này phong trào Nghiã Binh Thánh Thể được đổi thành Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Có nhiều người trong quí vị, nhất là những quí vị ở tầm tuổi tôi; chúng ta cũng đã có một thời từng là đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể, sau chúng ta là con chúng ta, và bây gìờ có nhìều quí vị đang có cháu nội hoặc cháu ngoại đang sinh hoạt trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Và cứ thế hết thế hệ này đến thể hệ khác sẽ còn tiếp nối nhau sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể.

Một điều mà chúng ta không thể chối cãi là những gì chúng ta đã lãnh hội được khi còn sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể đã phần nào giúp cho đời sống đức tin và sống đạo của chúng ta rất nhiều

Trên Vietcatholic ngày 14/6/09 có đưa một bản tin: 5000 ngàn Thiếu Nhi Thánh Thể hành hương Năm Thánh đến với Đức Mẹ TàPao http://www.vietcatholic.net/News/Html/68208.htm

5000 em Thiếu Nhi Thánh Thể này đại diện cho 34, 000 ngàn em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc giáo phận Phan Thiết.

Nếu chúng ta lấy 34 ngàn của Phan Thiết là con số trung bình thì với 26 giáo phận của Việt Nam thử hỏi con số đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể trên toàn quốc bây giờ sẽ là bao nhiêu? Một con số không tưởng tượng nổi.

Và chúng ta còn phải tính thêm đến tất cả các em của các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trên toàn thế giới nữa, hễ chổ nào có Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tị nạn là chổ đó có đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể như vậy con số sẽ là bao nhiêu?!!!!

Không đếm được,hay một con số khổng lồ!!!!!!!!

Tôi cũng cần phải thêm vào đây là kể từ tháng 8 năm 1974* đến nay điạ phận Long Xuyên đã đóng góp cho Giáo hội 6 vị Giám mục, có những vị gốc Long Xuyên và cũng có những vị đã từng có thời gian tu học tại giáo phận Long Xuyên.

Chỉ một vài nét đơn sơ đó thôi chúng ta cũng đã thấy công lao của Đức cha Micae đối với Giáo hội Viêt Nam to lớn và lâu dài đến cỡ nào.

ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ

Tôi thiết nghĩ ngoài những công lao của Đức cha Micae với Giáo hội và Giáo phận, chúng ta cũng nên nói đôi điều về cuộc sống riêng tư của Đức cha Micae.

Ngài là một vị giám mục đạo đức tốt lành, đầy tình yêu thương và nhân hậu. Khắc kỷ, hy sinh, và cần kiệm với chính mình nhưng lại rộng rãi và độ lượng với mọi người.

Đức Tổng giám mục Giuse Ngô quang Kiệt.trong bài giảng lễ Thượng Thọ của Đức cha Micae đã kể cho mọi người biết: “…tài sản quí giá nhất của ngài là chiếc máy đánh chữ củ kỹ….” – ( trích: Kỷ yếu Viết Về Cha – Toà giám mục Long Xuyên phát hành)

Còn Đức cha Giuse Trần xuân Tiếu tự nhận “là người láng giềng của ngài” cho biết: “….ngài (ĐC Micae) tự quét nhà, lau nhà và giặt giũ lấy cho mình, không phiền hà người khác - khi nghỉ hưu (có những lúc) ngài ngồi chẻ tăm cho cả nhà dùng …” – Sđd

Đặc biệt ngài rất tiết kiệm và rất thương các cha, nhất là các cha coi các xứ đạo hẻo lánh xa xôi và túng thiếu. Có bao nhiêu tiền ngài dốc hết để xây dựng điạ phận và ban lể cho các cha ở những xứ đạo nghèo túng, các phong bì tiền lể là những bao xi măng do ngài tự làm hoặc các phong thơ đã được ngải lộn trái ra để xài lại. Có cha trong điạ phận còn giữ lại những phong thơ đó như một kỷ vật.

Nếu phải dùng một lời nào đó để nòi về ngài trong lãnh vực này thì, theo tôi, có lẽ câu nói: “Tôi chỉ còn lại nhữn gì tôi đã cho đi” là thích hợp hơn cả.

Kính thưa quí cha và quí vị,

Để kết thúc, con xin được thay mặt cho toàn thể anh chị em trong Ban tổ chức xin chân thành cám ơn quí cha và toàn thể quí vị đã đến với chúng con và dành cho chúng con những giây phút quý báu này để tỏ lòng Ghi Ơn và Cầu Nguyện cho Đức cha khả kính và mến yêu của chúng con.

Con tin chắc Đức cha Micae của chúng con hiểu thấu được sự hy sinh và lòng yêu mến của quí cha và quí vị.dành cho ngài. Để đền ơn quí cha và quí vị Ngài sẽ cầu bầu cho quí cha và quí vị khi ngài ở bên ngai Chúa.

Chúng con đồng bái tạ

Chú thích –

1 - Nghị phụ - danh từ chuyên môn của Giáo hội, để chỉ các vị Hồng Y, Tổng giám mục và Giám mục khi tham dự Công đồng.

2 - Khởi đầu với Đức cha Đaminh Nguyễn văn Lãng được toà thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Xuân Lộc ngày 11/8/1974 (tạ thế 22/2/1988). Lúc đó ngài đang là giáo sư Đại chủng viện Tôma Long Xuyên

ĐC J.B. Bùi Tuần, (30/4/1975) – giáo sư ĐCV Tôma, LX.
ĐC Giuse Trấn xuân Tiếu (18/6/1999)– thư ký ĐC Micae, giáo sư ĐCV Tôma, LX
Đức tổng giám mục Giuse Ngô quang Kiệt (18/6/1999), thư ký toàn giám mục LX
Đức cha Giuse Vũ duy Thống (14/7/2001) - tiểu chủng sinh CV Tẻrêsa, LX. (1964-1972)
Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm (15/10/2008)- Đại chủng sinh ĐCV Tôma LX, (1973-1976)
 
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney Phát Hành Kỷ Yếu 20 Năm
Diệp Hải Dung
16:25 21/06/2009
Tối thứ Bảy 20/06/2009 Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney đã tổ chức buổi phát hành Kỷ Yếu kỷ niệm 20 Năm Thành Lập Liên Ca Đoàn tại nhà hàng Crystal Palace Canley Heights. Các anh chị em ca viên của 16 Ca Đoàn trong CĐCGVN TGP Sydney đã đến tham dự đông đủ ngoài ra còn có những quan khách trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW.

Xem hình ảnh ca đoàn Lê Bảo Tịnh

Giờ khai mạc tất cả mọi người trong nhà hàng đều đứng nghiêm trang với nghi thức chào cờ Úc Việt và Dương Văn Tiên, Liên Ca Đoàn trưởng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã đến tham dự buổi phát hành Kỷ Yếu đồng thời các anh chị em trong Liên Ca Đoàn cùng hợp ca nhạc phẩm “Liên Ca Đoàn Giai Điệu Tri Ân” do Cha Paul Văn Chi sáng tác.

Sau đó là nghi thức phát hành Kỷ Yếu, quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Quang Thạnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch và 6 anh Cựu và Tân Liên Ca Đoàn Trưởng trong 20 năm 1989-2009: Giuse Vũ Đức Thắng, Andrew Trần Đăng Cao, Giuse Nguyễn Đức Hiếu, Giuse Nguyễn Quốc Hào, Phêrô Dương Văn Tiên, Giuse Hoành Minh Hùng, cùng mở tấm vải phủ Kỷ Yếu để ra mắt mọi người. Cha Paul Văn Chi ngỏ lời cám ơn 16 Ca đoàn đã sinh hoạt trong Cộng Đồng xuyên suốt 20 năm qua được gói ghém trong cuốn Kỷ Yếu để ghi dấu kỷ niệm. Kỷ Yếu được phân phát cho tất cả các anh chị em ca viên trong Liên Ca Đoàn và quý quan khách.

Sau đó là tiết mục đặc biệt do 16 Ca Đoàn phối hợp trình diễn vũ khúc Áo Lụa Hà Đông rất ngoạn mục trong những màu Áo Dài đẹp tha thướt của những Ca Đoàn Bankstown, Cabramatta, Fairfield, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Plumpton, Revesby, và Ca đoàn Monica. Những màu sắc của tà Áo Dài Việt Nam đã bao bọc vây quanh lá cờ Vàng thân thương Việt Nam Cộng Hòa nói lên sự đoàn kết trong nền Tự Do Dân Chủ và chương trình văn nghệ tiếp nối với những tiết mục Ca, Vũ, Hoạt Cảnh của từng Giáo Đoàn rất là đặc sắc.

Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng ngỏ lời chúc mừng Liên Ca Đoàn mừng kỷ niệm 20 Năm Thành Lập. Cha khuyến khích các bạn trẻ nên gia nhập Ca đoàn để phục vụ và tôn vinh Chúa qua lời ca tiếng hát và giúp cho mọi người có lòng sốt sắng tham dự trong Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc mừng Liên Ca Đoàn đã gặt hái rất nhiều thành công trên lãnh vực phát huy và bảo tồn nền Văn Hóa Âm Nhạc Việt Nam.

Chương trình văn nghệ còn lồng thêm phần xổ số lấy hên may mắn và tặng quà cho các Đoàn Trưởng Ca Trưởng. Trước khi kết thúc bế mạc anh Hoàng Minh Hùng Tân Liên Đoàn Trưởng nhiệm kỳ 2006 – 2009 ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Thầy, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi phát hành Kỷ Yếu 20 Năm Thành Lập của Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney được thành công và tốt đẹp.

Cuốn kỷ yếu dầy 254 trang in màu offset rất đẹp và giá trị ghi lại tất cả những tài liệu và hình ảnh sinh hoạt của 16 Ca đoàn trong suốt 20 Năm qua 1989 – 2009 và những tài liệu giá trị về Lịch Sử Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney NSW trong 34 năm qua.
 
Chuyến thăm viếng giáo xứ An Thới và kĩ nghệ hải sản ở đảo Phú Quốc
Maria Vũ Loan
19:51 21/06/2009
Hè năm nay, tôi đến thăm giáo xứ An Thới của huyện đảo Phú Quốc. Đây chỉ là chuyến viếng thăm có tính tự phát vì những nơi tôi đến thường được tính toán trước nhiều ngày, không ngờ điểm đến này đã dành cho tôi nhiều điều thú vị.
Hình ảnh giáo xứ An Thới và kĩ nghệ chế biến hải sản tại đảo Phú Quốc

Muốn đến Phú Quốc thì phải đi xe từ Sài Gòn xuống vùng Rạch Giá, sau đó đi tàu cao tốc 2 giờ 30 phút, qua đoạn đường biển 62 hải lý (100 km) mới đặt chân lên đảo được. Bước chân xuống con tàu to chứa được từ 150 đến 200 người tôi cứ tưởng mình sẽ đi êm êm trên nước, được lim dim xả stress vì nhiều công việc đời thường vây quanh; nhưng không phải như thế. Đoạn đường gần bờ thì tàu êm êm, có thể đọc kinh cầu Đức Bà được; ra giữa khơi, tàu chồm lên vật xuống dữ dội như uất ức cay đắng cuộc đời, giữa nước và con tàu như có một mối thù hằn khó thứ tha. Thế mới biết nước cũng có hai mặt: vừa hiền lành vừa giận dữ khắc nghiệt!

Vừa rời khỏi tàu, người ta đã nhìn thấy hàng dương và nhận ra nét hoang sơ của đảo vẫn còn đâu đây, qua bóng dáng của cây xanh, dù đảo đã có bề dầy 300 năm khai phá và phát triển.

Chúng tôi quyết định đi xe thẳng vào ngôi nhà thờ duy nhất trên đảo ở thị trấn An Thới, nơi đó cha phó xứ là Fx Nguyễn Trường Hải Đăng đang chờ đón chúng tôi. Trên đường đi người tài xế taxi cho chúng tôi biết thêm về hòn đảo lớn nhất nước Việt Nam này:

“Đảo Phú Quốc có diện tích gần 600 km vuông, có khoảng 120 ngàn cư dân, có 99 hòn đảo nhỏ rải rác vây quanh, là một vùng sinh thái có văn hóa đặc thù, phong phú đa dạng, hiện được chú ý như một vùng kinh tế có hướng thành một khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng chất lượng cao. Thời triều Nguyễn, năm 1836 Phú Quốc có 10 thôn nhưng khi thực dân Pháp chiếm đóng thì Phú Quốc lại là một quận. Nơi đây từng có cư dân cổ sinh sống và vào thời điểm thành lập thị trấn Hà Tiên (1708) hòn đảo này đã có những tụ điểm dân cư mà người Việt chiếm đa số.

Chung quanh Phú Quốc 99 ngọn núi, to nhỏ rải rác, người ta quen gọi là “hòn”, hòn có tên thường có người sinh sống trên đó, có hòn chẳng có tên tuổi gì, người ta chỉ tạm trú để đánh bắt hải sản. Tôi nghĩ, theo dòng thời gian, chẳng biết Tin Mừng có đi được vào nơi rừng thiêng nước mặn này không? (Cách nay ba tuần, đi du lịch ở Phan Thiết, tôi thấy một cụm dân cư ở khu Bàu Trắng sống biệt lập bên cạnh một hồ nước ngọt, chẳng biết giàu nghèo ra sao, có nhà thờ hay không mà học sinh cấp 3 phải đi 8 km mới đến trường; hướng dẫn viên du lịch nói rằng ở đây trẻ con thất học nhiều vì nghèo quá). Những nơi như thế chắc là người dân chỉ lo kiếm sống mà thôi!

Rẽ vào con đường đất đỏ còn lầy lội, một ngôi nhà thờ to, cao vừa được xây dựng, đang chờ khánh thành hiện ra trước mắt chúng tôi (hiện giáo dân còn dâng lễ tại nhà thờ tạm). Cha phó còn trẻ, nói năng điềm đạm, ân cần đón chúng tôi vào trọ. Bữa cơm tối đơn sơ với món đặc sản là mực trứng cuốn bánh tráng rau sống làm chúng tôi thấy lạ miệng; có ba thầy ở dòng Don Bosco đến giúp xứ, cùng chung bữa nên chúng tôi thấy vui hơn. Tôi nói:

“ – Tên của cha là Nguyễn Trường Hải Đăng, tức là đi một đoạn đường biển dài ra đảo gặp ngọn đèn sáng!
- Làm gì mà lãng mạn đến thế! Ông bà cố đặt tên, còn Chúa mới sai đi. Còn tên của chị thì sao?
- Dạ, Vũ là cơn mưa, Loan là loan báo, là cơn mưa trải rộng tức là đi lung tung để “quậy” và loan báo Tin Mừng!
- Trời ơi, vậy thì Loan Tin Mừng thôi, đừng “quậy”!

Mãi đến tối, chúng tôi mới được nghe hiểu về giáo xứ duy nhất trên hòn đảo này. Cha phó cho biết, thật ra đảo Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ: Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là cha Albe1za và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện,lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền, chỉ còn lại ít dân, thế là nhà nguyện dần bỏ hoang.

Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, người ta bỏ đi, cuộc sống khó khăn, nhà thờ này lại bỏ trống, Nhà Nước liền quản lý. Khoảng thời gian gần đây, số giáo dân ở Dương Đông ngày càng nhiều và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, thế là mọi người tụ tập tại một nhà người dân có vườn rộng để cùng dâng lễ; cha xứ và hai cha phó thay phiên nhau đến đây hằng tuần, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Mùa khô thì không sao, mùa mưa thì cái sân đất ướt nhẹp, lem nhem bùn nhão, xem ra đi lễ có phần khốn khổ hơn.

Còn nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957, khi có 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An vào đảo sinh sống. Cùng ra đảo với bà con có cha Giuse Trần Đình Lữ; từ đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Đức Cha giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện nay, cha Gioan Trần Văn Trông là chính xứ với hai cha phó trẻ giúp mục vụ là cha Hải Đăng và cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Với số giáo dân là 2.000 người, mà lại ở rải rác, việc mục vụ thật khó khăn. Đã nhiều năm qua, quí cha đã xin nhà nước cho gây dựng lại nhà thờ ở Dương Đông nhưng chưa được chấp thuận. Thế là quí cha cứ vò võ đi 30 cây số để thi hành mục vụ ở Dương Đông. Dù ở đây có một cộng đoàn nữ tu Đa Minh Lạng Sơn phục vụ, nhưng nếu có một ngôi thánh đường nhỏ trên nền nhà thờ cũ thì thuận lợi biết bao. Thôi thì đành chờ.

Khi chưa đến đảo, tôi gọi điện cho cha Đăng và biết rằng cha cùng với cha chánh xứ đang ngồi trên thuyền để ra một hòn đảo nhỏ để dâng lễ giỗ cho gia đình ông Bảy Yên. Đó là một giáo dân khá đặc biệt. Vì có công lênh gì đó nên ông xin Nhà Nước cho riêng gia đình ông một đảo nhỏ. Được chấp thuận, ông và các con cháu sinh sống độc lập trên đảo bằng công việc trồng tỉa và chăn nuôi. Ông trở thành Rô-bin-sơn của vùng này. Và ngày giỗ mãn tang ông, hai cha đi thật vất vả mới đến nơi.

Nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Phú Quốc
Qua sự việc này mới thấy các cha ở đây thật vất vả khi sức dầu cho bệnh nhân, dâng lễ an táng…Cha phó giải thích: “Sở dĩ cha xứ xây nhà thờ lớn vì sắp tới đây Phú Quốc chuyển mình với những dự án lớn, làm sao cho bộ mặt giáo xứ xứng với tầm phát triển của xã hội.

Sinh hoạt của nhà thờ ngày hè rất vui. Giáo xứ chỉ có hai đoàn thể người lớn là hội Hiền Mẫu và Gia Trưởng, còn thiếu nhi không được lập thành đoàn nhưng các em học giáo lý theo khóa học. Vừa ăn sáng xong tôi đã thấy các em đến đầy sân sau nhà thờ. Được các thầy chung sức, tôi làm quen, sinh hoạt vui và cho kẹo theo kiểu “cổ điển” vẫn thường làm. Trẻ con ở đây có vẻ hiền lành, cha mẹ chúng đa số làm nghề đánh bắt hải sản và buôn bán.

Tôi thấy thương cho đám trẻ, ngoài việc đi học, học giáo lý và chơi đá banh ở sân nhà thờ, các em chẳng có chỗ nào giải trí lành mạnh. Quí cha cũng quan tâm đến nhiều điều nhưng vì dân ở rải rác nên nhịp sống của giáo xứ có chậm hơn một chút. Mấy thầy nói rằng vào các ngày lễ lớn, người ta đến rất đông, nhà thờ lúc đó thật vui, còn bình thường thì có một cái gì đó thật thầm lặng. Thôi thì theo thời gian và lòng nhiệt thành, giáo xứ sẽ nảy sinh nhiều hoa trái từ thế hệ thiến nhi này.

Vùng biển Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, có đủ loại cá tôm thường thấy nhưng ở đây còn có loại hải sản đặc biệt như: biên mai, ốc vá, bào ngư, hải sâm, đẻn, cá ngựa, cá bè, cá thiều, cá rún, hàu, hàu bao, khiếu, điệp... Bữa cơm tối hôm ấy, cha phó cho chúng tôi ăn món cồi biên mai xào với đậu ve, cà rốt và bông hẹ. Đây là một loại “sơn hào hải vị” trên đời vì muốn bắt con biên mai, người dân phải lặn tìm trong các rạn đá. Con biên mai to bằng bàn tay, chỉ lấy được cái cồi, tức là cái cơ để khép mở của nó, bắt lên một thúng to, họa may mới có được một đĩa cồi mà thưởng thức; con to nhất cũng chỉ lớn hơn đầu ngón tay cái một chút mà thôi. Cha còn cho uống rượu quả sim màu tím nữa, thật là đã cái miệng!

Sáng hôm sau, chúng tôi tạm biệt nhà xứ trong nụ cười hiền hòa của cha phó Đăng để du lịch quanh đảo. Có hai nữ tu dòng Mến Thánh Giá được nghỉ hè về đây thăm bà con cũng sáp nhập vào nhóm chúng tôi để đi tham quan đảo. Thế là càng đông đúc vui vẻ!

Điểm đầu tiên là nơi nuôi, cấy và bán ngọc trai. Bỏ ra 50,000 VNĐ (khoảng 3 Usd) thì cô gái sẽ cầm một con trai, mổ lấy viên ngọc trai ra cho khách xem. Còn muốn mua các loại xâu chuỗi bằng ngọc trai thì có đủ mọi giá, tùy theo số tuổi của con trai, tha hồ mà lựa chọn.

Điểm thứ hai là Dinh Cậu, đây chỉ là một ngôi chùa trên một tụ đá gần biển. Có nhiều truyền thuyết dân gian gắn liền với địa danh ở đây như bà Kim Giao, Đồng Bà; truyền thuyết gắn với vua Gia Long, anh hùng Nguyễn Trung Trực; truyền thuyết về những nhân vật có tiếng như ông Đạo Đụng (giống như ông đạo dừa), tức là “đụng gì dùng nấy, không đòi hỏi”…mà truyền thuyết nào nghe cũng vui tai.

Trước khi vào Suối Tranh tắm mát, chúng tôi đến làng chài Hàm Ninh để mua hải sản ăn trưa. Ở đây có cây cầu xi-măng dài dẫn ra biển vì bãi rất cạn. Hàm Ninh rất gần với đất liền, chỉ cách Hà Tiên 40 km; đây là con đường nối đảo với đất liền rất yên ổn vào mùa mưa bão, đồng thời có con rạch Hàm để neo đậu ghe thuyền. Hiện nay, người ta vẫn coi Hàm Ninh là một làng cổ của đảo.

Vào suối Tranh rất dễ dàng vì có các bậc đá dẫn lên đỉnh núi; một con suối trong nước chảy khá êm tạo thành những cái thác nhỏ từ trên đỉnh núi xuống. Chúng tôi bày ghẹ, ốc nhảy, tôm tích, bánh cống trên một tảng đá rồi “nhậu” một cách đơn sơ; nghe suối chảy rồi tắm mát, một số trong đoàn đi tắm mát.

Khi chúng tôi chuẩn bị tắm thì hai sơ vội đi lên núi, có lẽ để cầu nguyện cho đám trẻ hay chọc phá này.

Vào khu bảo tàng Cội Nguồn Phú Quốc Việt Nam, tôi hiểu về hòn đảo này hơn vì ở đây người ta trưng bày tổng quan lịch sử tự nhiên, văn hóa xã hội; trình bày qui trình và công cụ sản xuất, khai thác sản vật; có khu vườn sinh thái giới thiệu các loại cây thuốc, gỗ lũa; bảo tồn giống chó lông xoáy, các loài chim biển và bán hàng thủ công, mỹ nghệ ngọc trai.

Sau cùng, chúng tôi vào một nơi làm nước mắm. Những thùng ủ cá to cao gấp ba đầu người, màu đỏ, ruôn nước mắm vào những cái xô xanh lớn trông hay hay. Khâu vào chai, dãn nhãn, bít miệng chai thì có vẻ nhàn nhã hơn. Có ai nghĩ cách làm thủ công thế này đã cung cấp nước mắm cho nhiều nơi trên đất nước và đây là một nghề cha truyền con nối bao đời, nuôi sống nhiều người. Nhiều thế hệ trên đất Việt vừa chào đời đã thấy có nước mắm.

Những bãi biển đẹp thì người ta đã chiếm lấy để làm resort phục vụ khách du lịch, còn cư dân cứ tắm tự nhiên ở dinh Cậu, không mất tiền. Có một đoạn bờ biển dài, cát trắng với những cây dương cao, mỏng mảnh trông rất thơ mộng; anh tài xế lại nói khu này chuẩn bị vào qui hoạch. Tôi nghĩ, vẻ đẹp thiên nhiên ưu đã những kẻ có tiền hay người ta chỉ vì tiền mà lợi dụng thiên nhiên?

Rời huyện đảo Phú Quốc, lòng tôi thấy bâng khuâng. Cả một đảo lớn với hai thị trấn đông dân mà chỉ có một xứ đạo. Ở Dương Đông vẫn còn một điểm dâng lễ tại nhà riêng của người dân. Tôi lại tự hỏi: hiện nay, ngoài một số những hòn đảo đã có dấu chân của linh mục, thì những hòn đảo nhỏ khác, có dân cư sinh sống, rải rác trên khắp miền đất nước biết đến bao giờ ánh sáng Tin Mừng mới len lỏi, làm sinh động đời sống tâm linh của những người biết Chúa và cả những người chưa biết Thiên Chúa là ai.

Tạm biệt hòn đảo độc đáo cả về tự nhiên lẫn con người nhưng hình như vẫn còn chưa đủ sự ấm áp của Tin Mừng.
 
Đội tiến nến giáo xứ Nam Định đến hiệp thông cùng đội tiến nến giáo xứ Trình Xuyên
Anna Thiên Hương
20:04 21/06/2009
NAM ĐỊNH: Thứ năm ngày 18/06/2009, nhân dịp lễ quan thầy Thánh Tâm của giáo xứ Trình Xuyên, đội tiến nến gồm 40 em nghĩa binh thánh thể của nhà thờ lớn Nam Định đã được cha phó xứ Nam Định Phaolô Nguyễn Văn Kiều tổ chức vào Trình Xuyên cùng hiệp thông với đội tiến nến giáo xứ Trình Xuyên tiến nến kính Trái tim Chúa.

Xem hình ảnh tiến nến

Vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày trước buổi lễ kính Thánh Tâm, dưới sự hướng dẫn của cha phó xứ Nam Định PhaoLô Nguyễn Văn Kiều, giáo xứ Trình Xuyên đã tổ chức một cuộc rước vô cùng trang nghiêm và long trọng xung quanh khuân viên nhà thờ với đầy đủ các hội đoàn, dưới ánh nắng đẹp lung linh tỏa sáng khắp nhà thờ cùng với muôn tiếng chim hót vui ca, đội trình diễn phúc âm giáo xứ Nam Định và đội tiến nến của giáo xứ Trình Xuyên với những ánh nến sang trên tay, những tiếng hát, lời ca tươi trẻ hồn nhiên hợp nên một khối tâm tình thành kính. Thật là một buổi lễ rất ý nghĩa và cảm động cho giáo dân tại vùng này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy xem những gì CS làm!”
Đỗ Hữu Nghiêm
02:23 21/06/2009
Đừng Nghe Những Gì Công Sản Nói, Mà Hãy Xem Kỹ Những gì Cộng Sản Làm!” (Nhân biến cố CSVN bắt giữ khẩn cấp Luật Sử Lê Công Định)

Trong tất cả những phản ứng của người Việt, trong nước và hải ngoại, của cá nhân và tổ chức ngoại quốc trên khắp thế giới, những người có kinh nghiệm trải qua đời sống dưới chế độ Cộng Sản ở Việt Nam đều dè bỉu và tâm đắc với câu nói như trên, do một sình viên Việt Nam sinh sống hiện nay tại Đức phát biểu.

Câu nói này không có gì mới lạ, vì đã từng được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói ra trong kinh nghiệm đấu tranh với Cộng sản Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.

Nói với những người không có lương tri và đạo đức, thì bạo lực vãn là trên hết, bạo lực dưới mọi hình thức, miễn là đạt mục tiêu CS mong muốn! Và không có đạo đức, vì mọi phương tiện đưa đến mục đích mong muốn đều tốt!!!

Trong ứng phó với bạo lực, thì thường bạo lực mạnh hơn sẽ thằng bạo lực yếu hơn. Nhưng bạo lực chỉ kéo theo bạo lực mà con người có lương tri nhân bản không muốn chấp nhận, và không dám làm. Đến nay, người ta vẫn tin chỉ có nhu nhuyễn mới thắng cường bạo và cải hóa con người thật sâu thẳm.

Hiện nay, toàn thể thế giới, nhất là khối Liên Minh Âu châu và Hoa Kỳ - vì chưa từng sống dưới chế độ Cộng Sản và trải qua những kinh nghiệm cụ thể với mưu mô tráo trở xảo trá và lừa dối của Cộng Sản như ở Việt Nam – đã và đang bị Cộng Sản Việt Nam lừa bịp, tuyên truyền dối trá và đã từng phạm nhiều sai lầm liên tục nghiêm trọng trong cách ứng xử đối ngoại với CSVN.

Từ những cuộc đàm phán - chỉ kể một số hội đàm quan trọng - Thế giớt đang bị CSVN mê hoặc! Ta chứng kiến biết bao cảnh lừa dối:

từ đàm phán bí mật đến công khai tại Genève (1954), tại Bắc Kinh (1972) và tại Paris (1973); trong quá trình bình thường hóa của thế giới với Việt Nam. Chẳng hạn tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (1977) rồi gia nhập APEC (1988), UNHCR đàm phán với Việt Nam nhằm chấm dứt phong trào vượt biên (1988-1989), và đàm phán cho Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (1995), tạo điều kiện cho Việt Nam hồi sinh sau khi đã sắp kiệt quệ tan rã, và mới đây đàm phán rút Việt Nam ra khỏi các nước CPC (2006) và cho Việt Nam gia nhập tổ chức WTO (2007), thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (2007).

Nhưng từ cuộc phản kháng bất bạo động, ôn hòa, để đấu tranh dân chủ lẻ tẻ, nhen nhúm từ thời Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt (1976) và nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác, phong trào 8406, thì các phong trào dân chủ đã lớn mạnh dần kéo theo đông đảo các tầng lớp quấn chúng tham gia đến nay.

Chính quyền chuyên chính CSVN bắt giữ khần cấp và áp lực Luật Sư Lê Công Định phải khẩn trương đọc những lời lẽ thú nhận tội trong lúc bị bắt giam ở thế bị kìm kẹt đe dọa như “cá nằm trên thớt”, thì chẳng ai lạ gì thủ đoạn đậc ác của Cộng Sản độc tài Việt Nam.

Một con người can đảm, khảng khái và có chí khí, trí thức, nhân cách, và lương tri như Luật Sư Lê Công Định chắc chắn không tuyên bố những điều thu hoạch chống lại lương tâm ngay thẳng trong sáng của mình trong hoàn cảnh có tự do!

Việc CSVN công bố vội vàng mau chóng mẩu radio clip về lời nhận tội của Luật Sư Lê Công Định và có giới báo chí toa rập khiến công luận thế giới không thể tin được đó là sự thật. Biến cố này là một kich bản đã diễn ra trong biến cố CSVN ứng xử gian dối với vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà và với cá nhân TGM Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội, từng có sự tạo rập hèn hạ của hệ thống truyền thông do nhà nước CSVN nắm toàn quyền lèo lái và sắp đặt.

Ở đây công luận Việt Nam và thế giới lại chứng kiến một toan tính gian dối của CSVN đối phó với công luận quốc tế chống lại việc Việt Nam bắt giữ khẩn cấp Luật Sư Lê Công Định. Chớ chi việc này giúp mở mắt những ai còn u mê và lầm tưởng và tiếp tục ban nhiều ân huệ tưởng thưởng cho sự lừa dối tưởng chừng như thành công của CSVN!

Đúng là “Đừng nghe những gì CSVN nói, mà hãy xem kỹ những gì CSVN làm!”
 
Bản lãnh của nhà báo cho chế độ CS là bồi bút
Lê Sáng
15:01 21/06/2009
Sự thật, công lý trong xã hội văn minh ngày nay đang được sự tiến bộ của khoa học hỗ trợ mạnh mẽ. Về mặt kỹ thuật, các chế độ độc tài không thể dùng bạo quyền để trấn áp được hết tiếng nói phản đối. Nhưng thay vì phục thiện, các chế độ độc tài và độc tài csvn hôm nay quay sang đào tạo những kẻ bồi bút với cái gọi là “bản lĩnh chính trị của báo chí cách mạng” (*)

Hơn một năm qua, csvn làm đủ chuyện rất quái gở: Bán bô-xít khuyến mại thêm “món quà cấm khẩu” trước hành động xâm lược biển đảo giết ngư dân Việt của Trung Quốc – Bắt nhà báo đi sang lề bên trái kèm theo việc thả thứ trưởng tham nhũng – Đàn áp luật sư bào chữa giáo dân Thái Hà – Bắt luật sư lên tiếng đòi dân chủ nhân quyền với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước…

Báo chí công luận trên thế giới và báo chí tự phát trong chế độ nhà nước cộng sản thì lên tiếng phản đối. Báo chí của nhà nước cộng sản cũng có lúc ọ ẹ phản đối… Nhưng bị điểm huyệt cấm khẩu ngay…

Đến ngày 19/6/2009 Trương Tấn Sang, thay mặt bộ chính trị dự họp ngày “báo chí cách mạng việt nam”. Trương Tấn Sang lên lớp một hồi cho đám bồi bút đứng đầu là đồng chí chủ tịch hội nhà báo Việt Nam kiêm tổng biên tập báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh về những việc làm gây khó khăn cho công tác lãnh đạo điều hành của đảng thời gian qua. Kế đó ông ta chỉ đạo báo chí phải đi trước, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước - Bất kể cái chủ trương của nhà nước đã nhãn tiền là bán nước. Nhãn tiền bán nước đến độ “khai quốc công thần cộng sản” Võ Nguyên Giáp phải 3 lần lên tiếng bằng văn thư yêu cầu chấm dứt ngay.

Tấn công sách nhiễu luật sư, bắt luật sư vừa qua, thì đã rõ là cả hệ thống truyền thông báo chí cách mạng dùng mồm của an ninh điều tra là phát ngôn của mình. Thậm chí nó không còn là đưa tin nữa, mà sặc mùi đấu tố chửi rủa vô văn hóa như thời cải cách ruộng đất vậy.

Đó là đảng lãnh đạo báo chí cách mạng. Còn nhà nước chỉ đạo điều hành bộ máy “báo chí của dân” thì sao ? Cùng ngày 19/6/2009 Lê Doãn Hợp - Bộ trưởng thông tin truyền thông trả lời phỏng vấn một tờ báo như hàng ngàn tờ báo trong chế độ cộng sản Việt Nam. Nó được giật tít: 'Báo chí thể hiện bản lĩnh trong phản biện xã hội' – Không bình luận về cách ví von rất lộn xộn về từ ngữ học thuật này của báo chí bồi bút cộng sản. Xin hãy nghe ông Lê Doãn Hợp nói:

Báo chí của bất kỳ đất nước nào cũng phải tuân thủ pháp luật. Báo chí Việt Nam cũng vậy, mọi hoạt động đều phải theo quy định của Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí cũng đã được luật hóa khá rõ ràng như: thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; đấu tranh phòng, chống các hành vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác...

Những quy định trên chính là “phần đường bên phải” của báo chí. Nói rộng hơn, “phần đường bên phải” chính là những quy định của pháp luật mà mọi người, mọi ngành nghề đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải chấp hành. Cũng như khi tham gia giao thông, con người và các loại phương tiện luôn luôn đi đúng phần đường đã được luật pháp quy định thì sẽ đi nhanh hơn và an toàn hơn
." - Hết trích.

Chưa cần nói đến những bất cập trong hệ thống pháp luật cộng sản như: Luật ngang nhiên vi hiến; Luật pháp trái với các điều ước quốc tế đã được csvn ký công nhận; Câu chữ trong luật được giải thích cách tuỳ tiện theo ý quan chức mà không có một cơ quan nào phân xử… Đã thấy những lời lẽ của Lê Doãn Hợp là tự mâu thuẫn:

· Đã là luật thì phải rõ ràng chứ không thể là khá rõ hay trung bình rõ như Lê Doãn Hợp phát ngôn được. Luật không rõ ràng, nó sẽ được suy diễn theo chiều hướng có lợi cho người dân chứ không phải có lợi cho nhà nước, nền pháp lý văn minh nào cũng vậy. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Đây có phải là mấu chốt của vấn đề nhà nước csvn ban hành luật không minh bạch mà chỉ đến mức khá rõ ràng là cao nhất. Muốn rõ hơn, người dân phải xem phản ứng của nhà nước và suy luận theo hướng chấp hành luật như thế đã làm vừa ý nhà nước chưa ???

· Đã yêu cầu tính trung thực thì không thể đòi báo chí phải hướng dẫn dư luận gì gì… Sự thực sẽ tự biết tìm đường và tự dẫn đường dư luận. Giả dối sẽ tự đào thải, và nếu làm thiệt hại đến ai, đã có luật khởi kiện đòi bồi thường… Không có nền báo chí văn minh nào lại đặt mục tiêu định hướng, dẫn đường dư luận gì cả… Việc có dư luận theo chiều này chiều khác hoàn toàn mang tính thứ phát, và trên cơ sở sự thực mới là đúng và bền vững.

· Đã yêu cầu tính trung thực thì bất luận lợi ích của ai. Chỉ tôn trọng sự thực mà thôi. Không thể vừa yêu cầu tôn trọng sự thực vừa yêu cầu phải vì lợi ích của đảng của nhà nước cộng sản được. Nếu yêu cầu như thế, trường hợp có xung đột giữa sự thực và lợi ích của đảng thì sao ? Phải bóp méo sự thực hay phải gạt bỏ lợi ích của đảng đây ???

· Báo chí là lĩnh vực xã hội, nó tuy cụ thể nhưng lại mang cả tính trừu tượng, các quan hệ nội tại của nó đã rất phức tạp, chưa có nền văn minh nào có thể giải quyết hết được tính phức tạp này - Họ khắc phục bằng việc giáo dục lương tâm con người… Cho nên không thể đem báo chí so sánh với giao thông đường bộ lề đường bên phải lề đường bên trái được… Ông bộ trưởng truyền thông có lẽ không có kiến thức về pháp luật nên đem luật giao thông với hiện tượng tham gia giao thông đường bộ ra so sánh với báo chí thì quả thực trên thế giới chỉ có một mình ông.

Lòng vòng một hồi cuối cùng ông bộ trưởng cũng lòi ý ra: “Mỗi khi thông tin đó đã đạt tới hiệu quả xã hội cao thì chắc chắn tác giả của thông tin cũng như tờ báo luôn luôn nằm trong “ranh giới an toàn”. - An toàn cho phóng viên trong chế độ thông tin báo chí cộng sản là như thế đó. Nó phải đạt tới hiệu quả cao cho xã hội cộng sản. Mà xã hội cộng sản thì ai cũng biết nó được xây dựng trên đủ thứ giả dối. Đến học thuyết tư tưởng cũng là lừa bịp, nó đã phá sản hoàn toàn, và ở nơi quê gốc của nó người ta đã vứt ra sọt rác với bao nhiêu lời nguyền rủa vì tai ương nó gây ra… Vậy mà nó đang được csvn vá vứu rồi làm tiêu chẩn cho sự an toàn của phóng viên khi tác nghiệp báo chí… Và được gọi đó là bản lĩnh của người làm báo cách mạng Việt Nam.

Từ cổ chí kim, bản lĩnh một con người khi nói ra, viết ra dù là làm báo hay viết sách viết sử là sự thực chứ không phải là “hiệu quả xã hội cao”. Chỉ có csvn đưa ra tiêu chí này. Nên ai có chút lương tâm chẳng dám làm báo cho cộng sản. Ai làm báo cho cộng sản, phải vứt bỏ lương tâm. Như thế nên đổi tên ngày báo chí cách mạng Việt Nam – Thành ngày bồi bút cộng sản Việt Nam. Và bản lĩnh người làm báo cho csvn không có từ gì thích hợp cho bằng BỒI BÚT.

(*) Xem thêm :
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/06/3BA10614/
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/06/3BA10590/
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Đôi lời cám ơn của LM Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Ban Tổ Chức Hành Hương
17:48 21/06/2009

Diễn Từ Bế Mạc của LM. Nguyễn Thanh Liêm Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ



(Thánh Lễ Đại Trào, thứ bảy 20-6-2009)


Kính thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica,
Kính thưa quý Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ,
và toàn thể quý ông bà anh chị em,

Thay mặt cho Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, chúng con chân thành cám ơn Đức Sứ Thần đã ưu ái nhận lời mời đến với chúng con trong cuộc Hành Hương này. Sự hiện diện của Đức Sứ Thần trong những ngày vừa qua nói lên sự quan tâm, yêu thương, và hiệp thông với cộng đoàn Dân Chúa ở tại Hoa Kỳ. Chúng con hết lòng chân thành cảm tạ Đức Sứ Thần.

Xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang và Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam của chúng ta, ban thật nhiều sức khỏe, ơn khôn ngoan và sáng suốt xuống trên Đức Sứ Thần, để Đức Sứ Thần có thể chu toàn sứ vụ quan trọng và nặng nề mà Đức Thánh Cha đã tin tưởng và gửi gấm nơi Đức Sứ Thần ở quốc gia Costa Rica.

Kính thưa quý vị,

Cuộc hành hương lần thứ hai này sở dĩ được thành công hết sức tốt đẹp, chính là nhờ sự hiện diện đông đảo của quý vị. Chúng con xin cám ơn và trân trọng những sự hy sinh, vất vả của tất cả quý vị từ khắp nơi, để cùng nhau về đây tham dự cuộc Hành Hương.

Chúng con, xin ghi ơn quý Cha, quý Phó Tế, quý Tu Sĩ, quý Chức Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn, các giáo xứ, cộng đoàn đã đáp lời kêu gọi, cùng nhau cầu nguyện, vận động, và yểm trợ tinh thần lẫn vật chất giúp cho cuộc Hành Hương này.

Chúng con xin chân thành cám ơn tất cả quý Cha, quý Thầy, và quý Soeur đã hướng dẫn các buổi hội thảo, hay điều hợp buổi chia sẻ thật hữu ích và sinh động, giúp cho mọi người có thêm kiến thức về đạo, giáo hội và gia đình.

Chúng con chân thành cám ơn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ở Arlington, Virginia, Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam ở Washington, Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang, Baltimore, và các Giáo Xứ, Cộng Đoàn ở các nơi khác đã vất vả chuẩn bị các việc cần thiết cho cuộc hành hương.

Chúng con chân thành cám ơn Nhạc Sư Phạm Đức Huyến, tất cả quý anh chị Ca Trưởng, Ca Viên của các ca đoàn từ khắp nơi về đây, các nhạc công của Vương Cung Thánh Đường hay của các giáo xứ, hội đoàn, quý Sơ và các em Thiếu Nhi trong toán Thánh Vũ đã tập dượt công phu, đem tiếng hát, lời ca, các điệu vũ Thánh giúp trong các buổi rước kiệu, Thánh Lễ, thêm phần long trọng và sốt sắng.

Xin ghi ơn quý Cha, Soeur, cùng các ca sĩ, ban nhạc, các hội đoàn, các em Thiếu Nhi và quý ân nhân xa gần đã giúp đỡ cho buổi tiệc gây quỹ chiều thứ sáu được thập phần vui tươi và hấp dẫn.

Chúng con cũng chân thành cám ơn cha Allan Figueroa Deck, Giám Đốc Điều Hành Văn Phòng Đa Văn Hóa của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và bà Cecile Motus, Phó Giám Đốc đã đến với chúng con trong ngày hôm nay. Chúng con, như trong quá khứ, sẽ tiếp tục làm việc với HĐGMHK qua Văn Phòng Đa Văn Hóa để mang lại sự hiệp nhất, hiểu biết, giúp đỡ và tôn kính lẫn nhau giữa hai giáo hội Hoa Kỳ và Việt Nam.

Sau cùng, chúng con, đặc biệt chân thành ghi ơn Cha Nguyễn Đức Vượng - Trưởng Ban Tổ Chức và Giáo Sư Bùi Hữu Thư, Phó Ban, cùng tất cả cộng sự viên của các giáo xứ, cộng đoàn đã hết lòng hy sinh làm việc vất vả trong bao nhiêu tháng ngày qua, để cuộc hành hương được thành công mỹ mãn như ngày hôm nay.

Chúng con xin quý vị rộng tình tha thứ cho những thiếu sót xảy ra ngoài ý muốn, và xin vui lòng giúp ý kiến, để chúng con có thể tổ chức tốt hơn trong năm tới.

Trong tâm tình tạ ơn, chúng con xin tuyên bố bế mạc cuộc hành hương này.

Và xin công bố, sang năm, cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ ba tại Thủ Đô Washington D.C., sẽ được tổ chức từ ngày 17,18, 19 tháng 6, 2010.

Hẹn gặp lại tất cả quý vị. Xin kính chúc toàn thể quý vị lên đường về nhà được an bình trong ân sủng của Chúa và Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.