Ngày 20-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:27 20/06/2011
CÁM ƠN CHÂU CÔNG
N2T

Một cô dâu chuẩn bị về nhà chồng (xuất giá) khóc hu hu hỏi chị dâu:
- “Ai định ra việc hôn nhân ?”
Chị dâu trả lời:
- “Châu Công”.
Cô dâu lập tức mở miệng mắng Châu Công.
Đợi đầy tháng thì cô dâu trở về nhà mẹ, gặp chị dâu bèn hỏi Châu Công ở đâu, chị dâu cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi lại:
- “Em tìm ông ta có chuyện gì không ?”
Cô dâu mặt mày hớn hở trả lời:
- “Em muốn tự mình đan một đôi giày để cám ơn ông ta”.

Suy tư:
Bí tích hôn phối là bí tích do Chúa Giê-su lập ra, để ban cho hai người Ki-tô hữu nam và nữ được tràn đầy ân sủng của Ngài, để họ chu toàn bổn phận làm chồng làm vợ và làm cha làm mẹ trong gia đình của mình.
Do đó, hôn nhân là niềm vui, là hạnh phúc không những cho đôi vợ chồng trẻ, mà còn cho mọi người trong gia đình và bạn bè nữa.
Hôn nhân như thang thuốc bắc uống vào thì thấy đắng: cho nên có người vừa uống vào thì vội vàng nhổ ra khỏi miệng, vì họ không kiên nhẫn và cũng không hiểu tác dụng của thuốc bắc; có người uống vào thì thấy đắng nhưng vẫn cứ nuốt xuống, bởi vì họ biết kiên nhẫn và hiểu tác dụng vị đắng của thuốc bắc.
Trong đời sống hôn nhân đôi vợ chồng cần phải có sự kiên nhẫn, và hiểu rõ giá trị hôn nhân gia đình chính là hạnh phúc, mà hạnh phúc này cần phải nêm qua những đắng cay trong cuộc sống vợ chồng. Ai hiểu được như thế thì đồng thời họ cũng nắm vững được hạnh phúc gia đình.
Hôn nhân là do Thiên Chúa lập ra và được Chúa Giê-su nâng lên hàng bí tích, chứ không phải do ông Châu Công nào cả, do đó việc trước tiên phải cám ơn là cám ơn Thiên Chúa, người Ki-tô hữu nhất định phải biết điều ấy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:29 20/06/2011
N2T

10. Tôi không chút sợ hãi chiến đấu trong giờ lâm chung, bởi vì tôi xác tín và biết rằng Thiên Chúa không hề bỏ rơi tôi.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Những thách đố của Thánh Thể với xã hội hôm nay
Lm Giuse Trần Đình Long
23:52 20/06/2011
Xã hội hiện nay được đánh dấu bởi một khuynh hướng mạnh mẽ về tình trạng thế tục hóa. Sự liên kết giữa tôn giáo và xã hội có một khoảng cách ngày càng lớn. Người ta có thái độ lãnh đạm với tôn giáo rõ rệt hơn, so với tình trạng hoàn toàn thù địch. Việc phục vụ Đức Kitô trong Thánh Thể không bao giờ là một hoạt động thế tục. Để trở thành những chứng nhân của lòng Chúa xót thương nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta cần phải liên kết cuộc sống con người và mầu nhiệm Thiên Chúa với nhau. Chúng ta cần biết cách làm thế nào để nhận ra và sử dụng sức mạnh biến đổi của Thánh Thể nhằm đáp ứng được nỗi khao khát đích thực nhất của con người trong thời đại này.

• Khao Khát Tự Do

Khao khát này kéo dài xuyên suốt toàn bộ chân trời của cuộc sống. Con người mong muốn tự quyết định về mọi việc liên quan đến gia đình, cá nhân và cuộc sống xã hội của họ. Mỗi đề nghị đưa ra cho họ phải được trình bày như một lời mời gọi mà họ có thể đồng ý hoặc khước từ chứ không thể là những áp đặt với những quy định cứng ngắc vô hồn. Con ngưo`i ngày nay nhạy cảm hơn nhiều đối với nhu~ng đề nghị đúng đắn tế nhị và khéo léo. Họ hướng tới một cách đáp trả thật đáng ngạc nhiên, một sự thỏa thuận kiên trì, khi họ có khả năng chọn lựa.

Như là một cách tưởng niệm và hiện diện, cử hành Thánh Thể cách thích nghi thật phù hợp để đáp lại mong đợi này. Đức Kitô đích thực là Đấng mở ra trong tâm hồn mỗi người một không gian mà trong đó, người đó có thể phát triển mà không hạn chế, bởi vì đây là đường lối của tình yêu. Việc cử hành Thánh Thể có thể là giây phút qua đó lôi kéo được tính sáng tạo của người tham dự. Thói bảo thủ và cứng ngắc gây ra sự nhàm chán. Trong một buổi thảo luận về việc dạy giáo lý cho tất cả mọi lứa tuổi. Câu hỏi được đưa ra: “Có thể mang lại một số cải cách trong việc cử hành (trong cách thích nghi những kinh nguyện, thay đổi hoặc bổ sung một số từ, kinh nguyện Thánh Thể ...) không?” Câu trả lời mà thuyết trình viên trong cuộc họp đưa ra là: “Chúng ta không được đụng chạm vào thánh lễ”. Thật là nỗi thất vọng lớn lao trong việc quy tụ! Một Thánh Thể lạnh cứng không thu hút được giới trẻ, cũng không thu hút cả những người lớn tuổi.

• Khao Khát Thiên Chúa

Chúng ta nên sẵn sàng hướng dẫn người đói khát đến với bữa tiệc của Đức Kitô, nơi họ sẽ được no đủ. Chúng ta có thể bày tỏ tốt nhất đường lối này bằng chính gương mẫu của mình.

Nỗi khao khát đối với Thiên Chúa thật vô biên. Trong thời đại ngày nay, hàng triệu người đã đứng lên “để tìm kiếm Người, hầu có thể được thỏa mãn nỗi khao khát của họ”. Tại sao nỗi khao khát mãnh liệt này không được thỏa mãn? Nỗi khao khát thần thánh này sẽ bị dao động, trừ khi những người Công Giáo bắt đầu nhận ra. Vì chỗ trống cần được lấp đầy. Vì nếu chân lý không lấp đầy chỗ trống trong linh hồn con người, thì chắc chắn những sự dối trá sẽ lấp đầy. Cách chúng ta có thể thất bại như thế nào trong việc nuôi sống những linh hồn đói khát? Chúa nhắc nhở chúng ta: “xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn” (Mt 25:42).

Mặc dù trên khắp thế giới, hầu hết những kẻ tin đều thiếu nhiệt tình, tuy nhiên, người ta vẫn khao khát Thiên Chúa. Họ không biết tại sao. Các Kitô hữu đã không sống Tin Mừng bằng gương mẫu tốt lành của họ. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang kêu lên: “vì tấm bánh sự sống và nước hằng sống mà Đức Kitô đã hứa”. Nhưng những kẻ sở hữu các kho tàng này lại khước từ chia sẻ với họ.

Người ta cảm thấy sự sống, cái chết và sự sống lại của Đức Kitô là vô giá trị và vô ích, tuy nhiên, đây lại là chính giá cứu chuộc của chúng ta. Ngoài ra, nỗi khao khát sâu xa nhất đối với Thiên Chúa là một nỗi khao khát đối với tình yêu. Và chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh của Đức Kitô nơi những người khác. Khi người đó nhận biết rằng Thiên Chúa yêu thương họ, thì họ sẽ ngừng đói khát. Và họ sẽ biết rằng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho họ một bàn tiệc để ăn bánh và uống rượu là chính mình Người.

Những người khao khát Thiên Chúa thường tìm kiếm Người một cách sai lầm trong ma túy hoặc những thú vui khác, hoặc có lẽ trong việc tìm kiếm sự tuyệt đối. Nhưng khi được đưa đến với Thánh Thể, thì họ sẽ nhận biết tình yêu là gì. Và họ sẽ không bao giờ đói khát nữa. Vì họ sẽ hiểu rằng mình được yêu thương nhiều đến thế nào.

Thời đại này là một thế hệ yếu đuối, mệt mỏi và khao khát, khao khát Thiên Chúa và tình yêu, trong khi giúp đỡ nhau trên đường. Đặc biệt giới trẻ khao khát đời sống tinh thần. Vấn đề là các Kitô hữu chúng ta không hiểu rằng thế giới luôn luôn khao khát thực tại là chính Đức Kitô.

Đức Kitô đã để lại cho chúng ta một tấm gương, bằng cách chuẩn bị một bữa ăn ngon cho những người bạn đang đói của Người. Cũng vậy, chúng ta nên nuôi sống những anh chị em đói khát của mình. Khi một người anh em được đầy ắp những lời yêu thương của tôi, thì họ sẽ cảm thấy mình được chấp nhận và cởi mở với sự hân hoan.

Nếu ngôi nhà của tâm hồn chúng ta trống rỗng Thiên Chúa, nếu chúng ta không nhìn thấy Người nơi bản thân mình, thì làm thế nào chúng ta có thể nhận ra Người nơi những kẻ khác? Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đến với người nghèo để nuôi sống họ, vừa bằng tấm bánh mà họ cần thiết để sống, vừa bằng tấm bánh của sự công bằng, phẩm giá được phục hồi của họ với tư cách con người. Trên hết, chúng ta phải mang lại cho họ bánh và rượu của thân thể Đức Kitô, vì họ khao khát Người, mà thậm chí họ không nhận biết điều này.

• Tính Chất Xác Thực

“Họ không làm những điều họ nói!” Người ta vẫn luôn đánh giá sự gắn liền giữa lời nói và hành động là rất quan trọng. Tuy nhiên, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mối liên kết giữa lời nói và hành động càng ngày càng giảm bớt. Nghệ thuật quảng cáo, tính chất giả tạo, “vẻ bề ngoài” và “mốt” càng kích động nơi những người đương thời một sự nhạy cảm đối với những gì là xác thực. Điều này đòi hỏi chúng ta phải sống những gì mình công bố. Nếu chúng ta nói rằng Thánh Thể chính là sức mạnh của tình yêu, thì thế giới ngày nay đòi hỏi cuộc sống của những người Kitô hữu, những người lãnh nhận Thánh Thể hằng ngày, phải chứng tỏ được điều này qua chính thái độ và lối sống của mình. Con người hôm nay vẫn đang tìm kiếm tính chất xác thực của những người môn đệ Chúa Giêsu Thánh Thể dám đưa ra những hành động phù hợp với lời nói của mình. Chúng ta thường nói về Thánh Thể, mà lại không sống Thánh Thể!

Với những căng thẳng trong thế giới chúng ta đang sống và nhịp độ rất mạnh mẽ mà nó phát sinh, thì tinh thần và thể xác con người đều cần đến sự hỗ trợ, vì những đòi hỏi nơi chúng đều cao. Thật là chuyện cũ rích khi gợi ý là cần có sẵn trong tay một người trợ giúp tinh thần, lúc có một tai nạn, một sự vi phạm đạo đức, hoặc sự kiện gây chấn thương nào đó.

Chúng ta vẫn nói Thánh Thể là nguồn gốc của sự chữa lành và ơn cứu độ. Chúng ta sống, làm chứng và trình bày thế nào để con người ngày nay xác tín Thánh Thể như là nguồn gốc của năng lực ấy ?

• Hòa Bình

Đây là từ người ta thường nhắc tới trong một thế giới đầy bạo lực. Những “trường học hòa bình” được thiết lập, sao cho những đứa trẻ, nhưng cũng cả người lớn, có thể trở thành những người tích cực ủng hộ nền hòa bình. Hòa bình không chỉ có nghĩa là vắng bóng chiến tranh. Hòa bình không tách rời khỏi việc nhìn nhận những quyền lợi căn bản của con người. Làm sao có được nền hòa bình đích thực khi phẩm giá và quyền lợi của con người không được tôn trọng, khi sự an toàn, tự do, những điều kiện về sức khỏe, nhà ở và thực phẩm không được cung cấp đầy đủ. Nhiều người đang làm việc hết sức để cải thiện các vấn đề này. Những nỗ lực cam kết của họ trong lãnh vực này đã thách thức chúng ta. Việc phục vụ Thánh Thể thúc đẩy chúng ta cùng tham gia với họ.

• Sự Nghèo Khổ

Những nguồn tài nguyên của thế giới đang được phân chia một cách bất công. Kẻ giàu thì càng giàu, người nghèo khổ càng nghèo khổ hơn. Sự cách biệt giầu nghèo càng ngày càng gia tăng trong đạo cũng như ngoài đời. Những ngôi nhà thờ ở thành phố xây cất hàng mấy chục tỉ sao không chia sẻ cho những ngôi nhà thờ ở miền quê chỉ cần vài trăm triệu cũng đủ rồi. Nhà thờ, nhà xứ, tu viện ở thành phố vẫn có khoảng cách rất xa với miền quê, vùng sâu vùng xa, miền núi. Những đại gia, doanh nhân, đại ân nhân vẫn được trọng vọng săn đón với chỗ ngồi dành riêng hơn những người giáo dân vô danh tiểu tốt. Sự phân biệt đối xử có mặt khắp mọi nơi. Thật khó mà nói đến sự hiệp thông và chia sẻ trong Thánh Thể khi tình trạng bất công vẫn ngự trị. Chúng ta không thể cử hành Thánh Thể, trừ phi chúng ta chọn đứng về phía những người thấp cổ bé họng bị áp bức bóc lột vàø bị sa cơ lỡ vận. Nếu chúng ta không chia sẻ những điều kiện sống cho người nghèo, thì chúng ta không thể công bố về Thiên Chúa, Đấng Yêu Thương Phục Vụ, trong bí tích của Người. Một lối sống Thánh Thể đích thực mời gọi ta xét lại lối sống hiện nay của mình.

Trong khi cả thế giới đều kêu la đòi hỏi bánh để sống, thì các Kitô hữu chúng ta, những kẻ sở hữu tấm bánh này, lại khước từ chia sẻ với những người khác. Chúng ta quên rằng bất cứ ai ăn bánh của Chúa thì đều phải thực sự ‘được ăn’ bởi những người khác. Khi đã nhận được tình yêu, thì các Kitô hữu phải trao tặng tình yêu.

Bà Catherine De Hueck Doherty, một nữ Nam Tước người Nga, là một phụ nữ có phẩm chất công bằng và liêm chính. Lòng thương xót của bà đối với nhân loại đau khổ phát xuất từ cuộc gặp gỡ của bà với Đức Kitô, qua sự hiến thân của Người trong Phép Thánh Thể. Sau khi chồng qua đời, bà hứa suốt đời giúp đỡ người nghèo đang sống trong những khu ổ chuột trên thế giới. Bà Catherine ghi lại: “Tôi vẫn than khóc với Chúa thay cho các linh mục... Sao cho các ngài quên đi những nhu cầu riêng của mình, và trở thành lương thực đối với những người đói khát. Linh mục dâng Thánh Lễ hàng ngày, và phải nhận ra rằng các ngài cũng nên ‘được ăn’ bởi những người khác. Linh mục phải bỏ qua những mong ước riêng của mình, để lo lắng và héo hon vì những nhu cầu của người khác. Khi đã ăn Thiên Chúa của tình yêu, họ phải sẵn sàng để bản thân mình được ăn, giống như những của lễ toàn thiêu và các vị tử đạo. Phụng vụ Thánh Thể nuôi sống linh hồn khao khát của chúng ta, để rồi ta có thể tìm được Đức Kitô trong các anh chị em mình, đặc biệt nơi những người gặp khó khăn. “Hãy ăn để được ăn”, nghĩa là sau khi tham dự bữa tiệc thiên quốc, chúng ta hãy tự hiến thân như là lương thực cho những linh hồn đói khát khác.

Nếu muốn sống Thánh Thể cách đích thực, chúng ta sẽ còn phải đương đầu với nhiều thách đố khác trong xã hội hiện nay, vốn tìm kiếm hiệu quả bằng mọi giá, vun trồng sự thành công về vật chất. Công đồng dạy chúng ta rằng những khao khát và niềm hy vọng của con người trong thời đại chúng ta, bất kể đó có thể là những điều gì, đều thực sự là những khao khát và niềm hy vọng của những kẻ tin. Việc phục vụ Thánh Thể có thể tạo khả năng cho chúng ta trên hành trình hướng đến việc đáp ứng những điều đó.

Thánh Lễ đóng một vai trò chủ yếu trong cuộc đời chúng ta, giúp thỏa mãn niềm khao khát lớn lao của ta đối với Thiên Chúa. Nhờ được nuôi sống bằng thân thể Đức Kitô, chúng ta có thể mang tin vui đến cho những người khác. Hãy ăn để được ăn! Khi thân xác chúng ta được Kitô hóa bằng cách đón rước Thánh Thể, thì chúng ta trao tặng nó cho những người khác, để được sử dụng vào việc phục vụ họ, rửa chân cho nhau.

(Viết theo Lm. Gabriel Forestier và James Mohler)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC bổ nhiệm Đức TGM Girelli làm Sứ Thần đầu tiên của Tòa Thánh cạnh ASEAN
LM Trần Đức Anh OP
07:13 20/06/2011
VATICAN - Hôm 18-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã bổ nhiệm Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, kiêm nhiệm chức vụ Sứ Thần Tòa Thánh cạnh tổ chức các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN.

Hiện nay, Đức TGM Girelli cũng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore và Đông Timor, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei.

Trong những ngày này, Đức TGM đang viếng thăm các giáo phận tại miền bắc Việt Nam và từ 17 đến 19-6 ngài trở về Hà Nội để làm việc và viếng thăm, dâng thánh lễ tại một số giáo xứ trong Tổng giáo phận thủ đô.

Hiện nay, ngoài quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia trên thế giới, Tòa Thánh còn có quan hệ với khoảng 20 tổ chức quốc tế trong đó có LHQ, Liên hiệp Âu Châu, Liên hiệp Phi châu, tổ chức các quốc gia Mỹ châu, v.v.

Việc bổ nhiệm Đức TGM Girelli được coi là dấu hiệu quan tâm đặc biệt của Tòa Thánh đối với vùng Đông Nam Á gồm 10 quốc gia với dân số 560 triệu người. (SD 18-6-2011)
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Cộng hòa kỳ cựu nhất thế giới, San Marino
LM Trần Đức Anh OP
07:15 20/06/2011
VATICAN - Chúa nhật 19-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm Cộng hòa kỳ cựu nhất thế giới, San Marino, và khích lệ dân chúng tại đây bảo tồn đức tin và chống lại cám dỗ của trào lưu duy lạc thú làm băng hoạt luân lý.

Cuộc viếng thăm của ĐTC nằm trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ dài 11 tiếng tại giáo phận San Marino Montefeltro và là chuyến viếng thăm thứ 23 tại Italia.

Giáo phận San Marino Montefeltro rộng 800 cây số vuông, với gần 61.500 tín hữu Công Giáo. Trong lãnh thổ giáo phận có 60 cây số vuông thuộc tiểu quốc San Marino gồm 9 làng với tổng cộng 29 ngàn dân cư, trong đó làng lớn nhất có 10 ngàn dân. Toàn giáo phận có 58 LM triều và 23 LM dòng, đảm trách 81 giáo xứ.

Quả thực San Marino rất ít được biết đến trong số các tiểu quốc khác ở Âu Châu như Monaco, Lichtenstein, Andorra, Luxembourg hoặc Vatican. Tại các tiểu quốc này, lãnh thổ quốc gia họp thành một giáo phận do một vị Tổng GM coi sóc, như tiểu quốc Lichtenstein và Monaco, mỗi nước có khoảng 28 ngàn dân cư, với 4 giáo xứ, nhưng cũng có một vị TGM coi sóc. Còn tiểu quốc San Marino tuy đông dân hơn, nhưng chỉ được coi là thành phần của giáo phận San Marino Montefeltro.

Cộng hòa San Marino bắt nguồn từ 2 tín hữu Kitô người Croát. Thực vậy vào năm 257 sau Chúa Kitô, hai tín hữu đó là Marino và Lêô, từ hải đảo Arbe ở miền Dalmazia, nay thuộc lãnh thổ Croát, đến thành Rimini để làm nghề đẽo đá. Marino thường lui tới vùng núi Titano để tìm đá để đẽo, và cảm thấy bị thu thút vì ngọn núi hùng vĩ này. Núi Titano cách Rimini 25 cây số và cao 756 mét, có vách đá.

Ngoài công ăn việc làm, Marino cũng tìm cách hoán cải dân miền Rimini trở lại Kitô giáo. Thời đó, đế quốc La Mã còn cấm đạo. Một phụ nữ gian ác tố cáo Marino là chồng của bà và là người theo đạo Kitô. Vì thế, Marino phải tị nạn lên miền rừng núi Titano để tránh cuộc bách hại của hoàng đế Diocleziano. Người phụ nữ kia, nhờ quỉ giúp, nên đã khám phá nơi ẩn náu của Mariano và lập lại lời tố cáo. Marino không có phương thế nào khác để chống lại những lời cáo buộc đó ngoài việc ăn chay và cầu nguyện, cho đến khi xảy ra một phép lạ. Người đàn bà ấy tỉnh ngộ, hoán cải và đưa ông trở về Rimini đồng thời không ngớt lời ca ngợi ông. Sau khi cuộc bách hại đạo chấm dứt, Marino được thụ phong phó tế và nhận được vùng núi Titano như một quà tặng. Còn Lêô trở thành linh mục và cũng được tôn kính như vị hiển thánh.

Trước khi qua đời năm 366, thánh Marino trăn trối rằng: ”Tôi để lại cho anh chị em như những người tự do đối với cả hai người”. Dân chúng hiểu câu này theo nghĩa cần phải giữ độc lập đối với đế quốc Roma và nước Giáo Hội. Qua dòng lịch sử, nhân dân San Marino vẫn luôn trung thành với đường hướng này.
ĐTC đã từ Vatican đáp trực thăng đến San Marino lúc quá 9 giờ 15 phút sáng sau hơn một giờ bay. Từ đây, ngài đến sân vận động Serravale để cử hành thánh lễ vào lúc 10 giờ cho 22 ngàn tín hữu, tức là 1 phần 3 tổng số giáo dân trong giáo phận. 12 ngàn người ở trong sân vận động và hơn 8 ngàn người khác ở sân dã cầu bên cạnh, theo dõi qua màn hình khổng lồ. Đồng tế với ngài có 25 HY và GM thuộc miền Emilia Romagna, cùng với hơn 200 Linh mục.

Bài giảng thánh lễ

Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn về ý nghĩa lễ Chúa Ba Ngôi và nhấn mạnh chiều kích tình yêu của mầu nhiệm này, Ngài nói:

”Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Linh. Khi nghĩ đến Ba Ngôi, rất nhiều khi khía cạnh mầu nhiệm xuất hiện trong tâm trí: Ba Ngôi và Một Chúa, một Chúa trong 3 Ngôi Vị. Nhưng phụng vụ hôm nay lưu ý chúng ta về thực tại tình yêu chứa đựng trong mầu nhiệm thứ nhất và là mầu nhiệm tột đỉnh của đức tin chúng ta. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh là một, vì Thiên Chúa là tình yêu: Chúa Cha trao ban tất cả cho Chúa Con; Chúa Con nhận tất cả từ Chúa Cha với lòng biết ơn; và Chúa Thánh Linh như thành quả tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con”.
Sau khi diễn giải thêm về mầu nhiệm này dựa trên các bài đọc của ngày lễ, ĐTC đi vào thực trạng tại giáo phận San Marino Montefeltro, và nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin đồng thời khích lệ Giáo Hội địa phương đương đầu với những thách đố mới, như lối sống duy lạc thú đe dọa mọi luân lý. Ngài nói:

”Anh chị em thân mến! Niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi cũng hình thành Giáo Hội tại San Marino Montefeltro này qua dòng lịch sử cổ kính và vinh hiển. Việc rao giảng Tin Mừng tại phần đất này là do hai vị thánh đẽo đá Marino và Lêô, vào giữa thế kỷ thứ 3 sau Chúa Kitô hai vị đã từ miền Dalmazia đến Rimini. Do đời sống thánh thiện, một vị trở thành linh mục và một vị trở thành phó tế do Đức Cha Gaudenzio và được ngài phái đến miền nội địa, một vị lên núi Feretro và sau này trở thành thánh Lêô và một vị lên núi Titano, sau này mang tên là thánh Marino. Đi xa hơn những vấn đề lịch sử mà chúng ta không có nhiệm vụ đào sâu ở đây, chúng ta muốn nói về cách thức mà thánh Marino và Lêô đã mang viễn tượng và các giá trị mới mẻ vào trong bối cảnh thực tại địa phương, với niềm tin nơi Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô, ảnh hưởng trên sự nảy sinh một nền văn hóa và văn minh, qui trọng tâm vào con người là hình ảnh của Thiên Chúa, và qua đó, mang lại những quyền đi trước mọi quyền tài phán của con người. Các chủng tộc khác nhau như người Roma, người Goti, rồi người Longobardi tiếp xúc với dân chúng tại đây, nhiều khi có cả những cuộc xung đột, nhưng nhờ tham chiếu cùng một đức tin, nên đã tìm được một yếu tố chung để xây dựng luân lý đạo đức, văn hóa, xã hội, và cả chính trị nữa. Đối với họ, điều hiển nhiên là người ta không thể coi một dự án văn minh là được hoàn tất cho đến khi tất cả những thành phần của dân tộc trở thành một cộng đoàn Kitô sinh động và có cơ cấu chặt chẽ. Vì thế, hỡi những người dân San Marino quí mến, người ta có lý để nói rằng sự phong phú của dân tộc này, sự phong phú của anh chị em, đã và vẫn còn là đức tin, và niềm tin này đã kiến tạo một nền văn minh thực sự là duy nhất. Bên cạnh đức tin, cũng cần nhắc đến lòng tuyệt đối trung thành với Đức Giám Mục Roma, Vị mà Giáo Hội tại đây luôn hướng nhìn về với lòng sùng mộ và quí mến; tiếp đến là lòng quan tâm đối với đại truyền thống của Giáo Hội Đông phương và lòng sùng mộ đối với Mẹ Maria.

ĐTC nói thêm rằng: ”Anh chị em có lý mà hãnh diện và biết ơn vì những gì mà Chúa Thánh Linh đã thực hiện trong Giáo Hội của anh chị em qua các thế kỷ. Nhưng anh chị em cũng biết rằng cách thức tốt nhất để đề cao gia sản này chính là vun trồng và làm cho gia sản ấy được phong phú. Thực vậy, anh chị em được mời gọi phát huy kho tàng quí giá này trong một thời điểm thuộc hàng quan trọng nhất trong lịch sử. Ngày nay, sứ mạng của anh chị em là phải đương đầu với những thay đổi sâu rộng và mau lẹ về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, ảnh hưởng tới những đường hướng mới và thay đổi tâm thức, phong tục và sự nhạy cảm. Thực vậy, tại đây cũng như nơi khác, không thiếu những khó khăn và chướng ngại, phần lớn do những lối sống duy lạc thú, làm u mê tâm trí và có nguy cơ loại bỏ mọi luân lý. Có cám dỗ lẻn vào, coi sự phong phú của con người không phải là đức tin, nhưng là quyền bính cá nhân và xã hội, trí thông minh, trình độ văn hóa và khả năng lèo lái thực tại khoa học, kỹ thuật và xã hội. Vì thế, tại nơi đây, người ta cũng bắt đầu thay thế đức tin và các giá trị Kitô bằng những cái gọi là phong phú, nhưng rốt cục chúng tỏ ra mong manh và không có khả năng chu toàn lời hứa lớn lao về chân, thiện, mỹ và điều công chính mà qua bao thế kỷ, cha ông anh chị em đã đồng hóa với kinh nghiệm đức tin. Và cũng không nên quên cuộc khủng hoảng của nhiều gia đình, bị trầm trọng thêm vì tình trạng dòn mỏng về tâm lý và tinh thần của nhiều đôi vợ chồng, sự vất vả cơ cực của nhiều nhà giáo dục trong việc đạt tới sự huấn luyện liên tục cho người trẻ, họ bị ảnh hưởng vì đủ thứ bấp bênh, nhất là sự bấp bênh về vai trò xã hội và khẳ năng công ăn việc làm.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi nhắn nhủ tất cả các tín hữu hãy trở thành men trong thế giới, hãy tỏ ra tại Montefeltro cũng như tại San Marino, là những tín hữu Kitô hiện diện, có tinh thần biến báo và sống hợp với đức tin. Các LM, tu sĩ nam nữ hãy luôn sống trong tình hiệp thông thân mật và thực sự với Giáo Hội, giúp đỡ và lắng nghe vị Chủ Chăn giáo phận. Cả nơi anh chị em cũng có tình trạng cần cấp thiết làm gia tăng ơn gọi LM và nhất là ơn gọi đời sống thánh hiến: tôi kêu gọi các gia đình và các người trẻ, hãy mở rộng tâm hồn, sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa. Chúng ta đừng bao giờ ngừng quảng đại đối với Thiên Chúa!. Tôi cũng khích lệ anh chị em giáo dân hãy tích cực dấn thân trong cộng đoàn, để bên cạnh những nghĩa vụ riêng về dân sự, chính trị, xã hội và văn hóa, anh chị em tìm được thời giờ và sự sẵn sàng cho đời sống mục vụ. Hỡi anh chị em người San Marino, hãy kiên vững trung thành với gia sản được xây dựng qua bao thế kỷ nhờ sự thúc đẩy của các vị đại bổn mạng của anh chị em là thánh Marino và Lêô. Tôi cầu xin Chúa chúc lành cho hành trình hiện nay và tương lai của anh chị em và phó thác tất cả anh chị em cho ”ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Linh” (2 Cr 13,11).

Kinh Truyền Tin

Cuối thánh lễ, ĐTC đã chủ sự kinh Truyền tin với các tín hữu. Trong bài huấn dụ ngắn trước đó, ngài nhắc đến sự kiện Đức Mẹ được tôn kính tại nhiều đền thánh cổ kính cũng như tân thời tại miền này. Ngài phó thác toàn thể dân chúng San Marino và Montefeltro cho Đức Mẹ, đặc biệt là những người đau khổ trong thân xác và tinh thần.
ĐTC cũng nhắc đến lễ phong chân phước chúa nhật 19-6-2011 tại thành phố Dax ở miền nam nước Pháp, cho nữ tu Marguerite Rutan, dòng Nữ Tử Bác ái. Vào hậu bán thế kỷ 18, chị đã tận tụy làm việc tại nhà thương Dax, nhưng đã bị kết án tử hình trong cuộc bách hại sau cách mạng Pháp, vì đức tin Công Giáo và vì lòng trung thành với Giáo Hội. ĐTC nói: ”Tôi chia sẻ trong tinh thần niềm vui của các Nữ Tử Bác Ái và mọi tín hữu, tham dự lễ phong chân phước tại thành phố Dax cho Nữ tu Marguerite Rutan, chứng nhân rạng ngời về tình yêu của Chúa Kitô đối với người nghèo.“

Sau cùng, ĐTC nhắc đến Ngày Thế giới người tị nạn, cử hành vào ngày hôm nay thứ hai 20-6, và năm nay kỷ niệm 60 năm chấp nhận Hiệp ước quốc tế bảo vệ những người bị bách hại và bị bó buộc chạy trốn khỏi quê hương của họ. Vì thế, tôi mời gọi các chính quyền dân sự và mỗi người thiện chí bảo đảm sự đón tiếp và những điều kiện sống xứng đáng cho người tị nạn, trong khi chờ đợi họ có thể hồi hương tự do và an ninh.

Sau thánh lễ, ĐTC đã dùng bữa trưa tại Nhà Thánh Giuse thuộc cộng đoàn Borgo Maggiore, cùng với các vị đại diện của giáo phận và thành viên của Quỹ quốc tế ”Gioan Phaolô 2”. Ban chiều cùng ngày, vào lúc 4 giờ rưỡi, ĐTC đã chính thức gặp chính quyền San Marino và đến thành phố Pennabilli để khi viếng Nhà Thờ chính tòa, trước khi đến quảng trường Vittorio Emanuele để gặp gỡ các bạn trẻ thuộc giáo phận San Marino Montefeltro vào lúc 7 giờ 15 phút, rồi đáp trực thăng trở về Roma.
 
San Marino: ĐTC mời gọi tín hữu trở nên men trong thế giới
Nguyễn Trọng Đa
08:56 20/06/2011
San Marino: ĐTC mời gọi tín hữu trở nên men trong thế giới

ĐTC Biển Đức XVI cử hành Thánh lễ tại San Marino

ROMA - Trong một thế giới phải đối mặt với nhiều sự biến đổi sâu sắc, ĐTC Biển Đức XVI mời gọi các tín hữu phải trở nên “men”. Nhân chuyến thăm đầu tiên tới nước Cộng hòa San Marino, ĐTC cũng kêu gọi gia tăng ơn gọi linh mục.

ĐTC Biển Đức XVI đã rời Roma bằng trực thăng sáng ngày chủ nhật 19-6, đến sân bay trực thăng Torraccia lúc 9g15’. Ngài được chào đón bởi nhiều nhân vật, trong đó có các quan chức nhiếp chính Maria Luisa Berti và Filippo Tamagnini, và Giám mục Giáo phận San Marino-Montefeltro, Đức cha Luigi Negri.

Trong bài giảng của Thánh Lễ Chúa Ba Ngôi, mà Ngài chủ sự tại sân vận động Serravalle trước gần 22.000 người, ĐTC kêu gọi các tín hữu "hãy trở nên men trong thế giới", chứng tỏ mình là “Kitô hữu hiện tại, can đảm và nhất quán".

Ngài mạnh mẽ nhắc lại "sự giàu có" của người dân San Marino, được linh hoạt từ nhiều thế kỷ bởi một “đức tin”, vốn đã tạo ra “một nền văn minh thật sự độc đáo".

Ngài khẳng định: “Anh chị em đang tự hào và biết ơn một cách đúng đắn về những gì Chúa Thánh Thần đã làm trong Giáo hội của anh chị em qua nhiều thế kỷ. Nhưng anh chị em cũng biết rằng phương pháp tốt nhất để đánh giá cao một di sản chính là nuôi dưỡng và làm phong phú nó".

Một "sứ mạng" cần thực hiện trong một thế giới bị ảnh hưởng bởi "các sự biến đổi sâu sắc và nhanh chóng về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị", vốn "thay đổi não trạng, các tập tục và sự nhạy cảm".

ĐTC Biển Đức XVI giải thích: “Ở đây cũng như ở nơi khác, các khó khăn và trở ngại không thiếu, chúng phát sinh chủ yếu do các mô hình hưởng thụ làm tối mờ tâm trí, và có nguy cơ hủy hoại tất cả đạo đức. Sự cám dỗ đã thấm vào người ta, để người ta nghĩ rằng sự giàu có của con người không phải là đức tin, nhưng quyền lực cá nhân và xã hội, trí thông minh của mình, nền văn hóa của mình và khả năng điều khiển khoa học, công nghệ, và xã hội của thực tại”.

Ngài nói thêm: “Tại San Marino cũng vậy, người ta đã bắt đầu thay thế đức tin và các giá trị Kitô giáo bởi sự giàu có, vốn tự tỏ hiện là không phù hợp và không thể mang lời hứa tuyệt vời của chân, thiện, mỹ và công lý, mà tổ tiên của anh chị em đã xác định với kinh nghiệm của đức tin".

Trong khi nêu ra “sự khẩn thiết phải gia tăng các ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến đặc biệt”, ĐTC cũng kêu gọi “các gia đình và giới trẻ, để họ mở hồn mình ra cho sự đáp trả mau mắn với lời mời gọi của Chúa ". Ngài khẳng định: “Người ta sẽ không bao giờ hối tiếc vì mình đã quảng đại với Chúa!”.

Sau cùng, ĐTC Biển Đức XVI ngỏ lời với giáo dân, khuyên họ hãy “dấn thân tích cực trong cộng đồng”. (Zenit 19-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Sudan: Giám mục lo sợ cuộc diệt chủng mới sắp tới
Phạm Kim An
08:57 20/06/2011
Sudan: Giám mục lo sợ cuộc diệt chủng mới sắp tới

Sudan - Một giám mục Công Giáo ở Sudan cảnh báo về một cuộc diệt chủng ở Sudan sắp tới. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của tổ chức “Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn” (Aid to the Church in Need), Giám mục Macram Max Gassis giáo phận El Obeid cảnh báo về các vấn đề xa hơn ở Nam Kordofan, trên biên giới giữa miền Bắc và miền Nam Sudan, nơi đã có giao tranh ác liệt kể từ đầu tháng Sáu. Ngài nói: "Sau Darfur, bây giờ có một cuộc diệt chủng mới sắp xảy ra ở Sudan."

Cuộc giao tranh ở bang Nam Kordofan nằm ở biên giới miền Bắc và miền Nam Sudan khởi đầu từ ngày 6-6, khi quân đội miền Bắc Sudan tấn công thủ phủ bang, Kadugli, bằng cách thực hiện các cuộc không kích gần đó và Kauda.

Trong số các mục tiêu, có các nhà thờ và trung tâm giáo xứ của Kitô giáo - một mục sư Tin lành đã thiệt mạng.

Đức Giám mục Gassis, mà giáo phận bao gồm toàn khu vực này, cho biết: “Hàng trăm ngàn người đã chạy trốn khỏi khu vực. Tình hình của người dân ở Nam Kordofan là cực kỳ nguy kịch, đặc biệt là ở thủ phủ Kadugli".

Theo Liên Hiệp Quốc, ít nhất 60.000 người đã chạy trốn khỏi các vụ đánh bom trong khu vực. Giám mục giải thích rằng người dân Nuba, được người miền Bắc xem như công dân hạng hai, là một trong những nhóm người bị ảnh hưởng nặng nhất - cả người Hồi giáo lẫn Kitô hữu.

Các nhà quan sát trong khu vực mô tả các sự kiện này như là một chiến dịch có mục tiêu rõ ràng, và đã nói về "sự thanh lọc sắc tộc".

Rất nhiều người trong vùng núi Nuba giàu dầu mỏ ở Nam Kordofan bày tỏ quan điểm rằng họ phải là thành phần của đất nước mới là Nam Sudan.

Miền Nam Sudan đã bỏ phiếu với tỉ lệ thuận áp đảo về nền độc lập khỏi miền Bắc, và sẽ chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 9-7 tới.

Trong cuộc nội chiến Sudan từ năm 1983 đến năm 2005, người dân Nuba đã chiến đấu bên cạnh Quân đội / Phong trào Giải phóng nhân dân Sudan (SPLA), vốn kiểm soát khu vực. Trong khi cả quân đội Bắc Sudan và Quân đội Giải phóng nhân dân Sudan tham gia đàm phán để chấm dứt chiến sự vào ngày 16-6, sau gần hai tuần chiến đấu liên tục, người ta lo sợ rằng cuộc xung đột có thể còn tiếp tục.

Một trong các nguyên nhân của bạo lực gần đây là một nỗ lực của quân đội miền Bắc Sudan để giải giáp các lực lượng Quân đội Giải phóng nhân dân Sudan trong khu vực, tiếp sau một yêu cầu rằng quân đội phải rút lui. Chỉ hơn một tuần trước khi cuộc đàm phán bắt đầu, ông Yasir Arman thuộc Quân đội Giải phóng nhân dân Sudan cảnh báo: “Việc giải giáp Quân đội Giải phóng nhân dân Sudan, nếu còn tiếp tục, sẽ mang lại một cuộc khủng hoảng lớn".

Cùng với Abyei và Nile Xanh, Nam Kordofan là một trong ba khu vực biên giới giữa Bắc và Nam, mà qui chế vẫn không được giải quyết sau cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng Giêng.

Thống đốc của bang Nam Kordofan, Ahmed Mohammad Haroun, hiện đang bị tòa án hình sự quốc tế truy nã, về các cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở Darfur. (ICN 19-6-2011)

Phạm Kim An
 
Cam Bốt: Khóa đào tạo lễ sinh phụng sự Bàn Thờ
Tiền Hô
09:11 20/06/2011
Cam Bốt: Khóa đào tạo lễ sinh phụng sự Bàn Thờ

Nam Vang, 20 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Gần 200 bạn thanh niên tuổi từ 13 đến 23 đã tham dự một khóa đào tạo hai ngày về "phụng sự Bàn thờ" tại giáo xứ Thánh Giuse, miền bắc Nam Vang. Khóa học vừa kết thúc ngày hôm qua.

Đây là lần đầu tiên Giáo Hội địa phương tổ chức khóa học như thế này. Cha Mario Ghezzi - điều phối viên của khóa học cho biết: các bạn thanh niên này đến từ các nhà thờ trong hạt đại diện tông tòa Nam Vang để tìm hiểu thêm về Giáo Hội, ý nghĩa của các cử điệu và động tác trong các nghi lễ hoặc nghi thức như: Thánh Lễ, dâng lễ vật, nghi thức bẻ bánh hoặc suy tôn Thánh Thể...

Ngài nói rằng trước đây, các em giúp lễ (lễ sinh) vẫn tiến hành các động tác theo ý riêng của các em hoặc theo chỉ dẫn của một linh mục hay một người Công Giáo có kinh nghiệm chỉ cho các em. Cha nói: "Tôi nghĩ rằng sau khóa đào tạo này, các em sẽ lưu tâm nhiều hơn trong việc phụng sự của mình, đó không đơn thuần là một cử điệu hay một động tác, nhưng là thực hiện một việc phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội đích thực thông qua tâm linh".

Phat Channy, 21 tuổi, một lễ sinh phụng sự Bàn Thờ thuộc giáo xứ Don Bosco ở Nam Vang nói rằng sự kiện này rất có ý nghĩa cho cậu. "Em nghĩ rằng em sẽ hoàn thành nhiệm vụ của em tốt hơn so với trước đây".

Ngourn Sorithy, 19 tuổi, cho biết cô rất ngạc nhiên về khóa đào tạo. Bây giờ, cô đã biết rõ hơn về ý nghĩa của mỗi nghi lễ và động tác. "Nó làm cho chúng em hiểu biết nhiều hơn về Giáo Hội của chúng ta, Chúa là Thiên Chúa chúng ta. Kết quả là chúng em có thể thực hiện nhiệm vụ của chúng em với sự kính trọng sâu sắc".

Hiện có hơn 200 lễ sinh phụng sự Bàn Thờ trong hạt đại diện tông tòa Nam Vang.

Tiền Hô
 
Chính phủ Trung Quốc phản đối Giáo phận Hàm Đan vẫn chuẩn bị tấn phong giám mục
Tiền Hô
09:25 20/06/2011
Chính phủ Trung Quốc phản đối: Giáo phận Hàm Đan chuẩn bị tấn phong giám mục

Tin Hồng Kông, 20 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Giáo phận Hàm Đan (Handan) đang chuẩn bị lễ tấn phong giám mục cho Cha Giuse Sun Jigen bất chấp sự phản đối của chính phủ.

Lễ tấn phong dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 29 Tháng Sáu (tức lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ) tại Tào Trang (Caozhuang) tỉnh Hà Bắc. Đức Giám Mục Stêphanô Yang Xiangtai sẽ chủ phong cho Cha Sun Jigen làm giám mục phó của ngài.

Giáo phận đã chuẩn bị mọi thứ cho lễ tấn phong này và sẽ không thay đổi kế hoạch của mình. Giáo phận cũng đã được thông báo đến tất cả người Công Giáo bắt đầu thực hiện một tuần cửu nhật để cầu nguyện cho lễ tấn phong.

Theo những nguồn tin từ địa phương, các quan chức chính phủ đã phản bác lễ tấn phong này mà nói rằng nó gần với kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1 Tháng Bảy sắp tới) và họ muốn lễ tấn phong phải được chính phủ quyết định.

Chính phủ Trung Quốc nhận thấy ngày lễ này mang tính biểu tượng "nhạy cảm", vì mang ý nghĩa rằng "chúng tôi trung thành với Rôma", một nguồn tin cho biết thêm rằng nếu lễ tấn phong diễn ra, họ cũng muốn có sự hiện diện của giám mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai) - một giám mục bất hợp thức ở cùng tỉnh này.

Giáo Hội địa phương cho rằng việc tấn phong giám mục là một vấn đề nội bộ [của Giáo Hội] và chỉ cần thông báo cho chính phủ chứ không cần có sự phê duyệt.

Cha Sun hiện đang có một kỳ linh thao và không thể tiếp cận với cha được. Giáo Hội cũng đã chuyển Đức Giám Mục Yang, 89 tuổi, đến một nơi an toàn để ngài không bị ngăn cản việc chủ phong cho tân chức.

"Tình hình hiện nay là một thách đố dành cho Cha Sun. Nếu cha ấy phục tùng chính phủ thì giáo phận sẽ bị chia rẽ, một số linh mục chấp nhận ngài vì việc này do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm".

Cha Sun sinh năm 1967. Ngài vào tiểu chủng viện năm 1986 và đại chủng viện hai năm sau đó. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1995. Ngài được bổ nhiệm chưởng ấn giáo phận năm 1997 và tổng đại diện từ năm 2001 đến 2005.

Cha được bầu làm giám mục phó của giáo phận vào năm 2010. Cha là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Hàm Đan kể từ năm 1998.

Một quan sát viên Giáo hội (ẩn danh) cho biết rằng, đây là một "thời điểm đã được trù bị" và là dấu hiệu tốt khi mà các nhà lãnh đạo Giáo Hội đối mặt với những việc tấn phong giám mục của riêng mình vì nó là một vấn đề nghiêm chỉnh của Giáo Hội.

Tiền Hô
 
Các chủng sinh muốn họ cũng là một phần của giải pháp cho vấn đề lạm dụng
Bùi Hữu Thư
21:45 20/06/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Đa số các chủng sinh chưa ra đời khi có các biến cố tạo nên cuộc khủng hoảng về việc các linh mục lạm dụng tính dục tại Hoa Kỳ. Nhưng đối với những thanh niên bước vào chủng viện trong 10 năm qua, một điểm đồng ý chung là họ muốn chứng tỏ rằng các linh mục là những người tốt lành.

10 năm sau khi những tai tiếng về linh mục lạm dụng tính dục trong Giáo Hội Hoa Kỳ bùng nổ trong giới truyền thông, nhiều chủng sinh được CNS phỏng vấn cho hay họ vẫn có cùng một ước nguyện giống nhau trong số những người nhập học trong 10 năm qua: "Tất cả đều muốn họ là một phần của giải pháp," theo lời Cha Thomas Baima, Phó Viện Trưởng tại Chủng Viện Mundelein. Illinois.

Các chủng viện đã cải tổ thể thức tuyển chọn ứng viên và giáo trình để phản ảnh một sự nhấn mạnh gia tăng về việc hiểu rõ vai trò và những đòi hỏi của đức khiết tịnh trong môn "phát triển con người' trong học trình. Nhưng chủ đề chung đã được các ban giám đốc các chủng viện nói khi được hỏi về những gì đã thay đổi là các ứng viên cho hay họ muốn chống lại hình ảnh xấu xa của đời linh mục đã bị làm cho nhơ nhuốc bởi sự lạm dụng tính dục.

R. Scott Woodward, Khoa Trưởng tại Thần Học Viện tại San Antonio. nói: "Đa số thường nói là họ ghi danh học vì họ muốn chứng tỏ rằng vẫn có những linh mục tốt lành. Họ muốn người ta hiểu rằng đời sống tu trì, đời linh mục vẫn quý giá. Họ cảm thấy đó là một phần của sứ mệnh của họ."

Lnh mục Peter Drilling, Viện Trưởng chủng viện Chuá Kitô Vua ở East Aurora, N.Y., nói ngài cũng nhận thấy có một sự thay đổi đáng kể về não trạng trong 25 năm ngài phục vụ tại chủng viện. Gần đây, các ứng viên ý thức nhiều hơn và sẵn sàng thảo luận về những vấn đề nằm đằng sau vụ lạm dụng tính dục.

Ngài nói: "Mới ngày hôm qua, một trong 5 người được phỏng vấn trong thể thức tuyển chọn ứng viên nói: "một lý do anh muốn theo đuổi đời linh mục là vì anh đã có những kinh nghiệm tốt đẹp với các linh mục và anh muốn chứng tỏ linh mục là những người tốt lành và linh mục là một phần của giải pháp.."

Cả ba vị trong ban giám đốc đều nói rằng các chủng viện không tăng thêm trong giáo trình các tài liệu liên quan đến đức khiết tịnh và những hành vi thích nghi, nhưng chỉ bắt đầu nhấn mạnh nhiều hơn, trong nhiều phần khác của các môn học.

Trong phúc trình về lạm dụng tính dục của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được phổ biến vào tháng Năm, đoạn viết về các chủng viện mô tả một cải tiến chậm chạp về sự nhấn mạnh đến đức khiết tịnh trong giáo trình tại các chủng viện.

Phúc trình đề cập đến những tiêu chuẩn đã bành trướng về việc thâu nhận, như "sự phát triển về tâm lý tính dục, khả năng sống đời khiết tịnh và tối thiểu phải có hai năm sống chạy tịnh trước khi nhập viện."

Nữ tu Dòng Phanxicô Katarina Schuth, một giảng sư về tôn giáo tại Đại Học Thánh Tôma ở St. Paul, Minn., và là một chuyện gia về nền giáo dục tại chủng viện, và là người được mời tham vấn cho cuộc nghiên cứu John Jay nói với Catholic News Service là vào đầu và giữa thập niên 1990 là lúc các chủng viện lần đầu tiên bắt đầu nhấn mạnh hơn về sự phát triển các mối tương quan lành mạnh và vai trò của đức khiết tịnh.

Cũng như ban giám đốc các chủng viện, Sơ Katarina nói các môn học về đức khiết tịnh và hành vi thích nghi đã được giảng dậy từ lâu trong các chủng viện, nhưng có lẽ chưa có sự hiểu biết về tâm lý của các môn này và việc giảng dậy thích hợp về hậu quả của chúng.

Sơ nói: "Chúng ta không thể tránh các vấn đề với nhân loại bằng cách chỉ cầu nguyện mà thôi. Các thực hành đạo đức không có gì là sai trái cả, nhưng cầu nguyện không thể nào phủ lấp cho sự thiếu hiểu biết về cách cư xử."

Trước khi một ứng viên nhập chủng viện ngày nay, anh đã được điều tra kỹ lưỡng bởi giáo phận hay dòng tu anh muốn gia nhập. Cả ba vị trong ban giám đốc cho hay gần đây các ứng viên đã được điều tra quá trình và qua các cuộc trắc nghiệm về tâm lý nhiều hơn các thế hệ trước. Các chủng sinh cũng cởi mở hơn khi thảo luận về các đề tài như tính dục, khiết tịnh và các mối liên hệ thích nghi.

Ông Underwood nói 20 năm về trước, "Nếu có ai nói đến hai chữ khiết tịnh là mọi người cảm thấy ngộp thở, y như tất cả căn phòng đã bị rút hết không khí. Ngay cả 15 năm về trước, dường như họ chưa hề nghe nói đến hai chữ này, dường như không được nhắc đến như là một phần của trách vụ của họ."

Bây giờ, không những các ứng viên đều nhấn mạnh là họ muốn là một phần của giải pháp, mà khiết tịnh còn là một "chủ đề được tất cả các loại ứng viên đồng ý," bất kể họ còn trẻ hay đã lớn tuổi hơn.

Ông Underwood cho hay: "Họ nói, 'họ muốn phục vụ giáo hội và họ muốn giáo hội được hãnh diện vì họ.'"
 
Top Stories
A la fin de son deuxième séjour au Vietnam, le représentant du Saint-Siège a rencontré l’archevêque émérite de Hanoi à Châu Son
Eglises d'Asie
08:56 20/06/2011
Eglises d'Asie, 20 juin 2011 -- On a appris, dimanche 19 juin, que Mgr Leopoldo Girelli, représentant du Saint-Siège pour le Vietnam, actuellement en visite dans cinq diocèses du Nord, avait rencontré, la veille, l’archevêque émérite de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, retiré (provisoirement ?) dans le monastère de cisterciens de Châu Son (1).

Le représentant du Saint-Père est arrivé aux environs de 13h30 dans le monastère qui se trouve environ à 70 km de Hanoi, en compagnie d’un groupe d’ecclésiastiques. Il en est reparti environ une heure plus tard. Il n’y a eu ni déclaration, ni communiqué ; la teneur des propos échangés reste pour le moment inconnue.

Depuis le début du mois de juin, Mgr Girelli a parcouru cinq diocèses du Nord-Vietnam où il a pris contact avec les autorités religieuses locales, clergé séculier comme membres des communautés religieuses, et a rendu de très nombreuses visites dans les paroisses et établissements des diocèses. Les célébrations eucharistiques qu’il a présidées ont attiré les foules venues exprimer leur fidélité et leur attachement au Saint-Siège. Dans certains diocèses, on a même eu recours à lui pour régler des problèmes opposant l’Eglise locale aux autorités civiles. Ainsi, à Haiphong, les catholiques l’ont prié d’intervenir auprès des pouvoirs publics pour récupérer le terrain environnant la basilique de Hai Duong, consacrée aux saints martyrs du diocèse (quatre dominicains espagnols et un catéchiste vietnamien). Il a consacré les derniers jours de son séjour au Vietnam à diverses paroisses de l’archidiocèse de Hanoi. Par ailleurs, au cours de ce séjour au Vietnam, le représentant du Souverain pontife a annoncé assumer une responsabilité supplémentaire. Il est désormais nonce apostolique auprès de l’organisation de l’ASEAN (Association des nations de l’Asie du Sud-Est) (2). L’archevêque était déjà nonce apostolique à Singapour et au Timor-Oriental, délégué apostolique en Malaisie et à Brunei, représentant non résident du Saint-Siège pour le Vietnam.

Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt vit retiré dans le monastère de Châu Son depuis le 6 août 2010, date à laquelle il était revenu des Etats-Unis. En décembre 2007, Mgr Kiet avait été à l’initiative de manifestations de prière en vue de récupérer des propriétés du diocèse spoliées par l’Etat. Ces manifestations, qui s’étaient prolongées en 2008, avaient provoqué de très violentes réactions des pouvoirs publics. Leurs relations avec l’archevêque de la capitale en avaient été gravement altérées. Les autorités, au plus haut niveau, avaient publiquement déclaré qu’elles le considéraient comme indésirable et avaient demandé à la Conférence épiscopale qu’il soit écarté de Hanoi.

Les événements qui avaient précédé son départ aux Etats-Unis avaient présenté un aspect dramatique. Au début de l’année 2010, Mgr Ngô Quang Kiêt avait effectué un séjour de quelques semaines à Rome où il était allé se soigner et rencontrer des responsables de la secrétairerie d’Etat. Il était revenu dans la capitale le 7 avril 2010. Les événements se succédèrent alors très rapidement. On apprenait la nomination à Hanoi d’un archevêque coadjuteur, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, actuel président de la Conférence épiscopale. Le 7 mai, le nouveau coadjuteur était intronisé dans la cathédrale. Dans la nuit du 12 au 13 mai, Mgr Kiêt quittait le Vietnam et s’embarquait pour une destination restée longtemps inconnue. Dans la journée du 13 mai, le Saint-Siège annonçait que sa démission, proposée pour des raisons de santé, était acceptée. L’émotion provoquée par cette décision était immense tant dans l’archidiocèse de Hanoi que dans le reste de l’Eglise du Vietnam. Une polémique s’installait concernant les motifs de cette démission, les pressions qui s’étaient exercées sur l’archevêque désormais émérite et sur le Saint-Siège de la part de l’Etat vietnamien, de la Conférence épiscopale du Vietnam… (3).

Depuis son arrivée à Châu Son où il reçoit de très nombreux visiteurs, l’archevêque émérite n’a fait aucune déclaration. Des visiteurs récents ont rapporté qu’il aurait dit que, dans le cas où, pour une raison quelconque, il serait obligé de quitter le monastère, il ne pourrait que revenir à Hanoi où se trouve sa résidence légale.

(1) Information mise en ligne sur le site des rédemptoristes du Vietnam : http://www.chuacuuthe.com/catholic-news/s%e1%bb%a9-th%e1%ba%a7n-toa-thanh-d%e1%bb%99t-ng%e1%bb%99t-tham-d%e1%bb%a9c-tgm-giuse-ngo-quang-ki%e1%bb%87t/
(2) Annoncé par Radio Vatican le 18 juin 2011.
(3) Voir EDA 530, 534 et dépêches précédentes.

(Source: Eglises d'Asie, 20 juin 2011)
 
Le diocèse de Handan prépare l’ordination de son futur évêque coadjuteur « officiel » en dépit des objections formulées par les autorités
Eglises d'Asie
09:42 20/06/2011
Eglises d'Asie, 20 juin 2011 - Le 29 juin prochain, solennité de saint Pierre et saint Paul apôtres, le diocèse de Handan, dans la province du Hebei, a prévu d’organiser la cérémonie d’ordination du P. Joseph Sun Jigen, qui deviendra évêque coadjuteur aux côtés de l’évêque « officiel » en titre, Mgr Stephen Yang Xiangtai, âgé de 89 ans. Les autorités chinoises multiplient les pressions visant à reporter la cérémonie, l’estimant trop proche du 1er juillet, ... date à laquelle sera célébré le 90ème anniversaire de la fondation du Parti communiste chinois (PCC), et mettant en avant que ce sont elles – et non le diocèse – qui doivent fixer le jour de la messe d’ordination.

Dans le contexte tendu qui prévaut actuellement en Chine, les autorités cherchent à éviter toute initiative intempestive qui viendrait de la société civile et, dans ce cadre, elles estiment que l’Eglise n’a pas à se manifester à une date aussi proche du 90ème anniversaire du PCC. D’un point de vue plus politique, le fait que le diocèse choisisse pour l’ordination épiscopale du P. Sun une solennité du calendrier liturgique particulièrement liée au siège de l’évêque de Rome est perçu par les autorités chinoises comme une affirmation de loyauté du diocèse de Handan vis-à-vis du Vatican. Le sujet est « sensible », témoigne une source ecclésiale locale citée par l’agence Ucanews (1), qui ajoute qu’il ne fait pas de doute que ces mêmes autorités chinoises cherchent à imposer la présence de Mgr Joseph Guo Jincai lors de la messe d’ordination. Mgr Guo est l’évêque « officiel » du diocèse de Chengde, un diocèse du Hebei, qui a reçu l’ordination épiscopale sans mandat pontifical le 20 novembre dernier, provoquant une vive réaction du Saint-Siège (2).

Selon cette même source, les responsables du diocèse de Handan estiment que l’ordination du futur évêque coadjuteur est une affaire interne à l’Eglise dont les autorités locales ont certes à être informées mais qui ne doit pas recevoir leur assentiment particulier. Etant donné le contexte actuel et les pressions habituellement exercées par le gouvernement en pareil cas, les responsables du diocèse de Handan ont pris quelques précautions. Le P. Sun est ainsi injoignable ; il est seulement précisé qu’il s’est retiré pour prendre part à une retraite spirituelle avant son ordination épiscopale. Mgr Yang, quant à lui, a été placé dans « un endroit sûr » d’où il ne sortira que pour venir présider la messe d’ordination.

« Ce qui se passe ces jours-ci représente un enjeu important pour le P. Sun. S’il cède aux pressions des autorités, le diocèse s’en trouvera divisé, les fidèles et les prêtres refusant que celui qui a reçu sa nomination du pape se laisse dominer par les autorités patriotiques », analyse la source déjà citée. Né en 1967, ordonné prêtre en 1995, chancelier du diocèse depuis 1997, vicaire général de 2001 à 2005, le P. Sun a été élu évêque coadjuteur en 2010 et ce choix a été validé par Rome. Par ailleurs, le P. Sun est membre depuis 1998 de la branche locale de la Conférence consultative politique du peuple chinois, la deuxième chambre du Parlement chinois.

Pour bon nombre d’observateurs, l’ordination du P. Sun pour le diocèse de Handan est vue comme un test de la capacité de l’Eglise de Chine à résister aux pressions des autorités dans un domaine qu’elle considère comme sien, à savoir celui des ordinations épiscopales. Il y a quelques jours, dans le Hubei, une ordination épiscopale, qui concernait cette fois-ci un candidat qui n’avait pas reçu l’assentiment de Rome, avait été repoussé sine die et sans explication par les autorités chinoises (3). Peu après, le Saint-Siège précisait les sanctions canoniques encourues en cas d’ordinations épiscopales menées sans mandat pontifical (4).

Par ailleurs, on apprenait le décès, le 18 juin dernier, du P. Simon Li Zhigang. Agé de 48 ans, il avait été élu le 10 mai dernier évêque du diocèse de Chengdu, dans le Sichuan. La date de son ordination n’était pas fixée mais le P. Li n’avait pas vu son élection validée par Rome. Décédé d’un cancer du foie, le P. Li est la deuxième personnalité catholique à mourir prématurément en Chine cette année. Le 30 avril dernier, l’évêque « officiel » – et reconnu par Rome – du diocèse de Yichang, dans le Hubei, était décédé des suites d’une pancréatite aiguë à l’âge de 45 ans (5). Ces deux décès ramènent sur le devant de la scène la question des ordinations épiscopales au Sichuan et dans le Hubei ; dans l’une et l’autre province, les autorités préparent des ordinations pour lesquels certains des candidats n’ont pas reçu de mandat pontifical.

(1) Ucanews, 20 juin 2011.
(2) Voir dépêche EDA du 24 novembre 2011 :http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/ferme-condamnation-par-le-saint-siege-de-l2019ordination-episcopale-illicite-qui-a-eu-lieu-a-chendge-le-20-novembre-2010
(3) Voir dépêche EDA du 9 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/dans-un-contexte-tendu-l2019ordination-ab-illicite-bb-de-l2019eveque-de-wuhan-est-reportee-sine-die-par-pekin
(4) Voir dépêche EDA du 15 juin 2011 :http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/en-precisant-les-sanctions-encourues-en-cas-d2019ordinations-episcopales-illicites-le-saint-siege-a-pris-soin-d2019eviter-de-designer-directement-la-chine
(5) Voir dépêche EDA du 3 mai 2011 :http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/hubei-avec-le-deces-de-mgr-francis-lu-shouwang-tous-les-sieges-episcopaux-du-hubei-sont-desormais-vacants.

(Source: Eglises d'Asie, 20 juin 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli thăm Giáo xứ Hàm Long
Gioan Đình Sơn
07:29 20/06/2011
HÀ NỘI - Được biết, trưa ngày 19 tháng 6 năm 2011, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, vị đại diện của Tòa thánh không thường trú tại Việt Nam sẽ lên đường đi Singapore. Trước khi rời Việt Nam, ngài đã đến thăm và dâng lễ tạ ơn tại Giáo xứ Hàm Long, thủ đô Hà Nội.

Xem hình ảnh

Đúng 07 giờ, ngài tới Nhà thờ Hàm Long trong niềm hân hoan chào đón của đông đảo bà con giáo hữu thủ đô. Cùng đi với ngài có Đức Tổng giám mục Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, cha chưởng ấn An-phong-sô Phạm Hùng và cha thư kí riêng của Đức Tổng giám mục Girelli.

Sau phần giới thiệu của Đức Tổng giám mục Phê-rô là lời chào mừng của cha chính xứ Gia-cô-bê Nguyễn Văn Lý.

Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Leopoldo Girelli ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ bằng việt ngữ, ngài nói: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI rất yêu thương anh chị em. Hôm nay, tôi đến đây với tư cách đại diện ngài để mang phép lành, lời chào thăm của Đức Thánh Cha tới Đức Tổng giám mục Phê-rô và tất cả anh chị em.

Trong phần giảng lễ, Đức Tổng Girelli ngỏ lời: Tôi rất vui vì được hiện diện ở đây, trong ngày lễ kính Thiên Chúa Ba Ngôi. Tôi dâng lễ này cầu nguyện đặc biệt cho sự hiệp nhất. Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, đây là một chân lý được Mạc khải bởi Đức tin Ki-ô giáo. Mầu nhiệm này hệ tại bởi quan hệ giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Đấng tuy ngang hàng với nhau nhưng lại khác biệt; ba Đấng nhưng không phải là ba Chúa mà chỉ là một. Điều này rất khó để hiểu hết với tâm trí con người chúng ta, vì đó là một Mầu Nhiệm.

Mầu Nhiệm này được đón nhận từ chính Chúa Giê-su, ngài đã mạc khải về một Chúa nhưng Ba Ngôi Vị. Chúng ta hiểu điều đó đơn giản qua tình yêu, vì không có tình yêu nào lại không có đối tượng để yêu. Thiên Chúa của chúng ta là tình yêu nên Ngài yêu thương và Ngài cũng được yêu thương, chính tình yêu đó đã kết hiệp Ba Ngôi nên một. Trong cuộc sống, chúng ta có thể khác biệt nhau về màu da, chủng tộc, giới tính, văn hóa, tôn giáo nhưng chúng ta có cùng chung một điểm đó là 'con người'.

Việc giáo huấn về Chúa Ba Ngôi được áp dụng đầu tiên nơi mỗi gia đình, vì gia đình được tạo thành bởi những con người khác nhau về giới tính, người nam và người nữ. Gia đình còn có sự khác biệt giữa tuổi tác, tính tính, khẩu vị... nhưng tất cả hướng đến sự hiệp nhất trong tình yêu thương. Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ tách Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi ra khỏi đời sống của chúng ta, vì Mầu Nhiệm đó rất gần gũi với chúng ta. Giáo hội luôn mời gọi chúng ta sống hình ảnh yêu thương của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần vì chúng ta được tạo dựng bởi chính tình yêu thương nơi Chúa Ba Ngôi.

Cuối bài giảng, Đức tổng nhấn mạnh: Tôi kêu gọi anh chị em hãy sống hiệp nhất như một gia đình. Giờ đây, chúng ta sắp tuyên xưng đức tin của chúng ta trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đó là tuyên xưng đức tin trong Chúa Ba Ngôi. Nguyện Chúa Ba Ngôi ở cùng anh chị em và cộng đoàn Giáo xứ Hàm Long luôn mãi.

Cuối Thánh lễ, ông chủ tịch hội đồng giáo xứ bày tỏ niềm tri ân đối với hai Đức Tổng giám mục kính yêu. Niềm tri ân của ông cộng đoàn còn được diễn tả qua những đóa hoa tươi thắm và điệu múa nón mềm mại của các em thiếu nhi trong Giáo xứ kính dâng các ngài.

Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI qua vị đại diện của ngài, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli.
 
Các tân Linh mục dâng thánh lễ tạ ơn tại Cộng đoàn Toulouse
Hà Minh Thảo
10:12 20/06/2011
PHÁP QUỐC - Nhân dịp Lễ Chúa Ba Ngôi ngày 19.06.2011, ba Tân Linh mục Đa minh NGUYỄN VĂN KHÁ, Phê rô NGUYỄN VĂN DIỆN (Tổng Giáo phân Albi, thụ phong ngày 22.05.2011) và Phê rô TRẦN MẠNH HÙNG (Giáo phận Lourdes-Tarbes, ngày 29.05.2011 đã đến đồng tế Thánh Lễ Tạ Ơn với Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Toulouse, nơi đặt Chủng viện Saint-Cyprien thuộc Giáo tỉnh Toulouse, Pháp).

Mở đầu Thánh Lễ, Linh mục Phê rô Bùi duy Nghiệp, Tuyên úy Cộng đoàn, đã giới thiệu các Cha mới và nhắc hôm nay cũng là kỷ niệm dịp Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hiển Thánh cho 117 Chân Phuớc Tử Đạo Việt Nam năm 1988.

Trong bài giảng, Cha Diện chia sẻ: Chịu chức xong, Cha có về Việt Nam vinh quy bái tổ không ? Đó là câu hỏi thường được nghe sau khi chịu chức Phó tế. Giáo dân Việt kính trọng đến độ thần thánh hóa các Linh mục, được xếp vào hàng khanh tướng (như trong bài ‘Tình yêu Thiên Chúa’ được hát trong Nhập Lễ, số 2). Rồi ‘một người làm quan, sang cả họ hay cả họ được nhờ… Thật vinh dự cho ông bà cố. Thật sự, nên mừng, nên kính trọng và tự hào, nhưng cần đặt cho đúng chỗ như Thánh Phao lô nói: ề Niềm vinh dự của tôi là thập giá Đức Kitô (Gl 6,14). Đó cũng là niềm vinh dự của Linh mục, của mọi tín hữu, những người dấn thân theo Đức Kitô. Do đó, trở thành giáo sĩ, không phải để được vinh dự, uy quyền, nên không có vụ ‘vinh quỹ theo kiểu trần thế mà để rao giảng những kỳ công làm vinh danh và tạ ơn Chúa vì những ơn lành đã nhận. Tế nhị hơn, phải ‘bái tổ’ trước ‘vinh quy’ để đúng văn hóa và đạo thờ cúng tổ tiên người Việt Nam hơn. Bái tổ là để cám ơn tổ tiên là điều tốt và nên làm. Các học sĩ khi công thành danh toại bái tổ để tổ tiên được vinh hiển, gia phong được rạng rỡ. Trở nên Giáo sĩ, không phải là khanh tướng để được ca tụng. Có chăng thì phải hiểu đó chỉ là để tạ ơn và tôn vinh Chúa, cám ơn và cầu nguyện cho tổ tiên như Chư thánh Tử đạo Việt Nam hay Đức Hồng y đáng kính Phanxicô Xaviê Thuận là những chứng nhân tuyệt vời đã tìm vinh quang của mình nơi thập giá Đức Kitô.

Điều khác, như con người được sinh ra cần phải có một quá trình để trở nên người trưởng thành. Linh mục cũng vậy, người mục tử thực thụ cần có một quá trình dài ngắn phụ thuộc vào đời sống thiêng liêng của mình. Hồng ân bí tích truyền chức Thánh chỉ kết hoa trái nơi linh mục và trong hoạt động mục vụ khi biết kết hợp với ơn ấy qua-bằng-bởi đời sống kết hợp mật thiết với Chúa, tức đời sống thiêng liêng. Nhờ, bởi và qua đó, linh mục hưởng nhận nhiều ơn lành hồn xác để tìm vinh quang nơi thập giá Chúa. Do đó, linh mục không nói mình làm được điều này nọ, nhưng nói Chúa đã hành động qua tôi. Thật vậy, mọi ơn phúc linh mục làm đều do Chúa ban phát. Mọi bí tích linh mục cử hành đều nhân danh Chúa vì đời mỗi người chúng ta đều nằm trong bàn tay Chúa. Nhận thức này giúp linh mục biết mình là người nằm trong chương trình Cứu độ của Thiên Chúa, không phải là thầy của tất cả, biết tất cả, làm được tất cả. Khi dám nhận giới hạn của bản thân mình về mọi mặt, linh mục sẽ có một đời sống khiêm nhường hơn, đỡ làm cho giáo dân và người bên cạnh ảo tưởng, có cái nhìn sai lạc về mình hơn, để luôn biết trông cậy, kết hợp với ơn Chúa, cho Chúa làm chủ đời Linh mục, để Chúa hành động đời linh mục của mình.

Điều cuối xin được chia sẻ với cộng đoàn. Người giáo dân Việt Nam tôn sùng các linh mục đến mức thần thánh họ gây ảo tưởng cho đôi bên: linh mục tưởng mình là thánh, giáo dân tưởng linh mục là thánh. Khi nhận lãnh phép Thánh tẩy, chúng ta được mời gọi nên thánh. Nhận lãnh thiên chức Linh mục, linh mục được thánh hóa qua đời sống thánh thiện của mình qua ơn Chúa, thánh hóa tín hữu bằng đời sống chứng nhân qua các công tác tông đồ, mục vụ, nhất là các bí tích. Linh mục được thánh hóa, mời gọi nên thánh ở mức khác, chứ không là thánh, người hoàn hảo như chúng ta thường hiểu. Ơn Chúa không làm mất tự do của ai, nhưng linh mục và giáo dân cần biết tự do kết hợp với ơn Chúa. Hiểu như vậy, chúng ta dễ thông cảm, nâng đỡ và yêu thương nhau giữa linh mục và giáo dân vì biết mình là những con người bất toàn, yếu đuối, cần đến nhau, khuyến khích và cầu nguyện cho nhau để ơn Chúa hoạt động và thánh hóa mỗi người. Do đó, hôm nay, anh em tân linh mục đến dâng Thánh Lễ với Cha Tuyên úy, các Cha và Cộng đoàn Công giáo Toulouse để tạ ơn Chúa đã thương cho Giáo hội có thêm những linh mục mới và cầu xin cho mọi người được đồi dào ơn Chúa, luôn biết kết hợp mật thiết với ơn Chúa.

Sau Thánh Lễ, các linh mục đồng tế, các tu sĩ Pháp Việt và giáo dân đã chung vui, hỏi thăm nhau cùng thưởng thức những món ăn thuần túy do đồng hương làm và mang đến.
 
Đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp học hỏi về giáo dục tâm linh và sinh lý
Trần Văn Cảnh
20:59 20/06/2011
Đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp học hỏi về
« Giáo dục tâm linh và sinh lý trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay »


21 đề tài đã được học hỏi, từ 21 năm qua, 1991-2011

Từ khi được thành lập trong Đại Hội Tuyên Úy Đoàn, từ 24 – 28.09.1990, tại Maison du Sacré Coeur, Paray le Monial, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã tổ chức được 14 lần gặp gỡ(1).
Mục đích của những cuộc gặp gỡ này dĩ nhiên là « Tạo cơ hội cho giáo dân thuộc các cộng đoàn quen biết nhau, nghe biết sinh hoạt của các cộng đoàn khác, hầu chia sẻ, liên đới và học hỏi lẫn nhau ». Nhưng chính yếu là « Huấn luyện giáo dân, nhất là những người có tinh thần và khả năng đảm nhiệm các sinh hoạt của cộng Đoàn. Giúp họ ý thức đến những quyền lợi và trách nhiệm của một giáo dân trong cộng đoàn, trong Giáo hội và trong xã hội ». Do đó mỗi lần gặp gỡ là một lần « Học hỏi đào sâu một chuyên đề hay một điểm nóng trong Giáo hội, trong Xã hội hay trong đời sống thường ngày của cộng đoàn và xã hội… »
14 lần gặp gỡ là 14 đề tài các đại diện đã học hỏi. Ngoài ra, trong những năm không có gặp gỡ Mục Vụ Trưởng thành, thì lại có đại hội toàn quốc, âu châu hay thế giới ; trong những đại hội này, cũng có những hội học cho giới trưởng thành. Tất cả có 7 đại hội. Tổng kết, 21 đề tài đã được đưa ra cho các đại diện giới trưởng thành học hỏi, hoặc trong các khóa gặp gỡ trưởng thành, hoặc trong các đại hội.
Các đề tài đó là :

1. Vai trò và trách nhiệm của giáo dân dựa trên các văn kiện của Công Đồng Vatican II (1991)
2. Khai tâm và nhận diện thực chất của Giáo dân Việt Nam tại Pháp dựa trên các yếu tố thực tế (1992)
3. Tìm hiểu một số các hội đoàn đang sinh hoạt trong các xứ đạo Pháp (1993)
4. Giáo dục thanh thiếu niên trong môi trường gia đình Việt Nam tại xã hội Pháp (1994)
5. Gia đình công giáo (1995, Đại hội Lộ Đức)
6. Vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và cộng đoàn tại xã hội Pháp (1996)
7. Thưa Thầy, Thầy ở đâu? – Hãy đến mà xem (1997, Đại hôi JMJ, Paris)
8. Đức Mẹ (1998, Đại hội Lộ Đức)
9. Đào tạo nhân sự cộng đoàn (1999) (2000), Không có gặp gỡ cũng không có Đại Hội các Cộng Đoàn CGVN tại Pháp, mà dành chogiáo phận địa phương và giáo hội hoàn vũ )
10. Những yếu tố làm sống cộng đoàn (2001)
11. Từ mọi ngôn ngữ và mọi văn hóa, chúng ta phải cùng nhau sống và tạo nên một Giáo Hội có sứ mệnh trình bày Đức tin trên lãnh thổ có nhiều người di cư này (2002)
12. Những yếu tố làm sống Cộng Đoàn (2002, Đại Hội Âu châu Lộ Đức)
13. Quá trình chứng tá niềm tin và viễn tượng hành trình đừc tin của các CĐCGVN hải ngoại (2003, Đại hội thế giới Hội Ngộ Niềm Tin Rôma)
14. Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng (2004)
15. Khác biệt giữa các tôn giáo (2005)
16. Cộng đoàn, Thách đố, Truyền giáo (2006, Đại Hội Lộ Đức)
17. Thiên chức làm cha làm mẹ (2007)
18. Những thách đố hôm nay cho giáo hội, gia đình và cộng đoàn (2008)
19. Đức Ái (2009)
20. Lịch sử CGVN và lịch sử Các CĐCGVN tại Pháp (2010, Đại Hội Năm Thánh 2010 với GHVN tại Paris)
21. Giáo dục tâm linh và sinh lý trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay (2011)

Hai đề tài học hỏi năm 2011

Trong lời nhập đề giới thiệu hai thuyết trình viên và hai đề tài, Gs Trần Văn Cảnh nhấn mạnh đến tính chất liên tục của các đề tài đã được chọn lựa từ 5 năm nay.
2006, chúng ta đã đề cập đến thực tại các cộng đoàn và những thách đố đức tin.
2008, chúng ta đi vào ba thách đố chính yếu : những thách đố cho giáo hội, cho cộng đoàn và cho gia đình.

2011 chúng ta đề nghị hai giải pháp cho hai thách đố lớn :
Phải giáo dục sinh lý để giải đáp thách đố gia đình. Vấn đề này sẽ được bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh, tiến sĩ y khoa, trình bày, qua đầu đề « Giáo dục sinh lý trong các gia đình công giáo việt nam ngày nay ».

Phải giáo dục tâm linh trong gia đình để giải quyết thách đố đức tin cho giáo hội. Vấn đề này sẽ được cha Nguyễn Xuân Nghĩa, thạc sĩ tâm lý và tu đức gia đình, trình bày với đầu đề « Giáo dục tâm linh trong các gia đình công giáo việt nam ngày nay » (2).

Trần Văn Cảnh

Đính chính :
(1). Trong bài viết phổ biến trên mạng http://vietcatholic.net/News/Html/90790.htm, ngày 06/16/2011, người viết đã quên sót khóa gặp gỡ năm 2007 và ghi đề là « Khóa gặp gỡ Giới Trưởng Thành của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp lần thứ XIII, tại ORSAY, từ 17 đến 19.06.2011 ». Thay vì « lần thứ XIII », xin bạn đọc sửa lại là « lần thứ XIV ». Xin đa tạ.
(2). Có lẽ trong tương lai, để giải đáp thách đố cho các cộng đoàn, phải học hỏi về giáo dục giáo dân trong các gia đình công giáo, hầu bảo trì và cải tiến cộng đoàn.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cách Mạng Bông Lau tại Việt Nam
Trần An Bài
09:07 20/06/2011
CÁCH MẠNG BÔNG LAU TẠI VIỆT NAM

(Bài thuyết trình ngày Truyền Thống Cảnh Sát QG/VNCH tại Boston, Massachusetts, 12-6-2011)

Sử sách Việt Nam có ghi rằng: Vào năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn Thập Nhị Sứ Quân, liền tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập, mang quốc hiệu Đại Cồ Việt và tự xưng là Hoàng Đế, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng hồi còn nhỏ chỉ là một chú bé chăn trâu ở làng Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chú thường bắt chúng bạn khoanh tay làm kiệu cho chú ngồi để chỉ huy đánh trận và dùng bông lau làm cờ tiến quân.

Từ đó, Bông Lau và Cờ Lau đã trở nên những hình ảnh quen thuộc, phát xuất từ miền quê VN và nhắc nhở mọi người về trang sử oai hùng của Đinh Bộ Lĩnh trong công cuộc dẹp loạn để dựng xây một quốc gia độc lập và tự cường, có quân đội vững mạnh, làm tiền đề cho Lê Hoàn mười hai năm sau đánh bại quân Tống, bảo vệ độc lập cho Tổ Quốc (1).

Phất ngọn Cờ Lau, Đinh Bộ Lĩnh
Hoa Lư rờm rợp bóng Quân Kỳ
Đại Cồ Việt sáng ngời trang sử
Loạn Sứ Quân qui phục dưới cờ !


(Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích)

Cách đây 2 năm, tôi có vinh dự được Hội Ái Hữu CSQG vùng Boston, Massachusetts mời đến để thuyết trình về đề tài "Luật Rừng của Cộng Sản Việt Nam" (CSVN) (2). Mới đây nhất, ngày 4-4-2011, CSVN đã đem Luật Rừng ra xét xử con trai một công thần của chế độ là luật sư Cù Huy Hà Vũ trong một phiên tòa bẩn thỉu, mà cả thế giới cũng như mọi thành phần dân chúng trong nước đều phỉ nhổ. Tôi đã thuyết trình về bản án này tại Oakland, California, ngày 16-4-2011, nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Khối 8406 và đã chỉ trích nặng nề bản án này và đặt tên nó là "Bản Án Hai Bao Cao Su Con Đầm" (3). Sau này, các họa sĩ đã trình diện toàn ban lãnh đạo Đảng CSVN đội những chiếc nón cao su "Con Đầm" trông rất là kệch cỡm và được báo chí chọn là bức hình khôi hài nhất của tháng Tư Đen năm 2011 (4).

Hôm nay, tôi lại được hân hạnh lần thứ hai đến thuyết trình tại quê hương của cố Tổng Thống Kennedy, người đã bật đèn xanh cho cuộc Cách Mạng 1963 tại VN, đưa đến cái chết của anh em TT. Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất VNCH và phần nào dẫn đến sự sụp đổ toàn diện của miền Nam VN vào năm 1975. Cũng trong phần hồi tưởng ấy, hôm nay tôi xin trình bày với Quý Vị viễn tượng về một cuộc cách mạng khác, một cuộc cách mạng sẽ đem chúng ta đến ngưỡng cửa của Hy Vọng, đến sự Phục Sinh của quốc gia VN đã bị Đảng CSVN khống chế từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay. Cuộc cách mạng ấy được gợi ý từ trang sử Bông Lau oai hùng của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa và "Cách Mạng Hoa Lài" ở Trung Đông mới đây, mà tôi đặt tên là "Cách Mạng Bông Lau tại Việt Nam".

Bài thuyết trình được chia thành hai phần:

1. Đón chào Cách Mạng Bông Lau tại Việt Nam.
2. Diễn tiến Cách Mạng Bông Lau tại Việt Nam.

PHẦN I: Đón chào Cách Mạng Bông Lau tại VN

Đã có rất nhiều cuộc cách mạng xảy ra trên khắp thế giới và hiện nay, dân chúng Việt Nam đang trông đợi sớm có một cuộc cách mạng để khai tử chế độ CS độc tài và gian ác.

A. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TRÊN THẾ GIỚI

a) Định nghĩa

Cách mạng là thay đổi toàn diện, bỏ cũ thay mới. Về phương diện chính trị, cách mạng là bất thần lật đổ chế độ đang điều khiển guồng máy quốc gia - thông thường là bằng võ lực - để thay thế bằng một chế độ mới hoàn toàn.

b) Các cuộc cách mạng

Trong lịch sử thế giới, có nhiều cuộc cách mạng vĩ đại:

- Cách Mạng Hoa Kỳ 1776 chống lại Vương quốc Anh để lập nên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,

- Cách Mạng Pháp 1789 xóa bỏ chế độ quân chủ,

- Cách Mạng Nga 1917 do Cộng Sản nổi lên cướp chính quyền.

- Rồi lại có những cuộc cách mạng cuối thập niên 1980, giựt sập chế độ Cộng Sản tại Liên Sô và Đông Âu.

- Vào cuối năm 2010, nhân dân tại Tunisie, một quốc gia vùng Trung Đông, đã nổi lên làm cách mạng. Chỉ trong vòng 28 ngày, họ lật đổ được chính quyền độc tài của Tổng Thống Ben Ali đã cai trị Tunisie trong suốt 23 năm. Người ta gọi đây là "Cách Mạng Hoa Lài", vì Hoa Lài là biểu tượng của nước Tunisie.

- Sau đó, ngọn lửa cách mạng lan nhanh sang các nước láng giềng. Trước tiên là Ai Cập. Cuộc cách mạng thành công chỉ sau 19 ngày biểu tình với 300 người chết để đổi lấy sự ra đi ngày 14-1-2011 của TT. Hosni Mubarak. Và còn những cuộc cách mạng khác đang diễn ra tại Syria, Yemen và Libya, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn hy vọng sẽ thành công.

Riêng tại Á châu, vào cuối thế kỷ 20, cũng có những cuộc cách mạng thành công, xảy ra tại:

- Miền Nam Việt Nam, năm 1963, do Hoa Kỳ chủ xướng để dọn đường đem quân đội vào VN tham chiến.

- Nam Dương, năm 1965, tướng Suharto làm cuộc cách mạng càn quét Đảng CS tại Nam Dương. Ông xử tử Đảng Trưởng CS Dipa Nusantara Aidit. Còn dân chúng và đặc biệt là các nông dân, tìm giết khoảng 1 triệu đảng viên Đảng CS tại nước này (5).

- Thái Lan, năm 1973, lật đổ chính quyền Thanoun.

- Phi Luật Tân, năm 1986, hạ bệ Tổng Thống Marcos.

Nhưng không phải cuộc cách mạng nào cũng thành công. Cuộc Cách Mạng Thiên An Môn năm 1989 tại Trung quốc đã bị Đặng Tiểu Bình cán nát, sau 51 ngày biểu tình với khoảng 3.000 người chết.

c) Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân thường dẫn đến cách mạng:

1/- Nguyên nhân chủ quan: Đời sống dân chúng quá nghèo khổ, cả tinh thần lẫn vật chất. Tinh thần là mất các quyền tự do làm người. Vật chất là không đủ cơm ăn, áo mặc.

2/- Nguyên nhân khách quan: Chính quyền hiện hữu bất lực, thối nát, cai trị dân bằng chính sách độc tài.

Từ đó, một câu hỏi cũng được đặt ra cho người Việt Nam: Bao giờ "Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Trung Đông" chuyển thành "Cuộc Cách Mạng Bông Lau tại Việt Nam"?

B. CÁCH MẠNG BÔNG LAU TẠI VIỆT NAM

Mặc dù học thuyết Karl Mark và chế độ CS đã bị dân chúng Đông Âu hạ bệ vào cuối thập niên 1980, nhưng hiện nay, VN vẫn còn là một trong 4 quốc gia trên thế giới bị CS kìm kẹp dã man, khiến người dân sống khổ cực và đang chờ ngày vùng lên làm cách mạng.

a) Chính quyền độc tài

Xét về yếu tố khách quan phát sinh cách mạng thì chính sách độc tài của chế độ CSVN đã quá rõ ràng, dù có nói cả năm cả tháng cũng không hết. Tôi chỉ xin trích dẫn một câu nói mới nhất của Trương Tấn Sang, Đại Biểu Quốc Hội và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN vào ngày 7-5-2011: “Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘CHẾT’ cái đất nước này” (6). Đúng vậy, một bầy sâu mang tên Đảng CSVN đang rúc rỉa và làm tan hoang đất nước VN, với các tội trạng tầy trời: Tham nhũng, giệt chủng, chà đạp nhân quyền và nhất là bán đất, dâng biển cho Trung Cộng.

Một chế độ độc tài thường đi đôi với thối nát. Vừa thối lại vừa nát. Tin tức từ VN vào chiều ngày 11-5-2011 cho biết: Chiếc nắp cống tại sân bay Nội Bài, thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN bật tung lên, nước dơ trong cống rãnh, pha lẫn phân người phọt lên tung toé và chảy lan tràn khắp phi trường và sân bay, tỏa mùi hôi thối đến kinh hoàng (7). Các du khách ngoại quốc chứng kiến quang cảnh này đã hoảng hốt bịt mũi bỏ chạy. Sau biến cố tháng 4-1975, đã có tới 3 triệu người Việt cũng phải bịt mũi trốn chạy chế độ CS nhơ nhớp và thối tha ấy. Nhưng cái mùi hôi thối này không phải chỉ bốc lên ở phi trường Nội Bài thôi đâu. Còn một nơi khác, vừa thối tha, vừa ma quái đến rợn người và là căn nguyên cho những mùi hôi thối của cả nước VN. Đó là cái xác chết kinh tởm của Hồ Chí Minh đang bốc mùi ở Ba Đình, Hà Nội. Vậy mà Đảng CSVN hàng ngày vẫn bắt dân chúng thay phiên nhau đến phục lậy cái xác chết đó.

Vậy phải làm sao có thể tẩy sạch tình trạng bẩn thỉu này tại VN? Kính thưa Quý Vị? - Hãy vùng lên làm cuộc Cách Mạng Bông Lau.

b) Nhân dân đói khổ

Còn về yếu tố chủ quan là tình trạng nghèo đói, khốn khổ thì dân chúng VN hiện nay ra sao?

Nền kinh tế VN hiện thời suy đồi, lạm phat phi mã, các tập đoàn kinh tế quốc doanh sẽ phá sản như kiểu Vinashin. Các tập đoàn lớn như than, khoáng sản, điện, ngân hàng do chính phủ và Đảng điều hành thua lỗ. Vay tiền quá nhiều, sản xuất quá kém, không tiền trả nợ, ngân sách thiếu hụt, nhập nhiều, xuất ít. Kinh tế như vậy đang đẩy cả nước vào cảnh điêu đứng! Dân chúng nhiều nơi bắt đầu đói, "đói ngược, đói xuôi, ăn rau má, phá đường cầu". Cả nước điêu đứng, trừ đảng viên đảng CS, vì đảng viên có quyền và tham nhũng, nên giầu có. Họ đã tước đoạt quyền sở hữu đất đai, nhà cửa, tài sản của dân chúng bằng nhiều thủ thuật hành chánh hay dựa vào những điều luật mập mờ! Quyền của họ là tuyệt đối. Muốn bắt ai chỉ cần gán cho tội "tuyên truyền chống Nhà Nước” chiếu điều 88 Bộ Hình Luật!

Cũng lại xin trích dẫn một câu nói mới nhất của Nguyễn Tấn Dũng, hiện là Thủ Tướng CSVN, do VnExpress, một tờ báo của nhà nước VN đưa tin ngày 5-5-2011. Ông Dũng đã công khai thú nhận: "Việt Nam vẫn là nước nghèo”. Thật quá xấu hổ! Và tờ báo này đăng luôn một lời phê bình rất chí lý của độc giả: “36 năm trước Việt Nam là nước nghèo. Năm 2011, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo. 36 năm sau, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước nghèo” (8). Như vậy, rõ ràng VN đang đi vào ngõ cụt, không tương lai.

Vậy muốn đưa VN ra khỏi đường hầm tăm tối này, chúng ta phải làm sao? Kính thưa Quý Vị? - Hãy ủng hộ cuộc Cách Mạng Bông Lau.

c) CSVN chuẩn bị đàn áp cách mạng

Đảng CSVN chắc chắn cũng đã biết cuộc Cách Mạng Bông Lau của dân chúng VN sắp diễn ra, bởi vì chính Mác Lê đã đưa ra nguyên tắc này: «Nơi nào có bất công đàn áp, nơi đó có cách mạng». Qua tin tức từ VN gửi đi, nhiều cuộc đàn áp dân chúng, đưa đến cảnh công an đánh chết dân đã xảy ra khắp nơi.

Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy CSVN đưa ra kế hoạch đối phó với cuộc cách mạng, chẳng hạn Nguyễn Tấn Dũng thăng cấp đặc biệt cho nhiều tướng lãnh thuộc phe nhóm của ông, đồng thời gia tăng phụ cấp và lương bổng cho cảnh sát và quân đội. Hai cơ quan này là hai chiếc phao cuối cùng Đảng CSVN phải ôm chặt để mong sống còn. Tháng 7, 2008, Nguyễn Tấn Dũng cách chức một loạt 5 tướng lãnh chỉ huy Quân Khu Thủ Đô Hà Nội và trả họ về ngồi chơi xơi nước ở Bộ Quốc Phòng.

Một mặt, Đảng CSVN chuẩn bị đàn áp cách mạng, nhưng đàng khác, họ không tin biện pháp đàn áp sẽ thành công, nên các đảng viên cao cấp đang đua nhau gửi con cháu ra ngoại quốc dưới hình thức du học, đồng thời chuyển tiền ra ngoại quốc mua nhà đất hoặc cơ sở thương mại để chờ khi cách mạng nổi lên thì những cấp lãnh đạo này cũng tìm đường đào thoát. Bởi vậy, trong dân gian mới có câu chuyện vui này:

Một cán bộ Cộng Sản có nhiều tuổi Đảng làm đơn xin đi định cư ở nước ngoài. Anh ta được gọi đến sở di trú và xuất cảnh. Viên thủ trưởng cơ quan này rất đỗi ngạc nhiên, bèn gọi anh ta vào phòng riêng để thẩm vấn. Viên thủ trưởng hỏi:

- Một đảng viên thâm niên như đồng chí tất phải có lý do đặc biệt gì mới muốn rời bỏ quê hương Xã Hội Chủ Nghĩa tốt đẹp như nước ta chứ?

Anh cán bộ trả lời:

- Thưa đồng chí, vì hai lý do: Thứ nhất, đêm hôm qua, có anh bạn rỉ tai tôi rằng sắp có Cách Mạng Bông Lau xảy đến. Phen này các cán bộ CS như anh và tôi chắc chắn sẽ bị nhân dân treo cổ là cái chắc! Tôi sợ quá nên xin ra đi.

Viên thủ trưởng cười cười, vỗ vai anh chàng cán bộ, rồi nói trấn an:

- Tôi bảo đảm với đồng chí là chế độ này không thể nào lung lay được. Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ tồn tại muôn năm…

Anh cán bộ cướp lời:

- Thưa đồng chí, đó chính là lý do thứ hai mà tôi xin ra nước ngoài để định cư đấy ạ!

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi: Liệu VN sẽ có cuộc "Cách Mạng Bông Lau" không? Tôi xin mượn lời của ông Saad Eddin Ibrahim, Giáo sư Đại Học Harvard, gốc người Ai Cập, để trả lời như sau:

"Tôi nghĩ chỉ là vấn đề thời gian. Tác động của cuộc xuống đường biểu tình đã trở thành toàn cầu. Những gì xảy tại Ai Cập đã được tác động bởi những điều xẩy ra trước đó ở Tunisie. Những việc xảy ra tại Tunisie đã được tác động bởi những gì xảy ra trước đó ở Đông Âu, Trung Âu và Châu Mỹ La tinh, cũng như ở những quốc gia như Bồ Đào Nha năm 1974, v.v... Ta đang sống trong một ngôi làng toàn cầu. Đây không là cách nói ẩn dụ mà là một thực tại... Tôi tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ lật đổ chế độ độc tài toàn trị này để hòa nhập vào cộng đồng dân chủ trong thế giới" (9).

Vậy nếu cuộc Cách Mạng Bông Lau đã sẵn sàng thì sẽ phải diễn ra như thế nào?

PHẦN 2: Diễn tiến Cách Mạng Bông Lau tại VN

Muốn cho cuộc cách mạng thành công trọn vẹn, cuộc "Cách Mạng Bông Lau" phải được bùng nổ bởi những thành phần nào? Và rồi kết cuộc, cách mạng sẽ đưa VN đi về đâu?

A. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ

Khi đặt tên cho cuộc Cách Mạng sắp diễn ra tại VN là "Cách Mạng Bông Lau" để lật đổ chế độ CS, tôi đã nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa cuộc cách mạng này với cuộc cách mạng của Đinh Bộ Lĩnh:

a) Dẹp loạn sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp 12 sứ quân để thống nhất đất nước. Dưới chế độ CS hiện nay, mỗi tỉnh là một sứ quân. Các đảng viên cai trị mỗi địa phương tự do tung hoành, tác oai, tác quái, bất chấp lệnh của Trung Ương. Học giả Nguyễn Hiến Lê đã mô tả tình trạng này như sau: "Mỗi tỉnh là một tiểu quốc, địa phương tự do tới mức không tuân lệnh trung ương (ngay xã cũng không tuân lệnh tỉnh, huyện), lấy lẽ rằng chỉ địa phương mới hiểu tình trạng của địa phương, cấp trên không nên xen vào" (10).

Chính Phan Văn Khải khi làm Thủ Tướng (từ 1997 đến 2006) đã lên tiếng than phiền về thảm trạng "Trên bảo dưới không nghe". Vào dịp đó, Lê Nhân là bạn học với Phan Văn Khải đã viết lá thư ngỏ đề ngày 5-12-2005 chê Phan Văn Khải là vô học, ngu dốt, không biết dùng tiếng Việt, "vì 'Trên bảo dưới không nghe!' dùng để chỉ việc phòng the, chuyện bất lực của đàn ông..." Lê Nhân viết: "Nhiều khi thủ tướng Phan Văn Khải cũng không phân biệt được đâu là chuyện chăn gối, đâu là chuyện quốc gia chính phủ trị dân, nên sỗ sàng đưa vấn đề con cu ra ví với dân..." (11).

Đảng viên chửi xéo nhau bằng những lời lẽ cạn tầu ráo máng này đưa chúng ta đến hai kết luận:

1. Tình trạng vô kỷ luật trong Đảng CSVN: Khi cấp trên không còn có thể ra lệnh cho cấp dưới thì Đảng đó kể như sắp đến ngày tàn.

2. Đảng CSVN ra đời năm 1930. Như vậy, tính đến năm nay, 2011, là tròn 81 tuổi. Một lão già suốt đời làm việc thất đức, bán nước, hại dân, nay thì thằng trên không bảo được thằng dưới, chứng tỏ căn bệnh bất lực đã đến hồi hết thuốc chữa.

Vì thế, muốn dẹp tình trạng thập nhị sứ quân vô kỷ luật này, VN cần phải làm gì bây giờ? Kính thưa Quý Vị? - Hãy ủng hộc cuộc Cách Mạng Bông Lau. Vâng, đó là con đường Vua Đinh Tiên Hoàng đã mở cho hậu thế từ cả ngàn năm trước.

b) Vai trò nông thôn

Đinh Bộ Lĩnh đã khởi đầu dựng nước từ làng xã, chứ không phải từ đô thị. Tôi dự đoán rằng cuộc cách mạng tương lai để lật đổ Xã Hội Chủ Nghĩa cũng sẽ được khơi mào bởi nông dân, vì năm 1945, CS đã dựa vào nông dân để cướp chính quyền, mà bây giờ nông dân bị tịch thu ruộng đất, bị đói khổ cùng cực, sống cũng như chết. Hàng triệu nông dân đã bỏ nông thôn về thành thị kiếm sống. Nhưng ở thành phố, họ không được hưởng chế độ hộ khẩu. Đã thế, đồng lương thấp, nhà thuê lại mắc, sống chật chội, thiếu vệ sinh. Cho nên, các nông dân căm thù CS. Họ không còn lý do gì để sợ chết nữa. Hiện đã có những cuộc nổi dậy tự phát, những cuộc biểu tình khiếu kiện như ở Bắc Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng và Bình Dương...

Còn các công nhân tại các xí nghiệp thì sao? Khác với cuộc nổi dậy của các công nhân thuộc Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, công nhân tại các xí nghiệp VN đã bị CS tổ chức thành các chi bộ Đảng để khống chế, nên họ không dễ gì mà khởi xướng cách mạng được.

c) Vai trò quân đội

Trong bất cứ cuộc cách mạng nào, quân đội là yếu tố quyết định thắng bại của cuộc nổi dậy. Ngòi nổ là nông dân, nhưng người châm ngòi phải là quân đội. Đảng CSVN sống còn là nhờ sức mạnh của quân đội. Mặc dầu Đảng đã dành nhiều ưu đãi và kiểm soát chặt chẽ lực lượng này, nhưng dù bố trí tài tình cách mấy cũng không thể tránh được tệ hại thông thường trong quân đội là nạn kiêu binh hoặc bất mãn vì chia chác quyền lợi không đồng đều giữa hàng tướng lãnh. Đó là chưa kể đến trường hợp sẽ có những tướng tá tỉnh ngộ, biết yêu nước, thương dân, hoặc mang giấc mộng làm lịch sử. Quân đội CSVN hiện nay có phe thân Trung Cộng, có phe thân Mỹ. Những tướng tá bị thất sủng hoặc bị đày ra các vùng biên giới, một ngày nào đó, sẽ cùng đứng lên hỗ trợ nông dân làm cách mạng. Và đó là ngày tàn của Xã Hội Chủ Nghĩa.

Đây là một trong những bằng chứng đã có sự rạn nứt trong hàng ngũ tướng lãnh CSVN: Ngày 6-7-2010, Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên Ủy Viên Trung Ương, nguyên Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị, đã cùng với 4 trung tướng, 12 thiếu tướng, 12 đại tá và những cán bộ lão thành như Mai Vy, nguyên Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa gửi kiến nghị cho các cơ quan cao cấp nhất của guồng máy lãnh đạo Nhà Nước XHCN/ VN để phản đối việc khai trừ Trung Tá Vũ Minh Trí - vì ông này có can đảm tố cáo tham nhũng - và đòi nghiêm khắc xử lý Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng (12).

Dù sao, trong tình thế hiện tại, quân đội không phải là lực lượng khởi động cuộc Cách Mạng Bông Lau, nhưng khi nông dân nổi lên thì thái độ của quân đội sẽ quyết định thắng bại.

d) Vai trò trí thức

Cuộc cách mạng nào cũng phải có tổ chức, tức phải có thành phần lãnh đạo. Đó là các nhà trí thức yêu nước, biết cổ võ và phối hợp cuộc nổi dậy cho nhịp nhàng, hữu hiệu. Lenin đã nói: "Không có ý thức cách mạng thì không có cách mạng" (Sans conscience revolutionnaire, pas de révolution). Nói rõ hơn, cuộc cách mạng cần có giai cấp bình dân đứng lên, nhưng không thể thiếu giai cấp trí thức để gieo rắc tinh thần cách mạng và phác họa kế hoạch. Thành phần trí thức trong cuộc cách mạng Pháp là J.J. Rousseau, Montesquieu, tại Hoa Kỳ là Washington, Jefferson, và tại Nga là Karl Marx.

Tại VN hiện nay, mỗi năm có khoảng mấy trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp tại các trường Cao Đẳng và Đại Học. Nhờ những phương tiện kỹ thuật truyền thông tân tiến, họ biết được đời sống tự do, dân chủ tại các nước văn minh trên thế giới. Tinh thần yêu nước dâng cao, họ không dễ bị bưng bít bởi chế độ độc tài Cộng Sản. Họ đã cảm nghiệm được nỗi tủi nhục của một quốc gia bị Trung Cộng chiếm đất, chiếm biển và giết hại các ngư dân VN. Họ đã nhận ra rằng nhân quyền tại VN chỉ là một chiếc bánh vẽ khổng lồ do Đảng CSVN dàn dựng lên.

Đọc những bài viết của các nhà trí thức VN trên mạng lưới, đặc biệt là mạng bauxit, và đôi khi ngay tại các báo chí lề phải, người ta nhận ra được lòng căm phẫn tột cùng của họ đối với Trung Quốc khát máu và đối với Đảng CSVN độc tài, tham nhũng và bán nước.

Buổi sáng Chúa Nhật tuần trước, ngày 5-6-2011 và Chúa Nhật hôm nay, 12-6-2011, Quý Vị đã thấy gì ở đường phố Hà Nội và Saigon? - Thưa, những tiếng hô "Đả Đảo Trung Quốc" vang dội từ cửa miệng những người Việt yêu nước. Những nắm tay giơ lên nhắm thẳng vào mặt những tên Tàu hiếu chiến đang lấp ló ở Tòa Đại Sứ và Tổng Lãnh Sự Trung Quốc. Những tiếng nguyền rủa "Quân Bán Nước" chỉ ngay vào mặt những tên Cảnh Sát Công An của Đảng Cộng Sản VN. đàn áp dân chúng biểu tình và hạch hỏi: "Đây là đất nước VN, chúng tôi là người VN, tại sao các anh rào đường lấp lối. Còn Trung Cộng là quân cướp, tại sao các anh rước họ vào nhà?"

Đây là những đóm lửa đang nhen nhúm ngọn đuốc Cách Mạng. Đây là những phát súng lệnh của cuộc Cách Mạng sắp sửa diễn ra tại VN.

e) Phối hợp nhịp nhàng các thành phần cách mạng

Căn nguyên làm bùng nổ Cách Mạng Hoa Lài ở Tunisie là câu chuyện của một thanh niên nghèo, tên là Mohammed Bouazizi đi bán trái cây kiếm sống, nhưng bị cảnh sát và chính quyền sách nhiễu. Anh cầu cứu ở cơ quan nào cũng không xong, nên đã quyết định tự thiêu. Các cuộc biểu tình của dân chúng bùng nổ, lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ biểu lộ lòng thương tiếc anh, nhưng dần dần mỗi ngày một lan rộng và mang màu sắc chính trị. Đó là phải lật đổ guồng máy cai trị thối nát của nhà độc tài Ben Abi. Kết cuộc, Tổng Thống Ben Abi phải trốn khỏi nước. Biến cố này không thể xảy ra nhịp nhàng như vậy, nếu không có một bộ óc tham mưu hoạch định.

Tại VN, ngày 17-2-2011, cũng đã có một kỹ sư trẻ tên là Phạm Thành Sơn tự thiêu trước công sở nhà nước ở Đà Nẵng để phản đối chính quyền đã tịch thu đất đai của gia đình anh.

Ngoài ra, giới trí thức và một số tướng lãnh hồi hưu quy tụ trong một bản kiến nghị 1.900 chữ ký, đòi hủy bản án của một nhà trí thức khoa bảng của chế độ là Tiến Sĩ, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ.

Rồi nữa, nông dân tại một số tỉnh đã biểu tình khiếu kiện, tụt quần ngay trước công sở và chửi rủa chính quyền thậm tệ. Cũng đã xảy ra sự việc hàng ngàn giáo dân Công Giáo đốt nến cầu nguyện, đòi đất của Giáo Hội đã bị nhà nước chiếm đoạt bất hợp pháp.

Nhưng cuộc cách mạng vẫn chưa bùng nổ được là vì 3 yếu tố - nông dân, trí thức và quân đội - chưa kết hợp được với nhau để nhóm thành ngọn lửa cách mạng. Ba yếu tố trên là 3 chân của chiếc kiềng. Thiếu một chiếc hoặc không hòa nhịp với nhau thì rất khó đi đến thành công.

Hãy cứ giả thuyết cuộc Cách Mạng Bông Lau xảy ra hôm nay thì có những điều gì đồng bào quốc nội cần phải lưu ý?

B. CÁCH MẠNG DÂN TỘC

Giả thuyết rằng cuộc Cách Mạng Bông Lau bùng nổ ngay hôm nay thì những gì sẽ xảy ra và cuộc cách mạng phải đi theo chiều hướng nào để được coi là thành công mỹ mãn?

a) Trận thư hùng đẫm máu

Cách Mạng là một trận thư hùng chí tử, một sống một chết. Nếu cuộc Cách Mạng Bông Lau xảy ra ngày hôm nay thì hầu như chắc phải là một cuộc cách mạng đẫm máu, vì những người cầm đầu guồng máy cai trị VN hiện giờ là những người khát máu. Họ đã tạo ra và tham dự cuộc chiến tranh VN. Chính những người này đã cưỡng chiếm miền Nam VN, với những vụ pháo kích, tấn công vào trường học, bệnh viện và chôn sống dân lành rất dã man, đúng với bản chất khát máu của con người Cộng Sản. Vì thế, cuộc phản ứng chống cách mạng chắc hẳn sẽ rất dã man.

Thêm nữa, cuộc cách mạng lật đổ Đảng CSVN có nhiều khó khăn hơn là cuộc cách mạng tại Tunisie, Ai Cập hay những nước khác, vì tại các nước đó, chỉ có một bộ mặt ngổ ngáo đáng ghét của người lãnh đạo. Chỉ cần một viên đạn, một nhát búa là kết thúc sinh mạng tên độc tài đó. Nhưng Đảng CSVN được kết nạp bởi hàng ngàn hàng vạn bộ mặt ngổ ngáo, nên sẽ phải tốn đạn, tốn búa nhiều hơn.

b) Trung Cộng can thiệp

Ngoài ra, Đảng CSVN hiện đang bị giựt dây bởi Đảng CS Trung Quốc, tức là cộng thêm một bộ mặt khát máu khác còn ác độc hơn CSVN nhiều.

Tình hình VN hiện nay rất bi đát. Khi Hồ Chí Minh nhận sứ mạng của CS quốc tế thành lập Đảng CS tại VN, đó là lúc Trung Cộng tròng chiếc thòng lọng vào cổ VN. Các tổ chức công quyền, quân đội, công an của VN đều rập khuôn Trung Cộng. Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị VN đầy dẫy những tay sai như Hoàng Văn Hoan do Trung Cộng cài vào. Cho đến nay, Trung Cộng đã thống lĩnh toàn bộ guồng máy chính trị, quân sự của VN và đặc biệt là kinh tế với nạn hàng hóa Trung Cộng lan tràn khắp nơi. Trận đòn Đặng Tiểu Bình đánh dằn mặt VN vào năm 1979 là lời cảnh báo VN hết đường thoát. Nếu Hoa Kỳ đã xâm lăng Afghanistan, Iraq và giựt dây LHQ can thiệp quân sự vào Lybia thì khi có một cuộc "Cách Mạng Bông Lau" nổi dậy và cho dù được quân đội VN ủng hộ thì Trung Cộng cũng sẽ xua quân vào VN đàn áp cách mạng không nương tay.

Vì thế, ông Ngụy Kinh Sinh, một nhân vật đối kháng Trung Cộng và là Chủ Tịch Liên Minh Dân Chủ Á Châu, đã cố vấn cho người VN rằng:

"Tôi nghĩ rằng những người bạn Việt Nam nên quan sát chặt chẽ tình hình ở Trung Quốc. Có hai lý do tại sao. Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam không có khả năng phát minh ra phương pháp đàn áp, cho nên họ sao chép việc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi các bạn học được cách của họ trước, thì các bạn có thể phòng ngừa trước.

Thứ hai, Cộng sản Trung Quốc không muốn thấy người dân Việt Nam lật đổ chế độ độc tài cộng sản, trở thành một mô hình cho người Trung Quốc. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giúp Đảng Cộng Sản Việt Nam duy trì sự thống trị độc tài của họ.

Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không sụp đổ, họ sẽ không cho phép người dân Việt Nam lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam. Vì vậy, sự sụp đổ của Cộng sản Trung Quốc là điều kiện tiên quyết cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác ở châu Á, như Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện và các nước khác" (13).

Như thế, một vấn đề quan trọng khác lại được đặt ra là liệu Đảng CS Trung Quốc có thể sụp đổ không? Nếu có thì mới nên chờ.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Jeffrey Goldberg của báo The Atlantic, bà ngoại trưởng Mỹ Hilary Rodham Clinton đã quả quyết rằng: "Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm những việc vô ích như những gã hề" (14).

Chắc chắn lời nhận định này sẽ đem lại nhiều hy vọng cho các nhà hoạch định cuộc cách mạng sắp tới tại VN.

c) Cách mạng bằng chính xương máu mình

Cuối cùng, những người lên kế hoạch cho cuộc Cách Mạng Bông Lau cần lưu ý đến tinh thần tự quyết dân tộc. Cuộc cách mạng tương lai phải là do đồng bào VN tự đứng lên và phải trả bằng máu xương và mồ hôi nước mắt của người dân Việt, chứ không phải do bàn tay lông lá của ngoại bang gầy dựng nên. Đạp đổ chế độ CS, đó là chủ đích cần và phải đạt tới, nhưng phải đạp đổ với tất cả sự khôn ngoan và cảnh giác. Mỗi quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, không bao giờ giúp chúng ta - hoàn toàn vì quyền lợi của chúng ta - mà vì quyền lợi của riêng họ. Hãy lấy gương của Cambodia, nước láng giềng của VN làm ví dụ. Hoa Kỳ đã bỏ rơi nước này để cho Khmer Đỏ chiến thắng Phnom Penh ngày 12-4-1975. Trước đó vài ngày, Đại sứ Mỹ tại Cambodia đề nghị đưa Hoàng Thân Sirik Matak và chính phủ Lon Nol sang Hoa Kỳ tỵ nạn, nhưng Hoàng thân đã viết thư từ chối thẳng thừng với những lời đầy cay đắng: "Tôi không bao giờ mảy may tin rằng quí vị lại có ý bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa tự do... Tôi chỉ phạm phải một sai lầm là đã tin vào quí ngài, những người Mỹ" (15). Trở về VN, số phận cũng không hơn gì Cambodia. Hiệp Định Genève 1954 chia đôi VN do quyền lợi của 5 quốc gia: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng phối hợp. Hiệp Ước Paris 1973 bán đứng VN cho Trung Cộng, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, như Kissinger đã thú nhận. Miền Bắc VN đã có quá nhiều cay đắng khi nhận súng đạn của Trung Cộng. Miền Nam VN cũng không thiếu oan khiên khi làm bạn với Hoa Kỳ. Với bài học quá khứ, người VN cần biết dùng AK để cản đường tiến quân của Nga và Trung Cộng và dùng M16 để ngăn cản Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ VN. Đừng vì quá bức xức với chính sách Hán hoá của Trung Cộng mà nhờ Mỹ tháo dây thắt họng của Trung Cộng ra, để rồi lại lầm lẫn thò cổ vào dây thòng lọng mới của Hoa Kỳ.

d) Giải pháp Việt Nam Trung Lập

Có thể vì đã nhìn thấy hiểm họa này mà nhiều nhà trí thức VN, điển hình là GS Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc và GS Nguyễn Ngọc Huy, đã muốn vận động để Việt Nam được hưởng quy chế Trung Lập (16). Thực ra, có rất nhiều mô hình Trung Lập trên thế giới, vì thường dựa trên quyết định riêng của nước muốn Trung Lập. Nhưng có một mô thức Trung Lập Pháp Lý được quốc tế công nhận theo hai Quy Ước số 5 và 13 của Hội Nghị Quốc Tế La Haye, Hòa Lan, năm 1907. Hiện nay trên thế giới có 3 quốc gia theo mô thức Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn. Đó là: Thụy Sĩ, Thụy Điển và Áo quốc (17). Các quốc gia này cam kết không bao giờ được tuyên chiến với bất cứ quốc gia nào. Trong thời bình, cũng không được liên minh quân sự với quốc gia khác hoặc dùng kinh tế để giúp quốc gia khác tăng cường sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn được quyền duy trì lực lượng quân sự để giữ an ninh trật tự và bảo vệ đất nước. Cần ghi nhận rằng VN là một quốc gia nằm ngay sát một quốc gia quá to lớn và ác độc là Trung Cộng. Không bao giờ VN có khả năng để trang bị một lực lượng quốc phòng đủ sức chống chọi với Trung Cộng. Vì thế, VN nên hướng về giải pháp Trung lập với sự bảo đảm của quốc tế, để tập trung nhân lực và tài lực phát triển kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh.

Tóm lại, cuộc Cách Mạng Bông Lau tại VN sẽ vô cùng khó khăn, các phong trào nổi dậy ở trong nước cần phải tính toán rất kỹ để làm sao tiết kiệm xương máu đồng bào và nắm chắc phần thắng, một khi ngọn lửa cách mạng bùng lên.

KẾT LUẬN

Cuối cùng, để tiếp lửa vào cuộc Cách Mạng Bông Lau, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hải ngoại có thể làm được những gì?

Năm 1975, khi chiếm được miền Nam, Đảng CSVN tưởng rằng chúng đã toàn thắng. Nhưng sự thực, thắng để mà thua, vì chẳng bao lâu sau, học thuyết CS bị đào thải tại Đông Âu, các ông tổ Karl Mark, Lenin, Staline đều bị hạ bệ. Đảng CSVN hiện nay hoàn toàn mất hồn, mất định hướng và đang ngửa tay xin tiền của phe mà họ gọi là "thua trận" hoặc "Mỹ ngụy". Thế mà CSVN dám bảo mình thắng. Thắng ở chỗ nào?

Một tên trộm, xài luật rừng, cướp của, giết người. Đó chỉ là hắn đã hoàn thành tội ác, chứ không thể gọi là chiến thắng được. Phải chờ ngày quân cướp bị đưa ra tòa lãnh án thì mới rõ ai thua, ai thắng.

CSVN đang ở vào thời điểm hoàng hôn. Thời gian càng đi thì bóng đêm càng tới. Cứ mỗi ngày qua đi là một ngày đến gần bóng tối sự chết. Trái lại, người Việt Quốc Gia lại đang ở trong thời điểm bình minh. Thời gian càng tới thì ánh mặt trời càng rạng rỡ. Mỗi một ngày qua đi là một ngày gần kề cuộc cách mạng huy hoàng.

Xin đừng ai vô tình hay cố ý dập tắt ngọn lửa cách mạng này bằng thái độ bi quan hay chia rẽ. Chuyện kể rằng: Có một người đàn ông tị nạn VN, râu tóc trắng phơ, vừa sang Mỹ đoàn tụ với con cái. Suốt ngày ông tự giam mình trong phòng. Thỉnh thoảng, ông ra vườn, ngồi dưới gốc cây, thở vắn thờ dài, đôi lúc hai dòng lệ chảy dài trên má. Một đêm kia, ông mơ thấy mình dẫn đứa con gái đi tham dự buổi đốt nến cầu nguyện cho cuộc cách mạng thành công tại Quê Hương VN. Đang lúc hàng ngàn ngọn nến sáng lung linh thì chỉ có ngọn nến của con ông không sáng. Ông giục con: "Con thắp nến lên đi!" Người con trả lời: "Ba ơi, con đã đốt nến nhiều lần, nhưng mỗi lần con đốt lên thì nước mắt ba lại chảy xuống làm tắt ngọn nến của con." Lúc đó, ông giật mình tỉnh dậy và nhận ra rằng: Nước mắt của ông chỉ giúp ông nguôi ngoai phần nào niềm đau mất nước, nhưng nó không giúp ích gì cho cao trào thắp sáng cuộc Cách Mạng Bông Lau của toàn dân.

Niềm mơ ước duy nhất của người dân Việt, nếu họ còn được phép mơ, là mong cho cuộc Cách Mạng Bông Lau sớm nở rộ và thành công, để giành lại Quê Hương từ bàn tay sắt máu của CS.

Đây không còn phải là lúc ngồi bất động để than vắn thở dài nữa. Giờ hành động đã điểm. Tất cả những người Việt yêu nước phải thuộc lòng bài học ĐOÀN KẾT, nắm tay nhau, tham gia đi tuyến đầu trong cuộc cách mạng lật đổ bạo quyền CSVN.

Boris Yeltsin đã nói: "Đối với CS, không có chuyện cải sửa, mà cần phải đào thải nó." Và việc đào thải CSVN chính là cuộc "Cách Mạng Bông Lau" vậy.

Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI

CHÚ THÍCH:

(1) Theo "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim, Nhà Xuất Bản Miền Nam, 1971, trang 85)
(2) http://saigonecho.com/main/doisong/phapluat/25992-luat-rung.html
(3) http://saigonecho.com/main/doisong/phapluat/25761-ban-an-hai-bao-cao-su.html
(4) http://saigonecho.com/main/hinhanh/deplavui/category/227-cac-lanh-tu-csvn-doi-mu-cao-su-con-dam.html
(5) http://www.saigonecho.com/eng/index.php?option=com_content&view=article&id
=822:the-eradication-of-communism-in-indonesia-&catid=27:documents&Itemid=85
(6) http://saigonecho.com/main/tintuc/thoisu/26183-tuyet-voi-ong-truong-tan-sang.html
(7) http://saigonecho.com/main/tintuc/thoisu/26434-san-bay-noi-bai-be-ham-cau.html
(8)http://www.saigonecho.com/main/tintuc/thoisu/26436-vit-nam-van-la-nuoc-ngheo.html
(9) http://www.saigonecho.com/main/tintuc/thoisu/26435-giao-su-ai-cap-noi-ve-cach-mang-hoa-lai.html
(10) (Hồi ký, chương 11).
(11) http://www.saigonecho.com/main/lichsuvn/37-chientranhvn/26413-thu-le-nhan-gui-phan-van-khai.html
(12) http://saigonecho.com/main/lichsuvn/chientranhvn/cacnhanvat/26563-38-tuong-lanh-csvn-.html
(13) http://www.saigonecho.com/main/tintuc/binhluan/25991-gia-tang-dan-ap-doi-lap.html
(14) http://www.theatlantic.com/international/archive/2011/05/hillary-clinton-chinese-system-is-doomed-leaders-on-a-fools-errand/238591/).
(15) http://saigonecho.com/main/trangnha/monanhangngay/25886-mon-n-28-4-2011.html
(16) http://www.saigonecho.com/main/doisong/tailieu/26437-quy-che-trung-lap-cho-viet-nam.html
(17) Vũ Quốc Thúc "Thời Đại Của Tôi", Cuốn 2, Người Việt 2010, trang 679

Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư tưởng xã hội Công Giáo và nền dân chủ tự do hiện đại
Vũ Văn An
00:01 20/06/2011
Dẫn nhập

Làm thế nào những người chủ trương tư tưởng xã hội Công Giáo có thể thuyết phục được người dân Hoa Kỳ có thái độ nghiêm chỉnh đối với giáo huấn xã hội của Giáo Hội? Một số vấn đề đang làm cản trở việc đó. Hoa Kỳ không có truyền thống của những đảng Dân Chủ Kitô Giáo. Với những cương lĩnh đặt nặng vấn đề nhân phẩm, phụ đới và một cảm thức sống động về sự mỏng dòn yếu đuối của con người, các đảng phái này thường làm cho sinh hoạt chính trị tại các quốc gia như Hòa Lan, Đức, Pháp và Áo thấm nhiễm các nguyên tắc vốn cùng phát sinh với các nguyên tắc của giáo huấn xã hội Công Giáo (1). Trái lại, như Louis Hartz từng biện luận, truyền thống tự do vốn là truyền thống trong sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ, và điều này dẫn tới một cái nhìn thiển cận nào đó đối với những cái nhìn khác trong việc tiếp cận các vấn đề thuộc chính sách công (2).

Vấn đề càng phức tạp hơn do sự kiện này: người ta không rõ bên này đối với bên kia ra sao. Điều này một phần là hậu quả của môt lịch sử lâu dài nghi ngờ lẫn nhau. Truyền thống phản Công Giáo trong sinh hoạt công của Hoa Kỳ sâu xa hơn ta tưởng (3). Tuy nhiên, điều còn quan trọng hơn chính là lịch sử lâu dài trong cuộc đối kháng giữa Giáo Hội và những người chủ trương nền dân chủ hiện đại. Dù lịch sử này đã được chỉnh sửa phần nào nhờ việc Giáo Hội gần đây đã cổ vũ các chế độ dân chủ khắp nơi trên thế giới, những người chủ trương dân chủ vẫn coi Giáo Hội như một bằng hữu mới có đây thôi, mà bước thụt lùi từng đã xẩy ra (4). Rồi lại còn chuyện này nữa, các công dân của nền dân chủ tự do, trong đó, nhiều người là Công Giáo, thường tỏ ra nghi ngờ đối với việc Giáo Hội dành thẩm quyền trong các vấn đề xã hội. Tại sao lại bắt bất cứ người Hoa Kỳ nào phải coi bộ giáo huấn này như có thẩm quyền trong thị trường ý niệm hiện nay? Thái độ này, một phần, là hàm số của việc tách biệt Giáo Hội ra khỏi nhà nước, với cảm thức coi Giáo Hội chỉ là một cơ quan xã hội có tính thiện nguyện như nhiều cơ quan khác. Về phương diện này, các tai tiếng gần đây lại càng chả giúp được gì. Đối với nhiều người, Giáo Hội xem ra cũng chỉ là một nhóm quyền lợi khác để cổ vũ một nghị trình chính trị khác mà thôi. Nếu thế thì chả có lý do thuyết phục nào khiến phải dành cho các giáo huấn xã hội này bất cứ sự kính trọng nào hơn là đối với các đề nghị của các nhóm học giả hay người vận động ở hành lang (lobbyists) nào khác.

Sau cùng, một phần gây trở ngại còn là việc người ta không rõ Giáo Hội có thái độ nào đối với nền dân chủ tự do (5). Lúc thì Giáo Hội khen ngợi nó, lúc khác lại chỉ trích nó. Làm sao có thể mong các công dân các chế độ này coi trọng các giáo huấn của Giáo Hội về nền dân chủ tự do khi chính Giáo Hội tỏ ra không nắm chắc điều mình nghĩ?

Liệu ta có phải giải quyết tính nước đôi này trước khi bắt đầu cuộc đàm luận hay không? Người ta không thể bỏ qua tính nước đôi này bằng cách cho rằng giáo huấn xã hội của Giáo Hội đang và đã biến đổi, vì thực ra, tính nước đôi này vẫn có mặt trong các thông điệp giáo hoàng gần đây thôi (6). Nếu quan niệm cho rằng một học thuyết xã hội đang biến đổi không giúp gì được ta, thì ta có thể giải quyết tính nước đôi này bằng cách tìm kiếm một sự nhất quán tiềm ẩn nào đó trong giáo huấn của Giáo Hội về nền dân chủ tự do hay không? Có thể lắm, nhưng cả các chiến lược này cũng đều giả thuyết rằng cần phải tránh tính nước đôi. Ấy thế nhưng, há tính nước đôi không phải là một đáp ứng thích đáng đối với một tình thế hàm hồ nước đôi đó sao? Điều gì sẽ xẩy ra nếu tính nước đôi trong giáo huấn xã hội Công Giáo đối với các nền dân chủ tự do Tây Phương phản ảnh các hàm hồ nước đôi ngay trong chính chúng? Nếu thế, ta nên ráng hiểu các nền dân chủ hiện đại như Hoa Kỳ chẳng hạn đã chứa trong chúng các hàm hồ nước đôi ra sao khiến cho Giáo Hội có những phán đoán nước đôi về chúng. Thực thế, cần phải dài dòng mới có thể trả lời câu hỏi của ta về việc phải làm cách nào để người Hoa Ky nghiêm chỉnh tiếp nhận tư tưởng xã hội Công Giáo. Có lẽ ta nên bắt đầu cuộc đàm luận bằng cách tìm hiểu rõ hơn các hàm hồ nước đôi trong các thực hành chính trị của Hoa Kỳ và trình bày việc tư tưởng xã hội của Công Giáo có thể vượt qua các tập tục ấy ra sao theo một phương cách mà các thực hành qui ước của ta không thể làm được. Không nên giải thích một chiến lược như thế là có tính thiên vị bè phái.

Nhiều người ủng hộ một cách có suy nghĩ nền dân chủ tự do đã nhất trí rằng nền dân chủ này đang ở trong một tình thế mơ hồ. Một đàng, các nền dân chủ tự do đang hết sức thành công. Chứng cớ hiển nhiên là làn sóng dân chủ hóa đang rầm rộ diễn ra khắp mặt địa cầu trong hai thế kỷ qua. Ngoài ra, hầu hết các chế độ chính trị hiện nay, ngay cả các chế độ không dân chủ, đều càng ngày càng tự hợp pháp hóa mình bằng việc sử dụng các từ ngữ dân chủ. Nhưng đàng khác, nền dân chủ tự do đang khốn khổ lo âu về chính ý nghĩa và hướng đi của mình. Người ta nói rằng dân chủ đang thắng thế, nhưng triết lý sống có tính hướng dẫn của nó đang dọn đường cho nhiều kẻ thùng rỗng kêu to (small-souled) rao bán ngày tận thế (7). Họ cảnh cáo ta rằng chính sự thành công của dân chủ đã làm ta ra mù lòa đối với khả thể có thể có những hình thức “bất tự do” trong việc cai trị mà người ta vốn cho là có tính nhân dân, nhưng kỳ thực chuyên dùng ý chí đa số để bạo chúa bạo hành (8). Ta cũng được cảnh giác rằng tự do dân chủ bị đe dọa không những bởi việc xuất hiện các tôn giáo cực đoan mà còn bởi những chất axít của chủ nghĩa tư bản hoàn cầu hóa được nó cổ vũ (9). Rõ ràng, các đe dọa đối với nền dân chủ hiện đại không phải chỉ ở bên ngoài. Chính ý nghĩa nội tại của nó đã một phần dẫn tới hàng loạt các khó khăn. Bởi thế, ta hãy bắt đầu với một vài ý kiến về ý nghĩa của nền dân chủ tự do hiện đại tại Hoa Kỳ. Nhờ thế, ta sẽ hiểu rõ hơn phương cách làm thế nào để trình bày tư tưởng xã hội Công Giáo một cách thuyết phục hơn.

Cái hiểu về mình của nền dân chủ tự do

Các lý thuyết gia chính trị thường hợp pháp hóa nền dân chủ tự do bằng cách phác họa một trình thuật có tính gia phả. Họ cho rằng, trước khi khám phá ra dân chủ tự do, các xã hội hoàn toàn chấp nhận các quan niệm cực đoan về thiện ích nhân bản do tôn giáo cung cấp. Nhẹ nhất, thì những quan niệm này cũng cổ vũ lòng bất khoan dung. Nặng nhất, thì chúng tạo cơ hội cho bạo lực và áp chế đối với những ai bị cho là đe dọa trật tự xã hội, chỉ vì có những quan niệm khác về thiện ích nhân bản. Dân chủ tự do phát sinh từ niềm tởm gớm đối với các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 16 và 17 để tranh dành căn tính tôn giáo. Như Judith Shklar từng nói: Chủ nghĩa duy tự do… phát sinh từ những tàn bạo của các cuộc nội chiến tôn giáo, là những cuộc chiến mãi mãi làm cho các chủ trương của bác ái Kitô Giáo trở thành cáo trạng đối với mọi định chế và đảng phái tôn giáo. Đức tin muốn sống còn, thì phải lui vào cõi tư riêng. Đối với lúc đó cũng như đối với lúc này, giải pháp thay thế không phải là giữa nhân đức cổ điển và sự nương chiều bản thân tự do, nhưng là giữa tàn bạo quân sự cũng như áp chế và bạo lực tinh thần, và việc khoan dung có tính tự chế nơi kẻ có quyền để bảo vệ tự do và an toàn cho mọi công dân (10).

Dĩ nhiên, lịch sử do kẻ chiến thắng viết ra, và, trong trường hợp này, nền dân chủ tự do là kẻ chiến thắng. Tuy nhiên, lối viết này có vấn đề. Trước nhất, các cuộc chiến tranh tôn giáo không phải chỉ do các khác biệt thần học gây ra. Chúng cũng là hậu quả của việc các ông hoàng thời đầu cận đại tìm cách củng cố quyền hành đang lên trong các nhà nước có tính quốc gia vừa xuất hiện của họ bằng cách thao túng tôn giáo theo các nhu cầu của các nhà nước này (11). Thứ hai, các nhà nước dân chủ, mà sau cùng đã đạt được chiến thắng ở hậu bán thế kỷ 20, đã dùng nhiều loại tôn giáo dân sự khác nhau để biện minh cho các chủ trương toàn bộ của họ về thẩm quyền chính trị và cuộc sống tốt. Nói chung, họ không loại tôn giáo ra khỏi sinh hoạt công cộng nhưng chỉ sử dụng nó một cách khác (12). Thứ ba, các nền dân chủ tự do hiện đại cũng tham lam và tàn bạo như các tiền nhiệm trước thời hiện đại của chúng. Dù lối viết hay lối tường trình này có nhiều thiếu sót, nhưng người ta phải nhận là nó sống dai; nó có đặc tính của một huyền thoại vừa mới khai sinh. Người ta phải nhận: nó có tính thuyết phục đối với những ai tin vào nó và cố gắng hiểu điều nó muốn diễn tả. Trong chiều hướng ấy, ta nên ghi nhận tính trung tâm của vấn đề an ninh và tự do trong đoạn văn trên đây của Shklar. Vì, theo ý kiến nhiều người, tính hợp pháp của dân chủ tự do phát sinh từ khả năng bảo đảm an ninh và tự do cho các công dân của nó. Ta hãy lần lượt xét các điểm ấy.

Đòi hỏi an ninh

Một cách hiển nhiên, “an ninh” đòi phải có mọi phương thế để thực hiện “an ninh quốc gia”: những đạo quân lớn với những khả năng tàn phá khủng khiếp theo qui ước, nhiều trường hợp cần tới vũ khí hạch nhân, cam kết dài hạn trong các chi tiêu quân sự và cải tiến kỹ thuật vũ khí, các dịch vụ tình báo, một hệ thống quốc tế dựa trên sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia độc lập, v.v… Tuy nhiên, điều này vẫn chưa nói hết ý nghĩa của đòi hỏi an ninh đối với các nền dân chủ tự do hiện đại. Từ lúc được khai sáng, chủ nghĩa duy tự do định cho mình một mục tiêu chưa nghe bao giờ: bảo vệ phẩm giá cuộc nhân sinh bằng cách cải thiện các cay nghiệt của thân phận làm người cho các công dân của mình. Dù thông thường không có liên hệ với dân chủ tự do, cuốn Leviathan của Hobbes vẫn cung cấp cho ta một điển hình hết sức rõ ràng về thái độ đối với an ninh tiềm ẩn trong cố gắng của dân chủ tự do muốn đòi cho được tính hợp pháp của nó (13).

Ta có thể hiểu phần nào ý định của Hobbes nhờ suy nghĩ đôi chút về tựa đề cuốn sách nổi tiếng nhất của ông. Leviathan là tên một con quái vật sống ở biển được Sách Gióp nói đến. Đối với Hobbes, “Leviathan” đại diện cho các lực lượng phi ngã trên thế giới chuyên gây đau khổ cho con người. Nó tượng trưng cho các thiên tai như bão tố, động đất, lụt lội, cuồng phong. Nó cũng đại biểu cho các nỗi thống khổ như bệnh hoạn, chết chóc, trầm cảm, lo âu về sự chết, các xáo trộn tâm lý, cũng như các sự ác về tinh thần và thể lý. Đối với Hobbes, chủ điểm của Sách Gióp là tái khẳng định các cay nghiệt và giới hạn không thể tránh khỏi của thân phận con người; tác giả Sách Gióp tin rằng con người không thể hiểu mà cũng không thể kiểm soát được các sức mạnh trên. Cố hiểu và cố kiểm soát chúng là kiêu căng vì như thế là chối bỏ vị trí của con người trong trật tự tạo dựng; kính sợ một cách khiêm cung trước sự uy nghi và khôn dò của Thiên Chúa là đáp ứng thích hợp duy nhất đối với các vấn nạn phát sinh từ đau khổ của con người. Tuy nhiên, Hobbes nghĩ rằng khẳng định như thế về giới hạn quả là tàn bạo, vì như thế là ngăn cấm các cố gắng nhằm cải thiện sự đau khổ của con người bằng cách kết án chúng là kiêu căng. Bằng cách đưa ra một thế giới hoàn hảo bên kia thế giới hiện nay, tôn giáo cổ truyền đã buộc các tín hữu của mình vào cái cay nghiệt và đặc tính giới hạn của phận người. Mục tiêu của Hobbes không phải là thế tục hóa lãnh vực chính trị cho bằng tạo điều kiện cho khoan dung. Chủ điểm cũng không phải chỉ là bắt các tôn giáo có tổ chức phải tùng phục ý muốn của vị nguyên thủ. Chủ điểm ấy căn để hơn nhiều: đối với Hobbes, vị nguyên thủ của nhà nước hiện đại là hợp pháp bao lâu ông ta hay bà ta làm cho đời sống các công dân của mình an toàn hơn theo nghĩa rộng rãi nhất: an toàn hơn, nhiều thuận tiện và thịnh vượng hơn, ít lệ thuộc đau khổ hơn trong mọi biểu hiện của nó. Tuy nhiên, cách duy nhất thực hiện được điều đó là bác bỏ các quan niệm trong nền triết học Tây Phương cổ xưa và Kitô Giáo truyền thống về các giới hạn nhân bản và tự nhiên. Hobbes cho rằng dự án của ông có tính tích cực, thực tiễn và đầy cảm thương.

Như thế, Hobbes là một lý thuyết gia không những về quyền lực của nhà nước mà còn về quyền lực của khoa học, kinh tế và kỹ thuật nữa miễn là những quyền lực này cần thiết để làm nhẹ phận người. Ngoài ra, đối với ông, không được dùng các xem sét về cùng đích để giới hạn quyền lực, chỉ vì những xem sét ấy sẽ giới hạn cách sử dụng các quyền lực này (14). Để triển khai, các quyền lực hiện đại này phải có khả năng được sử dụng vào bất cứ điều gì do ý muốn của con người chỉ định (15). Theo nghĩa này, Hobbes coi khoa học hiện đại là một quyền lực, vì nó giúp ta quản trị bệnh tật, thiên nhiên, các tầng không gian, và cả đau khổ tâm lý; nó làm cho đời sống ta thuận tiện hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn, tiện nghi hơn, và nhiều năng xuất hơn (16). Các nền kinh tế hiện đại cũng là một quyền lực. Kinh tế học của Hobbes còn sơ sài. Nó sẽ được sâu sắc hóa nơi các tư tưởng gia như Locke, Smith, Ricardo, hay Keynes. Nhưng cái mầm cho một số quan niệm trung tâm của khoa kinh tế học hiện đại đã có ở đó rồi. Sự giầu có không cần phải ngưng trệ; nó có thể lớn mạnh nhờ các chính sách hữu hiệu của nhà nước và việc phân phối tài nguyên một cách có hiệu năng. Không nên quan niệm giầu có chỉ là nhiều tiền hay nhiều tài nguyên thiên nhiên; tính năng động kỹ thuật, sáng kiến cá nhân và tài kinh doanh đều là các yếu tố quan trọng trong việc tạo ra giầu có. Các cá nhân sẽ khấm khá hơn, các xã hội sẽ mạnh hơn bằng nhiều cách nếu họ tìm được phương cách tạo ra các điều kiện chinh trị cho sự phát triển tích cực về kinh tế (17). Khoa chính trị học hiện đại cũng là một quyền lực, vì người ta có thể sử dụng nó để tạo ra một thịnh vượng chung hòa hợp với những định chế vững ổn.

Các nền dân chủ tự do ngày nay đều thừa hưởng cái hiểu toàn bộ này về an ninh. Tính hợp pháp của các chính phủ Hoa Kỳ phát sinh một phần từ khả năng của họ trong việc cải thiện phẩm chất cuộc sống hàng ngày và giảm thiểu hóa đau khổ. Trên một bình diện hiển nhiên hơn, điều này có nghĩa cuộc sống và tài sản người dân phải được an toàn khỏi sự xâm lấn ngoại bang và các đe dọa trong nước. Nó cũng có nghĩa: muốn được coi là hợp pháp, chính phủ của ta phải làm hết sức để có được những điều kiện cho một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh, thuận tiện, tiện nghi, và thịnh vượng, thoát khỏi các lực lượng có khuynh hướng đe dọa nó. Thí dụ, trong lãnh vực kinh tế, phương châm trong ngôn từ công cộng là nhà nước dân chủ có nhiệm vụ duy trì một mức tăng kinh tế tích cực. Các chính phủ theo tổng thống chế tại Hoa Kỳ còn hay mất tùy ở việc họ được phán đoán có tăng gia được sản lượng sổi của quốc gia (GDP) hay không. Thành thử, nhà nước phải sử dụng các chính sách tài chánh và ngân sách để bảo đảm việc quản trị thích đáng sinh hoạt kinh tế của quốc gia. Dĩ nhiên, các nền kinh tế hiện đại đặt ra nhiều nguy cơ xã hội của riêng chúng, các nguy cơ mà nhà nước phải giải quyết. Chủ nghĩa tư bản thị trường có nhiều hậu quả tiêu cực, điều mà các kinh tế gia gọi là “hiệu quả ngoại vi” (externalities), gồm từ các vấn đề môi sinh qua vấn đề thất nghiệp thường xuyên ít nhiều có tính cơ cấu, do tính năng động của kỹ thuật và thị trường gây nên, tới việc tạo ra những khu vực nghèo nàn và các vấn đề liên quan tới sự hiện diện của một giai cấp cùng đinh (underclass) vĩnh viễn. Trong phần lớn thế kỷ 20, người ta thấy nơi hầu hết các nền dân chủ Tây Phương một sự nhất trí này: các chính phủ có trách nhiệm tinh thần phải kìm hãm các thái quá của thị trường bằng các luật lệ về môi trường và kinh tế, và cung cấp một mạng lưới an toàn xã hội để bảo vệ người dân khỏi các phần tử tham lam của chủ nghĩa tư bản. Tóm lại, người ta coi nhà nước có nhiệm vụ vừa phát huy các loại kỹ thuật nhằm đem lại tiến bộ kinh tế vừa phải bảo vệ người dân khỏi các hậu quả tiêu cực của các kỹ thuật này.

Theo chiều hướng đó, ta nên ghi nhận rằng tính hợp pháp của dân chủ tự do chủ yếu hệ ở việc thăng tiến kỹ thuật hiện đại. Mà kỹ thuật hiện đại chủ yếu liên hệ tới việc khai thác sức mạnh và năng lượng: nhiệt năng, thủy điện, năng lượng hóa học, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, sức mạnh kinh tế. Mục đích là cung cấp tài nguyên sẵn có để sử dụng cho nhiều mục tiêu, tùy theo ý muốn của cá nhân tiêu dùng. “Kỹ thuật hiện đại ít nhằm tạo ra đồ vật (như trong kỹ thuật xưa) cho bằng nhằm điều chỉnh, thách thức và đòi hỏi thiên nhiên: bắt các chất liệu và năng lực tiềm ẩn của nó phải được bung ra và được sắp xếp thành các dự trữ thường trực, sẵn có đó và có thể biến cải cho muôn vàn mục đích. Ngày nay không phải con thoi hay cái cày nhưng bể chứa dầu hay nhà máy thép hay máy phát điện mới là biểu hiệu của kỹ thuật hiện đại” (18). Chủ điểm ở đây là khuất phục các thất thường của thiên nhiên để biến chúng thành ít đe dọa hơn đối với mục đích và hoài mong của con người. Như thế, dân chủ hiện đại không chỉ liên minh với kỹ thuật hiện đại; chúng còn kết hôn cộng sinh và ly dị là điều không thể có.

Phóng dịch bài Catholic Social Thought and Modern Liberal Democracy, của Thomas W. Smith, Logos 11:1 Mùa Đông năm 2008, tạp chí tư tưởng Công Giáo của Đại Học Thánh Thomas, Minnesota, Hoa Kỳ. (Còn tiếp 2 kỳ).

Ghi chú

1. Xem Virgil Nemoianu, “Compassionate Conservatism and Christian Democracy” The Intercollegiate Review 38, no. 1, 44–51.
2. Louis Hartz, The Liberal Tradition in America (New York: Harcourt, 1991).
3. Xem Philip Jenkins, The New Anti-Catholicism: The Last Acceptable Prejudice (Oxford: Oxford University Press, 2003); Mark Massa, Anti-Catholicism in America: The Last Acceptable Prejudice (New York: Crossroad, 2003).
4. “Cho đến giữa thập niên 1960, Giáo Hội Công Giáo thường thích ứng với cá chế độ độc tài, và hay hợp thức hóa chúng. Sau giữa thập niên ấy (nghĩa là Vatican II), Giáo Hội gần như luôn chống lại các chế độ độc tài, và tại một số quốc gia như Ba Tây, Chí Lợi, Phi Luật Tân, Ba Lan, và các nước Trung Mỹ, Giáo Hội đóng một vai trò chủ chốt trong cố gắng thay đổi các chế độ này” (Samuel Huntington, The Third Wave: Democratization In The Late Twentieth Century [University of Oklahoma Press, 1991], 77).
5. Chỉ cần nêu ra một số điển hình hiển nhiên sau đây: các văn kiện gần đây như Dignitatis Humanae Centesimus Annus đã ca ngợi thứ tự do tôn giáo mà Giáo Hội vốn lên án trong các thông điệp như Mirari Vos (1832) hay Vehementer Nos (1906). Xem Pierre Manent, Modern Liberty and Its Discontents, hiệu đích và phiên dịch: Daniel Mahoney và Paul Seaton (Lanham, MD, Rowman và Littlefield, 1998), 97–116.
6. Centesimus Annus đánh giá một cách tích cực nhiều khía cạnh của nền dân chủ hiện đại và nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên cả nó lẫn Laborem Exercens đều đã phê phán sâu sắc các quan niệm dân chủ về tự do và chủ nghĩa tư bản vô hạn chế. Thông Điệp Evangelium Vitae còn mạnh mẽ phê phán hơn nữa: nó cho rằng các Kitô hữu trong các nền dân chủ Tây Phương đang sống trong một nền văn hóa sự chết với một nền nhân học và quan niệm tự do nhân bản hết sức thiếu sót.
7. Francis Fukuyama, The End of History and the Last Man (New York: Avon Books, 1993).
8. Fareed Zakaria, The Future of Freedom: Illiberal Democracy at Home and Abroad (New York: W.W. Norton and Co., 2003).
9. Benjamin Barber và Andrea Schulz, Jihad versus McWorld: How Globalism and Tribalism are Reshaping the World (New York: Ballantine Books, 1996).
10. Judith Shklar, Ordinary Vices (Cambridge, MA.: Harvard University Press, 1984),
5. Muốn có những tuyên bố nổi tiếng khác về quan điểm này, xin xem John Rawls, Political Liberalism (New York: Columbia University Press, 1985), 50; Rawls, “Justice as Fairness:Political not Metaphysical,” Philosophy and Public Affairs 14 (1985): 225, 230; Jeffrey Stout, The Flight from Authority: Religion, Morality, and the Quest for Autonomy (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press, 1981), 13, 235–42; Bruce Ackerman, “Why Dialogue,” Journal of Philosophy 86 (1989): 5–22.
11. Về điểm này, xin xem William T. Cavanaugh, “A Fire Strong Enough to Consume the House: The Wars of Religion and the Rise of the State,” Modern Theology 11, no. 4 (October 1995): 397–420.
12. Xem Michael Burleigh, Earthly Powers: The Clash of Religion and Politics in Europe, from the French Revolution to the Great War (New York: Harper-Collins Publishers, 2005).
13. Việc Hobbes nhấn mạnh rằng tự chủ phát sinh từ việc đa số các công dân tự do, duy cá nhân tự ý ủy quyền đã làm cho lý thuyết chính trị của ông ít nhất cũng có tính gần như dân chủ theo nghĩa hiện đại. Về điểm này, xin xem Leo Strauss, The PoliticalPhilosophy of Hobbes: Its Basis and Genesis, trans. Elsa Sinclair (Chicago: University of Chicago Press, 1984), 63–67.
14. Điều này rõ hơn khi ta đọc tựa đầy đủ của cuốn sách Leviathan: The Matter, Forme, and Power of a Commonwealth, Ecclesiastically and Civil. “Matter,” “Forme,” và “Power” có ý nói tới 3 trong số 4 nguyên nhân của Aristốt. Nguyên nhân không nhắc tới là nguyên nhân sau cùng. Trong sự việc nhân bản, cùng đích là nguyên lý hướng dẫn hành động và do đó là nguyên nhân của hành động. Hobbes mặc nhiên muốn nói rằng việc xem sét tới cùng đích sau cùng của chính trị có thể được dùng làm nguyên lý giới hạn việc sử dụng quyền lực. Việc chối bỏ tính cùng đích trong chính trị đi song song với ý muốn dùng quyền lực để phục vụ các ước muốn của con người, bất kể chúng là những ước muốn nào.
15. “Hạnh phúc ở đời này không hệ ở việc nghỉ ngơi của một tâm tư thỏa mãn. Vì không hề có một Finis ultimus (mục đích tối hậu) như thế và cũng chẳng có một Summum Bonum (Sự Thiện Tối Cao) như đã đề cập nơi các Triết Gia Luân Lý thời xưa… Hạnh phúc là một diễn trình liên tục của thèm muốn, hết từ đối tượng này tới đối tượng khác; đạt được đối tượng này chỉ là đường dẫn tới đối tượng sau. Nguyên nhân là, mục tiêu của thèm muốn nơi con người không phải chỉ là hưởng một lần mà thôi, chỉ trong một khoảnh khắc mà thôi; nhưng phải bảo đảm mãi mãi con đường dẫn tới thèm muốn trong tương lai” (Thomas Hobbes, Leviathan [New York: Penguin, 1968], 160–61).
16. Ibid., chap. 10.
17. Kinh tế chính trị của Hobbes có thể tìm thấy trong Leviathan, chap. 24 (“Of the Nutrition, and Procreation of a Commonwealth”).
18. Leon Kass, “The Problem of Technology and Liberal Democracy” trong Life, Liberty, and the Defense of Dignity: The Challenge for Bioethics (San Francisco: Encounter Books, 2002), 32.
 
Tử đạo ở Việt Nam
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
19:40 20/06/2011
TỬ ÐẠO Ở VIỆT NAM

Người dân Nga và cái đầu của Vladimir Lenin.
LTG: Phần đầu của bài này được viết từ năm 1988, khi công cuộc chuẩn bị đại lễ tôn phong hiển thánh cho 117 chư vị anh hùng, anh thư Tử Đạo Việt Nam (19/6/88) đang ở cao độ. Lời văn đã phản ảnh tâm tình của tác giả lúc đó, liên quan đến những xự kiện đã xảy ra ở Việt Nam trước năm 1989; đó là một mốc thời gian vô cùng quan trọng đã làm thay đổi khung cảnh chính trị trên toàn thế giới. Liên Bang Soviet (Soviet Union, Nga-sô hay Liên-xô), khối các quốc gia Đông Âu và nhiều nước khác đã đồng loạt từ bỏ thuyết cộng sản để có những chính phủ đa nguyên, tự do, công lý và tôn trọng nhân quyền. Ngay cả ở VN cũng đã có những biến cải theo thời thế mới, đưa đến một vài tiến triển nhất định; nhưng, đáng tiếc thay, lại có những lỗi lầm trầm trọng, mang tính cách chiến lược, có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc, của đất nước. Nhìn lại những sự kiện được trình bày sau đây, như một lần phải ôn lại lịch sử; mà người Tây phương thường nói:“Nếu chúng ta không học được lịch sử của mình, chúng ta bị kết án lập lại điều đó” (If we don’t learn Our History we’re doomed to repeat it. – George Santayana). Ôn lại để thấy rằng quả thật giáo hội Công Giáo Việt Nam, cũng như cả dân tộc, đã phải trải qua những cơn “đọa đày”, những cuộc “tử đạo” khủng khiếp. Giáo hội hôm nay không đòi xin lỗi, dù rằng lời xin lỗi đó rất đáng được bộc lộ từ một chính phủ “quang minh, chính đại”; nhưng giáo hội vẫn luôn tranh đấu cho tự do, cho công lý, cho nhân quyền. Đây không chỉ là mục tiêu của giáo hội VN, nhưng là chủ trương của giáo hội hoàn vũ, của tất cả Kitô hữu trên khắp thế giới, để giải phóng con người toàn diện.

Đầu năm 1975, khi nhìn thấy việc người Mỹ đã quyết định bỏ rơi Miền Nam Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ đã kịp thời có một vài chuẩn bị cần thiết cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn mới. Nhiều địa phận thuộc Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam) đã có thêm các Giám Mục Phụ Tá với quyền kế vị. Mặt khác, Ðức Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận của địa phận Nha Trang đã được vinh thăng Phó Tổng Giám Mục Sài Gòn với quyền kế vị (Coadjutor).

Về phía Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam (Cộng Hòa), các Ðức Cha đã họp và cùng quyết định rằng tất cả các Giám Mục sẽ cương quyết ở lại để đương đầu với thời thế mới chứ không lìa bỏ địa phận và đoàn chiên của mình. Ðối với các Linh Mục, các Ngài có lời khuyên nên ở lại với đoàn chiên, nhưng nếu ai cảm thấy không thể sống với Cộng Sản, hoặc sợ rằng sẽ bị họ hành hạ, trả thù vì những hoạt động chống cộng trong quá khứ, thì được tự do quyết định ở hay đi. Kết quả, không một vị Giám Mục nào vượt biên tị nạn, nhưng khoảng trên 100 LM đã di tản trong những ngày đầu, và cho đến năm 1988 (một năm trước khi Đông Âu, Liên Bang Soviet, và nhiều quốc gia khác được “giải phóng” khỏi chủ nghĩa cộng sản), tổng số LM Việt Nam ở hải ngoại đã lên tới trên 300 vị (Kể cả những LM đã được thụ phong ở nước ngoài trong 13 năm đó). Cũng trong những ngày dầu sôi, lửa bỏng của cuối tháng Tư, 1975, một số Ðức Giám Mục đã kịp thời phong chức Linh Mục cho những chủng sinh đang ở năm cuối của ban Thần Học, số tân LM này khá cao, có nơi 40 vị đã được thụ phong.

Ðể đối phó với cuộc chuẩn bị này, ngay sau khi chiếm được Miền Nam, chính phủ Hà Nội đã tức khắc tìm cách triệt hạ những vị đang có nhiều ảnh hưởng trong Giáo Hội. Một đằng họ trục xuất Ðức Khâm Sứ Tòa Thánh, Henri Lemaitre, dĩ nhiên bằng cách dùng những kẻ đã ăn phải bả Cộng Sản nhưng vẫn mặc áo nhà tu, (những LM “quốc doanh”) và một số dân chúng chạy theo thời cuộc, (bọn 30/4). Ðàng khác họ đã bắt cóc Ðức Phó Tổng Giám Mục Nguyễn văn Thuận và đưa đi biệt tích. Ðối với các LM mới được truyền phong, họ không cho thi hành tác vụ linh mục; không cấp giấy cư trú trong các nhà xứ và bắt phải về sống với gia đình. Không cho phép các LM khác đến làm mục vụ tại những giáo xứ mà Cha Chính Xứ đã bị họ bắt giam.

Tất cả những cơ sở xã hội, giáo dục và những chủng viện của Giáo Hội đều bị cưỡng chiếm. Các dòng tu bị giải tán hoặc bị phân tán mỏng để lần hồi sẽ bị tiêu tan vì những áp lực kinh tế, những chèn ép của các kẻ cầm quyền ở địa phương, theo lệnh của nhà nước. Trên 200 LM đã bị họ bắt đi lao tù khổ sai trong các nhà tù được họ mệnh danh là “trại cải tạo.” Hàng chục ngàn Giáo Dân đã cùng chung số phận với các LM, và cho đến năm nay, 1988, tức là đã 13 năm sau, nhiều người vẫn chưa được tha về. Một số lớn đã phải bỏ mình vì sự hành hạ dã man của bọn cai tù, vì bệnh tật, vì thiếu ăn, vì nước độc, rừng thiêng...

Sau tháng Tư, năm 1975, nhằm khủng bố tinh thần những người muốn lập các nhóm chống đối, đòi tự do, nhân quyền cho dân chúng; nhà nước CS đã dùng vụ nhà thờ Vinh Sơn như cái cớ để bắt bớ, kết án, tử hình, đày ải một số người để làm gương. Năm 1983, họ lại cưỡng chiếm cơ sở Ðắc Lộ của các LM Dòng Tên. Tháng 5/1987, cuộc đánh phá dòng Ðồng Công đã gây công phẫn cho toàn thế giới, nhưng cùng một lúc, nhà nước CSVN đã lập dịp cho bao anh hùng, anh thư Tử Đạo Việt Nam thời cận đại.

NHỮNG VỊ TỬ ÐẠO

Người đầu tiên phải kể đến là gương can trường của Ðức Phó Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận của TGP Sàigòn. Ngày nào Ngài còn ở lại Việt Nam là ngày ấy những người cầm quyền ở Hà Nội vẫn chưa thể ăn ngon ngủ yên. Họ đã đề nghị để đưa Ngài ra ngoại quốc, nhưng Ðức Cha vẫn hiên ngang chấp nhận cảnh tù đày ở quê Mẹ chứ không muốn lìa bỏ đoàn chiên. Quả thật, tuy cách xa về thể lý, nhưng tinh thần của Ðức Cha vẫn ấp ủ đoàn chiên của Ngài. Tất cả Giáo Sĩ và Giáo Dân Việt Nam đều hiểu, cũng như cảm nhận được điều đó. Qua gương anh hùng của Ngài, các LM và Giáo Dân bị đày đi “cải tạo” đã minh chứng được Ðức Tin, thể hiện được Ðức Aí đến mức cao độ, khiến những bạn tù ngoài Công Giáo cũng phải nhận thấy.

Một bạn tù viết về một LM đang cùng bị cải tạo: “Với một kẻ thù tinh vi trong lối cải tạo, coi con người như cỏ rác... thì Cha như một anh hùng, “uy vũ bất năng khuất”, khí phách hiên ngang; các tù nhân mặc nhiên coi Cha như một niềm hãnh diện âm thầm cho tất cả một tập thể đối đầu với kẻ thù. Ngài như một ngọn gió thu mát mẻ, chan chứa yêu thương, bình an và niềm an ủi bao la để còn tin tưởng, còn hi vọng vào ngày mai.” (Nguyễn ngọc Oánh, nguyệt san Dân Chúa (Mỹ) số 132, tháng 1/88).

Một tích khác, “Anh Nguyễn văn Hiệt, thuộc xứ Chân Phúc Khang gần Tam Hà, quận Thủ Ðức. Anh bị cộng sản giam từ nhiều năm tại Phú Thọ, Bắc Việt. Năm 1985, anh chết rũ tù sau 10 ngày bị cộng sản bỏ đói. Anh chết vì không chịu nghe theo một đòi hỏi, xem ra đơn giản nhưng vô cùng thâm hiểm của bọn cai tù: Bỏ làm dấu Thánh Gía trước khi ăn. Nhưng ngay bên cạnh, có hàng chữ viết bằng máu của anh: Giêsu, Maria, con yêu mến.” (Nguyệt san Trái Tim Ðức Mẹ, của dòng Đồng Công, số 41).

Một gương “uy vũ bất năng khuất” khác đã được thể hiện qua Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền, của Tổng Giáo Phận Huế. Ngài đã bị nhà nước Cộng Sản cấm cách đủ điều và bị hành hạ tinh thần cách thô bạo qua những ngày phải đi “làm việc” liên tục. Ðức TGM đã cương quyết không để cho một LM trong giáo phận của Ngài tham gia vào cái tổ chức gọi là Ủy Ban Ðoàn Kết Người Công Giáo Yêu Nước, một công cụ của chính phủ. Ðể trả thù, Cộng Sản đã cấm không cho Ngài đi tham dự các cuộc họp của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, cấm luôn cả những công việc mục vụ, ban bí tích Thêm Sức của Ngài trong giáo phận. Nhưng Ðức TGM vẫn hiên ngang trả lời: “Việc trung thành nhiều khi phải trả bằng gía tương xứng, nhiều khi phải mua bằng cả sự hi sinh mạng sống. Nếu các ông coi đó là lập trường của các ông, thì tôi sẵn sàng lãnh nhận mọi hậu quả để trung thành với Giáo Hội của tôi...” (Eglises d'Asie ngày 15/2/88) (1).

Cùng khoảng thời gian đó, cả thế giới đều biết đến cuộc đánh phá và cưỡng chiếm dòng Ðồng Công một cách hết sức dã man và tàn bạo của nhà nước Cộng Sản. Họ đã kết án tù chung thân vị sáng lập dòng, Cha Trần Ðình Thủ (RIP), một giáo sĩ lúc ấy đã 81 tuổi, suốt đời chỉ biết cầu nguyện và hướng dẫn, huấn luyện các LM, Tu Sĩ của mình theo lý tưởng của dòng. Hai mươi mốt (21) LM, Tu Sĩ khác cũng bị án tù đày cùng với Ngài. Cha Bề Trên Thủ cùng các bạn LM, Tu Sĩ và Giáo Dân đã có dịp lập công để mừng kính các tiền nhân, Anh Hùng, Anh Thư Tử Ðạo Việt Nam.

CHIẾC BÁNH VẼ “CỞI MỞ”?

Gần đây, để đi theo chính sách mới của đàn anh Liên Bang Soviet: Cởi Mở (Glasnost) và Ðổi Mới (Perestroika), hay Ðổi Mới Tư Duy, tiếng của nhà nước VN, ông Nguyễn văn Linh, Tổng Bí Thư đảng CSVN, đã xuất hiện tại phiên họp thường niên của Hội Ðồng Giám Mục VN ở Hà Nội, hôm 28/5/1987. Ông đã ve vuốt, hứa hẹn đủ điều, nhất là “chính sách tôn trọng tự do tôn giáo của nhà nước và đảng...” Một lời hứa hẹn… suông, nhưng đáng tiếc thay, đã có một vài người vội tin vào chiếc bánh vẽ này. Có vị còn dám cho “việc Tòa Thánh quyết định phong Hiển Thánh cho 117 vị tử đạo tại Việt Nam của thế kỷ trước đang là một vấn đề rất phức tạp...” và “...nguyên do là vì cung cách tiến hành việc phong thánh đã thiếu tế nhị, và thời điểm phong thánh đã không thuận lợi...” (2).

Tại sao lại phải vội vã lên tiếng trách Tòa Thánh? Ðể làm cho nhà cầm quyền Cộng Sản hài lòng? Nếu họ thực lòng muốn cởi mở và hòa hoãn với Công Giáo thì họ đã trả tự do cho Ðức Phó TGM Nguyễn văn Thuận, dễ dàng hơn với Ðức TGM Nguyễn kim Ðiền, thả tất cả những LM, Tu Sĩ và Giáo Dân hiện còn đang bị họ giam giữ, hoàn trả tất cả những tài sản của Giáo Hội mà họ đã cướp đoạt trong 13 năm qua. Như vậy vẫn chưa đủ, vì họ cần phải thực lòng thay đổi chính sách đối với toàn dân, không phân biệt tôn giáo, trong một thể chế tự do thực sự, đặt căn bản trên sự tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. Nếu không, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ bị lịch sử kết án là thông đồng với kẻ đàn áp, và mặc nhiên chấp nhận những lời buộc tội của nhà nước Cộng Sản đối với Ðức Phó TGM Thuận và các LM đang bị họ đày ải. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không khi nào thỏa hiệp với Cộng Sản, nhất là khi toàn dân còn khắc khoải trong một chế độ mà họ đang cai trị bằng một phương sách “bá đạo”, đi ngược với tinh thần Phúc Âm.

Chủ trương không thỏa hiệp đã được biểu lộ qua sự kiện Ðức Hồng Y Trịnh văn Căn và Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã thẳng thắn phủ quyết những áp lực và đòi hỏi kỳ quái của nhà nước Cộng Sản, nhằm thay đổi hoặc tạm ngưng việc phong thánh. Các Ngài đã cương quyết chấp hành quyết định tôn phong hiển thánh cho các Chân Phúc Tử Ðạo VN của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và nhất định không có vấn đề xét lại, hoặc gửi cá nhân hay phái đoàn nào đi Roma làm chuyện xét lại đó.

NHỮNG THỰC TẠI LỊCH SỬ

Những người Cộng Sản Việt Nam, hay đúng hơn, nhóm người đang cầm đầu chế độ ở Hà Nội phải biết rằng Giáo Hội Công Giáo còn được mệnh danh là một Giáo Hội Tử Ðạo (Ecclesia Martyrum.) Từ suốt hai ngàn năm qua, không thời kỳ nào mà không có những anh hùng, anh thư hiên ngang chấp nhận tra tấn, tù đày và cả cái chết để minh chứng Ðức Tin. Nhiệm mầu thay, càng có nhiều vị tử đạo thì Giáo Hội càng phát triển mạnh mẽ hơn, nhiều người tìm biết Phúc Âm và lãnh nhận Ơn Chúa nhiều hơn.

Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ thời sơ khai đã trải qua ba thế kỷ chịu bách đạo trong Ðế Quốc La Mã, nhưng cuối cùng Hoàng Ðế Constantine Ðệ Nhất đã được Ơn Chúa để “trở lại” (năm 312 A.D.) và cả đế quốc rộng lớn này đã được Phúc Âm hóa. Giáo Hội Công giáo Việt Nam cũng đã trải qua hơn ba trăm năm chịu bách đạo (khoảng 1550-1888), nhất là dưới thời các triều đại của Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức; 130 ngàn giáo sĩ và giáo dân đã chịu đổ máu mình ra, đã chịu cực hình, và cuối cùng, chịu chết để minh chứng Ðức Tin. Trong “biển người” tử đạo đó, 117 vị đã được giáo hội hoàn vũ tôn phong lên hàng hiển thánh. Kể từ đây, hằng năm, cứ vào ngày 24 tháng 11, trên một tỷ người Công Giáo khắp thế giới đều làm lễ tưởng niệm, kính ngưỡng các ngài. Mọi triều đại đã lần lượt qua đi, nhưng Giáo Hội vẫn tăng triển và tồn tại một cách oai hùng.

Chủ Nghĩa Cộng Sản chỉ mới xuất hiện trong 6 thập kỷ qua, nhưng đã có bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu cải tổ, và nhất là bao nhiêu lần “hạ bệ” những lãnh tụ mà trước đó không lâu, họ đã tôn sùng? Hỏi rằng Cộng Sản Chủ Nghĩa nguyên thủy có còn nguyên vẹn hay không? Trước đây họ vẫn thường ghép hai cái tên “Mác-Lê” với nhau (chủ thuyết của Karl Marx và Vladimir Lenin), vì trong việc phát triển thuyết Cộng Sản của Marx, Lenin ở Soviet, đã chủ trương phải làm cách mạng bạo động, tạo sự chuyên chính của giai cấp vô sản (proletariat), và quốc hữu hóa (cưỡng chiếm) toàn bộ tài sản của nhân dân, như những phương tiện cần thiết để kiến tạo một xã hội chủ nghĩa. Sau Lenin, lại đến Joseph Stalin, ngàn lần tàn bạo hơn Lenin, một người mà cả thế giới đã phải ghê tởm và gọi là “kẻ độc tài đồ tể nhất lịch sử” (the most murderous dictator in history.) Ông ta đã giết hàng chục triệu dân lành chỉ vì muốn quy tụ tất cả quyền bính trong tay ông ta và cho đảng cộng sản Soviet. Biết bao nhiêu máu đã đổ, đầu đã rơi qua những hành động sát nhân của người cộng sản đó, nhưng khối CS vẫn cố bưng bít những tội lỗi của họ. Chẳng thế mà một nhà thơ tiền chiến ở Việt Nam vẫn cố tình ca tụng Stalin: “Yêu biết mấy nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin” (T.H.) Nếu quả thực nhà thơ này không biết gì thì thật tội nghiệp cho ông ta, cũng như bao nhiêu đảng viên CS khác, đã cả đời bị lừa gạt!

CÒN HÔM NAY, THÁNG 6, 2011?

Khối Cộng Sản quốc tế đã hoàn toàn tan rã từ năm 1989, thế giới đã bước vào kỷ nguyên chính trị mới. Nhưng tiếc thay ở một vài quốc gia, trong đó có Việt Nam, người ta vẫn cố bám víu vào cái chủ nghĩa đã quá lỗi thời này. Chẳng có lý giải nào cho cái gọi là “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa!” Trong lý thuyết của Marx, có khoản nào đã nói đến “kinh tế thị trường” mà thực tế chỉ là một nền kinh tế tư bản khập khiễng? Những chữ đó tự nó đã đi ngược với tinh thần của XHCN. Tư bản là tư bản, cộng sản là cộng sản, không thể đánh lận con đen, vàng thau lẫn lộn được. Một chính phủ biết can đảm gột bỏ cái không còn cần thiết cho con người, cho dân tộc, cho tiền đồ của Tổ Quốc, là một chính phủ đáng quý, đáng trân trọng, đáng nể phục và đáng đi theo. Ngược lại, người ta có quyền nghi ngờ về “thiện chí” của những người đang lãnh đạo đất nước này. Họ trị dân với chính sách nào? Vương đạo hay bá đạo? Họ có dám đặt Tổ Quốc lên trên hết hay chỉ quan tâm đến quyền lợi của “đảng”, đúng hơn là quan tâm đến sự độc quyền của bè nhóm và cá nhân mình?

“Giặc” đã tiến đến đầu ngõ nhà mình rồi, họ đã tỉnh thức chưa? Họ có học được bài học của cha ông để lại? Hình như là chưa! Chẳng thế mà họ vẫn đang tương kế, tựu kế để ra thêm những luật điều nhằm bóp nghẹt quyền tự do của nhân dân, tự do của các tôn giáo. Xưa kia, Đức Lý Thường Kiệt và triều đình nhà Lý đã không trị dân như vậy; Đức Trần Hưng Đạo và các vua nhà Trần đã không làm như vậy; Đức Lê Lợi đã không làm như vậy; Đức Quang Trung đã không làm như vậy… Thì tại sao? Tại sao? Phải chăng vì họ vẫn còn đang u mê trước những đồng tiền, cướp đoạt từ đất đai, từ tham nhũng trên xương máu của nhân dân? Chia chác từ việc để cho ngoại bang tàn phá những tài nguyên thiên nhiên do cha ông để lại, mà hậu quả thì không thể nào lường được? Bòn rút từ những núi nợ quốc tế, mà các thế hệ dân Việt sau này không biết đến bao giờ mới trả xong?

Không được lòng dân, không có sự hậu thuẫn của dân thì không chính phủ nào tồn tại lâu dài. Họ chỉ có thể tiếp tục, một khi quân đội và nhân dân còn tạm để cho họ cầm quyền, nhưng đến lúc quân đội và nhân dân phải đứng dậy thì họ sẽ tan đi như bèo bọt. Hãy học bài học của cha ông: Hỏi ý kiến của dân chúng trong cả nước, từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến thôn quê, qua những “Hội Nghị Diên Hồng” thời nay, để hiểu được lòng dân, để nghe dân “dạy” cho cách giữ nước.

“Đoàn kết gây sức mạnh” hay “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, mọi người dân Việt đã được học những câu này từ lớp đồng ấu; vì vậy nếu một chính phủ không biết áp dụng, không biết “sống” chân lý này, không biết tạo sức mạnh hợp nhất, mang lại “ích quốc, lợi dân”; mà ngược lại, để cho lòng dân ly tán, để cho giặc hiếp đáp dân lành, xâm lấn giang sơn từng ngày, thì chỉ còn cách là phải đổi thay, phải tìm người có thực tâm, thực tài, làm nhà lãnh đạo mới, thành lập chính phủ mới, thật sự là “của dân, do dân, và vì dân” (3); nhất là đưa nước nhà qua cơn nguy biến, tránh được họa diệt vong của giống nòi.

Ðây không phải là những lời hăm dọa hay khiêu khích, nhưng chỉ là ưu tư của một người, như trăm vạn người dân Việt tha hương cùng tâm trạng; đang sống trong một xã hội dân chủ tự do, đang buộc lòng mang quốc tịch của một nước khác, nhưng vẫn khắc khoải trước tiền đồ của Tổ Quốc Việt Nam, trước sự tồn vong của giống dòng Việt tộc.

Riêng đối với giáo hội Công Giáo, một giáo hội vẫn được mệnh danh là “Giáo Hội Tử Đạo”, người ta dễ dàng nhìn thấy sự “trường cửu” và sự “cứu rỗi” trong giáo hội này. Xưa kia, Vua Constantine I và, trong suốt chiều dài lịch sử của giáo hội, bao nhiêu bạo vương, bạo quyền khác; qua lời cầu nguyện không ngừng của cả giáo hội, đã được Ơn Chúa để trở lại. Đối với quê hương Việt Nam, ngày đó có thể đến trong một tương lai gần, hay một tương lai xa; nhưng không sao, Giáo Hội vẫn đủ kiên nhẫn để đợi chờ, vì Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội Ngàn Ðời, thời gian không có ý nghĩa gì cả.

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng

(1) Chỉ mấy tháng sau; ngày 8 tháng 6, 1988, Đức TGM Nguyễn Kim Điền đã tạ thế trong một cách hết sức bí ẩn ở bệnh viện Chợ Rẫy, Saigon. Cho đến hôm nay, nhiều người vẫn tin rằng chính quyền CS đã ra lệnh cho y tá tiêm thuốc độc để giết ngài.

(2) Một Giám mục, xin được miễn nêu tên.

(3) Trích từ bài diễn văn thời danh của Tổng Thống Mỹ, Abraham Lincoln, trong dịp khánh thành nghĩa trang quân đội quốc gia tại Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania; trong thời Nội Chiến, 1863. Nguyên văn: “Government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.”
 
Tin Đáng Chú Ý
Con gái người thợ máy gốc Việt vào đại học Harvard
Văn Giang/Người Việt
09:45 20/06/2011
Con gái người thợ máy gốc Việt vào đại học Harvard

Nữ sinh gốc Việt vươn lên từ khó khăn

SACRAMENTO (Sacbee) - Lá thư được cất kỹ vào ngăn kéo để làm kỷ niệm. Bức thư nói “chúc mừng bạn,” bên dưới dấu triện màu đỏ của trường Ðại Học Harvard.

Cô nữ sinh Joanne Nghiêm, ở Sacramento, đang lo lắng vì mẹ bị ung thư, cha làm thợ máy đang bị cắt giờ, nhưng vẫn chăm chú chuyện học và sẽ vào Harvard năm tới. (Hình: Paul Kitagaki Jr. /Sacramento Bee)

Joanne Nghiêm thật không thể tin được rằng cô nhận được học bổng hầu như toàn phần để vào học tại ngôi trường danh tiếng này.

Là người con út trong một gia đình di dân gốc Việt, cô Nghiêm tốt nghiệp trường trung học McClatchy High School vào tối Thứ Sáu tuần này với học bạ toàn điểm A.

“Tôi cũng không định xin vào Harvard,” theo lời cô Nghiêm, 17 tuổi, trong căn nhà nhỏ của gia đình ở phía Nam thành phố Sacramento.

Cha mẹ cô, ông Gary Nghiêm và bà Laura Lam, nhìn con mình với sự hãnh diện, khiến cô có một thoáng ngượng ngùng.

Ông Gary Nghiêm đã khuyến khích con gái mình nạp đơn vào Harvard, và cô đã nghe lời. Trong bài luận văn nộp cùng với đơn xin học, cô viết về câu chuyện cảm động là muốn có cơ hội giúp đỡ cha mẹ mình “vì tôi sẽ chẳng là gì nếu không có cha mẹ tôi”.

Cô Joanne Nghiêm gửi đơn đến tám trường đại học nổi tiếng khác, kể cả Princeton, Cornell, Stanford và University of California tại Berkeley, nơi chị của cô tốt nghiệp năm ngoái. Người anh của cô hiện đang học ở UC San Diego.

Nghiêm được nhận vào tất cả các trường cô gởi đơn. Cô không muốn kể ra hết các trường này vì không muốn người khác nghĩ cô khoe khoang.

Cô giấu mặt khi người nhiếp ảnh gia đến gần. Nhưng cô hào hứng khi nói về ngành mình định theo học-ngành kỹ sư.

“Tôi thích môn khoa học, toán và giải quyết các vấn đề,” theo cô Nghiêm, người ở trong một chương trình học dành cho học sinh có khả năng cao ở trường McClatchy.

Trong niên khóa này, Nghiêm nhận ra có những vấn đề mà cô không giải quyết được. Cô không thể làm dịu cơn đau của mẹ hay sự lo lắng, kết quả của tình trạng bệnh ung thư ruột thời kỳ thứ tư và ung thư gan. Cô không thể xóa đi sự sợ hãi của mẹ là các bác sĩ sẽ tìm ra thêm các ung nhọt khác.

Nghiêm sẽ vào trường Harvard biết rằng cha mẹ cô phải vất vả trong vấn đề tài chánh, chỉ trông cậy vào số lương ngày càng ít đi của cha cô, một thợ máy xe hơi và tiền trợ cấp hàng tháng vì mất năng lực của mẹ.

“Tôi hơi ngại ngần khi phải rời xa nhà, vì nếu có chuyện gì tôi sẽ không có nhà,” cô Nghiêm nói. “Nhưng cha tôi rất cương quyết. Ông rất vững chãi. Ông không để bị nản lòng vì bất cứ chuyện gì.”

Khi được hỏi, ông Nghiêm chỉ cho biết một chút về điều ông đang lo lắng. Họ không có nhiều tiền. Tuy rằng hầu như tất cả chi phí học hành ở Harvard được tài trợ, cô Nghiêm chỉ phải trả có $1,500 nhưng còn tiền vé máy bay, tiền quần áo ấm, những thứ cần dùng lặt vặt khi ở trong ký túc xá, và cả tiền tiêu vặt... họ sẽ phải lo. Hôm Thứ Ba, học khu Sacramento City Unified School District giúp họ đỡ lo lắng phần nào khi trao tặng cho cô Nghiêm học bổng bốn năm, mỗi năm $900.

“Công việc nay rất chậm,” theo ông Gary Nghiêm, 49 tuổi. “Số giờ tôi làm việc bị giảm đi nhưng chúng tôi cũng OK.”

Mẹ của cô đang phục hồi sức khỏe. Các bướu ung thư đã được cắt đi.

Bà Lam, 52 tuổi, và ông chồng rất hãnh diện vì con gái họ không bao giờ mất đi sự chuyên chú vào việc học hành trong suốt thời gian khó khăn vừa qua.

“Tôi nói với con gái rằng con không làm được gì, ngoại trừ làm cho mẹ con được hãnh diện,” ông Gary Nghiêm nói. “Ðiểm học của con tôi không bao giờ tụt xuống.”

Và thật ra, nhiều giáo sư của Joanne Nghiêm không hề biết rằng mẹ của cô bị bệnh rất nặng.

“Tôi nghĩ rằng mọi điều đều tốt đẹp với Joanne vì cô là người thật vui và tích cực trong đời sống,” theo lời Bryan Fisher, một giáo sư ở trường McClatchy và cũng là người huấn luyện toán học sinh của trường tham dự cuộc thi về kiến thức Academic Decathlon.

Nghiêm được giữ chức đội trưởng trong suốt hai năm qua. Khi ông Fisher bận rộn dạy lớp, Nghiêm tổ chức các cuộc họp và giữ cho toán sinh hoạt đều đặn. Giáo Sư Fisher nói ông tin chắc là cô Nghiêm sẽ thành công ở Harvard.

“Cô ấy là một trong số những học sinh có thể đối phó với áp lực của cuộc sống trong khi vẫn hoàn thành tốt đẹp những điều khác mà không để bị khủng hoảng tinh thần,” ông Fisher cho hay.

Melody Gutierrez/Sacramento Bee

Tác Giả: Phỏng dịch: Văn Giang/Người Việt
 
Văn Hóa
Mùa phượng đỏ
Thanh Sơn
23:50 20/06/2011
Sáng nay trông thấy hình hoa phượng
Như giữa mùa hè gợi nhớ thương
Dĩ vãng xa rồi màu phượng đỏ
Phơi kín sân trường nơi cố hương

Nhớ màu hoa phượng tuổi học trò
Ngây thơ ngày đó mắt tròn vo
Vở ép hoa phượng vào trong đó
Thi nhau đùa dỡn nhảy cò cò

Nhớ tầm giuộc muối của "Quê Hương"
Còn đâu những buổi nơi sân trường
Giờ đây bạn bè người một hướng
Nhớ từng người bạn mãi vẫn vương

Màu hoa đỏ thắm máu con tim
Áo trắng sân trường ai kiếm tìm
Xa rồi phượng đỏ còn đâu nữa
Cất vào dĩ vãng để nằm im

Ba mươi mùa hạ xa Quê Qương
Ngồi đây nhớ lại những sân trường
Đỏ màu hoa phượng màu thương nhớ
Ôi! tà ào trắng của Trưng Vương

Hoa phượng xa rồi mải nhớ thương
Mùa hè đỏ lửa xa mái trường
Lên đường để ngăn giặc phá nước
"Dòng Máu Anh Hùng" giữ "Quê Hương"

Nhớ lại những ngày rất đau thương
Cướp nhà, cước đất, cướp luôn trường
Giặc từ phương bắc tràn khắp phố
Vô thần giầy xéo cả "Quê Hương"

Vô thần tà thuyết chẳng tình thương
Bao nhiêu em nhỏ phải xa trường
Ai đem mác xít về gieo rắt ?
Oan nghiệt đày đọa cả "Quê Hương"

Cầu xin "Thiên Chúa" dủ tình thương
Cho những trẻ thơ được đến trường
Đưa kẻ vô thần về chung hướng
Quy về Thiên Chúa của tình thương.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lắng Nghe Ơn Gọi
Giuse Nguyễn Cao Hoàn
21:39 20/06/2011
LẮNG NGHE ƠN GỌI
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Em học lớp tám, tuổi mười ba
Má hồng, mắt sáng, tóc đuôi gà.
Ăn nói nhẹ nhàng ai cũng mến
Lớn lên mẹ hứa ... tặng Đức Bà!
(Trích thơ của Tiểu Muội)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền