Ngày 20-06-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:59 20/06/2009
LÒNG TỐT KHÔNG THẤY ĐỀN ƠN (1)

N2T


Ngày xửa ngày xưa, có một con chim khác thường chưa từng thấy trong lãnh thổ Trung Quốc, giáng xuống ngoại ô kinh thành, hoàng thượng biết được chuyện ấy, tâm rồng hớn hở, dặn dò ngự sử hết lòng cung phụng cho con chim kỳ lạ ấy, lại còn ra lệnh cho quan coi về âm nhạc trong cung tấu nhạc cho con chim nghe.

Thật đáng tiếc, con chim bày tỏ sự hoang mang đến tội nghiệp, lại không muốn ăn những thứ đã cung cấp nuôi dưỡng nó, rốt cuộc bị bệnh truyền nhiễm mà chết.

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Lòng tốt đặt không đúng nơi đúng chỗ thì không những công toi mà còn làm hại người khác; lòng tốt là báu vật khi đem tặng cho ai thì như thêm sức mạnh cho người ấy.

- Lòng tốt đem tặng cho người bất hạnh, thì người bất hạnh như được có đôi chân mới, đứng dậy và đi tới.

- Lòng tốt đem tặng cho học sinh nghèo, thì học sinh nghèo như được chấp thêm đôi cánh tri thức bay cao trong bầu trời kiến thức.

- Lòng tốt đem tặng cho người thất vọng, thì người thất vọng như được sống lại và yêu đời hơn.

- Lòng tốt đem tặng cho bệnh nhân, thì bệnh nhân như được hoàn lại sức sống và mau bình phục...

Tuy nhiên, có những lòng lòng tốt đem tặng không đúng người đúng việc, thì hậu quả không biết đâu mà lường được.

Bác ái là báu vật của người Ki-tô hữu, khi đem tặng cho ai thì họ không những được sự an vui, mà còn được cả kho tàng yêu thương là Thiên Chúa nữa.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:01 20/06/2009
CHỦ NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN (B)

Tin Mừng: Mc 4, 35-41.

“Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”


Bạn thân mến,

Đức tin không việc làm là đức tin chết, đó là lời dạy của thánh Gia-cô-bê tông đồ, Chúa Giê-su đã bày tỏ quyền năng của Ngài trên sóng biển và cuồng phong, để củng cố đức tin cho các môn đệ của mình, và để dạy cho các ông một bài học về đức tin: Chúa Giê-su chính là niềm tin của các ông.

Con người thời nay muốn dùng khoa học để phục vụ cuộc sống con người tốt hơn, đó chính là ý muốn của Thiên Chúa, khi Ngài ủy quyền cai quản vũ trụ mà Ngài dựng nên cho nguyên tổ Adong và Eva của chúng ta, nhưng con người không thể nói rằng mình thay Thiên Chúa để làm tất cả mọi sự, bởi vì con người dù thông minh tài trí đến đâu, cũng thì cũng chỉ là loại tạo vật hèn kém trước mặt Thiên Chúa mà thôi. Do đó, đức tin chính là cốt lõi để con người khôn ngoan thì càng khôn ngoan hơn, thông minh thì càng thông minh hơn khi họ tin tưởng và xác tín rằng: mọi sự đều là bởi Thiên Chúa mà có, không có Ngài thì con người không làm được gì cả.

Đức tin không phải do mình mà có, nhưng bởi tình thương yêu của Thiên Chúa ban cho, chúng ta chỉ có một tâm hồn tội lỗi, đã được Chúa Giê-su rửa sạch bằng Máu Thánh của Ngài, và bằng đức tin của chính mình vào sự chết và sống lại của Ngài mà thôi, do đó, mà chúng ta cần phải hết lòng cầu xin Chúa gia tăng đức tin cho mình nhiều hơn nữa.

Bạn thân mến,

Tôi tin rằng đã có nhiều lần bạn đã vui sướng hoan hô Chúa khi những ngày lễ lớn trời nắng đẹp có gió mát hiu hiu thổi, và bạn vui sướng khoe với mọi người là cộng đòan tin Chúa, cầu nguyện với Chúa và Chúa nhận lời mọi người kêu xin; tôi cũng tin rằng đã có lần bạn lẩm bẩm trách móc Thiên Chúa vì trời mưa quá lớn làm ngập lụt đường phố làm xe máy của bạn ngập nước, những lúc như thế ấy bạn đều đánh mất niềm tin của mình vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Các tông đồ đã thấy những việc kỳ diệu mà Chúa Giê-su đã làm, nên đã tin vào Ngài và đó thật là diễm phúc; chúng ta không thấy Chúa Giê-su và cũng không thất những phép lạ của Ngài làm, nhưng chúng ta vẫn tin vào Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật, đức tin này làm cho chúng ta càng có phúc hơn, vì Chúa Giê-su đã nói: Phúc cho những ai không thấy mà tin. (Ga 20, 29)

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://360.yahoo.com/jmtaiby
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:10 20/06/2009
N2T


18. Con người ta được thánh sủng của Thiên Chúa, nếu không giấu đi ắt có nguy hiểm mất đi thánh sủng, bởi vì nếu lộ diện ra ngoài thì được mọi người tôn kính, thì sự kiêu ngạo hợm mình sẽ dễ dàng lợi dụng sơ hở nhập vào.

(Thánh Gregory)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:11 20/06/2009
N2T


151. Trong vui có khổ, đó chính là cuộc sống, chuyện trong trời đất không phải mọi sự đều như ý giống nhau.

 
''Năm Linh Mục'', chia sẻ với em: Đức Ái của linh mục Chúa Ki-tô (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 20/06/2009
2. ĐỨC ÁI VỚI GIÁO DÂN

Thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Cũng như anh em đã từng trỗi vượt về mọi mặt: về đức tin, lời giảng, sự hiểu biết, lòng nhiệt thành trong mọi lãnh vực, và về lòng bác ái mà anh em đã học được nơi chúng tôi, thì anh em cũng phải trỗi vượt về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này nữa.”( 2 Cor 8, 7-8.)

Vâng, các linh mục đều trỗi vượt giáo dân về mọi mặt: đức tin, sự hiểu biết về Thiên Chúa và lòng nhiệt thành với Chúa và Giáo Hội, và nhất là lòng bác ái cao thượng của các ngài đối với mọi thành phần dân Chúa, bởi vì mục đích mà Giáo Hội sai phái các linh mục đến với mỗi giáo xứ, không phải là làm cho người giáo hữu ở đó, nhìn thấy Chúa Giê-su và Giáo Hội đang ở trong con người của các linh mục hay sao ? Do đó mà mọi lời nói, mọi việc làm của linh mục đều bày tỏ Đức Ái của Chúa Giê-su đang thực hiện trên giáo xứ của ngài.

a. Quyên góp xây dựng giáo xứ.

Có một vài linh mục vì bức xúc với cuộc sống nghèo khó của giáo dân mình, nên đi đông đi tây để kiếm tiền về cho con em trong giáo xứ được đến trường học, đây là bức xúc do Đức Ái tự tâm hồn của cha sở mà có; tuy nhiên vì để cho giáo xứ có bộ mặt văn hóa mới như các giáo xứ lớn trong thành phố của mình, nên có các linh mục hết vay tiền người này đến vay tiền người nọ, để thực hiện các công trình do chính tay mình hoặc thuê các kiến trúc sư vẻ kiểu mẫu, mà không cần tham khảo ý kiến của giáo dân (ít nữa là của ban hội đồng giáo xứ), cho đến khi vỡ nợ thì bị mọi người khinh dễ và coi thường, và hậu quả là ngài phải bỏ trốn khỏi giáo xứ của mình, vì không trả nổi số tiền nợ quá lớn mà ngài tự mình vay mượn...

Đức Ái là không để gánh nặng trên vai người nào cả, bởi vì hoa quả của Đức Ái trước tiên là niềm vui hoan lạc, niềm vui hoan lạc này không thể có được khi linh mục đi vay tiền để sửa lại nhà thờ, khi mà nhà thờ của giáo xứ vẫn còn sử dụng được đến cả mấy chục năm; niềm vui này cũng không thể có được khi linh mục không vì hoàn toàn danh Chúa để làm phòng ốc sinh hoạt của giáo xứ, nhưng danh Chúa thì chỉ một phần ba mà thôi, hai phần ba còn lại là vì danh tiếng cá nhân của mình, làm để được tiếng khen để đời, làm để lỡ đức giám mục đổi đi thì cũng có gì đó để lại cho giáo xứ chứ; niềm vui này cũng không thể có được khi mà giáo xứ đã có đầy đủ phòng ốc, nhà thờ mới xây dựng đẹp đẽ hùng tráng, các em nhỏ nghèo trong giáo xứ được giúp đỡ đến trường, thì tiếng xì xầm to nhỏ của giáo dân bay ra khắp nơi là cha sở đi xin tiền về cho giáo xứ, nhưng hết một nửa tiền thì ngài bỏ túi riêng để sử dụng cho mình hoặc cho gia đình bà con của ngài...

Chúa Giê-su –vị mục tử nhân lành và nghèo khó- không muốn Đức Ái kiểu đó của linh mục, nhưng Ngài muốn linh mục phải thể hiện bản lãnh Đức Ái của mình, trong sứ mạng của một mục tử hết lòng tin tưởng và phó thác vào tình yêu của Ngài, chính vì thế mà Chúa Giê-su trong Tin Mừng của thánh Mát-thêu đã hai lần Ngài nhấn mạnh là Thiên Chúa cần “tấm lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” ( Mt 9, 13; 12, 7.), bởi vì kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân thì mới gọi là lễ tế đích thực, tức là Ngài muốn các linh mục dùng Đức Ái của mình để xây dựng đền thờ tâm hồn của các tín hữu, hơn là xây dựng đền thờ vật chất mà Đức Ái chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, để che giấu những kiêu căng bên trong tâm hồn của mục tử; Thiên Chúa cần Đức Ái của các linh mục để làm cho tâm hồn các tín hữu đoàn kết với nhau, hơn là xây dựng nhà thờ nguy nga đồ sộ mà đàn chiên tan nát vì những ghét ghen, tị hiềm, phe cánh khi nhà Chúa vừa mới xây xong; Ngài muốn Đức Ái của linh mục phải là động cơ lôi kéo những tâm hồn giáo dân nguội lạnh lòng mến, khô khan lòng đạo, biết đốt lên ngọn lửa mến Chúa yêu người qua việc thực hiện Đức Ái của linh mục, hơn là khoe khoang mình đã vì giáo xứ, vì nhà Chúa mà hao tổn rất nhiều vật chất lẫn tinh thần...

Em thân mến,

Vì có một vài linh mục nghĩ rằng Thiên Chúa muốn cư ngụ trong một nhà thờ lộng lẫy nguy nga, nên các ngài đi xin của bố thí nơi những giáo dân có máu mặt để xây nhà thờ, để xây mới hoặc sửa sang lại phòng ốc cho các sinh hoạt của giáo xứ, nghĩa là hể cần tiền là đến với họ (những gia đình giàu có), cho nên có không ít giáo dân giàu có ấy coi thường các linh mục của mình, và coi các ngài như là một con người tầm thường không hơn không kém những người đến vay mượn tiền của họ là bao nhiêu.

Có mẫu chuyện đối thoại thật này: “Mấy ngày tết, trong nhà giáo dân giàu có nọ, có người hỏi bà chủ nhà: “Tết năm nay chị không đi chúc tết các cha quen biết à ?”

Bà chủ nhà trả lời: ”Chị mà đi chúc tết các ông cha ấy à ? Các ông cha ấy phải đến đây chúc tết chị mới phải chứ...!”


Tại sao lạ vậy ? Từ trước đến nay có giáo dân nào bắt cha sở hoặc các linh mục phải đến chúc tết mình trước, thật là điều nghịch nhĩ và chói tai trái sự đời, vậy mà chuyện này lại có thật trong giáo xứ nọ. Chẳng qua là tại vì các ông cha ấy thường chạy đến nhà bà giáo dân giàu có nọ để xin tiền về cho nhà thờ, nghĩa là ngài muốn làm gì ở nhà thờ, thì chạy đến “cầu cứu” với bà chủ giàu có ấy, hoặc xin tiền cho cá nhân mình tiêu xài, nên mới có chuyện coi thường các ngài như vậy, mà không coi thường sao được khi có các linh mục hể rãnh rỗi là đến những nhà giáo dân ấy chơi từ sáng đến tối, ngày tết thì đến đánh bài, ngày thường thì đến ăn cơm uống rượu. Đức Ái của các linh mục đối với nhà thờ nhà xứ mà bày tỏ không đúng chỗ, thì ngay cả người giáo dân nghèo cũng khinh thường các ngài, bởi vì giáo dân không ai muốn người khác coi thường các linh mục, nhất là coi thường cha sở của mình, họ đau lòng lắm khi thấy những người giàu có giúp đỡ cho cha sở mình rồi coi thường các ngài, thậm chí khi nói chuyện với cha sở mà cha sở thì một thưa bà hai thưa chị coi bộ. ..lép vế, làm mất đi tư cách vừa là linh mục vừa là mục tử của mình.

Đức Ái vì nhà Chúa nơi các linh mục, không phải đi quỵ lụy những người cho tiền để các ngài xây dựng nhà thờ, nhưng các ngài phải làm sao cho Đức Ái của mình tỏa sáng, để giáo dân –dù nghèo hay giàu- cũng tự nguyện đóng góp cho nhà Chúa, không phải than thờ hoặc khoe khoang, nhưng là vì những lời nói của cha sở là sự thật, và hành động của cha sở thì luôn bày tỏ Đức Ái của ngài với việc xây dựng nhà Chúa đã đánh động tâm hồn của giáo dân, để rồi họ rộng tay với nhà Chúa trong trách nhiệm và yêu thương.

Có một vài giáo xứ, cha sở muốn xây dựng nhà thờ thì khoáng cho giáo dân bao nhiêu phần trăm, còn lại ngài đi quyên tiền những nơi khác, giáo dân giàu hay nghèo cũng phải gánh lấy khoảng tiền mà cha sở khoáng cho họ, có những gia đình nghèo cơm không đủ ăn, không có tiền cho con cái đóng học phí, nhưng vì cha sở đã nói và phân chia khoảng phải đóng góp để làm nhà thờ mà họ phải cắn răng bóp bụng để đóng góp với giáo xứ. Có một vài giáo dân đi hợp tác lao động nước ngoài (Taiwan) đã nói với anh rằng, gia đình ở bên Việt Nam (miền Bắc) gọi phone qua nhắc gởi tiền về để đóng góp cho nhà thờ, năm ngoái họ đã gởi về gia đình mười triệu đồng (VN) rồi, bây giờ lại phải gởi về nữa vì cha sở nói không đủ. Chắc chắn Thiên Chúa không muốn cư ngụ trong những nhà thờ như thế, khi mà tâm hồn giáo dân than vãn vì làm nhà Chúa mà họ phải cực khổ thêm. Đương nhiên cha sở có nhiều cách để trả lời cho họ: nào là nhà thờ xuống cấp rồi, nào là không có chỗ để cho con em học giáo lý, nào là phải xây dựng giáo xứ của mình càng ngày càng đẹp.v.v... nhưng khi khánh thành nhà thờ thì người ta trầm trồ khen ngợi nhà xứ của cha sở ở thì quá đẹp, quá tiện nghi và sang trọng hơn cả nhà thờ là nhà của Chúa, cửa kính nhà cha sở bóng loáng, vào phòng khách nhà cha sở mát rượi như vào khách sạn năm sao ở thành phố Sài Gòn, còn vào nhà thờ chầu Chúa muốn mở cái máy quạt cũng bị cha nạt nộ...

Thánh Augustin nói rằng: “Có tình yêu thì không có nhọc nhằn; cho dù có nhọc nhằn thì nhọc nhằn này cũng bị tình yêu hóa lỏng.” Đức Ái là như thế, nhọc nhằn của nó chính là hoan lạc trong tâm hồn, sự hoan lạc này được phát xuất từ tâm hồn yêu thương của linh mục, được sự đồng tình của giáo dân trong các công việc của giáo xứ, và do đó, dù có gặp nhiều phá phách hay ngăn trở, thì Đức Ái cũng vẫn luôn là kim chỉ nam hướng dẫn mọi công việc làm của linh mục tại nơi mà mình phục vụ, nhất là trong cộng đoàn giáo xứ.

b. Đức Ái trong lời nói.

Đức Ái đối với mọi người và với giáo dân nơi giáo xứ mình phục vụ, không phải chỉ là đi quyên tiền xây dựng nhà thờ mà thôi, nhưng còn là đối xử cách trân trọng và lịch sự với giáo dân của mình nữa, đó mới chính là Đức Ái thật sự làm cho người khác nhìn thấy linh mục như là một mẫu gương đạo đức thánh thiện, một nhà mô phạm gương mẫu, thánh Phao-lô tông đồ đã khuyên dạy ông Ti-mô-thê rằng: “Đừng nặng lời với cụ già, nhưng khi khuyên nhủ, hãy coi cụ như cha; hãy coi các thanh niên như anh em, các cụ bà như mẹ, các thiếu nữ như chị em, với tấm lòng hoàn toàn trong sạch.”( 1 Tm 5, 1-2.) Lời dạy của ngài đầy tràn Đức Ái mà tất cả mọi người Ki-tô hữu đều phải biết và thực hành, nhất là các linh mục, bởi vì quyền cai quản, giảng dạy và thánh hóa của Chúa Giê-su, đã được trao cho các linh mục của Giáo Hội Công Giáo, do đó, Đức Ái của các linh mục khi thi hành công việc mục vụ cần phải hài hòa, tôn trọng và lịch sự với mọi người trong giáo xứ của mình.

Có nhiều giáo dân than trách rằng, thời nay có một số linh mục trẻ sống thiếu nhân bản, bởi vì các ngài chỉ chú trọng đến việc xây dựng nhà thờ nhà xứ sao cho to lớn đẹp đẽ, hoành tráng, để thi đua với các linh mục bạn đang ở những giáo xứ lớn có đông giáo dân và nhà thờ đẹp, mà các ngài không chú trọng, hoặc chú trọng rất ít đến vấn đề nhân bản của các ngài khi tiếp xúc với giáo dân, mà nhân bản chính là Đức Ái trong giao tiếp vậy. Nếu một linh mục chính xứ chuyên tâm vào việc sống có Đức Ái với các giáo dân của mình, tức là các ngài sống có nhân bản Ki-tô giáo, thì giáo xứ của ngài chắc chắn sẽ là một giáo xứ phát triển đoàn kết và yêu thương, mà nhân bản Ki-tô giáo, nếu suy rộng ra, thì “cao cấp” hơn nhân bản của xã hội mà con người ai cũng phải học phải biết.

Nhân bản phổ thông là người nhỏ lễ phép với người trên, nói năng vâng dạ, bởi vì mình nhỏ hơn người đối diện, nhưng nhân bản Ki-tô giáo không những thấy mình nhỏ hơn người đối diện để nói chuyện cho lễ phép, mà còn nhìn thấy Chúa Giê-su trong người đang nói chuyện với mình nữa, có như thế mới tôn trọng và yêu mến họ được.

Có một vài linh mục trẻ coi chức linh mục vượt qua cả Đức Ái nên các ngài sống thiếu nhân bản với người già, chẳng hạn như nói năng cộc lốc với họ, bạt tai nhéo tai trẻ em và uống rượu với thanh niên trong giáo xứ, các ngài quên mất lời Đức giám mục đã răn dạy các ngài trong ngày truyền chức linh mục cho các ngài: “Vậy chúng con hãy luôn luôn vui vẻ chu toàn nhiệm vụ của Đức Ki-tô Thượng Tế trong Đức Mến chân thật, không tìm kiếm những sự thuộc về mình, nhưng tìm kiếm những gì thuộc về Đức Giê-su Ki-tô...” ( Lời nguyện truyền chức linh mục.)

Và, không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giê-su đã dùng dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành ( Lc 10, 29-37.) để đề cao Đức Ái, bởi vì trong dụ ngôn này, có đến ba nhân vật của ba giai cấp của xã hội thời đó được nhắc đến, đó là thầy tư tế, thầy Lê vi và người Sa-ma-ri ngoại đạo nhưng tốt lành. Thầy tư tế vì quá coi trọng chức tư tế hơn cả Đức Ái, cho nên đã bỏ mặc người bị nạn bên đường, thản nhiên bước đi; thầy Lê vi cũng coi trọng việc phục vụ bàn thờ là cao trọng hơn Đức Ái, nên cũng tránh qua người bị nạn mà đi; cuối cùng chỉ có người Sa-ma-ri ngoại đạo cũng đi ngang qua người bị nạn, nhưng không nhẫn tâm bỏ đi, mà cúi xuống băng bó vết thương, ân cần săn sóc người bị nạn.v.v...nghĩa cử cúi xuống săn sóc người bị nạn, người đau khổ chính là hành vi của Đức Ái mà tất cả mọi người có lương tâm đều phải làm, thì huống gì là thầy tư tế, thầy lê vi là những người mô phạm của Đức Ái !

Các linh mục của Chúa Giê-su càng phải coi trọng Đức Ái hơn tất cả mọi người, chức linh mục là một phẩm hàm cao quý, không do người đời nhưng do tự Thiên Chúa, do đó, mà các linh mục cần phải sống có Đức Ái và đặt Đức Ái trên tất cả mọi công việc của nhà xứ, và Đức Ái đòi hỏi các ngài phải hy sinh chính mình từ thời gian cho đến công việc, và vì Đức Ái mà các ngài phải quên đi ngay cả bản thân của mình.

Chu toàn bổn phận của Đức Ki-tô trong đức mến (Đức Ái) chân thật, chính là quên đi chức vụ linh mục khi phục vụ tha nhân, mà chỉ còn Đức Ái để phục vụ mà thôi, bởi vì khi phục vụ cộng đoàn mà các ngài vẫn còn nhớ đến chức vụ linh mục chính xứ của mình, thì các ngài sẽ chấp tay sau lưng để trò chuyện với những cụ già đáng tuổi cha ông của mình, hoặc nói năng xẳng giọng với họ, hoặc lớn tiếng nạt nộ -và có khi- bạt tai trẻ em khi chúng nó nghịch ngợm phá phách, hoặc “kỳ cục” hơn nữa, là các ngài lớn tiếng chỉ trích và đuổi không cho các cô thiếu nữ tham dự thánh lễ, vì các cô ấy mặc áo quần mô đen “híp hop”. Đức Ái không phải trợn mắt bặm môi, nhưng là hiền hòa giải thích, động viên khuyên bảo với tinh thần yêu thương của người cha trong gia đình, bởi vì một lời nói hiền hòa thì có sức mạnh hấp dẫn hơn cả một ngàn lời nói cộc lốc và nóng nảy.

Đức Ái trong lời nói không phải là nói năng dẻo kẹo để lấy lòng người khác, cũng không phải là nói những lời kể công kể trạng người này hay kết tội người kia, nhưng là biết kính trên nhường dưới, biết nhìn thấy cha mẹ mình nơi những cụ già để nói năng từ tốn với họ; biết nhìn thấy anh chị em của mình nơi các bạn trẻ thanh niên nam nữ, để chan hòa yêu thương và giúp đỡ; biết coi các em thiếu nhi như là những con cái mình, để yêu thương dạy dỗ bằng lời lẽ ôn tồn dịu dàng, có như thế, các linh mục mới đi sát với lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ gởi cho ông Ti-mô-thê trên đây.

Đức Ái trong lời nói cũng là lời rao giảng của linh mục khi ngài đứng trên tòa giảng, lời giảng của ngài cần thể hiện Đức Ái rõ ràng nhất.

Có một vài linh mục dùng tòa giảng để “chửi” giáo dân vô tội vạ, làm đụng chạm đến vết thương sâu tận tâm hồn của họ, cho nên khiến cho nhiều người cảm thấy bị xúc phạm khi linh mục dùng tòa giảng để “sửa lưng” họ, cho nên họ không thích thú gì khi đến nhà thờ. Đức Ái như thánh Phao-lô tông đồ nói là tha thứ tất cả, là tin tưởng tất cả, có tha thứ cho giáo dân khi họ lỡ xúc phạm đến mình, thì tòa giảng mới trở nên nơi công bố lời hòa giải của Thiên Chúa, bằng không thì nó sẽ là hố sâu ngăn cách cha sở với họ, ngăn cách nhà thờ với họ và vô tình chính linh mục là người cản ngăn họ đến với Chúa. Có tin tưởng giáo dân, thì lời nói của mình mới được giáo dân tôn trọng, bằng không thì lời giảng của linh mục chỉ làm cho họ buồn ngủ, chán ngắt và bỏ ra ngoài tán dóc. Nếu không có Đức Ái tha thứ, thì dù cho linh mục có tài ăn nói lợi khẩu giảng cả tiếng đồng hồ, thì càng giảng, giáo dân càng thấy sự giả hình nơi linh mục mà thôi, bởi vì giáo dân đã thấy những gì linh mục làm, thường là ngược lại với những gì mà các ngài giảng cho họ nghe.

Có một vài linh mục trẻ nói với nhau rằng: “tớ giảng Lời Chúa ai nghe không nghe mặc họ.” Vâng, các ngài đang giảng Lời Chúa, nhưng Lời Chúa chỉ trên mặt chữ thì không thể nào thấm sâu vào trong tâm hồn của người nghe; Lời Chúa chỉ trên môi miệng thì người ta sẽ nghe tai này lọt qua tai khác và bay mất tiêu, cũng như hạt giống gieo vào đất cứng khô cằn không có nước thì nếu không bị chim trời đến ăn, thì cũng sẽ bị côn trùng gậm nát. Đức Ái của linh mục nơi tòa giảng quan trọng chẳng khác gì khi linh mục mở kho tàng dự trử gạo, mì gói, tiền bạc của giáo xứ để cứu đói cho dân nghèo đói ăn, cho nên khi giảng Lời Chúa thì chắc chắn Đức Ái phải nổi bật trên tất cả những lời nói từ miệng ngài phát ra, đó là lời được ngài chiêm niệm và thực hành trong cuộc sống, đó là lời đã được ngài chắt lọc thành tinh túy khi đối chiếu cuộc sống của mình với Lời Chúa, và giờ đây đang chia sẻ cho các giáo dân của mình.

Có một linh mục nọ đã nói với anh rằng: “giáo dân cần Chúa, chứ Chúa không cần giáo dân”, bởi vì ngài quan niệm như thế nên ngài phải sống “lưu vong” ở một giáo xứ khác, bởi vì nơi giáo xứ của ngài giáo dân phản đối ngài, kiện cáo ngài vì ngài chỉ biết mình và chỉ “biết” một vài gia đình giàu có trong giáo xứ mà thôi, cho nên có nhiều giáo dân trong xứ của ngài không cần Chúa của cha sở, nhưng cần Chúa ở nhà thờ giáo xứ bên cạnh, bởi vì họ không nhìn thấy Chúa của họ nơi linh mục cha sở của mình. Đương nhiên là nhân loại cần đến Chúa, vì nếu không có Ngài thì nhân loại sẽ bị tiêu diệt, nếu không có Ngài thì chúng ta –dù một bước đi- cũng nhấc chân không nổi. Vì quan niệm “giáo dân cần Chúa chứ Chúa không cần giáo dân” như thế, nên vị linh mục ấy không cần nghe giáo dân góp ý, không muốn giáo dân chia sẻ với mình trong những công việc của giáo xứ, cho nên cũng có thể hiểu rằng vị linh mục ấy rất ít thực hành Đức Ái với giáo dân của mình, nên mới có chuyện ngài đi sống “lưu vong” ở giáo xứ khác, thật đáng tiếc.

“Một vị Do thái theo chủ nghĩa thần bí, có một phương pháp cầu nguyện rất đặc biệt độc đáo. Ông ta cầu nguyện với Thiên Chúa như thế này:

“Đừng quên à nghe, Thiên Chúa, Ngài cần con, như con cần Ngài, nếu Ngài không tồn tại thì con cầu nguyện với ai? Và nếu con không tồn tại, thì ai thốt lên lời cầu nguyện đây?”( Trích trong “Viên ngọc trai”, bản dịch của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. )
Đương nhiên là chúng ta cần Chúa, mỗi giây mỗi phút trong cuộc đời đều phải cần đến tình yêu của Thiên Chúa, nhưng Chúa cũng cần chúng ta, bằng chứng nếu Chúa không cần chúng ta thì chắc chắn là Ngôi Hai Thiên Chúa –Chúa Giê-su- không thèm xuống thế làm người, hy sinh chịu chết trên thập giá vì chúng ta, để cho chúng ta thuộc về Ngài, thuộc về một Thiên Chúa yêu thương và nhân từ. Nếu không cần yêu thương chúng ta, thì chắc chắn Thiên Chúa không tạo dựng nên vũ trụ vạn vật và chúng ta...

Thiên Chúa cũng cần chúng ta, cần linh hồn chúng ta, thì linh mục càng cần giáo dân hơn nữa, nếu không cần giáo dân thì Giáo Hội không tồn tại, giáo phận, giáo xứ sẽ không được thành lập, và chắc chắn cũng không có bí tích Truyền chức thánh để có linh mục nối tiếp công trình của Chúa Giê-su ở trần gian này...

c. Đức Ái trong hành vi, thái độ.

Có những giáo dân bực mình khi thấy một linh mục trẻ đứng chấp tay sau lưng nói chuyện với cha mẹ già của mình, trong khi các cụ thì khúm núm cung kính: dạ lạy cha ạ, dạ bẩm cha ạ. Chuyện bực mình này thì cũng đúng thôi, vì ở nhà các cụ dạy con cái cháu chắt của mình phải lễ phép kính trên nhường dưới, nhưng đến nhà thờ thấy vị linh mục trẻ đáng tuổi con cháu mình vênh mặt lên trời nói chuyện với cha mẹ già mình, thì đứa con nào mà chịu cho thấu chứ !

Đức Ái trong hành vi thái độ của linh mục rất quan trọng, bởi vì có khi chỉ một cử chỉ vô tình của mình thôi, cũng làm cho giáo dân “phản cảm” và có ấn tượng không mấy tốt đẹp với mình.

Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy:

“Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,

không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,

không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,

không nóng giận, không nuôi hận thù,

không mừng khi thấy sự gian ác,

nhưng vui khi thấy điều chân thật.” ( 1Cr 13, 4-6.)


Có mấy điểm sau đây mà các linh mục thường mắc phải khi tiếp xúc với giáo dân của mình, và làm trái ngược lại với những gì mà thánh Phao-lô đã dạy:

1. Thái độ giận dữ trái ngược với hiền hậu.

Nóng giận thì ai cũng có, nhưng tùy hoàn cảnh, tùy chức tước và bổn phận mà bày tỏ sự nóng giận của mình, nhưng nóng giận ở đây không có nghĩa là vì ích lợi của cá nhân mình, hoặc vì tự ái của mình bị đụng chạm, nhưng là vì lợi ích cho tha nhân và cho cộng đoàn, những nóng giận ấy không gây mất hòa khí giữa linh mục và giáo dân, hoặc giữa linh mục và những người khác. Nếu nóng giận để tự ái của mình được thỏa mãn thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì, mà chỉ gây thêm nhiều chia rẻ và buồn phiền mà thôi.

Khi có giáo dân góp ý, thì có một vài linh mục nổi giận không bằng lòng, thế là lời qua tiếng lại, gặp giáo dân thẳng tính và nóng nảy thì chắc chắn giữa hai người sẽ có cuộc đụng độ, mà phần thắng bên ngoài thì luôn thuộc về linh mục, nhưng kết quả là giáo xứ mất đi một con chiên không đến nhà thờ, mà linh mục thì sẽ buồn phiền và hối hận vì thái độ nóng giận của mình. Đức Ái do đó mà trốn khỏi con người của linh mục, bởi vì sự nóng giận thường là mất khôn, mà Đức Ái thì không thể ở chung với sự nóng giận đầy tự ái.

Đức Ái thì nhẫn nhục và hiền hòa, mà cử chỉ đầy Đức Ái của một linh mục thì luôn làm cho người khác cảm thấy được an ủi, được khuyến khích và họ cảm thấy đời sống tâm linh của mình đầy tin tưởng vào Chúa Giê-su qua vị đại diện của Ngài là linh mục, là cha sở của họ.

Linh mục là những người đọc nhiều sách, nhất là các sách tu đức và hạnh các thánh, thì sự hiểu biết của các ngài chắc chắn nhiều hơn giáo dân trong việc kiềm hãm tính nóng giận, do đó mà một linh mục thường hay nóng giận thì giáo dân sẽ không nhìn thấy Đức Ái nơi các ngài, và đương nhiên họ cũng sẽ không nhìn thấy được Chúa Giê-su nơi con người của các ngài.

Linh mục là người được chọn để diễn lại từng ngôn ngữ và hành động của Chúa Giê-su cho người khác thấy và nghe, cho nên không ngạc nhiên khi thấy có một vài giáo dân không hề có cảm tình hay kính trọng các linh mục, bởi vì các vị linh mục ấy có cuộc sống giống như họ chẳng khác chút nào: cũng bon chen đầu tư buôn bán, cũng nạt nộ giận dữ, cũng uống rượu hút thuốc, cũng hưởng thụ những tiện nghi vật chất sang trọng như các đại gia ngoài đời, và nguy hiểm hơn là các vị linh mục ấy coi chức thánh như là một chức vụ để được phục vụ, và do đó mà không lạ gì khi các ngài sống không có Đức Ái với tha nhân, nguyên nhân chính là những ai cứ lo nghĩ về bản thân mình, thì chắc chắn sẽ không nghĩ đến người khác và không quan tâm đến người khác, mà linh mục thì không phải như thế vì tha nhân mà sống hiền hòa chứ không phải vì mình để rồi giận dữ với tha nhân.

2. Thái độ kiêu ngạo vênh vang, tự đắc ngược lại với Đức Ái.

Có lẽ việc đào tạo ở trong chủng viện ít chú trọng đến nhân bản mà quá chú trọng đến việc lịch sự khách sáo, ít chú trọng đến việc phục vụ mà chỉ chú trọng đến sự lãnh đạo, và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các linh mục tương lai, cho nên sau khi ra trường được bài sai đi làm mục vụ ở giáo xứ, thì đa phần các linh mục trẻ đều tỏ ra thái độ “khác thường” với giáo dân, thậm chí với các bạn bè của mình và với bà con thân thuộc của mình, sự “khác thường” ấy chính là kiêu ngạo, coi mình thuộc hàng “cõi trên” và mọi người thuộc hàng “cõi dưới”, đó là thái độ thiếu Đức Ái hoàn toàn nơi linh mục của Chúa Giê-su.

Thời nay, giáo dân thường ta thán về việc có một số linh mục sống hưởng thụ và thiếu nhân bản, do đó mà thường dẫn đến kiêu ngạo khi đối xử với giáo dân, sự kiêu ngạo này dẫn đến hành động thiếu Đức Ái nơi linh mục. Thánh Phao-lô khuyên không nên vênh vang tự đắc, bởi vì chức vụ linh mục không phải để ăn trên ngồi trước, cũng không phải để tiến thân ngoài xã hội, càng không phải để được người khác phục vụ, nhưng linh mục chính là một thiên chức được Chúa Giê-su lập ra, để vì phần rỗi của các linh hồn đã được Ngài đổ máu ra để cứu chuộc, cho nên linh mục là người được chọn để ban phát các ân sủng của Thiên Chúa cho nhân loại, chứ không phải được chọn để trở thành người ăn trên ngồi trước và là kẻ thống trị.

Giáo dân thời nay không còn thần thánh hóa linh mục nữa, nhưng không phải vì thế mà họ không tôn trọng linh mục, không còn thần thánh hóa linh mục là bởi vì họ được học hỏi nhiều về giáo lý, tri thức cũng đầy đủ, kiến thức thì có khi vượt hẳn linh mục và học vị thì cũng như thế, cho nên nếu một linh mục mà cứ cao cao sang sang coi giáo dân như là những thuộc hạ của mình, hoặc như những đầy tớ để mình sai vặt không công khi ở nhà thờ nhà xứ, thì chẳng khác gì các linh mục đang sống ở các thế kỷ trước vậy. Nếu không vì đức tin, nếu không vì vâng phục lời giáo huấn của Giáo Hội, và nếu không vì lòng đạo đức thì không một giáo dân nào đi xem lễ của một linh mục mà ai cũng biết là kiêu ngạo hách dịch, và càng không ai muốn đến nhà thờ khi mà linh mục cư xử với ông bà bố mẹ của họ như hàng bề dưới, bởi vì thời nay giáo dân không còn nhìn vẻ uy nghi bệ vệ của linh mục để phán đoán linh mục thánh thiện hay đạo đức nữa, nhưng người ta sẽ nhìn vào cách sống có Đức Ái hay không của linh mục để đánh giá sự đạo đức của các ngài.

Cho nên, thái độ vênh vang tự đắc của linh mục là đi ngược lại với Tin Mừng của Chúa Giê-su, và đi ngược lại với lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và nhất là chính những vênh vang tự đắc ấy làm cho hình ảnh của linh mục trở nên xa lạ với giáo dân, bởi vì Giáo Hội đã dạy cho giáo dân biết nhận ra những dấu chỉ nơi linh mục, để biết một linh mục chân chính của Chúa Giê-su, đó chính là Đức Ái và sự khiêm nhường của các ngài.

Ở một giáo xứ nọ, giáo dân đa phần là những người có học thức và địa vị, có người thì làm bác sĩ, có người làm kiến trúc sư, và phần nhiều làm giáo sư dạy các trường đại học nổi tiếng, và những người được bầu vào trong ban điều hành của giáo xứ đều là những giáo dân có địa vị và học thức. Khi giáo xứ được trao cho một linh mục trẻ học lực chỉ hết bậc trung học coi sóc, và sau một năm thì giáo dân bắt đầu ta thán là linh mục còn trẻ mà kiêu ngạo, thích sinh hoạt với thanh thiếu niên trong giáo xứ nhưng lại không có lễ phép với những giáo dân lớn tuổi, ăn nói nhỏ nhẹ với các bạn thanh niên nam nữ nhưng lại la lối to tiếng với người già cả, và giáo dân từ từ bỏ không đến nhà thờ vào những thánh lễ ngày chủ nhật nữa, có người đi lễ các nhà thờ bên cạnh, có người không đi lễ nơi nào, và thậm chí có người không muốn cho bố mẹ của mình đi lễ với cha sở trẻ đó nữa, lý do duy nhất là: cha sở trẻ vì học lực không cao nhưng vì mặc cảm mình học hành ít, nên luôn lấy quyền cha sở ra để nạt nộ giáo dân, nhất là những giáo dân lớn tuổi, để tỏ ra mình cũng có học thức và có quyền “sanh sát” trong tay, thế là con cái khi đến nhà thờ dâng lễ cùng với cha mẹ, thấy cha sở tuổi đang con cái mình mà ăn nói vô phép, thái độ bất kính trọng với cha mẹ mình thì chịu không nổi, thế là cách giải quyết duy nhất của họ là không đi lễ nhà thờ nữa, để khỏi phải nhìn thấy một linh mục trẻ tuổi đáng làm em của mình mà vô phép với cha mẹ già của mình.

Đành rằng cá tính của mỗi người không giống nhau, nhưng hể làm linh mục thì chắc chắn phải sửa đổi cá tính không phù hợp với thiên chức linh mục mà mình đã lãnh nhận, bởi vì linh mục không phải là một chủ nhân ông để sai khiến đầy tớ, nhưng là phục vụ; bởi vì linh mục không phải là một tổng giám đốc để sai khiến hoặc chỉ tay năm ngón với giáo dân, nhưng là để phục vụ; bởi vì linh mục không phải là một chức quan, nên không thể thi ân cho người này và bỏ bê người khác theo ý muốn của mình, nhưng là để phục vụ. Bởi vì phục vụ với tất cả yêu thương là dấu chỉ của một linh mục mang trong mình Đức Ái của Chúa Giê-su, và là thước đo của giáo dân đối với một linh mục, do đó mà thánh Phao-lô tông đồ đã không khách sáo khi dạy dỗ giáo dân của giáo đoàn Cô-rin-tô về Đức Ái rằng: Đức Ái thì không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, vì những điều ấy rất xa lạ với giáo huấn của Chúa Giê-su và rời xa cuộc sống của một mục tử với đàn chiên của mình.

Đức Ái của linh mục phải vượt tất cả mọi sự, nhất là phải vượt qua những công lao mà mình đã làm cho giáo xứ, hoặc những nơi mà mình đang phục vụ với tất cả thành công của tài năng, bởi vì như lời thánh Phao-lô đã dạy, dù các ngài có đem tất cả tài sản (bao gồm vật chất, tài năng, sức khỏe, trí óc) để bố thí và cống hiến, mà nếu không có Đức Ái thì cũng chỉ là con số không mà thôi, chẳng có ích gì cả. Chẳng có ích là bởi vì người không có đức tin nhưng có nhiều tiền bạc thì cũng có thể làm được như thế, và có khi làm thành công hơn các linh mục nữa là khác, Đức Ái của linh mục phải vượt qua và lớn hơn tất cả những gì mình đã phục vụ cho giáo xứ hay cho bất cứ cộng đoàn nào là như thế đó.

Chúa Giê-su vì yêu mà xuống thế làm người, yêu khi chúng ta còn là tội nhân, đó chính là Đức Ái toàn hảo tuyệt vời của Ngài, là mẫu gương cho những “Ki-tô thứ hai” là các linh mục, bởi vì các linh mục cũng là những tội nhân như những tội nhân khác cần luôn trông cậy vào tình yêu của Thiên Chúa, cho nên linh mục không thể nào dùng sự kiêu ngạo hợm mình để đối xử với giáo dân và tha nhân; bởi vì Chúa Giê-su muốn Đức Ái này phải được con người –đặc biệt những người Ki-tô hữu- thực hiện cách nổi bật nơi các anh chị em của mình, nơi người lân cận và ngay cả với người thù ghét mình nữa.

(còn tiếp)

-----------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chết hụt
Lm Vũđình Tường
01:40 20/06/2009
Thế giới chúng ta đang sống có nhiều biến động. Tai ương xảy ra liên tục, nạn nhân động đất chưa kịp cứu đã phải chia người giúp tai nạn núi lửa, đất trôi, bão táp. Vùng này khổ vì nắng hạn; vùng kia than nước lụt. Nạn dịch, cảm cúm gây hoang mang. Dân lo trữ thuốc phòng bệnh, chính quyền lo chặn cho dịch bớt lan truyền.

Thiên tai, bệnh tật báo động đỏ cho mọi ngành. Khoa học rên xiết nếu muốn sống cần bảo vệ vũ trụ. Bất cẩn không còn đất sống. Khói xe, công xưởng phun ra phá lủng thượng tầng khí quyển, làm rách bức màn chắn phóng xạ. Rồi đây sẽ có nhiễm xạ giết người hàng loạt, vô phương cứu chữa. Luật tuần hoàn đảo lộn, hành tinh đụng nhau chết vô số.

Không bảo vệ môi sinh, trồng thêm cây, gieo gió chắc chắn sẽ gặt bão, mưa lũ.

Nha khí tượng tiên đoán cứ đà này. Vài thập niên tới, băng tuyết vùng nam và bắc cực đang tan dần. Các hải đảo chìm dưới đại dương. Sẽ có di dân hàng triệu.

Giới nông gia kêu réo khí hậu bất ổn thuận lợi cho côn trùng sinh sản. Bươm bướm, cào cào, chuột nhắt sinh không kịp ngăn cản. Chúng tàn phá trong chớp mắt. Nhiều bệnh phá hoại ngũ cốc, hoa màu phát sinh. Nạn đói nhìn thấy trước mắt, vô phương cứu chữa.

Nguy cơ

Lúc đó không phải chỉ con người thiếu thực phẩm và ngay cả trâu bò, heo cừu đều thiếu ăn do côn trùng tàn phá. Nạn đói sẽ hoành hành vì thực phẩm khan hiếm. Các bệnh mới xuất hiện. Nói chung khi con người lơ là chăm sóc, bảo vệ vũ trụ. Con người là nạn nhân đầu tiên của những hậu quả khôn lường. Bất cẩn, khai thác bừa bãi, gặt hái, thu quén, thiếu gieo vãi. Đào bới khai thác hầm mỏ, thiếu bảo tồn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất quân bình, ảnh hưởng đến luật tuần hoàn vũ trụ.

Chạy tội

Con người là tác giả của nhiều tội ác, nguyên nhân gây nên nhiều khổ đau cho đồng loại. Con người đã không khiêm nhường nhận những thiếu sót của mình trái lại tìm cách đổ thừa. Một số đi từ than van sang than trách. Số khác qui tội cho Thượng Đế vô tâm, không thương xót con người. Số khác ngờ vực sự hiện diện của Thượng Đế. Nghi ngờ lớn nhất và nguy hiểm nhất là chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Người không có đức tin chối bỏ Chúa đã đành; kẻ có đức tin cũng hùa theo. Tin vào khoa học, khôn ngoan loài người. Họ lí luận nếu quả thực có một Thiên Chúa yêu thương, Ngài không thể làm ngơ trước đau khổ của con cái do chính Ngài dựng nên. Đau khổ hiện diện, thiên tai tàn phá. Thiên Chúa lánh mặt, âm thầm đến độ người ta tin là không có Chúa. Số khác lên tiếng tự hỏi một Thiên Chúa yêu thương, đầy nhân ái sao có thể để cho con người sống dở, chết dở. Chúa ở đâu.Tại sao Ngài bỏ rơi?

Có gì mới

Hai ngàn năm trước các tông đồ Chúa cũng vậy. Các ông lo chống lại gió to, sóng lớn. Chúa trên thuyền yên ngủ. Đánh thức Ngài, trách móc.

‘Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?’Mc 4,38.

Người ngăn đe gió,và truyền cho biển: ‘Im đi! Câm đi!’ Gió tắt, và biển lặng. Người bảo ‘Sao nhát thế? Anh em chưa có lòng tin sao? Mc 4,38-40


Vâng lệnh

Chúa nói: Im đi, câm đi gió tắt, biển lặng. Các tông đồ cũng thôi than van. Im đi và câm đi dùng chung cho cả người lẫn thiên nhiên. Ngay sau lệnh ban ra Chúa nhắc các tông đồ, bởi kém lòng tin mà ra. Có Chúa giữa các ông, các ông còn sợ. Vì sao? Vì các ông cho là Chúa không quan tâm, để mặc các ông dở sống, dở chết. Theo Thầy bấy lâu các ông chưa biết là Chúa ra lệnh, sóng gió biển phải vâng phục. Thiên nhiên không bao giờ cãi lệnh Chúa. Loài người là loài thụ tạo duy nhất hay bất tuân, thường cãi lệnh truyền. Ma quỉ, cha của dối trá còn biết vâng lời Chúa. Loài người được yêu thương nhất nhưng cũng bướng bỉnh nhất, bất tuân và chối bỏ Chúa hiện hữu.

Chúa luôn lo cho con người và luôn ở kề bên con người. Khi các tông đồ gặp phong ba có Chúa cùng trên thuyền với các ông nhưng các ông sợ quá không nhận ra Ngài.

Khi sự khó xảy đến chúng ta thường tìm bái tứ phương mà quên cậy trông vào Đấng mang lại bình an đích thực. Vì sao? Vì lời Chúa chưa nhập tâm, đời ta chưa thay đổi.

Ta đổi đời khi nào lời Chúa nhập tâm. Lời Chúa có sức mạnh thay đổi lối suy nghĩ, cách sống, niềm tin của ta. Từ đó ta nhận biết Chúa tích cực hoạt động trong mọi biến cố trong đời. Chúa trong ta và Chúa trong anh chị em. Chúng ta là con cái trong đại gia đình Chúa.

Là anh chị em với nhau chúng ta phải đối xử với nhau bằng tình yêu Chúa, nhìn đời với con mắt yêu thương. Nhìn vũ trụ với con mắt kính phục. Phải biết giữ gìn, bảo vệ món quà Chúa ban là sự sống con người và vũ trụ Ngài tạo dựng. Coi thường món quà tặng có khác chi coi thường người tặng quà.

Đời người ai cũng có kinh nghiệm chết hụt, suýt chết, chút nữa là mất mạng. Kinh nghiệm của các tông đồ. Biết có thể chết mà không thể tự cứu mình. Những lúc như thế Chúa là Đấng chúng ta hằng cậy trông. hãy trao phó mạng sống trong tay Ngài như các tông đồ làm xưa.
 
Lá thư Mục Tử
+Hồng Y Phạm Minh Mẫn
06:17 20/06/2009
LÁ THƯ MỤC TỬ

Kính gửi: Anh em linh mục,
anh chị em tu sĩ, giáo dân
trong gia đình giáo phận

1. Năm Linh Mục được khai mạc hôm ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 19.6.2009. Bước vào Năm Linh Mục, trước tiên tôi muốn chia sẻ với anh chị em về tình hình thực tế của anh em linh mục trong gia đình giáo phận, nhằm làm chất liệu cho lời cầu nguyện và sự hỗ trợ thiết thực của anh chị em đối với các linh mục là những đồng sự thân thiết của tôi và cũng là những người đang phục vụ anh chị em.

2. Trong 11 năm qua, từ 1998 đến 2009, chúng ta có 127 tân linh mục giáo phận, đồng thời cũng có 75 linh mục qua đời và 55 linh mục nghỉ hưu và nghỉ bệnh dài hạn. Anh chị em thấy rằng con số 127 tân linh mục không đủ để bù đắp cho con số 130 linh mục không còn khả năng làm mục vụ nữa. Điều đó cho thấy số linh mục giáo phận chưa đủ để đáp ứng nhu cầu mục vụ trong giáo phận ngày càng tăng, vừa đa dạng vừa phức tạp.

3. Ngoài ra, trong mấy năm vừa qua, trong số 250 linh mục đi khám sức khoẻ, có đến 150 anh em linh mục có vấn đề huyết áp và tim mạch. Trong những thập niên vừa qua, tình hình xã hội với nhiều đổi thay và biến động, mật độ dân số Thành phố tăng lên dày đặc, môi trường ngày càng ô nhiễm, tất cả nhân tố đó tạo ra nhiều vấn đề khó khăn và nhiều căng thẳng kéo dài trong cuộc sống con người, nhất là đối với những người cao tuổi, khả năng thích ứng giảm thiểu. Đó là một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ của nhiều người. Hậu quả trông thấy được đối với linh mục là trong 23 năm, từ 1975 đến 1998, có đến 250 linh mục qua đời, và thập niên gần đây, ngày càng có nhiều người đột quỵ.

4. Dầu vậy, trong hơn 11 năm qua, tôi nhận thấy đại đa số anh em linh mục trong gia đình giáo phận đều quảng đại đầu tư cả cuộc đời cho đời sống và chức vụ linh mục. Với những hy sinh và nỗ lực vừa vượt khó vừa vượt những giới hạn cá nhân, họ đã tận tình yêu thương và phục vụ Giáo Hội Chúa Kitô cùng dân Chúa, đặc biệt những người nghèo khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi.

5. Tôi vui mừng thấy có nhiều anh em đồng sự vững vàng tiến bước qua bốn chặng đường tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu Kitô:

(1) tình yêu tự hạ đón nhận phận hèn của kiếp người, đồng cảm với lo âu và hy vọng của mọi người trong xã hội hôm nay;

(2) tình yêu hoà nhập vào đời, loan báo Tin Mừng cứu độ cùng khiêm tốn phục vụ cho sự sống mới của mọi người anh em;

(3) tình yêu hiến tế chấp nhận gian khó, vượt qua khổ đau và tủi nhục với một lòng trung thành yêu thương đến cùng;

(4) tình yêu bất khuất với một tấm lòng lòng quảng đại bao dung vì sự sống mới của đồng bào và đồng loại, sự sống dồi dào trong Chúa Kitô Phục Sinh, trong yêu thương và an bình bây giờ và mãi mãi.

6. Đồng thời cũng có một số ít linh mục không đủ sức vượt qua tình trạng căng thẳng kéo dài gây tác hại không những đối với sức khoẻ thể xác và tâm thần, song còn ảnh hưởng đến đời sống mục tử. Những người anh em đó cần sự hỗ trợ về nhiều mặt, cần sự đồng cảm và lời cầu nguyện, cần sự hợp tác xây dựng cùng sự trợ lực, từ gia đình giáo phận, từ cộng đoàn dân Chúa, từ gia đình thân thuộc và bằng hữu đồng liêu.

7. Trong Năm Linh Mục này, xin anh chị em cùng hiệp ý dâng lời tôn vinh và tạ ơn Cha trên trời thương ban những mục tử cho đoàn dân Ngài, đồng thời cũng dâng lời cầu khẩn xin Chúa Cha giàu lòng từ ái bao dung cùng Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần luôn đồng hành và ban ơn sức mạnh hồn xác cho các linh mục luôn trung thành với con đường tình yêu cứu độ của vị Linh Mục thượng phẩm tối cao và là Mục Tử nhân lành. Đặc biệt trong các gia đình, các đoàn thể tông đồ giáo dân, các cộng đoàn tín hữu, anh chị em hãy năng cùng nhau đọc "Kinh Cầu Cho Linh Mục".

8. Với tâm tình tạ ơn và lời cầu khẩn với Chúa, tôi xin gởi đến anh chị em lời chân thành cám ơn. Chính nhờ lòng quảng đại cống hiến của nhiều gia đình, nhờ lời cầu nguyện và sự giúp đỡ của mọi người, cùng với lòng thương xót của Chúa, mới có các linh mục chăm lo mục vụ cho anh chị em như ngày nay.

9. Theo gương Chúa Giêsu phó thác môn đệ Gioan cho Đức Mẹ, tôi cũng xin Mẹ luôn trông nom, nâng đỡ, và gìn giữ trong tấm lòng từ mẫu của Mẹ, các linh mục cùng mọi người và mọi gia đình mà linh mục phục vụ. Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi cùng những đồng sự của tôi.

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 19.6.2009

Gioan B. Phạm Minh Mẫ
Hồng Y Tổng Giám mục
 
Chúa Giêsu ngủ trên thuyền
LM Giacôbê Tạ Chúc
06:21 20/06/2009
CHÚA GIÊSU NGỦ TRÊN THUYỀN

Sau những giây phút mệt nhọc giảng dạy, chữa lành bệnh tật, tiếp xúc với dân chúng, Chúa Giêsu tìm lại sự thanh thản trong giấc ngủ ban chiều trên con thuyền của các học trò thân yêu nhất.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ngày hôm đó đài khí tượng dự báo, thời tiết tốt, không mưa, không gió, biển lặng như tờ. Nhưng óai ăm thay:” xảy đến một trận gió táp thổi mạnh, và sóng ập tràn vào thuyền, làm thuyền đầy nước”(Mc 4, 37). Trong cơn hỏang lọan có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của mỗi người, ai mà không hoang mang, lo lắng cho sự sống còn của mình. Chi tiết này nhắc chúng ta nhớ lại trên con thuyền chở Giona đi khỏi thành Ninivê. Một trận bão lớn xảy ra, mọi người sợ hãi, còn Giona thì xuống hầm tàu và ngủ li bì( Yôn 1, 1-16). Kết thúc câu chuyện Giôna là nỗi sợ hãi của con người trước quyền năng của Giavê Thiên Chúa:”Người ta sợ Giavê,sợ lắm. Và họ đã tế lễ Giavê và dâng lời kính vái” (Yôna 1, 16). Thật vậy trước sức mạnh của thiên nhiên, con người cảm thấy mọi sự chống chọi chỉ là vô vọng. Các môn đệ biết rằng mình sẽ không thể làm gì để bảo đảm an tòan cho con thuyền và sự sống của mỗi người giờ đây đang là”ngàn cân treo sợi tóc”. Họ đánh thức Chúa Giêsu, vì Ngài đang:”dựa trên ván mà ngủ”(Mc 4, 38). Trong trình thuật sáng tạo nên người nữ, Thiên Chúa đã giáng xuống trên Adam một giấc ngủ dài:”Và Giavê Thiên Chúa đã giáng xuống trên người một giấc tê mê, và nó đã ngủ thiếp đi”(St 2, 21). Các môn đệ trên con thuyền cũng đang bị một giấc mê dài ập xuống trên cuộc đời của họ, vì thế mà họ không thể nhận ra sự có mặt của Chúa Giêsu trên con thuyền của mình:”Và họ kinh hòang và sợ hãi mà nói với nhau:” Ông này là ai vậy, mà gió và biển phải vâng phục ông”(Mc 4, 41). Cũng rất may cho họ, khi các môn đệ biết chạy đến và cầu khẩn với Chúa Giêsu trong cơn họan nạn:”Thưa Thầy Thầy chẳng lo, chúng tôi chết mất”(Mc 4, 38). Phải chăng vì lời cầu xin tha thiết này mà Chúa Giêsu ra tay giúp đỡ, chỉ cũng đúng để lý giải một phần nào đó thôi, vì dù bạn thức hay ngủ Thiên Chúa vẫn dành cho con người một sự chăm sóc đặc biệt. Có Ngài trong đời mà lắm khi chúng ta vẫn mang nỗi lo canh cánh bên lòng. Những khi bình yên vô sự, những lúc thành công và hạnh phúc theo ước mơ của mình, con người ít khi nhớ tới Chúa. Nhưng trong những lúc bóng tối bủa vây, những trận cuồng phong của cuộc đời dồn dập xảy đến, khi mà mọi an tòan của trần thế hòan tòan trở nên vô hiệu, chúng ta nhớ tới Chúa và khẩn cầu với Ngài. Chúa Giêsu hình như vẫn đang ngủ ngon lành, gia đình gặp khốn khó, những thất bại xảy đến, cơn đau của bệnh tật, nghèo đói, khó khăn chồng chất trên cuộc đời của chúng ta. Thế mà Chúa Giêsu vẫn cứ ngon giấc trên con thuyền đời của mỗi người. Thức dậy, Chúa Giêsu trách các môn đệ:”Sao nhát đảm thế”, cũng nhiều lần Ngài trấn an họ: Thầy đây đừng sợ.

Lạy Chúa Giêsu, con biết Ngài luôn hiện diện trong cuộc đời này, với mỗi người chúng con. Vậy mà nỗi sợ hãi và lắm lúc buồn chán, thất vọng luôn rình rập và gặm nhấm tâm hồn chúng con. Nhiều khi chính bản thân mình, chúng con chưa đủ tin tưởng vào quyền năng vô biên của Ngài. Trước những sức mạnh của sóng to gió lớn của biển trần gian, chúng con vẫn mang tâm trạng lo âu và trốn chạy, không dám đối diện để làm chứng cho sự có mặt của Chúa trong trần gian này. Xin Chúa Giêsu ban cho chúng con ơn can đảm để chúng con thóat khỏi mọi nỗi sợ hãi hữ hình hay vô hình xung quanh mình. Amen.
 
Chúa vẫn ở bên con
LM Phêrô Trần Thanh Sơn
17:48 20/06/2009
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN – NĂM B

Bài đọc 1: G 38, 1.8-11

Bài đọc 2: 2 Cr 5, 14-17

Tin mừng: Mc 4, 35-41


Chúa vẫn ở bên con

Bài Tin mừng hôm nay thuật lại cuộc hành trình của Đức Giêsu và các môn đệ ngang qua Biển hồ Tibêria trong đêm tối. Trong chuyến hành trình ấy, con thuyền của Chúa Giêsu và các môn đệ gặp một cơn gió lớn, nước ập vào thuyền và con đò nhỏ tròng trành như muốn chìm giữa mênh mông của đêm tối. Các môn đệ thì hốt hoảng, nhưng Đức Giêsu vẫn ở yên đàng lái, dựa gối mà ngủ. Thế là các môn đệ vội vã đánh thức Đức Giêsu và thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm sao?”.

Một lời kêu van, xen lẫn sự trách móc. Các tông đồ van xin Đức Giêsu, nhưng hình như cũng muốn nói với Đức Giêsu rằng: Sao Thầy vô tình đến như vậy? Giữa lúc chúng con phải vất vả, chống trả với bao hiểm nguy, cái chết đang rình rập đợi chờ, thế mà Thầy vẫn yên tâm mà ngủ, chẳng quan tâm gì đến chúng con sao?

Không chỉ là các môn đệ đang đối diện với sóng to, gió lớn trên biển hồ Tibêria, nhưng những thắc mắc: Thiên Chúa có thật không? Ngài đang ở đâu? Tại sao người công chính cứ gặp nhiều sự dữ?... Tất cả những vấn nạn đó, hình như vẫn đang đeo đuổi con người nói chung và từng người chúng ta cho đến hôm nay.

Ngay từ thời Cựu Ước, khi phải đối diện với những đau khổ, thử thách mà ông Gióp phải chịu, ông Gióp và các bạn của ông cũng từng đi tìm nguyên nhân. Thế nhưng, cho dù họ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan của con người, họ vẫn không thể nào lý giải được về sự tồn tại của sự dữ. Điều đó cho thấy mặc dù được coi là thông thái, nhưng lý trí của con người vẫn giới hạn, không thể hiểu thấu được tất cả mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Trong bối cảnh đó, tuy không trả lời trực tiếp cho ông Gióp và các bạn của ông về những đau khổ ông Gióp đang phải gánh chịu, nhưng trong bài đọc một hôm nay, Thiên Chúa đã cho ông Gióp biết một phần về Giavê, Thiên Chúa. Ngài là một Thiên Chúa quyền năng, làm chủ tất cả vũ trụ này. Ngài là Đấng vạch biên cương cho nước và định nơi cho “sóng cả ba đào”. Qua mạc khải đó, Thiên Chúa như muốn nói với ông Gióp rằng: Nếu có một Thiên Chúa làm chủ tất cả vũ trụ, cùng với các biến chuyển thiên nhiên như thế, thì chắc chắn sẽ không có gì xảy ra mà vô tình. Tất cả đều có một ý nghĩa trong chương trình của Thiên Chúa và đau khổ mà ông Gióp đang gặp cũng không phải là một ngoại lệ. Đau khổ, thử thách mà ông Gióp đang phải đối diện là cơ hội để ông ý thức hơn về sự giới hạn của bản thân, và thấy rõ được khoảng cách bao la giữa sự thánh thiện của Thiên Chúa và con người.

Không chỉ là ông Gióp giữa những đau khổ, thử thách, hay các tông đồ đang phải đối diện với sóng to, gió lớn của biển hồ Tibêria, bản thân từng người chúng ta cũng đã từng mệt mỏi, rã rời vì biết bao công việc, biết bao đòi hỏi trong cuộc sống đang đè nặng trên cuộc đời mình. Có những lúc, chúng ta lại phải đối diện với những bất công, những hiểu lầm, những oan ức không biết nói với ai. Những lúc đó, hình như chúng ta cũng rơi vào tâm trạng của các tông đồ hôm nay và cũng muốn thưa với Chúa rằng: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?”. Những lúc đó, chúng ta không thấy Chúa đâu cả. Hình như Ngài đang để chúng ta một mình chống trả cách bất lực với sóng gió và đêm tối của cuộc đời.

Thế nhưng, đọc lại đoạn Tin mừng này chúng ta thấy rõ: cho dù cuộc đời có sóng to, gió lớn, thì vẫn còn đó, bên cạnh chúng ta một người Thầy, một người Bạn, một người Anh để nâng đỡ, trợ giúp chúng ta. Chúng ta đang có một Thiên Chúa quyền năng, Đấng làm chủ cả vũ trụ và mọi sức mạnh thiên nhiên. Và quan trọng hơn Thiên Chúa của chúng ta còn là một Thiên Chúa của Tình yêu, một tình yêu bao la, vô bờ bến được thể hiện nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô trong bài đọc hai chúng ta biết rằng: bởi tội đáng ra chúng ta đã phải chết, nhưng vì yêu thương, Đức Kitô đã đến và chết thay cho chúng ta. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban cho chúng ta người Con Một yêu dấu của Ngài, và Người Con đó cũng đã sẵn lòng tự nguyện dùng cái chết để chứng tỏ tình yêu của Ngài dành cho chúng ta.

Thiên Chúa vẫn ở bên cạnh, ở bên trong con thuyền cuộc đời của chúng ta, điều quan trọng là chúng ta có nhận ra sự hiện diện của Ngài và có đủ can đảm tin tưởng để Ngài giúp đỡ chúng ta hay không? Trong bài Tin mừng, Chúa Giêsu đã quở trách các tông đồ: “Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?”.

Thiết tưởng đây cũng là lời quở trách mà Chúa Giêsu đang nói với từng người chúng ta. Hôm nay, tôi và quý OBACE có đức tin không?

Chúng ta có đức tin không, khi đứng trước mỗi việc, chúng ta đều tính toán theo suy nghĩ tự nhiên, nhằm thoả mãn lợi ích, tự ái riêng của mình mà không hề lưu tâm đến ích chung, đến bầu khí hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn? Và có khi do chính những cách giải quyết đó của chúng ta đã đem lại gánh nặng và đau khổ cho những người thân đang sống bên cạnh chúng ta.

“Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, thì không còn sống cho chính mình nữa, mà là sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ”. Lời của thánh Phaolô trong bài đọc hai một lần nữa nhắc cho mỗi người chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa dành riêng cho từng người chúng ta. Ước gì mỗi người chúng ta ngày càng cảm nghiệm rõ hơn sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc đời mình, để rồi cho dù trong cuộc sống hiện tại, chúng ta có gặp thử thách, đau khổ đến mấy, chúng ta vẫn không nản lòng, thất vọng, nhưng luôn vững tin và can đảm trao trọn cuộc đời mình trong tay Chúa. Amen.
 
Baì giảng ngày khai mạc năm Linh Mục tại giáo hạt Phú Yên
LM Phaolô Nguyễn Minh Chính
18:00 20/06/2009
LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Khai mạc Năm Linh Mục (2009-2010)

Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Dành riêng một Thánh lễ để mừng kính trái tim Chúa Giêsu thì chỉ mới gần đây trong khi lòng sùng kính trái tim Chúa đã có từ thời rất xa xưa. Dường như ngay từ thời giáo hội sơ khai, người tín hữu đạo đức đã luôn muốn chiêm ngưỡng thân xác Chúa chết treo trên thập giá, nhìn trái tim ngài bị lưỡi đòng đâm xuyên qua chảy máu và nước. Theo dòng thời gian, máu và nước từ cạnh sườn ngài đổ ra đã được giải thích nhiều cách khác nhau. Người ta thấy ở đấy dấu hiệu rằng Đức Giêsu đã chết thật sự. Người ta thấy ở đấy dấu hiệu của ơn Chúa Thánh Thần. Người ta cho rằng máu và nước là biểu tượng cho bí tích rửa tội và Thánh Thể. Chúng ta rửa tội với nước và rượu được thánh hiến trong bí tích Thánh Thể trở thành máu Đức Kitô. Ta cũng hiểu rằng máu và nước như là dấu hiệu của sự khai sinh ra Giáo Hội từ cạnh sườn rộng mở của Đức Giêsu. Thế nhưng hôm nay, qua đoạn Tin Mừng được lựa chọn cho trong ngày lễ, ta có thể hiểu thêm một ý nghĩa nữa của việc máu và nước đổ ra từ cạnh sườn ngài: đó là tình yêu thương của ngài trọn vẹn dành cho tất cả loài người chúng ta. Qua hình ảnh đó chúng ta khám phá ra khuôn mặt thật của Thiên Chúa, trái tim thật sự của Đức Giêsu, vị Thiên Chúa làm người. Chúa Giêsu là nhân vật duy nhất trong lịch sử mà người ta có thể biểu trưng ngài bằng cây thập giá hoặc một trái tim, đây thật sự là một con người dành cho tha nhân.

Các tiên tri thời Cựu Ước nói nhiều về lòng thương xót của Thiên Chúa. “Épraim có phải là đứa con Ta yêu dấu, một đứa con Ta rất mực mến yêu không? Vì mỗi lần nhắc tới nó, Ta lại thấy nhớ thương, nên lòng Ta bồi hồi thổn thức, Ta thương nó, thương nó thật nhiều” (Jr 31,20). Tình thương của Chúa còn mạnh hơn tội lỗi và bất trung, nghĩa là sao? Nghĩa là cho dầu Israel có lỗi phạm đến mấy và bất trung, thì Thiên Chúa vẫn yêu thương họ. Và sự mạc khải về tình thương của Thiên Chúa được diễn tả trong sách Xuất Hành 34,6: “Thiên Chúa đầy lòng nhân ái và yêu thương, ngài chậm bất bình, đầy lòng thương xót và trung tín”.

Trong Tân Ước chúng ta gặp đầy dẫy những câu chuyện nói lên tình yêu thương của Chúa. Ta tìm thấy trong Tin Mừng rất nhiều dụ ngôn nói lên tình yêu thương của Chúa: người samaritain nhân hậu, đứa con hoang đàng, người mục tử nhân lành ….Và chính Chúa Giêsu cũng kêu gọi mọi người rằng: “Hãy trở nên nhân lành như cha của các con là đấng nhân lành” (Lc 6,36). Sự nhân lành không phải là điều chỉ để đem đi rao giảng mà là quy luật sống của mọi người tín hữu chúng ta, những người muốn đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là hiện thân của lòng thương xót, ngài chính là Đấng Thương Xót, đã nhân cách hoá sự thuơng xót của Thiên Chúa trong con người ngài. Và trong thông điệp “Dives in Misericordia” (Thiên Chúa giàu lòng thương xót), ngài gọi lòng thương xót của Chúa dưới nhiều tên gọi: đó là lòng nhân hậu, sự ân cần, tình yêu tự hiến, lòng bác ái, sự thương cảm … và nếu không có gì quá đáng, chúng ta có thể nói rằng mỗi từ này đều tìm thấy một minh hoạ nơi Cha sở Thánh họ Ars, thánh Gioan Maria Vianney mà Giáo hội đưa ra như một hình mẫu cho các linh mục noi theo trong năm linh mục bắt đầu từ ngày hôm nay.

Ngài được phong thánh năm 1925 và ngay trong năm đó Đức Piô XI đã đặt làm bổn mạng cho các cha sở toàn Nước Pháp. Năm 1929, ngài được đặt làm “người bảo trợ cho các cha sở trên toàn thế giới”. Gương mẫu nhân đức của ngài đã quá rỏ ràng đến nỗi gần đây Đức Gioan Phaolô II cũng không nói gì hơn là nhắc lại rằng: “Cha sở họ Ars là một cha sở vô song, là sự hoàn hảo của chức vụ và sự thánh thiện của linh mục”.

Cuộc đời linh mục của ngài không suôn sẻ vì bị đánh giá là thiếu óc thông minh. Có ý hướng dâng mình từ nhỏ, nhưng đến năm 17 tuổi mới dám thổ lộ cùng mẹ rằng: “Nếu con trở thành linh mục, con sẽ đem lại cho Chúa các linh hồn”. Những lời này chắc chắn được thố lộ với sự kín đáo và dè dặt, nó nói lên cái nhìn của cậu thanh niên này về sứ vụ linh mục. Cái nhìn này đã được thấy cách rỏ ràng sau này khi ngài lần đầu tiên về họ đạo Ars để nhận xứ. Vì sương mù dày đặc nên không biết phải đi đường nào. Tình cờ gặp một cậu bé chăn cừu, ngài hỏi đường về nhà thờ. Sau khi được cậu bé hướng dẫn đường đi, ngài nói: « Con đã chỉ cho ta đường về Ars, Ta sẽ chỉ cho con đường về trời ». Ngày nay, ngay tại nơi đó, người ta dựng lên một bức tượng Thánh Gioan Maria Vianney và cậu bé chăn cừu, ở dưới chân tượng ghi lại hàng chữ này: “Con đã chỉ cho ta đường về Ars, Ta sẽ chỉ cho con đường về trời”. Nghĩa là gì? Nghĩa là với tư cách là cha sở của con, ta sẽ làm cho con trở nên thánh. Ta sẽ dìm con trong lòng thương xót và sự thánh thiện của Chúa. Sau này một giáo dân thưa với ngài rằng: “Con phải là gì để được ơn trở lại?”. Ngài trả lời: “Hãy quỳ gối xuống và xin được tha thứ”. Quỳ gối xuống đó là tư thế nói lên thân phận tội nhân của mình, nhìn nhận rằng mình không phải là Thiên Chúa, nên cầu xin được tha thứ và chấp nhận buông mình cho lòng thương xót Chúa. Cha sở Ars đã từng nói rằng: “Lòng thương xót Chúa như cơn lũ tràn bờ, nó cuốn theo tất cả mọi tâm hồn ở hai bên dòng sông”.

“Con đã chỉ cho ta đường về Ars, Ta sẽ chỉ cho con đường về trời”. Tất cả mầu nhiệm của linh mục đều được tìm thấy trong hàng chữ đơn sơ này. Lý do hiện hữu của linh mục là đưa những người đã được trao phó cho mình, giúp họ chuyển từ mặt đất này lên trời. Cuộc sống con người giống như đi chuyến đò ngang qua một dòng sông, từ bờ bên này sang bờ bên kia. Đây là một bài tập khó như tất cả mọi cuộc vượt chướng ngại vật nào khác, ta có thể mất mạng, ta có thể lạc mất mục đích. Cần thiết phải có người hướng dẫn chỉ đường. Linh mục chính là con người hướng dẫn đó, giúp mọi người qua bờ bên kia, bởi vì sao? Bởi đó là thiên chức của linh mục, là nhiệm vụ của linh mục. Họ có thể làm được điều đó vì mang trong mình sức mạnh của Thiên Chúa, nhất là trái tim của Chúa Giêsu.

“Hãy để một họ đạo không có linh mục trong vòng 20 năm thôi, thì người ta sẽ thờ lạy súc vật ở đấy!” Đó là lời của Cha sở họ Ars đã từng nói. Và Ars trước đây cũng là một họ đạo như thế. Khi đến nhận xứ Ars, thì dường như lòng đạo đức ở đây đã xuống rất thấp, bao tệ nạn tràn lan, đến nỗi một linh mục kia đã nhận xét về xứ Ars này rằng: “Ngoại trừ bí tích rửa tội ra, thì người dân ở đây không khác con vật là mấy!”. Vì thế mà khi vừa đặt chân đến Ars, thì Cha Gioan Maria Vianney đã quỳ gối trước nhà tạm, và kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Chúa, hãy cho giáo xứ của con trở lại, và con sẵn sàng chịu tất cả những gì ngài muốn cho đến hết cuộc đời của con”. Và tiếp sau đó là cuộc trường chinh quyết liệt của ngài để dành lấy lại các linh hồn cho Chúa. Và chỉ trong vòng 5 năm thôi, họ Ars đã hoàn toàn biến đổi. Làm thế nào có thể biến đổi họ Ars trong vòng 5 năm như vậy? Bằng những phương tiện truyền thống mà ngày nay dường như đã thất truyền, không còn được sử dụng nữa: đó là cầu nguyện liên lỉ và lâu dài, kèm theo việc ăn chay.

Ngày lễ hôm nay, chúng ta mừng kính Trái tim Chúa Giêsu, đồng thời cũng là ngày khai mạc cho năm Linh Mục với giương mẫu là Cha Thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars. Thư của Đức Giám Mục Qui Nhơn gởi cho toàn thể giáo phận nhân năm thánh linh mục mở đầu ngày hôm nay đã nhắn nhủ chúng ta rằng: “Trong bầu khí thánh thiện của tháng Thánh Tâm kính nhớ tình thương yêu lạ lùng của Thiên Chúa và với tâm tình xin ơn thánh hóa các linh mục, tôi tha thiết xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục trong cuộc sống hôm nay được trở nên dấu chỉ và chứng tá tình thương của Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa Giêsu là Linh Mục Thượng Phẩm đời đời gìn giữ chúng ta trong sự thánh thiện và tình yêu của Người”. Dĩ nhiên chúng tôi cố gắng bước theo Đức Kitô theo gương mẫu của cha sở họ Ars, nhưng ngoài nổ lực của chúng tôi, sự cầu nguyện của anh chị em cũng rất cần thiết. Xin cám ơn những lời cầu nguyện của anh chị em dành cho các linh mục nói chung trên toàn thể thế giới, đặc biệt là các linh mục trong giáo phận Qui Nhơn thân yêu của chúng ta. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khai mạc Năm Linh Mục
G. Trần Đức Anh OP
01:20 20/06/2009
VATICAN. Lúc 6 giờ chiều thứ sáu 19-6-2009, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng là Ngày Thánh Hóa các linh mục, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để khai mạc Năm Linh Mục kéo dài đến ngày 19-6 năm 2010 với chủ đề ”Trung thành trong Chúa Kitô, niềm trung thành của linh mục”.

Hiện diện trong đền thờ có 30 HY và 60 GM gồm các vị thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và nhiều GM khác, đặc biệt là các GM Venezuala vẫn còn có mặt tại Roma nhân cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và các GM Công giáo nghi lễ Siri. Ngoài ra, có nhiều LM, các chủng sinh và tu sĩ nam nữ. Một số LM đến từ Việt Nam hoặc đang du học tại Pháp và Italia cũng hiện diện, cùng với nhiều nữ tu.

Trước đó vào lúc 5 giờ rưỡi, Đức TGM Mauro Piacenza, Tổng thư ký Bộ giáo sĩ đã ngỏ lời với mọi người và dẫn giải về diễn tiến buổi cử hành, trước khi ĐHY Angelo Comastri Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô chủ sự nghi thức rước hòm đựng thánh tích là trái tim của Thánh Gioan Maria Vianney Cha sở họ Ars, bổn mạng các cha sở trong Giáo Hội, từ nhà nguyện Đức Mẹ Sầu Bi ở cuối Đền thờ tới Bàn thờ chính, rồi đặt tại Nhà nguyện cung nguyện. Cùng hướng dẫn đoàn rước có ĐHY Claudio Hummes, dòng Phanxicô, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, Đức cha Guy Bagnard, GM giáo phận Belley-Ars bên Pháp, nơi có Đền thánh Vianney.

Tôn kính thánh tích Thánh Gioan M. Vianney

Khi tiến vào Đền thờ, ĐTC đã đi thẳng vào Nhà nguyện cung nguyện để kính viếng thánh tích vị Thánh bổn mạng các cha sở, qua đời cách đây đúng 150 năm. Ngài cầu nguyện trong thinh lặng, xông hương thánh tích và đọc lời nguyện:

”Lạy Chúa Giêsu, nơi thánh Gioan Maria Vianney, Chúa đã muốn ban cho Giáo Hội một hình ảnh cảm động về đức bác ái mục tử của Chúa, xin ban cho chúng con sống trọn vẹn Năm linh mục này, cùng với thánh nhân và được sự nâng đỡ của Người.

”Xin cho chúng con, khi ở lại trước Thánh Thể như thánh Vianney, chúng con có thể được biết rằng lời Chúa dạy chúng con thật là đơn sơ và thường nhật dường nào; tình yêu của Người dịu hiền biết bao khi đón nhận các hối nhân; lòng phó thác tin tưởng của Người nơi Mẹ Vô Nhiễm của Chúa có sức an ủi dường bao.

”Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cha Sở họ Ars, xin cho các gia đình Kitô trở thành những giáo hội nhỏ, trong đó tất cả ơn gọi và mọi đoàn sủng do Chúa Thánh Linh ban xuống, có thể được đón nhận và nêu cao giá trị. Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con có thể lập lại với cùng một lòng sốt sắng của Thánh Cha Sở những lời Người thường cầu nguyện với Chúa:

”Lạy Chúa của con, con yêu mến Chúa, và ước muốn duy nhất của con là yêu mến Chúa cho đến hơi thở cuối cùng của con. Lạy Thiên Chúa rất đáng yêu mến vô cùng, con yêu mến Chúa và con thà chết vì yêu mến CHúa còn hơn là sống một giây phút mà không yêu mến Chúa.

”Lạy Chúa, con yêu mến Chúa, ơn duy nhất con cầu xin Chúa đó là được yêu mến Chúa đời đời.

”Lạy Thiên Chúa của con, nếu miệng lưỡi con không thể nói với Chúa trong mọi giây phút rằng con yêu mến Chúa, con muốn trái tim của con lập lại điều ấy với Chúa mỗi khi con hô hấp.

”Lạy Chúa là Đấng Cứu Độ con, con yếu mến Chúa, vì Chúa đã chịu đóng đanh cho con, và Chúa cho con được chịu đóng đanh cùng Chúa dưới thế này. Lạy Chúa của con, xin ban cho con ơn được chết trong lúc yêu mến Chúa và biết rằng con yêu mến Chúa. Amen”.

Kinh chiều được bắt đầu với bài thánh ca phụng vụ, và 3 thánh vịnh, sau mỗi thánh vịnh có phần thinh lặng để mỗi người cầu nguyện riêng.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài giảng sau bài đọc ngắn trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Epheso nói về Thiên Chúa đầy lòng xót thương, ĐTC đã diễn giảng về mầu nhiệm lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa và nói rằng:

”Con tim của Thiên Chúa rung động vì cảm thương! Trong ngày lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm nay, Giáo Hội trình bày mầu nhiệm này cho chúng ta chiêm niệm, mầu nhiệm trái tim của một vị Thiên Chúa cảm động và đổ tràn tình thương của Ngài cho nhân loại. Qua các trang của Tân Ước, Tình Yêu này được trình bày cho chúng ta như sự say mê khôn lường của Thiên Chúa đối với con người. Chúa không đầu hàng trước sự vô ơn bạc nghĩa, kể cả trước sự từ chối của dân mà Ngài đã tuyển chọn, trái lại với lòng từ bi vô biên, Ngài sai Con Duy Nhất của Ngài xuống trần thế, để mang lấy số phận của một tình yêu bị hủy diệt; để sau khi đánh bại quyền lực của sự ác và sự chết, Chúa Con có thể trả lại cho loài người chức phận làm con, dù họ đã bị tội lỗi biến thành nô lệ. Tất cả những điều đó đã phải trả giá đắt đỏ: Con duy nhất của Chúa Cha đã tự hiến tế trên thập giá: ”Sau khi đã yêu thương con cái Ngài trong trần thế, Ngài yêu thương họ cho đến cùng” (cf Ga 13,1). Biểu tượng tình yêu ấy đi xa hơn cái chết chính là cạnh sườn của Chúa bị một lưỡi đòng đâm thâu qua. Về điểm này, chứng nhân tận mắt là thánh Tông đồ Gioan đã quả quyết: ”Một trong những người lính lấy đòng đâm vào cạnh sườn Người, và tức thì máu cùng nước chảy ra” (cf Ga 19,34).

Anh chị em thân mến, cám ơn anh chị em, vì đã đáp lại lời mời của tôi đến đây đông đảo trong buổi cử hành này, khai mạc năm linh mục. Tôi chào thăm các Hồng Y và GM, đặc biệt là ĐHY Tổng trưởng và Đức TGM Tổng thư ký Bộ giáo sĩ, cùng với các cộng sự viên, và Đức Giám Mục giáo phận Ars. Tôi chào thăm các linh mục và chủng sinh thuộc các chủng viện và học viện ở Roma; các tu sĩ nam nữ và tất cả các tín hữu. Tôi đặc biệt chào Đức thượng Phụ Ignace Youssef Younan, Thượng Phụ Antiokia của các tín hữu Siri, đến Roma để gặp tôi và công khai bày tỏ sự hiệp thông Giáo Hội mà tôi đã ban cho ngài.

”Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cùng nhau dừng lại để chiêm ngắm Trái Tim bị đâm thâu qua của Đấng chịu đóng đinh. Chúng ta vừa nghe lại một lần nữa, trong bài đọc ngắn, trích từ thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêso, rằng ”Thiên Chúa giàu lòng xót thương, vì tình yêu bao la của Ngài đối với chúng ta, Ngài đã làm cho chúng ta vốn đã chết vì tội lỗi, được sống lại với Chúa Kitô... Ngài đã cho chúng ta sống lại với Chúa Kitô và cho chúng ta được ngồi trên trời, trong Chúa Giêsu Kitô” (Ep 2,4-6). Trong Trái Tim Chúa Giêsu có biểu lộ nòng cốt của Kitô giáo; trong Chúa Kitô, một sự mới mẻ hoàn toàn, có tính chất cách mạng của Tin Mừng được biểu lộ và ban cho chúng ta: Đấng là Tình Yêu đã cứu thoát và làm cho chúng ta được sống ngay từ bây giờ trong sự vĩnh cửu của Thiên Chúa. Thánh Gioan Thánh Sử đã viết: ”Thực vậy, Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài để tất cả những ai tin nơi Người thì sẽ không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (3, 16). Trái tim thần linh của Ngài kêu gọi trái tim chúng ta, mời gọi chúng ta ra khỏi chính mình, để từ bỏ những điều chắc chắn phàm nhân của chúng ta, hầu tín thác nơi Ngài, biến chúng ta thành một dâng hiến tình yêu không chút dè dặt”.

”Nếu lời mời gọi của Chúa Giêsu ”ở lại trong tình yêu của Ngài” (Ga 15,9) được gửi tới mọi tín hữu đã chịu phép rửa, thì trong ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngày Thánh Hóa linh mục, lời mời gọi ấy càng vang vọng mạnh mẽ hơn đối với các linh mục chúng ta, đặc biệt là chiều hôm nay, long trọng khai mạc Năm linh mục mà tôi đã muốn ấn định nhân dịp kỷ niệm 150 năm Thánh Cha Sở họ Ars qua đời. Tôi nghĩ ngay đến lời quả quyết đẹp đẽ và cảm động của Thánh Nhân, như được trích lại trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, rằng: ”Chức linh mục là tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu” (số 1589). Làm sao ta không cảm động nhớ lại rằng chính từ Trái Tim Chúa đã trực tiếp nảy sinh hồng ân sứ vụ linh mục của chúng ta? Làm sao quên rằng các linh mục chúng ta được thánh hiến để phục vụ, một cách khiêm tốn và có thế giá, chức linh mục chung của các tín hữu. Sứ mạng của chúng ta là điều không thể thiếu được đối với Giáo Hội và thế giới, đòi phải trung thành trọn vẹn đối với Chúa Kitô và không ngừng kết hiệp với Chúa, nghĩa là đòi hỏi chúng ta phải liên lỷ hướng về sự thánh thiện như thánh Gioan Maria Vianney đã làm. Anh em linh mục quí mến, trong thư gửi anh em nhân dịp năm đặc biệt này, tôi đã muốn làm nổi bật một vài khía cạnh quan trọng trong sứ vụ của chúng ta, chiếu theo tấm gương và giáo huấn của Thánh Cha Sở họ Ars, mẫu gương và bổn mạng của tất cả các linh mục, và đặc biệt là các cha sở. Ước gì lá thư ấy của tôi là một trợ lực và khích lệ cho anh em trong việc biến năm này thành cơ hội thuận tiện để tăng trưởng trong cuộc sống thân mật với Chúa Giêsu, Chúa đang mong đợi nơi chúng ta là các thừa tác viên của Ngài để mở rộng và củng cố Nước Chúa. Và vì thế, theo gương Thánh Cha Sở họ Ars, như tôi đã kết luận lá thư, anh em hãy để cho Chúa chinh phục và như thế anh em cũng trở thành những sứ giả hy vọng, hòa giải và an bình trong thế giới ngày nay”.

”Để cho Chúa Kitô hoàn toàn chinh phục! Đó là mục đích toàn thể đời sống của Thánh Phaolô, Vị mà chúng ta đã đặc biệt chú ý trong Năm Thánh Phaolô sắp kết thúc; điều đó cũng là mục tiêu toàn thể sứ vụ của Thánh Cha Sở họ Ars, Vị mà chúng ta đặc biệt kêu cầu trong Năm Linh Mục; ước gì đó cũng là mục tiêu chính của mỗi người chúng ta. Để là thừa tác viên phục vụ Tin Mừng, điều chắc chắn hữu ích là việc học hành cùng với một sự thường huấn mục vụ kỹ lưỡng, nhưng điều còn cần thiết hơn nữa, đó chính là ”khoa học tình yêu” mà ta chỉ học được trong cuộc sống thân mật với Chúa Kitô. Thực vậy, chính Chúa đã kêu gọi chúng ta để bẻ bánh tình yêu của Ngài, để tha thứ tội lỗi và để hướng dẫn đoàn chiên nhân danh Chúa. Chính vì thế, không bao giờ chúng ta được xa lìa nguồn mạch Tình Yêu là Trái Tim Chúa chịu đâm thâu qua trên thập giá.

”Chỉ như thế, chúng ta mới có thể cộng tác hữu hiệu vào ý định mầu nhiệm của Chúa Cha làm làm cho Chúa Kitô trở thành trái tim của thế giới! Ý định này được thực hiện trong lịch sử, dần dần Chúa Giêsu trở thành Trái Tim của các con tim loài người, bắt đầu từ những người được kêu gọi ở gần Ngài hơn, tức là chính các linh mục. Những lời hứa khi chịu chức linh mục nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ liên lỷ ấy, những lời hứa ấy vẫn được lập lại mỗi năm trong thánh lễ làm phép dầu Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Cả những khiếm khuyết, những giới hạn và yếu đuối của chúng ta cũng phải dẫn chúng ta về cùng Trái Tim Chúa Giêsu. Thực vậy, nếu các tội nhân, khi chiêm ngắm trái tim Chúa, phải tìm được nơi Chúa sự đau đớn vì tội lỗi, dẫn đưa họ về cùng Chúa Cha, thì điều này càng được áp dụng cho các thừa tác viên thánh. Về vấn đề này, làm sao quên được rằng không có gì làm cho Giáo Hội, Thân Mình của Chúa Kitô, phải đau khổ cho bằng những tội lỗi của các mục tử Giáo Hội, nhất là những ngừơi biến thành những kẻ ”ăn trộm chiên” (Ga 10,1ss), hoặc làm cho đoàn chiên lạc hướng vì những giáo thuyết riêng của họ, hoặc xiết chiên bằng những giây tội lỗi và chết chóc? Các linh mục thân mến, lời mời gọi hoán cải và tìm đến Lượng Từ Bi của Chúa cũng được áp dụng cho chúng ta, và chúng ta cũng phải khiêm tốn tha thiết không ngừng cầu xin Trái Tim Chúa Giêsu để Ngài giữ gìn chúng ta khỏi nguy cơ kinh khủng là làm thiệt hại cho những người mà chúng ta phải cứu vớt.

Trong phần kết luận bài giảng, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Giáo Hội đang cần những linh mục thánh thiện; cần những thừa tác viên giúp các tín hữu cảm nghiệm lòng từ bi thương xót của Chúa và là những chứng nhân đầy xác tín về tình yêu này. Trong khi chầu Thánh Thể sau Kinh Chiều này, chúng ta hãy xin Chúa làm cho con tim của mỗi linh mục được nồng cháy tình bác ái mục tử, có khả năng đồng hóa cái tôi của mình với cái tôi của Chúa Giêsu linh mục, để có thể noi gương Chúa trong sự tự hiến hoàn hảo nhất. Xin Mẹ Maria cầu cho chúng ta được ơn này, Đấng mà ngài mai chúng ta sẽ chiêm ngưỡng Khiết Tâm của Mẹ với niềm tin nhiệt thành. Thánh Cha Sở Họ Ars vẫn có lòng kính mến con thảo đối với Mẹ, đến độ vào năm 1836, trước khi Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm được tuyên bố, thánh nhân đã thánh hiến giáo xứ của Người cho Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội. Thánh nhân vẫn giữ thói quen hiến dâng giáo xứ cho Đức Mẹ, và dạy các tín hữu rằng chỉ cần chạy đến cùng Mẹ để được nhậm lời, vì Mẹ mong ước thấy chúng ta được hạnh phúc. Xin Đức Trinh Nữ rất thánh là Mẹ chúng ta tháp tùng chúng ta trong Năm linh mục bắt đầu hôm nay, để chúng ta có thể là những người hướng đạo vững chắc và sáng suốt cho các tín hữu mà Chúa ủy thác cho chúng ta săn sóc mục vụ. Amen

Sau kinh chiều, ĐTC đã chủ sự cuộc Chầu Mình Thánh Chúa và ban phép lành Thánh Thể cho mọi người. Buổi phụng vụ kết thúc với bài Thánh Ca Salve Regina, Kính chào Nữ Vương!
 
Tông Thư của Đức Thánh Cha nhân dịp Năm Linh Mục
G. Trần Đức Anh OP
01:21 20/06/2009
VATICAN. Hôm 18-6-2009, Tông thư của ĐTC Biển Đức 16 nhân dịp Năm Linh Mục đã được công bố, trong đó ngài mời gọi các Linh Mục noi gương thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars, ý thức về chức Linh Mục như hồng ân rất cao cả và sống trọn thiên chức này.

Năm Linh Mục sẽ được khai mạc ngày 19-6-2009, Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đây là Ngày Thánh Hóa Linh Mục và cũng là dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars qua đời. ĐTC sẽ chủ sự kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với đông đảo các HY, GM, Linh Mục tu sĩ và giáo dân.

Trong thư, ĐTC cho biết Năm Linh Mục được ngài ấn định, cho tới ngày 19-6-2010, là để cổ võ quyết tâm đổi mới nội tâm của tất cả các Linh Mục, để các vị làm chứng tá Tin Mừng một cách quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong thế giới ngày nay. Ngài đề nghị với các Linh Mục một hành trình cụ thể và đơn sơ theo gương Thánh Cha Sở họ Ars.

ĐTC đề cao hồng ân vô biên là các chính các Linh Mục, đây là hồng ân không những đối với Giáo Hội nhưng còn cho toàn thể nhân loại. Ngài nhắc đến những vất vả vì công việc tông đồ, việc phục vụ âm thầm và không biết mỏi mệt cũng như lòng bác ái của bao nhiêu linh mục, tận tụy phụng sự CHúa và tha nhân giữa những khó khăn và nhiều khi không được thông cảm, đôi khi còn phải chịu những bách hại đến độ lấy máu đào làm chứng tá tột đỉnh. ĐTC đau lòng nhắc đến những tình trạng đáng trách trong đó chính Giáo Hội chịu đau khổ vì sự bất trung của một số Linh Mục, và thế gian lấy đó làm gương mù và phủ nhận.

Tiếp tục lá thư, ĐTC lần lượt nêu bật những yếu tố đã biến Cha sở họ Ars thành một mục tử theo con tim của Chúa: trước tiên thánh nhân là một người rất khiêm tốn, đồng thời ý thức rằng trong tư cách là Linh Mục, mình là một trong những hồng ân quí giá nhất của lòng từ bi Chúa đối với các tín hữu.. Thánh nhân nói: ”Nếu chúng ta hiểu rõ Linh Mục trên mặt đất là gì, chúng ta sẽ chết không phải vì kinh hãi, nhưng vì tình yêu”.. ”Điều đầu tiên mà chúng ta phải học nơi thánh cha sở họ Ars là sự hoàn toàn đồng hóa với sứ vụ của ngài”.

ĐTC nhắc đến sự kiện thánh Vianney chăm chỉ viếng thăm các bệnh nhân và các gia đình, tổ chức các dịp đại phúc cho dân chúng và các lễ bổn mạng; quyên góp tiền bạc cho các công việc bác ái và truyền giáo, làm đẹp nhà thờ, chăm sóc các trẻ mồ côi, giáo dục các trẻ em, thành lập các hội đoàn.. Tấm gương của thánh nhân đưa tôi đến chỗ nêu bật sự cộng tác cần phải có giữa các Linh Mục và giáo dân.

Thư của ĐTC cũng đề cao gương của thánh Vianney chăm chỉ cầu nguyện trước nhà tạm Mình Thánh Chúa, cử hành thánh lễ sốt sắng và giải tội. Thánh nhân xác tín rằng toàn thể đời sống nhiệt thành của một Linh Mục tùy thuộc thánh lễ.. và lý do khiến Linh Mục nguội lạnh là vì Linh Mục không để ý tới thánh lễ! Thánh nhân đã thốt lên: ”Lạy Chúa tôi, thật là đáng than trách dường nào một Linh Mục cử hành thánh lễ như một chuyện tầm thường!”.

ĐTC đặc biệt khuyên các Linh Mục theo gương thánh Vianney tín thác mạnh mẽ nơi bí tích thống hối và đặt bí tích này ở trung tâm các quan tâm mục vụ của mình. Thánh Vianney nhiều khi giải tội tới 16 tiếng mỗi ngày: ngài khích lệ những người sầu khổ, đánh động người nguội lạnh, biến đổi tâm hồn của bao nhiêu người.

Trong Tông thư nhân dịp khai mạc năm Linh Mục, ĐTC Biển Đức 16 cũng nhắn nhủ các Linh Mục sống một lối sống mới như thánh Vianney, với 3 lời khuyên Phúc âm đã được Chúa Kitô khởi xướng: thanh bần, khiết tịnh và vâng phục như một con đường bình thường để thánh hóa đời sống theo tinh thần Kitô. Vốn là người thanh bần, thánh Vianney đã có thể nói: ”Bí quyết của tôi thật là đơn giản: cho đi tất cả và chẳng giữ lại điều gì”.

ĐTC không quên nhắc nhở các Linh Mục hãy biết đón nhận mùa xuân mới mà Thánh Linh đã khơi dậy trong thời đại ngày nay qua các phong trào Giáo Hội và cộng đoàn mới. Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết của sự hiệp thông giữa các Linh Mục với các GM bản quyền, trong tình huynh đệ linh mục trong hành động cũng như trong tâm tình. Chỉ như thế các Linh Mục mới biết sống trọn hồng ân độc thân và có khả năng làm cho các cộng đồng Kitô được triển nở”.

Sau cùng, ĐTC nhắc lại lời Đức Phaolô 6: con người thời nay thích nghe các chứng nhân hơn là các thầy dậy, và nếu họ nghe các thầy dậy, chính là vì các bậc thầy này cũng như lừng chứng nhân” (SD 18-6-2009)
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Iraq và Trung Đông mỗi ngày
Nguyễn Hoàng Thương
17:00 20/06/2009
Vatican City (AsiaNews) – Hằng ngày Đức Thánh Cha đều cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông và nhất là cho các Kitô hữu ở Iraq. Chính Đức Thánh Cha đã nói như vậy trong cuộc tiếp kiến Đức Thượng phụ Ignace Youssif III Younan của Tòa Thượng Phụ Antiôkia của người Syria (ở Libăng) và các thành viên của Thượng Hội đồng Giám Mục Syro-Catholic. Đức Thánh Cha cho hay: “Cha cầu nguyện liên tục cho hòa bình ở Trung Đông, nhất là các Kitô hữu sống ở đất nước dấu yêu Iraq mỗi ngày, trong suốt Hy Lễ Tạ Ơn, cha dâng lên Chúa những đau khổ của họ”.

Trong ngày mà Năm Linh Mục chính thức bắt đầu, Đức Thánh Cha bộc lộ “ưu tư” của ngài về đời sống của các linh mục. “Cha ước mong chia sẻ với anh em một ưu tư lớn của cha: đó là đời sống tu đức của các linh mục. Hôm nay Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cha hết sức vui mừng khai mạc năm thánh dành cho các linh mục trùng với kỷ niệm 150 năm qua đời của Cha sở họ Ars. Cha tin rằng đây là năm hồng ân đặc biệt, được bắt đầu khi Năm Thánh Phaolô kết thúc, sẽ là cơ hội tốt cho toàn thể Giáo Hội. Tại đồi Calvê, Đức Maria cùng với Tông Đồ Gioan đứng dưới chân Thánh Giá. Ngày hôm nay, chúng ta cùng quy tụ thiêng quanh thập giá, để ngước nhìn lên Ngài, đấng bị đâm thâu và từ Ngài chúng ta được lãnh nhận mọi ân huệ”.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết luận bằng cách nhắc lại giá trị của sự hiệp thông giữa Tòa Thánh và Tòa Thượng phụ Syro-Catholic: “Qua quá trình lịch sử hoàng kim của anh em, sự hiệp thông của anh em với Giám Mục Rôma luôn gắn liền với truyền thống tôn giáo Phương Đông và cả hai hình thức có những khía cạnh bổ sung cho gia sản đức tin duy nhất mà Giáo Hội của anh em tuyên xưng”.
 
Top Stories
VATICAN: Letter to Clergy for the Year for Priests
+ Pope Benedict XVI
01:52 20/06/2009
Dear Brother Priests,

On the forthcoming Solemnity of the Most Sacred Heart of Jesus, Friday 19 June 2009 - a day traditionally devoted to prayer for the sanctification of the clergy - I have decided to inaugurate a "Year for Priests" in celebration of the 150th anniversary of the "dies natalis" of John Mary Vianney, the patron saint of parish priests worldwide. This Year, meant to deepen the commitment of all priests to interior renewal for the sake of a more forceful and incisive witness to the Gospel in today's world, will conclude on the same Solemnity in 2010. "The priesthood is the love of the heart of Jesus", the saintly Cure of Ars would often say. This touching expression makes us reflect, first of all, with heartfelt gratitude on the immense gift which priests represent, not only for the Church, but also for humanity itself. I think of all those priests who quietly present Christ's words and actions each day to the faithful and to the whole world, striving to be one with the Lord in their thoughts and their will, their sentiments and their style of life. How can I not pay tribute to their apostolic labours, their tireless and hidden service, their universal charity? And how can I not praise the courageous fidelity of so many priests who, even amid difficulties and incomprehension, remain faithful to their vocation as "friends of Christ", whom He has called by name, chosen and sent?

I still treasure the memory of the first parish priest at whose side I exercised my ministry as a young priest: he left me an example of unreserved devotion to his pastoral duties, even to meeting death in the act of bringing viaticum to a gravely ill person. I also recall the countless confreres whom I have met and continue to meet, not least in my pastoral visits to different countries: men generously dedicated to the daily exercise of their priestly ministry. Yet the expression of St. John Mary also makes us think of Christ's pierced Heart and the crown of thorns which surrounds it. I am also led to think, therefore, of the countless situations of suffering endured by many priests, either because they themselves share in the manifold human experience of pain or because they encounter misunderstanding from the very persons to whom they minister. How can we not also think of all those priests who are offended in their dignity, obstructed in their mission and persecuted, even at times to offering the supreme testimony of their own blood?

There are also, sad to say, situations which can never be sufficiently deplored where the Church herself suffers as a consequence of infidelity on the part of some of her ministers. Then it is the world which finds grounds for scandal and rejection. What is most helpful to the Church in such cases is not only a frank and complete acknowledgement of the weaknesses of her ministers, but also a joyful and renewed realisation of the greatness of God's gift, embodied in the splendid example of generous pastors, religious afire with love for God and for souls, and insightful, patient spiritual guides. Here the teaching and example of St. John Mary Vianney can serve as a significant point of reference for us all. The Cure of Ars was quite humble, yet as a priest he was conscious of being an immense gift to his people: "A good shepherd, a pastor after God's heart, is the greatest treasure which the good Lord can grant to a parish, and one of the most precious gifts of divine mercy". He spoke of the priesthood as if incapable of fathoming the grandeur of the gift and task entrusted to a human creature: "O, how great is the priest!.. . If he realised what he is, he would die... . God obeys him: he utters a few words and the Lord descends from heaven at his voice, to be contained within a small host". Explaining to his parishioners the importance of the Sacraments, he would say: "Without the Sacrament of Holy Orders, we would not have the Lord. Who put Him there in that tabernacle? The priest. Who welcomed your soul at the beginning of your life? The priest. Who feeds your soul and gives it strength for its journey? The priest. Who will prepare it to appear before God, bathing it one last time in the blood of Jesus Christ? The priest, always the priest. And if this soul should happen to die [as a result of sin], who will raise it up, who will restore its calm and peace? Again, the priest... . After God, the priest is everything!.. . Only in heaven will he fully realise what he is". These words, welling up from the priestly heart of the holy pastor, might sound excessive. Yet they reveal the high esteem in which he held the Sacrament of the Priesthood. He seemed overwhelmed by a boundless sense of responsibility: "Were we to fully realise what a priest is on earth, we would die: not of fright, but of love... . Without the priest, the passion and death of our Lord would be of no avail. It is the priest who continues the work of redemption on earth... . What use would be a house filled with gold, were there no one to open its door? The priest holds the key to the treasures of heaven: it is he who opens the door: he is the steward of the good Lord; the administrator of His goods... . Leave a parish for twenty years without a priest, and they will end by worshipping the beasts there... . The priest is not a priest for himself, he is a priest for you".

He arrived in Ars, a village of 230 souls, warned by his bishop beforehand that there he would find religious practice in a sorry state: "There is little love of God in that parish; you will be the one to put it there". As a result, he was deeply aware that he needed to go there to embody Christ's presence and to bear witness to His saving mercy: "[Lord,] grant me the conversion of my parish; I am willing to suffer whatever you wish, for my entire life!". With this prayer he entered upon his mission. The Cure devoted himself completely to his parish's conversion, setting before all else the Christian education of the people in his care. Dear brother priests, let us ask the Lord Jesus for the grace to learn for ourselves something of the pastoral plan of St. John Mary Vianney! The first thing we need to learn is the complete identification of the man with his ministry. In Jesus, person and mission tend to coincide: all Christ's saving activity was, and is, an expression of His "filial consciousness" which from all eternity stands before the Father in an attitude of loving submission to His will. In a humble yet genuine way, every priest must aim for a similar identification. Certainly this is not to forget that the efficacy of the ministry is independent of the holiness of the minister; but neither can we overlook the extraordinary fruitfulness of the encounter between the ministry's objective holiness and the subjective holiness of the minister. The Cure of Ars immediately set about this patient and humble task of harmonising his life as a minister with the holiness of the ministry he had received, by deciding to "live", physically, in his parish church: As his first biographer tells us: "Upon his arrival, he chose the church as his home. He entered the church before dawn and did not leave it until after the evening Angelus. There he was to be sought whenever needed".

The pious excess of his devout biographer should not blind us to the fact that the Cure also knew how to "live" actively within the entire territory of his parish: he regularly visited the sick and families, organised popular missions and patronal feasts, collected and managed funds for his charitable and missionary works, embellished and furnished his parish church, cared for the orphans and teachers of the "Providence" (an institute he founded); provided for the education of children; founded confraternities and enlisted lay persons to work at his side.

His example naturally leads me to point out that there are sectors of co- operation which need to be opened ever more fully to the lay faithful. Priests and laity together make up the one priestly people and in virtue of their ministry priests live in the midst of the lay faithful, "that they may lead everyone to the unity of charity, 'loving one another with mutual affection; and outdoing one another in sharing honour'". Here we ought to recall the Vatican Council II's hearty encouragement to priests "to be sincere in their appreciation and promotion of the dignity of the laity and of the special role they have to play in the Church's mission... . They should be willing to listen to lay people, give brotherly consideration to their wishes, and acknowledge their experience and competence in the different fields of human activity. In this way they will be able together with them to discern the signs of the times".

St. John Mary Vianney taught his parishioners primarily by the witness of his life. It was from his example that they learned to pray, halting frequently before the tabernacle for a visit to Jesus in the Blessed Sacrament. "One need not say much to pray well" - the Cure explained to them - "We know that Jesus is there in the tabernacle: let us open our hearts to Him, let us rejoice in His sacred presence. That is the best prayer". And he would urge them: "Come to communion, my brothers and sisters, come to Jesus. Come to live from Him in order to live with Him... . "Of course you are not worthy of him, but you need him!". This way of educating the faithful to the Eucharistic presence and to communion proved most effective when they saw him celebrate the Holy Sacrifice of the Mass. Those present said that "it was not possible to find a finer example of worship... . He gazed upon the Host with immense love". "All good works, taken together, do not equal the sacrifice of the Mass" - he would say - "since they are human works, while the Holy Mass is the work of God". He was convinced that the fervour of a priest's life depended entirely upon the Mass: "The reason why a priest is lax is that he does not pay attention to the Mass! My God, how we ought to pity a priest who celebrates as if he were engaged in something routine!". He was accustomed, when celebrating, also to offer his own life in sacrifice: "What a good thing it is for a priest each morning to offer himself to God in sacrifice!"

This deep personal identification with the Sacrifice of the Cross led him - by a sole inward movement - from the altar to the confessional. Priests ought never to be resigned to empty confessionals or the apparent indifference of the faithful to this Sacrament. In France, at the time of the Cure of Ars, confession was no more easy or frequent than in our own day, since the upheaval caused by the revolution had long inhibited the practice of religion. Yet he sought in every way, by his preaching and his powers of persuasion, to help his parishioners to rediscover the meaning and beauty of the Sacrament of Penance, presenting it as an inherent demand of the Eucharistic presence. He thus created a "virtuous" circle. By spending long hours in church before the tabernacle, he inspired the faithful to imitate him by coming to visit Jesus with the knowledge that their parish priest would be there, ready to listen and offer forgiveness. Later, the growing numbers of penitents from all over France would keep him in the confessional for up to sixteen hours a day. It was said that Ars had become "a great hospital of souls". His first biographer relates that "the grace he obtained [for the conversion of sinners] was so powerful that it would pursue them, not leaving them a moment of peace!". The saintly Cure reflected something of the same idea when he said: "It is not the sinner who returns to God to beg his forgiveness, but God Himself who runs after the sinner and makes him return to Him". "This good Saviour is so filled with love that He seeks us everywhere".

We priests should feel that the following words, which he put on the lips of Christ, are meant for each of us personally: "I will charge my ministers to proclaim to sinners that I am ever ready to welcome them, that my mercy is infinite". From St. John Mary Vianney we can learn to put our unfailing trust in the Sacrament of Penance, to set it once more at the centre of our pastoral concerns, and to take up the "dialogue of salvation" which it entails. The Cure of Ars dealt with different penitents in different ways. Those who came to his confessional drawn by a deep and humble longing for God's forgiveness found in him the encouragement to plunge into the "flood of divine mercy" which sweeps everything away by its vehemence. If someone was troubled by the thought of his own frailty and inconstancy, and fearful of sinning again, the Cure would unveil the mystery of God's love in these beautiful and touching words: "The good Lord knows everything. Even before you confess, He already knows that you will sin again, yet He still forgives you. How great is the love of our God: He even forces Himself to forget the future, so that He can grant us His forgiveness!". But to those who made a lukewarm and rather indifferent confession of sin, he clearly demonstrated by his own tears of pain how "abominable" this attitude was: "I weep because you don't weep", he would say. "If only the Lord were not so good! But He is so good! One would have to be a brute to treat so good a Father this way!". He awakened repentance in the hearts of the lukewarm by forcing them to see God's own pain at their sins reflected in the face of the priest who was their confessor. To those who, on the other hand, came to him already desirous of and suited to a deeper spiritual life, he flung open the abyss of God's love, explaining the untold beauty of living in union with Him and dwelling in His presence: "Everything in God's sight, everything with God, everything to please God... . How beautiful it is!". And he taught them to pray: "My God, grant me the grace to love You as much as I possibly can".

In his time the Cure of Ars was able to transform the hearts and the lives of so many people because he enabled them to experience the Lord's merciful love. Our own time urgently needs a similar proclamation and witness to the truth of Love. Thanks to the Word and the Sacraments of Jesus, John Mary Vianney built up his flock, although he often trembled from a conviction of his personal inadequacy, and desired more than once to withdraw from the responsibilities of the parish ministry out of a sense of his unworthiness. Nonetheless, with exemplary obedience he never abandoned his post, consumed as he was by apostolic zeal for the salvation of souls. He sought to remain completely faithful to his own vocation and mission through the practice of an austere asceticism: "The great misfortune for us parish priests - he lamented - is that our souls grow tepid"; meaning by this that a pastor can grow dangerously inured to the state of sin or of indifference in which so many of his flock are living. He himself kept a tight rein on his body, with vigils and fasts, lest it rebel against his priestly soul. Nor did he avoid self- mortification for the good of the souls in his care and as a help to expiating the many sins he heard in confession. To a priestly confrere he explained: "I will tell you my recipe: I give sinners a small penance and the rest I do in their place". Aside from the actual penances which the Cure of Ars practised, the core of his teaching remains valid for each of us: souls have been won at the price of Jesus' own blood, and a priest cannot devote himself to their salvation if he refuses to share personally in the "precious cost" of redemption.

In today's world, as in the troubled times of the Cure of Ars, the lives and activity of priests need to be distinguished by a forceful witness to the Gospel. As Pope Paul VI rightly noted, "modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses". Lest we experience existential emptiness and the effectiveness of our ministry be compromised, we need to ask ourselves ever anew: "Are we truly pervaded by the Word of God? Is that Word truly the nourishment we live by, even more than bread and the things of this world? Do we really know that Word? Do we love it? Are we deeply engaged with this Word to the point that it really leaves a mark on our lives and shapes our thinking?". Just as Jesus called the Twelve to be with Him, and only later sent them forth to preach, so too in our days priests are called to assimilate that "new style of life" which was inaugurated by the Lord Jesus and taken up by the Apostles.

It was complete commitment to this "new style of life" which marked the priestly ministry of the Cure of Ars. Pope John XXIII, in his Encyclical Letter "Sacerdotii nostri primordia", published in 1959 on the first centenary of the death of St. John Mary Vianney, presented his asceticism with special reference to the "three evangelical counsels" which the Pope considered necessary also for priests: "even though priests are not bound to embrace these evangelical counsels by virtue of the clerical state, these counsels nonetheless offer them, as they do all the faithful, the surest road to the desired goal of Christian perfection". The Cure of Ars lived the "evangelical counsels" in a way suited to his priestly state. His poverty was not the poverty of a religious or a monk, but that proper to a priest: while managing much money (since well-to-do pilgrims naturally took an interest in his charitable works), he realised that everything had been donated to his church, his poor, his orphans, the girls of his "Providence", his families of modest means. Consequently, he "was rich in giving to others and very poor for himself". As he would explain: "My secret is simple: give everything away; hold nothing back". When he lacked money, he would say amiably to the poor who knocked at his door: "Today I'm poor just like you, I'm one of you". At the end of his life, he could say with absolute tranquillity: "I no longer have anything. The good Lord can call me whenever he wants!". His chastity, too, was that demanded of a priest for his ministry. It could be said that it was a chastity suited to one who must daily touch the Eucharist, who contemplates it blissfully and with that same bliss offers it to his flock. It was said of him that "he radiated chastity"; the faithful would see this when he turned and gazed at the tabernacle with loving eyes". Finally, Saint John Mary Vianney's obedience found full embodiment in his conscientious fidelity to the daily demands of his ministry. We know how he was tormented by the thought of his inadequacy for parish ministry and by a desire to flee "in order to bewail his poor life, in solitude". Only obedience and a thirst for souls convinced him to remain at his post. As he explained to himself and his flock: "There are no two good ways of serving God. There is only one: serve him as he desires to be served". He considered this the golden rule for a life of obedience: "Do only what can be offered to the good Lord".

In this context of a spirituality nourished by the practice of the evangelical counsels, I would like to invite all priests, during this Year dedicated to them, to welcome the new springtime which the Spirit is now bringing about in the Church, not least through the ecclesial movements and the new communities. "In his gifts the Spirit is multifaceted... . He breathes where He wills. He does so unexpectedly, in unexpected places, and in ways previously unheard of,.. . but he also shows us that He works with a view to the one body and in the unity of the one body". In this regard, the statement of the Decree "Presbyterorum Ordinis" continues to be timely: "While testing the spirits to discover if they be of God, priests must discover with faith, recognise with joy and foster diligently the many and varied charismatic gifts of the laity, whether these be of a humble or more exalted kind". These gifts, which awaken in many people the desire for a deeper spiritual life, can benefit not only the lay faithful but the clergy as well. The communion between ordained and charismatic ministries can provide "a helpful impulse to a renewed commitment by the Church in proclaiming and bearing witness to the Gospel of hope and charity in every corner of the world". I would also like to add, echoing the Apostolic Exhortation "Pastores Dabo Vobis" of Pope John Paul II, that the ordained ministry has a radical "communitarian form" and can be exercised only in the communion of priests with their bishop. This communion between priests and their bishop, grounded in the Sacrament of Holy Orders and made manifest in Eucharistic concelebration, needs to be translated into various concrete expressions of an effective and affective priestly fraternity. Only thus will priests be able to live fully the gift of celibacy and build thriving Christian communities in which the miracles which accompanied the first preaching of the Gospel can be repeated.

The Pauline Year now coming to its close invites us also to look to the Apostle of the Gentiles, who represents a splendid example of a priest entirely devoted to his ministry. "The love of Christ urges us on" - he wrote - "because we are convinced that one has died for all; therefore all have died". And he adds: "He died for all, so that those who live might live no longer for themselves, but for Him Who died and was raised for them". Could a finer programme be proposed to any priest resolved to advance along the path of Christian perfection?

Dear brother priests, the celebration of the 150th anniversary of the death of St. John Mary Vianney (1859) follows upon the celebration of the 150th anniversary of the apparitions of Lourdes (1858). In 1959 Blessed Pope John XXIII noted that "shortly before the Cure of Ars completed his long and admirable life, the Immaculate Virgin appeared in another part of France to an innocent and humble girl, and entrusted to her a message of prayer and penance which continues, even a century later, to yield immense spiritual fruits. The life of this holy priest whose centenary we are commemorating in a real way anticipated the great supernatural truths taught to the seer of Massabielle. He was greatly devoted to the Immaculate Conception of the Blessed Virgin; in 1836 he had dedicated his parish church to Our Lady Conceived without Sin and he greeted the dogmatic definition of this truth in 1854 with deep faith and great joy". The Cure would always remind his faithful that "after giving us all he could, Jesus Christ wishes in addition to bequeath us His most precious possession, His Blessed Mother".

To the Most Holy Virgin I entrust this Year for Priests. I ask her to awaken in the heart of every priest a generous and renewed commitment to the ideal of complete self-oblation to Christ and the Church which inspired the thoughts and actions of the saintly Cure of Ars. It was his fervent prayer life and his impassioned love of Christ Crucified that enabled John Mary Vianney to grow daily in his total self-oblation to God and the Church. May his example lead all priests to offer that witness of unity with their bishop, with one another and with the lay faithful, which today, as ever, is so necessary. Despite all the evil present in our world, the words which Christ spoke to His Apostles in the Upper Room continue to inspire us: "In the world you have tribulation; but take courage, I have overcome the world". Our faith in the Divine Master gives us the strength to look to the future with confidence. Dear priests, Christ is counting on you. In the footsteps of the Cure of Ars, let yourselves be enthralled by Him. In this way you too will be, for the world in our time, heralds of hope, reconciliation and peace!

+ Pope Benedict XVI
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tường thuật Thánh Lễ Khai Mạc Năm Linh Mục và Phong Chức Linh Mục tại Giáo phận Sài Gòn
Nguyễn Hoàng Thương
01:22 20/06/2009
Tường thuật Thánh Lễ Khai Mạc Năm Linh Mục và Phong Chức Linh Mục tại Giáo phận Sài Gòn

Sài Gòn - Sáng sớm ngày 19/6/2009, đông đảo giáo dân đã có mặt Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn để tham dự Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng là Ngày Thánh Hoá Các Linh Mục. Thánh Lễ này mang ý nghĩa hết sức trang trọng, vì cũng ngày hôm nay, Đức Thánh Cha đã chủ sự Kinh Chiều để khai mạc Năm Linh Mục trước sự hiện diện của hài cốt thánh Gioan Maria Vianney, Bổn Mạng của tất cả các linh mục trên thế giới. Trong ý nghĩa đó, hiệp cùng Toàn Thể Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo phận Sài Gòn long trọng khai mạc Năm Linh Mục đồng thời phong chức linh mục cho12 phó tế. Thánh Lễ do Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế với sự đồng tế của hai Đức Cha Phụ Tá và hơn 200 linh mục trong Giáo phận Sài Gòn.

Đúng 8g30, sau nghi thức kiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu và xông hương trước tượng đài Đức Mẹ ở trước Quảng trường Nhà thờ Chánh Tòa, đoàn đồng tế đã xếp hàng đôi tiến vào nhà thờ trong lời ca tiếng hát chúc tụng của cộng đoàn Dân Chúa gồm đại diện các giáo xứ và thân nhân của quý thầy được phong chức cùng ca đoàn do các chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse đảm trách.

Trong lời tuyên bố khai mạc Năm Linh Mục, Đức Hồng y nói rằng việc cử hành lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu nhằm nhắc nhở mọi người củng cố niềm tin nơi Thánh Tâm Chúa, nơi chứa đựng tình yêu Chúa Ba Ngôi, để không những tin vào tình yêu Cứu Độ của Chúa mà còn gắn bó với tình yêu này. Ngài kêu gọi mọi người làm chứng tình yêu này cho mọi người trong cộng đoàn của mình, ngoài xã hội, đất nước. Làm chứng cho mọi người biết chúa Giêsu thương loài người như thế nào. Ngài cũng cho biết ý nghĩa của việc khai mạc Năm Linh Mục: “Theo lời chỉ dạy của Giáo Hội, hôm nay chúng ta cùng khai mạc Năm Linh Mục. Cũng trong dịp nầy, trước khi các Giám mục chúng tôi đi Roma viếng mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng tôi cũng trao tác vụ linh mục cho 12 phó tế trong giáo phận”. Ngài còn kêu gọi cầu nguyện cho các vị mục tử: “Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Chúa thương ban cho gia đình nhân loại cũng như gia đình giáo phận Thánh Tâm Chúa Giêsu cùng các mục tử yêu thương dẫn dắt và chăm sóc đoàn chiên Chúa. Cùng với tâm tình cảm mến tạ ơn Chúa, tôi xin gởi lời chân thành cám ơn tất cả mọi người đã đồng hành với anh em linh mục cùng các tiến chức, cám ơn quý gia đình phụ huynh và tất cả anh chị em quảng đại hỗ trợ vật chất và tinh thần cho các linh mục chu toàn nhiệm vụ mục tử chăm sóc đoàn chiên Chúa trong Thành phố nầy. Xin anh chị em cũng hãy hiệp ý khấn xin Chúa giàu lòng thương xót ban cho Dân Người những linh mục mang con tim giống như Thánh Tâm Chúa Giêsu”.

Trong bài giảng, Đức Hồng y nói rằng Lời Chúa trong lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu mô tả tình yêu cứu độ đã được thể hiện qua cuộc đời cùng cái chết và cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô, và mời gọi mọi người hãy tin vào Tình Yêu bất khuất đó. Lời mời gọi tin vào Tình Yêu cứu độ, chiêm ngắm tình yêu cứu độ của Đức Giêsu Kitô nhắc nhở, khuyên bảo chúng ta, đặc biệt là đối với linh mục, hãy mặc lấy tình yêu đó, sống tình yêu đó, toả sáng tình yêu đó qua lời nói cũng như hành vi và thái độ của chúng ta. Ngài nói rằng cuộc đời của những linh mục dấn thân vào con đường tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu không ngừng củng cố niềm tin của những người mình phục vụ qua lời giảng dạy, qua phong cách cử hành thánh lễ và các bí tích, qua thái độ giao tiếp với mọi người và những việc làm bác ái vị tha, đặc biệt đối với người nghèo khổ bất hạnh, soi sáng cho các tín hữu nhận ra Chúa Kitô yêu thương và khiêm tốn phục vụ cho sự sống và phẩm giá của con người.

Đối với các linh mục, Đức Hồng y đã ký thác các ngài cho lòng từ mẫu của Mẹ Maria, cho lời cầu nguyện và sự nâng đỡ của gia đình giáo phận, của các cộng đoàn tín hữu, của gia đình thân thuộc cùng bằng hữu. Ngài tin tưởng vào sứ vụ của các linh mục: “Tôi tin rằng nhờ lòng trung thành với con đường tình yêu cứu độ cùng sự hợp tác xây dựng và sự trợ lực của mọi người, cuộc đời của anh em linh mục cùng các tiến sẽ chức chan chứa sự bình an cùng niềm vui cứu độ, và toả sáng bình an cùng niềm vui đó trong cộng đoàn mà mình phục vụ”.

Tiếp sau bài giảng là nghi thức Truyền Chức Linh Mục, sau khi Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện đề cử các ứng viên và được sự chấp nhận của Đức Hồng y là Giám Mục bản quyền nghi thức được nối tiếp bằng việc các phó tế phủ phục hoàn toàn trên nền đất. Đức Hồng Y đặt tay phong chức, sau đó hai Đức Cha cùng các linh mục lần lượt đặt tay trên các tân chức. Lễ phục vàng được mặc cho các tân chức và Đức cha phụ tá Giuse xức dầu thánh, Đức cha Phụ tá Phêrô trao chén thánh cho các tân linh mục. Kể từ đây, một giai đọan mới trong đời các tân linh mục đã bắt đầu, một giai đoạn tư tế hiến thân vì Chúa, trọn đời theo thầy Giêsu, vị Mục tử Nhân Lành để phục vụ đàn chiên Chúa.

Mặc dù là Lễ Phong Chức, giáo phận có thêm các linh mục nhưng cuối Thánh Lễ Đức Hồng y đã đưa ra lời tâm tình, ưu tư của người chủ chăn giáo phận trước tình hình thực tế thiếu hụt nhân sự phục vụ cộng đoàn Dân Chúa: “Thánh Lễ hôm nay là Thánh Lễ khai mạc Năm Linh Mục, chúng ta vừa cùng nhau đọc kinh cầu nguyện cho các linh mục để đánh dấu ngày khai mạc Năm Linh Mục. Tôi muốn có đôi lời báo cáo về tình hình cụ thể của hàng linh mục trong gia đình giáo phận. Hy vọng anh chị em trong thời gian tới có những đề nghị thiết thực cũng như có sự hỗ trợ thiết thực cho anh em linh mục giáo phận. Cứ mỗi lần trước khi truyền chức vài ba tháng thì tôi hỏi các cha hạt trưởng, mỗi hạt cần bao nhiêu linh mục, nhu cầu về linh mục như thế nào báo cáo cho tôi biết, để phong chức, để thay đổi… để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng hạt. Nhưng 11 năm nay lúc nào cũng thấy thiếu nên tôi thử tìm nguyên nhân tại sao cứ thiếu hoài. Năm rồi, cần hai mươi mấy linh mục, vừa rồi anh chị em thấy truyền chức chỉ 12 tân linh mục, bởi vậy tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân, tình hình như thế nào trong 11 năm qua. Cùng với 12 người mới vừa phong chức hôm nay là chúng ta có 127 tân linh mục trong 11 năm (1998-2009, thời gian Đức Hồng y làm Tổng Giám Mục, NV). Nhưng mà linh mục qua đời, về hưu, bệnh tật lâu dài không có khả năng làm việc mục vụ trong 11 năm qua có 75 linh mục qua đời và 55 nghỉ hưu hay nghỉ bệnh dài hạn, tổng cộng 130 người. Như vậy cho đến hôm nay có 127 tân linh mục không có đủ để bù đắp 130 linh mục vừa qua đời, vừa nghỉ hưu, vừa bệnh tật để anh chị em thấy thiếu hụt như thế nào. Và công việc mục vụ một ngày một tăng lên, ngày xưa đâu có di dân, giờ có di dân, có nhiều vấn đề, rất nhiều vấn đề phải lo cho những người đó. Công việc mục vụ thì nhiều mà người thì không đủ.”

Đức Hồng y cũng quan tâm đến sức khỏe của các linh mục, ngài đã nhờ các bác sĩ Công Giáo khám sức khỏe cho các linh mục. Trong 250 linh mục được khám sức khỏe thì có đến 150 có vấn đề về tim mạch, huyết áp. Trước tình hình đó, ngài đã hỏi thăm căn nguyên của bệnh tật và đã được câu trả lời là do biến động xã hội, mật độ dân số tăng cao, ô nhiễm môi trường, tất cả nhân tố đó tạo ra nhiều vấn đề khó khăn, nhiều căng thẳng kéo dài trong cuộc sống con người, nhất là người cao tuổi, khả năng thích ứng giảm thiểu. Trước thực trạng đó, ngài kêu gọi mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn cần nghĩ xem nên làm gì để cất đi, để giảm đi những hậu quả như thế. Và nhất là ngài mong muốn các giáo xứ đọc Kinh Cầu Cho Các Linh Mục hằng ngày để chạy đến lòng thương xót Chúa cầu mong Chúa nâng đỡ cho các linh mục.

Sau Thánh Lễ, các tân chức chụp hình lưu niệm cùng thân bằng quyến thuộc, đây đó tại quảng trường Nhà thờ chính tòa rộn rã tiếng cười nói, không khí vui tươi, chúc mừng các tân chức. Và hôm nay đây Giáo Hội có những vị linh mục hết sức trẻ trung được đào tạo trong thời đại gọi là kỹ thuật số, thời đại truyền thông, cái thời lắm nhanh nhạy nhưng cũng lắm phiền toái, cám dỗ. Cầu mong các tân chức được sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần trong mọi hoàn cảnh của sứ vụ mới để các ngài luôn kiên vững con đường loan báo Tin Mừng, góp phần chăn dắt đoàn chiên Chúa. Dòng đời vẫn hối hả trôi đi và con cái Chúa vẫn phải hòa mình vào đó, không phải để bị cuốn phăng đi như trong dòng nước lũ nhưng là để góp phần dẫn đưa nhân loại vác thập giá vượt qua bão tố cuộc đời về với ánh sáng Thiên Chúa đời đời.

Dưới đây là danh sách mười hai phó tế được phong chức linh mục ngày 19/06/2009:

1. Mactinô Chu Quang Định, Tân Hoà, Phú Nhuận.

2. Giuse Nguyễn Minh Đức, Tân Phú, Tân Sơn Nhì.

3. Inhaxiô Nguyễn Văn Đức, Tân Lập, Thủ Thiêm.

4. Phanxicô At Trần Đức Huân, Mân Côi, Gò Vấp.

5. Đaminh Lâm Quang Khánh, Lạc Quang, Hốc Môn.

6. Giuse Nguyễn Văn Lãnh, Tân Lập, Thủ Thiêm.

7 Giuse Đặng Thanh Phong, Mông Triệu, Gia Định

8. Giuse Trần Hoàng Quân, Vinh Sơn (Ông Tạ), Chí Hoà.

9. Giuse Nguyễn Hồng Thanh, Xóm Thuốc, Gò Vấp.

10. Giuse Nguyễn Ngọc Thông, Bình Thái, Bình An.

11. Giuse Nguyễn Hữu Thức, Hoàng Mai, Xóm Mới.

12. Phêrô Giuse M Hà Thiên Trúc, Tân Định, Tân Định.
 
Hành Hương Mẹ La Vang ngày 19/6/09
Bùi Hữu Thư
07:06 20/06/2009

Hành Hương Mẹ La Vang ngày 19/6/2009:





Hành Hương Mẹ La Vang ngay 19.6.09

Hoa Thịnh Đốn ngày 19/6/09:
Chương trình hành hương Mẹ La Vang ngày thứ sáu 19/6/09 đã khởi sự lúc 10 giờ sáng với buổi nói chuyện 2 tiếng đống hồ của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt, khâm sứ Tòa Thánh tại Costa Rica. Đức Tổng Tốt có tên hiệu tại Phi Châu trong thời gian ngài làm đại sứ Tòa Thánh ở Phi Châu là đây là “Very Good Bishop”. Ngài rất từ tốn và hiền lành trong khi tiếp xúc với các linh mục tu sĩ và giáo dân. Ngài đã chia sẻ về quá trình phục vụ cho Bộ Ngoại Giáo Tòa Thánh. Ngài khuyến khích các linh mục nên xin để Đức Giám mục địa phương đề nghị cho được đến Rôma để thực tập tại Bộ Ngoại Giao. Ngài cũng nói về người dân Trung Mỹ hiền lành và rất sùng kính Đức Mẹ Guadalupe. Được biết Costa Rica là một nước tại Trung Mỹ Châu, có các hoa trái miền nhiệt đới: soài, bưởi, chôm chôm, mãng cầu, nhưng không có sầu riêng. Ở đây có núi lửa vẫn còn đang hoạt động và có suối nước nóng rất ấm. Rừng cây có vòm cao, có đủ các thú vật và khí hậu ẩm ướt.

Buổi hội thảo ngài được cha Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietcatholic điều hợp rất khéo léo, từ phần giới thiệu Đức Tổng đến phần đặt các câu hỏi.

Sau bữa trưa mọi người được nghỉ ngơi cho đến 3:30 có ba buổi hội Thảo dành cho ba lứa tuổi”

1. Thiếu Nhi (dưới 17 tuổi), tại Visitor’s Center dưới sự hướng dẫn của các Sơ Cát Lê, Dòng Thánh Giá Phát Diệm, thư ký của Đức Giám Mục Mai Thanh Lương tại Orange County và Sơ Thiên Ân, Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. Ngoài ra còn có sự tiếp tay của hai sơ Dòng Trinh Vương: Sơ Thủy vàVân.Cử toạ gồm 50 thiếu nhi và các người lớn. Các em rất thích thú vì các sơ viết nhạc, đàn hát và dạy các em hát bài U-n-I-united rất dễ thương. Sơ Cát Lê, thư ký của Đức Cha Mai Thanh Lương đã chia sẻ rất cảm động về lý do sơ đi tu. Các em có vẻ rất thích thú về các sinh hoạt trong buổi họp.

2. Thanh Niên (từ 18 đến 35) do Sơ Phương Nhi, và hai cha Dòng Chúa Cứu Thế, Hoàng Tất Thắng từ New York xuống và cha Tạ Thanh Bình từ Houston. Buổi hội thảo này được tổ chức tại Memorial Hall song song với buổi họp các ca trưởng đến từ khắp nơi trên toàn quốc Hoa Kỳ và Canada, tại một nhà nguyện kế bên. Ngoài Crypt church chí có Memorial Hall là có dàn âm thanh, nhưng Ban Tổ Chức đã phải giảm bớt âm thanh để buổi họp trong nhà nguyện có thể nghe tiếng nhau. Buổi hội thảo của các cha Dòng Chúa Cứu Thế và sơ Phương Nhi khởi sự bằng cuộc thi đố vui để học về tiểu sử và các đạc tính của Thánh Phaolô. Hấu hết các câu hỏi đều được giải đáp rất chính xác, khiến cho tổng số điểm đạt được là 1 triệu Mỹ Kim. Như vậy có nhiều em đã trở thành triệu phú.

Hai cha Hoàng và Bình thì nhấn mạnh về ơn gọi đời linh mục và sự trở lại của Thánh Phaolô.

Người lớn (từ 36 trở lên) được tổ chức ngay trong Crypt Church với sự hướng dẫn của cha Vũ Thế Toàn Dòng Tên. Crypt church gần đầy so với buổi sáng với Đức Khâm Sứ.

Ước lượng có gần 1.000 người đã tham gia buổi họp với cha Toàn.

Thánh lễ lúc 6 giờ được cử hành trong Crypt Church hơi trễ một chút vì phải chờ ông chuyên viên âmthanh gắn ampli và loa. Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm đã chủ tế thanh lễ này. Cha thuyết giảng là Cha Đồng Minh Quang, cha sở nhà thờ chánh tỏa “Christ the Light” Oakland, California.

Thánh lễ tan lúc 7 giờ 30 tối. mọi người vội vã lên xe đi về nhà hang Harvest Moon.

Vì nha lục lộ đang sữa chữa bên trong đường hầm, nên có nhiều chỗ chỉ có 1 lane. Việc kẹt xe khiến cho bữa ăn trễ mất hơn nửa tiếng.

Nhà hàng đã cho ăn một bữa thật ngon với các món ăn vừa miệng: Tôm rim, Cá kho tộ, Cải sào nấm đông cô, thịt bò sào…

MC là cha Đồng Minh Quang; sau phần trình diễn của Phượng Nhi, một ca sĩ của giáo xứ CTTĐ Arlington và ca sĩ Mai Thiên Vân tử Cali qua, cha Tiến Linh đã đi giữa các hàng ghế đến từng bàn hát để quyên tiền cho Liên Đoàn.

Các bài hát có sự phụ họa ban nhạc Red Sun. Nhờ sự điều khiển khéo léo của Cha Quang số tiền quyên góp của thực khách cũng rất khả quan,

Cha Vượng, Cha Liêm và Đức Tổng
Giáo dân trong Crypt Church


Cha Trần Công Nghị Giới thiệu Đức Tổng


Hai thầy PT Nguyễn Hòa Phú và Nguyễn Ánh


Cha Vượng, Đức Tổng Tốt và cha Liêm
Hình chụp chung bên ngoài Crypt church
Sơ Khánh Vân đang nói chuyện
Cha Hoàng Tất Thằng và sơ Phương Nhi
Linh mục Tiến Linh
Ông Bùi Công Tổng Thủ qũy
 
Khai mạc năm Linh Mục tại giáo xứ Tam Tổng Thanh Hóa
BTT Thanh Hóa
16:16 20/06/2009
KHAI MẠC NĂM LINH MỤC

TẠI GIÁO XỨ TAM TỔNG, GIÁO PHÂN THANH HOÁ


Cùng hoà chung với nhịp đập con tim của Giáo Hội Hoàn Vũ và cũng là để đáp lại lời hiệu triệu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, giáo xứ Tam tổng, giáo phận Thanh hoá đã cử hánh thánh lễ trọng, rước kiệu kính Trái Tim Chúa Giêsu, và thắp nến khai mạc NĂM LINH MỤC, vào lúc 16h30, ngày 19 tháng 06 năm 2009. Hiện diện trong thánh lễ có cha chính xứ Raphael Đỗ Minh Tuấn, cha phó xứ Giuse Nguyễn văn Ba, Quý Thầy Đại Chủng Viện Vinh Thanh, Quý Xơ Dòng Mến Thánh Giá, Quý chú Ứng sinh Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh, và hàng ngàn giáo dân trong toàn xứ Tam tổng. Sở dĩ có Quý Thầy, Quý Xơ, Quý Chú ứng sinh hiện diện là vì chương trình “MEN PHỤC SINH 2009” đang thực hiện tại giáo xứ Tam tổng dành cho 156 em giáo lý viên và ca trưởng thuộc 9 giáo xứ trong giáo hạt Nga Sơn, giáo phận Thanh hoá.

Xem hình ảnh lễ khai mạc năm Linh Mục

Trong thánh lễ, cha chính xứ đã trình bày cho cộng đoàn tham dự về ngày lễ đặc biệt hôm nay, với chủ để liên kết: THÁNH TÂM CHÚA – THIÊN CHỨC LINH MỤC – CHA THÁNH GIOAN MARIA VIENNEY. Qua đó, mọi người có dịp được học hỏi và đào sâu về TÌNH THƯƠNG của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta, thông qua Thánh Tâm Chúa Giêsu, đến Thiên Chức Linh Mục và mẫu gương cha thánh Gioan Maria Vienney.

Sau thánh lễ, cộng đoàn phụng vụ đã cùng nhau cung nghinh kiệu Trái Tim Chúa Giêsu để tôn vinh Thánh Tâm Chúa, và giới thiệu Thánh Tâm Chúa cho mọi người anh chị em lương dân xung quanh. Đồng thời cũng là để nhắc nhở cho mọi tín hữu ý thức về thân phận lữ hành của mình trên đời trần gian này, nhưng có Chúa cùng đồng hành với mỗi người chúng ta.

Cuộc kiệu Trái tim Chúa Giêsu kết thúc tại lễ đài, với nghi thức dâng mình cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Muôn người như một, cùng giơ cao nến sáng trên tay và cất cao lời kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa Giêsu.

Trong ngày lễ đặc biết hôm nay, không thể thiếu nghi thức thắp nến cầu nguyện cho Hàng Linh Mục trên toàn thế giới theo lời mời gọi của vị Cha Chung - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Khởi đầu nghi lễ, cha chủ sự đã tóm lược về ý nghĩa của NĂM LINH MỤC theo tài liệu Toà Thánh, bổn phận của người tín hữu trong việc nâng đỡ các linh mục theo thư mục vụ của Đức Cha Giuse Nguyễn chí Linh, giám mục giáo phận. Tiếp theo là lời kinh xin ơn thánh hoá các linh mục do chính cha chính xứ và cha phó xứ tuyên đọc giữa sự hiệp thông im lặng của cộng đoàn giáo xứ được trao phó cho các ngài. Lời kinh do Toà Thánh ban hành thật ý nghĩa và xúc tích. cả cộng đoàn hiệp thông sâu xa với từng lời kinh như muốn tha thiết nài xin Thiên Chúa gìn giữ, che chở và thánh hoá các linh mục của Ngài. Tâm tình thổn thức đang dâng trào nơi mỗi tâm hồn tín hữu, thì lại được tiếp sức bởi lời ca tha thiết của CA ĐOÀN TẬN HIẾN là Quý Thầy, Quý Xơ và Quý Chú Ứng Sinh, qua bài hát CHÚA ĐÃ YÊU CON: Từ muôn đời Chúa đã yêu con và còn yêu con mãi mãi. Chúa chọn con giữa muôn người, và người nâng con lên nâng con lên giữa hàng dân thánh Chúa. Ôi suốt đời con bao giờ con cảm tạ cho xứng Chúa ơi ! Ôi nếu ngày nào con bội ước thì cho con say chết giờ đây. Nếu ngày nào con phản Chúa thì cho con ly thoát phút này. Con ước trọn đời yêu một Chúa và đời con yêu Chúa mà thôi. Ước ngày nào con về bên Chúa niềm hân hoan yêu Chúa muôn đời. Lời ca tiểu khúc của bài hát do chính cha chủ sự và cha phó cùng hát, như là một lời cầu xin tha thiết cho chính các ngài được mãi ơn TRUNG THÀNH với Thiên Chúa và Hội Thánh. Hoà theo tâm tình cầu nguyện đó, cả cộng đoàn cùng giơ cao nến sáng và đọc kinh cầu cho các linh mục, xin Ngài thương nâng đỡ và thánh hoá hàng linh mục.

Buổi lễ kính trọng thể Trái Tim Chúa Giêsu và nghi thức khai mạc NĂM LINH MỤC đã khép lại với lời ca ĐẾN MUÔN ĐỜI CON CẢM TẠ TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA.

Nguyện xin Chúa Giêsu ban xuống lòng chúng con tràn đầy “LỬA YÊU THƯƠNG”, yêu Chúa và yêu người, như Chúa đã yêu chúng con.
 
Giáo phận Đà Nẵng mừng năm thánh Linh Mục
JB. Trần Ngọc
16:56 20/06/2009
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG KHAI MẠC NĂM THÁNH LINH MỤC

Đà Nẵng: Ngày 16 tháng 3 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêditô thứ XVI đã công bố Năm Thánh Linh mục, được khai mạc vào ngày hôm nay 19.6.2009, và sẽ kết thúc vào ngày này sang năm, nhân kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của Cha Thánh Gioan Vianney, Cha sở xứ Ars, bổn mạng hàng linh mục trong Hội Thánh. Hòa chung niềm vui của các linh mục trên toàn thế giới, Giáo phận Đã Nẵng đã tổ chức cuộc gặp mặt linh mục, sau đó Thánh lễ đồng tế khai mở Năm Thánh Linh mục trong toàn giáo phận. Đây cũng ngày Đức Giám mục Giuse chính thức khai trương webside của giáo phận Đà Nẵng tại địa chỉ: http://giaophandanang.org

Cuộc gặp mặt linh mục nhân ngày khai mạc Năm Thánh Linh mục:

Trời thành phố Đà Nẵng hôm nay nhiệt độ lên đến 37- 38 độ C, ngoài trời nắng nóng gây gắt, tuy nhiên, mới 2 giờ chiều, Toà Giám mục đã đông vui rộn ràng với tiếng bao cười nói, chúc mừng nhau của các linh mục tề tựu về trong ngày vui hôm nay, không còn ai nhớ đến cái nóng của khí trời nữa. Đúng 2 giờ 30 chiều, khai mạc buổi gặp mặt các linh mục trong Giáo phận tại phòng “đa năng” của Toà Giám mục, dưới sự chủ sự của ĐGM Giáo phận.

Trong buổi gặp mặt ngày hôm nay, trước tiên, Cha đặc trách trang web của Giáo phận Phêrô Trần Đức Cường, đã đọc lá thư gửi ĐGM Giáo phận gửi cho cộng đoàn trong ngày khai trương. Trong thư, ĐGM đã nhấn mạnh đến vai trò của truyền thông, chính truyền thông đã đáp ứng cho nhu cầu mục vụ tất yếu trong bối cảnh hiện tại. Ngài cũng nhắc lại lời Thượng Hội Đồng Á Châu đã gọi phương tiện truyền thông là Areopagus, nghị trường của thời đại hôm nay. Chính ở đây cũng như trong các lĩnh vực khác, Hội Thánh có thể đóng một vai trò ngôn sứ và khi cần có thể trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói…

ĐGM cũng nói đến sứ mạng của trang web là để phục vụ, phục vụ mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận, cũng như những ai quan tâm đến Giáo phận Đà Nẵng thân yêu. Để phục vụ tốt cho mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận, Ngài tha thiết kêu mời các linh mục hãy biết “nuôi dưỡng đứa con bé bỏng” mà mới chào đời ngày hôm nay cho sống và sống dồi dào nữa. Ngãi nói: “Tôi chân thành và tha thiết kêu gọi quý Cha kể từ nay trong mối quan tâm mục vụ của mình, chúng ta sẽ dành một chỗ ưu ái cho trang web của Giáo phận. Nếu mỗi linh mục, tự căn tính mình, là một ngôn sứ, một nhà giảng thuyết, thì nói cách khác, mỗi linh mục cũng là một nhà truyền thông”. Nhân dịp này, ĐGM cũng kêu gọi: “Tôi cũng khuyến khích các Giáo xứ, các Cộng đoàn và đoàn thể, cũng nên bắt đầu nghĩ đến một trang web riêng cho tổ chức mình, để một khi nối kết mạng, cũng được nối kết tâm tình với nhau, và góp phần làm phong phú hơn cho trang web của Giáo phận. Tôi cũng mời gọi mọi người tỏ tình hiệp thông trong đại gia đình Chúa Kitô, nhất là các bạn trẻ vốn rất gần gũi với lãnh vực này, quan tâm truy cập vào những trang web Công giáo bổ ích, như trang web Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và của các Giáo phận anh em”.

Tiếp theo buổi họp mặt, ĐGM với tư cách là vị chủ chăn, ngài nhắn nhủ lời với các linh mục của mình về ý nghĩa của năm Thánh Linh mục. Ngài đã dùng dịp này để huấn từ các linh mục trong Giáo phận, sống đúng vai trò và sứ vụ linh mục của Chúa. Năm này là dịp để cho các linh mục nhìn lại đời sống của mình, qua bảng xét mình của linh mục mà ngài đã gửi tới cho từng linh mục trong Giáo phận. Năm thánh Linh mục có nhiều cử hành trong Giáo phận sẽ được triển khai trong thời gian tới…

Thuận tiện dịp này, ĐGM Giáo phận cũng đã cho các linh mục một số thông tin trong Giáo phận. Đặc biệt, ngài đã nói lên tâm tình của ngài trong chuyến Ad Limina lần này cùng với 31 Giám mục của Giáo hội Việt, ngài mang tất cả tâm tình của Giáo phận Đà Nẵng dâng về Đức Thánh Cha kính yêu.

Cuối cùng, Ngài đã thông báo cho một số cha trong Giáo phận sẽ thuyên chuyển, bổ nhiệm sau ngày 15.8.2009 tới đây. Mọi người hân hoan đón nhận tất cả những lời giáo huấn cùng tấm lòng của vị chủ chăn!

Cuộc họp mặt ý nghĩa ngày hôm nay, cùng những ý hướng tốt lành từ ĐGM khơi gợi, giúp cho linh mục đoàn sẽ thêm chất liệu để sống trọn vẹn Năm Thánh Linh mục đang khai mở!

Thánh lễ khai mạc năm Thánh Linh mục:

Với cái nóng nóng cuối ngày của mùa hè, không làm khuất phục đoàn dân Chúa trong ngày đầy ý nghĩa này. Mới 5 giờ 00 chiều, đoàn dân Chúa đã tề tựu trước sân nhà thờ chính Toà, chuẩn bị tâm hồn để bước vào thánh lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo phận, khai mạc năm Thánh Linh mục.

Đúng 5 giờ 30, đoàn đồng tế gồm có Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng, Cha tổng Đại Diện, cùng 65 linh mục từ sân Toà Giám mục tiến ra tiền sảnh nhà thờ Chính Toà được trang trí nổi bật hình trái tim Chúa Giêsu với câu Lời Chúa của thánh Phaolô “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” đã gợi lên ý nghĩa của ngày lễ. Đội kèn tây cất lên chào đón đoàn đồng tế, sau đó ca đoàn Phạm Ngọc Chi, ca đoàn Giáo phận, đưa cộng đoàn phụng vụ đi vào huyền nhiệm của trái tim Chúa Giêsu với bài ca nhập lễ “Trái Tim Người” thật du dương nhịp nhàng.

Sau lời chào thân thương của vị chủ chăn với đoàn chiên, Đức Giám mục đưa mọi người đi vào thánh lễ với những gợi ý, nhắc nhở về trái tim của Chúa Giêsu, cũng như khơi gợi ý nghĩa của cuộc hội tự đông đảo linh mục và mọi thành phần dân Chúa. Đặc biệt, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hướng về năm linh mục với ý thức: “linh mục cần được mời gọi sống chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa. Linh mục cần được thánh hóa, cần được cầu nguyện, cẩn được hỗ trợ, cần được nâng đỡ của cộng đoàn dân Chúa để thi hành nhiệm vụ lớn lao, cao cả và nặng nhọc”.

Thánh lễ diễn ra trong không khí mát dần của của hoàng hôn cùng những cơn gió biển, làm cho lòng người liên tưởng đến ân sủng diệu vời Thiên Chúa đang ban cho Dân Ngài. Các bài đọc, đáp ca, được đọc lên đưa cộng đoàn dâng Chúa càng tiến sâu vào huyền nhiệm của tình thương Thiên Chúa đối với con người. Tình yêu ấy được thể hiện qua trái tim của Chúa bị đâm thâu mà Giáo hội tôn sùng hôm nay.

Trong bài chia sẻ với cộng đoàn, ĐGM giáo phận đã khởi đi từ con tim thể lý để đưa cộng đoàn đến với trái tim của Chúa Giêsu, trái tim yêu thương. Đó không chỉ là biểu tượng mà là tình yêu trọn hảo đối với con người. Trái tim ấy đựợc ĐGM nhắc đến cụ thể qua mặc khải của chị thánh Faustina, trái tim xuất phát hai nguồn sáng, nguồn sáng màu trắng tượng trưng cho nước và nguồn sáng màu đỏ tượng trưng cho máu. Mạc khải của Thánh Faustina đã được thánh Gioan mô tả tỉ mỉ trong bài Tin mừng hôm nay về cái chết của Chúa trên thập giá, với ngọn giáo đâm vào trái tim, có những giọt máu và nước chảy ra.

Tình yêu Thiên Chúa trao ban tất cả cho chúng ta được “Thiên Chúa quang phòng, ban bao là hạnh phúc, bao là niềm vui, đáp ứng nhu cầu cuộc sống chúng ta. Chúng ta dễ lầm tưởng mọi sự do bởi chúng ta, do sự tái khéo khôn ngoan của chúng ta. Nhưng không. Tất cả chúng ta chỉ là người cộng tác, thừa hành, dưỡng nuôi sự sống. Sự sống tồn tại chính là nhờ tình yêu Thiên Chúa. Ngài ban tất cả cho chúng ta, ban chính Con Một yêu dấu của Ngài, để Ngài đến trần gian rao giảng tình yêu cách mạnh mẽ hơn, đề ra cho chúng ta một con đường chắc chắn hơn, chính là con đường qua ngả Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Ngài vẻ ra cho chúng ta con đường, đến với Chúa qua Đức Giêsu Kitô, về với Chúa Cha bằng con đường ngắn nhất, chắc chắn nhất, hạnh phúc nhất”.

Từ đó, ĐGM đưa cộng đoàn đi xa hơn về tình yêu của Chúa, ngài mời gọi cộng đoàn hãy đáp trả lại tình yêu bằng chính luật yêu thương mà Chúa mời gọi con người thực thi mỗi ngày.

Từ mầu nhiệm tình yêu, ĐGM liên kết đến chức linh mục. Ngài nói: “Giọt máu, giọt nước chảy ra khi Chúa chết không chỉ dừng lại ở cây thập giá, ở đồi Gôngôtha mà tiếp tục chảy ra nên ơn cứu độ cho toàn thế giới qua hàng linh mục được Đức Kitô tuyển chọn và sai đi, tiếp tục công trình yêu thương. Chính vì thế, tất cả hy sinh, vất vả, gian nan của đời linh mục chính là những giọt máu, giọt nước của Chúa Giêsu tiếp tục ban đến cho mỗi tín hữu qua bàn tay linh mục”.



Cuối bài giảng, ĐGM cũng nhìn nhận sự yếu đuối nơi con người của các linh mục của mình, để rồi ngài mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho các linh mục được thánh hóa trong mỗi phút giây của cuộc sống chứ không dừng lại ở ngày truyền chức.

Trước khi kết thúc thánh lễ với phép lành Ơn Đại xá nhân ngày khai mạc Năm Thánh Linh mục, ĐGM tư cách chủ chăn, đã ngõ lời chúc mừng bổn mạng Giáo phận đến toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Ngài cũng nhắc nhở cộng đoàn cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha của các Giám mục Việt Nam mang lại những kết qua tốt đẹp.

Kết thúc thánh lễ, mọi người tràn ngập niềm vui và ân sủng của Chúa. Linh mục đoàn có một bữa ăn tối nhẹ tại Toà Giám mục, mừng nhau trong ngày khai mạc Năm Thánh Linh mục này.

Jb. Trần Ngọc
 
Giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang rước kiệu tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bổn Mạng của giáo xứ
Antôn Minh Dũng
17:25 20/06/2009
Giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang rước kiệu tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bổn Mạng của giáo xứ

Hôm nay, ngày 19 tháng 6 năm 2009, giáo xứ Tân Hội long trọng mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bổn Mạng của giáo xứ. Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng là Bổn Mạng của Cộng đoàn các Nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang tại Tân Hội, Bổn Mạng của Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm và Ca đoàn Thánh Tâm của giáo xứ.

Để cổ vũ và hâm nóng lại lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, vào buổi chiều, giáo xứ đã tổ chức rước kiệu trọng thể tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu, đốt nến và dâng hoa tôn vinh Thánh Tâm và cử hành thánh lễ tại tiền đường nhà thờ.

Trong thánh lễ, mọi người đã sốt sắng tưởng nhớ tới các bậc tiền bối, các linh mục đã coi sóc giáo xứ, các vị ân nhân và thân nhân còn sống cũng như đã qua đời.



Đặc biệt, lễ Bổn Mạng của giáo xứ năm nay trùng với ngày khai mạc Năm Thánh Hóa Linh Mục. Cha Sở đã mời gọi giáo dân tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong ngày khai mạc, trong suốt Năm Thánh Hóa Linh Mục và trong cả cuộc đời, sốt sắng cầu nguyện cho các linh mục, nâng đỡ và đồng hành với các ngài trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng và phục vụ dân Chúa mà Chúa Kitô, vị Linh Mục Thượng Phẩm, đã trao phó.

Hoạt động mừng lễ Bổn Mạng của giáo xứ không chỉ gói gọn trong chính ngày lễ. Theo truyền thống từ nhiều năm qua, trong suốt tháng Năm và tháng Sáu, tối nào các Vùng trong giáo xứ cũng tổ chức đọc kinh chung tại các gia đình. Đây là cơ hội rất tốt để các gia đình cầu nguyện chung với nhau, cầu nguyện cho giáo xứ, giáo dục đức tin cho con cháu và xây dựng tinh thần đoàn kết, hiệp nhất giữa mọi người trong giáo xứ.

Kính xin Thánh Tâm Chúa Giêsu tuôn đổ muôn phúc lành cho giáo xứ, cho các vị ân nhân, cho các gia đình và cách riêng cho các vị Chủ Chăn của chúng con luôn được hạnh phúc, thánh thiện và vui tươi trong công việc mục vụ hằng ngày.
 
Thuận Nghĩa khai mạc năm Linh Mục
Tân Lập
17:43 20/06/2009
THUẬN NGHĨA KHAI MẠC NĂM LINH MỤC,

HÀNH TRÌNH VỀ VỚI ĐÀN CHIÊN LẠC


Chúng tôi muốn nói ngay đến tính đặc thù của NGÀY LỄ KHAI MẠC NĂM LINH MỤC mà Giáo hạt Thuận Nghĩa đã long trọng tổ chức ngày 19/6/2009 vừa qua. Không hoàn toàn sát đúng nhưng có thể nói được các Cha trong giáo hạt Thuận Nghĩa đã thực hiện tinh thần của Thầy mình, Linh Mục Thượng Phẩm Giêsu duy nhất, là "bỏ 99 con chiên mà đi tìm một con chiên lạc" (Mt 18, 12).

Theo đó, sáng sớm ngày 19/6/2009, các Cha trong hạt Thuận Nghĩa đã cử hành thánh lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, khai mạc năm linh mục tại mỗi giáo xứ của mình, kêu gọi hết mọi con cái dấn thân cách quả quyết, sâu xa và hăng hái hơn để cầu nguyện cho các linh mục của Chúa trung thành với ơn gọi của mình. Sau đó, tất cả các Cha lên đường trở về vùng đất Quỳ Châu xa xôi, nắng nóng và gió lào cháy bỏng để hiệp dâng thánh lễ chính thức khai mạc năm linh mục của giáo hạt. Thánh lễ được tổ chức tại Tân Bình, một giáo họ nhỏ lẻ thuộc giáo xứ Nghĩa Thành do Linh mục Giuse Phan Văn Thắng coi sóc. Họ Tân bình chỉ có vỏn vẹn 27 hộ với 102 giáo dân, đa số là người nhập cư từ Ninh Bình vào. Họ sống xen lẫn với bà con dân tộc thiểu số, như dân tộc Thanh, dân tộc Thổ, dân tộc Mường và dân tộc Mán..., trãi dài trên diện tích rừng núi hiểm trở có bán kính khoảng 10 km.

Theo linh mục Giuse Phan Văn Thắng, họ Tân Bình có gốc rễ từ hai giáo xứ Bàng Tạng, thuộc huyện Quế Phong và Phú Phương, thuộc huyện Quỳ Châu. Đây là hai xứ đạo được thành lập từ thời các cố Tây truyền đạo sang Việt Nam và đã phát triển mạnh ở thời kỳ sau đó. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử mà giáo dân nơi đây phải di cư đến nơi khác, số ít còn lại không đủ điều kiện để duy trì sự hoạt động của một giáo xứ. Theo lời kể của một bà cụ năm nay đã gần một trăm tuổi, ngụ tại Bàng Tạng, xã Châu Tiến, huyện Quế Phong thì ngôi nhà hai tầng làm trụ sở UBND xã Châu Tiến hiện nay chính là nhà xứ Bàng Tạng và nền nhà thờ Bàng Tạng thì bị người ta xây hội trường uỷ ban Châu Tiến hiện tại.



Được biết giáo hạt Thuận Nghĩa là một trong 19 giáo hạt của Giáo Phận Vinh, có địa bàn trải rộng trên 5 huyện phía Bắc tỉnh Nghệ An, là các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong. Theo báo cáo tất niên ngày 30/12/2007, số giáo dân là 55.365 người, thuộc 18 giáo xứ là Cầm Trường, Yên Hoà, Thuận Nghĩa, Thanh Dạ, Mành Sơn, Phú Xuân, Cồn Cả, Phú Yên, Vĩnh Yên, Song Ngọc, Nghĩa Thành, Đồng Lèn, Thuận Giang, Xuân An, Đồng Tâm, Sơn Trang, Lộc Thuỷ và Vĩnh Giang.

Quả là hành trình về với đàn chiên lạc, khi tất cả các linh mục giáo hạt phải bỏ lại hơn 55.000 giáo dân để tìm về với 102 giáo dân xa xăm hẻo lánh. Và đúng nghĩa hành trình về với đàn chiên lạc hơn vì trước khi thánh lễ diễn ra, các linh mục đã ngồi toà giải tội rất lâu, giúp phần lớn bà con nơi đây "trở về cùng Chúa sau một thời gian dài lạc bước, có người đã bỏ xưng tội lâu năm tưởng chừng như sẽ không có cơ hội, lắm lúc sống trong đau thương tuyệt vọng" (Lời của vị đại diện bà con trong lời cám ơn cuối thánh lễ). Thánh lễ diễn ra cách trang nghiêm và sốt sắng trong một căn nhà chật chội của một người giáo dân gốc Ninh Bình, với sự tham gia của đông đảo bà con giáo dân, cùng với sự ngỡ ngàng chứng kiến của bà con các dân tộc thiểu số. Điều người ta dễ nhận ra là trái ngược với sự thiếu thốn, chật chội, đơn sơ trong cách trang hoàng của "nhà nguyện"là sự thánh thiêng, nghiêm trang, sốt sắng, chan hoà niềm vui và đầm ấm tình Chúa, tình người.



Sau khi công bố sắc lệnh của Toà Ân Giải Tối Cao gửi các linh mục và các tín hữu nhân dịp năm linh mục về ơn toàn xá, linh mục Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Thuận Nghĩa, chủ tế thánh lễ đã nói lên lý do, ý nghĩa đặc biệt của Thánh lễ và bày tỏ tâm tình của các linh mục cũng như giáo dân hạt Thuận Nghĩa đối bà con lương giáo nơi đây; rằng "tất cả chúng ta đều khao khát và tìm kiếm hạnh phúc, chúng tôi đã vượt qua rất nhiều sự trở ngại và có mặt tại đây để cùng với bà con và anh chị em tìm lại hạnh phúc đích thực của mình nơi Nguồn suối yêu thương vô bờ bến của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đấng mà chúng ta thấy trên cây thập giá với trái tim bị đâm thâu vì tội lỗi nhân loại. Chúng ta cầu xin Người ban thêm đức tin cho chúng ta, ban niềm hy vọng cho mọi người, ban công lý và hoà bình cho thế giới, nhất là trên đất nước chúng ta".

Thật ý nghĩa hơn, trong thánh lễ này, họ Tân Bình gửi gắm tất cả tâm tình của mình cho thánh cả Antôn, bổn mạng của giáo họ. Họ hy vọng, nhờ lời cầu bầu đắc lực của thánh Antôn hay làm phép lạ, tâm tình đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu của họ được đẹp lòng Chúa hơn; lời nguyện ước của họ cho đời sống mưu sinh phần xác, ích lợi phần hồn bớt bất xứng và dễ được Chúa chấp nhận hơn. Lặp lại tâm tình này trong bài giảng của mình, vị chủ tế thánh lễ đã kể lại câu chuyện thánh Antôn đã làm phép lạ cho con lừa của anh thanh niên cứng lòng tin vào Bí Tích Thánh Thể, phải quỳ gối thờ lạy Phép Thánh Thể trước sự chứng kiến của nhiều người, mặc cho con lừa đó đã bị bỏ đói ba ngày; và kết cục là anh ta cùng với rất đông người ngoại đã tin và gia nhập đạo Công Giáo.



Ngày lễ khai mạc năm linh mục của một giáo hạt lớn được cử hành nơi một miền sơn cước hẻo lánh xa xăm, với số ít giáo dân tham dự, trong sự khó khăn thiếu thốn mọi bề, trước hết các linh mục hạt Thuận Nghĩa muốn bày tỏ tâm tình của người mục tử luôn quan tâm lo lắng cho đoàn chiên của mình, cách riêng là những con chiên đang gặp cảch khó khăn thiếu thốn nhất, với ước mong quy tụ mọi người về một chuồng chiên để ai nấy cũng được hạnh phúc; sau nữa toàn thể Giáo hạt Thuận Nghĩa muốn dấn thân cách sâu xa để cầu nguyện cho các linh mục bằng nỗ lực đem Tin Mừng đến cho đông đảo bà con trên địa bàn rộng lớn mà mình đang sinh sống.

Nối kết các ý tưởng đó, Cha giảng lễ thật có lý khi nói: "Chúng tôi, các linh mục cũng như bà con, các giáo hữu, chúng ta phải là men, là muối, là ánh sáng cho đời. Chúng ta phải sống trung thành với ơn gọi của mình và chúng ta cùng cầu cho nhau thực hiện được điều đó bằng đời sống gương mẫu của mỗi người. Làm sao cho chúng ta gần bùm mà chẳng hôi tanh mùi bùn, làm sao cho đời sống chúng ta trở thành hương thơm, trở thành nước mát trong sạch, có thể làm dịu cơn khát của nhân loại. Đó chính là cơn khát của Chúa Giêsu trên thập giá, cơn khát tình yêu, khát chân lý, khát sự tha thứ và khát sự thánh thiện.

Thánh lễ khai mạc năm linh mục hạt Thuận Nghĩa khép lại với lời chúc bình an của Thánh Tâm Chúa Giêsu qua vị chủ tế thánh lễ, mọi người gặp gỡ nhau tay bắt mặt mừng, đầm ấm tình người, tình Chúa. Năm linh mục nơi giáo hạt này mở ra với những thao thức, những quyết tâm, những ước mơ và dự tính, nguyện dâng lên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria rất thánh, Mẹ của các Linh mục. Người ta hình dung những thánh đường mới sẽ được mọc lên trên mãnh đất đầy yêu thương này, để xứ Bàng Tạng và Phú Phương sớm được gọi lại trong thực tế cuộc sống.
 
Giáo hạt Phú Yên khai mạc năm Linh Mục
LM. Trương Đình Hiền
17:57 20/06/2009
GIÁO HẠT PHÚ YÊN KHAI MẠC NĂM LINH MỤC

Trong niềm hân hoan và sốt sắng của cử hành phụng vụ lễ Thánh Tâm, cộng đoàn Dân Chúa giáo hạt Phú Yên đã long trọng cử hành ngày khai mạc Năm Linh Mục vào chiều thứ Sáu, 19/06/2009, tại lễ đài Thánh Tâm trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ Tuy Hòa. Hiện diện trong thánh lễ đặc biệt nầy có cha Giuse Trương Đình Hiền, chánh xứ Tuy Hòa, hạt trưởng Phú yên là chủ tế thánh lễ, cùng với các linh mục trong giáo hạt. Trong đoàn đồng tế còn có sự hiện diện của linh mục Võ Tá Đề thuộc dòng Ngôi Lời, từ Hoa Kỳ về chuẩn bị lễ giỗ cho ông cố Phêrô. Về phía cộng đoàn giáo dân, bên cạnh đông đảo anh chị em giáo dân giáo xứ Tuy Hòa, có các đoàn đai diện giáo dân của Đông Mỹ, Hoa Châu, Tịnh Sơn, Sông Cầu, Đa Lộc, Hóc Gáo, Gò Duối...Đan xen giữa cộng đoàn đông đảo giáo dân, có các nữ tu Phaolô trong sắc phục trắng và các nữ tu MTG Qui Nhơn với sắc phục đen. Bên cạnh đó, còn có các chủng sinh trong giáo hạt đã mãn trường ĐCV hoặc đang trong kỳ nghỉ hè cùng sốt sắng tham dự thánh lễ.

Hình ảnh ngày Khai Mạc Năm Linh Mục tại Tuy Hòa

Trước giờ khai mạc thánh lễ, toàn thể cộng đoàn lắng nghe Thư mục vụ của Đức Cha giáo phận Qui Nhơn về nội dung, ý nghĩa và những áp dụng mục vụ trong Năm Linh Mục tại giáo phận Qui Nhơn. Tiếp đó, cộng đoàn cũng được nghe các hướng dẫn của Tòa Ân Giải Tối Cao về cách thức và điều kiện lãnh ơn Toàn Xá và Ơn xá từng phần trong Năm Linh Mục. Sau khi người dẫn chương trình nêu bật ý nghĩa Phụng vụ của lễ Thánh Tâm và nội dung cốt yêu của ngày khai mạc năm Linh mục, cộng đoàn sốt sắng hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa hôm nay, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính, Trưởng ban Mục vụ Truyền Thông-Văn Hóa của Giáo phận Qui Nhơn, đã trình bày những diểm cốt yếu của truyền thông Phụng vụ trong Giáo Hội về việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, từ đó, cha đã nêu bật những nét đạo đức và thánh thiện đặc trưng của cha sở thánh Gioan Maria Vianney, mẫu gương để các linh mục trong Giáo Hội hôm nay cùng dõi theo, đặc biệt trong Năm Linh Mục nầy, Năm kỷ niệm 150 ngày sinh nhật trên trời của thánh nhân. Thánh lễ tiếp tục diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng. Đây là cuộc cử hành thánh lễ có số giáo dân tập trung đông đảo trong toàn giáo hạt Phú Yên được tổ chức lần thứ hai ngay trong tháng 6 nầy, (sau lễ tạ ơn mừng Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám Mục giáo phận Banmêthuột, vào ngày 4 tháng 6 vừa qua.)
 
Hành Hương Mẹ La Vang 20/6/2009
Bùi Hữu Thư
23:54 20/06/2009

Hành Hương Mẹ La Vang 20/6/2009





2009-06-20 14:55

Hoa Thịnh Đốn ngày 20/6/2009:
Hành Hương Đức Mẹ La Vang Năm Thứ Hai tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã bế mạc hôm nay lúc 3:30 chiều.

Buổi sáng trong khi tụ tập trước Vương Cung Thánh Đường để chuẩn bị rước kiệu Đức Mẹ và CácThánh Tử Đạo chung quanh bùng binh trước nhà thờ thì mưa nặng hạt đổ xuống. Cuộc rước kiệu phải hủy bỏ bên ngoài, thay vì đó hai cỗ kiệu được rước từ cuối nhà thờ lên cung thánh.

Như đã được dự trù và được chấp thuận bởi ban giám đốc Vương Cung Thánh Đường, Liên Đoàn có thể tập trung từ lúc 10 giờ, rước kiệu lúc 11 giờ và có thánh lễ lúc 12 giờ. Tuy nhiên phút chót Cha Joseph Holcomb cho hay Đức Tổng Giám mục Donald Wuerl quyết định có thánh lễ truyền chức vào buổi sáng. Buổi lễ này chấm dứt lúc 12 giờ 30, khiến cho Thánh Lễ đaị trào của Liên Đoàn phải hoãn lại đến 1 giờ 30. Nhân Viên Vương Cung Thánh Đường cần có 1 tiếng đồng hồ để bầy ghế, sắp xếp âm thanh, và ban tổ chức cũng cầm thì giờ để dựng các bục nhiều tầng cho ca đoàn tổng hợp. Dàn nhạc Orchestra với 35 nhạc công đã được mướn từ 11 giờ đến 2 giờ 30 trong khi thánh lể đến 3 giờ mới xong. Một số nhạc công phải ra về trước vì họ có hẹn khác. Tuy nhiên có 10 nhạc công Việt Nam thuộc giáo xứ nên việc đệm nhạc không bị trở ngại. Ca đoàn tổng hợp dưới sự điều khiển của Nhạc sư Phạm Đức Huyến và các ca trưởng mới hoàn tất khóa ca trưởng cấp 3 tại Giáo Xứ CTTĐ Arlington ngày thứ tư vừa qua.

Mở đầu buổi lễ cha Vượng và ông Thư đã chào mừng Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt vị chủ tế và giảng thuyết cùng với 30 linh mục và 3 Thầy Phó Tế. Ngoài ra còn có 20 nữ tu thuộc 4 dòng Mến thánh Giá Đà Lạt, Phát Diệm, Trinh Vương và Đa Minh. Cha Nguyễn Đức Vượng và ông Bùi Hữu Thư thuộc Ban Tổ Chức cũng giới thiệu một vị khách quý đã tham dự đó là bà Cecile Motus, phó giám đốc văn phòng đa văn hóa. Cha Hà thuộc cộng đoàn Bridgeport, CT là MC cùng với cha Michael Weston. Có gần 3.000 giáo dân tham dự thánh lễ đại trào từ rất nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và Canada: New York, New Jersey, Connecticut, Maryland, Virginia, Louisiana, Pennsylvania, Oregon, Texas và California. Hai cộng đoàn Canada là Toronto và Montreal.

Tất cả giáo dân đều được phát cờ Đức Mẹ, họ đã đứng lên phất cờ đề đón chào và cung nghinh tượng Mẹ La Vang trong khi ca đoàn tổng hợp thuộc các ca đoàn tại điạ phương và các tiểu bang xa xôi, hát bài ca nhập Lễ: “Hãy Về Bên Mẹ”. Kiệu CTTĐ dẫn đầu rồi đến kiệu Mẹ được đưa lên cung thánh để Đức Tổng xông hương.

Cuối lễ, cha chủ tịch Liên Đoàn Nguyễn Thanh Liêm đã ngỏ lời cám ơn ban tổ chức, các thiện nguyện viên, các ca trưởng và ca viên đã giúp cho cuộc hành hương thành công mỹ mãn. Cha hỏi ý cử tọa và tất cả đều trả lời ba lần là muốn Liên Đoàn tổ chức hành hương hàng năm tại Vương Cung Thánh Đường cũng vào dịp này tháng 6 mỗi năm để kỷ niệm ngày đại lễ Phong 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Mọi người hân hoan ra về hẹn tái ngộ sang năm 2010 vào tháng 6.

Đức Sứ Thần Tòa Thánh Nguyễn Văn Tốt
Cây Đàn Tranh trong ban nhạc
Cây sáo trúc trong ban nhạc
Đức Tổng, cha Liêm, Vượng và Châu
Ban Phụng Vũ Thiếu Nhi CTTĐ Arlington
NS Văn Tùng, ban nhạc cùng ca đoàn tổng hợp
Ban phụng vũ trên cung thánh
Bà Tuyết trang hoàng bàn thờ
Đức Tổng xông hương kiệu Mẹ
Nhà thờ đông nghẹt
NS Phạm Đức Huyến điều khiển
HSĐ dàn chào dưới Crypt Church
Đức Tổng và quý cha trong Nguyện Đường Đức Mẹ
Giáo dân chờ lãnh phép lành Tòa Thánh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những phong tục cấm kỵ về thực phẩm
Jos. Tú Nạc, NMS
17:29 20/06/2009
NHỮNG PHONG TỤC CẤM KỴ VỀ THỰC PHẨM

Cá Fugu là một trong những loại cá biển làm chết người nhiều nhất. Khi bị tấn công, cá Fugu tự thổi đầy khí, giống như môt quả bóng, nên người ta gọi nó là cá bóng hay cá nóc.

Trong một con cá Fugu có đủ độc tố để giết chết 30 người. Nhưng người ta vẫn ăn thịt nó! Tuy nhiên, để ăn thịt nó, người ta phải chuẩn bị công phu, đúng cách. Nếu một người ăn một miếng cá Fugu làm không đúng cách, người đó sẽ chết.

Việc bào chế Fugu là việc làm khó khăn. Trước khi một người có thể bào chế cá Fugu, người ấy phải dành hai năm theo học một thầy nấu giỏi, phải qua một khảo sát đặc biệt về Fugu. Kỳ khảo sát này rất khó. Mỗi lần khảo sát chỉ có ba người.

Bào chế và ăn cá Fugu là một việc không an toàn. Tốn kém rất nhiều tiền. Và nó có thể có mùi vị kém chất lượng. Nhưng Fugu rất phổ biến. Vậy tại sao rất nhiều người muốn ăn thịt nó? Fugu là loại thực phẩm phong tục, tập quán.

Chúng ta sẽ tìm hiểu những loại thực phẩm cấm kỵ theo phong tục, tập quán. Trong nhiều nền văn hóa, phong tục, tập quán rất quan trọng. Phong tục, tập quán được miêu tả như một điều gì đó được đặt trong trường hợp cá biệt. Nó được tách biệt với các sự việc khác. Thực phẩm cấm kỵ là loại thực phẩm mà hầu hết ngừoi ta không ăn nó. Nhưng một loại thực phẩm mà được gọi là phong tục cấm kỵ đối với nền văn hóa này lại có thể được chấp nhận đối với nền văn hóa khác.

Người ta có những ý kiến mạnh mẽ về những gì ăn tốt và những gì ăn không tốt. Điều này thực tế trong mọi quốc gia. Cá Fugu đến từ Nhật Bản, nhưng là thực phẩm cấm cản hiện có khắp thế giới.

Chẳng hạn, ở một số nước người ta không ăn thịt chó. Lý do là bởi vì người ta coi chó như con vật cưng – người bạn (động vật) của họ. Hoặc nó có thể là vì lý do tôn giáo. Chặng hạn ở Trung Quốc, một số khu vực người ta ăn thịt chó hoặc ở Việt Nam đâu đâu cũng thấy quán “cầy tơ”. Ở những nơi này việc ăn thịt chó là điầu không cấm kỵ.

Vậy những điều cấm kỵ thực phẩm bắt nguồn từ đâu? Một số bắt nguồn từ tôn giáo. Những gì người ta được ăn uống gắn liền với những gì người ta tin. Nhiều nơi trên thế giới người ta ăn thịt bò. Nhưng người Hindu ở Ấn Độ. Thịt bò bị cấm kỵ. Họ không được ăn những động vật quan trọng này. Nhưng không hẳn những điều cấm kỵ đều đến từ tôn giáo. Một số do sự phát triển truyền thống. Những điều cấm kỵ thực phẩm có thể là để tưởng nhớ một lịch sử chung và mọi người cùng thực hiện.

Cứ mỗi tháng Hai, người dân Iceland tổ chức lễ kỷ niệm, gọi là Thorrablot. Đây là lễ kỷ niệm mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Iceland. Và thực phẩm là một phần quan trọng của Thorrablot, đặc biệt thực phẩm tập tục. Luôn luôn, thực phẩm bị phân hủy, thối rữa là một tập quán quan trọng. Thực phẩm phân hủy có thể mang vi khuẩn nguy hiểm. Nhưng vào ngày Thorrablot. Một trong những loại thực phẩm quan trọng này là thịt cá mập phân hủy.

Những con cá to xác này ăn thịt những loại cá khác. Thậm chí đôi khi chúng tấn công cả người! Cá mập được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ở Iceland, cá mập chứa nhiều hóa chất đặc biệt để bảo vệ hòng tránh khỏi trường hợp nước băng giá. Những hóa chất này tác hại đến con người. Nên, để ăn thịt cá mập, những thợ nấu phải dùng những phương pháp khác thường. Trước tiên, thợ nấu phải thái thịt cá mập thành từng miếng. đoạn, để thịt vào trong những chiếc hộp. Những miếng thịt này bắt đầu phân hủy. Khi những hóa chất này lọt ra khỏi thịt, những miếng thịt ngửi giống chất thải xú uế của con người. Sau vài tháng, thợ nấu treo những miếng thịt này ra ngoài gió. Công đoạn này làm cho tốc độ phân hủy nhanh. Sau những tháng phân hủy, thịt cá mập sẵn sàng được phục vụ thực khách, thậm chí lúc đó, ngửi nó vẫn không gì là thoải mái, dễ chịu.

Nhưng những người ăn cá mập nói rằng đó là cách để tưởng nhớ lịch sử và văn hóa của họ. Một đầu bếp nói:

“Đó là để bảo vệ, giữ gìn truyền thống, chúng tôi lấy làm vui sướng về điều đó. Chúng tôi biết đó là gì và chúng tôi không bao giờ quên. Chúng tôi sẽ không bao giờ mai một nơi mà chúng tôi khởi phát.”

Một lý do nữa mà người ta dùng những thực phẩm theo tập quán vì những tác dụng y học tưởng tượng. Ví dụ, ở những nước Châu Á một số người ăn bộ phận sinh dục của dê và bò đực (có người thậm chí còn ăn cả của chó đực). Tập quán thực phẩm này có một hiệu quả đặc biệt. Người ta tin rằng nó sẽ mang lại một sức mạnh khát khao tình dục.

Ý nghĩ này hoàn toàn không có cơ sở đối với y học hiện đại. Thay vì, nó chỉ là một phần của truyền thống lâu đời mà nó liên quan với việc ăn nhiều thì sức khỏe tốt - ăn gì thì bổ nấy. Xét cho cùng, thực phẩm là nguồn dược liệu hàng đầu.

Không phải tất cả những phong tục thực phẩm có nguồn gốc hàng trăm năm. Mãi năm 1947, Ấn Độ dưới quyền cai trị của Anh. Trong thời kỳ này, con cái có hoặc cha hoặc mẹ là người Anh và hoặc cha hoặc mẹ là người Ấn Độ đã bị loại cả hai nền văn hóa. Những người bị loại bỏ này đã hình thành một nền văn hóa tách biệt. Nó có những luật lệ riêng về thực phẩm. Một loại thực phẩm đặc biệt là “kutti pi”.

“Kutti pi” trở thành một loại thực phẩm phong tục – một bào thai. Bào thai này là một động vật không được sinh ra, được lấy từ cơ thể của mẹ nó. Thông thường, người ta làm “kutti pi” bằng cách dùng bào thai của cừu. Ăn nó được cho rằng giúp phụ nữ mang thai giữ được sức khỏe. Nhưng người ta không ăn “kutti pi” thường cho lắm. Bởi nó chỉ được làm khi con vật mang thai bị chết.

Trong Kinh Thánh có một câu chuyện về việc chọn lựa thực phẩm. Một vài người đang tranh luận về cách phù hợp với tiêu chuẩn bình thường để chuẩn bị cho một bữa ăn. Họ quan tâm đến sự sống con người không trong sạch. Nên họ đã hỏi Chúa Giêsu rằng Người nghĩ gì. Chúa giêsu liền trả lời họ:

“Không có cái gì ở bên ngoài bạn làm cho bạn nhơ bẩn qua sự thâm nhập. Những gì ra khỏi bạn đó là những thứ làm cho bạn nhơ bẩn. Bởi lẽ nó không đi vào trái tim. Mà nó đi vào bao tử. Rồi nó được bài tiết khỏi cơ thể.”

Những gì ra khỏi con người làm cho họ nhơ bẩn. Những tư tưởng tội lỗi xuất phát từ bên trong, từ tâm hồn con người. Nên đã dẫn đến những hành động sai lầm – tư tưởng hướng hành động. Những phong tục thực phẩm giúp người ta hiểu nhau. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, những gì con người thực hiện quan trọng hơn những gì người ta ăn. Họ yêu thương như thế nào quan trọng hơn những gì họ nấu. Và thực phẩm mà họ đưa vào miệng không quan trọng bằng những lời họ phát ra.
 
Văn Hóa
Phiếm luận: Bố Việt Nam và Đức tính
Nguyễn Trung Tây, SVD
09:04 20/06/2009

Phiếm luận: Bố Việt Nam và Đức tính



...Con mốc 75 đã mang ra khỏi Việt Nam nhiều triệu cuộc đời Việt Nam tới những vùng đất mới. Ở nơi đó, những ông bố Việt Nam đối diện với một số dị biệt về văn hóa. Nhưng ông bà mình đã dậy, “Nhập gia tùy tục”. Bây giờ sinh sống ở hải ngoại rồi, những đức tính mới nào ông bố Việt Nam cần phải có trên những vùng đất mới?

Bài phiếm luậm Bố Việt Nam và Đức tính đề nghị một số đức tính mà bố Việt Nam cần phải có để gọi là nhập gia tùy tục như ông bà mình đã từng dậy...


Ngày Lễ Bố chuẩn bị kéo tới, tôi ghé vào nhà của một người thân, gặp ngay hai ông bố Việt Nam đang ngồi tâm sự về thân phận đàn ông ở đất Úc. Thấy tôi, ông bố Việt Nam thứ nhất than thở,

— Giời ạ! Thằng con trai thì nó rúc rúc trong phòng, chát chát tối ngày với bạn bè, tới giờ cơm gọi chán như gọi đò sang sông cũng không thấy mặt mũi đâu sất. Còn đứa con gái thì mới nứt mắt ra mà đã son với phấn, người thì lúc nào cũng sực mùi nước hoa CK, sểnh ra một cái thì biến mất dạng. Mình có muốn dạy dỗ điều chi thì nó cũng cứ nhấm nha nhấm nhẳng như chó cắn ma, “I know! I know!”, y như cái ông gì đó trong truyện Số Đỏ, “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Cái ngữ này, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng. Ghét, cho vào nồi luộc. Tức, bóc vỏ ra ăn thì chắc đỡ tức hơn!

Thấy cảnh nhà vắng vẻ, tôi ái ngại hỏi,

— Còn chị nhà? Chị ấy đâu rồi? Tới đây bao nhiêu lần rồi mà đố có mấy khi nhìn thấy mặt nội tướng nhà ông.

Ông bố thứ nhất chỉ tay về hướng sòng bài Crown nổi tiếng Melbourne,

— Kia kià. Ông vào đó mà coi. Hai tay hai máy. Nhìn cứ như ông tây bà đầm!

Tôi miệng phân ưu với ông bố Việt Nam, mà lòng thì cũng buồn thiu. Chán chết! Mình cũng đang rầu thối ruột ra đây nè, mà gặp phải những ông bố như thế này, thì đời dù đang hạnh phúc cũng bỗng dưng hóa thành tối om.

I. Nhập gia tùy tục

Mà hình như làm phận bố Việt Nam trên đất người thiệt tình là không khá. Tức! Muốn phát cho thằng con hỗn như gấu mấy roi cũng phải cẩn thận, bởi coi chừng nó nhấc phôn gọi cảnh sát. Tù mọt gông!

Còn vợ bây giờ thì lại càng đúng là nhất vợ nhì trời. Có ai mà dám đụng vào! Có người nói nửa đùa nửa thật với tôi, bây giờ gặp một bà vợ cầm guốc gỗ âu yếm đầu ông chồng gầy gò ốm yếu giữa nơi thanh thiên bạch nhật, thiên hạ vẫn thản nhiên tỉnh bơ bỏ đi một nước. May lắm có người lặng lẽ liếc nhìn, hoặc là âm thầm ái ngại, nhưng rồi họ cũng vẫn yên lặng bỏ đi. Nhưng khốn cho cái ông bố Việt ngứa mình ồn ào to tiếng với bà vợ, hay là cầm lòng chẳng đặng buông tay tung ra Đệ Nhất Vũ Phu chưởng vào mặt cô vợ ngay giữa phố chợ thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”; bởi thiên hạ sẽ không tiếc tiền điện thoại, nhưng hốt hoảng lôi mobile phone ra, khẩn trương gọi cảnh sát ngay. Thế là nhẹ lắm thì tòa ra vạ phạt, nhẹ thì cấm ông bố tới gần bà vợ trong vòng ba trăm thước, nặng hơn nữa thì dám bỏ tù ngồi đếm lịch mệt xỉu. Mà phạt nhẹ hay phạt nặng, đằng nào cũng khổ. Đang vợ chồng mặn nồng, giờ tự nhiên cấm không cho người ta tới gần với nhau. Rõ chán! Còn nếu bị giam trong tù thì lại càng te tua! Bởi mèo hàng xóm, có con mèo nào mà lại khờ khạo đến nỗi chê miếng mỡ đang vắng mặt chủ, may ra chỉ có mèo bị thiến! Ông bà mình cứ hay nói, “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” là như thế đấy. Rõ khổ!

Ông bố Việt Nam thứ hai có máu tếu, chen vào câu chuyện,

— Ông bà mình nói, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Bây giờ sống ở Úc, đất của âm thịnh dương suy, thôi đành “Phận trai mười hai bến nước”. Trong nhờ đục chịu. Giờ này là “Thân anh như hạt mưa sa, Hạt rơi vào giếng, hạt sa ruộng cày”.

Gặp phải máu tếu, tôi cũng vui miệng đổi đề tài,

— Nếu vậy, ông nghĩ những đức tính tối thiểu nào những ông bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có cho nó hợp tình hợp cảnh và hợp phong thổ hơn đây.

Ông bố Việt Nam thứ hai suy nghĩ một hồi, rồi trả lời.

— Tôi thì tôi nghĩ kiên nhẫn là cái đức tính đầu tiên mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có rồi đó.

Tôi cộ mắt ốc nhìn,

— Kiên nhẫn như thế nào?

Ông bố chép miệng,

— Thì kiên nhẫn dẫn vợ đi shopping nhé. Kiên nhẫn cho vợ chà thẻ nhựa, rồi cuối tháng hốt một đống bill trả tiền. Kiên nhẫn đứng nấu ăn rửa chén cho vợ con dư dả thì giờ ngồi coi phim Đại Hàn nè…

Tôi càm ràm,

— Vớ vẩn, cái này đâu phải là kiên nhẫn, nhưng là chiều vợ chiều con một cách vô lý…

Ông bố có máu tếu dừng lại, lập lại cùng một dòng tư tưởng,

— Đùa chơi cho vui thôi. Nhưng tôi tin rằng kiên nhẫn vẫn là đức tính đầu tiên mà mấy ông bố Việt ở đất Úc cần phải có rồi đó.

II. Đức Tính

A. Kiên Nhẫn

Ừ, thì tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông bố thứ hai. Bởi theo như hãng thông tấn Reuters (đọc được trên internets), mẫu người đàn ông mà phụ nữ ngày hôm nay yêu mến không còn phải là khuôn mặt vuông vắn chữ điền nữa. Những khuôn mặt đặc sệt nam tính này chỉ được chuộng vào cái thời hồi xưa, cái thời mà phụ nữ phái yếu thân phận hoa lý hoa quỳnh sớm nở tối tàn cần phải nương tựa vào phái mạnh, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba trai gái đề huề, trái tim phụ nữ tự nhiên trở nên dửng dưng với khuôn mặt đầy nam tính mặt vuông chữ điền, bởi họ biết người mặt vuông chữ điền thì cũng chỉ giỏi tài vặt chồng chúa vợ tôi mà thôi.

Còn đàn ông với khuôn mặt chấm phết nho nhỏ một vài nét dịu dàng nữ tính thì tự nhiên lại khiến trái tim của phụ nữ thổn thức, rung động, đêm về thương trộm nhớ thầm. Phân tích ra thì mới biết bởi những người thanh niên như thế này, thường có đức tính kiên nhẫn, không cố chấp, và không ăn nói cấm cẳng cục cằn với vợ con; mà là ngược lại, cưng vợ như cưng trứng, khoan dung với con cái, nhưng cũng vẫn năng nổ gánh vác gia đình như người đàn ông có khuôn mặt chữ điền.

Nếu vậy thì thiên hạ dại chi nhắm mắt chọn cho mình khuôn mặt chữ điền làm chi nữa, nhất là trong cái thời đại bình đẳng nam nữ của thiên niên kỷ 2000.

B. Trăng Hoa

Ngoài kiên nhẫn, tôi nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại cũng không nên bắt chước cái thói trăng hoa của ông cựu Tổng Thống Bill Clinton. Giời ạ! Nhớ giùm cho tôi một cái là cái thời của vua Solomon hay là của Tần Thủy Hoàng với ngàn vạn cung phi đã qua rồi. Bây giờ đang là thời một vợ một chồng, và chớ có mà dại dột chấm mút như Clinton. Ông bà mình nói, “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu thành ngữ này phải sửa lại tí ti cho hợp với trường hợp của Clinton, “Khôn ba mươi năm, dại chỉ một giờ”. Mà quả thật là như vậy, ba mươi năm lặn lội nấp nấp ở bên Canada để trốn quân dịch, rồi may mắn biết thổi kèn saxophone leo lên ngai vàng của Hiệp Chủng Quốc, thế mà chỉ vì khuôn diện bóng sắc Monica Lewinski, mà suýt nữa ngài tổng thống bị Quốc Hội đàn hạch (impeach) đòi truất khỏi ngai vàng Washington như trường hợp của tổng thống Nixon năm xưa qua vụ gián điệp Watergate. Thiệt tình, Lý Duyên Niên nói quả là không sai,

Bắc quốc hữu giai nhân,

Tuyệt thế nhi độc lập.

Nhất cố khuynh nhân thành,

Tái cố khuynh nhân quốc.


Tạm dịch là,

Phương Bắc có người con gái đẹp,

Người đẹp tuyệt thế nhưng còn độc thân này (đẹp đến nỗi)

Nghiêng đầu quay lại nhìn một cái, thành quách suy tàn.

Nghiêng đầu quay lại nhìn thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong.


Không biết Lewinski liếc nhìn Bill bao nhiêu lần, mà danh tiếng của ngài tổng thống liểng siểng lao đao. Hên là bà Thượng Nghĩ Sĩ Hillary Clinton chịu khó ngậm đắng nuốt cay không nói chi, cho nên thành quách họ Clinton chưa suy tàn, và cũng hên là Hiệp Chủng Quốc chưa sụp đổ bởi cái liếc nhìn của người đẹp Lewinski.

Nhưng gần đây, một số ông bố Việt Nam từ khắp bốn phương tấp nập kéo về Việt Nam tìm hoa thơm cỏ lạ. Cũng tội nghiệp cho những Cô Tấm bên Việt Nam, bởi phận tấm cám, cho nên đành chịu thua trước những đồng tiền của những ông phú hộ hải ngoại. Thiên hạ giờ này chắc đã quên người Do Thái có câu chuyện kể về ông nhà giàu bị Trời phạt không phải bởi vì ông ta giàu có hay bởi số tiền bạc vạn bạc nghìn của ông ta, nhưng bởi thái độ bất cần đời của người nhà giàu với người hàng xóm tên Lazarô. Trong khi thiên hạ hàng xóm đang sống trong khốn cùng, không có cơm thừa canh cặn để ăn, nhưng ông nhà giàu tỉnh bơ nhởn nhơ ăn chơi sung sướng, không màng chi đến cảnh khổ của thiên hạ. Và bởi thái độ thản nhiên bất cần này, ông nhà giàu nhận được một cái vé one way ticket đi thẳng xuống cõi âm ti một cái rụp. Cho nên, bố Việt Nam cũng nên cẩn thận. Về Việt Nam tìm cô Tấm, kiếm hoa thơm, ngoài bệnh Aids, Sida, mồng gà trái khế, cũng hãy coi chừng có ngày dẫm lên vết xe đổ của ông nhà giàu của dòng văn chương Do Thái cho mà coi!

C. Chung Thủy

Ngoài Bill Clinton, bố Việt Nam có lẽ cũng không nên bắt chước tài tử Tom Cruise, chồng cũ của đại tài tử Úc Châu Nicole Kidman. Tội nghiệp cho cái cô nữ tài tử xinh đẹp như hoa, nhưng lận đận với đường tình duyên, bởi người ngọc chân dài vớ nhầm ngay phải ông chồng ưa thay vợ như thay áo.

Thế đấy, thế giới Holywood là một thế giới đẹp. Người nào làm việc cho kinh đô điện ảnh thế giới thì không mặt hoa da phấn như cô đào miệng rộng Julia Roberts, thì cũng là lực lưỡng đô con như Russell Crowe của Úc Châu. Nhưng đằng sau tấm màn nhung sân khấu, cuộc đời chua như nho chát của kinh đô Holywood vẫn chưa bao giờ thay đổi. Nữ tài tử khét tiếng Elizabeth Taylor của bộ phim Cleopatra là mấy đời chồng. Ca sĩ Britney Spears bị ông chồng cũ đe dọa mang lên internets những thước phim rất là thầm kín riêng tư của hai người. Brat Pitt đang vợ chồng ngon lành với Jennifer Aniston, nữ tài tử điện ảnh có nét dịu dàng, duyên dáng, xinh như mộng. Thế mà nhấm nhẳng cãi nhau, rồi đùng một cái là ly dị, bỏ luôn, “Good bye, my love!”. Thiệt tình! Chẳng đâu vào với đâu.

Ông bố Việt Nam ở hải ngoại không bao giờ nên bước vào vết xe đổ của những tài tử Holywood. Nhưng làm ơn nhớ dùm, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù có là cơm nguội với mắm ruốc, không nóng sốt như cơm trắng thịt sườn ở chợ, nhưng đó vẫn là cơm mắm của nhà mình. Chớ có mà tham mê cái vẻ hào nhoáng của cơm trắng sườn nướng. Bởi vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cũng chỉ giống như hoa trong tranh, nhìn thì đẹp, nhưng vẫn không thật, hoặc là có thật thì cũng chỉ là tạm thời, bây giờ đẹp, ngày mai tàn phai, y như hoa Quỳnh, khuya nở sáng tàn mà thôi.

D. Kỳ thị

Chung thủy là một chuyện, tôn trọng nhân phẩm con người lại là một đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải học hỏi, bởi một lần nữa, câu “Khôn ba năm dại một giờ” của ông bà mình vẫn cứ đúng phong phóc trong trường hợp của Mel Gibson, đạo diễn và cũng là nhà sản xuất bộ phim nổi tiếng bạc triệu, “The Passion of the Christ”.

Mel Gibson, sau bộ phim The Passion of the Christ hốt bạc, danh tiếng tài tử gốc Úc Châu nổi như diều gặp gió. Đồng ý là Mel Gibson cũng đã nổi từ những bộ phim Lethal Weapon và Braveheart của thập niên 90 rồi. Nhưng phải đợi đến khi bộ phim The Passion of the Christ ra đời, tài tử có máu Úc vừa nổi danh, lại vừa nổi tiền. Tiền bạc do bộ phim The Passion từ khắp các rạp chiếu bóng trên toàn thế giới tấp nập đổ xô kéo về ngân hàng của Mel Gibson chật cứng. Mà bạc này không phải là vài chục triệu đô, nhưng là bạc trăm triệu của chín con số. Sướng nhé! Ngồi đếm không cũng cảm thấy mệt cầm canh thảnh thơi rong chơi một đời.

Cuộc đời của ông triệu phú tài tử Mel Gibson tưởng là thiên đàng. Nhưng ai ngờ, cũng chỉ vì rượu. Rượu vào lời ra, mà toàn là những lời nói độc địa giết người. Thế là cuộc đời của Mel Gibson đi vào ngõ cụt. Chuyện xảy ra là có một lần, sau một bữa nhậu nhẹt say sưa, Mel Gibson lái xe về nhà. Trên đường, thấy chiếc xe xiêu vẹo lao đao, cảnh sát Mỹ hú còi, chận lại, tưởng ai, hóa ra là ngài Mel Gibson. Trong hơi men, ông đạo diễn tự nhiên vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu mở miệng buông ra những lời nói kỳ thị nặng ngàn cân, đụng chạm tới cộng đồng Do Thái trên khắp toàn thế giới. Tin tức nóng sốt về vụ bia bọt và buông lời nhục mạ người Do Thái của Mel Gibson chỉ trong tích tắc chạy lan ra khắp toàn cầu. Người người trên khắp năm châu đều nhận được tin tài tử Úc Châu buông lời kỳ thị. Thế là tàn một đời trai. Cuộc đời và sự nghiệp của Mel Gibson rớt thẳng xuống dốc.

Cho nên xin được đề nghị tôn trọng nhân phẩm con người bất luận chủng tộc là một điều mà những ông bố Việt Nam ở hải ngoại nên có.

Nhưng cũng khó mà nói, bởi vì người Việt Nam nói một cách tổng quát cũng kì thị chẳng thua kém chi ai. Thì cứ coi đi, khi công chúa Huyền Trân lên xe hoa về nhà chồng ở đất Chiêm Thành, dân gian tự nhiên nẩy sinh một câu ca dao đồn thổi khắp cùng thiên hạ,

Tiếc thay cây quế giữa rừng,

Để cho thằng mán thằng mường nó leo.


Giời ạ! Đọc lại câu ca dao lục bát này, tự nhiên nổi da gà. Chế Mân cũng đường đường là một ông vua của một vương quốc với một nền văn minh huy hoàng Tháp Chàm, thế mà dám gọi xách mé người ta là thằng này thằng kia. Thiệt tình!

Những ông bố Việt Nam ở hải ngoại hãy cẩn thận. Xin đừng đi theo vết xe đổ của Mel Gibson. Đừng dạy dỗ con cái xét người theo màu da. Bởi nếu phải mang lên bàn mổ xét nét theo màu da, cũng xin đừng quên có một số người vớ vẩn vẫn cứ liệt kê người miền Viễn Đông vào sắc tộc có màu da vàng đó.

III. Đời cua cua máy: Hiểu biết

Tôi hỏi ông bố Việt Nam thứ hai,

— Bàn về những đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại trong thiên niên kỷ thứ ba cần phải có, ông có đồng ý với những đức tính mà ông và tôi vừa phân tích ở trên hay không?

Ông này gật đầu,

— Đồng ý, bởi tôi đã nói với ông, bây giờ mình đang ở hải ngoại rồi. Nhập gia tùy tục. Bố Việt Nam ở hải ngoại phải kiên nhẫn với vợ và con, thủy chung trước sau với vợ. Đừng có chồng chúa vợ tôi như ở bên Việt Nam nữa.

Ông bố Việt Nam thứ nhất vẫn cứ khó đăm đăm,

— Ông là chỉ có mà dỗi hơi nói chuyện tầm phào. Tôi thấy con cái thời nay bướng bỉnh, nói khó nghe, khó dạy quá. Cho nên lúc nãy tôi đã nói với ông rồi đó, biết con cái nó bướng bỉnh như thế này, tôi sẽ không liều chết đóng vàng mang tụi nó qua bên đây nữa, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng, luộc chín, chấm muối tiêu ăn ngon hơn!

Ông bố thứ hai phản đối,

— Ông thần nước mặn ơi! Khổ lắm, nói mãi! Hồi xưa, cái thời ông mới lớn, nói ông đừng buồn, ông cũng phá như quỷ. Bây giờ có tí tuổi rồi, tự nhiên ông ăn nói lành thánh cứ y như thánh Phanxicô dòng khó khăn. Ông còn nhớ không? Hồi xưa ông là chuyện viên trốn lễ. Cha cụ làm một ván lễ trong nhà thờ, ông len lén trốn ra ngoài, cầm ná bắn rụng xoài nhà người ta. Có con gà mái dầu đẻ trứng nấu cháo của nhà bà xóm, ông cũng rắn mặt bắt đi cắt cổ. Bố ông cấm không cho hút thuốc lá, ông len lén chui vào nhà xí hút lén.

Ông bố thứ nhất gãi gáy chữa thẹn, miệng chống chế,

— Ờ, thì cũng đúng, tôi công nhận với ông là hồi xưa tôi cũng phá dàn trời. Nhưng thời bây giờ tụi hắn đâu có thèm hút thuốc lá nữa. Giờ là hắn nuốt thuốc E, chích bột trắng…

Ông bố thứ hai chép miệng,

— Ông ơi! Ông bà mình đã nói rồi, “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thuả bơ vơ mới về”. Hồi xưa, con ông còn nhỏ như trái trứng, ông bỏ mặc nó ở nhà, ông lăn sả vào công ăn việc làm ở trong hãng. Ngày thường ông cày overtime, thứ Bẩy, Chúa Nhật ông cũng lôi cày ra ruộng cày tiếp. Hồi xưa ông để mặc con ông tự lớn như cỏ hoang mọc lởm chởm sau sân vườn. Bây giờ ông còn than van cái nỗi chi.

Ông bố thứ hai tiếp tục,

— Ông cũng đừng có quên, ông bà mình hay nói, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Thời xưa ông cũng ương ương chướng chướng kiểu của thập niên tám mươi. Bây giờ con ông cũng vậy thôi, nó cũng ương ương chướng chướng kiểu thập niên hai ngàn. Ông coi… Rồi ông sẽ có dịp nghe con ông than thở con nít thập niên 2050 sao mà ương ương chướng quá!

Ông bố thứ ba yên lặng trong một giây, rồi mở miệng cằn nhằn,

— Muốn nói cái gì thì nói đại đi ông nội! Cứ úp úp mở mở hoài, mệt quá à.

Ông bố thứ hai lý luận,

— Vâng, quan bác đã dậy thì em cũng xin vâng! Em thì em nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại thì ngoài kiên nhẫn và thủy chung là những đức tính cần phải có, ông ta cũng nên hiểu biết một chút. Bây giờ đang sống ở Úc, mà ông cứ nằm dài ở trong nhà, đi ra đi vào sai vợ sai con như sai người ở con sen của cái thời trước năm 75. Lời thật thì ưa mích lòng, nhưng nói thì vẫn phải nói. Ông là ông còn hên đó. Ông thì khó tính như quỷ, mà con trai của ông nó chỉ mới trốn biệt ở trong phòng chát chát với bạn bè; còn con gái của ông thì nó chỉ mới son phấn sức nước hoa CK bỏ đi chơi với bạn bè của nó. Ông nhìn mặt ông kỹ đi, quanh năm suốt tháng lúc nào cũng hầm hầm giống như thù cha chưa trả, như mắc bệnh táo bón kinh niên! Hèn chi con cái nó né gặp mặt ông tối đa. Chẳng trách chi, đi làm vừa mới về, vợ ông không bỏ đi tếch thẳng một nước tới sòng bài cũng uổng!

IV. Một đóa hồng tới Bố Việt Nam

Thấy hai ông bạn bắt đầu to tiếng, tôi chen vào làm sứ thần hòa giải,

— Thôi, thôi, em can hai quan bác. Lỗi cũng bởi vì em nhiều chuyện tầm phào ưa dựng nêu đốt pháo. Mà thôi, lễ của mấy ông bố đã gần tới rồi. Nói chi thì nói, em vẫn phục mấy ông bố Việt Nam sống ở hải ngoại. Bắt đầu từ những ngày của năm 75 lạc loài tại Guam, kéo dài cho tới những năm tháng bơ vơ tại Songkla, Galang, Palawan, Pulau Bidong, biết bao nhiêu ông bố Việt Nam đã vươn lên, cố gắng vượt qua hàng rào văn hóa và ngôn ngữ, tiếp tục làm cây trụ cột chống đỡ gia đình. Nếu không có những ông bố Việt âm thầm hy sinh đời bố cho đời con, sáng chiều cày bừa hai jobs, làm sao có những người con Việt Nam thành công trên đất người? Hai quan bác thấy đó, thiên hạ ưa nói bên cạnh một người đàn ông thành công trong xã hội luôn luôn là hình ảnh của một người vợ hiền. Em thì em nghĩ đằng sau những thành công rực rỡ của tuổi trẻ Việt Nam trên toàn thế giới luôn luôn là những âm thầm chịu đựng và hy sinh vất vả của những ông bố Việt. Bởi bố Việt Nam cực khổ với đời sống mới, cho nên mới có con Việt Nam thành công trong xã hội của ngày hôm nay. Cho nên hai bác có đồng ý với em là vào ngày Father’s Day, mình nên dâng tặng một đóa hoa tới những ông bố Việt Nam như một lời tri ân cho những hy sinh âm thầm nhưng vĩ đại của Bố Việt Nam ở hải ngoại hay không?

Hai ông bố Việt Nam nâng cao ly rượu đỏ Shiraz của Úc Châu, miệng nói,

— Đồng ý! Đồng ý! Cái này mình gọi là ba mặt một nhời, “Bố Việt Nam thì muôn muôn đời vạn vạn tuế!”.

Tôi nghi ngờ nhìn hai ông bố Việt Nam, e ngại không biết cái này là hai ông ấy nói hay là rượu vang nổi tiếng Down Under/Miệt Dưới nói. Nhưng thấy khuôn mặt họ bình thường, không đỏ ké như người say, mà lại có vẻ thành thật, tôi an tâm, đưa cao ly rượu đỏ, miệng cũng chúc mừng theo,

— Vâng, em cũng đồng ý với hai quan bác. Bố Việt Nam muôn đời vạn tuế. Happy Father’s Day!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Bố
Lm. Trần Cao Tường
06:14 20/06/2009

TÌNH BỐ



Ảnh của Cao Tường

Trong ngày Vinh Danh Bố, con nhớ Bố và muốn ghi ơn Bố.

Nét đặc biệt của Bố là cười bằng mắt.

Khi Bố cười, khóe mắt bật bật như đẩy ra chất laser,

có sức xua xa nỗi sợ và coi mọi niềm đau là chuyện nhỏ.

Mời đọc: Trang nhật ký rất riêng tư trong Ngày Thương Bố.

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền