Ngày 19-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dâng cúng lễ vật
Lm Vũđình Tường
04:43 19/06/2014
Tôn giáo nào cũng có dâng cúng lễ vật cho thần linh. Việc dâng cúng thường giống nhau về cả hình thức lẫn nội dung. Hình thức bao gồm hoa trái và giết vật hiến tế. Nội dung chính là tin tưởng thần linh sẽ ăn uống lễ vật dâng cúng và thần linh sẽ ban phước lành cho. Một vài nơi còn tin nếu không chu đáo trong việc dâng hương, cúng quả theo truyền thống sẽ bị thần linh giáng hoạ nhẹ thì cho cá nhân, nặng thì cả làng, tệ hại hơn nữa là cả nước gặp nạn. Không phải chỉ dân gian tin mà ngay cả những bậc đế vương cũng dành ngày đặc biệt cầu khẩn thần linh tránh tai nạn cho hoàng gia và cho toàn dân.

Kitô giáo cũng có những nghi thức tiến dâng lễ vật nhưng việc tiến dâng hoàn toàn hiểu theo một nghĩa khác. Kitô hữu không tiến dâng lễ vật vì sợ bị thần vật mà dâng tiến lễ vật với tâm tình, xuất phát tự con tim yêu mến. Lễ vật Kitô hữu dâng tiến không phải để cho thần thánh hưởng dùng mà là tỏ lòng chân thành, tâm yêu mến. Quan trọng hơn nữa lễ vật tiến dâng được Thiên Chúa biến thành của ăn thiêng liêng nuôi sống tâm linh người dâng tiến. Một vài tôn giáo bạn tin lễ vật tiến dâng ảnh hưởng tới suy nghĩ và tình cảm thần linh họ tôn thờ. Thiên Chúa giáo tin lễ vật dâng tiến không gây ảnh hưởng Thiên Chúa. Dù dâng tiến hay không Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa. Kitô hữu tin được phép dâng tiến lễ vật là một đặc ân.

Kitô hữu tham dự tiệc Thánh thể làm của nuôi linh hồn. Nhở việc nuôi dưỡng bằng bánh trường sinh mà Kitô hữu không nhận cho riêng mình nhưng chia sẻ ân sủng nhận được cho tha nhân. Kitô hữu tự nguyện san sẻ sự sống cho người chung quanh, giúp họ suy tư về cuộc sống trường sinh, tạo an bình cho tâm hồn bất an, gây tin yêu cho con tim thất vọng, an ủi kẻ sầu khổ và làm thân với người cô đơn. Đó là sứ mạng chung của tất cả các Kitô hữu.

Việc bẻ bánh và chia chén thánh là dấu chỉ thân hữu, chung niềm tin giữa các Kitô hữu. Bẻ bánh và chia chén thánh không phải là tư tưởng của riêng ai mà do chính Đức Kitô Đấng trong bữa Tiệc Li đã thực hiện và kêu gọi các Kitô hữu lập lại hành động này để nhớ đến Người. Trong bữa tiệc đó Đức Kitô đã biến bánh thường, rượu thường thành bánh trường sinh nuôi sống tâm linh con người. Dâng bánh rượu lên Thiên Chúa để được kết hợp với của lễ hy sinh hiến tế trên bàn thánh. Nhờ thập giá Đức Kitô mà việc đón rước Mình và Máu Thánh Chúa vào tâm hồn để được lên liên kết mật thiết với Ngài. Đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa là đón nhận tình yêu vô bờ Đức Kitô ban cho để trở thành phần tử sống động trong Đức Kitô Phục Sinh. Thánh Thần Chúa biến đổi bánh rượu dâng thành Mình và Máu Thánh Chúa bằng cách nào thì trí khôn ta không thể giải thích. Điều không thể nghi ngờ là tình yêu Chúa cao siêu hơn những gì con người có thể tưởng tượng được.

Mối giây liên kết Kitô hữu lại với nhau qua bí tích Thánh Tẩy và qua việc chia sẻ bánh thánh và chén thánh. Thánh Phaolô dậy chúng ta tuy nhiều chi thể nhưng trong cùng một thân thể mà Đức Kitô là đầu là thủ lãnh và mỗi chúng ta là một phần chi thể trong thân thể Đức Kitô. Để được thông phần chia sẻ bánh và chén chúng ta cần liên kết trong nguồn mạch hằng sống đó là Đức Kitô Phục Sinh.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới thiệu Hiến Chế Dei Verbum
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
18:14 19/06/2014
Dei Verbum là một trong bốn Hiến Chế của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, bàn về Mặc Khải, được bỏ phiếu ngày 8.9.1965 và được ĐGH Phao-lô VI long trọng công bố ngày 18.11.1965. Hiến Chế gồm sáu chương bàn về : Bản tính Mặc Khải, Truyền thông Mặc Khải, Linh hứng và chú giải Kinh Thánh, Cựu Ước, Tân Ước, Kinh thánh trong đời sống Giáo Hội.

1. Bản tính Mặc Khải

Trong chương 1, Hiến Chế Mặc Khải nhắc lại rằng Thiên Chúa muốn tỏ mình ra cho loài người biết : “Do tình thương và sự khôn ngoan, Thiên Chúa đã muốn tự mặc khải mình.” [1] Ban đầu Người tự mặc khải qua lời các ngôn sứ và lịch sử dân được tuyển chọn, rồi cuối cùng qua chính Người nơi Con Một là Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những gì cần thiết cho loài người đạt tới sự sống thần linh đã được mặc khải và “không còn phải chờ đợi mặc khải chính thức nào khác nữa trước ngày quang lâm của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” [3] Mặc Khải này đã được ghi chép trong Kinh Thánh. Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa được ghi chép dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. [3]

2. Truyền thông Mặc Khải

Công Đồng nhắc lại rằng việc truyền thông Mặc Khải trước hết đã được thực hiện qua các Tông Đồ. Sự hiểu biết sâu sắc không ngừng các mầu nhiệm về Thiên Chúa, các mẫu gương mà các ngài và các đấng kế vị đã nêu ra trở thành Truyền Thống. Sự hiểu biết thiết thực điều đã được mặc khải một lần thay cho tất cả, việc chiêm ngắm và học hỏi của các tín hữu từ đời này qua đời khác, những điều công bố của các vị nối quyền các Tông Đồ, tất cả những thứ đó họp lại đã trở thành truyền thống. “Truyền Thống thánh thiêng này chuyển tải toàn vẹn lời Chúa được giao cho các Tông Đồ” [4].

3. Linh hứng và chú giải

Kinh Thánh phải được coi là phán quyết của Thánh Thần. Vì vậy, ai chú giải Kinh Thánh phải tìm hiểu kỹ lưỡng ý nghĩa của các bản văn bằng cách lưu ý đến các thể văn và cách hành văn của mỗi thời. Phải liệu sao cho lời Chúa qua ngôn ngữ loài người trở nên giống ngôn ngữ của họ.

4. Cựu Ước

Trong Kinh Thánh, Cựu Ước cũng có một giá trị trường tồn. Với dân được tuyển chọn, Thiên Chúa tỏ mình ra bằng lời nói và việc làm với tư cách là Thiên Chúa đích thật và sống động. Cựu Ước chuẩn bị cho triều đại của Đức Ki-tô và ẩn giấu mầu nhiệm cứu độ. Nói khác đi, Tân Ước được ẩn giấu trong Cựu Ước và Cựu Ước được biểu lộ trong Tân Ước.

5. Tân Ước.

Tân Ước có một tầm quan trọng đặc biệt. Đó là mặc khải ở mức tối hảo trong đó các sách Tin Mừng chiếm một địa vị xứng đáng trổi vượt hơn các sách khác. Trong các sách Tin Mừng, người ta thấy rõ lời nói và các việc làm của Đức Ki-tô. Người là Ngôi Lời hóa thành xác phàm, khi thời gian tới hồi viên mãn.

Bốn sách Tin Mừng phát xuất từ các Tông đồ. Các ngài đã trung thành truyền lại những lời Đức Giê-su nói và những việc Người làm. Tác giả các sách Tin Mừng đã soạn ra và chọn lọc một số điều đã được truyền lại bằng miệng hay chữ viết hoặc sao lại bản tóm tắt của các tác giả khác và giải thích tùy theo hoàn cảnh của mỗi Giáo Hội địa phương. Tuy vậy, thư qui của Tân Ước không hạn định ở các sách Tin Mừng mà còn bao gồm các thư của thánh Phao-lô và các vị khác. Những vị này thuật lại các giai đoạn đầu và trình bày đạo lý chính thức của Giáo Hội.

6. Kinh thánh trong đời sống của Giáo Hội

Toàn bộ Kinh Thánh đều quan trọng trong Giáo Hội. Giáo Hội kính trọng Kinh Thánh như Mình Thánh Chúa Ki-tô. Đối với Giáo Hội, Kinh Thánh là nền tảng, là điểm tựa vững chắc ; đối với tín hữu, Kinh Thánh là của ăn thiêng liêng nuôi dưỡng họ và là nguồn suối cho đời sống thiêng liêng của họ. Để mọi người có thể tiếp cận với Kinh Thánh, trước hết Giáo Hội khuyến khích nên có nhiều bản dịch từ nguyên ngữ với những lời chú giải cần thiết, và khoa thần học cần được xây dựng trên nền tảng Kinh Thánh. Lời cầu nguyện cũng phải đi đôi với việc đọc lời Chúa.

Như vậy, Công Đồng thôi thúc mọi tín hữu đọc Kinh Thánh để kín múc nguồn sống, nhất là các tu sĩ nam nữ, đồng thời cũng yêu cầu phải phổ biến Tin Mừng cho thế giới hôm nay, ngay cả những người ngoài Ki-tô giáo.

Kết luận

Ngày nay, chúng ta có một bản văn cô đọng như thế này làm hiến chế, tức một bản văn quan trọng chính xác làm nền tảng mẫu mực cho những điều phải tuân thủ khi nói về Mặc khải, thật là một ơn huệ lớn lao, một công trình tập thể rất có giá trị. Có đọc lại diễn tiến khai sinh của hiến chế này mới hiểu được công lao đóng góp của nhiều bộ óc vĩ đại qua những cuộc bàn cãi gay go, cân nhắc từng chút một.

Sau nhiều lần được sửa đổi cho thêm vững vàng chính xác, cuối cùng bản văn đã đươc bỏ phiếu chấp thuận với 2344 phiếu thuận và 6 phiếu chống trong tổng số 2350 phiếu. Cuối cùng với quyền tối thượng, ĐGH Phao-lô VI long trọng tuyên bố tài liệu được Công Đồng chấp thuận và trở thành hiến chế ngày 18.11.1965.

Cuộc bỏ phiếu cuối cùng đã làm cho nhiều người ngạc nhiên một cách thú vị và tạo ra một bầu khí hạ nhiệt nhẹ nhàng. Các quan sát viên cải giáo tỏ ra hài lòng về bản văn và coi đây là căn bản và “tảng đá góc tường” cho các cuộc bàn luân sau này giữa Công Giáo và Thệ Phản. Phần đông họ cho đây là một môi trường mở rộng cho đôi bên trao đổi về Kinh Thánh và Truyền Thống. Từ trước tới này, Thệ Phản chỉ nhận có Kinh Thánh thôi và Công Giáo thì vừa Kinh Thánh vừa Truyền Thống. Nay thì qua bản văn hiến chế Mặc khải này, xem ra Thệ Phản đã gần với Công Giáo hơn. Và đó là một thành công không nhỏ của bản văn mở đường cho phong trào đại kết tiến thêm một bước. Người ta thường nói Thệ Phản, Tinh Lành biết và thuộc Kinh thánh hơn. Nhưng có lẽ trước đây ở Việt Nam thì đúng hơn, còn bây giờ, tình hình đã biến đổi khác : người Công Giáo Việt Nam bắt đầu biết Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh nhiều hơn qua hằng triêu ấn bản dưới nhiều kịch cỡ khác nhau.

Chú thích
[1] Ep 1,9
[2] X 1Tm 6,14 ; Tt 2,13
[3] DS 180 (377) ; DS 1791 (2910)
[4] DS 783 (150) ; DS 1787 (3006)
 
Top Stories
China says moving 2nd oil rig closer to Vietnam
Christopher Bodeen /AP
09:02 19/06/2014
BEIJING (AP) — China said Thursday it is moving a second oil rig closer to Vietnam's coast, showing its determination to press its territorial claims and continue searching for resources in disputed waters despite a tense confrontation with Vietnam over another oil rig to the south.

The 600-meter (1,970-foot) -long rig is being towed southeast of its current position south of Hainan Island and will be in its new location closer to Vietnam by Friday, the Maritime Safety Administration said on its website. It asked vessels in the area to give it a wide berth.

Vietnam's government isn't expected to react strongly to the placement of the second rig because it lies far to the north of the politically sensitive waters surrounding the Paracel Islands, where ships from the two countries have been ramming each other for more than 40 days near the first oil rig.

A Vietnamese Foreign Ministry official who spoke on normal condition of anonymity said Hanoi believes that no country should take unilateral action in contested waters, but that China has explored the area previously without causing a crisis in relations.

Vietnamese authorities broke up a small protest against the Chinese move on Thursday. About a dozen people gathered at a park in central Hanoi and chanted slogans such as "Down with Chinese aggression" for several minutes before being dispersed. At least two protesters were taken away.

The shifting of the rig came as officials from both sides said they made no progress in talks Wednesday over the deployment of the other Chinese rig on May 1 that sparked the current standoff. Each country claims the Paracels as its territory and accuses the other of instigating the ship rammings around the rig.

The first rig's deployment triggered anti-China demonstrations across Vietnam that led to attacks on hundreds of factories believed to employ Chinese workers, five of whom were killed and hundreds more injured. Many of the factories were built and run by investors from Taiwan, which has nothing to do with the current dispute.

China's military expelled Vietnamese troops from two of the islands in the group in 1974, and in 1988 used force to kick Vietnam out of Johnson South reef in the Spratly Islands to the east.

The border between China and Vietnam in the area of the second rig near the mouth of the Tonkin Gulf has never been properly demarcated, despite five rounds of talks on the matter.

China claims virtually all of the South China Sea, which is rich in natural resources and crisscrossed by some of the world's busiest sea lanes. That has brought it into dispute with other neighbors, including the Philippines, a U.S. ally.

(Source: http://news.yahoo.com/china-says-moving-2nd-oil-rig-closer-vietnam-095447651--finance.html, Associated Press writer Tran Van Minh in Hanoi, Vietnam, contributed to this report)
 
Vietnam: Cinq évêques et 200 prêtres célèbrent les funérailles d’un prêtre estimé pour sa valeur intellectuelle et sa sainteté
Eglises d'Asie
09:35 19/06/2014
SAIGÒN - Samedi 14 juin, un faire-part envoyé par le responsable du groupe de traduction de la Liturgie des heures annonçait le décès d’une figure bien connue et très estimée du clergé du Sud-Vietnam, le P. Albert Trân Phuc Nhân. Mort dans la maison de retraite des prêtres âgés de Chi Hoa, à la suite d’une crise cardiaque, le prêtre avait 82 ans et était dans sa 56e année le sacerdoce.

Sa vie a été consacrée à l’enseignement de l’écriture sainte au grand séminaire, à la traduction et au commentaire de la Bible dans le cadre du groupe de traduction de la Liturgie des heures, à partir de 1971, date à laquelle le groupe avait été fondé (1).

Ses funérailles ont été célébrées le 18 juin 2014, en l’église de Chi Hoa de Saigon, sous la présidence de l’archevêque de Saigon. Concélébraient quatre évêques de divers diocèses du pays et plus de 200 prêtres. Dans une longue homélie, l’archevêque a parlé des qualités exemplaires et rares de ce prêtre qu’il avait bien connu et dont il était ami.

Dans un texte écrit par lui en 2008, intitulé : « Quelques réflexions à l’occasion du 50e anniversaire de mon ordination sacerdotale », le P. Albert Trân Phuc Nhân avait retracé les grandes lignes de sa vie. A l’occasion de sa mort, ce texte a été republié sur le site Internet des sulpiciens du Vietnam.

Né le 25 novembre 1932 à Haiphong, Albert Trân Phuc Nhân était le septième d’une famille de douze enfants. Ceux-ci furent élevés par leurs parents dans un esprit profondément chrétien. Deux de ses aînés rentrèrent au petit séminaire, à l’âge de 11 et de 12 ans. Il ne tarda pas à les suivre. Au total, six des enfants de la famille répondirent à une vocation sacerdotale ou religieuse.

A 14 ans, le jeune Albert rentre au petit séminaire de Phat Diêm, où, se souvient-il, « la discipline était stricte et la formation morale rigoureuse ». En 1950, il est envoyé par l’évêque de son diocèse en Europe et placé dans un collège jésuite à Poitiers. Après l’obtention de son baccalauréat, ses supérieurs l’envoient à Rome, au Séminaire de la Propagation de la foi, où il accomplit six ans de formation sacerdotale. Il y côtoie des jeunes gens venus de cinquante pays et apprend de nouvelles langues, l’italien et l’allemand. Il est ordonné en 1959, peu après l’élection de Jean XXIII.

De 1959 à 1962, il étudie à l’Institut biblique de Rome, où il reçoit une solide formation d’exégèse biblique et se familiarise avec un certain nombre de langues anciennes, le grec, l’hébreu, araméen, etc..
En 1962, après cinq mois passés en Terre sainte, il est de retour au pays. Il commence à enseigner l’écriture sainte au grand séminaire de Huê. Ses confrères d’alors sont des sulpiciens français dont il admire la simplicité et la proximité avec les étudiants.

Il devient membre du groupe de traduction des heures liturgiques, dès la fondation de celui-ci, en 1971. Sa collaboration sera ininterrompue pendant 43 ans jusqu’à sa mort. En 1974, il vient résider dans le monastère de Mai Khôi des dominicains de la province de Lyon, sans interrompre son enseignement au séminaire de Huê.

La cérémonie des funérailles du P. Albert Trân Phuc Nhân a ainsi été l’occasion pour que se manifeste au grand jour l’estime dans laquelle le tenaient ses confrères. L’homélie de l’archevêque de Saigon a tracé de lui le portrait d’un enseignant très soucieux du devenir de ses élèves, d’un prêtre séculier qui, bien que n’ayant pas prononcé de vœux, les a mis en pratique dans sa vie. Particulièrement, il a voulu vivre pauvre, n’acceptant rien d’autre que les honoraires de messe qu’on voulait bien lui confier.

Avant la cérémonie des adieux, le P. Pascal Nguyên Ngoc Tinh, franciscain et responsable principal du groupe de traduction de la Liturgie des heures, a tenu à rappeler à l’assistance le travail effectué par le P. Trân Phuc Nhân à l’intérieur du groupe. Sa collaboration avait commencé alors qu’il n’avait encore que 39 ans (en 1971). Elle s’est prolongée jusqu’aux dernières heures de sa vie. Selon le P. Tinh, le P. Albert Trân Phuc Nhân ne relâchait jamais son effort et continuait ses recherches jusqu’à donner une forme parfaite à ses traductions. Un autre membre du groupe de traduction, le P. André Do Xuân Quê, dominicain, qui a vécu près de quarante ans auprès de lui, a déclaré à l’assistance : « Son décès est une grande perte pour nous ! C’était un savant, un chercheur qui a contribué grandement au succès de notre groupe, en particulier du fait de sa connaissance des langues anciennes » (2). (eda/jm)

Notes
(1) Pour connaître l’histoire de ce groupe de traduction, on pourra lire : « La Bible et le groupe des traducteurs de la Liturgie des Heures au Vietnam », paru dans Eglises d’Asie le 22 mars 2013.
(2) On trouvera des informations détaillées sur ses obsèques dans VRNs, le 19 juin 2014 :

Légende photo : 18 juin 2014, église de Chi Hoa à Saigon : obsèques du P. Albert Trân Phuc Nhân.

(Source: Eglises d'Asie, le 19 juin 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thuận Nghĩa: 50 bạn trẻ lãnh nhận bí tích hôn phối
Pv Vĩnh Nghĩa
07:16 19/06/2014
Vòng tròn chiếc nhẫn cưới biểu trưng cho tình yêu viên mãn được trao gửi cho nhau là giây phút linh thiêng và ngọt ngào nhất của đôi bạn trẻ trong ngày cử hành bí tích hôn phối. Trong ánh mắt ngập tràn hạnh phúc, họ thề hứa chung thủy và đoan nguyền sánh bước cùng nhau để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Trước mặt linh mục đại diện Chúa Kitô và cộng đoàn, tối ngày 18/6/2014, 50 bạn trẻ đã cử hành bí tích hôn phối cách long trọng tại nguyện đường giáo xứ Thuận Nghĩa.

Hình ảnh

Cứ mỗi lần tham dự lễ cưới, bà con giáo xứ Thuận Nghĩa lại được hoà chung vào dòng cảm xúc nồng nàn của hạnh phúc đôi lứa. Không gian nguyện đường hôm nay được trang hoàng rực rỡ bởi màu trắng tinh tuyền, màu hồng của niềm vui và hi vọng. Giây phút hạnh phúc này là hoa trái của một tình yêu tinh tuyền mà các đôi trai gái đã trao gửi cho nhau qua một thời gian dài gặp gỡ, tìm hiểu. Qua một tháng miệt mài học hỏi giáo lý hôn nhân, hôm nay các anh chị đã tiến tới cử hành bí tích hôn phối tại nguyện đường giáo xứ. Thánh lễ được long trọng diễn ra trước sự tham dự sốt mến của cộng đoàn. Nhìn những gương mặt ngập tràn hạnh phúc của các đôi lãnh nhận bí tích hôn phối hôm nay, mọi người đều phấn khởi và hiệp lòng cầu nguyện cho họ được hạnh phúc cho bước khởi đầu của đời sống hôn nhân gia đình.

Hôn nhân gia đình là nền tảng và mốc điểm khởi đầu cho sự phát triển của Giáo Hội. Với số lượng 12 ngàn giáo dân, mỗi năm giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức ba khoá học hôn nhân cho các bạn trẻ để đáp ứng nhu cầu mục vụ. Con số này cho thấy sự tăng trưởng không ngừng của một xứ đạo đang căng tràn sức sống.

Nguyện cầu cho các bạn trẻ lãnh nhận bí tích hôn phối hôm nay luôn có Chúa đồng hành để giữ mãi phút giây hạnh phúc của ngày lễ.
 
Thánh lễ Tạ Ơn kỷ niệm 50 năm nhà thờ giáo xứ Tây Linh
Trương Trí
08:58 19/06/2014
HUẾ - Sáng 19/6/2014, bà con đồng hương Giáo xứ Tây Linh từ khắp nơi qui tụ về, cùng cộng đoàn giáo xứ Tây Linh hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo phận Huế và quí Cha đến dâng Thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 50 năm Nhà thờ Tây Linh được xây dựng.

Hình ảnh

Đoàn rước đoàn đồng tế long trọng tiến vào Nhà thờ trong tiếng kèn vang chào mừng của đội kèn Giáo xứ An Bằng.

Cha Đôminicô Phan Phước, Quản xứ Tây Linh thay mặt Giáo xứ nói lời chào mừng Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế, quí tu sĩ nam nữ, quí đồng hương và quí vị ân nhân cùng quan khách.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc lại quá trình hình thành của giáo xứ, mặc dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng Chúa đã yêu thương và quan phòng cho giáo xứ. Ngài mời gọi cộng đoàn: là con cháu phải biết ý thức trách nhiệm, nối gót cha ông để xây dựng giáo xứ ngày càng tốt đẹp hơn.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: “Vua Đavít ước ao xây dựng một ngôi Đền thờ nguy nga để thờ phượng Chúa nhưng không thực hiện được, con Ngài là vua Salômông đã cho xây dựng Đền thờ Giêrusalem trong suốt hơn 46 năm mới xong. Nhưng dân Do thái lại lợi dụng Đền thờ để làm nơi kinh doanh mua bán, Chúa Giêsu đã dùng roi xua đuổi họ ra khỏi Đền Thờ. Đối với đạo Công Giáo thì ngôi Nhà thờ là Nhà của Chúa, là nơi cầu nguyện. Là nơi để mọi tín hữu có thể gặp gỡ Thiên Chúa, trò chuyện và tâm tình với Chúa. Nhà thờ cũng là nơi để cộng đoàn cùng nhau dâng lời cầu nguyện ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa. Nhà thờ cũng là nơi nuôi dưỡng Đức Tin Công Giáo, là nơi Thánh Thể chúa Giêsu cư ngụ. Đến Nhà thờ, không phân biệt giàu nghèo, không kỳ thị giai cấp. Mọi sự chia rẻ bất hoà không tồn tại trong Nhà thờ. Chúa giêsu dạy: “Ngươi hảy về làm hoà với anh em trước đã rồi hãy đến dâng của lễ”. Ngài mời gọi cộng đoàn hãy tiếp bước cha ông xây dựng giáo xứ tahnhf một cộng đoàn Loan báo Tin mừng.”

Sau Thánh lễ, ông Giuse Võ Xuân Dũng, Chủ tịch HĐGX Tây Linh thay mặt cộng đoàn tri ân Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế, tu sĩ nam nữ, quí đồng hương Tây Linh xa gần đã không quản ngại thời tiết nóng nực, vẫn sốt sắng hiệp dâng lời tạ ơn vì bao hồng ân mà Chúa đã ban cho Giáo xứ, đồng thời dâng lên Đức Tổng bó hoa tươi thắm thể hiện lòng thuỷ chung của đàn chiên đối với Chủ chăn. Ông Chủ tịch HĐGX cũng cảm ơn chính quyền và đại diện các tôn giáo bạn đã đến tặng hoa và chung vui với giáo xứ. Các em thiếu nhi với vũ khúc Cảm Tạ đã nói lên tâm tình tri ân của Giáo xứ đối với toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong ngày trọng đại này.

Sau khi ban phép lành, Đức Tổng Giám mục cùng quí Cha đồng tế đa chụp hình lưu niệm với giáo xứ trong ngày hồng ân hôm nay.

Giáo xứ Tây Linh là tên gọi mới của Giáo xứ Cầu Kho, thuộc Nội Thành Huế, gần đồn Mang Cá. Là một giáo xứ được xuất hiện từ lâu đời tại Thành Nội Huế, tuy nhiên trải qua các triều Tây Sơn và nhà Nguyễn, những cuộc bắt đạo tàn khốc đã khiến cho giáo dân ly tán khắp nơi.

Dưới triều vua Thành Thái (1889-1907), nhờ sự tận tâm giúp đỡ của Lễ bộ Thượng thư Ngô Đình Khả, một ngôi Nhà Nguyện bằng tranh tre đầu tiên được dựng lên tại Cầu Kho. Năm 1950, Cha Phaolô Trần Bá Hạnh được bổ nhiệm làm quản xứ, Ngài cho xây lại nhà thờ bằng gạch và lợp tôn.

Sau năm 1954, một số giáo dân di cư từ phía Bắc vào, họ chọn vùng đất “Tịch điền” là vùng ruộng lúa cung cấp lương thực cho Kinh thành Huế để làm nơi sinh sống.

Năm 1961, khi cha Giuse Trần Thắng Trung là Tuyên uý quân đội được bổ nhiệm kiêm quản xứ Cầu Kho thì số giáo dân quá đông, khu đất cũng như Nhà thờ củ không đủ sức chứa. Ngài giao lại khu đất và nhà thờ cho Dòng Tên lập trường Trung học Tín Đức (nay là trường Trung học cơ sở Tố Hữu của phường Thuận Lộc). Ngài chọn lô đất tại ruộng Tịch điền để lập giáo xứ và xây dựng ngôi nhà thờ mới khang trang rộng rải được hoàn thành năm 1964, đồng thời đổi tên gọi là Giáo xứ Tây Linh.

Đã có lúc Giáo xứ rất đông đúc, lên đến trên 4 ngàn giáo dân. Trong cuộc chiến năm Mậu Thân 1968, giáo xứ Tây Linh đã là nơi trú ngụ trong hơn một tháng trời cho những gia đình thuộc những vùng chiến sự trong nội thành. Sau năm 1975, giáo dân ly tán khắp nơi, giáo xứ trải qua bao thăng trầm dâu bể, hiện nay chỉ còn lại 1.150 giáo dân, tuy vậy nhờ sự năng động và nhiệt huyết của Cha Quản xứ Đôminicô cũng là Tuyên uý Hướng đạo và Thiếu nhi Thánh thể của Giáo phận, nhiều đoàn thể hoạt động mạnh mẽ nâng cao được đời sống đạo đức, củng cố sự hiệp nhất giữa các tín hữu để thực thi công cuộc truyền giáo.
 
Đại Hội Thánh Thể Atlanta 20-21.6.2014
Đặng Văn Kiếm
18:19 19/06/2014
Atlanta - “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19) là chủ đề Đại Hội Thánh Thể tại Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia, năm 2014 diễn ra trong hai ngày 20-21 tháng Sáu dịp Lễ Mình Máu Thánh Chúa.

19 năm trước, đại hội cung nghinh Mình Thánh Chúa lần đầu tiên do Giáo xứ Chánh Tòa Chúa Kitô Vua và hai Giáo xứ trong vùng phối hợp thực hiện để góp phần vào chương trình Canh Tân Thánh Thể (Eucharistic Renewal) do Đức cố Tổng Giám mục John Francis Donoghue đề xướng.

Đến nay có tới 30 ngàn người từ khắp các địa phương hiện diện tham dự, cũng như mọi thành phần trong TGP đều hướng tâm tình về những ngày của đại hội, như một tụ điểm liên kết cộng đồng dân Chúa nơi đây.

Ngoài Đức TGM Wilton D. Gregory và hai Đức cha Phụ tá Atlanta, còn có Đức Hồng y DiNardo của TGP Galveston-Houston và các Giám mục khác.

Có nhiều diễn giả danh tiếng như Jeff Cavins, Donna Cori Gibson.. ., đặc biệt Mẹ Dolores Hart với câu chuyện đời thường của bà dành riêng cho giới trẻ: từ một minh tinh Hollywood bước theo tiếng gọi trở thành một nữ tu nhiệt thành phụng sự Chúa và hết lòng phục vụ mọi người.. .

Năm nay có nhiều sắc dân tham dự đại hội với 7 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng, trong đó có tíếng Việt.

Cộng đồng Việt Nam tại Đại hội Thánh Thể Atlanta

Thông tin từ Văn phòng điều hợp đại hội ghi nhận: Về phương diện tâm linh, một trong những đặc điểm nổi bật nơi người Công Giáo Việt Nam là lòng sùng mộ Thánh Thể và lòng mến yêu Đức Maria Mẹ Rất Thánh.

Do đó, hằng năm Đại Hội Thánh Thể tại thủ phủ Atlanta là biến cố trọng đại thu hút rất đông các tín hữu không những sinh sống tại nội thành mà cả đến những vùng xa xôi và các tiểu bang lân cận. Ngay từ những năm đầu tiên Đại hội Thánh Thể Atlanta, giáo sĩ và giáo dân Việt Nam là thành phần tích cực tham gia. Rồi với thời gian, việc thông tin và phổ biến càng ngày càng lan rộng nên số giáo dân tham dự đại hội mỗi năm mỗi thêm đông.

Cho tới nay, Cộng đồng Việt Nam là một trong những thành phần chủ lực của Ban Tổ Chức, thêm mầu sắc cho đại hội với sự tham gia của các Ca Đoàn, Trống, Chiêng, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Đoàn Thiếu Nhi Rước Lễ Lần Đầu và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể - Đội Danh Dự Dàn Chào. Việc tham dự và tất cả những việc làm đó là biểu tượng cho nét văn hóa truyền thống đức tin của tổ tiên và cũng là dấu chứng hướng về tương lai của giáo dân Việt Nam nơi đây.

Hiện nay, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo phận Atlanta gồm các Giáo xứ và Cộng đoàn sau đây:

1/Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam – Riverdale
(800 gia đình – 4.000 giáo dân)
91 Valley Hill Road
Riverdale, GA 30274
Cha sở: Đức Ông Francis Phạm Văn Phương
Cha phó: Linh mục Phêrô Vũ Ngọc Đức

2/Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Norcross
(1.300 gia đình – 7.000 giáo dân)
4545-A Timmers Way
Norcross, GA 30093
Cha sở: Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn
Cha phó: Linh mục Anthony Bùi Kim Phong

3/Cộng Đồng Thánh Michael
(120 gia đình – 500 giáo dân)
1440 Pearce Circle NE
Gainesville, GA 30501
Quản nhiệm: Linh mục Richard Vũ

4/Cộng Đồng Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu
(50 gia đình – 200 giáo dân)
1009 Benson Street
Hartwell, GA 30643
Quản nhiệm: Linh mục Đôminicô Trần Công Thơ

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI THÁNH THỂ ATLANTA 2014

Chủ đề: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19)

I-Chiều Thứ Sáu ngày 20 tháng 6 năm 2014
5:30 chiều Giờ mở cửa
6:30 -Thánh Lễ Khai Mạc
-Phụng Vụ Chữa Lành

II-Thứ Bẩy ngày 21 tháng 6 năm 2014

7:30 sáng Giờ mở cửa (Trung Tâm Đại Hội Thánh Thể)
8:30 Kiệu Thánh Thể (ngoài trời, nếu thời tiết cho phép)
9:30 Chầu Thánh Thể (10:00-10:45 tại “Exhibit Halls A-D”
Giảng Thuyết: Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory
11:00 Nghỉ Giải Lao (Có quý Cha ngồi Tòa Giải Tội từ 11:30 giờ sáng đến 4:30 giờ chiều)
11:30 Đức Ông Francis Phạm Văn Phương giới thiệu các diễn giả
Hội Luận I: “Thánh Thể và Hòa Giải” Linh Mục Anthony Bùi Kim Phong (Giảng thuyết)

12:30 Ăn trưa

1:30 chiều Hội Luận II:“Niềm Vui của Tin Mừng và Thánh Thể” -Frère Phong, FSC - Dòng La San (chia sẻ)
2:30-3:00 Thăm viếng của Đức Tổng Giám Mục Gregory
3:00-4:00 Hội Luận III: “Thánh Thể và Sứ Mạng Truyền Giáo” -Frère Phong, FSC - Dòng La San (chia sẻ)
4:00 Lần chuỗi “Kính Lòng Chúa Thương Xót” (15 phút)
5:00 Thánh Lễ Đại Trào - Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể 2014 Chủ Tế: Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory (tại “Exhibit Halls A-D”)

Các Diễn giả Việt Nam

Frère Phong là một tu sĩ thuộc Dòng La San, chuyên lo việc giáo dục. Trước năm 1975, Frère từng phục vụ tại trường La San Taberd, Sài Gòn, và các trường La San khác bên Việt Nam. Ngoài việc dạy học trong các cơ sở giáo dục của Dòng La San trong 48 năm qua, Frère thường được các nơi, trong nước cũng như ngoài nước, mời đến chia sẻ trong các khóa huấn luyện giáo lý viên, tĩnh tâm, đại hội giới trẻ.

Linh mục Antôn Bùi Kim Phong sinh năm 1959, thuộc Giáo phận Qui Nhơn, vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ năm 1993. Du học Roma, chịu chức linh mục tại Roma năm 1998, sau đó tiếp tục học (Cao học Thần Học Thánh Kinh và Tiến sĩ về Giáo sử) và làm việc tại một số cơ quan trong Giáo Triều. Trở về Mỹ năm 2011, và hiện là linh mục phụ tá cho cha quản nhiệm tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Norcross, Georgia.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo sư Carl Thayer: Không được để cho Trung Quốc lợi dụng Liên Hiệp Quốc!
Trinh Huynh
16:31 19/06/2014
Trong bài viết “China’s Information Warfare Campaign and the South China Sea: Bring it on!” (tạm dịch: Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem!” của giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc trên tờ The Diplomat (Nhật), đã vạch trần mưu toan lợi dụng tổ chức này, cũng như mánh khóe tuyên truyền của Bắc Kinh, hòng bao biện cho hành vi ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Chúng tôi xin lược dịch toàn bộ nội dung bài viết trên của vị chuyên gia hàng đầu về Biển Đông này.

Cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, bắt đầu từ đầu tháng 5/2014 và đã bước sang tuần thứ 7.

Ngày 9/6/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi ông Vương Dân – Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), chuyển đến Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon một bản tuyên bố lập trường chính thức của Bắc Kinh về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó tới toàn bộ 193 thành viên LHQ.

Hành động quốc tế hóa tranh chấp với Việt Nam của Trung Quốc không đại diện cho một sự thay đổi trong chính sách lâu dài của Bắc Kinh, mà theo đó, tranh chấp hàng hải chỉ có được giải quyết song phương, thông qua đàm phán và tham vấn trực tiếp của các bên liên quan trực tiếp. Một ngày sau khi Trung Quốc gửi văn kiện trên, bà Hoa Xuân Oánh – một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tuyên bố rằng, Bắc Kinh bác bỏ đề nghị làm trọng tài của LHQ trong cuộc tranh chấp với Việt Nam.

Như vậy, tại sao Trung Quốc lại đưa tranh chấp với Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc?

Năm 2003, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc đã chính thức thông qua học thuyết “tam chủng chiến pháp” (3 phương thức chiến tranh). Học thuyết này là một trong những nhân tố thiết yếu của chiến tranh thông tin.

Theo công trình nghiên cứu “Ba phương thức chiến tranh của Trung Quốc” do Timothy A.Walton viết năm 2012 cho văn phòng tư vấn Delex Consulting, Studies and Analysis, “tam chủng chiến pháp” của Trung Quốc bao gồm 3 thành tố: chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin – hay còn gọi là chiến tranh truyền thông và chiến tranh pháp lý. Chính hai thành tố sau cùng là cơ sở cho bản “tuyên bố lập trường” của Trung Quốc tại LHQ.

Theo Walton, chiến pháp thông tin là một chiến lược được thiết kế nhằm tác động lên dư luận quốc tế, tạo hậu thuẫn cho Trung Quốc và khiến đối thủ nản lòng trong việc theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc.

Bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc gửi đến LHQ hòng đánh bật các nỗ lực tuyên truyền của Việt Nam và để cô lập Việt Nam. Đại đa số các thành viên của LHQ không có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhiều nước Đông Nam Á vốn quan ngại về các hành động của Trung Quốc, sẽ né tránh khi buộc phải công khai lập trường về vấn đề này.

Chiến tranh pháp lý, theo Walton, là một chiến lược sử dụng pháp luật trong nước và quốc tế của Trung Quốc, để nâng cao nền tảng pháp lý trong việc Trung Quốc khẳng định quyền lợi của mình. Bản “tuyên bố lập trường” của Trung Quốc được trang bị đầy đủ các dẫn chứng trong luật pháp quốc tế được chọn lọc để hỗ trợ cho lập trường của Trung Quốc.

Nhưng những lập luận Bắc Kinh công khai trình bày để giải thích cho cái gọi là “lập trường” của mình trong vụ giàn khoan 981 rất thiếu nhất quán và tự mâu thuẫn.

Ban đầu, Trung Quốc bảo vệ việc hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam bằng cách cho rằng nó nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trung Quốc nhấn mạnh rằng, vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 cách đảo Tri Tôn, đảo cực tây thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam – PV) 17 hải lý. Tuy nhiên, theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vùng lãnh hải chỉ được mở rộng 12 hải lý, tính từ đường cơ sở ven biển của một quốc gia.

Đến ngày 6/6, Trung Quốc sửa lỗi lầm này bằng cách tuyên bố rằng, vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc. Cách nói mới đó, tuy nhiên, cũng thiếu cơ sở pháp lý.

Theo UNCLOS mục đích duy nhất của vùng tiếp giáp lãnh hải là để cho phép một quốc gia ven biển để “thực hiện quyền kiểm soát cần thiết để: (a) ngăn chặn hành vi vi phạm luật lệ và quy định về hải quan, tài chính, xuất nhập cảnh hoặc y tế trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình; (b) trừng phạt hành vi vi phạm pháp luật và các quy định trên phạm vi lãnh thổ hoặc lãnh hải của minh”.

Trung Quốc cũng đã cố gắng tìm cách gây nhiễu tranh chấp với Việt nam bằng cách đưa ra lập luận rằng, vị trí của giàn khoan 981 gần với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ năm 1974 – PV) hơn là bờ biển Việt Nam.

Bản “tuyên bố lập trường” của Trung Quốc lập luận rằng, Hải Dương 981 đang hoạt động ở nơi cách cả đảo Tri Tôn lẫn đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý, và cách bờ biển Việt Nam từ 133 – 156 hải lý.

Nhưng cùng lúc, Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough – mà trên thực tế nằm gần Philippines hơn là vùng đất cực Nam của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, yếu tố “gần” đơn thuần không đủ để chứng minh chủ quyền.

Bản “tuyên bố lập trường” của Trung Quốc tại LHQ thực sự đang làm suy yếu việc sử dụng chiến tranh pháp lý để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền. Chẳng hạn, tuyên bố của Trung Quốc viết:

“Các vùng biển giữa quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) của Trung Quốc và bờ biển đất liền Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai nước vẫn chưa tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền khẳng định EEZ và thềm lục địa chiếu theo quy định của UNCLOS”.

Nếu đã dẫn ra như vậy thì Trung Quốc cũng nên theo các quy định của UNCLOS để xử lý các tuyên bố chồng lấn. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều nên có những dàn xếp tạm thời về các vùng tranh chấp cho đến khi đạt được các thỏa thuận phân định. Trong thời gian đó, mỗi bên nên tránh các hành động làm thay đổi hiện trạng và đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Rõ ràng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế.

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc cũng sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của họ khi lập luận luật pháp quốc tế là không thích hợp trong vụ giàn khoan 981. Tuyên bố lập trường của Bắc Kinh viết:

“Tuy nhiên, vùng biển này sẽ không bao giờ trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cho dù có áp dụng bất kỳ nguyên tắc (của luật pháp quốc tế) nào trong việc phân định.”

Đại sứ Trung Quốc tại Úc, Mã Triều Húc (Ma Zhaozu), đã góp phần vào cuộc chiến tranh thông tin của Bắc Kinh, bằng cách lặp lại các lập luận tương tự trong một bài ý kiến (op-ed) trên báo The Australian của Úc ngày 13/6/2014. Ông Mã cho rằng, khu vực tranh chấp chưa bao giờ được phân định và “dù có áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào (của luật pháp quốc tế), các vùng biển liên quan sẽ không bao giờ trở thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.

Các thành viên của cộng đồng quốc tế đang lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam và tác động của vấn đề này đối với an ninh khu vực cần phải nắm lấy việc Trung Quốc chính thức đệ trình bản tuyên bố lập trường lên Tổng thư ký LHQ. Các nước nên vận động để vấn đề này được đưa lên Hội đồng Bảo an.

Không được để cho Trung Quốc theo đuổi cuộc chiến tranh thông tin với mục đích thu lợi cả hai đầu: Cho lưu hành một bản tuyên bố lập trường tại LHQ để chứng minh tính chất nghiêm túc của họ trong cuộc tranh chấp với Việt Nam, nhưng mặt khác lại từ chối đề nghị trọng tài phân xử của LHQ.

Mỹ và Úc nên thúc đẩy một cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an LHQ. Nhật Bản và các cường quốc hàng hải khác có quyền lợi trong việc Biển Đông ổn định cũng nên nhập cuộc.

Trung Quốc phải bị đẩy vào một vị thế khó chịu khi phải phản đối bất kỳ một cuộc tranh luận nào tại Hội đồng Bảo an, qua đó từ bỏ mưu toan sử dụng LHQ cho mục đích tuyên truyền, hoặc phải phủ quyết mọi nghị quyết phát sinh từ một cuộc tranh luận trong Hội đồng Bảo an chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
 
Dương Khiết Trì đến Việt Nam chơi ''game''
Phạm Trần
19:39 19/06/2014
DƯƠNG KHIẾT TRÌ ĐẾN VIỆT NAM CHƠI GAME ?

Không thấy bất cứ chỉ dấu nào cho thấy cuộc khủng khỏang ở Biển Đông giữa Việt nam và Trung Cộng sẽ được giải quyết trong tương lai gần sau 3 cuộc họp tại Hà Nội ngày 18/06/2014 của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Ông Dương, người phụ trách về vấn đề biên giới và lãnh thổ của Chính phủ Trung Cộng là viên chức cao cấp nhất được gửi đến Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh, vào ngày 02/05/2014, kéo giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 đặt vào bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Từ đó, phát ngôn viên Bộ Ngọai giao, báo chí và các chuyên viên về Biển Đông và chủ quyền lãnh thổ của hai nước đã đua nhau tranh luận, nhưng đôi khi cũng đã sử dụng những ngôn ngữ “xấu xa nhất” để lăng mạ nhau.

Nhưng khi Bộ Ngọai giao Việt Nam xác nhận tin Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì sang Việt Nam để nói chuyện về vụ giàn khoan HD 981 thì quan tâm của dư luận được tập trung vào chuyến đi quan trọng này.

NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO

Tuy nhiên, chỉ trước một ngày (17/06/2014) nguyên Bộ trưởng Ngọai giao Dương Khiết Trì đến Hà Nội thì Cục hải sự Trung Cộng (State Oceanic Administration,SOA) đã công bố quyết định di chuyển giàn khoan dầu thứ 2 từ vùng đảo Hải Nam xuống phía Nam của Vịnh Bắc Bộ, rất gần với hai tỉnh Qủang Bình và Hà Tĩnh mặc dù hai bên Việt-Trung vẫn còn đang thương thuyết về quyền khai thác.

Các báo Việt Nam dịch tin từ trang Web của Cục Hải sự Trung Quốc công bố ngày 17/6/2014 nói rằng: “Trang web Cục Hải sự TQ dẫn thông tin từ cục Hải sự Hải Nam hôm 17/6 cho hay, tàu kéo Đức Gia đang kéo giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) từ vị trí có tọa độ 17°38 vĩ độ Bắc 110°12.3 vĩ độ Đông tới vị trí có tọa độ 17°14.1 vĩ độ Bắc 109°31 vĩ độ Đông trên Biển Đông.

Giàn khoan này dự kiến di chuyển từ ngày 18-20/6. Giàn khoan Nam Hải số 9 có chiều dài tổng cộng 600 m và tốc độ di chuyển khoảng 4 hải lý/giờ.” (Báo VietnamNet, 19/06/2014)

Theo các báo Việt Nam thì: “ Điểm đến của giàn khoan này nằm trong khu vực cửa Nam vịnh Bắc Bộ và còn gần bờ biển Việt Nam hơn cả giàn khoan Hải Dương 981. Đây là khu vực Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải.” (báo Petro Times, 19/06/2014)

Nhìn trên bản đồ thì thấy vị trí gìan khoan Hải Nam 9 sẽ đối diện với hai Tỉnh Qủang Bình và Hà Tĩnh.

Ngòai ra, trừ cuộc điện đàm và đối thọai căng thẳng giữa Bộ trưởng Ngọai giao Việt Nam Phạm Bình Minh với ông Dương Khiết Trì ngày 06/05/2014, bốn ngày sau khi giàn khoan HD 981 được đặt vào vùng biển Việt Nam, Trung Cộng đã từ chối mọi đề nghị nói chuyện cấp cao hơn với Việt Nam.

Bắc Kinh cũng đã gửi Công hàm cho Liên Hiệp Quốc tố cáo Việt Nam gây hấn và trưng ra một số bằng chứng của Việt Nam nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng ở Hòang Sa và Trường Sa. Trong số bằng chứng này có lời nói của Thứ trưởng Ngọai giao Ung Văn Khiêm, Bản đồ quốc tế, Sách giáo khoa Địa lý lớp 9, và đặc biệt là Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạn Văn Đồng.

Cho đến thời điểm ông Dương Khiết Trì có mặt tại Hà Nội, vẫn chưa thấy Chính phủ Việt Nam đưa ra “Tuyên bố chính thức” nào để bác bỏ các lập luận của Trung Cộng vì, theo lời Tiến sĩ Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ thì : “Những tài liệu mà Trung Quốc đã trích dẫn này là có thật.” (trích báo Giáo dục Việt Nam ngày 14/06/2014)

“Tuy nhiên”, ông Trục nói, “nội dung của các tài liệu này cụ thể ra sao và giá trị pháp lý của chúng như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được phải làm sáng tỏ trên tinh thần thật sự khách quan, trung thực, cầu thị…:

Thứ nhất, xin nói về hình thức của các tư liệu này:

Tài liệu đầu tiên mà Trung Quốc thường xuyên nêu lên trong tất cả các lập luận về cái gọi là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng thừa nhận “chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa, Nam Sa”. Thực chất đây chỉ là bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho cố Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 có liên quan đến Tuyên bố quy định về chiều rộng lãnh hải 12 hải lý của CHND Trung Hoa; hoàn toàn không phải là “Công hàm” như phía Trung Quốc đã nhấn mạnh.

Các tài liệu khác như Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới…thực chất đây là những tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập…

Ngoài ra, còn có một số nội dung khác đã được trích dẫn chủ yếu là những cuộc trao đổi, phát biểu cá nhân của một số cán bộ ngoại giao trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.”

Nhưng đó chỉ là quan điểm riêng của Tiến sĩ Trần Cộng Trục, không phải là “lập trường chính thức của Chính phủ Việt Nam”.

Việt Nam cũng chưa thi hành “kế họach kiện Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận đã sẵn sàng từ lâu ,như Phi Luật Tân đã làm, để bảo vệ chủ quyền biển đảo ? Sự thiếu cương quyết và không minh bạch này này đã khiến cho dư luận trong nhân dân có nghi vấn phải chăng Việt Nam đã bị “há miệng mắc quai” với Trung Cộng bởi những cam kết chính trị, hay chủ quyền lãnh thổ trong qúa khứ với Bắc Kinh, hoặc vì không muốn gây hấn qúa đà để tránh mất lòng nước láng giềng đã giúp đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộc chiến “chống Pháp gìành độc lập” và “chống Mỹ xâm lăng Việt Nam Cộng hòa” ?

Có lẽ vì thế mà trong các cuộc nói chuyện với ông Dương Khiết Trì, hai bên đã có sự “kiềm chế phải chăng” và tỏ ra “ hy vọng dè chừng” để không đến nỗi phải “chia tay nhau”. Hai bên cũng tỏ ý muốn kiềm chế tối đa hiểm họa chiến tranh và cùng kêu gọi tiếp tục thảo luận để “ổn định tình hình” ở Biển Đông.

XINHUA VIẾT GÌ ?

Tuy vậy, khi nhìn các ảnh chụp phổ biến thì thấy ngay tính khẩn trương, căng thẳng và bực bội đã hiện trên mặt của ông Phạm Bình Minh cũng như cách “gượng cười” của các ông Trọng, Dũng và họ Dương

Bản tin chính thức của Bộ Ngọai giao Việt Nam viết rằng: “ Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tổ chức cuộc hội đàm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt. Hai bên đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và sâu rộng về quan hệ Trung-Việt cũng như tình hình trên biển hiện nay.”

Thêm một lần nữa, ông Phạm Bình Minh đã: “Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 mà cả hai nước đều là thành viên. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột, đàm phán giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay cũng như các bất đồng khác giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Về phiá ông Dương Khiết Trì thì cũng : “ Khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột, không để quan hệ hai nước xấu đi, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng và thực chất hơn nữa, đồng thời nhắc lại lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.”

Vậy đó là “lập trường thế nào” ?

Theo Tân Hoa Xã (Xinhua) viết từ Hà Nội thì Dương Khiết Trì đã nói thẳng với ông Phạm Bình Minh những điều như “ra lệnh phải tuân thủ” :”Đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.

Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam. Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn.”

Lời nói của họ Dương rõ ràng đã nhắc lại “lập trường bất di bất dịch” của Trung Cộng :

1) Chống mọi khả năng “quốc tế hoá” xung đột giữa Việt Nam và Trung Cộng vì Bắc Kinh không muốn nước khác xía vào chuyện riêng của hai nước Việt-Trung để dễ dàng khống chế và bẻ gẫy các lập luận của Việt Nam về chủ quyền biển đảo. Trung Cộng đã thành công trong chiến lược chia rẽ khối 10 quốc qia Đông Nam Á (ASEAN) để cho khối này không chính thức có Tuyên bố chung ủng hộ Việt Nam hay Phi Luật Tân trong các tranh chấp với Trung Cộng.

2) Đòi Việt Nam phải chấm dứt hoạt động của các tầu Cảnh sát biển, tầu Kiểm ngư và tầu cá quanh vùng giàn khoan HD 981 để cho Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm dầu khí. Nói cách khác, Dương Khiết Trì yêu cầu Việt Nam phải nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng ở vùng biển mà Việt Nam cho là của mình, trong khi không điếm xỉa đến các vụ tầu Trung Cộng đâm, va và húc chìm tầu cá Việt Nam.

3) Dương Khiết Trì cũng yêu cầu Việt Nam hãy vì “đại cục” ( hay “việc chung của hai nước” ) mà “cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng” . Nhưng hướng nào ? Hay là họ Dương muốn ám chỉ đến cái bẫy của Bắc Kinh đã giăng ra từ thời Đặng Tiểu Bình gọi là “gác tranh chấp để cùng khai thác” tài nguyên của Việt Nam ở Biển Đông?

Bản tin của Xinhua còn viết, theo bản Tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa thì : “Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam trân trọng tình hữu nghị truyền thống hai nước, mong tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, sẵn sàng nỗ lực cùng Trung Quốc, cải thiện và phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam sẵn sàng tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai nước về xử lý thoả đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, tránh để cho các vấn đề này quấy nhiễu toàn cục của quan hệ hai Đảng và hai nước, sẵn sàng tiếp tục duy trì sự trao đổi mật thiết với Trung Quốc về tình hình trên biển hiện nay, quản lý và kiểm soát tình hình căng thẳng, giải quyết thoả đáng các vấn đề liên quan, tỏ rõ với bên ngoài rằng hai nước Việt-Trung có khả năng giải quyết bất đồng bằng phương thức hoà bình.”

TRỌNG-DŨNG-DƯƠNG

Sau khi họp với ông Minh, họ Dương còn gặp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tại cuộc họp với Dương Khiết Trì, Thông tấn xã Việt Nam cho biết Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã : “ Khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc; mong muốn giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước; đánh giá cao về những bước phát triển tích cực trong quan hệ Việt-Trung trong những năm gần đây.”

Tuy nhiên ông Trọng cũng đã : “Nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng Năm đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.”

Và, lần đầu tiên kể từ khi xẩy ra vụ gián khoan HD 981, ông Tổng Bí thư đảng CSVN mới đưa ra lời “khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi.”

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì cũng : “ Khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam; mong muốn hai bên tiếp tục bàn bạc để làm giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề trên biển, nhất trí cần tiếp tục duy trì các hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, cùng nỗ lực giữ gìn cục diện quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định.”

Tại cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Dương Khiết Trì, Bộ Ngọai giao Việt Nam đã lập lại nội dung gần giống như những ý kiến của ông Trọng đã nói với họ Dương. Nhưng ông Dũng còn nói với ông Dương : “Trên cơ sở đường lối đối ngoại nhất quán của mình, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, luôn coi trọng việc giữ gìn, tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển giữa Việt Nam - Trung Quốc.”

Ông Dũng cũng yều cầu “Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam; cùng đàm phán giải quyết các tranh chấp bất đồng giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước….Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, một lần nữa : “Khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng và chưa bao giờ thay đổi phương châm hữu nghị trong quan hệ với Việt Nam. Đối với vấn đề tranh chấp trên biển, ông Dương Khiết Trì nêu lại lập trường của Trung Quốc.”

Đáng chú ý là trong cả 3 cuộc nói chuyện, hai bên đều không nhắc đến phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt của Trung Cộng trao cho Việt Nam, tiếp theo sau Hội nghị bí mật ở Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Cộng) năm 1990 giữa hai Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và Giang Trạch Dân, đó là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Trước đây, trong tất cả các cuộc họp lãnh đạo cấp cao đôi bên thì phiá Việt Nam luôn luôn, như một thông lệ không thể thiếu, nhắc đến phương châm này trong diễn văn hay khi phát biểu để làm vui lòng khách Trung Cộng !

Nhưng trong cuộc nói chuyện với ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Dương Khiết Trì đã trực tiếp trả lời cho những phê phán từ phiá Việt Nam cho rằng phía Trung Cộng đã “nuốt lời”, sau vụ giàn khoan HD 981.

Ông Dương bảo ông Dũng: “Trung Quốc coi trọng chưa bao giờ thay đổi phương châm hữu nghị trong quan hệ với Việt Nam.”

Ngòai ra cũng không hề thấy phiá Việt Nam phản đối hay chất vấn tại sao, cùng thời gian với hoạt động của giàn khoan HD 981 thì Trung Cộng đã khẩn trương biến 6 trong số 8 đá ngầm chiếm của Việt Nam ở Trương Sa năm 1988 thành các “đảo nhân tạo” để mở rộng tầm kiểm soát chủ quyền bất hợp pháp ?

Theo nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Trung thì Trung Cộng đã xây “đảo nhân tạo” trên các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Gaven, Su Bi, và Châu Viên

Như vậy, nếu đem so với hành động “nói không đi đôi với làm” và những lời “gay gắt” ông Dương Khiết Trì nói như ra lệnh cho ông Phạm Bình Minh thì sẽ thấy họ Dương đã đến Hà Nội để “chơi Game mua thời gian” với hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng để cho giàn khoan HD 981 tiếp tục tự do hoạt động chứ không phải tính chuyện rút đi, hay chấm dứt chủ trương bá quyền và bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh./.

Phạm Trần

(06/014)
 
Văn Hóa
Vết thương đã lành!
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:52 19/06/2014
Sáng nay (19.6), tôi đi làm phép nhà cho gia đình Anh Dũng. Căn nhà khang trang rộng thoáng giữa vườn thanh long đang rộ bông thơm ngát. Bà con lối xóm đến thật đông cùng hiệp thông tạ ơn và cầu nguyện cho gia đình.

Sau 12 năm, vết thương sâu hoắm đã lành, nổi đau quá lớn nay cũng vơi dần. Anh chị cưới nhau có phép chuẩn dị giáo. Hạnh phúc của vợ chồng với 2 con trai làm thành tổ ấm. Bất hạnh ập xuống gia đình này. Anh trai giết em rồi tẩm xăng đốt xác em, không cháy hết nên nó đào lỗ chôn. Công an bắt được hung thủ và kết án tù chung thân. Vụ án nổi tiếng khắp tỉnh Bình thuận vào năm 2002. Gia đình tan nát. Chồng đau khổ bỏ bê công việc, vợ u sầu khóc than rơi vào chứng trầm cảm nặng.

Sau thời gian dài, nhờ lời cầu nguyện, tình thương mến, sự quan tâm giúp đỡ tận tình của bà con trong giáo xứ, anh chị đã dần dần nguôi ngoai, dọn đất làm vườn thanh long nên nay đã xây được căn nhà mới.

Sau nghi thức làm phép nhà, anh Dũng có bài cám ơn thật cảm động.

Trọng kính cha quản xứ,
Kính thưa ban thường vụ giáo xứ,
Thưa bà con cô bác và anh chị em.

Hôm nay, ngày vui mừng hoan hỷ, ngày hạnh phúc vô biên, gia đình chúng con rất hân hạnh chào mừng Cha xứ, quí ân nhân, bà con cô bác và anh chị em đã dành nhiều thời gian quí báu đến tư gia đọc kinh cầu lễ giỗ cho con trai của chúng con là Giacôbê Đỗ Anh Văn giáp 12 năm, hưởng dương 17 tuổi, mất vào năm 2002.

Kính thưa Cha và quí vị! Sau đây con xin có đôi lời tâm huyết. Con vừa lập gia đình xong, cha mẹ có cho con một số ruộng đất hương quả. Do đó, chúng con phải cố gắng lao động cực nhọc vất vả, đội nắng che mưa dang sương tắm gió mưu sinh kiếm sống từng ngày. Đồng thời phải chăm sóc nuôi dưỡng hai đứa con thơ bé đến ngày khôn lớn. Đỗ Anh Việt 21 tuổi tánh tình bướng bỉnh nghịch ngợm, hung hăng khó dạy, còn Đỗ Anh Văn 17 tuổi, bản tánh hiền lành, thật thà siêng năng lễ phép. Thế rồi, bất ngờ câu chuyện thương tâm xảy ra vào một đêm định mệnh. Bầu trời tối đen như mực, như đang đồng lõa với thảm cảnh sát nhân kinh hoàng xót xa rơi lệ, cũng như ngày xưa Cain giết chết em trai của mình là Aben – tôi trung của Chúa! Thế là chúng con mất hết tất cả! Một đứa vĩnh viễn ra đi để lại biết bao buồn đau thương tiếc, đứa còn lại phải mắc vào vòng lao lý chung thân khổ sai, nghịch tử bất hiếu quá chừng, thử hỏi chúng con làm sao không tủi hờn đau đớn!?

Tuy nhiên, vì tình thương và trách nhiệm, chúng con đành gạt nước mắt, đến trại cải tạo thăm nuôi bỏ bao thường xuyên đều đặn, với hy vọng những ngày sống trong ngục tù gian khổ, nó sẽ hồi tâm tỉnh ngộ ăn năn khóc lóc tội lỗi của mình… !

Kính thưa Cha và quí vị! Thú thật lúc ấy, chúng con chỉ muốn tìm đến cái chết, xong chẳng gặp được, đã muốn chết, nhưng cái chết nó cũng trốn xa! Chúng con được rất nhiều người viếng thăm an ủi, và những cánh thư chân thành động viên chia sẻ, giúp chúng con có thêm nghị lực vui sống.

Điều quan trọng là chúng con luôn tín thác vào lòng thương xót của Chúa, biết noi gương Mẹ Maria khi đứng dưới chân Thánh giá, thế là chúng con giảm bớt ưu phiền, chăm chỉ làm ăn, nhờ ơn Chúa giúp chúng con mới xây được một ngôi nhà mới này, đỡ nắng che mưa lúc trời đông giá rét!

Kính thưa Cha và quí vị! Qua những lời tâm tình chia sẻ, rất mong sự cảm thông thấu suốt nỗi niềm, hầu được đón nhận tấm lòng vị thứ, nhân ái yêu thương khoan dung độ lượng … Xin giúp lời cầu nguyện cho chúng con biết quảng đại yêu thương tha thứ, dang rộng vòng tay ôm ấp đứa con hoang đàng thống hối trở về đoàn tụ với gia đình. Mong sao nó sẽ trở nên người tốt, giúp ích cho mọi người, cho xã hội và giáo xứ !

Một lần nữa xin Cha xứ, và bà con cô bác anh chị em cầu nguyện cho gia đình chúng con được mọi sự an lành phần hồn phần xác. Trước khi dứt lời, chúng con không biết nói gì hơn, chỉ biết cầu nguyện xin Chúa tuôn đổ dồi dào hồng ân cho quí vị. Gia đình chúng con hết lòng tri ân và xin trân trọng kính chào.

Mọi người xúc động chia sẻ nổi đau quá khứ với anh chị và cũng chia vui với hạnh phúc hiện tại đồng thời gieo niềm hy vọng đoàn tụ gia đình trong tương lai.

Anh Dũng là một lương dân có niềm tin mạnh mẽ sau khi trải qua những thử thách dữ dội. Lời anh viết và giọng anh đọc chan chứa niềm tri ân tình thương của Chúa và Đức Mẹ. Xin thêm lời cầu nguyện cho anh để một ngày gần đây anh được trở nên con cái Chúa. Vết thương lòng nay đã lành nhờ tín thác vào thương xót Chúa.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Suy Tư
Tấn Đạt
21:24 19/06/2014
PHÚT SUY TƯ
Ảnh của Tấn Đạt
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ.
Đó là nguồn sức mạnh.
(Mẹ Teresa Calcutta)