Ngày 19-06-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 19/06/2009
ĐỐI XỬ TỐT VỚI ĐỘNG VẬT

N2T


Thầy giáo muốn các em đem kinh nghiệm đối xử tốt với động vật kể cho các bạn trong lớp nghe.

Có một vài câu chuyện do các em kể rất ấm áp tình người và cảm động.

Đến phiên Tiểu Dân thì nó đắc ý nói:

- “Có một lần, em đá vào chân của một bạn trai, bởi vì bạn ấy đá vào một con chó.”

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Có nhiều cách đối xủ với động vật, những cách này tùy theo suy nghĩ và cá tính của mỗi người:

- Có người coi con chó kiểng của mình hơn cả mẹ đẻ của mình, đối xử tốt với nó là ngày ôm nó trên tay, dẫn nó đi dạo phố, mua thứ cao cấp cho nó ăn, nhưng mẹ già thì “phó mặc” cho người giúp việc và ít khi ngó ngàng đến mẹ mình đang nằm bất động trên giường bệnh.

- Có người đối xử tốt với động vật bằng cách đánh bạt tai tụi nhỏ, khi chúng nó đụng đến con cho kiểng của họ...

- Có người bảo vệ và bày tỏ mình là người yêu mến súc vật, bằng cách giết con ruột của mình (phá thai), rồi đem tiền hàng triệu đồng đi mua một con chó, hoặc một con mèo đem về nuôi, săn sóc bảo vệ nó hơn cả mọi thứ trên đời...

Bảo vệ động vật là bảo vệ môi trường thiên nhiên, nhưng động vật không phải là đối tượng số một để bao vệ, mà là những thai nhi vô tội, những đứa con đang còn trong bụng mình, chúng nó là đối tượng mà chúng ta phải bảo vệ và ưu tiên số một, vì các em (thai nhi) chính là một con người, một sinh linh mà Thiên Chúa tạo dựng qua sự cộng tác của cha mẹ các em.

Đừng chơi ngông coi con chó con mèo kiểng là quý báu hơn các thai nhi, sẽ có ngày ôm hận suốt đời, đời này và đời sau.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:33 19/06/2009
N2T


17. Nếu con người ta chỉ muốn sở trường của mình mà quên đi sở đoản của mình, thì khó mà tránh khỏi kiêu ngạo.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:35 19/06/2009
N2T


150. Vận may là bóng dáng của cơ hội.

 
"Năm Linh Mục", chia sẻ với em: Đức Ái của linh mục Chúa Ki-tô
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:05 19/06/2009

Chia sẻ với em

ĐỨC ÁI

CỦA

LINH MỤC CHÚA KI-TÔ



Em thân mến,

Để kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của thánh Gioan Maria Vianney cha sở họ Ars, bổn mạng của các cha sở, Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI tuyên bố từ ngày 19.6.2009 đến 19.6.2010 là năm đặc biệt: “Năm Linh Mục”, ngài nói: ”Để tạo điều kiện thuận lợi cho các linh mục hướng về sự trọn lành thiêng liêng là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc, tôi quyết định mở năm đặc biệt “Năm Linh Mục.”

Và mới cách đây đúng một tuần, có câu hỏi của một bạn sinh viên Hà Nội muốn đi tu làm linh mục để phục vụ Chúa, nhưng anh bạn sinh viên này cảm thấy buồn và lúng túng khi thấy một vài linh mục sống không có đức bác ái, nghĩa là theo như bạn ấy nói, thì cha sở của bạn rất quan liêu, giáo dân không nhìn thấy đức ái nơi cha sở của mình, không những quan liêu, mà ngài còn nạt nộ hách dịch, xa cách và sống như một ông vua, ngài không những vun vén cho cá nhân mà còn gia đình của ngài nữa. Và anh bạn sinh viên này ngán ngẫm quá, và hỏi anh bây giờ phải làm thế nào, có nên đi tu làm linh mục không, hay là lập gia đình mà sống tốt hơn với Chúa Giê-su ?

Câu hỏi này cũng như câu hỏi của em về chuyện có một số linh mục sống hình như sống không có đức bác ái, thì làm thế nào để rao giảng Phúc Âm được ?!

Nhân dịp “Năm Linh Mục” anh xin chia sẻ với em về “Đức Ái của linh mục Chúa Ki-tô” trong tập sách nhỏ này, hy vọng em và anh bạn sinh viên Hà Nội kia, cũng như tất cả các bạn trẻ nhìn thấy Đức Ái là nhân đức tuyệt vời của người Ki-tô hữu chúng ta, nhất là linh mục, những người đã dâng mình làm tôi Chúa...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------------------------------------

BÀI CA ĐỨC ÁI

“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng

của loài người và của các thiên thần đi nữa,

mà không có đức mến,

thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,

chũm chọe xoang xoảng.

Giả như tôi được ơn nói tiên tri,

và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu,

hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non,

mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.

Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí,

hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiệt thòi,

mà không có đức mến,

thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,

không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,

không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,

không nóng giận, không nuôi hận thù,

không mừng khi thấy sự gian ác,

nhưng vui khi thấy điều chân thật.

Đức mến tha thứ tất cả,

tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.

Đức mến không bao giờ mất được.

Ơn nói triên tri ư ? Cũng chỉ nhất thời.

Nói các tiếng lạ chăng ? Có ngày sẽ hết.

Ơn hiểu biết ư ? Rồi cũng chẳng còn...” (1 Cr 13, 1-8...)


Em thân mến,

Trên đây là bài ca Đức Ái (đức mến) của thánh Phao-lô tông đồ, đây cũng đã là một đề tài suy tư sâu xa cho các nhà thần học và tu đức học trong Giáo Hội, bởi vì nó chứa đựng một giáo lý mới dựa vào luật mới của Chúa Giê-su: luật yêu thương. Chính thánh Phao-lô đã cảm nghiệm được điều ấy với tất cả gian nan vất vả mà ngài phải chịu vì danh Chúa Giê-su, chính ngài là vị tông đồ đầu tiên đem tình yêu của Chúa Giê-su đến cho dân ngoại, tình yêu đó chính là tình yêu thập giá, tình yêu vượt qua đau khổ và sự chết của Chúa Giê-su, và chính ngài –thánh Phao-lô- cũng đã vì tình yêu ấy mà tự nguyện hy sinh tất cả để danh của Chúa Ki-tô được mọi người biết đến.

Ngài đã cảm nghiệm được Đức Ái chính là nền tảng căn bản để chúng ta nhìn thấy Chúa Giê-su nơi mọi người, và nhờ Đức Ái mà người ta nhận biết chúng ta là người Ki-tô hữu, như lời Chúa Giê-su đã nói với các môn đệ của mình trong bữa tiệc ly: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13, 3-5)

Người anh em mà Chúa Giê-su nói đây không phải là anh, là em và những người đã tin vào Ngài và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội sao ? Chắc chắn là như thế.

Nhưng người anh em mà Chúa Giê-su nhấn mạnh và cách riêng trong bữa ăn cuối cùng (tiệc ly) của Ngài với các môn đệ (đây chính là lúc Ngài thiết lập bí tích Truyền Chức Thánh), tức là các linh mục của ngày hôm nay, linh mục của Tân Ước, tức là linh mục của Chúa Giê-su Ki-tô.

Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giê-su đã nhắn nhủ cách riêng với các môn đệ của mình rất nhiều điều, và tất cả những điều ấy đều quy về một chữ “Yêu”, tức là Đức Ái, hay còn gọi là đức mến. Bởi vì Chúa Giê-su biết rằng, chỉ có yêu thương mới hoán cải được tâm hồn của người khác, chỉ có yêu thương mới làm cho người khác nhận ra Ngài trong tha nhân, mà bản sao yêu thương của Chúa Giê-su chính là các môn đệ của Ngài, tức là các tông đồ, các giám mục và linh mục của Ngài ngày hôm nay.

Do đó, Đức Ái (đức mến) của các linh mục –dù cho ở thời đại nào- thì vẫn cứ là đức ái của Chúa Giê-su, tức là một đức ái lấy hy sinh làm chuẩn mực cho cuộc sống của mình.

GIÁO HỘI VÀ ĐỨC ÁI


Giáo Hội định nghĩa Đức Ái (mến) như sau: “Đức Ái là một nhân đức đối thần, nhờ đức ái mà chúng ta vì chính Thiên Chúa, mà vừa yêu Ngài vượt trên vạn vật, vừa vì nguyên nhân yêu mến Thiên Chúa mà yêu thương người như chính mình.”( Sách GLCG (Taiwan) 1882.) Và Giáo Hội hơn hai ngàn năm nay đã nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động và hướng dẫn, mà đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng yêu thương của Chúa Giê-su, và được thừa hưởng gia tài vĩ đại và cao quý từ nơi Đấng đã vì yêu thương mà chết trên thập giá –Chúa Giê-su- mà Giáo Hội đã không ngừng rao giảng tình yêu của Ngài cho nhân loại.

Được chính Đấng khi bị đóng đinh trên thập giá đã cầu xin với Chúa Cha tha tội cho những kẻ giết mình, mà Giáo Hội đã không ngừng trở thành nơi nương tựa cho những người nghèo khó, cô đơn và bất hạnh...

Được chính Đấng đã tỏ lòng yêu thương, và hứa cho người trộm cướp bị đóng đinh ở bên hữu Ngài vào nước thiên đàng, mà Giáo Hội đã không những luôn dang rộng đôi tay để đón nhận những người con lầm lạc trở về với gia đình, mà Giáo Hội còn không ngừng lên tiếng bênh vực những người yếu đuối trong xã hội...

Tất cả những điều mà Giáo Hội đã và đang làm ấy đều vì luật mới của Chúa Giê-su là yêu thương, và thế gian sẽ nhận biết Giáo Hội là gia đình của Chúa Giê-su khi mọi người biết yêu thương nhau, tức là khi mỗi người biết thực hành đức ái với tất cả mọi người, bởi vì như lời thánh Phao-lô tông đồ đã nói: không có Đức Ái thì tất cả những việc mà Giáo Hội làm đều là không không, chẳng là gì cả, bởi vì đức ái chính là cốt lõi của lề luật mới, luật yêu thương.

Qua mọi thời đại, và ngay từ buổi sơ khai, Giáo Hội đã và luôn thực hành Đức Ái với hết mọi người, tất cả mọi sự đều là của chung và phân phát cho mọi người tùy theo nhu cầu của các tín hữu, sẽ không có kẻ ăn dư thừa người thiếu thốn, bởi vì Đức Ái được Chúa Thánh Thần luôn khơi dậy trong lòng người tín hữu, và họ đồng tâm nhất trí cầu nguyện với nhau và dùng bữa với nhau.

Bởi vì Đức Ái là hoa quả của Chúa Thánh Thần, nên nó sinh ra rất nhiều hoa trái khác cho Giáo Hội, và cho những ai thành tâm thiện chí yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, mà những hoa trái của Đức Ái là: niềm vui, bình an và lòng từ bi.

Vì lệnh truyền của Chúa Giê-su là hãy thực thi Đức Ái với tha nhân, mà trong đại gia đình Giáo Hội của Chúa có rất nhiều các dòng tu được thành lập, trước hết là để loan truyền Tin Mừng của Chúa Giê-su đến cho mọi người, sau nữa là thực hành Đức Ái đối với mọi người nghèo trên khắp thế gian này, do đó mà tất cả các dòng tu hoặc tu hội, hoặc các hội đoàn của Giáo Hội được thành lập là đều vì Tin Mừng và vì Đức Ái của Chúa Giê-su. Đức Ái làm cho người khác dễ dàng nhận thấy Chúa Giê-su hiện diện cách sống động nơi người Ki-tô hữu, và nhờ đó mà họ càng thêm yêu mến Giáo Hội của Chúa hơn.

Thánh Phao-lô tông đồ đã khẳng định:

“Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí,

hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiệt thòi,

mà không có đức mến,

thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” ( 1 Cr 2, 44-47.)


Nếu như các dòng tu hay tu hội đem tất cả tài sản của mình cho người nghèo, sai phái các thành viên của mình đi khắp thế gian để giảng đạo mà không có Đức Ái, thì cũng chẳng ích gì cho họ cả, bởi vì Đức Ái chính là tâm điểm mọi hoạt động tích cực để đưa người ta tìm đến Thiên Chúa.

LINH MỤC VÀ ĐỨC ÁI


Hơn bao giờ hết, thời đại ngày nay người ta đều nhìn vào cách sống của linh mục để dự đoán tương lai của giáo xứ, bởi vì một cha sở nhiệt thành với giáo xứ của mình, biết sống chan hòa với giáo dân của mình, thì chắc chắn giáo xứ ấy sẽ có sức sống và phát triển, bằng ngược lại, nếu giáo xứ nào có một cha sở chỉ biết làm lễ mà thôi, thì giáo xứ ấy sẽ tan nát, nếu không tan nát thì giáo dân cũng sẽ chia năm xẻ bảy, vì cha sở “không làm cha sở” mà chỉ làm lễ mà thôi. Và có lúc, người ta cũng nhìn linh mục của Giáo Hội, để chê bai hoặc khen ngợi Giáo Hội, bởi vì người ta biết rằng, linh mục chính là sợi giây liên kết chắc chắn giữa giáo dân và Giáo Hội, giữa con chiên và mục tử là Chúa Giê-su, và linh mục chính là người chuyển đạt thông ơn của Thiên Chúa cho giáo dân mỗi khi cử hành thánh lễ và các bí tích.

Dó đó, một linh mục tốt lành và được mọi người yêu mến, chính là một linh mục mà đức ái vượt qua cả chức thánh mà mình đã lãnh nhận.

Đức Ái vượt qua chức thánh nghĩa là các ngài không coi chức thánh như là bàn đạp để tiến thân, không coi chức thánh như là một “bảo bối” để ăn trên ngồi trước, để làm “cha” thiên hạ, bởi vì chức thánh vốn là luôn được mọi người kính trọng, nhưng các ngài để Đức Ái của Chúa Giê-su chiếm hữu tâm hồn của mình, và tỏa lan ra đến với mọi người chung quanh mình qua cách sống, như Chúa Giê-su đã sống và đã chết vì Đức Ái đối với nhân loại tội lỗi vậy.

Đức Ái đối với linh mục như con mắt với con ngươi, như cơm với cá, như mẹ với con, như cá với nước, nghĩa là nếu một linh mục không có đức ái thì linh mục ấy như một thây ma (đã chết), mọi hoạt động của các ngài sẽ không sống động, sẽ không phát lửa yêu thương truyền sang cho người khác; nếu một linh mục không có Đức Ái thì ngài chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng, làm điếc tai nhức óc người khác mà thôi, và quan trọng hơn, chính các ngài sẽ trở thành những tảng đá lớn chặn đường không cho người ta đến với Chúa. Người ta có thể thông cảm và bỏ qua những lỗi lầm của một linh mục thông thái mà kiêu ngạo, nhưng người ta khó mà thông cảm và bỏ qua những hành động thiếu đức ái của linh mục, bởi vì đức ái là tâm điểm mọi bài giảng của linh mục, và là cốt lõi trong đời sống của người Ki-tô hữu.

Đức Ái của các linh mục được thể hiện qua cuộc sống của các ngài, mà giáo xứ là nơi mà các ngài biểu lộ đức ái cách rõ ràng nhất, bởi vì trong ngày lãnh nhận chức thánh, các tiến chức (phó tế) được đức giám mục xức dầu thánh trên hai bàn tay của mình, với ý nghĩa không những là để chúc lành thi ân giáng phúc của Chúa xuống cho mọi người mà thôi, nhưng mà còn là đôi bàn tay để thực hiện Đức Ái đối với tha nhân nữa, đôi bàn tay của các ngài vươn ra để nắm lấy bàn tay của người tội lỗi mà an ủi và tha thứ, đôi bàn tay ngài vươn ra để ban phát của ăn cho họ, như Chúa Giê-su đã làm khi Ngài còn ở thế gian này...

“Bác ái là đồng phục của người Ki-tô hữu”, bởi vì chính Đức Ái làm nổi bật hình ảnh của Chúa Giê-su nơi bản thân của người Ki-tô hữu. Và với các linh mục thì Đức Ái không những là đồng phục của các ngài, mà còn là áo giáp bảo vệ đức tin của người Ki-tô hữu khỏi những ích kỷ hưởng thụ của thế gian, và qua việc thực hành Đức Ái, mà các linh mục trở thành ngọn đèn sáng, dẫn đường cho giáo hữu đi trong một xã hội đầy những bóng đêm của ích kỷ và thù hận.

Do đó, Đức Ái của linh mục càng phải nổi bật hơn nữa trong một xã hội -mà hể những ai làm quan- thì trở thành cái mốc đàm tiếu cho người khác vì sự thiếu Đức Ái nơi họ.

Linh mục không phải là một chức tước hay một nghề nghiệp, nên linh mục càng phải thoát ra khỏi vòng “kềm kẹp” của ích kỷ và hưởng thụ, càng phải thoát ra khỏi vòng “kim cô” hơi hám của đồng tiền dưới bất cứ hình thức nào, để thong dong thực hành Đức Ái của mình với tha nhân, và nhất là với những người mà Giáo Hội trao trọng trách cho mình trông nom linh hồn của họ.

Linh mục cũng không phải là một vị thánh tại thế, nên ngài không thể bàng quang trước những nỗi đau khổ và bất hạnh của tha nhân để lo việc nhà Chúa, càng không phải cứ ngồi suốt ngày trong nhà thờ nhà xứ để cầu nguyện hoặc để đợi chờ giáo dân đến, nhưng ngài là một con người học làm thánh và làm những việc của thánh nhân ở thế gian này, cho nên ngài biết rõ việc làm Đức Ái rất cần cho việc nên thánh của ngài. Thánh Vincent de Paul đã dạy các đệ tử của mình rằng “cần phải bỏ Chúa để được Chúa.” Ngài giải thích câu này như sau: khi chúng ta đang đọc kinh nguyện ngắm mà có người muốn đến gặp chúng ta, thì lập tức chúng ta phải bỏ đi gặp họ ngay, dù đang đọc kinh nguyện ngắm, bởi vì khi chúng ta đi gặp họ thì không phải là chúng ta bỏ Chúa, nhưng là đem Chúa đến cho họ bằng việc quan tâm đến họ, đó chính là thực hành Đức Ái, và là gặp được Chúa nơi họ vậy.

Đức Ái đối với linh mục thì như cái võng bao trùm toàn bộ con người và việc làm của các ngài, hay nói các khác, Đức Ái như là cái lưới thiên la địa võng bao lấy cuộc đời của các linh mục, mà thật đúng như vậy, khi người ta gặp những điều bất hạnh thì họ sẽ thấy an ủi hơn khi tiếp xúc với linh mục, khi người ta cần sự bình an tâm hồn thì người ta tìm đến linh mục, và như thế, mọi công việc, mọi hoạt động của linh mục đều được bao trùm bởi Đức Ái của Chúa Giê-su, cũng như Chúa Giê-su đi đến đâu thì dân chúng vây quanh Ngài đến đấy để nghe Ngài giảng, để mong sờ vào gấu áo của Ngài cho được lành bệnh ( Mt 9, 20-22.), và nhất là để cảm nghiệm được Ngài chính là một lương y đầy lòng yêu thương và luôn chăm sóc đến họ.

Bởi vì thời nay, có một vài linh mục đi đến đâu thì giáo dân phải tránh, không phải vì họ coi thường ngài, mà vì mỗi lần gặp ngài thì nhất định là gợi ý: khi thì gợi ý ủng hộ nhà thờ làm gác chuông, khi thì ủng hộ nhà thờ sửa chữa cái lan can.v.v... ủng hộ và ủng hộ, cho nên họ sợ mà không dám gặp các ngài, và điểm tế nhị sâu xa mà họ không dám đối diện với các ngài, là bởi vì họ không nhìn thấy được khuôn mặt hiền hòa nơi các ngài, mà chỉ thấy khuôn mặt nghiêm khắc, bởi vì họ thấy các ngài sống không có Đức Ái như lời ngài giảng, và nhất là cuộc sống của ngài đầy những hưởng thụ như một chủ nhân ông, hoặc như một tổng giám đốc trong giáo xứ của ngài. Do đó mà Đức Ái luôn luôn vừa là biểu hiện lòng yêu mến Thiên Chúa nơi các linh mục qua việc phục vụ tha nhân, vừa là niềm tự hào và an ủi của giáo dân khi họ thấy linh mục của mình sống tràn đầy Đức Ái với mọi người.

Đức Ái là cốt lõi của lề luật, Chúa Giê-su đã dạy như thế khi Ngài kể dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành, Ngài kết luận: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy.”( Lc 10, 37.) “Đi và làm như vậy” là làm thế nào, thưa đó là ra đi rao giảng Tin Mừng và bày tỏ lòng thương xót với người thân cận. Và bởi vì Chúa Giê-su không đến để phá bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn, có nghĩa là lề luật của Thiên Chúa truyền dạy qua ông Môi-sê đã rất rõ ràng, nhưng vì các biệt phái, kinh sư và các thầy thông luật đã lạm dụng lề luật để ăn trên ngồi trước, để chất gánh nặng trên vai người dân, cho nên Chúa Giê-su đến để làm cho lề luật của Thiên Chúa được nhẹ nhàng, trong sáng hơn và đầy đủ ý nghĩa cốt lõi hơn, đó chính là Đức Ái, để khi mọi người tuân giữ lề luật thì không còn bị sức ép giữ luật nữa, mà chính là vì lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như chính mình vậy.

Đức Ái tự bản chất chính là “yêu người như chính mình” (ái nhân như kỷ), và “anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” ( Lc 6, 31.).

Linh mục là người được Thiên Chúa chọn để làm điều ấy, tức là để thực thi Đức Ái giữa một xã hội mà dối trá, bon chen, hưởng thụ của thế gian đang len lõi dần dần vào trong hàng ngũ những người có chức thánh, đó chính là các linh mục của Chúa Giê-su. Chính Đức Ái làm cho linh mục trổi vượt giữa đời và giữa những giao tiếp với nhau trong từng thành phần của xã hội trong cuộc sống của mình, bởi vì khi thực hiện Đức Ái cho một ai đó, vì mình là linh mục, thì chắc chắc phần thưởng sẽ to lớn trên trời đang dành cho các ngài, bởi vì khi thực hiện Đức Ái nhân danh linh mục Chúa Giê-su thì hiệu quả của việc làm càng thêm giá trị hơn giá trị của các công chứng nhà nước. Tại sao vậy ? Tại vì một linh mục luôn sống Đức Ái và đem Đức Ái đặt lên hàng đầu trong cuộc sống của mình, thì giáo dân sẽ thấy Chúa Giê-su đang thực sự hiện diện trong các ngài, bởi vì như lời thánh Thomas de Aquino tiến sĩ đã nói: “Nếu không có đức ái thì không có bất kỳ đức hạnh nào, cũng giống như nếu không có mặt trời, thì cũng không có một tinh tú nào cả..

Linh mục đối với Đức Ái giống như con mắt với thân thể, mắt bị mù thì thân thể không có định hướng được cho mình, cũng vậy khi Đức Ái bị thui chột (vì hưởng thụ, vì tham lam...) thì linh mục không những sẽ trở thành công cụ của ma quỷ, mà còn trở thành một bại tướng đắc lực dưới trướng của ma quỷ gây nhiều gương mù gương xấu cho giáo dân và cho tha nhân. Chẳng hạn có một vài linh mục đi đâu cũng nói về Đức Ái và mọi việc đều quy về Đức Ái, và được giáo dân hoan hô ủng hộ vật chất lẫn tinh thần, nhưng sau đó thì giáo dân chán ngán cái đức ái của các ngài, nghĩa là các ngài dùng cộng đoàn nghèo khó của mình làm bình phong che đậy cái tham lam hưởng thụ của mình: từ khi xây được nhà thờ to lớn sừng sửng giữa đám nhà lá nghèo khổ của giáo dân, thì cha sở cũng thay da đổi thịt đi xe đời mới, ăn sung mặc sướng và mỗi tuần đều vi vút lái xe đi lên thành phố một hai lần với nhiều lí do khi được giáo dân hỏi, mà trước đây chưa bao giờ ngài làm như thế cả. Khi Đức Ái không còn là tâm điểm của cuộc đời linh mục, thì giống như con lợn đã sút chuồng đi tìm thỏa mãn thân xác của mình, hưởng thụ vật chất thế gian giống như người thế gian, đó chính là điều làm cho khuôn mặt của Chúa Giê-su bị biến dạng trên mẫu người thứ hai của Ngài là các linh mục: Alter Christus-Đức Ki-tô thứ hai.

Sách Gương Chúa Giê-su nói rằng: “Không có đức ái, thì công việc bên ngoài vô dụng. Vì đức ái mà làm việc, mặc dù rất nhỏ nhưng lợi ích rất lớn.” Thật đúng như vậy, xây nhà thờ to lớn mà không có Đức Ái thì giống như xây nhà thờ trê nền cát, không làm cho lòng giáo dân thành một khối yêu thương; không có Đức Ái thì thành lập cho nhiều hội đoàn trong giáo xứ, thì các hội đoàn ấy sẽ trở thành từng phe nhóm chỉ trích nhau và cuối cùng sẽ chỉ trích cả cha sở của mình, cho nên thà như thánh Gioan Maria Vianney trước hết chuyên tâm cầu nguyện để hoán cải mình và hoán cải giáo dân, sau đó lấy đời sống Đức Ái của mình để xây dựng giáo xứ, bởi vì nếu không có Đức Ái thì tất cả những việc bên ngoài đều vô dụng, và trở thành cái phèng la kêu chũm chọe như lời của thánh Phao-lô mô tả trong bài ca Đức Ái của ngài.

Đức Ái toàn vẹn không phải chỉ lo cho giáo xứ, giúp đỡ mọi người mà thôi, nhưng trước hết phải có Đức Ái đối với bản thân của mình, bởi vì đa phần tất cả mọi người khi nói đến Đức Ái, là luôn nghĩ đến giúp đỡ và làm việc từ thiện cho người khác, mà quên mất rằng mình cũng phải có Đức Ái đối với bản thân của mình.

1. Đức Ái đối với bản thân mình.

Em thân mến,

Có một vài bạn thanh niên nói đùa (nhưng không đùa) với anh là trong “tứ đổ tường” (rượu chè, thuốc sái, cờ bạc và đĩ điếm ( Đại từ điển tiếng Việt.), và khi một người mà nghiện đủ bốn thứ ấy thì chắc chắn là tan gia bại sản, bởi vì phải bán nhà bán đất thì mới có tiền để nghiện những thứ ấy, nên gọi là “tứ đổ tường”) của người đời, thì các linh mục chiếm hết “hai đổ tường” rồi, đó là bia rượu và thuốc lá. Tuy không phải tất cả các linh mục đều có “hai đổ tường” nhưng phần nhiều là như thế, bởi vì không có người nào thích uống rượu mà lại không hút thuốc, hoặc ngược lại, không có ai nghiện thuốc mà lại không uống rượu. Tuy nhiên, xét cho cùng để được gọi là “tứ đổ tường” là khi mà người ta trong “tứ đổ tường” món gì cũng nghiện, tức là thích và nếu không có thì không được, nó như một nhu cầu cần thiết của họ thì mới bị gán cho là “tứ đổ tường”.

Khi một linh mục nghiện một trong “tứ đổ tường” ấy, thì trước hết, chính ngài không có Đức Ái đối với bản thân của mình, bởi vì “tứ đổ tường” ấy món nào cũng độc hại, không những độc hại cho thân xác mà còn độc hại với linh hồn hoặc với cuộc sống tu đức của các ngài; không những có hại với bản thân mình, mà còn có hại với người khác nữa, nhất là linh hồn của những người mà Giáo Hội -thay mặt Chúa Giê-su- trao cho các ngài chăm lo phần linh hồn của họ. Mà ảnh hưởng của linh mục đối với mọi người nói chung, và với giáo dân nói riêng thì rất lớn, do đó, thực hành Đức Ái đối với bản thân mình –linh mục- thì rất quan trọng, quan trọng như là nhu cầu ăn uống hằng ngày của con người vậy.

“Hai đổ tường” mà anh muốn chia sẻ là bia rượu và thuốc lá:

a. Rượu

Có nhiều giáo dân thắc mắc: tại sao có một số linh mục uống rượu nhiều vậy ? Giáo dân lo lắng cho linh mục là những mục tử của mình khi các ngài uống nhiều rượu, chứ giáo dân không lên án các linh mục uống rượu. Sự lo lắng của họ rất chính đáng, bởi vì khi uống nhiều rượu thì không tốt cho thân thể sức khỏe của các ngài, hơn nữa nếu một linh mục mà uống nhiều rượu thì ngài không thể khuyên bảo giáo dân từ bỏ rượu được, nhất là trong xã hội “kim tiền và ăn uống” hiện nay.

Đức ái đối với mình chính là tự mình nêu gương (dĩ thân tác tắc) để trở thành nhà mô phạm, không những trong lãnh vực giáo dục, mà còn trong lãnh vực tu đức nữa, bởi vì bản thân linh mục chính là nhà mô phạm. Người ta, dù thuộc tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo nào thì cũng luôn kinh trọng các linh mục, bởi vì các ngài được đào tạo và huấn luyện để trở nên thầy dạy của mọi người về đàng nhân đức, do đó mà các linh mục phải luôn có đức ái đối với bản thân mình, để trở thành chứng nhân cho lời giảng dạy của mình là đúng, là hợp với Lời Chúa mà mình đã sống và thực hành.

Các linh mục thường giảng dạy và khuyên bảo giáo dân của mình sống phải có đức ái với nhau, phải luôn nhìn thấy những nhu cầu của tha nhân để giúp đỡ họ nếu có thể được, nhưng các ngài thường không có đức ái đối với bản thân mình.

Các ngài thường khuyên bảo người ta đừng uống rượu, nhưng các ngài -có khi- uống rượu nhiều hơn họ, đó là các ngài không có đức ái đối với bản thân của mình. Khi một linh mục có đức ái đối với bản thân mình, thì các ngài cảm thấy tổn thương khi thấy người khác uống quá nhiều rượu hoặc say rượu, và cảm thông sâu xa với những gia đình có những người chồng rượu chè be bét mà chia sẻ Đức Ái với họ, nhờ đó mà khi ngài lên tòa giảng để giảng Lời Chúa, thì ngài cảm nghiệm sâu sắc về lời mình rao giảng, và giáo dân cũng sẽ cảm nhận được lời của các ngài thật sự đánh động tâm hồn của họ, mà không cần phải có tài lợi khẩu, bởi vì các linh mục đã biết tôn trọng và có Đức Ái đối với bản thân mình, mà không làm hại mình bằng những ly rượu quá chén...

Con người thời nay rất dị ứng với bia rượu, khắp nơi ngoài xã hội người ta khuyến khích không nên uống rượu nhiều, các bạn trẻ thời nay cũng có một số lớn không thích uống các thức uống có hơi men, thì linh mục cũng nên hạn chế việc uống rượu, nhất là những lần tiệc tùng có giáo dân hoặc có các bạn trẻ tham dự, bởi vì có những bạn trẻ rất không thích linh mục của mình uống quá nhiều rượu trước mặt họ, bởi vì có những bạn trẻ cũng như có một số giáo dân đã ngao ngán, ngán ngẫm khi thấy một linh mục trẻ măng dâng thánh lễ thì mặc đỏ kè nói năng lè nhè, và chầu phép lành thì đi đứng xiêu vẹo...!

Có giáo xứ nọ, cha sở rất thích uống rượu, và thường uống rượu với một vài ba giáo dân cũng thích uống rượu, ngài cùng với họ một tuần ít là vài lần uống rượu với nhau, khi thì ở nhà xứ, khi thì ở nhà giáo dân, khi thì ở quán nhậu và có khi vừa uống rượu vừa hát ka-ra-ô-kê, làm cho giáo dân trong xứ chán ngán, và gia đình họ bất mãn với cha sở vì cứ uống rượu với con cái của mình, thế là họ không coi trọng cha sở nữa, họ coi cha sở cũng như một tên bợm nhậu không hơn không kém, kết quả là trong giáo xứ chia năm xẻ bảy mất đoàn kết, và giáo dân thì đa phần không thích cha sở của mình uống rượu quá nhiều, thế là đem chuyện cha sở uống rượu đi nói khắp nơi, đương nhiên khi nói lại cho người khác nghe thì có thêm mắm thêm muối vào cho câu chuyện thêm phần “mặn mà”, vậy là cha sở chịu thêm nhiều tiếng không tốt...

Đức Ái không chỉ có nghĩa là giúp đỡ người khác mà thôi, nhưng còn là giúp đỡ bản thân mình nữa, việc tự mình kềm chế khi uống rượu là một hành động của Đức Ái đối với bản thân mình, và nếu suy cho thấu đáo thì đó còn là niềm vui cho mọi người nữa, nhất là giáo dân của mình, bởi vì khi giáo dân thấy cha sở của mình không nâng ly rượu “dô dô” với thực khách, thì họ rất vui mừng và cảm động, bởi vì Đức Ái với bản thân của mình và với cộng đoàn giáo xứ mà ngài không uống rượu hoặc rất hạn chế uống rượu...

“Con hãy chừng mực trong cách ăn uống, vì khi ăn uống, sẽ nói lên tư cách của con là một mục tử tốt lành hay bê tha!”

“Con hãy nâng ly chúc mừng các khách dự tiệc, nhưng con đừng để cho người ta đánh giá con là một người nghiện rượu!”

“Giáo dân sẽ không hài lòng khi thấy vị mục tử của mình uống qua ly rượu thứ ba, khi con uống qua ly rượu thứ tư, thì họ sẽ coi con là người như họ, không đáng kính trọng!”

“Giáo dân sẽ rất vui mừng và hãnh diện cùng đồng bàn với con, nhưng họ sẽ rất buồn và lấy làm nhục khi thấy con uống hết ly rượu nầy qua ly rượu khác!”

“Con cũng nên nhớ điều nầy: trước khi dâng thánh lễ, con đừng bao giờ uống một giọt rượu nào cả, nếu con không muốn giáo dân sẽ nói con là: ông cha rượu!” ( Trích trong “Viên ngọc trai”, Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. Dịch và viết suy tư.)


Giáo dân của các ngài sẽ rất hãnh diện với các giáo dân của các giáo xứ khác, khi họ vui vẻ khoe với các giáo dân là cha sở của mình không hề uống rượu, nhưng rất vui vẻ và hòa đồng với mọi người...

b. Thuốc lá

Hình như linh mục nào cũng biết hút thuốc, ngoại trừ một số ít linh mục thuộc tu viện (nhà dòng), hút thuốc thì không tội lỗi gì cả, nhưng sẽ không tốt cho bản thân của mình, và có khi gây khó chịu cho giáo dân khi họ đi xưng tội, bởi vì mùi thuốc là nơi cha giải tội sẽ làm cho họ chịu không nỗi và không cầm lòng cầm trí để xưng tội. Đó là lời chia sẻ của một vài giáo dân, khi họ đi xưng tội với một vài linh mục thường xuyên hút thuốc.

Thời nay, khoa học chứng minh hút thuốc rất có hại cho sức khỏe, dù linh mục không có chuyện tứ đổ tường, nhưng khi các ngài hút thuốc quá nhiều thì cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống tu đức của mình.

Có một vài linh mục trước khi dâng thánh lễ khoảng mười lăm phút thì hút một điếu thuốc, dâng lễ xong vừa cởi áo lễ ra là lập tức chạy ra ngoại bật quẹt hút một điếu cho đã cơn “khát” thuốc trong thời gian làm lễ, các ngài không nghĩ rằng thói quen như thế làm giáo dân rất khó chịu, bởi vì giáo dân được học giáo lý rằng: phải giữ chay lòng một giờ trước khi rước lễ, dù uống nước trà cũng không nên, và khi rước lễ xong thì Chúa Giê-su đang ở trong lòng mình, phải giữ vệ sinh sạch sẽ “lục phủ ngũ tạng” khoảng mười lăm phút đến nửa giờ, thì trái lại, linh mục vừa dụi tắt điếu thuốc thì lập tức dâng lễ, và vừa dâng lễ xong thì lập tức chạy ra ngoài hút thuốc, mặc cho giáo dân đang đọc kinh cám tạ ơn Chúa, đó không phải là một thói quen không tốt hay sao ?

Có một vài linh mục hút thuốc liên tục, hết điếu này đến điếu khác liên miên, đó là đốt phổi của mình chứ không phải tìm thú vị khi hút thuốc, đó là hút thuốc độc làm hại bản thân mình, và như thế cũng có nghĩa là các ngài không có Đức Ái đối với bản thân của mình.

Những người khác thì có rất nhiều lý do để hút thuốc, nhưng linh mục thì không có lý do gì để hút thuốc, chỉ là thói quen, thói quen đưa đến nghiện mà thôi.

Người đời khi có chuyện buồn thí hút thuốc, hút liên miên đến ngón tay vàng khè để quên đi phiền muộn, nhưng linh mục khi có chuyện buồn thì nên tâm sự với Chúa, đọc sách hoặc giải trí hoặc trò chuyện với bạn bè.

Người đời khi cần suy tư tìm tư tưởng mới để viết sách thì hút thuốc, nhưng linh mục thì không viết sách, mà nếu có viết sách thì tư tưởng không phải bởi hút thuốc mà có, nhưng bởi cảm nghiệm trong cuộc sống và cầu nguyện với Chúa, và ý tưởng lớn nhất của các ngài chính là tinh thần và tư tưởng của Phúc Âm.

Người đời khi thất tình thì hút thuốc uống rượu, nhưng linh mục thì không có tình để thất tình, nên không cần hút thuốc và uống rượu để quên sự đời, và người đời có rất nhiều lý do để hút thuốc, nhưng linh mục thì không có lý do gì cả, chỉ là thói quen mà thôi.

Hút thuốc uống rượu tự nó không là tội lỗi, nhưng đối với một linh mục biết kềm chế cơn thèm muốn hút thuốc và uống rượu, thì chính là Đức Ái đối với bản thân mình, và có thể là mẫu gương sáng cho giáo hữu, và nhất là làm cho bài giảng của mình tăng phần giá trị và hấp dẫn, bởi vì xưa nay chưa có một linh mục nào uống nhiều rượu hút nhiều thuốc mà được giáo dân khen ngợi là một linh mục đạo đức thánh thiện.

Lại có một vài linh mục nại đến việc uống rượu là...chính đáng, vì Chúa Giê-su cũng đã đi dự tiệc cưới ở thành Ca-na và cũng có uống rượu, nếu nại lí do trên đây để vui đùa thì được, nhưng lấy chuyện Chúa Giê-su uống rượu ra, để biện minh cho việc uống rượu như hủ chìm của mình thì thật là đắc tội với Chúa Giê-su. Rượu và việc uống rượu thì không phải là tội, nhưng cứ nói với giáo dân rằng mình uống rượu bao nhiêu cũng được chẳng bao giờ say, thì hãy coi chừng, sẽ có một ngày giáo dân sẽ cười và tặc lưỡi nói cha cố gì mà lúc nào mặt cũng đỏ kè (uống rượu nên mặt đỏ), thì lúc đó có lẽ lời giảng của linh mục trên tòa giảng sẽ mất đi mức độ khả tín nơi giáo dân của mình.

(còn tiếp)

------------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Năm Linh Mục: Người chiến binh khờ...
Nguyễn Địa Đàng
05:13 19/06/2009
NGƯỜI CHIẾN BINH KHỜ…

Chúa ôi! Trong cuộc đời linh mục

Có nhiều lúc, con thấy nản lòng

Ngày lại ngày là khoảng trống không

Con vất vả thâu đêm: vô ích

Mẻ lưới cất lên, toàn trầm tích

Vỏ sò, vỏ hến và san hô…

Bao nhọc nhằn đêm trắng hư vô

Bao gắng sức, chỉ toàn thất bại !

Con gieo lúa, mọc lên cỏ dại,

Con trồng hoa, cỏ cú mọc lên,

Con yêu thương, người lại ghét ghen,

Con hoà giải, người gây chia rẽ,

Với biết bao mỹ từ đẹp đẽ

Con đã dùng rao báo Tin Mừng,

Nhưng, con người vẫn cứ dửng dưng…

Giữa cuộc sống xô bồ hưởng thụ

Con như chiến binh khờ bám trụ,

Khi quân thù đã ở bên trong…

Suốt cuộc đời, như kẻ hát rong

Miệng hát ca, bên trong nguội lạnh…

Con đã tham gia bao trận đánh,

Người trở về được thưởng chiến công,

Như giã tràng xe cát biển Đông,

Con trở về, hai bàn tay trắng…

Thế mà Chúa mãi hoài im lặng !

Cứ như là chẳng có chuyện chi… !

Bỗng con nghe tiếng Chúa thầm thì:

“ Ừ, đời ngươi quả nhiều thua thiệt !

Duy có một điều ngươi không biết

Đó là ngươi vẫn mãi yêu Ta.

Ngươi đâu hay đó mới thật là

Chiến công Ta vẫn hằng mong mỏi…”
 
Tín thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh.
LM. Trần Bình Trọng
05:34 19/06/2009
TÍN THÁC VÀO CHÚA TRONG MỌI HOÀN CẢNH

Chúa Nhật 12 Thường Niên, Năm B
G 38:1, 8-11; 2Cr 5:14-17; Mc 6:35-41


Thường khi gặp nguy cơ quẫn bách, người ta trở nên khiếp đảm, sợ hãi. Ðó là phản ứng tự nhiên của loài người. Mỗi người biểu lộ mối lo sợ bằng những cách thế khác nhau tuỳ theo phái tính và gan dạ tính của họ. Theo quan niệm chung, thì người ta cho rằng đàn bà khi gặp gian nguy, thường hay cuống cuồng, la hét ầm ĩ. Còn đàn ông thì biết tự kiềm chế hơn. Có người gặp đối tượng sợ hãi thì buông thả, phó mặc cho hoàn cảnh. Người khác tìm cách chạy trốn. Người gan lì thì ở lại đối phó với những khó khăn nguy hiểm. Ngoài những mối lo sợ có đối tượng rõ rệt, người ta còn có thể mang những tâm trạng sợ hãi, kéo dài lê thê suốt cả cuộc sống mà không có đối tượng.

Phúc âm hôm nay ghi lại khi các tông đồ gặp sóng gió bão táp ập vào thuyền đã trở nên thất đảm, kinh hồn bạt vía. Các ông liền đánh thức Ðức Giêsu dậy, xin Người cứu giúp vì Người đang ngủ ở đàng lái - một điều xem ra là cần thiết phải làm. Không biết Ðức Giêsu có ngủ thật, hay chỉ giả vờ ngủ để thử đức tin của các môn đệ, thì không được biết. Dầu sao đi nữa Người cũng trách móc các ông: Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? (Mc 4:40). Ðiều Ðức Giêsu muốn nói ở đây là các tông đồ phải có lòng tin vào Chúa một cách liên tục trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, chứ không phải chỉ kêu cầu đến Chúa khi gặp nguy cơ, gian khổ mà thôi.

Cũng như các tông đồ, ta đã có thể gặp sóng gió bão táp ngoài biển khơi khi đi tầu du ngoạn hoặc đánh cá, hoặc khi vượt biển tìm tự do. Ta cũng có thể gặp sóng gió bão táp trong tâm hồn. Sóng gió bão táp trong tâm hồn có thể là những cơn cám dỗ nặng nề, những mối tình ngang trái, những dằn vặt trong tâm can, những nghi ngờ về sự hiện diện của Thiên Chúa. Sóng gió bão táp trong tâm hồn có thể xẩy ra cho bất cứ ai: người lành cũng như người dữ, người có lòng tin tưởng cũng như người không tin.

Hôm nay mỗi người cần tự xét xem mối liên hệ của ta với Chúa như thế nào? Có phải ta chỉ kêu cầu đến Chúa khi gặp gian nguy hoạn nạn như bị lênh đênh trên biển cả. Khi tới được miền đất tự do, ta lại quên Chúa ngay. Ðã có bao giờ ta chỉ kêu cầu đến Chúa khi mang bệnh hoạn tật nguyền? Biết bao lần ta chỉ kêu xin Chúa nâng đỡ tinh thần khi bị thất tình, bị người yêu phản bội? Biết bao lần ta chi kêu xin Chúa giúp khi mất việc làm, khi công việc buôn bán bị thua lỗ? Nói tóm lại, ta chỉ kêu cầu đến Chúa để xin cho được một ân huệ nào đó như cho được thi đậu, cho có việc làm, cho được khỏi bệnh.. Khi được việc rồi, hay khi sự việc đã qua, ta lại đóng khung Chúa hay xếp Chúa vào hộp cất đi.

Thường người ta chỉ coi Chúa là người cuối cùng để kêu cầu khi gặp nguy hiểm thử thách. Ta đợi cho tới khi sóng gió nổi dậy, mới kêu xin với Chúa. Còn những lúc khác, ta lại quên Chúa. Ta muốn tự mình giải quyết những vấn đề thường ngày, mà không nghĩ đến Chúa, không xin Chúa giúp. Ta chỉ kêu cầu đến Chúa, khi đã dùng mọi phương thế đối phó mà vô hiệu, khi ta ở trong trạng huống vô phương cứu chữa. Trong tình thế vô phương cứu chữa như vậy, ta mới kêu cầu tới Chúa như là cơ hội cuối cùng, để xem may ra Chúa có giúp được gì không?

Ðức tin của ông Gióp trong bài sách Cựu ước hôm nay phải là gương mẫu cho ta noi theo. Ông Gióp là người giầu sang phú quí. Ông lại có lòng biết kính sợ Chúa, luôn tuân giữ giới răn Chúa. Khi gặp cảnh hoạn nạn, bị mất của cải vợ con, ông vẫn giữ một lòng trung kiên với Chúa. Ông coi khổ đau ở đời này là một mầu nhiệm mà trí óc loài người không thể thấu hiểu (G 38:8-11). Ðể có thể trung thành với Chúa khi bị thử thách nặng nề, ông Gióp đã phải trung thành với Chúa trong những thử thách nhỏ trong đời sống hằng ngày. Ðể có thể trung thành với Chúa trong thử thách lớn, các vị anh hùng tử đạo đã phải trung thành với Chúa trong những việc nhỏ bé hằng ngày, chứ không phải cứ khơi khơi mà dám xông ra pháp trường cho lí hình hành xử.

Mối liên hệ của ta với Chúa xét về phương diện thời gian và thường trực, giống như mối liên hệ mà vợ chồng hứa với nhau ngày lên xe hoa: Anh hứa nhận em làm vợ, em hứa nhận anh làm chồng, và cả hai cùng hứa sẽ giữ lòng chung thuỷ với nhau, khi thịnh vượng, cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ để yêu thương và tôn trọng lẫn nhau mọi ngày suốt đời (Nghi thức hôn phối). Người tín hữu còn phải hứa với Chúa hơn thế nữa để đặt cậy trông phó thác vào Chúa khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, khi thành công cũng như lúc thất bại mọi ngày suốt đời như vậy.

Chúa muốn ta tìm đến Chúa, đặt tin tưởng, cậy trông phó thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, chứ không phải chỉ khi gặp khó khăn trắc trở mà thôi. Và Chúa muốn ta đặt tin tưởng phó thác vào Chúa như trẻ thơ đặt tin tưởng phó thác vào cha mẹ chúng như vậy.

Lời cầu nguyện: xin cho được ơn luôn tín thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh:

Lạy Chúa, trên biển đời đã có lần,
con cảm thấy lo âu khiếp sợ:
lo sợ cho bản thân, cho tương lai đen tối..
Trong khi đứng giữa ngã ba đường chông gai
không biết phải theo hướng nào,
xin Chúa sai sứ thần đến dẫn dắt con đi.
Khi bóng tối bao trùm đường lối,
xin chiếu soi ánh sáng dẫn bước cho con.
Nếu trên đường con gặp hoa thơm cỏ lạ và khí mát,
xin cũng đừng để con quên Chúa,
nhưng dạy con biết cảm tạ.
Xin Chúa là Chúa tể của con
và là gia nghiệp đời con. Amen.


Lm Trần Bình Trọng
trongt@yahoo.com
 
Chúa ơi! Lời kêu van của cuộc sống
Lm Jude Siciliano OP
05:49 19/06/2009
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN (B)

G: 38: 1-4, 8-11; Tv 107; 2 Cr. 5: 14-17; Mc 4: 35-41

Anh chị em thân mến,

Chúng ta lại trở về mùa thường niên vì thế hôm nay phúc âm khởi sự quảng diễn bằng từ: "Hôm ấy...". Hôm ấy là ngày nào vậy? Bài này là phần kết của chương 4, và là chương có nhiều ngụ ngôn. Chúa Giêsu dạy dụ ngôn đầu cho đám đông dân chúng (4:1-9), và giải nghĩa chi tiết cho các Môn đệ. Đến cuối ngày, Chúa Giêsu bảo các môn đệ lên thuyền để "Chúng ta sang bờ bên kia đi!..". Trên thuyền, các môn đệ gặp một trận cuồng phong nổi lên. Mặc dù chúng ta không nghe Chúa Giêsu dạy gì thêm cho các ông trên thuyền, nhưng chúng ta biết Ngài vẫn tiếp tục dạy các ông. Lời dạy trên thuyến có hình thức khác. Các ông được biết thêm về quyền bính của Ngài vì Ngài bảo cuồng phong im đi.

Trong Phúc âm thánh Mác-cô, Chúa Giêsu luôn làm việc và hôm nay, Ngài bảo các môn đệ theo Ngài: "Chúng ta hãy sang bờ bên kia đi…". Chúa Giêsu có vẻ luôn định liệu được những chuyện sẽ xảy đến. Ngài không hề rảnh rỗi ngồi ở nhà. Ngài trông thấy trước những việc sẽ xảy đến, những người sẽ nghe lời Ngài giảng dạy, và thấy được quyền năng của Ngài.

Một cộng đoàn Giáo Hội sơ khai, luôn xảy ra những chuyện khó khăn khi thành lập với nhiều chương trình hoạt động thông suốt. Nhưng không vì vậy mà cộng đoàn đó tự hài lòng với chính mình, mà phải hòa hợp với môi trường xã hội, len lỏi vào những chương trình mang tính quốc gia và địa phương nhờ vậy mới chuyển hóa được việc làm của cộng đoàn.

Chúng ta không nên tham dự nhiều các việc làm xã hội? Như chúng ta đã thấy những cơn giống tố của Giáo hội sơ khai đã gặp: các xung đột với tôn giáo gốc là Do Thái Giáo, với sự áp chế của đế quốc La-Mã vì họ sợ nhóm tín hữu mới có thể gây nên sự mất ổn định của đế chế. Các môn đệ đầu tiên phải rất khó khăn mới giữ vững đức tin của mình. Vì khi đã nghe theo lời mời gọi, họ luôn sẵn sàng ra đi để đương đầu với thử thách. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Ngài đứng dậy ra đi và bảo các môn đệ rằng: "hãy sang bờ bên kia..". Đối với những người đang rao giảng thì hình như chúng ta vừa được ngồi yên một tí thì Chúa lại bảo chúng ta lên đường ra đi. Còn đối với những giáo dân đang ngồi trên ghế kia, sau khi nghe nói về những việc cần sửa đổi trong giáo xứ, như có một nhóm người mới gia nhập cộng đoàn, và họ đã phải mất nhiều thời gian để thích ứng với những nhu cầu mới.

Lời mời gọi "hãy sang bờ bên kia" có nhiều ý nghĩa đối với chúng ta. Với Giáo Hội, "bờ bên kia.." mang ý nghĩa là những người hiện giờ không ở trong cộng đoàn chúng ta, họ đang ở "bờ bên kia", có thể họ là những người phó thường dân, những người vừa di chuyển đến trong xã hội chúng ta, những người "bên phía kia", là người cao niên, người tàn tật, người bệnh chờ chết, hay người di dân vì chiến tranh trong trại di cư. .

Một sinh viên Công giáo có lần nói với tôi là anh ta chọn môn học về Hồi Giáo, môn học này đã làm cho anh thay đổi cái nhìn về những người Hồi Giáo. Mỗi tuần, vị giáo sư dạy môn này ngồi uống café với các sinh viên sau giờ học, ông ta là "một tín đồ Hồi Giáo tốt". Anh sinh viên đó học hỏi qua gương sống của vị giáo sư, nhờ vậy, lòng tin của anh ta được củng cố. "Chúng ta hãy sang bờ bên kia đi", Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta bỏ lại tính an phận, và mời gọi chúng ta lên thuyền đi tiếp. Nếu chúng ta gặp cuồng phong, Ngài sẽ luôn ở cùng, mặc dù Ngài có vẻ như đang ngủ.

Đó chỉ là một chi tiết nhỏ trong câu chuyện, nhưng chúng ta khó bỏ qua được. Vì khi cộng đoàn Giáo Hội bị thử thách quá nặng nề, chúng ta có thể thưa với Chúa Giêsu: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" Tôi viết bài này một vài ngày sau khi có tin trên báo chí là các trẻ em ở viện mồ côi và trường học ở Ai-Len, đã hơn 50 năm, bị lạm dụng, nhưng các bề trên hội dòng coi các nơi đó và các chức sắc không để ý gì đến các em cả. Tôi muốn cùng với các Môn đệ trên thuyền đang bi sóng gió thưa với Chúa Giêsu "Thầy ơi, Thầy chẳng lo gì sao ?"

Các Kitô Hữu đi qua bờ bên kia, cũng đã gặp cuồng phong và thử thách từ bên ngoài. Một cộng đoàn nọ mua một dãy nhà, sửa sang lại để giúp những người có lợi tức thấp ở, nhưng khi giới chức địa phương biết được, họ vận động nhiều người chống đối. Cộng đoàn giáo dân đó chống lại và nguyền rủa những người chống đối. "Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền". Trong số người chống đối đó, có vài người ở trong cộng đoàn Giáo Hội sở tại. Chúng ta, những người theo Chúa Giêsu, luôn dấn thân đến những nơi mới và làm những công việc mới, có thể gặp nhiều phong ba bão táp từ bên trong cộng đoàn giúp trui rèn đức tin của chúng ta.

Vì thế, chúng ta không nên nhanh chóng phê phán thái độ của các Môn đệ trên thuyền với Chúa Giêsu. Tôi nghĩ tôi cũng sẽ hỏi Chúa Giêsu như các ông ấy. Tôi cũng sẽ hỏi: " Thầy chẳng lo gì sao?..."

Thật ra, trong khi các môn đệ hoảng hốt, thì Chúa Giêsu không tỏ vẻ gì là hoảng hốt cả, mặc dù Ngài cùng ở trên thuyền với các ông. Ngài không sợ gì cả. Các nước tiên tiến trên thế giới chất đầy vũ khí nguyên tử vì họ nghĩ là muốn giữ an toàn, thì phải trang bị vũ khí trong người hay trong nhà, như vậy mới an tâm. Hãy tránh xa những kẻ lạ mặt mà chúng ta không biết, hãy tìm cách tự bảo vệ bằng cách không nên cho những người đó vào cộng đòan. Đó là cách chúng ta thể hiện sự lo sợ.

Chúa Giêsu lên tiếng ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!". Thánh Mác-cô cho chúng ta biết "Gió liền tắt, và biển lặng như tờ". Không có câu trả lời nào cho sự sợ hãi và giông tố của con người. Nhưng tôi sẽ thử hỏi Chúa Giêsu, vì Ngài lo cho các con cái Ngài đang van xin Ngài bảo cơn cuồng phong thế giới im đi. Trong bàn Tiệc Thánh hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện xin cho sự im lặng chỉ có nơi Thiên Chúa, ban xuống trong đời sống chúng ta và cho cả thế giới.

Các Môn đệ gọi Chúa Giêsu trong cơn sợ hãi của họ. "Thầy ơi." Có lẽ, trong cơn sóng gió của chúng ta, Ngài đã lên tiếng che chở cho Giáo Hội đang gặp khó khăn, và Ngài đã lên tiếng giúp bình an cho những người lo sợ. Chúng ta hãy tập lắng nghe, tập kêu xin Thiên Chúa và nghe lời Chúa với tất cả tâm hồn chúng ta. Hãy nghe Chúa Giêsu nói ngay bây giờ, trong cơn sóng gió chúng ta đang gặp "Im đi, Câm đi ". Anh chị em có nghe Ngài không?

Trên máy bay, tôi thấy hành khách đeo tai nghe để tránh tiếng ồn của máy bay. Nhờ vậy, họ chỉ nghe những bản nhạc êm dịu, tiếng chim biển nơi bãi vắng (trong bản nhạc Sounds good to me!) làm át tiếng ồn của động cơ máy bay, nhằm có được chuyến bay thoải mái. Một ngày bình thường trên thế giới, cũng đầy những tiếng ồn, và nhiều người cố gắng tìm những phút êm dịu trong cuộc sống của họ. Cho dù chúng ta có dùng cách nào đi chăng nữa, thì những tiếng ồn của cuộc sống cũng làm cho chúng ta khó nghe được lời Chúa Kitô hướng dẫn chúng ta vượt qua cơn sóng gió.

Cơn sóng gió cuối cùng chúng ta sẽ gặp, và không có cách nào tránh được, đó là cái chết. Mỗi người chúng ta đều sẽ phải đương đầu với sự chết, cái chết có thể đến như một cơn cuồng phong hay một cách từ tốn. Nhưng, cho dù sự chết đến bằng cách nào đi nữa, chúng ta cũng lo sợ, và với đức tin, đoạn Phúc âm này cho chúng ta biết là Chúa Giêsu luôn nghĩ đến chúng ta, Ngài sẽ không để chúng ta lo sợ quá đáng. Chúng ta tin rằng khi chúng ta cần, Ngài sẽ lên tiếng bảo cơn sóng gió "câm đi, Im đi."

Thánh Mác-cô nói là Chúa Giêsu tỉnh dậy. Tôi tự hỏi có phải thánh Mác-cô ám chỉ Ngài đang yên giấc một chút chăng? Hay thánh Mác-cô có ý ám chỉ Ngài tỉnh dậy qua cơn sóng gió riêng của Ngài là sự chết? Vì Chúa Giêsu tỉnh dậy, chúng ta cũng sẽ tỉnh dậy qua sự chết. Với đức tin, chúng ta tin quyền năng của Chúa Giêsu trên sự chết, chúng ta hy vọng, qua bao cơn sóng gió chúng ta gặp, chúng ta có thể cảm thấy sự bình an mà Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta trong đời sống này.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Bánh Sự Sống 54 - Sự Khác Nhau Của 2 Biển Hồ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
09:31 19/06/2009
Bánh Sự Sống # 54:

SỰ KHÁC NHAU CỦA HAI BIỂN HỒ

* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: Anh em đã được lãnh không thì hãy cho không như vậy. (Mt 10, 8)

Ở Palestine có hai biển hồ - biển hồ Galilê và biển Chết. Gọi là biển hồ vì nó như là một hồ nước rộng mênh mông, không nhìn thấy bến bờ. Cả hai đều được nước sông Gio-đan chảy vào; nhưng biển Galilê thì tràn đầy sức sống với rất nhiều cá. Còn biển Chết thì đúng cái tên gọi của nó là “Chết”, ở đó không một sinh vật nào tồn tại.

Các nhà nghiên cứu đã từng đem những loài cá có khả năng sống trong các mội trường cực kỳ khó khăn thả xuống đó; nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chúng phải chết. Hàm lượng muối của biển chết quá cao, người ta còn gọi là biển Mặn hay biển Muối. Tuy cả hai đều được nước sông Gio-đan chảy vào, thế nhưng biển Galilê còn có các sông nhánh khác chảy vào, còn biển Chết thì không có sông nhánh nào chảy vào cho nước lưu thông. Nó như một ao tù rộng lớn, biển chết không thể là nơi cư ngụ cho những sinh vật sống.

* Một phút suy tư: Một bài học thật rõ ràng cho tâm linh chúng ta. Mọi Tín hữu chỉ có thể tăng trưởng đức tin và niềm hạnh phúc khi người ấy biết nhận và biết cho anh em chung quanh mình.

Một tâm hồn chỉ giới hạn ở sự lãnh nhận mà không bao giờ cống hiến, sẽ chẳng bao giờ nếm được hương vị của sự sống thật. Tâm hồn họ sẽ quanh quẩn trong cái vòng tư kỷ rộng lớn của mình, nó sẽ trở thành một biển hồ vĩ đại; nhưng không hề có chút sự sống. Chẳng ai có thể tìm được chút gì nơi một con người ích kỷ cả ! Nếu ở trong gia đình và cộng đoàn ai cũng chỉ biết lo cho mình, thì thế nào gia đình và cộng đoàn đó cũng sẽ xào xáo và mất hạnh phúc.

Sự biến đổi cụ thể nhất nơi Tín hữu là theo gương Chúa Kitô để hy sinh và chia sớt cho người khác như Ngài đã làm: “Đây là mình Thầy, hy sinh vì anh em,…Hãy làm để nhớ đến Thầy (Lc 22, 19))

* Bánh Sự Sống tôi nhớ: “Ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều…Vì Thiên Chúa có quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện cách rộng rãi… (2 Cor 9, 6-8)

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Tin vào quyền năng Chúa
Anmai, Cssr
17:22 19/06/2009
CHÚA NHẬT 12 TN B: TIN VÀO QUYỀN NĂNG CHÚA

G 38, 1.8-11; 2 Cr 5, 14-17; Mc 4, 35-41

Kèm theo lời rao giảng là hành động, đó phải chăng là nguyên tắc của Chúa Giêsu trong hành trình rao giảng Tin mừng của Ngài. Những phép lạ kèm theo như là củng cố cho lời giảng dạy của mình. Bởi đó, sau các dụ ngôn thánh ký liên tiếp trình bày các phép lạ như là sự tỏ bày quyền lực cứu độ của Chúa Giêsu

Phép lạ truyền sóng gió yên lặng (Mc 4,35-41).

Phép lạ chữa lành người bị quỷ ám ở Ghêrasa (5,1-20).

Phép lạ chữa phụ nữ băng huyết và phục sinh con gái Giairô (5,21-43).

Và như lời dạy bằng dụ ngôn đã đưa dẫn tới sự tách biệt giữa 2 hạng người đối chọi nhau, thì ở đây cũng thế, quyền lực cứu độ đem lại ơn cứu rỗi cho những kẻ tin (x. Mc 5,34: lòng tin của con cứu chữa con) song cũng là sự kết án cho nhiều người (Mc 6, 3: họ vấp phạm vì Người).

Trở lại với phép lạ truyền cho sóng gió yên lặng, trình thuật này có thể lấy nguồn tài liệu của truyền thống Phêrô, chứng nhân tận mắt các biến cố. Dẫu sao, lối trình bày phép lạ này theo cung cách xua trừ ma quỉ cho phép chúng ta nhận ra ý nhắm thần học Maccô như sau: Việc khống chế của Chúa Giêsu trên gió và biển làm tỏ bày quyền lực của Người trên mọi thứ ma quỉ, ác quyền.

“Xảy đến một trận gió thổi mạnh, và sóng ập vào đò làm đò đã hòng đầy ngập. Ngài ở đàng lái, dựa trên ván véo mà ngủ. Họ đánh thức Người dậy. Thầy chẳng lo chúng tôi chết mất. Tỉnh dậy Người quát bảo gió và biển... và gió tắt biển lặng như tờ” (c. 37(39).

Trận gió táp, trên thực tế, biển hồ Tibêriađê vốn thường xảy ra những bão táp và những trận cuồng phong đột xuất, do sự xoáy cuộn giữa gió của Địa Trung Hải và gió thổi đến từ sa mạc Syriên. Đưa vào trong nhãn quan thần học Marcô, hiện tượng gió táp ở biển biểu trưng một cuộc tấn công của Satan, kẻ ác thù khống chế, ngay cả thiên nhiên. Bởi đó Chúa Giêsu quát bảo gió và biển theo cùng một cách như quát bảo ma quỉ (x. Mc 10,25). Hơn nữa, cách miêu tả của thánh Marcô còn cho thấy sự phân biệt giữa quỷ gió và quỷ biển; thế nên, gió tắt và biển lặng như tờ (c. 39b).

Song, cũng trong thần học Marcô, Đấng khống chế gió và biển bằng quyền lực thần linh, cũng chính là 1 con người thực sự: sau 1 ngày lao nhọc rao giảng, Người cũng cảm thấy mệt nhọc, nên khi lên đò, Người đã “dựa trên ván véo mà ngủ” (c. 38a).

Rồi Người nói với họ: Sao nhát đảm thế? Các ngươi chưa có lòng tin sao ? Và họ kinh hoàng sợ hãi mà nói với nhau: Ông này là ai vậy, mà gió và biển phải vâng phục ông ? (c. 40-41).

Trước hết, cần phải nhắc nhở rằng: trong nhãn quan thần học Maccô, đức tin được nói đến như là đức tin vào chính Chúa Giêsu và vào quyền lực Thiên Chúa hoạt động qua trung gian của Người. Bởi vậy, với lời quở trách các môn đệ, Chúa Giêsu muốn khích lệ họ tin vào Người Đấng nắm giữ quyền lực thần linh.

Trong Tin Mừng Mathêu, người ta kinh ngạc sau khi chứng kiến phép lạ (Mt 8,27); còn nơi Marcô, chính các môn đệ và duy các môn đệ kinh hoảng sợ hãi nói với nhau: “Ông này là ai mà gió và biển phải vâng phục!”.

Trong sự âu lo hốt hoảng sợ chết (c. 38b) các môn đệ đã quên mất Người đang ở giữa họ là ai. Bởi vậy khi quở trách họ nhát đảm, Chúa Giêsu muốn cho họ biết nắm giữ đức tin vào Người, bất chấp mọi sự tấn công của thù địch.

Như kinh nghiệm đã có nơi Giáo hội sơ khai, người môn đệ của Đức Kitô phải thấy trước rằng đức tin của họ có nguy cơ bị tấn công, bị thử thách. Bởi vậy, họ cần nuôi dưỡng một đức tin ngày càng vững mạnh vào Người. Ngang qua vẻ yếu đuối mệt nhọc bên ngoài của Người (Người ngủ) cũng như qua bóng tối của thập giá, người môn đệ của Người cần phải xác tín hơn ở quyền lực thần linh của Người. Đấng tiêu diệt được mọi ác quyền mà phép lạ truyền cho gió và biển yên là một gợi nhắc cho những ai bước theo Chúa.

Lòng tin của các môn đệ – của những người theo Chúa - phải xác tín một cách mạnh mẽ và trường kỳ chứ không phải một ngày một bữa hay là dở dở ương ương.

Có một người nọ, thoạt đầu đã xác tín niềm tin của mình vào Chúa, đã nhận lãnh phép Thanh tẩy và ban đầu rất nhiệt tình với đời sống đạo và nhất là đã sinh hoạt với giáo lý viên hẳn hoi nhưng sau đó lòng tin đã nhạt dần. Nhạt dần đến mức là đã chung sống với một anh công an nhưng không hề có phéo đạo cũng như phép đời. Nếu muốn có phép đời với anh công an này thì phải bỏ đạo nhưng bỏ đạo cũng không được vì đã nhận phép Thanh tẩy đã tin vào Chúa. Cứ thế, người ấy cứ tiếp tục sống trong cái cảnh bỏ thì chẳng nỡ mà ở thì cũng chẳng yên.

Vì ở chung với anh công an ấy nên làm sao mà có thể thể hiện và sống lòng tin được. Vấn đề nằm ở chỗ này. Và như vậy, người của cô này không bình thường như mọi người, người cô vật và vật vờ như bị ai đó phá. Có đêm, 11 – 12 giờ, gia đình phải nhờ cha Xứ qua để cầu nguyện.

Có hôm cô đi lễ, vừa rước lễ vào mặt mày tái nhợt, chắc có lẽ cô không tin Chúa nhưng cô cứ rước Chúa để rồi tâm hồn cô không được bình an, cô đã không tuyên tín lòng tin của mình vào Chúa mà lại rước Chúa.

Thế đấy ! Lòng tin của con người luôn thử thách và luôn luôn mời gọi con người đáp trả.

Trở về bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe ấy là đoạn trích rất ngắn từ sách Gióp. Sách Gióp đề cập tới một vấn đề khá thực tiễn trong cuộc sống con người. Với thân phận của một loài thụ tạo, với những khiếm khuyết, giới hạn,yếu đuối, tội lỗi … Con người luôn bị đè nặng bởi những đau khổ do chính mình gây ra (có khi tự mình, có khi do dồng loại.). Với bản tính vốn tốt lành "nhân chi sơ, tính bản thiện" con người luôn khao khát, luôn tìm kiếm và cố gắng trở về với bản tính tốt đẹp lúc ban đầu của mình. Thế nhưng, con người luôn gặp phải những trở ngại, những rào cản, những ngăn cách. Trong thời đại văn minh hiện nay, khoa học như phát triển tới đỉnh cao. Những khám phá mới về vũ trụ, về con người, về thiên nhiên … đã làm cho nhiều người tưởng lầm rằng không có Chúa, hay thần thánh nào cả. Bên cạnh đó, những đau khổ, tội lỗi, bất công, chiến tranh, hận thù, chết chóc … vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ với chiều hướng gia tăng.

Trước những vấn đề phức tạp như vậy trong cuộc sống, những vấn nạn ngàn đời vẫn còn cần có lời giải đáp: Đâu là nguyên nhân của đau khổ ? Tại sao những người ăn ngay, ở lành mà phải chịu đè nén, bất công, đau khổ ? Liệu có một nền luân lý công bằng không ? Liệu có một Đấng Thượng Đế công minh quyền phép không ? Nếu có, tại sao Ngài lại cho phép bất công, đâu khổ, tội lỗi xảy ra ?

Cuộc đời của ông Gióp tuy chưa làm thoả mãn về những vấn đề đau khổ của con người trong cuộc đời trần thế nhưng cũng mang lại cho chúng ta một bài học quí giá nhờ tấm gương của ông Gióp, một con người đã sống bằng niềm tin. Vậy, tin vào một vị Thiên Chúa mà ta không biết các đường lối của Người, vẫn có thể đưa tới kiên nhẫn và bình an. Nhờ tấm gương đó mà mỗi chúng ta cũng biết kiên trung trong niềm tin tưởng, cậy trông và phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Đấng Toàn năng và là Cha của chúng ta.

Mặc dù mạc khải về sự đau khổ đã được Chúa Giêsu tỏ rõ, nhưng vì bản tính con người chúng ta là yếu đuối và hay phản bội, bất trung. Trước những đau khô của cuộc đời, chúng ta dễ nản chí và đánh mất niềm tin. Qua tấm gương ông Gióp, chúng ta thêm vững tâm tin tưởng vào Chúa, mặc dù con mắt xác thịt chúng ta không thấy Ngài. Nhưng bằng lý trí và đặc biệt là nhờ con mắt đức tin, chúng ta chắc chắn rằng những đau khổ của cuộc đời này chỉ mau qua như cơn gió thoảng, nó chỉ như những thử thách để tôi luyện nhân đức chúng ta vì "vàng được thử trong lửa" hay như câu châm ngôn: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" mà ơn Chúa thì luôn đủ cho chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sẵn sàng chấp nhận những đau khổ của cuộc đời mà can đảm vượt qua chứ đừng vấp ngã, để rồi từ những cố gắng đó nhân đức của chúng ta như được tích luỹ thêm lên mãi. Và khi ra trước toà Chúa, chúng ta không phải hổ thẹn nhưng được hân hoan bước vào Tiệc Cưới như những cô trinh nữ khôn ngoan, như Vị Tân Lang của tiệc cưới thiên thu.

Nguyện xin Chúa thương ban thêm lòng tin cho chúng ta để chúng ta có thể đáp trả lại trước lời mời gọi của Chúa về lòng tin vào Ngài. Và xin Chúa ban thêm sức mạnh cho ta để ta can đảm sống và loan truyền lòng tin vào Chúa như ông Giob, như các môn đệ của Chúa ngày xưa vậy.
 
Chất vấn
LM Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:24 19/06/2009
CHẤT VẤN

Chúa Nhật XII TN B

Hai từ “chất vấn” xem ra ít gây thiện cảm hơn là các từ “hỏi” hay là “đặt vấn đề”. Không biết Quốc hội ở các nước khác ra sao, còn Quốc Hội nước Việt chúng ta mấy năm trở lại đây có vẻ là chính mình hơn khi được phép hay có quyền chất vấn các vị đứng đầu Nhà Nước. Dù là đặt vấn đề hay đặt câu hỏi hay chất vấn thì mục đích nhắm đều là để được sáng tỏ một vấn đề nào đó mà người chất vấn chưa nắm rõ hay chưa đồng thuận. Dĩ nhiên ở các xã hội độc tài, chuyên chế thì ít có ai dám to gan chất vấn người cầm quyền, vì sợ mang vạ vào thân. Lại có những thể chế muốn chứng tỏ rằng có sự dân chủ nên “cho phép” người ta chất vấn nhưng thực chất không muốn người bị trị có quyền chất vấn.

Không bàn chuyện thời sự thế trần, nhân dịp mẹ Hội Thánh dọn cho đoàn tín hữu bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng trong Chúa Nhật XII TN B, xin đặt câu hỏi là chúng ta có được phép chất vấn Thiên Chúa không ? Một trận cuồng phong trên biển cả xem ra là chuyện thường tình của giới tự nhiên. Thế nhưng, khi gió lớn, sóng to ập vào thuyền của tôi, thì đó không còn là chuyện bình thường. Những tai ương, hoạn nạn, dịch bệnh do thiên tai hay do nhân họa vẫn mãi là những sự dữ đối với những người trực tiếp hay gián tiếp gánh chịu. Chúng ta có quyền hỏi Thiên Chúa không hay chúng ta có nên đặt vấn đề không, nhất là những vấn đề liên quan đến sự dữ ?

Trước vấn nạn sự dữ thì dường như không chỉ khó hiểu mà còn khó chấp nhận. Người làm sự lành mà phải gánh sự dữ thì vẫn có đó trước mắt chúng ta, chứ đâu riêng gì mình ông Gióp. Về vấn đề này, không riêng gì sách Gióp mà nói chung Cựu ước thường có câu trả lời rằng như chiếc bình sành không thể và không có quyền chất vấn người thợ gốm, thì con người trong kiếp thụ tạo hữu hạn không có quyền chất vấn Thiên Chúa, Đấng dựng nên vũ trụ vạn vật từ hư vô, Đấng dựng nên con người, dựng nên từng người không cần hỏi ý kiến một ai. Ông Gióp cuối cùng đã biết phận để rồi “ lấy tay che miệng” ( x.G 40,4 ) và “xin rút lại những gì đã nói” ( x. G 42,6 ).

Tân ước lại cho chúng ta một cái nhìn có vẻ như ngược lại nhưng thực ra là bổ túc, là hoàn thiện cái nhìn của Cựu ước. Đến thế gian, Chúa Kitô không ngại ngần trước các vấn nạn người ta đặt ra. Người còn gợi ý để cho các môn đệ chất vấn bằng việc đặt câu hỏi trước. “ Người ta bảo Con Người là ai ?...Còn các con, các con bảo thầy là ai ? ( Mt 16,13). Các tông đồ, các môn đệ đã không ngại ngần “chất vấn” Thầy chí Thánh. “ Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao ?” ( Mc 4, 38 ). Chúa ơi, Chúa ở đâu khi con đang trong cảnh khốn cùng ? Con biết Chúa không vui thích gì khi con người phải khổ, phải chết, thế mà sao cái khổ, cái chết vẫn mãi đe dọa chúng con ? Sao con làm người trong cái hình hài này, ở một thời đại, một hoàn cảnh không chút gì thuận lợi ? Tại sao những người độc tài, độc quyền, độc ác cứ mãi nhởn nhơ trong nhung lụa ? Nhiều câu hỏi tại sao thỉnh thoảng lại đến mà như không có lời giải đáp, đúng hơn là khó làm thỏa lòng thỏa trí chúng ta.

Điểm tới của những lời chất vấn là lòng tin. “ Anh em vẫn chưa có lòng tin sao ?” Dù như khiển trách, nhưng Chúa Giêsu đã biết các môn đệ vốn có lòng tin vào Người nhưng lòng tin ấy đang còn non yếu. Không tin vào Thầy thì cớ sao các ngài lại đánh thức Thầy dậy để xin cứu giúp. Đức tin không phải là một thực tại đã hoàn thành mà là một quá trình dấn thân. Niềm tin của Kitô hữu là tiến trình bước theo Đức Kitô. Tiến trình ấy không luôn trơn tru, thẳng tắp, kiểu thuận buồm xuôi gió. Có khi chững lại vì gặp vật cản, có khi chệch hướng, thậm chí có lúc bị giật lùi. Những câu hỏi, những lời chất vấn xuất hiện là một trong những động lực hay là cách thế để ta vượt qua vật cản, chỉnh hướng và tiến lên. Như thế, các câu hỏi hay những lời chất vấn trở thành phương thế củng cố niềm tin, thanh luyện đức tin.

Chúa Kitô không ngần ngại trước những lời chất vấn của người Do Thái và các câu hỏi của các môn đệ., vì nhờ chúng mà căn tính và sứ mạng của Người ngày càng được tỏ bày, và qua đó đức tin của nhiều người được hình thành và vững mạnh. Quả thật, chẳng có ai dám to gan cho rằng mình đã nắm trọn chân lý hay đã vững vàng trong đức tin. Thế mà đã có lúc chúng lại ngần ngại và có khi lại sợ người đồng đạo, sợ người “ngoại đạo” chất vấn niềm tin của chúng ta. Cần thú nhận rằng chính chúng ta cũng rất ngại ngùng chất vấn niềm tin của mình, đúng hơn là đặt vấn đề về một vài nội hàm của đức tin vì sợ rằng sẽ có nguy cơ lạc đạo hay bị gán ghép là rối đạo. Trong tình bạn thì các câu hỏi hay những lời chất vấn là chuyện thường tình như lẽ đương nhiên. Chúng chỉ là bất thường trong mối quan hệ chủ tớ. Chúa Kitô đã khẳng định Người không muốn chúng ta làm người tôi tớ mà là bạn hữu. ( x. Ga 15,15 ).

Chúa Kitô mãi là dấu hỏi cho con người đến tận cùng lịch sử. Hiện nay, chúng ta chỉ thấy lờ mờ như trong gương, sau này chúng ta sẽ thấy Người như chính Người là. Ngưòi thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy ( x. 1Cor 13,12 ). Chính vì thế, vị trí, vai trò của những câu hỏi luôn còn đó. Và một trong những vai trò chính yếu của chúng là dẫn chúng ta đến với niềm tin. Mỗi khi chúng ta không còn biết đặt vấn đề thì rất có thể là chúng ta đang ở trong tình trạng “cuồng tín” hay là vô tín. Khi chúng ta ngần ngại tha nhân đặt vấn đề hay chúng ta thấy khó chịu khi tha nhân, khi người dưới quyền chất vấn chúng ta thì có lẽ chính chúng ta đang có vấn đề. Một trong những vấn đề thật khó chối cãi, đó là chúng ta chưa thực sự tin vào sự ngay chính của bản thân hay của công việc mình đang thực hiện. Và một điều khá chắc chắn nữa, đó là người ta cũng chưa tin vào chúng ta.

Nhân “năm linh mục” đã khai mở, mong sao các mục tử trong Giáo Hội không cảm thấy khó chịu khi đoàn tín hữu, người dưới quyền đặt câu hỏi hay chất vấn mình về công việc mục vụ, về thái độ sống…của mình mà trái lại, vẫn thấy nhẹ nhàng, bình an. Càng có nhiều câu hỏi về linh mục thì căn tính của linh mục sẽ dần sáng tỏ, đồng thời vị trí vai trò của linh mục càng được người ta tin nhận.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Năm Thánh Các Linh Mục - Đào tạo các linh mục tại Úc
Lm. Nguyễn Minh Thúy - Nguyễn Hữu Quảng
01:28 19/06/2009
VietCatholic: Trong quá trình là đào luyện viên trong tu hội, cha cũng từng giữ nhiều chức vụ như quản lý và bề trên trong tu hội Salesian Don Bosco tại tiểu bang Victoria, cũng như mục vụ tại giáo xứ, cha thấy việc đào luyện một người tu sĩ tại Úc có khác biệt với việc đào tạo tu sĩ tại quê nhà không?

Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng: Tôi lớn lên và hoạt động trong tu hội Salesian do cha thánh Gioan Bosco sáng lập, nên tôi cũng hấp thụ tinh thần theo Chúa Kitô sống lời khuyên Phúc âm trong ơn đoàn sủng của cha thánh Gioan Bosco có một tinh thần trẻ trung yêu thương đặc biệt dành cho giới trẻ, dù vai trò linh mục là cho mọi người.

- Xưa thời đại của Gioan Bosco (đầu thế kỷ XIX), các linh mục được trọng vọng, sống trong một thế giới huyền bí nên thật xa cách giáo dân. Tương tự thế tại nhiều nơi, đặc biệt trong thế giới Á Châu, các linh mục vẫn được coi là như là một tộc trưởng, một quan tướng hay như vua một cõi!! Thế nên cậu bé Bosco năm xưa đó đã thốt lên với mẹ Ngài: “Mai sau nếu Chúa gọi con làm linh mục, con sẽ là người bạn của giới trẻ và của mọi người, nhất là những người nghèo khổ…” Như Chúa Giêsu nói cùng các môn sinh Ngài: “Thầy đến không phải để được phụ vụ, mà để phục vụ và hiến mạng vì phần rỗi chúng sinh”. “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thày gọi anh em là bạn hữu…”

- Tư tưởng và lối sống như trên chính là mục tiêu của năm thánh linh mục mà Đức Benedictô XVI nhắm tới:”… hãy nhìn vào căn tính của Đức Kitô, Con Thiên Chúa, trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Ngài đã làm người trong cung lòng Đức Maria, và tập trung vào sứ mạng của Ngài là mặc khải Chúa Cha và kế hoạch cứu độ kỳ diệu của Người. Sứ vụ của Đức Kitô bao hàm việc xây dựng Giáo hội: Hãy nhìn ngắn vị Mục tử nhân lành (x. Ga 19,1-21) Đấng trao ban mạng sống cho Giáo hội (x. Ep 5,25).

- Lý tưởng là vậy nhưng phương cách và đường lối thể hiện lý tưởng đó thì muôn vạn nẻo. Xưa tại VN trước năm 75, dù lúc đó là một ông thầy trẻ, tôi được gửi về giúp nhà tập trong vai trò hộ trực các thầy tập sinh… Ở Việt Nam việc đào luyện được đào luyện bằng bài bản, lý thuyết, huấn đức và quanh quẩn trong tập viện… Bề trên tập viện thật oai phong như các huấn luyện viên tại quân trường, binh lính nhìn vào rất sợ… nên ứng sinh với người huấn luyện có một khoảng cách kính sợ…. thiếu tình bạn cởi mở … Nhiều khi ứng sinh chịu trận để vượt qua ải đào luyện, để rồi khi thành đạt thì không sống và thể hiện căn tính của con người linh mục là ‘một Chúa Kitô thứ hai hay một mục tử nhân hậu!’ Nhiều khi tỏ ra uy quyền, tự cao, hống hách và ham hố vật chất. Nói về điểm này, tôi không khỏi đau lòng so sánh hai nếp sống của linh mục như ở Úc hay hải ngoại, người giáo dân tới xin dâng lễ, dù họ cho bổng lễ nhiều hay ít, thì linh mục vẫn cử hành lễ như thường, không có sự khác biệt như tôi nghe kể tại một số nơi có sự phân biệt như bổng lễ nhiều thì đèn nến nhiều, ít bổng lễ thì kém phần long trọng v.v… Tôi không tin nhưng người giáo dân phản ảnh những hoàn cảnh cụ thể thì cũng khó biện bạch được!

- Tại Úc các dòng tu có ít ứng viên tu trì, nên có chương trình đào luyện được tập chung như có ngày theo học các môn tu đức tại chủng viện, hay các ứng sinh các dòng tu tụ họp lại học hỏi chung các môn chuyên biệt cho đời sống tu trì và rồi trở lại tập viện, tập sư giảng dậy về hiến pháp và ơn đoàn sủng của dòng, lịch sử và nếp đan tu của tu hội. Tập sư là người bạn đồng hàn hơn là bề trên, ngài cho tập sinh có nhiều tự do, có nhiều thời giờ riêng tư… tinh thần tự lập như hàng tuần tập sinh có xe đi chơi hoặc thăm viếng hoặc đi coi phim v.v… Về dòng họ chia sẻ với tập sư và tập sư hướng dẫn họ sống đời hiến dâng một cách trưởng thành và trách nhiệm…
 
Từ Đạo Sikh tới chức linh mục Công Giáo
Vũ Văn An
09:39 19/06/2009
Hãng tin Công Giáo CNS vừa loan tin ngày 30 tháng Năm vừa qua, tại Nữu Ước, Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan đã truyền chức linh mục cho cha Stephen Taluja tại tu viện Maryknoll.

Cha Taluja, 27 tuổi, vốn là một người được giáo dục trong đạo Sikh tại tiểu bang Punjab, Ấn Độ. Tiểu bang miền bắc Ấn Độ này là một tiểu bang đại đa số theo đạo Sikh hay Ấn Giáo. 75% tổng số 26 triệu người Sikh trên thế giới sống tại tiểu bang này. Người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 1% dân số.

Cha Taluja được gia nhập đạo Công Giáo tại một trung học tư thục nơi vị hiệu trưởng với hai dòng máu Anh Ấn là người Công Giáo. Cha tâm sự với hãng tin CNS: “Nơi này vốn có một hào quang Công Giáo và vị hiệu trưởng là một người Công Giáo sùng đạo, trong ông đức tin và thực hành luôn nối kết với nhau”. Khi còn học tại đó, cha Taluja tình nguyện cùng với nhà trường làm việc tại một nhà thương cùi do dòng Truyền Giáo Bác Ái quản trị. Cha cho rằng “quả là có ý nghĩa” khi ta chạm trán với các cấm kị của xã hội liên quan tới những người mang chứng bệnh Hansen.

Cha cũng cho rằng âm nhạc là cánh cửa hết sức đặc biệt khiến cha lưu ý tới Đạo Công Giáo. Vốn là thành viên của ca đoàn nhà trường, cha được mời hát lễ nửa đêm tại một nhà thờ địa phương. Trước đó, cha chưa bao giờ bước chân vào một nhà thờ Công Giáo, nên khi ra khỏi nhà thờ ấy vào lúc đêm khuya, không bao giờ cha quên được ấn tượng. Cha tâm sự: “Đầu tiên, lúc mới bước vào, tôi nhớ như in: tôi bị khựng lại vì tượng chịu nạn ở trên tường. Người ta đang qùy và cầu nguyện trước tượng chịu nạn ấy. Lúc ấy tôi không thể hiểu tại sao người ta lại cầu nguyện với cái Đấng tự gọi mình là Thiên Chúa nhưng lại là một người đàn ông gầy tom và hấp hối như thế”.

Cha cho hay điều ấy khiến cha tò mò, nhưng chưa có ý định trở lại Đạo Công Giáo ngay. Cha cũng giáp mặt với nhiều vấn đề lớn hơn về ý nghĩa đời người sau cái chết ‘chẳng đúng lúc chút nào’ của người mẹ thân yêu, lúc cha 15 tuổi. Cha còn nhớ, lúc cha quyết định trở lại, thì thân phụ cha hoàn toàn ngỡ ngàng và dĩ nhiên lên tiếng phản đối, phản đối kịch liệt. Giai đoạn ấy gây cho cha nhiều đắn đó, giằng kéo, rất khổ tâm. Cha tâm sự “Tôi thấy mình giống Thánh Phêrô, chối Chúa tới ba lần. Tôi vốn xuất thân từ một gia đình giầu có, nhiều ảnh hưởng ở một thị trấn nhỏ. Đôi khi người ta bảo tôi họ nghe nói tôi đang tham dự Thánh Lễ Công Giáo, nhưng tôi chối quách”.

Tuy nhiên, chối thì chối, cha vẫn trì chí, vẫn muốn tìm biết Chúa và đã được tiếp nhận vào Giáo Hội lúc còn ở trường trung học. Rồi cha được qua Nữu Ước học ngành khoa học vi tính. Tại đây, cha đi làm ca đêm tại một tiệm bán đồ tiện dụng tại trạm săng và tham dự thánh lễ ban sáng tại Nhà Thờ Bà Thánh Elizabeth Seton ở Shrub Oak. Cha cũng hát trong ca đoàn nhà thờ.

Cha nhận ra ơn gọi làm linh mục truyền giáo và đã được dẫn nhập Dòng Maryknoll bởi cả cha sở của cha lẫn vị giám đốc âm nhạc của Dòng, người mà cha gặp lúc chuyển qua công việc thứ hai.

Vốn thông thạo tiếng Ấn, tiếng Anh và tiếng Punjab, Cha Taluja còn học tiếng Tây Ban Nha trong thời gian năm tháng phục vụ tại Cochabamba, Bolivia và sau đó qua sống hai năm tại vùng Andes của Peru, trong chương trình huấn luyện hải ngoại của Dòng Maryknoll. Ngài phục vụ người bản địa Aymara, giúp các nhóm thanh thiếu niên và chuẩn bị lễ lạy và cử hành thánh thể cho giáo dân trong giáo xứ.

Cha cho hay: “Kinh nghiệm của tôi tại Peru đã thắt chặt mọi sự cho tôi. Tôi biết tôi được ơn gọi làm một nhà truyền giáo và làm một linh mục và tôi muốn dùng trọn cuộc đời còn lại của tôi để thực hiện điều ấy”. Cha mô tả việc làm trong một giáo xứ có tới 90,000 giáo dân mà chỉ có một linh mục và một nhóm nữ tu Đa Minh người Á Căn Đình: “Mỗi ngày đều như một đại hội Thánh Thể… Rồi ai đó chết, ai đó kết hôn, ai đó chịu thánh tẩy”.

Theo cha, giảng bằng tiếng Tây Ban Nha giúp cha sinh động hóa được đức tin của mình. Cha ‘mài dũa’ tiếng Tây Ban Nha của cha trên sân túc cầu vì theo cha: tại đó “lễ nghĩa mờ nhạt hẳn đi để bạn tìm biết người khác trên bình diện bản thân hơn nhiều”. Cũng có thể nhờ thế mà cha cải thiện rất nhiều kỹ thuật túc cầu của mình, dám một ngày kia đủ sức tham gia đội tuyển Ấn Độ!

Cha Taluja đậu cử nhân về tôn giáo học tại Đại Học Thánh Xavier ở Chicago và cao học thần học tại Catholic Theological Union cũng ở Chicago. Ngài sẽ tiếp tục học cao học Thánh Kinh tại trường trên sau khi thụ phong linh mục.

Ba bà chị ruột của cha từ Nữu Ước, Anh và Ấn Độ cũng tới dự lễ thụ phong của cha; và đứa cháu gái và đứa cháu trai của cha là người dâng của lễ trong thanh lễ thụ phong. Thân phụ cha cũng rất muốn tham dự, nhưng không nhận được visa. Cha Taluja nói về thân phụ của mình: “Người rất hãnh diện. Tuy bị giằng co bởi nhiều xúc cảm lẫn lộn, nhưng người muốn tới để chúc phúc cho tôi và nâng đỡ tôi".

Đối với hậu cảnh Sikh, cha Taluja cho rằng nó đã giúp ngài làm linh mục. Cha bảo: “Hạt giống Công Giáo của tôi đã được gieo trên mảnh đất không Công Giáo. Đạo Sikh có lòng minh nhiên kính trọng những nẻo đường khác nhau dẫn tới Thiên Chúa, mà tôi nghĩ tôi từng đem theo với mình. Ai biết được cách Chúa Kitô làm việc qua những con người thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác? Chúng tôi thì không biết”.

Ngộ đạo và Thiên Chúa

Đạo Sikh tương đối mới có đây thôi. Nó do Shri Guru Nanak Dev Ji, (1469-1538) thiết lập. Tại Sultanpur, vị đạo sĩ này nhận được một thị kiến bảo ông phải rao giảng con đường dẫn tới ngộ đạo và Thiên Chúa. Ông rao truyền một thứ độc thần thuyết rất nghiêm nhặt, bác bỏ việc thờ ngẫu thần cũng như quan niệm đẳng cấp đầy áp chế của Ấn Giáo.

Đạo Sikh đặt mục tiêu xây dựng mối liên hệ gần gũi và đầy yêu thương với Thượng Đế. Họ tin một Thượng Đế duy nhất, không hình thể, có nhiều tên, mà người ta có thể biết được nhờ quán niệm. Có thể so sánh với quan niệm Hồi Giáo, một tôn giáo cũng tin một Thượng Đế duy nhất với 99 tên khác nhau. Ca khúc Mool Mantar, ca khúc đầu tiên do chính Guru Nanak viết ra, được tín hữu Sikh đọc hàng ngày. Ca khúc này cho thấy nhiều phẩm tính của Thượng Đế: chỉ có một Thượng Đế; Tên Người là Chân Lý; Người là Đấng Hóa Công; Người không sợ sệt; Người không ghét bỏ; Người vượt thời gian; Người vượt trên sinh và tử; Người tự hữu. Chỉ có Người đáng được thờ phượng.

Còn kinh Rahra, một kinh chiều của người Sikh, thì nói thế này: “[Ôi lạy Thượng Đế], vì con phủ phục dưới chân Ngài, nên con bất cần để ý tới ai khác. Con không theo các đường lối tôn giáo khác vốn tin vào Ram, Mohammed, Puran hay Qur'an. Các sách Simritis, Shastras và Vedas đặt để ra các học thuyết khác nhau. Nhưng con không thừa nhận bất cứ thứ học thuyết nào trong số ấy. Ôi lạy Thượng Đế, con đã viết ra các ca khúc này nhờ ơn và lòng tốt của Ngài.Tất cả những gì được nói tới đều thực sự do Ngài phán dạy”.

Điều đáng lưu ý là tuy độc thần, nhưng Đạo Sikh vẫn cho rằng trước khi có sáng thế, chỉ có Thượng Đế và hukam (ý muốn hay trật tự) của Người hiện hữu mà thôi. Và khi Thượng Đế muốn, là trọn bộ vũ trụ được tạo thành. Từ những khởi nguyên ấy, Thiên Chúa nuôi dưỡng “sự lôi cuốn và gắn bó” với māyā, hay nhận thức nhân bản về thực tại. Nghe ra như có hơi hướm với tín lý Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô Giáo vậy.

Không lạ gì, hạt giống Phúc Âm, được gieo trên thửa đất Sikh mầu mỡ, đã đem lại một mùa gặt tốt nơi cha Taluja.
 
Năm Thánh Các Linh Mục - Các linh mục Việt Nam tại Úc
Lm. Francis Lý Văn Ca
16:49 19/06/2009
VietCatholic: Là một Linh Mục có “Thâm Niên Chức Vụ” tại Úc Đại Lợi, cha đánh giá thế nào về những cống hiến của các Linh Mục Việt Nam cho Giáo Hội và xã hội Úc Đại Lợi, thưa cha?

Linh mục Francis Lý văn Ca: Xin kính chào Quý Thính Giả của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam - Vietcatholic Network.

Trước hết tôi xin cám ơn Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam đã dành cho tôi vinh dự được góp tiếng nói trong những ngày đầu tiên Khai Mạc Năm Thánh Linh Mục theo sáng kiến của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vào ngày 19.6.2009 năm nay và sẽ được kết thúc vào ngày 19.6.2010.

Nếu tính theo năm tháng mà phóng viên Ngọc Hiệp đã đề ra trong câu hỏi “Thâm Niên Chức Vụ” thì có lẽ tôi là một trong những Linh Mục Việt Nam ‘Tỵ Nạn’ đầu tiên đã được chịu chức Linh Mục ở Úc Châu nói chung và đối với Tây Úc thì là Linh Mục Tỵ Nạn Việt Nam đầu tiên đã đuợc phong chức Linh Mục nói riêng. Năm nay, kỷ niệm Ngân Khánh 25 năm Linh Mục của tôi - 1.12.1984 - lại được ‘diễm phúc’ rơi vào đúng thời điểm của Năm Thánh Linh Mục cho nên, biến cố nầy sẽ ghi thêm một nét ‘đặc biệt’ trong cuộc hành trình đời Linh Mục của tôi nhân dịp Mừng Ngân Khánh Linh Mục trong năm nay.

Theo tôi được biết vào năm 1982 khi tôi từ trại tỵ nạn Mã Lai đến Perth, Tây Úc thì số Linh Mục Việt Nam đang ở Úc Châu lúc bấy giờ có khoảng 10 hay 12 Linh Mục. Đa số Quý Linh Mục nầy đến Úc Châu từ các trại tỵ nạn như Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương…. Số còn lại là các Linh Mục đang du học rồi biến cố 1975 xảy đến cho Quê Hương-Giáo Hội Việt Nam nên các ngài lưu lại và chịu chức Linh Mục tại Úc Châu… Hiện thời số Linh Mục Việt Nam ở Úc đã tăng nhiều... Đó là chưa kể đến các Linh Mục đến Úc dưới hình thức Du Học Sinh hay Tu Nghiệp do các Dòng hay Địa Phận gởi sang Úc…

Tôi xin giới hạn phạm vi - Tổng Giáo Phận Perth, Tây Úc - hiện nay có 14 Linh Mục Việt Nam và Địa Phận Geraldton có 1 Linh Mục Việt Nam.

Trong số 14 Linh Mục Việt Nam trong TGP Perth thì có 8 anh em Linh Mục được bổ nhiệm coi sóc các giáo xứ Úc trong TGP Perth. 2 Linh Mục được cắt cử coi sóc Cộng Đoàn CG.VN tại Tây Úc. Số còn lại (4) được bổ nhiệm: Tuyên Úy cho trường Trung Học, Hải Quân, Chuyên Biệt (Specialist), Huấn Luyện Chủng Sinh (Member of Seminary Formation Staff - Director of Vocations Promotion Team)

Hiện nay, theo thống kê của TGP Perth thì có khoảng 150 Linh Mục Triều và khoảng 110 Linh Mục Dòng coi sóc 85 Giáo Xứ-Cộng Đoàn trong thành phố Perth và vùng ven biên và 15 Giáo Xứ ở vùng xa kể cả những Linh Mục coi sóc những Cơ Quan Chuyên Biệt trong TGP Perth. Những vị nầy không coi xứ, nhưng cuối tuần có thể dâng lễ ở các giáo xứ theo nhu cầu mục vụ.

Nếu quý vị đã có một cái nhìn tổng quát về Nhân Sự-Linh Mục cũng như các Giáo Xứ nói chung và tổng số các Linh Mục Việt Nam (14) nói riêng thì có lẽ Quý Vị sẽ thấy là những sự “Cống Hiến” của các Linh Mục Việt Nam trong TGP Perth phải nói là đáng chú ý.

Trong 8 Giáo Xứ mà Anh Em Linh Mục Việt Nam coi sóc có 3 Giáo Xứ lớn trong 10 Giáo Xứ đứng đầu của TGP theo thống kê mới nhất là có số tỷ lệ Giáo Dân đông nhất trong TGP Perth và tham dự thánh lễ cuối tuần cũng đông nhất. Đó là chưa kể Cộng Đoàn CG.VN Tây Úc, một CĐ được sự nâng đỡ của các Đấng Bản Quyền Địa Phương đang tăng trưởng và được sự chăm sóc của 2 Linh Mục Đồng Hương Việt Nam…

Một điểm son khác nữa cũng cần đề cập đến khi nói về sự ‘Cống Hiến” của các Linh Mục Việt Nam trong TGP Perth…. Có lẽ phải dùng câu nói bình dân của Dân Tộc Việt Nam… “Đầu Xuôi Thì Đuôi Lọt”… qua kinh nghiệm cá nhân… những Giáo Xứ đã nhận các Thầy Việt Nam đến thực tập Mục Vụ trong thời gian huấn luyện thì thường là sau nầy nếu có điểu kiện, Giáo Xứ hay Linh Mục Chính Xứ sẽ tiếp tục nhận Chủng Sinh VN đến thực tập hay làm việc trong chu kỳ được huấn luyện. Giáo Xứ được các Linh Mục VN coi sóc thì cũng theo “Truyền Thống Tốt Lành” là Đấng Bản Quyền Địa Phương cũng sẽ bổ nhiệm tiếp tục các Linh Mục Việt Nam đến coi sóc Giáo Xứ đó… Có thể một phần lớn là do quan niệm của Đấng Bản Quyền Địa Phương là luôn ‘Trọng Dụng Linh Mục Đa Văn Hoá” phục vụ trong Tổng Giáo Phận Đa Văn Hoá dựa theo khả năng và trình độ hội nhập mà KHÔNG CĂN CỨ TRÊN MÀU DA HAY SẮC TỘC. Ngoài quan niệm trên, tôi cũng có thể nói thêm một điểm khác nữa là mức độ ‘Vâng Phục’ mà các Linh Mục Việt Nam đã đặt tay trong lòng bàn tay của Đấng Bản Quyền trong ngày lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục luôn được các Linh Mục VN thi hành trong sự khiêm tốn và trân quý.

Trong cách thức Phục Vụ của các Linh Mục Việt Nam đạt nhiều cảm tình nơi giáo dân hay giáo xứ nhờ tinh thần đơn sơ, bình dân, quên mình và KHÔNG ĐẶT ĐIỀU KIỆN THỜI GIAN - Nơi nào Nhu Cầu Mục Vụ cần là có sự hiện diện của anh em Linh Mục VN. Các Linh Mục VN phục vụ giáo xứ bằng một trái tim nhiệt thành và qua cuộc sống bình dân hài hoà họ đã được đón nhận bởi những giáo dân mà Thiên Chúa qua Giáo Hội giao cho họ chăm sóc trong đất nước Đa Văn Hóa qua sự nâng đỡ nhiệt tình của Các Đấng Bản Quyền Địa Phương.

Điểm cuối cùng tôi cũng muốn chia sẻ thêm ở đây là trong bất cứ Giáo Phận nào, khi các Linh Mục liên kết chặt chẽ với nhau và với Đấng Bản Quyền, người giáo dân trong Giáo Xứ sẽ dễ nhận thấy một cảm nhận lệ thuộc ‘Một Giáo Hội Công Giáo Duy Nhất’. Những kết hợp như thế cũng sẽ thể hiện đặc tính Tin Mừng của Giáo Hội Công Giáo. “Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ, khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia. Họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ”. (Cvtđ 2:46) Đó là tình Linh Mục Đoàn và giữa Linh Mục với Đấng Bản Quyền Địa Phương và Cộng Đoàn Dân Thánh…

Qua những chia sẻ trên đây và cùng với kinh nghiệm gần 27 năm sống gắn bó với Giáo Hội Địa Phương trong phục vụ từ Cộng Đoàn Việt Nam khi còn là một Phó Tế Tỵ Nạn mới đặt chân trên phần đất Úc Châu nầy… vào năm 1982 đến năm 1984 nhận lãnh chức Linh Mục và tiếp tục phục vụ CĐCG.VN tới năm 2000 và sau đó tôi đã lần lượt phục vụ 3 Giáo Xứ Úc cho đến những ngày nầy
 
Năm Thánh Các Linh Mục - Linh mục và Thánh Nhạc
Lm. Văn Chi
18:43 19/06/2009
Trong khuôn khổ Năm Các Linh Mục, chúng tôi phỏng vấn một linh mục nhạc sĩ, tác giả của những bài Thánh Ca lừng danh như Con đường Chúa đã đi qua, Thánh giá nào Chúa dành cho con... Trong sứ vụ linh mục của mình, chính ngài đã phải đi qua những con đường chông gai của bách hại và tù đầy trong thời gian 1984-1988 tại những trại tù như Tà Niên, Rạch Giá, U Minh - Việt Nam.

Mặc dù đã thành danh tại Việt Nam, sau khi đến được miền đất tự do, ngài không ngừng học hỏi thêm để trau dồi khả năng sáng tác của mình. Sau khi hoàn tất xuất sắc chương trình Master of Arts in Music tại California State University, Los Angeles – Hoa Kỳ, ngài đã theo học Tiến Sĩ Âm Nhạc tại New South Wales University, Sydney - Australia

Chúng tôi xin giới thiệu với quý cha và anh chị em cuộc phỏng vấn linh mục nhạc sĩ Văn Chi, một trong ba phó Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic, về tương quan giữa các linh mục và thánh nhạc.
 
Top Stories
CAMBODGE: Deux nouvelles vocations religieuses pour une Eglise qui renaît
Eglises d'Asie
18:56 19/06/2009
CAMBODGE: Deux nouvelles vocations religieuses pour une Eglise qui renaît

L’Eglise catholique au Cambodge, qui se relève lentement de sa destruction lors de la période Khmer rouge (1975-79), s’est réjouie, en mai dernier, de l’entrée de deux jeunes filles issues de la communauté catholique du pays, dans la congrégation d’origine française des Sœurs de La Providence de Portieux (1). Il y avait plus de quarante ans que des vœux n’avaient pas été prononcés au sein de la communauté religieuse, toujours présente au Cambodge mais qui ne comptait plus que 12 membres, avant l’entrée dans l’ordre de Sr Ann Mary Khhay Dany et de Sr Mary Mandela Den Chantha.

Sr Agnes Nguyen Thia, supérieure de la congrégation au Cambodge, a rapporté à l’agence Ucanews (2), que durant la tourmente Khmer rouge, tous les membres de l’Eglise avaient été tués ou expulsés. La congrégation de la Providence comptait à l’époque plus de 165 religieuses. La communauté n’a pu reprendre sa mission qu’au début des années 1990, lorsque le Cambodge, émergeant de plusieurs décennies de guerre civile, a autorisé le retour progressif de l’Eglise.

Pour Sœur Joseph Marie, supérieure générale de la congrégation, dont le siège est en France, l’événement est le « signe de la renaissance des Sœurs de la Providence au Cambodge (…) ainsi que de l’essor de l’Eglise catholique ».

Plus de 1 000 catholiques venus de tout le pays ont assisté aux vœux des deux jeunes religieuses en l’église de l’Enfant-Jésus à Phnom Penh. Le P. Emile Destombes, vicaire apostolique de Phnom Penh, Mgr Enrique Figaredo, préfet apostolique de Battambang, ainsi que quinze autres prêtres assistaient également à la cérémonie.

Sr Dany, 31 ans, d’origine vietnamienne, raconte qu’elle a longtemps hésité à prendre l’habit, étant l’aînée d’une fratrie de huit enfants et travaillant comme couturière pour subvenir à leurs besoins. Mais malgré cela, sa famille l’a encouragée à suivre sa vocation.

Sr Chantha, elle aussi issue de la communauté vietnamienne, très présente au sein de l’Eglise au Cambodge, a pratiquement le même parcours. Sa famille étant tombée dans la misère et ayant perdu jusqu’à sa propre maison, la jeune fille, qui était la septième de dix enfants, a dû « repousser son rêve » pour travailler dans une usine de fabrication textile et permettre aux siens de vivre. Ce n’est qu’en 2005, lorsque sa sœur aînée s’est mariée, qu’elle a pu rejoindre la congrégation. « Tout est dans les mains de Dieu, dit-elle. Si je veux ressentir son amour, je ne dois jamais arrêter de le chercher ni de tenter de le rejoindre. »

Aujourd’hui, les sœurs de la Providence dirigent près de l’église de l’Enfant-Jésus un foyer pour les jeunes filles de familles pauvres, venues de la capitale et de ses environs. Leurs pensionnaires vont à l’école publique, la congrégation leur fournissant le logement, les repas, les vêtements et le matériel scolaire. Les religieuses leur dispensent également des cours d’éducation morale.

Un autre centre, géré par la congrégation, accueille des enfants handicapés issus de familles défavorisées. Venus de tout le Cambodge, ils sont pris en charge par les religieuses, tant au plan matériel, financier que psychologique et moral. Les enfants, dont certains sont des victimes de la guerre civile et ont perdu des membres en sautant sur des mines anti-personnel, souffrent de divers handicaps, de la surdité à la tétraplégie; la plupart d’entre eux suivent un enseignement dans des écoles adaptées aux handicapés.

Les sœurs de la Providence s’occupent également de jardins d’enfants, dispensent des soins médicaux dans un centre à Battambang et dans plusieurs villages; elles enseignent le catéchisme dans les trois juridictions ecclésiastiques du Cambodge.

(1) La congrégation des Sœurs de la Providence de Portieux, ordre apostolique destiné à l’éducation chrétienne, a été fondée en Lorraine à la fin du XVIIIe siècle par le Bienheureux P. Jean Martin Moyë. Très rapidement, la communauté essaime en Europe, en Amérique et en Asie. Au Cambodge, où elles sont envoyées dans les années 1880, les religieuses dirigent des orphelinats, des hôpitaux, des hospices, des centres de soins notamment pour les lépreux, et surtout de nombreuses écoles, jusqu’à la prise du pouvoir par les Khmers rouges.

(2) Ucanews, 16 juin 2009.
 
MALAISIE: Des musulmans et des chrétiens se parlent pour dissiper les malentendus
Eglises d'Asie
18:57 19/06/2009
MALAISIE: Des musulmans et des chrétiens se parlent pour dissiper les malentendus

Dans un pays où les équilibres ethniques et religieux sont très sensibles, une rencontre a été organisée, le 12 juin dernier, par des chrétiens, catholiques et protestants, et des musulmans pour désamorcer les sujets de malentendu. A Kuala Lumpur, dans le cadre d’une église protestante, la Bangsar Lutheran Church, durant une journée, plus d’une centaine de chrétiens et de musulmans se sont assis côte à côte pour débattre autour du thème: « Des gens comme nous: comment le mépris amène les peuples à se déchirer » (1).

Selon le Rév. Sivin Kit, pasteur de la Bangsar Lutheran Church, le seul fait d’avoir amené tous ces croyants à s’asseoir ensemble « dans un environnement non conflictuel pour échanger comme des amis » était un événement en soi. Les échanges n’ont pas été cantonnés aux débats formels entre les trois principaux conférenciers assis sur une estrade; ils ont été animés avant et après ce temps de débats, insiste le pasteur, en soulignant que les musulmans ne se sont pas formalisés de venir échanger ainsi au sein même d’un lieu de culte chrétien. Tous « ont pris grand soin à ne pas offenser l’autre », explique-t-il encore, en rappelant que la rencontre était co-organisée, pour le côté musulman, par le Muslim Professionnals Forum, et, pour le côté chrétien, par Friends in Conversation. Cette dernière association est animée par des chrétiens désireux de stimuler le débat public sur différentes thématiques ayant trait à la société, à la politique et à l’économie.

Parmi les trois principaux orateurs, Tricia Yeoh, chrétienne issue de la minorité chinoise du pays, n’a pas hésité à évoquer les difficultés des minorités en Malaisie face à la majorité malaise et musulmane. Elle a notamment relevé la surenchère à laquelle se livrent les partis politiques islamiques, rendant les priorités du pays toujours plus dominées par l’islam et son implication dans la vie sociale. Un catholique, Aloysius Pinto, a abondé dans le même sens en expliquant que les partis politiques et les médias utilisaient et présentaient la religion d’une manière telle que les Malaisiens en perdaient le sens commun. La polémique sur l’utilisation du terme Allah pour dire Dieu dans les publications chrétiennes a été citée à titre d’exemple: ces dernières années, l’archidiocèse de Kuala Lumpur a été engagé dans un bras de fer avec l’administration, qui lui refuse l’utilisation de ce terme dans la section en langue malaise de son hebdomadaire Herald (2). Les tribunaux ont été saisis de l’affaire et, selon le dernier développement de cette affaire, à la fin du mois de mai dernier, la Haute Cour de justice, la plus haute instance judiciaire de la Fédération de Malaisie, a décrété que le journal catholique n’était pas autorité à faire usage du mot Allah; les juges doivent cependant se prononcer de manière définitive le 7 juillet prochain et un revirement n’est pas exclu.

Du côté des intervenants musulmans, Ahmad Farouk Masa, membre fondateur du Muslim Professionnals Forum, a demandé à ce que chacun, en Malaisie, garde à l’esprit que c’est par la raison, plutôt que par l’émotion, que les affaires liées à la religion doivent être abordées. Un autre musulman malaisien, Waleed Aly, avocat de profession et résident australien, a expliqué que, si l’Occident entretenait de nombreuses idées préconçues au sujet de l’islam et des musulmans, on ne pouvait dire que les musulmans étaient victimes en tant que tel de discriminations dans les pays occidentaux.

Pour le Rév. Kit, des échanges comme ceux qui ont eu lieu le 12 juin dans son église n’ont pas d’impact direct sur les rapports entre les communautés en Malaisie, mais ils sont néanmoins nécessaires pour combattre certains stéréotypes et faire émerger une conscience commune. Il a précisé que son groupe, Friends in Conversation, prévoyait, en juillet prochain, de se joindre à un forum où serait présent Sisters in Islam, un groupe travaillant à la promotion de la condition féminine dans la religion musulmane.

Sisters in Islam a récemment attiré l’attention après que le PAS, le principal parti islamiste du pays, membre de la coalition d’opposition au Parlement fédéral, a demandé l’ouverture d’une enquête sur ses activités, appelant à son interdiction pour avoir pris des positions contraires à l’enseignement de l’islam.

(1) Ucanews, 19 juin 2009.

(2) Voir EDA 503
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Mẹ La Vang ngày 18/6/09
Bùi Hữu Thư
13:28 19/06/2009

Hành Hương Mẹ La Vang ngày 18/6/09





Hành Hương Mẹ Lavang 18/6/09

Hoa Thịnh Đốn ngày 18/6/09
: Hôm nay chương trình hành hương chính thức đã được khởi sự tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Hoa Thịnh Đốn. Vào lúc 6 giờ chiều, Thánh Lễ khai mạc đã được cha Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng chủ tế, với sự đồng tế của Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hòa Kỳ và khoảng 30 linh mục. Trong số linh mục có nhiều vị chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Miền và cha Giám Đốc Vietcatholic. Trong thánh lễ có sự hiện diện của các sơ Đa Minh và Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và Đà Lạt. Về phía giáo dân có khoảng 500 người tham dự Thánh Lễ với rất nhiều người từ xa về như phái đoàn Bridgeport, Connecticut với 54 người, và các nơi khác như, Toronto, Montreal, Oregon, Arlington TX, Dallas, TX, Houston Texas, Louisanna, California và Florida. Người giảng thuyết là Linh mục Giuse Nguyễn Thanh Châu, CT Miền Đông Nam.

Thánh lễ do Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm phụ trách phần thánh nhạc và trình diễn một vở kịch về "Sự Trở Lại của Thánh Phaolô." Ca Đoàn Thiếu Nhi và ban nhạc với 15 nhạc công do ca trưởng Phạm Dương Hãn đã trình diễn rất xuất sắc, được nhiều người khen ngợi. Có 6 em thiếu nhi đã múa dâng hoa trong phần dâng lễ.

Sau Thánh Lễ là phần thuyết trình của cha giáo Nguyễn Khắc Hy với đề tài "Thánh Phaolô và dân ngoại."

Kế tiếp thánh lễ là phần Chầu Thánh Thể và rước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chung quanh hầm Vương Cung Thánh Đường với đầy đủ Thánh Giá Nến Cao, chiêng và trống. Hai sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lat và Phát Diệm: là sơ Thiên Ân, Sơ Cát Lê, và hai sơ Dòng Đa Minh, từ Houston tới là Sơ Phương Nhi và sơ Khánh Vân.

Chương trình được kết thúc bằng vở kịch về Thánh Phaolô do các em Thiếu Nhi trình diễn và sự đạo diễn của Trưởng Ngô Văn Phát. Các em đã chịu khó xuất quỹ để mua và may các trang phục thời Chúa Giêsu 2,000 năm về trước. Các em làm cho khán giả say mê thích thú, mặc dầu tiếng nói không được rõ lắm.

Chương trình ngày đầu đã chấm dứt lúc 10:15 PM.

Buổi họp của Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ

Buổi trưa ngày thứ năm 18/6/09 cũng có buổi họp của các linh mục và giới chức trong Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ từ 1 giờ cho đến 3 giờ chiều tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Hoa Thịnh Đốn. Bữa cơm trưa do cha xứ Vũ An khoản đãi. Trong buổi họp ngoài việc tường trình các sinh hoạt của các Miền, cha chủ tịch Nguyễn Thanh Liêm đã trình bầy về Chương Trình Nâng Đở các Linh Mục già yếu tại Việt Nam cũng như các nhà hưu dưỡng cho các cha tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Một Hội Đồng Điều Hợp Toàn Quốc đã được thành lập với 5 uỷ ban: (1) Uỷ Ban tổ chức tiệc gây qũy; (2) Uỷ Ban Điều Hợp Mission Appeals tại các giáo phận Hoa Kỳ; (3) Uỷ ban Soạn Thảo các Dự Án Tài Trợ; (4) Ủy Ban tổ chức Văn Nghệ và Đại Nhạc Hội Công Giáo; (5) Ủy ban đặc trách Gây Qũy trong giáo phận Orange.

Tiến Sỹ Nguyễn Duy An đã trình bầy về việc thiết trí, phân mục và bảo trì và website của Liên Đoàn: www.liendoanconggiao.net

Cha Nguyễn Đức Vượng, Trưởng Ban tổ chức và Giáo Sư Bùi Hữu Thư đã trình bầy về diễn tiến và hiện tình tổ chức Hành Hương Mẹ La Vang. GS Thư đã nói về hai chuyến du ngoạn Luray Cavern và Hoa Thịnh Đốn trong hai ngày thứ ba và thứ tư vừa qua, và bữa tiệc tại Nhà Hàng Harvest Moon tối thứ sáu 19/6/2009. Dạ tiệc hãy còn một vài bàn dự trữ, nếu quý vị muốn tham gia, xin cứ đến thẳng nhà hàng để mua vé.

Điạ chỉ Nhà Hàng Harvest Moon: 7260 Arlington Blvd, Falls Church, VA 22042, ĐT: (703) 573-6000.


Ông cũng đặc biệt trình bầy về việc chuẩn bị nơi cư ngụ cho các khách hành hương đến trọ tại Giáo Xứ CTTĐVN Arlington. Hôm nay có rất nhiều người đến cư ngụ tại các lớp học trong đó có phái đoàn 54 người và các trưởng thiếu nhi từ Connecticut xuống do Cha Hà và Thầy Tân hướng dẫn. Cha Vượng đặc biệt đã cho dựng thêm ba phòng tắm hoa sen cho phái nam. Giáo xứ cũng cắt cử rất nhiều thiện nguyện viên đưa đón các linh mục, tu sĩ và ca sĩ từ phi trường và tìm nơi trú ngụ cho các quý vị đó. Sau buổi họp, Ban chấp hành Liên Đoàn đã chụp hình lưu niệm bên ngoài nhà thờ Mẹ Việt Nam.

Chương Trình Hành Hương ngày thứ sáu 19/6 và thứ bẩy 20/6/09

Thứ Sáu, 19/6/09


10:00am -12:00pm: Gặp gỡ & Chia Sẻ với Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt. Điều hợp viên: LM Trần Công Nghị: Vietcatholic

12:00pm - 3:30 pm: Ăn Trưa, nghỉ tự do

3:30pm - 5:45pm: Hội Thảo & Chia sẻ các giới: Chủ Đề: Thánh Phaolô và Gia Đình

- Phụ Huynh: LM Vũ Thế Toàn, SJ

- Thanh Niên (18-35): LM Hoàng Tất Thắng & Nguyễn Thanh Bình, DCCT

- Giới Trẻ (dưới 17 tuổi): Sơ Phương Nhi, O.P.

6:00pm: Thánh lễ, Chủ Tế và Giảng thuyết:

LM Nguyễn Thanh Liêm, CT Liên Đoàn.

7:15pm: Xe di chuyển đến nhà hàng Harvestmoon

8:00pm: Dạ Tiệc Liên Đoàn

Thứ Bảy, 20/6/09

11:30am: Tập trung

12:30pm: Thánh lễ Đại Trào - Đức Mẹ La Vang

Chủ Tế & Giảng Thuyết: Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt, Khâm Sứ Tòa Thánh

14:30pm: Phép Lành Tòa Thánh và Bế Mạc.

Ban chấp hành tại nhà thờ Mẹ Việt Nam


Linh mục đoàn


Ban nhạc thiếu nhi Thánh Thể


Ca đoàn các trưởng.


Các em nhỏ kéo violon


Đồng Tế


Cha Giáo Nguyễn Khắc Hy


Giáo dân vỗ tay


TPT Nguyễn Ánh và Sơ Trần Thị Loan


Các Sơ Thiên Ân, Loan, Phương Nhi và Khánh Vân Khiêng Kiêu CTTĐ
 
Lễ Thánh Tâm và khai mạc Năm Thánh Linh Mục tại giáo phận Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
16:59 19/06/2009
Lễ Thánh Tâm và khai mạc Năm Thánh Linh Mục tại giáo phận Bắc Ninh

Ngày 19.6.2009, đông đảo các tín hữu từ nhiều giáo xứ đã nô nức về tham dự thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và khai mạc Năm Thánh Linh Mục tại Đền Thánh Tâm Bắc Giang thuộc giáo phận Bắc Ninh. Ngôi Đền Thánh Tâm được xây dựng theo ý nguyện của đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nguyên giám mục Bắc Ninh, và được thánh hiến bởi đức cố giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến. Nơi đây hiện là một trong những trung tâm hành hương của giáo phận Bắc Ninh.

Trước thánh lễ, hàng trăm con hoa đã cùng dâng hoa Thánh Tâm cộng đồng trong Đền thánh. Cũng nên biết rằng: Dâng hoa kính Thánh Tâm Chúa bằng những lời Thánh Vịnh dệt nhạc theo làn điệu Quan họ Bắc Ninh là một việc đạo đức bình dân đặc sắc, đậm nét đức tin và văn hóa tại giáo phận này.

Đúng 9g30, cuộc rước đoàn đồng tế khởi hành từ phòng khách nhà xứ, qua một con phố và tiến vào Đền Thánh Tâm. Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá giáo phận Hà Nội, chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế với Ngài có trên 30 linh mục thuộc giáo phận Bắc Ninh và một số linh mục đến từ dòng Chúa Cứu Thế và Don Bosco. Hàng ngàn tín hữu thuộc mọi thành phần dân Chúa tham dự thánh lễ chật kín trong và xung quanh ngôi thánh đường.

Trước khi bước vào thánh lễ, cha xứ Bắc Giang giới thiệu đức cha chủ tế với cộng đoàn. Tiếp theo, cha Trưởng nghi đọc Sắc lệnh ban ơn xá đặc biệt của Tòa thánh và cha Chánh văn phòng giáo phận đọc thư đức cha giáo phận Cosma Hoàng Văn Đạt gửi từ Hoa Kỳ. Qua thư đức cha giáo phận gửi lời cảm ơn đức cha Laurenxô đã đến chủ sự thánh lễ khai mạc Năm Thánh Linh Mục và gửi lời chào quý mến tới mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Bắc Ninh. Nhân Năm Thánh Linh Mục, Đức cha ước mong quý cha trong giáo phận đổi mới đời sống cầu nguyện, nhân bản, tri thức và mục vụ, để nên gương mẫu và người nhiệt thành phục vụ đoàn chiên. Đức cha nguyện xin Chúa, nhờ lời cầu khẩn của Đức Mẹ ban cho quý cha nên những mục tử như lòng Chúa mong ước, theo gương Chúa Giêsu, như thánh Gioan Maria Vianney. Ngài cũng nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu giúp các cha cảm nhận sâu xa tình yêu đã khiến Trái Tim Chúa bị đâm thâu qua, để hết lòng đáp lại tình yêu không bờ bến của Người, và thể hiện tình yêu của Người đối với tha nhân, giáo dân cũng như những người chưa biết Chúa. Đồng thời, Đức cha cũng mời gọi quý tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân yêu mến, cộng tác và cầu nguyện cho các cha trong giáo phận, để các ngài thực sự đổi mới và giúp toàn thể giáo phận đổi mới.

Trong bài giảng, đức cha chủ tế đã nhấn mạnh và làm nổi bật tình yêu vô bờ của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài ước mong mỗi người hãy mở rộng lòng mình để đón nhận và cảm nghiệm tình yêu tuyệt vời của Thánh Tâm Chúa, để rồi ai cũng mang trong mình một trái tim chan chứa yêu thương như Chúa Giêsu.

Lễ Thánh Tâm năm nay cũng là ngày Giáo hội bước vào Năm Thánh Linh Mục. Chúng ta cầu cho các linh mục có trái tim chan chứa yêu thương như Thánh Tâm Chúa. Xin Chúa ban cho các linh mục có trái tim say mê Thiên Chúa và say mê con người, thuộc trọn về Chúa và thuộc trọn về con người. Ước mong Năm Thánh Linh Mục trở thành một năm hồng ân cho Hội Thánh Việt Nam.
 
Lễ khánh thành nhà thờ Đồng Tiến Phan Thiết
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
17:19 19/06/2009
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ ĐỒNG TIẾN – PHAN THIẾT

Cơn bão Durian ngày 05/12/2006 đã tàn phá nhiều làng mạc nhà cửa miền duyên hải. Nhà thờ Đồng tiến bị bão thổi làm sập gác đàn, hư hỏng nặng hơn một phần ba nhà thờ. Lm quản xứ F.X Đinh Tiên Đường cùng bà con giáo dân đã nhiệt thành xây dựng lại. Gần 3 năm gian truân vất vả, Nhà thờ mới đã hoàn thành.

Ngày 18.6.2009, dù bận rộn cho chuyến đi “Adlimina”, Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cũng dành thời giờ đến dâng lễ Cung hiến Nhà thờ Đồng Tiến, Hạt Hàm Tân. Đức Ông Tổng đại diện và khoảng 50 linh mục đồng tế thánh lễ. Đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 1.500 khách mời đến chung lời tạ ơn.

Từ quốc lộ I rẽ vào Ngã ba 46, đi thêm 18km theo quốc lộ 55, Nhà thờ Đồng tiến bề thế đang tưng bừng đón chào quý khách.

Sau chặng đường 41 năm, giáo xứ Đồng tiến giờ đây cùng sánh bước với các giáo xứ lớn của Hạt Hàm tân.

Nằm trên địa bàn trung tâm các cơ quan hành chính nhà nước, Đồng tiến đã trải qua nhưng thăng trầm lịch sử.

Trước năm 1960, giáo xứ chỉ là một vùng dân cư sống thưa thớt trên dải cát trắng và chỉ có một cụm gia đình công giáo thuộc về giáo xứ Tân Lập. Cơ sở vật chất lúc bấy giờ rất sơ sài, chỉ mấy dãy nhà trường nhỏ bé che vách ván, mái lợp tôn.

Đến năm 1967, cha cố Giuse Đặng Đình Hoàng đã quy tụ giáo dân rải rác chung quanh để lập thành xứ đạo và khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường.

Năm 1968, giáo xứ chính thức thành lập, trên một địa giới hơn một cây số vuông, chọn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Quan thầy. Bao gồm các cở hành chính, quân sự, các khu dân cư, với tổng số dân trên 3.000, trong đó có Công giáo khoảng trên dưới 1.000 người.

Ngày 22/9/1969, ngôi Thánh Đường đã được khánh thành với chiều dài 30 mét, rộng 12 mét, cùng với một tháp chuông cao 21 mét, dưới quyền chủ toạ của 2 vị Giám Mục thời đó là Cố Giám Mục Giuse Lê Văn Ẩn và cố Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận- Giám mục giáo phận Nha Trang.

Năm 1969, một ngôi trường đã được hình thành với 8 lớp tiểu học, thu nhận trên 400 học sinh học miễn phí.

Đến năm 1972, số học sinh lên đến 700 em. Song song với phổ cập văn hoá, một lớp hướng nghiệp cắt may đã được mở miễn phí. Cuối năm 1972, lớp may này đã mở được 2 khoá và có trên 500 học viên đã được cấp bằng tốt nghiệp. Không dừng lại ở đó, một dãy trường lầu đã hoàn thành vào năm 1973 với chiều dài 40 mét, rộng 12 mét gồm 13 phòng học và ở. Từ đây, với nhiều lớp ký nhi viện với đầy đủ tiện nghi đã ra đời.

Số giáo dân năm 1975 là 1.160 người gồm 156 gia đình.

Từ năm 1975 đến nay, giáo xứ đã được 5 vị Linh mục coi sóc và quản nhiệm.

-Từ năm 1975 đến năm 1994: cố Lm JB Trần Xuân Long

-Từ năm 1994 đến năm 1998: Lm Giacôbê Lê Đức Trung

-Từ năm 1996 đến năm 1999: cố Lm Phêrô Hồ Văn Hưởng

-Từ năm 1999 đến năm 2005: Lm Phêrô Dương Đình Thiện

-Từ năm 2005 đến nay: Lm Phanxicô Xaviê Đinh Tiên Đường.

Cùng cộng tác với quý Cha có cộng đoàn Nữ tu thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, cùng với các quý vị Hội đồng Mục vụ qua các thời kỳ. Hầu hết giáo dân đều tham gia sinh hoạt các đoàn thể: Gia trưởng, Bà mẹ công giáo, Têrêxa, Lêgiô, Thanh niên, Thiếu nhi Thánh thể.

Hiện nay, giáo dân là 1.996 gồm 448 gia đình.

Vậy là tròn 41 năm, giáo xứ Đồng Tiến trải qua chặng đường lịch sử gần một nửa thế kỷ, biết bao thăng trầm, sóng gió của từng giai đoạn phát triển đong đầy những kỷ niệm bi hùng. Các vị mục tử đã chăm sóc giáo xứ và góp phần xây dựng nhiều cơ sở vật chất khang trang, đưa giáo xứ ngày một thăng tiến.

Cố Linh mục cố Giuse Đặng Đình Hoàng khai phá mở đất, gieo hạt giống đức tin, tạo cột mốc khởi đầu.

Từ năm 1975-1994, Cha cố Linh mục JB Trần Xuân Long tiếp tục vun trồng, chăm sóc giáo xứ về mọi phương diện. Những biến cố lịch sử của đất nước có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của giáo xứ. Vì vậy Ngài cũng phải rất khó nhọc chèo lái, bảo vệ những gì đang có của giáo xứ, đưa con thuyền đức tin đi đến hải đăng là Đức Kitô đang đứng trước rọi soi.

Từ năm 1994-1998: Cha Giacôbê Lê Đức Trung cùng với bà con giáo dân trong xứ, với sự giúp đỡ của ân nhân hải ngoại, ngôi Thánh Đường đã được đại tu gian Cung Thánh, xây đài Đức Mẹ.

Năm 1999, với sự quan tâm của Đức Giám Mục giáo phận, sự nổ lực của cố Linh mục Phêrô Hồ Văn Hưởng cùng bà con giáo dân đã trùng tu dãy lầu nhà trường, xây mới hòn non bộ, chỉnh trang khuôn viên Thánh Đường.

Từ năm 1999-2005 với sự dẫn dắt của Cha Phêrô Dương Đình Thiện đã thay mới mái lợp nhà thờ, nới rộng hành lang, làm mới la phong nhà thờ thêm phần thoáng mát.

Năm 2005, về nhận xứ mới, Linh mục FX Đinh Tiên Đường đã bắt tay xây nhà xứ mới, chỉnh trang khuôn viên, di dời và làm mới lại đài Đức Mẹ.

Cơn bão Durian ngày 05/12/2006 quét qua đã để lại hậu quả nặng nề cho giáo xứ. Những người có trách nhiệm đều trăn trở, lo lắng. Cả cộng đoàn cùng âu lo trước sự đổ nát và những mất mát quá nhanh chóng gây ngỡ ngàng. Mọi gia đình chung tay và đồng thuận xây lại Nhà Chúa. Cha xứ đã vận dụng nhiều phương cách để đem đến những tốt đẹp cho giáo xứ trong cộng trình xây dựng.



Sau gần 3 năm nhiệt thành làm việc, nhờ sự giúp đỡ của giáo xứ Thanh xuân, Vinh tân (Lagi), Thái hoà (Xuân lộc), Chợ quán, Tân định, Fatima, Thánh gia, Vinh sơn, Lãng sơn, Tân hoà, Tân trang, Tân hưng, Vĩnh hội, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phanxicô Đakao, Hàng xanh (Sài gòn) cùng với lòng quãng đại của quý ân nhân xa gần, Nhà thờ trở thành công trình đẹp, khang trang như hôm nay.

Tất cả là hồng ân, là ân tình, là ơn sâu nghĩa nặng, là hoa thơm trái ngọt của tình thương. Hồng ân ấy mãi mãi đốt nóng và thắp sáng tâm hồn mọi thành phần Dân Chúa giáo xứ Đồng tiến, để cuộc sống ngày ngày rung lên điệu nhạc tri ân cảm tạ.

Ước mong ngôi Nhà thờ mới luôn là một bằng chứng cao đẹp và sống động của đức tin, đức ái và hiệp nhất của giáo xứ.
 
Tổng giáo phận Huế khai mạc năm Linh Mục
Trương Trí
19:53 19/06/2009
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ KHAI MẠC NĂM LINH MỤC

Theo thông báo của tòa Tổng Giám Mục,năm Linh Mục sẽ được khai mạc vào ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 19.06.2009.Nhưng vì lý do Đức TGM và Đức GM phụ tá đi Rôma viếng mộ 2 Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô(AD LIMINA) nên Thánh lễ khai mạc năm Linh mục sẽ được tổ chức theo từng giáo hạt.

Hạt Thành Phố Huế thánh lễ khai mạc lúc 5giờ30 sáng ngày 19.6. tại nhà thờ chính tòa Phủ cam do Đức Đan Viện Phụ Đan viện Biển Đức Thiên an chủ sự; linh mục Antôn Dương Quỳnh hạt trưởng hạt Thành phố Huế,quản xứ chính tòa và linh mục Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang phụ trách truyền thông giáo phận phụ tế cùng 30 linh mục triều và dòng thuộc hạt, với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân.Đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ với khói trầm nghi ngút dẫn đầu,tiếp đó là ảnh tượng Thánh Gioan Maria Vianney được cung kính rước lên đặt trước bàn thờ.

Linh mục Gioan Baotixita Lê thanh Hoàng quản xứ giáo xứ Phanxicô công bố sắc lệnh của tòa Ân Giải Tối Cao ban ơn xá đặc biệt cho thành Rôma và toàn thế giới trong năm Linh mục,năm kính Thánh Gioan Maria Vianney linh mục:Gần tới ngày kỷ niệm 150 năm ngày mất của Thánh linh mục Gioan Maria Vianney,cha sở giáo xứ ARS,là vị Thánh khi sống ở trần gian đã nêu gương sáng ngời của một vị mục tử chân chính phục vụ đàn chiên Chúa Kitô.Vì gương mẫu của Người cũng có khả năng làm phát sinh các tín hữu và nhất là các linh mục. Để bắt chước nhân đức của Ngài,nhân dịp này Đức Thánh Cha đã quyết định từ ngày 19.06.2009 đến ngày 19.06.2010 toàn thể Giáo Hội cử hành năm Linh mục để các Ngài càng ngày càng kiên vữngtrong viểctung thành với Chúa Kitô.Năm Linh mục được bắt đầu từ lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu thường được chọn làm ngày Thánh hóa các linh mục.Vậy các linh mục hãy nhờ các lời cầu nguyện và các việc lành mà khẩn nài Chúa Kitô,vị Linh Mục Tối Cao đời đời để có thể làm chiếu tỏa Đức Tin Đức Cậy và Đức Mến cũng như các nhân đức khác.Và qua đời sống cũng như cung cách bên ngoài để hoàn toàn hiến thân cho ích lợi của đoàn chiên.

Đức Đan Viện Phụ chủ sự thánh lễ,trong lời mở đầu đã nói: Hạt thành phố hôm nay quy tụ về nhà thờ chính tòa Phủ cam các linh mục, tu sĩ nam nữ và mọi thành phần dân Chúa trong hạt để cử hành lễ Kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 chọn làm ngày Thánh hóa các linh mục.Ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu năm nay được Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 chọn làm ngày Khai mạc năm Linh Mục và kỷ niệm 150 năm ngày mất của Thánh Linh Mục Gioan Maria Vianney, cha sở giáo xứ ARS làm quan thầy các linh mục trên toàn thế giới.Trong thánh lễ này chúng ta cầu nguyện cho các linh mục.Xin Chúa Kitô là Linh Mục Thượng Phẩm đời đời thanh tẩy và thánh hóa các Ngài để các Ngài được như lòng Chúa mong ước.

Trong bài giảng lễ,linh mục Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang với tài thuyết giảng hùng hồn,sôi động và lôi cuốn mọi người.Hầu như cả ngôi nhà thờ rộng lớn đông đúc là thế, nhưng cộng đoàn im phăng phắc lắng nghe như nuốt từng lời của Ngài.Ngài nhấn mạnh:-Năm Linh mục là năm giáo hội dành cho các linh mục tầm quan trọng đặc biệt,là năm đi sâu vào Bí tích Thánh Thể vì Thánh Thể là Trung tâm của Giáo hội.-Năm linh mục là năm đi sâu vào Bí Tích Giải tội,Chúa Giêsu đến trần gian để hòa giải con người với Thiên Chúa,để hòa giải con người với nhau.Chúa giêsu dùng linh mục:”Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha...”.-Năm linh mục là năm thánh hóa các linh mục.Mọi thành phần dân Chúa cùng cầu nguyện với linh mục và cầu nguyện cho linh mục.Là năm nhắc nhở các linh mục hãy trung thành với tình yêu Chúa Kitô đã chọn gọi.

-Năm linh mục được khai mạc trong ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu,Đức Thánh Cha nêu lên hình ảnh Chúa chăn chiên lành làm mẫu gương cho linh mục.Chúa Giêsu muốn các linh mục có một tình yêu vô bờ đối với loài người.Chúa Giêsu muốn các linh mục hãy như Người:Đến để cứu độ trần gian chứ không phải để lên án trần gian.-Năm linh mục cũng là năm Thánh kỷ niệm 150 năm ngày mất của cha Thánh Gioan Maria Vianney,cha sở thánh thiện của giáo xứ ARS,được giáo hội đặt làm quan thầy của các linh mục.Noi gương Thánh Vianney sống đời say mê cầu nguyện,say mê Thánh Thể và thánh lễ.Luôn thao thức phần rỗi các linh hồn,sống hy sinh trong tòa giải tội.

-Linh mục xuất thân từ gia đình đạo đức,từ cha mẹ thánh thiện.Giáo hội luôn xem gia đình là yếu tố quan trọng của ơn gọi linh mục,vì thế giáo hội định nghĩa: Gia đình là chủng viện đầu tiên.Thánh Gioan Bosco nói:”Hồng ân quý giá nhất mà Thiên Chúa ban cho một gia đình công giáo là gia đình đó có được một người con làm linh mục”.-Linh mục là người của giáo dân,là người của tha nhân.Linh mục là tôi tớ Chúa,linh mục được sai đến đâu là để phục vụ tha nhân ở đó chứ không phải sống cuộc đời trưởng giả và bắt người khác phục vụ mình.Tuy là người được Chúa tuyển chọn, được Chúa chúc phúc nhưng linh mục vẫn phải sống giữa trần gian.Cuộc đời của linh mục có nhiều cơ hội thuận lợi và tốt đẹp nhưng cũng có nhiều hoàn cảnh éo le, đầy khó khăn và thách đố.Trách nhiệm của linh mục là đem mọi người đến với Chúa,đem tất cả đoàn chiên về nước trời.Linh mục cần ơn Chúa,chúng ta cầu nguyện nhiều cho linh mục.

Sau thánh lễ,ông Nguyễn đình Lục chủ tịch HĐGX chính tòa thay mặt toàn thể mọi thành phần dân Chúa bày tỏ niềm kính trọng và cảm tạ tri ân vô bờ đói với các cha.Ông chủ tịch cũng nhắc lại thư mục vụ của Đức TGM và Đức GM phụ tá:Chức linh mục là quà tặng vô giá mà Chúa Giêsu đã ban cho giáo hội.Anh chị em hãy sống tâm tình tạ ơn về ân huệ quý báu này và đón nhận linh mục như là một Chúa Kitô thứ 2,đồng thời cũng đón nhận con người linh mục với tất cả những yếu hèn.Trong một giáo xứ không có linh mục như đàn chiên không có chủ chăn,như trong nhà thiếu vắng mẹ hiền.Cuối cùng các em thiếu nhi đã dâng lên Đức Đan Viện Phụ,cha Hạt trưởng,Quý cha bề trên các dòng và các cha đồng tế những bó hoa tươi thắm nói lên lòng kính yêu của con chiên đối với các Ngài.Các linh mục cũng đã chụp hình lưu niệm với đại diện cộng đoàn dân Chúa trước tiền đường nhà thờ.
 
Thánh lễ khai mạc năm Linh Mục tại Tổng Giáo Phận Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
20:06 19/06/2009
THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM LINH MỤC

TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI


TGP HÀ NỘI – 18 giờ chiều ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ sự Thánh lễ khai mạc Năm Thánh Linh Mục trong Tổng giáo phận Hà Nội.

Thánh lễ đại triều diễn ra trong bầu khí trang trọng, ấm cúng và nhiều ý nghĩa. Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám mục là Đức Cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, linh mục đoàn tổng giáo phận và sự tham dự sốt sắng của đông đảo bà con giáo hữu.

Trong buổi tiếp kiến Bộ giáo sĩ sáng ngày 16.3.2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố mở Năm đặc biệt về linh mục từ ngày 19.6.2009 đến 19.6.2010 với chủ đề “Niềm trung thành của Chúa Kitô, niềm trung thành của linh mục”. Năm Linh Mục được long trọng cử hành trong toàn giáo hội hoàn vũ nhân dịp kỷ niệm 150 năm Thánh Gioan Maria Vianney - cha sở họ Ars, về Nhà Cha. Đức Thánh Cha đã chọn Thánh Gioan Maria Vianney làm Bổn Mạng của tất cả các linh mục trên thế giới, như là mẫu gương lý tưởng cho những mục tử chăm sóc đoàn chiên của Chúa.

Mục đích của Năm Linh Mục, đã được chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập tới một cách rõ ràng trong tông thư của Ngài, là “tạo điều kiện thuận lợi cho các linh mục hướng về sự trọn lành thiêng liêng là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc vào”.

Đức Hồng y Cláudio Hummes, Chủ tịch Thánh bộ Giáo sĩ, trong thư gởi các linh mục nhân dịp Năm Linh Mục đã nhấn mạnh về ý nghĩa của Năm Linh Mục với toàn thể dân Chúa, cách riêng với các Linh mục: “ Năm nay cũng phải là dịp của một thời kỳ đào sâu mãnh liệt căn tính linh mục, của nền thần học về thiên chức linh mục Công giáo và của ý nghĩa đặc biệt của ơn gọi và sứ mạng của các linh mục trong Giáo hội và trong xã hội ”.

Như thế, việc cử hành Năm Thánh này trước hết nói lên tầm quan trọng của các linh mục trong việc rao giảng Tin mừng. Đồng thời nêu cao tấm gương linh mục thánh thiện của cha thánh Gioan Maria Vianê. Và mời gọi các linh mục hãy noi gương cha thánh tìm về Thánh Tâm Chúa như cội nguồn, như đích điểm, như trường đào tạo của đời linh mục. Đồng thời, qua Năm Thánh Linh mục, Giáo hội muốn nói lên lòng yêu mến, quý trọng và nhìn nhận với lòng biết ơn công việc mục vụ và chứng tá đời sống của các Linh mục. Năm Linh Mục được mở ra thật đặc biệt, phải là một năm cầu nguyện của cách riêng các linh mục và của toàn thể dân Chúa dành cho các ngài.

Tại Rôma, trong ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 19 tháng 6 hôm nay, cũng là Ngày Thánh Hoá Các Linh Mục, Đức Thánh Cha đã chủ sự Kinh Chiều để khai mạc Năm Linh Mục trước sự hiện diện của hài cốt thánh Gioan Maria Vianney. Ngài cũng sẽ bế mạc Năm Linh Mục ngày 19.6.2010 bằng việc tham dự “Đại hội các linh mục thế giới” tại quảng trường Thánh Phêrô.

Với Thánh lễ trọng thể hôm nay, Tổng giáo phận Hà Nội hòa mình cùng với giáo hội hoàn vũ để mừng kính Thánh Tâm Chúa và khai mạc Năm Thánh Linh mục. Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã mời gọi cộng đoàn: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặt ngày Lễ Thánh Tâm hằng năm làm ngày Thánh Hóa các linh mục, và năm nay Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI lại lấy ngày này để khai mạc Năm Thánh Linh mục. Linh mục là điều cần thiết cho giáo hội và cho cả thế giới, Linh mục chính là món quà cao quý Chúa tặng ban cho nhân loại, Linh mục thật cần thiết cho giáo hội. Chính vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều để Chúa ban cho có nhiều Linh mục, nhất là những Linh mục thánh thiện để không những phục vụ giáo hội mà còn là người dẫn đưa chúng ta đến với Thiên Chúa, dẫn đưa chúng ta về Quê Trời. Chính trong tinh thần đó mà Đức Giáo Hoàng đã cho mở ra Năm Thánh Linh mục, không những canh tân đời sống Linh mục mà còn mở ra cho tất cả mọi người ý thức tầm quan trọng của nhiệm vụ Linh mục mà cầu nguyện cho các Ngài.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Tổng Giám mục Giuse đã quảng diễn mầu nhiệm Tình Yêu của Chúa Giêsu phát xuất từ Thánh Tâm với cạnh sườn bị đâm thâu của Người. Qua đó, Ngài cũng chia sẻ với cộng đoàn về ý nghĩa, vai trò của chức vụ Linh mục trong giáo hội.

Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của Đức Tổng Giám mục trong Thánh lễ:

“Một người lính cầm đòng đâm vào cạnh sườn Người, tức thì Máu và Nước chảy ra”.

Lưỡi đòng mở cạnh sườn Chúa. Từ cạnh sườn rộng mở Máu và Nước chảy ra. Lưỡi đòng đã khiến Trái Tim Chúa bị thương tích. Từ vết thương mở rộng ta thấy trọn vẹn tình yêu của Chúa. Đó là tình yêu dâng hiến. Dâng hiến đến tận cùng. Dâng hiến chính mạng sống. Dâng hiến đến giọt máu cuối cùng trong trái tim. Dâng hiến đến giọt nước cuối cùng trong cơ thể. Với Máu và Nước chảy ra từ Trái Tim, Chúa Giêsu đã dâng hiến tất cả, trọn vẹn, không còn có thể dâng thêm gì được nữa. Cao quí hơn thế nữa, đó là tình yêu tự hiến. Không ai có thể ép buộc Chúa Giêsu dâng hiến mạng sống. Chính Người tự hiến thân mình. Chính tình yêu lớn lao cao cả đã thúc đẩy Người dâng hiến thân mình. Trên bàn thờ thánh giá, Chúa Giêsu vừa là thầy cả, vừa là của lễ. Người không dâng hiến một lễ vật nào đó, nhưng dâng hiến chính bản thân. Đó là một hành vi cao cả. Đó là lễ vật cao trọng hơn hết. Đó là hi lễ cảm động nhất khiến Đức Chúa Cha vui lòng.

Yêu thương như thế vẫn còn chưa đủ. Chúa Giêsu mong muốn tình yêu thương của Chúa sẽ được tiếp tục bày tỏ cho nhân loại cho đến ngày tận thế. Nên Chúa đã lập ra chức linh mục. Linh mục được sinh ra từ Trái Tim rất yêu thương của Chúa. Linh mục là món quà yêu thương của Chúa gửi cho nhân loại. Trái tim linh mục là bản sao của Trái Tim Chúa.

Tuy nhiên, để trái tim linh mục thực sự là bản sao của Trái Tim Chúa, đời sống linh mục phải rập khuôn theo đời sống của Chúa, đặc biệt phút giây trên thánh giá, khi bị người lính cầm đòng đâm thấu cạnh sườn. Như Chúa Giêsu, linh mục là thày cả tế lễ không dâng hiến lễ vật của người khác, nhưng dâng hiến chính bản thân mình. Cuộc dâng hiến được thực hiện cụ thể qua đời sống khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh. Để của lễ bản thân được xứng đáng, linh mục không bị ép buộc dâng hiến một cách miễn cưỡng, nhưng phải tự nguyện dâng hiến trong vui tươi. Để sống khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh, linh mục phải phấn đấu với chính mình, phải từ bỏ chính mình. Đây là một cuộc chiến đấu gay go, biến tâm hồn linh mục thành bãi chiến trường. Đây là cuộc chiến khốc liệt khiến trái tim linh mục phải mang thương tích. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt cuộc đời khiến vết thương không ngừng rỉ máu biến cuộc đời linh mục thành một cuộc tử đạo liên lỉ. Nhưng càng mang thương tích trái tim linh mục càng nên giống Trái Tim Chúa. Càng phấn đấu từ bỏ mình linh mục càng trở nên của lễ đẹp lòng Chúa. Càng đổ máu, linh mục càng đem ơn Chúa đến cho nhân loại. Máu và Nước chảy ra từ trái tim linh mục hòa vào dòng Máu và Nước tràn ra từ Trái Tim rộng mở của Chúa sẽ giúp thanh tẩy tội lỗi và trở thành suối nguồn ơn phúc vô biên.

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta các linh mục thánh thiện luôn dâng hiến thân mình. Đó chính là của lễ đền tội thay cho tất cả chúng ta. Chúng ta hãy cám ơn các linh mục luôn quảng đại phục vụ trong quên mình. Đó chính là sức sống của Giáo hội. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục vượt qua được những yếu đuối khiếm khuyết để trở nên của lễ dâng hiến tinh tuyền. Đó chính là vinh quang của Nước Chúa và là nguồn ơn phúc của chúng ta. Trong Năm Thánh Linh Mục này, anh chị em giáo dân hãy cùng với anh em linh mục chúng tôi tích cực ăn chay và cầu nguyện để Năm Thánh Linh Mục trở thành cơ hội giúp các linh mục hướng về sự trọn lành thiêng liêng như ước nguyện của Đức Thánh Cha khi mở Năm Thánh này.


Sau phần lời nguyện giáo dân, các linh mục xếp thành hàng dài với nến sáng trên tay tiến từ cuối Thánh đường tiến lên cung Thánh. Những ngọn nến hồng được đặt trước bàn thờ tạo thành hai chữ “Dâng Hiến” lung linh và mang đầy ý nghĩa về đời Linh mục dâng hiến phục vụ của các ngài cho giáo hội và dân Chúa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, linh mục đoàn cùng với Đức Tổng Giám mục, Đức Cha phụ dâng lên lời kinh xin ơn thánh hóa linh mục. Ánh sáng và lời kinh cùng với tâm tình sốt mến như hòa quyện vào nhau dâng lên Chúa những ước nguyện của các linh mục. Cộng đoàn tham dự cùng hiệp ý với các linh mục, xin Chúa thánh hóa và ban ơn cho các chủ chăn của mình.

Thánh lễ kết thúc bằng phép lành của Tòa Thánh kèm với ơn toàn xá trong Năm Thánh Linh Mục.

Cũng trong khuôn khổ những hoạt động trong ngày Khai mạc Năm Thánh Linh mục hôm nay, vào lúc 20h30, tại sân Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã diễn ra buổi thắp nến cầu nguyện Taize rất sốt sắng và cảm động./.
 
Các linh mục Hạt Hải Vân- Huế nói về Năm linh mục
LM Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
20:32 19/06/2009
Các linh mục Hạt Hải Vân- Huế nói về Năm linh mục

Huế, Việt Nam (20-6) Trong tiếng kèn đồng hòa lẫn tiếng vỗ tay ca ngợi 16 linh mục Quản xứ của hơn 1000 đại diện giáo dân, tu sĩ đến từ 18 giáo xứ thuộc hạt Hãi Vân-Huế, tại giáo xứ An Bằng, một giáo xứ vùng biển, được chọn làm nơi khai mạc Năm Thánh Linh Mục cho giáo dân toàn Hạt, hôm 19-6 lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Theo linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, đây là lần đầu tiên trong hạt Hải Vân cùng với Giáo Hội tổ chức Ngày khai mạc Năm Linh Mục, bắt đầu từ ngày 19-6-2009 kết thúc 19-6-2010, ngày kỷ niệm 150 năm qua đời của thánh Gioan Maria Vianney, cha sở của họ đạo Ars, là vị mục tử chân chính phục vụ đoàn chiên của Chúa KiTô.

Cha Giải, quản xứ An Bằng nói:” Đây cũng là cơ hội để Linh mục và mọi tín hữu thực tình thống hối lãnh Ơn Toàn Xá. Đồng thời, họ cũng chia sẻ ý kiến trong việc cọng tác với các linh mục để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.

Bí quyết nào cha Vianney đạt được thành quả từ chỗ rời rạc, lơ là, họ đạo Ars trở thành sốt sắng đạo đức. Linh mục Gioan Baotixita Lê Văn Nghiêm, quản xứ Cầu Hai chia sẻ trong thánh lễ.

Cha Nghiêm kể: Cha Vianney luôn dựa vào Chúa, chuyên chăm cầu nguyện, thương người nghèo, hy sinh trong cách ăn uống, không nằm nệm dù mùa đông ở Pháp rất lạnh, ngài ngồi giải tội bất cứ lúc nào, học với Chúa Giê su Hiền lành và khiêm nhượng, cha nghiêm lưu ý: “cho dù người ta chưởi bới mắng nhiết, cha Thánh chỉ nói nhỏ nhẹ ôn tồn:’’ Ông, bà có lý, tôi xin lỗi ông, bà”.

Cha Nghiêm, 67 tuổi, có 2 người anh ruột làm linh mục ở Huế nói: “ Chúng tôi mong từ nay và đặc biệt trong Năm Linh Mục này, xin anh chị em bớt phần than trách, chê bai. Mà thêm vào đó lòng thông cảm và cầu nguyện cho chúng tôi”.

“Mặc dù được Thiên Chúa chọn, nhưng chúng tôi vẫn còn là con người phàm tục, đầy khiếm khuyết, luôn mỏng dòn, dễ vỡ như bình gốm, cho nên thường sai sót và dễ bị trách móc”. Ngài nói.

Cuối thánh lế, linh mục hạt trưởng Gioan Nguyễn Đức Tuân, quản xứ Lăng Cô, nhấn mạnh đến Năm Linh Mục mà Đức thánh cha Biển Đức 16 thương ban cho Giáo Hội nhằm để tôn vinh Thiên Chúa, ngài nói: “đây là hồng ân vì ngài rất thương các Linh mục”.



Được biết, Hôm 18-6-2009, Tông thư của Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 nhân dịp Năm Linh Mục đã được công bố, trong đó ngài mời gọi các Linh Mục noi gương thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars, ý thức về chức Linh Mục như hồng ân rất cao cả và sống trọn thiên chức này.

Trong Tông thư, Đức Biển Ðức 16 nhắn nhủ các Linh Mục sống một lối sống mới như thánh Vianney, với 3 lời khuyên Phúc âm đã được Chúa Kitô khởi xướng: thanh bần, khiết tịnh và vâng phục như một con đường bình thường để thánh hóa đời sống theo tinh thần Kitô. Vốn là người thanh bần, thánh Vianney đã có thể nói: "Bí quyết của tôi thật là đơn giản: cho đi tất cả và chẳng giữ lại điều gì".

Giáo xứ An Bằng là một trong 5 địa điểm của giáo phận Huế được chọn để khai mạc Năm Linh Mục Vì ngày 19.6.2009, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, hai Giám mục của Giáo phận Huế vắng mặt đi Roma viếng hai mộ thánh tông đồ Phêrô và Phaolô và nạp bản phúc trình về giáo phận Huế năm năm vừa qua.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tòa án gửi giấy mời Luật Sư Cù Huy Hà Vũ
Vietcatholic
16:17 19/06/2009
Tòa án gửi giấy mời Luật Sư Cù Huy Hà Vũ. Được biết mới đây, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đã nộp đơn kiện Thủ Tướng Nguyễn Tẫn Dũng về vấn đề Bâu Xít.

 
Video nhận tội ???
Lê Sáng
17:29 19/06/2009
Video nhận tội ???

Video: PLAY – “CHÚNG TÔI ĐI NƯỚC NGOÀI RẤT NHIỀU, CHÚNG TÔI THẤY RẤT LÀ NHỤC NHÃ KHI CẦM CUỐN HỘ CHIẾU VIỆT NAM” – STOP. TO CUT OUT

Không còn gì để bàn về vụ truyền thông bồi bút cộng sản cắt xén lời nói của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt hồi 9/2008, vì đến nay mọi chuyện đã rõ. Nhưng ngay khi nó được phát lên truyền hình, đã gây xôn xao dư luận, thậm chí nó làm cho bao nhiêu người sừng sộ phản đối. Một cụ già ở Việt Nam được tổ chức minh bạch quốc tế trao giải thưởng, cũng trả lời BBC: “tôi rất bức xúc vì lời nói xúc phạm dân tộc của ông ấy” – Nhưng đến chiều tối cụ vào trang web của BBC đọc toàn văn lời nói, cụ mới té ngửa ra vì bị “chúng nó lừa - bực thật, mình lại trả lời phỏng vấn như thế, toàn thế giới nghe được mới chết chứ”. Ấy là với một người còn đang tự do. Còn với một người trong lao tù như luật sư Lê Công Định lại được đám cai ngục cộng sản, cùng với đám bồi bút một mình một chợ “chăm sóc” ngày đêm… Rồi công luận được mục sở thị đoạn Video “Luật sư phản động nhận tội, xin được khoan hồng” … Chắc là khác xa. Một nửa sự thật đã không chắc là sự thật, một nửa sự thật được sì ra từ công an cộng sản thì chưa bao giờ và không bao giờ là sự thật cả - Thực tiễn lịch sử đã chứng minh.

Thực tế đã nhãn tiền đến thế, Chân lý đã ló rạng đến thế, mà nhiều người vẫn chưa nhận ra. Có cả một ông “giáo sư” nói rằng “không nên trách luật sư Lê Công Định là đầu hàng sớm” … Có lẽ trừ ông này ra, chẳng ai trách luật sư Lê Công Định cả. Tranh đấu với bạo quyền gian xảo như cộng sản, phải bắt đầu từ sự hiểu biết sâu sắc mọi vấn đề liên quan đến nó, chứ không phải là nay họp chỗ này mai họp chỗ kia rồi ra tuyên bố vung vít… Cái đó cũng cần nhưng không đủ để đưa cộng sản ra toà án nhân quyền quốc tế…

Nguyên lý đấu tranh bất bạo động hoàn toàn khác với những gì cộng sản việt nam hiểu biết về nó, khác với những gì cộng sản việt nam lập phương án chống lại nó… Trò tuyên truyền lừa bịp để tạo dư luận giả, hòng đè bẹp đối phương, đến ngày nay chẳng mấy tác dụng, thậm chí phản tác dụng. Dư luận người dân ở Việt Nam đã bị cộng sản “đánh thuốc” hơn nửa thế kỷ qua… Dư luận chỉ dừng lại ở dư luận mà thôi. Không có hành động nào được nối tiếp từ phía người dân cả. Quá lắm thì thêm vài câu tán dóc lúc cafe sáng tối là chấm hết - Họ đã chán ngán và trở nên thờ ơ với thời cuộc “bị đánh thuốc - bị đầu độc” mà cộng sản tạo ra rồi. Dư luận giả, thì sẽ không đẻ ra hành động, hoặc tệ hơn nó sẽ đẻ ra hành động giả - Trường hợp này là hành động giả cho cộng sản chứ không phải cho đối thủ của cộng sản. Mà cộng sản chỉ thích tặng hành động giả cho kẻ thù thôi, họ đặc biệt ghét nhận được hành động giả dối. Chả thế mà Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố khi mới nhậm chức: “Ghét nhất giận nhất là giả dối” – Quá đúng ! Nếu cứ ăn phải đủ thứ giả, thì đến mẻ còn chết phương chi người cộng sản.

Đây là cuộc tranh đấu bất bạo động, một trận chiến mà như cuộc thi đấu thể thao công khai trên sân vận động, trước hàng triệu con mắt vậy. Đừng có đấu sĩ nào mơ ăn gian được. Một cuộc chạy maraton tiếp sức, với ngọn cờ luân lưu truyền tay, mỗi vận động viên chỉ chạy một đoạn, ngọn cờ được chuyển tiếp… Cộng sản việt nam hãy chuẩn bị bắt tiếp một luật sư Z rồi luật sư này cũng sẽ nhận “đã vi phạm pháp luật CHXHCNVN”… Ngọn cờ lại được chuyển đến trí thức Y … Cứ thế cho đến khi Thỏ chết vì kiệt sức trong cuộc đua với Rùa… Thôi, có lẽ không nên nói thêm nữa, kẻo lại vô ý mà giúp việt gian cộng sản chuyển hướng chiến lược, thay đổi chiến thuật đàn áp công lý chăng ?
 
Tin Đáng Chú Ý
Làm thế nào để nhận ra Tin Vịt ?
Hiền Quang
19:17 19/06/2009
Làm thế nào để nhận ra Tin Vịt ?

Thỉnh thoảng chúng ta nhận được email từ bà con thân thuộc hay người thân quen có uy tín, hay từ các nhóm quen, v.v.. email có tin giựt gân chẳng hạn như phép lạ ở Ai Cập, 2 mặt trăng vào 12 giờ khuya đêm tháng 8 (mỗi năm!!!), virus với hình Bin Laden bị treo cổ, free laptop của DELL, phép lạ hay hình phạt từ tấm hình Đức Mẹ Guadalupe và hàng trăm thứ đại loại như vậy với xác nhận (?) là tin từ CNN, Microsoft, BBC Fox News mà không có link để kiểm chứng, không có ngày tháng v.v.... - và rồi vì lòng nhân từ, chúng ta muốn bảo vệ bạn bè thân quen của chúng ta khỏi mấy con virus độc địa đó, hay vì muốn loan báo tin cho khắp nhân trần, chúng đã mất thì giờ truyền những tin vịt đó đi cho toàn thế giới - kết quả là có người nghe theo, thức khuya chờ nhìn 2 mặt trăng (đúng là mất thì giờ), hay là gây hoang mang cho một số người (vụ tấm ảnh Đức Mẹ Guadalupe) v.v...

Thế thì làm sao để phân biệt tin vịt hay.. . không vịt! Làm vài phép thử sau đây chúng ta sẽ dễ dàng loại mấy con vịt đó ra ngoài:

1. Nếu đó là tin thật, mới xuất hiện trên.. . thị trường, chắc chắn là các hãng thông tấn quốc tế và địa phuơng đều có loan tin - trừ khi các bạn không xem TV, không nghe radio, không đọc tin BBC, VOA trên net

2. Thường là tin vịt yêu cầu chúng ta chuyển ngay cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp v.v... (Tin thật không bao giờ có vụ này -và tin thật không bao giờ đến qua email - trừ khi có đăng ký với hãng tin)

2. Copy phần chính yếu của tin vịt đó, search trên google - thí dụ: bin laden hanged, miracle in egypt, two moons in august, Our Lady of Guadalupe Chain Email v.v....kết quả sẽ làm cho quí vị sẽ phì cười thoải mái và có một ngày thật vui vì đã khám phá ra tin vịt

3. Vào http://www.hoax-slayer.com/ (hay các website chuyên săn vịt khác) để tìm vịt

Trước khi forward email có tin vịt đi, xin tự hỏi:

1. Email này có yêu cầu chúng ta chuyển cho người khác không? Nếu chuyển sẽ được may mắn, không chuyển sẽ gặp nạn!!!

2. Nguồn tin mơ hồ, không xác định nơi chốn, thời gian, không ghi rỏ xuất xứ để kiểm chứng?

3. Cách dùng từ trong email đầy cảm tính hay toàn là từ kỷ thuật chuyên môn.

Nếu bất kỳ 1 trong 3 câu hỏi trên được trả lời là YES, chúng ta nên tìm hiểu thêm về nguồn tin trước khi vô tư nhấn nút forward chuyển đi cho người khác

Chúc quí vị có một ngày vui vẽ - không có tin vịt
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ngõ Tre Đầu Làng
Lê Ngọc Minh
06:10 19/06/2009

NGÕ TRE ĐẦU LÀNG



Ảnh của Lê Ngọc Minh

Trở về chốn cũ quê hương

Mà sao như khách qua đường viễn du !

(Trích thơ của Kyorai Gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Forgotten Sins - Futurology
Nguyễn Trọng Đa
17:00 19/06/2009
Forgotten Sins
Tội quên tội sót, tội sót. Là các tội trọng mà một người đáng phải xưng trong Bí tích Hòa giải, nhưng đã quên một cách thành thực. Các tội này đã được tha cùng với các tội khác đã xưng, nhưng nếu sau đó người ấy nhớ lại, người ấy cần xưng lại các tội đó do đã quên sót trong lần xưng tội tiếp theo.
Formal
Thuộc mô thức, rõ ràng, chính thức. Là điều gì thuộc về yếu tính hay bản tính một vật. Là chính thức, khi quy chiếu đến những gì phải làm đúng theo luật hay chỉ thị chặt chẽ.
Formal Cause
Nguyên nhân mô thức. Là yếu tố đặc biệt trong một hữu thể, vốn liên lạc với một yếu tố bất định hay kém nhất định, và cùng với chất thể hay cơ sở này tạo thành hữu thể tòan vẹn. Đây là một trong bốn nguyên nhân chính trong triết học thánh Tôma.
Formal Co-Operation
Hợp tác cố ý. Là sự đồng tình cố ý trong hành động tội lỗi của một người khác. Sự hợp tác là cố ý và luôn là tội nếu, ngòai việc trợ giúp bề ngòai bằng mọi cách, người ấy còn muốn tự nội tâm là hành vi xấu được thực hiện nữa. Sự hợp tác cố ý ít là một tội chống đức ái bằng cách làm hại tinh thần của người lân cận, và nó cũng thường là một tội chống nhân đức khác, nhất là đức công bình.
Formal Evil
Hành vi xấu cố tình. Là hành vi nhân linh xấu, được thực hiện với sự hiểu biết rằng nó là xấu về luân lý, và với sự đồng ý thực hiện điều xấu do lợi ích nào đó cho người thực hiện nó.
Form Criticism
Khoa phê bình văn thể. Là môn khái quát, khoa phê bình văn thể nghiên cứu cấu trúc văn chương của tài liệu lịch sử, vốn duy trì một truyền thống trước đó. Giả định nền tảng của nó là việc truyền khẩu xa xưa tạo dáng cho chất liệu và trở thành nhiều hình thức văn phong khác nhau trong bài viết còn lưu lại. Một nghiên cứu phê bình các văn thể này chiếu ánh sáng vào đời sống và tư duy của những người bảo tồn truyền thống. Áp dụng vào Kinh thánh, khoa phê bình văn thể nhận định cách sai lầm rằng sức mạnh tự nhiên đàng sau truyền thống Kitô giáo thời Giáo hội sơ khai không phải là một mong muốn bảo tồn sự lưu niệm của những gì Chúa Kitô đã rao giảng và đã làm, nhưng là một nhu cầu để phục vụ nhiệt tình sống đạo của một cộng đòan mới. Sự khẩn thiết như thế có xu hướng che đậy và tô điểm, nếu không nói là bóp méo các sự kiện để đáp ứng nhu cầu của niềm tin có lý tưởng.
Formula
Công thức, thể thức, cách thức. Là lời tuyên bố hay phát biểu có hệ thống một nguyên lý. Trong triết học, có các công thức luận lý nói lên một sự thật hay một mệnh đề tổng quát về mặt tư tưởng hay cách nói. Trong lễ nghi, có các công thức qui định để ban các bí tích hay á bí tích. Trong thần học, có các công thức tín lý (định thức) để diễn tả hoặc là toàn bộ các điều thiết yếu của đức tin Kitô giáo, chẳng hạn Kinh Tin kính của các thánh Tông đồ, hoặc một số khía cạnh của đức tin, nhất là khi bị thách thức hay bị bác bỏ, chẳng hạn công thức Berengarius về Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể.
Fornication
Gian dâm, thông dâm, dâm dục. Là hành động giao hợp giữa một người nam và một người nữ, khi hai người không kết hôn thành sự, mặc dầu họ được tự do để kết hôn. Theo bản tính của nó, đây là một tội trọng. (Từ nguyên Latinh fornicatio, gian dâm; từ chữ fornix, cung, nhà thổ.)
Forty Hours Devotion
Chầu lượt 40 giờ, Chầu Thánh Thể 40 giờ. Là việc chầu Mình Thánh Chúa trong suốt 40 giờ, nhằm tôn vinh 40 giờ Chúa Kitô nằm trong mồ. Việc đạo đức này được khởi xướng bởi thánh Antôn Maria Zaccaria ở Milan và Vicenza vào năm 1527, và được Dòng Tên thời thánh Ignatius phổ biến. Được phê chuẩn bởi Đức Giáo hòang Phaolô III năm 1539, Đức Giáo hòang Clement VIII năm 1592 trong tông hiến Graves et diuturnae của ngài, các Huấn thị của Đức Giáo hòang Clement XI năm 1705, vốn được Đức Giáo hòang Clement XII tái công bố năm 1731 và thiết lập hình thức chính xác của việc đạo đức này. Cuối thế kỷ mười tám, việc chầu lượt đã lan ra ở nhiều quốc gia. Thánh Gioan Neumann ở Philadelphia (1811-60) là người đầu tiên tổ chức việc chầu lượt tại Mỹ với mức độ đều đặn. Nơi nào có thể thực hiện được, việc chầu lượt 40 giờ được tạm ngưng ban đêm và giờ chầu kéo dài hơn ba ngày.
Forum
Tòa, diễn đàn. Là không gian trong đó Giáo hội hành xử quyền tư pháp của mình. Tòa ngoài giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích chung của Giáo hội và dân Chúa; tòa trong liên quan đến thẩm quyền của Giáo hội trong các vấn đề lương tâm, nhất là bí tích, nơi đó tội lỗi được tha hay không được tha, và các vấn để luân lý tính được quyết định, chẳng hạn phạm tội, đền bù hay trách nhiệm.
Founder
Vị sáng lập, Đấng sáng lập. Là người thành lập một định chế hay một công ty nào đó, và tổ chức này tiếp tục phát triển sau khi người ấy qua đời. Từ ngữ này thường được áp dụng cho Chúa Kitô như là Đấng thành lập Giáo hội. Từ ngữ cũng áp dụng cho một người nam hay nữ sáng lập một Dòng, Tu hội, hoặc bằng cách viết bản luật nguyên thủy, như thánh Biển Đức (480-547), hoặc bằng cách thành lập một tu hội, như nhiều vị sáng lập đã làm. Từ ngữ cũng được áp dụng cho nhưng người khai sinh bất cứ hội đòan, đoàn thể, hội hay tổ chức nào đang phát triển trong Giáo hội.
Founder's Charism
Đòan sủng của Đấng sáng lập Dòng. Là linh đạo nổi bật của vị sáng lập Dòng Tu hội, và linh đạo này phân biệt Dòng ấy với các hình thức đời sống thánh hiến khác trong Giáo hội. Đây là tính cách riêng của một cộng đoàn tu trì được vị sáng lập để lại. Theo Công đồng chung Vatican II, đặc sủng này “phải trung thành nhận thức và noi giữ tinh thần cùng ý hướng đặc biệt của các Ðấng Sáng Lập" (Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu Perfectae Caritatis, 2).
Fountain
Dòng suối, suối mát, giếng nước. Một biểu tượng của Đức Trinh Nữ. “Dòng suối nghiêm phòng canh mật” trong sách Diễm ca (Dc). Các cụm từ được áp dụng cho Đức Maria là người được Chúa chọn và duy nhất là “em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong" (Dc 4:12)
Four Horsemen
Bốn người cỡi ngựa, Bốn kỵ mã. Là các hình ảnh phúng dụ trong Kinh thánh, được thánh Gioan mô tả (Kh 6:1-8). Người cỡi con bạch mã rất có thể tượng trưng Chúa Kitô; người cỡi con ngựa đỏ tượng trưng chiến tranh; người cỡi con ngựa ô tượng trưng nạn đói; và người cỡi con ngựa màu xanh nhạt tượng trưng tử thần.
Four Last Things
Bốn sự sau. Đó là sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Bốn sự này có nghĩa rằng không có luân hồi, nhưng ngay sau khi chết mỗi người được phán xét cho vận mệnh đời đời của mình. Từ ngữ truyền thống bằng Latinh là novissima (các điều cuối cùng).
Four Temperaments
Bốn tính khí. Là bốn tâm tính cổ điển của con người, được triết gia Aristotle xếp loại, đó là nóng nảy, đa sầu, lãnh đạm và sôi nổi. Trong khi chưa có ai chỉ có duy nhất một tính khí trên, mỗi người thường có một hay hai tính khí nổi bật nhất trong mình. Khi biết mình như vậy, người ta chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các yếu đuối và xu hướng tự nhiên của mình, trong việc theo đuổi con đường trọn lành.
Fourth Crusade
Cuộc Thập tự chinh thứ Tư. Đây là cuộc Thập tự chinh được xem là quan trọng nhất nếu xét về kết quả đạt được (1202-1204). Đức Giáo hòang Innocent III chủ trương cuộc Thập tự chinh này. Hiệu quả chính trị là chiếm được Constantinople, nhưng phải trả giá bằng sự căm ghét của các Giáo hội Đông phương. Các Giáo hội này cáo buộc cách sai lầm là Đức Giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự cướp phá các nhà thờ và tàn sát người dân, với đội quân thánh chiến được người Venice tài trợ tiền bạc.
Fourvières
Đền thánh Đức Mẹ Fourvières. Là một đền thờ dâng kính Đức Bà và thánh Tôma thành Canterbury, gần thành phố Lyons, Pháp. Một vương cung thánh đường, trên ngọn đồi ở Fourvières, được xây lên để tạ ơn Thiên Chúa đã giữ gìn thành phố Lyons khỏi sự xâm lược trong Chiến tranh nước Phổ vào năm 1870, nhưng một đền thánh địa cổ gần đó được biết tới nhiều hơn. Nhà thờ rất cũ kỹ này được dâng kính cho Ðức Mẹ gồm có hai gian hông. Trong thời kỳ trùng tu nhà thờ vào thế kỷ 12, Ðức Tổng Giám Mục Tôma thành Canterbury, đang sống lưu vong tại Lyons, đã đến thăm nhà thờ. Biết rằng có một gian hông dẫn tới đền thánh Đức Mẹ, ngài đã hỏi vị giám chức phụ trách rằng gian hông thứ hai dành dâng cho ai. Ngài được trả lời: “Dạ, dành cho vị thánh tử đạo Anh Quốc kế tiếp.” Trước khi đền thánh được hoàn tất, Tổng giám mục Tôma đã bị giết tại Anh. Kể từ đó, Fourvières đã được đồng hóa với tên của ngài và là một địa điểm hành hương, nhất là khách từ nước Anh, để tưởng nhớ thánh Tôma Becket (1118-1170).
Fr., F.
Fr., F., Frater, frère – Sư huynh, thầy, đệ, tu sĩ, anh, tu huynh.
Fragrant Odors
Hương thơm, danh thơm đức hạnh. Đôi khi được gọi là hương thơm thánh thiện, chúng là mùi thơm như nước hoa, tóat ra từ thân thể của các thánh khi các vị còn sống cũng như sau khi qua đời. Chúng được xem là biểu tượng của danh thơm đức hạnh lạ thường. Vì vậy năm dấu thánh của thánh Phanxicô Átxidi được cho là thỉnh thỏang tiết ra hương thơm dìu dịu. Khi thánh nữ Theresa qua đời năm 1582, nước tắm cho thân thể thánh nữ trở thành nước có mùi thơm đáng chú ý. Suốt trong chín tháng, một mùi hương nhiệm mầu tỏa ra từ ngôi mộ của ngài. Cả hai hiện tượng này đã được nghiên cứu cẩn thận trong tiến trình điều tra phong thánh cho ngài. Trong các điều kiện Giáo hội đặt ra để xác minh hiện tượng là liệu có phép lạ thể lý nào liên quan đến việc tỏa mùi hương hay không.
Franciscan Crown
Chuỗi Phanxicô, Chuỗi bảy sự vui Đức Mẹ. Là chuỗi bảy chục tưởng nhớ bảy sự vui của Đức Bà, cụ thể là Truyền tin cho Đức Bà, Đức Bà đi viếng bà Elizabeth, Sinh Chúa Kitô, Ba Đạo sĩ thờ lạy Chúa, Tìm Chúa Giêsu trong Đền thờ, Chúa Kitô Phục sinh hiện ra với Đức Bà, Đức Bà hồn xác lên trời và tôn làm Nữ vương Trời Đất. Được phổ biến trong Dòng Phanxicô vào năm 1422, chuỗi nguyên thủy có bảy Kinh Lạy Cha, 70 Kinh Kính Mừng. Sau đó người ta thêm vào hai Kinh Kính mừng nữa, thành 72 Kinh Kính Mừng, và đây là tuổi được suy đoán của Đức Mẹ khi Ngài về trời.
Frankincense
Nhũ hương. Là nhựa màu trắng của cây tô hợp hương và được dùng trong nước hoa và dược phẩm. Một trong các sự kiện sau khi Chúa ra đời là ba đạo sĩ từ phương Đông đến viếng Máng cỏ, mang theo các quà tặng gồm có vàng, nhũ hương, và mộc dược (Mt 2:10-11). (Từ nguyên Pháp cổ encens, hương trầm.)
Fraternal Charity
Bác ái huynh đệ. Là sự thực thi đức ái với tình thương nhìn nhận người khác như là con cái của Chúa, và do đó như là anh chị em của mình trong Chúa.
Fraternal Correction
"Anh em sửa lỗi nhau”. Việc này thường liên quan đến một lỗi nặng, hoặc người phạm lỗi không biết là nặng hoặc hy vọng được sửa trị bằng lời khuyên bảo của người khác. Đây là thực thi bác ái huynh đệ và được khuyên làm như vậy. Nó không bao giờ được làm vì lợi ích của người bị xúc phạm, nhưng chủ yếu nhằm giúp người phạm lỗi, hoặc có lợi cho bên thứ ba. Trong một số cộng đòan tu trì, việc này là một hình thức được nhìn nhận để cổ vũ sự khiêm hạ, và là sự trợ giúp có giá trị để tăng trưởng trong đường trọn lành Kitô giáo.
Fraticelli
Tu sĩ Dòng Hành khất, Nhánh Dòng Phanxicô. Trong cách dùng thông thường, từ ngữ này qui chiếu đến mọi thành viên của các dòng nam, nhất là các dòng hành khất và ẩn sĩ. Nhưng trong lịch sử Giáo hội, nó có nghĩa là các nhánh tách ra khỏi Dòng Phanxicô trong thế kỷ 14 và 15, mà họ cho là đã thỏa hiệp với nhau về tinh thần nghèo khó nguyên thủy của thánh Phanxicô. (Từ nguyên Ý fraticelli, anh em nhỏ, tiểu đệ.)
Fraud
Gian lận, lừa đảo, lừa gạt. Tước đi nơi người khác cái gì đó mà người ấy có quyền. Một người bị lừa gạt hoặc bằng cách tước đi một vật của người ấy hoặc thu giữ vật ấy. Sự lừa gạt bao hàm các tuyên bố làm sai lạc hay cố ý xuyên tạc một sự thật, như là một phương tiện để tước đọat, và đây là ý nghĩa thường thấy trong Kinh thánh: “Các ngươi không được trộm cắp, không được nói dối, không được lừa gạt đồng bào mình" (Lv 19:11).
Free Catholicism
Giáo hội tự trị, Giáo hội tự do. Từ ngữ mà một số phát ngôn viên của các Giáo hội tự trị ở Anh dùng để chỉ một phong trào hướng đến việc giải thích Kitô giáo theo cách Công giáo, nhưng không nhất thiết chấp nhận các niềm tin và tập tục Công giáo, và không cần trở về tuân phục Tòa thánh.
Free Cause
Nguyên nhân tự do. Là một tác nhân hành động từ sự hiểu biết và với mục đích có cân nhắc, nó khác với nguyên nhân cần thiết.
Free Churches
Hội thánh tự trị. Là các giáo phái Tin lành trong truyền thống Giáo đòan. Họ được gọi là Hội thánh tự trị (hay tự do) bởi vì họ nhấn mạnh đến sự tự do trong việc tin các tín điều, nhưng cũng bởi vì họ tin rằng mỗi hội thánh là tự trị, không tùy thuộc bất cứ giáo quyền nào trên cộng đòan địa phương.
Freedom
Tự do. Là sự miễn trừ khỏi việc quyết định hoặc sự cưỡng bách; do đó thiếu vắng mọi sự cần thiết trước đó, dù là nội tại (trong ý chí con người) hay ngọai tại (từ nguồn bên ngòai).
Freedom Of Contradiction
Tự do mâu thuẫn. Là sự tự do hành động hay không hành động, là sự tự do làm hay bỏ một hành động đã cho. Cũng gọi là “tự do hành xử” (the freedom of exercise).
Freedom Of God
Sự tự do của Chúa. Là sự tự do của Chúa liên quan đến các tạo vật. Chúa nhất thiết yêu chính Ngài, nhưng Ngài yêu thương và muốn vươn ra khỏi mình với sự tự do. Sự tự do thiên linh là tự do hành động hay không hành động (tự do mâu thuẫn, the freedom of contradiction), thí dụ sáng tạo thế giới. Và đây là sự tự do chọn lựa nhiều hàng đa dạng hay nhiều hành động trung lập (tự do định lọai, the liberty of specification), thí dụ sáng tạo thế giới này hay thế giới nọ.
Freedom Of Specification
Tự do định loại. Là sự tự do để xác định cách nào trong hai cách hay nhiều cách khác nhau một người sẽ hành động. Đây là sự tự do để làm cái này hay cái khác; là quyền hành động khi chọn lựa một trong nhiều biện pháp có thể được để đi đến một mục đích.
Freedom Of Spontaneity
Tự do tự phát. Là khả năng chuyển động hoặc bị chuyển động trong bất cứ hướng nào. Đặc biệt từ ngữ này qui chiếu đến sự tự do mà một người có, khi dưới sự thúc đẩy của ân sủng, tự do này không ép buộc một hành động mà nó cần mời ý muốn của con người đáp ứng.
Freedom Of Thought
Tự do tư tưởng. Trong nghĩa chính xác, là khả năng của tâm trí con người để phân biệt đúng sai. Trong nghĩa này, nó là nền tảng cho sự tự do của ý chí, để chọn lựa giữa tốt và xấu. Nhưng về mặt lịch sử, từ ngữ trên trở thành mốt như một khẩu hiệu cho Nhóm người độc lập tư tưởng, tức là những người hoài nghi thực sự. Hume (1711-76) và Voltaire (1694-1778) đều tự xưng là Người độc lập tư tưởng, bởi vì họ chọn không tin vào mặc khải của Chúa, và trong thực tế họ đã lọai bỏ các tiếng gọi cơ bản của lý trí đứng đắn.
Freedom Of Worship
Tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Là một phần của tự do tôn giáo liên quan đến việc thờ phượng Chúa, theo tiếng gọi lương tâm của mình. Đặc biệt từ ngữ này qui chiếu đến sự tự do khỏi sự ép buộc của dân luật. Công đồng chung Vatican II đã nhận định về tự do tín ngưỡng như sau: “Hơn nữa theo bản chất, những hành vi tôn giáo nào còn giúp con người tự ý hướng tới Thiên Chúa một cách riêng tư hay công khai đều vượt trên phạm vi trần thế và thời gian của sự vật. Bởi vậy, quyền bính dân sự, vì mục đích riêng biệt là phục vụ công ích trần thế, nên phải nhìn nhận và nâng đỡ đời sống tôn giáo của người công dân. Nhưng nếu tự ý hướng dẫn hay ngăn cản hành vi tôn giáo, thì quyền bính này phải nói là đã vượt quá những giới hạn của mình (Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo, I, 3).
Free Love
Yêu đương tự do. Là quan hệ tình dục tự do, hoặc giữa những người chưa lập gia đình, hoặc với vợ (hay chồng) của người khác, hoặc giữa những người đồng phái. Tất cả các quan hệ tính dục này đều bị cấm bởi luật tự nhiên, mặc khải của Chúa và giáo huấn của Giáo hội.
Freemasonry
Hội Tam Điểm, Bè Tam Điểm. Là các lời dạy và nghi lễ của một tổ chức bí mật quốc tế, mà nguồn gốc trong thời cận đại là từ thời đầu của thế kỷ 18. Hội tự định nghĩa là “hoạt động của một nhóm người thân thiết với nhau, dùng các biểu tượng chủ yếu vay mượn từ nghề thợ nề và ngành kiến trúc, cùng nhau hoạt động cho phước thiện của nhân loại, cố gắng tự cải thiện bản thân và người khác, và do đó tạo ra một liên đoàn toàn thể nhân loại.” Hội Tam Điểm khởi đầu là một nhóm ái hữu những người Hữu thần tại châu Âu, và định hướng căn bản là tự nhiên chủ nghĩa, nghĩa là bài siêu nhiên. Sự thù địch của các chi nhánh Tam Điểm với Giáo hội công giáo đã gây ra nhiều tuyên bố của Tòa Thánh, nhất là của các Đức Giáo hoàng Clement XII (1738), Benedict XIV (1751), Pius IX trong nhiều văn kiện, đặc biệt Danh mục các Mệnh đề Sai lầm (1864), và Leo XIII trong thông điệp Humanum Genus (1884). Bộ Giáo luật năm 1918 nói rằng không người Công giáo nào được phép “tham gia các bè Tam Điểm hoặc bất cứ tổ chức tương tự nào có âm mưu chống phá Giáo hội” (Điều 2335). Vì không phải mọi chi hội Tam Điểm là chống Công giáo một cách công khai, một quyết định của Thánh bộ Giáo lý Đức tin làm giảm nhẹ tính cách cứng rắn của luật trên, khi nói: “Khi xem xét các trường hợp đặc biệt, cần phải nhớ rằng hình luật là luôn luôn được giải thích chặt chẽ. Do đó, người ta nên dạy và áp dụng cách an toàn ý kiến của các tác giả, vì họ cho rằng Điều 2335 chỉ nói đến các người Công giáo tham gia các hiệp hội chống phá Giáo hội" (ngày 18-9-1974). Như thế, trong các trường hợp đặc biệt, người giáo dân có thể tham gia một chi hội Tam Điểm, tuy nhiên các giáo sĩ, tu sĩ và thành viên các tu hội đời không thể tham gia chi nhánh Tam Điểm.
Free Speech
Tự do phát biểu, tự do ngôn luận. Là sự tự do phát biểu niềm tin hoặc ý kiến của mình trong lời nói hay bài viết, phù hợp với luật luân lý và quyền lợi hợp pháp và phẩm giá của con người. Sự tự do phát biểu là một quyền tự nhiên, và cũng giống như các quyền tự nhiên khác, nó không bị hạn chế. Không có có quyền luân lý để nói nhưng điều không đúng sự thật, hoặc xúc phạm đến người khác hay làm hại cho xã hội. Hơn nữa, nhà nước có quyền hạn chế sự tự do ngôn luận khi xét thấy cần cho công ích.
Freethinker
Người độc lập tư tưởng, người vô tôn giáo. Từ khởi đầu phát sinh cho tới nay, từ ngữ này có nghĩa là một người bác bỏ mặc khải Kitô giáo và tuyên bố là vô tri trong vấn đề tôn giáo. Đôi khi từ ngữ này được dùng để mô tả một người cho rằng mình độc lập có ý kiến, không tùy thuộc vào người khác.
Free Will
Ý chí tự do. Là sức mạnh của ý chí để tự quyết định và tự hành động, mà không bị bắt buộc từ bên trong và bị cưỡng bức từ bên ngoài. Đây là khả năng của một hữu thể thông minh để hành động hay không hành động, hành động bằng cách này hay bằng cách khác, và do đó là khác với với hoạt động của các loài không có lý trí, vốn chỉ đáp ứng cho một kích thích và bị điều kiện hóa bởi đối tượng có giác quan.
French Revolution
Cách mạng Pháp. Là cuộc lật đổ chính trị và tôn giáo bắt đầu tại Pháp năm 1789 và có ảnh hưởng cho toàn thế giới. Trong các khía cạnh lớn ảnh hưởng đến Giáo hội Công giáo có lời thề trung thành với chính quyền dân sự, vốn hàm ý từ bỏ đức tin. Đã có nhiều vị tử vì đạo, cùng với việc chính quyền xóa bỏ nhiều dòng tu và tịch thu tài sản của Giáo hội.
Frequent Communion
Năng rước lễ, rước lễ thường xuyên. Từ các thế kỷ đầu của Giáo hội, đây là tập tục rước lễ thường xuyên, như một phương tiện để sống kết hiệp với Chúa. Việc rước lễ hàng tuần là thói quen đã có từ thời các thánh tông đồ. Từ cuối thế kỷ thứ hai, nhiều linh mục và giáo dân rước lễ mỗi ngày. Đến thế kỷ 13, tập tục đã gỉam sút đến mức Công đồng chung Lateran IV phải ra luật rước lễ mỗi năm ít là một lần trong mùa Phục Sinh. Trong thế kỷ 16, Công đồng chung Trent thúc giục việc rước lễ mỗi lần tham dự thánh lễ. Trong các thế kỷ chịu ảnh hưởng của phái Jansen (đạo lý khắc khổ), việc rước lễ, như một việc được Chúa Kitô và Giáo hội Công giáo rất mong muốn, “nên mở rộng cho mọi tín hữu” (Denzinger 3375-83). Các điều kiện duy nhất là người muốn rước lễ phải đang trong tình trạng ân sủng và có ý ngay lành.
Freudianism
Học thuyết Freud. Là học thuyết và thực hành của phân tâm học do bác sĩ Sigmund Freud (1856-1939) lập ra. Đây là một trong các thách thức chủ yếu đối với thần học luân lý Công giáo. Trong các nét đặc trưng của thuyết này, có vai trò của tiềm thức trong hành động của con người, sự nguy hại tâm lý của ức chế tình cảm, ưu thế của tính dục trong hành vi con người, ảnh hưởng suốt đời của kinh nghiệm trong thời thơ ấu và thiếu niên. Lập trường của thuyết Freud về tôn giáo nói chung là tiêu cực: 1. các giả định của thuyết đều là vô thần, cho rằng khái niệm của con người về Chúa là một mơ ước-viên mãn cho mình; 2. đời sống thiêng liêng bị loại trừ cách mặc nhiên bởi mối bận tâm nhiều đến bản năng con người; và 3. tôn giáo được cho là sự thăng hoa của dục tính.
Friar
Sư huynh, thầy, đệ, tu sĩ, anh, tu huynh. Nguyên thủy là hình thức thưa gửi nói chung giữa các tín hữu Kitô giáo, như được thấy rõ ràng trong các chữ “anh, em” và “anh em” trong Tân Ước. Sau đó từ ngữ được dành riêng cho các thành viên Dòng tu, và sau cùng, kể từ thế kỷ 13, nó quy chiếu đến thành viên các Dòng Hành khất, chủ yếu là Dòng Phanxicô và Dòng Đaminh, mặc dầu còn mở rộng cho các Dòng chiêm niệm. Tuy nhiên, nói một cách chặt chẽ hơn, một tu sĩ khác với một đan sĩ ở chỗ tu sĩ làm tác vụ ngoài tu viện, trong khi theo truyền thống, cầu nguyện và lao động của một đan sĩ được thực hiện bên trong đan viện mà đan sĩ ấy đang ở. (Từ nguyên Pháp cổ frère, freire, anh, em; Latin frater, anh, em.)
Friars Minor
Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM). Là một nhánh của Dòng Nhất của thánh Phanxicô, thường được gọi là Dòng Phanxicô, được thánh Phanxicô Átxidi (1181-1226) thành lập và chính thức được Tòa thánh phê chuẩn năm 1209. Năm 1517 tất cả các nhóm cải cách ban đầu, như nhóm Clareni và nhóm Coletani, hiệp nhất với nhau thành một nhánh, và từ đó được gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn của thánh Phanxicô, hoặc Dòng Anh Em Hèn Mộn Nhánh Tuân Thủ. Năm 1897, Đức Giáo hoàng Leo XIII chấp thuận cho một số nhóm khác, như nhóm Reformati (Cải cách), nhóm Recollects (Cải tổ), và nhóm Đi Chân Đất gia nhập vào Dòng Anh Em Hèn Mọn.
Friary
Huynh đòan, tu viện. Là một cộng đoàn các tu sĩ; cũng là tu viện mà họ sinh sống. Từ ngữ được áp dụng đặc biệt cho Dòng Phanxicô, Dòng Đaminh, Dòng Carmêlô, Dòng Âu Tinh và Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ.
Friday
Friday, thứ Sáu. Tên này phái sinh từ tiếng Anh Cổ điển frigedaeg, ngày của Frig', là nữ thần vợ của Odin, thượng đẳng thần Norse. Đây là ngày thứ sáu của tuần lễ. mà từ thời đầu của Kitô giáo, đã được dành để kính nhớ cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Mỗi ngày thứ Sáu mời gọi một hành vi sám hối ăn năn, khi người ta không kiêng ăn thịt. Đây là vấn đề luật buộc như Đức Giáo hoàng Phaolô VI quy định trong tông hiến Paenitemini (Khỏan II, 2) năm 1966.
Friday Abstinence
Kiêng thịt ngày thứ Sáu. Là việc kiêng ăn thịt ngày thứ Sáu để kính nhớ cuộc Thương Khó và cái Chết của Chúa Kitô. Tập tục này là phổ biến giữa các Kitô hữu từ thế kỷ thứ nhất. Tập tục được kéo dài qua ngày thứ Bảy tại Tây phương sau đó. Cho đến tông hiến của Đức Giáo hoàng Phaolô VI năm 1966, mọi ngày thứ Sáu đều buộc phải kiêng thịt trong toàn Giáo hội, ngoài trừ một số lãnh thổ được miễn luật kiêng thịt. Tuy nhiên từ năm 1966 luật kiêng thịt cho toàn Giáo hội chỉ còn buộc trong ngày thứ Tư Lễ Tro và các ngày thứ Sáu Mùa Chay. Luật buộc kiêng thịt áp dụng cho mọi người đã tròn 14 tuổi. Luật kiêng thịt cấm ăn thịt, nhưng cho phép ăn trứng, các sản phẩm từ sữa, và đồ gia vị làm từ mỡ động vật. Việc hủy bỏ kiêng thịt ngày thứ Sáu thường bị hiểu lầm. Việc kiêng khem ngày thứ Sáu không bị hủy bỏ; thay vào đó hiện giờ các tín hữu được quyền chọn hoặc kiêng thịt hoặc làm việc sám hối nào đó trong các ngày thứ Sáu. Theo luật Giáo hội, “việc giữ ngày thứ Sáu” như là ngày đền tội sám hội, trong đó người ta kiêng thịt hay làm những việc đền tội khác, “là một bổn phận quan trọng" (Tông hiến Paenitemini, khỏan II, 2).
Friendship
Tình bạn, tình bằng hữu, tình bạn hữu. Là tình yêu hỗ tương. Trong từ ngữ triết học, một người bạn là người mà ta biết và thương người ấy, và người ấy cũng biết và thương ta, vì lý do đạo đức. Trong Tân Ước, khái niệm Kinh thánh về tình bạn đưa thêm một nét vị tha hoàn tòan theo gương Chúa Giêsu Kitô, vì tình thương của Chúa là quảng đại, tha thứ, và chỉ tìm lợi ích cho người Chúa thương. Sự chia sẻ tâm sự cũng là một phần của việc hiểu biết tình bạn theo Kinh thánh (Ga 15:15).
Fruits Of The Holy Spirit
Hoa quả Chúa Thánh Thần. Theo thánh Phaolô, đó là các việc siêu nhiên chứng tỏ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Người nào chu toàn các việc này sẽ nhận biết sự hiện diện của Chúa qua niềm hạnh phúc mà mình cảm nghiệm, và các người khác nhận biết sự hiện diện của Chúa khi chứng kiến các việc lành đó (Gl 5:22-23). Nói cách khác, các việc này là hiệu quả có thể nhận biết của Chúa Thánh Thần. Trong Kinh thánh Phổ thông, các hoa quả này là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, bao dung, hòa nhã, tiết độ và khiết tịnh.
Fruits Of The Mass
Hoa quả của Thánh lễ. Là các phúc lành thiêng liêng và trần thế mà người ta có được qua Hy lễ Tạ ơn. Các hoa quả chung của Thánh lễ được ứng dụng cho tòan Giáo hội, trong đó mọi tín hữu, kể cả người sống và người đã chết, đều được chia sẻ. Các hoa quả đặc biệt được ứng dụng trước hết cho các linh mục cử hành Thánh lễ, sau đó đến các người được Thánh lễ dâng ý chỉ cho, sau cùng đến với những người tham dự phụng vụ Hy tế Tạ ơn.
Frustulum
Phần ăn nhỏ. Là một phần ăn nhỏ được dùng điểm tâm trong các ngày ăn chay. Điều này được giáo luật (Điều 1251) dự liệu, vốn cho phép ăn chút thức ăn, vào buổi sáng và buổi tối, ngoài bữa ăn trưa đầy đủ.
Fulfillment
Chu tòan, thực hiện, hoàn thành, hoàn tất. Là việc hòan thành một điều gì đã hứa, hoặc có được điều gì đã hy vọng. Cũng là sự chu tòan điều gì được yêu cầu hoặc đòi hỏi. Chu tòan hay thành tựu là một nét nổi bật của đường thiêng liêng hiện nay, vốn nhấn mạnh đến nhu cầu hài lòng cá nhân như một động lực để hòan thành công việc.
Full Of Grace
Đầy ơn phúc. Một từ ngữ áp dụng trong Tân Ước (Kinh Thánh Phổ thông) cho Chúa Kitô, Đức Trinh Nữ, các Tông đồ và thánh Stephen (Xtêphanô). Nhưng theo truyền thống từ ngữ này áp dụng đặc biệt cho Đức Mẹ Maria, như trong lời kinh “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc.” Đây là lời giải thích chính thức của Giáo hội cho từ ngữ Hi Lạp Kecharit_men_ in trong lời chào của Sứ thần, mà mọi bản dịch Latinh thời đầu đều là gratia plena (Lc 1:28). Áp dụng cho Mẹ Maria, Mẹ của Chúa, Mẹ được nhiều ơn phúc, chỉ thua kém Chúa Kitô nhưng hơn nhiều hơn so với tất cả các thiên thần và các thánh. Cho rằng việc đầy ơn phúc trong Chúa Kitô là một bổ túc cần thiết của ngôi hiệp, và việc đầy ơn phúc của Đức Mẹ là hoàn tòan nhưng không, một số thần học gia (chẳng hạn Francis Suarez) chủ trương rằng ơn thánh hóa của Đức Mẹ vượt xa toàn bộ sự thánh thiện cộng lại của mọi tạo vật khác.
Function
Chức năng, nhiệm vụ, buổi lễ. Là họat động đặc thù của bất cứ lực nào hay cơ quan nào trong con người, như thính giác hay thị giác. Trong thần học, chức năng là mục đích của bất cứ bí tích nào; là nhiệm vụ của bất cứ tác vụ đặc biệt nào; là buổi lễ của nghi thức Giáo hội; là trách nhiệm của một văn phòng hay một chức vụ trong việc phục vụ của Giáo hội đối với tín hữu.
Functional Love
Tình yêu chức năng. Là tình thương tỏ ra cho một người không vì ích lợi của người ấy, nhưng vì mục đích người ấy có thể giúp cho, hay vì sự lợi dụng có thể có được nhờ sự giúp đỡ của người ấy.
Fund
Fund, Fundatio – Quỹ, Cơ sở.
Fundamental Theology
Thần học cơ bản. Là một phần của thần học, vốn thiết lập sự việc rằng Chúa đã thực hiện việc mặc khải siêu nhiên, thiết lập Giáo hội, mà Chúa Kitô đã sáng lập, và Giáo hội là người giữ gìn và giải thích chính thức Lời Chúa. Được gọi là thần học, bởi vì nó là một khoa học về Chúa; và được gọi là cơ bản, do vai trò của nó là đưa ra các nền tảng hợp lý của đức tin Công giáo. Tại một số giới, từ ngữ “thần học cơ bản” có một nghĩa phái sinh và thứ yếu, đó là khoa học về các tín lý cơ bản của đức tin Kitô giáo.
Funeral Rites
Nghi thức mai táng. Là các cuộc lễ phụng vụ mà Giáo hội thực hiện tại lễ an táng một thành viên của Giáo hội Công giáo. Hiến chế về Phụng vụ của Công đồng chung Vatican II chỉ thị rằng các nghi thức mai táng cần được duyệt lại, để diễn tả rõ ràng hơn tính cách Vượt qua của cái chết Kitô hữu, và nghi thức an táng trẻ em cần được thực hiện trong một thánh lễ đặc biệt. Cả hai điều khỏan này đã được thực hiện trong nghi thức mới được Đức Giáo hòang Phaolô VI công bố và có hiệu lực từ ngày 1-6-1970. Sự nhấn mạnh mới là vào niềm cậy trông Kitô giáo cho sự sống đời đời, và cho sự sống lại từ cõi chết trong ngày tận thế.
Future
Tương lai, mai sau. Trong triết học kinh viện, là sự gì chưa hiện diện hoặc chưa xảy ra nhưng sẽ đến và sẽ xảy ra. Thường qui chiếu đến thế giới bên kia như “sự sống tương lai” hoặc “hạnh phúc tương lai”.
Futurible
Vị lai khả hữu. Là các hành động tự do tương lai của thọ tạo có lý trí, vốn sẽ xảy đến nếu một số điều kiện được đáp ứng. Mặc dầu chúng sẽ không xảy đến, nhưng Chúa đã biết đến chúng trong điều được gọi là tri thức trung gian thiên linh, tức scientia media, có nghĩa là sự hiểu biết nằm giữa sự biết trước của Chúa với các khả năng thuần túy và các việc tương lai sẽ thật sự xảy ra.
Futurology
Tương lai học. Là nghệ thuật hay sự thực hành tiên đóan các phát triển tương lai trong xã hội, hoặc trong giai đọan nào đó của nỗ lực con người, chẳng hạn trong luân lý, tôn giáo hoặc Kitô giáo. Được vay mượn từ các khoa học tự nhiên, tương lai học dựa vào một khái niệm tiến triển của con người và xã hội.