Ngày 18-06-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sóng gió trong đời sống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:54 18/06/2012
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 4, 35-41

Sóng to gió lớn trên biển cả là thử thách lớn lao đối với tầu, thuyền. Trên đại dương, ngoài biển khơi, tầu thuyền sẽ nhẹ nhàng lướt sóng nếu không gặp phong ba bão táp.Tuy nhiên, nếu gió to, sóng lớn nổi dậy, nguy cơ của những tầu bè không đủ tiêu chuẩn dễ sa vào nguy khốn. Cuộc đời con người ai cũng muốn không có những cơn giông tố xẩy ra, nhưng có giông tố mới giúp chúng ta nhận ra chính mình. Do đó, chúng ta những người có đức tin phải chạy đến với Chúa Giêsu và xin Ngài trợ giúp.

Đọc Tin Mừng của thánh Marcô hôm nay, chúng ta nhận thấy việc Chúa Giêsu và các môn đệ sang bên kia biển hồ không phải chỉ là một cuộc di chuyển nơi này qua nơi khác, vùng đất này qua vùng đất khác, cũng như sóng gió, bão táp không chỉ là những hiện tượng khí tượng thuần túy, nhưng nó còn mang một ý nghĩa siêu việt, linh thánh. Sự kiện Chúa Giêsu và các môn đệ rời bỏ vùng Israen để đi về phái dân ngoại, nói lên ý nghĩa truyền giáo. Chúa Giêsu và các môn đệ không chỉ ở một nơi nhưng Ngài và các môn đệ hướng về dân ngoại bởi ơn cứu độ không dành riêng cho một dân tộc, một nước hay một nhóm cá nhân nào, ơn cứu độ thuộc về mọi người. Sóng gió, cuồng phong nói lên sức mạnh kinh khủng của sự dữ, của ma quỷ nổi lên chống lại Chúa và các môn đệ của Chúa Giêsu.

Tin Mừng Mc 4, 37 – 38 viết :” Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ “. Chúng ta đọc được những lời thật lo âu của các môn đệ :” Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi “ . Các môn đệ quả thực sợ hãi, họ sợ chết, mà sợ Thầy cũng chết nữa ! Cái chết thể xác không thể cưỡng lại nổi, nếu gió to sóng lớn đánh tan tành thuyền. Rồi các môn đệ than như một lời trách móc cay đắng “ Mà Thầy không lo sao ? “. Các môn đệ cứ tưởng Chúa yên tâm để ngủ khi sóng gió bập bùng nổi lên ! Chúa biết nhưng chưa tới giờ Ngài thực hiện. Chúa ngủ khiến chúng ta liên tưởng tới cái chết tự nguyện theo ý Thiên Chúa Cha trên Thập giá. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá xem ra là thất bại trước mặt con người, các quyền lực sự dữ, ma quỷ, tưởng như đã thành công vì chúng coi như đã tiêu diệt được đối thủ số một của chúng, nhưng chúng đã lầm to, Chúa đã sống lại khải hoàn, sự phục sinh của Ngài biểu trưng sự chiến thắng vinh quang trên mọi quyền lực của ma quỷ, và mọi thế lực chống đối Ngài.

Chúa Giêsu đã thức dậy, đã can thiệp đúng lúc và truyền cho gió bão :” Im đi ! Câm đi “ ( Mc 4, 39 ). Tức thì, gió bão im lặng. Các môn đệ cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn hoang mang, sợ sệt, lo lắng. Biển lặng tượng trưng cho lòng con người được an bình, được yên lặng. Sự an bình thực cao quí vì thiếu sự bình an, lòng chúng ta sẽ xôn xao, hoang mang và sợ sệt. Tâm hồn con người có lòng tin sẽ vững luôn gió có gặp sóng gió, bão táp cuộc đời. Chính tin và phó thác vào Chúa sẽ giúp chúng ta bình tĩnh giữa phong ba bão táp cuộc đời.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “ Sao nhát thế ? “. Chúa đang có đó trên thuyền cùng với các môn đệ. Vậy, tại sao các môn đệ lại sợ sệt, nhát đảm, sợ chết !
Chắc chắn các môn đệ hoang mang bởi vì các ngài chưa vững tin hay chưa tin tưởng thật sự vào Chúa ! Do đó, Chúa khiển trách các môn đệ :” Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin ? “ ( Mc 4, 40 ). Các môn đệ sau biến cố biển động, bão táp, đã nhận ra Chúa.

Cuộc hành trình lữ thứ của Hội Thánh và của mỗi Kitô hữu được ví như một cuộc ra khơi. Chúa luôn hiện diện, Chúa luôn can thiệp dù rằng có những lúc Giáo Hội và chúng ta tưởng chừng Chúa ngủ quên giữa lúc chúng ta đang gặp phong ba bão táp. Điều quan trọng là chúng ta có biết chạy đến với Chúa để xin Ngài giúp chúng ta vượt qua những cơn phong ba bão táp cuộc đời hay không ?

Chúng ta mượn lời của một nhà bác học để kết thúc bài suy niệm này :” Ôi ân sủng diệu kỳ, âm thanh ngọt ngào biết bao ! Đã cứu kẻ đọa đầy là con đây ! Con như bị lạc mất, giờ được nhìn thấy. Đã mù lòa giờ thấy được ánh dương…Con đã trải qua bao gian khổ, nhọc nhằn, chông gai cạm bẫy. Ơn sủng Ngài đã gìn giữ con an toàn đến ngày hôm nay. Ân sủng Ngài cũng sẽ dẫn con về tới quê nhà “.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Gió im, biển lặng tượng trưng cho gì ?
2.Tại sao các môn đệ lại nhát sợ ?
3.Tại sao Chúa lại khiển trách các môn đệ ?
4.Cuộc đời của chúng ta ví tựa gì ?
5.Tại sao lại ví cuộc chúng ta như một cuộc ra khơi ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Họp báo của Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh về vụ ”Vatileaks”
LM. Trần Đức Anh OP
10:06 18/06/2012
VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết người cựu giúp việc của ĐTC, Ông Paolo Gabriele, bị thẩm phán điều tra quyết định tiếp tục tạm giam để điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Tòa Thánh.

Trong cuộc họp báo hôm 18-6-2012, Cha Lombardi cũng cho biết tính đến ngày 16-6-2012, Ủy ban 3 Hồng y điều tra về những vụ thất thoát đã nghe 23 người, gồm cả các cấp trên lẫn nhân viên, giáo sĩ cũng như giáo dân tại Tòa Thánh, và cả những người không phải là nhân viên tại Vatican. Trong số những người đó có ông Gabriele. Bình quân, mỗi tuần Ủy ban nghe từ 4 đến 5 người.

Cha Lombardi mạnh mẽ bác bỏ tin của báo La Stampa, xuất bản tại Torino, cho rằng trong các cuộc hỏi cung hồi tuần trước, ông Gabriele đã tiết lộ tên của những người đồng phạm và những người sai ông lấy cắp tài liệu từ căn hộ của Đức Giáo Hoàng. Cha Lombardi nói: ”Đó thực là chuyện bịa đặt, giả thuyết vô căn cứ”.
Cha Lombardi tái kêu gọi giới báo chí hãy theo những sự kiện có thực của cuộc điều tra đang tiến hành và hiện giờ người ta chưa thể xác định bao giờ cuộc điều tra này sẽ chấm dứt. Thẩm phán điều tra chưa chấp nhận đơn của các luật sư xin cho ông Gabriele được quản thúc tại gia. ”Các cuộc thẩm vấn chính thức sẽ được mở lại trong thời gian tới đây”.

Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Công Giáo Famiglia Cristiana ở Roma, số ra ngày 21-6-2012 nhưng một phần được báo này phổ biến trước cho giới báo chí, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhận xét rằng trong vụ Vatileaks, một số ký giả đã theo gương tiểu thuyết gia Dan Brown (tác giả cuốn tiểu thuyết ”Bộ mật mã da Vinci” (Codice da Vinci), tưởng tượng ra những chuyện hoang đường và huyền thoại. ”Tất cả là giả tạo và sự thật là có một ý chí muốn chia rẽ đến từ ma quỉ. Sự đoàn kết chung quan ĐTC là điều căn bản, mang lại sức mạnh cho công việc của Giáo Hội”.

Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Bertone cũng khẳng định rằng không có các Hồng y dính líu trong vụ này. Được hỏi về lời quả quyết này, cha Lombardi nói: ”Dĩ nhiên là ĐHY Quốc vụ khanh, giống như ĐGH đã làm, tái khẳng định sự tín nhiệm nơi các cộng sự viên thân cận nhất của Ngài. .. Tôi thấy trong cuộc phỏng vấn ĐHY Bertone, điều quan trọng là đào sâu quan hệ giữa tự do báo chí, tự do ngôn luận, và việc bảo vệ đời sống riêng tư của mỗi người. Nhiều khi người ta có cảm tưởng các thứ tự do ngôn luận và báo chí là quyền tự do tấn công, gây tổn thương cho người khác”.
 
Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế Năm Thứ 50
Bùi Hữu Thư
13:36 18/06/2012
Theo đuổi một Phụng Vụ Mới

DUBLIN, Chúa Nhật 17 tháng 6, 2012 (Le Mode vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích theo đuổi “con đường của một phụng vụ thật sự mới”, ngài mời gọi việc cử hành Bí Tích Thánh Thể với “rất nhiều niềm hân hoan và đơn giản, nhưng cũng với tất cả những sự tôn kính và nghiêm trang hết sức có thể.”

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã đọc diễn từ trước Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin (từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 6, 2012), qua vô tuyến truyền hình, trong Thánh Lễ Bế Mạc do Đức Hồng Y Ouellet, đại diện ngài cử hành ngày Chúa Nhật 17 tháng 6.

Đức Thánh Cha nhắc đến Công Đồng Vatican II, mà Giáo Hội năm nay kỷ niệm năm thứ 50 ngày khai mạc công đồng. Ngài giải thích rằng “mục đích chính của công đồng là hướng dẫn các tín hữu đến một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, hiện diện trong Thánh Thể, và như vậy là với Thiên Chúa Hằng Sống, để cho tình yêu Chúa Kitô, và tình yêu giữa những người anh chị em đối với nhau cũng được tăng trưởng.”

Ngài than phiền: Một đức tin sống động và cá nhân, “một cuộc gặp gỡ Chúa Kitô”, mà các thành viên giáo sĩ Ái Nhĩ Lan đã từng lạm dụng tính dục các trẻ em sẽ không còn là những tác nhân nữa.

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng tuyên bố là Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế kỳ tới sẽ được tổ chức tại thành phố Cebu, Phi Luật Tân năm 2016.

Hẹn gặp lại tại Cebu năm 2016

Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế kỳ tới sẽ được tổ chức tại thành phố Cebu, Phi Luật Tân năm 2016.

Đây là điều Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố vào cuối điện văn trực tiếp truyền hình gửi cho các tham dự viên trong Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin ngày Chúa Nhật vừa qua.

Sau Ái Nhĩ Lan, Phi Luật Tân đã được chọn làm điạ điểm tổ chức Đại Hội vào 4 năm tới.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi đến dân tộc Phi Luật Tân “những lời chúc mừng nồng nhiệt”, ngài cam đoan “cầu nguyện cho họ” trong giai đoạn chuẩn bị cho “đại hội lớn lao của Giáo Hội này”.

Ngài tiếp: “Tôi tin chắc là đại hội này sẽ đem lại cho họ một sự canh tân tối hậu về đời sống tâm linh, cũng như cho tất cả mọi tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới.”
 
Top Stories
Chine: La censure en Chine populaire: témoignage et analyse
Eglises d’Asie
08:54 18/06/2012
Le texte ci-dessous n’est pas un traité sur la censure chinoise mais le témoignage d’un professeur étranger qui a vécu vingt ans en Chine populaire. On comprendra aisément qu’il tienne à garder l’anonymat. Certains exemples qu’il donne sont personnels et ne peuvent être généralisés à tout le pays mais restent néanmoins représentatifs de l’aspect que prend aujourd’hui la censure – ainsi que l’autocensure – dans la sphère intellectuelle, les médias et aussi la vie quotidienne de chaque citoyen.

Durant mon séjour de presque vingt ans en Chine, de nombreuses personnes, bien intentionnées, m’ont régulièrement assuré qu’il n’y avait plus de censure : « Maintenant, c’est la liberté, on peut dire tout ce qu’on veut ! » Pourtant, je restais méfiant et j’avais bien raison. Il est vrai, cependant, que les gens ne se surveillent plus les uns les autres comme lors de la Révolution culturelle (1966-1976), mais le gouvernement continue bien de contrôler et de censurer l’information, et ce à tous les niveaux.

La censure invisible de l’Université

Un jour, mes étudiants me demandent pourquoi je ne suis pas venu pour la photo de la classe prise le matin même. Avait-on oublié de m’inviter ? « Non, m’explique un collègue. Nous en avons discuté en réunion du Parti et nous avons décidé qu’il ne fallait pas que vous figuriez sur la photo. Désolé ! » Peu après, un étudiant me demande d’écrire un article pour le bulletin de l’université. Je l’écris en chinois pour qu’il profite aux étudiants des autres sections : je parle du courage, de la ténacité et de la soif d’apprendre. Rien de très original ! Or, mon article fait problème : « Les professeurs étrangers doivent s’exprimer dans leur langue maternelle », me dit-on. Ce à quoi je réponds : « Mais vous devriez être heureux qu’on apprenne le chinois et qu’on l’aime ! » Finalement, mon article est accepté à contrecœur mais on ne me sollicite plus pour en écrire d’autres. De telles contributions détérioreraient-elles l’harmonie de l’ensemble ?

Deux mois plus tard, le bulletin en question est publié. Une page attire mon attention ; elle a été écrite par un de mes étudiants : il s’exprime dans une phraséologie révolutionnaire pure et dure. Pourtant, je connais bien l’auteur, c’est un garçon calme et mesuré. Je l’interroge en classe : « Je ne savais pas que tu étais aussi engagé en politique ! » Toute la classe rit : « Mais, Monsieur, il ne pouvait pas dire autre chose. On y est obligé, quand le ‘moniteur de politique’ nous le demande, de répéter ce qu’il y a dans les livres de propagande ! »

Un professeur prépare son mémoire pour sa thèse de linguistique. C’est un homme compétent, intelligent et travailleur. J’accepte de bon cœur de corriger ses écrits et, dans ce but, les passe au peigne fin. Je change quelques détails mais l’ensemble, tout-à-fait satisfaisant, n’a pas besoin d’être retouché. Un mois plus tard, ce collègue m’annonce qu’il est reçu, qu’il a soutenu sa thèse avec succès. Pour me remercier, il m’en offre un exemplaire. Horreur ! Pour plaire davantage au jury, il a parsemé son travail de propos marxistes, d’exemples révolutionnaires et de slogans du Parti. C’est « la sauce qui fait passer le merlan », ou plutôt, c’est un genre littéraire obligé. Quel gâchis !

Le président Hu Jintao en personne victime de la censure

Mon voisin de palier chinois, m’interpelle : « Les journaux ont annoncé les lauréats des différents prix Nobel ! ». Je lui lance : « Oui ! Mais il semble bien qu’ils en ont oublié un, celui de la paix ». Il a été attribué au dissident chinois Liu Xiaobo, condamné à dix ans de prison. Les médias chinois n’en ont pas soufflé mot. J’interroge un cadre du Parti sur le sujet. Lui est au courant et défend la position du gouvernement : « C’est une décision politique qui n’a rien à voir avec la paix. » On fournit aux membres du Parti une information parallèle plus complète et, en même temps, les arguments nécessaires pour répondre aux objections.

Le printemps arabe et les révolutions du jasmin de Tunisie, d’Egypte, du Yémen, de Lybie et, plus tard, en Syrie inquiètent la Chine qui craint la contagion. Le mot « jasmin » est interdit dans les médias. Le président Hu Jintao, qui avait interprété, il y a plusieurs années, un classique du folklore chinois, intitulé « Quelle belle fleur de jasmin ! », est lui-même victime de la censure chinoise ! Sa chansonnette disparaît des sites internet de partage. Le bureau de la censure est très puissant pour aller jusqu’à s’attaquer au président en exercice…

Le Parti veut rester au pouvoir à tout prix et pour cela il ne veut prendre aucun risque. Il censure tout ce qui pourrait le menacer de près ou de loin. Contourner la censure sur les grands sujets (liberté, démocratie, droits de l’homme, etc.) est impossible. La vigilance des nombreux censeurs est constante et sans faille. Un seul écart dans la presse ou à la télévision est sévèrement puni. « En revanche, sur des sujets moins vitaux, c’est possible ! », me confie une amie journaliste. « L’important est de savoir présenter son article. Par exemple, il ne faut pas titrer : « La ville de Xiamen est sale ! », mais « Des progrès sont encore possibles en ce qui concerne l’hygiène de la ville de Xiamen ! ». Il ne faut pas annoncer qu’il y a eu 200 morts dans un accident d’avion en Chine mais plutôt : « Les mesures de sécurité de l’aviation ont été renforcées ! », et, en conclusion, on écrit : « Pour éviter les catastrophes telles que celle qui a coûté la vie à 200 personnes la semaine dernière »… »

On me met entre les mains un livre qui est une traduction en chinois de l’œuvre de la philosophe Simone Weil. Comme je m’étonnais que l’introduction ne parle que de politique, des propos sans aucun rapport avec la pensée de l’auteur, le traducteur me répond : « C’est un truc pour passer plus facilement à travers les fourches caudines de la censure. Souvent, les préposés à ce travail sont paresseux et peu intéressés par les ouvrages qu’on leur donne à examiner. Alors, ils se contentent de lire l’introduction et la dernière page du livre. S’ils sont satisfaits, ils ne poussent pas l’enquête plus loin. Ils donnent leur accord à la publication. D’ailleurs, quand un livre est censuré dans une province, il ne faut pas se décourager, on peut encore le proposer dans une autre. Et il arrive qu’un ouvrage refusé deux fois à un endroit, finissent par paraître ailleurs ! »

Une « intoxication idéologique » ?

Lorsque l’on fit appel à moi, il y a trois ans, je pensais avoir pris toutes mes précautions ; l’étudiante-chercheuse (研究生, équivalent à Bac +7) que je connaissais bien me paraissait sincère et digne de confiance. Candidate à un doctorat d’histoire, elle avait choisi comme sujet de thèse : « L’Eglise catholique dans la province du Hebei durant la dynastie Qing ». Elle savait que j’étais chrétien et de plus, semblait avoir de la sympathie pour les jésuites. Son directeur de thèse, un ancien collègue parfaitement bilingue, avait souffert de la Révolution culturelle. Il n’était donc pas suspect d’être un inconditionnel du Parti communiste ! L’un comme l’autre m’avaient assuré que les recherches pouvaient maintenant s’effectuer en toute liberté et que pour eux l’important était de jeter une nouvelle lumière sur les activités missionnaires du passé pour mieux les comprendre.

Après de longs mois de travail d’enquête approfondie, de rédaction, de corrections et de corrections des corrections, l’étudiante m’annonça avec fierté qu’elle avait réussi la soutenance de sa thèse. Son large sourire m’indiquait qu’elle était convaincue d’avoir effectué une excellente recherche.

Je commence la lecture. De nouveau, je suis horrifié ! Les poncifs de l’analyse marxiste de l’Histoire sont repris tels quels, sans discernement, et la thèse est en fait un réquisitoire contre les missionnaires : « Cette sorte d’attitude raciste a été la source au Hebei de vives tensions entre la religion (catholique) et la population. Face à l’interdiction d’évangéliser du gouvernement impérial Qing, les missionnaires ont mis au point une stratégie qui consistait à atteindre d’abord les basses classes (ignorantes) de la société et de miser sur la formation du clergé indigène (…). L’accroissement des tensions locales a poussé les gouvernements étrangers à intervenir pour protéger les missions (…). Les jésuites sont devenus l’instrument privilégié de la pénétration de l’impérialisme en Chine (…). C’était par le lavage des cerveaux que les missionnaires convertissaient les Chinois. » Je vous épargne la suite. Et mon nom figure en toutes lettres dans les remerciements, en langue étrangère et en caractères chinois, ce qui ne peut que laisser penser que j’approuve le contenu de la thèse...

Après réflexion, je parviens maintenant à mieux évaluer les contraintes auxquelles l’élève et le professeur ont dû faire face. Je suis prêt à reconnaître que, durant tant d’années en Chine, les missionnaires ont commis des fautes et que l’attitude des gouvernements étrangers ont souvent compliqué leur tâche, la rendant encore plus délicate. Mais, d’ici à lancer de telles affirmations, il y a un gouffre que bien des historiens refuseraient de franchir. Cependant, l’étudiante et son directeur de thèse ne sont pas chrétiens. Ils ont grandi dans une atmosphère de propagande antireligieuse et ont subi un « gavage idéologique ». Ils ne peuvent pas comprendre les motivations d’un témoin de l’Evangile. Les archives en langues étrangères du XVIIIème siècle sont difficiles à déchiffrer (un langage religieux et ancien), alors que les livres chinois, qui véhiculent une propagande simpliste, sont d’un accès facile et fournissent une analyse prête à l’usage. Mes deux amis sont victimes d’une intoxication idéologique. Des paragraphes entiers de la thèse ont été repris tels quels, d’ouvrages mensongers et calomnieux. Comment pourrait-on faire du bon travail avec des outils tordus ? Mes interlocuteurs ne sont pas prêts au dialogue que j’aurais aimé entamer. Mais je me fais quand même un devoir de leur recommander de faire un effort d’objectivité.

Cet exemple montre combien le problème de la censure est un cercle vicieux tant que les pressions sur les individus n’ont pas cessé. Le professeur qui songe à une promotion n’a pas envie de se faire mal noter pour une thèse qui tombera vite dans l’oubli. L’étudiante qui connaît bien l’idéologie qui a cours dans le pays cherche à s’attirer la sympathie du jury pour réussir son examen. Et tant pis si l’honnêteté intellectuelle et la recherche de la vérité historique doivent en souffrir !

Maintenant que j’ai quitté la Chine communiste, cela me fait du bien de pouvoir agir et parler librement. Je devais me méfier d’un peu tout le monde et ne pouvais ni téléphoner ni correspondre par Internet sans me demander, auparavant, si la censure du gouvernement apprécierait ou non mes activités. Des esprits mal intentionnés – surtout des internautes chinois –, appellent le bureau de la censure, « le ministère de la Vérité», mais heureusement il a de plus en plus de mal aujourd’hui à colmater les fuites !

(Source: Eglises d’Asie, 18 juin 2012)
 
Japon: Nagasaki désigné haut lieu de pèlerinage japonais
Eglises d’Asie
10:21 18/06/2012
Le 10 juin dernier, la Conférence des évêques catholiques du Japon a désigné le site de Nishizaka à Nagasaki, comme haut lieu de pèlerinage national. C’est en effet sur cette collline qui domine la baie, que le 5 février 1597 furent crucifiés 26 chrétiens, prémices d’une suite innombrable de martyrs qui ne cessa qu’en 1873. On ne connaît pas leur nombre exact mais des dizaines de milliers sans aucun doute. Certains historiens avancent même le chiffre de 300 000.

La condamnation à mort des vingt-six martyrs de Nagasaki ne fut pas le résultat d’un simple mouvement de rage de la part de Toyotomi Hideyoshi, l’un des grands unificateurs du Japon. A la fin du XVIe siècle, les conversions au christianisme de certains seigneurs de fiefs importants le gênaient beaucoup car l’adage Cujus regio ejus religio [‘Tel prince, telle religion’] se vérifiant aussi au Japon, elles étaient suivies de nombreuses conversions au sein de la population. Ces seigneurs n’allaient-ils pas se soustraire au nouveau pouvoir centralisateur et prendre en main les destinées du pays ? Hideyoshi avait donc publié dès 1587, un édit d’expulsion des missionnaires accompagné d’une interdiction du christianisme. Pour des raisons d’intérêts commerciaux internationaux, ces édits n’entrèrent pas immédiatement en vigueur et n’eurent pas d’effets immédiats. Ce n’est que dix ans plus tard, à la suite des vantardises d’un marin espagnol, qu’Hideyoshi, convaincu de la traîtrise et de la dangerosité des chrétiens, en fit arrêter vingt-six dans la région de Kyôto et d’Osaka et, en plein hiver (1597), ordonna de les emmener à Nagasaki pour les crucifier sur une hauteur de la ville, face à l’occident. Six d’entre eux étaient des frères franciscains, trois, dont un séminariste Paul Miki, étaient des religieux jésuites et les sept autres, des collaborateurs laïcs des Pères Jésuites, dont trois enfants (1).

Encordés et exhibés pour l’exemple sous les yeux médusés de la population des villes traversées, ils marchèrent et, sauf un passage en bateau sur la Mer intérieure, ils parcoururent une distance de près de 1 000 kilomètres en plein mois de janvier, un des mois les plus froids de l’année dans cette région.

Pour leur mise à mort, la foule était présente en haut de la colline de Nishizaka où ils étaient attendus. Les témoins oculaires furent nombreux. Paul Miki et les condamnés chantaient ce qu’ils avaient l’habitude de chanter à l’église. Des femmes, mères de famille, tentèrent de persuader les trois garçons d’abandonner. Les trois refusèrent. Parmi la foule, le premier évêque du Japon, Mgr Martinez était présent, caché, bouleversé. Une année plus tard, il était arrêté à son tour mais expulsé à Manille.

Avec le temps, cette colline de Nishizaka s’est transformée en un quartier d’habitation mais une portion relativement importante de terrain a été sauvegardée et transformée en jardin public. On y prie devant un émouvant monument où les vingt-six martyrs sont représentés bien droits, alignés et hiératiques. Attenant à une chapelle moderne, un musée abrite de nombreux souvenirs de l’époque des persécutions.

En février dernier, à l’occasion de leur assemblée annuelle, les évêques catholiques du Japon avaient annoncé leur intention de faire de Nishizaka un centre de pèlerinage national. Le 10 juin dernier, deux jours après le 150ème anniversaire de la canonisation des 26 martyrs de Nagasaki, ils ont officialisé cette annonce. Désormais, les pèlerins auront la possibilité de mettre leurs pas dans ceux des martyrs canonisés en 1862. Une route partira de Kyoto et passera par Osaka, Hiroshima et Fukuoka pour arriver à Nagasaki, avec dans chacun de cinq diocèses traversés, des haltes relais prévues.

Un missionnaire qui a longtemps vécu au Japon souligne que les Japonais aiment les pèlerinages. En France, celui de Chartres ou en Espagne, celui de Compostelle, attirent régulièrement des dizaines et des dizaines de Japonais, chrétiens ou non (2). Au Japon, le pèlerinage bouddhiste des 88 temples de l’île du Shikoku, qui dure au moins un mois, est très couru. Jusqu’à présent, les chrétiens japonais devaient se contenter de petits pèlerinages locaux. Ils vont désormais pouvoir jusqu’à Nagasaki, mettre leurs pas dans ceux de leurs martyrs et s’imprégner de leur courage et de leur foi.

(1) Pierre Dunoyer, Histoire du catholicisme au Japon (1543-1945) (Paris, éditions du Cerf, avril 2011).
(2) Présente au Japon depuis 1549, date de l’arrivée sur l’archipel nippon de saint François Xavier, l’Eglise catholique rassemble moins de 1 % de la population japonaise (environ 0,5 % de catholiques japonais et 0,5 % de catholiques étrangers, migrants venus d’Asie du Sud-Est ou d’Amérique latine pour la plus grande part).

(Source: Eglises d’Asie, 19 juin 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ chào mừng Linh mục linh hướng nhóm SVCG Hải Hà
SVCG Hải Hà
10:00 18/06/2012
HÀ NỘI - Chúa Nhật XI - Mùa Thường Niên Năm B, Tại ngôi Thánh Đường Giáo xứ Thịnh Liệt (Kẻ Sét, Làng Tám); Thánh Lễ đồng tế bởi Cha Gioan Lê Trọng Cung chủ tế và Cha Giuse Trịnh Duy Nam SJ, cùng với hơn 200 các bạn SVCG Hải Hà, cựu Sinh viên, Quý ân nhân, các bạn điều hành hội SVCG TGP Hà Nội, đại diện các nhóm SVCG tại Hà Nội.

Xem hình ảnh

Giao lưu giới thiệu và công bố Cha Linh hướng

Trước Thánh Lễ là buổi giao lưu và công bố nhận Cha Giuse linh hướng chính thức nhóm SVCG Hải Hà cho các hoạt động kể từ ngày hôm nay. Buổi giao lưu nhằm gặp gỡ những thời sinh viên của nhóm SVCG Hải Hà, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển nhóm, giới thiệu về Cha Linh Hướng.

Xin chia sẻ thêm về quá trình thành và phát triển nhóm SVCG Hải Hà; Ngay từ đầu những ngày khó khăn cấm cách năm 1998 - nhưng với Sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, mãi tới ngày 25/10/1998, bắt đầu với 35 anh chị đầu tiên - anh Giuse Nguyễn Mạnh Hiên là trưởng nhóm, nhóm SVCG Hải Hà được Thành Lập tại Gx Yên Kiện với sự Linh Hướng Đầu tiên bởi Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý và đồng hành đến năm 2005. Trong cùng thời kỳ luôn có sự hướng dẫn của Cha Gioan Lê Trọng Cung đặc trách hội SVCG TGP Hà Nội mà SVCG Hải Hà là nhóm trực thuộc, và dưới sự giới thiệu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh linh hướng sVCG Hải Hà trong hai năm (2005-2007), sau đó đến sự đồng hành Cha GioaanKim Nguyễn Chí Công CSsR, tiếp đến là sự đồng hành của Cha Anntôn Nguyễn Văn Thắng cha giáo Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Trong suốt hơn 13 năm hoạt động và phát triển anh chị em (ACE) SVCG Hải Hà luôn nhận được sự đồng hành của quý Đức Cha, quý Cha trong Giáo Phận Hà Nội và Giáo Phận Hải Phòng, Quý Đấng Bậc các Hội Dòng, Quý Ân nhân, Quý anh chị cựu sinh viên và các thời sinh viên các thành viên của nhóm. Phương châm Slogan của SVCG Hải Hà là "xin cho chúng nên một - Ut Sint Unum", với phương pháp chia sẻ và cầu nguyện dựa trên Kinh Thánh theo lối 7 bước hàng tuần tại 04 địa điểm trên địa bàn Hà Nội; có Thánh Lễ Tháng dành riêng và các hoạt động bác ái lớn như Tiếp Sức Mùa Thi, Truyền Giáo, và Dạy học tới các miền xa xôi.
Giờ đây; một trang sử mới được mở ra dưới sự linh hướng của Cha Giuse Trịnh Duy Nam SJ (trong sự bảo trợ của Hội Dòng Tên Việt Nam), nhóm SVCG Hải Hà sẽ bước đi trong một hành trình mới đầy hứa hẹn triển nở về đời sống đức tin để giúp các bạn SVCG nơi Hà Nội có một sân chơi một môi trường hoạt động và sống niềm tin, sinh hoạt tôn giáo, giữ gìn đức tin của mình khi đã rời xa khỏi Giáo xứ cái nôi đã nuôi dưỡng nên hình ảnh mỗi người.

Xin chia sẻ về người Cha Linh hướng mới, cha Giuse. Cha sinh ra tại giáo họ Chúc Lý - Giáo xứ Đại Ơn - nơi mà dự định Thánh Lễ đầu tiên ra mắt thành lập nhóm SVCG Hải Hà nhưng sau vì sự cố cấm cách nên đã chuyển sang Gx Yên Kiện; Cha học Thần học bên Pháp và chịu chức Phó Tế tại đây, sau đó về Việt Nam nhận sứ vụ hướng dẫn các nhóm SVCG tại Hà Nội trong đó có Hải Hà cuối năm 2010; Cha lãnh nhận Sứ Vụ Linh Mục của Chúa ngày 03/12/2011 tại Gx Hiển Linh trong hội Dòng Tên Việt Nam dưới sự đặt tay của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đặt SJ, và nhận sứ vụ phụ trách tại Hà Nội tại Giáo họ Ngọc Mạch. Hành trình đến với Cha Giuse và Dòng Tên cũng chính tại giáo Họ Ngọc Mạch TGP Hà Nội ngày 21/05/2012, nhóm ACE đã tới xin Hội dòng và xin Cha Linh hướng, Cha đã nhận lời dưới sự cho phép của Hội Dòng. Để giờ đây sau Thánh Lễ ngày 17/06 hôm nay nhóm SVCG Hải Hà đã có một Cha đồng hành chính thức trong niềm hạnh phúc là ân huệ, hoa trái của các buổi cầu nguyện và những tấm lòng ước mong có một người Cha, người thầy hướng đẫn về đời sống linh thiêng để ACE vui mừng bước đi trên con đường mà Giáo Hội mong đợi nơi mỗi người trẻ chúng con.

Thánh Lễ nhận Cha Linh hướng

Tâm điểm là Thánh Lễ tạ ơn và công bố chính thức Cha Linh hướng của nhóm SVCG Hải Hà dưới sự chủ tế của Cha Gioan Lê Trọng Cung đặc trách Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội. Cha chủ tế chia sẻ trong lời dẫn nhập lễ: Các bạn sinh viên, các bạn trẻ hãy đi vào những con đường mà Giáo Hội đã mong muốn, vì thế cần phải có những người linh hướng, những người hiểu biết hơn về đời sống đạo đức, đời sống thiêng liêng để hướng dẫn cho mỗi người. Chúng ta hiệp nhau nơi đây để cùng nhau tạ ơn Chúa, vì Chúa đã gởi đến cho anh chị em SVCG Hải Hà một người Cha linh hướng Cha Giuse Dòng Tên đây. Xin mọi người cùng cầu nguyện cho nhau để cùng bước đi trên con đường Giáo Hội mà không bị lệch đường trong cuộc sống.

Bài chia sẻ trong Thánh Lễ là Lời Chúa và những chia sẻ tâm tình mà Cha Giuse muốn nhắn gởi với các bạn SVCG Hải Hà; Cha chia sẻ: Lời Chúa hôm nay khác với những gì mà chúng ta suy nghĩ và đang sống, đó là con đường của sự đơn sơ nhỏ bé, nhưng khi đi trên con đường nhỏ bé chúng ta lại đến được sự cao sang. Bài đọc thứ Nhất sách Ngôn Sứ Êdêkiel cho một bối cảnh mà dân Israel không tín thác vào Thiên Chúa mà cậy dựa vào sức lực của con người, cụ thể họ đã cậy dựa đến Vua của dân tộc Babilon. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã sửa dạy để cho dân nhận thấy mình đã đi sai đường để quay trở về cùng Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ hứa ban ngọn chồi cây "hương nam" và trở nên cây lớn cho muôn loài chim thú nghỉ đậu, cây trở nên xanh tươi trên dân tộc Israel - nơi nguồn sống Đấng Cứu Độ "Ơn Cứu Độ". Cũng chính trong Tin Mừng Thánh Maco ngày hôm nay hình ảnh Nước Trời được ví như hạt cải, hạt cải được gieo mầm để trở nên chốn tựa nương. Thiên Chúa đã dùng những hình ảnh hết sức đơn sơ nhỏ bé để làm việc cho Người chứ không dùng những gì đó hoành tráng của con người để mà làm việc cho Chúa, đó là sự âm thầm, đơn sơ lớn mạnh của Nước Trời. Dù chúng ta đang thức hay ngủ, thì Lời Chúa đơn sơ đang biến đổi thế giới này, đang làm cho thế giới này thay đổi..

Cha Giuse cũng nhắc nhớ những công việc mà ACE nhóm SVCG Hải Hà đang làm hãy trở nên đơn sơ, âm thầm theo con đường nhỏ bé tiến vào Nước Trởi. Và trong Thư Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta "dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa" (2Cr 5, 9), vậy cụ thể chúng ta không hướng tới những thói trần tục của đời này mà mời gọi hướng lòng lên sống những điều mà Lời Chúa dạy, sống tinh thần của Lời Chúa. Cha cũng nhắc nhớ dù rằng chúng ta là một nhóm SVCG, sống tinh thần Công Giáo nhưng chúng ta vẫn bị kìm kẹp bởi thân xác này là muốn tô điểm cái tôi của mình, muốn hoành tráng, đây là một điều khó khăn giúp chúng ta chạy xa thân xác để sống tinh thần Nước Trời trong một nhóm, trong mỗi người chúng ta. Cần làm cho Tinh Thần ấy lớn lên khi rút vào con đường của sự đơn sơ, của sự bé nhỏ, của sự khiêm nhường, con đường ấy không gì khác hơn là con đường Thập Giá của Đức Giêsu Kitô đã đi, hãy như hình ảnh Thánh Tâm Chúa tỏ lộ sự cho đi trong yêu thương vô vị lợi là chính Ngài - Trao ban không hề mong muốn được đòi lại. Chính sự âm thầm đơn sơ được trao ban như thế lại là những hạt giống của Nước Trời được Chúa dùng để xây dựng, phát triển Giáo Hội, phát triển niềm tin.

Cuối Thánh Lễ là những lời tâm tình cảm ơn của Anh Giuse Đỗ Công Sơn trưởng nhóm SVCG Hải Hà tới quý Cha, quý Đấng bậc, quý ân nhân, thay lời những tâm tình của ACE SVCH Hải Hà. Và nhận lại những lời chia sẻ từ quý Cha là mỗi bạn sinh viên đừng đánh mất niềm tin của mình nơi Giáo Hội, nơi mỗi gia đình là chính cha mẹ để sống sao xứng đáng là người Công Giáo là những Sinh viên Công giáo ngày nay.

Giờ đây! Với niềm vui, với hạnh phúc và là niềm ước ao bấy lâu qua những trăn trở qua những giờ cầu nguyện mà Chúa đã thương ban gởi đến cho chúng con một Vị Mục Tử dẫn dắt đoàn chiên - SVCG Hải Hà; trong niềm ước mong và niềm vui chính đáng chúng con hân hoan chia sẻ nỗi niềm hạnh phúc nhỏ bé nhưng lớn lao này với tất cả tâm tình tín thác gởi trao nơi Người Cha mới, để chúng con hăng say bước trên con đường nhiệt thành của giới trẻ, của sinh viên trên con đường Giáo Hội muốn chúng con dấn tân trong yêu thương phục vụ, như chủ đề sống trong năm nay của chúng con - "Xin hiệp nhất chúng con trong Tình Yêu của Thiên Chúa".

Sau cùng của ngày mừng lễ là tiệc buffer giao lưu, gặp gỡ để tâm tình và trò chuyện với nhau, với Quý Đấng bậc, với quý ân nhân, anh chị SVCG Hải Hà các thời kỳ, các bạn sinh viên Công giáo các nhóm bạn ngay tại khuôn viên Giáo xứ Thịnh Liệt. Cùng chia sẻ chuẩn bị một sự kiện mới tới đây là Tiếp Sức Mùa Thi - cùng với các sỹ tử vượt qua mùa thi 2012 trong tình thần yêu thương phục vụ mà ACE đang thực hiện hành trình Thông tin Mùa thi - Hành Trình Xanh.

Chúng con cùng với ca đoàn Gabriel - SVCG Hải Hà cất vang bài ca "Tán tụng hồng ân" để dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa, tri ân quý Đấng bậc, quý ân nhân và hết thảy mọi người đã cầu nguyện và thương giúp nâng đỡ chúng con ngày một lớn lên trên con đường dựng xây Giáo hội và tiến về quê trời.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sự phân biệt cần thiết giữa các thần khí
Lm. Nguyễn Hữu Thy
16:04 18/06/2012
Sự phân biệt cần thiết giữa các thần khí

Sống giữa ngã ba cuộc đời đa dạng, con người luôn phải tranh đấu, phải luồn lách, phải nhận định và phải chọn lựa một lối đi đúng đắn để mong đạt tới được mục đích mong đợi sau cùng.

Các cảnh báo của Kinh Thánh

Trong nhiều chỗ khác nhau trong phần Kinh Thánh Tân Ước, toàn thể nhân loại chúng ta đã được cảnh giác một cách nghiêm trọng là cần phải tỉnh táo phân biệt, cần phải xem xét các thần khí, chứ không nên nhẹ dạ vội vàng nghe theo ngay.

Thật vậy, để giúp chúng ta phân biệt được rõ ràng đâu là Thần Khí Thiên Chúa và đâu là thần khí thế tục nguy hại, thánh Phaolô đã nêu rõ trong Thư của ngài gửi giáo đoàn Ga-lát đích danh các hoa quả tích cực của Thần Khí Thiên Chúa cần thiết cho sự hạnh phúc chân thật của con người và hoa quả tiêu cực của thần khí xác thịt chỉ đưa con người vào ngõ bí bất hạnh không lối thoát (x. Gl 5,16-24).Còn trong Thư I của ngài, thánh Gioan Tông Đồ lại thẳng thắn cảnh giác các tín hữu: „Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.“ (1Ga 4,1tt). Và chính Chúa Giêsu cũng đã nhắc nhủ các Môn Đệ phải luôn cẩn thận trước các ngôn sứ giả, những người không mang trong mình Thần Khí Thiên Chúa, nhưng là thần khí của tên Phản-Kitô, nên đừng nghe theo những gì họ nói, nhưng hãy tỉnh táo nhìn hoa quả của các việc họ làm, thì sẽ biết ngay họ là ai và họ thuộc thành phần nào (x. Mt 7,15-23).

Vấn đề này cũng từng đã được đề cập tới trong phần Kinh Thánh Cựu Ước. Trong phần này, người ta đã ghi nhận được rằng, các vị ngôn sứ chân chính của Thiên Chúa đã từng phải đối mặt với bọn ngôn sứ giả, một bọn người đông đảo chỉ luôn truyền bá sự dối trá và lừa bịp, hòng mong mua chuộc và lôi cuốn được những người nhẹ dạ cả tin. Đó là trường hợp ngôn sứ Elija đã phải can trường chống lại 450 ngôn sứ giả của thần Baal; ngôn sứ Micha Ben Jimla đã phải đối mặt với 400 ngôn sứ giả khác (x. 1 V, 22) và cả ngôn sứ Giê-rê-mi-a cũng đã một mình chống lại ngôn sứ giả Kha-nan-gia, một người đã tự nhận là ngôn sứ và đã dùng những lời ngon ngọt, bùi tai và mị dân để lừa bịp dân Ít-ra-el (x Gr 28).

Nỗi phân vân trước sự lựa chọn

Điều đó muốn nói rằng, vấn đề này không phải là một hiện tượng mới lạ trong xã hội loài người, nhưng đồng thời nó vẫn luôn mang tính cách thời sự và vì thế có liên quan đến chúng ta. Bởi vậy, nhiều người đã phải tự hỏi: Khi nghe một người nào đó, nhất là một người có danh giá trong xã hội hay một vĩ nhân, phát biểu hay trình bày một vấn đề quan trọng nào đó, thì làm sao có thể phân biệt được lời phát biểu của người ấy là do thiện ý đã được Thần Khí Thiên Chúa soi sáng hướng dẫn, hay chỉ là ý kiến phóng đại vô căn cứ của cá nhân người ấy, hay còn tồi tệ hơn nữa là để đánh lừa người nghe với một hậu ý ích kỷ nào đó? Khi nào người ta có thể tin tưởng một người nào đó, hay nói đúng hơn, người ta phải để ý quan sát những dấu chỉ cảnh báo nào? Và sau cùng, ai có thể phân biệt được giữa thật và giả, sai và đúng một cách chắc chắn?

Sự phân biệt cần thiết giữa thật-hư và đúng-sai không chỉ dựa trên sự kiểm tra của những đặc sủng (Charismen) mà Thiên Chúa đã ban riêng cho Giáo Hội –tức những khả năng nổi trội do Thần Khí Chúa tác động – ngõ hầu Giáo Hội chu toàn quyền giáo huấn của mình trong lãnh vực đức tin và luân lý hoàn toàn phù hợp với chân lý của Đức Kitô(*), nhưng cả trên sự phán đoán và đánh giá đúng đắn của mỗi người về những sự kiện xảy trong đời sống của chính mình. Dĩ nhiên trong thực tế, cả hai lãnh vực ấy không hoàn toàn tách biệt nhau một cách rõ ràng. Lãnh vực thứ nhất có liên quan tới sự đòi hỏi chắc chắn về chân lý của giáo huấn của Giáo Hội. Ví dụ: đứng trước những sự kiện xảy ra (kể cả những mặc khải tư) câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng được đặt ra là liệu những sự kiện ấy có hội đủ tính chất xác thực khách quan hay không. Còn lãnh vực thứ hai liên quan trực tiếp tới sự phán đoán về điều cần thiết phải có trong đời sống tâm linh. Ví dụ: làm sao tôi có thể phân biệt được đâu là những suy tư đúng đắn và đâu chỉ là những ảo tưởng hay những tư tưởng nguy hiểm, trong chính mình tôi hay nơi những người khác, trong trường hợp có sự giúp đỡ tinh thần của một ai đó?

Sự phân biệt giữa đức tin và cảm tính

Trong những trường hợp này còn phải kể đến các yếu tố khác nữa, chẳng hạn cần phải xác định rõ ràng giới hạn các khả năng cá nhân: Những dấu chỉ nào có thể hoà hợp với khả năng cảm hứng hay dự định của mình? Nhưng cả trong cuộc sống hằng ngày: Những cảm xúc, những cảm nhận và những hứng cảm trong khi cầu nguyện có ý nghĩa gì không? Và người ta có thể tự lừa dối mình vì những điều ấy không?

Để nhận chân được vấn đề này, chúng ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể, chẳng hạn một người nào đó mặc dù đã hết lòng ăn năn hối cải các tội lỗi của mình và đã lãnh nhận Bí tích Cáo Giải một cách thành sự, nhưng vẫn cảm thấy lòng mình còn áy náy, chưa được bằng an, thì trong trường hợp này đương sự không được phép hồ nghi về tính cách thành sự hay sự hiệu nghiệm của Bí tích Cáo Giải mà người ấy đã lãnh nhận, nếu không, người ấy đã coi trọng và đặt cảm xúc thuần tuý chủ quan của mình lên trên đức tin Kitô giáo. Cảm xúc hay cảm nhận trong mỗi người là điều cần thiết để cân bằng các sinh hoạt tâm lý của người ấy và làm cho cuộc sống người ấy tăng phần hưng phấn, nhưng chúng không phải là tiêu chuẩn chính để phê phán và nhận định một người hay một sự việc một cách chắc chắn được. Chính lý trí mới là tác nhân các phán đoán của con người.

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, các vấn đề này cũng đã được đặt ra; và vào thời hậu trung cổ các vị Tổ phụ các Dòng Tu và các nhà thần học đã đặc biệt phân tích chúng với một sự hiểu biết và nhận thức thần học rất đúng đắn. Chẳng hạn thánh Bernardin thành Siena đã tìm cách biện giải vấn nạn gai góc này, khi ngài đã tự hỏi mình về những cảm nghĩ trong lòng: Tại sao và cho ai khi tôi muốn thực hiện điều này điều nọ? Dự định ấy có phù hợp với các khả năng thể lý và tinh thần của tôi không? Mỗi người đều đã biết rất rõ rằng „thần khí của chính mình“ có thể đánh lừa họ, ví dụ: Khi một người bỗng cảm thấy lòng mình cháy bỏng – một trường hợp mà người ta thường sử dụng cụm từ „một sức mạnh vô hình“ thúc đẩy – mong ước theo đuổi và tìm cách đạt tới những trải nghiệm thiêng liêng bằng mọi giá, nhưng theo tâm lý học thì hiện tượng ấy có thể mới chỉ là một sự ép buộc các cảm xúc của mình mà thôi, tức mới chỉ là sự tác động và thôi thúc của „thần khí“ đương sự.

Thái độ thận trọng cần phải có

Để đánh giá đúng đắn sự khả tín của một người, và dù đã dựa trên các tiêu chuẩn của Kinh Thánh, thì người ta cũng không được phép vội quả quyết là người ấy hoàn toàn đúng hay sai trong các chi tiết được; hay nói rõ hơn, nếu một người nào đó thực hiện được một sự kiện lạ lùng, thì sự kiện lạ lùng ấy cũng chưa thể được hợp thức hóa hay được công nhận một cách chắc chắn, vì các phù thủy vua Pharaon cũng có thể làm cho chiếc gậy biến thành con rắn hoàn toàn tương tự như Tổ phụ Môsê vậy (x. Xh 7,8-13). Và chính Chúa Giêsu cũng nói là mấy tên ngôn sứ giả, tức mấy tên Phản-Kitô, cũng có thể làm được các điều thiêng dấu lạ vĩ đại có sức thuyết phục (x Mt 24,24).

Trong khi việc tìm kiếm lợi ích vật chất cá nhân hay ý tưởng chỉ muốn làm vừa lòng người khác một cách trần thế trong sứ mệnh phụng sự Nước Trời rõ ràng là những dấu hiệu báo động quan trọng (x. 1Tx 2,3-7), vì chúng chắc chắn không do Thần Khí Thiên Chúa tác động, thì chính nhịp độ và cách thức sống hợp lý cũng chưa nhất thiết là tiêu chuẩn đích thực để phê phán một người nào đó là bạn tâm phúc của Thiên Chúa. Một cuộc sống hoàn thiện chân chính mới là tiêu chuẩn đích thực để được đánh giá là thuộc hàng ngũ các bạn hữu của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, trước tiên người ta không thể luôn luôn xác định cuộc sống ấy một cách chính xác được, nếu không, Chúa Giêsu đã không cảnh giác trước cảnh „chó sói đột lốt chiên“ (x. Mt7,15). Tiếp đến, trong suốt dòng lịch sử của Giáo Hội đã có những người và những phong trào chủ trương đi tìm kiếm sự hoàn hảo thánh thiện qua một lối sống chìm đắm trong kinh nguyện và trong chay tịnh khắc khổ, nhưng đáng tiếc là các giáo huấn của họ lại hoàn toàn đi ngược với các giáo huấn chính thức của Giáo Hội.

Ở đây chúng ta có thể liên tưởng đến, ví dụ: Phong trào của những Kitô hữu Katharer từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14 tại miền Nam nước Pháp, sau đó lan tràn sang cả Ý, Tây Ban Nha và Đức. Các Kitô hữu này cũng được gọi là Albigenser, danh xưng này phát xuất từ tên của thành phố Albi ở miền Nam nước Pháp, bản doanh của phong trào. Họ tự cho mình là „veri Christiani“: các Kitô hữu chân chính. Họ là những người ngoan đạo, nhưng các chủ trương thần học của họ lại hoàn toàn khác với giáo lý của Giáo Hội. Họ chủ trương thuyết Nhị Nguyên (Dualisme), tức cho rằng hiện hữu song hành hai thế giới đối lập nhau – thế giới sự dữ, tức thế giới vật chất đời này, và thế giới tinh thần là thế giới thánh thiện và chỉ có trên Thiên đàng – và sự thiện hảo trong con người, tức linh hồn, sẽ giải thoát con người thoát khỏi thế giới này và đưa về Thiên đàng.

Hay trong thời đại ngày nay, chúng ta cũng có thể liên tưởng đến nhóm Công Giáo thủ cựu của TGM Marcel Lefèbre. Họ bác bỏ các quyết định canh tân hợp lý và cần thiết trong đời sống Giáo Hội của Công đồng Vatican II, vì cho đó không phải là tác động của Thần Khí Thiên Chúa, nhưng là của thần khí thế tục, thần khí Tam Điểm. Nhưng điểm quyết định ở đây là họ phê phán và chối bỏ các quyết định của Công đồng như thế không dựa trên lý do pháp lý, tức tính cách hợp pháp hay bất hợp pháp của các quyết định ấy của Công đồng, nhưng là dựa trên cảm tính thuần tuý, tức dựa trên các cảm xúc và cảm nhận của họ. Họ tự cho mình là những người Công Giáo chính thống, vì họ vẫn giữ nguyên cuộc sống Kitô hữu của mình như thời trước Công đồng. Hơn thế nữa, xem ra họ không còn tự coi mình là con cái của Mẹ Giáo Hội nữa, nhưng là đối tác ngang hàng với các yêu sách chủ quan khó chấp nhận của họ trong các cuộc đối thoại tay đôi với Giáo Hội trong suốt mấy thập niên vừa qua. Và hiện tại họ đang do dự, chứ chưa dứt khoát giữa hai sự lựa chọn: hoặc tuân phục quyền giáo huấn của Giáo Hội, chấp nhận các quyết định của Công đồng như là hoa quả của Thần Khí Thiên Chúa và đoàn tụ lại trong lòng Mẹ Giáo Hội, hoặc vẫn tiếp tục bảo thủ quan điểm chủ quan lệch lạc của mình để trở thành một lạc giáo mới!

Đây là trường hợp hoàn toàn tương tự như trường hợp nhóm „Cựu Công Giáo“, tức những người cũng đã phản đối tín điều „Bất khả ngộ“ của Đức Giáo Hoàng mà Công đồng Vatican I đã thiết lập dưới sự soi sáng của Thần Khí Thiên Chúa, và họ đã tự tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo. Họ tự gọi mình là những người „Cựu Công Giáo“ (Alt-Katholiken), vì họ vẫn giữ nếp sống Công Giáo như trước Công đồng Vatican I. Ngày nay nhóm này chỉ còn sống rời rạc ở một vài nước Thụy Sĩ hay Hoà Lan, còn đa số đã trở lại với Giáo Hội Công Giáo Roma.

Điểm nhận diện những người được tuyển chọn


Trên đây là ba trường hợp tiêu biểu trong bao trường hợp khác đã từng xảy ra trong lòng Giáo Hội, và đã làm cho trái tim của Mẹ Giáo Hội bao phen phải rớm máu. Tất cả những hiện tượng và sự kiện ấy đều có một điểm gặp gỡ chung trong cuộc sống tinh thần của họ, đó là: Họ tách biệt hoàn toàn sự xác tín chủ quan của mình cũng như lý tưởng tìm kiếm một cuộc sống hoàn thiện và chay tịnh khắc khổ ra khỏi tinh thần tuân phục và đức khiêm tốn. Trong khi hai nhân đức tuân phục và khiêm tốn là dấu chỉ để nhận diện những người được tuyển chọn của Nước Trời, chứ không phải là lòng kiêu căng và sự tự khẳng định mình một các chủ quan, vì Kinh Thánh đã dạy: „Vâng lời thì tốt hơn của lễ!“ (x. 1Sm 15,22b). Và đồng thời họ quên đi lời khẳng định của Chúa với Giáo Hội: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tân thế.“(Mt 28,20b)

Đàng khác chúng ta cũng đừng quên nguyên tắc này: Điểm quyết định khi phán đoán về một sứ điệp nào đó là phải dựa trên chính nội dung của nó, chứ không phải nhất thiết dựa trên cách thức của những người sống theo sứ điệp ấy. Thật vậy, Tin Mừng Cứu Độ của Đức Kitô đã được các thánh Tông Đồ rao giảng cho mọi dân tộc trên khắp thế giới và các ngài đã lưu truyền quyền giáo huấn ấy lại cho Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội được nối tiếp liên tục từ các thánh Tông Đồ qua dòng lịch sử trên 2000 năm và mãi cho tới hôm nay. Vì thế, trong số các Giáo Hội thuộc Kitô giáo thì Giáo Hội Công Giáo được gọi là Giáo Hội Tông Truyền và được ủy quyền giáo huấn và cắt nghĩa Tin Mừng Đức Kitô một cách hợp pháp, mặc dù trong suốt hơn 2000 năm lịch sử của Giáo Hội đã không thiếu những thành phần của Giáo Hội từng gây nên những xì-căng-đan bằng những lý thuyết chủ quan, ngược lại với các giáo huấn chính thức của Giáo Hội và đã gây nên những cuộc chia rẽ và ly giáo đầy đau thương, như đã từng xảy ra trong Giáo Hội.

Trong đời sống thực tế, một kinh nghiệm cụ thể cũng chứng minh cho thấy rằng, trên thế giới hiện tại chỉ có Giáo Hội Công Giáo là điểm tựa luân lý khả tín và chắc chắn duy nhất cho toàn thế giới, cũng như tiếng nói của các Đức Giáo Hoàng luôn vẫn còn gây được những ảnh hưởng tinh thần sâu rộng nhất định, và là tiếng nói luân lý duy nhất còn được cả thế giới đánh giá cao và đón nhận.

Tiếp đến, một kinh nghiệm khác cũng chứng minh cho thấy rằng, khi một người hay một nhóm người nào đó vì bất cứ lý do gì mà lìa bỏ Giáo Hội Công Giáo, không còn hay không được thông công với đời sống Giáo Hội nữa, thì cuộc sống đức tin của họ không chóng thì chầy sẽ từ từ bị phôi phai, lệch lạc, rã rời và mất dần sức sống; và nếu không trở thành lạc giáo và tiếp tục lún sâu vào những giáo lý sai lạc và những lối sống phản luân lý Kitô giáo, thì cũng sẽ bị đồng hóa vào xã hội trần thế. Đó là hiện tượng đang xảy ra cho các Giáo Phái hay các Giáo Hội thuộc Kitô giáo ngoài Giáo Hội Công Giáo. Điển hình là trường hợp Giáo Hội Anh Giáo: Vì các nguyên nhân sai lạc, như phong chức Giám Mục và Linh Mục cho các người đồng tình luyến ái, cho các phụ nữ, làm phép hôn phối cho những người đồng tính, v.v…, nên từ nhiều năm nay đã có hàng loạt các tín hữu Anh Giáo quay trở về xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo, từ các Giám Mục, Linh Mục cho tới các giáo dân.

Nhưng một câu hỏi lại được đặt ra là: Liệu cách thức phê phán một sứ điệp phải căn cứ trên nội dung của nó, như đã nói ở trên, có được tiếp tục áp dụng trong khi phê phán các sự kiện mặc khải như Giáo Hội vẫn luôn xác tín, hay mỗi người „được tự tiện giải thích Kinh Thánh theo ý riêng mình“ (x. 2Pr 1,20)? Ở đây, chúng ta lại một lần nữa trích lời thánh Bernardin thành Siena: „Nếu như một ai đó sống rất đạo đức thánh thiện, nhưng ngôn ngữ và cách ăn nói của người ấy lại làm cho giáo huấn đức tin hay những chỉ dạy luân lý của Giáo Hội bị lu mờ, thì người ta không cần phải quan tâm đến các kinh nghiệm thần bí hay các sứ điệp của người ấy.“

Một tiêu chuẩn khác cũng được áp dụng trong khi phê phán những kinh nghiệm của bản thân, mà tất cả các tác giả đã được nêu danh, bắt đầu từ các Giáo Phụ qua thánh Caterina thành Siena và thánh Tê-rê-xa thành Avila cho tới Hans Urs von Balthasar, nhà thần học Công Giáo thời danh trong thế kỷ 20, đó là: Ai thực sự muốn tiếp cận Thiên Chúa, thì không thể làm được gì khác ngoài việc phải nỗ lực trở nên khiêm tốn hơn. Một sự trải nghiệm thực sự về ân sủng siêu nhiên và về khả năng của mình cũng sẽ làm cho con người nhận chân được rằng, ơn nghĩa Chúa và đức tin không phải là những điều con người có thể chiếm hữu hay kín múc được bằng sức lực của mình, nhưng hoàn toàn do Chúa ban một cách nhưng không. Chính sự khám phá và xác tín được những giới hạn của mình, người ta sẽ sống khiêm tốn hơn

Như vậy, tinh thần khiêm tốn không hề là một tự ti mặc cảm và cầm chân sự phát huy của con người, nhưng là nguồn mang lại niềm vui sâu thẳm cho tâm hồn, sự kiên nhẫn và sức mạnh nội tâm. Bởi vì, tinh thần khiêm tốn không phải là luôn luôn tự cho mình bé nhỏ, thấp hèn và vô dụng, nhưng là biết nhận chân được con người thật của mình với các ưu khuyết điểm và các giới hạn của mình. Nhất là luôn biết xác tín rằng, không có bất cứ quyền lực ngoại tại nào có thể ngăn cản được Lời Chúa và các tác động của Thần Khí Người, vì Thần Khí Chúa cũng giống như gió, muốn thổi đâu tùy ý (x.Ga 3,8). Tinh thần khiêm tốn còn là hoa quả của lòng từ bi nhân hậu và lòng đại lượng bao dung, và vì thế là dấu chỉ để nhận diện các ngôn sứ và các bạn hữu của Thiên Chúa, tức những người luôn biết liên kết với người khác qua kinh nguyện của mình và không bao giờ chỉ tìm kiếm lợi ích riêng mà quên các đồng loại của mình. Chính sự cảm nghiệm này sẽ làm nảy sinh lòng khao khát cháy bỏng là chỉ mong muốn sống một cuộc sống hoàn toàn theo sự an bài của thánh ý Thiên Chúa. Nghĩa là không bảo thủ sự cảm nghiệm ấy như một kỷ niệm cho riêng mình, vì như thế sẽ làm cho nó không thể sinh ra được các hoa quả bác ái hữu ích. Cuộc sống và các khả năng của con người chỉ thực sự có giá trị trước mặt Thiên Chúa và xã hội, khi chúng được sử dụng một cách đúng đắn để phục vụ và mưu ích cho đồng loại mà thôi (x. Mt 25,31-46).

Kết luận

Khi phải đối mặt với các thần khí khác biệt nhau và đối lập với nhau: một bên là Thần Khí Thiên Chúa, Thần Khí của sự sống, của chân lý và của tình yêu; còn một bên kia là thần khí thế tục, thần khí của sự dối trá, của bịp bợm, của ghen ghét hận thù, của sa đọa phóng túng và của sự chết chóc, v.v… con người đòi buộc phải có một sự phân biệt đúng đắn và rõ ràng, cũng như phải có một sự chọn lựa dứt khoát, ngay cả khi phải hy sinh từ bỏ những lợi ích và những vinh dự đời này hay cả đến mạng sống của chính mình nữa. Vì sự lựa chọn này có tác dụng mang tính cách quyết định đến cuộc sống hạnh phúc và sự tiêu diệt đời đời của con người (x. Gl 5,16-24).

Hay cụ thể hơn, sống giữa một xã hội đa nguyên và đa dạng như xã hội ngày nay, con người cần phải tỉnh táo để phân biệt được một cách đúng đắn các trào lưu tư tưởng, các quan niệm và các lối sống không chỉ hoàn toàn khác biệt nhau mà còn đối lập nhau nữa, hầu có thể chọn lựa cho mình được các tư duy đúng đắn và một lối sống hợp lý, để nhờ thế con người mới có thể đạt tới được sự hạnh phúc chân thật. Trên con đường dẫn tới sự hạnh phúc chân thật ấy chỉ có Thần Khí Thiên Chúa, tức Chúa Thánh Thần hay Ngôi Ba Thiên Chúa, là Đấng duy nhất mới có thể soi dẫn và dìu dắt con người đi đúng đường và đạt tới đích bằng bảy Ơn Thánh cao cả của Người được, đó là:

1. Ơn Khôn Ngoan: giúp ta phân biệt được phải-trái, thật-hư.

2. Ơn Hiểu biết: giúp ta hiểu rõ được các Giới Răn của Chúa và của Giáo Hội.

3. Ơn Lo Liệu: giúp ta biết giải quyết đúng đắn các khó khăn của cuộc sống.

4. Ơn Sức Mạnh: giúp ta vượt qua mọi khó nguy trong cuộc sống và chu toàn được các bổn phận của mình.

5. Ơn Thông Minh: giúp ta nhận ra được thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

6. Ơn Đạo Đức: giúp ta luôn biết yêu mến và tín thác nơi Chúa và nâng đỡ trợ giúp các anh chị em đồng loại.

7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa: giúp ta tôn thờ Chúa, kính trọng quyền năng của Người và xa tránh tất cả những điều xúc phạm đến Người.

Lạy Chúa Thánh Thần, Thần Linh Chân Lý, xin hãy đến và soi sáng cho con cái loài người chúng con trong cuộc sống dương thế đầy gian nan thử thách này, hầu chúng con luôn là những Kitô hữu chân chính, trung kiên và nhân hậu, để nhờ thế chúng con thực sự là nhân chứng sống động của Đức Kitô giữa lòng đời. Amen

(*) x. Avery Dulles, A Church to Believe in (New York: Cossroad, 1982, trang 133, Tín Điều vô ngộ của Giáo Hội đã được Công đồng Vatican I công bố, và Công đồng Vatican II cũng đã xác quyết thêm một lần nữa trong Hiến Chế Lumen Gentium, số 25.

Lm. Nguyễn Hữu Thy

 
Muà Bầu cử Mỹ: Những chiêu bài tranh cử.
Trần Mạnh Trác
20:23 18/06/2012
Nhiều dấu hiệu cho thấy nền Kinh Tế vẫn lì lợm không phát lên được, những chương trình kích cầu không đem lại kết quả mong muốn.

Nhiều thành quả của Obama như chấm dứt chiến tranh Iraq, tìm giết Bin Laden, kéo dài bảo hiểm cho con cái, đều bị 'lấn át' giữa những tiếng ồn ào của một Quốc Hội đòi phải giảm chi và những lo âu Tài Chính bên Âu Châu.

Câu hỏi được đặt ra là liệu một tổng thống có thể tái đắc cử với một con số thất nghiệp cao 8% không, và câu trả lời thì không sáng suả lắm. Nhất là trong một hòan cảnh sôi động tòan cầu, khi mà nhiều nhà lãnh đạo sáng giá đã bị hạ bệ tơi bời bên trời Âu.

Cho nên Obama đã tính toán một ván cờ lạnh lùng, mà giới thân cận gọi đó là những 'sáng kiến kỳ tài' (brilliant initiatives).

Mục đích là để 'chạy trốn khỏi vấn đề kinh tế' (running away from economy) như lời địch thủ Romney tố cáo.

Thượng nghị sỹ John McCain, cựu địch thủ, thì gọi đó là những thủ đọan xoay chiều dư luận(diversion).

Đó là những chương trình phân hóa (divisive) đang gây tranh cãi cuả chủ nghiã 'phóng khoáng' (liberal, cấp tiến) như phá thai, đồng tính và di dân.

Nhưng giống như câu châm ngôn 'phước bất trùng lai, hoa vô đơn chí' (cái hên thì không có lần thứ hai, mà cái họa thì không chỉ tới một lần), những 'sáng kiến' đề ra tưởng sẽ kích động cơ sở cử tri 'phóng khoáng' của đảng Dân Chủ, ai ngờ nó lại hợp nhất các cơ sở 'bảo thủ' vốn chưa có một hướng đi rõ ràng vì cuộc tranh cử sơ bộ kéo dài quá lâu của đảng Cộng Hòa.

Vấn đề Bảo Hiểm Y Tế:

Nó gây phẫn nộ cho giới Công Giáo, là một lực lượng trung lập ngòai đảng phái, với sắc lệnh y tế đòi hỏi mọi giới chủ nhân kể cả chủ nhân tôn giáo phải bảo hiểm phá thai.

Tạm dịch là một sắc lệnh y tế, nhưng thực sự sắc lệnh là một 'sứ vụ' (mandate) mà Quốc Hội đã ủy quyền cho chính phủ để xác định những chi tiết của Bộ luật Cải Tổ Y tế khi bộ luật này được thông qua một cách vội vã. Bộ luật đã bị Hội Đồng Giám Mục HK phản đối vì lý do hổ trợ phá thai và vì nguy cơ của vấn đề 'sứ vụ', sẽ có thể đưa tới tình trạng những viên chức chính phủ áp đặt qui tắc một chiều có lợi cho đảng phái của mình vào chính sách chung của quốc gia. Nhưng một cơ quan Công Giáo quan trọng, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo CHA, đã bất chấp ý kiến của các giám Mục và lên tiếng hậu thuẫn cho Obama giúp cho bộ luật được thông qua lúc bấy giờ.

Obama tin rằng các giám mục Công Giáo, sau nhiều năm bị tai tiếng vì họa ấu dâm, sẽ không còn danh giá để lên tiếng phản đối.

Nhưng dưới sự lãnh đạo thiên tài của vị tân chủ tịch HĐGM là ĐHY Dolan, một mặt trận mới đã mở ra, không phải là vì những lý do nhất thời như y tế hay bảo hiểm, nhưng dựa trên một ý niệm phổ quát là tự do tôn giáo. Và do đó cuộc chiến không chỉ còn là của riêng Công Giáo mà thôi, nó là một cuộc chiến của mọi tôn giáo. Các tôn giáo lớn nhỏ ở Hoa Kỳ đã ồ ạt tham gia dù cho có nhiều tôn giáo không có cùng một quan điểm khắt khe về ngừa thai như Công Giáo. Họ nghĩ rằng, ngày hôm nay Chính quyền có thể dồn ép Công Giáo vào con đường cùng, thì ngày mai sẽ đến phiên họ.

Và trong nội bộ Công Giáo, chưa bao giờ tất cả các giáo phận hiệp nhất như thế này, ngay cả hiệp hội CHA, từng đứng về phe Obama, cũng lên tiếng kết án sắc lệnh (sứ vụ, mandate) là 'quá mức kồng kềnh' (unduly cumbersome,) là 'không đáp ứng đủ các mối quan tâm về tự do tôn giáo'.

Vấn Đề Hôn Nhân Đồng Tính:

Tới khi Obama tuyên bố ủng hộ Hôn Nhân đồng tính thì ngay cả các nhà thờ Da Đen, từng ủng hộ ông ta vô điều kiện, cũng phải 'dở khóc dở cười'.

Mục sư Da Đen John Coats II ở Columbus, Ohio, đã thốt lên: "Tại sao cộng đồng người Da Đen lại không thể sản xuất ra những chính trị gia phản ánh những giá trị của cộng đồng nhỉ?"

Các mục sư Da Đen vùng DC thì thở dài than vắn "Tổng thống dĩ nhiên có hỏi chúng tôi, chúng tôi chỉ biết khuyên ông ta đừng làm thế..."

Tờ NY Times mô tả 'sáng kiến' Hôn Nhân đồng tính của Obama là một công việc 'nước đổ lá khoai' (a wash).

Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy chỉ có 39% người Mỹ Da Đen ủng hộ hôn nhân đồng tính mà thôi.

Thật khó mà nghĩ rằng Obama sẽ mất phiếu Da Đen trong khi các cuộc thăm dò cho biết 81% người Da Đen không coi vấn đề đồng tính là yếu tố quan trọng để chọn một tổng thống. Nhưng nguy cơ là ở chỗ người Da Đen sẽ mất sự hăng say đi đầu phiếu. Thêm vào đó đã có nhiều dấu hiệu chia rẽ ngay ở trong nội bộ của đảng Dân Chủ. Những dấu hiệu này bị giới báo chí 'phóng khóang' lờ đi nhưng báo chí 'bảo thủ', và các cơ quan truyền thông Công Giáo như EWTN, đã phơi bày ra nhiều trường hợp các đảng viên Dân Chủ đã quyết định rời đảng hàng lọat vì mâu thuẫn lương tâm.

Hậu quả tai hại:

Hậu quả tức thời là Dân Chủ bị mất cảm tình của dân chúng North Carolina, họ vừa mới bầu phiếu để cấm hôn nhân đồng tính một vài ngày trước. Đây là nơi mà đảng Dân Chủ sẽ họp đại hội để sọan bản cương lĩnh đảng cho nhiệm kỳ tới. Romney vừa vượt qua Obama với tỷ số 48/46 trong đó một số đáng kể đến từ cử tri Da Đen. Theo cuộc thăm dò của PPP (Public Policy Polling của đảng Dân Chủ) thì 20% dân Da Đen ở North Carolina đã bỏ Obama để ủng hộ Romney.

Những 'sáng kiến' trên rõ ràng đưa đến hậu quả tai hại là sự ủng hộ cho Obama bị xững lại. Những mất mát này do chính Obama tạo ra chứ chưa phải do tài sức của Romney. Biểu đồ tranh cử tháng 5 cho thấy các Tiểu Bang 'ăn chắc' của Dân Chủ bị giảm đi (mất 2, thêm 1) trong khi con số 'ăn chắc' của Cộng Hòa gia tăng rõ rệt (thêm 6 tiểu bang.) Mà đây mới chỉ là một khúc nhạc dạo đầu, bởi vì biểu đồ tháng 6 sẽ còn thê thảm hơn.



Nhiều chuyên gia Dân Chủ đang tự hỏi, phải chăng đây là những sáng kiến 'kỳ tài' hay chỉ là những xảo thuật 'tài tử' (amateurish) của một đám tay mơ ?

Có phải Obama đang tự bắn vào chân mình như câu châm ngôn Mỹ "shoot yourself in the foot" không ?

Kỳ tới: chiêu bài Di dân và người Mỷ La Tinh.
 
Thông Báo
Phân ưu: thân mẫu Phó tế Joseph Nguyễn Ánh mới qua đời
Đ.Ô. Giuse Trịnh Minh Trí
14:44 18/06/2012
PHÂN ƯU
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Cụ Bà Maria Trần Thị Soi
Sinh ngày 10 tháng 02 năm 1936 tại Quất Lâm, Bùi Chu
Đã về an nghỉ trong Chúa lúc 10 giờ 20 phút sáng ngày 15 tháng 6 năm 2012
tại Orange , California .
Hưởng Thọ 76 tuổi

Cụ Bà Maria Trần Thị Soi là thân mẫu của Phó Tế Joseph Nguyễn Ánh,
Phục Vụ tại Nhà Thờ St. Barbara, Giáo Phận Orange, California
Xin thành kính phân ưu với Phó Tế Joseph Nguyễn Ánh
Cụ Ông Nguyễn Viết Thực và Tang Quyến

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thăm Viếng và Cầu Nguyện tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang
288 S. Harbor Blvd, Santa Ana , CA 92704

Thứ Năm ngày 21 tháng 6 năm 2012
2:00 PM - 4:00 PM: Cầu Nguyện và Thăm Viếng
4:00 PM - 5:00 PM: Nghi Thức Phát Tang
5:00 PM - 7:00 PM: Cầu Nguyện và Thăm Viếng
7:00 PM – 8:00 PM: Thánh Lễ

Thứ Sáu ngày 22 tháng 6 năm 2012
2:00 PM - 7:00 PM: Cầu Nguyện và Thăm Viếng
7:00 PM - 8:00 PM: Thánh Lễ

Thứ Bảy 23 tháng 6 năm 2012
Thánh Lễ An Táng
Lúc 6:20 sáng tại Nhà Thờ St. Barbara. Sau Thánh Lễ, Linh Cửu sẽ được đưa về an nghỉ
tại Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành, 8301 Talbert Ave, Huntington Beach , CA 92646

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cụ Bà Maria Trần Thị Soi
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.

Thành Kính Phân Ưu
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Văn Hóa
“Mẹ ơi, sao Mẹ khóc ?”
Nguyễn Mỹ Linh
15:02 18/06/2012
Hôm nay là một ngày vui của Tuấn, ngày đứa con trai đầu lòng của tôi tốt nghiệp trung học. Lần đầu tiên trong đời ngồi tham dự buổi Lễ Tốt Nghiệp (Graduation Ceremony) của con mình, tôi cảm nhận được hết tất cả nỗi hân hoan, vui sướng của hơn 200 cô cậu Tú (Tài) khi các em lần lượt lên sân khấu kể lại những kỷ niệm học trò đáng yêu suốt 6 năm dưới mái trường trung học, và đặc biệt là niềm hãnh diện được làm học sinh tốt nghiệp từ trường Oxford Academy, “number 1 of Top High Schools in California, and number 7 of Top High Schools in USA ” (dựa theo bảng nghiên cứu và thống kê của báo US News năm 2012).

Cả hội trường bật cười khi một em học sinh tốt nghiệp lên phát biểu: “Where else can you find so many different types of Asian students ?”. Thật vậy, số học sinh Á Châu chiếm tỷ lệ gần 75% trong số các em tốt nghiệp, đặc biệt là các cô cậu Tú gốc Việt Nam chiếm một số lượng đáng kể với đầy dẫy những cái tên mang họ Nguyễn, Trần, Lê, Lý, Phạm, Ngô, … nằm trên danh sách các em tốt nghiệp từ trường Oxford Academy. Tôi thầm nhủ đây là một điều thật đáng hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam.

Sau Lễ Tốt Nghiệp, anh cả Tuấn với chiếc băng rôn “HONOR” màu vàng vắt choàng trên vai, vui sướng nhận hoa và chùm bong bóng “Congratulations” trao từ tay hai cô em gái nhỏ, rồi cùng chụp hình chung với gia đình và ông bà nội. Sau đó, Tuấn liến thoáng: “Xin Mẹ ngồi đợi con để con được đi một vòng chung quanh sân trường chụp hình kỷ niệm với các bạn bè trong trường”. Tôi gật đầu đồng ý và dẫn hai đứa con gái nhỏ của tôi đi kiếm một băng ghế để cùng ngồi đợi Tuấn.

Sau mấy ngày vất vả chuẩn bị cho buổi lễ Tốt Nghiệp của con, giờ đây tôi mới có cơ hội thảnh thơi để ngồi yên quan sát các cô cậu Tú quyến luyến chụp hình bên nhau, nhất là cảnh các bậc cha mẹ và thân hữu nồng nhiệt ôm hôn nhau chúc mừng với những bó hoa rực rỡ và chùm bong bóng sặc sỡ. Lòng tôi bỗng dưng chùng xuống thật sâu. Mắt tôi bỗng hoa lên vì không ngăn được dòng nước mắt tuôn trào và tiếng nấc nghẹn ngào. Hai đứa con gái nhỏ ngồi bên tôi cuống quýt lay vai mẹ: “Mẹ ơi, sao Mẹ khóc ?”. Tôi nhắm mắt lại. Chỉ trong khoảnh khắc, cuốn phim quá khứ của ngày Lễ Tốt Nghiệp Trung Học hơn hai mươi mấy năm về trước bỗng hiện lên thật rõ mồn một. Chầm chậm, thật chầm chậm, … và rõ ràng như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua …

Tuấn yêu dấu của Mẹ,

Mẹ biết rằng hôm nay ngày con Tốt Nghiệp Trung Học là ngày vui nhất của đời học sinh sau 12 năm cặm cụi sách đèn. Niềm vui càng nhân lên bội phần vì con được sánh vai cùng với những nam thanh nữ tú của ngôi trường trung học được xếp hàng đầu của tiểu bang California, Oxford Academy. Chỉ nội cái tên của ngôi trường không thôi cũng đã nói lên được cái phẩm chất làm việc mà nhà trường đòi hỏi từ các em học sinh ngay từ ngày đầu tiên khi các em trúng tuyển được nhận vào học ở ngôi trường nổi tiếng này. Tuấn ơi, con hoàn toàn có quyền hãnh diện và sung sướng về điều đó. Mẹ có thể nhìn thấy niềm hạnh phúc tràn đầy trong ánh mắt và nụ cười của con trong ngày vui lớn hôm nay. Và mẹ xin lỗi con vì mẹ đã không ngăn được dòng nước mắt tuôn trào khi mẹ bất chợt nhớ lại những hình ảnh quen thuộc của một buổi Lễ Tốt Nghiệp Trung Học hơn hai mươi mấy năm về trước …

Vâng, thời gian vùn vụt trôi qua, mẹ tưởng rằng mình đã quên khuấy mất cái ngày Lễ Tốt Nghiệp ấy. Nhưng nay nhìn con xúng xính áo mũ trong bộ cánh đẹp xinh của các cô cậu Tú, mẹ bỗng bàng hoàng chợt nhớ lại hình ảnh tốt nghiệp trung học của một cô bé thuyền nhân Việt Nam khốn khổ chỉ sau 20 tháng định cư trên quê hương mới, bơ vơ một mình không cha mẹ, không thân nhân, không nhà cửa, … hoàn toàn vô gia đình và cả … vô tổ quốc. Tuy không được vinh dự tốt nghiệp từ một trường trung học nổi tiếng như Oxford Academy của con, nhưng cô bé ấy đã ra trường với phần thưởng và bằng khen danh dự nhất từ tay bà Hiệu Trưởng: giải thưởng “Dux of the Year Award” (tạm dịch là Thủ Khoa) của trường nữ trung học Auburn. Đó là một điều khác thường vì chỉ với vỏn vẹn 20 tháng định cư trên quê hương mới, cô bé ấy vẫn còn nói tiếng Anh chưa trôi chảy với giọng (accent) đặc sệt Việt Nam tuy cô ra trường với số điểm cao nhất trường. Và còn thêm một điều khác thường hơn nữa, đó là sau khi nhận giải thưởng Thủ Khoa từ tay bà Hiệu Trưởng Raymond, cô bé đó đã rút lui, âm thầm vội vã rời khỏi buổi Lễ Tốt Nghiệp mà không ở lại tham dự tiệc liên hoan cùng mừng vui với các bạn bè đồng khóa chì vì một điều đơn giản là cô ta không muốn chứng kiến sự bất hạnh của chính mình, cô ta không muốn nhìn thấy cảnh vui sướng của các bạn mình khi họ ôm những bó hoa hay chùm bong bóng chúc mừng của cha mẹ và thân quyến. Cô gái thuyền nhân Việt Nam khốn khổ đó vẫn còn mang nặng trong lòng nỗi đau tang tóc vì một lần chứng kiến cảnh thủy táng em mình trên Biển Đông, nỗi kinh hoàng sau môt lần vượt đại dương trên chiếc thuyền mong manh, và những ngày lang thang không một xu dính túi với cái bụng đói meo trên đảo tị nạn Pulau Bidong. Tuấn ơi, con có biết rằng dẫu phải đối đầu với Anh Ngữ và muôn vàn khó khăn của buổi đầu trên quê hương mới, cô gái thuyền nhân Việt Nam khốn khổ đó đã nén đau thương, cắn răng, gạt nước mắt để … học giùm cho cậu em trai đã mất trên trên đường vượt biển, cô cũng không quên tự nhủ lòng rằng cô cũng học giùm để … trả hận cho hàng ngàn cô gái Việt Nam bị hải tặc bắt cóc hoặc hãm hiếp, và cả cho các oan hồn thiếu may mắn nên đã không bao giờ đến được bến bờ tự do.

Con yêu dấu,

Cô gái thuyền nhân Việt Nam khốn khổ đó là hình ảnh của chính Mẹ con hơn hai mươi mấy năm về trước. Mẹ đã không hề có được niềm vui sướng, đầy tự tin và hãnh diện như con trong ngày Lễ Tốt Nghiệp hôm nay. Nhưng Mẹ không buồn vì điều đó. Vì sao con biết không ? – Họ, loài quỷ dữ Cộng Sản khi xâm chiếm miền Nam Việt Nam, đã dùng những thủ đoạn trơ trẽn, ti tiên và đê hèn nhất để trả thù và bần cùng hóa dân miền Nam chúng ta. Họ đã đặc biệt kỳ thị những người Công Giáo và con cháu của các “ngụy quân, ngụy quyền” bằng cách dùng thủ đoạn “Sơ Yếu Lý Lịch” nhằm áp đặt chính sách ngu dân và cản trở con đường học vấn của chúng ta. Họ muốn chúng ta ngu để họ dễ trị. Dẫu đã trốn thoát Cộng Sản và ra khỏi Việt Nam, thế hệ thuyền nhân của Mẹ vẫn không thể hoàn toàn trút bỏ đi cái mặc cảm thua kém vì cái quá khứ đầy tang tóc và đau khổ của chính mình. Nhưng thế hệ thứ hai là con ngày hôm nay đã hoàn toàn thay đổi tất cả. Con tốt nghiệp trung học với hạng “Honor” từ Oxford Academy, con nhận được học bổng và chuẩn bị vào một đại học lớn ở Boston. Con đường tương lai đang mở rộng thênh thang trước mắt con quá khác xa với cái ngõ cụt mà bọn Công Sản đã cố đẩy chúng ta vào sau năm 1975. Con bước vào đời đầy tự tin, không băn khoăn, không mang mặc cảm là đứa trẻ “cầu bơ cầu bất, vô gia đình và vô tổ quốc” như Mẹ của con năm xưa. Kiến thức và ngôn ngữ tiếng Anh lưu loát của con có thể làm cho một người dân bản xứ phải ghen tị. Cuối cùng chúng ta đã hoàn toàn chiến thắng âm mưu thâm độc của Cộng Sản muốn áp đặt chính sách ngu dân lên đầu lên cổ các thế hệ con cháu của chúng ta. Con hãy đọc và nhớ cho kỹ bài viết này của Mẹ ngày hôm nay như một khúc khải hoàn ca ghi lại để nhắc nhở cho các con cháu đời sau nhớ mãi hình ảnh nhọc nhằn của thế hệ đầu tiên, thế hệ thuyền nhân của Mẹ đã mừng Lễ Tốt Nghiệp như thế nào trong buổi đầu trên quê hương mới. Và các con hãy vui lên vì cuối cùng nỗi bất hạnh và cô đơn cùng cực của cô bé thuyền nhân Việt Nam tốt nghiệp Thủ Khoa hơn hai mươi mấy năm về trưóc nay đã được thay thế bằng niềm hạnh phúc tràn đầy tự tin và hãnh diện của con trong buổi lễ Tốt Nghiệp ngày hôm nay.

Kính tặng hương hồn những thuyền nhân Việt Nam đã ra đi nhưng không bao giờ tới được bến bờ tự do. Chúng tôi không quên, và sẽ không bao giờ quên tất cả đau thuơng, mất mác mà chúng ta đã gánh chịu cho các thế hệ sau có được ngày hôm nay.

Viết tại Orange County, ngày 13 tháng 6 năm 2012.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hừng Đông
Joseph Nguyễn Tro Bụi
23:05 18/06/2012
HỪNG ĐÔNG
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Trắng đêm thao thức đợi trông
Mong chờ chất chở hừng đông đón ngày
Giúp đời thêm đẹp, vui, say…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền