Ngày 17-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:05 17/06/2015
KHÔNG BIẾT CÁI ÁCH XE
N2T

Nước Trịnh có người tình cờ nhặt được cái ách xe, anh ta bèn hỏi người khác:
- “Đây là cái gì?”
Người kia trả lời:
- “Cái ách xe”
Không lâu sau, anh ta lại nhặt được cái ách xe, lại cũng như lần trức anh hỏi người nọ, người ấy trả lời cho anh ta: “Cái ách xe”
Nghe xong anh ta la lớn, nói:
- “Vừa mới nói là cái ách xe, bây giờ cũng lại là cái ách xe, làm sao anh laị biết có nhiều cái ách xe kia chứ, rõ ràng anh cố ý bịp tôi !”
Thế là, anh ta đánh lộn với người ấy.
(Hàn Phi tử)

Suy tư:
Không biết thì hỏi, đó là việc làm của người khiêm tốn, nhưng khiêm tốn không có nghĩa là ngu đần như anh chàng nhặt được cái ách xe.
Ở đời cũng có những người giả vờ hỏi người khác cái việc mình đã biết để thử tài, để hạch sách anh em; nhưng cũng có người không có một chút kiến thức gì mà cũng lên mặt hạch sách và lấy khẩu cung của anh em, để ra vẻ ta đây là người hiểu biết.
Bác ái chính là cùng nhau học hỏi và chỉ vẻ cho nhau để cùng nhau thăng tiến, trong học hỏi thì cần phải có khiêm tốn, bởi vì không khiêm tốn thì khó mà lãnh hội được những ưu điểm nơi người khác.
Mỗi ngày tôi phải học hỏi trong khiêm tốn, bởi vì đó chính là chìa khoá của sự thành công vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:08 17/06/2015
N2T

12. Trong các thánh, đi tìm đâu được một vị thương xót chúng ta là những người bất hạnh hơn Đức Mẹ Ma-ri-a chứ ?

(Thánh Antonius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Laudato Si sẽ không tả không hữu
Vũ Van An
01:42 17/06/2015
Như để nhấn mạnh tới nền sinh thái nhân bản, Tòa Thánh vừa công bố: Chủ Tịch và Giám Đốc Điều Hành của Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo Carolyn Woo sẽ là một trong các trình bầy viên của thông điệp Laudato Si. Ba vị kia sẽ là Đức HY Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình; Đức TGM Chính Thống Giáo John Zizioulas của Pergamon, đại diện Thượng Phụ Đại Kết Constantinople; và Hans Joachim Schellnhuber, Giám Đốc Viện Potsdam Nghiên Cứu Tác Động Của Khí Hậu và là Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Đức về Thay Đổi Hoàn Cầu.

Càng gần tới ngày công bố, Laudato Si càng thu hút chú ý của thế giới mà hiện nay đang phân thành hai phe tả hữu rất rõ rệt. Inés San Martin của Crux, trong bài ngày hôm qua, đã nói tới sự chú ý của cả hai phe này rồi, nhưng hôm nay cô cho biết nhiều hơn các bình luận, đôi lúc hết sức nẩy lửa và vì thế một chiều của họ.

Theo Martin, Đức HY Oscar Rodríguez Maradiaga của Honduras, chủ tịch hội đồng 9 Hồng Y cố vấn tối cao cho Đức Phanxicô cho biết ngài đã đọc bản văn của Laudato Si và thấy nó là một “bản văn thú vị” sẽ bắt mạch được các vấn đề như “trách nhiệm của các đại công ty trong việc trừng phạt họ đang giáng xuống hành tinh”.

Ngài quả quyết rằng Laudato Si sẽ là cơn sốc vĩ đại khiến ai cũng phải suy nghĩ. Các ký giả thuật lại: ngài “cười” nhạo tất cả những ai đả kích bản văn trước khi đọc nó. Tuy nhiên, theo ngài, chắc chắn bản văn sẽ tạo nên nhiều chỉ trích. Nhất là tại Hoa Kỳ và Trung Hoa, “những nước gây hại nhiều nhất cho môi sinh”.

Tháng trước, lên tiếng tại Rôma, Đức HY Maradiaga đả kích “các phong trào ở Hoa Kỳ” khi tỏ ra thù nghịch đối với chủ trương của Đức Phanxicô về môi sinh. Ngài bảo: “Ý thức hệ bao quanh các vấn đề môi sinh quá liên kết với chủ nghĩa tư bản đến nỗi không muốn ngưng việc phá hoại môi sinh vì chúng không muốn từ bỏ lợi nhuận của chúng”.

Bill Patenaude, một giảng viên thần học tại Trường Cao Đẳng Providence và là một viên chức kỳ cựu của Bộ Quản Trị Môi Sinh thuộc Rhode Island, tiên đoán rằng phe tả duy tục cũng sẽ bồn chồn như phe hữu kinh doanh khi các người ủng hộ chúng lo đọc văn kiện.

Ông nói với tạp chí Crux: “phong trào môi sinh vốn đang được phe tả hướng dẫn, thường là phe tả cực cấp tiến, cả hàng mấy thập niên qua” thành thử không ngạc nhiên gì khi nhiều người bảo thủ nghĩ rằng thông điệp của Đức Phanxicô chỉ có thể là một thông điệp của phe này.

Nhưng theo Patenaude, “nhất định không phải thế, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và nay Đức Phanxicô đang cho ta thấy”. Ông cho rằng Laudato Si sẽ thách thức các ấn tượng của chủ nghĩa duy môi sinh coi chúng như chính nghĩa của phe tả cổ điển.

Đến một mức độ nào đó, thì cuộc tranh luận chính trị về Laudato Si là điều dễ hiểu, vì chính Đức Phanxicô từng cho hay ngài muốn nó có những hệ luận đời thực về chính sách.

Đầu năm nay, ngài nói ngài muốn thấy nó được công bố trước thỏa hiệp được LHQ bảo trợ về Các Mục Tiêu Phát Triển Lâu Dài và trước hội nghị thượng đỉnh của LHQ về thay đổi khí hậu tại Paris vào cuối năm nay.

Theo nguồn tin quen thuộc với văn kiện này trong Giáo Hội, điều mới mẻ vĩ đại là “nó phát xuất từ một vị mục tử luôn nghĩ tới tất cả những ai thuộc về ngài”.

Nguồn vô danh đó cho biết Đức Phanxicô đi tìm “một sinh thái có tính toàn bộ hơn, một sinh thái bao gồm mọi người và toàn diện”.

Trọng điểm là mọi người, từ người hăng say với cây cỏ hay nước uống, tới người bình thường sống tại các khu phố, người làm việc cho các vấn đề thuộc chính sách môi sinh tại New York hay Washington, đều cảm thấy như được “mời gọi hành động”.

Không ai cảm thấy được miễn trừ khỏi phán kết của Đức Giáo Hoàng. “Không ai có thể nói: ‘lương tâm tôi an ổn vì thông điệp có đề cập gì tới tôi đâu’”.

Đối với Patenaude, kết quả chính trị chính yếu của thông điệp có thể là phá nát các kỳ vọng của những ai vốn cho là mình nhờ nó mà chiến thắng. Ông bảo: “nhiều bằng hữu bảo thủ của chúng tôi biết rằng họ bị Laudato Si thách thức. Tôi không nghĩ rằng nhiều người thuộc phía bên kia cho rằng họ bị thách thức, nhưng họ sẽ bị”.

Một trong những người ấy có thể là Thượng Nghị Sĩ Edward J. Markey, Dân Chủ, Tiểu Bang Massachusetts và là đồng chủ tịch tiểu ban Climate Clearinghouse của Thượng Nghị Viện. Hôm thứ hai vừa qua, khi các tường trình về việc bản thảo thông điệp bị rì rỏ xuất hiện trên báo chí, Markey ra một tuyên bố nói rằng các tường trình này phản ảnh điều Đức Phanxicô từng nói trong quá khứ: “rằng chính nhân loại tạo ra việc thay đổi khí hậu, và chúng ta phải hành động để giải quyết việc này”.

Ông viết thêm “tôi mong được đọc trọn bức thông điệp của Đức GH Phanxicô khi nó được chính thức công bố, và hoan nghênh lời kêu gọi hành động này để giải quyết thách thức có tính thế hệ về việc thay đổi khí hậu”.

Ấy thế nhưng với thành tích phò phá thai của Markey, chắc chắn ông ta sẽ không vui bao nhiêu với đoạn 120 của thông điệp, mà nếu đúng như đã được rò rỉ, thì quả quyết rằng việc bảo vệ thiên nhiên không hề biện minh cho việc phá thai.

Như Patenaude nghĩ, văn kiện này chắc chắn “sẽ gây sốc, sẽ gây vui và thách thức” đối với hầu hết mọi người.

Đức Phanxicô chủ trương nền sinh thái nhân bản

Tiến sĩ Thomas D. Williams, chuyên viên nghiên cứu tại Trung Tâm Đạo Đức Học và Văn Hóa của Trường ĐH Notre Dame, nhắc lại câu nói bất hủ của Đức Phanxicô khi quả quyết rằng “bóc lột trái đất” là một trọng tội và nay thông điệp sắp công bố của ngài đang gây ra một thứ “hâm nóng hoàn cầu” cho giới báo chí quốc tế.

Thực thế, người duy môi sinh hoan nghinh văn kiện, hy vọng rằng nó sẽ tạo ra “một sự thay đổi về khuôn thước” trong phương thức của Giáo Hội đối với các vấn đề môi sinh. Hầu như mọi người xem ra đều đánh cuộc rằng Đức Phanxicô sẽ nói một điều gây chấn động địa cầu mà chưa một vị giáo hoàng dám nói trước đây…

Tuy nhiên, giữa những đồ đoán lan tràn như thế, một sự kiện chủ yếu dám bị che đậy: dù Đức Phanxicô là một nhà tranh đấu cho môi sinh, ngài sẽ không bao giờ là người duy môi sinh triệt để cả.

Lý do đơn giản là các giả thiết khởi điểm của ngài liên quan tới nguồn gốc và mục đích của môi sinh hoàn toàn khác với phong trào ấy.

Trong khi người duy môi sinh triệt để bác bỏ quan điểm qui nhân (anthropocentric view) về thế giới, nghĩa là họ không coi con người là yếu tố quan trọng nhất của vũ trụ vật chất, thì người Kitô Giáo nhất thiết phải ủng hộ quan điểm này.

Nói cho cùng, Đức Phanxicô chủ trương một sinh thái được Thánh Kinh soi sáng. Trong buổi yết chung năm 2013, ngài nói: “Khi nói tới môi trường, ý nghĩ của tôi hướng tôi về các trang đầu tiên của Thánh Kinh, Sách Sáng Thế”.

Quan điểm thần học của Đức Phanxicô về môi sinh, hay nền thần học môi sinh (theo-ecology), không phải là chủ nghĩa duy môi sinh đầy tính ý thức hệ kiểu Greenpeace. Nó là sự khai triển tự nhiên của cái hiểu Kitô Giáo về mối tương quan của con người với các thành phần khác của sáng thế.

Sách Sáng Thế dành cho các hữu thể nhân bản một chỗ đứng độc đáo và một vai trò độc đáo trong sáng thế. Hai đoạn đặc biệt mô tả trách vụ mà Thiên Chúa muốn trao cho nhân loại, cả hai đoạn đều có tính chủ yếu trong suy nghĩ của Đức Phanxicô. Đoạn đầu nói tới việc con người thống trị trái đất như sau:

“Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: ‘Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất’” (St 1:28).

Trong cuộc tông du Phi Luật Tân hồi tháng Giêng năm nay, nhắc tới sự thống trị này, Đức Phanxicô nói với giới trẻ: “Con người nam nữ đã được dựng nên giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa và được trao cho quyền thống trị sáng thế. Như những người quản lý công trình sáng tạo của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi biến thế giới này thành thửa vườn tươi đẹp cho gia đình nhân loại”.

Đoạn hai của Sách Sáng Thế viết như sau:

“Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai” (St 2:15).

Về đoạn trên, Đức Phanxicô lên tiếng hỏi “Cày cấy và canh giữ trái đất nghĩa là gì? Chúng ta có đang cày cấy và canh giữ sáng thế không? Hay chúng ta đang bóc lột và bỏ rơi nó? Động từ ‘cày cấy’ nhắc cha nhớ tới việc canh giữ mà nông gia vốn làm để bảo đảm rằng đất đai của ông sẽ có năng xuất và các sản phẩm của ông được chia sẻ”.

Chủ nghĩa môi sinh Kitô Giáo nhất thiết phải có tính qui nhân, vì nó vốn qui thiên (theocentric). Con người không chỉ là một phần của thế giới tạo dựng, mà còn “giống như Thiên Chúa” và được ủy thác tiếp tục công việc của Thiên Chúa trong việc đồng sáng tạo và canh giữ môi sinh. Hoặc như Đức Gioan Phaolô II từng nói, Thiên Chúa kêu gọi con người “như hình ảnh của chính Người để chia sẻ quyền chúa tể thế giới của chính Người”.

Đức Phanxicô liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của môi sinh, coi nó như môi trường sống của con người. Ngày Thế Giới Môi Sinh tháng Sáu vừa qua, ngài nhấn mạnh tới việc phải “cày cấy và canh giữ” môi trường, cho hay: một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa là con người “nuôi dưỡng thế giới một cách có trách nhiệm” biến nó thành một “thửa vườn, một nơi có thể ở được cho mọi người”.

Đối với Đức Phanxicô, môi sinh không quan hệ vì chính nó; nó quan trọng vì nó là nhà của ta, là nhà của con cái ta và con cháu chúng nữa. Nó là tổ ấm của chúng ta.

Với ngài, chủ nghĩa môi sinh nói lên cả việc kính trọng Đấng Hóa Công lẫn tình liên đới nhân bản, giống như việc đặt quá tải lên môi sinh là dấu chỉ sự tự cao tự đại và vị kỷ. Đối với ngài, sinh thái môi trường (environmental ecology) nối kết chặt chẽ với sinh thái nhân bản.

Ngài nhiều lần thách thức mọi người tái suy nghĩ về nền văn hóa vứt bỏ đang thống trị hiện nay và chống lại việc thiếu đạo đức trong kinh tế và tài chánh.

Ngài nói: “tôi muốn mọi người chúng ta nghiêm chỉnh cam kết tôn trọng và che chở sáng thế, chú ý tới mọi người, phản lại nền văn hóa vứt bỏ và (não trạng) sài rồi bỏ, để cổ vũ nền văn hóa liên đới”.

Đức Giáo Hoàng là người mạnh mẽ tin vào chủ nghĩa ngoại thường nhân bản (human exceptionalism), một biểu thức triết lý có nghĩa: sự dị biệt giữa con người với các phần khác trong sáng thế là một dị biệt về chủng loại chứ không phải về mức độ. Nó nói lên sự khác biệt phân rẽ con người thực sự với mọi phần khác của sáng thế, đến nỗi họ không phải chỉ là điểm cao nhất của một thảm liên tục, mà đúng hơn là một bước nhẩy vọt về phẩm.

Chủ nghĩa duy môi sinh triệt để, trái lại, dựa trên giả định rằng chủng người không có chỗ đứng đặc biệt gì trong vũ trụ cả, và không có bất cứ sự trổi vượt nào về yếu tính đối với các chủng loại khác. Ta có chỗ đứng chung với con voi con sên, chung với cây sồi cây gáo như những đồng cư dân trên mặt địa cầu, bình đẳng cả về luân lý lẫn siêu hình. Thậm chí còn hạ đẳng là đàng khác, vì ta vốn nguy hiểm hơn.

Những người tự nhận mình là duy môi sinh triệt để chính thức loại bỏ thế giới quan qui nhân dựa trên Thánh Kinh, và chính thức chủ trương một trong ba phương thức khác: qui sinh (biocentrism), qui môi (eco-centrism) hay sinh thái sâu xa (deep ecology). Tất cả đều không coi con người là trọng tâm của sáng thế, thay thế con người bằng các sinh vật, các hệ thống môi sinh hay các tầng sinh thái (ecosphere).

Cương lĩnh Sinh Thái Sâu Xa, chẳng hạn, cho rằng phúc lợi và sự triển nở của sự sống nhân bản và phi nhân bản trên Mặt Đất có “giá trị ngay trong chính chúng”. Các giá trị này “độc lập trước sự hữu dụng của thế giới phi nhân bản đối với các mục đích nhân bản”.

Cương lĩnh này liên hệ tới việc kiểm soát sinh đẻ, mà gần đây, bị Đức Phanxicô vạch trần là “thuyết Tân Malthus”, vì nó cho rằng việc triển nở của sự sống phi nhân bản đòi phải có việc “giảm thiểu đáng kể dân số nhân bản”.

Tiến sĩ Warren M. Hern thậm chí còn so sánh giống người như một thứ ung thư trên mặt đất, ví việc gia tăng dân số như việc vi trùng ung thư gia tăng khủng khiếp trong thân thể con người, gọi dân số nhân bản là “diễn trình bệnh lý môi sinh độc hại” (malignant ecopathologic process).

Làm sao có thể đặt Đức Phanxicô trong hàng ngũ những người như thế! Với quan điểm dựa vào Thánh Kinh về sáng thế, ngài không thể là người duy môi sinh triệt để. Thành thử, có đủ lý do để quả quyết rằng thông điệp của ngài sẽ không tạo ra bất cứ sự thay đổi nào về khuôn thước, mà chỉ nói lên một liên tục tính, không nói lên bất cứ cuộc cách mạng nào mà chỉ là một khai triển liên tục. Khuôn thước đã có sẵn đó rồi, ở ngay các chương đầu của Sáng Thế Ký.
 
Chính Thống Giáo Nga hoan nghênh nhưng sẽ không nhượng bộ về việc cử hành Lễ Phục Sinh theo lịch chung
Tiền Hô
08:46 17/06/2015
Chính Thống Giáo Nga hoan nghênh nhưng sẽ không nhượng bộ về việc cử hành Lễ Phục Sinh theo lịch chung

Moskva (AsiaNews, 16/06/2015) - Giáo Hội Chính Thống Nga hoan nghênh đề xuất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc cử hành Lễ Phục Sinh chung, tức là tín hữu Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành sẽ mừng ngày lễ này trong cùng một ngày. Nhưng theo tổng linh mục Nikolai Balashov - phó chủ tịch phụ trách quan hệ với các Giáo Hội khác của Tòa Thượng Phụ Moskva, phía Chính Thống Giáo Nga chưa hiểu hoàn toàn bản chất ý tưởng đề xuất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô như các phương tiện truyền thông đã loan tin.

"Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về đề xuất này của giáo hoàng. Nếu Giáo Hội Rôma có ý định từ bỏ việc cử hành Lễ Phục Sinh theo lịch Gregorian (được bắt đầu từ thế kỷ 16), mà quay trở lại lịch cũ (tức lịch Julian), vốn đã từng được các Giáo Hội Phương Đông và Phương Tây thống nhất sử dụng, và cho đến tận nay là Chính Thống Giáo, thì đề xuất này được hoan nghênh chào đón. Tuy nhiên, nếu ý tưởng "về một ngày nào đó cho Lễ Phục Sinh mà không buộc vào ngày trăng tròn đầu tiên sau xuân phân, như đã được Công đồng Nicaea thiết lập cho phương Đông và phương Tây vào năm 325, thì đề xuất này hoàn toàn không thể chấp nhận đối với Giáo Hội Chính Thống. Chúng tôi sẽ chờ đợi quan điểm chính thức của Vatican".

Vị đại diện Chính Thống Giáo Nga thừa nhận rằng Tòa thượng phụ Constantinople và Moskva đang bất đồng về ngày cử hành Lễ Phục Sinh và Hội đồng liên Giáo Hội Chính Thống dự kiến sẽ thảo luận và xem xét lại ngày mừng lễ trọng đại này.

Linh mục Balashov cũng nhận xét rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô "muốn có một bước tiến thực sự về phía trước, tức là về phía Chính Thống Giáo. Đó là một cử chỉ thiện chí. Tuy vậy, cách tiếp cận này có thể sẽ không thành hiện thực khi thay đổi căn bản truyền thống chung của chúng ta, có từ kỷ nguyên đầu của Kitô giáo."

Cũng giống như Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Giáo mừng Lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau kỳ trăng tròn đầu tiên, nhưng lại theo lịch trình khác nhau. Năm nay, Lễ Phục Sinh của Công Giáo được cử hành vào ngày 5 tháng 4, trong khi Chính Thống Giáo là ngày 12 tháng 4. Năm 2017 tới đây, Công Giáo và Chính Thống Giáo sẽ trùng vào ngày 16 tháng 4.

Đề xuất này có vẻ đã không được thảo luận trong cuộc hội kiến hôm 16 tháng 6 tại Vatican giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô với Tổng giám mục Hilarion của Volokolamsk, Chủ tịch phụ trách đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moskva. Theo truyền thông của Giáo Hội Chính Thống Nga, cuộc hội kiến lần này tập trung vào tình trạng các Kitô hữu tại Trung Đông và Bắc Phi, sự phối hợp hành động để bảo vệ các khái niệm truyền thống về gia đình trong xã hội thế tục ngày nay.

Trước khi hội kiến Đức Giáo Hoàng, Tổng giám mục Hilarion đã có một cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Kurt Koch - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất các Kitô hữu.

Tiền Hô
 
Đức Thánh Cha kêu gọi đón nhận Thông điệp mới
Lm. Trần Đức Anh OP
13:29 17/06/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung các tín hữu hành hương sáng ngày 17-6-2015, ĐTC đưa ra 2 lời kêu gọi: đón nhận Thông điệp mới và cứu giúp người tị nạn.

Ngỏ lời với 30 ngàn tín hữu ở Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:

”Như anh chị em đã biết, ngày mai (18-6), sẽ công bố Thông điệp về việc săn sóc ”căn nhà chung” là thiên nhiên. “Căn nhà” này của chúng ta đang bị hư hỏng và điều này gây hại cho tất cả mọi người, nhất là những người nghèo nhất. Vì thế, dựa trên căn bản nghĩa vụ mà Thiên Chúa đã ủy thác cho con người khi Ngài tạo dựng, tôi kêu gọi trách nhiệm ”vun trồng và gìn giữ” ”cái vườn” trong đó Chúa đã đặt con người (Xc St 2,15). Tôi mời gọi tất cả mọi người hãy đón nhận Văn kiện này với tâm hồn rộng mở, Văn kiện này ở trong đường hướng giáo huấn xã hội của Hội Thánh”.

ĐTC cũng nhắc đến Ngày Thế giới người tị nạn sẽ được cử hành vào thứ bẩy, 20-6 tới đây, do LHQ cổ võ. Ngài nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện cho bao nhiêu anh chị em đang tìm nơi tị nạn xa quê hương của họ, họ đang tìm một căn nhà để có thể sống mà không sợ hãi, chúng ta hãy cầu nguyện để họ luôn được tôn trọng trong phẩm giá của họ. Tôi khuyến khích hoạt động của những người đang giúp đỡ người tị nạn và cầu mong cộng đồng quốc tế hành động một cách hòa hợp và hữu hiệu để phòng ngừa những nguyên nhân tạo nên những cuộc cưỡng bách xuất cư. Và tôi mời gọi tất cả anh chị em hãy xin lỗi vì những người và những tổ chức khép cửa đối với những người đang tìm kiếm một gia đình, tìm cách được bảo vệ”.
 
Đức Thánh Cha phê chuẩn các đại biểu Thượng HĐGM 14
Lm. Trần Đức Anh OP
13:32 17/06/2015
VATICAN. ĐTC đã chính thức phê chuẩn thêm danh sách các đại biểu thuộc 36 HĐGM sẽ tham dự Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 14 sẽ tiến hành từ ngày 4 đến 25-10 tới đây tại Roma về gia đình.

2 đại biểu của HĐGM Việt Nam, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, đã được phê chuẩn trong đợt trước đây.

Trong số các vị được phê chuẩn theo danh sách được công bố hôm 16-6-2015, có 4 vị thuộc HĐGM Canada, 4 vị thuộc HĐGM Hoa Kỳ, ngoài ra có các đại biểu thuộc các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản.

ĐTC cũng phê chuẩn danh sách 10 nghị phụ do Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên, trong đó có Cha Adolfo Nicolas, Bề trên Tổng quyền dòng Tên, cha Bruno Cadoré, Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh, Cha Marco Tasca, Bề trên Tổng quyền dòng Phanxicô Viện Tu.

Các vị Thủ lãnh các cơ quan trung ương Tòa Thánh cũng như các vị thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, đương nhiên là nghị phụ tham dự Thượng HĐGM thế giới sắp tới. Trong thời gian tới đây, Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM sẽ công bố danh sách các nghị phụ do ĐTC đích thân bổ nhiệm.

Trong Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt từ ngày 5 đến 19-10-2014 có 253 tham dự viên. (SD 16-6-2015)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến chung 30 ngàn tín hữu hành hương
Lm. Trần Đức Anh OP
13:32 17/06/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung gần 30 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư, 17-6-2015, ĐTC đã trình bày về thái độ các tín hữu Kitô đứng trước những tang tóc trong gia đình.

Trong số các tín hữu hiện diện, đặc biệt có một đoàn hành hương từ Việt Nam gồm gần 50 người do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, GM Phó giáo phận Xuân Lộc, hướng dẫn.

Mở đầu buổi tiếp kiến, như thường lệ, mọi người đã nghe đọc đoạn sách thánh ngắn bằng 6 thứ tiếng, trích từ Tin Mừng theo thánh Luca về phép lạ Chúa làm cho con trai bà góa thành Naim được sống lại. Trong bài huấn dụ tiếp đó, ĐTC đã nói về đề tài: tang chế trong gia đình. đây là bài thứ 19 trong loạt bài về gia đình, để chuẩn bị cho Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 14 vào tháng 10 năm nay về ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và xã hội.

Huấn dụ của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Trong tiến trình huấn giáo về gia đình, hôm nay, chúng ta lấy hứng trực tiếp từ giai thoại được thánh sử Luca kể lại trong Tin Mừng (Xc Lc 7,11). Đó là một cảnh tượng rất cảm động, tỏ cho chúng ta thấy lòng cảm thương của Chúa Giêsu đối với người đau khổ - trong trường hợp này là một bà góa bị mất đứa con trai duy nhất - và giai thoại cũng cho chúng ta quyền năng của Chúa Giêsu trên sự chết.

Sự chết là một kinh nghiệm xảy ra cho mọi gia đình, không trừ một ai. Nó là thành phần của cuộc sống, tuy nhiên khi nó đụng chạm đến tình thương gia đình, chúng ta thấy cái chết không bao giờ là điều tự nhiên. Đối với các cha mẹ, chứng kiến cảnh con cái mình chết, thực là một điều xé lòng, nó đi ngược với bản tính sơ đẳng nhất của các quan hệ mang lại ý nghĩa cho chính gia đình. Sự mất mát một người con, nam hay nữ, giống như thể thời gian dừng lại: một vực thẳm mở ra nuốt chửng quá khứ và cả tương lai nữa. Cái chết cướp mất người con nhỏ hoặc còn trẻ, là một cái tát đối với những lời hứa, những ân huệ và hy sinh yêu thương đã được mang lại cho cuộc sống mà chúng ta đã làm nảy sinh. Toàn thể gia đình như thể bị tê liệt, nói không nên lời. Và một cái gì tương tự cũng xảy ra cho một em bé trở nên cô độc vì cha hoặc mẹ em hay cả cha lẫn mẹ qua đời. Cảm tưởng trống rỗng bị bỏ rơi xâm chiếm em bé, và càng gây lo âu hơn vì em chưa có đủ kinh nghiệm để mang lại một danh xưng cho điều đã xảy ra.

ĐTC nhận xét rằng: Trong những trường hợp như thế, cái chết giống như một lỗ hổng đen mở ra trong cuộc sống của các gia đình mà chúng ta không biết giải thích ra sao. Nhiều khi người ta đi đến độ đổ lỗi cho Thiên Chúa.

Nhưng cái chết thể lý cũng có ”Những đồng lõa” tệ hại hơn chính cái chết, đó là oán thù, ghen ghét, kiêu ngạo, hà tiện, tóm lại đó là tội lỗi của thế gian hoạt động cho cái chết, và làm cho nó càng đau đớn và bất công. Những tình cảm gia đình như thể là nạn nhân tiền định và bất lực trước quyền năng hỗ trợ cho cái chết, tháp tùng lịch sử con người. Chúng ta hãy nghĩ đến sự ”bình thường” vô lý, qua đó tại một số nơi và trong một số lúc, các biến cố mang thêm kinh hoàng cho cái chết, chúng do oán thù hoặc dửng dưng lãnh đạm của những người khác gây ra. Xin Chúa đừng để chúng ta trở nên quen thuộc với những điều ấy!

ĐTC nhận xét rằng: ”Trong dân Chúa, với ơn cảm thương được ban trong Chúa Giêsu, bao nhiêu gia đình đã chứng tỏ qua hành động rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng. Bao nhiêu lần những gia đình chịu tang tóc, kể cả những cái tang kinh khủng, đã tìm được sức mạnh bảo tồn đức tin và tình thương liên kết họ với những người họ thương mến, niềm tin ấy ngăn cản không cho cái chết tước đoạt tất cả. Cần phải đương đầu với sự đen tối của cái chết bằng một hoạt động yêu thương nồng nhiệt hơn. ”Lạy Thiên Chúa của con, xin chiếu sáng những bóng đêm của con!”, đó là lời khẩn nguyện trong phụng vụ lúc chiều tối. Trong ánh sáng sự phục sinh của Chúa, là Đấng không bỏ rơi một ai trong những người mà Chúa Cha đã trao phó, chúng ta có thể tước bỏ ”ngòi độc” của sự chết, như thánh Phaolô Tông Đồ đã nói (1 Cr 15,55); chúng ta có thể ngăn cản không để cái chết làm cho cuộc sống của chúng ta bị nhiễm độc, làm cho những tình cảm thương mến cảu chúng ta trở nên hư vô, khiến chúng ta rơi vào sự trống rỗng đen tối nhất.

Trong niềm tin đó, chúng ta có thể an ủi nhau, vì biết rằng Chúa đã chiến thắng sự chết một lần cho tất cả. Những người thân yêu của chúng ta không biến mất trong bóng đen của hư vô: niềm hy vọng cam đoan với chúng ta rằng những người thân yêu của chúng ta đang ở trong bàn tay nhân lành và mạnh mẽ của Thiên Chúa. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Vì thế, hành trình của chúng ta làm tăng trưởng tình thương, làm cho nó vững mạnh hơn, và tình thương sẽ giữ gìn chúng ta cho đến ngày mà mọi nước mắt sẽ được lau khô, chẳng còn tang tóc, than vãn hoặc cơ cực nữa” (Kh 21,4). Nếu chúng ta để cho niềm tin ấy nâng đỡ, thì kinh nghiệm về tang tóc có thể sinh ra một tình liên đới mạnh mẽ hơn của những liên hệ gia đình, một tình huynh đệ mới với những gia đình sinh ra và tái sinh trong niềm hy vọng.

Niềm tin ấy bảo vệ chúng ta khỏi quan niệm hư vô về cái chết, cũng như khỏi những an ủi giả tạo của trần thế, đến độ chân lý Kitô ”không có nguy cơ bị pha trộn với những huyền thoại thuộc nhiều loại khác nhau”, chiều theo những nghi thức mê tín, cổ xưa hoặc hiện đại” (Biển Đức 16,Angelus 2-11-2008).

Và ĐTC kết luận rằng: ”Ngày nay các vị mục tử và mọi tín hữu Kitô cần biểu lộ một cách cụ thể hơn ý nghĩa của niềm tin đối với kinh nghiệm gia đình về tang tóc. Không được phủ nhận quyền khóc thương: cả Chúa Giêsu cũng đã bật khóc và xao xuyến sâu xa trong lòng vì cái tang lớn của một gia đình mà Ngài yêu mến (Ga 11,33-37). Đúng hơn, chúng ta có thể kín múc từ chứng tá đơn sơ và mạnh mẽ của bao nhiều gia đình đã biết đón nhận, trong tiến trình rất cam go của cái chết, cả tiến trình chắc chắn của Chúa, đã chịu đóng đanh và sống lại, với lời hứa không thể hồi lại của Ngài sẽ sống lại từ cõi chết. Công việc tình thương của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn công việc của cái chết. Và chúng ta phải trở thành những ngừơi cộng tác chuyên cần với tình thương ấy, qua niềm tin của chúng ta!”

Sau bài huấn giáo trên đây bằng tiếng Ý, như thường lệ, các LM và giám chức của Tòa Thánh đã tóm lược giáo huấn của ĐTC bằng cách thứ tiếng Pháp, Arập, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha, Ba Lan, cùng với lời chào của ĐTC. Ngài cũng đặc biệt chào các tín hữu đến từ Việt Nam.
 
Án tuyên chân phước tử đạo Campuchia đã được bắt đầu ở cấp giáo phận
Tiền Hô
21:03 17/06/2015
Phnom Penh (Agenzia Fides, 17/06/2015) - Giáo Hội tại Campuchia đã chính thức bắt đầu giai đoạn cấp giáo phận trong tiến trình tuyên chân phước cho 35 vị tử đạo là nạn nhân của chế độ Pol Pot - Khmer Đỏ. Họ là
những người Campuchia bản xứ, người Việt và người Pháp bị bách hại từ năm 1970 đến 1977.

Linh mục Gustavo Adrian Benitez, PIME, Giám đốc quốc gia của Hội Thừa Sai Giáo Hoàng (Pontifical Missionary Societies) tại Hội Đồng Giám Mục Lào và Campuchia cho biết: "Chúng tôi đang thu thập tài liệu về vị giám mục người Campuchia Joseph Chhmar Salas và 34 vị khác, bao gồm các linh mục, giáo dân, giáo lý viên, các nhà truyền giáo, trong đó có một số thành viên của Hội Thừa Sai Paris (MEP)".

Lễ khai mạc tiến trình đã được cử hành vào đầu tháng 5 tại Tangkok - một ngôi làng ở tỉnh Kompong Thom, do Đức Giám Mục Olivier Schmitthaeusler MEP, Đại Diện Tông Tòa Phnom Penh chủ sự, với sự hiện diện của nhiều tín hữu, linh mục, tu sĩ, nhà truyền giáo, đại diện cho toàn thể Giáo Hội tại Campuchia.

"Khi giai đoạn này được bắt đầu, một ủy ban đã được thành lập, có nhiệm vụ thu thập tất cả các bằng chứng về cái chết của 35 người này, một số người bị giết chết, những người còn lại thì bị bỏ đói và kiệt sức", Cha Benitez cho biết.

"Tiến trình này được mở ra mang tính chất lịch sử, bởi vì nó sẽ giúp tín hữu Campuchia tái xây dựng căn tính lịch sử và nguồn gốc của mình; nhưng cũng mang một giá trị tinh thần quan trọng: Đó là Giáo Hội tại Campuchia đã bắt đầu được sống và phát triển".

"Nhìn lại tình hình của Giáo Hội tại Campuchia trước, trong và sau chế độ Pol Pot - Khmer Đỏ, người ta có thể chắc chắn một điều rằng một số Kitô hữu đã dũng cảm tử đạo để giữ cho ánh sáng đức tin được sống", vị linh mục giám đốc nói.

Khi giai đoạn cấp giáo phận được hoàn tất thì các tài liệu sẽ được gửi đến Bộ Tuyên Thánh của Vatican, nơi sẽ xử lý giai đoạn thứ hai.
 
Top Stories
Cambodge: L’Eglise du Cambodge ouvre le procès en béatification de 35 martyrs morts sous Pol Pot
Eglises d'Asie
09:05 17/06/2015
Alors que le pape François vient de signer le décret ouvrant la voie à la béatification de 17 martyrs de l’Eglise du Laos, les responsables de l’Eglise catholique au Cambodge lancent le processus qui devrait aboutir à la béatification de 35 martyrs, exécutés ou morts de faim et d’épuisement sous le régime de Pol Pot et des Khmers rouges, au pouvoir entre 1975 et 1979. Si la démarche aboutit, ce sera une première pour le Cambodge, pays qui, à ce jour, ne compte pas de bienheureux et de saints reconnus par l’Eglise.

Pour Mgr Olivier Schmitthaeusler, 44 ans, vicaire apostolique de Phnom Penh, et les évêques des deux autres circonscriptions ecclésiastiques du Cambodge, c’est l’aboutissement d’une démarche entreprise il y a quinze ans, lorsqu’en l’an 2000, en réponse à l’appel du pape Jean-Paul II de faire mémoire des martyrs et de tous ceux qui avaient souffert pour leur foi au cours du XXe siècle (1), un mémorial dédié aux martyrs du Cambodge avait été inauguré à Taing Kauk (Tang Kok), bourgade rurale chère au cœur de la petite communauté des chrétiens de ce pays.

Le site de Taing Kauk avait été choisi parce que c’est là qu’ont vécu sous le régime communiste des chrétiens de Phnom Penh, de Battambang et de Kompong Thom. C’est là que Mgr Joseph Chhmar Salas, le premier évêque cambodgien, a été déporté avec ses parents et proches et est mort de maladie et de faim en 1977, dans une pagode transformée en hôpital, à la lisière des trois diocèses de Phnom Penh, Battabamg et Kompong Cham. C’est là que la croix pectorale de Mgr Salas avait été cachée sous un nid de poule avant d’être transportée à Phnom Penh en 1979 et transmise à Mgr Emile Destombes, coadjuteur de l’évêque de Phnom Penh, lors de son ordination épiscopale en 1997.

C’est donc à Taing Kauk que le vicaire apostolique de Phnom Penh, aux côtés de Mgr Antonysamy Surairaj, préfet apostolique de Kompong Cham, et de Mgr Enrique Figaredo, préfet apostolique de Battambang, se sont rendus le 1er mai dernier pour ouvrir officiellement la phase diocésaine du procès en béatification de 35 martyrs. Mille quatre cents fidèles des trois diocèses de l’Eglise du Cambodge étaient réunis avec eux, signifiant par leur nombre l’importance que revêt pour eux cette démarche.

A Eglises d’Asie, Mgr Schmitthaeusler explique que l’ouverture de la phase diocésaine du procès en béatification est en soi un aboutissement. « Pour une Eglise petite comme la nôtre et pauvre en moyens humains et matériels, un tel processus est complexe », précise-t-il, non sans ajouter que cela fait des années que, dans ce pays très jeune où la majorité de la population n’a pas connu le régime khmer rouge, le témoignage donné par les martyrs est transmis aux jeunes catéchumènes et aux jeunes baptisés.

Concrètement, c’est grâce au travail mené par Mgr Yves Ramousse, 87 ans, vicaire apostolique de Phnom Penh de 1962 à 1976 puis de 1992 à 2001, qu’une liste de 35 noms a pu être établie. Outre Mgr Joseph Chhmar Salas (1937-1977), des prêtres – dont cinq pères des Missions Etrangères de Paris –, des religieux et religieuses ainsi que des laïcs y figurent. Trois nationalités sont représentées: Cambodge, Vietnam et France.

L’actuel vicaire apostolique de Phnom Penh ajoute avoir envoyé un prêtre des Missions Etrangères de Thaïlande, en mission à Phnom Penh, étudier le droit canonique à Rome en 2012; ce missionnaire, le P. Paul Chatsirey Roeung, est le postulateur de la cause et suivra le dossier lorsque celui-ci sera transmis à la Congrégation pour les causes des saints, au Vatican.

Le 1er mai dernier, à Taing Kauk, Mgr Schmitthaeusler a expliqué aux catholiques rassemblés que toute cette démarche prendra très certainement des années avant d’aboutir, tant la compilation des documents relatifs aux 35 martyrs est difficile étant donné le contexte extrême où ils ont trouvé la mort. Mais il ne cache pas avoir été conforté par l’attention témoigné par le pape François envers cette cause. C’était lors des Journées asiatiques de la jeunesse en Corée du Sud; le 15 août dernier, lors d’une rencontre avec la jeunesse catholique d’Asie, le pape avait explicitement encouragé l’Eglise du Cambodge à avancer dans cette cause et avait demandé au cardinal Angelo Amato, préfet de la Congrégation pour les causes des saints, de soutenir Mgr Schmitthaeusler dans ce travail.

A propos de ces martyrs, dans son homélie du 1er mai dernier, Mgr Schmitthaeusler déclarait: « En lisant (…) la liste de nos présumés martyrs, c’est le peuple de Dieu dans sa diversité que nous avons rencontrés. Pasteurs et serviteurs, évêques, prêtres, religieux et religieuses avec leurs frères et sœurs chrétiens ont donné ce qu’ils avaient de plus précieux: leur vie.

Pol Pot et les Khmers rouges ont pris leur biens, leur terre, leur métier, leurs églises, leurs écoles, leurs monastères. Mais pas leur vie éclairée par la foi et l’amour reçus le jour de leur baptême ! Oui, c’est ce peuple de vivant que nous célébrons aujourd’hui. C’est de ce peuple dont nous faisons partis. »

Dans une société à 95 % bouddhiste, la petite communauté catholique (autour de 22 000 fidèles) poursuit son chemin de renaissance après avoir été presque totalement anéantie par les persécutions des Khmers rouges et la guerre civile jusqu’en 1990. (eda/ra)

(1) Le pape Jean-Paul II avait souhaité que la mémoire des martyrs et de tous ceux qui ont souffert pour la foi soit un des axes majeurs du grand Jubilé de l’an 2000: « Il ne faut pas oublier leur témoignage (...). [Le XXe siècle] a connu de très nombreux martyrs, surtout à cause du nazisme, du communisme et des luttes raciales ou tribales. Des personnes de toutes les couches sociales ont souffert en raison de la foi, payant de leur sang leur adhésion au Christ et à l’Eglise ou affrontant avec courage d’interminables années de prison et d’autres privations de tout genre, parce qu’elles ne voulaient pas céder à une idéologie qui s’était transformée en un régime de dictature impitoyable. »

(Source: Eglises d'Asie, le 17 juin 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Hóc Môn: Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm mừng bổn mạng
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
09:26 17/06/2015
Giáo hạt Hóc Môn: Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm mừng bổn mạng

Mừng kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu (GĐPTTTCG) và cũng là ngày thế giới xin ơn thánh hóa các linh mục. Vào lúc 9h30 sáng thứ Tư ngày 17 tháng 6 năm 2015, GĐPTTTCG hạt Hóc Môn đã long trọng tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho quý Cha Linh hướng, quý ân nhân cùng toàn thể đoàn viên tại Thánh đường giáo xứ (Gx) Tân Đông, Hóc Môn.

Xem Hình

Thánh lễ đồng tế do Cha Giuse Phạm Quốc Tuấn, Chánh xứ kiêm linh hướng xứ đoàn (Xđ) chủ tế. Cùng đồng tế có Cha phụ tá Gx Bạch Đằng Giuse Maria Nguyễn Văn Tỵ. Cùng tham dự có các anh trong Ban chấp hành (BCH) GĐPTTTCG TGP/Tp HCM, Hội đồng Mục Vụ Gx Tân Đông, các BCH GĐPTTTCG và đoàn viên đến từ 14 Xđ trong hạt, ước tính khoảng 350 người.

Trước Thánh lễ, các Xđ với cờ đoàn dẫn đầu đã cung nghinh rước tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu chung quanh khuôn viên Thánh đường. Đoàn rước đã tiến vào nhà thờ trong tiếng đàn hát trang nghiêm của Ca đoàn Thánh Tâm Gx Nam Hưng. Sau khi ổn định vị trí, cộng đoàn đã quỳ gối cùng nhau dâng lời kinh sốt mến Đền Tạ Trái Tim Chúa Giêsu.

Mở đầu Thánh lễ, cha Giuse chủ tế đã thông báo cha Vinh Sơn Tổng linh hướng (TLH), cha Hạt trưởng cùng quý cha Linh hướng không thể tham dự Thánh lễ vì bận công việc mục vụ của hạt. Đồng thời chào mừng các Xđ đã về tham dự Thánh lễ bổn mạng GĐPTTTCG giáo hạt trong năm thánh của Gx.

Trong bài giảng, ngài cũng chia sẻ trái tim là biểu hiện của tình yêu. Tình yêu thì ai cũng có, cũng từng trải nghiệm nhưng yêu như Chúa yêu mới là Tình Yêu tuyệt đối. Kính thờ Trái Tim Chúa là kính nhớ Tình Thương vô biên của Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Thánh Tâm Chúa đã chịu lưỡi đòng đâm thâu để những giọt Nước và Máu cuối cùng chảy ra làm phát sinh Hội Thánh.

Đây là bài học về Tình Yêu vô cùng to lớn: bài học dạy các Ki-tô hữu phải luôn luôn yêu thương giúp đỡ nhau. Mỗi đoàn viên GĐPTTTCG đều đã hiểu phạt tạ là gì và cần phải đền tạ những sai sót lỗi lầm mà con người đã xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa mỗi ngày. Biết sống gắn kết, yêu thương, tha thứ cho nhau. Biết đáp trả tình thương hải hà mà Thánh Tâm Chúa đã dành cho con người bằng sự nhiệt tâm sống bác ái, nhiệt thành tuân giữ giới luật Chúa.

Trong lời cầu nguyện trước khi tiến dâng lễ vật, đại diện các Xđ đã dâng lời cầu xin Chúa thương thánh hóa Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục và các linh mục trong Hội Thánh. Cách riêng cho Cha TLH, Cha Chánh xứ và quí Cha linh hướng luôn tràn đầy hồng ân và xứng đáng làm môn đệ Chúa giữa muôn dân. Xin cho anh chị em đang tìm hiểu GĐPTTTCG cùng nhau đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa Tình Yêu trong đại GĐPTTTCG. Các đoàn viên luôn biết vâng nghe, và sống theo gương Chúa là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng.

Sau khi rước Mình Thánh Chúa vào lòng, cộng đoàn đã dâng lời kinh cầu cho các Linh Mục trước khi nhận phép lành toàn xá từ tay Cha chủ tế. Kết thúc, anh Trưởng BCH Giáo hạt đã có lời cám ơn quý Cha, quý khách và cộng đoàn đã đến tham dự Thánh lễ, đồng thời kính mời quý Cha, quý khách lưu lại hội trường dự tiệc mừng cùng GĐPTTTCG giáo hạt.
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ Thánh Tâm Chúa 2015.
Nguyễn An Quý
16:45 17/06/2015
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ Thánh Tâm Chúa 2015.

SEATTLE.Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle năm nay long trọng mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa với chương trình tĩnh tâm mang chủ đề: "Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch lòng thương xót ". Chương trình tĩnh tâm được diễn ra từ chiều thứ sáu ngày 12 tháng 6, chính ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa, suốt ngày thứ bảy 13 tháng 6 và kết thúc vào sáng Chúa Nhật 14 tháng 6 bằng thánh lễ tạ ơn mà đoàn LMTT mừng trọng thể lễ Kính Thánh Tâm Chúa. Với chủ đề: "Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch lòng thương xót" do vậy những ngày tĩnh tâm không chỉ dành riêng cho gia đình đoàn Liên Minh Thánh Tâm mà còn mang lại lợi ích thiêng liêng, thiết thực chung cho mọi người để suy niệm và tìm hiểu sâu rộng về Trái Tim nhân hậu của Chúa đối với con người nên mọi thành phần trong giáo xứ đã tham dự rất đông đảo.

Xem Hình

Linh mục Nguyễn Văn Khải vốn được nhiều người mộ mến nên khi giáo dân biết cuộc tĩnh tâm do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuyết giảng, bởi vậy những ngày tĩnh tâm giáo dân đã tham dự khá đông đảo. Thánh lễ khai mạc buổi tĩnh tâm được cử hành lúc 6 giờ chiều thứ sáu ngày 1 2 tháng 6. Dù ngày thường, nhưng giáo dân tham dự đầy kín cả các ghế ngồi trong nhà thờ.

Sau thánh lễ kinh Thánh Tâm Chúa, toàn thể giáo dân được nghỉ ngơi, dùng cà phê, bánh ngọt, nước trà và hàn huyên trò chuyện vui vẻ với tất cả tâm tình của một gia đình giáo xứ. Đúng 7:30 vị MC mời gọi: kính thưa quý ông bà anh chị em, bây giờ là 7:30 kính mời quý vị trở vào nhà thờ để cuộc tĩnh tâm được bắt đầu. Chỉ trong chốc lát, mọi ngươì đã vào đầy kín các ghế ngồi. Linh mục Nguyễn Văn Khải bắt đầu cuộc tĩnh tâm với bài khai tâm: "Thánh Tâm Chúa là nguồn mạch lòng thương xót ", ngài phân tích và giảng giải về Trái Tim nhân hậu của Chúa đã đổ hết máu mình ra vì yêu thương con người. Suốt hơn 1 tiềng đồng hồ với cách trình bày của ngài khá sống động, vui tươi mang tính thuyết phục nên mọi người đã để hết tâm trí nghe ngài thuyết giảng trong tư thế yên lặng để lắng nghe.

Với nét mặt khá tự nhiên của ngài, thỉnh thoảng ngài giải thích những câu nói về Lời Chúa theo lối dí dỏm của ngài đã tạo nên những trận cười kéo dài thật thoải mái. Cái lạ của giờ tĩnh tâm là hình như qua mau quá vì lối thuyét giảng khá hấp dẫn của ngài nên khi ngài báo: Thưa cả nhà đến đây hết giờ. Lập tức tiếng vọng nổi lên ồn ào: cha nói thêm nữa đi...Phần tĩnh tâm tối thứ bảy chấm dứt lúc 9 giờ tối, cha Khải chúc lành cho mọi người ra về. Vị đại diện của ban tổ chức tĩnh tâm thông báo mời gọi cộng đoàn ngày mai đến tham dự từ 10 giờ sáng.

Thứ bảy 13 tháng 6. Thánh lễ Kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ được bắt đầu lúc 10:30. Cha Nguyễn Văn Khải chủ tế thánh lễ. Khá đông đảo giáo dân tham dự vào khoảng hơn 600 người. Trong thánh lễ cha Khải đã chia sẻ lời Chúa mà mọi người nghe đều thích thú qua phần giảng giải rất sống động theo lối trình bày của ngài. Ngài nhấn mạnh và mời gọi giáo dân hãy Tôn Sùng Mẫu Tâm Mẹ. Sau thánh lễ kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ là giờ chầu Thánh Thể được cử hành trọng thể do cha giảng phòng chủ sự.

Giờ chầu kéo dài 45 phút với phần suy niệm về nguồn mạch lòng thương xót của Thánh Tâm Chúa đã đưa mọi nguời hiện diện cùng cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của Thánh Tâm Chúa Giêsu đối với con người. Giờ chầu kết thúc vào khoảng hơn 12 giờ trưa. Vị đại diện Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thông báo: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, bây gìờ là giờ nghỉ trưa, kính mời quý vị dùng cơm trưa tại hội quán giáo xứ và đúng 1giờ 30 xin quý vị trở lại nhà thờ để tiếp tục chương trình tĩnh tâm. Ban phụ trách ẩm thực đã sẵn sàng tất cả những món ăn ngon lành cho mọi người dùng một cách thoải mái. Niềm vui được thể hiện trong khung cảnh đầm ấm của một gia đình giáo xứ, mọi người vui vẻ ăn uống trò chuyện một cách thân mật, từng nhóm, từng cụm năm ba người bao vây trò chuyện với linh mục Nguyễn Văn Khải một cách thân mật.

Đúng 1:30 vị đại diện ban tổ chức thông báo và mời gọi giáo dân vào nhà thờ, chỉ trong chốc lát không khí yên tĩnh trở lại trong ngôi thánh đường trang nghiêm để lắng nghe cha giảng phòng tiếp tục thuyết giảng. Từ 1:30 đến 3:30 cha Khải đã trình bày liên tiếp hai đề tài: Thánh Tâm Chúa thương xót và cứu giúp - Thánh Tâm Chúa tha thứ và chữa lành. Qua hai đề tài này suốt 2 tiếng đồng hồ, ngài đã đưa mọi người cùng suy niệm về mầu nhiệm của sự sâu thẳm lòng nhân hậu của Thánh Tâm Chúa một cách sinh động, khiến mọi nguơì chăm chú lắng nghe không cảm thấy mệt mỏi, thỉnh thoảng ngài nói những câu dí dỏm khiến mọi người hiện diện cùng cười rộ lên một cách thích thú. Ngài nhấn mạnh về lòng nhân hậu của Chúa đã bày tỏ khi Chúa Giêsu mạc khải cho thánh nữ maria Magarita Alacoque: "Thánh Tâm Ta yêu thương con người đến nổi không thể giam hảm trong Ta những ngọn lửa tình yêu rực cháy, mà Ta phải chia sẻ những ngọn lửa tình yêu ấy tràn tề trên mọi người".

Từ 4 giờ đến 5 giờ 30 chiều, đề tài khá phong phú được nới rộng ngoài chủ đề trong chương trình tĩnh tâm, đó là: "Vai trò người Công Giáo Việt Nam hải ngoại đối với Quê hương và Giáo Hội Việt Nam". Số giáo dân tham dự giờ này khá đông đảo, các ghế ngồi trong nhà thờ đều đầy kín. Suốt 1 tiếng rưỡi đồng hồ, ngài đã phân tích hết sức cụ thể để chứng minh cho lời mở đầu phần thuyết giảng, ngài nói: Quý ông bà và anh chị em đang ở hải ngoại là những tinh hoa của Giáo Hội Việt Nam, là tinh hoa của đất nước Việt Nam.

Ngài lần lượt chứng minh những thành phần tinh hoa của miền Bắc khi di cư vào Nam năm 1954, rồi từ năm 1975 những người chạy trốn chế độ cọng sản cũng là những thành phần tinh tinh hoa của Giáo Hội cũng như của đất nước. Do vậy, ngài nhấn mạnh người Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại là thành phần tin hoa của Giáo Hội cũng như của đất nước Việt Nam, nên phải có những bổn phận chính như sau: 1. Góp phần xoa dịu nổi đau của những ngươì nghèo khó, những người bị áp bức, bị loại trừ tại quê nhà.- 2 Góp phần khôi phục cơ sở vật chất cho Giáo Hội quê nhà- 3. Góp phần thăng tiến cho văn hoá dân tộc. - 4. Góp phần thăng tiến đạo đức cho dân tộc Việt Nam.- 5. Tham gia hổ trợ cho tiến trình dân chủ hoá, quá trình giải thoát dân tộc khỏi đại hoạ cộng sản, mưu tìm công lý và sự thật cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Ngài nhấn mạnh và mời gọi giáo dân tham gia cổ vũ việc làm chính trị, trong phần này ngài đã dẫn chứng tài liệu Giáo huấn của Giáo Hội nói về trách nhiệm của giáo dân trong việc tham gia chính trị để góp phần vào công việc mang lại công lý xây dựng xã hội lành mạnh, đó là sứ vụ loan báo báo tin mừng khin bênh đỡ kẻ bị áp bức, bênh đỡ kẻ nghèo khó.

Tối thứ bảy từ 7:30 PM đến 9 giờ, đề tài thuyết giảng kết thúc chương trình tĩnh tâm là đề tài: Thánh Tâm Chúa và gia đình Công Giáo. Hơn 1 tiếng đồng hồ, ngài phân tích về những lợi ích và ân sủng cho những gia đình thờ tượng Thánh Tâm Chúa. Ngài nói: Gia dình chúng ta khó nhọc. Chúa bảo chúng ta hãy đến cùng Chúa chứ đừng đến với những đam mê vật chất, đừng đến với ma quỷ như ma tuý ma men, chỉ đến với Chúa chứ đừng không đến với người nào khác. Mỗi gia đình hãy đặt tượng Thánh Tâm Chúa ở vị trí quan trọng nhất trong nhà. Ngài giới thiệu về 12 điều Chúa hứa khi Chúa hiện ra với thánh Maria Margarita Alacoque. Với lối thuyết giảng khá súc tích và sống động nên khi ngài nói đến đây hết giờ thì có tiếng nhao lên: xin cha nói tiếp và tiếng vỗ tay kéo dài với sự luyến tiếc, có người thốt lên: sao mau hết giờ thế?

Ngày Chúa Nhật, bế mạc chương trình tĩnh tâm với thánh lễ đồng tế được cử hành trọng thể lúc 9:30 am do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa bổn mạng của Đoàn. Chủ tế thánh lễ do linh mục chánh xứ cũng là tuyên uý của Đoàn, cùng đồng tế có linh mục Nguyễn Sơn Miên, linh mục Nguyẽn Văn Khải và cha khách cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Cha Khải phụ trách giảng lễ với bài giảng khá súc tích, tương đối ngắn gọn nhưng đã thu hút giáo dân nghe một cách chăm chú, nhất là mọi ngươì đều lấy làm tiếc khi nghe ngài báo thưa quý vị đã hết giờ. Amen.

Thánh lễ kết thúc lúc 1giờ 45 phút sau lơì cám ơn của cha chánh xứ. Anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng với cha Khải hàn huyên từ giả với bữa ăn trưa đơn sơ tại quán ăn giáo xứ và sau đó chia tay nhau trong sự bùi ngùi luyến tiếc những ngày trôi qua quá nhanh. Những giờ tĩnh tâm do cha Khải thuyết giảng đã mang lại cho giáo xứ niềm tin sống động và nhiều ân ích lạ thường qua những đề tài được gói ghém trong chủ đề: "Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch lòng thương xót". Mọi ngươì đều mong muốn được cha Khải trở lại giảng tĩnh tâm tại giáo xứ trong một ngày gần đây.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tạo Vật - Thụ Tạo
Lm. Stephanô Huỳnh Trụ
08:55 17/06/2015
TẠO VẬT - THỤ TẠO

Tôi thấy trên mạng có người đặt câu hỏi “tại sao ngày nay người ta hiểu “tạo vật” như là những vật được dựng lên, mà không phải là nghĩa “Đấng Tạo Hoá?” Người ta trả lời: “ Từ ‘tạo vật’ bị dùng sai, có lẽ do cách dùng sai trong tôn giáo”.

Nghe họ trả lời như thế, tôi cảm thấy rất buồn. Thật vậy, nhiều chỗ trong phụng vụ của Giáo Hội cũng dùng thuật từ “tạo vật” để chỉ con người hãy những vật được Chúa dựng nên. Có người thấy vậy lại giải thích: “Tạo vật” trước đây có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nay có nghĩa là “loài thụ tạo”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của hai thuật từ “tạo vật” và “thụ tạo”.

1. Nghĩa chữ tạo, thụ và vật:

1.1. Tạo: có mấy chữ Hán này là 造, 皂, 艁, 皁, 唣, 唕. Trong từ tạo vật là chữ造, chữ này có bộ xước (nghĩa là đi) và chữ cáo告 (nói cho người khác biết), cho nên nghĩa nguyên thuỷ của chữ tạo là làm việc thành công.

Chữ 造có nhiều nghĩa. (đt.) (1) Làm cho từ không có trở thành có và tồn tại. (2) Chế tác: Tu tạo. (3) Kiến thiết: Tạo phúc nhất phương (Kiến thiết phúc cho cả một phương). (4) Phát minh: Sai Luân tạo chỉ (ông Sai Luân chế tạo ra giấy trước nhất). (5) Sinh ra. (6) Làm ra. (7) Bịa đặt: Tạo dao sinh sự (bịa đặt ra lời nói phao để sinh sự). (8) Đi về phía trước. (9) Đến: Tạo phủ (tới hầu ngài). (10) Bồi dưỡng. (11) Thành tựu. (dt.) (12) Niên đại. (13) Tên tế tự. (14) Giờ, ngày, tháng, năm sinh của một người theo bói toán gọi là tạo. (15) Thăm hỏi. (16) Thời đại: Mạt tạo (đời cuối, cuối mùa). (17) Hai bên tố tụng: Lưỡng tạo (cả hai bên). (18) Mùa gặt: Nhất niên tam tạo (một năm ba mùa). (19) Họ Tạo. (20) May mắn. (21) Nhà bếp. (22) Tên tước hiệu. (pht.) (23) Vội vã: Tạo thứ (vội vàng). (24) Bắt đầu.

1.2. Thụ: Có những chữ Hán này: 樹,受,授,綬,裋,售,竪, trong trường hợp này là chữ 受, có nghĩa: (đt.) (1) Sử dụng: Hưởng thụ. (2) Tiếp nhận: Thụ lễ. (3) Được / thích hợp. (4) Bị : Thụ phê bình (bị phê bình). (5) Chịu cái dở: Thụ phạt (bị phạt). (6) Ráng chịu. (7) Thu mua. (8) Thu hồi. (9) Chứa đựng: Tiêu thụ (Hưởng dùng). (10) Tiếp thu. (pht.) (11) Hợp với giác quan: Thụ thính.

1.3. Vật: có ba chữ Hán: 物, 勿, 沕, trong từ tạo vật là chữ 物, có nghĩa: (dt.) (1) Cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được: Phế vật (đồ bỏ). (2) Các loại sinh ở trong trời đất đều gọi là “vật” cả: Vật hoán tinh di (vật đổi sao dời). (3) Hoàn cảnh hay sự việc bên ngoài. (4) Người hay hoàn cảnh bên ngoài. (5) Nội dung: Ngôn chi hữu vật (lời nói có nội dung). (6) Màu sắc. (đt.) (7) Tìm tòi: Vật sắc.

Nghĩa Nôm: (1) Nói chung về muông thú: Các vật có vú. (2) Các thức chung quanh: Vật đổi sao dời.

2. Nghĩa thuật từ thụ tạo:

Thụ tạo như trên đã nói, thụ là được, bị, chịu… có nghĩa là được tạo thành, tức là vạn vật do Thiên Chúa tạo dựng lên.

3. Nghĩa thuật từ tạo vật:

Ta thử tìm ý nghĩa của thuật từ này trong các từ điển.

- Hán Ngữ Đại Từ Điển[1]: (1) Cách gọi đơn giản của “Đấng Tạo Vật”: “Sinh sinh đắc sở, sự sự duy tân, nguy nguy hô do tạo vật chi khúc thành dã” (Sự sống triển nở, mọi sự đổi mới, vĩ đại thay, như do Đấng Tạo Vật dựng nên) (Nguỵ Thư, Lý Bưu Truyện); (2) Vận may.

- Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển[2]: (1) Người xưa cho rằng do Trời dụng nên, nên gọi Trời là Tạo Vật. (2) Số mệnh, vận may.

- Hán Ngữ Từ Điển[3]: Như Tạo Hoá, là trời.

- Từ Vựng[4]: Trời.

- Vương Vân Ngũ Đại Từ Điển[5]: Trời. Chính là Đấng tạo ra vạn vật.

- Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Eugène Gouin: tạo vật: Creation, Createur.

- Từ điển Việt - Hán hiện đại, NXB Khoa Học Xã Hội: tạo vật = tạo hoá

- Từ điển Hán Việt, Viện Ngôn Ngữ Học: Tạo vật = tạo hoá = Trời.

- Từ điển Việt – Anh, Nguyễn Sanh Phúc và nhóm cộng tác: Tạo vật = tạo hoá: The Creator.

- Petit Passe-Partout de la presse Sino-Annamite[6]: kẻ dựng vật.

- Việt Pháp Từ Điển[7]: Créer le monde, Créateur.

- Hán Việt Từ Điển[8]: Dựng ra vạn vật; trời; tạo hoá (createur).

- Dictionnaire Annamite-Chinois-Francais[9]: Création, Créateur.

- Ông Nguyễn Trường Tộ trong các Di thảo đều dùng “tạo vật” theo nghĩa Đấng Tạo Hoá.

4. Nhận xét

Hầu như tất cả các từ điển đều ghi rõ tạo vật là Đấng Tạo Hoá, duy nhất có “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ Học (NXB Đà Nẵng, 2004) thêm hai nghĩa của “tạo vật”: (1) (cũ) như “tạo hoá”; (2) Những vật tồn tại trong thiên nhiên nói chung, coi là do tạo hoá tạo ra. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này, có lẽ vì người ta hiểu lầm cách tạo từ. Ví dụ: phế vật = vật bị bỏ đi, di vật = vật được để lại khi chết, cống vật = vật được đem đi dâng biếu, tặng vật = vật để tặng, vật được tặng. Cho nên người ta dễ liên tưởng “tạo vật” = vật được tạo ra.

Kết luận

Rõ ràng, tạo vật có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, tức là Thiên Chúa, hoàn toàn không có nghĩa là vạn vật. Vạn vật là thụ tạo.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải trả lại ngữ nghĩa nguyên thuỷ cho từ tạo vật.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

------------------------------------------------------------------

[1] La Trúc Phong (chủ biên), NXB Thế Kỷ, Thượng Hải, 2003, tr. 1268.

[2] Châu Hà (chủ biên), NXB Ngũ Nam, Đài Loan, 2004, tr. 1944.

[3] NXB Thương Vụ, Hồng Kông, 1968, tr. 985

[4] Lục Sư Thành (chủ biên) NXB Tập Thành, Đài Loan, 1972. tr. 1275

[5] Vương Vân Ngũ, Trung Quốc, 1936, tr. 573.

[6] G. Hue, Nxb Trung Hoa, Hà Nội, 1931, tr. 439.

[7] Đào Đăng Vỹ, Saigon, 1956, tr. 1119.

[8] Đào Duy Anh, Nxb Trường Thi, Saigon, 1957, tr. 237.

[9] Guslave Hue, NXB Trung Hoa, 1937.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hình Âm Nghĩa Tổng Hợp Đại Tự Điển, Đài Loan, 1970.

2. Từ điển Hán Việt, Trung Quốc, 1994.

3. Từ Điển Hán Việt, Viện Ngôn Ngữ Học, NXB TP.HCM, TP.HCM, 2002.

4. Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển, Đài Loan, 2004.

5. Giúp đọc Nôm và Hán Việt, LM. Antôn Trần Văn Kiệm, 2004.

6. Hán Ngữ Đại Từ Điển, Thượng Hải, Trung Quốc, 2003.

7. Tìm Về Cội Nguồn Chữ Hán, Lý Lạc Nghị, NXB Thế Giới, 1997.

8. Từ Điển Việt – Hán Hiện Đại, Trương Văn Giới – Lê Khắc Kiều Lục, NXB Khoa Học Xã Hội, 2005.

9. Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Eugène Gouin, Saigon, 1957.

10. Việt Hán Từ Điển Tối Tân, nhà sách Chin Hoa.

11. Từ điển Việt – Anh, Nguyễn Sanh Phúc và nhóm cộng tác, NXB Thế Giới, 2000.

12. Từ Điển Tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ Học, 2005.

(Tháng 10/2007)
 
Tin Đáng Chú Ý
Tên các anh hùng Quân Lực Việt Nam Công Hòa được đặt tên cho các đường phố tại Houston, Texas
Hoàng Nam Sơn
20:56 17/06/2015
TÊN ĐƯỜNG VIỆT NAM TẠI HOUSTON

Năm 2005, chính quyền thành phố Houston, tiểu bang Texas (Hoa Kỳ) đã quyết định vinh danh người Mỹ gốc Việt và lấy tên của 18 danh nhân Việt Nam như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, … để đặt tên cho các con đường nằm trong khu downtown Houston, bên cạnh những tên đường của người bản xứ. Sắp tới đây, thành Phố Houston lại chuẩn bị có các bảng tên đường tiếng Việt khác tại vùng Southwest Houston TX.

Ngày 09/5/2015 tại văn phòng Dân biểu Hubert Võ, các đại diện cộng đồng người Việt tại Houston và vùng phụ cận đã thành lập Uỷ Ban Thực Hiện Bảng Tên Đường Việt Nam (UBTĐVN) để tiến hành việc gây quỹ gắn bảng tên đường bằng tiếng Việt Nam trong vùng Southwest Houston. Việc gắn bảng tên Việt Nam đã được chính quyền địa phương cho phép thực hiện trên 12 đoạn đường gồm: 2 đoạn đường Bellaire Blvd. (mang tên Saigon) và Beechnut (mang tên Tự Do) chạy từ Beltway 8 đến Eldridge Pkwy.; 10 đoạn đường từ Bellaire Blvd. chạy đến Beechnut là: Beltway 8 (mang tên Quốc Hận 30-4), Turtlewood Dr. (mang tên Nguỵ Văn Thà), Wilcrest (mang tên Chiến Sĩ Vô Danh QLVNCH), Boone (mang tên Lê Văn Hưng), Belle Park (mang tên Hồ Ngọc Cẩn), S. Kirwood (mang tên Nguyễn Khoa Nam), Cook (mang tên Lê Nguyên Vỹ), Dairy Ashford (mang tên Phạm Văn Phú), Synott (mang tên Nguyễn Văn Long), Eldridge (mang tên Trần Văn Hai).

Trong 12 tên đoạn đường Việt Nam được gắn, có 8 đoạn đường mang tên 8 sĩ quan quân đội, cảnh sát cấp tướng, tá của VNCH đã vị quốc vong thân hoặc tuẫn tiết vào ngày 30/4/1975, đó là:

- Trung tá Ngụy Văn Thà (1943 – 1974), Thuyền trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10 của VNCH: 10 giờ 22 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận giao chiến giữa lực lượng Hải quân VNCH và Hải quân Trung cộng nổ ra tại quần đảo Hoàng Sa. Phía Trung cộng có hai chiến hạm 389 và 396 đồng loạt tấn công soái hạm VNCH là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16. HQ10 lập tức can thiệp, bắn trúng đài chỉ huy của tàu 389 và làm cháy phòng máy khiến bị hư hại nặng nề, không thể điều khiển được nữa. Các tàu Trung cộng phản pháo HQ10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo bị bắn trúng tháp pháo và buồng điều khiển, làm thuyền trưởng và thuyền phó bị thương nặng, tàu bị hư hại nặng, Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè đào thoát, một số pháo thủ và ông tiếp tục ở lại bắn nổ tung hầm máy tàu 396. Đến 11 giờ 49 phút, các chiến hạm của VNCH rút khỏi vùng giao chiến, hai chiến hạm Trung cộng là 281 và 282 tiến vào tập trung hỏa lực bắn HQ10. Hộ tống hạm Nhựt Tảo chìm cùng Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà và một số thủy thủ ở vị trí cách 2,5 hải l‎ý về hướng nam đá Hải Sâm, vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974.

- Trung tá Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Nguyễn Văn Long (1919 – 1975), Chánh sở tư pháp Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia khu Một: Ngày 30/4/75, khi quân Việt cộng khởi sự tiến vào trung tâm Saigon, trong số những vị tướng, tá VNCH tuẫn tiết có Trung tá Nguyễn Văn Long. 12 giờ trưa ngày 30/4/75 Trung tá Long đi đến công viên trước Hạ Viện, ông vẫn mặc đồng phục sĩ quan cảnh sát, ngồi trên ghế đá, trầm ngâm hút thuốc, đưa mắt nhìn khắp nơi xung quanh, thỉnh thoảng đưa tay ôm lấy đầu. Bất chợt, ông đứng dậy, chậm rãi bước đến chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, Trung tá Long đứng thẳng, ngẩng mặt, thản nhiên rút súng ngắn kê vào thái dương bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đã dùng cây súng tùy thân bắn vào đầu tự sát ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Việt cộng để mặc ông nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp có mặt ngay sau đó ghi lại hình ảnh này. Dân chúng đứng mặc niệm Trung tá Long, nước mắt đầm đìa.

- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (1938 – 1975), Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện VNCH: Ông bất chấp lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh ngày 30/4/75, tiếp tục chỉ huy binh sĩ chiến đấu suốt bốn ngày. Trong suốt thời gian này cờ VNCH vẫn tung bay khắp tỉnh Chương Thiện. Ngày 04/5/75 ông bị bắt vì không thể duy trì chiến đấu đơn độc lâu dài. Việt cộng đem ông xử bắn tại sân vận động Cần Thơ. Trước khi chết Đại tá Cẩn dõng dạc: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán, xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”.

- Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 – 1975), Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH: Khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Trong bữa cơm trưa ông ưu tư nói với các sĩ quan tham mưu: “Lệnh trên đã ban thì phải thi hành. Hơn nữa con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25? Đối với các anh em thì tuỳ ý quyết định”. Sau đó ông đi vào trailer nơi làm phòng riêng của Tư lệnh. Ít phút sau hai tiếng nổ khô khan vọng ra, mọi người chạy vào, thấy Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng ngắn của ông để tự sát. Vết đạn xuyên từ phía dưới cằm lên đầu. Các sĩ quan hiện diện kính cẩn nghiêng mình, không cầm được nước mắt. Lúc đó là 12 giờ 30 phút ngày 30/4/75.

- Chuẩn tướng Trần Văn Hai (1925 – 1975), Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh VNCH: Sau khi nhận được lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, vị Tư Lệnh đã triệu tập tất cả sĩ quan và ông đã ngỏ lời cám ơn, chào từ giã các sĩ quan thuộc cấp của mình, ông ra lịnh cho tất cả mọi người trở về gia đình thu xếp, ông nói: “Vận nước đã đến hồi như vậy, không thể làm gì hơn được. Là quân nhân chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lịnh thượng cấp". Tối ngày 30/4/75, mọi người phát hiện, trong văn phòng Tư Lệnh tại căn cứ Đồng Tâm, Tướng Hai ngồi gục đầu mê man bất tỉnh tại bàn làm việc, trên bàn có một ly rượu lớn đã cạn. Các sĩ quan thân cận còn ở lại chở ông xuống bệnh xá sư đoàn cấp cứu, nhưng vì thuốc độc đã ngấm vào máu khá lâu, viên Tư Lệnh không qua được cơn nguy kịch.

- Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (1933 – 1975), Tư Lệnh phó Quân Đoàn IV & Quân Khu 4 Chiến thuật VNCH: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi được tin Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tại Quân đoàn IV ông rất đau buồn. Với tinh thần bất khuất không chịu đào thoát hoặc đầu hàng địch. Theo gương tiền nhân bảo toàn khí tiết. Sau khi gặp mặt thuộc cấp dặn dò, tâm tình và vĩnh biệt gia đình. Ông đã tuẫn tiết tại tư dinh trong trại Lê Lợi, Cần Thơ, ông dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45. Trước khi nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc để vĩnh biệt, ông đã nói: “Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được Nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành”.

- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 – 1975), Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 VNCH: 10 giờ 30 phút sáng 30/4/75 Tướng Nam họp với các sĩ quan trực thuộc, ông nói: “Các anh em đều biết đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất lịch sử. Chúng ta là quân nhân thì phải tuyệt đối tuân lệnh chính phủ. Vậy tôi để các anh trở về đơn vị, tuỳ tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ (cs) Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, nhưng tôi sẽ không đi đâu hết”. Vào lúc 6 giờ 30 phút rạng sáng ngày 01/5/75, ông ngồi trên chiếc ghế bành, trong phòng làm việc, mặc quân phục đại lễ màu trắng, với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu súng colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thẫm đầy quân phục.

- Thiếu tướng Phạm Văn Phú (1929-1975) là Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật VNCH: Tháng 3/1975, quân đội VNCH ở Tây Nguyên thất thủ, Tướng Phạm Văn Phú bị triệu về Sàigòn. Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh, vào điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tướng Phạm Văn Phú tự sát bằng cách uống một liều thuốc cực mạnh, được gia đình đưa vào bệnh viện Grall cấp cứu, nhưng Tướng Phú mê man cho đến trưa ngày 30/4/1975, ông tỉnh lại được giây lát cất giọng yếu ớt hỏi vợ ngồi bên giường bệnh xem tình hình đến đâu. Nghe tin Dương Văn Minh ra lệnh quân đội bỏ súng đầu hàng và Việt cộng đã vào trung tâm Sài Gòn, ông nhắm mắt ra đi vĩnh viễn.

Ngày 25/5/2015 Văn phòng Dân Biểu Hubert Võ, Nghị viên Richard Nguyễn và UBTĐVN gửi thư vận động cộng đồng tham gia yểm trợ cho kế hoạch gắn bảng tên đường bằng tiếng Việt, trong đó nhấn mạnh: “… Chúng tôi tin tưởng rằng bây giờ là thời điểm để cộng đồng người Việt Nam chúng ta được công nhận như những sắc dân khác. Chúng tôi chân thành cảm ơn các cơ quan chính quyền địa phương đã giúp đỡ để hoàn thành kế hoạch này, chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn The International Menagement District đã quyết định công nhận sự đa dạng của cộng đồng chúng ta, đồng thời cảm ơn Uỷ Ban Thực Hiện Bảng Tên Đường Việt Nam với các vị đồng Chủ tịch là ông Trương Văn Túc và bác sĩ Alvin Nguyễn đã tích cực hoạt động để biến kế hoạch này thành hiện thực.

Rất nhiều cơ sở thương mại Việt Nam đang hoạt động trên những con đường này, và các cơ sở thương mại cùng những gia đình điều hành là nền tảng vững chắc của cộng đồng người Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều cho sự hồi sinh của khu vực. Vì thế, bây giờ là lúc chúng ta phải vinh danh sự thành công và đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt,… chứng tỏ cho mọi người dân trong thành phố niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt Nam…”

Ngày 14/6/2015 UBTĐVN tổ chức đêm gây quỹ cho việc gắn bảng tên đường bằng chữ Việt Nam, hàng trăm cư dân gốc Việt đã đến tham dự, ngoài ra còn có sự hiện diện của nhiều thân hào, nhân sĩ, cựu quân nhân VNCH. Các vị dân cử là Dân biểu, Nghị viên cũng có mặt để vinh danh các cá nhân đã có nhiều đóng góp gây quỹ trong việc gắn bảng tên đường Việt Nam. Buổi lễ diễn ra trong không khí xúc động, khi UBTĐVN vinh danh 8 vị sĩ quan anh hùng của VNCH nói trên đã hy sinh, tuẫn tiết vì tổ quốc.

Kết quả buổi gây quỹ đã khá thành công nhờ vào sự đóng góp tích cực của nhiều người dân trong khu vực, như vậy các bảng tên đường Việt Nam sẽ được treo lên trong thời gian sớm nhất tại vùng Southwest Houston, nơi có rất đông người Mỹ gốc Việt sinh sống và làm việc của tiểu bang Texas.

(hoang nam son)
 
Văn Hóa
Trải nghiệm đau đớn để đạt độ ''chuẩn men''
LM. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
08:42 17/06/2015
TRẢI NGHIỆM ĐAU ĐỚN ĐỂ ĐẠT ĐỘ “CHUẨN MEN”

Để được công nhận “chuẩn men”, các thiếu niên của nhiều bộ tộc trên thế giới phải trải qua nhiều thử thách hết sức đau đớn, như lấy vật sắc rạch cơ thể, lấy roi có móc nhọn quất vào người cho chảy máu ròng rã vv... và chỉ khi vượt qua được các nghi lễ vô cùng đau đớn như vậy, họ mới được xem là người đàn ông bản lĩnh và có trách nhiệm.

Chương trình truyền hình Animal Planet có kể về một bộ tộc Satere Mawe của Brazil vùng Amazon cho kiến đạn cắn như sau: Để được kính trọng xem là đàn ông, các cậu bé phải nhét đôi bàn tay vào hai găng tay dệt bằng lá cây mà mỗi găng chứa khoảng 30 con kiến đạn, rồi để bàn tay trong đó 10 phút cho kiến đạn tha hồ xâu xé mà không được khóc lóc. Mỗi đàn ông bộ tộc phải trải qua 20 lần như thế trong đời.

Kiến đạn là một loại côn trùng có nọc độc cực mạnh thuộc hàng độc nhất hành tinh, nó cắn đau hơn ong bắp cày 20 lần, mà mỗi vết cắn cứ như là một viên đạn xuyên vào xương thịt. Tên của nó nói lên điều đó.

Từ điển wikipedia còn gọi kiến đạn là kiến 24, vì theo người dân địa phương, chỉ với một vết cắn, cơn đau đớn kinh hoàng sẽ kéo dài trong 24 tiếng đồng hồ. Còn nếu bị nhiều vết cắn như trong nghi lễ “chuẩn men” thì cơn đau lịm ngất có thể kéo dài nhiều tuần lễ.

Hoàn toàn ngược lại, xã hội tự nhận là văn minh của chúng ta lại đang quá nuông chiều thân xác, chăm chút “bảo trì” từng centimet trên cơ thể, mà chẳng để phụng sự điều gì khác ngoài việc “câu like”. Thuộc về thế hệ yêu bản thân quá mức, chúng ta tự cho mình có nhiều quyền hạn nhưng lại bất tuân quyền bính. Nhà báo Joel Stein trên Thời Báo Time tháng 05/2013 gọi thế hệ trẻ hiện nay là “the me me me”, thời của tôi tôi tôi. Trong đó, các cá thể được nuông chiều từ bé, được bao bọc để tránh tất cả những gì là đau đớn.

Khi dạy học ở đại chủng viện, nơi đào tạo những nhà lãnh đạo tinh thần, hướng dẫn tâm linh, chúng tôi vẫn thấy có những chủng sinh thét lên khi gặp con gián hay con thằn lằn, nhảy tưng tưng lên ở cầu thang vì bất ngờ gặp phải con chuột nhắt vv... Nghiêm túc mà xét, rồi những nhà lãnh đạo tương lai này, các bậc thầy tâm linh tương lai ấy sẽ hướng dẫn người khác như thế nào. Ở cái tuổi trên dưới 30, hoàn toàn có thể đã là người chồng, người cha trong một gia đình. Mà với tính cách nhát đảm, họ có thể là bờ vai cho vợ, là cột trụ gia đình, là mái ấm che chở con cái không?

Đương đầu với thử thách giúp cá nhân vững vàng và tự tin bước đi trong đời. Luôn được ăn sung mặc sướng chẳng phải là điều hay ho gì. Bởi “Cả những đau khổ cũng là thành phần chân lý về cuộc đời chúng ta. Vì thế, khi tìm cách tránh cho người trẻ khỏi mọi khó khăn và kinh nghiệm đau thương, người ta có nguy cơ làm cho chúng trở nên yếu ớt, mong manh và ích kỷ” – (Thư của ĐTC Biển Đức 16 về vấn đề giáo dục). Các chương trình giáo dục của Nhật Bản rất nghiêm khắc đã sản sinh ra những con người mạnh mẽ làm nên một xã hội năng động và thành tựu bậc nhất thế giới, trong một đất nước không có tài nguyên phong phú.

Xã hội của cái tôi chỉ biết đến nhu cầu hay sở thích của mình mà thôi. Họ có thể sắm cho mình “bộ cánh” hàng trăm triệu đồng nhưng vô cảm trước cái đói khổ của người khác; rất dễ có hành vi bất kính trong nhà thờ, đền đài nhưng lại trầm trồ, chiêm ngưỡng chiếc toilet nạm 72.000 viên pha lê, như báo chí đã loan tin.

Xã hội của cái tôi ngày càng bạo lực, bởi các thành viên quá yếu đuối. Sự bạc nhược, sợ sệt bóp nghẹt trái tim và lý trí của cá nhân cũng như tập thể. Chúng ta không đủ mạnh mẽ để có thể chịu đựng một cái nhìn trái ý, hay nhắc nhở, để rồi ta đặt tên nó là “nhìn đểu”; không đủ can đảm thốt ra lời xin lỗi với nhau, ngay cả với cha mẹ hay giữa vợ chồng; không đủ nghị lực làm việc nuôi sống bản thân để rồi đoạt mạng người khác chiếm lấy tiền của; không đủ vững vàng bước đi, nắm lấy một bàn tay cho trọn cuộc đời để rồi đành đoạn hất hủi nhau; không đủ bình tĩnh để trầm lắng đón nhận các biến cố vui buồn bằng một trái tim ngọt ngào, để rồi có những phản ứng thái quá. Một vụ va quẹt xe rất nhẹ, có thể giải quyết bằng nụ cười cảm thông, hay một bồi thường nho nhỏ thì lại dẫn đến cãi vã và đâm chết người.

Chỉ biết phản ứng mà không biết đáp ứng.

Rất sớm dậy thì nhưng lại muộn trưởng thành hoặc có khi không bao giờ trưởng thành.

Học sinh 15-16 tuổi có thể sống như vợ chồng với ai đó, nhưng 10 năm sau khi đã 25-26 tuổi thì chưa thể lập gia đình vì còn non lắm; chưa thể lo cho bản thân, vì còn đang chơi game chứ chưa có công ăn việc làm. Tính vô trách nhiệm là dấu chỉ rõ ràng của sự ấu trĩ, chưa trưởng thành. Người Satere Mawe nói trên tin rằng, chỉ khi vượt qua thử thách đau đớn, người thiếu niên mới trưởng thành, trở thành đàn ông can đảm và có trách nhiệm, có nhiều kháng thể để có thể sinh tồn trong một môi trường nghiệt ngã của rừng già nhiệt đới, cũng như để bảo vệ bộ tộc của mình. Sẽ rất bất hạnh, nếu thề hứa đi đến cuối cuộc đời với người vô trách nhiệm.

Bản lãnh để sống trách nhiệm; Sống trách nhiệm cần bản lãnh.

Thế thì, các bạn của tôi ơi, dù ta không hề thích đau đớn hay đau khổ, nhưng khi chúng xảy ra - bởi chúng luôn có đó, chúng là thành phần cấu thành của trần gian này-, hãy chấp nhận chúng như những thử thách cần vượt qua để chúng ta đạt tới độ “chuẩn men”, được trở nên người hơn.

Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Hè Hoa Rơi
Thérésa Nguyễn
21:24 17/06/2015
NẮNG HÈ HOA RƠI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Xin ai đừng quét hoa rơi
Dù cho hoa rụng vẫn hoa một thời.
(tn)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 11/06 - 17/06/2015: Câu chuyện Hãy Mai Táng Chính Mình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:46 17/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đừng làm suy yếu hay tan loãng căn tính Kitô

Làm chứng cho sự thật về căn tính Kitô của chúng ta, mà không cần làm tan loãng hoặc làm mất đi hương vị của nó là chủ đề bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 09 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.

Căn tính Kitô giáo của chúng ta chính xác là gì? Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra câu hỏi trên ở đầu bài giảng của ngài, mời gọi cộng đoàn suy nghĩ về căn tính Kitô của mỗi người như là “một cuộc hành trình dài” từ mơ hồ đến một đức tin mạnh mẽ đến mức chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Đúng là chúng ta đều là tội nhân, và chúng ta sa ngã, nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa chúng ta có thể đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “tội lỗi là một phần bản sắc của chúng ta”, nhưng chúng ta đều là tội nhân với đức tin vào Thiên Chúa”, Đấng đã xức dầu cho ta, ghi dấu ấn của Ngài trên chúng ta và ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần như một bảo chứng trong tâm hồn chúng ta.

Đức Giáo Hoàng nói rằng kitô hữu không phải là những người theo một triết lý cụ thể nào đó, nhưng là những người trung tín với bản sắc mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như những người đã được xức dầu và mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần đi vào con tim của họ.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Vẻ đẹp của bản sắc này, có thể được nhìn thấy qua cách chúng ta làm chứng trước thế giới. Nhưng Đức Thánh Cha cảnh báo về một số cách thức khiến cho chứng tá này có thể bị suy yếu hoặc tan loãng: Thứ nhất là khi chúng ta chuyển từ đức tin vững vàng vào Chúa Kitô sang một thứ tôn giáo vô vị chỉ gồm những lời cầu nguyện và ý tưởng, dọc theo những đường hướng của phái Ngộ Đạo thời xa xưa. Những người “Ngộ Đạo hiện đại” bị cám dỗ để tránh tai tiếng của Thập Giá và hoan hỉ tìm kiếm Thiên Chúa qua “linh đạo Kitô giáo thanh tao hơn” của họ.

Thứ hai là có những người quên đi họ đã được xức dầu và đã nhận được sự bảo đảm của Chúa Thánh Thần, vì thế họ luôn luôn tìm kiếm những điều “mới lạ” trong căn tính Kitô của họ. Đức Thánh Cha nói đùa rằng những người ấy nói với nhau: “Đâu là những thị nhân có thể cho chúng tôi biết chính xác thông điệp Đức Mẹ sẽ đưa ra lúc 4 giờ chiều nay?”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha cảnh báo những ai để cho bản sắc mình bị suy yếu bởi đạo đức và “tính thế gian” của loài người và bởi ao ước muốn mở rộng ranh giới của lương tâm Kitô của mình. Họ như là muối đã mất hương vị của nó, nhưng suốt lịch sử của ơn cứu rỗi, Thiên Chúa đã kiên nhẫn dẫn dắt chúng ta từ mơ hồ đến những xác tín chắc chắn về mầu nhiệm Nhập Thể và ơn Cứu Chuộc của chúng ta qua sự chết của Con Ngài. Đức Thánh Cha nói: “Đây là bản sắc của chúng ta”, và chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ân sủng để làm chứng cho sự thật này.

2. Kitô hữu đích thực phải cất bước trên cuộc hành trình của truyền bá Tin Mừng và phục vụ

Hành trình, phục vụ và cho đi chính mình một cách nhưng không là ba đặc tính một chứng nhân đích thực cho đời sống Kitô hữu phải có. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 11 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha nói môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi để phục vụ và loan báo Tin Mừng một cách nhưng không - và đừng để bị lừa gạt bởi niềm tin rằng ơn Cứu Độ đến từ những điều trần tục.

Bài giảng của Đức Thánh Cha đã được linh hứng bởi bài Tin Mừng trong ngày kể về việc Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Môn đệ của Chúa được mời gọi cất bước trên một cuộc hành trình không phải là một “chuyến lãng du” nhưng là một sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ.

Đức Thánh Cha nói thêm điều này “là nhiệm vụ Chúa Giêsu trao cho các môn đệ của Ngài. Nếu người môn đệ bất động không tiến ra và không trao lại cho người khác những gì mình đã lãnh nhận trong bí tích Rửa tội thì người ấy không phải là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu. Người ấy thiếu tinh thần truyền giáo. Anh ta không thể ra khỏi chính mình ngõ hầu có thể mang lại những điều tốt lành cho người khác.”

“Cuộc hành trình của người môn đệ của Chúa Giêsu là vượt ra những giới hạn để mang lại tin mừng này. Nhưng còn có một con đường cho các môn đệ của Chúa Giêsu: cuộc hành trình nội tâm, con đường bên trong, con đường của người môn đệ tìm Chúa mỗi ngày, qua lời cầu nguyện, trong chiêm niệm.”

Nếu người môn đệ không liên tục theo đuổi con đường này, Tin Mừng mà anh ta trao cho người khác sẽ suy yếu và tan loãng – đó là một Tin Mừng không có sức mạnh.

Một môn đệ của Đức Giêsu mà không phục vụ những người khác thì không phải là Kitô hữu

Đức Giáo Hoàng nói “Cuộc hành trình kép này là con đường đôi Chúa Giêsu muốn nơi các môn đệ của Ngài.” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng con đường này đòi phải có sự phục vụ. “Một người môn đệ không phục vụ những người khác không phải là Kitô hữu. Các môn đệ phải làm những gì Chúa Giêsu rao giảng như hai trụ cột của Kitô giáo: Tám Mối Phúc Thật và 'tiêu chuẩn' trên đó chúng ta sẽ bị xét xử, Matthêu (chương) 25.” Hai trụ cột này hình thành chính xác sứ vụ Tin Mừng.

Nếu một môn đệ không cất bước trên đường phục vụ, thì không còn lý do nào cho cuộc hành trình. “Nếu cuộc sống của người ấy không dành cho việc phục vụ thì không có lý do nào để sống đời sống Kitô hữu”

Đức Thánh Cha cảnh giác rằng người ta có thể tự mãn và nghĩ rằng “Vâng, tôi là Kitô hữu; tôi thấy bình yên, tôi xưng tội, tôi đi lễ, tôi tuân giữ đầy đủ các điều răn”. Nhưng các môn đệ chân chính được mời gọi để phục vụ những người khác: “Chúa Giêsu phục vụ người bệnh, người bị bắt giam, người đói khát, những người không có áo trên lưng của họ. Chúa Giêsu muốn điều này nơi chúng ta bởi vì chính nơi họ mà chúng ta tìm thấy Ngài: ‘Hãy phụng sự Chúa nơi tha nhân’”.

Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài: “Những gì anh em nhận được nhưng không hãy cho đi nhưng không” Hành trình phục vụ phải là nhưng không bởi vì chúng ta đã nhận được ơn cứu rỗi nhưng không, thuần túy là ân sủng, không ai trong chúng ta đã mua ơn cứu rỗi, không ai trong chúng ta xứng đáng với điều đó. Ơn cứu rỗi đến với chúng ta thuần túy là do ân sủng của Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô, trong sự hy sinh của Chúa Giêsu Kitô”

“Thật buồn khi anh chị em tìm thấy những người Kitô hữu quên lời này của Chúa Giêsu: ' Những gì anh em nhận được nhưng không hãy cho đi nhưng không'. Thật buồn khi anh chị em tìm thấy các cộng đồng Kitô giáo – cho dù đó là giáo xứ, dòng tu, hay các giáo phận - mà quên đi ‘sự nhưng không’ này bởi vì đằng sau điều này ... có sự lừa dối cho rằng ơn cứu độ đến từ sự giàu có, từ sức mạnh của con người.”

Đức Thánh Cha Phanxicô tóm tắt bài giảng của ngài với ba từ chủ yếu: Hành trình, như một người được sai đi loan báo Tin Mừng. Phục vụ: cuộc sống của một Kitô hữu không phải là cho chính mình; nhưng là dành cho những người khác, như là sự sống của Chúa Giêsu. Và từ thứ ba, là nhưng không

“Hy vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Giêsu Kitô Đấng ban cho chúng ta hy vọng không bao giờ làm ta thất vọng.” Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng, khi hy vọng được đặt nơi sự thoải mái của cuộc hành trình, hoặc hy vọng được đặt nơi những mong muốn ích kỷ muốn có được những thứ cho riêng mình và không phục vụ những người khác hoặc khi hy vọng được đặt nơi giàu có hay trong các an ninh nhỏ mọn của thế giới này, tất cả điều này sẽ sụp đổ. Chính Chúa làm cho nó sụp đổ.”

3. Câu chuyện Hãy Mai Táng Chính Mình

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một vị linh mục nọ đã có một sáng kiến rất ngộ nghĩnh để đánh động giáo dân trong giáo xứ. Một buổi sáng Chúa Nhật nọ, dân chúng bỗng nghe một lời rao báo như sau: “Một nhân vật trong giáo xứ vừa qua đời. Tang lễ sẽ được cử hành vào sáng thứ Tư tới”. Nghe lời loan báo ấy, cả giáo xứ nhốn nháo lên. Người nào cũng muốn biết con người quan trọng ấy là ai.

Ðúng ngày tang lễ, mọi người trong giáo xứ nườm nượp kéo nhau đến nhà thờ. Từ cung thánh cho đến cuối nhà thờ, không còn một chỗ trống. Người ta đến không phải để cầu nguyện cho người quá cố cho bằng để nhìn mặt lần cuối cùng con người mà ai cũng muốn biết.

Sau thánh lễ, vị linh mục đến mở nắp quan tài để cho mọi người đến chào từ biệt lần cuối cùng người quá cố. Ai ai cũng sắp hàng để nhìn cho kỳ được người chết. Nhưng ai cũng đều ngạc nhiên, bởi vì thay cho thi hài của người chết, mỗi người chỉ nhìn thấy trong quan tài một tấm gương và dĩ nhiên, khi cúi nhìn vào quan tài, mỗi người chỉ nhìn thấy dung nhan của mình mà thôi.

Chờ cho mọi người làm xong nghi thức từ biệt ấy, vị linh mục mới giải thích: “Như anh chị em đã có thể nhận thấy, tôi đã cho đặt vào trong quan tài một tấm kính. Con người mà anh chị em nhìn thấy trong quan tài không ai khác hơn là chính mỗi người trong chúng ta. Vâng, đúng thế, thưa anh chị em, mỗi người chúng ta cần phải mai táng chính mình... Thánh lễ vừa rồi đã được cử hành cho tất cả chúng ta”.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Bắt đầu sứ mệnh công khai của Ngài bằng cử chỉ dìm mình xuống dòng nước sông Giodan, Chúa Giêsu muốn loan báo cho mọi người thấy rằng Ngài đã vâng phục Ý Chúa Cha để đi vào Cái Chết và nhờ đó cứu rỗi nhân loại. Một cách nào đó, mầu nhiệm của Sự Chết và Sống lại đã được diễn tả qua việc Chúa Giêsu dìm mình trong dòng nước.

Thiết lập Phép Rửa như cửa ngõ để đưa chúng ta vào cuộc sống trường sinh, Chúa Giêsu cung muốn chúng ta tham dự vào mầu nhiệm chết và sống lại của Ngài. Dìm mình trong nước của Phép Rửa, chúng ta khởi đầu cuộc sống Kitô hữu bằng chính cái chết. Sống đối với chung ta có nghĩa là chết: chết cho những khuynh hướng xấu, chết cho những đam mê xấu, chết cho tội lỗi, chết cho ích kỷ, chết cho hận thù. Cuộc sống do đó đối với chúng ta cũng là một cuộc mai táng liên lỉ. Cũng như hạt lúa rơi xuống đất phải thối đi, cũng thế chúng ta phải chấp nhận chôn vùi con người cũ tội lỗi của chúng ta.

4. Các gia đình hãy luôn luôn trợ giúp, an ủi, và gần gũi các bệnh nhân

Bệnh tật của những người thân yêu khiến cho cuộc sống gia đình khổ đau và khó khăn hơn, nhưng chúng cũng củng cố các liên hệ gia đình và có thể là trường học của đời sống, của lời cầu nguyện, tình liên đới và sự gần gũi săn sóc yêu thương đối với nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 40,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ Tư 10 tháng Sáu. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tại giáo lý gia đình và bệnh tật. Ngài nói:

Bệnh tật là một kinh nghiệm về sự giòn mỏng, mà chúng ta sống đặc biệt trong gia đình, từ khi là trẻ em, rồi nhất là khi già yếu, với các đau nhức liên miên. Trong bối cảnh của các tương quan gia đình, bệnh tật của các người chúng ta thương mến gia tăng nỗi khổ đau và lo lắng. Chính tình yêu khiến cho chúng ta cảm nhận điều này nhiều hơn. Biết bao nhiêu lần đối với một người cha và một người mẹ việc chịu đựng bệnh tật của một đứa con trai hay con gái khó khăn hơn là chịu đựng bệnh tật của riêng mình. Chúng ta có thể nói rằng gia đình đã luôn luôn là nhà thương gần nhất. Cả ngày nay nữa, trong biết bao nhiêu phần trên thế giới này, nhà thương là một đặc ân cho ít người và thường khi ở xa. Chính mẹ cha, các anh chị em và bà nội bà ngoại bảo đảm các săn sóc và giúp chúng ta khỏi bệnh.

Đề cập đến lòng thương cảm Chúa Giêsu dành cho các bệnh nhân, Đức Thánh Cha nói:

Trong các Phúc Âm có nhiều trang kể lại các cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với các bệnh nhân và dấn thân của Ngài chữa lành họ. Chúa được giới thiệu một cách công khai như là một người chiến đấu chống lại bệnh tật và đến để chữa lành con người khỏi mọi bệnh tật: bệnh tật tinh thần và bệnh tật thân xác. Thật rất cảm động cảnh vừa được nhấn mạnh trong Phúc Âm thánh Marcô. Phúc Âm kể như thế này: “Lúc chiều đến, sau khi mặt trời lặn, người ta đem đến cho Chúa mọi bệnh nhân và những người bị quỷ ám” (Mc 1,29). Nếu tôi nghĩ tới các thành phố lớn ngày nay, tôi tự hỏi đâu là nơi có thể đem các người bệnh tới, với niềm hy vọng là họ được chữa lành? Chúa Giêsu đã không bao giờ lảng tránh việc chữa lành họ; Ngài đã không bao giờ đi qua, Ngài đã không bao giờ ngoảnh mặt đi nơi khác. Và khi một người cha hay một người mẹ, hay chỉ một cách đơn sơ các bạn hữu, đem một người bệnh tới trước mặt Ngài để Ngài đụng vào họ và chữa họ lành, thì Ngài không bắt chờ đợi. Việc chữa lành đến trước luật lệ,. kể cả luật thánh như việc nghỉ ngơi ngày sabát (x. Mc 3,1-6). Các tiến sĩ luật quở trách Chúa Giêsu, bởi vì Ngài chữa lành ngày thứ bẩy, làm việc lành ngày thứ bẩy. Nhưng tình yêu của Chúa Giêsu là trao ban sức khỏe, làm việc lành: và điều này luôn luôn chiếm chỗ nhất!

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi thành toàn công trình của chính Ngài, và ban cho các ông quyền chữa lành, hay tới gần người bệnh và săn sóc họ cho tới cùng (x. Mt 10,1). Chúng ta phải chú ý tới điều Chúa nói với các môn đệ trong giai thoại người mù bình sinh (Ga 9,1-5). Các môn đệ, với người mù từ lúc mới sinh đứng trước mặt, thảo luận xem ai là người đã phạm tội, anh ta hay cha mẹ anh ta, đến khiến cho anh bị mù. Chúa nói rõ ràng là không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ anh, mà như thế là để cho các công trình của Thiên Chúa được biểu lộ nơi anh. Và Ngài chữa anh lành. Đó là vinh quang của Thiên Chúa! Đó là nhiệm vụ của Giáo Hội! Trợ giúp các bệnh nhân, chứ không mất hút đi trong các bép xép, luôn luôn trợ giúp, an ủi, làm vợi nhẹ, gần gũi các bệnh nhân: đó là bổn phận.

Tiếp đến Đức Thánh Cha nhấn mạnh bổn phận phải cầu nguyện cho các người ốm yếu bệnh tật như sau:

Giáo Hội mời gọi liên lỉ cầu nguyện cho những người thân bị bệnh. Không bao giờ được thiếu lời cầu nguyện cho các bệnh nhân. Tráí lại, chúng ta phải cầu nguyện cho họ nhiều hơn, một cách cá nhân cũng như trong cộng đoàn. Chúng ta hãy nghĩ tới giai thoại người đàn bà xứ Canaan (c. Mt 15,21-28) Bà là một người ngoại đạo, không phải tín hữu Do thái, nhưng là người ngoại đạo. Bà khẩn nài Chúa Giêsu chữa lành con gái của bà. Để thử lòng tin của bà trước hết Chúa Giêsu cứng cỏi trả lời: “Tôi không thể, tôi phải nghĩ tới các chiên của nhà Israel trước”. Người đàn bà không tháo lui – một bà mẹ khi xin trợ giúp cho con mình thì không bao giờ tháo lui – chúng ta tất cả đều biết các bà mẹ chiến đấu cho con cải của họ - và bà trả lời: “Cả chó con khi chủ đã no nê cũng cho chúng cái gì đó”, như thể bà nói “Ít nhất hãy đối xử với tôi như một con chó con!” Khi đó Chúa Giêsu trả lời: “Bà ơi, lòng tin của bà thật lớn lao! Hãy xảy ra cho bà như bà mong ước” (c. 28).

Trước tật bệnh, cả trong gia đình cũng nổi lên các khó khăn, vì sự yếu đuối nhân loại cùa chúng ta. Nhưng nói chung, thời gian bệnh tật làm gia tăng sức mạnh của các dây liên kết gia đình. Và tôi nghĩ tới việc quan trọng phải giáo dục con cái từ nhỏ biết sống tình liên đới trong thời gian bệnh tật. Một nền giáo dục mà che chở chúng khỏi sự nhậy cảm đối với bệnh tật, thì làm cho con tim của chúng khô cằn đi. Phải làm sao để người trẻ đừng bị gây mê đối với nỗi khổ đau của người khác, không có khả năng đối đầu với khổ đau và sống kinh nghiệm sự hạn hẹp.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Biết bao nhiêu lần chúng ta thấy một người đàn ông hay một phụ nữ đến làm việc với gương mặt mệt mỏi, với một thái độ mệt mỏi và khi người ta hỏi “Chuyện gì xảy ra vậy?”, thì họ trả lời: “Tôi đã chỉ ngủ được có hai giờ, bởi vì ở nhà chúng tôi thay phiên nhau để ở gần cháu bé trai, bé gái, gần người bệnh, gần ông nội ông ngoại, bà nội bà ngoại” Và họ tiếp tục ngày sống với công việc. Những người này là những anh hùng: đó là sự anh hùng của các gia đình! Các anh hùng dấu ẩn đó khiên cho chúng ta mềm lòng và can đảm khi trong nhà có ai đau yếu.

Sự yếu đuối và khổ đau của các tình yêu mến thân thương và thánh thiêng nhất của chúng ta, đối với con cái cháu chắt chúng ta, có thể là một trường học dậy sống. Thật quan trọng giáo dục con cái cháu chắt hiểu sự gần gũi này trong gia đình, khi có người đau yếu - và chúng trở thành như vậy, khi chúng được tháp tùng bởi lời cầu nguyện và sự gần gũi trìu mến và sốt sắng của các người trong gia đình trong những lúc yếu đau. Cộng đoàn kitô biết rõ rằng gia đình không bị bỏ rơi một mình trong thử thách của bệnh tật.

Và chúng ta phải cám ơn Chúa vì những kinh nghiệm hay đẹp của tình huynh đệ trợ giúp các gia đình trải qua lúc khó khăn của khổ đau. Sự gần gũi kitô đó, từ gia đình này với gia đình kia, là một kho tàng đích thật cho giáo xứ; một kho tàng của sự khôn ngoan giúp các gia đình trong các thời điểm khó khăn và làm cho người ta hiểu Nước Thiên Chúa hơn biết bao nhiêu diễn văn!

5. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tin tưởng nơi sức mạnh của Lời Chúa và cộng tác vào công cuộc mở rộng Nước Thiên Chúa.

Đó là nội dung bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu, trưa Chúa Nhật 14 tháng 6 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

“Bài Tin Mừng hôm nay bao gồm hai dụ ngôn rất ngắn: dụ ngôn hạt giống nảy mầm và tự tăng trưởng, và dụ ngôn hạt cải (Xc Mc 4,26-34). Qua những hình ảnh này, rút từ môi trường nông thôn, Chúa Giêsu trình bày hiệu năng của Lời Chúa và những đòi hỏi của Nước Chúa, nêu rõ những lý do để chúng ta hy vọng và dấn thân trong lịch sử.

“Trong dụ ngôn thứ nhất, sự chú ý được qui về sự kiện hạt giống, một khi được gieo trong lòng đất, tự nó nảy mầm và lớn lên, dù nông dân ngủ hay thức. Ông tin tưởng nơi tiềm năng ở trong chính hạt giống và sự màu mỡ của đất đai. Trong ngôn ngữ của Tin Mừng, hạt giống là biểu tượng Lời Chúa, và dụ ngôn này nhắc nhớ sự phong phú của Lời Chúa. Như hạt giống khiêm hạ phát triển trong lòng đất, Lời Chúa cũng hoạt động nhờ sức mạnh của Thiên Chúa trong tâm hồn người lắng nghe. Thiên Chúa đã ủy thác Lời của Ngài cho thửa đất của chúng ta, nghĩa là cho mỗi người trong chúng ta, với nhân tính cụ thể của chúng ta. Chúng ta có thể tín thác tin tưởng, vì Lời Chúa là lời sáng tạo, nhắm trở thành “bông lúa nặng trĩu hạt” (v. 28). Lời Chúa, nếu được đón nhận, thì chắc chắn sẽ mang lại hoa trái, vì chính Thiên Chúa làm cho Lời Ngài nảy mầm và tăng trưởng qua những con đường mà chúng ta không luôn luôn có thể kiểm chứng và theo thể thức mà chúng ta không biết (Xc v.27). Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta hiểu rằng chính Thiên Chúa luôn luôn là Đấng làm cho Nước của Ngài được tăng trưởng, con người là cộng tác viên khiêm hạ của Ngài, con người chiêm ngắm và vui mừng vì hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa và kiên nhẫn chờ đợi thành quả của Lời Chúa.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Dụ ngôn thứ hai dùng hình ảnh hạt cải. Tuy là hạt bé nhỏ nhất trong các thứ hạt, nhưng lại đầy sức sống và tăng trưởng đến độ trở thành cây cao lớn nhất trong các thứ cây trong vườn” (Mc 4,32). Nước Thiên Chúa là như thế: một thực tại rất nhỏ bé nói theo kiểu phàm nhân và bề ngoài không có gì là đáng kể. Để trở nên thành phần của Nước Chúa, cần phải có lòng thanh bần, không tín thác nơi khả năng riêng của mình, nhưng nơi sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa; không hành động để được coi là quan trọng trước mặt người đời, nhưng quí giá trước mắt Thiên Chúa là Đấng yêu chuộng những ngừơi đơn sơ và khiêm hạ. Khi chúng ta sống như thế, thì sức mạnh của Chúa Kitô, qua chúng ta, sẽ tràn vào và biến đổi những gì là bé nhỏ và khiêm hạ thành một thực tại làm dậy men toàn thể khối bột của thế giới và lịch sử.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Có một bài học quan trọng đến từ hai dụ ngôn này: Nước Thiên Chúa đòi sự cộng tác của chúng ta, nhưng trước tiên đó là sáng kiến và là hồng ân của Chúa. Hoạt động yếu ớt của chúng ta tác động, bề ngoài là bé nhỏ trước những vấn đề phức tạp của thế giới, nhưng khi được tháp nhập vào hoạt động của Thiên Chúa, thì không còn sợ những khó khăn. Chiến thắng của Chúa là điều chắc chắn: tình thương của Ngài làm nảy mầm và tăng trưởng mọi hạt giống hiện diện trong đất. Điều này mở ra cho chúng ta lòng tín thác và lạc quan, dù có những thảm trạng, bất công, đau khổ mà chúng ta gặp phải. Hạt giống sự thiện và hòa bình nảy mầm và phát triển, vì chính tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa làm cho hạt giống ấy trưởng thành.”

“Xin Đức Trinh Nữ Maria, là Đấng đã đón nhận hạt giống Lời Chúa như một “thửa đất phì nhiêu”, nâng đỡ chúng ta trong niềm hy vọng này.