Ngày 16-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:57 16/06/2015
TRẺ EM KHOE BỐ
N2T

Nước Tề có hai em bé, em nào cũng khoe bố của mình giỏi.
Bố của một trong hai em bé thường hay hoá trang thành con chó, ban đêm lẻn vào nhà của người ta ăn trộm; bố của em bé khác vì phạm tội nên bị chặt chân.
Em bé con của người ăn trộm nói:
- “Bố của tớ khác với nhiều người, ông mặc cái áo da có đuôi, không ai có được cái áo như thế cả.”
Em bé con của người bị chặt chân nói:
- “Như vậy có gì là lạ chứ, mùa đông mọi người đều phải mặc thêm áo quần, duy chỉ có bố tớ là không phải mặc thêm quần dài.”
( Hàn Phi Tử )

Suy tư:
Trẻ em thì rất ngây thơ, nên trước mặt trẻ em những việc làm của người lớn đều phải cẩn thận, bằng không hậu quả khó lường.
Có một câu chuyện về trẻ em như thế này: “Ông bố có một đứa con trai còn nhỏ, sáng nào cũng vậy, khi nghe chuông nhà thờ đổ vang lên thì ông ta thường đánh thức con trai dậy để đi lễ, nhưng ông thì không đi, nhưng khi đứa con trai mắt nhắm mắt mở đến nhà thờ thì ông ta lại tiếp tục ngủ.
Vài tháng sau, tối nào con trai cũng hỏi bố:
- “Bố nè, con đã lớn chưa ?”
Ông bố không thèm trả lời, nhưng đứa bé cứ hỏi hoài thì ông bực mình hỏi lại: “Mày hỏi để làm gì?”
Đứa con trai trả lời rất ngây thơ: “Để buổi sáng khỏi đi lễ như bố vậy!!!”

Ai có tai thì nghe và hiểu !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:00 16/06/2015
N2T

11. Thánh danh Ma-ri-a đối với người khẩn thiết kêu cầu Mẹ chính là chìa khóa cửa thiên đàng.

(Thánh Elfleda)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dư luận và các chờ mong đối với Thông Điệp Môi Sinh
Vũ Van An
17:54 16/06/2015
Thông điệp môi sinh Laudato Sii của Đức GH Phanxicô sẽ được chính thức công bố vào ngày 18 tháng 6 tới đây, nhưng dư luận nôn nóng được đọc thông điệp này đang lên cao.

Nữ ký giả Maureen Fiedler cho rằng sự chờ mong trên cô chưa thấy bao giờ. Thực vậy, thông điệp trên đang thu hút nhiều sự chú ý hơn bất cứ văn kiện nào từ trước tới nay. Và các lời bình luận về nó tích cực có mà tiêu cực cũng có.

Một sự kiện chưa bao giờ có

Những người bác bỏ sự kiện khí hậu đang thay đổi thì dự đoán thông điệp trên sẽ bênh vực việc ta có trách nhiệm luân lý phải hành động để cứu vãn hành tinh ta. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa, James Inhofe, một người trong số này cho rằng “Đức Giáo Hoàng nên yên vị với công việc của ngài, và chúng tôi yên vị với công việc của chúng tôi”. Một ít phút sau, ông nói thêm: “Tôi không nói về Đức Giáo Hoàng. Ngài hãy điều hành cửa tiệm của ngài, còn chúng tôi, chúng tôi sẽ điều hành cửa tiệm của chúng tôi”.

Và Viện Heartland, một cơ quan nghiên cứu của phe bảo thủ đặt cơ sở ở Chicago, nói rằng họ sẽ gửi một toán khoa học gia về khí hậu tới Rôma “để thông tri cho Đức GH Phanxicô biết sự thật về khoa khí hậu học”. Không ai hay họ đã hành động như lời tuyên bố.

Bill Donohue của Liên Đoàn Công Giáo đồng ý với Thượng Nghị Sĩ Rick Santorum (người Công Giáo) rằng Đức Giáo Hoàng nên ở lại với thần học chứ không phải với khoa học. Theo ông, thế giá của Đức Giáo Hoàng chỉ ở trong đức tin và luân lý mà thôi, và rõ ràng sự sống còn của hành tinh chẳng ăn nhằm gì tới hai lãnh vực này cả.

Nhưng sự mong chờ có tính tích cực thì mạnh mẽ hơn nhiều. Tuần rồi, Giáo Sĩ Do Thái Giáo Arthur Waskow của Trung Tâm Shalom tại Philadelphia có gửi cho Fiedler một e-mail cho biết 300 giáo sĩ Do Thái được gợi hứng bởi thông điệp sắp tới của Đức GH nhằm kêu gọi phải có hành động mạnh mẽ về việc thay đổi khí hậu. Đã có bao giờ có sự kiện 300 giáo sĩ Do Thái lên tiếng về một thông điệp chưa công bố không? Fiedler cho rằng chưa bao giờ có sự kiện này.

Các tổ chức liên tôn GreenFaith và Interfaith Power and Light đều đã rất vui mừng trước ngày công bố thông điệp. Thực thế, GreenFaith (đứng đầu là mục sư Fletcher Harper, một mục sư Episcopal) đang dự kiến một hành động nào đó ngay tại Rôma vào tuần này để chào đón thông điệp.

Nhiều nhóm tôn giáo khác cũng sẽ làm như thế. Họ nhìn nhận sức mạnh do nhân cách và lòng tốt của Đức GH Phanxcô và khả năng hướng dẫn công luận của ngài tạo ra.Ta có quyền hy vọng rằng sự lôi cuốn và thông điệp của ngài sẽ có tác dụng thực sự đối với hội nghị về khí hậu của LHQ ở Paris sắp tới.

Và dù nói gì thì nói, sự mong chờ tích cực đối với thông điệp đã được chính báo chí thế giới chứng tỏ. Cụ thể là tờ báo Ý L’Espresso đã cho đăng tải văn kiện dài 192 trang này vào hôm thứ Hai vừa qua.

Tuy nhiên, theo Catholic World News, Tòa Thánh cho rằng bản do L’Espresso đăng tải chưa phải là bản văn sau cùng. Và một phát ngôn viên mô tả việc tiết lộ văn kiện dù có lời cấm (embargo) trước là một hành vi “ghê tởm”. Một cách chính thức hơn, Phòng Báo Chí Tòa Thánh tuyên bố như sau: “Một bản bằng tiếng Ý dự thảo Thông Điệp Laudato Sii của Đức Giáo Hoàng đã bị công bố. Xin vui lòng ghi nhận rằng đó không phải là bản văn sau cùng, và các luật lệ về Ngăn Cấm vẫn còn hiệu lực. Chúng tôi yêu cầu các ký giả tôn trọng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, là các luật lệ đòi phải chờ tới lúc công bố chính thức bản văn cuối cùng của nó”.

Đức Bênêđíctô thứ hai

Theo ký giả John Allen, với tuyên ngôn sắp tới về môi sinh, Đức Phanxicô quả là “Đức Bênêđictô 2.0”. Trái với nhiều huyền thoại và bình luận của truyền thông, Đức Phanxicô vẫn là một điển hình cho thấy rõ vị tiền nhiệm của mình. Ngài đem lại một cái nhìn ấm áp và hợp lòng người hơn cho những chủ trương căn bản vốn được vị tiền nhiệm thông thái của ngài đưa ra.

Trước nhất, tranh đấu cho chính nghĩa bảo vệ môi sinh khó có thể đi ngược lại chủ trương của Đức Bênêđíctô, người từng cho đặt các tấm lấy năng lượng mặt trời trên nóc Nhà Yết Kiến tại Vatican và ký thỏa ước biến Vatican thành quốc gia phi carbon đầu tiên.

Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức năm 2011, Đức Bênêđíctô nói rằng việc xuất hiện Phong Trào Xanh tại Đức trong thập niên 1970 là “tiếng kêu cứu một bầu khí tươi mát, một tiếng kêu ta không thể làm ngơ hay gạt qua một bên”.

Tuy nhiên, Đức Bênêđícô cố gắng vẽ ra một sắc thái Xanh có tính Công Giáo một cách riêng biệt. Và gần đây, theo Allen, Đức Phanxicô cũng cho thấy ngài cũng chủ trương tương tự. Thực vậy, trên chuyến bay từ Bosnia trở về Rôma, ngài cho hay trong thông điệp sắp tới, ngài sẽ đương đầu với chủ nghĩa duy tương đối, mà ngài mô tả như là “bệnh cancer của xã hội”.

Ai cũng biết chủ nghĩa duy tương đối là một chủ trương triết học. Thuyết này cho rằng không hề có các qui luật luân lý tuyệt đối, vì mọi sự đều tương đối, tùy theo các hoàn cảnh và các cá nhân đặc thù. Trên bình diện bình dân, nó có ý chỉ thứ luân lý “mọi sự đều được phép” đi ngược lại giáo huấn truyền thống của Công Giáo.

Xem ra Đức Phanxicô khó có thể dùng vấn đề môi sinh để mở cuộc tranh luận về triết học luân lý. Nhưng đây lại là điều Đức Bênêđíctô có thể giúp một tay. Thực thế, theo Đức Bênêđíctô, phong trào môi sinh thế tục là con đường hứa hẹn nhất để ta phục hồi ý hướng “luật tự nhiên”, nghĩa là luật cho rằng điều tốt và điều xấu, điều đúng và điều sai, đều là những phẩm chất có thực trong thiên nhiên, và là các phẩm tính mà con người nhân bản có thể tìm ra bằng cách sử dụng chính lý trí và lương tâm của họ.

Nhiều tư tưởng gia Công Giáo, trong đó có Đức Bênêđícô, sợ rằng luật tự nhiên đã bị đầu óc người bình dân thay thế hoặc bằng chủ nghĩa duy tương đối hoặc bằng chủ nghĩ duy thực nghiệm, tức ý niệm cho rằng các quy luật luân lý đều do thế giá con người áp đặt và do đó giống việc giới hạn tốc độ hơn là chính trọng lực, một điều gì đó được sáng chế ra, thay vì được thiết định ngay trong bản nhiên.

Nhưng Đức Bênêđíctô tin rằng chủ nghĩa môi sinh đang dẫn con người trở lại với ý niệm luật tự nhiên, vì nó chứng minh rằng các giới hạn đối với những gì con người nhân bản có thể làm mà không phải trả giá không phải chỉ là tùy tiện, mà có thực một cách tuyệt đối và khách quan.

Năm 2007, ngài nói rằng “ngày nay, mọi người đều có thể thấy rằng… ta không thể làm bất cứ điều gì mình muốn với trái đất này, một trái đất đã được ủy thác cho ta, ta phải tôn trọng các luật lệ nội tại của sáng thế, của trái đất này, nếu ta muốn sống còn”.

Từ đó, Đức Bênêđíctô bảo, ta cũng có thể học cách lắng nghe bản tính nhân bản của ta, để khám phá ra các luật lệ luân lý vốn đứng trên chính cái tôi của chúng ta. Ngài gọi điều này là “con đường thế tục” để đào tạo lương tâm.

Các nhận định của ngài vào thứ Bẩy qua về chủ nghĩa duy tương đối cho thấy Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đưa ra cùng một quan điểm như thế, coi chủ nghĩa môi sinh không phải chỉ là một chính nghĩa xã hội quan trọng, mà còn là một điểm giáo huấn về luân lý nữa.

Văn phong mục vụ

Ký giả kiêm thần học gia Andrea Gagliarducci thì cho rằng thông điệp môi sinh của Đức Phanxicô chỉ là dịp để ngài yêu cầu các nhà cai trị thế giới hợp tác hỗ tương hơn nữa và cam kết với hòa bình nhiều hơn. Ngài cũng muốn mời gọi mọi người thiện chí chấp nhận một lối sống “đạm bạc” hơn.

Ông cũng cho rằng dù ai cũng muốn “nhận vơ” thông điệp về phe với mình, nhưng điều chắc chắn là nó sẽ không làm ai ngạc nhiên cả. Thực vậy, suốt hai năm qua, Đức Phanxicô đã đưa ra một đường lối suy luận, đại khái như sau: không thể bác bỏ việc thế giới đang bị hâm nóng. Đường lối suy luận này đã được chứng thực trong một hội nghị liên tôn về thay đổi khí hậu được tổ chức tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học ngày 28 tháng Tư vừa qua. Không phải là chuyện tình cờ, các kết luận của hội nghị này gần như đã được Đức TGM Silvano Maria Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh cạnh LHQ ở Geneva lặp lại trong tham luận tại một cuộc họp thượng đỉnh về thay đổi khí hậu.

Có điều, LHQ, khi nói tới môi sinh, đã đề cập tới cả các vấn đề như phá thai cũng như ý thức hệ phái tính. Đức Phanxicô biết rõ điều này. Ngài đã lên tiếng phê phán ý thức hệ phái tính và bảo vệ gia đình truyền thống, như trong lúc tiếp các giám mục Puerto Rico và các giám mục Latvia và Estonia và trong các bài giáo lý hàng tuần.

Trong thông điệp sắp tới, theo Gagliarducci, Đức Phanxicô sẽ nói tới việc phá thai. Vì nhiều lần ngài cho rằng ngài rất ngạc nhiên trước việc người ta bảo vệ môi sinh nhưng lại không bảo vệ phôi thai người.

Vì Đức Phanxicô tha thiết với chủ trương: thực phẩm dành cho mọi người, một “quyền lợi không loại trừ ai”, nên chắc chắn ngài sẽ nói tới quyền này trong thông điệp sắp tới.

Ngài cũng từng lên tiếng phê phán các chính sách của các chính phủ cá thể và yêu cầu cộng đồng quốc tế đảm nhiệm các vấn đề chính yếu của thế giới. Ngài nhấn mạnh tới “nền văn hóa gặp gỡ” một nền văn hóa đòi hỏi ý niệm ngoại giao hợp đạo đức nghĩa là nền ngoại giao nhằm ích chung.

Cuộc chiến chống phí phạm nghĩa là “nền văn hóa vứt bỏ” cũng đòi hỏi một lối sống đạm bạc hơn, một lối sống mà Đức Phanxicô không ngừng khuyên người Công Giáo áp dụng. Chủ đề này chắc chắn sẽ được ngài nhắc tới trong thông điệp.

Dĩ nhiên, Đức Phanxicô cũng sẽ đề cập tới việc chiến tranh cũng như tai ương tự nhiên gây hại cho người nghèo trước nhất và thảm hại nhất. Về phương diện này, các vấn đề như “độc canh” (monocultivation), các chính sách thực phẩm nhân tạo (GMO), cướp đất đai, việc phân phối các thiện ích trong đó có việc đặc biệt chú trọng tới nước, các tranh chấp nhằm kiểm soát nguồn nước cũng như phân phối thực phẩm chắc chắn sẽ được bao gồm.

Đọc lại các văn kiện của Tòa Thánh, ta thấy hầu hết các vấn đề nêu trên đã được đề cập tới. Thành thử có thể nói, nội dung thông điệp không hẳn là điều mới lạ. Nói cho ngay, khởi điểm của thông điệp vốn là dự thảo do Hội Đồng Giáo Hoàng về Hòa Bình và Công Lý đệ trình hồi tháng Tám năm 2014. Chắc chắn ngài sẽ chấp nhận dự thảo này hầu như nguyên vẹn, chỉ thêm văn phong có tính mục vụ, vốn là sở trường của ngài.

Như đã thấy, đối với ngài, thực tại lúc nào cũng lớn hơn các ý niệm. Cho nên cách tiếp cận của ngài là dựa vào các dữ kiện có thực và từ những dữ kiện này, ngài tìm ra ý hướng phổ quát của sự vật. Phương pháp này ngài đã áp dụng trong thông điệp thứ nhất của ngài là Niềm Vui Tin Mừng: từ dữ kiện thực tại bước vào các trích dẫn và suy niệm Thánh Kinh, chứ không từ các nguyên tắc trừu tượng bước xuống việc giải thích thực tại.

Trong các cuộc gặp gỡ báo chí, ngài ít khi chúc lành cho họ, tránh không làm phật lòng các ký giả không có niềm tin. Trong thông điệp này cũng thế, chắc chắn ngài sẽ hạn chế trong việc minh nhiên nói tới đức tin Công Giáo. Ngài sẽ chú trọng tới các nguyên tắc chung của mọi tuyên tín Kitô Giáo cũng như của mọi người thiện chí, với hy vọng sẽ đánh động được tâm hồn mọi người, nhất là Hội Nghị Paris về Thay Đổi Khí Hậu vào tháng 12.

Hội nghị vừa rồi rất được Đức Phanxicô và Tòa Thánh kỳ vọng. Một phần vì hội nghị trước đó đã không buộc các nước hội viên bất cứ trách nhiệm thực chất nào. Về hội nghị đó tại Lima (tháng 12 năm 2014), trên chuyến bay từ Phi Luật Tân về, Đức Phanxicô cho hay ngài khá thất vọng vì bản văn của nó không xác định ai kiểm soát điều gì, và việc kiểm soát này tiến hành ra sao.

Có người cho hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn tập chú vào hạn từ chủ yếu “sinh thái nhân bản” (“human ecology”), và hạn từ “hóan cải sinh thái” (“ecological conversion”). Chính những điểm này làm người ta hết sức chú ý tới thông điệp sắp tới của ngài
 
Bài giảng tại Santa Marta: Giải phóng con tim chúng ta để chào đón Thiên Chúa
Đặng Tự Do
18:22 16/06/2015
Kitô hữu phải học biết cách tự giải phóng mình khỏi “tiếng ồn ào và những đam mê thế gian” để có thể nhận được ân sủng của Thiên Chúa trong trái tim mình. Đó là trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta hôm thứ Hai 15 tháng Sáu.

Trình bày những suy tư trên lá thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi các tín hữu Côrintô, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài cách nhưng không và chúng ta phải sẵn sàng, ngay bây giờ, để đón nhận được hồng ân của Ngài. Chúng ta cần phải chuẩn bị tâm hồn chúng ta ngõ hầu chúng ta không “đón nhận ân sủng của Thiên Chúa một cách vô ích”. Chúng ta lắng nghe lời Chúa để chúng ta có thể tiếp đón Lời Ngài, chứ không phải là gây ra những tai tiếng bởi hành vi phản-Kitô của chúng ta.

Đức Thánh Cha nhận xét cay đắng rằng quá thường khi chúng ta nghe người ta nói về những Kitô hữu đi lễ ngày Chúa Nhật nhưng sau đó hành xử như những người ngoại đạo, gây tai tiếng nơi những người khác. Nhưng Đức Thánh Cha đặt ra câu hỏi chúng ta nên đón nhận Chúa vào lòng chúng ta như thế nào? Bằng cách giải phóng mình khỏi tất cả các tiếng ồn và những đam mê không đến từ Thiên Chúa và bằng cách loại bỏ tất cả những điều gây bất an trong tâm trí chúng ta. Đức Thánh Cha nói trong Phúc Âm theo Thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã giải thích với chúng ta phải làm thế nào để lật nhào não trạng “mắt đền mắt” của chúng ta và sẵn sàng đưa nốt má bên kia cho những người có hành vi sai trái với chúng ta.

Để giải phóng khỏi những đam mê của thế gian, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, chúng ta phải có một trái tim khiêm tốn khước từ tất cả các cuộc xung đột và những trận chiến. Đây là tiếng ồn của thế giới ngoại giáo và tiếng ồn của ma quỷ, nhưng trái tim của chúng ta phải có hòa bình nếu chúng ta muốn làm chứng cho đức tin của mình mà không cần gây ra những tai tiếng hay những lời chỉ trích. Trở lại với những lời của Thánh Phaolô, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta phải giữ con tim mình sẵn sàng cho Thiên Chúa qua tất cả “những chịu đựng, ưu phiền, khó khăn, gian truân, đánh đập, bắt bớ, ngược đãi, vất vả, canh thức, và chay tịnh”.

Làm thế nào chúng ta có thể có thể làm được những điều này, Đức Thánh Cha nêu câu hỏi? Như Thánh Tông Đồ Phaolô giải thích, đó là thông qua “sự khiết tịnh, kiến thức, sự nhẫn nại, và lòng nhân ái”, và bằng cách duy trì một tinh thần thánh thiện. Đức Giáo Hoàng kết luận rằng khiêm tốn lòng tốt và sự kiên nhẫn là những dấu chỉ của những người dán mắt nhìn vào Thiên Chúa và mở rộng trái tim ra với Ngài.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Thần học về sự nghèo khó
Đặng Tự Do
21:20 16/06/2015
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 16 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về vị trí của sự nghèo khó trong Tin Mừng, và nói rằng Tin Mừng trở nên không thể hiểu được nếu sự nghèo khó bị lấy khỏi Tin Mừng , và thật là vô lý khi chụp mũ “cộng sản” cho những linh mục có một mối quan tâm mục vụ cho người nghèo.

Trong bài đọc Một, kể về cách thức Thánh Phaolô tổ chức việc quyên góp trong Giáo Hội Côrintô, cho Giáo Hội tại Jerusalem, nơi các thành viên đang phải đối diện với khó khăn lớn về tài chính. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý rằng, ngày hôm nay cũng vậy, “nghèo đói” luôn luôn là “một từ gây ra những nhục mạ”. Quá thường là khi thấy một linh mục nói quá nhiều về nghèo đói, một giám mục nói nhiều về cảnh bần hàn, Kitô hữu này, nữ tu nọ nói về những người nghèo thì người ta ồ lên chắc là họ có một chút cộng sản, phải không? Không , trái lại hoàn toàn. Sự nghèo khó được nhắc đến tại trung tâm của Tin Mừng. Nếu chúng ta bỏ nghèo khó khỏi Tin Mừng, không ai có thể hiểu bất cứ điều gì về thông điệp của Chúa Giêsu.”

Thánh Phaolô khi nói với Giáo Hội Côrintô, đã làm nổi bật sự giàu có thực sự của họ là gì. Anh em rất giàu về mọi thứ như đức tin, lời nói, nhận thức, sự chân thành, và tình yêu mà chúng tôi đã dạy cho anh em”. Thánh Tông Đồ khuyên “vì anh em giàu có như thế, anh em cũng hãy giàu có về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này”

“Nếu anh chị em giàu có trong con tim, giàu có tuyệt vời về lòng nhiệt thành và lòng bác ái, giàu có Lời Chúa và sự hiểu biết Thiên Chúa - hãy để sự giàu có này chạm được đến túi tiền của anh chị em - và đây là một nguyên tắc vàng: khi niềm tin không đi kèm với lòng quảng đại, thì đó không phải là một đức tin chân chính. Đó là một nguyên tắc vàng mà Thánh Phaolô nói ở đây ‘Anh em giàu có như thế, anh em cũng hãy giàu có về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này’. Đây là điều tương phản giữa sự giàu có và nghèo đói. Giáo Hội Jerusalem đang nghèo, đang gặp khó khăn kinh tế, nhưng rất giàu, bởi vì Giáo Hội giữ kho tàng sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội Giêrusalem nghèo này đã làm giàu cho Giáo Hội Côrintô với sứ điệp Tin Mừng; đã trao ban sự giàu có của Tin Mừng.”

Hãy để sự nghèo khó của Chúa Kitô làm giàu chúng ta

Tiếp tục diễn giải về Thánh Phaolô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi tất cả chúng ta hãy theo gương của Giáo Hội Côrintô, là Giáo Hội nơi mà các thành viên đã có một thỏa thuận tuyệt vời về của cải vật chất và rất nhiều điều, là Giáo Hội nghèo nếu không được loan báo Tin Mừng, nhưng làm giàu cho Giáo Hội Jerusalem, ngõ hầu giúp trong việc xây dựng Dân Chúa. Đây là nền tảng của “thần học về nghèo đói”: Đức Giêsu Kitô, Đấng đã rất giàu có với sự phong phú của Thiên Chúa - đã tự làm cho mình ra nghèo hèn, Ngài hạ mình xuống vì chúng ta. Đó là ý nghĩa của mối phúc thật thứ nhất: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”, nghĩa là làm mình nghèo đi để cho mình được làm giàu bởi sự nghèo khó của Chúa Kitô, là ước ao làm giàu với những giàu có của Chúa Kitô chứ không phải là những thứ khác.

“Khi chúng ta giúp đỡ người nghèo, chúng ta không đơn thuần là làm công việc của một cơ quan trợ giúp ‘theo cách Kitô Giáo’. Trợ giúp người khác là một việc thiện và nhân bản. Đó là một công việc tốt, và cao quý. Nhưng đó không phải là tinh thần nghèo khó mà Thánh Phaolô ao ước nơi chúng ta và đã rao giảng cho chúng ta”. Tinh thần nghèo khó Kitô Giáo là tôi trao ban ra chính mình, chứ không phải là cái dư thừa, còn sót lại - Tôi cho đi thậm chí những thứ tôi đang rất cần cho chính bản thân mình, bởi vì tôi biết rằng người nghèo được tôi trao tặng làm phong phú tôi. Tại sao người nghèo làm phong phú tôi? Bởi vì chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng Ngài là người nghèo.”

Tinh thần khó nghèo Kitô Giáo không phải là một ý thức hệ

Khi một người cho đi một cái gì đó, không chỉ từ những thứ dư thừa của mình, để cung cấp cho một người nghèo, cho một cộng đồng nghèo, người đó được phong phú hóa. Chúa Giêsu hoạt động nơi những ai thực hiện điều này, chính vào lúc người ấy thực thi điều đó, và Chúa Giêsu hoạt động nơi người nghèo, là những người làm phong phú cho người đã trao tặng cho mình.

“Đây là thần học về sự khó nghèo: Tinh thần khó nghèo là trung tâm của Tin Mừng; nó không phải là một ý thức hệ. Đó là một mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã tự hạ mình xuống, Đấng đã tự bần cùng hóa mình để làm giàu cho chúng ta. Vì vậy, thật là dễ hiểu tại sao mối phúc đầu tiên trong Tám Mối Phúc Thật là ‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó’. Là người nghèo trong tinh thần có nghĩa là đi trên con đường này của Chúa, con đường khó nghèo của Chúa, Đấng đã tự hạ mình xuống đến mức trở thành bánh cho chúng ta, trong hy tế này. Ngài tiếp tục hạ mình vào lịch sử của Giáo Hội, trong việc tưởng niệm cuộc thương khó của Ngài, và qua việc tưởng niệm những sỉ nhục của Ngài, tưởng niệm sự nghèo hèn của Ngài, qua bánh này Ngài làm cho chúng ta nên giàu có”
 
Đoàn đại biểu Giáo Hội Chính Thống Syria thăm Tòa Thánh
Nguyễn Việt Nam
22:38 16/06/2015
Từ ngày 17 đến 20 Tháng 6, Đức Thượng Phụ Moran Mor Ignatius Aphrem Đệ Nhị II, là Thượng Phụ Chính Thống Syria thành Antiôkia và toàn Đông Phương, sẽ có mặt tại Rôma để gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thượng Phụ Aphrem Đệ Nhị được bầu là Đức Thượng Phụ Chính Thống Syria thành Antiôkia vào năm 2014.

Giáo Hội Chính Thống Syria là cộng đồng Kitô giáo đầu tiên được thành lập ở Antiôkia. Cả hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô đều đã từng cư trú tại Antiôkia. Chính là từ Antiôkia mà các nhà truyền giáo đầu tiên đã ra đi truyền giáo cho châu Á và châu Âu. Giáo Hội Chính Thống Syria đã được hình thành sau cuộc ly giáo sau Công Đồng Chalcedon vào năm 451.

Giáo Hội Chính Thống Syria có một cấu trúc thượng phụ: Các Giám Mục cai quản các cộng đồng Chính Thống Syria ở Syria, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Li Băng và Israel; và tại các cộng đoàn di cư tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand cùng lãnh đạo với Đức Thượng Phụ thành Antiôkia và toàn Đông Phương. Cộng đồng Chính Thống Syria lớn nhất là ở Ấn Độ và được gọi là Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara. Tổng Giám Mục Trưởng (Catholicos) của Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara hiện nay là Thượng Phụ Mor Baselios Thomas Đệ Nhất. Ngài cũng tham dự trong đoàn đại biểu đến thăm Rôma.

Theo dòng lịch sử, Giáo Hội tử đạo này thường xuyên bị bách hại, và thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhiều trong thời gian gần đây, như được minh chứng qua những sự kiện bi thảm tại Syria và Iraq. Đức Tổng Giám Mục Giáo Hội Chính Thống Syria thành Aleppo là Mar Gregorius Yohanna Ibrahim, cùng với Đức Giám Mục Paul Yazigi, của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp tại Aleppo, đã bị bắt cóc cách đây hai năm, vào ngày 22 tháng Tư năm 2013, trong vùng ngoại ô của Aleppo. Đến nay, hai vị vẫn biệt vô âm tín. Trước đó, Giáo Hội Chính Thống Syria đã trải qua một chương bi thảm khi một nửa triệu người Syria thiệt mạng vào cuối chiến tranh thế giới thứ nhất; diễn ra tại cùng một thời gian xảy ra vụ diệt chủng người Armenia.

Trong số các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Syria rất gần gũi với Giáo Hội Công Giáo. Tuyên bố chung được ký bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Mar Zakka Đệ Nhất tại Rôma vào ngày 23 tháng Sáu năm 1984 ghi nhận rằng hai bên tuyên xưng cùng một đức tin vào Chúa Kitô và cho rằng những khác biệt trong thuật ngữ Kitô chỉ là do những dị biệt về văn hóa. Tháng Mười Một năm 1993, Ủy ban thần học phối hợp của Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Syria Malankara đã đạt được một thỏa thuận về những cuộc hôn nhân giữa một người Công Giáo và một người Chính Thống Giáo Syria, được gọi là “Thoả thuận Kerala.” Thỏa thuận này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Mar Zakka Đệ Nhất chuẩn y hôm 25 tháng Năm năm 1994, và được đi kèm với một loạt các hướng dẫn mục vụ.

Đức Thượng Phụ Moran Mor Ignatius Aphrem sẽ gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày thứ Sáu 19 tháng Sáu trong một buổi cầu nguyện chung. Sau đó, ngài cũng sẽ có một cuộc họp tại Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Vũ Đại Kết Kitô Giáo, và sẽ viếng thăm ngôi mộ của Thánh Phêrô.
 
Top Stories
Pope: oil and weapons weigh more than human lives
Vatican Radio
11:26 16/06/2015
2015-06-15 Vatican - Pope Francis said on Monday that oil and weapons seem to weigh more on the scale of economic interests than the lives of thousands of Christians in the Middle East, and while proclaiming peace and justice the world tolerates traffickers of death.

The Pope’s words of condemnation were pronounced as he greeted participants of ROACO’s 88th Plenary Assembly in the Vatican.

The Assembly, scheduled to last until June 17, gathers representatives of aid projects of the “Reunion of Aid Agencies for the Oriental Churches” (ROACO).

It includes a special session dedicated to Syria with attention also given to Iraq in view of the recent tragic developments in that region.

In his address the Pope said the continuing conflict in the Middle East “make us feel the cold of a winter and a frost in the human heart that never seem to end”, and he remarked that “the land in these regions, crossed by the footsteps of those who seek refuge, is irrigated by the blood of so many men and women, including many Christians persecuted for their faith.

Pope Francis spoke with gratitude of the daily work and experience of the “sons and daughters of the Eastern Churches and their Pastors”, who share the suffering of the people and carry out the work of listening and service that is inscribed in the statute of the agencies coordinated by the Congregation for Eastern Churches.

He encouraged the delegates to continue in their humanitarian assistance with a Christian approach promoting people and nations with compassion and mercy.

“As I wrote in the Bull of Indiction of the Jubilee of Mercy – he said - 'Let us open our eyes and look at the misery in the world, at the wounds of so many brothers and sisters who are denied their dignity, and let us hear their cry for help’”.

“May their cry become ours and together we can break the barrier of indifference that often reigns concealing hypocrisy and selfishness" he said.

Looking back to the drama that has been unfolding in the past months, Pope Francis said it would appear that the world’s conscience has been jolted and it has opened its eyes to the fact that Christians have been present in the Middle East for millennia.

Thus - he said – there have been a series of initiatives to raise awareness and to reach out to those unjustly affected by the violence.

However – he continued – a further effort should be made to erase seemingly tacit agreements according to which “the lives of thousands and thousands of families - women, men, children, and elderly people – seem to weigh less than oil and weapons on the scale of interests”.

“So that while proclaiming peace and justice, it is tolerated that traffickers of death continue to operate those lands” he said.

And with a heartfelt appeal, Pope Francis encouraged those present to “continue the service of Christian charity, to denounce all that tramples on human dignity”.

Pope Francis also noted that during the Assembly particular attention with be devoted to the situation in Ethiopia, Eritrea and Armenia (although the first two of this year became self-governing Churches).

He said ROACO can help these ancient Christian communities to feel part of the evangelizing mission, offering - especially to young people - a horizon of hope and growth.

Without this – the Pope said – it will be impossible to stop “the flow of migration that sees so many sons and daughters of the region set out to reach the Mediterranean coast, at the risk of life”.
 
Holy See: International community must work better on migration
+ Archbishop Silvano M. Tomasi
11:30 16/06/2015
2015-06-15 Vatican - The Permanent Observer of the Holy See to the United Nations and other International Organizations in Geneva, Archbishop Silvano Tomasi, on Monday addressed the 29th Session of the Human Rights Council, during the Interactive Dialogue with the Special Rapporteur on Migrants. The full text is below

Statement by His Excellency Archbishop Silvano M. Tomasi
Permanent Observer of the Holy See to the United Nations
and Other International Organizations in Geneva
at the 29th Session of the Human Rights Council
Interactive Dialogue with the Special Rapporteur on Migrants

Geneva, 15 June 2015

Mr. President,

The multilateral system, and immigration countries in particular, have not yet succeeded in effectively managing migration. While much generosity in receiving asylum seekers and migrants has been evident, a long-range immigration strategy is still lacking. The consequence, in Pope Francis’ words, is abdication of responsibility because “leaving our brothers on boats to die… is an attack against life” . In fact, since January 2015 well over 1,800 migrants have already lost their lives while attempting to cross the Mediterranean . An estimated 25,000 Rohingyas and Bangladeshi have boarded smugglers’ boats destined for Thailand and Malaysia in the first three months of 2015. A shocking total of 68,000 unaccompanied children were apprehended by the U.S. Border Patrol from October 2013 to September 2014 .

Mr. President,

The push factors for such gigantic migration and refugee flows are well-known to the international community: the organized business of human trafficking that exploits people in desperate situations; no end to poverty; lack of jobs; unstable political situations, discrimination, health crises, persecutions, bloody wars and famines. The multilateral system needs to work better together: migration and climate change are major challenges of the 21st Century. In the long term, it is necessary to address the root causes of such a global phenomenon. The clock is ticking and the longer we wait, the higher the costs will be. All these persons on the move for different reasons have rights that the national and international communities must protect and respect in practice. The Delegation of the Holy See would like to suggest some concrete steps.

First, search and rescue operations should continue and be further strengthened, as the need to protect the right to life of all, regardless of their status, must remain the priority; second, resettlement in Europe, as well as in other parts of the world, should be effectively carried out and more fairly distributed, with due attention for security and social needs, but without acquiescing to irrational populist pressures; third, competent authorities should provide safer legal channels of emigration and practical acceptance so as to reconcile migrants’ rights and the legitimate interests of the receiving societies.

Mr. President,

The perception of migrants as a burden runs against the evidence of their contribution to the national economy of the host countries, to the social security system and to the demographic deficit. Accumulating evidence shows that, besides enriching the national culture with new values and perspectives, migrants contribute through the taxes they pay, the new businesses they start, as well as the array of services they provide. For instance, some stunning 497,000 new enterprises were run by foreign citizens in Italy in 2013 , and according to the Organization for Economic Co-operation and Development (OECD), migrants accounted for 47% of the increase in the workforce in the United States and 70% in Europe over the past ten years . Far from being an obstacle, newcomers therefore prove to be a crucial positive factor for the economy and a creative presence in society.

Mr. President,

At the same time, other long-range strategies are required. The issue of migration is not an isolated variable, but an important component in the context of political, economic and trade relations between sending and receiving countries. No person with the possibility of living with dignity in his or her home country would feel compelled to flee it. International solidarity should then strive to create the proper environment “at home“, thus making migration a choice and not a compulsive necessity. This may be accomplished by creating quality and decent jobs, promoting a more just and equitable financial and economic order, improving access to markets, trade and competition, by exchanging innovative technology, raising participation and political stability.

An increasing number of people are moving to urban centers, a development that calls for fresh reflection on integration to ensure peaceful coexistence in society. Aside from mere economic reasons, the interest of the receiving society is served in the long run by the acceptance of newcomers in their difference and by their openness to progressive integration in the new environment by accepting the fundamental values, rights and obligations, that make possible a common future.

Fairness demands that a positive image of newcomers be adopted with a common, friendly, and appropriate terminology for media at the national level, so as to avoid ambiguity, demagoguery and the stirring up of racism, discrimination, exploitation by unscrupulous politicians. Above all, respect for the dignity of the human person remains the touchstone. At the same time, receiving countries should put in place proper mechanisms for social acceptance of migrants, for example by drafting Charters on rights and responsibilities of migrants, which are readily comprehensible, so as better to integrate migrants and provide them with a secure legal status, with clear and specific rights and responsibilities.

In conclusion, we thank the Special Rapporteur for the best practices outlined in his report and for playing an important role in maintaining a high level of public awareness and we welcome resolution 26/19 of the Human Rights Council which further extended his mandate.

Mr. President,

The proper implementation of human rights becomes truly beneficial for migrants, as well as for the sending and receiving countries. The measures suggested are not a mere concession to migrants. They are in the interest of migrants, host societies, and the international community at large. Promoting and respecting the human rights of migrants and their dignity ensures that everyone's rights and dignity in society are fully respected.
 
Pope Francis: the theology of poverty
Vatican Radio
11:30 16/06/2015
2015-06-15 Vatican - Pope Francis said Mass in the chapel of the Casa Santa Marta on Tuesday morning. Following the readings of the day, the Holy Father reflected on the place of poverty in the Gospel, saying that the Gospel becomes incomprehensible if poverty is removed from it, and that it is unfair to label priests who show a pastoral concern for the poor as, “Communists”.

In the 1st reading, which tells of how St. Paul organized a collection in the Church of Corinth, for the benefit of to the Church of Jerusalem, whose members were facing great hardship. Pope Francis noted that, today as then, poverty is “a word that always embarrasses.” Many times, he said, we hear: “But this priest talks too much about poverty, this bishop speaks of poverty, this Christian, this nun talks about poverty ... aren’t they a little communist, right?” On the contrary, he warned, “Poverty is at the very center of the Gospel: if we remove poverty from the Gospel, no one would be able to understand anything about the message of Jesus.”

When faith does not reach the pockets it is not genuine

St. Paul, he said, speaking to the Church of Corinth, highlights what is their real wealth: “You are rich in everything, in faith, in speech, in knowledge, in all earnestness, and love that we have taught you.” The exhortation of the Apostle is: “as you are rich, be you also great in this generous work in “this collection”:

“If you have so much richness in the heart, these great riches of zeal, charity, the Word of God, the knowledge of God - let this wealth reach your pockets – and this is a golden rule: when faith does not come with pockets, not a genuine faith. It is a golden rule here that Paul says, in essence: ‘You are rich in many things now, so be generous in this work of generosity.’ here is this contrast between wealth and poverty. The Church of Jerusalem is poor, is in economic difficulty, but it is rich, because it has the treasure of the Gospel message. This poor Church of Jerusalem, has enriched the Church of Corinth with the Gospel message; it has given the richness of the Gospel.”

Let the poverty of Christ enrich us

Continuing his paraphrase of St. Paul, Pope Francis went on to call on all of us to follow the example of the Church of Corinth: the Church, whose members had a great deal of material wealth and so many things, who were poor without the proclamation of the Gospel, but who enriched the Church of Jerusalem, helping to build up the People of God. Here is the foundation of the “theology of poverty”: Jesus Christ, who was rich – with the very richness of God – made Himself poor, He lowered Himself for us. This then, is the meaning of the first Beatitude: ‘Blessed are the poor in spirit,’ i.e. “to be poor is to let oneself be enriched by the poverty of Christ, to desire not to be rich with other riches than those of Christ”:

“When we give help to the poor, we are not doing the work of aid agencies ‘in a Christian way’. Those are good, it is a decent thing to do – aid work is good and quite human – but it is not Christian poverty, which St. Paul desires of us and preaches to us. Christian poverty is that I give of my own, and not of that which is left over – I give even that, which I need for myself, to the poor person, because I know that he enriches me. Why does the poor person enrich me? Because Jesus Himself told us that He is in the poor person.”

Christian poverty is not an ideology

When one divests oneself of something, not only from our abundance, to give to a poor person, to a poor community, one is thereby enriched. Jesus acts in one who does this, when he does it, and Jesus acts in the poor person, who enriches one who gives to him of his substance:

“This is the theology of poverty: This is because poverty is at the heart of the Gospel; it is not an ideology. It is precisely this mystery, the mystery of Christ who humbled Himself, who let Himself be impoverished in order to enrich us. So it is understandable why the first of the Beatitudes is ‘Blessed are the poor in spirit.’ Being poor in spirit means going on this path of the Lord: the poverty of the Lord, who lowers Himself even so far as to become bread for us, in this sacrifice [of the Mass]. He continues to lower Himself into the history of the Church, into the memorial of His passion, and by the memorial of His humiliation, the memorial of His poverty, by this bread He enriches us.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Phúc Âm Sự Sống 5 Nữ Tu Tiên khấn và 7 Nữ Tu Vĩnh Khấn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:52 16/06/2015
Sáng ngày 16-6-2016, tại Nhà Thờ Cà Tang, Ðức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Lần Đầu cho 5 Nữ Tu và Khấn Trọn Đời cho 7 Nữ Tu thuộc Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống.

Hình ảnh

Cùng đồng tế có 24 cha trong và ngoài giáo phận. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Cà Tang chung lời tạ ơn.

Trong bài giảng, khởi đi từ sự kiện Sea Games 28, kết hợp suy niệm Tin Mừng Lc 9,57-62 (Đức Giêsu đòi hỏi môn đệ phải từ bỏ mọi sự), Đức Cha Giuse nói đến những điều kiện căn bản để các Tu sĩ đi theo Chúa: chấp nhận hy sinh, miệt mài tập luyện và say mê Chúa Kitô.

Mấy ngày nay, khi sự kiện Sea Games 28 đang diễn ra thì đặc biệt cái tên Ánh Viên được nổi lên như một hiện tượng. Không chỉ cư dân mạng mà dường như cư dân khắp mọi miền đất nước và cả thế giới hết sức ngạc nhiên và ngưỡng mộ cô bé vận động viên bơi lội này.Nữ kình ngư số một Việt Nam đã phá 8 kỷ lục và giành 8 huy chương vàng, tại Đại hội thể thao Đông Nam Á Sea Games 28. Mới 19 tuổi, cô đã trở thành một vận động viên làm dậy sóng truyền thông quốc tế, với biệt danh “kình ngư trường đua xa”. Được báo chỉ hỏi làm sao có kết quả sáng chói như thế? Cô cho biết đây không phải là một phút thăng hoa mà là cả một hành trình bao gồm 3 yếu tố chính: chấp nhận hy sinh, một năm có 365 ngày thì có đến 364 phải xa nhà, phải miệt mài tập luyện hàng ngày đều đặn đầy đủ đúng đắn và phải say mê chiến thắng không dừng lại ở huy chương này hay huy chương kia mà luôn nhìn về phía trước và phấn đấu.

Từ lời phát biểu hay hay này và kết hợp với bài Tin Mừng, Đức Cha gợi lên những suy niệm về đời thánh hiến bước theo Chúa Giêsu và ngài nhìn 12 Nữ tu tiên khấn vĩnh khấn như những vận động viên trên đường đua vì nước trời, sẵn sàng khuôn mình theo đòi hỏi của đời thánh hiến. Đòi hỏi đó là chấp nhận hy sinh, sống khó nghèo vì Nước Trời, mỗi ngày nên giống Chúa Giêsu. Đòi hỏi đó là miệt mài tập luyện, tu là sửa, đây là một hành trình liên lỉ không ngơi nghỉ, cốt cách của đời tu là sống khiết tịnh vì Nước Trời, đi rao giảng và phục vụ Tin mừng Nước Thiên Chúa. Đòi hỏi đó là phải say mê và giành lấy chiến thắng, theo huấn thị “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô” Thánh Hoàng Gioan Phaolô II mời gọi các Tu sĩ hãy say mê Đức Kitô, quyết tâm sống xứng đáng với ơn kêu gọi trong lời khấn vâng phục, Nữ tu trở thành bạn trăm năm của Đức Kitô, từ cô bé lọ lem sau khi khấn dòng Nữ tu trở thành “công chúa” thành “lá ngọc cành vàng”, cùng sống với chị em trong cộng đoàn toàn là bạn trăm năm của Đức Kitô, thật hạnh phúc biết bao!.

Đức Cha cầu chúc các tân khấn sinh luôn hạnh phúc và trung thành trong ơn gọi của mình. Ngài cũng cám ơn các gia đình đã quảng đại góp cho Giáo Hội địa phương những thành viên.

Cuối lễ, Nữ tu Maria Têrêxa Ðoàn Thị Hoa, Tổng Phụ Trách thay mặt hội dòng dâng lời tri ân. Đại diện phụ huynh các tân khấn sinh cũng chân thành cảm tạ.

Bữa tiệc liên hoan trong khuôn viên Nhà thờ Cà Tang rộn ràng niềm vui.

Tên gọi “Cà Tang” nghe rất lạ tai, mang âm hưởng ngôn ngữ “Sắc tộc thiểu số”, không biết có liên quan đến thành ngữ “cà tang cà rịch” không!. Từ điển tiếng Việt giải thích “cà rịch cà tang” là làm việc gì cũng chậm chạp với một nhịp điệu đều đều như không quan tâm gì đến thời gian (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996). Thực tế cho thấy, Giáo xứ Cà Tang rất trẻ trung, chỉ mới 3 năm thành lập (22-2-2010), thế mà, Giáo xứ đã phát triển rất nhanh từ cơ sở vật chất cho đến các sinh hoạt phụng vụ và hội đoàn. Giữa miền quê êm ả ngát xanh ruộng lúa vườn cây, nổi bật lên ngôi Nhà thờ với khuôn viên rộng thoáng và khang trang.

Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống đã chọn nơi thôn quê dân dã yên bình Cà Tang để xây dựng Nhà Mẹ. Năm 1966, cha Nguyễn Quang Huy thành lập Tu Hội Phúc Âm tại Giáo phận Kontum. Sau biến cố 1975, Tu Hội gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển trụ sở chính về Sài Gòn. Năm 2002, một số chị em quyết định chuyển đổi Hiến Pháp từ Tu Hội Phúc Âm sang Hiến Pháp Hội Dòng Phúc Âm Sự Sống. Đến năm 2003, Ðức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi chấp thuận nhận Hội Dòng vào phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết. Hiện nay, Hội Dòng phục vụ tại Giáo phận Phan Thiết, có cộng đoàn ở Sài Gòn và ở giáo xứ Thái Lạc, Ðồng Nai. Các Nữ Tu rất nhiệt thành đến phục vụ tại các vùng sâu vùng xa như Ðami, Ða Tro, Suối Sâu, Ðảo Phú Quý.

Cầu chúc các Nữ Tu của Hội Dòng luôn nhiệt thành đi gieo hạt giống “Phúc Âm Sự Sống” qua mọi nẻo đường phục vụ.
 
Giáo Phận Phú Cường - Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục
Tôma Đỗ Lộc Sơn
08:07 16/06/2015
Giáo Phận Phú Cường - Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục

9 giờ sáng ngày 15/6/2015, Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường hân hoan đón mừng quý Linh mục, Tu sĩ và đông đảo quý khách từ các nơi xa xôi về tham dự Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục cho hai thầy phó tế thuộc dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc.

Thánh lễ truyền chức do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước; Giám mục Giáo phận chủ tế. Cùng dâng lễ có quý cha: Cha Tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm, Cha bề trên dòng Đồng công, Cha đặc trách tu sĩ giáo phận Giuse Phan Trọng Quang, Cha sở giáo xứ Chánh tòa Giuse Cao Đình Phương, cùng khoảng 90 cha triều và dòng, nhiều tu sĩ nam nữ và đông đảo Cộng đoàn dân Chúa.

Xem Hình

Các tân chức:

1. Philliphê Maria Nguyễn Quang Thiện.

2. Laurenso Maria Nguyễn Đức Lợi.

Đôi nét về Dòng:

Dòng Ðồng Công là Dòng Giáo Sĩ (giáo luật 588, 2), chỉ có một bậc, tuy gồm hai thành phần: anh em linh mục và anh em không linh mục. Nhiệm vụ anh em linh mục là quản trị Dòng và các Tu viện của Dòng, huấn luyện các phần tử, chỉ huy các công việc chính yếu trong Dòng, và đáp ứng những nhu cầu mục vụ bất cứ ở đâu mà việc tông đồ đòi hỏi. Anh em không linh mục sẽ cộng tác với anh em linh mục trong các nhiệm vụ nói trên (Hiến Pháp Dòng, điều 5).

Tại Giáo phận Phú Cường có tu viện và cộng đoàn Dòng tại Hạt Bình Long với khoảng 50 tu sinh.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có bản dịch mới của ba Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi chưa? Lễ bổn mạng giáo xứ thay lễ Chúa nhật được không?
Nguyễn Trọng Đa
07:55 16/06/2015
Giải đáp phụng vụ: Có bản dịch mới của ba Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi chưa? Lễ bổn mạng giáo xứ thay lễ Chúa Nhật được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi chỉ hỏi liệu ba Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi đã được cập nhật trong các bản dịch mới chưa. Tôi đã không thể tìm thấy bản sao của chúng ở đâu cả. Liệu có thể được phép dùng chúng như chúng đã có chăng, và chỉ cần đưa thêm bản dịch mới của phần truyền phép được không? - F. D., Johannesburg, Nam Phi.


Đáp: Các Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1974. Vào thời đó, ba Kinh nguyện Thánh Thể đã được giới thiệu trên cơ sở thử nghiệm. Các Hội đồng Giám mục có thể sử dụng một trong các Kinh Nguyện này, và được cho phép thực hiện một bản dịch khá tự do các bản văn, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc cơ bản. Hầu hết các Hội đồng Giám mục yêu cầu cho phép sử dụng tất cả ba Kinh Nguyện Thánh thể ấy, và việc này thường được ban cho các Hội đồng Giám mục trong một khoảng thời gian nhất định. Năm 1980, ĐTC Gioan Phaolô II cho phép tiếp tục sử dụng các Kinh Nguyện này cho đến khi quyết định khác được ban hành.

Do tình trạng thử nghiệm của chúng, và các hạn chế về việc sử dụng chúng cho các nhóm thiếu nhi thuộc lứa tuổi Rước lễ vỡ lòng, các Kinh Nguyện Thánh Thể này thường không được in trong Sách Lễ Rôma, nhưng trong các sách riêng. Chúng có thể đã được đưa vào trong Sách lễ ở một số nơi, nhưng không phải là một sự thực hành chung.

Khi ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma bằng tiếng Latinh được xuất bản vào năm 2002, nó bao gồm các Kinh nguyện Thánh Thể cho thiếu nhi trong phần phụ lục. Sự đưa vào này chỉ có thể đơn giản vì lợi ích của sự đầy đủ, vì không chắc rằng chúng sẽ được sử dụng, do sự khan hiếm của các chuyên viên về thiếu nhi lứa 8 tuổi.

Lần in đầu tiên của Sách lễ Latinh có nhiều lỗi đánh máy. ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã đưa thêm một số bổ sung mới cho niên lịch phụng vụ phổ quát, sau khi xuất bản Sách lễ. Các bổ sung này bao gồm lễ Đức Mẹ Guadalupe, và các lễ nhớ thánh Juan Diego và thánh Pio Pietrelcina.

Vì vậy, khi cần in lại Sách lễ trong năm 2008, Thánh Bộ Phụng Tự đã không tự giới hạn mình vào việc sửa lỗi đánh máy. Thay vào đó, Thánh bộ thực hiện một số cải tiến hơn nữa cho bản văn, và các chữ đỏ, trong đó có việc loại bỏ các bản văn Latinh của Thánh Lễ dành cho thiếu nhi.

Bởi vì điều này bao hàm một sự thay đổi trong bản văn chính thức, việc bỏ bớt này được trình lên ĐTC để xin chuẩn y cùng với hai thay đổi khác cho Sách lễ. ĐTC Biển Đức XVI phê chuẩn sự thay đổi này, vốn được ban hành bởi Sắc lệnh ngày 8-5-2008 (Sắc lệnh số 652-08L, Notitiae 45 (2008) trang 175-176). Sắc lệnh cũng quy định rằng từ nay về sau các bản văn Thánh Lễ dành cho thiếu nhi nên được in tách rời Sách Lễ Rôma, ngay cả trong các bản dịch được duyệt lại trong tương lai.

Có lẽ điều này đã được thực hiện, để loại bỏ bất cứ sự cám dỗ nào nhằm xem chúng như là Kinh nguyện Thánh Thể để sử dụng chung với mọi cộng đoàn, chứ không phải là một sự giới thiệu sư phạm cho phụng vụ dành cho thiếu nhi.

Bởi vì lần tái bản thứ hai này là cơ sở cho việc dịch Sách Lễ sang tiếng Anh, các Kinh Nguyện Thánh Thể cho thánh lễ thiếu nhi không có trong Sách lễ nữa.

Trong khi công bố sắc lệnh, và trong các thư trước đó gửi đến các Hội đồng Giám mục công bố sự thay đổi, Tòa Thánh Vatican đã loan báo sẽ phát hành một phiên bản mới của các Kinh Nguyện Thánh Thể cho thánh lễ thiếu nhi như một văn bản riêng biệt trong tương lai, vốn sẽ duyệt lại cả lối diễn tả lẫn kỷ luật đối với việc sử dụng các Kinh nguyện Thánh Thể ấy.

Trong thực tế, các Giám mục Mỹ đã lên kế hoạch duyệt lại các bản gốc của Kinh Nguyện Thánh Thể cho thánh lễ thiếu nhi trước khi có thông báo trên, nhưng dự án đã bị đình chỉ một cách hợp lý.

Cho đến nay, Tòa Thánh chưa ban hành phiên bản mới của ba Kinh nguyên trên. Có lẽ Tòa Thánh đang chờ đợi các Hội đồng Giám mục của các ngôn ngữ chính trên thế giới hoàn tất tiến trình dịch thuật Sách Lễ Rôma mới, trước khi bước tiếp vào công việc này.

Trong khi chờ đợi, các bản gốc vẫn được chấp thuận cho sử dụng trong cùng điều kiện như trước đây. Tuy nhiên, sau khi xuất bản Sách Lễ Rôma mới bằng tiếng Anh, Hội đồng Giám mục Mỹ cập nhật bản văn năm 1974 cho phù hợp với bản văn mới. Các phiên bản mới bao gồm các bản dịch được duyệt lại về phần mở đầu Thánh lễ, Kinh Thánh Thánh Thánh (Sanctus), truyền phép, lời tung hô sau truyền phép và Vinh tụng ca. Xin đọc chi tiết bản văn này ở địa chỉ http://www.usccbpublishing.org/productdetails.cfm?PC=1697.

Mặc dầu bản văn này được chính thức chấp thuận cho sử dụng tại Mỹ, nó có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào khác, vì nó không giới thiệu bất kỳ sự mới lạ nào và chỉ cập nhật bản văn cho phù hợp với Sách Lễ, và tiến trình này đã được phê duyệt đối với trường hợp khác, như lời chào phụng vụ trong các bí tích. Dù sao chăng nữa, nên thận trọng xin phép Giám mục của mình trước khi sử dụng bên ngoài nước Mỹ.

Sau bài trả lời ngày 2-6 của chúng tôi về việc lễ nào lấn át lễ Chúa Nhật, nhiều độc giả nhận thấy việc tôi bỏ qua không nhắc đến lễ Cầu cho các tín hữu đã qua đời (lễ Các Đẳng ngày 2-11), như là lễ ưu tiên hơn lễ Chúa Nhật.

Đáp: Thật vậy, trường hợp đặc biệt này của lễ Cầu cho các tín hữu đã qua đời (All Souls' Day), vốn không phải là một lễ kính hoặc lễ trọng, là không bình thường trong nhiều cách. Nó không chỉ có ưu tiên hơn lễ Chúa Nhật, nhưng thực sự nó thay thế một số các yếu tố riêng cho ngày Chúa Nhật, chẳng hạn việc đọc hay hát kinh Vinh danh, được bỏ qua.

Hỏi: Một số độc giả khác cũng hỏi về lễ trọng đặc biệt, như các thánh bổn mạng của một giáo phận hay giáo xứ. Trong bài trả lời trước, tôi đã nói trên nguyên tắc rằng mọi lễ trọng có thể thay thế một ngày Chúa Nhật mùa Thường Niên.

Đáp: Tuy nhiên, cũng đáng nhắc lại rằng lễ trọng mừng thánh bổn mạng của một giáo phận hay của giáo xứ sẽ thay thế một Chúa Nhật, hoặc trong trường hợp lễ trùng với một ngày Chúa Nhật, hoặc thậm chí nó thường được chuyển vào ngày Chúa Nhật gần nhất, để đảm bảo một ngày mừng xứng đáng. Đức Giám Mục địa phương có thể cho phép chuyển lễ bổn mạng trên vào ngày Chúa Nhật. (Zenit.org 16-6-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Người phục vụ
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
07:52 16/06/2015
Người Phục Vụ

Chúa Giêsu dạy tôi cung cách phục vụ để có thể chung chia sứ mạng với Người. Đó là công việc mà bất cứ người môn đệ nào một khi bước theo Thầy Giêsu đều ước ao đạt được. Đấy cũng là sứ mạng đòi hỏi nhiều tài năng của con tim và của trí tuệ. Thực vậy, trải qua một tháng tông đồ tại giáo xứ, tôi hiểu thế nào là một người mục tử mang lấy “mùi của chiên” và phụng sự Chúa nơi cộng đoàn giáo dân.

Là người học cách phục vụ, tôi chiêm ngắm cung cách hành xử của Thầy Giêsu khi Người tiếp cận với đoàn chiên. Người hăng say đi tìm những con chiên lạc (Mt 18,12-14), tha thiết với những tâm hồn dễ vỡ và tội lỗi (Mc 5, 21-43). Thay vì cáu ngắt và mặc kệ, Người kiên nhẫn mở lòng để lắng nghe nhu cầu của dân (Ga 6,1-15). Người chạnh lòng thương đám dân không người chăn dắt (Mc 6, 34). Người đưa kẻ yếu thế cô thân về băng bó vết thương (Lc 10,25-37). Người dọn chỗ cho những mảnh đời vất vả mang gánh nặng nề được nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,28-30). Người tế nhị và tha thứ cho từng tội nhân, thiết tha họ đừng phạm tội nữa (Ga 8, 2-11). Sau cùng, Người chết trên thập tự giá và sống lại hiển vinh. Tất cả vì con người và cho mỗi người. “Trong cung cách phục vụ của Thầy Giêsu, tình yêu hiến tế không bao giờ vắng bóng!” Kết quả là cuộc sống của mỗi con chiên được Người chăm sóc luôn chứa chan hạnh phúc và bình an!

Để tập dấn thân phục vụ con người, tôi được gửi đến chung chia cuộc sống với cha xứ – người mục tử nhân lành của Thầy Giêsu. Chúng tôi ước ao sống thành một cộng đoàn yêu thương và nên dấu chỉ sống động của Nước Trời. Tránh xa những gương mù, gương xấu vốn gây cớ vấp phạm cho cộng đồng dân thánh là điều cần thiết cho chúng tôi. Theo đó, cha sở cần là người trong tư thế luôn ứng trực mở lòng đón nhận từng con chiên. Với tấm lòng bao dung của người mục tử, ngài có thể chia sẻ niềm vui tin mừng với từng con chiên: “Đức Kitô Giêsu yêu thương bạn; người đã hiến dâng mạng sống của mình để cứu bạn, và hiện tại mỗi ngày Người hằng sống cận kề bạn để soi sáng cho bạn.” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng số 164). Bởi trong bối cảnh hiện nay, dân Chúa ước ao tìm thấy nơi nhà thờ một linh mục tài đức để được hướng dẫn trên bước đường đời. Một cha xứ nóng gắt và lạnh lùng với dân là nỗi u buồn vốn gây tổn thương cho con chiên trong xứ. Ngược lại, một mục tử dám mang lấy mùi của chiên, một tay bám chặt lấy Chúa, tay kia vươn đến cuộc sống của dân, sẽ giúp giáo dân an tâm hơn khi đến với người của Chúa để được hướng dẫn. Lúc đó, linh mục sẽ trở nên nhịp cầu tuyệt vời để ân sủng của Chúa có thể tuôn chảy đến các tâm hồn trong xứ đạo.

Tạ ơn Chúa đã cho tôi sống với một người mục tử luôn nỗ lực sống xả thân phục vụ đoàn chiên của Thầy Giêsu. Nhờ đó, tôi được tiếp thêm lửa yêu mến. Để mỗi lần tiếp xúc với giáo dân, tôi ý thức mình cần trở nên giống Giêsu: ân cần lắng nghe và đồng hành với từng người để cùng nhau hoan hỉ tiến về Quê Trời.

Hóa ra công việc phục vụ không phải là gánh nặng oằn vai, nhưng là một niềm vui chan chứa tình người và tình Chúa. Quả thực, tương thân tương ái là lý lẽ của con tim để giúp con người chung sống được yên bình và hạnh phúc. Đó cũng là cách Chúa đòi hỏi người phục vụ diễn tả tình yêu của Người giữa dòng đời. Trên thực tế, người đời vẫn cho rằng phục vụ vô điều kiện là chuyện bao đồng và thua thiệt. Họ cảm thấy tẻ nhạt khi phải phục dịch kẻ khác mà chẳng sinh ích lợi gì cho mình. Bởi lẽ, cung cách phục vụ của họ là “tiền trao cháo múc”, là “tính toán thiệt hơn”! Nơi giáo xứ, chắc hẳn cung cách này hoàn toàn không thích hợp. Bởi lẽ người phục vụ ý thức từng công việc mình làm đều có Chúa đồng hành; và niềm vui của Chúa khơi nguồn sức mạnh để họ tiếp tục dấn thân phục vụ. Như thế, họ thể hiện một lối sống vô tư và phấn khởi, cùng nhau chung sức để xây dựng một giáo xứ hiệp nhất yêu thương.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn cha sở và những giáo dân! Vì nơi đây, tôi được chung chia cuộc sống tuy gắn gủi nhưng có được nhiều niềm vui của người phục vụ. Chắc hẳn Chúa tiếp tục huấn luyện để từng ngày tôi phải nên người phục vụ chuyên nghiệp hơn; nghĩa là “khôn ngoan như con rắn, và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10:16). Để trong mọi cảnh huống, Thầy Giêsu luôn là mẫu gương tuyệt vời cho tôi phục vụ từng người với một trái tim biết chạnh lòng thương. Khó thật! Nhưng với Thầy Giêsu và nhờ Thầy Giêsu, ước chi tôi có thể cúi xuống rửa chân cho mọi người với tình yêu mến.

Lạy Chúa Giêsu, Người luôn là chuẩn mực tuyệt vời cho mỗi người phục vụ.“Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10, 35-45). Theo đó, xin huấn luyện con nên người phục vụ tốt lành; xin thánh hóa mỗi cử chỉ của con luôn đong đầy tình yêu. Để cùng với Chúa, con được tháp nhập vào cộng đoàn của những người biết phục vụ cho và vì Chúa Giêsu. Amen.

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Sinh Viên Công Giáo Nam Định với Thánh lễ tạ ơn kết thúc năm hoc
Ma-ri-a Nguyễn Thị Ánh Hồng
12:02 16/06/2015
Hà nội - Thánh Lễ chia tay Sinh Viên ra trường diễn ra long trọng, trang nghiêm tại Giáo xứ Nam Định do cha phó Phanxico Trần Truyền Giáo chủ sự. Bài giảng của Cha thật cảm động với những lời dặn dò những người ra trường, còn bên dưới thì anh chị em Sinh Viên nghe đâu đó sụt sịt, người thì mắt đỏ hoe, người thì nghẹn ngào,
không giấu được nỗi buồn. Thánh Lễ đã kết thúc bằng những món quà chia tay của Cha Giu-se Ma-ri-a Vũ Thanh Cảnh – chánh xứ Nam Định và bài hát “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng…” và lời hứa làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời trong sâu thẳm mỗi bạn Sinh Viên.

ĐIỀU ƯỚC GIẢN DỊ CỦA BẠN SINH VIÊN Công Giáo SẮP RA TRƯỜNG

“Ngày mai xa nhau rồi, trường mến thương xa rồi. Hè về phượng buồn, tiếng ve cũng buồn,…”. Lời bài hát càng làm cho chúng tôi – những người con xa nhà, xa quê hương để đi học nhưng chỉ còn mấy ngày nữa là phải chia tay với bao kỉ niệm dưới mái trường, kỉ niệm nơi ngôi Thánh Đường yêu dấu - càng buồn hơn.

Mới ngày nào nhận được giấy báo trúng tuyển Đại Học, Bố Mẹ tôi còn mừng hơn cả tôi, còn tôi thì hét toáng lên, thầm cảm ơn Thiên Chúa và Mẹ Ma-ri-a đã đồng hành cùng tôi và mang lại niềm vui vô cùng lớn lao cho cả tôi và gia đình tôi. Mấy ngày sau thì tôi nhập học. Ngày dẫn tôi lên nhập trường, xe đến nơi rồi mà Bố Mẹ và tôi ai nấy bịn rịn, Mẹ thì dặn dò đủ thứ: “Con lên Nam Định không quen biết ai thì sắp xếp thời gian học hành rồi đến Nhà Thờ, đi Lễ mà xin Chúa phù hộ cho, nương tựa vào Chúa rồi Chúa sẽ dẫn con đi…”. Bố thì mắt đỏ hoe, nghẹn ngào “Con gái Bố lớn rồi đấy, phải tự lo cho mình, thiếu gì thì gọi về cho Bố Mẹ con nhá….”. Tôi cố gắng cười toe toét để Bố Mẹ yên tâm ra về, để rồi về phòng khóc như chưa bao giờ được khóc.

Ngày tháng cứ trôi lặng lẽ, thời gian dần xoa dịu tôi, làm tôi vơi bớt đi nỗi nhớ nhà. Tôi làm theo lời Mẹ dặn. Ngay buổi đầu lên nhập học, tôi đi Lễ Chúa Nhật lúc 17h tại Giáo xứ Nam Định. May mắn cho tôi, tôi ngồi cạnh một chị Sinh Viên (tôi nhận ra vì chị ấy mặc áo Tổng Giáo Phận Hà Nội – Sinh Viên Công Giáo Nam Định). Lấy hết can đảm, tôi hỏi chị về các điều kiện và cách thức để gia nhập Sinh Viên Công Giáo. Và ngay hôm đó, tôi trở thành Sinh Viên Công Giáo thực sự. Ôi! Không thể diễn tả được cảm xúc của tôi lúc ấy, cứ tưởng tượng mai tôi sẽ đi tình nguyện ở nơi này, ngày kia tôi sẽ đi Lễ và được cử đọc bài đọc như thế nào, rồi cùng sinh hoạt với mọi người như thế nào… Thật không thể tin được ước mơ nhỏ nhoi của tôi từ thời học cấp 3 được thành hiên thực, đó là “Lên học Đại Học được gia nhập Sinh Viên Công Giáo, được sinh hoạt cùng anh chị em, được đến gần Chúa hơn”. Chỉ bấy nhiêu đó đã làm tôi nhanh chóng quen với việc xa nhà và ngày càng trưởng thành hơn. Thật may mắn và vinh dự cho tôi hơn khi tôi học tại Thành phố Nam Định cổ kính rồi được giữ các vị trí quan trọng trong Sinh Viên Công Giáo Nam Định. Chính việc này đã tạo cho tôi một quả tim mới, một con người mới tràn đầy nhiệt huyết, tràn đầy hồng ân Thiên Chúa. Dù có những lúc tôi gặp khó khăn, nhưng tất cả tôi đều dâng lên xin Thiên Chúa thánh hóa và giúp tôi rút ra được kinh nghiệm, giúp tôi trưởng thành hơn….

Trong tôi lúc này thật nhiều cảm xúc. Tôi muốn đến Hội Trường của Giáo xứ Nam Định để cùng tập Cử điệu, cùng họp bàn cho một chương trình sắp tới nào đó… Tôi ước, tôi ước thời gian quay trở lại để tôi được chìm trong cảm giác bình an, an toàn tuyệt đốikhi được làm công việc Phụng vụ nhà Chúa. Tôi muốn đến gặp các Cha, các Thầy, các Sơ – những người đã hướng dẫn tôi hoàn thành nhiệm vụ mà Chúa trao phó cho tôi – Trưởng ban Văn Nghệ Hội Sinh Viên Công Giáo Nam Định. Con biết lấy gì để cảm ơn các Ngài bây giờ? Con biết làm gì để được tiếp tục ở lại Nam Định, để tiếp tục được gặp các Ngài – những người Thầy ngoài mái trường đầu tiên vô cùng yêu mến của con, những người luôn giúp đỡ, luôn lắng nghe và chia sẻ vui buồn với chúng con!

Thay mặt cho các bạn Sinh Viên Công Giáo Nam Định, con xin cảm ơn quý cha đã dìu dắt, giúp đỡ chúng con trong suốt quá trình học tập và làm việc tại Nam Định. Xin Thiên Chúa che chở, ban muôn hồng phúc cho các Ngài!

Sinh Viên Công Giáo Nam Định – gia đình thứ hai của tôi! Tôi sẽ nhớ các bạn thật nhiều. Chúc các bạn luôn thành công và được Thiên Chúa dẫn dắt, đồng hành trên mọi nẻo đường!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bến Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
21:31 16/06/2015
BẾN XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Quê tôi xưa có biết bao dòng sông nhỏ
Và những bến thuyền thân mến nay còn đâu!
(bt)