Ngày 12-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nữ bác sĩ của người nghèo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:22 12/06/2008
NỮ BÁC SĨ CỦA NGƯỜI NGHÈO

Nữ bác sĩ trẻ Patricia Saraux hành nghề tại thành phố Brest, vùng Bretagne, miền Tây nước Pháp. Thoạt nhìn người phụ nữ nhanh nhẹn, duyên dáng trong y phục hợp thời trang, khó ai có thể đoán bà là bác sĩ của người nghèo, người thất nghiệp và những kẻ không nhà không cửa.

Nữ bác sĩ Saraux đã lập gia đình và có 3 cô con gái xinh xắn. Sau khi ra trường - cứ sự thường - bà dự định mở phòng mạch như phương kế sinh nhai. Tuy nhiên, sau sứ vụ nhân đạo tại Rwanda (Phi Châu) trong vòng một năm, cuộc đời sự nghiệp của nữ bác sĩ Patricia Saraux thay đổi hẳn chiều hướng. Bà không coi nghề bác sĩ như phương tiện làm giàu, nhưng như phương cách đi đến với người bất hạnh, kém may mắn.

THIÊN CHÚA Quan Phòng định liệu tất cả. Vào năm 1993, tình cờ bà Patricia khám phá ra ”Trung Tâm Săn Sóc Sức Khoẻ” dành cho người nghèo tại thành phố Brest, quê sinh của bà. Trung Tâm do các bác sĩ thiện nguyện trông coi. Thế nhưng Trung Tâm không hoạt động đều đặn vì các bác sĩ làm việc không tôn trọng giờ giấc. Khi hay tin vị phụ trách Trung Tâm - bác sĩ Ronan Le Reun - muốn điều chỉnh lại các hoạt động, nữ bác sĩ Patricia Saraux nắm ngay cơ hội. Bà sẵn sàng cộng tác với Trung Tâm nửa ngày. Nửa ngày còn lại bà dành cho việc chăm sóc cửa nhà và chồng con. Như thế, bà dung hòa được hai lý tưởng: làm mẹ làm vợ và làm bác sĩ!

Tuy nhiên, trong trường hợp của bà Patricia thì có lẽ làm vợ và làm mẹ dễ hơn làm bác sĩ cho người lang thang không nhà không cửa! Bà tâm sự:

- Bệnh nhân thuộc nhóm người này không phải là chú bé giúp lễ ngoan đạo. . Họ thường là kẻ nghiện rượu hoặc nghiện ma túy và từng vào tù ra khám. Tiếp xúc ban đầu bao giờ cũng khó. Sau đó liên hệ giữa chúng tôi dần dần trở nên tin tưởng và dễ dàng hơn.

Nữ bác sĩ Patricia đặc biệt chăm sóc sức khoẻ cho những bệnh nhân ly thân ly dị, những cặp rối vợ rối chồng. Bà cũng săn sóc người cô đơn già yếu, không đồng lương cũng không tiền trợ cấp xã hội, những người không còn hưởng quy chế thất nghiệp hoặc người bị nợ phủ ngập đầu! Chưa hết, nữ bác sĩ Patricia dấn thân giúp đỡ những gia đình ở trong tình trạng bất hợp pháp. Bà kể:

- Tôi nhớ rõ một người đàn ông bị bệnh lao phổi ở thời kỳ trầm trọng. Ông phải chống nạng và thường đi men theo bờ tường. Không một ai muốn giúp đỡ ông. Cứ mỗi buổi tối, cảnh sát ”hốt” ông ngoài đường và mang ông vào nhà thương. Nhưng không nhà thương nào muốn giữ ông. Sau cùng, tôi tìm được cho ông một chỗ trong Viện Dưỡng Lão và ông bằng lòng ở lại nơi đó, cũng như nơi đó bằng lòng giữ ông lại!

Một đức tính nổi bật nơi nữ bác sĩ Patricia là lòng kính trọng con người. Bất cứ bệnh nhân nào, sang cũng như hèn, giàu cũng như nghèo, lớn cũng như nhỏ, đều được bà tiếp rước và chăm sóc với cùng cung cách và tâm tình như nhau.

Một thân chủ nghèo của nữ bác sĩ Patricia Saraux làm chứng:

- Điều chúng tôi ngưỡng mộ nhất, chính ở điểm bà trả lại trọn nhân phẩm cao quý của chúng tôi. Bà không coi chúng tôi như kẻ ăn bám xã hội, người quấy rầy, hay như ”con vật kỳ quái”! KHÔNG! Trái lại, bà kính trọng và yêu thương chúng tôi.

... ”Con ơi, đừng tước đoạt miếng cơm manh áo của người nghèo. Đừng để kẻ khốn cùng luống công chờ đợi. Đừng làm cho kẻ đói phải buồn tủi. Đừng chọc tức ai khi họ phải ngặt nghèo. Một tâm hồn đang bực bội, con đừng làm khổ thêm. Đừng bắt kẻ túng thiếu đợi lâu mới được con giúp đỡ. Kẻ khốn khổ nài xin, con đừng từ chối. Gặp người nghèo, con đừng ngoảnh mặt đi. Đừng làm ngơ không nhìn đến kẻ thiếu thốn, kẻo nên cớ cho người ta nguyền rủa con.. Ai cay đắng trong lòng mà nguyền rủa con, thì Đấng Tạo Thành ra nó, sẽ nghe lời nó thỉnh nguyện.. Hãy lắng nghe kẻ nghèo và nhã nhặn chào lại họ. Đối với trẻ mồ côi, con hãy xử như một người cha, và với mẹ của chúng, hãy xử như một người chồng. Được vậy, con sẽ nên như người con của Đấng Tối Cao, và Người sẽ thương con hơn cả mẹ của con nữa” (Sách Huấn Ca 4,1-10).

(”Reader's Digest Sélection”, 7/1995, trang 76-79)
 
Trinh nữ dâng hiến mạng sống cầu cho linh mục
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:23 12/06/2008
TRINH NỮ HIẾN DÂNG MẠNG SỐNG CẦU CHO LINH MỤC

... Vào một năm trong thế chiến thứ hai 1939-1945, chiến trường miền Bắc nước Pháp đỏ rực lửa. Dân chúng chạy lánh nạn, tuôn đổ xuống miền Nam, phần đông là đàn bà con trẻ. Trong số các thanh thiếu niên di cư, nổi bật Catherine, trinh nữ 17 tuổi.

Catherine mồ côi cả cha lẫn mẹ và được bà dì bảo bọc nuôi dưỡng. Cô đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong. Cô gái như đóa hồng, tươi nở dưới ánh nắng mặt trời. Mọi chàng trai trong xứ đạo - nơi cô đến trú ngụ - đều yêu thầm nhớ trộm cô thiếu nữ. Catherine giống một bông hoa trắng tinh, ai ai cũng thích ngắm nhìn, nhưng không ai dám chạm tới!

Chẳng mấy chốc, Catherine gây được ảnh hưởng lớn nơi giới trẻ. Cô gái thật giản dị và dịu hiền. Mọi người mến phục cô. Trong các sinh hoạt cộng đoàn, trẻ em quấn quít bên cô. Đối lại, cô cũng hết lòng yêu thương chăm sóc chúng. Cô tham dự Thánh Lễ và rước lễ mỗi ngày, nhưng không tỏ dấu muốn đi tu. Một hôm, cô cho Cha Sở biết cô sẽ lập gia đình và mong ước sinh hạ một đàn con đông đúc, khoảng 12 đứa! Cô đặc biệt kính mến Đức Mẹ MARIA. Do đó, ngày Cha Sở loan tin tổ chức cho giới trẻ một cuộc hành hương Lộ Đức, Catherine vui mừng không kể xiết! Xin nhường lời cho Cha Sở.

Buổi chiều trước ngày hành hương, Catherine đến gặp tôi và báo tin Jean-Claude - chàng trai trong xứ đạo - ngỏ lời cầu hôn. Tôi hỏi:

- Phần con, con có nhận lời không?

Catherine trả lời:

- Thưa Cha có! Nhưng con nói với Jean-Claude là con sẽ trả lời dứt khoát sau chuyến hành hương Lộ Đức.

Riêng tôi, lúc đó có một nỗi buồn thật lớn. Cha Phó của tôi là Linh Mục trẻ. Từ ít lâu nay ngài dan díu với một phụ nữ. . Cho đến một ngày, ngài báo cho tôi biết - qua một bức thư - ngài ra đi theo tiếng gọi của con tim, từ bỏ chức vụ Linh Mục. Suốt đêm ấy, tôi không tài nào chợp mắt được vì quá buồn!

Ngày hôm sau, chúng tôi lên đường hành hương Lộ Đức. Các thanh niên thiếu nữ ngoan đạo của tôi thật vui mừng. Chúng ca hát đọc kinh suốt lộ trình dẫn đến Lộ Đức. Khi đặt chân đến Trung Tâm Thánh Mẫu, mọi trái tim như ngừng đập. Tất cả cảm nghiệm tình thương và sự hiện diện dấu ái của Hiền Mẫu Thiên Quốc. Không ai bảo ai, mọi người đến ngay Hang Đá kính viếng Đức Mẹ MARIA. Catherine quỳ lại đây cầu nguyện hàng giờ. Cô gái như có trăm ngàn câu chuyện phải nói, phải kể cho Đức Mẹ nghe. Rồi cô theo các bạn đi xưng tội. Sáng hôm sau tôi dâng lễ trước Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức.

Trên đường về, các bạn trẻ ca hát vui mừng vì thỏa mãn ước nguyện. Riêng Catherine, cô thiếu nữ giữ thinh lặng, như lòng đang chĩu nặng một ưu tư rộng lớn nào đó! Tôi để ý thấy rõ Catherine đổi khác. Nhưng trong tư cách Linh Mục, tôi tôn trọng sự kín ẩn của các linh hồn. Một tuần sau, tôi nhận được lá thư của Catherine. Nguyên văn bức thư như sau:

.. Thưa Cha, con xin tỏ bày một sự thật. Con đã từ chối lời cầu hôn của Jean-Claude. Trước khi đi Lộ Đức, con nghĩ sẽ nhận lời. Nhưng khi đi Lộ Đức về, con không kết hôn nữa. Lý do như thế này. Tại Lộ Đức, con xưng tội với vị Linh Mục cao niên. Cha bỗng bật khóc và nói: ”Con ơi, con phải cầu nguyện và hy sinh cho người tội lỗi!” Sau khi ban phép giải tội, Cha còn nói: ”Con à, Cha trao phó cho con một Linh Mục đang gặp hiểm nguy. Con hãy cầu xin Đức Mẹ MARIA cứu vị Linh Mục này!” Do đó, sau Thánh Lễ, con đã cầu nguyện thật nhiều cho vị Linh Mục ấy. Chính lúc này đây, con nghe rõ tiếng Đức Mẹ hỏi con: ”Con có bằng lòng dâng hiến đời con cho vị Linh Mục này không?” Con do dự một chút. Con rất yêu sống. Nhưng con chỉ do dự trong chốc lát thôi. Bởi vì, đâu ai có thể từ chối cùng Đức Mẹ??? Thế là con ”THƯA VÂNG” với Đức Mẹ MARIA. Và bây giờ, con không có quyền kết hôn nữa. Jean-Claude rất buồn. Sau khi con qua đời, xin Cha giải thích lý do cho anh. Đức Mẹ cho con hiểu nhiều điều khác, nhưng nhất là: ”Chúng ta chỉ có thể cứu các linh hồn bằng giá mắc mỏ của hy sinh mà thôi”. Con xin cám ơn Cha và vĩnh biệt Cha. Ký tên Catherine.

Thú thật, ban đầu tôi coi nhẹ nội dung bức thư, vì cho rằng, đây chỉ là bồng bột của tuổi trẻ! Nhưng rồi chuyện xảy ra thật. Chỉ vài tháng sau, đang dồi dào sức khoẻ, Catherine bỗng lâm trọng bệnh. Bác sĩ cho biết cô gái không thoát hiểm nghèo. Catherine chịu bệnh cách anh dũng và nêu gương sáng cho mọi người. Một hôm, cô ranh mãnh thưa với tôi:

- Cha thấy không, Đức Mẹ MARIA nói với con thật, chứ không phải con tưởng tượng đâu!

Và Catherine êm ái trút hơi thở cuối cùng sau thời gian ngắn thọ bệnh. Cái chết lành thánh của cô trinh nữ đoan trang cho tôi hiểu:

- Catherine dâng hiến cuộc đời để cứu các Linh Mục, bị sa ngã vì một người đàn bà!

... ”Này Em Gái của anh, người yêu anh sắp cưới, Em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong, là địa đàng xanh non mầm thạch lựu đầy hoa thơm trái tốt: nào hoa móng, cam tùng, cam tùng với huỳnh khương, nào đinh hương, nhục quế với mọi thứ nhũ hương, nào mộc dược, lô hội cùng mọi thứ kỳ hương, dị thảo. Em là giếng nước giữa hoa viên, là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Libăng chảy xuống” (Sách Diễm Ca 4,12-15).

(Maria Winowska ”Du Sang sur les Mains”, Editions Saint Paul, 1988, trang 109-117)
 
Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:12 12/06/2008

Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không



Suy Niệm Chúa Nhật XI Thường Niên - Năm A

Ở Đất Thánh có hai cái hồ nổi danh là Biển Hồ (Hồ Galilêa) và Biển Chết. Cả hai đều lãnh nhận nước từ sông Giođăng. Một hồ là hồ nước ngọt đầy mọi loại cá. Còn hồ kia là hồ nước rất mặn đến nỗi trong đó không có một sinh vật nào có thể sống được. Nếu cả hai cùng do nước sông Giođăng mà ra thì tại sao một hồ thì đầy nước ngọt và cá, còn hồ kia thì nước mặn thứ nhì thế giới và đầy sát khí như thế?

Lời nhắn nhủ cuối cùng của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay “Các con đã lãnh nhận được nhưng không, thì hãy cho nhưng không” (Mat 10:8) chính là câu trả lời cho câu hỏi ở trên. Hồ Galilêa nhận được nước từ sông Giođăng và chuyển nước này đến những vùng lân cận để làm cho dân chúng có nước uống và đồng ruộng xanh tươi. Ngày nay hồ này vẫn còn là nguồn nước cho các vùng chung quanh. Vì nước cũ chảy ra và nước mới liên tục chảy vào nên hồ lúc nào cũng có nước đầy dưỡng khí để làm nơi sinh sống cho nhỉều loại cá. Còn Biển Chết thì không có nơi nào cho nước chảy đi, mà còn mỗi ngày tích trữ thêm khoáng chất từ những núi đồi chung quanh. Nước càng bốc hơi thì nồng độ khoáng chất càng tăng lên, hồ càng thêm mặn. Vì không cho đi mà chỉ biết nhận, và nhận bất cứ cái gì, nên thành Biển Chết.

Con người cũng vậy. Chúa ban cho chúng ta tất cả mọi sự một cách nhưng không. Tuy chúng ta là những kẻ vô đạo, đáng tội chết, nhưng Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta để hoà giải chúng ta với Thiên Chúa và cho chúng ta được nên công chính trước mặt Ngài (x. Rom 5:6-11). Quả thực Thiên Chúa “đã mang chúng ta trên cánh đại bàng” và đưa chúng ta đến với Ngài (x. Xh 18:4). Đại bàng ấy chính là Đức Kitô, và đôi cánh kia là các ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta cách nhưng không. Vì Thiên Chúa cho chúng ta mọi sự cách nhưng không, Ngài cũng muốn chúng ta cho lại tha nhân cách nhưng không. Càng cho đi chúng ta sẽ càng thêm phong phú. Nếu ích kỷ, giữ lại cho mình số phận chúng ta cũng sẽ chẳng khác gì Biển Chết.

Hôm nay Chúa sai các tông đồ ra đi rao giảng lần đầu tiên và dặn các ông phải làm việc hết mình, vì các ông đã nhận được cách nhưng không, thì các ông cũng phải cho đi cách nhưng không. Chúa cũng gọi và sai mỗi người Công Giáo ra đi như thế. Chúa muốn chúng ta phải mang sức lực, của cải, tài năng, và tất cả những hồng ân Ngài đã ban vào thế gian để chữa lành bệnh tật, hồi sinh kẻ chết và nhất là xua đuổi tà thần. Bệnh tật và sự chết ở đây là bệnh tật và sự chết phần hồn. Hiện nay tà thần đang mơn mởn khắp nơi mà ít người nhận ra chúng. Chúng chẳng cần cám dỗ ai cả vì đang có không biết bao nhiêu người tình nguyện phục vụ chúng. Không những chỉ những người trần thế, mà cả những người cứ tưởng rằng mình là con cái Thiên Chúa. Những người ấy cũng sẽ giống như Biển Chết vì không biết cho đi. Chỉ có những người biết cho đi cách nhưng không mới thật sự là môn đệ Chúa, bằng không thì đang làm tôi tà thần mà không biết. Ở đây tôi xin đan cử một vài thí dụ điển hình.

- Nếu tôi phục vụ để được danh vọng và tiếng khen là tôi phục vụ cho tà thần chứ không thật sự phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Như thế tôi cứ tưởng rằng mình cho đi cách nhưng không, nhưng thật ra tôi đang lấy lại tiếng khen, và hành động cho đi của tôi chỉ là phương tiện để tôi đạt được mục đích thầm kín ấy của tôi.

- Nếu tôi đóng góp thật nhiều cho nhà thờ để được đăng lời cám ơn trên báo, hay được khắc tên trên những viên gạch, trên những viên đá hay trên những quả vàng quả bạc trên “cây hằng sống” là tôi cũng đang phục vụ tà thần.

- Nếu tôi làm việc mà mong thấy kết quả là tôi cũng không phụng sự Chúa, mà phục vụ chính tôi. Như thế tôi cũng chẳng cho đi cách nhưng không.

- Nếu trong khi phục vụ tôi nghĩ rằng mình quan trọng, nếu không có mình thì “không ai biết làm gì hết” là tôi đang phục vụ tà thần chứ không phải phụng sự Thiên Chúa.

- Nếu tôi đi tu để được làm “Cha” người ta thì tôi cũng không thật sự phụng sự Thiên Chúa.

Còn rất nhiều, kể hoài cũng không bao giờ hết. Nhưng thế nào là mới thật sự là cho đi cách nhưng không?

- Cho đi cách nhưng không là làm tất cả vì vinh danh Chúa.

Bao lâu tôi làm việc để cho mình được vinh danh là tôi đã muốn dành cho tôi cái danh dự của Thiên Chúa vì Ngài là Đấng ban tất cả mọi sự cho tôi, chứ tôi có gì ngoài tội lỗi và yếu đối để đòi được vinh danh.

- Cho đi cách nhưng không là làm tất cả vì yêu mến Chúa.

Bao lâu tôi làm việc để thỏa mãn những ước vọng thầm kín của tôi là tôi làm việc vì yêu tôi chứ không phải vì yêu Chúa.

- Cho đi cách nhưng không là làm tất cả theo Thánh Ý Chúa.

Bao lâu tôi nghĩ rằng chỉ có cách làm việc của tôi là tốt nhất, là hay nhất, là tôi làm theo ý tôi chứ đâu phải làm theo ý Chúa.

Bao lâu tôi giảng dạy theo ý riêng tôi chứ không theo những giáo huấn của Hội Thánh là tôi cũng không làm theo Thánh Ý Chúa.

Bao lâu tôi không dám rao giảng những chân lý chói tai người đời vì sợ mất lòng họ là tôi làm việc theo ý người ta chứ không phải theo Thánh Ý Chúa.

Bao lâu tôi không chấp nhận những người chung quanh tôi và bằng lòng với hoàn cảnh của chính tôi là tôi đã không làm theo Thánh Ý Chúa.

Vì tôi đang cho đi để mong nhận lại một cái gì đó lớn lao hơn, nên khi tôi không nhận được điều tôi mong ước thì tôi đâm ra ghen tương, bất mãn. Ghen với người nhận được điều tôi muốn, bất mãn với những người có quyền thế mà không “dùng” tôi. Đó chính là lý do tại sao có những chia rẽ trong các cộng đoàn, trong các giáo xứ. Đó chính là lý do tại sao người ta nói hành, nói xấu, bôi lọ, và chỉ trích lẫn nhau.

Tôi chỉ có thể lớn lên trong ân sủng Chúa khi tôi biết thật sự cho đi cách nhưng không. Dù tôi không mong ước, nhưng càng cho đi thì Chúa lại càng ban lại cho tôi cách dồi dào hơn trước để tôi tiếp tục cho đi, như Biển Hồ Galilêa vẫn đầy nước mát và sinh lực mặc dù nó vẫn luôn cho đi tất cả những gì nó có từ mấy ngàn năm nay. Khi tôi biết làm như thế tôi sẽ thành phương tiện để Thiên Chúa chuyển sự sống của Ngài đến cho gia đình tôi và cộng đoàn tôi như Hồ Galilêa mang sức sống lại cho Đất Thánh.

Lạy Chúa xin dạy con và ban ơn cho con biết thật sự quên mình trong khi phục vụ. Con biết làm điều này rất khó vì bản tính loài người là kiêu ngạo. Xin Cho con biết nhìn lên Thánh Giá trong khi phục vụ để luôn nhớ rằng nếu Chúa không chết cho con thì con chỉ là một tên tử tội không đáng sống trên đời, và không có gì để tự hào, tự mãn. Amen.
 
Tình cho không
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:50 12/06/2008
Chúa Nhật XI Thường Niên A

TÌNH CHO KHÔNG

Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển theo các quy luật thị trường thì việc bán mua, trao đổi thường dựa trên việc thuận mua vừa bán. Tiền nào của đó ( you get what you pay ). Chuyện tiền trao cháo múc được xem như chuyện tất yếu, đương nhiên. Và thế là dần dà hình thành trong nghĩ suy và trong cung cách ứng xử, một sự đòi hỏi “có qua có lại”, “đôi bên cùng có lợi”. Chuyện cho không, biếu không, đúng là chuyện viễn vông hay của thời quá khứ xa xưa. Đây là một trong những nguyên cớ làm phát sinh sự vị kỷ, tâm lý thực dụng cá nhân chủ nghĩa.

Chia sẻ, trao ban cho tha nhân những gì mình là, mình có, một cách vô cầu, không chút điều kiện quả thật không dễ chút nào. Thế mà Chúa Kitô lại truyền dạy các môn đệ xưa và Kitô hữu chúng ta mọi thời rằng “Anh em đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” ( Mt 10,8 ). Làm sao để vượt qua nổi khó khăn này hầu thực thi lời Chúa phán dạy ? Chúa Kitô đã cho chúng ta chiếc chìa khóa để giải quyết vấn nạn:

Anh em đã lãnh nhận cách nhưng không: Vấn đề nan giải là ở điểm này. Người ta thường tự hào về những gì tốt đẹp mình có. Vì nghĩ rằng mọi sự mình đang có đều là do bởi công sức mình tạo nên. Và lắm khi còn lầm nghĩ rằng chính sự hiện hữu của mình cũng do mình dệt thành. Có nhiều điều mới thoạt nhìn thì xem chừng như là sản phẩm của riêng mình, nhất là khi chúng trở thành một thứ hàng hóa được pháp luật bảo hộ. Đó là những phát minh, những sáng chế trong văn học nghệ thuật hay trong lãnh vực khoa học công nghệ. Không ai được quyền xâm phạm bản quyền sản phẩm tôi làm ra nếu không có sự thỏa thuận, sự đồng ý của tôi, vì đó là của riêng tôi, do bởi tài năng, công sức riêng tôi. Để bảo vệ quyền tác giả, các quốc gia lẫn quốc tế có những luật lệ nghiêm nhặt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có luật chống độc quyền. Dù sao đi nữa thì cái môi sinh mang tính thị trường hiện nay đã góp phần hình thành tâm lý vị kỷ và tự tin thái quá, nghĩa là quy về mình mọi thành công đạt được.

Dưới cái nhìn Kitô giáo thì mọi sự đều là hồng ân. Cái nhìn này khởi đi từ việc tin nhận sự hiện hữu mọi loài, sự hiện hữu của chính mình là do bởi tình yêu của Thiên Chúa. Nếu Chúa rút hơi lại thì mọi loài sẽ trở về hư vô. Và vì thế “ Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” ( Tv 126,1 ). Chẳng một ai bỏ ra chút công sức nào để được làm người trên thế gian này. Cũng chẳng một ai phải trả đồng nào cho mặt trời mọc lên hay cho mỗi ngày có đủ 24 giờ chẳng thiếu một giây. Người vô tín thì cho là chuyện tự nhiên, còn người có niềm tin thì nhìn nhận có một Đấng nào đó trao ban mà Kitô hữu gọi là Thiên Chúa.

Trở về với dòng lịch sử cứu độ chúng ta càng thấy rõ tính nhưng không, vô điều kiện này. Israel, dân Chúa xưa thường được các ngôn sứ nhắc nhủ rằng họ chẳng là gì cả. Họ là một dân nhỏ bé, thế mà Giavê Thiên Chúa đã chọn làm dân riêng, làm dân thánh, chỉ vì tình yêu của Người mà thôi. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định với chúng ta: “ Thưa anh em, khi chúng ta không có sức làm được gì, vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” ( Rm 5,6- 8 ).

Trong số mười hai vị tông đồ mà Chúa Giêsu chọn gọi để cộng tác với Người để thực thi chương trình cứu độ, thử hỏi có vị nào đáng mặt anh hùng theo các giá trị nhân bản. Dưới cái nhìn đạo đức của Do Thái giáo thời bấy giờ thì các ngài hẳn chưa đủ điểm trung bình, nếu chưa muốn nói là còn quá yếu kém nhiều phương diện. Thế mà Chúa Giêsu đã chọn các ngài sau một đêm thức trắng để cầu nguyện ( x.Lc 6,12-16 ). Người chọn các vị không phải để trang trí cho một vở tuồng sân khấu mà là để “ ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” ( Mt 10, 1 ). Không phải các ông đã chọn Thầy Giêsu nhưng chính Thầy Giêsu đã chọn các ông, một sự chọn gọi xuất phát từ một tình yêu vô điều kiện và chỉ có thế thôi ( x.Ga 15,16 ).

Hãy trao ban cách nhưng không những gì đã lãnh nhận cách nhưng không: Chúa Kitô đã làm gương cho chúng ta về động thái trao ban này. Vì đã lãnh nhận tất cả từ Chúa Cha, Chúa Kitô sẵn sàng hiến dâng tất cả trong sự vâng phục tuyệt đối đến độ Người xác nhận “Lương thực của Người là làm theo ý Đấng đã sai Người” (x.Ga 4,34 ). Vào trần gian, Chúa Cha đã trao ban cho người một thân xác và Người đã hiến dâng lại cho Cha qua hiến tế thập giá ( x. Lc 26-3,46 ). Sống vâng phục là một cách thế trao ban sự hiện hữu của mình cách hoàn hảo. Khi ta vâng nghe Lời Chúa phán dạy là ta đang hiến dâng chính cả con người chúng ta cho Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô.

Thật là khó khi tự nguyện trao ban cho tha nhân một cách vô điều kiện những điều tốt đẹp ta có như của cải vật chất, công sức, thời giờ… Tâm lý thường tình “bánh ít trao đi thì mong bánh nhì gửi lại”. Thực tế thì hình như it có ai “cho không”, “biếu không”, ngay cả trong các chương trình viện trợ không hoàn lại của các chính phủ hay các tổ chức, tập thể xã hội. Trao ban cách nhưng không đó là trao ban chỉ vì hạnh phúc người được trao ban, đồng thời chính người trao ban sẵn sàng tự hủy mình đi một cách nào đó. Một điều dường như là không tưởng nhưng thời sẽ thành hiện thực nếu ta biết kết hiệp với Đấng vốn là Thiên Chúa đã tự hủy mình ra không vì chúng ta ( x. Phil2,6-11 ).

Để có thể yêu thương, hiến dâng, trao ban cho tha nhân những gì mình là, những gì mình có một cách vô cầu, thiết tưởng cần có một đời sống cầu nguyện sâu lắng và chuyên chăm kết hiệp với Thiên Chúa. Chính khi kết hiệp với Thiên Chúa qua sự cầu nguyện chúng ta mới có cơ may nhận ra những gì ta đang là, đang có, đều do bởi đã lãnh nhận cách nhưng không. Thánh sử Maccô làm rõ chân lý này khi tường thuật việc Cúa Giêsu chọn gọi mười hai tông đồ: “Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” ( Mc 3,13-15 ).
 
Cuộc hoán cải của một phụ nữ Công giáo Đức
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
15:12 12/06/2008
CUỘC HOÁN CẢI CỦA MỘT PHỤ NỮ CÔNG GIÁO ĐỨC

... Một ngày trong năm 1945, trên chuyến xe lửa quốc tế từ thủ đô Roma của Ý đến thủ đô Berne của Thụy Sĩ, hai phụ nữ Công Giáo tình cờ gặp nhau.

Một người quốc tịch Đức. Người kia quốc tịch Ba Lan. Hôm ấy là Chúa Nhật cuối tháng 11, lễ trọng kính Đức Chúa GIÊSU KITÔ Vua. Khi đến ga Milano (Bắc Ý) xe lửa dừng lại khoảng 1 giờ. Bà Maria - phụ nữ Ba Lan - muốn lợi dụng trạm dừng này lấy taxi đến nhà thờ Chính Tòa Milano, tham dự Thánh Lễ. Bà nhờ bạn đồng hành người Đức - cô Helen - trông coi hành lý. Bỏ vội mấy tờ báo Công Giáo trong đó có tờ ”Dieu Vivant - THIÊN CHÚA Hằng Sống” trên băng ghế để giữ chỗ ngồi, bà Maria đi ngay.

Khi bà Maria trở lại bước lên xe lửa thì cũng là lúc xe lửa chuyển bánh. Hai phụ nữ trao đổi với nhau vài câu nói xã giao rồi cả hai cùng giữ thinh lặng. Nhưng khi đến Berne, thủ đô Thụy Sĩ, trước khi chia tay nhau, bà Helen bỗng hỏi xin địa chỉ của bà Maria.

Mấy năm dài đằng đẵng trôi qua. . Một hôm bà Maria nhận được lá thư của một nữ đan sĩ viết từ một đan viện ở Đức. Khi mở thư và đọc ngay những giòng đầu, bà Maria bỗng hình dung ra phụ nữ Đức bà gặp trên tàu lửa vào năm 1945 xa xưa. Đại ý bức thư như sau:

... Khi tôi gặp bà trên chuyến xe hôm đó, tôi đang ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Thế chiến thứ hai đã cướp mất của tôi tất cả: gia đình, của cải và danh dự. . Vào năm 1939, tôi là thanh nữ 18 tuổi, tràn đầy hận thù và kiêu hãnh. Tôi kiêu hãnh thuộc về dân tộc Đức và mù quáng nghe theo mọi lời tuyên truyền dối trá của nhà độc tài khát máu Adolf Hitler (1889-1945). Giới trẻ chúng tôi lúc bấy giờ chỉ thấy trước mắt thần tượng Hitler. . Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, thế chiến thứ hai đưa chúng tôi vào những giấc mộng hãi hùng. Ba người anh trai của tôi ngã gục trên chiến trường Nga. Người anh thứ tư bị người Mỹ đưa ra xử bắn vì tội phạm chiến tranh. Cha mẹ tôi vì quá buồn sầu, theo nhau từ trần trong khoảng thời gian ngắn. Phần tôi, tôi có hai đứa con hoang. Nhưng cả hai bị chết vì bom đạn trong thời chiến.

Khi thế chiến thứ hai chấm dứt và Đức quốc bị thất trận nhục nhã ê chề, tôi như người thoát ra khỏi một cơn ác mộng. Khi người anh thứ tư của tôi bị đem ra xét xử vì tội phạm chiến tranh tôi mới kinh hoàng khám phá ra những trại tập trung sát nhân của đức-quốc-xã! Tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và xấu hổ vì những điều bỉ ổi mà dân tộc Đức đã gây ra cho các dân tộc khác trên hoàn cầu!

Tôi sinh ra trong một gia đình Công Giáo. Nhưng cha mẹ chúng tôi không mấy chú ý đến việc giáo dục con cái trên lãnh vực tôn giáo. Vì thế, ngay trong tuổi trẻ, tôi đã đánh mất niềm tin vào THIÊN CHÚA. Và khi thử thách đến, tôi hoàn toàn rơi vào cảnh tuyệt vọng. Tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất: TỰ TỬ! Tuy nhiên, tôi không bỏ hẳn ý niệm về THIÊN CHÚA. Đối với tôi, THIÊN CHÚA là Đấng Công Minh xét xử chứ không phải THIÊN CHÚA Từ Bi Nhân Hậu!

Thú thật, ngày tình cờ gặp bà trên chuyến xe lửa và thái độ bà tức tốc lấy xe taxi đi tham dự Thánh Lễ, chỉ làm tôi bật cười chế nhạo mà thôi! Nhưng THIÊN CHÚA Quan Phòng vẫn dõi mắt theo tôi. Chính tập san ”Dieu Vivant - THIÊN CHÚA Hằng Sống” của bà đã làm xáo trộn cuộc đời tôi. Tôi lơ đãng cầm tờ báo và lật một vài trang để đọc. Nhưng rồi mắt tôi chú ý đến một bài báo viết về tình yêu của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897) dành riêng cho người vô thần, những kẻ không tin tưởng và người tội lỗi nói chung. Thánh nữ đặt mình vào địa vị của tội nhân và kêu cầu lòng từ bi thương xót của Đức Chúa GIÊSU KITÔ như sau: ”Lạy Đức Chúa GIÊSU, ơn duy nhất mà con kêu xin cùng Chúa là xin cho chúng con đừng bao giờ xúc phạm đến Chúa. . Xin Chúa thương xót chúng con và xin cho chúng con được nên công chính trước mặt Chúa”.

Bài báo đã làm đảo lộn mọi tình cảm tôn giáo của tôi. Tôi bỗng thâm tín: ”Chính tội lỗi của tôi lôi kéo lòng từ bi nhân hậu của Chúa”. Sau đó tôi tìm gặp Linh Mục để xưng tội. . Hôm nay viết cho bà những giòng này, lòng tôi dâng lên niềm an bình, hạnh phúc và tri ân vô bờ. Cuộc đời tôi hoàn toàn biến đổi. Hiện tại tôi sống trong đan viện. . và tên dòng của tôi là nữ tu Têrêxa.

Đọc xong bức thư, bà Maria lấy giấy viết trả lời ngay cho Chị Têrêxa. Nhưng rồi thư đi mà chẳng có hồi âm! Mãi một thời gian sau, bà Maria nhận lá thư của Mẹ Bề Trên báo tin chị Têrêxa qua đời. Trong thư, Mẹ Bề Trên kể lại những ngày cuối đời của chị nữ tu thánh thiện. Chị Têrêxa chấp nhận bệnh tật và thử thách với lòng quảng đại và niềm vui tràn đầy.

... ”Đường kẻ lành đi là đường ngay thẳng, lối kẻ hiền theo là lối Chúa san bằng. Vâng, lạy THIÊN CHÚA, trên con đường thánh ý vạch ra, chúng con chờ đợi Chúa. Hồn chúng con khát vọng Thánh Danh và ước mong tưởng nhớ đến Ngài. Suốt đêm trường, hồn con khao khát Chúa, trong thâm tâm, những kiếm tìm khắc khoải. Khi Chúa thực thi quyết định của mình khắp năm châu, người bốn bể học biết đường công chính” (Isaia 26,7-9).

(Maria Winowska, ”Du Sang sur les Mains”, Editions Saint Paul, 1988, trang 119-127)
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 12/06/2008
KHỈ NHỎ MANG GIÀY

N2T


Trong một khu rừng già có một bầy khỉ trú ngụ, chúng nó ngày ngày leo trèo trên cây cùng nhau vui đùa. Đói thì hái trái cây rừng ăn; mệt thì nằm trên cành cây nghỉ ngơi, phơi nắng, cuộc sống rất là thoải mái.

Một hôm, một anh công nhân đốn cây đi vào trong rừng chặt cây, tiếng chặt cây rất lớn, làm cho con khỉ nhỏ đang ngủ trên cây kinh hoàng tỉnh dậy, nó mở to con mắt nhìn động vật quái dị ấy, nên vội vàng lay tỉnh mẹ nó dậy: “Mẹ, mẹ nhìn đó là thứ gì vậy ?”

Khỉ mẹ dụi dụi con mắt ngái ngủ nói: “Con trai, đó là loài người đấy.”

- “Mẹ nhìn coi trên chân của ông ta mang cái gì vậy ?”

- “Đó là đôi giày, có giày thì loài người không sợ bị gai châm vào chân.”


Con khỉ nhỏ rất tò mò, nó hy vọng mình cũng có một đôi giày nhỏ đẹp như thế. Thế là nó lợi dụng khi mẹ không có ở nhà, lén lén chuồn xuống núi, dưới núi rất náo nhiệt, mọi người mang đủ các loại áo quần và giày dép, con khỉ nhỏ nhìn bên đông ngó bên tây, cuối cùng lủi đến dưới cửa sổ của một gia đình nọ ăn cắp một đôi giày và chạy về nhà.

Con khỉ nhỏ rất khó khăn để mang được đôi giày vào chân, nhưng lại đứng không vững vàng, nghiêng bên này ngã bên kia giống như người say rượu. Các con vật trong rừng sâu nhìn thấy tướng dáng khỉ con nực cười như thế thì tất cả đều cười ha ha. Con khỉ nhìn thấy mọi người vây quanh mình chỉ chỉ trỏ trỏ, giống như coi người ngoài hành tinh, thì trong lòng rất khó chịu, mặt đỏ kè loạng choạng chạy về nhà khóc hỏi mẹ: “Mẹ, tại sao mọi người đều cười nhạo con ?”

- “Con trai ngốc ạ, chúng ta và loài người không giống nhau, cho nên, trước khi bắt chước người khác, thì trước tiên phải suy nghĩ đến tình trạng thực tế của mình đã.”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Trước khi làm việc gì thì nhất định phải đi qua sự phân tích khách quan, tìm ra phương pháp thích hợp nhất để chúng ta tiến hành, bằng không khi bắt chước người khác cách máy móc, thì dễ dàng xảy ra chuyện bắt chước vụng về như con khỉ nhỏ mà làm trò cười cho người ta vậy.

Khi các em còn nhỏ, cha mẹ dạy các em “bắt chước” làm những việc như: nhìn theo tay cử chỉ của cha mẹ để làm Dấu Thánh Giá trên mình, nhìn miệng cha mẹ nói để tập gọi cha gọi mẹ.v.v...đó là cái “bắt chước” đầu tiên của các em trong gia đình Công Giáo, bởi vì đó là một cách giáo dục tín ngưỡng, niềm tin cho các em của cha mẹ.

Rồi khi các em đến trường học, sự bắt chước này sẽ căn cứ vào lối giáo dục của gia đình nơi các em: bắt chước điều tốt và thói xấu nơi bạn bè cũng như ngoài xã hội, nhưng điều quan trọng nhất là các em phải luôn suy nghĩ, phân tích việc làm mà mình sắp thực hiện: nó có hợp với đức tin, khả năng, trình độ, hoàn cảnh và lứa tuổi của mình không ?

Bắt chước mà không đúng thì làm trò cười cho thiên hạ, nhất là nếu các em không bắt chước đúng như Chúa Giê-su đã làm khi Ngài con nhỏ: vâng lời cha mẹ, cầu nguyện và ham học hỏi Lời Chúa. ..

Các em thực hành:

- Bắt chước thật đúng những việc mà Chúa Giê-su đã làm: hy sinh giờ chơi đùa để giúp đỡ cha mẹ, hy sinh vài thứ mình thích để giúp đỡ bạn bè, hy sinh giờ giấc để đến nhà thờ dâng lễ cầu nguyện...

- Bắt chước điều hay điều tốt của người khác để phục vụ tha nhân.

- Muốn làm điều gì thì trước hết phải hỏi ý kiến của cha mẹ, sau đó thì phân tích coi có hợp với mình không.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 12/06/2008
N2T


17. Suy niệm buổi sáng sớm thì giống như tắm rửa buổi sáng, chính là thời gian “hít thở sâu” cho đời sống tu đức của chúng ta, phải để cho Thánh Thần hết sức thấm nhập vào tất cả các phương diện trong đời sống tinh thần của chúng ta.

(Rev. Vincent Lebbe)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời kêu gọi hành động khẩn cấp chống lại Hôn Nhân Đồng Tính ở California
Anthony Lê
09:38 12/06/2008
Lời kêu gọi hành động khẩn cấp chống lại Hôn Nhân Đồng Tính ở California

Tổ Chức "Nước Mỹ Cần Đến Đức Mẹ Fatima" (America Needs Fatima) đã lên tiếng kêu gọi và thúc gịuc hết tất cả mọi người Công Giáo sống tại tiểu bang California hãy cùng nhau hành động khẩn cấp, bằng cách gửi thư, hay email đến cho Thống Đốc Arnold Schwarzenegger, để kêu gọi Ông này hãy hành động ngăn chặn ngay việc thừa nhận hôn nhân đồng tính, mà Tòa Án Tối Cao của tiểu bang đã chấp thuận mấy tuần qua.

Vậy hiệp cùng với Tổ Chức "Nước Mỹ Cần Đến Đức Mẹ Fatima," tôi xin tha thiết kêu gọi Quý Vị độc giả cùng các bạn bè thân thiết của Quý Vị (người Việt lẫn người bản xứ) hãy cùng nhau đoàn kết hành động, bằng cách vào trang Web của Tổ Chức "Nước Mỹ Cần Đến Đức Mẹ Fatima"tại địa chỉ: http://americaneedsfatima.org/Protest/, rồi sau đó Quý Vị gõ vào:

Tên Gọi (First Name): ____________________

Tên Họ (Last Name): ____________________

Địa Chỉ Email: _______________

Chủ Đề (Subject): Quý vị hãy gõ vào dòng chữ: Please Kindly Uphold Traditional Marriage! (Xin Hãy Giữ Gìn Hôn Nhân Truyền Thống)

Nội dung của bức thư đã được Tổ Chức "Nước Mỹ Cần Đến Đức Mẹ Fatima" soạn sẳn bằng tiếng Anh, và có ý nghĩa tiếng Việt như sau:

Kính Gởi Thống Đốc Schwarzenegger:

Tôi xem chuyện hôn nhân là một sự liên kết gắn bó thiêng liêng giữa một người nam và một người nữ, và tôi hoàn toàn bác bỏ quyết định của Tòa Án Tối Cao California vì cho phép "hôn nhân" đồng giới tính.

Hôn nhân chính là sự hiệp kết linh thiêng. Nó được chính Thiên Chúa ở trên Nước Thiêng Đàng trực tiếp thành lập nên cho cha-mẹ đầu tiên hết của chúng ta là Ông Adong và Bà Evà. Nó chính là một phần trong Trật Tự Tự Nhiên của Thiên Chúa, và không ai, kể cả chính phủ lẫn Tòa Án Tối Cao, có đủ thẩm và uy quyền để thay đổi nó cả.

Tôi thúc giục Ông - trong tư cách là một người đồng Công Giáo - hãy hành động theo đúng lương tâm của Ông bằng cách đảo ngược lại việc hợp pháp hóa chuyện "hôn nhân" đồng giới tính bằng mọi cách trong quyền hạn cho phép của Ông, vì tương lai của đất nước Hoa Kỳ, vì tương lai của con cái chúng ta, và để gìn giữ / nâng cao gia đình truyền thống, vốn chính là tế bào cơ bản của xã hội.

Nếu Ông hành động điều này, thì Ông sẽ biết chắc rằng Thiên Chúa sẽ tưởng thưởng cho Ông một cách dồi dào, cả nơi đời sống này lẫn trong đời sống về sau này, và ký ức về Ông sẽ được rất nhiều người Mỹ thuộc nhiều thế hệ sau này tri ân ấp ủ.

Trong Khung "Your Comments" (Những Lời Bình Luận / Nhận Xét của Quý Vị) thì Quý Vị hãy gõ vào thêm dòng chữ ngắn sau:

May God Bless and Take Great Care of You and Our State! / (Xin Thiên Chúa Chúc Phúc và Cẩn Thận Gìn Giữ Ông và Tiểu Bang của Chúng Ta!)

Respectfully, / (Trọng kính)

Anthony Le (Đề Tên của Quý Vị)

Rồi sau đó, bấm vào nút SEND (tức Gởi Đi), rồi Tổ Chức "Nước Mỹ Cần Đến Đức Mẹ Fatima" sẽ gởi những email đó đến cho Ông Thống Đốc Schwarzenegger thay cho chúng ta.

Mẫu Thư bằng Anh Ngữ


* Tại sao chúng ta phải hành động như vậy?

Thưa, chúng ta phải hành động vì đó là trách nhiệm của đạo đức và lương tâm của chúng ta, để sau này, trong Ngày Phán Xét Sau Hết,Thiên Chúa sẽ chất vấn chúng ta rằng:

"Vào ngày đó, tại tiểu bang mà con sống đó, Tòa Án Tối Cao đã ngang nhiên phản lại ý định muôn thưở của Ta, con biết được điều đó, vậy con đã hành động gì chưa? Hay chỉ im lặng để cho sự dối trá cứ thế mà lấn lướt, để làm hại biết bao nhiêu thế hệ trẻ sau này, và phá đổ đi truyền thống ngàn đời về gia đình mà Ta đã tạo dựng nên?"

Lý do thứ 2, chúng ta nhớ lại sứ điệp của Đức Mẹ Fatima cho 3 trẻ em là gì? Đức Mẹ đã nhắn nhủ và kêu gọi chúng ta làm điều gì?

Lý do thứ 3 khiến chúng ta phải hành động khẩn cấp là vì sau California, thì các tiểu bang khác sẽ cứ thế mà bắt chước theo, từ đó, tạo ra sự hỗn loạn trên khắp cả nước Mỹ về mặt đạo đức và luân lý, khi đó hôn nhân truyền thống giữa 1 người nam và 1 người nữ sẽ không còn được tôn trọng nữa!

Đó là 3 lý do chính khiến chúng ta - bằng mọi cách phải hành động dẫu cho chúng ta ở vào bất kỳ địa vị và tuổi tác nào!

* Quý Vị cũng có thể in ra toàn bộ nội dung bằng tiếng Anh như sau rồi gởi bằng đường bưu điện:

Governor Arnold Schwarzenegger

State Capitol Building

Sacramento, CA 95814

Phone: 916-445-2841

Fax: 916-558-3160

First Name: _______________________

Last Name: ______________________

Email Address: _______________________

Subject: Please Kindly Uphold Traditional Marriage!

Governor Schwarzenegger:

I hold marriage to be a sacred bond, between one man and one woman and I reject the California Supreme Court decision to allow same-sex “marriage” with all my heart and soul.

Marriage is a sacred institution. It was established directly by God in Paradise, for our first parents, Adam and Eve. It is part and parcel of God’s Natural Order, and no one, government or Supreme Court – has the standing or authority to change it.

I urge you – as a fellow Catholic – to do your utmost to reverse the legalization of same-sex “marriage” with all the means at your disposal, for the sake of America, our children’s future, and to uphold the traditional family, the basic cell of society.

If you do this, you can be sure that God will reward you abundantly, both in this life, and in the next, and your memory will be cherished by grateful Americans for generations.

May God Bless and Take Great Care of You and Our State!

Respectfully,

(Đề Tên của Quý Vị)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 Giám Mục Bangladesh
LM Trần Đức Anh, OP
15:11 12/06/2008
Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 Giám Mục Bangladesh

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM Bangladesh tăng cường việc đào tạo LM và tu sĩ, phát triển việc đối thoại liên tôn và nhiật thành can đảm truyền giảng Tin Mừng theo gương thánh Phaolô Tông Đồ. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-6-2008, dành cho 7 GM nước Bangladesh nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Trong bài huấn dụ, ĐTC cho biết ngài hiệp với các GM để cảm tạ Chúa vì sự tăng trưởng và lòng nhiệt thành của cộng đồng Công Giáo tại Bangladesh, đồng thời ngài cũng ghi nhận nhiều người dân tại đây còn phải chịu tình trạng nghèo đói, cô lập hoặc kỳ thị. Họ đang mong được các GM hướng dẫn tinh thần để trong đức tin họ nhận thấy rằng mình thực sự được Thiên Chúa chúc phúc (Lc 6,22).

ĐTC ca ngợi và bày tỏ vui mừng vì sự tăng trưởng ơn gọi LM và tu sĩ tại Bangladesh. Ngài nói: ”Tôi khích lệ anh em trong nỗ lực mang lại cho các ứng sinh một sự huấn luyện thích hợp, để sinh những hoa trái dồi dào. Về vấn đề này, tôi cũng thành tâm cám ơn sự giúp đỡ quảng đại của Giáo Hội tại các nước khác, đặc biệt là Đại Hàn, dành cho việc đào tạo chủng sinh và linh mục của anh em. Giáo Hội là Công Giáo: một cộng đồng bao gồm mọi dân thuộc mọi chủng tộc và ngôn ngữ, chứ không giới hạn trong một nền văn hóa hoặc một chế độ xã hội, kinh tế hoặc chính trị (GS 42)”.

Ám chỉ tới tình trạng trào lưu Hồi giáo cực đoan đang gia tăng tại Bangladesh, ĐTC khuyến khích các GM cộng tác vào việc cổ võ sự hòa hợp, tinh thần bao dung, ôn hòa và cảm thông, hỗ trợ đại đa số nhân dân Banglesh trong việc tiếp tục duy trì truyền thống cao quí là tôn trọng lẫn nhau, bao dung và hòa hợp xã hội”.

Sau cùng, nhắc đến năm Thánh Phaolô Tông đồ sắp bắt đầu vào cuối tháng 6 này, ĐTC nói rằng: ”Thánh Phaolô đã không hổ thẹn rao giảng Tin Mừng; thánh nhân nhìn thấy trong đó sức mạnh của Thiên Chúa cứu độ (Rm 1,16). Tôi ý thức những khó khăn trong sứ mạng này được ủy thác cho anh em. Giống như các tín hữu Kitô tiên khởi, anh em sống như một cộng đoàn bé nhỏ giữa đại đa số dân không Kitô. Sự hiện diện của anh em là dấu chỉ chứng tỏ rằng việc rao giảng Tin Mừng tiếp tục được phổ biến đến tận bờ cõi trái đất theo mệnh lệnh của Chúa (TĐCV 1,8).

Bangladesh chỉ rộng hơn 147 ngàn cây số vuông, chưa bằng 1 nửa Việt Nam, nhưng dân số lên tới 130 triệu người, trong đó 83% theo Hồi giáo, 13% theo Ấn giáo. Các tín hữu Công Giáo chỉ chiếm 0,2% tức là 350 ngàn người, thuộc 6 giáo phận, họp thành một giáo tỉnh.

Từ 20 năm nay, Hồi giáo trở thành quốc giáo tại Bangladesh, và trào lưu Hồi giáo cực đoan ngày càng tạo sức ép đòi chính quyền áp đặt luật Sharia của Hồi giáo. Trào lưu này xúi giục sự oán ghét và bài Kitô giáo, một phần cũng vì sự lan tràn các giáo phái ngụy Kitô tại nước này (SD 12-6-2008).
 
Thánh Giá và Icon Đức Mẹ từ Perth được trao sang Geraldton, giáo phận rộng nhất thế giới
Minh Nguyên
19:59 12/06/2008
PERTH - Lúc 8g sáng nay ngày 10 tháng 6, 2008, tại nhà thờ Chúa Chiên Lành Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Perth, Đức cha Donald Sproxton đã cử hành thánh lễ tạ ơn 12 ngày Thánh Giá và ảnh Mẹ lưu lại Tổng Giáo phận Perth. Sau thánh lễ, dòng người vẫn tiếp tục đến thờ lạy Thánh Giá và hôn kính Ảnh Mẹ.

Cha Giuse Đồng Văn Vinh chánh xứ Chúa Chiên Lành cho biết: đêm qua nhà thờ mở cửa suốt đêm và không lúc nào dưới 50 người trong nhà nguyện bất chấp trời mưa lâm râm và lạnh. Một số bạn trẻ còn tình nguyện thức suốt đêm để canh thức.

Thầy Brandon và một số anh chị em khác cho biết giáo xứ Chúa Chiên Lành tổ chức khá thành công sự kiện Thánh Giá đến viếng thăm. Các giáo xứ khác lượng người đến nhà thờ không đông người như ở đây.

Đúng 10g sáng, chiếc xe chở Thánh Giá và ảnh Mẹ rời khỏi nhà thờ Chúa Chiên Lành, bao nhiêu cánh tay, ánh mắt luyến tiếc vẫy chào Thánh Giá và Icon.

Tiễn Thánh Giá và Icon Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ Perth sang giáo phận Geraldton, giáo phận lớn nhất thế giới về địa dư với diện tích 1 triệu 3 trăm ngàn cây số vuông, có Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Perth, Donald Sproxton; cha chánh xứ Chúa Chiên Lành, 4 Soeurs Dòng Đaminh Rosa Lima và Lạng Sơn đến từ Việt Nam và 5 bạn trẻ thiện nguyện viên đã đi cùng Thánh Giá suốt 12 ngày ở Perth.

Từ Perth chúng tôi đi Geraldton, cách xa Perth khoảng 450 km. Đầu giáo phận Geraldton, cách Perth khoảng 200 km, Đức Cha Justin, cha đặc trách giới trẻ của Geraldton, và một số linh mục, nữ tu cũng như một số bạn trẻ của giáo phận Geraldton đã chờ sẵn. Đức Giám Mục Donald Sproxton nói lời từ biệt và trao Thánh Giá và Icon cho Đức Cha Justin.

Các bạn trẻ Perth lưu luyến không muốn rời cây Thánh Giá, biểu tượng của niềm tin và niềm hy vọng cho loài người. Cây Thánh Giá và Icon đã gắn bó với các bạn trong 12 ngày qua. Nước mắt và nụ cười hòa lẫn nhau trong ánh nắng ấm áp giữa vùng đất giáp ranh giữa hai giáo phận Geraldton và Perth.

 
Top Stories
Nha Trang: à l’occasion du 75ème anniversaire de la cathédrale, l’évêque demande aux fidèles de prier pour obtenir l’autorisation de construire de nouveaux bâtiments
Eglises d'Asie
11:52 12/06/2008
Nha Trang: à l’occasion du 75ème anniversaire de la cathédrale, l’évêque demande aux fidèles de prier pour obtenir l’autorisation de construire de nouveaux bâtiments

L’élégante ville côtière de Nha Trang, qui va accueillir au mois de juillet prochain l’élection Miss Univers, commémorait le 20 mai dernier un autre type d’événement, les 75 ans de la cathédrale, « l’église de pierre » (nhà tho da) comme l’appellent les habitants du lieu.

Au cours de la messe concélébrée à l’occasion de cet anniversaire, le 20 mai dernier, avec l’évêque coadjuteur et la quasi-totalité du clergé du diocèse, l’évêque du lieu, Mgr Paul Nguyên Van Hoà, s’est adressé au clergé et aux nombreux fidèles venus participer à cette action de grâces; il leur a demandés de prier afin que les autorités locales acceptent la proposition du diocèse. Celui-ci veut entreprendre des constructions sur la place Ave Maria, contiguë à la cathédrale. Une requête sollicitant l’autorisation de construire un bâtiment de deux étages sur la place a été envoyée aux responsables locaux en novembre dernier, mais, le 21 mars, ceux-ci ont signifié leur refus, en expliquant que cette place devait être transformée en parc public.

Selon les déclarations de Mgr J.-M. Tran Thanh Phong, qui a été curé de la cathédrale de 2005 à 2007, la place de l’Ave Maria, après avoir été longtemps réquisitionnée et utilisée par les autorités municipales, a été, en principe, rendue au diocèse le 22 avril 2006, sans que, semble-t-il, les pouvoirs civils abandonnent tous leurs droits sur elle.

La place Notre-Dame, d’une superficie de 2 500 m², est située au pied de la colline sur laquelle est édifiée la cathédrale. Elle fait partie sans conteste possible du domaine de la cathédrale, comme le prouve un nombre impressionnant de pièces officielles dont les plus anciennes datent de 1928. La place a été « empruntée » après le changement de régime par les autorités municipales, qui avaient fini par la considérer comme leur propriété et exigeaient même, à une certaine époque, que les responsables catholiques évacuent ce qui leur restait de biens immobiliers sur ces terrains, à savoir une statue de la Vierge et des constructions.

En 1979, un accord avait pourtant été conclu entre les autorités locales et l’évêché, selon lequel une grande partie de ce terrain comportant certaines constructions était prêté à la municipalité de Nha Trang pour y installer le siège d’activités en rapport avec la culture et la communication. Depuis cette époque, la situation a changé et les besoins de la ville de Nha Trang ne sont plus les mêmes. Par ailleurs, le terrain n’était plus utilisé en fonction des fins inscrites dans l’accord primitif. On avait même pu y voir un bar, une cabine téléphonique. C’est pourquoi, à partir des années 1990, l’évêché multiplia les requêtes officielles demandant la restitution de la place (2).

Pour beaucoup, le quartier de la cathédrale évoque une bonne partie de l’histoire du diocèse de Nha Trang. Il rappelle en premier lieu le souvenir du P. Louis Valey, qui fit élever cette vaste construction occupant quelque 720 m² de terrain et pouvant accueillir 650 fidèles. L’église fut inaugurée au mois de mai 1933. Lorsqu’il mourut en 1945, son constructeur fut enterré sur le parvis de la cathédrale. Plus tard, en 1966, Mgr Marcel Piquet, qui fut le premier évêque du diocèse Nha Trang, vint prendre place à côté de lui. Puis ce fut le tour de Mgr Pierre Nguyen Van Nho, premier évêque coadjuteur du diocèse décédé soudainement le 21 mai 2003.

(1) Ucanews, 3 juin 2008.

(2) Eglises d’Asie a souvent rendu compte de ces requêtes. Voir EDA 253, 254, 255, 262.

(Source: Eglises d'Asie - 12 juin 2008)
 
Vatican delegation to Vietnam meets with government officials
Catholic News Agency
18:14 12/06/2008
Hanoi, Jun 11, 2008 / 08:17 pm (CNA).- After meeting with government officials over previous days, the Vatican delegation visiting Vietnam left Hanoi for the Central Highland province of Da Lat on Wednesday morning. The delegation did not issue an official statement about disputed issues between Vietnamese Catholics and the country’s government.

A source familiar with the meetings told CNA that the delegation met with a number of government officials including Pham Gia Khiem, who is both foreign minister and deputy prime minister. The delegation discussed issues concerning the appointment of bishops, religious freedom, and disputes over former Church properties confiscated by the Vietnamese government. The disputed former papal Nunciature in Hanoi was one particular topic of discussion.

Monsignor Pietro Parolin, the Vatican Secretariat of State’s undersecretary for relations with states, reportedly asked Nguyen The Thao, the chairman of the People's Committee of Hanoi City, about the government plan to return the Nunciature. The chairman reportedly skirted the issue, instead praising the “contribution offered by the Catholic community in the common cause for a society of peace, equality, progress and development.” He did not mention any concrete plan to resolve the dispute.
 
Musiche tradizionali accolgono a Dalat la delegazione della Santa Sede
Asia-News
18:15 12/06/2008
di JB VU

Il vescovo Peter Nguyen Van Nhon: “siamo una piccola realtà, ma aspettiamo che il Papa possa venire a trovarci”. Fonti di Hanoi parlano di preoccupazione di ambienti cattolici perché le autorità pubbliche non avrebbero dato risposte per la soluzione della questione della ex nunziatura.

Dalat (AsiaNews) – Musiche tradizionali per la calorosa accoglienza riservata da Dalat alla delegazione vaticana giunta ieri pomeriggio in città. Più di 10mila persone si sono raccolte di fronte alla cattedrale, dove il vescovo Peter Nguyen Van Nhon, che è anche presidente dei vescovi vietnamiti, ha voluto ringraziare mons. Pietro Parolin, sottosegretario di Stato vaticano per i rapporti con gli Stati, che guida la delegazione, e mons. Luis Mariano Montemayor e mons. Nguyen Van Phuong, che lo accompagnano.

Il vescovo di Dalat ha ringraziato per la visita i rappresentanti della Santa Sede ed il governo del Paese per aver creato le condizioni ed aiutato a compiere il viaggio. “Anche se la nostra è una piccola diocesi – ha aggiunto – noi aspettiamo che il Santo Padre possa venire a trovarci”. Dalat è nella regione degli Altipiani, a 330 chilometri da Ho Chi Minh City. La provincia ha 1.218.000 abitanti, con almeno 300mila cattolici. La diocesi è abitata da vari gruppi di minoranza etniche, delle quali si cura, in particolare i K’Ho e i Churu.

“Preghiamo insieme – ha detto mons. Parolin durante la messa – per avere cooperazione ed unità. Come missionari, che portano la fede al popolo, dobbiamo avere una grande fede. Noi – ha aggiunto - aiutiamo le altre persone e mostrando la nostra umanità testimoniamo l’amore di Gesù verso di noi”. “Noi – ha detto ancora – porteremo al Santo Padre le attività spirituali e religiose dei vietnamiti. Egli conosce le cose ed ha voluto che venissimo qui”.

Alcuni parrocchiani hanno detto ad Asianews di essere “veramente felici per questa visita. Noi - hanno proseguito – spriamo che la Santa Sede possa avere rapporti diplomatici con il governo del Vietnam, così che noi possiamo avere maggiore libertà religiosa. La Chiesa del Vietnam ha dato il suo contributo al benessere del Paese e quando serve la Chiesa locale aiuta la gente, collaborando sempre di più con le altre religioni, gli uffici del governo e le organizzazioni sociali. Riteniamo che essendoci cooperazione con la Santa Sede potremmo avere maggiore sviluppo per il Paese”.

In proposito, da Hanoi riferiscono di preoccupazione di ambienti cattolici per gli esiti degli incontri della delegazione vaticana con le autorità (nella foto), in particolare per ciò che riguarda la restituzione alla Chiesa del complesso della ex nunziatura. Causa di una pacifica protesta dei cattolici, il complesso dovrebbe tornare alla Chiesa, secondo un impegno informalmente preso dal governo per porre fine alle manifestazioni. Ad una richiesta sulla vicenda che, a quanto riferiscono da Hanoi, sarebbe stata avanzata da mons. Parolin, Nguyen The Thao, presidente del Comitato popolare cittadino ha lodato “il contributo offerto dalla comunità cattolica alla causa comune per il progresso e lo sviluppo di una società pacifica ed equa”, ma ha evitato di riferire dati concreti per risolvere il problema. (Ha collaborato J.B. An Dang).
 
Traditional music welcomes Holy See delegation to Dalat
Asia-News
18:16 12/06/2008
by JB VU

Bishop Peter Nguyen Van Nhon: "our diocese is small, but we expect that the Holy Father will come visit us soon". Sources in Hanoi speak of concern in Catholic circles because the authorities have not yet provided any answers about resolving the question of the former nunciature.

Dalat (AsiaNews) - Traditional music for the warm welcome extended in Dalat to the Vatican delegation, which arrived in the city yesterday afternoon. More than 10,000 people gathered in front of the cathedral, where Bishop Peter Nguyen Van Nhon, who is also head of the Vietnamese bishops' conference, thanked Msgr Pietro Parolin, Vatican undersecretary of for relations with states, who is leading the delegation, and Msgr Mariano Montemayor and Msgr Nguyen Van Phuong, who accompanied him.

The bishop of Dalat thanked the Holy See representatives for their visit, and the government of the country for helping to make the visit possible. "Though Dalat diocese is just a small one", he added, "we expect that the Holy Father will come here with us soon". Dalat is in the highlands, 330 kilometres from Ho Chi Minh City. The province has 1,218,000 inhabitants, and at least 330,000 Catholics. The diocese is inhabited by various minority ethnic groups, for whom it provides support, in particular the K'Ho and the Churu.

"We pray together", Msgr Parolin said during the Mass, "to have cooperation and unity with one another. As missionaries, bringing faith to the people, we must have great faith ourselves. We help other persons and show our humanity. This is a testimony of Jesus' love for us". He continued, "we will bring word of the spiritual and religious activities of the Vietnamese to the Holy Father. He understands, and wanted us to come here".

Some parishioners told AsiaNews they were "truly happy on account of this visit. We hope", they continued, "that the Holy See can establish diplomatic relations with the government of Vietnam, so that we can have more religious freedom. The Church of Vietnam has made its contribution to the well-being of the country, and when necessary the local Church helps the people, collaborating more and more with other religions, government offices, and social organisations. We believe that with cooperation with the Holy See, we can have more development in the country".

In this regard, there are indications of concern from Catholic circles in Hanoi over the results of the meetings between the Vatican delegation and the authorities (in the photo), in particular concerning the restitution of the former nunciature to the Church. The cause of peaceful protests by Catholics, the complex should be returned to the Church, according to an informal commitment made by the government to put an end to the demonstrations. In response to a question about the status of this affair that according to sources in Hanoi was posed by Msgr Parolin, Nguyen The Thao, chairman of the People's Committee of Hanoi City, praised "the contribution offered by the Catholic community in the common cause for a society of peace, equality, progress and development", but avoided giving any concrete information on resolving the problem. (J.B. An Dang contributed to this report)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trường Giáo Lý và Việt Ngữ La Vang ở Portland tổ chức Lễ Bế Giảng niên khóa 2007-2008
Phan Hoàng Phú Quý
11:16 12/06/2008
PORTLAND, Oregon - Chúa Nhật ngày 8 tháng 06 năm 2008 lúc 9 giờ sáng, Trường Giáo Lý và Việt Ngữ La Vang đã tổ chức Thánh lễ bế giảng niên khoá 2007-2008 tại khuôn viên Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang.

Chương trình được bắt đầu bằng nghi thức chào đón các em học sinh lớp 12 vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông và các linh mục tiến về lễ đài, Soeur Hoàng Thanh Nga thuộc Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland, đã ngõ lời chào mừng quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà, quý phụ huynh và toàn thể các em học sinh đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn trong ngày bế giảng của trương Giáo Lý Việt ngữ La Vang năm nay.

Trước khi bắt đấu thánh lễ, Đức ông chánh xứ đã nhắc lại cái chết đau thương của cố Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám Mục Huế, cách đây 20 năm (8-6-1988) Ngài đã bị đầu độc chết trong đau thương, cái chết của Ngài như là một cuộc bách hại tôn giáo, và chúng ta tưởng nhớ đến Ngài như là một vị anh hùng tử đạo.

Tiếp theo là phần đọc danh sách các em học sinh tốt nghiệp trung học sau 13 năm theo học tại trướng Giáo Lý và Việt Ngữ La Vang, chúng tôi nhận thấy có 44 em được cấp phát Văn Bắng tốt nghiệp.

Trong phần giảng huấn, linh mục Vũ hải Đăng đã chúc mừng các em ra trường, giờ đây mỗi các em sẽ là một sứ giả của Tin Mừng, các em sẽ đem hết những khả năng và sự hiểu biết của mình để cồng hiến cho đời, cho người tuỳ theo ơn Chúa đã trao ban nơi mỗi con người của các em.

Sau phần giảng huần, các em cũng đã tuyên thệ trung thành với Thiên Chúa, với Giáo Hội qua phép bí tích Bao Đồng

Một đại diện các em học sinh lớp 12 đã ngõ lời cám ơn quý linh mục, quý Sơ, quý thầy cô và quý phụ huynh đã thương yêu, nâng đỡ, và giáo dục các em trong suốt 13 năm qua. từ những ngày đầu cắp sách đến trường còn bỡ ngỡ. rụt rè và sợ sệt, thế mà nay đã khôn lớn

và trưởng thành, các em đã học hỏi rất nhiều điều hữu ích như phong tục tập quán và văn hóa Việt Nam, nhất là biết nói, viết và hiểu được Tiếng Việt, cũng như nhận lãnh biết bao là hồng ân từ Thiên Chúa và Đức Mẹ qua các Bí tích Rửa tội, Rước Lễ Lần Đầu, Thêm Sức và Bao Đồng, Các em cũng có cơ hội tham gia vào các sinh hoạt của Giáo Xứ như Nhóm Mầm Non, Đoàn Thiếu Nhì Thánh Thể. Các em luôn nghi nhớ công ơn của quý Sơ, quý thấy cô như tục ngữ Viện nam có câu: “ Không Thầy đố mày làm nên ”

Em cũng không quên ngõ lời cám ơn cha mẹ, cám ơn các phụ huynh đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và tạo cơ hội cũng như khuyến khích các em học hành hầu có môt tương lai tốt đẹp hơn, đặc biệt là dành nhiều thời gian đưa đón các em vào mỗi ngày Chúa Nhật để đến trường GLVN La Vang học hỏi thêm về Lễ, Nghĩa, Tín, Lý và, Công, Dung, Ngôn, Hạnh.

Ông Phạm Hoàng Ân Chủ tịch Hội Đồng BCH/GX Đức Mẹ La Vang cũng ngõ lời chúc mừng các em lớp 12 ra trường, và ông ước mong các em luôn luôn đừng quên nguồn gốc mình là người Việt Nam nên cần phải duy trì ngôn ngữ và văn hóa của người Việt trong gia đình.

Trong dịp này ông chủ tịch cũng tuyên dương những người có công trong việc giáo dục và giúp đở các em trong thời gian vừa qua của trường GL&VN La Vang, đó là Soeur Maria Nguyễn Thanh Miền thuộc Ban Giáo Lý, cô Vũ Yến Chi thuộc Ban Việt Ngữ, anh Nguyễn Văn Quân thuộc Ban Giám Thị, thầy Hoàng Minh Nhật thuộc Nhóm Chúa Ba Ngôi, cô Vũ thị Minh Châu thuộc nhóm Tinh Thần Mầm Non, cô Nguyễn Thái Vân thuộc Đoàn Thiêu Nhi Thánh Thể, và Anh Bùi Tấn Thiện thuộc Hội PHHS,

Đức Ông chánh Xứ Phạm Văn Ninh cũng chúc lành cho các em và cầu chúc các em luôn gặt hái nhiều thành qủa tôt đẹp trên đường học vấn, nhất là trong các phân khoa đai học, Ngài cũng ước mong các em sau khi tốt nghịệp Đại học, sẽ trở về sinh hoạt với giáo xứ hầu giúp giáo xừ mỗi ngày một phát triển thêm trong các lãnh vực tôn giáo, xã hội, và văn hóa.

Thánh lễ Bế giãng được kết thúc vào lúc 11 giờ sáng, mọi người được trao tặng một Đặc San Mầm Non do trường Giáo Lý và Việt Ngữ La vang thực hiện, với nhìèu bài vỡ thật phong phú và xúc tích của quý cha, quý sơ, quý thầy cô và các em học sinh đóng góp.

Chúng tôi được biết trường GL&VN La Vang đã thành lập trên 25 năm qua, do quý linh muc, quý Sơ, và quý thầy cô hướng dẫn, trình độ từ lớp Mẫ giáo đến lớp 12, hiện nay có trên một ngàn (1000) học sinh đang ghi danh theo học tại trường này.

Cầu chúc các em một mùa hè vui tươi, hạnh phúc bên gia đình và người thân và luôn mãi là người con ngoan của gia đình và xã hội.
 
Ngày Hè, thăm cảnh giáo đường và du lịch Nha Trang
Maria Vũ Loan
11:38 12/06/2008
NHA TRANG - Tôi đến tỉnh Khánh Hòa vào một buổi sáng mùa hè, lòng thầm nghĩ, đây không chỉ là một kỳ nghỉ hè hằng năm mà còn là chuyến viếng thăm giáo phận Nha Trang nữa.

Từ trên cao nhìn xuống, màu xanh của biển và của núi khác nhau; màu xanh nhạt của biển thì như sức trẻ của một thanh niên, còn màu xanh đậm của núi như sự già dặn phong trần của một lão nông. Đi qua các tầng mây, cái cảm giác tự cao tự mãn trong con người bỗng dưng biến mất và ai đó biết ca ngợi Đấng tạo hóa thì từ sâu thẳm trong lòng sẽ thấy mình hiền hòa, khiêm tốn biết bao!

Con đường từ sân bay Cam Ranh dẫn vào thành phố ngoằn ngoèo như hình “sin động”. Đường phố rộng đẹp nhiều cây xanh như ở Singapore nhưng sao ở đây cảnh đẹp thật có hồn, rõ ràng một thứ “hồn Việt” đang vây quanh cảm xúc của tôi. Đúng thôi, tôi đang đứng trên đất nước của tôi mà!

Nhà thờ Ba Làng ở gần núi Cô Tiên, có khuôn viên rộng thoáng được chăm chút cẩn thận có dòng Mến Thánh Giá ở bên trong. Mười giờ sáng mà chẳng thấy bóng ai trong sân, chắc các sơ bận đi công tác đâu đó. Đây là giáo xứ mà những người giáo dân từ miền Bắc di cư vào, có truyền thống nấu rượu nuôi heo, nay cuộc sống đã khá lên, những người còn sinh sống bằng nghề này không còn nhiều. Có một số người con của Ba Làng theo con thuyền nhỏ, tìm chân trời mới khi thời cuộc thay đổi, nay đã định cư ở trời Mỹ trời Âu, chắc là vẫn không quên làn gió biển mằn mặn nơi quê nhà.

Buổi chiều, lững thững đi dạo trên phố, cảnh đẹp của thành phố ven biển làm tôi vui và nghĩ đến cuộc thi hoa hậu hoàn vũ 2008 sắp được diễn ra tại nơi này. Nhiều người đẹp cấp quốc gia sẽ đến đây thi thố tài năng. Tôi có thiện cảm với họ. Dù dành được các danh hiệu hay không, đã là thí sinh dự thi tôi thấy ai cũng ẩn chứa một nét đẹp nào đó. Đó là sự tự tin, cố gắng hoàn tất bài thi góp phần hình thành nên cuộc thi có tầm cỡ, đáp ứng sự ngưỡng mộ cái đẹp của nhiều người.

Cái đẹp trở nên có giá trị khi được sự thẩm định của con người. Một đóa hồng tươi thắm nở trên đỉnh núi hoang vắng thì cái đẹp của nó không có điểm tựa để đọng lại. Những người trân trọng cái đẹp cảm ơn tất cả những ai đã khám phá và làm cho cái đẹp nên hoàn thiện.

Con đường Trần Phú với hàng cây dương liễu được cắt tỉa vuông tròn khá đẹp. Tòa Giám mục Nha Trang vắng lặng nhưng toát ra một vẻ thanh bình, phía bên kia đường đối diện với bãi biển. Ly cà phê trên quán ven biển cùng những người bạn làm tôi thấy dễ chịu, tạm quên nỗi buồn trĩu nặng từ gia đình. Ở Sài Gòn càng ngày xích lô càng thưa dần, còn ở đây xe xích lô đẹp, thái độ tận tình và lúc nào cũng có làm tôi rất thích.

Nắng đã tắt, tôi rẽ vào nhà thờ đá dự lễ, còn gọi là nhà thờ núi vì nằm trên một ngọn núi. Ngôi thánh đường có lối kiến trúc khá đặc thù vì được hình thành từ những cục đá vuông vức, không sơn phết màu mè, chỉ có màu của đá. Lạ nhất là sườn núi chính là nhà hài cốt. Một giáo dân lớn tuổi cho biết: “Giáo xứ được hình thành cách đây 75 năm. Ban đầu nhà thờ xây đơn sơ trên núi; do mưa gió, sườn núi lở dần, sợ phần móng bị sụp, thế là nhà thờ được xây dựng bằng những viên đá cho vững chắc và ai đó có sáng kiến để những tấm bia mộ ghi tên người qua đời xếp quanh sườn núi, phía sau những tấm bia là khoảng nhỏ để hài cốt. Thân nhân cứ đứng trên con đường dốc đá mà cầu nguyện cho người đã khuất.”

Tôi nói với cha chánh xứ nhà thờ chánh tòa: “Khi nào cha được thăng chức, thế chỗ Đức cha Nho thì con lại ra đây chụp hình chung với cha nữa nhé!” Cha cười: “Hổng dám đâu! Không biết chừng Chúa lại cho tôi ra nằm cạnh Đức cha Nho thì sao!!”.

Tôi đến trước mộ Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho ở bên cánh phải nhà thờ. Tôi nhìn thấy những tấm bảng cảm ơn Đức cha của một số bệnh nhân, tôi cũng thì thầm với vị giám mục qua đời vì bệnh: “Vì buồn, cái dạ dày của con hơi trục trặc, phải kiêng cay, chua, nước uống có ga……thế thì đời còn gì vui thêm! Đức cha cầu nguyện cho con nhé!”

Ngay sau đó, tôi cùng các bạn đi đến quán nem nướng nem chua, một món ăn đặc biệt tại Nha Trang, và lai rai một chút bia. Tôi tự hỏi: “Người ta không biết sống tiết độ rồi cứ cầu nguyện van xin thì có ích gì không? Hay là biết sống nề nếp, tiết độ thì yên tâm, chẳng cần phải cầu xin gì cho sức khỏe nữa?”

Chập choạng tối, chúng tôi đi cáp treo sang hòn ngọc Việt. Tôi tiếc vì không có được cảm giác lơ lửng giữa biển nếu đi cáp vào ban ngày. Một chút tự hào len lén vào lòng. Người ta đã đầu tư để biến hòn Tre của Nha Trang này thành khu vui chơi giải trí đúng tầm cỡ của nó. Nào nhạc nước, rạp chiếu phim bốn chiều, cửa hàng quà lưu niệm, quán ăn, khách sạn…mà tôi không đủ thời gian đi hết. Trong cái nhìn của tôi, nơi đây thanh lịch, rộng thoáng, sạch đẹp hơn cả khu Genting có casino của Malaysia nữa!

Người ta có thể sửa sang, chăm chút cho vẻ đẹp thiên nhiên bớt hoang dã, thêm mỹ miều, chứ không thể sửa đổi qui luật của tự nhiên. Những câu nói như: “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” hay “Đội đá vá trời” hoặc “Đời mà sung sướng là do chúng ta…” tôi thấy chứa đậm lòng kiêu ngạo của con người. Đấng tạo hóa không cho mọc lên thì làm sao màu quả ớt lại đỏ đẹp đến thế! Nếu không có bàn tay của Người thì màu xanh của biển sao lại trải rộng cả chân trời? Những người vô thần quen chép miệng, cho rằng đó chỉ là tự nhiên mà thôi! Thật đáng tiếc!

Trong thời gian du lịch ở đây, một cô bạn gái đã đưa tôi đi nhiều nơi. Méo mó công việc, tôi nhờ chị đưa đến một trại xã hội. Trại ở đây cũng có những nét như các trường trại xã hội khác; trẻ mồ côi ở một dãy, người già ở một bên nhưng ở đây vắng lặng và ít đoàn ghé thăm hơn.

Chị còn đưa tôi đến gặp một bà mẹ trẻ, lưng gù. Đó là cô gái khoảng ba mươi tuổi, có một cục u lớn ở sau lưng. Cô tằng tịu với ai đó mà sinh ra được một thằng bé kháu khỉnh dễ thương. Một người trong gia đình đòi đuổi cô ra khỏi nhà, nhưng những người anh em khác lại cảm thông và tạo điều để cô nuôi con. Với cách suy nghĩ đã khác xưa, rộng lượng bao dung của gia đình làm cô được giải tỏa nỗi tủi nhục và đứa bé thỉnh thoảng mang lại tiếng cười trong một gia đình vắng vẻ.

Cách đây không lâu, tờ báo PL ở Sài Gòn đã đăng loạt bài viết về chuyện một số chị em đã bỏ tiền ra để có một đứa con dù là không có chồng. Với nhiều lý do lý giải về sự cô đơn, trống vắng của người phụ nữ không lập gia đình, cần có một người con ở bên cạnh để nhờ cậy, hủ hỉ lúc tuổi già. Những người đàn ông giúp họ có được kết quả ấy nhận được số tiền khoảng 300 usd rồi rút lui như một dịch vụ. Và các bài viết ấy cũng không đưa ra một quan điểm nào rõ rệt.

Sau loạt bài ấy, có nhiều câu hỏi nảy sinh trong lòng tôi: Giáo Hội có nghĩ gì về việc này không? Sinh con mà không có tình yêu hôn nhân người phụ nữ có chịu đựng được sự vất vả nhất là thiếu thốn tinh thần khi nuôi cháu bé? Những đứa trẻ không có đủ tình cha có được quân bình không? Những người mẹ không có đủ điều kiện nuôi con thì làm như thế có lỗi với bản thân đứa trẻ hay không? Tôi không xác định được quan điểm của mình nhưng chắc chắn người phụ nữ có đạo không bao giờ có ý nghĩ về điều ấy vì ngoài xã hội, họ còn sống trong một xứ đạo với sự quan tâm của linh mục và nhiều người. Các đoàn thể là môi trường thuận lợi để người sống độc thân thấy vui trong công việc phục vụ.

Nước biển trong xanh, bãi tắm sạch đẹp, những điểm du lịch ở Nha Trang còn nhiều chất thiên nhiên. Phong cách phục vụ của giới taxi, xích lô, người bán hàng ở chợ… làm tôi thấy vui, khác hẳn với một số nơi khác trên đất Việt.

Rời thành phố biển yên tĩnh để trở về Sài Gòn náo nhiệt, tôi nghĩ về biển: biển hiền lành, bao la như lòng mẹ; những cơn sóng biển dữ dội như sóng gió đờingười. Tôi thích hình ảnh Chúa Giêsu đưa tay lên làm cho sóng dữ phải lùi. Vâng, chỉ có Ngài mới làm cho sóng gió cuộc đời của chúng con được lặng yên mà thôi!
 
Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp (Phát Diệm) tổ chức Lễ Tạ Ơn Khấn Dòng
Giuse Khổng Hữu Nguồn
12:07 12/06/2008
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP (PHÁT DIỆM)
TỔ CHỨC LỄ TẠ ƠN KHẤN DÒNG


SAIGÒN - Sáng thứ năm 12/6/2008 Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp (gốc Phát Diệm) tổ chức lễ khấn dòng cho:

25 Nữ Tu khấn trọn đời là:
Chị Maria Phạm Thị Hợp
Chị Maria Trần Thị Cam
Chị Teresa Nguyễn Thị Dung
Chị Maria Mad Nguyễn Thị Mơ
Chị Maria Nguyễn Thị Kim Trang
Chị Anna Lê Thùy Lệ Nhung
Chị Anna Vũ Thị Kim Oanh
Chị Maria Vũ Thị Mộng Huyền
Chị Matta Nguyễn Thị Minh Châu
Chị Maria Goretti Nguyễn Thụy Đan Hà
Chị Maria Trần Thị Thu Mai
Chị Anna Nguyễn Thị Thanh Hương
Chị Maria Đỗ Thị Thúy Vân
Chị Maria Lê Thu Hà
Chị Anna Đinh Thị Thanh Xiêm
Chị Maria Phan Thị Kim Huệ
Chị Teresa Nguyễn Thị Kim Liên
Chị Anna Nguyễn Thị Lệ Hằng
Chị Maria Nguyễn Thị Thu Thanh
Chị Maria Vũ Thụy Phương Uyên
Chị Teresa Phạm Thị Thúy Loan
Chị Maria Goretti Lã Thị Kim Uyên
Chị Lucia Trần Thị Lệ Hằng
Chị Cecilia Võ Thị Loan Anh
và một chị khấn trọn ở nước ngoài.

Nhân dịp này có 8 Nữ tu mừng 50 năm (Kim Khánh) Khấn Dòng là:
Bà TCV Teresa Lê Thị Ngọc Lan
Bà Maria Nguyễn Thị Duyến
Bà Rosa Ninh Thị Uyên (Chiên)
Bà Catarina Trịnh Thị Thuận
Bà Maria Philomena Nguyễn Thị Hóa
Bà Anna Lê Thị Thược
Bà Magarita Trần Thị Minh Hiên
Bà Cecilia Phạm Thị Kim Uyên
và một Bà Anna Trần Thị Diệm mừng 70 năm (Kim Cương) Khấn Dòng.

Cùng Dâng lễ đồng tế với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – Giám Mục Phụ Tá Thành Phố Hồ Chí Minh là các cha Quản hạt, các cha Bề trên, khoảng 150 cha trong ngoài giáo phận và một số cha Phát Diệm Miền Bắc cũng vào dâng lễ. Tham dự lễ có các phụ huynh, các gia đình thân nhân của các Soeur Khấn Trọn và Mừng Khấn Dòng hôm nay.

“Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh
Là đối tượng duy nhất của lòng trí con"
ĐC. Lambert

Đó là khẩu hiệu sống của chị em Hội Dòng Mến Thánh Gía Gò Vấp – Phát Diệm.

Hợp lòng với mọi người đến hiệp dâng Thánh Lễ để cùng với Hội Dòng dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho các Soeur Khấn Trọn, các Soeur Mừng Khấn Dòng luôn được ơn trung thành sống đời Thánh Hiến.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phái đoàn Tòa Thánh được đón tiếp long trọng và nồng nhiệt tại Dalat
Thiên Lâm
01:16 12/06/2008
ĐÀ LẠT - Ngày 11.6.2007, Phái đòan Tòa Thánh đáp máy bay từ Hà Nội tới phi trường Liên Khương rồi lên Dalat. Vì Phái Đoàn là Khách Nhà Nước nên chủ yếu là nhân viên chính quyền tỉnh Lâm Đồng đón về khách sạn Empress bên Hồ Xuân Hương.

Phái đoàn Tòa Thánh đã có cuộc gặp gỡ chính quyền tỉnh Lâm Đồng do ông Hòang sỹ Sơn, phó chủ tịch tiếp thay chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đang đi công tác ở nước Pháp. Cuộc gặp gỡ được mô tả là xẩy ra trong bầu khí vui vẻ và đối thọai cởi mở… Tuy nhiên, những điều đưa ra bàn thảo trong cuộc họp, còn chờ thời gian, chưa có gì thông báo cụ thể.

Vào lúc 15g45, nhân viên chính quyền tỉnh đưa phái đòan tới Tòa Giám Mục tại số 9 Nguyễn thái Học, Dalat, ba Đức Cha: Phêrô Nguyễn văn Nhơn - chủ tịch HDGMVN,chủ nhà, cùng Đức cha Phaolô Bùi văn Đọc và Đức cha Giuse Võ đức Minh, các linh mục tu sĩ nam nữ đứng đầy sân trước Tòa Giám Mục nghênh đón phái đoàn.

Cuộc tiếp đón rất vui vẻ thân mật và bình dân, chư cha con một nhà, tay bắt mặt mừng…

Sau đó Đức cha Phêrô Nhơn dẫn phái đoàn đi thăm tòa nhà mới được nâng cấp và Nhà Truyền Thống của giáo phận Dalat gồm nhiều dân tộc kinh thượng. Trong tổng số hơn 300.000 tín hữu Công giáo trong giáo phận thì nguời thiểu số đã chiếm 100.000 nguời tức 1/3. Đó là một tỉ lệ rất cao. Đây cũng chính là thành quả của 80 năm truyền giáo trên vùng cao này.

Sau khi viếng Thánh Thể ở nhà nguyện, phái đoàn vào nhà hội ở tầng 2 và trò truyện rất ấm cúng tình cha con trong một nhà…. Mừng Đức ông Nguyễn văn Phưong nhân lễ Bổn Mạng Barnabê.

Lúc16g30 Phái đòan di chuyển ra nhà thờ chánh tòa Dalat, có rất đông linh mục tu sĩ và giáo dân kinh thượng đứng sẵn đón tiếp hồ hởi, dù trời mưa lất phất. Có cả tiếng cồng chiêng trầm hùng và chòang hạt cườm cho các qúy khách của phái đòan theo phong tục dân miền núi…

Biển người nhấp nhô cùng phái đòan Tòa Thánh tiến tới Nhà Truyền Thống của giáo xứ chánh tòa Dalat và chuẩn bị Thánh Lễ Đại trào. Trong lòng nhà thờ chỉ chứa nổi những ai có phù hiệu mầu hồng. Còn đại đa số dân chúng có phù hiệu vàng sẽ phải đứng ở ngòai và ở nhà vòm dự lễ qua camera và TV lớn.

Đức cha Phêrô chủ sự cùng hai Đức cha gốc địa phận nhà Dalat, Ba Đức ông của phái đòan Tòa Thánh và cha Tổng Đại Diện Dàlat ở trên Bàn Thờ. Đức cha Phêrô long trọng giới thiệu phái đòan Tòa Thánh đã 15 lần sang làm việc với Việt Nam và là lần thứ hai tới giáo phận Dalat sau 12 năm,

Đức ông Paroli giảng lễ bằng tiếng Ý và Đức ông Phương dịch ngay ra tiếng Việt. Trong lễ ca đòan có hát bộ lễ tiếng latinh De Angelis, Đức ông trưởng phái đòan khen hát rất hay.

Sau lễ Cha Tổng Đại Diện đọc lời cảm ơn và tâm tình con thảo đối với cha chung là Đức Giáo Hoàng và mong mong Ngài đến thăm Việt Nam và hiện diện nơi cao nguyên này nữa. Đức ông truởng phái đòan cũng hứa sẽ đệ đạt nguyện vọng lên ĐTC và uớc mong được như vậy. Sau đó dâng các lẵng hoa và tặng quà bằng các bức tranh thêu lụa quý.

Phái đòan Tòa Thánh và các linh mục về Tòa Giám Mục để chiêu đãi chính quyền tỉnh. Ai có mặt cũng vui vẻ đề huề nhưng còn chờ đợi những kết quả tốt đẹp của chuyến viếng thăm Dalat. Xin tiếp tục cầu nguyện sốt sắng hơn để Chúa làm việc… và theo thánh ý Chúa.
 
Các nữ tu Nữ Tử Bác Ái ở Saigòn vẫn tiếp tục dòi lại cơ sở giáo dục chiếm dụng vô lý!
Minh Luật
17:44 12/06/2008
SAIGÒN - Quyết định 750/QĐ-UB đã khai tử Dòng Nữ Tử Bác Ái. Vì Ông Vũ Hùng Việt, Phó chủ tịch UBNDTP lập luận rằng: cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu thuộc diện “nhà vắng chủ” vì các bà sơ không biết còn sống hay đã chết, hiện sống trong nước hay ngòai nước: Hơn nữa, Sở Xây dựng đã sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng để điều tra nhưng vẫn không tìm thấy tông tích. Vì vậy theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng, nay quyết định xác lập Vườn Trẻ Măng Non 32 bis Nguyễn Thị Diệu của các sơ thành tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và giao cho Công ty Quản lý kinh doanh nhà Thành phố để kinh doanh nhằm tăng thu ngân sách.

Quyết định mà có “Bác” chỉ thị và “sếp” dẫn đường thì mọi thủ tục, phép tắc cứ như tốc độ tên lửa. Cả một lực lượng đông cỡ trung đòan được huy động để cho trường mẫu giáo Măng Non về nơi chín suối. Các thầy cô đầu ngành của Phòng Giáo Dục Q3 hô hoán lên rằng cái cơ sở 39 tuổi này hư hỏng nặng, nguy hiểm cho tính mạng trẻ thơ. Và họ tính kế bán cho ai đó tái thiết. Chẳng qua họ muốn kinh doanh chứ không buồn dạy dỗ con nít. Trẻ em nhảy dây sao bằng người lớn nhảy đầm:

Khai tử một trường học rồi cho đăng quang một vũ trường hoành tráng, họ hiên ngang, rình rang khánh thành, tiếp đón sếp này, VIP nọ. Các nhân vật quan trọng trầm trồ khen ngợi cấu trúc “rất VIP” của vũ trường; hệ thống báo động, tường đôi, lối thoát cho tiếp viên... Chắng thấy ai thắc mắc tại sao Ông OSKO thuê 32 bis làm văn phòng cho công ty mà chẳng thấy bàn giấy mà chỉ thấy quầy rượu, dancing, karaokê... và cái bảng VIP – CLUB to đùng ở mặt tiền.

Cứ theo thông lệ, hàng tháng, hàng quý, đại diện Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố, thanh tra phải đến kiểm tra cơ sở cho thuê. Riêng cái “văn phòng” này không hề thấy ai tới “thanh cha thanh mẹ” gì cả, chỉ thấy “thanh kiu”: Chưa bao giờ các bác thanh tra hay các chú ở Kinh doanh Nhà Thành Phố thấy nó là vũ trường, lúc nào cũng “đinh ninh” nó là văn phòng. Hay thế: Mãi 8 năm sau, các bà sơ Nữ tử Bác ái đệ đơn đòi lại cơ sở, các sếp mới chợt thấy à thì ra OSKO cấu kết với Hoàng Gia kinh doanh vũ trường.

Các nữ tu đang đòi lại cơ sở này rất quyết liệt. Họ tố cáo Chính quyền mượn trường dạy học mà lại kinh doanh vũ trường. Nhà nước ta xưa nay vẫn dùng chính sách im re cho chìm xuồng theo thời gian năm tháng nhưng trong vụ này không trả lời đơn không được. Các nữ tu Nữ Tử Bác Ái cứ hết đơn này đến đơn khác. Các bà có tiếng về các công việc từ thiện trên thế giới nên cũng có ảnh hưởng quốc tế khiến chính quyền e ngại. Nhưng oải nhất là các bà mặc áo nhà tu đông đảo kéo đến chốn ăn chơi đòi lại nhà. Bàn dân thiên hạ thấy rõ như ban ngày bộ mặt của những kẻ xin đểu trường học trẻ thơ để làm sàn nhảy.

Nhà nước muốn vũ trường tắt tiếng nhạc cho êm chuyện nhung những kẻ đang kinh doanh ăn chơi ngon trớn chẳng dễ gì chịu thôi kiếm tiền. Các sếp nhớn phải lên phương án buộc “kẻ thuê nhà” OSKO-Hoàng Gia khuất phục. Oái oăm thay, Quận 3, nơi đã giúp đỡ đàn anh ẵm đất 32 bis, giờ đây phải ra tay quét dọn đàn anh trước hết. Phải 5 lần 7 lượt mới đột nhập bắt quả tang các tệ nạn vũ trường nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thành ủy TP HCM, nguyên chủ tịch UBND quận 3 lúc bấy giờ. Thanh tra chuyên ngành cũng được huy động để bắt các họat động sai trái của vũ trường. Vất vả hao tâm tổn trí là thế, nhưng chỉ để đạt tới mục tiêu vũ trường ngưng hoạt động thôi, không ai phải tù tội gì đâu nhé: Cái hay của chính quyền ta là ở đó.

Vũ trường ngưng hoạt động nhưng không thấy giao lại cho các sơ. Người được thuê tiếp theo là Ban Quản Lý đường sắt. Không bao giờ thua cuộc, cả trăm nữ tu kéo nhau đến cầu nguyện cả ngày cho công lý được tôn trọng, cho trẻ có trường học, cho dân nghèo có chỗ nương thân. Biên bản lại được ký. Chính quyền lại rút êm để dân khỏi cười vào sự bao che kiếm chác đã quá lộ liễu ê chề sống sượng. Ngậm miệng ăn tiền vẫn là sách xưa nay các ngài áp dụng. Chiếm trường học của trẻ em làm vũ trường mà là “dân chủ công bằng văn minh” sao ? Có rượu bia rồi, giành kẹo của con nít làm chi các bác ơi:
 
Văn Hóa
Tình Phụ Tử (thơ)
Nguyễn Thị Xuân
11:47 12/06/2008

.
.


Con mình lớn giữa vùng trời biển lặng
Còn nhớ không, những ngày tháng truân chuyên ?
Bố ôm con xuống thuyền nhỏ, vượt biên
Lòng nặng trĩu chỉ một niềm mơ ước !

Con khôn lớn nhưng chắc gì hiểu được
Bố ra đi theo vận nước nổi trôi
Để lại sau lưng hơn nửa cuộc đời
Kể cả song thân còn nơi quê cũ…..

Thuyền tan vỡ giữa muôn trùng nức nở
Tiếng sóng gào như át cả lời kinh
Mảnh ván thiêng ôm ấp một thân hình
Chiều biển vắng, ai nghe mình Bố khóc ?

Gượng đứng lên với niềm tin phó thác
Chuỗi Mân Côi thay lời hát ru con
Ngày tảo tần lo miếng cháo, chén cơm
Đêm con ngủ mà Bố còn thao thức !

Nơi đảo xa bao tủi hờn, khổ cực
Bố âm thầm chờ đến lúc định cư
Bạn đồng hành là Thánh Cả Giuse
Cùng Đức Mẹ luôn vỗ về, nâng đỡ…

Ngày đến Mỹ, con mình còn rất nhỏ
Không bạc tiền, cũng chẳng có người thân
Bố dắt con cùng đi học đánh vần
Cố bập bẹ vài Tiếng Anh khó nuốt !

Những ngày ấy, làm sao mà quên được
Với đôi tay, cố từng bước vươn lên
Sáng tinh mơ cho đến phố lên đèn
Bố đâu quản việc nghèo hèn, lam lũ

Thương Mẹ Cha héo sầu nơi quê cũ
Và đàn em còn cực khổ, thiếu ăn
Bố chắt chiu từng chút một để dành
Mong chia sẻ tấm lòng thành con thảo

Hoàn cảnh nghèo dù bữa rau, bữa cháo
Bố dậy con phải sống đạo thành tâm
Khuyên nhủ con nên gắng học chuyên cần
Để xứng đáng với hồng ân của Chúa !

Rồi con lớn, Bố chẳng còn trẻ nữa
Dáng thanh niên mới ngày đó còn đâu
Mái tóc đen giờ cũng bạc phai mầu
Chân đã mỏi, chẳng bước mau như trước…

Con ra trường, Bố mừng không nói được
Lặng nhìn con đang từng bước đi lên
Mảnh bằng kia với nhung gấm, bạc tiền
Có ngăn cách khung trời con và Bố ?

Năm tháng qua Bố chưa hề nhắc nhở
Bao hy sinh và cực khổ vì con
Chỉ mong sao đời con được khá hơn
Không đến nỗi phải cơ hàn như Bố…

Lòng quặn đau nhìn cuộc đời dâu bể
Đêm từng đêm, Bố lặng lẽ cầu xin
Cho con mình được hạnh phúc, ấm êm
Luôn giữ vững lòng trung kiên cùng Chúa…..

Làm sao nói được hết TÌNH PHỤ TỬ,
Như biển trời và vũ trụ mênh mông,
Xin ngợi khen lòng Thiên Chúa vô cùng,
Cho con hiểu được chút TÌNH NGÀI đó !

(Thương tặng những người Cha và BỐ của các con tôi)

FATHER’S DAY 2008
 
Ai không có tội? (thơ)
Tuyết Mai
12:43 12/06/2008
Ai không có tội?

Cuộc sống đời này, ai mà không có tội?
Cả Thánh ngày xưa, tội lỗi chất chồng,
Nhưng Chúa thương, đã đem về gội sạch tội lỗi,
Và ban cho muôn ân phúc và đuợc Ngài tuyển chọn,
Vì Thiên Chúa yêu linh hồn nhân thế,
Vì yêu, Chúa đã ban cho ta hình ảnh nên giống Ngài.

Cuộc sống đời này, ai mà không có tội?
Vì lẽ trần gian không thiếu thứ chi!
Nhưng Chúa thương sẽ ngăn được cội nguồn tội lỗi,
Và ban cho Lời của Chúa làm nguồn mạch sống đời,
Vì Thiên Chúa yêu linh hồn nhân thế,
Vì yêu, Chúa hiến thân đau thương nhục nhã cho kiếp người.

Cuộc sống đời này, ai mà không có tội?
Đời sống trần gian có nghĩa lý chi?
Sao thế nhân như dã tràng hòai công vô ích?
Vào bôn ba, ra tranh chấp mà chẳng được ích gì?
Vì tội lỗi Chúa xuống trần giải thóat,
Vì yêu, Chúa chết đi cho ta vĩnh phúc trên Nước Trời.

Cuộc sống đời này, ai mà không có tội?
Lợi thú trần gian bao kẻ đắm mê.
Bao ghét ghen bao thương hận và bao gian dối.
Chỉ cho ta một cuộc sống đầy lọc lừa thất vọng.
Vì tội ác của nhân lọai, giết Chúa.
Vì yêu, Chúa chết treo trên cây Thập Giá cho kiếp người.

Cuộc sống đời này, ai mà không có tội?
Vì bả phù hoa ai cũng thiết tha.
Gieo rắc bao nhiêu căm hờn và bao nước mắt.
Đường công danh đưa ta đến bờ vực sâu lỗi tội.
Vì nhân thế Chúa xuống trần chịu chết.
Ngài Phục Sinh, cho chúng ta thiên thu hạnh phúc trên Nước Trời.

Làm con Chúa, nếu thật tâm ăn năn chừa cải.
Hãy tín trung sống phó thác trong tay của Ngài.
Ta sẽ cảm nhận Bình An Chúa quý trọng thay!
Rồi cuộc sống sẽ không còn sóng gió,
Rồi hạnh phúc trong phút giây đến trong tâm hồn,
Cuộc đời nay có Bình An,
Để rồi thay Chúa lo người anh em,
Đang sống còn chờ hy vọng đến,
Trong khốn cùng đau thương.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đời Tận Hiến
Nguyễn Ngọc Danh
18:12 12/06/2008

ĐỜI TẬN HIẾN



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Chúa gọi con giữa muôn người - ngàn lối

Khi tim tràn sức sống - mộng hoa bay

Vâng thưa Ngài "Hồn xác của con đây"

Xin tận hiến theo bước chân Thập Tự

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền