Ngày 11-06-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa Ba Ngôi
Lm. Vinh Sơn scj
07:52 11/06/2017
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi.: Thiên Chúa TÌNH YÊU

Xh 34,4b-6.8-9; 2Cr 13,11-13; Ga 3,16-18

Một trí thức tổ chức buổi diễn thuyết chống lại Chúa và các công trình của Ngài. Khi chấm dứt buổi diễn thuyết, vị diễn giả mời cử toạ lên diễn đàn, để đặt câu hỏi.

Một người bước lên. Anh này trước đây là một người nghiện rượu, vừa mới được cải hóa. Đứng trước thính giả, anh ta lấy từ trong túi ra một trái cam và chậm rãi lột vỏ. Chờ mãi, vị diễn giả bực mình bảo anh ta hãy đặt câu hỏi đi. Nhưng, anh ta cứ từ từ làm tiếp cái công việc lột vỏ cam, và không trả lời. Lột vỏ xong, anh từ từ ăn từng múi cam. Ăn xong, anh ta mới quay về phía diễn giả và hỏi:

- Ông thấy trái cam có ngọt không ?

Diễn giả gầm lên :

- Đồ khùng ! Làm sao tôi biết được là ngọt hay chua, vì tôi có nếm đâu ?

Lúc ấy, anh chàng thính giả mới nói :

- Thế thì làm sao ông có niềm tin vào Chúa, nếu ông không bao giờ nếm thử Ngài…

(Gm Arthur J. Tonne, Stories for Sermons, tập 13)

Thánh vịnh từ ngàn xưa có nói: “Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao, phúc đức ai tìm nương tựa ở nơi Người” (Tv 33,9).

Ngài là Tình Yêu thiên hảo như Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8). Tình yêu được biểu hiện tuyệt vời hơn nữa qua Con Thiên Chúa được gửi đến thế gian mà chính Người Con đó - Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cho nhân loại khi Ngài nói với Nicodemo: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người, mà được cứu độ”.

Thật thế, Thiên Chúa chết để cho con người được sống, Ngài là một Thiên Chúa tự hủy qua sứ mạng Con Thiên Chúa (Pl 2,6-11).

Ngài là một Chúa với Ba Ngôi luôn hiện hữu như Chúa Giêsu – Ngôi Lời – Ngôi Con đã mạc khải khi sai các môn đệ đi rao giảng và làm phép rửa cho nhân loại nhân danh Chúa Ba Ngôi : « anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em (Mt 28,19-20)., Ngài hiện diện ngay từ thửa ban đầu ngay khi Vũ trụ được tác thành: Thánh Thần bay là là trên mặt nước, Chúa Cha phán một Lời (Ngôi Lời) thì vạn vật và con người được hoàn thành... (x. St 1-2). Chính Ngài đã dựng nên vũ trụ và muôn loài, muôn vật và loài người. Thiên Chúa hằng điều hành mọi sự theo tình thương và Sự Khôn ngoan tốt lành của Chúa (x. Cn 8, 22-31). Ba Ngôi qua hình ảnh Ba Vị Thiên Thần đến viếng thăm tổ phụ Abraham và Sara (x. St 18,1-14), Ngài đồng hành và là niềm vui sống của con người qua nụ cười thách thức cua Sara như loan báo về niềm vui được Thiên Chúa thi ân sau này qua lời hứa mà Ba Vị: Isaac sẽ ra đời.

Trong Kinh Thánh Tân Ước mặc khải Ba Ngôi: sự hợp nhất của Ba Ngôi trong sứ mạng của ngôi thứ hai – Ngôi Con: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bắt đầu sứ mạng, bầu trời mở ra với tiếng Chúa Cha phán cùng sự hiện diện của Chúa Thánh Thần bằng hình ảnh của chim bồ câu (x. Mt 3,16-17; Mc 1, 9-11; Lc 3,22-22 ).

Nơi Ba ngôi một tình yêu gắn bó như Chúa Giêsu đã mặc khải: giữa Chúa Cha và Chúa Con luôn khắng khít “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 14,10), gắn bó đến nỗi như Chúa Giêsu thổ lộ: “Ta và Cha Ta là một” ( Ga 10,30 ), và “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9). Chính Thánh Thần là Tình yêu khăng khít giữa Cha và Con, Thánh Thần làm chứng về Ngôi Lời: « …Thần Khí sự thật, từ nơi Cha xuất phát ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta” (Ga 15,26 ). Như Chúa Giêsu sau đó loan báo: “Khi nào Thần Khí sự thật đến… tất cả những gì Người đã nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết … Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13.14).

Tình yêu gắn bó giữa Ba Ngôi được ban cho nhân loại như Thánh Phaolô đã nói: « Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.” (Rm 5,5)

Thiên Chúa là Ba ngôi vị và là duy Một Đấng Toàn Năng cách lạ lùng, luôn hằng hữu: "Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng" (Kh 1,8). Công đồng Florence (1442) tuyên xưng : “Chúa Cha trọn vẹn nơi Chúa Con, trọn vẹn nơi Thánh Linh. Chúa Con trọn vẹn nơi Chúa Cha, trọn vẹn nơi Thánh Linh. Thánh Linh trọn vẹn nơi Chúa Cha, trọn vẹn nơi Chúa Con”.

Người Kitô hữu được rửa tội nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa, tin vào Thiên Chúa khi tạo sự hiệp nhất theo sự gắn bó với nhau trong Ba ngôi. Ngay từ thời Tiên khởi Giáo Hội luôn học hỏi từ mẫu gương Ba Ngôi, sách Tông đồ Công Vụ nói rõ: “các tín hữu tiên khởi chuyên chăm cầu nguyện, lắng nghe các tông đồ giảng dạy và dự lễ bẻ bánh” (Cv 2,42).

Chính trong Ba ngôi là nguồn chúc lành như Phaolô gửi nguồn bình an cho các cộng đoàn tín hữu và lời đó vẫn còn được chúc cho nhau trong Giáo Hội: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Amen” (2Cr 13,13).

Khi con người, biết kết hợp với Thiên Chúa bằng sống mệnh lệnh của Đức Kitô: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy; Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ đến ở trong người ấy” (Ga 14,23). Ngôi Con muốn con người cũng nên một với Chúa Ba Ngôi khi Ngài cầu xin tha thiết với Chúa Cha, và bằng sự gắn bó với Ngài qua Chúa Thánh Thần: “Xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Ga 17,21).

Lời của thánh Phaolô tông đồ luôn vang vẳng trong tâm mỗi người chúng ta như lời mời gọi sống Tình yêu cho nhau, như Ngài là vị Thiên Chúa vì chúng ta mà tạo dựng lên chúng ta, vì chúng ta mà chết để cứu chuộc... Chúng ta hiệp nhất với nhau và cùng nhau hiệp nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi:

“Thưa anh em, anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và là bình an, sẽ ở cùng anh em” (2 Cr 13,11).

Thật thế, như Thánh Cyprianô nói, cộng đồng con cái Thiên Chúa là: “một dân được hiệp nhất với Cha, Con và Thánh Thần” (De Dom Orat., 23).

Dâng điệu hát, dâng cung đàn muôn thuở

Cho trọn niềm con thảo với Chúa Cha,

Với Chúa Con: tình huynh đệ mặn mà,

Và Thần Khí: lửa mến yêu tha thiết.

(Thánh Thi lễ Chúa Ba Ngôi)



Lm. Vinh Sơn scj
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các linh mục thuộc giáo phận Ahiara có 30 ngày để viết thư lên Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự tuân phục, nếu không sẽ bị treo chén
Đặng Tự Do
08:34 11/06/2017
Trong một diễn biến rất họa hiếm, Đức Giáo Hoàng đã ra một hạn định là 30 ngày, bắt đầu từ 9 tháng 6 đến 9 tháng 7, cho các linh mục của một giáo phận ở Nigeria phải viết thư cho ngài cầu xin sự tha thứ và bày tỏ sự tuân phục. Quá hạn trên những ai không thực hiện lệnh truyền này đương nhiên bị treo chén.

Trong buổi tiếp kiến dành cho một phái đoàn từ giáo phận Ahiara của Nigeria, diễn ra hôm thứ Sáu 9 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài “cảm thấy rất buồn” vì các linh mục trong giáo phận này chống lại quyết định bổ nhiệm Giám Mục của Tòa Thánh.

Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha khẳng định một cách quyết liệt rằng các linh mục thuộc giáo phận này phải tuân phục Đức Cha Peter Ebere Okpaleke, là vị đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Giám Mục Ahiara vào năm 2012.

Giáo phận Ahiara có 423,000 người Công Giáo và 110 linh mục triều.

Đức Cha Peter Ebere Okpaleke sinh ngày 1 tháng Ba năm 1963 tại thành phố Amesia, bang Anambra. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 22 tháng Tám năm 1992.

Ngày 7 tháng 12 năm 2012, chỉ vài tháng trước khi tuyên bố thoái vị, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Giám Mục giáo phận Ahiara thuộc miền Mbaise là nơi có đông người Công Giáo nhất trong bang Imo. Trước khi được bổ nhiệm Giám Mục, Đức Cha Peter Ebere Okpaleke là một linh mục ở bang Anambra về phía Bắc của bang Imo. Phần đông các linh mục thuộc giáo phận Ahiara chống đối quyết định này chỉ vì vị tân Giám Mục không phải là linh mục trong giáo phận Ahiara.

Lễ tấn phong Giám Mục cho ngài không thực hiện được tại giáo phận Ahiara mà phải tiến hành trong nhà nguyện của Đại Chủng Viện của tổng giáo phận Owerri.

Tháng 7 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn xoa dịu tình hình nên bổ nhiệm Đức Hồng Y John Onaiyekan của tổng giáo phận Abuja kiêm nhiệm Giám Quản Tông Tòa và tháng 12 năm đó ngài cử Đức Hồng Y Peter Turkson, lúc ấy là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình đến nơi thị sát tại chỗ.

Phái đoàn từ giáo phận Ahiara của Nigeria gồm có Đức Cha Peter Ebere Okpaleke, 3 linh mục, một nữ tu, một lãnh đạo giáo dân. Trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha cũng có Đức Hồng Y John Onaiyekan, Đức Tổng Giám Mục Anthony Obinna của tổng giáo phận Owerri, và Đức Tổng Giám Mục Ignatius Kaigama của tổng giáo phận Jos, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nigeria.

Trong bài phát biểu của mình với phái đoàn, Đức Thánh Cha đã xin lỗi phải nói thẳng rằng có những con người ở Ahiara hành động như những tá điền gian manh trong một dụ ngôn được trình bày trong Phúc Âm Thánh Matthêu. Đức Thánh Cha nói: “Trong hoàn cảnh hiện nay, giáo phận Ahiara không có chú rể, đã mất khả năng sinh sản và không thể sinh hoa kết quả. Bất cứ ai phản đối Đức Giám Mục Okpaleke nắm giữ giáo phận này là những kẻ muốn phá hủy Giáo Hội.”

Trong tình hình như thế, khi mà Giáo Hội đang phải chịu đựng, Đức Thánh Cha nói: “Một vị Giáo Hoàng không thể làm ngơ được.”

Đứng trước một tình huống mà Đức Thánh Cha miêu tả là “một mưu toan cướp đoạt vườn nho của Chúa”, Đức Giáo Hoàng truyền rằng: “Mỗi một linh mục hay giáo sĩ trong giáo phận Ahiara, cho dù đang cư trú ở đó hay đang làm việc ở nơi khác, thậm chí là đang ở nước ngoài đi nữa, đều phải viết một bức thư gửi cho tôi trong đó cầu xin sự tha thứ. Tất cả đều phải viết riêng từng cá nhân một. Tất cả chúng ta đều phải chia sẻ nỗi buồn chung này.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Bất cứ ai không thực hiện điều này trong vòng ba mươi ngày nữa, sẽ đương nhiên bị treo chén và sẽ mất chức.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hành động này là cần thiết “Vì dân Chúa bị tai tiếng. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng ai gây ra tai tiếng, kẻ ấy phải lãnh hậu quả. Có thể đã có những kẻ muốn thao túng mà không nhận thức đầy đủ về vết thương gây ra cho sự hiệp thông của Giáo Hội.”

Tiếp theo huấn từ của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y John Onaiyekan, Tổng Giám mục Abuja và là Giám Quản Tông Tòa của Ahiara, cảm ơn Đức Thánh Cha. Sau khi Đức Hồng Y John Onaiyekan dứt lời, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã xin Đức Thánh Cha cho giáo phận Ahiara, với giám mục của mình, có thể hành hương đến Rôma để gặp Đức Thánh Cha một khi tình hình đã được giải quyết êm đẹp. Đức Thánh Cha đã chấp thuận yêu cầu này.

Buổi tiếp kiến đã được kết thúc bằng một lời cầu nguyện cùng Đức Maria. Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho phái đoàn.
 
Đức Phanxicô, đối thoại liên tôn, vai trò phụ nữ và Wonder Woman
Vũ Văn An
18:44 11/06/2017
Ngày 9 tháng Sáu vừa qua, Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn đã tổ chức phiên họp toàn thể để bàn về các đóng góp của phụ nữ vào cuộc đối thoại liên tôn. Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới đọc một bài diễn văn, trong đó, ngài kêu gọi một “sự nhìn nhận lớn lao hơn khả năng của phụ nữ trong việc giáo dục tình huynh đệ phổ quát”.

Theo ngài, phụ nữ đóng vai trò chủ yếu trong cuộc đối thoại liên tôn vì họ là những nhà giáo dục đầy khả năng. Ngài cho rằng “Người đàn bà luôn ở trung tâm việc giáo dục gia đình, không chỉ là người mẹ mà thôi. Sự đóng góp của người đàn bà trong lãnh vực giáo dục là điều ta không thể nào đánh giá được”.

Ngài than phiền rằng “ngày nay, khuôn mặt người đàn bà như nhà giáo dục tình huynh đệ phổ quát đã bị lu mờ và thường không được nhìn nhận”. Ngài nhận xét rằng phụ nữ và trẻ em “quả ở trong số các nạn nhân thông thường nhất của bạo lực mù quáng”. Ấy thế nhưng cùng một lúc, “các phụ nữ thường là những người duy nhất đồng hành với người khác, nhất là những người yếu kém nhất trong gia đình và trong xã hội, các nạn nhân của tranh chấp, và những người phải chạm trán với các thách đố hàng ngày”.

Và sau cùng, ngài nói: “Phụ nữ dấn thân, thường thường nhiều hơn nam giới vào lãnh vực liên tôn ở bình diện ‘đối thoại sự sống’”.

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:

Các Hồng Y thân mến
Các hiền huynh giám mục thân mến,
Anh chị em thân mến,

Tôi hân hoan kính chào anh chị em và xin cám ơn Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran về lời chào kính ngài tỏ với tôi nhân danh anh chị em. Chúng ta gặp nhau vào cuối Phiên Họp Toàn Thể của anh chị em, trong đó, anh chị em xem xét “Vai trò của phụ nữ trong việc giáo dục hướng tới tình huynh đệ phổ quát”.

Chắc chắn, đã có cuộc trao đổi hết sức phong phú về chủ đề này, một chủ đề quan trọng hàng đầu đối với con đường nhân loại dùng để đi tới tình huynh đệ và hòa bình, một con đường không nên bị coi là đương nhiên, cũng không thẳng thừng, nhưng đúng hơn, có nhiều khó khăn và trở ngại.

Chẳng may, ngày nay, ta thấy khuôn mặt người đàn bà như nhà giáo dục tình huynh đệ phổ quát đã bị lu mờ và thường không được nhìn nhận xiết bao, do rất nhiều chứng bệnh đang gây họa cho thế giới này, và những căn bệnh này ảnh hưởng tới phẩm giá và vai trò của phụ nữ cách riêng. Quả thực, các phụ nữ, và cả trẻ em nữa, đang ở trong số các nạn nhân thông thường nhất của bạo lực mù quáng. Nơi nào hận thù và bạo lực thắng thế, nơi ấy các gia đình và xã hội tan nát, không để cho phụ nữ, hiệp thông ý hướng và hành động với nam giới, thực thi sứ mệnh làm nhà giáo dục của họ một cách thanh thản và hữu hiệu.

Suy tư về chủ đề mà anh chị em đã suy xét, tôi muốn tập chú cách riêng vào ba khía cạnh: qúi trọng vai trò phụ nữ, giáo dục tình huynh đệ, và đối thoại.

1. Qúi trọng vai trò phụ nữ. Trong xã hội phức tạp ngày nay, có đặc điểm đa nguyên và hoàn cầu hóa, có việc cần phải nhìn nhận nhiều hơn khả năng của phụ nữ trong việc giáo dục tình huynh đệ phổ quát. Khi người phụ nữ có khả năng chuyển giao trọn vẹn các thiên bẩm của họ cho toàn thể cộng đồng, thì cung cách trong đó xã hội tự hiểu và tự tổ chức lấy mình sẽ được biến đổi theo hướng tích cực, đến độ có thể suy nghĩ tốt hơn về sự hợp nhất bản thể của gia đình nhân loại. Ở đây chứa đựng tiền đề có giá trị hơn cả để củng cố tình huynh đệ chân chính. Việc hiện diện đang gia tăng của phụ nữ trong đời sống xã hội, kinh tế và chính trị ở bình diện địa phương, quốc gia, và quốc tế, và trong bối cảnh Giáo Hội, do đó, là một diễn trình ích lợi. Phụ nữ có đầy đủ quyền được tích cực can dự vào mọi lãnh vực, và quyền của họ phải được khẳng định và che chở cả bằng các phương tiện luật phá khi cần thiết.

Điều này có nghĩa: phải mở rộng chỗ cho sự hiện diện sâu sắc hơn của phụ nữ. Có rất nhiều phụ nữ, trong các vai trò họ thủ diễn trên căn bản hàng ngày, đôi khi can đảm một cách anh hùng, đã và đang tạo thành quả cho thiên tài của họ, cho các đặc điểm có giá trị của họ trong rất nhiều chuyên môn chuyên biệt đa dạng và có huấn luyện của họ, được nối kết với kinh nghiệm thực chất làm mẹ và làm nhà đào tạo của họ.

2. Giáo dục tình huynh đệ. Là các nhà giáo dục, phụ nữ có một ơn gọi đặc thù; họ có khả năng tạo ra và nuôi dưỡng các hình thức chấp nhận và tôn trọng nhau cách mới mẻ. Người đàn bà luôn luôn ở tâm điểm việc giáo dục gia đình, không chỉ là một người mẹ mà thôi. Sự đóng góp của phụ nữ trong lãnh vực giáo dục là điều ta không thể nào đánh giá được.Và giáo dục bao gồm nhiều hệ quả phong phú cả đối với chính người đàn bà, cách họ hiện hữu, lẫn đối với các mối liên hệ của họ, cách họ đối diện với sự sống con người và sự sống nói chung.

Tóm lại, mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, đều được kêu gọi góp phần vào việc giáo dục tình huynh đệ phổ quát, một việc, xét cho cùng, chính là việc giáo dục hòa bình, giáo dục tính bổ túc cho nhau giữa các nhậy cảm và vai trò khác nhau. Do đó, được nối kết thân thiết với mầu nhiệm sự sống, các phụ nữ có thể góp phần rất nhiều vào việc cổ vũ tinh thần huynh đệ, qua sự kiện họ chăm sóc việc duy trì sự sống và xác tín của họ rằng tình yêu là sức mạnh duy nhất có thể biến thế giới thành nơi có thể cư ngụ cho mọi người.

Thực vậy, các phụ nữ thường là những người duy nhất đồng hành với người khác, nhất là những người yếu kém nhất trong gia đình và trong xã hội, các nạn nhân của tranh chấp, và những người phải đối diện với các thách đố hàng ngày. Nhờ các đóng góp của họ, việc giáo dục tình huynh đệ của họ, tự bản chất, có tính bao gồm và phát sinh ra các dây nối kết, sẽ thắng vượt được nền văn hóa vứt bỏ.

3. Đối thọai. Điều rõ ràng là việc giáo dục tình huynh đệ phổ quát, tức việc học tập để xây dựng các mối liên kết bằng hữu và tôn trọng, là điều quan trọng trong lãnh vực đối thoại liên tôn. Phụ nữ dấn thân, thường thường nhiều hơn nam giới, vào lãnh vực liên tôn ở bình diện ‘đối thoại sự sống’, và nhờ cách này, họ đóng góp vào viêc hiểu biết tốt hơn các thách đố tiêu biểu của sinh hoạt đa văn hóa. Nhưng phụ nữ cũng có thể hoàn toàn hội nhập vào các cuộc trao đổi ở bình diện trải nghiệm tôn giáo cũng như ở bình diện thần học. Nhiều phụ nữ rất được trang bị để đương đầu với các cuộc gặp gỡ đối thoại liên tôn ở các cấp cao nhất, và không phải chỉ ở phía Công Giáo mà thôi. Điều này có nghĩa: không được giới hạn sự đóng góp của phụ nữ vào các vấn đề “phụ nữ” hay các cuộc gặp gỡ giữa các phụ nữ mà thôi. Đối thoại là con đường mà cả đàn ông lẫn đàn bà đều cần phải cùng nhau theo đuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, phụ nữ cần phải có mặt.

Vì có nhiều đặc điểm chuyên biệt, nên phụ nữ có thể cung hiến một nhập lượng quan trọng trong cuộc đối thoại, qua khả năng lắng nghe, chấp nhận, và cởi mở một cách quảng đại đối với người khác.

Tôi cám ơn toàn thể anh chị em, các thành viên, cố vấn và người cộng tác với Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên tôn, vì anh chị em đã thực hiện được một sự phục vụ có giá trị. Tôi hy vọng anh chị em sẽ tiếp tục dệt nên tấm thảm đối thoại phức tạp với tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa và mọi người thiện chí. Tôi khẩn cầu phúc lành dồi dào xuống trên anh chị em và tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi.

Wonder Woman

Như thế, Đức Phanxicô không chỉ nói đến vai trò phụ nữ trong các tôn giáo mà thôi mà là vai trò của họ trong thế giới nữa. Nhiều người, khi nói tới việc hạ giá phụ nữ, tự động chĩa mũi dùi vào tôn giáo, nhất là Công Giáo để tấn công.

Thực ra, họ nên hướng mũi dùi vào thế giới thế tục, nơi người phụ nữ chưa chắc đã đóng được trọn vẹn vai trò tích cực của họ. Thực vậy, song song với phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Tạp Chí Công Giáo America có viết một bài điểm cuốn phim “Wonder Woman” (Người Đàn Bà Kỳ Diệu).

Ký giả Meghan J. Clark của tạp chí trên nhận định rằng từ năm 2008, cả Marvel lẫn DC Comics đã tạo ra cả một vũ trụ phức tạp xoay quanh Các Người Trả Thù (Avengers) và Liên Đoàn Công Lý (Justice League). Họ đã cho ra đời 19 cuốn phim hành động nhưng, cho tới cuối tuần qua, không một cuốn phim nào tập chú vào một siêu nhân phụ nữ cả. Lý do chính đưa ra là các cuốn phim về phụ nữ khó có thể có đủ khán giả để sinh lời.

Thực tế thì cuốn phim dài 2 giờ 21 phút, vào cuối tuần qua, đã thu được 233 triệu dollars khắp thế giới; “Wonder Woman” đã phá đổ sự dè dặt hiện hành.

Clark được coi cuốn phim trên trong một buổi chiếu riêng cho phụ nữ. Phim nói đến đất Themyscira, thuộc vùng Amazons nơi các người đàn bà đủ sức mạnh, không cần tới đàn ông bảo vệ. Khi hòn đảo của họ bị Đức tấn công trong Thế Chiến I, những người đàn bà này liên kết với nhau để bảo vệ quê hương. Khi Diana Prince (Người Đàn Bà Kỳ Diệu) lên đường thi hành sứ mệnh là giết chết Ares, Thần Chiến Tranh, người mà nàng tin đứng phía sau cuộc Đại Chiến, nàng đã bước vào thế giới loài người và thấy nó bị đàn ông thống trị. Người xem cảm thấy Diana khó chịu và rối trí khi đặt chân tới London, nơi người ta mong nàng ở yên và đứng ở một góc. Bất kể mình không thuộc cái phòng chiến tranh này ở London, nàng nhất định không chịu thinh lặng, và bất ngờ thấy mình là người duy nhất ở trong phòng có khả năng đọc được mật mã của Đức.

Một số nhà phê bình than phiền rằng đạo diễn không cho Diana một nữ diễn viên phụ khi nàng rời Themyscira, nhưng Clark cho rằng đạo diễn cố tình như thế để gợi hứng cho các phụ nữ và các cô gái thời nay: không sợ một mình đi vào không gian đàn ông.

Clark cho rằng là một thần học gia, cô biết rõ cảm nghiệm là người đàn bà duy nhất ở chiếc bàn thảo luận. “Wonder Woman” đã nắm được cường độ và sự thất vọng của cảm nghiệm này, cũng như việc cảm thấy trách nhiệm lớn lao hơn của những người không được phép có mặt trong phòng.

Clark cho rằng có một phản ứng gấn như phản xạ khi phụ nữ bước vào các không gian giả thiết của đàn ông. Phản ứng của các Twitter đàn ông tức giận bởi việc Rạp Alamo Drafthouse chỉ chiếu cho phụ nữ xem mà thôi là một thí dụ. Thí dụ khác là phản ứng đối với bức điêu khắc “Fearless Girl”, tức bức tượng tả một cô gái đứng đối đầu với “Con Bò Đực Đang Húc” của Wall Street. Trong tháng Năm vừa qua, một nghệ sĩ khác cho đặt một bức tượng con chó đái lên đầu “Fearless Girl”. Vấn đề ở đây là quyền ấn định không gian.

Clark cho rằng trong các sách Tin Mừng, một trong các quyết định triệt để nhất của Chúa Giêsu là việc Người chọn phụ nữ làm chứng nhân. Từ Maria Mađalêna cho tới người đàn bà Samaria bên bờ giếng, Chúa Giêsu phó thác phụ nữ việc kể lại câu truyện của Người. Thực vậy, nếu không có các phụ nữ này, thì việc duy trì trình thuật đóng đinh và sống lại chắc chắn đã ra khác rồi, vì chính các phụ nữ là những người không trốn chạy.

Trong bài diễn văn trên, Đức Phaxicô nói đến việc phụ nữ “đồng hành” với người khác hơn nam giới, thiết tưởng cũng ở trong đồng văn này.

Bất hạnh thay, không gian phụ nữ trong các trình thuật Tin Mừng đã không được cử hành trong phần lớn lịch sử Kitô Giáo. Sự bóp méo hiển nhiên nhất là việc mạ lị Maria Mađalêna như một gái điếm hoàn lương, một mạ lị không hề có nền tảng trong Thánh Kinh. Sức mạnh và chứng tá của bà trong các không gian văn hóa và tôn giáo vốn được coi là của nam giới chắc chắn sẽ kém tính đe dọa hơn khi người ta rút gọn bà vào các tiêu mẫu phụ nữ định sẵn.

Theo Clark, trong hơn 75 năm qua, đã có rất nhiều mưu toan nhằm làm yếu hay thu nhỏ Wonder Woman. Trong thập niên 1940, Nàng bị thu nhỏ vào làm thư ký cho “Hội Công Lý”. Năm ngoái, Liên Hiệp Quốc tính “cử” Nàng làm đại sứ đặc biệt để tăng sức mạnh cho các thiếu nữ nhưng phải bỏ ý định sau khi bị các nhà phê bình phản đối vì cho rằng không nên sử dụng một nhân vật “quá ư bị tính dục hóa” làm mẫu mực cho các thiếu nữ.

Điều quan trọng là trong tâm thức con người, Wonder Woman luôn hiện hữu, điều này được chứng minh hùng hồn bởi số lượng người coi Nàng cuối tuần qua.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng giáo phận Paris tán dương công đức của Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh
Nguyễn Văn Thơm
07:50 11/06/2017
TỔNG GIÁO PHẬN PARIS TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC
CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC GIUSE MAI ĐỨC VINH

Paris - 10/06/2016 : Đức Cha Thibault Verny, giám mục phụ tá, tổng đại diện giáo phận Paris, đã cử hành trong thể lễ Thêm sức cho 33 em thiếu nhi Thánh thể tại Giáo xứ Việt Nam Paris. Sau khi Đức Ông Giám đốc Mai Đức Vinh trình diện 33 em sẽ lãnh nhận bí tích Thêm sức, Đức Cha Verny, 52 tuổi, tốt nghiệp kỹ sư Lý Hóa, cử nhân Thần học Tín lý, đội mũ mitra, ban phép thêm sức cho từng em.

Cuối Thánh lễ, Đức Cha Verny đã tán dương công đức của Đức Ông Giám đốc. Hoa trái mục vụ của Đức Ông là 33 em vừa lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Năm 1965, nhân lễ thụ phong linh mục tại Vĩnh Long, cha Giuse Mai Đức Vinh đã chọn khẩu hiệu : ‘‘Anh em sẽ là nhân chứng của Thầy’’ (Cv 1,8). Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo luật (1975) và Tiến sĩ Thần học Mục vụ (1977), ngài được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc và Giám Đốc Giáo Xứ (1980). Trong 40 năm chăm lo mục vụ tại Giáo xứ (1977-2017) làm trọn nhiệm vụ chứng nhân, Ngài có công làm thăng tiến Giáo xứ về mọi mặt : văn hóa với việc ấn hành gần 50 tác phẩm, giáo dục hôn nhân, liên đới nghề nghiệp, xây dựng cơ sở hiện nay tại Épinettes, v.v.

Các công trình mục vụ của Đức Ông Mai Đức Vinh đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong giáo phận Paris và nơi các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại. Năm 1998, Ngài đã được ĐHY Lustiger ban danh hiệu Đức Ông. Trong Thánh lễ Thêm sức ngày 10/06/2017, Đức Cha Verny đã ghi nhận công đức của Đức Ông Mai Đức Vinh.

Ngày 10/06/2017
Nguyễn Văn Thơm
 
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xứ Gia Hội-Huế
Phêrô Ngọc Giáo
08:14 11/06/2017
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xứ Gia Hội-Huế

Giáo dân giáo xứ Gia Hội, hạt Thành phố Huế quyết tâm gia tăng lòng đạo đức được tổ tiên truyền lại gần 120 năm trong ngày Lễ Chúa Ba Ngôi.

Xem Hình

Có 24 em trong giáo xứ được Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng đại diện thay mặt Đức Tổng Giám Mục Huế ban phép Thêm Sức sáng 11-6. Ngài khuyến khích các em tiếp tục làm chứng nhân cho Chúa Thánh Thần trong môi trường giáo xứ, trong thành phố, nơi học đường.

“Cảm tạ Thiên Chúa đã cho các phụ huynh sinh ra những người con thanh tú và các em được lớn lên trong giáo xứ Gia Hội với nhiều gương sống tốt cho giáo phận Huế. Có người con của giáo xứ là Bề trên cộng đoàn Tu sĩ, có người là Linh mục, là Nữ tu. Nhưng cũng có giáo dân giúp cộng đồng xã hội phát triển.” - Linh mục Antôn Dương Quỳnh, Tổng đại diện của Giáo phận Huế phát biểu trong Thánh lễ Thêm Sức.

Chị Maria Vũ Thị Trang trưởng Ban Giáo lý cho biết, tuy Giáo xứ không có các hội đoàn đạo đức dành riêng cho các em. Nhưng hằng tuần, vào các chiều Chúa Nhật các em rất siêng năng học giáo lý do các thầy Đại chủng viện, các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế và các anh chị giảng viên giúp các em sống đạo tốt.

Ngoài ra, các em còn được cha quản xứ quan tâm. Nhờ vậy mà trong những tháng gần đây như tháng kính Đức Mẹ, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, các em hăng hái đi lễ mỗi ngày, xưng tội, rước lễ, lần chuỗi sốt sắng. Riêng lễ chiều Chúa Nhật các em tham gia ca đoàn hát lễ, nhịn chi tiêu vặt để giúp đỡ người nghèo. Vào các dịp Lễ trọng các em còn tham gia tập dâng hoa và múa hát văn nghệ.

Giáo xứ Gia Hội được thành lập từ năm 1898, hiện nay có 664 giáo dân, do Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh coi sóc.

Phêrô Ngọc Giáo
 
Hội trại vui cho trẻ em khuyết tật tại xứ Tân Quy, Củ Chi
Toma Đỗ lộc Sơn
19:07 11/06/2017
NGÀY HỘI TRẠI VUI CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT

Theo chương trình ngày hội trại vui trong dịp hè sẽ được tổ chức vào ngày 01 tháng 6 (Ngày Quốc tế thiếu nhi), thế nhưng, vì nhiều lý do khách quan nên được dời lại đến thứ Năm ngày 08/6/2017.

Ngày hội trại vui được cha Antôn Pađôva Hồ Ngọc Ẩn - Đặc trách Caritas Giáo hạt Củ Chi, cũng là cha xứ Giáo xứ Tân Quy tổ chức trong khuôn viên nhà thờ Tân Quy.

Xem Hình

Chúng tôi có mặt lúc 7 giờ sáng, thấy đã khá đông người. Trước tiền sảnh nhà thờ, một tấm dù lớn với nhiều màu sắc đủ để che nắng cho khoảng 200 người, chung quanh có hàng cây cao hỗ trợ, tạo nên một sân chơi thoáng mát. Một sân khấu với phông nền to đẹp, có ban nhạc với nhiều nhạc cụ và anh chị em nhạc công sẳn sàng đáp ứng các tiết mục ca hát.

Dạo quanh khuôn viên, chúng tôi thấy có nhiều gian hàng vui chơi của các giáo xứ trong hạt Củ Chi. Gian hàng của Giáo xứ Bắc Đoàn với trò chơi thảy vòng vào chai, đối với một trẻ em bình thường, việc thảy một vòng tròn vào một chai nhựa cách xa hai mét đã là khó, càng khó hơn với một trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; gian hàng các giáo xứ: Tân Thạnh Đông, Củ Chi, Tân Thông, Tân Quy, Phú Hòa Đông, Bắc Hà, v.v. cũng có các trò chơi tương tự; gian hàng của Dòng Phanxicô Viện Tu, được các thầy chuẩn bị rất công phu và quà thưởng khá hấp dẫn.

Đi về phía nhà sinh hoạt của giáo xứ, chúng tôi thấy phòng khám bệnh phát thuốc miễn phí. Các em xếp hàng để được các bác sĩ bệnh viện Củ Chi, bệnh viện Sư đoàn 9, khám và cấp thuốc điều trị, nhưng không nhiều vì các em còn lo vui chơi. Bên cạnh đó, các thầy Dòng Thừa Sai Đức Tin và anh chị em ban Caritas đang hớt tóc cho các em, những mái tóc dài cáu bẩn đã được cắt tỉa gọn gàng để trên môi các em có nụ cười rạng rỡ hơn.

Đến 8 giờ, sân nhà thờ đã có khoảng 500 em từ các mái ấm tình thương trong huyện Củ Chi, được các soeur hay cô giáo dẫn dắt về đây vui chơi. Có những lớp hay cá nhân lên trình diễn văn nghệ, ca hát nhảy múa, những tiết mục này các em đã được học từ nhà trường và đây là dịp để các em thể hiện nên các em rất vui.

Chú hề Minh Tâm đã có hơn một giờ để mang lại tiếng cười cho các em. Các em cười thoải mái bởi các tiết mục ảo thuật và xiếc do chú và các bạn chú thực hiện.

Sau chương trình văn nghệ, các gian hàng khai trương mở hội. Các em túa ra các gian hàng như chim vỡ tổ, sự vui tươi hồn nhiên, tiếng cười mới thật là của các em. Dù thắng hay thua không quan trọng, nhưng thể hiện hết mình bằng những thao tác có thể như không theo ý và có thể nữa là bài học đầu tiên cho sự nỗ lực của mình.

Đến trưa, các em được các anh chị trong ban Caritas chiêu đãi một bữa tiệc mà có thể các em rất thích, đó là mỗi em được một tô phở, hủ tíu, bánh canh hay cháo tùy các em lựa chọn. Những món ăn này thật hấp dẫn cho các em có hoàn cảnh đặc biệt.

Chương trình còn kéo dài đến chiều, trước đó đại diện các em đã tỏ lòng cảm ơn cha Antôn, đã tạo điều kiện cho các em vui chơi, cho các em làm quen với môi trường có nhiều bạn bè tốt, sau này khi trưởng thành sẽ là những dấu ấn không hề phai.

Toma Đỗ Lộc Sơn
 
Phóng sự và hình ảnh trọn bộ đại hội ''Ngày Thánh Thể VIII'' tại Karens, Texas
Trần Mạnh Trác & Lê Phước
19:57 11/06/2017
Xem hình ảnh thứ Bảy

Xem hình ảnh thứ Sáu

Xem hình ảnh thứ Năm



Ngày Thánh Thê tại Karens TX, một đại hội 3 ngày hằng năm vào mỗi đầu hè, đã diễn ra tốt đẹp trong một thời tiết mát mẻ bất thường.

Gọi là bất thường vì tháng 6 cuả Texas luôn luôn là tháng cuả 'nóng bức và giông bão', nhưng vùng Kerens trong dịp này trời đã 'râm mát' nhiều ngày, chỉ có một cơn mưa nhỏ sáng sớm thứ Sáu tạo ra vài vũng lầy làm cho ban 'trật tự' phải vất vả sắp xếp bãi đậu xe và 'xịt nước' cho sạch các con đường cuả lộ trình 'Đi Đàng Thánh Giá'.

Nhưng có lẽ vì 'cưng' các bộ áo dài lộng lẫy và các đôi guốc 'cao gót' cuả quí bà, cho nên dù cho 'lộ trình' đã tạm ổn, ban tổ chức cũng phải thay đổi cuộc 'Đi Đàng Thánh Giá' thành cuộc 'Tưởng Niệm Thánh Giá' đứng tại chỗ trên sân.

Nhưng dù cho thiếu mất những cảm xúc bồng bột khi chứng kiến cảnh người ta thay phiên nhau 'vác Thánh Giá nặng' (nặng lắm, 2 cây gỗ tròn), sự thoải mái và chất lượng âm thanh đã làm cho người ta tập trung hơn vào sự suy niệm ' cuộc Thương Khó cuả Chuá' một cách sốt sắng hơn.



Trong buổi lễ chiều thứ Bảy Đức Cha Tri Bửu Thiên đã ban cho một bài giảng thật là 'tuyệt vời' vể mầu nhiệm Thánh Thể. Với một giọng nói miền Nam thật nhẹ nhàng chậm rãi, lồng vào những câu chuyện đơn sơ mà tiêng Anh goị là có đức tính 'down to earth' ( bình dị, không mầu mè ), Ngài đã dẫn dắt giáo dân thẩu hiểu được, không phải qua triết lý cao xa, nhưng bằng nhận thức ngay tại tâm hồn, cái mầu nhiệm là trung tâm cuả cuộc sống Kitô hữu.

Con số những bậc lớn tuổi đi dự Ngày Thánh Thể là khá lớn, mặc dù không có thống kê, nhưng qua những tấm hình chụp lại, chúng ta có thể đoán tỷ số là khoảng 1 phần 3.

Chúng tôi đã gặp được một nhóm các vị 'về hưu' lần mò đến đây từ tiểu bang Minesota, bay tới Dallas hôm thứ Tư và sẽ bay về vào ngày thứ Hai này.

Tiếc một điều là số các em thanh thiếu niên có vẻ vắng hơn các năm trước. Tuy rằng vẫn có những chương trình sinh hoạt bằng tiếng Anh lồng với nhạc trẻ dành cho các em, nhưng sự tham dự trong căn lềù cuả giới trẻ có vẻ hơi vắng. Hy vọng là vì một lý do nào đó có thể sẽ khắc phục được chăng? hoặc đây chỉ là một biến cố nhắt thời mà tiếng Anh gọi là 'hiccups' (một cơn nấc cục)?

Đã nói về số tham dự thì không thể không đề cập đến tổng số người hành hương. Tuy vẫn không có thống kê, nhưng theo lời Cha Đan Viện Trưởng Nguyễn đức Hạnh nói với Đức Cha Thiên thì 'chưa tới' 5 ngàn người.

Con số 5000 là con số mà ĐC Thiên đề nghị với đan viện sẽ cho bà con ăn 'FREE' (bởi vì phép lạ Bánh và Cá mà Chúa đã làm ngày xưa nuôi được 5000 người đàn ông).

Có một quan chức ẩn danh 'bật mí' cho biết con số tính ra là khoảng 4700 người. Vậy thì hy vọng sang năm, bà con hành hương sẽ được một 'chầu' no nê và 'miễn phí' vào dịp 'Ngày Thánh Thể IX', sẽ diễn ra từ mồng 7 đến mồng 10 thảng 6 năm 2018.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Hoa Dịu Hiền
Thérésa Nguyễn
19:26 11/06/2017
CÁNH HOA DỊU HIỀN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bao dung dâng hiến hiền ngoan
Cành hoa tulip đoan trang lặng thầm
Nữ hoàng của sắc và hương
(Trích thơ của William Broome)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 05-11/06/2017: Những hệ quả thảm khốc khi trái đất nóng lên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:53 11/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ rút lui khỏi hiệp ước về khí hậu Paris

Trong một diễn biến gây bẽ bàng cho Tòa Thánh, tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm thứ Năm mùng 1 tháng 6 rằng Hoa Kỳ đã quyết định rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris.

Trong bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump cho biết ông sẵn sàng thương lượng lại các khía cạnh của hiệp định, được ký kết bởi người tiền nhiệm của ông và tất cả các quốc gia khác trên thế giới ngoại trừ hai nước là Syria và Nicaragua.

Nhưng ông không tiếc lời chỉ trích hiệp ước này, mà ông coi như là một thất bại nhục nhã cho các công nhân Mỹ và tạo ra những thuận lợi cho các nước khác một cách bất công.

Ông nói trong một buổi họp báo tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc:

“Tại sao người Mỹ lại bị làm nhục? Tại thời điểm nào thiên hạ bắt đầu cười vào mặt toàn thể đất nước chúng ta?”

“Chúng ta muốn được đối xử công bằng. Chúng ta không muốn các nước khác và các nhà lãnh đạo khác cười vào mặt chúng ta nữa.”

Ông Trump là người cổ vũ cho chính sách “Người Mỹ là trên hết”, cho biết ông đang thực hiện ý nguyện của cử tri khi họ bầu cho ông vào Tòa Bạch Ốc.

Ông Trump nói: “Tôi được bầu bởi các công dân ở Pittsburgh, chứ không phải Paris.”

Con gái của ông Trump là Ivanka, đã vận động rất nhiều để ông đừng rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris nhưng cuối cùng cô đã thất bại.

Trong cuộc viếng thăm Tòa Thánh vào ngày 24 tháng 5 vừa qua, trong lúc chờ đợi Đức Thánh Cha thảo luận với ông Trump trong phòng làm việc của ngài tại Dinh Tông Tòa, cô Ivanka nói với các viên chức Tòa Thánh là cô hy vọng ông Trump sẽ không rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris.

Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, ông Trump và phái đoàn Hoa Kỳ đã có một cuộc họp với Đức Hồng Y Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Đức Hồng Y đã đưa ra lời đề nghị đừng rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris.

2. Sự nóng dần lên của trái đất.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trái đất nóng lên vì một số lý do, bao gồm hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm và lượng khí thải carbon.

Bầu khí quyển Trái Đất được tạo ra từ các chất khí, một số trong đó hấp thụ bức xạ hồng ngoại có nghĩa là chúng giữ nhiệt từ mặt trời, tạo thành một lớp nhiệt xung quanh hành tinh. Nếu không có cái gọi là “hiệu ứng nhà kính” hay “greenhouse effect” này, nhiệt độ trên mặt đất sẽ chỉ khoảng âm 18 độ Celsius, tức là 18 độ dưới 0 độ, quá lạnh đến mức sẽ không có, hoặc nếu có thì chỉ có rất ít sự sống trên trái đất này.

Nhưng quá trình hâm nóng đã không được ổn định và vượt xa mức tự nhiên và cân bằng của hiệu ứng nhà kính. Các lượng khí carbon dioxode, gọi tắt là CO2, mêtan và oxýt nitrô đã đạt đến mức cao nhất trong 800,000 năm qua. Vì thế, trong 130 năm qua, nhiệt độ bề mặt trái đất đã tăng lên 0.86 độ Celcisus. Nếu chúng ta không biết chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại, với tình trạng như hiện nay, nhiệt độ bề mặt trái đất có thể tăng đến 4 độ sau 80 năm nữa.

Các nhà khoa học đồng ý rằng con người đang ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu khi đốt các nhiên liệu hóa thạch. Khoảng 2000 tỷ tấn carbon dioxode đã được thải ra kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp vào năm 1750.

Với sự phát triển mạnh của nông nghiệp, khí mê-tan do ngành này sản sinh ra chiếm khoảng 10 đến 12% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, 40% trong số này phát sinh từ việc chăn nuôi gia súc. Rừng có khả năng hấp thụ carbon dioxide và do đó giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tiếc rằng người ta không ý thức điều đó nên xảy ra việc phá rừng bừa bãi.

Những thay đổi khí hậu gần đây đã ảnh hưởng đến con người và các hệ thống sinh thái trên thế giới. Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều những hiện tượng như hạn hán tồi tệ, lũ lụt, mực nước biển dâng cao, các vùng sông băng mở rộng, axit hóa đại dương và sự tuyệt chủng của các loài. Các chuyên gia về khí hậu của các quốc gia đồng loạt cảnh báo về những hậu quả tàn phá thê thảm và không thể đảo ngược nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được nhanh chóng hạn chế.

3. Những hậu quả khi trái đất nóng dần lên

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Như chúng tôi vừa trình bày ở trên, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 0.86 độ Celcisus kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp vào năm 1750 vì nồng độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển ở mức cao nhất trong 800,000 năm qua. Tùy thuộc vào cách chúng ta quản lý khí thải trong tương lai, lượng khí chúng ta thải vào khí quyển có thể tăng thêm 5% vào năm 2020 và sẽ có một tác động tàn phá đối với cuộc sống trên trái đất.

Ngay cả trong những tình huống lạc quan nhất, việc trái đất nóng lên đe doạ nguồn nước uống và an ninh lương thực của hàng triệu người. Việc sản xuất 4 cây lương thực chính của thế giới là lúa mì, ngô, gạo và đậu nành đã giảm xuống; trong khi đến năm 2050 sản lượng lương thực sẽ cần phải tăng gấp đôi để nuôi sống 9 tỷ người trên hành tinh này.

Đồng thời 20 đến 30% các loài động vật và thực vật đang phải đối mặt với sự tuyệt chủng vì nhiệt độ thay đổi quá nhanh đến mức chúng không thích ứng kịp.

Mực nước biển dự báo sẽ tăng từ 26 đến 98cm vào cuối thế kỷ này do việc tan chảy các tảng băng ở Nam Cực và Bắc Cực và sự giãn nở nhiệt của nước biển. Điều này có thể gây ra sự di cư trên quy mô rất lớn của người dân trên khắp thế giới hiện đang sống ở các đồng bằng sông ngòi đất trũng. Các chuyên gia cảnh báo rằng mực nước biển chỉ cần tăng đến 30cm cũng đã có thể làm trầm trọng thêm các sự kiện khí hậu khắc nghiệt.

Trữ lượng nước ngọt được giữ trong băng tuyết sẽ trở nên khan hiếm, và dòng chảy của sông sẽ giảm mạnh dẫn đến một sự sút giảm nghiêm trọng trong việc sản xuất thủy điện và nông nghiệp.

Các đại dương sẽ tiếp tục bị axit hoá và việc di chuyển của các loài cá tìm kiếm các vùng nước có nhiệt độ thích hợp hơn sẽ có tác động mạnh đến các vùng đánh cá, làm mất đi một số nguồn thực phẩm thiết yếu.

Các ảnh hưởng tích lũy của sự ấm lên toàn cầu cũng sẽ làm trầm trọng thêm những xung đột bạo lực ở một số quốc gia nhất định trong việc giành giật các nguồn cung cấp nước.

Rất nhiều những tác động này đã xảy ra và chúng ta không thể làm gì hơn được bởi vì hàng ngàn tỷ tấn carbon dioxode vẫn tồn tại trong bầu khí quyển trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng phạm vi và tác động đầy đủ của những thay đổi này vẫn phụ thuộc vào các lựa chọn được chúng ta đưa ra hiện nay.

4. Những bước tiến của nhân loại hướng đến hiệp ước về khí hậu Paris

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đứng trước tình hình nghiêm trọng của trái đất, các quốc gia đã có những nỗ lực bàn thảo với nhau để đối phó với tình hình. Hàng loạt các cuộc thảo luận đã được tổ chức trên toàn cầu từ năm 1992 với tên gọi chung là Conference of the Parties, viết tắt là COP.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2015 sau các cuộc thảo luận căng thẳng của Liên Hiệp Quốc tại hội nghị COP21 ở Paris, 195 quốc gia đã đồng ý ký vào hiệp định kiểm soát khí hậu toàn cầu đầu tiên trên thế giới nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới mức 2 độ Celsius và 1.5 độ Celsius nếu có thể. Chỉ có 2 nước không ký là Syria và Nicaragua.

COP21 là đỉnh cao của 2 thập kỷ ngoại giao về cách phân chia trách nhiệm về tài chính giữa các nước giàu và các nước đang phát triển, giữa các nhà đầu tư gây ô nhiễm và các nước dễ bị tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu. Theo thỏa hiệp này, các nước đang phát triển sẽ nhận được khoản tiền tối thiểu là 100 tỷ đô la hàng năm khi dự luật này có hiệu lực.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất về phát triển bền vững vào năm 1972 tại Stockholm được xem là hội nghị đầu tiên đưa vấn đề môi trường vào các chương trình nghị sự quốc tế. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh năm 1992 tại Rio De Janeiro được xem là đóng vai trò nền tảng cho các thương thảo ngoại giao về môi trường. Kết quả của hội nghị này là việc định hình nên khuôn khổ cho các cuộc thảo luận của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu.

Hàng năm kể từ năm 1992, các bên tham gia vào công ước COP cố gắng chống lại sự thay đổi khí hậu bằng cách giảm thiểu lượng khí thải đưa vào khí quyển. Cuộc họp này cũng là cơ sở cho Nghị định thư Kyoto năm 1997.

Tại Kyoto, 37 nước công nghiệp đã cam kết giảm thiểu lượng khí thải đưa vào khí quyển xuống 5.2% so với mức năm 1990 vào năm 2012. Tuy nhiên, không có hạn chế nào được đặt ra đối với các nước đang phát triển là Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù cả hai quốc gia này đều là những kẻ gây ô nhiễm trầm trọng nhất trên thế giới.

Năm 2009, COP15 ở Copenhagen đã thất bại trong việc đưa ra một hiệp ước mới thay thế hiệp định không ràng buộc ở Kyoto. Một thông cáo chung khích lệ những hành động nhằm giữ cho nhiệt độ tăng dưới 2 độ Celsius đã được đưa ra nhưng người ta không đạt được bất cứ thỏa thuận nào nhằm đạt đến điều này.

Hội nghị thượng đỉnh COP 17 vào năm 2011 đã dẫn đến một nền tảng được thiết lập tại Durban nhằm tăng cường những cam kết của cả Mỹ lẫn Trung Quốc trong việc đưa ra một thỏa thuận bắt buộc mới vào năm 2015 tại Paris.

5. Thông điệp Laudeto Sí của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thông điệp Laudato Sí là thông điệp thứ hai của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của thánh Phanxicô. “Laudato sí, mí Signore” (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa).

Thông điệp có phụ đề “Về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”, trong đó, Đức Thánh Cha chỉ trích chủ nghĩa tiêu thụ và phát triển vô trách nhiệm, than thở về sự suy thoái môi trường và sự ấm lên toàn cầu, và kêu gọi mọi người trên thế giới “hành động nhanh chóng và thống nhất”.

Thông điệp, đề ngày 24 tháng 5 năm 2015, đã được chính thức công bố vào trưa ngày 18 tháng 6 năm 2015 cùng với một cuộc họp báo. Tòa Thánh đã phát hành tài liệu bằng tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ả Rập cùng với tiếng Latinh.

Thông điệp này đã được đưa ra hơn 5 tháng trước hội nghị thượng đỉnh COP21 được diễn ra từ 30 tháng 11 đến 12 tháng 12, 2015. Các quan sát viên cho rằng thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một tác động mạnh dẫn đến sự thành công của hiệp ước về khí hậu Paris.

Trong lời nói đầu, Đức Thánh Cha viết:

“Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên? Câu hỏi này không phải chỉ liên quan riêng đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi một phần”, và điều này khiến ta tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: “Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?”.

Đức Giáo Hoàng viết tiếp: “nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản ấy, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những hiệu quả quan trọng”.

6. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về quyết định của Mỹ rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris

Đức Cha Oscar Cantú của giáo phận Las Cruces, là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố như sau trước quyết định của tổng thống Mỹ rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris

“Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, luôn đề cao hiệp định Paris như cơ chế quốc tế quan trọng nhằm cổ vũ việc quản lý môi trường và khuyến khích việc giảm thiểu những thay đổi về khí hậu. Quyết định của Tổng Thống không tôn trọng những cam kết của Hiệp Chúng Quốc đối với hiệp định Paris là một điều gây bối rối sâu xa cho chúng tôi.

Thánh Kinh khẳng định giá trị của việc săn sóc thiên nhiên và săn sóc lẫn nhau trong tình liên đới. Hiệp định Paris là một thỏa thuận quốc tế nhằm cổ vũ các giá trị này. Quyết định của Tổng Thống Trump sẽ có hại cho nhân dân Hiệp Chúng Quốc và thế giới, đặc biệt là những người nghèo nhất, và những cộng đồng dễ bị thương tổn hơn cả. Các tác động của việc thay đổi khí hậu đã được cảm nghiệm qua việc dâng cao mực nước biển, những vụ tan băng đá, nhiều cơn bão tăng tốc, và nhiều vụ hạn hán thường xuyên hơn. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng: Tổng Thống sẽ đề xuất các phương cách cụ thể nhằm giải quyết việc thay đổi khí hậu hoàn cầu và cổ vũ việc quản lý môi trường”.

7. Phản ứng của các viên chức tại Vatican trước quyết định của Mỹ rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris

Các vị cố vấn cao cấp của Đức Giáo Hoàng “rõ ràng đã thất vọng” trước quyết định của Mỹ rút ra khỏi hiệp ước về khí hậu Paris. Các ngài đã hy vọng rất nhiều là điều này sẽ không xảy ra, đặc biệt là sau cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Hoa Kỳ. Các nguồn tin từ Vatican cho tờ American Magazine biết như trên.

Một vài viên chức Tòa Thánh cho rằng trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Donald Trump một tuần trước đó, các cố vấn của Tòa Bạch Ốc cùng đi với Tổng thống đã trò chuyện với các quan chức cấp cao của Tòa Thánh và trong cuộc nói chuyện họ dường như ủng hộ việc Hoa Kỳ tuân thủ những thỏa thuận đã được ký kết. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng ông Trump dường như đang đi theo một hướng khác. Dù vậy, các cuộc họp ở Vatican đã đem lại một tia hy vọng rằng tổng thống sẽ không đi theo đường hướng này.

Đức Thánh Cha Phanxicô chưa đưa ra bất cứ lời bình luận công khai nào về quyết định của ông Trump, nhưng ngài đã làm rõ lập trường về vấn đề biến đổi khí hậu trong thông điệp Laudato Si và trong những nhận xét của ngài về hội nghị thượng đỉnh COP21 của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu ở Paris vào năm 2015.

Đức Tổng Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, Giám Đốc Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, đã không che giấu sự thất vọng của mình trước quyết định của tổng thống Trump. Ngài nhấn mạnh rằng đó là “thảm hoạ cho toàn thế giới bởi vì tầm quan trọng của Hoa Kỳ trên trường thế giới ngày nay” và ngài e sợ là nhiều nước sẽ theo chân Hoa Kỳ.

Ngài mô tả quyết định này là “một điều vô luân và bất hợp lý” vì nó trái ngược với khoa học và những bằng chứng không thể chối cãi rằng thay đổi khí hậu “đang tác động đến sức khoẻ của người dân trên toàn thế giới.”

Đức Tổng Giám Mục nhận xét cay đắng rằng quyết định của Tổng thống Trump đã “chống lại”, thông điệp Laudato Si về sự chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta “mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao cho ông” hôm 24 tháng 5.

8. Phản ứng của các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Người ta lo ngại rằng việc Hoa Kỳ rút lui khỏi hiệp ước về khí hậu Paris có thể dẫn đến việc rút lui của nhiều nước khác; đáng kể nhất là Trung quốc và Ấn Độ là hai nước gây ô nhiễm nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều nước khác tuyên bố sẽ không thoái lui trước quyết định của Hoa Kỳ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết “hành động quyết liệt hơn bao giờ hết” để bảo vệ trái đất sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris.

Bà nói:

“Nhẹ nhàng nhất, tôi cũng phải nói rằng quyết định của Hoa Kỳ rút lui khỏi hiệp ước về khí hậu Paris là một điều rất đáng tiếc. Quyết định này không thể và sẽ không ngăn nổi chúng ta là những người cảm thấy bắt buộc phải bảo vệ Trái Đất của chúng ta. Trái lại, chúng tôi tại Đức, tại Âu Châu và trên thế giới sẽ cùng nhau đưa ra các hành động quyết liệt hơn bao giờ nhằm đối phó và thành công vượt qua những thách đố chủ yếu của nhân loại như việc thay đổi khí hậu.”