Ngày 10-06-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Âm thanh của sự thinh lặng tuyệt đối
Lm. Minh Anh
00:37 10/06/2022

ÂM THANH CỦA SỰ THINH LẶNG TUYỆT ĐỐI
“Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài!”.

Dù rất yêu quý sự thinh lặng, một nhà sư trẻ vẫn rời chùa. Lý do, chùa không còn yên tỉnh! Anh xin nhập một thiền viện. Sau 10 năm, Sư cụ muốn thỉnh ý anh; anh đáp, “Ăn tệ!”. 10 năm sau, anh lại có cơ hội nói lên suy nghĩ, “Ngủ tệ!”. 10 năm nữa trôi qua, được hỏi, liệu anh có điều gì muốn nói; anh trả lời, “Tôi đi!”. Sư cụ bảo, “Điều đó không làm tôi ngạc nhiên chút nào! Bạn nói, bạn yêu quý thinh lặng, lắng nghe nó; nhưng bạn đã không làm gì khác, ngoài phàn nàn, kể từ khi bạn đến đây! Vậy thì làm sao bạn có thể nghe được ‘âm thanh của sự thinh lặng tuyệt đối?’”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Âm thanh của sự thinh lặng tuyệt đối’ cũng là những gì chúng ta sẽ khám phá qua Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài!”. Chính trong sự thinh lặng này, Thiên Chúa hiện diện! Và cũng chính trong âm thanh im ắng này, Thiên Chúa nói!

Ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều là những con người đi tìm kiếm Thiên Chúa! Điều trước hết và sau hết chúng ta tìm kiếm, và tìm kiếm không ngừng, không ai khác là chính Chúa, “Linh hồn con những khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong Chúa!”. Chính cuộc tìm kiếm liên lỉ này làm cho chúng ta trở thành những người hành hương hướng về Thiên Chúa. Êlia trong bài đọc Các Vua hôm nay, rõ ràng, là một người tìm kiếm Thiên Chúa. Ông bắt đầu cuộc hành trình đến núi Horeb. Đến đó, ông đã gặp Chúa, nhưng không theo cách ông mong đợi. Trong nền văn hoá thời đó, người ta mong đợi thần minh tỏ mình qua những hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên như trong lửa, bão tố hoặc động đất; tuy nhiên, lần này, Thiên Chúa đã tỏ mình cho Êlia một cách tế nhị và khiêm tốn hơn, “trong tiếng gió hiu hiu”; hoặc thú vị hơn, trong ‘âm thanh của sự thinh lặng tuyệt đối!’.

Thật không dễ để chúng ta có được ‘sự thinh lặng tuyệt đối’ trong thời đại ngày nay; tuy nhiên, chính ở đó, Thiên Chúa lại tỏ mình cho chúng ta cách tỏ tường hơn cả. Quả thế, thinh lặng không phải là nét đặc trưng của nền văn hoá chúng ta; vì vậy, chúng ta phải tìm kiếm nó. Một khi trở nên hoà hợp với Thiên Chúa, dù Ngài chỉ ‘lướt qua’, như Êlia, chúng ta sẽ được Ngài ban sức mạnh để có thể nghe điều Ngài dạy, làm điều Ngài muốn; đồng thời, biết sống mối tương quan với người khác một cách đúng đắn, trong sự tôn trọng họ như Chúa Giêsu mời gọi.

Sự tôn trọng mà mỗi người dành cho tha nhân được Chúa Giêsu nói đến trong Tin Mừng hôm nay cũng chỉ hiểu được khi chúng ta chìm sâu trong thinh lặng. Liên quan đến sự tinh tuyền của trái tim, Chúa Giêsu coi nhu cầu về sự trong sạch ở một cấp độ cao hơn so với Cựu Ước, vốn dạy “chớ ngoại tình”. Ngài nói, nhìn một phụ nữ với ham muốn trong lòng, nghĩa là xem người ấy chỉ đơn thuần là một đối tượng để thoả mãn dục vọng, đã là tội lỗi! Ngài không nói, chỉ việc công nhận một người khác phái xinh đẹp là tội lỗi; nhưng là tội lỗi khi tôi xem người kia như một đồ vật với suy nghĩ vạy vò trong lòng; và như thế, chúng ta đầu hàng tội lỗi! Nói cách khác, bản thân sự cám dỗ không phải là tội; chính khi dung dưỡng cám dỗ đó trong tim, dành cho nó một ‘chỗ ở’, đú đởn bỡn nhả với nó trong tâm trí… là chúng ta đã bước qua lằn ranh đỏ!

Anh Chị em,

“Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài!”. Để nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống, và nhất là trong anh chị em mình, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta chìm sâu vào ‘âm thanh của sự thinh lặng tuyệt đối’. Ngài mời chúng ta dìm mình trong cầu nguyện; để từ đó, có khả năng không chỉ thay đổi hành vi mà còn thay đổi tấm lòng. Sự biến đổi nội tâm này hiểu theo nghĩa Thánh Kinh là công việc của Chúa Thánh Thần; vì chỉ Thánh Thần mới có sức mạnh đổi mới lòng người, thanh tẩy mọi ước muốn lăng loàn và gột sạch những ý định xấu xa. Như vậy, trên hết mọi sự, bạn hãy mở lòng mình ra để đón nhận hồng ân thanh khiết của Thánh Thần!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, giữa bao ồn ào của cuộc sống, xin cho con ham thích tìm Thánh Nhan Chúa trong cầu nguyện; vì biết rằng, Chúa chỉ ở trong ‘âm thanh của sự thinh lặng tuyệt đối!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ba Ngôi Thiên Chúa trong đời sống
Lm. Thái Nguyên
00:46 10/06/2022


BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG

Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm C: Ga 16, 12-15

Cầu nguyện

“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.” Đức Giêsu khi sắp về với Cha, Ngài không muốn nói ra hết mọi điều với các môn đệ, vì họ không tài nào lĩnh hội được. Chân lý của Thầy muốn truyền đạt thì thâm sâu, nhưng tâm trí của trò thì giới hạn và cũng đang ngổn ngang. Trước tiên, họ cần có thời gian lắng đọng và bình tâm trước mọi diễn biến đã qua.

Dù đã hoàn thành công cuộc cứu chuộc, nhưng Đức Giêsu không quy về mình. Ngài chấp nhận việc đào luyện các môn đồ còn đang dang dở, để mọi sự sẽ được sắp đặt vuông tròn theo thánh ý Cha. Ngài sẵn sàng ra đi để nhường chỗ cho Đấng mà Cha và Ngài sẽ sai đến là Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần là Đấng Bảo trợ, Ngài sẽ đến dạy họ mọi điều và dẫn họ tới sự thật toàn vẹn. Cũng như Đức Giêsu, Thánh Thần không tìm vinh quang cho mình, nhưng chỉ có sứ mạng là đưa con người đến với Chúa Cha và Chúa Con.

Tín điều Chúa Ba Ngôi dạy ta: Thiên Chúa là một thực thể liên bản vị; vì thế mà bản thể Thiên Chúa là sự hướng về, mở ra với Đấng khác: Cha hiện hữu như sự tự nguyện hiến thân cho Con, vì mọi sự của Cha là của Con. Con đón nhận và dâng hiến mọi sự cho Cha. Thánh Thần chính là tình yêu được trao hiến và đón nhận. Cả ba Ngôi đều hướng về nhau, sống cho nhau, tự hiến cho nhau, ở trong nhau và nên một với nhau. Tình yêu là nền tảng làm nên bản thể Thiên Chúa, là thực tại cơ bản làm cho Thiên Chúa đích thực là Thiên Chúa. Suy tư mang tính hiện sinh này làm thay đổi quan niệm của chúng ta về cuộc hiện hữu của con người.

Quả vậy, chúng ta chỉ có thể hiểu đúng về con người, xét như một nhân vị, khởi đi từ những suy tư về mầu nhiệm Ba Ngôi. Ơn cứu độ hệ tại ở việc con người được chia sẻ đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mà chia sẻ đời sống Thiên Chúa là gì nếu không phải là việc làm cho tương quan liên bản vị của Thiên Chúa Ba Ngôi được hiện thực hóa nơi đời sống con người. Vì tình yêu là cách thể hiện hữu của Thiên Chúa, nên không có ơn cứu độ nào khác cho con người ngoài cách thế hiện hữu này, tức sống tình yêu Ba Ngôi trong chính sự hiện của mình.

Suy tư để hiểu rõ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là điều không thể, nhưng chiêm ngắm để cảm nghiệm về Chúa Ba Ngôi là điều có thể. Như chúng ta đã biết, ngay từ đầu, “con người được tạo dựng theo hình ảnh, như họa ảnh của Thiên Chúa” (St 1,26). Khi con người sa ngã, Thiên Chúa đã không bỏ mặc mà còn thiết lập một giao ước mới với loài người. Khi thời gian đã tới hồi viên mãn, Cha đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài. Chúa Con yêu nhân gian đến nỗi đã chết để cứu cứu chuộc họ. Thánh Thần yêu loài người đến độ xuống trên họ, và không ngừng ban ơn thánh hóa để tái sinh họ nên con người mới, con người đã được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Giáo Hội được sinh ra bởi “Tình yêu Ba Ngôi”, sống trong Tình yêu ấy, nhờ Tình yêu ấy và cho Tình yêu ấy. Giáo Hội bắt nguồn từ mầu nhiệm “Hiệp thông Ba Ngôi” và hành trình hướng về sự “Hiệp thông Ba Ngôi”. Hiến chế tín lý về Giáo Hội đã viết: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất do sự Duy nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (LG, 4). Mong ước của Ba Ngôi nơi Giáo Hội là đưa cả nhân loại đi vào thế giới thần linh của mình, để mỗi người được hưởng hạnh phúc làm con trong Chúa Con. Trong định hướng đó, Ba Ngôi đã đi vào thế giới và luôn hiện diện trong lịch sử loài người. Ba Ngôi vẫn không ngừng sáng tạo, quan phòng, cứu chuộc, và thánh hóa nhân loại chúng ta. Đó là một Thiên Chúa siêu việt nhưng lại gần gũi với con người, ở trong mỗi người, “Ngài còn thân thiết với tôi hơn chính bản thân tôi” (Augustinô).

Hôm nay, chúng ta không cử hành một Tín điều của Giáo Hội, nhưng cử hành một mầu nhiệm là chính Thiên Chúa, Đấng là tình yêu mở ra, chia sẻ, trao ban, tự hiến. Tình yêu hiệp thông ấy đã trở nên mô mẫu cho loài người chúng ta, từ đời sống cá nhân, gia đình, đến cộng đoàn, xã hội…, để mọi người được hưởng an vui, hòa bình, hạnh phúc và tiến đến sự hợp nhất viên mãn trong Thiên Chúa. Như vậy, mầu nhiệm Ba Ngôi không phải để hiểu bằng lý trí mà để sống bằng con tim. Càng chìm sâu trong cầu nguyện, ta càng kín múc được sự sống linh thiêng để phát sáng tình yêu vô hạn của Thiên Chúa Ba Ngôi. Với tình yêu ấy ta mới có khả năng xóa mình, ra khỏi mình, sẵn sàng từ bỏ mình để hướng đến tha nhân trong tình yêu phục vụ. Nhờ vậy ta mới gặp lại bản thân mình, trọn vẹn là chính mình theo dự định của Thiên Chúa.

Cầu nguyện

Kính Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi!

Ngài là Thiên Chúa muôn đời uy linh,

Ngôi Cha là Đấng tác sinh,

Ngôi Con cứu chuộc tội tình nhân gian,

Ngôi Ba ân sủng tuôn tràn,

đem niềm vui sống bình an cho đời.

Ba Ngôi không chỉ trên trời,

mà ngay dưới thế giữa nơi loài người,

Ngài luôn hiện diện trong ta,

với tình yêu mến sâu xa trong lòng.

Chúa luôn có một ước mong,

là toàn thế giới hiệp thông với Ngài,

như là Chúa đã an bài,

để cho mọi sự mọi loài đẹp tươi.

Chúa không những chỉ ước mong,

mà còn hành động bên trong mỗi người,

để con vượt tính ươn lười,

siêng năng phấn đấu tốt tươi cho đời.

Hạnh phúc không phải xa vời,

mà là chính Chúa rạng ngời trong ta,

đừng tìm kiếm ở đâu xa,

chỉ cần con hãy vượt qua chính mình.

Xin cho con biết tận tình,

hiệp thông chia sẻ quên mình hy sinh,

cùng nhau xây dựng hòa bình,

để cho Nước Chúa hiển vinh mai ngày.

Cầu xin Thiên Chúa Ba Ngôi,

ban ơn đổi mới cuộc đời thế nhân,

làm cho cuộc sống thế trần,

nhận ra lòng Chúa từ nhân hải hà,

để mọi người cất tiếng ca,

tôn vinh cảm tạ Chúa Cha tạo thành,

Chúa con Đấng Thánh cứu đời,

Thánh Thần lửa mến rạng ngời phúc vinh. Amen.
 
Tin Chúa Ba Ngôi đời tôi hạnh phúc
Lm. Nguyễn Xuân Trường
20:27 10/06/2022

TIN CHÚA BA NGÔI ĐỜI TÔI HẠNH PHÚC

Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thì luôn có liên hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Rồi Chúa yêu tôi. Tôi yêu Chúa. Tôi yêu người. Tôi yêu đời.

1. Chúa Ba Ngôi yêu tôi. Giáo lý dạy Thiên Chúa có 3 ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu độ, Chúa Thánh Thần thánh hoá. Dù việc gì thì cũng vì tình Chúa yêu thương. Vì yêu mà Chúa Cha tạo dựng mở ra cho đi chứ không ích kỉ chỉ giữ cho riêng mình; vì yêu mà Chúa Con cứu độ chữa lành hàn gắn chứ không cắt đứt; vì yêu mà Chúa Thánh Thần thánh hoá làm đẹp toàn diện con người.

2. Tôi yêu Chúa, yêu người, yêu đời. Chúa Ba Ngôi bao bọc ôm ấp tôi. Tôi ở trong Chúa tình yêu tựa như tôi ở trong không khí trong lành. Trong lòng Chúa từ ái, tôi vui đùa, bình an, hạnh phúc. Tôi đi vào tình nghĩa Chúa Ba Ngôi thì đồng thời tôi cũng đi vào tình nghĩa với người, với đời trong một trời thương mến. Sống trong Chúa Ba Ngôi là sống trong hệ sinh thái liên hệ tình yêu bằng những nghĩa cử yêu thương cụ thể.

“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” Hàng ngày tôi làm dấu thánh giá nhân danh Chúa Ba Ngôi, thì xin cho tôi cũng cảm nghiệm sống động tình Chúa yêu tôi, để rồi tôi cũng yêu Chúa, yêu người, yêu đời. Sống trong tình yêu thì đời tôi dạt dào niềm vui hạnh phúc. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổ chức bác ái Công Giáo kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát trong một nhà thờ ở Nigeria
Đặng Tự Do
04:05 10/06/2022


Một tổ chức bác ái Công Giáo quốc tế cho biết thêm nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên khắp thế giới nên lên tiếng về vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở Nigeria khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, đã tố cáo “vụ thảm sát trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống” vào ngày 5 tháng 6 tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Phanxicô Xavier ở Owo, Bang Ondo, là “một hành động khủng bố khác ở Nigeria, một hành động nữa trong danh sách dài các tội ác chống lại Kitô hữu”.

Tổ chức bác ái cho biết trong một tuyên bố: “ACN kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên thế giới lên án một cách kiên quyết và rõ ràng vụ tấn công khủng bố này”.

Phát ngôn nhân của ACN Maria Lozano lưu ý rằng Nigeria đã “bị rung chuyển bởi các đợt bạo lực, cướp bóc và bắt cóc, mặc dù ảnh hưởng đến tất cả các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong quốc gia, những vụ việc này đã dẫn đến một danh sách dài các cuộc tấn công lớn vào cộng đồng Kitô giáo trong vài thập kỷ qua.”

Trong vụ tấn công ngày 5/6 ở tây nam Nigeria, các tay súng được cho là đã bắn vào các tín hữu Công Giáo đang tham dự Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cho nổ chất nổ, theo đối tác tin tức Phi Châu của CNA, ACI Africa.

Reuters đưa tin, các tay súng vẫn chưa rõ danh tính, đã giết chết ít nhất 50 người, theo một bác sĩ địa phương. Cảnh sát bang vẫn chưa công bố tổng số thương vong.

ACN lưu ý rằng cho đến nay vùng tây nam Nigeria không bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh và bạo lực như các khu vực phía bắc và vành đai giữa của Nigeria.

Đức Tổng Giám Mục Lucius Ugorji, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria, cho biết: “Không nơi nào có vẻ an toàn trên đất nước chúng tôi; thậm chí các nơi thánh thiêng nhất của một Giáo hội cũng không an toàn”.

Đức Tổng Giám Mục của Owerri đã lên án “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất về việc giết người vô tội trong Nhà của Chúa.”

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ săn lùng chúng và đưa chúng ra trước công lý. Nếu chính phủ không hành động dứt khoát đối với một vấn đề nghiêm trọng như vậy, điều đó sẽ khuyến khích sự suy thoái của tình trạng vô chính phủ trên đất nước chúng ta,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục kêu gọi Tổng thống Muhammadu Buhari và các nhà lãnh đạo dân cử khác “nâng cao trách nhiệm chính của mình là bảo đảm tính mạng và tài sản của công dân.”

“Thế giới đang theo dõi chúng ta! Trên tất cả, Chúa cũng đang theo dõi chúng ta,” ngài nói thêm.
Source:Catholic News Agency
 
Chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến LAquila làm rộ lên tin ngài sắp từ chức
Đặng Tự Do
04:06 10/06/2022


Hôm thứ Bảy 4/6, văn phòng báo chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm thành phố L'Aquila của Ý vào cuối tháng Tám.

Thông báo này làm dấy lên suy đoán rằng chuyến đi có thể là khúc dạo đầu cho việc từ chức của vị giáo hoàng 85 tuổi.

L'Aquila có liên quan gì đến việc từ chức của Đức Giáo Hoàng?

Thành phố ở miền trung nước Ý là nơi chôn cất của Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ, người đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo chỉ 5 tháng trước khi từ chức vào ngày 13 tháng 12 năm 1294. Vị Giáo Hoàng này được phong thánh vào năm 1313, và được chôn cất tại Vương cung thánh đường L'Aquila của Santa Maria di Collemaggio.

Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ đã từ chức hơn 700 năm trước. Tại sao ngài có liên quan ngày hôm nay?

Khi Đức Bênêđíctô XVI trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ chức trong gần 600 năm vào năm 2013, những người theo dõi Vatican kể lại rằng ngài đã đến thăm lăng mộ của Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ nhiều năm trước đó. Trong chuyến đi của mình vào ngày 28 tháng 4 năm 2009, ngài đã để lại dây pallium của mình trên lăng mộ. Hồi tưởng lại biến cố này, các nhà bình luận cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đang cho thấy ý định từ chức.

Có điều gì bất thường về thời gian của chuyến viếng thăm L'Aquila của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không?

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến L'Aquila vào Chúa Nhật, ngày 28 tháng 8, một ngày sau khi ngài chủ tọa công nghị tấn phong 21 vị tân Hồng Y. Sau chuyến đi, ngài sẽ gặp gỡ các thành viên của Hồng Y Đoàn để thảo luận về hiến pháp mới của Vatican, có hiệu lực vào ngày 5 tháng 6. Cả ba sự kiện – công nghị tấn phong các tân Hồng Y, chuyến đi L'Aquila, và công nghị đặc biệt - diễn ra trong bối cảnh bình thường của một tháng yên tĩnh tại Vatican.

Đức Giáo Hoàng dự kiến làm gì ở L'Aquila?

Ngài sẽ có một chuyến thăm riêng đến nhà thờ của thành phố, nơi vẫn đang được xây dựng lại sau khi ngôi thánh đường bị hư hại nặng trong trận động đất năm 2019 khiến hơn 300 người chết.

Sau khi nói chuyện với gia đình các nạn nhân, ngài sẽ được đưa đến Santa Maria di Collemaggio, nơi ngài sẽ cử hành một thánh lễ ngoài trời, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, và mở cửa thánh. Lịch trình chính thức của chuyến thăm không đề cập đến lăng mộ của Celestinô Đệ Ngũ và cố nhiên không có bất cứ điều gì liên quan đến việc từ chức của Đức Giáo Hoàng.

Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô lại mở cửa thánh?

Mỗi năm vào ngày 28 tới 29 tháng 8, người Công Giáo hành hương đến L'Aquila để tham gia một sự kiện được gọi là Ơn tha thứ của Đức Giáo Hoàng Celestinô, tiếng Ý là Perdonanza Celestiniana.

Giáo Hội trong vùng Abruzzes hàng năm mừng kỷ niệm việc Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ chấp nhận vùng đất này trở thành đất hành hương sám hối để được ơn tha thứ, gọi là “la Perdonanza”

“Trong Giáo hội thời cổ, sám hối là việc làm có tính cách nghiêm túc, liên quan đến các tội như giết người, bội giáo, ngoại tình và được cử hành dưới hình thức công cộng” thường là dưới dạng một cuộc hành hương. Đức Giáo Hoàng Celestinô V ban cho dân trong vùng của ngài, vừa vì lòng bác ái tinh thần vừa để giúp dân về mặt kinh tế: dịp “la Perdonanza” lôi kéo khách hành hương và những người sám hối tới những nơi bình thường không mấy ai lui tới, đem lại cho người dân tại chỗ một chút lợi nhuận

Việc mở cửa thánh sẽ đánh dấu sự khởi đầu của lễ kỷ niệm hàng năm do Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ thiết lập vào năm 1294 và được UNESCO ghi vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2009. Đức Hồng Y Giuseppe Petrocchi của L'Aquila nói rằng Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên mở cửa thánh trong 728 năm.

Có tin đồn về việc Đức Thánh Cha Phanxicô từ chức trước đây không?

Vài ngày sau khi giáo hoàng trải qua cuộc phẫu thuật ruột kết vào tháng 7 năm 2021, tin đồn lan tràn trên mạng xã hội cho rằng Đức Giáo Hoàng có kế hoạch từ chức “trong vài giờ tới”. Nhưng suy đoán nhanh chóng được chứng minh là sai. Đức Giáo Hoàng đã rời bệnh viện và sớm tiếp tục lịch trình bận rộn của mình.

Một loạt lý thuyết từ chức liên tục xuất hiện trong suốt năm 2021. Các vấn đề sức khỏe của Đức Giáo Hoàng vào năm 2022, khiến ngài phải sử dụng xe lăn cho các sự kiện công cộng, làm dấy lên nhiều phỏng đoán.

Đức Thánh Cha Phanxicô có nói gì về việc từ chức không?

Sau khi đắc cử vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi quyết định từ chức của Đức Bênêđíctô XVI. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ngài nói rằng “Đức Bênêđíctô là người đầu tiên và có thể sẽ có những người khác. Chúng ta không biết.”

Nhưng Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ ràng rằng cá nhân ngài có ý định từ chức. Xin nói lại thêm lần nữa cho rõ ràng: Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ ràng rằng cá nhân ngài có ý định từ chức. Chưa bao giờ.

Phát biểu sau cuộc phẫu thuật ruột kết vào năm 2021, ngài lưu ý rằng “Bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Đề cập đến tin đồn từ chức bắt nguồn từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài, Đức Thánh Cha nói thêm: “Tôi không biết họ lấy đâu ra từ tuần trước rằng tôi sẽ từ chức! Không rõ từ lời nào mà họ như thế hiểu ở đất nước tôi? Đó là nơi mà tin đồn này xuất phát từ. Và họ nói rằng đó là một sự náo động, trong khi điều đó thậm chí không hề xuất hiện trong tâm trí tôi”.
Source:Catholic News Agency
 
Chuyến đi Phi Châu vào tháng 7 của Đức Thánh Cha Phanxicô bị hoãn vì lý do sức khỏe
Đặng Tự Do
16:11 10/06/2022
Hôm thứ Sáu, Tòa Thánh cho biết chuyến tông du vào tháng 7 của Đức Thánh Cha Phanxicô tới các nước Phi Châu như Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan đã bị hoãn lại vì lý do sức khỏe.

Trong thông báo hôm 10 tháng Sáu, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết:

“Theo yêu cầu của các bác sĩ của ngài, và để không gây nguy hiểm cho kết quả của liệu pháp mà ngài đang phải trải qua cho đầu gối của mình, Đức Thánh Cha đã buộc phải hoãn chuyến tông du của ngài tới Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan”

Chuyến đi, được lên kế hoạch từ ngày 2 đến 7 tháng 7, sẽ được dời "sang một ngày sau đó sẽ được xác định sau", tuyên bố cho biết.

Đức Thánh Cha Phanxicô dự định dành các ngày từ mùng 2 đến mùng 5 tháng 7 tại các thành phố Kinshasa và Goma của Congo, và các ngày từ mùng 5 đến mùng 7 tại thủ đô Juba của Nam Sudan.

Chương trình đầy đủ của chuyến đi đã được công bố vào cuối tháng Năm.

Đức Thánh Cha, năm nay 85 tuổi, bị viêm dây chằng đầu gối gây hạn chế khả năng đi lại. Ngài đã sử dụng xe lăn trong những lần xuất hiện trước công chúng kể từ tháng trước.

Ngài vẫn dự kiến thăm Canada vào các ngày từ 24 đến 29 tháng 7.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Cha Barron nói về tương lai của mình với chương trình Word on Fire
Đặng Tự Do
17:28 10/06/2022


Đức Cha Robert Barron, người vừa được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm trong tuần này để lãnh đạo Giáo phận Winona-Rochester, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng ngài sẽ tiếp tục tạo nội dung cho phương tiện truyền thông tông đồ do ngài sáng lập, nhưng “không có gì mơ hồ” trong tâm trí của ngài rằng công việc giám mục là vai trò chính của ngài.

Đức Cha Barron là người sáng lập và là gương mặt đại diện cho Word on Fire, một tổ chức đa phương tiện Công Giáo có trụ sở tại Illinois chuyên sản xuất blog, podcast, sách, video và tài liệu giáo dục. Đức Cha Barron, được biết đến rộng rãi với loạt phim “Công Giáo” phát sóng trên PBS, đã từng là Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Los Angeles cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez từ năm 2015. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám mục của Winona-Rochester, Minnesota, vào ngày 2 tháng 6.

Mô tả Word on Fire là “niềm tự hào và niềm vui” của mình, Đức Cha Barron nói rằng mặc dù ngài luôn đóng góp rất nhiều nội dung cho Word on Fire, “Tôi chưa bao giờ tham gia vào việc quản lý hàng ngày của chương trình này.” Ngài nói Word on Fire trong lịch sử đã chiếm “khoảng 10% thời gian của tôi”.

Khi được hỏi về việc liệu ngài có tiếp tục vai trò của mình tại Word on Fire bây giờ khi ngài là một Giám Mục chính toà hay không, Đức Cha Barron cho biết ngài sẽ tiếp tục ghi âm cho các chuyên mục và bài giảng hàng tuần của mình. Ngài nói, Word on Fire có các văn phòng chính ở Chicago và Dallas, cộng với một văn phòng nhỏ tại căn cứ cũ của ngài ở Santa Barbara. Ngài nói rằng có kế hoạch mang theo văn phòng nhỏ đó đến Rochester, Minnesota.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, Đức Cha Barron đã không đề cập đến những câu hỏi gần đây được đặt ra về văn hóa nơi làm việc của Word on Fire. Trong những tuần gần đây, Word on Fire đã phải đối mặt với những cáo buộc rằng các nhà lãnh đạo của họ đã giải quyết sai các cáo buộc về sách nhiễu tình dục liên quan đến cuộc sống cá nhân của một nhân viên cấp cao của Word on Fire.

Word on Fire đã nói rằng tiến trình giải quyết các hành vi sai trái của nhân viên Word on Fire, Joseph Gloor, được thực hiện bởi một tiểu ban của ban giám đốc Word on Fire, không phải bởi Đức Cha Barron.

Gloor cuối cùng đã bị sa thải sau một cuộc điều tra, nhưng một số cựu nhân viên giấu tên đã nói rằng họ cảm thấy chán nản và không thoải mái bởi tình tiết này, cũng như bởi một số khía cạnh của văn hóa công sở tại Word on Fire. Một số nhân viên, bao gồm các diễn giả Công Giáo Jackie và Bobby Angel và tổng biên tập Elizabeth Scalia, đã tuyên bố rời khỏi Word on Fire trong bối cảnh tranh cãi vào tháng Năm.
Source:Catholic News Agency
 
Tại sao số lượng Hồng Y bất thường của tháng 8 này lại có ý nghĩa quan trọng
Đặng Tự Do
17:29 10/06/2022


Theo Bộ Giáo luật, được cải tổ vào năm 1983, có hai loại công nghị Hồng Y: bình thường và ngoại thường.

Trong những trường hợp cụ thể, một Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường được tổ chức và tất cả các vị Hồng Y trên thế giới đều được kêu gọi tham gia.

Một Công Nghị Hồng Y Bình Thường diễn ra khi Đức Giáo Hoàng cần lời khuyên của các Hồng Y về một số vấn đề quan trọng, mặc dù chỉ là những vấn đề thường lệ, hoặc để đưa ra sự trang trọng cho một quyết định của Đức Giáo Hoàng, chẳng hạn như việc phê chuẩn các án tuyên thánh.

Lần cuối cùng mà Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập các Hồng Y đến một Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường là từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 2 năm 2015. Giờ đây, khi tông hiến của Vatican đã được công bố, một lần nữa, Đức Giáo Hoàng lại kêu gọi các Hồng Y đến Rôma cho một cuộc họp ngoại thường.

Bộ mặt thay đổi của Hồng Y Đoàn

Nó là sự kết thúc của một vòng tròn. Cuộc họp năm 2015 đã được tổ chức trước khi diễn ra công nghị tấn phong Hồng Y. Cuộc họp ngoại thường vào ngày 29-30 tháng 8, dành riêng để thảo luận về tông hiến Praedicate evangelium, cũng sẽ diễn ra sau một công nghị tấn phong Hồng Y.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ triệu tập một Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường khác kể từ cuộc bầu cử của ngài vào năm 2013. Cuộc họp vào ngày 22 tháng 2 năm 2014, tập trung vào gia đình. Cuộc họp bắt đầu bằng bài phát biểu của Đức Hồng Y Walter Kasper, nhà thần học người Đức, được coi là cơ sở cho các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục 2014-2015 về Gia Đình.

Từ năm 2015 đến năm 2022, nhiều thứ đã thay đổi. Trước hết, trong Hồng Y Đoàn. Vào năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tạo ra 15 Hồng Y cử tri và 5 vị quá tuổi bầu Giáo Hoàng. Trong các công nghị tấn phong Hồng Y sau này, ngài đã tấn phong 73 vị Hồng Y khác, trong đó có 48 cử tri. Bộ mặt của Đại học Hồng Y đã thay đổi sâu sắc trong những năm gần đây.

Sau công nghị tấn phong Hồng Y tháng 8 tới đây, sẽ có 132 Hồng Y cử tri và 62% sẽ là Hồng Y do Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong. Nhiều vị trong số các Hồng Y chưa có cơ hội nói chuyện với nhau. “Trong trường hợp mật nghị diễn ra, tôi sẽ không biết ai ngồi bên cạnh tôi,” một Hồng Y được tấn phong trong một triều đại giáo hoàng trước đây phàn nàn.

Trong khi đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiến tới với một cuộc cải tổ Giáo triều cũng đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Để hiểu những thay đổi, chúng ta phải quay trở lại năm 2015 đặc biệt, trong đó 164 vị Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia.

Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường 2015

Cha Federico Lombardi, lúc đó là giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh, báo cáo rằng cuộc họp bất thường năm 2015 bắt đầu với một “bản báo cáo có nhiều tiếng nói rất rộng” về các vấn đề kinh tế. Đức Hồng Y George Pell, khi đó là Tổng trưởng Kinh tế, cũng như Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội đồng Kinh tế, và các nhân vật khác tham gia vào cuộc cải cách tài chính của Vatican, đã phát biểu.

Ngày hôm sau, có một báo cáo của Hội đồng các Hồng Y cố vấn (lúc đó được gọi là C9) về việc cải tổ giám mục và cũng là một bài diễn văn về sự điều phối nội bộ của Giáo triều. Sau đó, Đức Hồng Y Seán O'Malley nói về Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, vừa được thành lập.

Trong những năm tiếp theo, cải cách tài chính của Vatican đã thực hiện các bước tiến cũng có mà lùi cũng có, phản ánh cuộc thảo luận tại Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường năm 2015. Trên thực tế, quyền tự chủ tài chính của các bộ phận của Vatican đã được thảo luận sau đó, cũng như các bộ phận nào duy trì mức độ độc lập vì tính chất độc đáo của mình, chẳng hạn như Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Tuy nhiên, cuối cùng, sau nhiều thử thách và sai lầm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục nhanh chóng với những cải cách mà ngài đã nghĩ đến. Và có lẽ chính những cuộc thảo luận trong những ngày đó, mà một số người không ngần ngại gọi là “sự phản kháng”, đã thuyết phục ngài về sự cần thiết phải theo đuổi những cải cách mà không cần tham khảo ý kiến của Hồng Y Đoàn rộng lớn hơn.

Cha Lombardi nói rằng đã có “một sự đồng thuận nhất định” về khả năng thực hiện một phần những khía cạnh cụ thể của cuộc cải cách, “mà không cần đợi hoàn thành toàn bộ công việc.”

Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Nhưng việc sử dụng Công Nghị Hồng Y như một loại “ban cố vấn của giáo hoàng,” như Đức Giáo Hoàng đã tìm cách làm khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã bị đình chỉ. Thay vào đó, ngài chỉ triệu tập Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn, như một nội các.

Sự phát triển của các Công Nghị Hồng Y

Các Công Nghị Hồng Y có một tầm quan trọng đặc biệt trong thời Trung cổ. Các công nghị này đôi khi hoạt động như một cơ quan quản lý, hay như một tòa án. Đức Giáo Hoàng Innocentê Đệ Tam thậm chí đã triệu tập ba cuộc họp của các Hồng Y mỗi tuần.

Sau cuộc cải tổ Giáo triều của Đức Giáo Hoàng Sixtô Đệ Ngũ vào thế kỷ 16, các Công Nghị Hồng Y đã mất đi sức nặng trong vai trò cai quản Giáo Hội. Thay vào đó, các Hồng Y đã hỗ trợ Đức Giáo Hoàng điều hành Giáo hội thông qua công việc trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và các Công Nghị Hồng Y được triệu tập để thêm phần long trọng vào những thời khắc quan trọng trong đời sống Giáo hội.

Công Nghị Hồng Y đã có một tầm quan trọng mới sau Công đồng Vatican II. Viết trong cuốn sách “Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Tôi đã thấy, tôi đã tin”, Cha Gianfranco Grieco nói rằng Đức Giáo Hoàng luôn muốn các Hồng Y tập trung trong một Công Nghị Hồng Y để chờ ngài trở về sau chuyến công du quốc tế, nhằm trao đổi những ấn tượng đầu tiên về chuyến thăm với các ngài.

Đức Gioan Phaolô II đã triệu tập sáu Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường trong suốt gần 27 năm làm giáo hoàng của mình, thảo luận về các chủ đề như đổi mới Giáo triều, Giáo hội và văn hóa, các mối đe dọa chống lại sự sống và thách thức của các giáo phái.

Trong những cuộc gặp gỡ này, các Hồng Y đã nắm bắt cơ hội để làm quen với nhau, nói chuyện với nhau và hiểu cách suy nghĩ của nhau. Các cuộc họp mặt là cơ hội để trao đổi, không chỉ để thảo luận. Những thứ này đã bị thiếu trong bảy năm qua.

Do đó, Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường vào tháng 8 sẽ có tác động đến mật nghị tiếp theo. Những gì các vị Hồng Y phải nói trong các cuộc thảo luận chính thức dường như không có nhiều sức nặng. Việc cải tổ Giáo triều đã được hoàn tất và ban hành; các Hồng Y chỉ có thể ghi nhận nó.
Source:Catholic News Agency
 
22.000 thanh niên cầu nguyện cho hòa bình tại lễ hội Công Giáo ở Ba Lan
Đặng Tự Do
17:30 10/06/2022


Hai mươi hai nghìn thanh niên từ Ba Lan và Ukraine đã tham dự cuộc họp Lednica 2000 lần thứ 26 vào đêm trước Lễ Hiện Xuống.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới những người tham gia trước thềm lễ hội giới trẻ vào ngày 4 tháng Sáu.

Phát biểu tại buổi tiếp kiến chung của mình vào ngày 1 tháng 6, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay chúng ta bắt đầu tháng dành riêng cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn của tình yêu và hòa bình.”

“Hãy mở lòng đón nhận tình yêu thương này và đón nhận nó 'đến tận cùng trái đất', làm chứng cho sự tốt lành và lòng thương xót tuôn ra từ Trái Tim Chúa Giêsu.”

Cuộc tụ họp hàng năm tại Lednickie Fields ở tây-trung Ba Lan đã diễn ra từ năm 1997. Linh mục Dòng Đa Minh, Cha Jan Góra, người thành lập các cuộc họp, đã qua đời vào năm 2015.

Cha Tomasz Nowak, OP, nhà tổ chức cuộc họp mặt năm nay, cho biết: “Hiện tượng Lednica nằm ở chỗ có mọi thứ mà một người trẻ có thể cần - nhiệt tình, vui vẻ, khiêu vũ và ca hát, nhưng đồng thời cầu nguyện, thánh lễ, Bí tích Hòa giải.”

“Những người trẻ đang tìm kiếm tình yêu và sự thật, không phải là tạm thời và ảo tưởng, mà là thứ được thử thách và kiểm tra và có thể tin cậy vào sự vĩnh viễn.”

Do chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine, các nhà tổ chức đã mời những người tị nạn đến tụ tập trong năm nay.

“Nhiều người trong chúng tôi đã mang theo những bà mẹ có con chạy trốn khỏi thảm kịch chiến tranh dưới mái nhà của mình. Chúng tôi chào đón họ như một gia đình. Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng muốn cùng nhau cầu nguyện ở đây bằng tiếng Ukraine - cho phép lạ hòa bình ở Ukraine,” Cha Nowak nói.

Cuộc gặp gỡ có sự tham gia của những người trẻ tuổi từ nhiều cộng đồng và tổ chức khác nhau.

“Hướng đạo sinh, những chú bé giúp lễ, những người trẻ từ Phong trào Sự sống Ánh sáng, Tân Dự Tòng, Hiệp hội Thanh niên Công Giáo, các cộng đồng Đa-minh, những người trẻ từ hầu hết các nhóm hiện có trong Giáo hội ở Ba Lan. Họ muốn ở bên nhau và tận hưởng sự hiện diện của nhau,” vị linh mục nói.

“Các cuộc họp ở Lednica diễn ra ở địa điểm quan trọng nhất đối với quốc gia của chúng tôi: tại Hồ Lednickie, nơi theo các nhà khảo cổ học, Lễ rửa tội của Ba Lan diễn ra vào năm 966 sau Chúa Giáng Sinh. Đây là nguồn gốc của danh tính chúng ta, và đây là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện hàng năm vào đêm trước Lễ Hiện Xuống để Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta, xức dầu và sai chúng ta ra ngoài, giống như Ngài đã làm với Chúa Giêsu trong lễ rửa tội của mình. “

Cha Nowak nói thêm: “Những khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc gặp gỡ luôn là Thánh thể và đi qua Cổng của Thiên niên kỷ Thứ ba, một công trình đặc trưng và ấn tượng với hình dạng một con cá - một biểu tượng của Kitô giáo. Phần này là một dấu hiệu của sự lựa chọn có ý thức để đi theo con đường của Chúa Kitô. “

“Nhưng thường thì các bạn trẻ nói rằng giờ Chầu Thánh Thể là thời khắc quan trọng nhất đối với họ. Ở một mình với Chúa Giêsu Kitô trước đám đông 20.000 người trong hoàn toàn im lặng là một khoảnh khắc không thể nào quên”.
Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tháng Giáo Lý Tại Vạn Thắng Tụy Hiền Và Quan Thầy Xứ Đoàn Piô X
BTTGx. Tụy Hiền
09:03 10/06/2022
Từ ngày 30 tháng 5 cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, tại Vạn Thắng và Tụy Hiền Tổng giáo phận Hà Nội phát động chiến dịch tháng giáo lý cho các em lớp xưng tội rước lễ lần đầu và lớp Thêm sức. Hàng ngày, ban sáng từ 7 giờ 30 cho đến 10 giờ, buổi chiều từ 3 giờ cho đến năm giờ. Buổi tối dành riêng cho việc tái huần luyện các dự trưởng, huynh trưởng và trợ tá.

Xem Hình

Sau thời gian cắp sách đến trường học văn hóa nay nghỉ hè, nhưng điều các em khát vọng hơn vẫn là được cùng các bạn vui chơi sinh hoạt và học giáo lý. Đáp ứng nguyện vọng này, Cha xứ đã mời các thầy Trần Hòa Hưng và Nguyễn Minh Đức SJ, đến giúp các em thoải lòng mong ước.

Từ ngày 30 tháng năm, sau khi bế mạc tháng hoa, các em bắt đầu sách bút đến nhà thờ, vào các lớp. Có ngày tập trung tại xứ để cùng sinh hoạt, học giáo lý và tham dự Thánh lễ. Có ngày các em học ngay tại nhà thờ xứ họ mình. Cơ sở phòng ốc chưa có, các em phải dùng nhà thờ, phòng khách làm phòng học, ghế ngồi làm bàn và chân quì làm ghế.

Với mấy ngày ôn lại phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, chỉnh đốn đoàn đội, tĩnh tâm, Xứ Đoàn Piô X Tụy Hiền đã mừng lễ Thánh Piô X Giáo hoàng, quan thày của mình, Chầu Thánh Thể, rước Sancti từ nhà thờ xứ Tụy Hiền sang Đền lòng Thương xót Chúa tại Đông Mỹ vào ngày thứ Năm vừa qua để kín múc ơn Chúa và nhất là xin Chúa Giêsu Thánh Thể ban thêm sức mạnh, can đảm và lòng nhiệt thành hầu thực hiện tiếp chương trình chiến dịch giáo lý đã đề ra.

BTTGx. Tụy Hiền
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh ba chiều - 3 D
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:11 10/06/2022
Hình ảnh ba chiều - 3 D

Theo toán học căn bản ba đơn vị là ba đơn vị. Ba đơn vị không là một đơn vị được. Nhưng cũng có hình ảnh diễn tả một thành ba.

Vậy hình ảnh nào diễn tả ra như thế?

Bằng con mắt thường chúng ta nhìn thấy hình ảnh hiện ra theo bề mặt. Nhưng ngày nay theo phương pháp khoa học mới về kỹ thuật tạo hình làm phim ảnh, hình ảnh chiếu qua ống kính nơi màn ảnh truyền hình, Video DVD, hiện ra quang cảnh nổi lên rõ nét của một ngôi nhà, một lâu đài, một khu phố, một sân chơi, một ngọn núi, một dòng sông… có ba chiều: dài, rộng cao và sâu.

Nơi con người cũng vẽ lên hình ảnh nổi như thế. Một người có những khía cạnh đặc tính khả năng khác nhau tùy môi trường hoàn cảnh sinh sống, tùy theo độ tuổi nữa. Như một bạn trẻ trong lứa tuổi học sinh được nhìn đo lường bởi những thầy cô giáo khác nhau.

Thầy cô môn toán môn vật lý nhận ra nơi bạn trẻ Y hiểu nhận ra được những phương trình ẩn số làm bài tập đưa ra đáp số kết qủa tốt.

Thầy cô giáo môn thể thao nhận ra cũng nơi bạn trẻ Y đó tuy đạt thành tích mức trung bình, nhưng em phải cố gắng nhiều lắm.

Cũng nơi bạn trẻ Y đó các thầy cô giáo hướng dẫn môn diễn thuyết rất ngạc nhiên, vì cung cách ăn nói lưu loát rành mạch thu hút hấp dẫn trước đám đông của em.

Như thế nơi mỗi người, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng phú ban cho những khả năng khác nhau tiềm ẩn trong thân xác tâm trí đời sống. Và điều này nói lên sự đa dạng về nhiều khía cạnh nơi cùng một con người.

Trong thiên nhiên có những bông hoa mầu đỏ, mầu trắng, mầu tím, mầu hồng, mầu vàng…Nhưng tất cả, tuy có nhiều mầu sắc khác nhau, cũng đều là loài bông hoa trong thiên nhiên.

Trên bầu trời cao có Mặt Trời chiếu sáng tỏa hơi nóng ấm xuống địa cầu. Từ một Mặt Trời to lớn, mà con mắt thường của con người chúng ta không nhìn thẳng vào được. Rồi những Tia Nắng chiếu phát tỏa ra từ Mặt Trời to lớn vĩ đại đó. Và khi những Tia nắng chiếu sáng đó tỏa tới đâu phát tỏa ra Hơi Nóng Ấm.

Những hình ảnh này giúp cắt nghĩa diễn tả về hình ảnh lễ mừng kính Một Thiên Chúa Ba Ngôi, mà chúng ta mừng kính hằng năm.

Một Thiên Chúa, nhưng nơi Ngài chiếu tỏa ra ba khía cạnh đặc tính thần linh khác nhau, như chúng ta phân biệt với ba tên gọi ba Người khác nhau: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Giêsu Kitô ( Đức Chúa Con) và Đức Chúa Thánh Thần.

Chúng ta xác tín và tuyên xưng Một Thiên Chúa có Ba ngôi, mỗi khi làm dấu thánh giá: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen.

Hay khi đọc kinh sáng danh: Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng Amen.

Đức Chúa Cha, Đấng tạo dựng vũ trụ công trình thiên nhiên, tạo dựng nên sự sống trong thiên nhiên, mà tâm trí con người không sao có thể bằng ngôn từ diễn tả hiểu được. Dẫu vậy, Ngài là người Cha và là người Mẹ nhân lành chan chứa tình yêu thương loài thụ tạo do Ngài tạo dựng nên.

Đức Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa xuống trần gian sống làm người như chúng ta, loan báo tin mừng tình yêu ơn cứu độ nước Thiên Chúa cho con người trần gian.

Và Đức Chúa Thánh Thần, là hơi thở sức mạnh của Thiên Chúa, mang sự trợ giúp cho tâm trí vào những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống của con người.

Ba chiều, ba ngôi vị với khía cạnh khác nhau của Thiên Chúa. Nhưng là Một Thiên Chúa duy nhất.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Tư lệnh Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Nga tử trận, hai sĩ quan cấp tá ra đi cùng một ngày
VietCatholic Media
03:06 10/06/2022


1. Tư lệnh lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Nga tử trận, hai sĩ quan cấp tá ra đi cùng một ngày

Hai vụ tử trận mới nhất của các sĩ quan cao cấp khiến số sĩ quan cấp tá thiệt mạng trong quân đội Nga chiến đấu ở Ukraine lên đến ít nhất 52 người khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục cuộc chiến thất bại. Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine đã cho biết như trên trong bản tin sáng thứ Sáu 10 tháng 6. Diễn biến này cũng được xác nhận từ phía Nga.

Các lực lượng Nga đang chiến đấu ở Ukraine đã mất thêm hai sĩ quan cao cấp trong đòn tấn công mới nhất vào kế hoạch xâm lược của Vladimir Putin.

Những lo ngại ban đầu về khả năng Ukraine sẽ nhanh chóng gục ngã trước cuộc tấn công dữ dội của Nga đã không xảy ra trước sự kháng cự quyết liệt của quân đội nước này. Quân xâm lược đã sa lầy, buộc Điện Cẩm Linh phải đánh giá lại chiến lược.

Hai sĩ quan cấp tá mới nhất bị giết trong đó có một trong những người trẻ nhất của Nga đạt cấp bậc cao như vậy, khiến Nga thiệt mạng ít nhất 52 đại tá trong cuộc xung đột đẫm máu.

Trung tá Vadim Gerasimov, mới 36 tuổi, thuộc một tiểu đoàn đến từ vùng Leningrad, được truy tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga - danh hiệu cao quý nhất của đất nước - theo lệnh của Putin.

Tang lễ của anh ta được tổ chức hôm thứ Năm tại vùng Leningrad, người vợ góa của anh ta đã nhận được Huân chương Anh Dũng Bội Tinh.

Tốt nghiệp học viện quân sự Frunze danh tiếng, anh ta là cha của một cô con gái.

Sĩ quan cao cấp thứ hai có cái chết được tiết lộ hôm nay là Đại tá Ruslan Shirin, một chỉ huy lữ đoàn, là người đã được truyền thông Nga tường trình đã “anh dũng hy sinh trong trận chiến”.

Đại tá Ruslan Shirin là Tư Lệnh Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến Biệt động 336, thuộc Hạm đội Baltic, được truy tặng Huân chương Anh Dũng Bội Tinh.

Cả hai người được tường trình đã bị giết chết trong trận đánh ở vùng Sievierodonetsk.

Những cái chết này xảy ra hai ngày sau cái chết của Trung tá Vladimir Nigmatullin, 46 tuổi, cha của 3 đứa trẻ, đến từ Yekaterinburg.

Nga gần đây đã mất vị tướng thứ 11 và 12 trong cuộc xung đột. Thiếu tướng Roman Kutuzov là tham mưu trưởng Quân đoàn 29. Ông được truy tặng Trung tướng.

Đã có nhiều thông tin cho rằng Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ của tình báo phương Tây để nhắm vào các chỉ huy của Putin trên thực địa, nhằm làm suy yếu tinh thần của các lực lượng Nga.

Dù có đúng như vậy hay không thì một số lượng lớn các sĩ quan cao cấp đã bị giết, cứ hai ngày lại có một sĩ quan cấp tá tử trận trong cuộc chiến tại Ukraine.

2. Bản án tử hình dành cho các chiến binh Nga là bằng chứng về sự tàn bạo của Nga

Hai cựu quân nhân Anh là Aiden Aslin, 28 tuổi và Shaun Pinner, 48 tuổi đã bị phiến quân ủng hộ Mạc Tư Khoa tuyên án tử hình. Hai người sẽ được phép kháng cáo bản án. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết như trên.

Hai binh sĩ Anh bị Nga bắt trong khi chiến đấu cho Ukraine đã bị phiến quân ủng hộ Mạc Tư Khoa tuyên án tử hình kinh hoàng mà nước Anh ngay lập tức gọi là “bản án giả tạo”.

Hai anh bị kết tội có hành động bạo lực cướp chính quyền tại một phiên tòa nặng phần trình diễn ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, một thứ chính phủ bù nhìn của Điện Cẩm Linh.

Người ta tin rằng cả hai bản án khủng khiếp của hai anh sẽ liên quan đến cái chết bằng cách xử bắn, vi phạm các quy tắc của Công ước Geneva về đối xử với tù nhân chiến tranh.

Họ sẽ được phép kháng cáo bản án nhưng bản án đã gây ra sự phẫn nộ trong gia đình của hai anh, bạn bè đồng ngũ, đồng nghiệp và các nhân vật chính trị.

Những bản án tử hình gây chấn động này đã khơi dậy chiều sâu mới trong cuộc xâm lược đầy tội ác chiến tranh của Nga đối với nước láng giềng.

Cả hai người này đã sống ở Ukraine từ năm 2018, gia nhập hợp pháp quân đội Ukraine vài năm trước khi xe tăng của Mạc Tư Khoa tràn qua biên giới vào tháng Hai và họ có quyền được đối xử như các tù nhân chiến tranh.

Họ đã bị bắt giữ ở Ukraine và bị kết án bởi một phiên tòa nặng phần trình diễn và không thể bị buộc tội là lính đánh thuê chiến đấu vì tiền.

Trên thực tế, có khả năng họ đã nhận được một sự hỗ trợ cho sự phục vụ của mình, nhưng dù thế nào thì họ cũng là chiến binh hợp pháp trước khi bị bắt ở Mariupol.

Tòa án của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng rất khó có thể hoạt động nếu không có sự can thiệp của Điện Cẩm Linh.

Và có thể bản án tàn nhẫn của họ là một nỗ lực để đạt được đòn bẩy chính trị và vẫn có thể có cách để họ sống sót qua thử thách kinh hoàng này.

Nhưng bản án tử hình tự nó là sự tra tấn.

Nếu tòa án giả mạo này thực hiện quyết định của mình, nó sẽ là bằng chứng nữa cho thấy sự tàn bạo của giới lãnh đạo Nga.

Và đó là bằng chứng nữa cho thấy Nga và các tổ chức ủy nhiệm của họ không thể được tin tưởng để hoạt động trong ranh giới của sự hợp pháp hoặc nhân đạo.

3. Ukraine cần tới 300 hệ thống hỏa tiễn hàng loạt để giành lại lãnh thổ

Các chính phủ phương Tây thiếu thông tin tình báo về việc quân đội Nga sử dụng nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, gọi tắt là MLRS, do đó, các loại vũ khí như vậy đang được cung cấp cho Ukraine với số lượng không đủ, trong khi quốc gia này cần từ 150 đến 300 MLRS.

Mykhailo Podoliak, một cố vấn của Văn phòng Tổng thống Ukraine, đã nói với Đài BBC như trên

Quan chức này cho rằng các đối tác phương Tây cần hiểu rõ hơn về số lượng vũ khí mà Nga sử dụng, bao gồm cả các hệ thống MLRS.

Podoliak tin rằng một khi đạt được sức mạnh ngang bằng, tức là ngay khi Ukraine có được 150 đến 300 hệ thống MLRS, Quân đội sẽ có thể giành lại các vùng lãnh thổ của mình một cách hiệu quả.

Theo Podoliak, Ukraine nhận thức rõ sự lo ngại của các đối tác phương Tây về khả năng Ukraine tấn công vào lãnh thổ của Nga.

Đồng thời, quan chức này bảo đảm rằng điều này “sẽ không xảy ra” vì nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ đất nước của họ và đánh đuổi các lực lượng hung hãn của Nga đang tiến hành một cuộc chiến tàn khốc và man rợ ra khỏi lãnh thổ của họ.

Ông Podoliak nhấn mạnh rằng Nga là một quốc gia theo chủ nghĩa bành trướng và nói thêm rằng họ không có tầm nhìn nào khác về sự tồn tại của mình ngoài việc tấn công các quốc gia khác.

Do đó, nếu nước này giữ lại các vùng lãnh thổ đã giành được ở Ukraine, điều này sẽ cho phép Điện Cẩm Linh tiếp tục xung đột với các quốc gia khác.

“Mục tiêu tối thiểu” của Ukraine là buộc Nga quay trở lại ranh giới trước ngày 24/2, sau đó các cuộc đàm phán hòa bình có thể được nối lại, ông Podoliak nói.

Đồng thời, “mục tiêu tối đa” là chấm dứt giai đoạn nóng của chiến tranh và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ.

Ukraine sẽ sẵn sàng quay lại đàm phán nếu Nga ngừng tấn công, ngừng đưa ra những điều “không phù hợp” và “quay trở lại thực tế”, Podoliak nói thêm.

4. Putin có thể mở rộng chiến tranh đến nhiều nước Âu Châu nếu chiến thắng tại Ukraine

Hôm thứ Năm, Olga Lautman, thành viên cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, lên tiếng cảnh báo rằng Putin có thể xua quân xâm lược một Âu Châu “yếu ớt” nếu ông ta thành công ở Ukraine.

Theo Olga Lautman, phương Tây phải hành động ngay bây giờ để bảo đảm một Putin bị “ngã lòng” trước những thất bại trong tham vọng của mình.

Cô nói với The Sun: “Tham vọng của Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine. Chúng tôi đã thấy những toan tính của ông ta và chúng tôi thấy rằng các cuộc đàm phán với họ không có kết quả. Lời nói của họ không có giá trị gì. Họ cần phải được kiềm chế bởi nếu không, mối đe dọa mà họ gây ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với Ukraine”.

“Nếu Ukraine tìm cách kết thúc chiến tranh, Nga sẽ không bao giờ dừng lại và Nga sẽ tiến quân qua Âu Châu. Bởi vì, đối với họ, càng ít bị cản trở, họ càng được khích lệ”.

Cảnh báo của Lautman được đưa ra trong bối cảnh một chính trị gia Nga trình bày một dự thảo luật hủy bỏ việc công nhận tuyên bố độc lập của Lithuania vào năm 1991.

Nếu đa số nghị sĩ Nga bỏ phiếu ủng hộ, Nga sẽ không còn công nhận rằng Lithuania đã rời khỏi Liên Bang Xô Viết một cách hợp pháp.

Lautman nói thêm: “Nếu bạn phớt lờ hoặc cố gắng đàm phán, các cuộc đàm phán trong tâm trí Nga chỉ là cách tìm kiếm điểm yếu từ đối thủ, để họ có thể sử dụng chúng làm điểm gây áp lực”.

5. Lực lượng Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của quân Nga gần Toshkivka, giành thắng lợi ở Sievierodonetsk

Những kẻ xâm lược Nga đã giành được một phần thành công ở hướng Sievierodonetsk, nhưng cuộc chiến giành lấy thành phố vẫn đang được tiến hành. Gần Toshkivka, các lực lượng Ukraine đã đẩy lui thành công một cuộc tấn công của đối phương.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như sau:

“Ở hướng Siverodonetsk, quân chiếm đóng của Nga, với sự hỗ trợ của súng trường cơ giới và pháo binh, đã tiến hành các chiến dịch tấn công vào thành phố Siverodonetsk. Họ đã không thành công, và các vụ bắn phá vẫn tiếp tục. Ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Toshkivka, quân đội Ukraine đã đẩy lùi thành công một cuộc tấn công của đối phương. Tuy nhiên, quân Nga đã thành công một phần theo hướng Komyshuvakha và Roty.”

Trên các hướng Volyn và Polissia, Lực lượng vũ trang của Cộng hòa Belarus tiếp tục bao phủ một phần của biên giới Belarus-Ukraine ở Khu vực Brest và Khu vực Gomel. Để ngăn chặn bị lộ vị trí binh lính và các thiết bị quân sự, cư dân địa phương bị cấm vào rừng.

Quá trình thành lập cái gọi là 'dân quân nhân dân' đã diễn ra mạnh mẽ ở Belarus. Các cuộc họp với cư dân địa phương được tổ chức tại các quân ủy để làm rõ sự cần thiết của các đơn vị như vậy.

Theo hướng Siverskyi, các cuộc pháo kích bằng vũ khí cỡ nhỏ và súng cối vẫn tiếp tục trong các khu vực biên giới. Địch tiến hành trinh sát đường không bằng máy bay không người lái.

Trên hướng Kharkiv, quân đội Nga tiếp tục nổ súng vào các lực lượng Ukraine để ngăn họ tiến vào vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.

Trên hướng Sloviansk, quân Nga không có hành động tích cực. Quân đội Nga đang cố gắng giành được chỗ đứng trong các biên giới bị chiếm đóng. Các nỗ lực của quân Nga tập trung vào việc bổ sung kho dự trữ và tập hợp lại các đơn vị. Quân xâm lược Nga tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo trên khắp vùng giới tuyến.

Gần Dolyna, các đơn vị pháo binh của lực lượng phòng vệ Ukraine đã gây sát thương bằng hỏa lực cho một nhóm quân nhân và thiết bị quân sự của Nga. Những tổn thất của quân Nga vẫn chưa được báo cáo.

Ở hướng Bakhmut, quân chiếm đóng của Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn gần Kramatorsk. Để xác định các tuyến đường triển khai và các điểm yếu trong tuyến phòng thủ của lực lượng Ukraine, đối phương đã tiến hành trinh sát gần Nahirne. Quân đội Ukraine đã đẩy lui một cuộc tấn công và buộc đối phương phải rút lui. Quân đội Nga đã tiến hành trinh sát đường không, sử dụng máy bay không người lái, gần Kramatorsk và Pokrovsk.

Trên hướng Lyman, quân Nga đã không thực hiện các hoạt động tấn công tích cực.

Tình hình vẫn không thay đổi ở các hướng như Avdiivka, Kurakhove, Novopavlivka và Zaporizhzhia.

Ở hướng Nam Bug, dưới sự yểm trợ của pháo binh và nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng, quân Nga đang xây dựng tuyến phòng thủ, trang bị các vị trí và thiết lập các bãi mìn.

Tại Hắc Hải và Biển Azov, các nhóm hải quân của Nga tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cô lập khu vực xảy ra xung đột và phong tỏa hàng hải dân sự ở khu vực tây bắc của Hắc Hải.

Lực lượng Ukraine tiếp tục gây cho quân địch những tổn thất đáng kể, giữ vững thế trận phòng ngự trên các hướng. Các hoạt động tấn công đang được tiến hành ở một số khu vực nhất định.

6. Linh mục Nga bị bắt sau khi tuyên bố quân đội của Putin sẽ 'xuống địa ngục' ở Ukraine

Tiến sĩ thần học Ioann Kurmoyarov, một linh mục của Giáo Hội Chính thống Nga, đang phải đối mặt với án tù 10 năm sau khi lên tiếng phản đối cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine

Cha Ioann Kurmoyarov có thể bị đi tù 10 năm theo luật mới ở nước này.

Một linh mục người Nga đang phải đối mặt với án tù 10 năm sau khi tuyên bố quân đội của Putin đang trên đường xuống địa ngục khi tiến hành chiến tranh ở Ukraine.

Cha Ioann Kurmoyarov là một linh mục thẳng thắn, là người năm ngoái đã yêu cầu buộc tội Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Ngài đã bị giam giữ tại St. Petersburg theo luật mới chống phát tán “thông tin sai lệch” về quân đội Nga.

Sau khi bắt giữ ngài, các nhà điều tra đã khám xét nhà ngài và thu giữ các thiết bị, hai bức ảnh, một cây thánh giá bằng gỗ và một chiếc áo chùng thâm.

Ngài là một trong số những người nổi tiếng ở Nga lên tiếng về cuộc chiến ở Ukraine, cùng với các nhạc sĩ và nhà văn nói lên sự tức giận của họ về cuộc xung đột.

Cha Kurmoyarov đã đăng một video trên mạng xã hội vào tháng 3 để đáp lại tuyên bố của nhà tuyên truyền Vladimir Solovyov rằng người Nga sẽ “lên thiên đường” ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine dẫn đến một cuộc tấn công hạt nhân.

“Tôi muốn làm thất vọng tất cả những ai tin vào điều 'giả mạo' này,” vị linh mục của Giáo Hội Chính thống Nga và là tiến sĩ thần học, nói thêm rằng những người “gây hấn” sẽ không thể lên trời.

Ngài nói: “Ukraine không tấn công Nga. Bạn sẽ không ở bất kỳ thiên đường nào, bạn sẽ ở trong địa ngục.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng tay tấn công những tiếng nói bất đồng chính kiến về cuộc chiến ở Ukraine

Sau khi Cha Kurmoyarov chỉ trích Shoigu về một nhà thờ quân đội mới bên ngoài Mạc Tư Khoa, vào thời điểm khi người ta cố trưng bày trong ngôi thánh đường những bức tranh khảm của Vladimir Putin, Shoigu và một bức khác với những người lính cầm chân dung của Stalin, ngài đã bị kỷ luật.

Bây giờ ngài đang nhìn vào viễn cảnh phải trải qua 10 năm tiếp theo trong một nhà tù ở Nga, trong khi các nhà văn Alexander Nevzorov và Dmitry Glukhovsky, cùng với ngôi sao nhạc rock Maksim Pokrovsky cũng bị chính quyền truy nã. Maksim Pokrovsky đang lẩn trốn vì một bài hát anh ta viết để phản đối chiến tranh.

Theo nhóm nhân quyền Agora, ít nhất ba nhà báo bị buộc tội liên quan đến luật mới cũng đã bị chính quyền Nga phong tỏa tài khoản ngân hàng.
 
ĐTC sẽ thăm LAquila, lăng mộ ĐGH Celestinô V, dư luận cho rằng ngài sẽ thoái vị vào cuối tháng 8
VietCatholic Media
04:03 10/06/2022


1. Tổ chức bác ái Công Giáo kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát trong một nhà thờ ở Nigeria

Một tổ chức bác ái Công Giáo quốc tế cho biết thêm nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên khắp thế giới nên lên tiếng về vụ tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở Nigeria khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, đã tố cáo “vụ thảm sát trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống” vào ngày 5 tháng 6 tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Phanxicô Xavier ở Owo, Bang Ondo, là “một hành động khủng bố khác ở Nigeria, một hành động nữa trong danh sách dài các tội ác chống lại Kitô hữu”.

Tổ chức bác ái cho biết trong một tuyên bố: “ACN kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên thế giới lên án một cách kiên quyết và rõ ràng vụ tấn công khủng bố này”.

Phát ngôn nhân của ACN Maria Lozano lưu ý rằng Nigeria đã “bị rung chuyển bởi các đợt bạo lực, cướp bóc và bắt cóc, mặc dù ảnh hưởng đến tất cả các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong quốc gia, những vụ việc này đã dẫn đến một danh sách dài các cuộc tấn công lớn vào cộng đồng Kitô giáo trong vài thập kỷ qua.”

Trong vụ tấn công ngày 5/6 ở tây nam Nigeria, các tay súng được cho là đã bắn vào các tín hữu Công Giáo đang tham dự Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cho nổ chất nổ, theo đối tác tin tức Phi Châu của CNA, ACI Africa.

Reuters đưa tin, các tay súng vẫn chưa rõ danh tính, đã giết chết ít nhất 50 người, theo một bác sĩ địa phương. Cảnh sát bang vẫn chưa công bố tổng số thương vong.

ACN lưu ý rằng cho đến nay vùng tây nam Nigeria không bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh và bạo lực như các khu vực phía bắc và vành đai giữa của Nigeria.

Đức Tổng Giám Mục Lucius Ugorji, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria, cho biết: “Không nơi nào có vẻ an toàn trên đất nước chúng tôi; thậm chí các nơi thánh thiêng nhất của một Giáo hội cũng không an toàn”.

Đức Tổng Giám Mục của Owerri đã lên án “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất về việc giết người vô tội trong Nhà của Chúa.”

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ săn lùng chúng và đưa chúng ra trước công lý. Nếu chính phủ không hành động dứt khoát đối với một vấn đề nghiêm trọng như vậy, điều đó sẽ khuyến khích sự suy thoái của tình trạng vô chính phủ trên đất nước chúng ta,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục kêu gọi Tổng thống Muhammadu Buhari và các nhà lãnh đạo dân cử khác “nâng cao trách nhiệm chính của mình là bảo đảm tính mạng và tài sản của công dân.”

“Thế giới đang theo dõi chúng ta! Trên tất cả, Chúa cũng đang theo dõi chúng ta,” ngài nói thêm.
Source:Catholic News Agency

2. Tại sao mọi người đang bàn tán xôn xao về chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến L'Aquila?

Hôm thứ Bảy 4/6, văn phòng báo chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm thành phố L'Aquila của Ý vào cuối tháng Tám.

Thông báo này làm dấy lên suy đoán rằng chuyến đi có thể là khúc dạo đầu cho việc từ chức của vị giáo hoàng 85 tuổi.

L'Aquila có liên quan gì đến việc từ chức của Đức Giáo Hoàng?

Thành phố ở miền trung nước Ý là nơi chôn cất của Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ, người đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo chỉ 5 tháng trước khi từ chức vào ngày 13 tháng 12 năm 1294. Vị Giáo Hoàng này được phong thánh vào năm 1313, và được chôn cất tại Vương cung thánh đường L'Aquila của Santa Maria di Collemaggio.

Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ đã từ chức hơn 700 năm trước. Tại sao ngài có liên quan ngày hôm nay?

Khi Đức Bênêđíctô XVI trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ chức trong gần 600 năm vào năm 2013, những người theo dõi Vatican kể lại rằng ngài đã đến thăm lăng mộ của Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ nhiều năm trước đó. Trong chuyến đi của mình vào ngày 28 tháng 4 năm 2009, ngài đã để lại dây pallium của mình trên lăng mộ. Hồi tưởng lại biến cố này, các nhà bình luận cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đang cho thấy ý định từ chức.

Có điều gì bất thường về thời gian của chuyến viếng thăm L'Aquila của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không?

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến L'Aquila vào Chúa Nhật, ngày 28 tháng 8, một ngày sau khi ngài chủ tọa công nghị tấn phong 21 vị tân Hồng Y. Sau chuyến đi, ngài sẽ gặp gỡ các thành viên của Hồng Y Đoàn để thảo luận về hiến pháp mới của Vatican, có hiệu lực vào ngày 5 tháng 6. Cả ba sự kiện – công nghị tấn phong các tân Hồng Y, chuyến đi L'Aquila, và công nghị đặc biệt - diễn ra trong bối cảnh bình thường của một tháng yên tĩnh tại Vatican.

Đức Giáo Hoàng dự kiến làm gì ở L'Aquila?

Ngài sẽ có một chuyến thăm riêng đến nhà thờ của thành phố, nơi vẫn đang được xây dựng lại sau khi ngôi thánh đường bị hư hại nặng trong trận động đất năm 2019 khiến hơn 300 người chết.

Sau khi nói chuyện với gia đình các nạn nhân, ngài sẽ được đưa đến Santa Maria di Collemaggio, nơi ngài sẽ cử hành một thánh lễ ngoài trời, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, và mở cửa thánh. Lịch trình chính thức của chuyến thăm không đề cập đến lăng mộ của Celestinô Đệ Ngũ và cố nhiên không có bất cứ điều gì liên quan đến việc từ chức của Đức Giáo Hoàng.

Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô lại mở cửa thánh?

Mỗi năm vào ngày 28 tới 29 tháng 8, người Công Giáo hành hương đến L'Aquila để tham gia một sự kiện được gọi là Ơn tha thứ của Đức Giáo Hoàng Celestinô, tiếng Ý là Perdonanza Celestiniana.

Giáo Hội trong vùng Abruzzes hàng năm mừng kỷ niệm việc Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ chấp nhận vùng đất này trở thành đất hành hương sám hối để được ơn tha thứ, gọi là “la Perdonanza”

“Trong Giáo hội thời cổ, sám hối là việc làm có tính cách nghiêm túc, liên quan đến các tội như giết người, bội giáo, ngoại tình và được cử hành dưới hình thức công cộng” thường là dưới dạng một cuộc hành hương. Đức Giáo Hoàng Celestinô V ban cho dân trong vùng của ngài, vừa vì lòng bác ái tinh thần vừa để giúp dân về mặt kinh tế: dịp “la Perdonanza” lôi kéo khách hành hương và những người sám hối tới những nơi bình thường không mấy ai lui tới, đem lại cho người dân tại chỗ một chút lợi nhuận

Việc mở cửa thánh sẽ đánh dấu sự khởi đầu của lễ kỷ niệm hàng năm do Đức Giáo Hoàng Celestinô Đệ Ngũ thiết lập vào năm 1294 và được UNESCO ghi vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2009. Đức Hồng Y Giuseppe Petrocchi của L'Aquila nói rằng Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên mở cửa thánh trong 728 năm.

Có tin đồn về việc Đức Thánh Cha Phanxicô từ chức trước đây không?

Vài ngày sau khi giáo hoàng trải qua cuộc phẫu thuật ruột kết vào tháng 7 năm 2021, tin đồn lan tràn trên mạng xã hội cho rằng Đức Giáo Hoàng có kế hoạch từ chức “trong vài giờ tới”. Nhưng suy đoán nhanh chóng được chứng minh là sai. Đức Giáo Hoàng đã rời bệnh viện và sớm tiếp tục lịch trình bận rộn của mình.

Một loạt lý thuyết từ chức liên tục xuất hiện trong suốt năm 2021. Các vấn đề sức khỏe của Đức Giáo Hoàng vào năm 2022, khiến ngài phải sử dụng xe lăn cho các sự kiện công cộng, làm dấy lên nhiều phỏng đoán.

Đức Thánh Cha Phanxicô có nói gì về việc từ chức không?

Sau khi đắc cử vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi quyết định từ chức của Đức Bênêđíctô XVI. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ngài nói rằng “Đức Bênêđíctô là người đầu tiên và có thể sẽ có những người khác. Chúng ta không biết.”

Nhưng Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ ràng rằng cá nhân ngài có ý định từ chức. Xin nói lại thêm lần nữa cho rõ ràng: Đức Phanxicô chưa bao giờ nói rõ ràng rằng cá nhân ngài có ý định từ chức. Chưa bao giờ.

Phát biểu sau cuộc phẫu thuật ruột kết vào năm 2021, ngài lưu ý rằng “Bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Đề cập đến tin đồn từ chức bắt nguồn từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài, Đức Thánh Cha nói thêm: “Tôi không biết họ lấy đâu ra từ tuần trước rằng tôi sẽ từ chức! Không rõ từ lời nào mà họ như thế hiểu ở đất nước tôi? Đó là nơi mà tin đồn này xuất phát từ. Và họ nói rằng đó là một sự náo động, trong khi điều đó thậm chí không hề xuất hiện trong tâm trí tôi”.
Source:Catholic News Agency

3. Xu hướng đồn đoán Đức Thánh Cha từ chức càng ngày càng quyết liệt hơn

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh COPE, hôm 30 tháng 8 năm ngoái 2022, khi đề cập đến tin đồn từ chức bắt nguồn từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài, Đức Thánh Cha nói thêm: “Tôi không biết họ lấy đâu ra từ tuần trước rằng tôi sẽ từ chức! Không rõ từ lời nào mà họ như thế hiểu ở đất nước tôi? Đó là nơi mà tin đồn này xuất phát từ. Và họ nói rằng đó là một sự náo động, trong khi điều đó thậm chí không hề xuất hiện trong tâm trí tôi”.

Sau cuộc phỏng vấn của Đức Giáo Hoàng với đài phát thanh COPE, nhiều người nghĩ rằng các tin đồn cho rằng Giáo Hội sắp có Tân Giáo Hoàng mới sẽ nhanh chóng tan biến. Tuy nhiên, xu hướng đồn đoán càng ngày càng tỏ ra quyết liệt hơn.

Một trong những thí dụ là bài báo trên Newsmax của John Gizzi.

John Gizzi là ai?

John Gizzi, là người phụ trách chuyên mục chính trị của Newsmax và là phóng viên tại Tòa Bạch Ốc. Với thế giá này anh ta đã tung ra một bài báo có nhan đề “Vatican Preps for Conclave as 'Pope Is Dying'“ nghĩa là “Vatican chuẩn bị cho Cơ Mật Viện vì ‘Đức Giáo Hoàng sắp qua đời’”

John Gizzi, cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô nghiêm trọng đến mức những người thân cận ngài không tin rằng ngài sẽ sống qua năm sau, tức là sang đến năm 2022. Trích dẫn các liên hệ đáng tin cậy tại Vatican như một nguồn, bao gồm “thư ký của một trong những Hồng Y quyền lực nhất của Vatican”, anh ta quả quyết là Vatican đang chuẩn bị cho Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.

Anh ta cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trải qua cuộc phẫu thuật do bệnh viêm đại tràng, một chứng rối loạn ở thành ruột kết, vào tháng 7, và có vẻ như ở tuổi gần 85, “thể chất và tinh thần đều không tốt”.

Trích dẫn một nhân vật tên Luis Badiolla Morales, được Gizzi quảng cáo là một nhân vật thân thiết với Đức Giáo Hoàng, anh ta quả quyết Đức Giáo Hoàng bị ung thư, và tình trạng thể lực và tinh thần của ngài trầm trọng hơn nhiều so với những gì đã được báo cáo.

Câu chuyện online của anh ta không cung cấp thông tin dễ tiếp cận. Nó đứng đằng sau một paywall, tức là bức tường lệ phí, tức là người coi phải trả một lệ phí để có thể vào xem. Trong trường hợp này, những ai muốn vào xem bài báo của Gizzi phải trả cho Newsmax một đô la.

Những đồn đoán của Gizzi đã được chứng thực là không đúng sự thật..
Source:The National News
 
Bi ai: Hết thứ mới, Nga mang bom mìn cũ ra xài, nổ quá sớm, tử trận. Putin coi mình là Peter Đại đế
VietCatholic Media
15:15 10/06/2022


1. Quân đội Nga nổ tung vì đạn dược của chính họ được sản xuất vào những năm 1950

Vladimir Putin đã phải đỏ mặt sau khi các binh sĩ Nga được cho là đã tự làm nổ tung mình khi cố gài mìn chống tăng được sản xuất từ những năm 1950.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã công khai chế giễu các lực lượng của Nga sau khi phát hiện các vụ nổ liên quan đến đạn dược quá cũ trong một đoàn xe quân sự đến khu vực Kherson bị chiếm đóng.

Theo phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine:

“Tại khu vực Kherson, người Nga đang củng cố vị trí của mình bằng các loại mìn chống người và chống tăng được chế tạo từ những năm 1950. Do đó, một số trường hợp đã được báo cáo về việc các đặc công Nga tự nổ tung khi đang cố gắng đặt những quả mìn nói trên trên các tuyến đường nhằm ngăn cản quân Ukraine giải phóng Kherson”.

Hiện vẫn chưa rõ con số thương vong do “hỏa lực của chính mình” này. Theo tờ Express, cho đến nay, Nga không thừa nhận vụ việc.

2. Putin tự so sánh mình với Peter Đại đế trong nhiệm vụ lấy lại các vùng đất của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ lòng kính trọng đối với sa hoàng Peter Đại đế nhân kỷ niệm 350 năm ngày sinh của ông, đồng thời vẽ nên sự song song giữa những gì ông miêu tả là nhiệm vụ lịch sử song sinh của ông ta và Peter Đại Đế nhằm giành lại các vùng đất của Nga.

“Peter Đại đế đã tiến hành cuộc chiến tranh phương bắc vĩ đại trong 21 năm. Ông đã có chiến tranh với Thụy Điển, người ta nói ông đã lấy đi thứ này thứ khác từ họ. Nhưng, ông ấy không lấy đi bất cứ thứ gì từ họ, ông ấy chỉ trả lại những gì là của Nga,” Putin nói như trên trong chuyến thăm một cuộc triển lãm về sa hoàng này.

Trong các bình luận trên truyền hình vào ngày thứ 106 của cuộc chiến ở Ukraine, ông đã so sánh chiến dịch của Peter với các hành động quân sự hiện tại của Nga.

“Rõ ràng, chúng tôi cũng phải trả lại những gì là của Nga và củng cố đất nước. Và nếu chúng ta tiến hành từ thực tế rằng những giá trị cơ bản này tạo thành nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ thành công trong việc giải quyết các nhiệm vụ mà chúng ta phải đối mặt.”

Putin, hiện ở năm thứ 23 cầm quyền, đã nhiều lần tìm cách biện minh cho các hành động của Nga ở Ukraine, nơi mà lực lượng của ông đã tàn phá các thành phố, giết hàng nghìn người và buộc hàng triệu người phải chạy trốn, bằng cách đưa ra quan điểm lịch sử khẳng định Ukraine không phải là một quốc gia thực sự, không có bản sắc hoặc truyền thống của một dân tộc.”

Peter Đại đế, một nhà độc tài được cả những người Nga theo chủ nghĩa tự do và bảo thủ ngưỡng mộ, đã cai trị trong 43 năm và đặt tên cho thủ đô mới, St Petersburg - quê hương của Putin - mà ông đặt những vật liệu xây dựng từ Thụy Điển, là mảnh đất mà ông đã chinh phục.

Đó là một dự án tiêu tốn sinh mạng của hàng chục ngàn nông nô, bị bắt làm lao động cưỡng bức để xây dựng “cửa sổ dẫn đến Âu Châu” của Peter trong các đầm lầy của bờ biển Baltic.

Trước chuyến thăm của Putin tới triển lãm, truyền hình nhà nước đã chiếu một bộ phim tài liệu ca ngợi Peter Đại đế là một nhà lãnh đạo quân sự cứng rắn, đã mở rộng đáng kể lãnh thổ Nga, đánh bại Thụy Điển và Đế chế Ottoman bằng quân đội và hải quân hiện đại hóa mà ông đã xây dựng.

Trong những năm gần đây, mối quan tâm của Putin đối với lịch sử Nga ngày càng lớn hơn trong những lần xuất hiện trước công chúng của ông.

Vào tháng 4 năm 2020, khi Nga bước vào đợt ngăn chặn coronavirus đầu tiên, trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông đã khiến một số người ngạc nhiên khi so sánh đại dịch với các cuộc xâm lược của những người du mục Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ chín, nhằm chiếm nước Nga thời trung cổ.

Vào tháng 7 năm 2021, Điện Cẩm Linh đã công bố một bài luận dài gần 7.000 từ của Putin, có tựa đề “Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine”, trong đó ông cho rằng Nga và Ukraine là một quốc gia, bị chia rẽ một cách giả tạo. Nó đặt nền tảng cho việc triển khai quân đội của ông tới Ukraine vào tháng Hai.

Mạc Tư Khoa đã cố gắng biện minh cho cuộc chiến của mình ở Ukraine bằng cách nói rằng họ đang gửi quân qua biên giới để giải giáp và “phi hạt nhân hóa” nước láng giềng. Đó là một tuyên bố hoàn toàn vô căn cứ.

Trước khi khởi động cái mà Nga gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”, Putin đã đổ lỗi cho Vladimir Lenin, người sáng lập Liên bang Xô viết, đã tạo ra Ukraine. Theo Putin, Ukraine là lãnh thổ Nga trong lịch sử, và chính sai lầm này của Lenin đã gieo mầm cho sự sụp đổ cuối cùng của Liên Xô.

Ngược lại, nhà lãnh đạo Nga dành lời khen ngợi thận trọng cho Joseph Stalin vì đã tạo ra “một nhà nước tập trung chặt chẽ và thống nhất tuyệt đối”, ngay cả khi ông thừa nhận thành tích đàn áp “toàn trị” của nhà độc tài Liên Xô.

Putin có lịch sử ca ngợi các nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm bảo thủ của ông, bao gồm sa hoàng Alexander III và thủ tướng thời kỳ tiền cách mạng Pyotr Stolypin, cả hai đều đã có tượng đài vinh danh được dựng trên khắp đất nước.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo được coi là đối lập với một nhà nước Nga thống nhất, mạnh mẽ - bao gồm cả Lenin và Nikita Khrushchev - đã bị Putin đánh giá thấp những đóng góp của họ.

Andrei Kolesnikov, thành viên cao cấp tại Carnegie Endowment for International Peace, cho biết: “ Putin thích những nhà lãnh đạo mà ông coi là những nhà quản lý cứng rắn và mạnh mẽ.

“Anh ta muốn được nhìn nhận như một nhà hiện đại hóa theo phong cách Peter Đại đế, mặc dù anh ta sẽ đi vào lịch sử với tư cách là một nhà cai trị tàn ác giống như Ivan Bạo chúa hơn.”

3. Ukraine cần tới 300 hệ thống hệ thống hỏa tiễn hàng loạt để giành lại lãnh thổ

Các chính phủ phương Tây thiếu thông tin tình báo về việc quân đội Nga sử dụng nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, gọi tắt là MLRS, do đó, các loại vũ khí như vậy đang được cung cấp cho Ukraine với số lượng không đủ, trong khi quốc gia này cần từ 150 đến 300 MLRS.

Mykhailo Podoliak, một cố vấn của Văn phòng Tổng thống Ukraine, đã nói với Đài BBC như trên

Quan chức này cho rằng các đối tác phương Tây cần hiểu rõ hơn về số lượng vũ khí mà Nga sử dụng, bao gồm cả các hệ thống MLRS.

Podoliak tin rằng một khi đạt được sức mạnh ngang bằng, tức là ngay khi Ukraine có được 150 đến 300 hệ thống MLRS, Quân đội sẽ có thể giành lại các vùng lãnh thổ của mình một cách hiệu quả.

Theo Podoliak, Ukraine nhận thức rõ sự lo ngại của các đối tác phương Tây về khả năng Ukraine tấn công vào lãnh thổ của Nga.

Đồng thời, quan chức này bảo đảm rằng điều này “sẽ không xảy ra” vì nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ đất nước của họ và đánh đuổi các lực lượng hung hãn của Nga đang tiến hành một cuộc chiến tàn khốc và man rợ ra khỏi lãnh thổ của họ.

Ông Podoliak nhấn mạnh rằng Nga là một quốc gia theo chủ nghĩa bành trướng và nói thêm rằng họ không có tầm nhìn nào khác về sự tồn tại của mình ngoài việc tấn công các quốc gia khác.

Do đó, nếu nước này giữ lại các vùng lãnh thổ đã giành được ở Ukraine, điều này sẽ cho phép Điện Cẩm Linh tiếp tục xung đột với các quốc gia khác.

“Mục tiêu tối thiểu” của Ukraine là buộc Nga quay trở lại ranh giới trước ngày 24/2, sau đó các cuộc đàm phán hòa bình có thể được nối lại, ông Podoliak nói.

Đồng thời, “mục tiêu tối đa” là chấm dứt giai đoạn nóng của chiến tranh và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ.

Ukraine sẽ sẵn sàng quay lại đàm phán nếu Nga ngừng tấn công, ngừng đưa ra những điều “không phù hợp” và “quay trở lại thực tế”, Podoliak nói thêm.

4. Tổng thống Zelenskiy ký sắc lệnh trừng phạt Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vừa ký sắc lệnh thi hành quyết định ngày 9/6 của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức cao cấp của Nga, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Sắc lệnh liên quan số 400/2022 đã được công bố trên trang web của Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Đặc biệt, các biện pháp trừng phạt sẽ được áp đặt đối với 35 cá nhân, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, v.v.

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra vô thời hạn.

5. Tổng thống Duda tiết lộ Ba Lan đã gửi hơn 240 xe tăng, khoảng 100 xe bọc thép chở quân đến Ukraine

Ba Lan đã gửi vũ khí trị giá gần 2 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm hơn 240 xe tăng và khoảng 100 thiết giáp.

“Chúng tôi đã gửi xe tăng từ Ba Lan đến Ukraine: gần như hai nhóm xe tăng chiến đấu. Quân đội Ukraine có thể trang bị hơn 240 xe tăng. Chúng tôi đã gửi gần một trăm thiết giáp, “Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói với tờ Bild của Đức trong một cuộc phỏng vấn

Ông nói thêm rằng Warsaw cũng đã cung cấp cho Kyiv vũ khí nhỏ, đạn dược, thiết bị quân sự.

“Tổng cộng, chúng tôi đã gửi vũ khí trị giá gần 2 tỷ USD tới Ukraine,” tổng thống Duda nói.

Ông cũng kêu gọi những quốc gia có thể cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine, bao gồm các hệ thống tầm xa và pháo hỏa tiễn, hãy làm như vậy. Theo ông, việc chuyển giao các thiết bị như vậy cho Kyiv sẽ là phản ứng đáp trả các cuộc tấn công bằng pháo và hỏa tiễn của Nga vào các thành phố của Ukraine.

Ông Duda lưu ý: “Sự đáp trả của Ukraine dưới hình thức pháo hạng nặng và pháo phản lực thực sự là phương tiện duy nhất để chống lại cuộc tấn công của Nga lúc này”.

Ông nói thêm rằng Ba Lan cũng mong đợi nhận được khoản bồi thường từ các đồng minh phương Tây, trong đó có Đức, dưới dạng vũ khí để lấp đầy khoảng trống trong quân đội Ba Lan sau khi chuyển giao thiết bị quân sự cho Ukraine.

Tổng thống Cộng hòa Ba Lan lưu ý rằng Warsaw mong muốn nhận được vũ khí thế hệ mới nhất của Mỹ trong khuôn khổ chương trình cho thuê do Mỹ thông qua để giúp Ukraine.

Ông lưu ý rằng Berlin cũng đã thông qua một chương trình cho phép cung cấp các khoản bồi thường cho một số quốc gia vì tổn thất vũ khí được chuyển giao cho Ukraine. Nhà lãnh đạo Ba Lan lưu ý rằng Ba Lan muốn nhận xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 từ Đức. Tuy nhiên, như tổng thống Duda lưu ý, Berlin vẫn chưa làm gì theo hướng này.

6. Lực lượng vũ trang Ukraine chặn đứng cuộc tấn công theo hướng Bakhmut. Quân Nga bị tổn thất, rút lui

Bất chấp những tổn thất, các lực lượng vũ trang Nga vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc chiến cường độ cao khốc liệt trên một mặt trận rộng lớn. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như sau:

“Bất chấp những tổn thất mà chúng tôi gây ra cho họ, các lực lượng vũ trang Nga vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc chiến đấu cường độ cao khốc liệt trên một mặt trận rộng lớn. Đặc biệt, trên hướng Sievierodonetsk, địch tiến hành các hoạt động tấn công nhằm thiết lập toàn quyền kiểm soát Sievierodonetsk. Những kẻ xâm lược không có thành công vào lúc này. Theo hướng Lyman, quân Nga sẵn sàng tấn công Slovyansk. Ở hướng Bakhmut, địch tiếp tục nã pháo, MLRS. Những kẻ xâm lược đã tiến hành cuộc tấn công, bị tổn thất và phải rút đơn vị của họ để khôi phục”, Oleksiy Hromov, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết trong cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông Ukraine– Ukrinform.

Theo ông, ở hướng Kharkiv, quân Nga tập trung nỗ lực chính vào việc giữ các biên giới bị chiếm đóng, gây thiệt hại về hỏa lực cho lực lượng phòng thủ của Ukraine.

Trên các hướng Kryvyi Rih, Zaporizhzhia và Mykolayiv, kẻ địch theo đuổi một vị trí phòng ngự, gây thiệt hại hỏa lực cho các đơn vị Ukraine, tập trung các nỗ lực chính vào việc giữ các biên giới bị chiếm đóng. Đồng thời, người Nga không ngừng tìm cách nối lại các hoạt động tấn công ở những khu vực này để tiến tới biên giới hành chính của vùng Zaporizhzhia.

Nếu những kẻ xâm lược thành công, chúng có ý định kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ của vùng Kherson, “đánh chiếm thành phố Mykolayiv và tạo điều kiện cho cuộc tấn công vào Odesa,” Hromov nói.

Đối phương đã không có hành động tích cực ở các hướng Chernihiv, Konotop và Sumy, và không có dấu hiệu nào cho thấy sự hình thành của các nhóm tấn công.

Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy sự hình thành của các nhóm tấn công của đối phương trên hướng Bessarabsky.

Tại Hắc Hải, theo số liệu của Bộ Tổng tham mưu, 5 tàu sân bay hỏa tiễn hành trình với tổng cộng 36 hỏa tiễn Kalibr đang trong tình trạng báo động.
 
Số lượng Hồng Y bất thường vào tháng 8 và diện mạo của cơ mật viện bầu tân Giáo Hoàng tương lai
VietCatholic Media
17:26 10/06/2022

1. Đức Cha Barron nói về tương lai của mình với chương trình Word on Fire

Đức Cha Robert Barron, người vừa được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm trong tuần này để lãnh đạo Giáo phận Winona-Rochester, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng ngài sẽ tiếp tục tạo nội dung cho phương tiện truyền thông tông đồ do ngài sáng lập, nhưng “không có gì mơ hồ” trong tâm trí của ngài rằng công việc giám mục là vai trò chính của ngài.

Đức Cha Barron là người sáng lập và là gương mặt đại diện cho Word on Fire, một tổ chức đa phương tiện Công Giáo có trụ sở tại Illinois chuyên sản xuất blog, podcast, sách, video và tài liệu giáo dục. Đức Cha Barron, được biết đến rộng rãi với loạt phim “Công Giáo” phát sóng trên PBS, đã từng là Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Los Angeles cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez từ năm 2015. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám mục của Winona-Rochester, Minnesota, vào ngày 2 tháng 6.

Mô tả Word on Fire là “niềm tự hào và niềm vui” của mình, Đức Cha Barron nói rằng mặc dù ngài luôn đóng góp rất nhiều nội dung cho Word on Fire, “Tôi chưa bao giờ tham gia vào việc quản lý hàng ngày của chương trình này.” Ngài nói Word on Fire trong lịch sử đã chiếm “khoảng 10% thời gian của tôi”.

Khi được hỏi về việc liệu ngài có tiếp tục vai trò của mình tại Word on Fire bây giờ khi ngài là một Giám Mục chính toà hay không, Đức Cha Barron cho biết ngài sẽ tiếp tục ghi âm cho các chuyên mục và bài giảng hàng tuần của mình. Ngài nói, Word on Fire có các văn phòng chính ở Chicago và Dallas, cộng với một văn phòng nhỏ tại căn cứ cũ của ngài ở Santa Barbara. Ngài nói rằng có kế hoạch mang theo văn phòng nhỏ đó đến Rochester, Minnesota.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, Đức Cha Barron đã không đề cập đến những câu hỏi gần đây được đặt ra về văn hóa nơi làm việc của Word on Fire. Trong những tuần gần đây, Word on Fire đã phải đối mặt với những cáo buộc rằng các nhà lãnh đạo của họ đã giải quyết sai các cáo buộc về sách nhiễu tình dục liên quan đến cuộc sống cá nhân của một nhân viên cấp cao của Word on Fire.

Word on Fire đã nói rằng tiến trình giải quyết các hành vi sai trái của nhân viên Word on Fire, Joseph Gloor, được thực hiện bởi một tiểu ban của ban giám đốc Word on Fire, không phải bởi Đức Cha Barron.

Gloor cuối cùng đã bị sa thải sau một cuộc điều tra, nhưng một số cựu nhân viên giấu tên đã nói rằng họ cảm thấy chán nản và không thoải mái bởi tình tiết này, cũng như bởi một số khía cạnh của văn hóa công sở tại Word on Fire. Một số nhân viên, bao gồm các diễn giả Công Giáo Jackie và Bobby Angel và tổng biên tập Elizabeth Scalia, đã tuyên bố rời khỏi Word on Fire trong bối cảnh tranh cãi vào tháng Năm.
Source:Catholic News Agency

2. Tại sao số lượng Hồng Y bất thường của tháng 8 này lại có ý nghĩa quan trọng

Theo Bộ Giáo luật, được cải tổ vào năm 1983, có hai loại công nghị Hồng Y: bình thường và ngoại thường.

Trong những trường hợp cụ thể, một Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường được tổ chức và tất cả các vị Hồng Y trên thế giới đều được kêu gọi tham gia.

Một Công Nghị Hồng Y Bình Thường diễn ra khi Đức Giáo Hoàng cần lời khuyên của các Hồng Y về một số vấn đề quan trọng, mặc dù chỉ là những vấn đề thường lệ, hoặc để đưa ra sự trang trọng cho một quyết định của Đức Giáo Hoàng, chẳng hạn như việc phê chuẩn các án tuyên thánh.

Lần cuối cùng mà Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập các Hồng Y đến một Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường là từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 2 năm 2015. Giờ đây, khi tông hiến của Vatican đã được công bố, một lần nữa, Đức Giáo Hoàng lại kêu gọi các Hồng Y đến Rôma cho một cuộc họp ngoại thường.

Bộ mặt thay đổi của Hồng Y Đoàn

Nó là sự kết thúc của một vòng tròn. Cuộc họp năm 2015 đã được tổ chức trước khi diễn ra công nghị tấn phong Hồng Y. Cuộc họp ngoại thường vào ngày 29-30 tháng 8, dành riêng để thảo luận về tông hiến Praedicate evangelium, cũng sẽ diễn ra sau một công nghị tấn phong Hồng Y.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ triệu tập một Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường khác kể từ cuộc bầu cử của ngài vào năm 2013. Cuộc họp vào ngày 22 tháng 2 năm 2014, tập trung vào gia đình. Cuộc họp bắt đầu bằng bài phát biểu của Đức Hồng Y Walter Kasper, nhà thần học người Đức, được coi là cơ sở cho các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục 2014-2015 về Gia Đình.

Từ năm 2015 đến năm 2022, nhiều thứ đã thay đổi. Trước hết, trong Hồng Y Đoàn. Vào năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tạo ra 15 Hồng Y cử tri và 5 vị quá tuổi bầu Giáo Hoàng. Trong các công nghị tấn phong Hồng Y sau này, ngài đã tấn phong 73 vị Hồng Y khác, trong đó có 48 cử tri. Bộ mặt của Đại học Hồng Y đã thay đổi sâu sắc trong những năm gần đây.

Sau công nghị tấn phong Hồng Y tháng 8 tới đây, sẽ có 132 Hồng Y cử tri và 62% sẽ là Hồng Y do Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong. Nhiều vị trong số các Hồng Y chưa có cơ hội nói chuyện với nhau. “Trong trường hợp mật nghị diễn ra, tôi sẽ không biết ai ngồi bên cạnh tôi,” một Hồng Y được tấn phong trong một triều đại giáo hoàng trước đây phàn nàn.

Trong khi đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiến tới với một cuộc cải tổ Giáo triều cũng đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Để hiểu những thay đổi, chúng ta phải quay trở lại năm 2015 đặc biệt, trong đó 164 vị Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia.

Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường 2015

Cha Federico Lombardi, lúc đó là giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh, báo cáo rằng cuộc họp bất thường năm 2015 bắt đầu với một “bản báo cáo có nhiều tiếng nói rất rộng” về các vấn đề kinh tế. Đức Hồng Y George Pell, khi đó là Tổng trưởng Kinh tế, cũng như Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội đồng Kinh tế, và các nhân vật khác tham gia vào cuộc cải cách tài chính của Vatican, đã phát biểu.

Ngày hôm sau, có một báo cáo của Hội đồng các Hồng Y cố vấn (lúc đó được gọi là C9) về việc cải tổ giám mục và cũng là một bài diễn văn về sự điều phối nội bộ của Giáo triều. Sau đó, Đức Hồng Y Seán O'Malley nói về Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, vừa được thành lập.

Trong những năm tiếp theo, cải cách tài chính của Vatican đã thực hiện các bước tiến cũng có mà lùi cũng có, phản ánh cuộc thảo luận tại Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường năm 2015. Trên thực tế, quyền tự chủ tài chính của các bộ phận của Vatican đã được thảo luận sau đó, cũng như các bộ phận nào duy trì mức độ độc lập vì tính chất độc đáo của mình, chẳng hạn như Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Tuy nhiên, cuối cùng, sau nhiều thử thách và sai lầm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục nhanh chóng với những cải cách mà ngài đã nghĩ đến. Và có lẽ chính những cuộc thảo luận trong những ngày đó, mà một số người không ngần ngại gọi là “sự phản kháng”, đã thuyết phục ngài về sự cần thiết phải theo đuổi những cải cách mà không cần tham khảo ý kiến của Hồng Y Đoàn rộng lớn hơn.

Cha Lombardi nói rằng đã có “một sự đồng thuận nhất định” về khả năng thực hiện một phần những khía cạnh cụ thể của cuộc cải cách, “mà không cần đợi hoàn thành toàn bộ công việc.”

Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Nhưng việc sử dụng Công Nghị Hồng Y như một loại “ban cố vấn của giáo hoàng,” như Đức Giáo Hoàng đã tìm cách làm khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã bị đình chỉ. Thay vào đó, ngài chỉ triệu tập Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn, như một nội các.

Sự phát triển của các Công Nghị Hồng Y

Các Công Nghị Hồng Y có một tầm quan trọng đặc biệt trong thời Trung cổ. Các công nghị này đôi khi hoạt động như một cơ quan quản lý, hay như một tòa án. Đức Giáo Hoàng Innocentê Đệ Tam thậm chí đã triệu tập ba cuộc họp của các Hồng Y mỗi tuần.

Sau cuộc cải tổ Giáo triều của Đức Giáo Hoàng Sixtô Đệ Ngũ vào thế kỷ 16, các Công Nghị Hồng Y đã mất đi sức nặng trong vai trò cai quản Giáo Hội. Thay vào đó, các Hồng Y đã hỗ trợ Đức Giáo Hoàng điều hành Giáo hội thông qua công việc trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và các Công Nghị Hồng Y được triệu tập để thêm phần long trọng vào những thời khắc quan trọng trong đời sống Giáo hội.

Công Nghị Hồng Y đã có một tầm quan trọng mới sau Công đồng Vatican II. Viết trong cuốn sách “Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Tôi đã thấy, tôi đã tin”, Cha Gianfranco Grieco nói rằng Đức Giáo Hoàng luôn muốn các Hồng Y tập trung trong một Công Nghị Hồng Y để chờ ngài trở về sau chuyến công du quốc tế, nhằm trao đổi những ấn tượng đầu tiên về chuyến thăm với các ngài.

Đức Gioan Phaolô II đã triệu tập sáu Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường trong suốt gần 27 năm làm giáo hoàng của mình, thảo luận về các chủ đề như đổi mới Giáo triều, Giáo hội và văn hóa, các mối đe dọa chống lại sự sống và thách thức của các giáo phái.

Trong những cuộc gặp gỡ này, các Hồng Y đã nắm bắt cơ hội để làm quen với nhau, nói chuyện với nhau và hiểu cách suy nghĩ của nhau. Các cuộc họp mặt là cơ hội để trao đổi, không chỉ để thảo luận. Những thứ này đã bị thiếu trong bảy năm qua.

Do đó, Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường vào tháng 8 sẽ có tác động đến mật nghị tiếp theo. Những gì các vị Hồng Y phải nói trong các cuộc thảo luận chính thức dường như không có nhiều sức nặng. Việc cải tổ Giáo triều đã được hoàn tất và ban hành; các Hồng Y chỉ có thể ghi nhận nó.
Source:Catholic News Agency

3. 22.000 thanh niên cầu nguyện cho hòa bình tại lễ hội Công Giáo ở Ba Lan

Hai mươi hai nghìn thanh niên từ Ba Lan và Ukraine đã tham dự cuộc họp Lednica 2000 lần thứ 26 vào đêm trước Lễ Hiện Xuống.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới những người tham gia trước thềm lễ hội giới trẻ vào ngày 4 tháng Sáu.

Phát biểu tại buổi tiếp kiến chung của mình vào ngày 1 tháng 6, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay chúng ta bắt đầu tháng dành riêng cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn của tình yêu và hòa bình.”

“Hãy mở lòng đón nhận tình yêu thương này và đón nhận nó 'đến tận cùng trái đất', làm chứng cho sự tốt lành và lòng thương xót tuôn ra từ Trái Tim Chúa Giêsu.”

Cuộc tụ họp hàng năm tại Lednickie Fields ở tây-trung Ba Lan đã diễn ra từ năm 1997. Linh mục Dòng Đa Minh, Cha Jan Góra, người thành lập các cuộc họp, đã qua đời vào năm 2015.

Cha Tomasz Nowak, OP, nhà tổ chức cuộc họp mặt năm nay, cho biết: “Hiện tượng Lednica nằm ở chỗ có mọi thứ mà một người trẻ có thể cần - nhiệt tình, vui vẻ, khiêu vũ và ca hát, nhưng đồng thời cầu nguyện, thánh lễ, Bí tích Hòa giải.”

“Những người trẻ đang tìm kiếm tình yêu và sự thật, không phải là tạm thời và ảo tưởng, mà là thứ được thử thách và kiểm tra và có thể tin cậy vào sự vĩnh viễn.”

Do chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine, các nhà tổ chức đã mời những người tị nạn đến tụ tập trong năm nay.

“Nhiều người trong chúng tôi đã mang theo những bà mẹ có con chạy trốn khỏi thảm kịch chiến tranh dưới mái nhà của mình. Chúng tôi chào đón họ như một gia đình. Đó là lý do tại sao chúng tôi cũng muốn cùng nhau cầu nguyện ở đây bằng tiếng Ukraine - cho phép lạ hòa bình ở Ukraine,” Cha Nowak nói.

Cuộc gặp gỡ có sự tham gia của những người trẻ tuổi từ nhiều cộng đồng và tổ chức khác nhau.

“Hướng đạo sinh, những chú bé giúp lễ, những người trẻ từ Phong trào Sự sống Ánh sáng, Tân Dự Tòng, Hiệp hội Thanh niên Công Giáo, các cộng đồng Đa-minh, những người trẻ từ hầu hết các nhóm hiện có trong Giáo hội ở Ba Lan. Họ muốn ở bên nhau và tận hưởng sự hiện diện của nhau,” vị linh mục nói.

“Các cuộc họp ở Lednica diễn ra ở địa điểm quan trọng nhất đối với quốc gia của chúng tôi: tại Hồ Lednickie, nơi theo các nhà khảo cổ học, Lễ rửa tội của Ba Lan diễn ra vào năm 966 sau Chúa Giáng Sinh. Đây là nguồn gốc của danh tính chúng ta, và đây là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện hàng năm vào đêm trước Lễ Hiện Xuống để Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta, xức dầu và sai chúng ta ra ngoài, giống như Ngài đã làm với Chúa Giêsu trong lễ rửa tội của mình. “

Cha Nowak nói thêm: “Những khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc gặp gỡ luôn là Thánh thể và đi qua Cổng của Thiên niên kỷ Thứ ba, một công trình đặc trưng và ấn tượng với hình dạng một con cá - một biểu tượng của Kitô giáo. Phần này là một dấu hiệu của sự lựa chọn có ý thức để đi theo con đường của Chúa Kitô. “

“Nhưng thường thì các bạn trẻ nói rằng giờ Chầu Thánh Thể là thời khắc quan trọng nhất đối với họ. Ở một mình với Chúa Giêsu Kitô trước đám đông 20.000 người trong hoàn toàn im lặng là một khoảnh khắc không thể nào quên”.
Source:Catholic News Agency