Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 11/6: Suy Niệm Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Linh mục Đỗ Tuấn Anh, CSsr
Giáo Hội Năm Châu
00:00 10/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 10-June-2021 theo giờ Việt Nam
✠ Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen.
Kính chào quý ông bà và anh chị em,
Hôm nay thứ 6, ngày 11/6, Giáo hội toàn cầu mừng trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su. a
Giờ đây con kính mời quý ông bà, anh chị em lắng nghe Lời Chúa trong Tin Mừng theo thánh Gio-an (19:31-37) ……… ……… ……… …………
Tin Mừng: (Ga 19:31-37)
Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Đức Ki-tô. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.
✠ Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Hôm đó là ngày áp lễ Vượt Qua, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
… ……… ………… …………………………………………………
Kính thưa quý ông bà anh chị em,
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường nói đến TÂM và TRÍ, vì đây là 2 lãnh vực quan trọng nhất của đời sống con người. Xét về thể lí, Tâm nghĩa là những gì liên quan đến Tim, còn Trí nghĩa là những gì liên quan đến Não. Giữa Tim và não, phần nào quan trọng hơn? Một người do tai biến bị liệt não nhưng họ vẫn có thể sống nhiều năm trên giường bệnh tuy như thực vật. Còn một người do nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ và tim ngừng đập thì sẽ chết ngay. Như vậy, não ngưng hoạt động thì người ta vẫn có thể sống, nhưng khi tim ngừng đập thì toàn cơ thể họ sẽ chết. Tim cung cấp máu là sự sống cho toàn thân. Tim cũng là nơi chứa máu nhiều nhất. Chính vì vậy lồng ngực là chỗ ấm nhất của cơ thể. Người mẹ thường ẵm con thơ sát lồng ngực, gần quả tim để con được giữ hơi ấm. Hug hoặc ôm nhau cũng là cử chỉ của 2 trái tim gần nhau và sưởi ấm cho nhau. Vì thế trái tim là biểu tượng của tình yêu, là trung tâm của sự sống.
Hôm nay Giáo hội mừng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su để ca ngợi, tôn vinh tình yêu và sự sống cao cả từ trái tim cực thánh của Thiên Chúa. Thiên Chúa tuy ta không thấy, nhưng khi ta lắng đọng tâm hồn và gẫm lại cuộc đời của mình, ta sẽ thấy Ngài hiện rõ ngay trong con người của mình và trong thế giới xung quanh ta. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi tại sao vết thương trên da thịt của ta lại tự chữa lành như một phép màu; vũ trụ này được dựng nên một cách hài hoà, hoàn hảo đến mức con người muôn đời muôn thuở sẽ chẳng hiểu thấu hết được. Đó chỉ là 1 ví dụ về sự sống từ Thiên Chúa mà chúng ta có thể cảm nhận được hằng ngày. Thiên Chúa hẳn phải yêu thương con người như thế nào đó Ngài mới dựng nên căn nhà vũ trụ của sự sống tuyệt vời như vậy. Tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện rõ nhất nơi người Con chí thánh là Đức Giê-su. Ngài ra đời như thế nào, lớn lên, rao giảng, sống cuộc đời giản dị, chết và sống lại ra sao và vì ai chúng ta đã hiểu rõ qua Thánh Kinh ta đọc hằng ngày. Điều đơn giản nhưng căn bản nhất là: ta có nhìn nhận sự thật về Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày và uốn nắn cách suy nghĩ và hành động theo lòng tin hơn là theo sở thích hay không?
Trái tim cực thánh của Chúa Giê-su vẫn luôn thổn thức những nhịp đập sự sống và tình yêu của Thiên Chúa cho con người không chỉ trong cuộc đời của Ngài cho đến giọt máu cuối cùng khi tim Ngài bị đâm thâu, nhưng còn trong từng giây phút hiện tại khi trái tim ta cũng thổn thức cùng nhịp đập với Ngài. Chúng ta cầu xin cho ta có trái tim thánh thiêng ấy để biết thổn thức trước những khó khăn đau khổ của người xung quanh mà hy sinh chính mình bằng hơi ấm của tình yêu Thiên Chúa.
Sau cùng, con mời quý ông bà anh chị em dâng lên Chúa lời KINH THÁNH HIẾN CHO TRÁI TIM CHÚA mà chúng ta vẫn thường đọc…
Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giê-su, chúng con xin thánh hiến bản thân chúng con cho Rất Thánh Trái Tim Chúa. Xin hãy chiếm lấy toàn thể sự hiện hữu của con. Xin hãy biến đổi con nên một với Chúa. Xin hãy làm đôi tay con nên đôi tay Chúa, đôi chân con nên đôi chân Chúa, và con tim con nên con tim Chúa. Xin cho con nhìn với đôi mắt Chúa, hiểu với tâm trí Chúa, yêu với con tim Chúa, phụng sự với ý chí của Chúa và xin cho con được tôn thờ Chúa với tất cả sự hiện hữu của con. Lạy Chúa, xin hãy làm cho con trở nên một Kitô khác.
Amen. … …… …… ……… ……… …… …… ……… ……… ……….
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày 11/6/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:03 10/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 2g chiều ngày 10-June-2021 theo giờ Việt Nam
BÀI ĐỌC I: Hs 11, 1b, 3-4, 8c-9
“Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi”.
Bài trích sách Tiên tri Hôsê.
Đây Thiên Chúa phán: “Lúc Israel còn niên thiếu, Ta đã yêu thương nó, và Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập. “Ta đã dưỡng nuôi Ephraim, Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta mà chúng không biết Ta chăm sóc chúng. Ta đã dùng dây êm ái và mối yêu thương mà tập (cho) chúng đi; Ta đối xử với chúng như người dưỡng nuôi trẻ thơ, Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn. Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không buông thả theo cơn giận của Ta. Ta sẽ không huỷ diệt Ephraim, vì Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm; Ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi, Ta không thích tiêu diệt”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Đáp: Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi suối Đấng Cứu Độ (c. 3).
1) Đây Thiên Chúa là Đấng Cứu Chuộc tôi, tôi sẽ tin tưởng mà hành động và không khiếp sợ: vì Chúa là sức mạnh, là Đấng tôi ngợi khen, Người sẽ trở nên cho tôi phần rỗi.
2) Hãy ca tụng Chúa và kêu cầu danh Người, hãy công bố cho các dân biết kỳ công của Chúa, hãy nhớ lại danh Chúa rất cao sang.
3) Hãy ca tụng, vì Người làm nên những việc kỳ diệu, hãy cao rao việc đó trên khắp hoàn cầu. Hỡi người cư ngụ tại Sion, hãy nhảy mừng ca hát, vì Đấng cao cả là Đấng Thánh Israel ở giữa ngươi.
BÀI ĐỌC II: Ep 3, 8-12. 14-19
“Biết lòng mến của Đức Kitô vượt quá trí hiểu loài người”.
Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, tôi là kẻ hèn nhất trong các thánh, nhưng đã được ơn này là rao giảng cho Dân Ngoại những sự giàu có không thể thấu hiểu được, và soi sáng cho mọi người biết cách thức phân phát mầu nhiệm đã được ẩn giấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa, Đấng tạo thành vạn vật: khiến các chủ thần và quyền thần thiên quốc đều phải nhờ Hội thánh mới biết được sự khôn ngoan muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa, thể theo dự định từ trước muôn đời mà Ngài đã thi hành trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Người, chúng ta được cậy trông và nhờ lòng tin vào Ngài, chúng ta mạnh dạn đến cùng Ngài. Nhân vì lẽ ấy, tôi quỳ gối trước mặt Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ngài là nguồn gốc mọi danh phận làm cha trên trời dưới đất. Xin Ngài chiếu theo sự giàu có vinh quang của Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài, thêm sức mạnh cho anh em được nên người thiêng liêng, và nhờ đức tin, anh em được Đức Kitô ngự trong lòng anh em, làm cho anh em đâm rễ sâu và lập nền kiên cố trong đức mến, để anh em được hiệp cùng các thánh mà hiểu biết chiều rộng, dài, cao, sâu, và cũng được biết lòng mến của Đức Kitô vượt quá trí hiểu loài người, để anh em được sung mãn trong mọi sự viên mãn của Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: 1Ga 4,10b
All. All. – Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta. – All.
PHÚC ÂM: Ga 19, 31-37
“Tên lính đâm thủng cạnh sườn Người, và máu cùng nước chảy ra”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Bởi lẽ là Ngày Chuẩn Bị, và để tránh cho các tử thi không còn treo trên thập giá trong ngày sabbat, vì ngày sabbat là một ngày trọng đại, những người Do-thái xin Philatô cho hạ các tử thi xuống, sau khi đánh giập ống chân. Bấy giờ những người lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu. Khi đến gần Chúa Giêsu, chúng thấy Người đã chết, nên không đánh giập ống chân Người; nhưng một tên lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Người, và lập tức máu cùng nước chảy ra. Và kẻ đã xem thấy, thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng mình nói thật để cả chư vị cũng tin. Những điều đó đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: “Không một cái xương nào của Người bị đánh giập”. Và lại có lời Kinh Thánh khác rằng: “Chúng sẽ nhìn vào Đấng chúng đã đâm thâu qua”.
Đó là lời Chúa.
Chúa Nhật XI Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
07:01 10/06/2021
CHÚA NHẬT XI TN (B)
Êzêkien 17: 22-24; T.vịnh 91;; 2Côrintô 5: 6-10 Máccô 4: 26-34
Dụ ngôn thứ nhất trích trong phúc âm thánh Máccô hôm nay, là dụ ngôn tôi thích nhất. Nó chỉ có trong phúc âm thánh Máccô, nhưng điều đó không làm giảm nghĩa mạnh mẽ của nó - ít nhất là đối với tôi, và tôi cũng tin chắc như thế đối với cộng đoàn các tín hữu của thánh Máccô. Phúc âm thánh Máccô là sách được viết đầu tiên, và do đó rất gần ngày Chúa Giêsu chịu chết. Thế giới của giáo hội lúc đó đang bị áp chế nhất là trong những ngày Chúa Giêsu còn sống. Cộng đoàn Kitô hữu lúc bấy giờ chịu nhiều đau khổ nên họ cần nghe một thông điệp đầy hy vọng và vì thế thánh Máccô nói ngay từ lúc đâu trong phúc âm của ông ta. Thánh Máccô nói ngay đến điểm chính. "Đây là bắt đầu phúc âm ("tin mừng") của Chúa Giêsu, Con của Thiên Chúa” (Mc 1:1)
Một trong những đặc điểm chính của phúc âm thánh Máccô là nhấn mạnh đến sự đau khổ - cây thập giá đang hiện diện trong tâm trí của các tín hữu tiên khởi; cây thập giá Chúa Giêsu, nhưng cũng là cây thập giá mà Chúa Giêsu đã hứa cho những ai chấp nhận lời mời gọi đi theo Ngài (Mc 8:34-36). Vì tính đơn sơ của các môn đệ đầu tiên và nhiệm vụ dường như họ không thể thực hiện được, dụ ngôn về hạt giống tự nẩy mầm, tự phát triển làm cho họ thêm hy vọng về việc họ làm.
Tựa đề trong sách Kinh Thánh của tôi nói về dụ ngôn này là, "Hạt giống tự nẩy mầm". Có những tựa đề khác như "Dụ ngôn của người nông dân lười biếng?", hay "Dụ ngôn gây ngạc nhiên". Một nữ tu dòng Đa Minh của chúng tôi là Barbara Reid đề nghị tựa đề khác "Người gieo giống trong cơn ngủ".
Các dụ ngôn là các bài tập về trí tưởng tượng của chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng được người nông dân bình thường này đã gieo hạt giống xuống đất rồi đi ngủ không? Bạn có thể tưởng tượng được người nông dân đó nằm đọc sách bên cạnh đèn gần giường và đang uống một ly sửa nóng hay một loại gì đó mạnh hơn không? Trong khi đó, hạt giống không ngủ. Hạt giống tự nẩy mầm và mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.
Bạn nên tiếp tục tưởng tượng hoàn cảnh này. Một buổi sáng, sau khi tiếng chuông báo thức người nông dân đang ngủ say ngồi dậy trên giường vổ trán và nói "Tôi hình như quên chuyện đã gieo hạt giống. Tôi tự hỏi hạt giống bây giờ ra sao? Rồi người nông dân tự ra ruộng xem và rất ngạc nhiên, rồi la lên "Vì sao, hãy xem đây! Các hạt lúa đã sắp được gặt hái".
Tôi lớn lên ở Brooklyn, New York. Tôi chẳng biết gì về việc nhà nông cả. Nhưng, trong các bạn, có những người đã sống ở vùng đồng ruộng, chắc hiểu dụ ngôn này một cách dễ dàng phải không? Các bạn chỉ gieo hạt giống, rồi hạt giống tự động phát triễn trong lúc các bạn đang ngủ phải không? Chúng tôi, những người ở đô thị đi làm việc mệt nhọc và khi về cũng không ngủ được. Nhưng, trong đô thị lớn này trẻ con cũng biết là dụ ngôn này nghe như không phải là việc nhà nông thực sự. Tôi muốn thêm vào đó việc làm cỏ, bón phân, tưới nước để làm cho dụ ngôn thêm phần hiện thật hơn. Còn người thợ mộc đến từ Nazarét này biết gì về việc nhà nông? Thật ra Chúa Giêsu không hướng dẫn về việc nhà nông không cần phải lo lắng và dễ dàng trong cách thức "bỏ mặc". Hãy nhớ, đây là một dụ ngôn, và Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với một thế giới do Ngài thiết kế ra để cho chúng ta biết cách thức làm việc của Thiên Chúa.
Có nhiều dụ ngôn liên tục về việc trồng cây, gieo hạt giống trong phúc âm thánh Máccô (Mc4:1-25). Những việc đó họ phải làm chăm chỉ và khó nhọc. đất phải tốt, và hạt giống phải tốt để dễ nẩy mầm và phát triễn. So với câu chuyện trong dụ ngôn đó, một người bình luận cho rằng dụ ngôn này gần như là truyện tranh - và tôi muốn thêm vào đó, đây là một ngẩu hứng, có ý nghĩ và khiêm tốn, không phải chỉ nó về việc chăm sóc cực nhọc, hay thông minh của người nông dân. Đây là nó về hạt giống tốt sẽ tự nẩy mầm sống trên đất tốt, cho dù người nông dân "không biết làm cách nào".
Trong dụ ngôn có lời văn như hoà quyện với nhau. Người nông dân “sẽ ngủ và thức dậy ngày đêm”. Hạt giống vẫn luôn tiếp tục nẩy mầm phát triễn, rồi đến trổ đòng đòng, sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt, và mùa gặt. Người Hy lạp nhấn mạnh hơn: Hạt giống tự động phát triễn cho đến khi mùa gặt hái đến.
Một người thợ mộc biết gì về việc nhà nông phải không? Những gì người thợ mộc biết là ông ta biết chắc chắn về "Triều Đại Thiên Chúa": Điều đó ra sao khi Thiên Chúa điều khiển, khi Thiên Chúa hành động, và cách thức Thiên Chúa làm việc ra sao? Chúa Giêsu cho chúng ta biết ý kiến của Ngài về quyền năng của Thiên Chúa trên chúng ta. Vấn đề là: Hạt giống của Thiên Chúa sẽ phát triễn, và mùa gặt của Thiên Chúa sẽ đến. Dụ ngôn này hẳn đã khiến giáo hội tiên khởi của thánh Máccô đang chịu cực nhọc trong cuộc sống để trung thành giử vững lời Chúa Giêsu dạy. Đôi khi họ cảm thấy mất phương hướng và hình như không được thành công ngay lập tức trong việc của họ.
Dụ ngôn nói với tất cả chúng ta, những người đang dạy giáo lý cho con trẻ và hỏi "tôi đã làm đủ chứa?". Dụ ngôn khuyến khích chúng ta: Khi tự hỏi liệu chúng ta có lời an ủi nào để xoa dịu nỗi đau khổ mỗi khi chúng ta kiệu Mình Thánh Chúa cho người hấp hối; như khi chúng ta phục vụ trong hội đồng giáo xứ, hay là thành viên của ca đoàn, hay đọc sách thánh trong thánh lễ, hay viết thư cho một nhà chính trị, hay nói lên những ước nguyện của người vô gia cư trong một cuộc họp của hội đồng thành phố v.v... Chúng ta cầu nguyện rồi "gieo hạt giống" qua lời nói và việc làm của chúng ta.
Chúng ta không bao giờ thấy thành quả ngay. Nhưng, Chúa Giêsu luôn nhắc chúng ta "Đây là việc thường xuyên có trong Triều Đại của Thiên Chúa". Chúng ta có thể không bao giờ cảm thấy mình đã làm đủ rồi, và công việc chúng ta đã chưa hoàn thành; nhưng, dụ ngôn nhắc chúng ta là điều đó không phải hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách làm việc của chúng ta. Hạt giống có sự sống riêng cúa nó, ngay cả khi chúng ta gieo ra bên ngoài, hay gieo trong giấc ngủ. Chúa Giêsu bảo chúng ta đừng nản lòng và lo lắng. Không có sự ngờ vực trong dụ ngôn. Sẽ có vụ thu hoạch và tất cả đều không phụ thuộc vào chúng ta.
Nhưng đây không phải là một dụ ngôn chỉ cách làm việc gì trái ngược. Như việc mục vụ lời Chúa đòi hỏi nhiều công việc khó khăn. Nhất là lúc này sau cơn đại dịch covid, chúng ta phải gặp khó khăn. Chúng ta bị thử thách tự dấn thân vào nơi có nhu cầu cần giúp đở, có những lúc có thể là chính gia đình chúng ta. Chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ và cố gắng hết sức. Nhưng, vẫn còn câu chuyện dụ ngôn này và có thể làm chúng ta quên một cách dễ dàng. Chúa Giêsu nhắc chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa và hành động của Ngài trong thế giới của chúng ta. Vâng, chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ nhất để có thể bằng trái tim của chúng ta, và với học vấn và kỷ năng của mình. Và cộng với sự siêng năng cầu nguyện của mổi người.
Chúng ta sẽ tự nhắc chúng ta về thông điệp trong nội dung của dụ ngôn này, là cho dù chúng ta đã cố gắng hết sức, chúng ta cũng chẳng làm được gì nhiều trong việc làm hạt giống nẩy mầm. Hạt giống có sự sống riêng của nó, rồi sẽ có vụ mùa gặt hái. Không phải vì chúng ta đã làm việc chăm chỉ và khó nhọc, nhưng do chúng ta không đơn độc trong sự cố gắng chính mình này.
Dụ ngôn có thể giúp chúng ta trong lời cầu nguyện trong mổi chúng ta. Vậy lời cầu nguyện nào của bạn đáp ứng với dụ ngôn này? Lời cầu nguyện về sự ngợi khen và khai mở? Hay lời cầu nguyện cho được ơn khôn ngoan và có tầm nhìn thấu đáo? hay lời cầu nguyện về sự kiên trì và liên lỉ cậy trông bất chấp những sự kiện khó khăn thực tại? Thật ra, Chúa Giêsu không kể cho chúng ta câu chuyện vui dành cho trẻ em. Trái lại, dụ ngôn là lời của Thiên Chúa, và nếu chúng ta lắng nghe, dụ ngôn có thể mở mắt chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa rất gần, trong sự hiện diện linh hoạt của Ngài ở giữa chúng ta. Dụ ngôn giúp các tín hữu đầu tiên sống trong cảnh đầy thử thách; như chúng ta hiện nay. Vậy bạn hãy thử hình dung ra cách họ đã làm, và làm như họ xem nào.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
11th SUNDAY (B)
Ezekiel 17: 22-24; Psalm 92; 2 Corinthians 5: 6-10; Mark 4: 26-34
The first parable in today’s gospel, from Mark, is one of my favorites. It is found only in Mark, but that does not reduce its impact, or significance – at least for me and, I am sure for Mark’s community. His gospel was the first written and therefore closest to Jesus’ death. Their world was also the oppressive one in which Jesus lived. The fragile Christian community needed to hear a message of hope and that’s what Mark addressed from the first words of his gospel. He gets right to the point, "Here begins the gospel ["good news"] of Jesus Christ, the Son of God." (1:1)
One of the key features of Mark’s gospel is its emphasis on suffering – the cross was very much on the minds of the early believers; the cross of Jesus, but also the cross Jesus promised for those who chose to accept his invitation to follow him (8:34-36). In light of the insignificance of the first disciples and the seeming impossibility of their task, the parable of the seed that grows by itself must have been hope-building for them.
The title in my Bible for this parable is, "Seed Grows of Itself." There are other possibilities. How about, "the Parable of the Lazy Farmer?" Or, "the Surprise Parable?" Our Dominican sister, Barbara Reid, suggests "the Sleepy Sower." [cf below].
Parables are exercises in imagination. Can you imagine this casual farmer, who "scatters seed" then goes to bed? Do you see him, or her, reading in bed, with a light on the night table, along with a warm glass of milk, or something stronger? Meanwhile, the seed is not sleeping. It is very busy producing, first the blade, then the ear, finally the ripe wheat in the ear.
Continue imagining this scene. One morning, after sleeping through the alarm, the farmer sits up in bed, slaps his, or her forehead and says, "I almost forgot the seed I scattered. I wonder how it’s doing? So, the farmer goes out to the field and is surprised, even startled. "Why look a-here! All that wheat just ready to be picked!
I grew up in Brooklyn and am pretty ignorant of farming techniques. But those of you who live in farming areas, must have have it pretty easy, at least according to this parable. You just plant seed and it grows while you slept? While us cityfolk have to commute, scratch out a living and lose sleep. But even this big city kid knows this parable doesn’t sound like real life farming. I want to fill in the blanks about weeding, fertilizing, watering, to make the parable more realistic. What did this carpenter from Nazareth know about farming anyway! Well, Jesus wasn’t giving a lecture on a "laissez-faire" method of farming, carefree and easy. Remember it’s a parable and he is inviting us into a world he is creating to give us an experience of how God works.
There is a series of planting, sowing parables in Mark’s gospel (4:1-25). They have to do with hard work, proper soil and seed struggling to survive. In comparison to those parables, one commentator says the parable is almost comic – and I would add, surprising, inspiring and humbling. It is not about the diligence, hard work, or intelligence of the farmer. It’s about that seed. It’s fertile, it will sprout, despite the fact that the farmer "knows not how."
There is a rhythm in the parable. The farmer "would sleep and rise night and day." It cannot be stopped: first the blade appears, then the ear, the wheat and finally the harvest. The Greek puts it more strongly: the seed grows "automatically" until the harvest has come.
What does a carpenter know about farming anyway? Who knows? What he does know and what he is so sure about is the "reign of God": how it is when God is in charge; when God is at work; and how God works. Jesus is sharing his perspective of God’s rule with us. No matter what: God’s seed will grow; God’s harvest will come. How reassuring this parable must have been to Mark’s community struggling to be faithful to Jesus’ teaching, feeling at times overwhelmed, and not seeing immediate success in their labors.
The parable speaks to any of us who try to teach our faith to our children and ask "Have I done enough?" It encourages us when: we wonder if we have words to console the grieving; when we take communion to someone dying; minister in a parish, sing in a choir, and be a lector at Mass; write to a politician; speak up for the homeless at a city council meeting, etc. We pray and then "scatter seed" by our words and actions.
We don’t always see immediate results, but Jesus reminds us, "This is how it is with the reign of God." We may never feel we have done enough, that our work is undone, but the parable reminds us that it is not all up to us. The seed has a life of its own, even if we should drift off, or fall asleep. Jesus tells us not to be fretful and anxious. There is no doubt in this parable. There will be a harvest and it does not all depend on us.
But this is not a parable about kicking back, doing nothing. The ministry of God’s Word calls for a lot of hard work, especially during these post - pandemic, struggling days. We are challenged to apply ourselves where the needs are, which might be as close as in our own homes. We will work hard and do our best. But still, there is this parable and it is easy to forget it. Jesus is reminding us about God’s presence and action in our world. Yes, we will work as hard as we can with all our heart, education and skills. And we will pray hard.
We will also remind ourselves of this parable’s message, that as much as we try we have little to do with making the seed grow. It has a life of its own. There will be a harvest. It is not just about what we can accomplish with our hard work, we are not alone in our efforts.
Parables can stir up prayer for us. What prayerful response does this parable invite you to? Prayers of wonder and praise? Prayers for wisdom and a clear vision? Prayers for patience and sustained hope, despite present appearances? It is obvious that Jesus wasn’t just telling quaint tales to children. Instead, the parables are God’s Word and, if we let them, can open our eyes to God up close, very active and present to us now. The parables sustained the early Christians in trying times and they can do the same for us. Use your imagination.
Êzêkien 17: 22-24; T.vịnh 91;; 2Côrintô 5: 6-10 Máccô 4: 26-34
Dụ ngôn thứ nhất trích trong phúc âm thánh Máccô hôm nay, là dụ ngôn tôi thích nhất. Nó chỉ có trong phúc âm thánh Máccô, nhưng điều đó không làm giảm nghĩa mạnh mẽ của nó - ít nhất là đối với tôi, và tôi cũng tin chắc như thế đối với cộng đoàn các tín hữu của thánh Máccô. Phúc âm thánh Máccô là sách được viết đầu tiên, và do đó rất gần ngày Chúa Giêsu chịu chết. Thế giới của giáo hội lúc đó đang bị áp chế nhất là trong những ngày Chúa Giêsu còn sống. Cộng đoàn Kitô hữu lúc bấy giờ chịu nhiều đau khổ nên họ cần nghe một thông điệp đầy hy vọng và vì thế thánh Máccô nói ngay từ lúc đâu trong phúc âm của ông ta. Thánh Máccô nói ngay đến điểm chính. "Đây là bắt đầu phúc âm ("tin mừng") của Chúa Giêsu, Con của Thiên Chúa” (Mc 1:1)
Một trong những đặc điểm chính của phúc âm thánh Máccô là nhấn mạnh đến sự đau khổ - cây thập giá đang hiện diện trong tâm trí của các tín hữu tiên khởi; cây thập giá Chúa Giêsu, nhưng cũng là cây thập giá mà Chúa Giêsu đã hứa cho những ai chấp nhận lời mời gọi đi theo Ngài (Mc 8:34-36). Vì tính đơn sơ của các môn đệ đầu tiên và nhiệm vụ dường như họ không thể thực hiện được, dụ ngôn về hạt giống tự nẩy mầm, tự phát triển làm cho họ thêm hy vọng về việc họ làm.
Tựa đề trong sách Kinh Thánh của tôi nói về dụ ngôn này là, "Hạt giống tự nẩy mầm". Có những tựa đề khác như "Dụ ngôn của người nông dân lười biếng?", hay "Dụ ngôn gây ngạc nhiên". Một nữ tu dòng Đa Minh của chúng tôi là Barbara Reid đề nghị tựa đề khác "Người gieo giống trong cơn ngủ".
Các dụ ngôn là các bài tập về trí tưởng tượng của chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng được người nông dân bình thường này đã gieo hạt giống xuống đất rồi đi ngủ không? Bạn có thể tưởng tượng được người nông dân đó nằm đọc sách bên cạnh đèn gần giường và đang uống một ly sửa nóng hay một loại gì đó mạnh hơn không? Trong khi đó, hạt giống không ngủ. Hạt giống tự nẩy mầm và mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.
Bạn nên tiếp tục tưởng tượng hoàn cảnh này. Một buổi sáng, sau khi tiếng chuông báo thức người nông dân đang ngủ say ngồi dậy trên giường vổ trán và nói "Tôi hình như quên chuyện đã gieo hạt giống. Tôi tự hỏi hạt giống bây giờ ra sao? Rồi người nông dân tự ra ruộng xem và rất ngạc nhiên, rồi la lên "Vì sao, hãy xem đây! Các hạt lúa đã sắp được gặt hái".
Tôi lớn lên ở Brooklyn, New York. Tôi chẳng biết gì về việc nhà nông cả. Nhưng, trong các bạn, có những người đã sống ở vùng đồng ruộng, chắc hiểu dụ ngôn này một cách dễ dàng phải không? Các bạn chỉ gieo hạt giống, rồi hạt giống tự động phát triễn trong lúc các bạn đang ngủ phải không? Chúng tôi, những người ở đô thị đi làm việc mệt nhọc và khi về cũng không ngủ được. Nhưng, trong đô thị lớn này trẻ con cũng biết là dụ ngôn này nghe như không phải là việc nhà nông thực sự. Tôi muốn thêm vào đó việc làm cỏ, bón phân, tưới nước để làm cho dụ ngôn thêm phần hiện thật hơn. Còn người thợ mộc đến từ Nazarét này biết gì về việc nhà nông? Thật ra Chúa Giêsu không hướng dẫn về việc nhà nông không cần phải lo lắng và dễ dàng trong cách thức "bỏ mặc". Hãy nhớ, đây là một dụ ngôn, và Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến với một thế giới do Ngài thiết kế ra để cho chúng ta biết cách thức làm việc của Thiên Chúa.
Có nhiều dụ ngôn liên tục về việc trồng cây, gieo hạt giống trong phúc âm thánh Máccô (Mc4:1-25). Những việc đó họ phải làm chăm chỉ và khó nhọc. đất phải tốt, và hạt giống phải tốt để dễ nẩy mầm và phát triễn. So với câu chuyện trong dụ ngôn đó, một người bình luận cho rằng dụ ngôn này gần như là truyện tranh - và tôi muốn thêm vào đó, đây là một ngẩu hứng, có ý nghĩ và khiêm tốn, không phải chỉ nó về việc chăm sóc cực nhọc, hay thông minh của người nông dân. Đây là nó về hạt giống tốt sẽ tự nẩy mầm sống trên đất tốt, cho dù người nông dân "không biết làm cách nào".
Trong dụ ngôn có lời văn như hoà quyện với nhau. Người nông dân “sẽ ngủ và thức dậy ngày đêm”. Hạt giống vẫn luôn tiếp tục nẩy mầm phát triễn, rồi đến trổ đòng đòng, sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt, và mùa gặt. Người Hy lạp nhấn mạnh hơn: Hạt giống tự động phát triễn cho đến khi mùa gặt hái đến.
Một người thợ mộc biết gì về việc nhà nông phải không? Những gì người thợ mộc biết là ông ta biết chắc chắn về "Triều Đại Thiên Chúa": Điều đó ra sao khi Thiên Chúa điều khiển, khi Thiên Chúa hành động, và cách thức Thiên Chúa làm việc ra sao? Chúa Giêsu cho chúng ta biết ý kiến của Ngài về quyền năng của Thiên Chúa trên chúng ta. Vấn đề là: Hạt giống của Thiên Chúa sẽ phát triễn, và mùa gặt của Thiên Chúa sẽ đến. Dụ ngôn này hẳn đã khiến giáo hội tiên khởi của thánh Máccô đang chịu cực nhọc trong cuộc sống để trung thành giử vững lời Chúa Giêsu dạy. Đôi khi họ cảm thấy mất phương hướng và hình như không được thành công ngay lập tức trong việc của họ.
Dụ ngôn nói với tất cả chúng ta, những người đang dạy giáo lý cho con trẻ và hỏi "tôi đã làm đủ chứa?". Dụ ngôn khuyến khích chúng ta: Khi tự hỏi liệu chúng ta có lời an ủi nào để xoa dịu nỗi đau khổ mỗi khi chúng ta kiệu Mình Thánh Chúa cho người hấp hối; như khi chúng ta phục vụ trong hội đồng giáo xứ, hay là thành viên của ca đoàn, hay đọc sách thánh trong thánh lễ, hay viết thư cho một nhà chính trị, hay nói lên những ước nguyện của người vô gia cư trong một cuộc họp của hội đồng thành phố v.v... Chúng ta cầu nguyện rồi "gieo hạt giống" qua lời nói và việc làm của chúng ta.
Chúng ta không bao giờ thấy thành quả ngay. Nhưng, Chúa Giêsu luôn nhắc chúng ta "Đây là việc thường xuyên có trong Triều Đại của Thiên Chúa". Chúng ta có thể không bao giờ cảm thấy mình đã làm đủ rồi, và công việc chúng ta đã chưa hoàn thành; nhưng, dụ ngôn nhắc chúng ta là điều đó không phải hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách làm việc của chúng ta. Hạt giống có sự sống riêng cúa nó, ngay cả khi chúng ta gieo ra bên ngoài, hay gieo trong giấc ngủ. Chúa Giêsu bảo chúng ta đừng nản lòng và lo lắng. Không có sự ngờ vực trong dụ ngôn. Sẽ có vụ thu hoạch và tất cả đều không phụ thuộc vào chúng ta.
Nhưng đây không phải là một dụ ngôn chỉ cách làm việc gì trái ngược. Như việc mục vụ lời Chúa đòi hỏi nhiều công việc khó khăn. Nhất là lúc này sau cơn đại dịch covid, chúng ta phải gặp khó khăn. Chúng ta bị thử thách tự dấn thân vào nơi có nhu cầu cần giúp đở, có những lúc có thể là chính gia đình chúng ta. Chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ và cố gắng hết sức. Nhưng, vẫn còn câu chuyện dụ ngôn này và có thể làm chúng ta quên một cách dễ dàng. Chúa Giêsu nhắc chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa và hành động của Ngài trong thế giới của chúng ta. Vâng, chúng ta sẽ phải làm việc chăm chỉ nhất để có thể bằng trái tim của chúng ta, và với học vấn và kỷ năng của mình. Và cộng với sự siêng năng cầu nguyện của mổi người.
Chúng ta sẽ tự nhắc chúng ta về thông điệp trong nội dung của dụ ngôn này, là cho dù chúng ta đã cố gắng hết sức, chúng ta cũng chẳng làm được gì nhiều trong việc làm hạt giống nẩy mầm. Hạt giống có sự sống riêng của nó, rồi sẽ có vụ mùa gặt hái. Không phải vì chúng ta đã làm việc chăm chỉ và khó nhọc, nhưng do chúng ta không đơn độc trong sự cố gắng chính mình này.
Dụ ngôn có thể giúp chúng ta trong lời cầu nguyện trong mổi chúng ta. Vậy lời cầu nguyện nào của bạn đáp ứng với dụ ngôn này? Lời cầu nguyện về sự ngợi khen và khai mở? Hay lời cầu nguyện cho được ơn khôn ngoan và có tầm nhìn thấu đáo? hay lời cầu nguyện về sự kiên trì và liên lỉ cậy trông bất chấp những sự kiện khó khăn thực tại? Thật ra, Chúa Giêsu không kể cho chúng ta câu chuyện vui dành cho trẻ em. Trái lại, dụ ngôn là lời của Thiên Chúa, và nếu chúng ta lắng nghe, dụ ngôn có thể mở mắt chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa rất gần, trong sự hiện diện linh hoạt của Ngài ở giữa chúng ta. Dụ ngôn giúp các tín hữu đầu tiên sống trong cảnh đầy thử thách; như chúng ta hiện nay. Vậy bạn hãy thử hình dung ra cách họ đã làm, và làm như họ xem nào.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
11th SUNDAY (B)
Ezekiel 17: 22-24; Psalm 92; 2 Corinthians 5: 6-10; Mark 4: 26-34
The first parable in today’s gospel, from Mark, is one of my favorites. It is found only in Mark, but that does not reduce its impact, or significance – at least for me and, I am sure for Mark’s community. His gospel was the first written and therefore closest to Jesus’ death. Their world was also the oppressive one in which Jesus lived. The fragile Christian community needed to hear a message of hope and that’s what Mark addressed from the first words of his gospel. He gets right to the point, "Here begins the gospel ["good news"] of Jesus Christ, the Son of God." (1:1)
One of the key features of Mark’s gospel is its emphasis on suffering – the cross was very much on the minds of the early believers; the cross of Jesus, but also the cross Jesus promised for those who chose to accept his invitation to follow him (8:34-36). In light of the insignificance of the first disciples and the seeming impossibility of their task, the parable of the seed that grows by itself must have been hope-building for them.
The title in my Bible for this parable is, "Seed Grows of Itself." There are other possibilities. How about, "the Parable of the Lazy Farmer?" Or, "the Surprise Parable?" Our Dominican sister, Barbara Reid, suggests "the Sleepy Sower." [cf below].
Parables are exercises in imagination. Can you imagine this casual farmer, who "scatters seed" then goes to bed? Do you see him, or her, reading in bed, with a light on the night table, along with a warm glass of milk, or something stronger? Meanwhile, the seed is not sleeping. It is very busy producing, first the blade, then the ear, finally the ripe wheat in the ear.
Continue imagining this scene. One morning, after sleeping through the alarm, the farmer sits up in bed, slaps his, or her forehead and says, "I almost forgot the seed I scattered. I wonder how it’s doing? So, the farmer goes out to the field and is surprised, even startled. "Why look a-here! All that wheat just ready to be picked!
I grew up in Brooklyn and am pretty ignorant of farming techniques. But those of you who live in farming areas, must have have it pretty easy, at least according to this parable. You just plant seed and it grows while you slept? While us cityfolk have to commute, scratch out a living and lose sleep. But even this big city kid knows this parable doesn’t sound like real life farming. I want to fill in the blanks about weeding, fertilizing, watering, to make the parable more realistic. What did this carpenter from Nazareth know about farming anyway! Well, Jesus wasn’t giving a lecture on a "laissez-faire" method of farming, carefree and easy. Remember it’s a parable and he is inviting us into a world he is creating to give us an experience of how God works.
There is a series of planting, sowing parables in Mark’s gospel (4:1-25). They have to do with hard work, proper soil and seed struggling to survive. In comparison to those parables, one commentator says the parable is almost comic – and I would add, surprising, inspiring and humbling. It is not about the diligence, hard work, or intelligence of the farmer. It’s about that seed. It’s fertile, it will sprout, despite the fact that the farmer "knows not how."
There is a rhythm in the parable. The farmer "would sleep and rise night and day." It cannot be stopped: first the blade appears, then the ear, the wheat and finally the harvest. The Greek puts it more strongly: the seed grows "automatically" until the harvest has come.
What does a carpenter know about farming anyway? Who knows? What he does know and what he is so sure about is the "reign of God": how it is when God is in charge; when God is at work; and how God works. Jesus is sharing his perspective of God’s rule with us. No matter what: God’s seed will grow; God’s harvest will come. How reassuring this parable must have been to Mark’s community struggling to be faithful to Jesus’ teaching, feeling at times overwhelmed, and not seeing immediate success in their labors.
The parable speaks to any of us who try to teach our faith to our children and ask "Have I done enough?" It encourages us when: we wonder if we have words to console the grieving; when we take communion to someone dying; minister in a parish, sing in a choir, and be a lector at Mass; write to a politician; speak up for the homeless at a city council meeting, etc. We pray and then "scatter seed" by our words and actions.
We don’t always see immediate results, but Jesus reminds us, "This is how it is with the reign of God." We may never feel we have done enough, that our work is undone, but the parable reminds us that it is not all up to us. The seed has a life of its own, even if we should drift off, or fall asleep. Jesus tells us not to be fretful and anxious. There is no doubt in this parable. There will be a harvest and it does not all depend on us.
But this is not a parable about kicking back, doing nothing. The ministry of God’s Word calls for a lot of hard work, especially during these post - pandemic, struggling days. We are challenged to apply ourselves where the needs are, which might be as close as in our own homes. We will work hard and do our best. But still, there is this parable and it is easy to forget it. Jesus is reminding us about God’s presence and action in our world. Yes, we will work as hard as we can with all our heart, education and skills. And we will pray hard.
We will also remind ourselves of this parable’s message, that as much as we try we have little to do with making the seed grow. It has a life of its own. There will be a harvest. It is not just about what we can accomplish with our hard work, we are not alone in our efforts.
Parables can stir up prayer for us. What prayerful response does this parable invite you to? Prayers of wonder and praise? Prayers for wisdom and a clear vision? Prayers for patience and sustained hope, despite present appearances? It is obvious that Jesus wasn’t just telling quaint tales to children. Instead, the parables are God’s Word and, if we let them, can open our eyes to God up close, very active and present to us now. The parables sustained the early Christians in trying times and they can do the same for us. Use your imagination.
Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:21 10/06/2021
Hưởng nếm vị ngọt từ Thánh Tâm và phải trao ban
Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su
Câu chuyện: Chồng thua bạc, vợ tha hương 30 năm tìm con. Và cuộc đoàn tụ trong nước mắt.
Gia đình nghèo khó, Bà Xiong Fenglan Thiểm Tây, Trung Quốc luôn bị chồng đối xử tàn tệ. Sau khi sinh cô con gái Jin Sirong, gia đình nhà chồng lại thêm khinh miệt bà. Năm bé Sirong được 10 tuổi chồng bà thua bạc đã bán con để lấy tiền trả nợ. Quá thương nhớ con gái, Bà Xiong đã có lời trách giận chồng. Vì thế bà càng bị đánh đập và bị đuổi ra khỏi nhà không một tờ giấy tùy thân. Cuộc sống của Bà lang bạc nơi gầm cầu xó chợ. Kiếm được chút tiền bà lại dùng để đi tìm con. Nước mắt chảy xuôi thương con nên bà Xiong ngậm ngùi vượt qua khổ nạn. Kiên trì cuộc hành trình tìm con ở Hà Nam theo những dấu vết mong manh. Rồi bà gặp ông Chen Laiguai cũng là một người vô gia cư. Cảm thông với hoàn cảnh của bà nên hai người đã nương tựa vào nhau để sống. Ông chen rất hiểu những gì mà bà Xiong đang phải chịu đựng và sẵn sàng đồng hành cùng bà đi tìm con gái. Những chuyến đi đầy thách thức đối với hai ông bà. Cứ nghe thấy ở đâu có tin tức giống với hoàn cảnh của mình là ông bà đi tới. Không may, một lần đi tìm con bà gặp tai nạn tàu lửa bị mất đi một chân. Mong mỏi gặp con của bà Xiong quá lớn, vượt qua mọi nỗi gian khó nhọc nhằn. Suốt 30 năm long đong lận đận để mong tìm thấy con. Cuối cùng hoàn cảnh của ông bà được nhân viên điều tra dân số tiếp cận. Cảm động trước câu chuyện của bà Xiong, họ đã chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội và rồi từ thông tin truyền thông bà Xiong đã tìm thấy con gái Jin của mình. Ngày 2/11/2017 trước khi gặp mặt bà đã được nói chuyện với con gái qua video. Nhìn hình ảnh bà cũng không rõ là có thật chính xác con gái mình hay không. Cho tới khi được gặp mặt thì bà liền nhận ra ngay đó chính là con gái của mình. Khoảnh khắc được ở bên con mà bà chỉ dám nghĩ đến trong mơ thì nay đã trở thành hiện thực. Bà đã đi tìm con bằng khát vọng yêu thương của người mẹ. Cuộc đời tìm kiếm cơ cực nhưng linh cảm của người mẹ đã khiến bà không bỏ cuộc. Bà vẫn nhẫn nhịn kiên trì chịu đựng, chỉ mong một ngày có thể tìm thấy con gái. Và bà Xiong đã thành công.
Lời bàn: cuộc sống luôn có những phép màu và nó chỉ trở thành hiện thực khi bạn có niềm tin. Niềm tin được xây đắp từ tình mẫu tử thiêng liêng. Từ những gì tôt đẹp nhất mà ba mẹ luôn muốn dành cho con mình. Thì dù có mất mát và khó khăn đến đâu. Cuối cùng hạnh phúc cũng sẽ mỉm cười với bạn.
Chúng ta vừa nghe một câu chuyện hết sức cảm động về tình thương của một người mẹ đã vì con mà dám xả thân dù gặp bao nhiêu đau đớn và đắng cay. Bà Xiong đã miệt mài nắng mưa, vượt ngày vượt đêm, băng qua bao nhiêu chặng đường với thời gian 30 năm trời. Bà đã không ngại khó, không ngại khổ để đi tìm cho được đứa con yêu quý của mình. Và những cố gắng tuyệt diệu của Bà Xiong đã được đáp trả. Bà đã tìm được Jin sau 30 năm mày mò và dong duổi. Niềm vui lẫn nỗi buồn của sự gặp gỡ giữa bà Xiong và cô Jin đã làm cho nhiều người rơi lệ.
Quả thật, hình ảnh bà Xiong đáng được khen ngợi và đáng được tán thưởng vì bà đã dám bỏ hết mọi sự và dám vượt qua bao chông gai dù bị tan nát cuộc đời, dù bị cụt chân trong khi đi tìm con. Có thể nói Bà Xiong đã dành nửa cuộc đời cho cuộc tìm kiếm này vì tình yêu. Tuy nhiên, kính thưa ace, có một gương mặt, có một nhân vật đáng để chúng ta khen ngợi hơn, tán dương hơn, đó chính là Chúa Giê-su Ki-tô. Vì không như Bà Xiong chỉ đi tìm một đứa con gái của mình, Giê-su đã đi tìm từng con người, từng tâm hồn chúng ta, trong cả và nhân loại vượt qua mọi thời gian và không gian. Bà Xiong đã bị tai nạn tàu lửa và bị cụt chân trên đường tìm đứa con của mình, thì Giê-su đã bị khinh miệt, bị bắt, bị đánh, bị giết chết và bị đâm thủng trái tim, nguồn sống chính của con người vì yêu thương nhân loại chúng ta.
Trong tâm tình ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta được được mời gọi chiêm ngắm khuôn mặt đầy nhân hậu và trái tim đầy xót thương của vị Thiên Chúa tình yêu ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể.
Thật vậy, thánh sử Luca đã giới thiệu cho chúng ta hình ảnh một Thiên Chúa là Cha, vì yêu thương, Ngài đã lặn lội để tìm kiếm con người, bất chấp những gian nan khổ cực. Câu chuyện Chúa Giêsu kể cho các biệt phái và kinh sư hôm nay nói về tình thương của Thiên Chúa dành cho các tội nhân. Khi thấy Chúa Giêsu tiếp xúc, trò chuyện, đồng bàn với những người thu thuế và những người bị coi là tội lỗi, các luật sĩ và biệt phái tỏ ra khó chịu, họ chỉ trích Chúa Giêsu. Qua đây, Chúa Giêsu đã kể cho họ dụ ngôn để nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa: Ai trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng mà đi tìm cho bằng được con chiên bị mất? Chúa Giêsu muốn nói rằng : Ai trong các ông cũng sẽ hành xử như thế, huống chi là Thiên Chúa. Việc đi tìm con chiên bị lạc là điều tất nhiên. Hiểu ngược lại, ai không hành động như thế, chắc chắn kẻ ấy là người vô cảm, dửng dưng và thờ ơ với chiên của mình.
Các luật sĩ và biệt phái đã để mình trở nên vô cảm trước đời sống của anh em. Họ là những người có trách nhiệm trong việc hướng dẫn người khác sống theo giới răn, lề luật của Thiên Chúa, như người mục tử chăm sóc, dẫn dắt đoàn chiên. Tuy nhiên, các luật sĩ và biệt phái chỉ lo chăm chút cho chiếc áo và những hình thức bên ngoài, họ đã để cho dân Chúa đi lạc đường, lạc nẻo, họ không cảm thấy áy náy và không cảm thấy bị thúc ép phải đi tìm đưa anh em mình trở về.
Vì thế, khi dùng dụ ngôn ‘đi tìm con chiên lạc’ với luật sĩ và biệt phái, Chúa Giêsu cho thấy, việc Ngài tìm đến với những người thu thuế và những người bị coi là tội lỗi không chỉ là trách nhiệm mà là sự thúc đẩy bởi một trái tim xót thương. Dụ ngôn cho thấy, trong mắt Thiên Chúa, mỗi người đều có giá trị và có một vị trí riêng. Vì thế, dù chỉ một con chiên đi lạc thôi, Thiên Chúa cũng không thể làm ngơ, không thể lãng quên, nhưng Ngài dám liều mình, chấp nhận đánh đổi, nghĩa là dám để lại chín mươi chín con khác trong hoang địa để đi tìm cho được con chiên bị lạc. Như người mục tử, Thiên Chúa cất bước đi tìm con chiên bị lạc. Vì khi bị lạc như thế, nó vô cùng hoảng sợ và gặp nhiều nguy hiểm. Nó sẽ bị sa chân trật bước, có thể bị rơi xuống vực sâu hoặc kẹt trong vách đá, cũng có thể bị thú dữ bao vây cắn xé. Hình dung được nỗi sợ hãi và tâm trạng của con chiên đi lạc, mục tử Giêsu đã không quản ngại nắng gió vất vả, cũng không ngại đường sá cheo leo trắc trở để đi tìm con chiên như tìm chính đứa con bị thất lạc. Qua đây, Chúa cũng nhắc nhở tôi, là mục tử của cộng đoàn truyền giáo, tôi cũng phải lên đường dù gặp chông gai, dù bị dọa nạt hay chống đối để gặp gỡ, nói chuyện, ban bí tích cho những ki-tô hữu xa Chúa lâu năm.
Hơn nữa, lý do con chiên đi lạc, có thể vì nó la cà mải mê với những thú vui vô bổ ven đường nên bị rớt lại khỏi đàn. Nhưng nhiều khi nó đi lạc là vì những con chiên khác trong đàn đã hắt hủi nó, loại trừ nó, coi nó như đồ thừa trong đàn. Vì thế, nó cứ lẽo đẽo theo đàn mà không được sự khích lệ của các con chiên khác, khiến nó ngày càng xa đàn rồi bị lạc đàn. Hiểu được tâm trạng con chiên đi lạc, trái tim của người mục tử Giêsu đã hết sức cảm thông với nó. Khi tìm được con chiên, Ngài không trách nó, cũng không hỏi nó tại sao. Ngài chỉ thấy điều nó cần lúc này là cái ôm nồng ấm cảm thông và sự tha thứ vỗ về. Vì thế khi tìm được con chiên, người mục tử đã ôm nó vào lòng, vác nó trên vai và đưa nó trở về với đàn. Trái tim và tâm hồn của mục tử Giêsu đối với con người tội lỗi của chúng ta là như thế. (Nói đến đây, tôi nhớ lại nhiều lần tôi đã khóc thầm vì vui sướng khi có những người 63 năm, 56, 40 năm, 20 năm, và nhiều người xa Chúa rất lâu đã tìm về với Chúa. Những lúc này không thể nạt nỗ hay la lối, nhưng Chúa dạy tôi phải tỏ lòng nhân từ và ôm nó vào lòng như Chúa đã làm.)
Quả thật, lòng thương xót từ trái tim Chúa luôn tuôn trào sự cảm thông, tha thứ. Ngài chấp nhận bước trên gai góc, vượt qua dốc đá cheo leo, băng qua vực đèo nguy hiểm để tìm gặp chúng ta là con, là chiên của Chúa. Chúa Giêsu không hề đưa ra bất cứ điều kiện nào, cũng không đặt một tiêu chuẩn nào. Ngài yêu chúng ta hoàn toàn bằng sự thúc đẩy của trái tim, mà trái tim thì luôn có những lý lẽ riêng của nó, không thể hiểu hết được. Ngài chỉ mong đợi nơi chúng ta một điều, là hãy ngoan ngoãn để cho Ngài ôm vào lòng, để cho Ngài vác trên vai đem chúng ta trở về. Quả thật, lòng thương xót của Thiên Chúa chiến thắng tội lỗi chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta. Đúng như Đức Thánh Cha Phanxico đã nói: Thiên Chúa đã không mệt mỏi tha thứ và thương xót chúng ta, chỉ sợ chúng ta mệt mỏi hay là chán chường khi đến với Ngài.
Mặt khác, người ta thường nói niềm vui chia sẻ niềm vui nhân. Chính Chúa Giêsu đã diễn tả sự vui mừng của Ngài và của cả Triều thần Thiên quốc khi đón nhận một người tội lỗi hối cải. Người mục tử khi tìm được con chiên bị lạc, ông vui mừng về báo tin cho mọi người và mời mọi người đến dự tiệc: Xin hãy chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó. Chúa Giêsu kết luận: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải. Trong trái tim của Thiên Chúa, không ai bị bỏ rơi, không ai bị loại ra ngoài, dù chỉ là một người, thì người ấy vẫn là con Thiên Chúa, vẫn được yêu thương và tôn trọng. Cũng vì một người, một người thôi, Đức Giê-su đã chấp nhận chết treo trên thập giá để đem lại ơn cứu độ.
Quả thật, đến với Thánh Tâm Yêu Thương của Chúa Giê-su, chúng ta không chỉ chiêm ngắm, tôn thờ cảm mến, nhưng chúng ta được mời gọi hãy bắt chước Đức Giê-su để yêu, để tha thứ và để hy sinh ngay cả mạng sống cho tha nhân nơi môi trường sống hằng ngày. Thật vậy, kính thưa, con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Chúng ta không thể nói yêu ai, thương ai mà chúng ta lại không thực hành, không muốn hy sinh, dấn thân hay phục vụ họ. Làm sao chúng ta giới thiệu Đạo Yêu Thương cho người khác, trong khi mình sống hận thù, ghen ghét, ích kỷ, hẹp hòi,…? Điều này, chính Thánh Gioan Tông Đồ đã cảnh cáo mọi người: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, mà yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”(1Ga 3, 18). Như vậy, chúng ta phải yêu thương như thế nào để trở thành chứng nhân Loan báo Tin Mừng cho người khác? Phải chăng chúng ta phải yêu thương bằng hành động cụ thể không chỉ bằng lý thuyết suông hay lời nói bâng quơ. Chẳng hạn chúng ta thực hành lời kinh ‘Thương người có 14 mối’, trong đó chúng ta được mời gọi thương xác 7 mối: “là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết” và thương linh hồn bảy mối: “lấy lời lành mà khuyên người, mở dậy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết”. Nếu chúng ta thực hành những điều đó cách thường xuyên và đúng đắn, chúng ta đang trở nên hình ảnh thiết thực của Đạo Công Giáo, Đạo yêu thương cho anh chị em đồng loại. Mặt khác, chúng ta sống đời sống yêu thương là biết nhạy bén để nhận ra được hình ảnh Đức Giê-su nơi mọi người, nhất là nơi người nghèo khổ và tật nguyền, nơi người tai nạn bị bỏ rơi, nơi những gia đình đang gặp khó khăn, nơi những người lang thang cơ nhỡ,…Hãy học lấy cung cách giúp đỡ và yêu thương của người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu (x. Lc 10, 29-37) để biết quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc những mảnh đời đầy gian nan và khốn khổ. Đừng sống vô tâm, ích kỷ, dửng dưng và loại trừ như thái độ của lão nhà giàu đã đối xử với Lazaro trong Tin Mừng. (x. Lc 16,19-31).
Ngoài ra, chúng ta có thể dẫn ra một vài cách thức yêu thương thực tế nơi môi trường sống thường ngày để giúp người khác nhận ra chúng ta là con cái của Đức Giê-su, hiện thân Tình Yêu của Thiên Chúa nơi trần gian. Yêu thương là loan báo Tin Mừng khi mỗi chúng ta biết sống tinh thần hy sinh phục vụ cho những hoàn cảnh khổ đau và bệnh tật mà không kêu ca hay phản kháng. Tại các nhà thuốc nơi vùng miền truyền giáo, các nữ tu hoặc các y bác sĩ cần biết tận tình, dễ thương, dễ mến đối với các bệnh nhân đến với mình. Chúng ta sẵn sàng niềm nở đón tiếp và tạo mối dây thân tình với họ, nhờ đó, phần nào họ được tôn trọng, được an ủi, được chữa lành bệnh tâm lý trước khi chữa bệnh thể xác. Phải chăng qua thái độ đón tiếp và phục vụ tận tình đó, chúng ta đang tự giới thiệu một hình ảnh yêu thương của Đạo chúng ta cho họ. Công việc đó nói lên tất cả mà không cần phải rao giảng hay tuyên truyền bằng lý thuyết. Một ví dụ tiếp theo để giúp người khác được cảm hoá và hiểu về Đạo Công Giáo, đạo yêu thương, đạo bác ái của chúng ta: Yêu thương qua việc ra đi và thăm viếng các gia đình nghèo khổ, già cả neo đơn, bệnh hoạn tật nguyền,…không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, hỏi han, thăm viếng đầu môi trót lưỡi, nhưng chúng ta có thể sẵn sàng bắt tay ngay vào việc lau chùi vệ sinh, thay đồ áo, giặt giũ, nấu ăn cùng họ, sửa sang hoặc xây nhà cho họ nếu thật sự quá tồi tàn,…Hành vi cử chỉ thiết thực như thế, không chóng thì chầy, sớm muộn người ta cũng tự đặt câu hỏi: tại sao người Công Giáo lại tốt như thế? Và cứ như vậy, chúng ta cứ yêu thương và cứ phục vụ bằng đời sống thường ngày, chắc chắn nhiều người ở nhiều nơi sẽ được thúc đẩy và sẽ dễ dàng nhận ra được sự quan tâm của Thiên Chúa ngang qua những người Công Giáo biết sống yêu thương bằng những hành động cụ thể và gần gũi.
Thật vậy, trong tâm tình mừng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta chỉ thật sự yêu thương được tha nhân và dấn thân trong đời sống hằng ngày, khi chúng ta luôn biết kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô, nguồn mạch yêu thương của Thiên Chúa qua Lời Ngài và Mình Máu Thánh Ngài. Chúng ta không thể cảm nếm được tình yêu dạt dào của Thiên Chúa mà không trao ban, sớt chia cho tha nhân. Chúng ta được mời gọi một khi đã đón nhận được tình yêu ngọt ngào từ nguồn mạch Lời Chúa, nhất là từ Bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta không thể không ra đi để trở nên tấm bánh bẻ ra cho mọi người bắng sự quan tâm hơn là vô tâm -vô cảm, bằng đời sống yêu thương hơn là ghen ghét - hận thù, bằng đời sống hy sinh phục vụ hơn là khép mình - ích kỷ, bằng đời sống cho đi hơn là lãnh nhận, bằng cuộc sống vui tươi hơn là buồn phiền, bằng đời sống xây đắp-nối kết hơn là dửng dưng hay loại trừ nhau. Như thế, nhờ đó, đời sống yêu thương của chúng ta mới thật sự là phương thức Loan báo Tin Mừng một cách rõ ràng cho anh chị em đồng loại, nhất là anh chị em đồng bào chưa nhận biết Chúa. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su
Câu chuyện: Chồng thua bạc, vợ tha hương 30 năm tìm con. Và cuộc đoàn tụ trong nước mắt.
Gia đình nghèo khó, Bà Xiong Fenglan Thiểm Tây, Trung Quốc luôn bị chồng đối xử tàn tệ. Sau khi sinh cô con gái Jin Sirong, gia đình nhà chồng lại thêm khinh miệt bà. Năm bé Sirong được 10 tuổi chồng bà thua bạc đã bán con để lấy tiền trả nợ. Quá thương nhớ con gái, Bà Xiong đã có lời trách giận chồng. Vì thế bà càng bị đánh đập và bị đuổi ra khỏi nhà không một tờ giấy tùy thân. Cuộc sống của Bà lang bạc nơi gầm cầu xó chợ. Kiếm được chút tiền bà lại dùng để đi tìm con. Nước mắt chảy xuôi thương con nên bà Xiong ngậm ngùi vượt qua khổ nạn. Kiên trì cuộc hành trình tìm con ở Hà Nam theo những dấu vết mong manh. Rồi bà gặp ông Chen Laiguai cũng là một người vô gia cư. Cảm thông với hoàn cảnh của bà nên hai người đã nương tựa vào nhau để sống. Ông chen rất hiểu những gì mà bà Xiong đang phải chịu đựng và sẵn sàng đồng hành cùng bà đi tìm con gái. Những chuyến đi đầy thách thức đối với hai ông bà. Cứ nghe thấy ở đâu có tin tức giống với hoàn cảnh của mình là ông bà đi tới. Không may, một lần đi tìm con bà gặp tai nạn tàu lửa bị mất đi một chân. Mong mỏi gặp con của bà Xiong quá lớn, vượt qua mọi nỗi gian khó nhọc nhằn. Suốt 30 năm long đong lận đận để mong tìm thấy con. Cuối cùng hoàn cảnh của ông bà được nhân viên điều tra dân số tiếp cận. Cảm động trước câu chuyện của bà Xiong, họ đã chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội và rồi từ thông tin truyền thông bà Xiong đã tìm thấy con gái Jin của mình. Ngày 2/11/2017 trước khi gặp mặt bà đã được nói chuyện với con gái qua video. Nhìn hình ảnh bà cũng không rõ là có thật chính xác con gái mình hay không. Cho tới khi được gặp mặt thì bà liền nhận ra ngay đó chính là con gái của mình. Khoảnh khắc được ở bên con mà bà chỉ dám nghĩ đến trong mơ thì nay đã trở thành hiện thực. Bà đã đi tìm con bằng khát vọng yêu thương của người mẹ. Cuộc đời tìm kiếm cơ cực nhưng linh cảm của người mẹ đã khiến bà không bỏ cuộc. Bà vẫn nhẫn nhịn kiên trì chịu đựng, chỉ mong một ngày có thể tìm thấy con gái. Và bà Xiong đã thành công.
Lời bàn: cuộc sống luôn có những phép màu và nó chỉ trở thành hiện thực khi bạn có niềm tin. Niềm tin được xây đắp từ tình mẫu tử thiêng liêng. Từ những gì tôt đẹp nhất mà ba mẹ luôn muốn dành cho con mình. Thì dù có mất mát và khó khăn đến đâu. Cuối cùng hạnh phúc cũng sẽ mỉm cười với bạn.
Chúng ta vừa nghe một câu chuyện hết sức cảm động về tình thương của một người mẹ đã vì con mà dám xả thân dù gặp bao nhiêu đau đớn và đắng cay. Bà Xiong đã miệt mài nắng mưa, vượt ngày vượt đêm, băng qua bao nhiêu chặng đường với thời gian 30 năm trời. Bà đã không ngại khó, không ngại khổ để đi tìm cho được đứa con yêu quý của mình. Và những cố gắng tuyệt diệu của Bà Xiong đã được đáp trả. Bà đã tìm được Jin sau 30 năm mày mò và dong duổi. Niềm vui lẫn nỗi buồn của sự gặp gỡ giữa bà Xiong và cô Jin đã làm cho nhiều người rơi lệ.
Quả thật, hình ảnh bà Xiong đáng được khen ngợi và đáng được tán thưởng vì bà đã dám bỏ hết mọi sự và dám vượt qua bao chông gai dù bị tan nát cuộc đời, dù bị cụt chân trong khi đi tìm con. Có thể nói Bà Xiong đã dành nửa cuộc đời cho cuộc tìm kiếm này vì tình yêu. Tuy nhiên, kính thưa ace, có một gương mặt, có một nhân vật đáng để chúng ta khen ngợi hơn, tán dương hơn, đó chính là Chúa Giê-su Ki-tô. Vì không như Bà Xiong chỉ đi tìm một đứa con gái của mình, Giê-su đã đi tìm từng con người, từng tâm hồn chúng ta, trong cả và nhân loại vượt qua mọi thời gian và không gian. Bà Xiong đã bị tai nạn tàu lửa và bị cụt chân trên đường tìm đứa con của mình, thì Giê-su đã bị khinh miệt, bị bắt, bị đánh, bị giết chết và bị đâm thủng trái tim, nguồn sống chính của con người vì yêu thương nhân loại chúng ta.
Trong tâm tình ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta được được mời gọi chiêm ngắm khuôn mặt đầy nhân hậu và trái tim đầy xót thương của vị Thiên Chúa tình yêu ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể.
Thật vậy, thánh sử Luca đã giới thiệu cho chúng ta hình ảnh một Thiên Chúa là Cha, vì yêu thương, Ngài đã lặn lội để tìm kiếm con người, bất chấp những gian nan khổ cực. Câu chuyện Chúa Giêsu kể cho các biệt phái và kinh sư hôm nay nói về tình thương của Thiên Chúa dành cho các tội nhân. Khi thấy Chúa Giêsu tiếp xúc, trò chuyện, đồng bàn với những người thu thuế và những người bị coi là tội lỗi, các luật sĩ và biệt phái tỏ ra khó chịu, họ chỉ trích Chúa Giêsu. Qua đây, Chúa Giêsu đã kể cho họ dụ ngôn để nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa: Ai trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng mà đi tìm cho bằng được con chiên bị mất? Chúa Giêsu muốn nói rằng : Ai trong các ông cũng sẽ hành xử như thế, huống chi là Thiên Chúa. Việc đi tìm con chiên bị lạc là điều tất nhiên. Hiểu ngược lại, ai không hành động như thế, chắc chắn kẻ ấy là người vô cảm, dửng dưng và thờ ơ với chiên của mình.
Các luật sĩ và biệt phái đã để mình trở nên vô cảm trước đời sống của anh em. Họ là những người có trách nhiệm trong việc hướng dẫn người khác sống theo giới răn, lề luật của Thiên Chúa, như người mục tử chăm sóc, dẫn dắt đoàn chiên. Tuy nhiên, các luật sĩ và biệt phái chỉ lo chăm chút cho chiếc áo và những hình thức bên ngoài, họ đã để cho dân Chúa đi lạc đường, lạc nẻo, họ không cảm thấy áy náy và không cảm thấy bị thúc ép phải đi tìm đưa anh em mình trở về.
Vì thế, khi dùng dụ ngôn ‘đi tìm con chiên lạc’ với luật sĩ và biệt phái, Chúa Giêsu cho thấy, việc Ngài tìm đến với những người thu thuế và những người bị coi là tội lỗi không chỉ là trách nhiệm mà là sự thúc đẩy bởi một trái tim xót thương. Dụ ngôn cho thấy, trong mắt Thiên Chúa, mỗi người đều có giá trị và có một vị trí riêng. Vì thế, dù chỉ một con chiên đi lạc thôi, Thiên Chúa cũng không thể làm ngơ, không thể lãng quên, nhưng Ngài dám liều mình, chấp nhận đánh đổi, nghĩa là dám để lại chín mươi chín con khác trong hoang địa để đi tìm cho được con chiên bị lạc. Như người mục tử, Thiên Chúa cất bước đi tìm con chiên bị lạc. Vì khi bị lạc như thế, nó vô cùng hoảng sợ và gặp nhiều nguy hiểm. Nó sẽ bị sa chân trật bước, có thể bị rơi xuống vực sâu hoặc kẹt trong vách đá, cũng có thể bị thú dữ bao vây cắn xé. Hình dung được nỗi sợ hãi và tâm trạng của con chiên đi lạc, mục tử Giêsu đã không quản ngại nắng gió vất vả, cũng không ngại đường sá cheo leo trắc trở để đi tìm con chiên như tìm chính đứa con bị thất lạc. Qua đây, Chúa cũng nhắc nhở tôi, là mục tử của cộng đoàn truyền giáo, tôi cũng phải lên đường dù gặp chông gai, dù bị dọa nạt hay chống đối để gặp gỡ, nói chuyện, ban bí tích cho những ki-tô hữu xa Chúa lâu năm.
Hơn nữa, lý do con chiên đi lạc, có thể vì nó la cà mải mê với những thú vui vô bổ ven đường nên bị rớt lại khỏi đàn. Nhưng nhiều khi nó đi lạc là vì những con chiên khác trong đàn đã hắt hủi nó, loại trừ nó, coi nó như đồ thừa trong đàn. Vì thế, nó cứ lẽo đẽo theo đàn mà không được sự khích lệ của các con chiên khác, khiến nó ngày càng xa đàn rồi bị lạc đàn. Hiểu được tâm trạng con chiên đi lạc, trái tim của người mục tử Giêsu đã hết sức cảm thông với nó. Khi tìm được con chiên, Ngài không trách nó, cũng không hỏi nó tại sao. Ngài chỉ thấy điều nó cần lúc này là cái ôm nồng ấm cảm thông và sự tha thứ vỗ về. Vì thế khi tìm được con chiên, người mục tử đã ôm nó vào lòng, vác nó trên vai và đưa nó trở về với đàn. Trái tim và tâm hồn của mục tử Giêsu đối với con người tội lỗi của chúng ta là như thế. (Nói đến đây, tôi nhớ lại nhiều lần tôi đã khóc thầm vì vui sướng khi có những người 63 năm, 56, 40 năm, 20 năm, và nhiều người xa Chúa rất lâu đã tìm về với Chúa. Những lúc này không thể nạt nỗ hay la lối, nhưng Chúa dạy tôi phải tỏ lòng nhân từ và ôm nó vào lòng như Chúa đã làm.)
Quả thật, lòng thương xót từ trái tim Chúa luôn tuôn trào sự cảm thông, tha thứ. Ngài chấp nhận bước trên gai góc, vượt qua dốc đá cheo leo, băng qua vực đèo nguy hiểm để tìm gặp chúng ta là con, là chiên của Chúa. Chúa Giêsu không hề đưa ra bất cứ điều kiện nào, cũng không đặt một tiêu chuẩn nào. Ngài yêu chúng ta hoàn toàn bằng sự thúc đẩy của trái tim, mà trái tim thì luôn có những lý lẽ riêng của nó, không thể hiểu hết được. Ngài chỉ mong đợi nơi chúng ta một điều, là hãy ngoan ngoãn để cho Ngài ôm vào lòng, để cho Ngài vác trên vai đem chúng ta trở về. Quả thật, lòng thương xót của Thiên Chúa chiến thắng tội lỗi chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta. Đúng như Đức Thánh Cha Phanxico đã nói: Thiên Chúa đã không mệt mỏi tha thứ và thương xót chúng ta, chỉ sợ chúng ta mệt mỏi hay là chán chường khi đến với Ngài.
Mặt khác, người ta thường nói niềm vui chia sẻ niềm vui nhân. Chính Chúa Giêsu đã diễn tả sự vui mừng của Ngài và của cả Triều thần Thiên quốc khi đón nhận một người tội lỗi hối cải. Người mục tử khi tìm được con chiên bị lạc, ông vui mừng về báo tin cho mọi người và mời mọi người đến dự tiệc: Xin hãy chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó. Chúa Giêsu kết luận: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải. Trong trái tim của Thiên Chúa, không ai bị bỏ rơi, không ai bị loại ra ngoài, dù chỉ là một người, thì người ấy vẫn là con Thiên Chúa, vẫn được yêu thương và tôn trọng. Cũng vì một người, một người thôi, Đức Giê-su đã chấp nhận chết treo trên thập giá để đem lại ơn cứu độ.
Quả thật, đến với Thánh Tâm Yêu Thương của Chúa Giê-su, chúng ta không chỉ chiêm ngắm, tôn thờ cảm mến, nhưng chúng ta được mời gọi hãy bắt chước Đức Giê-su để yêu, để tha thứ và để hy sinh ngay cả mạng sống cho tha nhân nơi môi trường sống hằng ngày. Thật vậy, kính thưa, con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Chúng ta không thể nói yêu ai, thương ai mà chúng ta lại không thực hành, không muốn hy sinh, dấn thân hay phục vụ họ. Làm sao chúng ta giới thiệu Đạo Yêu Thương cho người khác, trong khi mình sống hận thù, ghen ghét, ích kỷ, hẹp hòi,…? Điều này, chính Thánh Gioan Tông Đồ đã cảnh cáo mọi người: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, mà yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”(1Ga 3, 18). Như vậy, chúng ta phải yêu thương như thế nào để trở thành chứng nhân Loan báo Tin Mừng cho người khác? Phải chăng chúng ta phải yêu thương bằng hành động cụ thể không chỉ bằng lý thuyết suông hay lời nói bâng quơ. Chẳng hạn chúng ta thực hành lời kinh ‘Thương người có 14 mối’, trong đó chúng ta được mời gọi thương xác 7 mối: “là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết” và thương linh hồn bảy mối: “lấy lời lành mà khuyên người, mở dậy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết”. Nếu chúng ta thực hành những điều đó cách thường xuyên và đúng đắn, chúng ta đang trở nên hình ảnh thiết thực của Đạo Công Giáo, Đạo yêu thương cho anh chị em đồng loại. Mặt khác, chúng ta sống đời sống yêu thương là biết nhạy bén để nhận ra được hình ảnh Đức Giê-su nơi mọi người, nhất là nơi người nghèo khổ và tật nguyền, nơi người tai nạn bị bỏ rơi, nơi những gia đình đang gặp khó khăn, nơi những người lang thang cơ nhỡ,…Hãy học lấy cung cách giúp đỡ và yêu thương của người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu (x. Lc 10, 29-37) để biết quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc những mảnh đời đầy gian nan và khốn khổ. Đừng sống vô tâm, ích kỷ, dửng dưng và loại trừ như thái độ của lão nhà giàu đã đối xử với Lazaro trong Tin Mừng. (x. Lc 16,19-31).
Ngoài ra, chúng ta có thể dẫn ra một vài cách thức yêu thương thực tế nơi môi trường sống thường ngày để giúp người khác nhận ra chúng ta là con cái của Đức Giê-su, hiện thân Tình Yêu của Thiên Chúa nơi trần gian. Yêu thương là loan báo Tin Mừng khi mỗi chúng ta biết sống tinh thần hy sinh phục vụ cho những hoàn cảnh khổ đau và bệnh tật mà không kêu ca hay phản kháng. Tại các nhà thuốc nơi vùng miền truyền giáo, các nữ tu hoặc các y bác sĩ cần biết tận tình, dễ thương, dễ mến đối với các bệnh nhân đến với mình. Chúng ta sẵn sàng niềm nở đón tiếp và tạo mối dây thân tình với họ, nhờ đó, phần nào họ được tôn trọng, được an ủi, được chữa lành bệnh tâm lý trước khi chữa bệnh thể xác. Phải chăng qua thái độ đón tiếp và phục vụ tận tình đó, chúng ta đang tự giới thiệu một hình ảnh yêu thương của Đạo chúng ta cho họ. Công việc đó nói lên tất cả mà không cần phải rao giảng hay tuyên truyền bằng lý thuyết. Một ví dụ tiếp theo để giúp người khác được cảm hoá và hiểu về Đạo Công Giáo, đạo yêu thương, đạo bác ái của chúng ta: Yêu thương qua việc ra đi và thăm viếng các gia đình nghèo khổ, già cả neo đơn, bệnh hoạn tật nguyền,…không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, hỏi han, thăm viếng đầu môi trót lưỡi, nhưng chúng ta có thể sẵn sàng bắt tay ngay vào việc lau chùi vệ sinh, thay đồ áo, giặt giũ, nấu ăn cùng họ, sửa sang hoặc xây nhà cho họ nếu thật sự quá tồi tàn,…Hành vi cử chỉ thiết thực như thế, không chóng thì chầy, sớm muộn người ta cũng tự đặt câu hỏi: tại sao người Công Giáo lại tốt như thế? Và cứ như vậy, chúng ta cứ yêu thương và cứ phục vụ bằng đời sống thường ngày, chắc chắn nhiều người ở nhiều nơi sẽ được thúc đẩy và sẽ dễ dàng nhận ra được sự quan tâm của Thiên Chúa ngang qua những người Công Giáo biết sống yêu thương bằng những hành động cụ thể và gần gũi.
Thật vậy, trong tâm tình mừng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúng ta chỉ thật sự yêu thương được tha nhân và dấn thân trong đời sống hằng ngày, khi chúng ta luôn biết kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô, nguồn mạch yêu thương của Thiên Chúa qua Lời Ngài và Mình Máu Thánh Ngài. Chúng ta không thể cảm nếm được tình yêu dạt dào của Thiên Chúa mà không trao ban, sớt chia cho tha nhân. Chúng ta được mời gọi một khi đã đón nhận được tình yêu ngọt ngào từ nguồn mạch Lời Chúa, nhất là từ Bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta không thể không ra đi để trở nên tấm bánh bẻ ra cho mọi người bắng sự quan tâm hơn là vô tâm -vô cảm, bằng đời sống yêu thương hơn là ghen ghét - hận thù, bằng đời sống hy sinh phục vụ hơn là khép mình - ích kỷ, bằng đời sống cho đi hơn là lãnh nhận, bằng cuộc sống vui tươi hơn là buồn phiền, bằng đời sống xây đắp-nối kết hơn là dửng dưng hay loại trừ nhau. Như thế, nhờ đó, đời sống yêu thương của chúng ta mới thật sự là phương thức Loan báo Tin Mừng một cách rõ ràng cho anh chị em đồng loại, nhất là anh chị em đồng bào chưa nhận biết Chúa. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Chúa quyền năng : Sự lớn mạnh của Nước Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:23 10/06/2021
Chúa quyền năng : Sự lớn mạnh của Nước Chúa
Suy niệm Chúa nhật XI thường niên - B
(Mc 4, 26-34)
Bước vào Chúa nhật XI thường niên B, trung tuần tháng Sáu, tháng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống tin tưởng và hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa tình yêu. Quả thật, tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta là vô cùng vô tận, một tình yêu nhập thể (gieo vào thế gian) đối thoại với con người, khiến con người tin tưởng, kiên nhẫn, phó thác trong tin yêu vào Chúa là nguyên nhân mọi sự (x. Ed 17, 22 - 24), là sức mạnh, là niềm vui và động lực giúp con người đón nhận ơn Chúa, và sống tốt ơn gọi của mình.
Hình ảnh Thiên Chúa chặt ngọn cao nhất cây hương nam, mang trồng nơi đỉnh núi Israel sẽ đâm chồi nẩy lộc (x.17,22-24) là dấu chỉ sự phát triển thịnh vượng của dân Chúa. Thiên Chúa, Đấng làm ra trời và đất cùng mọi thứ trong đó, Đấng làm cho từ không ra có, há chẳng làm ra cái từ đang có trở nên tốt hơn sao? Việc Chúa làm cho cây khô trở nên xanh tươi, cho dù Dân có phạm tội, ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo bụt thần, Thiên Chúa luôn đợi chờ và tạo mọi cơ hội cho dân trở về. Chúa sẽ không quên dân mà Chúa đã chọn, càng không bỏ mặc họ trong lưu đầy khổ nạn. Chúa sẽ sớm cứu họ và đưa về quê hương xứ sở (x. Ed 17, 22 - 24).
Với những hình ảnh nông nghiệp bình dân như : hạt giống tự mình mọc lên và hạt cải (x. Mc 4, 26 - 34). Chúa Giêsu hé mở cho chúng ta viễn tượng mầu nhiệm Nước Chúa, và mời gọi chúng ta hy vọng, tin tưởng vào quyền năng của Chúa. “Hạt giống mọc lên một mình…Người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa” (Mc 4, 27). Thực tế, hạt giống không thể tự mình mọc lên được, dù con người có tạo ra hạt giống và tác động thế nào đi nữa.
Chuyện kể rằng, có một nhà nghiên cứu giống cây trồng, sau khi đã nhân giống, tạo ghép giống, ông cầm một hạt lúa giống trong tay suy nghĩ và nói : “Tôi biết chính xác các chất cấu tạo nên hạt lúa này. Nó gồm có Nitro, hidro, và carbon. Tôi biết rõ tỉ lệ từng đơn chất trong nó. Tôi có thể làm ra một hạt lúa giống y như thế. Nhưng khi tôi gieo hạt lúa do tôi làm ra xuống đất tôi không thấy nó nảy mầm và mọc lên thành cây! Sau một thời gian các chất cấu tạo nên nó bị tan biến hết. Ngược lại khi tôi gieo một hạt lúa tự nhiên xuống đất, với thời gian, hạt giống nẩy mầm và mọc lên thành một cây lúa khoẻ mạnh. Tại sao vậy? Tai sao hạt giống do tôi tạo ra đã không mang lại kết quả, còn hạt giống tự nhiên thì lại có kết quả thật kỳ diệu : Nó nảy mầm thành cây lúa rồi lớn lên, tới mùa phát sinh ra bông lúa nặng trĩu các hạt lúa! Tại sao vậy?” Thánh Phaolô trả lời cho chúng ta : “Tôi trồng, Apôllô tưới, những chính Thiên Chúa cho mọc lên” (1Cr 3, 6). Đó là mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa. Một khi hạt giống được gieo vào lòng đất, tương quan giữa hạt giống với đất được thiết lập, một chuỗi những kỳ bí vô hình tuyệt vời bắt đầu, quá trình nảy mầm sẽ xảy ra, nếu như nhà nông không để ý đến những gì ông đã gieo và không ai quan tâm đến hạt rơi vào thửa đất.
Nước Thiên Chúa được sánh ví như hạt cải với sự lớn mạnh của nó... Hạt giống Giêsu được Chúa Cha gieo vào đất nhân loại. Mưa hay nắng… chắc chắn mỗi ngày một triển nở, sự yếu đuối của chúng ta là sức mạnh của hạt giống. Liệu tất cả những người tin có hy vọng và trông đợi như thế không?
Chúa Giêsu là Nước Trời. Theo cách thức của người gieo hạt, Người đã được gieo vào lòng đất thân xác Đức Trinh Nữ Maria. Người đã lớn lên và trở thành cây che phủ toàn thể địa cầu. Sau khi bị nghiền nát bởi cuộc Thương Khó, trái cây sinh ra đủ mọi hương vị, phù hợp với khẩu vị và tỏa hương thơm cho mọi vật sống chạm đến Người. Vì, như hạt cải, sự kiện hạt bị nứt ra chính là sức mạnh của nó. Tương tự như vậy, Chúa Kitô muốn thân mình được nghiền tán ra để sức quyền năng Thiên Chúa được thể hiện trong thế gian... Chúa là vua, là nguyên lý của mọi quyền hành là Nước Trời, vì tất cả vinh quang của nước ấy ở nơi Chúa.
Có những lúc Giáo Hội bị bắt bớ, Thánh Giá bị triệt hạ, nhà thờ bị phá hủy, người tin chỉ còn là số ít, người ta lo lắng cho số phận của Nước Chúa. Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI nói : “Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó” (Buổi tiếp kiến chung thứ tư 27 tháng 2 năm 2013).
Romano Guardini viết : “Giáo Hội không phải là cơ cấu được nghĩ ra và xây dựng trên bàn giấy, nhưng là một thực tại sống động. Như mọi sinh vật, Giáo Hội sống dọc dài thời gian trở thành, bằng cách biến đổi mình, tuy trong bản chất nó vẫn luôn luôn là thế. Trái tim của Giáo Hội là Chúa Kitô”. Vì thế, Giáo Hội sống, lớn lên, và thức tỉnh trong tâm hồn các tín hữu. Như Ðức Trinh Nữ Maria, họ tiếp nhận Lời Chúa và thụ thai bởi công trình của Chúa Thánh Thần. Họ hiến dâng cho TChúa thân xác mình, trong sự nghèo nàn và khiêm tốn họ trở thành những người có khả năng sinh ra Chúa Kitô mỗi ngày trong thế gian. Qua Giáo Hội, mầu nhiệm Nhập Thể luôn mãi hiện diện. Chúa Kitô tiếp tục bước đi qua thời gian trong tất cả mọi nơi. Đó là mầu nhiệm lớn mạnh của Nước Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con biết tin tưởng, cậy trông, phó thác vào Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa nhật XI thường niên - B
(Mc 4, 26-34)
Bước vào Chúa nhật XI thường niên B, trung tuần tháng Sáu, tháng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống tin tưởng và hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa tình yêu. Quả thật, tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta là vô cùng vô tận, một tình yêu nhập thể (gieo vào thế gian) đối thoại với con người, khiến con người tin tưởng, kiên nhẫn, phó thác trong tin yêu vào Chúa là nguyên nhân mọi sự (x. Ed 17, 22 - 24), là sức mạnh, là niềm vui và động lực giúp con người đón nhận ơn Chúa, và sống tốt ơn gọi của mình.
Hình ảnh Thiên Chúa chặt ngọn cao nhất cây hương nam, mang trồng nơi đỉnh núi Israel sẽ đâm chồi nẩy lộc (x.17,22-24) là dấu chỉ sự phát triển thịnh vượng của dân Chúa. Thiên Chúa, Đấng làm ra trời và đất cùng mọi thứ trong đó, Đấng làm cho từ không ra có, há chẳng làm ra cái từ đang có trở nên tốt hơn sao? Việc Chúa làm cho cây khô trở nên xanh tươi, cho dù Dân có phạm tội, ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo bụt thần, Thiên Chúa luôn đợi chờ và tạo mọi cơ hội cho dân trở về. Chúa sẽ không quên dân mà Chúa đã chọn, càng không bỏ mặc họ trong lưu đầy khổ nạn. Chúa sẽ sớm cứu họ và đưa về quê hương xứ sở (x. Ed 17, 22 - 24).
Với những hình ảnh nông nghiệp bình dân như : hạt giống tự mình mọc lên và hạt cải (x. Mc 4, 26 - 34). Chúa Giêsu hé mở cho chúng ta viễn tượng mầu nhiệm Nước Chúa, và mời gọi chúng ta hy vọng, tin tưởng vào quyền năng của Chúa. “Hạt giống mọc lên một mình…Người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa” (Mc 4, 27). Thực tế, hạt giống không thể tự mình mọc lên được, dù con người có tạo ra hạt giống và tác động thế nào đi nữa.
Chuyện kể rằng, có một nhà nghiên cứu giống cây trồng, sau khi đã nhân giống, tạo ghép giống, ông cầm một hạt lúa giống trong tay suy nghĩ và nói : “Tôi biết chính xác các chất cấu tạo nên hạt lúa này. Nó gồm có Nitro, hidro, và carbon. Tôi biết rõ tỉ lệ từng đơn chất trong nó. Tôi có thể làm ra một hạt lúa giống y như thế. Nhưng khi tôi gieo hạt lúa do tôi làm ra xuống đất tôi không thấy nó nảy mầm và mọc lên thành cây! Sau một thời gian các chất cấu tạo nên nó bị tan biến hết. Ngược lại khi tôi gieo một hạt lúa tự nhiên xuống đất, với thời gian, hạt giống nẩy mầm và mọc lên thành một cây lúa khoẻ mạnh. Tại sao vậy? Tai sao hạt giống do tôi tạo ra đã không mang lại kết quả, còn hạt giống tự nhiên thì lại có kết quả thật kỳ diệu : Nó nảy mầm thành cây lúa rồi lớn lên, tới mùa phát sinh ra bông lúa nặng trĩu các hạt lúa! Tại sao vậy?” Thánh Phaolô trả lời cho chúng ta : “Tôi trồng, Apôllô tưới, những chính Thiên Chúa cho mọc lên” (1Cr 3, 6). Đó là mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa. Một khi hạt giống được gieo vào lòng đất, tương quan giữa hạt giống với đất được thiết lập, một chuỗi những kỳ bí vô hình tuyệt vời bắt đầu, quá trình nảy mầm sẽ xảy ra, nếu như nhà nông không để ý đến những gì ông đã gieo và không ai quan tâm đến hạt rơi vào thửa đất.
Nước Thiên Chúa được sánh ví như hạt cải với sự lớn mạnh của nó... Hạt giống Giêsu được Chúa Cha gieo vào đất nhân loại. Mưa hay nắng… chắc chắn mỗi ngày một triển nở, sự yếu đuối của chúng ta là sức mạnh của hạt giống. Liệu tất cả những người tin có hy vọng và trông đợi như thế không?
Chúa Giêsu là Nước Trời. Theo cách thức của người gieo hạt, Người đã được gieo vào lòng đất thân xác Đức Trinh Nữ Maria. Người đã lớn lên và trở thành cây che phủ toàn thể địa cầu. Sau khi bị nghiền nát bởi cuộc Thương Khó, trái cây sinh ra đủ mọi hương vị, phù hợp với khẩu vị và tỏa hương thơm cho mọi vật sống chạm đến Người. Vì, như hạt cải, sự kiện hạt bị nứt ra chính là sức mạnh của nó. Tương tự như vậy, Chúa Kitô muốn thân mình được nghiền tán ra để sức quyền năng Thiên Chúa được thể hiện trong thế gian... Chúa là vua, là nguyên lý của mọi quyền hành là Nước Trời, vì tất cả vinh quang của nước ấy ở nơi Chúa.
Có những lúc Giáo Hội bị bắt bớ, Thánh Giá bị triệt hạ, nhà thờ bị phá hủy, người tin chỉ còn là số ít, người ta lo lắng cho số phận của Nước Chúa. Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI nói : “Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó” (Buổi tiếp kiến chung thứ tư 27 tháng 2 năm 2013).
Romano Guardini viết : “Giáo Hội không phải là cơ cấu được nghĩ ra và xây dựng trên bàn giấy, nhưng là một thực tại sống động. Như mọi sinh vật, Giáo Hội sống dọc dài thời gian trở thành, bằng cách biến đổi mình, tuy trong bản chất nó vẫn luôn luôn là thế. Trái tim của Giáo Hội là Chúa Kitô”. Vì thế, Giáo Hội sống, lớn lên, và thức tỉnh trong tâm hồn các tín hữu. Như Ðức Trinh Nữ Maria, họ tiếp nhận Lời Chúa và thụ thai bởi công trình của Chúa Thánh Thần. Họ hiến dâng cho TChúa thân xác mình, trong sự nghèo nàn và khiêm tốn họ trở thành những người có khả năng sinh ra Chúa Kitô mỗi ngày trong thế gian. Qua Giáo Hội, mầu nhiệm Nhập Thể luôn mãi hiện diện. Chúa Kitô tiếp tục bước đi qua thời gian trong tất cả mọi nơi. Đó là mầu nhiệm lớn mạnh của Nước Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con biết tin tưởng, cậy trông, phó thác vào Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Dẫn Nhập Vào Thánh Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 11 Mùa Thường Niên Năm B. 13.6.2021
Lm Francis Lý văn Ca
14:09 10/06/2021
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang sống trong một thời đại tiến bộ văn minh, mọi sự việc đều đòi hỏi chứng minh cụ thể tức khắc. Nhưng đối với cây cỏ thì cần một thời gian để tăng trưởng và đối với quan hệ của con người cũng không thể xây dựng qua một đêm. Con người cần có thời gian để tăng trưởng và thay đổi
Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta thì chúng ta cũng phải kiên nhẫn với anh chị em. Với ơn Chúa ban, với thời gian, đời sống của chúng ta cũng sẽ tăng trưởng như hạt giống gieo trong lòng đất. Chúng ta gieo giống và kiên nhẫn chờ hãt giống nẩy mầm và lớn lên trong niềm hy vọng. Hạt giống tốt chúng ta gieo sẽ trổ sinh hoa trái tốt.
Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trổ sinh những hoa trái thánh thiện thì Ngài cũng đòi hỏi chúng ta cũng phải kiên nhẫn trước những lầm lỗi của anh chị em mình.
Giờ đây, cùng hợp tíếng với ca đoàn, chúng ta tung hô Chúa qua bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Đối với Thiên Chúa không có gì mà Ngài không thực hiện được. Với nhóm nhỏ Dothái, sau trận lục Đạ Hồng Thủy, Thiên Chúa đã tái tạo Dân Thánh Mới
TRƯỚC BÀI ĐỌC II:
Qua cuộc sống đức tin, người tín hữu được mời gọi sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Nơi nào Chúa Kitô đến, Ngài đều rao giảng Nước Trời và mong sao Lời Ngài sẽ sinh hoa kết trái.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến.
Hạt giống tuy nhỏ bé cần có thời gian để lớn lên và Thiên Chúa cũng ban ơn cho hạt giống được nẩy mầm. Chúng ta cầu xin Chúa cho hạt giống đức tin đuợc sinh hoa kết trái.
1. Xin cho hạt giống đức tin luôn sống động trong tâm hồn của những ai xa lìa Nhà Chúa. Với ơn Chúa tác động, như nguồn nước giúp họ tìm lại được nguồn sung mãn trong ơn thánh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho hạt giống của sự bình an sẽ phục hồi qua những cuộc đối thoại chân thành giữa các vị lãnh đạo các quốc gia, để thế giới chúng ta được bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho các nhà giáo, luôn vun trồng nơi những sinh viên học sinh những mầm mống đức tin, sự quảng đại và phục vụ yêu thương. Nếu được như thế, Thiên Chúa sẽ chúc lành cho những nhà giáo dục vì họ đã ươm mầm những cây tương lại thật quý báu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Chúa trợ lực, xin cho những nhà truyền giáo luôn phấn khởi tiếp tục rao giảng Tin Mừng của Chúa trong những hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận ở những miền đất khác nhau trên thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Với ơn Thánh Linh của Thiên Chúa trợ lực, chúng ta không thất vọng trong việc gieo hạt giống Công Bằng và Bác Ái giữa Cộng Đoàn Xứ Đạo hay Quốc Gia của chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
6. Chúng ta cầu nguyện cho những tôi tớ của Chúa đã qua đời … những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới… xin ban cho các Ngài sự bình an và niềm vui khi được an nghỉ trên Thiên Quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với chúng con, xin cho hạt giống mà Con Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng con, với thời gian sẽ nẩy mầm và lớn lên cho đến ngày chúng con tham dự tiệc cưới trên Thiên Quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúc chúng con.
Amen
Chúng ta đang sống trong một thời đại tiến bộ văn minh, mọi sự việc đều đòi hỏi chứng minh cụ thể tức khắc. Nhưng đối với cây cỏ thì cần một thời gian để tăng trưởng và đối với quan hệ của con người cũng không thể xây dựng qua một đêm. Con người cần có thời gian để tăng trưởng và thay đổi
Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta thì chúng ta cũng phải kiên nhẫn với anh chị em. Với ơn Chúa ban, với thời gian, đời sống của chúng ta cũng sẽ tăng trưởng như hạt giống gieo trong lòng đất. Chúng ta gieo giống và kiên nhẫn chờ hãt giống nẩy mầm và lớn lên trong niềm hy vọng. Hạt giống tốt chúng ta gieo sẽ trổ sinh hoa trái tốt.
Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trổ sinh những hoa trái thánh thiện thì Ngài cũng đòi hỏi chúng ta cũng phải kiên nhẫn trước những lầm lỗi của anh chị em mình.
Giờ đây, cùng hợp tíếng với ca đoàn, chúng ta tung hô Chúa qua bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Đối với Thiên Chúa không có gì mà Ngài không thực hiện được. Với nhóm nhỏ Dothái, sau trận lục Đạ Hồng Thủy, Thiên Chúa đã tái tạo Dân Thánh Mới
TRƯỚC BÀI ĐỌC II:
Qua cuộc sống đức tin, người tín hữu được mời gọi sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Nơi nào Chúa Kitô đến, Ngài đều rao giảng Nước Trời và mong sao Lời Ngài sẽ sinh hoa kết trái.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến.
Hạt giống tuy nhỏ bé cần có thời gian để lớn lên và Thiên Chúa cũng ban ơn cho hạt giống được nẩy mầm. Chúng ta cầu xin Chúa cho hạt giống đức tin đuợc sinh hoa kết trái.
1. Xin cho hạt giống đức tin luôn sống động trong tâm hồn của những ai xa lìa Nhà Chúa. Với ơn Chúa tác động, như nguồn nước giúp họ tìm lại được nguồn sung mãn trong ơn thánh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho hạt giống của sự bình an sẽ phục hồi qua những cuộc đối thoại chân thành giữa các vị lãnh đạo các quốc gia, để thế giới chúng ta được bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho các nhà giáo, luôn vun trồng nơi những sinh viên học sinh những mầm mống đức tin, sự quảng đại và phục vụ yêu thương. Nếu được như thế, Thiên Chúa sẽ chúc lành cho những nhà giáo dục vì họ đã ươm mầm những cây tương lại thật quý báu. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Chúa trợ lực, xin cho những nhà truyền giáo luôn phấn khởi tiếp tục rao giảng Tin Mừng của Chúa trong những hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận ở những miền đất khác nhau trên thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Với ơn Thánh Linh của Thiên Chúa trợ lực, chúng ta không thất vọng trong việc gieo hạt giống Công Bằng và Bác Ái giữa Cộng Đoàn Xứ Đạo hay Quốc Gia của chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
6. Chúng ta cầu nguyện cho những tôi tớ của Chúa đã qua đời … những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới… xin ban cho các Ngài sự bình an và niềm vui khi được an nghỉ trên Thiên Quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với chúng con, xin cho hạt giống mà Con Chúa đã gieo vào tâm hồn chúng con, với thời gian sẽ nẩy mầm và lớn lên cho đến ngày chúng con tham dự tiệc cưới trên Thiên Quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúc chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 10/06/2021
4. Cám dỗ vừa mới đến thì chẳng qua chỉ là ý niệm, sau đó thì sinh ra tưởng tượng, bèn thích thú rồi động tình và đồng ý.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:37 10/06/2021
71. VẼ MẶT SAU LƯNG
Tên địa chủ giàu có mời họa sĩ đến vẽ cho mình bức chân dung, nhưng lại không trả tiền.
Họa sĩ rất giận, nên vẽ cho ông ta bức hình phía sau lưng, tài chủ kinh ngạc nói:
- “Người ta vẽ chân dung thì đều vẽ cái mặt, còn anh thì tại sao vẽ phía sau?”
Họa sĩ trả lời:
- “Vẽ cho ông mà ông không dám xuất tiền, tôi khuyên ông là đừng nên để cái mặt nhìn mọi người nữa.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 71:
Có những người muốn nhận chứ không muốn cho, nên cuộc sống của họ thiếu tinh thần bác ái; có những người chỉ muốn người khác khen mình chứ không muốn người khác chê mình, nên chung quanh họ luôn có những người giả dối, sẵn sàng khen mình bất cứ lúc nào, dù mình hay hoặc mình dở; có những người chỉ muốn lợi cho mình mà không muốn người khác có lợi, nên cuộc đời của họ lắm người thù oán.
Tinh thần của người Ki-tô hữu là cho đi mà không cần lấy lại, là quên đi mà không muốn nhớ những việc lành mình đã làm cho người khác, là rất mắc cở khi có người khác khen mình mà khen sai hay khen đúng…
Họa sĩ vẽ sau lưng là để dạy cho người hà tiện một bài học là đừng đem cái mặt hà tiện để nhìn người khác, bởi vì đem cái mặt hà tiện để nhìn người khác thì càng nhìn càng thêm xấu hổ mà thôi.
Làm người Ki-tô hữu mà sống hà tiện với người khác thì cũng nên giấu cái mặt đi, vì càng nhìn họ thì càng mắc cở và xấu hổ cho Đức Chúa Giê-su và cho giáo hội của Ngài…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tên địa chủ giàu có mời họa sĩ đến vẽ cho mình bức chân dung, nhưng lại không trả tiền.
Họa sĩ rất giận, nên vẽ cho ông ta bức hình phía sau lưng, tài chủ kinh ngạc nói:
- “Người ta vẽ chân dung thì đều vẽ cái mặt, còn anh thì tại sao vẽ phía sau?”
Họa sĩ trả lời:
- “Vẽ cho ông mà ông không dám xuất tiền, tôi khuyên ông là đừng nên để cái mặt nhìn mọi người nữa.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 71:
Có những người muốn nhận chứ không muốn cho, nên cuộc sống của họ thiếu tinh thần bác ái; có những người chỉ muốn người khác khen mình chứ không muốn người khác chê mình, nên chung quanh họ luôn có những người giả dối, sẵn sàng khen mình bất cứ lúc nào, dù mình hay hoặc mình dở; có những người chỉ muốn lợi cho mình mà không muốn người khác có lợi, nên cuộc đời của họ lắm người thù oán.
Tinh thần của người Ki-tô hữu là cho đi mà không cần lấy lại, là quên đi mà không muốn nhớ những việc lành mình đã làm cho người khác, là rất mắc cở khi có người khác khen mình mà khen sai hay khen đúng…
Họa sĩ vẽ sau lưng là để dạy cho người hà tiện một bài học là đừng đem cái mặt hà tiện để nhìn người khác, bởi vì đem cái mặt hà tiện để nhìn người khác thì càng nhìn càng thêm xấu hổ mà thôi.
Làm người Ki-tô hữu mà sống hà tiện với người khác thì cũng nên giấu cái mặt đi, vì càng nhìn họ thì càng mắc cở và xấu hổ cho Đức Chúa Giê-su và cho giáo hội của Ngài…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Suối nguồn xót thương
Lm Minh Anh
23:07 10/06/2021
SUỐI NGUỒN XÓT THƯƠNG
“Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài; tức thì, máu cùng nước chảy ra!”.
“Coup de grâce”, một thành ngữ tiếng Pháp, được dùng để nói đến “ân huệ” cuối cùng dành cho một người vật vã hấp hối, để kết thúc sớm cái chết đau đớn của họ; đó có thể là một phát súng, một cú đánh hay một nhát chém. Hai anh trộm cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu đã có được “cú đánh ân huệ” này khi ống chân của họ ‘được’ đập vỡ; nhờ đó, họ nhanh chóng chết vì ngạt thở. Chúa Giêsu không ‘hưởng được’ ân huệ này, vì Ngài đã chết; thế nhưng, “Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài; tức thì, máu cùng nước chảy ra!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Theo truyền thống, người lính đâm cạnh nương long Chúa Giêsu có tên là Longinus; một số truyền thống xác định, Longinus là viên đại đội trưởng đã thốt lên sau cái chết của Chúa Con, “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!”; có truyền thống cho rằng, Longinus đã cải đạo và là tân tòng đầu tiên của Kitô giáo; những truyền thống khác còn nói, mắt Longinus không thể nhìn rõ, máu và nước từ cạnh sườn Chúa Giêsu đã rưới xuống, chữa lành mắt anh. Vậy mà bất kể các truyền thống này có đúng hay không, chúng ta đều biết rằng, cạnh sườn của Chúa Giêsu đã bị đâm thâu, máu và nước đã chảy ra; để từ đó, nhân loại có được ‘suối nguồn xót thương’trào tuôn đến muôn đời.
Ngày nay, khi cử hành hay tham dự các Bí tích, chúng ta dễ dàng coi các nghi thứcchỉ là biểu tượng; đang khi các Bí tích, chính là phương tiện thông ơn của Thiên Chúa; đặc biệt Bí tích Thánh Thể; chính qua linh mục, Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha lễ tế, để nuôi sống và thánh hoá dân Ngài. Vì thế, hôm nay, chúng ta không quên cầu nguyện cho các linh mục trong ngày Giáo Hội xin ơn thánh hoá các ngài.Trong truyền thống Giáo Hội, các Bí tích còn mang nhiều ý nghĩa hơn!Cùng với các linh mục, mỗi khi chúng ta chứng kiến một phép Rửa, một Bí tích nào đó, hoặc dự phần trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta hiện diện ‘một cách thần bí’ với Longinus, để nhận lãnh ân sủng và lòng thương xót cứu chuộc, tuôn đổ từ cạnh sườn, ‘suối nguồn xót thương’ của Thánh Tâm Chúa Giêsu; nhờ đó, chúng ta được thanh tẩy, chữa lànhvà trở nên thanh sạch vẹn toàn.
Về mặt sinh học cũng như ‘vật lý’, trái tim là nội tạng chịu trách nhiệm bơm máu xuyên suốt cơ thể; nhưng ở góc độ tâm linh, con người gồm cả xác hồn, trái tim cũng là nguồn sống của nó. Không có trái tim, chúng ta chết về thể chất lẫn tinh thần. Cũng thế, với Thánh Tâm Chúa Giêsu, đó không chỉ là một trái tim thể xác bị ngọn giáo đâm thủng từ lâu, nhưng chính lúc này, trái tim ấy vẫn là nguồn sống của đời sống thiêng liêng liên tục của chúng ta; không có Thánh Tâm Thương Xót của Ngài, chúng ta sẽ chết trong tội lỗi mình.
Anh Chị em,
Hôm nay, chiêm ngắm Trái Tim Cực Thánh của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tạ ơn Ngài vì Trái Tim Ngài là nguồn mạch liên lỉtuôn tràosự sống mới,nguồn ân sủng nuôi dưỡng, nguồn mạch thiêng liêng, ‘suối nguồn xót thương’ hằng tha thứ và chữa lành chúng ta đến muôn đời. Không chỉ là nguồn suối, Trái Tim Ngài còn là đại dương sâu lắng và êm đềm đang chờ đợi để tắm gội những tội nhân ăn năn trong vực sâu thăm thẳm cứu rỗi của nó. Hãy đặt mình trước Thập Giá Chúa Kitô, hãy để cho Máu và Nước, chảy ra từ cạnh sườn Ngài bao phủ và rửa sạch hồn xác chúng ta. Hãy ngụp lặn trong tình yêu Ngài, để từ đó, cảm nhận được sự tươi mới cũng như sự sống mới của Ngài trong chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, xin giúp con biết đắm mình mỗi ngày trong ‘suối nguồn xót thương’ của Chúa; cho con luôn biết dọn mình xứng đáng để hưởng nhận tất cả những gì Chúa ban qua các Bí tích,những công cụ quý báu có sức biến đổi; nhờ đó, con được nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài; tức thì, máu cùng nước chảy ra!”.
“Coup de grâce”, một thành ngữ tiếng Pháp, được dùng để nói đến “ân huệ” cuối cùng dành cho một người vật vã hấp hối, để kết thúc sớm cái chết đau đớn của họ; đó có thể là một phát súng, một cú đánh hay một nhát chém. Hai anh trộm cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu đã có được “cú đánh ân huệ” này khi ống chân của họ ‘được’ đập vỡ; nhờ đó, họ nhanh chóng chết vì ngạt thở. Chúa Giêsu không ‘hưởng được’ ân huệ này, vì Ngài đã chết; thế nhưng, “Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài; tức thì, máu cùng nước chảy ra!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Theo truyền thống, người lính đâm cạnh nương long Chúa Giêsu có tên là Longinus; một số truyền thống xác định, Longinus là viên đại đội trưởng đã thốt lên sau cái chết của Chúa Con, “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!”; có truyền thống cho rằng, Longinus đã cải đạo và là tân tòng đầu tiên của Kitô giáo; những truyền thống khác còn nói, mắt Longinus không thể nhìn rõ, máu và nước từ cạnh sườn Chúa Giêsu đã rưới xuống, chữa lành mắt anh. Vậy mà bất kể các truyền thống này có đúng hay không, chúng ta đều biết rằng, cạnh sườn của Chúa Giêsu đã bị đâm thâu, máu và nước đã chảy ra; để từ đó, nhân loại có được ‘suối nguồn xót thương’trào tuôn đến muôn đời.
Biểu tượng này không chỉ là những gì thuộc về con người nhưng còn là biểu tượng mang tính thần linh, nói lên tình yêu vô bờ của Thiên Chúa, Đấng cũng có một trái tim,yêu thươngloài người quá bội; một tình yêu mà ngôn sứ Hôsê trong bài đọc hôm nay đã tiết lộ, “Quả tim Ta thổn thức trong Ta, ruột gan Ta bồi hồi!”. Nói đến ‘trái tim’, ‘máu và nước’ là nói đến sự sống; khi Trái Tim Chúa Giêsu bị đâm, Máu và Nước chảy ra chính là lúc sự sống Bí tích mới của Giáo Hội được tuôn trào. “Máu” châu báu là Thánh Thể Cực Thánh, “Nước” là quà tặng của phép Rửa; và trước khi Ngài “tắt thở”, thánh Gioan viết, Ngài kịp “trao Thần Khí”, thì Bí tích Thêm Sức đã được ban. Đó là những chiều kích sâu thẳm của ân sủng; “chiều kích dài, rộng, cao, sâu” mà Phaolô trong thư Êphêsô hôm nay gọi là “Những sự giàu có không thể thấu hiểu được, soi sáng cho mọi người biết cách thức phân phát mầu nhiệm đã được ẩn giấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa”;Thánh Ca Isaia cũng lặp đi lặp lại qua câu đáp, “Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi suối Đấng Cứu Độ!”.
Ngày nay, khi cử hành hay tham dự các Bí tích, chúng ta dễ dàng coi các nghi thứcchỉ là biểu tượng; đang khi các Bí tích, chính là phương tiện thông ơn của Thiên Chúa; đặc biệt Bí tích Thánh Thể; chính qua linh mục, Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha lễ tế, để nuôi sống và thánh hoá dân Ngài. Vì thế, hôm nay, chúng ta không quên cầu nguyện cho các linh mục trong ngày Giáo Hội xin ơn thánh hoá các ngài.Trong truyền thống Giáo Hội, các Bí tích còn mang nhiều ý nghĩa hơn!Cùng với các linh mục, mỗi khi chúng ta chứng kiến một phép Rửa, một Bí tích nào đó, hoặc dự phần trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta hiện diện ‘một cách thần bí’ với Longinus, để nhận lãnh ân sủng và lòng thương xót cứu chuộc, tuôn đổ từ cạnh sườn, ‘suối nguồn xót thương’ của Thánh Tâm Chúa Giêsu; nhờ đó, chúng ta được thanh tẩy, chữa lànhvà trở nên thanh sạch vẹn toàn.
Về mặt sinh học cũng như ‘vật lý’, trái tim là nội tạng chịu trách nhiệm bơm máu xuyên suốt cơ thể; nhưng ở góc độ tâm linh, con người gồm cả xác hồn, trái tim cũng là nguồn sống của nó. Không có trái tim, chúng ta chết về thể chất lẫn tinh thần. Cũng thế, với Thánh Tâm Chúa Giêsu, đó không chỉ là một trái tim thể xác bị ngọn giáo đâm thủng từ lâu, nhưng chính lúc này, trái tim ấy vẫn là nguồn sống của đời sống thiêng liêng liên tục của chúng ta; không có Thánh Tâm Thương Xót của Ngài, chúng ta sẽ chết trong tội lỗi mình.
Anh Chị em,
Hôm nay, chiêm ngắm Trái Tim Cực Thánh của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tạ ơn Ngài vì Trái Tim Ngài là nguồn mạch liên lỉtuôn tràosự sống mới,nguồn ân sủng nuôi dưỡng, nguồn mạch thiêng liêng, ‘suối nguồn xót thương’ hằng tha thứ và chữa lành chúng ta đến muôn đời. Không chỉ là nguồn suối, Trái Tim Ngài còn là đại dương sâu lắng và êm đềm đang chờ đợi để tắm gội những tội nhân ăn năn trong vực sâu thăm thẳm cứu rỗi của nó. Hãy đặt mình trước Thập Giá Chúa Kitô, hãy để cho Máu và Nước, chảy ra từ cạnh sườn Ngài bao phủ và rửa sạch hồn xác chúng ta. Hãy ngụp lặn trong tình yêu Ngài, để từ đó, cảm nhận được sự tươi mới cũng như sự sống mới của Ngài trong chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, xin giúp con biết đắm mình mỗi ngày trong ‘suối nguồn xót thương’ của Chúa; cho con luôn biết dọn mình xứng đáng để hưởng nhận tất cả những gì Chúa ban qua các Bí tích,những công cụ quý báu có sức biến đổi; nhờ đó, con được nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đáp lại tình Chúa bằng việc thực thi tình người
Lm. Đan Vinh
23:25 10/06/2021
LỄ THÁNH TÂM NĂM B
Hs 11,1.3-4.8c-9; Ep 3,8-12.14-19; Ga 19,31-37
ĐÁP LẠI TÌNH CHÚA BẰNG VIỆC THỰC THI TÌNH NGƯỜI
1. TIN MỪNG: Ga 19,31-37
31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su.33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.35 Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin.36 Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ: TỪ LỄ THÁNH TÂM ĐẾN LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.
a) Lòng sùng kính Thánh Tâm là sự tôn kính đặc biệt đối với tình yêu của Chúa Giê-su, hiện thân tình yêu vô cùng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với loài người. Đức Giê-su cũng đã biểu lộ tình yêu tột cùng với các môn đệ nên trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến tấm bánh không men dùng trong bữa tiệc chiên trở thành Thân Mình của Người sắp bị nộp vì tội lỗi nhân loại. Rồi Ngừoi cũng đọc lời truyền phép để biến chén rượu nho trong bữa Tiêc Ly trở thành chén Máu thánh của Người sắp đổ ra để đền tội cho nhân loại. Bí tích Thánh Thể biểu lộ tình yêu của Chúa Giê-su, được diễn tả cách rõ nét khi trên cây thập giá, Đức Giê-su còn bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn trúng trái tim và Máu cùng Nước đã chảy ra từ vết thương này, như đồ đệ Gio-an đã làm chứng đã nhìn thấy và ghi chép trong sách Tin Mừng (x. Ga 19,34-35). Máu và Nước đó đã tuôn trào để tẩy rửa tội lỗi của loài người và cũng để ban ơn cứu độ và giao hòa loài người với Thiên Chúa.
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su đã có từ thế kỷ XI. Nhưng mãi đến thế kỷ XVI, lòng sùng kính này vẫn chỉ mang tính riêng tư, gắn với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh của Chúa. Mãi đến ngày 31-8-1670 Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su mới được cử hành tại Rennes nước Pháp, nhờ công khó của Thánh JEAN EUDES (1602-1680). Từ Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm đã lan truyền đi nhiều nơi,
nhưng phải chờ đến thánh nữ Margarette Marie Alacoque, lòng sùng kính Thánh Tâm mới có điều kiện lan rộng đi khắp nơi trên thế giới.
Trong những lần được thị kiến thấy Chúa Giê-su, thánh nữ MARGARETTE MARIE ALACOQUE đã được Người mặc khải về hình ảnh một Trái Tim của Chúa Giê-su có ngọn lửa và vòng gai quấn quanh. Lần hiện ra quan trọng xảy ra vào ngày 16-6-1675, Chúa Giê-su đã hiện ra yêu cầu Thánh nữ Margarette xin với giáo quyền cho cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su vào ngày thứ Sáu sau lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài người đối với tình yêu vô cùng và sự hy sinh cao cả của Chúa Giê-su. Thánh Tâm không những là biểu hiệu của một trái tim thể lý mà còn biểu hiệu tình yêu thương vô biên của Chúa đối với nhân loại.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được phổ biến từ sau khi Thánh nữ Margarette Marie Alacoque qua đời vào năm 1690, nhưng phải mãi đến năm 1765, lễ Thánh Tâm mới được cử hành chính thức tại nước Pháp. Gần 100 năm sau (1856), ĐGH Pi-ô IX đã truyền mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa cho toàn thể Hội Thánh theo đề nghị của Hội đồng Giám mục Pháp. Thánh Thể và Thánh Tâm đều là Nguồn Tình Yêu vô biên của Chúa Giê-su, Đấng đã yêu thương nhân loại tội lỗi đến cùng, đến nỗi bằng lòng chịu chết nhục nhã trên cây thánh giá để đền bù tội lỗi của họ và ban ơn cứu độ cho họ.
b) Ngày nay, Chúa Giê-su cũng đã mặc khải về Lòng Thương Xót của Người cho Thánh nữ FAUSTINA KOWALSKA người Ba Lan (1905-1938). Người cũng yêu cầu thánh nữ hãy xin với giáo quyền thiết lập lễ kính Lòng Chúa Thương Xót bằng những lời sau: “Ta muốn một tấm hình được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết đến tấm hình đó” (Nhật Ký, số 341).
Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót đã được đức thánh giáo hoàng GIO-AN PHAO-LÔ II người Ba-lan chính thức thiết lập vào ngày 30/4/2000 và đã truyền mừng trọng thể lễ kính Lòng Chúa Thương Xót trong toàn thể Hội Thánh vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm.
Gần đây, vào năm 2016. Đức Thánh Cha PHAN-XI-CÔ đã mở ra Năm Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót để tạo cơ hội cho các con cái Hội Thánh khám phá những nét mới mẻ của Lòng Chúa Thương Xót, kín múc dồi dào những hồng ân đang tuôn trào từ nguồn suối vô tận là Trái Tim rất thánh của Chúa Giê-su, “để cho Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Chúa thanh tẩy và nhào nắn chúng ta nên những tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót, nhờ đó lòng tràn ngập niềm vui, chúng ta sẽ đủ tự tin ra đi để chia sẻ tình thương của Chúa đến cho mọi người”.
2) MƯỜI HAI LỜI HỨA CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU:
Để khuyến khích mọi người hiểu biết lợi ích của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, Người đã hứa với Thánh nữ MARGARETTE MARIE ALACOQUE sẽ ban những ơn ích thiêng liêng cho những ai sùng kính Thánh Tâm như sau:
1- Ta sẽ ban cho họ mọi ân sủng cần thiết trong đời sống.
2- Ta sẽ ban bình an cho gia đình họ và sẽ tái hợp các gia đình đã ly tan.
3- Ta sẽ an ủi họ trong mọi lúc khó khăn.
4- Ta sẽ là nơi họ trú ẩn khi sống và trước khi chết.
5- Ta sẽ ban Phép Lành Nước Trời trên công việc của họ.
6- Các tội nhân sẽ tìm được Nguồn Thương Xót vô hạn nơi Thánh Tâm Ta.
7- Các linh hồn lạnh nhạt sẽ trở nên nhiệt thành.
8- Các linh hồn nhiệt thành sẽ mau đạt tới sự trọn lành.
9- Ta sẽ chúc lành cho nơi nào trưng bày và tôn sùng linh ảnh Thánh Tâm Ta, và Ta sẽ ghi dấu tình yêu của Ta vào lòng những người đeo hình Thánh Tâm Ta. Ta cũng sẽ phá hủy mọi sự rối loạn nơi họ.
10- Các linh mục nhiệt thành tôn sùng Thánh Tâm Ta thì Ta sẽ ban cho họ ơn hoán cải các linh hồn chai cứng nhất.
11- Những người truyền bá lòng tôn sùng này sẽ được ghi tên trong Thánh Tâm Ta, không bao giờ phai nhòa.
12- Ta hứa với lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Ta rằng những người rước lễ vào Thứ Sáu Đầu Tháng trong 9 tháng liên tiếp, tình yêu mãnh liệt của Ta sẽ ban cho ơn ăn năn trở lại trong cuối đời: Họ sẽ không chết trong tình trạng thất sủng hoặc không được lãnh nhận các bí tích. Thánh Tâm Ta sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho họ trong giờ sau hết.
Lời Chúa hứa luôn chắc chắn. Hãy tin tưởng và hãy dành 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, nghĩa là thực hành việc tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su liên tục và rước lễ trong 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng.
3. THẢO LUẬN:
1) Chúa Giê-su đã biểu lộ tình yêu tột cùng đối với loài người chúng ta như thế nào?
2) Mỗi người chúng ta cần làm gì thể hiện tình yêu đối với tha nhân để đáp lại tình yêu của Chúa Giê-su đối với chúng ta?
4. SUY NIỆM:
1) Tình thương Mục Tử của Thiên Chúa với dân Ít-ra-en: Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng ngôn sứ ÊDÊKIEN để mặc khải về tình yêu mục tử của Ngài đối với dân Ít-ra-en: “Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân, tập hợp chúng lại từ các nước và đưa chúng vào đất của chúng. Ta sẽ chăn dắt chúng trên các núi Ít-ra-en, trong các thung lũng và tại mọi nơi trong xứ có thể ở được” (Ed 34:11-13). Ngài lại tiếp tục thề hứa: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34:14-16).
2) Tình thương bao dung của Thánh Tâm Chúa Giê-su với loài người:
Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến để ban ơn cứu độ loài người: Trong thời gian giảng đạo, trái tim yêu thương của Người không dửng dưng trước những người đang khao khát nghe Lời Chân Lý, nên Người đã giảng dạy cho họ nhiều điều (x. Mt 5, 1-12). Trái tim của Người đã rung động khi chứng kiến đám đông dân chúng đi theo mình suốt ba ngày, nên Người đã nhân bánh ra nhiều để cho họ được ăn no (x. Mc 8,1-10). Trái tim yêu thương của Người không ngoảnh mặt làm ngơ khi chứng kiến cảnh người ta đang mang đi chôn một chàng thanh niên, là con trai duy nhất của một bà góa nghèo tại cửa thành Na-im, nên Người đã truyền cho anh trỗi dậy (x. Lc 7,11-17). Trái tim yêu thương khiến Người đã rơi lệ khi chứng kiến hai chị em Mát-ta và Ma-ri-a khóc thương em trai La-gia-rô mới chết và đã truyền cho anh sống lại (x Ga 11,1-45). Hơn nữa, trái tim nhân hậu của Người còn được biểu lộ khi dủ lòng xót thương những kẻ tội lỗi, như Người đã khẳng định: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mc 2,17). Người đã biểu lộ lòng thương xót khi thứ tha cho người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình qua lời tuyên bố: “Tôi không kết án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa” (x. Ga 8,11). Người sẵn sàng tha thứ cho ông Gia-kêu, và gọi một người thu thuế là Mát-thêu vào hàng ngũ 12 tông đồ. Trái tim nhân hậu của Chúa còn được biểu lộ qua ánh mắt nhân từ dành cho Phê-rô sau khi ông phạm tội chối không biết Thầy 3 lần, và lời tuyên bố ban ơn cứu độ cho kẻ trộm lành có lòng sám hối ăn năn trên cây thập tự. Đỉnh cao của trái tim nhân hậu là lòng khoan dung khi cầu xin cho kẻ làm hại mình: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).
Tắt một lời: vì yêu thương nên Chúa Giê-su: “Đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế” (x. Cv 10,38). Người sẵn sàng chịu chết đền tội thay loài người (x. Ga 15, 13). Cuối cùng trên thập giá Người còn trao ban giọt nước và máu cuối cùng chảy ra từ trái tim bị lưỡi đòng đâm thâu (x. Ga 19, 31-37).
3) Sức mạnh của lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa Giê-su:
Lửa có đặc tính kỳ diệu: Lửa có vẻ mềm yếu nhưng cũng có sức mạnh to lớn– mạnh hơn mọi thứ sức mạnh. Một đốm lửa nhỏ có thể dập tắt dễ dàng bằng một làn gió nhẹ, nhưng một ngọn lửa lớn thì không dễ gì dập tắt được. Gió càng lớn lại càng làm cho ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn. Lửa khi được chia sẻ ra nhiều không hề giảm bớt sức mạnh mà nhân sức mạnh lên nhiều! Lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa Giê-su cũng có sức mạnh như thế. Ai yêu mến Chúa và kết hiệp với Chúa thì sẽ được Người ban ngọn lửa yêu mến có sức tác động trên những kẻ khô khan nguội lạnh như vậy.
Trong tuần lễ kính trọng Thể Thánh Thể Chúa Giê-su, Hội Thánh cũng mừng kính Thánh Tâm Chúa vào ngày thứ sáu. Khi diễn tả tình yêu, người ta thường dùng hình ảnh trái tim bị lưỡi gươm đâm thâu. Qua đó cho thấy: Yêu là CHO nhiều hơn NHẬN! và mọi người đều muốn yêu và được yêu. Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể hiểu biết được, như lời thánh Phao-lô trong thư Rô-ma: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5:8).
4) Đáp lại tình Chúa bằng việc thực thi tình người:
Thiên Chúa đã yêu thương loài người chúng ta qua việc chậm giận và hay tha thứ. Chúng ta hãy ở lại trong tình yêu của Chúa bằng việc giữ điều răn của Người. Tác giả thánh vịnh 103 diễn tả tình yêu của Chúa cụ thể như sau: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (Tv 103:8 và 10). Thánh Gio-an cũng khuyên các tín hữu yêu thương nhau như sau: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:7-8). “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau... Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4:15-16).
Tin vào tình yêu của Thiên Chúa là tín thác mọi sự cho lòng thương xót của Người, tin Chúa bằng cả con người của chúng ta chứ không chỉ bằng môi miệng bề ngoài. Chúa Giê-su luôn mời gọi các môn đệ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15:9). “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15:10). Yêu ai thì tìm làm theo ý người đó, muốn làm cho người đó được vui và muốn nên giống người đó.
Tình yêu của Chúa Giê-su đã được Người diễn tả qua hình ảnh “TRÁI TIM BỊ ĐÂM THÂU”. Vì thế, Người đã bày tỏ cho thánh nữ Magarita, vào thế kỳ 15 bằng hình ảnh “TRÁI TIM CÓ LỬA VẤN VÒNG GAI” chung quanh và truyền cho thánh nữ Magarita truyền bá rộng rãi cho thế nhân.
TÓM LẠI: Chúa Giê-su muốn minh định tình yêu của Thiên Chúa qua hình ảnh “Thánh Tâm” của Người. Đồng thời, Người mời gọi thế nhân hãy năng sử dụng con tim. Thánh Phao-lô cũng cho biết: “Sau cùng mọi thứ sẽ tan biến, chỉ còn lại lòng bác ái là tình yêu thương”.
Như vậy, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su là tháng mà Gíao Hội nhắc nhở đến sứ điệp của Chúa Giê-su, đã mặc khải nhiều lần cho thánh nữ Ma-ga-ri-ta: “Yêu như THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU là CHO ĐI, vì “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
5. LỜI CẦU:
Lạy Thánh Tâm Chúa Giê-su, xin cho con trở nên bé nhỏ, để con dễ dàng nghe được tiếng Chúa nói với con, dễ thấy Chúa hiện diện và hoạt động trong cuộc đời con. Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa, xin cho con không trở thành cứng cỏi, khép kín và nghi ngờ. Xin dạy con sự hiền lành, để con sẵn sàng cảm thông và bao dung với tha nhân. Xin dạy con sự khiêm nhường, để con luôn phó thác đời con trong tay Chúa. Cuối cùng, xin cho con sự bình an, để con vui vẻ đi theo con đường hẹp và leo dốc với Chúa, với hy vọng con sẽ cùng Chúa vượt qua đau khổ để vào trong vinh quang. Amen.
Hs 11,1.3-4.8c-9; Ep 3,8-12.14-19; Ga 19,31-37
ĐÁP LẠI TÌNH CHÚA BẰNG VIỆC THỰC THI TÌNH NGƯỜI
1. TIN MỪNG: Ga 19,31-37
31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su.33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.35 Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin.36 Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ: TỪ LỄ THÁNH TÂM ĐẾN LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.
a) Lòng sùng kính Thánh Tâm là sự tôn kính đặc biệt đối với tình yêu của Chúa Giê-su, hiện thân tình yêu vô cùng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với loài người. Đức Giê-su cũng đã biểu lộ tình yêu tột cùng với các môn đệ nên trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến tấm bánh không men dùng trong bữa tiệc chiên trở thành Thân Mình của Người sắp bị nộp vì tội lỗi nhân loại. Rồi Ngừoi cũng đọc lời truyền phép để biến chén rượu nho trong bữa Tiêc Ly trở thành chén Máu thánh của Người sắp đổ ra để đền tội cho nhân loại. Bí tích Thánh Thể biểu lộ tình yêu của Chúa Giê-su, được diễn tả cách rõ nét khi trên cây thập giá, Đức Giê-su còn bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn trúng trái tim và Máu cùng Nước đã chảy ra từ vết thương này, như đồ đệ Gio-an đã làm chứng đã nhìn thấy và ghi chép trong sách Tin Mừng (x. Ga 19,34-35). Máu và Nước đó đã tuôn trào để tẩy rửa tội lỗi của loài người và cũng để ban ơn cứu độ và giao hòa loài người với Thiên Chúa.
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su đã có từ thế kỷ XI. Nhưng mãi đến thế kỷ XVI, lòng sùng kính này vẫn chỉ mang tính riêng tư, gắn với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh của Chúa. Mãi đến ngày 31-8-1670 Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su mới được cử hành tại Rennes nước Pháp, nhờ công khó của Thánh JEAN EUDES (1602-1680). Từ Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm đã lan truyền đi nhiều nơi,
nhưng phải chờ đến thánh nữ Margarette Marie Alacoque, lòng sùng kính Thánh Tâm mới có điều kiện lan rộng đi khắp nơi trên thế giới.
Trong những lần được thị kiến thấy Chúa Giê-su, thánh nữ MARGARETTE MARIE ALACOQUE đã được Người mặc khải về hình ảnh một Trái Tim của Chúa Giê-su có ngọn lửa và vòng gai quấn quanh. Lần hiện ra quan trọng xảy ra vào ngày 16-6-1675, Chúa Giê-su đã hiện ra yêu cầu Thánh nữ Margarette xin với giáo quyền cho cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su vào ngày thứ Sáu sau lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài người đối với tình yêu vô cùng và sự hy sinh cao cả của Chúa Giê-su. Thánh Tâm không những là biểu hiệu của một trái tim thể lý mà còn biểu hiệu tình yêu thương vô biên của Chúa đối với nhân loại.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được phổ biến từ sau khi Thánh nữ Margarette Marie Alacoque qua đời vào năm 1690, nhưng phải mãi đến năm 1765, lễ Thánh Tâm mới được cử hành chính thức tại nước Pháp. Gần 100 năm sau (1856), ĐGH Pi-ô IX đã truyền mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa cho toàn thể Hội Thánh theo đề nghị của Hội đồng Giám mục Pháp. Thánh Thể và Thánh Tâm đều là Nguồn Tình Yêu vô biên của Chúa Giê-su, Đấng đã yêu thương nhân loại tội lỗi đến cùng, đến nỗi bằng lòng chịu chết nhục nhã trên cây thánh giá để đền bù tội lỗi của họ và ban ơn cứu độ cho họ.
b) Ngày nay, Chúa Giê-su cũng đã mặc khải về Lòng Thương Xót của Người cho Thánh nữ FAUSTINA KOWALSKA người Ba Lan (1905-1938). Người cũng yêu cầu thánh nữ hãy xin với giáo quyền thiết lập lễ kính Lòng Chúa Thương Xót bằng những lời sau: “Ta muốn một tấm hình được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết đến tấm hình đó” (Nhật Ký, số 341).
Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót đã được đức thánh giáo hoàng GIO-AN PHAO-LÔ II người Ba-lan chính thức thiết lập vào ngày 30/4/2000 và đã truyền mừng trọng thể lễ kính Lòng Chúa Thương Xót trong toàn thể Hội Thánh vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm.
Gần đây, vào năm 2016. Đức Thánh Cha PHAN-XI-CÔ đã mở ra Năm Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót để tạo cơ hội cho các con cái Hội Thánh khám phá những nét mới mẻ của Lòng Chúa Thương Xót, kín múc dồi dào những hồng ân đang tuôn trào từ nguồn suối vô tận là Trái Tim rất thánh của Chúa Giê-su, “để cho Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Chúa thanh tẩy và nhào nắn chúng ta nên những tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót, nhờ đó lòng tràn ngập niềm vui, chúng ta sẽ đủ tự tin ra đi để chia sẻ tình thương của Chúa đến cho mọi người”.
2) MƯỜI HAI LỜI HỨA CỦA THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU:
Để khuyến khích mọi người hiểu biết lợi ích của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, Người đã hứa với Thánh nữ MARGARETTE MARIE ALACOQUE sẽ ban những ơn ích thiêng liêng cho những ai sùng kính Thánh Tâm như sau:
1- Ta sẽ ban cho họ mọi ân sủng cần thiết trong đời sống.
2- Ta sẽ ban bình an cho gia đình họ và sẽ tái hợp các gia đình đã ly tan.
3- Ta sẽ an ủi họ trong mọi lúc khó khăn.
4- Ta sẽ là nơi họ trú ẩn khi sống và trước khi chết.
5- Ta sẽ ban Phép Lành Nước Trời trên công việc của họ.
6- Các tội nhân sẽ tìm được Nguồn Thương Xót vô hạn nơi Thánh Tâm Ta.
7- Các linh hồn lạnh nhạt sẽ trở nên nhiệt thành.
8- Các linh hồn nhiệt thành sẽ mau đạt tới sự trọn lành.
9- Ta sẽ chúc lành cho nơi nào trưng bày và tôn sùng linh ảnh Thánh Tâm Ta, và Ta sẽ ghi dấu tình yêu của Ta vào lòng những người đeo hình Thánh Tâm Ta. Ta cũng sẽ phá hủy mọi sự rối loạn nơi họ.
10- Các linh mục nhiệt thành tôn sùng Thánh Tâm Ta thì Ta sẽ ban cho họ ơn hoán cải các linh hồn chai cứng nhất.
11- Những người truyền bá lòng tôn sùng này sẽ được ghi tên trong Thánh Tâm Ta, không bao giờ phai nhòa.
12- Ta hứa với lòng thương xót vô biên của Thánh Tâm Ta rằng những người rước lễ vào Thứ Sáu Đầu Tháng trong 9 tháng liên tiếp, tình yêu mãnh liệt của Ta sẽ ban cho ơn ăn năn trở lại trong cuối đời: Họ sẽ không chết trong tình trạng thất sủng hoặc không được lãnh nhận các bí tích. Thánh Tâm Ta sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho họ trong giờ sau hết.
Lời Chúa hứa luôn chắc chắn. Hãy tin tưởng và hãy dành 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, nghĩa là thực hành việc tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su liên tục và rước lễ trong 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng.
3. THẢO LUẬN:
1) Chúa Giê-su đã biểu lộ tình yêu tột cùng đối với loài người chúng ta như thế nào?
2) Mỗi người chúng ta cần làm gì thể hiện tình yêu đối với tha nhân để đáp lại tình yêu của Chúa Giê-su đối với chúng ta?
4. SUY NIỆM:
1) Tình thương Mục Tử của Thiên Chúa với dân Ít-ra-en: Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng ngôn sứ ÊDÊKIEN để mặc khải về tình yêu mục tử của Ngài đối với dân Ít-ra-en: “Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân, tập hợp chúng lại từ các nước và đưa chúng vào đất của chúng. Ta sẽ chăn dắt chúng trên các núi Ít-ra-en, trong các thung lũng và tại mọi nơi trong xứ có thể ở được” (Ed 34:11-13). Ngài lại tiếp tục thề hứa: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34:14-16).
2) Tình thương bao dung của Thánh Tâm Chúa Giê-su với loài người:
Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến để ban ơn cứu độ loài người: Trong thời gian giảng đạo, trái tim yêu thương của Người không dửng dưng trước những người đang khao khát nghe Lời Chân Lý, nên Người đã giảng dạy cho họ nhiều điều (x. Mt 5, 1-12). Trái tim của Người đã rung động khi chứng kiến đám đông dân chúng đi theo mình suốt ba ngày, nên Người đã nhân bánh ra nhiều để cho họ được ăn no (x. Mc 8,1-10). Trái tim yêu thương của Người không ngoảnh mặt làm ngơ khi chứng kiến cảnh người ta đang mang đi chôn một chàng thanh niên, là con trai duy nhất của một bà góa nghèo tại cửa thành Na-im, nên Người đã truyền cho anh trỗi dậy (x. Lc 7,11-17). Trái tim yêu thương khiến Người đã rơi lệ khi chứng kiến hai chị em Mát-ta và Ma-ri-a khóc thương em trai La-gia-rô mới chết và đã truyền cho anh sống lại (x Ga 11,1-45). Hơn nữa, trái tim nhân hậu của Người còn được biểu lộ khi dủ lòng xót thương những kẻ tội lỗi, như Người đã khẳng định: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mc 2,17). Người đã biểu lộ lòng thương xót khi thứ tha cho người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình qua lời tuyên bố: “Tôi không kết án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa” (x. Ga 8,11). Người sẵn sàng tha thứ cho ông Gia-kêu, và gọi một người thu thuế là Mát-thêu vào hàng ngũ 12 tông đồ. Trái tim nhân hậu của Chúa còn được biểu lộ qua ánh mắt nhân từ dành cho Phê-rô sau khi ông phạm tội chối không biết Thầy 3 lần, và lời tuyên bố ban ơn cứu độ cho kẻ trộm lành có lòng sám hối ăn năn trên cây thập tự. Đỉnh cao của trái tim nhân hậu là lòng khoan dung khi cầu xin cho kẻ làm hại mình: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).
Tắt một lời: vì yêu thương nên Chúa Giê-su: “Đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế” (x. Cv 10,38). Người sẵn sàng chịu chết đền tội thay loài người (x. Ga 15, 13). Cuối cùng trên thập giá Người còn trao ban giọt nước và máu cuối cùng chảy ra từ trái tim bị lưỡi đòng đâm thâu (x. Ga 19, 31-37).
3) Sức mạnh của lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa Giê-su:
Lửa có đặc tính kỳ diệu: Lửa có vẻ mềm yếu nhưng cũng có sức mạnh to lớn– mạnh hơn mọi thứ sức mạnh. Một đốm lửa nhỏ có thể dập tắt dễ dàng bằng một làn gió nhẹ, nhưng một ngọn lửa lớn thì không dễ gì dập tắt được. Gió càng lớn lại càng làm cho ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn. Lửa khi được chia sẻ ra nhiều không hề giảm bớt sức mạnh mà nhân sức mạnh lên nhiều! Lửa yêu mến từ Thánh Tâm Chúa Giê-su cũng có sức mạnh như thế. Ai yêu mến Chúa và kết hiệp với Chúa thì sẽ được Người ban ngọn lửa yêu mến có sức tác động trên những kẻ khô khan nguội lạnh như vậy.
Trong tuần lễ kính trọng Thể Thánh Thể Chúa Giê-su, Hội Thánh cũng mừng kính Thánh Tâm Chúa vào ngày thứ sáu. Khi diễn tả tình yêu, người ta thường dùng hình ảnh trái tim bị lưỡi gươm đâm thâu. Qua đó cho thấy: Yêu là CHO nhiều hơn NHẬN! và mọi người đều muốn yêu và được yêu. Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể hiểu biết được, như lời thánh Phao-lô trong thư Rô-ma: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5:8).
4) Đáp lại tình Chúa bằng việc thực thi tình người:
Thiên Chúa đã yêu thương loài người chúng ta qua việc chậm giận và hay tha thứ. Chúng ta hãy ở lại trong tình yêu của Chúa bằng việc giữ điều răn của Người. Tác giả thánh vịnh 103 diễn tả tình yêu của Chúa cụ thể như sau: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (Tv 103:8 và 10). Thánh Gio-an cũng khuyên các tín hữu yêu thương nhau như sau: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:7-8). “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau... Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4:15-16).
Tin vào tình yêu của Thiên Chúa là tín thác mọi sự cho lòng thương xót của Người, tin Chúa bằng cả con người của chúng ta chứ không chỉ bằng môi miệng bề ngoài. Chúa Giê-su luôn mời gọi các môn đệ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15:9). “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15:10). Yêu ai thì tìm làm theo ý người đó, muốn làm cho người đó được vui và muốn nên giống người đó.
Tình yêu của Chúa Giê-su đã được Người diễn tả qua hình ảnh “TRÁI TIM BỊ ĐÂM THÂU”. Vì thế, Người đã bày tỏ cho thánh nữ Magarita, vào thế kỳ 15 bằng hình ảnh “TRÁI TIM CÓ LỬA VẤN VÒNG GAI” chung quanh và truyền cho thánh nữ Magarita truyền bá rộng rãi cho thế nhân.
TÓM LẠI: Chúa Giê-su muốn minh định tình yêu của Thiên Chúa qua hình ảnh “Thánh Tâm” của Người. Đồng thời, Người mời gọi thế nhân hãy năng sử dụng con tim. Thánh Phao-lô cũng cho biết: “Sau cùng mọi thứ sẽ tan biến, chỉ còn lại lòng bác ái là tình yêu thương”.
Như vậy, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su là tháng mà Gíao Hội nhắc nhở đến sứ điệp của Chúa Giê-su, đã mặc khải nhiều lần cho thánh nữ Ma-ga-ri-ta: “Yêu như THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU là CHO ĐI, vì “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
5. LỜI CẦU:
Lạy Thánh Tâm Chúa Giê-su, xin cho con trở nên bé nhỏ, để con dễ dàng nghe được tiếng Chúa nói với con, dễ thấy Chúa hiện diện và hoạt động trong cuộc đời con. Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa, xin cho con không trở thành cứng cỏi, khép kín và nghi ngờ. Xin dạy con sự hiền lành, để con sẵn sàng cảm thông và bao dung với tha nhân. Xin dạy con sự khiêm nhường, để con luôn phó thác đời con trong tay Chúa. Cuối cùng, xin cho con sự bình an, để con vui vẻ đi theo con đường hẹp và leo dốc với Chúa, với hy vọng con sẽ cùng Chúa vượt qua đau khổ để vào trong vinh quang. Amen.
Gieo trong niềm lạc quan
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:36 10/06/2021
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM B
GIEO TRONG NIỀM LẠC QUAN
Tin Mừng cho biết: “Nước Thiên Chúa giống như người gieo hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày người ấy có ngủ hay thức, hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Đây là dụ ngôn về hạt giống. Đây cũng là một trong những dụ ngôn lạc quan nhất mà chỉ một mình thánh sử Marcô ghi lại.
Sau khi được gieo, dù người gieo có quan tâm hay không, hạt vẫn nảy mầm và phát triển. Hạt giống và đất có mối quan hệ vừa chặt chẽ, vừa năng động: đất cho hạt môi trường để tồn tại và sinh sôi. Hạt cho thấy lợi tức của đất. Sự sống và sự phát triển của hạt là thành quả của sự kết hợp đất - hạt giống.
Nghĩa ẩn trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu dạy cho ta hiểu: chính Chúa là người gieo giống, lời Chúa dạy là hạt giống và mỗi chúng ta hay trần gian nói chung là những mãnh đất. Hạt giống lời Chúa đã gieo. Không nhiều thì ít, không cách này thì cách khác, hạt giống lời Chúa vẫn sinh sôi, vẫn có kết quả.
Dụ ngôn, vì thế, mang viễn ảnh hy vọng, tin tưởng và lạc quan. Chúa cho thấy, bất chấp nghịch cảnh nào, Chúa vẫn thành công khi lời Chúa đã gieo vãi. Dù thế gian còn đó nhiều góc khuất, nhưng không phải mọi tâm hồn con người đều không thể uốn nắn, không phải ai cũng cứng lòng khó thay đổi đời sống.
Quả thật, Chúa không phí thời gian để loan truyền hạt giống Nước Trời - hạt giống của tình yêu cứu độ, của hạnh phúc vĩnh cửu. Bởi chính nhờ lắng nghe, ấp ủ và khao khát sống lời Chúa ngày càng mãnh liệt, mà nhiều anh chị em trong Hội Thánh dám xả thân, dám sống, dám chết cho Tin Mừng Nước Trời, cho ơn cứu độ của mọi linh hồn.
Dù lịch sử Hội Thánh đã và vẫn đang trải qua biết bao nhiêu giông bão cuồng nộ có thể do từng thời đại gây ra, hoặc do những tồn tại kéo dài, hoặc cục bộ hoặc diện rộng..., cả những thác ghềnh giữa lòng Hội Thánh trổi dậy hoặc từ ngoài tấn công vào, thì Hội Thánh vẫn không thiếu những người con quật cường cho Tin Mừng, cho hạt giống đức tin ngày một sinh sôi, ngày một phát triển và lan nhanh, bất chấp sự trả giá bằng hà hiếp, bằng lao tù, bằng khủng bố, bằng những đòn thù chí mạng, thậm chí bằng xương máu...
Tinh thần lạc quan của dụ ngôn còn chứng minh cách mạnh mẽ lời Chúa từng khẳng định: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nảy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55, 10-11).
Dù thực tế, lời Chúa gieo vào trần gian phải va vào bao nhiêu sức chống đối; đối đầu cùng mọi đố kỵ của kiêu ngạo, vô ơn xuất phát từ lòng người; phải vượt qua biết bao nhiêu loại tự mãn của những não trạng thực dụng, của sự vênh váo trong những chủ trương duy thực nghiệm..., thì Lời Chúa không bao giờ quay trở lại nguồn gốc phát sinh ra nó mà không sinh hoa kết trái.
Niềm lạc quan của dụ ngôn càng thúc đẩy ta tin tưởng vào Đấng là tác giả của nó, Chúa Kitô, Chúa chúng ta và tin tưởng vào chính Đấng đã sai Ngài. Từ lòng tin ấy, giúp ta mỗi ngày một xác tín hơn, xác tín bền vững trọn đời mình: Nước Thiên Chúa mạnh mẽ vô song, không có bất cứ cái gì của trần gian có thể vượt thắng. Nước Thiên Chúa là nguyên lý luôn phát triển, luôn tiến đến vô cùng, rồi một ngày đạt tới kết quả viên mãn là chính Thiên Chúa.
Trần gian, nơi Thiên Chúa gieo hạt giống lời Ngài, không bao giờ tan biến, nhưng đi vào "trời mới đất mới", để những ai trung thành làm mãnh đất tốt của lời Chúa, sẽ hưởng vinh quang trong Đấng vĩnh cửu mà mình đã chọn để theo.
Từng người hãy ý thức, bản thân là mãnh đất cho lời Chúa phát triển, nhưng cũng là người gieo hạt giống theo gương Chúa Kitô. Bởi theo gương Chúa, như các nhà truyền giáo, ta chia sẻ cuộc sống của mình cho anh chị em. Đó là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi chấp nhận hy sinh tính mạng cho người mình yêu (x. Ga 15,13).
Hãy nhớ, dù không được sai đi giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị... nhưng không vì thế mà Kitô hữu đứng ngoài các vấn đề ấy. Chúa Giêsu loan Tin Mừng bằng lời và cả hành động. Chúa "cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).
Sống tinh thần của hạt giống lời Chúa được gieo nơi tâm hồn mình, Kitô hữu tiếp nối bước chân của Chúa làm phát sinh nhiều hạt giống khác bằng đời sống bác ái nơi mọi tâm hồn anh chị em xung quanh.
Điều cần ghi nhớ luôn luôn là: Bản thân ta cứ gieo lời Chúa mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, đừng trông chờ kết quả. Hãy cứ gieo bằng tất cả nhiệt huyết, không ngưng nghỉ, không mệt mỏi. Kết quả cuối cùng có như thế nào là do Chúa. Hãy gieo trong niềm lạc quan sung sướng, bởi người gieo dù ngủ hay thức, hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên.
GIEO TRONG NIỀM LẠC QUAN
Tin Mừng cho biết: “Nước Thiên Chúa giống như người gieo hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày người ấy có ngủ hay thức, hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Đây là dụ ngôn về hạt giống. Đây cũng là một trong những dụ ngôn lạc quan nhất mà chỉ một mình thánh sử Marcô ghi lại.
Sau khi được gieo, dù người gieo có quan tâm hay không, hạt vẫn nảy mầm và phát triển. Hạt giống và đất có mối quan hệ vừa chặt chẽ, vừa năng động: đất cho hạt môi trường để tồn tại và sinh sôi. Hạt cho thấy lợi tức của đất. Sự sống và sự phát triển của hạt là thành quả của sự kết hợp đất - hạt giống.
Nghĩa ẩn trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu dạy cho ta hiểu: chính Chúa là người gieo giống, lời Chúa dạy là hạt giống và mỗi chúng ta hay trần gian nói chung là những mãnh đất. Hạt giống lời Chúa đã gieo. Không nhiều thì ít, không cách này thì cách khác, hạt giống lời Chúa vẫn sinh sôi, vẫn có kết quả.
Dụ ngôn, vì thế, mang viễn ảnh hy vọng, tin tưởng và lạc quan. Chúa cho thấy, bất chấp nghịch cảnh nào, Chúa vẫn thành công khi lời Chúa đã gieo vãi. Dù thế gian còn đó nhiều góc khuất, nhưng không phải mọi tâm hồn con người đều không thể uốn nắn, không phải ai cũng cứng lòng khó thay đổi đời sống.
Quả thật, Chúa không phí thời gian để loan truyền hạt giống Nước Trời - hạt giống của tình yêu cứu độ, của hạnh phúc vĩnh cửu. Bởi chính nhờ lắng nghe, ấp ủ và khao khát sống lời Chúa ngày càng mãnh liệt, mà nhiều anh chị em trong Hội Thánh dám xả thân, dám sống, dám chết cho Tin Mừng Nước Trời, cho ơn cứu độ của mọi linh hồn.
Dù lịch sử Hội Thánh đã và vẫn đang trải qua biết bao nhiêu giông bão cuồng nộ có thể do từng thời đại gây ra, hoặc do những tồn tại kéo dài, hoặc cục bộ hoặc diện rộng..., cả những thác ghềnh giữa lòng Hội Thánh trổi dậy hoặc từ ngoài tấn công vào, thì Hội Thánh vẫn không thiếu những người con quật cường cho Tin Mừng, cho hạt giống đức tin ngày một sinh sôi, ngày một phát triển và lan nhanh, bất chấp sự trả giá bằng hà hiếp, bằng lao tù, bằng khủng bố, bằng những đòn thù chí mạng, thậm chí bằng xương máu...
Tinh thần lạc quan của dụ ngôn còn chứng minh cách mạnh mẽ lời Chúa từng khẳng định: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nảy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55, 10-11).
Dù thực tế, lời Chúa gieo vào trần gian phải va vào bao nhiêu sức chống đối; đối đầu cùng mọi đố kỵ của kiêu ngạo, vô ơn xuất phát từ lòng người; phải vượt qua biết bao nhiêu loại tự mãn của những não trạng thực dụng, của sự vênh váo trong những chủ trương duy thực nghiệm..., thì Lời Chúa không bao giờ quay trở lại nguồn gốc phát sinh ra nó mà không sinh hoa kết trái.
Niềm lạc quan của dụ ngôn càng thúc đẩy ta tin tưởng vào Đấng là tác giả của nó, Chúa Kitô, Chúa chúng ta và tin tưởng vào chính Đấng đã sai Ngài. Từ lòng tin ấy, giúp ta mỗi ngày một xác tín hơn, xác tín bền vững trọn đời mình: Nước Thiên Chúa mạnh mẽ vô song, không có bất cứ cái gì của trần gian có thể vượt thắng. Nước Thiên Chúa là nguyên lý luôn phát triển, luôn tiến đến vô cùng, rồi một ngày đạt tới kết quả viên mãn là chính Thiên Chúa.
Trần gian, nơi Thiên Chúa gieo hạt giống lời Ngài, không bao giờ tan biến, nhưng đi vào "trời mới đất mới", để những ai trung thành làm mãnh đất tốt của lời Chúa, sẽ hưởng vinh quang trong Đấng vĩnh cửu mà mình đã chọn để theo.
Từng người hãy ý thức, bản thân là mãnh đất cho lời Chúa phát triển, nhưng cũng là người gieo hạt giống theo gương Chúa Kitô. Bởi theo gương Chúa, như các nhà truyền giáo, ta chia sẻ cuộc sống của mình cho anh chị em. Đó là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi chấp nhận hy sinh tính mạng cho người mình yêu (x. Ga 15,13).
Hãy nhớ, dù không được sai đi giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị... nhưng không vì thế mà Kitô hữu đứng ngoài các vấn đề ấy. Chúa Giêsu loan Tin Mừng bằng lời và cả hành động. Chúa "cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).
Sống tinh thần của hạt giống lời Chúa được gieo nơi tâm hồn mình, Kitô hữu tiếp nối bước chân của Chúa làm phát sinh nhiều hạt giống khác bằng đời sống bác ái nơi mọi tâm hồn anh chị em xung quanh.
Điều cần ghi nhớ luôn luôn là: Bản thân ta cứ gieo lời Chúa mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, đừng trông chờ kết quả. Hãy cứ gieo bằng tất cả nhiệt huyết, không ngưng nghỉ, không mệt mỏi. Kết quả cuối cùng có như thế nào là do Chúa. Hãy gieo trong niềm lạc quan sung sướng, bởi người gieo dù ngủ hay thức, hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên.
Sức sống mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa
Lm Đan Vinh
23:44 10/06/2021
CN 11 TN B
Ed 17,22-24; 2 Cr 5,6-10; Mc 4,26-34
SỨC SỐNG MẦU NHIỆM CỦA NƯỚC THIÊN CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 4,26-34
26 Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. 27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. 28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. 29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
30 Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? 31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. 32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. 34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
2. Ý CHÍNH:
Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su dùng nhiều dụ ngôn để giảng dạy cho dân chúng về Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập. Cụ thể trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đưa ra hai dụ ngôn là hạt lúa và hạt cải để diễn tả về sự hình thành và phát triển của Nước Thiên Chúa: Ban đầu hạt lúa được người nông dân gieo trên ruộng đất rồi sau đó, hạt lúa tự mọc lên thành cây lúa và tới mùa ra bông kết trái được nhiều bông hạt. Hạt cải tuy nhỏ bé nhất trong các hạt, nhưng sau một thời gian nó sẽ trở thành một cây cải cao lớn nhất, đến nỗi chim trời có thể đến làm tổ dưới bóng của nó.
3. CHÚ THÍCH:
- C 26-29: + Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện của một người vãi hạt giống xuống đất: Dụ ngôn không ví Nước Thiên Chúa với người nông dân, mà muốn so sánh với việc gieo hạt lúa của người nông dân để diễn tả về sức tăng trưởng của Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa do Đức Giê-su thiết lập cũng có sức tăng trưởng âm thầm giống như những gì xảy ra cho cây lúa tự lớn lên và sinh hoa kết quả khi đến mùa gặt.
** Ý nghĩa dụ ngôn hạt giống Lời Chúa: Đức Giê-su công bố Nước Thiên Chúa đã đến gần bên. Người ví hạt lúa giống như Lời Chúa. Hạt giống vốn có sức mạnh vô địch, mà khi đã được gieo vào lòng người thì sẽ vào trong tâm trí và con tim để biến đổi lòng họ. Hoa trái không lệ thuộc vào người gieo giống hay vào công việc rao giảng, nhưng lệ thuộc vào sức mạnh mà hạt giống tự thân có trong nó. Chúng ta chỉ cần gieo Lời Chúa trên mảnh đất, là những người được Chúa trao phó cho chúng ta, rồi kiên nhẫn chờ đợi tới lúc hạt giống đó phát sinh ra hoa trái dồi dào.
- C 30-32: + Hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng": Dụ ngôn thứ hai là hạt cải, cho thấy sức mạnh vô song của Nước Thiên Chúa và nhắm tới kết quả cuối cùng. Tác giả diến tả hai giai đoạn tăng trưởng của hạt cải: Ban đầu khi Tin Mừng mới được rao giảng thì Nước Thiên Chúa nhỏ bé như một hạt cải, nhưng sau đó nó sẽ dần lớn lên để trở thành một cây cải to lớn, có khả năng đón nhận chim chóc, ám chỉ các dân tộc sẽ bay đến làm tổ trên cành của nó. Mặc dầu giai đoạn đầu của Nước Thiên Chúa chỉ là một Hội thánh nhỏ bé, nhưng Tin Mừng sẽ được loan báo đến mọi dân tộc. Trước khi Con Người quang lâm, nhiều cuộc bách hại và những cơn thử thách sẽ xảy ra cho các tín hữu. Trong cơn hoạn nạn đó, dụ ngôn hạt cải này sẽ giúp họ thêm lòng tin cậy vào quyền năng của Chúa và tin vào chiến thắng cuối cùng của Nước Thiên Chúa.
- C 33-34: + Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ: Cả hai dụ ngôn Hạt Lúa và Hạt Cải đều mời gọi các tín hữu chúng ta ý thức nhiệm vụ của mình là phải góp phần vào sứ vụ cứu rỗi nhân loại của Đức Giê-su để Nước Thiên Chúa mau hiển trị.
4. CÂU HỎI: 1) Hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa được trình bày trong bài Tin Mừng là hai dụ ngôn nào? 2) Hai dụ ngôn ấy giống và khác nhau ra sao?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Nước Thiên Chúa giống như hạt cải […] khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng (Mc 4,31-32).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỰ SỐNG BẮT NGUỒN TỪ THIÊN CHÚA:
Một hôm một ông giáo sư sinh học cầm một hạt lúa giống trong tay ngắm nghiá, và suy nghĩ: "Tôi biết chính xác các chất cấu tạo nên hạt lúa này. Nó gồm có Nitro, hidro, và carbon. Tôi biết rõ tỉ lệ từng đơn chất trong nó. Tôi có thể làm ra một hạt lúa giống y như thế. Nhưng khi tôi gieo hạt lúa do tôi làm ra xuống đất tôi không thấy nó nảy mầm và mọc lên thành cây! Sau một thời gian các chất cấu tạo nên nó bị tan biến hết. Ngược lại khi tôi gieo một hạt lúa tự nhiên. Tôi thấy nó nẩy mầm và mọc lên thành một cây lúa khoẻ mạnh. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Tai sao hạt giống do tôi tạo ra đã không mang lại kết quả, còn hạt giống tự nhiên thì lại có kết quả thật kỳ diệu: Nó nảy mầm thành cây lúa rồi lớn lên, tới mùa phát sinh ra bông lúa nặng trĩu các hạt lúa! Tại sao vậy?
Thưa bởi vì trong hạt lúa tự nhiên có một nguyên lý bí mật mà người ta gọi là "nguyên lý của sự sống". Điều này cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa hạt giống do con người làm ra với hạt giống thiên nhiên do Thiên Chúa sáng tạo. Đó gọi là nguyên lý của sự sống.
2) HÃY GIEO NHỮNG LỜI KHEN THÀNH THẬT:
MAL-COLM DOL-KOFF là một nhà văn nổi tiếng đã viết nhiều chuyện ngắn. Khi còn bé, cậu có tính nhút nhát, dễ bị tổn thương nên ít khi giao tiếp với chúng bạn và thường hay lủi thủi một mình. Một lần, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn đầu của truyện ngắn về Loài vật là bạn thân của con người, sau đó cô phân công cho mỗi học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện. Dol-koff thích lắm, ngay chiều hôm ấy cậu đã hoàn thành bài viết của mình. Nhưng mãi cậu mới có đủ tự tin đem nộp phần truyện của mình cho cô giáo vào buổi học tuần sau.
Những gì cậu viết cũng như điểm số của cô giáo cho vẫn không có giá trị bằng mấy lời khen của cô: “Em viết hay lắm!” Chính những lời khen đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu bé. Sau lời khen của cô giáo, cậu bé đã chạy nhanh về nhà, phấn khởi bắt tay vào việc viết một câu truyện ngắn mà cậu đã từng nghĩ tới mà không dám viết. Cậu viết ngày càng nhiều hơn và cứ xong được truyện nào là cậu lại mang tới cho cô giáo nhận xét.
Nhiều năm trôi qua, Mal-colm Dal-koff đã trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cậu trở về thăm trường cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình. Điều cậu phải cảm ơn cô là lời khen của cô “Em viết hay lắm!” Chính những lời ấy đã động viên và biến đổi cuộc đời của cậu, khiến cậu trở thành một nhà văn nổi tiếng, có nhiều tác phẩm có giá trị.
Có những lời nói, cử chỉ tưởng như vô tình lại trở thành nguyên nhân thay đổi cho cả một đời người. Biết bao đứa con bị mang tự ti mặc cảm khi cứ phải nghe cha mẹ lặp đi lặp lại những lời chê trách. Biết bao con người trở thành hung dữ khi cha mẹ luôn gieo vào tâm trí con trẻ những lời nói đe doạ và lối hành xử bất công. Và ngược lại, biết bao con người đã tránh được sự tự ti mặc cảm để can đảm bước vào đời, nhờ được người thân khích lệ. Những lời khen thành thật của ta gieo vào lòng người khác sẽ có sức biến đổi họ ngày một lớn lên về nhân cách và đạt được thành công.
Cha ông ta vẫn thường nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đừng dùng lời nói làm đau lòng người khác, kết án anh em. Hãy trao tặng cho nhau những lời chân tình yêu thương. Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta gieo Lời Chúa. Nếu hôm nay chúng ta không gieo Lời Chúa thì làm sao có được cánh đồng bội thu sau này?
3) HẠT GIỐNG TIN MỪNG LUÔN TỒN TẠI VÀ CÓ NGÀY HỒI SINH:
Một hôm, cha PE-TIT JEAN đến giảng đạo tại NA-GA-SA-KI cho một số người Nhật. Nghĩ rằng họ đều là người bên lương nên sau bài giảng, ngài tươi cười hỏi họ:
- Anh em có thắc mắc gì không?
Một người giơ tay xin đặt câu hỏi:
- Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có tin Đức Mẹ Đồng trinh không?
- Có.
Câu hỏi thứ hai: các ông có vâng lời và thông hiệp với Đức Thánh Cha không?
- Có.
Câu hỏi thứ ba: Là Linh mục, các ông có giữ mình thanh sạch và sống độc thân không?
- Có.
- Vậy thì mấy trăm người chúng tôi với ông là đồng đạo. Chúng tôi đây đều là người Công Giáo.
Cha Petit Jean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:
- Bấy lâu nay, có ai giảng dạy cho các anh không?
- Thưa cha, không có ai trong suốt hai thế kỷ qua ! Ban đầu ông bà tổ tiên của chúng con đã tin đạo và truyền lại, rồi chúng con cứ âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết đều nhắn nhủ chúng con: Sau này có ai đến giảng đạo thì hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận biết họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội thánh sai đến hay không.
Giáo hội Nhật bản đã hồi sinh như thế đó.
4) CHÚA LUÔN CẦN CHÚNG TA CỘNG TÁC:
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giê-su đang đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi điều con mong ước.
Chị liền nói một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không bị sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa…
Chúa mỉm cười và nói: Con thân mến. Ở đây, Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt lúa xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và phát sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào thế giới và gieo vào lòng mỗi người cũng sẽ nảy mầm và phát sinh ra nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu, của sự thật cũng không ngừng tăng trưởng theo thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản được sự phát triển của Nước Thiên Chúa.
3. SUY NIỆM:
Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã kể dụ ngôn về Nước Thiên Chúa giống như hạt lúa được gieo xuống đất, rồi âm thầm mọc lên theo luật thiên nhiên, và như một hạt cải ban đầu nhỏ bé nhưng sau đó lớn lên thành cây cải to lớn đến nỗi “chim trời có thể làm tổ dưới bóng”.
1) Nước Thiên Chúa giống như hạt giống: Các tín hữu cần phải biết kiên nhẫn. Ðừng đòi nhìn thấy sự tăng trưởng trước mắt, nhưng cứ làm hết sức mình rồi chờ tới mùa gặt là ngày tận thế. Bấy giờ Thiên Chúa sẽ sai các thiên thần đi gặt hái: Lúa thóc ám chỉ các người lành thánh sẽ được hưởng hạnh phúc trong kho lẫm là Thiên đàng. Còn cỏ dại ám chỉ các kẻ làm điều gian ác sẽ bị thiêu cháy trong lửa hỏa ngục muôn đời. Trong thời gian chờ đợi này, mỗi người chúng ta cần chu toàn bổn phận xây dựng Nước Thiên Chúa, bằng việc sống giới răn yêu thương và thực thi công bình bác ái theo gương sáng và lời dạy của Đức Giê-su.
2) Nước Thiên Chúa giống như hạt cải: Các tín hữu chúng ta cần góp phần vào sự tăng trưởng của Nước Thiên Chúa bằng việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa mỗi ngày, năng cầu nguyện và thực hành bác ái phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ Chúa đang hiện thân trong những người đau khổ bệnh tật và bị bỏ rơi… Những hạt giống việc lành ấy sẽ góp phần làm tăng trưởng Hội thánh ngày một lớn lên theo thánh ý Chúa.
Như những hạt cải nhỏ bé, phải biết tự hủy mới mọc thành cây và lớn lên, các tín hữu cũng phải tập mỗi ngày chết đi cho các ý riêng ích kỷ và tự mãn, cho các đam mê nhục dục thấp hèn, cho các thói hư tật xấu của mình… Mỗi khi gặp sự chống đối hay thất bại, thay vì nản lòng thoái lui, chúng ta cần xác tín rằng: Nếu chúng ta biết sống khiêm tốn nhỏ bé, âm thầm cầu nguyện và can đảm dấn thân kèm theo sự tín thác cậy trông vào ơn Chúa giúp… chắc chắn việc tông đồ của chúng ta sẽ đạt kết quả đúng theo chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
3) Mô hình tăng trưởng của Giáo Hội Hàn Quốc:
Theo linh mục PI-E-RO GHED-DO, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Mi-la-no: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Ki-tô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Ki-tô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công Giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Theo nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công Giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công Giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay để lên 10 triệu.
Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Đức Giê-su đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13), noi gương Đức Giê-su đã yêu thương chúng ta và đã phó nộp mình vì chúng ta (x. Gl 2,20).
4) Tích cực góp phần làm phát triển Nước Thiên Chúa:
- Mỗi ngày hãy năng đọc Kinh Lạy Cha với tâm tình sốt sắng, cầu xin cho Nước Cha mau trị đến nơi những anh chị em lương dân đang sống gần bên chúng ta.
- Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta hãy gieo ít nhất một lời khen thành thật, làm ít nhất một việc bác ái cụ thể phục vụ tha nhân nên cạnh. Những lời nói việc làm ấy giống như những hạt giống sẽ ân thầm mọc lên và có sức biến đổi lòng người nên tốt mà ta không ngờ.
- Hãy ý thức rằng: Nước Thiên Chúa vẫn có thể lớn lên trong những người lương chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, nhưng luôn theo lương tâm ăn ở ngay lành, hoặc đã vô tình nhìn thấy gương lành của các tín hữu như lời Chúa phán: “Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16). Vậy trong những ngày này mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để gieo hạt giống Tin Mừng giúp anh em lương dân nhận biết tin yêu Chúa?
4. THẢO LUẬN: Khi làm việc tông đồ mà gặp chống đối hay thất bại, chúng ta cần làm gì noi gương Đức Giê-su?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha Toàn Năng, xin cho chúng con biết tin tưởng và phó thác vào quyền năng yêu thương và quan phòng của Cha trong công cuộc tông đồ. Dù chúng con chỉ làm được các việc nhỏ bé tầm thường, nhưng chúng con tin rằng: Chính Cha sẽ làm cho các việc nhỏ bé tầm thường ấy phát sinh hiệu quả lớn lao cho Hội Thánh. Lạy Cha, xin cho chúng con biết chu toàn sứ mệnh gieo Lời Cha khi tiếp xúc với tha nhân dù thuận lợi hay không thuận lợi, vì tin vào quyền năng và tình thương của Cha sẽ hoàn tất những gì còn thiếu sót nơi chúng con, như lời thánh Phao-lô: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,6).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Ed 17,22-24; 2 Cr 5,6-10; Mc 4,26-34
SỨC SỐNG MẦU NHIỆM CỦA NƯỚC THIÊN CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 4,26-34
26 Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. 27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. 28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. 29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
30 Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? 31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. 32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. 34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
2. Ý CHÍNH:
Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su dùng nhiều dụ ngôn để giảng dạy cho dân chúng về Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập. Cụ thể trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đưa ra hai dụ ngôn là hạt lúa và hạt cải để diễn tả về sự hình thành và phát triển của Nước Thiên Chúa: Ban đầu hạt lúa được người nông dân gieo trên ruộng đất rồi sau đó, hạt lúa tự mọc lên thành cây lúa và tới mùa ra bông kết trái được nhiều bông hạt. Hạt cải tuy nhỏ bé nhất trong các hạt, nhưng sau một thời gian nó sẽ trở thành một cây cải cao lớn nhất, đến nỗi chim trời có thể đến làm tổ dưới bóng của nó.
3. CHÚ THÍCH:
- C 26-29: + Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện của một người vãi hạt giống xuống đất: Dụ ngôn không ví Nước Thiên Chúa với người nông dân, mà muốn so sánh với việc gieo hạt lúa của người nông dân để diễn tả về sức tăng trưởng của Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa do Đức Giê-su thiết lập cũng có sức tăng trưởng âm thầm giống như những gì xảy ra cho cây lúa tự lớn lên và sinh hoa kết quả khi đến mùa gặt.
** Ý nghĩa dụ ngôn hạt giống Lời Chúa: Đức Giê-su công bố Nước Thiên Chúa đã đến gần bên. Người ví hạt lúa giống như Lời Chúa. Hạt giống vốn có sức mạnh vô địch, mà khi đã được gieo vào lòng người thì sẽ vào trong tâm trí và con tim để biến đổi lòng họ. Hoa trái không lệ thuộc vào người gieo giống hay vào công việc rao giảng, nhưng lệ thuộc vào sức mạnh mà hạt giống tự thân có trong nó. Chúng ta chỉ cần gieo Lời Chúa trên mảnh đất, là những người được Chúa trao phó cho chúng ta, rồi kiên nhẫn chờ đợi tới lúc hạt giống đó phát sinh ra hoa trái dồi dào.
- C 30-32: + Hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng": Dụ ngôn thứ hai là hạt cải, cho thấy sức mạnh vô song của Nước Thiên Chúa và nhắm tới kết quả cuối cùng. Tác giả diến tả hai giai đoạn tăng trưởng của hạt cải: Ban đầu khi Tin Mừng mới được rao giảng thì Nước Thiên Chúa nhỏ bé như một hạt cải, nhưng sau đó nó sẽ dần lớn lên để trở thành một cây cải to lớn, có khả năng đón nhận chim chóc, ám chỉ các dân tộc sẽ bay đến làm tổ trên cành của nó. Mặc dầu giai đoạn đầu của Nước Thiên Chúa chỉ là một Hội thánh nhỏ bé, nhưng Tin Mừng sẽ được loan báo đến mọi dân tộc. Trước khi Con Người quang lâm, nhiều cuộc bách hại và những cơn thử thách sẽ xảy ra cho các tín hữu. Trong cơn hoạn nạn đó, dụ ngôn hạt cải này sẽ giúp họ thêm lòng tin cậy vào quyền năng của Chúa và tin vào chiến thắng cuối cùng của Nước Thiên Chúa.
- C 33-34: + Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ: Cả hai dụ ngôn Hạt Lúa và Hạt Cải đều mời gọi các tín hữu chúng ta ý thức nhiệm vụ của mình là phải góp phần vào sứ vụ cứu rỗi nhân loại của Đức Giê-su để Nước Thiên Chúa mau hiển trị.
4. CÂU HỎI: 1) Hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa được trình bày trong bài Tin Mừng là hai dụ ngôn nào? 2) Hai dụ ngôn ấy giống và khác nhau ra sao?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Nước Thiên Chúa giống như hạt cải […] khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng (Mc 4,31-32).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỰ SỐNG BẮT NGUỒN TỪ THIÊN CHÚA:
Một hôm một ông giáo sư sinh học cầm một hạt lúa giống trong tay ngắm nghiá, và suy nghĩ: "Tôi biết chính xác các chất cấu tạo nên hạt lúa này. Nó gồm có Nitro, hidro, và carbon. Tôi biết rõ tỉ lệ từng đơn chất trong nó. Tôi có thể làm ra một hạt lúa giống y như thế. Nhưng khi tôi gieo hạt lúa do tôi làm ra xuống đất tôi không thấy nó nảy mầm và mọc lên thành cây! Sau một thời gian các chất cấu tạo nên nó bị tan biến hết. Ngược lại khi tôi gieo một hạt lúa tự nhiên. Tôi thấy nó nẩy mầm và mọc lên thành một cây lúa khoẻ mạnh. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Tai sao hạt giống do tôi tạo ra đã không mang lại kết quả, còn hạt giống tự nhiên thì lại có kết quả thật kỳ diệu: Nó nảy mầm thành cây lúa rồi lớn lên, tới mùa phát sinh ra bông lúa nặng trĩu các hạt lúa! Tại sao vậy?
Thưa bởi vì trong hạt lúa tự nhiên có một nguyên lý bí mật mà người ta gọi là "nguyên lý của sự sống". Điều này cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa hạt giống do con người làm ra với hạt giống thiên nhiên do Thiên Chúa sáng tạo. Đó gọi là nguyên lý của sự sống.
2) HÃY GIEO NHỮNG LỜI KHEN THÀNH THẬT:
MAL-COLM DOL-KOFF là một nhà văn nổi tiếng đã viết nhiều chuyện ngắn. Khi còn bé, cậu có tính nhút nhát, dễ bị tổn thương nên ít khi giao tiếp với chúng bạn và thường hay lủi thủi một mình. Một lần, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn đầu của truyện ngắn về Loài vật là bạn thân của con người, sau đó cô phân công cho mỗi học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện. Dol-koff thích lắm, ngay chiều hôm ấy cậu đã hoàn thành bài viết của mình. Nhưng mãi cậu mới có đủ tự tin đem nộp phần truyện của mình cho cô giáo vào buổi học tuần sau.
Những gì cậu viết cũng như điểm số của cô giáo cho vẫn không có giá trị bằng mấy lời khen của cô: “Em viết hay lắm!” Chính những lời khen đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu bé. Sau lời khen của cô giáo, cậu bé đã chạy nhanh về nhà, phấn khởi bắt tay vào việc viết một câu truyện ngắn mà cậu đã từng nghĩ tới mà không dám viết. Cậu viết ngày càng nhiều hơn và cứ xong được truyện nào là cậu lại mang tới cho cô giáo nhận xét.
Nhiều năm trôi qua, Mal-colm Dal-koff đã trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cậu trở về thăm trường cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình. Điều cậu phải cảm ơn cô là lời khen của cô “Em viết hay lắm!” Chính những lời ấy đã động viên và biến đổi cuộc đời của cậu, khiến cậu trở thành một nhà văn nổi tiếng, có nhiều tác phẩm có giá trị.
Có những lời nói, cử chỉ tưởng như vô tình lại trở thành nguyên nhân thay đổi cho cả một đời người. Biết bao đứa con bị mang tự ti mặc cảm khi cứ phải nghe cha mẹ lặp đi lặp lại những lời chê trách. Biết bao con người trở thành hung dữ khi cha mẹ luôn gieo vào tâm trí con trẻ những lời nói đe doạ và lối hành xử bất công. Và ngược lại, biết bao con người đã tránh được sự tự ti mặc cảm để can đảm bước vào đời, nhờ được người thân khích lệ. Những lời khen thành thật của ta gieo vào lòng người khác sẽ có sức biến đổi họ ngày một lớn lên về nhân cách và đạt được thành công.
Cha ông ta vẫn thường nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đừng dùng lời nói làm đau lòng người khác, kết án anh em. Hãy trao tặng cho nhau những lời chân tình yêu thương. Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta gieo Lời Chúa. Nếu hôm nay chúng ta không gieo Lời Chúa thì làm sao có được cánh đồng bội thu sau này?
3) HẠT GIỐNG TIN MỪNG LUÔN TỒN TẠI VÀ CÓ NGÀY HỒI SINH:
Một hôm, cha PE-TIT JEAN đến giảng đạo tại NA-GA-SA-KI cho một số người Nhật. Nghĩ rằng họ đều là người bên lương nên sau bài giảng, ngài tươi cười hỏi họ:
- Anh em có thắc mắc gì không?
Một người giơ tay xin đặt câu hỏi:
- Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có tin Đức Mẹ Đồng trinh không?
- Có.
Câu hỏi thứ hai: các ông có vâng lời và thông hiệp với Đức Thánh Cha không?
- Có.
Câu hỏi thứ ba: Là Linh mục, các ông có giữ mình thanh sạch và sống độc thân không?
- Có.
- Vậy thì mấy trăm người chúng tôi với ông là đồng đạo. Chúng tôi đây đều là người Công Giáo.
Cha Petit Jean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:
- Bấy lâu nay, có ai giảng dạy cho các anh không?
- Thưa cha, không có ai trong suốt hai thế kỷ qua ! Ban đầu ông bà tổ tiên của chúng con đã tin đạo và truyền lại, rồi chúng con cứ âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết đều nhắn nhủ chúng con: Sau này có ai đến giảng đạo thì hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận biết họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội thánh sai đến hay không.
Giáo hội Nhật bản đã hồi sinh như thế đó.
4) CHÚA LUÔN CẦN CHÚNG TA CỘNG TÁC:
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giê-su đang đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi điều con mong ước.
Chị liền nói một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không bị sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa…
Chúa mỉm cười và nói: Con thân mến. Ở đây, Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt lúa xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và phát sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào thế giới và gieo vào lòng mỗi người cũng sẽ nảy mầm và phát sinh ra nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu, của sự thật cũng không ngừng tăng trưởng theo thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản được sự phát triển của Nước Thiên Chúa.
3. SUY NIỆM:
Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã kể dụ ngôn về Nước Thiên Chúa giống như hạt lúa được gieo xuống đất, rồi âm thầm mọc lên theo luật thiên nhiên, và như một hạt cải ban đầu nhỏ bé nhưng sau đó lớn lên thành cây cải to lớn đến nỗi “chim trời có thể làm tổ dưới bóng”.
1) Nước Thiên Chúa giống như hạt giống: Các tín hữu cần phải biết kiên nhẫn. Ðừng đòi nhìn thấy sự tăng trưởng trước mắt, nhưng cứ làm hết sức mình rồi chờ tới mùa gặt là ngày tận thế. Bấy giờ Thiên Chúa sẽ sai các thiên thần đi gặt hái: Lúa thóc ám chỉ các người lành thánh sẽ được hưởng hạnh phúc trong kho lẫm là Thiên đàng. Còn cỏ dại ám chỉ các kẻ làm điều gian ác sẽ bị thiêu cháy trong lửa hỏa ngục muôn đời. Trong thời gian chờ đợi này, mỗi người chúng ta cần chu toàn bổn phận xây dựng Nước Thiên Chúa, bằng việc sống giới răn yêu thương và thực thi công bình bác ái theo gương sáng và lời dạy của Đức Giê-su.
2) Nước Thiên Chúa giống như hạt cải: Các tín hữu chúng ta cần góp phần vào sự tăng trưởng của Nước Thiên Chúa bằng việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa mỗi ngày, năng cầu nguyện và thực hành bác ái phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ Chúa đang hiện thân trong những người đau khổ bệnh tật và bị bỏ rơi… Những hạt giống việc lành ấy sẽ góp phần làm tăng trưởng Hội thánh ngày một lớn lên theo thánh ý Chúa.
Như những hạt cải nhỏ bé, phải biết tự hủy mới mọc thành cây và lớn lên, các tín hữu cũng phải tập mỗi ngày chết đi cho các ý riêng ích kỷ và tự mãn, cho các đam mê nhục dục thấp hèn, cho các thói hư tật xấu của mình… Mỗi khi gặp sự chống đối hay thất bại, thay vì nản lòng thoái lui, chúng ta cần xác tín rằng: Nếu chúng ta biết sống khiêm tốn nhỏ bé, âm thầm cầu nguyện và can đảm dấn thân kèm theo sự tín thác cậy trông vào ơn Chúa giúp… chắc chắn việc tông đồ của chúng ta sẽ đạt kết quả đúng theo chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
3) Mô hình tăng trưởng của Giáo Hội Hàn Quốc:
Theo linh mục PI-E-RO GHED-DO, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Mi-la-no: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Ki-tô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Ki-tô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công Giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Theo nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công Giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công Giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay để lên 10 triệu.
Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Đức Giê-su đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13), noi gương Đức Giê-su đã yêu thương chúng ta và đã phó nộp mình vì chúng ta (x. Gl 2,20).
4) Tích cực góp phần làm phát triển Nước Thiên Chúa:
- Mỗi ngày hãy năng đọc Kinh Lạy Cha với tâm tình sốt sắng, cầu xin cho Nước Cha mau trị đến nơi những anh chị em lương dân đang sống gần bên chúng ta.
- Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta hãy gieo ít nhất một lời khen thành thật, làm ít nhất một việc bác ái cụ thể phục vụ tha nhân nên cạnh. Những lời nói việc làm ấy giống như những hạt giống sẽ ân thầm mọc lên và có sức biến đổi lòng người nên tốt mà ta không ngờ.
- Hãy ý thức rằng: Nước Thiên Chúa vẫn có thể lớn lên trong những người lương chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, nhưng luôn theo lương tâm ăn ở ngay lành, hoặc đã vô tình nhìn thấy gương lành của các tín hữu như lời Chúa phán: “Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16). Vậy trong những ngày này mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để gieo hạt giống Tin Mừng giúp anh em lương dân nhận biết tin yêu Chúa?
4. THẢO LUẬN: Khi làm việc tông đồ mà gặp chống đối hay thất bại, chúng ta cần làm gì noi gương Đức Giê-su?
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha Toàn Năng, xin cho chúng con biết tin tưởng và phó thác vào quyền năng yêu thương và quan phòng của Cha trong công cuộc tông đồ. Dù chúng con chỉ làm được các việc nhỏ bé tầm thường, nhưng chúng con tin rằng: Chính Cha sẽ làm cho các việc nhỏ bé tầm thường ấy phát sinh hiệu quả lớn lao cho Hội Thánh. Lạy Cha, xin cho chúng con biết chu toàn sứ mệnh gieo Lời Cha khi tiếp xúc với tha nhân dù thuận lợi hay không thuận lợi, vì tin vào quyền năng và tình thương của Cha sẽ hoàn tất những gì còn thiếu sót nơi chúng con, như lời thánh Phao-lô: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,6).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội đối mặt với khoảnh khắc của sự thật về cuộc đàn áp tại Hồng Kông
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
05:13 10/06/2021
Sau khi Trung Quốc siết chặt các buổi thắp nến canh thức tưởng niệm biến cố Thiên An Môn, chỉ còn lại một cơ hội duy nhất để gióng lên tiếng nói của sự thật khi đối mặt với sự đàn áp hoặc thỏa hiệp.
Cho đến thời gian gần đây, Thành phố Hồng Kông là địa điểm duy nhất thuộc chủ quyền của Trung Quốc, còn có thể tổ chức lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 6, nhưng từ nay trở đi đã buộc phải đi theo con đường của Trung Quốc đại lục, vì nhà nước đã áp đặt xóa bỏ mọi tưởng niệm tập thể về biến cố đáng ghi nhớ này. Việc công khai tưởng nhớ vụ thảm sát các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ năm 1989 của chế độ Trung Quốc bị coi là hành vi phạm pháp nặng nề ở Hồng Kông, có thể bị phạt tới năm năm tù. Những người tổ chức cuộc biểu tình ở Công viên Victoria năm ngoái đều đã bị tống ngục.
Một trong số ít những thành luỹ bảo vệ còn lại - hoặc có lẽ là ốc đảo của sự thật - chống lại sự tuyên truyền nhồi sọ này là Giáo Hội Công Giáo. Hoặc, chính xác hơn, bảy giáo xứ Công Giáo. Trong bảy nhà thờ đó, Thánh lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và gia đình của họ đã được tổ chức vào lúc 8 giờ tối – vào đúng thời điểm đêm canh thức Công viên Victoria thường bắt đầu.
Quyết định của bảy thánh đường này để dâng Thánh lễ tưởng niệm có tầm quan trọng sống còn, cả về phần thiêng liêng lẫn biểu tượng. Bẩy giáo xứ này có thể buông xuôi dễ dàng đi theo con đường của những người khác trong Giáo phận Hồng Kông, nghiêng về phía sợ hãi và thận trọng hơn. Nhưng chính vào thời điểm thực sự u tối này, ánh sáng của chân lý - và đức tin – lại tỏa sáng rực rỡ nhất, và hoàn toàn chính đáng, khi các giáo xứ này nhận ra trách nhiệm đạo đức của mình để mở cửa cho ánh sáng đó.
Một cuộc biểu tình hoặc một đêm canh thức có thể không còn hợp pháp ở Hồng Kông nhưng việc thờ phượng tôn giáo vẫn chưa bị cấm. Như Porson Chan, một nhân viên đảm trách dự án của Ủy ban Công lý và Hòa bình của giáo phận, đã phát biểu, " Thánh lễ Công Giáo là một hoạt động tôn giáo được luật cơ bản của chúng tôi bảo vệ," liên quan đến „Tiểu Hiến Pháp“ của Hồng Kông.
Không có gì đáng ngạc nhiên, một trong những nhân vật nổi tiếng của thánh lễ tưởng niệm là giám mục danh dự can đảm của Hồng Kông, Đức Hồng Y Giuse Thăng Hán (Joseph Zen), một nhà phê bình thẳng thừng lâu năm chống Bắc Kinh. Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y đã minh xác: "Chúng tôi dâng Thánh lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ các anh chị em đã hy sinh mạng sống của họ vì tự do và dân chủ của chúng tôi ở Quảng trường Thiên An Môn và các con hẻm gần đó 32 năm trước. Những gì họ lên tiếng yêu cầu vào thời điểm đó là một chính phủ trong sạch. Những gì họ khao khát ước mơ là một Trung Quốc thực sự hùng mạnh. Sự hy sinh của họ đã thực sự dành cho chúng tôi, và chúng tôi ôm lấy hy vọng chưa được thực hiện của họ: một xã hội công bằng và hòa bình, một dân tộc được tôn trọng bởi chế độ và một Trung Quốc thực sự vĩ đại được thế giới tôn trọng."
Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng
Phát biểu không lâu sau khi chính quyền Hồng Kông áp đặt một cuộc kiểm tra "yêu nước" đối với các nhà lập pháp và công chức, đúng ra là một cuộc kiểm tra lòng trung thành không phải với Trung Quốc mà là với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đức Hồng Y Thăng Hán nhấn mạnh một lòng yêu nước chân chính, vinh danh những người bị thảm sát năm 1989 là "những người tử vì đạo yêu nước" xứng đáng được tôn vinh và yêu mến. Giống như họ, ĐHY khẳng định thêm, "chúng tôi yêu đất nước của chúng tôi, hy vọng của chúng tôi không bao giờ chết." Bất chấp thời kỳ đen tối đối với Hồng Kông và Trung Quốc ngày nay, ĐHY kết luận: "Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng."
Tất nhiên, bất chấp hy vọng đó và thực tế là bảy nhà thờ chỉ thực hiện quyền cử hành Thánh lễ của họ, Đức Hồng Y Thăng Hán vẫn cảnh báo rằng "chúng tôi không biết các tờ báo ngày mai sẽ gán ghép cho cuộc gặp mặt của chúng tôi vào tối nay nhãn hiệu nào", và khẳng định rõ ràng rằng: "Đối với chúng tôi, đó là một Thánh lễ tưởng niệm."
Một ngày trước lễ kỷ niệm, các biển ngữ xuất hiện trước các nhà thờ cảnh báo họ không được tổ chức Thánh lễ tưởng niệm. Các biển ngữ, bao gồm hình ảnh của Đức Hồng Y Thăng Hán, cảnh báo chống lại "việc thờ phụng xấu xa" và "quy cho gây ra sự hỗn loạn nhân danh lễ tưởng niệm; chia rẽ tôn giáo bằng đôi bàn tay vấy máu" - ngôn ngữ sặc mùi từ giáo điều của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người xúi giục những cảnh báo này trích dẫn luật an ninh quốc gia hà khắc, quy cáo rằng các cuộc tổ chức công khai kỷ niệm vụ thảm sát năm 1989 sẽ vi phạm luật này.
Một thánh lễ tưởng niệm khác được Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành (Joseph Ha Chi-shing) chủ sự, đã nhắc nhở giáo đoàn tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Cửu Long rằng khi các môn đồ của Chúa Giê-su đang bị chao đảo thử thách, Chúa Giê-su nói với họ rằng "khó khăn lớn nhất trong cuộc sống là thách thức của đức tin."
Ngay cả giám mục mới được bổ nhiệm của giáo phận Hồng Kông, Đức Cha Stêphanô Chu Thủ Nhân (Stephen Chow Sau-yan), bề trên giám tỉnh dòng Tên, đã trình bầy sự kiện với một giọng điệu nhỏ nhẹ hơn, khi tuyên bố tại cuộc họp báo của mình ba tuần trước rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn.
Vậy sự kiện này có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội? Ba điều.
Thứ nhất, điều đó có nghĩa là Giáo hội đóng một vai trò quan trọng, là một trong số ít không gian "tự do" còn lại ở Hồng Kông. Giáo hội phải là người bảo vệ lẽ thật, công lý và tự do, và Giáo hội phải bảo vệ những giá trị này một cách thích hợp, với sự khôn ngoan và mọi cơ hội. Không bao giờ nên quên rằng rất nhiều người Công Giáo - và Kitô hữu của các truyền thống khác - đã đi đầu trong cuộc đấu tranh nhân quyền của Hồng Kông, không chỉ là "cha đẻ" của phong trào dân chủ Martin Lee, doanh nhân truyền thông Lê Trí Anh (Lai Chee-Ying) được biết đến với cái tên phương Tây là Jimmy Lai, các nhà hoạt động nữ sinh viên Chu Đình (Agnes Chow) và Joshua Wong và giáo sư luật Benny Tai.
Chúng ta không được lãng quên những nhân vật, như Lai và Châu, bị tù tội vì niềm tin của họ. Và việc tưởng nhớ đó phải liên tục chất vấn lương tâm - nếu như lương tâm có còn tồn tại - của Nữ đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (tên tiếng Anh: Carrie Lam Cheng Yuet-ngor), mang danh mình là một người Công Giáo nhưng lại sẵn sàng là người tạo điều kiện số một của Bắc Kinh trong việc dỡ bỏ các quyền tự do của Hồng Kông. Giáo Hội phải là một tiếng nói ngôn sứ ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, thứ hai, điều đó có nghĩa là Giáo Hội hiện đang đương đầu với nguy hiểm lớn hơn. Tuy nhiên, thực ra bất cứ điều gì Giáo hội ra tay hành động đều rơi vào hoàn cảnh tương tự trên đây. Khi tự do bị phá hủy ở Hồng Kông, tự do tôn giáo sớm hay muộn cũng sẽ bị tổn hại. Câu hỏi đặt ra cho Giáo Hội là liệu giáo hội sẽ phải thúc thủ đầu hàng hay đứng lên bảo vệ tự do tôn giáo và lương tâm. Khi đối mặt với nguy hiểm, Giáo Hội sẽ cần phải cân nhắc sự cân bằng đúng đắn giữa lòng can đảm và sự khôn ngoan. Nhưng Giáo hội không bao giờ được thỏa hiệp về sự tự do của nó để nói sự thật.
Và thứ ba, cộng đồng quốc tế hiện có trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tòa Thánh Vatican nên lượng định lại sự im hơi lặng tiếng của mình về nhân quyền ở Trung Quốc và Hồng Kông. Nếu việc lên tiếng của Giáo hội ở Hồng Kông trở lên nguy hiểm hơn cho chính Giáo Hội tại đây, thì Roma nên can dự vào..
Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London
Trong một thời gian dài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô - một vị giáo hoàng thường xuyên lên tiếng mạnh mẽ tố cáo sự bất công, đàn áp và xung đột trên khắp thế giới – lại rất cẩn trọng im hơi lặng tiếng về Trung Quốc. Ngài đã không lên tiếng chống lại cuộc đàn áp các Kitô hữu, ngài chưa gặp Đức Dalai Lama, ngài cũng đã không tưởng niệm vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và ngài hầu như không nói gì về người Duy Ngô Nhĩ.
Chỉ có một tài liệu tham khảo trong cuốn sách Let Us Dream của ĐGH đã quan tâm nhắc đến người Duy Ngô Nhĩ, những người đang phải đối mặt với những gì mà quốc hội Canada, Hà Lan và Anh, chính quyền Hoa Kỳ và ngày càng nhiều chuyên gia tin rằng đó là một cuộc diệt chủng. Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu những lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London. Nếu như Đức Giáo Hoàng nghe những câu chuyện trực tiếp đó, chắc Ngài sẽ thấy khó mà im hơi lặng tiếng lâu hơn được nữa.
Tưởng cũng nên nhắc lại, một lời kêu gọi cầu nguyện hiếm hoi nhưng rất được hoan nghênh cho Giáo hội ở Trung Quốc từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Tuần lễ Cầu nguyện Toàn cầu cho Trung Quốc vào tháng trước thực sự đã là một khích lệ, và Ngài thực sự đã quyết định ủng hộ ý tưởng đó. Bảy giáo xứ đủ can đảm để tổ chức Thánh lễ tưởng niệm vào ngày 4 tháng 6 chắc chắn sẽ rất biết ơn nếu Đức Giáo Hoàng lên tiếng nhiều hơn.
Giáo hội ở Hồng Kông - và trên toàn thế giới - đang phải đối mặt với một khoảnh khắc vừa là cơ may lớn và vừa là nguy hiểm lớn. Một cơ hội để tỏa sáng và nói sự thật, nhưng khi đối mặt với những nguy hiểm kép: ngược đãi hoặc thỏa hiệp. Chúng ta hãy hy vọng Giáo hội vượt qua mọi gian lao thử thách, và chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa thương bảo vệ Giáo hội.
* Benedict Rogers là một nhà hoạt động nhân quyền và nhà văn. Ông là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch, nhà phân tích cao cấp về Đông Á tại tổ chức nhân quyền quốc tế CSW, đồng sáng lập và phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Vương quốc Anh, thành viên của nhóm cố vấn của Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) và là thành viên hội đồng quản trị của Chiến dịch diệt chủng Stop Uyghur. Ông là tác giả của sáu cuốn sách, và hành trình đức tin của ông được kể trong cuốn sách "From Burma to Rome: A Journey into the Catholic Church" (Gracewing, 2015).
Source:UCANewsChurch faces its moment of truth over Hong Kong's repression
Lần đầu tiên kể từ 32 năm, Công viên Victoria của Hồng Kông đã chìm ngập trong bóng tối vào thứ Sáu tuần trước. Những người Hồng Kông dũng cảm đã thắp nến ở các khu vực khác của thành phố để tưởng nhớ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, nhưng địa điểm tụ tập truyền thống vào ngày 4 tháng 6 đã trở thành vùng cấm địa trong năm nay, được bao vây bởi không dưới 7.000 sĩ quan cảnh sát với mệnh lệnh phải ngăn chặn không cho bất cứ ai xâm nhập.
Cho đến thời gian gần đây, Thành phố Hồng Kông là địa điểm duy nhất thuộc chủ quyền của Trung Quốc, còn có thể tổ chức lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 6, nhưng từ nay trở đi đã buộc phải đi theo con đường của Trung Quốc đại lục, vì nhà nước đã áp đặt xóa bỏ mọi tưởng niệm tập thể về biến cố đáng ghi nhớ này. Việc công khai tưởng nhớ vụ thảm sát các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ năm 1989 của chế độ Trung Quốc bị coi là hành vi phạm pháp nặng nề ở Hồng Kông, có thể bị phạt tới năm năm tù. Những người tổ chức cuộc biểu tình ở Công viên Victoria năm ngoái đều đã bị tống ngục.
Một trong số ít những thành luỹ bảo vệ còn lại - hoặc có lẽ là ốc đảo của sự thật - chống lại sự tuyên truyền nhồi sọ này là Giáo Hội Công Giáo. Hoặc, chính xác hơn, bảy giáo xứ Công Giáo. Trong bảy nhà thờ đó, Thánh lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và gia đình của họ đã được tổ chức vào lúc 8 giờ tối – vào đúng thời điểm đêm canh thức Công viên Victoria thường bắt đầu.
Quyết định của bảy thánh đường này để dâng Thánh lễ tưởng niệm có tầm quan trọng sống còn, cả về phần thiêng liêng lẫn biểu tượng. Bẩy giáo xứ này có thể buông xuôi dễ dàng đi theo con đường của những người khác trong Giáo phận Hồng Kông, nghiêng về phía sợ hãi và thận trọng hơn. Nhưng chính vào thời điểm thực sự u tối này, ánh sáng của chân lý - và đức tin – lại tỏa sáng rực rỡ nhất, và hoàn toàn chính đáng, khi các giáo xứ này nhận ra trách nhiệm đạo đức của mình để mở cửa cho ánh sáng đó.
Một cuộc biểu tình hoặc một đêm canh thức có thể không còn hợp pháp ở Hồng Kông nhưng việc thờ phượng tôn giáo vẫn chưa bị cấm. Như Porson Chan, một nhân viên đảm trách dự án của Ủy ban Công lý và Hòa bình của giáo phận, đã phát biểu, " Thánh lễ Công Giáo là một hoạt động tôn giáo được luật cơ bản của chúng tôi bảo vệ," liên quan đến „Tiểu Hiến Pháp“ của Hồng Kông.
Không có gì đáng ngạc nhiên, một trong những nhân vật nổi tiếng của thánh lễ tưởng niệm là giám mục danh dự can đảm của Hồng Kông, Đức Hồng Y Giuse Thăng Hán (Joseph Zen), một nhà phê bình thẳng thừng lâu năm chống Bắc Kinh. Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y đã minh xác: "Chúng tôi dâng Thánh lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ các anh chị em đã hy sinh mạng sống của họ vì tự do và dân chủ của chúng tôi ở Quảng trường Thiên An Môn và các con hẻm gần đó 32 năm trước. Những gì họ lên tiếng yêu cầu vào thời điểm đó là một chính phủ trong sạch. Những gì họ khao khát ước mơ là một Trung Quốc thực sự hùng mạnh. Sự hy sinh của họ đã thực sự dành cho chúng tôi, và chúng tôi ôm lấy hy vọng chưa được thực hiện của họ: một xã hội công bằng và hòa bình, một dân tộc được tôn trọng bởi chế độ và một Trung Quốc thực sự vĩ đại được thế giới tôn trọng."
Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng
Phát biểu không lâu sau khi chính quyền Hồng Kông áp đặt một cuộc kiểm tra "yêu nước" đối với các nhà lập pháp và công chức, đúng ra là một cuộc kiểm tra lòng trung thành không phải với Trung Quốc mà là với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đức Hồng Y Thăng Hán nhấn mạnh một lòng yêu nước chân chính, vinh danh những người bị thảm sát năm 1989 là "những người tử vì đạo yêu nước" xứng đáng được tôn vinh và yêu mến. Giống như họ, ĐHY khẳng định thêm, "chúng tôi yêu đất nước của chúng tôi, hy vọng của chúng tôi không bao giờ chết." Bất chấp thời kỳ đen tối đối với Hồng Kông và Trung Quốc ngày nay, ĐHY kết luận: "Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng."
Tất nhiên, bất chấp hy vọng đó và thực tế là bảy nhà thờ chỉ thực hiện quyền cử hành Thánh lễ của họ, Đức Hồng Y Thăng Hán vẫn cảnh báo rằng "chúng tôi không biết các tờ báo ngày mai sẽ gán ghép cho cuộc gặp mặt của chúng tôi vào tối nay nhãn hiệu nào", và khẳng định rõ ràng rằng: "Đối với chúng tôi, đó là một Thánh lễ tưởng niệm."
Một ngày trước lễ kỷ niệm, các biển ngữ xuất hiện trước các nhà thờ cảnh báo họ không được tổ chức Thánh lễ tưởng niệm. Các biển ngữ, bao gồm hình ảnh của Đức Hồng Y Thăng Hán, cảnh báo chống lại "việc thờ phụng xấu xa" và "quy cho gây ra sự hỗn loạn nhân danh lễ tưởng niệm; chia rẽ tôn giáo bằng đôi bàn tay vấy máu" - ngôn ngữ sặc mùi từ giáo điều của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người xúi giục những cảnh báo này trích dẫn luật an ninh quốc gia hà khắc, quy cáo rằng các cuộc tổ chức công khai kỷ niệm vụ thảm sát năm 1989 sẽ vi phạm luật này.
Một thánh lễ tưởng niệm khác được Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành (Joseph Ha Chi-shing) chủ sự, đã nhắc nhở giáo đoàn tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Cửu Long rằng khi các môn đồ của Chúa Giê-su đang bị chao đảo thử thách, Chúa Giê-su nói với họ rằng "khó khăn lớn nhất trong cuộc sống là thách thức của đức tin."
Ngay cả giám mục mới được bổ nhiệm của giáo phận Hồng Kông, Đức Cha Stêphanô Chu Thủ Nhân (Stephen Chow Sau-yan), bề trên giám tỉnh dòng Tên, đã trình bầy sự kiện với một giọng điệu nhỏ nhẹ hơn, khi tuyên bố tại cuộc họp báo của mình ba tuần trước rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn.
Vậy sự kiện này có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội? Ba điều.
Thứ nhất, điều đó có nghĩa là Giáo hội đóng một vai trò quan trọng, là một trong số ít không gian "tự do" còn lại ở Hồng Kông. Giáo hội phải là người bảo vệ lẽ thật, công lý và tự do, và Giáo hội phải bảo vệ những giá trị này một cách thích hợp, với sự khôn ngoan và mọi cơ hội. Không bao giờ nên quên rằng rất nhiều người Công Giáo - và Kitô hữu của các truyền thống khác - đã đi đầu trong cuộc đấu tranh nhân quyền của Hồng Kông, không chỉ là "cha đẻ" của phong trào dân chủ Martin Lee, doanh nhân truyền thông Lê Trí Anh (Lai Chee-Ying) được biết đến với cái tên phương Tây là Jimmy Lai, các nhà hoạt động nữ sinh viên Chu Đình (Agnes Chow) và Joshua Wong và giáo sư luật Benny Tai.
Chúng ta không được lãng quên những nhân vật, như Lai và Châu, bị tù tội vì niềm tin của họ. Và việc tưởng nhớ đó phải liên tục chất vấn lương tâm - nếu như lương tâm có còn tồn tại - của Nữ đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (tên tiếng Anh: Carrie Lam Cheng Yuet-ngor), mang danh mình là một người Công Giáo nhưng lại sẵn sàng là người tạo điều kiện số một của Bắc Kinh trong việc dỡ bỏ các quyền tự do của Hồng Kông. Giáo Hội phải là một tiếng nói ngôn sứ ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, thứ hai, điều đó có nghĩa là Giáo Hội hiện đang đương đầu với nguy hiểm lớn hơn. Tuy nhiên, thực ra bất cứ điều gì Giáo hội ra tay hành động đều rơi vào hoàn cảnh tương tự trên đây. Khi tự do bị phá hủy ở Hồng Kông, tự do tôn giáo sớm hay muộn cũng sẽ bị tổn hại. Câu hỏi đặt ra cho Giáo Hội là liệu giáo hội sẽ phải thúc thủ đầu hàng hay đứng lên bảo vệ tự do tôn giáo và lương tâm. Khi đối mặt với nguy hiểm, Giáo Hội sẽ cần phải cân nhắc sự cân bằng đúng đắn giữa lòng can đảm và sự khôn ngoan. Nhưng Giáo hội không bao giờ được thỏa hiệp về sự tự do của nó để nói sự thật.
Và thứ ba, cộng đồng quốc tế hiện có trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tòa Thánh Vatican nên lượng định lại sự im hơi lặng tiếng của mình về nhân quyền ở Trung Quốc và Hồng Kông. Nếu việc lên tiếng của Giáo hội ở Hồng Kông trở lên nguy hiểm hơn cho chính Giáo Hội tại đây, thì Roma nên can dự vào..
Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London
Trong một thời gian dài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô - một vị giáo hoàng thường xuyên lên tiếng mạnh mẽ tố cáo sự bất công, đàn áp và xung đột trên khắp thế giới – lại rất cẩn trọng im hơi lặng tiếng về Trung Quốc. Ngài đã không lên tiếng chống lại cuộc đàn áp các Kitô hữu, ngài chưa gặp Đức Dalai Lama, ngài cũng đã không tưởng niệm vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và ngài hầu như không nói gì về người Duy Ngô Nhĩ.
Chỉ có một tài liệu tham khảo trong cuốn sách Let Us Dream của ĐGH đã quan tâm nhắc đến người Duy Ngô Nhĩ, những người đang phải đối mặt với những gì mà quốc hội Canada, Hà Lan và Anh, chính quyền Hoa Kỳ và ngày càng nhiều chuyên gia tin rằng đó là một cuộc diệt chủng. Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu những lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London. Nếu như Đức Giáo Hoàng nghe những câu chuyện trực tiếp đó, chắc Ngài sẽ thấy khó mà im hơi lặng tiếng lâu hơn được nữa.
Tưởng cũng nên nhắc lại, một lời kêu gọi cầu nguyện hiếm hoi nhưng rất được hoan nghênh cho Giáo hội ở Trung Quốc từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Tuần lễ Cầu nguyện Toàn cầu cho Trung Quốc vào tháng trước thực sự đã là một khích lệ, và Ngài thực sự đã quyết định ủng hộ ý tưởng đó. Bảy giáo xứ đủ can đảm để tổ chức Thánh lễ tưởng niệm vào ngày 4 tháng 6 chắc chắn sẽ rất biết ơn nếu Đức Giáo Hoàng lên tiếng nhiều hơn.
Giáo hội ở Hồng Kông - và trên toàn thế giới - đang phải đối mặt với một khoảnh khắc vừa là cơ may lớn và vừa là nguy hiểm lớn. Một cơ hội để tỏa sáng và nói sự thật, nhưng khi đối mặt với những nguy hiểm kép: ngược đãi hoặc thỏa hiệp. Chúng ta hãy hy vọng Giáo hội vượt qua mọi gian lao thử thách, và chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa thương bảo vệ Giáo hội.
* Benedict Rogers là một nhà hoạt động nhân quyền và nhà văn. Ông là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch, nhà phân tích cao cấp về Đông Á tại tổ chức nhân quyền quốc tế CSW, đồng sáng lập và phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Vương quốc Anh, thành viên của nhóm cố vấn của Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) và là thành viên hội đồng quản trị của Chiến dịch diệt chủng Stop Uyghur. Ông là tác giả của sáu cuốn sách, và hành trình đức tin của ông được kể trong cuốn sách "From Burma to Rome: A Journey into the Catholic Church" (Gracewing, 2015).
Source:UCANews
Đức Thánh Cha Phanxicô bác bỏ đơn từ chức của Đức Hồng Y Marx: Tiếp tục chức vụ Tổng Giám mục Munich
Thanh Quảng sdb
07:00 10/06/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô bác bỏ đơn từ chức của Đức Hồng Y Marx: 'Tiếp tục chức vụ Tổng Giám mục Munich'
Đức Thánh Cha Phanxicô bác bỏ việc Hồng Y Reinhard Marx xin từ chức Tổng giám mục Munich. ĐTC viết cho Đức Hồng Y: “Huynh Cảm ơn lòng dũng cảm của hiền đệ, không sợ đối diện với thực tại lỗi lầm. Đệ đã “Xử lý cuộc khủng hoảng, trên cả hai phương diện cá nhân và cộng đoàn, đó là con đường hiệu quả nhất.”
(Tin Vatican)
ĐTC nói: “Nếu đệ nghĩ rằng người anh em Giám mục Roma này không hiểu đệ và không chấp nhận đơn từ chức của đệ, thì đệ cần nghĩ về những gì Tông đồ Phêrô đã tự thú trước mặt Chúa khi thân thưa với Chúa: Xin hãy tránh xa con, con bất xứng, vì ”con là một tội nhân, và thánh nhân nhận được câu trả lời của Chúa: “Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy”.
Với hình ảnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bức thư của mình, trong đó ngài bác bỏ đơn từ chức của Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục của Munich và Freising. Trong một lá thư gửi ĐHY gửi cho ĐTC vào ngày 21 tháng 5 - mà sau đó được công bố - Đức Hồng Y người Đức đã giải thích lý do của việc xin từ chức của mình. Ngài xin từ chức cai quản giáo phận, vì những vụ bê bối lạm dụng tính dục ở Đức mà ngài nghĩ ngài đã không giải quyết được rốt ráo…
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tự tay trả lời bức thư này. Thư của Ngài được viết bằng tiếng Tây Ban Nha và được Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức hôm thứ Năm vừa qua (10/6/2021). Trong đó, ĐTC cám ơn Đức Hồng Y Marx về “sự can đảm Kitô hữu đã không sợ nhục nhã, không sợ bị sỉ nhục trước thực tế tồi tệ của những tội lạm dụng tính dục.” Đức Phanxicô nhắc nhớ rằng “toàn thể Giáo hội đang khủng hoảng vì tội lạm dụng này, Giáo hội không thể tiến bước nếu không giải quyết cuộc khủng hoảng này!” Thật vậy cuộc khủng hoảng này phải được giải quyết bằng đức tin, vượt nên trên chúng ta. Xã hội học và tâm lý học không thể giải quyết được!..." Do đó, ĐTC nói để “đối phó với cuộc khủng hoảng này, cá nhân và cộng đồng, là cách hiệu quả duy nhất, giúp chúng ta thoát khỏi cơn khủng hoảng này!”
ĐTC đồng ý với việc trình bày cuộc khủng hoảng mà Đức Hồng Y Marx đã giãi bầy trong lá thư từ chức: “Tôi đồng ý với đệ trong việc nhìn lại cả một lịch sử đáng buồn của việc lạm dụng tình dục, và cách mà Giáo phận đã và đang đối phó như một thảm họa. Để thoát ra khỏi cái bi ai này, chúng ta phải sống đức tin như là một hồng ân, đó là bước đầu tiên chúng ta phải làm. Chúng ta phải đối diện với lịch sử, trên bình diện cá nhân lẫn cộng đồng. Chúng ta không thể thờ ơ với tội ác này! Hãy đối diện với nó và siêu vượt lên trên nó!”.
ĐTC Phanxicô tiếp tục nói: “Các thực tại lịch sử phải được đối diện và giải quyết chúng như một lịch sử của 'tội lỗi đã vây hãm chúng ta. Và ĐTC nói thêm, “theo ý kiến của ngài, mỗi giám mục của từng Giáo phận phải nhận trách nhiệm và tự hỏi: tôi phải làm gì khi đối diện với thảm họa này?”
ĐTC nhắc lại “những khúc quanh” đã được lặp đi lặp lại nhiều lần “khi chúng ta đối diện với quá nhiều sai sót.” Hôm nay, ĐTC giải thích, “Chúng ta được yêu cầu phải cải cách, mà - trong trường hợp này - không chỉ cải cách bằng lời mà bằng thái độ can đảm, đối diện với cơn khủng hoảng, chấp nhận một thực tại cho dù hậu quả tệ hại có thể xảy đến. Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ chính bản thân mỗi người. Sự cải tổ trong Giáo Hội cũng được thực hiện bởi những con người nam nữ, những người không ngần ngại lao vào khủng hoảng để mình được Chúa cứu vớt”.
Vị Giám mục Rôma cho biết điều này “là cách thức duy nhất, nếu không chúng ta sẽ chẳng khác gì “những nhà tư tưởng cải cách”, những người không dấn thân vào cuộc” như Chúa Giêsu đã từng làm “trong cuộc đời của Ngài, ngay cả khi thân xác Ngài bị treo trên thập tự”.
Về điều này, Đức Phanxicô thừa nhận, “đó là con đường, là cách thức mà chính Ngài, người anh em thân yêu của hiền đệ đã từng thực hiện qua sự từ bỏ chính mình,” bởi vì “trốn chạy quá khứ chẳng cứu được chúng ta! Sự im lặng, bỏ qua, đặt nặng vào uy tín chỉ dẫn đến thất bại cá nhân và lịch sử”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng việc cho phép “Chúa Thánh Thần đưa dẫn chúng ta vào sa mạc hoang vắng, qua Thánh Giá để dẫn tới phục sinh”. Đó là con đường của Chúa Thánh Linh mà chúng ta phải tuân thủ, và điểm khởi đầu là lời thú nhận cách khiêm tốn rằng: Chúng ta đã sai lầm, chúng ta đã phạm tội.”
Trong bức thư trả lời, ĐTC nhấn mạnh rằng: “Dựa vào các cuộc thăm dò và sức mạnh của các tổ chức sẽ không cứu được chúng ta. Chúng ta sẽ không giải cứu được mình ngay cả cậy dựa vào uy tín của Giáo hội, một Giáo hội vốn đã từng che giấu các lỗi lầm của mình; chúng ta sẽ không được giải cứu nhờ vào sức mạnh của đồng tiền hoặc ý kiến của giới truyền thông (tuy chúng ta thường quá phụ thuộc vào chúng).
Chúng ta chỉ được giải cứu bằng chính cách mở tâm hồn cho Đấng duy nhất có thể [cứu chúng ta], bằng cách thú nhận sự trần trụi của mình: 'Tôi đã phạm tội', 'chúng ta đã phạm tội...' và qua chính những giọt lệ than khóc và thở than 'Xin Thầy hãy xa con ra, vì con là một tội nhân' – đó chính là một di sản mà vị Giáo hoàng đầu tiên để lại cho các vị Giáo hoàng và các Giám mục trong Giáo hội."
Khi làm như vậy, ĐTC giải thích: “chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ, nhưng sự xấu hổ được chữa lành nhờ lòng từ bi và sự dịu dàng của Chúa, Đấng luôn ở gần chúng ta.” Đức Phanxicô cũng nói rằng ngài đánh giá rất cao phần kết luận của bức thư của ĐHY Marx và sự sẵn lòng của ngài để tiếp tục “trở thành một linh mục và giám mục của Giáo hội,” với quyết tâm đổi mới tâm hồn...
“Và đây là câu trả lời của ĐTC, hiền đệ thân mến,” Đức Thánh Cha kết luận. “Hãy tiếp tục công việc mục vụ của một Tổng giám mục Munich và Freising. Hiền đệ hãy nhớ rằng vị Giám mục Rôma, Người kế vị Phêrô, Đấng đã thân thưa với Chúa Giêsu, 'Xin thầy hãy tránh xa con, vì con là kẻ có tội,' có thể hiểu rõ về ngài, và để ngài được nghe câu trả lời của Đấng Thiên sai người thành Nazarene, dành cho vị Thủ lãnh của các Tông đồ: "Hãy chăn dắt chiên của Ta."
Đức Thánh Cha Phanxicô bác bỏ việc Hồng Y Reinhard Marx xin từ chức Tổng giám mục Munich. ĐTC viết cho Đức Hồng Y: “Huynh Cảm ơn lòng dũng cảm của hiền đệ, không sợ đối diện với thực tại lỗi lầm. Đệ đã “Xử lý cuộc khủng hoảng, trên cả hai phương diện cá nhân và cộng đoàn, đó là con đường hiệu quả nhất.”
(Tin Vatican)
ĐTC nói: “Nếu đệ nghĩ rằng người anh em Giám mục Roma này không hiểu đệ và không chấp nhận đơn từ chức của đệ, thì đệ cần nghĩ về những gì Tông đồ Phêrô đã tự thú trước mặt Chúa khi thân thưa với Chúa: Xin hãy tránh xa con, con bất xứng, vì ”con là một tội nhân, và thánh nhân nhận được câu trả lời của Chúa: “Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy”.
Với hình ảnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bức thư của mình, trong đó ngài bác bỏ đơn từ chức của Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục của Munich và Freising. Trong một lá thư gửi ĐHY gửi cho ĐTC vào ngày 21 tháng 5 - mà sau đó được công bố - Đức Hồng Y người Đức đã giải thích lý do của việc xin từ chức của mình. Ngài xin từ chức cai quản giáo phận, vì những vụ bê bối lạm dụng tính dục ở Đức mà ngài nghĩ ngài đã không giải quyết được rốt ráo…
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tự tay trả lời bức thư này. Thư của Ngài được viết bằng tiếng Tây Ban Nha và được Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức hôm thứ Năm vừa qua (10/6/2021). Trong đó, ĐTC cám ơn Đức Hồng Y Marx về “sự can đảm Kitô hữu đã không sợ nhục nhã, không sợ bị sỉ nhục trước thực tế tồi tệ của những tội lạm dụng tính dục.” Đức Phanxicô nhắc nhớ rằng “toàn thể Giáo hội đang khủng hoảng vì tội lạm dụng này, Giáo hội không thể tiến bước nếu không giải quyết cuộc khủng hoảng này!” Thật vậy cuộc khủng hoảng này phải được giải quyết bằng đức tin, vượt nên trên chúng ta. Xã hội học và tâm lý học không thể giải quyết được!..." Do đó, ĐTC nói để “đối phó với cuộc khủng hoảng này, cá nhân và cộng đồng, là cách hiệu quả duy nhất, giúp chúng ta thoát khỏi cơn khủng hoảng này!”
ĐTC đồng ý với việc trình bày cuộc khủng hoảng mà Đức Hồng Y Marx đã giãi bầy trong lá thư từ chức: “Tôi đồng ý với đệ trong việc nhìn lại cả một lịch sử đáng buồn của việc lạm dụng tình dục, và cách mà Giáo phận đã và đang đối phó như một thảm họa. Để thoát ra khỏi cái bi ai này, chúng ta phải sống đức tin như là một hồng ân, đó là bước đầu tiên chúng ta phải làm. Chúng ta phải đối diện với lịch sử, trên bình diện cá nhân lẫn cộng đồng. Chúng ta không thể thờ ơ với tội ác này! Hãy đối diện với nó và siêu vượt lên trên nó!”.
ĐTC Phanxicô tiếp tục nói: “Các thực tại lịch sử phải được đối diện và giải quyết chúng như một lịch sử của 'tội lỗi đã vây hãm chúng ta. Và ĐTC nói thêm, “theo ý kiến của ngài, mỗi giám mục của từng Giáo phận phải nhận trách nhiệm và tự hỏi: tôi phải làm gì khi đối diện với thảm họa này?”
ĐTC nhắc lại “những khúc quanh” đã được lặp đi lặp lại nhiều lần “khi chúng ta đối diện với quá nhiều sai sót.” Hôm nay, ĐTC giải thích, “Chúng ta được yêu cầu phải cải cách, mà - trong trường hợp này - không chỉ cải cách bằng lời mà bằng thái độ can đảm, đối diện với cơn khủng hoảng, chấp nhận một thực tại cho dù hậu quả tệ hại có thể xảy đến. Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ chính bản thân mỗi người. Sự cải tổ trong Giáo Hội cũng được thực hiện bởi những con người nam nữ, những người không ngần ngại lao vào khủng hoảng để mình được Chúa cứu vớt”.
Vị Giám mục Rôma cho biết điều này “là cách thức duy nhất, nếu không chúng ta sẽ chẳng khác gì “những nhà tư tưởng cải cách”, những người không dấn thân vào cuộc” như Chúa Giêsu đã từng làm “trong cuộc đời của Ngài, ngay cả khi thân xác Ngài bị treo trên thập tự”.
Về điều này, Đức Phanxicô thừa nhận, “đó là con đường, là cách thức mà chính Ngài, người anh em thân yêu của hiền đệ đã từng thực hiện qua sự từ bỏ chính mình,” bởi vì “trốn chạy quá khứ chẳng cứu được chúng ta! Sự im lặng, bỏ qua, đặt nặng vào uy tín chỉ dẫn đến thất bại cá nhân và lịch sử”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng việc cho phép “Chúa Thánh Thần đưa dẫn chúng ta vào sa mạc hoang vắng, qua Thánh Giá để dẫn tới phục sinh”. Đó là con đường của Chúa Thánh Linh mà chúng ta phải tuân thủ, và điểm khởi đầu là lời thú nhận cách khiêm tốn rằng: Chúng ta đã sai lầm, chúng ta đã phạm tội.”
Trong bức thư trả lời, ĐTC nhấn mạnh rằng: “Dựa vào các cuộc thăm dò và sức mạnh của các tổ chức sẽ không cứu được chúng ta. Chúng ta sẽ không giải cứu được mình ngay cả cậy dựa vào uy tín của Giáo hội, một Giáo hội vốn đã từng che giấu các lỗi lầm của mình; chúng ta sẽ không được giải cứu nhờ vào sức mạnh của đồng tiền hoặc ý kiến của giới truyền thông (tuy chúng ta thường quá phụ thuộc vào chúng).
Chúng ta chỉ được giải cứu bằng chính cách mở tâm hồn cho Đấng duy nhất có thể [cứu chúng ta], bằng cách thú nhận sự trần trụi của mình: 'Tôi đã phạm tội', 'chúng ta đã phạm tội...' và qua chính những giọt lệ than khóc và thở than 'Xin Thầy hãy xa con ra, vì con là một tội nhân' – đó chính là một di sản mà vị Giáo hoàng đầu tiên để lại cho các vị Giáo hoàng và các Giám mục trong Giáo hội."
Khi làm như vậy, ĐTC giải thích: “chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ, nhưng sự xấu hổ được chữa lành nhờ lòng từ bi và sự dịu dàng của Chúa, Đấng luôn ở gần chúng ta.” Đức Phanxicô cũng nói rằng ngài đánh giá rất cao phần kết luận của bức thư của ĐHY Marx và sự sẵn lòng của ngài để tiếp tục “trở thành một linh mục và giám mục của Giáo hội,” với quyết tâm đổi mới tâm hồn...
“Và đây là câu trả lời của ĐTC, hiền đệ thân mến,” Đức Thánh Cha kết luận. “Hãy tiếp tục công việc mục vụ của một Tổng giám mục Munich và Freising. Hiền đệ hãy nhớ rằng vị Giám mục Rôma, Người kế vị Phêrô, Đấng đã thân thưa với Chúa Giêsu, 'Xin thầy hãy tránh xa con, vì con là kẻ có tội,' có thể hiểu rõ về ngài, và để ngài được nghe câu trả lời của Đấng Thiên sai người thành Nazarene, dành cho vị Thủ lãnh của các Tông đồ: "Hãy chăn dắt chiên của Ta."
USCCB công bố kế hoạch phục hưng Thánh Thể quốc gia
Đặng Tự Do
18:41 10/06/2021
Tìm cách “đổi mới Giáo hội bằng cách khơi dậy mối quan hệ sống động với Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể”, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã thông báo rằng các ngài đã bắt đầu “ thúc đẩy một cuộc Phục hưng Thánh Thể trên toàn quốc”.
Thông cáo này được đưa ra trong một thông cáo báo chí về việc thuê một Chuyên gia cho Ủy Ban Truyền giáo và Dạy Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB.
Trong Khung chuyên đề của Kế hoạch Chiến lược từ 2021 đến 2024, được thông qua vào tháng 11 năm 2020 trong một cuộc biểu quyết với tỷ số 193-3, USCCB đã đề cập đến khả năng tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc gia vào năm 2024 để giúp giải quyết “việc tham dự Thánh lễ giảm sút, thiếu hiểu biết về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, và tình trạng xa lìa tôn giáo ngày càng gia tăng”.
Gần đây hơn, Đức Tổng Giám Mục Nelson Pérez của Philadelphia, chủ tịch Ủy ban Giám mục về Đa Văn hóa trong Giáo hội, đã thảo luận ngắn gọn về “tiến trình phục hưng Thánh Thể trên toàn quốc với hy vọng kết nối lại các tín hữu với Thánh Thể và với ơn gọi rửa tội của họ”.
Source:Catholic World News
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân đại sứ mới tại Canada
Đặng Tự Do
18:41 10/06/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã bổ nhiệm một sứ thần Tòa thánh mới tại Canada.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovič vào ngày 5 tháng 6 cho vị trí vẫn bị bỏ trống kể từ khi vị Sứ thần trước đó, Đức Tổng Giám Mục Luigi Bonazzi, được đưa đến Albania vào tháng 12 năm 2020.
Đức Cha Jurkovič đã từng là Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva từ năm 2016.
Vị tổng giám mục 68 tuổi người Slovenia cũng đã đóng vai trò là đại diện của Tòa thánh cho Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Di cư Quốc tế.
Đức Cha Jurkovič sinh ra ở Kočevje, miền nam Slovenia, vào ngày 10 tháng 6 năm 1952. Ngài được thụ phong linh mục của Tổng giáo phận Ljubljana năm 1977, ở tuổi 25.
Sau khi được đào tạo cho ngành ngoại giao của Tòa Thánh, ngài đã phục vụ tại Hàn Quốc, Colombia và Nga. Năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài là Sứ thần Tòa thánh tại Belarus.
Từ năm 2004 đến năm 2011, Đức Cha Jurkovič làm Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine và sau đó được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Liên bang Nga, cũng như tại Uzbekistan.
Năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài vào vai trò quan sát viên thường trực tại Geneva.
Ngài thông thạo tiếng Slovenia, tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga.
Đức Tổng Giám Mục Bonazzi, người tiền nhiệm của Đức Cha Jurkovič tại Canada, làm sứ thần Tòa thánh tại quốc gia này từ năm 2013 đến năm 2020. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm sứ thần tại Albania vào ngày 10 tháng 12.
Source:Catholic News Agency
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh trái tim Chúa -Lm.Daminh Nguyễn Ngọc Long
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:24 10/06/2021
Hình ảnh trái tim Chúa
Trong kinh cầu trái tim Chúa Giêsu có lời ca ngợi cầu xin: Trái tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi sự yên ủi.
Dân gian có ngạn ngữ „Lòng có tràn đầy mới trào ra bên ngoài!“ nói đến những ý nghĩ tư tưởng phát xuất từ trái tim tâm hồn trước khi nói ra ngoài môi miệng.
Như thế trái tim được hiểu diễn tả là trung tâm của đời sống con người. Trái tim còn nhiều hơn là một cơ quan có cơ bắp sinh động cho dòng máu được bơm lưu chuyển đi khắp cùng nuôi sống các cơ quan thân thể mọi loài sinh vật trong công trình thiên nhiên.
Trái tim là hình ảnh nội tâm thâm sâu của toàn thể một con người nữa. Khi điều gì mang đến sự tốt lành, trái tim cảm nhận được sự ấm áp, niềm vui phấn khởi.
Trái lại, khi phải trải qua điều đau khổ buồn phiền lo âu, trái tim tâm hồn như bị đè nặng làm cho cả thể xác uể oải chán chường như ngã qụy buông xuôi.
Ta cũng thường nói: „Xin chân thành (với cả trái tim tâm hồn) chúc mừng Ông Bà, Anh, Chị, Bạn, Em, Cháu…ngày vui mừng thành công!“
Hay: Xin chân thành (với cả tâm hồn trái tim) chia buồn cùng…..cùng chia sẻ nỗi mất mát đau buồn…!
Như thế nói lên điều ta biết trải qua, trái tim cũng cùng cảm nhận và muốn nói lên bằng ngôn ngữ điều cảm nhận (vui, buồn chia sẻ) từ tận trong trái tim.
Trong đời sống con người trái tim luôn giữ vai trò chính yếu khi còn chung sống với nhau trên trần gian và cả khi đã từ gĩa trần gian bước sang đời sống bên kia thế giới. Vì người đã vĩnh viễn ra đi về đời sau, tuy không còn hiện diện trong gia đình bằng thân xác, nụ cười tiếng nói, nhưng hình ảnh đời sống của họ vẫn hằng sống động hiện diện trong trái tim của người thân gia đình còn đang sống trên trần gian.
Trong Kinh Thánh trái tim luôn được nói đến trong ý nghĩa tương quan toàn thể con người. Có thể nói được bằng hình ảnh như một phương trình: „Con người = trái tim“.
Với cùng qua trái tim con người có thể suy nghĩ, có cảm nhậnvui mừng, buồn thương đau khổ, giận dữ, đắng cay, trở nên cứng nhắc, nhớ nhung tưởng nhớ.
Sách Châm Ngôn có lời khuyên nhủ về trái tim :
„Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ,
vì từ đó mà sự sống phát sinh.“ (Sách Châm ngôn 4,23)
Lời khuyên nhủ này dĩ nhiên không phải theo khía cạnh y khoa, nhưng theo khía cạnh tâm linh tinh thần hãy chú ý đến những gì đánh động thâm tâm trong trái tim tâm hồn liên quan đến đời sống, đến tình yêu. Vì từ trái tim phát xuất ra sự sinh động.
Và cũng có gía trị về niềm tin nữa. Niềm tin không thể thành hình nếu không có trái tim tâm hồn: Con người = trái tim = Tình yêu Thiên Chúa!
„Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em).“ (Sách Đệ nhị luật 6,5)
Dẫu vậy trái tim con người cũng có thể vướng mắc vào lầm lạc đi sai lạc hướng, cùng bị sa chước cám dỗ.
Kinh nghiệm này con người hầu như luôn hằng có. Ngày xưa dân Israel là một dân riêng của Thiên Chúa đã nhiều lần quay lưng lại với Ngài, như Ngôn Sứ Hosea viết thuật lại:
„Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó,
từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về.
Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi;
chúng dâng hy lễ cho các Ba-an, đốt hương kính ngẫu tượng.
Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó,
nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.“ (Ngôn Sứ Hose 11, 1-3).
Nhưng trái tim Thiên Chúa lớn lao hơn, hằng rộng mở và mạnh mẽ hơn. Thiên Chúa không vì thế để cho trái tim của Ngài bị tổn thương hay giận dữ phẫn nộ, cho dù con người có quay lưng không muốn biết đến Ngài. Vì thế Ngài không thể có cung cách sử sự nào khác hơn là biểu lộ tình thương yêu:
„Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi!
Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành!
Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma,
để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được?
Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi.“ (Ngôn sứ Hosea 11,8)
Những lời của Ngôn Sứ Hosea như trên rồi cũng bị con người bỏ quên. Chính vì thế Thiên Chúa đã lại rộng mở trái tim ngài ra cho con người.
Trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng là con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã trao tặng trái tim của mình cho con người.
Đây chính là trung tâm của lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu. Lễ mừng kính này không phải là một cung cách đạo đức riêng biệt, nhưng diễn tả điều căn bản của đức tin chúng ta.
Trong đức tin chúng ta trao gửi trái tim cho Đấng trước hết và với cả trái tim yêu mến cùng dấn thân hy sinh cho con người chúng ta. Chúa Giêsu Kitô là trái tim của Thiên Chúa cho trần gian, cho con người.
Xuống trần gian làm người Chúa Giêsu trong cung cách sinh hoạt giao tiếp với con người Ngài đã sống bằng trái tim tình yêu thương với những người bé nhỏ yếu kém, với những người bị bỏ rơi khinh miệt, với những người tội lỗi.
Ngài gần gũi họ, nói với họ lời an ủi, tha thứ làm hoà, mang lại cho họ niềm hy vọng vươn lên. Ngài không đưa ngón tay trỏ chỉ điểm cảnh cáo, nhưng với trái tim cùng thông cảm phấn chấn. Lời của Ngài rao giảng gây cảm động đi vào lòng người.
Trên thập giá Ngài tắt hơi thở chết. Nhưng không vì thế là điểm tận cùng chấm dứt. Trái lại sự sống tiếp tục tuôn chảy trào ra, như Thánh Gioan viết thuật lại: Từ trái tim cạnh sườn Người Máu cùng Nước chảy tuôn ra. (Ga 19,34).
Dòng nước sự sống mà chúng ta tiếp nhận trong Bí Tích Rửa tội, và trong Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa, là lương thực mang đến cho trái tim tâm hồn đức tin được tràn đầy sự sống sung mãn.
Hình ảnh trái tim chan chứa tình thương yêu của cha mẹ cho con cháu mình phản chiếu lại hình ảnh trái tim của Chúa, Đấng là nguồn tình yêu thương, nguồn sự an ủi cho con người.
Lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong kinh cầu trái tim Chúa Giêsu có lời ca ngợi cầu xin: Trái tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi sự yên ủi.
Dân gian có ngạn ngữ „Lòng có tràn đầy mới trào ra bên ngoài!“ nói đến những ý nghĩ tư tưởng phát xuất từ trái tim tâm hồn trước khi nói ra ngoài môi miệng.
Như thế trái tim được hiểu diễn tả là trung tâm của đời sống con người. Trái tim còn nhiều hơn là một cơ quan có cơ bắp sinh động cho dòng máu được bơm lưu chuyển đi khắp cùng nuôi sống các cơ quan thân thể mọi loài sinh vật trong công trình thiên nhiên.
Trái tim là hình ảnh nội tâm thâm sâu của toàn thể một con người nữa. Khi điều gì mang đến sự tốt lành, trái tim cảm nhận được sự ấm áp, niềm vui phấn khởi.
Trái lại, khi phải trải qua điều đau khổ buồn phiền lo âu, trái tim tâm hồn như bị đè nặng làm cho cả thể xác uể oải chán chường như ngã qụy buông xuôi.
Ta cũng thường nói: „Xin chân thành (với cả trái tim tâm hồn) chúc mừng Ông Bà, Anh, Chị, Bạn, Em, Cháu…ngày vui mừng thành công!“
Hay: Xin chân thành (với cả tâm hồn trái tim) chia buồn cùng…..cùng chia sẻ nỗi mất mát đau buồn…!
Như thế nói lên điều ta biết trải qua, trái tim cũng cùng cảm nhận và muốn nói lên bằng ngôn ngữ điều cảm nhận (vui, buồn chia sẻ) từ tận trong trái tim.
Trong đời sống con người trái tim luôn giữ vai trò chính yếu khi còn chung sống với nhau trên trần gian và cả khi đã từ gĩa trần gian bước sang đời sống bên kia thế giới. Vì người đã vĩnh viễn ra đi về đời sau, tuy không còn hiện diện trong gia đình bằng thân xác, nụ cười tiếng nói, nhưng hình ảnh đời sống của họ vẫn hằng sống động hiện diện trong trái tim của người thân gia đình còn đang sống trên trần gian.
Trong Kinh Thánh trái tim luôn được nói đến trong ý nghĩa tương quan toàn thể con người. Có thể nói được bằng hình ảnh như một phương trình: „Con người = trái tim“.
Với cùng qua trái tim con người có thể suy nghĩ, có cảm nhậnvui mừng, buồn thương đau khổ, giận dữ, đắng cay, trở nên cứng nhắc, nhớ nhung tưởng nhớ.
Sách Châm Ngôn có lời khuyên nhủ về trái tim :
„Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ,
vì từ đó mà sự sống phát sinh.“ (Sách Châm ngôn 4,23)
Lời khuyên nhủ này dĩ nhiên không phải theo khía cạnh y khoa, nhưng theo khía cạnh tâm linh tinh thần hãy chú ý đến những gì đánh động thâm tâm trong trái tim tâm hồn liên quan đến đời sống, đến tình yêu. Vì từ trái tim phát xuất ra sự sinh động.
Và cũng có gía trị về niềm tin nữa. Niềm tin không thể thành hình nếu không có trái tim tâm hồn: Con người = trái tim = Tình yêu Thiên Chúa!
„Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em).“ (Sách Đệ nhị luật 6,5)
Dẫu vậy trái tim con người cũng có thể vướng mắc vào lầm lạc đi sai lạc hướng, cùng bị sa chước cám dỗ.
Kinh nghiệm này con người hầu như luôn hằng có. Ngày xưa dân Israel là một dân riêng của Thiên Chúa đã nhiều lần quay lưng lại với Ngài, như Ngôn Sứ Hosea viết thuật lại:
„Khi Ít-ra-en còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó,
từ Ai-cập Ta đã gọi con Ta về.
Nhưng Ta càng gọi chúng, chúng càng bỏ đi;
chúng dâng hy lễ cho các Ba-an, đốt hương kính ngẫu tượng.
Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, đã đỡ cánh tay nó,
nhưng chúng không hiểu là Ta chữa lành chúng.“ (Ngôn Sứ Hose 11, 1-3).
Nhưng trái tim Thiên Chúa lớn lao hơn, hằng rộng mở và mạnh mẽ hơn. Thiên Chúa không vì thế để cho trái tim của Ngài bị tổn thương hay giận dữ phẫn nộ, cho dù con người có quay lưng không muốn biết đến Ngài. Vì thế Ngài không thể có cung cách sử sự nào khác hơn là biểu lộ tình thương yêu:
„Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi!
Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành!
Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma,
để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được?
Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi.“ (Ngôn sứ Hosea 11,8)
Những lời của Ngôn Sứ Hosea như trên rồi cũng bị con người bỏ quên. Chính vì thế Thiên Chúa đã lại rộng mở trái tim ngài ra cho con người.
Trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng là con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã trao tặng trái tim của mình cho con người.
Đây chính là trung tâm của lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu. Lễ mừng kính này không phải là một cung cách đạo đức riêng biệt, nhưng diễn tả điều căn bản của đức tin chúng ta.
Trong đức tin chúng ta trao gửi trái tim cho Đấng trước hết và với cả trái tim yêu mến cùng dấn thân hy sinh cho con người chúng ta. Chúa Giêsu Kitô là trái tim của Thiên Chúa cho trần gian, cho con người.
Xuống trần gian làm người Chúa Giêsu trong cung cách sinh hoạt giao tiếp với con người Ngài đã sống bằng trái tim tình yêu thương với những người bé nhỏ yếu kém, với những người bị bỏ rơi khinh miệt, với những người tội lỗi.
Ngài gần gũi họ, nói với họ lời an ủi, tha thứ làm hoà, mang lại cho họ niềm hy vọng vươn lên. Ngài không đưa ngón tay trỏ chỉ điểm cảnh cáo, nhưng với trái tim cùng thông cảm phấn chấn. Lời của Ngài rao giảng gây cảm động đi vào lòng người.
Trên thập giá Ngài tắt hơi thở chết. Nhưng không vì thế là điểm tận cùng chấm dứt. Trái lại sự sống tiếp tục tuôn chảy trào ra, như Thánh Gioan viết thuật lại: Từ trái tim cạnh sườn Người Máu cùng Nước chảy tuôn ra. (Ga 19,34).
Dòng nước sự sống mà chúng ta tiếp nhận trong Bí Tích Rửa tội, và trong Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa, là lương thực mang đến cho trái tim tâm hồn đức tin được tràn đầy sự sống sung mãn.
Hình ảnh trái tim chan chứa tình thương yêu của cha mẹ cho con cháu mình phản chiếu lại hình ảnh trái tim của Chúa, Đấng là nguồn tình yêu thương, nguồn sự an ủi cho con người.
Lễ mừng kính trái tim Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục VII
Vũ Văn An
18:02 10/06/2021
MỤC VII: Hình ảnh về một người đã chán nản tìm kiếm Thiên Chúa chỉ bằng suy luận, và bắt đầu đọc Kinh thánh.
I.Thấy sự mù quáng và khốn cùng của con người, và những mâu thuẫn đáng kinh ngạc trong bản chất của họ; và nhìn vào toàn bộ vũ trụ im lìm, và con người không có ánh sáng, bị để mặc một mình, và như thể bị lạc trong xó xỉnh này của vũ trụ, không biết ai đã đặt mình vào đó, mình đến đó để làm gì, mình sẽ trở thành gì khi chết, tôi bước vào nỗi kinh hoàng như một người đang ngủ được đưa đến một hòn đảo hoang vắng và đáng sợ, và khi tỉnh dậy không biết mình đang ở đâu, và không có phương thế nào để thoát ra. Và về điều này, tôi hết sức ngạc nhiên về việc làm cách nào người ta không rơi vào tuyệt vọng khi đứng trước một trạng thái khốn cùng như vậy. Tôi thấy những người khác ở gần tôi, với bản chất tương tự: Tôi hỏi họ xem họ có hiểu biết hơn tôi hay không, thì họ nói với tôi là không; và đối với việc này, thay vì cảnh giác, những kẻ lang thang khốn khổ này, sau khi nhìn quanh họ, thấy một số đối tượng đầy quyến rũ, bèn để mình bị chúng lôi cuốn và gắn bó với chúng. Đối với tôi, tôi không thể dừng lại ở trạng thái đó, cũng không thể nghỉ ngơi trong xã hội của những người tương tự như tôi, khốn cùng như tôi, bất lực như tôi. Tôi thấy họ không thể giúp tôi lúc chết: Tôi sẽ chết một mình; do đó phải hành động như thể tôi ở một mình: bây giờ, nếu tôi ở một mình, tôi sẽ không xây nhà, tôi sẽ không bận tâm tới những nghề náo động, tôi sẽ không tìm kiếm sự quí mến của bất cứ ai; nhưng tôi sẽ chỉ cố gắng khám phá sự thật.
Do đó, nhờ thấy rõ ràng có nhiều điều khác hơn là điều tôi trông thấy, tôi đã tìm tòi xem liệu Thiên Chúa mà mọi người đang nói đến này có thể để lại một số dấu vết nào của Người hay không. Tôi nhìn về mọi phía, và chỉ thấy bóng tối ở khắp nơi. Bản nhiên không hiến cho tôi điều gì mà không là chất liệu gây nghi ngờ và lo lắng. Nếu tôi thấy không có gì trong đó như dấu chỉ một Thần tính, tôi quyết định sẽ không tin gì về Thần tính đó. Nếu tôi thấy dấu chỉ Đấng Tạo Hóa ở khắp nơi, tôi sẽ yên nghỉ trong đức tin. Nhưng, vì thấy quá nhiều điều để phủ nhận, và quá ít điều để chắc mẩm, tôi rơi vào tình trạng đáng than thở, và trong đó tôi muốn hàng trăm lần rằng, nếu có một vị Thiên Chúa duy trì thiên nhiên, thì thiên nhiên này phải đánh dấu Người một cách không hàm hồ chứ; và, nếu các dấu mà thiên nhiên cung cấp là sai lệch, nó hẳn phaỉ loại bỏ chúng một cách hoàn toàn chứ; nó hẳn phải nói tất cả hoặc không nói gì cả, để tôi biết mình nên theo bên nào. Thay vào đó, trong trạng thái hiện tại của tôi, trạng thái không biết mình là gì và phải làm gì, tôi không biết thân phận của mình, cũng như bổn phận của mình. Trái tim tôi hoàn toàn hướng về việc biết đâu là điều tốt thực sự, để theo đuổi nó. Đối với tôi, không có gì là quá đắt để có được điều đó.
Tôi thấy vô số tôn giáo ở nhiều nơi trên thế giới, và trong mọi thời đại. Nhưng chúng không có nền luân lý làm tôi hài lòng, cũng không có bằng chứng có thể làm tôi dừng lại. Và vì vậy, tôi sẽ bác bỏ như nhau các tôn giáo của Mahomet, của Trung Hoa, của người La Mã cổ xưa, và của người Ai Cập, vì lý do duy nhất này là không tôn giáo nào có dấu hiệu chân lý hơn tôn giáo khác, và không có gì xác định được lý do phải nghiêng về phía này hơn là nghiêng về phía kia.
Nhưng, khi xem xét sự đa dạng bất nhất và kỳ lạ về phong tục và tín ngưỡng khác nhau trong những thời đại khác nhau, tôi thấy, tại một phần rất nhỏ của thế giới, một dân tộc đặc thù, tách biệt khỏi mọi dân tộc khác trên trái đất, và có lịch sử đi trước nhiều thế kỷ so với các lịch sử cổ kính nhất mà chúng ta có. Do đó, tôi thấy dân tộc lớn và đông đảo này thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, và tự hành xử theo một luật lệ mà họ nói là đã nhận được từ tay của Người. Họ chủ trương rằng họ là những người duy nhất trên thế giới được Thiên Chúa mạc khải các mầu nhiệm của Người; rằng mọi người đều đồi trụy và sống trong tình trạng mất ân nghĩa với Thiên Chúa; rằng mọi người đều bị bỏ mặc cho các giác quan và tinh thần riêng của họ; và từ đó xuất hiện những sai lạc kỳ cục và những thay đổi liên tục xảy ra giữa họ, cả về tôn giáo lẫn phong tục; thay vào đó, dân tộc này nhất quán không hề lay chuyển trong hành vi của họ: nhưng Thiên Chúa không để các dân tộc khác mãi mãi trong bóng tối như thế; nên sẽ có một đấng giải phóng mọi người; mà họ có mặt trên thế giới là để công bố điều đó; họ được đào tạo rõ ràng để trở thành những người loan báo trước sự kiện trọng đại này, và kêu gọi mọi dân tộc đoàn kết với họ trong sự chờ đợi vị giải phóng này.
Cuộc gặp gỡ của dân tộc này làm tôi kinh ngạc, và đối với tôi xem ra đáng được chú ý hết sức, bởi quá nhiều điều đáng ngưỡng mộ và kỳ lạ xuất hiện ở đó.
Đó là một dân tộc hoàn toàn được tạo thành từ các anh em: và, thay vì mọi dân tộc khác được hình thành từ sự tập hợp của một số vô tận các gia đình, dân tộc này, mặc dù phong phú một cách lạ lùng, nhưng tất cả đều phát xuất từ một người; và, do đó là một xương thịt và chi thể của nhau, họ tạo nên sức mạnh tột độ của một gia đình duy nhất. Đây là điều độc đáo.
Dân tộc này là dân tộc lâu đời nhất mà con người biết được; điều này đối với tôi dường như phải thu hút sự tôn kính đặc biệt đối với họ, và nhất là trong cuộc tìm tòi của chúng ta; vì nếu Thiên Chúa có lúc nào thông đạt với loài người, thì Người chạy lại với chính những người này để biết truyền thống của họ.
Dân tộc này không phải chỉ đáng kể bởi tính cổ kính của họ; nhưng nó còn độc đáo hơn nữa về độ thời gian tồn tại của họ, luôn tiếp diễn từ nguồn gốc của họ cho đến ngày nay: thay vào đó, các dân tộc Hy Lạp, Ý, Lacédémone (Sparte), Athens, La Mã, và những dân tộc khác có rất lâu sau đó, đã kết liễu cách đây rất lâu, dân tộc này vẫn luôn tồn tại; và, bất chấp các mưu mô của rất nhiều vị vua thế lực từng hàng trăm lần cố gắng làm cho họ bị diệt vong, như các sử gia đã làm chứng, và như người ta dễ dàng phán đóan theo trật tự tự nhiên của mọi sự việc, trong một khoảng thời gian nhiều năm dài họ vẫn luôn tự bảo tồn; và, kéo dài từ thời gian đầu hết đến thời gian sau hết, lịch sử của họ bao trùm trong thời gian họ tồn tại sự tồn tại của mọi lịch sử của chúng ta.
Luật lệ mà dân tộc này được cai trị hoàn toàn là luật lâu đời nhất trên thế giới, hoàn hảo nhất và là luật duy nhất luôn được tuân giữ không bị gián đoạn trong một Quốc gia. Đó là điều Philo, một người Do Thái, đã chứng minh ở nhiều nơi khác nhau, và Josephus chống lại Appion một cách đáng ngưỡng mộ, khi ông cho thấy luật ấy cổ xưa đến nỗi chính tên của nó cũng được những người cổ xưa nhất và những người cả hàng nghìn năm sau biết đến; đến nỗi Homer, người đã nói về rất nhiều dân tộc, không bao giờ dám sử dụng nó. Và thật dễ dàng phán đóan sự hoàn hảo của luật này bằng cách đơn giản đọc nó, trong đó, người ta thấy mọi điều đã được dự liệu một cách khôn ngoan, công bằng, rất nhiều phán đoán, đến nỗi các nền lập pháp cổ xưa nhất của người Hy Lạp và La mã, nhờ được soi sáng phần nào, đã vay mượn các luật lệ chính của họ; điều này thấy rõ trong các luật lệ họ gọi là Mười Hai Bảng (Douze Tables), và trong các điển hình khác được Josephus chứng minh.
Nhưng, đồng thời, luật này nghiêm khắc nhất và khắt khe nhất, buộc dân tộc này phải tuân giữ, như nghĩa vụ của họ, hàng ngàn tuân giữ đặc thù chi li, nếu không sẽ phải chịu hình phạt mất mạng. Đến nỗi, điều đáng kinh ngạc là nó luôn được tuân giữ trong nhiều thế kỷ bởi một dân tộc hết sức ưa nổi loạn và thiếu kiên nhẫn; trong khi tất cả các dân tộc khác thay đổi luật lệ của họ liên tục, mặc dù chúng dễ tuân giữ hơn nhiều.
II. Dân tộc này còn đáng ngưỡng mộ ở sự chân thành. Họ yêu thương và trung thành gìn giữ cuốn sách trong đó, Môsê tuyên bố rằng họ luôn luôn vô ơn với Thiên Chúa, và ông biết họ sẽ còn vô ơn hơn nữa sau khi ông chết; nhưng ông kêu gọi trời đất làm chứng chống lại họ, rằng ông đã nói đủ với họ rằng cuối cùng Thiên Chúa nổi giận với họ, sẽ phân tán họ tới mọi dân tộc trên trái đất: rằng khi họ chọc giận Người bằng cách thờ các thần không phải là thần của họ, thì Người sẽ giận họ bằng cách kêu gọi một dân tộc không phải là dân tộc của Người. Tuy nhiên, cuốn sách đó, cuốn sách vốn làm nhục họ về nhiều mặt, đã được họ bảo tồn bằng cách hy sinh chính mạng sống của họ. Đó là một lòng chân thành không hề có điển hình trên thế giới, cũng không có gốc rễ trong tự nhiên.
Ngoài ra, tôi không thấy có lý do gì để nghi ngờ sự thật của cuốn sách chứa đựng tất cả những điều ấy; vì có rất nhiều khác biệt giữa một cuốn sách do một người đặc thù tạo ra rồi truyền bá trong dân tộc và một cuốn sách tạo nên một dân tộc. Người ta không thể nghi ngờ việc cuốn sách này cổ xưa như chính dân tộc họ.
Đó là một cuốn sách được thực hiện bởi các tác giả đương thời. Bất cứ lịch sử nào không có tính đương thời đều bị nghi ngờ, như các sách nói về Sibylles và Trismégiste, và rất nhiều cuốn khác có giá trị trên thế giới, và bị phát hiện là sai lầm theo thời gian. Nhưng với các tác giả đương thời thì không như vậy.
III. Thật là khác biệt xiết bao giữa cuốn sách này với cuốn sách khác! Tôi không ngạc nhiên về việc người Hy Lạp tạo ra Iliad, cũng như người Ai Cập và người Trung Hoa tạo ra lịch sử của họ. Chỉ cần xem điều đó được phát sinh ra sao. Các nhà sử học lỗi lạc này không cùng thời với những điều họ viết. Homer viết một cuốn tiểu thuyết, mà chính ông coi là như vậy; vì không ai nghi ngờ rằng Troy và Agamemnon không hiện hữu gì hơn quả táo vàng. Ông cũng không nghĩ đến việc làm nó trở thành một sách lịch sử, mà chỉ là sách giải trí. Cuốn sách của ông là cuốn duy nhất cùng thời với ông: vẻ đẹp của tác phẩm khiến nó tồn tại mãi mãi: mọi người đều học hỏi và nói về nó: cần phải biết nó; ai cũng thuộc lòng nó. Bốn trăm năm sau, những người chứng kiến sự việc không còn sống nữa; do nhận thức của họ, không ai biết liệu đó là một câu chuyện ngụ ngôn hay một chuyện sử học: người ta chỉ học nó từ tổ tiên của họ, điều này có thể coi là đúng sự thật.
Kỳ tới: Mục VIII: Xem xét Người Do Thái trong mối tương quan với tôn giáo của chúng ta
VietCatholic TV
Hiện tượng lạ lùng: Phải chăng Thánh Linh dưới dạng làn khói ngự xuống trên Đức Phanxicô trong lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:02 10/06/2021
Một video lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội cho thấy dường như các làn hương đã tạo thành một vương miện bằng khói trên đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống hôm 23 tháng 5.
Sau khi Đức Giáo Hoàng xông hương quanh bàn thờ như một hình thức chuẩn bị đón nhận lễ vật, một vầng khói đã xuất hiện trên đầu ngài. Vầng khói trông giống một vương miện sau đó vỡ ra làm đôi và lan tỏa xuống mặt ngài trong vài giây.
Nhiều người dùng các mạng xã hội đã bình luận rằng họ tin đó là một biểu hiện của Chúa Thánh Thần.
Mạng Church Pop tường thuật rằng “Có vẻ như Chúa Thánh Thần chạm vào trán ngài sau đó làn khói chia làm đôi và một nửa đi vào chiếc mũ của ngài và nửa còn lại đi vào mũi ngài”.
Mạng Church Pop nhấn mạnh rằng “Chúa Thánh Thần là nguồn ánh sáng soi rọi, chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô và cho tất cả các linh mục và tu sĩ của chúng ta”.
Tân Hồng Y Phi Luật Tân quá sức lận đận trong việc nhận mũ đỏ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:38 10/06/2021
1. USCCB công bố kế hoạch 'phục hưng Thánh Thể quốc gia'
Tìm cách “đổi mới Giáo hội bằng cách khơi dậy mối quan hệ sống động với Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể”, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã thông báo rằng các ngài đã bắt đầu “ thúc đẩy một cuộc Phục hưng Thánh Thể trên toàn quốc”.
Thông cáo này được đưa ra trong một thông cáo báo chí về việc thuê một Chuyên gia cho Ủy Ban Truyền giáo và Dạy Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB.
Trong Khung chuyên đề của Kế hoạch Chiến lược từ 2021 đến 2024, được thông qua vào tháng 11 năm 2020 trong một cuộc biểu quyết với tỷ số 193-3, USCCB đã đề cập đến khả năng tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc gia vào năm 2024 để giúp giải quyết “việc tham dự Thánh lễ giảm sút, thiếu hiểu biết về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, và tình trạng xa lìa tôn giáo ngày càng gia tăng”.
Gần đây hơn, Đức Tổng Giám Mục Nelson Pérez của Philadelphia, chủ tịch Ủy ban Giám mục về Đa Văn hóa trong Giáo hội, đã thảo luận ngắn gọn về “tiến trình phục hưng Thánh Thể trên toàn quốc với hy vọng kết nối lại các tín hữu với Thánh Thể và với ơn gọi rửa tội của họ”.
Source:Catholic World News
2. Tân Hồng Y Phi Luật Tân quá sức lận đận trong việc nhận mũ đỏ
Lễ trao mũ đỏ cho Đức Hồng Y José Advincula, tân Tổng giám mục giáo phận Manila, Phi Luật Tân, lại bị hoãn lần thứ hai vì đại dịch Covid-19.
Ban đầu, lễ này dự kiến diễn ra vào ngày 28 tháng 5 vừa qua, nhưng vị chủ sự là Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Charles Brown, 62 tuổi, người Mỹ, bị cách ly 14 ngày sau khi từ Mỹ tới Manila, nên buổi lễ bị hoãn lại đến ngày 8 tháng 6.
Nhưng tình hình đại dịch tại thành phố Capiz lên tới hơn 3,000 người bị lây nhiễm và trong số 760,000 dân tại đây, chỉ mới có 21,000 người được chích vắcxin chống Covid-19. Vì vậy buổi lễ bị hoãn lại theo lời khuyên của các chuyên gia y tế để bảo vệ những người tham dự lễ nghi này. Tin này được thông báo trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, hôm thứ Bảy, 5 tháng 6 vừa qua.
Theo dự kiến ngày 24 tháng 6 tới đây, Đức Hồng Y Advincula sẽ nhậm chức Tổng giám mục thứ 33 của Giáo phận thủ đô Manila.
Đức Hồng Y José Advincula, năm nay 69 tuổi, cho đến nay là Tổng giám mục giáo phận Capiz. Vì đại dịch, ngài không thể về Roma dự công nghị tấn phong tân Hồng Y ngày 28 tháng 11 năm ngoái.
Source:ABS-CBN
3. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân đại sứ mới tại Canada
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã bổ nhiệm một sứ thần Tòa thánh mới tại Canada.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovič vào ngày 5 tháng 6 cho vị trí vẫn bị bỏ trống kể từ khi vị Sứ thần trước đó, Đức Tổng Giám Mục Luigi Bonazzi, được đưa đến Albania vào tháng 12 năm 2020.
Đức Cha Jurkovič đã từng là Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva từ năm 2016.
Vị tổng giám mục 68 tuổi người Slovenia cũng đã đóng vai trò là đại diện của Tòa thánh cho Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Di cư Quốc tế.
Đức Cha Jurkovič sinh ra ở Kočevje, miền nam Slovenia, vào ngày 10 tháng 6 năm 1952. Ngài được thụ phong linh mục của Tổng giáo phận Ljubljana năm 1977, ở tuổi 25.
Sau khi được đào tạo cho ngành ngoại giao của Tòa Thánh, ngài đã phục vụ tại Hàn Quốc, Colombia và Nga. Năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài là Sứ thần Tòa thánh tại Belarus.
Từ năm 2004 đến năm 2011, Đức Cha Jurkovič làm Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine và sau đó được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Liên bang Nga, cũng như tại Uzbekistan.
Năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài vào vai trò quan sát viên thường trực tại Geneva.
Ngài thông thạo tiếng Slovenia, tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga.
Đức Tổng Giám Mục Bonazzi, người tiền nhiệm của Đức Cha Jurkovič tại Canada, làm sứ thần Tòa thánh tại quốc gia này từ năm 2013 đến năm 2020. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm sứ thần tại Albania vào ngày 10 tháng 12.
Source:Catholic News Agency