Ngày 10-06-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH được tặng bộ áo phi hành gia của trạm Không Gian Quốc Tế
Nguyễn Long Thao
12:03 10/06/2018
Vatican.- Một phái đoàn phi hành gia của trạm không gian quốc tế (ISS) đã được ĐGH Phanxicô tiếp kiến tại Tòa Thánh Vatican vào ngày thứ Sáu 8 tháng 6 năm 2018. Phái đoàn gồm 5 phi hành gia trong đó có một người Ý, ba người Mỹ, một người Nga.

Trong cuộc tiếp kiến này phái đoàn đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô bộ áo phi hành gia mầu xanh gồm chiếc áo liền quần. Nhưng để phân biệt áo dành cho Đức Giáo Hoàng với áo của họ, họ thêm chiếc áo choàng vai màu trắng dành riêng cho ĐGH.

Phi hành gia người Ý, Paolo Nespoli cũng cho biết bộ đồ phi hành gia dành cho ĐGH cũng được làm bằng nguyên liệu y hệt như bộ đồ của các phi hành gia bình thường, cũng có bảng tên, nhưng không phải tên Phanxicô mà là tên của ĐGH khi sinh ra: Jorge Bergolio, lá cờ không phải là lá cờ tòa thánh, mà là cờ của quê hương của ĐGH là Argentina.

Khi nhận chiếc áo phi hành gia, ĐGH 81 tuổi đã phát biểu vui với phái đoàn phi hành gia: “ Vâng quý vị cứ lên kế hoạch cho chuyến bay của tôi đi vào vũ trụ ”

Tưởng cũng nên nói thêm vào năm ngoái, ĐGH đã dành ra 20 phút nói chuyện với các phi hành gia này trong lúc họ đang bay trên trạm vũ trụ quốc tế.

Nguyễn Long Thao
 
ĐGH Phanxicô: Phỉ báng là một tội nghiêm trọng nhất.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:01 10/06/2018
(EWTN News/CNA) Trong buổi đọc kinh truyền tin vào Chúa Nhật ngày 10 tháng Sáu tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐGH Phanxicô đã nói về sự thiếu hiểu biết mà Đức Kitô phải đối diện trong sứ vụ trần thế của ngài, từ nhóm kinh sư cũng như gia đình của ngài.

Nhóm biệt phái quả quyết rằng việc Chúa trừ quỷ là bởi quyền lực của ma quỷ khiến ngài “phản ứng với những lời mạnh mẽ và rõ ràng, ngài không chấp nhận điều này, bởi vì những kinh sư ấy có lẽ đã không nhận ra và đang rơi vào một trọng tội lớn nhất: phủ nhận và phỉ báng Tình Yêu của Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trong Chúa Giê-su.”

ĐGH nói rằng “Tội phỉ báng, tội phạm đến Chúa Thánh Thần là một tội duy nhất không được tha – như Chúa Giê-su đã phán – bởi vì nó bắt nguồn từ việc đóng cửa tâm hồn với lòng thương xót của Thiên Chúa hoạt động trong Chúa Giê-su.”

Các kinh sư đến từ Giê-ru-sa-lem đã dùng lời phỉ báng để làm mất uy tín của Đức Kitô, họ tạo ra một đám lắm chuyện, dèm pha, hạ uy tín người khác, chối bỏ quyền năng của Chúa, đó quả là điều xấu xa.

“Câu chuyện này là một cảnh báo cho tất cả chúng ta. Nó có thể xảy ra do lòng ghen tỵ cuồng loạn với sự lành thánh và với những công việc tốt đẹp của một người để có thể dẫn đến việc lên án một cách sai trái. Đây chính là một loại thuốc độc chết người: cái xảo trá có tính toán trước để phá hủy danh thơm tiếng tốt của người khác.”

Nếu chúng ta thấy mình có sự ganh tị trong lúc tự vấn lương tâm thì “hãy đi xưng tội ngay” trước khi lòng đố kỵ ấy phát triển và sinh ra những tác hại xấu không thể cứu chữa được. Hãy cẩn thận bởi vì thái độ này phá nát gia đình, tình bằng hữu, cộng đồng và ngay cả xã hội.”

ĐGH Phanxicô nhắc đến sự không hiểu biết của những người trong gia đình mở rộng của Đức Kitô, họ lo lắng và cho là điên rồ bởi vì cuộc sống nay đây mai đó của ngài. Thực ra, ngài chứng tỏ sự sẵn sàng của mình dành cho mọi người, nhất là những người đau ốm và tội lỗi đến nỗi ngài không có thì giờ để ăn…Chúa Giê-su là như thế đó: trước hết vì con người, phục vụ con người, giúp đỡ con người, dạy bảo con người, chữa lành con người…Vì vậy gia đình của ngài quyết định mang ngài trở về Nazareth, về nhà của ngài.

Khi được báo là có gia đình đang chờ ở ngoài, Đức Kitô đã trả lời rằng “những ai làm theo thánh ý của Thiên Chúa, người ấy là anh, chi em và là mẹ của tôi.”

ĐGH nói rằng Đức Kitô “đã lập ra một gia đình mới, không còn dựa vào sự gắn bó tự nhiên, nhưng vào lòng tin vào ngài, vào tình yêu của ngài để đón nhận chúng ta và liên kết chúng ta với nhau trong Chúa Thánh Thần. Tất cả những ai đón nhận Lời của Chúa Giê-su sẽ trở nên con cái của Thiên Chúa và là anh chị em với nhau. Đón nhận Lời của Chúa Giê-su làm cho chúng ta trở nên anh em với nhau, làm cho chúng ta trở thành gia đình của Chúa Giê-su.”

Nhưng “thói nhiều chuyện về những người khác… làm cho chúng ta trở thành gia đình của ma quỷ.”

ĐGH lưu ý rằng cách Đức Kitô trả lời cho gia đình đang chờ ngài “không phải là sự thiếu tôn trọng mẹ và gia đình của ngài. Thực ra, Đức Maria đã được công nhận là vĩ đại nhất bởi vì mẹ là môn đệ toàn hảo đầu tiên đã vâng theo thánh ý của Thiên Chúa trong mọi sự. Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sống mật thiết với Chúa Giê-su, nhận ra tác vụ của Chúa Thánh Thần hoạt động trong ngài và trong Giáo Hội, tái sinh thế giới cho cuộc đời mới.”


Source: EWTN News Blasphemy is the gravest sin, Pope Francis says
 
Tên thờ quỷ thất bại trong thách thức pháp lý để bỏ hàng chữ “In God We Trust” khỏi tờ giấy bạc.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:59 10/06/2018
(EWTN News/CNA) Một tòa kháng án Hoa Kỳ đã ra phán quyết chống lại một tên thờ quỷ ở Chicago đã nộp đơn kiện để tìm cách loại bỏ hàng chữ “In God We Trust” (Chúng Ta Tín Thác Vào Chúa) khỏi tờ giấy bạc.

Phán quyết được công bố vào ngày 31 tháng Năm nhận định rằng “một người có lý trí sẽ không thấy khẩu hiệu trên tờ giấy bạc là một cổ vũ cho tôn giáo.” Kenneth Mayle tự coi mình là một kẻ thờ quỷ đã nộp đơn lần đầu vào tháng Năm 2017. Tòa sơ thẩm đã bác bỏ vụ kiện và tên này đã kháng án.

Tên thờ quỷ 36 tuổi này đã nói với tờ Chicago Tribune rằng khi mang và xử dụng tờ giấy bạc với khẩu hiệu “ In God We Trust” làm cho hắn cảm thấy như là bị ép buộc phải tham gia vào một “nghi thức phục tùng” bằng cách loan truyền một thông điệp tôn giáo mà hắn không muốn.

Hắn không muốn dùng thẻ tín dụng hay thẻ ngân hàng vì sợ bị phạt trả trễ và trả lệ phí trong trường hợp thiếu tiền trong trương mục cũng như lý do không an toàn và rằng hắn sẽ dùng tiền điện tử cho tất cả các giao dịch.

Tòa kháng án Hoa Kỳ vùng 7 giải thích rằng câu khẩu hiệu trên tờ giấy bạc “cũng tương tự như nhiều cách khác trong những biểu tượng thế tục chứng tỏ một sự tôn trọng di sản tôn giáo của quốc gia”, chẳng hạn như dòng chữ “một quốc gia dưới sự che chở của Thượng Đế” trong lời Tuyên Thệ Trung Thành.

Một vụ kiện tương tự cũng nhận được một phán quyết vào ngày 29 tháng Năm của Tóa Kháng Án Hoa Kỳ vùng 6.

Trong vụ kiện đó, một nhóm những kẻ vô thần và nhân quyền lập luận rằng khẩu hiệu trên tờ giấy bạc bắt chúng “mang, xác quyết và truyền bá một thông điệp không được tán thành trong một cách mà… nó vị phạm niềm tin tôn giáo căn bản của chúng.”

Một nguyên đơn người Do Thái cũng lập luận rằng “sự tham gia vào bất cứ hành vi nào mà cuối cùng dẫn đến việc in ấn bừa bãi tên G-d (Chúa) trên một văn bản thế tục hay đến sự phá bỏ tên G-d đã được in ấn là một tội.”

Tòa án cấp thấp đã bãi bỏ vụ kiện này với lý do việc xử dụng, giao dịch tiền mặt không thúc ép sự cải đạo.

Tóa kháng án đồng ý với phán quyết của tòa cấp thấp và rằng các nguyên đơn đã không “trưng bày được một ý định cụ thể nào chứng tỏ chính quyền đã vi phạm, hạn chế hay đàn áp những niềm tin tôn giáo khác” qua những hàng chữ khẩu hiệu trên tờ giấy bạc.

Mặc dầu các nguyên đơn nói rằng họ thích dùng tiền mặt hơn là dùng thẻ tín dụng hay thẻ ngân hàng, tòa án nói rằng sự chọn lựa thay thế đa dạng này có nghĩa là các nguyện đơn không bị bắt buộc “phải chọn giữa việc vi phạm niềm tin tôn giáo của họ hay tổn thương do một hậu quả nghiêm trọng” và do đó không thể chứng tỏ một gánh nặng đáng kể trên việc thực hành tự do tôn giáo của họ.

Hàng chữ “In God We Trust” là một khẩu hiệu chính thức của Hoa Kỳ. Lần đầu tiên xuất hiện trên một loại tiền kẽm của Hoa Kỳ vào đầu năm 1864. Một đạo luật năm 1956 đòi buộc tất cả loại tiền của Hoa Kỳ phải in hàng chữ này.

Khẩu hiệu này đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện từ năm 1970, nhưng tất cả các vụ ấy đã bị các tòa án bác bỏ.


Source: EWTN News Satanist loses legal challenge to strip 'In God We Trust' from currency
 
Đức Giáo Hoàng gửi thư mừng đại thọ người sáng lập Thần Học Giải Phóng
Vũ Văn An
17:40 10/06/2018
ROME – Theo tin của tạp chí Crux, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa gửi thư chúc mừng sinh nhật thứ 90 của “cha đẻ thần học giải phóng” và cám ơn ngài vì các đóng góp của ngài cho Giáo Hội Công Giáo và tình yêu thương đối với người nghèo.



Vì Cha Gustavo Gutierrez, Dòng Đa Minh, chuẩn bị mừng sinh nhật vào ngày 8 tháng 6, nên Đức Giáo Hoàng Phanxicô bảo đảm với cha ngài sẽ “cầu nguyện trong giờ phút đầy ý nghĩa này của đời cha”.

Đức Phanxicô viết thêm “Cám ơn cha vì các cố gắng của cha và vì cách cha thách thức lương tâm mọi người, để không một ai còn dửng dưng đối với thảm kịch nghèo đói và loại trừ”.

Cha Gutierrez, người Peru, là một trong các sáng lập viên chính của thần học giải phóng, một phong trào nổi bật ở Nam Mỹ trong các thập niên 1960 và 1970 như một cách đáp ứng nhu cầu người nghèo của Châu Mỹ Latinh và như lời mời gọi thoát khỏi các cơ chế xã hội bất công.

Trong thập niên 1990, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc ấy dưới sự điều khiển của Đức Bênêđíctô XVI, tỏ ý lo ngại về một số luồng tư tưởng của thần học giải phóng vì bị chính trị hóa và dựa vào các ý niệm và phân tích Mácxít.

Tuy nhiên, Đức Bênêđíctô XVI ca ngợi nhiệt tâm của thần học giải phóng đối với công bằng xã hội và người nghèo.

Đức Phanxicô cũng theo đường hướng của vị tiền nhiệm, bất đồng với việc chính trị hóa của phong trào này trong khi có thiện cảm với quan tâm của nó đối với người nghèo.

Trong lá thư mừng sinh nhật, Đức Phanxicô cám ơn Cha Gutierrez vì các đóng góp của ngài “cho Giáo Hội và nhân loại qua qua việc phục vụ thần học và ưu tiên chọn người nghèo và các người bị vứt bỏ trong xã hội của Cha.

Ngài viết thêm: “tôi khuyến khích Cha tiếp tục cầu nguyện và phục vụ người khác, làm chứng cho niềm vui Tin Mừng”.

Nguồn: Junno Arocho Esteves, “Pope sends birthday greetings to ‘father of liberation theology’” Crux, Jun 7, 2018
 
“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện mới nhất của Tòa Thánh về thể thao
Vũ Văn An
17:59 10/06/2018
Theo tin Zenit, ngày 1 tháng Sáu, 2018, Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống đã công bố một văn kiện mới tựa là “Hãy Hiến Tặng Hết Mình. Một Văn Kiện về Quan Điểm Kitô Giáo Đối Với Thể Thao và Con Người Nhân Bản”.

Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi cho Đức Hồng Y Kevin Farrell, Bộ Trưởng Thánh Bộ, bức thư như sau:




Gửi Hiền Huynh Đáng Kính Hồng Y Kevin Farrell
Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống

Với niềm vui, tôi được tin về việc xuất bản văn kiện “Dare il meglio di sé” (“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”) theo quan điểm Kitô giáo về thể thao và con người nhân bản, Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống đã soạn thảo với mục đích làm nổi bật vai trò của Giáo Hội trong thế giới thể thao và cách thể thao có thể là một công cụ của cuộc gặp gỡ, đào tạo, truyền giáo và thánh hóa.

Thể thao là nơi gặp gỡ, nơi mọi người ở mọi bình diện và điều kiện xã hội đến với nhau để đạt được mục tiêu chung. Trong một nền văn hóa bị thống trị bởi chủ nghĩa cá nhân và khoảng cách giữa thế hệ trẻ và người cao tuổi, thể thao là một lãnh vực đặc tuyển mà quanh đó, người ta gặp gỡ không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc ý thức hệ, và là nơi, chúng ta cảm nghiệm được niềm vui thi đua để cùng đạt một mục tiêu với nhau, tham gia vào một đội, nơi thành công hay thất bại được chia sẻ và khắc phục; điều này giúp chúng ta bác bỏ ý tưởng chinh phục một mục tiêu bằng cách chỉ tập chú vào chính mình. Việc cần người khác không chỉ bao gồm các đồng đội mà còn cả các nhà quản trị, huấn luyện viên, người ủng hộ, gia đình; nói tóm lại, tất cả những người, với cam kết và tận tâm, làm ta có thể "hiến tặng hết mình". Tất cả những điều này làm cho thể thao trở thành một chất xúc tác cho các kinh nghiệm về cộng đồng, về gia đình nhân loại. Khi một người cha chơi với con trai, khi trẻ em chơi với nhau trong công viên hoặc ở trường, khi một vận động viên ăn mừng chiến thắng với những người ủng hộ mình, trong tất cả các môi trường này, chúng ta đều có thể thấy giá trị của các môn thể thao như là một nơi hợp nhất và gặp gỡ giữa con người. Chúng ta đạt được các kết quả tuyệt vời, trong thể thao cũng như trong cuộc sống, cùng nhau, như một đội!

Thể thao cũng là một phương tiện đào tạo. Ngày nay, có lẽ hơn bao giờ hết, chúng ta phải hướng mắt ta về giới trẻ, bởi vì diễn trình đào tạo càng bắt đầu sớm, sự phát triển toàn diện của con người qua thể thao càng trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta biết các thế hệ mới nhìn vào các vận động viên và nhận được cảm hứng từ họ xiết bao! Do đó, sự tham gia của tất cả các vận động viên ở mọi lứa tuổi và bình diện là điều cần thiết; vì những người dự phần vào thế giới thể thao là điển hình của các nhân đức như đại lượng, khiêm tốn, hy sinh, kiên trì và vui tươi. Tương tự như vậy, họ nên đóng góp vào tinh thần nhóm, tôn trọng, thi đua lành mạnh và liên đới với những người khác. Điều chủ yếu là tất cả chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của các điển hình trong thực hành thể thao, vì luống cày tốt trên đất màu mỡ rất thuận lợi cho mùa thu hoạch, miễn là nó được vun trồng và công việc được thực hiện đúng cách.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh vai trò của thể thao như một phương tiện truyền giáo và thánh hóa. Giáo Hội được kêu gọi trở thành dấu chỉ của Chúa Giêsu Kytô trong thế giới, cũng nhờ các môn thể thao thực hành trong các nguyện đường, giáo xứ, trường học, và hiệp hội… Mọi dịp đều tốt cho việc loan báo sứ điệp của Chúa Kitô, “bất kể lúc thuận lợi hay lúc không thuận lợi” (2 Tm 4: 2). Điều quan trọng là mang lại, là truyền đạt niềm vui này qua các môn thể thao, không là gì khác ngoài việc khám phá ra các tiềm năng của con người kích thích chúng ta bộc lộ vẻ đẹp của sáng thế và của con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa. Thể thao có thể mở đường dẫn tới Chúa Kitô ở những nơi hoặc môi trường, trong đó, vì nhiều lý do khác nhau, không thể công bố Người cách trực tiếp; và những người thực hành một môn thể thao như một cộng đồng, với một chứng từ vui tươi, có thể là sứ giả của Tin Mừng.

Hiến tặng hết mình trong thể thao cũng là một lời mời gọi vươn tới sự thánh thiện. Tại cuộc gặp gỡ gần đây với giới trẻ để chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục, tôi đã bày tỏ niềm xác tín này: tất cả những người trẻ hiện diện ở đó, đích thân hoặc qua các mạng xã hội, đều có ước muốn và hy vọng được cống hiến hết mình họ. Tôi đã sử dụng cùng một cách phát biểu này trong Tông Huấn gần đây, nhắc nhớ rằng Chúa có cách độc đáo và chuyên biệt mời gọi mỗi người chúng ta vươn tới sự thánh thiện: “Điều quan trọng là mỗi tín hữu biện phân được con đường riêng của mình, họ rút ra được điều tốt nhất của mình, những hồng phúc có tính bản thân nhất mà Thiên Chúa đã đặt trong trái tim họ”(Gaudete et exsultate, 11).

Chúng ta cần phải làm sâu sắc thêm mối liên kết chặt chẽ giữa thể thao và cuộc sống, vốn có thể soi sáng lẫn nhau, sao cho nỗ lực vượt qua chính mình trong một môn thể thao cũng đóng vai trò kích thích để ta luôn cải thiện như một con người, trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Với sự giúp đỡ của ơn thánh Thiên Chúa, việc theo đuổi này đặt chúng ta trên con đường có thể dẫn chúng ta đến sự viên mãn của cuộc sống mà chúng ta gọi là sự thánh thiện. Thể thao chính là một nguồn rất phong phú gồm các giá trị và nhân đức giúp chúng ta trở thành những con người tốt hơn. Giống như các vận động viên trong quá trình huấn luyện, việc thực hành thể thao giúp chúng ta cho đi điều tốt nhất của chúng ta, khám phá ra các giới hạn của chúng ta mà không sợ hãi, và đấu tranh hàng ngày để cải thiện. Bằng cách này, “trong chừng mực mỗi Kitô hữu lớn lên trong sự thánh thiện, họ sẽ mang lại hoa trái lớn hơn cho thế giới của chúng ta” (sđd., 33). Do đó, đối với các vận động viên Kitô giáo, sự thánh thiện sẽ hệ ở việc sống các môn thể thao như một phương tiện gặp gỡ, đào tạo nhân cách, làm chứng và công bố niềm vui làm Kitô hữu với những người xung quanh mình.

Tôi cầu xin Chúa, nhờ sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, để văn kiện này có thể phát sinh ra hoa trái dồi dào, cả trong cam kết giáo hội đối với thừa tác vụ thể thao và ngoài cả phạm vi của Giáo Hội nữa. Tôi yêu cầu tất cả các vận động viên và công nhân mục vụ tự nhận ra mình trong “đội” vĩ đại của Chúa Giêsu vui lòng cầu nguyện cho tôi, và tôi gửi họ phước lành tự đáy lòng tôi.

Thành phố Vatican, ngày 1 tháng 6 năm 2018

Lễ nhớ Thánh Giustinô Tử Đạo

Kỳ sau: nguyên văn Văn Kiện "Hãy Hiến Tặng Hết Mình", Chương Một: Các Động Lực và Mục Đích
 
Top Stories
Vietnam: Protests the draft law on special economic zones and Internet censorship
J.B. An Dang
23:16 10/06/2018
Hanoi's plan to lease out 3 strategic locations in Vietnam to Chinese foreign investors for 99 years has met with fierce resistance from the people in Vietnam and abroad.

Waves of unprecedented demonstrations have taken place on Saturday, June 9 and continued into the next day throughout Vietnam with even greater ferocity. It has been observed that this is the first time in the history of the communist's ruling in Vietnam, there has ever been demonstration with such magnitude in Vietnam, especially in the South due to Vietnam's worst record of clamps down on protestors.

At dawn of Sunday June 10, 2018, thousands of peasants, and workers from the town of Phan Rí Cửa, Tuy Phong District in the Bình Thuận Province, where the second largest Marian site in Vietnam is located, gathered to protest along the National Highway No. 1. Demonstrations have erupted in the region for months where pollution, caused by a Chinese electric generator factory, has stripped hillsides bare of vegetation and left scores of children with dangerously high levels of lead in their blood. Vietnamese government ignores their concerns and even goes further with a plan to lease the nearby region to China for 99 years.

The crowd swelled up quickly to multiples of ten thousand. A large number of police were sent to disperse them by force. Protesters fought back fiercely and blocked the highway until late at night, effectively paralysed traffics between North and South Vietnam.

While police put great effort to clear the highway, at 5pm, thousands of angry protesters gathered in front of the Bình Thuận’s People’s Committee complex. A large of bystanders joined them. Violence erupted after plainclothes police dragged dozens of peaceful protesters away and move them to inside the government complex. Demonstrators had clashed with the security guards for hours before taking control of the complex and began to ransack and set on fire vehicles and buildings. This is the first time ever in the history of the communists’ ruling in Vietnam that violence aimed directly to government properties at such a magnitude occurs.

On Monday morning, state-run media announced that 102 people participating in the demonstrations in Bình Thuận province were arrested.

In the Minh Cầm deanery of the diocese of Vinh, Mgr. Cao Đình Thuyên, Emeritus Bishop of Vinh, and all priests in the deanery took part in a protest right after the Sunday Mass holding placards reading “Protest against the draft law on special economic zones” and “Protest against leasing land to China”.

“With our social responsibility and with due respect, after carefully listening to the heartfelt and science-based feedbacks from the professionals, and understanding the majority's collective worries, we suggest the National Assembly to respect the aspiration of the people and cancel the draft the law on special economic zones,” said the prelate.

Protests also erupt simultaneously in all major metropolitans and at various smaller towns. Tens of thousands of determined citizens from all walks of life had taken to the streets of Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Sàigòn, Hố Nai, Mỹ Tho to express their outrage toward the National Congress' plan to vote on restriction of the internet usage and conceding 3 economic hubs in strategic areas of Vân Đồn (North), Bắc Vân Phong (Central) and Phú Quốc (South) to become Chinese autonomous territories for 99 years. Particularly, the draft law called Special Administrative-Economic Zone Law” (commonly known as the Special Zone Law) which comes with great incentives and administrative power was feared by the Vietnamese to be actually military hubs in disguise to provide access to the Chinese aggression in the region as similar ones already established in Cambodia and Sri Lanka for the same purpose. The laws supposed to be passed on June 15 despite many voices of opposition coming from the public many of whom are notables, intellectuals, and religious leaders at home and abroad.

At 3 am on June 9 the government issued a surprising decision to postpone the voting on the “Special Zone Law” but keep the internet censorship law on schedule. The “internet security law” is the spitting image of the Chinese law on the similar issue, would put internet users on severe restrictions which force users to provide personal information and all access to political blogs, Google and Facebook are blocked. In addition, all servers are to be based in Vietnam, and any information is subject to censorship. This has been viewed by many as last straw that breaks the camel's back, sparking outcries from the netizens and concerns from Human Rights Watch and the US Embassy in Vietnam.

On Sunday June 10, there were also numerous demonstration in San Francisco, Taiwan, Australia by the Vietnamese overseas to show support and solidarity with the people inside Vietnam.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự hình ảnh lễ Mình Máu Thánh Chuá tại ĐVBĐ Thiên Tâm Kerrens, TX với ĐGM Phát Diệm và ĐGM Cần Thơ
Trần Mạnh Trác & Thanh Đậu
16:14 10/06/2018
Xem hình ảnh

Chiều Thứ Bảy hôm qua, đan viện Biển Đức Thiện Tâm đã (kết thúc) 3 ngày Thánh Thể với một lễ đại trào biệt kính Mình Máu Thánh Chúa, chủ tế là Đức Giám Mục giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, chủ toạ là Đức Giám Mục giáo phận Cẩn Thơ, Đức Cha Stephanô Tri Bửu Thiên, và với sự đồng tế cuả 14 linh mục Việt Nam từ quê nhà cũng như đang phục vụ tại Hoa Kỳ, và sự phó tế cuả 3 phó tế vĩnh viễn đang phục vụ tại các giáo xứ VN quanh vùng Dallas và Ft Worth, TX.

Có sự hiện diện đông đảo cuả nhiều chục tu sĩ nam nữ đang du học tại Hoa Kỳ, nhờ mới được nghỉ hè, cũng đã theo các đoàn hành hương đến đây để quan sát và học hỏi thêm về những sinh hoạt mục vụ cuả người Công Giáo quốc ngoại.

Ở Texas muà này khí hậu bắt đầu nóng như ‘lửa đốt’ cho nên mọi sinh hoạt đều phải tổ chức ở ‘trong nhà’có máy lạnh. Các buổi hội thảo được tổ chức tại 2 hội trường lớn với sức chứa mỗi nơi khoảng 1500 chỗ ngồi, chưa kể những người đứng ‘dựa tường’, nhưng các buổi lễ chung thì phải làm ngoài trời dưới các ‘cánh dù’ che nắng. Hôm thứ bảy nhiệt độ lên tới 94F, tức là khoảng 33c, tuy chưa phải là cao điểm cuả Texas (105F) nhưng vẫn là nóng lắm, nóng như Saigon! Cái khác là ở đây là vùng khô không đổ mồ hôi…nhưng cảm giác thì vẫn thấy ‘cháy da’.

Số dù che nắng trước lễ đài tuy nhiều nhưng không đủ! Chu nên quanh cảnh ngay trước lễ đài thì có vẻ ‘lơ thơ’ nhưng…phải đi vào các ‘xóm nhà lá’, nghiã là len lỏi dưới các rặng cây bên cạnh, và nhìn dưới bóng mát cuả các toà nhà chung quanh thì…xin miễn bàn để quí độc giả “xem hình”.

Chúng tôi chưa có thống kê chính thức về số người hành hương năm nay, nhưng so sánh với những hình ảnh cuả các năm trước thì ít nhất số người phải là tăng gấp ½. Xin đưa ra một con số dự đoán là 4000 người cho riêng buổi lễ đại trào.

Cũng như những năm trước chúng tôi đã cố gắng ghi hình các đám đông thật nhiều vì có nhiều vị đã tỏ lời khen ngợi là nhờ đó mà họ có những kỷ niệm ‘gia đình’, năm nay cũng vậy chúng tôi cũng thâu hình giáo dân rất nhiều nhất là những hình ảnh đi rước kiệu sẽ được phổ biến sau khi chọn lựa xong.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo dân đi biểu tình - Không đặc khu: ''Và con tim đã thôi nguội lạnh...''
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
10:07 10/06/2018
Giáo dân biểu tình "không đặc khu": Và con tim đã thôi nguội lạnh..."

Sáng nay ngồi bàn cà phê sáng với nhau, một anh em Linh Mục kể cho chúng tôi nghe chuyện cha gặp Giáo Dân sau Thánh Lễ sáng, cha kể ra cửa Nhà Thờ mấy bà đến nói với cha: “Cha ơi, Chúa Nhật này con đi biểu tình không chấp nhận đặc khu, sắp mất nước rồi”.

Kể xong cha bảo: “Mấy bà này rất bình thường trong Giáo Xứ, xưa nay không hề thấy nói năng gì về những vụ xã hội chính trị chính em gì cả, bữa nay cũng hăng say quá”.

Trên mạng Facebook mấy ngày nay loan truyền những hình ảnh kèm nội dung phản đối việc lập ba đặc khu và cho thuê đất, những ý kiến với nhiều chi tiết khác nhau, nói chung là không chấp nhận việc thành lập ba đặc khu, và việc cho người Hoa Lục thuê đất, điều đáng nói là có nhiều người mới xuất hiện trên cộng đồng mạng và tiếng nói rất mạnh mẽ, không còn thấy dáng dấp sự sợ hãi e dè như thường thấy trong các vấn đề xã hội chính trị. Đặc biệt có những clip quay cảnh những bà già móm mém lên tiếng câu được câu mất, chỉ rõ nhất giữa những tiếng nói lạc giọng mấy chữ… “không đặc khu”.

Có một cái gì đó nóng lên trong xã hội, bên dưới những ngọn sóng dư luận đang mỗi ngày một mạnh lên, đã nghe ông Thủ Tướng phân trần bên hành lang Quốc Hội là sẽ nghiên cứu giảm thời gian của quy chế, nhưng dư luận vẫn không đồng ý chuyện giảm thời gian từ 99 năm về 70 năm hay là giảm thêm nữa, người ta vẫn cứ mạnh mẽ nói: “Một ngày cũng không”.

Từ lâu người ta đọc trên mạng những lời than thở về sự vô cảm của nhiều người trong xã hội, những lời cay đắng than phiền về sự thơ ơ trước các vấn nạn trong xã hội Việt Nam. Người ta nhận ra rằng vì có những con người sợ sệt gây ra “làn sóng” sợ sệt, và làn sóng sợ sệt ấy nó quyện lấy từng người và có sức lây lan kinh khủng, tạo ra bầu khí sợ, và như một ai đó đã nói: “Khi cái đầu chứa đầy sự sợ sệt thì không còn chỗ cho ước mơ”. Còn bây giờ, hiện tượng không còn sợ bắt đầu xuất hiện mạnh, gây ra “làn sóng” không sợ và đã có nhiều người dám lên tiếng nói.

Loại trừ hẳn những tiếng nói vì những động cơ không lành mạnh, không thể phủ nhận lòng yêu nước và trách nhiệm công dân đã phá bung cái vỏ sợ sệt lâu nay chiếm hữu và khuynh đảo người Việt. Bản năng sinh tồn của một dân tộc có quá nhiều kinh nghiệm về hiểm họa phương Bắc đã thắng bộ áo giáp vô cảm bao bọc con người. Người ta, càng ngày càng có nhiều người dám nói, không phải là không thấy, không biết những đe dọa, chụp mũ, hành hạ, khủng bố, hạn chế tự do, những rắc rối liên tục trong cuộc sống có thể ập đến cho mình và gia đình mình, không phải là không thấy và không biết, nhưng lòng yêu nước, tinh thần tự trọng, bản năng sinh tồn của một dân tộc đánh thức sự can trường mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm với tổ quốc.

Trong Kinh Thánh có câu: “Sự ác lan tràn, vì có nhiều con tim nguội lạnh” (Mt 24, 12), cách chống lại và ngăn chặn sự ác đó là làm sao để có những con tim không nguội lạnh, một con tim không nguội lạnh sẽ làm những con tim khác không nguội lạnh, cùng nhau cùng ấm nóng lên dần. Trong đêm vọng Phục Sinh, khi ánh lửa từ cây nến Phục Sinh cháy lên, rồi ngọn lửa ấy lan tỏa ra nhiều ngọn lửa khác, bóng tối bị xé toạc ra, màn đêm bị hất tung lên và ánh sáng ấm áp ngập tràn nhân loại.

Chúng ta vừa mừng Lễ Chúa Thánh Thần, trong ngày Lễ chúng ta đã khẩn cầu lửa Thần Khí đổ xuống đổi mới mặt địa cầu này, chúng ta cũng vừa cử hành và tưởng nhớ Bí Tích Thánh Thể, ngọn lửa Thần Khí tụ lại và biến hóa trong Tấm Bánh Nhiệm Mầu, Bánh Tình Yêu, và những ngày này, có hai Trái Tim làm chúng ta ngất ngây thổn thức trong Phụng Vụ của Hội Thánh, xin cho những cảm xúc đó không chỉ dâng trào nơi đền thờ, trong lễ nghi, nhưng thực sự đốt lòng mỗi người chúng ta, khiến con tim của chúng ta không còn nguội lạnh, chỉ có thế chúng ta mới có thể đẩy lui được sự ác đang lan tràn trên quê hương đất nước chúng ta.

Nếu trái tim của chúng ta không nguội lạnh, sự ác không thể lan tràn !

Lm. Vĩnh Sang, DCCT
(Nguồn Ephata 801 ngày 9.6.2018, Lễ Trái Tim Mẹ Maria)
 
Liên Hiệp Truyền Thông CGVN phản đối Dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Việt Nam
Liên Hiệp Truyền Thông CGVN
19:03 10/06/2018
Thông Cáo Báo Chí của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
Phản Đối Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Việt Nam.


Sydney, ngày 11 tháng 6 năm 2018.

Trước cộng đồng quốc tế, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam, cùng với Dân Tộc Việt Nam phản đối và mạnh mẽ lên án Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng của Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam áp đặt lên Dân Tộc và Quê Hương Việt Nam, để nối giáo cho Trung Cộng dễ dàng thôn tính Quê Hương Việt Nam.

Trước âm mưu và hiểm hoạ chính thức hoá biến Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc, 3 vị trí chiến lược của Quê Hương Việt Nam, để biến thành căn cứ của Trung Cộng, tiến dần đến việc Hán hoá toàn cõi Việt Nam theo tiến trình của Mật Ứớc Thành Đô. Cùng với đồng bào Việt Nam Quốc Nội và Hải Ngoại, cùng với hào khí của Dân Tộc Việt Nam qua các cuộc biểu tình rầm rội tại Hà Nội, Bình Thuận, Đà Nẵng, Nghệ An, Nha Trang, Mỹ Tho, Đồng Nai, và nhất là tại Sàigòn thân yêu, cũng như tại Hải Ngoại, hàng ngàn vạn người dân Việt Nam đã đồng lòng đứng lên tranh đấu ngăn chận Đạo Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng, để cùng nhau bảo vệ sự tồn vong của Quê Hương và Dân TộcViệt Nam.

Những thông điệp của Dân Tộc Việt Nam trong ngày Chúa Nhật 10 tháng 6 năm 2018: "Thông qua luật đặc khu là có tội muôn đời", "Luật thông tin mạng là bịt miệng dân", "Phản đối đặc khu", "Đả đảo luật an ninh mạng", "Đả đảo Tàu cộng xâm lược", "Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam", "Cho Trung Quốc thuê nước là bán nước", "Luật đặc khu thi hành mục đích là để bán đất cho Trung Quốc" và rất nhiều những thông điệp khác của người dân Việt Nam...Những thông điệp này nói lên trái tim Dân Tộc Việt Nam yêu Quê Hương và Đất Nước Việt Nam, để bảo vệ đến cùng Quê Hương Việt Nam do Cha Ông chúng ta với trên 4000 năm đã xây dựng và bảo vệ giang sơn.

Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh ôn hòa và hợp lẽ phải của đồng bào Việt Nam Quốc Nội và Hải Ngoại, cùng với hào khí của Dân Tộc Việt Nam tại Hà Nội, Bình Thuận, Đà Nẵng, Nghệ An, Nha Trang, Mỹ Tho, Đồng Nai, và nhất là tại Sàigòn thân yêu, cũng như tại Hải Ngoại, hàng ngàn vạn người dân Việt Nam, cùng với cả Dân Tộc Việt Nam.

Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam phải thực hiện những điều sau:

1) Ngừng ngay Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng của Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam.
2) Tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo theo Hiến chương Liên hợp quốc.
3) Nhất là hãy trả lại cho Dân Tộc Việt Nam quyền tự quyết và làm chủ Quê Hương Việt Nam.

Với lòng tín thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa, chúng tôi hiệp thông, chia sẻ và đồng hành cùng toàn thể Quê Hương và Dân TộcViệt Nam trong hoàn cảnh nhiễu nhương này.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các Quốc hội, chính phủ, các đảng chính trị của tất cả các quốc gia, các tổ chức Nhân quyền, Tổ chức Ân xá quốc tế, Uỷ ban Quốc tế về Nhân quyền, và mọi tổ chức quan tâm đặc biệt đến Độc Lập, Tự do, và Nhân quyền ở Việt Nam, xin hãy cùng chúng tôi đồng hành trong cuộc tranh đấu cho Độc Lập, Tự Do, Nhân quyền và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam.

Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam
Lm. John Trần Công Nghi, Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Chủ Nhiệm dân Chúa Úc Châu,
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Chủ Nhiệm dân Chúa Âu Châu
Lm. Paul Van Chi Chu, Phó Giám đốc Thông tấn xã VietCatholic

 
ĐGM Phaolo Cao Đình Thuyên, các linh mục và giáo dân Vinh phản đối luật Đặc khu và An ninh mạng
Hạt Minh Cầm
19:37 10/06/2018


Đức Giám Mục Phaolo Cao Đình Thuyên, các linh mục giáo hạt Minh Cầm, và giáo dân phản đối luật Đặc khu và An ninh mạng


Xem video: Giáo dân xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu xuống đường biểu tình chống Dự luật Đặc Khu kinh tế cho Trung Cộng

tin tổng hợpTrang Web VNExpress đã xác nhận: Việt Nam xác nhận bắt giữ nhiều người hôm 10/6 sau khi nổ ra các cuộc biểu tình rầm rộ ở các thành phố lớn để phản đối Luật Đặc khu.

Các hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh nhiều người biểu tình bị “giữ” và “lôi” lên xe buýt ở Hà Nội và Saigon. Qua các bức ảnh, có thể thấy máu trên mặt và áo một số người.

Trong khi đó, qua mạng xã hội facebook and instagram các nhân chứng cho biết nhiều người đi bei63u tình ôn hòa đã "bị bắt".

Các bức ảnh cho thấy những người xuống đường mang theo các biểu ngữ như “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày” hay “Giao đất cho giặc Tàu là mất nước”.

Sau nhiều giờ im tiếng, báo chí trong nước đồng loạt đăng lại một bản tin ngắn của Thông tấn xã Việt Nam, trong đó nói rằng công an bắt giữ người “lôi kéo biểu tình trái phép” vì Luật Đặc khu.

Một sự kiện gây nhiều chú ý trong cuộc xuống đường hôm 10/6 là chuyện "đám đông tràn vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận".

Báo chí trong nước dẫn lời chính quyền cáo buộc người dân "đốt xe công" và "làm nhiều cảnh sát bị thương", trong khi nhiều người biểu tình viết trên mạng xã hội rằng họ bị "vu khống".

Theo VOA Tiếng Việt: Nhiều cuộc tuần hành vẫn được tổ chức theo như kế hoạch dù chính phủ Việt Nam hôm 9/6 đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu.

Tuy nhiên, theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn, “hoãn vẫn chưa đủ” mà Việt Nam “phải chính thức thông báo hủy ý định lập đặc khu”.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố sẽ giảm thời hạn cho thuê đất 99 năm nhưng không nói cụ thể về việc giảm này. Trong cuộc trao đổi với báo chí hôm 7/6, ông Phúc từng nói rằng việc người dân, trí thức và người Việt ở nước ngoài góp ý về Luật Đặc Khu là “tinh thần yêu nước rất đáng hoan nghênh”.

Các cuộc xuống đường tuần hành chống Luật Đặc khu còn là dịp để người biểu tình lên tiếng về dự luật An ninh mạng dự kiến sẽ được mang ra biểu quyết vào ngày 12/6.

Trên Facebook cá nhân, tiến sĩ Jonathan London viết rằng "không có nước nào mà biểu tình được xem là phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề lớn và quan trọng trong xã hội... Việc có biểu tình cuối tuần không chỉ phản ánh sự nghi ngờ và phẫn nộ của nhiều người mà phản ánh một thực thế lớn hơn mà đã biết quá lâu: người dân Việt Nam đã từ lâu mong, cần, và xứng đáng những quyết định quốc gia xuất phát từ những quá trình và thảo luận minh bạch, càng mang tính văn minh đa nguyên dân chủ càng tốt", nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam này nhận định. "Như thế Việt Nam mới cất cánh".

Trên các mạng xã hội chúng ta thấy các cuộc biểu tình của người Việt còn diễn ra ở nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc và nhất là tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ.
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 11/06/2018: ĐHY Trần Nhật Quân hướng dẫn buổi cầu nguyện tưởng niệm Thiên An Môn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:14 10/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Diễn từ của Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki trong thánh lễ Corpus Christi gây tiếng vang trên thế giới

Trong bài “What Happens in Germany” - “Điều gì đang xảy ra ở Đức”, đăng trên First Things ngày 23 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cảnh cáo rằng

“95 luận điểm của Luther được tung ra tại Đức vào tháng Giêng năm 1518. Ông ta đã viết ‘Những hướng dẫn về việc Xưng Tội’ và ‘Bài giảng về việc chuẩn bị tâm hồn để rước lễ’ vào mùa Xuân năm đó. Đặc biệt, cuốn Bài giảng chứa đựng những hạt giống đầu tiên của cuộc tấn công toàn diện của Luther vào thần học bí tích của Công Giáo. Đó là một điều mà Đức Hồng Y Thomas Cajetan đã cảm nhận được khi ngài triệu tập Luther và ép ông này rút lại những quan điểm sai lầm tại Augsburg vào tháng 10 năm 1518.

Luther từ chối. Phần còn lại của câu chuyện này ai cũng biết.” Đó là cuộc đại ly giáo hình thành ra giáo hội Tin Lành.

“Chính xác 500 năm sau Bài giảng của Luther, bí tích Thánh Thể lại là vấn đề tranh luận ở Đức một lần nữa. Nhưng lần này những người gây ra các vụ tranh cãi lại chính là các giám mục,” chứ không phải là các thần học gia kiêu ngạo và ương ngạnh.

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cảnh cáo rằng khi chính những người được Giáo Hội ủy thác cho trách nhiệm bảo vệ đức tin tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội lại liên tục đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác, gieo rắc những hoang mang nghi ngờ trong lòng người giáo dân, nguy cơ lạc giáo, và tối hậu là ly giáo trầm trọng hơn bao giờ từ sau cuộc đại ly giáo của Tin Lành.

Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục Köln cũng có những lo lắng như thế. Trong bài giảng thánh lễ Corpus Christi – tức là lễ Mình Máu Thánh Chúa, hôm 31 tháng 5, trước một cộng đoàn đông đảo, ngài đã dùng dịp này để trình bày ý kiến của ngài và 7 vị Giám Mục khác chống lại đề nghị của Đức Hồng Y Reinhard Marx và một số đông các Giám Mục Đức muốn cho người Tin Lành được rước lễ. Ngài nói:

“Đã có rất nhiều những tranh luận sôi nổi về bí tích Thánh Thể trong những tuần gần đây. Một số người nói ‘Chuyện này là gì? Thật là vô nghĩa!’. Những người khác thậm chí còn nói ‘Lại là một vở hát chèo tào lao hai vợ chồng Punch và Judy cãi cọ với nhau!’. Còn tôi, tôi nói với anh chị em - đây là một vấn đề sinh tử ... Đây là một vấn đề hệ trọng! Và đó là lý do tại sao chúng ta nên chiến đấu và tìm ra đường ngay nẻo chính. Không phải sao cũng được, nhưng phải theo đường lối của Chúa.”

Đức Hồng Y đã đề cao tầm quan trọng của Thánh Thể trong việc phản ảnh và đề cao tín lý tinh tuyền và sự hiệp nhất trong Giáo Hội.

Những người muốn nhận Thánh Thể phải “xem xét thật kỹ xem mình có thể nói ‘vâng và amen’ đối với các tín lý của Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn như việc cầu nguyện cho kẻ chết, tín điều các thánh Thông Công và ‘cấu trúc thánh thiện của Giáo Hội’ vì bất cứ ai đón nhận bí tích Thánh Thể thì đều tháp nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, trở thành một chi thể trong nhiệm thể Ngài và là một thành viên trong Giáo Hội cụ thể được đại diện bởi Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục”

Bài phát biểu của Đức Hồng Y Woelki cũng vang vọng những lời chỉ trích quốc tế ngày càng tăng đối với Giáo Hội tại Đức. Đó là khuynh hướng cúi đầu tùng phục những đòi hỏi của chủ nghĩa thế tục khi phải đối mặt với những thay đổi trong quan điểm của xã hội.

Đức Hồng Y Woelki nói:

“Một lần nữa, chúng ta ở Đức này không sống trên ‘một hòn đảo của các Chân Phước’, chúng ta không phải là một Giáo hội quốc gia. Chúng ta là một phần của Giáo hội Hoàn vũ vĩ đại và tất cả các giáo phận Đức là thành viên của một Giáo Hội phổ quát trên toàn thế giới, hiệp nhất dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha.”

Đức Hồng Y Woelki đã cố gắng thuyết phục một giai điệu hòa giải, nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn cần phải “ở bên nhau và với nhau”. Những nhận xét của ngài đã được cộng đoàn chào đón nồng nhiệt.

2. Hồng Y Reinhard Marx kinh ngạc trước lá thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin bác bỏ khả thể cho người Tin Lành được rước lễ

Hôm thứ Ba 5 tháng 6, ông Matthias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức cho biết Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich và Freising, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã nhận được lá thư của Đức Hồng Y tân cử Ladaria Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, hôm 4 tháng Sáu.

Trong thư, Đức Hồng Y Ladaria viết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Đức đừng công bố các hướng dẫn trên toàn quốc về việc cho phép người Tin Lành kết hôn với người Công Giáo được Rước lễ, nhưng phải giữ nguyên tình trạng như hiện nay là đấng bản quyền địa phương phải xem xét từng cá nhân và ban phép trong các tình huống cụ thể.

Theo bộ Giáo Luật Công Giáo

“Trong trường hợp nguy tử hoặc nếu, theo sự nhận định của Giám Mục giáo phận hay của Hội đồng Giám Mục, có một nhu cầu quan trọng khác thúc bách, các thừa tác viên Công Giáo có thể ban cách hợp thức các bí tích trên cho cả những Kitô hữu khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, khi họ không thể đến được với một thừa tác viên của cộng đoàn mình và khi họ tự ý xin điều đó, miễn là họ biểu lộ đức tin Công Giáo về các bí tích ấy, và miễn là họ đã được chuẩn bị đầy đủ. (Điều 844 triệt 4)”

Theo ông Kopp, Đức Hồng Y Marx đã kinh ngạc trước lá thư này vì hồi đầu tháng Năm Đức Thánh Cha đã khuyến khích các Giám Mục Đức cố gắng tìm ra một quan điểm thống nhất về vấn đề cho người Tin Lành là người phối ngẫu của người Công Giáo được rước lễ.

Ông Kopp nói Đức Hồng Y Marx cần phải thảo luận bức thư này với các giám mục Đức khác, và cuối cùng, ông hy vọng cũng sẽ thảo luận có dịp thảo luận với các quan chức Vatican và với chính Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nội dung toàn bộ bức thư đã bị rò rỉ và được công bố hôm thứ Hai 4 tháng Sáu trên một blog của Ý có tên là “Settimo Cielo”

Hôm thứ Ba, 5 tháng Sáu, ông Greg Burke, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, đã xác nhận tính xác thực của bức thư được công bố trên blog “Settimo Cielo”.

Ông nói: “Đức Thánh Cha đã đi đến kết luận rằng tài liệu này chưa đủ chín chắn để được công bố”.

Hôm 3 tháng 5, Đức Hồng Y Ladaria từng gặp một số giám mục Đức thuộc cả hai nhóm bênh và chống “sáng kiến” này cũng như các viên chức thuộc hai Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và Văn Bản Luật Pháp.

Sau các phiên họp trên, Tòa Thánh ra tuyên bố nói rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh giá cao dấn thân đại kết của các giám mục Đức và yêu cầu các ngài tìm một kết quả càng một lòng bao nhiêu càng hay, trong tinh thần hiệp thông giáo hội”.

Lá thư ngày 4 tháng 6 của Đức Hồng Y tân cử Ladaria cho hay ngài đã hai lần nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô chuyên về các hướng dẫn được đề nghị này và về cuộc gặp gỡ đầu tháng 5 và nhắc đến việc: đề nghị của các giám mục Đức đặt ra “một loạt nhiều vấn đề có tầm quan trọng đáng lưu ý”.

Đức Hồng Y tân cử liệt kê 3 vấn đề chính sau đây:

1. Vấn đề cho phép các Kitô hữu Luthêrô trong các cuộc hôn nhân liên phái là một thể tài đụng đến đức tin của Giáo Hội và có liên quan tới Giáo Hội hoàn vũ.

2. Vấn đề như thế cũng gây hậu quả đối với các liên hệ đại kết với các giáo hội và cộng đồng giáo hội khác mà ta không thể đánh giá thấp”.

3. Vấn đề này cũng đụng đến giáo luật, nhất là việc giải thích điều 844 của Bộ Giáo Luật; điều này nói rằng “nếu có nguy tử hay nếu, theo phán đoán của giám mục giáo phận hay hội đồng gím mục, một cấp thiết trầm trọng nào khác đòi buộc, các thừa tác viên Công Giáo được ban cấp các bí tích này một cách đúng phép cho các Kitô hữu khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, (với điều kiện) họ không thể tiếp cận một thừa tác viên của cộng đồng họ, tự ý tìm kiếm việc này, miễn là biểu lộ đức tin Công Giáo đối với các bí tích này và được chuẩn bị thích đáng”.

Bản hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Đức chưa bao giờ được công bố, nhưng nhiều người cho rằng nó dự liệu các hoàn cảnh trong đó một tín hữu Luthêrô lấy một người Công Giáo Rôma và thường xuyên tham dự Thánh Lễ với người phối ngẫu Công Giáo thì được rước lễ thường xuyên. Hiện nay, trên thế giới, nhiều giáo phận cho phép như thế trong một số dịp đặc biệt như rửa tội hay rước lễ lần đầu của con cái họ.

Lá thư của Đức Hồng Y tân cử Ladaria cho hay: vì các giải thích đa dạng đối với điều luật trên, nên “các bộ sở có thẩm quyền của Tòa Thánh đã được trao phó việc đưa ra các soi sáng kịp thời cho các câu hỏi như thế trên bình diện giáo hội hoàn vũ”.

Ngài viết “Cách riêng, điều xem ra thích hợp là để cho vị giám mục giáo phận phán đoán về việc hiện hữu của ‘sự cấp thiết trầm trọng’”, một điều cho phép các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác được Rước Lễ trong Thánh Lễ Công Giáo.

3. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân hướng dẫn buổi cầu nguyện tưởng niệm biến cố Thiên An Môn

Ít nhất 115 nghìn người đã tham gia vào buổi canh thức cầu nguyện tại công viên Victoria ở Hương Cảng để tưởng niệm biến cố Thiên An Môn. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, quân đội Trung Quốc đã thảm sát các sinh viên biểu tình ôn hoà tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Con số những người tham gia đông đảo đã gây ngạc nhiên cho ban tổ chức. Trong nhiều năm qua, Hương Cảng đã chứng kiến sự gia tăng của nhiều nhóm thân Bắc Kinh. Những nhóm này cho rằng chẳng làm gì có vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhóm người trẻ có khuynh hướng địa phương cục bộ. Họ chống lại tất cả các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh vì cho rằng những cuộc biểu tình này không đi đến đâu lại còn khiến cho Bắc Kinh bực mình và như thế sẽ gây hại cho nền dân chủ ở Hương Cảng.

Tại buổi thắp nến năm nay, có rất nhiều bạn trẻ và sinh viên trong buổi lễ, cũng như các gia đình.

Nhiều tín hữu Tin Lành và Công Giáo cũng có mặt. Theo truyền thống, họ đã tổ chức một khoảnh khắc cầu nguyện cho các “liệt sĩ” tại Thiên An Môn ở Công viên Victoria. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã hướng dẫn buổi cầu nguyện tưởng niệm.

Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trình chiếu một loạt các video kỷ niệm, những ca khúc, những lời cầu nguyện, những bài hát đã từng được hát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Những người biểu tình cũng được nghe những lời chứng động của Li Wenzu, vợ của luật sư nhân quyền Wang Quanzhang, và của Di Mengqi, một trong những bà mẹ có con bị giết tại Thiên An Môn.

4. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân của núi lửa tại Guatemala

Trong một bức điện thư được gửi đến cho Đức Khâm sứ Tòa thánh ở Guatemala, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đoan hứa những tâm tình cầu nguyện của ngài cho những nạn nhân bị tử vong, bị thương hay phải di tản vì sự phun trào của một ngọn núi lửa.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói Ngài đã và đang cầu nguyện cho các nạn nhân bị tử vong và cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi một vụ phun trào cực mạnh của một ngọn núi lửa tại Guatemala, trong đó có ít nhất 69 người bị tử vong.

Trong một bức điện thơ được gửi đến Đức Tổng Giám Mục Nicolas Thevenin, Sứ thần Tòa thánh Vatican tại Guatemala, Đức Hồng Y Pietro Parolin thay mặt Đức Giáo Hoàng, cho biết Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin về sự phun trào dữ dội của núi lửa, gây chết chóc cho nhiều nạn nhân, và làm thiệt hại vật chất nặng nề và làm xáo trộn cuộc sống của một số đông những người sống trong khu vực “.

Trong đó, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cầu nguyện cho sự tái sinh vĩnh cửu của người đã chết và chân thành chia buồn cùng các thành viên trong gia đình tang quyến mất người thân của họ.

Ngài cũng nói lên nỗi lòng đồng cảm, gần gũi của mình với những người bị thương và những ai “đang làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ các nạn nhân”, xin Chúa ban cho họ những hồng ân đoàn kết, thanh thản tâm linh và hy vọng “.

Nhà chức trách Guatemala đã xác nhận số người tử vong trong vụ núi lửa phun vào hôm Chúa Nhật là 69 người, nhưng cho biết mới chỉ có 17 người được xác định.

Hơn 3.000 người bị buộc phải di rời khỏi nhà ở khu vực phía tây nam thủ đô Guatemala, nơi tổ chức Caritas địa phương đã lập ba trại để tiếp nhận và tổ chức một những dịch vụ y tế vào ngày 10 tháng 6, trong đó y tế, quần áo và thức ăn đã được tập trung để phân phối.

Caritas Guatemala hiện diện tại hiện trường

Theo lời của vị thư ký điều hành Caritas Guatemala cho hay họ đã không thể tiếp cận được với một số khu vực đông dân nhất của khu vực bị ảnh hưởng và ông lo ngại rằng bi kịch của vụ này có thể còn thảm khốc hơn nữa.

“Một triệu bảy trăm nghìn người bị ảnh hưởng, và con số này có thể còn tăng lên - ông nói - có những thiệt hại nghiêm trọng đối với các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường xá và cầu cống, làm cho việc liên lạc lại càng thêm khó khăn.”

5. Diễn từ của Đức Thánh Cha với phái đoàn Tin Lành Lutheran: “Xin Chúa Thánh Thần hiệp nhất những gì vẫn còn bị chia cách”

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các thành viên của Giáo Hội Lutheran Đức, là những người được ngài tiếp tại Vatican hôm 4 tháng 6, hãy tiếp tục tiến bước trên con đường hiệp nhất.

Nhắc đến những kinh nghiệm tích cực trong lễ tưởng niệm chung 500 năm cuộc cải cách Tin Lành, Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “những vết thương của quá khứ” không nên tiếp tục khơi gợi những tranh cãi và hận thù nhưng phải tạo ra các động lực cho những đối thoại huynh đệ và sự hiệp thông ngày càng gia tăng đặc trưng cho giai đoạn 50 năm vừa qua.

Ngài nói: “Nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhờ các cuộc gặp gỡ huynh đệ, những cử chỉ dựa trên luận lý của Tin Mừng hơn là các chiến lược của người phàm, và qua các cuộc đối thoại chính thức giữa Tin Lành Lutheran và Công Giáo, những thành kiến cũ từ cả hai phía đã có thể vượt qua.”

Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng của ngài về một tương lai trong đó những hố sâu ngăn cách sẽ được vượt qua và nói rằng “việc cử hành chung biến cố Cải Cách đã củng cố chúng ta rằng đối thoại đại kết sẽ tiếp tục đánh dấu con đường của chúng ta.”

Ngài lưu ý rằng sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các tín hữu Kitô ngày càng trở nên cấp bách và là một ao ước “như đã được chứng tỏ qua biết bao những buổi cầu nguyện chung và những cuộc gặp gỡ đại kết diễn ra vào năm ngoái trên thế giới”

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng:

“Chúng ta đừng quên bắt đầu bằng lời cầu nguyện sao cho không phải là những dự phóng của con người mở đường nhưng là Chúa Thánh Thần vì chỉ mình Ngài mới có thể mở đường và soi sáng các bước cần thực hiện”

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Thần khí của tình yêu thúc đẩy chúng ta trên con đường bác ái và như những Kitô hữu, người Công Giáo và người Tin Lành Lutheran, được mời gọi yêu thương nhau, cùng nhau hiệp lực xua tan những đau khổ của những ai đang trong tình trạng quẫn bách hay bị bách hại.

“Những đau khổ của biết bao các anh chị em chúng ta đang bị bách hại là một lời mời gọi khẩn thiết chúng ta phải đạt đến một sự hiệp nhất giữa chúng ta hữu hình và cụ thể hơn bao giờ.”

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng đối thoại không thể tiến bước nếu chúng ta cứ dậm chân tại chỗ không tiếp tục bước đi một cách kiên nhẫn với nhau dưới ánh mắt của Chúa.

Ngài chỉ ra rằng Thánh Thể và vấn đề mục vụ Giáo Hội đòi hỏi những suy tư sâu sắc, nhưng đồng thời đại kết không phải là một thực tại chỉ dành cho các ‘chuyên gia ưu tú’ nhưng là một việc càng nhiều người dự phần càng tốt và phải hình thành nên một cộng đoàn ngày càng đông đảo những người cầu nguyện, yêu thương và tuyên xưng niềm tin.

Ngài kết thúc diễn từ với lời nguyện “Xin Chúa Thánh Thần hiệp nhất những gì vẫn còn bị chia cách”

6. Trước Thềm Giải Túc Cầu Thế Giới, Vatican Phát Hành Văn Kiện Đầu Tiên Về Thể Thao

Hôm 1 tháng 6, 2018, Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Đời Sống vừa cho phát hành tài liệu mang tựa đề “Cống Hiến Hết Mình. Phối Cảnh Kitô Giáo về Thể Thao và Nhân Vị.” Đây là văn kiện đầu tiên của Tòa Thánh về thể thao.

Văn kiện gồm 5 chương: Chương 1: tương quan giữa Giáo Hội và thể thao; Chương 2 & 3: mô tả hiện tượng thể thao dưới nhãn quan nhân vị; Chương 4: một vài thách đố hiện nay thể thao phải đối diện; Chương 5: Giáo Hội và đường hướng tiếp cận thể thao.

Ngày 1 tháng 6, 2018 vừa qua, trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, bản văn trên đã được giới thiệu bởi Đức Hồng Y Kevin Farrell, Giám Đốc Văn Phòng; nhà nghiên cứu Antonella Stelitano, thành viên Hội Lịch Sử Thể Thao Ý; Linh Mục Dòng Tên, Patrick Kelly, Giáo Sư Thần Học tại Seattle University (Hoa Kỳ); và Santiago Perez de Camino, chuyên trách Phòng “Giáo Hội và Thể Thao.”

Đức Hồng Y Farrell cho biết rằng văn kiện đã được cưu mang bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ủy thác cho nhiệm vụ phối hợp các ủy hội thể thao cấp quốc tế và quốc gia cũng như truyền cảm hứng cho các giáo hội địa phương trong ý thức canh tân mục vụ về lãnh vực thể dục thể thao.

Đức Hồng Y giải thích thêm rằng văn kiện không hề có tham vọng giải đáp tất cả các vấn nạn và thách đố mà thế giới thể thao đang đặt ra hiện nay, nhưng là tìm cách “kiểm điểm” lại mối tương quan giữa thể thao và kinh nghiệm đức tin, cũng như trình bầy một viễn kiến Kitô giáo về sinh hoạt thể thao.

“Cống hiến hết mỉnh,” theo Đức Hồng Y, rõ ràng là một “cách diễn tả có thể áp dụng cả cho lãnh vực thể thao lẫn đức tin.” “Quả vậy,” Đức Hồng Y nói thêm, “một mặt, nó cho thấy nỗ lực và hy sinh mà một thể tháo gia phải trải qua trong đời để có thể vươn tới chiến thắng hoặc đạt tới mục tiêu. Về mặt đức tin cũng thế, tất cả chúng ta đều được mời gọi cố gắng hết mình để nên thánh, đó là điều Đức Thánh Cha (Đức Thánh Cha) Phanxicô đã cho thấy trong Tông Huấn “Gaudete et exsultate,” lời mời gọi phổ quát, gửi đến tất cả mọi người, bao gồm cả các thể tháo gia.”

Đức Hồng Y ghi nhận: “Không phải là ngẫu nhiên khi Đức Thánh Cha viết kèm trong văn kiện này rằng: các bộ môn thể thao có thể trở thành một công cụ để gặp gỡ, đào luyện, truyền giáo, và thánh hóa.”

“Đây không phải là một văn kiện dành cho các bậc học giả hay các nhà nghiên cứu, mà là một suy tư về thực trạng thể thao hiện nay, có kèm theo những bằng chứng và đề nghị chắc chắn rất hữu ích, không chỉ cho các Hội Đồng Giám Mục và các giáo phận trong việc khai triển một đường hướng tiếp cận với thể thao, mà còn cho các câu lạc bộ và hội đoàn không chuyên, cũng như cho từng cá nhân các lực sĩ, trong việc suy tư về cuộc sống Kitô giáo và về cách thức tập luyện thể thao.”

Theo công bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, các vị có tên sau đây đã góp công soạn thảo văn kiện: Daniele Pasquini, Trung Tâm Trưởng trung tâm thể thao CDI ở Roma; Dries Vanysacker, Giáo Sư Thần Học Đại Học Louvain (Bỉ Quốc); Alexandre Borges de Magalhaes, Phối Trí Viên Trưởng phong trào Đời Sống Kitô Giáo tại Peru; và Manoj Sunny, cựu lực sĩ Thế Vận Hội tại Ấn Độ và Sáng Lập Viên Phong Trào ‘Giới Trẻ Giêsu.”

7. Hội nghị các công ty dầu khí thế giới tại Vatican

Tòa Thánh Vatican sẽ đứng ra tổ chức hội nghị giữa các giám đốc điều hành của các công ty dầu khí hàng đầu thế giới để bàn về vấn đề biến đổi khí hậu và thay thế nhiên liệu hoá thạch.

Hội nghị có tựa đề “Chuyển tiếp năng lượng và chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta” sẽ do trường Đại Học Notre Dame điều hành và được tổ chức tại Học viện Khoa Học Giáo Hoàng trong khu vườn Vatican được gọi là Casina Pio IV

Theo dự kiến, các vị đứng đầu hoặc giám đốc điều hành các công ty dầu quốc tế như Exxon Mobil, Eni, BP, Royal Dutch Shell và Pemex sẽ tham dự hội nghị. Các công ty Exxon, BP và Equinor của Na Uy đã tuyên bố tham dự hội nghị nhưng công ty xăng dầu Shell từ chối bình luận.

Nhằm đạt mục tiêu thoả ước khí hậu Paris ký năm 2015, ngành công nghiệp dầu khí đang chịu áp lực ngày càng tăng từ các nhà đầu tư, các nhà hoạt động đòi hỏi các công ty dầu khí phải giảm bớt khí thải nhà kiếng.

Và để đáp ứng mục tiêu vào cuối thế kỷ 21 toàn cầu không còn khí thải nhà kiếng, các công ty dầu khí đang cố gắng cung cấp khí đốt là nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm nhất, và ở mức độ ít hơn, các công ty cũng đang cố gắng cung cấp năng lượng tái tạo như gió, mặt trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng thế giới.

8. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và các nhóm tự do tôn giáo ca ngợi phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ

Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ và nhiều nhóm tranh đấu cho tự do tôn giáo đã ca ngợi tỷ số thuyết phục là 7-2 cuả Tòa án Tối cao phán quyết rằng quyền cuả người làm bánh ở Colorado đã bị vi phạm khi ủy ban dân quyền cuả tiểu bang đòi hỏi ông phải làm bánh cho một đám cưới cùng giới tính.

“Quyết định ngày hôm nay xác nhận rằng người tín hữu không nên bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo sâu sắc của họ, nhưng nên được tôn trọng bởi các quan chức chính phủ”, theo lời cuả nhiều vị lãnh đạo Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.

“Điều này mở rộng cho các ngành nghề có tính cách sáng tạo, chẳng hạn như ông Jack Phillips, là người tìm kiếm sự phục vụ Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Trong một xã hội đa nguyên giống như cuả chúng ta, sự khoan dung thực sự cho phép những người có quan điểm khác nhau được tự do sống theo niềm tin của họ, ngay cả khi niềm tin đó không được chính phủ ưa chuộng. “

Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của giáo phận Louisville, chủ tịch ủy ban tự do tôn giáo của hội đồng giám mục, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cuả Tổng giáo phận Philadelphia, Trưởng ban Ủy ban về Giáo Dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Thanh niên, và Giám mục James Conley của giáo phận Lincoln, chủ tịch Tiểu ban Xúc tiến và Bảo Vệ Hôn nhân, đã phát hành một tuyên bố chung hôm thứ hai để hoan nghênh phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ kiện ‘Masterpiece Cakeshop chống Ủy ban Dân quyền Colorado.’

Tòa án tối cao đã đứng về phiá người sở hữu chủ Cakeshop Jack là ông Phillips, toà án nói rằng Ủy ban Dân quyền Colorado đã tỏ ra một sự thù địch đối với tôn giáo không thể chấp nhận được khi họ phán quyết rằng ông đã phân biệt đối xử với một cặp vợ chồng đồng tính khi cặp này đòi đặt một chiếc bánh cưới hồi năm 2012.

Ông Phillips, một Kitô hữu mộ đạo, đã nói nhiều lần trong suốt vụ việc rằng ông sẽ không có vấn đề bán cho khách hàng đồng tính những chiếc bánh khác chứ không phải là một chiếc bánh được trang trí đặc biệt cho một đám cưới cùng giới tính. Vì niềm tin tôn giáo của mình, ông cũng từ chối nhận làm bánh Halloween, hoặc các sản phẩm có rượu và bánh cho các bữa tiệc liên hoan độc thân (tiệc dành riêng cho chú rể trước ngày lễ cưới).

Tuy tòa án đã không thiết lập nên một tiền lệ lớn, và thay vào đó đã chỉ ban quyết định cho trường hợp cụ thể này thôi. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Phillips cho biết quyết định vẫn đánh dấu một chiến thắng quan trọng.

“Sự thù địch của chính phủ đối với những người có đức tin thì không còn chỗ đứng trong xã hội chúng ta, nhưng tiểu bang Colorado đã công khai chống lại niềm tin tôn giáo của ông Jack. Tòa án có lý khi lên án điều đó, “ theo lời bà Kristen Wagoner, cố vấn cao cấp của Liên minh Bảo vệ Tự do (Alliance Defending Freedom), đại diện cho ông Phillips.

“Khoan dung và tôn trọng sự khác biệt niềm tin là quan trọng trong xã hội chúng ta. Quyết định này vạch ra cách rõ ràng rằng chính phủ phải tôn trọng niềm tin của ông Jack về hôn nhân, “ bà Wagoner nói trong bản tuyên bố.

“Điều mà Tòa án giải quyết thì là hẹp,” theo lời ông Brian Miller, luật sư cuả trung tâm bảo vệ các quyền cá nhân (Center for Individual Rights) , “và nhấn mạnh rằng nó có vẻ bảo vệ cả hai phiá, chống phân biệt đối xử và bảo vệ tự do tôn giáo. Nguyên tắc đó sẽ rất quan trọng mà các tiểu bang cần phải ghi nhớ về sau. “

Chủ tịch cuả luật sư đoàn Becket Law là Mark Rienzi thì mở rộng hơn nữa về điều này, nói rằng, “Tòa án đã nói với một đa số 7-2 rằng Hiến pháp yêu cầu tất cả chúng ta phải cố gắng hòa thuận với nhau. Trong xã hội của chúng ta có đủ chỗ cho một sự đa dạng về quan điểm, và điều đó bao gồm việc tôn trọng niềm tin tôn giáo. “

Tuy nhiên giáo sư luật ở đại học Princeton là Robert George thì cảnh báo rằng các lý do đằng sau phán quyết có thể được sử dụng để chống lại tự do tôn giáo trong tương lai.

“Vẫn có một nguy cơ rằng các quan chức nhà nước sẽ giải thích rằng nếu họ không tiết lộ các lời giải thích chống lại các Kitô hữu hoặc tôn giáo trong báo cáo công khai, thì những quyết định phân biệt đối xử trong việc cấp phép vẫn không bị coi là chống lại Kitô hữu và tôn giáo”, ông cảnh báo .

Tuy nhiên, ông nói, nhờ quyết định này mà người ta đã có thể có một cái nhìn lạc quan về vị thẩm phán mới nhất của tòa án, là thẩm phán Neil Gorsuch.

Nhờ những quan điểm được viết ra bởi hai thẩm phán Neil Gorsuch và Clarence Thomas mà người ta thấy được các lý do chính cuả phán quyết, và trong khi vị thẩm phán Anthony Kennedy viết ý kiến cho đa số nhưng “tuy phù hợp nhưng lại thiếu sót” cho đến khi người ta được bổ sung nhờ những điễm chính mà thẩm phán Gorsuch thêm vào.

“Trường hợp này cho thấy rằng thẩm phán Gorsuch không chỉ là một người trung thành với quan điểm lập hiến, ông còn có tiềm năng sẽ trở thành một trong những vị thẩm phán vĩ đại nhất của lịch sử,” Giáo sư George nói.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 11/6/2018: Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dâng đất cho Tầu
VietCatholic Network
21:55 10/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 10 tháng 6.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Kitô hữu không có ký ức Kitô giáo thì không gặp được Chúa Giêsu.

3- Việc làm của lòng thương xót là con đường tình yêu Chúa Giêsu dạy chúng ta.

4- Đức Thánh Cha chia buồn nạn nhân vụ núi lửa phun tại Guatemala.

5- Công bố tài liệu chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazzonia, Nam Mỹ.

6- Vũ khí làm quần chúng lơ đễnh: tin giả về Đức Phanxicô.

7- Chương trình đọc kinh Mân Côi toàn cầu để cầu nguyện cho các Linh mục.

8- Thư ngỏ của Uỷ Ban Công Lý Và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Quốc Hội.

9- Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam dâng đất cho Tầu.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Lênh Đênh Phận Người.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Xin Vòng Tay Yêu Thương - Trình bày: Đình Trình
VietCatholic Network
02:23 10/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây