Ngày 09-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:52 09/06/2015
KHEN CON MÌNH MÀ NGHI HÀNG XÓM
N2T

Ở nước Tống có một phú hộ, vì trời mưa nên kho chứa tài sản bị hư hại.
Đứa con của phú hộ nói:
- “Mau xây dựng lại kho chứa bằng không thì sẽ bị mất trộm.”
Ông già bên hàng xóm cũng nói như thế.
Đêm xuống, quả nhiên gia đình người phú hộ này bị mất hết tài sản qúy báu, nhưng ông phú hộ này cho rằng đứa con trai thấy và biết trước rất là thông minh, và nghi rằng ông già hàng xóm cũng có dính líu đến ăn trộm.
( Hàn Phi Tử )

Suy tư:
Người ta thường nói “làm ơn mắc oán”, thật đúng không sai, bởi vì bình thường mình không thể nhìn thấy những khuyết điểm của mình được, nhưng người khách quan thì nhìn thấy rõ ràng, họ có hai thái độ khác nhau: một là chỉ cho ta thấy khuyết điểm của mình, đây là thái độ của người thân tín hoặc người tính tình thẳng thắng; hai là bàng quan không thèm góp ý nhắc nhở người làm sai, đây là thái độ của người xa lạ.
Mà chúng ta thì thường oán trách người khác khi họ nhắc nhở chúng ta nhiều lần, và đôi lúc cho rằng người đó vì ganh tức mà đặt điều nói xấu mình! Và ngược lại, chúng ta dễ dàng thân cận với những người bàng quan với những sai lầm của mình, nên dễ sinh ra sự lợi dụng và hiểu lầm.
“ Người chê ta mà chê đúng, là bạn ta, người khen ta mà khen sai, là người hại ta”, thật đúng vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:54 09/06/2015
N2T

6. Người yêu mến Đức Mẹ rất dễ dàng tìm được Thiên Chúa. (Thánh Albertus Magnus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chân dung Thánh Barnabas
Trầm Thiên Thu
08:16 09/06/2015
Thánh Barnabas là người Do Thái, ở Cyprus, ngài gần gũi với Thánh Phaolô vì chính ngài đã giới thiệu Thánh Phaolô với Thánh Phêrô và các Tông đồ khác. Ngài là người trung gian giữa người bắt đạo và các Kitô hữu người Do Thái đa nghi.

Khi cộng đồng Kitô giáo phát triển tại Antiôkhia, Thánh Barnabas được sai đến với tư cách là đại diện chính thức của Giáo Hội tại Giêrusalem để kết hợp họ. Ngài và Thánh Phaolô hướng dẫn Giáo Hội tại Antiôkhia một năm, sau đó đến Giêrusalem.

Lúc này, Thánh Barnabas và Phaolô được coi là những người lãnh đạo uy tín, được các vị hữu trách ở Antiôkhia cử đi giảng đạo cho dân ngoại. Công sức các ngài đổ ra đã gặt hái nhiều thành công. Sau một phép lạ tại Lystra, dân chúng muốn coi các ngài là các vị thần – Barnabas là thần Zeus (Dớt), Phaolô là thần Hermes (Héc-mê) – nhưng các ngài nói: “Chúng tôi cũng chỉ là phàm nhân như quý vị. Chúng tôi loan báo cho quý vị biết Tin Mừng để quý vị từ bỏ các ngẫu tượng mà tôn thờ Thiên Chúa hằng sống” (x. Cv 14:8-18).

Nhưng rồi mọi chuyện trở nên bất ổn. Các ngài bị trục xuất khỏi thành phố và phải tới Giêrusalem. Khi Thánh Phaolô muốn thăm lại các nơi cũ mà các ngài đã giảng đạo, Thánh Barnabas muốn đưa Gioan Máccô theo, nhưng Thánh Phaolô cứ khăng khăng cho rằng, vì Máccô đã có lần bỏ trốn họ, không thích hợp để đưa theo lúc đó. Sự bất đồng ý kiến sau đó trở nên căng thẳng đến nỗi Thánh Barnabas và Thánh Phaolô “chia tay”, đường ai nấy đi: Barnabas đưa Máccô tới Cyprus, Phaolô đưa Silas tới Syria. Nhưng sau đó, cả Phaolô, Barnabas và Máccô lại giải hòa.

Khi Thánh Phaolô ủng hộ Thánh Phêrô về việc không ăn uống với dân ngoại vì sợ người Do Thái, thì “ngay cả Barnabas cũng bị lôi cuốn vì sự giả hình của họ” (x. Gl 2:1-13).

Mới đầu Thánh Barnabas được gọi là Joses, nhưng vì ngài có bản tính quả quyết, mạnh mẽ và đại lượng nên được gọi là “Con của Sự An Ủi” hoặc “Con của Sự Động Viên”.

Chúng ta đã bao lần nói “chuyện bà Tám”, ngồi lê đôi mách, chỉ trích, nói hành tha nhân, phe cánh, vào hùa với nhau để “tôn vinh” mình và “hạ bệ” người khác. Đó là bôi xấu nhân phẩm người khác, không tôn trọng nhân vị người khác. Vậy là xấu hay tốt?

Một trong những điều tệ hại nhất vẫn xảy ra trong cộng đồng, xã hội, gia đình, giáo xứ, trường học, công sở, hội đoàn,… là luôn biểu hiện các động thái tiêu cực đới với người khác – nhất là đối với những người không “hợp nhãn”, không “cùng phe”, không “đồng quan điểm” với mình. Rất đa dạng! Vậy phải làm sao? Hãy thử áp dụng mấy “liệu pháp” này:

1. Khiêm nhường. Coi mình là người thua kém. Mà thật vậy, dù chúng ta có là gì cũng bởi nhờ Ơn Chúa (1 Cr 10:15). Thế thì chẳng có lý do gì mà “nổ”, mà “chảnh”, mà nhìn người bằng nửa con mắt. Nếu thấy người ta không ưa mình, hãy xét mình. Và cứ can đảm chấp nhận là mình bất xứng vì bất tài và vô dụng. Thế là an tâm. Thiên Chúa thấu suốt tâm can bạn hơn chính bạn biết mình. Đừng suy diễn hoặc thể hiện các động thái không có tính nhân bản.

2. Giữ lập trường. Chúng ta nghĩ xấu về người khác vì chúng ta có chút thông tin gì đó về họ, qua người này hay người nọ, nhưng chúng ta không xét xem thông tin đó có đáng tin không và người nói có chính xác, có ý ngay lành không? Chẳng hạn trên internet có biết bao thông tin, biết tin cái nào? Tức là chúng ta phải có khả năng phán đoán chính xác và khả năng chắt lọc với sự khôn ngoan – chứ đừng “không ngoan” (khác nhau chỉ một mẫu tự G thôi)! Đừng vội tin những gì bạn nghe. Phải có lập trường chứ đừng nhẹ dạ, cả tin. Kẻ xấu có thể lợi dụng sự cả tin của mình. Cái gì cũng có “mặt trái” của nó. Cần phải “dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”!

3. Thẳng thắn. Người Việt nói: “Ba mặt, một lời”. Ba mặt chứ không chỉ hai mặt. Nghĩa là công khai với nhiều người, có người làm chứng giữa hai người. Nếu có “vấn đề” gì với ai đó, hãy thẳng thắn và cởi mở nói chuyện với nhau, đừng ngại hoặc “úp-mở”. Nếu cảm thấy khó thì nhờ người khác cùng đối thoại. Đúng vậy, thực sự đối thoại, chứ đừng “đối thọi”!

4. Phục vụ. Phục vụ là động thái được Chúa Giêsu luôn đề cao, Ngài không chỉ nói (Mc 10:45) mà chính Ngài còn nêu gương khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly (Ga 13:1-20), trước khi Ngài chịu khổ nạn. Mình phục vụ người khác, rồi người khác sẽ phục vụ mình. Đó cũng là tính xã hội vậy. Phục vụ là thể hiện yêu thương, khiêm nhường, tha thứ,... Sự liên kết tuyệt vời!

5. Nhận lỗi. Đừng đổ lỗi cho người khác. Thường thì người ta có xu hướng lẩn tránh trách nhiệm, chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác. Dù không phải là lỗi của mình, nhưng cứ khiêm nhường mà nhận lỗi. Rồi mọi sự sẽ được làm sáng tỏ, như chúng ta vẫn nói: “Trời có mắt”. Chắc chắn Thiên Chúa không để cho ai phải chịu hàm oan đâu!

6. Trưởng thành. Trưởng thành tâm lý, tức là chín chắn, chứ không chỉ trưởng thành thể lý. Một số người thích tỏ ra mình là người “đáng thương” để được người khác tội nghiệp mình. Họ “nhõng nhẽo” như vậy không chỉ là tự tôn mà thậm chí còn là kiêu ngạo. Động thái này thật là ấu trĩ! Vì con trẻ thường hờn dỗi để nũng nịu với cha mẹ hoặc người lớn.

7. Đừng than phiền. Người ta dễ than phiền, ai cũng than phiền, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ. Than phiền cũng là “bệnh truyền nhiễm”, nó có sức lây lan rất nhanh. Vì dễ than phiền mà có thể dẫn tới việc nói xấu hoặc chỉ trích người khác. Cẩn tắc vô ưu!

Thánh Barnabas được đầy Chúa Thánh Thần và Hồng Ân. Ngài là người cổ vũ, động viên, giúp đỡ hoặc khuyến khích. Ngài vừa đại lượng vừa lạc quan và uy tín. Ngài đã dám đi gặp Thánh Phaolô ngay khi nhiều người khác nghi ngờ ngài, vẫn cứ mạnh dạn chịu trách nhiệm về tình huống ở Antiokhia, đồng thời can đảm rao giảng Tin Mừng. Có lần vào ngày Sa-bát sau, gần như cả thành tụ họp nghe lời Thiên Chúa. Thấy những đám đông như vậy, người Do Thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối và nhục mạ Thánh Phaolô. Bấy giờ Thánh Phaolô và Thánh Barnabas đã mạnh dạn lên tiếng: “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại” (Cv 13:46).
 
Top Stories
Pope: marriage between man and woman, no to gender ideology
Vatican Radio
10:02 09/06/2015
2015-06-08 Vatican -The challenges facing the Church in Puerto Rico were under the spotlight in the Vatican on Monday as Pope Francis met with the bishops of the Caribbean archipelago.

Among the difficulties facing people there, the Pope mentioned the serious economic situation leading to widespread migration, unemployment, corruption, drugs trafficking and domestic violence.

Stressing the need to focus on the pastoral care of the family, Pope Francis also spoke of the challenge of gender ideology in his prepared remarks which were handed to the bishops during the audience .

In his discourse, the Pope again invites the Church to distance itself from ideologies and political trends and asks the Church leaders to bind together to address the many problems facing the Caribbean country and U.S. territory.

The sacrament of marriage is one of the Latin American people’s most important treasures, the Pope says, and it must be defended. He urges them to emphasize family pastoral ministry in order to counter "serious social problems" such as "the difficult economic situation, migration, domestic violence" and "unemployment, drug trafficking and corruption."

No to gender ideology, protecting the complementarity between men and women

The complementarity between a man and a woman is being questioned by the so-called gender ideology in the name of a freer and more just society, the Pope observes. In fact, he warns, the differences between men and women are not a question of “opposition or subordination but rather of communion and generation… always in the image and likeness of God." Without mutual giving- he adds - neither can have an in-depth understanding of the other.

Bishops are united to face the country's problems

The Pope invites the Church leaders not simply to pray but also to reach out in friendship and “fraternal aid" to address the many serious problems facing Puerto Rico. And, he warns them against "wasting energy in divisions and clashes." "The more intense the communion…the more it favors the mission," he says.

Pope Francis encourages the bishops to distance themselves from any ideologies or political trends that can “waste their time and a real passion for the Kingdom of God." Because of its mission, he points out, the Church is not tied to any political system so that it may always safeguard the transcendence of the human person.

Be merciful pastors, care for vocations

The bishop, the Pope affirms, "is a model for his priests and motivates them to always seek spiritual renewal and rediscover the joy of leading his flock in the great family of the Church." In view of the forthcoming Jubilee Year of Mercy, the Pope therefore asks bishops and priests to be "servants of God's forgiveness, especially in the Sacrament of Reconciliation. To have good shepherds , he notes, one must start with the seminaries so that they can generate an adequate number of vocations. And, he urges the faithful of Puerto Rico, in particular associations and movements, to cooperate generously in proclaiming the Gospel in every environment including the most hostile and alienated from the Church.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành trình ''Hát lên Mừng Chúa'' vào tháng 10 nam 2015 tại Christ King Cathedral Nam Cali
Hoàng Việt
18:36 09/06/2015
HÀNH TRÌNH HÁT LÊN MỪNG CHÚA.

Những ngày hội ngộ Hát Lên Mừng Chúa của Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại vào ngững ngày 23, 24, 25 tháng 10 năm 2015 đang đến gần. Những sinh hoạt gặp gỡ hội ngộ tưng bừng và đáng khích lệ tại miền Nam California vùng Little Saigon, Thủ Đô Người Việt Tự Do... Cha Văn Chi từ Australia, Cha Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng từ Hoa Thịnh Đốn, Cha Trần Công Nghị cố vấn của Hội NSCGVNHN từ Los Angeles. Nhiều Nhạc Sĩ và Ca Sĩ từ California, San Jose, như Đỗ Chu, Lam Sơn, Duy Hải, Viễn Xứ, Quốc Vinh, Lâm Bảo Nam, cùng với quý Ca Đoàn từ Los Angeles, Orange County, hội ngộ cùng nhau bàn thảo với Ban Tổ Chức của Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa.

Hình ảnh Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm LM Văn Chi ở TTCG Orange
Hình ảnh Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm LM Văn Chi tại Nhà thờ Christ the King
Hình ảnh Tiệc mừng Cha Văn Chi

Chiều thứ 3 ngày 2 tháng 6, trên 30 Ca Sĩ nổi tiếng Việt Nam Hai Ngoại với đại diện là Nhạc Sĩ Quốc Toản cùng nhau hội ngộ tại Quán Hỷ trên đường Bolsa gặp gỡ cùng nhau chia sẻ và cộng tác trong Hát Lên Mừng Chúa đặc biệt này, ghi dấu Hành Trình 40 năm viễn xứ của người Việt Nam Tỵ Nạn.

6.30pm, Ca Sĩ Diệp Thanh Thanh đến sớm nhất tại Quán Hỷ và cùng với nhân viên Nhà Hàng sắp xếp chỗ ngồi cho anh chị em Ca Sĩ...Nào là Thanh Lan, Như Mai, Ngọc Huê, Mạnh Đình, Lệ Hằng, Kim Thúy, Diệp Thanh Thanh, Dạ Lan... và khoảng trên 30 Ca Sĩ với niềm vui vỡ tràn trong yêu thương.

Khoảng 6.45pm, Cha Văn Chi và Nhac Sĩ Văn Duy Tùng và một số nhạc sĩ trong Hội cùng có mặt. Mọi người vui vẻ hăng say trong tình yêu thương. Chiếc bàn dài cùng với trên 30 Ca Sĩ tham dự...Cha Văn Chi và Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng chia sẻ mục đích cuộc gặp gỡ quý Ca Sĩ lần thư 3 này từ năm 2014, để kính mời quý Ca Sĩ cùng cộng tác với Hội NSCGVNHN và tháng 10 năm 2015 để cùng Hát Lên Mừng Chúa với các Ca Đoàn thân thương và toàn thể Dân Chúa tại Nhà Thờ Crystal Cathedral Chúa Kitô.

Anh chị em Ca Sĩ đã quyết tâm cộng tác... Sau khi Cha Văn Chi và Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng chia sẻ về mục đích và về công việc tổ chức Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa. Các ca sĩ thương mến sẽ cùng thực hiện những CD Thánh Ca Hát Lên Mừng Chúa trong tâm tình yêu mến và chia sẻ, đồng thời, cùng nhau cộng tác trong Đêm Thánh Ca Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa vào tối thứ 7 ngày 24.10.2015 tại Nhà Thờ Kiếng.

Những ý kiến đóng góp rất tích cực. Mỗi Ca sĩ đều muốn cống hiến tiếng hát và tim óc của mình trong Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa, một cuộc Hội Ngộ Thánh ca đặc biệt trong Hành Trình 40 năm viễn xứ. Mọi người chia sẻ trong yêu thương với những tô bún bò, bún huế, phở. Cuộc hội ngộ kết thúc. Ai cũng luyến lưu muốn ở lại thêm tâm sự.

Ca Sĩ Diệp Thanh Thanh vui vẻ chia sẻ:

-Dịp hội ngộ hiếm có rất cần thiết để các ca sĩ hàn huyên tâm sự và chia sẻ...

Ca Sĩ Thanh Lan nói lên tâm tư và ước mong cộng tác:

-Mong có thêm những dịp gặp gỡ chia sẻ thương yêu như tối nay...

Tôi đọc được những thương yêu của các Ca Sĩ, sẵn sàng dấn thân phục vụ cho những sinh hoạt Thánh Ca với Hội NSCGVNHN. Từ giã nhau trong những cái bắt tay yêu thương chia sẻ...

Sáng ngày thứ 4 ngày 3 tháng 6, những cuộc gặp gỡ của Ban Tổ Chức Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa để chuẩn bị cho sinh hoạt Thánh Ca đặc biệt này.

Buổi chiều, vào lúc 7pm, các Nhạc Sĩ và Ban Tổ Chức Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa đã cùng nhau tham dự buổi họp mặt thân mật tại Nhà Xứ Cha Nguyễn Văn Tuyên, Phó Ban Tổ Chức. Có khoảng trên 30 thành viên Ban Tổ Chức cùng chia sẻ với nhau những nhiệm vụ cần thiết cho Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa. Cha Văn Chi, trưởng Ban Tổ Chức, Cha Nguyễn Văn Tuyên, Phó Toàn Quyền của Ban Tổ Chức, Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng, Chủ Tịch, Nhạc Sĩ Lam Sơn, Quốc Vinh, Nguyên Kha, Chí Thiện, Khánh Đặng, Lâm Bảo Nam, Nguyễn Việt, Huyền Trinh, Bích Vân, Viễn Xứ. Mọi người hăng say chia sẻ những công việc đã thực hiện và đang tích cực thực hiện về chương trình, sân khấu, địa điểm, truyền thông, CD Hát Lên Mừng Chúa, Sách Thánh Ca, giàn orchestra, ca đoàn tổng hợp, chương trình chi tiết...

Cuộc họp sôi nổi vui tươi trong tình yêu thương gắn bó. Ai nấy cũng nhiệt thành hăng say...và quyết tâm thực hiện chương trình Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa đặc biệt này.

Họp xong, Cha Nguyễn Văn Tuyên đãi Ban Tổ Chức một bữa tối rất tuyệt vời. Cám ơn Cha Nguyễn Văn Tuyên. Mọi người tạm biệt nhau để cùng làm việc cho cuộc gặp gỡ các ca đoàn vùng Orange County và Los Angeles.

Thứ 5 ngày 4 tháng 6, theo lời mời của Ban Tổ Chức, quý anh chị đại diện các ca đoàn vùng Orange và Los Angeles đổ về Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange.

Khoảng 7pm, quý anh chị đại diện các ca đoàn cùng về gặp gỡ với Cha Trần Công Nghị giám đôc Vietcatholic, Cố vấn Ban tổ Chức, Cha Văn Chi, trưởng Ban Tổ Chức, Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng, Chủ Tịch HNSCGVNHN, Quốc Vinh, Bích Vân, Ngọc Bảo thuộc vùng Orange, cùng với quý anh chị Thu Hương, Phương Dung, anh Hải, đại diện vùng Los Angeles về hội ngộ chuẩn bị cho Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa vào cuối tháng 10 năm 2015.

Cha Trần Công Nghị, Cha Văn Chi, và Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng chào mừng các ca đoàn và chia sẻ những chi tiết về Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa. Những thao thức để mời quý ca đoàn vùng Orange, Los Angeles, San Diego...để cùng thực hiện chương trình Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa. Với những chia sẻ của 3 trường phái hợp ca: Concert Choir, Venice Choir, và ca đoàn tổn hợp của toàn thể Dân Chúa. Để vinh danh các ca đòan đã gắn bó và phục vụ Thánh Ca trong hành trình 40 năm viễn xứ. Quý anh chị đại diện các ca đoàn quyết tâm cao để cộng tác trong Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa và sẽ ghi danh tham dự Hội Thảo Thánh Nhạc Việt Nam.

Mọi người vui vẻ ra về hẹn ngày tai ngộ với những ly nước mát của anh Hải vùng Los Angeles khoản đãi và hẹn tối thứ 6 sẽ gặp nhau trong Thánh Lễ mừng 40 năm Linh Mục của Cha Văn Chi...

Chiều thứ 6 ngày 5 tháng 6, Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng cùng gia đình và thân hữu của Cha Văn Chi tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm Linh Mục tại Nhà Nguyện Trung Tâm Công Giáo Giáo Phận Orange. Thánh Lễ có Đức Cha Mai Thanh Lương chủ tế, Cha Văn Chi chia sẻ đời 40 năm Linh Mục, cùng đồng tế với quý Cha Trần Công Nghị, Cha Giáo Đỗ Thanh Hà, Cha Nguyễn Thế, Cha Kiên, Cha Nam, Thầy Phó tế Chu Bình. Hát lễ do quý anh chị ca đoàn và các ca sĩ Như Mai, Mạnh Đình, Ngọc Quang Đông. Sau đó mọi người cùng nhau hội ngộ chia sẻ thân mật tại Nhà Hàng Grand Garden Westminster trong bầu khí thân thương, cũng để chuẩn bị cho những ngày Hội lớn Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa.

Sáng thứ 7 ngày 6 tháng 6, Ban Tổ Chức thu hẹp lại cùng gặp gỡ để chi tiết hóa chương trình những ngày Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa tại quán phở Nguyễn Huệ. Mọi người nhìn rõ những vấn đề quan trọng như âm thanh phải professional, ánh sáng, giàn Giao Hưởng orchestra, các ca đoàn tổng hợp.

Chiều tối, sau Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm Linh Mục của Cha Văn Chi tại Nhà Thờ Kiếng, Ban Tổ Chức gặp gỡ quý ca đoàn Tam Biên trong thân mật yêu thương...Mọi người đều tích cực hưởng ứng cộng tác.

Ban Tổ Chức xem lại địa điểm tổ chức tại Nhà Thờ Kiếng, các hội trường hội thảo, xem lại âm thanh, sân khấu, hiện trường cùng với Cha Văn Chi và Cha Nguyễn Văn Tuyên. Sau đó, cùng nhau ra quán Trưng Vương để bàn thảo thêm vế những phương án tổ chức.

Chúa Nhật ngày 7 tháng 6, Ban Tổ Chức cùng Cha Văn Chi đến thăm cộng đoàn Thánh Linh và Ca Đoàn Thánh Linh do Ca Trưởng Đỗ Chu điều khiển. Ca đoàn hát rất xuất sắc trong Thánh Lễ Tạ Ơn, và cùng chụp hình lưu niệm với Cha Văn Chi và Ban Tổ Chức. Mọi ca viên đều hứa sẽ cố gắng hết sức cho Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa.

Ngày thứ 2, thứ 3 và thư 4, tất cả đều rà xét lại chương trình và phương án tổ chức Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa. Những cuộc gặp gỡi với các mạnh thường quân Bảo Trợ Chương Trình. Những cuộc tiếp xúc với Truyền Thông Báo Chí cho những chuẩn bị Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa sẽ diễn ra vào những ngày 23, 24, 25 tháng 10 năm 2015, tại khuôn viên Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô, mà chúng ta hay gọi là Nhà Thờ Kiếng.

Tạ Ơn Chúa và Mẹ Maria luôn đồng hành với Ban Tổ Chức với những cuộc họp và gặp gỡ hội ngộ mang nhiều tích cực và thuận lợi.

Xin Thiên Chúa qua sự bầu cử của Mẹ La Vang chúc lành cho những chuẩn bị gần của Hội Ngộ Hát Lên Mừng Chúa...
 
Lễ khấn trọn đời tại Dòng Mến Thánh giá Xuân Lộc
MTG Xuân Lộc
17:05 09/06/2015
"Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây” (1Sm 3, 9b) - Lúc 7g00’ngày 09/06/2015, cổng Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc rộng mở, khung cảnh trước Nguyện Đường như rộn ràng một niềm vui diễn tả tình yêu Thiên Chúa dành cho những tâm hồn sống ơn gọi thánh hiến Đời sống thánh hiến là ân huệ Chúa Thánh Thần ban tặng để trang điểm cho sự thánh thiện của Giáo Hội, Hiền Thê Chúa Kitô.

Hình ảnh

Thánh lễ khấn trọn đời của bảy chị và một chị mừng Ngân Khánh Khấn Dòng bắt đầu vào lúc 8g30’ do Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh – Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc chủ sự, cùng đồng tế có cha Đaminh Nguyễn Viết Tiên- Đặc trách tu sĩ Giáo phận, cha Giuse - Chưởng ấn Giáo phận Xuân Lộc, quý cha Địa phận Hải Phòng, quý cha thân quen của Hội dòng và của quý chị em tuyên khấn hôm nay.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Đaminh mời gọi chị em và cộng đoàn tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân mà Chúa tràn xuống trên Giáo Hội, Giáo phận, cách riêng cho Hội dòng. Ngài cũng nói lời chúc mừng đến quý Bề trên và toàn thể chị em thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc với những ơn gọi mà Hội dòng đã ươm trồng để hôm nay đến mùa gặt hái.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Đaminh nhắc lại với chị em Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho tất cả các người sống đời thánh hiến nhân dịp khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến: “Nơi nào có tu sĩ thì nơi đó có niềm vui; và hãy “Thức tỉnh thếg iới”. Đức Thánh Cha nhắc với những người sống đời thánh hiến: “Hãy thắp sáng thế giới bằng chứng từ ngôn sứ và lội ngược dòng của anh chị em”. Đức Cha Đaminh khích lệ chị em hãy can đảm lên và đừng sợ hãi, vì chúng ta luôn có Chúa đồng hành và nâng đỡ. Các chị em hãy ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa để được Ngài ấp ủ bằng cách chúng ta năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể - nguồn suối và sức mạnh cho những sứ giả tông đồ.

Tiếp theo là Nghi thức khấn trọn đời. Khấn trọn là bước quyết định quan trọng, là đỉnh cao và khởi đầu của sự trao hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa với trọn niềm phó thác tin yêu. Những năm tháng tập luyện quý chị đã nếm trải không ít niềm vui lẫn nỗi buồn. đôi chân của quý chị đã có lúc ngập ngừng e ngại, trái tim quý chị đôi lần xao động. Thế nhưng, tình yêu Chúa vẫn thôi thúc mãnh liệt nơi trái tim quý chị, bởi “Lòng nhân hậu và tình thương Chúa, ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” (TV 22, 6).Vì thế mà quý chị đã kiên tâm bước theo.

Nghi thức mừng Ngân Khánh khấn Dòng được nối liền ngay sau đó.

25 năm dâng hiến, chị em cảm nhận đời tu không chỉ đan dệt toàn niềm vui và những giây phút rạng ngời lý tưởng, nhưng còn có nước mắt và chao đảo. Hồng ân Chúa vẫn tuôn tràn qua những kinh nghiệm dại khờ. Một chặng đường dài chị em được Chúa dắt đi bằng những bước đi ngắn đầy yêu thương, bàn tay Chúa luôn dắt dìu mọi nơi mọi lúc, khi con hân hoan tiến bước cũng như khi con mỏi gối chùn chân muốn dừng lại. Bước huyền diệu con đi với giọt lệ cảm thấu tình yêu và hoan lạc. Sao tình yêu Ngài viết kín cả trái tim con? Trong niềm tri ân và tín thác, con nguyện trung kiên theo Chúa đến cùng.

Nghi thức khấn dòng kết thúc, thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện hiệp lễ, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc thay mặt cho chị em trong Hội dòng cám ơn Đức Cha Đaminh, quý cha đồng tế, quý Bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố của chị em tuyên khấn, quý khách và cộng đoàn đã đến chia sẻ niềm vui với Hội dòng. Tình thương của Đức Cha và mọi người là lời động viên và nâng đỡ Hội dòng tiến bước cũng như chu toàn sứ vụ truyền giáo mà Đấng Sáng Lập Dòng để lại.

Thánh lễ kết thúc lúc 10g45’ trong niềm vui và lời tạ ơn Thiên Chúa. Ước nguyện của con theo Chúa không phải chỉ ngày hôm nay khi con tuyên khấn, nhưng con quyết theo Chúa suốt trọn cuộc đời. Xin cho quý chị mãi mãi trở nên của lễ dâng lên Chúa Cha nhờ hiến lễ tinh tuyền của Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh - đối tượng duy nhất của lòng trí quý chị.

Sau thánh lễ, Đức Cha Đaminh, quý cha và mọi người lưu lại chia sẻ niềm vui với Hội dòng trong bữa cơm huynh đệ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về việc thừa tác viên giáo dân mang dây vai giống phó tế
Nguyễn Trọng Đa
11:07 09/06/2015
Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về việc thừa tác viên giáo dân mang dây vai giống phó tế

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi:Sau bài trả lời ngày 21-4 của tôi về việc thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ mang lễ phục giống như dây stola của phó tế, một bạn đọc ở Singapore viết:

“Tôi có thể giúp làm sáng tỏ rằng việc này là thông thường không những ở Việt Nam, mà còn nhiều nơi khác ở châu Á nữa. Lẽ đương nhiên cha trả lời đúng rằng các thừa tác viên giáo dân không nên mang bất cứ lễ phục nào, vốn có thể làm mờ sự phân biệt giữa thừa tác viên có chức thánh và thừa tác viên giáo dân. Nhưng tôi có thể gợi ý rằng đó không phải là một dây stola chính thống của phó tế mà thừa tác viên giáo dân ở Việt Nam mang trên y phục của họ,

nhưng đúng hơn, đó là một dây vai chéo bình thường để cho thấy vai trò của họ như là thừa tác viên cho rước lễ trong thánh lễ. Chúng tôi cũng có thói tục ấy tại Tổng Giáo Phận Singapore, nơi mà nhiều giáo xứ nhận biết thừa tác viên giáo dân bằng cách nhìn thấy họ mang dây vai chéo màu trắng. Cũng một cách như vậy, các nhân viên nhà thờ mang dây chéo màu khác nhau để tự nhận dạng trong thi hành chức vụ của mình. Cách đây nhiều năm, khi thừa tác viên giáo dân bắt đầu làm việc tại Singapore, họ được yêu cầu mang áo choàng trắng ở một số giáo xứ. Nhưng việc này gây lẫn lộn cho một số người rằng họ có liên hệ cách nào đó với phận vụ linh mục. Và hiện nay, áo choàng trắng được thay bằng một dây vai trắng đơn giản – vốn bị một số người cho là dây stola của phó tế - nhưng thật ra là không phải như nhau. Tôi hy vọng cha có thể hiểu thêm theo lời tôi nói”.


Đáp: Tôi có thể nói rằng, việc mang một dây vai trong Thành lễ, để cho thấy vai trò của một thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ là một chọn lựa hợp pháp cho Giám mục, để xác định vai trò và không gây nhầm lẫn.

Tuy nhiên, trong bức ảnh gửi cho tôi từ Việt Nam, thừa tác viên đang hướng dẫn phụng vụ Rước lễ khi vắng linh mục, và dây vai chéo trông rất giống với dây Stola của phó tế. Nên có cách thức thiết kế dây vai như thế nào để có thể tránh mọi nhầm lẫn.

Hỏi: Một bạn đọc ở Oxford, Anh, hỏi: “Thỉnh thoảng người ta thấy một linh mục mang lễ phục phó tế và giúp lễ như phó tế trong hình thức bình thường (đặc biệt, tôi đã thấy như thế trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh – hoặc thậm chí với các Giám mục, như khi các Hồng Y phó tế phụ giúp lễ trong Thánh lễ có Đức Thánh Cha). Thưa cha, việc này có thích hợp không?

Đáp: Trong hình thức bình thường, không có dịp lễ nào mà trong đó một linh mục mang lễ phục như phó tế. Nếu ba linh mục hát bài Thương Khó trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, họ dùng áo lễ đỏ, hoặc áo chùng trắng và dây stola. Trường hợp này là khác với các Giám mục, vì Giám mục có thể mang áo lễ phó tế bên trong áo lễ của các ngài, trong các dịp trọng thể, chẳng hạn lễ truyền chức.

Hỏi: Cuối cùng một bạn đọc ở bang Indiana, Mỹ, hỏi: Tại giáo xứ chúng con, thỉnh thoảng chúng con có Thánh lễ với một linh mục và hai phó tế, và cả ba vị mang lễ phục như nhau. Điều này gây lẫn lộn. Cả ba vị đều không mang stola phó tế, nhưng đều mang lễ phục đầy đủ. Điều này được phép không, và làm thế nào giáo dân nhận biết ai là linh mục và ai là phó tế, thưa cha?

Đáp: Tôi có thể gợi ý với độc giả này rằng lần sau bạn nên nhìn kỹ vào lễ phục của phó tế. Có thể rằng các phó tế ấy mang áo lễ phó tế với lối thiết kế tương tự như áo lễ của linh mục. Áo lễ phó tế khác với áo lễ linh mục là áo phó tế có ống tay ngắn hơn và có hai đai rủ xuống ở mặt trước và mặt sau. (Zenit.org 12-5-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tháng 6 : Tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đinh Văn Tiến Hùng
11:11 09/06/2015
THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
( Tháng 6 Tôn Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu )

“Thiên Chúa là Tình Yêu, ai ở trong Tình Yêu thì ở trong Thiên Chúa
và Thiên Chúa ở trong người ấy” ( Ga,14: 16 )

‘Đối ngoại hữu kỳ tâm,
Đối nội vô tâm giả’

Để trái tim bên ngoài,
Không còn giữ ở trong,
Vì cho đời tất cả,
Còn mình kể như không.

Đâu có tình yêu nào,
Mà nhân loại khát khao,
Bằng Tình Yêu Thiên Chúa,
Chết vì yêu chúng ta !

Nhưng than ôi lòng người !
Đã phụ bạc biết bao,
Quên đem lòng đáp trả,
Tình yêu Chúa đã trao.

Thương dân Ít-ra-en,
Bốn mươi năm ngày đêm,
Chúa nuôi trong sa mạc,
Từ trời đổ man-na.

Chúa từ bỏ trời cao,
Hạ sinh nơi thế trần,
Trong khung cảnh nghèo khó,
Cũng vì yêu thế nhân.

Trên khổ giá năm xưa,
Ta gọi con không thưa,
Tim Ta buồn rỉ máu,
Yêu con mấy cho vừa.

Diễm phúc đồi Can-va,
Loài người được thứ tha,
Chúa treo trên Thập giá,
Ơn cứu chuộc giao hòa.

Trước khi vĩnh biệt ta,
Chúa trao Thánh Gio-an,
Người đại diện nhân loại,
Cho Mẹ Ma-ri-a.

Không chỉ yêu người lành,
Kẻ thống hối tội mình,
Cũng được ơn tha thứ,
Lãnh nhận phúc trường sinh.

Trong Thánh Thể giờ đây,
Nuôi dưỡng ta đêm ngày,
Cho hồn lành xác mạnh,
Hồng ân Chúa ban đầy.

Chúa như chim bồ nông,
Vì yêu con hết lòng,
Hy sinh cả mạng sống,
Cho con thịt máu hồng (1)

Con dâng Chúa, Chúa ơi !
Với xác thân mỏi mòn, .
Với tâm hồn thống hối,
Nguyện yêu Chúa suốt đời.

Chúa ơi ! con hiểu rồi,
Chỉ mình Chúa mà thôi,
Vì đời con có Chúa,
Sẽ vĩnh phúc muôn đời .

‘Ta sẽ tặng các ngươi một quả tim mới,
Sẽ đặt Thần Khí mới vào lòng,
Lấy khỏi mình các ngươi quả tim chai đá,
Ban tặng một quả tim biết yêu đương’ (2)

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

*Ghi chú : (1) Trong nhiều Thánh đường, thường minh họa chim bồ nông lấy chính thịt mình nuôi con.
Đó là biểu tượng việc Chúa nuôi chúng ta bằng chính Thịt Máu Ngài.
(2) Trích Thánh vịnh Phụng vụ ( Tv.Ed: 36 )
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Súng
Thérésa Nguyễn
21:26 09/06/2015
BÔNG SÚNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Vào hè nắng đẹp như thơ
Các nàng bông súng nhởn nhơ ao nhà.
(tn)