Ngày 07-06-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:50 07/06/2012
ĐỒ NGU
N2T

Hai anh em cùng nhau đi thăm khách, người em ngu xuẩn bộc tuệch. Khi đã ngồi vào ghế, chủ nhân sai đầy tớ đem nho khô ra đãi khách thay trà, người em hỏi anh:
- “Đây là trái gì ?”
Người anh nhỏ tiếng mắng: “Đồ ngu”.
Không lâu sau đó chủ nhân lại sai đầy tớ dọn lên trái ô liu, người em lại hỏi:
- “Còn đây là trái gì ?”
Người anh không chịu được lại lên tiếng mắng nhỏ: “Đồ ngu”.
Trên đường trở về nhà, người em nói với anh:
- “Em nói anh nghe nhé, vừa rồi loại trái đồ ngu thứ nhất mặc dù chua, nhưng vẫn còn có mùi vị ngọt, còn như loại trái đồ ngu thứ hai ấy thật là chát như cái gì ấy !”

Suy tư:
Đối xử với người chậm hiểu, kém trí nhớ hoặc quá ngu thì có hai loại: một là chửi bới la mắng, hai là khinh bỉ, dù cho đó là người thân ruột thịt của mình.
Khả năng Chúa ban cho mỗi người, nói nôm na bình dân thì giống như Chúa ban cho người này cái ly lớn, người kia Chúa ban cho cái ly nhỏ, cái ly lớn thì chứa nhiều nước, cái ly nhỏ thì chứa ít nước hơn, nhưng dù nhỏ hay lớn thì đều có nước, đỗ nhiều nước vào ly nhỏ thì cũng không thể bằng ly lớn. Cũng vậy khả năng của người này nhiều của người kia ít, cố gắng lắm thì cũng đầy trong “cái lý” lớn nhỏ mà thôi, cho nên chúng ta không thể khinh người ngu đần hoặc nhạo báng người dốt nát được, bởi vì Chúa ban cho họ khả năng chừng đó thôi.
Cái quan trọng là chúng ta –Chúa ban cho cái ly lớn hơn người khác- phải biết làm thế nào dùng tài năng của mình để giúp đỡ tha nhân, giúp đỡ người yếu kém hơn mình, đó mới là phải đạo vậy !
Thông minh hay ngu đần thì cũng đều nằm trong chương trình và sự quan phòng của Thiên Chúa mà thôi.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:53 07/06/2012
N2T

10. Một linh hồn đạt tới mức độ từ bỏ ý chí của mình và tất cả các mưu đồ của mình, mà chỉ chú ý đến việc làm thế nào để thực hiện ý định của Thiên Chúa , đó mới gọi là đạt tới bước hoàn thành vậy.

(Thánh Bernad)
 
Đọc sách: Nhưng, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo và hết)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:57 07/06/2012
10.ĐỨC MẸ MA-RI-A,
MẪU GƯƠNG CỦA NGƯỜI THÂN CẬN


Cũng là phụ nữ như các phụ nữ khác, nhưng vượt trên tất cả các phụ nữ ở trần gian về đức hạnh và ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy Đức Mẹ Ma-ri-a được công nhận và được cung kính gọi là Mẹ của Đấng cứu chuộc.

Tuy được nhấc lên cao trong tột đỉnh vinh quang, nhưng Đức Mẹ Ma-ri-a đã không vì thế mà quên mất vai trò "đồng công cứu chuộc" với Con của mình là Đức Chúa Ki-tô, ngay tại trần gian Mẹ đã thể hiện vai trò “đồng công” rất đặc biệt và rất đời thường, đặc biệt là vai trò “đồng công” của Mẹ không rùng rợn như những vở bi kịch khóc lóc, giựt tóc nằm lăn dưới đất hét la rợn rùng khi con của mình bị đem đi hành quyết cách oan uổng. Nhưng đặc biệt ở chỗ Mẹ đã chôn giấu những khổ đau ấy ở trong lòng, trở thành sức mạnh như những rễ cây bám chặt vào trong đất, đứng vững hiên ngang dưới chân thập giá, chia sẻ với Con những đau khổ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

Đời thường, là vì Mẹ cũng giống như các phụ nữ khác ngày ngày lo công việc nội trợ, sắp xếp việc nhà, dạy dỗ con cái.v.v…nhưng chính trong cảnh đời rất thường ấy, Mẹ đều biết kết hợp với Thiên Chúa, và khiêm tốn dâng lên Ngài những hạn chế của mình trong việc dưỡng nuôi và dạy dỗ Con Một của Ngài là Đức Chúa Ki-tô, và cũng là con của Mẹ, vì thế, trong cách cư xử với mọi người, không ai tế nhị cho bằng Đức Mẹ Ma-ri-a. Chúng ta dừng lại ở hai thời điểm lớn trong cuộc đời của Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhìn thấy cái hay, cái tuyệt đẹp khi xử thế của Mẹ, đã trở nên mẫu gương cho chúng ta khi trở nên người thân cận của mọi người:

1.Sứ thần truyền tin
Sứ thần Gáp-ri-en nói với trinh nữ Ma-ri-a: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28), cô Ma-ri-a thật sự bối rối trước lời chào nầy của sứ thần, không bối rối sao được khi có một việc trọng đại như thế xảy đến cho đời mình? Theo thói thường của con người, khi gặp chuyện trọng đại đột xuất như thế, thì hoảng hốt, trí óc quên đầu quên đuôi, nhưng đối với cô Ma-ri-a thì không phải vậy, chỉ bối rối chút xíu (có lẽ là e lệ) rồi hỏi lời chào ấy có ý nghĩa là gì?

Đây không phải là một câu chuyện thần thoại trong truyện cổ tích: có một tiên nữ giáng trần, báo tin cho một cô thôn nữ sẽ mang thai và sinh ra một vị quân vương đánh đông dẹp bắc, lên ngôi vua oai hùng lẫm liệt.v.v…nhưng đây là một câu chuyện lịch sử và là một lời đề nghị nghiêm chỉnh, một lời mời gọi cộng tác vào chương trình đã vạch sẵn của Thiên Chúa, nhưng thiếu “vai chính”, hay có thể nói, đã có vai chính trong ý định của Thiên Chúa, nhưng vì để tôn trọng sự tự do của con người, nên Thiên Chúa mới đề nghị và “thương lượng” với cô Ma-ri-a, một sự thương lượng mà “phần lỗ lã” thuộc về Thiên Chúa, còn “phần lợi” thì thuộc về con người. Cô Ma-ri-a với sự khiêm tốn tột cùng của một nữ tỳ tôi tớ, cộng với sự am hiểu thánh kinh như bậc thông thái, đã nhìn thấy nhân loại tội lỗi là những “người thân cận” của mình đang bị thống trị bởi tội lỗi ác thần, nên đã vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, sẵn sàng chấp nhận những đau khổ sẽ xảy tới cho mình trong tương lai, để hoàn thành ý định cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa, và cô đã khảng khái trả lời: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38). Và thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a:
“Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng ;
đám người sống trong vùng bóng tối,
nay được ánh sáng bừng lên chói lọi”. (Is 9, 1).


Dân đang đi trong tối tăm ấy không ai khác hơn chính là nhân loại tội lỗi, những “người thân cận” của Đức Mẹ Ma-ri-a, những người mà chính Mẹ đã “nhìn thấy” ngay trong lời đề nghị của sứ thần Thiên Chúa, và thế là Mẹ đã vì “người thân cận” của mình mà vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, đã trở nên Đấng đồng công trong chương trình cứu độ nhân loại của Ngài.

Không có sự vâng phục nào mà không có hi sinh: Tổ phụ Áp-ra-ham vì vâng phục Đức Chúa nên đã từ bỏ quê cha đất tổ ra đi đến vùng đất xa la; Đức Chúa Ki-tô đã vâng phục ý muốn của Đức Chúa Cha và đã chết trên thập giá. Nhưng những hi sinh bởi sự vâng phục nầy đều sinh hoa kết trái qúa sức mong ước của con người. Sự hi sinh của Áp-ra-ham làm cho ông trở thành tổ phụ của một dân tộc Chúa chọn; sự hi sinh của Đức Chúa Ki-tô làm cho Ngài trở nên Đấng cứu độ trần gian, và Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên Mẹ Thiên Chúa khi quảng đại trả lời “Xin vâng” với sứ thần Gáp-ri-en.

2. Tiệc cưới Ca-na
Trong cuộc đời của chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần đi dự tiệc cưới, tức là đã trở nên người thân cận của đôi tân hôn, dù là đám cưới giàu có được tổ chức ở nhà hàng, hay đám cưới nhà nghèo được tổ chức tại gia đình, thì chúng ta cũng là khách được mời của cô dâu và chú rể. Mọi “đám” có thể không có rượu cay vị nồng, nhưng đám cưới thì không thể thiếu rượu được, rượu ngon thì làm cho tâm hồn con người phấn khởi (Tv 104, 15), có chút men rượu thì mọi người cảm thấy gần gủi nhau hơn, thân tình hơn.

Nơi tiệc cưới làng Ca-na miền Ga-li-lê, Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su cũng đã được mời (Ga 2, 1-11), thánh Gio-an tông đồ đã rất thực tế khi kể lại việc Đức Chúa Giê-su và các môn đệ tham dự tiệc cưới, để chứng minh cho chúng ta thấy rằng, Chúa Giê-su là một con người như chúng ta, và đã trở nên người thân cận của mọi người khi Ngài và các môn đệ đến chung vui với cô dâu chú rể. Tiệc vui đến nửa chừng thì hết rượu, chẳng một ai biết, kể cả ông quản tiệc; tiệc vui sẽ mất vui, và chủ nhà sẽ “mất mặt” với bà con hai họ, nhưng không ai nhìn thấy hậu quả nầy, chỉ có Đức Mẹ Ma-ri-a (Ga 2, 3). Là người phụ nữ, Mẹ có tính nhạy bén của phụ nữ; là nữ tỳ của Thiên Chúa, Mẹ có một đức tin tuyệt đối vào Ngài, cho nên khi thấy hết rượu, Mẹ đã tế nhị nói với Đức Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3).

Khi nói: “Họ hết rượu rồi”, Đức Mẹ Ma-ri-a đã bày tỏ cho chúng ta thấy Mẹ luôn quan tâm hết thảy mọi người, và tự trong lời “nhắc nhở” khéo léo ấy, Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên “người thân cận” của mọi người trong Đức Chúa Ki-tô.

Khi nói với Đức Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” thì vai trò trung gian của Mẹ giữa Đức Chúa Giê-su và nhân loại thật sự nổi bật, bởi chính Mẹ -chứ không ai khác- đã chăm sóc, dạy dỗ, bàu chữa và thông chuyển ơn Thiên Chúa xuống cho nhân loại, khi nhận lãnh sứ mệnh làm mẹ của Con Thiên Chúa –Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

Nơi tiệc cưới Ca-na, Mẹ không ồn ào khoe khoang với mọi người là con mình biết làm phép lạ biến nước thành rượu, Mẹ cũng không hách dịch chỉ trỏ người nầy phải làm cái nầy, người kia phải làm việc nọ, để chứng tỏ mình là mẹ của đứa con biết làm phép lạ, bởi vì khi làm như thế, Mẹ sẽ trở nên xa lạ với mọi người, trái ngược với bản tính khiêm tốn nơi con người của Mẹ, và hơn thế nữa, người ta sẽ nhìn Mẹ như những người Pha-ri-sêu chính hiệu. Nhưng tự bản thân, Mẹ đã hiểu được mình chỉ đóng vai trò đồng công với Thiên Chúa, chính Con của mình mới là “vai chính” trong chương trình nầy, cho nên, như người mẹ nhà quê hiền từ chất phác mà phúc hậu, Mẹ đã nói với những người giúp việc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5). Và từ đó trở đi trong toàn bộ sách Phúc âm của thánh Gio-an, không hề nghe lại lời của Mẹ nói, bởi vì hai câu nói quan trọng và cần thiết nhất cho nhân loại, Mẹ đã nói rồi: “Họ hết rượu rồi ” (Ga 2, 3) “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5).

Cứ làm theo như Đức Chúa Giê-su dạy bảo, cũng có nghĩa là Mẹ đã dạy cho chúng ta có một đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Ki-tô và Lời của Ngài, Lời ban sự sống đời đời, vì chính Mẹ đã tin và đem tất cả Lời của Chúa ghi nhớ trong lòng (Lc 2, 51). Mẹ thật sự đã trở nên người thân cận của mọi người -như Đức Chúa Ki-tô- khi đến tham dự tiệc cưới, và chỉ có người thân cận mới quan tâm đến người thân cận của mình, không chỉ trong lúc vui vẻ (tiệc cưới) mà ngay cả trong lúc khó khăn, đau khổ (hết rượu), và người thân cận của Đức Mẹ Ma-ri-a không phải chỉ là gia đình của cô dâu chú rể, mà là cả nhân loại chúng ta, từng người một đều được Mẹ ân cần chăm sóc, dạy dỗ và bàu chữa trước toà án công thẳng của Thiên Chúa.

Quả thật, trong cuộc đời của chúng ta, nhất là trong thời đại hôm nay, không ai muốn tự mình cô lập mình, hay nói cách khác, không ai là một hòn đảo, nhưng là chúng ta cùng sống chung, sống với người khác. Người khác đó không ai khác hơn là những người chung quanh chúng ta, là người chúng ta tiếp xúc trên đường, trong công sở, trên công trường.v.v…nhưng có mấy ai trong chúng ta nhìn thấy họ chính là “người thân cận” của mình ?

Cũng như không một người phụ nữ nào mà không cảm thấy nhói đau khi nhìn những em bé bất hạnh, tật nguyền, mồ côi.v.v…tại sao vậy? Thưa, vì khi nhìn thấy những em bé ấy, họ liền nghĩ ngay đến đứa con của họ, nếu con của họ gặp bất hạnh như những em bé ấy? Hơn cả những người mẹ ở trần gian, Đức Mẹ Ma-ri-a đã nhìn thấy nhân loại là những người thân cận của mình, bởi vì Mẹ đã nhìn thấy Con của mình là Đức Chúa Giê-su Ki-tô nơi nhân loại bất hạnh, mà vì sự dữ, vì tội lỗi đã làm cho họ trở nên đối nghịch với Thiên Chúa; Mẹ cũng đã nhìn thấy nhân loại là người thân cận của mình, vì Con của Mẹ đã mang lấy thân phận con người, để trở nên người thân cận của mọi người, và để chia sẻ những nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người qua mọi thời đại.

Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên người thân cận của chúng ta, và Mẹ cũng muốn chúng ta hãy trở nên người thân cận của nhau trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

LỜI KẾT

“Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37b). “Làm như vậy” tức là trở nên người thân cận của mọi ngươi; “làm như vậy” tức là cúi xuống nâng đỡ người bị nạn nằm bên vệ đường đứng lên; “làm như vậy” cũng có nghĩa là nhảy ra khỏi cái vỏ thành kiến, phá tan cái cung cách đạo mạo xa cách tình người, vượt khỏi cách giữ lề luật máy móc bên ngoài.v.v… để đến gần người anh em chị em thân cận, mà không sợ bị “ô nhiễm” đền thờ tráng lệ của Thiên Chúa là tâm hồn của chính mình.

Thế kỷ 21, không cần phải thăm dò dư luận, hay làm một bản thống kê dài lê thê để coi con người của thế kỷ này cần gì, thì người ta cũng dư sức để biết rằng, nhu cầu cần thiết của con người ở thế kỷ 21 này chính là hòa bình, yêu thương và thông cảm nhau. Nhưng sẽ không có hoà bình, yêu thương và thông cảm nếu chúng ta không trở thành người thân cận của nhau. Hãy đi, và hãy làm như vậy, để biết ai là người thân cận của tôi?

Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến Chúa ở thiên đường,
Linh thiêng, thánh thiện, cao vời vợi
Làm sao với tới để yêu thương?

Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ bên vệ đường,
Không quen, không biết, không thân cận
Làm sao cúi xuống nói yêu thương?

Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ con chán chường,
Ghét cay, ghét đắng, ghét thậm tệ
Làm sao ôm lấy để yêu thương?

Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ lỡ lầm đường,
Người khinh, kẻ tránh, bao tủi nhục
Làm sao thông cảm để yêu thương?


Bây giờ thì chúng ta không còn hỏi: “Ai là người thân cận của tôi” nữa, nhưng mỗi người phải tự hỏi: “Tôi phải làm gì cho người thân cận của tôi?” để trong cuộc sống đời thường, chúng ta thật sự trở nên những chứng nhân sống động cho Tin Mừng mà chúng ta đã nghe, đã biết và đã sống.
Alleluia- Alleluia

*** *** ***

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
 
Sự sống
Lm Vũđình Tường
06:55 07/06/2012
Chúa Nhật Mình Máu Thánh Chúa năm B

Mc 14, 12-16. 22-26


Mình và máu ban sự sống và bảo vệ sự sống. Nếu chỉ có mình không hoặc máu không sẽ không có sự sống nhưng mình máu phải đi chung với nhau. Chỉ có thân mình không giống gì là xác ướp thời thượng cổ; chỉ có máu không khác chi máu hiến trong bọc nylon nơi ngân hàng máu. Mình và máu tuy khác nhau như hỗ tương nhau. Mình tạo ra tế bào máu mới trong khi máu lại nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể. Khi Đức Kitô nói: Đây là Mình Ta, đây là Máu Ta hy sinh cho các ngươi. Đức Kitô đã cho nhân loại trọn vẹn toàn thể con người Ngài, cho trọn vẹn cả sự sống của chính Ngài, không giữ lại chút gì làm của riêng.

Mỗi lần than dự thánh lễ chúng ta rước Mình và Máu Thánh Chúa chúng ta nhận toàn thể con người Giêsu vào trong cuộc đời mình. Ngài hiện diện thật trong hình bánh và rượu sau khi truyền phép. Mọi diễn dịch khác tín điều Giáo Hội tin đều không phải là hướng dẫn chính thức của Giáo Hội tông truyền.

Một số học giả không tin sau khi truyền phép bánh trở thành Mình và rượu trở thành Máu Đức Kitô. Theo họ thì bánh và rượu chỉ là biểu tượng, tượng trưng cho sự hiện diện của Chúa mà không phải là chính Chúa. Số khác lại lí luận đó chỉ là dấu chỉ sự hiện hiện của Chúa mà không phải là Mình Máu Chúa. Dường như Đức Kitô tiên đoán trước thế nào cũng có những giải thích khác biệt giáo huấn của Ngài. Giải thích của họ nghe có vẻ hợp lí, dễ hiểu nhưng trái mục đích của Ngài. Vì lẽ đó Ngài so sánh Bánh mới Ngài ban được gọi là Bánh Trường Sinh hoàn toàn khác với bánh mana ban xuống bởi trời trong Cựu Ước.

Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời Gn 6,58

Tin bánh rượu đã truyền phép là hình ảnh tượng trưng cho sự hiện diện của Đức Kitô chính là muốn diễn tả theo hình ảnh trong Cựu Ước. Xưa kia Chúa ban mana nuôi dân chúng trong sa mạc; ngày nay Chúa ban mana mới chính là Mình và Máu Con Chúa.

Lời Chúa có sự mạnh làm cho kẻ chết sống lại, cho người què đi được, cho người mù sáng mắt. Lời Chúa có sức mạnh tạo dựng. Một lời phán ra liền có bầu trời. Khi nói Lời Chúa biến bánh rượu thành Mình Máu Chúa lại trở thành vấn đề cho một số Kitô hữu. Khi đặt vấn đề sức mạnh của Lời Chúa sẽ vấp phải một số vấn đề khác. Nếu Lời Ngài không có sức mạnh vậy giải thích thế nào cho việc đọc Kinh Thánh, cầu nguyện. Vấn đề đặt ra là con người là gì mà dám bàn tới giới hạn sức mạnh Lời Chúa. Giới hạn đó thể hiện qua việc sau khi truyền phép bánh và rượu chỉ là biểu tượng, hành ảnh tương trưng cho sự hiện diện của Chúa. Trong khi Đức Kitô phán đó chính là Mình Máu Thánh Ngài. Giải thích biểu tượng, dấu chỉ hoàn toàn trái với ý định và mục đích khi Đức Kitô lập phép Thánh Thể trong bữa Tiệc Li.

Đức Kitô tham dự nhiều bữa tiệc sớm tối khác nhau nhưng bữa Tiệc Li là lần duy nhất Ngài phán dậy các môn đệ hãy làm việc này để nhớ đến Ta. Trong bữa tiệc đó Ngài cầm bánh và chén dâng lời chúc tụng Chúa Cha, trao cho các môn đệ phán rõ ràng. Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy. Đây là giao ước mới. Những điều này rõ ràng, không lập loè, lầm lẫn nên không thể có giải thích nào khác ngoài việc tuyên xưng.

Thế giới thương mại kiến thức tạo sức mạnh và sức mạnh mang lại tài chánh, lợi nhuận. Thế giới tâm linh ơn khôn ngoan ban sức mạnh và sự sống trường sinh. Ơn khôn ngoan thật chỉ có thể kiếm được trong Lời Chúa. Từ chối tin vào Lời Chúa ảnh hưởng lớn đến việc tìm kiếm ơn khôn ngoan.

Tin bánh rượu sau khi truyền phép chỉ là hình ảnh tượng trưng cho Đức Kitô phát sinh ra vấn đề mới. Dấu chỉ hoặc hình ảnh tượng trưng không thể ban sự sống như thế điều gì nuôi sống linh hồn, tâm linh con người? Câu trả lời sẽ là Lời Chúa. Nếu tin Lời Chúa không có sức thánh hoá thì làm sao có thể nuôi sống tâm linh? Nếu tin Lời Chúa có sức thánh hoá sao lại đặt vấn đề sau khi truyền phép bánh rượu không phải chính là Mình Máu Chúa. Làm sao giải thích điều Đức Kitô truyền dậy:

Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn và máu tôi thật là của uống Gn 6,54

Điều Đức Kitô phán dậy có mục đích duy nhất đó là tỏ bày tình yêu Chúa cho nhân loại và sinh ích cho linh hồn. Ngoài mục đích này ra Ngài không phán dậy điều không có mục đích. Việc lập Bí Tích Thánh Thể cũng không ngoài mục đích bày tỏ tình yêu Chúa và sinh ích cho linh hồn ta. Tin Bí Tích Thánh Thể và đón nhận Mình Máu Chúa là mối dây liên kết các Kitô hữu hoàn vũ. Điều này được các kinh nguyện thánh thể xác tín.

Kinh nguyện thánh thể số Hai xác tín:

Lãnh nhận Mình và Máu thánh Chúa liên kết chúng ta trong cùng một Thần Khí.

Kinh nguyện thánh thể số Ba xác tín:

Xin cho chúng con được bổ dưỡng bởi Mình và Máu Con Chúa được tràn đầy Thánh Thần, trở nên một thân thể Đức Kitô.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:45 07/06/2012
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ
Mc 14, 12-16, 22-26

Buổi chiều ngày thứ năm tuần thánh, Chúa Giệsu và các môn đệ đã ăn bữa tiệc Vượt Qua. Trong bữa tiệc cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, Ngài đã làm một việc để đời.Bởi vì, chỉ mình Chúa mới biết việc Ngài sẽ làm mà thôi. Các môn đệ đã tìm cho Chúa một căn phòng và các Ngài chỉ phải lo những việc bề ngoài cho bữa ăn như bánh không men, rượu nho và rau diếp đắng. Chúa Giêsu đã tiên liệu nhiều việc cho bữa tiệc Vượt Qua này…

Chiều hôm nay trong bữa tiệc cuối cùng với các môn đệ trước khi Chúa Giêsu đi chịu chết ( Lc 22, 15 ), Ngài đã làm cho các môn đệ thật bỡ ngỡ vì cũng những tấm bánh thường xuyên hằng ngày các môn đệ từng ăn, cũng chén rượu nho, Chúa Giêsu và các môn đệ vẫn uống khi Chúa Giêsu bẻ bánh và traocho các môn đệ, và nói :” Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy “ (Mc 14, 22 ). Đối với rượu nho cũng thế, Ngài nói :” Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người “ ( Mc14, 24 ). Như thế, qua hành vi tạ ơn Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu đã biến đổi tận căn và biến bánh, rượu thành Mình và Máu mình. Chịu lấy Mình và Máu Chúa là thông hiệp vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta biết rằng, sau buổi chiều đáng ghi nhớ đó, ngày hôm sáu trên đồi Golgotha, Máu của Chúa đã đổ ra trên thập giá…Chúa Giêsu không còn hình tượng gì nữa. Trên Núi Sọ, Chúa Giêsu chỉ chết một lần, nhưng muôn đời sẽ không bao giờ phai nhòa, nó có ảnh hưởng trên suốt lịch sử cứu độ. Hành vi, cử chỉ của Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly,Chúa muốn nó được lập lại mọi ngày cho tới ngày cùng tận :” Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “ ( Lc 22, 19 ).

Hy lễ trên Núi Sọ sẽ được tái diễn hằng ngày cho đến tận thế. Đó là mầu nhiệm tình yêu, mầu nhiệm hiệp thông và là mầu nhiệm đức tin. Mầu nhiệm tình yêu bởi vì qua cái chết và sống lại của Chúa, Chúa đem hạnh phúc, đem lại ơn cứu độ cho loài người, cho con người. Mầu nhiệm thông vì qua sự chết và sống lại của Chúa, chúng con cũng được tham dự vào cái chết của Ngài…Do đó mỗi lần cử thánh lễ, vị linh mục tái diễn lại lễ hy sinh của Chúa Giêsu trên thập giá.Sự chết của Chúa Giêsu xưa trở thành hiện tại để đem lại ơn cứu độ và hạnh phúc, giải thoát cho con người khỏi mọi tội lỗi ngay lúc này và mọi thời. Tham dự thánh lễ là hiệp thông với Chúa Giêsu qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Khi rước mình và máu Chúa là chúng ta được kết hợp với Đấng đã yêu thương chúng ta và yêu thương cho tới cùng, yêu cho đến chết :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ) hoặc “Khi nào Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta “.

Chúng ta được tham dự thánh lễ, được hiệp thông với Đấng chết và sống lại vì chúng ta. Do đó mỗi lần rước mình và máu Đức Kitô là chúng ta sống chính đời sống của Chúa. Chúng ta chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ mọi người bởi vì đời sống của chúng ta không còn bị giam hãm trong ích kỷ, tham lam và khép kín. Chịu lấy mình và máu thánh của Chúa là sống trong tình yêu, trong sự hiệp nhất của Đấng đã vì yêu thương con người nên đã chết cho con người. Chịu lấy Chúa vào lòng là để chính Chúa biến đổi đời mình và làm cho đời mình trở nên tinh trong hầu mình có thể chia sẻ và quảng đại giúp người khác, để họ cũng được hạnh phúc như mình.

Có Chúa ở trong lòng, chúng ta sẽ muốn đến với anh chị em,chúng ta mới được thúc đẩy đến với anh chị em vì chính Chúa đã đồng hóa với những người nghèo, người đơn côi, neo đơn, vất vả vv…

Mình Máu thánh Chúa là mầu nhiệm đức tin,nên càng nhận lãnh Chúa vào lòng, chúng ta càng hăng say, can đảm đem hiến lễ đời mình hiệp với cuộc hiến tế của Chúa Giêsu và với hy tế của anh chị em chúng ta.

Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn yêu mến,tôn kính Bí Tích Thánh Thể . Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể lúc nào và ở đâu ?
2.Rước Mình Máu thánh Chúa Giêsu để làm gì ?
3.Khi linh mục tế lễ là ai tế lễ ?
4.Khi linh mục đọc lời truyền phép là ai đọc lời truyền ?
5.Chúa tự đồng hóa mình với những ai ?


 
Sẵn lòng phục vụ và yêu thương tha nhân như Đức Giêsu
Lm Jude Siciliano, OP
06:57 07/06/2012
LỄ MỈNH MÁU THÁNH CHÚA (B)
Xuất hành 24:3-8; Tv 116; Do Thái 9: 11-15; Maccô: 14: 12-16, 22-26

Khi còn nhỏ, chúng ta hay chơi trò cắt máu ăn thề. Để diễn tả một “tình bạn bất diệt” chúng ta thường lấy con dao trích đầu ngón tay. Khi đầu ngón tay rỉ máu, chúng ta để chung với các đầu ngón tay đang rỉ máu của các bạn khác và thề giữ tình bạn đến suốt đời. Như thế, chúng ta trở thành “anh em ruột” của nhau. Ngày nay, chúng ta thấy rùng mình vì trò trộn máu mất vệ sinh này. Nào là không có thuốc sát trùng đầu ngón tay, nào là chẳng khử trùng lưỡi dao mà chúng ta dùng để gọt đẽo hay bổ táo. Tôi không nhớ có đứa nào trong bọn tôi vì nghi thức cắt máu thề này mà bị bệnh nguy kịch. Tôi cũng không biết những người đã thề là bạn suốt đời ấy hiện nay ở đâu. Danh, Phan, Cát, Sơn, và cả Tân hiện nay ra sao? Chúng còn sống hay đã chết? Lập gia đình hay chưa? Có đứa nào có cháu gọi là ông bà hay chưa? Chỉ mình Chúa mới biết điều gì đã xảy ra với những người bạn “suốt đời” của tôi.
Dù chúng ta đã có ý cố hết sức nhưng vẫn cho thấy tính mỏng dòn và những giới hạn của con người. Nhưng nghi lễ máu giữa chúng ta với Thiên Chúa – là một câu chuyện hoàn toàn khác. Các bài đọc hôm nay nói về những nghi thức ký kết bằng máu giữa Thiên Chúa với Israel cũng như với chúng ta trong Đức Giêsu.

Trình thuật sách Xuất hành nhằm nói về việc ký kết giao ước Sinai. Có hai nghi lễ, một trong hai nghi lễ này được thuật lại trong bài đọc hôm nay. Nghi thức thứ hai sẽ được nhắc đến sau ngày hôm nay. Môsê, Aron, Nadab, Adihu và 70 kỳ mục lên núi để “diện kiến Đức Chúa”(Xh 24,9) và sau khi “diện kiến Đức Chúa họ vẫn có thể ăn uống”. Đây là giây phút duy nhất và đã biểu lộ mối dây ràng buộc bền chặt giữa Đức Chúa và dân. Các tư tế và những người lãnh đạo của Israel được ưu tiên nhìn ngắm Đức Chúa hằng sống – điều này không người phàm nào có thể làm được mà còn sống sót. Bữa tiệc là sự hiện diện của Đức Chúa nay được trao ban cho chúng ta và tất cả mọi thành phần của cộng đoàn, những người ký kết trong giao ước mới mà Thiên Chúa thực hiện cho chúng ta trong Đức Kitô.

Nghi lễ giao ước mà chúng ta cử hành hôm nay là một nghi lễ bằng máu. Đối với dân Dothái cũng như những dân tộc cổ, máu tượng trưng cho sự sống và vì thế, máu là của Chúa – căn nguyên của mọi sự sống. Bàn thờ là dấu chỉ của đức Chúa và mười hai cột trụ tượng trưng cho 12 chi tộc Israel. Máu của con vật bị hiến tế được rảy trên bàn thờ, trên 12 cột trụ và sau đó rảy trên dân, hàm ý rằng họ được chia sẻ sự sống với Thiên Chúa. Máu đó cũng nói lên sự liên lụy của Thiên Chúa đối với dân. Vậy nghĩa vụ của những người ký ước là gì? Họ phải dấn thân tuân giữ Luật Môsê liên quan đến họ - “mọi Lời Đức Chúa đã phán”. Khi nghe những gì Thiên Chúa, Đấng đã chọn và ký kết giao ước với họ, yêu cầu họ, thì dân đã đáp lại: “Mọi lời ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành”.

Trong Thánh Lễ này chúng ta cũng đáp lại tương tự như thế. Đức Giêsu đã hiến máu, là cuộc đời của Người, cho chúng ta. Phần mình, chúng ta nhận ra sức giải thoát trong máu mà chúng ta đã lãnh nhận và trong Tháng lễ này, khi nghe Lời Chúa, chúng ta thưa, như cha ông chúng ta trong đức tin, “Mọi lời ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành”

Bài Tin mừng theo thánh Maccô bắt đầu ngay với việc liên hệ đến biến cố Vượt Qua – “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men” và hy lễ của chiên Vượt Qua. Khi chúng ta nghe từ hy sinh chúng ta nghĩ đến giá chuộc mà đức Giêsu đã trả cho tội lỗi chúng ta. Thế còn sự hy sinh mà cha mẹ dành cho con cái thì sao? Cha mẹ hy sinh thời gian rảnh rỗi, sức lực và cả những mong ước của bản thân để con cái có được những gì cần cho cuộc sống của chúng. Cha mẹ chịu khổ để con cái được sung túc.

Giống như người cha đầy tình thương yêu, đức Giêsu sẵn lòng hy sinh cuộc đời của Người để chúng ta được chia sẻ và có được sự sống ấy. Đức Giêsu đã chọn sống cuộc đời phục vụ gười khác ngõ hầu chúng ta cũng học cách sống mới của việc sống và là người biết hy vọng. Tặng phẩm trọn vẹn của chính Người, sự hiểu biết độc nhất của Người về Thiên Chúa là ai và Thiên Chúa hành động ra sao dẫn đến việc Người từ bỏ và chết trên thập giá. Đức Giêsu tự nguyện hy sinh chính mình để chúng ta hưởng lợi và nhận được sự sống mới.

Thực tại của sự sống được hiến tế và cái chết được hiện tại hóa cho chúng ta trong Tiệc Thánh Thể hôm nay. Người cũng đang hiện diện với chúng ta ở đây như xưa Người hiện diện cùng các môn đệ trong căn phòng trên lầu trong ngày đầu tiên của đại Lễ Vượt Qua. Khi tham dự vào bàn tiệc, chúng ta nhận ra sự cam kết của chúng ta trong phép rửa tội để phục vụ người khác – đón nhận lối sống của đức Giêsu cũng như sự chết của Người. Khi chúng ta lãnh nhận Bánh Thánh đã được bẻ ra, chúng ta diễn tả sự sẵn lòng để được bẻ ra cho người khác, như đức Giêsu đã làm.

Đức Giêsu cũng trao chén cho các môn đệ. Trong Sánh Thánh, chén tượng trưng cho sự đau khổ và cái chết. Ví dụ, sau bữa tối đức Giêsu sẽ cùng đi với các môn đệ vào vườn Giệtsêmani. Trong nỗi thống khổ và sợ hãi, Người cầu nguyện cùng Chúa Cha, “xin cất chén này xa con” (14,36). Nhưng Người sẽ chấp nhận chén khổ phía trước; Người sẽ hiến mạng vì chúng ta. Hôm nay, khi chúng ta cầm lấy chén và uống, chúng ta cũng thưa “Xin Vâng” với cách sống của đức Giêsu và chúng ta nhận được sự sống của Người để rồi chúng ta có thể sống lời “Xin Vâng” mà chúng ta tuyên xưng.

Việc lãnh nhận Mình và Máu của Chúa mang lại cho chúng ta sự thông dự vào sự sống của Người, cái chết cũng như sự phục sinh ngõ hầu chúng ta cũng có thể sẵn lòng sống phục vụ và yêu thương tha nhân như Người đã làm. Khi chúng ta đón nhận Bánh Sự Sống và Chén Cứu Độ, chúng ta được nhắc nhớ rằng chết không phải là hết. Với mỗi cái chết là một lời hứa và mở ra sự sống mới.

Đức Giêsu là Chiên Vượt qua của chúng ta đã hiến mình cho chúng ta, đã đưa chúng ta từ tình trạng nô lệ cho tội lỗi sang một đời sống mới là con cái Thiên Chúa. Với đức Giêsu, chúng ta sẵn lòng hy sinh đời sống của mình để phục vụ tha nhân để họ có thể sống. Niềm mong ước của chúng ta hôm nay là được đặt thịt máu của mình vào trong bàn tay của Chúa để Người nhào nặn hầu cuộc sống của chúng ta có thể phản chiếu và chỉ cho thấy Người đang sống giữa chúng ta.

Bài Tin mừng hôm nay khép lại với lời nhắc nhớ rằng uống nước làm từ trái nho cũng là một lời hứa và thông dự vào trong yến tiệc đang đến, khi đó chúng ta vẫn ngồi cùng nhau, với đức Kitô phục sinh tại yến tiệc trong vương quốc Thiên Chúa.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


BODY AND BLOOD OF CHRIST (B)
Exodus 24:3-8; Psalm 116; Hebrews 9: 11-15; Mark 14: 12-16, 22-26

When we were kids we had a blood ritual. If we wanted to express "undying friendship" we would take a penknife and cut the tip of our finger. When it flowed blood, we would unite it to the bloody fingertip of our friend and then swear our brotherhood for life. We were "blood brothers." We moderns probably shudder at that unsanitary co-mingling of blood. What! No Purex to sanitize the fingertip! What! No sterilization of those pen knives which were also used for wood carvings and apple slicing! I don’t remember any of us contracting a dreaded disease as a result of our friendship ritual. Nor do I know where those sworn life-long friends are today. Whatever happened to Jerry, Frankie, Carl, Sal and Tony? Are they still living? Married? Are they grandparents? Only God knows what happened to my "life-long" friends.

So much for solemn blood rituals. Even our best intentions come up short and show signs of human frailty and limitations. But a blood ritual between us and God – well that’s a different story. Today’s readings contain references to blood rituals in both the life of Israel and in the new covenant God sealed with us in Christ.

The Exodus account is about the ratification of the Sinai covenant. There were two ceremonies, one is narrated in today’s reading. The second occurs after today’s account. Moses, Aron, Nadab, Adihu and 70 elders go up the mountain where "they beheld the God of Israel" (Exodus 24:9) and "after gazing on God they could still eat and drink." This was a unique moment and manifested a profound bond between God and Israel. Israel’s priests and leaders are privileged to gaze on the living God – which ordinarily would have been fatal for mere humans. A meal in the presence of God is now offered to us and all the members of the community who are united in the new covenant God is made with us in Christ.

The covenant ceremony we have today is a blood ritual. For the Jews and other ancient peoples, blood signified life and so, blood was God’s – the author of all life. The altar is a symbol of God and the 12 pillars represent the people of Israel. Blood applied to the altar was considered an expiation from sin and a sign that the people belonged to God. The blood of sacrificed animals sprinkled on the altar, the 12 pillars and then on the people, signified that they shared a new life with God. The blood also spoke of God’s commitment to the people. What then was asked of the covenanted people? They were to commit themselves to observance of the Law Moses related to them – "the words and ordinances of the Lord." Upon hearing what this God, who had chosen them and entered into covenant with them, asked of them, the people responded, "We will do everything the Lord has told us."

Our response at Eucharist is similar. Jesus has offered his blood, his life, for us. On our part we recognize the deliverance in blood we have received and at this Eucharist, upon hearing the Word of God, we say, as did our ancestors in faith, "We will do everything that the Lord has told us."

The reading from Mark begins quickly with a reference to Passover – "the Feast of Unleavened bread" and the sacrifice of the Passover lamb. When we hear the word sacrifice we think of it as the price Jesus paid for our sins. But what about thinking of sacrifice the way parents sacrifice for their children? A parent gives up free time, energy and personal desires so that children can have what they need for life. Parents accept suffering for the sake of their children’s’ well-being.

Like a loving parent Jesus was willing to give up his life so that we might share in it and have life. Jesus chose to put his life in service to others so that we could learn a new way of living and be a people of hope. His total gift of himself and his unique understanding of who God is and how God acts led to his rejection and death on the cross. Jesus was willing to sacrifice himself so that we could be the beneficiaries and receive new life.

The reality of his sacrificial life and death are made present to us at our Eucharist today. He is with us now as he was for those disciples in the upper room that first day of the Passover feast. By our participation at the table we are renewing our baptismal commitment to serve one another – to accept Jesus’ manner of life and his death. When we receive the broken bread we express our willingness to be broken for the sake of others, as Jesus was.

Jesus offers his disciples the cup. In the Scriptures the cup is a symbol of suffering and death. For example, after the supper Jesus will go with his disciples to the garden of Gethsemani. In his distress and fear he will pray to Abba, "take this cup away from me" (14:36). But he will accept the cup of suffering before him; he will offer his life for us. When we take the cup and drink from it today we are saying our "Yes" to Jesus’ way of life and we are receiving his life so that we can live the "Yes" we are professing.

Receiving the Body and Blood of the Lord gives us a share in his life, death and resurrection so that we too can willingly give our lives in service and love for others the way he did. When we receive the Bread of Life and the Cup of Salvation we are reminded that death does not have the final word. With every death there is the promise and possibility of life.

Jesus is our Passover, giving himself for us, helping us pass from the slavery of sin to new life as God’s children. With Jesus we willingly give up our lives in service so that others can live. Our hope today is that once again we put our flesh and blood into the hands of the Lord so that, molded by him, our lives can mirror and point to him living among us.

 
Máu Giao Ước
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:49 07/06/2012
Lễ Mình Máu Chúa Kitô năm B

“Đây là máu Thầy, máu Giao ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,25). Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta tin nhận tính cao cả, tầm quan trọng của Bí Tích Thánh Thể. Toàn thể Giáo Hội tuyên xưng Bí tích Thánh Thể là nền tảng và là trung tâm của đời sống Kitô hữu. Khi trao ban chính máu thịt của mình cho chúng ta thì Chúa Kitô đã dùng chính máu thịt của mình làm của lễ giao hoà nhân loại chúng ta với Thiên Chúa.

“Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em…” Bằng nghi lễ rảy máu lên bàn thờ và trên dân chúng, Môsê đã cử hành lễ giao ước giữa Thiên Chúa với dân được tuyển chọn (x.Xh 24,6-8). Nội hàm của giao ước như sau: phía Thiên Chúa, Người chính thức chọn dân Israel làm dân riêng và sẽ chúc phúc, gìn giữ, bảo vệ họ. Còn phía dân thì họ phải tuân giữ các huấn thị Thiên Chúa truyền dạy. Vai trò của máu trong lễ nghi ký kết giao ước muốn nói lên sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai bên ký kết và cùng hàm ý thêm rằng nếu bên nào lỗi ước thì sẽ bị chết.

Thiên Chúa luôn trung thành với lời đã hứa, còn con người thì hay đổi thay. Và Thiên Chúa đã cho thiết lập lễ xá tội để điều chỉnh lại mối tương quan giữa Người với dân phản bội. Khi dân hay một ai đó phạm tội thì phải lấy máu dê bò bôi lên các góc của bàn thờ. Người có tội lẽ ra đáng phải chết nhưng Thiên Chúa lại cho dùng loài vật đền thay kẻ có tội khi họ biết sám hối ăn năn. Máu dê bò được bôi trên các góc của bàn thờ vừa nói lên việc Thiên Chúa chuẩn nhận sự sám hối của kẻ có tội đồng thời nói lên việc Thiên Chúa cho phép tội nhân nối lại mối tương quan thông hiệp với Người.

Chúng ta tin nhận rằng máu cực thánh Chúa Kitô đã hoàn tất giá trị cũng như ý nghĩa của máu các loại dê bò thời Cựu ước. Máu Chúa Kitô đổ ra chính là giao ước mới giữa Thiên Chúa và toàn thể nhân loại. Máu Chúa Kitô là của lễ đền tội thay cho toàn thể nhân loại. Máu Chúa Kitô đổ ra là phương thế để nhân loại được giao hoà và hiệp thông với Thiên Chúa. Hệ quả tất yếu đó là con người nhận được ơn tha thứ, được trở về làm con cái Thiên Chúa. Cùng với tác giả thư gửi tín hữu Do Thái chúng ta mạnh mẽ khẳng định: “Nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hẳng thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” (Dt 9,12..).

Thánh Thể là Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Chúa Kitô tự nguyện trao ban máu thịt của Người cho nhân loại chúng ta để liên đới với chúng ta trong tội chúng ta đã phạm. “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em”. Người trao ban máu thịt của Người để chúng ta được hiệp thông với sự sống thần linh. Khi được hiệp thông với sự sống Thiên Chúa thì chúng ta được giao hoà với Thiên Chúa và hệ quả là được thứ tha mọi tội lỗi. “Này là Máu Thầy đổ ra cho muôn người được tha tội”.

Khi lập Bí Tích Thánh thể vào đêm Tiệc Ly là lúc Chúa Kitô quyết định dứt khoát lần cuối cùng là tự dâng hiến sự sống của mình để đền tội thay cho nhân loại và thông ban sự sống thần linh cho loại người chúng ta. Hội Thánh nhìn nhận quyết định cuối cùng này (lập Bí Tích Thánh Thể) mang giá trị đủ đầy của Hy Tế Thập Giá cứu độ mà Chúa Kitô thực hiện trên đồi Gôngôta. Chính vì thế Hội Thánh dạy rằng mỗi lần Hy Tế Thánh Thể được cử hành trên bàn thờ là hiện tại hoá hy tế Thập Giá của Chúa Kitô.

Cần khẳng định rằng Chúa Kitô lập Bí Tích Thánh Thể trên hết, trước hết không phải để chúng ta cung nghinh rước kiệu hay để chiêm ngắm trong các giờ chầu. Bí Tích Thánh Thể được lập ra là để chúng ta tiếp nhận, rước lấy. “Hãy nhận lấy mà ăn”, Hãy nhận lấy mà uống”. Đón nhận Thánh Thể hay còn gọi là rước lễ là để cho Chúa Kitô liên đới với chúng ta trong tội chúng ta đã phạm. Nói nôm na là chúng ta phạm tội và Chúa Kitô tự nguyện nhận lấy hậu quả thay chúng ta. Là người anh cả, Chúa Kitô nhận thay mọi hậu quả tội lỗi của đàn em nhân loại. Đón nhận Thánh Thể là đi vào trong tương quan hiệp thông với Thiên Chúa, được giao hoà với Thiên Chúa được nhận làm con của Thiên Chúa, nhờ và trong Chúa Kitô, Đấng chúng ta được chung phần sự sống.

Cũng như Hy tế thập giá, Thánh Thể có ra là vì tội lỗi nhân loại chúng ta. “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”(Mt 9,13). Có thể khẳng định không sợ sai lầm rằng bí Tích Thánh Thể là mầu nhiệm Tình yêu cao cả nhất, vì qua đó Thiên Chúa cho chúng ta được hiêp thông sự sống thần linh. Và hiệu quả của sự hiệp thông này về phương diện tích cực là chúng ta được giao hoà với Thiên Chúa, về phương diện tiêu cực là chúng ta được thứ tha mọi tội lỗi.

Trước khi bí tích Hoà Giải xuất hiện và hình thành thì nhiều giáo phụ đã khẳng định chân lý này. “Mỗi lần chúng ta rước lễ, chúng ta loan truyền Chúa đã chịu chết. Nếu chúng ta loan truyền cái chết của Chúa, thì cũng loan truyền ơn tha tội. Nếu mỗi lần Máu của Người đổ ra, là đổ ra để tha tội, thì tôi phải luôn lãnh nhận Máu Người, để Người luôn tha tội cho tôi. Tôi là kẻ luôn phạm tội, nên tôi phải luôn có một phương dược” (Ambrôsiô). Công đồng Triđentinô, một Công đồng nghiêng về hộ giáo, chống lại ảnh hưởng của anh em Tin lành, đã đề cao bí tích Hoà Giải nhưng cũng đã khẳng định: “Trong bữa Tiệc Ly, trong đêm bị nộp, Chúa Kitô đã để lại cho Hiền Thê yêu dấu của Người là Hội Thánh Một Hy tế hữu hình (như bản tính con người đòi hỏi); trong hy tế hữu hình này, hy tế đẩm máu được thực hiện một lần duy nhất trên thập giá được hiện diện, và việc tưởng niệm hy tế đẩm máu đó sẽ còn mãi cho đến ngày tận thế, và sức mạnh cứu độ của hy tế đó sẽ được áp dụng để tha thứ các tội lỗi chúng ta phạm hằng ngày”(DS 1740 – GLCG chung số 1366).

Nhờ Chúa đến mà chúng ta nên xứng đáng chứ không phải chúng ta xứng đáng rồi Chúa mới ngự đến. “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…” Lời tuyên xưng trước khi hiệp lễ nhắc nhớ chúng ta chân lý này. Tuy nhiên để Thánh Thể Chúa phát sinh hiệu quả cho người lãnh nhận thì cần phải có đức tin. “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Lời tung hô sau nghi thức “Truyền phép” nhắc nhớ chúng ta điều kiện tất yếu không thể thiếu này. Các trang tin mừng cho thấy, trong ba năm Chúa Giêsu đi rao giảng, rất nhiều người đã tiếp xúc trực tiếp với Người, nhưng hiệu quả chỉ đến với những ai có lòng tin. Đây là điều kiện và nhiểu tín hữu thành Côrintô đã không có, vì thế thánh Phaolô khẳng định rằng họ sẽ lãnh lấy án phạt khi rước Thánh Thể Chúa. “Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1Cr 12,29). Hội Thánh dạy chúng ta khi đang ở trong tình trạng trọng tội thì không được rước Thánh Thể. Giáo lý dạy rằng chúng ta phạm tội trong là khi chúng ta lỗi giới răn của Chúa trong một điều nặng với sự hiểu biết, ý thức hoàn toàn và tự do hoàn toàn (x.GLCG chung số 1857-1859). Thiết nghĩ rằng người đã ở trong tình trạng này thì không còn đức tin nữa.

“Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em”. “Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội”. Bí tích Thánh Thể được lập nên, vì chúng ta là kẻ có tội. Đã một thời Kitô hữu chúng ta tôn thờ Thánh Thể Chúa một cách lệch lạc khi xem Thánh Thể là bảo vật vô giá chỉ dành cho những tâm hồn thánh thiện. Người ta ngại ngần rước Thánh Thể và chỉ dám rước lễ một lần ngay sau khi xưng tội. Vô tình người ta xem Thánh Thể như là món quà cao quý chỉ dành để tặng thưởng những ai xứng đáng. Và như thế người ta cũng vô tình quên chân lý rằng cử hành Bí Tích Thánh Thể là hiện tại hoá Hy tế thập giá của Chúa Kitô, Hy tế cứu độ, ban ơn tha thứ. Hội Thánh đã chấn chỉnh thái độ này.

Việc “chầu Thánh Thể” là do Hội thánh lập, việc “cung nghinh Thánh Thể” là do Hội Thánh lập. Tất thảy là để giúp chúng ta yêu mến mà chuyên chăm rước lấy Thánh Thể Chúa. Đã và đang có nhiều nơi tổ chức chầu Thánh Thể rất long trọng cả phần trang trí lẫn lễ nghi, đã có nhiều xứ, nhiều họ cung nghinh, rước kiệu Thánh Thể rất long trọng với cờ xí, trống kèn “oành tráng”, thế mà số người rước Thánh Thể thì quá ít. Xin đừng quên khi lập Bí Tích Thánh Thể thì Chúa Kitô minh nhiên truyền: “Hãy nhận lấy mà ăn; Hãy nhận lấy mà uống”. Và cũng đang có đó nhiều nơi cử hành phần “hiêp lễ” cách qua loa, thiếu trang nghiêm. Ngay cả việc “phải” duy trì đĩa hứng Thánh Thể trong phần trao Thánh Thể cho tín hữu mà Hội Thánh dạy cũng như bị nhiều mới loại bỏ, cho dù Hội Thánh dùng hạn từ “phải” nghĩa là bắt buộc (Huấn Thị Redemptionis Sacramentum – 25-3-2004 - Sô 93). Chuyện lấy phụ làm chính và xem chính là phụ đang tồn tại trong các cử hành phụng vụ.

Để kết thúc những dòng chia sẻ này xin kể câu chuyện bịa như thât: Một cuộc chiến tranh lạnh xảy ra giữa cha xứ với cộng đoàn dòng tu đang giúp xứ ấy. Tại anh, tại ả, tại cả và hai. Nhưng có lẽ phần nặng nghiêng về ông cha xứ thiếu tế nhị trong lời ăn tiếng nói. Hai bên đều biết cảnh tình phải nhìn mặt mà khó bằng lòng. Biết mình thế cô, cộng đoàn dòng tu bèn tìm cách hoà giải. Dịp thuận tiện đến. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Hội dong hiện diện với giáo xứ qua cộng đoàn nhỏ này. Quý Sơ trân trọng mời cha xứ dùng tiệc. Đến giờ cả nhà hồi hộp trông bóng cha xứ, Ngài đây rồi. Mọi sự sẽ qua. Vào phòng cơm, cha xứ nhìn bàn cơm. “Trời ơi mâm cao cỗ đầy! Thịt heo rừng nè. Lông ba sơi chụm lại thì đích thực là đặc sản rừng rồi! Nào sò huyết chưng sả thơm quá! Biển, rừng có đủ. Sơn hào hải vị tuyệt vời. Quý sơ phởi lởi tấm lòng, hy vọng băng giá sẽ tan. Nhưng sau một hồi tung hê đầy mỹ từ văn hoa, ông cha xứ quay lưng chắp tay sau mông đi về, không dùng bữa. Dĩ nhiên điều tự nhiên xảy ra sau lưng ngài đó là những tiếng lầm bầm: “Đồ ông cha lựu đạn! Ông cha mát! Ông cha…!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sân cỏ, khung thành bóng đá Euro 2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:11 07/06/2012
Sân cỏ, khung thành bóng đá Euro 2012

Từ ngày 08. Tháng Sáu đến ngày 01. tháng Bảy 2012 diễn ra những trận cầu tranh tài gây cấn của môn thể thao Bóng Đá Euro 2012 ở trên sân cỏ hai nước Balan và Ukraina, giữa 16 đội tuyển bóng đá của 16 nước Âu Châu. Và những trận tranh tài trên sân cỏ này thu hút hấp dẫn rất hàng chục, hàng trăm ngàn, hàng triệu nhiều người trên thế giới qua màn ảnh truyền hình.

Vẫn biết thể thao Bóng đá là một bộ môn thể thao luyện tập thân thể khoẻ mạnh cùng góp phần vào giải trí lành mạnh trong đời sống. Nhưng bộ môn thể thao này càng ngày càng có sức hấp dẫn thu hút con người về nhiều phương diện khác nữa, như thương mại buôn bán, quảng cáo, phát triển kỹ thuật xây cầu trường, trồng cỏ trên sân, mẫu mã quần áo cùng dày cho cầu thủ, kỹ thuật chế biến làm trái banh, trường huấn luyện đá banh, truyền hình, truyền thanh, báo chí chụp hình ảnh…cùng kéo theo nhiều khâu khác trong đời sống cùng nhập cuộc.

Còn đời sống đức tin có bị lôi cuốn nhập cuộc theo dòng nước thể thao Bóng đá không? Có sự tương đồng hay khác biệt giữa hai lãnh vực này không?

1. Hai cách thế sống

Chưa thấy nói thể thao bóng đá muốn lôi cuốn đức tin cùng nhập cuộc. Nhưng đời sống thực hành đức tin bị ảnh hưởng không ít, có khi còn bị cản trở, về thời giờ do thời biểu, nơi tập luyện cùng sức hấp dẫn thi đấu của bộ môn này. Vì thời giờ diễn ra song song với nhau lúc đọc kinh xem lễ cùng lúc tập dượt hay thi đấu.

1.1.Trong thể thao thành tích đạt được bằng con số và con người là trung tâm điểm.

Còn trong lễ nghi Phụng vụ tôn giáo không có con số và Thiên Chúa, Đấng vô hình, là đích điểm trung tâm của tâm hồn đức tin.

1. 2.Trong thể thao, dù thành tích thi đấu tập luyện cho khoẻ mạnh được đề cao khuyến khích, nhưng nguy cơ bị thương mại buôn bán hóa luôn là cám dỗ mạnh mẽ không chỉ nơi một cá nhân cầu thủ nào, mà còn toàn đội nữa.

Còn trong đời sống đạo giáo đức tin không có việc thi đua, không có sự việc buôn bán lợi nhuận trong đó. Cung cách tâm tình cách sống đạo đức chân thành với Thiên Chúa và tình thương yêu bác ái con người với nhau được khuyến khích đề cao.

1.3.Một đội banh thể thao trong thi đấu trên sân cỏ có thể thắng mà cũng có thể thua, về lâu dài đội banh có thể bị biến dạng và cũng có thể bị giải tán mất luôn.

Còn đức tin vào Thiên Chúa trong đạo giáo thì không như thế. Thiên Chúa hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn là một.

1.4. Môn thể thao bóng đá ngày nay thu hút hấp dẫn con người. Vì bộ môn này trở thành xem như một hình thức tôn giáo bị trần tục hóa, với hệ thống kinh doanh buôn bán lời lỗ, thành tích cá nhân được đề cao tuyên dương như những ngôi sao sáng chói.

Nhưng dẫu vậy, nó không thể nào thay thế hoặc trở thành tôn giáo được. Trận đấu thể thao, thắng thua, thành tìch cá nhân sẽ mau chóng qua đi rơi vào qúa khứ quên lãng, khi diễn biến thễ thao chấm dứt.

Trái lại đức tin tôn giáo cho tâm hồn con người luôn tồn tại có đó. Nó kéo dài suốt dọc đời sống con người. Cho dù Tôn giáo niềm tin không có sức thu hút mạnh mẽ như thể thao bóng đá.

1.5. Dẫu thế, kỷ luật luyện tập trong thể thao, không riêng gì ngành bóng đá, vẫn là điều đáng để ý học hỏi cho đời sống đức tin. Vì đời sống nhân bản hay đời sống đức tin vẫn luôn là một trường tập luyện cách sống đạo đức, cách sống nên người

Trong thể thao các cầu thủ hay học viên bắt buộc phải nghe tuân theo lời chỉ dẫn của huấn luyện viên mới có thể luyện tập nhuần nhuyễn thành thục cùng mong đạt được thành tích cao.

Trong đức tin đạo giáo, người tín hữu Chúa Kitô cũng cần phải lắng nghe giáo huấn của Chúa, của Giáo Hội. Trong việc gíao dục đào tạo ngay từ trong gia đình con cháu cũng phải lắng nghe lời cha mẹ chỉ bảo hướng dẫn.

1.6. Điều khác biệt là ngày nay trong đời sống đức tin và trong giáo dục đào tạo, càng có khuynh hướng không muốn nghe tuân theo người khác, chỉ muốn tự ý độc lập. Trái lại trong thể thao không có chuyện đó: lắng nghe tuân theo chỉ bảo tập luyện là tuyệt đối, là giới luật căn bản dẫn đến thành công.

Đức tin và đời sống luôn cần sự tương quan liên kết. Một mình, rất nhiều người không sao tìm đến con đường đức tin được. Họ cần đến Giáo Hội, đến người tín hữu cùng đồng hành hướng dẫn tới đức tin vào Chúa.

Thể thao là một nghệ thuật về cách sống cộng đồng xã hội nói lên điều này. Vì thể thao luyện tạo ra một liên đới tương quan thân xác và tinh thần cùng đồng nhất hòa nhịp với nhau.

2. Ước vọng sâu thẳm

2.1. Vượt qua cơm bánh

„ Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy?

Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Roma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời: tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.

Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.

Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.

Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.

Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.

Môn thể thao bóng đá nối kết qua cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.

Nó dậy cung cách chơi đấu thể thao cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.

Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa.

Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.

Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp.

Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất.

Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân.

Nên rất có thể, chúng ta trong suy nghĩ như thế, rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống. Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi.

Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ đúng ngay chính trong cuộc chơi.

Cuộc chơi, đời sống, nếu chúng ta đi sâu vào, có thể hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí.“ (Đức Hồng Y Joseph Ratzinger)

2.2. Đạt đến đời sống nhân bản

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, bây giờ là Vị Thánh trong Giáo Hội, đã có lần tâm tình cùng các cầu thủ đá banh:

„ Nghề nghiệp đá banh của các con đòi hỏi nhiều dấn thân hy sinh cùng sự luyện tập chuẩn bị. Những điều này thật đáng tuyên dương đánh gía cao. Cha khuyến khích cổ võ các con, cùng các bạn đồng nghiệp của các con, làm sao biến đổi chiến thắng vô địch quán quân trong thể thao thành chiến thắng vô địch quán quân (champion) trong đời sống; bằng cách tỏ cho con người thấy những gía trị tốt đẹp đó của môn thể thao giúp ích cho họ sống nhân bản xứng đáng con người hơn.“

****************

Trên cầu trường sân cỏ tinh thần dấn thân, sẵn sàng chơi đấu, cung cách đồng đội chơi chung của các cầu thủ, tinh thần thể thao thượng võ tình người giữa các cầu thủ (fairness), sự hào hứng phấn khởi của khán gỉa mộ điệu, là những gía trị tốt đẹp. Những gía trị cao đẹp này có thể từ sân cỏ gây suy nghĩ đi vào tận đời sống con người.

Thể thao bóng đá có thể trở thành một trường học tốt cho con người. Dẫu vậy, như mọi trường huấn luyện khác, trường học thể thao sẽ mất ý nghĩa mục đích của mình, nếu nó chỉ quy vào phục vụ cho riêng mình thôi.

Mùa Bóng đá Euro 2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Lời chúc mừng của Đức Thánh Cha Benedict XVI nhân dịp Lễ Ngọc Khánh của Nữ Hoàng Elizabeth II
Bùi Hữu Thư
08:42 07/06/2012
Việc "tôn kính hỗ tương" giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau

ROME, Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI chúc mừng hành động của Nữ Hoàng Elizabeth II về việc giúp đỡ cho việc "tôn kính hỗ tương" giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã gửi một điện văn "rất thân tình" chúc mừng Nữ Hoàng nước Anh, năm nay 86 tuổi, nhân dịp kỷ niệm "ngọc khánh", 60 năm trên ngai nữ hoàng, ngày 23 tháng Năm.

Đức Thánh Cha viết: "Việc đích thân can thiệp của nữ hoàng vào sự hợp tác và tương kính giữa các môn đệ của các truyền thống tôn giáo khác nhau đã đóng góp đáng kể cho việc cải tiến các mối tương quan đại kết và liên tôn trong vương triều của ngài."

Đức Thánh Cha chào mừng gương sáng "của tinh thần tận tâm với chức vụ và sự can thiệp để duy trì các nguyên tắc tự do, công lý, và dân chủ" mà nữ hoàng đã ban cho các triều thần và cho toàn thế giới trong suốt 60 năm, và của "viễn tượng quý phái của bà về vai trò của một nữ hoàng Kitô giáo".

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng cám ơn nữ hoàng về sự đón tiếp nồng hậu dành cho ngài vào tháng 9 năm 2010, tại cung điện Holyroodhouse, ở Edinbourg và ngài cam đoan sẽ cầu nguyện cho nữ hoàng và hoàng gia.

Lễ kỷ niệm Ngọc Khánh của nữ hoàng đã tạo nên một sự khích lệ lớn lao trong 4 ngày ăn mừng, cho tới ngày 5 tháng 6.
 
Đức Thánh Cha ca ngợi vai trò của thể thao
LM. Trần Đức Anh OP
12:38 07/06/2012
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao vai trò của thể thao trong việc giáo dục, xây dựng xã hội và con người.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi đến Đức TGM Jozef Michalik, Chủ tịch HĐGM Ba Lan, nhân dịp giải vô địch bóng đá tại Ba Lan và Ucraine bắt đầu từ 8-6 đến 1-7 tới đây.

ĐTC cho biết Giáo Hội không dửng dưng trước biến cố thể thao này, đặc biệt là Giáo Hội quan tâm đến các nhu cầu tinh thần của những người tham dự. Ngài cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về tầm quan trọng của thể thao như phương thế để phát triển toàn diện con người và là nhân tố rất hữu ích để xây dựng một xã hội hợp với con người hơn. Ý nghĩa tình huynh đệ, đại đảm, lương thiện và tôn trọng thân xác, là những đức tính không thể thiếu được đối với mỗi vận động viên tốt, chúng góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân sự trong đó ta ưa chuộng sự gặp gỡ hơn là sự đối đầu, sự đối chiếu chân thành hơn là sự đối nghịch. Hiểu như thế, thể thao không phải là mục đích nhưng là phương tiện, nó có thể trở thành phương thế truyền đạt văn minh, giải trí chân thực, khích thích con người khai triển những gì là tốt đẹp nhất nơi mình”.

Sau cùng, ĐTC nhận định rằng thể thao trong đoàn ngũ, như bóng đá, là một trường quan trọng để dạy về ý nghĩa sự tôn trọng tha nhân, kể cả đối thủ thể thao, dạy về tinh thần hy sinh bản thân để nhắm tới thiện ích của toàn nhóm, đề cao năng khiếu của mỗi phần tử họp thành đội, tóm lại là vượt lên trên xu hướng cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường thấy trong quan hệ giữa con người với nhau, để dành cho cho tình huynh đệ và tình thương là những yếu tố duy nhất có thể thăng tiến công ích chân thực ở mọi cấp độ” (SD 7-6-2012)
 
Đức Thánh Cha bênh vực việc tôn sùng Thánh Thể
LM. Trần Đức Anh OP
12:40 07/06/2012
ROMA. Lúc 7 giờ chiều 7-6-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ tại thềm Đền thờ Thánh Gioan Laterano và cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tiến về Đền thờ Đức Bà Cả, nhân lễ kính Mình Thánh Chúa.

Tham dự thánh lễ, có đông đảo các HY và GM, cùng với các vị Giám Chức, LM và hàng chục ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, ĐTC mạnh mẽ bênh vực việc tôn sùng Thánh Thể, chầu Mình Thánh Chúa, chống lại lối giải thích sai trái, một chiều, về giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2. Ngài cũng bênh vực tính chất thánh thiêng của Thánh Thể và phê bình trào lưu tục hóa loại bỏ các dấu chỉ thánh thiêng.

ĐTC nhận định rằng ”do sự giải thích một chiều giáo huấn của Công đồng, người ta thu hẹp Thánh Thể vào lúc cử hành thánh lễ mà thôi, và loại bỏ việc tôn sùng Thánh Thể ngoài thánh lễ, cụ thể là việc chầu Mình Thánh Chúa như một hành vi tin tưởng và cầu nguyện dâng lên Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Thái độ lệch lạc này đã ảnh hưởng tới đời sống thiêng liêng của các tín hữu, làm cho họ không còn ý thức sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phần còn lại trong cuộc sống hằng ngày của họ nữa.”

ĐTC nói: ”Thật là sai lầm khi đặt việc cử hành Thánh Lễ và chầu Mình Thánh đối nghịch nhau, như thể hai việc làm này cạnh tranh nhau. Thực sự không phải như vậy. Việc tôn sùng Thánh Thể tạo nên môi trường tinh thần trong đó cộng đoàn có thể cử hành Thánh Thể sốt sắng và trong chân lý. Chỉ khi nào có thái độ nội tâm tin tưởng và thờ lạy, thì việc cử hành Thánh Lễ mới có thể diễn tả trọn vẹn ý nghĩa và giá trị. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong thánh lễ được thể hiện thực sự và trọn vẹn khi cộng đoàn có thể nhìn nhận rằng trong Bí tích, Chúa ở trong nhà Ngài, chờ đợi chúng ta, mời gọi chúng ta đến bàn tiệc của Ngài, và rồi, sau khi cộng đoàn giải tán, Chúa ở trong chúng ta qua sự hiện diện kín đáo và thầm lặng của Ngài, tháp tùng chúng ta với sự chuyển cầu của Ngài, tiếp tục đón nhận những hy sinh thiêng liêng của chúng ta và dâng lên Chúa Cha”.

Đề cập tới đặc tính thánh thiêng của Thánh Thể, ĐTC phê bình sự hiểu lầm đoạn Kinh Thánh về việc tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Ngài nói ”Điều chân thực và luôn có giá trị, đó là trung tâm việc phụng tự từ nay không hệ tại nơi các lễ nghi và hy tế xưa kia, nhưng nơi chính Chúa Kitô, nơi bản thân, cuộc sống và mầu nhiệm phục sinh của Chúa. Nhưng ta không thể đi từ sự mới mẻ ấy để kết luận rằng không còn nghi thức thánh thiêng nữa. Nghi thức này tìm được sự viên mãn trong Chúa Giêsu Kitô và Tình Yêu Thiên Chúa nhập thể. Thư gửi tín hữu Do thái nói về sự mới mẻ trong chức linh mục của Chúa Kitô (Dt 9,11), nhưng không nói rằng chức linh mục chấm dứt. Chúa Kitô không bãi bỏ nghi thức thánh thiêng, nhưng làm cho nghi thức ấy được viên mãn, khai mào một việc phụng tự mới, hoàn toàn là tinh thần, nhưng bao lâu chúng ta còn lữ hành, thì còn cần những dấu chỉ và nghi thức, những yếu tố này chỉ chấm dứt khi tận thế, trong thành Jerusalem thiên quốc. Trong bối cảnh đó, ĐTC đề cao ý nghĩa của việc kiệu Mình Thánh Chúa, qua các đường phố ở Roma. Điều mà ngài thực hiện sau thánh lễ.
Ngài chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quảng đường dài hơn 1 cây số, tới Đền thờ Đức Bà Cả. Tại đây có nghi thức chầu Mình Thánh Chúa và ĐTC đã ban phép lành cho mọi người. (SD 7-6-2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của tân linh mục tại giáo họ Phú Châu, Vĩnh Thọ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
05:58 07/06/2012
Gp. Hưng Hóa: Ngày 01.06.2012, tân linh mục Giuse Lê Đoài Túc về quê dâng Thánh lễ tạ ơn tại giáo họ Phú Châu – giáo xứ Vĩnh Thọ, thuộc xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Hà Tây cũ).

Xem hình ảnh

Tham dự Thánh lễ còn có 15 linh mục, quí thầy phó tế, quí thầy Đại chủng viện, quí Dì dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa, quí ân nhân, thân nhân và khoảng hơn 01 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo phận.

Tân linh mục Giuse Lê Đoài Túc, sinh ngày 28.3.1979, thuộc giáo họ Phú Châu, giáo xứ Vĩnh Thọ - là con thứ nhất của một gia đình đạo đức, hiền lành gồm 4 con trai. Gia đình ông bà cố làm nông nghiệp thuần túy, nhưng vẫn nuôi các con ăn học tới mức trưởng thành. Đó là một gương sáng về sự cố gắng nuôi dạy con cái.

Cũng nên nhắc qua, giáo họ Phú Châu có 260 nhân danh thuộc giáo xứ Vĩnh Thọ. Tuy là một giáo họ khiêm tốn về số lượng giáo dân nhưng đời sống đạo lại rất nề nếp. Trước đây, Phú Châu là một họ lẻ thuộc phiên Vĩnh Thọ, trực thuộc giáo xứ Bách Lộc. Năm 2007, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, nguyên Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, nâng phiên Vĩnh Thọ lên cấp giáo xứ. Vì thế, Phú Châu trở thành một giáo họ của giáo xứ Vĩnh Thọ. Nhà thờ giáo họ đang xây dựng và chuẩn bị hoàn thiện trông rất đẹp và vững chãi. Hiện nay, cha cố Giuse Nguyễn Văn Đỉnh là linh mục chính xứ.

Trải qua rất nhiều năm thành lập giáo họ, hôm nay Phú Châu mới được hân hạnh đón linh mục đầu tiên là người của giáo họ. Đó là một niềm vui khôn tả đối với gia đình, giáo họ và cách riêng đối với tân linh mục.

Cha Giuse Nguyễn Thái Hà (quê Vĩnh Thọ), chánh xứ Tuyên Quang, chia sẻ trong Thánh lễ về “Ơn gọi linh mục không phải do con người là do Thiên Chúa”. Cha nói: “Linh mục là người coi sóc phần linh hồn, thiêng liêng mà linh hồn được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Chúa, và Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã mua bằng Màu Thánh của Người, nên là công việc của Chúa, Ngài giao cho ai, sở cậy ai thì người đó được, chứ không phải chúng ta chiếm cứ được…”.

Cuối Thánh lễ, tân linh mục Giuse Lê Đoài Túc đã có lời cám ơn quí cha, quí nam nữ tu sỹ và mọi người đã đến dự Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện.

Thánh lễ tạ ơn được tổ chức trang hoàng và sốt sáng. Thời tiết đẹp. Lòng người vui. Gia đình phấn khởi.
 
Lễ khấn dòng tại Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
06:02 07/06/2012
HỐ NAI - Sáng thứ Năm 07/ 6/ 2012, tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, Hạt Hố Nai. Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục chánh tòa Xuân Lộc về chủ sự lễ khấn trọn cho 04 khấn sinh và 02 Soeur mừng kỷ niệm 25 năm khấn dòng.

Xem hình ảnh

Cùng dâng lễ với Ngài có Quý Cha Quản Hạt Xuân Lộc, Biên Hòa, và một số Quý Cha trong ngoài giáo hạt Hố Nai.

Dự lễ có Quý Bề trên và toàn thể quý Soeur trong Hội Dòng, Quý ông bà cố, Quý thân nhân và Quý khách mời.

Khung cảnh Hội Dòng sáng nay thật rộn ràng vui tươi, tiếng nhạc thánh ca vang xa, tiếng chào mời trên máy phóng thanh đầm ấm, thân thiện đầy cảm mến. Các Soeur trong bộ y phục màu đen, đầu chít khăn cùng màu, ánh mắt tràn ngập niềm vui hân hoan đón chào Quý Cha, Quý Tu sĩ, Quý ông bà cố, Quý thân nhân và Quý khách mời.

Mở đầu Thánh lễ , Đức Cha Đaminh ngỏ lời chào cộng đoàn dân Chúa hiện diện và chia sẻ niềm vui với Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, cảm ơn và chúc mừng quý ông bà cố đã quảng đại dâng con của mình cho Chúa. Trong bài giảng, Đức Cha cũng nhắc đến mục đích và ý nghĩa tuân giữ suốt đời ba lời khấn: Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng lời: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” trong suốt cuộc đời tu trì như hiến lễ tình yêu mà Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh trao hiến trên bàn thờ mỗi ngày. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ sốt sắng, cầu nguyện cho các Tân khấn sinh, để nhờ ơn Chúa, được trung thành với lời khấn trọn đời cho Chúa.

Trong thánh lễ, Đức cha chủ sự làm phép nhẫn cho các Soeur, xỏ nhẫn vào tay từng người. Chiếc nhẫn là dấu chỉ các Soeur từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa. các Soeur sẽ nhận mỗi người một cây Thánh Giá Chúa từ tay Đức Cha rồi giơ cao tôn vinh Thánh Giá Cứu Độ của Chúa, Thập Giá Chúa là nguồn gốc mọi hồng ân, đặc biệt là hồng ân sống đời thánh hiến.

Sau nghi thức tôn vinh Thánh Giá, Soeur Tổng Phụ Trách Anna Nguyễn Thị Phượng long trọng tuyên bố: các Chị đã trở thành những thành viên chính thức của Hội Dòng và chào đón các Chị bằng một nghĩa cử thân tình, yêu thương.

Nghi thức vĩnh khấn kết thúc, hai soeur mừng 25 năm ngân khánh khấn dòng cũng lập lại lời tuyên khấn trọn đời.

Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Soeur Tổng Phụ Trách đại diện Hội Dòng tri ân Đức Cha, Quý Cha đồng tế, Quý Tu sĩ nam nữ, và đặc biệt là phụ huynh của các Tân khấn sinh, thân nhân và ân nhân xa gần, đã quảng đại đóng góp cho Hội Dòng những hoa trái tốt đẹp là những thành viên trẻ, có năng lực góp phần xây dựng Hội Dòng, Giáo Hội và Xã hội hôm nay và tương lai.

Sau thánh lễ, các Soeur chụp hình lưu niệm với Đức Cha, Quý Cha, và Quý thân nhân.

Những bó hoa tươi thắm hòa với niềm vui cùng bao lời chúc mừng. Xin kính chúc Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc Niềm Vui - Hy Vọng và tràn đầy Ân Thánh Chúa.
 
Giáo phận Thanh Hóa họp mặt dự tu lần II
BBT GP Thanh Hóa
20:56 07/06/2012
Giáo phận Thanh Hóa họp mặt dự tu lần II

Thanh Hóa - 07/06/2012, Ủy ban ơn gọi giáo phận Thanh Hóa đã tổ chức thành công Ngày họp mặt dự tu lần 2. Tới dự buổi họp mặt có Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha chủ tịch UB ơn gọi Giuse Vũ Thanh Long, quí cha giáo xứ Chính Tòa, quí cha Tòa Giám Mục, đại diện quí sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa, đại diện quí Sơ Dòng Phaolô, quí thầy, quí chú ứng sinh Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh. Đặc biệt là sự hiện diện đông đảo của hơn 500 bạn trẻ đến từ 40 giáo xứ trong giáo phận. Trong đó giáo hạt Sông Mã có số lượng dự tu đông đảo nhất.

Dự tu và ơn gọi là một mảng không thể thiếu để duy trì sức sống của Giáo hội. Đây được coi là những mầm non của đời sống tận hiến và phục vụ, là thế hệ tương lai lèo lái con thuyền đức tin của giáo phận. Vì vậy, đã từ lâu công cuộc chăm lo đời sống của mầm non ơn gọi được quan tâm chú trọng.

Nhiều giáo phận đang đứng trước một thực trạng đau lòng, đó là thiếu hụt ơn gọi, khiến cho sức mạnh của giáo phận đó không thể bùng lên. Có một điều đáng ghi nhận trên giáo phận xứ Thanh, cho dù cuộc sống có còn khó khăn, dù cho tỉ lệ người Công giáo còn hạn chế, nhưng ơn gọi luôn dồi dào. Điều đó thể hiện ở nhiều khía cạnh: hầu như năm nào giáo phận cũng có những lớp phó tế được thụ phong linh mục, các lễ khấn ở các hội dòng, Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh vẫn thu hút được lượng tu sinh đông đảo... Và đặc biệt hơn là mỗi lần đại hội dự tu diễn ra vẫn thu hút được một số lượng lớn các bạn trẻ tham dự. Cho dù so với năm ngoái, con số dự tu năm nay có phần ít hơn nhưng hơn 550 bạn trẻ đến tham dự cũng là một điều tự hào và đáng vui mừng. Điều đó cho thấy, rất nhiều những trái tim nhiệt huyết đã biết lắng nghe tiếng Chúa gọi mời, đã ưu tư, trăn trở về một nguyện ước cao vời và thiêng liêng – tận hiến để phục vụ. Cũng chính vì lẽ đó, cũng giống như một thông lệ, mỗi năm một lần, giáo phận lại qui tụ những bạn trẻ đã, sẽ có giấc mơ hi sinh cuộc sống cá nhân để phục vụ tha nhân. Qua đại hội, các bạn sẽ xác định được đúng đắn hơn đâu mới là tiếng gọi thực sự, để chọn lựa hướng đi cho cuộc đời.

“Sứ mệnh của dự tu hôm nay” là chủ đề mà đại hội hướng tới. “Giữa cuộc sống đầy biến động, giữa chợ đời bon chen, giữa dòng đời nổi trôi, có lẽ có nhiều lúc đứng trước những quyết định, những chọn lựa, các bạn trẻ cũng đang hỏi Chúa như Thánh Phaolô ngày xưa. Lạy Chúa con phải làm gì” (lời cha chủ tịch UB Ơn gọi Giuse Vũ Thanh Long). Đại hội ngày hôm nay chính là một cơ hội để các bạn được gặp gỡ Đức Cha, quí cha đồng hành, được một lần nghe tiếng Chúa gọi mời và đáp trả lời mời gọi đó.

Trong ngôi thánh đường của giáo xứ Mẹ Chính Tòa hôm nay, sức sống như đang hồi sinh. Vì sức trẻ đang cựa mình, vì nhiệt huyết cống hiến đang tỏa lan trên những gương mặt rạng rỡ của lứa tuổi tuyệt đẹp cho những sự lựa chọn.

Đức Cha, quí cha đã dành nhiều ưu tư, chia sẻ cũng như động viên các bạn trẻ. Đó không hoàn toàn là những lời động viên các bạn đi tu, mà đó còn là những kinh nghiệm để các bạn nhận biết được đâu là hướng đi đúng đắn cho con đường sắp tới của mình. Không chỉ có ơn gọi về tận hiến, các bạn còn có ơn gọi về hôn nhân, gia đình. Và điều quan trọng nhất chính là các bạn biết đâu mới là điều làm cho mình hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ tình yêu, hạnh phúc đến từ phục vụ...

Đại diện các hội dòng cũng có những lời mời gọi thân tình với các cá nhân muốn được cống hiến. Những tiết mục văn nghệ lúc sâu lắng, lúc sôi động của tu sinh, nữ tu...gợi lên một hình ảnh đẹp về ơn gọi, thúc giục các bạn mạnh mẽ, can đảm với quyết định của mình. Cũng thông qua đại hội, các bạn đã được chiêm ngắm hình ảnh tu phục của hơn 20 hội dòng trong cả nước, trong đó có cả xứ Thanh. Đó cũng là hình ảnh vắn gọn để các bạn chọn lựa điểm đến nếu như có ý định đi tu.

Các bạn cũng được qui tụ về các giáo hạt để lắng nghe báo cáo hoạt động thực tế của dự tu, hội thảo về chủ đề của ngày họp mặt và bầu đại diện dự tu cấp giáo xứ, giáo hạt.

Cao điểm của ngày họp mặt là thánh lễ tạ ơn do Đức Cha chủ sự vào lúc 15 giờ 30 cùng ngày. Thánh lễ có sự đồng tế của đông đảo quí cha Tòa Giám Mục, quí cha Chính Tòa, quí cha trong Ủy ban Ơn gọi. Trước đó với hơn một tiếng sám hối, hồi tâm, xưng tội, các bạn trẻ được dọn sẵn tâm hồn, được soi sáng đức tin. “Điều quan trọng là chúng con phải có chủ trương mà xã hội hay gọi là mối quan tâm hàng đầu. Nếu chúng con có mối quan tâm hàng đầu là chúng con yêu mến giáo phận, chúng con xây dựng giáo phận Thanh Hóa thì chắc chắn là giáo phận Thanh Hóa sẽ thăng tiến không ngừng. Hôm nay cha thấy rất vui vì cha đã nhìn thấy tương lai của giáo phận thông qua các con...

“Đam mê yêu thương tha nhân và yêu Chúa là bí quyết của đạo Kitô hữu. Chúa Giêsu yêu thương con người hết lòng, hi sinh cả mạng sống, hi sinh quả tim truyền sự sống để cứu giúp loài người. Cây Thánh Giá mà chúng ta tôn thờ cũng có ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ là hình ảnh Chúa chịu chết thay con người mà còn là hình ảnh đoàn kết, gắn bó của cộng đoàn Kitô hữu. Đó là hình ảnh bàn tay vươn dài nối kết bàn tay đồng loại và ánh mắt thì luôn luôn hướng lên trời, bến quê bình an...”

Đó là những lời tâm tình Đức Cha chia sẻ trong bài giảng. Đức Cha cũng muốn cho các bạn trẻ biết được rằng đi tu không chỉ là hoa hồng mà gai nhọn lúc nào cũng có. Đó là con đường khó khăn và lắm thử thách, lắm hi sinh. “Nhưng vì yêu Chúa, yêu người, vì niềm tin của mình mà các con có thể vượt qua tất cả, giống như Thánh Phaolô khi xưa...Cái gì nó đến, có khổ cách mấy thì chúng ta cũng thắng được nếu như chúng ta nghĩ đến những gì Chúa Giêsu vượt qua và chiến thắng...” Đó chính là bài học mà thánh lễ cũng như ngày họp mặt muốn hướng tới cho những mầm non của giáo phận Thanh Hóa.

Nắng ngả về chiều. Giờ phút chia tay cũng đã đến. Kết lễ là sự nối kết của những bàn tay. Khắp cả thánh đường không có đoạn nào bị rời đi, tất cả hòa chung vào câu hát, vào tấm chân tình với Chúa, với tha nhân. Không biết chọn lựa của các bạn trẻ là gì, nhưng giờ phút này đây, các bạn đã được sống thực sự với ơn gọi. Và chúng ta sẽ chờ đợi tiếng các bạn đáp trả ơn gọi đó như thế nào. Hi vọng rằng, với Năm Thánh giáo phận, với sinh nhật lần thứ 80 này, quê Thanh sẽ ngày càng lớn mạnh hơn nữa trong đức tin, khu vườn ơn gọi sớm trổ sinh hoa thơm, trái ngọt...
 
Gx. Tam tổng Thanh Hóa chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận
BBT GP Thanh Hóa
21:15 07/06/2012
Gx. Tam tổng Thanh Hóa chầu Mình Thánh Chúa thay mặt giáo phận

Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ tháng sáu về với những cơn nắng hè bỏng lửa, khi những cây cói đã vào mùa thu hoạch, cũng là lúc giáo xứ Tam Tổng khai mạc tuần chầu lượt thay mặt giáo phận. Trên xứ cói, chầu lượt cũng giống như dịp lễ tết, qui tụ con cái, bạn bè, gia đình trong những giờ chầu, trong những bữa cơm gia đình. Đó là một truyền thống, và người ta hẹn nhau cái hẹn tháng sáu.

Hầu như năm nào cũng vậy, cứ Tam Tổng chầu lượt trời hầu như đều nắng. Nắng giòn tan chảy những giọt mồ hôi mặn chát, nắng làm nheo mắt ai, nắng làm đỏ những cành hoa phượng. Nhưng năm nay, ngay từ ngày khai mạc tuần chầu, thứ năm ngày 31/05/2012, những cơn mưa từ đâu đã bất chợt ùa về. Mưa làm dịu thời tiết nhưng lại làm đau đầu cha xứ, cha phó và bà con giáo dân. Bởi một lẽ, năm nay chầu Tam Tổng được gọi “đại chầu” (theo cách gọi của bà con giáo dân nơi đây). Cứ khoảng ba năm một lần, giáo xứ lại có một năm chầu có rước kiệu Thánh Thể. Đặc biệt, đây cũng là dịp giáo phận long trọng cử hành Năm Thánh với ơn toàn xá, kỷ niệm giáo phận bước sang tuổi 80 ngày càng mạnh mẽ. Giáo xứ cho trang trí ba điểm trạm để rước Mình Thánh Chúa. Vốn đã nổi tiếng khắp giáo phận với những bàn tay tài năng và khéo léo, các điểm trạm đều nổi bật, sáng rực giữa trời. Bắt đầu từ ngày khai mạc, các cuộc rước kiệu đã diễn ra. Ngày nào cũng là ngày lễ, ngày chầu không riêng gì ngày khai mạc hay bế mạc. Tính cho đến ngày kết thúc tuần chầu, giáo xứ đã có bốn cuộc rước kiệu Thánh Thể. Số lượng tuy có nhiều nhưng sự linh thiêng, trang trọng thì vẫn vẹn nguyên. Số lượng người, đoàn thể tham gia ngày càng đông hơn. Giáo xứ cũng mời các cha quê hương, quí cha nguyên quản xứ, giúp xứ, quí cha bạn trong giáo phận dâng lễ, giải tội cho bà con giáo dân. Không khí của ngày lễ lớn lan rộng khắp nơi.

Cao điểm của tuần chầu là thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự.

Có một điều mà ai nấy đều cảm nhận thấy, dường như cứ mỗi lần rước kiệu Thánh Thể là khi đó mưa ngừng rơi. Đó giống như là một phép lạ mà Thiên Chúa ban tặng cho giáo xứ. Thay vì nỗi lo trời nắng gắt, hay mưa giông là thời tiết không thể đẹp hơn với những cơn gió mát lành, những tia nắng mỏng manh long lanh.

Cũng như vậy, khi mây đen và những cơn mưa rào xối xả rơi trên khắp giáo phận thì tại Tam Tổng, trời quang mây tạnh, nắng vàng trải nhẹ, gió mang theo hương cói ngan ngát bay. Và ngày 03/06/2012 trở thành một ngày đáng nhớ, một ngày kỷ niệm của giáo xứ Tam Tổng – ngày giáo xứ bế mạc tuần chầu thay mặt giáo phận.

Đúng 4 giờ 45 sáng ngày 03/06, chuông nhà thờ đã điểm những tiếng vang dội. Thánh lễ đầu tiên trong ngày diễn ra. Sau đó là những giờ chầu lượt của chuẩn xứ Phúc Lạc, của giáo họ Liên Hải, của Ba Tổng và một giờ chầu chung. Thay vì giờ chầu dài như mọi khi, ngày bế mạc những giờ chầu rút ngắn lại, thay vào đó là rước kiệu Thánh Thể. Mình Máu Thánh Chúa được trao từ tay cha chính cha phó xứ rồi đến tay cha hạt trưởng và cuối cùng là Đức Cha giáo phận. Ý nghĩa thiêng liêng được thể hiện, tinh thần hiệp nhất trong một chỉ qua những cử chỉ nhỏ nhất cũng đã được nêu rõ.

Đội kèn Tam Tổng, đội trống giáo họ Liên Hải là điểm nhấn của đoàn rước. Đây cũng là lực lượng nòng cốt trong mỗi dịp đại lễ của giáo phận.

Thánh lễ tạ ơn – cao điểm của tuần chầu được diễn ra vào lúc 10 giờ cùng ngày dưới sự chủ tọa của Đức Cha Giuse và sự đồng tế của gần 20 cha trong giáo phận.

Đức Cha bày tỏ niềm vui của người khi về với Tam Tổng. Chỉ khi về với Tam Tổng, trong tuần chầu ở nơi đây mới cảm nhận được sự hưng thịnh, được sức mạnh, được sự trưởng thành mạnh mẽ của giáo phận. Trong bài giảng lễ của mình, Đức Cha dành thời gian để chia sẻ về màu nhiệm Ba Ngôi, về Chúa Thánh Thần. “Chúng ta khi nghĩ đến Chúa Ba Ngôi thì chúng ta phải vượt qua những ý nghĩ của những tân tòng, chúng ta không chỉ biểu lộ mà chúng ta phải sống thật sự theo tinh thần đó”. Nhiều khi những người bên lương, những tân tòng không hiểu được màu nhiệm này. Chúng ta phải làm cho họ hiểu bằng chính đời sống đức tin của chúng ta. Thông điệp lớn lao nhất của màu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá, mỗi lần chúng ta kết thúc một lời cầu nguyện, chúng ta đều hướng lòng về Chúa Ba Ngôi, để Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện trong đời chúng ta một cách sống động. Đó chính là tình yêu, sự tín thác và sự tha thứ”.

Có nhiều người không hiểu vì sao dân Chúa lại thích treo bức ảnh Chúa Giêsu với trái tim ở bên ngoài lồng ngực. Đó là sự trao ban tình yêu của Thiên Chúa, dành tất cả, dành cả trái tim, sự sống và những gì tốt đẹp nhất cho con người. Với bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hàng ngày hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta. Chúa Thánh Thần cứu giúp chúng ta qua những sóng gió, bảo vệ niềm tin và ban cho chúng ta sức mạnh làm chứng nhân cho tình yêu. Mình và Máu Chúa là lương thực vĩnh hằng, là của ăn thiêng liêng của cộng đoàn dân Chúa. Đó cũng là sợi dây liên kết của con người với Đấng Tối cao. Người là Cha, người cũng là bạn của chúng ta. Và thông điệp cuối cùng mà Người muốn hướng tới cho con người ấy chính là yêu thương. Hai chữ thôi nhưng lại có thể làm nên bao điều kỳ diệu…

Hy vọng rằng qua tuần chầu Thánh Thể này, bà con giáo dân hiện diện (giáo dân trong hạt Nga Sơn, giáo dân đến từ các giáo xứ khác và giáo dân đến từ giáo phận Mẹ Phát Diệm) lãnh hội được điều đó để mạnh mẽ sống cuộc đời đức tin Kitô hữu.

Tuần chầu khép lại với ơn lành toàn xá từ Đức Cha, quí cha và thầy Phó tế. Cánh cửa Năm Thánh đã mở, hồng ân tuôn trào và giờ đây là xứ cói Tam Tổng được lãnh nhận hồng ân đó. Kết thúc tuần chầu cũng là lúc bà con giáo dân xứ cói bắt tay vào vụ mùa. Xin cầu chúc mùa bội thu và thuận buồm xuôi gió trên giáo xứ Tam Tổng. Cầu chúc cho hai công trình nhà thờ họ còn dang dở sẽ sớm được hoàn thành. Và hẹn gặp lại tại phiên chầu lượt năm sau…

Ban Truyền Thông gpthanhhoa
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm Hiểu Tên Thánh Của Người Công Giáo Việt Nam
Nguyễn Long Thao
09:18 07/06/2012
Tìm Hiểu Tên Thánh Của Người Công Giáo Việt Nam

Ngoài tên họ, tên đệm, tên riêng, người Công Giáo Việt Nam còn có thêm một tên thánh được đặt khi chịu phép rửa tội. Trong khi đó, người Công Giáo Âu Mỹ không có hẳn một tên thánh. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt giữa tên thánh của người Công Giáo Tây Phương và Đông Phương ?

Nguồn Gốc Tên Thánh

Tên mà người Công Giáo Việt Nam gọi là tên thánh thì đó là tên riêng, tên gọi thường nhật của người Công Giáo Tây Phương. Trong tiếng Anh, có ba danh từ để chỉ tên riêng. Một là tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất hay tên đặt (first or given name). Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính hay tên riêng (first name hay given name) của một người.

Tên chính của người Tây Phương được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội . Và tên chính của người Tây Phương được gọi là tên Kitô Giáo vì các nước Tây Phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo, tuân theo lời khuyến cáo của Giáo Hội, đã lấy tên các thánh để đặt tên cho các cá nhân. Do vậy, mới có từ ngữ tên thánh.

Tục lệ lấy tên thánh bắt nguồn từ tục lệ đặt tên trong Do Thái Giáo. Sau khi sinh con được một tuần, cha mẹ người Do Thái bế con tới giáo đường để cử hành nghi lễ đặt tên. Với con trai, nghi lễ đặt tên diễn ra trong nghi lễ cắt da quy đầu gọi là Bris. Tên được đặt gọi là tên thánh (sacred name) lấy từ các tên trong kinh thánh của Do Thái Giáo. Khi bị lưu đầy, người Do Thái bỏ tục lệ đặt tên thánh. Đến thế kỷ 12, các giáo sĩ Do Thái thấy cần duy trì căn tính dân tộc đã buộc các tín hữu đặt tên thánh như tục lệ cổ truyền. Nhờ đó mà ngày nay người Do Thái mới có một tên thứ hai là tên thánh.

Từ điển Bách Khoa Công Giáo, cho rằng tục lệ đặt tên thánh bắt nguồn từ quan niệm tình trạng con người được thay đổi. Nhận lãnh bí tích rửa tội là biến đổi sang con người mới. Do vậy, nhận tên thánh là chứng tích biến đổi về mặt tâm linh. Trường hợp cụ thể là vị tông đồ Paul của Kitô Giáo, sống vào thế kỷ thứ I sau Công Nguyên, trước đây có tên là Saul, khi theo đạo Công Giáo đổi tên là Paul mà người Công Giáo Việt Nam gọi là thánh Phaolô.

Tên Thánh Qua Giáo Luật

Không có tài liệu nào nói người Công Giáo bắt đầu đặt tên thánh từ bao giờ. Chỉ biết vào thời giáo hội sơ khai người Công Giáo tây phương có tục lệ lấy tên thánh làm tên riêng. Do vậy công đồng Nicaea họp năm 325 cấm người Công Giáo dùng tên các thần thánh không phải của Kitô Giáo để đặt tên. Đến thời Công Đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo Hội Công Giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên thánh. Công đồng lưu ý các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô Giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ.

Theo Bách Khoa Từ Điển Britannica, quyết định trên của công đồng Tridentino nhằm chống lại tục lệ của Giáo Hội Tin Lành, đặc biệt của Thanh Giáo. Các giáo hội Tin Lành cho phép tín hữu nhận tên các nhân vật trong Cựu Ước làm tên chính, như các nhân vật Abraham, Samuel, Jacob. Rachel. Do vậy các nhà tính danh học Âu Châu kết luận: Những người có tên riêng là nhân vật trong Cựu Ước thông thường thuộc giáo phái Tin Lành, người có tên riêng là các nhân vật thuộc Tân Ước là người Công Giáo.

Đến bộ giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo Hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công Đồng Tridentino buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh . Nhưng vào năm 1972, vì thấy việc đặt tên thánh không thích hợp cho tiến trình hội nhập văn hóa, nên thánh bộ Phụng tự đã bãi bỏ luật buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh. Do vậy, đến bộ giáo luật năm 1983, người ta không thấy có điều khoản nào buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô Giáo. Điều 855 của bộ giáo luật 1983 quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu và Cha Sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô Giáo.

Lý Do Đặt Tên Thánh

Tại sao Giáo Hội Công Giáo đã quyết định lấy tên các thánh để đặt tên cho tín hữu? Giáo Hội đưa ra quyết định trên vì 2 lý do:

Thứ nhất, giáo hội tiếp tục duy trì truyền thống của giáo dân thời sơ khai. Những giáo dân đầu tiên là dân nô lệ, không phải công dân La Mã và theo tục lệ, khi người nô lệ được giải phóng, trở thành công dân La Mã, thì họ lấy tên riêng của chủ nhân thuộc giai cấp quý tộc làm tên mình. Tuy nhiên, với tín đồ Kitô Giáo thời đó, họ không thiết tha với các tên của các ông chủ cũ vì họ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc cấm đạo. Ðồng thời khi một quý tộc trả tự do cho hàng trăm người nô lệ thì hàng trăm người đó có cùng tên với chủ cũ. Kết quả là tập tục này không đáp ứng được nhu cầu phân biệt vì thời gian đó, người Âu Châu chưa biết đến tên họ. Tên họ của người Âu Châu mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Do nguyên nhân này nên các người nô lệ được giải phóngđã lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáo nhận là thánh để đặt tên cho mình. Ví dụ: Thimotheus, Stephanos, Laurentius là các vị thánh đầu tiên. Đang khi Kitô Giáo phát triển, lan tràn cả Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã mai một đi, tên thánh trở nên phổ thông hơn.

Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo muốn tôn trọng phẩm giá con người. Khi xưa số tên người Âu Châu còn ít, hệ thống tên họ chưa xuất hiện, thì để phân biệt, người Âu thường dùng tên mà người Anh Mỹ gọi là Nickname, người La Mã gọi là Agnomen, còn Việt Nam gọi là tên lóng, tên tục. Khi xưa tên lóng thường được đặt cho những người thuộc giai cấp nô lệ tại La Mã. Ví dụ các tên như Crassus nghĩa là người béo, Varus: người què, Baldie hay Calvin: người trọc đầu, Cecil: người mù, Claude hay Gladys: người què. Vì tên có nội dung hạ thấp phẩm giá con người nên giáo hội đã ban hành luật buộc các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp các trường hợp tên có ý nghĩa tiêu cực, phải lấy một tên thánh đặt thêm vào. Giáo dân Việt Nam cũng như giáo dân ở nhiều nơi trên thế giới vẫn nhận tên thánh vì còn giữ tinh thần bộ giáo luật cũ. Ngày nay, người công giáo Tây Phương không còn giữ tập tục lấy tên thánh để đặt tên riêng mà lấy bất cứ từ ngữ nào, có nghĩa hay vô nghiã, để đặt tên riêng.

Ý nghĩa tên thánh đối với người Công Giáo Việt Nam

Sở dĩ người Công Giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước truyền giáo khác trên thế giới có thêm tên thánh mà người Tây Phương không có, là vì các giáo sĩ Tây Phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật cũ, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở Tây Phương. Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công Giáo Tây Phương, ta không thấy vị nào có hẳn một tên thánh riêng như kiểu tên người Công Giáo Việt Nam. Nếu đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn có hẳn một tên thánh là Gioan Baotixita, thì đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI không có tên thánh riêng. Tên ngài là Joseph Ratzinger. Joseph là tên riêng vừa là tên thánh. Một ví dụ điển hình khác là thánh Gemma. Vì bố mẹ Ngài già rồi mới sinh con nên quý hóa đặt tên ngài là Gemma, có nghiã là ngọc. Trước đó, không có vị thánh nào tên Gemma cả. Tại San Jose, California vị linh mục chính xứ của tôi là Kevin Joyce. Kevin là tên riêng, là biến thể của tên Kelvin. Kelvin là tên con sông ở Tô Cách Lan. Joyce là tên họ. Linh mục Kevin Joyce không có tên thánh. Do đó người Công Giáo Tây Phương không có tục lệ mừng lễ thánh quan thầy.

Vậy quyết định của các giáo sĩ thừa sai đặt tên thánh cho người Công Giáo Việt Nam là đúng hay sai? Nếu đặt vào bối cảnh hiện nay thì đó là điều không chấp nhận được vì tên người Việt Nam hiện nay không hề được đặt ra để hạ phẩm giá con người như kiểu người Hy Lạp, La Mã ngày xưa, mà được lựa chọn từ những từ ngữ có ý nghiã tốt đẹp nhất để đặt tên cho con cái. Tuy nhiên, nếu đặt vào bối cảnh Việt Nam trong thế kỷ 16 thì quyết định của các thừa sai có thể tạm chấp nhận vì phong tục dân gian lúc đó còn dùng những tên có nghiã xấu, gọi là tên tục, để đặt cho những đứa trẻ mới sinh ngõ hầu tránh tà ma. Ví dụ các tên như Bùn, Sẹo, Chó v.v…

Mặc dù giáo luật hiện nay không bắt buộc tín hữu phải có tên thánh, nhưng việc đặt tên thánh có mục đích rất đáng trân trọng vì 2 lý do: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong bộ giáo luật năm 1983, khoản 1186:

Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo Hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của loài người, cũng vậy, Giáo Hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài .

Hiện nay, người Công Giáo Việt Nam thường chọn tên các thánh nam giới cho phái nam và thánh nữ giới cho phái nữ. Ngoài ra, vì sự hiểu biết của giáo dân còn hạn chế về các thánh nên người ta thường chọn các thánh thời Chúa Giêsu như Phêrô, Phaolô, Gioan, Maria, Anna làm tên thánh. Ngày nay, Giáo Hội Việt Nam có cả trăm vị thánh tử đạo. Tuy nhiên, giáo dân Việt vẫn chưa quen nhận các thánh Việt Nam làm tên bổn mạng.

Nguyên Tắc Xưng Hô Tên Thánh

Trong giao tế xã hội, người Âu Mỹ không lấy tên riêng mà lấy tên họ của một người để xưng hô. Người ta gọi Tổng Thống Obama, không ai gọi là Tổng Thống Barack. Obama là tên họ, Barack là tên riêng. Khi chưa lên ngôi Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người ta dùng tên họ Ratzinger để gọi ngài, không ai gọi ngài bằng tên đẻ là ĐHY Joseph. Chỉ trường hợp thân thiết lắm, người ta mới dùng tên riêng để xưng hô. Ở Việt Nam, để tỏ lòng tôn kính, giáo dân có tục lệ dùng tên thánh để gọi một vị Giám Mục, Linh Mục. Ví dụ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh được gọi là Đức Cha Giuse. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được gọi là Đức Hồng Y Gioan Baotixita.

Ở Việt Nam người Công Giáo có tục lệ mừng lễ bổn mạng là ngày mà toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên thế giới tưởng nhớ tới vị thánh đó. Khi chết, người Công Giáo không dùng tên húy hay tên riêng mà dùng tên thánh để cầu nguyện cho người quá cố. Như vậy, xét về mặt hội nhập văn hóa, tên thánh cũng có chức năng như tên thụy, tên hèm hay tên cúng cơm là các tên mà các người không phải là Công Giáo đã dùng để cầu nguyện cho người đã chết.

Nguyễn Long Thao
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Trong Trời Hạ
Thérésa Nguyễn
22:23 07/06/2012
BÊN NHAU TRONG TRỜI HẠ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Trời thật là xanh, xanh mượt mà
Hạ về tia nắng chiếu xa xa
Ươm đôi mắt ngọc long lanh sáng
Như hạt sao trời đượm thiết tha.
(Trích thơ của Miên Kim)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 1/6 - 7/6/2012 Đại Hội Quốc Tế Gia Đình tại Milan - Vatileaks: Báo Ý dùng thông tin rò rỉ để yêu sách Tòa Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:43 07/06/2012
Biến cố gây chú ý nhiều nhất trong tuần qua là việc Tòa Thánh tiếp tục cuộc điều tra về các nguồn rò rỉ thông tin sau khi hiến binh Vatican đã bắt ông Paolo Gabriele, quản gia của Đức Thánh Cha.

Tuy nhiên biến cố quan trọng hơn nữa trong đời sống Giáo Hội là Đại Hội Quốc Tế Gia Đình diễn ra tại Milano với sự tham dự của hơn một triệu người trong thánh lễ Bế Mạc tại công viên Bresso. Điểm đặc biệt mà Lan Vy muốn trình bày ngay ở đây với quý vị và anh chị em là hình ảnh một bé gái Việt Nam trong chiếc áo dài truyền thống đã đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha trong đêm Canh Thức tối Thứ Bẩy Mùng 2 tháng Sáu. Vâng kính thưa quý vị và anh chị em, bé Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội mấn, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước Đức Thánh Cha để chào ngài và nói:

“Con kính chào Đức Thánh Cha, con là Cát Tiên, con là người Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu gia đình con với Đức Giáo Hoàng: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và thời niên thiếu của Cha.”

Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong chiếc áo dài màu lam và mẹ em trong chiếc áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó.

Trong các tuần qua các phương tiện truyền thông trên thế giới đã đề cập nhiều tới vụ ông Paolo Gabriele, quản gia của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, đã ăn cắp các thư từ và tài liệu mật của Dinh Tông Tòa, rồi đưa cho giới truyền thông phổ biến và cho in cả một cuốn sách. Sự kiện này gây tổn thương cho uy tín các cơ quan trung ương của Tòa Thánh Vatican nói riêng và của Giáo Hội Công Giáo nói chung.

Trong bài phỏng vấn dành cho tờ Quan Sát Viên Roma số ra ngày 30 Tháng 5 Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết các thư bị đánh cắp không phải là các thư tín trao đổi riêng tư, mà là các tin tức, các suy tư, các biểu lộ của lương tâm, cũng như các thổ lộ mà Đức Thánh Cha đã nhận được trong tư cách là Mục Tử Toàn Hội Thánh. Vì thế Đức Giáo Hoàng rất đau lòng, vì cả bạo lực nhắm vào chính ngài cũng như vào các tác giả của những bức thư đó.

Trong một hành động cho thấy sự suy đồi nghiêm trọng trong luân lý và lương tâm chức nghiệp nhà báo, hôm Thứ Hai Mùng 04 tháng 6, tờ La Repubblica đã dùng các tài liệu lấy cắp được để hăm dọa hầu buộc Đức Thánh Cha phải sa thải Đức Ông Georg Gaenswein là bí thư riêng của ngài.

Tờ báo này công bố ba tài liệu. Tài liệu thứ nhất là một bức thư viết hồi tháng Giêng của Đức Hồng Y Raymond Burke gởi cho Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, là quốc vụ khanh Tòa Thánh. Trong thư Đức Hồng Y Raymond Burke, người Mỹ, là Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao đã bày tỏ sự không hài lòng của ngài vì ngài đã không được hỏi ý kiến khi Tòa Thánh thông qua Phụng Vụ mới của Con Đường Tân Dự Tòng. Bức thư của ngài có thủ bút của Đức Thánh Cha trong đó ngài bày tỏ sự đồng tình của ngài với ý kiến của Đức Hồng Y Raymond Burke. Tài liệu này đã được dùng để tấn công Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.

Trong khi đó thì hai bức thư khác chỉ có chữ ký của Đức Ông Georg Gaenswein mà không có nội dung. Tờ báo hăm dọa sẽ cho đăng nội dung nếu Đức Thánh Cha không sa thải cha Georg Gaenswein.

Dinh Tông Tòa

Việc bắt giữ người quản gia của Đức Giáo Hoàng và việc rò rỉ các tài liệu riêng tư của Tòa Thánh đã dấy lên một câu hỏi cho nhiều người Công Giáo trên thế giới: Chính xác là những ai có thể ra vào nơi ở và làm việc của Đức Thánh Cha?

Dinh Tông Tòa là nơi ở của Đức Giáo Hoàng thực ra không quá rộng lớn như nhiều người tưởng. Dinh tuy được chia thành các khu vực khác nhau nhưng các cộng tác viên thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng ăn ở ngay tại đó, họ làm việc và di chuyển tự do trong toàn bộ tòa nhà, vì theo một nghĩa nhất định nào đó, thì tòa nhà này là mái nhà của họ.

Ngoài Đức Thánh Cha, cư ngụ trong tòa nhà này có bốn nữ tu là thành viên của cộng đoàn Hiệp Thông và Giải phóng. Các sơ phụ trách công việc nhà. Bên cạnh đó là hai cha Alfred Xuereb và Georg Gänswein là hai vị bí thư của ngài.

Trong một cuốn sách của mình, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài cử hành Thánh Lễ hàng ngày với họ. Thông thường, Đức Giáo Hoàng ăn trưa với các linh mục và nữ tu, và cùng xem tin tức hàng ngày.

Quản gia của Đức Giáo Hoàng, Paolo Gabrielle cũng sống ở ngay gần đó, trong các bức tường của Vatican. Ông được xem là thuộc hàng thân cận chặt chẽ với Đức Giáo Hoàng. Ông tham dự Thánh Lễ lúc 7 giờ sáng với Đức Giáo Hoàng, trước khi phục vụ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.

Ông cũng chịu trách nhiệm làm sao để tất cả mọi thứ trong tòa nhà được ngăn nắp. Trách nhiệm chính của ông là giúp Đức Giáo Hoàng trong suốt cả ngày.

Các vị khách thường xuyên có thể ra vào tòa nhà của Đức Giáo Hoàng là người chỉ huy của lực lượng Ngự Lâm Quân, ông Daniel Rudolf Anrig, chỉ huy trưởng hiến binh Vatican, ông Domenico Giani và bác sĩ Patrizio Polisca là vị bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng.

Trong thời gian gần đây, Đức Hồng Y Julian Herránz, Đức Hồng Y Jozef Tomko và Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi là ba vị hồng y được ủy nhiệm điều tra việc rò rỉ thông tin cũng có quyền ra vào dinh Tông Tòa.

Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 7 tháng 6

Đức Giáo Hoàng đã đến Milano vào chiều Mùng Một tháng Sáu. Chiều tối Thứ Bẩy Đức Thánh Cha đã tham dự đêm Canh Thức với khoảng 350.000 người từ 145 quốc gia. Vào buổi sáng Chúa Nhật 3 tháng 6, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Bế Mạc vào lúc 10h sáng với sự tham dự của hơn một triệu người.

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 7 tháng 6, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về chuyến đi gần đây đến Milano, nơi đã diễn ra Đại Hội Quốc Tế Gia Đình lần thứ 7 với sự tham dự của khoảng 1 triệu người.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

"Cuối tuần qua, tôi đã đến Milano để cử hành Đại Hội Quốc Tế Gia Đình lần thứ 7 với chủ đề: Gia đình, công ăn việc làm và nghỉ ngơi. Cuộc tụ họp quốc tế hân hoan này là một chứng tá đầy cảm hứng nói lên bản sắc phong phú và đa dạng của gia đình như là một cộng đoàn yêu thương, dựa trên hôn nhân, là cung thánh của cuộc sống, là giáo hội tại gia và là tế bào căn bản của xã hội.

Chính là trong gia đình mà chúng ta khám phá ra Thiên Chúa của chúng ta, nhận ra ơn gọi để yêu thương, để bước vào tình huynh đệ với người khác và sống chung với nhau trong sự hài hòa.

Cuộc đối thoại diễn ra trong đêm lễ hội chứng tá gia đình mang đến một dịp thuận tiện để suy tư trên những thách đố cấp bách mà các gia đình đang phải trải qua ngày nay, bao gồm cả những khó khăn của việc tìm kiếm thời gian ở bên nhau, kể cả vào Ngày của Chúa.

Trong Thánh Lễ bế mạc, tôi đã khuyến khích các cộng đồng Giáo Hội hãy trở nên giống hình ảnh một gia đình hơn bao giờ hết, khi cử hành mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, là điều duy nhất có thể biến đổi thế giới của chúng ta. Cầu xin cho Đại Hội Quốc Tế Gia Đình có thể thăng tiến "Tin Mừng Gia Đình" và thu hút sự chú ý đến tầm quan trọng của gia đình đối với tương lai xã hội chúng ta.

Tôi thân ái chào đón các nữ tu dòng Felician đang tụ họp nơi đây để tham dự Tổng Tu Nghị và tôi xin dâng lời cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ của các chị thành công. Tôi xin cảm ơn dàn hợp xướng đã tán tụng Thiên Chúa qua các bài hát. Với các du khách nói tiếng Anh, bao gồm những người từ Anh, Ireland, Thụy Điển, Zimbabwe, Australia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Sri Lanka, Việt Nam và Hoa Kỳ, xin Thiên Chúa ban phép lành cho anh chị em và ban niềm vui và bình an cho anh chị em"

Nhóm khách hành hương độc đáo từ Đài Loan

Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 6 tháng 6 đã có sự hiện diện của một nhóm khách hành hương từ Đài Loan trong y phục truyền thống của Trung Hoa.

Ông Peter Chiu, trưởng đoàn cho biết

"Thiên Chúa đã ban phước cho chúng tôi. Chúng tôi thành tâm đến đây để cầu nguyện. "

Cả nhóm đã nhảy múa và ca hát, như một cách để thể hiện lòng sùng kính của họ. Nắm tay, họ nhảy múa và hát ngay trước mặt tiền của Đền thờ Thánh Phêrô.

Một số khách hành hương trong nhóm này là trên 80 tuổi.

Ông Peter Chiu cho biết thêm

"Đây là một nhóm khách hành hương đặc biệt. Chúng tôi tất cả đến từ Đài Loan và chúng tôi toàn bộ là người Công Giáo. "

Chỉ có khoảng 1,5% dân số của Đài Loan là Công Giáo, tức là khoảng 300.000 người. Phần đông dân chúng Đài Loan theo Phật giáo.

Đức Giáo Hoàng gặp gỡ các lực lượng Colombia được phiến quân cộng sản phóng thích

Sau buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha tại quảng trường Thánh Phêrô, ngài đã gặp gỡ với một nhóm binh lính và cảnh sát Colombia là những người đã từng bị bắt cóc và giam giữ trong nhiều năm bởi nhóm khủng bố cộng sản FARC. Họ đã đến Vatican để cám ơn sự can thiệp của Tòa Thánh và những lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha.

Sách tập hợp các thị kiến của Anne Catherine Emmerich về Đức Trinh Nữ Maria

Anne Catherine Emmerich được ơn có những thị kiến đặc biệt về Đức Trinh Nữ Maria trong cuộc sống của cô. Các thị kiến của cô đã được ghi lại trong cuốn sách mới xuất bản có tên là "Cuộc đời riêng của Đức Trinh Nữ Maria".

Cuốn sách kể về Đức Trinh Nữ Maria đã được sinh ra như thế nào và những năm đầu cuộc sống của Đức Mẹ trong đó bao gồm đám cưới của Đức Mẹ với Thánh Giuse, cuộc thăm viếng bà Elizabeth, sự ra đời của Chúa Giêsu, chuyến thăm của Ba Nhà Đạo Sĩ và các đoạn khác không có trong Kinh Thánh.

Các thị kiến đã được thu thập bởi Brentano Clement là nhà thơ và nhà văn Đức từ năm 1818. Ông đã dành sáu năm đến thăm người nữ tu đã được ơn có 5 dấu thánh để nghe cô nói về các thị kiến.

Nhiều năm sau, Mel Gibson đã sử dụng các thị kiến này để viết bộ phim "Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô".

Đức Giáo Hoàng gởi điện văn chúc mừng Nữ Hoàng Elizabeth II

Hôm 06 tháng 6, Đức Thánh Cha đã gởi điện chúc mừng Nữ hoàng Elizabeth II nhân kỷ niệm 60 năm triều đại Nữ Hoàng của bà. Trong điện văn Đức Thánh Cha đã cảm ơn lòng hiếu khách của bà dành cho ngài trong chuyến thăm năm 2010 đến Vương quốc Anh.

Đức Thánh Cha đã nêu bật “sự dấn thân và hợp tác” của bà với các tôn giáo, đặc biệt là sự dấn thân của bà trong việc cải thiện các mối quan hệ đại kết và liên tôn.

Nữ Hoàng Elizabeth II đã đăng quang vào ngày 02 Tháng Sáu 1953. Năm 1977, bà cử hành Lễ bạc đánh dấu 25 năm trị vì. Một phần tư thế kỷ sau đó, bà cử hành Lễ vàng vào năm 2002. Và bây giờ là lễ kỷ niệm năm 60.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro 2013 sẽ chào đón Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trên bãi biển Copacabana

Trong Đại Hội Giới Trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro, hàng ngàn người trẻ sẽ chào đón Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 ở bãi biển Copacabana nổi tiếng của Brazil nơi vào ngày thứ Ba 23 Tháng Bảy, 2013, ngài sẽ dự buổi gặp gỡ đầu tiên với giới trẻ Công giáo.

Trên bãi biển hình trăng lưỡi liềm này, chặng Đàng Thánh Giá cũng sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Sáu 26 tháng 7. Một vị trí quan trọng khác là Phi Trường Santa Cruz, nơi Đêm Canh Thức và Thánh Lễ Bế Mạc sẽ được tổ chức

Đại Hội Quốc Tế Gia Đình

Lúc 16 giờ chiều thứ Năm 1 tháng 6, Ðức Thánh Cha đã dùng trực thăng để đến phi trường Ciampino của thành Roma và từ đây đáp máy bay đến phi trường Milano-Linate cách đó gần 500 cây số về hướng bắc.

Lúc 17 giờ 10 phút, máy bay chở Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã hạ cánh xuống sân bay Linate của Milano.

Hai em thiếu nhi đã chào đón ngài với một bó hoa rất rực rỡ. Ra sân bay đón ngài còn có Đức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục thành Milano, và Đức Hồng Y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình.

Từ trên chiếc xe popemobile, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón các gia đình và anh chị em thiện nguyện viên đang chào đón ngài tại sân bay và trên đường ngài di chuyển đến quảng trường chính của thành phố Duomo nơi đã xảy ra cuộc gặp gỡ đầu tiên với dân chúng thành Milano.

Khi xe của Đức Thánh Cha đến quảng trường Duomo là trung tâm tài chính của thành phố Milano, 60 ngàn người đã dành cho Ðức Thánh Cha một cuộc tiếp đón nồng nhiệt tại quảng trường rộng 17 ngàn mét vuông trước nhà thờ chính tòa Milano. Ðông đảo các gia đình và người trẻ trong số các tín hữu hiện diện. Họ ca hát, vẫy những khăn màu trắng để chào mừng ngài.

Đức Hồng Y Angelo Scola đã cảm ơn Đức Thánh Cha về chuyến viếng thăm và lòng ưu ái của Ngài nhớ đến những người chịu những hậu quả nặng nề của trận động đất mới đây ở miền bắc nước Ý.

Đây là chuyến đi đầu tiên của Đức Thánh Cha tới Milano, thủ đô tài chính của Ý. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đề cập đến tầm quan trọng về văn hóa và tôn giáo của thành phố này. Ngài khích lệ họ hãy bảo tồn gia sản này để truyền lại cho những thế hệ tương lai.

Hai trận động đất ngày 20 và 29 tháng 5 năm 2012 ở miền Emilia Romagna đã làm cho 24 người chết, hơn 350 người bị thương, 14 ngàn người phải di tản và sống trong các lều tạm trú, 305 thánh đường bị hư hại, trong đó có một số bị sụp hoàn toàn. Cả Ðền thánh Antôn thành Padova cũng bị thiệt hại.

Trong diễn văn, Ðức Thánh Cha cũng đề cao mối liên hệ mật thiết giữa giáo phận Milano với người kế vị thánh Phêrô qua dòng lịch sử, và bao nhiêu vị đại mục tử đã hướng dẫn Giáo phận này, nhất là thánh Ambroxio, thánh Carlo Borromeo, cũng như một số vị Giáo Hoàng xuất thân từ đây, như Ðức Piô 11 và đặc biệt là vị tôi tớ Chúa Ðức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã có thời làm Tổng Giám Mục Milano. Ðức Thánh Cha nói:

Sáng thứ Bẩy Mùng 2 tháng 6 là ngày thứ hai Ðức Thánh Cha viếng thăm Tổng giáo phận Milano nhân dịp đại hội kỳ 7 các gia đình thế giới. Ðức Thánh Cha đã có bốn sinh hoạt chính. Ban sáng lúc 10 giờ ngài gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong nhà thờ chính tòa. Tiếp đến vào lúc sau 11 giờ ngài gặp gỡ các người trẻ sắp chịu phép Thêm Sức tại vận động trường Giuseppe Mazza.

Trong khi chờ đợi Ðức Thánh Cha đến, giới trẻ đã sắp bốn chữ Pietro bằng các mảnh vải mầu vàng lớn chào mừng Ðức Thánh Cha là Người Kế Vị Thánh Phêrô.

Ngoài các trẻ em chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức, còn có gia đình các em, các linh mục, tu sĩ và các giáo lý viên nam nữ, tất cả khoảng 70,000 người thuộc hơn 1,000 giáo xứ trong tổng giáo phận ngồi chật sân vận động.

Ngỏ lời với các bạn trẻ sau Phúc Âm, Ðức Thánh Cha mời gọi người trẻ hãy hướng tới các lý tưởng cao đẹp và hãy nên thánh. Ðức Thánh Cha nói:

Các con thân mến, toàn cuộc sống Kitô là một con đường, nó giống như lối mòn dẫn lên một ngọn núi có Chúa Giêsu đồng hành. Với các ơn qúy báu đó tình bạn của các con với Người sẽ trở thành đích thật và chặt chẽ hơn nữa. Nó được liên lỉ dưỡng nuôi với bí tích Thánh thể, trong đó chúng ta nhận lấy Mình và Máu Chúa. Vì thế cha mời gọi các con luôn tươi vui trung thành tham dự thánh lễ Chúa Nhật, khi toàn cộng đoàn tụ họp nhau để cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và tham dự vào Hy Tế Thánh Thể. Và cũng hãy đến với bí tích Sám Hối, Giải Tội: đó là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu, Ðấng tha tội lỗi chúng ta và giúp chúng ta chu toàn việc thiện. Thế rồi các con cũng không được thiếu lời cầu nguyện cá nhân mỗi ngày. Hãy tập đối thoại với Chúa, tâm sự với Người, hãy nói với Người các vui buồn lo lắng, và xin Người ban ánh sáng và trợ giúp con đường đời sống các con.

Sau cùng Ðức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ như sau: Hãy hướng tới các lý tưởng cao đẹp, hãy nên thánh! Sự thánh thiện là con đường bình thường của kitô hữu; nó không chỉ dành cho một ít người được chọn, nhưng rộng mở cho tất cả mọi người.

Buổi gặp gỡ các bạn trẻ đã rất là hào hứng và tươi vui vì các hoạt cảnh sắp đội hình rất có nghệ thuật của các bạn trẻ thuộc nhiều lứa tuổi giữa sân banh.

Sau khi từ giã các bạn trẻ Ðức Thánh Cha đã về tòa Tổng Giám Mục để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi chốc lát trước khi tiếp tục các sinh hoạt vào ban chiều.

Lúc 8h30 tối, trước khoảng 350.000 người, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trả lời câu hỏi từ năm gia đình thuộc các quốc gia khác nhau.

1. Bé Cát Tiên người Việt

Mở đầu, bé gái Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước ĐTC để chào ngài và nói:

”Con chào Đức Giáo Hoàng, con là Cát Tiên, con đến từ Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu với Đức Giáo Hoàng gia đình con: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và hồi Cha còn bé như con.. Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong áo lam màu và mẹ em trong áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó. ĐTC âu yếm ôm hôn bé Cát Tiên và nói:

”Cám ơn con rất yêu quí, và cha mẹ con.. Cha chân thành cám ơn. Con hỏi cha kỷ niệm về gia đình cha như thế nào: có nhiều lắm. Cha chỉ muốn nói ít điều. Đối với gia đình cha, điều rất quan trọng là chúa nhật, và chúa nhật thì bắt đầu ngay từ chiều thứ bẩy. Ba của cha vẫn đọc cho con cái các bài đọc của ngày lễ chúa nhật, rút từ cuốn sách rất phổ biến bấy giờ ở Đức, trong đó cũng có những giải thích về các bài đọc. Và thế là chúa nhật bắt đầu: gia đình cha đã bước vào phụng vụ trong một bầu không khí vui mừng. Ngày hôm sau, cả gia đình cha đi lễ. Nhà cha ở gần thành phố Salzburg, vì thế gia đình cha có nhiều âm nhạc, - với các nhạc sư nổi tiếng như Mozart, Schubert, Haydn -và khi bắt đầu bài ca Kyrie kinh Thương Xót, thì như thể bầu trời mở ra. Và trong gia đình thì dĩ nhiên điều quan trọng là dùng bữa chung với nhau. trong gia đình cha vẫn thường ca hát nhiều: anh của cha là một nhạc sĩ giỏi, sáng tác nhạc ngay từ nhỏ cho cả gia đình, và cả nhà cha đều hát. Ba của cha thì chơi đàn hạc cầm và hát; đó là những lúc không thể quên được. Và dĩ nhiên là gia đình cha cũng đi chung với nhau, đi bộ; nhà cha gần một khu rừng và vì thế đi bộ trong rừng là điều rất tốt: có những cuộc phiêu lưu và các trò chơi nữa, cùng những thứ khác. Tóm lại là gia đình cha một lòng một ý với nhau, với bao nhiêu kinh nghiệm chung, cả trong thời kỳ khó khăn, vì hồi đó là thời chiến tranh, thời độc tài, rồi nghèo đói. Nhưng tình yêu thương nhau trong gia đình cha, niềm vui vì những điều đơn sơ rất là mạnh, nên gia đình cha có thể khắc phục và chịu đựng được cả những cơ cực đấy. Cha thấy điều này rất quan trọng, đó là cả những điều nhỏ bé cũng mang lại vui mừng, vì qua đó có biểu lộ tâm hồn của người khác. Và thế là anh chị cùng với cha được lớn lên với xác tín rằng lòng nhân từ của Chúa phản ánh cả nơi cha mẹ và anh chị em. Thú thực là khi cha tìm cách tưởng tượng xem thiên đàng như thế nào, cha luôn hình dung ra thời cha còn trẻ, thời niên thiếu của cha. Trong khung cảnh tín thác, vui mừng và yêu thương như thế, gia đình cha thật là hạnh phúc và cha nghĩ rằng thiên đàng cũng giống như trong thời niên thiếu của cha. Theo nghĩa đó, cha hy vọng được ”đi về nhà”, đi sang phần bên kia của thế giới.

2. Câu hỏi thứ hai được anh chị Serge Razafinbony và Fara Andrianombonana người Madagascar nêu lên:

”Kính thưa ĐTC, chúng con là Fara và Serge, chúng con đến từ Madagascar. Chúng con quen nhau ở Firenze nơi chúng con đang học, con học ngành kỹ sư còn Fara học kinh tế. Chúng con đính hôn với nhau từ 4 năm nay, và sau khi tốt nghiệp, chúng con mơ ước trở về nước để góp phần giúp dân qua nghề nghiệp của chúng con.

- FARA: Những kiểu mẫu gia đình ở tây phương không làm cho chúng con tin tưởng lắm, nhưng chúng con cũng biết rằng có nhiều truyền thống của Phi châu chúng con cần phải vượt qua. Chúng con cảm thấy rất hợp nhau, vì thế chúng con muốn kết hôn với nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai. Chúng con cũng muốn rằng mọi khía cạnh trong đời sống chúng con được các giá trị Tin Mừng hướng dẫn. Nhưng thưa Đức Thánh Cha, nói về hôn nhân, có một từ ngữ thu hút chúng con nhiều nhất nhưng đồng thời cũng làm cho chúng con kinh sợ, đó là từ ”mãi mãi”.

.

- ĐTC đáp:

”Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này.. Kinh nguyện của tôi tháp tùng các bạn trong hành trình đính hôn và tôi hy vọng rằng với các giá trị Tin Mừng, các bạn có thể thành lập một gia đình ”mãi mãi”. Bạn đã nhắc đến các kiểu hôn nhân khác nhau: chúng ta biết thứ hôn nhân theo tập tục của Phi châu và hôn nhân tây phương. Nói đúng ra, ở Âu Châu này, cho đến thế kỷ 19, cũng có một kiểu hôn nhân khác rất thịnh hành: hồi đó hôn nhân thường là một hợp đồng giữa các gia tộc khác nhau, qua đó người ta tìm cách mở ra tương lai, bảo vệ tài sản, v.v. Người ta tìm người để kết hôn, với hy vọng là cuộc hôn nhân này hợp với gia tộc, hoặc phe này phe kia. Tại các nước ở Âu Châu phần nào cũng như thế. Tôi còn nhớ ở làng nhỏ của chúng tôi nơi tôi đi học, phần lớn cuộc hôn nhân là do gia đình xếp đặt như vậy. Nhưng rồi từ thế kỷ 19 trở đi, có sự giải phóng cá nhân, tự do cá nhân, và hôn nhân không còn dựa trên ý muốn của người khác nữa, nhưng do chính hai người chọn lựa; hai người yêu nhau, rồi đính hôn sau đó thành hôn với nhau. Hồi ấy tất cả đều xác tín rằng chỉ có kiểu mẫu hôn nhân vì tình yêu như thế mới đúng và tình yêu tự nó bảo đảm tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, vì tình yêu là tuyệt đối, muốn tất cả và vì thế nó bao trùm trọn vẹn thời gian: kéo dài mãi mãi. Rất tiếc là thực tế không như thế: người ta thấy rằng yêu nhau thực là đẹp, nhưng nó không kéo dài mãi mãi, cũng như tâm tình, tình cảm nó không tồn tại mãi. Vì thế, ta thấy rằng giai đoạn từ sự yêu nhau đến việc đính hôn, và kết hôn với nhau đòi phải có những quyết định khác, những kinh nghiệm nội tâm nữa. Như tôi đã nói, tình cảm yêu thương nhau thật là đẹp, nhưng nó cũng cần được thanh tẩy, phải tiến theo một con đường phân định, nghĩa là phải có cả lý trí lẫn ý chí nữa; lý trí, tình cảm và ý chí cần phải được liên kết với nhau. Trong nghi thức hôn phối, Giáo Hội không nói: ”Anh - chị - có yêu thương không?”, nhưng hỏi: Anh - Chị có muốn, có quyết định hay không, nghĩa là sự yêu nhau phải trở thành một tình yêu thực sự, bao gồm cả ý chí lẫn lý trí khi tiến hành, phải bao gồm sự đính hôn, sự thanh tẩy, phải có chiều sâu hơn, như thế, trọn con người, với tất cả khả năng của mình, với sự phân định của ý chí, với sức mạnh của ý chí, để nói rằng: ”Đúng, đây là cuộc sống của tôi”. Tôi thường nghĩ đến tiệc cưới Cana. Rượu đầu tiên thật là ngon: đó là sự bắt đầu yêu thương nhau. Nhưng nó không kéo dài đến cùng; cần phải có thứ rượu thứ hai, nghĩa là phải lên men và tăng trưởng, trưởng thành. Một tình yêu chung kết thực sự trở thành ”rượu thứ hai” càng đẹp hơn nữa, còn ngon hơn rượu thứ nhất. Và đó là điều chúng ta phải tìm kiếm. Và điều quan trọng ở đây là hai người đính hôn không lẻ loi, hai người thành hôn còn cần sự can dự của cộng đoàn xứ đạo, Giáo Hội, bạn hữu. Sự hiệp thông cuộc sống với tha nhân, với gia đình như thế nâng đỡ cho đôi hôn nhân, là điều rất quan trọng, và chỉ với sự can dự của cộng đoàn, của bạn hữu, của Giáo Hội, của Đức tin và của chính Thiên Chúa, thì rượu mới tăng trưởng và kéo dài mãi mãi. Tôi cầu chúc các bạn mọi điều tốt đẹp!

3. Gia đình thứ ba lên tiếng là ông bà Paleologos người Hy Lạp:

(Nikos)): Kalispera! Chúng con là gia đình Paleologos, chúng con đến từ Athènes. Con tên là Nikos và vợ con đây tên là Pania. Và hai đứa con của chúng con đây là Pavlos và Lydia.

”Cách đây nhiều năm, cùng với hai người hợp đồng, chúng con đầu tư tất cả tài sản để mở một công ty nhỏ về tin học. Nhưng rồi xảy đến cuộc khủng hoảng kinh tế rất trầm trọng, các khách hàng giảm bớt rất nhiều và những người còn lại thì cứ hoãn lại việc trả tiền. Chúng con vất vả lắm trong việc trả lương cho hai nhân viên, và chúng con và hai người hợp đồng đầu tư chỉ còn lại rất ít tiền: vì thế, số tiền dành để nuôi gia đình chúng con chẳng còn lại bao nhiêu, ngày càng ít đi. Tình trạng chúng con là một trong bao nhiêu tình cảnh, trong số hàng triệu người như vậy. Tại thành phố, dân chúng bước đi, đầu cúi xuống, chẳng ai còn tin tưởng ai nữa, thiếu hy vọng.

Pania: Cả chúng con nữa, tuy tiếp tục tin tưởng nơi Chúa quan phòng, nhưng chúng con thấy khó lòng nghĩ đến một tương lai cho con cái. Kính thưa ĐTC, có những ngày những đêm, chúng con tự hỏi phải làm gì để khỏi đánh mất niềm hy vọng. Giáo Hội có thể nói gì với những người dân như thế, với những người và những gia đình không còn viễn tượng tương lai nữa?

- ĐTC đáp: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì chứng từ này, đã đánh động con tim tôi, tâm hồn của tất cả chúng ta. Chúng ta có thể trả lời thế nào đây? Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm cái gì cụ thể và tất cả chúng ta đều đau khổ vì sự kiện chúng ta không có khả năng làm cái gì cụ thể. Trước tiên, chúng ta hãy nói về chính trị; tôi thấy cần phải có sự gia tăng cảm thức trách nhiệm nơi tất cả các đảng phái, xin họ đừng hứa những điều không thể thực hiện được (vỗ tay), họ đừng chỉ tìm kiếm những lá phiếu cho mình, nhưng hãy có tinh thần trách nhiệm đối với thiện ích của mọi người và hãy hiểu rằng chính trị cũng luôn luôn là một trách nhiệm nhân bản, trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa và loài người. Và dĩ nhiên mỗi người đau khổ và phải chấp nhận tình trạng như thế mà nhiều khi họ không có phương thế để tự vệ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: mỗi người chúng ta hãy làm những gì mình có thể, hãy nghĩ đến mình, đến gia đình, đến tha nhân với tinh thần trách nhiệm cao độ, với ý thức rằng những hy sinh là điều cần thiết để tiếp tục tiến bước.

Điểm thứ ba là: chúng ta có thể làm được gì? Đây là câu hỏi của tôi trong lúc này. Tôi nghĩ rằng có lẽ sự kết nghĩa giữa các thành phố, các gia đình, các giáo xứ, có thể giúp đỡ được. Ở Âu Châu hiện nay, chúng ta có một hệ thống kết nghĩa với nhau, nhưng chỉ là những trao đổi văn hóa, điều này chắc chắn là tốt và rất hữu ích, nhưng có lẽ cũng cần những sự kết nghĩa theo nghĩa khác nữa: để thực sự là một gia đình tây phương, Italia, Đức, Pháp, cảm nhận trách nhiệm giúp gia đình khác. Như thế, cả các giáo xứ, cả thành phố thực sự lãnh nhận trách nhiệm, giúp đỡ cụ thể. Anh chị em hãy chắc chắn rằng tôi và bao nhiêu người khác đang cầu nguyện cho anh chị em, và việc cầu nguyện này không phải chỉ là lời nói mà thôi, nhưng cởi mở tâm hồn với Thiên Chúa và qua đó tạo ra cả tinh thần sáng tạo để tìm ra những giải pháp. Tôi hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta, và Chúa luôn luôn giúp đỡ! Cám ơn.

4. Gia đình thứ tư là ông bà Rerrie từ Hoa Kỳ:

Jay: Chúng con sống gần thành New York. Con tên là Jay, gốc người Jamaica và con làm kế toán viên. Anna vợ con đây là giáo viên hỗ trợ. Và đây là 6 đứa con của chúng con, từ 2 đến 12 tuổi. Thưa ĐTC, ngài có thể tưởng tượng được cuộc sống của chúng con với những cuộc chạy đua với thời gian, với những cơ cực, những vụ bị kẹt rất phức tạp.. Ở Mỹ chúng con, làm sao giữ được công ăn việc làm cũng là một trong những ưu tiên tuyệt đối, và để giữ được việc làm như vậy, thì không được để ý đến thời biểu, và nhiều khi chúng con phải hy sinh những quan hệ gia đình.

Anna. Chắc chắn là không luôn luôn dễ dàng.. Thưa ĐTC, chúng con có cảm tưởng là các cơ chế và xí nghiệp không tạo điều kiện dễ dàng để dung hóa thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Kính thưa ĐTC, chúng con cũng nghĩ rằng cả ĐTC cũng không dễ dàng dung hòa giữa bao nhiêu công việc và sự nghỉ ngơi. ĐTC có lời khuyên nào để giúp chúng con tìm lại được sự hòa hợp cần thiết này hay không? Trong cơn lốc của bao nhiêu kích thích do xã hội ngày nay áp đặt, làm sao giúp các gia đình sống việc mừng lễ theo tâm hồn của Thiên Chúa?

- ĐTC đáp: ”Đây thực là một vấn đề lớn và tôi nghĩ là hiểu được đòi hỏi giữa hai ưu tiên: ưu tiên giữ công ăn việc làm là điều quan trọng, và ưu tiên duy trì đời sống gia đình. Làm sao dung hòa giữa hai ưu tiên ấy. Tôi chỉ có thể cố gắng đưa ra vài lời khuyên. Điểm thứ nhất: có những xí nghiệp cho phép một ngoại lệ nào đó cho các gia đình như ngày sinh nhật chẳng hạn và họ thấy rằng cho tự do một chút như thế, thì xét cho cùng điều này thì cũng có lợi cho cả xí nghiệp nữa, vì củng cố lòng yêu thích công ăn việc làm. Vì thế, tôi muốn mời gọi các chủ nhân hãy nghĩ đến các gia đình, hãy nghĩ cách giúp đỡ để hai ưu tiên có thể dung hòa được với nhau.

Điểm thứ hai: tôi thiết nghĩ dĩ nhiên cần phải tìm kiếm một sự sáng tạo nào đó, và đây là điều không luôn luôn dễ dàng. Nhưng ít là mỗi ngày mang lại một yếu tố vui mừng nào đó trong gia đình, sự quan tâm, từ bỏ ý riêng mình để ở chung với gia đình, chấp nhận và vượt thắng những đêm đen, như đã nói trên đây, và nghĩ đến thiện ích lớn lao là gia đình, và như thế khi ân cần mang lại một điều tốt lành nào đó mỗi ngày, tìm được sự dung hòa giữa hai ưu tiên. Và sau cùng, là chúa nhật, là ngày lễ: tôi hy vọng chúa nhật cũng được tuân giữ tại Mỹ. Và vì thế, tôi thấy chúa nhật rất quan trọng, đây là ngày của Chúa, và với tư cách ấy, đó cũng là ngày của con người, để chúng ta được rảnh rang, được tự do. Trong trình thuật sáng tạo, ý hướng nguyên thủy của Đấng Tạo Hòa là có một ngày trong đó tất cả được rảnh rang. Trong sự rảnh rang của người này cho người khác, cho chính mình, người ta cũng rảng rang cho Thiên Chúa. Và tôi nghĩ rằng chúng ta bảo vệ sự tự do, sự rảnh rang của con người, khi bảo vệ chúa nhật và những ngày lễ như những ngày của Thiên Chúa và cũng là ngày của con người. Cám ơn và chúc mừng anh chị em.

5. Gia đình sau cùng là Ông Araujo từ Porto Alegre, Brazil.

Bà Maria Marta nói: Kính thưa ĐTC, cũng như nơi khác trên thế giới, tại Brazil chúng con, các cuộc hôn nhân tan vỡ tiếp tục gia tăng. Con tên là Maria Marta, và chồng con đây là Manoel Angelo. Chúng con kết hôn từ 34 năm nay và chúng con trở thành ông bà rồi. Trong tư cách là bác sĩ và là chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình, chúng con gặp bao nhiêu gia đình, nhận thấy nơi những xung đột vợ chồng có một khó khăn rất lớn trong việc tha thứ và đón nhận tha thứ, nhưng trong nhiều trường hợp khác, chúng con cũng gặp ước muốn và ý chí xây xựng một cuộc hôn nhân mới, một cái gì lâu bền, và cũng vì con cái sinh ra từ cuộc kết hiệp mới này.

Manoel Angelo: Có một vài cặp tái hôn muốn đến gần Giáo Hội, nhưng khi thấy mình bị từ chối không được lãnh nhận các bí tích thì họ rất thất vọng. Họ cảm thấy bị gạt bỏ, bị mang một bản án không thể kháng tố được. Những đau khổ lớn lao này gây thương tổn sâu đậm cho những người liên hệ; tình trạng bị xâu xé ấy cũng trở thành một phần của thế giới, trở thành những vết thương của chúng ta, của toàn thể nhân loại. Kính thưa ĐTC, chúng con biết rằng những tình cảnh và những người ấy rất được Giáo Hội quan tâm: vậy đâu là những lời nói và những dấu hiệu hy vọng mà chúng ta có thể mang lại cho họ?

- ĐTC trả lời: Các bạn thân mến, cám ơn các bạn vì công việc tâm lý trị liệu cho các gia đình là điều rất cần thiết. Cám ơn vì tất cả những gì các bạn làm để giúp những người đau khổ ấy. Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn gian. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội. Xin cám ơn sự dấn thân của các bạn.

Trong cuộc gặp gỡ các gia đình, ĐTC cũng gửi lời thân ái chào thăm những ngừơi bị động đất ở Italia, ngài biết rõ những đau khổ của họ và nói: ”Tôi cầu nguyện hằng ngày để những vụ động đất này chấm dứt. Tất cả chúng tôi đều muốn cộng tác để giúp đỡ anh chị em. Xin anh chị em hãy tin chắc rằng chúng tôi không quên anh chị em, và chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ anh chị em, - Caritas, tất cả những tổ chức của Giáo hội, Nhà Nước và các cộng đoàn khác, mỗi người chúng tôi đều muốn giúp đỡ anh chị em, về mặt thiêng liêng qua lời cầu nguyện, trong sự gần gũi tâm hồn, cũng như về mặt vật chất. Tôi cầu nguyện nồng nhiệt cho anh chị em. Xin Chúa giúp đỡ anh chị em. Tôi xin gửi cầu chúc mọi sự lành cho anh chị em, xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.

Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Quốc Tế Gia Đình Lần Thứ 7

Vào buổi sáng Chúa Nhật 3 tháng 6, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Bế Mạc vào lúc 10h sáng với sự tham dự của hơn một triệu người.

Trước lễ đài khổng lồ có mái vòm che mưa nắng, có khoảng 1 ngàn linh mục đồng tế đến từ các nước và cả các giới chức chính quyền, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Mario Monti, cùng với nhiều bộ trưởng trong chính quyền. Một khu vực bên trái lễ đài được dành cho ca đoàn với 500 ca viên. Trên lễ đài, đã có 250 Giám Mục Italia và các nước ngồi sẵn, trong khi 60 Hồng Y đã đi rước với Ðức Thánh Cha lên bàn thờ.

Trong bài giảng thánh lễ, Ðức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương cuộc sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa, sống tình yêu thương với nhau và với mọi người, chia sẻ những vui mừng và đau khổ, học cách tha thứ và đón nhận tha thứ, chăm sóc và giáo dục con cái. Ngài cũng mời gọi những người ly dị tái hôn hãy gắn bó với Giáo Hội và mọi thành phần Giáo Hội hãy quan tâm nâng đỡ họ. Ðức Thánh Cha nói:

Bài giảng của Ðức Thánh Cha

Trong bài giảng thánh lễ, Ðức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương cuộc sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa, sống tình yêu thương với nhau và với mọi người, chia sẻ những vui mừng và đau khổ, học cách tha thứ và đón nhận tha thứ, chăm sóc và giáo dục con cái. Ngài cũng mời gọi những người ly dị tái hôn hãy gắn bó với Giáo Hội và mọi thành phần Giáo Hội hãy quan tâm nâng đỡ họ. Ðức Thánh Cha nói:

“Không những Giáo Hội nhưng cả các gia đình, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, cũng được kêu gọi trở thành hình ảnh Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi. Thực vậy từ đầu, ‘Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, Ngài tạo dựng họ theo hình ảnh Thiên Chúa: Chúa dựng nên họ có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ và nói: hãy sinh sản ra nhiều’ (St 1,27-28). Thiên Chúa đã tạo dựng con người nam nữ, với phẩm giá bình đẳng, nhưng cũng với những đặc tính riêng bổ túc cho nhau, để cả hai trở thành hồng ân cho nhau, đề cao giá trị của nhau và thực hiện một cộng đồng của tình thương và sự sống. Tình yêu là đIèu làm cho con người thành hình ảnh đích thực của Thiên Chúa. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, khi sống hôn nhân, anh chị không trao cho nhau một vật gì hoặc vài hoạt động nào đó, nhưng trọn cuộc sống. Tình yêu của anh chị em trở nên phong phú trước tiên cho chính anh chị em, vì anh chị em mong ước và thực hiện điều tốt lành cho nhau, cảm nghiệm niềm vui nhận lãnh và cho đi. Rồi tình yêu ấy trở nên phong phú trong việc sinh sản con cái một cách quảng đại và trong tinh thần trách nhiệm, trong sự ân cần chăm sóc con cái, giáo dục chúng trong sự quan tâm và khôn ngoan. Sau cùng, tình yêu của anh chị em phong phú cho xã hội, vì cuộc sống gia đình chính là trường học đầu tiên và không thể thay thế được để dạy các đức tính xã hội, như tôn trọng con người, đặc tính nhưng không, lòng tín nhiệm, tinh thần trách nhiệm, tình liên đới và cộng tác".

Ðức Thánh Cha nói tiếp: "Hỡi các đôi vợ chồng quí mến, anh chị em hãy chăm sóc con cái của mình, và trong một thế giới bị kỹ thuật thống trị, hãy thông truyền cho chúng, trong sự thanh thản và tín thác, những lý do để sống, sức mạnh của niềm tin, mở ra cho chúng những mục tiêu cao thượng và nâng đỡ chúng trong sự dòn mỏng yếu đuối. Hỡi những người làm con hãy biết luôn luôn duy trì một quan hệ yêu mến sâu xa và ân cần chăm sóc cha mẹ, và cả những quan hệ giữa anh chị em với nhau cũng phải là những cơ hội để tăng trưởng trong tình yêu."

Bí tích hôn phối

Dự phóng của Thiên Chúa về đôi vợ chồng tìm được sự viên mãn trong Chúa Giêsu Kitô, là Ðấng đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Hỡi các đôi vợ chồng thân mến, với một hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Linh, Chúa Kitô đã cho anh chị em được tham dự vào tình yêu phu thê của Ngài, biến anh chị em thành dấu chỉ tình yêu của Ngài đối với Giáo Hội: một tình yêu trung tín và hoàn toàn. Nếu anh chị em biết đón nhận hồng ân này, bằng cách hằng ngày canh tân sự ưng thuận của anh chị em, với lòng tin, với sức mạnh đến từ ơn bí tích hôn phối thì gia đình anh chị em sẽ sống tình yêu Thiên Chúa, theo mẫu gương của Thánh Gia Nazareth. Hỡi các gia đình thân mến, hãy năng khẩn cầu trong kinh nguyện ơn phù trợ của Ðức Trinh Nữ Maria và của thánh Giuse, để các ngài dạy anh chị em đón nhận tình thương của Thiên Chúa như các ngài đã làm. Ơn gọi của anh chị em không phải là điều dễ thực hiện, nhất là ngày nay, nhưng ơn gọi tình yêu ấy là một thực tại tuyệt vời, là sức mạnh duy nhất có thể thực sự biến đổi thế giới. Trước mắt, anh chị em có chứng tá của bao nhiêu gia đình, họ chỉ dẫn những con đường để tăng trưởng trong tình yêu: đó là duy trì quan hệ liên lỷ với Thiên Chúa, tham gia đời sống Giáo Hội, vun trồng cuộc đối thoại, tôn trọng quan điểm của người khác, sẵn sàng phục vụ, kiên nhẫn với những khuyết điểm của người khác, biết tha thứ và xin lỗi, khắc phục một cách khôn ngoan và khiêm tốn những xung đột nếu có, thỏa thuận với nhau về đường hướng giáo dục, cởi mở đối với các gia đình khác, quan tâm tới người nghèo, có tinh thần trách nhiệm trong xã hội dân sự. Ðó là tất cả những yếu tố tạo nên gia đình. Anh chị em hãy can đảm sống các yếu tố ấy, với xác tín rằng theo mức độ được ơn thánh Chúa nâng đỡ, anh chị em sẽ sống tình yêu thương đối với nhau và với mọi người, trở thành Tin Mừng sống động, và thành một Giáo Hội tại gia đích thực (Xc Tông huấn Familiaris consortio, 49)."

Những người ly dị tái hôn

"Tôi cũng muốn dành một lời cho các tín hữu, tuy đồng ý với giáo huấn của Giáo Hội về gia đình, nhưng họ đang chịu kinh nghiệm đau thương về sự thất bại của hôn nhân và chia lìa nhau. Anh chị em hãy biết rằng Giáo Hoàng và Giáo hội nâng đỡ anh chị em trong nỗi đau khổ và cơ cực của anh chị em. Tôi khuyến khích anh chị em hãy liên kết với cộng đoàn của mình và đồng thời tôi cầu mong các giáo phận thực hiện những sáng kiến thích hợp để đón nhận và gần gũi anh chị em."

Trách vụ của vợ chồng

"Trong sách Sáng thế, Thiên Chúa ủy thác cho đôi vợ chồng công trình sáng tạo của Ngài để họ bảo tồn, vun trồng, và qui hướng chúng theo dự phóng của Ngài (Xc 1,27-28; 2,15). Trong chỉ dẫn này của Kinh Thánh, chúng ta có thể đọc thấy nghĩa vụ của người nam và người nữ phải cộng tác với Thiên Chúa để biến đổi thế giới, qua công việc, qua khoa học và kỹ thuật. Người nam và người nữ là hình ảnh của Thiên Chúa cả trong công trình này, công trình mà họ cần chu toàn với cùng một tình yêu của Ðấng Tạo Hóa. Chúng ta thấy rằng trong các lý thuyết kinh tế tân thời, quan niệm duy lợi ích về lao động, về sản suất và về thị trường thường được đề cao trổi vượt. Nhưng dự phóng của Thiên Chúa và chính kinh nghiệm cho thấy rằng không phải tiêu chuẩn một chiều về tư lợi và về lợi nhuận tối đa có thể góp phần đạt tới sự phát triển hài hòa, mưu ích cho gia đình và xây dựng một xã hội công bằng hơn, vì nó bao hàm một sự cạnh tranh thái quá, những chênh lệch lớn lao, làm suy thoái môi sinh, chạy đua tiêu thụ, gây ra bao nhiêu khó khăn trong gia đình. Não trạng duy lợi ích có xu hướng lây sang các quan hệ giữa con người với nhau và trong gia đình, biến những quan hệ này thành một sự đồng qui bấp bênh của các lợi lộc cá nhân và đe dọa sự ổn định của xã hội.

Sự nghỉ ngơi và mừng lễ

Yếu tố sau cùng được Ðức Thánh Cha nhắc đến trong bài giảng là sự nghỉ ngơi và mừng lễ:

"Con người, trong tư cách là hình ảnh Thiên Chúa, cũng được kêu gọi nghỉ ngơi và mừng lễ. Trình thuật sáng tạo kết thúc với những lời này: "Trong ngày thứ bẩy, Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đã làm và ngày thứ bẩy Ngài ngưng mọi hoạt động đã làm. Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bẩy và thánh hóa ngày này" (St 2,2-3). Ðối với các tín hữu Kitô chúng ta, ngày lễ là Chúa nhật, ngày của Chúa, là lễ Phục sinh hằng tuần. Ðó là ngày của Giáo hội, cộng đoàn được Chúa triệu tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, như chúng ta đang làm hôm nay, để nuôi sống chúng ta bằng chính Ngài, để đi vào trong tình thương của Ngài và sống bằng tình yêu ấy. Ðó là ngày của con người với các giá trị của nó là cuộc sống chung, tình thân hữu, tình liên đới, văn hóa, tiếp xúc với thiên nhiên, chơi đùa, thể thao. Ðó là ngày của gia đình, trong đó cùng sống với nhau ý nghĩa ngày lễ, cuộc gặp gỡ, chia sẻ, kể cả qua việc tham dự Thánh Lễ. Hỡi các gia đình thân mến, dù ở trong nhịp sống dồn dập của thời đại chúng ta ngày nay, anh chị em đừng đánh mất ý nghĩa ngày của Chúa! Ngày này giống như một ốc đảo trong đó chúng ta dừng lại để thưởng thức niềm vui gặp gỡ và thỏa mãn khát mong của chúng ta về Thiên Chúa".

Gia đình, lao động và mừng lễ: 3 hồng ân của Thiên Chúa, 3 chiều kích trong cuộc sống chúng ta phải tìm được sự hòa hợp quân bình. Hòa hợp thời gian làm việc và những đòi hỏi của gia đình, của công việc làm, của chức phận làm mẹ, lao động và mừng lễ, sự hòa hợp như thế là điều quan trọng để xây dựng xã hội với khuôn mặt con người.

Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng trong tháng Sáu: Kitô hữu sống ở châu Âu và Thánh Thể

Mỗi tháng, Đức Giáo Hoàng đề xuất một ý định cầu nguyện cụ thể cho người Công Giáo trên toàn thế giới. Trong tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cầu nguyện "để các tín hữu có thể nhận ra trong bí tích Thánh Thể sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh đang đồng hành với họ trong cuộc sống hàng ngày".

Đức Giáo Hoàng cũng cầu nguyện cho các Kitô hữu châu Âu để họ có thể "tái khám phá căn tính thật sự của họ và tham gia nhiệt thành hơn trong việc rao giảng Tin Mừng".

Đức Giáo Hoàng cũng đã cầu nguyện cho các gia đình, các nhà truyền giáo, những người đau khổ ở châu Phi, và ơn gọi đời sống thánh hiến.