Ngày 06-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tất Cả Đều Được Ăn No Nê
Tuyết Mai
12:04 06/06/2010
Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn còn dư lại. (Lc 9, 11b-17).

Quả huyền nhiệm và mầu nhiệm thay! Chúa đã biến 5 chiếc bánh và 2 con cá để nuôi trên 5000 miệng ăn vì Chúa xót thương họ, bởi họ đang đói và vì chung quanh là hoang địa. Tôi thiết nghĩ Chúa Giêsu đã cố ý dùng không gian và thời gian, muốn chứng tỏ cho dân Ngài được chứng kiến tận mắt, để thấy được quyền năng của Ngài là từ Trời mà đến, cùng một phương thức nuôi dân như xưa kia Cha Ngài đã nuôi dân Chúa suốt thời gian sống trong sa mạc. Nhưng điều chính yếu Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa thương yêu nhân loại, Ngài không bao giờ để cho dân Ngài phải đói và chết vì đói cả!? Nếu nhân loại có bị chết vì đói là vì lòng tham lam của nhân loại chúng ta mà thôi! Hãy nhìn từ trên trời cao cho đến mặt đất bao la hùng vĩ, và thẳng tắp cho đến mãi cuối chân trời. Mọi thứ dưới đất là cây cỏ xanh tươi bao la bát ngát; thú vật cũng sống đầy tràn trên mặt đất; Trên trời cao thì không biết bao nhiêu chim chóc đủ loại, Chúa đã ban cho con người làm chủ và tùy ý trong sự sinh tồn. Nhưng Thiên Chúa đã không hình dung và tưởng tượng được lòng tham vô đáy và sự gian ác của con người, cho nên đến ngày hôm nay thì mọi thứ hoa quả và thú vật đang bị hủy diệt và hao hụt dần. Từ từ con người sẽ bị tử vong và hủy diệt vì chính bàn tay nham nhúa, lòng tham vô đáy, và sự phá hoại của chính mình.

Không bao giờ hết là ngay chính thời đại của chúng ta đây, đã gặp biết bao nhiêu thiên tai bão lụt vì không còn cây cối thiên nhiên để chận đứng lại những dòng nước chẩy ồ ạt vào thành phố. Cây cối trên rừng cũng đã bị đốn ngả cho thật hết và muông thú trong rừng cũng đã hình như không còn, vì tất cả đã được bán cho nước ngoài. Đồng ruộng thì cần trâu bò để giúp dân chúng cầy cấy thì cũng bị dân ngoại chúng dụ dỗ và bày cái trò mua móng trâu móng bò để làm thuốc với giá rất cao. Dân quê chân chất chẳng hiểu được mưu mô chúng giăng ra là để muốn giết dân mình qua những mùa trồng trọt thiếu hụt trước mặt!? Vì còn trâu còn bò đâu mà trồng với trọt, vì chúng trâu bò đã chết hết rồi! Mua móng trâu móng bò có nghĩa là phải bán cả 4 cái chân của chúng với giá bao nhiêu triệu bạc lận đấy thưa anh chị em! Thế là bà con chỉ nhìn thấy đồng tiền mà quên đi những mùa vụ trồng lúa trước mặt!? Tiền thì ăn xài bao nhiêu cũng hết nhưng dân quê chỉ biết trồng trọt bằng trâu bằng bò cho nên giữa con người mà lại đi hại lẫn nhau như thế thì riết rồi còn gì trên mặt đất nữa!?

Nhưng có phải cũng vì con người tham lam mà từ bao đời Thiên Chúa vẫn phải mỏi mệt và rất buồn phiền vì chúng ta? Chắc vì Ngài đã lỡ tạo dựng nên chúng ta cho nên Ngài cũng phải nương theo và ban cho chúng ta Chúa Con Giêsu xuống trần gian là để dậy dỗ chúng ta biết Giáo Lý của Ngài, để mà còn sinh tồn, và để mà còn biết giữ Linh Hồn đời đời của mình!?. Giáo Lý của Một Thiên Chúa là Yêu Thương, với hy vọng rằng nhờ bài học Chúa dậy chúng ta là phải sống hiền lành và khiêm nhường này, sẽ giúp ích chúng ta thật nhiều trong việc biết chia sẻ, thương yêu, và giúp đỡ lẫn nhau trong tình yêu thương đồng loại. Nhờ thế mà con người sẽ cứu lần con người, mà sẽ không dẫn đến sự tử vong nhanh chóng như thế! Chúng ta có nghĩ rằng Thiên Chúa quyền năng và hằng hũu thế lại muốn tiêu diệt chúng ta ư!?? Hủy diệt, phá hoại, chết chóc, tử vong không phải là do Thánh Ý Chúa, mà là do ma quỷ chúng luôn muốn phá hoại và làm cho con người phải sống xa lánh Chúa. Chứ Thiên Chúa của chúng ta, Ngài luôn là Tình Yêu, Ngài là sự sống muôn đời của nhân loại chúng ta. Trong sự chia rẽ, ly tán, giết chóc, hận thù, ghen ghét, tỵ hiềm, v.v.v...., Thiên Chúa Ngài luôn song hành bên chúng ta mỗi ngày cho đến tận thế! Bởi thế khi Chúa Giêsu phải về Trời với Cha của Ngài, biết rằng con người sẽ không bao giờ sống tốt đẹp và tốt lành, nên đã ban cho nhân loại chúng ta Chúa Thánh Thần thay mặt Chúa Giêsu, trở thành Thầy dậy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn chúng ta luôn sống thế nào là tốt đẹp, thánh thiện, và gầy dựng. Luôn sống thế nào là con đường chính lộ để cùng đích và là Con Đường dẫn hết thảy con cái của Ngài đến được Nước Trời, sống hạnh phúc muôn thuỏ muôn đời bên Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chúa Giêsu phải về Trời với Chúa Cha của Ngài, cũng vì Tình Yêu thương con cái nhân loại của Ngài, ngoài sự ban ơn Tình Yêu Chúa Thánh Thần ra, Ngài cũng đã ban cho chúng ta thức ăn nuôi dưỡng chúng ta hằng ngày là chính Mình và Máu Thánh của Ngài. Ôi! không còn Tình Yêu dạt dào nào lại có thể chứng minh cho chúng ta hơn nữa là Ngài ban cho chúng ta chính con người sống động của Ngài là Mình và Máu Thánh. Không còn lời tốt đẹp nào lại có thể ca khen một Thiên Chúa lại ban chính Mình và Máu của Ngài cho nhân loại, để con người được sống, chẳng những cho ngày hôm nay, nhưng mà là mãi mãi muôn đời. Chúng ta ăn Ngài là chúng ta từ từ sẽ trở nên giống Ngài là điều chắc chắn thế! Vì có phải chúng ta cũng muốn được trở nên giống Ngài là Yêu Thương, hiền lành, khiêm nhường, thánh thiện, hy sinh, bác ái, và là sự tha thứ cho anh chị em mình, như Chúa Giêsu đã tha thứ cho quân dữ và tất cả những ai góp phần vào cuộc Tử Nạn của Chúa, xưa cũng như nay. ...

Ai lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, xin cho cùng được một nguyện vọng là luôn muốn sống kết hiệp với Thiên Chúa, Giáo Hội, và tha nhân. Hợp lòng hợp ý xây dựng Giáo Hội Chúa ngày càng thêm nhiều Thợ Gặt tốt lành để thay mặt Chúa đem Tình Yêu Thương đến khắp cùng bờ cõi, Tin Mừng, và làm Sáng Danh Ba Ngôi Thiên Chúa ở khắp mọi chỗ mọi nơi, để không một linh hồn nào bị sa vào Hoả Ngục, vì Thiên Chúa chúng ta Ngài là Yêu Thương, Ngài muốn tất cả con cái của Ngài cùng được vào Nước Trời, hưởng mọi sự tốt đẹp và tốt lành với những Ơn ban của Ngài, mà con người dưới trần không thể nào có thể tưởng tượng được cho nổi!!! Một Nơi mà mắt chưa từng bao giờ được thấy, và tai chưa từng bao giờ được nghe. Ai có tai thì nghe! Amen.
 
Lương thực và Gia đình
Thanh Thanh
12:13 06/06/2010
Đói khát

Hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay có quá nhiều lương thực, từ chất lượng đến số lượng, từ hình thức đến nội dung để phục vụ cuộc sống con người.

Nhưng cũng hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay, con người vẫn còn đói khát quá nhiều. Không chỉ là cơm bánh, mà đói khát đủ thứ.

Nào là tiền bạc, sức khỏe, sống lâu, danh vọng, nghề nghiệp, thành công,

Nào là lời hay, lẽ phải, hạnh phúc, bình an, khôn ngoan, kiến thức,

Nào là cộng tác, gắn bó, tinh tưởng, hiệp thông, hiệp nhất,

Nào là cảm thông, sẻ chia, thương cảm, nhân ái, bác ái,

Nào là trung tín, thật thà, chân lý, công chính, công bằng,

Nào là nhân đức, trưởng thành, hiền lành, khiêm nhường,

Nào là tình thương, tình nghĩa, hoà giải, xót thương, tha thứ,

Nào là tình vợ tình, tình chồng, tình anh chị em trong gia đình,

Nào là thư thái, quan tâm, phục vụ, ngọt ngào, chấp nhận,

Nào là lòng tin, lòng cậy, lòng mến, tình Chúa, tình người.

Con người dù ăn rồi vẫn đói, uống rồi vẫn khát. Dù đạt được nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng con người vẫn luôn khát khao nhiều hơn, nhiều hơn nữa, nhiều nữa đến vô cùng.

Lý do tại sao? Rất đơn giản. Bất cứ khi nào tách mình ra khỏi Thiên Chúa, thì con người sẽ phải đói khát, đau khổ và phải chết.

Ông bà nguyên tổ là một bằng chứng. Lúc đầu, họ hả hê vui sướng, cuộc đời như tiên. Khi tách ra khỏi Đức Chúa, họ liền gặp khốn khổ, vất vả, đau đớn… Hay Cain và Aben, một nhà, nhưng lại đói khát tình nghĩa anh em.

Hoặc với dân thánh, ta thấy rõ sự đói khát của của họ. Bởi họ luôn tìm cách thoát ly ra khỏi sự chăm sóc của Đức Chúa. Và muốn tìm đến các ngẫu tượng, tượng thần, thần ngoại bang để thay thế Đức Chúa.

Chúa Giêsu

Lòng từ bi thương xót của Chúa Cha không bao giờ đành lòng để con cái mình đói khổ bao giờ. Vì thế, Đức Giêsu đã đến để giúp cho họ thoát khỏi cảnh đói khát. Đây là sáng kiến tuyệt vời của của tình yêu: Tự hủy. Dù là Thiên Chúa, Ngài không nhất quyết phải duy trì địa vị ngàng hàng với Thiên Chúa, mà trở nên người phàm sống như người trần thế. Mục đích của Ngài là để chăm sóc cho con người.

Thánh kinh cho ta biết:

Những người theo Ngài trong sa mạc ba ngày, họ đói, Ngài đã cho họ bánh tự nhiên thỏa mãn cơn đói thể xác.

Những người cùi hủi bị mọi người lánh xa, Ngài đã cho bánh chữa lành cơn bệnh.

Những người phụ nữ ngoại tình hay người bên phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, Ngài đã cho bánh nhân ái, cảm thông, xót thương làm thỏa mãn cơn đói muốn được chấp nhận, được thứ tha.

Những người bị xã hội ruồng bỏ, Ngài cùng ăn với họ và ban cho họ bánh cảm thông để thỏa mãn cơn đói muốn được người ta nhìn nhận phẩm giá của mình.

Như người mẹ thành Naim đang đi chôn đứa con độc nhất của mình, và với Matta, Maria đang khóc vì Ladarô mới chết (x. Ga 11), Ngài ban cho bánh sự sống lại.

Như người thu thuế Giakêu quen ăn cắp phần bánh của người nghèo (x. Lc 19, 1-10), Ngài đến nhà và đồng bàn với ông, ban cho bánh công bằng và chia sẻ, để đời sống ông tốt đẹp hơn.

Như tên trộm lành (x. Lc 23, 43), Ngài ban cho bánh hòa giải và một chỗ trên bàn tiệc thiên quốc.

Chúa Giêsu quả rất tuyệt vời trong việc biểu lộ tình yêu bằng lời nói bình thường, ngôn ngữ đời thường, văn hóa đời thường, hành động đời thường, với những con người bình thường, nhưng bằng tình yêu phi thường.

Chúa Giêsu quả thật khôn ngoan, tinh tế, tiên liệu mọi sự. Vì Ngài về cùng Cha, nên không thể hiện diện bằng xương thịt mà từng việc cụ thể chăm sóc cho con người được, nên Ngài đã có sáng kiến, không chỉ là tự hủy địa vị là Chúa để trở thành người, mà còn khiêm hạ ẩn mình trong tấm bánh nhỏ bé, để được lưu lại với con người.

Trước đây, tùy nhu cầu của từng người, mà Ngài giúp cho no đủ.

Ngày nay, với sáng kiến nép mình vào tấm bánh đơn sơ, Ngài đã gom tất cả mọi nhu cầu về cuộc sống, mọi thứ con người cần, mọi thứ nhân loại đang đói khát vào trong tấm bánh, để bất cứ ai tin tưởng, yêu mến và đón nhận Ngài qua tấm bánh, thì sẽ không còn phải đói khát nữa, mà được no đầy ân phúc, hả hê ân sủng, cuộc sống an vui.

Lễ Mình Thánh Chúa Kitô là ngày của tình yêu. Vì chỉ trong tình yêu, con người mới có thể hiểu, cảm nhận và đón nhận được Ngài.

Gia đình

Có bao giờ với tư cách là chồng, là cha, hỏi xem vợ con tôi thế nào, hay để cho họ đang chết dần chết mòn vì đói quan tâm, phục vụ, khát yêu thương yêu, chia sẻ.

Có bao giờ với tư cách là vợ, là mẹ, hỏi xem chồng con tôi ra sao, hay để cho họ trở nên tiều tụy, đói cảm thông, nâng đỡ, khát rộng lượng, thứ tha.

Có bao giờ với tư cách là cha mẹ, hỏi xem con cái mình thế nào, hay để cho chúng phải đói về tình cha, thiếu thốn về tình mẹ hoặc phải mồ côi về bao dung, chăm sóc.

Có bao giờ với tư là con cái, hỏi xem cha mẹ có hài lòng về mình không, hay để cha mẹ thèm khát lòng hiếu thảo, đỡ đần, cộng tác, xót thương.

Nếu con cái cảm thấy xấu hổ khi bạn bè hỏi về mẹ cha, ngại giới thiệu với người khác, tránh né nói về gia đình, đó là tình trạng họ vẫn còn đói khát tình thương, sự tốt và lành thánh của mẹ cha.

Nếu người vợ cảm thấy bẽ mặt, nhục nhã khi phải nói đến tên chồng với chị em, thì họ vẫn còn đói khát hy sinh, tình yêu cao thượng của chồng.

Nếu người chồng cảm thấy tủi thân, đau khổ khi phải nói về vợ, thì họ vẫn còn đói khát tâm hồn, trái tim, yêu thương, săn sóc và lo lắng của vợ.

Nếu cha mẹ phải che đậy, không muốn nói về con cái của mình trước mặt mọi người, vì càng nói càng khổ tâm, càng đau lòng, thì họ vẫn còn đói khát lòng thảo kính, biết ơn của con cái.

Như ông bà nguyên tổ, lúc ban đầu, vui sướng được cùng Đức Chúa trò truyện, dạo mát trong vườn địa đàng.

Như phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, chạy vào thành, sung sướng hô to về Đức Giêsu cho mọi người biết, đế cũng đến gặp Ngài.

Như các tông đồ trong sau ngày lễ Ngũ Tuần, can đảm, mạnh mẽ, nói lớn cho khắp nơi biết về thầy của mình là Chúa Thật.

Như mỗi thành viên trong gia đình, cũng hãnh diện giới thiệu, nói về từng người thân, là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em; Và luôn hài lòng, vui sướng, tin tưởng và sát cánh bên nhau để xây dựng, phát triển, thăng tiến mọi mặt, thì đó là một gia đình lý tưởng, hạnh phúc, không còn đói khát điều gì.

Mỗi người cần xét lại coi xem gia đình mình có thực sự no ấm, bình yên và đã hết đói khát chưa? Để tạ ơn Chúa, biết ơn nhau, hoặc để củng cố, điều chỉnh lối sống cho phù hợp với ý Chúa, ý nhau, tạo ra niềm vui thánh thiện trong chính cuộc sống đời thường, với những con người bình thường nhưng lại là thân yêu nhất của ta.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 06/06/2010
CHỮ VIẾT NGUỆCH NGOẠC

N2T


Đời nhà Đường có một thi nhân tên là Lô Đồng, sinh một đứa con trai đặt tên là Thiêm Đinh. Thiêm Đinh rất hiếu động, nhìn thấy thứ gì đều muốn rờ rờ mó mó. Một hôm, Lô Đồng đang ngủ gục trong phòng đọc sách, đột nhiên bị tiếng cười ha ha hi hi của con trai làm cho tỉnh dậy.

Lô Đồng mở mắt nhìn thì thấy con trai đang cầm cây bút lông của ông, bôi phết nát bét trên quyển sách của ông, đột nhiên Lô Đồng có linh cảm, viết xuống một bài thơ miêu tả tình hình lúc ấy: “Đột nhiên mực đổ xuống trên bàn, viết vẽ lăng nhăng như con quạ”. Ý nghĩa của nó là nói con nít bò lên bàn, cầm bút tự tiện vẻ nguệch ngoạc, viết tầm bậy trên giấy toàn là mực, giống như một bầy quạ đen đông nghịt vậy.

(Tư Thiêm Đinh)

Suy tư:

Thời nay có những học sinh lớp ba lớp bốn nhưng không biết viết chữ, có những học sinh lớp sáu nhưng không biết làm toán nhân chia, có những sinh viên đại học viết sai nhiều lỗi chính tả và văn phạm, thậm chí viết một câu văn bình thường mà không đầu không đuôi, đó chính là hậu quả của việc dạy và học theo thành tích.

Tâm hồn trẻ em thì như tờ giấy trắng, cho nên những người lớn, những người có trách nhiệm giáo dục cần phải thận trọng trong cách sống của mình, đừng cầm những cây bút màu đen (cuộc sống phóng đãng) vẽ nguệch ngoạc trên tâm hồn trong trong trắng của trẻ em, bằng không thì sẽ như lời Chúa Giê-su nói: “Còn ai tiếp đón một trẻ em nhỏ như thế này vì danh Thầy, là tiếp đón Thầy. Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà cột cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn”.

Trẻ em làm làm bẩn áo quần của người lớn thì còn có thể rửa sạch, nhưng người lớn viết nguệch ngoạc (gương mù gương xấu) trong tâm hồn trẻ em thì khó mà rửa sạch...

---------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 06/06/2010
N2T


22. Trong tất cả các chén cốc thì nên phối hợp chút mật đắng, vất vả nhọc nhằn có thề giúp chúng ta xa cách vật chất của thế gian, hướng lòng lên với Chúa.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 06/06/2010
N2T


459. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ thì tuyệt đối không có chủ đề, mà là chọn chủ đề.

 
Tại Việt Nam: chịu Mình Thánh Chúa bằng tay hay bằng miệng?
LM Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:06 06/06/2010
Cổ lỗ sĩ

Nhân ngày Lễ Mình Máu Chúa Kitô, xin được có đôi thiển ý về cách thức rước Lễ hay theo cách nói trước đây là “chịu Lễ”.

Một hiện tượng cần ghi nhận: Tại Việt Nam, hình thức rước Lễ bằng tay như đã phổ biến cách “đại trà”, kể cả với các em thiếu nhi. Trong khi đó Giáo Hội cho phép rước Lễ theo hình thức này với một vài điều kiện và xem đây là một phép “ngoại thường”. Huấn Thị Redemptionis Sacramentum số 92 ghi: “Mọi tín hữu, theo họ chọn, luôn luôn có quyền rước lễ bằng miệng. Nếu người rước lễ muốn nhận Thánh Thể bằng tay, trong những miền mà Hội Đồng Giám Mục cho phép, với sự xác nhận của Tông Toà, có thể ban Mình Thánh cho họ. Nhưng, trong trường hợp này, phải chăm chú theo dõi Mình Thánh Chúa được người rước lễ rước bánh thánh ngay trước mặt thừa tác viên, tránh không để một ai cầm Mình Thánh trong tay mà đi ra khỏi đó. Nếu có nguy cơ xúc phạm, không được cho các tín hữu rước lễ bằng tay”. Theo văn mạch của Huấn Thị thì rước Lễ bằng miệng là một quyền lợi, còn rước Lễ bằng tay là một ân xin với một vài điều kiện đi kèm.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau khi xin Tòa Thánh cho phép tín hữu được rước Lễ bằng tay đã ra thông báo rằng: Tín hữu được quyền chọn lựa hình thức rước lễ bằng miệng theo truyền thống hoặc rước Lễ bằng tay, nhưng vẫn khuyến khích rước Lễ theo hình thức cũ.

Để áp dụng thêm một hình thức rước Lễ mới là bằng tay thì vào năm 1994 Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã chỉ thị cho các chủng viện, các tu viện áp dụng thử trước một thời gian. Và đến đầu năm 1996 mới phổ biến cho tín hữu. Khi phổ biến thì yêu cầu các linh mục tập cho tín hữu cách thức rước Lễ bằng tay. Các linh mục cứ thế tập cho đoàn tín hữu từ già đến trẻ đều rước Lễ bằng tay một thời gian. Và thế là hình thức rước Lễ mới được xem như là “thời thượng”, là “tiến bộ”, là “trí thức”, là “trưởng thành” vì có các chủng sinh, các nam nữ tu sĩ đi tiên phong. Và tại Việt Nam nếu có giáo xứ nào căn cứ lời dạy của Giáo Hội, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cổ võ việc rước Lễ theo hình thức cũ thì bị xem như là cổ lỗ sĩ, là bảo thủ, là đi ngược thời đại…

Sau một thời gian, cũng có nhiều vị phản ánh về sự lạm dụng trong hình thức rước Lễ mới, và cách riêng có thể làm suy giảm lòng tôn kính nơi các em thiếu nhi, và một số người, thì tôi đã từng nghe nhiều linh mục Việt Nam cổ võ cho cách thế “chịu Lễ” bằng tay với những lý luận như sau:

1. Không biết tay hay lưỡi, bộ phận nào “sạch” hơn. Theo các ngài thì “tay” có lẽ sạch hơn “lưỡi” nhiều.

2. Hình thức rước Lễ bằng tay thì “vệ sinh” hơn hình thức rước Lễ bằng miệng.

3. Rước Lễ bằng tay mà trang nghiêm cung kính thì vẫn hơn rước Lễ bằng miệng mà thiếu ý thức.

4. Chúa Kitô truyền là hãy cầm lấy mà ăn; Hãy cầm lấy mà uống… thì chúng ta làm theo lời Chúa truyền mà thôi.

5. Giáo Hội đã cho phép thì chúng ta cứ tự nhiên thi hành. Đừng có bảo hoàng hơn cả vua, đừng có khó hơn cả Tòa Thánh Rôma.

Xin có một vài nhận định, kiểu bắt giò lái và tuần tự theo các luận lý ở trên.

1. Không biết tay hay lưỡi, bộ phận nào “sạch” hơn. Theo các ngài thì tay có lẽ sạch hơn lưỡi nhiều.

* Người ta dễ đánh lừa kẻ khác về đối tượng so sánh. Thoặt nghĩ thì ta dễ cho rằng cái lưỡi chưa chắc đã sạch bằng bàn tay, vì theo khoa học, trong vòm miệng chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn. Hơn nữa, xét về khía cạnh luân lý thì người ta cũng dễ dè chừng cái bộ phận “lắm đường lắt léo” này. Tuy nhiên nếu nghĩ lại một chút thì chúng ta nhận ra ngay rằng những người chọn rước lễ bằng tay cũng không thể bỏ qua cái lưỡi của họ. Không lẽ Mình Thánh Chúa từ bàn tay họ đi thẳng vào bụng họ? Chắc chắn từ bàn tay phải qua cái lưỡi. Như thế, xét về quảng đường đi của Thánh Thể, thì cách thế rước Lễ bằng tay lại qua nhiều trung gian hơn cách thế rước Lễ bằng miệng.

2. Hình thức rước Lễ bằng tay thì “vệ sinh” hơn hình thức rước Lễ bằng miệng.

* Có lẽ đây là một trong những lý do chính yếu mà Hội Đồng Giám Mục một số quốc gia, trong đó có Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xin Tòa Thánh cho tín hữu được rước Lễ theo cách mới (bằng tay). Theo tôi biết thì số quốc gia này không nhiều.

Với tâm thức hiện nay, người ta vốn dễ dị ứng với những hình thức xem ra “thiếu vệ sinh”, mà việc rước Lễ bằng miệng là một điển hình. Vấn đề đặt ra là giữ vệ sinh cho mình hay cho tha nhân.

Theo tôi, nếu nhắm đến việc giữ vệ sinh cho mình, thì cách thức rước Lễ bằng tay không đạt mục đích mà trái lại còn thua cách thức rước Lễ bằng miệng. Lý do là vì theo kỷ luật Phụng vụ, đoàn tín hữu tham dự Thánh Lễ không được tự mình cầm lấy Thánh Thể để rước mà phải nhận từ tay thừa tác viên. Như thế nếu có vi khuẩn từ tay thừa tác viên thì người rước Lễ bằng tay xem ra “mất vệ sinh” hơn người rước Lễ bằng miệng, vì Thánh Thể phải từ tay thừa tác viên qua tay họ rồi mới vào miệng của họ.

Nếu nhằm giữ vệ sinh cho tha nhân, thì cách thức rước Lễ bằng tay xem ra có lý do chính đáng. Họ không muốn có sự lây lan vi khuẩn từ miệng của họ đến tha nhân, nếu giả như tay của thừa tác viên vô tình chạm vào lưỡi của họ. Theo thiển ý của tôi, nếu căn cứ vào lý do này thì cũng chính đáng, nhưng trong thực tế lại có đó hiện tượng phản cảm. Bởi chưng ở các nước tiên phong xin được rước Lễ bằng tay như Mỹ, Canada, Pháp thì người ta sợ lây nhiểm vi khuẩn cho tha nhân mà tránh không rước Lễ bằng miệng, sợ có sự cố tay thừa tác viên chạm vào lưỡi của mình, thế mà ngay sau đó, khi tan Lễ người ta không ngại ngần ôm hôn chùn chụt (une bise, deux ou trois bises). Xin đừng quên dù chỉ áp má mà thôi thì nhiều virus như virus cúm cũng rất dễ dàng lây nhiễm. Ngoài ra, khi chúng ta rước Thánh Thể Chúa, thì một điều kiện ắt phải có là niềm tin. Nếu quá chú trọng đến khía cạnh vệ sinh thì những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm ắt là cô đơn lắm lắm.

3. Quan trọng là tấm lòng. Rước Lễ bằng tay mà trang nghiêm cung kính thì vẫn hơn rước Lễ bằng miệng mà thiếu ý thức.

* Lối lập luận này thoặt xem ra rất hữu lý, nhưng xét kỹ thì nó hàm hồ kiểu đánh lận con đen. Người ta đánh lận con đen nơi đối tượng so sánh. Nghe lý luận thì chúng ta dễ đồng ý với chuyện người này rước Lễ bằng tay mà nghiêm trang kính cẩn thì vẫn hơn người kia rước Lễ bằng miệng mà thiếu ý thức hay sự trang nghiêm. So sánh người này với người kia thì không chuẩn, mà phải so sánh hai cách thế rước Lễ của cùng một người mới chuẩn. Theo thiển ý của tôi, nếu một người nào đó rước Lễ bằng tay mà nghiêm trang thì người ấy khi rước Lễ bằng miệng cũng sẽ nghiêm trang cung kính không kém và nhiều khi còn hơn nữa. Trái lại một người đã rước Lễ bằng miệng mà thiếu cung kính nghiêm trang, thì chắc chắn người ấy khi rước Lễ bằng tay sẽ thiếu nghiêm trang cung kính hơn nhiều.

4. Chúa Kitô truyền là hãy cầm lấy mà ăn; Hãy cầm lấy mà uống… thì chúng ta làm theo lời Chúa truyền mà thôi.

* Có ý kiến cho rằng lối dịch Việt ngữ chưa chuẩn về lời truyền phép như sau: “Accipite et manducate ex hoc omnes, hoc est enim corpus meum”. Accipite (ở thể imperatif của động từ accipere) phải dịch là “các con hãy nhận lấy”, nếu dịch “cầm lấy” thì phải là động từ “manere”. Bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ của Ủy Ban Phụng Vụ Các Giờ Kinh năm 1992 quả thật có dịch là “Hãy cầm lấy…”. Nhưng bản dịch mới của UB Phụng Tự HĐGMVN năm 2005 đã dịch là: “Hãy nhận lấy…”

Theo thiển ý, khi Giáo Hội truyền dạy trong Thánh Lễ, các tín hữu tham dự không được tự tiện cầm lấy Mình Thánh (Huấn Thị Redemptionis Sacramentum số 94), chắc hẳn muốn nhấn mạnh đến chiều kích lãnh nhận. Quả thật, không một ai tự mình có khả năng “chiếm hữu” Thiên Chúa. Chúa Kitô yêu thương tự trao hiến Thân Mình Người và phần chúng ta chỉ đón nhận.

Ngoài ra có những chi tiết mà chúng ta không thể căn cứ Kinh Thánh theo sát mặt chữ để thực hành như một vài vị đã từng “Bẻ bánh” ngay khi đọc lời truyền phép.

5. Giáo Hội đã cho phép thì chúng ta cứ tự nhiên thi hành. Đừng có bảo hoàng hơn cả vua, đừng có khó hơn cả Tòa Thánh Rôma.

* Như đã nói ở trên, dù rằng Giáo Hội đã cho phép, nhưng phép ấy là phép thuộc hàng ngoại thường, có thể xem như là phép chuẩn, vì thế không thể thực hành cách tràn lan. Trong huấn thị Redemptionis Sacramentum số 92, Giáo Hội đã minh nhiên nói rõ việc rước Lễ bằng miệng là một quyền lợi của tín hữu và thừa tác viên không được từ chối, trái lại hình thức rước Lễ bằng tay có thể bị từ chối nếu thấy có nguy cơ xúc phạm. Xin lưu ý hai từ “nguy cơ”, vốn mang ý nghĩa phòng xa, ngăn ngừa.

Không thể minh nhiên đặt hai cách thế rước Lễ ngang hàng với nhau, kiểu cách nào cũng được, miễn là có ý thức và sự trang nghiêm cung kính. Chắc chắn có một vài khác biệt theo truyền thống phong tục tập quán của từng miền trong cung cách ứng xử, trong kiểu cách biểu lộ các tâm tình. Tuy nhiên, có những kiểu cách ứng xử hay tư thế biểu lộ mà người ta dù khác văn hóa cũng có thể đồng thuận về mức độ hơn kém về tâm tình. Chẳng hạn tư thế đứng thì ai cũng đồng ý là biểu lộ sự tôn kính hơn là tư thế ngồi. Chính vì thế khi nghe công bố Tin Mừng thì Giáo Hội dạy tín hữu là phải đứng. Lý do là vì để tỏ lòng tôn kính chính những Lời của Chúa Kitô hay là những Lời trực tiếp nói về Chúa Kitô. Và chúng ta không thể biện luận rằng đứng hay ngồi cũng được, miễn là có lòng tôn kính. Dĩ nhiên có những trường hợp ngoại thường có thể ngồi nghe Tin Mừng, chẳng hạn như những người bệnh tật, những người già yếu…

Đã nói là trường hợp ngoại thường thì không thể phổ biến tràn lan như nhiều nước đã xin phép và được phép cho tín hữu tham dự Thánh Lễ, được rước Lễ bằng tay như hiện nay, trong đó có Việt Nam chúng ta.

Một vài thiển ý kính gửi các Đấng bậc có trách nhiệm trong Giáo Hội, cách riêng Giáo Hội Việt Nam:

- Cần giải thích lại cho đúng vị trí của đặc ân được rước Lễ bằng tay. Hình thức rước Lễ này không phải là một quyền lợi mà là một đặc ân ngoại thường đi kèm một vài điều kiện, chẳng hạn như phải được Hội Đồng Giám Mục trực tiếp xin, người rước Lễ phải rước Chúa tại chỗ…

- Xin phổ biến lại văn thư trước đây của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về vấn đề cho phép được rước Lễ bằng tay, vì có thể rất nhiều linh mục hiện nay không có.

- Hiện tượng rước Lễ bằng tay nay như đã phổ biến tràn lan có một nguyên do chính là vì các giáo xứ theo lệnh trên đã tập cho tất cả đoàn tín hữu thực hiện một thời gian. Chuyện gì mà cần phải tập một thời gian dài thì dễ được xem như là tiến bộ, là tốt đẹp hơn cái cũ. Vậy xin Hội Đồng Giám Mục ra lệnh cho các linh mục các giáo xứ cho toàn thể tín hữu tập lại hình thức rước Lễ bằng miệng trong vòng một thời gian dài tương tự, rồi sau đó trình bày, giải thích cách đúng đắn Huấn Thị Redemptionis Sacramentum và để cho tín hữu tự ý chọn lựa cách thức rước Lễ.

- Tín hữu Công giáo nói chung và tín hữu Công giáo Việt Nam nói riêng vốn trân trọng bậc tu trì. Hễ quý thầy, quý sơ hành xử như thế nào thì họ sẽ cho cách thế ấy là tốt đẹp. Từ cái lệnh truyền cho các chủng viện và tu viện áp dụng thử cách thức rước Lễ bằng tay, nên cách thức ấy đã thành chuyện bình thường trong các chủng viện và tu viện. Nếu các chủng sinh, các tu sĩ nam nữ rước Lễ bằng miệng như truyền thống thì có lẽ rất nhiều tín hữu giáo dân sẽ noi gương các vị ấy.

- Theo thiển ý là với các em thiếu nhi, xét chung thì chưa ý thức đủ, do đó nên hạn chế hoặc chưa cho các em sử dụng ân ban rước Lễ bằng tay.

Một vài nhận định và đề nghị liên quan đến việc rước Lễ trên đây hẳn còn nhiều thiếu sót và bất cập, nhưng chỉ với ước mong Kitô hữu chúng ta sống lời chỉ dạy của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là chúng ta cần phải tôn thờ Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể cho cân xứng và phải đạo, vì Đấng hiện diện trong Thánh Thể không chỉ là người Anh, người Bạn của chúng ta mà còn là Vị Thầy Chí Thánh, là Thiên Chúa Tối Cao.

Lễ Mình Máu Chúa Kitô năm 2010
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: chính trị là một ơn gọi quý giá
Bùi Hữu Thư
06:30 06/06/2010
Ngài khuyên các công chức phải cổ võ cho sự thật về luân lý

NICOSIA, Cyprus, ngày 5 tháng 6, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Phục vụ quần chúng là một “ơn gọi quý giá,” và khi được thi hành một cách trung thành có nghĩa là tăng trưởng trong khôn ngoan, công chính và đạt được sự hài lòng cho cá nhân mình.

Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay trong bài suy tư về vài trò của các chính trị gia trong xã hội và vai trò của họ để cổ võ cho sự thật về luân lý trong xã hội. Ngài nói với các giới chức chính quyền và ngoại giao đoàn tại Cyprus trong công viên của tổng thống tại Nicosia. Đức Thánh Cha còn ở lại Cyprus cho đến ngày Chúa Nhật.

Ngài khẳng định "Là các công chức, quý vị biết tầm quan trọng của sự thật, sự công chính và sự kính trọng trong các mối tương quan của quý vị với người khác. Tương quan cá nhân thường là bước đầu trong việc xây dựng sự tin tưởng và – chẳng bao lâu sau – sẽ xiết chặt các mối liên hệ thân hữu giữa các cá nhân, dân tộc và quốc gia.

"Đây là một phần thiết yếu của vai trò của quý vị, là những chính trị gia và nhà ngoại giao. Tại các quốc gia có tình hình chính trị bất ổn, những mối tương quan cá nhân chân thành và cởi mở có thể là khởi đầu của những gì tốt đẹp hơn cho tất cả các xã hội và dân tộc.

"Cho phép tôi khuyến khích các bạn hiện diện hôm nay, hãy nắm lấy các cơ hội sẵn có, về cá nhân và tổ chức, để xây dựng các mối tương quan này, và làm như vậy, nuôi dưỡng được sự hòa hợp lớn mạnh hơn giữa các qốc gia và lợi ích chung cho những ai quý vị đaị diện cho.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI ghi nhận tầm quan trọng của một “sự chính trực về luân lý và khách quan tôn trọng người khác và sự an vui của họ” trong việc xây dựng một xã hội vì đó là những yếu tố thiết yếu cho việc thiết lập “một bầu khí tin tưởng trong đó tất cả mọi sinh hoạt của nhân loại, dù là tôn giáo, hay kinh tế, xã hội hay văn hóa, dân sự hay chính trị, đều có thể đạt được sức mạnh và kết quả.”

Sau đó ngài đưa ra ba phương cách để cổ võ sự thật về luân lý “hành động một cách có trách nhiệm dựa rên căn bản của các dữ kiện có thực”; “hủy bỏ các ý thức hệ chính trị muốn đè bẹp sự thật”: đặt nền tảng cho luật lệ tích cực trên các nguyên tắc đạo đức về luật thiên nhiên.”
 
Tại San Paulo ở Brasil: 5 triệu người Tuần hành cho Chúa Giêsu 'March for Jesus'
VietCatholic
10:49 06/06/2010
SAO PAULO - Vào ngày thứ Năm vừa qua đã có tới 5 triều người đã đi Tuần hành cho Chúa Giêsu. 'March for Jesus' là ngày truyền thống ở San Paolo và giới báo chí cho biết đây là cuộc hội tụ của người Công giáo lớn nhất hoàn cầu.

Từng đoàn người theo các đại lộ và các siêu xa lộ tuốn về thủ đô San Paulo như thác lũ hầu tham dự vào cuộc tuần hành kính lễ "Corpus Christi" (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa), được cử hành 60 ngày dau Lẽ Chúa Phúc Sinh. Ngày này cũng là ngày lễ nghỉ tại Brazil. Có 5 triệu người tham dự trong tổng số 20 triệu người của thành phố San Paolo là một biến cố phi thường. Brasil cũng là quốc gia đông giáo dân Công giáo nhất thế giới.

Nhiều người tham dự cuộc Tuần Hành cho Chúa Giêsu nhưng tâm trí cũng cháy nóng lên vì cuộc Thi diễn bóng đá thế giới sắp xẩy ra tuần tới tại Nam Phi, mà Braxil đang hy vọng sẽ giành thắng lới lớn. Nhiều thanh niên mặc áo mầu cờ của đội Brasil vàng xanh lá cây, hô những khầu hiệu xem lẫn trong những bài thánh ca và kinh nguyện.

Ban tổ chức nói có tới 630 xe hoa diễn hành đến từ mọi miền trên đất nước.
 
Tại Chrype, ĐTC nói: ''Thập giá nói lên hy vọng, nói lên tình thương và chiến thắng của bất bạo lực trên sự đàn áp''
Linh Tiến Khải, Trần Đức Anh
19:20 06/06/2010
Ngày thứ hai Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm mục vụ Cộng Hòa Chypre

Thứ bẩy 5-6-2010, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm mục vụ Cộng Hòa Chypre, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có 5 sinh hoạt chính: ban sáng ngài viếng thăm xã giao tổng thống Chypre và gặp gỡ các giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh tổng thống; tiếp đến Đức Thánh Cha gặp gỡ cộng đoàn công giáo tại sân trường tiểu học thánh Maron. Khoảng giữa trưa ngài viếng thăm xã giao Đức Thượng Phụ Chrysostomos II, Tổng Giám Mục chính thống toàn đảo Chypre, và dùng bữa trưa với Đức Tổng Giám Mục. Và ban chiều Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ có sự tham dự của các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, chủng sinh và thành viên các phong trào giáo hội tại giáo xứ Thánh Giá của Giáo Hội công giáo latinh.

Lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần Tòa Thánh để tới thăm xã giao tổng thống Cộng Hòa Chypre Demetris Christofias. Tổng thống Christofias sinh năm 1946 sinh tại Dhikomo miềm bắc đảo Chrypre, là vùng bị thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng từ năm 1974 đến nay. Hồi còn trẻ ông đã hoạt động trong ”Đảng tiến bộ nhân dân lao động”, tức nguyên đảng cộng sản AKEL. Sau đó ông theo học tại thủ đô Matscơva, trở thành dân biểu trong các năm 1991-1996, và Chủ tịch Quốc Hội giữa các năm 2001-2008. Ngày 28 tháng hai năm 2008 ông đắc cử tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống có vợ là bà Elsi Chiratou và 3 con.

Tổng thống và phu nhân đã đón Đức Thánh Cha bên ngoài dinh gần tượng của Đức Tổng Giám Mục Makarios. Đức Thánh Cha đã đặt một vòng hoa tưởng niệm trước tượng. Đức Cha Michail Christodulu Múskos là Tổng Giám Mục Giáo Hội chính thống đảo Chypre với tên gọi là Makarios III và từ năm 1960 trở thành vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Chypre cho tới khi qua đời năm 1977. Tiếp đến tống thống đã tháp tùng Đức Thánh Cha vào phòng làm việc của ông. Hai bên đã đàm đạo riêng và trao đỗi qùa tặng. Sau đó tổng thống giới thiệu gia đình với Đức Thánh Cha và chụp hình lưu niệm.

Trong phòng khánh tiết của dinh tổng thống hai bên đã giới thiệu phải đoàn Tòa Thánh và chính phủ. Tiếp theo đó Đức Thánh Cha và tổng thống ra khuôn viên của dinh để gặp các giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.

Đáp lời chào của tổng thống, Đức Thánh Cha tái bầy tỏ lòng qúy trọng của Giáo Hội đối với ơn gọi cao qúy của các giới chức chính quyền là dấn thân phục vụ thiện ích của xã hội trên bình diện địa phương, quốc gia cũng như quốc tế. Khi được chu toàn một cách trung thành, việc phục vụ công cộng giúp chúng ta lớn mạnh trong khôn ngoan, toàn vẹn và thể hiện tràn đầy chính mình. Các triết gia Platone, Aristotele và các triết gia Khắc Kỷ đã coi sự thể hiện đó là điều rất quan trọng và là mục đích cuộc sống của từng người; và họ nhìn con đường giúp đạt mục tiêu đó trong chiều kích luân lý. Đối với họ và đối với các triết gia Hồi giáo và Kitô bước theo chân họ, việc thực thi nhân đức hệ tại chỗ hành động phù hợp với lý trí đúng đắn, và theo đuổi tất cả những gì là chân thiện mỹ.

Trong viễn tượng tôn giáo, chúng ta tất cả đều là thành phần của gia đình nhân loại duy nhất, do Thiên Chúa tạo thành, và chúng ta được mời gọi thăng tiến sự hiệp nhất và xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, dựa trên các giá trị lâu bền. Trích lời của Đức Gioan Phaolô II Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng sự đòi buộc luân lý không được coi như một luật lệ được áp đặt từ bên ngoài và bắt buộc sự vâng lời, nhưng như là kiểu diễn tả sự khôn ngoan của chính Thiên Chúa, mà con người mau mắn vâng theo (x. Veritatis splendor, 41).

Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu bật tầm quan trọng của các cử chỉ nhỏ nhặt trong tương quan giữa con người với nhau như sau: Các tương quan cá nhân thường là những bước đầu tiên dẫn tới việc xây dựng sự tin tưởng và các tương quan vững chắc của tình bằng hữu giữa các cá nhân và giữa các dân tộc. Đây là phần chính trong vai trò của qúy vị là các nhà chính trị và ngoại giao. Tại các nước có tình hình tế nhị, sự liêm chính và các tương quan cá nhân đó có thể là bước khởi đầu cho thiện ích lớn hơn nhiều của toàn thể các xã hội và các dân tộc. Vì thế, xin qúy vị cho phép tôi khích lệ qúy vị nắm bắt các cơ may ấy trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện cơ cấu, để xây dựng các tương quan ấy. Làm như thế là thăng tiến thiện ích lớn lao hơn của các quốc gia, và thiên ích của những người mà qúy vị đại điện.

Tiếp tục diễn văn nói với các giới chức chính quyền và ngoại giao, Đức Thánh Cha khẳng định rằng các triết gia hy lạp cổ xưa cũng dậy chúng ta rằng thiện ích chung được phục vụ qua ảnh hưởng của những người có quan niệm luân lý rõ ràng và can đảm. Như vậy, các đường lối chính trị được thanh tẩy khỏi các lợi lộc ích kỷ hay các áp lực phe phái, và được dựa trên các nền tảng vững chắc hơn. Sự ngay thẳng luân lý và việc tôn trọng không thiên tư các người khác và thiện ích của họ là nền tảng đối với thiện ích của bất cứ xã hội nào, vì chúng thiết lập bầu khí tin tưởng, trong đó mọi tương quan nhân bản, tôn giáo, hay kinh tế, xã hội và văn hóa, hay dân sự hoặc chính trị chiếm hữu được sức mạnh và nội dung của chúng.

Đức Thánh Cha đã đưa ra ba yếu tố giúp tôn trọng và thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị và ngoại giao trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế. Yếu tố thứ nhất là hành động với tinh thần trách nhiệm. dựa trên sự hiểu biết các dữ kiện xác thực. Khi các phe phái có thể vượt cao hơn kiểu nhìn các biến cố của mình, thì chiếm hữu được một quan điểm khách quan và toàn vẹn hơn... giúp đưa ra các quyết định đúng đắn và thăng tiến một sự hòa giải tốt đẹp trong lúc nắm bắt và hiểu biết sự thật tràn đầy của một vấn đề chuyên biệt.

Yếu tố thứ hai giúp thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị ngoại giao: đó là triệt hạ các ý thức hệ chính trị muốn khuynh loát sự thật. Các kinh nghiệm thê thảm của thế kỷ XX đã minh nhiên sự vô nhân đạo, hậu qủa của việc khước từ sự thật và phẩm giá con người. Cả ngày nay nữa, chúng ta cũng chứng kiến các mưu toan thăng tiến các giá trị gỉa dối lấy cớ là xây dựng hòa bình, tiến bộ và các quyền con người. Nhắc lại bài diễn văn đọc trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2008 Đức Thánh CHa đã tố giác các mưu toan của một vài môi trường tái giải thích Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền nhằm thoả mãn các lợi lộc riêng tư, nguy hại cho nội dung trung thực của Bản Tuyên Ngôn và làm cho nó xa rời các chủ ý ban đầu.

Rồi ngài nêu bật yếu tố thứ ba giúp tôn trọng và thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị và ngoại giao như sau: Thứ ba, việc thăng tiến sự thật luân lý trong cuộc sống công cộng đòi buộc một nỗ lực liên tục xây dựng luật lệ tích cực trên các nguyên tắc của luật lệ tự nhiên. Lấy luật lệ tự nhiên như điểm tham chiếu là điều hiển nhiên; nhưng làn sóng của chủ thuyết thực nghiệm trong lý thuyết pháp luật ngày nay đòi hỏi phải tái khẳng định sự hiển nhiên này. Không có sự hướng dẫn của các sự thật luân lý khách quan, các cá nhân, cộng đoàn và quốc gia sẽ trở thành ích kỷ, và thế giới sẽ trở thành nơi nguy hiểm cho sự sống. Khi tôn trọng các quyền con người và của các dân tộc, là chúng ta bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người. Khi các đường lối chính trị hòa hợp với luật tự nhiên chung cho toàn nhân loại, thì các hành động của chúng ta có nền tảng hơn, và dẫn xưa tới một bầu khi hòa hợp, công bằng và hòa bình.

Một ban nhạc trẻ đã trình tấu nhiều bản nhạc cổ điển chào mừng Đức Thánh Cha và quan khách. Sau buổi trình tấu kéo dài 45 phút, Đức Thánh Cha đã tiến lên bắt tay cám ơn các nhạc sĩ trẻ và chụp hình lưu niệm với họ.

Từ giã tổng thống và mọi, người Đức Thánh Cha đã đến trường tiểu học thánh Maron, cách đó 5 cây số để gặp gỡ cộng đoàn công giáo. Trường tiểu học thánh Maron là một trong 22 cơ sở giáo dục của Giáo Hội công giáo thuộc chương trình phục hồi cộng đoàn Maronít, sau biến cố 2.500 tín hữu bị đuổi khỏi làng mạc của họ tại miềm bắc đảo Chypre, bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng năm 1974. Hồi đó quân Thổ đã chiếm đóng 4 làng Famagosta, Kambyli, Kythrea và Vouno, và bỏ bom đan viện Ngôn sứ Elia. Sau khi được tái định cư tại miền nam đảo Chypre, năm 1985 Giáo Hội bắt đầu xây thánh đường thánh Maron tại Nicosia, và năm 1998 thành lập ngân hàng Hợp tác xã tiết kiệm Maronít. Trong các năm sau đó Giáo Hội đã xây nhà thương thánh Anton, trường tiểu học thánh Maron, và đài tưởng niệm các tín hữu Maronít đã tử trận và thất lạc. Thêm vào đó là nhà thờ thánh Charbel và nhà thờ thánh Marina tại Limassol, đan viện Ngôn sứ Elia tại Kochatis, cũng như dựng hai tượng thánh Charbel và tượng Trinh Nữ Maria.

Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại sân thể thao của trường với sự tham dự của các tín hữu công giáo theo các lễ nghi Maronít, Armeni và Latinh. Tổng cộng tại Chypre chỉ có 25.000 tín hữu công giáo, tức chiếm 3,16% trên tổng số 790 ngàn dân.

Công tác rao truyền Tin Mừng đã do thánh Barnaba người gốc đảo Chypre khởi sự. Sách Công vụ thuật lại hai chuyến truyền giáo tại đảo Chypre, một lần với thánh Phaolô (Cv 13,3-5), một lần với Marco (Cv 15,39-41). Barnaba bị tử đạo và được chôn cất Tại Salamina, trong nhà nguyện của đan viện mang tên thánh nhân. Vào thế kỷ thứ V, Giáo đoàn kitô tại đảo Chypre có vị thế quan trọng vào hàng thứ 6 sau Roma, Costantinopoli, Alessandria, Antiokia và Giêrusalem. Tầm quan trọng của giáo đoàn này cũng được minh chứng bởi con số đông đảo các Giám Mục tham dự các Công Đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, và tổng số hơn 90 nhà thờ và vương cung thánh đường thời kitô cổ. Công Đồng Chung Ephexô III nhóm năm 431 và Công Đồng Trullo năm 692 đã thừa nhận sự độc lập của Giáo Hội Chypre.

Khi xe chở Đức Thánh Cha vừa tới nơi, có mấy em nhỏ nhất tay cầm tờ Tòa Thánh ra đón ngài. Đức Thánh Cha vuốt má và xoa đầu các em. Các em bé đã rắc các cánh hoa hồng khi Đức Thánh Cha đi ngang qua, như cử chỉ chào mừng vị thượng khách. Hiện diện trong buổi tiếp kiến có hai vị Thượng Phụ của đảo Chypre và Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giêrusalem.

Sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Maronít Joseph Souef, ca đoàn 200 ca viên đã hát thánh ca bằng tiếng Siriac khai mạc cho buổi cử hành lời Chúa.

Ngỏ lời với mọi người sau Phúc Âm thánh Gioan chương 12, kể lại biến cố vài người Hy Lạp nghe biết các việc Chúa Giêsu làm nên đến nói với tông đồ Philiphê họ muốn gặp Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội không chỉ loan báo Chúa vì lợi ích riêng, mà còn vì thiện ích của toàn nhân loại nữa (x. Ga 12,30). Là các người theo Chúa, ngày nay chúng ta cũng được mời gọi sống đức tin trong thế giới, cùng chung tiếng và cùng hành động để thăng tiến các giá trị Tin Mừng đã được loan báo cho chúng ta qua các thế hệ kitô hữu đảo Chypre.

Đề cập tới cộng đoàn công giáo tại Chypre Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, vì tình trạng đặc biệt duy nhất của anh chị em, tôi muốn lưu ý anh chị em về một phần chính yếu trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội chúng ta: đó là việc tìm kiếm sự hiệp nhất lớn hơn với các anh chị em kitô khác và đối thoại với những người không kitô. Từ Công Đồng Chung Vaticăng II cho tới nay, Giáo Hội dấn thân theo đuổi con đường hiểu biết các anh chị em kitô khác nhiều hơn, bằng cách biểu lộ một mối dây yêu thương và bằng hữu chặt chẽ hơn giữa tất cả các người đã được rửa tội. Anh chị em được mời gọi góp phần mình vào sứ mệnh đó trong cuộc sống thường ngày.

Liện quan tới việc đối thoại liên tôn còn có rất nhiều điều phải làm... Chỉ có nỗ lực kiên nhẫn và sự tin tưởng lẫn nhau mới giúp thắng vượt sức nặng của lịch sử qúa khứ, cũng như các khác biệt chính trị và văn hóa giữa các dân tộc, và mới có thể trở thành lý do hoạt động giúp hiểu biết nhau nhiều hơn. Anh chị em hãy giúp tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau đó giữa các tin hữu kitô và các tín hữu không kitô, như nền tảng giúp xây dựng một nền hòa bình lâu bền và sự

hòa hợp giữa các dân tộc thuộc các tôn giáo, các miền chính trị và nền tảng văn hóa khác nhau. Hãy nhìn vào sự hiệp thông sâu xa, mà anh chị em đã chia sẻ với nhau và với Giáo Hội công giáo trên thế giới. Tôi khuyến khích anh chị em cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục tu sĩ, và thăng tiến các ơn gọi đó.

Đề cập tới các trường công giáo tại Chypre, Đức Thánh Cha khẳng định rằng công việc của chúng là một phần của truyền thống lâu dài và được đánh giá rất cao của Giáo Hội công giáo tại đây. Hãy tiếp tục phục vụ công ích của toàn cộng đoàn, bằng cách dấn thân cho một nền giáo dục tuyệt hảo. Bằng tiếng Hy lạp Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ công giáo Chypre hãy mạnh mẽ trong đức tin, tươi vui phục vụ Chúa, và quảng đại sư dụng thời gian và tài năng thiên phú Chúa ban. Hãy giúp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho Giáo Hội và cho quê hương đất nước, bằng cách đặt để thiện ích của người khác trên thiện ích của riêng mình.

Tiếp đến Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã theo dõi một nhạc cảnh dân ca vũ rất sống động, do các em bé trường tiểu học thánh Maron và các bạn trẻ công giáo trình diễn, gợi lại các sinh hoạt thường ngày của tín hữu đảo Chypre cũng như nỗ lực của họ trong việc vun trồng hoa của đức tin, hòa bình, yêu thương, tình huynh đệ và căn tính kitô.

Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã từ giã cộng đoàn công giáo, trong khi ca đoàn hát bài ”Một con tim một tâm hồn” là bài ca được sáng tác cho chuyến công du mục vụ đảo Chypre.

Đức Thánh Cha lên xe đi thăm Đức Thượng Phụ Chrisostomos II, Tổng Giám Mục chính thống toàn đảo Chypre. Đức Thượng Phụ Chrysotomos II, Tổng Giám Mục Nuova Giustiniana và toàn đảo Chypre, sinh năm 1941 và đã từng theo học tại Athènes. Năm 1978 ngài được bầu làm Giám Mục Paphos; năm 2006 được chọn làm Tổng Giám Mục Nuova Giustiniana và toàn đảo Chypre. Trong tư cách là Chủ tịch Thánh Hội Đồng Giáo Hội chính thống Chypre, Đức Thượng Phụ đã tham dự thánh lễ an táng Đức Gioan Phaolo II và thánh lễ khai mạc chức vụ chủ chăn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hồi năm 2005. Để đáp lễ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi phái đoàn Tòa Thánh tham dự lễ đăng quang của Đức Thượng Phụ. Trong chuyến Đức Thượng Phụ viếng thăm Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngày 16 tháng 6 năm 2007, hai bên đã công bố thông cáo chung bầy tỏ tình huynh đệ giữ Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Chypre.

Trong lịch sử của mình Giáo Hội chính thống Chypre đã luôn luôn duy trì sự độc lập của mình và nắm giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống chính trị địa phương. Giáo Hội đã tích cực tham dự vào cuộc chiến giành độc lập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và đã phải trả giá mắc mỏ. Năm 1825 đa số hàng giáo sĩ kể các hàng giáo phẩm chính thống đã bị người Thổ sát hại, vì bị nghi ngờ ủng hộ cuộc Cách mạng Hy lạp. Trong thời thuộc địa của Anh quốc 1878-1958, Giáo Hội chính thống Chypre đã dấn thân cho cuộc chiến giành độc lập, hiện thực vào năm 1960. Sau đó Đức Tổng Giám Mục Makarios được bầu làm tổng thống tiên khởi của Cộng Hòa Chypre và tại vị cho tới khi qua đời năm 1977.

Sau khi quân Thổ chiếm đóng miền bắc đảo Chypre hồi năm 1974, đã có hơn 170.000 người phải di cư tị nạn trên chính quê hương của họ. Hơn 500 nhà thờ, nhà nguyện và đan viện của các Giáo Hội công giáo, maronít, armeni và chính thống đã bị chiếm đóng hay phá hủy. Lực lượng quân đội Thổ chiếm đóng miền bắc đảo Chypre hiện có 43.000 người. Từ năm 1974 đến nay chính quyền Thổ đã đưa 160.000 người tới sống tại miền bắc đảo này.

Giáo Hội chính thống Chypre là thành viên Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô từ năm 1948, và đã tích cực tham dự các đại hội liên kitô và liên tôn trong vùng Trung Đông và tại Âu châu. Tại Chypre cũng có trụ sở của Hội Đồng đại kết các giáo Hội Kitô vùng Trung Đông.

Đức Thượng Phụ Chrisostomos II đã ra đón Đức Thánh Cha tận cửa xe và ôm hôn Đức Thánh Cha, rồi tháp tùng ngài vào Tòa Thượng Phụ. Hai vị đã đàm đạo riêng với nhau trước khi có lễ nghi chào đón.

Đáp lời chào của Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng biết ơn sự dấn thân của Giáo Hội chính thống đảo Chypre đối với cuộc đối thoại và sáng kiến lớn của Giáo Hội nhằm tái tạo sự hiệp thong hữu hình trọn vẹn giữa các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương, một sự hiệp thông cần được sống trong niềm trung thành với Tin Mừng và truyền thống tông đồ, làm sao để trân trọng các truyền thống hợp pháp của Đông Phương và Tây Phương cũng như rộng mở cho sự khác biệt các ơn mà Chúa Thánh Thần ban để xậy dựng Giáo hội trong sự hiệp nhất, thánh thiện và an bình.

Đức Thánh Cha nguyện cầu cho tất cả mọi người dân đảo Chypre, nhờ ơn Chúa giúp, biết cùng nhau hoạt động trong khôn ngoan và mạnh mẽ để tìm ra một giải pháp công bằng cho các vấn đề cần được giải quyết, dấn thân tạo dựng hòa bình và hòa giải, và xây dựng cho các thế hệ tương lai một xã hội tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người, trong đó có các các quyền bất khả xâm phạm của sự tự do lương tâm và tự do phụng tự.

Liên quan tới vị thế của đảo Chypre trong lịch sử Kitô giáo và dấn thân đại kết trước tình trạng xung đột kéo dài trong vùng Trung Đông Đức Thánh Cha nói: Theo truyền thống, đảo Chypre được coi như là phần của Thánh Địa, và tình trạng xung đột tiếp tục tại Trung Đông phải là sự lo lắng của mọi người theo Chúa Kitô. Không ai có thể thờ ơ trước sự cần thiết phải yểm trợ, bằng mọi cách, tín hữu Kitô của vùng đất bị khổ đau này, để cho các Giáo Hội cổ xưa có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng. Các cộng đoàn kitô đảo Chypre có thể tìm ra một môi trường rất phong phú cho sự cộng tác đại kết, bằng cách cầu nguyện và cùng nhau hoạt động cho hòa bình, hòa giải và sự ổn định trong các vùng đất được chúc lành bởi sự hiện diện dưới thế của Hoàng Tử Hòa Bình.

Kết thúc lễ nghi chào đón, Đức Thượng Phụ đã hướng dẫn Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng viếng thăm nhà nguyện và căn hộ lịch sử của Đức Cố thượng Phụ Makarios, cũng như viện bảo tàng các hình vẽ Icone của Tòa Thượng Phụ, trước khi dùng bữa trưa.

Lúc 2 giờ chiều Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần Nicosia, cách đó một cây số rưỡi, đễ nghỉ ngơi trước khi chủ sự thánh lễ tại nhà thờ Thánh Giá vào lúc 5 giờ rưỡi chiều cho các linh mục, phó tế, chủng sinh, các tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và thành viên các hội đoàn công giáo toàn đảo Chypre. Nhà thờ có 350 chỗ ngồi. Đầu thánh lễ Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đặc biệt nói về ý nghĩa và vai trò của Thập Giá trong công trình cứu độ nhân loại. Ngài trả lời cho vấn nạn tại sao các tín hữu Kitô lại tôn kính một dụng cụ hành hình, một dấu chỉ của khổ đau, chiến bại và thiếu sót. Quả thực, thập giá nói lên những điều đó, nhưng vì Đấng đã bị treo trên Thập Giá để cứu độ chúng ta, nên Thập Giá cũng tượng trưng cho sự chiến thắng chung kết của tình yêu Thiên Chúa trên mọi sự ác trên trần gian này”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự kiện tất cả chúng ta đều cần đến Thập Giá và khẳng định rằng: ”Thập giá không phải chỉ là một biểu tượng lòng sùng mộ riêng tư, Thập giá không phải chỉ là một huy hiệu chứng tỏ một người thuộc về một nhóm nào đó trong xã hội, và theo ý nghĩa sâu xa nhất, Thập giá không liên can gì tới việc sử dụng bạo lực để áp đặt một tín ngưỡng hay triết lý. Thập giá nói lên hy vọng, nói lên tình thương và chiến thắng của bất bạo lực trên sự đàn áp, Thập giá nói về Thiên Chúa nâng kẻ thấp hèn lên, tăng cường sức mạnh cho người yếu đuối, chinh phục chia rẽ, và khắc phục oán thù bằng tình thương. Một thế giới không có Thập giá sẽ là một thế giới không hy vọng, một thế giới trong đó sự tra tấn và tàn bạo sẽ bùng lên mà không bị kìm hãm, người yếu đuối sẽ bị bóc lột. và ham hố sẽ có tiếng nói cuối cùng. Sự vô nhân đạo của con người đối với nhau sẽ được biểu lộ một cách kinh khủng, và sẽ không thể nào chấm dứt được cái vòng bạo lực lẩn quẩn. Chỉ có Thập giá mới chấm dứt tình trạng đó mà thôi”.

Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng: ”Anh em Linh Mục quí mến, các tu sĩ, giáo lý viên thân mến, sứ điệp của Thập giá được ủy thác cho chúng ta để chúng ta có thể mang hy vọng đến cho thế giới. Khi chúng ta rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh, chúng ta không rao giảng chính mình, nhưng rao giảng Chúa. Chúng ta không trình bày sự khôn ngoan của chúng ta cho thế giới, cũng không cao rao công trạng của mình, nhưng chúng ta chỉ hành động như những chiếc máng thông truyền sự khôn ngoan, tình yêu thương và công trạng cứu độ của Chúa. Chúng ta biết mình chỉ là những bình đất, nhưng điều lạ lùng là chúng ta được chọn để trở thành những người rao giảng chân lý cứu độ, mà thế giới đang cần được nghe”.

Tiếp tục bài giảng trong thánh lễ chiều mùng 5-6 tại thủ đô Nicosie, Đức Thánh Cha nhắc đến năm Linh Mục và nhắn nhủ các vị cũng như các chủng sinh đang chuẩn bị tiến lên chức linh mục rằng: ”Anh em hãy suy tư về những lời được nói với tân linh mục, khi Giám Mục trao chén lễ và đĩa thánh: 'Con hãy hiểu điều con làm, hãy noi gương điều con cử hành, và làm cho cuộc sống của con được phù hợp với mầu nhiệm Thập giá của Chúa”. Khi chúng ta công bố Thập giá Chúa Kitô, chúng ta hãy luôn luôn bắt chước tình yêu thương vị tha của Đấng đã dâng hiến chính mình vì chúng ta trên bàn thờ Thập Giá, Đấng vừa là Tư Tế vừa là lễ vật, Đấng mà trong cương vị của Ngài, chúng ta nói và hành động, khi chúng ta thi hành thừa tác vụ chúng ta đã nhận lãnh. Khi chúng ta suy tư về những khuyết điểm của mình, cá nhân cũng như tập thể, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta đáng phải chịu hình phạt, mà Ngài là Con Chiên vô tội đã chịu thay cho chúng ta. Và nếu chúng ta được chia sẻ phần nào những đau khổ của Chúa Kitô, chúng ta hãy vui mừng, vì chúng ta sẽ được hạnh phúc lớn lao hơn nhiều, khi vinh quang của Chúa được tỏ hiện”.

Đức Thánh Cha cho biết ngài đặc biệt nghĩ đến bao nhiêu linh mục tu sĩ ở Trung Đông đang được kêu gọi làm cho cuộc sống của mình phù hợp với mầu nhiệm Thập Giá của Chúa. Vì những khó khăn mà cộng đoàn của các vị phải chịu như hậu quả của xung đột và căng thẳng trong vùng, nhiều gia đình đã quyết định di cư đi nơi khác, và các vị mục tử của họ cũng bị cám dỗ làm như vậy. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh như thế, nếu một linh mục, một cộng đoàn dòng tu, một giáo xứ có thể tiếp tục kiên trì làm chứng tá cho Chúa Kitô, thì đó là một dấu chỉ hy vọng đặc biệt, không những cho các tín hữu Kitô, nhưng còn cho tất cả những người sống trong vùng nữa”.

Thánh lễ đã kết thúc lúc 6 giờ rưỡi chiều. Đức Thánh Cha đã về Tòa Sứ Thần cách đó 200 mét để dùng bữa tối và nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ hai của chuyến viếng thăm.
 
Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại Chypre
Bình Hòa
19:21 06/06/2010
Chúa nhựt hôm qua là ngày thứ ba và cũng là ngày cuối của chuyến tông du của đức Bênêđictô XVI tại Chypre, với cao điểm là Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa được cử hành tại vận động trường thủ đô Nicôsia, với sự tham dự của 10 ngàn tín hữu. Vào dịp này Đức Thánh Cha đã trao Tài liệu làm việc của Thượng hội đồng giám mục khóa đặc biệt về Trung đông sé nhóm họp vào tháng 10 sắp tới. Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Anh trong những phần đối đáp với dân chúng, bằng tiếng Latinh trong các lời nguyện và Kinh nguyện Thánh Thể. Ngoài các bài đọc Sách Thánh và các ý chỉ lời nguyện giáo dân còn được xướng bằng tiếng Hy-lạp, A-rập, Armeni, Pháp và kể cả tiếng Tagalog (Philippin) tượng trưng cho sự hiện diện của các nhóm di dân làm việc ở vùng này. Tổng thống Demetris Christofias và đức tổng giám mục Chrysostomos II của giáo hội Chính thống cũng có mặt trong Thánh lễ

Bài giảng chú trọng đến khía cạnh hiệp nhất giữa các tín hữu như là một hồng ân của bí tích Mình Thánh Chúa, và chúng tôi xin dịch phần chính.


Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô

Hôm nay chúng ta mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa. Bên Tây phương, lễ này mang tên là Corpus Christi, “Thân thể của Chúa Kitô”, một từ ngữ ám chỉ ba thực thể: - thân thể vật lý của Chúa Kitô sinh bởi đức Trinh nữ Maria; - thân thể bí tích của Chúa, tấm bánh từ trời nuôi dưỡng chúng ta trong bí tích trọng đại này; - thân thể mầu nhiệm của Người là Hội thánh. Khi suy gẫm về những khía cạnh khác nhau của Thânh thể Chúa Kitô, chúng ta hiểu biết sâu xa hơn về mầu nhiệm hiệp thông liên kết những ai thuộc về Hội thánh. Tất cả những ai đuợc nuôi dưỡng bởi Mình Máu Thánh Chúa Kitô thì được Thánh Linh liên kết nên một để họp thành một dân thánh của Thiên Chúa. Cũng như Thánh Linh đã xuống trên các tông đồ tại nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem thế nào, thì cũng một Thánh Linh ấy tác động trong mỗi buổi cử hành Thánh Lễ nhằm hai mục tiêu: - nhằm thánh hóa những của lễ là bánh và rượu, biến đổi chúng trở nên Mình và Máu Đức Kitô, và nhằm đổ tràn đầy những ai được nuôi dưỡng bằng những ân huệ thánh, ngõ hầu họ trở nên một thân thể và một tinh thần trong đức Kitô.

Thánh Augustinô đã diễn tả tiến trình này hết sức tuyệt vời (Sermo 272). Người nhắc nhở chúng ta rằng tấm bánh không được làm nên bởi một hạt lúa mì nhưng bởi nhiều hạt lúa. Trước khi những hạt lúa trở thành bánh, chúng cần phải được nghiền tán. Thánh nhân nói đến sự thanh luyện mà các dự tòng phải trải qua trước khi lãnh bí tích rửa tội. Mỗi người chúng ta thuộc về Hội thánh cần phải ra khỏi thế giới khép kín của cá nhân, và chấp nhận những kẻ khác đồng hành, những kẻ cùng chia cơm sẻ bánh (compania: cum + panis). Chúng ta không còn được phép suy tư từ cái “tôi” nữa nhưng là từ “chúng tôi”. Vì thế mỗi ngày chúng ta cầu nguyện lên Cha “chúng tôi”, xin cho “chúng tôi” lương thực. Điều kiện tiên quyết để được gia nhập đời sống thần linh là hạ đổ bức tường ngăn cách chúng ta với kẻ lân cận. Chúng ta cần được giải thoát khỏi những gì giam hãm và tách ly chúng ta: mối sợ hãi, nghi kỵ lẫn nhau, tính tham lam và ích kỷ, ý nghĩ xấu xa; và chúng ta cần mạnh dạn chấp nhận rủi ro mất mát khi mở rộng cho tình yêu.

Những hạt lúa mì, sau khi đã được nghiền tán, cần được trộn vào nước và nấu lên. Thánh Augustinô móc nối với nước rửa tội và ân huệ Thánh Linh hun nóng tâm hồn các tín hữu bằng lửa mến Chúa. Tiến trình kết hợp và biến đổi các hạt lúa mì rời rạc trở thành một tấm bánh cung cấp cho ta một hình ảnh sống động về tác động của Thánh Linh kết hợp các phần tử của Hội thánh qua bí tích Thánh Thể. Tất cả những ai tham dự bí tích này đều trở nên Thân thể nhiệm mầu của đức Kitô là Hội thánh nhờ được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể. Thánh Augustinoo viết như sau: “Bạn hãy trở thành điều mà mình có thể thấy, và hãy nhận điều mà bạn đã được trở thành”.

Những lời mạnh mẽ đó mời gọi chúng ta hãy đáp trả quảng đại lời mời gọi “trở thành đức Kitô” đối với những kẻ chung quanh ta. Hiện giờ chúng ta là thân thể của Đức Kitô ở trần thế. Chúng ta có thể tán giải một lời của thánh Têrêsa Avila như thế này: chúng ta là những con mắt để cho đức Kitô nhìn những kẻ đang túng thiếu, chúng ta là những bàn tay mà đức Kitô dùng để thi thố điều lành, và chúng ta ra như là môi miệng nhờ đó Tin mừng của đức Kitô được loan báo. Tuy nhiên, cần thâm tín rằng khi chúng ta tham gia vào công cuộc cứu dộ như thế, thì không phải là chúng ta tôn kính kỷ niệm của một vị anh hùng đã khuất bóng bằng cách kéo dài sự nghiệp của ông. Không phải thế. Chúa Kitô đang sống trong chúng ta, trong Hội thánh là đoàn dân tư tế của Người. Khi lãnh nhận Người trong bí tích Thánh Thể và khi tiếp đón Thánh Linh vào tâm hồn, chúng ta thực sự trở thành Thân thể của đức Kitô mà chúng ta đã lãnh, chúng ta thực sự hiệp thông với Chúa và với nhau, chúng ta trở thành dụng cụ của Chúa, làm chứng nhân cho Người trên trần gian.

“Các tín hữu có một trái tim và một linh hồn” (Cv 4,32). Trong cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi được nuôi dưỡng nơi bàn tiệc của Chúa, chúng ta nhận thấy những tác dụng hợp nhất của Thánh Linh. Họ chia sẻ các tài sản cho nhau, sự quyến luyến với của cải được vượt thắng do tình yêu thương huynh đệ. Họ đã tìm ra những phương thức quân bình cho những sự khác biệt, như khi phải giải quyết những cuộc tranh luận giữa người gốc Hy lạp và người gốc Do thái về sự phân phát lương thực. Ông Tertullianô đã bình luận rằng: “Kìa xem các Kitô hữu thương yêu nhau như thế nào, họ sẵn sàng chết cho nhau như thế nào (Apologia 39). Tình thương không chỉ giới hạn vào những kẻ đồng đạo. Họ không hề coi mình như là những kẻ độc chiếm tình yêu của Thiên Chúa, nhưng như là những sứ giá được sai đi mang tin vui cứu độ cho đến tận cùng địa cầu. Nhờ thế mà sứ điệp được Chúa Phục sinh uỷ thác cho các tông đồ đã được truyền bá khắp miền Trung đông, và từ đó đến toàn trái đât.

Bài giảng kết luận với lời kêu mời và cầu nguyện xin cho chúng ta vượt lên trên mọi sự khác biệt để mang lại hoà bình cho nơi đang tranh chấp, chia sẻ tài sản cho những kẻ túng thiếu, mang lại hy vọng cho thế giới.

Vào cuối Thánh lễ đã diễn ra nghi thức trao “Tài liệu Làm việc” của Thượng hội đồng cho các đại biểu của các Hội đồng giám mục. Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự vắng mặt của đức cha Padovese, chủ tịch Hội đồng giám mục Thổ nhĩ kỳ, mới bị sát hại hôm thứ 4 tuần trước. Chúng tôi sẽ trình bày tài liệu này trong buổi phát ngày mai. Thánh lễ được kết thúc với kinh Truyền tin và phép lành Tòa Thánh. Trong lời chào thăm các phái đoàn hành hương bằng tiếng Ba-lan Đức Bênêđictô XVI nhắc đến lễ phong chân phước cho cha Jerzy Popielusco diễn ra tại thủ đô Varsavia vào ban sáng.

Kế đó, ngài về Tòa Sứ Thần để dùng bữa trưa cùng với các thành viên thuộc Văn phòng Thượng hội đồng giám mục khóa đặc biệt. Vào ban chiều, sau khi viếng thăm nhà thờ chánh toà của cộng đoàn Maronite, ngài đã đáp máy bay trở về Vatican.
 
ĐTC: ''Thập gía, biểu tượng của Niềm hy vọng bất diệt''
Thiên Phong
19:28 06/06/2010
Nicosia, thứ Bảy, 05.6.2010 (Zenit.org) –

Huyền nhiệm Thập Giá

ĐTC dâng Thánh Lễ với các tu sĩ và các Phong Trào Công Giáo của Cipro
“Thập giá là một phương tiện để hành hình nhưng đồng thời cũng là một phương tiện để hóa giải mọi điều ác.” Đó là lời khẳng định của Đức Bênêđictô XVI vào chiều thứ Bảy 05.6.2010, trong Thánh Lễ với các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, giảng viên giáo lý và thành viên của các phong trào Công Giáo tại Cipro. Thánh Giá Chúa Kitô là trung tâm của cuộc cử hành này, diễn ra trong Nhà Thờ Thánh Giá ở Nicosia.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng nhiều người có thể băn khoăn tự hỏi tại sao chúng ta, các Kitô hữu, lại tôn vinh một dụng cụ hành hình, một dấu hiệu của đau khổ và thất bại. Quả thực là Thập Giá có biểu lộ tất cả những ý nghĩa này. Tuy nhiên, Đấng bị treo lên Thập Giá vì ơn cứu độ chúng ta cũng cho thấy chiến thắng dứt khoát của tình yêu Thiên Chúa trên tất cả mọi sự dữ của thế gian.

Thực tế, do chính hậu quả của tội lỗi mình, con người phải chết chứ không sống được. Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể giải phóng con người khỏi tình trạng nô lệ luân lý và thể lý. Và vì Ngài yêu thế gian quá đỗi, Ngài đã sai Con Một của Ngài không phải để lên án thế gian nhằm đòi lại công lý, nhưng là để nhờ Người Con này mà thế gian được cứu.

Cây Thập Giá, vì thế, đã trở thành phương tiện cứu chuộc chúng ta. Đau khổ và sự chết, vốn là hậu quả của tội lỗi, đã chuyển hóa thành chính phương tiện qua đó tội lỗi bị đánh bại.

Trong bối cảnh này, Thập Giá là một cái gì quá đỗi lớn lao và huyền nhiệm. Dẫu rõ ràng Thập Giá là một dụng cụ gắn liền với sự tra tấn, với đau khổ và thất bại, nhưng Thập Giá cũng cho thấy sự thay đổi hoàn toàn, sự hóa giải dứt khoát các sự dữ ấy, và đem lại niềm hy vọng tuyệt vời nhất mà thế giới này từng nhìn thấy.

Thập Giá lên lời với tất cả những ai phải chịu đau khổ – những kẻ bị ức hiếp, những người đau ốm bệnh tật, người nghèo, người bị bỏ rơi, những nạn nhân của bạo lực – và Thập Giá trao cho họ niềm hy vọng có thể biến đau khổ của họ thành niềm vui, biến tình trạng bị loại trừ của họ thành hiệp thông, biến cái chết của họ thành sự sống. Thập Giá trao niềm hy vọng cho thế giới đã bị sụp đổ của chúng ta.

Vì thế – Đức Thánh Cha nói tiếp – thế giới này cần Thập Giá! Một thế giới không có Thập Giá sẽ là một thế giới không có niềm hy vọng, một thế giới trong đó sự tra tấn và độc ác sẽ hoành hành, người yếu sẽ còn bị bóc lột và sự tham lam sẽ thống trị.

Những con người mang tin hy vọng

Ngỏ lời với các linh mục, tu sĩ và các giảng viên giáo lý; Đức Thánh Cha nhắc lại rằng khi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh là ta đang thông chuyển “nguồn khôn ngoan, tình yêu, và công ơn cứu độ của Ngài.” Chúng ta biết rằng mình chỉ là những bình sành. Tuy nhiên, thật lạ lùng là chúng ta đã được chọn làm những người rao truyền chân lý cứu độ mà thế giới này cần được nghe.

Chúng ta sửng sốt mãi trước ân huệ phi thường này được ban cho mình. Ta vẫn luôn nhận ra rằng mình bất xứng, nhưng đồng thời ta phải luôn tự thúc bách mình trở nên bớt bất xứng hơn đối với ơn gọi cao quí ấy, để không vì những sai lầm và sa ngã của mình mà làm suy yếu đi tính khả tín của chứng từ mình trao.

Trong Năm Linh Mục đang sắp kết thúc đây, Đức Thánh Cha ngỏ lời cách riêng với các linh mục và những người đang chuẩn bị trở thành linh mục. Ngài khuyên họ “hãy bắt chước tình yêu vô cầu của Đấng đã trao hiến chính mình trên bàn thờ Thập Giá, Đấng là tư tế và đồng thời là hy lễ, Đấng mà chúng ta thay mặt Ngài để nói và hành động khi chúng ta thi hành tác vụ mà chúng ta đã nhận lãnh.”

Một suy nghĩ mà Đức Thánh Cha muốn chia sẻ cách riêng với nhiều linh mục và tu sĩ của vùng Trung Đông, đó là trong giai đoạn này họ đang kinh nghiệm một tiếng gọi đặc biệt để rập khuôn đời sống mình với mầu nhiệm Thập Giá của Chúa.

Trung Đông là nơi mà các Kitô hữu chỉ là thiểu số nhỏ nhoi, nơi mà họ phải chịu nhiều thiếu thốn do các căng thẳng chủng tộc và tôn giáo. Nhiều gia đình đi đến quyết định dời cư, cả các mục tử cũng thế. Tuy nhiên, trong tình cảnh như vậy, một linh mục, một cộng đoàn tu sĩ, một giáo xứ nếu vẫn trụ vững và tiếp tục trao chứng từ về Đức Kitô thì đó là một dấu hiệu phi thường của niềm hy vọng không chỉ cho các Kitô hữu mà còn cho bao người khác nữa đang sống trong vùng.

Đức Thánh Cha kết luận: “Chỉ sự hiện diện của họ thôi cũng diễn tả tuyệt vời Tin Mừng hòa bình, diễn tả quyết tâm của vị Mục Tử Tốt Lành chăm sóc mọi con chiên, và diễn tả sự dấn thân không lay chuyển của Giáo Hội vào cuộc đối thoại, hòa giải và ân cần đón nhận người khác. Bám chặt lấy Thập Giá được trao cho mình, các linh mục và tu sĩ của Trung Đông có thể thực sự chiếu giãi niềm hy vọng nằm ở trung tâm mầu nhiệm mà chúng ta cử hành.”

(dịch từ “BENEDETTO XVI: LA CROCE, SIMBOLO DI ‘SPERANZA SENZA LIMITI’,” trong Zenit.org, 05.6.2010)
 
Điện thư của ĐHY Vingt-Trois gửi Tổng Thư Ký HĐGM Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau vụ ám sát Đức Cha Luigi Padovese
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
19:36 06/06/2010
Điện thư của Đức Hồng Y Vingt-Trois gửi cha Mauro Pesce, Tổng Thư Ký HĐGM Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau vụ ám sát Đức Cha Luigi Padovese

Cha thân mến,

Khi vừa mới nhận được tin bi thảm về vụ sát hại Đức Cha Luigi Padovese, Giám Quản Tông Tòa Anatolia và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ, tôi muốn đảm bảo với các giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và toàn thể tín hữu của Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ lời chia buồn tận đáy lòng và lời cầu nguyện nhiệt huyết của mình.

Người Công Giáo Pháp nghiệm thấy tình liên đới một cách sâu thẳm với những anh em của mình đang sống và minh chứng đức tin trong một ngữ cảnh thiểu số và khó khăn. Ai nấy đều hết sức bùi ngùi xúc động trước thảm kịch mới này xảy ra với Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ và xin hiệp ý cầu nguyện cho Cố Đức Cha Padovese cũng như toàn thể cộng đồng Dân Chúa tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguyện xin Chúa Phục Sinh ban cho mỗi người ơn Bình An, sức mạnh, và Niềm Hy Vọng.

+ Đức Hồng Y André Vingt-Trois,
Tổng Giám Mục Paris,
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp
 
Top Stories
Church beatifies Pole slain by communists in 1984
AP
06:14 06/06/2010
WARSAW, Poland – Thousands of Poles filled a vast sunbathed square in Warsaw on Sunday for the beatification of Jerzy Popieluszko, a charismatic priest tortured and killed in 1984 by communist Poland's secret police for supporting Lech Walesa's Solidarity movement.

The head of the Vatican's saint-making office, Archbishop Angelo Amato, presided over the beatification Mass at Pilsudski Square that was also celebrated by 120 bishops and 1,300 priests. Popieluszko's 100-year-old mother Marianna, was among those attending.

The Mass will then be followed by an hours-long procession of his remains — referred to as relics — to a new church in the southern Warsaw suburb of Wilanow.

Warsaw Archbishop Kazimierz Nycz said he expects about 250,000 Poles to attend the beatification of Popieluszko, a popular and outspoken priest who preached the value of freedom during his "Masses for the Homeland." He is remembered as one of the key historic figures in the struggle against communism. His beatification could pave the way toward possible sainthood.

"We are very proud of him, he was a very good and brave person," said Wieslawa Nowak, 57, a bookkeeper.

"He preached the truth and was killed for preaching the truth," said Nowak, who traveled since early morning to attend the Mass from Grajewo, near where Popieluszko was born.

Popieluszko is a huge source of pride for many Poles and for the church, which won the devotion of many here for its opposition to communism. No figure better represents that struggle than the late John Paul II, the Polish-born pontiff credited with helping to defeat communism across eastern Europe.

Popieluszko's sermons — with references to freedom and to John Paul's teachings — drew large crowds during a communist crackdown on the opposition in the early 1980s.

The regime reacted by harassing Popieluszko — and with an attempted assassination attempt meant to look like a car accident in October 1984.

Two weeks later, the secret police kidnapped the 37-year-old priest and his driver on Oct. 19, 1984. He was beaten, bound, gagged and stuffed in a sack weighed down with stones and thrown into the Vistula River. His driver managed to escape.

His murder sparked massive outrage and drew hundreds of thousands of people to his funeral, in what was widely seen as a massive show of opposition to the communist regime. The authorities conducted a quick trial and convicted four Security Service officers. All of them have since been released from prison.

Last December, Pope Benedict declared Popieluszko a martyr, thus opening the road to his beatification. Martyrs, having given up their life for the Church, do not need a proven miracle to be beatified.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20100606/ap_on_re_eu/eu_poland_priest_beatified)
 
Five million march for Corpus Christi in Brazil
Herald Sun
07:18 06/06/2010
SAN PAOLO - Five million people marched through Sao Paulo overnight in a traditional "March for Jesus" that organisers and media claimed was the biggest Catholic demonstration in the world.

The massive crowd streaming along a freeway in the north of the city accounted for around a quarter of Sao Paulo's population of 20 million, and underlined Brazil's position as the country with the biggest Catholic population on earth.

The event marked Corpus Christi, which falls 60 days after Easter and is celebrated as a national holiday in Brazil.

Many of those marching mixed football fever into the proceedings, wearing the green-and-gold jerseys of Brazil's national squad competing in South Africa's World Cup later this month. Trucks blaring rock gospel and hymns punctuated the procession.

Organisers said that 630 floats coming from all over the country took part in the multi-denominational march, which was scheduled to last nearly 12 hours.

The Estadao private news agency said up to five million people were expected to participate - much more than the one million who took part last year according to police.

At the same time as the march was happening, an estimated two million cars were streaming out of Sao Paulo as other residents headed to the beach or countryside to enjoy an unofficial four-day long weekend.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hân hoan chúc mừng các Tân Chức Việt Nam tại Hoa Kỳ Năm 2010
Liên Đoàn CGVNHK
10:28 06/06/2010
ATLANTA, GEORGIA (06.06.2010) - Cộng đồng Dân Chúa đón nhận tin vui và hân hoan chúc mừng các tân Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2010.

Các tân Linh mục được thụ phong ngày 5 tháng 6 năm 2010:
Lm. Phêrô Nguyễn Huy Bảo, Tổng Giáo phận Los Angeles, California
Lm. Giuse Nguyễn Văn Minh, SDD, Portland, Oregon
Lm. Hilariô M. Trần Hà Nhuận, CMC, Carthage, Missouri
Lm. Gioan TG M. Trần Trung Thành, CMC, Carthage, Missouri
Lm. Giacôbê M. Đỗ Long Vân, CMC, Carthage, Missouri

Các tân Linh mục được thụ phong ngày 29 tháng 5 năm 2010:
Lm. Nguyễn Tài, Giáo phận Salt Lake City, Utah
Lm. Joseph Timothy Đỗ Trường, Giáo phận San Bernadino, CA

Các tân Linh mục được thụ phong ngày 22 tháng 5 năm 2010:
Lm. Nguyễn Văn Tình, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Zhenlong Wang, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Francis Damoah, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Baozhu Hu, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Lm. Nguyễn Thiện, Giáo phận Davenport, Iowa

Tân Linh mục được thụ phong ngày 14 tháng 5 năm 2010:
Lm. Martinô Trần Hữu Nhân, CM, Los Angeles, California

Các tân Linh mục được thụ phong ngày 2 tháng 1 năm 2010:
Lm. Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa, CSsR, Houston, Texas
Lm. Tôma Hà Quốc Dũng, CSsR, Houston, Texas

Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 12 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Tạ Anh Kiệt, Giáo phận Orange, California
Phó tế Michel-Steven Phạm, Giáo phận San Diego, California
Phó tế Vũ Tập, OP

Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 26 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Henry Phạm Minh Thắng, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia

Cộng đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa các Linh mục của Chúa trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.

Xin gửi tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và tinconggiao@gmail.com các tân Linh mục năm 2010 chưa có tên trong danh sách trên đây, để Cộng đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng.

HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
 
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010 - Bài 5: Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Paris trở về nguồn
Trần Văn Cảnh
10:52 06/06/2010
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010

Bài 5: Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Paris trở về nguồn, 1784-1977 khám phá bản chất và sứ vụ của mình

Paris. Chúa nhật 06/06/2010. trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). Sau 3 bài học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam, GS Trần Văn Cảnh sẽ dành 3 bài để tìm hiểu về Cộng Đoàn Cộng Giáo Việt Nam tại Pháp và đặc biệt ở Paris. Bài đầu tiên trong chúa nhật hôm nay gợi ý về « Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Paris trở về nguồn, 1784-1977, khám phá bản chất và sứ vụ của mình » (2). Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.

A. PHẦN TRÌNH BÀY

Vì sứ vụ nào mà người Công Giáo Việt Nam, có bản chất là công giáo việt nam, đã đến Paris ? Những dữ kiện lịch sử cho thấy có nhiều nhóm người việt nam khác nhau, trong đó có người công giáo, đã đến Pháp và Paris. Nhưng tựu trung có 3 lý do khiến họ đã đến Pháp và Paris. Vì sứ vụ quốc gia, vì bị bắt buộc đến phục vụ, vì tự do muốn đến du học, tỵ nạn, tìm sống, định cư. Thời kỳ Mở đầu lấy năm 1784 để mở vì đó là năm mà lần đầu tiên có người Việt Nam (Công Giáo) đến Pháp; Và lấy năm 1977 để khép lại vì đó là năm người Công Giáo Việt Nam ở Pháp có một quy chế rõ rệt và đích đáng mà sự sinh tồn có chiều dài thời gian.

1. Vết chân của hai đoàn sứ bộ, thế kỷ XVIII và XIX.

Hai sử gia, Linh mục Phan Phát Huồn và Trần Trọng Kim đều nhắc đến việc "Nguyễn Vương cầu viện nước Pháp-lan-tây. Ngày 15.10.1784, tại đảo Thổ Châu, ông làm tờ quốc thư, giao đứa con trai đầu lòng và quốc ấn cho Đức Cha Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine): "Năm 1784 Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh qua Pháp, đoàn tùy tùng gồm có quan Phó Vệ úy Phạm Văn Nhân, quan cai cơ Nguyễn Văn Liêm, 40 binh sĩ và Linh mục Hồ Văn Nghi".

Theo hòa ước năm Nhâm Tuất (1862). Việt Nam đã nhượng đứt cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Tuy hòa ước đã ký kết, nhưng vua Tự Đức vẫn ước mong được chuộc lại, vì Gia Định là đất khai nguyên nhà Nguyễn và là quê hương của vua. Năm 1863 Phan Thanh Giản được lệnh vua Tự Đức dẫn đầu phái đoàn Việt Nam gồm có tham tri lại bộ Phạm Phúc Thế và án sát tỉnh Quảng Nam là Nguyễn Khắc Đản với 53 tùy viên, trong số đó có Linh mục Nguyễn Hoàng và Pétrus Trương Vĩnh Ký sang Pháp để lo việc chuộc lại ba tỉnh nói trên.

2. Những người Việt Nam đến Pháp trong 2 thề chiến đầu thế kỷ XX vì bị bắt đến phục vụ

Sau hai phái đoàn đi sứ nước Pháp năm 1784 và 1863, có nhiều đợt người việt nam đến Pháp, trong đó, đáng kề nhất là hai đợt lính thợ trong đệ I và đệ II thế chiến.

Trong thời đệ I thế chiến, 1915-1919, khoảng 90.000 người đông dương đã được mang sang mẫu quốc Pháp, trong đó, một nửa là để làm lao động (Emmanuel Bouhier, Les troupes coloniales dans la Grande Guerre: LES TROUPES COLONIALES D’INDOCHINE EN 1914-1918; http://www.stratisc.org/TC_5.htm).

Trong thời đầu đệ II thế chiến, 1939-1940, khoảng 20.000 người lao động đông dương khác đã được mang sang Pháp. Mặc dầu cuối năm 1940, vì tình hình chiến sự thất lợi, Pháp đã có quyết định gởi về Việtnam: hơn 4000 người trong khoảng tháng 11.1940 tới 9.1941 nhưng chẳng may vì bị lệnh phong tỏa đường biển của hải quân Anh quốc nên số người trên phải bị cho sang Madagascar, đảo Réunion, Sud Afrique, Oran.

Còn một số khác cũng từ năm 1941 được gơi đi vùng Camargue để khai thác việc trồng lúa. Kết qủa là năm 1944, 800 mẩu (hectares) đất được khai thác và cho huê lợi 2200 tấn lúa. Một số khác bị gởi đi xây dựng các công thự phòng thủ dọc bờ biển Địa trung Hải, nhiều người chết và bị thương bởi bom đạn của quân đội đồng minh. Con số 1061 người được chôn ở những ô đất riêng (cf. Article du colonel Rives intitulé ‘1939-1954, les travailleurs indochinois en France’ in revue Hommes et Migrations no 1175).

Việt kiều thời nầy cũng ở rải rác cùng khắp, ở thủ đô Paris không được biết số bao nhiêu, nhưng ở miền tỉnh như ở Vaucluse ta thấy có thống kê ghi (cf Archives Départementales du Vaucluse), trong tháng 7 năm 1941 ở Marseille có 4200 người, ở Agde có 3000, ở Bergerac có 2400, ở Sorgues có 4100, ở Lyon-Vénissieux có 1300, tổng cộng là 15.000 người tất cả (cf. Hommes et migrations no 1175 par le colonel Maurice Rives).

Vài con số trên cho thấy số Việt kiều ở Pháp dù thế chiến đã qua nhưng sĩ số không giảm, bởi lẻ một số tự nguyện ở lại, theo đại tá Rives thì ‘phần lớn vì lý do đã kết hôn với vợ người Au châu hoặc có thể hành nghề được trong thời xa xứ’; số nầy đếm được chừng 3500 người (Colonel Rives in article: postérité des exilés vietnamiens restés en France), còn một số lớn khác do việc nước Pháp bận trưng dụng tàu bè chở quân lính tái chiếm Việtnam liền sau Đại chiến kết thúc, thành phần đông đảo còn sót nầy cộng thêm một số từ VN vì chạy giặc di sang. Như vậy là số kiều bào sống ở Pháp thời điểm nầy phải đông khá.

3. Những người Việt Nam đến Pháp vì tự do chọn đến

Trong số những người Việt Nam đến Pháp vì tự do chọn đến, có nhiều đợt khác nhau.

Đợt thứ nhất: Giữa đệ I và đệ II Thế chiến (1919-1940). Một số sinh viên qua Pháp du học. Khoảng 1500 người. Đó là thời của những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo. Những người sinh viên VN này rất xuất sắc. Một số người Pháp giật mình vì tài học của người Việt.

Đợt thứ hai: 1954. Sau Điện Biên Phủ và hội nghị Genève. Ở Việt Nam, hơn một triệu người di cư từ Bắc xuống Nam. Một số đi thẳng qua Pháp vì đây là một cơ hội cho con cái đi học ở Âu tây. Những người này thuộc lớp khá giả, hồi ở Việt Nam đã theo chương trình Pháp, nên con cái thành công trên đường học vấn. Lúc xưa, người ta đi Hà Nội học luật để ra làm quan, thì ở Pháp người Việt trở thành bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư…Nhờ cái thành công nghề nghiệp của những người Việt trong đợt này và một số người du học trong những năm 1960, người Pháp nể và có cảm tình với người Việt.

Đợt thứ ba: 1975. Theo bản thống kê chính thức có khoảng 120 000 người gốc Á châu qua tị nạn ở Pháp. Sau đợt thứ năm này, vì người tị nạn qua gần như một lượt và rất đông, nên đời sống người Việt ở Pháp thay đổi hẳn. Thay đổi trong cách ăn uống, trong cách sống theo phong tục hoặc thói quen. Những lễ Tết, Trung Thu đậm đà hơn. Trong những đợt trước, người Việt sống chia rẽ và lẻ loi, thì sau 1975, trở nên sống sát cánh với nhau hơn. Nhưng vì vậy mà vấn đề hội nhập vào xã hội Pháp cũng chậm chạp hơn.

4. Người Việt Nam Công Giáo ở Pháp.

Theo những dữ kiện lịch sử trên đây, người Việt Nam Công giáo đầu tiên đã đặt chân lên đất Pháp là Linh mục Hồ Văn Nghi, đi sứ cùng với phái đoàn Bá Đa Lộc vào năm 1784. Thế rồi 79 năm sau, lại có hai người công giáo khác được vua Tự Đức cử đi sứ cùng phái đoàn Phan Thanh Giản vào năm 1863, một Linh mục, Lm Nguyễn Hoàng và một giáo dân, ông Petrus Trương Vĩnh Ký. Sứ mệnh của những người công giáo đầu tiên đặt chân lên đất Pháp là sứ mệnh quốc gia, giúp vua, giúp nước.

Rồi qua những đợt người Việt Nam đến Pháp khác, trong 2 Thế Chiến 1914-1918 và 1939-1945, hay trong những đợt giữa hai Thế Chiến, sau năm 1954, sau năm 1975, hoà vào những người việt nam khác, người Công Giáo đã đến Pháp hoặc bị bắt buộc, hoặc được tự do chọn đến.

Thời gian đầu, sĩ số người công giáo việt nam không được xác định, cũng không có tổ chức rõ rệt. Nhiều người trong họ đã được các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris giúp đỡ trong đời sống đạo.

Nhưng từ năm 1942, người ta ghi nhận tại Paris, đã có thành lập Hội Công giáo Việt Nam ở Paris quy tụ được một số giáo dân để tham dự thánh lể do cha Cao văn Luận cử hành và do ông Trần hữu Phương cổ động kêu mời. Ở các tỉnh thời điểm nầy cũng có các hội công giáo thành hình.

1945: Thành lập Việtnam du học giáo sỹ đoàn. Trong bầu khí sôi sục của thời cuộc: Nhật đảo chánh Pháp tại Việtnam, Pháp quốc sắp được giải phóng khỏi tay Đức quốc xã, Việtnam sửa soạn tuyên bố độc lập, các giáo sĩ du học thấy cần phải gặp nhau kết họp lại thành một tổ chức để dễ trao đổi tìm hiểu thực tế, để dễ ứng phó với thời cuộc trong cương vị của mình. Khi tướng De Gaulle với sự yểm trợ của phe Đồng Minh tuyên bố ‘Thắng trận’ ngày 08.05.1945 và tại Hànội ông Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập ngày 02.09.1945. Vào thời điểm lịch sử đó, một tổ chức các Linh mục tu sĩ VN du học đã được thành hình.Tổ chức đó lấy tên là Việtnam du học giáo sĩ đoàn với số thành viên tiên khởi từ 15 tới 17 người( xem Kỷ yếu 50 thành lập giáo xứ VN tại Paris tr.62 ).

Về sĩ số của Liên Tu Sĩ thời kỳ nầy, theo văn liệu thấy kê khai 17 danh tánh các vị là: Trần văn Thiện*, Nguyễn ngọc Quang*, Bửu Dưỡng, Nguyễn hữu Tiến, Nguyễn văn Hiền*, Lê văn LỶ, Cao văn Luận, Nguyễn văn Khiết, Trịnh quốc Bồng, Phạm văn Nhân (Hànội), Nguyễn thế Vinh(Hànội), Nguyễn huy Mai*,Nguyễn văn Lập, Trần văn Triệu, Lê văn Ấn*, Đinh văn Hưởng, Hoàng văn Đoàn.* (các vị có * sau làm Giám Mục).

1947 Liên đoàn công giáo Việt Nam tại Pháp được Giáo Quyền Pháp chính thức công nhận. Trong năm 1946, có cuộc Đại hội nghị mở ra ở Toulouse do Hội Công giáo VN ở Paris với danh nghĩa ‘trung ương lâm thời’ mời gọi. Có mặt 30 đại biểu giáo dân từ khắp nơi trong nước Pháp như Paris, Lyon, Grenoble, La Roche/yon, Arles, Tarascon, Bergerac, Sorgues, Mazagues, Toulouse, v.v. và 5 linh mục hiện diện là Cao văn Luận, Nguyễn ngọc Quang, Hoàng mạnh Hiền, Nguyễn văn Lập, Đinh văn Hưởng. Các linh mục VN tại Roma cũng gởi điện tín chúc mừng Đại Hội. Đại Hội nghị diển ra hai ngày 31.03 và 01.14.1946 để thành lập Liên đoàn công giáo VN tại Pháp (Fédération catholique vietnamienne) với Nội quy gồm có 5 khoản và 24 điều lệ.

Nội quy của Liên đoàn được Hàng Giáo phẩm Pháp duyệt y 01.10.1947 và Hàng Giám Mục Việtnam nhìn nhận ngày 19.11.1951. Đây là quy chế chính thức đầu tiên của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Pháp.

Sau giai đoạn thành lập với những bản nội qui được tu chính của hai hội của giáo sĩ và giáo dân, mọi hoạt động của Liên Tu Sĩ dường như được qui vào vịệc mục vụ Tuyên Úy hoặc cho Liên đoàn CGVN như kể trên hoặc chia nhau làm Tuyên úy cho Đoàn sinh viên mà nhiệm kỳ và danh tánh và đoàn trưởng được nêu lên như sau:

1947-1948: Linh mục Nguyễn huy Mai và sinh viên bác sĩ Đặng vũ Cảnh

1948-1949: Linh mục Trần văn Hiến Minh và sinh viên bac sĩ Nguyễn văn Ái

1949-1950: Linh mục Nguyễn bình An và sinh viên bác sĩ Lâm trọng Thức

1952: Tổ chức truyền giáo Việt Nam tại Pháp. Sau đại thế chiến II, vấn đề mục vụ cho dân di trú mỗi ngày một khẩn trương. Vì thế, Đức Piô XI ban hành Tông Huấn ‘GIA ĐÌNH XA CÁCH’ (Exsul Familia), vào năm 1952, vạch ra những hướng mục vụ dành riêng cho những người ngoại quốc bỏ quê cha đất tổ đến sinh sống ở xứ lạ quê ngưới. Chính theo tinh thần Tông Huấn này mà ‘trong buổi hội tháng 10 năm 1952, các Hồng Y và Tổng Giám Mục của Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ Pháp đã đồng ý ký thác cho cha Pacifique Nguyễn Bình An sở Tuyên Úy của những người Công Giáo Việt Nam trên toàn lãnh thổ Pháp, gọi là Tổ chức Truyền giáo Việtnam tại Pháp’. Đây là quy chế chính thức thứ hai, thay cho quy chế thứ nhất của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Pháp.

1955: Cha Trần thanh Giản được bổ nhiệm thay thế cha Nguyễn bình An hồi hương, để lo việc mục vụ cho kiều bào với chức vụ Giám đốc của các Thừa sai của Tổ chức Truyền giáo Việtnam tại Pháp. Nên biết tại Paris thời nầy Việtnam đã có 2000 sinh viên và trí thức, 3000 thợ.Toàn quốc có chừng 12.000 thợ thuyền, 5000 lính, và 3000 sinh viên.

Cộng tác với cha Giản ở Paris có các cha Nguyễn ngọc Lưu, Nguyễn định Tường, Nguyễn văn Long, Nguyễn quang Toán, Nguyễn tiến Huynh, Phan đình Thành. Thêm ở các tỉnh có các cha Nguyễn quang cảnh tại Marseille, cha Phạm phúc Khánh ở Nice và Cannes, Cha André Courtois ( Bùi xuân Lịch ) vùng Grenoble,Toulon, Aix.

1971, Cha Nguyễn quang Toán, phụ tá tại Tổ chức Truyền Giáo Việtnam số 15, rue Boissonnade Paris 14, đuợc bổ nhiệm thay cha Trần thanh Giản để làm Giám đốc của Tổ chức Truyền giáo Việtnam cả trên bình diện quốc gia Pháp và điạ phương Paris. Sự bổ nhiệm là do ĐC Pézeril phụ tá Tổng Giáo Phận Paris, nhân danh Giáo tỉnh Paris, cùng với sự đồng Ỷ của các Giám Mục Việtnam. Cộng tác với cha Toán có các cha Hoàng quang Lượng, Lê huy Bảng, Đoàn thanh Dũng, và Phan thanh Văn.

Trách nhiệm và công việc vất vả nhất cho Ban Giám Đốc là đón tiếp lớp người tỵ nạn đến Pháp từ sau ngày 30.04.1975.

Nhân dịp Năm Thánh 2010, trở lại về nguồn, xem lại những bước đầu của mình, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp sẽ khám phá ra điều gì ? Qua những dữ kiện lịch sử vừa gợi lại trên đây, có lẽ có 4 diều mà họ sẽ nhận ra:

1. Bản chất và sứ mệnh đầu tiên của người công giáo việt nam đến Pháp là sứ mệnh quốc gia trần thế, làm bổn phận công dân, dẫu những bổn phận này không ở cùng trên một bình diện. Hai linh mục và một giáo dân đầu tiên đến pháp trong hai đoàn sứ bộ rõ rệt là sứ mệnh quốc gia. Trên trăm ngàn linh thợ trong hai Thế Chiến làm bổn phận của những người dân trong một quốc gia bị trị. Hằng trăm sinh viên đi du học đều muốn chuẩn bị tương lai phát triển đất nước và giáo hội; Và họ đã làm việc ấy. Rất nhiều các giám mục việt nam, xưa cũng như nay, đã được đào tạo tại Pháp.

2. Quy chế đầu tiên mà giáo hữu việt nam ở Pháp đã nghĩ ra và đã thực hiện là quy chế của một Hội Công Giáo Tiến Hành. Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Pháp mà họ đã lập ra từ năm 1946 và được Giáo Quyền công nhận năm 1947 đã đặc biệt đánh nổi ba nét quan trọng: Sự trưởng thành, tinh thần trách nhiệm và vai trò chủ động của giáo dân dưới sự hướng dẫn của giáo sỹ.

3. Quy chế thứ hai, mà giáo quyền đã đề nghị cho họ là quy chế « Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp ». Quy chế này có mục đích giúp đỡ họ là những người ngoại kiều mà vì nhiều lý do khác nhau, đã phải rời bỏ quê hương sống trên xứ lạ quê người; và đồng thời nhắc nhớ họ đến sú mệnh truyền giáo.

4. Những Người Công Giáo Việt Nam tại Pháp dần dã ý thức được rằng minh tạo thành một thực tại hữu hình, nhưng thiêng liêng, sống cho và trong Đức Kitô và Nước Trời, đang tiến trong dòng lịch sử. Nhờ đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dưới bất cứ một quy chế nào, họ cũng đã luôn luôn cố làm một điều là « Tương thân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau ». Những sinh hoạt văn hóa xã hội đã được họ thực hiện minh chứng điều ấy.

(http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailbook&id=13&ib=29)

B. PHẦN HỎI-ĐÁP

Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.

1- H. Quy chiếu vào Thiên Chúa, Giáo Hội Việt Nam nói mình là ai?

T. Giáo Hội Việt Nam ý thức mình là một với Giáo Hội Phổ Quát và có mặt không do ý muốn của bất kỳ một cá nhân hay tập thể nào, nhưng do lòng nhân hậu của Chúa Cha muốn cho mọi người được nhận biết và quy tụ trong Chân Lý Tình Yêu là chính Ngài. Giáo Hội biết rằng mình được khai sinh từ mầu nhiệm Ba Ngôi và được thiết lập như “dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại.”

Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 1784-2010, có gốc đến từ Giáo Hội Việt Nam và là một thành phần của Giáo Hội Pháp, càng ý thức hơn nữa bản chất thuộc về Giáo Hội Phổ Quát của mình.

2- H. Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập có những chiều kích nào?

T. Có hai chiều kích này:

– Một là chiều kích nhân loại; theo đó, Giáo Hội là một đoàn thể hữu hình và là một tổ chức theo phẩm trật. Các CĐCGVN tại Pháp hòa nhập vào các giáo phận Pháp, vâng lệnh các đấng bản quyền trong các Địa Phận Pháp.

– Hai là chiều kích thần linh; theo đó, Giáo Hội là một cộng đoàn thiêng liêng và là Nhiệm Thể Chúa Kitô.

3- H. Sự hiệp thông giữa Giáo Hội địa phương với Giáo Hội phổ quát cũng như với nhau được thể hiện như thế nào?

T. Sự hiệp thông giữa Giáo Hội địa phương với Giáo Hội phổ quát được thể hiện qua sự hiệp thông giữa các giám mục với với Đức Giáo Hoàng là thủ lãnh và nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội toàn cầu.

Cộng đoàn CGVN tại Pháp luôn luôn hiệp thông với các giám mục sở tại của mình.

1784, Đức cha Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh qua Pháp, đoàn tùy tùng gồm có quan Phó Vệ úy Phạm Văn Nhân, quan cai cơ Nguyễn Văn Liêm, 40 binh sĩ và Linh mục Hồ Văn Nghi". Trong hai Thế Chiến I và II, cả trên 100.000 người Việt đến Pháp. 1942 lập Hội Công Giáo Việt Nam ở Paris. 1945, lập Việt Nam du học Giáo Sĩ Đoàn. 1946, lập Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp.

1947, quy chế « Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp » là qui chế đầu tiên đã chính thức được HĐGM Pháp công nhận.

1952, các CĐCGVN tại Pháp được HĐGM Pháp ban cho Quy chế « Sở Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp». Đó là qui chế thứ hai.

1977. Quy chế thứ ba, tổ chức Tuyên Úy Đoàn, với một Tổng Tuyên Úy được gọi là « Đại diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp », cũng đã được HĐGM Pháp đề nghị cho các CĐCGVN tại Pháp từ năm 1977.

4- H. Để có thể hiệp thông sự sống tràn đầy hạnh phúc của Thiên Chúa, người Kitô hữu phải làm gì?

T. Để có thể hiệp thông sự sống tràn đầy hạnh phúc của Thiên Chúa, người Kitô hữu được mời gọi nên hoàn thiện như Cha trên trời, yêu thương như Đức Kitô, trao cho nhau công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.

5- H. Ý thức mình còn đang ở trong tình trạng lữ hành, Giáo Hội sẽ làm gì?

T. Ý thức mình còn đang ở trong tình trạng lữ hành, Giáo Hội sẽ không ngừng canh tân khuôn mặt thần linh của mình và dấn thân cho mọi người được vào Nước Trời nghĩa là được sống như Thiên Chúa muốn. Giáo Hội không chỉ hướng tới và chờ đợi ngày Thiên Chúa hoàn tất việc đổi mới mọi sự, nhưng còn cộng tác với Thiên Chúa trong công cuộc canh tân này, bắt đầu từ chính Giáo Hội.

Giờ đây, để kết thúc phần hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong Năm Thánh 2010, mời Cộng Đoàn cùng đọc « Kinh Năm Thánh 2010 ».

Paris, ngày 06 tháng 06 năm 2010

Trần Văn Cảnh

(Viết theo Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh

http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx)

Chú thích:

(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».

Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.

1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010

2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659

3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960

4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay

5. 06/06: trở về nguồn CGVN tại Pháp, 1784-1977

6. 13/06: Xem dấu chỉ hiện tại CGVN tại Pháp, 1977-2007

7. 20/06: Hướng tương lai CGVN tại Pháp, 2007-2010

8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN

9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

2. Xin xem thêm: Về Các CĐCGVN tại Pháp

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=36433

30 Năm hành trình đức tin của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006) (bài 3) /GS.Trần Văn Cảnh (05-Aug-2006 00:19)

30 năm hành trình đức tin của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006) (bài 2) /GS.Trần Văn Cảnh (04-Aug-2006 01:01)

30 Năm hành trình đức tin của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006) (bài I) /GS.Trần Văn Cảnh (03-Aug-2006 01:13)

http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHHanhTrinhDucTinCongGiaoVNTaiPhap01.htm

Về GXVN Paris:

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=chapter&id=13&ib=40&ict=516

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailbook&id=53&ib=306

http://www.giaoxuvnparis.org/htm/vanhoagiaoxu/cambut/tranvcanh/gxvnparis/12.htm
 
Giáo Xứ Đức Mẹ Fatima ở Forth Worth mừng kỉ niệm Linh Mục Cha Chánh Xứ
Nguyễn Vinh
12:20 06/06/2010
FORT WORTH - Chúa Nhật ngày 30 tháng 5, 2010 vừa qua Giáo Xứ Đức Mẹ Fatima, Fort Worth, Texas đã hân hoan mừng Cha Chánh Xứ Marcô Nguyễn Thành Huynh, CMC, nhân ngày kim khánh 33 năm trong Thiên Chức Linh Mục của Cha. Trong đại lễ có sự hiện diện của các quí Cha các Giáo Xứ lân cận, và sau Thánh Lễ có tiệc và văn nghệ chúc mừng Cha.

Hình ảnh ngày vui

Số người hiện diện rất đông và có nhiều giáo dân từ các Giáo Xứ mà Cha Huynh đã từng làm Chánh Xứ như Giáo Xứ Khiết Tâm Mẹ (Lincoln, Nebraka), giáo Xứ Kitô Vua (Fort Worth, TX). Thay mặt cho Cha Chánh Xứ, chúng con cám ơn các Cha đã tới tham dự, giáo dân trong các Giáo Xứ Khiết Tâm Mẹ, Kitô Vua đã đến tham dự chúc mừng Cha. Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria ban ơn cho Cha Chánh Xứ Fatima luôn mạnh khỏe, an lành để tiếp tục phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội.
 
Thánh lễ hành hương Năm Thánh 2010 tại hạt Sông Chu, Thanh Hóa
Nguyên Lê
19:34 06/06/2010
THANH HÓA - Sáng 31/05, ngày bế mạc Tháng hoa dâng kính Đức Mẹ và lễ kính Đức Maria đi thăm viếng bà Isave, Giáo hạt Sông Chu – giáo phận Thanh Hóa tổ chức Thánh lễ cao điểm Năm Thánh 2010 tại giáo xứ Kẻ Vàng. Theo lịch phụng vụ giáo phận, lễ Năm Thánh 2010 sẽ được tổ chức lần lượt trong 6 giáo hạt, đây là một sáng kiến của Ban tổ chức Năm thánh, nhằm trải rộng lễ cao điểm trong suốt thời gian Năm thánh để tất cả giáo dân tại các giáo hạt có dịp tham dự thánh lễ, hành hương và nhận ơn toàn xá cũng như phổ biến tinh thần Năm thánh tới mọi thành phần dân Chúa ở các nơi không có điều kiện về nhà thờ Chính tòa tham dự. Lễ Năm thánh 2010 cấp giáo phận được khai mạc tại nhà thờ Chính Tòa ngày 08.12.2009 rồi lần lượt được tổ chức tại các giáo hạt: Ba Làng ngày 02.02.2010; giáo hạt Mỹ Điện ngày 06.04.2010, và giáo hạt Sông Chu ngày 31.5.2010.

Hình ảnh hành hương

Thánh lễ do Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc chủ sự, cùng đồng tế với ngài có các cha trong giáo phận, đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự.

Mặc dù khí hậu nóng nực nhưng các chương trình của ngày hành hương vẫn diễn ra một cách tốt đẹp, trang nghiêm và sốt sắng. Trước khi cử hành Thánh lễ, Giáo hạt tổ chức chương trình dâng hoa kính Đức Mẹ. Bảy đội hoa thuộc đủ mọi thành phần, từ già tới trẻ, không phân biệt nam nữ, đại diện cho 7 giáo xứ trong giáo hạt lần lượt tiến hoa dâng Mẹ. Trong tinh thần hiệp nhất, 7 đội hoa thuộc 7 giáo xứ với hàng ngàn ‘con hoa’ khác nhau cùng hoà chung lời hát, điệu vũ dâng hoa kính Mẹ. Có thể nói, đây là một sự phối hợp hết sức tuyệt vời và mang một ý nghĩa sâu sắc về sự hiệp nhất Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện nơi trần thế có Đức Maria là Mẹ.

Lòng mến Mẹ, tinh thần ngày hành hương càng được biểu lộ, khi trước ca nhập lễ, Cha Tổng Đại Diện đã chủ sự làm phép tượng và hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại khuôn viên giáo xứ Kẻ Vàng. Đây là niềm vui chung trong ngày hành hương, cách riêng đối với giáo xứ Kẻ Vàng. Vui không chỉ vì công trình đã hoàn thành với bao công sức đã bỏ ra, mà vui vì từ nay dưới chân núi này mỗi người dân Kẻ Vàng luôn có Mẹ cùng đồng hành, chở che và cầu bầu.

Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã ôn lại lịch sử hào hùng của các nhà truyền giáo đã đem hạt giống Tin mừng đầu tiên đến Việt Nam; những khó khăn vì khắc biệt văn hóa, ngôn ngữ; những khó khăn từ chính quyền đương thời... và nhiều vị trong đó đã đổ máu để cho “hạt giống Tin Mừng đơm hoa kết trái”... Ngài nhắc nhở: Sống Năm thánh, chúng ta nhìn về quá khứ để noi gương tinh thần của tiền nhân để mạnh dạn dấn bước rao giảng Tin mừng trong thời đại mới với phương thức mới phù hợp. Cách đặc biệt ngài nhấn mạnh tới “tinh thần bác ái yêu thương” - tinh thần mà Đức Maria đã làm khi xưa, lên đường chia sẻ niềm vui với bà Isave. Bác ái yêu thương không chỉ được thể hiện bằng việc chia sẻ cho nhau của cải vật chất hay bằng những công việc lớn lao nào đó mà còn phải trao ban cho nhau cả những giá trị tinh thần, cho dù những giá trị ấy chỉ được biểu lộ bằng những cử chỉ rất nhỏ bé như một nụ cười, một ánh mắt dễ thương, một cái bắt tay… cũng mang một ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống hàng ngày. Đây chính là điều mà Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta sống trong Năm Thánh và đến mãi ngày tận cùng của thời gian nơi trần thế.

Giới thiệu qua về giáo hạt:

Giáo hạt Sông Chu nằm ven hai bên bờ Sông Chu: Từ Bái Thượng xuống đến Cầu Vạn (Xưa gọi là Sông Lũ) thuộc 3 huyện Thọ Xuân, Yên Định Và Thiệu Hóa. Trước là hạt Kẻ Láng - thành lập năm 1907 với hai giáo xứ Mục Sơn và Kẻ Láng, với khoảng 3000 giáo dân, do cố Martin Triệu từ Mường Xôi về làm hạt trưởng. Năm 1994, Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cho đổi thành hạt Sông Chu để sát với địa dư từng miền. Hiện nay, giáo hạt có 23.871 giáo dân nằm trên địa bàn 7 giáo xứ (Kẻ Láng, Phúc Địa; Đạt Giáo, Hữu Lễ, Bích Phương, Kẻ Vàng và Kẻ Đầm). Nhìn chung giáo dân có lòng đạo đức, thuần hậu, sống chất phát, lành mạnh. Phần đa số giáo dân sống bằng nghề trồng trọt, và một số sống bằng nghề thủ công, buôn bán.
 
Đại Hội Thiếu Nhi mừng Năm Thánh tại Trung Tâm Mục Vụ Saigòn
Nguyễn Quang Ngọc
21:20 06/06/2010
Sài Gòn, Lễ Mình Máu Thánh Chúa -- Hòa trong niềm vui chung của Thiếu nhi các Giáo Phận, chiều Chúa nhật vào lúc 02h30 ngày 06 tháng 06 năm 2010, hơn 3000 Thiếu nhi khắp Tổng Giáo Phận Sài Gòn nô nức tụ hội mừng Năm Thánh 2010 tại Trung Tâm Mục Vụ với chủ đề: Hãy để trẻ em đến với Thầy ( (Mc 10,14)

Hình ảnh Đại hội Thiếu Nhi

Những ngày hè tháng sáu trời thật oi nồng, khó chịu, trời nắng hạn, hiếm hoi những cơn mưa đầu hạ. Thế mà hôm nay, giữa trưa nắng một cơn mưa thật to ập xuống xua tan cái nóng hầm hập ghê người, gội rửa cây cối xanh tươi, xua tan bụi bẩn làm không khí dễ chịu hơn, trong lành hơn. Và rồi bầu trời lại trong xanh, dịu mát để đón chào Thiếu nhi từ các nơi đổ về bằng nhiều phương tiện khác nhau: xe buýt, xe lam, xe máy chật cứng cả một góc đường.

Dàn trống của các em Thiếu nhi tưng bừng, giòn giã chào đón các Thiếu nhi từ hơn 70 xứ thuộc 14 Giáo hạt. Từ các em Chiên Con, Ấu Nhi đến các anh chị Huynh Trưởng và cả các Soeur, các Thầy Trợ Úy, Các Cha Tuyên Úy tất cả đều giống nhau trong những chiếc áo trắng có dòng chữ Đại Hội Thiếu Nhi nổi bật trên Logo Năm Thánh, chỉ phân biệt được nhờ những chiếc túi hành trang be bé xinh xinh xanh màu lá mạ cho Ấu nhi, xanh biển cho Thiếu nhi, vàng rực cho Nghĩa Sĩ và đỏ thắm cho các anh chị Huynh Trưởng.

Sau phần khởi động, nghi thức khai mạc Đại Hội được diễn ra thật long trọng với sự hiện diện của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn, các Cha đặc trách Thiếu nhi Giáo phận: Giuse Phạm Đức Tuấn, Giuse Vũ Minh Danh, Giuse Phạm Hồng Thái cùng các Cha đặc trách Thiếu nhi của các Giáo hạt cùng đồng hành với các em.

Sau lời tuyên bố và tiếng trống khai mạc, cả sân Trung tâm như vỡ òa với tiếng vỗ tay nhịp nhàng, điệu múa hồn nhiên đơn sơ của các em qua bài ca chủ đề: Hãy để Thiếu nhi đến với Thầy.“ Em là Thiếu nhi đơn sơ nết na hiền lành. Em là Thiếu nhi chăm ngoan gắng sức học hành. Hãy là Thiếu nhi phụng sự một Cha duy nhất. Hãy là Thiếu nhi yêu tha nhân yêu mến quê hương.” Sau đó các em được phân về 3 workshop ở 3 khu vực khác nhau theo từng ngành để cùng tham gia cuộc thi tìm hiểu Năm Thánh với 3 vòng thi Gieo Mầm, Thử Thánh, Chiến Thắng. Tại cả 3 workshop, các vòng thi đều diễn ra thật sôi nổi, hào hứng nhưng cũng không kém phần cạnh tranh sít sao vì hầu hết các em là những thành phần ưu tú đã được tuyển chọn từ các Giáo hạt. Tuy nhiên, dù là thi nhưng với chủ trương vui để học, học mà vui nên không khí thi đua thật nhẹ nhàng, vui vẻ và không kém phần hấp dẫn với các tiết mục văn nghệ chất lượng, đầu tư công phu của các hạt cũng như các vũ điệu sinh hoạt tập thể của chính các em.

Càng về chiều không khí càng mát mẻ. Các em vừa ăn nhẹ vừa xem các tiết mục diễn nguyện thật đặc sắc trước khi bước vào cao điểm của Đại Hội: Cung nghinh Xương Thánh Tử Đạo và Thánh Lễ với sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm cùng các Cha đặc trách Thiếu nhi. Bài giảng Của Đức Cha Phêrô hôm nay thật tuyệt vời. Không phải là những lời giảng thông thường mà là một cuộc trò chuyện đối thoại thân tình Cha con thật giống như hình ảnh trên phông nền chính của Đại hội: Chúa Giêsu đang ngồi trò chuyện, tâm tình với các trẻ nhỏ. Các em thật tích cực chăm chú lắng nghe, rất nhiều cánh tay giơ lên tranh nhau xin trả lời các câu hỏi, những tiếng vỗ tay, những nụ cười hồn nhiên. Các em đã xác tín rằng: Không chỉ Chúa yêu Thiếu nhi thời đó mà ngày nay Chúa vẫn yêu các em, vẫn gặp gỡ, dạy dỗ các em qua Lời Chúa, qua sự giảng dạy của các Cha, các Soeur cũng như các anh chị Huynh Trưởng. Qua Phép Lạ bánh hoá nhiều Đức Cha nhấn mạnh cho các em thấy tấm gương quảng đại của một em bé trạc tuổi các em đã dành 5 chiếc bánh và hai con cá của mình để Chúa làm phép lạ cho mọi người no nê, Đức Cha mời gọi các em hãy noi gương, bắt chước, sống quảng đại yêu thương ngay trong môi trường gia đình, học đường, xã hội ngày nay, nơi các em sống để qua đó chính là dấu chỉ các em là Thiếu nhi của Chúa Giêsu.

Đại hội được kết thúc sau lời mời gọi lên đường dấn thân của vị Cha Chung. Các em ra về trong sự hân hoan vì các em đã có một ngày thật vui: vui vì được gặp gỡ giao lưu, vui vì được học hỏi, thi đua, hiểu biết nhiều về Năm Thánh, vui vì được xem rất nhiều tiết mục văn nghệ, diễn nguyện hay…

Đại hội đã khép lại trong tâm tình tạ ơn Chúa đã quá yêu thương Thiếu nhi, con cưng của Chúa. Cụ thể là một ngày thật đẹp trời như một phép lạ càng giúp các em xác tín tình yêu thương của Chúa dành cho các em như Lời Chúa phán: “Hãy để Thiếu nhi, hãy để Thiếu nhi đến với Thầy vì Nước Trời là của Thiếu nhi”

Cám ơn Đức Hồng Y, Đức Cha Phêrô, các Cha đặc trách Thiếu nhi Giáo Phận, Các Cha đặc trách Thiếu nhi tại các Giáo hạt, Giáo xứ, các Trợ úy, các anh chị Huynh Trưởng cùng tất cả các vị ân nhân đã góp công góp sức để tạo nên một sân chơi thú vị cho Thiếu nhi.: “Mong ước sẽ có những ngày vui như thế này” đó là niềm mơ ước của rất đông các em Thiếu nhi.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Mục - Người nối mạng với trời và hoà mạng với người
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
22:58 06/06/2010
Khi qui chiếu vào Đức Kitô, linh mục tái xác định nguồn gốc mình là do Đức Kitô, cùng đích mình là cho Đức Kitô và hiện hữu mình là sống với Đức Kitô; đồng thời cũng hiểu rằng trong cương vị là môn đệ Đức Kitô, mình không bao giờ là người lữ hành cô đơn cả mà luôn luôn đồng hành với những người khác trong cùng một Giáo hội địa phương. Nếu danh xưng Kitô hữu là số nhiều phổ quát cho mọi kẻ tin vào Đức Kitô, thì danh xưng môn đệ Chúa Kitô lại là số nhiều của tập thể những người đã được Đức Kitô chọn gọi để kết nối đời mình với Ngài một cách thiết thân hơn và cũng để phục vụ Ngài một cách thiết thực hơn giữa lòng Giáo hội. “Tự cội rễ, Thừa tác vụ có Chức thánh mang bản chất cộng đồng và chỉ có thể được hoàn thành như là công trình tập thể” (x. PDV, 17).

Nhiều khi ta thấy Đức Giêsu thật lạ: những ai chọn theo Ngài thì ngài đòi hỏi họ phải từ bỏ mọi sự kể cả tình thân máu mủ ruột rà; nhưng những ai Ngài đã chọn gọi rồi thì Ngài lại trao cho mọi sự, thậm chí còn đặt vào mội hệ thống tương quan kết nối chằng chịt, đến nỗi khi thoát ra thì chẳng những cá nhân mình bị tổn thương mà còn gây tổn hại cho cả tập thể cộng đoàn. Tuy nhiên, đây không phải là thứ tương quan phụ thuộc theo kiểu tình cảm dùng dằng “bỏ thì thương, vương thì tội”, nhưng là một hệ thống tương quan đa chiều mang tính hiệp thông kết nối người linh mục với Chúa Kitô, với linh mục đoàn và với dân Chúa. Nói khác đi tương quan ấy đặt người linh mục vào trong giáo hội và khi thi hành tác vụ, còn đặt người linh mục đối diện với giáo hội nữa (x. Giuse Vũ Duy Thống, Chân Dung Linh Mục, Tĩnh tâm Linh mục 2002, tr.17-18). Với tư cách là môn đệ Chúa Kitô, hệ tương quan của người linh mục được ghi nhận dưới ba chiều kết nối chính yếu sau đây:

I. CHIỀU CAO: KẾT NỐI VỚI CHÚA

Để có thể hòa mạng được với đời, linh mục phải nối mạng với trời cao, phải kết nối với “máy chủ” là Đức Kitô. Kết nối qua đời sống cầu nguyện và qua đời sống độc thân khiết tịnh. Đây là tương quan kết nối chiều cao, tương quan nền tảng của mọi tương quan kết nối khác. Thiếu chiều kích tương quan này, mọi tương quan khác sẽ mất gốc và mất sức sống tự căn.

1. Kết nối với Chúa qua đời sống cầu nguyện:

Cầu nguyện là một trong những phương thế kết nối người linh mục với Chúa. Cầu nguyện đưa người linh mục tháp nhập vào sự sống của Chúa. Nhờ cầu nguyện mà cuộc đời của người linh mục được tháp nối với Chúa như cành nho gắn liền với thân cây nho (x. Ga 15, 1-7) và khi gắn liền với thân nho thì cành nho linh mục sẽ sinh nhiều hoa trái tốt tươi; ngược lại tách rời với cây nho, khi thiếu sự cầu nguyện, cành nho linh mục sẽ có nguy cơ tháp nối vào cây danh vọng, cây quyền lực, cây tiền tài, cây sắc dục…. Lúc đó cành nho này sẽ chỉ sinh nho hoang, nho dại.

Cầu nguyện, đối với người Kitô hữu nói chung và đặc biệt đối với ngưới linh mục nói riêng, là hơi thở và là linh hồn của mọi hoạt động tông đồ. Thiếu cầu nguyện là thiếu nền tảng cho mọi hoạt động; thiếu cầu nguyện, linh mục sẽ đánh mất ý nghĩa của mọi công việc mục vụ. Thiếu cầu nguyện, người linh mục sẽ rơi vào chủ nghĩa hoạt động vì hoạt động. Nhưng khốn nỗi thay vì hoạt động để tìm vinh danh Chúa và mưu cầu lợi ích cho các linh hồn, thì người linh mục chỉ tìm vinh danh bản thân và mưu cầu lợi lộc cho cái tôi ích kỷ của mình. Linh mục Nguyễn Tầm Thường, trong cuốn “Sự Cô đơn và Tự do” đã viết: “Nguy hiểm biết bao cho một người tông đồ thiếu cầu nguyện, thiếu kết hiệp với c ! Có những việc tông đồ bị đổ bể như tháp Babel, chia rẽ trong giáo xứ, gây gươg mù, làm khổ đau cho biết bao tâm hồn và cho Giáo hội chỉ vì thiếu cầu nguyện …. Do đó phải biết sợ những công việc tông đồ không cầu nguyện. Không có Chúa trong tâm hồn mà làm việc nhân đức, nhiều khi còn gieo thảm hoạ cho mình và cho Hội Thánh nữa” (tr. 27).

Cầu nguyện không chỉ bằng những giờ đã được qui định, như Thánh lễ, Nguyện gẫm, viếng Thánh Thể, Giờ Kinh Phụng Vụ… mà còn phải cầu nguyện qua công việc mục vụ mà người linh mục làm hằng ngày bằng cách làm những công việc đó với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, vì Chúa Kitô và cho Chúa Kitô. Điều này giúp người linh mục đặt cả trái tim và tâm hồn của mình vào cả những công việc mà mình đang làm (x. Suy Niệm và Cầu Nguyện, Bánh Vụn, tr 91).

Mẫu gương tuyệt hảo của đời sống cầu nguyện là Đức Giêsu. Ngài cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc; cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng. Cả những việc rao giảng, chữa bệnh, Ngài cũng mặc cho chúng những tâm tình cầu nguyện. Nhờ đó cuộc sống của Ngài luôn kết nối với Chúa Cha 24/24.

Liên Hội Đồng Giám mục Á Châu đã đưa ra 4 tiêu chuẩn cho các linh mục trong thời đại ngày nay, mà một trong 4 tiêu chuẩn đó là: “Linh mục là con người của cầu nguyện”. Thiết tưởng, để trở thành con người của cầu nguyện, người linh mục phải kiên trì tập luyện và xin ơn Chúa giúp sức vì bản chất con người thường dễ khô khan nguội lạnh, ngại ngồi lâu giờ, sợ đối diện với thinh lặng. Hơn nữa, một trong những cám dỗ lớn đó là con người thích hoạt động hơn là cầu nguyện: khi cầu nguyện, chúng ta mới thấy làm việc 3 giờ đồng hồ thì dễ hơn là cầu nguyện 1 giờ đồng hồ.

2. Kết nối với Chúa qua đời sống độc thân khiết tịnh:

Khi khước từ hạnh phúc của đời sống hôn nhân gia đình, kể cả niềm vui thú của tình yêu đôi lứa mà lẽ ra mình được hưởng, để rồi chấp nhận đời độc thân khiết tịnh vì Nước trời, người linh mục hoàn toàn thuộc trọn về Chúa cả tâm hồn, cả thân xác và cả con tim. Là người của Chúa, nên người linh mục để cho Chúa tuỳ nghi sử dụng. Điều này hoàn toàn tự nguyện, tự nguyện dâng hiến cuộc đời cho Chúa với con tim không san sẻ. Như thế, khi chấp nhận sống độc thân khiết tịnh, người linh mục mới có thể tự do để yêu Chúa và yêu hết thảy mọi người mà không có quyền giữ lại riêng ai. “Nhờ bậc độc thân khiết tịnh, các linh mục được thánh hiến cho Chúa Kitô với một lý do mới mẻ và tuyệt hảo, được dễ dàng kết hiệp với Người bằng một trái tim không chia sẻ” (1Cor 7, 32-34). Ngoài ra các ngài còn trở nên dấu chỉ sống động về thế giới mai sau, mà ngày nay đã hiện diện qua đức tin và đức ái, trong đó các con cái sự sống lại không còn dựng vợ gả chồng nữa (x. Lc 20, 35-36).

Thực ra, tự bản chất linh mục không đòi buộc phải sống độc thân khiết tịnh như đã thấy thực hành trong Giáo Hội sơ khai và trong cùng Giáo Hội Đông Phương. Tuy nhiên, truyền thống Giáo Hội hết sức quý trọng đời sống độc thân khiết tịnh. Đây cũng là bậc sống được Chúa Kitô khuyến khích (x. Mt 19,12). Giáo Hội coi bậc sống độc thân khiết tịnh vì Nước Trời là một hồng ân mà Thiên Chúa ban cho nhân loại: “Hãy nhìn nhận đó là ơn rất trọng đại mà Chúa Cha đã ban cho các linh mục và Chúa Con đã công khai tán thưởng, cũng như hãy nhớ đến những mầu nhiệm cao cả được biểu lộ và thực hiện qua ơn độc thân” (Sắc lệnh Chức Vụ và Đời sống Linh Mục, số 16).

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sống độc thân khiết tịnh cũng là một thách đố cho con người ngày hôm nay, đặc biệt đối với các linh mục triều. Vì chưng, các ngài sống giữa thế gian, tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông đại chúng, cả tốt lẫn xấu, nên người linh mục rất dễ bị cám dỗ về đức khiết tịnh. Bởi đó, các ngài phải dùng mọi phương thế siêu nhiên và tự nhiên sẵn có, nhất là đời sống cầu nguyện và khổ chế để có thể làm chủ con người và các tính mê nết xấu của mình. Thiếu đời sống cầu nguyện và kết hiệp với Chúa, các ngài rất dễ bị sa ngã trước sự mời gọi của tính xác thịt. Như vậy, lời hứa độc thân khiết tịnh có thể được diễn dịch thành lời hứa cầu nguyện. Bao lâu người linh mục trung thành trong đời sống cầu nguyện thì họ mới có thể đứng vững trong bậc sống của mình (x. Patrick Carrol, S.J. Những Thách Đố cho Người Tu Sĩ, 2002, tr. 40 - 53).

Sau cùng, các linh mục cần phải có lòng yêu mến Đức trinh nữ Maria. Mẹ là mẫu gương trọn hảo về đời sống khiết tịnh; Mẹ cũng là Mẹ của các linh mục. Các linh mục cần phó dâng bậc sống của mình cho Mẹ giữ gìn bằng tâm tình mến yêu và tín thác của những người con thảo. Có như thế các ngài mới hy vọng trung thành với đời sống tận hiến của mình.

II. CHIỀU RỘNG: KẾT NỐI VỚI LINH MỤC ĐOÀN

Nếu tương quan chiều cao là tương quan với Thiên Chúa, thì tương quan chiều rộng là tương quan với linh mục đoàn. Tương quan này làm nên tính đặc thù của linh đạo linh mục giáo phận và cũng là điểm phân biệt với linh đạo linh mục dòng. Trong đó, quan trọng nhất là tương quan với vị Giám mục của mình.

1. Với Giám Mục Giáo Phận

Linh mục triều là linh mục làm mục vụ tại các xứ đạo trong Giáo phận. Các ngài là những cộng sự viên đắc lực của Giám mục, nên đời sống của các ngài phải kết nối với vị Giám mục Giáo phận mình. Kết nối với ngài trong tinh thần hiệp thông và vâng phục.

a. Trong tinh thần hiệp thông

Tất cả các linh mục và Giám mục đều tham dự cùng một chức Tư Tế (Thừa Tác) duy nhất của Chúa Giêsu. Chính vì thế, đòi hỏi phải có sự hiệp thông phẩm trật giữa các ngài và Giám mục (x. LG số 28). Sự hiệp thông này là dấu chỉ cho sự hiệp thông hữu hình của Giáo hội. Các ngài liên kết với Giám mục của mình tạo thành “linh mục đoàn” duy nhất với nhiều chức vụ khác nhau. Sách Giáo Lý Công Giáo, số 1567 đã ghi rõ: “Trong mỗi cộng đoàn tín hữu địa phương, linh mục là hiện thân của Giám mục mà các ngài hằng liên kết với lòng tin tưởng và quảng đại. Lãnh nhận phần chức vụ, cùng chia sẻ nỗi lo lắng của các Giám mục và hằng ngày ân cần thi hành chức vụ ấy, các linh mục chỉ có thể thi hành phận vụ khi tuỳ thuộc vào Giám mục và hiệp thông với Giám mục” (GLCG số 1567).

b. Trong tinh thần vâng phục

Kết nối với giám mục trong tinh thần hiệp thông, người linh mục cũng phải nối kết trong tinh thần vâng phục. Lý do là vì các Giám mục lãnh nhận sung mãn bí tích truyền chức thánh, nên các linh mục phải tôn trọng nơi các ngài quyền bính tròn đầy của Chúa Kitô, Vị Chủ Chăn Tối Cao. Và vì thế các linh mục phải kết hiệp với Giám mục không những bằng tình yêu thương chân thành mà còn bằng lòng vâng phục. Đức vâng phục ấy đặt nền tảng trên chính việc tham dự chức vụ Thừa Tác của Giám mục, mà các linh mục đã lãnh nhận trong ngày chịu Chức Thánh và bài sai do chính Đức Giám mục trao (x. Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục, số 7).

Tuy nhiên, vâng phục luôn là một thách đố đối với các linh mục, vì các ngài cũng là con người mang cái tôi ích kỷ hẹp hòi, thích làm theo ý riêng mình hơn là làm theo ý người khác. Bởi đó để sống đức vâng phục trong tinh thần tín thác, các ngài phải chấp nhận chết đi cho ý riêng của mình, chấp nhận trở nên nhỏ bé để thánh ý Chúa được lớn lên. Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận trong cuốn “Đường Hy Vọng”, đã nói: “Khiết tịnh là chết cho nhục dục, vâng phục là chết cho ý riêng”. Do vậy các linh mục cần phải có tinh thần cởi mở để đối thoại với Giám mục của mình với tư cách là một cộng sự viên trung thành, đồng thời sẵn sàng đón nhận ý muốn của Giám mục như là thánh ý Chúa trong tâm tình yêu mến của người con thảo. Có như thế, mối dây hiệp nhất, yêu thương và tin tưởng ngày một bền chặt và có sức mang lại hoa trái tốt đẹp cho Giáo hội và các linh hồn. Ngược lại nếu thiếu đức vâng phục, người linh mục sẽ đánh mất đi dung mạo tốt lành của Đức Kitô, “Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây Thập giá” (Pl 2, 5-8). Cũng có thể nói, không có gì gây nên sự chia rẽ trong Giáo phận và tạo nên gương mù gương xấu cho giáo dân cho bằng thiếu đức vâng phục.

Ước gì trong Năm Linh Mục này các linh mục ý thức hơn trong việc vun trồng mối tương quan gắn kết mật thiết với vị cha chung của mình là Đức Giám Mục giáo phận trong tinh thần hiệp thông và vâng phục. Có như thế đời sống của các ngài mới trở nên dấu chỉ hữu hình nói lên mầu nhiệm thông hiệp giữa Chúa Kitô và Giáo hội của Người.

2. Kết nối với anh em linh mục

Qua bí tích Truyền Chức, các linh mục được liên kết với nhau một cách huyền diệu. Các ngài trở nên anh em với nhau trong cùng một lý tưởng, cùng một chí hướng. Tập tục của Phụng vụ: sau Giám mục là các linh mục lần lượt lên đặt tay trên tân linh mục, nói lên sự đón nhận nhau và hiệp thông huynh đệ rõ rệt nhất.

Để sống tốt tương quan giữa các linh mục với nhau, người linh mục cần có tinh thần nào ? Thiết tưởng cần có tinh thần đối thoại và lòng bác ái yêu thương.

a. Tinh thần đối thoại

Linh mục còn được Liên Hội Đồng Á Châu định nghĩa là “con người của đối thoại”. Quả vậy hơn ai hết, linh mục phải là mẫu gương tiêu biểu cho tinh thần đối thoại. Trước hết là đối thoại liên lỉ với Chúa, với bề trên và với cộng đoàn dân Chúa. Sau nữa là đối thoại với anh em linh mục trong tinh thần cởi mở và chân thành.

Ngoài lợi ích giúp cho các linh mục phong phú hoá kiến thức và kinh nghiệm sống của mình, đồng thời giúp nhận ra những khiếm khuyết của mình để sữa chữa và bổ khuyết, đối thoại còn giúp cho các ngài hiểu nhau và cảm thông với nhau hơn; từ đó giúp tạo nên bầu khí trong Giáo phận ngày một trở nên gần gũi và thân thiện. Tuy nhiên, để có thể đối thoại được với nhau, người linh mục cần phải vượt ra khỏi cái tôi nhỏ nhoi của mình, dẹp bỏ óc cục bộ bè phái, óc thành kiến hẹp hòi để biết lắng nghe và biết đón nhận nhau trong tinh thần yêu mến và tôn trọng.

b. Tinh thần bác ái huynh đệ

Với niềm xác tín tôi không làm linh mục một mình, các linh mục cần hiệp thông với nhau trong tình bác ái và huynh đệ. Vì cùng lý tưởng và cùng chí hướng, linh mục trở nên anh em với nhau và nên bằng hữu của nhau. Được liên kết qua Chức Thánh trong tinh thần bác ái huynh đệ, các linh mục sẽ tìm được tình bạn chân thành, để san sẻ cho nhau mọi vui buồn sướng khổ, cảm thông cho nhau về những yếu đuối lầm lỗi và nâng đỡ khích lệ nhau trước những khó khăn thử thách trong đời sống cá nhân cũng như đời sống mục vụ. Coi nhau như anh em và như bạn hữu, các linh mục cần phải sống thật lòng với nhau, chân thành với nhau, hết tình hết mình với nhau, nhất là liên kết với nhau, nâng đỡ nhau bằng lời cầu nguyện. Có được tình bạn linh mục chân thành, các ngài sẽ có được niềm an ủi lớn lao. Trái lại, nếu thiếu sự hiệp nhất với linh mục đoàn, các ngài sẽ dễ rơi vào tâm trạng cô đơn và đau khổ. Kinh nghiệm cho thấy linh mục nào không có tương quan tốt với anh em linh mục sẽ là người bất hạnh vì họ mất mát rất nhiều.

Xin Chúa ban cho các linh mục có được tình bạn tốt với nhau, nhờ đó đời sống của các ngài luôn là chứng tá sống động và cụ thể nhất về đức ái cho người giáo dân noi theo.

III. CHIỀU DÀI: KẾT NỐI VỚI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA

Để có thể kết nối với các “máy con” là mọi thành phần trong cộng đoàn dân Chúa cách có hiệu quả và vững bền hơn, người linh mục cần có “bộ xử lý” và “đường dẫn” tốt để khỏi bị “kẹt mạng”. Tương quan kết nối giữa linh mục với cộng đoàn dân Chúa cũng phải không ngừng được “nâng cấp” thường xuyên cho phù hợp với tiến bộ khoa học và sự phát triển nhanh chóng của thời đại thông tin cũng như sự phát triển dân trí. Nói cách khác, để máy chủ là “Alter Christus” không bị lỗi thời, người linh mục cần luôn cập nhật cho mình những đức tính tốt làm cho mạng luôn chạy với “tốc độ cao”, nó cũng là chương trình chống “vi-rút” gây chia rẽ, bè phái trong cộng đoàn. Hai “File hệ thống” chủ đạo cần được cập nhật thường xuyên là đời sống khó nghèo và đời sống khiêm nhường phục vụ.

1. Đời sống khó nghèo

Chúa Kitô đã thực hiện công trình cứu độ con người qua con đường nghèo khó, vì thế Giáo Hội cũng được mời gọi đi vào con đường đó để thông ơn cứu rỗi cho mọi người (x. Lm. Thân Văn Tường, Suy niệm về Đời Sống và Chức Vụ Linh Mục, tr. 99).

Khó nghèo ở đây không hiểu theo nghĩa chặt của nó một cách cứng nhắc. Vì lẽ nào người linh mục không được giữ cho mình các phương tiện cần thiết để phục vụ cộng đoàn giáo dân cho tốt hay sao ? Đức Kitô không đòi hỏi những ai theo Ngài phải sống khó nghèo như một quy luật, vì chính Ngài cũng cho phép mình đến dự tiệc tại nhà những người thượng lưu (x. Lc 7,36; 14,1); Ngài trú ngụ tại nhà chị em Matta và Maria ở Bêtania (x. Lc 10,38-42; Ga 11,1t; 12,1-8), và Ngài cũng chấp nhận sự trợ giúp của những người giàu có (x. Lc 8,2t). Công đồng Vatican II dạy: “Linh mục được phép cấp dưỡng xứng đáng cho mình để chu toàn chức vụ” (PO số 17; MV, 71). Đời sống khó nghèo thiết nghĩ cần được hiểu theo nghĩa là tinh thần khó nghèo, nghĩa là trở nên người quản lý trung thành trong việc sử dụng hay phân phối của cải của mình. Của cải chỉ có giá trị bao lâu người linh mục biết dùng nó để phục vụ Nước Chúa và cộng đoàn trong lòng mến (x. 1Tm 6,17-19). Tắt một lời, tinh thần nghèo khó ở đây là tinh thần biết cho đi.

Tinh thần khó nghèo giúp ngài biết chia sẻ cho những gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn trong giáo xứ (x. MV số 65,69), nâng đỡ họ để họ cũng có một cuộc sống tạm ổn, để họ có thời giờ sinh hoạt tâm linh cùng với xứ đạo. Sắc Lệnh “Chức vụ và đời sống linh mục” mời gọi linh mục thực hành các khổ chế như từ bỏ các tiện nghi riêng, không tìm kiếm tư lợi nhưng tìm lợi ích cho nhiều người, để họ được cứu rỗi (x. PO, số 14, Phần cuối).

Thường thì chúng ta dễ rơi vào tình trạng “khó mà nghèo”, vì linh mục thường được người ta yêu mến, sẵng sàng ban tặng vật chất. Bởi đó người linh mục cần nỗ lực trở nên nghèo khó bằng việc sống đơn giản hơn, đón nhận những gì mình có, không phải cho riêng mình nhưng là để chia sẻ, để rộng tay giúp đỡ mọi người. Linh mục giữ của cải như người quản lý, biết chia sẻ cách rộng rãi, tự do và quảng đại. Nhà xứ phải là nhà chung thật sự để tiếp đón mọi người và chia sẻ với bất cứ ai. Khó nghèo không phải là keo kẹt, mà là giảm thiểu nhu cầu đến mức tối thiểu, dành lại của cải của mình phân bổ cho người khác những gì mình có thể làm (x. Cv 2, 42-47).

Không phải chỉ cho đi vật chất mà thôi, nhưng còn cho đi cả đời sống cầu nguyện, đời sống đức Tin, đức Cậy và đức Mến; nói cách khác là cho đi cả con tim và tâm hồn nữa. Vì vậy, chúng ta có thể xin Chúa cho các linh mục có được sự dồi dào về vật chất, đi đôi với tinh thần nghèo khó thật sự để các ngài có thể san sẻ cho tha nhân, đặc biệt là những người túng thiếu. Xin cho các linh mục biết yêu thương những người nghèo khó và luôn sống tinh thần khó nghèo.

2. Đời sống khiêm nhường phục vụ

Khiêm nhường không phải là không làm tất cả những gì mình biết, nhưng là làm tất cả những gì mình có thể làm được trong tinh thần phục vụ cộng đoàn, hoà mình với cộng đoàn và đồng hành với cộng đoàn trong tiến trình đi lên.

Khiêm nhường thường đi đôi với lòng cao thượng. Thiếu khiêm nhường, người linh mục rất dễ dàng ra vẻ kiêu căng và khinh miệt giáo dân. Trái lại, thiếu lòng cao thượng trong phục vụ, sự khiêm nhường có thể sinh ra nhu nhược. Sự khiêm nhường sẽ giúp người linh mục hãm bớt lại những hăng say quá mức, mà sự hăng say quá mức này đôi khi làm cho giáo dân không thể theo kịp, và dần dần đi đến chỗ linh mục xa lìa giáo dân, nếu không muốn nói là tách rời khỏi họ. Bởi thế, với lòng khiêm nhượng trong phục vụ, người linh mục dễ dàng đối thoại và làm việc với giáo dân, tạo điều kiện cho họ nhẹ nhàng cộng tác. Mẫu gương khiêm nhượng mà người linh mục cần học hỏi là chính Đức Maria. Mẹ chẳng bao giờ đề cao mình, trái lại Mẹ luôn khiêm tốn trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Mẹ chỉ nói, chỉ ra mặt khi cần thiết và trong mức vừa đủ (x. Lm. Hồng Nguyên, Chúng Ta là linh Mục, 2004, tr. 57).

Khiêm tốn trong đời sống phục vụ để giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người; và như thế, linh mục sẽ dễ quên đi chính mình, hầu sẵn sàng phục vụ tha nhân. Phục vụ bằng cả việc hiện diện với mọi người. Vì sự hiện diện của linh mục làm cho Chúa Kitô hiện diện với họ; linh mục phục vụ giáo dân như chính Chúa Kitô đang phục vụ (x. PO, số 9). Linh mục phải trở nên mọi sự cho mọi người để có thể cứu họ, đưa họ sống theo đường lối Chúa (x. Lm Nguyễn Hữu Tấn, Lịch Sử Linh Đạo, 2004, tr. 420).

Năm Linh Mục được mở ra là một cơ hội để người linh mục nhìn lại chính mình và điều chỉnh đời sống của mình. Để một khi triệt để sống tinh thần khó nghèo và tận tụy phục vụ cộng đoàn trong khiêm nhu, người linh mục sẽ trở thành điểm son tô thắm cuộc đời và là điểm tựa nối kết mọi thành phần dân Chúa trong xứ đạo của mình.

KẾT LUẬN

Chức linh mục trong Giáo hội hết sức cao trọng, các ngài được đặt cử để phụng sự Chúa Kitô là Thầy, và các ngài thay mặt Chúa Kitô ở trần gian để lãnh đạo Dân Chúa. Mặt khác, các ngài chỉ là những con người đầy yếu đuối mỏng dòn, ví như bình sành dễ vỡ. Vì vậy mà Linh đạo Linh mục Giáo phận mời gọi các ngài nên thánh trong chính con đường mục vụ của mình (x. PO, số 13). Sắc lệnh mà chúng ta đang nghiên cứu giúp cho ta hiểu con đường nên thánh nơi các linh mục nói chung, đặc biệt là nơi Linh mục Giáo phận nói riêng. Sau khi cho chúng ta tìm hiểu về chức vụ và đời sống linh mục, Giáo Hội mời gọi các linh mục hãy trở nên hoàn thiện bằng chính con đường ơn gọi của mình bằng việc cầu nguyện, đối thoại, hiệp thông và phục vụ mọi người như chính Chúa Kitô là Linh Mục Thượng Phẩm đã nêu gương, các ngài phải tin tưởng và hiến thân cho chức vụ mình (x. Sắc Lệnh Đào Tạo Linh Mục, Chương 3). Chu toàn ý định cứu rỗi của Thiên Chúa bằng việc xây dựng Mầu Nhiệm Thân Thể Chúa Kitô trong đời sống chứng tá của mình, lấy đời sống đức tin của mình để sống và nêu gương sống cho mọi người, sẵn sàng vâng lời đi đến những nơi Chúa muốn qua ý Đức Giám mục Giáo phận: “...hãy giảng những điều con tin và sống điều con giảng” (x. Nghi thức Phong chức Linh mục). Theo mẫu gương Abraham, luôn lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong mọi hoạt động tông đồ. Linh mục được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, nên thánh trong việc thi hành đầy đủ ba chức vụ Rao giảng, Thánh hoá, và Quản trị cộng đoàn. Nên thánh không chỉ cho riêng mình mà cùng với anh em linh mục đoàn thi hành cùng một sứ vụ đem ơn Chúa đến cho muôn dân. Đó là con đường nên thánh của người Linh mục Giáo phận. Vì thế, hơn bao giờ hết, linh mục cần phải Biết Chúa Kitô và làm cho người khác biết Chúa Kitô trong việc suy gẫm và rao giảng Lời Chúa, đón nhận Chúa Kitô trong việc năng cử hành và sống các Bí tích nhất là bí tích Thánh Thể trong Thánh lễ mỗi ngày, yêu mến và bước theo Chúa Kitô bằng việc yêu mến và phục vụ cộng đoàn. Có được như thế đời sống linh mục mới trở nên có ý nghĩa cho chính mình và cho cộng đoàn.

Như vậy sự kết nối không gian đa chiều giữa Thiên Chúa và con người mà linh mục là cầu nối sẽ giúp cho mọi người trên đường lữ hành trần gian sớm nhận ra được tình yêu vô biên cao cả của Thiên Chúa và qua đó quy tụ tất cả mọi người về với Đức Kitô là căn nguyên và là cùng đích của công trình cứu độ mà Thiên Chúa muốn trao ban cho con người, để tất cả được hưởng hạnh phúc viên mãn cùng với Ngài trên cõi phúc ngàn thu, mà chính ơn gọi linh mục thừa tác được gọi mời, nên thánh trong chức vụ mình thi hành.
 
Y Học và Phép Lạ
Thiên Phong chuyền ngử
23:12 06/06/2010
Một quyển sách cung ứng các câu trả lời cho những người hồ nghi

Người Công Giáo thường nghe nói về các phép lạ, và về ai đó được chữa lành bệnh nhờ sự cầu bàu của các thánh. Nhưng nền văn hóa duy vật ngày nay thường nhìn điều này với sự hồ nghi.

John Cornwell, một tác giả người Anh, có một cuốn sách về Hồng Y John Henry Newman phát hành vào cuối tháng 5 vừa qua, và mới đây tạp chí Sunday Times đã dành rộng đất cho ông để ông nói lên những nỗi nghi ngờ của mình về tính xác thực của phép lạ đã được Vatican phê chuẩn như là cơ sở để phong chân phước cho Newman vào tháng 9 tới.

Trong bài báo đăng ngày 9 tháng 5, Cornwell tuyên bố rằng thủ tục hồ sơ của Vatican về phép lạ ấy đã “đi vào những địa hạt lạ hoắc của ngôn ngữ và tâm cảnh thời Trung Cổ.” Cornwell tiếp tục chĩa hướng hồ nghi về tính đáng tin cậy về mặt y khoa của sự chữa trị ấy. Ông không quên kèm theo rất nhiều lời phê phán bất khoan nhượng đối với Đức Bênêđictô XVI.

Cornwell không phải là người duy nhất bôi nhọ việc nại đến những trường hợp chữa trị lạ thường. Tháng 12 vừa qua, sau khi Rôma loan báo sự phê chuẩn phép lạ cần cho tiến trình phong thánh Nữ tu Mary Mckillop ở Australia, thì David Goldstein, một chuyên viên y khoa ở Sydney, đã công khai nói lên sự nghi ngờ của mình. Trong một bài báo đăng ngày 22 tháng 12, ông nói rằng không thể xác quyết sự hồi phục nơi các bệnh nhân là kết quả của sự cầu nguyện.

Theo một bản tin ở Australia ngày 24 tháng 12 thì Glenn Davies, giám mục Anh Giáo tại North Sydney, cũng lên tiếng phê phán. Vị giám mục này chất vấn rằng: “Những sự kiện được cho là phép lạ ấy, ai có thể chứng minh chúng thực sự là do Mary Mckillop?”

Bà Jacalyn Duffin
Rất may là để giúp trả lời cho những phản đối như vậy, đã có những hướng dẫn được xuất bản hồi năm ngoái bởi Jacalyn Duffin, một y sĩ giữ ghế “Hannah Chair” của ngành Lịch Sử Y Khoa tại Queen’s University, Ontario, Canada. Trong quyển sách của bà, tựa đề “Những Phép Lạ Chữa Bệnh: Các Bác Sĩ, Các Thánh, Và Sự Chữa Trị Trong Thế Giới Hiện Đại” (Oxford University Press), bà đã khảo sát 1400 phép lạ được viện dẫn trong các hồ sơ phong thánh từ năm 1588 đến 1999.

Sự quan tâm của bà đối với các phép lạ được khơi lên do có lần bà được yêu cầu xét nghiệm các mẫu mô, mà sau đó bà được biết rằng đấy là một phần của một tiến trình phong thánh. Khi nhận được món quà là một bản sao của “positio,” tức hồ sơ về phép lạ ấy, Duffin chợt nhận ra rằng chắc chắn mỗi vị thánh được tôn phong đều có một hồ sơ như vậy.

Trong nhiều dịp có mặt tại Rôma, Duffin đã nghiên cứu hàng trăm hồ sơ như thế. Bà ước tính rằng bà đã xem được từ một phần ba đến một nửa số hồ sơ phép lạ lưu trữ ở Vatican kể từ khi các qui định về phong thánh được đưa ra vào năm 1588.

Chứng Cứ

Các qui định mới, vốn là một phần của cuộc canh tân Chống Cải Cách, đòi hỏi việc thu thập cẩn thận chứng cứ và việc khảo sát thấu đáo dữ kiện bởi các chuyên viên y khoa và các nhà khoa học. Duffin cho biết rằng Paolo Zacchia (1584-1659) là người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết định các chỉ dẫn.

Trong các bút lục của mình, Zacchia đã giải thích về các loại phép lạ khác nhau, và xác định rằng để gán một sự chữa trị cho phép lạ, thì đó phải là một căn bệnh nan y và sự hồi phục phải hoàn toàn và ngay tức khắc. Duffin ghi nhận rằng các chuyên viên y khoa làm việc cho Vatican vẫn tiếp tục viện dẫn Zacchia mãi cho đến thế kỷ 20.

Một số người phê phán việc coi những sự chữa trị thể lý như cơ sở cho việc phong thánh, nhưng Duffin bình luận rằng chính nhu cầu về chứng cứ khả tín đã thúc đẩy tiến trình hướng về các biến cố chữa trị, vì ở đó có thể có những nhân chứng độc lập, gồm cả các bác sĩ.

Qua thời gian, đã có những thay đổi trong các thể thức của tiến trình phong thánh, nhưng nhìn lại các hồ sơ của bốn thế kỷ vừa qua, Duffin tuyên bố rằng bà rất ấn tượng bởi tính ổn định đáng nể của việc nại đến khoa học.

Thực vậy, Giáo Hội vẫn nhất quán dựa vào sự hồ nghi của khoa học để kiểm tra tính xác thực của các phép lạ. Trong hồ sơ của các phép lạ mà Duffin khảo sát, bà nhận thấy rằng các giáo sĩ sẵn sàng dựa vào quan điểm của các nhà khoa học. Các thẩm quyền tôn giáo vẫn không đưa ra một phán quyết về hoạt động siêu nhiên cho tới khi họ biết các chuyên gia sẵn sàng kết luận rằng các sự kiện ấy là không thể giải thích được.

Duffin tuyên bố: “Tôn giáo dựa vào sự khôn ngoan nhất có thể có của con người trước khi đưa ra một phán quyết từ cảm nhận đức tin”.

Bà đề cập thêm một điểm nữa vào mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, đó là giữa hai đàng thì tôn giáo có khuynh hướng thoải mái với khoa học hơn so với chiều ngược lại.

Trong các tiến trình, một số y sĩ tỏ ra không thoải mái lắm, như thể sự cộng tác của họ hàm nghĩa một sự phản bội đối với quan niệm của y khoa tây phương vốn bác bỏ ý tưởng rằng các bệnh tật hay các sự chữa trị có nguồn gốc thần linh.

Duffin ghi nhận rằng vào thế kỷ 19, những người Công Giáo và Tin lành đã tranh luận về vấn đề phải chăng hễ một sự chữa trị không giải thích được thì đấy thật sự là một phép lạ. Cuộc tranh luận ấy tiếp diễn – bà nói thêm – khi một trong các đồng nghiệp của bà lập luận rằng trong khi chúng ta không biết một sự giải thích theo tự nhiên, thì một sự giải thích như thế vẫn có thể tồn tại.

Nhưng Duffin phản đối một thái độ như thế. Theo bà, đó không thực sự là giải pháp cho vấn đề cốt lõi, khi người ta đối diện với các phép lạ trong lãnh vực chữa bệnh. Thái độ duy thực chứng – là thái độ bác bỏ các phép lạ – chủ trương rằng nếu một điều gì đó kỳ diệu thì chúng ta phải bác bỏ, coi như đó là một ảo tưởng hay một sự dối lừa, vì chỉ có thế giới tự nhiên này mà thôi. Duffin lập luận rằng thật ra niềm tin bám vào một giải thích theo tự nhiên như thế là một niềm tin có sự lập lờ. Nói cách khác, việc khẳng định rằng không bao giờ có phép lạ cũng không có nhiều lý tính hơn, và đó cũng là một hành vi ‘đức tin’ chẳng kém chi so với việc khẳng định rằng có thể có phép lạ.

Theo sự nhận xét của Duffin, sự khác biệt giữa cách tiếp cận của tôn giáo và cách tiếp cận của các nhà duy thực chứng nằm ở chỗ diễn giải chứng cứ. Tiêu chuẩn của y khoa chìm sâu trong một truyền thống ‘kháng thần’ (antideistic), trong khi đối với tôn giáo thì mọi giải thích đáng tin cậy của khoa học phải được rút ra, sau đó thì mới tiến tới việc tuyên bố một phép lạ.

Trong cả hai cách tiếp cận, điều còn bỏ ngỏ vẫn là điều mà người ta không biết, có điều là trong lãnh vực tôn giáo thì người ta sẵn sàng chấp nhận tác nhân thần linh.

Sự Hiểu Biết Về Y Khoa

Trong khi một số người có thể bác bỏ khả năng của sự can thiệp thần linh, Giáo Hội Công Giáo thật rất cẩn thận khi sử dụng mọi nguồn lực có thể về y khoa để rút ra tất cả các giải thích tự nhiên có thể có về những sự kiện chữa lành bệnh. Duffin dành một chương trong quyển sách của bà để khảo sát việc sử dụng kiến thức y khoa trong tiến trình phong thánh.

Trước hết, Vatican không nhìn nhận các phép lạ chữa trị nơi những người từ chối chữa trị theo y khoa chính thống mà chỉ dựa vào đức tin thôi. Chính sự can thiệp của các bác sĩ sẽ cung cấp những chứng cứ y khoa khách quan, giúp tránh bất cứ sự lọc lừa nào có thể xảy ra trong vụ việc.

Trong các hồ sơ nghiên cứu của mình, Duffin tìm thấy rằng các chứng từ của các bác sĩ ngày càng tăng nhiều theo thời gian. Các hồ sơ được bà khảo sát cho thấy rằng vào thế kỷ 17, tính trung bình mỗi hồ sơ có đề cập đến danh tánh của một bác sĩ, nhưng chỉ một tỉ lệ rất nhỏ các bác sĩ ấy đích thân cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, sau năm 1700, ít nhất một phần ba các y sĩ được đề cập trong hồ sơ đã đích thân cung cấp bằng chứng.

Đến hậu bán thế kỷ 17, các chứng cứ của các y sĩ điều trị cho bệnh nhân được bổ sung bởi các quan sát viên y khoa độc lập. Cuối cùng, con số các bác sĩ chuyên gia được tham vấn gia tăng cho tới bằng hoặc nhiều hơn số y sĩ đã săn sóc cho bệnh nhân.

Duffin cũng chỉ ra rằng Giáo Hội không chỉ dựa vào các bác sĩ Công Giáo mà thôi. Các cuộc điều tra đã khảo sát về tôn giáo của các nhân chứng, gồm cả các bác sĩ. Trước thế kỷ 20, đa số các phép lạ đến từ các nước Âu Châu, nơi mà phần đông các bác sĩ là người Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều vị trong số đó thừa nhận rằng mình không phải là người giữ đạo thường xuyên, và thậm chí có vài vị còn bị tuyệt thông nữa. Tuy nhiên, không có vị nào được coi là thiếu tư cách để làm chứng.

Gần đây hơn, các bác sĩ thuộc các niềm tin tôn giáo khác, hay những vị công khai tuyên bố rằng mình vô tôn giáo, đã tham gia cung cấp chứng cứ.

Rốt cục, một phép lạ chỉ được tuyên bố khi các bác sĩ sẵn sàng nhìn nhận rằng mình không biết do đâu mà một bệnh nhân hồi phục khi mà các phương tiện y khoa tốt nhất đã thất bại. Tâm thức hãnh thắng ngày nay của y khoa hiện đại thật không dễ dàng đưa ra một nhìn nhận như thế.

Dịch từ “MEDICINE AND MIRACLES, Book offers Answers for Sceptics” của Linh mục John Flynn, LC, đăng ở Zenit.org, 30.5.2010
 
Văn Hóa
Thanh tẩy bằng mực
Lm Vũđình Tường
15:50 06/06/2010
Có thể nói Giáo Hội đang trải qua thời kì thanh tẩy bằng mực. Gọi là thanh tẩy bằng mực vì việc thanh tẩy công khai trình làng trên giấy trắng, mực đen và ngay cả mực điện tử được thực hiện, phô trương, giãi bày trên các mạng lưới hoàn cầu. Hình thức thanh tẩy bằng mực điện tử trên mạng là nhanh nhất, nhiều người biết và dễ phủi tay. Có bài viết xuất hiện trên mạng trong chốc lát rồi biến mất. Lại cũng có những bài nằm ì ra ngày này qua tháng nọ. Lên mạng dễ phủi tay bởi độc giả không biết tác giả và tác giả không biết độc giả. Tuy nhiên nếu cần và thấy có lợi tác giả sẵn sàng xuất hiện.

Thanh tẩy và thanh trừng

Cần phân biệt giữa thanh tẩy và thanh trừng. Thanh tẩy tự nguyện có nhiều điểm lợi đáng khuyến khích. Giáo Hội không tránh thanh tẩy mà còn khuyến khích cũng như vui mừng được thanh tẩy để trở nên tốt hơn. Thanh trừng là điều phải tránh hết sức vì thanh trừng chủ trương triệt tiêu, phá huỷ, tàn sát. Rất nhiều người nhảy vào cuộc thanh tẩy hiện tại không xác định làn ranh rõ ràng giữa thanh tẩy và thanh trừng. Nhiều bài viết với chủ trương thanh tẩy nhưng khi đưa lên mạng, tác giả không thể kiểm soát mức độ kẻ xấu lợi dụng. Kẻ xấu có thể cắt xén, nói vắn gọn, đưa tin nửa vời để độc giả và thính giả có những nhận xét sai lầm. Thiếu cẩn trọng vô tình giúp tay cho nhóm thanh trừng Giáo Hội.

Thanh tẩy tự nguyện

Thanh tẩy tự nguyện bắt đầu từ tình thương, lòng mến. Giáo Hội hàng năm vẫn kêu gọi từng cá nhân hãy vì lòng mến Đức Kitô chuẩn bị tâm hồn bằng cách tự nguyện thanh tẩy. Thanh tẩy tự nguyện ít nhiều có phần tự do chọn lựa, thời gian, nơi chốn. Họ có quyền chọn cách thanh tẩy và người làm công việc thanh tẩy. Thanh tẩy tự nguyện được Giáo Hội cổ võ vào các dịp tĩnh tâm thường niên, mùa Giáng Sinh, Phục Sinh, kêu gọi Kitô hữu thánh hoá bản thân, tâm hồn để sẵn sàng đón ơn Chúa ban.

Thanh Tẩy do lòng mến

Kitô hữu yêu mến Giáo Hội chân tình với lòng mến thiết tha, muốn giúp Giáo Hội thanh tẩy chính mình để trở nên trong sáng, tốt đẹp hơn. Những vị này lên tiếng khi thấy bất toàn trong điều hành, thuyên chuyển, cách hành xử, lối rao giảng và tư cách người mục tử. Nói chung họ nhận thấy điều gì cần phải thay đổi cho tốt hơn, họ lên tiếng kêu gọi thay đổi. Giúp Giáo Hội thay đổi. Cách thức kêu gọi thay đổi nhẹ nhàng, không đay nghiến, chỉ trích suông nhưng đưa ra những đề nghị chính đáng, thức thời, mời gọi thay đổi. Họ cậy vào ơn Chúa, tin vào lời cầu nguyện. Họ cầu cho Giáo Hội nhận ra cách thức cần thay đổi. Xin Thánh Thần Chúa giúp Giáo Hội đón nhận thay đổi, với tâm tình tạ ơn Chúa đã ban cho những thành phần trung kiên, sáng suốt giúp cho Giáo Hội trở nên hoàn thiện hơn. Giáo Hội đón nhận những í kiến trên vì tin rằng những soi sáng đó là do Thánh Thần Chúa linh ứng nơi đời sống các tín hữu. Điều này luôn xảy ra trong suốt chiều dài hai ngàn năm của lịch sử Giáo Hội. Giáo Hội nhiều lần đón nhận lắng nghe, sửa đổi.

Đay nghiến do mặc cảm

Nguyên nhân đưa đến đay nghiến, chỉ trích đến từ mặc cảm tội lỗi. Giáo huấn của Giáo Hội kêu gọi sống công chính, theo đường lành, đường công lí, yêu thương và tha thứ. Giáo huấn này trái nghịch với thành phần chủ trương, cổ võ lối sống buông thả, chọn tự do hưởng thụ, tôn thờ khoái lạc và dục vọng. Giáo Hội, đối với họ là rào cản, ngăn chặn họ theo con đường tự do hưởng thụ. Họ ngấm ngầm bất mãn Giáo Hội và chưa có cơ hội nói ra. Nhiều người trong số này trước kia là Kitô hữu.

Mặc cảm tội lỗi vì lương tâm nhắc bảo, lên án. Nhân cơ hội Giáo Hội có tu sĩ phạm luật, họ lên tiếng tự biện cho việc từ bỏ Giáo Hội là chính đáng, là công chính. Tôi bỏ Giáo Hội vì có những lãnh đạo giả hình. Sự thực họ bỏ Giáo Hội từ lâu. Viện vào những biến cố xấu để bào chữa cho hành vi xa lìa Giáo Hội của mình. Những đay nghiến ít nhiều phản ảnh lo âu, dằn vặt chất chứa trong tâm hồn họ từ lâu nhưng chưa có cơ hội chính thức bộc phát. Nay cơ hội đến họ xả ra bực dọc dồn nén dưới danh nghĩa nêu ý kiến, hay phê bình mà không tự nhận đó là những đau buồn của chính bản thân.

Lợi dụng

Nhóm lợi dụng những í kiến, phê bình, chỉ trích Giáo Hội có chủ trương rõ ràng. Chủ trương của họ là tìm mọi cách thanh trừng thành phần trong Giáo Hội và chủ trương tiêu diệt Giáo Hội. Bao lâu Giáo Hội còn tồn tại, bấy lâu họ còn sống trong sợ hãi. Sợ hãi bắt nguồn từ việc làm bất chính. Đây là một cuộc chiến dai dẳng giữa vô thần và hữu thần, giữa duy tâm và duy vật.

Lo sợ nảy sinh

Lo sợ phát sinh từ nguyên thuỷ khi cha đẻ của duy vật đánh cắp hầu hết các điểm chính, điểm mấu chốt của chủ thuyết duy tâm và thay vào đó các chữ duy vật. Về thực hành họ dùng cái sườn tổ chức trong Giáo Hội làm khung chính cho việc tổ chức của họ.

Vì sao họ đánh cắp toàn bộ tổ chức Thiên Chúa giáo áp dụng cho tổ chức của họ. Cha đẻ chủ thuyết duy vật một thời là Kitô hữu. Ông tổ chủ thuyết này thấy không mô hình tổ chức nào rõ ràng, mạch lạc, chi tiết cho bằng tổ chức trong Giáo Hội Thiên Chúa giáo. Ông đánh cắp bằng cách rập khuôn tổ chức mới của ông, mô phỏng theo hình thức tổ chức của Giáo Hội. Từ trung ương đến hạ tầng cơ sở đều phỏng theo tổ chức của Giáo Hội. Bắt chước Giáo Hội hầu hết, ngoại trừ trại tập trung, trung tâm tẩy não, hình thức tra tấn, giết người, được sáng chế ra sau này. Thử lược qua một cách khái quát sẽ nhận ra.

  • Đoàn nghĩa binh đổi thành thiếu nhi quàng khăn đỏ.
  • Liên Minh Thánh Tâm đổi thành Hồng quân.
  • Thành viên trong hội, nhóm trước khi thành trưởng nhóm, trùm khu, chủ tịch ban mục vụ, biến thành cảm tình đoàn trước khi gia nhập đoàn để rồi vào đảng viên.
  • Hội con Đức Mẹ thành hội phụ nữ phường khóm,
  • Các bà mẹ công giáo đổi thành các mẹ chiến sĩ.
  • Hình thức xưng tội đổi thành tự thú, tự khai, tự kiểm.
  • Giải tội tập thể đổi thành bình bầu, tự kiểm công khai.
  • Quyền Cha xứ đổi thành quyền bí thư.
  • Lớp giáo lí đổi thành hội họp, học tập.
  • Bài giảng đổi thành chương trình phát thanh.
  • Ban kịch, ca đoàn các xứ đạo thành tổ văn công.


Ngay cả các hình thức học hỏi theo từng nhóm hay tổ chức bình bầu, kiểm điểm cá nhân, nhóm, đoàn hội, đều thoát thai từ tổ chức của Giáo Hội.

Chủ trương tiêu diệt Giáo Hội vì Giáo Hội biết quá rõ đường đi, nước bước của họ. Giáo Hội đi trong lòng tổ chức nên họ luôn lo sợ, tránh né. Không tránh né được thì tìm cách làm hại và tiêu diệt. Lí do chính đưa đến việc tàn phá, chủ trương bắt bớ, giam hãm, tù đầy đều bắt nguồn từ sợ hãi, lo lắng mà ra.

Trò hiếm khi bằng thầy. Đàng này trò lại muốn hơn thầy hay ít ra ngồi thay ghế thầy. Thầy Giáo Hội sống mãi, không già đi vì luôn tìm dịp thanh tẩy chính mình để được trẻ trung, trong sáng, cập nhật hoá với thay đổi của thời cuộc. Trò biết điều đó nên muốn thay thế chỗ của thầy chỉ có một cách duy nhất là tiêu diệt thầy mới có hy vọng thay thế chỗ đứng của thầy. Họ không thể ngờ rằng Giáo Hội Chúa bề ngoài xem ra thua chạy, rút lui rất êm thắm, nhún nhường, tưởng chịu chết, nhưng không, Giáo Hội Chúa trái lại tỏ ra rất kiên cường, dai dẳng chịu đựng và sẵn sàng bừng cháy ngọn lửa tình yêu trong tâm không hề tắt.

Gần đây có í kiến cho là ông thầy Giáo Hội nhún nhường quá mức, đến độ chấp nhận đòi đổi chác từ phía nhà nước Việtnam trong việc đòi thuyên chuyển vị này, đấng nọ. Giáo Hội có hai trăm năm kinh nghiệm sống với các học trò chuyên lừa thầy, phản bạn. Tổ sư họ đã thất bại đến tan tành như trường hợp bên Đông âu. Liệu cậu học trò nhà nước Việt đủ khả năng qua mặt sư tổ Nga sô, Trung cộng. Hay những nhà phê bình đã ban cho nhà nước một khả năng mà chính họ không có. Vatican là thành đô nhỏ nhất và nơi đó có nhiều tình báo nhất. Mọi con mắt năm châu đổ dồn về đó nghe ngóng tin tức sốt dẻo, mong bán tin nóng làm giầu. Hình như chưa mấy ai thành công nhờ bán tin nóng từ Vatican.

Tự biện hộ

Nhóm lìa bỏ Giáo Hội chưa tìm được lí do chính đáng biện luận cho việc từ giã, nắm cơ hội biện minh cho việc làm của họ. Một Giáo Hội xấu như thế bỏ là chính đáng. Để tạo dư luận, áp lực quần chúng, gây thanh thế, nhóm này thực hiện châm ngôn ‘đánh rắn phải đánh đầu’. Với chủ trương đó họ mạ lị, phê bình, chỉ trích lãnh đạo tôn giáo hoàn vũ và địa phương. Nguồn giúp phanh phui, phê bình, chỉ trích dựa trên một vài bài viết. Mấy ai đặt câu hỏi về tính xác thực của nguồn được cung cấp. Khuynh hướng tôn giáo tác giả bài viết. Chủ trương và mục đích bài viết. Bằng chứng thiếu kiểm chứng. Một số còn nguỵ tạo những bằng chứng giả tạo, hay bằng chứng vu vơ do kẻ xấu muốn hại Giáo Hội đặt điều vu oan, cáo vạ cho lãnh đạo trong Giáo Hội làm mục tiêu đả kích.

Trong số những người làm công việc bài xích Giáo Hội có cả Kitô hữu sốt sắng, chân tình. Việc làm của họ là bảo vệ Giáo Hội nhưng cách làm cần xét lại. Những lời phê bình, chỉ trích, khắt khe, cường điệu đến độ độc giả có cảm tưởng là chì chiết hơn là bình phẩm. Những lời nói đó không chừng là cửa ngõ mở ra mời gọi kẻ chủ trương hại Giáo Hội lạm dụng.

Thành quả

Đối với Kitô hữu việc thanh tẩy tạo ra hai khuynh hướng. Khuynh hướng lo lắng cho là Giáo Hội bị khủng hoảng nặng nề, có chiều hướng sụp đổ. Uy tín mấy ngàn năm bị tiêu tan. Liệu giáo huấn của Giáo Hội có còn ai nghe theo nữa chăng?

Khuynh hướng khác đặt hết tin tưởng vào việc làm của Chúa Thánh Thần. Thánh Thần như hình lưỡi lửa, Tông đồ nhận trong ngày lễ Ngũ Tuần đang tích cực thanh tẩy Giáo Hội. Được trôi luyện trong lửa để trở nên trong sáng hơn. Nếu là giáo hội trần thế sáng lập và cai quản giáo hội đó chắc chắn sẽ bị lửa thiêu rụi. Còn lại chỉ là đống tro tàn. Giáo Hội do chính Đức Kitô sáng lập. Sau khi thanh luyện trong lửa Giáo Hội bóng như vàng ròng. Sau biến cố thanh tẩy bằng mực Giáo Hội trở nên trong sáng, lành mạnh như một người mạnh khoẻ không còn bị cơn bệnh lạm dụng tình dục làm hại nữa. Cuộc thanh tẩy nào không gây đau khổ, buồn sầu. Vì thế sau khi được thanh tẩy cánh đồng lúa nước trời, cỏ lùng bị rạp xuống nhường bầu trời xanh, cao thẳm cho những bông lúa chín vàng.

Biến cố vừa qua Giáo Hội nhận rõ ảnh hưởng của mình trên đại chúng thầm lặng. Người ta vẫn rêu rao số người đi nhà thờ giảm sút rõ rệt. Hầu như nhà thờ dành riêng cho một số cao niên, gần đất xa trời. Giới trẻ không cần biết đến Giáo Hội. Những bài chỉ trích, phê bình, đả kích phản ảnh thái độ giận dữ cho thấy giáo huấn của Giáo Hội vẫn còn đóng một vai trò mạnh mẽ nơi mọi giới. Dù họ tin có Chúa hay chối bỏ Ngài. Dù họ thiết tha với thánh lễ cuối tuần hay không. Giáo Hội nhận thấy phản ứng mãnh liệt nơi nhiều giới là bằng chứng cho thấy mỗi giới quan tâm đến Giáo Hội theo cách riêng của từng giới.

Điểm gây chú í nhiều nhất là thế lực cổ võ phá thai, hỗ trợ chết theo ý muốn chọn lối sống tự do lại tha thiết quan tâm đến sự lành thánh và coi trọng giá trị con người. Như thế sứ điệp bảo vệ và thăng tiến mạng sống con người mà Giáo Hội cổ võ đi sâu vào lòng người như là nền tảng căn bản cuộc sống.

Nhờ việc thanh tẩy bằng mực giúp các Kitô hữu hiến thân mong phục vụ nước trời tỉnh thức trong cuộc sống trần thế. Họ làm công việc muối men cho đời. Thiếu tỉnh thức nhiệm vụ muối men không hoàn thành trái lại còn bị tiêm nhiễm thói đời. Thanh tẩy bằng mực giúp rà soát lại lối sống, tư cách và ngay cả đường hướng hành đạo.

Giáo Hội hàng năm kêu gọi con cái mình thanh tẩy tâm hồn. Chính Giáo Hội cũng cần thanh tẩy để trở nên trong sáng hơn. Sau biến cố thanh tẩy bằng mực, uy tín của Giáo Hội đã không mất mà còn nâng cao vì đã được thanh tẩy nên tốt.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Tím
Nguyễn Bá Khanh
22:08 06/06/2010

PHƯỢNG TÍM



Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Gốc già phượng tím mùa hoa nở

Bồi hồi tuổi ngọc xa trường xưa

Hè về phượng đỏ đâu rồi ?

Nắng loang sân cũ nhớ giờ ra chơi.

(nbk)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền