Ngày 05-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:19 05/06/2013
TƯỢNG HẾT SỨC SỬA SAI LẦM TRƯỚC ĐÂY
N2T

Tượng là em cùng cha khác mẹ của vua Thuấn, nguyên trước đây ảnh hưởng xấu xa của bà mẹ mà nên hư đốn, rất ghét vua Thuấn, cho nên mới cùng bà mẹ cấu kết nhau để làm hại vua Thuấn. Nhưng nhìn thấy vua Thuấn chăm chỉ việc triều chính và yêu mến bá tánh, sau khi chết rồi thì cũng được bá tánh luyến tiếc nhớ thương, Tượng rất là hối hận vì không thể đối xử tốt với anh mình, nên chạy đến trước mộ Thuấn lớn tiếng khóc lóc, khóc mãi khóc mãi đến nỗi từ một thanh niên to lớn biến thành con voi mũi dài, sau đó chạy đến bên núi cày ruộng.
Do đó mà mỗi năm đến hai mùa xuân và thu thì nông dân rất bận, người ta thấy một con voi to lớn vì tế vua Thuấn mà cày ruộng, mọi người đều tin tưởng Tượng thành tâm hối cải, thế làm làm một cái đình bên cạnh mộ của vua Thuấn, trong đình cung phụng Tượng là thần chủ, gọi là Tỵ Đình Thần.
Từ đó về sau, Thuấn và Tượng không hề lìa nhau.
(Tây Hán, Tư Mã Thiên “sử ký”)

Suy tư:
“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời gì ghẻ mà thương con chồng”, chuyện vua Thuấn và em trai con mẹ ghẻ tên là Tượng đều cho chúng ta thấy được điều ấy. Mẹ kế và con trai mình liên kết với nhau để hại Thuấn, nhưng Ông Trời không để người ngay lành bị hại, trái lại sự tốt lành của vua Thuấn đã làm cảm động em trai cùng cha khác mẹ của mình –dù là trễ- nhưng vẫn là một bài học cho chúng ta.
Con người ta ai cũng có lỗi lầm, không ai vỗ ngực nói mình không có lỗi lầm với ai cả, nói như thế là kiêu ngạo và xúc phạm đến tình yêu vô biên và khiêm hạ của Thiên Chúa.
Ai biết mình có khuyết điểm thì rất dễ dàng hối hận và sửa chữa, đây chính là hồng ân của Chúa tác động trong tâm hồn của họ, làm cho họ nhận ra mình là ai và Chúa là ai; trái lại ai nói mình không có khuyết điểm là những người tội nghiệp nhất, và bởi vì họ không nhìn thấy những khuyết điểm của mình nên họ không bao giờ biết hối hận...
Ai lừa đảo hoặc mưu mô hãm hại người công chính, người yếu đuối, người thật thà và trẻ em, thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ được Thiên Chúa chúc phúc...
------------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:22 05/06/2013
N2T

10. Thánh Kinh giống như gương soi, có thể soi thấy khuôn mặt linh hồn của chúng ta.

(Thánh Gregory)
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tĩnh tâm Lm GP Phú Cường: Linh Mục Sống Hiến Tế
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
08:10 05/06/2013
LINH MỤC SỐNG HIẾN TẾ

GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG THÁNG 6.2013

SUY NIỆM TĨNH TÂM LINH MỤC DỊP LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU


Nhân dịp Hội đồng Giám mục Italia viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cùng kết thúc khóa họp lần thứ 65 tại Vatican, cũng là dịp Năm Đức Tin, lúc 6 giờ chiều 23.5.2013, giờ Vatican, trong khi cử hành nghi thức phụng vụ Lời Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng các Đức Giám Mục Italia long trọng tuyên xưng đức tin tại Đền thờ thánh Phêrô. Dựa trên nền tảng Tin Mừng Ga 21, 15-19, cho biết ba lần Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô “Con có yêu mến Thầy không?”, Đức Thánh Cha khẳng định: “Chúng ta, cùg với thánh Phêrô bàng hoàng trước lời hỏi này: Một Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu, lại ngỏ lời hỏi môn đệ về tình yêu. Đấng là Tình Yêu đã van xin tình yêu của con người. Thiên Chúa ăn mày tình yêu của con người, là để Thiên Chúa yêu con người. Người còn là Đấng van xin con người hãy yêu thương nhau. Chính vì Thiên Chúa nài xin tình yêu của chúng ta, nên Người trở thành động lực mạnh mẽ, và mạnh mẽ hơn nữa, để chúng ta yêu nhau…”.

Gần cuối bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Hệ luận của sự yêu mến Chúa là cho tất cả, hiến cả mạng sống chúng ta vì Chúa: đây phải là đặc tính sứ vụ mục tử của chúng ta. Chúng ta không phải là biểu hiện của một cơ cấu hay một sự tổ chức cần thiết: với việc phục vụ của chúng ta qua quyền bính, chúng ta được kêu gọi trở thành dấu chỉ sự hiện diện và hoạt động của Chúa phục sinh, xây dựng cộng đoàn trong tình bác ái huynh đệ…”.

Chúng ta đang sống trong tháng Thánh Tâm. Chúng ta cũng đã mừng lễ Mình Máu Chúa. Hôm nay, chúng ta mừng trọng thể lễ Thánh Tâm. Đặc biệt, dịp lễ Thánh Tâm, anh em linh mục trong giáo phận tụ về bền nhau. Hơn bất cứ thời gian nào, đây chính là thời gian Hội Thánh dùng để trao gởi khuôn mẫu tình yêu là chính Thiên Chúa để chúng ta ấp ủ, học tập, và trao ban tình yêu của mình như Thánh Tâm Chúa.

I. TỪ THỊ KIẾN CỦA TIÊN TRI ÊZÊKIEL (Ez 47, 1-12).

“Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ”. Đó là lời bài hát trong phụng vụ thánh tẩy. Đó chính là lời Thánh Kinh trích trong sách tiên tri Êzêkiel. Tiên tri nhìn thấy một thị kiến lạ thường: Một dòng nước bắt nguồn từ bên phải đền thờ. Dòng nước cứ chảy, chảy mãi, chảy mãi. Dòng nước lạ lùng ấy càng chảy, mỗi lúc mỗi đi xa, cứ lớn lên thêm, phát triển và lan rộng vô cùng. Dòng nước đổ ra biển Chết, làm nước biển hóa lành, đến nỗi mọi sinh vật trong biển, vốn chết đều hồi sinh và tràn đầy sức sống.

Tiếp tục chảy, đi xa, và phát triển, dòng nước lớn thành dòng sông lớn, đến nỗi không thể từ bên này sang bên kia. Trong dòng sông thị kiến, có đầy cá tôm, sức sống hai bên bờ đua nhau lớn lên xanh tươi. Mọi cây cỏ mọc lên, trổ sinh hoa quả quanh năm suốt tháng. Tóm lại, dòng nước từ đền thờ đã làm khắp nơi được sống và sống mạnh mẽ.

Nhìn ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu, nơi phát sinh nguồn sống mãnh liệt, dẫn đưa con người vào sức sống thần linh, Hội Thánh vô cùng sung sướng reo lên: “Tôi đã thấy Nước từ bên phải đền thờ chảy ra, Và nước ấy chảy đến những ai, thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên, Alleluia! Alleluia!”.

Đền thờ là thân xác Đấng chịu đóng đinh. Dòng nước là dòng Máu cứu chuộc mà Người trao ban đến giọt cuối cùng làm cho trần gian, do tội, đã ngập trong biển chết, được hồi sinh và sống mãi.

Trên Thánh Giá, nhân loại đã xé rách lồng ngực Chúa Giêsu, từ lồng ngực, nơi Trái Tim đã thương tích vì bị đâm thâu, dòng Máu cứu độ, máu chứ không phải nước mà thôi, đã chảy mãi, chảy mãi trong trần gian.

Như dòng sông thị kiến Êzêkiel, ơn cứu độ phát sinh từ đền thờ là chính Chúa Giêsu, càng chảy đi xa, càng rộng lớn, càng phát triển không ngừng. Dòng Máu cứu độ ấy thánh hóa và làm phát sinh sự sống khi chảy vào biển chết cuộc đời này, lan rộng khắp nơi từ đời này sang đời khác.

Ngày nay dòng Máu cứu độ của Chúa vẫn chảy mãi không ngừng đến tận cùng trái đất, để bất cứ nơi nào, có người tin Chúa, nơi ấy lại phát sinh ơn cứu độ, phát sinh sự sống mới, sự sống vĩnh cửu.

Dòng Máu cứu độ và đền thờ là thân thể Chúa, chính là tấm bánh trao ban cho ta. Nhờ dòng Máu và đền thờ ấy, bí tích cứu độ vẫn không ngừng thánh hóa nhân loại, làm cho nhân loại, nếu tin tưởng sẽ ngày càng sống và sống mãnh liệt, sống đến vô cùng.

Với hướng suy nghĩ về Thánh Tâm Chúa Giêsu và bí tích Thánh Thể, ta càng nhận ra, Thánh Thể và Thánh Tâm chung một ý nghĩa lớn lao, gần gũi. Mối dây tương tác của hai biểu tượng Thánh Thể, Thánh Tâm bổ sung ý nghĩa cho nhau, làm khuôn mặt Tình Yêu nơi Thiên Chúa càng chiếu tỏa, sức nóng Tình Yêu ấy càng ấm áp cho lòng người, một khi sống trọn đức tin,dám đặt đời mình cho lòng tin vào Tình yêu của Thiên Chúa.

Và Hội Thánh, mang nơi mình kho tàng tình yêu vô cùng là Thánh Tâm và Thánh Thể mà Thiên Chúa trao tặng, trở nên phong phú, sức sống dồi dào. Từ đó, đời sống Hội Thánh không thuộc về Hội Thánh, nhưng là nhờ chính tình yêu của Chúa nuôi dưỡng và làm cho phát triển không ngừng. Hội Thánh diễm phúc vì được mang nơi mình chính mầu nhiệm tình yêu, chính Bầu Tim của Thiên Chúa, hơn thế, mang nơi mình chính bí tích của Thân Thể Thánh của Đấng là Thiên Chúa làm người, để bất cứ ai đến với Hội Thánh, đều được Thiên Chúa trao ban sự sống sung mãn của Người cho họ.

II. ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA LINH MỤC: SỐNG HIẾN TẾ.

Với lời chứng của Tin Mừng Gioan, “Một người lính lấy giáo ĐÂM CẠNH SƯỜN NGƯỜI. Tức thì, MÁU CÙNG NƯỚC CHẢY RA. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19, 34-35), một mặt dòng sông thị kiến Êzêkiel mang tính tiên báo, nay nên hiện thực: Chúa Giêsu Kitô, tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, nơi Người chính Thiên Chúa hiến mình cho trần thế, đã thành suối nguồn, thành sông ơn cứu độ trào tràn, mạnh mẽ qua mọi thế hệ loài người.

Mặt khác, qua hình ảnh “Máu cùng Nước chảy ra”, thánh Gioan cho thấy Chúa Giêsu hiến tế trọn vẹn đời mình. Chúa hiến tế đến cùng, trao ban đến cùng. Đến giọt máu sau hết, Chúa cũng chấp nhận tế hiến “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta” (kinh Tin kính). Bí tích Cứu Độ từ hiến tế vô giá ấy, không ngừng mang lại sự sống bởi chính Thân Mình Đấng tự hiến, là sức sống, là nguồn sống và trao tặng sự sống đến muôn đời, không có bất cứ cái gì có thể thay thế.

Như Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm và là nguồn của chính thánh chức mà mình đang mang, các linh mục phải chấp nhận hiến tế. Hằng ngày dâng chính hy tế, cử hành mầu nhiệm Thánh Thể của Chúa, họ được mời gọi lắng mình trong Chúa, mang lấy tâm tư sâu lắng của Chúa, và để cho Thánh Tâm tình yêu của Chúa quyện lấy đời mình, để chính linh mục, khi phụng sự Chúa, phục vụ con người, họ cũng sẽ là những linh mục biết thể hiện tràn ngập đức ái mục tử rót lấy từ tình yêu của Thánh Tâm. Mang lấy tâm tư hiến tế của Chúa, họ phải thực hiện cho bằng được mấy nhiệm vụ cần thiết như:

1. Cả một đời chỉ biết làm theo mệnh lệnh Thiên Chúa như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là bài học ngàn đời cho từng linh mục. Người tuyệt đối vâng phục Thiên Chúa. Các linh mục cần ghi lòng tạc dạ: Thiên Chúa làm chủ đích mọi ân ban, mọi chiều kích bí tích và giáo huấn, mọi công cuộc và sáng kiến, mọi sứ mạng... mà qua thánh chức, Người đặt vào tay linh mục. Do đó, mọi lời rao giảng, mọi lối sống, mọi cung cách, mọi tương quan, mọi thể hiện như mình là chứng nhân của yêu thương, linh mục phải quy về Chúa. Vì Chúa vừa là chủ đích, vừa là cùng đích cho sứ mạng đời mình, linh mục không được phép để bất cứ thế lực nào, tiếng nói nào làm suy giảm đời sống chứng tá của mình. Họ không có cách khác, mà chỉ một đường hướng duy nhất: lắng nghe tiếng Chúa, tận trung đến cùng mệnh lệnh của Chúa: Làm sáng danh Chúa, cứu rỗi các linh hồn.

2. Ý thức Ơn gọi của linh mục chỉ đến từ Chúa. Họ không bao giờ được phép tự phụ về những thành công, hay quá đau buồn về những thất bại trên con đường dâng hiến của mình. Đã là tông đồ, phải xác tín mạnh mẽ: Bản thân chẳng là gì. Nếu không có Chúa, bản thân chỉ là thân cây khô héo. Chỉ duy tình thương của Chúa đã trao ban ơn gọi, thúc đẩy họ lên đường mà thôi.

3. Linh mục phải phó mình trong tay Chúa. Với chỉ thị: “Không được mang gì khi đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6, 8-9), Chúa Giêsu muốn người tông đồ, đặc biệt, tông đồ linh mục của Chúa phải sống nghèo khó để hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Chúa. Sự nghèo khó giúp linh mục ý thức sự thiếu thốn của mình mà dễ cảm thông với nghười nghèo. Càng không có gì, càng dễ phó mình trong tay Chúa. Tiện nghi vật chất dễ đẩy đến lối sống hưởng thụ. Từ hưởng thụ, dễ tha hoá, dễ sống xa hoa, dễ kiêu ngạo, dễ cậy mình hơn cậy vào Chúa… Vì thế, sống nghèo, linh mục sẽ chỉ chọn chúa, một mình Chúa thôi, làm gia nghiệp quý giá của đời mình.

4. Linh mục phải sống tinh thần nghèo khó. Sự nghèo khó của linh mục nên tấm gương lôi kéo người khác tin vào Chúa. Đòi phải ra đi tay không, là Chúa đòi họ phải sống tinh thần nghèo khó triệt để. Hãy sống tinh thần nghèo khó như Chúa dạy: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó…” (Mt 5, 3). Người linh mục của Chúa sống nghèo khó, họ không mang theo gì của loài người, chỉ trọn một niềm phó thác vào Chúa mà thôi.

5. Linh mục chỉ mong làm sáng danh Chúa chứ không tìm tư lợi bản thân. Đòi hỏi tinh thần nghèo khó để sống phó thác, để luôn ý thức ơn gọi của mình đến từ Chúa và chỉ làm theo mệnh lệnh của Chúa, là đòi hỏi hiến tế trọn vẹn, hiến tế đến cùng như Chúa Giêsu hiến tế vì Chúa, vì tha nhân.

Linh mục hãy sống ơn hiến tế ấy thẳm sâu trong từng suy nghĩ, từng hành động, từng giây phút sống, từng mối tương quan, từng sự liên đới… chứ không bao giờ gợn chút manh nha nghĩ đến tư lợi bản thân. Một khi chấp nhận làm tông đồ của Chúa Giêsu, họ trở nên anh em giữa mọi anh em, cùng sớt chia, luôn ý thức mình phải trở nên đồng phận, vui với cái vui của con người; đau với cái đau của con người…

Hãy nhớ, không bao giờ toan tính cho bản thân, công tác linh mục sẽ sáng chói, đạt hiệu quả, đi vào lòng người, gây những ảnh hưởng tốt, làm Tin Mừng bùng phát…

Hãy yêu mến Chúa Giêsu. Hãy tích tình yêu ngút ngàn lấy từ Nguồn thiêng liêng là Thánh Thể và Thánh Tâm. Hãy đong thật đầy tình yêu Chúa Giêsu nơi trái tim mình. Một khi có đủ lửa tình yêu với Chúa, đã thấm đẫm, đã ướp đầy hồn tình yêu với Đấng cứu chuộc, linh mục sẽ biết làm gì và làm cách nào để cụ thể hóa lòng bác ái mục tử của họ, nhằm mang lại hiệu quả lớn lao nhất cho sáng danh Chúa, cho phần rỗi các linh mồn.

III. VẤN TÂM: CÁC MỤC TỬ HÃY NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU.

Chúng ta, những người dấn thân trong ơn gọi tu trì của Hội Thánh Chúa Giêsu. Vì thế, tất cả chúng ta hãy luôn để lòng mình thấm thía lời Chúa Giêsu: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (Ga, 10, 27-28). Nhất là những ai đang mang trọng trách lãnh đạo đoàn chiên của Chúa trong vai trò của một mục tử, chúng ta càng phải cầu nguyện để chính mình luôn luôn ý thức như Chúa Giêsu đã ý thức: “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha” (Ga 10, 29).

Đó chính là những lời tâm sự của Chúa Giêsu. Một khi các mục tử nơi trần thế, được Chúa Giêsu ủy quyền để lãnh đạo đoàn chiên của Người, các mục tử phải là những người trước tiên cưu mang, uống lấy, luôn tâm niệm, luôn say trong lời của Chúa Giêsu. Nhờ đó, khi các ngài hành động trong vai trò một người lãnh đạo nơi đoàn chiên của Chúa, các ngài sẽ thực sự hành động trong tư thế của Chúa Giêsu. Để chính khi thừa lệnh Chúa, theo ý Hội Thánh, cử hành bí tích, cử hành thánh lễ, cử hành quyền giảng dạy, các mục tử cử hành cách hết sức sốt sắng, đầy tinh thần trách nhiệm, nhằm mang lại nhiều hiệu quả nhất cho đời sống tâm linh cũng như đời sống vật chất, linh hồn cũng như thể xác của tất cả nhưng ai mà các ngài dấn thân phục vụ.

Từng người mục tử chúng ta luôn ý thức và xin Chúa cho mình được trở thành những nhà lãnh đạo kiên trung trong đức tin, bền bỉ trong đức cậy, mạnh mẽ trong đức mến. Nêu cao tấm gương tận tụy hy sinh, phục vụ quên mình, sống thánh thiện, thực hành đức bác ái mục tử…

Các mục tử của Chúa hãy là những người rập khuôn cuộc đời Chúa Giêsu. Các ngài hoàn toàn đi theo dấu chân Chúa Giêsu không bao giờ ngơi nghỉ. Các ngài ý thức từng giây phút rằng, chính các ngài chứ không phải ai khác, là họa ảnh của Chúa Giêsu hôm nay, nơi trần thế này, để làm sao, mọi người khi nhìn thấy mục tử của họ là chính lúc họ an tâm rằng, Chúa Giêsu đang hiện diện nơi vị mục tử ấy. Tắt một lời, các mục tử hãy sống suốt đời của mình như Chúa Giêsu đã sống.

Anh em linh mục phải để cho Dòng Nước của Đền Thờ xưa trong thị kiến của tiên tri Êgiêkiel như biểu tượng của Máu Chúa Giêsu, mà nay thực là Dòng Máu vô giá của Chúa Giêsu tưới gội thấm đẫm trót cuộc đời làm mục tử của mình. Qua Dòng Máu trường sinh và cứu độ ấy, chính chúng ta, chứ không phải ai khác, có nhiệm vụ làm tươi tốt, làm nảy nở, làm phát triển không ngừng biên cương của Hội Thánh, cũng là chính biên cương của Nước Chúa đến với từng tâm hồn con người, từng nẻo đường của nhân loại. Miễn làm sao, Dòng Máu ấy sẽ sinh sôi vô kể, làm cho phong nhiêu ơn cứu độ vừa mạnh mẽ, vừa trường cửu, vừa đầy sức sống, vừa có sức phục sinh cả những gì đã chết như hình ảnh “biển Chết”: “…Này: có rất nhiều cây cối ở hai bên bờ sông. Người ấy bảo tôi: Nước này chảy về miền đất phía đông, xuống vùng Abara, rồi đổ ra biển Chết và làm cho nước biển hòa lành. Sông chảy đến đâu thì mọi sinh vật lúc nhúc ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất nhiều cá, vì nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống…Trên hai bờ sông sẽ mọc lên mọi giống cây ăn trái, lá không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết: mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ nước chảy ra từ thánh điện…” (Ed 47, 7-12).

IV. HƯỚNG VỀ VĨNH CỬU: ĐỪNG ĐỂ TÌNH YÊU TẮT LỊM.

Chúng ta hãy nhớ đinh ninh lời Đức Thánh Cha nhắc nhở các Giám mục Italia ngày 23.5.2013: “Dù tình yêu mặn nồng thế nào đi nữa, nếu không được liên tục nuôi dưỡng thì sẽ suy yếu và tắt lịm. Không phải vô cớ mà Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ rằng: ‘Anh em hãy cảnh giác về bản thân và về toàn thể đoàn chiên mà Chúa Thánh Linh đã đặt anh em như người canh giữ để trở thành những mục tử của Giáo Hội Chúa, Giáo Hội mà Thiên Chúa đã thủ đắc bằng máu chính Con của Ngài’ (Cv 20,28)”.

Hãy sống như Chúa Giêsu, các mục tử sẽ phải ghi khắc không bao giờ quên rằng, tôi có làm gì, có lãnh đạo như thế nào, thì sự thật vẫn là: đàn chiên không phải của riêng tôi. Tôi không sở hữu theo ý mình để rồi muốn làm gì thì làm, nhưng là “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi”. Người “lớn hơn tất cả”. Tôi chỉ là đầy tớ của Người, chỉ làm theo ý Người mà thôi. “Cha tôi” mới là Đấng có quyền. Người thi hành quyền của Người trong tình yêu tuyệt đối.

Hãy sống như Chúa Giêsu, các mục tử càng thêm ý thức lời Đức Thánh Cha: gắn bó mật thiết, cầu nguyện không ngơi nghỉ, hy sinh đến quên mình. Đó mới chính là cách chúng ta thực sự “liên tục nuôi dưỡng” tình yêu của mình với Chúa, với trách vụ, với đoàn chiên, và với mọi thụ tạo, để không bao giờ tình yêu bị “suy yếu và tắt liệm” qua hết mọi thời gian làm người trên dương thế của chúng ta.

Trên đường phục vụ, cũng là con đường đi về với Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta chính con tim của Chúa để chúng ta yêu những gì Chúa yêu, ghét mọi điều Chúa ghét.

Điều quan trọng nhất, là hãy luôn luôn ném mình trong ân sủng Chúa, để ân sủng tuôn trào từ Thánh Tâm chan chứa yêu thương ấy mãi thấm vào và thấm đến từng ngóc ngách của tâm hồn mục tử của chúng ta. Tất cả chúng ta hãy cùng Đức Thánh Cha đọc lại lời mà thánh Luca ghi: “Anh em hãy cảnh giác về bản thân và về toàn thể đoàn chiên mà Chúa Thánh Linh đã đặt anh em như người canh giữ để trở thành những mục tử của Giáo Hội Chúa, Giáo Hội mà Thiên Chúa đã thủ đắc bằng máu chính Con của Ngài” (Cv 20,28).

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Được tha nhiều vì yêu mến nhiều
Lm. Đan Vinh
12:10 05/06/2013
Chúa Nhật XI THƯỜNG NIÊN C

2 Sm 12,7-10.13 ; Gl 2,16.19-21 ; Lc 7,36-8,3


ĐƯỢC THA NHIỀU VÌ YÊU MẾN NHIỀU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 7,36-8,3

(36) Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn. (37) Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. (38) Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên. (39) Thấy vậy. Ông Pha-ri-sêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi! (40) Đức Giê-su lên tiếng bảo ông: “Này ông Si-mon, tôi có điều muốn nói với ông!” Ông ấy thưa: “Dạ, xin Thầy cứ nói”. (41) Đức Giê-su nói: “Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. (42) Vì họ không có gì để trả, nên chủ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn? (43) Ông Si-mon đáp: “Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn.: Đức Giê-su bảo: “Ông xét đúng lắm”. (44) Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-mon: “Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. (45) Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. (46) Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy đã lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. (47) Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít. (48) Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi”. (49) Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: “Ông này là ai mà lại tha được tội?” (50) Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”.

(1) Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai (2) và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, (3) bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giê-su tỏ lòng nhân từ đối với một kẻ có tội biết chạy đến xin Người tha thứ. Đức Giê-su đã công khai bênh vực hành động bày tỏ lòng sám hối của người phụ nữ tội lỗi và còn khẳng định: Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.

3. CHÚ THÍCH:

- C 36: + Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu: Chỉ Tin Mừng Lu-ca mới ghi lại việc Đức Giê-su 3 lần được người Pha-ri-sêu (Biệt Phái) mời đến nhà dùng bữa (x Lc 7,36; 11,37; 14,1). Ta không nên lẫn lộn câu chuyện Luca kể ở đây với câu chuyện xảy ra tại nhà ông Simon tật phong (x Mt 26,6-13). + Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn: Việc Chúa Giêsu đến dùng bữa ở đây cho thấy Người không phân biệt đối xử khi sẵn sàng đến nhà mọi người: Người đến với những người Biệt Phái vốn chống đối Người (x Lc 7,36); Đến với người tội lỗi bị xã hội khi rẻ (x Lc 19,5-6); Đến với gia đình La-da-rô ở Bê-ta-ni-a là bạn thân quen (x Lc 10,38). Đức Giê-su đến nhà người ta dùng bữa là để biểu lộ sự thân tình của Người, miễn là họ tỏ thiện chí mời Người đến và sẵn sàng đón tiếp Người.

- C 37-39: + Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành...: Người phụ nữ này có thể vào nhà vì theo phong tục Do thái, nhà nào có đãi tiệc thì người ngoài đều có thể tự do ra vào. + đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm: Bên Cận Đông, do khí hậu nóng nực, nên người ta thích dùng dầu thơm khi nhà có đông người. + Chị đứng đằng sau, sát chân Người: Đức Giê-su nằm trên giường đối mặt với bàn tiệc. Còn người phụ nữ thì đứng phía ngoài. + Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên: Điều ông chủ nhà Pha-ri-sêu quan tâm ở đây chính là thân phận tội lỗi của người phụ nữ, chứ không phải những cử chỉ chị làm để biểu lộ lòng quý mến Đức Giê-su. Ta không nên đồng hóa người phụ nữ này với cô Ma-ri-a em cô Mác-ta (x 10,39), hay với Ma-ri-a Mác-đa-la (x 8,2). Cũng không nên lẫn lộn việc xức dầu ở đây với việc xức dầu ở Bêtania (x Mt 26,7-13). Vì việc xức dầu ở đây làm nổi bật sự thống hối của tội nhân. Còn việc xức dầu ở Bêtania do cô Ma-ri-a làm, là để tiên báo cuộc khổ nạn Người sắp phải chịu. + Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai: một người tội lỗi! : Đối với người Pha-ri-sêu, người phụ nữ này là một người bị ô uế chiếu theo Luật Mô-sê, và một ngôn sứ chân chính lẽ ra không được để cho một người như thế chạm đến mình để tránh khỏi bị ô uế theo.

- C 40-43: + Một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục: Quan tiền là công nhật của một nông dân (x Mt 20,2).

- C 44-46: + Nước lã..., cái hôn...: Đây là phong tục tỏ lòng hiếu khách của người Đông phương (x St 18,4). Nơi khác, Lu-ca cũng nhấn mạnh đến tính hiếu khách của Mác-ta, Ma-ri-a (x 10,38-42) và của ông Da-kêu (x 19,1-10) đối với Đức Giê-su.

- C 47-50: + Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều: Lòng yêu mến là thành quả và dấu chỉ của ơn tha thứ (x 19,8-9). + “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”: Khi đến với Đức Giê-su, người phụ nữ đã công khai bày tỏ lòng tin, và chính lòng tin này đã làm cho chị từ bỏ con đường tội lỗi. Thay vì làm cho Đức Giê-su bị ô uế theo Luật, chị lại được Người thanh tẩy và ban ơn bình an, nghĩa là được tràn đầy sự sống và được cứu độ (x 1,79). Trong Kinh Thánh, bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mê-si-a ban tặng (x Is 9,5-6).

- C 1-3: + Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh: Đức Giê-su hoàn thành sứ mệnh có nhóm môn đệ cùng đi theo. Về sau, các nhà truyền giáo cũng noi gương Người làm như vậy (x Cv 8,14). Đức Giê-su cũng chính thức trao trách nhiệm truyền giáo cho Nhóm Mười Hai (x Lc 9,1-2). + và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh: Tin mừng Mt 27,55 và Mc 15,41 cũng nói đến nhóm phụ nữ này. Đây là một sự kiện khác thường ở Pa-lét-tin. + Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la: Bà này sẽ đứng dưới chân thập giá (x Mt 27,56), hiện diện trong cuộc mai táng Đức Giê-su (x Mt 27,61), chứng kiến ngôi mộ trống (x Lc 24,10) và là người đầu tiên gặp gỡ Đấng Phục Sinh (x Ga 20,11-18). + Người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ: Một người có thể bị nhiều quỷ ám cùng một lúc (x Lc 8,27.30; 11,26). Trong Kinh Thánh, số 7 là số chỉ sự viên mãn. Có lẽ đây là cách người Do thái hình dung về sức ám hại ghê gớm của Xa-tan trên nạn nhân. Đối với bà Ma-ri-a Mác-đa-la, Lu-ca không nói rõ bà có bị quỷ ám thực sự hay không, hoặc bà có phải là người đàn bà tội lỗi được nói tới trong Lc 7,36-50 hay không. + Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ: Đây là một trong những việc làm cụ thể mà các bà đã thực hiện để cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su.

4. CÂU HỎI: 1-Việc Đức Giê-su đến nhà một người Pha-ri-sêu trong Tin Mừng Lu-ca ở đây có đồng hóa với việc Người đến dùng bữa tại nhà Si-mon tật phong trong Tin Mừng Mát-thêu không? Việc Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu nói lên điều gì? 2- Người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay có phải là cô Ma-ri-a Bê-ta-ni-a hay bà Ma-ri-a Mác-đa-la hay không? 3- Phân biệt ý nghĩa của hai việc xức dầu: một do người phụ nữ tội lỗi làm ở đây và hai do cô Ma-ri-a làm ở Bê-ta-ni-a trước khi Đức Giê-su chịu khổ nạn. 4- Trước hành động biểu lộ lòng quý mến của người phụ nữ tội lỗi đối với Đức Giê-su, ông Pha-ri-sêu chủ nhà tỏ vẻ khó chịu vì lý do gì? 5- Khi so sánh hành động của ông chủ nhà Pha-ri-sêu và người phụ nữ, Đức Giê-su chứng minh ông có phải là người chủ nhà hiếu khách không? 6- Đức Giê-su cho biết kết quả của lòng mến tin của người phụ nữ là gì? 7- Trong Tin Mừng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã biểu lộ đức tin và lòng mến đối với Đức Giê-su thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Vì thế, tôi nói cho ông hay: “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7,47).

2. CÂU CHUYỆN:

Trong cuốn “Mặt trận phía đông hoàn toàn yên tĩnh” có thuật lại câu chuyện xảy ra trong cuộc thế chiến giữa quân đội hai nước Đức và Pháp. Câu chuyện ấy như sau: Một người lính Đức trẻ kia đang năm trong hố tránh đạn pháo. Đột nhiên anh ta thấy một người lính Pháp cũng nhảy vào trong hố đó để tránh đạn. Anh lính Đức liền dùng lưỡi lê đâm chết kẻ thù. Đây là lần đầu tiên anh ta giết người và cảm thấy lương tâm rất áy náy. Anh muốn biết rõ hơn về người lính Pháp vừa bị giết kia là ai, liền lục tứi áo và lấy ra một chiếc bóp. Trong đó có hình một phụ nữ trẻ đang ôm đứa con thơ bụ bẫm là vợ con của anh ta. Người lính Đức cảm thấy một sự xúc động tự nhiên dâng cao trong lòng khiến anh càng thêm hối hận! thì ra người bị anh giết kia thực sự không phải là kẻ thù của anh, nhưng là một người cha, một người chông giống như anh: một con người đang yêu và được yêu! Chính nhờ có cái nhìn mới mẻ về kẻ từng là “kẻ thù” đã biến đổi người linh Đức trở nên một người mới biết cảm thông và đầy tình người.

3. SUY NIỆM:

Câu chuyện Đức Giê-su đến nhà một người Biệt Phái dùng bữa, cho chúng ta bài học về lòng bao dung của Chúa, để mời gọi chúng ta cũng phải sẵn lòng mở rộng vòng tay thân ái, cư xử thân thiện với hết mọi người, bất kể họ là ai, khác biệt về mầu da, tiếng nói, môi trường sống và làm việc, về tính tình, sở thích hay về tín ngưỡng tôn giáo... để từ đó chúng ta sẽ nhận ra mọi người đều là anh em, con cùng một Cha Chung trên trời, và mọi người có bổn phận phải cư xử với nhau trong tình bác ái huynh đệ như người ta thường nói: “Tứ hải giai huynh đệ”- Bốn bể đều là anh em.

Đức Giê-su cũng muốn chúng ta hãy mời Người đến thăm và ở lại trong gia đình của chúng ta bằng việc trưng bày ảnh tượng của Người tại phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ... Người cũng sẵn sàng đến viếng thăm nhà linh hồn của chúng ta mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ và rước lễ. Miễn là ta có thiện chí dọn dẹp nhà cửa, loại khỏi ngôi nhà của mình những hình ảnh thiếu đứng đắn hay những việc làm ăn bất chính, chừa bỏ những thói hư tật xấu cùng những tội lỗi bất xứng khác.

Đức Giêsu đã để cho người phụ nữ tội lỗi đến gần vì Người không xét đoán người khác theo hình thức bên ngoài như người Pha-ri-sêu đã làm. Trái lại Người nhìn thấu tâm can của người tội lỗi kia. Noi gương Chúa, chúng ta cũng phải tránh xét đoán tha nhân qua dáng vẻ bên ngoài. Cần tránh xét đoán ý trái và cư xử bất công khi hùa theo đám đông để lên án những người cô thế cô thân. Vì thực tế đã chứng mình: có nhiều trường hợp người ta đã bị kết án oan sai. Có người đã bị tòa kết án và ở tù nhiều năm, cho đến khi kẻ thực sự phạm tội bị bắt và thú nhận tội lỗi thì mới được giải oan.

4. THẢO LUẬN: 1- Người ta thường hay xét đoán dựa theo tình cảm: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Để tránh xét đoán bất công và để noi gương Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta cần xử sự thế nào khi nghe một người nói xấu về một kẻ vắng mặt? 2- Dâng một lời cầu nguyện cho một người mình đang ác cảm, để xin Chúa giúp ta sống Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”(Mt 5,44).

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng con thường hay xét đoán người khác cách bất công, do ảnh hưởng của định kiến xã hội hay do mối ác cảm tự nhiên với họ. Nhiều lần chúng con đã có cách cư xử hẹp hòi, đầy thành kiến đối với một số người có quá khứ không mấy tốt đẹp. Chúng con đã không đủ dũng cảm để lội ngược dòng, để chọn cách ứng xử nhân ái công minh noi gương Chúa.

- LẠY CHÚA. Hôm nay xin cho chúng con học tập theo Chúa, để dám đứng về phía những người bị xã hội khinh dể, can đảm bênh vực những kẻ cô thế cô thân và đối xử nhân hậu với những tội nhân thực lòng sám hối... Nhờ đó, chúng con xứng đáng mang danh là Ki-tô hữu và trở nên môn đệ đích thực của Chúa trước mặt người đời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Thông cảm để “chạnh lòng thương”
Jos.Vinc. Ngọc Biển
21:03 05/06/2013
Thông cảm để “chạnh lòng thương”

(Chúa Nhật X Thường Niên, năm C)

Con người ai sinh ra trên đời này cũng đều trải qua 4 cửa ải là sinh, lão, bệnh, tử. Hay chết là một trong 4 khâu của định luật "thành, trụ, hoại, diệt". Có một câu danh ngôn rất hay: “Sự chết là con lạc đà đen quỳ đợi ngay trước cổng nhà của tất cả mọi người.” (Abe- el -Kader). Nói theo tam đoạn luận thì: ông này bà nọ là con người; mà đã là con người nên họ đều phải chết; vì thế, tôi cũng là con người, nên tôi cũng phải chết.

Như vậy, không ai tránh khỏi cái chết. Mọi người đều phải kết thúc cuộc hành trình trên trần gian này bằng cái chết. Đã có sinh thì ắt phải có tử.

Hôm nay, bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta thấy Chúa Giêsu và các môn đệ đi vào thành Caphácnaum và gặp thấy đám tang con trai bà góa thành Naim đang được đem đi chôn. Hình ảnh đám tang của con trai bà góa này cho chúng ta thấy: người thanh niên này đã trải qua cuộc sống dương thế. Anh ta đã chết. Anh ta đã kết thúc tại cửa ải thứ 4 là “tử”; khâu cuối cùng là “diệt”. Người thanh niên này đã bị cái chết chiến thắng. Thần chết đã thống trị.

Thế nhưng, khi gặp được Chúa Giêsu, cái chết có phải là đã kết thúc mọi chuyện và là mồ chôn vĩnh viễn thân phận cát bụi của người thanh niên kia không?

Không! Tin Mừng cho chúng ta thấy cái chết không phải là ngõ cụt, nhưng nó là một giai đoạn cần phải trải qua để đi vào sự sống vĩnh hằng. Cái chết như là một cửa khẩu để qua đó, ta sang được bến bờ bình an và hạnh phúc viên mãn. Niềm tin ấy đã được Chúa Giêsu hé mở và củng cố qua cái chết của con trai bà góa thành Naim hôm nay.

Hình ảnh đám tang ở trong thành đi ra, còn Chúa Giêsu và các môn đệ thì đi vào. Hai hình ảnh không thuận chiều nhau mà là trái chiều. Nhưng hai nhóm người đó đã gặp nhau tại một điểm giao. Điểm giao đó là “tình yêu”, “lòng thương xót” của Chúa Giêsu.

Quả thật, Thiên Chúa là Đấng Giàu Lòng Thương Xót, mà Chúa Giêsu là hiện thân của lòng thương xót đó, nên Ngài luôn yêu thương và thông cảm cho nỗi khốn cùng của con người. Vì thế, Chúa Giêsu đã “chạnh lòng thương” (esplanchnisthè), mà theo tiếng Hy Lạp, có nghĩa chính xác là “xúc động đến ruột gan”.

Thật thế, Ngài đã có lòng thương cảm sâu đậm cho hoàn cảnh éo le của gia tang. Hơn nữa, mẹ của người chết lại là một bà góa, chồng bà đã chết, mọi hy vọng đều đổ dồn vào người con trai duy nhất, nay con bà chết, bà biết trông vào ai? Nỗi cô đơn trở nên tột cùng khi những kỳ thị của dân tộc sẽ đến với bà. Sự bất hạnh lại càng lên đến đỉnh cao khi những truyền thống trong xã hội Dothái thời bấy giờ coi thành phần các bà góa là những người không có tiếng nói, là hạng người thấp cổ bé họng.

Đứng trước tình cảnh như thế, và với con tim nhạy bén trước đau khổ của loài người, Chúa Giêsu đã động lòng trắc ẩn, an ủi bà đừng khóc nữa, rồi sau đó Ngài hành động ngay. Ngài truyền cho những người khiêng cáng dừng lại, sau đó Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, ta bảo anh: Hãy trỗi dậy!” Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh ngạc và tôn vinh Thiên Chúa.

Hành vi Chúa Giêsu bảo những người khiêng cáng dừng lại và Ngài truyền lệnh cho người chết chỗi dậy thể hiện quyền năng của một vị Thiên Chúa uy quyền và làm chủ sự sống lẫn sự chết; đồng thời cũng cho chúng ta thấy bản chất của Thiên Chúa là Tình Yêu (x. 1 Ga 4,16). Một Thiên Chúa luôn yêu thương, chữa lành; một Thiên Chúa đem lại cho con người niềm an ủi và hạnh phúc sau những đắng cay tủi nhục; một Thiên Chúa gieo vào trong tâm hồn con người niềm hy vọng khi mọi chuyện tưởng chừng như đã chấm dứt bằng cái chết.

Tuy nhiên, đấy mới chỉ là những cách giải thoát mang tính hiện sinh mà thôi, bởi lẽ người thanh niên hôm nay được Chúa cho sống lại, nhưng rồi một ngày nào đó anh ta cũng sẽ phải chết. Nhưng điều mà Chúa Giêsu muốn đi xa hơn qua việc cho người thanh niên này sống lại, đó chính là đem lại cho con người sự sống viêm mãn, một sự sống dồi dào đằng sau cái chết. Vì thế, Ngài đã muốn giải thoát con người khỏi cái chết đời đời, để thay vào đó là sự sống trường tồn mai hậu. Đây là trọng tâm của sứ điệp mà hôm nay Chúa muốn nhắn gửi nơi mỗi người chúng ta.

Qua phép lạ cho con trai bà góa thành Naim chết được sống lại, Chúa Giêsu đã tiên báo một cuộc phục sinh vĩ đại cho toàn thể nhân loại qua cái chết và sự phục sinh của chính Ngài. Đây chính là niềm hy vọng siêu việt, viên mãn của mọi người Kitô hữu chúng ta.

Quả thật, trình thuật về việc con trai Bà goá thành Naim được sống lại, Chúa Giêsu không chỉ cho chúng ta thấy tình thương của Thiên Chúa dành cho những người bé mọn, cũng không chỉ dừng lại ở việc Chúa cảm thông với nỗi cô đơn, mất mát to lớn của bà goá nọ. Nhưng điều quan trọng hơn những cảm xúc đó chính là dấu chỉ tiên báo trước việc Chúa sẽ sống lại và những ai tin vào Ngài thì cũng sẽ được sống lại và được đưa vào nơi tràn đầy hạnh phúc và bình an.

Như vậy, hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta về hai bản tính của Ngài qua việc cho con trai bà goá sống lại.

Về nhân tính: Chúa Giêsu cũng cảm thông, xúc động và “chạnh lòng thương” đến người cùng khổ. Với hoàn cảnh cụ thể của bà góa, Ngài có sự cảm thông sâu xa khi thấy gia cảnh của bà lúc này: mất chồng, mất luôn cả người con duy nhất của mình trong lúc tuổi già để nâng đỡ những lúc đau bệnh và bênh vực khi bị người đời chèn ép hay an ủi trong lúc cô đơn…

Về mặt Thiên tính: Ngài có đầy đủ quyền năng, nên Ngài đã cho người chết trỗi dậy. Sự chết không còn quyền chi đối với Ngài. Ngài làm chủ sự sống và sự chết khi truyền cho người chết trỗi dậy.

Qua mạc khải trên, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta bài học:

Trước tiên, cần phải có sự thương cảm với những người kém may mắn. Không ai sống trên đời này như một hòn đảo. Thánh Phaolô đã khuyên nhủ chúng ta: “Hãy vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc.” (Rm 12,15). Việt Nam ta có câu: “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Không thể đứng đó và nhìn xem nỗi bất hạnh của người khác rồi hả hê cười đùa vui vẻ; cũng không phải huênh hoang tự kiêu khi thành công để rồi khinh bỉ người cùng khốn.

Thứ đến, sống theo tinh thần của Chúa là chúng ta hãy biết ra khỏi chính để đi đến với những ai cần đến bàn tay, khối óc, con tim của chúng ta. Chúng ta phải biết ra khỏi chính mình, ra khỏi ốc đảo của tự kiêu để như Chúa Giêsu, đi đến đâu thì thi ân giáng phúc tới đó (x. Cv 10,38). Ngài luôn an ủi kẻ cô đơn, chữa lành người bệnh tật và đem lại niềm vui, hy vọng cho những người thất vọng.

Ước gì, tâm tình của Thánh Phanxicô Assisi được diễn tả qua Kinh Hoà Bình lại được vọng lại nơi tâm hồn của mỗi chúng ta khi nghe bài Tin Mừng hôm nay: “Chính lúc hiến thân là lúc được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.”

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết rung động trước những nỗi đau của con người, biết nhạy bén trước những nhu cầu của anh chị em đồng loại, để đem lại cho họ niềm vui, bình an và hạnh phúc. Xin cho chúng con biết ra khỏi chính mình, để không bị rơi vào tình trạng co cụm lại nơi bản thân. Bởi vì nếu co cụm lại với chính mình mà thôi, thì đấy là lúc chúng con đang đánh mất chính mình. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha công nhận thêm 95 vị tử đạo trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha
Đặng Tự Do
06:10 05/06/2013
Hôm thứ Ba 4 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công nhận 95 vị tử đạo người Tây Ban Nha, là những người đã bị giết vì đức tin trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ngài cũng nâng bốn vị sáng lập các dòng tu lên bậc "đáng kính".

Nhóm 95 vị tử đạo này bao gồm 66 tu huynh dòng Đức Bà, 2 giáo dân, 17 tu sĩ dòng Biển Đức, đứng đầu là thầy Abel Angel Palazuelos, 5 nữ tu dòng Camêlô Chân Đất, 1 linh mục triều, và 4 vị nữ tu dòng Con Đức Mẹ Chăm Sóc Bệnh Nhân.

Nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, ngày 27 tháng 10 tới đây, Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha sẽ cử hành thánh lễ trọng thể tôn phong Chân Phước cho các vị vừa nêu.

Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng cũng đã công nhận các nhân đức anh hùng của bốn vị sáng lập của các dòng tu. Các vị này gồm linh mục người Ý, cha Nicola Mazza, đấng sáng lập Dòng Các Tu Sĩ chuyên về Giáo Dục; Đức Giám Mục João de Oliveira Matos, người Bồ Đào Nha, đấng sáng lập Liga dos servo de Jesus; Chị Giulia Crostarosa, đấng sáng lập dòng các nữ tu Chúa Cứu Thế; và chị Teresa của Thánh Giuse, đấng sáng lập Dòng Cát Minh các Nữ tu của Thánh Giuse tại Tây Ban Nha.
 
Đức Giáo Hoàng: Đừng chiều theo thói giả hình. Thay vào đó, hãy nói lên sự thật với tình yêu
Đặng Tự Do
04:16 05/06/2013
Trong Thánh lễ hàng ngày hôm thứ Ba 4 tháng Sáu tại nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến thói đạo đức giả. Ngài giải thích một đoạn Tin Mừng trong đó những người biệt phái Do Thái cố gắng để đưa Chúa Giêsu vào bẫy. Đức Giáo Hoàng nói rằng ngôn ngữ đạo đức giả, là những gì những kẻ băng hoại thường sử dụng.

Đức Thánh Cha nói:

"Giả hình là thứ ngôn ngữ của băng hoại. Khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ, Ngài dạy bảo họ rằng: 'Lời các con phải là: có thì nói có, không thì nói không' Giả hình không phải là một ngôn ngữ của sự thật, vì sự thật không bao giờ đơn độc. Không bao giờ! Nó luôn luôn phải đi kèm với tình yêu! Không có sự thật thì không có tình yêu. Tình yêu là sự thật đầu tiên. Nếu không có tình yêu, không có sự thật. Những kẻ này muốn bắt sự thật phải làm nô lệ cho tư lợi của mình. Hạng người ấy chỉ có một tình yêu: đó là tình yêu bản thân mình, tình yêu cho mình. Thói tôn thờ ngẫu tượng ấy dẫn họ đến chỗ phản bội người khác, dẫn họ đến chỗ lạm dụng lòng tin. "

Đức Thánh Cha giải thích tầm quan trọng của sự minh bạch, của việc nói lên sự thật trong tình bác ái với người khác và không cố gắng để lèo lái họ.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta đều có những nhược điểm nội tại nhưng lại thích được người ta khen. Chúng ta thích như thế, chúng ta có chút vô dụng, và những kẻ băng hoại này biết thế và vì vậy chúng cố gắng làm suy yếu chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy nghĩ kỹ xem: ngôn ngữ của chúng ta là gì? Chúng ta có nói trong sự thật, với tình yêu, hay là chúng ta nói chuyện với thứ "ngôn ngữ hòa đồng": chúng ta lịch sự, chúng ta thậm chí còn nói những điều tốt đẹp, nhưng chúng ta không nghĩ như thế? Hãy làm cho ngôn ngữ của chúng ta mang tính truyền giáo hỡi anh chị em! Những kẻ giả hình bắt đầu với những tâng bốc, nịnh hót và những thứ như thế, sẽ kết thúc với những tá gian dối, cáo buộc chính những người chúng đã từng tán tỉnh. Hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa cho ngôn ngữ của chúng ta là thứ ngôn ngữ của sự đơn giản, ngôn ngữ của một đứa trẻ, ngôn ngữ của con cái Thiên Chúa, ngôn ngữ của sự thật trong tình yêu. "

Đồng tế trong thánh lễ có Thượng Phụ Công Giáo Armenia thành Cilicia và sự tham dự của một nhóm các nhân viên Thư viện Vatican.
 
Đức Thánh Cha tiếp Thượng phụ Armenia
Đặng Tự Do
04:26 05/06/2013
Đức Thượng Phụ Nerses Bedros Tarmouni thứ 19
Hôm thứ Ba 04 tháng Sáu Đức Giáo Hoàng đã chào đón Thượng Phụ Công Giáo Armenia thành Cilicia, là Đức Nerses Bedros Tarmouni thứ 19. Ngài cũng đã gặp gỡ những vị quản lý các chủng viện Armenia tại Rôma.

Đức Thượng Phụ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một cây thánh giá bằng đồng hai người mới khiêng nổi

Cặp vợ chồng khiêng cây thánh giá này là những người trong đoàn của Đức Thượng Phụ. Người phụ nữ nói với Đức Giáo Hoàng rằng gia đình cô là nạn nhân của nạn diệt chủng Armenia hồi năm 1915.

-Đó là tội ác diệt chủng tàn ác trên quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ XX.

Giáo Hội Armenia hiện có khoảng 350.000 thành viên ở rải rác trong khu vực Trung Đông; đông nhất là là tại Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Đức Hồng Y Godfried Danneels bước sang tuổi 80. Số Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng giảm xuống 112
Đặng Tự Do
04:32 05/06/2013
Đức Hồng Y Godfried Danneels
Đức Hồng Y Godfried Danneels, người Bỉ, đã bước sang 80 tuổi hôm thứ Ba 04 tháng 6. Như thế, vị tổng giám mục danh dự của Brussels đã mất quyền bỏ phiếu trong cơ mật viện bầu Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y sinh tại Kanegemen và là con cả trong gia đình sáu anh chị em. Ngài được thụ phong linh mục ở tuổi 24 và trong những năm học tập ngài tập trung vào các nghiên cứu về phụng vụ. Trong thực tế, ngài đã là tác giả của nhiều bài báo về chủ đề đó.

Sau ngày 4 tháng Sáu, số lượng cử tri Hồng Y giảm xuống còn 112. Giáo Hội hiện có 93 vị Hồng Y đã quá tuổi 80. Như thế, tổng số các vị Hồng Y là 205.
 
Buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 5 tháng Sáu
Đặng Tự Do
05:04 05/06/2013
Trong buổi tiếp kiến chung lúc 10h30 sáng thứ Tư 5 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khích lệ các tín hữu hãy bảo vệ môi trường, và sống hài hòa với Thiên Chúa và Mẹ thiên nhiên

Đức Giáo Hoàng nói sự tương phản hoàn toàn giữa nền văn hóa tiêu thụ tối đa và sự nghèo đói không chỉ là một vấn nạn về kinh tế mà thôi, nhưng đó còn là một vấn đề thuộc lãnh vực đạo đức và nhân chủng.

Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi tất cả mọi người đừng lãng phí thực phẩm và đừng chiều theo thứ văn hoá xa hoa lãng phí.

Đức Thánh Cha nói:

Buổi triều yết chung của chúng ta hôm nay trùng với Ngày Môi trường Thế giới, và vì vậy thật là phù hợp để suy tư về trách nhiệm của chúng ta trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trái đất theo lệnh truyền của Thiên Chúa.

Chúng ta được kêu gọi không chỉ tôn trọng môi trường thiên nhiên, nhưng còn phải thể hiện sự tôn trọng, và đoàn kết với tất cả các thành viên của gia đình nhân loại. Hai chiều kích này liên quan chặt chẽ với nhau. Ngày nay chúng ta đang phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng không chỉ liên quan đến khả năng quản lý đúng đắn các tài nguyên kinh tế, nhưng còn là vấn đề nhân lực đứng trước nhu cầu của đông đảo anh chị em đang sống trong nghèo đói cùng cực, đặc biệt là trẻ em tại nhiều nơi trên thế giới không được giáo dục đầy đủ, không được chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng.

Chủ nghĩa tiêu thụ và một thứ "văn hóa lãng phí" đã khiến một số người trong chúng ta tỉnh bơ trước sự lãng phí các nguồn tài nguyên quý giá, bao gồm thực phẩm, trong khi những người khác bị bỏ cho chết đói, theo đúng nghĩa đen của từ này. Tôi xin tất cả anh chị em hãy suy nghĩ về vấn đề đạo đức nghiêm trọng này trong tinh thần liên đới đặt cơ sở trên trách nhiệm chung của chúng ta đối với trái đất và với tất cả anh chị em trong đại gia đình nhân loại.
 
Chia rẽ, đa dạng và bất đồng
Vũ Văn An
05:09 05/06/2013
Suy nghĩ về vị giám mục của mình, Cha Dwight Longenecker, một cựu mục sư Tin Lành và một cựu linh mục Anh Giáo, hết sức thán phục chiều rộng mênh mông trong sứ vụ của ngài: Giáo Hội Công Giáo vốn đa dạng một cách đáng khâm phục, và vị giám mục quả là tiêu điểm của hợp nhất trong giáo phận ngài.

Chỉ cần nhìn vào hàng giáo sĩ thôi, ta thấy ngài đã phải xử lý với giáo sĩ triều, giáo sĩ dòng. Trong các giáo phận Âu Mỹ hay Úc hiện nay, các giáo sĩ này có thể xuất thân từ những nguồn địa dư thật khác nhau: Á Châu có, Phi Châu có, Trung và Nam Mỹ cũng có. Đối với nhiều vị, tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ phụ và phải vất vả lắm mới thi hành thừa tác vụ của mình cách xuông xẻ. Ấy là chưa kể các linh mục già nua, các linh mục “có gia đình” xuất thân từ các Giáo Hội Đông Phương hay các cựu mục sư như Cha Longenecker, và các linh mục “mới ra lò”. Cộng vào tính đa phức ấy, ta còn thấy sự khác biệt ý kiến về phụng vụ, về thần học và về các ưu tiên của Giáo Hội.

Tính đa dạng trong Giáo Hội là một ân phúc phong phú, nhưng sự chia rẽ trong Giáo Hội thì quả là một đại họa khủng khiếp. Thực thế, tính đa dạng trong các phát biểu văn hóa về thờ phượng và các phong thái thờ phượng khác nhau là điều có thể chấp nhận được. Nhưng không hề có chỗ đứng cho “đa dạng” khi đụng tới giáo huấn của Giáo Hội, và đây là điều các người duy hiện đại đang mắc phải, khiến họ đang phản bội đức tin Công Giáo. Họ lầm lẫn tính đa dạng chính đáng trong phong thái và văn hóa với việc bất đồng trong các vấn đề chủ yếu của đức tin. Bởi thế, họ chủ trương rằng ta được quyền bất đồng với Giáo Hội về các vấn đề như ngừa thai nhân tạo, phong chức linh mục cho nữ giới, “hôn nhân” đồng tính hay phá thai. Họ cho rằng: “tất cả các vấn đề này đều là thành phần của tính đa dạng, được chúng ta cử hành trong lòng Giáo Hội”.

Thực sự, trong Giáo Hội, có một số vấn đề giáo huấn và tôn sùng có tính tạm thời hoặc chỉ là “sáng kiến đạo đức”. Đức Mẹ, chẳng hạn, chưa được phán quyết là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Bạn không cần phải đeo ảnh áo Đức Bà nếu bạn không muốn. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc nhiệm ý và phụ nữ đâu cần trùm đầu để vào nhà thờ. Có khá nhiều thực hành và nguyên tắc nhiệm ý, nhưng trọng tâm các giáo huấn của Giáo Hội thì không có tính nhiệm ý như thế. Bởi vậy, khi ta coi là nhiệm ý các chân lý đã được phán quyết và được bênh vực như là chân lý đức tin, ta đã rơi vào con đường chia rẽ và bất đồng rồi, chứ không còn đa dạng nữa.

Hình thức chia rẽ và bất đồng tế nhị nhất là khi người Công Giáo nhấn mạnh một khía cạnh hợp pháp nào đó trong sinh hoạt của Giáo Hội hơn cả sứ mệnh cốt lõi của Giáo Hội. Thí dụ: sứ mệnh căn bản của Giáo Hội là làm Nhiệm Thể Chúa Kitô trên trần gian. Giáo Hội làm điều Chúa Kitô từng làm, tức bốn điều sau đây: 1. Giảng dạy sự thật; 2. Chữa lành người bệnh; 3. Tha thứ tội lỗi; và 4. Chế ngự sự ác. Nghĩa là đem ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đến cho thế gian đang rất cần đến nó, nói cách khác, là cứu rỗi các linh hồn.

Khi đặt bất cứ điều gì trước sứ mệnh căn bản, hay sứ mệnh đệ nhất đẳng này, ta sẽ tạo ra chia rẽ. Sự việc ta đặt trước sứ mệnh ấy có thể rất tốt. Chúng có thể là một phần trong các hoa trái hợp pháp của sứ mệnh này, nhưng khi chúng được đặt lên trước sứ mệnh hàng đầu ấy, chia rẽ sẽ là điều tất yếu, chứ không phải hợp nhất. Xin đơn cử một thí dụ: thừa tác vụ người nghèo và người túng thiếu vốn là thừa tác vụ đệ nhị đẳng trong Giáo Hội. Nó là kết quả của sứ mệnh đệ nhất đẳng khi sứ mệnh đệ nhất đẳng này được thực hiện cách đúng đắn. Điều này có nghĩa: một khi ta đã cứu được các linh hồn, thì các cá nhân được cứu rỗi này sẽ dấn thân phục vụ thế giới một cách đầy thương cảm như Chúa Kitô, vì họ được tràn đầy Thần Khí của Người. Giáo dụ trẻ em, cử hành và duy trì các nền văn hóa khác biệt, duy trì môi sinh, khuyến khích nghệ thuật và âm nhạc, kiến trúc và văn chương, tất cả những sự việc xứng đáng này đều là sứ mệnh đệ nhị đẳng của Giáo Hội.

Tuy nhiên, khi ta đặt chúng lên hàng đầu, chia rẽ sẽ xẩy ra vì các sứ mệnh đệ nhị đẳng này sẽ trở thành các chính nghĩa được ưa chuộng nhất (pet causes). Chúng sẽ lái mọi năng lực, mọi chi tiêu, mọi hứng thú ra khỏi sứ mệnh đệ nhất đẳng của Giáo Hội, là sứ mệnh đem lại hợp nhất. Hơn nữa, quá tập chú vào các sứ mệnh đệ nhị đẳng của Giáo Hội cuối cùng sẽ tiêu diệt chính Giáo Hội. Tại sao? Vì không bao lâu sau, người ta chẳng đần độn chi mà không cho rằng chỉ cần thực hiện các sứ mệnh đệ nhị đẳng ấy đã là quá đủ, không cần phải “đi nhà thờ” chi cho mệt !

Nếu điều quan trọng nhất là xây trường cho trẻ em nghèo, cổ vũ nghệ thuật hay kiến trúc, nuôi người đói ăn và giúp người sa cơ lỡ vận, thì còn cần những thứ như phụng vụ, thờ lạy, cầu nguyện và cứu rỗi các linh hồn làm chi? Người ta sẽ nhanh chóng kết luận rằng bạn có thể tốt lành thánh thiện và cổ vũ nghệ thuật, xây dựng cộng đồng và giúp đỡ người túng thiếu mà không cần chi tới tôn giáo cả. Thế là họ thôi, không còn hành đạo nữa.

Rất nhiều người Công Giáo bỏ đạo đã nghĩ như thế. Với họ, “bạn vẫn tốt dù không đi nhà thờ” hay “tôi tâm linh nhưng vô tôn giáo” hoặc “tôi cũng tốt y như người đi nhà thờ”. Họ là sản phẩm của chủ nghĩa tự sức mình không cần tới Thiên Chúa (Pelagianism). Khi các linh mục tập chú thừa tác vụ của mình vào việc phục vụ người nghèo thay vì cứu rỗi người nghèo, thì đức tin Công Giáo quả đã bị thương tổn. Khi người của Giáo Hội hoàn toàn tập chú vào việc làm tốt của tôn giáo thay vì vào chính tôn giáo của họ, thì tôn giáo của họ sẽ đổ xập tan tành.

Sự hợp nhất ta được hưởng trong đức tin Công Giáo, và sự hợp nhất mà vị giám mục đại biểu cho chính là sự hợp nhất ta cùng chia sẻ trong Thánh Giá Chúa Kitô. Chính trong mầu nhiện ấy ta được vinh quang. Đó cũng chính là mầu nhiệm được ta tuyên xưng khi ta rao giảng Chúa Kitô đóng đinh. Đó cũng chính là mầu nhiệm ta cử hành tại hy lễ bàn thờ.

Điển hình sai lầm của đa dạng

Trong khi đó, linh mục Robert Barron, sáng lập viên thừa tác vụ “Word on Fire” và là viện trưởng Chủng Viện Mundelein, cho ta một điển hình sai lầm về đa dạng tính, qua chủ trương “bao gồm” sau đây, dựa vào bức hí họa của tờ New Yorker mô tả cảnh một mục sư giới thiệu vị diễn giả khách cho cộng đoàn mình: “Căn cứ vào chính sách thì giờ bằng nhau, tôi muốn dành cho người bạn của chúng ta cơ hội trình bày một quan điểm khác”. Ngồi cạnh vị mục sư và sắp sửa đứng lên để diễn thuyết là tên quỉ, ăn mặc khá bảnh bao và đang lần rở các trang soạn sẵn của một bài thuyết trình.

Ngài bảo: bức hí họa trên làm ngài nhớ đến một bài giảng mới đây của Katharine Jefferts Schori, giám mục chủ trì của Giáo Hội Giám Chức (Episcopal) Hoa Kỳ. Nói với cộng đoàn tín hữu tại Curaçao, Venezuela, giám mục Jefferts Schori ca tụng cái đẹp của tính đa dạng, và than phiền sự kiện có quá nhiều người vẫn còn hoảng sợ trước cái khác, cái không giống mình: “Con người nhân bản vốn có một lịch sử lâu dài coi thường và hạ giá sự khác biệt, vì thấy nó có tính xúc phạm, thậm chí xấu xa nữa”. Theo cha Barron, về phương diện này, ta cần phân biệt giữa điều bất thường và điều xấu xa ngay trong nội tại.

Tuy nhiên, đấy chưa hẳn là tất cả những gì giám mục Schori muốn nói, trái lại bà lấy tác phong của Thánh Phaolô làm điển hình cho tác phong loại trừ đáng trách kia. Ta biết chương 16 của Sách Công Vụ thuật lại lần đầu Thánh Phaolô đến thăm Philippi của Hy Lạp. Trên đường tới nguyện đường, ngài bị bám sát bởi một đầy tớ gái “bị quỉ thần ốp, và thuật bói toán của cô làm lợi nhiều cho các chủ của cô” (Cv 16:16). Người tớ gái này cứ lẽo đẽo theo Thánh Phaolô và những người đồng hành của ngài trong nhiều ngày, vừa đi vừa hô hoán rằng “các ông này là tôi tớ Thiên Chúa Tối Cao; họ loan báo cho các người con đường cứu độ”. Bực mình, Thánh Phaolô quay lại bảo quỉ “Nhân danh Đức Giêsu Kitô, ta truyền cho ngươi phải xuất khỏi người này”. Ngay lúc ấy, quỉ liền ra khỏi người tớ gái (Cv 16:18).

Trước bài nói của giám mục Schori, toàn bộ truyền thống giải thích của Kitô Giáo đều đọc đoạn này như một trình thuật giải thoát, một câu truyện giải phóng người tớ gái khỏi cả quyền lực giam hãm của sức mạnh quỉ thần đen tối lẫn việc những con người nhân bản bóc lột cô.

Nhưng giám mục Schori lại đọc nó như một trình thuật áp bức và bất khoan dung có tính cha chú. Bà giải thích như sau: “Nhưng Phaolô lại khó chịu… và đã phản ứng bằng cách tước đoạt khỏi cô tài năng hiểu biết việc thiêng liêng. Phaolô không thể chịu đựng được điều ngài không cho là đẹp đẽ hay thánh thiện, nên ngài đã ráng tiêu diệt nó”. Giám mục Schori đúng khi cho rằng người tớ gái nói những điều đúng sự thật về Thánh Phaolô và các bạn hữu của ngài, nhưng trong Tân Ước, quỉ luôn nói những điều đúng sự thật như thế. Ta nên nhớ các thần xấu luôn tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Khi giám mục Schori coi việc quỉ ám người tớ gái như một điều “đẹp đẽ và thánh thiện”, bà quả đã hạ nhục đức tin rồi vậy.

Chưa hết. Trong Công Vụ, ta còn thấy các chủ nhân của người tớ gái rất tức giận khi thấy Thánh Phaolô tước mất nguồn thu nhập chính của họ và do đó, họ đã gây nên một cuộc phản đối công cộng và làm cho ngài phải vào tù. Theo giám mục Schori, Thánh Phaolô đáng bị như thế: “Đúng là ngài tự đem mình vào tù vì đã không chịu thừa nhận rằng cả người tớ gái này cũng dự phần vào bản tính Thiên Chúa, giống như ngài vậy, thậm chí có khi còn hơn ngài nữa!” Xem ra bà hân hoan khi thấy các ông cảnh sát có óc phóng khoáng tại Philippi của nửa đầu thế kỷ thứ nhất đã có lương tri tống giam ông Phaolô cha chú vì đã bất khoan dung đối với các thần xấu! Quan điểm của bà quả y hệt bức hí họa của tờ New Yorker.

Ngồi tù đêm đó, Thánh Phaolô và Xila ca hát ngợi khen Thiên Chúa và giảng Tin Mừng cho các cai tù. Lạ lùng một điều: giám mục Schori coi việc này như một cuộc hồi tâm của Thánh Phaolô; ngài nhớ tới Thiên Chúa, nên đã từ bỏ sự khó chịu đối với người tớ gái và tiếp nhận tinh thần cảm thương. Há không đơn giản và rõ ràng hơn đó sao khi cho rằng Thánh Phaolô, người chưa bao giờ “quên Thiên Chúa”, luôn tỏ lòng cảm thương đối với cả bé gái bị quỉ ám lẫn những viên cai tù chưa được phúc âm hóa, bằng cách giải thoát cho người tớ gái và giảng giải Tin Mừng cho các viên cai tù?

Gốc rễ cái sai lầm trong bài giảng của giám mục Schori là việc nhập nhằng đồng hóa các giá trị bao gồm và khoan dung của thế kỷ 21 với giá trị yêu thương vĩ đại của Thánh Kinh. Yêu thương là muốn điều tốt cho người khác. Hiểu như thế, tình yêu có thể, và thực ra phải, bao gồm một bất khoan dung sâu xa đối với sự dữ và một quyết tâm rõ ràng loại bỏ một số hình thức sống, cư xử và suy tư nào đó. Khi tính bao gồm và khoan dung được hiểu như các giá trị tối cao, như lối hiểu của xã hội ngày nay, thì tình yêu quả đã thoái hóa thành một điều mơ hồ, thuộc xúc cảm và nguy hiểm. Tại sao nguy hiểm? Vì ta bắt đầu coi quỉ là đẹp đẽ và thánh thiện.

 
Đại Hội Thánh Thể Thế Giới 2013 tại TGP Köln , Đức Quốc
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
08:17 05/06/2013
Đại Hội Thánh Thể Thế Giới 2013 tại TGP Köln

Cologne - Tiếng Đức gọi là Köln, một thành phố cổ kính của Đức đã có bề dầy lịch sử hơn 2.000 năm. Köln với một triệu dân cư và là thành phố đông dân nhất ở phía Tây của tiểu bang Nordrhein-Westfalen và phía Bắc của tiểu bang Rheinland-Pfalz. Köln đứng trong danh sách các thành phố lớn ở Đức vào vị trí thứ tư. Cột mốc quan trọng của thành phố là nhà thờ chính tòa với hai ngôi tháp cao như ngọn núi.

Vị trí thuận tiện của Köln nằm bên dòng sông Rhein nối các tuyến đường thương mại Đông-Tây quan trọng của Đức, đồng thời về mặt tôn giáo thì Tổng Giáo Phận Köln là một trong những giáo phận lớn nhất của Đức với 2,14 triệu giáo dân dưới quyền cai quản hiện tại của ĐHY Joachim Meisner từ năm 1989. TGP Köln gồm có 554 giáo xứ với 1.014 linh mục chăm sóc mục vụ. TGP Köln là thủ phủ của Liên Giáo Phận: Aachen, Essen, Limburg, Münster và Trier.

Nói đến TGP Köln làm cho mọi người nhớ đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 được tổ chức thành công tại đây với sự hiện diện của ĐGH Bênêđictô XVI và 1 triệu Giới Trẻ.

8 năm sau, từ ngày 5 đến 9 tháng 6 năm 2013 sẽ diễn ra Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Köln, một lễ hội tôn giáo và văn hóa quốc tế được gọi là "Lễ hội của sự gặp gỡ với Đức Kitô và với nhau". Hơn 800 chương trình tôn giáo, hội thảo, cầu nguyện, văn hóa, âm nhạc được tổ chức song song tại Đại Hội Thánh Thể 2013. Điểm nổi bật là hệ thống chiếu sáng nhà thờ chính tòa Köln vào buổi tối.

Với phương châm: "Thưa Thầy, bỏ Thày con biết theo ai?" (Gioan 6:68) TGP Köln mời gọi giáo dân đến tham dự Đại hội Đức Tin để cùng nhau cầu nguyện, thờ phượng, tôn thờ Thánh Thể. Đức Hồng Y Joachim Meisner, TGM Köln nhận định: Lễ hội đức tin nhằm mục đích "đóng góp vào một chiều sâu của đức tin và kiến thức về mầu nhiệm Thánh Thể".

Vé vào cửa?

Đại Hội Thánh Thể sẽ diễn ra từ 5 đến 9 tháng 6. Giá vé cho một ngày: 15 € , Vé cho tất cả 5 ngày: 40 €. Vé cho gia đình phải trả cho một ngày là € 30, vé gia đình cho 5 ngày: 70 €. Mua vé theo nhóm sẽ có giảm giá. Tất cả vé vào cửa bao gồm các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố. Ngoài ra vé tham dự văn nghệ trong sân Lanxess Arena (07.6.2013 lúc 19g) và buổi hòa nhạc "Kathedralklänge" (08.6, lúc 16g) tại hí viện Philharmonie phải trả thêm 10 €. Các chi tiết liên lạc qua đường dây nóng 0221 / 57087144, hoặc trên trang mạng www.eucharistie2013.de

Một tập sách chương trình dầy hơn 300 trang hướng dẫn chi tiết các hoạt động văn hóa: triển lãm trong những viện bảo tàng khác nhau, các bộ phim, các buổi hòa nhạc và một chương trình âm nhạc trên sân khấu ở Neumarkt và trên Roncalliplatz. Một lễ hội cho giới trẻ được tổ chức cũng như một ngày dành cho gia đình và cho học sinh.

Ông Hermann-Josef Johanns, trưởng ban tổ chức nhớ về bầu khí của ĐHGT-2005: TGP Köln đã gặt hái thành công lớn trong năm 2005 của Ngày Giới trẻ Thế giới với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong một tuần lễ với hơn một triệu Giới Trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới đã tạo ra hình ảnh đẹp của thành phố Köln. Nếu hơn 60.000 khách dự kiến đến tham dự Đại hội Thánh Thể 2013 - đó là con số nhỏ bé nhưng làm bầu không khí lễ hội này có thể được sống lại, thì ban tổ chức sẽ hài lòng.

Chương trình tổng quát chính

- Thánh Lễ khai mạc vào tối thứ Tư, 05.6 lúc 19g tại đài phun nước Tanzbrunnen ở Köln-Deutz, nơi đây dựng một cây thánh giá cao 20 mét được chiếu sáng như một biểu tượng của Đại Hội Thánh Thể Thế Giới 2013.

- Thánh Lễ bế mạc vào Chúa Nhật, 09.6 lúc 9g30 tại sân vận động Rhein Energie (RheinEnergieStadion), Đức Hồng Y Meisner đã mời tất cả trẻ em Rước Lễ Lần Đầu năm 2013 đến tham dự. Đài truyền hình quốc gia ZDF phát sóng trực tiếp.

- Một chương trình đặc biệt kết nối "Ánh sáng, Âm nhạc và Cầu nguyện" sẽ diễn ra vào mỗi tối từ thứ tư đến thứ bảy lúc 22g đến 23g trong nhà thờ chính tòa. Đồng thời các nghệ nhân chiếu sáng nghệ thuật chung quanh nhà thờ chính tòa Köln. Sau đó mọi người lãnh phúc lành Thánh Thể cho đêm.

 
Bài trừ nền văn hóa phung phí gạt bỏ để thăng tiến nền văn hóa liên đới gặp gỡ
Linh Tiến Khải
09:01 05/06/2013
Tôi ước mong tất cả chúng ta nghiêm chỉnh dấn thân tôn trọng và giữ gìn thụ tạo, chú ý tới mọi người, chống lại nền văn hóa phung phí và gạt bỏ, để thăng tiến một nền văn hóa liên đới và gặp gỡ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bẫy tỏ như trên với khoảng 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 5-6-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.

Vì hôm qua là ”Ngày quốc tế môi sinh” do Liên Hiệp Quốc phát động nên trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập tới tầm quan trọng phải tôn trọng môi sinh, tiết kiệm không phung phí thực phẩm, vì trên thế giới hiện có hàng tỷ người phải sống trong cảnh đói khát và thiếu dinh dưỡng.

Đức Thánh Cha nói: Khi chúng ta đề cập tới môi sinh, tôi nghĩ tới các trang đầu tiên của Thánh Kinh, tới sách Sáng Thế, trong đó có khẳng định rằng Thiên Chúa đặt người nam và người nữ trên trái đất để họ vun trồng và giữ gìn nó (St 2,15). Và nổi lên trong tôi các câu hỏi: Vun trồng và giữ gìn trái đất có nghĩa là gì? Chúng ta có thật sự ”vun trồng” và giữ gìn thụ tạo hay không? Hay chúng ta đang tàn phá và lơ là với nó? Động từ ”vun trồng” gợi lên trong trí tôi việc săn sóc của nhà nông đối với đất đai của mình, để nó cho hoa trái và hoa trái đó được chia sẻ: biết bao nhiêu là chú ý, đam mê và tận tụy! Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Vun trồng và gìn giữ thụ tạo là một chỉ dẫn Thiên Chúa ban cho không phải chỉ ngay từ đầu lịch sử, mà còn cho từng người trong chúng ta nữa; nó là một phần chương trình của Người; nó muốn nói rằng đó là làm cho thế giới này lớn lên với tinh thần trách nhiệm, biến đổi nó để nó là một ngôi vườn có thể ở đối với tất cả mọi người. Và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhắc lại nhiều lần rằng nhiệm vụ này do Thiên Chúa Tạo Hóa giao cho chúng ta đòi hỏi phải tiếp nhận tiết nhịp và luận lý của việc tạo dựng.

Chúng ta trái lại thường khi được hướng dẫn bởi sự kiêu căng của thống trị, chiếm hữu, lèo lái và khai thác; chúng ta không ”giữ gìn”, không tôn trọng, không coi thụ tạo như là một ơn nhưng không cần phải săn sóc. Chúng ta đang đánh mất đi thái độ của sự kinh ngạc, của sự chiêm niệm, của việc lắng nghe thụ tạo; và như thế chúng ta không thành công trong việc đọc được nơi đó điều mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gọi là ”tiết nhịp cảu lịch sử tình yêu của Thiên Chúa đối với con người”. Tại sao lại xảy ra điều ấy? Bởi vì chúng ta nghĩ và sống theo chiều ngang, chúng ta xa rời Thiên Chúa, chúng ta không đọc ra các dấu chỉ của Người nữa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định: Nhưng mà ”vun trồng và gìn giữ” không chỉ bao gồm tương quan giữa con người với môi sinh, giữa con người với thụ tạo, mà cũng liên quan tới các tương quan nhân bản nữa. Các Giáo Hoàng đã nói tới môi sinh nhân bản, gắn liền chặt chẽ với môi sinh thiên nhiên. Chúng ta đang sống một thời điểm khủng hoảng; chúng ta trông thấy nó trong môi sinh, nhưng nhất là chúng ta trông thấy nó nơi con người. Con người đang gặp nguy hiểm, và chăc chắn là như vậy. Ngày nay con người đang gặp nguy hiểm. Vì thế môi sinh nhân bản là sự cấp bách! Và nguy hiểm nghiêm trọng, bởi vì lý do của vấn đề không hời hợt, mà sâu đậm; Nó không chỉ là một vấn đề kinh tế, nhưng là vấn đề luân lý và nhân chủng. Giáo Hội đã nhấn mạnh nhiều lần; và nhiều người nói rằng: vâng đúng vậy, thật thế. Nhưng tình hình không thay đổi và Đức Thánh Cha giải thích lý do tại sao:

Nhưng hệ thống tiếp tục như trước, bởi vì điều thống trị là các năng động của một nền kinh tế và của một nền tài chánh thiếu luân lý đạo đức. Cái chỉ huy con người ngày nay không phải là con người mà là ”tiền bạc”, ”tiền bạc”, tiền bạc chỉ huy! Thiên Chúa, Cha chúng ta, đã cho chúng ta nhiệm vụ giữ gìn chứ không phải giữ gìn tiền bạc. Chúng ta, các người nam nữ, chúng ta có nhiệm này! Như thế các người nam nữ bị sát tế cho các thần tượng của lợi nhuận và tiêu thụ: đó là ”nền văn hóa của sự gạt bỏ”. Nếu một máy vi tính bị bể, nó là một thảm cảnh, nhưng sự nghèo túng, các nhu cầu, các thảm cảnh của biết bao nhiêu người thì lại là chuyện bình thường.

Nếu trong một đêm mùa đông tại đây, tại quảng trường Ottaviano chẳng hạn, có một người chết, thì đó không phải là tin tức. Nếu trong biết bao nhiêu vùng trên thế giới có các trẻ em không có ăn, sự kiện đó không phải là tin. Xem ra là điều bình thương thôi! Nhưng điều đó không thể như vậy được! Và các điều này bước vào trong sự bình thường: có vài người không nhà chết ngoài đường vì lạnh, không có tin gì cả... Trái lại thị trường chứng khoán trong các thành phố sụt 10 điểm, thì đó là một thảm cảnh. Người chết thì không là tin tức, nhưng thị trường chứng khoán mất 10 điểm thì là thảm họa. Như vậy con người bị ”vứt bỏ”. Chúng ta là người, chúng ta bị vứt bỏ như thể là rác rưởi.

”Nền văn hóa vứt bỏ” hướng tời chỗ trở thành tâm thức chung, lây nhiễm tất cả mọi người. Sự sống con người, bản vị con người không còn được cảm nhận như giá trị đầu tiên cần phải tôn trọng và bảo vệ nữa, đặc biệt nếu đó là sự sống nghèo túng hay tàn tật, nếu nó không phục vụ nữa - như trẻ em sẽ sinh ra - hay không còn cần thiết nữa - như người già.

Đức Thánh Cha nhận xét về hậu qủa của nền văn hóa gạt bỏ này như sau:

Nền văn hóa vứt bỏ này đã khiến cho chúng ta trở thành vô cảm đối với cả các phung phí và vứt bỏ thực phẩm, nó còn đáng khinh bỉ hơn nữa, khi trong mọi miền trên thế giới này rất tiếc có nhiều người và nhiều gia đình phải đau khổ vì đói khát và thiếu dinh dưỡng.

Xưa kia các thế hệ ông bà chúng ta đã rất chú ý không vất bỏ đồ ăn còn thừa. Chế độ tiêu thụ đã dẫn đưa chúng ta tới chỗ quen với sự thừa thãi và phung phí thực phẩm mỗi ngày, mà đôi khi chúng ta không còn biết đánh giá đúng đắn nữa, và nó vượt xa các tham số thuần túy kinh tế. Tuy nhiên chúng ta hãy nhớ rằng thực phẩm mà chúng ta vất bỏ đi, thì cũng như thể là chúng ta ăn trộm từ bàn ăn của người nghèo, của người đói! Tôi mời gọi tất cả mọi người suy tư về vấn đề đánh mất và phung phí thực phẩm để nhận diện ra các con đường và phương thế giúp đối đầu một cách nghiêm chỉnh với vấn đề đó, ước chi chúng là phương tiện của tình liên đới và chia sẻ với các anh chị em cần được trợ giúp nhất.

Cách đây mấy ngày trong lễ Mình Thánh Chúa chúng ta đã đọc trình thuật phép lạ hóa bánh ra nhiều: Chúa Giêsu cho đám đông ăn với năm chiếc bánh và hai con cá. Và kết luận văn bản thật quan trọng: ”Mọi người ăn no nê và những mảnh vụn còn thừa, người ta thu lại còn được mười hai thúng.” (Lc 9,17).

Chúa Giêsu xin các môn đệ đừng để cho những gì còn thừa bị mất đi: không vứt bỏ cái gì cả! Và có sự kiện mười hai thúng. Tại sao lại mười hai thúng? Nó có nghĩa là gì? Mười hai là con số 12 chi tộc Israel, biểu tượng cho toàn dân Chúa. Và điều này nói rằng khi lương thực được chia sẻ đồng đều, với tình liên đới, thì không ai bị lấy mất đi điều cần thiết, mỗi cộng đoàn có thể đáp ứng các nhu cầu của những người nghèo nhất. Môi sinh nhân bản và môi sinh thiên nhiên luôn đi đôi với nhau.

Như thế tôi ước mong rằng tất cả chúng ta nghiêm chỉnh dấn thân tôn trọng và giữ gìn thụ tạo, chú ý tới mọi người, chống lại nền văn hóa phung phí và gạt bỏ, để thăng tién một nền văn hóa liên đới và gặp gỡ.

Sáng thứ tư 5-6-2013 Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã dành ra hơn nửa tiếng để chào tín hữu. Một em bé khi được ngài hôn đã nắm chặt lấy mảnh áo choàng của ngài và không muốn rời ra nữa. Có một cặp tín hữu đã tặng Đức Thánh Cha chiếc mũ calốt trắng, ngài nhận đội ngay lên đầu và lấy cái ngài đang đội tặng lại họ. Một tín hữu Mehicô tặng ngài cái poncho mầu đỏ và quàng lên vai Đức Thánh Cha. Sau buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha cũng dành ra gần một giờ để chào tín hữu, các cặp vợ chồng mới cưới và người tàn tật.

Ngài cũng đã chào các tín hữu đến từ các đảo Antille, Maurizius, và Côte d'Ivoire, cũng như một nhóm các imam hồi giáo dấn thân trong cuộc đối thoại liên tôn, và các đoàn hành hương đến từ các nước châu Mỹ Latinh như Colombia, Uruguay, Argentina, Mêhicô và Brasil.

Chào các tín hữu nói tiếng A rập Đức Thánh Cha nhắn nhủ như sau: ”Chúng ta đừng để cho mình quen với thảm cảnh của nghèo túng, các thảm cảnh của biết bao nhiêu người không nhà cửa chết trên đường phố, hay thấy biết bao nhiêu trẻ em không đựơc giáo dục và săn sóc y tế. Chúng ta hãy nhớ rằng thực phẩm mà chúng ta vứt đi thì như là chúng ta ăn trộm từ bàn tay của người nghèo và người đói.

Chào một nhóm tân linh mục và chủng sinh Ba Lan Đức Thánh Cha khuyến khích họ cảm tạ Chúa Giêsu vì ơn gọi linh mục, và vun trồng nó dưới ánh sáng và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, để luôn là các thừa tác viên hăng say của ơn thánh Chúa.

Đức Thánh Cha cũng chào phái đoàn hành hương các giáo phận Aversa, Macerata và Matera cùng với các Giám Mục cũng như phái đoàn công nhân các hãng đưởng Venezia với Đức Thượng Phụ.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng tháng 6 là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha xin Chúa dậy giới trẻ hiểu biết vẻ đẹp của tình yêu và cảm thấy được yêu. Ngài xin Chúa an ủi các anh chị em đau yếu trong nổi khổ đau thử thách của họ, và nâng đỡ các cặp vợ chồng mới cưới trên con đường cuộc sống hôn nhân.

Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Đức tân Giám mục Dòng Tên của giáo phận Oakland nói rằng ngài được cảm hứng từ tầm nhìn của ĐGH về Giáo Hội
Chỉnh Trần, SJ
19:32 05/06/2013
Đức tân Giám mục Dòng Tên của giáo phận Oakland nói rằng ngài được cảm hứng từ tầm nhìn của ĐGH về Giáo Hội

Cha Michael Barber, Dòng Tên, 59 tuổi đã được tấn phong giám mục Giáo phận Oakland vào ngày 25 tháng 5 tại nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô Ánh Sáng tại Oakland, Calif. Với việc bổ nhiệm này, Đức Cha Barber là giám mục thứ thứ năm trong lịch sử của giáo phận và là giám mục đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên.

Đức Tổng Giám mục Salvatore J. Cordileone của San Francisco đã chủ sự Thánh Lễ phong chức Giám mục cho Đức Cha Barber, người kế vị ngài tại giáo phận Oakland. Trong Thánh Lễ phong chức có sự hiện diện của cha Stephen Barber, em trai của Đức tân Giám mục và một người em khác là Kevin Barber là người đọc sách thánh.

“Người ta đã hỏi tôi rằng, ‘Trong tư cách là giám mục, đường hướng sắp tới của ngài là gì?’ Tôi muốn phục vụ giáo phận Oakland giống như những gì mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang làm cho toàn thể Giáo Hội,” Đức Cha Barber nói.

“Đường hướng mục vụ sắp tới của tôi là thế này: các linh mục chăm lo cho giáo dân. Giám mục chăm lo cho các linh mục. Và tất cả chúng ta chăm lo cho người nghèo, người bệnh tật và đau khổ.”

Vị tân Giám mục đã gửi lời chào thăm đến ngài thống đốc Jerry Brown, người đã từng được huấn luyện ba năm rưỡi trong tư cách là tu sĩ Dòng Tên trước khi trở thành thống đốc California 2 nhiệm kỳ và thị trưởng của Oakland.

“Thưa ngài thống đốc, tôi cảm thấy rất vinh dự vì sự hiện diện của ngài, bởi vì hôm nay tại giáo phận Oakland thuộc tiểu bang California này của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, có sự hiện diện của một giám mục Dòng Tên, do Đức Giáo Hoàng Dòng Tên bổ nhiệm và một thống đốc là cựu tu sĩ Dòng Tên.”

Khi còn là linh mục, Đức Giám Mục Barber đã phục vụ trong lĩnh vực giáo dục qua những sứ vụ như: giáo sư thần học tại Đại học Gregoriana Rôma, làm nghiên cứu và tuyên úy tại Đại học Oxford, Anh quốc; giám đốc Chương trình đào tạo mục vụ lãnh đạo của Tổng giáo phận San Francisco; trợ giảng môn thần học hệ thống và luân lý, linh hướng chủng viện thánh Patrick và Đại học ở Menlo Park, Calif.; giám đốc huấn luyện thiêng liêng tại Chủng viện thánh Gioan, Brighton, Mass.

Đức Cha Barber nói rằng mãi cho đến ba tuần trước đó chưa bao giờ ngài nghĩ rằng ngài sẽ trở thành giám mục của Oakland.

Trong niềm bối rối ban đầu, ngài nói rằng ngài đã nhớ lại lời của Đức Tổng giám mục Pietro Sambi, Khâm sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ đã nói với một linh mục đang bối rối về việc mình được bổ nhiệm làm giám mục rằng: Chính Chúa sẽ trở thành giám mục trong giáo phận của cha. Cha chỉ việc trợ giúp cho Ngài mà thôi.”

“Đó là những gì tôi phải làm. Tôi phải giúp cho Chúa chúng ta trở thành giám mục của giáo phận này. Tôi biết tôi bất xứng nhưng tôi cũng biết một điều khác rằng: theo ý định đời đời của Thiên Chúa, việc trở thành giám mục Oakland là ơn gọi mà Ngài dành cho tôi. Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, tình yêu của Mẹ Maria và lời cầu nguyện của các bạn, tôi sẽ hoàn thành sứ mạng này.”

Chỉnh Trần, SJ

Chuyển ngữ từ bản tin của jesuit.org
 
Top Stories
Vietnam: Le scoutisme au Vietnam attend toujours une autorisation officielle
Eglises d'Asie
15:19 05/06/2013
Bénéficiant d’une tolérance certaine malgré l’absence d’autorisation officielle, le scoutisme a, au cours de ces vingt dernières années, élargi progressivement le champ de ses activités. On s’interroge sur l’étrange statut accordé par les autorités à ce mouvement, à la fois interdit dans les principes et autorisé dans les faits. Pourtant, il ne manque pas de raisons historiques susceptibles d’éclairer l’ambiguïté d’une telle situation.

Le scoutisme a fait son apparition au Vietnam dès les années 1930 (1). Et c’est en 1957 qu’il fut rattaché à l’association internationale des scouts. Cependant, à partir de 1954 au nord du Vietnam, et 1975 au sud, les activités du mouvement ont été interdites par les autorités communistes. Malgré cela, le mouvement s’est maintenu. Il subsiste et même se développe, aujourd’hui, dans les provinces du Sud où l’on peut voir dans certains lieux publics ses adhérents dans leur uniforme traditionnel. En dépit de cet état de choses, le scoutisme n’a jamais obtenu d’autorisation officielle du gouvernement.

De fait, au Vietnam, le scoutisme n’a jamais été vraiment lié à un régime ou un système politique. Dès le début, le terme choisi pour traduire l’appellation du mouvement « scout » a été « Huong Dao », à savoir « orientation sur la voie », une voie qui ne s’est jamais identifiée à une quelconque religion – ce qui a permis au mouvement d’avoir une influence considérable sur l’ensemble de la société. En témoigne les nombreuses personnalités issues de la première génération du scoutisme et qui s’en réclament au Nord comme au Sud. Elles appartiennent à tous les courants politiques et idéologiques, souvent radicalement différents. On les compte cependant plus nombreux du côté de ceux qui ont apporté leur soutien au régime de Hanoi.

Pendant la première guerre du Vietnam (1946-1954), une majorité des jeunes dirigeants du scoutisme vietnamien participa au mouvement de résistance contre la France et beaucoup y occupèrent des responsabilités importantes. On peut citer, entre autres, Ta Quang Buu (1910-1986), scientifique de haut niveau qui, en 1945, suivit Hô Chi Minh et son mouvement; il fut ministre de la Défense nationale de 1947 à 1948 et ministre des Universités et de l’Enseignement secondaire de 1965 à 1976, Trân Duy Hung (1912-1986), qui fut président du Comité administratif de la ville de Hanoi de 1945 à 1946 puis de 1954 à 1977, Luu Huu Phuoc (1921-1989), compositeur, qui fut ministre de la Communication et de la Culture du gouvernement de la République provisoire du Sud-Vietnam, Tôn That Tung (1912-1982), chirurgien renommé, héros du travail socialiste de la République démocratique du Vietnam, Pham Ngoc Thach (1909-1968), médecin, ministre de la Santé de la République démocratique du Vietnam, une première fois en 1945-1946 puis, une seconde fois, en 1959-1968 (2). Cette participation des scouts à la lutte pour l’indépendance fut telle qu’en 1946, Hô Chi Minh accepta même d’être nommé président d’honneur du mouvement au Vietnam.

Malgré ce passé, le scoutisme ne possède pas aujourd’hui de statut officiel, sans doute parce que, selon l’idéologie en vigueur, les Jeunesses communistes sont censées tenir le rôle de guide dans la formation de la jeunesse vietnamienne. A cela, il faut ajouter que les autorités sont largement ignorantes du fonctionnement du mouvement. Par suite, elles n’apportent aucun soutien au scoutisme.

Il n’existe cependant pas d’interdiction proclamée. En 2004, le secrétariat du Comité central du Parti communiste vietnamien a envoyé un texte officiel aux autorités régionales leur demandant d’empêcher que soit posée la question de la restauration du scoutisme. On reprochait aux scouts du Vietnam d’être en liaison avec des éléments réactionnaires, à savoir les dirigeants du scoutisme vietnamien de la diaspora, lesquels diffusaient des nouvelles négatives sur le régime.

Cependant, depuis 1990, grâce à l’enthousiasme et à l’énergie d’un certain nombre d’anciens chefs scouts, dans la partie du Vietnam allant de Huê jusqu’à l’extrême sud, les activités ont peu à peu été restaurées et ne rencontrent guère d’obstacles de la part des autorités locales. Les rassemblements ont d’abord eu lieu sans uniformes puis peu à peu on a vu réapparaître le costume traditionnel bien connu de tous. De nouveau, des activités en plein air ont été organisées. Les premiers camps n’ont duré que quelques jours. Ils se prolongent aujourd’hui plusieurs semaines. Déjà, à Saigon comme dans plusieurs provinces, le mouvement dispose d’un siège et de locaux. Cependant, les activités ont toujours besoin d’une autorisation du gouvernement, qui contrôle et suit de près les activités de ces jeunes gens (3).

(1) Pour plus de renseignements sur origine du scoutisme ou Vietnam et sur son évolution postérieure, on pourra consulter dans Eglises d’Asie les dépêches suivantes: ici, ici, ici et ici.

(2) Dans l’autre camp, se sont engagés d’autres membres de cette première génération du scoutisme vietnamien: Trân Van Tuyên (1913-1976), juriste, qui fut le vice-Premier ministre de la République du Vietnam du Sud et mourut en camp de rééducation en 1976, Pham Biêu Tâm (1912-1999), grand chirurgien qui s’exila au Sud après l’arrivée du pouvoir communiste à Hanoi en 1954 et continua son enseignement et l’exercice de sa profession après le changement de régime de 1975, à Saigon. A sa retraite, il gagna les Etats-Unis, où il mourut.

(3) Le présent article est largement inspiré d’une émission en vietnamien de Radio Free Asia, dont le script a été mis en ligne le 5 juin 2013.

Copyright Légende photo: Rassemblement de scouts et guides à Saigon

(Source: Eglises d'Asie, 5 juin 2013 )
 
Văn Hóa
Nghĩ Về Gương Tử Đạo Của Các Thánh.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:06 05/06/2013
Nghĩ Về Gương Tử Đạo Của Các Thánh.

Mừng lễ các Thánh Tử Đạo, tôi thường nghĩ đến những đau khổ mà các ngài phải chịu. Những hình phạt dã man nhất như tùng xẻo ( bá đao) phanh thây (ngựa kéo) lăng trì...nghĩ đến đó thôi là tôi đã thấy rùng mình, sợ hãi quá.Làm sao mà các ngài có sự can đảm phi thường để chịu những cực hình ấy? Cũng có thể các ngài không sợ chết và trong nhân gian này cũng có những người đang chán sống, không sợ chết nên đã dám tự tử...Nhưng cái chết dần mòn trong đau đớn thể xác và tinh thần thì phải có sức mạnh kiên cường mới chịu đựng được, bằng không thì rất dễ đầu hàng. Chết vì đạo, tử vì đạo luôn là tấm gương anh hùng cho các thế hệ mai sau. Ngày nay, trong một xã hội văn minh, lại có mạng lưới thông tin rộng khắp, chúng ta, những người tin Chúa có lẽ sẽ không bị hành hạ dã man như ngày xưa, nhưng khó khăn và đau khổ vẫn còn đó cho những ai muốn quên mình để theo Chúa một cách trọn vẹn.

Tử đạo là chết vì đạo. Chết là từ bỏ vĩnh viễn mọi sự thế gian này, như thế có nghĩa là các Thánh Tử Đạo đã từ bỏ mình, từ bỏ ý riêng, từ bỏ danh vọng, từ bỏ gia đình, từ bỏ những người thân yêu để chọn Chúa. Tử đạo là một sự chiến đầu bền bỉ chứ không phải là một quyết định bồng bột trong chốc lát. Đọc gương các Thánh Tử Đạo, tôi thấy các ngài đã phải chiến đấu với chính bản thân mình. Cuộc chiến đấu này gay go hơn chấp nhận một cái chết. Khi bị bắt,các ngài thương bị đe dọa cũng như dụ dỗ với bả vinh hoa phú quý đời này. Các ngài đã chiến đấu với sự quyến luyến của người thân, chiến đấu với nỗi đau triền miên trên thân xác, chiến đấu với nỗi nghi ngờ về niềm tin...Càng bị giam giữ lâu, các ngài càng phải chiến đấu với khuynh hướng tự nhiên là sự đầu hàng

Chúa đã cho các Thánh Tử Đạo sự tự do chọn lựa, chọn giữa cuộc sống như mọi người hay chọn cái chết bỏ lại đằng sau tất cả những gì thuộc về mình, thuộc về thế gian này.Giữa cái sống và cái chết, trong cái khát khao được sống, con người bình thường có thể chối đạo một cách dễ dàng với những lập luận :"Cứ chối đạo đi, được thả ra đã rồi sau này ăn năn Chúa cũng tha mà hoặc còn sống là còn có cơ hội làm việc cho Chúa hoặc tôi có thể tử đạo, nhưng ngặt một cái là các con tôi còn quá nhỏ, hay tôi là linh muc, tôi sẵn sàng tử đạo nhưng tôi chết đi thì giáo dân của tôi không ai chăm sóc cho phần hồn của họ..." Nếu không có ơn Chúa, đối diện với chọn lựa sống còn này,dễ ai có thể đứng vững được.

Xem gương các Thánh Tử Đạo tôi lại nghĩ đến thân phận của mình. Thực ra theo Chúa là đã bắt đầu một tiến trình tử đạo rồi.Tử đạo là cách hùng hồn nhất tuyên xưng niềm tin của mình. Tôi đã không dứt khoát theo Chúa là vì tôi không có đức tin vững vàng, hoặc đức tin của tôi còn quá yếu cho nên những quyến luyến trần gian vẫn cón mê hoặc tôi. Tôi đã bước theo Chúa mà vẫn cón ngoái cổ lại đằng sau và tiếc nuối tiền bạc, danh vọng cũng như những đam mê vui thú khác.

Tôi không biết các Thánh Tử Đạo đã yêu Chúa nhiều như thế nào nhưng chắc chắn là các ngài đã yêu Chúa hơn là các ngài yêu chính bản thân mình. Các ngài đã bán hết tài sản, đã vét đến đồng xu cuối cùng để mua cho được kho báu trong thửa vườn của Chúa. Còn tôi, tôi vẫn yêu Chúa đấy nhưng tình yêu dành cho Chúa có giới hạn vì tôi vẫn dành nhiều ưu tiên cho tôi, tôi vẫn không yêu Chúa bằng hết tâm hồn, hết trí khôn. Tôi biết tình yêu tôi dành cho Chúa là tình yêu nửa vời, là tình yêu giả dối vì không ai chấp nhận một tình yêu mà chỉ yêu có một nửa hay một phần của trái tim? Thế nhưng tôi đã không yêu Chúa hơn được nữa..thật tội nghiệp cho Chúa và cho tôi. Trái tim yêu của tôi còn nhiều thứ ngổn ngang, còn nhiều vách ngăn cho những chuyện đáng yêu khác vì thế việc sống đạo của tôi cũng mãi nhì nhằng vậy thôi, ai sao tôi vậy.

Tôi không biết các Thánh Tử Đạo đã sống đạo ra sao, nhưng chắn chắn các ngài đã có một sự liên hệ rất mật thiết với Chúa đến nỗi các ngài đã dám chết, dám phó thác tất cả trong Chúa bởi trong nhân gian không ai dám liều mình vì người mà mình không yêu tha thiết bao giờ! Tôi cũng cố giữ liên hệ với Chúa, nhưng là một giao tiếp mang tính lợi dụng để xin ơn này, cầu ơn nọ chứ tôi không có những giây phút mở lòng với Chúa, tôi không nghe Chúa nói với tôi, tôi không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong đời sống của tôi. Có khi tôi cũng chịu khó ngồi lại trong nhà thờ, nhưng tôi không thấy Chúa mà chỉ thấy những vật vô tri như bàn thờ bằng gỗ quý, hoa đẹp,nến thơm, tranh ảnh độc đáo, tượng bằng đá nghệ thuật...Có một khoảng cách nào đó giữa tôi và Chúa.Đôi khi tôi nghe như có tiếng mời gọi réo rắt nhưng cũng có lúc lại là một sự trống vắng nuối tiếc. Tôi biết Chúa lúc nào cũng sẵn sàng mở rộng vòng tay ôm tôi vào lòng, nhưng tôi cứ để ngày qua tháng lại lao vào cơn lốc cuộc đời, không có thời gian lắng đọng để hồi tâm tìm về với Chúa!

Thực ra đã có những đêm dài chợt thức giấc tôi tự hỏi lòng mình: Nếu mình cứ tiếp tục sống như tôi đang sống, lúc nào cũng bận rộn, bon chen, vất vả, lo toan đủ thứ thì cuộc sống có ý nghĩa gì ? và nếu tôi cứ tiếp tục sống đạo kiểu nửa vời như thế này thì đến khi tôi phải lìa bỏ cái nơi tạm bợ này thì tôi sẽ đi về đâu ? Tôi cũng đã có những giây phút khát khao một sự bình an chìm sâu trong đáy tâm hồn để được trầm lắng định hướng lai cuộc đời mình, nhưng một lối sống với quá nhiều nhu cầu như hiện nay đã không để tôi yên, hồn tôi luôn bị xao động và làm vỡ tung những khoảng khắc yên tĩnh hiếm hoi ấy. Tôi đã gượng dậy nhưng chưa đứng hẳn lên để bước trở về nhà cha tôi.

Hôm nay mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, được dịp chiêm ngắm gương lành, hy sinh của các thánh, tôi như đuợc thúc giục để theo chân các ngài. Có lẽ tôi vẫn không dám chọn tử đạo như các ngài, nhưng tôi sẽ cố gắng từ bỏ con người cũ của tôi để tập sống yêu thương mọi người. Tôi sẽ tập từ bỏ mỗi ngày một chút xíu tính tự ái, tật kiêu căng, thói huyênh hoang, lòng ghen tị... đến đón nhận và thực hành một chút nhịn nhục, một chút khiêm nhường, một chút chân thành, một chút cảm thông... Tôi sẽ mở lòng để đón Chúa ngư vào nhà linh hồn tôi bằng cách luôn ý thức về sự hiện diện của Chúa từng phút giây trong cuộc sống của tôi và như thế tôi sẽ nghe được tiếng Ngài an ủi khi gặp gian nan thử thách, lời khích lệ của Ngài khi tôi tiến thêm một bước trên đường lành thánh. Chúa ơi, con biết con yếu đuối và con sẽ chẳng làm được gì lành nếu không có Chúa.

Nguyện xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam đang hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng cầu bầu cùng Chúa cho giáo dân Viêt Nam đang trên hành trình về nhà Cha. Xin Chúa thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết chọn Chúa trong tất cả những chọn lựa hằng ngày, để chúng con biết yêu Chúa bằng cả trọn vẹn trái tim. Xin nâng đỡ những yếu đuối, vấp ngã cũng như xin ban thêm sức mạnh đẻ chúng con vượt thắng được tính nặng nề của xác thịt, để chúng con can đảm vác Thánh Gía của chúng con mỗi ngày. Chúng con nguyện xin những điều này nhờ lời bầu cử của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Amen.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ruộng Nương Trên Ngàn
Dominic Đức Nguyễn
21:24 05/06/2013
RUỘNG NƯƠNG TRÊN NGÀN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ai ơi! chớ phụ nghề nông
Đồng cao ruộng thấp ra công cấy cày
Chân bùn tay lấm càng hay
Có công vất vả, có ngày phong lưu.
(Ca dao)