Ngày 04-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên chuẩn bị sự thừa kế vinh quang cho chúng ta
Jos. Tú Nạc, NMS
15:42 04/06/2011
Chúa Thăng Thiên – Năm A (Acts 1: 1-11; Psalm 47; Ephesians 1: 17-23; Matthew 28: 16-20)

Những hình ảnh thiên thần bay bồng bềnh trên những đám mây cùng những tấu khúc hạc cầm – đó là hình ảnh của thiên đàng được khắc họa trong nhiều phim hoạt hình, những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật. Trong một thế giới quan cổ đại nó tạo một cảm giác hoàn hảo – Thiên Chúa ở “trên đó”, trong bầu trời từ nơi mà Người sai đi những tia chớp, mưa, nắng, dịch bệnh và vân vân … Nhưng quan điểm này đã được làm sáng tỏ với sự xuất hiện của khoa học hiện đại cùng với sự phát triển của kiến thức con người. Một trong những phi hành gia Soviet đầu tiên đã nhận xét một cách tự mãn đối với một tín hữu rằng ông ta đã không nhìn thấy Thiên Chúa nào trong chuyến du hành vào không gian của mình.

Nhưng cuộc gặp gỡ của chúng ta với Đấng Siêu Nhiên, Thiên Chúa, thì không phải thuộc không gian hay thời gian. Nó được quan hệ và là mối quan hệ bắt đầu trên hành tinh Trái Đất qua những mối quan hệ của chúng ta với nhau, với một thế giới được thụ tạo và với phần sâu thẳm của chính tâm hồn chúng ta. Chúa Giê-su đã lưu ý để bộc lộ điều này với các môn đệ được tụ tập. Trên hết tất cả, họ muốn một sự xác lập nhanh chóng: bạn sẽ ném những người La Mã ra khỏi và tái thiết lập Vương quốc Israel bây giờ chăng? Nhưng Người đúng hơn là bác bỏ một cách thẳng thừng những mối quan tâm của họ, trong thực tế, điều đó không phải việc làm của họ mà là của Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã có những kế hoạch khác. Nhiệm vụ của họ là ngồi chật kín và chờ đợi sự ban tặng sức mạnh từ trên cao – món quà của Chúa Thánh Thần.

Thậm chí khi họ đứng trố mắt nhìn ngơ ngẩn vào Đức Chúa Giê-su “vươn lên”, họ được khuyến cáo bởi hai sứ thần để giữ đôi mắt họ trên hành tinh Trái Đất – về cuộc sống hàng ngày – vì Chúa Giê-su đã được kinh qua ở cấp độ thuộc những mối quan hệ con người. Người phải đi xa để chúng ta có thể trưởng thành tâm linh và áp dụng những gì Người đã dạy. Món quà của Thánh Thần không phải là ban trao như một sở hữu cá nhân hoặc để được cứu giúp. Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta với những công cụ để làm những điều bằng việc noi gương và tuân thủ những lời giáo huấn của Chúa Trời. Vì Thiên Chuá ở giữa chúng ta và trong chúng ta. Thiên Chúa phải được tìm kiếm và trải qua trong cuộc sống đời này – ít nhất đối với một mức độ nào đó – trước lúc chúng ta có thể mong đợi để tìm kiếm Thiên Chúa trong tương lai.

Cho dù với mục đích chúng ta chỉ có thể nhìn thoáng qua chốc lát những gì mà Thiên Chúa đã tích lũy cho chúng ta. Tác giả của Ephesians nguyện cầu vì tinh thần của sự khôn ngoan và giác ngộ cho những độc giả để họ có thể thực sự nhận thức, am hiểu sự vính quang và kế thừa mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.

Vì vậy thường người ta nghĩ bằng những thuật ngữ với sự phán xét và trừng phạt mà không thể khiến họ nghĩ bằng những thuật ngữ về lòng quảng đại, từ nhân của Thiên Chúa. Quyền năng bao la của Thiên Chúa sẽ còn tiếp tục thực hiện nhân danh chúng ta và đó là quyền năng tương tự mà Chúa Giê-su đã được sống lại từ cõi chết. Khi chúng ta thực sự hiểu biết về những gì mà Thiên Chúa chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ với chúng ta, sợ hãi và tiêu cực phải tiêu tan và một hy vọng huy hoàng sẽ diễn ra nơi họ.

Trong suốt Tin Mừng của Thánh Mat-thêu, ông đã khắc họa chân dung Chúa Giê-su khi tập trung vào sự quan tâm một cách đặc biệt vào ngôi nhà của Israel. Nhưng khi Người chuẩn bị quay về với Đức Chúa Cha tất cả đã thay đổi – giờ đây là thời gian dành cho sự chia sẻ phổ quát. Chúa Giê-su đã yêu cầu những môn đệ của Người trở thành những tông đồ của mọi dân tộc và hãy giáo huấn họ mọi điều mà họ đã học được từ Người. Trớ trêu thay, một phần sứ mệnh này liên quan tới phép rửa rất có thể là một sự bổ sung muộn màng vì nó đại diện cho một công thức rửa tội Ba Ngôi Thiên Chúa phát tiển tràn đầy, một điều gì đó mà biết bao năm vẫn còn ở tương lai. Sự nhấn mạnh của sứ vụ nguyên thủy đơn giản hơn nói về sự chia sẻ và tình môn đệ, nhất là việc noi theo mẫu gương của Chúa Giê-su.

Đây là một dị biết rất quan trọng mà hằng bao thế kỷ những Ki-tô hữu thường có xu hướng tập trung vào việc rửa tội những người khác thay vì tình môn đệ và sự nêu gương. Những nỗ lực để đưa những người khác vào trong giáo đoàn thì thường bị lẫn lộn với sự theo đuổi phú quý, thống trị và quyền lực mô tả đặc trưng những đế chế và những hệ tư tưởng.

Sự khai thác kết quả và hình thức áp bức một số thuộc những chương ảm đạm nhất trong lịch sử Giáo Hội, Chúa Giê-su muốn chúng ta lưu truyền tin lành nhưng chủ yếu bằng việc nêu gương và cảm hứng. Nó không thuộc về số lượng mà giúp đỡ tất cả mọi người sống một cuộc sống sâu sắc hơn, phong phú hơn, đó là cả hai: con người chân thật và thánh thiện. Nhưng tình môn đệ chân chính bắt đầu tại quê nhà.

Chúng ta không đơn độc trong cuộc đấu tranh này – trong một ý nghĩa mà Chúa Giê-su đã khởi hành mà trong một ý nghĩa khác, Người đã không đi bất cứ nơi đâu, vì người để lại cho chúng những lời khích lệ cao trọng nhất của Tân Ước: Ta luôn ở cùng các con.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Bài Giáo Lý Thứ Tư về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
19:41 04/06/2011
Ông Giacob Vật Lộn với Thiên Chúa

"Ông để cho mình được Thiên Chúa chúc phúc... Làm Cho Thế Gian được Chúc Phúc"

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tư về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành ngày trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 25 tháng 5 năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện, lần này ngài suy niệm về cầu nguyện trong đời sống của Tổ Phụ Giacob.

* * *


Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về một đoạn trích từ sách Sáng Thế Ký kể lại một cảnh khá đặc biệt trong lịch sử của Tổ Phụ Giacob. Nó không phải là một đoạn văn dễ giải thích, nhưng là một đoạn quan trọng cho cuộc sống đức tin và cầu nguyện của chúng ta; đoạn văn này kể lại chuyện ông Giacob vật lộn với Thiên Chúa ở sông Giabbok, mà chúng ta vừa nghe.

Như anh chị em nhớ lại, ông Giacob đã chiếm đoạt quyền thừa kế của người anh song sinh với mình là Êsau bằng cách đổi một chén cháo và sau đó qua sự lừa dối, đã ăn cắp phúc lành của ông Isaac, cha mình, khi ông đã già, bằng cách lạm dụng sự mù lòa của cha. Để thoát khỏi cơn giận dữ của Êsau, ông đã trốn sang nhà người bà con, là ông Laban. Ở đó ông đã lập gia đình và trở nên giàu có, và giờ đây ông trở về sinh quán của mình, sẵn sàng gặp mặt người anh sau khi đã bố trí cẩn thận. Nhưng khi ông đã sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ này - sau khi đã cho những người đã ở với ông qua bên kia dòng sông đánh dấu lãnh thổ của Êsau - - Bấy giờ ông Giacob ở lại một mình, là bất ngờ bị một nhân vật ông không quen biết tấn công và người ấy vật lộn với ông suốt đêm. Đó là cuộc cận chiến đấu mà chúng tìm thấy trong Chương 32 của sách Sáng Thế Ký, và trở thành một kinh nghiệm duy nhất cho ông về Thiên Chúa.

Đêm là lúc thuận lợi để hoạt động bí mật, vì thế cũng là thời điểm tốt nhất để ông Giacob vào lãnh thổ của anh mình mà không bị bại lộ, và có lẽ với những ảo mộng là làm cho Êsau ngạc nhiên. Nhưng thay vào đó, chính ông là người bị ngạc nhiên vì một cuộc tấn công bất ngờ mà ông đã không chuẩn bị. Ông đã sử dụng sự khôn khéo của mình để cố gắng tự cứu mình khỏi tình cảnh nguy hiểm, ông nghĩ rằng ông đã thành công trong việc kiểm soát mọi sự, và thay vào đó giờ đây ông thấy mình phải đương đầu với một cuộc chiến bí ẩn xảy ra cho ông trong lúc cô đơn mà không cho ông khả năng bố phòng một cuộc tự vệ đầy đủ. Không phòng thủ - trong đêm tối - Tổ Phụ Giacob đánh nhau với một người nào đó. Bản văn không xác định danh tính của kẻ tấn công; nó dùng một thuật ngữ chung của tiếng Do Thái ám chỉ "một người đàn ông", "một người”, “một người nào đó”, do đó nó có một định nghĩa mơ hồ không xác định, cố ý giữ kẻ tấn công trong vòng bí mật. Khi ấy trời tối. Ông Giacob đã không thành công trong việc nhận diện đối thủ của mình một cách rõ ràng, và đối vời độc giả cũng vẫn chưa biết người ấy là ai. Một người nào đó đã tự mình chống lại vị Tổ Phụ; đây là sự kiện chắc chắn duy nhất được người kể chuyện cung cấp. Chỉ có ở đoạn cuối, khi trận chiến kết thúc và "người nào đó" đã biến mất, và chỉ sau đó ông Giacob mới đặt tên cho người ấy và có thể nói rằng mình đã vật lộn với Thiên Chúa.

Cho nên cảnh này diễn ra trong tối tăm và rất khó để nhận ra không những chỉ danh tánh của người tấn công ông Giacob, mà cả tiến trình của cuộc vật lộn. Khi đọc đoạn văn, rất khó mà để định được ai là người thắng thế. Động từ được dùng thường thiếu một chủ từ rõ ràng, và các hành động tiến triển một cách gần như trái ngược, để khi có ai nghĩ rằng một trong hai người đã thắng thế, thì hành động tiếp theo ngay sau đó mâu thuẫn với nó và trình bày người kia như kẻ chiến thắng. Thực ra, ngay từ đầu, ông Giacob có vẻ là mạnh thế hơn, và đối thủ - bản văn nói là - "không thắng được ông" (câu 26 [25]), nhưng người ấy đánh vào ống quyển của ông, và làm cho ông bị trật xương. Vậy người đọc phải nghĩ rằng ông Giacob đã đầu hàng, nhưng thay vào đó người kia yêu cầu ông để mình đi, và Tổ Phụ đã từ chối bằng cách đưa ra một điều kiện: "Tôi sẽ không để ông đi, trừ khi ông chúc lành cho tôi" (câu 27). Ông là người nhờ lừa đảo đã tước đoạt được phúc lành đầu lòng của anh mình, giờ đây xin phúc lành ấy từ một người xa lạ, mà trong người ấy có lẽ ông bắt đầu nhìn thấy những đặc tính của Thiên Chúa, nhưng vẫn không có thể thực sự nhận ra Ngài.

Đối thủ, có vẻ đang bị nắm chặt và do đó bị ông Giacob đánh bại, thay vì làm theo lời yêu cầu của ông, đã hỏi tên ông: "Tên ngươi là gì?" Và tổ phụ trả lời: "Giacob" (câu 28). Ở đây cuộc vật lộn trải qua một phát triển quan trọng. Thực ra, để biết tên ai, ám chỉ việc có quyền trên người ấy, vì tên gọi, trong tư tưởng Thánh Kinh, hàm chứa một thực thể sâu xa nhất của cá nhân đó; nó tiết lộ bí mật và số phận của người ấy. Cho nên, biết tên người nào là biết được sự thật về người ấy, và điều này cho phép một người có thể thống trị người kia. Do đó khi theo yêu cầu của người lạ, ông Giacob tiết lộ tên thật của mình, ông đang trao phó mình cho đối thủ của ông; đó là một hình thức đầu hàng, là hoàn toàn trao mình cho người kia.

Nhưng trong hành vi đầu hàng, ông Giacob cũng tỏ ra như một người chiến thắng một cách nghịch lý, bởi vì ông nhận được một tên mới, cùng với việc đối thủ thừa nhận sự chiến thắng của ông, người ấy đã nói với ông: "Tên của ngươi không còn là Giacob nữa, nhưng là Israel, vì ngươi đã vật lộn với Thiên Chúa cùng với người ta, và ngươi đã thắng" (câu 29 [28]). "Giacob" là một tên nhắc lại thủa ban đầu gặp nhiều khó khăn của tổ phụ; thực ra, trong tiếng Do Thái, nó gợi lại từ "gót chân", và làm cho đôc giả nhớ lại lúc ông Giacob sinh ra, khi lọt ra từ lòng mẹ bàn tay của ông đã nắm lấy gót chân của người anh song sinh của mình (x. St 25:26), như thể tiền trưng cho việc tiếm quyền của anh trai trong đời trưởng thành của ông; nhưng tên Giacob cũng làm cho người ta nghĩ đến động từ "đánh lừa, để thay thế." Giờ đây, trong cuộc vật lộn, tổ phụ đã tiết lộ cho đối thủ của mình thực tại riêng của ông như là một kẻ lừa đảo, một người thay thế, qua một hành vi tín thác và đầu hàng; nhưng người kia, là Thiên Chúa, biến đổi thực thể tiêu cực này thành một điều tích cực: Giacob, kẻ lừa đảo trở thành Israel; ông được ban cho một tên mới ám chỉ một căn tính mới. Nhưng cũng ở đây, tường thuật vẫn giữ ý nghĩa nhị nguyên của nó, vì ý nghĩa khả dĩ nhất của Israel là “Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa chiến thắng.”

Do đó ông Giacob đã chiếm ưu thế, ông đã chiến thắng - chính đối thủ đã khẳng định điều đó - nhưng căn tính mới của ông, mà ông nhận được từ cùng một đối thủ này, khẳng định và làm chứng cho chiến thắng của Thiên Chúa. Khi đến lượt ông Giacob hỏi tên người kia, người ấy đã từ chối không nói ra, nhưng tỏ mình ra bằng một cử chỉ rõ ràng qua việc chúc lành cho ông. Đó là phúc lành mà tổ phụ đã xin ngay từ đầu của cuộc vật lộn mà giờ đây ông mới nhận được. Đó không phải là một phúc lành mà ông chiếm được nhờ lừa đảo, nhưng do Thiên Chúa tình nguyện ban cho ông, là điều mà ông Giacob có thể nhận được bởi vì giờ đây ông ở một mình, mà không có sự bảo vệ, không có xảo quyệt và lừa dối. Ông tự nộp mình mà không có vũ trang, ông chấp nhận đầu hàng và thú nhận sự thật về chính mình. Và như vậy, sau cùng, cuối cuộc chiến đấu, sau khi đã nhận được phúc lành, tổ phụ có thể nhận ra người kia là Thiên Chúa của phúc lành này: “Tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng” (câu 31 [30]), và giờ đây ông có thể qua sông, mang một tên mới, nhưng "là người bị chinh phục" bởi Thiên Chúa và được đánh dấu vĩnh viễn, bị khập khiễng vì vết thương ông đã nhận được.

Những giải thích mà các nhà chú giải Thánh Kinh có thể cung cấp về đoạn văn này thì rất nhiều; đặc biệt là những người có học nhận ra trong nó những ý định và những thành phần văn học thuộc nhiều loại khác nhau, cũng như liên quan đến một số chuyện phổ thông. Nhưng khi những yếu tố này được thu nhận bởi các thánh ký và bao gồm trong tường thuật của Thánh Kinh, chúng thay đổi ý nghĩa và bản văn tự mở ra cho những chiều kích rộng lớn hơn. Cảnh vật lộn tại Giabbok đã cung cấp cho các tín hữu như một bản văn có tính cách sư phạm trong đó dân Israel nói về nguồn gốc của mình và vạch ra những đặc điểm về một mối quan hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người. Vì lý do này Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cũng khẳng định: “truyền thống linh đạo của Hội Thánh đã giữ lại những biểu tượng của cầu nguyện như là một cuộc chiến đấu của đức tin và như chiến thắng của sự kiên trì” (số 2573).

Bản văn Thánh Kinh nói cho chúng ta về đêm dài của cuộc tìm kiếm Thiên Chúa, về trận chiến đấu để biết tên Ngài và để nhìn thấy dung nhan Ngài; nó là đêm của cầu nguyện, với sự bền chí và kiên trì, việc cầu xin một phúc lành và một tên mới từ Thiên Chúa, một thực tế mới là kết quả của hoán cải và của ơn tha tội.

Bằng cách này, đêm của ông Giacob tại sông Giabbok trở thành một điểm tham chiếu cho các tín hữu để hiểu về mối liên hệ với Thiên Chúa, là điều tìm thấy cách diễn tả cuối cùng của nó trong cầu nguyện. Cầu nguyện đòi hỏi lòng tín thác, sự gần gũi, trong biểu tượng "tay trong tay" không phải với một Thiên Chúa là một đối thủ và kẻ thù, nhưng với một Thiên Chúa chúc lành là Đấng vẫn luôn bí nhiệm. Ngài có vẻ không thể đạt đến được. Vì lý do này mà thánh ký dùng các biểu tượng chiến đấu, tượng trưng cho sức mạnh của linh hồn, sự kiên trì, bền chí trong việc đạt được điều chúng ta mong ước. Và nếu đối tượng của ước muốn của một người là một mối liên hệ với Thiên Chúa, phúc lành và tình yêu của Ngài, thì cuộc chiến chỉ đạt đến cực điểm khi dâng mình cho Thiên Chúa, khi nhìn nhận sự yếu đuối của mình, chỉ chiến thắng chính khi chúng ta đi đến chỗ phó thác vào bàn tay nhân từ của Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến, cả cuộc đời của chúng ta cũng giống như đêm dài của cuộc chiến và cầu nguyện này, với mục đích được kết thúc trong ước mong và cầu xin phúc lành của Thiên Chúa, là điều không thể có được hoặc đạt được khi cậy vào sức mình, nhưng phải cậy vào Thiên Chúa với lòng khiêm tốn, như một món quà nhưng không, và chung cuộc làm cho chúng ta nhận ra dung nhan của Chúa. Khi điều này xảy ra, thì toàn thể thực tại của mình sẽ thay đổi; chúng ta sẽ nhận được một tên mới từ phúc lành của Thiên Chúa. Nhưng còn hơn nữa: ông Giacob, người đã nhận được một tên mới, trở thành Israel, cũng đặt một tên mới cho chỗ ông vật lộn với Thiên Chúa; ông đã cầu nguyện ở đó và đổi tên nó thành Peniel, nghĩa là "Dung Nhan của Thiên Chúa." Với tên này, ông đã nhận ra rằng chỗ ấy đầy sự hiện diện của Thiên Chúa; ông làm cho đất ấy thành nơi thánh bằng cách ghi khắc trên đó kỷ niệm của cuộc gặp gỡ huyền nhiệm với Thiên Chúa. Ông đã để cho mình được Thiên Chúa chúc phúc, phó thác cho Ngài, để cho ông được Ngài biến đổi, và đem lại hạnh phúc cho thế gian.

Nguyện xin Chúa giúp chúng ta chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp vì đức tin (x. 1 Tim 6:12, 2 Tim 4:7) và xin Ngài ban phúc lành trong kinh nguyện của chúng ta, để Ngài có thể đổi mới trong chúng ta lòng mong ước được nhìn thấy Dung Nhan Ngài.

Xin cám ơn anh chị em.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Giaoly.org
 
Bài Giáo Lý Thứ Ba về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
19:49 04/06/2011
Lời Cầu Nguyện của Ông Abraham

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Thứ Ba của ĐTC Bênêđictô về Cầu Nguyện được ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Tư 18 tháng 5, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, suy niệm về cầu nguyện trong Thánh Kinh, đặc biệt là trong cuộc đời ông Abraham.

* * *


Anh chị em thân mến,

Trong hai bài giáo lý trước đây chúng ta đã suy niệm về cầu nguyện như một hiện tượng phổ quát, mặc dù có nhiều hình thức khác nhau, nhưng hiện diện trong các nền văn hóa của mọi thời đại. Hôm nay, tôi muốn bắt đầu ôn lại Thánh Kinh về chủ đề này, là điều sẽ dẫn chúng ta đến việc đi sâu vào cuộc đối thoại giao ước giữa Thiên Chúa và con người, và làm sống động lịch sử cứu độ, cho đến tột đỉnh trong Lời dứt khoát của Đức Chúa Giêsu Kitô. Cuộc hành trình này sẽ dẫn chúng ta đến việc dừng lại ở một vài đoạn văn quan trọng và nhân vật mô phạm của Cựu Ước và Tân Ước.

Ông Abraham, vị Tổ Phụ vĩ đai, người cha của tất cả các tín hữu (x. Rom 4:11-12:16-17), cung cấp cho chúng ta một mẫu gương đầu tiên về cầu nguyện trong đoạn Thánh Kinh nói về việc ông cầu bầu cho hai thành Sôđôma và Gômôra. Tôi cũng muốn mời gọi anh chị em nhân cuộc hành trình mà chúng ta sẽ đi trong những bài giáo lý tới để học biết thêm về Thánh Kinh, là quyển sách mà tôi hy vọng anh chị em đang có trong nhà mình, và trong tuần, ngừng lại để đọc và suy niệm trong cầu nguyện, để biết lịch sử tuyệt vời về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người, giữa Thiên Chúa là Đấng truyền thông với chúng ta và con người là kẻ đáp lời bằng cầu nguyện.

Đoạn văn đầu tiên mà chúng ta muốn suy niệm được tìm thấy trong Chương 18 của Sách Sáng Thế Ký, chuyện kể lại rằng tội ác của dân thành Sôđôma và Gômôra đã lến đến tột cùng, đến nỗi cần sự can thiệp của Thiên Chúa để thi hành công lý và ngăn chặn tội ác bằng cách hủy diệt hai thành ấy. Chính ở đây mà ông Abraham đã nhập cuộc với lời cầu xin của ông. Thiên Chúa quyết định tỏ ra cho ông những gì sẽ xảy ra, và cho ông biết mức độ trầm trọng của tội ác và hậu quả khủng khiếp của nó, bởi vì Ông Abraham là người được Chúa chọn, được chọn để trở thành một dân vĩ đại, để làm cho các phúc lành của Ngài lan ra toàn thể thế giới. Ông có một sứ mệnh cứu độ, phải đáp ứng lại tội lỗi đang xâm chiếm thực trạng của con người; qua ông Chúa muốn đưa nhân loại trở về với đức tin, đức vâng phục và đức công chính. Giờ đây, người bằng hữu này của Thiên Chúa mở lòng ra với thực tại và nhu cầu của thế giới, cầu bầu cho những người đang bị trừng phạt và xin cho họ được cứu độ.

Ông Abraham lập tức trình bày vấn đề với tất cả mức độ nghiêm trọng của nó, và thưa cùng Chúa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao? Ngài làm như vậy, chắc không được đâu! Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?" (cc. 23-25). Với những lời này, cùng lòng can đảm tuyệt vời, ông Abraham đặt trước Thiên Chúa nhu cầu cần phải tránh một công lý tổng lược: nếu thành có tội, thì việc lên án tội của nó và trừng phạt nó là đúng, nhưng vị Tổ Phụ vĩ đại xác quyết rằng, việc trừng phạt tất cả các dân cư mà không phân biệt ai cả như vậy là bất công. Nếu có những người vô tội trong thành thì họ không thể bị đối xử như những kẻ có tội. Ông Abraham thưa với Thiên Chúa một cách đúng đắn rằng Thiên Chúa, là một vị thẩm phán công bằng nên không thể làm như thế.

Tuy nhiên, nếu đọc đoạn văn kỹ hơn, chúng ta nhận thấy rằng lời cầu xin của Ông Abraham thậm chí còn nghiêm trọng và sâu sắc hơn, vì ông không chỉ đơn thuần cầu xin Chúa cứu những người vô tội. Ông Abraham còn cầu xin ơn tha thứ cho toàn thể dân thành, và ông làm như thế bằng cách nại đến đức công chính của Thiên Chúa. Thực ra, ông thưa cùng Chúa: “Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao?” (c. 24b). Làm như thế, ông đưa ra một ý tưởng mới về công lý: không phải chỉ giới hạn ở việc trừng phạt những kẻ phạm tội như loài người vẫn làm, nhưng một công lý khác, công lý của Thiên Chúa, là công lý tìm điều tốt và tạo ra nó qua việc tha thứ, là điều biến đổi kẻ có tội, hoán cải và cứu độ người ấy. Như thế, bằng lời cầu nguyện của mình, Ông Abraham đã không những chỉ xin một công lý thuần báo ứng, nhưng còn một can thiệp về cứu độ, vừa kể đến những người vô tội, vừa giải thoát cả những kẻ xấu khỏi tội lỗi của họ bằng cách tha thứ cho họ. Tư tưởng của Ông Abraham, là một tư tưởng hầu như nghịch lý, có thể được tóm tắt cách này: tất nhiên là người ta không thể đối xử với những người vô tội như những kẻ có tội, điều này bất công; nhưng cần phải đối xử với kẻ có tội như người vô tội. Việc đề ra một công lý "cao thượng", cung cấp cho họ một phương tiện cứu độ, bởi vì nếu các tội nhân chấp nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa và thú nhận tội lỗi hầu được cứu độ, thì họ sẽ không còn tiếp tục làm điều ác, và họ cũng sẽ trở nên công chính, và không còn cần đến hình phạt nữa.

Đây là sự tìm kiếm công lý mà Ông Abraham thể hiện trong việc cầu xin của mình, một yêu cầu là dựa trên niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa là Đấng hay thương xót. Ông Abraham không xin Thiên Chúa điều gì trái với bản tính của Ngài. Ông đã gõ cửa lòng của Thiên Chúa khi biết rõ thánh ý thật sự của Ngài. Sôđôma chắc chắn là một thành lớn; năm mươi người công chính có vẻ là ít, nhưng chẳng lẽ công lý của Thiên Chúa và sự tha thứ của Ngài lại không biểu hiện sức mạnh của sự tốt lành, dù sự tốt lành ấy có vẻ nhỏ hơn và yếu hơn tội ác sao? Việc tiêu hủy Sôđôma là để ngăn chặn điều ác ở thành này, nhưng Ông Abraham biết rằng Thiên Chúa có cách khác, phương tiện khác, để ngăn chặn việc lan tràn của sự dữ. Đó là ơn tha thứ, là điều làm gián đoạn chu kỳ tội lỗi, và Ông Abraham, trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, nại vào chính điều này. Khi Chúa đồng ý tha thứ cho thành nếu ông tìm thấy năm mươi người công chính, lời cầu bầu của ông bắt đầu chìm sâu thêm trong vực thẳm của lòng thương xót của Thiên Chúa. Ông Abraham - như chúng ta nhớ lại - dần dần giảm số lượng người vô tội cần thiết cho việc cứu độ xuống: nếu chỉ có năm mươi người, có thể bốn mươi lăm người cũng đủ, và sau đó càng ngày càng xuống nhiều hơn nữa đến mười người, rồi ông tiếp tục lời khẩn cầu của ông, gần như táo bạo và kiên trì: "Nếu tìm thấy bốn mươi người... ba mươi người ... hai mươi người ... mười người" (x. cc. 29, 30, 31, 32). Và số lượng càng nhỏ xuống thì càng tỏ lộ lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng kiên nhẫn lắng nghe lời cầu nguyện, chấp nhận và lập đi lập lại: "Ta sẽ tha thứ,… Ta sẽ không phá hủy... Ta sẽ không làm điều ấy" (x. cc. 26, 28, 29, 30, 31, 32).

Như vậy, qua lời cầu bầu của Ông Abraham, Sôđôma có thể được cứu nếu người ta chỉ cần tìm thấy được mười người vô tội trong đó. Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện. Bởi vì được bày tỏ và diễn tả qua việc cầu bầu, cầu nguyện với Thiên Chúa để cứu độ tha nhân là ý muốn cứu độ mà Thiên Chúa luôn luôn dành người tội lỗi. Thực ra, Thiên Chúa không chấp nhận Sự Dữ, nó phải bị vạch trần và tiêu hủy bằng hình phạt: việc hủy diệt thành Sôđôma chính là thuộc chức năng này. Tuy nhiên Chúa không muốn kẻ ác phải chết, nhưng hoán cải và được sống (x. Ezekiel 18:23; 33:11). Ngài luôn muốn tha thứ, cứu độ, ban sự sống và biến đổi điều xấu thành tốt. Vâng, chính ý muốn này của Thiên Chúa, trong cầu nguyện, trở thành của ý muốn con người, và được diễn tả bằng những lời cầu bầu. Với lời cầu xin của mình, ông Abraham đã không những cho ý Chúa mượn chính tiếng nói của mình, mà còn cả trái tim của mình nữa: ý muốn của Thiên Chúa là thương xót, yêu thương, và muốn ban ơn cứu độ. Ý muốn của Thiên Chúa này tìm thấy nơi ông Abraham và nơi lời cầu nguyện của ông khả năng để biểu lộ nó cách cụ thể trong lịch sử nhân loại, ở bất cứ nơi nào cần đến ân sủng. Với lời cầu nguyện của mình, ông Abraham nói lên ý muốn của Thiên Chúa là không phải tiêu diệt nhưng cứu Sôđôma, để ban sự sống cho các tội nhân biết ăn năn hối cải.

Đó là điều Chúa muốn, và cuộc đối thoại của Ngài với ông Abraham là một biểu hiện kéo dài và rõ ràng của lòng từ ái của Ngài. Việc cần phải tìm được những người công chính trong thành càng ngày càng trở nên ít đòi hỏi, và cuối cùng chỉ cần mười người là đủ để cứu toàn thể dân thành. Vì lý do gì mà ông Abraham dừng lại ở mười người thì không được nói đến trong bản văn. Có lẽ nó là một số ám chỉ số người nòng cốt tối thiểu của một cộng đồng (ngày nay cũng thế, mười người là số đại biểu cần thiết để cầu nguyện công khai của người Do Thái). Tuy nhiên, đó là một con số nhỏ, một chút điều tốt để nhờ đó cứu thành khỏi một điều đại ác. Dù thế, người ta cũng không tìm thấy chỉ mười người công chính trong thành Sôđôma và Gômôra, cho nên hai thành đã bị tiêu hủy. Như vậy, việc tiêu hủy được chứng tỏ là cần thiết một cách nghịch lý qua chính lời cầu bầu của ông Abraham. Bởi vì lời cầu bầu ấy đã cho thấy ý muốn cứu độ của Thiên Chúa: Chúa đã sẵn sàng tha thứ, Ngài muốn làm như thế, nhưng hai thành đã hoàn toàn bị đóng kín trong sự dữ và tê liệt đến nỗi không có ngay cả một ít người vô tội để nhờ đó biến đổi xấu thành tốt. Bởi vì đó chính là cách cứu độ mà ông Abraham đã cầu xin: để được cứu độ không chỉ đơn thuần là để tránh bị trừng phạt, nhưng để được giải thoát khỏi sự dữ đang ở trong chúng ta. Không phải là cần loại bỏ hình phạt, nhưng cần phải loại bỏ tội lỗi, là việc chối từ Thiên Chúa và tình yêu, là điều tự nó mang đến hình phạt.

Ngôn sứ Giêrêmia đã phải nói cho dân phản trắc rằng: “Sự gian ác của ngươi phải sửa trị ngươi, hành vi phản bội của ngươi sẽ trừng phạt ngươi. Ngươi phải biết, ngươi phải thấy rằng: lìa bỏ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, không còn kính sợ Ngài, thì thật là xấu xa và cay đắng” (Gr 2:19). Chính từ nỗi buồn và cay đắng này mà Chúa muốn cứu độ con người bằng cách giải thoát họ khỏi tội lỗi. Nhưng như thế phải là một sự biến đổi từ bên trong, từ một điểm tốt nào đó như một khởi đầu để từ đó biến đổi sự dữ thành địều tốt, sự ghen ghét thành tình yêu, hận thù thành tha thứ. Bởi vì sự công chính này phải được tìm thấy trong thành, và ông Abraham tiếp tục lặp đi lặp lại: “Giả sử tìm thấy trong thành ....” “Trong thành”: là trong cái thực tại bệnh hoạn phải có mầm mống tốt có thể chữa lành và phục hồi sự sống. Đó cũng là một lời nói với chúng ta: rằng trong thành của chúng ta phải tìm được những mầm mống tốt; rằng chúng ta phải làm hết sức để sẽ không chỉ có mười người công chính, để thực sự làm cho các thành của mình được sống và tồn tại cùng để cứu chúng ta khỏi sự cay đắng nội tâm này là sự vắng mặt của Thiên Chúa. Và trong cái thực tại bệnh hoạn của Sôđôma và Gômôra, người ta đã không tìm được mầm mống tốt ấy.

Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa trong lịch sử dân Ngài được mở rộng hơn nữa. Để cứu Sôđôma chỉ mười người công chính là đủ, ngôn sứ Giêrêmia đã nói rằng, nhân danh Đấng Toàn Năng, chỉ cần một người công chính cũng đủ để cứu để cứu thành Giêrusalem, “Hãy rảo quanh đường phố Giêrusalem mà xem cho biết. Trên các quảng trường thành phố ấy, hãy tìm xem có gặp được một người, một người biết thi hành luật pháp, biết sống cho chân thật, Ta sẽ dung tha cho cả thành.” (5:1). Một lần nữa số người lại giảm xuống, sự tốt lành của Thiên Chúa được chứng tỏ là cao cả hơn nhiều. Tuy như thế vẫn chưa đủ, lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa đã không tìm thấy sự đáp trả tốt lành mà Ngài tìm kiếm, và Giêrusalem rơi vào vòng kiềm tỏa của quân thù.

Cần chính Thiên Chúa phải trở thành người công chính. Đó là mầu nhiệm Nhập Thể: để đảm bảo rằng có một người công chính thì chính Người đã tự Mình trở thành người ta. Như thế sẽ luôn có một người công chính vì Người là người ấy: tuy nhiên, chính Thiên Chúa cần phải trở nên người công chính ấy. Tình yêu vô hạn và tuyệt vời của Thiên Chúa sẽ được hoàn toàn tỏ lộ khi Con Thiên Chúa trở nên người phàm, Đấng hoàn toàn Công Chính, Đấng hoàn toàn Vô Tội, sẽ mang ơn cứu độ đến cho toàn thể thế gian bằng cách chết trên thập giá, tha thứ và cầu bầu cho những người "chẳng biết việc họ làm "(Lc 23:34). Sau đó lời cầu nguyện của mỗi người sẽ tìm được câu trả lời, rồi mỗi lời chuyển cầu của chúng ta sẽ hoàn toàn được đoái nghe.

Anh chị em thân mến, lời cầu khẩn của ông Abraham, cha của chúng ta trong đức tin, dạy chúng ta mở rộng lòng mình ra hơn nữa cho lòng thương xót khôn lường của Thiên Chúa, để trong lời cầu nguyện hàng ngày của mình, chúng ta có thể mong ước phần rỗi của nhân loại và cầu xin điều ấy với lòng kiên trì và tín thác vào Chúa là Tình Yêu cao vời.

Xin cám ơn anh chị em.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Giaoly.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dẹp cơn sóng gió: giới chức Vatican mới được bổ nhiệm thử nghiệm một đường lối khác
Bùi Hữu Thư
05:00 04/06/2011
VATICAN (CNS) – Tuy mới tới Vatican có 4 tháng, nhưng Tổng Giám Mục Joao Braz de Aviz, người Ba Tây (Brazil) đã được khen ngợi.

Là tân bổ trưởng thánh bộ chăm sóc cho các dòng tu trên thế giới, vị tổng giám mục 64 tuổi đã thừa kế một hộp hồ sơ ĐẾN đầy ứ những căng thẳng và một chức vụ khó khăn giống như đang phải ra trận tiền.

Ngoài việc hoàn tất một chương trình viếng thăm khoáng đại các hội dòng nữ tu trên toàn quốc Hoa Kỳ, ngài còn phải đối phó với thách đố là tái thiết sự tin tưởng và các tuyến thông tin với các bề trên của các hội dòng trên toàn quốc.

Tổng giám mục Aviz thay thế Đức Hồng Y Franc Rode người Slovak, là người tin rằng các hội dòng nữ tu tân tiến đang lâm vào một cuộc khủng hoảng gây nên một phần bởi việc chấp nhận một não trạng tục hóa và từ bỏ các thực hành truyền thống.

Đức Hồng Y Rode nói: Nhiều tu sĩ đã hiểu nhầm Cộng Đồng Vatican II, và ngài than phiền là các Hội Dòng Nữ đã chấp nhận một tinh thần “giải phóng phụ nữ”.

Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm Tổng GIám Mục Aviz làm tân bộ trưởng Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Đồ, sự lựa chọn này làm cho nhiều bề trên các hội dòng ngạc nhiên.

Ngạc nhiên này bây giờ được thay thế bằng niềm lạc quan về tương lai. Nữ Tu Mary Lou Wirtz, chủ tịch hiệp hội quốc tế các Bề Trên Tổng Quyền (the International Union of Superiors General) nói: “Một cửa sổ đã được mở ra cho những đường lối mới. Tôi cảm thấy chắc chắn là có một niềm hy vọng mới để xây dựng các tương quan sâu rộng hơn giữa thánh bộ Vatican và các tu sĩ nam nữ."
 
TGM Hàn Đại Huy: Cúi đầu khom lưng với chế độ là gây tai tiếng cho Giáo Hội và đẩy đưa các tâm hồn đơn sơ đến chỗ lầm lạc
Nguyễn Thanh
08:13 04/06/2011
“Những Giám Mục và linh mục nào thấy mình không làm tròn được nghĩa vụ, không có gan cứng cổ chống lại sức ép của chế độ thì chúng tôi khuyên họ điều này: họ nên xin nghỉ mọi công việc mục vụ và có can đảm trao lại thừa tác vụ của mình.” Đức Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy (Hon Tai-Fai - 韓大輝), tổng thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng đã tuyên bố “nẩy lửa” như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho cha Bernado Cervellera, Giám Đốc thông tấn xã Công Giáo Asia-News.

Cảnh cáo về nguy cơ sự thoả hiệp với chế độ sẽ đẩy đưa tâm hồn đơn sơ của các tín hữu đến chỗ lầm lạc, Đức Cha Huy nhấn mạnh rằng: “Cúi đầu khom lưng với chế độ là công khai gây tai tiếng cho Giáo Hội và đưa ra một thông điệp sai trái cho các tín hữu. Nó làm lu mờ ký ức anh hùng của các Giám Mục đã có can đảm không chịu khuất phục.”

Đức Tổng Giám Mục Hàn Đại Huy
Cuộc phỏng vấn đã được tiến hành hôm 1/6/2011 trước viễn tượng đen tối của một loạt các cuộc tấn phong bất hợp pháp mà cộng sản Trung quốc dự định tiến hành trong vài ngày tới.

Từ đây đến lễ Giáng Sinh, Hội Công Giáo Yêu Nước Trung quốc (HCGYN) dự định tấn phong Giám Mục trái phép cho ít nhất là 10 linh mục công khai. Trước mắt, Tòa Thánh đã được các linh mục hầm trú tại thành phố Vũ Hán (Wuhan-武漢) là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc (Hubei - 湖北) thuộc giáo phận Hán Khẩu (Hankow - 漢口) báo cho biết là vào ngày 9 tháng Sáu tới đây, cộng sản Trung quốc sẽ tấn phong Giám Mục trái phép cho cha Giuse Thẩm Quốc An (Shen Guoan-沈國安).

Bình luận về vụ này, Đức Cha Hàn Đại Huy cho biết: “Tôi hết sức âu lo. Đức Thánh Cha cũng buồn phiền sâu xa trước biến cố này. Theo chỗ tôi biết thì anh chị em giáo dân tại địa phương đã lên tiếng yêu cầu HCGYN và nhà nước Trung quốc không được làm như vậy vì trái với giáo luật của Giáo Hội Công Giáo. Cha Thẩm Quốc An có vẻ cũng không đồng tình nhưng bây giờ ngài nghĩ cái gì trong đầu thì tôi không biết. Nhưng mà tôi muốn nói ngài điều này: Tôi tin là ngài biết phải chọn đường ngay lối thẳng mà đi. Và chỉ có một con đường duy nhất đúng là phải kháng cự lại yêu sách sai trái của chế độ”.

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung quốc, Đức Cha tổng thư ký Bộ Truyền Giáo lo ngại rằng “Khi xảy ra ngày càng nhiều những vụ tấn phong trái phép như thế này Giáo Hội tại Trung quốc hay một một bộ phận của Giáo Hội tại đây dường như đang đi dần đến chỗ dựng nên một Giáo Hội khác không có liên hệ gì với Đức Thánh Cha.”

Các Giám Mục tại Trung quốc dưới sức ép của chế độ đang đẩy Giáo Hội tại đây đến bờ vực của ly giáo. Đức Cha Hàn Đại Huy, người đã từng là giáo sư Thần Học tại Đại Chủng Viện Thánh Linh ở Hương Cảng trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm vào chức vụ hiện nay hôm 23/12/2010, đồng ý là có những sức ép từ phiá nhà nước cộng sản. Tuy nhiên, “cảm nhận của tôi là cái áp lực này không ác liệt như những gì mà anh em chúng tôi đã phải gánh chịu trong những thập niên trước. Nói chẳng hạn, bây giờ nguy cơ bị bắt đi lao động cải tạo, tù đày hay bị giết không còn như trước.”

“Dĩ nhiên là các Giám Mục hay linh mục không chịu khuất phục thì bị trừng phạt cách này cách khác... Nói thí dụ như Đức Cha Lý Liên Quí (Li Lianghui - 李連貴) của giáo phận Thương Châu (Cangzhou - 滄州) tỉnh Hà Bắc (Hebei-河北) từ chối không tham dự vào Hội Nghị Công Giáo Toàn Quốc thì ngài bị đưa đi cải tạo. Nhưng mà, đây chính là bằng chứng hiển nhiên là có thể cứng đầu nhất định không chịu khuất phục. Nếu cúi đầu thì gánh nặng bị tách biệt khỏi các Giám Mục khác, các linh mục và anh chị em giáo dân của mình cũng đâu có nhẹ nhàng gì. Các Giám Mục có gan đương đầu chắc chắn là thanh thản hơn.”

Đức Cha tổng thư ký chỉ ra rằng “Có những kẻ cơ hội, xu thời sẵn sàng nhượng bộ [chế độ]. Họ nại ra biết bao là lý do chẳng hạn như thế sẽ tốt hơn cho Giáo Hội, sẽ được trợ cấp từ nhà nước, yêu cầu khách quan của việc truyền giáo, đủ các thứ. Nhưng những biện minh như thế đều giả dối. Khi Giáo Hội bị tách biệt khỏi Phêrô, đá tảng của mình, thì sẽ tự động suy yếu”.

“Dù cho có bị bách hại đi nữa thì đấy cũng không phải là lý do đủ để biện minh cho sự khuất phục. Cúi đầu khom lưng với chế độ là công khai gây tai tiếng cho Giáo Hội và đưa ra một thông điệp sai trái cho các tín hữu. Nó làm lu mờ ký ức anh hùng của các Giám Mục đã có can đảm không chịu khuất phục.”

Lm. Thẩm Quốc An sắp được tấn phong GM trái phép
“Ta cần phải để ý điều này là người Công Giáo Hoa Lục hiện nay được linh hứng bởi Tân Chân Phước Gioan Phaolô II, người đã hô hào ‘Đừng sợ’. Vị Giáo Hoàng này đã nói những lời này vào buổi khởi đầu triều Giáo Hoàng của ngài ngay khi ngài vừa rời khỏi Ba Lan, một đất nước nơi Giáo Hội bị bách hại và chỉ có chút hy vọng thành công. Nhưng mà ‘Đừng sợ’ đã có hiệu quả. Chính Đức Hồng Y Casaroli đã không lường được cộng sản đã sụp đổ tan tành trong thời gian ngắn ngủi như thế”.

Đức Hồng Y Agostino Casaroli (24/11/1914 – 9/6/1998) là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 1979 đến năm 1990. Ngài cổ vũ cho việc đối thoại thay vì đối đầu với các chế độ cộng sản từ khi ngài còn là một nhà ngoại giao. Năm 1964, ngài đại diện cho Tòa Thánh để ký hiệp ước với Hung Gia Lợi, và hai năm sau đó với Nam Tư. Đây là những lần đầu tiên Tòa Thánh có những quan hệ ngoại giao chính thức với các nhà nước cộng sản.

Trước tình trạng hiện nay của Giáo Hội tại Trung Hoa, Đức Cha Hàn Đại Huy cũng khuyên hàng giáo sĩ nước này hai chữ ‘Đừng sợ’. Với những ai vẫn cứ sợ, ngài nói: “Những Giám Mục và linh mục nào thấy mình không làm tròn được nghĩa vụ, không có gan cứng cổ chống lại sức ép của chế độ thì chúng tôi khuyên họ điều này: họ nên xin nghỉ mọi công việc mục vụ và có can đảm trao lại thừa tác vụ của mình.”
 
Pháp: Có người lợi dụng tên nữ tu Marie-Simon Pierre để quyên góp
Phạm Kim An
07:58 04/06/2011
Pháp: Có người lợi dụng tên nữ tu Marie-Simon Pierre để quyên góp

Chị là nữ tu Pháp được lành bệnh nhờ lời bầu cử của Chân Phước Gioan Phaolô II

ROMA – Do nhiều ngưởi muốn lợi dụng sử dụng danh tiếng của nữ tu Marie Simon-Pierre từ sau lễ phong chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II, mẹ Tổng quyền của Dòng các Nữ tu bảo sanh viện Công giáo mà nữ tu Marie Simon-Pierre là thành viên, muốn cảnh báo cho các tín hữu biết.

Thông cáo của Mẹ Tổng quyền được Hội đồng Giám mục Pháp đồng ý chuyển đi ngày 1-6.

Thông cáo nói: "Hiện nay có nhiều lời kêu gọi quyên góp, nhân danh nữ tu Marie Simon-Pierre, nhất là trên mạng Internet. Dòng các Nữ tu bảo sanh viện Công giáo mà nữ tu Marie Simon-Pierre là thành viên, xin nói rõ hai điều như sau:

Nữ tu Marie Simon-Pierre không có hồ sơ cá nhân nào trên mạng Internet.

Nữ tu không hề cổ vũ cho công tác nào, dù là từ thiện, xã hội, hay nhân đạo...”

Mẹ Tổng quyền của Dòng các Nữ tu bảo sanh viện Công giáo nói tiếp: “Do đó, bất kỳ sự vận động quyên góp nào nhân danh tên riêng của nữ là không thích hợp và không có căn cứ"

"Mọi sự vận động quyên góp như thế được xem là đánh cắp tên tuổi người khác, và có thể cấu thành một nỗ lực lừa đảo". (Zenit 3-6-2011)

Phạm Kim An
 
Nhà xã hội học: cứ 5 phút một Kitô hữu tử vì đạo
Nguyễn Trọng Đa
08:00 04/06/2011
Nhà xã hội học: cứ 5 phút một Kitô hữu tử vì đạo

Ông nói về sự khẩn cấp trong phân biệt đối xử tôn giáo

ROMA – Ông Massimo Introvigne, một nhà xã hội học đại diện cho Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nói rằng số lượng các Kitô hữu bị giết chết mỗi năm vì đức tin là rất cao, đến nỗi có thể tính là cứ năm phút có một Kitô hữu tử vì đạo.

Massimo Introvigne đã báo cáo dữ liệu này tại một hội nghị về đối thoại liên tôn giữa Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo, vốn bế mạc ngày 3-6 tại Hungary. Hội nghị được bảo trợ bởi Vị Chủ tịch người Hungary của Hội đồng Liên minh châu Âu, và gồm nhiều đại biểu cấp cao của ba tôn giáo độc thần, cũng như các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội khác.

Ông Introvigne báo cáo rằng các Kitô hữu bị giết mỗi năm vì đức tin là khoảng 105.000 người, và con số này chỉ bao gồm các người bị giết chết bởi vì đơn giản họ là Kitô hữu. Nó không tính đến các nạn nhân của nội chiến hoặc chiến tranh quốc tế.

Ông nói: “Nếu không hô to con số này cho thế giới biết, nếu cuộc tàn sát này không dừng lại, nếu người ta không nhìn nhận rằng việc bách hại Kitô hữu là trường hợp khẩn cấp số một trên thế giới trong vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử tôn giáo, thì cuộc đối thoại giữa các tôn giáo sẽ chỉ sản xuất các hội nghị xinh đẹp, nhưng không mang lại kết quả cụ thể nào”.

Trong khi đó, nhà ngoại giao Ai Cập Aly Mahmoud nói rằng trong đất nước ông, luật pháp đã được thông qua, nói rằng sẽ bảo vệ thiểu số Kitô giáo, chẳng hạn sẽ truy tố những ai phát biểu kích động sự hận thù, và cấm đám đông thù địch tụ tập bên ngoài nhà thờ.

Ông nói: “Tuy nhiên, sự nguy hiểm là rằng nhiều cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông sẽ chết vì việc di cư, bởi vì tất cả các Kitô hữu, cảm thấy mình bị đe dọa, sẽ chạy trốn".

Nhà ngoại giao này gợi ý rằng châu Âu cần chuẩn bị cho "một làn sóng di cư mới của các Kitô hữu chạy trốn các cuộc bách hại hiện nay”.

Về phần mình, Tổng giám mục Hilarion Alfeyev, chủ tịch Phân bộ ngoại giao Giáo hội của Tòa thượng phụ Chính thống Nga, nhắc rằng "ít nhất 1 triệu" nạn nhân Kitô hữu của các cuộc bách hại là trẻ em. (Zenit 3-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden yết kiến Đức Thánh Cha
Tiền Hô
08:02 04/06/2011
Phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden yết kiến Đức Thánh Cha

VATICAN - Hôm 3 Tháng Sáu 2011, Phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden đã yết kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong một chuyến viếng thăm Vatican không báo trước. Cả hai vị đều giữ kín nội dung đã thảo luận.

Phát ngôn viên Vatican - Cha Federico Lombardi, SJ nói với CNA rằng: "Tôi không thể bình luận gì cả. Đó là một cuộc hội kiến hoàn toàn riêng tư và không có thông cáo ra bên ngoài".

Quả thực, cuộc yết kiến này thậm chí còn không được liệt kê trong thời dụng biểu của Đức Thánh Cha. Một trong những dấu hiệu bị lộ là việc an ninh được thắt chặt xung quanh lối vào từ cảng Thánh Anna tiến về Vatican suốt cả buổi sáng. Giới ký giả đi tường thuật cuộc hội kiến của Đức Thánh Cha với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng phát hiện ra chiếc xe của ông Biden tại Vatican.

Phó tổng thống Biden đến Rôma để mừng lễ kỷ niệm 150 năm thống nhất nước Ý. Mặc dù là người Công Giáo nhưng ông Biden có một mối quan hệ không mấy êm đẹp với Giáo Hội vì lập trường của ông trên một vài vấn đề nhất định, chẳng hạn như vấn đề phá thai.

Thực tế, sau khi đắc cử phó tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, ông đã bị chính giám mục sở tại là Đức Cha Michael Saltarelli (nguyên giám mục của Wilmington) chỉ trích vì lập trường về vấn đề phá thai. Ông Biden sau đó đã bị cấm phát biểu tại các sự kiện trong các trường Công Giáo của giáo phận.

Ông Biden đã nhiều lần tuyên xưng điều mà ông tin rằng "sự sống bắt đầu ngay tại lúc thụ thai" nhưng ông lại "không muốn áp đặt đức tin của mình lên người khác".

Điều này đã bị Đức Cha Saltarelli phản đối vào năm 2004. Ngài nói: "Ngày nay, không ai chấp nhận được lời tuyên bố này từ bất kỳ một công chức nào khi họ nói rằng: [cá nhân tôi phản đối chế độ nô lệ con người và phân biệt chủng tộc nhưng tôi sẽ không áp đặt đức tin cá nhân của tôi trong lĩnh vực lập pháp]. Cũng không ai trong chúng ta chấp nhận được câu nói tương tự thế này từ tuyên bố của một công chức: [Cá nhân tôi phản đối việc phá thai nhưng tôi sẽ không áp đặt đức tin cá nhân của tôi trong lĩnh vực lập pháp]".

Ông Biden không phải là nhân vật cao cấp đầu tiên của Đảng Dân Chủ ủng hộ hợp pháp hóa việc phá thai và được gặp Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Năm 2009, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cũng đã viếng thăm Đức Thánh Cha tại Vatican. Sau đó, bà tuyên bố rằng: "Tôi đã có cơ hội để ca ngợi sự lãnh đạo của Giáo Hội trong cuộc chiến chống lại nghèo đói và sự nóng lên toàn cầu, cũng như sự cống hiến của Đức Thánh Cha cho tự do tôn giáo, chuyến đi sắp tới và thông điệp của ngài dành cho Israel".

Lời tuyên bố này mâu thuẫn phần nào với một thông cáo của Vatican phát hành chỉ vài giờ sau đó:

"Nhân cơ hội này, Đức Thánh Cha đã nói về những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên và giáo huấn trước sau như một của Giáo Hội về phẩm giá sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên mà mọi người Công giáo phải tuân thủ. Đặc biệt, các nhà lập pháp, luật gia và những người chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của xã hội phải hợp tác làm việc với tất cả mọi người bằng ý hướng ngay lành nhằm tạo ra một hệ thống luật pháp có khả năng bảo vệ cho sự sống của con người tại mọi giai đoạn phát triển của nó".

Trong ngày 3 Tháng Sáu, Phó tổng thống Biden cũng có cuộc gặp gỡ tại Rôma với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi thảo luận về vấn đề Trung Đông. Cùng ngày, Đức Thánh Cha cũng có buổi hội kiến riêng về vấn đề nêu trên với Tổng thống Chính quyền Palestine, ông Mahmoud Abbas. (3 Tháng Sáu 2011, CNA / EWTN News).

Tiền Hô
 
Ý: Tên 3 ứng viên cho chức Tổng Giám Mục Milan được tiết lộ
Tiền Hô
08:04 04/06/2011
Ý: Tên 3 ứng viên cho chức Tổng Giám Mục Milan được tiết lộ

RÔMA - Hôm 3 Tháng Sáu 2011, tên của 3 ứng viên cho chức Tổng Giám Mục của thành phố Milan đã được tiết lộ trên báo chí nước Ý.

Ba giáo sĩ người Ý này là: Đức Hồng Y Angelo Scola của Venice, Đức Giám Mục Francesco Lambasi của Rimini, và Đức ông Aldo Giordano - đại diện của Vatican tại Hội Đồng Âu Châu.

Chi tiết này được công bố trên tờ "La Stampa" của Ý bởi ký giả quen thuộc Andrea Tornielli đang ghi nhận tin ở cả Milan và Rôma. Ông tuyên bố rằng, quyết định cuối cùng sẽ được thực hiện vào ngày Thứ Năm tuần tới, mồng 9 Tháng Sáu. Tổng Giám Mục Milan đương nhiệm là Đức Tổng Dionigi Tettamanzi, 77 tuổi, sẽ nghỉ hưu.

Milan là Tổng Giáo Phận đông dân nhất nước Ý và là một trong những nơi có ảnh hưởng nhiều nhất đối với Giáo Hội Công Giáo. Vào thế kỷ 20, hai vị lãnh đạo giáo phận đã trở thành giáo hoàng là Đức Giáo Hoàng Piô XI và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Là một Tòa Giáo Tỉnh, Milan cũng có thẩm quyền trên 9 giáo phận khác ở miền bắc nước Ý.

Ông Tornielli tuyên bố rằng, trong vài tháng vừa qua, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ý là Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Bertello đã nhận được sự tư vấn của các vị giám mục, linh mục và giáo dân ở Milan cũng như các vùng phụ cận để thêm nhiều ứng viên vào danh sách. Cụ thể, có cả Đức Hồng y Gianfranco Ravasi - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, và Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin đang là Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela. Nhưng ông Tornielli cho rằng chỉ có 3 vị vừa đề cập ở trên mới đi tiếp vào sự lựa chọn cuối cùng.

Đức Hồng Y Angelo Scola đang được xem là một ứng viên được yêu thích. Ngài hiện là Thượng phụ Giáo chủ của Venice kể từ năm 2002. Trước đó, ngài là hiệu trưởng Đại học Giáo Hoàng Latêranô ở Rôma. Trong thời gian ấy, ngài làm việc chặt chẽ với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger - là đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI - tại Thánh Bộ Giáo lý Đức tin.

Theo truyền thống, chức Tổng Giám Mục của Milan thường do chính Đức Giáo Hoàng ký sắc chỉ bổ nhiệm. Mặc dù hiện tại, Vatican sử dụng thủ tục thông thường là qua sự tư vấn của Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin và Hội Đồng Giám Mục.

Tổng Giáo Phận Milan được thành lập bởi Thánh Barnabas vào thế kỷ thứ nhất và được lãnh đạo bởi Thánh Ambrose vào thế kỷ thứ 4. Các nghi thức đặc biệt của Thánh Lễ Ambrosian vẫn được cử hành trong tổng giáo phận. Ông Tornielli mong đợi có một thông báo cuối cùng về tân Tổng Giám Mục Milan vào cuối Tháng Sáu này. (3 Tháng Sáu 2011 - CNA / EWTN News)

Tiền Hô
 
Trung Quốc: sắp tới sẽ có thêm nhiều vụ tấn phong giám mục bất hợp thức.
Tiền Hô
09:11 04/06/2011
Trung Quốc: sắp tới sẽ có thêm nhiều vụ tấn phong giám mục bất hợp thức.

TRUNG QUỐC, 3 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Mặc dù việc tấn phong giám mục sắp tới tại Vũ Hán vẫn còn đang tranh cãi, tại Trung Quốc dự kiến sẽ còn có thêm nhiều vụ tấn phong giám mục bất hợp thức nữa.

Trong ánh sáng của cuộc tranh cãi ở Vũ Hán, hôm nay, một nhà lãnh đạo của Giáo Hội quốc doanh cho biết rằng ông hy vọng Trung Quốc và Vatican sẽ thiết lập một cơ chế đối thoại để giải quyết các vấn đề chính giữa đôi bên.

Từ Bắc Kinh, ông Lưu Nguyên Long (Liu Yuanlong) - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) nói: "Tấn phong giám mục lẽ ra phải là một sự kiện đáng mừng và là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của Giáo Hội, nhưng bây giờ nó làm cho chúng ta bối rối và lo buồn".

Ông Lưu Nguyên Long là một giáo dân, nói rằng: "Trước khi các trường hợp kế tiếp lần lượt được thực thi, chúng tôi hy vọng Trung Quốc và Vatican có thể tiếp tục cuộc đàm phán của mình để giải quyết vấn đề. Thời gian thì có hạn và điều then chốt nằm trong tay Vatican".

Theo ông Lưu, cần xây dựng một cơ chế bình thường và không bị cản trở cho cuộc đàm phán này, nếu không thì việc chọn ra các giám mục cho Trung Quốc sẽ luôn tạo ra sự biến loạn.

Có thể trong tháng này, tỉnh Tứ Xuyên sẽ tấn phong 3 giám mục mới, một người trong số không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng đó là ứng viên giám mục cho giáo phận Lạc Sơn.

Ông Lưu tiếp tục nói: "Nếu kết quả của một cuộc tấn phong gây ra sự biến loạn trong Giáo hội và sự xung đột giữa Giáo Hội với chính phủ, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Giáo hội và ngay cả hình ảnh xã hội của Giáo Hội nữa, đây là điều mà chúng ta không muốn thấy".

"Mục tiêu của chúng tôi là để loan báo Tin Mừng. Chúng tôi hy vọng việc lựa chọn và tấn phong các giám mục này có thể mang lại sự tiến triển hơn là một trở ngại cho công cuộc này" (!?)

Việc tấn phong giám mục giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu) được dự tính diễn ra vào ngày 9 Tháng Sáu tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse.

Linh mục Giuse Shen Guo'an được bầu chọn làm ứng viên giám mục hồi năm 2008. Ông Lưu nói: "Đã lâu quá rồi mà chúng tôi vẫn khó có thể hiểu lí do vì sao Tòa Thánh từ chối công nhận cha ấy".

Linh mục Shen hiện đang lánh mặt và nói rằng không có thời gian thuận tiện để phỏng vấn.

Theo ông Lưu, linh mục Shen đã chuẩn bị việc "vác thánh giá" kể từ khi được bầu chọn vào cuối năm 2008. Nhưng kể từ khi linh mục này biết rằng Đức Giáo Hoàng không chấp nhận mình thì cảm thấy bối rối và đau khổ. Ông lưu nói: "Chúng tôi cảm thấy tiếc cho cha ấy. Tôi hy vọng Tòa Thánh có thể hiểu được tình trạng của cha và chấp nhận cho cha ấy".

Tuy nhiên, một quan sát viên Giáo Hội ẩn danh nói rằng ông tin là qua cách đẩy mạnh vụ tấn phong bất hợp thức, chính phủ chưa sẵn sàng để công nhận và tôn trọng cộng đồng tôn giáo.

Ông nói thêm rằng, lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi tín hữu Trung Quốc năm 2007 đã nêu rất rõ là mọi quyết định về các giám mục thuộc quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. "Chúng tôi mong đợi cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican nhưng điều này không có nghĩa là Tòa Thánh có thể từ bỏ nguyên tắc của mình. Tấn phong giám mục là một vấn đề của Giáo Hội. Nó không giống như một trận bóng đá, trận đấu kết thúc thì tất cả mọi người ra về. Nó tạo ra một vị giám mục để bắt đầu dẫn dắt giáo phận và chăm sóc mục vụ cho đàn chiên của mình".

Tiền Hô
 
Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Cộng hòa Croát
G. Trần Đức Anh OP
14:07 04/06/2011
ZAGREB. Sáng 4-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã khởi sự chuyến viếng tại Cộng hòa Croát trong vòng 33 tiếng đồng hồ, cho đến chiều chúa nhật 5-6-2011, với các hoạt động đều diễn ra tại thủ đô Zagreb. Cơ hội cho cuộc viếng thăm này là Ngày Toàn quốc đầu tiên các gia đình Công Giáo Croát, và vì thế, chủ đề được chọn cho cuộc viếng thăm là “Cùng nhau trong Chúa Kitô”.

Cộng hòa Croát chỉ rộng hơn 56 ngàn 500 cây số vuông, với dân số 4 triệu 430 ngàn người trong đó gần 4 triệu là tín hữu Công Giáo, tương đương với gần 90% dân số.

Trong số các thách đố lớn mà Giáo Hội tại Croát đương đầu có luật rất cấp tiến về phá thai và người ta cũng đưa ra những đề nghị chấp nhận các cặp đồng phái là hôn nhân và gần đây là các cuộc tranh luận về việc làm cho chết êm dịu. Ngoài ra còn có một thách đố lớn khác mà Croát sẽ đương đầu là làm sao bảo tồn căn tính văn hóa và tôn giáo của mình sau khi gia nhập Liên hiệp Âu Châu. ĐGH Biển Đức 16 đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và mong làm sao để sau khi gia nhập diễn trường chính trị và kinh tế rộng lớn hơn là Liên hiệp Âu Châu, thì Croát cần làm sao để đừng đánh mất căn tính tôn giáo và văn hóa của mình, trái lại sẽ mang những giá trị Kitô vào diễn đàn bao quát hơn.

ĐTC đã nhắc lại điều đó trong cuộc họp báo ngắn trên chuyến bay từ Roma đến Zagreb.

Sau gần 1 tiếng rưỡi bay, máy bay chở ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả quốc tế đã đáp xuống phi trường quốc tế Pleso của thủ đô Zagreb lúc 10 giờ 45, tức là sớm hơn 15 phút so với chương trình dự định. Mặc dù sở khí tượng tiên báo trời mưa, nhưng bầu trời Zagreb vẫn thanh quang dưới ánh nắng mặt trời.

Thành phố này hiện có hơn 1 triệu dân cư, nếu tính cả vùng phụ cận, thì con số lên tới 1 triệu 250 ngàn người. Người Croát chiếm đại đa số tại đây, nhưng cũng có những nhóm dân thiểu số khác như người Serbi, Bosni, Albani, Sloveni và Macedoni. Về mặt Giáo Hội, Tổng giáo phận thủ đô Zagreb hiện có 1 triệu 100 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 205 giáo xứ và có 540 LM triều và dòng, 1060 nữ tu.

Đón tiếp

Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được tổng thống Ivo Josipovic, cùng với ĐHY Josip Bozanic, TGM Zagreb, và Đức Cha Marin Srakic, Chủ tịch HĐGM Croát, đón tiếp, cùng với các GM và quan chức chính quyền. Đặc biệt có một gia đình với các em nhỏ, trong y phục cổ truyền của Croát, đã tiến lên tặng hoa cho ĐTC. Hằng trăm tín hữu khác, cũng trong y phục vẫy cờ Croát cầm cờ quốc gia và Tòa Thánh để chào mừng ngài.

Trong diễn văn chào mừng, Tổng thống Croát nói rằng: “ĐTC đến Croát trong một thời điểm hạnh phúc, đất nước này đang mừng 20 năm thành lập như một quốc gia dân chủ tân tiến, một quốc gia dựa trên các nguyên tắc bao gồm thiện ích của các cá nhân tự do”.

Tổng thống cũng nhắc lại “sự nhìn nhận của Tòa Thánh đối với nền độc lập của Croát trong thời điểm quyết định không những đối với việc thành lập nhưng còn đối với sự sống còn của Croát hiện nay. Tòa Thánh đã giữ một vai trò lịch sử quan trọng theo nghĩa chính trị này. Sức mạnh của uy tín tinh thần và luân lý của ĐTC và của Giáo Hội Công Giáo đã được nhiều nước khác noi theo, sự gây hấn chống Croát được ngăn chặn và sự sống còn của đất nước được bảo đảm”.

Tổng thống Josipovic nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ của quốc dân Croát với Giáo Hội Công Giáo và các giá trị Kitô qua dòng lịch sử, tôn trọng tự do của tất cả các tôn giáo, cổ võ tinh thần bao dung, đối thoại đại kết và liên tôn...

Đáp từ

Trong bài đáp từ, sau khi dùng tiếng Croát để nồng nhiệt chào thăm toàn dân, và đặc biệt cộng đoàn Công Giáo tại đây, cũng như những lời chào mừng của tổng thống, ĐTC nói bằng tiếng Ý:

“Trong lúc này đây tôi muốn tiếp nối trong tinh thần với 3 cuộc viếng thăm mà vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 kính mến đã thực hiện tại Croát và tôi cảm tạ Chúa vì lịch sử dài về lòng trung thành liên kết đất nước của anh chị em với Tòa Thánh. Chúng ta có thể kể tới hơn 13 thế kỷ những quan hệ chặt chẽ và đặc biệt, được cảm nghiệm và củng cố trong những hoàn cảnh nhiều khi khó khăn và đau thương. Lịch sử này là chứng tá hùng hồn về lòng yêu mến của dân tộc anh chị em đối với Tin Mừng và Giáo Hội. Ngay từ đầu, đất nước anh chị em đã thuộc về Âu Châu và đặc biệt đóng góp cho đại lục này những giá trị tinh thần và luân lý, qua bao thế kỷ, đã hình thành cuộc sống thường nhật cũng như căn tính cá nhân và quốc gia của các con dân mình. Những thách đố đang phát sinh từ nền văn hóa hiện đại, với đặc tính là sự khác biệt xã hội, tính chất ít ổn định, và ảnh hưởng của cá nhân chủ nghĩa, khiến cho người ta quan niệm một cuộc sống không có gì là bó buộc, và liên tục tìm kiếm những môi trường riêng tư. Những thách đố ấy đang đòi phải có một chứng tá xác tín và một năng động có tinh thần sáng kiến biến báo để thăng tiến các giá trị luân lý cơ bản vốn ở nơi căn cội cuộc sống xã hội và căn tính của đại lục cổ kính này.

ĐTC cũng nhận xét rằng “20 năm sau khi tuyên bố độc lập và trước khi Croát gia nhập Liên hiệp Âu Châu, lịch sử trước kia và gần đây của đất nước anh chị em có thể là một động lực thúc đẩy tất cả các dân tộc khác tại đại lục này suy tư, giúp mỗi người và mỗi dân tộc bảo tồn và hồi sinh gia sản chung vô giá gồm các giá trị nhân bản và Kitô giáo. Ước gì đất nước quí mến này, vốn vững mạnh nhờ truyền thống phong phú, có thể góp phần làm cho Liên hiệp Âu Châu hoàn toàn nêu cao giá trị cụa sự phong phú tinh thần và văn hóa.

Sau cùng, ĐTC nhắc đến chủ đề cuộc viếng thăm là “Cùng nhau trong Chúa Kitô” và nói: “Anh chị em thân mến, tôi đến với anh chị em để cử hành Ngày Toàn Quốc đầu tiên của các gia đình Công Giáo Croát. Biến cố quan trọng này là dịp để tái đề nghị các giá trị của đời sống gia đình và công ích, để củng cố sự hiệp nhất, khơi dậy niềm hy vọng và hương dẫn tiến đến sự hiệp thông với Thiên Chúa, vốn là nền tảng của sự chia sẻ huynh đệ và tình liên đới xã hội”.

Sau nghi thức tiếp đón tại phi trường, ĐTC đã về phủ tổng thống Croát nằm trên ngọn đồi Medvenic, cách đó 21 cây số, để gặp gỡ tổng thống. Dinh này được thống chế Titô kiến thiết vào cuối thập niên 1950 giữa một công viên rộng lớn.

Tổng thống Josipovic đã đón tiếp ĐTC ngay tại cổng của Phủ Tổng thống và dẫn ngài lên thư phòng của ông ở lầu một để hội kiến. Ông năm nay 54 tuổi (1957) nguyên là đảng viên cộng sản và là một giáo sư giảng dạy môn hình luật tố tụng và hình luật quốc tế tại Đại học Zagreb, được bầu vào quốc hội năm 2003 và hồi đầu năm ngoái, ông được bầu làm Tổng thống. Ông đã sáng tác 50 tác phẩm âm nhạc cổ điển hiện đại. Ông đã được ĐTC tiếp kiến tại Vatican hồi tháng 10 năm ngoái. Trong một cuộc phỏng vấn, Ông cho biết mình không phải là tín hữu nhưng ông vẫn đón tiếp ĐGH với tất cả lòng 7kính trọng. Ông cũng bày tỏ lập trường theo đó Nhà Nước phải đóng góp để đáp ứng các nhu cầu tôn giáo của người dân, không những của các tín hữu Công Giáo mà thôi.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc hội kiến, ĐTC và Tổng thống đã bàn về vấn đề gia đình và giáo dục. Ngài cũng tặng tổng thống tập sách âm nhạc cổ kính và cuốn sách về Nhà nguyện Sistina ở Vatican.

Giã từ tổng thống lúc một giờ trưa, khi về đến tòa Sứ Thần Tòa Thánh, ĐTC còn hội kiến với thủ tướng chính phủ Croát là bà Jadranka Kosor. Bà năm nay 58 tuổi (1953), tốt nghiệp luật khoa, nhưng hoạt động như một ký giả, rồi được bầu làm đại biểu quốc hội trong đảng Liên Linh Dân Chủ Croát. Bà cũng từng làm Phó Chủ tịch quốc hội, Bộ trưởng Gia đình, và từ 2 năm nay bà giữ chức vụ thủ tướng. ĐTC đã nói chuyện với Bà thủ tướng trong 15 phút về vấn đề giới trẻ, giáo dục, trường học và gia đình. Trước đó bà cũng đa trao đổi với ĐHY Quốc vụ khanh Bertone và cám ơn sự ủng hộ của Tòa Thánh dành cho Croát nhân dịp tuyên bố độc lập cách đây 20 năm, cũng như làm trung gian tốt đẹp giải quyết tranh chấp với cộng hòa Sloveni về lối ra biển. ĐTC và ĐHY cũng chào thăm 5 vị Bộ trưởng tháp tùng bà thủ tướng Kosor.

Chiều 4-6-2011, ĐTC đã đến nhà hát quốc gia ở thủ đô Zagreb, lúc quá 6 giờ, để gặp gỡ hơn 700 người đại diện xã hội dân sự, chính trị, đại học, văn hóa, xí nghiệp, ngoại giao đoàn và cả các vị lãnh đạo các tôn giáo khác.

Sau đó lúc quá 7 giờ, ngài gặp gỡ với các bạn trẻ Công giáo Croát tại quảng trường Jelacic. Sau đó nhiều người trẻ còn ở lại tại chỗ để chầu Mình Thánh Chúa suốt đêm, chuẩn bị cho thánh lễ Chúa nhật 5-6-2011 ĐTC cử hành tại trường đua Zagreb.
 
Trung Quốc: sắp tới sẽ có thêm nhiều vụ tấn phong giám mục bất hợp thức.
Tiền Hô
15:56 04/06/2011
TRUNG QUỐC, 3 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Mặc dù việc tấn phong giám mục sắp tới tại Vũ Hán vẫn còn đang tranh cãi, tại Trung Quốc dự kiến sẽ còn có thêm nhiều vụ tấn phong giám mục bất hợp thức nữa.

Trong ánh sáng của cuộc tranh cãi ở Vũ Hán, hôm nay, một nhà lãnh đạo của Giáo Hội quốc doanh cho biết rằng ông hy vọng Trung Quốc và Vatican sẽ thiết lập một cơ chế đối thoại để giải quyết các vấn đề chính giữa đôi bên.

Từ Bắc Kinh, ông Lưu Nguyên Long (Liu Yuanlong) - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) nói: "Tấn phong giám mục lẽ ra phải là một sự kiện đáng mừng và là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của Giáo Hội, nhưng bây giờ nó làm cho chúng ta bối rối và lo buồn".

Ông Lưu Nguyên Long là một giáo dân, nói rằng: "Trước khi các trường hợp kế tiếp lần lượt được thực thi, chúng tôi hy vọng Trung Quốc và Vatican có thể tiếp tục cuộc đàm phán của mình để giải quyết vấn đề. Thời gian thì có hạn và điều then chốt nằm trong tay Vatican".

Theo ông Lưu, cần xây dựng một cơ chế bình thường và không bị cản trở cho cuộc đàm phán này, nếu không thì việc chọn ra các giám mục cho Trung Quốc sẽ luôn tạo ra sự biến loạn.

Có thể trong tháng này, tỉnh Tứ Xuyên sẽ tấn phong 3 giám mục mới, một người trong số không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng đó là ứng viên giám mục cho giáo phận Lạc Sơn.

Ông Lưu tiếp tục nói: "Nếu kết quả của một cuộc tấn phong gây ra sự biến loạn trong Giáo hội và sự xung đột giữa Giáo Hội với chính phủ, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Giáo hội và ngay cả hình ảnh xã hội của Giáo Hội nữa, đây là điều mà chúng ta không muốn thấy".

"Mục tiêu của chúng tôi là để loan báo Tin Mừng. Chúng tôi hy vọng việc lựa chọn và tấn phong các giám mục này có thể mang lại sự tiến triển hơn là một trở ngại cho công cuộc này" (!?)

Việc tấn phong giám mục giáo phận Vũ Hán (Hán Khẩu) được dự tính diễn ra vào ngày 9 Tháng Sáu tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse.

Linh mục Giuse Shen Guo'an được bầu chọn làm ứng viên giám mục hồi năm 2008. Ông Lưu nói: "Đã lâu quá rồi mà chúng tôi vẫn khó có thể hiểu lí do vì sao Tòa Thánh từ chối công nhận cha ấy".

Linh mục Shen hiện đang lánh mặt và nói rằng không có thời gian thuận tiện để phỏng vấn.

Theo ông Lưu, linh mục Shen đã chuẩn bị việc "vác thánh giá" kể từ khi được bầu chọn vào cuối năm 2008. Nhưng kể từ khi linh mục này biết rằng Đức Giáo Hoàng không chấp nhận mình thì cảm thấy bối rối và đau khổ. Ông lưu nói: "Chúng tôi cảm thấy tiếc cho cha ấy. Tôi hy vọng Tòa Thánh có thể hiểu được tình trạng của cha và chấp nhận cho cha ấy".

Tuy nhiên, một quan sát viên Giáo Hội ẩn danh nói rằng ông tin là qua cách đẩy mạnh vụ tấn phong bất hợp thức, chính phủ chưa sẵn sàng để công nhận và tôn trọng cộng đồng tôn giáo.

Ông nói thêm rằng, lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi tín hữu Trung Quốc năm 2007 đã nêu rất rõ là mọi quyết định về các giám mục thuộc quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. "Chúng tôi mong đợi cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican nhưng điều này không có nghĩa là Tòa Thánh có thể từ bỏ nguyên tắc của mình. Tấn phong giám mục là một vấn đề của Giáo Hội. Nó không giống như một trận bóng đá, trận đấu kết thúc thì tất cả mọi người ra về. Nó tạo ra một vị giám mục để bắt đầu dẫn dắt giáo phận và chăm sóc mục vụ cho đàn chiên của mình".
 
New York: Hai anh em tu sĩ sinh đôi qua đời cùng ngày ở tuổi 92
Nguyễn Trọng Đa
20:49 04/06/2011
BUFFALO, NY, Mỹ – Hai anh em sinh đôi Julian và Adrian Riester ra đời cách đây 92 năm, chỉ cách nhau ít giây. Ngày 1-6 vừa rồi, hai anh em qua đời cách nhau vài giờ. Hai anh em Công giáo người thành phố Buffalo cũng là tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn.

Cả hai tuyên khấn được 65 năm, dành phần lớn thời giờ làm việc tại Đại học thành phố St. Bonaventure, làm công việc thợ mộc, làm vườn và lái xe chở du khách đi và đến sân bay và xung quanh thành phố.

Bà Yvonne Peace, người đã làm việc tại tu viện St. Bonaventure gần 21 năm, nói ngày 3-6: “Thật thú vị khi nhìn thấy hai tu sĩ này, rất trầm lặng và dễ thương”.

Họ đã qua đời ngày 1-6 tại Bệnh viện Thánh Antôn ở St Petersburg, bang Florida: thầy Julian qua đời buổi sáng và thầy Adrian buổi tối.

Linh mục James Toal, phụ trách Tu viện thánh Antôn ở St Petersburg, nói rằng cả hai tu sĩ qua đời vì suy tim, và hai người từ miền tây New York đến sống ở đây vào năm 2008.

Trong khi đó, phát ngôn viên của thành phố St. Bonaventure, Tom Missel, nói: “Gần như là một sự kết thúc thi vị cho cuộc đời đáng chú ý của hai vị. Bạn sẽ rất kinh ngạc khi nghe điều này, nhưng thật ngạc nhiên là cả hai vị dường như khi nào cũng làm việc chung với nhau”.

Julian và Adrian Riester được sinh ra với tên gọi là Jerome và Irving ngày 27-3-1919, trong một gia đình đã có năm chị gái. Hai anh em lấy tên các vị thánh khi họ tuyên khấn trong Dòng.

Theo thành phố St. Bonaventure, tu sĩ Adrian đã có lần nói: “Bố chúng tôi là một bác sĩ và bố cầu nguyện xin Chúa cho có một con trai. Chúa quá thương bố, nên gửi tới hai thằng con luôn”.

Sau khi vào Học viện Cao đẳng St. Joseph, hai anh em bị từ chối gia nhập quân đội vì thị lực kém của mình, theo trường đại học. Một người có mắt trái kém và một người có mắt phải kém.

Cuối cùng hai người gia nhập Dòng Phanxicô, Tỉnh Dòng Thánh Danh, ở thành phố New York. Họ đã được bổ nhiệm các chức vụ khác nhau, nhưng rồi tái hợp tại chủng viện ở St. Bonaventure từ năm 1951 đến năm 1956. Sau khi phục vụ các giáo xứ ở Buffalo trong 17 năm, họ trở về St. Bonaventure năm 1973 và đã sống 35 năm tiếp theo ở đó.

Bà Peace kế, họ có hai phòng riêng biệt trong tu viện, nhưng chỉ có một điện thoại báo reo chung cho cả hai phòng. Thường tu sĩ Adrian hay nói trả lời điện thoại, mặc dù Julian có quyền nhưng thầm lặng. Họ không bao giờ nói ai là người sinh ra trước cả.

Bà Peace cho biết: “Tu sĩ Julian giống như người anh lớn, còn tu sĩ Adrian nghe theo Julian. Có lần hai anh em đưa một tu sĩ ra sân bay, và tu sĩ nảy nói: “Mời hai người đi ăn tối nhé”.

"Adrian nhìn Julian rồi nói: ‘Chúng ta đi ăn tối ư? Không, chúng tôi sẽ về nhà. Thế nhé. Không bàn luận, không được phản đối. Không, chúng tôi không đi hôm nay đâu’”.

Tang lễ dự trù diễn ra ngày 6-6 tại Nhà thờ Đức Mẹ Maria Ban Ơn ở thành phố St Petersburg. Sau đó, quan tài hai anh em sẽ được đưa tới thành phố Buffalo và chôn ngày 8-6 tại nghĩa trang St. Bonaventure, gần trường đại học.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng kết Ngày Toạ đàm và Lễ Ra mắt Uỷ ban Công lý và Hoà bình HĐGMVN
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
17:08 04/06/2011
Kính gửi: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục TGP. TPHCM; Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hoà bình; Quý Đức cha, linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đồng Dân Chúa; Quý khách tham dự viên

Trích yếu: V/v Tổng kết Ngày Toạ đàm về Công lý và Hoà bình
và Lễ Ra mắt của Uỷ ban Công lý và Hoà bình


Kính thưa Quý Đức cha và toàn thể quý vị,

Trong tâm tình tạ ơn, Văn phòng Trung ương Uỷ ban Công lý và Hoà bình (UBCLHB) xin tạm tổng kết về Ngày Toạ đàm và Lễ Ra mắt của Uỷ ban để cám ơn tất cả quý vị đã quan tâm theo dõi bằng lời cầu nguyện, đã tham dự tích cực và giúp đỡ chúng con trong việc tổ chức sự kiện này. Chúng con xin lược qua một vài điểm đáng lưu ý sau đây:

1. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ

Quả thật, tính đến ngày tổ chức sự kiện, 27-5-2011, Văn phòng Trung ương chúng con mới chỉ có 2 người làm việc thường xuyên, một phần vì Uỷ ban mới được thành lập, phần khác vì Uỷ ban chưa có khả năng để chi trả lương nhân viên làm việc tại Văn phòng. Tuy nhiên, sự kiện đã được tổ chức rất tốt đẹp và thành công theo đánh giá của nhiều người. Đó là nhờ ơn Chúa và sự cộng tác liên kết của các anh chị em thiết tha với công lý và hoà bình. Chúng con hết lòng tri ân.

Để tổ chức sự kiện này, chúng con rất cần nhiều người phụ trách các phần việc như người điều khiển chương trình, MC, trật tự, tiếp tân, in ấn tài liệu, thiệp mời, quà tặng, ẩm thực, trang trí hội trường, các phòng hội thảo, âm thanh và ánh sáng, thu hình và chụp hình, nơi trú ngụ cho tham dự viên ở xa,…

Số tham dự viên được dự trù khoảng 300 người, gồm:

- 10 vị trong HĐGM.
- 52 linh mục đại diện 26 giáo phận.
- 100 tu sĩ nam nữ đại diện các dòng tu, uỷ ban của HĐGMVN
- 100 giáo dân đại diện CLB Nguyễn Văn Bình, các tổ chức đoàn thể.
- 25 khách mời đặc biệt.

Phần thuyết trình và phát biểu: Uỷ ban chúng con dự tính mời:

- Đức cha Chủ tịch Uỷ ban tuyên bố lý do.
- Đức cha Chủ tịch HĐGMVN phát biểu khai mạc.
- Đức Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn phát biểu kết thúc.
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký giới thiệu tổng quát về UBCLHB.
- Lm. G.M Lê Quốc Thăng nói về: “Công lý và hoà bình, thách đố và yêu sách ở thời đại hôm nay”.
- Ls. Lê Quốc Quân nói về: “Công lý và hoà bình trong bối cảnh Việt Nam”.



Các bài thuyết trình cần được soạn thảo và gửi về văn phòng trước để phối hợp và chuẩn bị sẵn cho các tham dự viên.

Quà tặng: Để tỏ lòng tri ân và kỷ niệm ngày Lễ Ra mắt của Uỷ ban, Đức cha Chủ tịch và Văn phòng muốn gửi đến các tham dự viên 3 cuốn sách cơ bản về công lý và hoà bình theo giáo huấn xã hội của Giáo Hội: cuốn Tóm lược Học Thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình biên soạn, cuốn Một Cái Nhìn về Giáo huấn Xã hội Công giáo và cuốn Việt Nam Dấu yêu, Quê Hương và Giáo Hội của ĐC Chủ tịch Uỷ ban.

2. KHÓ KHĂN VÀ ÁP LỰC

Khó khăn lớn nhất là việc Ls. Lê Quốc Quân trình bày bản tham luận của anh. Anh là một thành viên của Ban CLHB Giáo phận Vinh và là một giáo dân hiểu biết về tình trạng xã hội Việt Nam nên đã được Đức cha Chủ tịch mời chia sẻ đề tài. Anh đã gửi bản dự thảo bài phát biểu và Văn phòng đã đề nghị anh sửa đổi một số nhận xét của mình cho quân bình hơn.

Về mặt an ninh trật tự xã hội, chính quyền cũng e ngại bài phát biểu này có thể gây nên những phản ứng không tốt và Uỷ ban cũng sợ rằng những lời phát biểu nặng về quan điểm chính trị cá nhân có thể làm hỏng ý nghĩa của buổi toạ đàm là học hỏi và suy tư về công lý và hoà bình theo giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo.

Linh mục Tổng Thư ký đã phải làm việc nhiều với những người có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự và chịu nhiều áp lực để loại bỏ bài phát biểu này. Linh mục Tổng Thư ký đã cùng làm việc với Ls. Quân, Đức cha Chủ tịch và một vài anh em để cùng nhau sửa chữa để bài phát biểu đi theo đúng đường hướng cổ vũ công lý và hoà bình của Giáo Hội toàn cầu.

Khó khăn tiếp theo là nhân sự và tài chính vì Uỷ ban mới thành lập nên chưa có nhiều người tham gia cộng tác và cũng không dồi dào về tài chính để chi trả các khoản mục dự trù cho sự kiện. Tuy nhiên, mọi người đều tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Khó khăn cuối cùng đến từ áp lực trong nội bộ Giáo Hội vì qua một vài hoạt động trước đó, một ít người cho rằng UBCLHB không có mục tiêu rõ ràng, chỉ là uỷ ban đi đòi đất, đòi nhà cho những cộng đoàn hay cá nhân nào đó. Nhưng đòi như thế sẽ gây bất bình với chính quyền, với những người đang hưởng lợi từ đất đai, nhà cửa đó nên sự bất an còn lan rộng hơn. Một số người khác lại nghĩ rằng UBCLHB nên lo cho những người đang bị áp bức, nghèo khổ. Nhưng những người này đang là đối tượng của Uỷ ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam nên mục tiêu hành động của UBCLHB không cần thiết.

Vì thế, dựa trên giáo huấn xã hội Công giáo trình bày trong các văn kiện của Toà Thánh Rôma, nhất là trong cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo do Hội đồng Toà Thánh-Công lý và Hoà bình phát hành năm 2004, Văn phòng Trung ương đã cố gắng biên soạn Quy chế dự thảo để giới thiệu những lĩnh vực hoạt động phong phú và đa dạng của Uỷ ban này. Văn phòng cũng cố gắng mở một trang web riêng của Uỷ ban như một diễn đàn công khai để giới thiệu đường lối, tầm nhìn, mục đích, mục tiêu, sứ mạng, nguyên tắc hành động, cơ cấu tổ chức, cơ cấu điều hành và các chương trình hành động năm 2011 của Uỷ ban cho kịp ngày Lễ Ra mắt.

3. DIỄN TIẾN SỰ KIỆN

Sau gần 3 tháng chuẩn bị, ngày trọng đại đối với UBCLHB đã đến, ngay từ 6 giờ sáng các anh chị em tình nguyện viên phụ trách các phần việc đã túc trực tại địa điểm, dù rằng nhiều người đã phải làm việc rất khuya vào tối hôm trước.

6g30 sáng, các bộ phận âm thanh, ánh sáng, hình ảnh và máy móc đi vào hoạt động để thử nghiệm lần cuối cùng. Tất cả đều sẵn sàng và hoàn hảo. Nhưng đột ngột, từ 7g30 đến 8g30, bộ phận hình ảnh không thể nào hoạt động. 5 chiếc máy laptop thay thế vẫn không tìm ra lý do tại sao bị cắt đứt toàn bộ hình ảnh đã chuẩn bị sẵn từ trước và đường truyền internet. Tuy nhiên, mọi sự cũng được Chúa thu xếp ổn thoả. Các tham dự viên chỉ thấy trục trặc một vài phút khởi đầu chứ không thể tưởng tượng được nỗi lo của chúng con, người trong cuộc, như thế nào.

Do đường truyền internet không hoạt động nên khi nói đến trang web của Uỷ ban, Lm. Tổng Thư ký không thể trình bày cách cụ thể và sống động trong phần giới thiệu về Uỷ ban. Trang web của Uỷ ban có địa chỉ là www.conglyvahoabinh.org và mỗi ngày có khoảng từ 1.000 đến 1.500 lượt truy cập. Đây cũng là sự cố gắng vượt bậc của Văn phòng trong hoàn cảnh hiện nay.

7g30 sáng, khách mời càng lúc càng đến đông. Tổng số khách mời đến tham dự gồm 262 người, trong đó có 5 Đức cha, 59 linh mục đến từ 22 giáo phận, 110 tu sĩ thuộc 16 dòng tu nam và 38 dòng tu nữ, 88 giáo dân thuộc các nhóm: Câu Lạc bộ Nguyễn Văn Bình, Nhóm Đức tin-Văn hoá, Nhóm Doanh Trí ở Hà Nội, 19 đoàn thể và các giới với nhiều bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, doanh nhân, nhân sĩ… Vài đức cha đã đăng ký tham dự nhưng không đến được, vì lý do sức khoẻ, sau tang lễ của Đức cha Nguyễn Tích Đức ở Buôn Ma Thuột ngày hôm trước.

Các bài thuyết trình đều được trình bày ngắn gọn, rõ ràng dù rằng vấn đề rất rộng lớn. Nhờ bộ tài liệu khá đầy đủ và đã được in trước nên tham dự viên có thể theo dõi dễ dàng. Các thuyết trình viên chỉ trình bày những điểm khái quát có liên quan đến công lý và hoà bình và mong ước các tham dự viên sẽ cùng đào sâu trong phần hội thảo vào buổi chiều cùng ngày. Những bài hát của nhóm Lửa Hồng xen kẽ vào giữa các bài thuyết trình đã làm cho không khí sôi động và vui tươi trước những đề tài có vẻ khô khan, nặng vẻ suy tư.

Chương trình buổi sáng kết thúc vào đúng 11g15 để các tham dự viên có thể nghỉ ngơi ít phút trước khi dùng bữa cơm trưa thanh đạm nhưng rất thân tình. Trong thời gian nghỉ trưa, từ 12 giờ đến 13g30, các tham dự viên có thể nghỉ ngơi trong hội trường mát mẻ hoặc đi dạo trong khuôn viên của Nhà Truyền Thống với nhiều tượng đài và cây cối râm mát. Tham dự viên cũng được mời gọi để dành ít phút trong thời gian này trả lời một vài câu hỏi trong Bản Góp ý của Uỷ ban.

Chương trình làm việc buổi chiều tập trung cho phần thảo luận và Lễ Ra mắt. Các tham dự viên được chia thành 6 tổ, mỗi tổ khoảng 45 người gồm đủ các thành phần do một tổ trưởng và thư ký điều hành, để bàn về 3 câu hỏi:

1. Câu hỏi chung dành cho các tổ:

Trong sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Giáo hội Việt Nam, ngài nhắc nhở: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng: người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.

Vậy bạn nghĩ người Công giáo tốt và người công dân tốt là như thế nào?

2. Câu hỏi riêng dành cho các tổ 1, 3, 5:

Bạn hãy cho biết công lý và hoà bình tại địa phương bạn có gì đáng lưu tâm?

3. Câu hỏi riêng dành cho các tổ 2, 4, 6

Bạn nghĩ hoạt động của Uỷ ban Công lý và Hoà bình VN nên theo định hướng nào?

Nhờ việc chia sẵn tổ và ghi ngay trên bảng tên của tham dự viên, chỉ định sẵn tổ trưởng và thư ký nên chỉ trong vòng 10 phút, các tham dự viên đã được hướng dẫn viên dẫn đến các địa điểm hội thảo và thảo luận trong vòng 1 giờ về các câu hỏi trên. Cuộc thảo luận diễn ra rất sôi nổi với nhiều ý kiến tích cực và đa dạng. Văn phòng Thư ký chúng con sẽ tổng kết và trình bày trong một biên bản khác.

Sau 15 phút nghỉ giải lao, đại diện các tổ lên trình bày phần đúc kết thảo luận của mình dưới sự chủ trì của Đức cha Chủ tịch Uỷ ban. Nhiều ý kiến rất đặc sắc và đáng quan tâm đóng góp cho Giáo Hội và Uỷ ban về lĩnh vực công lý và hoà bình trong hiện tình của đất nước.

Ấn tượng về Lễ Ra mắt Uỷ ban vẫn còn ghi khắc sâu đậm trong lòng tham dự viên. Sau khi Đức cha Chủ tịch thắp ngọn lửa nơi Cây Nến Phục Sinh tượng trưng cho sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô, cùng với Lm. Tổng Thư ký và 22 linh mục đại diện ban CLHB đến từ 22 giáo phận trên toàn quốc, ĐC Chủ tịch HĐGMVN và Đức H.Y. G.B. Phạm Minh Mẫn đã kéo màn mở đầu cho hoạt động của UBCLHB. Sự hiện diện của ĐC Chủ tịch HĐGM, Đức Hồng y và Quý Đức cha như muốn nói lên sự quan tâm đặc biệt của HĐGM đối với các vấn đề xã hội và mời gọi mọi người cùng tham gia xây dựng công lý và hoà bình.

Bài Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô được ca đoàn giáo xứ Phú Trung hợp xướng như nói lên quyết tâm của các thành phần Dân Chúa trong hoạt động xã hội đầy phức tạp và đa dạng này.

Bài phát biểu bế mạc của Đức Hồng y đã chứng minh điều đó và mở ra cho Uỷ ban một chân trời bao la trong lĩnh vực hoạt động xã hội để làm sáng danh Chúa cũng như mưu ích cho con người.

Trong niềm tin tưởng cậy trông và phó thác mọi hoạt động của Uỷ ban cho Chúa, cho Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, bổn mạng của Uỷ ban, với phép lành của các đức cha, các tham dự viên hy vọng Uỷ ban sẽ thành công trong các hoạt động và hoàn thành các chương trình trong năm 2011 cách hiệu quả.

Ngày làm việc kết thúc vào lúc 16 giờ 30 phút trong niềm hân hoan của mọi người.

UBCLHB xin chân thành cám ơn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Hồng y, Quý Đức cha, Quý linh mục, tu sĩ nam nữ, Quý khách và cộng đồng Dân Chúa đã hy sinh thời giờ quý báu đến tham dự cũng như tích cực giúp đỡ cho Ngày Toạ đàm và Lễ Ra mắt này.

Chúng tôi chân thành cám ơn tất cả những anh chị em tình nguyện viên đã quảng đại cộng tác để tổ chức thành công Ngày Toạ đàm và Lễ Ra mắt này.

Uỷ ban cũng hết lòng cám ơn Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo TP.HCM, các ban ngành an ninh trật tự đã tích cực giúp đỡ và góp ý kiến để sự kiện này được diễn tiến tốt đẹp, hữu ích cho nhiều người.

Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả Quý vị và xin tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ cũng như cộng tác với Uỷ ban chúng tôi trong hoạt động xã hội để thể hiện công lý và hoà bình cho dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Thay mặt Văn phòng Trung ương
Tổng Thư ký
 
Kí sự một chuyến đi: Hướng về miền Tây xứ Nghệ
Peter Hoàng
17:27 04/06/2011
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu. Lả lả cành hoang nắng trở chiều.” Con đường nhỏ đó đưa chúng tôi vào cứ điểm truyền giáo Yên Khê, vùng cực tây của giáo phận Vinh, vùng mà chưa có một ngôi thánh đường nào được xây cất nhưng có những ngôi đền thờ trong tâm hồn vững chắc trong người nơi đâydân bản.

.Xem hình ảnh

Nhận được lời mời của anh em BĐH tổ Cửa Nam, cũng không chắc là mình sẽ đi được nhưng nghe anh em nói sẽ đi về miền tây, lên Con Cuông, thấy thú vị nên vác ba lô lên đường. Cữ ngỡ rằng đây là một chuyến picnic xả xtress sau những ngày hoạt động, học hành căng thẳng trên giảng đường, nhưng còn hơn thế, những gì tôi và anh em được cảm nhận và trải qua trong ngày hôm nay thật đúng những trải nghiệm quý báu mà Thiên Chúa trao ban.

Chiếc xe buýt từ từ lăn bánh, bỏ lại sau lưng thành phố Vinh ồn ào, náo nhiệt cũng bỏ lại luôn những xáo động, khắc khoải trong lòng để hướng về miền sơn cước. Những bài hát, những câu hò được cất lên xuyên suốt cuộc hành trình làm cho tôi cảm thấy thật hạnh phúc, hạnh phúc vì tôi cũng là người trẻ, cũng được là một phần của các bạn những con người luôn cháy hết mình, luôn khao khát cống hiến, dấn thân phục vụ.

Điểm dừng chân đầu tiên của anh em là nhà thờ giáo xứ Sơn La, chúng tôi vào thăm cha Lượng và bà con giáo dân ở đây. Lắng nghe ngài hàn huyên, tâm sự kể lại những chuyện thời sinh viên của ngài, kể lại những khó khăn trong con đường mục vụ…anh em mới vỡ lẽ ra nhiều điều, mới hiểu được những gian truân, những vất vả trong công tác tông đồ nhất là nơi miền sơn cước này.

Trước khi vào cứ điểm truyền giáo Yên Khê anh em ghé lại và nghỉ trưa tại khu du lịch thác Khe Kèm. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và ghập ghềnh không làm nản chí của chỉ làm cho chúng tôi thêm tò mò, khám phá. Và không phải tiếc nuối, thác Khe Kèm quả đúng là một kỳ thú thiên nhiên mà Thiên Chúa ban tặng cho con người. Từ độ cao 500 met, với độ dốc khoảng 80 độ, nước từ trên cao đổ xuống qua ba thang bậc, bọt tung trắng xóa. Nhìn từ xa thác Khe Kèm tuôn đổ những dòng nươc bất tận, nối dài nhìn như dải lụa trắng trên nền xanh của rừng quốc gia Pù Mát, có lẽ bởi vậy mà dân bản ở đây gọi thác Khe Kèm là Bổ Bố “dải lụa trắng”. Hòa mình vào trong dòng nước mát, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên dường như những mệt nhọc thể xác, những ưu tư trong tâm hồn đã được cuốn theo dòng thác.

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu. Lả lả cành hoang nắng trở chiều.” Con đường nhỏ đó đưa chúng tôi vào cứ điểm truyền giáo Yên Khê, vùng cực tây của giáo phận Vinh, vùng mà chưa có một ngôi thánh đường nào được xây cất nhưng có những ngôi đền thờ trong tâm hồn vững chắc trong người dân bản nơi đây. Được ngồi nói chuyện, lắng nghe những chia sẻ của cha Quang, dân bản nơi đây mới thấy mình đi đạo, gĩư đạo còn máy móc, hời hợt… những người dân tộc họ có một niềm tin thật đơn sơ, giản dị, tâm hồn họ cách sống đạo của họ như trẻ thơ không bị những bon chen, lừa lọc của bụi trần nhuốm màu, thật là đáng quý đáng trân trọng. Cha Quang cũng cho biết cứ điểm truyền giáo Yên Khê là điểm quan trọng để phát triển đem Tin Mừng rao giảng cho những người chưa nhận biết Chúa. Vì nơi đây đi phát triển lên nữa là vùng Tương Dương, Kì Sơn, Nậm Cắn xa hơn là cả Lào…những vùng này có khoảng 500 giáo dân nhưng họ rất ít được tham dự thánh lễ và các bí tích vì rất xa nhà thờ, nơi gần nhất là Hòa Bình 60 km, xa nhất bản Huồi Tụ - Kì Sơn 180 km. Ở đây họ rất khát khao có được một ngôi nhà để dâng lễ, mỗi buổi lễ với họ thật là đáng quý biết bao. Ngẫm lại bản thân mới thấy mình có quá nhiều, quá đầy đủ về điều kiện sinh hoạt tham dự các bí tích mà sao lại thờ ơ hời hợt vậy, thật là đáng trách. Cha cũng mời gọi anh em sinh viên “Hãy dấn thân, hy sinh và đến đây phục vụ, truyền giáo không chỉ bằng môi miệng mà còn phải bằng hành động. Ở đây đang cần anh em đến để dạy học, dạy giáo lý. Đến để truyền lửa của sinh viên vào lòng các bạn trẻ dân tộc, đến để thắp sáng tình yêu đức Kitô.”

Tạ ơn Chúa qua chuyến đi này ngài đã mở mắt chúng con, cho chúng con thấy được chúng con còn thiếu sót nhiều. Xin Chúa hãy chỉ lối cho chúng con đi, hãy thắp sáng ngon lửa can đảm, ngọn lửa nhiệt thành trong chúng con đừng để những khó khăn, gian truân làm chúng con chùn bước, để chúng con dám dấn thân hơn nưa đi theo sứ vụ tông đồ.
 
Thánh lễ truyền chức Linh mục và Phó tế trong Dòng Phanxicô ở Saigòn
Vạn Thành
20:41 04/06/2011
Sài gòn - Sáng ngày 4 tháng 06 năm 2011, Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam đã tổ chức thánh lễ truyền chức Linh mục và Phó tế cho các thầy trong dòng.

Đức Giám Mục Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục Giáo phận Cần Thơ đã truyền chức linh mục cho 3 thầy phó tế:
Phêrô Nguyễn Văn Ánh
Giuse Nguyễn Văn Huấn
Phanxicô Xaviê Vũ Văn Mai

Và truyền chức phó tế cho 6 tu sĩ:
Giuse Nguyễn Minh Chuyển
Giuse Nguyễn Văn Huyền
Phaolô Nguyễn Quốc Huy
Máctinô Vũ Văn Thành
Gioan.B. Nguyễn Minh Sáng
Giuse Trần Hữu Từ

Đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tân chức hôm nay có hơn 30 linh mục thuộc các giáo phận Sài Gòn, Bà Rịa, Cần Thơ, Vinh, Long Xuyên, Nha Trang là quê hương và nơi các tân chức đang phục vụ. Ngoài ra, cũng có rất đông tu sĩ nam nữ, anh chị em trong đại gia đình Phan sinh Việt Nam, gia đình thân nhân, ân nhân và bạn hữu của 9 tân chức cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa.

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và thánh thiện qua các cử hành Lời Chúa, và Nghi thức phong chức và Phụng vụ Thánh Thể.

Trong phần huấn từ, Đức Cha Stêphanô đã khai triển các chiều kích của Ba Lời khuyên Phúc Âm và những thách đố của nó trong cuộc đời Linh mục và Phó tế trong bối cảnh tục hoá hôm nay. Qua đó, ngài muốn nhắn nhủ các tân chức phải ý thức về vai trò sứ vụ tư tế thừa tác mà Thiên Chúa đã ban. Để từ đó, họ biết dùng cả cuộc đời mình để đáp trả tình yêu Chúa bằng một con tim không chia sẻ, hy sinh tận tụy phục vụ đoàn chiên. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn dân Chúa tiếp tục nâng đỡ các tân chức bằng sự trợ giúp, nhất là bằng lời cầu nguyện.

Được biết, các tân chức linh mục và phó tế hôm nay đã trải qua một thời gian dài trong chương trình huấn luyện của Dòng. Nếu không tính thời gian Tìm hiểu ơn gọi vắn dài tuỳ từng người, thì các tân chức đã trải qua một năm Thỉnh Tu, một năm Tập Tu, ba năm triết học, bốn năm thần học và một năm thực tập mục vụ. Riêng các tân chức linh mục thì đã có nhiều thời gian phục vụ tại các giáo xứ và cộng đoàn của dòng trong vai trò phó tế.

Sau khi lãnh nhận chức tư tế qua việc đặt tay của Đức Giám mục, các tân chức linh mục sẽ trở lại nhiệm sở cũ của mình để tiếp tục công việc trong vai trò của một mục tử. Còn các tân chức phó tế sẽ được gởi đến các môi trường khác nhau để thực hiện sứ vụ truyền giáo theo tinh thần của thánh Phanxicô: “Anh em hãy dâng trả mọi sự tốt lành về cho Thiên Chúa”.

Với châm ngôn của ngày lễ hôm nay: “Xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa”, các tân chức muốn dùng lời kinh của thánh Phanxicô Assisi làm phương châm cho đời sống và sứ vụ mới của mình, hầu trở thành những chứng nhân mang niềm vui, sự bình an và ơn thánh của Đức Kitô Phục Sinh đến cho con người và thế giới hôm nay.

Thánh lễ truyền chức khép lại với tâm tình tạ ơn của các tân chức về hồng ân bao la của Thiên Chúa đã chọn gọi họ vào chức tư tế, cảm tạ Đức Giám mục đã truyền chức, cám ơn các linh mục đồng tế, các thân nhân, ân nhân và bạn hữu đã đồng hành, dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ và cầu nguyện cho các tân chức trong hành trình ơn gọi vừa qua.

Sau thánh lễ, mọi người đã xuống nhà cơm và chia sẻ niềm vui với Tỉnh Dòng và các tân chức trong tình huynh đệ và đơn sơ Phan sinh.

Cầu chúc các tân chức sẽ trở thành những mục tử nhân lành như lòng Chúa hằng mong muốn và can đảm dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội trong tâm tình “Say mê Thiên Chúa và say mê con người” như Đức Giêsu đã nêu gương.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội thảo các blogger Công Giáo
Công Tín
14:16 04/06/2011
VRNs (04.06.2011) – Sài Gòn – “Hội thảo các blogger Công Giáo” là chủ đề ngày thứ hai của Sự kiện Ngày truyền thông Công giáo Thế giới lần thứ 45 do Truyền thông Chúa Cứu Thế và giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn cùng tổ chức từ ngày 02 đến 04 tháng 06 năm 2011.

Ngày 03 tháng 06 năm 2011, lúc 18:15 các tham dự viên gồm những blogger, những người làm truyền thông Công Giáo đã tập trung tại Nhà Mục Vụ, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, số 38 Kỳ Đồng, quận 3.

Trước giờ khai mạc, ca đoàn Thiên Thần của giáo xứ Tân Phú trình diễn vũ điệu trên nền nhạc phẩm ‘Con Đường Giêsu’, như tâm tình của các bloger gắn liền với Con Đường Giêsu, con đường sự thật.

Cha Joakim Nguyễn Hoàng Sơn – Giáo phận Kontum – long trọng dâng lời cầu nguyện cho công cuộc truyền thông, khai mạc buổi hội thảo các blogger Công Giáo.

Cha Antôn Lê Ngọc Thanh giới thiệu với các tham dự viên 5 blogger sẽ đăng đàn để trình bày:

- Blogger Mẹ Nấm, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Trang nhật ký cá nhân.
- Blogger Người Buôn Gió, anh Bùi Thanh Hiếu: Trách nhiệm công dân.
- Blogger Sự Thật và Công Lý, chị Tạ Phong Tần: Những gì người ta không nói, tôi nói.
- Blogger Uyên Vũ, anh Dũng: Thủ thuật blog.
- Blogger Chân Thiện Mỹ, anh Phạm Văn Lượng: Sứ mạng loan báo tin mừng.

Trong khi giới thiệu các blogger, cha Antôn cũng thông báo blogger Người Buôn Gió đã tới Sài Gòn chiều hôm qua, 02.06.2011, nhưng hiện vẫn chưa biết đang ở đâu. Cha Antôn cũng nhắc lại tinh thần Sứ Điệp Truyền Thông Công Giáo của Đức Giáo Hoàng Benedicto, sự thật không phải luôn được dễ dàng chấp nhận, có những thử thách khi những người làm truyền thông công bố và bảo vệ sự thật.

Hội trường như rung lên bởi tràng pháo tay khi blogger Mẹ Nấm, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đăng đàn để trình bày đề tài “Trang Nhật Ký Cá Nhân”. Với cách phân tích sắc bén về nhu cầu thông tin, về thế mạnh của blog trong bối cảnh thông tin trung thực thường bị ngăn chặn và bóp méo một cách vô trách nhiệm bởi cơ chế. Theo chị, thông tin trên blog đáp ứng được nhu cầu về tự do, lẽ phải, sự thật, công bằng, và hơn nữa blog, cũng như các mạng xã hội cũng là phương cách mang tình yêu để chia sẻ với mọi người. Chị mong muốn các blogger liên kết với nhau chặt chẽ hơn nữa, để có thể làm tốt hơn trách nhiệm của người làm truyền thông.

Theo chương trình tới phần trình bày của bloger Người Buôn Gió. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh thông báo nhận được thông tin anh Bùi Thanh Hiếu bị mất tích tại Sài Gòn. Cả hội trường bỗng im lặng, ngài cùng tất cả tham dự viên dâng lời cầu nguyện cho anh Hiếu.

Phần trình bày nóng nhất là của blogger Sự Thật và Công Lý, chi Tạ Phong Tần về đề tài “Người ta không nói, tôi nói”. Chi đã đưa ra được nguyên nhân tại sao hệ thống truyền thông của nhà cầm quyền bị tắt tiếng. Những cụm từ “độc tài”, “độc đảng” đã được đề cập tới. Chị nhấn mạnh tới quyền căn bản của con người, tới bổn phận của một công dân phải lên tiếng khi công lý bị chà đạp, nhân quyền bị gạt bỏ. Một điều trong thâm tâm chị mong muốn, tất cả mọi người dân Việt Nam trở nên ý thức hơn, mạnh mẽ hơn, thì đất nước này mới mong đứng thẳng được.

Blogger Chân Thiện Mỹ, anh Phạm Văn Lượng trình bày đề tài “Sứ mạng loan báo tin mừng”. Như lời tâm sự, anh chia sẻ những khó khăn khi bắt đầu tạo blog, những kinh nghiệm của một blogger. Anh Phạm Văn Lượng có nói về tư thế của một bloger Công Giáo “Với trách nhiệm là một ngôn sứ, bloger phải can đảm để bảo vệ giá trị Chân – Thiện – Mỹ mà Thiên Chúa đã trao ban”. Có lẽ thời gian có hạn, khi anh Phạm Văn Lượng kết thúc phần trình bày của mình, tràng pháo tay vang lên trong khi mọi người vẫn cảm thấy anh vẫn còn nhiều điều muốn nói.

Phần trình bày ca khúc “Vui Sống Hiệp Thông” của ca sĩ Ksor Dưk người dân tộc Jarai, với chất giọng manh mẽ, ca từ rất “Vui Sống Hiệp Thông” đã làm tươi cả hội trường. Nhưng bầu khí vui tươi chợt tắt ngấm, tất cả tham dự viên sững người khi cha Antôn thông báo có thông tin cho biết blogger Người Buôn Gió đã bị công an quận Tân Bình bắt vào 16:30 ngày hôm trước, 02.06.2011. Tất cả cùng dâng lời nguyện cầu Thiên Chúa gìn giữ anh trong lúc khó khăn này.

Phần mang tính chuyên môn nhất, đề tài “Thủ thuật blog” được blogger Uyên Vũ, anh Dũng trình bày. Anh đã phân tích rất chuyên nghiệp về các loại blog, về các thủ thuật cần thiết để quản lý blog, cũng như vấn đề bảo mật.

Theo lời kể của anh Dũng, anh đã phải dùng kế ‘thoát xác ve xầu’ để tránh những người xấu ngăn chặn anh tới cuộc hội thảo này.

Sau phần trình bày của các blogger, cha Antôn một lần nữa nói về sự cố của blogger Người Buôn Gió, ngài cũng cũng cho biết nhà thơ Bùi Chát, nhà xuất bản Giấy Vụn, cũng muốn tham dự hội thảo này, nhưng vẫn chưa biết hiện nay anh đang trong tình trạng nào.

Blogger Mẹ Nấm
Vào lúc 21:00, để kết thúc buổi “Hội thảo các blogger Công Giáo”, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, thường trực tuyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT Việt Nam, cha Joakim Nguyễn Hoàng Sơn, Giáo phận Komtum cùng dâng lời cầu nguyện và chúc bình an tới tất cả các tham dự viên. Mọi người chia tay và hẹn gặp lại vào ngày mai 04.06.2011, trong Thánh lễ Thắp Nến Hiệp Thông dành riêng cho ngày Truyền Thông Thế Giới nói chung và Truyền Thông Công Giáo nói cách riêng. Tối hôm nay cũng cầu nguyện cho sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.

Một số tin đáng chú ý:

Sài Gòn – Trưa nay, lúc 13:54 phút – 04/06/2011, Mẹ Nấm đang đi ngoài đường, từ quận 3 đi quận 12 (Hóc Môn cũ) để thăm người quen là chị Hồ Lan Hương. Sau khi thăm xong từ nhà chị Hương đi ra thì bị công an chặn lại, đưa về đồn đề nghị hợp tác điều tra, vì nghi đi xe gian! Xin mọi người thông báo ngay cho thân hữu cầu nguyện. Chúng tôi mới nhận được tin nhắn của chính chị Ngọc Quỳnh – Mẹ Nấm cho biết chị đang bị giữ tại công an phường Tân Thới Nhất, quận 12.

Như vậy, đến nay công an Sài Gòn đã bắt hai người đến tham dự Ngày truyền thông Công giáo thế giới lần thứ 45 do DCCT VN tổ chức. Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu bị bắt chiều ngày 02/06/2011, Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị bắt trưa nay.

Theo những người bạn của hai blogger này cho biết, thì hai blogger này bị bắt như là việc thực hiện kế hoạch ngăn cản dân chúng diễn tả lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc đang có những hành động lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam. Với hành động này, một lần nữa nhân dân đặt vấn đề: công an đang làm theo mệnh lệnh của ai? Đó là lệnh chính thức hợp pháp bằng văn bản hay chỉ là lệnh miệng, mà lại ngang nhiên xâm phạm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước của các công dân Việt Nam?

 
Biểu tình chống Trung quốc tại Sàigòn
Hiếu Minh - VRNs
23:36 04/06/2011
Sài Gòn – Khoảng 9 giờ sáng nay, rảnh rang tôi lấy xe gắn máy chạy một vòng ra quận 1 xem có gì lạ không. Không ngờ khi chạy đến ngã tư Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Đình Chiểu xe tôi không thể đi tiếp đường PNT mà phải quẹo sang đường NĐC do cảnh sát giao thông chặn mọi xe lưu thông vào khu vực hồ Con Rùa. Tôi chạy theo hướng Nguyễn Đình Chiểu rồi qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa thấy tất cả các ngã đường vào hướng Tòa Tổng lãnh sự TQ đều bị chặn, chỉ có người đi bộ mới vào được.

Góc Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Đình Chiểu
Đoàn biểu tình di chuyển dọc đường Pasteur
Phía trước TLS Trung Quốc
Phía trước TLS Trung Quốc
Phía trước TLS Trung Quốc


Tôi giải thoát mình khỏi xe máy để đi bộ về hướng nhà thờ Đức Bà thì thấy một đoàn người rất đông đảo vừa đi vừa hô lớn tiếng những câu gì đó nghe không rõ. Càng đến gần tôi mới chắc chắn đó chính là đoàn người biểu tình chống Trung Quốc. Công an các loại, chìm cũng như nổi, thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông, dân phòng,… được huy động rất đông để giữ gìn trật tự và giao thông. Họ ngăn không cho các loại xe chạy vào giữa đoàn biểu tình.

Đoàn biểu tình đi theo hướng Pasteur rồi quẹo sang Nguyễn Thị Minh Khai để hướng về Tổng lãnh sự TQ, vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu:

- Đả đảo Trung Quốc

- Hoàng Sa, Trường Sa: Việt Nam

- Đường lưỡi bò ô nhục…
Khi đến trước Tổng Lãnh sự TQ, đoàn gặp phải các rào chắn ngang đường của công an khiến cho không thể nào tiến được nữa, đành phải quay lại đi hướng khác. Mọi người tham gia rất ôn hòa, có một bạn gái trẻ, xinh đẹp vừa đi vừa hô to: “Tẩy chay hàng TQ, không xài hàng TQ, người VN xài hàng VN…”. Tuy nhiên, một số người ở lại trước hàng rào chắn để nói chuyện với công an. Tôi nghe họ nói những điều này: chúng ta đều là người VN, tại sao chúng tôi bày tỏ lòng yêu nước mà các anh lại ngăn cản? Các anh công an mặt trẻ măng chỉ biết cuối đầu im lặng… Một người chen vào: “Mấy anh này chỉ là người thừa hành thôi. Chúng ta nên nói họ mời người chỉ huy ra”. Những người khác tiếp lời: “Xin các anh vui lòng gọi chỉ huy của các anh ra cho chúng tôi hỏi: TLS TQ chỉ thuê tòa nhà bên kia đường, nếu bảo vệ ngoại giao thì chỉ chặn rào chắn từ lề đường bên kia thôi chứ. Tại sao lại chặn cả con đường này? Bên này là đất của VN mà…”. Một lúc sau anh chỉ huy công an mặc áo thun tiến đến nói: “chúng tôi đã trao đổi và sẽ dời rào chắn qua bên kia để thông đường. Xin mọi người đừng manh động”. Đám đông vỗ tay vui mừng. Nhưng tôi chờ mãi gần 10 phút mà vẫn chưa dời rào chắn nên lách mình qua rào đi vào bên trong để qua phía tòa nhà Diamond.

Tôi quan sát thấy có mặt nhiều phóng viên các báo nước người, phóng viên của UCANews tại VN và phóng viên của VRNs (TT CCT). Khoảng 10g00 tôi nhận được tin nhà báo tự do Tạ Phong Tần khi rời nhà trọ để đi lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Kỳ Đồng đã bị công an bắt. Hiện chưa biết tình hình của chị ra sao. Đến khoảng 11 giờ, tôi lại nhận được tin một phóng viên nước ngoài rất cao to đã bị công an bắt đi.

Chúng tôi sẽ cập nhật tình hình tại Sài Gòn cho quý độc giả.