Ngày 03-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, cuộc bút chiến của Thánh Giêrôm (2)
Vũ Văn An
03:30 03/06/2008
Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, cuộc bút chiến của Thánh Giêrôm (2)

Vì trục trặc kỹ thuật, hôm qua, phần hai đã đăng thiếu đoạn 24 là đoạn sau cùng trong bài viết của Thánh Giêrôm. Chúng tôi cho đăng lại từ đoạn 23. Xin thành thực cáo lỗi cùng bạn đọc.

23. Tôi không chối là trong số những bà quả phụ cũng như những người có chồng, vẫn có những người thánh thiện; nhưng một là họ đã thôi không còn là vợ nữa hai là họ vẫn còn là vợ nhưng lại đã sống thanh khiết như trinh nữ. Thánh Tông Đồ, như thể có Chúa Kitô nói trong mình, đã làm chứng điều đó khi ngài nói rằng: “Người không có chồng thì chuyên lo việc của Chúa, họ tìm cách vui lòng Chúa: còn người có chồng thì chuyên lo việc đời: họ tìm cách làm vui lòng chồng”. Ngài để ta tự do sử dụng lý trí trong vấn đề này. Ngài không bó buộc ai cũng không muốn dẫn ai vào bẫy: ngài chỉ muốn khuyến dụ điều thích hợp khi ngài mong muốn mọi người đàn ông cũng nên bắt chước như ngài. Quả thực, ngài không nhận được một giới răn nào của Chúa buộc ta phải sống trinh khiết, vì ơn ấy vượt quá khả năng tự nhiên của con người, và quả là khiếm nhã khi buộc mọi người phải bay lên ngược với tự nhiên giới, nói cách khác là phải trở nên như thiên thần. Chính cái tinh khiết thiên thần ấy đem lại cho đức khiết trinh phần thưởng cao qúi nhất của nó, và dường như thánh Tông đồ không thích lối sống bị giằng co bởi mặc cảm tội lỗi. Tuy vậy, trong cùng mạch văn ấy, ngài thêm: “(Về vấn đề độc thân) Tôi chỉ khuyên nhủ anh em, với tư cách là người, nhờ Chúa thương, đáng được anh em tín nhiệm. Vậy tôi nghĩ rằng: vì những nỗi thống khổ hiện tại, ở vậy là điều tốt” (1Cor 7:25-26). Nỗi thống khổ hiện tại nói đây có nghĩa gì? “Khốn cho những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày ấy” (Mt 24:19. Cây gỗ lớn lên là để bị đốn xuống. Đồng lúa được gieo là để được gặt. Mặt đất đã đầy, và dân số đã quá lớn so với đất canh tác. Mỗi ngày, ta đều bị đốn ngã bởi chiến tranh, sát hại bởi bệnh tật, nuốt trửng bởi bão tố, ấy thế mà vẫn đưa nhau ra tòa vì mấy cái hàng rào ngăn tài sản. Đó chỉ là phụ khoản thêm vào luật chung do những người bước theo Con Chiên làm ra, và họ chưalàm dơ áo mặc, vì họ tiếp tục sống trong bậc đồng trinh của mình. Xin lưu ý đến ý nghĩa của chữ dơ. Tôi không muốn giải thích ở đây, sợ Helviđiô sẽ lạm dụng. Ta đồng ý với ngươi khi ngươi cho rằng có những trinh nữ chẳng khác chi gái lầu xanh; ta còn dám nói mạnh hơn vì trong số trinh nữ, có cả những dâm phụ ngoại tình nữa, và, chắc chắn ngươi còn phải ngạc nhiên hơn khi nghe người ta nói một số giáo sĩ làm nghề chủ chứa, và không thiếu các đan sĩ dâm tặc. Ai lại không hiểu ngay rằng gái lầu xanh không thể là trinh nữ, dâm tặc không thể là đan sĩ, và giáo sĩ không thể làm chủ chứa? Liệu ta có nên chỉ trích đức khiết trinh chỉ vì những người sống trong bậc đó mắc lỗi không? Đối với ta, bỏ qua những người khác và chỉ bàn đến người đồng trinh mà thôi, ta chủ trương rằng bất cứ ai tham dự vào bán buôn, dù có đồng trinh trong thân xác vì một lý do nào đó, cũng không còn đồng trinh trong tinh thần nữa.

24. Tôi đã hơi văn hoa bóng bẩy, đã làm mình biến thành như một diễn giả trên diễn đàn. Helviđiô ạ, chính anh đã buộc ta phải như vậy; vì, một cách chói sáng như Phúc Âm đang chiếu sáng hiện nay, ngươi sẽ phải nhận rằng cả hai đức khiết trinh lẫn bậc sống hôn nhân đều vinh dự như nhau. Và vì ta nghĩ rằng, khi thấy sự thật quá ư mạnh mẽ, ngươi chắc chắn sẽ quay qua hạ thấp cuộc đời ta và thóa mạ tính khí ta (đó chính là cách những mụ đàn bà yếu thế hay ngồi một góc mà đàm tiếu khi bị chủ làm mất mặt), ta nên tính trước điều đó. Ta cam đoan với ngươi ta sẽ hết sức để ý đến những riễu cợt của ngươi, vì cũng chính cái cặp môi đang tấn công ta từng đã hạ nhục đức Maria, và ta, một kẻ phục vụ Chúa, đã được ban cho một tài hùng biện cũng sang sảng như Mẹ của Ngài.
 
Bữa tiệc
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
09:36 03/06/2008
CHÚA NHẬT 10 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 9, 9-13

Thiên Chúa là người cha nhân từ, đầy lòng thương xót. Người yêu thương nhân lọai, yêu thương con người, yêu thương mỗi người. Chính vì yêu thương loài người, Thiên Chúa đã sai Con của Người là Đức Giêsu Kitô đến trần gian để sống với sống vì con người. Thiên Chúa không loại trừ bất cứ ai, không bỏ rơi bất cứ người nào. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chúa gọi ông Matthêu làm môn đệ của Người.

CHÚA CHỌN ÔNG MATTHÊU LÀM MÔN ĐỆ :

Đọc đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 9, 9-13 chúng ta như có một cái gì đó thật dễ chịu, thật xúc động. Matthêu là người thu thuế, một cái nghề đối với dân Do Thái lúc đó là nghề tội lỗi. Matthêu bị liệt vào hạng người không tốt bởi vì ông tiếp tay với Đế Quốc Lamã bóc lột dân nghèo, tiếp xúc với người La mã ngoại giáo, nên được coi là kẻ ô uế, thường phải loại ra khỏi các Hội Đường. Matthêu được gán cho là kẻ có tội công khai, không xứng đáng tiếp xúc với những người có đạo. Tuy nhiên, Chúa Giêsu lại có cái nhìn rất khác về ông. Ngài chấp nhận Matthêu với tất cả những tì vết ông đang có. Chúa không loại trừ ông, không xa tránh ông. Người yêu thương ông, thu nhận ông vào nhóm các môn đệ của Người để Người uốn nắn, đào tạo giáo dục ông. Người chọn Matthêu để Matthêu trở nên một trong mười hai trụ cột của Hội Thánh Chúa thiết lập sau này. Người nói:” Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, chỉ người đau ốm mới cần “( Mt 9, 12 ). Chúa gọi ai là tùy ý Chúa, không ai có quyền đòi Người phải tuyển lựa người này hoặc người kia theo ý riêng của mình. Matthêu đã được Chúa yêu thương đón nhận với tất cả tình thương của Người. Chính vì vậy, Chúa Giêsu đã đồng bàn với Matthêu và nhiều người tội lỗi, nghèo túng, những người bị xã hội bỏ rơi vv…

CHÚA ĐỒNG BÀN VỚI MATTHÊU VÀ NHIỀU NGƯỜI PHARISIÊU:

Kêu mời Lêvi, Chúa Giêsu đã thấu suốt lòng dạ của ông và Chúa biết Người sẽ biến đổi ông trở nên người tốt, trở nên môn đệ xây dựng Giáo Hội của Người. Chúa tuyên bố: ” Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi “ ( Mt 9, 13 ). Hạnh phúc cho Lêvi khi Chúa gọi ông và ông đã mau mắn bỏ bàn thuế, bỏ một cái nghề hái ra tiền để làm giầu, để nuôi sống bản thân và gia đình. Lêvi liền mời Chúa về nhà để mở tiệc khoản đãi Chúa và các môn đệ khác. Chúa đã không từ chối lời mời của Lêvi và đã chấp nhận dự bữa tiệc do Lêvi khoản đãi. Bởi vì Chúa hiểu rất rõ, ngồi đồng bàn với nhau có nghĩa là chấp nhận chia sẻ với nhau, chấp nhận tình thân hữu của nhau. Tin Mừng hôm nay làm nổi bật ý nghĩa bữa ăn Chúa Giêsu tham dự. Trong bữa ăn Lêvi khoản đãi Chúa và các môn đệ hôm nay nói lên tất cả lòng kính trọng, yêu mến Lêvi dành cho Chúa Giêsu. Và đối lại, xuyên suốt các Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa đã nhiều lần ngồi đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi, những người thấp cổ bé họng, những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Qua những lần ngồi đồng bàn với tất cả mọi hạng người, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu tấm lòng đầy yêu thương của Chúa. Người chứng tỏ cho nhân loại về bộ mặt đầy dịu hiền và nhân hậu của Thiên Chúa luôn có mặt trong mọi sinh hoạt của con người, của loài người, một Thiên Chúa luôn cảm thông, chia sẻ với cuộc sống của con người, và còn luôn muốn kết hợp thâm sâu với từng người. Chúa đồng bàn với Lêvi và nhiều người tội lỗi, nhiều người Biệt Phái và Pharisiêu hôm nay là để biểu lộ tình thương và nói cho mọi người biết Chúa yêu thương mọi người, Chúa yêu thương con người dù rằng người đó bị xã hội cho là tội lỗi vv…Bữa tiệc hôm nay hay nhiều bữa tiệc khác chúng ta đọc được trong các Tin Mừng đều nói cho chúng ta hay Chúa thường mượn các bữa tiệc để giới thiệu nước trời. Chúa nói: ” Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới “. Nước trời giống như một đại tiệc vui, chan hòa tình thân, chan hòa sự cảm thông và chia sẻ. Lêvi sung sướng và hạnh phúc vì qua bữa tiệc ông khoản đãi Chúa…Chúa đã cho ông thấy Nước Trời đang ở đó. Chúa Giêsu khi kêu gọi các môn đệ và xây dựng đạo Kitô ở dưới thế, Người đã không chỉ xây dựng cái bề ngoài, nhưng Ngài đã nói: ” Lòng đạo đức của các ngươi giống như sương mai buổi sớm chóng tan biến. Ta khao khát tình yêu chứ không phải các nghi lễ của các ngươi “ ( Ngôn sứ Ôsê ).

LỜI CHÚA MUỐN DẬY CHÚNG TA ĐIỀU GÌ ?:

Các bài đọc Chúa Nhật X thường niên năm A, muốn người môn đệ của Chúa, người Kitô hữu phải xem lại cách sống đạo của mỗi người. Chúa không bao giờ muốn để con người đói, con người khát. Chúa luôn muốn con người đến với Người, đồng bàn với Người và nhận lãnh lương thực là chính Mình Máu Người. Chúa mời con người đến dự bữa tối với Người, bữa tiệc Thánh Thể của Người. Chúa muốn con người kết hiệp với sự chết và phục sinh của Người. Đây là dấu chỉ lớn lao nhất về tình yêu cao vời, tình yêu tự hiến của Người:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “( Ga 15, 13 ). Thánh lễ hàng ngày chúng ta tham dự là lời mời gọi hiến tế Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Mình và Máu của Chúa là lương thực thần linh nuôi sống linh hồn chúng ta. Vâng, cuộc sống yêu thương,chia sẻ, cảm thông, tha thứ của mỗi người chúng ta sẽ nói lên sự hiện diện của Chúa và sự có mặt của Nước Trời.

Lạy Chúa, Chúa đã chọn chúng con làm môn đệ của Chúa, xin củng cố lòng tin cho chúng con để chúng con luôn biết sống yêu thương, cảm thông, chia sẻ.
 
Thường huấn Linh Mục 2008: Các ưu tiên mục vụ cho hiện tại và tương lai của giáo xứ
LM. Giuse Trương Đình Hiền
10:42 03/06/2008

THƯỜNG HUẤN LINH MỤC 2008: CÁC ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO XỨ



DẪN NHẬP



1. Căn tính của linh mục triều: được sai đi để phục vụ và xây dựng cộng đoàn:

Thời gian, sức khỏe và công việc có thể làm cho các linh mục hao mòn đi, nhưng không thể khiến tâm trí các linh mục lại quên mất điều cốt yếu làm nên căn tính của đời mình: phục vụ và xây dựng cộng đoàn tín hữu, mà những lời huấn dụ của Đức Giám Mục trong thánh lễ phong chức năm nào vẫn còn vang vọng:

“...các con hãy cố gắng quy tụ các tín hữu thành một gia đình, để các con có thể hướng dẫn họ đến với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Các con hãy luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất”(Sách nghi thức phong chức).

“Phục vụ và xây dựng cộng đoàn” lại không bao giờ là những khái niệm trừu tượng chỉ để suy tư mà là cách thể hiện cụ thể trách nhiệm của người mục tử, trách nhiệm chăn dắt các linh hồn mà ngôn ngữ thần học ngày nay gọi chung là “trách nhiệm mục vụ”. Chính vì thế, Đức cố Giáo Hoàng G.P.II, trong Tông huấn “Pastores dabo vobis” đã lặp lại giáo huấn của Công Đồng Vatican II về tầm quan trọng trong việc đào tạo mục vụ cho các chủng sinh:

“Bởi đó, trong mọi phương diện, nền đào tạo ấy phải mang một tính chất thiết yếu mục vụ. Sắc lệnh Công Đồng Optatam totius đã khẳng định rõ ràng điều nầy khi đề cập đến các đại chủng viện: “Nền giáo dục trọn vẹn dành cho các học sinh ở các đại chủng viện phải nhắm hướng làm cho họ trở nên thực sự là những mục tử chăn dắt các linh hồn, noi gương Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, là Thầy, Linh mục và Mục Tử...” (Tông huấn Pastores dabo vobis số 57)

Tuy nhiên, các mục tử cũng phải luôn cảnh giác để khỏi rơi vào “chủ nghĩa công chức” (Fonctionnalisme) như lời khuyến dụ trong tài liệu “Kim Chỉ Nam cho Thừa tác vụ và đời sống linh mục”

“Ngày nay, đức ái mục vụ có nguy cơ mất hết ý nghĩa do cái mà người ta có thể gọi là “chủ nghĩa công chức” (Fonctionnalisme). Thật ra, cũng không hiếm thấy nơi một vài linh mục ảnh hưởng của một não trạng có nguy cơ thu hẹp chức tư tế thừa tác vào những khía cạnh thuần túy công vụ. “Lam”linh mục, thi hành một số dịch vụ đặc thù và bảo đảm vài ba công vụ là tất cả lẽ sống của đời linh mục. Qua niệm hẹp hòi nầy về căn tính và thừa tác vụ linh mục có nguy cơ đưa cuộc sống linh mục vào một sự trổng rỗng thường được bù trừ bằng những lối sống không phù hợp với thừa tác vụ của mình” (Kim Chỉ nam số 44)

Thiết tưởng không cần phải lặp lại nhiều hơn nữa những chỉ dẫn cơ bản và truyền thống về vị trí và vai trò quan yếu của “loại hình mục vụ” trong “chức vụ và đời sống linh mục”. Tuy nhiên, để làm mục vụ cho tốt và thành công, tiên vàn người mục tử cũng như cộng đoàn được giao phải “biết địch biết ta”. Hay nói cách khác, hãy thử làm cuộc điều tra về bối cảnh mục vụ của các giáo xứ mà ở đó, bao nhiêu “hiện tượng tiêu cực” và thách đố xã hội đang áp lực nặng nề.

2. Những hiện tượng tiêu cực và thách đố xã hội mà các cộng đoàn mục vụ và người mục tử hôm nay và ngày mai phải đối mặt:

a/. Phân tích theo kiểu thần học, sách vở:

Với hai chương “Tin Mừng hôm nay: những triển vọng và những trở ngại” và “Những người trẻ đứng trước ơn gọi và việc đào tạo linh mục” của Tông huấn Pastores dabo vobis, Đức Cố giáo hoàng G.P. II đã “điểm danh” một số những hiện tượng đang thách đố dữ dội niềm tin Kitô hữu, sự ổn định cộng đoàn và các loài hình mục vụ truyền thống. Đại loại đó là các hiện tượng sau:

- Những hình thái tôn giáo phi Thiên Chúa và nhiều giáo phái

- Chủ nghĩa duy chủ thể vây kín ngôi vị trong cá nhân chủ nghĩa dẫn đến tình trạng vô tâm, bại liệt chiều kích thiêng liêng, tôn giáo và tình liên đới. (Không còn khả năng để dấn thân hy sinh, quảng đại)

- Chủ nghĩa vô thần thực hành và hiện sinh cùng với nhãn giới trần tục hóa đời sống và vận mệnh con người. (Có thực mới vực được đạo. Đi lễ, đọc kinh có nuôi sống được không...)

- Thực tại gia đình đang bị thoái hóa, ý nghĩa đích thực của tình dục con người lu mờ hoặc bóp méo. (Đơn thuần chỉ là thỏa mãn yêu cầu hay đáp ứng như một món hàng tiêu dùng)

- Bất công và chênh lệch trong lãnh vực kinh tế, xã hội (Giàu: đua đòi, trụy lạc. Nghèo: thất vọng, bất cần, làm bất cứ gì miễn có tiền...)

- Sự ngu dốt, thiếu hiểu biết về tôn giáo lại bị chi phối bởi các sứ điệp nghịch chiều do các phương tiện truyền thông mạnh hơn của xã hội.

- Sự đa nguyên trong các lãnh vực thần học, văn hóa và mục vụ dẫn tới bất hiệp nhất, coi thường Huấn Quyền và phẩm trật

- Giản lược sự phong phú và mục tiêu tối hậu của Tin Mừng thành công cụ giải phóng chính trị hay dẫn tới hình thái mê tín dị đoan.

- Sự chung chạ các cộng đồng sắc tộc, tôn giáo dẫn tới chủ nghĩa tương đối (kiểu đạo nào cũng tốt).

- Chủ nghĩa duy chủ thể đức tin (Chỉ tin những gì thích hợp với mình), nại tới tính bất khả xâm phạm của lương tâm (tội hay không tội là do chính mình...), kinh nghiệm lệch lạc về tự do...

- Các tín hữu bị bỏ rơi trong những giai đoàn lâu dài, thiếu sự trợ giúp mục vụ thích đáng.

- Xã hội tiêu dùng mê hoặc (Mối quan tâm hàng đầu là tiện nghi, chiếm hữu nhiều của cải...)

Bổ túc thêm:

- Hiến chế mục vụ “Giáo Hội trong thế giới hôm nay”, chương nhập đề: Thân phận con người trong thế giới hôm nay, từ số 4-10

- Tông huấn “Kitô hữu giáo dân” của Đức G.P.II, Chương nhập đề: Những thúc bách hiện tại của thế giới, từ số 3-6.

b/. Phân tích theo thực tế “mắt thấy tai nghe”

- Các cộng đoàn vùng quê:

- Nghèo, lam lủ, thất học

- Thiếu các chuyên viên mục vụ (tập hát, đệm đờn, dạy giáo lý, âm thanh, ánh sáng, trang trí...)

- Giới trẻ bỏ quê lên thành và học đòi bao điều tiêu cực từ thành mang về.

- Quen tâm lý xin, nhận, được phục vụ và xa lạ với tinh thần cho, phục vụ.

- Thể hiện đức tin thường gắn với hình thức bên ngoài.

- HĐGX ỷ nại vào cha sở, thầy, xơ, giáo dân ỷ nại vào HĐGX và một số ít người siêng.

- Thích gây phong trào nhất thời mà ít trung thành bền bĩ.

- Sơ sài giáo lý, ít thuộc kinh, xa lạ với Lời Chúa.

- Tinh thần cục bộ, gia tộc, chú trọng tới các lợi lộc, dễ bị kích động vì những điểm nhỏ nhen.

- Thiếu các phương tiện (cơ sở, dụng cụ) và chưa ứng dụng được các phương tiện truyền thông

- Các cộng đoàn thành phố:

- Tinh thần cá nhân chủ nghĩa, thiếu sự gắn kết cộng đồng.

- Thực hành đạo chủ yếu theo quán tính và đám đông, nhu cầu “giải trí tinh thần” hơn là “cảm thức đức tin. (Người ta đi mình cũng đi, không đi thấy kỳ, thiếu thiếu sao đó...)

- Dễ tích hợp thành nhóm khép kín (GLV, Ca đoàn, Junior, Legio Mariae, cựu TSC, HTDC...)

- Chủ quan, tự hào với cái mốt “thành phố” (ăn mặc, phong cách tham dự pv, học giáo lý)

- Giới trẻ bị cuốn hút với việc làm và hưởng thụ, đua đòi, học sinh bị quá tải vì học thêm....

- Giới giàu cố phấn đấu để thuộc đẳng cấp giàu (nhà cửa, xe cộ, quan hệ hôn nhân...), giới nghèo có vẻ khép kín, mặc cảm, xa rời cộng đoàn)

- Bị chi phối bởi lịch sinh hoạt nghề nghiệp, gia đình (Tham dự PV vội vã, ít quan tâm tới công việc chung của cộng đoàn...)

- Ưa đòi hỏi, hay chỉ trích, phê bình, coi thường giới tu (cha, thầy, xơ...)

. ...V...V...

c/. Cũng đừng quên nhìn lại chính mình

Hơn ai hết, chính bản thân linh mục luôn ý thức “thân phận con người” của mình với bao nhiêu giới hạn, khiếm khuyết, mà nếu thiếu sự trợ lực của “grâce d’ état”, e rằng sẽ nắm chắc phần thất bại.

Thử liệt kê ra đây vài giới hạn thường tình:

- Chưa bao giờ được đào tạo chuyên ngành về nghệ thuật quản trị, điều hành...

- Kiến thức thần học được tiếp thu nơi đại chủng viện thường mang nặng tính lý thuyết hơn là nhắm đến thực hành.

- Không được phú ban những năng khiếu cần thiết thích hợp cho lãnh vực mục vụ: tài ăn nói, nghệ thuật lãnh đạo, các năng khiếu nghệ thuật, mỹ thuật (âm nhạc, hội họa, kiến trúc...), óc hài hước, tài thu phục nhân tâm...

- Không bắt kịp các trào lưu và xu thế văn hóa, triết học, khoa học đương đại.

- Thiếu khả năng sở hữu và ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại: vi tính, internet...

- Sức khỏe, bệnh tật, tuổi tác, tính tình, tài chánh...

Đứng trước những thực trạng như thế, người mục tử được sai đến phục vụ cộng đoàn sẽ phải chuẩn bị những hành trang mục vụ nào khả dĩ để mình khỏi sớm “bị đào thải” mà cộng đoàn lại được thăng tiến và phát triển sinh động ?

Quả là một bài toán khó. Một nan đề mà ngoài ân sủng của Thánh Thần, sức con người không thể kham nổi. Tuy nhiên, “Chúa là nơi con nương tựa”, và “Ơn ta có đủ cho con”, nên “nầy con xin đến”, và đây có thể là những điều cần cho các linh mục đang thao thức khi đến với cộng đoàn:

3. Cần những định hướng và lựa chọn các ưu tiên mục vụ thích hợp để xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ.

Làm sao xác định và chọn lựa được những ưu tiên mục vụ thích hợp ?

Thưa rằng:

- Phải đặt nền tảng trên 3 chức năng trong thừa tác vụ linh mục của Chúa Giêsu: TƯ TẾ, NGÔN SỨ VÀ VƯƠNG ĐẾ.

- Phải theo định hướng của Giáo Hội (Văn kiện Công Đồng, giáo huấn của ĐGH, Giám mục địa phương...)

- Phải xuất phát từ hiện tình mục vụ thực tế và điều kiện khả thi của cộng đoàn.

- Phải vì mục đích tối hậu “vinh danh Chúa, vì phần rỗi anh em” chứ không vì để thỏa mãn các ước mơ và dự phóng cá nhân.

- Phải bảo đảm không để thành phần nào của cộng đoàn bị thiệt nhưng mọi người đều hưởng được lợi ích thiêng liêng.

- Phải hội đủ hai chiều kích: vừa nghiêm túc truyền thống (ôn cố) vừa sinh động cập nhật (tri tân)

PHẦN KHAI TRIỂN



A. CÁC ĐỐI TƯỢNG MỤC VỤ KHÔNG THỂ THIẾU

Không thể thiếu, vì tất cả đều gắn liền với nhịp sống đức tin; nhưng không nhất thiết phải đủ, vì có những cộng đoàn chưa hội đủ điều kiện để trở nên một mô hình mục vụ hoàn chỉnh, đáp ứng mọi yêu cầu và chiều kích sinh hoạt của cộng đoàn.

Sau đây là một bảng đề nghị các đối tượng mục vụ thường có trong sinh hoạt của một giáo xứ.

1. Mục vụ về Tổ chức-Điều hành tổng quát: Phương cách mục vụ để thiết chế và xây dựng cộng đoàn, qui hoạch tổng thể và định hướng nhịp sinh hoạt, mọi hình thái sinh hoạt mục vụ trên bình diện tổng quan. (Cụ thể: cần xây dựng Nội quy giáo xứ, điều lệ hướng dẫn tổ chức và điều hành Hội đồng mục vụ, Hội đồng giáo xứ, Ban hành giáo, phương án mục vụ hàng năm…)

2. Mục vụ Phụng vụ tổng quát: Phương án tổng quát giúp cộng đoàn sống và thực thi chức năng Tư Tế của Chúa Giêsu. Cụ thể, đó là hướng dẫn thực hiện quy cách thực hành Phụng vụ sao cho đúng, đẹp và mang lại các hiệu quả thiêng liêng. (Các bí tích, Thánh lễ, Ca đoàn, lễ sinh, nghệ thuật thánh, tác viên PV…)

3. Mục vụ huấn giáo: Phương án tổng quát giúp cộng đoàn sống và thực thi chức năng Ngôn Sứ của Chúa Giêsu. Cụ thể, đó là định hướng, phối hợp toàn bộ sinh hoạt giáo lý trên những nguyên tắc chỉ đạo đúng đắn, áp dụng khả thi (Tổ chức điều hành giáo lý tổng quát, phương án giáo lý hàng năm, giáo lý viên, chương trình giáo lý, các đối tượng huấn giáo, tư liệu và phương tiện giáo lý…)

4. Mục vụ các hội đoàn, các giới: Công tác phối kết, huấn luyện, phát triển các hội đoàn, đoàn thể và định hướng đưa vào sinh hoạt mục vụ chung của giáo xứ. (Legio Mariae, Các Bà mẹ công giáo, cựu chủng sinh-tu sĩ, nhà giáo, sinh viên-học sinh, thiếu nhi, giới trẻ, gia trưởng…)

5. Mục vụ văn hóa-nghệ thuật: Ứng dụng và phát triển lãnh vực văn hóa-nghệ thuật làm khí cụ chuyển tải chân lý Phúc âm và thăng tiến phẩm giá Kitô hữu. (Báo chí, trang trí, các loại hình văn nghệ, văn hóa…)

6. Mục vụ truyền thông: Phối hợp, kiện toàn và ứng dựng các phương tiệnh truyền thông vào các lãnh vực mục vụ. (Âm thanh, ánh sáng, phát thanh, truyền hình, đèn chiếu, internet…)

7. Mục vụ bác ái-xã hội: Kế hoạch mục vụ giúp cộng đoàn tích cực và cụ thể sống tình bác ái huynh đệ, tương thân tương ái, thể hiện tinh thần “người Samaritanô nhân hậu”. (Xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thiên tai, công tác từ thiện bác ái…)

8. Mục vụ giáo dục-học đường: Kế hoạch thực hiện “nền giáo dục Kỉô giáo” trên địa bản mục vụ và với điều kiện có trong tầm tay. (Trường học, quỹ khuyến học, hỗ trợ học sinh nghèo, chăm sóc svhs…)

9. Mục vụ hôn nhân-gia đình: Triển khai thực hiện các định hướng và ứng dụng mục vụ liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình. (chuẩn bị hôn nhân, các gia đình trẻ, hôn nhân rối, kinh nguyện gia đình)

10. Mục vụ Dự tòng-Tân tòng: Kế hoạch giúp thực hiện việc dạy giáo lý, chăm sóc đức tin cho các dự tòng cũng như những người vừa được gia nhập Kitô giáo. (mục vụ dự tòng, mục vụ hậu tân tòng)

11. Mục vụ quản lý tài sản và xây dựng: Kế hoạch quản lý và phương án phát triển tài sản giáo xứ. (Hồ sơ đất đai, xây dựng, kế hoạch mục vụ tài chánh…)

12. Mục vụ bệnh nhân, tử táng: Kế hoạch mục vụ chăm sóc bệnh nhân, người già, kẻ liệt, tử táng. Bảo vệ và xây dựng nghĩa trang…

13. Mục vụ liên lạc, đối thoại liên tôn: Kế hoạch mục vụ giúp giáo xứ bắt nhịp liên hệ với các đối tượng bên ngoài. (Liên lạc chính quyền dân sự, đối thoại với các tôn giáo bạn…)

14. Mục vụ truyền giáo: Ứng dụng các định hướng chung vào các lãnh vực liên quan tới sinh hoạt “Loan Báo Tin Mừng”: (các đối tượng và vùng truyền giáo, phương cách ứng dụng…)

15. Mục vụ ơn gọi linh mục, đời sống thánh hiến: Chương trình hành động tổng quát về việc đào tạo và phát triển ơn gọi tu trì. (Đào tạo chủng sinh và ơn gọi tu trì, thiết lập các quan hệ hữu hảo giữa giáo xứ và các cộng đoàn tu sĩ giúp mv…)

B. LỰA CHỌN TRIỂN KHAI MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN

1. Mục vụ về Tổ chức-Điều hành tổng quát.

Đây là “khâu mục vụ” mang tính định hướng và chỉ đạo tổng quát. Nếu không có loại hình mục vụ nầy, mọi sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ có nguy cơ cứ ở trong tình trạng lấp lửng, dễ biến động thay đổi, và đôi khi, không biết giải quyết cách nào khi có những vụ việc đặc biệt xảy ra.

Đề nghị một lộ trình thực hiện: Xây dựng văn bản định hướng, phối trí nhân sự và xác lập chương trình hành động.

Văn bản định hướng

Cần nghiên cứu kỷ để hình thành những “văn bản định hướng mục vụ” cho giáo xứ. Trước hết, cần một bảng Nội Quy làm “cơ sở pháp lý” để định hình việc tổ chức và điều hành mục vụ tổng thể. (Phần nào giống như một bản “Hiến Pháp” của một quốc gia). Dưới ánh sáng của bảng “Nội quy” nầy, việc tổ chức giáo xứ và các điều lệ hướng dẫn mục vụ chuyên biệt sẽ hình thành.

Đào tạo và phối trí nhân sự:

Một khi đã có nội quy và các điều lệ hướng dẫn mục vụ, điều còn lại là công tác phối trí nhân sự. Dĩ nhiên, công tác nầy đã được định hướng bởi các điều lệ. Cần có kế hoạch đạo tạo thường xuyên cho các thành viên đương nhiệm và các thành viên dự kiến trong tương lai.

Chương trình hành động:

Có văn bản định hướng, có nhân sự điều hành, bây giờ chỉ còn việc “bắt tay vào việc”, hay nói cho có vẻ chuyên môn: cần có chương trình hành động. Chương trình nầy có thể dài hạn (3 năm, 1 năm) hay ngắn hạn (6 tháng, 3 tháng). Điều quan trọng là chương trình đó không đi ngoài định hướng chung của Hội Thánh hoàn vũ, hoặc lãnh đạm thờ ơ với chủ trương mục vụ của Hội Thánh địa phương (HĐGMVN, GPQN,...). Muốn như thế, cần có một “Phương án mục vụ tổng quát” hướng dẫn toàn bộ sinh hoạt của giáo xứ trong một thời gian nhất định (Theo Năm Phụng Vụ chẳng hạn...)

Tư liệu tham khảo:

- Nội quy giáo xứ Tuy Hòa

- Điều lệ Hội đồng mục vụ-Hội đồng giáo xứ-Ban hành giáo giáo xứ Tuy Hòa.

- Phương án mục vụ tổng quát năm 2008


2. Mục vụ Phụng vụ

Là người được lãnh nhận chứ Tư tế thánh, thừa tác viên chính thức và cần thiết của các cử hành Phụng vụ, các linh mục không được quên lời huấn dụ khi tiến chức:

“Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế trên bàn thờ...” (Nghi thức phong chức linh mục).

Và hãy luôn nhớ giáo lý của Công Đồng về vị trí ưu tiên của Phụng vụ thánh:

“Phụng vụ là tột dỉnh mà mọi hoạt động của Giáo Hội qui hướng về đồng thời tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (PV số 10).

Để giúp cho sinh hoạt mục vụ Phụng vụ được ổn định, sinh động và đúng hướng, cần lưu ý:

Đề xuất các quy định tổng quát cho các sinh hoạt Phụng vụ (Các bí tích, Thánh lễ, Ca đoàn, lễ sinh, nghệ thuật thánh, tác viên PV…).

Ngoài các hướng dẫn rõ ràng của luật “Chử Đỏ”, cần quy định những quy cách phụng vụ thích hợp với không gian, thời gian và điều kiện riêng của cộng đoàn, như:

- Lịch cử hành Phụng vụ: thánh lễ, Rửa tội, Giải tội, Trao của ăn đàng, Xức dầu kẻ liệt, chầu Giờ thánh...

- Hướng dẫn quy cách cử hành Phụng vụ: Lễ trọng, lễ kính, lễ Chúa Nhật, Hôn phối, An táng, y phục độc viên, cách rước lễ, phụng vụ tại gia, hát phụng vụ, việc thực hành kinh nguyện cộng đồng...

- Hướng dẫn thực hành phụng vụ cụ thể theo từng đối tượng và thời điểm: Giáng Sinh, Mùa Chay, Tuần Thánh-Phục sinh, Tết, Phong chức, tháng Đức Mẹ, mùa Các Đẳng...

Đào tạo tác viên phụng vụ: Độc viên, dẫn lễ, giúp lễ, ca trưởng...

Phối hợp các lãnh vực liên quan đến phụng vụ: Ban lễ nghi, ca đoàn, âm thanh, ánh sáng, trang trí...

Tư liệu tham khảo:

- Bảng hướng dẫn Phụng Vụ Tuần Thánh Phục sinh

- Hướng dẫn cử hành phụng vụ và kinh nguyện tại gia đình


3. Mục vụ huấn giáo:

Lại cũng cần nhắc lại lời giáo huấn của Đức Giám Mục trong lễ nghi phong chức:

“Còn các con thân mến ! Các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nôi dân Thiên Chúa...”

(Cf. Đọc thêm: Kim chỉ nam số 47)

Vì liên quan đến chân lý đức tin, giáo dục các tâm hồn, mục vụ huấn giáo không thể bị xem thường hay được thực thi cách sơ sài, không định hướng, chắp vá, mang tính “đối phó”...

Sau đây là mấy đề nghị thực hành:

Kiện toàn khâu “Tổ chức và điều hành tổng quát”:

- Nên có một “Lược đồ tổng thể”: Việc tổ chức và điều hành, các đối tượng giáo lý, ban chuyên trách...

- Nên có một “phương án mục vụ giáo lý hàng năm” (chương trình hành động cụ thể trong năm)

Kế hoạch đào tạo giáo lý viên dài hạn và ngắn hạn.

Kế hoạch đầu tư cho mục vụ giáo lý: Cơ sở, dụng cụ, tư liệu, thủ bản...

Tư liệu tham khảo:

- Phương án mục vụ huấn giáo niên khóa 07-08 giáo xứ Tuy Hòa

- Chương trình Giáo lý Phổ thông


4. Mục vụ văn hóa-nghệ thuật

Kitô giáo vốn tự hào về “nền văn minh Kitô giáo” của mình bởi vì đã là nguồn cảm hứng mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục đối với các loại hình văn hóa và nghệ thuật của nhân loại (âm nhạc, hội họa, kiến trúc, văn chương, thi ca...). Hơn nữa, văn hóa, nghệ thuật còn là phương tiện tối cần và hữu dụng trong việc chuyển tải chân lý đức tin. Lịch sử truyền giáo tại Việt nam đã khẳng định điều nầy. Vì thế, không thể bỏ qua hay xem thường loại hình mục vụ nầy trong sinh hoạt sống đạo của cộng đoàn dân Chúa.

Sau đây là mấy yếu tố cần lưu ý trong lãnh vực mục vụ nầy:

Chuyên ban mục vụ văn hóa-nghệ thuật: đặc trách các chuyên mục: trang trí khánh tiết, báo chí, các sinh hoạt tọa đàm văn hóa, văn học, giúp đào tạo người viết văn, làm thơ, nghiên cứu, thiết lập phòng đọc sách, thư quán, nhà truyền thống hay thư viện, xuất bản sách...

Các công tác văn hóa trong các dịp trọng điểm mục vụ: Giáng Sinh, Phục Sinh, ngày truyền thống Bổn mạng, Tết, các sinh hoạt đặc biệt (Kỷ niệm ngày thành lập xứ, các giải thưởng...)

Tư liệu tham khảo:

- Giải văn hóa-đức tin Nguyễn Xuân Văn


5. Mục vụ hôn nhân-gia đình

Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Mục vụ “Gaudium et Spes”, đã dành chương đầu với các số từ 47-52 trong Phần II: Những vấn đề khẩn thiết, để tập chú vào chuyên đề: Giá trị của hôn nhân và gia đình.

Quả thật, hôn nhân-gia đình đúng là “điểm nóng mục vụ” mà bất cứ cộng đoàn nào cũng phải quan tâm, như lời huấn dụ của Đức Cố Giáo Hoàng G.P. II trong Tông huấn về gia đình:

“Vì thế, cũng cần nhấn mạnh một lần nữa rằng Hội Thánh phải cấp bách tổ chức một sự can thiệp có tính cách mục vụ để nâng đỡ gia đình. Cần phải cố gắng hết sức có thể để mục vụ gia đình được củng cố và phát triển, trở thành một ngành thật ưu tiên, vì chắc chắn trong tương lai việc loan báo Tin Mừng phần lớn tùy thuộc nơi Hội thánh tại gia đình” (Tông huấn gia đình số 65)

Sau đây là một số chuyên đề trong lãnh vực mục vụ hôn nhân-gia đình mà giáo xứ có thể triển khai thực hiện:

Mục vụ tiền hôn nhân: giáo lý chuẩn bị hôn nhân căn bản

Mục vụ đính hôn và lãnh nhận bí tích Hôn Phối.

Mục vụ gia đình: Chương trình giáo dục thường xuyên các gia đình trẻ, Sổ gia đình, hình gia đình, quản lý gia đình công giáo, phụng vụ và kinh nguyện gia đình, mục vụ các gia đình rối...

Tài liệu tham khảo:

- Sổ gia đình Công giáo giáo xứ Tuy Hòa

- Tài liệu phụng vụ tại gia


6. Mục vụ Dự tòng-Tân tòng

Cần phải lặp lại giáo huấn của Hội Thánh về vị trí và quyền lợi của các Dự tòng trong sinh hoạt của Dân Chúa:

“Phần những người dự tòng, nhờ Thánh Thần thúc đẩy, nếu minh nhiên xin gia nhập Giáo Hội, thì do chính ước muốn ấy, họ đã được kết hợp cùng Giáo Hội rồi; và Giáo Hội là Mẹ hiền yêu thương săn sóc họ như con cái mình” (Hiến chế Giáo Hội số 14)

Như thế, cần có một chương trình mục vụ dành cho Dự tòng-Tân tòng, một kế hoạch chăm sóc dài hơi, chứ không phải đơn thuần chỉ cần mở một lớp giáo lý cấp tốc cho họ lãnh các bí tích, rồi coi như không còn gì để quan tâm.

Sau đây là một số đề nghị trong chuyên đề mục vụ nầy:

Cần một kế hoạch mục vụ ưu tiên thay vì một biện pháp đối phó và một chương trình thường xuyên thay vì một giải pháp bất đắc dĩ.

Đề nghị một chương trình mục vụ dự tòng bao gồm: giáo lý, phụng vụ, cầu nguyện, hiệp thông.

Chương trình mục vụ hậu tân tòng: liên lạc, gặp gỡ, đại hội, trao trách nhiệm mục vụ...

Tư liệu tham khảo:

- Tài liệu giáo lý Tiền Dự Tòng


7. Mục vụ các hội đoàn

Đã có một thời,các hội đoàn Công giáo tiến hành nở rộ: Liên MinhThánh Tâm, HùngTâm dũng chí, Bác ái Vinh Sơn, Legio Mariae, Thanh-thiếu sinh công, Hướng đạo Công giáo, Thanh lao công, Các bà mẹ Công giáo...

Và tới một thời, tất cả phải “đội nón ra đi”, chỉ còn một hội đoàn duy nhất: Giáo Hội mà đơn vị nhỏ nhất là giáo xứ hay giáo họ. Nhưng, đức tin không vì thế mà tiêu tán. Có khi nhờ thế mà được thanh lọc, tẩy luyện cho tinh ròng hơn, cứng cáp hơn.

Nói thế không có nghĩa chủ trương rằng: Mục vụ ngày nay không cần đến các hội đoàn. Trái lại, rất cần. Vì, trong một nghĩa tích cực, các hội đoàn chính là “cánh tay nối dài của cha sở”. Chính vì thế, cần có những yếu tố sau đây để xây dựng chương trình mục vụ các hội đoàn.

Huấn luyện “tinh thần hội đoàn”

Đào tạo các hạt nhân

Cung ứng và hỗ trợ các yêu cầu

Định hướng sinh hoạt và thường xuyên phối hợp mục vụ

Tài liệu tham khảo:

- Điều lệ hướng dẫn sinh hoạt hội Nhà giáo Công Giáo

- Điều lệ hướng dẫn sinh hoạt ca đoàn


8. Mục vụ ơn gọi linh mục, đời sống thánh hiến

Tài liệu “Kim Chỉ Nam cho Thừa tác vụ và đời sống linh mục” đã nêu bật:

“Linh mục cần lưu tâm cách riêng đến mục vụ ơn gọi, không quên khuyến khích cầu nguyện theo ý chỉ đó, bỏ công sức ra cho Giáo lý ơn gọi, lo huấn luyện các em giúp bàn thờ, cổ võ sáng kiến thích hợp bằng tiếp xúc cá nhân, nhằm phát hiện những tài năng và biết nhận ra thánh ý Thiên Chúa để giúp can đảm lựa chọn theo Đức Kitô”

“Đó là một “đòi hỏi không thể lẫn tránh của đức ái mục vụ” là mỗi linh mục tiếp tay với ơn Chúa Thánh Thần, quan tâm khơi dậy ít nhất một ơn gọi linh mục để có thể tiếp nối thừa tác vụ của mình”.

(SĐD số 32).

Ở đây, mục vụ ơn gọi không chỉ nhắm đến công tác chuẩn bị và đào tạo ơn gọi mà còn nhấn mạnh đến khía cạnh linh mục sống ơn gọi linh mục của chính mình và trong tương quan với các linh mục và tu sĩ khác.

Một số gợi ý cho lãnh vực mục vụ nầy:

Linh mục sống ơn gọi linh mục của chính mình

“Chắc chắn, sự ý thức rõ ràng về căn tính của mình, sự mạch lạc trong đời sống, niềm vui trong sáng và lòng nhiệt thành thừa sai tạo nên những nguyên tố cần thiết cho mục vụ ơn gọi.” (SĐD số 32)

Linh mục trong tương quan với anh em linh mục

“Tình bạn linh mục chín chắn và thâm sâu, được coi như nguồn gốc phát sinh sự thanh thản và niềm vui lúc thi hành thừa tác vụ...” (SĐD số 32)

Linh mục trong quan hệ với các tu sĩ giúp mục vụ

“Ngài phải lưu tâm đặc biệt đến mối tương quan với các anh chị em dấn thân sống đời thánh hiến đặc biệt cho Thiên Chúa, dù họ thuộc về hình thức nào, bằng cách bày tỏ một sự quí mến chân thành và một tinh thần cọng tác tông đồ đích thực trong sự tôn trọng và thăng tiến những đặc sủng riêng tư của họ...” (SĐD số 31)

Rõ ràng, tách bạch trong trách nhiệm mục vụ, trong quản lý cơ sở và đất đai.

Linh mục trong kế hoạch đào tạo ơn gọi chủng sinh và tu sinh: Từ xa trong gia đình cho đến môi trường giáo xứ, học đường...

Tài liệu tham khảo:

- Linh đạo dành cho linh mục coi xứ


PHẦN KẾT LUẬN



Tại làm sao tôi phải “thao thức mục vụ” ?

Vì Giáo Hội, Giáo phận đang cần những “người canh gác đêm” (Is 21,11-12) tỉnh thức, sắp sẵn trên vọng gác của tòa nhà Giáo Hội, hay sinh động, mau mắn trên những “thảo nguyên của cuộc đời” để cộng đoàn Dân Chúa luôn biết bừng dậy trong hy vọng hoan vui đón mừng Ngày Chúa đến (Is 52,7-9); nhưng nhất là để trung thành với căn tính linh mục của chính mình, để mình được nên thánh mà theo ngôn ngữ của Chúa Giêsu đó chính là: “Để phục vụ và hiến dâng mạng sống” (Mt 20,24-28)

Và như thế, “thao thức mục vụ” không phải chỉ là “vấn đề của tâm lý” hay nổi bức xúc do tác động xã hội và những yêu cầu của tương lai, nhưng là một chiều kích chính yếu không thể thiếu trong linh đạo của người linh mục hôm nay và ngày mai.

Thật vậy, đối với linh mục, nhất là linh mục giáo phận, linh mục coi xứ, thì việc nên thánh không thể tách khỏi môi trường mục vụ, công tác mục vụ, cộng đoàn mục vụ. Bởi lẽ, linh mục không phải nên thánh cho riêng mình, mà phải nên thánh cho, vì, với và nhờ công đoàn mà mình phục vụ.

Tông huấn Pastores dabo vobis dành trọn 6 số (từ 21-26) để triển khai khía cạnh “linh đạo mục vụ” nầy qua hai nội dung chính: - Đức Ái mục vụ và – Thi hành thừa tác vụ.

“Đời sống thiêng liêng của các thừa tác viên Tân ước phải được đóng ấn bằng thái độ tiên khởi ấy, thái độ phục vụ đối với Dân Thiên Chúa” (TH.Pastores dabo vobis số 21).

“Linh mục sống trong một bầu khi liên lỷ ứng trực và sẵn sàng để cho mình bị chộp giữ hay, có thể nói, để cho mình “bị ăn” do bởi những nhu cầu và những đòi hỏi, dỉ nhiên cần phải hợp lý của đoàn chiên” (28)

Điều đó cũng đã được chính Công đồng Vatican II khẳng quyết trong Sắc lệnh Đào tạo linh mục: Hoạt động mục vụ sẽ giúp kiên cường đời sống tu đưc:

“Tốt hơn phải vì đó huấn luyện cho họ biết dùng chính hoạt động mục vụ của họ, để kiên cường đời sống tu đức cho thật vững mạnh” (Đào tạo linh mục, số 9)

Từ những gợi ý đó, chúng ta có thể dừng lại trên những lưu ý nầy:

Cộng đoàn có nhiều hoa trái thánh thiện (Trẻ em, các người già lảo, những người cha, người mẹ âm thầm thánh thiện trong trong vất vả khó nghèo, những bạn trẻ nam nữ anh hùng và can đảm nói không với những đua đòi và cám dỗ hưởng thụ…); và trong đời sống giáo dân có nhiều nhân đức mà linh mục không có hay ít có: nhân đức nghèo, khổ, vất vả nhọc mệt, túng thiếu, đầu tắt mặt tối, bệnh hoạn tật nguyền, mất con, mất vợ…).

Vì thế, linh mục đừng bao giời tự cho mình là “đấng ban phát sự thánh thiện”, là “thầy dạy đàng nên thánh” để luôn “lấy làm đủ” và xem thường, không tìm học hỏi được gì nơi cộng đoàn.

Thao thức mục vụ chính là không ngừng tìm kiếm và học hỏi kho tàng thánh thiện vô giá của Dân Chúa.

TƯ LIỆU THAM KHẢO



Hiến chế Giáo Hội (Ánh sáng muôn dân)

Hiến chế Phụng vụ

Hiến chế mục vụ (Vui mừng và Hy vọng)

Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục

Sách Nghi lễ phong chức linh mục

Tông huấn Pastores dabo vobis

Tông huấn Kitô hữu giáo dân

Tông huấn gia đình

Kim chỉ nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục

Các tài liệu chỉ nam mục vụ giáo xứ Tuy Hòa


CÁC CÂU HỎI GỢI Ý XUNG QUANH CHỦ ĐỀ

CÁC ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO XỨ

1. Nếu được tự do chọn lựa giữa công tác chuyên môn và phụ trách mục vụ giáo xứ, cha thích chọn công việc nào ?

2. Cha có thể đề nghị một danh mục đầy đủ và theo trật tự ưu tiên các loại hình sinh hoạt mục vụ của một giáo xứ.

3. Theo cha, để xây dựng, củng cố và phát triển một cộng đoàn mục vụ (giáo họ, giáo xứ), thì cần những yếu tố then chốt nào ?

4. Cha đang phát hiện ra những tác động tiêu cực nào của xã hội trên sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn cha đang phụ trách ?

5. Đâu là “căn bệnh thâm căn cố đế” (tật xấu, thói quen xấu...) mà cộng đoàn cha phụ trách đang mắc phải khiến sinh hoạt mục vụ cứ ì ạch, không tiến triển, trưởng thành?

6. Nhân sự mục vụ thiếu trầm trọng ! Đồng ý. Nhưng “kế hoạch đầu tư” đã có chưa và thế nào ?

7. Đã ứng dụng tới đâu các phương tiện truyền thông (Mass Media) vào sinh hoạt mục vụ ? Thử đề nghị vài mô hình ứng dụng hiệu quả.

8. Nếu được “chuyên tu mục vụ” (thường huấn), cha thích chọn môn gì và cần bồi dưỡng chuyên sâu lãnh vực nào ?
 
10 ngày cầu nguyện với 1 bạn sinh viên
Pierre TRAN Mến Yêu
12:17 03/06/2008
10 ngày cầu nguyện với 1 bạn sinh viên

Lời giới thiệu
của một bạn sinh viên sau khi đọc 10 bài cầu nguyện của Pierre TRAN Mến Yêu

10 ngày cầu nguyện là 10 ngày tắm mình trong tình cảm dạt dào với Đức Ki-tô. Mỗi ngày là một cảm nghiệm, một tâm tình, một hành trình xin vâng sẵn sàng ra đi với Đức Ki-tô. Mỗi ngày là một sự gắn bó mật thiết, là một cố gắng hy sinh quên mình để được gặp gỡ Người tình là Đức Ki-tô trong mọi sự nơi mọi người.
Theo Chúa là một hành trình không chỉ 10 ngày thôi, không chỉ để đi đến đích của ơn gọi nhưng là ở lại trong tình yêu của Đức Giê-su từng phút giây, để tận hưởng niềm hạnh phúc đích thực, để chiêm ngưỡng dung nhan Đấng là Chân Thiện Mỹ, là suối nguồn Tình yêu.

Chúng ta cùng đọc và suy niệm trong hành trình đáp trả tiếng gọi Tình Yêu với bạn Pierre Mến Yêu.


Kinh nguyện Thánh thần
Cầu nguyện cùng Chúa Giê-su qua Chúa Thánh thần

1/05/2008

Lạy Chúa Giê-su tình yêu, Người bạn đường tâm tình của con, xin đồng hành với con trong mọi lúc. Con biết Người yêu con nhiều lắm, đợi chờ con mọi lúc mọi nơi như Người đã hiện ra đồng hành cùng với các môn đệ trên đường Emmaus xưa kia. Con biết Người luôn bỏ qua những lỗi lầm của con, sự bất tín bất tin của con và dạt dào hy vọng cho sự quay về của con.
Vâng, trước dung nhan Người đây, con đã quay trở về rồi nhưng trái tim con vẫn còn chai cứng, sắt đá, vẫn còn mông lung mơ màng ở đâu đó, đặt nhiều hy vọng viển vông. Con thật sự chưa thuộc trọn về Người, ôi ! Giê-su tình yêu của con.

Lạy Chúa Giê-su tình yêu, con cầu xin Người để Thánh thần của Người tới thăm viếng và ủi an tâm hồn con, tăng sức và giúp đỡ cho con, nói chuyện với con và chỉ bảo điều con phải làm, phải sống trong tư cách là con cái ánh sáng. Xin nâng con dậy từ hố sâu và đêm đen tâm hồn. Xin Đấng an ủi người sầu nhọc tăng sức mạnh tinh thần và thể xác cho con. Xin tỏ cho con biết: Người luôn chọn con và yêu mến con; Người muốn con trở thành bạn hữu của Người; Người muốn con trở nên chứng nhân cho tình yêu của Người giữa lòng nhân loại. Ôi, lạy Thánh thần tình yêu, sức mạnh và ân sủng, con cầu xin Người, con tạ ơn Người.

Ôi ! lạy Đấng tình quân con mong chờ. Ôi! sự sống, ôi! Ánh sang muôn dân, xin ở lại với con hôm nay và cho đến muôn thủa muôn đời. Amen

Thân phận con người mỏng giòn
2/05/2008

Đã là con người: có những lúc mắc lỗi phạm tội
Đã là con người: có những lúc yếu đuối xa ngã
Đã là con người: có những lúc sợ sệt chối từ
Đã là con người: có những lúc thất vọng hoang mang
Đã là con người: có những lúc bất trung lầm lạc.

Với ơn gọi Ki-tô hữu
3/05/2008

Sống đời con Chúa: nhiều niềm vui hạnh phúc
Sống đời con Chúa: nhiều hy vọng tin yêu
Sống đời con Chúa: nhiều can đảm vững bước
Sống đời con Chúa: nhiều an bình ra khơi
Sống đời con Chúa: nhiều hân hoan ngày về

Chúa là đôi kính cận của tâm hồn con
4/05/2008

Đôi mắt xác thịt khi bị cận, con đã cảm thấy quá yếu đuối, mù loà, mệt mỏi và nguy hiểm lắm rồi. Huống chi « đôi mắt tâm hồn » khi bị cận, nó dường như đang tự đóng cửa để con có thể nhìn thấy Chúa, nó cản trở con hoàn toàn gặp Chúa.

Lạy Chúa, xin hãy đến chữa lành đôi mắt tâm hồn của con. Xin hãy nhỏ thuốc và băng bó vết thương cho tâm hồn con. Xin cho nó ánh sáng của Chúa để con lại thấy và nhận ra Chúa khi Chúa đến, nhận ra Thánh ý và con đường của Chúa trong mọi sự nơi mọi người.

Lạy Chúa, Chúa như « đôi kính cận » cho đôi mắt tâm hồn của con bởi vì con không thể rời xa Chúa một phút giây nào. Không có Chúa, con sẽ không nhìn thấy gì cũng như đôi mắt thể xác của con sẽ mù loà nếu con không có đôi kính. Đôi mắt tâm hồn còn quan trọng và cần thiết đến nhường nào vì đó là đôi mắt nhìn thấy hy vọng và sự sống Nước trời. Con sẽ như người mù, không còn thấy ánh sáng sự sống nữa nếu không có Chúa. Và điều này còn tệ hại hơn đôi mắt cận về thể xác.

Lạy Chúa, con khao khát Chúa ngự vào tâm hồn của con. Lạy Chúa, xin Chúa là « đôi kính cận » của tâm hồn con hôm nay và mãi mãi. Amen

Giây phút hồng ân
5/05/2008

Những lúc con cảm nhận ơn Chúa
Con no thoả trong hạnh phúc đắm say
Những lúc tình mến Chúa bủa vây
Hồng ân cứu độ toả chiếu đời con
Những lúc bước đi trong ánh sáng
Tim reo vang miệng hát khúc hoan ca
Những lúc sống vui đường hy vọng
Con cúi đầu cảm tạ Chúa Tình yêu.

2 trong 1
6/05/2008

Nói yêu Chúa thật dễ dàng
Để yêu người khó dường bao.

Hai tình yêu một lẽ sống:
Yêu Chúa không bao giờ thấy
Yêu người sống cạnh bên ta
Hai tình yêu một điểm đến:
Yêu Chúa như yêu người
Yêu người như Chúa yêu ta
Hai tình yêu một ơn phúc:
Yêu Chúa nhìn đến anh em
Yêu người tình Chúa trong ta
Hai tình yêu một hy vọng:
Yêu Chúa kín múc nguồn sống
Yêu người sức sống khôn vơi
Hai tình yêu một cứu độ:
Yêu Chúa ân đức dư tràn
Yêu người bảo đảm đầy vơi.

Thập giá Đức Ki-tô
7/05/2008

Có thập giá nào mà không nặng ?
Có đường thập giá nào mà không gồ ghề ?
Có phút giây thập giá nào mà không đau ?
Có ai đã vác thập giá mà không rướm máu ?

Ôi ! hỡi thập giá Chúa Ki-tô
Cho con cảm nhận ân tình Chúa vô biên
Ôi hỡi đường thập giá Chúa Ki-tô
Cho con sức mạnh can trường tới Can-vê
Ôi! hỡi Thần khí Chúa Ki-tô
Cho con can đảm gục đầu trên đồi cao.

Yêu Chúa
8/05/2008

Là lắng nghe tiếng Chúa
Là nghiền ngẫm lời Chúa
Là suy niệm tình Chúa
Là can đảm xin vâng
Là yêu người như Chúa
Yêu người
Như Chúa đã yêu ta
Như ta đang yêu Chúa
Như cá cần biển khơi
Như mẹ hiền yêu con
Như người con Thiên Chúa

Theo Chúa
9/05/2008

Đón nhận mọi người như anh em
Chấp nhận mọi sự trong Thánh ý
Luôn luôn biến đổi con người mình
Mặc lấy tâm tình con người Chúa
Bởi tất cả…đến từ hồng ân.

Giới luật yêu thương
10/05/2008

Lạy Chúa Giê-su tình yêu, giới luật mà Chúa truyền cho các môn đệ ngày hôm qua và cho chúng con ngày hôm nay phải sống chính là giới luật tình yêu như chính Chúa đã sống và yêu thương tất cả mọi người. Tình yêu của Chúa được tỏ bày qua chính mạng sống như món quà yêu thương vô giá cho chúng con.
Thật vậy, không có tình yêu nào trên thế gian này có thể sánh bằng tình yêu của Chúa dành cho chúng con. Một tình yêu không nặng nề, đong đếm, cân đo, do dự hay nửa vời nhưng quá sâu rộng và vô biên. Một tình yêu mầu nhiệm mà chúng con chỉ có thể cảm nhận chứ khổng thể nắm bắt được.
Vâng, chúng con chỉ có thể cảm nghiệm mầu nhiệm đó bởi vì Chúa đã ghi dấu Tình yêu của Chúa nơi cung lòng và tâm trí chúng con. Tình yêu đó thúc đẩy chúng con đáp trả bằng lời nói và hành động tình yêu như Chúa đã sống và yêu thương chúng con. Yêu thương mà chỉ dừng ở môi miệng thôi thì có lẽ sẽ trở nên lời nói suông, biến thành tình yêu giả. Do đó, như Chúa đã sống, Chúa cũng muốn chúng con đem ra thực hành và sống hàng ngày trong mọi lúc mọi nơi với tất cả mọi người. Bởi vì chỉ có giới luật yêu thương, chỉ có hành động trong tình yêu mới dễ dàng đón nhận, mới có sức biến đổi được lòng người, gặp gỡ Tình Chúa trong tình người.
Sống giới luật yêu thương này chính là lời mời gọi nên thánh mà Chúa ban tặng, Chúa kêu mời mỗi người chúng con trong khi vững bước theo Chúa. Chúng con xin hứa sẽ cố gắng mỗi ngày sống các điều Chúa dạy trong tình yêu Chúa và tinh yêu thương anh chị em. Xin Chúa là ánh sáng cho đời sống chúng con, cho ơn gọi của chúng con. Và xin ngọn đèn Tình yêu đồng hành trong “hành trình xin vâng”, trong hoan ca khúc hát hy vọng tiến về quê trời.

Tình người trong tình Chúa làm hiện hữu Tình cứu độ!
Tình người trong tình Chúa làm hiện hữu Nước trời!
Tình người trong tình Chúa làm hiện hữu Tình Yêu!
Thiên Chúa là Tình Yêu !
 
Tha thứ và chết lành nhờ 9 ngày Thứ Sáu đầu tháng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
14:03 03/06/2008
THA THỨ VÀ CHẾT LÀNH NHỜ 9 NGÀY THỨ SÁU ĐẦU THÁNG

Câu chuyện sau đây xảy ra tại giáo xứ Thánh Nicola ở Melicucco, vùng Reggio-Calabria (Nam Ý).

Tại giáo xứ Thánh Nicola - vào thập niên 1940 - một thiếu nữ Công Giáo đạo hạnh tên Anna được bầu làm Đoàn Trưởng Hội Công Giáo Tiến Hành - ngành trẻ. Anna có lòng sùng kính đặc biệt Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU. Cô liền hăng say cổ động các thành viên trẻ Công Giáo Tiến Hành thi hành một việc đạo đức. Đó là sốt sắng tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa trong 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp.

Đầu năm 1943, Anna thành công trong việc thuyết phục Antonio - đoàn viên Công Giáo Tiến Hành nguội lạnh - chấp nhận thi hành việc lành đạo đức này. Với ơn Chúa trợ giúp, cộng với lời khuyến khích chân thành của cô Anna, Antonio đều đặn xưng tội, tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tục. Antonio thi hành việc đạo đức với trọn lòng kính mến Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU, Vị Vua và là Vị Anh Hùng Lý Tưởng của giới trẻ.

Sau đó, trong một thời gian dài, Antonio vẫn duy trì thói quen lành thánh, đến nhà thờ xưng tội và tham dự Thánh Lễ. Nhưng rồi, ma quỷ, xác thịt và thế gian lôi kéo, Antonio bị sa ngã. Chàng không lãnh các bí tích nữa và sống buông thả. Chàng dan díu với một phụ nữ lập gia đình, tên Giovanna.

Giovanna ly dị chồng và sống một mình. Giovanna và Antonio trở thành đôi tình nhân sống ngoài vòng luật lệ gia đình và Giáo Hội Công Giáo. Nhưng Giovanna thuộc về một dòng họ khá giả. Carlo - em trai Giovanna - không chấp nhận lối sống ”lăng-loàn” của chị gái, mà theo tâm thức thời đó, là một ô nhục cho gia đình. Do đó, Carlo tìm cách thủ tiêu Antonio, để giải thoát chị khỏi vòng tay nhân tình ràng buộc. Có thế, Giovanna mới dễ dàng trở về với nếp sống bình thường, không gây tiếng xấu cho gia đình.

Carlo chờ đợi dịp thuận tiện để bắn chết Antonio. Và một ngày, cơ hội xảy đến, Carlo rút súng lục bắn vào người Antonio mấy phát liên tục. Antonio ngã gục trên vũng máu, nhưng chàng chưa chết ngay. Người ta chở chàng đến Nhà Thương cấp cứu. Bác sĩ thấy chàng không thoát chết.

Nghe tin không lành, cô Anna tức tốc đến nhà thương viếng thăm người hấp hối. Nàng lựa lời an ủi Antonio. Sau cùng, Anna nghiêm giọng nói:

- Nếu đúng như lời người ta đồn thổi về anh, thì thật là anh đang tẩy rửa tội lỗi bằng chính máu anh!

Antonio với giọng thều thào đáp:

- Đúng như lời chị nói!

Anna mời Cha Sở đến. Cha sở hỏi Antonio có muốn lãnh các bí tích lần cuối cùng không. Chàng đáp ngay:

- Thưa Cha Có!

Cha Sở lại hỏi:

- Nhưng trước hết, Cha xin hỏi con, con có bằng lòng tha thứ cho kẻ đã giết con không?

Antonio trả lời:

- Thưa có, con sẵn sàng tha thứ cho kẻ sát nhân!

Sau đó, Antonio sốt sắng xưng tội, rước Mình Thánh Chúa làm của-ăn-đàng và chịu phép Xức Dầu Bệnh Nhân.

Mấy giờ sau, Antonio êm ái trút hơi thở cuối cùng, trên gương mặt điểm nét an bình và niềm vui khó tả.

Câu chuyện Antonio - thanh niên tội lỗi - được ơn trở lại, biết tha thứ cho kẻ giết mình và được ơn chết lành, thực hiện lời Đức Chúa GIÊSU long trọng hứa với thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690), trong lần hiện ra vào một ngày Thứ Sáu năm 1688:

- Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: ”Tình Yêu Toàn Năng của Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng nhưng sẽ được lãnh nhận các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất!”

... ”Thật vậy, trong Đức KITÔ, THIÊN CHÚA đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hòa giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức KITÔ, như thể chính THIÊN CHÚA dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Chúa GIÊSU KITÔ, chúng tôi nài xin anh chị em hãy làm hòa với THIÊN CHÚA. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì THIÊN CHÚA biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (Thư 2 Côrintô 5,19-31).

(”Sembra Impossibile. . eppure è così”, Editrice Comunità, 1992, trang 81-82)
 
Vua Federico II và bức tượng Đức Mẹ Maria
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
14:04 03/06/2008
VUA FEDERICO II VÀ BỨC TƯỢNG ĐỨC MẸ MARIA

Thời vua Federico II (1196-1249) trị vì vương quốc Sicilia (Nam Ý), xảy ra câu chuyện sau đây liên quan đến bức tượng Đức Mẹ MARIA bồng Đức Chúa GIÊSU.

Một ngày, bức tượng thật đẹp Đức Mẹ bồng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng được mang từ Bồ Đào Nha đến Sicilia, vương quốc dưới sự trị vì của vua Federico II.

Công cuộc di chuyển bức tượng được nghiên cứu thật trang trọng kỹ lưỡng. Vua Federico II ủy thác cho đại công tước Di Getafe nhiệm vụ điều khiển chiếc tàu mang bức tượng Đức Mẹ MARIA. Công tước là cánh tay phải trung tín của nhà vua đồng thời là nhà hàng hải đại tài, từng vượt bao ngàn dặm qua các đại tây dương. Bức tượng Đức Mẹ MARIA được đặt vào chỗ xứng đáng nhất, an toàn nhất và đẹp nhất trên chiếc tàu. Vua Federico II còn cẩn thận ra lệnh đặt một ngọn đèn luôn thắp sáng ngay dưới chân bức tượng Đức Mẹ MARIA.

Trong khi đó, nơi vương quốc Sicilia, trong ngôi vườn của hoàng cung, vua Federico II chuẩn bị sẵn sàng chiếc trụ để đặt bức tượng. Chiếc trụ đúc bằng vàng và bạc, chung quanh trụ trang hoàng các đóa hoa hồng vàng và đỏ, hai màu của vương miện hoàng gia Tây Ban Nha.

Vào thời kỳ ấy, người dân Bồ Đào Nha, nơi xuất xứ bức tượng Đức Mẹ MARIA, kể cho nhau nghe rằng, đôi mắt của Đức Mẹ MARIA trông thật hiền dịu. Bất cứ kẻ nào nhìn đôi mắt Đức Mẹ cũng đều cảm thấy lòng rung động và ước muốn yêu mến Đức Mẹ nhiều hơn. Chưa bao giờ người ta chiêm ngắm một bức tượng diễn tả hình ảnh Đức Mẹ MARIA trông thật trẻ, nét trẻ đẹp của một thiếu nữ ở lứa tuổi trăng tròn!

Thế mà, khi Chúa muốn, thì không một ý muốn nhân trần nào khác có thể cưỡng lại thánh ý THIÊN CHÚA. Cũng vậy, khi Chúa muốn chọn lựa một nơi, thì không nơi chốn nào khác trên trái đất này xứng đáng hơn, kể cả khung cảnh huy hoàng tráng lệ của vương quốc Sicilia.

Đúng như thế. Khi chiếc tàu do đại công tước Di Getafe điều khiển và mang bức tượng Đức Mẹ MARIA bồng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng đi ngang bờ biển nước Pháp thuộc Địa-Trung-hải, bỗng nhiên chiếc tàu đứng hẳn lại. Cùng lúc, mọi người chứng kiến một quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mở rộng trước mắt. Trên biển, nhô lên một tảng đá thật lớn tách đôi làm thành một hang đá màu xanh. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt nước biển làm phản lại tia nắng rất đẹp dọi thẳng vào hang đá, khiến hang đá trông thật huy hoàng. Chưa hết. Rải rác chung quanh hang đá rực rỡ đủ mọi loại hoa muôn sắc. Một quang cảnh tuyệt đẹp. Giống như thiên đàng dưới thế!

Chính trước hang đá này mà chiếc thuyền mang bức tượng Đức Mẹ MARIA bồng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng đến từ Bồ Đào Nha bỗng như bị sức mạnh vô hình giữ yên tại chỗ. Thuyền không nhúc nhích. Vị thuyền trưởng cùng thủy thủ đoàn tìm đủ mọi cách, vẫn không điều khiển được chiếc tàu. Lúng túng và lo âu, đại công tước Di Getafe liền gởi sứ giả tức tốc đi báo cho vua Federico II biết và xin nhà vua truyền lệnh phải làm gì.

Vừa trông thấy vị sứ giả, vua Federico II lo sợ một chuyện không may xảy ra. Nhưng sau khi đọc bức thư của công tước Di Gerafe, nhà vua cũng cảm thấy lúng túng và lo âu không kém. Sau cùng, nhà vua quyết định đích thân đến tận nơi xem xét sự việc ra sao.

Lạ lùng thay, Trời Cao như đợi chờ vua Federico II đến để tỏ lộ dấu hiệu rõ ràng. Một luồng ánh sáng xanh biếc bao trùm chiếc tàu có bức tượng Đức Mẹ MARIA. Một lúc sau, khi luồng sáng biến đi thì cùng lúc bức tượng cũng không còn trên tàu. Mọi người trông thấy bức tượng Đức Mẹ MARIA bồng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng đang đứng trong hang đá. Nét đẹp dịu hiền của Đức Mẹ MARIA như tăng thêm vẽ huy hoàng lộng lẫy cho hang đá màu xanh.

Vua Federico II thật sự cảm động. Nhà vua quỳ phục xuống và cầu nguyện lớn tiếng rằng:

- Domine Deus: fiat voluntas tua! Lạy Đức Chúa Trời, xin tuân phục thánh ý Ngài!

Trong khi đó, mọi người có mặt trên tàu đồng thanh kêu cầu:

- Xin THIÊN CHÚA che chở đức vua!

... Đứng gần Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ, có Thân Mẫu Người, Chị của Thân Mẫu, bà Maria vợ ông Clopas, cùng với bà Maria Magdala. Khi thấy Thân Mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Chúa GIÊSU nói với Thân Mẫu rằng: ”Thưa Bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: ”Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước Bà về nhà mình (Gioan 19,25-27).

(”Il Settimanale di Padre Pio”, n.15, 6-4-2003, trang 15)
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 03/06/2008
CÂU CHUYỆN CỦA LẠC ĐÀ NHỎ

N2T


Một hôm, lạc đà nhỏ đi uống nước bên con suối, hình bóng ngược của nó in trong nước lấp lánh: bộ lông màu vàng cây cọ, cục bứu cao cao, nó chăm chú nhìn hình bóng (ngược) của mình trong nước. Lúc ấy, từ đàng xa chạy lại một con ngựa tía, nói nói với con lạc đà nhỏ: “Ủa, từ trước đến nay mình chưa thấy qua cái hình dáng xấu xí như vậy! Lông mày không những hai tầng, mà trên lưng lại có hai cục bứu xấu xí, màu sắc của lông rất xấu, bàn chân vừa dày vừa lớn, ái dà, xấu chết đi được.”

Lạc đà nhỏ nghe được vừa xấu hổ vừa buồn, vội vàng chạy về nhà hỏi mẹ: “Con sinh ra thật là xấu xí rất khó coi phải không mẹ, con rất buồn,” nói xong thì nước mắt rơi lã chã. Lạc đà mẹ mĩm cười âu yếm nói: “Con ngoan, ngày mai đi vào sa mạc với mẹ, thì con sẽ hiểu rõ ràng.”

Qua ngày hôm sau, lạc đà nhỏ đi với mẹ vào trong sa mạc mênh mông bát ngát. Hai mẹ con đi rất xa mà lại không nhìn thấy cỏ cây và suối nước, lạc đà nhỏ trong lòng bất an bèn hỏi mẹ: “Mẹ, đi rất xa như thế này, chúng ta không ăn không uống gì sao ?”

Lạc đà mẹ trả lời: “Trong cục bứu của chúng ta chứa ẩn đồ dinh dưỡng, trong thân thể chứa nước, đủ để cho chúng ta dùng.”

Nhìn thấy bàn chân của lạc đà nhỏ vừa lớn vừa dày bước vững vàng trên sa mạc, lạc đà mẹ nói tiếp: “Bàn chân của chúng ta đi trong sa mạc rất dễ dàng, nếu thân hình lớn mà có bàn chân nhỏ như của con ngựa tía, nếu bị hãm trong cát thì không thể rút ra được.”

Hai mẹ con lac đà tiếp tục đi về phía trước, đột nhiên một trần cuồng phong cát bụi mịt mù, lạc đà mẹ muốn lạc đà nhỏ phủ mặt xuống và nhắm mắt lại, bịt mũi lại đợi cho phong ba bảo táp qua đi. Kết quả cặp mắt và lỗ mũi của lạc đà nhỏ không có hạt cát nào chui vào được, lạc đà nhỏ suy nghĩ: “Tại sao khi người ta cười nhạo mình thì cảm thấy khó chịu đựng ? Lạc đà thì nên trưởng thành như thế không phải sao ?”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Cha mẹ cho chúng ta tất cả, có khi vẻ bên ngoài có lẽ không được đẹp, nhưng nhất định thích hợp với cuộc sống và sự phát triển của chúng ta, cho nên đối với cuộc sống và thân thể của mình, thì mỗi một người nên chú ý yêu mến và bảo vệ.

Cái đẹp bên ngoài rồi sẽ có ngày tàn phai, nhưng cái đẹp bên trong tâm hồn thì không phai; làm đẹp cho vóc dáng bên ngoài nhưng không làm đẹp cho cái dẹp bên trong là tâm hồn, thì chẳng bao giờ đẹp cả, bởi vì mọi cái đẹp nếu phát xuất từ tâm hồn thì sẽ là một hạnh phúc.

Trẻ em vốn là những thiên thần nhỏ của cha mẹ, của gia đình, bởi vì các em chính là niềm vui của họ, cho nên, nếu có bạn nào chê cười vì các em áo quần mặc đã cũ rích, cái cặp sách đã rách, thì các em đừng buồn, phải vui vẻ và tự hào vì mình đã sử dụng những thứ mà cha mẹ đã tặng cho mình, dù nó xấu, dù nó rẽ tiền. Bởi vì áo quần đẹp mô đen, cái cặp sách đắc tiền, đầu tóc láng cóng, con mắt hai mí đem láy, chân mang giày xịn.v.v...mà tâm hồn xấu xa đầy ích kỷ, kiêu ngạo, ghen ghét, thì cũng chỉ là con số không to tướng trước mặt Thiên Chúa mà thôi.

Các em thực hành:

- Luôn cám ơn cha mẹ đã lo lắng săn sóc mình.

- Không buồn khi bị bạn bè chê cười vì nhà mình nghèo, vì mình mặc áo cũ đi học.

- Luôn cầu nguyện cho các bạn nghèo và bất hạnh hơn mình.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 03/06/2008
N2T


8. Phàm là người không suy niệm thì không nhìn thấy tật xấu của mình, cho nên họ không tự mình hối hận.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính quyền ở Forli bên Italia sẽ xử lý kẻ đã ngụy tạo Đức Mẹ khóc chảy máu!
Luca Nguyễn Tuấn
00:14 03/06/2008
ITALIA - Tin từ Thông tấn xã Công Giáo ANSA của Hội Đồng Giám Mục Italia cho hay: một cựu nhân viên tại nhà thờ Thánh Lucia tại Forli, Italia sẽ phải ra hầu tòa vì tội làm giả tượng Đức Mẹ khóc.

Cảnh sát Forli, Italia nói họ có những bằng chứng cho thấy ông Vincenzo Di Costanzo đã nhỏ chính máu của mình vào mắt tượng Đức Mẹ bên trong nhà thờ Thánh Lucia hồi tháng 3 năm 2006. Công tố ủy viên Alessandro Mancini nói với hãng tin ANSA rằng: "Đây là một trường hợp phạm thánh nghiêm trọng".

Về phía ông Vincenzo Di Costanzo, ông vẫn một mực kêu oan.
 
Nhận định về các thành thị toàn câu hiện nay
Linh Tiến Khải
08:44 03/06/2008
Một số nhận định của bà Saskia Sassen, giáo sư xã hội học về các thành thị toàn cầu

Hồi trung tuần tháng Giêng năm nay - 2008 - bà Saskia Sassen, giáo sư xã hội học thuộc đại học Columbia New York, đã lãnh giải thưởng “Các thế giới di cư - Carige” tại Genova tây bắc Italia, vì đã có công nghiên cứu hiện tượng di cư trên thế giới. Trong dịp này bà cũng đã diễn thuyết tại đại học quốc gia Milano về các đường lối chính trị di cư, và tham sự đại hội về đề tài ”Giới trẻ và người di cư trong các thành phố toàn cầu”.

Nữ giáo sư Saskia Sassen gốc Hòa Lan, lớn lên tại Buenos Aires bên Argentina, và đã từng sống tại Italia một thời gian. Là giáo sư xã hội và kinh tế tại đại học Columbia New York bên Hoa Kỳ, bà Sassen đã là người đầu tiên khám phá ra sự tiến triển của các thành phố toàn cầu và các phân tích về hiện tượng toàn cầu hóa và các tiến trình xuyên quốc, đặc biệt về các vấn đề mới về quyền bính và sự bất bình đẳng, khiến cho bà nổi tiếng trên thế giới. Giáo sư Sassen đã viết nhiều sách, thường được trích dẫn và là các sách nền tảng cho những ai muốn tìm hiểu các thành phố toàn cầu, điển hình như cuốn ”Các thành phố toàn cầu” xuất bản năm 1991, ”Thành phố trong nền kinh tế toàn cầu” xuất bản năm 2004, và mới nhất là cuốn ”Xã hội học của sự toàn cầu hóa” xuất bản năm ngoái 2007. Trong năm 2008 này giáo sư sẽ cho xuất bản cuốn ”Đất đai, nền văn minh, quyền lợi” phân tích tiến hóa của hiện tượng toàn cầu từ thời Trung Cổ cho tới ngày nay.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà về các thành phố toàn cầu.

Hỏi: Thưa giáo sư Sassen, các thành phố toàn cầu đã thay đổi ra sao kể từ khi giáo sư đã đưa ra định nghĩa may mắn này?

Đáp: Chúng ta đang bước vào một thực tại rất sinh động không được dư luận công cộng biết tới. Trước hết con số các thành phố toàn cầu đã gia tăng nhiều. Cách đây 20 năm có ít các thành phố toàn cầu và chúng chỉ có ở Âu châu và Hoa Kỳ. Cùng lắm bên Á châu có Tokyo thủ đô Nhật Bản. Ngày nay có khoảng 50 thành phố toàn cầu, kể cả bên châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á nữa.

Chúng đang ở trong một giai đoạn tiến hóa cuối cùng. Các thành phố toàn cầu này đã trở thành các khoảng không chiến thuật của nền kinh tế qua các hệ thống tiêu thụ và các trục thu hút tài chánh và không gian. Sự kiện này đã dẫn đưa tới chỗ đạt mức sống tiêu thụ và các mô thức phát triển.

Hỏi: Trong nghĩa nào thưa giáo sư?

Đáp: Tôi muốn nói rằng các tư bản toàn cầu được trang bị bởi các hệ thống hạ tầng cơ sở và các dịch vụ giống nhau, có thể tìm thấy tại Thượng Hải, cũng như tại Sao Paolo và Luân Đôn. Kể cả trên bình diện có thể trông thấy được. Các khách sạn, xe lửa, phi trường, các phương tiện liên lạc, văn phòng và các khu vực sinh sống dành riêng cho cộng đoàn quốc tế của các giới làm ăn đều được trang bị có tầm mức xứng đáng. Nhưng điều mới mẻ trong các năm qua đó là cùng với các dịch vụ giống nhau, còn có thêm sự khác biệt nữa, phát xuất từ một vùng đất đặc biệt. Nếu một đàng sự đua tranh toàn cầu đòi hỏi phải có tất cả các dịch vụ như nhau, thì đàng khác người biết đưa ra thêm cái gì đặc thù của mình cũng được tưởng thưởng. Và ngày nay tiềm năng của sự chuyên biệt này rất là lớn.

Hỏi: Giáo sư có thể trưng dẫn một vài thí dụ điển hình chứng minh cho sự kiện này hay không?

Đáp: Để hiểu thành phố toàn cầu cần phải quan sát những người đang phục hồi lịch sử kinh tế của mình. Thành phố New York lớn hơn Chicago rất nhiều. Thế nhưng hình thức đầu tư đặc thù, là các sức mạnh tương lai, lại thích thách đố nhau tại thị trường của thành phố Chicago, đã trở thành số một trên thế giới trong lãnh vực này hơn cả Wall Street ở New York nữa. Rồi chẳng hạn như New York khác với Luân Đôn. Nó là ”Silicon Valley” của tài chánh toàn cầu và nó đã huy động toàn khả năng hấp dẫn của mình để lôi cuốn các dư án toàn cầu và từ đó xâm lấn Âu châu. Trái lại Luân Đôn thủ đô của Anh quốc đã là thành phố toàn cầu hồi thập niên 1980, là một cánh cửa có khả năng tiếp đón các nhà đầu tư nhỏ, kể cả các nhà đầu tư của các quốc gia ít phát triển. Còn Paris với khả năng khổng lồ tập trung tiền tệ, thì thu hút các nhà tài chánh muốn đầu tư tại Âu châu. Trong khi Franfurt đã hoạt động từ năm 1400 là một trung tâm sử dụng các mạng lưới của mình để đạt các thị trường Hoa Kỳ. Và cứ thế, mỗi người sử dụng các cơ cấu hạ tầng của kỷ nguyên toàn cầu một cách đặc thù.

Hỏi: Thưa giáo sư, theo các dự kiến nhân số trong các thành phố thuộc các quốc gia đang trên đường phát triển, thì sẽ có rất nhiều người sinh sống bất hợp pháp và vì thế là những người nghèo. Giáo sư có đồng ý thế không?

Đáp: Vâng, đó là khuynh hướng trái nghịch của thành phố toàn cầu lớn mạnh một cách vô trật tự. Các xung khắc xã hội sẽ gia tăng. Trong các thành phố toàn cầu các ranh giới sẽ gia tăng, trong đó các chủ thể mới với các lợi nhuận mới sẽ tranh đấu với nhau. Hầu như không ai trong chúng ta biết các căng thẳng thường ngày mà thành phố Thượng Hải phải chứng kiến, với các cuộc nổi dậy xảy ra hằng ngày trong vùng ngoại ô đang phát triển. Tại đây các nông dân sống trong các khu xóm ổ chuột đụng độ với các tiểu điền chủ và với chính quyền thành phố có các cổ phần trên các vùng đất mà giới nông dân đến sống.

Hỏi: Làm thế nào để trở thành công dân có các quyền lợi trong thành phố toàn cầu thưa giáo sư?

Đáp: Cái mới mẻ đó là thành phố toàn cầu sản xuất ra các giới chức chính trị mới không hình thức. Việc toàn cầu hóa, là ra khỏi luật lệ và tự do hóa, đã lấy mất quyền bính khỏi tay Nhà Nước và tạo ra các vùng ra khỏi quốc gia. Nơi đó cơ cấu nhà nước đã không biến mất, nhưng rút lui và tương quan với công dân bị hư hoại. Chẳng hạn tổ chức đa quốc là một thể nhân và là diễn viên mới có các lựa chọn quan trọng đối với cộng đoàn. Nhưng cả một phụ nữ di cư khi phản đối việc kỳ thị con cái của họ ở trường học hay ngoài đường phố, cũng thực hành các thủ tục thương lượng với cảnh sát hay với các giáo viên hoặc với các dịch vụ công cộng, mà không chờ đợi nhiều từ giới chức đại diện cảnh sát hình thức. Nghĩa là họ tự giàn xếp để giải quyết các chuyện của mình. Nhưng các sinh hoạt này mở ra các con đường mới. Thật là điều rất quan trọng, khi các nhóm thiểu số tái khẳng định sự hiện hữu của họ. Chúng ta hãy lấy các băng đảng của giới trẻ vị thành niên của các sắc dân làm thí dụ. Khi được sử dụng một cách tích cực, chúng trở thành các văn phòng công dân trợ giúp giới trẻ ngoại quốc. Chính trị mới này xa lạ với cái sinh động bầu cử, vì người di cư có thể bị loại trừ không được quyền bỏ phiếu, và điều này chỉ có thể có trong một thành phố lớn.

Hỏi: Thưa giáo sư Sassen, Tây Phương đã không thành công trong việc giải quyết vấn đề các làn sóng di cư và việc hội nhập người di cư vào môi trường xã hội. Đâu là các mô thức có thể có thưa giáo sư?

Đáp: Không có các mô thức tổng quát. Chúng ta chỉ phải chú ý tới các hình thức kỳ thị chủng tộc có thể xảy ra. Chúng ta không chỉ được hỏi phải làm gì với tất cả các người di cư này, mà cũng phải tự hỏi xem chúng ta đang đối xử với họ như thế nào. Liên quan tới các làn sóng người di cư, đường lối chính trị xây tường rào cản ngăn của Hoa Kỳ là một thất bại. Vừa qúa tốn kém mà lại vừa vô ích. Cả Liên Hiệp Âu châu cũng gặp khó khăn tại các vùng biên giới giữa các quốc gia thành viên. Trong bối cảnh này tổ chức tội phạm buôn người phát triển. Nếu chúng ta muốn cai quản hiện tượng di cư, thì theo tôi không có giải pháp nào khác là các thỏa hiệp đa quốc và sự cộng tác giữa các quốc gia nơi người di cư bỏ đi và tới. Sau cùng chúng ta cũng phải tự hỏi xem đâu là các lý do thúc đẩy người dân bỏ nhà cửa ruộng vườn và quê hương của họ để ra đi tới một nước khác.

Hỏi: Thưa giáo sư, ngày mùng 6 tháng giêng năm nay, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh rằng việc toàn cầu hóa là điều xấu xa, vì tạo ra cảnh vô trật tự và không phân phát sự giầu có cho tất cả mọi người một cách bình đẳng... Giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Thật là điều quan trọng khi Đức Thánh Cha lên tiếng để bảo vệ những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội. Việc toàn cầu hóa đã giới hạn một số quyền vì lợi lộc của thị trường. Tuy nhiên trong 15 năm qua lịch sử đã chứng minh cho thấy ý thức hệ duy tự do, cho rằng thị trường tự động điều hòa các sự vật cho tốt hơn, đã thất bại tỏ tường.

(Avvenire 16-1-2008)
 
Đức Thánh Cha cho phép trưng bày Khăm Liệm Thánh Torino vào năm 2010
LM Trần Đức Anh, OP
08:45 03/06/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức XVI cho phép Tổng giáo phận Torino bắc Italia, long trong trưng bày Khăn Liệm Thánh vào mùa xuân năm 2010 tới đây.

Ngài tuyên bố như trên trong buổi tiếp kiến sáng 2-6-2008 dành cho 7 ngàn tín hữu thuộc tổng giáo phận Torino, về Roma hành hương dưới sự hướng dẫn của ĐHY Severino Poletto và các GM phụ tá.

Trong bài huấn dụ tại Đại thính đường Phaolô 6, ĐTC nhắc đến sự kiện năm mục vụ tới đây, 2009, của giáo phận Torino hướng về Lời Chúa, và năm kế đó, 2010, hướng về sự chiêm ngắm mầu nhiệm Khổ Nạn của Chúa Kitô. Ngài nói: ”Trong bối cảnh đó, tôi vui mừng đáp lại mong đợi lớn của anh chị em và đáp ứng ước muốn của Đức TGM của anh chị em và đồng ý để cuộc trưng bày trọng thể Khăn Liệm diễn ra vào mùa xuân năm 2010. Tôi chắc chắn rằng đây sẽ là một dịp rất thuận lợi để chiêm ngắm Khuôn Mặt huyền nhiệm, vẫn âm thần nói với con tim của nhân loại và mời gọi họ nhận ra nơi đó Tôn Nhan của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con duy nhất của Ngài, để bất kỳ ai tin nơi Ngài thì không phải chết, nhưng được sự sống đời đời” (Gv 3,16).

Tấm khăn liệm dài 4,36 mét, ngang 1,10 mét bằng vải gai và hiện giữ tại Nhà thờ chính tòa Torino và ĐGH được coi là sở hữu chủ của Khăn Liệm. Trên khăn có in hình âm bản một người chịu chịu khổ nạn với những chi tiết giống hệt với những mô tả của các sách Phúc Âm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Tuy Giáo quyền không bao giờ tuyên bố nhìn nhận, nhưng nhiều người vẫn xác tín Tấm Khăn Liệm hiện giữ tại Nhà thờ chính tòa Torino là khăn được dùng để liệm xác Chúa.

Hồi năm 1998 và ăm Thánh 2000, Khăn Liệm cũng đã được trưng bày cho các tín hữu kính viếng. Hàng triệu người đã đến viếng Tấm Khăn trong các dịp đó.

Cũng trong buổi tiếp kiến, ĐHY Severino Poletto đã tường trình cho ĐTC về hành trình mục vụ của giáo phận, đặc biệt là sự kiện vào chúa nhật 7-6-2008 tới đây, ĐHY sẽ hoàn tất chương trình viếng thăm mục vụ tại 359 giáo xứ trong toàn giáo phận.

ĐTC ca ngợi hành trình của giáo phận Torino như một hoạt động tông đồ và truyền giáo rộng lớn, đi từ các sinh hoạt thiêng liêng hoàn toàn qui hướng vào thánh lễ Chúa nhật, Chầu Mình Thánh hằng tuần, và tái khám phá tầm quan trọng của bí tích hòa giải.

Và ĐTC nhắn nhủ các tín hữu thuộc giáo phận Torino rằng: ”Anh chị em đừng sợ tín thác nơi Chúa Kitô: Chỉ có Chúa mới có thể thỏa mãn những mong đợi sâu xá nhất của tâm hồn con người. Không một khó khăn nào, không một chướng ngại nào được làm trì trệ tình yêu của anh chị em đối với Tin Mừng của Chúa! Nếu Chúa Giêsu ở trung tâm gia đình, giáo xứ và mọi cộng đoàn của anh chị em, thì anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện sinh động của Chúa và tình đoàn kết hiệp thông giữa mọi thành phần giáo phận cũng sẽ tăng trưởng”.

Tổng giáo phận Torino có 2 triệu 77 ngàn tín hữu Công Giáo (SD 2-6-2008)
 
Hiện tình Giáo Hội Myanmar
Linh Tiến Khải
08:50 03/06/2008
ROMA - Một số nhận định của Đức Cha Luigi Bressan, Tổng Giám Mục Trento Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Italia, về truyền giáo và cộng tác giữa các Giáo Hội, về hiện tình Giáo Hội Myanmar

Từ ngày 28-5-2008 các Giám Mục Myanmar viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Trong buổi tiếp các Giám Mục sáng ngày 30-5-2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ca ngợi các hoạt động cứu trợ của Giáo Hội Công Giáo Myanmar, đồng thời cầu mong có sự cởi mở của mọi người để công tác cứu trợ và tái thiết đất nước này được tiến hành dễ dàng hơn. Đức Thánh Cha nói: ”Giáo Hội tại Myanmar được biết đến và ngưỡng mộ vì tình liên đới với những người nghèo túng. Điều này đặc biệt hiển nhiên qua mối quan tâm của anh em đối với các nạn nhân cuồng phong Nargis... Tôi hy vọng rằng sau thỏa hiệp mới đây về việc cứu trợ của cộng đồng quốc tế, tất cả những ai sẵn sàng trợ giúp sẽ có thể thực hiện các công trình ấy và được thực sự lui tới những nơi cần nhất. Xin Chúa mở lòng mọi người để cùng nhau cố gắng phối hợp lòng hăng say cứu trợ những người đau khổ và tái thiết hạ tầng cơ sở cho đất nước Myanmar”.

Như đã biết đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3-5-2008 trận bão Nargis đã tàn phá Yangoon và các tỉnh lân cận đặc biệt là vùng đồng bằng sông Irrawaddy, khiến cho hơn 140 ngàn người chết và hơn 2 triệu người lâm cảnh không nhà. Mặc đù cộng đồng quốc tế và các tổ chức bác ái nhân đạo sẵn sàng trợ giúp, nhưng Ủy Ban quân quản do tướng Than Shwe lãnh đạo, chỉ cấp chiếu khán nhỏ giọt cho các nhân viên thiện nguyện của Liên Hiệp Quốc và của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Một số chuyến bay chở đồ cứu trợ đã tới được Yangoon, thì bị chính quyền tịch thu và dành quyền phân phát với nhiều thất thoát kể cả việc đem bán ngoài chợ.

Bà Elisabeth Byrs, phát ngôn viên văn phòng phối hợp cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ở Genève, cho biết gần một tháng sau khi xảy ra trận bão tàn hại đã chỉ có 137 nhân viên Liên Hiệp Quốc được cấp chiếu khán nhập cảnh và đã chỉ thực hiện được 153 chuyến bay chở phẩm vật cứu trợ. Chỉ gần phân nửa các nạn nhân đã nhận được phẩm vật cứu trợ quốc tế. Trong 15 quận bị bão nặng nhất đã chỉ có 23% các nạn nhân trên 2 triệu người nhận được trợ giúp. Chính quyền quân quản đã chỉ có thái độ cởi mở hơn, sau khi ông Ban Ki Moon Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đến Yangoon để thôi thúc mở cửa tiếp nhận phẩm vật cứu trợ quốc tế.

Tuy nhân dân gặp nạn, nhưng Ủy Ban quân quản vẫn duy trì cuộc trưng cầu dân ý liên quan tới bản tân Hiến Pháp ngày 19 tháng 5. Dân chúng các tỉnh vùng bị nạn phải đi bỏ phiếu ngày 24 tháng 5. Trước đó quân đội đã bắt giải tán các nạn nhân tạm trú trong các trường học để lấy chỗ tổ chức trưng cầu dân ý. Song song với thái độ ”sống chết mặc bay” đối với nhân dân các vùng bị cuồng phong tàn phá, chính quyền quân đội độc tài Myanmar liên tục đàn áp các thành viên đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, và ra lệnh quản thúc bà Aung Suu Kyi. Bà đã bị chính phủ quân đội quản thúc tại gia từ năm 1989, khi chính phủ tuyên bố thiết quân luật.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990 đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ thắng lớn, nhưng Ủy Ban quân quản không thừa nhận kết qủa cuộc tổng tuyển cử. Năm 1991 bà Aung Suu Kyi được giải Nobel hòa bình. Năm 1995 chính quyền thu hồi lệnh quản thúc, nhưng hạn chế sự di chuyển của bà. Năm 2000 bà lại bị quản thúc tại gia, và tháng 5 năm 2003 bị bắt sau các vụ đụng độ giữa các lực lượng của chính quyền và các người ủng hộ đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ. Vào tháng 9 cùng năm bà được trở về nhà để chữa bệnh và tiếp tục bị quản thúc. Để trấn an dư luận quốc tế sau các vụ đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình xuống đường đòi dân chủ của giới sinh viên học sinh và các nhà sư hồi tháng 3 năm nay, đại diện Ủy ban quân quản đã gặp bà Aung Suu Kyi, nhưng rồi đâu vẫn vào đó. Đa số các nước có chút ảnh hưởng trên Myanmar như Trung Quốc, Ấn Độ, một số các quốc gia Tây Âu và các nước trong khối Asian, thì thinh lặng vì không muốn mất đi các lợi nhuận thương mại và khai thác quặng mỏ với Myanmar, trong đó có mỏ dầu hỏa.

Đức Cha John Hsane Hgyi, Giám Mục Pathrin, cho biết tình hình tại Myanmar còn rất khó khăn. Nhưng giới lãnh đạo các tôn giáo đã sát cánh với nhau trong việc tổ chức công tác cứu trợ. Đức Cha Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangonn cho biết Giáo Hội Công Giáo đã cung cấp thực phẩm nước uống, chăn mền và quần áo cho 25 ngàn người cũng như săn sóc tinh thần và tâm lý cho các nạn nhân. Tuy chỉ chiếm 1,3 % tổng số dân và gặp nhiều hạn chế khó khăn, như phải xin phép mỗi khi tổ chức hội họp, Giáo Hội Công Giáo rất sinh động, với 14 giáo phận và khoảng 800 linh mục săm sóc cho hơn 600 ngàn tín hữu.

Các Giám Mục Myanmar cũng đã gặp phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Italia gồm Đức Cha Luigi Bressan, Tổng Giám Mục Trento, Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Italia về truyền giáo và cộng tác giữa các Giáo Hội, Đức Ông Agostino Suberbo, Phó chủ tịch Ủy Ban, và Đức Ông Giuseppe Merisi, Chủ tịch Caritas Italia.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Luigi Bressan về hiện tình Myanmar.

Hỏi: Thưa Đức Cha, cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Myanmar đã diễn ra như thế nào và các Đức Cha đã thảo luận những gì?

Đáp: Chúng tôi đã có những giờ phút rất huynh đệ bên nhau, trong đó tôi đã tái bày tổ tình liên đới của Giáo Hội Italia với Giáo Hội và nhân dân Myanmar hiện đang phải sống trong cảnh tang tóc, khổ đau và thiếu thốn. Các Giám Mục Myanmar đã tỏ lòng biết ơn đối với sự gần gũi và liên đới này. Chúng tôi đã đề cập tới thực tại Myanmar nói chung, và nhất là trận cuồng phong Nargis tàn phá Myanmar khiến cho hàng trăm ngàn người chết hàng triệu người mất nhà cửa.

Tình hình rất là kinh khủng, Đức Cha Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangoon, là thành phố bị trận bão tàn phá nặng nề nhất, đã không thể về Roma vì có qúa nhiều việc phải làm. Tuy cũng chịu nhiều thiệt hại như tất cả mọi người, Giáo Hội Myanmar đã huy động công tác cứu trợ ngay. Cùng với nhiều tín hữu bị chết cũng có một linh mục và ba giáo lý viên làm việc toàn thời. Giáo Hội đã quy tụ các chủng sinh và các nữ tu và dậy khóa cứu trợ cấp tốc. Và rất may là nhờ hệ thống Caritas hiện diện trong tất cả mọi giáo phận, công tác cứu trợ đã hữu hiệu, mặc dù phẩm vật ít và khả năng hạn chế.

Hỏi: Tình hình tại Myanmar hiện nay ra sao, thưa Đức Cha?

Đáp: Ban đầu chính quyền chống lại việc nhận các trợ giúp từ nước ngoài, nhưng từ từ chính quyền đang cho phép chở phẩm vật cứu trợ đến Myanmar, và hy vọng là mọi chuyện sẽ được cải tiến tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên dân chúng những vùng bị nạn là những người rất nghèo. Chúng ta phải nhớ Myanmar là quốc gia có đa số dân chúng phải sống dưới mức nghèo túng. Một giáo viên tiểu học lãnh lương tháng là 5 mỹ kim, trong khi chúng ta thì nói tới lương tháng 3-4 ngàn Euros.

Hỏi: Thế còn cuộc sống Giáo Hội thì ra sao thưa Đức Cha?

Đáp: Chúng tôi cũng đã đề cập tới cuộc sống của Giáo Hội Myanmar. Như mọi người đều biết, Giáo Hội Công Giáo Myanmar có khoảng 700 ngàn tín hữu, phần đông thuộc các sắc tộc thiểu số, với gần 800 linh mục, khoảng 200 nữ tu, và 160 đại chủng sinh thần học. Điều hay nhất đó là Giáo Hội Myanmar cũng thành công trong việc duy trì tương quan với Trung Quốc, và giúp đỡ các linh mục, các giáo lý viên và nhiều người trẻ theo học tai một ít trường dậy nghề của Giáo Hội.

Hỏi: Tuy nhiên người ta vẫn tiếp tục nói tới các khó khăn liên quan tới tự do tôn giáo. Đức Cha nghĩ sao?

Đáp: Dĩ nhiên rõ ràng là luôn luôn có các khó khăn. Cuộc sống của dân chúng rất là khổ sở, chính quyền thì luôn luôn theo biện pháp mạnh và cho rằng nếu không như vậy thì đất nước bị chia rẽ. Điều này có nghĩa là không có các viễn tượng ý thức hệ, chủ trương tiêu thụ, đem lại bình đẳng hay thăng tiến phát triển, mà chỉ có việc duy trì quyền bính mà thôi.

Hỏi: Hiến Pháp mới có đem lại các lợi ích nào cho dân chúng không thưa Đức Cha?

Đáp: Hiến Pháp mới thì có đó, nhưng không ai cho nó một giá trị thực tế nào, vì chính quyền có khuynh hướng duy trì tình trạng y nguyên như hiện nay, chứ không muốn có các thay đổi. Trong cuộc nói chuyện chúng tôi đã không đề cập tới vấn đề này, nhưng xem ra không có các viễn tượng dân chủ lớn.

Hỏi: Thế còn về vấn đề tự do tôn giáo thì sao thưa Đức Cha?

Đáp: Không thể nói là có đàn áp tôn giáo. Ai muốn theo đạo thì có thể theo, cũng như có sự tự do thờ phượng. Tổ chức Cariatas có hoạt động và có thể giáo dục, nhưng ngoài các thực tại bé nhỏ như tôi đã nói trên đây, chẳng hạn như các trường dậy nghề, các trạm phát thuốc vv... không thể có các cơ cấu xã hội lớn như mở các trường học riêng của Giáo Hội hay có các nhà thương. Tuy nhiên nó cũng còn tùy thuộc rất nhiều nơi tương quan với chính quyền địa phương. Nếu có tương quan tốt, thì có thể làm việc, nhưng nếu chính quyền địa phương cuồng tín, thì mọi chuyện đều thay đổi hoàn toàn.

(Avvenire 28.30-5-2008)
 
Dõi theo Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec qua mạng Internet
Anthony Lê
09:18 03/06/2008
Dõi theo Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec qua mạng Internet

QUEBEC CITY (Zenit.org).- Đối với những ai không thể đến được thành phố Quebec để tham dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế (International Eucharistic Congress) vốn được diễn ra từ ngày 15 đến 22 tháng 6 năm 2008 sắp tới, thì chúng ta vẫn có thể dõi theo mọi sự kiện diễn ra của Đại Hội ngay trên mạng Internet.

Các hoạt động, các bài giảng thuyết, các buổi nói chuyện, vân vân... sẽ được cập nhật liên tục trên trang Web tại http://www.ecdq.tv/en/videos/ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Đặc biệt, trong trang Web này, ch1ung ta có thể xem được những đoạn video hình ảnh rất hay và sống động nói về Phép Thánh Thể Nhiệm Mầu.

Ban tổ chức hy vọng rằng: "Với sáng kiến này, tất cả những người Kitô Giáo trên khắp cả thế giới đều có thể tham dự vào sự kiện lớn của đức tin này."

Chủ đề của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec, Canada lần này chính là: "Phép Thánh Thể, hồng ân của Thiên Chúa cho đời sống của thế giới" (The Eucharist, gift of God for the life of the world).

Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ tham dự vào ngày kết thúc của Đại Hội thông qua kết nối vệ tinh, qua đó Ngài sẽ giảng trong Thánh Lễ bế mạc.

Trang Web chính thức của Đại Hội Thánh Thể có thể được truy cập tại địa chỉ: www.cei2008.ca/en/
 
Quyền theo Lương tâm bị đe dọa, các vấn đề y tế tạo ra xung đột
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:11 03/06/2008
QUYỀN LÀM THEO LƯƠNG TÂM BỊ ĐE DỌA

Các Vấn Đề Y Tế Tạo Ra Xung Đột

RÔMA, ngày 1 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org). - Cố gắng giới hạn tôn giáo vào một phạm vi thuần túy cá nhân là lãnh vực tranh chấp chính ở nhiều quốc gia. Một trong những lãnh vực tranh chấp liên quan đến các Kitô hữu và các cơ quan hoạt động về y tế thuộc về Hội Thánh.

Tuần qua, Tối Cao Pháp Viện California đã nghe chứng cớ vụ kiện về kỳ thị mà những người phụ nữ đồng tính luyến ái (lesbian) bị từ chối thụ tinh hân tạo đã kiện. Hãng thông tấn AP đã đăng một bài tường trình sơ khởi về vụ này vào ngày 26 tháng 5. Guadalupe Benitez đang chống đối việc bị từ chối chữa trị tại bệnh xá tư, North Coast Woman’s Care Medical Group.

Các bác sĩ ở bệnh xá từ chối chữa trị cho Benitez vì niềm tin tôn giáo của họ. Ông Peter Ferrara, luật sư chính của American Civil Right Union ở Virginia nói rằng việc bắt buộc họ phải hành động vi phạm đến tín ngưỡng của họ “là một giải pháp kỳ thị, và đó là kỳ thị các Kitô hữu.” Ông Ferrara đã nộp cho tòa án một bản tóm lược bênh vực các bác sĩ.

Theo bài tường trình của hãng AP, Benitez đã thành công lúc đầu khi quan toà xử kiện ở Quận San Diego về phe cô. Tuy nhiên, sau đó một tòa thượng thẩm đã vô hiệu hóa phán quyết ấy và nói rằng tòa hạ cấp phải kể đến quan điểm tôn giáo của các bác sĩ, là một cách biện hộ có thể đứng vững được.

Một số đông những nhóm bảo vệ nhân quyền, các hội chuyên viên và các cơ quan tôn giáo đã nộp những tóm lược lên toà án về luật trong vụ này bởi vì vụ này có thể đưa đến ra một tiền lệ.

AP trường trình vào ngày 28 tháng 5 rằng, trong buổi thẩm vấn trước Tối Cao Pháp Viện California, luật sư của Benitez là bà Jennifer Pizer đã lập luận rằng các bác sĩ không có quyền tự do kỳ thị bệnh nhân.

Để trả lời, ông Kenneth Pedroza, luật sư của các bác sĩ, đã giải thích rằng các thân chủ của ông đã giới thiệu cô Benitez đến một bác sĩ khác và bằng lòng trả những phí tổn phụ trội. Tòa án có 90 ngày để phán quyết về vụ này.

Trong khi đó ở Michigan đang có một cuộc tranh luận về một dự luật bắt buộc chủ nhân phải cung cấp chương trình bảo hiểm trả tiền thuốc cho người làm, kể cả tiền mua thuốc ngừa thai. Dự luật này là đề tài của cuộc tranh luận tại Thượng Viện tiểu bang, mà theo bản tin gửi cho báo chí vào ngày 14 tháng 5, thì Hội Đồng Công Giáo Michigan (Michigan Catholic Conference) đã yêu cầu các nhà lập pháp tôn trọng tự do tín ngưỡng.

Ép Buộc

Ông Paul Long, phó chủ tịch Hội Đồng Công Giáo Michigan về chính sách công cộng đã nói: “Hội Đồng không có ý muốn áp đặt các giáo huấn của Hội Thánh trên xã hội trần thế, và trên cùng một diện ấy, tiểu bang cũng không có quyền, theo Tu Chính Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ, áp đặt luật lệ trên các giáo huấn và các hoạt động của Hội Thánh Công Giáo và các cơ quan thuộc về Hội Thánh.”

Trong một buổi tường trình trước tiểu ban, ông Long lý luận rằng, nếu được chấp thuận, thì luật này sẽ áp đặt trên các cơ quan tôn giáo của Công Giáo nhiệm vụ phải cung cấp bảo hiểm gồm thuốc ngừa thai. Điều ấy sẽ ép buộc các cơ quan mục mụ của Hội Thánh Công Giáo phải hành động trái ngược với các giáo huấn của tôn giáo.

Ông Long nói, “Nếu dự luật này được thông qua, thì thật là khó mà tưởng tượng được rằng có gì có thể giới hạn khả năng của tiểu bang trong việc đòi hỏi các cơ sở tôn giáo phải vi phạm những nguyên tắc chính của tín ngưỡng của họ.”

Tán Thành Việc Từ Chối

Hãng Reuters tường trình hôm mùng 1 tháng 5 rằng các dược sĩ ở tiểu bang Washington vừa thắng cuộc. Một thẩm phán tòa thượng thẩm liên bang ở Seattle đã giữ nguyên lệnh cho phép các dược sĩ từ chối bán “thuốc ngừa thai buổi-sáng-hôm-sau” (morning-after pills).

Dưới áp lực của Thống Đốc Dân Chủ Chris Gregoire, cơ quan kiểm soát đã quyết định trong năm 2007 rằng các dược sĩ không được từ chối làm theo bất cứ toa thuốc nào vì những việc bất đồng riêng tư của mình.

Trong quyết định của ông, Thẩm Phán Ronald Leighton của 9th U.S. Circuit Court of Appeals đã phán quyết rằng tiểu bang đã bắt buộc các dược sĩ phải chọn lựa một cách bất hợp hiến giữa tín ngưỡng và công việc của họ, cho nên ông đã tán đồng việc tạm ngưng thi hành luật được ban hành trước đó.

Tuy nhiên quyết định ấy chỉ liên quan đến việc tạm thời đình chỉ thi hành luật này, trong khi việc toàn thể toà án sẽ nghe giá trị của vụ này sẽ xảy ra trong những ngày sắp đến.

Tại Wisconsin, dược sĩ Neil Noesen đã không được may mắn như thế. Trong một bài báo đề ngày 28 tháng 4, nhật báo Milwaulkee Journal Sentinel đã kể lại vụ ông Noesen, một người Công Giáo, đã quyết định rằng lương tâm của ông không cho phép ông bán viên thuốc buổi-sáng-hôm-sau. Vào tháng 7 năm 2002 ông đã từ chối không bán viên thuốc này cho một khách hàng là Amanda Thiede.

Ông Noesen đã bị cơ quan kiểm soát tiểu bang phạt vì việc từ chối này, và ông đã thua cuộc tố tụng ở toà hạ cấp (lower courts) về vấn đề này. Ông bị bó buộc phải báo cho chủ nhân biết về niềm tin của ông, và phải học một khóa học về xử thế (ethics course). Đồng thời ông cũng phải trả $21.000 tiền phí tổn cho những thủ tục tòa án và kỷ luật.

Hiện ông đang yêu cầu Tối Cao Pháp Viện của Wisconsin lật đổ những phán quyết trước đây vì lý do là việc áp dụng kỷ luật vi phạm quyền diễn tả tín ngưỡng mà hiến pháp bảo vệ. Theo tường trình của nhật báo thì không rõ tòa án tối cao có nghe đơn xin cứu xét của ông Noesen hay không.

Không Cho Phản Đối

Tiểu bang New Jersey cũng bắt buộc các dược sĩ phải bán thuốc viên buổi-sáng-hôm-sau mà không có quyền phản đối vì cớ tín ngưỡng. AP trường trình hôm mùng 5 tháng 11 rằngThống Đốc Jon Corzine hồi năm ngoái đã ký thành luật bắt buộc các dược sĩ phải bán bất kể loại thuốc nào theo các toa thuốc mà họ nhận được.

Như vậy New Jersey trở thành tiểu bang thứ 12 bắt buộc các dược sĩ phải bán thuốc hoặc giới thiệu khách hàng đi chỗ khác. Bốn tiểu bang là -- Arkansa, Georgia, Mississippi và South Dakota – cho phép các dược sĩ từ chối bán thuốc theo toa.

Theo ANSA thì Enrico Rossi, hội viên hội đồng y tế của vùng Tuscany đã cho rằng việc có được thuốc buổi-sáng-hôm-sau là một quyền của phụ nữ và các bác sĩ bắt buộc phải bảo đảm rằng quyền này được tôn trọng.

Ngày 4 thàng 4, báo Công Giáo Avvenire đã phỏng vấn một trong những bác sĩ liên quan đến việc từ chối là bác sĩ Marco Bardelli. Bác sĩ Bardelli giải thích rằng ông lo ngại về những hậu quả phụ của thuốc buổi-sáng-hôm-sau. Ông đề nghị rằng thay vì đi đến bệnh xá ở bệnh viện, các phụ nữ nên đến bác sĩ gia đình của mình, là người biết rõ lai lịch về thuốc men của họ.

Thăng Tiến Nhân Loại

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề cập đến vấn đề lương tâm trong lãnh vực y tế khi ngài nói với các tham dự viên Đại Hội Quốc Tế lần thứ 25 của Các Dược Sĩ Công Giáo tại Rôma ngày 29 tháng 10 vừa qua.

Đức Thánh Cha đề nghị với họ nguyên tắc từ chối theo lương tâm, “đó là một quyền mà nghề nghiệp của anh chị em phải công nhận, cho phép anh chị em không phải cộng tác cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc cung cấp các dược phẩm nhằm mục đích phục vụ các quyết định rõ ràng là vô luân, thí dụ như phá thai hay là giết chết êm dịu.”

Đức Thánh Cha nói thêm “Dược sĩ phải mời gọi mỗi người thăng tiến nhân loại, để mỗi con người có thể được bảo vệ từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên, và dược phẩm có thể làm trọn vai trò chữa bệnh của nó.”

Đức Thánh Cha Bênêđictô cũng nói rằng điều quan trọng là các nhà chuyên môn về y tế Công Giáo cần phải thấu triệt việc đào luyện của mình về những vấn đề luân lý sinh học (bioethical). Vì những quyết định của luật pháp và tòa án đe dọa không cho các tín hữu quyền làm theo lương tâm, lời mời gọi đào sâu sự hiểu biết về luân lý sinh học của Đức Thánh Cha cũng là một điều hợp lý cho các nhà lập pháp và các quan tòa.

(Bài cùa LM John Flynn, LC, do Phaolô Phạm Xuân Khôi dịch)
 
Bài Giáo lí I của ĐTC Benedictô XVI: thánh Phaolô thành Tarsô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:25 03/06/2008
BÀI GIÁO LÝ I CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI VỀ THÁNH PHAOLÔ:

THÁNH PHAOLÔ THÀNH TARSÔ

Trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày 25 tháng 10, 2006, Đức Thánh Cha Benedictô XVI nói:

Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta đã kết thúc những bài suy niệm về Mười Hai Thánh Tông Đồ, là những vị được Chúa Giêsu trực tiếp gọi trong thời gian Người còn tại thế. Hôm nay chúng ta bắt đầu xem xét đến những khuôn mặt của những nhân vật quan trọng khác trong thời Hội Thánh thời Sơ Khai.

Các ngài cũng đã hiến đời mình cho Chúa, cho Tin Mừng và cho Hội Thánh. Các ngài là những người nam hay nữ, như Thánh Luca đã viết trong sách Tông Đồ Công Vụ, “đã liều mạng vì Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (15:26).

Người đầu tiên đã được Chính Chúa, là Đấng Phục Sinh, gọi làm một Tông Đồ thật, chính là Thánh Phaolô thành Tarsus. Ngài nổi bật như một ngôi sao sáng nhất trong lịch sử Hội Thánh, nếu không nói là trong việc thành lập Hội Thánh. Thánh Gioan Kim Khẩu ca tụng ngài như một người cao trọng hơn nhiều thiên thần và tổng lãnh thiên thần (x. Panegirico, 7, 3). Dante Aligheiri trong Hài Kịch của Thiên Chúa (Divine Comedy), cảm hứng bởi câu truyện Thánh Luca kể trong Tông Đồ Công Vụ (x. 9:15), đã diễn tả ngài cách đơn giản là “cái bình được chọn” (inf. 2:28), có nghĩa là: một dụng cụ được Thiên Chúa chọn. Những người khác gọi ngài là “Vị Tông Đồ Thứ 13”, hay cách trực tiếp, “vị trước nhất sau vị Duy Nhất.”

Chắc chắn rằng sau Chúa Giêsu, ngài là một trong những vị tiên khởi mà chúng ta biết nhiều nhất. Thực ra, chúng ta không những chỉ có câu truyện mà Thánh Luca viết trong sách Tông Đồ Công Vụ, mà còn cả một số Thư mà chính tay ngài viết, là những văn kiện trực tiếp tỏ lộ cá tính và tư tưởng của ngài mà không qua trung gian.

Thánh Luca cho chúng ta biết tên ngài trước kia là Saulô (x. TĐCV 7:58; 8:1), cũng là Saulê trong tiếng Hipri (x. TĐCV 9:14, 17; 22:7, 13; 26:14), như Vua Saulê (x. TĐCV 13:21), và ngài là người Do Thái lưu vong, vì thành Tarsus tọa lạc giữa Anatolia và Syria.

Ngài xuống Giêrusalem rất sớm để học tận gốc Luật Môsê theo chân Vị Thầy nổi danh là Gamalielê (x. TĐCV 22:3). Ngài cũng học một nghề thủ công và phổ thông, là đan lều (x. TĐCV 18:3), mà sau này giúp ngài tự cung cấp cho mình để không trở thành gánh nặng cho Hội Thánh (x. TĐCV 20:34; 1 Cor 4:12; 2 Cor 12:13).

Thật là một bước quyết định cho ngài khi biết có một cộng đoàn của những người tự nhận là môn đệ của Chúa Giêsu. Ngài biết về Đức Tin nhờ họ - được gọi là một “đạo” mới – không đặt Lề Luật của Thiên Chúa ở trọng tâm mà lại đặt con người Giêsu, Chịu Đóng Đinh và đã Sống Lại, mà họ còn nối kết người ấy với việc tha tội. Là một người Do Thái cuồng tín, ngài cho rằng sứ điệp này không những không thể chấp nhận được, mà còn gây gương mù, nên ngài thấy có nhiệm vụ phải bắt bớ những người theo Đức Kitô ngay cả ở ngoài Giêrusalem.

Chính trên đường đi Đamascô vào đầu thập niên 30 mà theo lời ngài thì “Đức Kitô đã làm cho tôi thuộc về Người” (Phil 3:12). Trong khi Thánh Luca kể lại sự kiện với nhiều chi tiết – như ánh sáng của Chúa Phục Sinh đã chạm đến ngài và biến đổi đời ngài tận căn bản thế nào -, trong các Thư ngài đi thẳng vào điểm căn bản mà không chỉ nói về thị kiến (x. 1 Cor 9:1), mà còn về một sự soi sáng (x. 2 Cor 4:6), và trên hết về một mặc khải và một ơn gọi trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh (x. Gal 1:15-16).

Thực ra, ngài sẽ định nghĩa cách dứt khoát mình là “một tông đồ bời ơn gọi” (x. Rom 1:1; 1 Cor 1:1) hay “tông đồ do Thánh Ý Thiên Chúa” (2 Cor 1:1; Eph 1:1; Col 1:1), để nhấn mạnh rằng cuộc trở lại của ngài không phải là kết quả của một sự mở mang tư tưởng hay suy tư, nhưng là kết quả của sự can thiệp của Thiên Chúa, một ân sủng không thể lường được của Ngài.

Từ đó trở đi, tất cả những gì đối với ngài là có giá trị bị đảo lộn trở thành thua thiệt và phân bón (x. Phil 3:7-10). Và từ giây phút ấy, ngài dồn toàn lực vào việc phục vụ một mình Đức Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người mà thôi. Sự hiện hữu của ngài phải trở nên sự hiện hữu của một vị Tông Đồ muốn “trở nên mọi sự cho mọi người” (1 Cor 9:22) mà không giữ lại điều gì cho mình.

Từ đó chúng ta rút ra một bài học rất quan trọng: điều chính yếu là đặt Đức Kitô ở trọng tâm của đời sống mình, để căn tính của mình được đánh dấu cách rõ ràng bằng cuộc gặp gỡ [Đức Kitô], qua việc kết hiệp thông với Đức Kitô và với Lời của Người. Trong ánh sáng cùa Người các giá trị khác được phục hồi và được thanh luyện khỏi mọi cặn bã.

Một bài học căn bản khác mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta là chiều rộng phổ quát đánh dấu việc tông đồ của ngài. Vì cảm nhận cách sâu sắc vấn đề khó khăn của Dân Ngoại trong việc nhận biết Thiên Chúa, là Đấng ban ơn cứu độ trong Đức Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đanh và Sống lại cho mọi người không trừ ai, nên ngài hiến toàn thân để làm cho Tin Mừng này được nhân biết, để công bố ân sủng được tiền định để hòa giải con người với Thiên Chúa, với chính mình và với tha nhân.

Ngay từ giây phút đầu tiên ngài đã hiểu rằng điều này là một thực thể không những chỉ liên hệ với dân Do Thái hay một nhóm người nào đó, nhưng là một thực thể có giá trị phổ quát và liên hệ với mọi người, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người.

Điểm khởi hành của các cuộc hành trình truyền giáo của ngài là Hội Thánh ở Antiôkia nước Syria, nơi mà lần đầu tiên Tin Mừng được rao giảng cho người Hy Lạp và danh xưng “Kitô hữu” được đặt cho những người tin vào Đức Kitô (x. TĐCV 11:20,26).

Từ đó, trước hết ngài đi Cyprus, rồi vào dịp khác, đến các miền của Tiểu Á (Pisidia, Laconia, Galatia), và sau đó đến các vùng ở Âu Châu (Maceđonia, Hy Lạp). Các thành phố thời danh nhất là Êphêsus, Phillipi, Thessalônica, Côrinthô, mà không quên Berêa, Athens và Milêtus.

Trong việc tông đồ của Thánh Phaolô cũng không thiếu gì những khó khăn mà ngài đã can đảm đương đầu vì yêu mến Đức Kitô. Chính ngài đã nhắc lại phải chịu đựng “vất vả… tù đầy… đánh đập… nhiều lần chạm trán với tử thần…. Ba lần bị đánh đòn bằng roi, một lần bị ném đá, ba lần đắm tầu, trải qua một đêm và một ngày trên biển cả; phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì Dân Ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Và không kể các điều khác, còn có những áp lực hằng ngày đè nặng trên tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! (2 Cor 11;23-28).

Từ một đoạn trong Thư gửi tín hữu Rôma (x. Rom 15:24, 28) xuất hiện một đề nghị của ngài là đi đến cả Tây Ban Nha, đến Phương Tây, để loan báo Tin Mừng khắp nơi, ngay cả đến tận chân trời mà người ta biết đến [vào thời đó]. Làm sao mà chúng ta không thán phục một con người như thế? Làm sao mà chúng ta không cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một vị Tông Đồ có một tầm vóc như vậy?

Chắc chắn rằng ngài đã không thể đương đầu với những khó khăn như thế và đôi khi trong hoàn cảnh tuyệt vọng nếu ngài đã không có một lý do để tin vào một giá trị tuyệt đối, mà trước giá trị ấy không một ngăn cách nào có thể được coi là không thể vượt qua được. Như chúng ta đã biết, đối với Thánh Phaolô lý do này là Đức Chúa Giêsu Kitô, mà ngài đã viết về Người như sau, “Tình yêu của Đức Kitô thúc đẩy chúng tôi… để những người đang sống không còn sống cho mình nhưng sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ” (2 Cor 5:14-15), vì chúng ta và vì tất cả mọi người.

Thực ra, Thánh Tông Đồ đã làm chứng hùng hồn bằng máu của ngài dưới thời Hoàng Đế Nêrô ở đây, tại Rôma, là nơi mà chúng ta đang giữ và tôn kính hài cốt của ngài. Thánh Clêmentê thành Rôma, vị Tiền Nhiệm của tôi ở Tòa Thánh này, đã viết về ngài trong năm cuối cùng của thế kỷ thứ nhất: “Bởi vì lòng ghen tương và sự bất hòa mà Thánh Phaolô đã bắt buộc phải chỉ cho chúng ta làm thế nào để đạt được phần thưởng kiên nhẫn…. Sau khi rao giảng công lý cho toàn thế giới, và sau khi đã đến tận biên cương của Phương Tây, ngài chịu tử vỉ đạo trước các nhà cầm quyền chính trị; bằng cách ấy ngài từ bỏ cõi đời này và về đến nơi thánh, để trở thành mẫu gương cao quý về kiên trì” (Thư gửi tín hữu Côrinthô, 5).

Nguyện xin Chúa giúp chúng ta thực hành lời khuyên nhủ mà Thánh Tông Đồ để lại cho chúng ta trong các Thư của ngài: “Anh chị em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô” (1 Cor 11:1).
 
Bài Giáo lí II của ĐTC Benedictô XVI: Nhãn quan mới của thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:27 03/06/2008
BÀI GIÁO LÝ II CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ VỀ THÁNH PHAOLÔ

NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ

Buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 8 tháng 11, 2006, Đức Thánh Cha Benedictô XVI nói:

Anh chị em thân mến:

Trong bài giáo lý trước cách đây hai tuần, tôi đã cố gắng phác hoạ những nét chính yếu về tiểu sử Thánh Tông Đồ Phaolô. Chúng ta đã thấy cuộc gặp gỡ với Đức Kitô của ngài trên đường đi Đamascô đã thực sự cách mạng hóa đời sống của ngài thế nào. Đức Kitô đã trở nên lý do của sự sống còn của ngài và động cơ thâm sâu của tất cả các công việc tông đồ của ngài.

Trong những thư của ngài, sau danh xưng Thiên Chúa, xuất hiện hơn 500 lần, thì danh xưng được nhắc tới thường xuyên nhất là Đức Kitô (380 lần). Do đó, điều quan trọng là chúng ta nhận ra rằng Đức Chúa Giêsu Kitô có thể ảnh hưởng cách sâu đậm thế nào đến đời sống của một người, và như thế, cũng ảnh hưởng đến đời sống chúng ta. Thực ra, lịch sử cứu độ đạt đến cao điểm nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, và do đó Người là điểm phân biệt thật sự trong việc đối thoại với các tôn giáo khác.

Khi nhìn vào thánh Phaolô, chúng ta có thể đưa ra câu hỏi căn bản: Việc gặp gỡ của một con người với Đức Kitô xảy ra thế nào? Mối liên hệ phát xuất từ cuộc gặp gỡ ấy gồm những gì? Câu trả lời của Thánh Phaolô có thể được hiểu trong hai giai đoạn.

Trước hết, Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu giá trị căn bản và không thể thay thế được của Đức Tin. Ngài viết trong Thư gởi tín hữu Roma: “Thật vậy, chúng tôi tin rằng, người ta được nên công chính nhờ Đức Tin, chứ không phải vì làm theo Lề Luật” (3: 28).

Đây là điều ngài viết trong Thư gởi tín hữu Galatê: “Người ta được nên công chính không nhờ làm theo Lề Luật, nhưng nhờ Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô; nên ngay cả chúng ta cũng phải tin vào Ðức Chúa Giêsu Kitô, để được nên công chính nhờ đức tin vào Ðức Kitô, và không phải nhờ làm theo Lề Luật; vì không ai sẽ được nên công chính vì làm theo Lề Luật.” (2:16)

“Được nên công chính” nghĩa là được làm thành chính trực, được sự công minh đầy thương xót của Thiên Chúa chấp nhận để được đi vào sự hiệp thông với Ngài, và nhờ đó có khả năng thiết lập một mối liên hệ đích thực hơn nhiều với tất cả anh em chúng ta: và điều này xảy ra dựa trên việc [Thiên Chúa] hoàn toàn tha thứ các tội lỗi của chúng ta.

Thánh Phaolô công bố thật rõ ràng rằng điều kiện này của đời sống không tùy thuộc vào những việc lành chúng ta có thể làm, nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào ân sủng của Thiên Chúa: Chúng ta “được trở nên công chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa như một ân huệ, nhờ ơn cứu độ trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (Rom 3:24). Bằng những lời này, Thánh Phaolô diễn tả nội dung cơ bản của sự trở lại của ngài, chiều hướng mới của đời sống ngài là hiệu quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh của ngài.

Trước khi trở lại, Thánh Phaolô không phải là một con người xa lạ gì với Thên Chúa hay Lề Luật của Ngài. Trái lại, ngài là một ngươi trung thành tuân giữ Lề Luật đến độ cuồng tín. Tuy nhiên, trong ánh sáng của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, ngài đã hiểu rằng với sự [cuồng tín] này ngài đã chỉ tìm cách gầy dựng cho mình, cùng sự công chính riêng của mình, và với tất cả sự công chính này ngài đã chỉ sống cho chính mình.

Ngài đã ý thức rằng ngài tuyệt đối cần một hướng đi mới cho cuộc đời mình. Và chúng ta thấy hướng mới này được diễn tả bằng chính lời ngài: “Đời sống mà hiện nay tôi đang sống trong xác phàm, là sống trong Đức Tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và đã hiến chính Mình Người cho tôi” (Gal 2: 20).

Cho nên, Thánh Phaolô không còn sống cho chính mình, hay cho sự công chính của mình nữa. Ngài sống cho Đức Kitô và với Đức Kitô: bằng cách hiến chính mình, ngài không còn tìm kiếm hay gầy dựng cho chính mình nữa. Đó là sự công chính mới, hướng đi mới mà Chúa đã ban cho chúng ta qua Đức Tin.

Trước Thánh Giá của Đức Kitô, là cách diễn tả cực đoan nhất của sự hiến mình của Người, thì không ai có thể tự hào về mình, về sự công chính do mình tạo ra, cho chính mình! Nơi khác đi, khi nhắc lại lời ngôn sứ Giêremia, Thánh Phaolô giải thích tư tưởng ấy của ngài: “Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa” (1 Cor 1: 31; Ger 9:22…); hoặc: “Không đời nào tôi hãnh diện, ngoại trừ về thập giá Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta! Nhờ thập giá đó mà thế gian đã bị đóng đinh đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gal 6:14).

Khi suy niệm về ý nghĩa của sự công chính hóa là gì, không bằng những việc làm nhưng bằng Đức Tin, chúng ta đi tới yếu tố thứ hai định nghĩa căn tính Kitô hữu được Thánh Phaolô diễn tả trong chính đời sống của ngài.

Căn tính Kitô hữu này bao gồm cách chính xác hai yếu tố: việc tránh tự mình tìm kiếm chính mình, nhưng thay vào đó nhận lấy chính mình từ Đức Kitô và hiến dâng chính mình cùng với Đức Kitô, và như thế chúng ta đích thân tham gia vào sự sống của chính Đức Kitô đến nỗi hầu như được đồng hóa với Người, và chia sẻ cả sự chết cũng như sự sống của Người. Đây là điều Thánh Phaolô viết trong Thư gởi tín hữu Roma: “Tất cả chúng ta… đã được chịu Phép Rửa trong cái chết của Người… chúng ta đã cùng được mai táng với Người… chúng ta đã được kết hợp với Người… Vậy anh em cũng phải coi mình như đã chết với tội lỗi, và lại sống cho Thiên Chúa trong Đức Chúa Kitô Giêsu” (Rom 6:3,4,5,11).

Chính những lời cuối cùng này có tính chất triệu chứng: thực ra, đối với Thánh Phaolô, nói rằng các Kitô hữu được chịu Phép Rửa hoặc là tin hữu thì chưa đủ; mà điều quan trọng là phải nói rằng họ đang sống “trong Đức Chúa Giêsu Kitô” (x. Rom 8: 1, 2, 39; 12: 5; 16: 3, 7, 10; 1 Cor 1: 2, 3 vv… ).

Trong lúc khác đảo lộn từ ngữ lại và viết rằng “Đức Kitô ở trong chúng ta/anh chị em” (Rom 8:10; 2 Cor 13:5) hay “trong tôi”(Gal 2:20).

Sự đồng hoá cách hỗ tương giữa Đức Kitô và Kitô hữu, một đặc điểm của giáo huấn của Thánh Phaolô, làm cho bài giảng của ngài về Đức Tin được hoàn hảo.

Trên thực tế, mặc dầu Đức Tin kết hợp chúng ta mật thiết với Đức Kitô, Đức Tin cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng ta và Người; nhưng theo Thánh Phaolô, đời sống Kitô hữu cũng có một yêu tố chúng ta cỏ thể gọi là “mầu nhiệm,” vì nó đòi hỏi một sự gắn bó chặt chẽ của chúng ta với Đức Kitô và của Đức Kitô với chúng ta. Theo nghĩa này, Thánh Tông Đồ đi xa hơn nữa đến nỗi diễn tả những đau khổ của chúng ta như là “những đau khổ của Đức Kitô” trong chúng ta (2 Cor 1:5), để chúng ta có thể “luôn [mang] trong thân xác sự chết của Chúa Giêsu, ngõ hầu sự sống của Chúa Giêsu cũng có thể được bày tỏ trong thân xác của chúng ta” (2 Cor 4:10).

Chúng ta phải thích ứng tất cả những điều này vào đời sống thường nhật của mình theo gương Thánh Phaolô, là người luôn sống với trình độ linh đạo cao này. Ngoài ra, Đức Tin phải luôn bày tỏ đức khiêm nhường trước Nhan Thiên Chúa, thật sự là thờ phượng và ngợi khen Ngài.

Quả thật, chính nhờ Thiên Chúa và chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta được làm Kitô hữu. Vì không có gì và không có ai có thể thay thế được Ngài, cho nên điều cần thiết là chúng ta không được tôn thờ bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoài Ngài. Không được để cho ngẫu tượng nào làm ô uế vũ trụ tinh thần của chúng ta, nếu không, thì thay vì vui hưởng sự tự do đã dành được, chúng ta sẽ lại rơi vào một hình thức nô lệ nhục nhã.

Hơn nữa, sự tùy thuộc triệt để của chúng ta vào Đức Kitô và sự kiện “chúng ta ở trong Người” phải làm thấm nhuần trong chúng ta một thái độ hoàn toàn tín thác và niềm vui vĩ đại. Tóm lại, thực ra chúng ta phải kêu lên với Thánh Phaolô: “Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rom 8:31). Câu trả lời là không có gì và không ai “sẽ có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rom 8:39). Do đó, đời sống Kitô hữu chúng ta được dựa trên tảng đá vững chắc và an toàn nhất mà sức người có thể tưởng tượng được. Và từ đó chúng ta rút ra tất cả nghị lực của mình, hoàn toàn đúng như Thánh Tông Đô đã viết: “Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Phil 4:13).

Do đó, chúng ta hãy trực diện đời sống của chúng ta với những nỗi vui buồn của nó nhờ được nâng đỡ bởi những cảm tình nồng nhiệt này mà Thánh Phaolô đã ban tặng cho chúng ta. Qua việc có kinh nghiệm về những điều này, chúng ta sẽ nhận ra điều mà chính Thánh Tông Đồ đã viết là sự thật như thế nào: “Cha biết cha đã tin vào ai, và xác tín rằng, Người có thể bảo toàn vật ký thác của cha cho đến Ngày đó” (2 Tim 1:12), ngày chúng ta chắc chắn được gặp Đức Kitô, Vị Thẩm Phán, Đấng Cứu Độ thế gian và chúng ta.

Phaolô Phạm Xuân Khôi
 
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Lương Nông quốc tế (FAO)
LM Trần Đức Anh, OP
14:10 03/06/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức XVI mạnh mẽ tái khẳng định rằng ”nạn đói và suy dinh dưỡng là điều không thể chấp nhận được trong một thế giới có mức độ sản xuất, có tài nguyên và kiến thức đủ để chấm dứt những thảm trạng ấy.”

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi Hội nghị Thượng Đỉnh của Tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, nhóm tại Roma từ ngày 3 đến 5-6-2008 về cuộc khủng hoảng lương thực và những thay đổi khí hậu. Trong số các tham dự viên có nhiều vị quốc trưởng và phái đoàn cấp cao của hơn 100 quốc gia.

Sứ điệp của ĐTC được ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh tuyên đọc trong buổi khai mạc sáng 3-6-2008 trong đó ĐGH Benedictô nhận định rằng ”Sự hoàn cầu hóa thị trường ngày càng gia tăng không luôn luôn làm cho người dân có được lương thực và các hệ thống sản xuất thường bị ảnh hưởng tiêu cực vì những giới hạn về cơ cấu cũng như các chính sách bảo vệ thị trường, những hiện tượng đầu cơ tích trữ làm cho nhiều người dân phải ở ngoài lề sự phát triển.. Vì thế, thách đố lớn ngày nay chính là ”hoàn cầu hóa không những các quyền lợi kinh tế và thương mại, nhưng cả những mong đợi về tình liên đới nữa, trong niềm tôn trọng và đề cao giá trị của mỗi thành phần nhân loại”.

ĐTC kêu gọi Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức FAO tiếp tục theo đuổi những cải tổ cơ cấu, trên bình diện quốc gia, vì đây là điều tối quan trọng để đối phó hữu hiệu với các vấn đề chậm tiến, trong đó có cả hậu quả là nạn đói và suy dinh dưỡng”.

Ngài nhấn mạnh rằng ”nghèo đói và suy dinh dưỡng không phải là một định mệnh không thể tránh được do nghịch cảnh và thiên tai gây ra. Đàng khác, những khía cạnh thuần túy kỹ thuật hoặc kinh tế không được trổi vượt hơn nghĩa vụ công bằng đối với những người đang chịu đói. Quyền có lương thực tương ứng với một động lực luân lý đạo đức, đó là ”hãy cho kẻ đói ăn” (Mt 25,35), động lực này thúc đẩy chia sẻ những của cải vất chất, như một dấu chỉ tình thương mà tất cả chúng ta đều cần đến. Quyền có lương thực là một quyền chủ yếu, gắn liền với việc bảo vệ và bênh đỡ sự sống con người, và là đá tảng vững chắc không thể vi phạm, làm nền móng cho toàn thể tòa nhà nhân quyền”.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng sự gia tăng sản xuất nông nghiệp trên thế giới chỉ hữu hiệu nếu có kèm theo sự phân phối thực sự các sản phẩm ấy, và nhắm thỏa mãn trước tiên các nhu cầu thiết yếu của con người”.

Sau cùng ĐTC khuyến khích các phái đoàn chính phủ tham dự Hội nghị Fao trong những ngày này đưa ra những biện pháp can đảm, không đầu hàng trước nạn đói và suy dinh dưỡng. Việc bảo vệ phẩm giá con người trong hoạt động quốc tế, cả những hoạt động cấp thời, sẽ giúp đo lường những gì là dư thừa đứng trước nhu cầu của người khác, và quản lý các tài nguyên thiên nhiên theo đức công bằng, làm sao để chúng mưu ích cho mọi thế hệ”.

ĐTC không tiếp các vị quốc trưởng

Cũng liên quan đến hội nghị Thượng Đỉnh FAO, trong những ngày qua, báo chí quốc tế đưa tin ĐTC không tiếp các vị quốc trưởng nhân dịp các vị đến Roma dự Hội nghị thượng định này.

Hôm 3-6-2008, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, LM Lombardi, đã ra thông cáo minh xác rằng: ĐTC Biển Đức 16 không thể nhận lời thỉnh cầu tiếp kiến riêng của các vị Quốc trưởng và Thủ Tướng chính phủ nhân hội nghị cấp cao của tổ chức FAO, vì số người thỉnh cầu quá nhiều và thời gian hạn hẹp của ĐTC cũng như vì công tác khác ngài đã nhận trước. Trong chiều hướng đó, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã đích thân viết thư cho cho các vị Quốc trưởng và Thủ Tướng chính phủ để thông báo ĐTC lấy làm tiếc vì không thể đích thân gặp các vị và Ngài tái khẳng định sự sẵn sàng tiếp các vị trong một dịp khác tới đây.

Cha Lombardi nói thêm rằng đây không phải là một biện pháp mới mẻ, xét vì từ tháng 4 năm 2006, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã thông báo cho các sứ quán ngoại giao cạnh Tòa Thánh rằng Tòa Thánh sẽ rất khó nhận lời yêu cầu tiếp kiến riêng các vị Quốc trưởng và Thủ tướng nhân dịp các Hội nghị quốc tế. (SD 3-6-2008)
 
Đức Giáo Hoàng không tránh gặp tổng thống Ahmadinejad
Bùi Hữu Thư
21:57 03/06/2008

Đức Giáo Hoàng không tránh gặp tổng thống Ahmadinejad



Vatican giải thích dư luận của giới truyền thông

VATICAN ngày 3 tháng 6, 2008
– Đức Giáo Hoàng Benedict XVI không lấy cớ vì có một lịch trình hếr sức bận rộn để tránh gặp gỡ tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, theo thông báo của Toà Thánh Vatican.

Đã nhiều ngày qua đã có các tường trình của giới truyền thông bàn về việc Đức Giáo Hoàng có gặp gỡ tổng thống Iran tuần này hay không. Ông đã đến Rôma hôm nay để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Về An Toàn Thực Phẩm do Hiệp Hội Lương Nông Quốc Tế tổ chức.

Vatican đã tuyên bố hôm này là Đức Giáo Hoàng sẽ không tiếp kiến riêng bất cứ vị lãnh tụ quốc gia nào tham dự hội nghị này. Điều này làm cho nhiều giới cho rằng Đức Giáo Hoàng từ chối tất cả mọi thỉnh cầu để có thể từ chối tiếp kiến ông Ahmadinejad.

Văn phòng truyền thông Vatican hôm nay phổ biến một bản tin minh định là Đức Giáo Hoàng không thể chấp nhận tất cả mọi thỉnh cầu, và đây là một tục lệ Toà Thánh đã áp dụng kể từ năm 2006.

Có nguồn tin cho hay việc tiếp kiến ông Ahmadinejad chưa hề được trù liệu vì lý do có quá nhiều thỉnh cầu.

Bản tin này viết, "Vì lý do trong vài ngày qua, có vài giới truyền thông đã nêu lên giả thuyết về việc gặp gỡ tổng thống Iran, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI không thể nào đáp ứng tất cả các thỉnh cầu tiếp kiến của các vị lãnh tụ các quốc gia đã đến Rôma tham dự Hội Nghị Lương Nông Quốc Tế.”

Bản tin này tiếp, "Đức Giáo Hoàng không thể tiếp kiến vì con số thỉnh cầu quá nhiều, vì thời gian có hạn, và vì đã có những hẹn trước. Theo ý chỉ này, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh đã đích thân viết thư cho từng vị lãnh tụ, để thông báo về việc Đức Giáo Hoàng rất tiếc không thế tiếp kiến họ được vào dịp này, và khẳng định rằng ngài vui lòng tiếp kiến họ vào một dịp khác trong tương lai.”

"Ngoài ra, xin nhớ là đây không phải là một thủ tục mới, vì kể từ tháng Tư năm 2006, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh cũng đã thông báo cho các sứ quán và lãnh sự quán tại Tòa Thánh là Đức Giáo Hoàng khó có thể chấp thuận các thỉnh cầu tiếp kiến vào dịp có các hội nghị quốc tế tại Rôma.”

Tuy nhiên, hôm nay bà Cristina Fernández de Kirchner, Tổng Thống Argentina, đã gặp gỡ Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh.
 
Top Stories
Pope Benedict XVI announces Turin Shroud display for 2010
Đồng Nhân
09:04 03/06/2008
VATICAN CITY - The Shroud of Turin, revered by many Christians as the cloth in which Jesus Christ was buried, will go on display again in the northern Italian city in 2010, Pope Benedict XVI said on Monday.

"Another solemn exhibition of the shroud" will take place in spring 2010, the pope said during an audience with pilgrims from Turin.

The display will be "a propitious occasion to contemplate this mysterious visage that speaks silently to men's hearts, inviting them to recognise the face of God," Benedict said.

Father Vince Gulikers, pastor of the Holy Name of Mary Church in Windsor, Ont., examines a replica of the Shroud of Turin that was on display there in 2006.

Dan Janisse/Windsor Star

The piece of linen some four metres long and one metre wide (12 by three feet), bearing what many believe to be the imprint of Christ's face around the time of his resurrection, was discovered in the mid-14th century in a church in northeastern France.

The relic has been a source of constant controversy.

Historians and scientists using carbon dating techniques say the cloth was fabricated between 1260 and 1390.

The Shroud of Turin was last exhibited in 2000 when then Pope John Paul II wanted the faithful attending that year's World Youth Day, in Rome, to have a chance to view it.
 
Pope urges countries to combat causes of hunger, malnutrition
Catholic News Service
13:46 03/06/2008
ROME (CNS) -- Pope Benedict XVI urged the international community to combat the causes of hunger, saying starvation and malnutrition were unacceptable in a world that can produce plenty to eat.

Any further increase in global food production will help alleviate hunger "only if it is accompanied by the effective distribution" of the food, which needs to be "primarily channeled to satisfy essential needs," Pope Benedict said in a message to the World Food Security Summit in Rome.

"The great challenge today is to globalize not only economic and commercial interests, but also the expectations of solidarity," he wrote.

The Vatican's secretary of state, Cardinal Tarcisio Bertone, read the pope's message during the June 3 opening ceremony of the three-day summit.

Numerous heads of state and nongovernmental organizations attended the high-level summit, dedicated to addressing the current world food crisis, the challenges of climate change and the development of biofuels.

The U.N. Food and Agriculture Organization, which hosted the summit, said approximately 850 million people suffer from hunger around the world. Changing weather patterns triggered by climate change are expected to adversely affect the vast majority of those who are already struggling to find enough to eat, it said.

In his written message, the pope said, "Hunger and malnutrition are unacceptable in a world that, in reality, has sufficient levels of production, resources and know-how available to put an end" to these social ills and their consequences.

The lives of millions and the stability of many nations are threatened by "new hidden dangers," he said, adding that increasing globalization, protectionist trade policies and speculation in foodstuffs all contribute to the food problem.

The pope praised nations' efforts to work together to address the global food crisis and said he recognized the difficulty and complexity of the task. But he said it is impossible to be "insensitive to the appeals" of those who cannot get enough to eat in order to survive.

Solutions must respect the dignity of each individual, he said, and "exclusively technical or economic" approaches cannot prevail over the obligation to bring justice to the poor and hungry. Emergency food aid and "modern technology alone will never be enough to make up for the lack of food," because they do not address the primary cause of hunger, he said.

Hunger is caused by individuals refusing to recognize their obligations toward others, he said. This attitude results in the "dissolution of solidarity," the justification of a life of consumerism and maintains, if not deepens, the social and economic imbalances in the world, he added.

"If you do not feed someone who is dying of hunger, you have killed him," the pope said, quoting the "Decretum Gratiani," the 12th-century collection of church legal texts.

"Everyone has a right to live," he said, therefore people must aid those in need and help them gradually become capable of satisfying their own food needs.

More than 250 faith-based organizations called on summit leaders to eliminate the root causes of hunger such as poverty and unjust social structures.

In a statement released to journalists, the faith-based coalition, which includes dozens of Catholic religious orders and nonprofit organizations, echoed the concern the pope expressed in his message for the protection of small farmers.

Family farms play a key role in building food self-sufficiency for local communities, the statement said.

It also called for more simple, sustainable lifestyles in wealthy countries, cautioned against genetically modified foods and urged further review of biofuel production.

Rising food costs have been linked to the growing demand for biofuels as an alternative energy resource.

The faith-based coalition said, "Rather than searching to replenish diminishing fossil-fuel energy supplies at all costs, efforts need to go into restructuring our society to use less energy and resources."

Jacques Diouf, director-general of the U.N. Food and Agriculture Organization, told the Vatican newspaper, L'Osservatore Romano, that national economies spend too much on warfare and not enough on agricultural production.

The developing countries in Africa that have made the least progress in reversing food insecurity are the same ones involved heavily in a war or internal conflict, he said in the paper's June 3 edition.

"To tell the truth, if developing countries had spent on agriculture what they have spent for arms, the problems with food would not exist," he said.
 
Vatican: Pope explains why he will not meet world leaders at summit
Zenit.org
17:17 03/06/2008
VATICAN CITY, JUNE 3, 2008 (Zenit.org).- Benedict XVI isn't hiding behind a full schedule to avoid meeting with Iranian President Mahmoud Ahmadinejad, reports the Vatican.

For several days media reports have speculated on whether or not the Pope would meet with Iran's president this week, who arrived in Rome today to attend the Food and Agriculture Organization (FAO) summit on food security.

An announcement by the Vatican that the Pontiff wouldn't meet privately with any of the world leaders attending the conference led some to suggest the Holy Father denied all requests in order to be able to also deny Ahmadinejad's.

The Vatican press office released a statement today clarifying that the Holy Father simply couldn't accept all the requests, and that this practice is one the Vatican has been following since 2006.

Sources from the Vatican assured ZENIT that the audience with Ahmadinejad, or any other leader in Rome for the conference, was never considered due to the sheer number of requests made.

"With reference to certain journalistic suppositions that have been circulating in the media over the last few days," the statement said, "Benedict XVI was not able to respond positively to the requests for private audience he received from heads of state and government who have come to Rome" for the FAO conference.

It continued, "This was because of the number of requests, the limited time available, and prior commitments. In this context, the Cardinal Secretary of State has written personally to each of the leaders concerned, informing them of the Holy Father's disappointment at the impossibility, on this occasion, of meeting them personally, and reaffirming his willingness to receive them on a future occasion.

"It must, furthermore, be remembered that this is in no way a new practice because, as of April 2006, the Secretariat of State had opportunely informed the diplomatic missions to the Holy See that it would be difficult to accept such requests for audience on the occasion of international conferences and congresses."

Argentina's President Cristina Fernández de Kirchner, however, met today with Cardinal Tarcisio Bertone, the Pope's secretary of state.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt nói chuyện với giới trẻ công giáo Paris
Trần Văn Cảnh
09:10 03/06/2008
PARIS - « Hỡi các bạn trẻ, chúng con là tương lai của Hội Thánh », « Cùng nhau, chúng ta tiếp tục,..bạn và chúng tôi ». Đó là hai lời mời viết chữ đậm mà « Giới trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris » muốn gởi đến các bạn trẻ đến tham dự chủ nhật họp mặt hôm nay, chủ nhật 01.06.2008.

Chủ nhật họp mặt hôm nay có điểm gì đặc biệt đối với các bạn trẻ ? Có bạn thì cho rằng đây là chủ nhật họp mặt cuối cùng, kết thúc niên khóa 2007-2008, nó có cái nét « biệt ly ». Biệt ly vì có kẻ đi xa, có người ở lại; mà đi xa nhất là nhóm 20 người trẻ công giáo việt nam Paris đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Úc vào tháng 07 tới.

Có bạn thì cảm kích được tham dự thánh lễ, được nghe chia sẻ Lời Chúa và được hỏi chuyện trực tiếp với Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, Tổng thơ ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

1. Đức cha Giuse chia sẻ Lời Chúa với giới trẻ

Cùng đồng tế với 8 linh mục, trong đó có hai cha tuyên úy giới trẻ là cha Đinh Đồng Thượng Sách và cha Giuse Nguyễn Thanh Điển, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã chia sẻ Lời Chúa của Chủ nhật IX thường niên A, về Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 7, 21-27).

Sau thánh lễ, trong bữa cơm trưa, tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ để xem các bạn trẻ đã ghi nhớ gì trong những lời chia sẻ Lời Chúa của Đức cha Giuse. Một chị cho hay điều đánh động chị nhất và làm chị nhớ nhất là lời đức cha nói rằng mình không cần phải làm điều gì to tát, nhưng trong tất cả những việc mình làm, dẫu là những việc nhỏ nhặt, nếu mình làm theo thánh ý Chúa, con người dù chức trọng cao quyền hay địa vị thấp bé, mà biết làm việc theo thánh ý Chúa, thì khi đến trước mặt Chúa cũng ngang hàng với nhau thôi. Ba chị khác, đang cùng nhau dùng cơm trưa cũng nói với tôi như vậy. « Không cần phải làm điều to tát. Nhưng làm việc gì cũng nên làm trong tình yêu Chúa ». Một chị khác lại nói thêm: « Điều quan trọng nhất là sống theo thánh ý Chúa, sống theo tình yêu Chúa thực sự và xây dựng tình yêu trên nền đá tảng vững chắc ». Một nhóm khác, khoảng năm sáu anh chị lại đặc biệt nhấn mạnh rằng: « Dù sang dù hèn, dù cao dù thấp, dù có học hay không, dù giầu dù nghèo, bất cứ mình làm việc gì, cao cả hay bé mọn, nếu làm với tình yêu Chúa thì đều ngang hàng như nhau, đều là những công việc vĩ đại ». Một nhóm khác lại nói rằng điều làm họ nhớ nhất trong bài giảng của đức cha là làm việc gì cũng phải làm theo thánh ý Chúa, mà thánh ý Chúa thì có thể khác nhau cho những người khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Thánh ý Chúa nói cho mỗi người không nhất thiết là giống nhau, mỗi người phải tìm ra thánh ý Chúa muốn gì cho mình và làm điều ấy.

Một chị khác, có óc tổng hợp hơn, ghi nhận bài chia sẻ Lời Chúa của đức cha như sau: « Đức cha đặc biệt muốn quảng diễn Lời này của Chúa: Không phải bất cứ ai thưa với thầy Lậy Chúa, Lậy Chúa là được vào nước trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.

Để quảng diễn lời ấy, đức cha đã kể hai câu chuyện. Chuyện thứ nhất về một bà sơ già được chuyển về ở Rôma. Một hôm kia, Đức Giáo Hoàng đến thăm tu viện, gặp bà sơ, ĐGH hỏi bà: « Bà làm gì ở đây » ? Bà trả lời: « Con làm giống như cha ». Không hiểu ngụ ý của bà, ĐGH họi chuyện thêm bà sơ. Cuối cùng ĐGH mới hiểu rằng bà sơ có ý bảo rằng: « Trong tất cả mọi việc cha làm, cha đều làm theo thánh ý Thiên Chúa. Bà cũng vậy, việc to, việc nhỏ, việc gì bà cũng làm chỉ vì và theo thánh ý Chúa.

Chuyện thứ hai về một bí quyết làm dâu và làm vợ. Một cô gái sắp về nhà chồng, muốn hỏi mẹ cho bí quyết làm bếp để tăng hạnh phúc cho gia đình nhà chồng. Bà mẹ vào phòng lục tìm và đưa ra một cái bị nhỏ, trao cho con và dặn rằng chỉ mở đọc khi đã về nhà chồng. Về nhà chồng, cô gái mở bị ra coi. Tìm mãi, chỉ thấy một miếng giấy ghi đậm câu này: « LÀM VỚI TÌNH YÊU ».

Kết luận bài giảng đức cha lập lại Lời Chúa: « Chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy mới được vào nước trời ». Rồi ngài nhắc nhớ: Tất cả mọi việc ta làm, dù to dù nhỏ, hãy làm theo thánh ý Chúa và với tình yêu Chúa.

2. Đức cha Giuse sinh hoạt với giới trẻ

Thánh lễ kết thúc, trong phẩm phục thánh lễ, Đức cha Giuse đã ở lại sinh hoạt với giới trẻ.

Sinh hoạt thứ nhất là tặng quà. Anh Ngô Bảo Lâm, đại diện giới trẻ giáo xứ việt nam Paris nói lời chào mừng đức cha Giuse và để ghi ghi nhớ ngày gặp gỡ này, anh xin kính biếu đức cha một món quà nhỏ. Anh mời hai bạn trẻ mang quà ra biếu đức cha. Nhận quà, đức cha mở gói. Đó là một chiếc áo « đồng phục » của Giới trẻ Việt Nam Paris. Cả nhà nguyện vỗ tay to. Đức cha Giuse, rất vui vẻ, nói lời cám ơn. Và trong chủ nhật cuối năm học này, để cám ơn hai cha tuyên úy đã vất vả với đoàn suốt năm qua, bắt đầu từ tháng 10/2007, anh mời hai bạn trẻ khác mang quà bất ngờ ra biếu hai cha tuyên úy. Món quà thật bất ngờ. Hai bạn trẻ khệ nệ bưng ổ bánh gatô to ra đặt trên bàn thờ, biếu hai cha tuyên úy. Tiếng vỗ tay to ran ra khắp nhà nguyện.

Sinh hoạt thứ hai là lời chào mừng của Ban Giám Đốc và của Hội Đồng Mục Vụ. Cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách đích thân giới thiệu « Bây giờ chúng ta cùng đón tiếp chủ nhà. Trước một khách quí như Đức Tổng Giám Mục Giuse, Chủ nhà của Giáo Xứ là Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh sẽ đại diện toàn thể cộng đoàn giáo xứ ». Từ cuối nhà nguyện, đức ông Giuse tiến lên bàn thờ. Ngài ngỏ lời, đại diện Ban Giám Đốc, Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể cộng đoàn, xin chào mừng Đức cha Giuse và kính chúc ngài những ngày làm việc kết quả trong chuyến công du Pháp quốc này. Rồi ngài nhường lời cho ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ. Luật Sư Lê Đình Thông xin kính biếu đức cha một cuốn sách mà giáo xứ vừa ấn hành và sẽ phát hành vào ngày chủ nhật 08.05.2008 tới đây. Đó là cuốn sách « Hội Đồng Quý Chức », luận án tiến sĩ thần học mục vụ của cha Mai Đức Vinh và 4 phụ lục về thành lập, sứ mệnh và sinh hoạt của Hội Đồng Mục vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris.

Sinh hoạt thứ ba là giới thiệu phái đoàn trẻ của giáo xứ đi tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế Giới 2008 ở Úc. Trên dưới 20 người đã ghi tên và sẽ đi đại hội. Cha Giuse Nguyễn Thanh Điển gọi tên từng người. Họ lần lượt ra đứng trước bàn thờ. Cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách gởi đôi lời nhắn nhủ, trên màn ảnh hiện hình phim Đại Hội Giới trẻ Thế Giới 2008 Úc Châu, ca đoàn giới trẻ cất bài hành khúc JMJ, cả nhà nguyện hát theo; rồi ngài mời mọi người hướng về Đức Mẹ, dâng phái đoàn giới trẻ của giáo xứ cho Đức Mẹ.

Sinh hoạt thứ tư là chụp hình lưu niệm với đức cha Giuse. Đoàn đồng tế đi về phòng áo, Các bạn trẻ một số rủ nhau đến xin chụp hình chung với đức cha Giuse, một số phải vội ra phòng khánh tiết lo tiếp tân, dọn bàn ăn trưa, một số tụm năm tụm bảy chụp hình lưu niệm riêng, hàn huyên, hát ca, trao quà,…

3. Đức cha Giuse dùng cơm, hỏi chuyện và trả lời giới trẻ

Bắt đầu từ 12 giờ 30, buổi sinh hoạt hàng tháng của giới trẻ qui tụ mỗi chủ nhật đầu tháng khoảng từ 200 đến 300 người tham dự. Mỗi năm sinh hoạt 10 lần, từ tháng 10 đến tháng 06. Mỗi lần sinh hoạt bốn tiếng, từ 12 giờ 30 đến 16 giờ 30, quay qua 2 phần chính: tham dự thánh lễ, rồi dùng cơm trưa chung và trao đổi về một đề tài. Chủ nhật 01.06.2008 hôm nay, các bạn trẻ giáo xứ được hân hạnh tiếp đón Đức cha Giuse trong cả ngày. Sau khi cử hành thánh lễ và chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Giuse đã ở lại sinh hoạt, dùng cơm trưa, hỏi chuyện và trả lời những câu hỏi của giới trẻ. Câu hỏi và trả lời có thể là riêng tư. Trong suốt bữa ăn trưa, Đức cha Giuse luôn luôn có người đến hỏi chuyện.

Câu hỏi và trả lời cũng có thể là công cộng. Sau cơm trưa, từ 15 giờ 30 đến 16 giờ 30, đức cha Giuse đã trao đổi chung với hết những bạn trẻ nào muốn ở lại trao đổi với ngài. Sau buổi nghe chuyện với đức cha Giuse, tôi hỏi vài anh chị xem câu hỏi và trả lời nào anh chị đã ghi nhớ.

Một anh tré trả lời tôi: « Trả lời của đức cha về câu hỏi Làm sao sống đạo giữa một thế giới Áu châu vô thần, vật chất và chống giáo hội làm cháu ghi nhớ nhất. Đức cha trả lời rằng: không phài chỉ ở Âu châu mới có phong trào bài tôn giáo này. Ở Hà Nội, số người công giáo rất ít, các bạn thanh niên công giáo khi đi học, khi ra ngoài xã hội, thấy chung quanh mình rất đông người không công giáo. Có bạn thấy ngượng ngùng không dám tỏ ra rằng mình có đạo. Có bạn bị cuốn hút vào môi trường sôi đỗ lẫn lộn này, quên đi lễ, quên đi nhà thờ, mà lại nhớ đi chơi thể thao, đi coi chiếu bóng,..Thêm nữa ở Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội, các giáo phái Tin Lành xuất hiện nhiều trông thấy. Họ ưa thách thức và tranh luận với người công giáo. Nhiều bạn trẻ công giáo bị chao đảo, không đủ kiến thức giáo lý và thiếu lòng đạo vững mạnh, có những bạn đã mất đức tin. Các bạn trẻ công giáo muốn giữ vững đức tin cần thực hiện hai phương pháp hữu hiệu này mà các Đức Giáo Hoàng mới đây luôn luôn nhắn nhủ. Thứ nhất là phải học tập để có trình độ giáo lý căn bản vững chắc. Đức thanh cha Bênêđictô XVI đặc biệt nhấn mạnh đến điểm này, qua các thông điệp của ngài. Thứ hai là phải cầu nguyện. Ở Việt Nam, chúng ta ưa cầu nguyện chung, qua kinh sách sáng tối trong gia đình, qua kinh hạt mỗi ngày trong nhà thờ. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết cầu nguyện riêng tư với Chúa nữa, hầu kết hiệp với Ngài nhiều hơn, mà có thể chống trả lại được với những trào lưu thế tục, chống tôn giáo, bài đức tin ».

Một chị trẻ khác trả lời tôi: « Cháu thì lại rất nhớ lời của đức cha khi ngài nói về giới trẻ công giáo Paris. Cháu nhớ đức cha nói rằng ngài lạc quan về giới trẻ công giáo việt nam Paris, vì họ tỏ ra còn nhiều tôn trọng các giá trị tinh thần, di sản của cha ông để lại. Rồi ngài chúc giới trẻ công giáo Paris luôn luôn giữ vững đức tin, tìm ra những sáng kiến mới để làm cho đời sống thêm đạo đức hơn, thêm sốt sắng hơn và thêm tích cực hơn ».

Một anh trẻ khác tiếp lời: « Cháu thì lại nhớ câu khác của đức cha khi ngài nói đến điều cần nhắn nhủ hết các giáo dân. Theo ngài điều cần nhắn nhủ nhất cho hết các giáo hữu là sự hiệp thông, kết hợp. Kết hợp trước nhất là kết hợp với Chúa, để có được căn bản và nền tảng vững chắc. Kết hợp thứ đến là kết hợp với Giáo Hội, với hàng giáo phẩm, để sự kết hợp với Chúa càng thêm vững mạnh hơn. Ngoài ra, kết hợp với giáo hội sẽ gây sức mạnh, sức mạnh đức tin, sức mạnh ssức cậy và sức mạnh đức mến. Chúc các bạn trẻ Giáo xứ Việt nam Paris luôn có hiệp thông với Chúa, với giáo hội, với giáo phận, với giáo xứ, để các bạn sẽ luôn thực hiện được những công việc cho có kết quả tốt đẹp ».

16 giờ 30, cuộc trao đổi chám dứt. Ra về, nhiều bạn trẻ nói với nhau: « Buổi họp mặt kết thúc niên khóa 2007/2008 năm nay tuyệt đẹp ».

Paris, ngày 03 tháng 06 năm 2008
 
Lễ Phong chức cho 19 tân Linh mục tại Giáo xứ Ngọc Thạch, giáo phận Long Xuyên
Giuse Ngọc Thạch
12:08 03/06/2008
LONG XUYÊN - Sáng ngày 30-05-2008, dưới bầu trời trong xanh và chan hoà ánh nắng, Giáo xứ Ngọc Thạch tưng bừng đón tiếp Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và rất đông đảo Quý khách từ nhiều nơi qui tụ về đây để tham dự lễ phong chức linh mục cho 19 Thày Phó tế. Đây là đợt phong chức đông đảo nhất, chưa từng có trong giáo phận Long Xuyên.

Đúng 06g00 sáng, đoàn rước gồm ba người mang Thánh giá nến cao, các Thày giúp lễ, 19 Thày phó tế, Quý Cha đồng tế vận lễ phục vàng, Quý Cha đứng bên Đức Cha và cuối cùng Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, từ trên lầu nhà thờ tiến xuống đường ramp trong tiếng kèn giòn giã hoà với tiếng rào rào vui tai của các thác nước, bể phun tia nước. Như một con rồng vàng uốn khúc, chuyển mình, đoàn đồng tế từ từ đi vòng xuống bìa Đài Chúa Ba Ngôi, lượn sang tay phải và uy nghi tiến lên lễ đài trước sự chứng kiến của hàng vạn con mắt.

Khi đoàn đồng tế tiến lên lễ đài, Thày hướng dẫn hát cộng đồng phất nhịp bài “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con …”. Cả một rừng người như sóng bể trào dâng cùng cất cao lời ca dồn dập, khiến cho tâm hồn mọi người càng thêm phấn chấn.

Nổi bật giữa rừng người là lễ đài. Với chiều ngang 24m, chiều sâu 11m, chiều cao 1,75m, trên có một chiếc triều thiên lớn, rực rỡ dưới ánh bình minh, lễ đài như muốn phô diễn vẻ hoành tráng, lộng lẫy nhờ tầm vóc lớn, cách bài trí và cách phối mầu. Chung quanh lễ đài có rất nhiều cột lục bình bằng inox, được nối liền với nhau bằng các dải lụa hồng, có điểm chùm bôâng. Các dải lụa hồng vắt lên, buông xuống như những nhịp cầu mền mại để vừa làm hàng rào bảo vệ vừa trang trí cho lễ đài. Phía giữa lễ đài, sau bàn thờ, có một bức hình Chúa chăn chiên lành lớn, được đính trên tấm phông vải thung mầu xanh lá cây. Tấm phông này được viền bởi những nút hoa vàng lượn theo đường cong cách điệu, càng tôn thêm vẻ đẹp và uy nghi cho hình Chúa chăn chiên lành.

Nhìn toàn cảnh lễ phong chức, người ta thấy cả một biển người tập trung trong khoảng không gian rộng gần 8000m2 trước nhà thờ Ngọc Thạch,. Trong đó, số linh mục tham dự lễ là 293 vị, số Quý Tu sĩ nam nữ khoảng 250 vị, còn số giáo dân và cả các anh em tôn giáo bạn tham dự là trên dưới 12.000 người.

Thánh lễ phong chức bắt đầu…

Giữa biển người thinh lặng sâu lắng, tiếng Đức Cha giảng dõng dạc và sang sảng vang lên như đang len lỏi vào từng con tim mỗi người. Trong bài giảng cảm động đó, Đức Cha cho biết: Lễ phong chức linh mục là một hồng ân.

Đối với Giám mục, thì đây là một cơ hội để Giám mục thực thi nhiệm vụ sản sinh thêm những nhân sự mới cho Giáo hội.
Đối với các Thày phó tế, thì đây là dịp vui mừng vì các Thày đã được Đức Giám mục thay mặt Chúa chọn làm người cộng tác với Đức giám mục.
Đối với linh mục đoàn, thì đây là dịp hân hoan vì có thêm những người anh em, người cộng tác, chia sẻ trách nhiệm mục tử.
Đối với ông bà cố, thân nhân họ hàng, thì đây là dịp rất vui mừng vì được tận mắt chứng kiến thành quả của bao ước mơ, nguyện cầu cho con, cháu được làm linh mục..
Đối với các giáo xứ có các Tân chức hôm nay, thì đây là một niềm vui và một vinh dự vì giáo xứ đã có người được tuyển chọn vào hàng giáo sĩ, được thêm thợ gặt cho nước trời…

Phút giây cảm động nhất là lúc các Thày phó tế nằm phủ phục trước bàn thờ, một cử chỉ khiêm nhường tự hạ, một cử chỉ nói lên tâm tình sẵn sàng chấp nhận hy sinh, quên mình vì Chúa và đàn chiên sau này, trong khi ca đoàn Tử Đạo hát kinh cầu các Thánh với âm điệu vừa dìu dặt vừa thiết tha nguyện cầu.

Trước khi xướng lời nguyện phong chức, Đức Cha và Quý Cha lần lượt đặt tay trên đầu các Tiến chức để xin ơn Chúa Thánh Linh xuống trên các Thày.

Sau lời nguyện phong chức, các Tân Linh mục được các bà cố tiến lên trao tặng chiếc áo lễ đầu đời linh mục và được Cha bảo trợ tiến ra giúp mặc cho Tân linh mục nghĩa tử.

Tiếp theo, một vị đại diện cộng đoàn dân Chúa tiến lên, dâng Đức Cha chén lễ mới. Đức Cha trao chén lễ đó cho từng Tân linh mục, kèm theo cái hôn bình an thắm thiết.

Đến phần rước lễ, các Tân linh mục sau khi đã rước lễ, xuống trao Mình Thánh Chúa cho các thân nhân trước và giáo dân khác sau. Mỗi Tân linh mục khi đi trao Mình Thánh được một vị cầm dù Thánh thể hướng dẫn và che nắng cùng được một em Thiên thần cầm đèn hầu đi trước Thánh Thể.

Một cảnh tượng ngoạn mục, tạo thêm sắc mầu cho buổi lễ vốn trang trọng càng thêm rực rỡ.
Đặc biệt, sau lời cảm ơn của đại diện các Tân chức, Cha Tổng Đại Diện thay mặt Đức Giám mục, công bố chứng chỉ phong chức Linh mục và văn thư bôä nhiệm các Tân chức. Sau đó, Đức Cha trao hai giấy trên cho từng Tân linh mục. Như một mùa Hiện xuống mới, các Tân linh mục được sai đi làm chứng nhân cho Tin Mừng ở những nơi có nhu cầu trong giáo phận Long Xuyên hôm nay.

Vào lúc 08giơ ø25 cùng ngày, Thánh lễ Phong chức kết thúc, đã lưu lại trong lòng mọi người nhiều ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc về buổi lễ, về con người, về khung cảnh tổ chức lễ, hoà quyện với tâm tình đạo đức và hân hoan.

Đoàn người dự lễ, như một áng mây ngũ sắc, im lìm, nay dần tan, tỏa bay về muôn phương trời thực tại với bao ước mơ, mang theo niềm vui mừng và hy vọng về một mùa lúa bội thu cho nước trời…
 
Giáo Phận Đà Nẵng hân hoan mừng 4 tân linh mục
Nguyễn Đông
15:56 03/06/2008
Đà Nẵng - Việt Nam - Thứ bảy, ngày 31 tháng 5 năm 2008, tại Giáo xứ Trà Kiệu - Trung tâm Thánh Mẫu của giáo Phận Đà Nẵng, đã long trọng diễn ra Thánh lễ Phong Chức Linh Mục cho 4 tiến chức: Phaolô Trần Ngọc Hoàng, Giuse Trần Ngọc Nam, Gioan. B Trần Ngọc Tuyến và An tôn Nguyễn Thanh Vũ.

Giáo Phận Đà Nẵng với trên 2 triệu dân, do đó con số 4 Linh mục thụ phong lần này không phải là nhiều nhưng cũng đã góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu của Giáo Phận. Đây cũng là lần đầu tiên Giáo xứ Trà kiệu vinh dự được Đức Cha chọn làm nơi cử hành Thánh lễ Truyền chức.

Giữa cái nắng chói chang của những ngày hè, hàng nghìn giáo dân từ các giáo xứ, giáo hạt trong Giáo Phận Đà Nẵng và các Giáo Phận bạn như Huế, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh… đã vượt đường xa để tụ họp về Trà Kiệu - đất Mẹ linh thiêng, cùng nhau hiệp thông Thánh Lễ, chung chia niềm vui có thêm những tân Linh mục của Giáo Phận.

Hàng nghìn người đã tụ họp bên Mẹ Trà Kiệu

Đúng 9h 30 phút, Thánh lễ được bắt đầu dưới sự Chủ tế của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng. Đồng tế với Đức Cha có Cha F. X Đặng Đình Canh - Tổng Đại Diện Giáo Phận Đà Nẵng (đồng tế 1); Cha G. B Nguyễn Văn Đán – Giám Đốc Đại Chủng Viện Huế (đồng tế 2), cùng gần 80 Linh mục trong và ngoài Giáo Phận Đà Nẵng.

Ngay từ đầu Thánh Lễ, Đức Cha đã thay mặt Giáo Phận nói lên tâm tình của mình: “Từ nhiều năm qua, Chúa Nhật Lễ Chúa Chiên Lành đã trở thành ngày cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu của toàn Thế Giới. Và cũng vào ngày này, hàng trăm người trẻ đã đến Trà Kiệu để tìm hiểu về ơn Thiên Triệu. Nhờ đó mà hôm nay, Thiên Chúa đã ban cho Giáo Phận Đà Nẵng có thêm 4 tân linh mục. Đây là Hồng Ân lớn lao mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và Giáo Phận Đà Nẵng cách riêng. Đặc biệt trong ngày cuối tháng hoa và cũng là ngày Hành hương Trà Kiệu, 4 tân chức chính là bông hoa tươi thắm mà Giáo Phận Đà Nẵng dâng lên Đức Mẹ và cũng là món quà mà Thiên Chúa ban cho Giáo Phận thông qua Mẹ Trà Kiệu”.

Thánh Lễ diễn ra sốt sắng, và với nghi thức Truyền chức linh mục, Đức Cha mời gọi các tiến chức: “Giờ đây, các con đã lãnh nhận lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người để lời nói và gương lành của các con xây đắp ngôi nhà của Thiên Chúa là Hội Thánh”. Ngài cũng nhắn gửi thêm: “Chúng con hãy luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất”.

Sau Kinh cầu các Thánh là lời nguyện Phong chức linh mục - Giờ phút các tiến chức được trao ban Thánh Thần để nên giống Chúa Giêsu linh mục thượng phẩm, nên người rao giảng Tin Mừng, dẫn dắt các tín Hữu và cử hành phụng Vụ Thánh như các tư tế đích thực của Tân ước.

Nghi thức trao ban bình an của Đức Giám Mục và các Cha đồng tế - diễn tả ý nghĩa từ nay các Ngài cùng chung một thừa tác vụ trong hàng Linh mục - đã kết thúc nghi thức Phong chức Linh mục.

Trong giờ phút linh thiêng, khi được hỏi về tâm trạng của mình, ông Vinh Sơn Bùi Đệ - Thân phụ của tân linh mục Giuse Bùi Ngọc Nam – đã bồi hồi tâm sự: “Tôi rất vui khi có được những người con sống đời tận hiến. Đây là niềm vui không chỉ của riêng gia đình tôi mà còn là của những người Kitô Giáo. Thật là một Hồng Ân của Thiên Chúa”.

Cuối Thánh Lễ, tân Linh mục An tôn Nguyễn Thanh Vũ đã thay lời các tân chức nói lên lời tri ân cảm tạ tới Đức Cha, Qúy Cha Đại Diện, Cha Giám Đốc đã tận tâm dìu dắt các tiến chức trong những tháng ngày tu học tại Giáo Phận và Chủng Viện. Đồng thời, cha cũng gửi lời cảm ơn tới các qúy cha, quý sơ, ca đoàn giáo Xứ An Ngãi và cộng đoàn hiện diện đã hiệp lời cầu nguyện và thêm lời kinh tiếng hát cho buổi lễ thêm phần trang nghiêm, sốt sắng. Đặc biệt, cha bày tỏ lời cảm ơn tới cha mẹ, thân nhân bằng hữu của các tân chức: “Kính thưa Cha Mẹ, hạnh phúc của chúng con hôm nay được đổi lấy từ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ muốn dâng con cho Chúa. Chúng con nguyện trở lên hiến lễ đẹp lòng Thiên Chúa để bù đắp phần nào công lao của cha mẹ… ”.

Cũng trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse cũng thay mặt Giáo Phận cảm ơn tới quý cha, quý thầy, quý sơ cùng cộng đoàn tham dự. Đồng thời, Cha cũng bày tỏ niềm vui khi Giáo Phận có thêm 4 Linh mục, nâng lên con số 85 Linh mục.

Sau Thánh lễ, Quý Đức Cha và các cha đồng tế đã cùng 4 tân Linh mục chụp hình lưu niệm, cùng nhau dùng bữa cơm đạm bạc của xứ Quảng trong tâm tình tri ân, cảm tạ Thiên Chúa về những hồng phúc Người đã thương ban cho Giáo phận Đà Nẵng có được ngày hôm nay.

Khi được hỏi về quết tâm của các tân chức, tân Linh mục An tôn Nguyễn Thanh Vũ cho biết thêm: “Anh em tân chức chúng tôi đã chọn câu Kinh thánh: “Này tôi là tôi tớ Chúa” để nguyện vâng theo thánh ý Chúa và cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận linh mục của mình.

Thánh Lễ phong chức Linh mục đã kết thúc nhưng còn vang vọng trong lòng mỗi tân chức và cộng đoàn tham dự lời cuối Bài cảm ơn của tân chức An tôn Nguyễn Thanh Vũ: “Niềm vui hôm nay không làm chúng con quên đường Linh mục đi là đường thập giá Đức Kitô. Chúng con vừa hạnh phúc, vừa lo âu khi bước vào con đường cao qúy này nhưng chúng con vững tin ơn Chúa luôn đủ cho chúng con và những bước chân của chúng con luôn có sự quan tâm dìu dắt của Qúy Đức Cha, quý cha và quý vị”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thường huấn Linh mục 2008: Ưu tiên Mục vụ cho hiện tại và tương lai của Giáo xứ
LM Giuse Trương Đình Hiền
11:58 03/06/2008
THƯỜNG HUẤN LINH MỤC 2008
CÁC ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO XỨ


DẪN NHẬP

1. Căn tính của linh mục triều: được sai đi để phục vụ và xây dựng cộng đoàn:

Thời gian, sức khỏe và công việc có thể làm cho các linh mục hao mòn đi, nhưng không thể khiến tâm trí các linh mục lại quên mất điều cốt yếu làm nên căn tính của đời mình: phục vụ và xây dựng cộng đoàn tín hữu, mà những lời huấn dụ của Đức Giám Mục trong thánh lễ phong chức năm nào vẫn còn vang vọng:

“...các con hãy cố gắng quy tụ các tín hữu thành một gia đình, để các con có thể hướng dẫn họ đến với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Các con hãy luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất”(Sách nghi thức phong chức).

“Phục vụ và xây dựng cộng đoàn” lại không bao giờ là những khái niệm trừu tượng chỉ để suy tư mà là cách thể hiện cụ thể trách nhiệm của người mục tử, trách nhiệm chăn dắt các linh hồn mà ngôn ngữ thần học ngày nay gọi chung là “trách nhiệm mục vụ”. Chính vì thế, Đức cố Giáo Hoàng G.P.II, trong Tông huấn “Pastores dabo vobis” đã lặp lại giáo huấn của Công Đồng Vatican II về tầm quan trọng trong việc đào tạo mục vụ cho các chủng sinh:

“Bởi đó, trong mọi phương diện, nền đào tạo ấy phải mang một tính chất thiết yếu mục vụ. Sắc lệnh Công Đồng Optatam totius đã khẳng định rõ ràng điều nầy khi đề cập đến các đại chủng viện: “Nền giáo dục trọn vẹn dành cho các học sinh ở các đại chủng viện phải nhắm hướng làm cho họ trở nên thực sự là những mục tử chăn dắt các linh hồn, noi gương Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, là Thầy, Linh mục và Mục Tử...” (Tông huấn Pastores dabo vobis số 57)

Tuy nhiên, các mục tử cũng phải luôn cảnh giác để khỏi rơi vào “chủ nghĩa công chức” (Fonctionnalisme) như lời khuyến dụ trong tài liệu “Kim Chỉ Nam cho Thừa tác vụ và đời sống linh mục”:

“Ngày nay, đức ái mục vụ có nguy cơ mất hết ý nghĩa do cái mà người ta có thể gọi là “chủ nghĩa công chức” (Fonctionnalisme). Thật ra, cũng không hiếm thấy nơi một vài linh mục ảnh hưởng của một não trạng có nguy cơ thu hẹp chức tư tế thừa tác vào những khía cạnh thuần túy công vụ. “Lam”linh mục, thi hành một số dịch vụ đặc thù và bảo đảm vài ba công vụ là tất cả lẽ sống của đời linh mục. Qua niệm hẹp hòi nầy về căn tính và thừa tác vụ linh mục có nguy cơ đưa cuộc sống linh mục vào một sự trổng rỗng thường được bù trừ bằng những lối sống không phù hợp với thừa tác vụ của mình” (Kim Chỉ nam số 44)

Thiết tưởng không cần phải lặp lại nhiều hơn nữa những chỉ dẫn cơ bản và truyền thống về vị trí và vai trò quan yếu của “loại hình mục vụ” trong “chức vụ và đời sống linh mục”. Tuy nhiên, để làm mục vụ cho tốt và thành công, tiên vàn người mục tử cũng như cộng đoàn được giao phải “biết địch biết ta”. Hay nói cách khác, hãy thử làm cuộc điều tra về bối cảnh mục vụ của các giáo xứ mà ở đó, bao nhiêu “hiện tượng tiêu cực” và thách đố xã hội đang áp lực nặng nề.

2. Những hiện tượng tiêu cực và thách đố xã hội mà các cộng đoàn mục vụ và người mục tử hôm nay và ngày mai phải đối mặt:

a/. Phân tích theo kiểu thần học, sách vở:

Với hai chương “Tin Mừng hôm nay: những triển vọng và những trở ngại” và “Những người trẻ đứng trước ơn gọi và việc đào tạo linh mục” của Tông huấn Pastores dabo vobis, Đức Cố giáo hoàng G.P. II đã “điểm danh” một số những hiện tượng đang thách đố dữ dội niềm tin Kitô hữu, sự ổn định cộng đoàn và các loài hình mục vụ truyền thống. Đại loại đó là các hiện tượng sau:

- Những hình thái tôn giáo phi Thiên Chúa và nhiều giáo phái
- Chủ nghĩa duy chủ thể vây kín ngôi vị trong cá nhân chủ nghĩa dẫn đến tình trạng vô tâm, bại liệt chiều kích thiêng liêng, tôn giáo và tình liên đới. (Không còn khả năng để dấn thân hy sinh, quảng đại)
- Chủ nghĩa vô thần thực hành và hiện sinh cùng với nhãn giới trần tục hóa đời sống và vận mệnh con người. (Có thực mới vực được đạo. Đi lễ, đọc kinh có nuôi sống được không...)
- Thực tại gia đình đang bị thoái hóa, ý nghĩa đích thực của tình dục con người lu mờ hoặc bóp méo. (Đơn thuần chỉ là thỏa mãn yêu cầu hay đáp ứng như một món hàng tiêu dùng)
- Bất công và chênh lệch trong lãnh vực kinh tế, xã hội (Giàu: đua đòi, trụy lạc. Nghèo: thất vọng, bất cần, làm bất cứ gì miễn có tiền...)
- Sự ngu dốt, thiếu hiểu biết về tôn giáo lại bị chi phối bởi các sứ điệp nghịch chiều do các phương tiện truyền thông mạnh hơn của xã hội.
- Sự đa nguyên trong các lãnh vực thần học, văn hóa và mục vụ dẫn tới bất hiệp nhất, coi thường Huấn Quyền và phẩm trật
- Giản lược sự phong phú và mục tiêu tối hậu của Tin Mừng thành công cụ giải phóng chính trị hay dẫn tới hình thái mê tín dị đoan.
- Sự chung chạ các cộng đồng sắc tộc, tôn giáo dẫn tới chủ nghĩa tương đối (kiểu đạo nào cũng tốt).
- Chủ nghĩa duy chủ thể đức tin (Chỉ tin những gì thích hợp với mình), nại tới tính bất khả xâm phạm của lương tâm (tội hay không tội là do chính mình...), kinh nghiệm lệch lạc về tự do...
- Các tín hữu bị bỏ rơi trong những giai đoàn lâu dài, thiếu sự trợ giúp mục vụ thích đáng.
- Xã hội tiêu dùng mê hoặc (Mối quan tâm hàng đầu là tiện nghi, chiếm hữu nhiều của cải...)

Bổ túc thêm:

- Hiến chế mục vụ “Giáo Hội trong thế giới hôm nay”, chương nhập đề: Thân phận con người trong thế giới hôm nay, từ số 4-10
- Tông huấn “Kitô hữu giáo dân” của Đức G.P.II, Chương nhập đề: Những thúc bách hiện tại của thế giới, từ số 3-6.

b/. Phân tích theo thực tế “mắt thấy tai nghe”

- Các cộng đoàn vùng quê:

- Nghèo, lam lủ, thất học
- Thiếu các chuyên viên mục vụ (tập hát, đệm đờn, dạy giáo lý, âm thanh, ánh sáng, trang trí...)
- Giới trẻ bỏ quê lên thành và học đòi bao điều tiêu cực từ thành mang về.
- Quen tâm lý xin, nhận, được phục vụ và xa lạ với tinh thần cho, phục vụ.
- Thể hiện đức tin thường gắn với hình thức bên ngoài.
- HĐGX ỷ nại vào cha sở, thầy, xơ, giáo dân ỷ nại vào HĐGX và một số ít người siêng.
- Thích gây phong trào nhất thời mà ít trung thành bền bĩ.
- Sơ sài giáo lý, ít thuộc kinh, xa lạ với Lời Chúa.
- Tinh thần cục bộ, gia tộc, chú trọng tới các lợi lộc, dễ bị kích động vì những điểm nhỏ nhen.
- Thiếu các phương tiện (cơ sở, dụng cụ) và chưa ứng dụng được các phương tiện truyền thông

- Các cộng đoàn thành phố:

- Tinh thần cá nhân chủ nghĩa, thiếu sự gắn kết cộng đồng.
- Thực hành đạo chủ yếu theo quán tính và đám đông, nhu cầu “giải trí tinh thần” hơn là “cảm thức đức tin. (Người ta đi mình cũng đi, không đi thấy kỳ, thiếu thiếu sao đó...)
- Dễ tích hợp thành nhóm khép kín (GLV, Ca đoàn, Junior, Legio Mariae, cựu TSC, HTDC...)
- Chủ quan, tự hào với cái mốt “thành phố” (ăn mặc, phong cách tham dự pv, học giáo lý)
- Giới trẻ bị cuốn hút với việc làm và hưởng thụ, đua đòi, học sinh bị quá tải vì học thêm....
- Giới giàu cố phấn đấu để thuộc đẳng cấp giàu (nhà cửa, xe cộ, quan hệ hôn nhân...), giới nghèo có vẻ khép kín, mặc cảm, xa rời cộng đoàn)
- Bị chi phối bởi lịch sinh hoạt nghề nghiệp, gia đình (Tham dự PV vội vã, ít quan tâm tới công việc chung của cộng đoàn...)
- Ưa đòi hỏi, hay chỉ trích, phê bình, coi thường giới tu (cha, thầy, xơ...)
. ...V...V...

c/. Cũng đừng quên nhìn lại chính mình

Hơn ai hết, chính bản thân linh mục luôn ý thức “thân phận con người” của mình với bao nhiêu giới hạn, khiếm khuyết, mà nếu thiếu sự trợ lực của “grâce d’ état”, e rằng sẽ nắm chắc phần thất bại.

Thử liệt kê ra đây vài giới hạn thường tình:

- Chưa bao giờ được đào tạo chuyên ngành về nghệ thuật quản trị, điều hành...
- Kiến thức thần học được tiếp thu nơi đại chủng viện thường mang nặng tính lý thuyết hơn là nhắm đến thực hành.
- Không được phú ban những năng khiếu cần thiết thích hợp cho lãnh vực mục vụ: tài ăn nói, nghệ thuật lãnh đạo, các năng khiếu nghệ thuật, mỹ thuật (âm nhạc, hội họa, kiến trúc...), óc hài hước, tài thu phục nhân tâm...
- Không bắt kịp các trào lưu và xu thế văn hóa, triết học, khoa học đương đại.
- Thiếu khả năng sở hữu và ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại: vi tính, internet...
- Sức khỏe, bệnh tật, tuổi tác, tính tình, tài chánh...

Đứng trước những thực trạng như thế, người mục tử được sai đến phục vụ cộng đoàn sẽ phải chuẩn bị những hành trang mục vụ nào khả dĩ để mình khỏi sớm “bị đào thải” mà cộng đoàn lại được thăng tiến và phát triển sinh động ?

Quả là một bài toán khó. Một nan đề mà ngoài ân sủng của Thánh Thần, sức con người không thể kham nổi. Tuy nhiên, “Chúa là nơi con nương tựa”, và “Ơn ta có đủ cho con”, nên “nầy con xin đến”, và đây có thể là những điều cần cho các linh mục đang thao thức khi đến với cộng đoàn:

3. Cần những định hướng và lựa chọn các ưu tiên mục vụ thích hợp để xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ.

Làm sao xác định và chọn lựa được những ưu tiên mục vụ thích hợp ?

Thưa rằng:

- Phải đặt nền tảng trên 3 chức năng trong thừa tác vụ linh mục của Chúa Giêsu: TƯ TẾ, NGÔN SỨ VÀ VƯƠNG ĐẾ.
- Phải theo định hướng của Giáo Hội (Văn kiện Công Đồng, giáo huấn của ĐGH, Giám mục địa phương...)
- Phải xuất phát từ hiện tình mục vụ thực tế và điều kiện khả thi của cộng đoàn.
- Phải vì mục đích tối hậu “vinh danh Chúa, vì phần rỗi anh em” chứ không vì để thỏa mãn các ước mơ và dự phóng cá nhân.
- Phải bảo đảm không để thành phần nào của cộng đoàn bị thiệt nhưng mọi người đều hưởng được lợi ích thiêng liêng.
- Phải hội đủ hai chiều kích: vừa nghiêm túc truyền thống (ôn cố) vừa sinh động cập nhật (tri tân)

PHẦN KHAI TRIỂN

A. CÁC ĐỐI TƯỢNG MỤC VỤ KHÔNG THỂ THIẾU

Không thể thiếu, vì tất cả đều gắn liền với nhịp sống đức tin; nhưng không nhất thiết phải đủ, vì có những cộng đoàn chưa hội đủ điều kiện để trở nên một mô hình mục vụ hoàn chỉnh, đáp ứng mọi yêu cầu và chiều kích sinh hoạt của cộng đoàn.

Sau đây là một bảng đề nghị các đối tượng mục vụ thường có trong sinh hoạt của một giáo xứ.

1. Mục vụ về Tổ chức-Điều hành tổng quát: Phương cách mục vụ để thiết chế và xây dựng cộng đoàn, qui hoạch tổng thể và định hướng nhịp sinh hoạt, mọi hình thái sinh hoạt mục vụ trên bình diện tổng quan. (Cụ thể: cần xây dựng Nội quy giáo xứ, điều lệ hướng dẫn tổ chức và điều hành Hội đồng mục vụ, Hội đồng giáo xứ, Ban hành giáo, phương án mục vụ hàng năm…)

2. Mục vụ Phụng vụ tổng quát: Phương án tổng quát giúp cộng đoàn sống và thực thi chức năng Tư Tế của Chúa Giêsu. Cụ thể, đó là hướng dẫn thực hiện quy cách thực hành Phụng vụ sao cho đúng, đẹp và mang lại các hiệu quả thiêng liêng. (Các bí tích, Thánh lễ, Ca đoàn, lễ sinh, nghệ thuật thánh, tác viên PV…)

3. Mục vụ huấn giáo: Phương án tổng quát giúp cộng đoàn sống và thực thi chức năng Ngôn Sứ của Chúa Giêsu. Cụ thể, đó là định hướng, phối hợp toàn bộ sinh hoạt giáo lý trên những nguyên tắc chỉ đạo đúng đắn, áp dụng khả thi (Tổ chức điều hành giáo lý tổng quát, phương án giáo lý hàng năm, giáo lý viên, chương trình giáo lý, các đối tượng huấn giáo, tư liệu và phương tiện giáo lý…)

4. Mục vụ các hội đoàn, các giới: Công tác phối kết, huấn luyện, phát triển các hội đoàn, đoàn thể và định hướng đưa vào sinh hoạt mục vụ chung của giáo xứ. (Legio Mariae, Các Bà mẹ công giáo, cựu chủng sinh-tu sĩ, nhà giáo, sinh viên-học sinh, thiếu nhi, giới trẻ, gia trưởng…)

5. Mục vụ văn hóa-nghệ thuật: Ứng dụng và phát triển lãnh vực văn hóa-nghệ thuật làm khí cụ chuyển tải chân lý Phúc âm và thăng tiến phẩm giá Kitô hữu. (Báo chí, trang trí, các loại hình văn nghệ, văn hóa…)

6. Mục vụ truyền thông: Phối hợp, kiện toàn và ứng dựng các phương tiệnh truyền thông vào các lãnh vực mục vụ. (Âm thanh, ánh sáng, phát thanh, truyền hình, đèn chiếu, internet…)

7. Mục vụ bác ái-xã hội: Kế hoạch mục vụ giúp cộng đoàn tích cực và cụ thể sống tình bác ái huynh đệ, tương thân tương ái, thể hiện tinh thần “người Samaritanô nhân hậu”. (Xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thiên tai, công tác từ thiện bác ái…)

8. Mục vụ giáo dục-học đường: Kế hoạch thực hiện “nền giáo dục Kỉô giáo” trên địa bản mục vụ và với điều kiện có trong tầm tay. (Trường học, quỹ khuyến học, hỗ trợ học sinh nghèo, chăm sóc svhs…)

9. Mục vụ hôn nhân-gia đình: Triển khai thực hiện các định hướng và ứng dụng mục vụ liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình. (chuẩn bị hôn nhân, các gia đình trẻ, hôn nhân rối, kinh nguyện gia đình)

10. Mục vụ Dự tòng-Tân tòng: Kế hoạch giúp thực hiện việc dạy giáo lý, chăm sóc đức tin cho các dự tòng cũng như những người vừa được gia nhập Kitô giáo. (mục vụ dự tòng, mục vụ hậu tân tòng)

11. Mục vụ quản lý tài sản và xây dựng: Kế hoạch quản lý và phương án phát triển tài sản giáo xứ. (Hồ sơ đất đai, xây dựng, kế hoạch mục vụ tài chánh…)

12. Mục vụ bệnh nhân, tử táng: Kế hoạch mục vụ chăm sóc bệnh nhân, người già, kẻ liệt, tử táng. Bảo vệ và xây dựng nghĩa trang…

13. Mục vụ liên lạc, đối thoại liên tôn: Kế hoạch mục vụ giúp giáo xứ bắt nhịp liên hệ với các đối tượng bên ngoài. (Liên lạc chính quyền dân sự, đối thoại với các tôn giáo bạn…)

14. Mục vụ truyền giáo: Ứng dụng các định hướng chung vào các lãnh vực liên quan tới sinh hoạt “Loan Báo Tin Mừng”: (các đối tượng và vùng truyền giáo, phương cách ứng dụng…)

15. Mục vụ ơn gọi linh mục, đời sống thánh hiến: Chương trình hành động tổng quát về việc đào tạo và phát triển ơn gọi tu trì. (Đào tạo chủng sinh và ơn gọi tu trì, thiết lập các quan hệ hữu hảo giữa giáo xứ và các cộng đoàn tu sĩ giúp mv…)

B. LỰA CHỌN TRIỂN KHAI MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN

1. Mục vụ về Tổ chức-Điều hành tổng quát.

Đây là “khâu mục vụ” mang tính định hướng và chỉ đạo tổng quát. Nếu không có loại hình mục vụ nầy, mọi sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ có nguy cơ cứ ở trong tình trạng lấp lửng, dễ biến động thay đổi, và đôi khi, không biết giải quyết cách nào khi có những vụ việc đặc biệt xảy ra.

Đề nghị một lộ trình thực hiện: Xây dựng văn bản định hướng, phối trí nhân sự và xác lập chương trình hành động.

* Văn bản định hướng

Cần nghiên cứu kỷ để hình thành những “văn bản định hướng mục vụ” cho giáo xứ. Trước hết, cần một bảng Nội Quy làm “cơ sở pháp lý” để định hình việc tổ chức và điều hành mục vụ tổng thể. (Phần nào giống như một bản “Hiến Pháp” của một quốc gia). Dưới ánh sáng của bảng “Nội quy” nầy, việc tổ chức giáo xứ và các điều lệ hướng dẫn mục vụ chuyên biệt sẽ hình thành.

* Đào tạo và phối trí nhân sự:

Một khi đã có nội quy và các điều lệ hướng dẫn mục vụ, điều còn lại là công tác phối trí nhân sự. Dĩ nhiên, công tác nầy đã được định hướng bởi các điều lệ. Cần có kế hoạch đạo tạo thường xuyên cho các thành viên đương nhiệm và các thành viên dự kiến trong tương lai.

* Chương trình hành động:

Có văn bản định hướng, có nhân sự điều hành, bây giờ chỉ còn việc “bắt tay vào việc”, hay nói cho có vẻ chuyên môn: cần có chương trình hành động. Chương trình nầy có thể dài hạn (3 năm, 1 năm) hay ngắn hạn (6 tháng, 3 tháng). Điều quan trọng là chương trình đó không đi ngoài định hướng chung của Hội Thánh hoàn vũ, hoặc lãnh đạm thờ ơ với chủ trương mục vụ của Hội Thánh địa phương (HĐGMVN, GPQN,...). Muốn như thế, cần có một “Phương án mục vụ tổng quát” hướng dẫn toàn bộ sinh hoạt của giáo xứ trong một thời gian nhất định (Theo Năm Phụng Vụ chẳng hạn...)

* Tư liệu tham khảo:

- Nội quy giáo xứ Tuy Hòa
- Điều lệ Hội đồng mục vụ-Hội đồng giáo xứ-Ban hành giáo giáo xứ Tuy Hòa.
- Phương án mục vụ tổng quát năm 2008

2. Mục vụ Phụng vụ

Là người được lãnh nhận chứ Tư tế thánh, thừa tác viên chính thức và cần thiết của các cử hành Phụng vụ, các linh mục không được quên lời huấn dụ khi tiến chức:

“Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế trên bàn thờ...” (Nghi thức phong chức linh mục).

Và hãy luôn nhớ giáo lý của Công Đồng về vị trí ưu tiên của Phụng vụ thánh:

“Phụng vụ là tột dỉnh mà mọi hoạt động của Giáo Hội qui hướng về đồng thời tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (PV số 10).

Để giúp cho sinh hoạt mục vụ Phụng vụ được ổn định, sinh động và đúng hướng, cần lưu ý:

* Đề xuất các quy định tổng quát cho các sinh hoạt Phụng vụ (Các bí tích, Thánh lễ, Ca đoàn, lễ sinh, nghệ thuật thánh, tác viên PV…).
* Ngoài các hướng dẫn rõ ràng của luật “Chử Đỏ”, cần quy định những quy cách phụng vụ thích hợp với không gian, thời gian và điều kiện riêng của cộng đoàn, như:

- Lịch cử hành Phụng vụ: thánh lễ, Rửa tội, Giải tội, Trao của ăn đàng, Xức dầu kẻ liệt, chầu Giờ thánh...
- Hướng dẫn quy cách cử hành Phụng vụ: Lễ trọng, lễ kính, lễ Chúa Nhật, Hôn phối, An táng, y phục độc viên, cách rước lễ, phụng vụ tại gia, hát phụng vụ, việc thực hành kinh nguyện cộng đồng...

- Hướng dẫn thực hành phụng vụ cụ thể theo từng đối tượng và thời điểm: Giáng Sinh, Mùa Chay, Tuần Thánh-Phục sinh, Tết, Phong chức, tháng Đức Mẹ, mùa Các Đẳng...

* Đào tạo tác viên phụng vụ: Độc viên, dẫn lễ, giúp lễ, ca trưởng...
* Phối hợp các lãnh vực liên quan đến phụng vụ: Ban lễ nghi, ca đoàn, âm thanh, ánh sáng, trang trí...
* Tư liệu tham khảo:

- Bảng hướng dẫn Phụng Vụ Tuần Thánh Phục sinh
- Hướng dẫn cử hành phụng vụ và kinh nguyện tại gia đình

3. Mục vụ huấn giáo:

Lại cũng cần nhắc lại lời giáo huấn của Đức Giám Mục trong lễ nghi phong chức:

“Còn các con thân mến ! Các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nôi dân Thiên Chúa...”

(Cf. Đọc thêm: Kim chỉ nam số 47)

Vì liên quan đến chân lý đức tin, giáo dục các tâm hồn, mục vụ huấn giáo không thể bị xem thường hay được thực thi cách sơ sài, không định hướng, chắp vá, mang tính “đối phó”...

Sau đây là mấy đề nghị thực hành:

* Kiện toàn khâu “Tổ chức và điều hành tổng quát”:

- Nên có một “Lược đồ tổng thể”: Việc tổ chức và điều hành, các đối tượng giáo lý, ban chuyên trách...
- Nên có một “phương án mục vụ giáo lý hàng năm” (chương trình hành động cụ thể trong năm)

* Kế hoạch đào tạo giáo lý viên dài hạn và ngắn hạn.
* Kế hoạch đầu tư cho mục vụ giáo lý: Cơ sở, dụng cụ, tư liệu, thủ bản...
* Tư liệu tham khảo:

- Phương án mục vụ huấn giáo niên khóa 07-08 giáo xứ Tuy Hòa
- Chương trình Giáo lý Phổ thông

4. Mục vụ văn hóa-nghệ thuật

Kitô giáo vốn tự hào về “nền văn minh Kitô giáo” của mình bởi vì đã là nguồn cảm hứng mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục đối với các loại hình văn hóa và nghệ thuật của nhân loại (âm nhạc, hội họa, kiến trúc, văn chương, thi ca...). Hơn nữa, văn hóa, nghệ thuật còn là phương tiện tối cần và hữu dụng trong việc chuyển tải chân lý đức tin. Lịch sử truyền giáo tại Việt nam đã khẳng định điều nầy. Vì thế, không thể bỏ qua hay xem thường loại hình mục vụ nầy trong sinh hoạt sống đạo của cộng đoàn dân Chúa.

Sau đây là mấy yếu tố cần lưu ý trong lãnh vực mục vụ nầy:

* Chuyên ban mục vụ văn hóa-nghệ thuật: đặc trách các chuyên mục: trang trí khánh tiết, báo chí, các sinh hoạt tọa đàm văn hóa, văn học, giúp đào tạo người viết văn, làm thơ, nghiên cứu, thiết lập phòng đọc sách, thư quán, nhà truyền thống hay thư viện, xuất bản sách...
* Các công tác văn hóa trong các dịp trọng điểm mục vụ: Giáng Sinh, Phục Sinh, ngày truyền thống Bổn mạng, Tết, các sinh hoạt đặc biệt (Kỷ niệm ngày thành lập xứ, các giải thưởng...)
* Tư liệu tham khảo:

- Giải văn hóa-đức tin Nguyễn Xuân Văn

5. Mục vụ hôn nhân-gia đình

Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Mục vụ “Gaudium et Spes”, đã dành chương đầu với các số từ 47-52 trong Phần II: Những vấn đề khẩn thiết, để tập chú vào chuyên đề: Giá trị của hôn nhân và gia đình.

Quả thật, hôn nhân-gia đình đúng là “điểm nóng mục vụ” mà bất cứ cộng đoàn nào cũng phải quan tâm, như lời huấn dụ của Đức Cố Giáo Hoàng G.P. II trong Tông huấn về gia đình:

“Vì thế, cũng cần nhấn mạnh một lần nữa rằng Hội Thánh phải cấp bách tổ chức một sự can thiệp có tính cách mục vụ để nâng đỡ gia đình. Cần phải cố gắng hết sức có thể để mục vụ gia đình được củng cố và phát triển, trở thành một ngành thật ưu tiên, vì chắc chắn trong tương lai việc loan báo Tin Mừng phần lớn tùy thuộc nơi Hội thánh tại gia đình” (Tông huấn gia đình số 65)

Sau đây là một số chuyên đề trong lãnh vực mục vụ hôn nhân-gia đình mà giáo xứ có thể triển khai thực hiện:

* Mục vụ tiền hôn nhân: giáo lý chuẩn bị hôn nhân căn bản
* Mục vụ đính hôn và lãnh nhận bí tích Hôn Phối.
* Mục vụ gia đình: Chương trình giáo dục thường xuyên các gia đình trẻ, Sổ gia đình, hình gia đình, quản lý gia đình công giáo, phụng vụ và kinh nguyện gia đình, mục vụ các gia đình rối...
* Tài liệu tham khảo:

- Sổ gia đình Công giáo giáo xứ Tuy Hòa
- Tài liệu phụng vụ tại gia

6. Mục vụ Dự tòng-Tân tòng

Cần phải lặp lại giáo huấn của Hội Thánh về vị trí và quyền lợi của các Dự tòng trong sinh hoạt của Dân Chúa:

“Phần những người dự tòng, nhờ Thánh Thần thúc đẩy, nếu minh nhiên xin gia nhập Giáo Hội, thì do chính ước muốn ấy, họ đã được kết hợp cùng Giáo Hội rồi; và Giáo Hội là Mẹ hiền yêu thương săn sóc họ như con cái mình” (Hiến chế Giáo Hội số 14)

Như thế, cần có một chương trình mục vụ dành cho Dự tòng-Tân tòng, một kế hoạch chăm sóc dài hơi, chứ không phải đơn thuần chỉ cần mở một lớp giáo lý cấp tốc cho họ lãnh các bí tích, rồi coi như không còn gì để quan tâm.

Sau đây là một số đề nghị trong chuyên đề mục vụ nầy:

* Cần một kế hoạch mục vụ ưu tiên thay vì một biện pháp đối phó và một chương trình thường xuyên thay vì một giải pháp bất đắc dĩ.
* Đề nghị một chương trình mục vụ dự tòng bao gồm: giáo lý, phụng vụ, cầu nguyện, hiệp thông.
* Chương trình mục vụ hậu tân tòng: liên lạc, gặp gỡ, đại hội, trao trách nhiệm mục vụ...
* Tư liệu tham khảo:

- Tài liệu giáo lý Tiền Dự Tòng

7. Mục vụ các hội đoàn

Đã có một thời,các hội đoàn Công giáo tiến hành nở rộ: Liên MinhThánh Tâm, HùngTâm dũng chí, Bác ái Vinh Sơn, Legio Mariae, Thanh-thiếu sinh công, Hướng đạo Công giáo, Thanh lao công, Các bà mẹ Công giáo...

Và tới một thời, tất cả phải “đội nón ra đi”, chỉ còn một hội đoàn duy nhất: Giáo Hội mà đơn vị nhỏ nhất là giáo xứ hay giáo họ. Nhưng, đức tin không vì thế mà tiêu tán. Có khi nhờ thế mà được thanh lọc, tẩy luyện cho tinh ròng hơn, cứng cáp hơn.

Nói thế không có nghĩa chủ trương rằng: Mục vụ ngày nay không cần đến các hội đoàn. Trái lại, rất cần. Vì, trong một nghĩa tích cực, các hội đoàn chính là “cánh tay nối dài của cha sở”. Chính vì thế, cần có những yếu tố sau đây để xây dựng chương trình mục vụ các hội đoàn.

* Huấn luyện “tinh thần hội đoàn”
* Đào tạo các hạt nhân
* Cung ứng và hỗ trợ các yêu cầu
* Định hướng sinh hoạt và thường xuyên phối hợp mục vụ
* Tài liệu tham khảo:

- Điều lệ hướng dẫn sinh hoạt hội Nhà giáo Công Giáo
- Điều lệ hướng dẫn sinh hoạt ca đoàn

8. Mục vụ ơn gọi linh mục, đời sống thánh hiến

Tài liệu “Kim Chỉ Nam cho Thừa tác vụ và đời sống linh mục” đã nêu bật:

“Linh mục cần lưu tâm cách riêng đến mục vụ ơn gọi, không quên khuyến khích cầu nguyện theo ý chỉ đó, bỏ công sức ra cho Giáo lý ơn gọi, lo huấn luyện các em giúp bàn thờ, cổ võ sáng kiến thích hợp bằng tiếp xúc cá nhân, nhằm phát hiện những tài năng và biết nhận ra thánh ý Thiên Chúa để giúp can đảm lựa chọn theo Đức Kitô”

“Đó là một “đòi hỏi không thể lẫn tránh của đức ái mục vụ” là mỗi linh mục tiếp tay với ơn Chúa Thánh Thần, quan tâm khơi dậy ít nhất một ơn gọi linh mục để có thể tiếp nối thừa tác vụ của mình”. (SĐD số 32).

Ở đây, mục vụ ơn gọi không chỉ nhắm đến công tác chuẩn bị và đào tạo ơn gọi mà còn nhấn mạnh đến khía cạnh linh mục sống ơn gọi linh mục của chính mình và trong tương quan với các linh mục và tu sĩ khác.

Một số gợi ý cho lãnh vực mục vụ nầy:

* Linh mục sống ơn gọi linh mục của chính mình

“Chắc chắn, sự ý thức rõ ràng về căn tính của mình, sự mạch lạc trong đời sống, niềm vui trong sáng và lòng nhiệt thành thừa sai tạo nên những nguyên tố cần thiết cho mục vụ ơn gọi.” (SĐD số 32)

* Linh mục trong tương quan với anh em linh mục

“Tình bạn linh mục chín chắn và thâm sâu, được coi như nguồn gốc phát sinh sự thanh thản và niềm vui lúc thi hành thừa tác vụ...” (SĐD số 32)

* Linh mục trong quan hệ với các tu sĩ giúp mục vụ

“Ngài phải lưu tâm đặc biệt đến mối tương quan với các anh chị em dấn thân sống đời thánh hiến đặc biệt cho Thiên Chúa, dù họ thuộc về hình thức nào, bằng cách bày tỏ một sự quí mến chân thành và một tinh thần cọng tác tông đồ đích thực trong sự tôn trọng và thăng tiến những đặc sủng riêng tư của họ...” (SĐD số 31)

* Rõ ràng, tách bạch trong trách nhiệm mục vụ, trong quản lý cơ sở và đất đai.
* Linh mục trong kế hoạch đào tạo ơn gọi chủng sinh và tu sinh: Từ xa trong gia đình cho đến môi trường giáo xứ, học đường...
* Tài liệu tham khảo:

- Linh đạo dành cho linh mục coi xứ

PHẦN KẾT LUẬN

Tại làm sao tôi phải “thao thức mục vụ” ?

Vì Giáo Hội, Giáo phận đang cần những “người canh gác đêm” (Is 21,11-12) tỉnh thức, sắp sẵn trên vọng gác của tòa nhà Giáo Hội, hay sinh động, mau mắn trên những “thảo nguyên của cuộc đời” để cộng đoàn Dân Chúa luôn biết bừng dậy trong hy vọng hoan vui đón mừng Ngày Chúa đến (Is 52,7-9); nhưng nhất là để trung thành với căn tính linh mục của chính mình, để mình được nên thánh mà theo ngôn ngữ của Chúa Giêsu đó chính là: “Để phục vụ và hiến dâng mạng sống” (Mt 20,24-28)

Và như thế, “thao thức mục vụ” không phải chỉ là “vấn đề của tâm lý” hay nổi bức xúc do tác động xã hội và những yêu cầu của tương lai, nhưng là một chiều kích chính yếu không thể thiếu trong linh đạo của người linh mục hôm nay và ngày mai.

Thật vậy, đối với linh mục, nhất là linh mục giáo phận, linh mục coi xứ, thì việc nên thánh không thể tách khỏi môi trường mục vụ, công tác mục vụ, cộng đoàn mục vụ. Bởi lẽ, linh mục không phải nên thánh cho riêng mình, mà phải nên thánh cho, vì, với và nhờ công đoàn mà mình phục vụ.

Tông huấn Pastores dabo vobis dành trọn 6 số (từ 21-26) để triển khai khía cạnh “linh đạo mục vụ” nầy qua hai nội dung chính: - Đức Ái mục vụ và – Thi hành thừa tác vụ.

“Đời sống thiêng liêng của các thừa tác viên Tân ước phải được đóng ấn bằng thái độ tiên khởi ấy, thái độ phục vụ đối với Dân Thiên Chúa” (TH.Pastores dabo vobis số 21).

“Linh mục sống trong một bầu khi liên lỷ ứng trực và sẵn sàng để cho mình bị chộp giữ hay, có thể nói, để cho mình “bị ăn” do bởi những nhu cầu và những đòi hỏi, dỉ nhiên cần phải hợp lý của đoàn chiên” (28)

Điều đó cũng đã được chính Công đồng Vatican II khẳng quyết trong Sắc lệnh Đào tạo linh mục: Hoạt động mục vụ sẽ giúp kiên cường đời sống tu đưc:

“Tốt hơn phải vì đó huấn luyện cho họ biết dùng chính hoạt động mục vụ của họ, để kiên cường đời sống tu đức cho thật vững mạnh” (Đào tạo linh mục, số 9)

Từ những gợi ý đó, chúng ta có thể dừng lại trên những lưu ý nầy:

Cộng đoàn có nhiều hoa trái thánh thiện (Trẻ em, các người già lảo, những người cha, người mẹ âm thầm thánh thiện trong trong vất vả khó nghèo, những bạn trẻ nam nữ anh hùng và can đảm nói không với những đua đòi và cám dỗ hưởng thụ…); và trong đời sống giáo dân có nhiều nhân đức mà linh mục không có hay ít có: nhân đức nghèo, khổ, vất vả nhọc mệt, túng thiếu, đầu tắt mặt tối, bệnh hoạn tật nguyền, mất con, mất vợ…).

Vì thế, linh mục đừng bao giời tự cho mình là “đấng ban phát sự thánh thiện”, là “thầy dạy đàng nên thánh” để luôn “lấy làm đủ” và xem thường, không tìm học hỏi được gì nơi cộng đoàn.

Thao thức mục vụ chính là không ngừng tìm kiếm và học hỏi kho tàng thánh thiện vô giá của Dân Chúa.

CÁC CÂU HỎI GỢI Ý XUNG QUANH CHỦ ĐỀ
CÁC ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO XỨ


1. Nếu được tự do chọn lựa giữa công tác chuyên môn và phụ trách mục vụ giáo xứ, cha thích chọn công việc nào ?
2. Cha có thể đề nghị một danh mục đầy đủ và theo trật tự ưu tiên các loại hình sinh hoạt mục vụ của một giáo xứ.
3. Theo cha, để xây dựng, củng cố và phát triển một cộng đoàn mục vụ (giáo họ, giáo xứ), thì cần những yếu tố then chốt nào ?
4. Cha đang phát hiện ra những tác động tiêu cực nào của xã hội trên sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn cha đang phụ trách ?
5. Đâu là “căn bệnh thâm căn cố đế” (tật xấu, thói quen xấu...) mà cộng đoàn cha phụ trách đang mắc phải khiến sinh hoạt mục vụ cứ ì ạch, không tiến triển, trưởng thành?
6. Nhân sự mục vụ thiếu trầm trọng ! Đồng ý. Nhưng “kế hoạch đầu tư” đã có chưa và thế nào ?
7. Đã ứng dụng tới đâu các phương tiện truyền thông (Mass Media) vào sinh hoạt mục vụ ? Thử đề nghị vài mô hình ứng dụng hiệu quả.
8. Nếu được “chuyên tu mục vụ” (thường huấn), cha thích chọn môn gì và cần bồi dưỡng chuyên sâu lãnh vực nào ?

THAM KHẢO
1. Hiến chế Giáo Hội (Ánh sáng muôn dân)
2. Hiến chế Phụng vụ
3. Hiến chế mục vụ (Vui mừng và Hy vọng)
4. Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục
5. Sách Nghi lễ phong chức linh mục
6. Tông huấn Pastores dabo vobis
7. Tông huấn Kitô hữu giáo dân
8. Tông huấn gia đình
9. Kim chỉ nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục
10. Các tài liệu chỉ nam mục vụ giáo xứ Tuy Hòa.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân, đức tin và tình yêu (8)
Vũ Văn An
03:11 03/06/2008
Hôn nhân, đức tin và tình yêu (7)

Vì trục trặc kỹ thuật, bài 7 đã chỉ tải lên được một phần, khiến một số độc giả thắc mắc. Chúng tôi xin tải phần còn lại và xin thành thực cáo lỗi với bạn đọc.

LẮNG NGHE

Lắng nghe cẩn trọng là một nghệ thuật phải được phát triển liên tục cho đến cuối cuộc đời. Chủ yếu, lắng nghe là phải đi quá bên kia lời nói để đụng đến cảm quan hàm chứa phía sau. Ý nghĩa tri thức, theo sự kiện, cụ thể của lời nói là điều ít phải khó khăn mới nắm được. Cái khó khăn đòi hỏi là những tầng tầng lớp lớp ý nghĩa do chúng chuyên chở. Do đó, điều sinh tử là phải lắng nghe cách cẩn trọng, không ngắt ngang, không phán đoán, không cố vấn dạy đời, cho đến khi lời họ muốn nhắn chấm dứt. Ðiều tối quan trọng là người nói phải cảm thấy họ được tiếp nhận một cách toàn diện. Trong suốt cuốn sách này, chúng tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần mối nguy hiểm chỉ nghe một cách theo lý luận mà bỏ qua không tiếp nhận sự thông đạt về tâm tư tình cảm.

Một phần trong diễn trình tăng trưởng tình yêu là việc chăm chú lắng nghe toàn thể con người của người nói và tiếp thu các nhắn nhe của họ càng sâu càng tốt. Ðó là chỗ đôi khi người nghe trở thành một bà đỡ, đỡ cho ý nghĩa "đẻ" ra được từ lời nói, ngay cả khi chính người nói không hoàn toàn rõ lắm về những điều họ muốn nói. Tất nhiên điều quan trọng là việc đỡ ấy phải đem ra được cái thế giới bên trong của người nói chứ không phải chỉ phản ảnh cách tiếp cận của người nghe muốn giải thích những điều nghe được theo các cảm quan riêng của mình. Khả năng biết lắng nghe và giữ được công tâm đối với nét độc đáo của lời nhắn, không phớt qua cũng không giải thích sai, chính là yếu tố quan trọng trong việc tiếp nhận người khác.

Người từng bị thương tổn đôi khi sợ phát biểu quan điểm hoặc nhu cầu của mình ra sẽ bị người ta bác khước như hồi còn nhỏ. Những người như thế thường thầm mong người phối ngẫu của mình đọc ra được mình một cách chính xác trong thinh lặng và dự đoán ra được cái nội dung của thế giới bên trong của mình. Nỗi thầm mong ấy là một phần trong niềm hy vọng của họ muốn rằng nếu mình thực sự được yêu thì lời nhắn nhe của mình phải được đọc ra một cách chính xác trước khi được nói ra. Ðây là một trong những trách vụ khó khăn nhất của tình yêu khi phải quan tâm với một tài dự đoán sắc bén hệt như bà mẹ hiền dường như lúc nào cũng biết con mình muốn gì mà không cần phải nói. Câu "nếu anh yêu em thì anh phải hiểu em chứ" có nghĩa như thế này: người phối ngẫu phải biết điều gì đang xẩy ra trong thế giới bên trong của người bạn đời để đáp ứng một cách thích đáng.

Ðôi khi đối thoại mà chẳng song thoại chút nào bởi vì người nghe không chăm chú chút nào vào những chi tiết được phát biểu ra bằng lời nói và cảm quan, mà chỉ chờ người kia kết thúc để mình bắt đầu. Ðiều tốt duy nhất trong lối trao đổi này là người phối ngẫu không cắt ngang. Nhưng thực tế không hề có lắng nghe. Chỉ là một ngắt quãng để sau đó được dịp chứng minh cho người ấy thấy cái sai của họ với lời phê phán và khuyên răn.

Lối đối thoại như thế là lối đối thoại của những người điếc. Không bên nào chịu lắng nghe một cách chăm chú, hoặc chẳng chịu lắng nghe chi cả. Những người như thế lại hay thề thốt là họ thực sự yêu người phối ngẫu, nhưng nếu không có trao đổi lắng nghe chăm chú, làm sao họ tiếp nhận được thế giới bên trong của người bạn đời. Thực ra có thể họ sợ phải giáp mặt với những đòi hỏi mới hoặc phải thay đổi cung cách sống của họ chăng.

Tất nhiên, không phải bất cứ việc lắng nghe nào cũng là vấn đề phải trao đổi nghiêm trọng. Những suy tư, những câu trả lời và những góp ý bộc phát thường vẫn có thể đưa ra trong lúc đối thoại, và đó là chuyện nên làm. Nhưng những trao đổi tự phát này không được lầm lẫn với những trao đổi có ý nghĩa hơn khi những vấn đề sinh tử đang được bàn thảo. Trong các hoàn cảnh này, lắng nghe là cố gắng nhận ra những cái sâu sắc của người bạn đời và giúp họ đạt tới những kết luận riêng của họ. Chăm chú lắng nghe với chủ đích giúp người phối ngẫu nổi hẳn lên chính là hình thức yêu thương hết sức đặc biệt. Những cặp vợ chồng đang đau khổ thường than thở là họ không nói cho nhau nghe được, và điều này làm họ thấy cô đơn một cách khủng khiếp ngay bên trong môi trường mà ai cũng nghĩ là đầy rẫy tiếp thu.

TRẢ LỜI

Trả lời chủ yếu không hẳn là trả lời cho hợp lý. Câu trả lời đúng, tuy vẫn là điều tốt, chỉ là thứ yếu so với cảm quan cần được chuyên chở này là ở ngay chính thời điểm ấy, người nói muốn có được sự chú tâm không chia sẻ của người nghe. Tập thành được khả năng biết lắng nghe chăm chú như thế là một phát triển phải thách thức các cặp vợ chồng trong một thời gian dài, nhưng cảm thấy mình được chăm chú lắng nghe cũng tương đương như là cảm nghiệm mình được tiếp nhận như một con người. Cho nên khi lắng nghe người khác, ta phải tiếp nhận họ như những con người trọn vẹn. Các cặp vợ chồng phải từng bước học tập nghệ thuật biết tập trung lắng nghe trong những hoàn cảnh xét ra cần thiết, phân biệt với những câu chuyện trao đổi bình thường hằng ngày.

Bất cứ khi nào việc lắng nghe ấy được áp dụng, ta đều gặp nỗi lo âu mạnh mẽ này là rất có thể mình không có câu trả lời chính xác. Thế nhưng, câu trả lời của người bạn đời đầy yêu thương đâu phải được xét dưới khía cạnh chính xác hay không. Ðúng hơn, người bạn đời biết lắng nghe được coi như tấm gương để người nói nhìn thấy mình dưới một ánh sáng khác. Chính hành vi nói mang lại cho người bạn đời cơ hội đạt tới những thông tuệ mới mẻ. Những thông tuệ mới mẻ này không phải cuộc đối thoại nào cũng tìm ra được. Ðiều thường thực hiện được nơi người biết trả lời cẩn trọng là ý thức sâu hơn về cái thế giới bên trong của người phối ngẫu, và điều ấy sẽ phá tung sự cô lập và cô đơn để đem hai vợ chồng lại gần nhau hơn.

Trả lời một cách nhậy cảm có nghĩa là đôi khi người bạn đời cảm thấy có điều không đúng nhưng vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Ðây cũng là một nỗi lo âu khác trong diễn trình trả lời. Người ta thường mong người nói nói cho lẹ để người nghe có dịp can thiệp vào một cách hợp nghĩa. Tuy thế, cần có sự nhẫn nại để người phối ngẫu có cơ hội biểu lộ một phần con người của họ ra. Kiên nhẫn là một biểu hiệu khác của tình yêu. Khi thấy rõ điều gì đó về người phối ngẫu, ta đều muốn cho họ hay ngay. Nhưng một giải thích vội vã có thể dẫn tới đủ thứ lo âu, mà người phối ngẫu của ta chưa sẵn sàng đương đầu kịp. Thành ra, câu trả lời cẩn trọng không nhất thiết phải là bày tỏ tất cả các cảm quan của người nghe ra. Người nghe cần đợi đến lúc thuận tiện mới nói ra điều mình muốn giải thích. Nhiều người phối ngẫu, sau khi lắng nghe người bạn đời, đã nói ngay cho họ thấy điều sai của họ, nhưng thất bại ở chỗ không lượng giá được sự kiện là họ chưa sẵn sàng đón nhận lời giải thích của mình.

Trả lời chính xác có nghĩa là người nói cảm thấy họ được tiếp nhận một cách thông cảm càng nhiều càng tốt. Ðiều này có nghĩa là cái nặng nề do hành vi sửa sai hay sự thông tuệ đem lại không nên áp đặt mà không nâng đỡ hoặc trước khi người phối ngẫu sẵn sàng về phương diện xúc cảm để có thể đương đầu với một vấn đề đặc thù nào đó. Giải thích đúng lúc là điều sinh tử đối với mọi cuộc đối thoại có tính xúc cảm, và cũng quan trọng không kém đối với các cặp vợ chồng là những người cần làm cho nhau cảm thấy rằng họ thực sự hiểu nhau.

CHỈ TRÍCH

Trên đây đã nhắc đến sự kiện này là vợ chồng thường hay thông đạt với nhau trên căn bản cùng chỉ trích lẫn nhau. Khuyết điểm của người này được hiểu như ưu điểm của người kia và ngược lại. Sự cân đều về lỗi lầm không còn chỗ cho bất cứ sự trổi vượt nào. Thế là hai bên duy trì được sự cân bằng yêu thương dựa trên những thiếu sót của nhau. Nhưng một tình yêu như thế xét ra quá giới hạn vì nó chỉ chủ yếu đem lại êm ấm cho thất bại.

Sự tăng trưởng trong các tình cảm yêu thương đòi hỏi việc chỉ trích lẫn nhau phải chấm dứt. Yêu thương không thể là vấn đề yêu người bất toàn. Sự bất toàn luôn luôn có đó, nhưng một trong các cách để giảm thiểu nó là làm ngơ các phát hiện của nó và ca ngợi các thành quả của nhau.

KHẲNG NHẬN

Ca ngợi các thành quả là phần thưởng cho các hoạt động và thành tích. Việc đánh giá cao cái phần hoạt động của người phối ngẫu là điều quan trọng. Tuy nhiên càng quan trọng hơn nữa là việc khẳng nhận (affirmation) chính con người của họ, tức chấp nhận họ một cách vô điều kiện với mọi điểm mạnh và mọi điểm yếu của họ. Ít có mối liên hệ nào bày tỏ nhiều cho bằng liên hệ hôn nhân. Chỉ cần một thời gian ngắn là họ đã biết nhau khá rõ. Sự hiểu biết này chắc chắn sẽ cho thấy nhiều giới hạn nhưng đồng thời cũng cho thấy những điểm mạnh hiện có và đang được thành hình. Khẳng nhận làm kiên cố cái đã đạt được đồng thời thúc đẩy người bạn đời hướng tới những điều đang được thể hiện. Khẳng nhận sinh tử đối với cả hai điều trên.

Như thế, khẳng nhận dần dần bảo đảm cho lòng tự quí của người bạn đời vừa được củng cố vừa được phát triển thêm lên. Tình yêu càng được hai vợ chồng chia sẻ, thì sức mạnh thúc đẩy hai người một cách khẳng nhận càng lớn bấy nhiêu. Dù có bị thương tổn, thì cảm thức về cái tốt của họ vẫn mạnh đủ để vượt qua cơn đau và làm nó tan biến đi. Trong mỗi người chúng ta, luôn có trận chiến không thôi giữa cảm nghiệm tốt và cảm nghiệm xấu và không biết liệu cảm nghiệm tốt có bị cảm nghiệm xấu lướt thắng hay không. Giá trị của khẳng nhận hệ ở chỗ càng ngày mình càng yêu mình một cách chân thực hơn và do đó các cảm nghiệm xấu về mình sẽ bị cuốn hút và hoà nhập bởi các cảm nghiệm tốt thay vì để cho các cảm nghiệm xấu giập chết các cảm nghiệm tốt. Vợ chồng cần đến nhau để có thể thực hiện được thế cân bằng thích đáng.

THA THỨ

Dù nghe, trả lời và khẳng nhận có tốt bao nhiêu đi chăng nữa, vẫn không thể tránh được có đôi lúc ta nói và làm những điều mếch lòng nhau. Với thời gian, những biến cố ấy cần được giảm thiểu khi vợ chồng đã rõ những điểm dễ gây đau lòng của nhau. Tuy vậy, giận dữ và hiểu lầm không tài nào hoàn toàn loại bỏ hết được. Khi đã gây ra mếch lòng, thì bước tự nhiên kế tiếp phải là tha thứ và đền bù. Việc tha thứ này không thể chỉ là biểu hiệu nông cạn, bề ngoài, mà phải là một đáp ứng thực sự đối với người tìm kiếm nó. Người ta có thể tha thứ, nhưng vẫn nhớ những "tội ác" của người kia và thỉnh thoảng lại đem ra để nhắc nhớ họ. Tha thứ như thế không phải là tha thứ thực sự mà chỉ là cách phát triển sự khống chế đối với người phối ngẫu.

Ðôi khi, người phối ngẫu bị thương tổn từ chối giảng hoà và thu mình vào thế hờn dỗi kéo dài cả giờ, cả ngày và có khi cả hàng tuần. Từ chối không chịu nhận sự ăn năn và đền bù là từ chối tư cách nhân bản của mình. Thường cũng con người như thế hoặc hờn dỗi hoặc không bao giờ biết tạ lỗi, bất cứ họ đã làm gì. Luôn luôn người bạn đời của họ phải khởi sự giảng hòa. Mẫu tác phong như thế quả là thù nghịch đối với tình yêu và góp phần bẻ gẫy cuộc hôn nhân.

Sự tha thứ chân tình giữa vợ chồng là biểu hiệu của yêu thương đằm thắm và nhắc ta nhớ đến lòng tha thứ vô bờ của Chúa. Thành ra sự tha thứ của con người là băng tần để ta hiểu tình yêu Thiên Chúa. Nó là điểm hẹn giữa con người và Thiên Chúa nơi đó con người được Thiên Chúa biến đổi. Với năm tháng trôi qua, những kình chống giữa vợ chồng sẽ giảm đi và, có lúc nào chúng xuất hiện, thì sự tha thứ đã có được đặc tính thâm hậu đủ để phản ảnh và biểu trưng cho lòng sót thương của Chúa.

TĂNG TRƯỞNG TÂM LINH

Sự tăng trưởng của vợ chồng về tâm linh chủ yếu là sự tiến triển của họ trong tình yêu dành cho nhau, cho con cái và cho người khác. Tình yêu nhân bản này phản ảnh Ðấng thiêng liêng, và tất cả những đặc tính ta đã đề cập sẽ tham dự vào việc thể hiện càng ngày càng thâm hậu hơn. Khi ý thức được rằng tình yêu nhân bản này phản ảnh Ðấng Thiêng liêng, hai vợ chồng sẽ tiến đến chỗ gặp gỡ chính nguồn suối yêu thương, là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa được gặp gỡ qua nhân cách đang phát triển và dần dà mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ vươn tới được tuy không hiểu thấu. Mầu nhiệm ấy là liên hệ bổ túc của yêu đương giữa các ngôi vị tự lập (autonomous), vừa tách biệt vừa là một. Hôn nhân cho thấy tính cách bổ túc nhau giữa hai con người, một đàn ông một đàn bà, vốn tách biệt nhau nhưng đôi lúc đã trở nên một. Hôn nhân và gia đình trong tư cách một cộng đồng tình yêu phản ảnh liên hệ giao ước giữa Thiên Chúa và con người và làm ta dõi nhìn vào mầu nhiệm trung tâm về Thiên Chúa Ba Ngôi, nơi tình yêu thẩm nhập để dị biệt hóa và kết hợp. Bởi thế, trong hôn nhân, tình yêu dị biệt hóa và kết hợp và hai vợ chồng sẽ càng ngày càng ý thức hơn sự hiện diện nội tại của Thiên Chúa ở giữa họ và tính siêu việt của Ngài, một sự siêu việt vốn là căn bản cho tình yêu của tất cả các cặp vợ chồng và của tất cả các cuộc hôn nhân.

TÓM LƯỢC

Cùng với việc nâng đỡ nhau và chữa lành nhau, hai vợ chồng tiếp tục tăng trưởng trong nhiều thập niên. Sự tăng trưởng này sẽ biến thân xác thành thực thể vật lý có tính lực sĩ và thẩm mỹ, biến đổi trí hiểu thành túi khôn, tình cảm thành yêu thương đậm đà. Thông đạt nằm ngay ở trung tâm việc tăng trưởng xúc cảm, một tăng trưởng, qua khẳng nhận, sẽ làm dễ tình yêu đối với chính mình và người lân cận quí giá nhất, đó là người phối ngẫu của ta. Trong tư cách cha mẹ, họ chuyên chở tình yêu thương của họ đến con cái.

Tài liệu Tham khảo:

1. Maslow, A.H., Motivation and Personality, Harper, New York, 1954

2. Maslow, A./H., Towards a Psychology of Being. Van Nostrand, New York 1962

3. Smart, M.S. and Smart, R.C., Children. Collier-Macmillan, 1972

4. Maier, H. W., Three Theories of Child Development, Harper, New York, 1969.

5. Moreno, A. Jung, Gods and Modern Man Sheldon Press 1974
 
Nội dung Sách: Viện Đại Học Đà Lạt giữa Lòng Dân Tộc (1957-1975)
Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm
11:12 03/06/2008

Viện Đại Học Đà Lạt
Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam
1957-1975



(Bản Bổ Sung Lần I, 2/2008)

Tác giả: Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm

TRI ÂN:

Kính Dâng
Hương Hồn Ba Vị Ân Sư,

*Giám Mục Ngô Đình Thục, Tiến Sĩ Thần Học, Giáo Luật, Kinh Thánh
Chưởng Ấn kiêm Viện Trưởng Tiên Khởi Viện Đại Học Đà Lạt (1957-1960)

**Linh Mục Simon Nguyễn Văn Lập, Cử Nhân Sử Địa,
Viện Trưởng Thứ Hai Viện Đại Học Đà Lạt (1961-1970)

***Linh Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Lý, Giáo Sư Tiến Sĩ,
Viện Trưởng Cuối Cùng Viện Đại Học Đà Lạt (1970-1975)

Đại Học Chi Đạo, Tại Minh Minh Đức, Tại Tân Dân, Tại Chỉ Ư Chí Thiện”.
ĐẠI HỌC

Người biên khảo cố tổng hợp một hình ảnh hết sức đầy đủ về những chặng đường của Viện Đại Học Đà Lạt theo cái nhìn chắc chắn có hạn chế. Nhưng người viết đã thực hiện bằng tất cả tấm chân tình xây dựng, yêu mến, lương tri và nhận thức sử học tích lũy được từ các bậc ân sư tiền bối. Chắn hẳn có thể có những sự kiện chi tiết không làm vừa ý người này người khác, nhưng xin hãy đọc mấy dòng chữ này với tâm hồn bình thản, tha thứ, cảm thông, quảng đại và thân ái. Người biên khảo tiếp tục đón nhận mọi phê bình và góp ý xây dựng từ mọi nơi, mọi phía độc giả. Người biên khảo luôn tâm niệm rằng: “Thà đốt lên một đốm lửa, con hơn là ngôi yên nguyền rủa bóng tối”, dù vẫn biết là công việc mình làm còn đầy khuyết nhược điểm, chủ quan.

Xin cám ơn các bậc trưởng thượng đáng kính, các linh mục, các giáo sư đồng nghiệp, các môn sinh khả úy, các thân hữu đã chia sẻ nhiều tài liệu quí giá, khuyến khích, góp ý, sửa chữa, bổ sung để người biên khảo đủ sáng suốt, nghị lực và nhiệt tình hoàn thành tập biên khảo này với thời gian kỷ lục trong thời đại vi tính ngày nay, tuy đã được ấp ủ từ lâu. Hy vọng càng tránh được nhiều sai lầm chủ quan càng tốt. Tuy nhiên, mọi khuyết nhược điểm, giới hạn nhân bản của tập khảo luận này hoàn toàn do người biên khảo chịu trách nhiệm. Đặc biệt người biên khảo xin tri ân các quí vị thân hữu có phương danh dưới đây:

Linh Mục Vũ Minh Thái, (Kentucky, USA)
GS Phó Bá Long (McLean, VA, USA)
GS Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương (Huế, Việt Nam)
Linh Mục Nguyễn Văn Đời (Sydney AU, RIP 15/5/2006)
GS Trần Long (Portland, OR, USA)
GS Trần Văn Mầu (Đà Lạt, Việt Nam)
GS Trần Văn Cảnh (Paris, Pháp)
Các Thế Hệ Môn Sinh Thụ Nhân Bằng Hữu:
Linh Mục Hoàng Đình Mai, cựu chủng sinh GHHV/PIOX (Rạch Giá, Việt Nam)
Hồ Trí Thức, cựu chủng sinh GHHV/PIOX (CA, USA)
Nguyễn Văn Chi (Montréal, Canada)
Tạ Duy Phong (Houston, TX, USA)
Linh Mục Nguyễn Hữu Quảng, SBD (Melbourne, AU)
Phạm Văn Bân (Santa Ana, CA, USA)
Nguyễn Văn Năm (Houston, TX, USA)
Phạm Đình Đắc (San Jose, CA, USA)
Trần Thanh Việt (Seattle, WA, USA)
Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn (Gò Vấp, Sàigòn, Việt Nam)
Võ Quỳnh Mai (Denmark, Europa)
Vũ Sinh Hiên (Sàigòn, Việt Nam)
Đỗ Tấn Hưng (Vancouver, Canada)
Phạm Văn Lưu (Melbourne, Australia)

Xin Trời đổ tràn Ơn phù trợ xuống trên chúng ta.

Kỷ Niệm Mùa Đại Hội Thụ Nhân Vancouver, BC, Canada, Ngày 1&2/7/2006
Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm
Dayton, OH, USA, June 4th 2006. Pentecostal Sunday
Oakland, CA Hiệu Chính Và Bổ Sung Từ Ngày 10/1/2008.5

NỘI DUNG

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc


Phần I. Khung Cảnh Thiên Nhiên
Chương I. Từ Thiên Nhiên Đến Con Người
Chương II. Lý Tưởng và Mục Tiêu

Phần II. Lịch sử Thành Lập
Chương III. Điều Kiện Hợp Pháp đến Hoạt Động Thực Tiễn
Chương IV. Hội Đại Học Đà Lạt
Chương V. Quá Trình Thành Lập Viện Đại Học Đà Lạt
Chương VI. Khối Hành Chánh
Chương VII. Khối Tâm Linh
Chương VIII. Khối Phục Vụ Chuyên Biệt
Chương IX. Khối Học Thuật
Chương X. Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

Phần III. Khối Học Vụ: Các Phân Khoa
Chương XI. Trường Sư Phạm
Chương XII. Trường Văn Khoa
Chương XIII. Trường Khoa Học
Chương XIV. Trường Chánh Trị Kinh Doanh
Chương XV. Trường Thần Học

Phần IV. Sinh Hoạt Của Viện
Chương XVI. Số Liệu Thống Kê Toàn Viện
Chương XVII. Những Mẩu Sinh Hoạt Rời Rạc
Chương XVIII: Những Ngày Xáo Trộn Từ Tháng 4/1975 Của Viện Đại Học Đà Lạt Tại Sàigòn

Phần V. Tinh Thần Thụ Nhân Trường Tồn
Chương XIX. Vòng Tay Liên Kết Thân Hữu Thụ Nhân

I. Hội Thân Hữu Thụ Nhân Quốc Ngoại
II. Hội Thân Hữu Thụ Nhân Quốc Nội

Một Kết Luận

Phụ Lục I
Giáo Trình Trích Ngang:
Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học, Chánh Trị Kinh Doanh

Phụ Lục II
Danh Sách Phương Danh Các Giáo Sư Niên Khóa 1973-74
Trường Sư Phạm (28)
Trường Văn Khoa (69)
Trường Khoa Học (47)
Trường Chánh Trị Kinh Doanh (84)
Trường Thần Học

Phụ Lục III
Danh Sách Một Số Cựu Sinh Viên Đã Thành Danh

Phụ Lục IV
Các Văn Kiện Bàn Giao Viện Đại Học Đà Lạt Sang Chính Quyền Mới
Tài Liệu Tham Khảo
 
Viện Đại Học Đà Lạt (1957-1975): Lý tưởng và Mục tiêu Giáo dục (2)
Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm
11:14 03/06/2008
PHẦN I. KHUNG CẢNH TỔNG QUÁT

Chương Một:
Từ Thiên Nhiên Đến Con Người


1. Môi Trường Thiên Nhiên Cao Nguyên Lâm Viên

Không ai không thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi của Đà Lạt trong một miền nhiệt đới gần xích đạo. Đến nỗi người ta hiện nay hầu như chỉ nói, chỉ nghĩ đến Đà Lạt như một thành phố du lịch nghỉ ngơi với khí hậu trong lành giữa trời xanh tươi với bao thắng cảnh mê hồn. Nhưng ít ai chú ý đến cải vẻ thanh thoát ấy của Đà Lạt lại giúp cho con người học hành rất thú vị, dễ hiểu dễ nhớ, và làm việc quên mệt vì nó giúp cho con người dễ đắm mình học hành, làm việc vào trong cảnh trí hữu tình trong mát. Vùng trời tĩnh mịch, êm ả và mát mẻ giúp cho con người có nhiều khả năng tập trung. Đúng là thiên nhiên đã ưu đãi con người nơi đấy, bằng cách tạo cho con người một môi trường quyến rũ lạ thường ở một đất nước có lúc nóng bức như thiêu. Người viết đã sang bên Baguio, một thành phố của Phi Luật Tân nằm trên vùng núi phía Bắc của đảo Luzon, hải đảo lớn nhất của đât nước quần đảo này. Baguio có cao độ tương tự như Đà Lạt của Việt Nam nhưng không hề duyên dáng, quảng đại xinh đẹp và dịu hiền bằng Đà Lạt. Đà lạt có một không gian đủ thoáng rộng với địa hình nhấp nhô vừa phải, chứ không quá dốc hẹp gắt mạnh như tại Baguio mát mẻ nhưng gồ ghề, tuy Baguio cũng có quân trường nổi tiếng.

Môi trường tự nhiên đặc biệt đó không chỉ ở cao độ trung bình 1.500mét cao hơn mặt biển mà còn có những rừng thông, cỏ cây hoa lá cả ôn đới với đồi núi và hồ suối tự nhiên rất nên thơ mà ít nơi có. Chính vì rừng thông Đà Lạt là bộ máy khổng lồ lọc không khí trong lành nhờ tính sát trùng của dầu thông. Tôi không muốn nói đến thiên nhiên Đà Lạt kiểu mổ tả địa lý, mà khơi lên những đặc điểm rất thực tế gần gũi mọi người đang cư trú tại đó. Đà Lạt là một vườn cảnh thu hẹp của thiên nhiên anh đào Tokyo Nhật Bản những ngày cuối tháng hai đầu tháng ba mỗi năm.

2. Môi Trường Văn Hóa Cao Nguyên Lâm Viên.

Nói đến đặc điểm lịch sử văn hóa và nhân văn của Tây Nguyên, thì không thể không nói tới những người dân tộc sống hồn nhiên trong các buôn plei xa tít mãi trong rừng. Họ bảo lưu một kho tàng quí giá rất hiếm hoi mà các nhà dân tộc gọi là văn minh truyền miệng, đặc biệt là nhà dân tộc học Dambo Jacques Dournes (1922-1993). Jacques Dournes vốn là một nhà truyền giáo nhiệt thành thuộc Hội Thừa Sai Paris, từng phục vụ cộng đồng dân tộc người Srê ở Lâm Đồng (1947-54) và cộng đồng dân tộc người Jơrai ở giáo phận Kontum (1955-1970).

Tất cả các dụng cụ may mặc, trồng trọt, âm nhạc, điêu khắc, hội họa và xây dựng nhà cửa, mộ táng đều là sản phẩm từ thiên nhiên: cây tre, cây nứa, hòn đá, củi lửa, trường ca, tập tục như lễ đâm trâu, …. Trong cả vùng rừng thăm thẳm như thế, còn nằm yên không biết bao nhiêu kho tàng chôn vùi ở dưới đất, thậm chí người ta còn nói đến chiều dài và bề dầy lịch sử các đế quốc người Mạ cổ xưa, và dân tộc Churu. Những người này có bà con gần gũi với người Chàm cư trú từ duyên hải Phan Rang, Phan Rí cho đến Phan Thiết và đang cất giữ rất nhiều cổ tích văn hóa Chàm ở vùng núi và cao nguyên Phan Thiết giáp ranh với Lâm Đồng.

Kho tàng quan trọng khác là các ngôn ngữ và tập tục mà chúng ta cần nghiên cứu học hỏi. Họ, các cộng đồng dân tộc ìt người hiện nay, chính là hình ảnh thơ ấu của cộng đồng dân tộc người Kinh ngày nay. Thường chỉ có những tâm hồn đơn sơ yêu mến thiên nhiên mới muốn tìm thấy đến họ và chia sẻ với họ. Họ có một lịch sử của chính họ, dù mong manh theo cách riêng của họ. Họ dậy chúng ta hiểu thế nào là lịch sử truyền miệng mà các nhà sử học dân tộc học hiện nay rất coi trọng. Đó là nghiên cứu lịch sử cách sống của những cộng đồng người làm sao tồn tại được khi họ buộc phải sống len lỏi giữa chốn núi rừng tự do nhưng thật khắc nghiệt. Họ vẫn tồn tại giữa miền nhiệt đới pha tạp với các thảm thực động vật và khí hậu thuộc ôn đới ở các cao độ khác nhau, xa các nơi có nếp sống tiến tiến hơn ở vùng đồng bằng.

Tôi chưa chú ý đển những địa thế và nguồn nước khiến cho người ta có thể khai thác được thủy điện, hay nhiều khoáng loại đặc biệt như quặng bauxít, thậm chí quặng uranium và nhiều thứ thạch anh mà một thời nhiều nhà địa chất người Pháp đã từng miệt mài thám quật như Henri Fontaine, Edmond Saurin làm việc với Trường Khoa học ở Sàigòn. Ít ai nghĩ đến việc hợp tác với người Mỹ, như Wilhelm Solheim II, giảng dậy tại Trường Đại Học Hạ Uy Di, để khai thác nhiều di chỉ của khảo cổ ở miền Tây Nguyên, để học được nơi các chuyên gia khảo cổ kinh nghiệm, kỹ năng trổi vượt của họ và những khoản tài trợ cần thiết hữu ích của họ trong lúc đất nước chúng ta còn thiếu thốn, vừa thoát cảnh đô hộ. Người Mỹ cũng rất nhiều chuyên gia ngữ học và dân tộc học chú trọng tới các ngôn ngữ, tập tục độc đáo của nhiều cộng đồng ngữ tộc ở Tây Nguyên. Người ta không thế không biết trân trọng nhiều công trình ngữ học công phu của nhiều học giả Viện Chuyên Cứu Ngữ Học Mùa Hè (SIL- Summer Institute of Linguistics, Inc.) thuộc Trường Đại Học North Dakota. Tôi thầm ước ao có rất nhiều sáng kiến từ tập thể đại học Đà Lạt dấn thân năng động vào các dự án tìm hiểu vùng đất này về các mặt địa lý, địa chất, nhân văn, kể cả chánh trị kinh doanh, sư phạm và văn chương. Những nghệ sĩ tuyệt vời như Siu Black đã từng làm nổ tung Cao Nguyên với tiếng hát đầy nhựa sống...

Sau cùng người ta không thể không biết đến rất nhiều nỗ lực và hy sinh của các nhà truyền giáo Công giáo và Tin Lành đang có mặt, chen vai thích cánh ở địa bàn Cao Nguyên miền Trung Việt Nam.

Dường như họ cạnh tranh hay đối đầu quyết liệt với nhiều hoạt động của các nhà chánh trị thuộc nhiều xu hướng và phe phái quyền lợi khác nhau như Cộng Sản, không Cộng Sản trên đất nước Việt Nam. Sâu xa hơn là tác động của những thành phần chánh trị của người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả Kampuchia, Thái Lan, Mã Lai, Lào còn tham vọng đối với các dân tộc và nguồn lợi ở Cao Nguyên miền Trung sát vùng Tam Biên Việt-Miên-Lào truyền kiếp này.

Nhìn vào lịch sử Phi Luật Tân, Mã Lai, hay Nam Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung, thì nếu số phận người dân tộc thiểu số, vốn cùng chung gốc với nhiều dân tộc trong vùng, được chính quyền liên hệ ở Việt Nam quan tâm hơn, thì họ sẽ phát triển khởi sắc không thua kèm nhiều dân tộc làm thành các quốc gia có phần tiến bộ như ở các quốc gia vừa kể,…

3. Việt Nam Vào Thời Điểm 1954-1957

Thời gian mấy năm sau cuộc đại di cư tiếp theo sau Hiệp Định Genève 1954 cho ta thấy một tình hình có nhiều sắc thái đặc biệt thúc đẩy cho hoạt động văn hóa giáo dục như dự án thành lập Viện Đại Học Đà Lạt.

Việt Nam vừa bị chia cắt thực tế làm hai miền theo các điều khoản lịch sử của Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954. Miền Bắc theo chế độ Cộng sản từ vĩ tuyến 17 trở ra lấy tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hỏa. Con sông Bến Hải là ranh giới tự nhiên tạm thời giữa hai miền. Miền Nam theo chế độ tự do lấy tên là Việt Nam Cộng Hòa, ở phía Nam vĩ tuyến 17.

Miền Nam phải đối phó với một cuộc di cư vĩ đại vượt quá tầm vóc của chính mình, nếu không có quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, giúp đỡ. Ngoài những khó khăn của một nước nghèo nàn lạc hậu, Miền Nam rất thiếu chuyên gia sau cuộc phân chia đó về mọi mặt, đồng thời phải xây dựng một chế độ miền Nam vững mạnh. Sau cuộc di cư miền Nam phải đối phó mời nhiều khó khăn. Mấy vấn đề cơ bản sau khi ổn định xong cuộc di cư mà miền Nam phải đối phó là:

Thứ nhất cần xúc tiến thống nhất quân đội, các đảng phái, các tôn giáo và dành lại chủ quyền độc lập dân tộc từ tay người Pháp và từ tham vọng bá chủ của người Mỹ.

Thứ hai là xây dựng các cộng đồng di dân theo một chiến lược định cư có kế hoạch đa diện để vừa xây dựng kinh tế, vừa bảo vệ an ninh lãnh thổ. Miền Nam phải canh chừng cuộc xâm nhập tình báo CS đủ loại cố nằm sâu trong các lực lượng quân dân cán chính toàn quốc ở miền Nam, nhất là trong các cộng đồng di dân, các dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên và các lực lượng cựu kháng chiến Việt Minh còn lại tại miền Nam.

Thứ ba là củng cố một chính quyển dân chủ vững mạnh, ngay trong tình hình phải đối phó với chính sách hiếu chiến đầy tham vọng vốn có của miền Bắc nhằm áp đặt chế độ độc tài lên cả nước. Miền Nam hy vọng có thể đứng vững và bảo vệ lãnh thổ và xây dựng chế độ xã hội độc lập dân tộc thực sự, và cùng thi đua phát triển với miền Bắc trong quá trình thương thảo tiến tới thống nhất bằng con đường hòa bình.

Không phải chỉ có GHCG mới đối phó với CS hữu hiệu nhất, nhưng nhiều hành vi của CS nhắm tập trung vào cộng đồng Công giáo mãnh liệt nhất ở bất cứ nơi nào có sự xâm nhập của chủ nghĩa CS trên thế giới. Chính ví thế người CG có một vai trò tích cực, nếu không phải là tiên phong trong mặt trận ứng phó vói chủ trương chuyên quyền xây dựng đất nước, và tiêu diệt tôn giáo một cách có hệ thống.

Muốn thế cần phải tạo ra tài nguyên và huấn luyện nhân lực đủ tài đức. Trong khuôn khổ chế độ giáo dục toàn dân ở các cấp, nhất là cấp đại học quốc gia. GHVN qua HDGMVN, cũng ý thức được trách nhiệm đào tạo, góp phần vào công trình xây dựng tài nguyên nhân lực chung của đất nước trong tình huống đa đoan ấy.

Thực tế lịch sử diễn ra chỉ trong năm 1955 đến gần hết năm 1956 bộc lộ nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt: người Pháp tìm cách kéo dài quyển lợi thực dân của họ ở Đông Dương, bằng cách mua chuộc các chính đảng, các lực lượng quân sự tôn giáo có nền tảng từ nhiều giáo phái chống lại chính quyền do TT Ngô Đình Diệm cầm đầu, ngõ hầu phân hóa lực lượng quân sự, chính trị và tôn giáo trong nước.

Cuộc đối phó với ba tổ chức chính trị có nền tảng tôn giáo: Bình Xuyên, Hỏa Hảo, Cao Đài và lực lượng gắn bó với Pháp, vào thời điểm 1957-58 tương đối tạm lắng xuống, ít ra bề ngoài. Chính trong bối cảnh xã hội ấy, thì chính quyền Ngô Đình Diệm tập trung sức lực vào xây dựng cơ chế vững vàng hơn. Hồng Y Spellman là một trong nhiều yếu tố xúc tác khá quan trọng lôi kéo quốc tế vào quá trình định cư và xây dựng ở miền Nam ở giai đoạn từ 1954 đến 1965. Cuộc xây dựng VDHDL chắc chắn đã có bàn tay của ngài, thể hiện trong tòa giảng đường nguy nga mang tên Spellman theo một tầm nhìn có tính chiến lược lâu dài và cơ bản.

Chính những tiền đề đó là bối cảnh cho việc GHVN đi đến thành lập một Hội Đại Học để xây dựng một Viện Đại Học Đà Lạt trên chốn cao nguyên này.

Chương Hai:
Lý Tưởng và Mục Tiêu Giáo Dục


1/. Mục đích truyền giáo

Người viết rất đồng ý với nhiều suy tư của GS Nguyễn Khắc Dương về mục tiêu của giáo dục đại học Công giáo. Trong bài huấn dụ sinh viên nhân lễ tốt nghiệp khóa I của Trường Đại Học Sư Phạm, GM Chưởng Ấn [1] Ngô Đình Thục tiên khởi đã phát biểu:

“Ở bất cứ đâu, Giáo Hội Công Giáo đã từng góp phần giáo dục thanh thiếu niên. Trên khắp lãnh thổ Việt Nam thân yêu của chúng ta, từ Bắc chí Nam, từ làng quê đến thành thị, các trường trung tiểu học được Công giáo bảo trợ đang hoạt động hăng hái. Rất nhiều cựu học sinh của những trường này đang phục vụ dân tộc chúng ta trong nhiều lãnh vực hoạt động khác nhau.

Nhưng Đất Nước vào giai đoạn phát triển mới cần có những nhân sự được huấn luyện đầy đủ đế có thể đáp ứng với những đòi hỏi mới.

Nhằm tiếp tục truyền thống giáo dục của Giáo Hội Công giáo góp phần vào nhiệm vụ quan trọng là đào tạo giới ưu tú cho Đất Nước, toàn thể các Giám Mục Việt Nam đã quyết định thành lập Viện Đại Học Đà Lạt, mặc dù có nhiều khó khắn về tài chánh và nhân sự. Các Giám Mục tin tưởng rằng các sinh viên của chúng ta - nhờ các giáo sư giảng dậy tận tâm, có giáo thuyết trong sáng bảo đảm, sẽ đạt tới những kết quả thỏa đáng, trong toàn môi trường cảnh quan và khí hậu cao nguyên trong mát này ” [2].

Tiếp lời vị GM Chưởng Ấn, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục Trần Hữu Thế cũng phát biểu:

“Xứ sở chúng ta đã cố gắng phấn đấu kiến thiết nền tảng tinh thần và vật chất do yêu cầu tiến bộ của toàn dân. Chúng phủ kêu gọi đến thiện chí của các cá nhân và tổ chức. Viện Đại Học là một gương sáng hợp tác đó, và sự thành công của Viện Đại Học Đà Lạt chứng tỏ cho tôi viện có đủ tinh thần tham dự vào việc đào tạo các kỹ thuật gia và các nhà trí thức cho Việt Nam, cùng với các viện đại học quốc gia. ” [3]

Trong bản tường trình cũng của GM Chưởng Ấn Viện Đại Học Đà Lạt kính gửi Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, sau bốn năm xây dựng và hoạt động, những mục tiêu của việc thành lập một Viện Đại Học đã được nhắc lại rõ rệt:

a. Nhằm cung ứng cho sinh viên Việt Nam nói chung, và cách riêng cho những người Công giáo. Chính họ vẫn mong muốn học hỏi, nhưng thiếu một trung tâm cho họ có thể tiếp tục những công cuộc học hỏi ở đó.

b. Nhằm đảm lãnh cuộc phục hưng đạo lý của những trí tuệ đã đi lạc đường trong nhiều năm rối loạn chiến tranh đã qua.

c. Nhằm mở rộng nền giáo dục Đại Học nơi quần chúng, nhất là nơi những người Công giáo, ngõ hầu bắt kịp tiến bộ chung của nhân loại. [4]

Thực ra suy nghĩ sâu xa hơn, việc thành lập Viện Đại Học Đà lạt, cũng như bất cứ sinh hoạt nào của Giáo Hội đều thực hiện sứ mạng “truyền giáo”, tức là loan Tin Mừng cứu độ cho mọi loài thụ tạo, cho đến tận cùng trái đất, tận cùng thời gian. Truyền giáo là một trong những bổn phận căn bản của Kitô giáo, của từng Kitô hữu.

Giáo Hội muốn Kitô hóa mọi giá trị tốt đẹp của trần thế; muốn cứu độ mọi sinh hoạt văn hóa xã hội và kể cả kinh tế chính trị, nên Đại học Công giáo cũng nhằm nhập thể giá trị cứu độ vào mọi sinh hoạt văn hóa của mọi dân tộc, mọi thời đại, mọi nền văn minh, chứ không nhằm mục đích chính trị nào cả. Nền văn hóa được giảng dạy trong Đại Học Công giáo không theo (chứ không chống lại) duy vật và vô thần về mặt tư tưởng nhằm tạo điều kiện cho con người tiếp nhận chân lý hữu thần của Kitô giáo. Đạo Kitô muốn thâu gồm và bổ khuyết mọi giá trị chân chính của các triết lý khác.

Chẳng hạn, theo cái nhìn của một giáo sư triết học, thì chủ thuyết vô thần Mác–xít ít nhất cũng có ba yếu tố được nhìn với thiện cảm:

“1. Mọi tài sản ở trần gian đều có mục đích phục vụ cộng đoàn nhân loại, trái với chủ nghĩa duy lợi nhuận cá nhân của chủ trương tự do kinh doanh quá trớn.

2. Giá trị kinh tế cũng như tinh thần và đạo đức của người lao động, và tôn trọng lao động chân tay; Thánh Phụ Giuse, Chúa Giêsu, các Thánh tông đồ hầu hết là thành phần lao động chân tay.

3. Công bằng xã hội trong việc phân phối sản phẩm của lao động… Thậm chí cả yếu tố duy vật và vô thần cũng được xem như có phần tác dụng tích cực nào đó; giúp người tín hữu lưu tâm hơn đến khía cạnh mầu nhiệm “Thiên Chúa mang lấy xác phàm” khỏi bị lạc vào cái sai lầm duy tâm (idéalisme); tinh luyện quan niệm về Thiên Chúa, thoát khỏi sa lầy vào một sự mê tín dị đoan ngấm ngầm vô thức [trang 174] nào đó, có nguy cơ tha hóa con người, vốn được Thiên Chúa ban cho có lý trí và tự do làm chủ đời mình, xã hội và thiên nhiên.” [5]

2/. Truyền giáo và chính trị trần thế

Mục đích là thế, còn việc có bị ai lợi dụng không? Có thể thấy rằng đương nhiên; chính quyền nào cũng muốn lợi dụng tất cả để phục vụ cho mục tiêu của mình! Giáo Hội và cá nhân thừa hành có chủ ý phục vụ cho một mưu đồ chính trị đảng phái không hay có vô tình để cho người ta lợi dụng không, như thế không thể vơ đũa cả nắm. Giáo Hội không chủ trương dùng Đại Học Đà Lạt để phục vụ chính trị cho chế độ nào cả!

Theo nhận định của GS Nguyễn Khắc Dương, từng phục vụ tại Viện Đại Học Đà Lạt chín năm (1966-1975):

“Còn phần cá nhân các linh mục, các thành viên trong giáo ban thì đó là chuyện riêng tư cá nhân họ, tôi không biết thâm tâm họ ra sao, nhưng tôi không thấy ai đã làm công việc cụ thể nào phục vụ cho mục tiêu chính trị nào cả! Mà tôi, riêng bản thân tôi, tôi xác định rằng tôi không phục vụ cho mục tiêu chính trị nào cả, mà tôi cũng đã cố gắng hết sức nếu có thể, không để cho ai lợi dụng mình phục vụ cho một mục tiêu chính trị nào cả, còn hỏi tôi rằng có đủ khôn ngoan già dặn để đối phó, thoát khỏi mưu mô của những tay cáo già chính trị hay không? Thì tôi xin hỏi lại, có ai dám quả quyết mình tài giỏi như vậy, để tôi xin cắp sách đến học.

Tôi chỉ có thể nói rằng tôi không thấy có việc cụ thể nào (nhằm mục đích ấy) tôi làm để phục vụ cho một mục tiêu chính trị. Có chăng là một vài việc trong đó tôi bị phê bình là: “Có lợi cho Cộng sản”, ví dụ quá tích cực trong việc xin miễn dịch, hoãn dịch cho sinh viên hoặc để cho các sinh viên tá túc qua đêm trong phòng tôi (dù họ đến gõ cửa lúc đêm khuya) không cần biết họ có phải là Việt Cộng nằm vùng hay không, mà chỉ biết họ là người quen lỡ đường, thì theo lời Chúa dạy mình phải đón tiếp họ như chính Chúa vậy, người sinh viên ấy có thể là Đại Việt, Cần Lao, là Việt cộng, là thành phần thứ 3 thứ 4 gì đó, tôi không thể biết được và tôi cũng không muốn biết, tôi chỉ biết họ là con người gặp khó khăn chờ tôi giúp đỡ, thế thôi!

Tôi không kể công với ai, mà tôi nghĩ tôi cũng chẳng có tội với ai về mặt chính trị vì tôi là một con người vốn phi chính trị từ trong bản chất và dù chỉ là một giáo dân thường, [trang 175] tôi phát nguyện trọn đời phục vụ Thiên Chúa, và với cương vị giáo sư một Trường Đại học Công giáo, tôi là cán bộ văn hóa làm việc dưới sự quản lý của Hội Thánh Công giáo Việt Nam, để chống trả ba kẻ thù của Chúa Giêsu - Đó là: dốt nát, đau khổ và tội lỗi.

Trước hết là nơi chính bản thân tôi, sau nữa là nơi những anh chị em mà Chúa để cho tôi gặp gỡ trên mỗi nẻo đường không phân biệt ai, không hỏi căn cước lý lịch ai, vì ai cũng là thân phận làm người trong một cõi thế gian mà sự dữ đã len vào để quấy phá chương trình của Thiên Chúa dưới mọi hình thức, ở khắp mọi nơi; ngay cả trong lòng Hội Thánh và trong lòng tôi nữa. Và vì thế tất cả đều cần được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Do đó, khi ý Chúa nhiệm mầu đưa Viện Đại Học đến chỗ ngưng sinh hoạt, tôi vui vẻ nhẹ nhàng theo ý Chúa đi đến những nơi khác, làm những việc khác (ví dụ, gánh phân bón ruộng) với tất cả lòng tin cậy mến bình an vui vẻ, cố gắng thương yêu mọi người trong tình yêu Chúa. Cố nhiên đó là cố gắng tối đa, còn đạt được bao nhiêu là việc Chúa thẩm phán, tôi không tự đánh giá mình và cũng chẳng quan tâm đến lời thiên hạ (dù là ai) thị phi khen chê cả! Chỉ sợ mình vô ý làm buồn lòng anh chị em mà thôi.” [6]

“Phải chăng, đáng lẽ tôi phải biết như thế để bỏ cái ham mê ấy mà cố gắng tạo một sự nghiệp văn hoá thế tục trần gian. Tôi chỉ hỏi thế thôi, chứ với sự giải thể Viện Đại Học Công giáo Đà Lạt năm 75 thì cũng chưa rõ ý Chúa mầu nhiệm muốn gì, bởi vì như tôi đã ghi ở trên, kể từ năm 73, tôi đã tìm cách bắt tay vào, tuy có hơi muộn nhưng cũng là chưa muộn màng lắm! Dầu sao, đến năm 75, thì lịch sử đã sang trang! Viện Đại Học Đà Lạt nay là một trường đại học của một nền giáo dục xây dựng trên nền tảng lý thuyết Mác-Lê, Giáo Hoàng Học Viện nay là cư xá của công nhân viên chức thuộc Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân!” [7]

Tưởng cần giải thích chiều hướng ý nghĩa mà tập thể Viện Đại Học Đà Lạt đã nhận thức và chọn lựa. Có thể ý nghĩa trở nên rõ rệt hơn từ thời LM Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập cùng với nhiều người đã ghi khắc chữ Thụ Nhân cho huy hiệu Viện Đại Học Đà Lạt, với cây thông xanh cây đứng hiên ngang giữa vùng trời cao nguyên. Lý tưởng Thụ Nhân này bắt nguồn từ danh ngôn cổ truyền của văn hóa Á Đông:

“Nhất Niên Chi Kế, Mạc Nhi Thụ Cốc, Thập Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Mộc, Bách Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Nhân” (Kế Hoạch Một Năm, Không Gì Bằng Trồng Lúa, Kế Hoạch Mười Năm, Không Gì Bằng Trồng Cây, Kế Hoạch Trăm Năm, Không Gì Bằng Trồng Người).

Từ đó Thụ Nhân trở thành phương châm biểu tượng và thực hành cho lý tưởng giáo dục “trồng người” của Viện Đại Học Đà Lạt cho đến nay.

(Còn tiếp...)

Chú thích:
[1] Không thấy Linh mục Nguyễn Văn Lập nói về chức vụ này. kể cả trong những tâm sự sau c ùng của ngài với Nhóm cựu sinh viên Vũ Sinh Hiên. Cơ cấu ban đầu chắc chưa hoàn chỉnh như sau này, nên chính Viện Trưởng là Chưởng Ấn Viện Đại Học Đà Lạt, Giám Mục Ngô Đình Thục, Niên Trưởng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
[2] GM Ngô Đình Thục, Chưởng Ấn Viện Đại Học Đà Lạt: Huấn dụ nhân lễ tốt nghiệp Khóa I Sinh Viên Phân Khoa Sư Phạm ngày 29/3/1961. Dalat University. Saigon, Printed by Dong Nam A, 1961, 44 pages in 27x32cm. p.2-3
[3] Dalat University, đd., t. 3
[4] Report, by the Chancellor of the Dalat University on the activities of Dalat University, to the Department of National Education (Thư trả lời của Bộ Trưởng Giáo Dục số 2779-GD/CVP ngày 15/7/1961 xác nhận đã nhận được bản tường trình từ GM Chưởng Ấn). Dalat University, đd., 1961, tt.21-34
[5] Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương: Quia Respexit Humilatem Meam. Hồi Ký. Đà Lạt, Một Nhóm cựu sinh viên Đà Lạt ấn hành (lưu hành nội bộ), 248t, 14x25cm, vi tinh font 12, tt. 173-174.
(Tác giả sinh 24/9/1925 tại Vinh, nguyên quán Thịnh Xá, Hương Sơn, Hà Tĩnh, học Thiên Hựu, Khải Định Huế (1938-1945). Đậu Tú Tài II năm 1946, dậy học ở Trường Đậu Quang Lĩnh (Nghĩa Yên), rồi Hương Sơn. Gia nhập Công giáo, rửa tội ngày 8/9/1949, tại Nghĩa Yên sau một tuần cấm phòng trong Tu Viện Phanxicô Vinh. Dự tu Dòng Phanxicô Vinh, dậy Việt Văn cho chủng sinh lớp 6,7,8 (1949-50). Khấn dòng 1950. Học thần học tại Viện Triết Thần Phanxicô Nha Trang trăn trở về ơn gọi Cát Minh, nhưng ờ Viét Nam chưa có Cát Minh Nam. Tháng 4/1954, bị động viên theo lệnh động viên của Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm. Sau 6 tháng huấn luyện ở quân trường sĩ quan Thủ Đức, lên quân đoàn II (1954-56).
Được tu viên Phanxicô cho tu học tại Paris (1956-57). Ra khỏi Dòng Phanxicô, học tại Sorbonne 1957-1960. Tốt nghiệp Cử Nhân Triết Học. Thử tu tại Dòng Biển Đức ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ (1961-63). Dậy học ở nhiều trường trung học Công giáo vùng Paris (1963-65). Về Sàigòn, VN (1965). Lên dậy triết học tại Trường Văn Khoa Viện Đại Học Đà Lạt (1966-1975). Nói về GS NKD, Sư Huynh Théophane có nhận xét: “Thầy NKD cũng là người tôi quen lâu năm trong Viện. Bây giờ tôi vẫn còn nhớ con người của nhà giáo Triết lý cùng mình ấy. Hình như luôn luôn sống trên mây mù thì phải. Ngày ngày ra đứng trên hè chợ Hoà Bình trông đợi ai chẳng biết, xin nhớ là ông Dương triết ấy chắng vợ cũng chẳng con cái chi cả. Có cậu sinh viên hụt tiền cơm ra gặp Bố Dương và cùng nhau đi ăn phở cho ấm bụng.” (Tạ Duy Phong phỏng vấn SH Th. Kế ngày 10-14/10/1994 tại St Mary’s College California, PO Box 5150, Moraga, CA 94575: Sự Việc Đã Qua, Những gì đã qua. Đặc San Frère Kế, California 12/2003, t.148-155)
Vào trại cải tạo tại Phan Thiết (1975-76). Từ năm l975-l986, ông đổi nơi cư trú trên 10 lần, mà đến nay cũng không nhà, không cửa, không tài sản, không vị trí gì, cả trong Giáo hội cũng như trong gia đình và ngoài xã hội (Thế Tâm, Quia… đã dẫn, t.141). Cư trú tại Đà lạt, về Hà Nội, tạm trú tại GX Bình Triệu Fatima Thủ Đức với LM Nguyễn Văn Lập. Khi LM Nguyễn Văn Lập qua đời, trờ về sống chung với gia đình Nguyễn Khắc Phê ở Huế.)
[6] Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương: Sđd, tt.174-175.
[7] Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương, Sđd., t.184.
 
Thông Báo
Lời mời gọi của ĐTGM Gregory về việc tham dự Đại Hội Thánh Thể 2008 tại TGP Atlanta
Paul Anh
12:08 03/06/2008
Lời mời gọi của ĐTGM Gregory về việc tham dự Đại Hội Thánh Thể 2008 tại TGP Atlanta

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Niềm Tin Giữa Trời
Lm. Tâm Duy
11:48 03/06/2008

NIỀM TIN GIỮA TRỜI



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Đức tin ví dù bằng hạt cải

Cũng đủ chuyển lay cả núi đồi..

I tell you the truth, if you have faith as small as a mustard seed,

you can say to this mountain, "Move from here to there" and it will move.

Nothing will be impossible to you.

(Matthew 17:20)

(nđc phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền