Ngày 01-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu thương và tha thứ
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
07:48 01/06/2010
YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ

(LỄ KÍNH THÁNH TÂM CHÚA, Năm C)

Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được mừng vào Thứ Sáu sau Chúa Nhật kính Mình và Máu Thánh Chúa. Thánh Lễ hôm nay là dịp để chúng ta suy niệm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại và mỗi người chúng ta. Bài đọc I (Egiêkiel 34:11-16): Thiên Chúa luôn chăm sóc chúng ta như đàn chiên yêu thương của Ngài, dẫn đưa chúng ta trên mọi nẻo đường, và tìm kiếm các con chiên xa lạc để đưa về đàn chiên. Bài đọc II (Rôma 5:5-11): Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu vô biên của Ngài đối với chúng ta là đã sai Con Một của Ngài xuống trần và chịu nạn chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 15:3-7): Thiên Chúa yêu thương chúng ta, dù khi chúng ta yếu đuối sa ngã phạm tội, Ngài vẫn yêu thương và vui mừng khi chúng ta ăn năn hối cải và trở về với Chúa.

Theo truyền thống lâu đời trong Giáo Hội, tháng Sáu là tháng đặc biệt kính Thánh Tâm Chúa, ngày Thứ Sáu đầu tháng cũng đặc biệt dâng kính Thánh Tâm Chúa. Nhiều vị thánh, nhất là Thánh Gioan Eudes (1610-1680, lễ kính ngày 19 tháng 8) và Thánh Margaret Mary Alacoque (1647-1690, lễ kính ngày 16 tháng 10) đã hăng hái cổ động lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa. Ngoài ra Dòng Thánh Tâm và Hội Liên Minh Thánh Tâm cũng giúp nhiều vào việc cổ động sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa ở khắp nơi. Nhiều gia đình có tượng hoặc ảnh kính Thánh Tâm Chúa.

Trái tim thường được coi là “trụ sở của Tình Yêu”. Chúng ta tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, để nhớ đến tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại, đối với mỗi người chúng ta. Lòng Thương xót của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta đã được biểu lộ qua việc Tạo Dựng và Cứu Chuộc. Vì tình yêu, Thiên Chúa đã Tạo Dựng nên con người theo hình ảnh Chúa và cho làm chủ mọi loài trong vũ trụ (Khởi Nguyên 1:26-30). Cũng vì Tình yêu mà khi con người sa ngã phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa, Ngài đã sai chính Con Một xuống trần để Cứu Chuộc tội lỗi chúng ta. Chúa Giêsu Kitô khi xuống trần, Ngài đã sống cuộc đời lao động, khó nghèo để chia sẽ thân phận con người chúng ta, rao giảng Tin Mừng Tình thương tha thứ, chịu mọi đau khổ và chịu chết đau đớn trên Thánh Giá. Lưỡi đòng đâm thấu qua trái tim Chúa, nước và máu chảy ra hết, đã tỏ lộ rõ ràng tình yêu vô tận của Ngài đối với nhân loại chúng ta. Thánh Gioan còn nêu lên một điểm đặc biệt khác của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta đó là “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta dường nào, đến nổi chúng ta được gọi là Con Thiên Chúa…” (1 Gioan 3:1).

Suy ngắm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại, chúng ta mới hiểu được định nghĩa của Thánh Gioan “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Gioan 4:8) và Thánh Gioan còn viết một cách cụ thể hơn: “Tình yêu của Thiên Chúa cốt yếu ở điều này là: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, và sai Con của người đến để làm Của Lễ đền tội chúng ta”. (1 Gioan 4:10). Thánh Phaolô cũng viết trong thơ gửi tín hữu Roma (5:8, trong Bài Đọc II): “Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.”

Tình yêu Chúa còn đặc biệt biểu lộ qua việc Ngài thương xót những kẻ tội lỗi “Ta đến không phải để tìm người công chính, nhưng để tìm kiếm người tội lỗi biết ăn năn hối cải” (Luca 5:32). Chúa Giêsu đã nói đến tình yêu đó qua nhiều Dụ Ngôn, như Dụ Ngôn “Đồng Tiền Bị Đánh Mất” (Luca 15:8-10) “Người Cha Nhân Hậu” (Luca 15:11-32), Dụ Ngôn “Con Chiên Lạc” (Luca 15:4-7; Bài Phúc Âm hôm nay). Trong Dụ Ngôn “Con Chiên Lạc”, Chúa Giêsu nhấn mạnh: Thiên Chúa vui mừng vì một kẻ tội lỗi ăn năn hối cải hơn chín mươi chín người công chính không cần hối cải”.

Suy ngắm tình yêu Chúa, chẳng những giúp chúng ta thêm lòng yêu mến Chúa mà còn giúp chúng ta thêm lòng yêu thương tha thứ cho nhau. Thánh Gioan viết: “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau… Như Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau….” (1 Gioan 4:11-21). Hơn nữa Chúa Giêsu còn bảo chúng ta: “ Hãy Yêu thương và tha thứ cho cả những người thù ghét chúng ta, bách hại chúng ta…” (Matthêu 5:43-48). Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta “Đừng lấy ác báo ác…Đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Roma 12:17-21). Yêu thương tha thứ thật lòng là cách tốt nhất để xây dựng hoà bình trong gia đình (giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái) và xây dựng hoà bình trên thế giới; vì “dĩ đức báo oán…” là cách tốt nhất để xóa bỏ hận thù và xây dựng hoà bình.

Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tình yêu Chúa luôn tràn ngập trong lòng chúng ta, gia đình chúng ta, thế giới chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta biết “xoá bỏ hận thù” và luôn cố gắng đem lại “an vui, hoà bình và thân hữu” ở những môi trường sống hàng ngày của chúng ta.
 
Hồng ân Thánh Thể
LM Inhaxiô Trần Ngà
10:55 01/06/2010
Suy niệm Tin Mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa:

Không gì quý bằng sự sống. Dù bị thiên tai càn quét hết ruộng vườn, tài sản, nhà cửa, tiền bạc, nhưng người nhà chưa phải chết thì vẫn còn may.

Được sống trên cõi đời là một hồng phúc lớn nhất, là một ân huệ vượt trên hết mọi ân huệ. Nhà văn Jack London cho rằng "thà làm một con chó sống còn hơn làm một con sư tử chết". Thà làm một con chuột sống còn hơn một con voi chết! Thế nên người ta thường nói: "mạng sống quý hơn đống vàng."

Vì yêu thương con người vô hạn nên Thiên Chúa muốn dành cho họ quà tặng cao quý nhất, đó là sự sống; và Thiên Chúa không chỉ ban sự sống sinh vật (sự sống tự nhiên) mà còn thông ban cả Sự Sống thần linh của chính Thiên Chúa cho con người nữa.

Thông ban Sự Sống thần linh

Thiên Chúa Cha là Cội Nguồn của Sự Sống. Sự Sống bắt nguồn từ Chúa Cha, rồi Chúa Cha thông ban Sự Sống của mình cho Chúa Con (Chúa Cha nhiệm sinh Chúa Con) và Chúa Thánh Thần. Chúa Giê-su xác nhận sự sống của mình từ Chúa Cha mà đến: “Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha” (Ga 6, 57)

Một khi nhận được sự sống từ Chúa Cha, Chúa Giê-su không giữ lại cho riêng mình, nhưng tìm cách thông truyền Sự Sống cao quý ấy cho nhân loại.

Bằng cách nào? Muốn cho cành nho rừng tiếp nhận được sự sống của cây nho vườn, thì nó phải được tháp nối để nên một với cây nho vườn. Muốn cho một bàn tay bị cắt lìa thân được tiếp nhận sự sống từ thân thể thì bàn tay đó phải được ghép nối vào thân thể, trở nên một với thân thể.

Vậy muốn cho loài người tiếp nhận được Sự Sống của Chúa Giê-su thì phải làm cho họ nên một với Chúa Giê-su. Thế nên, Chúa Giê-su lập nên bí tích Thánh Thể, hiến ban Thịt và Máu Người, dưới hình bánh rượu, làm của ăn cho nhân loại, để cho những ai lãnh nhận Mình Máu thánh Người thì được nên một với Người, được ở lại trong Người:“Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.” Những ai “ở lại trong Chúa Giê-su và có Chúa Giê-su ở lại trong người ấy”, thì kẻ ấy nên một với Chúa Giê-su và tất nhiên Sự Sống của Chúa Giê-su sẽ được thông ban cho người ấy.

Điều tuyệt vời là Sự Sống mà Chúa Giê-su thông ban cho những ai tiếp nhận Mình Máu Người, không phải là sự sống sinh vật có thể bị lụi tàn theo năm tháng mà là Sự Sống vĩnh cửu không bao giờ tàn phai.

“Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6, 51)

“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” (Ga 6, 54)

Thế là thông qua việc tiếp nhận Mình và Máu Chúa Giê-su khi rước lễ, con người được nên “cùng một thân mình, cùng một dòng máu” với Chúa Giê-su và do đó, Sự Sống thần linh của Chúa Giê-su sẽ được thông ban cho họ. Họ sẽ được sống đời đời.

Biến đổi con người thành Chúa Giê-su

Ngoài ra, khi tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giê-su trong Bí Tích thánh thể, chúng ta còn được biến đổi để nên một Giê-su khác. Thánh Giáo hoàng Lê-ô Cả khẳng định:

“Thực thế, chúng ta thông phần Mình và Máu Chúa Ki-tô là để được biến thành Đấng chúng ta rước lấy” (trích bài giảng của thánh Lê-ô cả giáo hoàng, trong bài đọc kinh sách ngày thứ tư, tuần 2 phục sinh)

Giáo huấn của Hội Thánh còn dạy cho biết nhờ tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giê-su, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa: “Khi bạn ăn uống Mình và Máu Đức Ki-tô, bạn nên một với Người, cùng một thân mình, cùng một dòng máu. Như thế, chúng ta trở thành những người mang Đức Ki-tô, có Mình Máu Người thấm nhập khắp toàn thân. Nhờ vậy, theo lời thánh Phê-rô, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa.” (trích bài giáo huấn cho các tân tòng tại Giê-ru-sa-lem trong bài đọc kinh sách ngày thứ bảy, tuần bát nhật phục sinh)

Lạy Chúa Giê-su,
Hồng ân Thánh Thể Chúa ban thật vô cùng lớn lao và quý báu nhưng tiếc thay, nhiều người không nhận biết nên tỏ ra hững hờ.
Xin cho tâm hồn chúng con tràn đầy hoan lạc trước hồng phúc vô giá và khao khát tiếp nhận hồng ân nầy với hết lòng cảm tạ tri ân.
 
Lễ kính Thánh Tâm Chúa: yêu thương và tha thứ
LM Anphong Trần Đức Phương
10:59 01/06/2010
LỄ KÍNH THÁNH TÂM CHÚA, Năm C

Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được mừng vào Thứ Sáu sau Chúa Nhật kính Mình và Máu Thánh Chúa. Thánh Lễ hôm nay là dịp để chúng ta suy niệm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại và mỗi người chúng ta. Bài đọc I (Egiêkiel 34:11-16): Thiên Chúa luôn chăm sóc chúng ta như đàn chiên yêu thương của Ngài, dẫn đưa chúng ta trên mọi nẻo đường, và tìm kiếm các con chiên xa lạc để đưa về đàn chiên. Bài đọc II (Rôma 5:5-11): Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu vô biên của Ngài đối với chúng ta là đã sai Con Một của Ngài xuống trần và chịu nạn chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 15:3-7): Thiên Chúa yêu thương chúng ta, dù khi chúng ta yếu đuối sa ngã phạm tội, Ngài vẫn yêu thương và vui mừng khi chúng ta ăn năn hối cải và trở về với Chúa.



Theo truyền thống lâu đời trong Giáo Hội, tháng Sáu là tháng đặc biệt kính Thánh Tâm Chúa, ngày Thứ Sáu đầu tháng cũng đặc biệt dâng kính Thánh Tâm Chúa. Nhiều vị thánh, nhất là Thánh Gioan Eudes (1610-1680, lễ kính ngày 19 tháng 8) và Thánh Margaret Mary Alacoque (1647-1690, lễ kính ngày 16 tháng 10) đã hăng hái cổ động lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa. Ngoài ra Dòng Thánh Tâm và Hội Liên Minh Thánh Tâm cũng giúp nhiều vào việc cổ động sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa ở khắp nơi. Nhiều gia đình có tượng hoặc ảnh kính Thánh Tâm Chúa.

Trái tim thường được coi là “trụ sở của Tình Yêu”. Chúng ta tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, để nhớ đến tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại, đối với mỗi người chúng ta. Lòng Thương xót của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta đã được biểu lộ qua việc Tạo Dựng và Cứu Chuộc. Vì tình yêu, Thiên Chúa đã Tạo Dựng nên con người theo hình ảnh Chúa và cho làm chủ mọi loài trong vũ trụ (Khởi Nguyên 1:26-30). Cũng vì Tình yêu mà khi con người sa ngã phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa, Ngài đã sai chính Con Một xuống trần để Cứu Chuộc tội lỗi chúng ta. Chúa Giêsu Kitô khi xuống trần, Ngài đã sống cuộc đời lao động, khó nghèo để chia sẽ thân phận con người chúng ta, rao giảng Tin Mừng Tình thương tha thứ, chịu mọi đau khổ và chịu chết đau đớn trên Thánh Giá. Lưỡi đòng đâm thấu qua trái tim Chúa, nước và máu chảy ra hết, đã tỏ lộ rõ ràng tình yêu vô tận của Ngài đối với nhân loại chúng ta. Thánh Gioan còn nêu lên một điểm đặc biệt khác của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta đó là “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta dường nào, đến nổi chúng ta được gọi là Con Thiên Chúa…” (1 Gioan 3:1).

Suy ngắm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại, chúng ta mới hiểu được định nghĩa của Thánh Gioan “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Gioan 4:8) và Thánh Gioan còn viết một cách cụ thể hơn: “Tình yêu của Thiên Chúa cốt yếu ở điều này là: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, và sai Con của người đến để làm Của Lễ đền tội chúng ta”. (1 Gioan 4:10). Thánh Phaolô cũng viết trong thơ gửi tín hữu Roma (5:8, trong Bài Đọc II): “Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.”

Tình yêu Chúa còn đặc biệt biểu lộ qua việc Ngài thương xót những kẻ tội lỗi “Ta đến không phải để tìm người công chính, nhưng để tìm kiếm người tội lỗi biết ăn năn hối cải” (Luca 5:32). Chúa Giêsu đã nói đến tình yêu đó qua nhiều Dụ Ngôn, như Dụ Ngôn “Đồng Tiền Bị Đánh Mất” (Luca 15:8-10) “Người Cha Nhân Hậu” (Luca 15:11-32), Dụ Ngôn “Con Chiên Lạc” (Luca 15:4-7; Bài Phúc Âm hôm nay). Trong Dụ Ngôn “Con Chiên Lạc”, Chúa Giêsu nhấn mạnh: Thiên Chúa vui mừng vì một kẻ tội lỗi ăn năn hối cải hơn chín mươi chín người công chính không cần hối cải”.

Suy ngắm tình yêu Chúa, chẳng những giúp chúng ta thêm lòng yêu mến Chúa mà còn giúp chúng ta thêm lòng yêu thương tha thứ cho nhau. Thánh Gioan viết: “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau… Như Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau….” (1 Gioan 4:11-21). Hơn nữa Chúa Giêsu còn bảo chúng ta: “ Hãy Yêu thương và tha thứ cho cả những người thù ghét chúng ta, bách hại chúng ta…” (Matthêu 5:43-48). Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta “Đừng lấy ác báo ác…Đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Roma 12:17-21). Yêu thương tha thứ thật lòng là cách tốt nhất để xây dựng hoà bình trong gia đình (giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái) và xây dựng hoà bình trên thế giới; vì “dĩ đức báo oán…” là cách tốt nhất để xóa bỏ hận thù và xây dựng hoà bình.

Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tình yêu Chúa luôn tràn ngập trong lòng chúng ta, gia đình chúng ta, thế giới chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta biết “xoá bỏ hận thù” và luôn cố gắng đem lại “an vui, hoà bình và thân hữu” ở những môi trường sống hàng ngày của chúng ta.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:50 01/06/2010
ĐĂNG ĐỒ TỬ

N2T


Thời tam quốc, nhà văn học của nước Sở là Tống Ngọc, không những viết văn chương hay, mà còn là một nghi biểu nhân tài, lại rất biết nói chuyện.

Một hôm, Đăng Đồ Tử nói với Sở vương là Tống Ngọc rất háo sắc, thế là Tống Ngọc biện giải, nói:

- “Nữ nhân đẹp nhất trong thiên hạ chính là hàng xóm ở bên phía đông nhà tôi, cô ta thường leo lên tường nhìn lén tôi đã ba năm rồi, nhưng tôi vẫn chưa đón nhận tình yêu của cô ta ! Trái lại, nhìn vợ của ông Đăng Đồ Tử, tóc tai rối bời, lỗ tai nghiêng lệch, răng không ngay ngắn, trên mặt mọc nhiều mụn, khi đi thì eo lưng cong, lại còn chân cao chân thấp nữa, đàn bà như thế, ông Đăng Đồ vốn đã không thích bà ta, nhưng bà ta lại có năm đứa con với ông ta. Đại vương, theo ngài thì ai là người háo sắc ?”

(Đăng Đồ tử háo sắc tặc)

Suy tư:

Đăng Đồ Tử là một nhân vật tiểu nhân, đã háo sắc lại còn đi tố cáo Tống Ngọc là người tài giỏi háo sắc, thế là bị người văn hay chữ giỏi “lên lớp” cho một trận nhớ đời…

Thời nay kẻ tiểu nhân thì có nhiều, nhưng kẻ tiểu nhân thì có thể chia làm ba hạng:

1. Hạng tiểu nhân cấp một: là những người không học hành gì cả, chỉ biết tiền và vì tiền mà làm những việc không cần hậu quả, hạng này thì có nhiều trong trời đất.

2. Hạng tiểu nhân cấp hai: là những người có học hành, nhưng lấy cái học để che tâm địa tiểu nhân của mình, hạng này thì không nhiều, bởi vì không phải ai cũng muốn làm người tiểu nhân khi có học hành.

3. Hạng tiểu nhân thứ ba: là những người có chức có quyền, có chức sắc trong đạo ngoài đời, nhưng vì bất đồng chính kiến, lòng đầy thù hận mà trở thành kẻ tiểu nhân bới móc đời tư của bạn bè, của người anh em mình, hạng người này không có nhiều, chỉ đếm được trên đầu ngón tay, bởi vì không ai muốn trở kẻ tiểu nhân khi bản thân mình có địa vị danh vọng, có chức sắc…

Bới móc đời tư của người khác là tiểu nhân, nhưng đem đời tư của bạn bè anh em mà tung lên mạng cho toàn thế giới biết thì là một tội ác, tội này chỉ được tha khi người phạm tội đính chính với tất cả mọi người, và công khai xin lỗi, vì mình đã công khai bêu xấu bạn bè anh em khi đem đời tư của họ nói cho mọi người biết…

Ai hiểu thì hiểu, người Ki-tô hữu thì càng hiểu hơn nữa, nhưng các linh mục thì càng hiểu thâm sâu hơn nữa, bởi vì chính các ngài –không những trên tòa giảng, mà còn trong bí tích Giải Tội- đã dạy giáo dân không nên bới móc đời tư của người khác…

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:51 01/06/2010
N2T


18. Mất đau khổ là mất đi đau khổ của Thiên Chúa, Thiên Chúa cao trọng như thế nào, thì đau khổ mất đi cũng to lớn như thế.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:00 01/06/2010
N2T


455. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thì từ quan điểm của người khác để nhìn sự việc, thì mới có thể hiểu người khác cách chân chính.

 
Các con hãy cho họ ăn
Lm Giuse Đinh lập Liễm
18:44 01/06/2010
LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ C

+++

A. DẪN NHẬP

Trong ngày thứ Năm Tuần thánh, chúng ta đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly để kỷ niệm việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể và chức Linh mục. Nhưng trong dịp này, chúng ta không thể suy niệm riêng về phép Thánh Thể mà còn phải suy niệm về những mầu nhiệm khác như việc Đức Giêsu chịu chết và sống lại. Hôm nay Giáo hội muốn dành riêng một ngày để có nhiều thời giờ suy niệm về phép Thánh Thể để khuyến khích mọi người hãy tỏ lòng tôn sung, yêu mến phép Thánh Thể, siêng năng rước lể, năng đến viếng thăm Chúa nhự trong nhà tạm…

Bí tích Thánh Thể không phải tình cờ mà có nhưng đã được tiên báo bằng những hình ảnh trong Thánh Kinh như manna trong sa mạc (Xh 16), việc hóa bánh ra nhiều (Lc 9,11b-17)… Sau cùng, trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu đã chính thức thiết lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi linh hồn loài người, để con người được tham dự vào đời sống thần linh của Chúa và được sống đời đời.

Nhân dịp này chúng ta hãy suy tư về mầu nhiệm Thánh Thể dưới một số khía cạnh như Thánh Thể có liên quan tới bữa ăn, sự giao hòa, hiệp nhất, phục vụ và tạ ơn. Đồng thời chúng ta hãy cộng tác với Chúa trong việc cử hành Thánh lể để Chúa được hiện diện với loài người cho đến tận thế; ngoài ra, chúng ta cũng cần cộng tác với Chúa để đưa “bánh của Thiên Chúa” hướng tới anh chị em mình tức là “bánh của con người”, biết chia sẻ với người khác bằng chính những cái mà Chúa đã ban cho mình như tiền bạc, của cải, sức khỏe, thời giờ, viếng thăm … trong cuộc sống hằng ngày.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: St 14,18-20

Ông Abraham vừa chiến thắng trở về, ông Melkisêđê, vừa là vua vừa là tư tế thành Salem, đã đem bánh và rượu đến chúc mừng ông Abraham; đồng thời Melkisêđê cũng nhân danh Thiên Chúa tới chúc lành cho ông Abraham.

Truyền thống đã coi ông Melkisêđê là hình ảnh của Đức Giêsu Thượng Tế, và bánh rượu xem như là hình ảnh báo trước Thánh Thể.

+ Bài đọc 2: 1Cr 11,23-26

Thánh Phaolô dạy giáo lý cho tín hữu Côrintô về Bí tích Thánh Thể. Ngài trích dẫn một bản văn Phụng vụ về việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể. Theo đó, khi chúng ta cử hành Thánh lễ, chúng ta không chỉ làm cho Đức Kitô hiện diện, mà còn làm tái hiện cái chết mà Ngài đã dùng để cứu chuộc chúng ta.

Vì thế, phải cử hành cho xứng đáng trong sự kết hợp với Chúa và trong sự chia sẻ rộng rãi với anh em mình.

+ Bài Tin mừng: Lc 9,11-17

Thánh Luca thuật lại cho chúng ta phép lạ Đức Giêsu biến bánh ra nhiều để cho 5000 người đàn ông ăn no nê và thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn. Qua phép lạ này, thánh Luca có ngụ ý nói với chúng ta:

- Phép lạ này tái diễn phép lạ manna trong sa mạc ngày xưa và còn trổi vượt hơn phép lạ ngày xưa nữa.

- Phép lạ này ám chỉ Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ thiết lập sau này.

Như vậy, phép lạ hóa bánh ra nhiều nhắc lại phép lạ manna ngày xưa và là hình ảnh tiên báo về Bí tích Thánh Thể.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể

I. ĐỨC GIÊSU LẬP BÍ TÍCH THANH THỂ

1. Những hình ảnh tiên báo

Trong Kinh thánh có nhiều hình ảnh báo trước Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ lập ra sau nay, ví dụ manna được ban cho người dân Israel trong sa mạc (Xh 16), lời tiên báo của tiên tri Isaia (Is 25,6), phép lạ của tiên tri Elisê (2V 4,43-44), tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-11) và phép lạ hóa bánh ra nhiều trong bài Tin mừng hôm nay.

Tác giả các sách Tin mừng đều đề cập đến phép lạ này (Mt 14,18; Mc 8,1t; Ga 6,5t; Lc 9,11b-17). Phép là hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng là một trong những phép lạ quen thuộc của Tin mừng. Phụng vụ Thánh lễ đã trích đoản văn Lc 9,11b-17 dùng cho lễ Minh Máu Thánh Chúa hôm nay.

Thánh Luca cho biết: trời đã về chiều, các Tông đồ muốn Đức Giêsu giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn vì đây là nơi hoang địa. Bất ngờ Đức Giêsu bảo các ông hãy cho họ ăn. Các ông hoàn toàn bó tay vì làm sao kiếm đủ số bánh cho 5000 người đàn ông ăn no được, các ông chỉ vỏn vẹn có 5 chiếc bánh và 2 con cá. Nhưng Đức Giêsu bảo các ông cứ cho họ ngồi xuống từng nhóm 50 người một. Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông phân phát cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê và còn thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn.

Đây chỉ là phép lạ Đức Giêsu làm để thỏa mãn cơn đói khát phần xác của dân chúng. Qua phép lạ này, Ngài còn hướng dân chúng thèm khát của ăn khác còn cao trọng hơn mà Ngài sẽ ban cho họ sau này, đó là Bí tích Thánh Thể.

2. Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể

Cả bốn sách Tin mừng đều thuật lại việc Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly.

Đến chiều ngày thứ năm, Đức Giêsu cùng đoàn Tông đồ tới dự tiệc mừng lễ Vượt qua, gồm những tuần rượu, những món ăn cổ truyền, xen lẫn với việc đọc các Thánh vịnh. Sau khi nhắn nhủ các môn đệ nhiều điều xoay quanh vấn đề chính là hãy yêu thương nhau, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói trước mặt các môn đệ rằng: ”Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là Minh Thầy”. Chúa trao cho các môn đệ cùng ăn. Rồi Chúa cầm lấy chén rượu và nói: ”Tất cả các con cầm lấy mà uống: này là chén máu Thầy”. Chúa trao cho các môn đệ cùng uống. Với những lời nói và những cử chỉ trịnh trọng đó, Đức Giêsu đã lập Phép Thánh Thể.

Chúa còn truyền cho các môn đệ: ”Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quí này để tưởng niệm đến Ngài. Như thế, trong bữa tiệc lịch sử này và cũng là Thánh lễ đầu tiên do Đức Giêsu cử hành, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể và thiết lập chức linh mục cho các Tông đồ.

Sau này, để củng có đức tin của chúng ta vào bí tích kỳ diệu và cực thánh này, Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ tỏ tường trước mặt nhiều người.

Truyện: Phép lạ ở nhà thờ thánh Christiana.

Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ kính thánh Christiana, thì lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh đã biến thành Thân xác Đức Giêsu tử nạn. Trên thân mình Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết Thánh lễ được.

Sau đó, vị linh mục đến xin yết kiến Đức Giáo hoàng Urbanô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một vị Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời giáo dân đến chầu Mình Thánh liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 9 năm 1264, Đức Giáo hoàng Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa Giêsu và truyền mừng lễ trong toàn thể Hội thánh.

II. SUY TƯ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Thánh Thể và bữa tiệc

Ai trong chúng ta cũng có dịp mời bạn bè đến tham dự một bữa tiệc để chia tay ra đi vĩnh viễn hay một thời gian… Trong bữa tiệc này nếu chúng ta có điều gì tâm huyết giữ kín từ lâu thì đây là lúc thuận lợi nhất để nói ra cho mọi người trước khi giã biệt. Hơn thế nữa, một người mẹ hiền hay một người cha trong gia đình trước khi từ giã cõi đời muốn trăn trối với con cháu những điều thật quan trọng, những điều thiết yếu nhất và các con cháu họ cũng thề hứa không bao giờ dám quên những điều tâm huyết ấy.

Đức Giêsu đã dùng bữa Tiệc ly để nhắn nhủ các môn đệ hãy thương yêu nhau, đồng thời nhắc nhở các ông: ”Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đức Giêsu muốn các môn đệ luôn tổ chức các bữa tiệc như vậy để nhớ đến Ngài, tức là dâng Thánh lễ để biến bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô để Ngài hiện diện ở trần gian này cho đến tận thế. Thánh Lễ chính là bữa tiệc mà Chúa mời gọi mọi người đến dự trong dụ ngôn ông chủ dọn tiệc và sai các đầy tớ đi mời khách đến dự tiệc hoàn toàn miễn phí (x. Lc 14,17t)

2. Thánh Thể và giao hòa

Trong bài đọc 1, Kinh thánh kể lại việc ông Maisen làm nghi lễ giao hòa bằng cách lấy máu bò tơ tưới lên bàn thờ. Người xưa coi máu là sự sống, cấm đổ máu người ta là cấm hại mạng sống người ta vì mạng sống thuộc quyền của Chúa; người xưa lấy máu để tỏ tình đoàn kết giao hòa. Hai bộ lạc để tỏ tình đoàn kết thì cho hai vĩ thủ lĩnh gặp nhau, lấy dao rạch máu ở tay, và đôi bên uống máu nhau. Bằng nghi thức ấy, họ cho rằng hai bên đã uống nguồn sống của nhau và đã trở nên anh em, đã giao hòa mãi mãi với nhau. Maisen đã làm nghi lễ ấy khi lấy máu bò tơ, đại diện cho toàn dân để tưới lên bàn thờ Thiên Chúa: giữa Thiên Chúa và dân đã có một cuộc giao hòa vĩnh viễn.

Khi lập nên phép Thánh Thể, Đức Giêsu đã hoàn tất việc giao hòa ấy giữa ta với Thiên Chúa. Máu thánh của Ngài chảy trong huyết quản của ta, làm cho ta giao hòa với Thiên Chúa, Ngài ở trong ta như ta ở trong Ngài. “Này là chén máu Ta, máu tân ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”. “Nếu các con không ăn thịt và uống máu Ta, các con không có sự sống đời đời” (Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm C, tr 82).

3. Thánh Thể và hiệp nhất

Đức Giêsu truyền cho các môn đệ tổ chức dân thành từng nhóm 50 người (giống như dân Israel trong sa mạc (Xh 18,21-25; Ds 31,14; Đnl 1,15). Phân tích chữ từng nhóm. “Từng nhóm” ở đây ngoài ý nghĩa trật tự giúp cho việc phục vụ bẻ bánh được dễ dàng, còn mang ý nghĩa tình huynh đệ hiệp nhất của cộng đoàn trong bữa ăn, thay vì phân tán từng cá nhân thì qui tụ thành cộng đoàn để ăn tiệc.

Bí tích Thánh Thể là một dấu chỉ: “Dấu chỉ của sự hiệp thông”. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác: bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự nên một, như Hội thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng: ”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô”(Kinh Tạ ơn II). Hay: “Và khi chúng con được Mình Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”(Kinh Tạ Ơn III). Chính Đức Giêsu đã từng nói: ”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”(Ga 6,56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông.

Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Ngài. Thánh Phaolô đã từng nói: ”Tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Người ban cho ta”.

4. Thánh Thể và phục vụ

Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông. Với bí tích Thánh Thể Đức Giêsu đã trao ban trọn vẹn và hoàn toàn con người của Ngài cho chúng ta, để nhờ Ngài chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, và được sống đời đời như lời Ngài quả quyết: ”Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời, Và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54). Ngài yêu chúng ta bằng một tình yêu hoàn toàn vị tha. Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đã tự hủy mình để trở nên tấm bánh, và ao ước được chúng ta ăn, để chúng ta được nên một với Ngài. Vì thế, trong một đoạn Tin mừng ngắn hôm nay, động từ “ăn” đã được lặp lại tới 9 lần.

Không chỉ khi hiến thân trên thập giá, trong suốt cuộc đời trần thế của mình, Đức Giêsu đã liên tục chấp nhận trở nên “tấm bánh bẻ ra” cho nhiều người. Ngài chấp nhận “tấm bánh bị ăn”, Ngài tự nguyện trở thành của ăn cho nhiều người chúng ta. Đó là một hành vi tự nguyện tiêu tan đi để cho chúng ta nhờ đó mà được sống. Cuộc sống của Ngài hoàn toàn là vì chúng ta, Ngài không kể gì đến bản thân mình, đến nỗi có lần người nhà của Ngài đã muốn đến bắt Ngài về, vì nghĩ là Ngài bị mất trí (x. Mc 3,20-21).

5. Thánh Thể và tạ ơn

Theo nguyên ngữ, Eucharistia, Thánh lễ là một lễ Tạ ơn. Trong bài 2, thánh Phaolô kể lại cho tín hữu Côrintô biết khi lập phép Thánh Thể “Đức Giêsu cầm lấy bánh “dâng lời tạ ơn”, rồi bẻ ra và nói: Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì các con”.

Và trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại khi Đức Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, hình ảnh tiên bao bí tích Thánh Thể, Ngài cũng “cầm lấy, ngước mắt lên trời và chúc tụng”. Chúng ta có thể cho việc chúc tụng cũng là một hành vi tạ ơn.

Nếu Thánh lễ là một hành vi tạ ơn, tại sao chúng ta không biết đi dự Thánh lễ để tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong cuộc sống, những ơn phần hồn cũng như phần xác. Và nhiều khi đi dự Thánh lễ, chúng ta chỉ biết xin ơn mà lại quên tạ ơn.

III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ CHÚNG TA

1. Thánh Thể là bí tích Chúa lập ra

Thánh lễ và bí tích Thánh Thể không do Hội thánh, không do bất cứ ai bịa ra, nhưng là do chính Chúa Kitô thiết lập. Thánh lễ ngày nay tái diễn và làm sống lại Thánh lễ Chúa Kitô đã dâng khi xưa trên thánh giá để tiếp tục chuyển ơn cứu rỗi cho mọi người, mọi thời và mọi nơi.

Và Thánh Thể chính là lương thực nuôi sống linh hồn ta trong hành trình làm người, cũng là hành trình đi về quê hương trên trời. Chính Đức Giêsu đã nói đi nói lại nhiều lần: ”Thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời”(Ga 6,54-55). Ngay cả khi Ngài biết rõ ràng rằng: Khi Ngài nói ra những điều ấy, người ta sẽ không tin, sẽ nhạo cười và sẽ bỏ đi. Ngài vẫn cứ nói. Điều đó cho thấy vấn đề Đức Giêsu nói ra quan trọng và cần thiết như thế nào.

Ước mong rằng việc rước Mình và Máu thánh Chúa vào lòng sẽ làm cho chúng ta trở nên giống Chúa để có thể nói như thanh Phaolô: ”Tôi sống nhưng không con phải là tôi, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúng ta hãy dâng lời nguyện xin Chúa:

“Lạy Cha, con muốn “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu bằng cách mỗi ngày nhìn vào đời sống của Ngài để biến một phần rất nhỏ “chất tôi” trong con thành “chất Giêsu”. Nếu mỗi ngày con chỉ biến 1%o (một phần ngàn) “chất tôi”thành “chất Giêsu” một cách thật nghiêm túc và thành công, thì trên nguyên tắc chỉ cần 1.000 ngày sau – tức khoảng 3 năm – con đã được biến đổi hoàn toàn nên giống Đức Giêsu. Đó là tính theo kiểu toán học, thực tế không đơn sơ, dễ dàng và thành công như vậy. Xin cho con biết “ăn thịt và uống máu Ngài” theo kiểu ấy, để nhờ đó con có sự sống đời đời”(JKN).

2. Hãy cử hành Thánh Thể mà nhớ đến Ngài

Đức Giêsu lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Ngài không còn hiện diện như khi còn ở vói các môn đệ nữa, Ngài muốn chúng ta “cách mặt nhưng gần lòng”, Ngài muốn chúng ta luôn nhớ đến Ngài. Vì thế trong đêm trước khi chịu chết, Ngài đã ngồi xuống cùng ăn với các môn đệ, rồi cầm lấy bánh và 2 nói: ”Này là Mình Thầy được ban cho các con”. Rồi Ngài cầm lấy chén rượu và nói: ”Này là chén máu Thầy… Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Dĩ nhiên Chúa muốn các môn đệ nhớ đến Ngài không phải chỉ vì ích lợi cho Ngài mà vì ích lợi cho chính họ. Họ cũng cần nhớ đến Ngài nữa. Vì yêu thương họ nên Ngài đã để lại một cách đặc biệt để nhớ đến Ngài, đó là bí tích Thánh Thể.

Nhớ là một khả năng quí giá. Nó nối kết chúng ta lại với những người và những sự việc không còn nữa. Khi chúng ta nhớ đến những người thân yêu thì họ trở thành hiện diện đối với chúng ta. Họ không chỉ là một ký ức mà là một sự hiện diện thực sự. Khi nhớ tới họ là chúng ta tiếp tục gặt hái những hoa trái mà họ đã gieo khi còn sống với chúng ta.

Huống chi là khi chúng ta nhớ đến Đức Giêsu, hoa trái của chúng ta gặt hái còn nhiều hơn đến mức nào nữa. Nhất là nhớ đến Ngài bằng cách thức Ngài chỉ dạy, đó là cử hành bí tích Thánh Thể (Theo McCarthy).

3. Chúa cần chúng ta cộng tác

Trong việc làm phép lạ cho bánh hóa nhiều, chúng ta thấy Đức Giêsu không làm một mình. Ngài muốn cho môn đệ cộng tác vào, tuy chỉ là công việc nhỏ và dễ dàng. Thực ra, những công việc làm ở đây mang một ý nghĩa biểu trưng. Chúng ta thử phân tích mấy động tác:

- Đức Giêsu cho các môn đệ cộng tác cụ thể với sự nghiệp của Ngài: ”Các con hãy cho họ ăn”.

- Chia công tác cho các ông, truyền cho các ông tổ chức dân chúng: ”Các con hãy bảo họ ngồi xuống từng nhóm 50 người”.

- Phân phát bánh đã hóa nhiều cách rộng rãi: ”Đức Giêsu đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông phân phát cho mọi người”

Theo đó, Francois Bovon kết luận: ”Nhìn theo quan điểm Giáo hội học, Đức Giêsu mời gọi sự cộng tác của các môn đệ, dù rằng, trước phục sinh, các ông chưa hoàn toàn hiểu được điều đang xẩy ra. Việc làm trung gian mà Ngài trao cho nhóm Mười Hai báo trước tác vụ và trách nhiệm tương lai của các ông sau phục sinh. Như vậy đã rõ, Đức tin thiết lập tác vụ như một sự phục vụ chứ không phải như một sự thống trị. Căn nguyên của tác vụ này và những thiện ích phát sinh từ đó ra, không hệ tại bản thân thừa tác viện, nhưng hệ tại Thiên Chúa, Đấng tuyển chọn và bổ nhiệm…”

4. Từ bàn tiệc Thánh Thể đến bàn tiệc ngoài đời

Có lẽ chúng ta cần nhận ra rằng: ”Bánh của Thiên Chúa” đòi ta phải hướng tới anh em mình, tới “bánh của con người”… hoa quả và ruộng đất công lao của con người.

Chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô và chia sẻ lương thực với nhau trong tình huynh đệ, là ý nghĩa đầy đủ của bàn tiệc Thánh Thể. Qua bàn tiệc Thánh Thể con người kết hợp với Thiên Chúa và liên kết với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người (Sacrosanctum Concilium đoạn 48). Vì thế, việc cử hành bàn tiệc Thánh Thể là một dấu chỉ của sự loan báo Vương quốc Tình yêu, Bữa Tiệc Thiên quốc (Lc 22,16; GLCG số 1344).

Nếu Đức Giêsu đã sinh ra một lần nơi trần thế, Ngài sẽ còn sinh ra mãi. Nếu Đức Giêsu đã một lần hóa bánh ra nhiều, Ngài sẽ còn tiếp tục hóa bánh ra nhiều mãi. Phép lạ đã xẩy ra ngày xưa, vẫn tiếp tục xẩy ra hôm nay cho những ai tin cậy nơi Ngài. Đã có lần nào trong chúng ta cảm nghiệm, chính chúng ta làm phép lạ hóa bánh ra nhiều chưa.

Truyện: Ta đã dựng nên ngươi.

Tại góc đường của một thành phố lớn, có một người đàn bà quần áo rách tả tơi đứng xa ăn xin với đứa con trai nhỏ gầy ốm xanh xao của bà. Trong số những người đi qua đường phố, có một người đàn ông triệu phú bước qua, nhìn họ không nói tiếng nào, cũng chẳng giúp đỡ gì. Nhưng khi trở về biệt thự sang trọng của mình rồi, nhìn vào bàn ăn với đủ mọi thứ cao lương mỹ vị, ông liên tưởng đến thằng bé còm kĩnh và người mẹ khốn khổ của nó. Càng nghĩ về họ ông càng tức giận Thiên Chúa. Rồi ông nắm tay lại đưa quả đấm lên trời la to với Thiên Chúa: ”Làm sao Ngài lại có thể để cho sự khốn khổ như thế này xẩy ra cho được ? Tại sao Ngài lại không làm gì để giúp đỡ những con người bất hạnh đó” ? Và từ một nơi nào đó, rất sâu tự bên trong tâm hồn của ông, có tiếng Thiên Chúa trả lời: ”Ta đã làm. Ta đã dựng nên ngươi” (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 216).

Ta đã tạo nên con để con giúp đỡ họ, để con làm phép lạ hóa bánh ra nhiều ! Thế nào cũng đã có lần chúng ta chứng kiến và cảm nghiệm sự bác ái yêu thương của những người con cái Chúa. Mỗi lần như thế là mỗi lần bánh tình yêu được biến hóa ra nhiều.

Khi chúng ta rước Mình Máu thánh Chúa, chúng ta cũng cử hành mầu nhiệm làm gia tăng đức bác ái thương người, hóa bánh ra nhiều (Cv 2,42-46; 1Ga 3,17-18). Đức Giêsu dùng chính những lễ vật chúng ta dâng hiến: tiền bạc, của cải vật chất, tài năng, công sức, lòng quảng đại, lời cầu nguyện, sự hy sinh đóng góp để mưu ích cho toàn thể dân Chúa.

Mừng lễ Mình Máu Chúa Kitô là dịp chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Ngài ban tặng cho loài người, vốn mỏng giòn yếu đuối và bất xứng. Hồng ân đó, Thiên Chúa vẫn hằng ngày ban tặng cho chúng ta trong bất cứ giờ cử hành Thánh lễ nào diễn ra trên toàn thế giới. Bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta đến kín múc lương thực Thần linh qua việc lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô để chúng ta được kết hợp mật thiết với Ngài, đồng thời giúp chúng ta thông phần vao đời sống vĩnh hằng của Thiên Chúa ngay tại thế này.
 
Thánh Phaolô - Tông Đồ của mọi người
Trầm Thiên Thu chuyển ngữ
19:11 01/06/2010
Nếu không nhờ con người mạnh mẽ, thông minh và có ảnh hưởng rộng lớn này thì niềm tin Kitô giáo có thể vẫn chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp tại Do thái.

Từ Jerusalem đến Damascus, sau 3 năm Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập giá, một thanh niên Do thái ở Tarsus tên Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến ấn tượng. Tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Bị mù vì thị kiến, thanh niên này phải có người dẫn vào thành phố. Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới – một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.

Như vậy, nhờ sự thay đổi lớn trong tâm hồn, một trong các nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Kitô giáo đã trở nên một người có đức tin. Chàng đã bỏ tên Do thái để thay tên Latin là Phaolô. Với tư cách là Tông đồ của dân ngoại, Phaolô được sai đi truyền giáo ở Địa trung hải. Ông chuyển Kitô giáo từ một giáo phái nhỏ Do thái thành một tôn giáo có tầm cỡ thế giới. Khi thuyết giảng và thư từ, Phaolô đã có hệ tư tưởng mà cho đến nay vẫn là nền tảng của việc giáo huấn Kitô giáo.

Ngoài các thư chúng ta có, trong sách Công vụ Tông đồ là nhật ký của bạn bè, thánh Luca – thầy thuốc và tác giả Phúc âm thứ ba. Từ các nguồn đó nổi bật một đời sống có nhiều khủng hoảng, quyết định nhanh chóng, lối thoát nhỏ hẹp, những dịp gặp gỡ, và những bùng nổ rải rác tạo nên câu chuyện phiêu lưu kỳ thú.

Thánh Phaolô sinh khoảng năm 5 tại Tarsus, Tiểu Á, ngày nay là thành phố tĩnh lặng ở Thổ nhĩ kỳ, nhiều người ở đây đã trở nên công dân của Đế quốc Rôma.

Khi còn nhỏ, Saolê học kinh doanh, có thể vì người cha là người buôn vải. Nhưng Saolê lại có tài lãnh đạo. Hơn 10 tuổi, Saolê đến Jerusalem học với thầy Gamaliel. Trong đền thờ chật người, lần đầu Saolê nghe nói đến Đức Kitô rao giảng ở Galilê. Dù chưa hề gặp Chúa Giêsu, “tiếng gọi” kia vẫn làm ông thay đổi. Ông đã bách hại Giáo hội sơ khai bằng cách hành hạ các tín hữu cho đến chết, trói và tống ngục cả đàn ông lẫn phụ nữ. Người đầu tiên bị Phaolô thủ tiêu là thánh Stêphanô, bị ném đá đến chết trước mặt người Pharisiêu. Vô tri bất mộ. Nhưng rồi Phaolô đã nhận là mình được Thiên Chúa thương đặc biệt. Phaolô đã tin tưởng, kiên trì, tự nhận mình yếu đuối, và ơn tha thứ tuôn đổ trên ông. Phaolô cũng đã than phiền về tính vô định của mình: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm”. Nhưng nhiệm vụ lịch sử của Phaolô là định mệnh không chọn một người khá hơn. Là dân biệt phái, Phaolô đã trích Cựu ước khoảng 200 lần trong các thư gởi các Giáo đoàn. Là người Rôma, Phaolô đã đi khắp Đế quốc, nói 3 ngôn ngữ: tiếng Aram, tiếng Do thái và tiếng Hy lạp, đồng thời còn thông thạo tiếng Latin nữa.

Với tài năng như vậy, Phaolô khả dĩ tự biến thành “mọi sự cho mọi người” – Do thái đối với người Do thái, Rôma đối với người Rôma, ngụy biện đối với người ngụy biện, chân chất đối với người chân chất. Trổi vượt, khôn ngoan và hòa đồng, Phaolô còn là người rất nhân bản, dám tin rằng mọi người đều bình đẳng dù sống ở thời kỳ phân biệt giai cấp.

Hành trình tông đồ của thánh Phaolô đã đưa ngài tới những miền đất lạ, rảo bước khắp Tiểu Á, đến đảo Cyprus để “thả lưới”, vượt sang Âu châu để rửa tội cho những người ở Macedonia. Ngài đến đâu cũng gặp thuận lợi và được chấp nhận như một người Do thái. Chỉ khi đến với dân ngoại, thánh Phaolô mới gặp sự tức giận của người Do thái. Các tư tế cho rằng nam giới phải chịu cắt bì mới được cứu độ, vì luật đã ghi như vậy. Nhưng với tư cách một nhà truyền giáo, thánh Phaolô yêu cầu mỗi Kitô hữu phải bỏ luật Môi-sê, nếu không Kitô giáo không bao giờ là tôn giáo của mọi người, mà vẫn chỉ là sự thay đổi của Do thái giáo: Đức tin mới là vấn đề chứ không phải lề luật theo nghĩa hạn hẹp của nó. Từ đó phân chia thành Công giáo và Do thái giáo.

Không hiểu bằng cách nào mà thánh Phaolô “thương lượng” được để có thể đi qua vùng Cilician Gates, nơi có nhiều bọn thảo khấu ẩn nấp trên các vách đá cheo leo và các thác nước hiểm trở như thế. Ngài thường đi bộ, nhiều đêm phải ở lại trong hang động ẩm ướt, gió lộng, tuyết phủ, mưa bão liên tiếp. Chỉ một mục đích duy nhất khiến ngài miệt mài hành trình tông đồ là “tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu Kitô”.

Ngài vẫn mưu sinh khi có thể, bằng cách làm vải lều – nghề cũ của ngài. Chẳng hạn ở Côrintô, thành phố trù phú của người Hy lạp, ngài làm chung với vợ chồng người Ý. Cơ sở phát triển tốt. Mọi tầng lớp dân chúng đều ghé vào mua hoặc tham quan và trò chuyện. Tính cách và sự duyên dáng của ngài đã gây ấn tượng với khách thập phương: Một cộng đoàn mới.

Nhiều người ngoại giáo gia nhập đạo. Thánh Phaolô khuyên họ đừng nóng giận, xảo trá, nguyền rủa hoặc mỉa mai người khác. Thời gian ngài ở Côrintô khoảng năm 51 (sau CN), cũng là thời điểm ngài viết các thư gởi các giáo đoàn và các sứ đồ. Kho tàng văn chương độc nhất vô nhị này là một phần trong Tân ước ngày nay, được xuất bản cùng với các Phúc âm. Được viết bằng tiếng Hy lạp cho các giáo đoàn sơ khai và các cá nhân, các thư của ngài viết không có ý tạo nên công việc đơn lẻ. Kết hợp với nhau, các thư có cấu trúc chặt chẽ về tư ưởng tôn giáo, làm cho thánh Phaolô trở nên thần học gia đầu tiên của Kitô giáo. Ngài còn là học giả uyên bác, tử tế, lịch thiệp. Những điều ngài viết ra là những trân châu ngọc bảo.

Thư gởi giáo đoàn Rôma là thư dài nhất và là kiệt tác của thánh Phaolô. Các nền tảng như ân sủng, công trạng và ý muốn tự do, bắt đầu bằng khả năng và chính xác, đó là khởi nguồn cho các thần học gia Kitô giáo. Quan niệm chính của thánh Phaolô là Ơn Cứu Độ: Loài người sống trong tội cho đến khi Thiên Chúa sai Con Ngài là Đức Giêsu đến cứu thoát. Nhờ cuộc sống và cái chết trên Thập giá, Đức Giêsu đã cứu độ nhân loại. Mọi người thực hiện Ơn Cứu Độ của chính mình bằng ân sủng và đức tin. Thánh Phaolô ẩn dụ bằng việc cởi bỏ “con người cũ” có thể ám chỉ việc thay đổi tâm tính của ngài sau biến cố ở Damascus. “Con người mới” sống trong Đức Kitô và “cái chết không còn thống trị trên Ngài”. Trước đây cô đơn và bị bỏ rơi, nhưng thánh Phaolô đã tìm thấy nguồn vui nơi chính Đức Kitô và anh em, và hân hoan tuyên bố vào cuối thời gian rằng chúng ta được kết hợp với Chúa trong vinh quang của Ngài, chúng ta sẽ gặp Ngài trực diện.

Nhiệm vụ của thánh Phaolô gọi ngài đến một nơi khác là Jerusalem, dù ngà định đi Rôma. Ngài đến Palestine với điềm chẳng lành. Sự thù ghét manh nha trong giới lãnh đạo Do thái. Khi thánh Phaolô vào đền thờ, có tiếng gọi giật ngược. Ngài bị kết án tử vì tội đưa dân ngoại vào đền thờ. Họ kéo ngài ra khỏi đền thờ và hành hạ gần chết. Một binh sĩ Rôma kịp xông vào cùng với vài binh sĩ khác giải cứu thánh Phaolô. Rồi sau đó ngài lại bị tống ngục ở Rôma. Nhiều học giả cận đại cho rằng thánh Phaolô bị kết án và được tha bổng. Các tác giả viết sách Kitô giáo cho biết thánh Phaolô đến tận Tây ban nha và Á châu. Đó là thời gian chống Kitô giáo dữ dội. Khoảng năm 60, thánh Phaolô bị bắt lần nữa và bị giải về Rôma. Tương truyền chính vua Nero, người chống Kitô giáo kịch liệt, đã ngồi ghế thẩm phán kết án thánh Phaolô bị xử trảm tại Hang Khuynh Diệp gần Rôma. Người ta nói rằng thủ cấp của thánh Phaolô rơi xuống và nảy lên 3 lần trên đất tạo thành 3 giếng nước. Cách đó khoảng 2 dặm là Đại Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành được xây dựng chỉ sau khi ngài tử đạo một thời gian ngắn.

Đức Giêsu đã tạo lập một niềm tin mới, chuyển hóa một Saolê thành một Phaolô hiên ngang đem niềm tin đó tới mọi nơi trên thế giới để có một đạo Công giáo như ngày nay.

Tác giả Ernest O. Hauser
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Chúng ta luôn luôn được mời gọi để sống đời Kitô hữu
Bùi Hữu Thư
05:12 01/06/2010
Suy niệm về Lễ Chúa Ba Ngôi

VATICAN CITY, 31, tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói hôm Chúa Nhật trước khi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa với những người tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô: Mặc dầu Mùa Phục Sinh đã qua, cam kết sống đời ân sủng chưa hết.

Ghi nhận rằng mùa Phục Sinh đã chấm dứt, ngài nói “điều này không có nghĩa là cam kết của các Kitô hữu phải thuyên giảm, ngược lại, sau khi đã bước vào đới sống thiêng liêng qua các bí tích, chúng ta được mời gọi hàng ngày để mở lòng cho tác động của ân sủng, để thăng tiến trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.”

Ngài tiếp, "Chúa Nhật này, Lễ Chúa Ba Ngôi, tóm lược mạc khải của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Phục Sinh: Chúa Kitô chết và sống lại, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha và ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ.

"Trí tuệ và ngôn ngữ con người không đủ để giải thích mối liên hệ giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tuy nhiên các giáo phụ của Giáo Hội cũng đã cố gắng trình bầy mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi."

Đức Thánh Cha suy niệm về việc làm dấu Thánh Giá, và ghi nhận là vào ngày chịu phép rửa, người tín hữu được rửa “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

Ngài nói "Chúa ta nhắc lại danh Chúa theo đó chúng ta được chịu phép rửa, mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá. Do đó trong dấu thánh giá và với danh Chúa hằng sống, lời tuyên xưng tác tạo đức tin và gợi hứng cho việc cầu nguyện được chứa đựng.”

Sau khi hướng dẫn các tín hữu đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói về chuyến đi Cyprus tuần này của ngài, "để gặp gỡ và cầu nguyện với các tín hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo tại đây và để đồng ký Instrumentum Laboris cho phiên họp đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông.”

Ngài tiếp "Tôi xin các bạn cầu nguyện cho hòa bình và sự phồn thịnh của tất cả mọi người dân Cyprus, cũng như cho việc chuẩn bị phiên họp đặc biệt này.”
 
Một Bộ Phim Ấn Độ về vẻ đẹp đời sống Nữ tu đoạt giải thưởng cao nhất trong Liên Hoan Phim Công Giáo Quốc Tế
Paul Minh Nhật
10:52 01/06/2010
CANNES - Một bộ phim Ấn Độ về câu chuyện bảy nữ tu và một phụ nữ đã ly hôn đã dành giải nhất trong Liên Hoan Phim Công Giáo Quốc Tế tổ chức tại Niepokalanow gần Warsaw, Ba Lan.

Theo một bản tin của CathNews Ấn Độ, Bộ phim Nuruguvettangal ("vẻ đẹp của ánh sáng") của Leo Thaddeus từ Kerala phía nam Ấn Độ, một trong 172 bộ phim và 40 chương trình phát thanh từ 20 quốc gia đã được nghiên cứu xem xét kĩ lưỡng trong ba ngày liên hoan và đã kết thúc vào ngày 30 tháng 5.

Ban giám khảo ghi nhận, Bộ phim 56 phút, tiếng Malayalam với phụ đề Tiếng Anh về bảy nữ tu với các vấn đề phát sinh do sự quyến luyến, chán nản, bảo thủ, thành kiến, sự tham công tiếc việc, thèm muốn và sợ hãi, đã sử dụng một cường độ cao biểu tượng cao trong nhiếp ảnh, âm nhạc, hội thoại và công việc nghệ thuật.

Thaddeus nói: "Tôi không muốn gán cho nó là một bộ phim Ki-tô giáo nhưng như một bộ phim nhìn sâu vào cuộc sống tu viện nữ của một nhân vật có thật"

Bản tin nói thêm: Mặc dù chín thành viên ban giám khảo đã không tìm ra bất kì bộ phim nào thích hợp cho giải ba trong thể loại phim truyện, nhưng họ vẫn đề cập đặc biệt đến hai bộ phim của hai đạo diễn Ấn Độ. Chúng là: bộ phim mở đầu liên hoan phim với tựa đề tiếng Anh Ngày Phán xét cuối cùng (The Last Appeal), một câu chuyện về thánh nữ Faustina tông đồ của lòng thương xót Chúa được cống hiến bởi cha Bala Udumala; và bộ phịm Cho Thầy Yêu Mến Của Con (To My Beloved Teacher), một bộ phim Malayalam với phụ đề Tiếng Anh của một cha Dòng Sa-lê-diêng(Salesian) cha Jiji Kalavanal, cơ sở ở Kerala.
 
Chương trình kết thúc Năm Linh Mục tại Roma
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:27 01/06/2010
ROMA, (zenit.org) - Nhân dịp mừng kính trọng thể lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và kết thúc Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tham dự buổi canh thức vào chiều tối của ngày hôm trước, thứ năm ngày 10 tháng Sáu tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

Vào chính ngày lễ trọng, tức thứ sáu ngày 11 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự thánh lễ tại khu vực tiền đường của vương cung thánh đường thánh Phêrô cùng với hàng ngàn linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới, hôm nay, văn phòng Tòa Thánh về cử hành nghi thức phụng vụ cho biết.

Buổi canh thức tối hôm thứ Năm ngày 10 tháng Sáu diễn ra vào lúc 20 giờ 30 và kết thúc bằng việc đặt Mình Thánh chầu và ban phép lành trọng thể. Thứ Sáu ngày 11 tháng Sáu, thánh lễ được cử hành vào lúc 10 giờ trưa.

Tưởng cũng nhắc lại rằng vào chính ngày lễ này năm ngoái, nhân kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của Cha Thánh Gioan Maria Vianney, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố khai mạc Năm Linh Mục, cùng với sự hiện diện của trái tim Cha Sở họ Ars. Trong thư triệu tập của năm 2009-2010, Đức Giáo Hoàng đã giới thiệu về ngài như là mẫu gương của các linh mục trên khắp hoàn vũ.

Trang mạng điện tử annussacerdotalis.org được Bộ Giáo Sĩ thiết lập trong Năm Linh Mục nhằm cung cấp những chỉ dẫn cho việc tham dự những buổi cử hành vào dịp kết thúc năm này diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11 năm 2010.

Tại địa chỉ này có tất cả những văn kiện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI liên quan đến Năm Linh Mục.
 
Giáo dục sử dụng các phương tiện truyền thông mới
Linh Tiến Khải
17:13 01/06/2010
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hôi Đồng Tòa Thánh Truyền Thông, về việc giáo dục sử dụng các phương tiện truyền thông mới.

Chúa Nhật 16-5-2010 là ”Ngày quốc tế truyền thông xã hội” lần thứ 44 về đề tài ”Các Linh Mục và mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: các phương tiện truyền thông phục vụ Lời Chúa”.

Bình luận về đề tài Ngày Quốc Tế Truyền Thông Xã Hội năm nay, Đức Cha Claudio Giuliodoro, Chủ tịch Ủy Ban truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Italia, nối kết Thượng Hồi Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa và sứ điệp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi cho ngày này phổ biến hồi tháng 2 năm nay. Đức Cha nhấn mạnh rằng các linh mục là những người có bổn phận rao giảng Lời Chúa không thể không biết tới môi trường mục vụ mới là thế giới kỹ thuật số. Nó có thể củng cố các kênh truyền thông cổ điển nhưng cũng mở ra các chân trời bất tận cho sự đối thoại và trao đổi tư tưởng, cảm nghĩ và ý kiến. Giáo Hội không thể không đương đầu với thách đố mới này trong sứ mệnh rao giảng Lời Chúa của mình. Đức Cha cho biết Giáo Hội đã bắt đầu nhập thể việc loan báo Lời Chúa vào trong môi trường mới này của thế giới kỹ thuật số, và các kinh nghiệm khởi đầu đã rất là tích cực. Trong nhiều khía cạnh Giáo Hội Italia đã đi tiên phong trong vấn đề này, bằng cách cho ra một tập cẩm nang hướng dẫn công tác mục vụ trong việc sử dụng kỹ thuật số, đề ra chương trình thập niên cho việc thông truyền Lời Chúa trong thế giới đang thay đổi, đưa ra chương trình rộng rãi phối hợp với dự án văn hóa có sự và cộng tác của các phương tiện truyền thông bao gồm các nhật báo, tuần báo, nguyệt san, các đài phát thanh và truyền hình.

Đức Cha Chủ tịch Ủy ban truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Italia nhấn mạnh rằng cần phải đào tạo các linh mục tương lai cho việc loan báo Lời Chúa trong thế giới kỹ thuật số ngay trong giáo trình của đại chủng viện. Đây không phải chỉ là sứ mệnh liên quan tới các linh mục trẻ, mà liên quan tới các linh mục thuộc mọi lứa tuổi toàn thế giới, kể cả các linh mục nghi ngờ và dị ứng đối với các đổi mới kỹ thuật.

Thực ra, các canh tân kỹ thuật và các phương tiện truyền thông tân tiến này không xóa bỏ các phương tiện truyền thống, nhưng khiến cho chúng trở thành phong phú và hữu hiệu hơn. Các tin tức tài liệu và ý kiến đăng tải trên báo chí được tải vào hệ thống liên mạng và trôi trên dòng sông kỹ thuật số.

Tại Italia, ngoài địa chỉ riêng của các giáo phận trên trang liên mạng, cũng còn có các địa chỉ của các phong trào và hội đoàn giáo hội, cũng như nhiều trang web khác, trong đó có ”Từ Điển Bách Khoa Công Giáo - Cathopedia” bao gồm 3.494 từ do 25 chuyên viên thực hiện, trình bầy tất cả mọi hiểu biết liên quan đến Giáo Hội Công Giáo. Trên các địa chỉ liên mạng này của các giáo phận tín hữu có thể đối thoại trực tiếp với các Giám Mục và các linh mục tu sĩ, cũng các thành phần dân Chúa khác và trao đổi ý kiến liên quan tới mọi lãnh vực cuộc sống.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hôi Đồng Tòa Thánh Truyền Thông, về việc giáo dục hàng giáo sĩ tu sĩ sử dụng các phương tiện truyền thông mới.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Celli, trong sứ điệp gửi ”Ngày Quốc Tế Truyền Thông”, phổ biến ngày 23-1-2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khuyến khích các Linh Mục tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội tân tiến cho việc loan báo Tin Mừng, phổ biến Lời Chúa và phát triển các sinh hoạt mục vụ khác. Đây cũng là lý do khiến cho Đức Thánh Cha chọn đề tài nói trên cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông 2010, có phải thế không?

Đáp: Vâng. Đúng thế. Sứ mệnh đầu tiên của Giáo Hội là loan báo Lời Chúa. Và không thể chối cãi được sự kiện ngày nay thế giới kỹ thuật số cống hiến cho chúng ta các khả năng, mà cho tới vài năm gần đây đã là điều không thể tượng tượng nổi.

Hỏi: Như thế có nghĩa là Giáo Hội chăm chú theo dõi toàn vấn đề với thái độ đánh giá tích cực đối với thế giới kỹ thuật số?

Đáp: Chắc chắn rồi, nhưng Tòa Thánh không có thái độ ngây thơ đâu, bởi vì chúng tôi hoàn toàn ý thức về các hạn hẹp gắn liền với các kỹ thuật tân tiến. Nhưng trong trường hợp này, Tòa Thánh và Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh các khả thể và cơ may được cống hiến cho Giáo Hội, để cho Lời của Chúa Giêsu Kitô cứu rỗi con người vang lên cả trong thế giới kỹ thuật số nữa. Vấn đề đó là làm thế nào để khai thác và tận dụng các cơ may này trong các bối cảnh khác nhau trên thế giới. Thật thế, một đàng là bối cảnh Á châu, trong đó việc đối thoại với các truyền thống tôn giáo khác là điều quan trọng; đàng khác là bối cảnh Âu châu bị tục hóa.

Hỏi: Thưa Đức Cha, thế giới kỹ thuật số trên thực tế có thể là một kiểu giúp đi tới các nơi và các môi trường mà người ta không thể hiện diện một cách vật lý, hay không?

Đáp: Đúng thế. Tôi có quen một cha xứ của một thành phố lớn Âu châu. Là một linh mục có kiến thức cao và thông minh, cha đã mở một địa chỉ trên hệ thống liên mạng. Và cha cho tôi biết số người vào liên lạc với cha qua địa chỉ này đông hơn số tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật mỗi tuần. Tôi không nghĩ rằng thế giới kỹ thuật số, việc vào trang địa chỉ trên liên mạng có thể thay thế cuộc sống bình thường của Giáo Hội. Nhưng như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã dùng một hình ảnh rất ý nghĩa để nói lên sự thật này: đó là Giáo Hội phải hiện diện trong ”các xa lộ lớn” của thế giới kỹ thuật số, nơi con người ngày nay hiện diện. Chúng ta rất biết rằng ngày nay giới trẻ ngồi hàng giờ trước máy vi tính hơn là trước màn truyền hình. Thật là điều tốt đẹp, khi người trẻ có thể gặp được Lời Chúa trong các xa lộ liên mạng này, mà tôi thích nghĩ là Lời Chúa cũng cắm lều ở giữa thế giới kỹ thuật số nữa.

Hỏi: Đức Cha đã đề cập tới các nguy hiểm gắn liền với việc sử dụng các kỹ thuật mới ngày nay. Đức Cha muốn ám chỉ những gì vậy?

Đáp: Một trong các âu lo lớn cũng là các âu lo của các cơ cấu dân sự: đó là việc bảo vệ trẻ em vị thành niên. Chúng ta tất cả đều biết là ngày nay trẻ em sử dụng hệ thống liên mạng một mình. Với tất cả các nguy hiểm và ảnh hưởng xấu xa của nhiều chất liệu tiêu cực được tải lên hệ thống liên mạng, mà chúng có thể tượng tượng ra. Giáo Hội là thầy dậy nhân bản có thể giúp con người sử dụng các phương tiện kỹ thuật truyền thông tối tân này một cách đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm.

Hỏi: Đức Cha nghĩ gì về sứ điệp cho Ngày quốc tế truyền thông năm nay, đặc biệt dành cho các linh mục, dưới ánh sáng của Năm Linh Mục sắp kết thúc vào các ngày 9-11 tháng 6 này?

Đáp: Trong sứ điệp Đức Thánh Cha đã đề cập đến ”việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số”: đó là điều rõ ràng. Nhưng không phải tất cả mọi linh mục đều có thể chăm lo cho lãnh vực hoạt động đặc biệt này. Vì ở đây cần phải có một ơn gọi đặc biệt. Chúng tôi hy vọng rằng các linh mục trẻ - là giới, như người Mỹ thường nói, được sinh ra trong kỹ thuật số - biết thi hành sứ mệnh mục vụ của mình trong nền văn hóa hiện nay, là nền văn hóa đã bị các kỹ thuật mới thay đổi rất nhiều.

Hỏi: Ngày nay cũng có một hiện tượng mới: đó là hiện tượng của các trang liên mạng và liên mạng xã hội... Đức Cha nghĩ sao?

Đáp: Cả trong lãnh vực này nữa cũng cần phải giáo dục con người. Chúng là các dụng cụ tế nhị, nhưng trong đó có nguy cơ trở thành các dụng cụ phổ biến những điều dối trá và không tôn trọng phẩm giá con người. Xưa kia, khi có các cảnh trình diễn bất xứng, thì người ta tránh đi coi. Ngày nay cũng thế, nhưng với sự kiện các kỹ thuật tân tiến liên mạng tác động lan tràn, thì thái độ đó không đủ nữa. Chúng ta phải giáo dục con người nắm giữ một vai trò tích cực, không phải chỉ trong việc tiếp nhận mà cả trong việc đặt vào trong đó các thực tại cộng đoàn mới mẻ, như các trang địa chỉ Blog và Facebook, để phổ biến những gì là chân, thiện, mỹ phát huy và thăng tiến cuộc sống con người.

(Avvenire 15.16-5-2010)
 
Y khoa và phép lạ
Vũ Văn An
21:02 01/06/2010
John Cornwell là một tác giả người Anh khá gây tranh cãi gần đây, nhất là từ lúc cho xuất bản cuốn Hitler’s Pope vào năm 1999 chỉ trích Đức Piô XII một cách thiếu vô tư, sai lịch sử, cho rằng ngài đã thỏa hiệp với Quốc Xã và hoàn toàn im lặng trước chính sách và hành động tận diệt người Do Thái của chủ nghĩa này. Năm năm sau đó, ông ta thú nhận: “Ngày nay, dưới ánh sáng các tranh luận và chứng cớ tiếp theo cuốn Hitler’s Pope, tôi muốn thưa rằng Đức Piô XII có một phạm vi hành động hạn hẹp đến nỗi ta không thể đoán chắc được các nguyên động lực khiến ngài im lặng trong thời gian chiến tranh, trong lúc Rôma sống dưới gót giầy của Mussolini và sau đó bị Quốc Xã chiếm đóng”. Người ta tưởng ngòi bút của ông sẽ thận trọng hơn khi noí tới ngôi vị giáo hoàng. Nhưng không, năm 2004, ông cho xuất bản cuốn A pontiff in Winter chỉ trích nặng nề Đức Gioan Phaolô II, được Damian Thompson, chủ bút tờ The Catholic Herald, cho là làm công việc của một chiếc rìu vì “thành tích của Đức Gioan Phaolô II thường bị làm cho méo mó một cách sống sượng”. Nói cho cùng, các trước tác của John Cornwell hoàn toàn phản ảnh cuộc đời của tác giả. Sinh ra trong một gia đình Công Giáo ngoan đạo, lớn lên vào tiểu chủng viện Cotton College rồi lên đại chủng viện Oscott College năm 1958, chẳng bao lâu sau xuất tu và trong thập niên 1960, theo học ở Oxford và Cambridge. Chính thời gian này, Cornwell bỏ đạo, trở thành người bất khả tri. Nhưng nhờ lấy vợ Công Giáo, người đã dưỡng dục các con ông theo đức tin Công Giáo, nên 20 năm sau khi bỏ đạo đã trở lại với niềm tin của cha ông… nhưng là một đức tin “da báo” khi trắng khi đen, như ta vừa thấy.

Gần đây, John Cornwell có viết một cuốn sách về Đức Hồng Y John Henry Newman, người sắp được phong chân phước vào tháng 9 tới, khi Đức GH Bênêđíctô XVI qua thăm Nước Anh. Sách vừa được phát hành cuối tháng 5 vừa qua. Ngày 9 tháng 5 năm nay, tờ Sunday Times dành cho ông một cột báo để ông nói lên niềm hoài nghi của mình về giá trị của phép lạ từng được Vatican công nhận làm căn bản cho việc phong chân phước cho Đức HY Newman. Cornwell cho rằng tài liệu về phép lạ của Vatican “đi vào lãnh vực ngôn từ và não trạng trung cổ hết sức bí ẩn”. Sau đó ông phê bình chính tính đáng tin về phương diện y khoa của “phép lạ”, không quên chêm vào nhiều lời phê phán nặng nề đối với Đức Bênêđíctô XVI.

Theo Cha John Flynn, một nhà phân tích của Zenit, Cornwell không đơn độc trong việc phỉ báng đối với việc sử dụng các trường hợp khỏi bệnh cách lạ lùng. Tháng 12 năm ngoái, sau khi Rôma công bố việc công nhận một phép lạ cần có để phong thánh cho Nữ Tu Mary MacKillop của Úc, một chuyên gia y khoa ở Sydney, David Goldstein, lên tiếng hoài nghi phép lạ ấy. Trong một bài đăng trên tờ The Australian ngày 22 tháng 12, ông này cho rằng không thể xác định được việc khỏi bệnh ấy là kết quả của cầu nguyện. Theo một tường trình khác của tờ The Australian số ngày 24 tháng 12, Giám mục Anh Giáo của Sydney Bắc, Glenn Davies, cũng cùng một nhận định như thế. Vị này đặt câu hỏi: “Ai có thể chứng minh được rằng các phép lạ được tường trình kia thực sự là do Mary MacKillop làm?”

Cha Flynn cho rằng: điều may mắn là năm ngoái đã có một cuốn hướng dẫn rất tiện dụng được xuất bản, bàn tới các phản biện này và nhiều phản biện tương tự. Người xuất bản là Jacalyn Duffin, một y sĩ giữ ghế giáo sư Hannah Chair về lịch sử y khoa tại Đại Học Queen, Ontario, Canada. Trong cuốn sách của mình tựa là Medical Miracles: Doctors, Saints, and Healing in the Modern World (Oxford University Press), Dufin khảo sát 1,400 phép lạ từng được sử dụng cho các vụ phong thánh từ năm 1588 tới năm 1999.

Óc tò mò về phép lạ của bà được đánh động khi được yêu cầu khảo sát các tế bào mẫu mà sau đó bà mới khám phá ra là từng được sử dụng trong các diễn trình phong thánh. Khi nhận được một bản “tiểu sử” (positio, hay tài liệu liên quan tới phép lạ) làm quà, bà mới bất thần hiểu ra các hồ sơ như thế này cần phải hiện diện cho bất cứ vị nào được phong thánh.

Nhân ở Rôma ít lần, bà đã tìm tòi hàng trăm hồ sơ như thế. Theo ước tính của chính bà, bà đã khảo sát từ 1/3 tới 1/2 các phép lạ được lưu trữ tại các văn khố của Vatican kể từ ngày luật lệ về việc phong thánh được đưa ra vào năm 1588.

Chứng cớ

Các qui định mới, vốn được đặt ra để cải tổ Giáo Hội thời hậu Thệ Phản, đòi phải có việc cẩn thận thu lượm chứng cớ và sau đó thận trọng khảo sát các tư liệu bởi các chuyên viên y khoa và khoa học. Duffin cho hay Paolo Zacchia (1584-1659) đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các hướng dẫn này. Trong các trước tác của mình, Zacchia giải thích nhiều loại phép lạ khác nhau và định nghĩa rằng để một vụ khỏi bệnh được coi là phép lạ, thì cơn bệnh phải thuộc loại bất trị và việc khỏi bệnh phải có tính hoàn toàn và tức khắc. Duffin nhận xét rằng các chuyên viên y khoa làm việc cho Vatican vẫn còn trích dẫn Zacchia cho đến tận thế kỷ 20.

Nhiều người phê phán việc lấy việc chữa lành thể lý làm căn bản để công bố một ai đó là thánh. Nhưng Duffin nhận định rằng nhu cầu đòi phải có chứng cớ đáng tin đã đẩy diễn trình chọn lựa hướng tới việc chữa lành vì ở đây có thể có những chứng nhân độc lập, trong đó có bác sĩ. Với thời gian, đã có những thay đổi trong phương cách phong thánh, nhưng khi khảo sát các hồ sơ trong 4 thế kỷ qua, Duffin tuyên bố rằng bà có ấn tượng hết sức tốt về sự ổn định đáng khâm phục trong cam kết đối với khoa học. Thực vậy, Giáo Hội nhất quán dựa vào tính hoài nghi khoa học để thử nghiệm giá trị của các phép lạ. Trong các hồ sơ phép lạ mà Duffin khảo sát, bà thấy các giáo sĩ sẵn sàng phục tùng ý kiến của các khoa học gia. Các nhà thẩm quyền trong Giáo Hội tạm hoãn một phán đoán về hoạt động siêu nhiên cho tới khi họ xác tín rằng các chuyên viên khoa học sẵn sàng nhìn nhận biến cố khỏi bệnh là không thể giải thích được. Bà quả quyết rằng: “Tôn giáo dựa vào cái hay nhất của sự khôn ngoan nhân bản trước khi đặt để một phán đoán dựa trên học lý mạc khải”.

Một điểm nữa được bà nói thêm về mối liên hệ giữa khoa học và tôn giáo là: tôn giáo tỏ ra có khuynh hướng thoải mái với khoa học hơn là ngược lại. Vì trong các diễn trình này, một số y sĩ tỏ ra không thoải mái, như thể việc cộng tác của họ bị coi là một thứ phản bội đối với ý niệm của y khoa Phương Tây vốn không thừa nhận bệnh tật hay việc chữa trị có nguồn gốc thần linh.

Duffin nhận xét rằng trong thế kỷ 19, người Công Giáo và người Thệ Phản tranh luận với nhau về vấn đề liệu việc không giải thích được một vụ khỏi bệnh có thực sự có nghĩa biến cố ấy là một phép lạ hay không. Bà nói thêm rằng cuộc tranh luận ấy nay vẫn còn vì như một trong các đồng nghiệp của bà cho biết nếu ta không biết giải thích cách tự nhiên, thì hẳn phải có thứ giải thích khác.

Tuy nhiên, theo Duffin, thái độ như thế thực sự không giải đáp được vấn nạn chủ yếu nhất liên quan tới các phép lạ y khoa. Thái độ duy thực nghiệm (positivist), một thái độ vốn từ chối không chấp nhận phép lạ, chủ trương rằng ta phải coi bất cứ điều lạ lùng nào là ảo giác hay dối trá, vì chỉ có một thế giới tự nhiên mà thôi. Duffin cho rằng việc tin tưởng như thế vào việc giải thích tự nhiên, thực tế, chỉ là một niềm tin mang mặt nạ sự kiện. Nói cách khác, quả quyết rằng một phép lạ đơn thuần chỉ là truyện không thể xẩy ra thì đâu có thuận lý hơn hay thuận lý kém một hành vi đức tin, vốn xác quyết phép lạ là điều có thể xẩy ra.

Theo Duffin, sự khác nhau giữa phương thức tôn giáo và phương thức duy thực nghiệm hệ ở việc giải thích chứng cớ. Qui điển y khoa là qui điển phát sinh từ truyền thống chống duy thần, trong khi đối với tôn giáo, mọi giải thích khoa học có giá trị phải được loại bỏ trước khi người ta có thể công bố một phép lạ. Trong cả hai phương thức, đều có điều không biết, nhưng người tôn giáo sẵn sàng chấp nhận vai trò tác nhân của Thiên Chúa.

Kiến thức y khoa

Vì nhiều người vẫn chưa chịu nhìn nhận khả thể Thiên Chúa có thể can thiệp, nên Giáo Hội Công Giáo chắc chắn phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng các tài nguyên y khoa để có thể loại bỏ bất cứ lối giải thích tự nhiên nào cho việc khỏi bệnh. Trong một chương của Sách, Duffin đã khảo sát việc sử dụng kiến thức y khoa vào diễn trình phong thánh. Trước nhất, Vatican không thừa nhận là lành bệnh lạ lùng nơi người nào từ khước việc chữa chạy chính thống của y khoa, để chỉ tin vào đức tin. Việc điều trị của các bác sĩ cung cấp cho ta chứng cớ y khoa khách quan, tránh được bất cứ sự thao túng nào đối với trường hợp đang bàn.

Nhờ khảo sát các hồ sơ, Duffin thấy rằng mỗi ngày các chứng cớ của bác sĩ càng được coi trọng hơn. Các hồ sơ được bà khảo sát cho thấy trong thế kỷ 17, trung bình mỗi hồ sơ phong thánh đều có một bác sĩ điều trị được nêu danh, nhưng chỉ một thiểu số đích thân ra làm chứng. Tuy nhiên, sau năm 1700, ít nhất có từ 1/3 hay nhiều hơn các y sĩ được nêu tên trong hồ sơ đã đích thân đứng ra làm chứng.

Hạ bán thế kỷ 17, chứng cớ của các y sĩ điều trị cho bệnh nhân đã được bổ túc bằng các quan sát viên y khoa độc lập. Sau cùng, con số các bác sĩ chuyên môn được tham khảo đã gia tăng đáng kể đến độ ngang bằng hay có khi vượt cả con số các y sĩ điều trị. Duffin cũng nhấn mạnh rằng Giáo Hội không chỉ hoàn toàn dựa vào các bác sĩ Công Giáo mà thôi. Các cuộc điều tra có xem sét tới đức tin của mọi nhân chứng, kể cả của các bác sĩ. Trước thế kỷ 20, phần lớn các phép lạ xẩy ra trong các nước thuộc Âu Châu, nơi phần đông các bác sĩ là người Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều người thú nhận là họ không thường xuyên thực hành niềm tin của mình, một số còn cho là mình từng bị vạ tuyệt thông. Nhưng không ai bị loại làm nhân chứng cả. Những năm gần đây, các bác sĩ thuộc các tín ngưỡng khác và ngay những người công khai tuyên bố mình vô tín ngưỡng vẫn đã đứng ra làm chứng. Cuối cùng, một phép lạ chỉ được công bố khi các bác sĩ sẵn sàng nhìn nhận mình không biết người bệnh lành bệnh ra sao khi phương pháp điều trị y khoa tốt nhất đã thất bại. Một sự nhìn nhận mà não trạng kiêu hãnh hiện đại vốn tin vào kiến thức và khoa học ngày nay khó mà đưa ra được. Chỉ có điều: những người có tín ngưỡng như John Cornwell hay giám mục Anh Giáo Glenn Davies đã tỏ ra còn khó nhìn nhận sự thật ấy hơn các nhà khoa học nữa.
 
Top Stories
Coree du Sud: Un moine bouddhiste s’est immolé par le feu afin de protester contre le projet gouvernemental de « Réaménagement des quatre fleuves »
Eglises d'Asie
09:23 01/06/2010
Eglises d’Asie, 1er juin 2010 – Lundi 31 mai, un moine bouddhiste âgé de 47 ans, le Vénérable Munsu, s’est donné la mort en s’immolant par le feu. Le moine avait choisi la rive du fleuve Nakdong pour mettre fin à ses jours et, dans une lettre retrouvée à ses côtés, il s’adressait au président de la République, Lee Myung-bak, pour lui demander d’« arrêter sans délai » le projet de « Réaménagement des quatre fleuves ». « Gouvernement de Lee Myung-bak, luttez contre la corruption, mettez-vous au service des gens ordinaires, des pauvres et des exclus, et non à celui des chaebol (1) et des riches », pouvait-on encore lire sur le mot manuscrit laissé par le Vénérable Munsu.

Le Vénérable Munsu appartenait au temple Jibo (Jibosa), situé non loin du fleuve Nakdong, dans la province de Gyeongsang-Nord, à 200 km au sud-est de Séoul. Selon ses proches, il y menait une vie paisible, centrée sur la pratique de l’ascèse, et ne figurait pas parmi les moines engagés dans les débats de société. Pour le Vénérable Jigwan, membre actif de l’ONG de défense de l’environnement Buddhist Environmental Solidarity, « en tant que moine bouddhiste dont un des principes fondamentaux est ‘la non-destruction de la vie’, il a dû s’inquiéter au plus haut point de la disparition de la vie dans les fleuves ».

L’auto-immolation du moine bouddhiste intervient en effet dans un contexte particulier. Depuis des mois, des ONG de défense de l’environnement, relayées par l’Eglise catholique et, plus récemment, par une partie des moines bouddhistes, manifestent leur opposition au « Réaménagement des quatre fleuves », un projet gouvernemental de 13 milliards d’euros que le président Lee promeut comme nécessaire au soutien de la conjoncture économique, à la maîtrise des inondations et à la lutte contre la pollution (2). Le fleuve Nakdong figure parmi les quatre fleuves concernés par le projet. Le 10 mai dernier, les catholiques ont réuni plusieurs milliers de personnes sur la place de la cathédrale Myeongdong à Séoul et, le 17 mai, l’Ordre Jogye, la plus importante dénomination du bouddhisme coréen, a pris publiquement position contre le projet du gouvernement. Toutefois, jusqu’à la mort choisie par le moine Munsu, jamais ce combat n’avait fait de victime.

Traditionnellement, dans le bouddhisme, l’auto-immolation n’est pas tant un acte de protestation politique qu’un acte fondé sur la croyance que celui qui choisit cette mort, par son action désintéressée, peut influer sur la destinée du monde qui l’entoure. De fait, selon le Vénérable Jigwan, la mort du moine bouddhiste ne doit pas être comparée à un suicide; elle est « une offrande à Bouddha » pour arrêter le projet. « La première règle dans le bouddhisme est de ne pas tuer les êtres vivants, parce que nous, les humains, nous avons besoin des animaux, de l’eau et de l’air pour vivre et que nous ne pouvons vivre sans eux. En détruisant les fleuves, nous nous tuons nous-mêmes – c’est ainsi que nous devons le comprendre », a précisé le Vénérable Jigwan.

Alors que l’attention des médias est mobilisée par l’actualité nord-coréenne et les élections locales du 2 juin (élection des gouverneurs de province et des maires des grandes villes), la mort du Vénérable Munsu est passée relativement inaperçue en Corée du Sud. Du côté catholique, le P. Paul Suh Sang-geen, coordinateur de « Solidarité catholique pour l’opposition aux projets des quatre fleuves », a déclaré: « C’est une tragédie que l’on en arrive au point où un religieux doive donner sa vie pour empêcher la réalisation de ce projet. Je crains que l’on connaisse d’autres tentatives semblables. »

Dans les années 1980 et 1990, dans le cadre de manifestations en faveur de la démocratisation des institutions politiques et sociales, des étudiants et des ouvriers s’étaient donné la mort par auto-immolation.

(1) Les chaebol sont les conglomérats géants qui dominent l’économie sud-coréenne. Avant d’entrer en politique à l’âge de 51 ans, le président Lee Myung-bak avait fait toute sa carrière chez Hyundai, devenant à 36 ans président de Hyundai Engineering. Les adversaires politiques de l’ancien maire de Séoul prennent argument de ce passé pour soupçonner le président Lee de favoriser les chaebol de façon générale et Hyundai en particulier.

(2) Voir EDA 519, 530

(Source: Eglises d'Asie, 1er juin 2010)
 
Hindus greet Catholics on Corpus Christi
Rajan Zed
14:34 01/06/2010
Hindus have sent greetings to Catholic communities world over on the celebration of upcoming feast of Corpus Christi.

Hindu statesman Rajan Zed, in a release in Nevada (USA) today, expressed his warmest greetings on the upcoming feast of Corpus Christi, wishing that it brought blessings and joy to all.

Zed, who is President of the Universal Society of Hinduism, stressed that all religions should work together for a just and peaceful world. Dialogue would bring us mutual enrichment, he added.

Roman Catholic Church is the largest Christian denomination, while Hinduism is the oldest and third largest religion. Corpus Christi is a Christian feast marking the origin of the Eucharist. It falls on June three this year.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Rước kiệu và Dâng hoa bế mạc tháng Đức Mẹ tại giáo xứ chính tòa Phủ Cam
Trương Trí
08:36 01/06/2010
http://vietcatholic.net/VietCatholicPhoto/default.aspx?f=01062010073303.zip
 
Ban Điều Hành Lòng Thương Xót Chúa TGP Sài Gòn ra mắt
Vũ Loan
09:21 01/06/2010
SAIGÒN - Chiều ngày 01/6/2010, tại nhà thờ Tân Định, linh mục GB. Võ Văn Ánh, Tổng linh hướng cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa thuộc giáo phận Sài Gòn, đã dâng thánh lễ chào mừng Ban Điều Hành nhiệm kỳ II (2010 – 2013), cùng đồng tế là một linh mục đã từng giúp cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa trong giờ kinh chung.
Hình ảnh thánh lễ
Trước khi ra mắt Ban Điều Hành mới, cộng đoàn đã tổ chức một buổi họp có sự hiện diện của 46 đại biểu, đại diện cho 15 giáo hạt trong giáo phận để bầu Ban Điều Hành nhiệm kỳ II.Với thể thức bầu bằng phiếu kín, trong tinh thần trách nhiệm, cử tọa đã chọn được 12 người với các chức danh:

1. Trưởng Ban: Giuse Maria Bùi Tuấn Minh
2. Phó Ban 1 (Nội vụ): Giuse Vũ văn Phách (Phụ trách 5 Hạt: Sài Gòn + Tân Định + Phú Nhuận + Gia Định + Thủ Thiêm)
3. Phó Ban 2 (Ngoại vụ): Giuse Nguyễn văn Lộc (Phụ trách 5 Hạt: Chợ Quán + Xóm Chiếu + Chí Hòa + Tân Sơn Nhì + Bình An)
4. Phó Ban 3: Maria Đỗ Hồng Tho (Phụ trách 5 Hạt: Phú Thọ + Gò Vấp + Hốc Môn + Xóm Mới + Thủ Đức)
5. Thư Ký: Maria Phạm Thị Thúy Lan
6. Thủ Quỹ: Matta Nguyễn Thị Kim Chung
7. Ủy Viên Thông Tin Liên Lạc: Giuse Phạm Đình Vinh
8. Ủy Viên Phụng Tự: Đa-Minh Nguyễn Trần Quảng
9. Ủy Viên Bác Ái Xã Hội: Đô-mi-ni-cô Trần Văn Dũng
10. Ủy Viên Truyền Bá Phúc Âm: Phê-rô Phao-lô Trần Văn Quý
11. Ủy Viên Tuyên Huấn: Maria Lý Ngọc Anh
12.Trưởng Ban Phục Vụ: Maria Quan Thị Bích.

Trong thánh lễ, cha chủ sự đã nêu lên những việc mà cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa đã làm được trong hai năm vừa qua là tổ chức thành công hai đại lễ Lòng Thương Xót Chúa cấp giáo phận, thống nhất bản đọc kinh chung và duy trì tốt giờ Kinh Lòng Thương Xót lúc 3 giờ chiều thứ sáu hằng tuần, mời được các cha dòng Chúa Cứu Thế và các cha dòng Thánh Thể đến dâng lễ và giảng dạy.

Tuy nhiên, cha mong muốn Ban Điều Hành vận động làm sao để các liên hạt có được Ban Điều Hành; thực hiện được bản tin có tên là Tín Thác để bản tin trở thành mối dây liên hệ giữa cộng đoàn này với cộng đoàn khác; học tập thêm những điều Chúa mạc khải cho thánh nữ Faustina; thực hiện những gương của Lòng Thương Xót.

Cha còn nhắc nhở về việc mọi người rất hay cầu khẩn đến lòng thương xót của Chúa mà ít khi thực thi, bày tỏ lòng thương xót với tha nhân, trong khi Chúa đòi chúng ta phải thực hiện đầy đủ cả ba điều:
- Cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa.
- Tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa
- Thực thi Lòng Thương Xót Chúa.

Sau cùng, cha nhắn nhủ các anh chị em trong Ban Điều Hành, khi nhận nhiệm vụ mới là ra khơi với những nguy hiểm không biết trước. Cần suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để củng cố niềm tin; phải làm nhiệm vụ hàng đầu là loan báo Tin Mừng, sau đó tập trung, ra sức tuyên truyền Lòng Thương Xót Chúa.
Sau đó, các anh chị cùng đọc lời tuyên hứa và được trao Ủy nhiệm thư. Thánh lễ khép lại. Hôm nay, trên vai các anh chị được chọn nặng gánh trách nhiệm nhưng có lẽ lòng lại nhẹ tênh vì tin rằng Chúa luôn trợ giúp với lòng xót thương của Người.
 
Giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang bế mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ
Antôn Minh Dũng
09:27 01/06/2010
NHA TRANG - Trong suốt tháng Năm vừa qua, để tỏ lòng tôn kính và yêu mến Mẹ, tối nào bà con giáo dân cũng tổ chức đọc kinh chung tại các gia đình.

Hình ảnh rước kiệu và dâng hoa

Hôm nay, ngày 31 tháng 5, lễ Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabeth, giáo xứ đã tổ chức rước kiệu và dâng hoa cho Mẹ. Ngoài các em thiếu nhi của giáo xứ tung tăng trong các điệu múa thành kính dâng lên Mẹ những đóa hoa tươi thắm, còn có các em Giới trẻ Con Đức Mẹ giáo xứ Thái Hòa cũng đến hiệp thông dâng hoa cho Mẹ.

Trong bài giảng, Cha Quản Xứ đã mời gọi mọi người noi gương hai bà mẹ được nói đến trong đoạn Tin Mừng Luca 1, 39-56. Noi gương bà Êlisabeth hân hoan và khiêm tốn đón nhận sự thăm viếng của Mẹ: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” Nhất là noi gương Mẹ Maria mau mắn mang niềm vui, sự an ủi và ơn cứu độ đến cho người khác: “Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.”
 
Đại chủng viện Vinh Thanh: Lễ bế giảng Năm Học 2009-2010
Nhóm phóng viên
09:34 01/06/2010
VINH THANH - Khi hè tới, những cánh ve đã thay áo mới, những chú chim non bắt đầu vỡ tổ để bước vào một cuộc sống mới, kéo theo những quyến luyến, nhớ nhung tổ ấm, nhưng cũng ôm ấm niềm hy vọng mới: Bầu trời sẽ rộng mở nhờ đôi cánh của mình. Hôm nay, đại chủng viện Vinh Thanh cũng đang đầy áp của tình cảm ấy, lễ bế giảng năm học 2009 – 2010 không thiếu sự bùi ngùi xao xuyến và không khỏi những giọt nước mắt khi biết mùa chia tay đã đến. Ít phút dừng chân giúp chúng ta nhìn lại để thấy những mối liên hệ đã từng gắn bó, đồng thời cũng giúp nhìn vào con đường phía trước sắp sửa đi qua. Đặc biệt, ngày chia tay hôm nay là cũng ngày mãn khoá của 31 anh em chủng sinh Khoá VIII, những chàng trai khôi ngô tuấn tú đã bỏ ‘tình đời để chọn tình trời’. Những trang thanh niên đó đã từng bước chuyển mình để trở thành những con người linh thánh, nhờ sự chăm sóc của Chúa Thánh Thần. Chín năm gắn bó tình thầy trò. Giờ đây, tình nghĩa keo sơn ấy lại càng mãnh liệt hơn trong giờ phút chia tay.

Hình ảnh Lễ bế giảng niên học

Trong lễ bế giảng có sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha Bề Trên Đại Chủng Viện G.B Nguyễn Khắc Bá, các cha giáo sư, các cha linh hướng, và cha quản lí. Sự hiện diện đó nói lên sự quan tâm nhất quán của Bề Trên hai Giáo Phận đối với việc đào tạo ơn gọi; nói lên những thao thức và tình cảm của các của những người đặc trách ơn gọi nói chung và gia đình chủng viện nói riêng. Sự đông đảo các bậc phụ huynh Khoá VIII trong lễ bế giảng cho thấy tình gắn bó của dân Chúa với việc đào tạo thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội. Dĩ nhiên, thành phần đông đảo nhất của lễ bế giảng là 130 chủng sinh trong gia đình đại chủng viện.

Lễ bế giảng niên khoá 2009 – 2010 bắt đầu vào lúc 8h30 ngày 29/05/2010. Sau lời giới thiệu của thầy đại diện chủng sinh về các thành phần tham dự, Cha Bề Trên G.B Nguyễn Khắc Bá đọc bản đánh giá tổng kết năm học. Cha nhấn mạnh về ý nghĩa của ngày bế giảng diễn ra trong năm Linh Mục, năm Thánh của Giáo hội Việt Nam. Đây là lúc mỗi người cần nhìn lại tổng quát của quá trình đào tạo trong năm qua. Đây cũng là thời gian tri ân sự đóng góp của nhiều người cho chương trình đào tạo trong chủng viện, đồng thời cũng là dịp để hoạch định những chương trình mới cho tương lai.

Nhìn tổng quát, trong năm qua 2009 -2010, nhà trường đã có những đổi thay về cơ sở vật chất: xây thêm nhà mới, phòng học mới; chỉnh trang một số công trình như sân chơi bóng đá, bóng chuyền….

Về nhân sự: năm 2009, chủng viện đón 65 chủng sinh khoá XI, con số đông nhất từ trước đến nay. Nhà trường được bổ sung một số giáo sư và mời một số giáo sư khác trong cũng như ngoài nước tham gia chương trình giảng dạy trọng chủng viện.

Về phương diện nhân bản: Bên cạnh những thuận lợi về mặt nhân sự và cơ sở vật chất, chủng viện luôn nhấn mạnh việc trau dồi chất lượng đào tạo và tự đào tạo. Chủ đề trọng tâm đào tạo năm qua “năm linh mục, yêu mến ơn gọi” đã hoạch định cho chủng sinh phát triển về chiều kích nhân bản, tự do nội tâm, cố gắng tạo ra bầu khí huynh đệ vượt trên những khắc nghiệt, những thách đố của chủ nghĩa cá nhân. Nhờ ơn Chúa, sự hướng dẫn của cha giáo, anh em chủng sinh đã không ngừng làm cho chủng viện là cộng đoàn huynh đệ; là nơi đào tạo những vị mục tử theo bước chân vị Mục Tử Nhân Lành, Đức Giêsu Kitô “không đến để được phục vụ nhưng là để phục vụ”.

Nhờ môi trường huynh đệ này mà ý thức tự đào tạo nơi anh em chủng sinh tiến triển rất nhiều, đặc biệt, anh em đã sống cởi mở, sống thật với chính mình hơn. Các hình thức sinh hoạt như thăm người nghèo, tàn tật, trẻ môi côi… đã giúp anh em sống liên đới với những thành phần thiếu may mắn trong xã hội và thông phần vào nỗi khổ của họ.

Về phương diện tri thức: tuy còn hạn chế về nhân sự, tài chính nhưng nỗ lực của các cha giáo đã hết mình để phát triển các môn học, đã mời các cha giáo có uy tín, khả năng trong và ngoài nước về giảng dạy, giúp chủng sinh biết khai triển có hệ thống những chân lý mặc khải và tiếp cận với nhiều thứ suy tư mới đang ngày càng đa dạng trên thế giới. Chủng viện ý thức rằng khả năng đối thoại với tất cả mọi người trong thế giới hôm nay, đặc biệt với những người khác biệt về tôn giáo, văn hóa, và lối sống, quyết định sự thành công của sứ mệnh linh mục mà Thiên Chúa và Giáo Hội giao phó.

Về Chiều kích tu đức: nhấn mạnh đến việc tập bước theo Đức Giêsu Kitô tự hiến vì yêu. Trong quá trình đào tạo người chủng sinh được mời gọi được đáp trả câu hỏi “con có mến Thầy không?” Chú trọng vào đức ái mục tử là nền tảng cho đời sống tu đức của anh em chủng sinh. Không ai là mục tử cho chính mình, người ta trở thành mục tử cho một dân một cộng đoàn.

Về chiều kích mục vụ: Nhấn mạnh đến trao ban quà tặng tình yêu. Chính trong viễn cảnh tu đức trên đây, đại chủng viện giúp chủng sinh hiểu rằng việc đào tạo mục vụ trong chủng viện không chỉ là việc thủ đắc sự khéo léo trong mục vụ, dĩ nhiên điều đó là cần thiết, nhưng hơn hết là xây dựng đời sống nội tâm bằng việc gắn bó với Đức Giêsu Mục Tử. Chính đời sống nội tâm này là điều kiện cho sự phát triển các chiều kích khác trong ơn gọi linh mục.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm qua, còn tồn tại vài dấu hiệu tiêu cực. Chẳng hạn, một số chủng sinh chưa tích cực trong việc tự đào tạo, biểu hiện cụ thể trong các buổi cử hành phụng vụ; các giờ kinh nguyện nhiều khi làm qua loa chiếu lệ theo thói quen, chưa quan tâm đến ơn gọi của chính mình; một số chủng sinh chưa thật sự đam mê học tập, nghiên cứu, thiếu tôn trọng kỷ luật chung.

Cuối lời phát biểu Cha Bê Trên thay lời cho ban giảng huấn nhận định cách riêng đối với anh em chủng sinh Khoá VIII: “anh em đã là người con thứ của chủng viện trong ngàn năm thứ ba, là linh mục của ngàn năm mới. Vì thế, anh em đã cố gắng vươn lên và biết tận dụng những kinh nghiệm của các lớp đàn anh đi trước xứng với câu nói ‘hậu sinh khả úy’”.

Cuối cùng là lời cầu chúc của Cha Bề Trên và những tâm tư, trăn trở của cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc: Ước mong cho các chủng sinh có một kỳ nghỉ vui khoẻ và dùng thời gian Hè vào những công việc hữu ích nhất.

Thay lời cho các bậc phụ huynh ông phêrô Nguyễn huy Anh, cám tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn công ơn dưỡng dục của hai Đức Cha cũng như các cha giáo đã dày công rèn dũa con em chúng tôi nên người của Giáo Hội, của Thiên Chúa.

Kết thúc lễ bế giảng là thánh lễ tạ ơn. Trong thánh lễ, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Viên chia sẻ đoạn Tin Mừng theo thánh Mathêu Mt 4,18-22. Đoạn Tin Mừng tường thuật về việc Đức Giêsu gọi 4 môn đệ đầu tiên. Dựa vào đoạn Tin Mừng này, linh mục nói về mầu nhiệm ơn gọi, chẳng hạn, ơn gọi được hiện hữu trên trần gian, ơn gọi được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và quản trị của Đức Giêsu Kitô qua Bí Tích Thánh Tẩy, ơn gọi linh mục thừa tác…

Buổi lễ kết thúc, những giọt nước mắt, những ‘cái bắt tay’ thắm thiết phần nào diễn tả tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa cha con, những lời cầu chúc trong trong sứ vụ mới … Quả là một giờ khắc thiêng liêng đầy tình Chúa trọn tình người.
 
Đại hội Thiếu Nhi 3 tỉnh Tiền Giang thuộc giáo phận Mỹ Tho
Nguyễn Quang Ngọc
09:43 01/06/2010
MỸ THO - Trong niềm vui chung của Giáo Hội Việt Nam mừng Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam và cũng là mừng 50 năm thành lập Giáo Phận Mỹ Tho, hôm nay nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi, có đại hội Thiếu Nhi thuộc 3 tỉnh Tiền Giang tại sân Nhà Chung Giáo Phận Mỹ Tho.

Hình ảnh đại hội Thiếu Nhi

Quang cảnh thật rộn rã, tưng bừng hơn với hơn 2000 em Thiếu Nhi đến từ 6 Giáo Hạt thuộc 3 Tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp: Cái Bè, Mỹ Tho, Tân An, Đức Hòa, Cao Lãnh, Cù Lao Tây. Các em phấn khởi về đây tham dự Đại Hội Thiếu Nhi Năm Thánh 2010 với chủ đề: “Hãy để trẻ em đến với Thầy” ( Mc 10,14). Niềm vui của các em như được nhân lên, những tràng pháo tay vang dội cùng những lời hô to “Chúng con chào mừng Đức Cha. Chúng con yêu Đức Cha” khi thấy sự xuất hiện của vị Cha chung đồng hành cùng các em. Đại hội được khai mạc một cách trọng thể bằng nghi thức tôn vinh và cung nghinh Xương Thánh Tử đạo Phêrô Nguyễn Văn Lựu.

Thánh Lễ đồng tế với sự chủ tế của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc cùng Cha Tổng đại diện cũng như gần 30 Linh mục trong Giáo Phận. Mở đầu bài giảng Đức Cha đã kêu mời các em xác tín một cách trang trọng là các em tin rằng Chúa rất yêu các em Thiếu Nhi. “ Những tiếng đồng thanh đáp lại thật hồn nhiên, thành thật: “con tin, con tin” Ngài mời gọi các em Tin Chúa, yêu Chúa qua việc lắng nghe Lời Chúa thể hiện bằng việc siêng năng học Giáo Lý và đem thực hành điều Chúa dạy trong cuộc sống hằng ngày. Sau Thánh Lễ các em được chia theo từng ngành để học hỏi về Năm Thánh và sau bữa cơm trưa dù giữa cái nắng oi bức của những ngày đầu hè, các em hăng say thi tìm hiểu Năm Thánh theo từng Giáo xứ, từng Giáo Hạt. Những tiếng reo hò “Cố lên! Cố Lên!” động viên, khích lệ các thí sinh nhí.

Trong tình liên đới, chia sẻ, các Huynh Trưởng thuộc Liên đoàn Anrê Phú Yên Tổng Giáo Phận Sài Gòn không ngại đường xá xa xôi cũng đến đây cùng góp tay với các Cha và các Trưởng trong việc tạo niềm vui cho các em trong ngày tết Thiếu Nhi.

Kết thúc ngày hội sau phần văn nghệ và phát thưởng thi tìm hiểu Năm Thánh, các em chia tay nhau trở về với Giáo xứ tận những nơi hẻo lánh, xa xôi cách mấy chục cây số. Tuy rất mệt sau một ngày hoạt động giữa cái nóng ghê người nhưng trên gương mặt các em vẫn sáng ngời niềm tin, niềm hạnh phúc được Chúa yêu, Chúa thương vì chính Chúa đã phán: “ Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng vì Nước Trời là của những ai nên giống như chúng.”ừ
 
Phong chức Linh mục tại nhà thờ Thuận Nghĩa, giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:51 01/06/2010
PHAN THIẾT - Tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là mùa khấn dòng và phong chức. Hôm nay ngày 1.6, khởi đầu tháng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho Thầy Phó Tế Phêrô Nguyễn Châu Linh tại Nhà thờ Thuận Nghĩa. Tân chức tốt nghiệp khoá VI Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế. Cùng đồng tế thánh lễ có Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài gòn và 80 Linh mục trong và ngoài giáo phận; đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân ân nhân và cộng đoàn Dân Chúa chung lời cầu nguyện. Lễ phong chức lần này có những nét đặc biệt là phong chức chỉ một linh mục, tân chức có thời gian khá dài, 5 năm làm Phó Tế và thánh lễ tại xứ nhà của tân chức.

Hình ảnh Lệ phong chức Linh mục

Giảng lễ, Đức cha Giuse suy niệm về ánh sáng và bóng tối trong cuộc đời Thánh Phêrô qua Tin mừng Mt 16,13-23. Trang Tin mừng chúng ta vừa lắng nghe là một trích đoạn họa hiếm trong Tân ước, tập trung vào một nhân vật duy nhất và đồng thời cũng trình bày đỉnh cao của ánh sáng lẫn vực sâu của bóng tối trong đời nhân vật ấy, đó chính là thánh Phêrô.

Đỉnh cao của ánh sáng chính là lời tuyên xưng đức tin có một không hai mà ngài do cảm hứng từ Thánh Thần đã thay mặt anh em nói lên, đến nổi Chúa Giêsu đã để lời khen tặng và trao cho ông những quyền bính để lãnh đạo Giáo hội. Vực sâu tối tăm trong cuộc đời ấy chính là việc thánh Phêrô can gián Chúa Giêsu trên đường dấn bước thực thi cuộc thương khó cứu độ, đến nỗi Chúa Giêsu đã phải nghiêm nghị dành cho một lời quở trách.

Người ta thường hỏi, không biết khi Phúc âm hình thành, nhất là với Phúc âm thánh Matthêu, tức là khoảng năm 60-70, nghĩa là những sự kiện tuyên xưng đức tin hoặc là can gián Chúa Giêsu trên đường thương khó đã xảy lâu lắm rồi, có lẽ nửa thế kỷ trôi qua, thế mà thánh ký vẫn ghi lại như là một ký ức vẫn còn đậm nét như mới xảy ra ngày hôm qua. Tại sao vậy?

Có thể có nhiều cách lý giải, tất nhiên Chúa Thánh Thần là tác giả chính của Phúc âm vì thế những gì xảy ra đều được ghi lại một cách rõ nét, có sao ghi lại như vậy.

Có thể ký ức về những sự kiện gắn liền với đời thánh Phêrô là những ký ức sống động và cuộc đời thánh Phêrô đối với những tín hữu ban sơ là một cuộc đời thân quen, thành thử ra thánh ký cũng chẳng cần phải uốn nắn lại, chỉ giữ lại những điểm sáng và quên đi những bóng tối, cũng có sao tường thuật như vậy. Đó là một cách lý giải tổng quát.

Hôm nay lễ truyền chức Linh mục cho Thầy Sáu Phêrô Châu Linh, có lẽ chúng ta tìm được những lý do khác hơn nữa.

Lý do trước hết. Nếu Phúc âm không uốn nắn, chỉ giữ lại những ánh sáng và quên đi bóng tối trong đời của Phêrô là bởi vì cả hai sự kiện này, sự kiện tuyên xưng và sự kiện can gián Chúa Giêsu đều là những sự kiện tiêu biểu cho một cuộc đời. Cộng đoàn dễ dàng nhận ra bóng dáng của Phêrô như thế nào giữa lòng nhóm Mười Hai. Có thể bảo là ngài một người nóng tính, trực tính; có thể bảo ngài là người đã được Chúa Giêsu tín nhiệm đặt lên làm đầu nhóm Mười Hai; và người ta có thể ghi nhận dài dài hơn nữa. Nhưng chỉ biết rằng con người ấy qua một lần tuyên xưng đức tin trọn vẹn, tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa Hằng Sống để rồi sau đó Chúa Giêsu trao cho ngài quyền bính cai quản Giáo hội Người sẽ thành lập. Rõ ràng đây là một đỉnh cao không thể quên được trong một tên tuổi, trong một cuộc đời. Thế nhưng, khi thánh Phêrô kéo Chúa Giêsu riêng ra mà nói: “Lạy Thầy, Thầy chẳng phải như vậy đâu”, một cách nào đó ngài đã cản trở Chúa Giêsu thực thi ý Chúa Cha là đến trần gian chịu đau khổ cứu độ cho nhân loại, chịu chết để ban cho nhân lại sự sống. Lúc ấy, chắc cộng đoàn vẫn còn nghe văng vẳng bên tai lời Chúa Giêsu quở trách ông Phêrô nặng nề: “Satan, hãy lui lại đằng sau Thầy”. Diễn tả theo kiểu nói người Việt là: “Satan, hãy xéo đi”, nghe nặng nề lắm. Đó là hai mặt gắn liền với một tên tuổi, hai khuôn mặt gắn liền với một cuộc đời, và ta cũng có thể nói một cách mạnh mẽ rằng: đây là những sự kiện tiêu biểu giúp chúng ta hình dung con người của thánh Phêrô với tất cả những nét thăng trầm trong đời sống đức tin bên cạnh Đấng Cứu Thế.

Thánh Phêrô là người đã được Chúa Giêsu tin cẩn và yêu mến. Nhiều lần Chúa dẫn ngài vào trong vòng tròn thân tình, như là lần dẫn vào gần gũi trong lời kinh bên cạnh con cái ông Giairô sắp sửa được ban cho sống lại; chẳng hạn như lần được diện kiến Chúa biến hình trên núi Tabor; chẳng hạn như lần được bên cạnh Chúa Giêsu lúc Chúa hấp hối trong vườn Giêtsimani. Quả là một tình thân không phải Tông đồ nào ước mơ cũng thấy. Thế mà cũng chính tên tuổi Phêrô lại đi liền với những lỗi phạm, đi liền với những nghịch cảnh trong đời sống đức tin. Không có ai trong nhóm Mười Hai chối Chúa Giêsu cả, chỉ một mình Phêrô thôi. Không phải một lần mà là ba lần. Chẳng phải trước những bậc quyền quí tra hỏi cật vấn gì đâu cho cam! Chỉ trước mặt một đầy tớ gái vô danh tiểu tốt. Điều đó cho phép hình dung ngài đã bước xuống vũng sâu của tội lỗi bằng sự yếu đuối vấp ngã.

Vâng, con người của thánh Phêrô là thế đó. Sau này, cũng bằng tình yêu của Đấng Cứu độ, ngài đã đón nhận ơn tha thứ bằng những lần tuyên xưng gắn bó với tình yêu để có thể đứng lên chăn dắt đoàn chiên mà Chúa trao phó. Rõ ràng là hai biến cố tuyên xưng đức tin và cản ngăn Chúa Giêsu thực thi chương trình cứu độ đã là những biến cố biểu trưng cho cả cuộc đời thánh Phêrô. Một cuộc đời có đỉnh cao, và một cuộc đời cũng có trũng thấp để mãi mãi gắn liền với một tên tuổi đứng đầu Giáo hội Công giáo. Thiết nghĩ đó là lý do thứ nhất mà Phúc âm còn giữ lại một cách sống động ký ức này.

Lý do thứ hai, là bởi vì hai sự kiện tuyên xưng và cản trở kia nơi con người của vị đứng đầu Giáo Hội đã khái quát nên cuộc sống đức tin của tất cả mọi tín hữu, trong đó có quí ông bà anh chị em và chính chúng tôi nữa. Thực vậy, bằng ơn thánh của các bí tích, cách riêng bí tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta đã đón nhận lấy ơn thánh hóa, ơn cứu độ. Một cách khách quan, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đầy đủ ơn thánh. Ai lãnh nhận bí tích Rửa Tội cũng là được dẫn vào nẻo đường mới, nẻo đường thánh đức để trở thành những thánh nhân trong Giáo Hội của Thiên Chúa. Xét về mặt hiệu quả bí tích, trực tiếp là thế, nhưng về mặt chủ quan của từng người chúng ta, nhất là vẻ mặt trong biến số của thời gian, thời gian của cuộc đời, 20 năm, 40 năm, 60 năm, 80 năm và hơn nữa, mỗi người chúng ta luôn luôn cảm nhận thấy rằng mình chưa đóng góp với ơn thánh hóa đủ để có thể ngẩng cao đầu mà đứng trước Chúa để thưa rằng mình là thánh nhân. Nói khác đi, cuộc đời của mỗi người, ngoài mặt ơn thánh đem chúng ta lên đỉnh cao của thánh đức, chúng ta vẫn còn mặt nhân loại, chính là mặt trì trệ, chính là sức nặng của cuộc sống thân xác luôn đẩy đưa chúng ta ra xa với tình thương của Thiên Chúa, để một ngày nào đó xét mình, bỗng dưng thấy mình đã trở thành tội nhân. Vì vậy, đầu lễ chúng ta đã cùng nhau đấm ngực: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Nếu như thánh Phêrô đã được Chúa Giêsu ghi nhận là người có “tinh thần thì mau mắn nhưng xác thịt thì yếu đuối”, thì mỗi một người tín hữu cũng cảm nhận được điều này: trong ơn thánh chúng ta trở thành những thánh nhân, nhưng trong thân xác, trong cuộc sống hằng ngày thì nặng nề, có thể bị biến chất trở thành những tội nhân. Nhưng điều quan trọng ở đây chính là biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Và đó chính là những bước đi dệt nên lộ trình thánh hóa của người tín hữu. Giáo hội là thánh tự trong bản chất. Tất cả những ai là thành viên của Giáo hội phải hướng đến sự thánh thiện như là lý tưởng, phải luôn luôn nhận được ơn thánh hóa để mà bước lên, bước dần đến hồng ân của Thiên Chúa. Nhưng Giáo hội cũng ôm ấp trong lòng mình, dang rộng cánh tay ôm vào lòng mình những tội nhân, trong đó có ông bà anh chị em cũng như chúng tôi, tất cả mọi người. Ơn thánh hóa thì dồi dào, nhưng mà mình vẫn cứ thấy tội lụy. Đây là điều ta cảm nhận được từ chính cuộc đời thánh Phêrô, cũng như cách riêng từ hai sự kiện tuyên xưng và cản trở Chúa Giêsu trên đường khổ nạn.

Thiết nghĩ hai lý do chia sẻ trên đây cũng chính là hai lý do khiến mỗi người chúng ta cảm nhận hơn nữa giữa lòng Năm Linh Mục. Các linh mục là những người sống nhờ hồng ân Thiên Chúa. Linh mục là người có chút ít thiệt chí đi theo Chúa, được Chúa chạm đến, được Chúa biến đổi để trở thành những tông đồ của Chúa trong chức Linh mục thừa tác. Chúng tôi hằng ngày vẫn cử hành những mầu nhiệm thánh đức, hằng ngày cũng đón nhận ơn thánh hóa, ước muốn được bước lên những đỉnh cao thánh thiện. Linh mục hằng ngày cũng như cộng đoàn, phải đấm ngực dài dài, nhất là buổi tối xét mình, thấy mình hôm nay khác quá, những cái khác ấy chính là lúc giúp linh mục nhìn lại đời sống của mình, không phải thất vọng mà là dâng lên tâm tình sám hối để hướng nhìn lên Chúa mà đón lấy ơn thứ tha để hy vọng làm lại cuộc đời. Nhật nhật tân, mỗi ngày mỗi mới thêm. Linh mục mong rằng mình được thánh hóa trong khi cử hành những mầu nhiệm thánh cho cộng đoàn mà mình phục vụ. Nhưng cộng đoàn cũng đóng góp với chúng tôi một cách rất tích cực bằng những lời cầu nguyện, bằng những lời khuyên nhủ, bằng gương sáng, bằng sự trợ giúp, bằng sự chung tay chung lòng. Chúng tôi mang ơn Thiên Chúa và chúng tôi cũng mang ơn tất cả mọi người. Điều này hôm nay trong thánh lễ Truyền chức Linh mục, chúng tôi cảm nhận được và tạ ơn Thiên Chúa muôn vàn. Nếu như trong cuộc đời của thánh Phêrô, vị đứng đầu Giáo hội đã có những đỉnh cao thánh đức nhưng cũng có những vũng sâu của nặng nề xác thân, thì trong đời sống của mỗi linh mục, ắt hẳn đều cảm nghiệm và xưng thú trước cộng đoàn những điều mà mình đã nhẹ dạ, mà mình đã lỗi điệu trong lý tưởng và trong ơn gọi.

Cách riêng, hôm nay đối với Thầy Sáu Phêrô Châu Linh. Sau 5 năm thi hành tác vụ Phó Tế tại nhiều giáo xứ, giáo điểm của Giáo phận. 5 năm Thầy đã âm thầm phục vụ ở nhiều nơi. 5 năm Thầy đã lặng lẽ đón nhận tất cả những góp ý, những xây dựng từ các cha sở, từ những người thiện chí. Và 5 năm ấy, đối với chúng tôi là một thời gian dài đủ để nói lên lòng kiên trì theo Chúa của Thầy. Nếu như khẩu hiểu trong đời Thầy đã chọn là “làm mọi sự trong đức ái”, thì tôi thiết nghĩ, tất cả những gì là thiện chí Thầy đã trải ra trong suốt thời gian phục vụ với tư cách là Phó tế cũng đã là một thời gian giàu ý nghĩa góp phần để cho việc bước lên chức Linh mục hôm nay được vững chải.

Xin cám ơn tất cả mọi thành phần dân Chúa, các linh mục, các tu sĩ cũng như giáo dân đã chung lời cầu nguyện cũng như đã chung một tâm tình để cho một người con của giáo phận, người con của giáo xứ, hôm nay được cảm nhận hồng ân Thiên Chúa cách đầy tràn, cũng như cảm nhận được sự nâng đỡ cả thiêng liêng, cả tinh thần lẫn vật chất để có thể đón nhận tác vụ Linh mục với một lương tâm ngay lành.

Năm Linh Mục, tạ ơn Chúa đã ban cho giáo phận có thêm một tân Linh mục.

Hôm nay ngày đầu tháng Thánh Tâm, mỗi người được mời gọi để thánh hiến đời mình trong tình yêu thánh hiến của Đức Kitô. Xin nhờ tình yêu thánh hiến của Đức Kitô qua Thánh Tâm ban xuống trên đời sống của tân chức, cũng như hàng linh mục và cho tất cả mọi người chúng ta có được những dấn khởi tình yêu, có được những nét diễn tả bằng tất cả tấm lòng, trái tim của mình, để chung xây Giáo Hội ngày một vươn lên trong tinh thần thánh đức.

Những suy niệm về đỉnh cao ánh sáng và lũng sâu bóng tối nơi cuộc đời Thánh Phêrô, có ý nghĩa sâu xa với mỗi linh mục, và đặc biết thấm thía với Tân linh mục nhận Thánh Phêrô làm Quan Thầy.

Bài cám ơn của tân chức biểu tỏ những tâm tình ấy.

Trọng kính Đức Cha Giuse,

Kính thưa Cha Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.

Kính thưa quí Cha, quí Tu sĩ và cộng đồng dân Chúa.

Lời đầu tiên, con xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã ghé mắt đoái thương chọn con nên bạn tâm phúc của Ngài dẫu biết rằng con bất xứng, nhưng con tin tưởng rằng tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi. Chính thánh Phêrô cũng đã thốt lên lời này với tất cả kinh nghiệm sống của bản thân.

Kính thưa Đức Cha, nhờ ơn Chúa và với tấm lòng mục tử, con được tái sinh trong ơn thánh của Chúa qua việc xức dầu và đặt tay của Đức Cha, con và gia đình xin ghi lòng.

Trong huyền nhiệm tình yêu, Thiên Chúa đã dẫn con đi qua muôn vàn nẻo đường. Trên bước đường con đi có những giọt cay giọt đắng, nhưng nẻo đường ấy cũng được dệt bằng những sợi mến sợi thương. Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tận tụy của Cha Giám đốc và quí Cha giáo sư Đại Chủng viện Sài Gòn, lòng quảng đại của quí ân nhân và thân nhân, lời động viên của bạn bè, sự đồng tình của anh em đã từng học ở Đại Chủng viện mà hôm nay cũng hiện diện nơi đây, nhất là lòng mến thương của quí Cha và giáo dân nơi con đã từng làm mục vụ như: Hòa Thuận, Vinh Phú, Chính Tòa, Cù Mi, Bình An, Tân Lập, Đa Mi, và cuối cùng là Hiệp An, nơi con được Cha Anphong yêu thương nâng đỡ. Cách riêng xin được nhắc đến Cha linh hướng Cao Văn Đạt - Đại Chủng viện Sài Gòn, Cha Vũ Ngọc Đăng, Cha Hoàng Văn Khanh, Cha Nguyễn Huy Hồng cũng như quí Cha khác đã âm thầm nâng đỡ con trong hành trình ơn gọi. Nhắc tên những con người và địa danh ấy là để nói lên lòng biết ơn của con, đồng thời thấy được những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã thực hiện trên nẻo đường con đi, đã đến lúc chân rời gối mỏi thì Thiên Chúa đã cho con dừng chân nghỉ ngơi, bổ sức trên đồng cỏ xanh tươi, để hôm nay, con cùng cộng đoàn hát câu tạ ơn, chuẩn bị cho một sứ mạng mới.

Cảm ơn Cha xứ, Hội Đồng Mục Vụ, quí Nữ tu và giáo dân Thuận Nghĩa đã vất vả để tổ chức Thánh lễ này. Xin cảm ơn Cha Quản lý, Cha Thư ký Tòa Giám Mục, Cha Quản xứ Vinh Thủy, quí Thầy Chủng viện Nicôla, Đại Chủng viện Xuân Lộc, âm thanh Đức Đại, đội trống Đakim 2, ban kèn giáo xứ Trà Cổ, các tôn giáo bạn, các anh em dân tộc thiểu số, quí khách xa gần, đã góp phần làm nên nét đẹp cho ngày hôm nay.

22 năm theo Chúa, chỉ ước mơ có một ngày, và ngày hôm nay điều ước mơ ấy đã trở thành hiện thực. “Cởi áo sô, Chúa mặc cho con lễ phục huy hoàng”. 22 năm Thiên Chúa đã cưu mang con, “và ngày hôm nay Cha đã sinh ra con”. Niềm vui hòa nước mắt, thất bại lẫn thành công, tất cả đã dệt nên ơn gọi của con.

Cuối cùng, có gì thiếu sót, mong Đức Cha và quí cộng đoàn thứ tha, kính chúc Đức Cha và quí cộng đoàn niềm vui và sức khỏe. Xin cảm ơn.

Tân chức với nụ cười rạng rỡ khẽ hát lên: chưa có bao giờ đẹp như hôm nay. Ngày phong chức là ngày đẹp nhất trong hành trình ơn gọi “Từ bụi tro, Chúa nâng con lên hàng tư tế”. Là con người thấp hèn được Chúa nâng lên nên Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn. Thánh kinh xác định: Không ai tự gán cho mình vinh dự ấy nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi” (Dt 5,4). Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Huyền nhiệm thì lớn hơn con người. Trước thực tại như thế cần phải cùng với Thánh Phaolô lập lại: “ Oi sự giàu có khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào!” (Rm 11,33).

Sứ vụ Linh mục cao đẹp lắm bởi nhận được từ Chúa Kitô, từ Giáo hội.

Sứ vụ Linh mục nặng nề lắm bởi vừa phải chu toàn trách vụ riêng vừa phải chăm lo phục vụ Dân Chúa.

Sứ vụ càng cao đẹp Linh mục càng thấy mình bất xứng.Sứ vụ càng phức tạp Linh mục càng thấy mình giới hạn. Sứ vụ càng trường kỳ, Linh Mục càng sợ mình mệt mỏi. Chính vì thế, Linh Mục càng cần đến lời cầu nguyện của hết mọi người.

Hoà cùng niềm vui của Giáo phận, cầu xin Thiên Chúa thánh hoá tân linh mục, nguyện xin cho ngài biết đáp trả ơn Thiên Chúa trong bổn phận mục vụ và trong đời sống hiến dâng mỗi ngày.
 
Hơn 700 linh mục thuộc Giáo tỉnh Hà Nội đã về Sở Kiện tham dự Hội Ngộ Linh Mục
ĐXT lược ghi
11:04 01/06/2010
Giáo Tỉnh Hà Nội Hội Ngộ Linh Mục Tại Sở Kiện

Sở Kiện, ngày 1/6/2010, 13 giám mục và 600 linh mục thuộc Giáo tỉnh Hà nội đã về hội ngộ tại Sở Kiện. Giáo tỉnh Hà nội bao gồm 10 giáo phận: Hà Nội, Vinh, Hưng Hóa, Phát Diệm, Thanh Hóa, Bùi Chu, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn – Cao Bằng. Tổng số linh mục đang hiện diện tại giáo tỉnh Hà nội hiện nay là 820 nhưng vì những lý do khác nhau, cuộc hội ngộ hôm nay quy tụ được 700 linh mục.

Hình ảnh các Linh mục về Hội Ngộ tại Sở Kiện

Chương trình cụ thể như sau:

Thứ BA 01-06-2010:
10g00: CÓ MẶT tại nhà xứ Sở Kiện, đăng ký, dùng bữa trưa và nghỉ trưa tại nhà giáo dân theo địa chỉ đã nhận.
15g30: có mặt tại NHÀ THỜ Sở Kiện. ĐC LINH và ĐC THIÊN thông báo chi tiết cuộc hội ngộ.
16g00: Nghi thức KHAI MẠC. (MC: ĐC THIÊN).
- Hát Kinh Chúa Thánh Thần (GP PHÁT DIỆM )
- Tuyên bố lý do và bá cáo tình hình cuộc Hội ngộ (ĐC LINH).
- Diễn từ khai mạc của Bề Trên Giáo Tỉnh (ĐỨC TỔNG GM PHÊRÔ).
- Bài ca Năm Thánh
- Ôn hát, lưu ý của chưởng nghi GP HÀ NỘI.
THÁNH LỄ
18g00: CƠM CHIỀU (tại nhà xứ Sở Kiện).
19g30: đề tài I (ĐC Đạt) HIỆP THÔNG LINH MỤC (tại nhà thờ).
20g15: Các cha mặc áo ALBA, các ĐC mặc soutane dự nghi thức sám hối do GP BÙI CHU chủ trì. Kinh tối đọc riêng.
21g00: về nhà giáo dân nghỉ đêm.

Thứ TƯ 02-06-2010:
07g15: có mặt tại nhà thờ Sở Kiện.
07g30: KINH SÁNG; các cha và các ĐC mặc áo alba + stola
THÁNH LỄ
- Ý cầu nguyện: cầu cho Giáo Hội Việt Nam.
- Chủ tế và giảng lễ: Đức cha Thuyên. GP VINH cử 2 cha phụ tế.
- Sau lễ: giải lao.
09g15: Tại nhà thờ: đề tài 2 (ĐC Ngân) MỤC VỤ HÔN NHÂN.
10g00: Thảo luận. Thảo luận xong, ở lại tại chỗ.
10g45: KINH TRƯA
Cơm trưa, nghỉ trưa tại nhà giáo dân.
14g30: Tại nhà thờ (mặc áo clergyman): KINH CHIỀU.
15g00: đề tài 3 (ĐC CHƯƠNG) ĐÀO TẠO LM TRONG THỜI ĐẠI MỚI.
15g45: Thảo luận.
16g30: giải lao.
17g00: viếng HÀI CỐT các thánh TĐVN
18g00: CƠM TỐI tại nhà xứ Sở Kiện.
19g30: Kinh tối đọc riêng. Giao lưu VĂN NGHỆ
Cuối buổi: phát quà lưu niệm của Đức Tổng.
21g00: Về nhà giáo dân nghỉ đêm.

Thứ NĂM 03-06-2010:
07g30: khởi hành đi VĨNH TRỊ bằng phương tiện riêng của từng GP.
08g45: Đề tài 4 (ĐC Tiệm) LINH ĐẠO CÁC THÁNH TĐVN.
09g30: Tổng kết Hội ngộ (ĐC LINH và ĐC THIÊN).
10g15: tập hát. Chuẩn bị thánh lễ (thông báo của chưởng nghi).
11g00: Thánh lễ bế mạc:
- Chủ lễ: ĐC Linh; Giảng: ĐC Tất. GP LẠNG SƠN cử 2 cha phụ tế.
- Ý cầu nguyện: cầu cho linh mục giáo tỉnh Hà nội.
- Trong thánh lễ có “tuyên lại lời hứa linh mục”
Cơm trưa tại chỗ.
Giải tán.
-----------------------------------------------------------------------

Ngày 1/6/2010 tại Sở Kiện:

Sáng: Cách đây hơn 2000 năm, các Huynh Trưởng tiên khởi của chúng tôi đã từng vài lần có những buổi hội ngộ không bao giờ quên được như thế này. Chẳng hạn buổi hội ngộ không chỉ giữa Đức Giêsu – Thầy chí thánh của chúng tôi – với các Huynh Trưởng tiên khởi, còn gọi là nhóm Mười Hai, mà cả với đông đảo dân chúng trên núi hẹn để nghe công bố Hiến Chương Nước Trời, cũng là cương lĩnh sống và làm việc để được tham gia Nước Trời. Hay buổi hội ngộ giữa Đức Giêsu với các Huynh Trưởng và hơn 70 môn đệ để lãnh chỉ thị và hướng dẫn trước khi lên đường truyền giáo. Nhưng có lẽ chưa bao giờ có buổi hội ngộ như lần này. Khác những lần trước về quy mô địa lý: Cũng là được 12 Huynh Trưởng – lần này được gọi là 12 giám mục giáo phận – dẫn đến gặp Đức Giê su, nhưng là hơn 700 linh mục đến từ những miền đất rất khác nhau: từ hơn 300 cây số như các anh em từ giáo phận Vinh và Thanh Hóa đến vài chục cây số như các anh em từ tổng giáo phận Hà Nội, từ miền ngược như các anh em của giáo phận Hưng Hóa đến miền xuôi như các anh em ở Bắc Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, từ miền sơn cước như các anh em của giáo phận Lạng Sơn đến miền duyên hải như các anh em của giáo phận Hải Phòng. Khác những lần trước về quy mô nhân sự: có những linh mục chưa giáp năm làm linh mục, nhưng cũng có những linh mục ở độ tuổi sắp sửa hay đã bước vào “thất thập cổ lai hy”, có những linh mục đang tập tễnh làm phó xứ, nhưng cũng có những linh mục làm cha xứ đã 30 hay 40 năm, có những linh mục chuyên “gõ đầu trẻ” ở chủng viện, nhưng cũng có những linh mục không làm tổng đại diện giáo phận thì cũng đại diện giám mục trong lãnh vực này hay lãnh vực kia. Khác một cách đặc biệt hơn cả là địa điểm hội ngộ của chúng tôi lần này: không phải chỉ là một đền thờ hay linh địa bất kỳ nào, mà còn là một địa danh gắn chặt với việc đào tạo linh mục. Tại Sở Kiện hiện nay vẫn còn dấu vết của trường thần học cho phần lớn các giáo phận miền Bắc từ năm 1862. Nhắc tới trường này ở Sở Kiện, người ta không thể quên tiền thân của trường này ở Kẻ Vĩnh (hay Vĩnh Trị, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay) đã bị triều Nguyễn triệt phá bình địa năm 1858. Cuộc hội ngộ của chúng tôi sẽ kết thúc ở giáo xứ Vĩnh Trị là vì sự gắn bó giữa hai địa danh ấy về mặt lịch sử. Nhưng dù khác thế nào với các lần hội ngộ trước trong lịch sử dân Chúa, cuộc hội ngộ nào của các linh mục cũng là để gặp Đức Giê su – vị Tôn Sư ưu việt – và từ đó được học tập và dạy dỗ; bên cạnh đó là để anh em sống chung với nhau trong tình huynh đệ linh mục. Cả hai việc này càng trở nên cần thiết gấp bội khi tại Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới các linh mục và ngay cả các Huynh Trưởng là các giám mục và đức giáo hoàng đang bị xoi mói và chỉ trích nhiều, có thể do lỗi của bản thân mình mà cũng có thể do ác ý của người khác ! Ngoài ra, đây cũng là nơi sinh sống và làm việc của ít là bốn giám mục, từ giám mục Retord đến giám mục Puginier. Các ngài đã có sáng kiến là luôn luôn đặt cơ quan đầu não của giáo phận (tòa giám mục) bên cạnh chủng viện, để cho thấy rằng giám mục và linh mục gắn bó với nhau như hình với bóng, và không chỉ khi hai bên đã lớn lên và đã trưởng thành, mà ngay từ các linh mục còn trong thời gian đào tạo, còn là chủng sinh. Phải chăng đây cũng là một trong nhiều hướng xây dựng, củng cố và phát triển Giáo Hội bây giờ lẫn tương lai.

Khoảng 9 giờ các đoàn đã lục tục đến nơi. Vừa đến Sở Kiện, anh em linh mục chúng tôi đã được dịp sống lại bầu khí Giáo Hội Việt Nam thuở ban đầu. Từng tốp các linh mục được các giáo dân đón về nhà nghỉ ngơi và dĩ nhiên để chia sẻ đời sống con người cũng như đời sống đức tin. Tình “quân dân cá nước” nổi bật trong văn hóa Việt Nam và trong lịch sử truyền đạo ở Việt Nam chưa bao giờ mất trong thực tế lịch sử Giáo Hội chúng ta ! Lần này số gia đình đón nhận các cha, từng hai người hay từng 4 người một, về ăn ở trong nhà mình hẳn phải đông hơn nhiều, vì vào dịp lễ khai mạc Năm Thánh Sở Kiện để đón tiếp khoảng 500 cha mà đã cần gần 5000 người hay gần 600 gia đình đón tiếp! Đó là chưa nói: lúc bấy giờ người ta chỉ phải đón tiếp các cha trong một đêm, còn bây giờ những hai đêm hai ngày (ăn sáng lẫn ăn trưa !). Còn chưa nói: chúng tôi đang ở trong mùa hè cạn nước và thiếu điện, để thấy được sự hy sinh của giáo dân thế nào khi cưu mang các linh mục. Đúng là trong thành công của các linh mục khi làm mục vụ cũng như khi sống ơn gọi, không thể không kể đến sự góp sức của giáo dân !

Chiều: Sau vài chục phút thông báo và nhắc nhở liên quan đến các sinh hoạt và tổ chức, đúng 4 giờ không hơn không kém, Đức Cha giáo phận Hải Phòng khởi sự giới thiệu chương trình và các thành phần tham dự: Không kể 13 giám mục của giáo tỉnh, nghĩa là không thiếu một giám mục nào ngoài đức cha Giuse – nguyên tổng giám mục Hà Nội – đang nghỉ bệnh tại nước ngoài (nhưng có gởi điện thư về chúc mừng và bày tỏ sự hiệp thông), có khoảng 600 linh mục đến từ 10 giáo phận của giáo tỉnh miền Bắc.

Lợi dụng dịp có mặt đông đủ của các đức giám mục và linh mục, Đức Cha giáo phận Bắc Ninh thay mặt tất cả mọi người chúc mừng chính thức đức cha Phêrô, tân tổng giám mục Hà Nội, đức cha Gioan Maria, tân giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa, và đức cha Phaolô, tân giám mục giáo phận Vinh. Vì sẽ cai quản hai giáo phận – một bên là lớn nhất về địa lý (Hưng Hóa là giáo phận lớn nhất phủ trên 10 tỉnh) và một bên là lớn nhất về dân số (Vinh là giáo phận đông dân Công Giáo nhất tại miền Bắc) nên cả hai đức giám mục tân cử này đều được đức giám mục Bắc Ninh cầu chúc vừa có sức khỏe dồi dào vừa có sự hăng hái đáng kể để gánh vác trọng trách không nặng về dân số thì nặng về diện tích. Riêng đối với đức tân tổng giám mục Hà Nội, đức giám mục Bắc Ninh vừa xác nhận sự kề vai sát cánh của các giám mục miền Bắc bên cạnh ngài vừa ước mong rằng với sự hỗ trợ ấy ngài sẽ hoàn thành vai trò người tôi tớ trung thành và khôn ngoan cho giáo phận nhà cũng như cho giáo tỉnh.

Trước khi chính thức khai mạc cuộc Hội Ngộ, tất cả chúng tôi - và cả một số bà con giáo dân nữa – được nghe đức giám mục Thanh Hóa, không chỉ trong tư cách là trưởng ban tổ chức mà còn trong tư cách là một trong những người cùng làm việc gần gũi bên cạnh đức tổng giám mục Giuse, giải thích tại sao có buổi Hội Ngộ các linh mục này, và qua đó cho biết tinh thần cần có khi cử hành các biến cố như thế này. Không phải chỉ để hòa mình vào cao trào chung của Giáo Hội hoàn cầu lẫn Giáo Hội Việt Nam mừng Năm Thánh Linh Mục, mà còn để tiếp tục và phát triển ý hướng từ lâu, do Đức Tổng Giám Mục Giuse khởi xướng và được các giám mục trong giáo tỉnh ủng hộ, là cố gắng tổ chức càng nhiều cơ hội càng tốt cho các linh mục đoàn của hai, rồi ba, bốn hay mười giáo phận gặp gỡ nhau để sống tình hiệp thông qua các khóa thường huấn hay tỉnh tâm chung, làm nơi cung cấp kinh nghiệm và ý tưởng cho các ngài xây dựng sự hiệp thông trong giáo xứ và giáo phận của mình. Trong việc thực hiện ý định này, công đầu thuộc về đức tổng giám mục Giuse và các thành phần Dân Chúa tổng giáo phận Hà Nội (không kể đức cha phụ tá Laurensô, còn có các linh mục, tu sĩ và giáo dân).

Sự hiệp thông trong giáo tỉnh này, giữa các giám mục, linh mục và giữa các giáo dân, đã được đức tổng giám mục Phêrô nâng lên tầm cao hơn nữa, khi trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị, ngài nhấn mạnh rằng hiệp thông không phải chỉ là điều quan trọng của giáo hội này hay giáo hội kia, mà vừa là nền tảng cũng như là mục tiêu của toàn thể Giáo Hội, đến nỗi Giáo Hội sẽ không còn là Giáo Hội khi không bắt nguồn từ sự hiệp thông và không hướng tới sự hiệp thông. Ngài còn chỉ cho biết con đường đi tới sự hiệp thông ấy chính là con đường Đức Maria, các môn đệ của Đức Giêsu, rồi thánh Gioan Maria Vianê, cả các vị mục tử vĩ đại tại Việt Nam, trong đó có đức cố hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, theo sự nhận xét của đức thánh cha Biển Đức XVI nhân dịp viếng thăm “ad limina” của các giám mục Việt Nam, đó chính là lắng nghe, rồi suy đi nghĩ lại trong lòng, và bước theo Đức Giêsu “sát hết sức có thể”.

Nói tới con đường của các môn đệ Đức Giê su, chúng ta không thể không nhớ tới bài giảng của đức giám mục Hải Phòng trong thánh lễ khai mạc: sở dĩ các tông đồ ngày xưa và nhiều người trong chúng ta hôm nay không thể bước theo Chúa và bước tới cùng là vì hoặc chúng ta chỉ coi lời Chúa hứa cho những ai từ bỏ mọi sự theo Ngài chỉ là lời hứa cuội, hoặc nếu không là lời hứa cuội thì cũng là lời hứa chỉ liên quan đến những lợi lộc trần gian trước mắt. Tuy nhiên, phần thưởng Chúa hứa vừa là phần thưởng rất thật, “ngay trên đời này”, phần thường gấp trăm lần những gì chúng ta bỏ đi, vừa là phần thưởng mang tính thiêng liêng và siêu nhiên nhiều hơn. Một cách cụ thể, sự hội ngộ khoảng 600 linh mục với 13 giám mục chiều hôm nay không phải là phần thưởng gấp trăm và rất thật cho những tình bạn và tình yêu chật hẹp mà chúng ta đã bỏ đi hay sao ? Nhưng phần thưởng ấy sẽ siêu nhiên hơn nữa, sẽ gấp trăm hơn nữa, khi chúng ta không quên ngay bên cạnh hay thậm chí ngay trong khi hưởng phần thưởng ấy, chúng ta còn được ban “những khó khăn và trở ngại, những bắt bớ và chết chóc”. Không kể những điều đáng buồn đang có mặt trong Giáo Hội Việt Nam chúng ta hiện nay, còn có nhiều điều gây nhức nhối hơn nữa đang diễn ra trong Giáo hội khắp nơi. Đó cũng là những gì Chúa trao cho chúng ta, thanh luyện phần thưởng chúng ta cho ngày càng thanh cao và bền vững.

Sau khi được ăn no nê các thức ăn tinh thần, chúng tôi lại được Chúa khoản đãi bữa ăn vật chất: đơn sơ mà ngon miệng, chẳng phải vì đói (hay vì đã mất nhiều calori do trời quá nóng !) mà vì đang trong đà hăng say tiếp thu lời Chúa.

Tối: Ấy thế nhưng hình như Chúa chưa thỏa mãn trong việc nhờ các Huynh Trưởng dạy dỗ chúng tôi, nên đúng 7:30 tối chúng tôi lại được đức giám mục Bắc Ninh chỉ dẫn cụ thể làm thế nào để xây dựng sự hiệp thông vô cùng quan trọng mà trong bài phát biểu nào của các đức cha chiều nay cũng đều thấy xuất hiện như sợi chỉ đỏ dẫn dắt ý tưởng. Một cách cụ thể và dí dỏm, ngài dựa vào ông thầy cũ của ngài là thánh I-nhã Loi-ô-la để đưa ra ba việc làm căn bản:

1. Cầu nguyện hay hiệp thông với Chúa, vì không hiệp thông với Chúa là nguồn chân, thiện, mỹ thì các sự hiệp thông khác giữa loài người với nhau có thể không có nền tảng và hướng đi, cũng như chỉ có thể là những sự hiệp thông hời hợt mau qua hay là những sự hiệp thông dễ dàng biến chất.

2. Vâng phục con người được đặt thay mặt Chúa là các giám mục, nếu đứng trong địa hạt giáo phận, và là đức giáo hoàng, nếu đứng trên cấp độ toàn cầu. Nếu ai cũng chỉ hiệp thông với điều gì hợp ý mình hay bắt người khác hiệp thông với riêng mình, e rằng sẽ không bao giờ có sự hiệp thông toàn diện.

3. Hiểu biết nhau và thông tin cho nhau sẽ giúp tránh được những ngộ nhận và hiểu lầm không cần thiết, đồng thời giúp tiến tới sự hiệp thông mau chóng và chắc chắn hơn.

Đức giám mục Bắc Ninh còn nêu ra những hình thức cụ thể cho sự hiệp thông giữa các linh mục, từ sự hiệp thông thiêng liêng (trong tinh thần, trong cầu nguyện), hiệp thông trong các sứ mạng, đến hiệp thông trong tình bạn. Ngài cũng cảnh giác một bãi đá ngầm chờ chực phá vỡ sự hiệp thông trong tâm hồn người Việt Nam, đó là thói chỉ muốn nổi trội hơn người và quên nghĩ đến cái chung. Chẳng hạn muốn thiết kế và xây dựng theo sở thích của mình mà không đặt nhà mình vào trong tổng thể là khu vực chung quanh để tạo sự hài hòa. Rốt cuộc, khi đứng riêng thì ai cũng đẹp, nhưng khi ráp chung vào thì thật khó nhìn ! Ngài ước mong chúng ta không bỏ qua những lời khuyên thực tiễn ấy, mà hãy lưu ý thi hành, vì cho dù trong bàn tay quan phòng của Chúa, mọi sóng gió trong Giáo Hội sẽ qua đi, nhưng vết thương chia rẽ gây ra cho các tâm hồn đây đó sẽ không dễ phai đâu !

Bài “huấn đức” của đức giám mục Bắc Ninh đã dẫn tất cả chúng tôi – từ các huynh trưởng là các giám mục đến mọi linh mục không trừ ai – đều muốn cúi đầu nhận tội vả ăn năn thống hối. Dưới sự hướng dẫn của một số cha giáo phận Bùi Chu, tất cả chúng tôi đã kết thúc một ngày làm việc vất vả bằng việc xét mình và ăn năn rất chân thành và thanh thản. Chúng tôi đã được chuẩn bị cho giấc ngủ an lành và một ngày làm việc hăng say nữa!

(Nguồn: tgphanoi.org)
 
Văn Hóa
Hồn con reo vui
Trầm Thiên Thu
19:17 01/06/2010
Xin Vua Trời ngự đến

Phá tan nỗi u buồn

Xin ban thêm sức mạnh

Vượt mưu ác trần gian

Tuy hồn con bất xứng

Không đáng Chúa đến thăm

Nhưng tin Chúa nhân hậu

Thứ tha mọi lỗi lầm

Như nai rừng tìm suối

Uống nước trong, trăng vàng

Hồn con khao khát Chúa

Để uống nước bình an

Trên con đường trần thế

Bao sóng gió bão bùng

Con nhờ Mình Máu Chúa

Vững bước về Thiên Đàng

Con hòa tan trong Chúa

Cảm nghiệm Chúa từ nhân

Thiết tha mến tin Chúa

Và mến yêu tha nhân

Có khi con hèn yếu

Đời tội lỗi đơn buồn

Xin Ngài thương hướng dẫn

Giúp sám hối thành tâm

Khi nhận lãnh Thánh Thể

Nguồn dinh dưỡng tâm hồn

Xin giúp con can đảm

Khước từ mọi phù vân

Xin cảm tạ Thiên Chúa

Thương ban những Hồng ân

Xin giúp con trung tín

Sống vì Chúa nhiệt tâm

Được rước Mình Máu Chúa

Hồn hạnh phúc reo vui

Đừng để con xa Chúa

Dù chỉ một thoáng thôi!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Hoa - Fading
Richard Drysdale
23:31 01/06/2010

KIẾP HOA – Fading



Ảnh của Richard Drysdale

Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết

Bèo hợp để chia tan

Người gần để ly biệt

Hoa thu không nắng cũng phai mầu

Trên mặt người kia in nét đau.

(Trích thơ của Xuân Diệu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền