Ngày 12-05-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Thần: Sức sống đức tin chúng ta
Lm. Jude Siciliano, OP
08:18 12/05/2016
Lễ CHÚA THÁNH THẦN (C)
Cv 2:1-11; T.vịnh 103; Rôma 8: 8-17; Gioan 20; 19-23


CHÚA THÁNH THẦN: SỨC SỐNG ĐỨC TIN CỦA CHÚNG TA


Khi các bạn còn trẻ, ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, các bạn có làm bửa ăn đặc biệt hay không? Chúng tôi có thói quen làm bửa ăn đặc biệt vào ngày lễ Chúa Giáng Sinh và Lễ Chúa Phục Sinh thôi, chứ chúng tôi không làm bửa ăn đặc biệt cho ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ Chúa Thánh Thần không có gì đặc biệt với chúng tôi như một ngày lễ lớn: không trao đổi quà cáp, không có cây thông trang hoàng với đèn sáng chói, không đi lủọ̉m trủ́ng, hay được mặc quần áo mới. Lễ Chúa Thánh Thần được xem như ngày Chúa Nhật trên lịch thôi. Chúng tôi không trao đổi thiệp vào lễ Chúa Thánh Thần, cũng không đi thăm gia đình và bạn bè với quà lễ Chúa Thánh Thần. Đối vỏ́i phần đông giáo dân, ngủỏ̀i ta chỉ đi lễ Chúa Thánh Thần nhủ một ngày Chúa Nhật thủỏ̀ng. Chỉ có khác là ngày Chúa Nhật đó có tên là lễ Chúa Thánh Thần. Ngày đó cũng không có đông ngủỏ̀i dụ̉ lễ nhủ lễ Giáng Sinh hay lễ Phục Sinh.

Nhủng, trong Giáo Hội, lễ Chúa Thánh Thần cũng lỏ́n nhủ lễ Chúa Phục Sinh. Có lẽ đó là điều hay, là trong văn hóa chúng ta không có gì linh đình vào ngày lễ Chúa Thánh Thần, để chúng ta có cỏ hội chú trọng đến sụ̉ quan trọng của ý nghĩa ngày lễ đối vỏ́i Giáo Hội và vỏ́i đỏ̀i sống riêng của chúng ta. Trong khi lễ Chúa Thánh Thần đủọ̉c mủ̀ng nhủ lễ thủỏ̀ng, Chúa Thánh Thần không đến vỏ́i chúng ta nhủ một ngủỏ̀i khách mời đến để đủọ̉c giỏ́i thiệu vỏ́i các giáo dân trong nhà thỏ̀. Chúa Thánh Thần vẫn luôn luôn ỏ̉ vỏ́i chúng ta suốt lịch sủ̉ củ́u chuộc.

Trong tiếng Do thái từ "Thần Khí" cũng là tủ̀ "hỏi thỏ̉", và "gió". Trong lỏ̀i mỏ̉ đầu sách Khỏ̉i Nguyên, "Thần Khí", "gió", "Thần Khí là là trên mặt nủỏ́c". "Gió" đem đến trật tụ̉ trong "hổn mang". Khi sách Sáng Thế mô tả Thiên Chúa tạo dụ̉ng loài ngủỏ̀i thì có hai giai đoạn: thủ́ nhất, Thiên Chúa "nắn hình ngủỏ̀i lấy tủ̀ bụi đất". Hình ngủỏ̀i đó không có sụ̉ sống. Kế đến, Thiên Chúa "thổi hỏi sống vào trong hình ngủỏ̀i, và con ngủỏ̀i đã trở thành có sự sống".

Nhỏ́ lại việc Thần Khí xãy đến làm chúng ta nên ngủ̀ng để suy nghĩ. Thiên Chúa tiếp tục thổi hỏi sống vào các nỏi chết trong đỏ̀i sống chúng ta và trong thế giỏ́i. Thần Khí Thiên Chúa không ngủ̀ng tạo dụ̉ng, không ngủ̀ng hà hỏi vào nhủ̃ng bối cảnh không có sụ̉ sống, vào nhủ̃ng liên hệ bi ṛan nủ́t, vào các sụ̉ thù nghịch, và các hoàn cảnh vô vọng. Không hoàn cảnh nào vủọ̉t ra ngoài sụ̉ tạo sinh Thần Khí.

Thật sụ̉ lễ Chúa Thánh Thần không có ý nghĩa trong văn hóa của các ngày lễ tôn giáo và không tôn giáo, nhủ "60 ngày trủỏ́c lễ Giáng Sinh". Nhủng, lễ này cho chúng ta cỏ hội chú trọng đến ngày lễ và nhủ̃ng dịp Thần Khí ban ỏn cho đỏ̀i sống chúng ta. Hôm nay chúng ta mủ̀ng lễ tình thủỏng yêu của Thiên Chúa đối vỏ́i chúng ta: Thiên Chúa luôn luôn ỏ̉ bên cạnh chúng ta, ban sụ̉ sống cho chúng ta ngay cả ỏ̉ nhủ̃ng trủỏ̀ng họ̉p chúng ta chua bao giờ nghĩ sẽ xãy ra đủọ̉c. Chúng ta nên nghĩ lại trong tâm trí chúng ta việc Thiên Chúa hà hỏi sống vào tạo vật từ tro bụi để ban sụ̉ sống cho hình hài đó. Thật là một hình ảnh mạnh mẻ vô cùng hy vọng nỏi chúng ta cảm thấy thất vọng.

Thần Khí Thiên Chúa hoạt động không ngủ̀ng suốt lịch sủ̉ dân Ngài đã chọn. Thần Khí chọn nhủ̃ng ngủỏ̀i lãnh đạo dân Ngài, và gầy dụ̉ng các ngôn sủ́ để kêu gọi dân Chúa đã lầm lạc trỏ̉ về vỏ́i đủỏ̀ng lôi của Thiên Chúa. Thần Khí hoạt động trong đỏ̀i sống Chúa Giêsu tủ̀ khi Ngài nhập thế làm ngủỏ̀i, trong lúc Ngài chịu phép rủ̉a, và trong nhủ̃ng dấu chỉ và phép lạ Ngài làm. Trủỏ́c khi Chúa Giêsu trỏ̉ về vỏ́i Chúa Cha, Ngài hủ́a sẽ ban Thần Khí cho nhủ̃ng ai đã theo Ngài.

Bài phúc âm hôm nay bắt đầu trong bối cảnh huyền bí, và đủọ̉c đón nhận. Các môn đệ họp nhau trong phòng khóa củ̉a kín vì sọ̉ hãi. Bà Maria Magđala đã báo tin mủ̀ng cho các môn đệ là Chúa Giêsu đã sống lại. Thánh Phêrô và ngủỏ̀i môn đệ Chúa Giêsu yêu mến đã đến ngôi mộ và thấy ngôi mộ trống. Mọi ngủỏ̀i mong đọ̉i. Điều gì sẽ xãy ra? Các ông phải tin gì? Sụ̉ gì có thể xãy ra? Các ông sẽ phải làm gì sau đó?

Trong khi các môn đệ sọ̉ hãi và không biết gì cả, thi Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến giủ̃a các ông và chúc bình an cho họ. Chúa Giêsu sai phái và ban Thần Khí cho họ để họ có thể thi hành sứ vụ Ngài giao phó. Thánh Gioan diễn tả ỏn Thần Khí là bỏ̉i Chúa Giêsu thổi hỏi vào các ông. Một ngủỏ̀i nhỏ́ lại sách sang thế là Thiên Chúa hà hỏi vào hình ngủỏ̀i được nặn bỏ̉i đất bụi. Nhủng, ỏ̉ nỏi đó không có gì là sự sống vậy mà thần khí Thiên Chúa đã vủọ̉t qua và ban sụ̉ sống cho sự vật từ đất. Như chúng ta đã thấy các môn đệ cảm thấy bị thất bại và tan rả, sợ hải và thất vọng sau cuộc tử nạn của Chúa Giêsu; họ trở nên như bụi đất. Vậy mà sau khi các môn đệ nhận lãnh năng lụ̉c sức sống của Thần Khí, các ông đã họp thành một giáo hội rồi ra khỏi phòng kín để rao giảng tin mủ̀ng Chúa Kitô sống lại mà các ông đã chủ́ng kiến.

Chúng ta đủọ̉c đủ́c tin qua hai cách: Cách thủ́ nhất là nhủ các môn đệ chủ́ng kiến, là gặp Chúa Giêsu sống lại. Cách thủ́ hai là qua nhủ̃ng nhân chủ́ng đầy dẫy ỏn Thánh Linh giúp đủa chúng ta vào đủ́c tin qua bằng chủ́ng và đỏ̀i sống của họ. Bạn có thể nói lên nhủ̃ng ai đã giúp bạn qua việc lãnh nhận đủ́c tin, nhủ̃ng ngủỏ̀i đã làm nhân chủ́ng qua lỏ̀i nói và việc làm về Chúa Kitô sống lại.

Chúng ta không thể tỏ rõ "sụ̉ kiện" Chúa Giêsu sống lại cho vủ̀a ý mọi ngủỏ̀i, và chúng ta cũng không thể chủ́ng nhận Thiên Chúa tạo dụ̉ng thế giỏ́i. Điều gì chúng ta có thể làm đủọ̉c trong một thế giỏ́i hỗn loạn chúng ta đang sống là có nhủ̃ng ngủỏ̀i làm nhân chủ́ng mạnh mễ của sụ̉ hiện diện của Thần Khí: nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i gây dựng hòa b̀inh và biết tha thủ́, nhủ̃ng ngủỏ̀i biết sống công bình trong tình thủỏng xót và hoà giải. Các dấu chỉ mạnh mẽ nhủ thế làm chủ́ng sụ̉ thật của Thiên Chúa,đấng tốt lành và nhân hậu đến tủ̀ đâu? Nhủ̃ng nhân chủ́ng đó chủ́ng tỏ sụ̉ thật Thiên Chúa đã làm, và điều gì Thiên Chúa đã làm tủ̀ thuỏ̉ tạo thiên lập địa, và Ngài tiếp tục mãi mãi hà hỏi sụ̉ sống vào nhủ̃ng hình ngủỏ̀i nặn bỏ̉i đất bụi trong thế giỏ́i chúng ta.

Lúc tôi đi giảng phòng ở vài giáo xứ, tôi để ý thấy dấu chỉ tôn giáo khắp nơi: nào người đeo thánh giá, có người treo tràn hạt mân côi trên gương trong xe, có người mặc áo có in "Thiên Chúa yêu bạn", có nhà trong sân trước có tượng Đủ́c Mẹ và tủọ̉ng thánh Phanxicô. Mọi sụ̉ đều đẹp đẽ tốt lành.


Nhủng, ngày lễ hôm nay có ý thúc đẩy mạnh vào tâm trí chúng ta. Chúng ta có đáp lại ỏn đã được thổi hỏi bởi Thần Khí Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta làm chủ́ng nhân cho Ngài hay không? Chúng ta có tha thủ́ cho kẻ thù hay không? chúng ta có đem thủ́c ăn cho ngủỏ̀i đói, chia áo mặc vỏ́i ngủỏ̀i thiếu thốn hay không? Hay là đủ́c tin của chúng ta chỉ là nhủ̃ng đồ vật trình bày bên ngoài và chỉ đi nhà thỏ̀ thôi. Chúng ta có thỏ̉ hỏi của Thần Khí Thiên Chúa hay không? Chúng ta có thay đổi đỏ̀i sống và tìm thấy ỏn gọi làm nhân chủ́ng cho Chúa Kitô Phục Sinh hay không?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


PENTECOST SUNDAY -C-
Acts 2: 1-11; Ps. 104; Romans 8: 8-17; John 20: 19-23


When you were growing up what traditional meal did you have on Pentecost Sunday? We have our traditional Christmas and Easter dinners, but not on Pentecost. The feast has none of the trappings of a big holiday for us: no exchange of gifts, a tree with colored lights, egg hunts, or new wardrobes. Pentecost is treated like just another Sunday on our calendars. We don’t exchange Pentecost cards, or visit family and friends bearing Pentecost gifts. For most of the people coming to church this day it’s just another Sunday – only it has a special name. Nor do we expect big crowds attending church today as on Christmas and Easter.

But in the church year Pentecost is on a par with Easter. Maybe it is good that there is no fuss in our culture for this feast, because it gives us a chance to focus on its importance and meaning for our church and our personal lives. While it may seem this way, the Spirit doesn’t just pop in on this day like a newly arrived visitor needing introductions to those assembled in church. The Spirit has been present with us throughout the history of salvation.

The Hebrew word for "spirit" is also the word for "breath" and "wind." As we read in the opening verses of Genesis, the Spirit ("wind") hovered over the watery chaos. This "wind," brings order out of the chaos. When Genesis describes God creating the first human it takes place in two steps. First, God forms him from the clay, but there is no life in the clay. God breathes life into the clay form and then there is a living human being.

Recalling this first occurrence of the Spirit gives us pause. God continues to breathe life into the dead places of our lives and the world. God’s Spirit has not stopped creating, not stopped breathing into our lifeless situations, deteriorating relationships, conflicts and hopelessness. No situation is beyond the life-giving possibility of the Spirit’s breath.

It is true that Pentecost doesn’t have the cultural trappings of the other secular and religious holidays – "60 days till Christmas!" But this gives us an occasion to focus on the feast and the possibilities the Spirit offers for our lives. We celebrate God’s love today; God’s constant outreach, offering life even in the seeming-impossible places and conditions of our world. Replay in your imagination God’s breathing into lifeless clay, creating life. It’s a powerful image that can give us hope when we see no hope.

God’s Spirit was active throughout the history of the Chosen people. The Spirit was given to those called to lead the people and the Spirit raised the prophets to call the wayward people back to God’s ways when they went astray. The Spirit was active throughout Jesus’ life, from the moment of his conception, at his baptism and in the signs and wonders he performed. Before Jesus returned to his Father he promised the Spirit to those who had followed him.

Today’s gospel begins in an atmosphere of mystery and anticipation. The disciples have locked themselves in a room out of fear. Mary Magdalene had reported the good news of the resurrection to them. Peter and the Beloved Disciple had gone to the tomb and found it empty. The suspense builds. What’s happened? What are we to believe? How can this be? What should we do next?
Amid the disciples’ fear and confusion the resurrected Jesus appears and bids them peace. He commissions them and gives them his Spirit so they can carry out their mission. John describes the giving of the Spirit by Jesus breathing on them. One recalls Genesis and God’s breathing into lifeless clay at the creation of the first human. What could be more dead than clay? Can you imagine a more dispirited group than Jesus’ shattered, fearful and disillusioned disciples – they are like that clay? But even here nothing is beyond the life-giving power of the Spirit. Having been given the gift of the Spirit the disciples, with their history of failure and dispersion, will be formed into a church that will leave their confined quarters and go to proclaim the risen Christ they have personally experienced.

There are two ways we come to faith. The first, is what the disciples experienced, an encounter with the risen Lord. The second, is through the Spirit-filled witness of those who have passed on the faith to us by their testimony and lives. Can you name those who have done that for you: been witnesses in word and deed to the risen Christ?

We can’t prove the "fact" of the resurrection to everyone’s satisfaction. Nor can we prove God created the world. What we do have, in our messed up world, are the people who are powerful signs of the active presence of the Spirit: peacemakers and those who practice forgiveness, mercy justice and reconciliation. Where do these powerful signs of the convincing reality of a good and beneficent God come from? These witnesses give evidence that God does, what God has done from the beginning, continues to breathe into formless clay to bring life into our world – again and again.

In parish neighborhoods where I have preached retreats, I’ve noticed signs of religion everywhere: people wearing crosses, rosaries hanging from rear-view mirrors, T-shirts proclaiming, "God loves you," houses with statues of St. Francis or the Blessed Mother on their front lawns. All well and good.

But on this feast of the enlivening and invigorating Spirit questions come to mind. Are we responding with the new breath of the Spirit to Jesus’ mandate to go and be his witnesses? Are we forgiving our enemies, feeding the hungry, clothing the naked, welcoming the stranger? Or, is our faith merely expressed in religious symbols and perfunctory church attendance. Have we inhaled the breath of our God, changed our lives and discovered our own vocation to be witnesses to the risen Christ?
 
Suy niệm lễ Đức Mẹ Fatima - 13 tháng 5
Lm Anthony Trung Thành
09:47 12/05/2016
Suy Niệm LỄ ĐỨC MẸ FATIMA

Chính ngày này, cách đây tròn 99 năm, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima với Lucia, Giaxinta và Phanxicô. Trong những lẫn hiện ra tại đó, Đức Mẹ đã nói với ba trẻ rất nhiều điều. Hôm nay, chúng ta cùng nhau đọc lại những sứ điệp đó để xem Đức Mẹ nhắn nhủ chúng ta làm gì?

Lần hiện ra thứ nhất, ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ nhắn nhủ: “Chúng con hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày, để cầu cho thế giới được chóng hòa bình và chiến tranh sớm chấm dứt”.

Vào Ngày 13 tháng 6 năm 1917, Đức Mẹ căn dặn rằng: “Các con hãy lần hạt và sau mỗi chục thì đọc: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa Hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Mẹ muốn các con đi học để biết đọc, biết viết, rồi Mẹ sẽ cho các con biết thêm những gì Mẹ muốn”.

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.

Sau khi cho ba trẻ thấy hoả ngục, Đức Mẹ nói: “Chúng con vừa xem thấy hỏa ngục nơi giam cầm những kẻ có tội. Để khỏi vào tai họa này, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên khắp thế giới. Nếu người ta thực hiện những điều Mẹ nói, thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình, chiến tranh sẽ chấm dứt. Nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm tới Thiên Chúa, thì chiến tranh sẽ bùng nổ dữ dội và khung khiếp hơn. Khi nào các con nhìn thấy ánh sáng xuất hiện khác thường, thì các con nhớ rằng đó là dấu hiệu Chúa báo cho các con hay, Thiên Chúa sắp dùng chiến tranh, đói khát, bắt bớ Giáo Hội và Đức Thánh Cha, hầu giáng phạt thế gian. Để ngăn ngừa những sự ấy, Mẹ nài xin người ta dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và rước lễ đền tạ trong các ngày thứ Bảy đầu tháng. Nếu nhân loại đáp ứng lời kêu gọi của Mẹ, nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ truyền bá những thuyết sai lầm trên toàn thế giới, sẽ gây ra nhiều cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Kẻ lành sẽ chịu tử đạo, Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Nhưng sau cùng Trái tim Mẹ sẽ toàn thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại và nhân loại sẽ được Chúa ban cho một thời hòa bình. Tại Bồ Đào Nha sẽ giữ được đức tin ».

Vào ngày 13 tháng 9 năm 1917, Đức Mẹ nói với Lucia : « Con hãy nói với mọi người tiếp tục lần hạt mỗi ngày để xin cho chiến tranh chóng chấm dứt ».

Vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ nói rằng : « Mẹ muốn xây một nhà thờ ở đây để tôn kính Mẹ. Mẹ là Mẹ Mân Côi. Mẹ muốn các con tiếp tục lần hạt mỗi ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh lính sắp được trở về với gia đình».

Tất cả những sứ điệp của Đức Mẹ qua những lần hiện ra trên đây được tóm lại trong ba mệnh lệnh, được coi như những phương thế tối hảo để cứu vãn hoà bình thế giới, đó là: Hãy cải thiện đời sống; Hãy lần hạt Mân Côi; Hãy tôn sùng Trái tim Mẹ.

Hãy cải thiện đời sống: Cải thiện đời sống hay thống hối ăn năn tội là cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong Kinh Thánh, từ Cựu Ước sang Tân Ước. Đó cũng là chủ đề chính mà Thánh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu rao giảng. Bởi vì, để được tha tội, để được cứu rỗi cần phải có lòng thống hối. Tại Fatima, Đức Mẹ cũng nhắc đi nhắc lại với ba trẻ việc sám hối, cải thiện đời sống. Lần hiện ra ngày 13 tháng 06 năm 1917, chị Lucia xin Đức Mẹ chữa lành cho một bệnh nhân. Đức Mẹ trả lời: “Nếu anh ấy ăn năn trở lại, thì trong năm nay anh sẽ được chữa lành”. Lần hiện ra ngày 13 tháng 10 năm 1917, chị Lucia cũng muốn xin ơn cho một số người, Đức Mẹ nói: « Mẹ sẽ ban cho một số, còn một số thì không. Nhưng họ phải cải thiện và xin ơn tha thứ lỗi lầm của họ. Đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm quá nhiều rồi ». Năm 1858, khi hiện ra tại Lộ Đức, Đức Mẹ lặp đi lặp lại ba lần với Thánh nữ Bernadette: “Hãy sám hối, hãy sám hối, hãy sám hối”.

Vậy, để được tha thứ tội lỗi, để thực hiện lời Mẹ nhắn nhủ, mỗi người chúng ta hãy quyết tâm cải thiện đời sống của mình bằng cách sám hối ăn năn và lãnh nhận Bí tích Giao Hoà.

Siêng năng lần hạt Mân Côi: Năm 1208, Đức Mẹ đã thân hành hiện xuống dạy thánh Đa Minh truyền bá việc lần hạt Mân côi. Năm 1858, khi hiện ra tại Lộ Đức, Đức Mẹ cũng mang tràng hạt theo và cùng lần hạt với Bernadette. Đặc biệt, ở Fatima, Đức Mẹ tự xưng mình là Nữ Vương Rất thánh Mân Côi. Ngài muốn chúng ta tỏ lòng tôn sùng Ngài trong phép lần hạt Mân Côi. Ngài khẩn khoản xin các em lần hạt, và cổ động cho người ta lần hạt, và đó cũng là một trong ba điều kiện để có hòa bình. Nhiều người nhờ ba trẻ xin Đức Mẹ ơn nọ ơn kia, Đức Mẹ thường trả lời: “Hãy bảo người ta lần hạt Mân Côi”. Chính Phanxicô lúc đầu không được trông thấy Đức Mẹ hiện ra, nhưng sau đó nghe lời chị Lucia, Phanxicô lần hạt và được thấy Đức Mẹ.

Vậy, lâu nay chúng ta đã siêng năng lần hạt chưa? Hãy quyết tâm lần hạt, lần hạt mỗi ngày, lần hạt chung, lần hạt riêng và lần hạt một cách sốt sắng. Làm vậy, không chỉ chúng ta thực hiện lời Mẹ dạy mà còn đem lại lợi ích hồn xác cho chúng ta và cầu nguyện cho hoà bình thế giới.

Tôn sùng Trái Tim Mẹ: Mẹ Maria vừa là Mẹ Thiên Chúa vừa là Mẹ của chúng ta. Mẹ là Đấng trung gian, là máng thông ơn Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta là phải tôn sùng Mẹ. Hơn nữa, chính Mẹ đã đích thân khuyên nhủ mọi người hãy tôn sùng trái tim Mẹ, trái tim đã bị đâm thâu vì tội lỗi của loài người. Mẹ khuyên nhủ chúng ta hãy yên ủi trái tim Mẹ, hãy ẩn mình trong trái tim ấy để chúng ta làm mọi việc với Mẹ, trong Mẹ, vì Mẹ và cho Mẹ.

Vậy, chúng ta đã làm những gì để thể hiện lòng tôn sùng Mẹ ? Có nhiều cách để chúng ta thể hiện lòng tôn sùng Đức Mẹ. Tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ bằng cách mang ảnh Mẹ trong mình, trang hoàng bàn thờ Mẹ trong gia đình, tôn kính ảnh tượng Mẹ tại các nơi công cộng. Tôn sùng Trái Tim Mẹ bằng cách mang áo Đức Bà, nhất là áo Đức Bà núi Camêlô. Tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ bằng cách đọc kinh cầu Đức Bà, đọc kinh Truyền Tin, giữ ngày thứ bảy đầu tháng, lần chuỗi Mân côi...Đặc biệt, tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ bằng cách tận hiến và phó thác cho Mẹ.

Sứ điệp của Mẹ Fatima luôn có tính thời sự. Ngày hôm nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang còn chiến tranh. Tội lỗi, gương xấu lan tràn khắp nơi. Đất nước Việt Nam chúng ta đang sống trong chế độ vô thần, đang bị thù trong giặc ngoài đe doạ: Đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ; đe hoạ về môi trường; đạo đức luân lý xuống cấp; nạn tham ô tham nhũng...Để cứu vãn thế giới, để đất nước thoát khỏi các đại nạn, để mỗi người được hưởng ơn cứu độ, mỗi người kitô hữu chúng ta hãy đến với Đức Mẹ, thực hành những sứ điệp mà Mẹ trao ban: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng trái tim Mẹ.

Để kết thúc, chúng ta nghe lời nhắn nhủ của vị cha chung Giáo Hội trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 11-5 vừa qua, Ngài nói: “Đức Mẹ Fatima mời gọi chúng ta một lần nữa hướng lòng cầu nguyện, ăn năn và hoán cải. Mẹ muốn chúng ta đừng bao giờ làm phiền lòng Chúa nữa. Mẹ báo trước cho toàn nhân loại về việc cần bỏ mình theo Chúa, nguồn cội của yêu thương và thương xót. Hãy theo gương thánh Gioan Phaolô II, một người sùng kính Đức Mẹ Fatima, hãy để tâm lắng nghe Mẹ Thiên Chúa và xin hòa bình cho thế giới. Chúc tụng Chúa Giêsu Kitô!”(Nguồn: phanxico.vn)

Lạy Mẹ Fatima, chúng con cám tạ Mẹ đã luôn đồng hành với nhân loại chúng con nhất là những lúc khó khăn. Xin Mẹ tiếp tục hướng dẫn và chỉ dạy để chúng con đi đúng đường lối của Chúa. Đặc biệt, xin Mẹ cho mỗi người chúng con luôn biết cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng Trái Tim Mẹ để thế giới và đất nước Việt Nam chúng con được sống trong hoà bình thịnh vượng. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Triều Yết Đức Thánh Cha 11/05/2016: Thiên Chúa là Cha vẫn yêu thương và chờ đợi con người trở về
VietCatholic Network
02:21 12/05/2016
Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của một người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi vào lòng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 60,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 11 tháng 5. Trước đó ngài đã chào các bệnh nhân tụ họp trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục, vì trời hơi mưa một chút. Ngài nói trong đại thính đường anh chị em sẽ dễ chịu hơn và có thể theo dõi buổi tiếp kiến trên màn hình khổng lồ. Tôi cám ơn anh chị em rất nhiều. Xin cám ơn. Xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi nhé! Giờ đây chúng ta cầu xin Đức Mẹ và tôi ban phép lành cho anh chị em. Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Kính Mừng chung với tín hữu và ban phép lành cho họ. Tiếp đến ngài lên xe díp mui trần ra quảng trường chào tín hữu. Lúc này trời đã tạnh và quang đãng.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa dụ ngôn người con hoang đàng, bắt đầu từ cuối dụ ngôn với niềm vui của con tim người cha và lời mời: “Chúng ta hãy mở tiệc mừng vì con ta đây đã chết nay lại sống, đã mất nay lại tìm được” (Lc 15,23-24). Với các lời này người cha đã ngắt lời đứa con thứ khi anh ta đang xưng thú lỗi lầm của mình: “Con không đáng được gọi là con cha nữa…” (c. 19). Và Đức Thánh Cha quảng diễn như sau:

Nhưng kiểu nói này không thể chịu đựng được đối với trái tim của người cha, mau mắn trả lại cho đứa con các dấu chỉ phẩm giá của nó: áo đẹp, nhẫn và dép. Chúa Giêsu không miêu tả một người cha bị xúc phạm và giận dỗi; một người cha nói chẳng hạn: “Mày sẽ phải trả giá”; không người cha ôm anh ta, chờ đợi anh ta với tình yêu thương. Trái lại điều duy nhất mà người cha lưu tâm là đứa con này đang đứng trước mặt ông khoẻ mạnh và an lành, và điều này khiến cho ông sung sướng và mở tiệc mừng. Việc đón tiếp đứa con trở về rất là cảm động: “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy nó, ông động lòng thương, chạy ra gặp con ngã vào cổ nó và hôn nó” (c. 20). Biết bao nhiêu dịu hiền; ông trông thấy con từ xa: điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là người cha liên tục lên sân thượng, để nhìn con đường và trông thấy đứa con trở về, đứa con đã làm đủ mọi chuyện, nhưng ông chờ đợi nó. Sự dịu hiền của người cha thật đẹp biết bao!

Lòng thương xót của người cha tràn đầy, vô điều kiện và đưọc biểu lộ ra trước khi đứa con nói. Chắc chắn đứa con biết mình đã sai lầm và thừa nhận điều đó: “Con đã phạm tội… xin cha đối xử với con như một đứa con ăn đầy tớ của cha” (c. 19). Nhưng các lời này tan biến trong sự tha thứ của người cha. Vòng tay ôm và nụ hôn của cha khiến cho anh hiểu rằng mặc dù tất cả, anh đã luôn luôn được coi như là con. Giáo huấn này của Chúa Giêsu quan trọng: điều kiện là con Thiên Chúa của chúng ta là hoa trái của tình yêu nơi con tim của Thiên Chúa Cha; nó không tuỳ thuộc các công nghiệp của chúng ta hay các hành động của chúng ta, và vì thế không ai có thể lấy mất đi của chúng ta, kể cả ma qủy! Không ai có thể lấy mất đi phẩm giá này.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: lời này của Chúa Giêsu khích lệ chúng ta đừng bao giờ thất vọng. Tôi nghĩ tới các người mẹ người cha, khi trông thấy các con mình xa rời và bước vào các con đường nguy hiểm. Tôi nghĩ tới các cha sở và giáo lý viên đôi khi tự hỏi không biết công việc của mình có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ tới những người trong tù và xem ra cuộc đời họ đã hết; tôi nghĩ tới biết bao người đã có các lựa chọn sai lầm và không thành công nhìn vào tương lai; tới tất cả những ai đói khát lòng thương xót và ơn tha thứ và tin rằng mình không xứng đáng được ơn ấy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tôi không bao giờ được quên rằng tôi vẫn luôn mãi là con của Thiên Chúa, của nột người Cha yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Cả trong tình trạng tồi tệ nhất của cuộc sống, Thiên Chúa vẫn chờ đợi tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm tôi, Thiên Chúa vẫn đợi chờ.

Trong dụ ngôn có một người con khác, người con cả: Cả anh ta cũng cần tái khám phá ra lòng thương xót của cha. Anh ta đã luôn luôn ở nhà, nhưng rất khác cha! Các lời của anh thiếu sự dịu hiền: “Cha xem con đã hầu hạ cha biết bao năm và không bao giờ trái lệnh cha, nhưng giờ đây cái thằng con cha đó trở về… (cc. 29-30). Chúng ta trông thấy sự khinh rẻ. Anh ta không bao giờ nói cha, và em. Anh ta chỉ nghĩ tới mình, anh ta khoe khoang là đã luôn luôn ở bên cạnh cha và phục vụ cha; nhưng anh ta đã không bao giờ sống sự gần gũi ấy với niềm vui. Và giờ đây anh ta tố cáo cha đã không bao giờ cho anh một con dê con để mừng lễ với bạn bè. Tội nghiệp người cha! Một đứa con bỏ nhà, đứa kia thì lại đã không bao giờ gần gũi cha thực sự! Cái khổ đau của người cha giống nỗi khổ đau của Thiên Chúa, nỗi khổ đau của Chúa Giêsu khi chúng ta rời xa, hay bởi vì chúng ta ở xa hoặc vì chúng ta ở gần nhưng lại không gần.

Người anh cả cũng cần lòng thương xót. Những người công chính, những người tin rằng mình công chính cũng cần lòng thương xót. Người con này đại diện cho chúng ta tất cả, khi chúng ta tự hỏi xem có đáng công vất vả nhiều như thế để rồi không nhận được gì đổi lại hay không. Đức Thánh Cha nêu bật giáo huấn của Chúa Giêsu như sau:

Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta nhớ rằng người ta không bao giờ ở trong nhà Cha để có một phần thưởng, nhưng bởi vì ta có phẩm giá là con có tinh thần trách nhiệm. Đây không phải là chuyện đổi chác với Thiên Chúa, nhưng là đi theo Chúa Giêsu là Đấng đã tận hiến chính mình trên thập giá không đong đếm.

“Con ơi, con luôn luôn ở với cha và tất cả những gì của cha là của con, nhưng phải mừng lễ và vui sướng” c. 31). Người Cha nói với con cả như thế. Cái luận lý của ông là cái luận lý của lòng thương xót! Người con thứ đã nghĩ rằng anh ta đáng phạt vì các tội của mình, người anh cả chờ đợi một phần thưởng cho các phục vụ của anh ta. Hai anh em không nói chuyện với nhau, họ sống các lịch sử khác nhau, nhưng cả hai đều theo lý luận xa lạ đối với Chúa Giêsu: nếu bạn làm tốt, thì được một phần thưởng, còn nếu bạn làm xấu, thì bị phạt. Đó không phải là cái luận lý của Chúa Giêsu. Nó không phải là cái luận lý của Ngài.

Cái luận lý này bị đảo lộn bởi các lời của người cha: “Cần phải mừng lễ và sui sướng bởi vì em con đã chết mà đã sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (c. 31). Người cha đã phục hồi đứa con đã mất và giờ đây cũng có thể phục hồi anh nó! Nếu không có người em út người anh cả cũng thôi là một người anh. Niềm vui lớn nhất đối với người cha là trông thấy các con ông nhận nhau là anh em.

Các người con có thể quyết định hiệp nhất với niềm vui của cha hay từ chối nó. Họ phải tự vấn về các ước mong của cha và quan điểm họ có về cuộc sống. Dụ ngôn kết thúc bằng cách để lửng đoạn kết: chúng ta không biết người anh cả đã quyết định làm gì. Và đây là một kích thích đối với chúng ta. Tin Mừng này dậy chúng ta rằng chúng ta tất cả đều cần bước vào trong nhà Cha và tham dự vào niềm vui của Cha, tham dự vào lễ mừng của lòng thương xót và tình huynh đệ. Anh chị em, chúng ta hãy mở rộng con tim chúng ta để thương xót như Cha.

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước nói tiếng pháp, đặc biệt các thị trưởng trong giáo phận Chartres, cũng như đoàn hành hương đảo Corse, do các Giám Mục sở tại hướng dẫn. Ngài mời gọi chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống bằng lời cầu nguyện và các việc lành phúc đức.

Chào tín hữu đến từ các nước Anh, Ailen, Đan Mạch, Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, quần đảo Seychelles và Hoa Kỳ Đức Thánh Cha xin Chúa đổ tràn đầy trên họ và gia đình họ niềm vui của Chúa phục sinh.

Chào các đoàn hành hương nói tiếng Đức ngài mời gọi tín hữu đi xưng tội trong Năm Thánh để được tình yêu của Chúa đánh động con tim.

Với các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngài khích lệ họ biết tham dự vào lễ hội của lòng thương xót và tình huynh đệ để biết sống nhân từ như Thiên Chúa Cha. Ngài đặc biệt xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên nhân dân Brasil đang phải sống những lúc khó khăn, biết hướng tới sự hòa hợp và hoà bình nhờ lời cầu nguyện và việc đối thoại, dưới sự hướng dẫn của Đức Bà Aparecida.

Chào các tín hữu Slovac, ngài xin Chúa Thánh Thần ban các ơn giúp mọi người trở thành chứng nhân can đảm của Chúa Kitô phục sinh.

Đức Thánh Cha cũng chào nhiều đoàn hành hương do các Giám Mục Italia hướng dẫn. Ngài cầu mong Năm Thánh cùng cố đức tin của họ để làm chứng cho Chúa Kitô. Ngài đặc biệt chào các linh mục Á châu và Phi châu sinh viên trường Thánh Phaolô, cũng như của học viện Antonianum.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ngài nhắc cho biết Chúa Nhật tới là Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngài cầu chúc các bạn trẻ biết nhận ra tiếng của Chúa Thánh Thần nói với con tim của họ. Ngài khích lệ các bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân của trung tâm Cottolengo tỉnh Trentola biết tín thác nơi Chúa Thánh Thần để nhận được ánh sáng ủi an của Chúa. Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc các đôi tân hôn, đặc biệt các cặp thuộc phong trào Tổ Ấm, phản ánh tình yêu trong sáng của Chúa trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Đức Thánh Cha ngỏ ý thành lập uy ban nghiên cứu tái lập thừa tác Nữ Phó tế
Thanh Quảng sdb
19:18 12/05/2016
Đức Thánh Cha Ngỏ ý Thành lập Ủy ban Học hỏi để Tái lập Thừa tác Nữ Phó tế
Thanh Quảng sdb

Đài phát thánh Vatican hôm thứ Năm ngày 12/5/2016 cho hay ĐTC Phanxicô đã đề xuất một cuộc thảo luận sâu sa về vai trò của nữ giới trong Giáo Hội, Ngài cho hay Ngài muốn thành lập một Ủy ban để nghiên cứu khả năng khôi phục lại các nữ phó tế. ĐTC đã trao đổi đối thoại với khoảng 900 các sơ là những người cầm đầu các Tu hội và Dòng tu cùng với Hội đồng Thượng cố vấn Quốc tế của các Bề Trên Tổng Quyền được gọi tắt là UISG.

Philippa Hitchen tường trình:

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu vấn đề này trong một cuộc triều yết riêng dành cho các sơ bề trên tổng quyền đang tham dự Đại hội Tổng quyền tại Rome trong tuần này, đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập của tổ chức.
Qua hơn một tiếng rưỡi triều yết, ĐTC đã đề cập tới sứ mệnh mục vụ của nữ giới trong đời sống tôn giáo, Đức Thánh Cha trả lời một số câu hỏi tế nhị, trong đó có câu về lịch sử của nữ phó tế. ĐTC trả lời rằng sự hiểu biết về vai trò của nữ phó tế trong Giáo Hội sơ khai không rõ ràng và nhất thống, nên thật hữu ích để thiết lập một ủy ban nghiên cứu về vấn đề này.

Nữ phó tế trong Giáo Hội tiên khởi

Cho đến thế kỷ thứ 5, chức phó tế được bộc phát mạnh mẽ trong Giáo Hội Tây phương, nhưng những thế kỷ sau đó chức này bị phai mờ đi và chỉ còn tồn tại như là một tiến trình cho các ứng sinh chuẩn bị chịu chức linh mục. Sau Công đồng Vatican II, Giáo Hội đã phục hồi vai trò của các phó tế vĩnh viễn, nhưng chỉ dành cho nam giới độc thân hay có gia đình. Nhiều chuyên viên tin rằng phụ nữ cũng có thể phục vụ trong vai trò này như đã từng có các nữ phó tế trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội như nữ phó tế Phoebe người được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi tín hữu Rôma.

Nhiều phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng Ngài muốn có sự gia tăng số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí quan yếu trong Giáo Hội, vì quan điểm của nữ giới rất quan trọng trong việc hình thành và thực hiện các quyết định của Giáo Hội. ĐTC nhận xét việc thông dự hội nhập của nữ giới trong đời sống của Giáo Hội bị coi là còn rất "yếu kém", ĐTC nhấn mạnh "chúng ta phải tiến bước về tương lai".

Khi được hỏi về khả thể phụ nữ có thể giảng dậy trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói điều quan trọng là phải phân biệt các giờ phụng tự khác nhau, trong đó các bài giảng thuyết có thể được thuyết giảng bởi nam nữ tu sĩ hay giáo dân; còn trong Thánh Lễ, việc giảng dậy được kết nối với thiên chức linh mục phục vụ "người đại diện Đức Kitô".

Thay đổi Giáo Luật

Trước các vấn nạn về việc thay đổi Giáo Luật để tạo sự thuận lợi cho việc cải tổ trong đó người phụ nữ được đảm trách nhiều vai trò, Đức Thánh Cha trả lời điều đó có thể, và Ngài cho hay điều ấy cần trải qua một tiến trình thẩm định của nhiều cơ quan có thẩm quyền.

Phục vụ chứ không phục dịch

Cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những công việc quan trọng mà các sơ đang chăm sóc cho người nghèo và bên lề xã hội. ĐTC nói đây là một ơn gọi phục vụ trong Giáo Hội và không bao giờ được coi như là bị ép buộc phục dịch, dù đôi lúc được yêu cầu làm. Các sơ không nên sợ bị coi là quá 'hoạt động', trong hoạt động của các con cho những người nghèo; ĐTC nói tiếp, các con cũng nên tìm thời giờ nghỉ ngơi và để lắng nghe các hội viên lớn tuổi hoặc đau yếu trong cộng đoàn của chúng con vì các sơ ấy là nguồn quý báu của sự khôn ngoan và kỷ niệm.
 
Văn thư Chúc mừng Sinh Nhật 2560 năm của Đức Phật.
Thanh Quảng sdb
19:48 12/05/2016
Văn thư Chúc mừng Sinh Nhật 2560 năm của Đức Phật.
Thanh Quảng sdb

Theo Thông tấn xã Fides truyền đi vào ngày thứ Nam 12/5/2016 thì tại Thủ đô Seoul nhân dịp kỷ niệm 2560 ngày sinh nhật của Đức Phật, Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng Giám Mục của Seoul, trong một văn thư gửi đến cộng đồng Phật giáo nhân dịp kỷ niệm 2560 năm ngày sinh của Đức Phật, ĐHY viết: “Xã hội chúng ta đang sống đầy nhiễu nhương mâu thuẫn và chia rẽ trong thời điểm khó khăn hiện nay, tôi cầu xin “lòng đại từ bi thương xót của Đức Phật tuôn trào xuống xã hội chúng ta đang sống".
Trong văn bản của Thông tấn xã Agenzia Fides, ĐHY viết: "Tôi ước nguyện giáo huấn của lòng thương xót từ bi xả hỷ của Đức Phật và của Chúa Giêsu được mọi người đón nhận, và hai tôn giáo của chúng ta có thể cùng đồng hành trên con đường của sự thật, để soi dẫn người thế và xây dựng một xã hội an hòa hạnh phúc ".
Đức Hồng Y bày tỏ "lời chúc mừng chân thành nhân dịp kỷ niệm 2560 năm ngày sinh của Đức Phật", và Ngài đại diện cho những người Công Giáo Hàn Quốc phát biểu: "Tôi hy vọng lòng từ bi xả kỷ dồi dào và lòng thương xót của Đức Phật được tuôn tràn trong tâm lòng từng người trong quí vị". Giáo Hội Công Giáo tại Hàn Quốc luôn có một mối quan hệ liên tôn rất tốt đẹp với các nhà lãnh đạo Phật giáo. Đức Hồng Y Yeom và Hòa thượng Jaseung, người đứng đầu Giáo Hội Phật giáo Hàn quốc có tên là "Korean Bhussit Jogye" luôn có những tương giao mật thiết và những lời cầu chúc trao gửi cho nhau vào những dịp Giáng sinh của Công Giáo hay Sinh nhật của Đức Phật cũng như những sinh hoạt liên tôn khác…
 
Bắc Kinh, Đài Loan và tương lai bang giao Vatican – Trung Quốc
Vũ Văn An
22:57 12/05/2016
Theo tin CNA/EWNT, giai đoạn mới trong mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Trung Hoa lục địa có thể sẽ bắt đầu cùng với việc trống sứ thần tại toà sứ thần Tòa Thánh hiện nay ở Đài Loan.

Sự hiện diện của một tòa sứ thần Tòa Thánh tại Đài Loan đã có từ thời nội chiến Trung Hoa; nó hiện là trở ngại cho các liên hệ ngoại giao cả mấy thập niên nay. Thực vậy, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Hoa lục địa) chưa bao giờ nhìn nhận Đài Loan như Cộng Hòa Trung Hoa. Nó coi Đài Loan như một tỉnh nổi loạn cần phải được tái hội nhập vào quê hương của nó.

Các liên hệ giữa Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hòa Trung Hoa từ hồi tháng 11 năm 2015 đã có được một chút hoà dịu, khi Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cận Bình gặp Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu tại Singapore.

Trong mấy thập niên gần đây, tòa sứ thần Tòa Thánh không có sứ thần. Thay vào đó, người đứng đầu tòa này chỉ là một nhà ngoại giao cấp thấp hơn, hàng tùy viên (chargé d’affairs). Tùy viên mới nhất tại Đài Loan là Đức Ông Paul Fitzpatrick Russell, một công dân Hoa Kỳ 57 tuổi, xuất thân từ Greenfield, Mass.

Ngày 19 tháng Ba vừa qua, Toà Thánh tuyên bố Đức Ông Russell đã được bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan. Việc bổ nhiệm này khiến tòa sứ thần tại Đài Loan không có người đứng đầu. Sự kiện này có thể là dấu hiệu của một khai triển mới trong các mối liên hệ Tòa Thánh và Trung Hoa lục địa. Rất có thể Tòa Thánh sẽ để tòa sứ thần ở Đài Loan không có người đứng đầu, trong diễn trình bình thường hóa quan hệ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ ra hết sức lưu tâm tới việc tái lập các mối liên hệ với Trung Hoa lục địa, và ngài không giấu giếm ý muốn được viếng thăm Bắc Kinh.

Dưới thời Tập Cận Bình, các liên hệ của Tòa Thánh với Trung Hoa lục địa đã được cải thiện trên bình diện ngoại giao. Điều đáng lưu ý là Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên được phép bay qua không phận Trung Hoa lục địa để tới Nam Hàn và Phi Luật Tân.



Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gần đây cho hay: các liên hệ với Trung Hoa lục địa “đã và hiện vẫn là một phần của con đường dài với nhiều giai đoạn khác nhau. Con đường này chưa được kết thúc và chúng ta sẽ chung kết nó thuận theo Ý Chúa”.

Đức Hồng Y Parolin nói với tạp chí Ý San Francesco Rivista rằng các mối liên hệ giữa Trung Hoa lục địa và Tòa Thánh “đang sống giai đoạn tích cực của chúng, vì đã có nhiều dấu hiệu từ hai phía cho thấy ý muốn tiếp tục thương thảo nhằm cùng nhau tìm ra các giải pháp cho vấn đề Giáo Hội Công Giáo hiện diện tại quốc gia mênh mông này”. Đức Hồng Y cho rằng “các viễn ảnh hiện rất hứa hẹn”. Ngài hy vọng “mùa hoa sẽ xum xuê và mang lại nhiều trái tốt, vì lợi ích của Trung Hoa và toàn thế giới”. Bài phỏng vấn này đã được công bố ngày 4 tháng Năm nhân dịp có bản dịch tờ San Francesco Rivista sang Quan Thoại Trung Hoa.

Để gặt hái được hoa trái của việc hòa hoãn ngoại giao này, rất có thể tòa sứ thần tại Đài Loan sẽ tiếp tục không có đại diện cao cấp cho Đức Giáo Hoàng trong một thời gian. Điều này không có nghĩa tòa sứ thần sẽ bị đóng cửa. Một nguồn tin quen thuộc với môi trường Trung Hoa cho rằng rất có thể Tòa Thánh sẽ hạ cấp tòa sứ thần này xuống hàng một toà sứ thần nội sự (inter-nunciature), không được xem như một đại diện ngoại giao. Hãng tin China Post đã tiên đoán việc này cách nay mấy tháng.

Điều đáng lưu ý là mô thức tòa sứ thần nội sự này có thể được so sánh với các liên hệ giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh trước khi hai bên chính thức thiết lập ngoại giao đầy đủ vào năm 1984. Còn nhớ năm 1893, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII thiết lập một tòa sứ thần ở “cấp phi ngoại giao” làm điểm tiếp xúc giữa Đức Giáo Hoàng và hàng giáo phẩm Công Giáo Hoa Kỳ.

Phương thức trên tương phản với điều vẫn gọi là “giải pháp Việt Nam”. Việt Nam không có liên hệ ngoại giao với Vatican, nhưng hiện vẫn tham dự hàng loạt các cuộc thương thảo song phương với Tòa Thánh. Năm 2011, quốc gia này đã chấp nhận “một đại diện không thường trú” của Tòa Thánh. Tuy nhiên, chức vụ này hàm nghĩa một vai trò ngoại giao. Hiện nay, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Tòa Thánh chưa sẵn sàng thiết lập bất cứ liên hệ ngoại giao nào.

Tòa Thánh rất có thể di chuyển tòa sứ thần ở Đài Loan qua Bắc Kinh. Họ Tập rất có thể chấp nhận việc này nếu Tòa Thánh, đồng thời, yêu cầu Đài Loan đóng cửa tòa đại sứ của họ bên cạnh Tòa Thánh.

Các bước tiến tới bất cứ liên hệ chính thức nào giữa hai bên nên diễn ra cùng với việc thỏa thuận ngầm về việc đề cử giám mục; hiện thời, chính phủ Trung Hoa lục địa không phải lúc nào cũng thừa nhận các giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm.

Một số nhà chuyên môn nhận định rằng nên nhìn các liên hệ Giáo Hội và Nhà Nước ở Trung Hoa dưới một ánh sáng mới. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội và từng can dự vào cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh từ thập niên 1980, đã đề cập tới chủ đề này dịp giới thiệu một cuốn sách hồi tháng 12, 2015. Ngài nói rằng nên bỏ kiểu nói lưỡng phân “Giáo Hội hầm trú” và “Giáo Hội chính thức” (quốc doanh!) ở Trung Hoa; thay vào đó, nên nói đến Giáo Hội Trung Hoa như một phần được chính phủ công nhận, một phần không.

Một ý nghĩ có thể giúp Giáo Hội hầm trú ra khỏi “hang toại đạo” là để Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm các giám mục từ một danh sách do chính phủ Bắc Kinh đề nghị hay ít nhất có thể được họ chấp nhận.

Thủ tục trên có thể đơn giản hóa diễn trình chấp thuận đôi hiện nay giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa lục địa. Việc này cũng có thể làm dễ dàng hơn việc hợp thức hóa các giám mục hiện vẫn bị chính phủ Trng Hoa lục địa coi là “giấu giếm” (chui).



Tòa Thánh thiết lập liên hệ với Trung Hoa năm 1922, dù chỉ ở cấp thấp. Năm 1946, Tòa Thánh thiết lập một tòa sứ thần nội sự với Trung Hoa. Các nhà ngoại giao của Tòa Thánh rời Bắc Kinh năm 1951, vì bị tân chính phủ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trục xuất sau khi Tưởng Giới Thạch rút qua Đài Loan.

Tòa sứ thần nội sự được nâng lên hàng tòa sứ thần năm 1966. Nó vẫn giữ tên Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Trung Hoa, mặc cho hai chính phủ Trung Hoa tranh chấp về danh xưng.

Các tiến bộ hiện nay giữa Tòa Thánh và Trung Hoa lục địa không hề có nghĩa Tòa Thánh muốn quên người Công Giáo tại Đài Loan. Thực vậy, Đức Ông Russell đã thực hiện được nhiều công trình đáng kể tại Đài Loan, điều đã được Tổng Thống Mã thừa nhận trong bài diễn văn từ biệt ngài vào ngày 7 tháng Tư vừa qua.

Tổng Thống Mã, có lẽ sợ các liên hệ đôi bên sẽ yếu đi, nên đã nhắc tới liên hệ ngoại giao song phương đã có từ 74 năm nay. Ông nhấn mạnh một số bước đột phá ngoại giao kể từ năm 2008. Trong số này có: thỏa hiệp giáo dục cao đẳng song phương về việc nhìn nhận các khóa học, tốt nghiệp, chứng chỉ, văn bằng; buổi hòa nhạc của Ca Đoàn Nhà Nguyện Sistine tại Đài Bắc năm 2014; cuộc triển lãm năm 2015 “Các Kho Tàng Từ Trời” tổ chức ở Đài Bắc, trưng bầy các công trình nghệ thuật của Vatican; và phái đoàn do Tổng Thống Mã lãnh đạo tham dự lễ đăng quang của Đức Phanxicô năm 2013.

Trong khi các liên hệ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có khuynh hướng cải thiện, và một cuộc tông du Trung Hoa xem ra đã bớt tính mơ mộng để trở thành khả hữu nhiều hơn, thì chính Đài Loan cũng đang muốn chứng tỏ mình có liên hệ lâu đời với Trung Hoa.

Thời gian mới có thể cho biết liệu có thể có một tùy viên mới đến thay thế Đức Ông Russell hay việc ra đi của ngài đánh dấu việc kết thúc một thời kỳ. Vào lúc này, ngài chỉ đơn giản chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ với sứ mệnh cải thiện và củng cố các liên hệ với một quốc gia vốn là cửa ngõ đi vào Âu Châu.

Viết theo Andrea Gagliarducci
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mấy suy nghĩ quanh thông báo 'cá chết' của HĐGMVN
Alf Hoàng Gia Bảo
11:24 12/05/2016
Vào ngày 30/4/2016 vừa qua, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) - Tổng Giám Mục Giáo Phận Sàigòn ra thông báo với nội dung người Công Giáo "chúng ta cần phải làm gì" trước tình hình cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung?

Do nội dung có liên quan đến bảo vệ môi trường nên Ngài đã trích dẫn thông điệp Laudato Si của Giáo Hội để hướng dẫn tu sĩ giáo dân những việc cần làm mà Ngài cho rằng "đây không phải là điều đơn giản..." bởi lẽ "về những vấn nạn cụ thể, trên nguyên tắc, Giáo Hội không có lý do để đề nghị một giải đáp dứt khoát, và Giáo Hội hiểu, phải biết lắng nghe, sau đó đề nghị một cuộc tranh luận chân thành giữa các nhà khoa học, nhưng phải luôn tôn trọng các ý kiến khác biệt". (nguyên văn và hết trích).

Qua tìm hiểu được biết thông điệp Laudato Sí do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 18.06.2015. ‘Laudato sí’ có nghĩa là 'Vinh danh Thiên Chúa' được lấy tên từ lời cầu của thánh Phanxicô 'Laudato sí, mí Signore': Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa, trong ‘Bài ca Vạn vật’ để nhắc nhở mọi người trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’.

Thông điệp này được tòa thánh ban hành không lâu trước hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên Hợp Quốc gọi tắt là COP21 (21th Conference Of Parties) được tổ chức tại Paris với lãnh đạo của 147 quốc gia tham dự trong hai tuần từ ngày 12/12/2015. Do vậy, Laudato Sí được xem như quan điểm chính thức của quốc gia Vatican về bảo vệ môi trường toàn cầu. Đồng thời, là 'kim chỉ nam' của Giáo Hội để giải quyết các vấn nạn về môi trường trong tương lai.

Tài liệu bao gồm 6 chương, 246 đoạn dài chừng 60 trang giấy với trên 40 ngàn từ được phát hành bằng 8 ngôn ngữ: Ả rập, Đức, Anh, Tân Ban Nha, Pháp, Ý, Ba Lan và Bồ Đào Nha. Mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy toàn văn thông điệp Laudato Sí trên website chính thức của tòa thánh tại đây (1) hoặc không cần tìm hiểu sâu có thể xem bản tóm lược tại đây (2).

Trở lại với thông báo, đoạn trích dẫn trên nằm ở mục 61, cuối Chương I "Điều gì đang xảy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta?" (WHAT IS HAPPENING TO OUR COMMON HOME) nói về sự khác biệt quan điểm (A VARIETY OF OPINIONS) . Nguyên văn đầy đủ của nó bằng Anh ngữ như sau:

On many concrete questions, the Church has no reason to offer a definitive opinion; she knows that honest debate must be encouraged among experts, while respecting divergent views. But we need only take a frank look at the facts to see that our common home is falling into serious disrepair. Hope would have us recognize that there is always a way out, that we can always redirect our steps, that we can always do something to solve our problems.

Xin tạm dịch:

Trước các vấn nạn cụ thể Giáo Hội không nhất thiết phải bày tỏ một quan điểm dứt khoát, nhưng biết rằng việc tranh luận trung thực trong giới chuyên gia cần được khuyến khích trong sự tôn trọng các quan điểm khác biệt nhau. Nhưng chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế để thấy rằng, ngôi nhà chung của chúng ta đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Sự hy vọng sẽ luôn giúp chúng ta tìm ra lối thoát, chúng ta có thể sẽ phải thường xuyên thay đổi cách làm, và luôn phải làm điều gì đó để giải quyết những vấn nạn này.

So sánh nó với đoạn trích dẫn chúng ta dễ dàng nhận ra sự ‘cắt xén’ (và luôn phải làm điều gì đó để giải quyết những vấn nạn này.,) mà cụ thể là thông báo chỉ đề cập đến sự cần thiết tranh luận giữa các chuyên gia (khách thể) nhưng lại ‘quên’ không đả động gì đến sự cần thiết hành động của Giáo Hội (chủ thể) tức người có đạo trong chúng ta.

Tóm lại, diễn tả một cách nôm na theo tinh thần của thông báo là hãy ‘nói thôi nhưng đừng làm gì cả’ trước vấn nạn cá chết hiện nay!

Sự thiếu sót này là vô tình hay hữu ý chỉ người soạn thông báo mới biết. Tuy nhiên, có một chi tiết rất đáng lưu ý về thời điểm ra thông báo này (30/4/2016) là lúc sự bức xúc của dư luận về 'cá chết' đã lên đến đỉnh điểm và kêu gọi biểu tình tại các thành phố lớn vào sáng hôm sau 1/5 để phản đối tập đoàn Formosa xả nước thải độc ra biển làm ô nhiễm môi trường, cũng như sự chậm trễ điều tra, thái độ thái độ vô trách nhiệm qua những phát ngôn cẩu thả bất nhất của nhiều quan chức liên quan đến vụ việc v.v... và sự việc đã diễn ra khiến chính quyền VN cảm thấy lo sợ như thế nào, hẳn mọi người đều đã biết.

Vậy phải chăng,

+ Do đã đoán trước được 'cơn thịnh nộ' của người dân, nhằm hạn chế 'rủi ro' chính quyền CSVN đã vận động / đề nghị HĐGM-VN qua Đức Cha Phaolo trấn an dư luận giúp, nhất là giới Công Giáo? Bởi đọc thông báo này chúng ta không thể hiểu khác mục đích của HĐGMVN là muốn giáo dân ngày mai hãy 'yên phận' ở nhà đừng đi tham gia biểu tình!

+ Do được chính quyền báo trước họ sẽ mạnh tay mà thông báo nhận định "đây không phải là điều đơn giản"? Nhưng điều chi khiến HĐGMVN lại cho rằng việc bày tỏ bức xúc về môi trường bị ô nhiễm một cách ôn hòa để giúp cho đất nước, xã hội được tốt hơn là ‘không đơn giản’?

Người có đạo chúng ta ai có chứng kiến cảnh nhiều người biểu tình sáng 8/5 bị đánh vô cớ ngay trước nhà thờ Đức Bà và trường Hòa Bình tại nơi có thể xem như 'mặt tiền' của giáo phận mới thấy tính kém thuyết phục trong thông báo của Giáo Hội.

Bản thân việc 'mượn tay' thanh niên xung phong vốn chỉ là một công ty trách nhiệm hữu hạn làm lực lượng chính trong đàn áp thay công an để chính quyền đỡ bị ‘xấu mặt’ đã lột trần bản chất hay dở của sự đàn áp. Chính vì vậy, hình ảnh người biểu tình bị đánh đập bắt bớ đã gây ‘phẫn nộ’ khắp nơi. Một số nhà báo ‘lề phải’ tham gia biểu tình cũng bắt đầu lên tiếng, nhiều luật sư trong nước tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ miễn phí các nạn nhân nếu họ khởi kiện công ty TNXP ra tòa.

Thay lời kết

Vẫn biết, dưới sự cai trị độc đoán của đảng CSVN Giáo Hội cũng là nạn nhân, tiếng nói của HĐGMVN và các giám mục chưa bao giờ được tôn trọng trong việc bênh vực công lý và bảo vệ sự thật.

Do vậy, nếu HĐGMVN không có bản thông báo 'cá chết' kia thì người biểu tình Sàigòn vẫn không thoát khỏi đàn áp. Nhưng, như chuyện khổ nạn của Chúa Jesus, Judas không 'chỉ điểm' dẫn quân lính đến vườn Cây Dầu thì Chúa cũng bị bắt và xử chết trên thập giá. Bởi "Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người" nhưng Juda vẫn bị Chúa quở trách nặng "khốn cho kẻ nào nộp Con Người” (Mt 26,24). Giá như HĐGMVN đừng ra bản thông báo ấy thì hay hơn.

Bởi trong khi không mấy người có đạo nào biết và đọc nó thì ngược lại qua nó chính quyền đọc được rõ quan điểm muốn ‘đứng ngoài cuộc’ của các vị đứng đầu Giáo Hội. Và chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đã góp phần giúp họ cảm thấy tự tin hơn trong việc trấn áp biểu tình.

Sở dĩ đảng CSVN còn có thể kéo dài lê thê sự cai trị của họ đến nay, mà ngoại trừ vài triệu đảng viên và gia đình họ chiếm chưa đầy 10% dân số, còn lại hầu như ai cũng từng là nạn nhân của họ, nguyên nhân chính là do chúng ta dễ dãi chấp nhận họ qua thói quen im lặng, thói quen ‘vâng phục’ không phản đối của mình từ năm này qua năm khác, hết thế hệ này sang thế hệ khác.

Dân tộc VN chúng ta rất bất hạnh vì cái giá phải trả cho thống nhất đất nước là quá đắt: hơn 80 năm cộng sản cai trị đã khiến cả 100 triệu dân nay gần như ‘tê liệt’ hết mọi ý thức đề kháng chính tri. Hậu quả là đốt đuốc khắp nơi cũng không thấy nổi nhân vật nào tầm cỡ dù chỉ bằng ½ bà Aung San Suu Kyi như của Miến Điện láng giềng.

Do vậy, sự thay đổi chỉ có thể đến bằng 1 trong 2 cách: hoặc mọi người 'nằm chờ sung rụng' cho đến khi đảng CSVN tự tan rã hoặc mỗi cá nhân trong xã hội nhận thức được một cách rõ ràng về giá trị cộng hưởng sức mạnh của từng cá nhân bé nhỏ, đặc biệt là với lãnh đạo các tôn giáo.

Ngày 11/5/2016

Alf Hoàng Gia Bảo

(1) ENCYCLICAL LETTER LAUDATO SI OF THE HOLY FATHER FRANCIS ON CARE FOR OUR COMMON HOME

(2) Tóm lược Thông Điệp ”Laudato sí” của Đức Thánh Cha Phanxicô

 
Việt - Mỹ được gì, mất gì khi TT Obama đến Hà Nội
Phạm Trần
09:45 12/05/2016
VIỆT-MỸ ĐƯỢC GÌ, MẤT GÌ KHI TT OBAMA ĐẾN HÀ NỘI ?

Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 22 đến 25 tháng 05 (2016). Nhưng Việt Nam sẽ được gì và Mỹ sẽ mất gì nếu đảng Cộng sản Việt Nam cứ bám cổ Trung Quốc mà đu giây ?

Hai nghi vấn này phải do Lãnh đạo Việt Nam quyết định vì Việt Nam sẽ có lợi hơn Mỹ nếu những người cầm quyền ở Việt Nam biết nhìn ra lối đi nào có lợi cho đất nước trước bối cảnh họ bị Bắc Kinh bao vây và kìm kẹp mỗi ngày một chặt chẽ hơn.

YẾU TỐ LỊCH SỬ

Trước
hết nói về lịch sử thì ông Obama là vị Tổng thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam, kể từ khi hai nước bình thường quan hệ ngọai giao năm 1995 dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton.

Ông Clinton cũng là người quyêt định bỏ cấm vận Việt Nam để Hà Nội có thể nối kết mậu ơdịch với Thế giới theo chủ trương “đổi mới” năm 1986, dưới thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh.

Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam lần đầu vào tháng 11 năm 2000, 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Sau đó, ông còn trở lại Việt Nam lần thứ hai vào tháng 12/2006 với tư cách chủ tịch Quỹ Bill Clinton trong chuyến thăm các nước châu Á nhằm vận động hợp tác cho kế họach phòng chống HIV/AIDS.

Sau khi mãn nhiệm 8 năm làm Tổng thống ngày 20 tháng 1 năm 2001, ông Bill Clinton còn thăm Việt Nam thêm 3 lần nữa vào các năm 2010, 2014 và 2015 để đánh dấu 20 năm quan hệ ngọai giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội.

Vợ ông Clinton, nguyên Ngọai trưởng Hillary Clinton cũng đã thăm chính thức Việt Nam một số lần. Bà chắc chắn sẽ đại diện cho đảng Dân chủ để tranh chức Tổng thống với đối thủ Tỷ phú Donal Trump của đảng Cộng Hoà vào tháng 11/2016.

Nếu đắc cử, Bà Clinton sẽ là vị nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ và cũng là người hiểu nhiều và biết rộng về đất nước và con người Việt Nam.

Về phiá Cộng Hòa, Tổng thống George W. Bush cũng đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 đến 20 tháng 11 năm 2006 khi ông đến Hà Nội dự Hội nghị thượng đỉnh APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation)

Như vậy, đối với các nhà lãnh đạo Mỹ thời hậu chiến Việt Nam thì Việt Nam vẫn chưa bị lãng quên nhờ có vị trí chiến lược đường biển và đất liền quan trọng trong tuyến phòng thủ an ninh ở Biển Đông và miền Nam Trung Quốc.

Vậy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống mãn nhiệm Obama có gì đáng quan tâm không ?

Trước hết, Tòa Bạch Ốc nói : “The President will first visit Vietnam, where he will hold official meetings with Vietnam's leadership to discuss ways for the U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership to advance cooperation across a wide range of areas, including economic, people-to-people, security, human rights, and global and regional issues.” (Tạm dịch: “Trước hết Tổng thống sẽ thăm Việt Nam và sẽ có các buổi họp và thảo luận với các Nhà Lãnh đạo Việt Nam về đường hướng thúc đẩy Hợp tác Tòan diện sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, kể cả kinh tế, quan hệ nhân dân, an ninh, nhân quyền, và các vấn đề quan tâm của khu vực và Thế giới.” )

Tòa Bạch Ốc cũng cho biết thêm: “In Hanoi, the President will deliver a speech on U.S.-Vietnam relations. During meetings and events in Hanoi and Ho Chi Minh City, the President will discuss the importance of approving the Trans-Pacific Partnership this year. The President also will meet with members of civil society, the Young Southeast Asian Leadership Initiative, entrepreneurs, and the business community.”

(Tạm dịch: “Trong thời gian ở Hà Nội, Tổng thống sẽ đọc một Diễn văn nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Và trong các cuộc họp ở Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thống sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc cần thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) trong năm nay. Tổng thống cũng sẽ gặp các thành viên của Tổ chức Dân sự, Sáng kiến về Những Nhà Lãnh đạo trẻ Á Châu, các Doanh nhân và Cộng đồng thương mại.”)

Quốc hội Việt Nam dự trù sẽ biểu quyết chấp thuận TPP trong phiên họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV, dự trù khai mạc vào tháng 7/2016. Tuy nhiên lịch thảo luận TPP của Quốc hội Mỹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khi nào thì phe đa số kiểm soát Hạ viện hay Thượng viện Mỹ muốn thảo luận. Việc này cũng phải chờ sau kết qủa bầu cử Mỹ tháng 11, bao gồm cả Tổng thống, 30 Nghị sỹ và tất cả 435 Dân biểu Hạ viện.

Viễn ảnh đưa TPP ra trước Quốc Hội Mỹ còn mập mờ hơn vì cả hai ứng cử viên Tổng thống Dân chủ Hillary Clinton và Donald Trump của Cộng Hòa đều không hài lòng với nội dung đã được Hoa Kỳ đồng ý với 11 nước thành viên. Cả hai đều ngỏ ý “phải xem xét”, nếu đắc cử Tổng thống vì TPP không có lợi cho công nhân Mỹ.

NHÂN QUYỀN

Trong buổi họp báo sáng 10/5 (2016) tại Hà Nội, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel cho báo chí biết hai bên cũng sẽ “nỗ lực giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại (giúp Việt Nam tháo gỡ bom mìn, tìm quân nhân mất tích và tẩy rửa chất độc da cam v.v…) và tiếp tục thảo luận, mở rộng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền, cải cách pháp luật.”

Báo chí Việt Nam thuật lời Ông Russel nói rằng: “Phía Mỹ nhận thức rõ Việt Nam là thành tố quan trọng trong nỗ lực tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổng thống Obama sẽ thảo luận cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam để tìm giải pháp ứng phó với hàng loạt thách thức trong khu vực và toàn cầu, xây dựng trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và nguyên tắc chung, giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông.”

Như vậy rõ ràng ông Obama sẽ rất bận rộn với một chương trình làm việc dầy đặc từ Hà Nội và Sài Gòn tập trung chính vào 4 lĩnh vực : Hợp tác kinh tế; Nhân quyền; Biển Đông và sửa đổi Luật pháp của Việt Nam cho phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu của TPP.

Trong TPP, chuyện phiá Việt Nam đang băn khoăn là làm sao có thể dung hòa việc thực thi quyền tổ chức nghiệp đòan lao động độc lập với Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam của chính phủ; quyền đình công và ngăn cấm nhà nước không được bắt người và giam cầm tùy tiện.

Trong lĩnh vực nhân quyền, chính phủ Obama tuy nhìn nhận đã có những tiến bộ của phía Việt Nam trong mấy năm qua, song nhìn chung vẫn còn nhiều vấn đề Hoa Kỳ quan tâm và mong Việt Nam làm tốt hơn.

Về những điểm Mỹ chưa hài lòng thì đã được viết trong Báo cáo Nhân quyền năm 2015 của Bộ Ngọai giao Mỹ về Việt Nam: “ Những vấn đề nổi bật nhất về quyền con người tại Việt Nam là sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do của công dân bao gồm tự do hội họp, tự do lập hội và tự do ngôn luận; chưa có sự bảo vệ đầy đủ đối với các quyền về quy trình tố tụng hợp pháp của công dân, bao gồm sự bảo vệ chống bắt giam tùy tiện.”

Báo cáo viết tiếp : “ Những vi phạm quyền con người khác bao gồm việc tước đoạt sinh mạng tùy tiện và trái luật; công an tấn công và dùng nhục hình; bắt giữ người và giam cầm tùy tiện do các hoạt động chính trị; công an tiếp tục ngược đãi nghi can trong quá trình bắt giữ và tạm giam, kể cả việc sử dụng vũ lực làm chết người, cũng như các điều kiện khắc khổ của trại giam, và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận và trấn áp những người bất đồng quan điểm; thực hiện kiểm soát và kiểm duyệt báo chí; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet và tự do tôn giáo; duy trì việc theo dõi chặt chẽ thường xuyên các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại. Chính quyền tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký của các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có các tổ chức nhân quyền. Nhà chức trách hạn chế sự thăm viếng của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền vốn không đồng tình với sự giám sát của chính quyền.”

VŨ KHÍ-BIỂN ĐÔNG

Phía Việt Nam tất nhiên không hài lòng với kết luận về tình trạng nhân quyền của Việt Nam nên luôn luôn nêu ra lý do nhân quyền phải “phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam” để biện hộ cho hành động đàn áp và hạn chế các quyền tự do công dân. Việt Nam cũng luôn luôn bác bỏ cáo buộc đang giam giữ không xét xử và trái pháp luật khỏang 400 người đấu tranh dân chủ, nhân quyền và tự do mà Tây phương gọi là “tù nhân chính trị”.

Phiá Hà Nội chưa bao giờ nhận có giữ các tù nhân chính trị mà chỉ bắt giam những người vi phạm luật pháp Việt Nam, tiêu biểu như Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, Blogger Nguyễn Hữu Vinh tự Ba Sàm, Luật sư Nguyễn Văn Đài và Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, phụ tá của Ba Sàm v.v…

BIỂN ĐÔNG – BÁN VŨ KHÍ

Vậy tại sao Mỹ lại liên kết những tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam với việc bán vũ khí sát thương cho Hà Nội ?

Bởi vì Quốc hội Mỹ là nơi giữ tay hòm chìa khoá của việc bán buôn này. Nhiều Nghị sỹ và Dân biểu, tiêu biểu chư Chủ tịch Ủy ban Quân viện của Thượng viện là Nghị sỹ John McCain, cựu tù binh ở Hỏa Lò, Hà Nội đã công khai đòi Hành Pháp Mỹ phải chứng minh Việt Nam tôn trọng nhân quyền và phải có những tiến bộ cụ thể thì ông mới chấp thuận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Phía Việt Nam, trong một số cuộc họp cao cấp với Mỹ, tiêu biểu như cuộc họp tại Hà Nội giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (Mỹ) và Đại tướng Phùng Quanh Thanh hồi tháng 6/2015, ông Thanh đã yêu cầu Mỹ tháo gỡ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam vì nhu cầu tân trang cho quân đội.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Carter ngày 01/06/2015, ông Thanh nói, qua lời người Thông dịch rằng:” Việc tháo bỏ tòan diện lệnh cấm bán vũ khí nằm trong phạm vi quyền lợi chung của hai quốc gia. Tôi nghĩ rằng quyết định này không nên ràng buộc với vấn đề nhân quyền.”

(“Speaking during a news conference after the meeting with Carter, Thanh said through an interpreter that the full removal of the weapons sales restrictions would be “in line with the interests of both countries. And I think we should not attach that decision to the human rights issue.”, AP, 06/01/2015)

Xung quanh tin đồn Tổng thống Obama có thể công bố quyêt định bán vũ khí sát thương cho Việt Nam khi ông đến Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel nói khẳng định tại Hà Nội ngày 10/5 (2016) rằng Hoa Kỳ “ chưa có quyết định như vậy”.

Tuy nhiên ông cũng lưu ý các nhà báo : “Chúng ta cần nhớ rằng, năm 2014, Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, giúp Việt Nam tiếp cận các vũ khí phục vụ khả năng phòng vệ và tăng cường bảo vệ bờ biển. Nó là nhu cầu chính đáng của Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền. Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm cho thấy mối quan hệ chiến lược về an ninh và quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày càng lớn mạnh”.

Sở dĩ có tin Tổng thống Obama có thể sẽ công bố quyết định bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì Bộ trưởng Quốc Phòng Ash Carter đã xác nhận ông ủng hộ việc này.

Tại cuộc điều trần trước Ủy ban Quân viện của Thượng viện Mỹ ngày 28/04/2016, Chủ tịch Ủy ban, Nghị sỹ John McCain hỏi ông Carter:”Liệu ông có gỡ bỏ những giới hạn về vũ khí đối với người Việt Nam ?”

(SASC chairman John McCain : “You would support lifting restrictions on provision of weapons to the Vietnamese?”)

Bộ trưởng Carter đáp:”Chúng ta đã thảo luận chuyện này trước đây, và tôi trân trọng sự lãnh đạo của Ngài Chủ tịch về vấn đề này, tôi tán thành.”

(Carter’s response : “We’ve discussed this in the past, and I appreciate your leadership in that regard, Chairman, and yes.”)

(theo mạng báo Breaking Defense, 28/04/2016)

Theo ông Russel, tình hình Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các nước có tranh chấp chủ quyền mà còn là vấn đề lớn của cả thế giới.

Vấn đề vũ khí Mỹ có thể sớm vào Việt Nam đã được đặt ra từ khi Trung Quốc gia tăng ngân sách Quốc phòng lên 7,6% chi tiêu quân sự so với năm 2015 , hay lên tới 146 tỷ USD. Đồng thời Bắc Kinh cũng xây dựng sân bay và các căn cứ quân sự, bến cảng nước sâu cho tầu chiến sử dụng tại Hòang Sa và tại vùng 7 bãi đá chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.

Trung Hoa cũng đang đe dọa an ninh đối với Phi Luật Tân ở hai khu vực Bãi Cỏ Mây (Ayungin Reef khoảng 120 hải lý cách bờ biển Philippines trong khi cách bờ biển Trung Quốc hơn 800 hải lý), và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) trong cùng khu vực được Trung Hoa khoanh vùng trong hình Lưỗi Bò, hay còn gọi là đường 9 đọan. Phi Luật Tân đã kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế và vụ kiện sẽ được xét xử trong thời gian gần.

MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG

Vì sự hiện diện quân sự phi pháp của Trung Hoa ở Biển Đông mà Hoa Kỳ, dưới quyền Tổng thống Obama đã xoay trục quân sự từ Châu Âu và Trung Đông về Á Châu-Thái Bình Dương từ năm 2010.

Do đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel mới nói tại Hà Nội hôm 10/5 (2016) : “ Phía Mỹ nhận thức rõ Việt Nam là thành tố quan trọng trong nỗ lực tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.”

Ông Ruissel nói với báo chí ở Hà Nội rằng nhiều nước bày tỏ quan ngại về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các thực thể Bắc Kinh chiếm đóng.

Ông nói:“Hai ngày trước, tôi có mặt tại Lào cùng các phái đoàn cấp cao các nước để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Hầu như các bên đều bày tỏ quan ngại về Biển Đông. Các quan chức cấp cao cho rằng các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế và quyền của mỗi nước theo luật”.

Ông nói thêm:” Mỹ không đứng về bên nào trong tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông mà thiên về luật pháp quốc tế. Là quốc gia hùng mạnh, Mỹ đảm bảo thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không ở mọi khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép. Tuy nhiên, Washington sẽ không thỏa mãn nếu các nước nhỏ không được hưởng các quyền như Mỹ.” (theo Zing.VN, 10-05-2016)

Nhà ngọai giao Mỹ cón vui vẻ và tự tin nói thêm rằng: “ Nếu Hải quân Mỹ, lực lượng hùng mạnh nhất thế giới, không đảm bảo được các quyền này, những nước yếu hơn khó có thể hiện thực nó. Nếu chiến hạm Mỹ không thực hiện được việc đảm bảo các quyền lợi chính đáng, tàu hàng và tàu cá khó có thể đi qua mà không bị lực lượng hùng mạnh khác ngăn cản”. (Zing.VN, 10-05-2016)

Như vậy, khi Tổng thống Obama đến Hà Nội thăm lần đầu với tư cách một Nhà Lãnh đạo hàng đầu Thế giới thì hẳn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Lãnh đạo nhà nước Việt Nam phải suy nghĩ xem họ muốn đưa đất nước về đâu.

Những người này không thể chỉ biết nhìn xa 5 năm hay 10 năm mà họ phải thấy tương lai đất nước dài hơn, nếu muốn thoát Trung mà vẫn bảo vệ được quyền lợi Tổ quốc, chủ quyền và vẹn tòan lãnh thổ. -/-

Phạm Trần

(05/016)
 
Xin mang lấy mùi chiên
Sơn Ca Linh
09:53 12/05/2016
XIN MANG LẤY MÙI CHIÊN

“Như thế chúng ta cần phải đi ra để trải nghiệm phép xức dầu của chúng ta, trải nghiệm sức mạnh và tính công hiệu mang giá trị cứu chuộc của nó : tại những “vùng ngọai biên”, nơi có đau khổ, nơi có đổ máu, nơi có sự mù lòa đang ước muốn được nhìn thấy, nơi có những tù nhân của biết bao ông chủ độc ác.
…anh em hãy làm những mục tử với mùi của chiên”
(Bài giảng Lễ Dầu năm 2013 của ĐTC Phanxicô số 6,7)


Mùi của chiên Việt Nam ôi ngộ quá,
Chiên thuộc dòng con Lạc cháu Hồng,
Của 4 ngàn năm trời cao biển cả,
Của hình hài chữ S non sông !

Mùi trầu cau thân thương một đời của mẹ,
Mùi thuốc rê chân chất của cha,
Mùi bồ kết tóc dài buông của chị,
Mùi áo mới của em mỗi độ xuân qua…

Sao hôm nay chiên mang mùi rất lạ,
Mùi hận thù nhãn hiệu Mác- Lê,
Mùi đói rách tang thương tơi tả,
Mùi dối gian phĩnh gạt ê hề !

Mùi của đất Tây Nguyên hăng bùn đỏ,
Bô-xít thay rừng thẳm nguyên sinh,
For-mo-sa nhấn chìm biển cả,
Cá chết, ghe buồn đứng lặng thinh…

Mùi của máu tanh, lệ buồn đắng chát,
Bao năm qua huynh đệ tương tàn !
Giờ ruột vẫn còn đau quặn thắt,
Bí với bầu thù hận miên man !

Mùi mồ hôi trên vạt ruộng nứt đất,
Người nông dân đói rách khóc thầm,
Đâu còn nữa bờ xôi ruộng mật,
Kiếp trâu bò lê lết lặng câm.

Mùi khét kinh niên của đồng bào dân tộc,
Đâu còn nghe tiếng suối chim ca,
Núi thẳm rừng xanh ai lấy mất,
Đàn ta-rưng vang nổi thiết tha !

Mùi da thịt lõa lồ thân gái điếm,
Bụng đói thì chân phải biết bò.
Chấp nhận tương lai chân trời tím,
Lấy chồng xa đổi phận âu lo !

Mùi mồ hôi theo em cùng tấm vé,
Ngày lại ngày lếch thếch phố xa.
Mất tuổi thơ, mất luôn tình mẹ,
Có còn chăng năm tháng mịt mờ !

Mùi mặn chát mồ hôi người thợ trẻ,
Người ta vắt cạn những đồng lương.
Sức con người như đồng xu nhẹ,
Kiếm đâu ra một chút tình thương !

Mùi tanh tưởi từ dùi cui báng súng,
Trên những người mang tiếng công an,
Dân chủ tự do là bạo lực,
Tình tự anh em đó bạo tàn.

Mùi đấu đá của bọn ăn trên ngồi trước,
Mang mặt nạ đầy tớ nhân dân.
Túi tham nhũng mang đầy bạo ngược,
Mặc ai đau ai khổ chẳng cần.

Mùi nước mắt của vạn người oan khúc,
Mất đất nhà mang kiếp tha phương.
Bao tù nhân lương tâm oan ức,
Thân dập vùi đòn vọt thảm thương.

Mùi chiên đó, ôi những mùi rất thật,
Chẳng thơm lừng hương mỹ phẩm xa hoa.
Bởi dân tôi cả một đời chân chất,
Lại mang theo ngàn thương tích đậm đà !

Những “Mùi chiên” đó, chiên Việt Nam chính cống,
Ai đồng hành xin mang lấy mùi chiên,
Bước xuống đi sẽ nhìn bao cuộc sống…
Và lắng nghe bao thổn thức triền miên !

Sơn Ca Linh




 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mái Chùa
Nguyễn Đức Cung
18:15 12/05/2016
MÁI CHÙA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chim khôn đậu nóc nhà quan
(Ca dao)
Chim ngoan tìm chốn bình an mái chùa.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Buổi Canh Thức Lau khô những giọt lệ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:13 12/05/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 19:30 chiều thứ Năm 5 tháng Năm, lễ Chúa Lên Trời, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Canh Thức “Lau khô những giọt lệ” với sự hiện diện của khoảng 9 ngàn tín hữu. Đây là một cử hành đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót dành cho tất cả những ai đang đau khổ và những người tìm kiếm sự ủi an.

Đức Thánh Cha và hai linh mục phụ giúp ngài đang tiến lên bàn thờ trong khi ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và cộng đoàn hát “Misericordes sicut Pater” là bài hát chính thức của Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc buổi canh thức.

Nhân danh Cha, và Con+ và Thánh Thần.

Cộng đoàn: Amen

Đức Thánh Cha: Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.

Cộng đoàn: Và ở cùng cha.

Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện:

Lạy Cha là Chúa Tể Trời Đất là nguồn mạch của sự ủi an, Đấng hứa ban trời mới đất mới cho những người lữ hành trong dòng đời, xin ủi an tâm hồn dân Chúa, là những người trong đức tin và sự thánh thiện đang trên đường lữ hành hướng về ngày vinh quang Chúa được tỏ lộ viên mãn. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen.

Các thành viên của một gia đình và hai cá nhân đã trải qua những loại đau khổ khác nhau trong cuộc sống của họ đã lần lượt trình bày các chứng từ của họ trước cộng đoàn về những trải nghiệm đau đớn của họ và cách họ được giúp đỡ để phục hồi từ những đau khổ này.

Sau chứng từ thứ nhất của một gia đình, cộng đoàn cùng hát bài “Resta con noi, Signore, la sera”, nghĩa là “Ở lại với chúng con, Chúa ơi, vì trời đã tối”.

Giờ đây cộng đoàn nghe bài trích sách Tiên Tri Isaia (40, 1-5. 9-11)

Thiên Chúa anh em phán: “Hãy an ủi, an ủi dân Ta:

Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành:

thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong,

vì Thành đã bị tay ĐỨC CHÚA giáng phạt gấp hai lần tội phạm.”

Có tiếng hô:

“Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho ĐỨC CHÚA,

giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng

cho Thiên Chúa chúng ta.

Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy,

mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống,

nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng,

chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu.

Bấy giờ vinh quang ĐỨC CHÚA sẽ tỏ hiện,

và mọi người phàm sẽ cùng được thấy

rằng miệng ĐỨC CHÚA đã tuyên phán.”

Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao.

Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem,

hãy cất tiếng lên cho thật mạnh.

Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng:

“Kìa Thiên Chúa các ngươi! “

Kìa ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền.

Bên cạnh Người, này công lao lập được,

trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên.

Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa,

tập trung cả đoàn dưới cánh tay.

Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng,

bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.

Cộng đoàn đang nghe chứng từ thứ hai.

Sau chứng từ thứ hai cộng đoàn hát lại bài “Resta con noi, Signore, la sera”, nghĩa là “Ở lại với chúng con, Chúa ơi, vì trời đã tối”.

Kế đó cộng đoàn nghe bài trích thư Thánh Phaolô gởi dân thành Côrintô (1:1-7)

Tôi là Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, và ông Xốt-thê-nê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của họ và của chúng ta. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.

Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su. Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người.

Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Cộng đoàn đang nghe chứng từ thứ ba.

Sau chứng từ thứ ba cộng đoàn hát lại bài “Resta con noi, Signore, la sera”, nghĩa là “Ở lại với chúng con, Chúa ơi, vì trời đã tối” và nghe một bài giảng của Thánh Gregorio Nazianzeno, Giám Mục Thành Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sinh năm 329 và qua đời năm 390.

Trong bài suy niệm, Thánh Gregorio Nazianzeno viết

“Chúng ta không cử hành với những gì là không xứng đáng, nhưng với sự thanh khiết và niềm vui của tinh thần, và với những ngọn đèn thắp sáng toàn bộ nhiệm thể của Giáo Hội, đó là những chiêm niệm và tư tưởng của Thiên Chúa, chiếu sáng toàn bộ thế giới.

Anh em thân mến, chúng ta không khó khăn đối với những ai làm điều sai trái chống lại chúng ta, chúng ta không vì những tư riêng của mình mà lên án. Nhưng, chúng ta trình bày giáo huấn của Chúa Kitô, Đấng, nhận được vinh quang từ đau khổ vô biên. Trước Thiên Chúa, chúng ta chỉ biết cảm tạ vì bao nhiêu điều tốt lành Ngài tuôn đổ trên chúng ta. Chúng ta giành chiến thắng với lòng thương xót những người đã áp bức chúng ta và với sự tha thứ được hình thành bởi sự hiền lành và sức mạnh Chúa ban cho chúng ta.

“Các ngươi đong cho ai đấu nào thì cũng sẽ được đong trở lại như thế”

Nếu ai đó gây ra những đắng cay trên chúng ta, chúng ta hãy để lại những điều ấy cho Thiên Chúa và tòa án thế giới bên kia. Đừng suy nghĩ đến việc trả thù trả oán những hình phạt mà họ gây ra cho chúng ta. Thay vào đó, chúng ta hãy càng có lòng yêu thương, nếu có thể, qua gương sáng của chúng ta. Đó là món quà lớn nhất chúng tôi có thể trao ban cho họ.

Kết thúc bài chia sẻ, ca đoàn hát bài “Nei cieli un grido risuonò”, nghĩa là “Trời xanh tung hô”.

Giờ đây, cộng đoàn đang nghe bài Tin Mừng theo Thánh Matthêu nói về Tám Mối Phúc Thật.

Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng:

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.

Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.

Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.

Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng như sau trong buổi Canh Thức như sau:

Thưa Anh Chị Em,

Sau những chứng từ đầy xúc động mà chúng ta đã nghe, và trong ánh sáng của Lời Chúa, là Lời đem lại ý nghĩa cho sự đau khổ của chúng ta, trước hết, chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần đến ở giữa chúng ta. Ngài có thể soi sáng tâm trí của chúng ta để tìm ra những từ thích hợp có khả năng mang lại niềm ủi an. Xin Ngài mở rộng tâm hồn chúng ta, để chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa luôn luôn hiện diện và không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong những lúc khó khăn. Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ rằng Ngài sẽ không để họ mồ côi, nhưng ở mọi thời điểm trong cuộc sống, Ngài sẽ luôn gần gũi với họ bằng cách gửi Thánh Thần của Người, Đấng An Ủi (x Jn 14:26) đến giúp đỡ, dưỡng nuôi và ủi an họ.

Vào những lúc buồn bã, đau khổ và bệnh tật, giữa những đau khổ của bách hại và buồn sầu, tất cả mọi người đều tìm kiếm một lời ủi an. Chúng ta cảm nhận một nhu cầu mạnh mẽ có ai đó gần gũi và từ bi đối với chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm những gì là mất phương hướng, bối rối, chán nản, đau lòng hơn chúng ta tưởng. Chúng ta nhìn xung quanh chúng ta với sự hoài nghi, cố gắng để xem liệu chúng ta có thể tìm được một người thực sự hiểu được những nỗi đau của chúng ta. Tâm trí của chúng ta tràn ngập các câu hỏi mà chẳng có câu trả lời nào. Lý trí tự nó không có khả năng giải thích ý nghĩa của những cảm xúc sâu xa nhất của chúng ta, hiểu thấu những nỗi đau chúng ta cảm nghiệm và đưa ra các câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm. Vào những lúc như thế, hơn bao giờ hết chúng ta cần những luận lý của con tim, là điều duy nhất có thể giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm bao trùm lên sự cô đơn của chúng ta.

Bao nhiêu nỗi buồn chúng ta thấy trên rất nhiều khuôn mặt xung quanh chúng ta! Bao nhiêu nước mắt đang đổ mỗi giây trên cõi đời này; mỗi giọt lệ tuy khác nhau nhưng cùng tạo thành, một đại dương hoang vu kêu đòi lòng thương xót, lòng từ bi, và sự ủi an. Những giọt nước mắt cay đắng nhất được hình thành từ sự độc ác của con người: những giọt nước mắt của những người đã phải chứng kiến một người thân yêu bị tách ly khỏi họ bằng bạo lực; những giọt nước mắt của ông bà, cha mẹ, và con cái; với đôi mắt cứ nhìn chằm chằm vào hoàng hôn và thấy thật khó khăn để nhìn thấy bình minh của một ngày mới. Chúng ta cần lòng thương xót, và sự ủi an đến từ Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều cần đến sự ủi an này. Đây là cái nghèo của chúng ta nhưng cũng là sự vĩ đại của chúng ta: đó là khẩn cầu sự ủi an của Thiên Chúa, Đấng trong sự dịu dàng của Ngài đến để lau những giọt lệ từ đôi mắt của chúng ta (x Is 25: 8; Rev 7:17; 21: 4).

Trong nỗi đau của chúng ta, chúng ta không đơn độc. Chúa Giêsu, biết rõ thế nào là khóc thương trước sự mất mát một người thân. Nơi một trong những trang cảm động nhất của Tin Mừng, Chúa Giêsu chứng kiến Maria khóc trước cái chết của em mình là Lazarô, Ngài đã không thể cầm được nước mắt. Ngài xúc động sâu xa và bắt đầu khóc (x Jn 11: 33-35). Thánh Sử Gioan, khi mô tả chuyện này, muốn cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chia sẻ biết ngần nào nỗi buồn và sự đau khổ của bạn bè Ngài. Những giọt lệ của Chúa Giêsu làm bối rối biết bao các nhà thần học trong nhiều thế kỷ, nhưng những giọt lệ ấy đã tắm gội biết bao các linh hồn và là dầu chữa lành bao nhiêu những vết thương. Chúa Giêsu cũng tự mình cảm nghiệm nỗi sợ đau khổ và cái chết, sự thất vọng và chán nản trước sự phản bội của Giuđa và Thánh Phêrô, và đau buồn với cái chết của người bạn mình là Lazarô. Chúa Giêsu “không bỏ mặc những người mà Ngài yêu thương” (Augustinô, trong Joh., 49, 5). Nếu Thiên Chúa có thể khóc, thì tôi cũng có thể khóc, vì biết rằng Ngài hiểu tôi. Những giọt nước mắt của Chúa Giêsu có tác dụng như một liều thuốc giải độc cho sự thờ ơ của tôi trước những đau khổ của anh chị em mình. Những giọt lệ của Ngài dạy cho tôi biết biến những nỗi đau của người khác thành nỗi đau của chính mình, để chia sẻ sự chán nản, đau khổ của những ai đang trải qua những tình huống đau buồn. Những giọt lệ của Ngài làm cho tôi nhận ra nỗi buồn và tuyệt vọng của những người đã phải chứng kiến thi thể của một người thân yêu bị cướp đi khỏi họ, và những người không còn có một chỗ nào có thể tìm được sự ủi an. Những giọt lệ của Chúa Giêsu không thể tuôn ra mà không có một phản ứng nào từ phía những người tin vào Ngài. Như Ngài đã ủi an, chúng ta cũng được mời gọi để an ủi.

Trong lúc bối rối, thất vọng và nước mắt, trái tim của Chúa Kitô hướng đến Chúa Cha trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện là phương thuốc thật sự cho những đau khổ của chúng ta. Trong lời cầu nguyện, chúng ta cũng có thể cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự dịu dàng trong ánh mắt của Ngài an ủi chúng ta; sức mạnh của lời Ngài nâng đỡ chúng ta và cho chúng ta hy vọng. Chúa Giêsu, đứng trước mộ của Lazarô, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha vì đã nhận lời con. Con biết rằng Cha luôn luôn nhận lời con” (Ga 11: 41-42). Cả chúng ta cũng cần đến sự xác tín rằng Cha nhận lời chúng ta và đến trợ giúp chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa, đổ vào lòng chúng ta, cho phép chúng ta nói rằng khi chúng ta yêu thương, không có gì và không ai có thể tách chúng ta khỏi những người chúng ta yêu mến. Thánh Phaolô Tông Đồ nói với chúng ta điều này với những lời rất ủi an: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?.. Không. trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.” (Rm 8:35, 37-39). Sức mạnh của tình yêu biến đau khổ thành sự xác tín nơi chiến thắng của Chúa Kitô, và sự kết hiệp của chính chúng ta với Ngài, và với hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ một lần nữa được ở bên nhau và mãi mãi sẽ được chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa Ba Ngôi, là suối nguồn vĩnh cửu của cuộc sống và tình yêu.

Dưới chân của mỗi thập giá, Mẹ Chúa Giêsu luôn luôn ở đó. Với vạt áo của Mẹ, Mẹ lau đi những giọt lệ của chúng ta. Với bàn tay duỗi thẳng, Mẹ giúp chúng ta đứng dậy và Mẹ đồng hành cùng với chúng ta trên con đường của hy vọng.

Sau bài giảng của Đức Thánh Cha là phần lời nguyện giáo dân

Lời nguyện thứ nhất: Cầu cho các tín hữu Kitô bị bách hại vì đức tin.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai bị bách hại vì đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Xin Chúa Thánh Thần là Đấng An Ủi làm cho họ kiên trì trong thời gian thử thách và đưa vào đôi môi của họ lời của sự thật để rao giảng Tin Mừng với sự mạnh bạo.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, xin trợ giúp những con cái Cha đang cảm nghiệm nơi chính xác thịt họ những đau khổ của Chúa Kitô, và xin an ủi họ. Xin Chúa đón nhận những đau thương của họ như lễ vật dâng lên Cha vì phần rỗi của thế giới. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ hai: Cầu cho những người đang cơn nguy tử, những người bị tra tấn, bị bắt làm nô lệ, bị làm vật thí nghiệm y khoa.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đang ở trong tình trạng nguy hiểm cận kề cái chết, những ai bị tra tấn, bị thí nghiệm trái với ý muốn của họ và các hình thức khác nhau của chế độ nô lệ giữa những bất công của loài người. Xin cho họ được an ủi bởi sự xác tín rằng không có giọt nước mắt nào của họ sẽ bị mất đi trước mắt Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, Cha đã sai Con Một của Người đến với thế giới này để loan báo tự do cho những kẻ bị giam cầm và công bố sự giải thoát cho các tù nhân, xin Cha nâng đỡ những người là nạn nhân của quyền lực sự dữ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ ba: Cầu cho các nạn nhân của chiến tranh, khủng bố và bạo lực

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nạn nhân của chiến tranh, khủng bố và các hình thức bạo lực khác nhau, Xin Chúa Phục Sinh, nguồn mạch của hòa bình, đoái nhìn từng người và tái sinh trong tất cả mọi người niềm hy vọng.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, xin Cha tác động lên những con tim để ngăn chặn chiến tranh, hoán cải những con tim bạo lực và ban cho thế giới ân sủng bình an. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ tư: Cầu cho các trẻ em bị lạm dụng và những người trẻ bị cướp đi tuổi thơ

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các trẻ em không được yêu thương, bị lạm dụng và chà đạp nhân phẩm. Xin Chúa, Đấng hằng yêu mến những tâm hồn thơ bé, chữa lành những vết thương của họ và biến đổi những vết thương này thành niềm say mê mới cho cuộc sống.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, xin Cha an ủi người bị ảnh hưởng và hoán cải những con tim. Xin cho những giọt lệ của những người vô tội được đón nhận với sự vuốt ve ngọt ngào phụ tử của Chúa; và xin Chúa ban ơn tha thứ cho những ai đã tạo ra tai tiếng nhưng biết ăn năn chân thành. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ năm: Cầu cho tất cả những ai đang đau khổ về thể chất vì những căn bệnh nghiêm trọng, những người khuyết tật và cho tất cả các gia đình của họ.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đau khổ vì bệnh tật thể chất, do những hạn chế và mỏng dòn của con người. Chúa Giêsu kết hiệp những đau khổ của họ với những đau khổ của Ngài và ban cho họ sự bảo đảm rằng, trong mầu nhiệm thập giá, tất cả mọi thứ cùng hoạt động cho sự cứu rỗi của thế giới.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, Cha là bác sĩ của cơ thể và tinh thần, xin nâng dậy anh chị em của chúng con bị ảnh hưởng bởi khổ đau, hỗ trợ họ trên con đường thập giá và cho họ được chia sẻ trong mầu nhiệm Phục Sinh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ sáu: Cầu cho tất cả những ai bị buộc tội bất công, những người vô tội, những người bị tù đày oan sai, và những ai gánh chịu những bất công

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đau khổ vì sự bất công của con người. Chúa Giêsu, Đấng là Con Chiên vô tội, thấu biết đau khổ này, xin chiếu sáng những bóng tối quanh họ và an ủi họ với sự hiện diện của Ngài.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, Cha là trạng sư bênh vực lẽ phải: xin hãy chiến thắng bóng tối của sự lừa gạt và dối trá đang giam giữ bao nhiêu con người, và ban cho tất cả chúng con được sống trong ánh sáng của sự thật. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ bẩy: Cầu cho tất cả những ai đang bị bỏ rơi và bị lãng quên, chán nản và tuyệt vọng, đau khổ và tan nát tâm can

Chúng ta cầu nguyện cho những người đang sống trong tình trạng bị bỏ rơi và cô đơn, trong hoang vu của tâm hồn và tuyệt vọng, mất lòng tin và thống khổ. Xin cho tình huynh đệ và hiệp thông phát sinh từ mối quan hệ với Chúa Giêsu giúp họ tận hưởng niềm an ủi được thuộc về Giáo Hội.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, Con Cha trên thập tự đã trải qua những cay đắng bị bỏ rơi để dẫn đưa chúng con vào mối hiệp thông yêu thương với Cha: Xin cho Giáo Hội không ngừng trở nên nhà Tiệc Ly đích thực trong đó chúng con cảm nghiệm được niềm vui của tình huynh đệ. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ tám: Cầu cho tất cả những ai đang bị đè nặng dưới các hình thức nghiện ngập

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai bị nghiện ngập. Xin Chúa giải phóng những người mà Chúa Giêsu giành được bằng giá máu của Ngài. Xin cho tâm hồn và trí óc họ biết lựa chọn đường ngay nẻo chính và xin tăng cường ý chí theo đuổi con đường giải phóng họ.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, với lòng chân thành Cha đã tạo ra chúng con là những con người tự do xin đừng để chúng con rơi trở lại vào chế độ nô lệ và đưa chúng con ra khỏi những cảnh đời lầm than.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ chín: Cầu cho những gia đình đã mất con trước hoặc sau khi sinh, và những ai đang than khóc trước cái chết của người thân yêu

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đau buồn trước cái chết của một người thân yêu. Chúa Giêsu, Đấng đã khóc trước cái chết của người bạn thân là ông Lazarô và luôn luôn xúc động trước những đau khổ của con người, Ngài sẽ lau khô nước mắt của họ và cấy vào lòng họ đức tin nơi sự sống lại.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, Cha là nguồn mạch của mọi sự ủi an và hy vọng, xin Cha mở cửa Thiên Đàng cho anh chị em chúng con đã ly trần và ban cho chúng con niềm xác tín rằng chỉ trong Chúa cuộc sống của chúng con không bị lấy đi nhưng được thăng hoa trong mối giây yêu thương không bị bẻ gãy, bất kể là cái chết. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Lời nguyện thứ mười: Cầu cho những ai bị tách ly khỏi gia đình của họ và những người thân yêu, những ai đã bị mất nhà cửa, gia đình, công ăn việc làm vì những nguyên nhân khác nhau

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đang phải sống trong tình cảnh bị tách ly khỏi những người thân yêu của họ, những ai mất của cải và mái nhà. Xin Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn mạch của sự hiệp thông và hiệp nhất, làm sống lại mối giây liên kết huynh đệ và nâng đỡ những ước muốn đoàn tụ.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, Chúa Giêsu Con Cha đã có kinh nghiệm sống lưu vong và bị tách ly bởi lòng thù hận của con người, xin cho các gia đình được hội ngộ, hòa giải các dân tộc và khuấy động trong tất cả chúng con ước muốn chào đón và liên đới. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Cộng đoàn: Amen

Sau đó, cộng đoàn đã đọc kinh Lạy Cha

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

Sau kinh Lạy Cha buổi canh thức được tiếp tục với việc cầu nguyện trong thinh lặng trước bức ảnh Những Giọt Lệ Đức Mẹ từ thành Syracuse. Bức ảnh đã được trưng bày bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô để các tín hữu tôn kính. Bức ảnh này được liên kết với các hiện tượng ngoại thường xảy ra vào năm 1953.

Bức ảnh Những Giọt Lệ Đức Mẹ là một bức ảnh về Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ được đắp bằng thạch cao và được sản xuất hàng loạt tại Tuscany, Italia.

Một trong số những bức ảnh này đã được mua làm quà cưới cho đôi tân hôn Antonina và Angelo Iannuso khi họ kết hôn vào ngày 21 tháng 3, 1953.

Cặp vợ chồng mới cưới là những Kitô hữu thờ ơ và nhạt đạo, nhưng dù sao họ đã treo bức ảnh với một lòng sùng mộ ở bức tường phía sau giường ngủ của họ.

Angelo là một người lao động không đủ tiền có nhà riêng nên đã đưa cô dâu đến sống trong nhà của người anh trai tại số 11, đường Degli Orti, Syracuse, Sicily. Khi Antonina phát hiện ra cô đã có thai, cô đã không may mắc chứng nhiễm độc thai nghén khiến nhiều lúc cô bị co giật toàn thân và mù lòa trong một khoảng thời gian khi thì vài phút, có khi kéo dài đến vài giờ.

Lúc 3 giờ sáng Thứ Bảy 29 Tháng Tám, 1953, Antonina bị một cơn động kinh và bị mù. Lúc 08:30 sáng, thị lực của cô được khôi phục. Khi cô đã có thể nhìn thấy, cô thấy mình đang nhìn lên bức ảnh Đức Mẹ, và thật ngạc nhiên cô thấy mắt Đức Mẹ đẫm lệ. Lúc đầu, những người khác nghĩ rằng cô đã bị ảo giác do bệnh tật gây ra, nhưng Antonina khẳng định những gì mình đã thấy.

Gia đình cô nhìn lại và họ có thể nhìn thấy những giọt nước mắt chảy xuống trên má của Đức Mẹ. Những người hàng xóm đã được mời đến và họ cũng xác nhận thấy những giọt nước mắt này.

Bức ảnh được đưa ra trước cửa nhà và chảy nước mắt liên tục trong 4 ngày nữa trước một con số đông đảo những người tuôn đến kính viếng. Trong thời gian ấy nhiều người được chữa lành. Từ sau khi thấy Đức Mẹ khóc, Antonina Iannuso khỏi mọi bệnh tật và hạ sinh một cháu bé khoẻ mạnh đúng ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12, 1953.

Một ủy ban các nhà khoa học được thành lập để nghiên cứu hiện tượng này vào ngày 7 tháng 10 năm 1953.

Đức Tổng Giám Mục của Syracuse đến thăm nhà Iannuso để quan sát bức ảnh, Sau đó, ngài quay trở lại nhiều lần để đọc kinh Mân Côi với đám đông. Nhiều Hồng Y, Giám Mục khắp nước Ý cũng đến thăm.

Trong cuộc họp Hội Đồng Giám Mục Italia tại Silicy, Đức Hồng Y Ernesto Ruffini, Tổng giám mục Palermo, nói:

“Sau bao nhiêu những báo cáo khoa học, ghi nhận những kết quả tích cực từ việc phân tích hóa học kỹ lưỡng, chúng tôi đồng tâm nhất trí công bố rằng hiện tượng này là một thực tế không thể nghi ngờ.”

Trong chương trình phát thanh ngày 17 tháng 10 năm 1954, Đức Giáo Hoàng Piô XII cho biết:

“Chúng tôi nhìn nhận tuyên bố nhất trí của Hội đồng Giám mục được tổ chức tại Sicily về tính xác thực của sự kiện này và tự hỏi: Liệu con người có thể hiểu được ngôn ngữ bí ẩn của những giọt nước mắt này hay không?”