Ngày 09-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài chia sẻ lời Chúa nhân dịp kỷ niệm 25 năm LM của ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:57 09/05/2014
BÀI CHIA SẺ LỜI CHÚA NHÂN DỊP KỶ NIỆM 25 NĂM LM CỦA Đức Cha MATTHÊÔ NGUYỄN VĂN KHÔI

CHÀNG “HỌA SĨ DẠI KHỜ” VẺ CHÂN DUNG CHÚA (Bài giảng mừng ngân khánh linh mục)

Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ,

Đặc biệt, trọng kính Đức Cha Matthêô, là Chủ tế cũng là nhân vật chính trong Thánh Lễ tạ ơn mừng Ngân Khánh linh mục hôm nay

Trước hết, cùng với Đức Cha Vinh Sơn, Giám mục Ban Mê Thuột, toàn thể cộng đoàn chúng con cảm ơn Đức Cha, đã thân thương mời gọi chúng con quy tụ về đây để cùng với Đức Cha hân hoan tạ ơn Chúa vì hồng ân 25 năm trong chức linh mục của Đức Cha. (Chúng con xin cám ơn và chúc mừng Đức Cha bằng một tràng pháo tay thật nồng nhiệt…)

Vào năm 1989, tức sau biến cố 1975 đúng 14 năm, giáo phận Qui Nhơn lần đầu tiên có một lễ phong chức linh mục. Đây đúng là một sự kiện mục vụ quan trọng và đầy ý nghĩa. Bởi vì, khởi đi từ lễ phong chức nầy, con đường đến với chức linh mục của nhiều anh em chủng sinh không còn quá xa xôi và mịt mù nhưng đã hứa hẹn một chân trời rạng sáng hơn, đầy hy vọng hơn. Nói theo ngôn ngữ thi ca của cố linh mục Phêrô Đặng Xuân Thành, một linh mục trí thức, đạo đức và tài hoa xuất thân từ Qui Nhơn vừa mới qua đời trong tháng 11 năm 2013, thì biến cố ngày 10.5.1989 quả là một “Mảnh ván con” Chúa gởi tới cho giáo phận, cho nhiều người, khi “con tàu ơn gọi” một cách nào đó, đã vỡ tan tành :

Bổng sớm kia Chúa thương tình gởi tới

Mảnh ván con cho tôi rướn bám vào

Từ tro tàn Ngài đã khơi lửa mới

Và trong tôi hy vọng đã xôn xao [1]

Nếu thời điểm năm 1989 đã ghi một dấu ấn lịch sử không phai nhòa trong cuộc đời của Đức Cha qua nhiệm tích truyền chức, thì cùng thời điểm đó, con vẫn còn nhớ, thế giới đã trải qua những sự kiện quan trọng:

- Riêng tại Việt Nam, chúng ta không thể quên một sự kiện quan trọng liên quan đến Giáo Hội Việt Nam trong thời điểm nầy :

- Hồng Y Roger Etchegaray, đại diện Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thăm Việt Nam từ ngày 1 đến 13.7.1989. Đây là lần đầu tiên, kể từ năm 1975, một viên chức cao cấp của Toà Thánh đến viếng thăm Giáo Hội Việt Nam.

Nhắc lại những sự kiện tiêu biểu đó, để chúng ta cảm nhận rằng : Thiên Chúa chính là “Người Mục Tử” nhân lành và sáng suốt đã dẫn dắt cuộc đời mỗi người, Giáo Hội cũng như toàn thế giới đi trong “nẻo chính đàng ngay”, hay như cách diễn tả của TV 22 mà nhạc sĩ Phanxicô đã diễn đạt bằng những ca từ và giai điệu đầy thi vị theo ngôn ngữ của Việt Nam :

Người đưa tôi đi lên vườn trái ngát xanh trên đồi. Người dẫn tôi về tựa trùng dương buông gió dìu mây trời. Người sắp cho tôi yến tiệc thơm hương hoa, Người rót cho tôi ly rượu thắm chan hoà. Đầu tôi Người xức dầu thơm nồng nàn.(NS. Phanxicô)

Vâng, chuyện chức linh mục, trước tiên đó là chuyện của Chúa. Vì thế, mà người ta vẫn nói : linh mục đó là một huyền nhiệm. Thế nhưng, đấy cũng là chuyện của con người. Tôi vẫn nhớ, vào tuần tĩnh tâm linh mục giáo phận tháng 3/1989, Đức Cha Phaolô Huỳnh Đông Các đã gọi, báo tin và hỏi ý kiến của 3 anh em chúng tôi khi cả 3 đang lao động tại các vùng quê ở : An Hội Quảng Ngãi (Cha Grg. Anh), Gò Thị-Bình Định (Đức Cha Matthêô Khôi) và Mằng Lăng-Phú Yên (…). Nếu ngày xưa Chúa gọi các Tông Đồ khi tay các ông đang còn cầm lưới trên thuyền câu nơi biển hồ Galilê, thì vào năm 1989, Ngài đã kêu gọi khi chúng tôi đang cầm cuốc trên những mảnh ruộng của đồng quê “liên khu 5” – Ngãi –Bình- Phú.

Xin cộng đoàn cùng lắng nghe chính lời của Đức Cha đã ghi lại hoàn cảnh lúc bấy giờ :

“Tôi quyết định tham gia lao động trong hợp tác xã nông nghiệp tại Gò Thị quê hương tôi, vừa để nuôi sống cha mẹ già, vừa để chia sẻ cuộc đời lam lũ của bà con trong xóm. Cuộc sống thật nhiều vất vả từ sáng sớm đến tối mịt, dãi nắng dầm mưa, với những công việc đồng áng nặng nhọc theo tiếng kẻng chát chúa…”[2]

Và dĩ nhiên, trong hoàn cảnh đó, trước tiếng gọi của Chúa, tất cả chúng tôi đều có thể chấp nhận hay khước từ. Nhưng, như một lời thơ của thi sĩ nổi tiếng người Nga, thi sĩ Raxul Gamzatov :

“Trên trái đất đường đi không kể xiết ,

Đường dài lâu gian khổ cũng rất nhiều.

Nhưng anh hiểu khó và dài hơn hết

Là con đường ta vẫn gọi : Tình yêu”

Vâng, cách đây đúng 25 năm, chủng sinh Matthêô Nguyễn Văn Khôi mà hôm nay là Giám Mục Qui Nhơn đang chủ tế Thánh lễ nầy, đã chọn con đường tình yêu, con đường “khó và dài hơn hết”, con đường linh mục. Một con đường mà chính Đức Cha Matthêô, từ năm 1977, đã tự đặt cho mình là con đường của “Người Viễn Khách” trong dáng đứng của người viễn khách Abraham. Quả thật lúc ấy, chàng “viễn khách Matthêô Nguyễn Văn Khôi” đã bước đi trong mịt mờ vô vọng khi Giáo Hoàng Học Viện Pio X bị giải thể, đã trở về quê hương Gò Dài với tờ giấy nhỏ trong tay : “Về gia đình làm ăn sinh sống chờ ngày chiêu sinh”.

Trọng kính Đức Cha Matthêô, trong cuộc hành trình đến chức linh mục của Đức Cha, cha Văn Ngọc Anh và con, vào thời điểm trước năm 1989, quả là con đường gai góc, nhọc mệt và đợi chờ trong tăm tối mịt mù, mà phần nào được chính Đức Cha với bút danh “Người Viễn Khách” đã ghi lại trong bài thơ “Đèn Khuya”. Con xin trích một đôi câu :

Tôi muốn thức trọn đêm

Bên ngọn đèn bé nhỏ

Chờ đợi Ngài đến gõ

Mời Ngài vào nghỉ đêm

Mà sao Ngài chậm thế?

Tôi đã chờ mỏi mê

Đèn cạn dầu leo lét

Ngồi lâu chân đã tê.

Và trong cuộc hành trình tiến chức nầy lại làm con chợt nhớ một cuộc hành trình khác, trước đó 14 năm, vào tháng 3 năm 1975, cuộc hành trình di tản từ Qui Nhơn tới Nha Trang-Phan Rang rồi từ Phan Rang về lại Qui Nhơn, cả ba anh em chúng ta đã cùng bước xuống trên một chiếc thuyền và ngồi chung trên một chuyến xe. Từ trong những cuộc hành trình của cuộc đời đến cuộc hành trình trong chức linh mục, hôm nay, cả ba chúng ta lại được liên kết để phục vụ Chúa, Giáo Hội và giáo phận Qui Nhơn trong thiên chức mục tử. Quả thật Người Mục Tử Giêsu đã dẫn dắt chúng ta trên những nẻo đường quanh co nhiệm mầu nhưng đầy lòng ưu ái xót thương.

Bàn tiệc Lời Chúa hôm nay đều quy hướng về huyền nhiệm mục tử mà chính Đức Ki-tô là cánh cửa chuồng chiên và Mục Tử tốt lành.

Bước lên bàn Thánh, bước vào chức linh mục, phải chăng Đức Cha đã đi vào Cánh Cửa chuồng chiên là Đức Ki-tô, một cánh cửa mà tất cả những ai muốn đi qua đều phải chấp nhận trả giá bằng hy sinh và từ bỏ, bằng quảng đại cho đi và yêu thương phục vụ.

Cho dù trong trách nhiệm Mục Tử Giám Mục cao trọng và đầy thách đố, con tin rằng, hồng ân linh mục cách đây 25 năm vẫn luôn là dấu ấn đặc biệt và sâu sắc nhất trong cuộc đời của Đức Cha : một tiếng thưa vâng, một lời đáp trả đầy tin yêu và trách nhiệm trước tiếng gọi mời và sự đồng hành của Mục Tử Giêsu, như thi sĩ Trăng Thập Tự đã gởi gắm trong bài thơ “Theo Ngài” :

Người về, Người gọi em theo,

Trăm năm lội suối trèo đèo có nhau.

Người về em bước theo sau,

Đường xa quảy gánh thương đau, thoảng cười.

Gánh thương đau bước theo Ngài,

Thấy từng giọt thắm nở tươi đóa hường…

Trong dịp kỷ niệm đặc biệt nầy, chúng con, toàn thể dân Chúa giáo phận, mọi người thân yêu và bạn hữu, trong đó chắc chắn có song thân phụ mẫu của Đức Cha, có Cố Đức Cha Phaolô Huỳnh Đông Các, (vị nghĩa phụ và cũng) là người đặt tay phong chức linh mục cho Đức Cha sẽ vui mừng và cầu nguyện nhiều cho Đức Cha để Đức Cha đi trọn con đường tình yêu mà Đức Cha đã chọn cách đây 25 năm ; con đường trở thành Alter Christus hay nói theo ngôn ngữ của Đức Cha đó là con đường của “Chàng họa sĩ dại khờ” miệt mài vẽ chân dung của Chúa bằng “những nét nên thơ”:

Lạy Chúa Ngài là vẽ đẹp tuyệt mỹ

Mà con là chàng họa sĩ vụng về

Muốn đem chút tài năng ra để vẽ

Khuôn mặt Ngài bằng những nét nên thơ…[3]

Chúng con cầu xin cho Đức Cha giữ mãi được cái hồn sáng tạo của “người họa sĩ dại khờ đó” để giới thiệu chân dung nên thơ của Chúa cho anh chị em mình ; hay như ĐTC Phanxico trong Bài giảng Lễ Dầu vừa qua tại Rôma, giữ mãi được “Dầu Hoan Lạc” mà Đức Cha đã lãnh nhận để vừa củng cố niềm vui ân thánh nơi mình và đồng thời chia sẻ niềm vui ấy cho Dân Chúa :

“Chúa đã xức dầu cho chúng ta trong Đức Kitô, Ngài xức bằng dầu hoan lạc và việc xức dầu này mời gọi chúng ta hãy đón lấy và lãnh nhận hồng ân cao cả này: niềm vui, niềm hoan lạc linh mục. Niềm vui của chức linh mục là một thiện ích quí giá không những cho đương sự nhưng còn cho toàn thể dân trung thành của Thiên Chúa: dân trung thành mà linh mục được kêu gọi đến giữa họ để được xức dầu và được sai đi để xức dầu cho dân.”

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Cách đây 25 năm, giáo phận chúng ta có được một lễ phong chức linh mục sau 14 năm gián đoạn. Nhưng cũng kể từ đó, liên tục có nhiều lễ phong chức, nhiều anh em được chọn gọi làm mục tử phục vụ trong vườn nho giáo phận. Ước mong sao, cứ mỗi lần có một linh mục tiến lên bàn thánh lại một lần cả giáo phận bừng nở tin yêu và rực lên mùi thơm ân thánh của tình yêu hiến dâng và đáp trả, mùi thơm của những tâm hồn quảng đại như cô Maria ở Bêtania, sẵn sàng đập bể bình dầu thơm cam tùng để xức chân cho Chúa.

Tuy nhiên, như anh chị em vẫn biết : chúng tôi chỉ là những chiếc bình mỏng dòn, yếu đuối. Niềm vui thánh chức trong chúng tôi sẽ có lúc bị dập tắt khi phải đối diện với bao nhiêu phức tạp và sóng gió của cuộc đời. Chính vì thế, chúng tôi cần sự nâng đỡ, hy sinh và cầu nguyện của anh chị em, như chính lời huấn dụ của ĐTC Phanxicô trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua :

“Cả trong những lúc buồn sầu, khi mọi sự dường như trở nên u tối và sự cô lập choáng váng cám dỗ chúng ta, trong những lúc lãnh đạm và chán nản mà nhiều khi chúng ta gặp phải trong đời linh mục (và tôi cũng đã trải qua những lúc như thế), cả trong những lúc ấy, dân Chúa có khả năng bảo tồn niềm vui, có khả năng bảo vệ linh mục, an ủi, giúp linh mục cởi mở con tim và tìm lại được một niềm vui.”

Và để thể hiện tình thần hiệp thông, liên đới đó, con xin đại diện cho cộng đoàn PV hôm nay, dâng về Đức Cha một lời nguyện chúc gói ghém trong ca khúc : Xin dẫn con trên đường yêu thương :

….Cho dù chân đã mỏi, mắt mờ tóc nhuốm màu, con xin vững một niềm. Ngài thương dắt dìu con, tình yêu luôn ngời sáng hướng dẫn con từng ngày.

ĐK : Cúi đầu xin cám ơn, tri ân hết tâm hồn, xin Ngài thương dẫn con qua hết đường yêu thương….[4]

[1] Trích trong bài thơ “Tàu Đời Tôi” của thi sĩ Nguyễn Ca Nguyện (Cố LM. Phêrô Đặng Xuân Thành)

[2] Có một vườn thơ đạo, Tập 3, trang 318

[3] Trích trong bài thơ “Người họa sĩ dại khờ”, SĐD trang 323.

[4] Bài hát “Xin dẫn con trên đường yêu thương”, nhạc và lời của Sơn Ca Linh.

Tác giả bài viết: Lm. Giuse Trương Đình Hiền
 
Chúa Chiên lành
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:00 09/05/2014
Chúa Nhật IV Phục Sinh Năm A
(Chúa Nhật ơn gọi)
Ga 10, 1-10

CHÚA CHIÊN LÀNH

Chúa Giêsu khi sống ở đất nước Do Thái đã dùng những hình ảnh, những biến cố, những sự việc xảy ra chung quanh, ở trong xã hội, trong làng xóm người Do Thái lúc đó để dạy dỗ con người, hay để nói lên một sứ điệp nào đó. Qua dụ ngôn thật gần gũi, thật thân thương với người Do Thái thời Chúa Giêsu sinh sống : hình ảnh người chăn chiên. Ngài khẳng định Ngài là người chăn chiên tốt lành, phải qua Ngài như qua một vị Mục Tử giàu lòng thương xót, nhân loại, Hội Thánh và con người mới tìm được hướng sống, sức sống và sự sống dồi dào.

Thực tế, nơi đất nước Do Thái lúc xưa, người ta thường thấy nhiều đàn chiên được các chủ chiên dẫn tới những cánh đồng cỏ xanh rì, dẫn tới những suối mát trong lành để cho đàn chiên ăn cỏ non, uống nước trong, rồi từng đàn chiên nghỉ ngơi, nô đùa trên những đồi núi đầy cỏ xanh non. Chúa Giêsu nói dụ ngôn này sau khi chữa lành người mù từ bẩm sinh và dụ ngôn người chăn chiên tốt lành xuất phát từ đoạn sách ngôn sứ Êdêkiên ( Ed 34 ), trong đoạn này, Chúa trách cứ những vị mục tự giả hiệu trong Israen và hứa ban cho dân của Người một Đấng Messia, mục tử xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, Đấng chăn chiên lành đã được thể hiện cụ thể nơi chính Chúa Giêsu.

Ràn hay đàn chiên, Chúa dùng để nói với người Do Thái vì dân Do Thái coi đàn chiên là tài nguyên, sản nghiệp của họ. Do đó, Chúa dùng hình ảnh chiên cho dễ hiểu.Trong Cựu Ước cũng đề cập nhiều tới chiên, đặc biệt dân Palestine thường nhiều gia đình nhốt chung chiên vào một chuồng, chung quanh có tường đá bao vây và chỉ có một người canh giữ chuồng chiên mà thôi. Muốn ăn trộm, muốn bắt chiên phải phá hàng rào hoặc leo lên, vào trong chuồng. Các mục đồng cứ mỗi buổi sáng tới chuồng chiên, gọi chiên của bầy mình, chiên biết tiếng mục đồng và đi theo mục đồng. Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên. Chúa Giêsu đưa đến cho nhân loại cuộc sống mới, cuộc sống trường sinh vĩnh cửu, cuộc sống dồi dào (Ga 10, 10). Chúa Giêsu phục sinh làm cho chúng ta thông phần thiên tính và do đó chúng ta được hưởng cuộc sống đầy phong phú, cuộc sống sung mãn.

Chúa Giêsu khi dùng hình ảnh chủ chiên, đàn chiên, con chiên nhằm cho mọi người hiểu rằng Ngài là vị lãnh đạo duy nhất có khả năng cho con người và cho nhân loại cuộc sống xứng đáng là con người và con Chúa. Vị lãnh đạo thật gần gũi, thật sâu sát với dân, lại là vị mục tử nhân hậu. Chúng ta là những con chiên nhận biết chủ chiên của mình và yêu mến chủ chiên của mình. Chuồng chiên là Giáo Hội Chúa, luôn được Chúa săn sóc giữ gìn. Chúa Giêsu cho mình là cửa chuồng chiên, nên Ngài muốn mọi người chúng ta hãy gắn bó với Giáo Hội để được sống dồi dào cuộc sống của Chúa Giêsu. Sứ mạng của Giáo Hội là chăn sóc chiên của mình. Sứ mạng này sau khi Chúa Giêsu phục sinh đã được trao cho Phêrô chăn dắt và củng cố lòng tin cho đàn chiên mình. Phêrô đã yêu mến Chúa, do đó, Ngài cũng yêu mến chiên của Ngài, chiên của Giáo Hội. Chúa Giêsu là mục tử nhân lành và là mục tử gương mẫu. Mọi mục tử đều phải noi gương bắt chước Ngài.

Chúa Nhật Chúa chăn chiên lành là Chúa Nhật của các mục tử. Mục tử là những giám mục, những linh mục đang nối gót Chúa Giêsu mục tử nhân lành. Hôm nay, mọi người chúng ta hãy cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn nam, nữ, quảng đại hiến thân cho Chúa trong đời sống thánh hiến.Chúng ta cũng cầu nguyện cho có nhiều mục tử thánh thiện, nhân lành. Chúng ta hãy cầu nguyện, nâng đỡ, động viên các Ngài. Xin cho mọi nước, mọi nơi có nhiều mục tử đạo đức, thánh thiện, những mục tử biết yêu thương, gần gũi và gắn bó với đàn chiên Chúa và Giáo Hội trao phó.

Veronique Margron, nữ tu Đaminh viết :” Vị mục Tử nhân lành là người thật sự có đức độ.Bởi vì tiếng nói của Người là tiếng của một mục tử thực hiện điều mình nói : bảo vệ đoàn chiên và sẽ hy sinh mạng sống mình vì yêu thương đoàn chiên. Một tiếng nói giải tỏa cho chiên được tự do, vì mỗi một người-được gọi đích danh-và khi đảm nhận đời mình thì biết mình đang sống trong tình thân với mục tử …”.

Ơn gọi tận hiến, ơn gọi đi theo Chúa Giêsu, là ơn gọi cao cả, quí giá. Chỉ một lời nói, Lêvi , Simon, Giacôbê, Gioan đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Huấn “ Evangelii Gaudium “ đã mời gọi mọi người hãy ra chỗ nước sâu thả lưới. Đức Bênêđitô XVI và thánh Gioan Phaolô II đã đưa con người ra chỗ nước sâu ( Duc in Altum ) “…Ơn gọi theo Chúa Giêsu có nghĩa là để cho thánh ý của Ngài được thực hiện nơi chúng ta “. Đức Bênêđitô XVI mời gọi các bạn trẻ “ Hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu”. Chúa Giêsu đã không ngừng mời gọi : ” Hãy đến ! Hảy theo Ta “.

Xin Chúa soi đường mở trí để lời mời của Đức Kitô được nhiều bạn trẻ khắp nơi trên thế giới đáp trả :” Hãy đến mà xem “. Hãy đến xem, ở lại và đi theo Chúa Giêsu. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.“ Chiên tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng biết tôi “. ÔBACE đã nghe tiếng Chúa chưa ? Chúng ta đã làm gì và đã nhận ra Ngài chưa ?
2. Mục tử tốt lành là người thế nào ?
3. ÔBACE có khi nào nghĩ tới việc sút giảm các linh mục, các tu sĩ và thành tâm xin Chúa sai thợ gặt tới các đồng lúa chín vàng không ?
4. Ngày nay các bạn trẻ có muốn dâng mình cho Chúa không ?
5. Tại sao ở nhiều nơi ơn gọi đi tu lại bị sa sút ?
 
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi
Lm. Jude Siciliano, OP
21:09 09/05/2014
Chúa Nhật IV PHỤC SINH A
Cv 2: 14a, 36-41; T.vịnh 22; 1 Phêrô 2: 20b,-25; Gioan 10: 1-10

CHIÊN CỦA TÔI THÌ NGHE TIẾNG TÔI

Chúng ta đang trong mùa Phục Sinh và tập trung vào mầu nhiệm sống lại của Đức Kitô. Tuy nhiên, việc cử hành mầu nhiệm phục sinh Chúa, vốn là trọng tâm của Đức tin chúng ta, không chỉ kéo dài có bảy tuần mùa Phục Sinh này, mà trải dài suốt cả năm phụng vụ. Thánh Phaolô dạy chúng ta rằng: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15, 14). Nói cách khác, giả như Đức Kitô đã không trỗi dậy thì Người cũng chỉ là một trong những bậc hiền triết hay thầy dạy luân lý được nhớ đến trong lịch sử nhân loại mà thôi. Chúng ta hẳn sẽ trích dẫn những lời của Người để dạy bảo con cái và định hướngđời mình theo một lối sống đúng đắn. Tất cả chỉ có thế.

Nhưng nền tảng đức tin của chúng ta hệ tại ở việc Con Thiên Chúa đã chết vì chúng ta và đã trỗi dậy từ cõi chết. Vì vậy, khi chúng ta hướng đến sự sống lại trong mùa Phục Sinh, thì đó như là một lời nhắc nhở rằng tất cả sự sống và mọi sự chúng ta tin đều đặt nền trong niềm tin phục sinh.

Trong suốt những Chúa Nhật mùa Phục Sinh, chúng ta nghe những câu chuyện phục sinh về ngôi mộ trống, các thiên thần, những phụ nữ than khóc, những môn đệ không tin và những cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Kitô. Tin Mừng hôm nay xem ra phá vỡ khuôn mẫu đó. Đây không phải là câu chuyện hiện ra, nhưng là một bài giáo huấn ở phần giữa Tin Mừng Gioan. Tin Mừng hôm nay không nói về những lần hiện ra của các thiên thần hay những tảng đá bị lăn ra, nhưng nói về con chiên và những mục tử tốt và mục tử xấu. Tuy nhiên, làm sao chúng ta có thể lắng nghe đoạn Tin Mừng này trong “Chúa Nhật IV Phục Sinh” mà lại không dựa trên nền tảng mầu nhiệm Chúa sống lại? Làm sao chúng ta có thể nghe một đoạn Kinh Thánh, mà lại bị tách ra khỏi niềm tin phục sinh?

Khi tôi ngẫm nghĩ đoạn Tin Mừng hôm nay qua lăng kính phục sinh, thì những nhân vật trong đoạn Tin Mừng này toát lên một ý nghĩa đặc biệt. Tôi xin trở lại quá khứ một chút. Trước đây, tôi có một người bạn cao niên trong viện dưỡng lão và tôi thường đến thăm bà ấy. Mỗi khi chuẩn bị đi xa để giảng phòng trong vòng hai tuần, tôi thường nói với bà: “Hẹn gặp lại bà khi tôi trở lại”. Bà luôn luôn đáp lại cùng một câu với một giọng bình thản: “Tôi hi vọng là không”. Mặc dù đã biết câu trả lời, nhưng tôi vẫn hỏi: “Tại sao vậy? Bà sắp phải đi đâu sao?” Lần nào bà cũng chỉ lên trời mà nói: “Tôi sẽ đi về nhà”.

Cho dù nói về cái chết, nhưng bà chẳng tỏ ra chút sợ hãi nào. Phải thừa nhận rằng những lúc ấy tôi đã muốn lảng tránh sang “chủ đề” khác và bây giờ cũng thế, không đủ bình tĩnh để nói về chuyện “về nhà” như bà. Tôi cũng từng hiện diện với nhiều người lúc họ lâm chung. Cho dù có những kinh nghiệm này, tôi vẫn chưa có sự chuẩn bị cho cái chết một cách bình tĩnh như bà bạn tôi. Văn hóa chúng ta không thích nói đến cái chết. Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta không nói ai đó đã chết, mà nói rằng họ đã “ra đi”. Chúng tôi không nói về cái chết trước mặt trẻ con. Chúng ta tránh né đề tài này.

Những nền văn hóa khác xem ra không e dè khi nói về cái chết. Người Mêxicô tổ chức ngày 02/11 hằng năm là “ngày của người chết” (dia de los Muertos). Các gia đình đến viếng mộ những người thân và mang theo thức ăn mà những người quá cố đã từng yêu thích. Họ dọn dẹp ngôi mộ và ngồi chung quanh để dùng bữa gia đình, “tựa như những ngày nào” khi người thân yêu còn hiện diện bên cạnh họ. Mặc khác, chúng ta cũng chẳng mấy hài lòng về tuổi già và sự chết. Chúng ta có những loại vitamin đặc biệt, các loại thực phẩm, các phương thức trị liệu và các bài tập thể dục, nhằm giúp bản thân không chỉ có một cuộc sống mạnh khỏe, mà còn “trẻ mãi không già”.

Trước đây không lâu, tôi tham dự một buổi thuyết trình của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Có tám ngàn người hiện diện trong khán phòng để lắng nghe con người thông thái và thánh thiện này. Ông nói về tình trạng mất cân bằng và sự phân biệt trên thế giới giữa người giàu và người nghèo, giữa những người có tầm ảnh hưởng và người dân bình thường, giữa những quốc gia phát triển và những quốc gia nghèo khổ. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng có hai phạm vi mà tất cả chúng ta luôn bình đẳng với nhau, đó là: chúng ta được sinh ra và sẽ chết.

Giữa những hình thái sự sống trên trái đất, con người chúng ta là sinh vật duy nhất nhận thức về sự chết. Chúng ta tránh né, che đậy hoặc không muốn nói về nó. Nếu ta thật sự nói về sự chết và đối mặt với thực tại này trong cuộc sống hằng ngày, thì chúng ta có thể trở nên khôn ngoan hơn, giống như đức Đạt Lai Lạt Ma, như người bạn cao niên của tôi trong viện dưỡng lão và giống như các tác giả Thánh Kinh.

Tin Mừng hôm nay không phải trình thuật về sự phục sinh, nhưng tôi cần đọc và nghe đoạn Tin Mừng này theo nhãn quan phục sinh. Các chuyên gia phụng vụ chọn lựa các bài đọc hẳn đã có ý này, dù có hay không có chủ đề phục sinh, thì đoạn Tin Mừng này cần phải được giải thích trong bối cảnh phụng vụ hiện tại. Chúng ta đang sống trong mùa Phục Sinh. Hôm nay, tôi xin giải thích về “những kẻ lạ mặt”, “những kẻ trộm và những kẻ cướp”, tựa như những hình ảnh nói về sự chết. Những kẻ này làm những điều mà sự chết đang cố gắng thực hiện: đe dọa chúng ta, đánh cắp sự tin tưởng của chúng ta vào cuộc sống và cướp đoạt niềm hi vọng của chúng ta vào Đức Kitô. Đức Giêsu đã bước vào cuộc sống và chia sẻ kinh nghiệm của đàn chiên. Người chia sẻ những hiểm nguy và khó khăn của chúng ta, và chấp nhận bị chế ngự bởi sức mạnh đã đánh bại chúng ta – tức là sự chết.

Nước rất quan trọng cho đoàn tín hữu của chúng ta. Nước, những nguồn nước hằng sống tuôn trào từ bí tích Thánh Tẩy, liên kết chúng ta với vị Mục Tử. Chúng ta được nhắc nhở về mối liên kết này với Đức Kitô, ngay khi chúng ta bước vào nhà thờ và đón nhận nước thánh tẩy của sự phục sinh. Xuyên qua những hành trình khác nhau, chúng ta tiến đến “nguồn nước trong lành” này (xc. Thánh vịnh đáp ca). Chúng ta gặp thấy sự chết ẩn núp dưới nhiều hình thái ngụy trang của nó. “Dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khó vì có Chúa ở cùng”. Nơi đây, chúng ta tìm thấy chốn nghỉ ngơi và an toàn. Chúng ta được dẫn vào đồng cỏ xanh tươi và được cung cấp thức ăn và nước uống.

Những nẻo đường đưa dẫn chúng ta qua vùng đất tối tăm. Tại bữa tiệc này, chúng ta lắng nghe một lần nữa lời của Vị Mục Tử, lời hứa chắc chắn một ngày nào đó chúng ta sẽ hoàn tất hành trình qua “thung lũng âm u”. Vì lời hứa này bảo đảm, mà chúng ta không còn cảm thấy sợ hãi sự dữ khi cất bước lên đường, và tin chắc rằng sẽ lại được liên kết với những người thân yêu của chúng ta.

Một lần nữa, tôi nghe thấy lời người bạn cao niên của mình trong viện dưỡng lão. Tôi thấy bà chỉ tay lên trời với lòng tín thác. Bà đầy tin tưởng và được giọng nói của vị Mục Tử hướng dẫn; vì vậy, bà có thể tin tưởng nói rằng: “Tôi đang đi về nhà”.

Cách đây khoảng 15 năm, ông Anthony O’Hear đã than thở trong “Nhật báo Tài chính và Kinh tế” rằng, thế giới đang thiếu đi sự thinh lặng. Ông trích dẫn lời của Blaise Pascal: “Tôi từng nói rằng nguyên nhân duy nhất làm cho con người mất hạnh phúc là con người không biết cách giữ thinh lặng trong phòng”. Pascal đã nói câu này vào thế kỉ XVII. Ông sẽ nói gì về sự huyên náo trong thế giới ngày nay? Mỗi người có thể liệt kê một danh sách dài những tác nhân gây ồn ào khi chúng ta đi lại hay nghỉ ngơi. Ông O’Hear cũng nói thêm rằng, thiếu thinh lặng và tán gẫu suốt ngày nối dài thêm danh sách những tác nhân làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Hãy tưởng tượng như mình đang đọc thấy lời van xin sự thinh lặng và yên ắng trong nhật báo “Tài chính và Kinh tế” kia. Chúng ta biết rằng mọi thứ đã không yên lặng hơn trong suốt 15 năm kể từ khi mục báo này xuất hiện. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nghe theo lời khuyên của ông O’ Hear và tìm cách giữ thinh lặng mỗi ngày?

Thật vậy, dưới ánh sáng Tin Mừng ngày hôm nay, chúng ta có thể nghe được tiếng của vị Mục Tử gọi đích danh chúng ta, dẫn chúng ta ra khỏi thung lũng tối tăm và giải thoát chúng ta khỏi sự kìm kẹp của tử thần.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


4th SUNDAY OF EASTER(A)
Acts 2: 14a, 36-41; Psalm 23; 1 Peter 2: 20b,-25; John 10: 1-10

We are in the Easter season when we focus on the resurrection of Christ; but that isn’t just for these seven weeks following Easter. Christ’s resurrection is the very heart of our faith – all year round. Paul tells us, "If Christ has not been raised, our preaching is void of content and your faith is empty too" (1 Cor: 15:14). In other words, if Christ hadn’t risen, then he would have just been another of the great wisdom and ethical teachers remembered respectfully in human history. We would quote his words to instruct our children and guide ourselves in right living. That would be it.

But the cornerstone of our faith is that the Son of God died for our sake and was raised from the dead. So, while we focus on the resurrection during Easter time, that is just a reminder that all our lives and all that we believe are grounded in our resurrection faith.

During these Sundays after Easter we have been hearing Easter stories about the empty tomb, angels, women mourners, disbelieving disciples, and Christ’s initial appearances. Today’s gospel seems to break the pattern. It’s not an appearance story, but a teaching from the middle of John’s gospel. It’s not about angelic appearances and rolled-back stones, but about sheep and good and bad shepherds. Still, how can we hear this gospel on the "Fourth Sunday of Easter" without the backdrop of the resurrection? For that matter, how can we hear any scriptural passage apart from our resurrection-directed faith?

As I reflect on today’s gospel through resurrection lens, the figures take on a particular meaning. I’ll back up a bit. I had a senior friend in a nursing home whom I visited regularly. When I was preparing to go away to preach for a couple weeks I would tell her, "See you when I get back." Her response was always the same. With a calm voice she would say, "I hope not." Even though I knew the answer, I would still ask her, "Why, where are you going?" She always gave the same answer. Pointing towards the heavens she would say, "I am going home."

Though she was speaking about death, she showed no fear. I have to admit I wanted to change the "subject." I still do, I am not as calm about "going home" as she was. I’ve been with too many people who have died after a long dying process. From what I have seen, I don’t have my friend’s calm anticipation about death. Neither does our culture. Our daily speech reveals that. For example, we don’t say someone died; they have "passed away." They are the "dearly departed." We don’t talk about death around our children. We shy away from the subject – period!

Other cultures seem less prone to avoidance. Mexicans celebrate November 2nd, "Dia de los Muertos." Families go to the graves of their beloved and bring the dead’s favorite foods. They fix up the site and then sit around the grave for a family meal – "just like the old days," when their loved ones were with them. We, on the other hand, are not as comfortable with aging and dying. We have special vitamins, foods, color treatments and exercises, not just for healthy living, but as a way of "changing the subject."

I attended a university lecture given by the Dalai Lama a while back. There were 8,000 people in the open amphitheater to hear this wise and holy man. He spoke about the imbalances and separations in our world between the rich and the poor; the influential and the insignificant; the first world and the undeveloped nations. However, he added, there are two areas we are all equals: we are born and we die.

Of all the forms of life in our world we humans are the only living beings who are aware of our mortality. We avoid, disguise or don’t talk about it. If we did talk about death and faced its reality in our daily lives, we might grow wiser — like the Dalai Lama, my senior friend in the nursing home and the scriptural writers.

Today’s gospel might not be one of the resurrection accounts, but I read and hear it through resurrection eyes and ears. Those who designed the Lectionary would have known that, with or without a resurrection appearance, this gospel would be interpreted by its liturgical context. We are in the Easter season. Today, I interpret the "strangers," "thieves and robbers," as images of death. They do what death attempts to do: frighten us, steal our confidence in life and rob us of our hope in Christ. Jesus has entered the life and experience of the sheep. He has shared our risks and hardships and was conquered by the strong force that defeats us – death.

Water is important for our believing flock. Water, the living waters of baptism, link us to our Shepherd. We were immediately reminded of that union to Christ as we entered church today and blessed ourselves with the new Easter waters. We have traveled to this place of "restful waters" (cf. the Responsorial Psalm) from our various journeys and wanderings. We have met death in its many guises. "Even though I walk in the dark valley, I fear no evil for you are at my side." Here we find rest and reassurance. We have been led to a verdant pasture and are provided with food and drink.

Our paths have taken us through the shadowland. At this meal we hear afresh the voice of the Shepherd: a promise that one day we will have safely finished our journey through the "dark valley." Because of that promise we fear no evil as we travel. We are assured that we will be united again with our loved ones.

I hear again the voice of my old friend in the nursing home. I see her pointing to heaven with the confidence her faith gave her. She trusted and was guided by the voice of the Shepherd and so could say with confidence, "I am going home."

About 15 years ago Anthony O’Hear, in "The Wall Street Journal," lamented the lack of quiet in our world. He quoted Blaise Pascal, "I have often said that the sole cause of man’s [sic] unhappiness is that he does not know how to stay quietly in his room." Pascal said that in the 17th century. What would he say about the noise in today’s world? Each of us can make a long list of the noise makers that surround our waking and sleeping hours. O’Hear added, to the list of daily disturbances, our lack of solitude and the chatter that fills our day.

Imagine reading a plea for silence and solitude in "The Wall Street Journal!" We know things haven’t gotten quieter in the last 15 years since the article first appeared. What might happen if we took O’Hear’s advice and found some ways to quiet down each day?

Well, in light of today’s gospel, we might hear the voice of the Shepherd, calling us by name and leading us out – out of the dark valley, free from the grip of death.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:28 09/05/2014
BỐN QUÂN TỬ.
N2T

Mai, Lan, Cúc, Trúc, vì để tranh giành chức vị vua trong các loài hoa, nên chúng nó đều sử dụng các loại thủ đoạn để chèn ép lẫn nhau và giở mọi thủ đoạn xấu xa.
Chim hạc hỏi Đấng tạo hóa:
- “Lạ thật, không phải họ là bốn quân tử sao, bình thường thì phong độ thanh thoát, khiêm tốn hòa nhã có lễ nghĩa, tại sao bây giờ lại biến thành như thế chứ?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Phải hay không phải là quân tử, chỉ có cách là để cám dỗ ra trước mặt thì bản tính tự nhiên sẽ lòi ra”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Người ta thường nói, đừng lấy thước mà đo lòng quân tử, thước đây chính là ám chỉ đến tiền tài, danh vọng, quyền uy.
Có quân tử không chết vì tiền, nhưng chết vì sắc đẹp; có quân tử không chết vì sắc đẹp, nhưng lại chết vì danh vọng; cũng có hạng quân tử không chết vì danh vọng, nhưng lại “nghẻo” vì một tiếng khen lãng nhách.
Có người bộ dáng bên ngoài thì như là quân tử chính hiệu “con nai vàng” chẳng có chi làm lung lay được họ, nhưng khi đụng chạm đến quyền lợi cá nhân thì họ biến thành “con chó sói” chính hiệu giương nanh vuốt móng, nhìn thấy mà ghê.
Nhạc Bất Quần được giới võ lâm tặng cho danh hiệu cao quý là quân tử kiếm, thế nhưng vì pho võ công “Tịch tà kiếm pháp” mà ông ta đã đánh mất tất cả, mất nhân cách, mất nhân phẩm, giết đệ tử, lừa bạn bè, đến nỗi bà vợ chịu không nỗi hành vi tiểu nhân hèn hạ của ông nên đã tự tử…
Vậy thì ai là người quân tử ?
Thưa, chính là những người biết “kính mến Thiên Chúa và yêu thương anh em như chính mình vậy”.
Thật, làm người quân tử khó lắm thay!

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

------------
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:31 09/05/2014
Chúa Nhật 4 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 10, 1-10
“Tôi là cửa cho chiên ra vào”.


Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh, theo truyền thống của Giáo Hội hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, tức là ơn gọi làm linh mục và tu sĩ nam nữ, để họ đem chính đời sống tận hiến của mình để giới thiệu Chúa cho mọi người, và cầu xin cho có nhiều vị mục tử tốt lành để dẫn dắt đoàn chiên của Ngài, tôi xin chia sẻ vắn tắt với anh chị em về điểm này.

Mục tử tốt lành là ai ?
Đó chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài là vị mục tử tối cao không phải vì Ngài làm nhiều phép lạ, nhưng Ngài chính là Thiên Chúa; Ngài là mục tử vĩ đại không phải vì Ngài làm được nhiều phép lạ, nhưng là vì Ngài dám hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên; Ngài cũng là một vị mục tử duy nhất đã tuyên bố mình chính là cửa chuồng chiên, ai không qua cửa mà vào thì là kẻ trộm...

Đức Chúa Giê-su đã trở thành vị mục tử tốt lành và nhân từ khi Ngài dám hy sinh mạng sống của mình vì đàn chiên, đó chính là những hành động cơ bản cho những mục tử nối tiếp của Ngài trong Giáo Hội Công Giáo:

- Ngài đi tìm chiên lạc chứ không để chiên lạc tìm Ngài.
- Ngài chữa lành chiên con bị đau yếu chứ không đến để chiên chữa mình.
- Ngài biết lắng nghe tiếng chiên đau khổ kêu cứu, chứ không nghe lời những con chiên ỷ mạnh phân bua.
- Ngài biết hòa giải giữa những con chiên bất hòa với nhau, chứ không đến để bênh chiên này bỏ chiên khác.

Và cuối cùng Ngài đã vì đàn chiên mà hy sinh tính mạng để đàn chiên được sống, và sống trong tình yêu của Ngài.

Các tín hữu cũng mong muốn các mục tử của Đức Chúa Giê-su ở trần gian này là các giám mục và linh mục biết sống và noi gương Ngài.

Cộng tác và cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu, cầu nguyện cho có nhiều người đi tu dâng mình làm tôi Chúa trong chức vụ linh mục và tu sĩ; cầu nguyện cho có nhiều người biết từ bỏ con đường của thế tục, để hoàn toàn làm việc cho Thiên Chúa trong một hội dòng hay trong chủng viện.

Chúng ta cầu nguyện cho người này có ơn gọi, cầu nguyện cho người kia được bền đỗ đến cùng trong ơn gọi mà họ đã chọn, và có khi dâng cúng tài sản để bảo trợ cho ơn gọi, đó chính là những việc làm tốt của người Ki-tô hữu. Nhưng còn một thiếu sót của chúng ta là chỉ cầu nguyện cho có nhiều người làm linh mục, nhiều người làm tu sĩ nam nữ, nhưng có mấy ai cầu nguyện cho các linh mục sống đời đạo đức, thánh thiện như Đức Chúa Giê-su ? Có mấy ai tiếp tục cầu nguyện cho người đã làm linh mục và tu sĩ được sống xứng đáng với ơn gọi của mình ?!

Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su là mục tử nhân lành, chính Ngài sẽ chọn người tiếp tục sứ mạng mục tử của mình chứ không phải chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta cộng tác và cầu nguyện cho các mục tử biết sống như Ngài đã sống, tức là hết mình vì đàn chiên chứ không phải là kẻ làm thuê làm mướn...

Thời nay có nhiều mục tử quên mất mình là ai, thời nay có những mục tử quên mất mình là người mục tử của đàn chiên chứ không phải là những kẻ làm thuê, nên họ sống phóng túng, bon chen và tự do trong cách ăn ở như những người làm thuê....

Gợi ý chia sẻ :
- Bạn nghĩ gì khi bạn biết một mục tử sống không như là mục tử ? Cầu nguyện cho họ hay khinh thường họ ?
- Bạn có cầu nguyện cho các linh mục và các tu sĩ không ?
- Bạn có muốn làm linh mục tu sĩ không ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:34 09/05/2014

ĐỨC CẬY


“Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng”
(Rm 5, 5)

N2T

1. Ân sủng của Thiên Chúa rộng lớn, thật phù hợp với mong đợi của con người.

(Thánh Terese of Lisieux)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:36 09/05/2014
LÀM TỪ THIỆN
Hội trưởng hội Vinh Sơn của giáo xứ báo cáo với cha sở:
- “Thưa cha, theo kế hoạch thì năm nay chúng ta đi làm việc từ thiện cho những người nghèo ở vùng sâu vùng xa khoảng hai trăm hộ gia đình, chúng con đã chuẫn bị sẵn sàng, chỉ chờ cha định ngày giờ...”
Cha sở mĩm cười nói:
- “Giáo xứ của chúng ta có rất nhiều người nghèo, hãy giúp đỡ họ trước, đừng thực hiện việc bác ái những nơi xa xôi khi mà trong giáo xứ chúng ta còn rất nhiều người cần giúp đỡ.”
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Top Stories
Chine: Le pouvoir en place compte l’« infiltration religieuse en provenance de l’étranger » au nombre des quatre plus « sérieux défis » qui se posent à lui
Eglises d'Asie
08:44 09/05/2014
Pékin ne s’en cache pas. Le 6 mai dernier, un département de l’Académie chinoise des sciences sociales a publié un « Livre bleu » où sont détaillés les « défis les plus sérieux » qui se posent au pays, défis qui représentent autant de « menaces » pour « la sécurité nationale » du pays. Au nombre des quatre principales menaces figurent « les infiltrations religieuses en provenance de l’étranger ».

Le Livre bleu est coédité par l’Académie des Sciences sociales, souvent décrite comme le think tank le plus influent du gouvernement chinois, et l’Université des relations internationales, installée à Pékin et placée sous la supervision directe du ministère de la Sécurité d’Etat. Autant dire que sa publication reflète des voix très autorisées au sein des plus hautes sphères de l’administration. Selon Wu Li, directeur adjoint de l’Institut d’études sur la Chine contemporaine, instance rattachée à l’Académie des sciences sociales, le Livre bleu « arrive à point nommé » dans la mesure où il pourra se révéler utile au très récemment institué Conseil de sécurité nationale. Annoncé en novembre dernier, ce Conseil de sécurité nationale, créé sur le modèle du National Security Council américain, s’est réuni pour la première fois le mois dernier.

Les auteurs du livre distinguent quatre principaux « défis » menaçant la sécurité de la Chine : l’exportation par les nations occidentales des idéaux démocratiques, l’hégémonie culturelle occidentale, la dissémination de l’information via Internet et les infiltrations religieuses. « Des forces occidentales hostiles infiltrent les religions en Chine en utilisant des voies toujours plus variées et d’une manière toujours plus grande. Cela se fait en mettant en œuvre des moyens toujours plus subtils, que ce soit de manière ouverte ou secrète. Ces forces sont de nature fortement séditieuse et agissent par nature en sous-main », peut-on lire dans ce rapport. « Des infiltrations religieuses en provenance de l’étranger ont pénétré dans tous les domaines de la société chinoise », y est-il encore écrit.

Si le thème de l’influence néfaste venue de l’étranger par le biais de la religion ne constitue pas une nouveauté dans l’univers mental des dirigeants chinois, la publication de ce Livre bleu intervient dans un contexte particulier, caractérisé par un raidissement très net du pouvoir en place.

Alors que l’arrivée au pouvoir du président Xi Jinping en mars 2013 avait soulevé quelques espoirs du côté des cercles réformateurs chinois, force est de constater que ces espoirs ont été très rapidement déçus. Le New York Times a révélé en août dernier qu’au mois d’avril 2013, une circulaire interne au Parti communiste, le « Document n° 9 », avait été émise. Celle-ci établissait un état des lieux sur « la situation dans la sphère idéologique » et appelait à un resserrement du contrôle sur les voix les plus critiques dans la société civile. Plus précisément, à l’heure où la circulation de l’information sur Internet est de plus en plus difficile et délicate à verrouiller complètement, les autorités demandaient au Parti de tout mettre en œuvre pour que rien ni personne, dans une société civile de plus en plus active, ne puisse venir faire dérailler le « rêve chinois » mis en avant par le nouveau président Xi.

A l’évidence, les religions font partie des éléments de la société civile à surveiller de très près. Que ce soit au Tibet, où la multiplication des immolations par le feu de Tibétains bouddhistes rend compte du désespoir de cette communauté face à la colonisation humaine et culturelle chinoise, ou que ce soit au Xinjiang, où le surgissement d’actions terroristes de la part de Ouïghours témoigne, là aussi, de l’impasse dans laquelle se trouve acculée cette communauté identifiée à la fois par son appartenance ethnique et religieuse, les autorités chinoises se méfient du pouvoir mobilisateur des religions auprès de peuples auxquels les autres dimensions de leur existence sont niées.

Dans le cas du christianisme, Ying Fuk-tsang, directeur du Centre d’études des religions et de la société chinoise à l’Université chinoise de Hongkong, explique à l’agence Ucanewsque l’attitude des dirigeants chinois est ambivalente. A court terme, ils reconnaissent que la foi chrétienne et ses œuvres peuvent contribuer au développement d’une « société harmonieuse » ; mais, à long terme et sur le fond, ils s’en méfient et associent le christianisme à un outil occidental visant, par le biais d’« évolutions pacifiques », à saper les bases du pouvoir du Parti communiste.

Selon ce chercheur, il ne faut pas chercher plus loin les raisons qui, ces dernières semaines, ont présidé à la destruction de plusieurs lieux de culte protestants et catholiques dans la région de Wenzhou, au Zhejiang. De même, l’annonce conjointe, le 5 mai dernier, par le ministère des Affaires civiles et par l’Administration d’Etat des Affaires religieuses de l’interdiction des « conversions forcées » d’enfants au sein des orphelinats ressort de cette même méfiance envers les religions. Les autorités savent qu’un grand nombre d’orphelinats sont gérés, animés ou soutenus par des chrétiens qui, souvent, sont en lien avec l’étranger ; or, et si elles apprécient les fonds et l’expertise ainsi apportés, elles craignent l’influence que ces chrétiens pourraient avoir sur la société.(eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 9 mai 2014)
 
Vietnam: Plusieurs articles du Code pénal sont destinés à sanctionner les « délits d’opinion »
Eglises d'Asie
08:45 09/05/2014
Plusieurs articles du Code pénal sont couramment utilisés aussi bien par la Sécurité publique que par les Tribunaux populaires pour arrêter et condamner les dissidents. Il s’agit en particulier des articles 79, 88 et 258. Ainsi, ces derniers jours, l’article 258 vient d’être utilisé dans ce sens dans deux cas bien différents. Il a servi de prétexte à la condamnation, le 7 mai 2014, d’un H’mong de la région de Cao Bang, poursuivi en réalité pour des raisons religieuses. L’avant-veille, le 5 mai, le même article avait justifié l’arrestation du directeur du site Internet indépendant Ba Sam, le plus renommé du Vietnam.

De nombreuses instances nationales et internationales ont, depuis longtemps, sévèrement critiqué l’usage qui est ainsi fait des dispositions juridiques du Code pénal. Leur utilisation la plus récente a suscité de nouvelles protestations, celle de l’association américaine Human Rights Watch (HRW) et celle du dissident Cu Huy Ha Vu, récemment libéré de prison avant l’expiration de sa peine et résidant désormais aux Etats-Unis.

L’un des articles les plus utilisés du Code pénal est sans doute l’article 258. Sa formulation quelque peu générale permet de recourir à lui dans les cas les plus divers. Il sanctionne « l’utilisation abusive de la liberté démocratique pour porter atteinte aux intérêts de l’Etat et aux intérêts légaux des organisations et des citoyens ». L’article 88, qui permet la répression « des délits d’opinion », définit un délit de « propagande contre l’Etat de la République socialiste du Vietnam ». L’énoncé de l’article 79 laisse penser qu’il vise les auteurs de coups d’Etat ; il sanctionne en effet « les activités visant le renversement du pouvoir populaire ». En réalité, lui aussi fait partie de l’arsenal des dispositions légales réprimant les opinions non conformes.

Les trois articles du Code pénal cités ci-dessus ont été la cible principale d’une déclaration prononcée, le 6 mai dernier, dans les locaux du Congrès, à Washington DC, par l’ancien directeur d’un cabinet d’avocats qui a bénéficié d’une libération anticipée, il y a un mois, et qui vit depuis aux Etats-Unis. Lui-même avait été condamné pour propagande antigouvernementale au nom de l’article 88. Dans sa déclaration, l’ancien détenu souligne que, comme dans tous les pays du monde, la législation vietnamienne prévoit une peine sévère contre les tentatives de renversement du pouvoir par la violence. Ce qui est particulier au Vietnam, précise-t-il, c’est l’existence de ces trois articles spécialement prévus pour neutraliser l’opposition pacifique non violente. Il demande l’abandon immédiat de ces trois dispositions pénales et la libération immédiate de tous ceux qui ont été condamnés en leur nom.

Le communiqué de Human Rights Watch paru le 7 mai fustige l’utilisation de ce même article 258 dans l’arrestation, le 5 mai, des deux responsables du site Internet le plus consulté au Vietnam, Ba Sam, son directeur Nguyên Huu Vinh et sa collaboratrice Nguyên Thi Minh Thuy. Leur site fonctionnait depuis 2007 comme une sorte d’agence d’information indépendante. L’association américaine ajoute que, pour les seuls trois premiers mois de l’année, l’article 258 a justifié six condamnations (deux blogueurs et quatre dissidents).

Dans un tout autre domaine, l’article 258 sanctionnant « l’utilisation abusive de la liberté démocratique » a été invoqué, le 7 mai 2014, par le tribunal de la province de Cao Bang, située à la frontière chinoise, pour condamner à deux ans de prison ferme un membre de la minorité H’mong, Vu A Su. Celui-ci est un adepte de la réforme religieuse préconisée par Duong Van Minh, qui a en particulier modifié le culte rendu aux morts. Selon les informations fournies par la famille, Vu A Su avait participé à l’érection d’une maison funéraire, ce qui, pour les autorités, a constitué le signe visible de l’appartenance à cette religion interdite. L’accusé n’avait pas d’avocat et plusieurs groupes de ses compatriotes étaient venus devant le tribunal le soutenir. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 9 mai 2014)
 
Pope to Pontifical Mission Society: Changing times need renewed Church
Vatican Radio
08:48 09/05/2014
2014-05-09 Vatican - “There is so much need of priests, consecrated persons and lay faithful who, gripped by the love of Christ, are set ablaze with passion for the Kingdom of God and willing to put themselves on the path of evangelization”, said Pope Francis Friday morning as he received members of the Pontifical Missions Society in audience at the end of their annual assembly.

He noted: “In this time of great social change, evangelization requires a thoroughly outgoing missionary Church, capable of discernment in order to engage with different cultures and visions of man . For a changing world we need a Church renewed and transformed by contemplation and personal contact with Christ, by the power of the Spirit”.

The Pontifical Mission Societies include the Society for the Propagation of the Faith, the Society of St. Peter the Apostle, the Holy Childhood Association and the Missionary Union of Priests and Religious. The Pope specifically asks the Pontifical Mission Societies to help bring the messages of Christ to the world, especially in countries where Christianity is new, young or poor. The societies care for and support the younger churches until they are able to be self-sufficient.

Below please find a Vatican Radio translation of the Holy Father’s speech to the Pontifical Mission Societies:

Your Eminence,Venerable Brothers in the Episcopate and in the Priesthood,

Dear Brothers and Sisters ,I welcome the National Directors of the Pontifical Mission Societies and collaborators of the Congregation for the Evangelization of Peoples. I thank Cardinal Fernando Filoni , and all of you who work at the service of the Church's mission to bring the Gospel to people in every part of the Earth.

With the Apostolic Exhortation Evangelii gaudium I wanted to invite all the faithful to a new season of evangelization; and in our time the missio ad gentes is the driving force of this fundamental dynamism of the Church. The anxiety to evangelize at the "peripheries", witnessed by holy and generous missionaries, helps all communities to realize an effective pastoral outreach , a renewal of structures and activities. Missionary activity is paradigmatic for all the Church’s activity. ( cf. Evangelii gaudium , 15) .

In this time of great social change, evangelization requires a thoroughly outgoing missionary Church, capable of discernment in order to engage with different cultures and visions of man . For a changing world we need a Church renewed and transformed by contemplation and personal contact with Christ, by the power of the Spirit. The Spirit of Christ, is the source of renewal, which helps us to us find new ways, new creative methods, various forms of expression for the evangelization of the world today. It is He who gives us the strength to undertake the journey and the joy of the missionary journey, so that the light of Christ enlighten those who still do not know or refused . For this we require the courage to "to reach all the “peripheries” in need of the light of the Gospel" (Evangelii gaudium , 21) . We cannot be held back by our weaknesses, or our sins, nor the many obstacles to the witness and proclamation of the Gospel. It is the experience of the encounter with the Lord Jesus that motivates us and gives us the joy of proclaiming Him to all nations.

The Church is missionary by its very nature, its fundamental prerogative is the service of charity to all. Universal brotherhood and solidarity are connatural to its life and mission in the world and for the world. Evangelization, which must reach everyone, however, is called to begin with the least, the poor, those whose backs are bent under the weight and strain of life. In so doing, the Church prolongs the mission of Christ himself, who "came so that they may have life and have it abundantly " (Jn 10:10). The Church is the people of the Beatitudes , the home of the poor, the afflicted , the excluded and persecuted those who hunger and thirst for justice. You are asked to work so that the ecclesial communities know how to welcome the poor with preferential love, keeping the doors of the church open so all may enter and find shelter.

The Pontifical Mission Societies are the privileged instrument which generously reminds us of anfd cares for the missio ad gentes. For this I turn to you as leaders and formators of missionary awareness in the local churches: with patient perseverance, promote our shared missionary responsibility. There is so much need of priests, consecrated persons and lay faithful who, gripped by the love of Christ, are set ablaze with passion for the Kingdom of God and willing to put themselves on the path of evangelization.

I thank you for your valuable service, dedicated to spreading the Kingdom of God, to seeing that the love and light of Christ reach all corners of the Earth. May Mary, the Mother of the living Gospel, always accompany you on your journey to support evangelization. You will be accompanied by my blessing for you and your collaborators.
 
Pope to UN: Resist the economy of exclusion, serve the poor
Vatican Radio
08:52 09/05/2014
2014-05-09 Vatican - Pope Francis met with executives from the United Nations Agencies, Funds and Programmes on Friday, led by UN Secretary General Ban Ki-moon.

Speaking to the men and women who manage the UN’s vast network of humanitarian offices, he urged them to challenge “all forms of injustice” and resist the “economy of exclusion”, the “throwaway culture” and the “culture of death” which nowadays – he said – “sadly risk becoming passively accepted”.

Reflecting on the UN’s target for Future Sustainable Development Goals, he questioned whether in today’s world, a spirit of solidarity and sharing guide all our thoughts and actions:

“Future Sustainable Development Goals must therefore be formulated and carried out with generosity and courage, so that they can have a real impact on the structural causes of poverty and hunger, attain more substantial results in protecting the environment, ensure dignified and productive labor for all, and provide appropriate protection for the family, which is an essential element in sustainable human and social development”.

The Pope also pointed the executives to the Gospel story of Zacchaeus the Tax collector, as an example of how it’s never too late to correct injustice

“Today, in concrete terms, an awareness of the dignity of each of our brothers and sisters whose life is sacred and inviolable from conception to natural death must lead us to share with complete freedom the goods which God’s providence has placed in our hands, material goods but also intellectual and spiritual ones, and to give back generously and lavishly whatever we may have earlier unjustly refused to others”.

Below please find the full text of Pope Francis’ address to the UN delegation

Mr Secretary General,Ladies and Gentlemen,

I am pleased to welcome you, Mr Secretary-General and the leading executive officers of the Agencies, Funds and Programmes of the United Nations and specialized Organizations, as you gather in Rome for the biannual meeting for strategic coordination of the United Nations System Chief Executives Board.It is significant that today’s meeting takes place shortly after the solemn canonization of my predecessors, Popes John XXIII and John Paul II. The new saints inspire us by their passionate concern for integral human development and for understanding between peoples. This concern was concretely expressed by the numeous visits of John Paul II to the Organizations headquartered in Rome and by his travels to New York, Geneva, Vienna, Nairobi and The Hague.

I thank you, Mr Secretary-General, for your cordial words of introduction. I thank all of you, who are primarily responsible for the international system, for the great efforts being made to ensure world peace, respect for human dignity, the protection of persons, especially the poorest and most vulnerable, and harmonious economic and social development.The results of the Millennium Development Goals, especially in terms of education and the decrease in extreme poverty, confirm the value of the work of coordination carried out by this Chief Executives Board. At the same time, it must be kept in mind that the world’s peoples deserve and expect even greater results.

An essential principle of management is the refusal to be satisfied with current results and to press forward, in the conviction that those gains are only consolidated by working to achieve even more. In the case of global political and economic organization, much more needs to be achieved, since an important part of humanity does not share in the benefits of progress and is in fact relegated to the status of second-class citizens. Future Sustainable Development Goals must therefore be formulated and carried out with generosity and courage, so that they can have a real impact on the structural causes of poverty and hunger, attain more substantial results in protecting the environment, ensure dignified and productive labor for all, and provide appropriate protection for the family, which is an essential element in sustainable human and social development. Specifically, this involves challenging all forms of injustice and resisting the “economy of exclusion”, the “throwaway culture” and the “culture of death” which nowadays sadly risk becoming passively accepted.With this in mind, I would like to remind you, as representatives of the chief agencies of global cooperation, of an incident which took place two thousand years ago and is recounted in the Gospel of Saint Luke (19:1-10). It is the encounter between Jesus Christ and the rich tax collector Zacchaeus, as a result of which Zacchaeus made a radical decision of sharing and justice, because his conscience had been awakened by the gaze of Jesus. This same spirit should be at the beginning and end of all political and economic activity. The gaze, often silent, of that part of the human family which is cast off, left behind, ought to awaken the conscience of political and economic agents and lead them to generous and courageous decisions with immediate results, like the decision of Zacchaeus. Does this spirit of solidarity and sharing guide all our thoughts and actions?

Today, in concrete terms, an awareness of the dignity of each of our brothers and sisters whose life is sacred and inviolable from conception to natural death must lead us to share with complete freedom the goods which God’s providence has placed in our hands, material goods but also intellectual and spiritual ones, and to give back generously and lavishly whatever we may have earlier unjustly refused to others.The account of Jesus and Zacchaeus teaches us that above and beyond economic and social systems and theories, there will always be a need to promote generous, effective and practical openness to the needs of others. Jesus does not ask Zacchaeus to change jobs nor does he condemn his financial activity; he simply inspires him to put everything, freely yet immediately and indisputably, at the service of others. Consequently, I do not hesitate to state, as did my predecessors (cf. JOHN PAUL II, Sollicitudo Rei Socialis, 42-43; Centesimus Annus, 43; BENEDICT XVI, Caritas in Veritate, 6; 24-40), that equitable economic and social progress can only be attained by joining scientific and technical abilities with an unfailing commitment to solidarity accompanied by a generous and disinterested spirit of gratuitousness at every level. A contribution to this equitable development will also be made both by international activity aimed at the integral human development of all the world’s peoples and by the legitimate redistribution of economic benefits by the State, as well as indispensable cooperation between the private sector and civil society.

Consequently, while encouraging you in your continuing efforts to coordinate the activity of the international agencies, which represents a service to all humanity, I urge you to work together in promoting a true, worldwide ethical mobilization which, beyond all differences of religious or political convictions, will spread and put into practice a shared ideal of fraternity and solidarity, especially with regard to the poorest and those most excluded.Invoking divine guidance on the work of your Board, I also implore God’s special blessing for you, Mr Secretary-General, for the Presidents, Directors and Secretaries General present among us, and for all the personnel of the United Nations and the other international Agencies and Bodies, and their respective families.
 
Pontifical Council for Interreligious Dialogue: What is the significance of Vesakh?
L’Osservatore Romano
12:02 09/05/2014
An interview with the President of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue It is our longing that unites us

2014-05-09 L’Osservatore Romano - On the occasion of the Buddist feast of Vesakh, Cardinal Jean-Louis Tauran, President of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, granted the following interview to our newspaper.

What is the significance of Vesakh?

It is the holiest of Buddhist holy days, commemorating Gautama Buddha’s birth, at Lumbini in present-day Nepal (c. 563 b.c.e), the enlightenment at Bodh Gaya in the state of Bihar (c. 528 b.c.e), and passing away or Parinirvana at Kushinagar (483 b.c.e) both in India. According to tradition, Gautama Buddha was born, achieved enlightenment, and died during the full moon of the month of May, known as Vaisakha in the Indian lunar calendar. While the above three historic events of the Buddha are observed in all Buddhist countries, they are not always celebrated on the same day. In Theravada Buddhist countries, the key moments in the Buddha’s life are marked on the full moon of May. In Japan, the three anniversaries are usually observed on separate days — his birth (hanamatsuri), on 8 April, his enlightenment on 8 December, and his death on 15 February. This year in most East Asia countries, Buddha’s birthday is celebrated on 6 May whereas in Theravada countries (Sri Lanka, Thailand, Myanmar, Laos, Cambodia, India) it falls on 13 or 14 May.

Why is Siddhartha Gautama called “Buddha”?

Buddha is a word in the very old Indian languages Pāli and Sanskrit that means “Enlightened one”. Buddha actually means “one who is awake”. For this reason Vesakh is known as the festival of lights. According to Buddhism, there were countless Buddha’s before Gautama Buddha and there will be many Buddhas after him.

How do Buddhists celebrate Vesakh?

This celebration differs from country to country, but generally activities are centred on the local temples, where Buddhists, in some countries dressed in white, gather to listen to sermons by monks, to observe religious ceremonies and to conduct the ‘Buddha Pooja’ — offerings to the Buddha. In the evening, there are candlelit processions around the temples. The festival is celebrated with much colour and gaiety. Homes, streets and temples are decorated with paper lanterns and oil lamps. Some countries erect Vesakh pandals illuminated with large numbers of bulbs, relating a Jataka story or an event of Buddha’s life. It’s traditional on this day in some countries to free caged birds, setting up booths along streets to offer a treat to passers-by as a meritorious act. Also popular are ‘Bakthi Gee’ (devotional songs) that celebrate Buddha’s teaching and are sung by choirs.

How does the Vesakh message contribute to Buddhist-Christian dialogue?

The Pontifical Council for Interreligious Dialogue (pcid) is the central office of the Catholic Church for the promotion of interreligious dialogue in accordance with the spirit of the Second Vatican Council, in particular the declaration “Nostra Aetate”. It is generally agreed that the number of Buddhists in the world is estimated at around 350 million (6% of the world’s population) and 90% live in Asia. The Holy Father, Pope Francis appealed to all of us to “intensify dialogue among various religions” and “to build bridges connecting all people, in such a way that everyone can see in the other not an enemy, not a rival, but a brother or sister to be welcomed and embraced!” (Audience with the Diplomatic Corps Accredited to the Holy See, 22 March 2013). I think that the Vesakh message sent from this Dicastery since 1995 has been contributing to foster the dialogue of friendship among Buddhists and Christians. With the Vesakh message, the pcid is able to greet the Buddhist friends on their greatest religious feast. Such gestures of goodwill offer both Buddhists and Christians an occasion to renew the existing friendship, to overcome prejudices, to start new relationships and to collaborate closely for the betterment of the human family. Besides, since the message is translated into different local languages, through the local Churches, it reaches out to a wider audience.

The theme of the Vesakh Message 2014 is entitled, “Christians and Buddhists: Together Fostering Fraternity”. Is there any particular motive for choosing this theme?

Pope Francis’ Message for the World Day of Peace in 2014 entitled “Fraternity, the Foundation and Pathway to Peace” notes that “Fraternity is an essential human quality, for we are relational beings. A lively awareness of our relatedness helps us to look upon and to treat each person as a true sister or brother; without fraternity it is impossible to build a just society and a solid and lasting peace […]” (n. 1).

Buddhist and Christian ethical teaching on fraternity is based on loving kindness and compassion. Buddhists teach that friendly speech, friendly thought, sharing of gains, moral harmony and harmony of views lead people to think of each other with loving kindness which subsequently generates authentic bonds of fraternity. Christians believe that human person is made for reciprocity, for communion and self-giving. Both religious traditions teach that human acts of selfishness, which are at the root of so much hate and evil in the world, prevent us from seeing the Other as brothers and sisters. The dialogue between Buddhists and Christians is necessary more than ever today because of new threats to fraternity. The logic of dominion, egoism, tribalism, ethnic rivalry, violence and religious fundamentalism etc, belittle the sanctity of fraternity and poison peace in human family. The followers of both religions, therefore have a special duty to address the threats to fraternity and to search together for common solutions to build a culture of fraternity that would render the modern world more just, more humane, more respectful and more peaceful.

What common action does the Vesakh Message in 2014 propose to promote fraternity?

It invites both Buddhists and Christians to join hands to fulfil a triple mission: i) to be outspoken in denouncing all social ills which injure fraternity; ii) to be healers in transforming self-centred wounded persons into selfless ones; III) to be reconcilers by breaking down the walls of separation between the “us” and “them” and fostering true brotherhood among people.

In spite of the noble teachings on fraternity, how do you account for the recent emergence of violent conflicts in some countries where Buddhism is the majority religion?

New hotbeds of tension, terrorism and various forms of fundamentalism and fanaticism all threaten the integrity of the human family and the peaceful coexistence of individuals, communities and nations. Yet, if you dig into the root causes of apparently religious conflicts, you will often find deep-seated socio- economic, cultural and political grievances beneath the inter-ethnic and inter-religious rivalries. This tragic situation invites all people to commit to peace, rooted in a profound religious experience. Both Buddhists and Christians yearn for a “beyond” that, even though perceived in a different way, transcends contingency and visible reality. It is this longing that can, and must, unite us in the commitment to build a world of justice and peace, in fidelity to the original aspiration of our respective religious traditions.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phong thánh, tuyên thánh.
Lm. Stephanô Huỳnh Trụ
08:43 09/05/2014
Phong thánh, tuyên thánh.

Ngày 30/06/1987, bằng văn thư số 196.245, Đức TGM Eduardo Martinez Somalo, khi đó là Tổng Thư Ký Ban Thường Vụ của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (tương đương Tổng Trưởng Nội Vụ) chính thức thông báo cho ba cáo thỉnh viên Việt, Pháp và Tây Ban Nha là ngày phong thánh cho các chân phúc tuẫn đạo tại Việt Nam đã được ĐTC Gioan Phaolô II xác định là ngày 19/06/1988. Đây là một tin vui vô cùng trọng đại cho Giáo Hội tại Việt Nam. Đến nay chúng ta vẫn sử dụng thuật từ phong thánh. Giáo Hội tại Trung Quốc trước đây cũng dùng thuật từ này, nhưng ngày nay đã thay bằng thuật từ tuyên thánh. Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của những thuật từ này.

1. Nghĩa của những chữ canon, canonizare, canonization.

Phong thánh hay việc phong thánh dịch từ tiếng La tinh là canonizare và canonization, hai thuật từ này xuất phát từ chữ canon.

1.1. Canon (dt. Latin: quy luật, quy tắc xử sự, bảng tóm tắt; do tiếng Hy Lạp là kanon: gậy, thước đo). Chữ này có nhiều nghĩa:

a. Trong lãnh vực Công Giáo:

(1) Luật dòng; sách luật dòng: Một bản luật hay quy tắc được thẩm quyền Giáo Hội ban hành với sự chấp thuận của Đức Gíáo Tông.

(2) Câu định nghĩa ngắn về một tín điều nào đó, có kèm theo án tuyệt thông, được các công đồng chung đưa ra làm quy tắc.

(3) Bộ Giáo Luật; điều, điều luật (trong bộ luật).

(4) Kinh Bộ, Quy Điển Thánh Kinh: Danh mục các sách mà Giáo Hội nhìn nhận là đã được linh hứng góp thành bộ Thánh Kinh.

(5) Danh bộ các thánh: Danh sách các thánh được Giáo Hội công nhận.

(6) Lễ Quy Roma: Phần cốt yếu trong thánh lễ Misa từ sau kinh Thánh Thánh Thánh đến Kinh Lạy Cha, nay còn gọi là Kinh Nguyện Thánh Thể I.

(7) Kinh sĩ: thành phần của một tập thể giáo sĩ làm việc ở một nhà thờ chính tòa hay một nhà thờ lớn khác có những nhiệm vụ đặc biệt như hát kinh thần vụ chung với nhau; tu sĩ một số dòng tu: Augustinian canon: kinh sĩ dòng thánh Augustinô.

(8) Ca tiếp liên giờ Kinh Sáng (Giáo Hội Đông Phương)

Trong mấy thập niên vừa qua, thuật từ canon với ý nghĩa là "điển phạm" (phép tắc làm khuôn khổ để theo) được dùng khá phổ biến trong ba lãnh vực chính:

b. Trong lãnh vực tôn giáo nói chung:

Chỉ toàn bộ những cuốn sách được xem là thánh thư, nơi chứa đựng những chân lý tuyệt đối do Đấng Tối Cao mặc khải của một tôn giáo nào đó, từ Thánh Kinh của Kitô Giáo đến Kinh Koran của Hồi Giáo... Tam tạng thánh điển (Tipitaka) của Phật Giáo cũng gọi là Pali Canon.

c. Trong lãnh vực văn hoá:

Là toàn bộ những tác phẩm được xem là đạt đến đỉnh cao của triết học và văn học: từ những tác phẩm của Plato, Aristotle, Euripides, Lutarch,... thời cổ đại Hy Lạp đến Tứ Thư và Ngũ Kinh thời cổ đại Trung Hoa, từ những kiệt tác của Chaucer, Cervantes, Shakespeare, Goethe, Joyce, Proust,... ở Tây phương đến những tác phẩm bất hủ trong thể phú đời Hán, thể thơ đời Đường, thể từ đời Tống và thể tiểu thuyết đời Minh và Thanh ở Trung Quốc. Ví dụ: Điển phạm Shakespear (Shakespearian canon): Danh mục các tác phẩm (gồm 37 vở kịch) được công nhận là đúng của Shakespear.

d. Trong lãnh vực giáo dục:

Là danh sách những tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy như là những thành tựu tiêu biểu nhất cho từng thể loại hoặc từng thời kỳ, những kho tàng của kiến thức và là những khuôn mẫu để người ta học tập cũng như mô phỏng.

Điểm chung của khái niệm điển phạm trong cả ba lãnh vực này là: tính chất toàn bích và tính chất thẩm quyền. Một điển phạm là một tác phẩm xứng đáng để được bảo tồn hơn những tác phẩm khác, hơn nữa, nó còn được xem như mẫu mực của cái đẹp, và hơn cả thế nữa, nó trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá mọi cái đẹp khác như cái ý nghĩa tiềm ẩn trong từ nguyên của nó: một cái thước đo. Như vậy, tự bản thân nó, bất cứ một điển phạm nào cũng đều hàm chứa một quy phạm (norm) nhất định.

e. Ngoài ra, canon còn được sử dụng trong nhiều lãnh vực khác với nhiều nghĩa như:

(Quân sự) (1) Pháo, súng đại bác; (2) Nòng (súng): Canon d’un révolver (nòng súng lục), Canon d’un seringue (ống, ống tiêm);

(Kỹ thuật) Cái móc chuông;

(Ngành in) Tên gọi riêng của cỡ chữ bằng 48 pt. (sở dĩ gọi như vậy là vì đó là cỡ chữ lớn nhất trong ngành in xưa kia thường dùng để in Lễ Quy (Canon) hay các sách dùng trong nhà thờ);

(Khoa đo lường) Canông (đơn vị đong rượu bằng 1/8 lít);

(Động vật học) Còng, cẳng (chân ngựa, trâu bò);

(Địa chất, địa lý) Hẻm vực;

(Sử học) Trang sức che đầu gối;

(Âm nhạc) (1) Canông, luân khúc, hát đuổi: Việc lặp lại liên tiếp từng nốt nhạc của một giai điệu bởi một bè khác, bắt đầu sau bè đầu (một khoảng thời gian nào đó); (2) Bài ca được một hay nhiều giọng thay phiên nhau hát lại một giai điệu, và nhờ đó tạo ra sự hòa điệu; (3) Tên gọi tắt của Canon in D (Luân khúc cung Rê trưởng) của nhà soạn nhạc Johann Pachelbel;

(Thông tục) Chai rượu; cốc rượu;

(Nghệ thuật) Tiêu chuẩn, chuẩn mực, điển phạm: Các quy tắc, nguyên lý hay tiêu chuẩn được chấp nhận như tiên đề, có tính ràng buộc phổ quát trong một lãnh vực nghệ thuật hay học thuật: neoclassical canon (điển phạm tân cổ điển).

1.2. Canonizare: (đt.) (1) Liệt kê (một quyển sách) vào Quy Điển Thánh Kinh (2) Liệt kê vào quy điển, danh mục có tính quy phạm; (3) Tuyên thánh: Tuyên bố (một vị chân phúc) là thánh, ghi danh vào Danh Bộ Các Thánh và ấn định việc tôn kính trong toàn thể Hội Thánh; (4) Đối xử như bậc thần thánh; vinh quang.

1.3. Canonization: (dt.)

(1) Việc tuyên thánh: là việc ĐGH tuyên bố và truyền cho các tín hữu tôn kính một vị chân phúc nào đó như một vị thánh. (Với việc tuyên chân phúc[1], các tín hữu được phép tôn kính vị chân phúc đó ở một số nơi hay trong một số cộng đoàn nào đó, nhưng với việc tuyên thánh, thì các tín hữu được phép tôn kính vị thánh ở mọi nơi trong toàn thể Hội Thánh). Quyết định tuyên thánh chỉ được công bố sau khi Bộ Đặc Trách Án Vụ Tuyên Thánh (Congregatio de Causis Sanctorum, quen gọi là Bộ Phong Thánh) chấp nhận chứng cứ của hai phép lạ - đã xảy ra sau khi tuyên chân phúc - qua việc khần cầu với vị chân phúc hoặc ba phép lạ trong trường hợp vị chân phúc không theo tiến trình điều tra thông thường. Vị hiển thánh được tôn kính đầy đủ trên bàn thờ, mặc dù có thể không được mở rộng trong phụng vụ Thánh Lễ và trong Kinh Nhật Tụng của toàn thể Hội Thánh.

(2) Điển phạm hoá: là việc xem một số tác giả hoặc tác phẩm nào đó như những khuôn vàng thước ngọc của văn học.

2. Nghĩa của những chữ phong, thánh, tuyên.

2.1. Phong: Có những Hán này: 封, 風, (风), 鋒, (锋), 峰, 峯, 豊, (丰), 楓, (枫), 蜂, 蠭, 烽, 犎, 瘋, (疯), 酆, 葑, 渢, (沨), 灃, (沣), 碸, (砜). Trường hợp ở đây là chữ封 (phong), nghĩa là dt. (1) Bờ cõi: Chức quan giữ việc coi ngoài bờ cõi nước gọi là phong nhân; (2) Mồ mả; (3) Dùng như mạo từ: lá, bức: Nhất phong thư (một bức thư); (4) Họ Phong; (5) Túi đựng thư: Tín phong (bìa thư); đt. (6) Ban cho, vua cho các bầy tôi đất tự trị lấy hay tước hiệu gọi là phong; (7) Đắp: Phong phần (đắp mả); (8) Dán lại: phong khẩu; (9) Giàu có: Tố phong (vốn giàu); (10) Ngăn cấm: Cố bộ tự phong (không biết giảng cầu cái hay mới mà cứ ngăn cấm mình trong lối cũ); (11) Đóng, phong bế: niêm phong; tt. (12) To lớn.

Nghĩa Nôm: (1) Bọc: Phong gói quà; (2) Vật được bọc: Phong bánh khảo.

2.2. Thánh: Có hai chữ Hán: 聖, 清[2] : Chúng ta dùng chữ聖này. Chữ này gồm phần dưới là chữ nhâm (壬), nguyên gốc của chữ nhâm (壬) là chữ nhân (人); phần trên là chữ nhĩ (耳) và chữ khẩu (口); hàm ý: thánh là người thông sáng: thính tai, lợi khẩu. Trong cổ văn "thánh" và "thính" (聽) là cùng một chữ. Chữ thánh (聖) có những nghĩa này: dt. (1) Đối với người đời thường, chỉ những người đạo đức như thánh nhân; (2) Những người tài giỏi tột bực về một việc nào đó cũng gọi là thánh, như Lý Bạch giỏi uống rượu, người ta gọi ông là tửu thánh; (3) Tên cũng gọi là thánh; (4) Họ Thánh; (5) Thuộc về thần: thánh mẫu, thánh đãn; đt. (1) Làm cho trở thành thánh; (2) Tinh thông: Đỗ Phủ thánh ư thi (Ông Đỗ Phủ giỏi làm thơ); tt.(1) Thông minh; (2) Tài giỏi; (3) Thuộc về thánh; (4) Tôn xưng những gì thuộc về Đức Khổng Tử; (5) Tôn xưng những gì thuộc về vua: Thánh chỉ; (6) Thuộc về Đấng tối cao.

Chữ thánh đã được hoá Nôm, nên người ta nói Thánh Kinh hay Kinh Thánh cũng được[3]. Thánh (chữ Nôm) cũng có nghĩa là âm thanh dễ nghe: thánh thót.

2.3. Tuyên: Có nhiều chữ Hán: 宣, 亘, 瑄, 脧, 鐫, (镌), 揎, 楦, 楥. Ở đây là chữ宣 (tuyên), nghĩa là: dt. (1) Họ Tuyên; (2) Nhà to: Tuyên thất (căn nhà to), vì thế nên tường vách xây tới sáu tấc cũng gọi là tuyên, thông với chữ瑄; đt. (3) Rao cho mọi người nghe: Tuyên bố; (4) Báo cáo cho mọi người cùng biết: Tuyên ngôn; (5) Ban bố: Tuyên chiếu (ban bố chiếu chỉ ra); (6) Thông suốt: Tuyên triết duy nhân (Duy người ấy thông suốt mà khôn); (7) Bảo rõ: Tuyên thị (bảo rõ); (8) Hết sức: Tuyên lao, tuyên lực (cố hết sức); (9) Hết: Cuối tờ bồi nói rằng bất tuyên (chẳng hết), nghĩa là không thể tỏ hết khúc nhôi được; (10) Gạn cho cạn: tuyên tiết hồng thuỷ (xả cạn nước lụt).

3. Nghĩa của thuật từ phong thánh và tuyên thánh.

3.1. Phong thánh: Trung Quốc có một cuốn tiểu thuyết rất danh tiếng gọi là Phong Thần Bảng hay Phong Thần Diễn Nghĩa, do ông Trần Trọng Lâm (hay Hứa Trọng Lâm) viết vào thời triều Minh, bao gồm một trăm hồi. Bối cảnh lịch sử là Chu Vũ Vương (1066-771 trước Công nguyên) đánh giết vua Trụ nhà Thương. Câu truyện kết thúc bằng việc Khương Tử Nha được Nguyên Thủy Thiên Tôn trao quyền phân phong các thần, còn Chu Vũ Vương cũng được quyền tấn phong các chư hầu. Các quan trong triều Chu chưa có chức tước, vua ban cho và trở thành chư hầu, cũng như Khương Tử Nha ban chức tước cho các vị thần. Phong có nghĩa là ban cho, ban chức tước và đất đai. Vậy chúng ta có thể hiểu "phong thánh" là ban cho người nào đó - chưa phải là thánh - tước hiệu "thánh", khi được phong thánh rồi, thì người đó trở thành thánh. Hiểu như vậy thì không hợp với đức tin Công Giáo, vì Đức Thánh Cha cũng như Hội Thánh không được trao ban thẩm quyền đó: "Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được" (Mt 20,23; Mc 10,40). Do đó, không ai có thể phong thánh cho bất kỳ ai ngoại trừ Thiên Chúa.

3.2. Tuyên thánh: Trong Lễ Nghi Tuyên Thánh (Canonization ceremony), Đức Giáo Tông thường sử dụng công thức:

"Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và Duy Nhất, để phát huy Đức Tin Công Giáo và củng cố Đời Sống Kitô Hữu, với quyền năng của Đức Giêsu Kitô Chúa, chúng ta, của hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của riêng Tôi; sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều chư huynh Hồng Y, Thượng Phụ, Tổng Giám Mục và Giám Mục khả kính; Tôi quyết định và tuyên bố chân phúc T. là thánh và ghi danh ngài vào Danh Bộ Các Thánh. Tôi cũng thiết lập việc tôn kính ngài trong toàn thể Hội Thánh hàng năm vào ngày... tháng.... Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. [4]”

Chúng ta đã hiểu canonize nghĩa là liệt kê, ghi tên một người quá cố vào Danh Bộ Các Thánh, sau khi điều tra cuộc sống, hạnh tích của người ấy, Đức Giáo Tông tuyên bố người đó là đối tượng tôn kính của Hội Thánh, ghi danh vào Danh Bộ Các Thánh. Đức Giáo Tông chỉ tuyên bố, còn việc vị thánh đó được hưởng hạnh phúc cùng Thiên Chúa từ lúc nào thì không ai biết.

4. Ai là thánh?

Có nhiều cách hiểu về các vị thánh. Một số nhân vật lịch sử Việt Nam được tôn làm thánh. Ví dụ: Thánh Gióng. Trong văn học cổ, người ta gọi Khổng Tử là thánh, một số tác giả dùng để gọi người đáng kính trọng như thánh Gandhi. Những vị thánh trong Giáo Hội Công Giáo gọi là saint, bắt nguồn từ chữ La tinh sacer, sancire, sanctus. Những vị thánh trong Thánh Kinh là tất cả những người tin vào Chúa Giêsu (Cv 9, 32,41; Rm 1,7; Pl 1,1), những tín hữu đã qua đời (Mt 27,52; Kh 18,24) và các vị tuẫn đạo (Kh 16,6). Tất cả những người tin vào Chúa Giêsu đều được gọi là thánh.

Các giáo phái quan niệm về vị thánh không giống nhau. Hiện giờ chỉ có Công Giáo, Chính Thống Giáo, Anh Giáo và một ít giáo phái Tin Lành có thánh nhân.

Trong Giáo Hội sơ khai, tôn kính các thánh là để kỷ niệm các vị tuẫn đạo và noi theo gương lành của các ngài. Năm 787 Công Đồng Nicêa II mới có việc kính tưởng các thánh. Việc tuyên thánh đầu tiên trong Giáo Hội xảy ra dưới triều Đức Giáo Tông Gioan XV. Trong công đồng chung ngày 11/06/993, hạnh tích và nhiều phép lạ của ĐGM Ulric (mất năm 973) đã được công bố và tất cả nghị phụ có mặt đều đồng thanh xác nhận, do đó Đức Giáo Tông đã công bố ĐGM Ulric là thánh và truyền cho toàn thể Giáo Hội tôn kính. Đây là cuộc tuyên thánh chính thức đầu tiên trong Giáo Hội Công Giáo. Sau một thời gian dài nghiên cứu, bản văn "Việc tôn tuyên chân phúc và hiển thánh" do ĐHY Lambertini biên soạn, sau ngài lên ngôi giáo tông lấy niên hiệu là Bênêđitô XIV (1734-1738) được chính thức áp dụng đến ngày nay.

5. Kết luận.

Chúng ta thấy được việc nhìn nhận là thánh có nhiều chuyển biến, nhưng thực tế là con người công nhận một người nào đó là thánh dựa vào cuộc sống của họ và để người khác theo gương sống của họ. Người Công Giáo còn xin họ cầu bầu giúp. Cho nên qua cuộc điều tra, Đức Giáo Tông chỉ tuyên bố một người Công Giáo gương mẫu đã qua đời là đối tượng tôn kính của Hội Thánh mà thôi, chứ không thể phong ban cho người đó được lên thiên đàng, cho nên Đức Giáo Tông chỉ tuyên bố, tức là tuyên thánh thôi.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

[1] Beatification.

[2] Xem “Bài Giảng Chúa Nhật” của Tổng Giáo Phận Saign, số 05/2006.

[3] Về vấn đề này chúng tôi phải viết một bài riêng

[4] Ad honorem Sanctae et Individuae Trinitatis, ad exaltationem Fidei Catholicae et Christianae Religionis augmentum, auctoritate Domini Nostri Iesu Christi, Beatorum Apostolorum Petri et Pauli ac Nostra; matura deliberatione praehabita et divina ope saepius implorata, ac de Venerabilium Fratrum Nostrorum Sanctae Romanae Ecclesiae Cardinalium, Patriarcharum, Archiepiscoporum et Episcoporum in Urbe existentium consilio; Beatum N. Sanctum esse decernimus et definimus ac Sanctorum Catalogo adscribimus, statuentes ab Ecclesia Universali illius memoriam quolibet anno die eius natali, nempe ... pia devotione recoli debere. In nomine Patris, et Filii, et Spiritus Sancti. Amen".
 
Nhật Ký Tâm Hồn Của ĐGH Gioan XXIII
Lm Trần Văn Thông/ LM. Trăng Thập Tự
15:59 09/05/2014
Nhật Ký Tâm Hồn Của ĐGH Gioan XXIII (3)

LỜI DỐC LÒNG TĨNH TÂM NĂM 1896

(TÁI XÁC NHẬN 1897-1898)

[2]

“Để Thiên Chúa được vinh danh hơn”

1. Xin dốc quyết, thề hứa không bao giờ chịu các bí tích cách chiếu lệ hững hờ, sẽ dùng tối thiểu mười lăm phút để chuẩn bị.

2. Dốc quyết tiếp tục mỗi ngày, đặc biệt kỳ hè, đều nguyện ngắm, xét mình trưa và tối, lần chuỗi, đọc sách thiêng liêng, viếng Thánh Thể, giữ các kinh quen đọc khi ở chủng viện, một cách sốt sắng, đúng giờ, giữ đúng đắn đến mức tối đa lúc ở chủng viện cũng như khi nghỉ hè.

3. Nếu được sẽ đọc kinh Nhật khóa kính Đức Maria và thêm 3 kinh Kính mừng xin ơn khiết tịnh.

4. Sẽ theo dõi chính mình nhiều hơn, tránh xao lãng lúc cầu nguyện, đặc biệt giờ nguyện ngắm, những lần đọc kinh Lạy Cha trước khi ăn cơm, giờ kinh chiều, và khi lần chuỗi. Để được vậy, khi đọc kinh và mọi lúc, tôi sẽ nhớ Chúa đang hiện diện, tưởng như mỗi lúc mình đều đang ngồi bên Chúa, như ở nhà Tiệc ly, đồi Calvê…

5. Đặc biệt nhất là theo dõi mình, để tính kiêu căng khỏi lớn lên; sẽ nhận chỗ thấp hèn nhất về mặt đạo đức cũng như học thức.

6. Về các môn học, sẽ chú ý yêu thích và nhiệt tâm cố gắng học hết các môn, không coi thường môn nào chỉ vì mình không thích.

Học chỉ vì mục đích làm sáng danh Chúa, rạng danh Hội thánh, cứu rỗi các linh hồn, không vì hư danh hay vì muốn vượt bạn; hãy nhớ rằng Chúa sẽ chất vấn tôi về nén bạc (tài năng) mà tôi đã phung phí cho tư lợi và hư danh.

7. Đặc biệt lưu ý hãm mình, để ý sửa trị tính tự ái, tật xấu lớn nhất của tôi, tránh tất cả những dịp có thể làm nó lớn lên. Vậy, khi trò chuyện tránh tỏ ra mình thông thái, không tự bào chữa cho hành động của mình, luôn xác nhận thái độ của anh em là hơn của mình. Không bao giờ có cử chỉ hoặc lời nói hống hách. Tránh hết mọi thứ khen tặng, cẩn thận để khỏi làm cho kẻ khác chú ý đến việc mình làm hay lời mình nói; cách chung không bao giờ ra vẻ là người quan trọng, dù rất ít.

8. Sẽ trường kì cố gắng để đạt cho được lòng yêu mến và tôn sùng Thánh Thể thật cao cả, vì đó là đối tượng của mọi tâm tình và ý tưởng của tôi lúc còn là chủng sinh, và nếu Chúa muốn, suốt đời linh mục.

9. Tôi thề hứa với Mẹ Maria khả ái của tôi là mãi mãi xin Mẹ giữ gìn tôi đến mức tối đa, đừng để một ý tưởng cố tình hay một hành động nào có thể làm lu mờ đức khiết tịnh cao quý; vì vậy, ngay bây giờ và mãi mãi xin Mẹ giúp tôi đứng xa những dịp tội mà Satan có thể gài bẫy tôi về điểm này.

10. Tôi phải làm gương về lòng yêu mến Thánh Thể và Thánh Tâm, và sẽ truyền bá cho mọi người, đặc biệt là tuổi thơ, tôi sẽ năng giải thích cho chúng; về lòng tôn sùng Đức Maria cũng vậy.

11. Không bao giờ quên Thánh Giuse, hằng ngày sẽ dâng lên ngài một lời nguyện cho mình, cho kẻ hấp hối và cho Giáo Hội.

12. Những tuần Chín ngày vào các tháng Ba, Năm, Sáu, Mười, và mãi mãi, sẽ làm việc hãm mình đặc biệt đối với tình cảm, không chiều theo sự nó đòi hỏi. Kỳ hè, đặc biệt nơi đông người tôi giữ sự đoan trang, không gì làm gương cho kẻ khác bằng biết giữ mình khỏi những cơ hội gây thiệt hại cho bản thân.

13. Tôi sẽ cầu nguyện và khuyên kẻ khác cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria cùng các Thánh, để phương Đông và các Giáo Hội ly khai được hiệp nhất. Luôn luôn cầu cho Đức Giáo Hoàng, cho Hội thánh vinh quang, cho Đức Giám Mục thân yêu, cha mẹ, ân nhân và đặc biệt những người liên hệ đến tôi nhiều hơn.

14. Kết luận, xin hết sức thực hiện qua hành động câu Thánh Inhaxiô Loyola hằng nói: “Ad majorem Dei gloriam - Để Chúa được vinh danh hơn”.

1897

ĐỨC KHIẾT TỊNH

[3]

Xác tín rằng, nhờ ơn Chúa và Mẹ của tôi là Đức Maria, vì đức thanh tịnh là vô giá, vì tôi đang cần nó để được gọi vào chức vụ linh mục cao quý, vì cần giữ cho tấm gương trong được luôn rạng ngời, cho nên vào dịp tĩnh tâm này, với sự đồng ý của cha linh hướng, tôi đã làm và quyết giữ tỉ mỉ những lời dốc lòng sau đây, cậy nhờ Đức Maria và ba vị thánh trẻ Luy, Stanislas và Gioan mà tôi hằng tôn sùng , vì công trạng của ba bông huệ mà Mẹ hằng yêu quý, xin Mẹ chúc lành cho những lời dốc quyết sau đây và ban ơn giúp con thực hiện.

1. Trước hết, xin thành tâm xác nhận đức thanh tịnh là ơn riêng Chúa ban; thiếu đức này tôi chỉ làm điều ngược lại với sự trong trắng. Để làm căn bản tôi xin nhận đức khiêm nhường, không dám tin vào sức mình mà chỉ tín nhiệm nơi Chúa và Đức Trinh nữ Maria. Hằng ngày tôi hằng xin Chúa ơn trong trắng, đặc biệt khi rước lễ, qua Thánh Thể Chúa đã ban cho tôi “lúa mì làm cho thanh niên được nẩy nở và rượu mới làm cho thiếu nữ được vui tươi” (Drc 9,17). Cùng với Đức Maria mà tôi hằng trìu mến, tôi xin dâng giờ Nhất kinh Nhật tụng, kinh Kính mừng thứ nhất của kinh Truyền tin, chục thứ nhất khi lần chuỗi để xin Chúa ban và bảo vệ đức khiết tịnh. Tôi cũng xin Thánh Giuse bạn đồng trinh của Mẹ với kinh: “Lạy Thánh Giuse, đấng bảo vệ kẻ đồng trinh”. Đặc biệt ba vị thánh trẻ mà tôi quý mến và xin san sẻ tinh thần trong trắng.

2. Tôi sẽ chú ý kiềm chế tình cảm, ghép nó vào khuôn khổ của đức đoan trang Kitô giáo. Đôi mắt phải tự hạn chế, vì chúng là “chiếc lưới rất bén” (Thánh Ambrôsiô), là “kẻ bắt trộm linh hồn” (Thánh Augustinô), tôi sẽ tránh xa những cuộc thi đua của dân chúng, và ví như không tránh được, tôi sẽ liệu cách để cho những gì kích thích dục tình không đập vào mắt tôi và mắt luôn luôn được giữ ngó xuống đất.

3. Khi qua các đường phố, nơi đông người, tôi sẽ giữ sự đoan trang tối đa, không xem những hình ảnh, quảng cáo, mặt tiền nhà hát, vì Sách Khôn ngoan có câu “Ngoài đường phố, mắt đừng láo liên, trong ngõ hẻm, chớ có la cà.” (Hc 9,7).

Ngay trong nhà thờ, ngoài sự đoan trang nêu gương trong phụng vụ thánh, tôi sẽ chẳng bao giờ nhìn lâu những tranh, ảnh, tượng vì nghệ thuật mà người ta phần nào phạm luật đoan trang, đặc biệt ngành hội họa.

4. Đối với những người khác giới, dù họ thuộc đấng bậc nào, dù là thân thuộc hay thánh thiện, vẫn phải cẩn thận, tránh sự thân mật, bè bạn truyện trò, đặc biệt nếu họ còn trẻ; không bao giờ ngó thẳng vào con người của họ vì nhớ lời Đức Chúa Thánh Thần dạy: “Đừng chòng chọc nhìn nàng trinh nữ, để khỏi ngã vì sắc đẹp” (Hc 9,5). Không bao giờ nên tâm sự với họ, nếu cần nói gì, sẽ nói vắn tắt, khôn ngoan, đứng đắn, giản dị.

5. Chẳng bao giờ cầm tới hay ngó qua sách báo nhảm nhí, những hình ảnh khiêu dâm; tất cả những gì nguy hiểm gặp đâu tôi sẽ xé và cho vào lửa, dù là do bạn tôi cầm, miễn là khi hành động như vậy sẽ không gây thêm tai họa nặng hơn.

6. Không những tôi cố nêu gương đoan trang trong lời nói, mà ngay trong gia đình cũng không được nói câu chuyện thiếu đoan trang, tình tứ, những lời ẩn ý, hát những bài tình ca nhất là khi có mặt tôi. Sẽ sửa chữa sự mất nết nơi kẻ khác cách dịu dàng, nếu họ không nghe, tôi sẽ bỏ đi để nói lên rằng tôi không thích, không chịu được. Nơi chủng viện, tôi sẽ rất cẩn thận về điểm này và để mắt tránh xa những chiều hướng nghiêng về tình riêng giữa bạn đồng giới, những hành động và lời nói có thể thường tình đối với người đời, nhưng nơi giáo sĩ là điều bất xứng.

7. Khi nói cũng như khi ăn, tôi sẽ rất tiết độ; luôn luôn phải có vài sự hãm mình nhỏ. Rượu nho cũng phải cẩn thận, vì rượu và đàn bà nguy hiểm ngang nhau: “Rượu và đàn bà làm hư hỏng những kẻ thông minh” (Hc 19,2).

8. Đối với thân xác, phải rất nết na, khi ở một mình cũng như khi ở trước thiên hạ, từ cái nhìn, đôi tay hay bằng tư tưởng. Để tránh những hành động, dù là vô tình, tối khi nằm ngủ, tôi sẽ mang tràng hạt vào cổ, đôi tay xếp lên ngực như hình thánh giá, và cố tập để sáng mai khi thức dậy vẫn thấy mình nằm đúng như vậy.

9. Trong mọi lúc, tôi sẽ tự nhủ mình phải trong sạch như thiên thần; từ con người, đến đôi mắt, lời nói và cử chỉ đều phải làm sáng tỏ đức trắng trong, đặc điểm của ba thánh trẻ Luy, Stanislas và Gioan, và đức khiết tịnh mà mọi người đều mến phục, đều quí chuộng, biểu hiện của một trái tim và một tâm hồn trong trắng được Chúa yêu thương.

10. Tôi phải luôn nhớ rằng, dù ở một mình, tôi vẫn không lẻ loi, vì có Chúa, có Đức Mẹ, có thiên thần bản mệnh nhìn thấy tôi. Nếu thấy sắp có hành động nào lỗi đức khiết tịnh, hơn bao giờ hết tôi sẽ quay ngay về phía Chúa, phía Đức Mẹ và thiên thần bản mệnh, với một lời nguyện sẵn sàng nơi môi: “Lạy Mẹ Maria vô nhiễm xin cứu con”. Đồng thời nhớ đến trận đòn của Chúa, nhớ tới chung cuộc đời người như Đức Chúa Thánh Thần đã dạy: “Hãy nghĩ đến đời con chung cuộc thế nào, thì mãi mãi con sẽ không phạm tội” .(Hc 7,36)

1898

GHI CHÚ TÂM LINH

[4]

27/2/1898

Tuần này tuy là tuần thứ nhất ngay sau cuộc tĩnh tâm nhưng thật tồi tệ, tôi đã trải qua những sự chia trí thường xuyên trong giờ kinh nguyện. Tuy tôi có cố gắng nhưng lo ra là hậu quả của sự thiếu cấm trí trong ngày. Dù sao tôi cũng đã qua một tuần đần độn.

Tệ hại, là thay vì khiêm nhường khi thấy mình chia trí, tôi lại buồn và ái ngại. Xin Chúa tha thứ, Chúa muốn tôi thấy sự thật của con người tàn tệ của tôi. Chúc tụng Chúa.

Giờ đây, tôi sẽ tập trung tâm trí hơn. Xin Mẹ Maria giúp con, xin thiên thần bản mệnh và Thánh Berchmans phù hộ tôi. Dù tôi khốn cùng, nhưng Chúa biết tôi mến Chúa. Xin Chúa chúc lành và đừng thịnh nộ với tôi dù tôi tội lỗi. “Lạy Chúa, Chúa biết con mến Chúa” (Ga 21,17).

Tuy bớt lo ra, nhưng chưa tập trung hẳn. Mấy ngày nay ít dùng lời nguyện tắt, do đó kém kết hợp với Chúa Giêsu.

Chúa Nhật 6/3

Càng đi tới lại càng thấy mình lùi. Từ nay về sau sẽ đặc biệt tập trung tâm trí vào lúc sáng sớm và lúc chiều hôm khi vào nhà ngủ; dùng nhiều lời nguyện tắt trong ngày, đặc biệt giờ giải trí, không để mình quá vui. Làm cách sao để Chúa Giêsu sẽ nói với tôi như đã nói với Thánh Têrêxa: “Ta tên là Giêsu của Têrêxa”. Muốn được như vậy trước tiên con phải là Angelo của Giêsu. Ước gì được vậy. Xin Thánh Giuse giúp con cho con tập trung như Ngài, xin Chúa Giêsu thương xót con.

Chúa Nhật 13/3

Tuần qua lắm sơ suất. Trong lớp, tôi đã nói những lời vô ích, ngu xuẩn; xét mình vội vã, không đủ tập trung tâm trí khi sáng thức dậy, gây thiệt thòi cho giờ nguyện ngắm.

Ít dùng lời nguyện tắt như đã định. Tuần này tôi sẽ đặc biệt lưu ý về ba điểm trên. Tôi không để mình lo buồn khi nhớ đến tình cảnh hiện nay của gia đình, nếu có nhớ đến là xin Chúa Giêsu giúp đỡ gia đình tôi, cho họ nhẫn nại, xin tha thứ kẻ làm hại chúng tôi, đừng để xảy ra những gì làm phiền lòng Chúa.

Xin giao vụ này cho Đức Maria và Thánh Giuse để sự thật và sự vô tội được lộ rõ. Thật là sự thử thách nặng nề cho tôi. Dù có thể nào, xin chúc tụng Chúa, xin vâng ý Chúa.

Chúa Nhật TĨNH TÂM 20/3

Một tháng đã qua từ ngày Tĩnh tâm, tôi đã tiến đức đến đâu? Thật vô phúc cho tôi!

Những ngày sau này, khi xét tổng quát về mọi hành động, tôi thấy đủ lẽ để xấu hổ và hạ mình. Việc này cũng thiếu sót không đạt mức trọn hảo; nguyện ngắm không thật hẳn hoi, cả Thánh lễ, vì tôi thiếu cấm trí trong khi rửa mặt; không sốt sắng viếng Thánh Thể như trước, xét mình tổng quát với ít hay không có hiệu quả, vẫn chia trí đặc biệt trong giờ kinh chiều; tôi thấy mình chậm chạp phần nào do trời nóng nực gây nên; nói tóm là, tôi mới ở bước đầu của cuộc hành trình dự định. Nhục thay! Những tưởng nay tôi đã phải nên thánh, nhưng kìa tôi vẫn là tên khốn cùng như trước.

Đó là lý do để tôi hạ mình thẳm sâu, biết mình vô dụng. Khiêm nhường, khiêm nhường, khiêm nhường! Giữa cảnh khốn khổ này, tôi cám ơn Chúa vì đã không chê bỏ tôi như tôi đáng chê bỏ. Nhờ ơn Chúa tôi vẫn còn quyết định tiến và nhờ đó mà đi tới. Nếu tôi muốn tiến, phải khởi sự ngay! Tôi xin khởi sự lại. Làm sao đây? “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ, chúng ta tiến lên.”

Điều cần lưu ý là phải sửa chữa ngay những thiếu sót đã được ghi nhận. Thế đã quá đủ. Để tĩnh tâm lần tới sẽ xem sao. Trong khi chờ đợi, xin Chúa chúc phúc cho con.

THỨ HAI 28/3

Tôi đã hứa, nhưng đã thực hiện được gì? Cứ thế này công việc hỏng mất. Tôi vẫn đứng lì một chỗ, lý do là vì thiếu sự tập trung tâm trí. Do đó, mọi việc đạo đức đều không đạt mức độ mong muốn: nguyện ngắm, viếng Thánh Thể, kinh chiều, xét mình vẫn thiếu một cái gì. Đang khi tôi hằng khuyên các bạn hãy giữ tâm hồn an tĩnh, còn mình thì thật đáng tủi hổ!

Lẽ ra mình phải nêu gương, thế mà kẻ khác đã qua mặt về phương diện đạo đức. Phải tận tâm giữ tâm hồn an tịnh trong mọi sự. Đề tài nguyện ngắm khi mai về những phương tiện dồi dào Chúa dùng để cứu rỗi tôi, nghĩ tới càng thêm thẹn.

Thôi nên chấm dứt cái trò diễu cợt đối với Chúa, đối với Ngài không nên làm thế. Từ nay về sau sẽ thật đứng đắn. Giữ sao cho tâm hồn an tịnh suốt ngày, không nên bận rộn vì kỳ thi lục cá nguyệt sắp đến: tuyệt đối không sai luật nhà, đặc biệt điểm thinh lặng.

Tôi sẽ liên kết với Giêsu Thánh Thể, là bạn và là sức mạnh của tôi. Rồi đâu sẽ vào đó. Giêsu xin thương xót con.

THỨ HAI 4/4

Tuần này xem chừng khá hơn, nhưng không tốt hẳn; nhiều lúc vấn đề thi cử bận rộn làm mình bận tâm.

Đặc biệt việc tập trung tâm trí khi cầu nguyện còn phải lo nhiều. Phải hãm mình, phải hạ mình, đó là của lễ mà Chúa Giêsu xin tôi nhân mùa Thương khó. Từ chối chăng? Không bao giờ, thưa Chúa Giêsu!

Tuần Thánh đã qua, nghỉ lễ cũng qua, không tiến mà lại cứ lùi. Thề hứa, như thế mà xem được à? Cụ thể là tôi đứng lì ra đó. Hay hơn nữa, thường tuần nào cũng ghi nhật ký, vậy mà gần ba tuần nay không ghi gì cả kể từ hôm tĩnh tâm. Giêsu, xin thương xót con.

Tại sao? Xem chừng tôi vẫn mến Chúa, muốn hoàn hảo, thế mà việc đạo đức phải kể là tệ, ngồi, quỳ đó mà đầu đi đâu, ít dùng lời nguyện ngắn. Chúa hài lòng với những ngày nghỉ lễ như thế không? Dĩ nhiên tôi không mấy hài lòng, và mong được đứng đắn chặt chẽ hơn trong mọi sự. Một sơ suất năng xảy ra, vì tại tâm tính tôi nó là thế: là hay tỏ ra mình giỏi, để rồi phán đoán, giải quyết lôi thôi. Kiêu ngạo, kiêu ngạo, kiêu ngạo; tính tự ái cũ vẫn xuất hiện. Kỳ hè sau phải cẩn thận về điểm này kể cũng đủ. Dù sao cũng đã qua; tôi tưởng mình không thiệt thòi gì trong tháng hè: cám ơn Chúa Giêsu. Ngày mai bắt đầu lục cá nguyệt mới. Thích quá!

Tháng Năm, tháng Sáu sắp đếp, hai tháng Chúa Giêsu sẽ ban cho tôi vô vàn ân phúc. Gia đình bị lâm lụy, tôi lo quá; nhưng thôi, can đảm lên. Tất cả vì Giêsu và cho Giêsu, rồi muốn ra sao thì ra.

Chúa Nhật 1/5

Ngày tuyệt đẹp. Hôm nay là Thiên Đàng cho cả một tuần không mấy sốt sắng, trái lại còn chia trí và một ít lạt lẽo. Giêsu nhân hậu còn cho tôi mừng tháng Năm này, một dịp mới, may mắn giúp tôi tiến thêm trong đức mến, nhờ bí quyết tôn sùng Đức Maria. Nhiều hy vọng nơi Mẹ Maria, Mẹ của tôi; nếu Ngài giúp, chắc chắn tôi sẽ tiến bước.

Hai nhân đức tôi đặc biệt xin trong tháng này: là khiêm nhường và yêu mến Giêsu Thánh Thể, ơn mà tôi năng xin cho các bạn tôi. Xin Giêsu ban cho con yêu mến Đức Maria, Mẹ của Chúa và của con. Những gì tha thiết của lòng tôi, những lời hứa, kinh nguyện nhờ Maria mà dâng về Chúa và nhờ Giêsu mà đến với Maria. Chắc chắn Thánh Gioan Berchmans sẽ tiếp tay và cầu nguyện với tôi trong tháng này. Ngài rất mến Đức Mẹ. Tôi sẽ cố canh chừng chính mình để thắng từ từ những tình dục, đặc biệt tính tự ái.

Sẽ giữ luật nhà rất chín chắn, bỏ hẳn ý riêng. Đặc biệt thinh lặng trong lớp, không thốt một lời. Sẽ dùng thật nhiều lời nguyện tắt. Sẽ thuyết phục đồng bạn là, muốn trực tiếp đến với Giêsu, phải qua Maria. Chắc rằng tôi sẽ là tất cả cho Maria để nên tất cả cho Giêsu. Tôi sẽ trung thành với tất cả những luật viết ra đây liên quan đến tháng này, để triệt để sống như tôi đã dốc lòng trong kỳ tĩnh tâm. Thiên thần bản mệnh xin đánh thức nếu tôi thỉu ngủ. Trong khi chờ đợi, xin Giêsu và Maria chúc lành, bảo vệ, ban cho tôi mọi sự cần thiết, kể cả thiện chí, và tôi sẽ nên thánh.

Chúa Nhật TĨNH TÂM 15/5

Tuy không thấy mình cho rõ, nhưng dường như tháng này tôi nhiều tự phụ, tự mãn, tự ái, khi đến với cha linh hướng, ngài cho tôi thấy thêm rõ điểm ấy.

Rồi sẽ ra sao đây? Giêsu nhân ái, Chúa biết con chỉ muốn phục vụ Chúa và hết sức cố gắng dằn lòng tự ái. Nhưng, lại lầm lỡ mãi. Maria có lẽ chờ đợi cái gì hơn nữa, vì con chỉ mới làm được đôi việc bên ngoài, còn lắm sơ hở và lo ra nhiều khi cầu nguyện. Con phải thật sự tập trung tâm trí.

Còn hy vọng, vì còn mười lăm hôm mới hết tháng. Trong khi chờ đợi xin Giêsu và Maria cho con khiêm nhường, và lời nguyện tắt hay nhất sẽ là; “Ôi Maria khiêm nhường, xin cho con giống Mẹ”. Khiêm nhường tôi đã xin với Giêsu Thánh Thể, đặc biệt tôi tập khiêm nhường khi gặp sự khó, khiêm nhường với anh em, khiêm nhường trong tư tưởng: Chính điểm này tôi hay vấp ngã, Luciphe ngã cũng ở điểm này. “Giêsu Maria biết con mến hai Đấng”. Xin Giêsu thương con.

THỨ NĂM 25/6

Thật xấu hổ mà thú nhận rằng, tôi không mấy tử tế trong tuần chín ngày Lễ Hiện xuống này. Nếu cứ thế, tôi sẽ làm hỏng những gì tôi vừa xây dựng được đến giờ này. Thôi tôi xin hạ mình và trông cậy. Còn ba hôm mới đến lễ Hiện xuống, nên lo làm Tam nhật đền tạ, cố gắng trong các việc đạo đức cho hết sức hẳn hoi, hướng lòng trí về Chúa và Mẹ, dùng nhiều lời nguyện tắt. Sẽ đặc biệt cầu nguyện cho các thầy sắp được phong chức, cầu cho kẻ tội lỗi trở lại, cho Giáo Hội ly khai hiệp nhất. Như thế sẽ kết thúc đẹp đẽ tháng Năm, và chuẩn bị cho tháng Sáu, kính Thánh Tâm mà tôi rất tôn sùng. Để bảo đảm cho sự dốc quyết, tôi sẽ tuyệt đối thinh lặng trong lớp.

Ôi Maria, tất cả niềm hy vọng con đặt nơi Mẹ, hãy mang Thánh Thần đến với con để con hiểu rõ sự yếu hèn của mình và thêm mộ mến Giêsu.

Chúa Nhật CHÚA BA NGÔI 5/6

Ngợi khen Giêsu! Vì trong tháng Năm và Chúa Nhật kính Đức Chúa Thánh Thần, tôi đã xin Giêsu và Maria ơn khiêm nhường, nên đã được nhiều dịp để thực tập. Có người đã thưa trình lên các vị Bề Trên về những sự kiêu hãnh của tôi trong tháng hè, tuy báo cáo có quá đáng, tôi đã bị la mắng cách đích đáng. Phải hạ mình ngoài ý muốn; nhưng thực tình, không phải là không chính đáng vì tôi có lỗi phần nào. Nhưng, nếu vì thế mà các vị Bề Trên in trí xấu cho tôi, sẽ làm sao đây?

Thôi thì việc phải tới, sẽ tới; cuối cùng mọi sự đều êm đẹp, cái gì đúng, cái gì sai trong lời thiên hạ tố giác tôi tự nó đã ra ánh sáng. Tuy nhiên, đây là một vố rất đau, làm cho tôi suy nghĩ mà phát khóc. Cũng tại tôi nghĩ ngợi xa quá sự người ta cáo tôi, nhưng dù sao tôi cũng có sự kiêu ngạo, và tại kiêu ngạo tôi mới bị tố cáo. Tạm thời cứ cho kẻ tố cáo là phải đi, rồi thôi bỏ qua, đừng nghĩ là ai đã tố giác, chỉ nên cầu nguyện cho họ, phải chăng họ là khí cụ do tay Chúa dùng để đưa tôi vào đúng nẻo của Chúa.

Vậy cần phải khiêm nhường, hạ mình nhiều hơn, canh chừng những thái độ mà người ta đã tố giác – và phần nào tôi phải nhận là họ nói đúng, vì tôi có lỗi. Do đó tôi sẽ cố gắng năng dốc lòng lại về điểm này. Nhờ biết kết hợp với Chúa Giêsu (vì lúc này phải nhận là tôi đần độn), nhờ tự kiểm thảo gắt gao và nhờ sự viếng Thánh Thể.

Đây tháng Thánh Tâm, tôi rất quý mến, dịp tốt để thêm đức khiêm nhường và nhờ đó tiến về đức ái; chuẩn bị ngay cho những ngày hè đáng tiếc, và sẽ không tạo nên dịp cho kẻ khác thêu dệt lắm chuyện về tôi.

Cám ơn Giêsu, ít là đã cho tôi ý chí muốn sống khiêm nhường. Chúa hiểu lòng tôi, Chúa biết tôi mến Chúa. Ngay bây giờ phải sống trong sự số sắng, vì chúng ta đang ở vào tháng của Tình yêu.

Chúa Nhật 12/6

Tuần này xem như không tệ lắm. Tuy nhiên vẫn phải hối hận vì thiếu tập trung trong lớp, đặc biệt giờ văn chương vì muốn tỏ mình lanh trí nên đã có những tiếng vô ích và đần độn; chia trí một ít khi lần chuỗi, khi nguyện ngắm, lo ra nhiều trong giờ xét mình trưa. Thế là chưa đi đến đâu cả. Cần thêm nỗ lực, chú ý và khiêm nhường. Cái tội tôi đang mang là thiếu trật tự ngay trong việc thiêng liêng, đang khi tôi hăng hái kêu gào và bảo kẻ khác giữ trật tự.

Tôi phải triệt để theo lối này, là những gì mình chưa cố gắng thực hiện nơi mình thì đừng có khuyên kẻ khác, vì tôi hay làm ngược, Ví dụ, tôi khuyên kẻ khác mến Chúa Giêsu Thánh Thể, làm cho kẻ nghe có quan niệm tốt đối với tôi, khi nghe tôi nói rất hùng hồn; mà thật ra tôi còn xa ngàn dặm, thua cả bạn bè. Trong đời sống thiêng liêng tôi cần thực hiện cho có phương pháp. Ví dụ, khi xét mình, tôi nên chọn một trong các tật xấu của mình, rồi đặc biệt và thẳng thắn lưu ý một điểm đó thôi. Trong tuần này, tôi sẽ chú ý hơn trong giờ văn chương, tập cấm trí hơn trong giờ suy gẫm, lần chuỗi và xét mình tối cách tổng quát. Ngoài ra, bao giờ tật kiêu ngạo cũng phải được theo dõi luôn trong mọi lúc, đặc biệt khi giao tiếp với kẻ khác, không nói về mình trong các buổi họp mặt, phải che giấu lỗi của anh em và không bao giờ nói ra hay gây dịp cho kẻ khác phát giác được sự lầm lỗi của anh em.

TĨNH TÂM THÁNG 19/6

Nếu tuần này thấy mình kết hợp với Chúa Giêsu hơn, nhờ ơn Chúa tôi đã được nhiều tư tưởng hay, nhiều tâm tình tốt, chắc rằng tôi đã gặp nguồn vui trong Thánh Tâm, đặc biệt khi rước lễ ngày thứ Sáu. Nhưng tôi lại không làm hài lòng Trái Tim Chúa, vì vẫn tái phạm những lỗi mà tôi đã hối hận kỳ trước đây. Như: nói lời vô ích trong lớp, không tập trung đủ khi lần chuỗi, suy ngắm và xét mình ban tối không mấy kết quả. Tôi tạo thêm gai bao Trái Tim Chúa! Thế nghĩa là? Là tôi không yêu mến như tôi đã hứa, yêu mến bằng miệng mà thiếu hành động. Đáng buồn nhất là vì không trung thành thi hành điều tôi đã bao lần dốc quyết là không một tiếng nói về chính mình, dù là cái xấu của mình, hoặc là chỉ nói cái tốt của anh em thôi….

LỄ THÁNH LUY 21/6

Chúa Nhật cách đây hai hôm, vì chuông báo hiệu chấm dứt giờ tĩnh tâm làm tôi phải bỏ dở dang trang nhật ký, nay ngày kính Thánh Luy Goudaga, tôi xin viết tiếp. Lần trước tôi thấy mình thiếu sót trong sự khiêm nhường. Do đó phải hết sức chú ý và canh chừng gắt gao mình về điểm này. Về tật kiêu căng đã nhập vào xương tủy đến đỗi hết giờ mình sai, mà lại tưởng mình làm phải, bác ái với anh em. May mà những dịp bắt tôi phải hạ mình có rất nhiều.

Ví dụ, hôm nay đến lượt tôi đưa hào quang ra vào giờ kinh chiều, tôi đã sửa bộ mặt kỳ dị mà chính tôi đã có lần phê bình nơi anh em. Mọi người đã cười tôi, đáng kiếp; lần sau sẽ khiêm nhường hơn và hành sự hẳn hoi hơn. Vả lại, với tư cách là niên trưởng, tôi đã làm gương xấu cho kẻ khác. Dù sao, xin dâng sự nhục nhã này kính thánh Luy. Nhưng, không nên tái phạm, tháng hè này tôi sẽ học kỹ các nghi lễ.

Không những cẩn thận trong lời nói, còn phải rất tập trung trong giờ đạo đức, năng dùng lời nguyện tắt…. Thánh Luy chứng cho sự dốc quyết này, người sẽ giúp tôi thực hiện.

Chúa Nhật 10/7

Những ngày qua tệ quá! Ít lòng mến Chúa. Đã được ơn mới, là vừa nhận hai chức một và hai, thế mà cứ đứng lì ra đó. Sẽ có nhiều bài thi cuối niên học, vì mệt nhọc, nên lôi thôi trong việc đạo đức, viếng Thánh Thể và xét mình. Hiện giờ các lo lắng phiền muộn đã qua, tháng hè sắp đến. Quá lắm rồi, đừng làm phiền Chúa Giêsu nữa. Xin Chúa giúp con, con ở với Chúa luôn mãi.

THỨ BA 19/7

“Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!” (Mt 8,25)

Vừa qua ba hôm hè. Thế mà đã mệt, nhìn bao cảnh khổ, sống giữa ngờ vực, lo sợ không ngừng, bao lần tôi khóc và kêu van. Nhục quá! Tôi tận tình cố gắng để làm việc hẳn hoi, yêu những người có vẻ không mấy thích tôi, thế mà họ nhìn tôi bằng cặp mắt ngờ vực, tránh động đến vài điểm không muốn đề cập đến vài vấn đề. Khổ quá! Phải chăng, chỉ tại tôi in trí thôi. Tôi mong là tôi hiểu sai, tôi muốn là tôi hiểu lầm, tuy vậy lòng này vẫn đau khổ; đau khổ trong khi tôi mong được hạnh phúc.

Đang khi tôi tìm làm vừa ý họ, người ta lại bỏ rơi tôi. Ai thấy rõ nỗi khổ của tôi, ngoài Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa biết, vì tôi chỉ tâm sự với mình Chúa, xin mình Chúa sắp xếp cho tôi, không phải chấm dứt buồn khổ, mà là chấm dứt những câu chuyện đã gây ra và kết thúc không đến đâu.

Hè này tôi đặc biệt khiêm nhường và yêu mến. Nhất là khiêm nhường trong tư tưởng, vì nếu tôi có khiêm nhường, tức không kiêu căng, chắc chắn không xảy ra những việc lôi thôi như đã xảy ra. Càng đi tới, tôi càng thấy phải khiêm nhường. Nếu khiêm nhường, tôi sẽ bớt đau khổ, dù đau khổ có lớn lao vẫn chưa sánh được với sự đau khổ của Giêsu, Maria và các Thánh.

Yêu mến đặc biệt phải có khi tôi ở nhà thờ và làm những việc đạo đức.

Hè không còn giờ văn chương và khoa học, nhưng Bí tích Thánh Thể là nhà trường trên trời vừa mở ra cho tôi với một giáo sư rất có thực tài là chính Đức Giêsu Kitô. Hai khoa chính được dạy là yêu thương và khiêm nhường.

Tôi sẽ đi học trường Giêsu để luôn luôn mến yêu và khiêm nhường. Xin Chúa và Mẹ hỗ trợ, để tôi xứng đáng nghe lời chỉ giáo cao quý một cách hữu ích; cựu học viên của trường là các Thánh, những mẫu gương cho tôi; đồng chí của tôi là những tâm hồn công chính sống để làm vinh danh Chúa và mở rộng bờ cõi nước Chúa Kitô.

Nhưng, tôi thấy mình cần khiêm nhường hơn tình yêu, vì khiêm nhường là đường vững chắc đưa đến tình yêu, do đó tôi nỗ lực đạt được đức nầy. Như đã dự liệu lúc tĩnh tâm, là mỗi chiều tôi sẽ ghi những sơ suất đặc biệt về mặt này, để ngày mai sửa chữa.

Chỉ cần khiêm nhường và tình yêu, các sự khác tùy Chúa. Nếu Chúa muốn tôi tiếp tục chịu khổ nhục xin vâng ý Chúa, chỉ xin ơn cao trọng là được đau khổ với Chúa và vì Chúa.

Phải can đảm giữa khổ nhục, vì đây chỉ mới là giáo đầu cho những gì sẽ tới mai sau ở chức linh mục, linh mục của tất cả vì Chúa Giêsu. Xin Mẹ bảo trợ, xin Thiên Thần bản mệnh đánh thức, xin Gioan Berchmans quí yêu cùng đi và gìn giữ trong sự bình tĩnh, an bình và đứng đắn mà ngài là mẫu gương, hiếm có.

Phần thưởng mà tôi mong Chúa Giêsu trả cho công việc tôi làm, là như Thánh Camilô Lellis: “Đau khổ và chịu nhục vì Chúa”. Amen

CHIỀU HÔM ẤY 19/7

Lần chuỗi với gia đình, và đọc nhật tụng kính Đức Maria phải tập trung hơn, xem chừng hôm nay hà tiện lời nguyện tắt. Mai sẽ khá hơn.

Phần khác, hôm nay già chuyện làm mất giờ ở dưới bếp.

Về tính tự ái (bạn thân tín của tôi) hôm nay xem chừng nó chịu nghe tôi; đặc biệt là vì hôm nay tôi đã can đảm đến thăm ông bạn ở Baccanello, ông này xem chừng đã đóng vai chính trong việc tố cáo tôi với các bề trên, dịp nghỉ lễ Hiện xuống vừa qua. Ông ta tiếp tôi tương đối lạnh nhạt.

Dù sao, đó là dịp cho tôi thêm khiêm nhường, mai này nếu gặp những chuyện tương đương, tôi sẽ đàn áp tính tự ái và sẽ tự nhủ: hay cho mi; mi đáng được cư xử như thế; người ta có tiếp mi, dù rất lạnh nhạt cũng là quá vinh dự cho mi rồi, vì mi tội lỗi, ngu si và thối nát.

CHIỀU THỨ TƯ 20/7

Vẫn phải:

1. Tập trung hơn trong khi cầu nguyện.

2. Bớt ngủ gật khi nguyện ngắm.

3. Đọc nhiều lời nguyện tắt hơn.

Đó là ba lỗi lầm của tôi hôm nay. Còn thằng bạn tự ái của tôi, xem chừng hôm nay nó im hơi lặng tiếng. Để mai rồi xem. Xin Chúa đến cứu con. Chúa biết con mến Chúa.

THỨ NĂM 21/7

Hôm nay lần chuỗi không tập trung mấy, chắc Mẹ Maria không hài lòng. Như thế là ?

Nhiều ngày hè đã qua, tôi phải làm việc nghiêm chỉnh hơn. Vậy, ngày mai, tôi bắt đầu thêm giờ viếng Thánh Thể phụ vào buổi trưa. Qua sách Viếng Thánh Thể của Thánh Alphongsô, Chúa Giêsu đã soi cho tôi hiểu rõ là Chúa rất thích thú khi chung sống với loài người. Thế mà, nhà thờ bé nhỏ của họ đạo tôi đã bị bỏ hoang, không ai tới gặp, Chúa và tôi trong ngày đôi ba lần gặp nhau, thế là đúng, vì tôi có giờ, tôi sẽ đi thêm vài lần để thăm Ngài ít ra để chào hỏi Ngài. Chúa sẽ hài lòng. Và Chúa sẽ trả lại cho tôi cũng như thế.

THỨ SÁU 22/7

Lại thiếu tập trung lần chuỗi được sao? Thôi để mai xem.

Cần chuẩn bị để khỏi ngủ khi học. Khi trò truyện đừng nói nhiều như hôm nay, tuy hôm nay không nói gì để phải hối hận, nhưng ngạn ngữ bao giờ cũng rất đúng là: “nói nhiều lỗi nhiều” (Cn 10,9).

Ngay về những tư tưởng, dù nó tốt và đến bất ngờ trong trí óc làm tôi thích thú, tôi vẫn phải cẩn thận, để khỏi chia trí; muốn tập trung tâm trí cầb phải dùng nhiều lời nguyện tắt, nhiều hơn mãi.

THỨ BẢY 23/7

Xét kỹ lại, hôm nay còn lặp lại lỗi cũ là: đến đâu cũng nói dong dài, thật giống một tên siêng nói nhất thế giới.

Nói hăng quá, không kịp nhớ, nhưng suy nghĩ kỹ lại thấy hối hận; ngăn ngừa trước là hơn. Thật ra tôi không nói xấu ai, nhưng cũng phải coi chừng. Đó cũng do tự ái muốn tỏ mình là người bặt thiệp.

Ôi! ông bạn tôi ơi, hãy biết mình, rồi sẽ thôi nói nhiều và nhờ đó mà tập trung hơn khi cầu nguyện, và mới siêng đọc lời nguyện tắt: “Giêsu xin thương xót con”.

Chúa Nhật 24/7

Vẫn tật không làm việc gì cho hẳn hoi việc đó, như lần chuỗi thiếu tập trung. Hôm nay viếng Thánh Thể cũng giảm đi.

Biết bao nhiêu lý do để hạ mình. Cái “tôi” còn đó, ơn Chúa làm sao có.

Mai, tôi sẽ tỉ mỉ, làm việc gì cũng thật chín chắn: suy ngắm, lần chuỗi, nhật tụng, viếng Thánh Thể, - và luôn luôn khiêm nhường, Chúa thương mới giúp đỡ. Dù người nhà có làm phiền, tôi sẽ không có một lời bực tức. Xin Giêsu canh chừng giùm con.

THỨ HAI 25/7

Chiều nay tôi đã phải khóc với cha sở, khóc với Chúa Giêsu, xin Chúa nhận nỗi lo buồn và nước mắt của con mà tẩy rửa tội lỗi con; vì sự đau buồn đó xin cho con khiêm nhường và thương giúp gia đình con. Maria xin cứu giúp con.

TĨNH TÂM THÁNG 26/7

Nhìn lại một tháng sắp qua, biết bao lần chia trí và thiếu khiêm nhường: cần tập trung như khi ở chủng viện, cần nhiều khiêm nhường trong tháng hè. Có lẽ chia trí phần nào đã nhẹ đi (tuy không khỏi hẳn). Vậy tôi sẽ chú ý nhiều đến sự khiêm nhường, cố đứng vững trong mọi thử thách, hiện rất nhiều. Tôi thấy có một nguồn nâng đỡ lớn lao, nhờ hòa hợp tư tưởng và tâm tình với Giêsu Thánh Thể. Ngài là bạn tôi, chúng tôi yêu nhau chân thành, và yêu Giêsu đi theo sự khiêm nhường. Trước Thánh Thể, tôi luôn bày tâm sự, nói lên mọi lo âu buồn phiền, nhờ Ngài mà tôi được ơn kiên nhẫn trong những thử thách hiện nay gần như liên miên, Chúa giúp tôi đem lại sự bình an cho gia đình đang buồn rầu quá lẽ. Chúa dạy con thương người lân cận, tha thứ và khoan dung đối với tật xấu của họ. Nếu tôi bị chửi bới, bỏ rơi đến phát khóc, gần Thánh Thể tôi thấy mình được an ủi vì được giống Giêsu, còn hơn tôi, Ngài bị xúc phạm, bỏ rơi, nhưng vẫn thương mọi người, nhờ vậy, nước mắt càng đắng cay, càng quí báu càng được công nghiệp, tôi sẽ không chán nản, vì thấy mình được vinh dự chịu đôi sự khó vì Giêsu, Ngài đã chết trên thập giá vì tôi, và đang tự tù hãm mình trong nhà tạm cũng vì yêu tôi.

Tiến trên đường gian nan, tôi càng thêm hiểu rõ sự cao cả của chức linh mục, phục vụ cho tình thương và dân chúng (…). Vậy, tại sao tôi không hạ mình? Tại sao không thinh lặng trong mọi trường hợp?

Xin Chúa cho con mến Chúa để con khiêm nhường, càng mến Chúa con sẽ thêm khiêm nhường hơn.

THỨ BA 26/7

Đừng bao giờ để cho mình ngủ trước trưa như sáng hôm nay. Mai sẽ lần chuỗi tập trung hơn. Tại sao không? Như đã hứa trong dịp tĩnh tâm, tôi sẽ uốn lưỡi trước khi nói; không tranh luận hoặc cho ý kiến khi không cần, như tôi đã làm hôm nay. Kết hợp với Chúa Giêsu và năng nguyện tắt.

“Lạy Chúa, Chúa biết con tội lỗi, nhưng xin thương con; con mến Chúa”.

THỨ TƯ 27/7

Khi Cha phó xứ đề cập với tôi một vài vấn đề không hợp ý, tại sao tôi không thinh lặng, thật khó hiểu. Tuy không nói gì sai lỗi, nhưng tính tự nhiên lần nào tôi cũng phán quyết như nhà tiến sĩ. Dù sao, khi nói chuyện xong, tôi vẫn thấy mình nói nhiều tuy đã hết sức cẩn thận. Kiêu ngạo đấy.

Hơn nữa, tôi hay lân la xuống bếp, nói chuyện vô ích; tôi phải kiềm chế tính tọc mạch muốn biết những chuyện không liên hệ đến mình.

Phải canh chừng đừng để ngủ gật trong giờ nguyện ngắm như sáng nay, lại còn ít nguyện tắt, lần chuỗi không hẳn hoi như chiều qua.

Chúa ôi, toàn là lỗi! Đấy tài của con làm được những việc như thế đó, liệu mà hạ mình. Giêsu của con, xin thương xót.

THỨ NĂM 28/7

Nhớ, đừng vô ý như hôm nay đi xa cả hai dặm mà đầu không nón.

Phải đọc nhật tụng kính Đức Mẹ cách hẳn hoi hơn. Thiếu kết hợp với Chúa Giêsu để thánh hóa ngày sống; muốn được vậy cần năng nguyện tắt.

THỨ SÁU 29/7

Khổ thật! Tình yêu Chúa Giêsu của tôi mỗi ngày nguội dần. Tôi viếng Thánh Thể mỗi ngày được có nửa tiếng vừa vặn trước khi lần chuỗi; trong ngày không mấy khi tôi nhớ đến Ngài. Trong giờ phụng vụ tôi chỉ có mặt cho có vậy thôi. Đã không tiến, còn lùi, thật xấu hổ; xin Chúa đốt lòng con bằng ngọn lửa nồng nàn của tình yêu Chúa.

THỨ BẢY 30/7

Thấy mình thiếu sót thì càng phải hạ mình. Tôi có sức mà làm thế không. Này tôi tưởng mình là cậu Sêraphim, mà thật ra tôi là Luxife con, kiêu căng và còn tệ hơn nữa. Ví dụ, hôm nay viếng Thánh Thể rất tệ, vì mãi lo ra, mà hỏng khi viếng Thánh Thể, con thuyền sẽ không chạy thẳng. Lần chuỗi mà đầu óc đi đâu. Kinh nhật tụng, thôi khỏi nói. Từ nhà tạm Chúa gọi tôi, tôi lại chạy trốn như mọi người ở đời. Tim tôi là tim gì?

Phải chi năng nguyện tắt. Đã hứa cả ngàn lần mà có thi hành đâu. Vậy, nhờ ơn Chúa, tôi xin thực hành ngay: “Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể làm cho con được sạch” (Lc 5,12).

Chúa Nhật 31/7

Chẳng tiến tí nào, hôm nay chỉ xét mình trưa cho có, không đọc kinh lúc chuông trưa. Thôi chấm dứt đi là vừa, xin Chúa thương xót.

Chiều nay tháng bảy qua, tháng khác đến. Tôi sắp qua tháng này, xin Chúa tha thứ mọi sự thất tín, xin dốc lòng canh tân cuộc sống.

Ngày mai bắt đầu mùa tha tội của Thánh Phanxicô, tôi sẽ đi xưng tội để được thật sự trong sạch, xin Giêsu nhân hậu cho tôi ơn trong sạch, đức mến và khiêm nhường thẳm sâu như thiên thần của Thánh Phanxicô. Ôi, Giêsu xin đừng bỏ rơi con.

THỨ HAI 1/8

Cần tập trung, nguyện tắt và chú ý nhiều khi lần chuỗi. Nên bỏ đi những tư tưởng, dù tốt thật, nhưng làm cho mình chia trí nhiều.

THỨ BA 2/8

Hôm nay cách chung không làm vui lòng Chúa Giêsu. Tôi cách xa Chúa, có viếng Thánh Thể mà… như không có. Xin Chúa cho con khiêm nhường hơn, nhận sự hư vô của mình, để tâm trí kết hợp với Chúa hơn; nếu cứ như thế này, sẽ đi sai đường mất. Xin đừng để xảy ra như thế, ôi Chúa Giêsu, con xin thề từ nay sẽ yêu mến Chúa mãi.

Ôi Giêsu, xin thương và tha thứ.

THỨ TƯ 4/8

Thôi, hãy chấm dứt tấn hài kịch tôi hay diễn đối với Chúa. Suốt ngày Ngài kêu tôi, chiều lại Ngài gọi tôi, kêu xin, nài nỉ tôi, tôi vẫn bỏ rơi Ngài. Xưa nay, chúng tôi nhẹ nhàng với nhau, hôm nay lại xử với nhau cứng cỏi thế này.

Mỗi chiều, sẽ xét lại. “Xin Chúa thương xót”. Rồi ngày mai cũng lỗi lầm, cũng sơ suất, chủng sinh mà sống thế này sao?. Như mọi hôm, ngoài những thiếu sót, chia trí, lo ra lại còn bỏ đọc sách thiêng liêng. Tuy bận việc nhưng việc đạo đức phải ưu tiên.

Vậy, xin nói thẳng, là cần chấm dứt những loại sơ suất rõ ràng và năng tái phạm; những điểm khác sẽ giải quyết từ từ. Thiên Thần bản mệnh và Gioan Berchmans thân yêu minh chứng cho quyết định và lời dốc lòng của tôi: hoặc là mai này viếng Thánh Thể và lần chuỗi hẳn hoi, bằng không thứ Sáu sẽ nhịn đói luôn buổi sáng, nguyện ngắm hai tiếng. Tính toán lại: tôi muốn làm hết cả hai điều.

Ôi Giêsu, xin Chúa chịu khó xem chừng con tí nào.

THỨ NĂM 4/8

Hôm nay cũng làm được chút ít, tuy không làm tất cả những gì phải làm. Viếng Chúa không sốt sắng lắm, lần chuỗi vẫn chia trí một ít. Hôm nay, bằng lòng vậy thôi. Mai sẽ liệu thêm.

Ai nói nghịch, vẫn còn phiền chưa hết. Ngoài viếng Thánh Thể hôm nay có lần chuỗi, đọc nhật tụng kinh Đức Mẹ.

Cẩn thận đừng đấu lý với cha phó, đôi khi quá trớn để bênh vực những người hay những hành động thật ra đáng trách, mà tôi tự cho là không; đôi khi có vẻ châm chọc, ai cũng biết; hoặc nói cách khôi hài dù rằng muốn đề cập vấn đề cách nghiêm chỉnh; thái quá bao giờ cũng không tốt, chuyện bé lắm lúc có thể xé ra to. Thôi liệu đấy; hãy sống khiêm nhường và sẽ không làm phiền ai. Ôi Giêsu!

THỨ SÁU 5/8

Hôm nay bỏ qua phận sự giúp các em tôi đọc kinh. Vì mến Mẹ tôi xin hứa trung thành điểm này nhân dịp bắt đầu cửu nhật.

Trưa ăn xong, ngủ hơi nhiều. Sẽ cho đồng hồ reo. Bốn mươi lăm phút đã quá đủ.

Mai bắt đầu chín ngày kính Đức Mẹ mông triệu, cần sốt sắng kết hợp với Chúa Giêsu qua lời nguyện tắt mà tôi rất cần đến.

Giêsu Maria, hãy nên mối tình duy nhất của con.

THỨ HAI 8/8

Đau răng quá, hai hôm không viết nhật ký được. Đây là dịp hãm mình vì Chúa, nhưng cũng tại nó mà chia trí khá nhiều.

Đã nghĩ, ngày mai sẽ đền tội vì sơ suất hai việc chính: Viếng Thánh Thể và lần chuỗi.

Thú thật, tôi không chăm chú đến cửu nhật, nên không mấy kết quả.

Thôi, phải sốt sắng lại. Không làm gì lớn lao lạ lùng, nhưng phải rất hẳn hoi trong việc thường ngày, trong sự kết hợp với Giêsu, hướng về Maria như ông bạn Carminatri đã viết thư cho tôi hồi sáng. Ôi Maria.

THỨ BA 8/9

Trước việc đạo đức, tôi phải nhớ câu: “Hãy chuẩn bị tâm hồn trước khi cầu nguyện” (Hc 18,23).

Như các thánh, khi đọc phải bình thản đừng chia trí về việc học hay việc gì khác. Không tiến tí nào hoặc dễ nản chí.

Xin Giêsu Maria cho con chút sốt sắng, để khỏi khô khan mất.

THỨ SÁU 12/8

Hôm kia không có nến, hôm qua hết mực, hai bữa không viết nhật ký.

Tuy mấy ngày qua không có lỗi gì nặng, nhưng chẳng có đức nào. Đứng lì, chẳng tiến được một bước. Phải chăng tại thiếu chú ý, không so sánh hôm nay với ngày qua để xem tiến lùi ra sao, xét mình trưa vì mục đích đó, tuy tôi cho rằng mình đã xét mình kỹ. Nhiều điểm không thành công, đúng hơn là lôi thôi, như viếng Thánh Thể, lần chuỗi và nguyện tắt.

Thật ra tôi xét mình có thiện chí, chính là nhờ ơn Chúa, xin tạ ơn Ngài. Nhưng hỏa ngục đầy dẫy người thiện chí, do đó tôi cần nên lành nên thánh! Vậy, cần đổi lối sống. Mai sẽ xưng tội và đặc biệt sống đời sốt sắng tôn sùng Mẹ Maria rất khả ái. Tôi sẽ chẳng bao giờ nói với ai về một lỗi rất nhỏ mọn mà có khi chỉ có tôi thấy nơi kẻ khác dù với người thân tín. Ôi Maria!

THỨ BẢY 13/8

Hôm nay, cách tổng quát, tiến hơn các ngày khác. Tuy nhiên, vẫn có chút lôi thôi trong sự kết hợp với Giêsu và Maria qua lời nguyện tắt, viếng Thánh Thể, lần chuỗi và nhật tụng kính Đức Mẹ. Tránh đề cập những vẫn đề làm cho đôi kẻ dễ nổi xung, vì làm cớ cho họ mất bình tĩnh vô căn cứ trong những việc không có lợi gì cho lòng đạo đức.

Ôi Maria! Mẹ không đến trợ lực lúc này con đang cần, con sẽ là chủng sinh loại gì, và mai này ra thứ linh mục nào!

THỨ HAI 15/8

Hôm nay: nguyện ngắm, viếng Thánh Thể, sách thiêng liêng, xét mình riêng, tất cả đều bay bổng. Nhưng, không cách nào khác được. Chắc Mẹ Maria cũng hỷ xả, vì con phải góp sức dọn mừng lễ này, là lễ long trọng nhất trong năm cho làng nghèo của con.

CHIỀU THỨ BA 16/8

Hôm nay, suýt nữa tôi lại rơi vào lỗi mà kỳ nghỉ lễ Hiện xuống vừa qua đã khiến tôi bị quở trách nặng, là muốn nói những chuyện mà chủng sinh không nên dự vào.

Thật ra, theo tôi, đã hết sức tế nhị, và chỉ đề cập đến đức đơn sơ, vâng lời, nhiệt tâm với Bề Trên và cái thiện ích mà người ta chờ đợi nơi linh mục. Tôi chỉ nói với cha phó, và cũng tại ngài đặt vấn đề trước, và trước đó tôi cũng đề nghị thôi đừng nói tới. Dù sao, đây là những câu chuyện mà các Bề Trên không bằng lòng, không phải phận sự của tôi để xét đoán. Tôi phải hết sức ở ngoài mọi cuộc bàn cãi về vấn đề này, và chỉ cần phải cầu nguyện để cho tất cả những gì mà linh mục làm được sáng danh Chúa.

Thật vậy, chính bữa cơm trưa tại nhà Cha sở dịp lễ Mông triệu, có các inh mục họp mặt đã đốt lòng tôi sốt nóng như trên; nhưng cũng vì kiêu ngạo là trước nhất. Không nên làm thế nữa, nhất là vì sau đó mọi việc đạo đức bị xáo trộn: hôm nay tôi đã xén bỏ một phần là đọc sách thiêng liêng, còn việc viếng Thánh Thể, lần chuỗi nguyện ngắm thì không ra gì.

Ôi Giêsu chừng nào con mới bắt đầu làm đẹp lòng Chúa?

THỨ TƯ 17/8

Cám ơn Chúa, hôm nay tương đối yên ổn. Đau răng hồi sáng lại càng làm cho ngày thêm đẹp. Nhưng, vẫn không khỏi lỗi vì đã muốn ngủ khi nguyện ngắm, kinh chiều đọc vội thiếu tập trung, không được một lời nguyện tắt.

Hôm nay được tin một người trong họ đạo qua đời, tôi có ngay ý nghĩ: nếu tôi chết, tôi có hài lòng với cuộc sống hiện tại của tôi không? Nếu khi chết mà tôi như thế này, chắc là không có gì gọi là bảo đảm. Phải, ước gì tôi được cái chết của người công chính (x. Ds 23,10), nhưng cho được vậy, tôi cần sống đời sống của người lành.

THỨ NĂM 18/8

Đừng quên, phận vụ của tôi là phải tránh tội và đồng thời phải làm lành. Hôm nay tôi vẫn có lỗi vì đã chia trí nhiều khi viếng Thánh Thể và lần chuỗi; vả lại tôi để vào giờ chót mới viếng Thánh Thể. Đối với Chúa Giêsu không nên đặt Ngài vào chỗ rốt.

Ôi Giêsu, chừng nào con mới được chút sốt sắng?

THỨ SÁU 19/8

Khi sáng ở nhà bếp, và suốt ngày không có nói lời vô ích, chăm chỉ hơn trong việc đạo đức và học hành, đặc biệt khi lần chuỗi và kinh nhật tụng Đức Mẹ. Tội nghiệp Mẹ, chưa có lần nào con làm cho Mẹ vui lòng. Ngày mai, thứ bảy ngày con xin dâng kính Mẹ.

Với bao nhiêu ơn Chúa ban đáng lý ra con đã là vị thánh cả, nhưng trái lại, thật là xấu hổ vì con rất tội lỗi!

THỨ BẢY 20/8

Hôm nay lại là ngày đần độn. Sáng này lân la với cha phó, rồi qua ông bác sĩ, chẳng làm gì cho có ích lợi. Cần lưu ý hai điều:

1. Cần sốt sắng và chú ý hơn để dọn mình nhận các Bí tích, đặc biệt phép Thánh Thể.

2. Cần mai danh ẩn tích thật nhiều, càng nhiều càng tốt, tránh đề cập đến những vấn đề không liên hệ gì đến mình, như đã nói trước; đừng ra vẻ thông minh, chỉ đường vẽ lối phải theo cho hai bạn Pierre và Paul. Việc hy sinh bé nhỏ này Chúa muốn tôi chấp nhận.

Ôi Giêsu xin cứu con khỏi tính nguội lạnh.

Chúa Nhật 21/8

Ngày mai con sẽ hành hương kính Thánh Alệsơn, để xin ơn làm tròn phận vụ người chủng sinh.

Xin thương con rất tội lỗi. Dốc lòng mà không giữ. Tội thì nhiều, mến Chúa không bao nhiêu. Hứa rồi bỏ qua.

THỨ BA 23/8

Thấy mình hèn nhát trong việc phụng sự Chúa. Thật là nhục nhã, con chỉ biết kêu: xin Giêsu thương xót con.

THỨ TƯ 24/8

Tuy không tệ như hôm qua, nhưng vẫn không tốt gì. Mãi chia trí trong giờ kinh nguyện. Cũng tại vì mãi nhớ các cuộc lễ kính Thánh Alệsơn. Cần thắng tính bồng bột để khỏi thành ra như người thiếu phán đoán.

THỨ TƯ TĨNH TÂM 31/8

Những cuộc chuẩn bị, cửu nhật và cuộc lễ long trọng kính Thánh Alệsơn cản trở tôi thực hiện việc đạo đức, lo ra chia trí. Lễ đã qua cần trở lại bình tĩnh và tĩnh tâm.

Tháng vừa qua rất tệ không cần nhắc lại để khỏi mất giờ, quyển nhật ký làm chứng quá rõ.

Điều làm tôi khiếp sợ là không kiên tâm phụng sự Chúa. Cả ngàn lần như Thánh Augustinô, tôi muốn chỗi dậy nhưng khác với ngài, vì tôi cứ ngã lại mãi.

Tệ hơn nữa, là đã lâu mà không xưng tội, lỗi tại làm biếng và nhiều lý do khác. Nên nhớ Thánh Carôlô xưng tội mỗi ngày đến hai lượt.

Kiêu ngạo đã ám trí khôn khiến tôi không biết mình khốn cùng đến mức nào. Hãy chỗi dậy, kìa Chúa muốn tiếp đón thân mật với tôi. Kết quả đặc biệt kỳ tĩnh tâm này sẽ là:

Viếng Thánh Thể trước khi đến Cha xứ tức khoảng 3 giờ chiều.

Trong câu chuyện, không bao giờ đề cập đến báo chí, thời cuộc, các đấng Giám mục, cũng không xen vào để bênh vực người bị công kích phần nào đích đáng, bởi ngờ rằng mình phải bênh vực họ. Nếu có ai ép buộc quá, tôi sẽ hết sức khôn ngoan thông qua và tỏ ra bác ái trong hết mọi sự.

Thêm nhiều lời nguyện tắt, đặc biệt với Đức Mẹ, hôm qua tôi vừa bắt đầu chín ngày tôn kính Mẹ.

CHIỀU HÔM ẤY

Ngày hôm nay tôi suýt lỗi vào điều hai mà tôi vừa dốc lòng khi tĩnh tâm. Khôn ngoan, đề cao cảnh giác, Satan quỉ quái hơn mi. Ôi Chúa Giêsu.

THỨ NĂM 1/9

Hôm nay không tệ lắm, nhưng không tốt lắm; phần nào chậm chạp cần sốt sắng hơn khi viếng Thánh Thể và lần chuỗi, vì đang tuần chín ngày kính Đức Mẹ.

Tội nghiệp Mẹ, con yêu Mẹ ít quá. Quên Mẹ luôn! Mai sẽ cố thi hành điều đã hơn cả ngàn lần dốc lòng, là hết sức sốt sắng viếng Thánh Thể và lần chuỗi. Được hai điểm này có lẽ cũng xong.

Ôi Mẹ Maria, chúng con cầu mong và trông cậy.

THỨ SÁU 2/9

Phần nào tiến bộ, cần tập trung hơn trong kinh nhật tụng kính Đức Mẹ và mỗi khi vào nhà thờ. Ngoài ra năng nguyện tắt vì rất có lợi. Ngợi khen Chúa Giêsu!

THỨ BẢY 3/9

Ngày yên tĩnh. Quá yên tĩnh nữa là khác, vì đã tránh không để mình hoạt động cách bồng bột. Lần chuỗi, kinh chiều phải khá hơn chút nữa.

Chuyện bé xé ra to, đấy cũng là bằng chứng của sự thánh thiện của mi đấy. Vì vậy, phải khiêm nhường, khiêm nhường nhiều hơn nữa.

Ôi Maria, hôm nay thành Turin đang nhóm Đại hội kính Mẹ kỳ ba, Mẹ nhớ rằng tâm hồn con đang kết hợp, như đứa con hèn nhất, với nhiều tâm hồn vĩ đại thành kính Mẹ, con sốt sắng nài xin Mẹ xuống ơn cho Giáo Hội và cho người tội lỗi.

Chúa Nhật 4/9

Rất cần phải nghiêm chỉnh trong nhà thờ và trong các nghi lễ trước dân chúng. Năng nhớ Đức Mẹ, vẫn cố viếng Thánh Thể sốt sắng, nguyện tắt hẳn hoi, đặc biệt những lời khích lệ kiêm nhường. Ôi Maria!

THỨ HAI 5/9

Mỗi sáng, khi rước lễ sao buồn ngủ quá, cần tìm cách thắng nó. Cần chấm dứt sự chia trí khi lần chuỗi, biết bao giờ tôi mới làm vui lòng Mẹ tôi? Mấy hôm nay tại Turin, nhiều giám mục, tín hữu đang làm rạng rỡ danh Nữ vương thiên đường, thật là những ngày vui, khải hoàn cho Mẹ, xin hiệp sự hèn mọn của con với những lời nguyện tắt, đặc biệt lần chuỗi. Ôi Maria!

THỨ BA 6/9

Thật không hiểu nổi, hứa thì nhiều, làm không bao nhiêu. Tại sao tôi thề sông hẹn biển, rồi chẳng có gì cả. Ít là tôi biết khiêm nhường.

Phí nhiều giờ cãi ký với cha phó, quên rằng: “nói nhiều, lỗi nhiều” (Cn 10,9). Mê ăn, ăn nhiều trái cây quá. Cẩn thận, hãy hãm mình, tập trung, đừng mê ăn. Linh dược cho linh hồn và món quà tặng Mẹ nhân tuần chín ngày kính Sinh nhật của Mẹ là thế đó sao!

Maria! Maria!

THỨ TƯ 7/9

Khi học bài, cần lời nguyện tắt để có được ánh sáng trong lúc khó khăn, vì tôi thiếu thông minh cần sự thúc đẩy. Ăn tối rồi, ngồi nán lại nhà bếp, gia đình kể lể toàn những sự buồn phiền, khiến lòng tôi sầu khổ, do đó dễ quên luật lớn nhất là đức ái. Vậy, lần chuỗi xong, nói đôi lời tôi sẽ rút lui ngay.

Nhiều thứ rắc rối! cái khổ của tôi khác cái khổ của người nhà, bà con cha mẹ khổ phần xác, vật chất; còn tôi khổ vì lo cho các linh hồn. Cái làm cho tôi khổ nhất, là khi biết rằng những gian nan mà người nhà gặp phải, đã không giúp họ tiến đức, mà còn làm cho họ bị tổn thương về tinh thần.

Lạy Chúa, Chúa đã có kinh nghiệm về những cái khổ xâu xé tâm hồn! xin Mẹ Maria cho người nhà con có đức ái hầu thật tình tha thứ và nhẫn nại chịu đựng thánh giá do những kẻ mà họ cho là kẻ thù đối với gia đình con. Thôi thì hãy cầu nguyện.

THỨ NĂM 8/9

Hôm nay, ngày tốt mà xấu! Tốt vì là ngày sinh nhật của Mẹ Maria; xấu vì bao giờ cũng vậy, lẽ ra phải làm việc cho thật tốt, thì tôi lại làm hư. Như hôm nay, đáng lý phải rất sốt sắng, thì viếng Chúa, xét mình, nguyên tắt đều hỏng cả bởi quá chia trí – Thôi nên bình tĩnh lại, tập trung và nguyện rằng: “Xin Chúa thương xót, vì con là kẻ có tội”.

THỨ SÁU 9/9

Hôm nay đáng lý phải khá mà lại tệ. Viếng Chúa kể như không có, nguyện ngắm vừa trễ vừa tệ, ít làm việc, ít nguyện tắt, mà còn mê ăn, ăn nhiều trái cây đến ăn hết nổi mới thôi. Thật không có gì đáng vui cả. Mai, vì mến Mẹ, tôi sẽ cố tiến và đền tạ, bằng cách hãm mình, chẳng ăn một trái cây nào. Xin Mẹ Maria cho con thành công.

THỨ BẢY 10/9

Vừa xưng tội xong đã quên mất lời dốc lòng là: lần chuỗi sốt sắng – không mất giờ nói chuyện vô ích.

Mong sự rước lễ sáng mai sẽ thanh tẩy tôi và cho tôi sống đời Chúa Giêsu như Chúa muốn tôi sống.

“Lạy Chúa, xin thương xót và chữa lành con, quả thật con đắc tội với Ngài” (Tv 40,5).

Chúa Nhật 11/9

Tôi sợ lâm vào tình trạng của vị giám mục mà Sách Khải huyền đã nói, Chúa mửa ra vì ông không nóng, không lạnh (x. Kh 3,15-16). Thật đáng thương hại. Tôi có ở trong tình trạng này không? Lạ chi, nếu dốc lòng rồi cứ ngã, chắc Chúa Giêsu phải mửa tôi ra khỏi miệng và khỏi trái tim Ngài! Nghĩ thế có đáng sợ không? Có quyết định ra khỏi tình trạng đó chưa?

Xin Chúa giúp con ra khỏi sự ươn hèn thật sự. Ôi Maria!

THỨ HAI 12/9

Hôm nay đi thăm bạn ở Gervasiô. Mất lễ, mất nguyện ngắm, còn ngoài ra thì có làm, nhưng cho qua, như lúc đi đường thường xảy ra như thế.

Khi đó, Mẹ khổ như dao đâm tìm Mẹ vì lỗi của con. Thật xấu hổ! Đặc biệt là ngày nay, nhiều lúc nói quá, khéo lại thành nhà diễn thuyết. Cần hãm mình: cẩn thận và tiết độ trong lời nói.

THỨ BA 13/9

Nhiều sơ suất: không những ít làm việc mà còn bỏ xét mình, sách thiêng liêng rất ít. Mình thì vậy. Ngó sơ qua người ta sẽ cho là mình không xấu lắm: nhưng về khía cạnh phận vụ phải làm không đáp ứng với bao ơn Chúa ban cho điểm này, thì thật là tủi hổ, phải tự thú là mình rất có lỗi.

Chiều nào không xét thấy thế, nhưng rồi cũng cứ thế. Nặng tội là đó. Tuần này chuẩn bị lễ Bảy Sự Thương Khó, mà có hãm mình, nguyện tắt gì đâu. Mẹ sầu bi, Mẹ khóc cho con không vì sự vong ân, cho bằng để làm mềm lòng cứng cỏi dã man của con đối với Giêsu. Xin vâng!

THỨ TƯ 14/9

Như chiều qua, lý do không tiến là vì xét mình riêng không kết quả. Mai vì Bảy sự thương khó Mẹ, tôi xin thực hiện điều đã viết ra sau khi xét mình. Xin Chúa giúp con.

THỨ NĂM 15/9

Nước mắt Mẹ thêm cay đắng vì lỗi của con. Hãm mình như không có, hoặc rất ít; lần chuỗi vẫn thiếu cái gì; viếng Thánh Thể rất lôi thôi. Đấy là trong tuần Kinh Bảy Sự.

Tật khác là ham đọc báo. Trừ khi cha xứ đưa bảo đọc, thì đọc một ít cho vừa ý ngài; còn tự mình đi tìm, thì nhất định thôi.

Từ nay về sau, sẽ có kế hoạch hơn, đặc biệt xét mình về sự luyện tập khiêm nhường, như lời dốc lòng đã viết lại sau kỳ tĩnh tâm năm, theo phương pháp rất tốt của tác giả Rodriguez.

Lạy Chúa, xin thương xót con!

THỨ BẢY 17/9

Dù bị loại, người cũ trong tôi vẫn xô tôi vào những giấc mộng hỏa hình mà tôi không ngờ; ấy cũng vì mình quá kiêu căng và tội lỗi. Nghĩ mà xấu hổ.

Hẳn Chúa nhịn tôi. Tại sao còn làm khổ Chúa? Thật tôi muốn điên vì mến Chúa và làm cho kẻ khác mến Chúa.

Mẹ sầu bi đã khóc vì Giêsu đã không được yêu thương mà còn bị xúc phạm; chắc Mẹ cũng khóc vì con. Thôi Mẹ đừng khóc nữa. Con sẽ tận tình yêu mến Chúa Con, và tùy khả năng sẽ làm dịu đau khổ của Mẹ. Bằng cách đưa các tâm hồn về với Giêsu và Mẹ, xin dâng mọi hoạt động mai này cho Mẹ, xin Mẹ giúp con, thanh tẩy nó nên hoàn hảo đúng yêu cầu, sẽ lần chuỗi hẳn hoi như chưa bao giờ hẳn hoi như vậy.

THỨ BA 20/9

Cần tập trung nhớ lại điều dốc quyết. Đặc biệt đừng ra vẻ nhà hiền triết, vĩ nhân, trong khi thật ra mình chỉ là cậu thanh niên. Ấy cũng tại bản tính kiêu căng của tôi. Nhẫn nại chấp nhận những rủi ro Chúa gửi: em Gioan 7 tuổi đau nặng, đừng buồn, đừng cau có.

Hãy cầu nguyện trong mọi sự, và mọi sự sẽ xảy ra đúng ý Chúa, để tôn vinh và sáng danh Chúa.

Vâng, “để danh Chúa cả sáng”. Amen.

THỨ TƯ 21/9

Đừng vì sở thích như mê ăn chẳng hạn mà đành dời giờ đạo đức, khác nào bỏ Chúa mà chọn Baraba, nhục cho Chúa và tỏ ra mình không yêu Chúa. Vả lại Chúa không thích việc nửa chừng, cách như cho Chúa vay.

Giêsu Maria xin cứu con!

THỨ NĂM 22/9

Buồn quá! Sợ quá, sợ cho sinh mạng của em Gioan, con cầu xin, xin Chúa nhậm lời. Chiều nay nghĩ kỹ, tôi phát khóc. Nằm trên giường, tôi tự hỏi, nếu giờ này ra trước tòa phán xét, sẽ ra sao? Chắc là hỏa ngục; nếu không, nhất định đi luyện tội. Nghĩ đến luyện tội mà rùng mình.

Khốn cùng như tôi, cái gì sẽ xảy đến? Mong rằng tôi cũng được chết lành, vì tôi vẫn có chút lòng mến Chúa. Đang nghĩ như thế, mà tính kiêu ngạo cũng lọt vào, tôi tưởng tượng như mọi người sẽ bảo về tôi: “Anh ta chết tốt như thiên thần”.

Đúng là mình hư hèn. Tôi cần phải chết ngay bây giờ cho chính mình để bay thẳng về tình yêu Chúa, và nếu được sẽ thoát luyện hình.

Ôi Giêsu xin thương kẻ khốn hèn, xin nhìn đến ít là chút lòng con muốn mến Chúa và làm cho kẻ khác mến Chúa vì Chúa dễ mến, xứng đáng được yêu mến, không gì đáng mến bằng.

Ôi Maria xin cho em Gioan lành bệnh.

THỨ SÁU 23/9

Nghĩ đến luyện tội, sợ quá, nhưng không sao làm phận sự và việc đạo đức cách hoàn toàn hơn được. Cần tránh sự giao động khi đi thăm bệnh nhân, cần bác ái hơn khi nói chuyện với kẻ khác. Việc này cũ lắm rồi. Mấy hôm nay Chúa gửi thánh giá có phần nặng cho tôi. Chúc tụng Chúa. Nhờ thánh giá con giống Chúa hơn và đền tội con được phần nào. Ngợi khen Chúa.

THỨ BẢY 24/9

Sáng nay phần nào mất trật tự; chiều nay lại có những cử chỉ không đẹp với những người đến để chăm sóc cho em tôi. Cần bình tĩnh hơn.

Câm miệng thật khổ biết mấy, đôi khi tưởng rằng nên nói mà tôi vẫn im hơi lặng tiếng. Vậy càng sáng danh Chúa, ích lợi cho linh hồn tôi và xin cho em Gioan chóng lành bệnh.

Càng rắc rối, tôi càng tin tưởng phó mình trong tay Chúa, và tôi vui mừng, ôi các nam nữ tu sĩ, quí vị được xa mọi nỗi lo âu của đời để sống bên Chúa. Tôi thèm địa vị của quí vị.

Nhưng Giêsu muốn tôi phải vác thánh giá Ngài gửi. Muôn vạn lần chúc tụng Chúa.

CHIỀU Chúa Nhật 25/9

Hôm nay, cây thánh giá kinh hoàng đã đến với tôi, nghĩ tới tôi rụng rời.

Người cha đã hy sinh tất cả cho tôi, đang huấn luyện, đã đưa tôi về chức linh mục, cha xứ F.Rebuzzini, cha đáng thương, ngài chết bất đắc kỳ tử .

Chúa quá rõ: tim con như vỡ ra. Sáng nay, chân con rụng rời. Tim như đinh đóng, khóc không còn nước mắt.

Tôi không còn khóc được, tôi chết đứng ra đó, lặng nhìn cha xứ nằm dưới đất, miệng há ra đầy những máu, mắt nhắm lại. Ôi, con làm sao quên được cảnh tượng nầy – con không dám nhắc tới nữa – thật là giống cảnh tượng Chúa chết và khi hạ xác xuống khỏi thánh giá Ngài không nói gì với con, không nhìn con nữa.

Chiều qua, cha nói: “Từ giã con”. Có ngờ rằng hôm nay không bao giờ gặp cha lại. Thôi, chỉ còn thiên đàng. Phải, từ thiên đàng, cha đang nhìn, đang mỉm cười với con và chúc lành cho con.

Ngài đã cho con bao nhiêu bài học. Tuy cái chết có bất ngờ, nhưng ngài đã chuẩn bị từ bảy mươi ba năm qua. Ngài chết đúng lúc ngài vừa thắng, thắng cơn bệnh mà ngài mắc phải tư lâu, ngài thắng để đi vào nhà thờ dâng lễ. Thật là cái chết quý hóa, ước gì tôi hưởng được cái chết như thế này.

Như tôi đã nói, cái thế mà ngài ngã ra chết, cho tôi nhận định rằng, ngài đang quỳ gối, bởi đã kiệt sức, ngài ngã về phía sau.

Trái Tim Chúa đã cho ngài sống hai mươi sáu năm giữa con chiên, năm vừa qua ngài vừa kỷ niệm hai mươi lăm năm nhận giáo xứ nầy; năm nay Chúa cho ngài mừng lễ long trọng nhất, lễ đời đời, vì ngài tắt hơi đúng vào Chúa Nhật cuối tháng Chín, mà giáo xứ chúng con dâng kinh Trái Tim Chúa Giêsu.

Giờ đây, với cơn thử thách thật sự do Chúa gửi đến, với cơn đau đớn quá sức suốt đời tôi chưa gặp, tôi sẽ làm sao đây?

Thôi, đừng than vãn nữa, như vậy quá theo bản tính tự nhiên. Cha sở yêu quý giờ nầy ở đâu? Ngài đang ở cạnh Thánh Tâm Giêsu trên trời, để nêu gương thật sự cho chúng tôi. Hãy hướng về trời, cố sống giống ngài. Ước gì lời ngài cầu cho tôi, là con út của ngài, ước gì lời của tôi cầu xin cho ngài, ước gì đời sống của ngài mà sao tôi không quên được, giúp tôi sống noi gương ngài thật sự. Chiều qua, chúng tôi chỉ tạm từ giã nhau, mong rằng sau khi làm trọn nhiệm vụ Chúa giao ở trần gian, tôi sẽ về thiên đàng gặp lại ngài.

Ước gì gương khiêm tốn, đơn sơ, ngay chính của ngài in sâu vào tâm trí tôi, để tôi đè bẹp được tính kiêu căng mà lớn lên trước mặt Chúa, tôi không phải là tên kiêu hãnh, mà là “người đơn sơ, ngay thẳng và kính sợ Chúa” (G 2,3) như cha sở của tôi.

Giêsu xin thương mở mắt con biết nhìn về những gương xán lạn này.

THỨ HAI 16/9

Hôm nay, phần buồn, phần bận rộn lo việc an táng, tôi đã chia trí và ra ngoài các việc đạo đức. Xét lại thì tâm trí tôi cũng hướng về người mình yêu thương là cha sở. Tôi đau đớn vì yêu ngài, và tình yêu này không phương hại đến tình yêu Chúa, xét vì đối tượng của nó là vị thánh, và mục đích cũng lành thánh.

Tôi đã thành công vì nhận được quyển GƯƠNG CHÚA GIÊSU, quyển mà ngài dùng trong chủng viện và sau đó chiều nào cũng xem, thật là kỉ niệm vô giá. Nên biết nhờ quyển sách nhỏ này mà ngài nên thánh. Quyển này sẽ là cách yêu quý nhất, là của châu báu nhất của tôi.

THỨ BA 17/9

Hôm nay ngày lễ an táng cha sở yêu quý. Tuy ngài không còn hiện diện bằng thể xác, như vẫn có mặt tinh thần, bằng mối tình hiền phụ, bằng dấu vết của bao đức tính lạ lùng.

Riêng tôi, mồ côi, mất ngài là sự thua thiệt quá lớn cho tôi. Thật khổ hết sức, không sao cầm nước mắt được. Chưa bao giờ tôi gặp sự đau đớn như thế này. Tôi như mất trí, không biết làm gì nữa, không giúp được gì, không phụ với ai được gì. Tôi ra như người xa lạ trong thế giới quá mới đối với tôi.

Nhưng thôi, mất ngài, còn Giêsu đang mở rộng tay gọi tôi đến để Chúa an ủi tôi. Trong ngày, khi rảnh việc là tôi tìm đến Chúa, nhờ rước lễ tôi sẽ kết hợp với Chúa vì mục đích trên. Chúa sẽ ban bình an cho tâm hồn đã được cha sở chúc phúc, Chúa sẽ làm cho tôi giống cha đặc biệt trong đức khiêm nhường. Hiện giờ hãy vui chịu, để lấy lại bình tĩnh cho tâm hồn đang xao xuyến; để cầu cho linh hồn lành thánh của cha, tôi sẽ bắt đầu giữ lại các việc đạo đức và sốt sắng đặc biệt hơn. Ôi cha sở ơi! Xin Chúa Giêsu cho con giống ngài.

“Hãy nhìn xem và làm theo mẫu đã chỉ cho ngươi” (Xh 25,40).

THỨ NĂM 29/9

Hôm nay bình tĩnh hơn hôm qua, nhưng chưa hẳn; tỷ dụ, không biết hôm nay tôi đã viếng Thánh Thể chưa.

Mấy ngày rày, cha sở hiện ra trước mắt tôi luôn, thấy mình khác xa ngài quá, làm sao tôi yên tâm được. Gương xán lạn và những ơn mà tôi mắc nợ ngài sẽ làm cho tôi tiến đức và yêu tha nhân hơn không, chưa biết.

Tôi mong lắm vì cha sở rất yêu tôi. Nếu được ơn thúc giục hãm mình đó cũng bù được những ơn mà ngài đã làm cho tôi.

Lạy Chúa xin đừng “để con mồ côi” (x. Ga 14,18).

THỨ BẢY 1/10

Hôm nay rất ít nguyện tắt. Viếng Thánh Thể dường như không, lý do: vì Chúa Giêsu như người lạ đối với tôi. Lỗi rất lớn, như tôi đã lưu ý, là vì thiếu suy nghĩ, không trở về với nội tâm. Nếu tôi giữ những điều mà tôi năng dốc lòng, nếu tôi dốc lòng riêng và tổng quát theo đường hướng của tác giả linh mục Rodriguez mà tôi hay đọc đi đọc lại, thì tôi đã tiến và đã phải cảm thấy sự tiến bộ; nhưng không, tôi khác nào như con ốc, chẳng ai thấy gì cả. Hãy bắt đầu lại. Mai, trước hết tôi sẽ làm các việc đạo đức thật hoàn toàn, đặc biệt viếng Thánh Thể và lần chuỗi, cẩn thận không nói về ai cả, dù họ lầm lạc rõ ràng, chỉ trừ khi nói tốt cho họ thì sẽ nói.

Mọi sự sẽ thành công nhờ Mẹ, Mẹ Mân côi, Mẹ uy hùng như đạo binh dàn trận. Xin Mẹ cứu giúp con.

GHI CHÚ DỊP TĨNH TÂM THÁNG SAU NGÀY CHA SỞ REBUZZINI QUA ĐỜI, VỊ THÁNH ĐÃ ĐÁNH DẤU TUỔI TRẺ VÀ ƠN KÊU GỌI CỦA TÔI

21/10/1898

[5]

Tháng hè còn ba hôm nữa. Xin Chúa giúp con trong khoảng thời gian này, được sống là chủng sinh trọn hảo, ước vọng chưa bao giờ thành. Gương của cha sở khả ái quá cố làm cho tôi can đảm, xin Chúa ban bình an và vinh quang muôn thuở cho Ngài. Xin cho con làm nên hai việc: viếng Thánh Thể và lần chuỗi, phần còn lại tự nó sẽ thành.

Ôi Giêsu Thánh Thể, con muốn tiêu hủy mình đi vì yêu Chúa, xin cho con liên kết với Chúa, cho tim con gần tim Chúa, con muốn như Gioan tông đồ. Xin Mẹ Mân côi cho con tập trung khi lần chuỗi, nhờ lần chuỗi Mẹ sẽ giữ con hòa hợp với Giêsu Thánh Thể. Ngợi khen Giêsu tình yêu, chúc tụng Mẹ Maria vô nhiễm.

24 THÁNG/10

Về kỉ luật, hôm nay khá; thêm nhiều nguyện tắt vẫn không thừa. Viếng Thánh Thể và lần chuỗi đã làm hết sức kỹ lưỡng dù còn đôi chút chia trí. Muốn thành công mỹ mãn cần chuẩn bị trước, Thánh Linh dạy: “Trước khi cầu nguyện con hãy chuẩn bị tâm hồn”.

Giêsu Maria xin bảo vệ con.

THỨ BA 25/10

Hôm nay lễ Thánh Margarita Alacoque, ước gì tôi được lòng tôn sùng và yêu mến Thánh Tâm như ngài.

Hôm nay không tệ, cám ơn Chúa. Ước gì sống mãi được vậy. Nếu tự cao, thật khốn cùng cho tôi. Gia sản của tôi là tội lỗi.

Hôm nay giáp ba mươi ngày linh hồn thánh thiện của cha sở khả ái về trời. Xin Chúa ban cho ngài sự bình an của Chúa, và thưởng công cho ngài được vinh danh cùng các thánh.

THỨ TƯ 26/10

Xin Thánh Giuse nhân hậu giúp tôi, vì người có thế lực cạnh bên Chúa và Đức Mẹ.

Thiện ý không thiếu, nhưng kết quả không cần xứng! Không lạ gì chuyện ấy, chỉ xin Chúa cho con đừng nản chí. Sẽ cố tập trung, đặc biệt khi mặc áo buổi sáng: hết sức cẩn thận đừng mất thời giờ. Cẩn thận trong lời nói hến mức tối đa, dù nói việc gì.

THỨ NĂM 26/10

Nên luôn có việc làm, dùng đúng thời giờ là phương pháp tốt nhất để khỏi chia trí. Phải luôn luôn kiểm soát lời nói bởi nó không được luyện lọc kỹ, thật kỹ, khi nói về tha nhân; canh chừng đừng lộ sự mất bình tĩnh. Cần khiêm nhường hạ mình thẳm sâu. Xin Giêsu thương xót con.

THỨ SÁU 28/10

Cần phải bị xách tai thật đau mới được. Hai ngày qua không viếng Thánh Thể cho đủ giờ. Vì vâng lời tôi phải làm việc khác, nhưng nếu đã có sáng kiến đi viếng Thánh Thể sớm hơn, làm gì đã phải hối hận.

Việc khác cũng cần cẩn thận, là kinh nhật tụng kính Đức Mẹ, hôm nay chia trí quá. Xin Mẹ giúp con.

Cẩn thận trong lời nói và nguyện tắt. Xin Giêsu thương xót

THỨ BẢY 29/10

Nhớ cha sở quá cố cũng là dịp chia trí trong giờ viếng Thánh Thể và lần chuỗi. Như thế là không giống ngài. Vì “việc gì cũng phải điều độ” và “mỗi việc có giờ riêng của nó” (Gv 3,1). Nên bớt chuyện trò vô ích với anh chị em trong nhà, cần năng đưa tư tưởng về Chúa nhiều hơn.

Vẫn đứng lì một chỗ. Phải khiêm nhường và biết rằng không ơn Chúa không làm được gì. Mai rước lễ, xin đốt lòng con cháy lửa yêu mến Chúa như các thánh.

Chúa Nhật 30/10

Sáng thức dậy đã chia trí, không tập trung đến nhà thờ, đó là lý do phí thời giờ quí báu sau khi rước lễ. Cần ghi lại điểm này để nhớ mãi.

Đáng sợ, là khi bàn chuyện với các linh mục, tôi ra vẻ như linh mục trong cử chỉ và lời nói.

Đúng là chước quỉ, vì khi đó tôi có vẻ như một linh mục, mà quên mình chỉ còn là một chủng sinh thường. Cũng tại tự ái.

“Xin toả ánh sáng cho mắt con rạng ngời, để con khỏi ngủ trong sự chết” (Tv 12,4).

THỨ HAI 31/10

Thứ hai này và thứ hai trước cách biệt nhau quá xa. Hễ đi đâu thì chia trì, không kết hợp với Chúa. “Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời” (Tv 36,27). Ra đi, là có điều phải hối hận. Như hôm nay nguyện tắt được có vài lần, đếm được ở đầu ngón tay. Bỏ xét mình riêng. Lần chuỗi và kinh nhật tụng kính Đức Mẹ đọc cách hững hờ. Chiều nay lại không lo rút lui, nán lại nói chuyện vô ích.

Mai này, lễ Chư Thánh, tôi sẽ làm lại. Xin các thánh nam nữ cầu cho tôi và giúp tôi khiêm nhường. Xin chuẩn bị cho tôi một niên học mới đầy hạnh phúc ở chủng viện.

THỨ BA I/XI

Hôm nay vì sự lịch thiệp phải tiếp các linh mục tại nhà cha phó, nên các việc đạo đức không mấy sốt sắng. Tuy chia trí, nhưng tôi hài lòng phần nào, vì đã tránh được phần nào sự tự cao, tự mãn hay xảy ra cho tôi trong những dịp tương tự.

Tạm thời hãy hạ mình chúc tụng và tạ ơn Chúa. Mong rằng hôm nay không phải là lần đầu và cũng không phải là lần chót, mà anh bạn già tự ái của tôi phải qua sự thử thách và chuốc lấy hậu quả tốt cho nó, bởi nó hay muốn xuất hiện và ra vẻ ta đây thông thái.

Sáng nay rước lễ tương đối tốt. Và hôm nay bắt đầu tháng các linh hồn, lòng tôi buồn rười rượi. Ngày cầu cho các đẳng làm sống lại hình dáng cha già khả ái. Không thể nào tả hết các tư tưởng. Tôi sẽ cầu nguyện cho ngài ngày mai, lễ cầu cho các linh hồn. Qua cha Moriani, thầy yêu quí của tôi, cũng là ân nhân của gia đình tôi, tôi thấy như chính cha sở quá cố tiếp tục bảo vệ tôi. Ước gì lời nguyện của tôi giúp ngài thật nhiều, nếu ngài đang cần; tuy ngài đã chết, nhưng bên kia cõi trời vẫn tiếp tục xem sóc bảo vệ tôi như hồi nào còn sinh tiền. Càng cầu cho cha già, tôi càng tôn sùng phép Mình Thánh, vì tôn sùng Thánh Thể rất hợp với sự cầu cho người quá cố.

Đại xá mới mà Đức Thánh Cha vừa ban dịp chín trăm năm lập lễ các linh hồn (898 – 1898), tôi sẽ dâng đại xá này cho cha sở quá cố để ngài “nghỉ ngơi bình an”.

THỨ TƯ 2/ XI

Tôi hối hận vì làm mất thời gian, ít nguyện tắt. Không chống trả mạnh với sự ngủ gật khi suy gẫm. Xin Giêsu thương con, và cho các linh hồn được an nghỉ.

THỨ NĂM 3/XI

Hôm nay phải đi đường xa, dĩ nhiên sống rất tầm thường. Khi trò chuyện tôi hơi bực tức vì người ta không mấy chú trọng đến tôi. Đúng là tự cao, kiêu ngạo thượng thặng. Ít nguyện tắt, xin Chúa thương xót con, vì con muốn mến Chúa.

Mai, thứ Sáu đầu tháng kính Thánh Tâm. Ước gì tôi đền tạ được tội lỗi tôi. Nếu Chúa giúp tôi tại sao không được!

THỨ SÁU 4/XI

Khá hơn hôm qua. Cần tập trung ban sáng để bớt chia trí. Nhờ tập trung tôi sẽ được sự thanh thỏa rất cần để tiến đức và giúp các linh hồn. Giêsu, Maria. Thánh Carôlô!

THỨ BẢY 5/XI

Càng tiến tới, càng thấy rõ tình yêu Chúa đối chiếu với sự vong ân của loài người và của tôi. Thứ bảy mà tôi ít tập trung, hãm mình, nhiều lỗi lầm, sơ suất. Nghĩ đến nhân đức thì hay mà thực hành thì không, ấy cũng tại ý muốn mong manh: “Xin Chúa thương con rất tội lỗi, đừng bỏ con luôn mãi”.

Mai, ngày hè cuối cùng, nhờ ơn Chúa phải thực hành mọi việc thật hẳn hoi, bất cứ giá nào. Lần chuỗi xin Mẹ cho con được đọc như Thánh J. Berchmans.

Chúa Nhật TĨNH TÂM 20/XI

Mấy hôm rồi, trở về chủng viện, tôi rất vui, quá vui cho nên trí tôi bay như bướm, bỏ qua nhưng cái mà thật đáng chú ý. Vì vậy mà chia trí, đặc biệt giờ kinh Chiều không thinh lặng đủ trong lớp. Thật ra không lỗi luật chủng viện trong căn bản, nhưng thiếu chất muối là sự giữ luật cách trọn hảo, để việc giữ luật được thêm hương vị, thêm đẹp lòng Chúa và thêm công đức. Khác nào bức họa được tẩy sạch vết nhơ, đã xuất lộ hình, nhưng vẫn còn màn bụi mỏng, làm xốn mắt người xem, tôi khác nào những bức họa cũ lâm vào tình trạng trên. Nếu không dòng ơn Chúa thường chảy vào tôi, nếu không có sự nóng đốt của đức ái, sự khuyết điểm kia là thường, nhưng ở đây nó gây cản trở cho sự trọn hảo.

Theo cách thức làm cho bức họa cũ nên mới như vừa được họa sĩ vẽ xong, cần cho nó qua một lớp dầu, tẩy sạch đối với tôi là tập trung khi mai vừa thức dậy, đừng vui quá, để khỏi ra như thằng khùng. Cẩn thận khi nói về người khác, đặc biệt hai ông bạn Pierre và Paul; chính qua lời nói mà ông bạn già của tôi xuất hiện lại.

Thêm vào đó, nhiều nguyện tắt, viếng Thánh Thể sốt sắng, xét mình nghiêm nhặt. Đã vậy Chúa còn cất cha Luigi Isacchi (1839 – 1898) cha linh hướng yêu quí của tôi. Tôi cầu cho linh hồn ngài và linh hồn của cha sở của tôi, cả hai vị biết rõ lương tâm và tật xấu của tôi, để rồi hai vị gửi gắm tôi cho Giêsu và Maria, cầu cho tôi khiêm nhường yêu Giêsu tha thiết cùng các linh hồn đã được cứu chuộc bằng giá máu châu báu Chúa.

“Giêsu, Maria, Giuse con rất mến yêu, con muốn sống, muốn gian khổ và chết cho ba Đấng”.

THỨ HAI 28/XI

Quá vui, là điều tôi hối hận hôm Chúa Nhật qua, nay bớt nhưng chưa hết hẳn. Tuy nhiên, thà vui hơn là buồn. Sách Thánh đã chẳng viết: “Hãy vui trong Chúa” (Tv 31,11) đó sao? Viếng Thánh Thể tương đối tốt. Ngợi khen Chúa.

Nhưng còn lắm điều cần sửa chữa, cần đạp đổ là: sự lo ra khi cầu nguyện; coi thường những việc nhỏ nhưng hậu quả lớn; nói vài câu trong lớp; ít hòa hợp với anh em cùng lớp mà tôi làm tổ trưởng, lại thích trò chuyện với các tổ trưởng khác hơn. Ngộ nghĩnh đấy, nhưng (….) ngài tự ý chấm dứt nơi đây.

CHIỀU THỨ NĂM 8/XII

Hoan hô Mẹ vô nhiễm! Mẹ duy nhất, tuyệt trần, lành thánh, rất đẹp mắt Chúa hơn mọi thụ tạo. Maria, Mẹ ôi. Mẹ tốt đẹp quá, nếu không biết Chúa là Chúa duy nhất phải phượng thờ, chắc con đã tôn thờ Mẹ. Mẹ đẹp, và ai nói cho cùng sự nhân hậu của Mẹ. Mến Mẹ là ơn đặc biệt Mẹ đã ban cho con một năm qua, tuy con bất xứng; hôm nào Mẹ đã ban lại cho con ơn này cách phủ phê, đồng thời đã nhắc cho con những phận vụ dịu dàng liên quan đến tình yêu Mẹ và con đã có vinh dự được thi hành. Nhưng con nào đã đáp ứng xứng tình Mẹ yêu con. Xét mình thấy mình đã phải thế nào, nhưng sau một năm con chẳng ra sao cả. Mấy hôm nay, con khùng khùng, điên điên. Đó là nhân đức của con đấy.

Xem chừng Giêsu hơi xa con vì tại con xa Chúa. Con cần tập trung nhiều bằng nguyện tắt là phương pháp con năng dùng. Con vẫn là thế, vậy, cần chú ý đến: những việc nhỏ, những lời ngắn ngắn, những tư tưởng be bé…mà không nên nhẹ dạ, để khỏi hại to.

Ôi Maria, vì con chưa sống như con phải sống, chưa làm phận vụ riêng, mà Mẹ nhắc rõ con phải làm, xin Mẹ cho tâm tình con mãi như hôm nay, là rất quyết liệt thi hành việc con phải làm. Mẹ đáng mến, con dâng mình lại cho Mẹ; xin cho con yêu thích cách dịu dàng là muốn làm việc lành con đang thiếu và làm việc đó cách hoàn hảo. Cho con năng tưởng nhớ Mẹ, nói về Mẹ, lòng con hướng về Mẹ. Mẹ biết, Mẹ hiểu con, con giao việc này cho Mẹ: nếu Mẹ tạo con nên khiêm nhường, con sẽ nên thánh; khiêm nhường thẳm sâu càng nên thánh cao cả. Nhờ ơn Mẹ, con sẽ dâng Mẹ những việc hãm mình con dự định làm.

Mẹ hãy ở bên con, khi học cũng như khi làm việc đạo đức. Xin soi cho con những sự thật liên quan đến Chúa Con và đến Mẹ. Mẹ vô nhiễm, hãy đưa con đến gần Chúa; liên kết con chặt chẽ với Chúa, giúp con điên vì mến Chúa. Amen.

Chúa Nhật TĨNH TÂM 18/XII

Trước Lễ Vô nhiễm hơi bê bối, sau ngày đó, khá hơn. Cám ơn Mẹ. Hiện cần tập trung hơn lúc nguyện ngắm, thánh lễ, viếng Thánh Thể, xét mình, năng nguyện tắt. Tiếp đó, rất khiêm nhường, đặc biệt trong việc nhỏ. Tâm, tình phải thâm nhiễm tư tưởng và tình yêu Giêsu trẻ. Xin cho con nên bé thơ như Chúa. Chúa biết con ao ước biết mấy.

CHÂM NGÔN RÚT TỪ NGUYỆN NGẮM TUẦN TĨNH TÂM CUỐI NĂM 1898

[6]

1. Thiên Chúa là chủ cả, vì lòng nhân hậu vô biên, đã đưa tôi ra khỏi cái không, để hôm nay tôi chúc tụng, yêu mến, phục vụ và tìm vinh danh Chúa. Là một vật mọn nơi tay Chúa, tôi chỉ được và phải làm những gì Chúa muốn và làm sáng danh Chúa. Do đó mọi hành động, tư tưởng đến hơi thở cũng qui về mục đích này: Làm cho danh Chúa cả sáng. Nếu chỉ tìm hư danh, thỏa lòng tự ái là phản bội ý Chúa, lầm lạc và là kẻ vô dụng, làm đối thủ với Chúa nhân lành, và tự chối bỏ phần thưởng mà Ngài sắm dành cho tôi. Xa Chúa như thế là điều nhục nhã chua chát cho Thánh Tâm, lợi dụng tài năng Chúa ban để mến và làm cho kẻ khác mến Chúa! Chim trời cá nước, thú rừng, súc vật còn phục vụ Chúa hơn tôi. Thật nhục nhã, đường đường như vậy mà thua dã thú trong sự chúc tụng Tạo hóa.

2. Khi muốn tự cao, theo lòng tự ái, đây là linh dược chữa tật và biết hạ mình là: tôi rất tội lỗi, không đáng ra trước mặt Chúa Giêsu, tôi mang ơn Chúa và nếu được cư xử như kẻ rốt nhất, đó là vinh dự lắm rồi (rốt hết mọi người, chớ không phải đối với đồng bạn mà thôi).

3. Là chủng sinh, tôi nên nhớ, một lầm lỗi bé cũng có hại to, nên phải tránh xa như tội trọng; về tội trọng tôi cũng không biết đến tên của nó nữa. Luôn nhớ lời Thánh Bênađô: “Nói chơi nơi miệng đời chỉ là nói chơi, nhưng nơi miệng linh mục lại là lời phạm thượng”. Nghĩ lại việc nào tôi cũng sơ suất. Vậy mà cứ tưởng mình là cậu chủng sinh tốt! Đấy là vố khá nặng cho tính tự ái nơi tôi.

4. Là chủng sinh, tôi phải như thiên thần cạnh bên Chúa. May quá có sự trùng hợp, là Chúa quan phòng cho tôi mang tên Angelo ở ngày Rửa tội. Như thế là có nhiệm vụ phải sống như thiên thần, đừng hữu danh vô thực. Angelo nhắc tôi đời sống chủng sinh như thiên thần. Nghe gọi tên mình là Angelo, tôi phải nghĩ ngay đến sự trọn hảo mà tôi phải đi đến, đồng thời khiêm nhường, khi thấy sự thật của đời mình khác xa cái tên mình mang, người gì chớ không phải thiên thần.

5. Thân xác mà tôi nâng niu, ở Chúa nó là cái gì? Cùng Thánh Bênađô, tôi tự hỏi: “Mi đã là gì? Hiện mi là chi? Mai này mi ra sao?” – Rồi tôi tự trả lời mà không biết với ai: “Thể xác là đất, danh vọng là khói, mai này là tro”. Thế mà tôi nâng niu xác này, một bao phân để nuôi đời.

Vậy mà theo nó để bỏ Chúa! Có dại không? Có ngu độn không? Còn linh hồn, tội nghiệp cho mi! Cũng may là tôi cố bám để sống là người ngoan và khôn. Mi cần cúi đầu đầy khói bụi xuống, công nhận sự thấp hèn của mình, chẳng vậy mi sẽ đi cách mò mẫm và sẽ ngã.

6. Tôi được một tư tưởng rất đẹp: Cạnh bên tôi có một thiên thần ngang hàng các thiên thần trên trời, đang được hưởng thường xuyên dung nhan Chúa và hết sức yêu mến Ngài. Nghĩ đến mà thôi đã phải ngỡ ngàng! Tôi luôn sống dưới mắt thiên thần, ngài cầu nguyện cho tôi canh chừng bên giường khi tôi năm ngủ!

Ý tưởng cao đẹp, nhưng làm cho tôi bối rối thẹn thùng! Tại sao tôi có những ý tưởng kiêu căng, nói những lời, làm những việc như vậy trước mặt thiên thần bản mệnh của tôi? Thế mà tôi đã làm! Xin thiên thần đang theo tôi cầu Chúa cho tôi, để tôi đừng làm, nói hay tư tưởng những điều trái mắt rất trong sạch của người.

7. Hiện nay, khi phải ra trước vị bề trên đang không bằng lòng về tôi, vì những hành động của tôi, tôi đã xấu hổ và luống cuống; do đó, thật là kinh hoàng khi đến lúc phải trình diện trước mặt Chúa, là Tạo Hóa, là Cha, và Giêsu của tôi khi đó không còn là bạn mà quan toà đang thịnh nộ vì tội tôi! Rồi thiên thần bản mệnh? Rồi Mẹ của tôi, hai vị sẽ nói sao nếu tôi bị Chúa lên án phạt? Khổ cho thiên thần! Tội nghiệp cho Mẹ! Tôi tin tất cả như vậy: nếu tôi không xứng đáng như tôi đã sống, tức phải gánh chịu lời quở trách của Bề trên và sự thịnh nộ của Chúa càng kinh khủng hơn nữa. Đúng là tôi dại dột! Vậy một lần nữa tôi phải hiểu như Thánh Phaolô: “Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta đã không bị xét xử” (1Cr 11,31).

8. Mỗi ngày càng phải thêm xác tín sự thật này là: Giêsu muốn tôi, chủng sinh Angelo Roncalli, phải đạo đức thật cao, không được tầm thường; người sẽ không hài lòng, nếu tôi không nên lành thánh, ít ra tôi cũng phải nỗ lực với tất cả những phương tiện mà tôi có để nên thánh thiện. Ơn Chúa ban rất nhiều, rất cao cả để giúp tôi đạt được mục đích này.

1899

GHI CHÚ TÂM LINH

[7]

TĨNH TÂM THÁNG 15/1

Cái chết của cha linh hướng khả ái Isacchi và cha linh hướng mới Spampatti đã gây một biến chuyển trong tôi, tuy nếp sống không thay đổi bao nhiêu: vì cha linh hướng mới chưa biết rõ tôi như cha Isacchi, nên tôi chưa thân mật và tự do như trước; phải để thời gian làm việc, rồi đâu ra đó. Xem chừng cha linh hướng mới không đồng ý với cha trước về thói quen ghi lại mọi việc lớn bé trong ngày. Mỗi vị một ý. Đây là lý do để tôi ngưng nhật ký đến hôm nay. Đó là nói qua thôi. Bây giờ hãy trở về với chính mình.

Ý nghĩ về sự chết càng mãnh liệt làm cho tôi bồi hồi do những cái tang liên tiếp của chủng viện, mới cha linh hướng Isacchi, bây giờ đến cha bề trên Dentella khả ái (1857-1899) – sau 23 năm làm giám đốc chủng viện – xin Chúa cho ngài yên nghỉ và rước linh hồn ngài về làm bạn với cha sở và cha linh hướng quá cố.

TĨNH TÂM THÁNG 19/3

Hôm qua lễ Thánh Giuse khả ái; tại sao từ đầu năm tôi không ghi nhật ký lại mỗi ngày như đã quen, lỗi tại tôi hay tại ai? Không thể nhắc đến Thánh Giuse vì năm nay… (viết nửa chừng).

TĨNH TÂM THÁNG 16/4

Mỗi lần viết lại trang nhật ký, tôi tự cảm thấy xấu hổ vì không giữ lời dốc lòng kỳ tĩnh tâm cuối năm 1898, để ghi lại những ý tưởng liên quan đến lương tâm của tôi. Vừa viết lại là đã qua một tháng, thật không ngờ, đâu còn đó.

Nay vừa nghỉ lễ Phục sinh về, dịp tĩnh tâm này, tôi muốn lấy lại thói quen tốt đã có xưa, nhờ ơn Chúa, chắc không bỏ qua nữa.

Hôm nay tôi có hồi tâm một thời gian. Nói rằng hồi tâm, nhưng đã bắt đầu lỗi. Vì tuy muốn tĩnh tâm nhưng không sao được, chỉ được phần nào thôi. Tôi có cái tài bày cho các kẻ khác những kế hoạch làm việc tốt, còn chính tôi chẳng bao giờ thực hành. Từ nay về sau, về sự tập trung, nếu tôi không làm được để nêu gương cho anh em như phận sự phải làm, tôi sẽ chẳng bàn việc đó cho ai nữa cả. Sẽ đặc biệt sốt sắng đọc nhật tụng kính Đức Mẹ và lần chuỗi, vì hai điểm này không mấy khả quan trong những ngày qua.

Nguyện tắt là phương pháp cần thiết rất lợi ích cho tôi để kết hợp với Chúa, đặt mình trước mặt Ngài liên lỉ, có lẽ như vậy tránh được sự nói về kẻ khác, đặc biệt khi nói mà có thể sẽ đề cập đến lỗi người ta, bao giờ cũng phải cẩn thận, tiết độ khi nói chuyện. Đó là ba điểm cho kỳ tĩnh tâm này: nguyện tắt, lần chuỗi và tiết độ trong lời nói không nói đến lỗi của ai, nếu không vì phận sự.

Tôi lại có cái tật ngây thơ, tin chuyện không đáng, khiến đồng bạn cười tôi. Tôi mừng chỉ vì đây là dịp tính tự ái bị hạ nhục, và tôi nên giống Giêsu một ít. Chúa bị coi là điên, tôi cũng xin được điên vì mến Chúa, sau đó muốn ra sao thì ra.

Về những sự lâm lụy của gia đình mà tôi đã khổ hết sức trong kỳ nghỉ phục sinh vừa qua, tôi đã giao phó tất cả cho Thánh Tâm khả ái. Tôi không xin cho gia đình giàu sang vui sướng, chỉ xin được nhẫn nại và bác ái. Tôi đã buồn, chỉ vì gia đình thiếu hai nhân đức này. Xin cho tôi được phước gặp lại gia đình trên thiên đàng, còn mọi sự khác muốn xảy ra thế nào cũng không sao. Con xin chấp nhận tất cả để danh Chúa cả sáng và đền bù tội lỗi con.

Ôi Giêsu ước gì con chết vì yêu Chúa.

THỨ HAI 24/4.

Tuần này khá tập trung trong các việc đạo đức. Cám ơn Chúa, còn tự tôi chắc không bền vì tôi yếu hèn và nhu nhược. Cần có đạo đức sâu xa, việc bên ngoài chỉ là chiếc áo, khiêm nhượng mới là căn bản cho các nhân đức mà tôi rất cần. Rất cẩn thận để hãm mình nhất là về trí khôn. Dùng nhiều nguyện tắt để kết hợp với Chúa, và chuẩn bị tháng năm sắp đến. Amen.

Chúa Nhật 7/5

Tháng kính Đức Mẹ đã qua cả tuần rồi, mà vẫn chưa tịnh trí đặc biệt khi nguyện ngắm, lần chuỗi. Tôi sống đạo đức xem chừng quá mơ mộng. Ngoài ra, cũng không tệ lắm, tạ ơn Chúa và Mẹ Maria.

Tháng Năm năm ngoái, tôi xin Đức Mẹ hai ơn: khiêm nhường và mến Chúa và đã được nhậm lời, có dịp để luyện hai đức ấy. Năm nay tôi cũng xin như vậy, chắc Đức Mẹ cũng sẽ nhậm lời. Mẹ rất dịu hiền! Thật ra hạ mình khiêm nhượng khổ lắm. Nhưng đáng công cố gắng. Cần thiết và bắt đầu ngay cách hăng hái. Giêsu Maria biết con muốn làm đẹp lòng và yêu mến hai Đấng.

THỨ HAI HIỆN XUỐNG, TĨNH TÂM 22/5

Xin Chúa tha thứ cho đứa con rất tội lỗi. Dù muốn dù không, chẳng còn lời nào hơn, phải thú nhận như vậy! Nghĩ thế mới chữa được các tật của tôi.

Những ngày qua, nhờ ơn Chúa, tôi không sống bê bối thờ ơ, dù trí tôi có tưởng tượng hơi nhiều, nhiều quá, sinh hại cho trí khôn. May mà trí khôn đã không chạy theo sự tưởng tượng, và đã tìm cách kìm hãm nó lại, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng. Bổn mạng cha sở tôi đã có mấy dòng thơ, còn được gọi chịu chức nhỏ, những ước vọng thầm kín của tính tự ái đã là mồi nuôi tính kiêu căng của tôi! Tưởng tượng nhiều, thật là khổ! Nhờ ơn Chúa trí khôn đã không theo sự tưởng tượng, dịp may cho trí khôn để được bị hạ nhục. Đôi khi có người hạ nhục tôi, mà họ tưởng là tôi không đau, đó chính là điều làm tim tôi rướm máu. Lúc đó tôi câm đi và cố vui. Thế mà họ tưởng tôi khờ khạo. Có lẽ tôi ngây thơ chăng, nhưng lòng tự ái nó không cho tôi tin như thế, thế là khéo, có lợi, vì là dịp để tập nhẫn nại và hãm mình, làm vui lòng Mẹ Maria, đấng vô nhiễm khả ái của lòng tôi.

Rốt cuộc, tôi không biết nói sao. Ôi Thánh Linh, Giêsu Thánh Thể, Maria vô nhiễm, các Đấng biết con đang cần chi, đang có tật xấu nào, tuy muốn xuất hiện, nhưng rất cần sống thầm kín, hạ mình, chịu khinh bỉ. Dù nhiều tật xấu, con vẫn muốn yêu mến và nên thánh; xin Chúa hạ con xuống, Chúa canh giữ con làm cho con nên lành thánh! Khiêm nhường và yêu mến.

Chúa Nhật, 28/5

Không xấu lắm, nhưng cần tịnh trí hơn vào những ngày cuối tháng Đức Mẹ. Ngoài ra, xin cho lòng con cháy lửa mến! Đây tuần kính Thánh Thể của Giêsu.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ
Dominic Đức Nguyễn
21:30 09/05/2014
MẸ

Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Êm ấm lưng Mẹ ê-a bé hát

Mai lớn khôn

phụng dưỡng Mẹ hiền.

(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 02/05 – 08/05/2014 – Những tai nạn dồn dập gây quan ngại cho Đại Hội Giới Trẻ Á Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:39 09/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 4 tháng 5

Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Xin anh chị em nhớ kỹ điều đó! Khi anh chị em buồn sầu, hãy đọc Lời Chúa! Khi anh chị em nản lòng, hãy cầm lấy Lời Chúa, hãy đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật và rước lễ và tham dự vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu!

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 80.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 4 tháng 5 tại quảng trường thánh Phêrô.

Nhắc lại bài Phúc Âm trong phụng vụ Chúa Nhật thứ Ba Mùa Phục sinh kể lại biến cố hai mộn đệ buồn sầu chán nản bỏ Giêrsualem để về Emmaus, dọc đường họ gặp Chúa Kitô Phục sinh, nhưng không nhận ra Người, Đức Thánh Cha nói:

Khi trông thấy họ buồn sầu như thế, trước hết Chúa Giêsu giúp họ hiểu rằng cuộc khổ nạn và cái chết của Đấng Cứu Thế đã được tiên báo trong chương trình của Thiên Chúa và được loan báo trước trong Thánh Kinh. Như thế Người đốt cháy lên một ngọn lửa hy vọng trong con tim họ. Khi đó hai môn đệ cảm thấy một sức thu hút ngoại thường nơi con người bí mật ấy và mời người ở lại với họ chiều hôm đó. Chúa Giêsu chấp nhận và cùng họ vào nhà. Và khi ngồi vào bàn Người làm phép và bẻ bánh, thì họ nhận ra Người, nhưng Người đã biến đi, để họ lại đầy kinh ngạc. Sau khi được soi sáng bởi Lời Chúa, họ đã nhận ra Chúa Giêsu phục sinh trong việc bẻ bánh, dấu chỉ mới về sự hiện diện của Người. Và ngay lập tức họ cảm thấy cần phải trở về Giêrusalem, để kể lại cho các môn đệ khác kinh nghiệm này của họ, rằng họ đã gặp Chúa Giêsu còn sống và đã nhận ra Người trong cử chỉ bẻ bánh.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Con đường về làng Emmaus như thế trở thành con đường lòng tin của chúng ta: Thánh Kinh và Thánh Thể là các yếu tố không thể thiếu được cho cuộc gặp gỡ với Chúa. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Cả chúng ta nữa cũng thường đến với Thánh Lễ Chúa Nhật với các lo lắng khó khăn và thất vọng... Đôi khi cuộc sống đả thương chúng ta và chúng ta ra đi buồn sầu hướng về “làng Emmaus” của chúng ta, quay lưng lại với chương trình của Thiên Chúa. Chúng ta rời xa Thiên Chúa. Nhưng Phung vụ Lời Chúa tiếp đón chúng ta: Chúa Giêsu giải thích Thánh Kinh cho chúng ta và tái thắp lên trong con tin chúng ta hơi ấm của đức tin và đức cậy, và trong việc rước lễ Người ban cho chúng ta sức mạnh. Mỗi ngày anh chị em hãy đọc một đoạn Phúc Âm. Xin anh chị em hãy nhớ kỹ điều này: mỗi ngày đọc một đoạn Phúc Âm và hãy rước lễ các ngày Chúa Nhật, hãy nhận lấy Chúa Giêsu. Đã xảy ra như thế với các môn đệ làng Emmaus: họ đã lãnh nhận Lời Chúa, đã chia sẻ việc bẻ bánh, và từ những người buồn sầu và thất bại họ đã trở thành những người tươi vui. Anh chị em thân mến, Lời Chúa và Thánh Thể luôn luôn làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Xin anh chị em nhớ kỹ điều đó! Khi anh chị em buồn sầu, hãy đọc Lời chúa! Khi anh chị em nản lòng, hãy cầm lấy Lời Chúa, hãy đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật và rước lễ, tham dự vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu! Lời Chúa, Thánh Thể làm cho chúng ta tràn ngập niềm vui.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Kinh tế Tòa Thánh

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hôm thứ Sáu 2 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với Hội đồng Kinh tế Tòa Thánh, vừa được thành lập hồi tháng Hai. Hội Đồng gồm 8 Hồng Y và 7 giáo dân, là những người sẽ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh tế và hành chính của tất cả các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Trong cuộc họp Đức Thánh Cha nói:

"Giáo Hội nhận thức được trách nhiệm phải bảo vệ và quản lý tài sản của mình một cách cẩn thận, dưới ánh sáng của sứ mệnh truyền giáo của mình và với sự chăm sóc đặc biệt cho những người nghèo."

Hội đồng sẽ giám sát tài chính của 230 cơ quan trung ương Tòa Thánh. Đây là một cách để giáo triều có thể tập trung vào trách nhiệm chính của mình và không cần phải lo liệu nhiều đến vấn đề quản lý tài nguyên.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng công việc của Hội Đồng sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Ngài khích lệ tất cả các thành viên sẽ cần phải can đảm và quyết tâm để chấp nhận một não trạng phục vụ, đặc trưng cho sự quản trị của Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có một thông điệp đặc biệt cho bảy thành viên giáo dân của Hội Đồng. Ngài nói rằng trong các quyết định của Hội Đồng họ có quyền giống như các Hồng Y, và thêm rằng họ không phải là công dân hạng hai.

3. Đức Thánh Cha tiếp 7 ngàn thành viên Công Giáo tiến hành Italia

Đức Thánh Cha khuyến kích các thành viên phong trào Công Giáo tiến hành Italia gia tăng tinh thần và lối sống truyền giáo, mang lại niềm hăng say và nghị lực cho những giáo xứ cảm thấy mệt mỏi và khép kín.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến trưa thứ Bẩy 3 tháng 5 tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục dành cho 7 ngàn thành viên Phong trào Công Giáo tiến hành tham dự Đại Hội toàn quốc lần thứ 15 từ ngày 30-4 đến 3-5-2014 với chủ đề “Những con người mới trong Chúa Giêsu Kitô, đồng trách nhiệm về niềm vui sống”. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, Đức Cha Mansueto Bianchi, tân tổng tuyên úy, các vị chủ tịch Công Giáo tiến hành giáo xứ và các linh mục tuyên úy.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng chủ đề đại hội toàn quốc lần này của Phong trào Công Giáo Tiến hành Italia rất phù hợp với mùa Phục Sinh. Đó là niềm vui của các môn đệ trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh, và đòi phải được nội tâm hóa, trong một lối sống truyền giáo, có khả năng ảnh hướng trên cuộc sống. Trong bối cảnh xã hội và Giáo Hội hiện nay, các giáo dân thành viên Công Giáo tiến hành được mời gọi canh tân chọn lựa truyền giáo, cởi mở đối với những chân trời mà Chúa Thánh Linh chỉ cho Giáo Hội và biểu lộ một sự trẻ trung mới mẻ trong việc tông đồ giáo dân. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Nhất là các giáo xứ, đặc biệt là những giáo xứ bị mệt mỏi và khép kín, đang cần lòng hăng say tông đồ của anh chị em, cần thái độ hoàn toàn sẵn sàng của anh chị em và việc phục vụ với tinh thần sáng tạo”.

Đức Thánh Cha cũng chỉ dẫn cho Phong trào Công Giáo tiến hành hướng đi được tóm gọn trong 3 động từ: ở lại, ra đi và vui mừng.

Ngài nói:

- Trước tiên là ở lại. “Tôi mời gọi anh chị em hãy ở với Chúa Giêsu, vui hưởng sự đồng hành của Chúa. Để loan báo và làm chứng cho Chúa Kitô, trước tiên cần ở lại gần Chúa.”

- Tiếp đến là ra đi. Ra đi trên các nẻo đường thành thị và đất nước để loan báo Thiên Chúa là Cha và Chúa Giêsu Kitô đã tỏ cho chúng ta biết Chúa Cha, và nhờ đó đời sống chúng ta được biến đổi: chúng ta có thể sống với nhau như anh chị em, mang trong mình một niềm hy vọng không làm thất vọng”.

- Sau cùng là vui mừng. “Luôn hân hoan vui mừng trong Chúa. Là những người ca mừng sự sống, ca hát niềm tin, có khả năng nhìn nhận những tài năng và những giới hạn của mình, biết nhận ra trong ngày, kể cả những ngày đen tối nhất, những dấu chỉ sự hiện diện của Chúa. Vui mừng vì Chúa đã gọi anh chị em thành những người đồng trách nhiệm về sứ mạng Giáo Hội của Chúa. Vui mừng vì trong hành trình này, anh chị em không lẻ loi, nhưng có Chúa tháp tùng anh chị em.

4. Đức Giáo Hoàng gặp Tổng thống Angola thảo luận về nghèo đói và bất bình đẳng xã hội

Hôm thứ Sáu mùng 2 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Angola, ông José Eduardo dos Santos tại điện Tông Toà của Vatican.

Hai vị đã nói về những đóng góp của Giáo Hội trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục ở Angola. Các chủ đề khác như nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, hòa giải, công lý và hòa bình cũng đã được thảo luận. Đặc biệt, hai vị đã đề cập đến những vùng xung đột đang làm mất ổn định tình hình ở châu Phi.

Sau đó, Chủ tịch Angola giới thiệu phái đoàn của ông với Đức Giáo Hoàng.

"Đây là bác sĩ cá nhân của con. "

"Hãy chăm sóc tốt cho tổng thống nhé. "

Sau đó, hai vị đã trao đổi quà tặng. Đức Giáo Hoàng đã tặng tổng thống một bức điêu khắc thiên thần hòa bình và một bản sao của Tông Huấn Evangelii Gaudium bằng tiếng Bồ Đào Nha.

Tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một tác phẩm điêu khắc.

" Nó rất đẹp. Cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Đó là một tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của Angola."

Trước khi nói lời tạm biệt, tổng thống thực hiện một yêu cầu cuối cùng, nhưng quan trọng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô.

" Thưa Đức Thánh Cha, một thỉnh cầu cuối cùng. Chúng con chỉ có một Hồng Y.

" Tôi sẽ nhớ điều này trong tâm trí. Hãy cầu nguyện cho tôi. "

5. Đức Giáo Hoàng gặp gỡ Quỹ Giáo Hoàng

Sáng thứ Sáu 2 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ thường niên với các thành viên của Quỹ Giáo Hoàng tại điện Clementina của Vatican. Đây là lần thứ hai, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp với nhóm kể từ khi ngài trở thành Giáo hoàng.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi rất biết ơn tất cả các hỗ trợ của Quỹ Giáo Hoàng dành cho Giáo Hội. Thông qua sự đóng góp của anh chị em, Giáo Hội đã có thể giúp các nước đang phát triển bằng cách hỗ trợ các dự án giáo dục, từ thiện và truyền giáo."

Quỹ Giáo Hoàng được thành lập vào năm 1988 tại thành phố Philadelphia của Hoa Kỳ. Kể từ đó các thành viên đã đóng góp hơn 200 triệu Mỹ Kim trong đó 96 triệu dành cho học bổng và các tài trợ giáo dục.

Đức Thánh Cha nói thêm:

"Hỗ trợ của anh chị em bao gồm cả một quỹ giáo dục, cho phép giáo dân, linh mục và các chủng sinh tu học tại Roma."

6. Đức Giáo Hoàng nói với các cầu thủ túc cầu: Anh em có trách nhiệm cả trong và ngoài sân cỏ

Đức Thánh Cha Phanxicô là một người hâm mộ túc cầu. Vì thế, ngài đã gặp hai đội đang chuẩn bị cho Cup Italy, một đội từ Naples và một đội từ Florence.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các cầu thủ có một " trách nhiệm xã hội " trong và ngoài sân bóng. Ngài khuyên họ nên tránh xa những nguy hiểm của nghề này.

Đức Thánh Cha nói:

"Ngày nay, ngay cả bóng đá cũng bị bao quanh bởi các doanh nghiệp lớn đặc biệt là kỹ nghệ quảng cáo và truyền hình. Tuy nhiên, tiền không nên làm lu mờ các môn thể thao. Nếu điều này xảy ra, nó có thể làm ô nhiễm tất cả mọi thứ, ở mọi cấp quốc gia, địa phương và quốc tế.

Hai đội bóng này là thành viên của Liên đoàn bóng đá Ý đã tặng Đức Giáo Hoàng khá nhiều món quà.

Đầu tiên, họ tặng ngài hai chiếc áo. Một từ đội bóng yêu thích của Đức Giáo Hoàng là San Lorenzo de Almagro. Một cầu thủ trong đội Fiorentina đã từng chơi cho đội bóng yêu thích của Đức Giáo Hoàng đã tặng ngài chiếc áo này.

Đội bóng đá Naples cũng đã tặng Đức Giáo Hoàng một cái áo khác của chính đội mình.

Đức Giáo Hoàng cũng được tặng một bản sao của chiếc Cúp quốc gia Ý và huấn luyện viên đội bóng đá Naples đã tặng ngài một quả bóng đá đã được tất cả các cầu thủ ký tên vào.

Đức Thánh Cha Phanxicô còn được tặng một chiếc bánh khổng lồ được làm theo hình dạng của sân vận động Olympic Rôma, nơi cả hai đội chơi trận chung kết vào thứ Bảy 3 tháng Năm.

7. Các Giám Mục Kenya ngỡ ngàng với Tổng thống Uhuru Kenyatta

Đau buồn và ngỡ ngàng là phản ứng của các Giám Mục Kenya hôm 29 tháng Tư sau khi Tổng thống Uhuru Kenyatta ký luật hợp thức hóa chế độ đa thê.

Trước những vận động ráo riết cho luật này, các Giám Mục Kenya đã phản ứng quyết liệt nhưng các ngài không thể ngờ là Tổng thống Uhuru Kenyatta, một tín hữu Công Giáo thực hành đạo, tuần nào cũng có mặt tại nhà thờ St. Austin lại đã thông qua dễ dàng luật này.

Chế độ đa thê "từ lâu đã là một thực tế văn hóa" trong các quốc gia Đông Phi, đặc biệt trong những nước người Hồi Giáo chiếm đa số. Nhưng Kenya là một trường hợp hợp khác. Trong tổng số 45 triệu dân có tới 82.5% dân số là tín hữu Kitô (45% Tin Lành, Công Giáo 27%). Người Hồi Giáo chỉ chiếm 10% người Hồi giáo.

Luật mới cho phép một người đàn ông có quyền kết hôn với một số không giới hạn phụ nữ mà không cần sự đồng ý của người vợ thứ nhất.

Điều oái oăm theo CNN là các nhóm nữ quyền tại nước này đã lên tiếng ca ngợi luật mới!

Chế độ đa thê được hợp pháp hóa ở hơn 40 quốc gia, hầu hết là các quốc gia Hồi giáo.

8. Các Giám mục Brazil thảo luận về tình trạng thiếu linh mục

Các giám mục của Brazil - quốc gia đông người Công Giáo nhất trên hành tinh- đang họp để thảo luận về tình trạng thiếu hụt linh mục ngày càng trầm trọng tại quốc gia này.

Tại Brazil, chỉ có 21,000 linh mục để coi sóc cho 165 triệu người Công Giáo. Trong khi đó ở Mỹ có đến 40,000 linh mục coi sóc cho 69 triệu người Công Giáo.

"Nhiều người trong cộng đồng của chúng tôi ở Brazil này không thể có hàng ngày, hoặc thậm chí hàng tuần hoặc hàng tháng.” Đức Giám Mục Elias Manning đã nghỉ hưu của giáo phận Valençam Brazil cho biết như trên.

Ngài nói với Đài phát thanh Vatican rằng "số lượng các linh mục không đủ để chăm sóc tất cả các cộng đồng của chúng tôi, vì vậy ở Brazil này, giáo dân phải đảm trách nhiều thừa tác vụ liên quan đến Bí Tích Thánh Thể, bí tích Rửa Tội và chúng tôi cũng có cả những anh chị em giáo dân được phép chứng hôn. Chúng tôi đã nhận được sự cho phép của Rôma để có những giáo dân đủ điều kiện cho một số thừa tác vụ bình thường vẫn do các linh mục đảm trách. "

9. Các Giám mục Malta phản đối việc làm 'tan chảy' thi hài thay vì hỏa táng

Đức Giám Mục Charles Scicluna của Malta đã lên tiếng kịch liệt phản đối đề xuất "làm tan chảy" thi hài người chết như một cách để thay thế cho chôn cất hoặc hỏa táng.

"Tôi không nghĩ rằng điều này là phù hợp với quan điểm của Giáo Hội về việc tôn trọng phần xác con người", Đức Cha Scicluna, một Giám Mục phụ tá của giáo phận Malta nói.

Ngài nói rằng ngài sẽ tham khảo ý kiến với những người khác, và lưu ý rằng quan điểm của ngài không phải là một phán quyết chính thức của Giáo Hội.

Theo đề xuất mới, một quá trình hóa học được dùng để tách xương thịt con người thành hai phần riêng biệt xương và thịt. Phần xương được làm sạch và giao lại cho gia đình trong khi phần thịt được thải đi.

Đức Giám Mục Scicluna nhận xét: "Khi một người được rửa tội, cơ thể của họ phải được sự tôn kính xứng đáng khi tử vong. Tôi không nghĩ rằng xối nó đi như một chất thải đáp ứng được kỳ vọng này."

10. Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thương Gemili

Trong điện văn gởi Đức Hồng Y Angelo Scola để chúc mừng 90 Đại học Công Giáo Thánh Tâm, ở Milan, Đức Hồng Y Pietro Parolin, quốc vụ khanh Tòa Thánh ca ngợi trường đại học này đã biết kết hợp "chặt chẽ khoa học và sự trung thành với giáo huấn của Giáo Hội" và ca ngợi những dấn thân của các sinh viên.

Trong thư, Đức Hồng Y Parolin cũng nói rằng Đức Thánh Phanxicô đã chấp nhận lời mời đến thăm các bệnh nhân và nhân viên của Phòng khám Đa khoa Agostino Gemelli là cơ sở đào tạo của trường đại học và cũng là bệnh viện giảng dạy của nhà trường tại Rôma. Ngày giờ cụ thể của chuyến viếng thăm chưa được công bố. Bệnh viện Gemili là nơi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phải nhập viện nhiều lần trong triều đại giáo hoàng của mình.

11. Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm một Giáo xứ Ba Lan tại Rôma

Sáng Chúa Nhật 4 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm giáo xứ Thánh Stanislaw tại Rôma là nơi cộng đoàn Ba Lan ở Rôma thường tham dự thánh lễ. Nhân dịp này cộng đoàn Ba Lan sẽ mừng thánh lễ tạ ơn nhân biến cố phong thánh cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trước khi phong thánh, Đức Thánh Cha đã gửi một video đến Ba Lan, trong đó ngài mô tả Đức Gioan Phaolô II như là một gương mẫu khuyến khích các Kitô hữu đừng sợ.

Trong chuyến thăm này, Đức Thánh Cha cũng gặp gỡ một nhóm người vô gia cư.

Đức Thánh Cha đã đến giáo xứ lúc 09:30. Lúc 11:30 ngài quay lại Vatican để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng tại quảng trường Thánh Phêrô.

12. Đức Thánh Cha âu lo về tình hình tại Ukraine

Sau kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 4 tháng 5, Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Ngài nói:

“Anh chị em thân mến tôi muốn mời gọi anh chị em tín thác cho Đức Mẹ tình hình tại Ucraina, nơi không ngừng có các căng thẳng. Tình hình rất nghiêm trọng. Cùng với anh chị em tôi cầu nguyện cho các nạn nhân trong những ngày này, xin Chúa đổ tràn đầy trong các con tim các tâm tình hòa bình và huynh đệ.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến trận đất lở hôm thứ Sáu 2 tháng 5 tại A Phú Hãn. Ngài nói:

“Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các người đã qua đời vì trận đất lở lớn trên một ngôi làng bên A Phú Hãn cách đây hai hôm, Xin Thiên Chúa Toàn Năng, là Đấng biết tên của từng người, tiếp nhận tất cả trong sự bình an của Người và cho những người còn sống sức mạnh tiến tới, với sự trợ giúp của những nỗ lực xoa dịu nỗi khổ đau của họ.”

13. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Năm

Trong tháng Năm, tháng Hoa kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi anh chị em tín hữu trên toàn thế giới cầu nguyện theo những ý chỉ sau:

Ý chung: Cầu cho các phương tiện truyền thông trở nên những công cụ phục vụ cho sự thật và hoà bình.

Ý truyền giáo: Cầu xin Đức Maria là Ngôi sao loan báo Tin Mừng, hướng dẫn Giáo Hội trong việc rao giảng Chúa Kitô cho mọi dân tộc.

14. Một nhóm Hồi giáo Á Căn Đình tặng Đức Giáo Hoàng một bản sao kinh Koran

Hôm thứ Sáu mùng 2 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nồng nhiệt chào đón một phái đoàn của Trung tâm Hồi giáo Á Căn Đình.

Quan hệ của họ với Đức Thánh Cha đã hình thành nhiều năm trước khi Đức Giáo Hoàng vẫn còn là Tổng giám mục của Buenos Aires, và tham gia vào một ủy ban liên tôn.

Trong cuộc họp ngắn gọn, đoàn Hồi giáo Á Căn Đình đã bày tỏ lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho chuyến đi Thánh Địa của Đức Giáo Hoàng vào tháng 5 tới đây.

Họ cũng tặng cho ngài một bản sao của kinh Koran dịch sang tiếng Tây Ban Nha bởi một người Hồi Giáo Á Căn Đình. Bìa bên ngoài được một thợ kim hoàn cũng là một người bạn của Đức Giáo Hoàng tại Buenos Aires thực hiện.

15. Ca sĩ Celines Diaz đã từ bỏ danh tiếng để thờ phượng Thiên Chúa qua âm nhạc của cô

Khi lên 10 tuổi Celines Diaz đã viết bài hát đầu tiên của cô. Kể từ đó, cô đã dành cuộc sống của mình cho sân khấu. Diaz bắt đầu sự nghiệp của mình với việc viết nhạc đời, và vào năm 2001, cô đã ký một hợp đồng thu âm quốc tế.

Tuy nhiên, cô nhanh chóng nhận ra rằng một cái gì đó đã mất tích trong cuộc sống của cô. Sau khi tham dự một cuộc tĩnh tâm, cô quyết định từ bỏ mọi sự để chỉ hát cho Thiên Chúa thôi.

Celines Diaz tâm sự:

"Tôi đã dành riêng đời mình cho âm nhạc thế tục. Nhưng trong một buổi tĩnh tâm, cảm nghiệm của tôi với Thiên Chúa, với sự tha thứ và tình yêu của Ngài, rất tuyệt vời. Tôi phát hiện ra Chúa Giêsu vẫn sống động. Kể từ lúc đó, tôi muốn dành cho Chúa cuộc sống của tôi, âm nhạc của tôi."

Tiếng hát Celines Diaz một sớm một chiều tắt ngúm trên các sân khấu đời gây ngỡ ngàng cho nhiều người hâm mộ … và đặc biệt cho các bầu sô.

Nhưng hiện nay người ta gặp gỡ cô dễ hơn. Diaz và ban nhạc của cô lưu diễn trên khắp nước Mỹ và các nước Mỹ Châu La tinh, sử dụng lời bài hát và âm nhạc của mình để truyền bá Lời Chúa.

Celines Diaz cho biết thêm:

"Năm 2014, chúng tôi đang làm việc cật lực để tung ra album thứ hai của mình với tựa đề ‘Chúa luôn trung tín’. Chúng tôi rất vui, rất hạnh phúc để có thể chia sẻ tất cả mọi thứ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi trong những năm qua. Chúng tôi muốn sử dụng âm nhạc để chia sẻ những hồng ân đó. "

16. Chúng ta là những người lữ hành, không phải ma cà bông

Trong thánh lễ tại giáo xứ Ba Lan Stanislaw ở Rôma, Đức Thánh Cha nói: Một tuần sau lễ tôn phong Hiển Thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II, chúng ta tụ tập nhau trong nhà thờ này của tín hữu Ba Lan ở Roma, để tạ ơn Chúa về ơn của vị thánh Giám Mục của Roma, người con của Quốc gia anh chị em. Trong nhà thờ này người đã tới hơn 80 lần. Người đã luôn luôn đến đây trong các thời điểm khác nhau của cuộc đời người và cuộc sống của dân nước Ba Lan. Trong những lúc buồn sầu và suy yếu, khi mọi sự xem ra đã mất, người đã không mất đi niềm hy vọng, bởi vì đức tin và niềm hy vọng của người được gắn chặt nơi Thiên Chúa (x. 1 Pr 1,21). Và như thế người đã là đá tảng cho cộng đoàn này, là nơi người cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, chuẩn bị và ban các Bi Tích, tiếp đón những người cần sự giúp đỡ, ca hát, mừng lễ và từ đây người khởi hành hướng về các vùng ngoại ô Roma...

Anh chị em là thành phần của một dân tộc đã bị thử thách rất nhiều trong lịch sử. Dân tộc Ba Lan biết rõ rằng để bước vào trong vinh quang cần phải đi qua cuộc khổ nạn và thập giá (x. Lc 24,26). Như là người con xứng đáng của quê hương anh chị em thánh Gioan Phaolô II đã đi theo con đường đó. Người đã đi theo một cách gương mẫu bằng cách nhận từ Thiên Chúa sự lột bỏ hoàn toàn. Áp dụng vào bài Phúc Âm Đức Thánh Cha nói: Chúng ta là khách lữ hành chứ không phải những kẻ ma cà bông. Hai môn đệ trên đường về làng Emmaus đã lang thang, nhưng khi trở lại Giêrusalem họ là các chứng nhân của niềm hy vọng là Chúa Kitô. Cả chúng ta cũng có thể trở thành các “khách đi đường đã sống lại”, nều chúng ta để cho Lời Chúa sưởi ấm con tim và Thánh Thể Người mở đôi mắt chúng ta cho đức tin và dưỡng nuôi chúng ta bằng niềm hy vọng và tình bác ái. Cả chúng ta cũng có thể đồng hành với các anh chị em buồn sầu và tuyệt vọng, và sưởi ấm con tim họ với Tin Mừng, và bẻ bánh tình huynh đệ với họ.

17. Nhà cầm quyền Trung quốc phá hủy một thánh đường tại Ôn Châu

Một ngôi thánh đường lớn ở Ôn Châu Trung Quốc đã bị chính quyền dùng xe ủi đất phá bình điạ hôm Thứ Hai 1 tháng 5 năm 2014. Ôn Châu là một thành phố ven biển có biệt danh là "Jerusalem của phương Đông" vì có đông người Kitô giáo cư ngụ tại đây.

Thánh đường bị phá hủy đã được xây dựng trong 12 năm và tốn vào khoảng 30 triệu nhân dân tệ. Ban đầu chính quyền cho phép xây dựng ngôi thánh đường này và tháng Chín năm 2013 chính quyền địa phương còn ca ngợi ngôi thánh đường này là một mô hình kiến trúc tân kỳ

Khi ra lệnh phá hủy ngôi thánh đường, chính quyền cho rằng kiến trúc thánh đường đã to hơn gấp bốn lần diện tích cho phép. Tuy nhiên, anh chị em giáo dân ở đây nói rằng chính quyền muốn giới hạn ảnh hưởng người Thiên Chúa Giáo vì số người tin ở Thiên Chúa đã tăng vọt trong những năm vừa qua. Số giáo dân chiếm 15% trong tổng số dân cư của thành phố.

Năm quan chức chính quyền địa phương liên quan đến việc trước đây đã cho phép xây dựng nhà thờ đang bị điều tra và một người đã bị bắt

Các tín hữu lo rằng việc phá huỷ nhà thờ có thể là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đang muốn giới hạn Kitô giáo ở Trung Quốc. Tỉnh Uỷ Chiết Giang đến thăm Ôn Châu và Hàng Châu đã phát biểu rằng chính quyền địa phương đã quá dễ dàng cho phép xây dựng thánh đường.

Theo tin của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, số tín hữu Kitô tại Trung Quốc là 67 triệu người vào năm 2010, đứng hàng thứ hai sau Phi Luật Tân trong phạm vi Châu Á.

18. Đức Thánh Cha cổ võ Giáo Hội tại Sri Lanka tiếp tục đối thoại và hòa giải

Đức Thánh Cha Phanxicô cổ võ Giáo Hội tại Sri Lanka tiếp tục dấn thân trong hành trình đối thoại và hòa giải đất nước sau cuộc nội chiến đau thương.

Sáng thứ Bẩy 3 tháng 5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 14 Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Sri Lanka, nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Chủ tịch Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục giáo phận thủ đô Colombo.

Trong bài huấn dụ trao cho các vị tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến ơn gọi của Kitô hữu là trở thành men giữa lòng nhân loại, công bố và mang ơn cứu độ của Chúa vào thế giới, thường bị hoang hoang mất hướng đi và cần được khích lệ (Evangelii Gaudium 114). Ngài nhận xét rằng:

“Sri Lanka đang đặc biệt cần men ấy. Sau nhiều năm xung đột và đổ máu, chiến tranh đã chấm dứt tại đất nước anh em và bình minh hy vọng mới đang ló rạng.. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều phải làm để thăng tiến hòa giải, tôn trọng nhân quyền của mọi người và khắc phục những căng thẳng về chủng tộc còn tồn đọng.”

Cùng với các Giám Mục Sri Lanka, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “các tín hữu Công Giáo tại nước này muốn cùng với mọi thành phần khác trong xã hội, góp phần vào việc hòa giải và tái thiết. Sự đóng góp này là thăng tiến tình đoàn kết và hiệp nhất.. Giáo Hội ở một vị thế đặc biệt có thể mang lại một hình ảnh sống động về sự hiệp nhất trong đức tin, với các tín hữu thuộc sắc tộc Singalais và Tamil trong các cộng đoàn của mình. Trong các giáo xứ và trường học, trong các chương trình xã hội và các tổ chức khác của Giáo Hội, người Singalais và Tamil có những cơ hội sống, học hành, làm việc và thờ phượng chung”.

Đức Thánh Cha cũng khích lệ các hoạt động từ thiện bác ái của Giáo Hội như một đóng góp quan trọng cho sự tái phát triển... Giáo Hội tại Sri Lanka cũng quảng đại phục vụ trong các lãnh vực giáo dục, săn sóc sức khỏe, nâng đỡ người nghèo.. Sứ vụ của anh em và các hoạt động nâng đỡ người nghèo phải bao gồm mọi thành phần trong xã hội, vì “không thể loại trừ bạo lực, bao lâu còn có tình trạng loại trừ và bất bình đẳng trong xã hội và giữa con người với nhau” (Evangelii Gaudium 59).

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha cổ võ việc đối thoại liên tôn và đại kết, thăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa tín đồ các tôn giáo và giữa các tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau, và làm cho nhau được phong phú. Đức Thánh Cha viết “Giáo Hội tại Sri Lanka phải kiên trì trong việc tìm kiếm những người đối tác phục vụ hòa bình và đối thoại. Những hành vi dọa nạt, cũng xảy ra đối với Cộng đồng Công Giáo càng thúc đẩy anh em phải củng cố dân chúng trong niềm tin của họ”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Giám Mục Sri Lanka tích cực nâng đỡ hàng giáo sĩ và tu sĩ, cũng như đẩy mạnh việc săn sóc mục vụ cho các gia đình. Ngài viết: “Khi nâng đỡ tình yêu và lòng chung thủy của vợ chồng với nhau, chúng ta giúp các tín hữu sống ơn gọi của họ trong tự do và vui tươi và chúng ta mở ra cho các thế hệ mới sự sống của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Những cố gắng của anh em trong việc nâng đỡ gia đình không những trợ giúp Giáo Hội, nhưng còn giúp đỡ xã hội Sri Lanka nói chung, đặc biệt là những cố gắng hòa giải và hiệp nhất”.

Sri Lanka hiện có hơn 20 triệu dân cư, trong đó 70% là tín hữu Phật giáo; 9% là Kitô hữu trong đó có 1 triệu 500 ngàn tín hữu Công Giáo.

19. Tai nạn giao thông tại Hán Thành làm lo ngại cho Đại Hội Giới Trẻ Á Châu

Lúc 3:30 chiều thứ Sáu ngày 2 tháng Năm, hai chiếc tầu điện ngầm đã tông vào nhau tại nhà ga Sangwangsimni ở phía Đông thủ đô Hán Thành làm khoảng 200 người bị thương. Hàng ngàn người đã được di tản khỏi hai chiếc tầu điện ngầm này.

Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết chính quyền đã chậm chạp trong việc thông báo cho những người sống sót phải làm gì, như trong vụ chìm phà.

Tuần qua, Tổng thống Hàn Quốc đã xin lỗi về phản ứng chậm chạp trong vụ chìm phà xảy ra hôm 16 tháng Tư làm 226 người chết và 76 người mất tích. Chiếc phà chở 476 người trong đó có 325 học sinh trung học trên đường từ Incheon đến khu nghỉ mát ở đảo Jeju đã bị lật ngang trước khi chìm. Cuộc điều tra sơ khởi cho thấy chiếc tầu đã chở đến 3608 tấn trong khi trọng tải tối đa chỉ là 987 tấn.

Hôm thứ Sáu 2 tháng 5, chính quyền cho biết thợ lặn đang bị mệt mỏi và một số đã bị bệnh nặng vì ngâm trong nước lâu giờ.

Những người thợ lặn nói rằng dòng nước rất mạnh mẽ nên rất khó bơi mặc dù hiện nay có dây để hướng dẫn họ vào trong con tàu.

Trong khi đó, một video ghi âm tìm thấy trên điện thoại di động của một cậu bé 17 tuổi đã chết cho thấy em và bạn bè của mình vẫn cười đùa khi con tàu bắt đầu bị lật, không biết nó sẽ chìm. Phi hành đoàn của con tàu đã nhiều lần sử dụng loa phóng thanh để bảo hành khách ở yên trong cabin của mình. Thành ra, đến khi con tàu bị lật ngang, nhiều người đã bị mắc kẹt trong cabin của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm nước này nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Á Châu diễn ra từ 13 đến 18 tháng 8 tại Daejeon.