Ngày 08-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục tử tốt lành
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:30 08/05/2011
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH, năm A

CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH ( cầu cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ )

Ga 10, 1-10

Một trong những bức ảnh ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là bức tranh ảnh vẽ Chúa Giêsu đang vác con chiên trên vai và xung quanh Ngài là cả một bầy chiên. Hình ảnh này vẫn theo tôi mãi và giờ đây tôi đang phục vụ anh chị em Dân tộc Kơho, thì hình ảnh những đàn dê, những đàn cừu vẫn là những gì rất thiết thân, gần gũi tôi.Dù rằng cừu dê lúc này ít thấy nơi những cánh đồng, nơi những gia đình người Dân tộc, nhưng dẫu sao hình ảnh Chúa Giêsu vác chiên trên vai vẫn gây xúc động thật nhiều nơi tôi. Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa chiên lành, nhìn vào Chúa đang vác chiên, quả thực ai cũng có những cảm nghĩ thật cảm động. Hình ảnh ấy là lời mời gọi thúc bách đến những người nam, người nữ hãy quảng đại, dấn thân tận hiến cuộc đời mình để phục vụ Nước Chúa trong sứ vụ linh mục và ơn gọi làm tu sĩ nam nữ…

Đức Giêsu là mục tử tốt lành. Người yêu thương từng con chiên và yêu thương cả đàn chiên. Thánh vịnh 22 ( 23 ) nói về “ Chúa chiên lành “. Mọi người chúng ta đều nghĩ về Chúa Giêsu, nhưng thực tế Thánh Vịnh nói về Chúa Cha. Tuy nhiên, trong mầu nhiệm Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần là một. Do đó, nói về Cha cũng đồng thời nói về Con và Thánh Thần. Chúa Giêsu đã đến trong thế gian mang theo tình yêu của gia đình, tức là Thiên Chúa Ba Ngôi. Nơi gia đình, Thiên Chúa Ba Ngôi, tình yêu luôn tràn đầy. Chúa Giêsu đã nói: ” Tôi biết chiên của tôi “. Biết ở đây có nghĩa hiểu rõ ràng những nhu cầu, những điều cần thiết cho thể xác và linh hồn. Chính vì thế, mọi người hãy tin tưởng nơi Người. Khi Chúa nói: ” Chiên tôi thì nghe tiếng tôi “, có nghĩa các chiên chỉ nghe tiếng một mình Người, đừng nghe bất cứ tiếng người nào khác, chỉ có Người là mục tử duy nhất chân thật. Chúa cũng đã nói: ” Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ). Chúa muốn nói Người dẫn chiên trên những đồng cỏ xanh tươi và bên những dòng suối nước mát. Người nuôi dưỡng nhân loại bằng chính lương thực vô giá là Mình Máu của Người.

Để tiếp nối sứ mạng của Người nơi trần gian này, Chúa Giêsu đã chọn nhiều môn đệ, nhiều tông đồ làm cánh tay nối dài của Người để rao giảng Tin Mừng và để dẫn dắt giáo dân. Chúa Giêsu đã sai các mục tử đến hướng dẫn giáo dân và tiếp nối công việc của Chúa ở trần gian này. Ngày Chúa nhật IV Phục sinh, Đức Thánh Cha đã dành ngày này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và ơn gọi tu sĩ nam nữ. Chắc chắn Hội Thánh luôn cần đến những mục tử tốt lành để phục vụ Giáo Hội và con chiên. Chúng ta hãy cầu nguyện cho có nhiều linh mục, tức các mục tử tốt lành để tiếp nối công việc cứu độ của Chúa. Xin cho có nhiều linh mục đạo đức, thánh thiện như lòng Chúa mong ước. Chúng ta phải cầu nguyện nhiều và chính chúng ta phải trở thành đàn chiên tốt.

Chúa Giêsu đã từ trời xuống trong lòng Thiên Chúa Ba Ngôi có từ đời đời và tuyệt đối thánh thiện, ba lần thánh. Còn các linh mục là những người xuất thân và đến từ những gia đình trần gian. Chúng ta cầu nguyện cho các Ngài luôn là những mục tử tốt lành, đạo đức, thánh thiện biết nuôi dưỡng giáo dân như Chúa Giêsu, nghĩa là luôn biết yêu thương giáo dân, sẵn sàng hy sinh vì giáo dân và sốt sắng dọn bài giảng tốt, mang lại những hoa trái tốt đẹp cho giáo dân.

Chúng ta phải luôn nâng đỡ các linh mục và cầu nguyện cho các linh mục để các Ngài sống như Chúa Giêsu đã sống, đã làm: “ Yêu như Thầy yêu “ và “ Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).

Lạy Chúa Giêsu, Mục tử tốt lành xin tiếp tục ban cho thế giới, cho nhân loại các Mục tử như lòng Chúa mong ước. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1.Mục tử tốt lành là gì ?

2.Chúa Giêsu là Mục tử thế nào ?

3.Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào nghĩa là sao ?

4.Thế giới đang cần các Linh mục thế nào ?

5.Chúng ta muốn các Linh mục giảng giải làm sao ?
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về Phụng Vụ
LM Trần Đức Anh OP
11:43 08/05/2011
VATICAN - Sáng 5-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 250 tham dự viên Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về phụng vụ. Ngài đề cao vai trò của Phụng vụ trong việc canh tân đời sống Kitô.

Hội nghị này được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Hoàng Học Viện về phụng vụ tại Đan viện thánh Anselmo của dòng Biển Đức ở Roma, và có chủ đề là “Giáo Hoàng Học Viện về Phụng Vụ giữa ký ức và tiên báo”. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có Đức Viện Phụ Tổng quyền dòng Biển Đức Notker Wolf, Cha Viện trưởng, các giáo sư và đông đảo sinh viên.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến nguồn gốc Học Viện được thành lập do sắc lệnh của Đức Gioan 23 và cơ sở giáo dục này đã đóng góp rất nhiều vào việc đón nhận và thực thi những canh tân phụng vụ sau Công đồng. Một số đông các tiến sĩ và cử nhân phụng vụ xuất thân từ Học Viện đang phục vụ Giáo Hội tại các nơi trên thế giới, giúp dân Chúa sống phụng vụ như một sự biểu lộ của Giáo Hội trong kinh nguyện, như sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: “Phụng vụ của Giáo Hội đi xa hơn những cải tổ do công đồng đề ra (Sacrosanctum Concilium 1). Việc cải tổ này không phải chỉ là sự thay đổi lễ nghi và văn bản phụng vụ, nhưng còn là đổi mới tâm thức và đặt việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô ở trung tâm đời sống Kitô và việc mục vụ.”

ĐTC phê bình sự kiện: đối với một số vị Mục Tử và chuyên gia, phụng vụ bị coi như một đối tượng cần cải tổ hơn là một chủ thể có khả năng đổi mới đời sống Kitô, bởi vì có một liên hệ rất mật thiết giữa việc canh tân phụng vụ và canh tân toàn thể đời sống của Giáo Hội. Từ Phụng vụ, Giáo Hội kín mục được sức mạnh để sống.

Giáo Hoàng Học Viện thánh Anselmo về phụng vụ ở Roma là nơi duy nhất trong Giáo Hội cấp các văn bằng về phụng vụ (nhiều học viện khác cấp bằng về 'thần học phụng vụ'). Nhiều người Việt đã xuất thân từ Học Viện này. Cho đến nay Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả là người Việt đầu tiên đậu tiến sĩ về phụng vụ tại Học viện này. Hiện nay có 4 linh mục (Đà Lạt, Phú Cường, Sàigòn, và Los Angeles) đang học ban tiến sĩ tại đây, và một số LM khác đang theo ban cử nhân. (SD 6-5-2011)
 
Một ngày trọng đại
Lm. Anphong Trần Đức Phương
13:54 08/05/2011
MỘT NGÀY TRỌNG ĐẠI

Sáng hôm nay dậy sớm để lo bao công việc mục vụ của ngày Chúa Nhật. Sau khi cầu nguyện và đọc giờ kinh phụng vụ ban sáng, tôi bắt đầu một ngày mới. Nhìn ra ngoài trời tôi vui mừng vì hôm nay thấy có ánh sáng mặt trời, sau cả gần tuần lễ trời mưa rả rích.

Cùng với niềm vui mừng của một ngày mới, tâm trí tôi cũng nhớ đến hôm nay thật là một ngày trọng đại, ngày đầy những sự kiện đặc biệt.

Trước hết hôm nay là ngày Chúa Nhật II mùa Phục Sinh, là CHÚA NHẬT TÌNH CHÚA THƯƠNG XÓT. Toàn thể Giáo Hội đều vui mừng dâng lễ kính tình Chúa xót thương nhân loại đến nỗi đã xuống thế làm Người, sống cuộc đời bình dân nghèo khó, “không có chỗ dựa đầu,” đúng là “homeless,” để rao giảng Tin Mừng tình thương; sau đó chấp nhận chịu nạn chịu chết khổ nhục trên Thánh Giá để cứu nhân loại tội lỗi , rồi sống lại và lên trời vinh hiển mở đường về Trời cho chúng ta.

Trước đây Chúa Nhật hôm nay cũng được gọi Chúa Nhật Áo Trắng; vì những người Tân Tòng sau khi được chịu phép Thánh Tẩy trong đêm vọng Phục Sinh, tâm hồn được trở nên tinh tuyền, trong sạch mọi tội lỗi và mặc tấm áo trắng trong khi đi dâng lễ suốt tuần Phục Sinh, sau Chúa Nhật II Phục Sinh thì bỏ tấm áo trắng và bắt đầu cuộc sống của một tín hữu dấn thân vào đời để “làm chứng nhân cho Chúa” ở mọi môi trường sống hằng ngày. Theo thống kê, trong đêm Vọng Phục Sinh năm 2010 vừa qua, tại Giáo Hội Hoa Kỳ đã có 43 ngàn người được chịu phép Thánh Tẩy, 75 ngàn người cũng được gia nhập gia đình Giáo Hội qua việc tuyên xưng Đức Tin Công Giáo (vì đã chịu phép Thanh Tẩy qua một số Giáo Hội Tin Lành). Tất cả đều đã được học hỏi và thực hành Đức Tin Công Giáo, ít là một năm trước. Tại Trung Hoa , mặc dầu bị nhiều kiểm soát, ngăn cản, hằng năm vẫn có khoảng 150 ngàn người xin gia nhập Giáo Hội Chúa.

Chúa Nhật hôm nay lại trúng vào ngày đầu tháng Năm, tháng Hoa dâng kính Mẹ Maria; nhiều nơi, nhiều Giáo xứ, kể cả ở Nhà Thờ chúng tôi, hôm nay vui mừng rước kiệu và “dâng Hoa muôn sắc” để kính Mẹ Maria và cầu nguyện đặc biệt cho Quê Hương Việt Nam và Hòa Bình Thế Giới.

Hôm nay lại là ngày Quốc Tế Lao Động mà Giáo Hội dâng kính Thánh Giuse được gọi là Lễ Thánh Giuse Lao Công.

Hướng về Thủ Đô Rôma, hôm nay cả một triệu rưỡi người đã tụ tập tại Công Trường Thánh Pherô và vùng lân cận để dự Lễ suy tôn Đức Cố Giáo Hoàng Gioan PhaoLô II là Bậc Chân Phước.

Đối với người Việt Nam, hôm nay chúng ta cũng đặc biệt hướng về và cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, vì hôm qua là ngày 30/4, ngày ‘quốc hận’ ngày đen tối trong Lịch Sử Dân Tộc. Sau 36 năm dưới chế độ độc tài Cộng Sản, Xin Chúa thương ban cho dân tộc sớm được tự do, nhất là tự do tôn giáo, nhân quyền được tôn trọng.

Sau một ngày tuy bận rộn với bao việc mục vụ, nhưng vẫn rộn ràng niềm vui nỗi nhớ, tôi về Nhà Xứ, lúc ăn cơm tối, lại được tin đặc biệt mới, Tổng Thống Obama chính thức loan báo với toàn dân tin Osama bin Laden đã bị giết. Một tin thật vui mừng cho dân tộc Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do. Nhiều người đã tụ họp bên ngoài Tòa Nhà Trắng (Washington, Dc) và ở New York (Time Square) để vẫy cờ Hoa Kỳ tỏ niềm vui mừng hớn hở.

Ôi Lạy Chúa, một ngày với bao biến cố! Ôi Lạy Chúa, thế giới là của Chúa, thời gian là của Chúa! Mọi biến cố đều xẩy ra theo sự quan phòng khôn ngoan và kỳ diệu của Chúa. Xin Chúa chúc lành cho thế giới chúng con, cho toàn thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt nam chúng con. Amen! Alleluia!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ai Cập hội đàm gấp về xung đột tôn giáo
BBC
08:55 08/05/2011
Ai Cập hội đàm gấp về xung đột tôn giáo

Các xung đột tôn giáo giữa cộng đồng Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo đang có dấu hiệu căng thẳng tại Ai Cập.

Thủ tướng Ai Cập triệu tập một cuộc họp nội các khẩn cấp sau vụ đụng độ gây chết người giữa những người Hồi giáo và Thiên chúa giáo tại Cairo hồi đêm qua, theo truyền thông nhà nước.

Thủ tướng Essam Sharaf đã hoãn chuyến thăm của ông tới vùng Vịnh để thảo luận về diễn biến bạo lực làm 10 người chết và 186 người bị thương.

Cuộc đụng độ nổ ra sau khi hàng trăm người Hồi giáo có khuynh hướng bảo thủ tập trung tại một nhà thờ ở quận trung tâm Imbaba.

Những người này cáo buộc rằng một phụ nữ muốn cải giáo sang đạo Hồi đã bị cầm giữ ở đây, trái với mong muốn của người này.

Vụ việc bắt đầu khi có lời qua tiếng lại giữa những người phản đối, các nhân viên bảo vệ nhà thờ và người dân sống gần đó.

Căng thẳng sau đó bùng phát thành một cuộc đụng độ với súng nổ, tạc đạn và ném đá diễn ra, theo những gì được tường thuật.

Hai nhà thờ và một số căn nhà gần đó bốc cháy và phải mất một số giờ trước khi các dịch vụ cấp cứu triển khai và quân đội kiểm soát được tình hình.

Bùng phát bạo lực công cộng với quy mô lớn vốn có thể nổ ra trong lúc chính phủ quân sự đang lãnh đạo quá trình chuyển đổi dần dần sang thể chế dân chủ là một nguy cơ gây gây quan ngại cho Ai Cập, theo phóng viên BBC Jonathan Head ở Cairo.

'Côn đồ chuyên nghiệp'

"Thủ tướng Sharaf đã kêu gọi một cuộc họp khẩn của nội các để thảo luận về vụ việc đáng tiếc ở Imbaba," ông Ahmed al-Saman, một phát ngôn viên của nội các nói với hãng tin chính thức Mena.

Truyền hình nhà nước đưa tin ông Sharaf đã hoãn chuyến thăm Bahrain và các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống nhất được dự kiến vào ngày Chủ Nhật.

Tử vong và thương vong nói chung tiếp tục gia tăng vào sáng Chủ nhật, với truyền thông nhà nước loan báo số liệu mới nhất là 10 người thiệt mạng và 186 người bị thương.

Các nhân chứng cho biết hàng trăm người Hồi giáo thuộc phong trào Salafist đã tập trung tại nhà thờ Coptic Saint Mena tại Cairo vốn tọa lạc ở một khu phố đông đúc cư dân của Imbaba vào tối thứ Bảy.

Thủ tướng Ai Cập Sharaf (ở giữa) kêu gọi hội đàm khẩn cấp để giải quyết xung đột tôn giáo.

Những người này biểu tình dựa trên một cáo buộc rằng một phụ nữ Kitô giáo đã bị cầm giữ tại đây trái với ý nguyện, vì bà đã kết hôn với một người đàn ông Hồi giáo và muốn cải giáo sang đạo Hồi, hãng tin Mena tường thuật.

Tuy nhiên, một người trong khu vực, blogger có tên Mahmoud, nói với BBC rằng những người chứng kiến ​​bạo lực bùng phát nghĩ rằng thủ phạm gây ra vụ đụng độ trông giống như những "kẻ côn đồ chuyên nghiệp" hơn là các tín đồ Salafists.

Nhân chứng này đã chứng kiến ​​việc đốt nhà thờ thứ hai, al-Azraa, ở cùng một quận, và cho hay nhiều người dân địa phương đã rất đau buồn về việc các nhà thờ bị đốt cháy và họ đã nỗ lực giúp các nhân viên cứu hỏa dập tắt ngọn lửa.

Lo ngại tuyển cử

Các tuyên bố tương tự về các phụ nữ bị giữ trái với ý nguyện sẽ có thể còn được đưa ra bởi các nhóm tín đồ Salafist, trào lưu đang tỏ ra cứng rắn hơn vào giai đoạn hậu Mubarak, theo phóng viên của BBC.

Trong tháng Ba, 13 người thiệt mạng trong một vụ đụng độ tương tự ở một khu phố khác.

Các diễn biến xã hội hậu kỷ nguyên Mubarak tiếp tục gây quan ngại trong một số cộng đồng dân cư ở Ai Cập.

Hồi tháng trước, những người biểu tình ở thành phố mạn nam là Qena đã cắt đứt tất cả các tuyến đường giao thông với Cairo trong vòng một tuần lễ để phản đối về việc bổ nhiệm một lãnh đạo là người Thiên chúa giáo.

Giáo dân thiên chúa giáo theo hệ phái Coptic chiếm khoảng 10% dân số Ai Cập, và từ lâu đã phàn nàn về sự phân biệt của nhà nước đối với họ.

Hiện tại, họ đang bày tỏ lo ngại về an toàn bản thân nếu người Hồi giáo thực hiện một đường lối cứng rắn trong cuộc bầu cử vốn được dự kiến vào ​​tháng Chín, theo tường thuật của phái viên chúng tôi.
 
Mỹ: Xu hướng ngày càng có nhiều thanh niên trẻ hơn làm linh mục
Nguyễn Trọng Đa
09:30 08/05/2011
Mỹ: Xu hướng ngày càng có nhiều thanh niên trẻ hơn làm linh mục

21% người đã tham dự Đại hội Giới trẻ thế giới trước khi vào chủng viện

WASHINGTON - Hơn một nửa của lớp linh mục truyền chức năm 2011 tại Mỹ thuộc độ tuổi 25-34 tuổi, việc này cho thấy một xu hướng nhất quán của ngày càng có nhiều người trẻ tuổi hơn trở thành linh mục.

Hội đồng Giám mục Công Giáo Mỹ đã công bố thông kê của lớp linh mục truyền chức năm 2011, và nói rằng có một xu hướng liên tục trong năm năm qua về ngày càng có thêm người truyền chức linh mục trẻ tuổi hơn.

333 tân linh mục được hỏi ý kiến, trong tổng số 480 tân linh mục thuộc các giáo phận và Dòng tu năm nay.

Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng việc Tông Đồ (CARA), một trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Georgetown tiến hành cuộc khảo sát này, ghi nhận rằng 69% các tân linh mục là người da trắng / Âu Mỹ / châu Âu da trắng, trong khi 15% là người gốc Tây Ban Nha / Latino, và 10% là người gốc Châu Á / Thái Bình Dương.

Đa số là người Công giáo từ khi mới sinh, mặc dù 8% gia nhập Giáo Hội khi lớn lên.

Khoảng một phần ba các tân linh mục có một người thân là linh mục hay tu sĩ.

Hơn một nửa số các tân linh mục có nhiều hơn hai anh chị em, và một phần tư các tân linh mục có năm hay nhiều hơn năm anh chị em.

Cuộc khảo sát cũng nhận thấy rằng 21% người đã tham dự Đại hội Giới trẻ thế giới trước khi vào chủng viện.

Cầu nguyện

Khảo sát nói thêm rằng 70% các tân linh mục thường xuyên lần chuỗi Mân Côi, và 65% siêng năng chầu Thánh Thể trước khi vào chủng viện.

Độ tuổi trung bình mà các tân chức nghĩ về ơn gọi linh mục lần đầu tiên là 16 tuổi.

Đối với 66% số người được hỏi, có một linh mục khuyến khích họ xem xét ơn gọi linh mục.

Khoảng 71% tân chức nói rằng họ cũng được khuyến khích biện phân ơn gọi linh mục bởi một người bạn, cha mẹ, ông bà, thân nhân hoặc giáo dân, trong khi một nửa số các tân chức cho biết có người làm nản lòng họ trên con đường này.

Các sở thích phổ biến nhất hoặc hoạt động ngoại khóa của lớp tân chức năm 2011 là nghe nhạc (73%), đọc sách (67%), xem phim (62%), chơi bóng đá hay bóng chày (41%), đi bộ đường dài (33%), nấu ăn (33%) và chơi dụng cụ âm nhạc (33%).

Lớp tân chức năm nay cũng có một người bị điếc bẩm sinh, một số người tị nạn từ Việt Nam, cựu quân nhân và thừa tác viên của các đạo khác trở lại Công giáo. (Zenit 6-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Người Công Giáo trong chính trị
Vũ Văn An
19:46 08/05/2011
Đó là tựa đề một cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Giampaolo Crepaldi, hiện là thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Binh, được nhà Cantagalli, Siena, xuất bản năm 2010. Viết lời giới thiệu cho cuốn sách là ông Fontana, hiện là giám đốc tổ chức Đài Quan Sát Quốc Tế Hồng Y Văn Thuận Về Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội.

Fontana cho hay vấn đề nền tảng được cuốn sách bàn tới là vị thế của chính trị, chính trị là gì. Để trả lời các câu hỏi ấy, tác giả đã đưa ra một cái nhìn siêu hình đối với chính trị, làm căn bản tri thức luận cho nền tảng thần học của chính trị. Nói theo kiểu nói của Horrkheimer trong cuốn “Tiếc Nuối Điều Hoàn Toàn Khác Hơn Là Cái Tôi" (Nostalgia of the totally other-than-self), và Joseph De Maistre trước đó, chính trị trước nhất và trên hết là một vấn đề thần học. Đây là tiền đề chính của cuốn sách và chính trên căn bản này, nó thách thức người Công Giáo trong chính trị. Mở ra trước mắt ta trên căn bản cách tiếp cận với sự vật này là cả một loạt các vấn đề có tính nền tảng. Ta hãy xem một số vấn đề ấy.

Augusto Del Noce (1) khẳng định rằng đức tin Kitô Giáo tiền giả thiết một nền siêu hình học, và nền triết học Kitô Giáo, hay diễn trình triết lý trong đức tin, không là gì khác hơn việc trở nên minh nhiên đối với nền siêu hình ấy. Muốn tiếp tục "ở trong siêu hình", triết học cần phải tiếp tục "ở trong đức tin", vì nếu tách rời khỏi đó, và đây là điều rất gần gũi với Ratzinger, nó tất yếu trở thành chủ nghĩa duy nghiệm (positivism) và do đó duy tín (fideism) bởi vì bất cứ điều gì không hiển nhiên một cách thực nghiệm, đều do tin mà có. Theo nghĩa văn hóa và do đó chính trị, khó khăn chính trong cuộc đối thoại giữa người Công Giáo và "những người khác" chính là vấn đề siêu hình. Khi người Công Giáo nói về con người, về gia đình, về các mối tương quan, về cộng đồng, về ích chung, về thiên nhiên, về linh hồn và sự sống v.v... họ hiểu chúng theo nghĩa siêu hình, trong khi "những người khác" không còn hiểu chúng theo nghĩa đó nữa. Nếu, vì để đối thoại với những người khác ấy, mà người Công Giáo ngưng không hiểu chúng theo nghĩa siêu hình nữa, thì tất yếu họ sẽ phải hiểu chúng theo nghĩa chức năng hay duy chủ quan và chính lúc đó, họ đã mất cả chì lẫn chài.

Chính trị cũng thế phải được người Công Giáo hiểu theo cùng một nghĩa như vậy, dù không còn gì xa cách hơn đối với sự khôn ngoan theo qui ước thời nay. Đây là điểm quan trọng cần có để hiểu cuốn sách của Đức TGM Crepaldi, một cuốn sách có giá trị vì đặt căn bản trên tiền đề này là những vấn đề chủ yếu của chính trị chính là những vấn đề có ý nghĩa tuyệt đối.

Khi người Công Giáo nói tới "đức tin" họ cũng hiểu nó theo nghĩa siêu hình. Không những đức tin tiền giả định siêu hình, mà siêu hình cũng tiền giả định đức tin. Thực thế, trong siêu hình, dữ kiện đối với chúng ta chính là 'thể bất khả ảnh hưởng' (uninfluenceable) tức thể mà ta, dù có cố gắng bao nhiêu, cũng không thể nào tạo được một ảnh hưởng trên đó. Đối với đức tin cũng thế: trong nó, ta không phải là các chủ thể có thể đụng tới 'thể bất khả ảnh hưởng', nhưng chính thực thể này đột xuất trong đời ta. Thái độ siêu hình không bao hàm "việc làm" (a doing), nhưng như Ratzinger từng viết trong cuốn "Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo", nó bao hàm "việc hiện hữu" (a being), việc cởi mở đối với Lời từng tự mạc khải, y như đức tin vậy.

Do đó, cuốn sách này trình bày chính trị một cách khác hẳn với dư luận hiện nay. Nó cho ta thấy không thể nào có sự canh tân đối với việc hiện diện chính trị của người Công Giáo, nếu trước nhất họ không phục hồi được một cách đầy ý thức cái hiểu truyền thống về chính trị này. Đây không phải là một cố gắng nhằm tạo lập một cộng đồng, nhưng nó tiền giả định rằng cộng đồng đang được một điều gì khác tạo lập nên. Ở đây, ta giáp mặt trực tiếp với một cuộc đụng đầu chính do cuốn sách này báo hiệu: sự đụng đầu giữa một nền chính trị Công Giáo hoàn toàn chấp nhận tính thế tục, hay một sự trưởng thành của dân chủ, như kiểu nói của Dossetti, đến độ dám nghĩ rằng nó có thể tự thiết lập mình một cách độc lập, và một nền chính trị Công Giáo, theo đó, như Đức Bênêđíctô từng nói, thế giới vô thần không thể là một thế giới trung lập, mà là một thế giới không có Thiên Chúa.

Đây là điểm chủ yếu cho vấn đề nổi bật về tính thế tục, về dân chủ và quyền tự lập của các thực tại trần thế được Đức TGM Crepaldi bàn tới rất hay và rất sâu sắc trong phần dẫn nhập của cuốn sách. Một cách tiệm tiến, trong mấy thập niên qua, một khuynh hướng sâu sắc và phức tạp càng ngày càng lớn mạnh, dẫn người Công Giáo tới chỗ đạt được sự trưởng thành kia về dân chủ, hiểu như một toàn diện tính siêu hình hoàn hảo của thể hữu hạn đối với thể vô hạn. Không phải là vô tình khi, trong phần dẫn nhập, Đức TGM Crepaldi nhắc tới 3 công trình của thập niên 1970. Ba công trình này, dù bắt đầu từ những khởi điểm khác nhau, nhưng đều bác bỏ chủ trương này. Theo ý kiến ngài, huấn quyền của Đức Bênêđíctô XVI, vốn nằm trong chính dòng tư tưởng của các vị tiền nhiệm, đã dứt khoát soi sáng các hiểu lầm này, vì huấn quyền này chủ trương rằng thế giới vô thần không phải là thế giới trung lập, mà là thế giới không có Thiên Chúa. Thiển nghĩ, ta nên nhấn mạnh điểm này vì nó hết sức nền tảng: lý trí mà không có đức tin không phải là lý trí trung lập, nó nguyên tuyền là lý trí không có đức tin. Nó tự nâng nó lên hàng một tuyệt đối tính mới bao lâu nó nhìn và xây dựng ra một thế giới "không có Thiên Chúa". Có tính tuyệt đối về một thế giới xây dựng trên Thiên Chúa, nhưng cũng có tính tuyệt đối về một thế giới xây dựng mà không có Thiên Chúa. Điều này dĩ nhiên cũng đúng đối với lý lẽ chính trị.

Một trong những phần đáng lưu ý của cuốn sách là chương nói về việc mở rộng lý lẽ chính trị và các ý thức hệ mới, trong đó, hiển nhiên là các hậu quả của một ngôn ngữ chính trị đã bị lấy hết chiều kích siêu hình. Khi Đức Thánh Cha nói tới tính ‘có thể duy trì được’ (sustainability), ngài không sử dụng từ ngữ này theo nghĩa của Latouche (2) hay nghĩa trong phúc trình của các cơ quan chuyên môn Liên Hiệp Quốc; khi ngài nói tới 'sự chừng mực’ (moderation), ngài không có ý hiểu nó theo nghĩa của các phong trào ủng hộ môi sinh hay bảo vệ thú vật; khi ngài nói tới 'bảo vệ sáng thế’ (safeguarding creation) ngài không có ý nói theo kiểu của phong trào Hòa Bình Xanh; khi ngài nhắc nhở về hòa bình, ngài không sử dụng những khẩu hiệu được nghe thấy tại cuộc diễn hành Perugia-Assisi (3). Tuy nhiên, điều hiển nhiên là các người Công Giáo thường lại hay thích những nghĩa như những nghĩa này, những nghĩa, vì giảm thiểu hay loại bỏ mọi chiều kích siêu hình trong các ý niệm này, nên kết cuộc, đã triệt tiêu ý nghĩa chân thực, không dành chỗ cho bất cứ ý nghĩa tôn giáo nào. Theo quan điểm ý niệm, tôn giáo mà không có chiều kích siêu hình đã tự đánh mất khả năng hít thở của mình. Cái khuynh hướng chạy theo chiều ngang trong ngôn ngữ chính trị không thể không có những hậu quả tiêu cực đối với chính trị trong hành động.

Như ta có thể đã thấy, khía cạnh rất quan trọng của vấn đề là khía cạnh tri thức luận. Nếu đức tin không là “nhận thức”, nó sẽ tự thêm cho nó một thứ nhận thức thuần lý từ bên ngoài, một thứ nhận thức tự nhận là độc lập, nhưng thực ra chẳng độc lập chút nào, vì như ta đã thấy, suy luận bên ngoài đức tin là rơi vào chủ nghĩa duy nghiệm và thế giới vô thần là thế giới không Thiên Chúa, chứ không phải là thế giới trung lập. Đức tin như thế là đức tin đã bị tống khứ ra ngoài lãnh vực nhận thức. Ngày nay, đang có một thứ tri thức luận thế tục, hay đúng hơn, một chủ nghĩa tri thức luận thế tục, trong đó, người ta đòi dành cho nhận thức thuần lý một tính độc lập đối với nhận thức đưc tin. Điều này thực ra có nghĩa là loại bỏ đức tin ra ngoài cuộc sống, một việc đem lại nhiều hệ luận chính trị tiêu cực.

Đó là lý do khiến Đức TGM Crepaldi cho rằng sự hiện diện chính trị của người Công Giáo đang bắt đầu lội ngược dòng với chính trị đúng nghĩa. Ngài không chỉ nói rằng các chủng viện, các đại học Công Giáo, các viện nghiên cứu tôn giáo, các cộng đồng giáo phận v.v… không còn huấn luyện người để họ hiện diện trong chính trị nữa. Điều ấy tuy có đúng, nhưng xem ra, ngài còn muốn nhìn tận gốc để thấy rằng việc huấn luyện chính trị chưa diễn ra vì người Công Giáo không còn nhìn nhận nơi đức tin một thành tố tri thức nào cho chính trị: họ đã chấp nhận tính trung lập trong các vấn đề chính trị trong tương quan với viễn tượng đức tin.

Tưởng nên chú ý việc Đức Bênêđíctô XVI hết sức nhấn mạnh tới điểm này. Nhiều lời tuyên bố của ngài dành để đề cập tới muôn vàn các chủ đề khác nhau đều cùng có chung sợi chỉ xuyên suốt rõ rệt này: ngài phê phán việc tuyệt đối hóa phương pháp phê bình sử học; ngài nhất quán cho rằng công việc của các thần học gia không bao giờ chỉ có tính ý niệm, vì đức tin Kitô Giáo luôn tin vào Thiên Chúa, Sự Thật và Tình Yêu; ngài khẳng định rằng: chỉ sự khôn ngoan nào mở đường cho ta bước vào huyền nhiệm mới là nhận thức chân thực; cũng theo ngài, không có Thiên Chúa sẽ không có nhận thực chân thực về thực tại; ngài cũng giải thích cho ta thế nào mới là Thánh Truyền thực sự: không phải là việc bóp méo Thánh Kinh, nhưng là việc soi sáng nó.

Điều này giúp ta hiểu đầy đủ lý do khi cho chủ đề “các nguyên tắc không thể thương thảo” vào sách. Đức TGM Crepaldi nhấn mạnh các nguyên tắc này rất nhiều và cũng đem lại cho các chính trị gia một vài gợi ý rất chính xác về tác phong. Tuy nhiên, ngài không bao giờ giản lược các nguyên tắc này thành các gợi ý có tính chức năng; thực vậy, các nguyên tắc này cho thấy một nền tảng tuyệt đối của chính trị mà chỉ đức tin Kitô giáo mới có khả năng bảo đảm. Các nguyên tắc này không phải là tường thành cuối cùng để ta giữ thế thủ ở đàng sau chúng, nhưng là điểm mạnh để “phục hồi”, được phát động để tạo chỗ đứng cho Thiên Chúa trong xã hội. Do đó, ta cũng có thể hiểu cuốn sách này đã bàn tới vấn đề đa nguyên tôn giáo ra sao, duy trì “bổn phận” của xã hội ra sao đối với tôn giáo đích thực.

Chủ đề của cuốn sách, vì thế, là liệu kinh thành con người có được thiết lập một cách xứng hợp mà không cần tham chiếu kinh thành Thiên Chúa hay không. Đây là vấn đề độc lập của thực tại trần thế so với thực tại thiêng liêng, của tự nhiên so với nòi giống, của chính trị so với tôn giáo. Đây là một chủ đề nền tảng cho mọi thời, nhưng nhất là cho thời đại ta, một thời đại xem ra đã đánh mất cảm thức bản thân về các vấn đề hiện nằm trong tay, không muốn đề cập tới các giải pháp cho vấn đề ấy. Thánh Augustinô từng xem sét các nguyên nhân đứng đàng sau sự sụp đổ của Đế Quốc Rôma. Ngài bênh vực Kitô hữu chống lại những ai tố cáo họ là nguyên cớ chính và cho rằng đế quốc sụp đổ là do những thói xấu mới đến thay thế các đức hạnh cổ truyền. Nói như thế có nghĩa là trước Kitô Giáo, đức hạnh từng đã có rồi. Về phương diện này, Gilson nhận định: thánh nhân chỉ rõ điều trên để người ta hiểu rõ có một mục tiêu siêu nhiên đặc thù trong các đức hạnh Kitô Giáo. Đức hạnh Kitô Giáo là để tạo nên công dân Kitô Giáo cho một kinh thành khác. Nhưng khi làm thế, Kitô Giáo cũng đã ủng hộ mọi lực lượng xây dựng của xã hội trần thế và xã hội này không cần phải bác bỏ việc tự coi mình như một giai đoạn dẫn tới cõi đời đời. Đây là lý do khiến ta lưu ý tới một câu rất quan trọng trong tác phẩm của Đức TGM Crepaldi ở trang 63; một câu coi như đại diện cho cả cuốn sách: “Khi một người Công Giáo trong chính trị cố gắng minh xác vấn đề thế tục tính cho chính mình, tôi nghĩ ông ta nên tự hỏi mình hai câu hỏi: câu thứ nhất: phải chăng Chúa Kitô chỉ có ích đối với việc xây đắp sự hợp quần xã hội sao cho hoà hợp với nhân phẩm con người, hay Người là người không thể thiếu được. Câu thứ hai: liệu sự sống đời đời, sau khi chết phần xác, có bất cứ mối tương quan nào với việc cộng đồng tổ chức đời sống hiện nay trong xã hội không”.

Ghi chú

(1) Sinh 11-08-1910, qua đời 30-12-1989 tại Rôma, một trong những nhà trí thức hàng đầu của Ý sau Thế Chiến II.

(2) Một giáo sư người Pháp đã về hưu. Ông dạy tại Đại Học Nam Paris và là một nhà phê bình xã hội tiêu thụ.

(3) Hàng năm, tại Perugia và Assisi, vào ngày 8 tháng 10, ngày Thánh Phanxicô Assisi qua đời, đều có cuộc diễn hành hòa bình. Cuộc diễn hành dài 20 cây số, được nhiều người đủ mọi mầu sắc chính trị, đến từ nhiều quốc gia, tầng lớp xã hội, tham gia.
 
Top Stories
Bloodshed crackdown against Hmong Christians in Dien Bien
Philip Blair
17:22 08/05/2011
Thousands of Viet-Hmong Christians, who are staging mass protests demanding religious freedom and land reforms, have been attacked by Vietnam and Laos security forces. Dozens were killed and more were wounded with hundreds went missing.

“At least seventeen Viet-Hmong Christians were killed and 33 wounded on May 3rd in the Dien Bien Province, and Dien Bien Phu, areas of Vietnam bordering Laos in attacks by Vietnam People's Army military forces. All of these people were independent Catholic and Protestant Christian believers,” said Philip Smith, Executive Director of the Center for Public Policy Analysis (CPPA) in Washington, D.C.

“Additionally, eleven independent Viet-Hmong animist believers were also known, and confirmed, to have been killed on the same day by Vietnam People's Army forces,” he added in the Press Release of CPPA on May 6th.

Local Catholic sources in the diocese of Hung Hoa told VietCatholic News that “mass protest broke out on April 30th, with some 7,000 Viet-Hmong believers marching on the provincial towns of Mường Né to demand the return of their lands and religious freedom.”

“In response, the government launched an aggressive crackdown on May 3rd, dispatching military and police units to seal off the region and attacking peaceful protestors,” the source continued emphasizing that military units from Laotian provinces of Xieng Khouang, Khammoune, Luang Prabang were sent to the area to arrest all those who try to flee to Laos from Dien Bien province.

“Even ground attack helicopters have engaged to hunt, arrest, and kill those who are trying to flee from the unrest regions.” the source added.

“39 people were killed and hundreds missing,” the latest report from local Catholics on May 7 stated.

Mùa A Sơn, chairman of the Dien Bien Province, blamed the incident for “hostile forces infiltrated to illegally preach and incite the people to join an independent movement calling for the establishment of a separate kingdom of Hmong people.”

On Friday May 6th, Ministry of Foreign Affairs spokeswoman Nguyen Phuong Nga gave another account of the incident saying that an illusory religious quest and unhygienic conditions killed the Hmong, not her government. “Hmong people had gathered since early May and camped in unsanitary conditions believing that a ‘supernatural force’ would arrive to lead them to ‘a promised land’,” she said.

Countering government claims, Catholic sources pointed out that the incident was an inevitable result of a series of violations of land ownership and religious freedom. “Companies owned by Armed forces Chief of Staff of Vietnam, General Tran Quang Khue and other generals who dominate the politburo in Vietnam have been driving local Hmong communities out of their home lands,” a source said.

“Additionally,” it went on, “there is a rampant growth of persecutions which range from forcing Christians to undertake corvée labour on Sundays, thereby preventing them from fulfilling their Mass obligations and attending worship services; to coerce them into renouncing their faith.”

Vietnam government prohibits foreign journalists from traveling freely to the area (actually any sensitive areas outside of Hanoi). Nga blamed poor weather and said the road to the affected district of Muong Nhe is "very bad".
 
Vietnam: Hmong Christians protestors killed by army
Independent Catholic News
17:18 08/05/2011
Thousands of Viet-Hmong Christians, who are staging mass protests demanding religious freedom and land reforms, have been attacked by Vietnam and Laos security forces. Dozens were killed and more were wounded with hundreds have gone missing since last Tuesday. The Hmong are a distinct ethnic group, most of which are Christian.

“At least 17 Viet-Hmong Christians were killed and 33 wounded on 3 May in the Dien Bien Province, and Dien Bien Phu, areas of Vietnam bordering Laos in attacks by Vietnam People's Army military forces. All of these people were Catholic and Protestant Christian believers,” said Philip Smith, Executive Director of the Centre for Public Policy Analysis (CPPA) in Washington, DC. “Additionally, eleven independent Viet-Hmong animist believers were also known, and confirmed, to have been killed on the same day by Vietnam People's Army forces,” he added in the 6 May CPPA press release.

Local Catholic sources in the diocese of Hung Hoa told VietCatholic News that “mass protest broke out on 30 April, with some 7,000 Viet-Hmong Catholics marching on the provincial towns of Mng Né to demand the return of their lands and religious freedom.”

“In response, the government launched an aggressive crackdown on 3 May, dispatching military and police units to seal off the region and attacking peaceful protestors,” the source continued emphasizing that military units from Laotian provinces of Xieng Khouang, Khammoune, Luang Prabang were sent to the area to arrest all those who try to flee to Laos from Dien Bien province.

“Even ground attack helicopters have engaged to hunt, arrest, and kill those who are trying to flee from the unrest regions.” the source added.

“39 people were killed and hundreds missing,” the latest report from local Catholics on 7 May stated.

Mùa An Son, chairman of the Dien Bien Province, blamed the incident for “hostile forces infiltrated to illegally preach and incite the people to join an independent movement calling for the establishment of a separate kingdom of Hmong people.”

On Friday 6 May, Ministry of Foreign Affairs spokeswoman Nguyen Phuong Nga gave another account of the incident saying that an illusory religious quest and unhygienic conditions killed the Hmong, not her government. “Hmong people had gathered since early May and camped in unsanitary conditions believing that a ‘supernatural force’ would arrive to lead them to ‘a promised land’,” she said.

Countering government claims, Catholic sources pointed out that the incident is an inevitable result of a series of violations of land ownership and religious freedom.

“Companies owned by Armed Forces Chief of Staff of Vietnam, General Tran Quang Khue and other generals who dominate the politburo in Vietnam have been driving local Hmong communities out of their home lands,” a source said.

The Vietnamese government prohibits foreign journalists from traveling freely to the area.
 
On Catholics in Politics
Archbishop Giampaolo Crepaldi
19:52 08/05/2011
On Catholics in Politics
Is Christ Useful or Indispensable?

ROME, MAY 7, 2011 (Zenit.org).- Here is an introduction by Stefano Fontana to a book by Archbishop Giampaolo Crepaldi, "Catholics in Politics."

Archbishop Crepaldi is the secretary of the Pontifical Council for Justice and Peace.

Fontana is the director of the Cardinal van Thuân International Observatory for the Social Doctrine of the Church.

The fundamental issue tackled by Most. Rev. Crepaldi’s book (Catholics in Politics, A Handbook for the Recovery, Cantagalli, Siena 2010) is the status of politics, what politics is, and in doing so it assumes a metaphysical vision of politics, which serves as the epistemological basis for a theological foundation of politics. To paraphrase what Horrkheimer had to say in “Nostalgia of the totally other-than-self”, and Joseph De Maistre even before him, politics is first of all and above all a theological issue. This is the book’s main premise and on that basis it challenges Catholics in politics. Opening up before us on the basis of this approach to things is a complete series of fundamental questions. Let us take a close look at a few of them.

Augusto Del Noce asserted that the Christian faith presupposes a metaphysics and that Christian philosophy – or philosophizing in the faith – is none other than the becoming explicit of this metaphysics. In order to remain “in metaphysics” philosophy needs to remain “in the faith”, since if it detaches itself there from – and here the affinity with Ratzinger is evident – it necessarily becomes “positivism” (and thereby fideism, because what is not empirically evident “is believed in”). In cultural and therefore political terms as well the main hurdle to communication nowadays between Catholics and “the others” is precisely the metaphysical issue. When Catholics talk about person, family, relations, community, common good, nature, soul and life, etc., they understand them in a metaphysical sense, while “the others” no longer understand all these things in a metaphysical sense. If in order to dialogue with others Catholics cease to understand them in a metaphysical sense they will necessarily end up by understanding them in a functional and subjectivist way, and at that point will have already lost game, set and match.

Politics as well should be understand in this same sense by Catholics, even if there is noting farther removed from current conventional wisdom. This is an important point for being able to understand Bishop Crepaldi’s book, which strikes me as being based on the premise that at stake in politics are matters with absolute meaning, as we read in several parts of the book.

When Catholics speak about “faith” they also understand it in a metaphysical sense. Not only does the faith presuppose metaphysics, but metaphysics as well presupposes the faith. In fact, given to us in metaphysics is the ‘uninfluenceable’ (i.e. what is impervious to any effort on our part to exercise any influence at all on it), and the same holds true for the faith: in it we are not the ones to reach the ‘uninfluenceable’, but it is this reality that erupts into our life. The metaphysical attitude entails not a “doing”, but, as Ratzinger writes in the Introduction to Christianity, a “being”, an openness to the Word that reveals itself just as the faith does.

This book therefore presents politics in a manner quite different from what current opinions espouse, thereby indicating that no renewal of the political presence of Catholics will be possible if they do not first regain conscious ownership of this their “traditional” – in the strongest possible sense of the term – vision of politics. This is not an endeavor that constitutes the community, but presupposes that the community is constituted by something else. Here we come face to face with the main collision flagged by the book: the collision between Catholic politics that fully accepts laicity – or the maturity of democracy as Dossetti was wont to say – unto the point of thinking it can constitute itself in an autonomous manner, and Catholic politics, according to which, as Benedict XVI says, a Godless world is not a neutral world, it is a world without God.

This is the bottom line of the outstanding issue of laicity, democracy and the autonomy of earthly realities to which Bishop Crepaldi refers in the beautiful and profound Introduction to his book. Gradually becoming stronger and stronger over the last few decades has been an indepth and complex orientation tending to lead Catholics to acquire this maturity of democracy understood as the complete metaphysical wholeness of the finite with respect to the infinite. Not by chance does Bishop Crepaldi mention in his Introduction three works dating back to the 1970’s, which, even though beginning from differing points of departure, refuted this claim. In his opinion, the Magisterium of Benedict XVI, well within the mainstream of that of his direct predecessors, has definitively clarified these misunderstandings, sustaining that a Godless world is not a neutral world, but a world without God. I venture to insist on this point because I consider it fundamental: reason without faith is not neutral, it is just reason-without-faith: it elevates itself to a state of new absoluteness insofar as it sees and constructs a world “without God”. There is an absoluteness of a world constructed on God, but there is also an absoluteness of a world constructed without God. This naturally applies as well for reason in politics.

One of the most interesting parts of the book is the chapter on the expansion of political reason and the new ideologies, evident within which are the consequences of a political language by now bereft of metaphysical density. When the Holy Father speaks about ‘sustainability’ he is not using the word as it is used by Latouche or in reports of specialized United Nations agencies; when he talks about ‘moderation’ he does not mean it in the sense used by pro-ecology and animal protection movements; when referring to “safeguarding creation” he is not echoing Green Peace; when he evokes peace he does not use the slogans heard during the Perugia – Assisi march. It is evident, however, that Catholics often settle into meanings such as these, which, by reducing or excluding the metaphysical density of concepts, end up cancelling the true meaning and leaving no space at all for a religious meaning. From a conceptual point of view religion without metaphysical space is deprived of the possibility to breathe. The horizontal thrust of political language is by no means bereft of negative consequences for politics in action.

As we can see, a very important facet of the issue is the epistemological one. If faith is not “knowledge” in the true sense of the word it will add itself on from the outside to rational knowledge, which in itself is autonomous. But in itself autonomous rational knowledge is not autonomous at all, since, as we have seen, reasoning outside the faith is to fall into positivism and a Godless world, which is a world without God and not a neutral world. Therefore, the faith is destined to be expelled from the realm of knowledge. Today there is an “epistemological laicity” which necessarily becomes “epistemological laicism”. Well paved is the road along which this transpires: claiming an autonomy on the rational revel with respect to that of the faith, which, however, really means an expulsion of the faith from life. All this has fundamental political repercussions.

This is why Bishop Crepaldi’s book says that the political presence of Catholics begins upstream from politics as such. He does not only say – also, but not only – that seminaries, Catholic universities, institutes of religious sciences, diocesan communities, etc., no longer form people to be present in politics. This is true as well, but he seems to want to go all the way down to the roots and acknowledge that political formation does not take place because Catholics no longer recognize the faith as having a constituent cognitive significance; because people accept the neutrality of political issues with respect to the perspective of the faith. But if this is added on “afterwards” it means it is never added on, because if you add it on afterwards it means that things could have been fine even ‘beforehand’.

I would like to underscore how Benedict XVI continues to insist on this. Many of his statements dedicated to a myriad of differing topics have this same distinctive thread: his critique of the absolutization of the critical historical method; the insistent way he proclaims that the work of theologians is never conceptual alone insofar as the Christian faith believes in God, Truth and Love; the affirmation that only the wisdom that opens to the mystery is true knowledge; when he says that without God there is no true knowledge of reality; when he explains to us what Tradition truly is: not a manipulation of historical events, but a deeper penetration and contextualization of them, not a deformation of the Scriptures, but an illumination of them.

This helps us to understand in full the presence of the theme of the “non negotiable principles” in the book. Bishop Crepaldi insists on them quite a bit and also gives politicians some very precise behavioral indications. Nonetheless, he never reduces these principles to operational indications; in fact, they refer back to the absolute foundation of politics that only the Christian faith is able to guarantee. They are not the last bulwark behind which to take up a defensive position, but the point of strength for a “recovery” launched to create a place for God in society. We can thereby also understand how the book deals with the issue of religious pluralism, maintaining ever alive the “duty” – as Humanae Vitae states – of societies towards the true religion.

The subject of the book, therefore, is whether the city of man can be suitably constituted without reference to the city of God. It is a matter of the autonomy of the temporal with respect to the spiritual, of nature with respect to race, of politics with respect to religion. A fundamental theme for all times, but especially for ours, which seem to even have lost the selfsame sense of the problem at hand, to say nothing of its solutions. St. Augustine pondered the causes behind the downfall of the Roman empire. He defended the Christians against those who accused them of being the main cause and called the pagans into the picture saying the empire had fallen due to the vices that had replaced the traditional virtues. But this means the virtues existed even before Christianity. Gilson notes in this regard: he specified this so people would not deceive themselves about the specific supernatural aim of the Christian virtues. The Christian virtues make Christians citizens of another city. But in so doing Christianity also releases all the constructive forces of temporal society and it is not necessary for the temporal sphere to refuse looking upon itself as a stage towards eternity. This is why I consider the more important phrase of Bishop Crepaldi’s book to be the one on page 63; a phrase well worth the whole book: “When a Catholic in politics strives to clarify the problem of laicity for himself I think he should ask himself two questions: the first is if Christ is just useful for the building up of social togetherness in harmony with human dignity, or if He is indispensable. The second is if eternal life after material death has any relationship with the community organization of this life in society”.

(Source: http://www.zenit.org/article-32512?l=english)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Cung hiến bàn thờ nhà thờ Giáo xứ Phú Xuân
Đức Hà
09:35 08/05/2011
VINH - Sáng 6.5.2011, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ tế thánh lễ cung hiến bàn thờ nhà thờ giáo xứ Phú Xuân, hạt Phủ Quỳ. Tham dự thánh lễ có các linh mục trong và ngoài giáo hạt. Đặc biệt, giáo dân nơi đây còn được đón linh mục Giuse Nguyễn Cao Luật, Phụ tá Giám tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, Đặc trách Gia đình Đaminh Việt Nam đồng tế.

Xem hình ảnh

Công trình tu bổ nhà thờ giáo xứ Phú Xuân được thực hiện bởi cha Giuse Nguyễn Văn Hiệu sau khi được bổ nhiệm quản xứ vào tháng 8.2010. Ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1993 (42x13x23m), trước đây là nơi giáo dân họ Quang Tĩnh sinh hoạt.

Chia sẻ với cộng đoàn tín hữu giáo xứ trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô nhấn mạnh đến vui mừng chia sẻ sự phát triển vững mạnh của giáo xứ về Đức Tin, lòng đạo và tinh thần nhiệt huyết xây dựng Giáo hội.

Nhân sự hiện diện của các vị vị mục tử và đoàn chiên của giáo hạt mới Phủ Quỳ trong thánh lễ tại Phú Xuân, Đức Giám mục Giáo phận đã nhắc lại tính chất cấp thiết của sứ vụ loan báo Tin mừng trong thế giới hôm nay.

“Giáo hạt Phủ Quỳ được lập nên để thi hành sứ vụ đó. Là giáo hạt thành lập cuối cùng nhưng lại là giáo hạt đầu tiên thi hành sứ vụ đó trong toàn giáo phận để từ đó như một vết dầu loang giúp cho mọi tín hữu ý thức quan tâm tới việc sống, thực hành, học hỏi và loan báo sứ điệp Tin mừng”. Đức Cha nói.

Chia sẻ niềm vui hoàn thành những công trình lớn của giáo xứ như khánh thành nhà thờ Phú Quang, tu bổ nhà thờ Quang Tịnh, xây dựng mới hai trường học giáo lý; Đức Giám mục mong muốn kể từ đây cộng đoàn tín hữu trong xứ đạo Phú Xuân đi lại con đường tổ tiên chúng ta xưa đã hiện diện”, “trở thành những môn đệ của Chúa, trở nên những con người thực sự sống Phúc âm mang tình bác ái, yêu thương huynh đệ đến với anh em chung quanh”.

Sau khi hoàn tất những công trình vật chất, giáo xứ Phú Xuân được Giáo phận mong mỏi sẽ cùng với Cồn Cả, Vĩnh Giang làm thành thế kiềng ba chân yểm trợ công tác loan báo Tin mừng của ba giáo xứ vùng trên, trở thành hậu phương vững chắc của các điểm truyền giáo miền tây bắc xứ Nghệ.
 
Tiệc Gây Qũy Yểm Trợ Truyền Giáo và Mừng Ngày Hiền Mẫu tại Toronto
Dominic David Trần
19:45 08/05/2011
TORONTO - Buổi chiều củangày thứ bảy 07/05/2011 thật đẹp vớitrời mây trong xanh vàkhí hậu mát lạnh. Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khu vực Đại thủphủ Toronto gồm Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo ViệtNam -Toronto, Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang- Mississauga, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam- North York; và Cộng Đoàn Thánh Giuse- Scarborough đã cùng kết hợp tổchức Tiệc Gây Qũy Yểm trợ Truyềngiáo và Mừng Ngày Hiền Mẫu năm 2011 tạiRegal Cuisine & Banquete Hall.

Xem hình ảnh

Các thành viên thuộc Liên Giáo Sĩ Tu Sĩ Công GiáoViệt Nam tại khu vực Toronto đã cùng vui chung với 730 giáo hữu và bè bạn. Đức Cha Vinh SơnNguyễn Mạnh Hiếu, ChưởngẤn , Trưởng Giáo Phủ kiêm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto; LM Giuse Trần Văn Tập QuảnHạt, Cha Sở St. Cecilia's Church và GiáoXứ Các Thánh Tử Đạo ViệtNam Toronto; LM Giuse PhạmHồng Chương, Cha Sở St. Rose of Lima - Cộng Đoàn ThánhGiuse-Scarborough; Cha cốGiuse Trần Xuân Lãm, HolyMartyrs of Japan Parish-Bradford; LM Phêrô NguyễnVăn Qúy OFM, St. Jane Frances Parish- North York; LM Phaolô Nguyễn Văn Duy, St. MatthewChurch-Oakville; LM Antôn NguyễnVăn Dũng CssR, Đền ThánhQuốc Gia Đức Mẹ HằngCứu Giúp tại Toronto; các Nữ Tu Rosa Trần Thị HảiStJB; Maria Chúc SSPC; Maria Goretti Dung Huệ,và các thầy Giuse Nguyễn Quang Diệu; Phanxicô Xaviê Nguyễn Quốc Cường;Giuse Phạm Văn Công đã đến tham dự. Đặc biệtCha Sở Các Giáo Xứ Our Lady ofAssumption-Etobicoke, và St. Anne Toronto; Cha Giáo thuộc ViệnĐại Học Toronto cùng các bè bạn tín hữu Công giáo Canada cũng đến chung vui vớiLiên Cộng Đoàn.

Cha Sở Giuse TrầnVăn Tập và Cha Sở Giuse Phạm Hồng Chương,đồng điều khiển chươngtrình , đã thay mặt ban tổ chức tuyên bốkhai mạc Tiệc Mừng. ĐứcCha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếungỏ lời cảm ơnsự đoàn kết thương yêu và sựhỗ trợ tích cực cho công tác TruyềnGiáo của cả Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khu vựcToronto. Đức Cha Vinh Sơn cũng bày tỏ lời chúc mừngtốt đẹp đến vớitất cả các Bà Mẹ nhân ngày Hiền Mẫu , sau đó ĐứcCha Vinh Sơn ban phéplành và chúc cho Tiệc Mừng thành công.

Hai Cha Sở đồngMC đã điều khiển chương trình thậtvui vẻ và hào hứng. Các ca sĩ TyTy, Anh Đào,Hoàng Đông, Hoàng Thảo,Ngọc Phượng, Quốc Bình, Anh Dũng cùng các bạn trong Các Ca Đoàn của Các Giáo Xứ Các thánh Tử Đạo ViệtNam Toronto, Ca Đoàn Thánh Giuse Scarborough, North York, và Mississauga đã phục vụ mộtchương trình văn nghệ thật công phu và tậntình nhất với những nhạcphẩm mang chủ đề NhớƠn Mẹ và Tình Yêu Mẹ. Các tiết mục gây qũy nhưbán CD Thánh Nhạc, sổ xố và đấugiá rất vui và hào hứng- hầu hếtcác giải thưởng lớn đã đượcngười trúng giải trao tặng lại cho qũy truyềngiáo.

Thay mặt cho toàn thểcác thiện nguyện viên ban tổ chức ; các anh chịHoa- Huy- Hạnh đã bày tỏ lòng cảm ơnđến các đấng bậc, các giáo sĩ tu sĩ và các ban ngành đoàn thể và bà con tín hữu trong Liên Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam Toronto đã chung lònggóp sức đoàn kết để tổchức cho Tiệc Mừng đượcthành công trọn vẹn.

Nhân Ngày Hiền Mẫu, trong lờica tuyệt đẹp và nhạc đệmcủa bài hát quen thuộc " Bông Hồng Cài Áo" - các thiện nguyện viên củaBan tổ chức đã đến từngbàn tiệc để trân trọng tặng bông hồngcho tất cả các Bà Mẹ, các Bà Cố tham dự tiệcchiều nay.

Và mỗi năm cứ vào những ngày mùa Xuântrong tháng Năm, Tổng Giáo Phận Công Giáo Toronto tổ chức Đại Lễ thụ phong truyền chức Linh Mục- nhưng trong không khí trang trọng của ngày nhớ ơn Các Bà Mẹ hôm nay, các giáo sĩ tu sĩ Việt Nam hiện diện trong buổi tiệc- những người chăm sóc phần hồn, cầu nguyện cho giáo dân từ phép Rửa tội của những ngày tháng mới sinh ra đời, cho đến các phép Bí Tích trọng đại của những ngày vui , ngày về và ngày làm lành với Đức Chúa Cha cũng được Ban Tổ chức trao tặng bông hồng. Đặc biệt tháng Năm này là kỷ niệm14 năm thụ phong Linh Mục của Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, 11 năm và 9 năm thụ phong Linh Mục của các Cha Sở Giuse Trần Văn Tập và Phạm Hồng Chương.

Tin vui trong buổi Tiệc Mừng: sau hơn 8 tháng tu học tại Đại Chủng Viện St. Augustine Toronto các Đại chủng sinh Giuse Nguyễn Quang Diệu; Phanxicô Xaviê Nguyễn Quốc Cường và Giuse Phạm Văn Công đã được Các Cha Sở tại các Giáo Xứ Our Lady of Assumption-Etobicoke, St. Anne Parish-Toronto; và St. Rose of Lima-Scarborough nhận về giúp Xứ trong 4 tháng hè 2011.

Tin vui thêm nữa trong buổi tiệc mừng; Cha Sở Giuse Phạm Hồng Chương thông báo cho biết trong năm 2010 đã gây qũy được hơn 100,000 dollars Canada để góp phần trang trải cho chi phí tu học cho các chủng sinh tại Toronto (Mỗi năm chi phí đào tạo cho 1 tu học sinh là $40,000.00 CDN). Đại diện của Ban tổ chức cho biết sau khi thanh thỏa các chi phí, buổi Tiệc Mừng hôm nay đã gây qũy truyền giáo được $23,622.00 CDN.

ĐứcGiám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins, các đấng bậc và tất cả Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto đã rộng lòng hy sinh góp sức cho việc truyền giáo và đào tạo giáo sĩ Việt Nam tại Toronto được trọn vẹn. Sau đó Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn đã cùng với các chủng sinh và ban tổ chức đi đến từng bàn để cảm ơn mọi người.

Vui mừng trước thành qủa đạt được Linh Mục MC Giuse Phạm Hồng Chương cùng với cộng đoàn cất cao lời hát; " Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la..." Chương trình văn nghệ được kết thúc với phần dạ vũ và chấm dứt lúc 11:30PM.

Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hẹn sẽ gặp lại trong Ngày Hành HươngThánh Mẫu tại Midland Ontario vào thứ Bảy 11 tháng Sáu 2011 để kính nhớ Đức Hiền Mẫu Maria, ĐứcMẹ La Vang của chúng ta.

Mọi người đều vui và hạnh phúc với tiệc mừng chiều nay... Tìệc đã tàn nhưng có một tiết mục trình diễn vẫn còn đọng lại trong tâm tư bao người.

Ngày hôm nay là ngày tưởng nhớ và tri ân công lao của các Bà MẹViệt Nam (phần đời), Giáo Hội Công Giáo cũng là một Bà Mẹ Hiền (phần hồn), Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng là một Bà Mẹ của những người Công giáo Canada gốc Việt Nam, Cuộc Khổ Nạn Thương Khó của Đức Chúa Giêsu KiTô luôn có Đức Mẹ Maria; và có một người Công giáo Việt Nam lừng danh trên thế giới đã nhắc nhở " là người Công Giáo Việt Nam chúng ta phải yêu tổ quốc gấp bội."

Người Công Giáo Việt Nam chân chính ấy- trong 13 năm chịu khổ nạn trên Đất Mẹ Việt Nam- đã có lần viết nên những lời thơ về Bà Mẹ Hiền của ngài rất cảm động và vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay;

‘’ Đơì con dâng hiến Mẹ của con. Giây phút đầu tiên đến Saì Gòn.
Cáo gian lắm điều con vì Mẹ. Vu vạ nhiều nỗi Mẹ vơí con.
Sống chết lao tù con có Mẹ. Gian truân chẳng quản Mẹ bên con.
Tăm tối đêm trường con theo Mẹ. Băng rừng vượt biển Mẹ dẫn con.
Cô quạnh ê chề con kêu Mẹ. Hy vọng trào tràn Mẹ nghe con.’’

Xin cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trung đã phổ nhạc bài thơ “ Con với Mẹ” của Đức cố Hồng YPhanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận , và phần trình bày hợp xướng của Ca đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto.

Nhân ngày Hiền Mẫu năm 2011, xin Mẹ Maria đoái thương Đất MẹViệt Nam và những người Công Giáo ViệtNam chúng con, và với những ai còn Mẹ xin hãy về xin lỗi Mẹ và nói với Bà Mẹ Hiền củacác vị rằng; " Thưa Mẹ, con yêu Mẹ." và tỏ lòng kính trọng đến những Bà Mẹ của người lân cận với chúng ta.

Và với Bà Mẹ Hiền phần hồn của chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam tại Canada - xin hãy chung lòng góp sức tặng những bông hồng thiêng liêng cho Mẹ của Giáo Hội (xin hy sinh thêm chút thời gian trong mỗi ngày để lần hạt Mân Côi, Holy Rosary recite please) và tặng những bông hồng thiết thực bằng việc yểm trợ gây qũy truyền giáo cho Việt Nam tại Canada.
 
Giáo xứ Thanh Xuân, đêm văn nghệ “Gởi đến Mẹ ngàn lời yêu thương”
Hồng Hương
11:20 08/05/2011
PHAN THIẾT - Chúa Nhật ngày 8.5.2011, khắp nơi trên thế giới hân hoan tổ chức mừng Ngày Của Mẹ (Mother's Day). Tại Thanh Xuân, GP Phan Thiết, để bày tỏ yêu thương và biết ơn những người Mẹ trong gia đình, giáo xứ với một giờ Chầu Thánh Thể sốt sắng xin Chúa ban muôn ơn lành cho người Mẹ còn sống hay đã khuất, và một đêm văn nghệ tuyệt vời kết hợp cả nội dung và hình thức thật ý nghĩa với sự tham gia tích cực của các giới. 12 tiết mục đặc sắc như những bông hồng đẹp nhất cộng đoàn muốn trao và gởi đến các bà mẹ ngàn lời yêu thương .

Xem hình ảnh

Đêm nay, khuôn viên nhà thờ Thanh Xuân rực sáng trong ánh điện. Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt từ cụ già đến em nhỏ. Đại diện Hội Các Bà Mẹ, đơn vị đăng cai đêm văn nghệ chào mừng quan khách và cộng đoàn hiện diện. Và trong tiếng vỗ tay vang dội, cha Quản xứ Phêrô Nguyễn Viết Hiền phát biểu lý do đêm hội diễn Mừng Ngày Của Mẹ 2011 và tuyên bố khai mạc chương trình trình văn nghệ “Gởi đến Mẹ ngàn lời yêu thương”. Sân khấu nổi bật hình ảnh người Mẹ cùng với chủ đề.

Nhạc phẩm bất hủ Lòng Mẹ của cố nhạc sĩ Hải Linh do Ca đoàn Phụ huynh và ca đoàn xứ hợp ca mở đầu chương trình. Những ca từ rất quen thuộc về công ơn của Mẹ vang lên trầm bổng giữa bầu khí hướng về Mẹ hôm nay càng thấm đượm tâm hồn người nghe. Vũ khúc Lời Mẹ Ru (Trịnh Công Sơn) êm ái bên vành nôi người con khi còn thơ bé được các Bà Mẹ Giáo họ La Vang biểu diễn thật dịu dàng với chiếc nón bài thơ. Bản đơn ca Tình Mẹ của nhạc sĩ Tuấn Kim, một người con Thanh Xuân tha hương, do giới Gia trưởng trình bày càng tô thắm thêm tình thương của Mẹ.

Có thể nói, từ khi bài hát “Để Mẹ trọn niềm vui” của nhạc sĩ Thông Vi Vu được trình làng tại GP Phan Thiết, lập tức được công chúng đón nhận. Không phải vì tác giả Thông Vi Vu là Đức Cha Giuse, nhưng đó là câu chuyện rất thật, rất đời thường về một người con trai muốn Mẹ được vui nên giấu nhẹn một số điều rắc rối mẹ gây cho mình. Trong đêm nay, các nhân vật ấy bước ra sống động qua Nhạc cảnh Để Mẹ trọn niềm vui do các Bà Mẹ giáo họ Tàpao và Thiếu nhi diễn xuất. Cùng với vũ khúc Mẹ Hiền yêu dấu (nhạc Pháp – lời Việt) của các Bà Mẹ giáo họ Fatima, Ca Cảnh– Mẹ tôi (Nhị Hà) của Giáo Họ Lộ Đức, các tiết mục khác như Tam Ca – Ca dao Mẹ (Trịnh Công Sơn), đơn ca Bông Hồng cài áo, Vẫn mãi là Mẹ (Lm Thanh Yên - Chí Nhân) do các Bà Mẹ, giới trẻ và thiếu nhi trình bày với sự điêu luyện và nhịp nhàng cho khán giả thấy được người diễn đã nỗ lực luyện tập và đêm nay thể hiện với tất cả tâm hồn. Sân khấu trở nên sôi động với tiết mục biểu diễn trang phục các dân tộc Việt Nam do giới trẻ biểu diễn, hình ảnh những đứa con sinh từ Mẹ Âu Cơ nhắn nhủ cộng đoàn sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau như anh em một nhà. Và còn hơn là một truyền thuyết, mỗi Kitô hữu chính là con cái trong cùng một mái nhà là Hội Thánh.

Trong số người tham dự, đã có những khóe mắt rưng rưng lệ khi nghe cha Quản xứ chia sẻ tâm tình của mình qua nhạc phẩm Mất Mẹ của nữ tu Trầm Hương (Dòng Mân Côi). Đã bước vào tuổi 73 , trong cương vị một chủ chăn lãnh đạo tinh thần của cả một cộng đoàn, nhưng khi nhắc nhớ về Mẹ, hát về Mẹ của mình, giọng cha vẫn trào tràn cảm xúc của một người con nhớ thương mẹ đã đi xa. Phải chăng, “Cho dù con lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời Mẹ vẫn mãi theo con”. Khán giả hiểu được lời nhắn nhủ của cha xứ, hãy hiếu kính và trân trọng Mẹ ngay hôm nay, trong hiện tại này khi Người còn sống. Đừng để khi Người qua đời mới giật mình thảng thốt thì còn gì nữa đâu.

Một điều cũng cần nói thêm là ban tổ chức đã khéo chọn hai MC là ông phó Bình và bà Hội trưởng Các Bà Mẹ. Hai ông bà dù không phải chuyên nghiệp, nhưng cái tài ăn nói lưu loát thì tuyệt vời, đến độ lời dẫn làm các tiết mục được khán giả chú ý và cỗ vũ nồng nhiệt.

Đêm Hội diễn “Gởi đến Mẹ ngàn lời yêu thương” kết thúc với bản Hợp ca – Như song lộc triều nguyên (Hải Linh-Hàn Mặc Tử) do Ca đoàn Xứ và Ca đoàn Phụ huynh đảm nhiệm. Từ người Mẹ trần gian, cộng đoàn được mời gọi hướng về Mẹ Maria, Người Mẹ tuyệt vời và cao quý nhất trên tất cả các người mẹ, đã hiến dâng Con Một của mình là Chúa Giêsu hầu cứu lấy đứa con nhân loại để cộng tác vào công trình Cứu độ của Thiên Chúa. Và nguyện xin Đức Mẹ luôn gìn giữ, ủi ai và chuyển cầu ơn lành của Chúa trên Mẹ của mỗi người chúng ta.

Bà Mạc Tài, Hội Trưởng Bà Mẹ Thanh Xuân dâng lời tri ân đến cha Quản xứ, thầy Phó Tế Phêrô Nguyễn Thanh Hải, quý nữ tu, quý HĐMV, quý khách mời, cùng toàn thể các Bà Mẹ công giáo, các ca sĩ diễn viên đã ưu ái quan tâm và góp công góp sức và hiện diện để làm nên một đêm Giao lưu “Gởi đến Mẹ ngàn lời yêu thương” thành công tươi vui tốt đẹp. Đây là món quà quý giá nhất mà tất cả những người Mẹ trong giáo xứ Thanh Xuân nhận được trong Ngày Của Mẹ năm nay. Và đây cũng là lần đầu tiên Thanh Xuân tổ chức Ngày Của Mẹ.

Khép lại một ngày vui dành cho người làm Mẹ với những lời cầu chúc, những món quà trao tay. Khán giả ra về mang theo nỗi niềm của đêm diễn đọng lại để cảm nhận rằng : Mẹ, tiếng gọi trìu mến, êm ái nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người. Tình thương của Mẹ không ngôn từ hay bút mực nào tả xiết. Có chăng là sự cảm nhận tự đáy lòng của người làm con. Không chỉ có vậy, Ban tổ chức còn gởi gắm trong đó lời nhắn nhủ và đánh thức những đứa con còn thờ ơ và chưa biết trân quý Mẹ của mình.
 
CĐCGVN TGP Sydney mừng kính Ngày Thánh Mẫu
Diệp Hải Dung
19:08 08/05/2011
Sáng Chúa Nhật 08/05/2011 nhân ngày Mother’s Day khoảng 2500 người và có những người không Công Giáo đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly hành hương mừng kính Đức Mẹ với chủ đề Ave Maria Con Yêu Mến Mẹ.

Xem hình ảnh

Đúng 11 giờ rất đông đảo mọi người trong tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và sau 3 hồi Chiêng Trống cổ truyền khai mạc giờ đền tạ do Cha Dương Thanh Liêm điều hợp hướng dẫn mọi nguời nguyện cầu xin Mẹ ban ơn cho bản thân, cho gia đình và Cộng Đồng. Sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ La Vang về Lễ đài. Cuộc rườc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mỗi người trên tay cầm cành hoa và kiệu về tới Lễ đài mọi người cùng cắm hoa dâng cho Mẹ.

Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha giới thiệu quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu hôm nay và xin mọi tất cả mọi người cầu cho quê hương Việt Nam và quê hương Úc Đại Lợi .
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về 5 sắc lòng Hoa dâng Mẹ với tâm tình quý mến: "Cùng với những hoa đời dâng Mẹ. Con cũng dâng những cánh hoa đời tha hương tỵ nạn dâng Mẹ.

Hoa đỏ của những hy sinh.
Hoa Trắng của lòng trong trắng.
Hoa Vàng của lòng yêu thương.
Hoa Xanh của niềm trông cậy.
Hoa Tím của lòng phó thác.
Tất cả 5 sắc hoa đời chúng con dâng Mẹ hôm nay.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney ngỏ lời chào mừng cám ơn mọi người đã đến Trung Tâm tham dự Lễ mừng kính Ngày Thánh Mẫu và chúc mừng các bà mẹ nhân ngày Mother’s Day hôm nay. Cha Tuyên úy Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn qúy Hội Đồng Mục Vụ và những thiện nguyện viên bỏ công sức làm khang trang Lễ đài để mọi người cùng tham dự Thánh lễ và Cha cũng cho biết hôm nay tại Trung Tâm có những gian hàng bán thực phẩm, nước ngọt của các hội đoàn như Giáo Đoàn Mt Pritchard, Legiô Mariae, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể v..v.. mọi người ở lại để mua dùng bữa trưa và tham quan Trung Tâm.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ghé qua các gian hàng bán thực phẩm và thăm viếng Trung Tâm.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Con người có lý trí và tự do (1)
Hà Minh Thảo
11:41 08/05/2011
CON NGƯỜI CÓ LÝ TRÍ VÀ TỰ DO (1)

Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tạo Hoá, với Lý trí siêu việt, đã hoàn tất tiến trình tác thành trời đất và, cuối cùng, tạo dựng nên nhân loại. Người có Tự do toàn quyền trao ban sự hiện hữu và sự sống cho con người chúng ta. Chính vì vậy, người nam và người nữ đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1,26-27), được mời gọi hãy trở thành dấu chỉ hữu hình và dụng cụ hữu hiệu để tỏ lộ hành vi tặng không của Thiên Chúa khi đặt họ vào vườn để canh tác và trông coi các công trình sáng tạo khác (x. số 26 Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo). Vì giống Thiên Chúa, con người cũng có Lý trí và sự Tự do.

Sau khi, tổ tiên chúng ta đã trái lệnh Thiên Chúa để bị mất nghĩa với Đấng đã tạo nên mình (xem Sáng Thế Ký), Đức Chúa Trời lại ban tặng cho con người Đức Giêsu nhập thế, mang xác phàm như chúng ta, chịu đóng đinh và chết trên cây Thánh Giá, được táng xác và Sống Lại để Cứu Chuộc chúng ta (xem Kinh Tin Kính). Chúa Giêsu là một chứng minh con người có Lý trí và sự Tự do như Thiên Chúa.

Thiên Chúa nhân từ ban cho con người chúng ta Lý trí và Tự do để cùng nhau xây dựng và sống trong Hòa bình, Hạnh phúc. Do đó, khi viết ‘Sưu tập những bản văn của huấn quyền về học thuyết xã hội Công giáo’, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã chọn trích đoạn số 2 Sứ điệp ngày thế giới hoà bình năm 1999:

« Phẩm giá của ngôi vị con người là một giá trị siêu việt, luôn được công nhận như thế bởi những kẻ quyết tâm tìm kiếm chân lý. Tất cả lịch sử nhân loại trên thực tế phải được giải thích dưới ánh sáng của sự đích thực này. Tất cả mọi người, được dựng nên giống hình ảnh và giống Chúa (x St 26-28) và như thế là hướng triệt để về Đấng Sáng Tạo mình, ở trong liên quan thường xuyên với những ai cùng chung một bản tính. Việc khuyến khích điều thiện của cá nhân như vậy chung phần vào việc phục vụ công ích, nơi nào những quyền lợi và những bổn phận tương ứng và tăng cường cho nhau. (Sưu tập những bản văn của huấn quyền về học thuyết xã hội Công giáo số 46) ».

Chúng ta hành động với Lý trí và Tự do Thiên Chúa ban và chịu trách nhiệm về kết quả trước Người và tha nhân.

I./ GƯƠNG THẦY CHÍ THÁNH.

a. Đức Giêsu và quyền hành chính trị.

Đời sống Ngôi Hai Thiên Chúa tại thế gian được ghi lại trong Phúc âm để cho làm chuẩn cho chúng ta theo và được sự trợ giúp của Giáo huấn xã hội Công giáo:

« Dù không đồng ý với sự cầm quyền đàn áp và chuyên chế của các nhà lãnh đạo quốc gia (x. Mc 10,42), cũng như phản đối tham vọng của họ là muốn mọi người gọi mình là ân nhân (x. Lc 22,25), nhưng Đức Giêsu cũng không trực tiếp chống đối các nhà cầm quyền đương thời. Khi đưa ra ý kiến về việc nộp thuế cho hoàng đế (x. Mc 12,13-17; Mt 22,15-22; Lc 20,20-26), Người cũng khẳng định rằng phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa, gián tiếp lên án mọi toan tính biến quyền bính trần gian thành quyền bính thần linh hay tuyệt đối: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi mọi sự từ phía con người. Nhưng đồng thời quyền bính trần gian cũng được quyền đòi những gì thuộc về mình: Đức Giêsu không coi việc nộp thuế cho hoàng đế là chuyện bất công.

Đức Giêsu – vị Mêsia được hứa trước – đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị, mà điển hình là bắt các dân tộc chịu khuất phục mình (x. Mt 4,8-11; Lc 4,5-8). Người là Con Người xuất hiện “để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình” (Mc 10,45; x. Mt 20,24-28; Lc 22,24-27). Khi nghe các môn đệ tranh cãi xem ai lớn nhất, Đức Giêsu đã dạy họ phải biến mình thành người nhỏ bé nhất và làm tôi tớ mọi người (x. Mc 9,33-35); Người đã chỉ cho hai con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan, đang muốn xin giữ hai vị trí tả hữu bên Người, con đường thánh giá phải đi (x. Mc 10,35-40; Mt 20,20-23) » (Tóm lược Học thuyết xã hội Công giáo số 379).

b. Nước tôi không thuộc về thế gian này…

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta nghe bài Thương khó theo Thánh Gioan ‘Đức Giêsu bị điệu ra trước tổng trấn Phi-la-tô’, Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nhưng nay Nước tôi không thuộc chốn này" và “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật.”

Như vậy, Chúa Giêsu nhắc chúng ta đời sống hiện tại chỉ là ‘trên đường lữ thứ trần gian’ để hành trình về nơi Người đáp ‘không thuộc về thế gian này’.

c. Kinh Lạy Cha.

Do đó, trong kinh ‘Lạy Cha’, Chúa Giêsu cầu nguyện Đức Chúa Cha cho ‘hôm nay lương thực hằng ngày’ và Người đã là gương sống thanh bạch: sinh ra ‘trong máng cỏ’ (Luca 2, 12) và tắt thở trên thập giá (Luca 22, 33 và 46).

II. HÀNH ĐỘNG THEO LÝ TRÍ VÀ TỰ DO.

A. Cầu nguyện cho người bị tù oan.

1. Trường hợp ông Cù huy Hà Vũ.

Ông Cù huy Hà Vũ, sinh ngày 02.12.1957 tại Hà Tĩnh, tiến sĩ luật đại học Sorbonne (Paris, Pháp), thuộc một gia đình của những nhà thơ lớn và cũng là những công thần của Nhà nước Cộng sản như Huy Cận (cha), Xuân Diệu (cậu ruột).

Ngày 04.11.2010, Tổ kiểm tra Công an phường 11, quận 6, TP. Hồ chí Minh kiểm tra hành chính tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm có một đôi nam nữ (ông Hà Vũ và bà Hồ Lê Như Quỳnh, sinh năm 1974, luật sư Hội Luật gia TP Hồ chí Minh) đang có hành vi quan hệ bất chính mà không phải là quan hệ vợ chồng, với bằng cớ rõ ràng là đã tìm thấy hai bao cao su được sử dụng. Công an đã kiểm tra máy vi tính cá nhân của ông Vũ và phát hiện nhiều tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước. Sau đó, công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của ông Vũ ở phố Điện biên phủ, Hà nội.

Ngày 06.11.2010, trả lời họp báo về vụ việc, Trung tướng công an Hoàng Kông Tư nói rằng: « Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan chức năng thu được đã chứng minh ông Cù Huy Hà Vũ có những hành vi phạm luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự. »

Ngày 15.11.2010, Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà nội đã khởi tố và ra lệnh tạm giam ông Vũ và ngày 17.12.2010, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hà nội đã ra cáo trạng truy tố ông Vũ về tội danh trên.

Người dân cũng nhớ rằng ông Vũ đã từng nạp đơn kiện Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về quyết định khai thác bô-xít Tây Nguyên, nhưng đơn kiện đã bị bác bỏ. Sau đó, ông cũng bị bác đơn tình nguyện làm luật sư bào chữa cho giáo dân Cồn dầu Đà nẵng.

Con người có Lý trí biết suy đoán những hành động và những phát biểu của ông Hà Vũ không thể kết thành tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, nên ông cần phải được Tự Do. Do đó, các cá nhân và tập thể đồng bào lên tiếng yêu cầu Nhà nước trả Tự do cho ông Hà Vũ vì Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 vi hiến tức trái với Hiến pháp Việt Nam đã quy định quyền của công dân Việt Nam là được tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 69 Hiến pháp Việt Nam qui định: « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật »). Luật Việt Nam thường vi hiến vì quốc gia không có Tối cao Pháp viện hay Viện Bảo hiến để xét tính cách hợp hiến như thời Việt Nam Cộng hoà hay tại các quốc gia có tam quyền phân lập.

Chẳng bao lâu sau đó, các tổ chức nhân quyền ngoại quốc cũng đề nghị Nhà nước Việt Nam trả Tự do cho ông Hà Vũ vì việc bắt giữ này vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế Quyền Dân sự và Chính trị: (1/ Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2/ Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

3/ Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

a/ Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.

b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý). Việt Nam không phải tôn trọng Công ước này nếu chính phủ đừng ký vào năm 1982).

Tất cả những yêu cầu đó đều không được đáp ứng và phiên toà sơ thẩm xét xử lúc đầu định vào ngày 24.03.2011 tại Tòa án nhân dân Hà nội.Sau dời vào ngày 04.04.2011, không biết có phải để tránh tang lễ chôn cất ông Trịnh xuân Tùng, bị trung tá công an Nguyễn văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, cử hành ngày 23.03.2011.

Trước phiên xử, luật sư Nguyễn thị Dương Hà, phu nhân ông Cù huy Hà Vũ, sau khi tố cáo các hành vi vi hiến và trái luật của công an các cấp về việc bắt giam và khởi tố ông Hà Vũ và bị rút giấy phép bào chữa cho chồng, đã đến Giáo xứ Thái hà để xin cầu nguyện cho Công Lý và Sự Thật vào tối 02 và 03.04.2011 cho chồng.

Trả lời phỏng vấn của chị Khánh An, phóng viên đài Á châu Tự do, Linh mục Vũ khởi Phụng, Chánh xứ Giáo xứ Thái Hà cho biết: « Giáo xứ không có lý do gì để từ chối việc cầu nguyện vì chính gia đình anh Vũ đã đến đây xin giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho anh khi anh sắp sửa ra tòa. Trong vụ án này, có những cái xem ra vi phạm nghiêm trọng vấn đề công bình và nhân phẩm, không trong sáng trong vụ bắt và xử anh. Vì thế, cầu nguyện không chỉ vì cá nhân anh Vũ nhưng mà vì cái vấn đề chung của xã hội là cần sự trong sáng, cần quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, cần một sự thẳng thắn về mặt pháp lý. Do đó, Thái Hà đồng ý có buổi cầu nguyện cho anh Vũ và cho vấn đề Công bình và Nhân phẩm trong xã hội.

Gia đình anh không là người Công giáo nhưng Thái Hà vẫn luôn luôn có những buổi cầu nguyện khi có chuyện gì xảy ra trong xã hội như khi có thiên tai, như động đất ở Trung quốc, Nhật bản hay Miến điện, như vụ các giáo dân Tam Tòa hay Cồn Dầu. Chúng tôi tưởng đây là một trường hợp rất quý bởi vì người ta có nghĩ tới sự thành tâm của mình trong đức tin thì người ta mới xin mình cầu nguyện.

Nếu có một ‘sự nhạy cảm’ nào đấy thì do hoàn cảnh tự nhiên đưa đến thôi, chứ còn giáo xứ Thái Hà không chủ trương tạo ra những tình hình nhạy cảm. Đôi khi giáo xứ Thái Hà gặp phải những tình hình tự bản chất của nó là nhạy cảm chứ không phải là do Thái Hà gây ra. Tôi không thấy có vấn đề gì cả bởi vì cầu nguyện là một bổn phận của mọi giáo xứ. Xưa nay trong Hội thánh vẫn cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình thì vụ này cũng như thế. Còn nếu mà vì vụ này mà sinh ra cái gì đấy gọi là nhạy cảm hay phiền phức thì cái đó là ngoài ý muốn của giáo xứ Thái Hà. »

Chúng tôi xác tín hoàn toàn: Do ‘Con người có Lý trí và Tự do’, hai bà Dương Hà và Cù thị Xuân Bích, em gái ông Hà Vũ, đã chọn giáo xứ Thái Hà để mời cùng dâng Thánh Lễ và đốt nến cầu nguyện với nhiều ngàn Kitô hữu. Sau đó, những giáo xứ khác cũng hiệp thông cầu nguyện.

Nhắc đến giáo sĩ và giáo dân Thái Hà, chúng ta nhớ đến hai cuộc tuần hành ra tòa các ngày 08.12.2008 và 27.03.2009 đã thu hút sự chú ý của đồng bào trong nước và giới quan sát nước ngoài:

- những cuộc tuần hành trật tự và hiên ngang để không bị đàn áp đem lại niềm hy vọng cho những nhóm sinh viên bày tỏ ‘Hoàng sa, Trường sa của Việt-Nam’, tín đồ các tôn giáo đòi tự do cho đạo của mình…

- nhiều nhân viên ngoại giao và ký giả nước ngoài, dự phiên tòa sơ thẩm, góp ý nhà nước cần đối thoại với công giáo. Nhưng, rất tiếc, ngày nay, lãnh đạo công giáo không đồng quan điểm về cách thức đối thoại với nhà nước.

Thật vậy, giáo sĩ và giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tìm hiểu và thực hành hai nguyên tắc Bổ trợ và Liên đới kết hợp với những nguyên tắc của Học thuyết xã hội Công giáo mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài sau.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Một ngày cho một đời
Jos. Tú Nạc, NMS
09:24 08/05/2011
Mẹ ạ,
Trong tim con mãi mãi Ngày của Mẹ!
Tự ra đời Mẹ dòng sữa ấm nồng,
Tiếng kẽo kẹt võng đưa cạnh bên song,
Mơn man ngọt lời ca dao nhè nhẹ.

Mẹ ơi,
Và con đã được lớn lên từ đó!
Mẹ cho con cả cuộc đời của Mẹ,
Từ chập chững đi đến thuở vào đời,
Không lúc nào con vắng vòng tay Mẹ.

Mẹ này,
Dòng thời gian phôi phai màu tóc Mẹ,
Ánh mắt xưa nấn níu tình âu yếm,
Nụ cười xưa xa xôi thời hàm tiếu,
Biết của con hôm nay là của Mẹ!

Mẹ nhé,
Vâng, con xin dâng Mẹ một đóa hồng.
Ngày của Mẹ trong con hằng ấp ủ,
Cả đời con khát khao ngày tháng cũ,
Dù một mai áo con trắng đóa hồng.
Trong tim con mãi mãi Ngày của Mẹ.

(Ngày của Mẹ 2011)
 
Sự tha thứ của một người Mẹ
Jos. Tú Nạc, NMS
09:26 08/05/2011
Một đêm tháng Mười năm 1966, charlotte Awino mười bốn tuổi đang ngủ trong phòng của mình ở Trường Cao Đẳng St. Mary, Aboke, Uganda.

Trời chưa sáng hẳn. Đột nhiên, Charllote thức giấc. Cô nghe thấy âm thanh của tiếng đập cửa ra vào rầm một cái. Kế đó cô nghe tiếng thủy tinh vỡ của những cửa sổ.

Đêm đó, quân nổi dậy Lord’s Resistance Army, hay còn gọi là LRA, đã đập phá cửa trường học xông vào. Họ dẫn Charlotte và 138 nữ sinh khác khỏi trường học.

Quân nổi dậy đã trói tay những cô gái này. Chúng bắt những cô gái này bước trong mưa và vào một khu rừng nhiệt đới. Khi một cô gái bị đuối sức bước đi không nổi, chúng đã đánh cô và bỏ cô lại.

Một giáo viên tên Chị Rachele Fassera theo sau nhóm. Khi họ dừng lại qua đêm. Chị đã quì xuống. Chị tiếp tục năn nỉ quân nổi dậy thả những cô gái ấy cho Chị. Nhưng quân nổi dậy từ chối.

Cuối cùng, người cầm đầu quân nổi dậy đã chia những cô gái này thành hai nhóm. Hắn nói với Chị rằng Chị có thể dẫn 109 người. Nhưng họ sẽ giữ 30 người khác.

Sister Fassera nói không được. Nhưng quân nổi dậy nói họ sẽ giết 30 người này nếu Chị không đồng ý. Với nỗi buồn vô hạn, Sister Fassera đã bỏ lại 109 người trong số 139 nữ sinh của Chị.

Charlotte là một trong 30 cô gái cùng đi với quân nổi dây. Mẹ của Charlotte, Angelina Atyam, đau đớn vô cùng vì mất charlotte. Bà không biết Charlotte ở đâu – hay cô sống chết ra sao. Tuy nhiên, trong nỗi đau của bà, bà đã tìm thấy sự tự do và hy vọng mãnh liệt.

Angelina đã biết những gì đó có nghĩa Charlotte đã bị LRA bắt giữ. LRA đã phải chiến đấu với chính phủ Uganda từ thập niên 1990. Chúng đã gây bao đau khổ cho người dân thuộc miền Bắc Uganda. Nhưng những tội nhân tội tệ nhất của chúng chống lại là trẻ em. Chúng đã bắt hàng ngàn trẻ em từ những gia đình của họ. Những trẻ em này, một số thậm chí chỉ mới bảy hay tám tuổi, được đào tạo để trở thành những lính thiếu nhi. Những bé gái lớn hơn, như Charlotte, chúng ép phải lấy những người lính lớn hơn.

Sau vụ bắt cóc ấy, cha mẹ của những bé gái bị bắt đi khỏi trường St. Mary đã cùng nhau họp lại. Tất cả họ đều giận dữ và lo lắng cho số phận con gái họ. Nên họ đã tập trung cầu nguyện cho ngày về của con mình.

Angelina đã nói rằng nhóm của họ đang phải “vật lộn với Thiên Chúa”. Những phụ huynh này những Ki-tô hữu. Họ tin vào Thiên Chúa và họ kính yêu Thiên Chúa, nhưng họ vẫn tức giận – vào quân nổi giận và Thiên Chúa. Và họ đã không hiểu lý do tại sao chuyện này đã xảy ra.

Angelina đã kể về một ngày đặc biệt khi những bậc phụ huynh tập trung cầu nguyện. Một phụ huynh đã bắt đầu đứng lên cất lời kinh cầu nguyện lên Thiên chúa,

“Lạy Cha chúng con ở trên Trời
Người là cha nhân từ.
Hãy tạo thế giới này thành một nơi an bình.
Thực hiện những gì tốt nhất nơi đây trên trái đất.
Hãy tạo nó trở nên giống như Nước Trời.
Ban cho chúng con mọi điều hôm nay chúng con cần thiết.
Hãy tha cho chúng con những điều xấu xa mà chúng con đã phạm.
Hãy giúp chúng con tha thứ cho những người
Mà đã đem đến cho chúng con những điều khốn khổ …”


Sau những lời, “Hãy giúp chúng con tha thứ cho những người mà đã đem đến cho chúng con những điều khốn khổ …” này, người phụ huynh ấy ngưng cầu nguyện. Tất cả những phụ huynh trong phòng đều im lặng. Họ nhận ra rằng họ đã không tha thứ cho quân nổi dậy những người mà “đã đem đến cho họ những điều khốn khổ.”

Sau ngày đó, Angelina biết rằng bà cần phải tha thứ cho quân nổi dậy. Bà biết rằng giải phóng sự căm tức và buồn bực của mình chỉ đến qua sự tha thứ. Nên, Angelena đã thực hiện một điều ngạc nhiện làm sao! Bà đã tìm gặp mẹ của Joseph Kony, lãnh đạo quân nổi dậy. Bà nói với mẹ của anh ta rằng,

“Tôi đến đây để nói với bà rằng tôi đã tha thứ cho con trai bà, mặc dù anh ta vẫn giam giữ con gái tôi làm con tin. Tôi đã tha thứ cho bè đảng của anh ta bởi tôi cần được thanh thản tâm hồn. Và tôi cũng đã tha thứ phe nhóm của anh ta và tôi muốn bà hãy cảm thông với tôi.”

Angelina nói điều đó chẳng phải dễ dàng – với bà hay mẹ của người lãnh đạo quân nổi dậy. Tuy nhiên, sau khi lời nói ấy kết thúc hai người phụ nữ đã ôm nhau thắm thiết và than khóc. Họ dà cùng nhau tìm thấy sự an bình.

Angelina và những phụ huynh khác tiếp tục gặp gỡ nhau. Nhóm này đã được biết đến với cái tên Concerned Parents’ Association hay CPA. Và Angelina đã trở thành lãnh đạo của nhóm này.

Chẳng bao lâu nhóm này đã phát triển trên 5000 thành viên gia đình của những trẻ em bị LRA bắt. Angelina đã đi nhiều nơi kể câu chuyện của bà. Thậm chí bà đã nói với Liên Hiệp Quốc về những vấn đề của những đứa trẻ bị bắt lính ở Uganda.

CPA cũng bắt đầu giúp nhưng đứa trẻ bị bắt lính trốn khỏi LAR. Khi những đứa trẻ này quay trở về, chúng đã có một thời gian rất khó khăn để sống một cuộc sống “bình thường.” Chúng đã thấy và đã làm những điều khủng khiếp khi là những người lính. Nên, CPA đã giúp đỡ chia sẻ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chúng.

Thường, khi Angelina gặp một đứa trẻ bị làm lính trốn thoát, bà hỏi có biết Charlotte hahy không. Nhiều năm trôi qua, bà biết rằng Charlotte đã bị buộc phải lấy một người lính LRA. Bà cũng biết rằng Charlotte đã có hai đứa con.

Tin này cùng lúc đã mang cả niềm vui và nỗi buồn. Angelina biết Charlotte vẫn còn sống. Nhưng bà cũng biết rằng Charlotte đã từng ngày đau khổ. Từ đó, bà tiếp tục nguyện cầu cùng Thiên Chúa cho Charlotte được thả về.

“Tôi đã cầu nguyện ngày lại ngày qua than thở cùng Thiên Chúa. Và tôi ngồi trên trần nhà tâm sự với Chúa. ‘Kính Thánh nói bạn đừng thay đổi. Nhưng bảy năm, bảy tháng đã trôi qua mà tôi chẳng trông thấy con gái tôi. Trong Kinh Thánh nói năm thứ bẩy là năm của tự do … lạy Chúa, phải chăng Người đã thay đổi hoàn cảnh của con?’ Tôi đang vật lộn với Thiên Chúa.”

Đó là đêm 19 tháng Bẩy, năm 2004.

Sáng hôm sau, con gái Angelina, Charlotte, đã trốn thoát LRA.

Những ngày sau đó, Angelina được đoàn viên. Angelina vô cùng tạ ơn Thiên Chúa về sự trở về của con gái mình. Charlotte đã đánh mất nhiều năm trong đời cô. Bây giờ cô có hai đứa con mà chẳng có chồng. Thế nhưng, Angelina và Charlotte biết rằng hai mẹ con họ sẽ tìm thấy niềm vui.

Cuối cùng, Angelina đã có được Charlotte trở về, nhưng điều đó không làm cho họ quên hàng ngàn đứa trẻ khác còn đang bị bắt. Angelina nói,

“Và khát vọng của tôi ư? Tiếng súng phải im lặng, chiến tranh phải ngưng hẳn. Đau khổ phải chấm dứt … để những đứa trẻ được trở vế với làng thôn của chúng … Và tôi cũng cần sự giúp đỡ của các bạn, các bạn sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng cách nào? Các bạn sẽ giúp đỡ chứ? Một mình chúng tôi không thể đứng vững được … Chúng tôi cần tập trung những nỗ lực của mọi người để kết thúc sự đau khổ của nhân loại. hãy vui lòng giúp đỡ chúng tôi để hàn gắn nỗi đau của con em chúng tôi, bằng việc giáo dục, những chương trình chăm sóc tinh thần, và chăm sóc sức khỏe căn bản. Nếu các bạn hành động nhanh chóng, các bạn có thể cứu vớt biết bao cuộc đời!”

(Ngày của Mẹ 2011)
 
Bông hồng dâng Mẹ Việt Nam
Thanh Sơn
09:28 08/05/2011
THÁNG năm xa cách muôn trùng
NĂM nay cũng vậy bão bùng lòng con
DÂNG ngàn giọt lệ lăn tròn
MẸ bên Quốc Tổ mỏi mòn đợi con
ĐÓA hồng thay tầm lòng son
HỒNG như màu máu tim con dâng trào

TẤM thân đau quặn cồn cào
LÒNG con nhớ Mẹ xiết bao năm trời
TƯƠI ngoài trong héo Mẹ ơi!
THẮM hương lòng Mẹ suốt đời của con
LÀM trai trung hiếu khó tròn
QÙA thay lòng kính của con dâng về
KÍNH dâng mẹ, một lời thề
YÊU thương Tổ Quốc và Quê Hương mình

SÔNG dài Đất-Nước điêu linh
DÀI từ Bản Giốc nối tình Cà Mau
BIỂN đông nhìn thấy mà đau
RỘNG xưa nay hẹp toàn "tàu lạ" không
BAO nhiêu công của cha ông
NHIÊU điều bởi lũ bất công cộng Hồ

KHÔNG còn liêm sỉ tham ô
BẰNG lòng bán cả cơ đồ Việt-Nam
TÌNH không, tiền ngập túi tham
MẸ Việt-Nam hỡi! con căm phẫn lòng
SỚM muộn cũng thỏa ước mong
CHIỀU rồi đời chúng long đong sắp tàn
THƯƠNG con Mẹ chẳng phàn nàn
CON yêu của Mẹ thơm ngàn HOA-SEN

(Kính gởi về Mẹ Việt-Nam yêu qúy ngàn đời. Ngày của Mẹ 2011)