Ngày 31-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Từng Bước
Lm Vũđình Tường
06:33 31/05/2011
Ba tuần qua chúng ta nghe nhiều về sự sống trường sinh. Đầu tiên là chuyện Đức Kitô đối thoại với người phụ nữ thành Samari tại bờ giếng. Nơi đó Đức Kitô xin chị nước uống. Với lòng thành chị nhận ra Ngài là Đấng ban nước hằng sống và chị đã nhận được nước trường sinh.

Tuần qua lại nghe chuyện Đức Kitô mở mắt người mù từ lúc mới sinh. Mắt thể xác anh được sáng và mắt đức tin của anh còn sáng hơn. Nhờ mắt đức tin mà anh nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ trần gian.

Tuần này chúng ta nghe về việc Đức Kitô làm cho Lazarô sống lại từ cõi chết.

Bằng nhiều dụ ngôn khác nhau Đức Kitô dẫn chúng ta đi từng bước, giải thích về tình yêu Thiên Chúa và sự sống đời sau - Ban nước trường sinh cho người phụ nữ thành Samari- mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh và ban sự sống cho Lazaro là chuẩn bị cho chúng ta hiểu về sự chết và Phục Sinh của chính Ngài.

Các dụ ngôn trên cho thấy tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn sự chết. Vì yêu mà Đức Kitô hiến thân ban sự sống cho nhân loại.

Hiến mạng

Đức Kitô từ bỏ vùng đang rao giảng để thực hiện điều rao giảng. Đây là chuyến đi định mệnh. Đức Kitô chết để ta được sống. Nguyên nhân Đức Kitô chết vì Ngài yêu thương. Thí mạng sống vì đàn chiên. Con người muốn Ngài chết vì danh Ngài vang dội. Phúc Âm ghi lại án tử bằng câu.

Từ ngày đó họ quyết định giết Đức Kitô Gn 11,53

Thì ra người ta giết nhau, thanh trừng nhau vì ghen. Sợ danh người khác lấn át danh mình. Muốn hơn tiếng phải thanh trừng, khai trừ. Án tử cho Đức Kitô đã định sẵn. Không còn phải thắc mắc. Nếu có chỉ là thời gian, tìm dịp thuận tiện để thi hành. Đức Kitô chết vì thực hiện điều rao giảng: bác ái, yêu thương, thứ tha. Vì bác ái bị người thù. Vì yêu người bị người ghét. Vì tha thứ bị người khai trừ. Vì sao? Vì nhân đức nghịch với khuynh hướng, lối sống và cách xử thế thế gian nên thế gian ghét những gì không thuộc về chúng. Bác ái, yêu thương, tha thứ thành trò cười cho thiên hạ chế diễu. Thể hiện qua lời móc méo của kẻ trộm và viên trưởng lãnh binh. Trước khi xỏ lưỡi đòng thâu tim, họ đã xiên lưỡi đòng tâm lí.


Hắn cứu được người khác mà không cứu được mình. Lc 23,35

Thiên Chúa không đáp lại lời châm biếm nhưng biến lời chế diễu thành lời rao giảng, tuyên xưng. Lời xỏ xiên kia xác nhận Đức Kitô ban sự sống cho người khác. Tự thú Ngài không sống cho chính Ngài nhưng sống cho tha nhân và phó mình làm giá chuộc muôn dân. Từ khởi nguyên ý định xuống thế cứu chuộc không hề lay chuyển. Ngài xuống trần gian không phải để làm theo ý riêng nhưng làm theo ý Chúa Cha. Mà ý Chúa Cha là muốn mọi người nhận ơn cứu rỗi. Đức Kitô thể hiện ý Chúa Cha, hoàn tất một cách trọn vẹn. Lời cuối trên thập tự thể hiện điều này: Mọi sự đã hoàn tất – Nói xong, Ngài tắt thở.

Bạn của Thiên Chúa

Mở đầu bằng hứa ban nước trường sinh cho người phụ nữ Samari tại bờ giếng. Một người dân ngoại. Đức Kitô còn kể dụ ngôn người dân ngoại thành Samarita nhân lành, cứu người bị nạn dọc đường, đưa vào quán trọ nhờ săn sóc Lc 10,25-37. Câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta người dân ngoại nhân lành đó là ai?

Là chính Đức Kitô và mỗi người trong chúng ta? Đối với lãnh binh đền thờ và thượng tế Đức Kitô là dân ngoại. Tệ hơn nữa còn bị quỉ ám.

Chúng tôi bảo ông là người Samari và là người bị quỉ ám thì chẳng đúng lắm sao Gn 8,48

Vì mở mắt sáng cho người mù từ lúc mới sinh mà họ kết án Ngài

Chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi Gn9,24

Vì ban sự sống cho bạn thân là Lazarô nên họ chủ trương giết Ngài. Ai là bạn hữu của Ngài? Câu trả lời thật rõ

Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dậy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu Gn 15,14

Để trở thành bạn Đức Kitô người đó cần nhận tội, sống yêu thương, tha thứ và thực thi đức ái. Khiêm nhường thú nhận tội lỗi, sống bác ái, yêu thương biến chúng ta thành bạn hữu Đức Kitô.Tình bạn không dành cho riêng ai mà trải dài, vươn rộng cho tất cả những ai tin vào Ngài

Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết Gn 11, 26

Tin vào Đức Kitô sẽ nghiệm thấy chết thể lí là biến đổi để bước vào sự sống trường sinh. Sự sống đó không cần phải đợi đến ngày kẻ chết sống lại mà khởi đầu ngay khi hồn lìa khỏi xác. Đây chính là ý nghĩa câu

‘sẽ không bao giờ phải chết’. Hồn lìa khỏi xác để đoàn tụ cùng Chúa, thể hiện điều Đức Kitô ước mong trong lời nguyện hiến tế

Lậy Cha Con muốn rằng Con ở đâu thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con Gn 17,24

Chúng ta cầu xin sống tinh thần khiêm nhường, thú tội, nhận biết, tin theo Đức Kitô. Sống theo lời Chúa dậy, đầy nhân hậu, giầu bác ái, nhiều tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ.

tiengchuong.org
 
Dâng hoa Lòng Thương Xót
LM Trần Đình Long, SSS
09:51 31/05/2011
DÂNG HOA LÒNG THƯƠNG XÓT

I- Khai Mạc :

Tháng năm chợt nắng chợt mưa rào.
Lộc chồi tỉnh giấc nhẩy xôn xao.
Rung rinh ngàn hoa khoe sắc thắm.
Ngỡ ngàng chiêm ngắm Mẹ trên cao.
Hát Khai Mạc : NỮ VƯƠNG MÂN CÔI

Ngày nay con đến hát khen mừng Mẹ Chúa thiên đàng, dâng ngành mân côi muôn màu hoa thắm tươi. Lạy Mẹ yêu mến lắng nghe lời con hát nhịp nhàng, hòa với cung đàn xiết bao mừng vui. Ôi Maria phúc đức no đầy chan hòa, lòng con yêu mến cậy trông thiết tha. Qua cơn gian nan giữa chốn sa trường nguy biến xin đưa hồn con tới quê thanh nhàn.

1- Mẹ ơi lời Mẹ thiết tha nài xin. Con năng ngắm phép Mân Côi từ đây. Này con thành tâm mến yêu cậy tin. Cao rao phép thánh Mân Côi hằng ngày.
II- Tiến Hoa : (Khi hát, ai cầm hoa nào thì dâng hoa đó lên cao theo sự hướng dẫn)

1- Hoa Xanh:

Hoa Xanh tin yêu thắm đượm mầu.
Dâng Mẹ tình con chẳng đậm sâu.
Dậy con tin yêu và phó thác.
Vào Lòng Thương Xót Chúa nhiệm mầu.
- Suy Niệm : Niềm hy vọng của hoa mầu Xanh dâng Mẹ, xin cho tìm lại được niềm cậy trông giữa những thất bại thử thách chán nản trong cuộc đời.
- Lời chứng :
- 1 kinh kính mừng
- 3 kinh : “Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
- Hát : Mẹ ơi, trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ, một tràng hoa Mân Côi và ngàn lời ca chan chứa tình yêu. Lời con, tiếng ca hoà dâng lên Mẹ hiền, tựa ngàn hoa thắm tươi xin dâng lên Mẹ thương yêu.
- Trong khi an vui con dâng lên Mẹ, tình yêu xin dâng trọn niềm trìu mến. Khi con cô đơn xin dâng về Mẹ, đời những gian truân Mẹ sẽ ủi an.

2- Hoa Trắng:

Đây hoa cậy trông ánh Trắng tinh.
Cung kính dâng tiến Mẹ Đồng Trinh.
Ngợi ca danh Mẹ Ôi! Tuyệt mỹ.
Chẳng chút bợn nhơ bóng tội tình.
- Suy Niệm : Hoa mầu Trắng dâng Mẹ tượng trưng tấm áo trắng tinh khiết của tâm hồn ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Tấm áo đó theo năm tháng thời gian đã nhuốm bụi trần, xin Mẹ cầu cùng Chúa lấy Máu và Nước từ Trái Tim Chúa thanh tẩy và thánh hoá.
- Lời chứng :
- 1 kinh kính mừng
- 3 kinh : “Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
- Hát : Mẹ ơi, trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ…
- Trong khi âu lo xin dâng lên Mẹ lời yêu con dâng trong niềm phó thác. Khi con bơ vơ trên nơi gian trần, nhìn ánh sao mai kêu khấn Mẹ yêu.

3- Hoa Tím:

Thương sao hoa Tím đồi hoang sơ.
Can vê tình yêu quá dại khờ.
Bóng đổ bên trời Mẹ lặng lẽ.
Sao con vô tình vẫn thờ ơ ?
- Suy Niệm : Những cánh tay run run dâng Mẹ hoa mầu Tím, tím cả chiều hoang, tím cả cõi lòng vì ốm đau bệnh tật, những chứng bệnh nan y không thuốc men trần gian nào chữa khỏi, chỉ biết theo gương Mẹ, tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa để thoát cơn ưu phiền và xin ơn chữa lành.
- Lời chứng :
- 1 kinh kính mừng
- 3 kinh : “Vì cuộc khổ nạn đau thương xủa Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
- Hát : Mẹ ơi, trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ…
3- Trên nơi dương gian con luôn trông Mẹ, đời con quên đi những ngày trống vắng. Đêm đen mênh mông con kêu xin Mẹ, tình mến cao dâng chan chứa hồn thơ.

4- Hoa Vàng:

Hoa Vàng rực rỡ niềm mến yêu.
Nồng nàn hương ngát vương nắng chiều.
Mẹ ơi! Mến Chúa yêu người thế.
Giúp con sống trọn Đường Tình Yêu.
- Suy Niệm : Dâng Mẹ những cánh hoa Vàng héo hon của đời người, những cánh hoa vàng vọt vì những nứt rạn tình nghĩa vợ chồng, anh em, bạn bè, những khao khát mỏi mòn trông chờ Chúa xót thương hàn gắn nối kết.
- Lời chứng :
- 1 kinh kính mừng
- 3 kinh : “Vì cuộc khổ nạn đau thương xủa Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
- Hát : Mẹ ơi, trước nhan Mẹ con dâng về Mẹ…
4- Hôm mai trung kiên tin yêu nơi Mẹ, nguồn vui bao la chan hòa kiếp sống. Con tim yêu đương xin dâng cho Mẹ, tình mến trung trinh không lúc nhạt phai.

5- Hoa Hồng:

Yêu đóa hồng nhung thắm Đỏ tươi.
Như máu Tinh Khôi tưới đất trời.
Đồng Công Mẹ nhận bao đau xót.
Xin Mẹ dìu bước con lên trời.
- Suy Niệm : Năm sắc nguyện cầu được kết bằng những bông hoa Hồng thắm đượm tình yêu. Tình yêu từ Trái Tim Cực Thánh đã đổ ra những giọt cuối cùng cho con người, để đan kết những cánh hoa lòng, hoa đời tơi tả của phận người, để băng bó những vết thương rỉ máu, để chữa lành những tâm hồn băng hoại.
- Lời chứng :
- 1 kinh kính mừng
- 3 kinh : “Vì cuộc khổ nạn đau thương xủa Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”

III- Kết :

Mẹ ơi! Con dâng hết Mẹ ơi!
Đơn sen mai cúc lan thắm tươi.
Như quỳ hướng về mặt trời sáng.
Mẹ giúp con hướng về Chúa thôi.
Hờn giận yêu thương và ghét ghen.
Tội lỗi lầm lạc đã bao phen.
Con đem gói hết trong hoa thắm.
Nhờ Mẹ chuyển đến Chúa nhân hiền.

Thưa Mẹ,
Chiều hôm nay chúng con đến nhà thờ … để tham dự nghi thức “Dâng Hoa Năm Sắc Nguyện Cầu Lòng Xót Thương”, không phải như người “đi xem” dâng hoa, không phải là khán giả, không đọc kinh thụ động máy móc. Chúng con được hoà nhịp vào những nghi thức đó. Mỗi người chúng con suy gẫm và sống với từng lời kinh Kính Mừng và Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót, cùng với mỗi mầu hoa như mỗi chặng đường đời.

Trong những chặng đường ấy, con đã gặp lại chính mình trong mầu Tím sám hối của con người tội lỗi lầm lạc. Con tìm lại mầu Xanh hy vọng sau những phen mệt mỏi rã rời muốn buông xuôi bỏ cuộc. Con cũng nhận ra tấm áo Trắng tâm hồn đã hoen úa cần được thanh tẩy. Và òa lên ánh Vàng rực rỡ khi biết mình được yêu thương che chở bởi bàn tay nhân ái của Mẹ hiền Maria. Cuối cùng dù cuộc đời con có tan nát tả tơi như cánh Hồng trước gió cũng vẫn được Cha nhân từ đón nhận bằng cả tấm lòng xót thương.

Tháng năm, tháng hoa dâng kính Mẹ Maria không chỉ dừng lại ở những nghi thức, hay những tình cảm hời hờt chóng qua bên ngoài. Nghi thức dâng Hoa Lòng Thương Xót ngày 5-5 tại nhà thờ Chí Hòa phải để lại trong con và những người tham dự dấu ấn của lòng tin, lòng cậy và lòng mến. Lòng sùng kính và yêu mến Mẹ không nhạt nhòa theo cánh hoa tàn úa nhưng phải được thăng tiến và biểu hiện qua đời sống chứng nhân của mỗi người, chứng nhân lòng thương xót của Chúa, theo gương Mẹ Maria.

Maria, con mong được là người con nhỏ bé trong vòng tay yêu thương của Mẹ. Con như đóa hoa mong manh trước bão táp cuộc đời, chỉ biết trọn niềm tín thác nơi Chúa và Mẹ, vì Thánh Bênađô đã nói cho con biết rằng:

“Được Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không ngã.
Được Mẹ chở che, bạn sẽ an lòng.
Được Mẹ ban ơn, bạn sẽ đạt đích mong chờ
…”

Hát Kết : bài “Nữ Vương Hòa Bình”.
 
còn nạn độc quyền thì ''chiếc cần câu thua khúc củi''!
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:19 31/05/2011
Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI nói rằng thời đại hôm nay “phát triển” là một hình thức mới của công cuộc truyền giáo và một cách nào đó có thể xem phát triển là truyền giáo (x.Thông Điệp Populorum Progressio và Tông Huấn Evangelii Nuntiandi). Phát triển ở đây cần bao quát mọi mặt của kiếp nhân sinh như kinh tế, văn hoá, giáo dục, đạo đức…mà Đức Phaolô VI nói là phát triển con người toàn diện trong mọi chiều kích (TĐ. PP số 16).

Khi nói đến phát triển và giúp nhau phát triển thì người ta vốn quen thuộc với kiểu nói đã thành công thức: “Không nên trao con cá mà nên tặng cho tha nhân chiếc cần câu”. Thiết tưởng tặng trao cho tha nhân, cách riêng những “người nghèo” chiếc cần câu và chỉ bày cách câu vẫn chưa đủ. (nghèo ở đây cần hiểu về nhiều mặt chứ không đơn thuần ở chiều kích kinh tế).

Ích gì khi tha nhân, “người nghèo” có được chiếc cần câu, biết cách câu mà vẫn tồn tại nhiều người, nhiều tập thể độc quyền cho kẻ khác câu hay không cho câu tuỳ ý thích của mình! Cơ chế xin – cho là một điển hình.

Ích gì khi “người nghèo” có cần câu và biết cách câu mà vẫn tồn tại nhiều người, nhiều tập thể ngang ngược chặn đứng các dòng chảy của sông hồ tự nhiên!

Chiếc cần câu bấy giờ còn thua một khúc củi!

Độc quyền ắt sinh độc đoán, độc đoán dần dà sinh độc tài, độc tôn. Và cái gì đến sẽ đến đó là độc ác.

Chính vì thế việc cần làm ngay: đánh đổ nạn độc quyền.

Dù bất cứ lý do gì, thì mọi thoả hiệp có chủ ý với nạn độc quyền cũng là độc ác không kém.

Không mạnh dạn tố giác nạn độc quyền mà đành cam chịu là một sai lầm, và thật đáng trách nếu mình đang trong vai vế lãnh đạo, dù lớn hay bé.
 
“Ái mộ những sự trên trời”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:06 31/05/2011
Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người thân cận đến và nói:Ta phải chọn một người kế tục.Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất.

Người thứ nhất mang về một thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về một viên ngọc quý. Người thứ ba trở về tay không.

Ngạc nhiên, vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu?

Anh điềm tỉnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể có một cuộc sống sung túc tốt đẹp.

Thủ lãnh nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.

Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp là hạnh phúc thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.

Tin Mừng thuật lại hai sự kiện song hành: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Marcô ghi lại rất vắn tắt: Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Tin mừng Matthêu nói đến lệnh truyền: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Còn theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây Dầu. Thực ra sau khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Người bước vào cõi vinh quang của Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha, mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha. Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.

Chúa Giêsu lên trời. Những chữ lên trời bị chi phối bơi cách suy nghĩ có giới hạn của chúng ta. Theo cách suy nghĩ đó,các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian. Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao. Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn. Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó. Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới,trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi,đã thấm nhuần tinh thần.

Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Chúa Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Thánh Thần, Người sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người. Chúa Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh. Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.Trời nâng cao địa vị con người. Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với loài vật. Loài vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa. Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh.

Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại. Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ. Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho Nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời. Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đó. Đi đến đâu là làm cho hạt yêu thương nảy mầm lên màu xanh sự sống đến đó.

Người môn đệ của Chúa sống giữa trần gian, yêu mến trần gian, xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.Tuy nhiên ta làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời. Sống giữa thế gian, chúng ta “ái mộ những sự trên trời” như lời kinh hạt: “Thứ năm thì ngắm, Ðức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Nhưng vẻ đẹp trên trời là vẻ đẹp của tâm hồn, tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, vẻ đẹp nghèo khó Phúc Âm, khiêm nhường, đơn sơ, thanh tịnh. Đây là vẻ đẹp và sự quyến rũ của nhân đức, một vẻ đẹp hoàn toàn khác với những vẻ đẹp và sự quyến rũ thuộc trái đất. Nhiều người đã bỏ ra hằng trăm, hàng ngàn, hàng vạn Mỹ kim để làm đẹp, để khoa trương sự giàu có và để được người khác ca tụng. Nhiều người không sợ trải qua những cuộc giải phẫu nguy hiểm, đau đớn cốt sao để thấy mình đẹp hơn, để thấy mình hơn người khác. Nhiều người đã sẵn sàng chấp nhận những thách đố lớn lao để chạy đua vào những chiếc ghế quyền lực. Nhưng ít ai bỏ ra một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, hoặc một năm để lo tu sửa và chỉnh trang lại vẻ đẹp của tâm hồn.

Trên thực tế, tình yêu Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, đức nghèo khó, đức đơn sơ, và đức trong sạch là những đòi hỏi rất cần thiết để đem lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi dân nước. Ðó là những gì cụ thể có thể giúp con người chiếm hữu được vĩnh hằng. Rất tiếc, đó cũng là những gì mà nhiều người từ khước, bởi vì chúng không phù hợp với nhãn quan và suy tư của con người.

Giáo Hội đã thôi thúc và khuyến khích mỗi Kitô hữu hãy tìm kiếm và yêu mến những sự trên trời. Cầu xin cho được ơn ái mộ là cầu xin Thánh Linh khai mở tâm hồn và trí tuệ để chúng ta có thể nhìn, và có thể hiểu được vẻ cao quí của những giá trị tinh thần ấy. Nhận thức về thế giới tâm linh là một nhận thức ngoài tầm hiểu biết của trí tuệ tự nhiên con người. Những gì thuộc về thần linh là thần linh. Con người cần được soi dọi và khai mở bởi sức mạnh huyền nhiệm của Thánh Thần. Chỉ khi nào trí óc ta, trái tim ta được Ngài khai mở, lúc ấy ta mới nhận ra, mới hiểu thấu thế nào là sự cao xa, dài rộng của vẻ đẹp tinh thần, của những giá trị đạo đức.

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa về trời, không chỉ để dọn chỗ mà còn là mở ra một viễn tượng hạnh phúc của trời cao.

“Xin cho chúng con ái mộ những sự trên trời”, để chúng con không bị chôn bám vào thế gian chóng qua và phù du này. Và để chúng con biết tìm kiếm những giá trị cao quí của tinh thần, và để chúng con yêu mến và sống với cuộc sống ấy. Vì đó là những gì mà chúng con có thể tìm kiếm, mua sắm và đem vào được nơi vĩnh hằng. Nơi mà chúng con sẽ gặp được Chúa là nguồn mạch sự sống, hoan lạc, và hạnh phúc viên mãn của chúng con. Amen
 
Ái mộ những sự trên trời
PM. Cao Huy Hoàng
22:14 31/05/2011
Suy niệm Tin Mừng Lễ Chúa Giêsu Lên Trời

Vừa xong giờ kinh gia đình tối thứ tư, với chuỗi Mân Côi Năm Sự Mừng, Cu Út lớp 3, hỏi Mẹ: -“Mẹ ơi, “ái mộ những sự trên trời” là gì thế, Mẹ”. Mẹ vui mừng trả lời con:

- “ Ái là yêu, mộ là mến… là yêu mến những sự trên trời đấy con à”

-“Những sự trên trời là sự gì?”

Mẹ của Cu Út lớ ngớ, không biết phải trả lời con thế nào. Mẹ nhớ ra: “Thứ hai thì gẫm: Đức Chúa Giêsu Lên Trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Mẹ nói:

-“Những sự trên trời là những thứ mà Chúa Giêsu Lên Trời chuẩn bị cho mình đó con à.

-“Chúa Lên Trời là lên làm sao? Chuẩn bị cho mình thứ gì?”

-“Là Chúa Giêsu về với Chúa Cha, chuẩn bị cho mình về với Chúa Cha…”

Cu Út không bằng lòng:

-“Con không hiểu gì cả. Về với Chúa Cha? Về đâu”

………..

Một em bé không cố ý làm bài kiểm tra giáo lý mẹ mình, nhưng quả thật, để trả lời cho bé hiểu về việc Chúa Giêsu Lên Trời và chuẩn bị cho chúng ta về với Chúa Cha thì không dễ dàng chút nào. Mẹ có thể hiểu được cả một cuộc đời mầu nhiệm của Chúa Giêsu với niềm tin và sự trải nghiệm trong hành trình đức tin của mình, nhưng để giải thích cho một tâm hồn non nớt thì không biết phải đi từ đâu…

Những sự ở trên trời, chỉ có người ở trên trời mới biết.

Chúa Giêsu, người ở trên trời, xuống thế làm người, rao giảng cho con người trần gian biết có một cuộc sống mới, có một cuộc sống thiêng thánh, cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu… cuộc sống ấy ở trong Nước Trời, Nước Thiên Chúa. Để có thể tin được rằng: có một cuộc sống khác với cuộc sống trần gian nầy, và để có thể biết được chuyện ở trên trời, thì chỉ có con người khiêm cung chấp nhận và vâng phục mạc khải từ trời, rồi sống mạc khải ấy mới thấu hiểu được.

Chúa Lên Trời, Chúa Thăng Thiên là cách nói diễn tả hình ảnh không gian mà các Tông đồ chứng kiến “ Người được cất lên Ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galile, sao còn đứng nhìn trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1,9-11).

Thực ra, phải nói là Chúa Giêsu về với Chúa Cha, về với cuộc sống, với thế giới, nơi Ngài đã xuất phát để đi làm nhiệm vụ cứu thế… Chúa Giêsu đã nói trước tới biến cố “về với Cha” nầy với bà Maria Madalena sau khi sống lại: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).

Như vậy các biến cố tử nạn, Phục sinh và về cùng Chúa Cha đã nằm trong hoạch định ngàn đời của Thiên Chúa, trong đó, Lên Trời hay lên cùng Cha là đích điểm của Mầu Nhiệm Vượt Qua: Qua tử nạn, đến Phục sinh; qua Phục sinh ở trần gian, đến việc “Về Với Thiên Chúa Cha” trong đời sống Thiên Chúa vĩnh cửu.

Và không chỉ về với Cha, mà còn tham dự vào quyền năng, uy quyền của Thiên Chúa Cha trong Nước Ngài. Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Ephêsô xác quyết uy quyền của Chúa Giêsu là vương quyền, là Vua Vũ Trụ: “Đến thời viên mãn, Thiên Chúa qui tụ mọi loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ga 1,10), và là Vua Lịch Sử Cứu độ: “Thiên Chúa đặt tất cả mọi sự dưới chân Đức Kitô và đặt người làm đầu toàn thể Hội Thánh” (Ga 1,22).

Như thế, giải thích của người Mẹ trên đây với cậu con trai út chắc là không sai lạc giáo lý: Lên trời là về cùng Chúa Cha và ái mộ những sự ở trên trời, chính là yêu mến, khát khao cho chính mình cũng được về với Thiên Cha trong vương quốc Chúa Giêsu.

Để hiểu thấu đáo mầu nhiệm vượt qua nơi Chúa Giêsu, và giải thích được như thế, chắc chắn người Mẹ nầy cũng đã kết hiệp với Chúa Giêsu cách chí thiết để sống mầu nhiệm vượt qua của chính mình: Được Thiên Chúa sinh ra trong đời, vượt qua sự ràng buộc, sự nô lệ của tội lỗi nhờ ơn tái sinh nơi giếng nước rửa tội; vượt qua những rào cản là những hấp dẫn của “những sự dưới đất”đồng thời chấp nhận mất mát là tử nạn với Đức Kitô; vượt qua cuộc tử nạn hằng ngày để phục sinh tại thế nhờ cuộc sống siêu thoát và kết hiệp; và cuối cùng, chờ ngày vượt qua đời tạm nầy mà lên trời, mà về cùng Thiên Chúa Cha trong cuộc sống vĩnh cửu.

Thực tế là một thách đố to lớn đối với đời sống vượt qua của Kitô hữu công giáo, ở mọi thời, nhất là thời nầy, khi giá trị các sự ở dưới đất nầy đang nổi loạn đòi chiếm ưu thế trong đời sống các gia đình: tiện nghi vật chất thẩm định giá trị nhân bản nên phải đua đòi cho bằng chị, bằng em; người người khôn ra đang thụ hưởng những hiệu quả của một nền văn minh mà không cần nghĩ đến hậu quả thì ta dại gì mà phải khép mình trong lời mời gọi của Tin Mừng! Buổi sáng thật tĩnh lặng, may ra nếu có, thì cũng chỉ mấy phút trong giờ kinh nguyện ngắn ngủi, sau đó là chuyện cơm áo gạo tiền làm cho cả ngày đời phải loay xoay toàn chuyện dưới đất.

Thiết nghĩ, Chúa Giêsu biết rõ cái căn tính phàm phu tục tử trong mỗi con người, nên Ngài đã bàn giao công cuộc cứu thế vĩ đại của Ngài cho Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ. Tưởng là Chúa Thánh Thần không nói gì, làm gì, nhưng Ngài đang nói tất cả, kể cả đối với những người đang cố quên sự hiện diện của Ngài; Ngài đang làm tất cả, kể cả đối với những người tránh né sự hướng dẫn, chỉ đạo, hay sự can thiệp tài tình của Ngài. Ngài soi sáng cho chúng ta việc “phải làm”. Ngài không soi sáng cho chúng ta việc “thích làm”. Cho dù có đôi khi ta vẫn đọc kinh “cúi xin Chúa sáng soi” trước những công việc ta thích làm cho danh ta cả sáng, hoặc cho “những sự dưới đất” được thành công, thì Chúa Thánh thần khôn ngoan vẫn dẫn dắt chúng ta nhận ra khuôn mặt thật của sự dối trá trong lòng mình.

Nhờ Chúa Thánh Thần, mà thực tế thách đố kia không còn đáng lo ngại nữa, và đời sống tín hữu thật sự cảm nghiệm được ơn Ngài tác động-sáng soi hướng dẫn đời mình hướng về “những sự trên trời”, “ái mộ những sự trên trời”, chắc ăn hơn.

Và chỉ khi nào thực sự “ái mộ những sự ở trên trời”, thì có thể nói, chúng ta mới thực hiện nổi lời di chúc của Chúa Giêsu : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28,18-20)

Đây không phải là lời di chúc để thừa hưởng một quyền bính, nhưng là một chuyển giao đặc nhiệm quan trọng trong chương trình của Thiên Chúa Cha: qui tụ mọi loài dưới quyền thủ lãnh của Chúa Giêsu Kitô, để mọi loài chung hưởng Tình Yêu vô biên và ơn cứu chuộc vĩ đại hơn tội lỗi con người.

Nhiệm vụ đặc biệt ấy không chỉ trao ban cho các tông đồ, mà còn cho tất cả chúng ta hôm nay: Giới thiệu Chúa Giêsu Kitô cho mọi người để họ đón nhận chính Ngài qua bí tích rửa tội và dạy họ tuân giữ mọi điều răn của Ngài để được về với nguồn cội yêu thương và hạnh phúc vĩnh cửu là Thiên Chúa. “Dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” đồng nghĩa với việc anh em tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền để họ thấy mà ngợi khen Cha ở trên trời, vì gương sáng là lời giảng dạy tốt nhất.

Thực vậy, thời đại nầy người ta không tin người rao giảng, người ta chỉ có thể tin người sống lời rao giảng của mình. Vì thế, đòi hỏi tinh thần thoát tục và gương sống “ái mộ những sự trên trời” đối với những chứng nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Và không nên trách cứ ai, nếu họ dựa vào tiêu chuẩn “dính bén với các sự dưới đất” mà đánh giá cao thấp giá trị của người tông đồ Chúa hôm nay. Có thể nói việc “dính bén với các sự dưới đất” của một chứng nhân gây nên việc phản tác dụng truyền giáo cách nguy hiểm, vì không những làm cho người ta không tin vào cuộc sống mới trong Nước Thiên Chúa, mà còn là cái cớ để người ta tin vào cuộc sống hiện tại này hạnh phúc hơn: cứ lao mình vào những chuyện dưới đất, như người rao giảng chuyện trên trời đã lao.

Ôi thật nguy hiểm và thiệt hại cho công cuộc của Chúa Giêsu biết bao nếu chúng ta không sống tinh thần của Ngài trước khi loan báo Ngài cho mọi người.

Mừng Chúa Giêsu Lên Trời, một cơ hội cho mỗi tín hữu tự kiểm lại lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự, tự kiểm lại lòng khát khao với cuộc sống vĩnh cửu đời sau, tự kiểm lại mức độ dính bén với các sự dưới đất, và nhất là tự kiểm lại hiệu quả làm chứng cho Chúa Giêsu, cho Nước Thiên Chúa của mình trong cuộc đời.

Mẹ Maria chắc chắn là mẫu gương “ái mộ những sự trên trời” hơn cả và loài người chúng con. Mẹ cũng là mẫu gương “chứng nhân Chúa Kitô” thật sống động vì lòng Mẹ luôn hướng về Nước của Thiên Chúa. Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con sống mầu nhiệm vượt qua của đời mình, nhờ kết hiệp với cuộc vượt qua của Chúa Giêsu, noi gương Mẹ chí thánh -cho chúng con xứng đáng hưởng hạnh phúc trong Vương Quốc của Chúa Giêsu, con chí ái của Mẹ- cho cuộc sống chúng con thực sự trở nên lời rao giảng Thiên Chúa cho mọi người.

A men.
 
Sự Thật là một Quyền Năng
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
22:23 31/05/2011
Khi đọc Tin Mừng Gioan chương 18, người ta vẫn ngạc nhiên không hiểu tại sao Philatô hỏi một câu có vẻ ngớ ngẩn: “Sự thật là gì?”. Ngạc nhiên là bởi vì người ta định nghĩa sự thật quá dễ dàng. Thậm chí có nhiều cơ quan mang tên Sự Thật, và người đời nghĩ rằng ở đó có sự thật.

Thế nhưng chuyện không đơn giản như thế. Chính vì đi tìm sự thật mà một phần nhân loại từ nhiều ngàn năm nay vẫn phải khắc khoải bất an chờ đợi ánh sáng. Cũng vì né tránh sự thật mà một số ít trong nhân loại này cũng bất an vì sợ ánh sáng.

Cũng như nhiều người, chúng ta vẫn nghĩ sự thật là một khái niệm, một chứng minh hay một lời nói. Con đường này dẫn đến thung lũng chẳng hạn, và người ta cho tôi biết điều ấy, đó là sự thật. Những sự thật đại loại như thế thì con người không cần mất nhiều thời gian và công sức để đi tìm. Và thế gian điêu ngoa cũng chẳng cần dùng bao nhiêu thủ đoạn để giấu giếm.

Có một Sự Thật vĩ đại mà con người mất nhiều ngàn năm đợi chờ. Và khi được mở tấm màn che, một phần nhân loại hoan hỉ đón nhận, một số khác vừa run rẩy vừa hung hãn muốn loại trừ. Sự thật ấy làm đảo lộn những kế hoạch gian tà của bóng tối.

Trong Thánh Lễ cầu nguyện cho blogger Anh Ba Sàigòn và Điếu Cày theo ý gia đình hai anh xin tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tối Chúa Nhật vừa qua, Cha An Thanh giảng lễ đã làm nhiều người được đánh động: “Chúng ta tưởng rằng sự thật chỉ là một khái niệm, một sự kiện, một lời nói hay là một tư tưởng. Nhưng thực tế qua Lời Chúa ngày hôm nay chúng ta thấy không phải vậy, sự thật không phải là một khái niệm, nhưng sự thật là một Quyền Năng, sự thật là một sức mạnh. Đó là chính Chúa Thánh Thần”.

(Mời quý độc giả nghe bài giảng trong Thánh lễ và phần lời nguyện tín hữu sau khi tuyên xưng đức tin, tại đây: 110530CaunguyenVRNs)

Khi Thánh Tông đồ Tôma hỏi Chúa Giêsu “làm sao chúng con biết được đường đi”, Người đã trả lời: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”, và sau đó, Chúa Giêsu nói thêm: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Người là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người.”

Thiên Chúa của chúng ta là Sự Thật tuyệt đối, và Sự Thật ấy là quyền năng mạnh mẽ. Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta Thần Khí Thiên Chúa là Nước, là Lửa, là Gió. Cha giảng lễ đã cho cộng đoàn hình dung ra sức mạnh vô biên của nước, lửa và gió qua những biến cố thiên nhiên vừa xảy ra cho thế giới con người.

Những người theo Chúa Giêsu qua hai ngàn năm nay đã làm chứng cho thế gian về sức mạnh của sự thật. Sức mạnh ấy không biểu lộ qua sức lực cơ bắp, khí giới hay những mưu đồ. Sức mạnh ấy cũng không ai nhìn thấy. Ngày trước Staline còn hỏi một cách vừa ngây ngô vừa mỉa mai: “Giáo hoàng có bao nhiêu binh đoàn?” ngụ ý rằng sức mạnh của con cái Chúa nằm ở đâu.

Từng đoàn người vinh thắng với cành thiên tuế. Từng đoàn người tiếp tục bước đi với niềm hy vọng mãnh liệt. Và từng đoàn người đang hăng say loan báo sự thật cho một thế gian đang lắc đầu xua tay từ chối. Tất cả nhờ sức mạnh vô biên của sự thật.

Ngày xưa Philatô hỏi “Sự thật là gì?”, ngày nay thế gian lại hỏi “Sự thật để làm gì?”. Người thế gian nhởn nhơ sống có cần sự thật đâu? Đi học quay bài đúng 12 năm, quay cóp thêm 4 năm rồi cũng có bằng cấp, có việc làm. Lừa lọc mãi rồi cũng bay lên cao, điêu ngoa mãi rồi cũng đủ danh vọng. Sự thật để làm gì?

Nếu ý thức được rằng “Sự thật là Quyền Năng” thì những câu hỏi ấy là thừa. Sự thật là Quyền Năng, có nghĩa là những gian xảo điêu ngoa phải có lúc kết thúc, những đảo điên thế sự có lúc phải nhục nhã thoái lui. Không có bóng tối nào giữ được chỗ cho mình lâu dài. Chỉ cần một tia sáng qua lỗ kim thôi, bóng tối cũng biến ngay tức khắc.

Hiểu sự thật như thế, chúng ta vừa thêm hy vọng vừa khao khát sống cho sự thật trong hoàn cảnh của mỗi người. Và hiểu sự thật như thế, những câu hỏi về công lý, về yêu thương, và những vấn nạn về các nỗ lực làm cho xã hội công bằng hơn sẽ dễ có câu trả lời. Chọn sống cho Đấng Quyền Năng thì người ta phải sống cho sự thật và công lý.

Nhìn những người chưa phải là Kytô hữu đang cùng cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện cho người thân của họ, chúng ta cảm được phần nào Quyền Năng của Thần Khí Sự Thật trong thế giới này. Với niềm tin vào Quyền Năng ấy, chúng ta từng người và từng ngày làm chứng cho Đấng đã đi về dọn chỗ cho chúng ta.

Không khước từ sự thật, không lái sự thật đi theo ý riêng mình để tìm sự an nhàn trước thế gian điêu ngoa và không mập mờ đánh tráo khái niệm về sự thật, là những đòi hỏi cấp bách nhất trong xã hội hôm nay.
 
Lạ thường
Lm Vũđình Tường
06:33 31/05/2011
Lời nói, hành động khác với bình thường được coi là khác thường hay lạ thường. Tuần cuối cùng cuộc đời rao giảng công khai của Đức Kitô tại thế có nhiều cử chỉ, điệu bộ lạ thường.

Lời nói việc làm của Ngài vượt khỏi dự đoán của mọi người trần thế. Các môn đệ Ngài đoán khi đúng, khi sai. Phe chống đối Ngài mù tịt. Nhóm tự nhận là thông thái hơn người suy không tới nói chi đến lí giải. Các nhà lãnh đạo cãi nhau ngậu lên vì bất đồng giải thích việc làm của Đức Kitô.

Riêng Ngài bề ngoài rõ ràng là nạn nhân của ghen ghét, toan tính thâm độc do các nhà lãnh đạo đương thời chủ mưu tìm cách loại bỏ như lời Ngài tiên đoán.

Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Mat 21,42

Thực sự Đức Kitô biết rõ và chuẩn bị kĩ lưỡng từng bước. Làm thế vì Ngài sẵn sàng thi hành thánh ý Chúa Cha. Thánh ý biểu tỏ tình thương vô điều kiện Thiên Chúa yêu thương, dành riêng cho ta. Yêu bằng cách ban chính Con Một là Đức Kitô xuống thế chết thay cho nhân loại. Qua sự chết và sống lại khải hoàn của Đức Kitô, mang lại ơn giao hoà và cuộc sống hạnh phúc đời đời Thiên Chúa ban cho tâm hồn thành tâm, hăng hái bước theo Đức Kitô. Theo chân khi bình an cũng như cố gắng bước theo dấu chân thập giá hầu chia sẻ cả đau khổ lẫn vinh quang Phục Sinh. Cùng chết với Người sẽ được cùng sống với Người. Những ai bước theo sẽ được Chúa Con trao ban cùng sự sống Ngài nhận từ Chúa Cha.

Vào thành thánh

Từng cử chỉ, đường đi nước bước nhịp nhàng trong ngày khải hoàn tiến vào thành thánh đều được Đức Kitô kĩ lưỡng, chuẩn bị trước. Điều này được xác định khi tông đồ thắc mắc hỏi Thầy dự định ăn mừng lễ ở đâu?

Các ông đâu biết là Thầy đã âm thầm chuẩn bị sẵn từ sớm để khi sự việc đến mọi sự đã sẵn sàng. Ngài đã âm thầm hỏi mượn lừa. Câu mật mã cũng đã được đồng ý trước với chủ con vật. Sự kiện đám đông tụ họp cũng không phải là một tình cờ, ngẫu nhiên mà có tiên liệu trước. Lược qua một vài sự kiện để thấy sự lạ lùng Đức Kitô thực hiện.


  • Thay vì oai phong, lẫm liệt, hiên ngang cưỡi chiến mã, Đức Kitô cưỡi con lừa nhỏ bé. Ngài ngụ ý dậy chúng ta vinh quang không nằm trên lưng con vật mà ở trong người cưỡi lưng con vật.
  • Huy hiệu là cành lá vệ đường. Cành lá thiên nhiên biểu hiện tâm tình tự nhiên. Nói lên ý nghĩa sống kết hợp với Đức Kitô như cành liền cây hầu sinh hoa trái tốt.
  • Thay vì trải thảm đỏ đón kẻ quyền thế, Đức Kitô bước trên áo choàng dân chúng quý mến trải trên đường. Dấu chỉ Ngài không bước trên thảm vải nhưng đại chúng vui mừng sẵn sàng đón Ngài bước vào cõi lòng mình.
  • Hosanna là tiếng vui mừng, hò reo của dân Chúa. Giới thiệu cảnh tưng bừng, vui ca trong nước mới Đức Kitô sắp thiết lập.


Ngài đến mang muôn phước lành xuống trên dân chúng bởi vì Ta không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ Mat 20,28

Hình ảnh thương khó

Ba hình ảnh diễn tả cuộc thương khó và phục sinh của Đức Kitô.

Người tôi tớ

Điều trớ trêu là các thượng tế và kì mục lại nhân danh Thiên Chúa đóng đinh Con Thiên Chúa. Họ giữ kĩ ngày hưu lễ nhưng lại coi thường Đấng làm chủ ngày hưu lễ. Đức Kitô dùng hình ảnh người tôi tớ đau khổ dậy họ bài học khiêm nhường. Thiếu khiêm nhu sẽ chẳng nhận ra Đức Kitô là Con Thiên Chúa.

Chiên con

Hình ảnh con chiên bị sát tế. Là chiên sát tế vì chiên trong sạch, hiền lành, xứng đáng được chọn hiến tế. Đức Kitô tự nhận mình là chiên sát tế. Trong bữa ăn tối Ngài cầm bánh dâng lời tạ ơn rồi bẻ ra trao cho môn đệ và phán đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em.

Sau bữa ăn Ngài cầm chén rượu cũng dâng lời tạ ơn rồi trao cho các môn đệ và phán Đây là Máu Thầy, Máu giao ước mới. Máu rửa sạch tội đời, ban sự sống trường sinh. Giao Ước mới được thiết lập, không phải bằng máu chiên bò như giao ước cũ trên núi Sinai xưa, mà bằng máu Chiên Thiên Chúa là chính Đức Kitô.

Con yêu dấu

Hình ảnh người con dấu yêu do Chúa Cha chọn. Sau khi chịu phép rửa tại sông Giođan và biến hình trên núi Tabo đều có tiếng từ trời phán. Đây là Con Ta hằng yêu dấu. Người Con dấu yêu cầu nguyện cùng Cha trên vườn Cây Dầu. Lời cầu tha thiết, xen lẫn thống khổ và đơn côi. Xin một điều duy nhất là cho ý Cha được thể hiện. Mat 26,39

Đức Kitô dùng hình ảnh bình thường diễn tả những điều lạ thường, vượt khỏi dự đoán, trí hiểu muôn người. Hình ảnh người tôi tớ trở thành Chúa tể muôn loài. Hình ảnh chiên con bị giết lại được sống muôn đời và hình ảnh Con dấu yêu thành Cha của chúng sinh.

tiengchuong.org
 
Quà Tặng
Lm Vũđình Tường
06:32 31/05/2011
Tôi thích được quà tặng, nó cho tôi niềm vui, nó biểu hiện tình người, tình được cụ thể hóa qua tặng vật của tôi. Quà tặng càng quý, tình càng bao la, sự chia sẻ càng nhiều. Xin xác địn món quà quí chưa chắc đã đắt tiền. Món quà quý nhất là tặng cho nhau tình yêu. Trao tặng cho nhau cuộc đời là món quà quý nhất, cao cả nhất. Con người không tổ chức đình đám, long trọng để đón quà tặng, ngoại trừ món quà tình yêu. Người ta hân hoan vui sướng đón nhận cuộc đời được trao tặng cho nhau. Những gì của em sẽ là của anh, những gì của anh sẽ là của em

Tôi thích được tặng quà nhất là trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, mua nhà mới, thoát nạn. Quà tặng đi chung với tin vui. Nó là dấu chỉ của tình thương, chia sẻ và nâng đỡ nhau. Tôi cho quà tặng chính là dấu chỉ của hoà bình. Kẻ thù không tặng quà nhau. Người xa lạ không tặng quà nhau (ngoại trừ những hội từ thiện làm việc bác ái theo tinh thần Kytô hữu, hay tình đồng loại), chỉ bạn bè, thân thuộc trao tặng nhau những món quà tình nghĩa vơi đầy.

Tặng quà không làm người tặng nghèo đi, chia sẻ tin vui không làm giảm tin vui mà trái lại làm giàu thêm, vui hơn. Những lời chúc mừng tán tụng, là những điều bạn bè chia sẻ cho nhau trong cuộc sống. Chính những điều này làm tăng niềm vui, làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn. Đời sống được tô điểm bằng những lời khen nồng ấm, những câu nói tình nghĩa diển tả tấm thịnh tình. Tặng quà cho nhau không bao giờ thiệt thòi. Cá sống nhờ nước. Cuộc đời vui nhờ tình, hay đúng hơn đời, sống nhờ tình. Cho nhau món quà vật chất là nhận lại món quà tình yêu. Cho đi là nhận lãnh, là biến vật hữu hình thành vật vô hình. Tình yêu không thể buôn bán. Tình yêu thật phải phát xuất từ con tim chân thật. Tình yêu trao tặng là tình yêu được cụ thể hoá bằng những tặng vật. Nhìn những tặng vật để nhớ đến nhau. Một cánh thư, một món quà nhỏ, một lời nói vui tươi đều để lại trong tim óc tôi những cảm giác rạo rực, thiết tha. Cầm cánh thư trong tay như cầm lấy tình bạn vỏn vẹn trong mấy hàng chữ nhưng diển tả được bao cảm xúc thân thương, nối chặt vòng tay thân thiết.

Cuộc đời tôi được Thượng đế trao tặng biết bao quà. Món quà duy nhất tôi luôn mang theo, nó nhắc nhở đến người trao tặng tôi. Tôi không nhận nó, nhưng nó nhận tôi. Bây giờ nó biến thành kỷ niệm để tôi hãnh diện khoe với người thân. Bạn có biết tôi được tặng gì không ? Một kỷ vật của ngày xưa. Cái thẹo dài nằm sóng sượt trên đùi. (Tôi dùng chữ “quà tặng” không mang ý nghĩa Chúa gởi đau khổ đến cho tôi, Chúa không gởi đau khổ đến cho ai, nhưng cho phép đau khổ xảy đến cho nhân loại.) Mỗi lần nhìn nó, tôi lại nhớ đến người đã cứu sống tôi. Cám ơn Chúa vì Ngài đã cứu mạng con. Kỷ vật của yêu thương Chúa đã để ‘dịp đó’ khắc vào tấm thân con. Một số bạn bè cho rằng, tôi sống được là phép lạ. Kẻ khác cho là may mắn, gặp hên. Lúc đầu tôi nghĩ là Chúa ghét tôi. Tôi chẳng bao giờ hiểu được câu ‘thương cho roi cho vọt’. Trừng phạt làm sao đi đôi với tình yêu được. Nếu Chúa thương tôi Ngài đã chẳng để tôi thương tích, Ngài chẳng để tôi đau khổ. Không mấy ai thích được món quà như tôi vừa kể. Tôi chẳng sung sướng gì khi lãnh nhận nó. Cha mẹ, họ hàng tôi mừng rỡ. Chẳng phải họ thích vì tôi được lãnh thẹo. Họ thích thú vì tôi còn sống sót. Họ cho rằng Chúa cứu mạng tôi. Tôi phải chấp nhận vì không tránh được. Nghe người nhà nói thì tôi tin rằng Chúa cứu tôi. Đầu óc non nớt của tôi không hiểu được gì cả. Còn tim tôi, con tim mềm yếu dễ ngã quỵ trước đau khổ. Con tim không chấp nhận món quà Chúa trao tặng.



Lớn lên tôi hơi hiểu câu ‘thương cho roi cho vọt’. Muốn con nên người phải dạy dỗ. Huấn luyện luôn luôn là một cực hình. Có uốn nắn là có thay đổi. Có uốn nắn là có đau thương. Nhờ đau thương mà thay đổi để tốt hơn. Cám ơn tiên tri Jeremia, người đã mở đường, dẫn lối để tôi hiểu việc Chúa làm (Jer. 18: 1-6) Trong giấc mộng, tiên tri thấy Chúa như người thợ nặn bình. Cuộc đời tôi nằm trong tay Chúa như nắm đất nằm trong tay người thợ. Chúa tạo dựng tôi tuy đẹp, tuy toàn diện, nhưng Chúa cũng nắn sửa tôi cho hợp ý Ngài. Phải chăng cái thẹo kia chính là Chúa trao tặng để tôi có dịp làm đẹp ý Chúa. Thế thì quả Chúa thương tôi. Có thể Chúa dựng nên tôi đẹp, toàn hảo, nhưng những ngày trần thế biến đổi con người tôi. Tôi không còn như lúc mới sanh. Bụi trần đã bám quanh tôi và tôi cần tắm gội trong tình thương Chúa. Vết thẹo kia chính là dấu chỉ của tình thương.

Tôi thầm cầu cùng Chúa - Chúa ơi ! Con biết con yếu đuối, làm điều sai lầm và thích thú trong công việc ấy. Con muốn sửa để tránh sai lầm. Tránh điều lỗi hay là học từ điều lỗi để đi đến điều ngay. Con không sợ bị Chúa sửa sai, nhưng con sợ cách Chúa sửa sai. Con biết Chúa quyền phép nhưng con thích Chúa sửa con hơn là người đời sửa con. Chúa quyền phép nhưng Chúa điều khiển được việc Chúa sửa dạy. Chúa cầm cân nẩy mực và đo lường việc Chúa làm. Còn người đời không đo lường được mức sửa phạt của họ. Đối với Chúa, con không sợ chi vì Chúa làm vì thương. Đối với đời con có nhiều điều đáng sợ.

Đối với đời: Con không sợ bị người đời phạt, nhưng con sợ cách thức họ phạt. Con không sợ bị ăn mày, nhưng con sợ cách họ bố thí. Con không sợ sỉ vả, nhưng con sợ cách sỉ vả và nơi bị chửi.

Đối với Chúa: Con không sợ cầu nguyện, nhưng con sợ những giờ cầu kinh khô khan. Con không sợ nghe giảng, nhưng con sợ không hiểu bài giảng. Con không sợ đi lễ, nhưng con sợ không thấy niềm vui. Con không sợ học hỏi để biết Chúa, nhưng con sợ cách giải thích của các thần học gia. Con không sợ hiến thân phục vụ anh em, nhưng con sợ bị anh em hiểu lầm.

Như nắm đất sét nằm trong tay người thợ, đời con nằm trong tay Chúa. Nếu đời con cần phải uốn nắn, xin Chúa hãy ra tay, xin đừng ủy thác cho người đời. Con biết con yếu đuối. Con cũng biết Chúa thương kẻ yếu đuối.

Vết thẹo không phải là món quà quý nhất Chúa tặng tôi. Món quà quý nhất Chúa tặng tôi lớn hơn trí tôi có thể tưởng tượng được. Tôi nhận lãnh trong run sợ, ngỡ ngàng. Càng nhìn món quà càng sợ hãi. Chúa trao tặng tôi chính Ngài,

‘Này là mình Ta các con hãy cầm lấy mà ăn’. ‘Ta sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế’. ‘Thiên Chúa thương con người nên đã sai Con Một Người xuống thế’. Jn 3:16 ‘Ta là bánh hằng sống.’ Jn 6:35

Trao tặng cho nhau cuộc đời là món quà trọn hảo nhất. Không còn món quà nào cao giá hơn là tặng cho nhau cuộc đời. Một món quà quý giá, cao cả, đầy ý nghĩa. Một hy sinh trọn vẹn và là tuyệt đỉnh của tình yêu. Người ta bảo Chúa Giê-su chết như là giá cứu chuộc nhân loại. Riêng tôi, tôi cho rằng Chúa Giê-su chết như là món quà Ngài trao tặng Chúa Cha. Rồi chính món quà đó Chúa Giê-su trao tặng tôi. Cuộc đời Chúa trao tặng con để trở thành bánh hằng sống nuôi con. Một câu nói dễ thương, chan chứa tình phụ tử:

‘Đây là mình Ta, con hãy cầm lấy mà ăn’.

Chúa chết để cho con được sống. Chúa chịu khát để con được uống hả hê trong dòng suối mát trong,

‘Đây là máu Ta, con hãy cầm lấy mà uống’.


Chúa hy sinh để con được sống.

“Đây là mình Ta, đây là máu Ta”.

Chính mình, máu là sự sống, nguồn sinh lực nuôi con sống. Món quà nào cao cả hơn là tặng cho nhau sự sống. Chúa tặng chính Chúa cho con. Con biết lấy gì tặng lại Chúa ? Trí khôn, tài năng, không xứng với quà tặng. Món quà Chúa trao con quá vĩ đại. Món quà con trao Ngài quá nhỏ, không xứng đáng trong việc cho nhau tình yêu. Chúa ơi, con cho Ngài tất cả những gì con có nhé. Đây, tấm thân con. Chúa cho con đời Chúa, con cho Chúa đời con. Nếu đời Chúa là quà tặng cho con. Đời con cũng phải là quà tặng cho Chúa. Giá trị hai cuộc đời khác nhau ngàn dặm. Con biết Chúa không đòi hơn. Con không còn gì để cho. Cuộc đời con là tất cả những gì con có. Nó bao gồm một tấm thân. Tấm thân chứa đựng lẫn lộn những điều thánh thiện và những điều tội lỗi. A ! Con trao tặng Ngài cả tội lỗi của chính con. Quà Chúa tặng con, con sử dụng được ngay. Quà con tặng Chúa, Chúa phải ‘sửa’ phải ‘nắn’ lại trước khi Ngài dùng. Con không trao tặng Chúa đồ ‘cũ’. Dù mới, dù cũ, dù tốt, dù xấu, đó là tất cả những gì con có. Hơn một tí không lấy lại, bớt một tí chẳng bù thêm. Món quà trọn vẹn nhất con có: đời con.

Đời con trao tặng cho Ngài, Ngài có quyền sử dụng nó theo ý Ngài. Như thế, con sống không phải cho con, mà là sống cho Chúa. Hay nói như thánh Phao-lô:

“Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi.”

Bởi vì đời con đã trao tặng Ngài. Không còn biên giới ngăn cách giữa con và Chúa. Chúa tặng con đời Ngài, con trao lại đời con. Cả hai nên như một. Chúa vừa là Chúa, vừa là con. Con vừa là con, vừa là Chúa. Kẻ nào xúc phạm đến con là xúc phạm đến Chúa. Nếu con làm xấu thân con là con làm xấu thân Chúa. Con luôn nhớ rằng, con trao tặng Chúa thân con trong đó có chứa cả tội lỗi. Xin Chúa tẩy rửa nó nhưng đừng để lại những ‘vết thẹo’ năm xưa. Con biết, Chúa chẳng vui gì khi con đau dớn. Con thường cười để giấu những khổ đau, để tự an ủi mình. Vì con nghĩ rằng bạn bè chẳng hiểu được nỗi khổ riêng con. Đời con đã tặng Chúa, nỗi khổ của con là nỗi khổ riêng Ngài. Ngoài Chúa ra, không ai hiểu nỗi đau khổ của con bằng chính con. Chúa thông cảm với con. Ngài thấu hiểu con vì đời con đã trao tặng Chúa rồi mà. Trao nhau tình yêu là bài ca muôn thuở con dành cho Chúa. Đời con nằm trong tay Chúa như hòn đất sét nằm trong tay thợ nặn. Chúa thấu hiểu việc Chúa làm. Chúa thấu hiểu con hơn là chính con hiểu con. Thế cho nên đời con là một mầu nhiệm. Đời con đang từ một tấm thân yếu đuối được Chúa nâng lên thành cuộc đời nhiệm mầu. Chúa chính là một mầu nhiệm.

Chúa xuống thế để làm quà tặng cho con. Ngài không xuống thế cho chính Ngài mà là cho chính con. Cuộc đời cứu thế của Chúa là một chuỗi quà tặng. Món quà gây hết ngạc nhiên này đến mừng rỡ khác. Kẻ thì kinh ngạc, người thì bàng hoàng sửng sốt vì mắt thấy, tai nghe. Người khác nữa nhảy lên vì sung sướng. Con biết Chúa trao tặng họ những gì ? Tặng cho người điếc đôi tai để thưởng thức tiếng nhạc diệu kỳ. Tặng cho người mù cặp mắt sáng để thưởng ngoạn vẻ đẹp của vũ trụ trong ngày nắng ắm. Tặng cho anh què đôi nạng xương để vui bước mỗi chiều trên đường làng có tiếng chim ca và gió hiu hiu thổi dẫn lối về. Tặng cho người loạn huyết kinh niên một sức khoẻ dồi dào để đong đưa bước theo Ngài lên sườn đồi nghe giảng. Tặng cho tiệc cưới thành Ca-na mười hai bình rượu hảo hạng để chia sẻ nỗi lo lắng của chủ gia. Tặng thêm một cuộc đời cho Lazarô, cho con bà goá thành Nain, cho con gái Jairus. Hứa tặng nước hằng sống cho người phụ nữ tại bờ giếng thành Samaritano. Cao cả hơn hết và ý nghĩa hơn hết vẫn là

“Đây là mình Ta, đây là máu Ta, con hãy cầm lấy mà ăn, con hãy cầm lấy mà uống”.

Chúa trao ban chính Người cho con, đời Chúa là một quà tặng. Đời con mang tặng Chúa, để đời con cũng là một quà tặng cho Chúa và cho anh em con. Tặng anh em để đời bớt đau khổ. Ai cũng một lần kinh nghiệm đau thương, nhưng chẳng ai hiểu thấu ý nghĩa đau khổ. Đau khổ có nguyên nhân, nhưng đau khổ không có câu trả lời. Con sẽ chẳng bao giờ hiểu rõ ý nghĩa đau khổ Chúa tặng con. Con hiểu Chúa thương con, Chúa không muốn con đau khổ, nhưng sao đau khổ vẫn đến. Phải chăng vì thế mà Chúa xuống trần mặc lấy thân phận làm người. Chúa cho con chính thân Chúa, nó bao gồm cả cuộc tử nạn của Chúa, để đời con gắn chặt lấy đời Chúa, để đau khổ của Chúa gắn liền với đau khổ đời con. Cả Chúa lẫn con cùng cảnh ngộ dễ thông hiểu nhau hơn. Mầu nhiệm Chúa xuống thế là trao tặng đời Chúa cho con và chia sẻ những đau khổ của con. Con biết nếu con có đau khổ thì Chúa đã chịu khổ đau trước con. Chúa không xuống thế để giải thích ý nghĩa cuộc đời. Chúa xuống thế để giao hoà tình Chúa với con. Để con biết rằng đau khổ là vinh quang. Để con biết rằng đau khổ chẳng tồn tại. Chỉ có tình yêu là tồn tại. Tình yêu cao cả nhất là tặng cho nhau cuộc đời. Chúa tặng con đời Chúa. Đó là cả khối tình Chúa thương con. Có tình yêu Chúa con sẽ vững tâm bước đi trong nhọc nhằn, khổ đau để đến với tình yêu Chúa. Xin thương con và giữ chặt con trong vòng tay ôm của Chúa.

Parkville, Victoria, Australia 27 March 1987

TiengChuong.org
 
Mở quà
Lm Vũđình Tường
06:33 31/05/2011
Tuần qua Đức Kitô đàm đạo với chị phụ nữ tại giếng nước. Chị nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa và xin Ngài ban cho nước trường sinh. Nước rửa sạch tội đời để được sống muôn đời.

Tuần này câu chuyện người mù từ lúc mới sinh cho thấy lợi ích khác của nước. Nước rửa sạch bụi trần, lột trần tăm tối. Mang lại ánh sáng cho người mù giúp anh trở nên con người mới. Con người của niềm tin, nhân chứng trung kiên cho Đức Kitô.

Người ta thường nói mù dẫn mù cả hai sa xuống hố. Câu chuyện người mù hôm nay Chúa thực hiện trái ngược thói đời. Người mù chỉ đường cho kẻ tự nhận sáng mắt.

Bởi vì tự hào mình sáng nên không biết là sáng mắt thể lí có thể mù mắt tâm linh và mù mắt thể lí có thể sáng mắt tâm linh.

Có lẽ trong ánh sáng ngầm chứa mầm tối và trong tối ẩn dấu sự sáng. Mạnh sẽ khống chế yếu. Nếu ánh sáng mạnh hơn nó sẽ, đẩy lui làm lu mờ bóng tối. Nếu bóng tối mạnh hơn nó sẽ bao trùm, phủ kín ánh sáng.

Người mù từ lúc mới sanh từng sống trong tăm tối. Anh trở nên sáng vì anh khao khát ánh sáng. Khi ánh sáng đến anh vui mừng đón nhận. Anh trân trọng chào đón và mắt anh được sáng. Anh nhìn thấy vật mà trước đây chưa từng thấy. Anh còn nhìn rõ hơn cả những nhà lãnh đạo trong cộng đoàn. Chính vì nhìn rõ, tốt và chính xác hơn mà nhà lãnh đạo ghen, tức với anh. Họ xỉ vả và cuối cùng lạm quyền xua đuổi anh khỏi hội đường. Anh mù được sáng mắt thể lí. Quan trọng hơn anh còn sáng cả con mắt tâm linh, con mắt đức tin. Nhờ thế mà anh nhìn và nhận biết Đức Kitô chính là Thiên Chúa, Đấng ban ơn cứu độ. Mắt anh từ từ được mở ra.

Đầu tiên anh không nhìn thấy Đức Kitô.

Anh nhận biết Ngài như thầy thuốc nhân hậu

Anh tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa.

Chính nhận biết này mà anh gặp rắc rối, chống đối từ các người tự nhận là sáng mắt. Họ kết án anh là quân tội lỗi. Không phải tội thường mà tội ngập đầu. Có nghĩa là anh sinh ra trong đống tội.

Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư. Rồi họ trục xuất anh c.34

Điều lạ

Điều lạ lùng là người mù bị hất hủi mà không giận hờn. Bị xua đuổi mà không tủi hổ. Bị coi thường mà vẫn kính trọng người. Bị đối xử bất công mà vẫn công tâm làm chứng. Bị áp bức không sờn lòng. Rất có thể anh đã quen với lối xã hội đối xử bất công với người tàn tật. Điều chắc chắn là ơn Chúa trong anh mạnh hơn mọi khốn khó. Ơn chúa ban cho anh an bình nội tâm nên anh bình tĩnh, trung kiên, trước sau như một, làm nhân chứng sống động cho Đức Kitô. Một nhân chứng gây chia rẽ trong nội bộ nhà lãnh đạo. Phúc âm nhắc rất vắn gọn.

Thế là họ đâm ra chia rẽ c.16

Điều lạ khác là hàng xóm, láng giềng không nhận ra anh. Kẻ xác quyết chính anh. Kẻ khác cãi không phải. Kẻ nữa trung dung hơn giải thích, không phải anh mà là người nào đó trông giống anh. Tất cả đều tự nhận mình mắt sáng nhưng đều không biết mình mờ khi cần phải quan sát, nhận định. Càng không nhận ra nhận định của mình mù quáng.

Có lẽ giọng nói người mù vẫn như xưa, còn mọi sự đều mới. Mắt anh sáng. Cách xử thế trong sáng. Dáng đi thay đổi, không còn dò đường như xưa. Anh đứng thẳng mà không khòm lưng kiểu xin ăn. Anh thành con người mới trong Đức Kitô. Thay đổi tốt hơn nơi anh không mở mắt cho người mắt sáng. Trái lại làm cho họ mù mờ thêm.

Người ta mù mờ ngay cả với sự xác nhận của anh. Anh quả quyết chính anh là người mù, được Đức Kitô chữa làm cho sáng mắt. Anh còn kể mạch lạc đầu đuôi, diễn tiến sự việc, dẫu thế người ta vẫn mù loà trong lối suy nghĩ cứng ngắc của mình. Cứng ngắc trong phán đoán là một loại mù quáng ít ai chấp nhận. Người ta bảo anh

Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu c.34

Với họ anh luôn là tội nhân. Tật mù loà bẩm sinh của anh trở thành một tội không thể tha thứ. Giờ đây anh sắng mắt. Người ta muốn anh chối bỏ chính con người anh. Nếu không chối bỏ, được sáng mắt anh vẫn mang kiếp tội nhân. Trong tâm trí nhà lãnh đạo anh luôn là tội nhân. Anh không được phép thay đổi. Sanh ra kiếp nào mang số đó đến ngàn đời. Đức Kitô đã thay đổi số kiếp cho anh. Biến anh thành chứng nhân Kitô cho dân tộc anh, cho thế giới.

Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người c.38

Anh sấp mình xuống trước mặt Ngài biểu tỏ lòng khiêm nhường nơi người mù. Anh sấp mình xuống, vì anh hạ mình xuống nên Đức Kitô nâng anh dậy và cho anh nhận biết sự sống trường sinh. Anh có một ước mong duy nhất, được mắt sáng và anh được toại nguyện. Sáng mắt, anh ước mong được trở thành môn đệ Đức Kitô và Ngài đón nhận anh. Nghe nói họ trục xuất anh. Đức Kitô tìm đến an ủi, tạo cho anh cơ hội tuyên xưng đức tin. Thưa Ngài, tôi tin.

Nhà lãnh đạo có mắt mà nhìn không thấy vì bản tính cao ngạo của họ. Chính bản tính cao ngạo này gây chia rẽ giữa họ. Làm cho họ ra mù mờ về Đức Kitô, cản trở họ nhận biết Đức Kitô và cản trở người khác đón nhận Chúa. Chúng ta cầu xin biết sống khiêm nhường bởi đây là lối sống dẫn đến sự sáng tâm hồn.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mở Trung tâm cho người nói tiếng Anh ở Đại hội Giới trẻ Thế giới
Phạm Kim An
08:26 31/05/2011
Mở Trung tâm cho người nói tiếng Anh ở Đại hội Giới trẻ Thế giới

New Haven, Mỹ - Các Hiệp sĩ Columbus và Nữ tu Sự sống của Mỹ đang tài trợ và điều hành một trung tâm hành hương, dành cho các tham dự viên nói tiếng Anh tại Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid, Tây Ban Nha.

Các Nữ tu Sự Sống chia sẻ công việc với khách hành hương tại Đại hội Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney

Thượng Đại Hiệp Carl A. Anderson cho biết trung tâm sẽ cung cấp "một nơi nghỉ ngơi, cầu nguyện, và tình bạn cho khách hành hương nói tiếng Anh từ khắp nơi trên thế giới", nơi họ có thể kết nối bạn bè và tham gia vào "một sự tuôn trào ngoạn mục của đức tin".

Các hoạt động tại trung tâm sẽ được miễn phí, và xoay quanh chương trình sự kiện của Đại hội Giới trẻ Thế giới. Các sự kiện bao gồm các Thánh Lễ và việc đạo đức, các buổi học giáo lý, buổi hòa nhạc, diễn thuyết, chứng từ của người chứng, cầu nguyện và chiếu phim.

Các sự kiện khác tại địa điểm gồm có một cuộc rước kiệu Thánh Thể và Đi Đàng Thánh Giá ngoài trời.

Chầu Thánh Thể và việc xưng tội sẽ được liên tục diễn ra tại địa điểm trong cả tuần lễ.

Trung tâm, mang tên là "Tình yêu và Sự sống: Ngôi nhà cho người hành hương nói tiếng Anh”, được đồng tài trợ bởi Sứ Vụ Gia đình Thánh Giá, Kênh truyền hình Muối vả Ánh sáng của Canada, Hội Sinh Viên Đại học Công giáo, Hội Tông đồ Cầu nguyện, Liên minh Giới trẻ Thế giới, và Viện Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình.

Các Hiệp sĩ Columbus và các Nữ tu Sự Sống của Mỹ đã tổ chức một trung tâm hành hương nhỏ tại Đại hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 ở Sydney, Úc.

Dự kiến hơn một triệu người hành hương sẽ tham gia Đại hội Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid, từ ngày 16-8 đến 21-8 tới. ĐTC Biển Đức XVI sẽ cử hành Thánh Lễ tại Đại hội.

Một ứng dụng điện thoại thông minh cho trung tâm "Tình yêu và Sự sống" sẽ có sẵn trên trang web của trung tâm là http://wydEnglish.org. (CNA 29-5-2011)

Phạm Kim An
 
Romania: Hội nghị văn hóa và đại kết về các thách đố của thời đại chúng ta
Phạm Kim An
08:28 31/05/2011
Romania: Hội nghị văn hóa và đại kết về các thách đố của thời đại chúng ta

Suy tư trong ánh sáng của Kinh Thánh

ROMA - "Sống chung trong một thời kỳ khủng hoảng. Gia đình Thiên Chúa, gia đình nhân loại, gia đình các dân tộc" là chủ đề của hội nghị được tổ chức ngày 24-5 tại Bucharest (Romania), bởi cộng đoàn Sant'Egidio và Tòa Thượng phụ Chính thống Romania.

Theo tuyên bố của cộng đoàn, sáng kiến văn hóa và đại kết là một phần trong khuôn khổ "tình hữu nghị và hợp tác giữa Cộng đoàn và Giáo Hội Chính Thống Romania", kể từ cuộc gặp gỡ liên tôn lịch sử ở Bucharest năm 1998, tiếp sau đó là “nhiều sáng kiến chung”.

Hội nghị này, với sự tham dự của các lãnh đạo của Công giáo và Chính thống giáo, trong đó có Đức Hồng Y Paul Poupard, đã được khai mạc bởi vị sáng lập của cộng đoàn Sant'Egidio, Andrea Riccardi, và Đức Thượng phụ Daniel nói lời bế mạc hội nghị.

Cuối hội nghị, người ta giới thiệu cuốn sách "La bàn thiêng liêng nhỏ cho thời đại chúng ta” của nhà thần học Chính Thống người Pháp Olivier Clement (qua đời năm 2009), xuất bản bằng tiếng Romania với nhan đề “Định hướng thiêng liêng cho con người hôm nay”. (Zenit 31-5-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC nói chuyện về thời trẻ tuổi của mình
Nguyễn Trọng Đa
08:32 31/05/2011
ĐTC nhớ lại thời kỳ đen tối thuộc Đức quốc xã

Ngài nói chuyện với đoàn Đức Mẹ về thời trẻ tuổi của mình


VATICAN – ĐTC Biển Đức XVI rất vui kể lại các kỷ niệm thời tuổi trẻ của Ngài, khi ngày 28-5 Ngài tiếp một đoàn con Đức Mẹ người Đức, mà Ngài từng là thành viên khi còn thiếu niên.

ĐTC nói chuyện với đoàn Marianische Männer-Congregation "Mariä Verkündung” (Hội đoàn Đức Mẹ Truyền Tin) ở Regensburg, Đức.

Ngài cho biết Ngài đã tham gia đoàn này khi Ngài học ở tiểu chủng viện.

Ngài nhắc lại "thời kỳ đen tối" của cuộc chiến tranh, nói về cách thức "Hitler xâm lược từng quốc gia một, từ Ba Lan, Đan Mạch, đến các nước Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) và Pháp, và vào tháng 4-1941 - chính xác cách đây 70 năm - chiếm Nam Tư và Hy Lạp".

ĐTC nói: “Dường như cả châu lục nằm trong tay của Đức Quốc xã, đồng thời tạo nghi ngờ về tương lai của Kitô giáo".

Việc tham gia của Ngài vào tổ chức Đức Mẹ đã bị cản trở bởi việc giải thể chủng viện, khi "cuộc chiến bắt đầu mở ra chống lại nước Nga", và đoàn thể này "đã bị phân tán tứ phương”.

Tuy nhiên, Ngài khẳng định mối liên kết với Đức Mẹ vẫn tiếp tục, bởi vì "Kitô giáo không thể tồn tại mà không có sự biểu hiện về Đức Mẹ".

Ngài nói thêm: “Làm người Công giáo có nghĩa là làm con Đức Mẹ ... vì trong Mẹ và nhờ Mẹ chúng ta tìm thấy Chúa".

Châu Mỹ La Tinh

ĐTC Biển Đức XVI nói với các thành viên của đoàn “Đức Mẹ Truyền Tin” về các kinh nghiệm của mình ngày nay với tư cách là Giám mục Roma.

Ngài nói: “Ở đây, thông qua các chuyến thăm ad limina của các Giám mục, cha liên tục chứng kiến cách thức người dân - đặc biệt ở châu Mỹ La tinh, nhưng còn ở các lục địa khác - có thể tự phú mình cho Đức Mẹ, có thể yêu mến Đức Mẹ và, qua Mẹ họ học hiểu biết, và yêu mến Chúa Kitô. Cha nhìn thấy cách thức Mẹ vẫn tiếp tục ủy thác thế giới cho Chúa, cách Mẹ tiếp tục nói "xin vâng" và đem Chúa Kitô vào thế gian".

ĐTC cho biết rằng môn Thánh Mẫu học tại Đức lúc Ngài còn trẻ tuổi là "hơi khắc khổ và rất nghiêm trang. Cha tin rằng khoa học này đã không thay đổi nhiều hôm nay. Tuy nhiên, cha tin là chúng ta đã tìm thấy điều cốt yếu trong đó".

Ngài nói thêm: “Đức Maria là người tin tưởng tuyệt vời. Mẹ đã nhận nhiệm vụ của Ápraham để làm người tin tưởng, và thực hiện cụ thể lòng tin của Ápraham trong lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô, do đó đã nêu ra cho chúng ta con đường toàn diện của đức tin, lòng can đảm phú mình cho Chúa, Đấng đã hiến mình vào tay của chúng ta". (Zenit 30-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Giáo Hoàng Về Tái Phúc Âm Hóa
Tiền Hô
11:29 31/05/2011
VATICAN - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã có buổi tiếp kiến các thành viên trong Hội Đồng Giáo Hoàng Về Tái Phúc Âm Hóa (hội đồng mới nhất của Vatican). Trong số các thành viên có cả vị chủ tịch tiên khởi của hội đồng là Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella.

Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã giải thích về tên gọi của hội đồng, ngài nói: "Tái Phúc Âm Hóa" là thuật ngữ dùng để chỉ một phương pháp tiếp cận mới trong công cuộc rao giảng Phúc Âm, đặc biệt là cho những ai đang sống trong tình trạng như hiện nay, đó là sự phát triển của chủ nghĩa thế tục để lại những vết sẹo ăn sâu vào các quốc gia giàu truyền thống Kitô giáo".

Đức Thánh Cha cho rằng, mặc dù thời gian dài đã trôi qua nhưng vẫn còn có một mối tương quan giữa phương cách rao giảng Phúc Âm cho các tín hữu sơ khai với phương cách rao giảng Phúc Âm như hiện nay.

Ngài nói: "Đưa ra lời thuyết phục đức tin trong hoàn cảnh hiện nay khác với quá khứ. Cuộc khủng hoảng liên quan đến việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời sống con người và sự thờ ơ với đức tin Kitô giáo đang lan rộng, đến mức gạt bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống dân sự".

Trong khi phải đối mặt với những thách thức trên, Đức Thánh Cha đề nghị mỗi Kitô hữu phải sống một đời sống phù hợp với đức tin của họ. Kitô giáo không phải chỉ thể hiện điều gì đó trong những dịp lễ đặc biệt, nhưng "trải rộng xuyên suốt toàn bộ đời sống của một con người, và kéo theo tất cả những điều tốt đẹp trong xã hội hiện đại".

Đức Thánh Cha cũng nói rằng "điều cần thiết trong phong cách sống của người Công giáo là họ phải đáng tin cậy và có sức thuyết phục, để dù tình thế khó khăn như thế nào thì họ cũng có thể vượt qua được".

Hội Đồng Giáo Hoàng Về Tái Phúc Âm Hóa được thành lập vào năm 2010, với mục đích là để củng cố đức tin Kitô giáo ở thế giới Tây Phương, nơi mà đức tin dường như đã bị suy giảm. (Romereports, 31 Tháng Năm 2011)
 
Tập tục cố hữu ăn rể sâu trong nền văn hóa của người Trung Hoa
Pt Huỳnh Mai Trác
15:36 31/05/2011

Trong thời gian gần đây hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phương Tây được nêu lên thành vấn đề khi tiếp cận với thực tế của lục địa Á Châu, đặc biệt là ở Nhật Bản, và cũng như một vài vùng ở Ấn đô và tại Trung Hoa.
Các Đức Giám Mục Nhật Bản không lấy làm thỏa đáng khi các Bộ ở Roma giải quyết về “Con Đường Mới về Tân Tòng” (Chemin Néo-Catéchuménal); những Giáo Hội Công giáo ở vùng Á Đông, đặc biệt là ở Ấn độ lấy làm ngại ngùng khi phải vâng theo một vài giáo điều theo như luật Latinh mà các Bộ ở Rôma mong muốn; các Giáo Hội ở Trung quốc phải đương đầu với chính quyền và các Giáo Hội địa phương không có được tự do hành động như ở Phưong Tây. Việc tuyên phong Đức Tổng Giám Mục Hon Tai fai vào chức vụ Chủ tịch Bộ Truyền Giáo các Dân Tộc là một chú ý rất đầy ý nghĩa của Đức Thánh Cha về hoàn cảnh này.
Đông Phương sẽ có một vai trò rất quan trọng trong ngàn năm thứ ba. Nền tảng của Kitô giáo rất mỏng manh trong các quốc gia này. Ngoại trừ Phi luật tân là quốc gia có đa số người Công giáo khoảng 80% dân số còn các quốc gia khác đều là thiểu số. Ở Nhật bản có khoản 400.000 người và các nơi khác cũng vậy. Ngoại trừ Việt Nam và Sri Lanka, người Công giáo có khoản trên 3% dân số. “đây là một điều đáng lo ngại nhưng cũng là một hứa hẹn đầy hy vọng”, như Cha Henri Madelin, thuộc Dòng Tên, đã viết.

Dỉ nhiên, các Giáo Hội sẽ phát triển ở những nơi có nhiều người trẻ, ở đó cần có nhiều thay đổi từ nhiều khía cạnh. Đó là điều cần phải phục hồi lại sứ vụ không phải như ngày hôm nay, mà phải như những ngày của những vị tiền bối, như Cha Alexandre de Rhodes khi đến Việt nam, Cha Robert de Nobili khi đến Ấn độ và Cha Ricci khi đến lục địa Trung Hoa.

Xu Guangqi người đại diện cho một khia cạnh về việc hội nhập văn hóa Phúc Âm vào nước Trung Hoa dưới triều Nhà Minh. “Tiến sĩ Phao lồ Xu Guangqi không những chỉ là một nhà Nho khả kính, mà còn là một quan đại thần. Ông là người Trung Hoa, sinh vào năm 1562 ở ngoại ô Thượng Hải và qua đời năm 1633 ở Bắc Kinh và đã làm đến quan Thượng Thư. Ông làm quan tại Triều Đình trong những thập niên cưối cùng của triều đại nhà Minh. Ông đã được gặp gở Cha Matteo Ricci và đã trở lại Đạo Công giáo, đã rửa tội và mang tên là Phao lồ Xu Guangqi và được thụ huấn nền khoa học Tây Phương.

Cũng như đối với Cha Matteo Ricci, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ước mong là Cha Matteo sẽ được nâng lên hàng “Chân Phước”.

Dưới hình thức của các nhà phát minh, một cuộc kết hợp giữa những nền văn hóa khác biệt với đức tin Công giáo, họ là những nhà khai phá đã hoàn thành nhiều công việc thật kỳ diệu trong công cuộc truyền giáo. Câu chuyện vẫn còn dài dài chưa chấm dứt.
Để loan truyền Tin Mừng trong dân chúng tại những miền này, các người Công Giáo trong miền Á Đông làm sao cho đức tin ăn sâu vào trong văn hóa và phong tục của họ và họ phải đương đầu với những tôn giáo đã ăn sâu vào nền văn hoá của họ hàng ngàn năm khi họ nhìn Kitô giáo như một tôn giáo xa lạ và đầy ngờ vực, như tín đồ Ấn độ giáo, Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo và còn nhiều phái nữa. Công việc này thật là khó khăn, chúng ta cần có những người thợ can đảm và dũng mãnh.

Giáo Hội Công giáo, “như một sự truyền thông, cần phải giao tiếp chứ không thể khép kín” như một Giám mục người Indonesia tuyên bố. Giáo Hội miền Á đông cần có một sắc thái khác biệt chứ không phải hoàn toàn phản ảnh theo đúng như Tây Phương.

Nhưng nếu sự hội nhập văn hóa về đức tin Công giáo mở rộng với những nền văn hóa khác biệt của mỗi quốc gia và tôn trọng nguồn gốc chính là làm sao để khỏi sai lạc với sinh khí của Phúc Âm và ánh sang bao gồm tất cả mọi nền văn hóa. Điều này đòi hỏi phải có những suy tư thật rộng rải, chân thành, huấn luyện kỷ càng và lối truyền đạt chính xác.

Như vậy các Giáo Hội Á đông sẽ có những nét đặc biệt chứ không thể sao chép y
nguyên bản của các Giáo Hội Tây Phương.

Điều này rất cần thiết cho sự hội nhập văn hóa, được thúc đẩy bởi sự toàn cầu hóa. Á đông đang ở trong một trạng thái khủng hoảng về những kiểu mẫu về sự phát triển. Những giá trị Á đông rất đáng quí nhưng nó không thể thuộc về một hành tinh khác mà cũng phải có những nhân quyền như những giá trị của Tây Phương, dù là một lục địa mà họ rất hảnh diện về nền văn minh của họ như Trung Hoa. Ho cần thực hiện một nền dân chủ căn bản, tự do hội họp, tự do thông tin, tôn trọng đời sống tư hữu, là những giá trị không thể nào loại bỏ được.

Đó là những giá trị phổ quát cho tất cả mọi văn hóa. Những người Kitô hữu Á đông cần phải có những ý niệm về một nền văn hóa thế giới để đóng góp vào sự phát triển đời sống của người dân của xứ sở mình. Họ cần phải xem như họ là thành phần của xứ sở hiện đại chứ không phải là những kẻ sống sót của một thời đại xa xưa. Những thách đố thuộc về của họ. Họ cần phải đáp ứng lại như cách nhìn của một người Kitô hũu. Như cách nhìn của nhà thần học Ấn độ Micharel Amaladoss, người Kitô hũu cần hợp tác với những người khác tôn giáo và vớí tất cả mọi người một cách cởi mở để mọi người nhìn thấy những giá trị của Nước Thiên Chúa. (nguồn: Asianews).



 
Top Stories
Asia/Vietnam-More space to privates in terms of education; the Bishops to the government: the Church is ready
Agenzia Fides
08:16 31/05/2011
Asia/Vietnam-More space to privates in terms of education; the Bishops to the government: the Church is ready

Hanoi (Agenzia Fides) - The Catholic Church in Vietnam is ready to contribute to the development of the country working in the field of education - a key sector for the training of young people and of the conscience- and asks the government to "open the door to religious people of good will who wish to get involved in school education ": is what the Vietnamese Bishops say in the Pastoral Letter entitled" Let's build together a civilization of love and life ", addressed to the entire people of God in Vietnam and published in Vietnamese, with the date 1 May 2011, the day after the recent General Assembly of the Episcopal Conference.

According to Fides sources in Vietnam, the Church asks for space in the field of education as the Vietnamese government has recently expressed the will to strengthen the presence of "private subjects" in the field of university education. Currently, according to official figures, there are 23 private universities in the country, 11% of the total, but this percentage could soon widen to 30%.

The Assembly of Bishops have made the move since the conclusion of the Jubilee Year, celebrated in Vietnam for the 350th anniversary of the first two Apostolic Vicariate and for the 50 years of the erection of the hierarchy in Vietnam. The text of the Pastoral Letter - now available in the official translation in Italian and other Western languages, sent to Fides - after an introductory chapter, devotes a chapter to the mystery of the Church, one to a "communion in the family of God," the last one dedicated to the proclamation of the Gospel in today's circumstances.

In particular, in the fourth chapter on evangelism, the Bishops underline that "as citizens the Catholics from Vietnam have an obligation to love and build their country." It is "an obligation to be undertaken in the spirit of the Gospel, with a prophetic voice, sincere and responsible," trying to "love in the truth" and "carry out the truth in charity."

Urging the faithful to proclaim the Gospel "with courage and perseverance," the letter focuses in particular on education, which the Church assigns particular importance, as a means to achieve the mission of evangelizing today's society.

"It is recommended that the government opens the door to the religious people of good will who aspire to be involved in school education, which is considered the key to open the path for a bright future in the country."

"The Catholic Church - the Bishops explain - can offer the educational philosophy and experience that belong to it, to train people responsible for the good of others and society as a whole." At the same time calls for all ecclesial realities "to pay maximum attention to education and the support of poor students, even in the countryside", to raise the standard of education through Catholic teachers.

"More than career preparation or 'framed' in school, education should lead people to Christ, the perfect man" underlines the text. The Church believes that "the education of the conscience is essential" and that such path should be based "on human values, cultural dialogue, in the light of the Word of God."

In addition to the theme of education, the letter emphasizes the urgency of interfaith dialogue and service to others, especially the poor and suffering. Important References are also to the family and young people (given that Vietnam is a country with a high percentage of young people): to them the Church will give great attention to specific pastoral programs, especially in view of the World Youth Day. (PA) (Agenzia Fides 05/30/2011)
 
Vietnam: Appel des Evêques au gouvernement: l’Eglise est prête
Agence Fides
09:55 31/05/2011
ASIE/VIETNAM - Plus de place aux partenaires privés dans le domaine de l’éducation - Appel des Evêques au gouvernement : l’Eglise est prête

Hanoi (Agence Fides) – L’Eglise catholique au Vietnam est prête à contribuer au développement du pays en oeuvrant dans le domaine de l’instruction – secteur clef pour la formation des jeunes et des consciences – et demande au gouvernement d’« ouvrir les portes aux personnes religieuses de bonne volonté qui entendent s’impliquer dans l’enseignement scolaire » : c’est ce qu’affirment les Evêques vietnamiens dans la Lettre pastorale intitulée « Construisons ensemble la civilisation de l’amour et de la vie », adressée à l’ensemble du Peuple de Dieu qui est au Vietnam et publiée en langue vietnamienne le 1er mai 2011, au lendemain de la récente Assemblée générale de la Conférence épiscopale.

Selon des sources de Fides au Vietnam, l’Eglise demande une place dans le domaine de l’éducation en ce que le gouvernement vietnamien a récemment exprimé sa volonté de renforcer la présence de « sujets privés » dans le domaine de la formation universitaire. Actuellement, selon les données officielles, existent dans le pays 23 Universités privées – ce qui représente 11% du total – mais ce pourcentage pourrait bientôt être porté à 30%.

L’Assemblée des Evêques est partie de la conclusion de l’Année jubilaire célébrée au Vietnam à l’occasion du 350ème anniversaire de la fondation des deux premiers Vicariats apostoliques et des 50 ans de l’érection de la hiérarchie au Vietnam. Le texte de la Lettre pastorale – parvenue à l’Agence Fides et désormais disponible dans sa tradition officielle en langue italienne et dans d’autres langues occidentales – après un chapitre introductif dédie un chapitre au mystère de l’Eglise, un autre à la « communion dans la famille de Dieu » et le dernier à l’annonce de l’Evangile dans les conditions actuelles.

Dans le quatrième chapitre dédié à l’évangélisation, les Evêques remarquent en particulier que « en tant que citoyens, les catholiques du Vietnam ont le devoir d’aimer et de construire leur pays ». Il s’agit d’une « obligation qu’ils doivent remplir dans l’esprit de l’Evangile, avec une voix prophétique, sincère et responsable », en cherchant à « aimer dans la vérité » et à « réaliser la vérité dans la charité ».

Exhortant les fidèles à annoncer l’Evangile « avec courage et persévérance », la Lettre d’attarde en particulier sur le thème de l’éducation auquel l’Eglise accorde une importance particulière en tant que moyen pour réaliser la mission d’évangélisation au sein de la société actuelle.

« Il est conseillable que le gouvernement ouvre les portes aux personnes religieuses de bonne volonté qui aspirent à s’impliquer dans l’enseignement scolaire » qui est considéré comme la clef « pour ouvrir la route à un avenir lumineux dans le pays ».

« L’Eglise catholique – expliquent les Evêques – peut offrir la philosophie et l’expérience éducative qui lui appartiennent afin de former des personnes responsables pour le bien des autres et de toute la société ». Dans le même temps, il est demandé à ce que toutes les réalités ecclésiales « prêtent la plus grande attention à l’éducation et au soutien des étudiants pauvres y compris dans les campagnes » afin d’élever le niveau scolaire standard au travers d’enseignants catholiques.

« Bien au-delà de la préparation de la carrière ou de l’encadrement à l’école, l’instruction devrait conduire les personnes au Christ, homme parfait » souligne le texte. L’Eglise estime que « l’éducation des consciences est essentielle » et que ce parcours doit être empreint « de valeurs humaines, de dialogue culturel, de la lumière de la Parole de Dieu ».

Outre le thème de l’instruction, la Lettre traite de l’urgence du dialogue interreligieux et du service du prochain, en particulier des pauvres et des souffrants. Des références importantes sont faites en ce qui concerne la famille et les jeunes (vu que le Vietnam est une nation qui compte une forte proportion de jeunes) : c’est à eux que l’Eglise entend prêter une grande attention au travers de programmes pastoraux spécifiques, en particulier en vue de la Journée mondiale de la Jeunesse. (PA) (Agence Fides 30/05/2011)
 
Pontiff: Proclaiming the Gospel a Priority for Bishops
Zenit
13:39 31/05/2011
VATICAN CITY, MAY 30, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI underlined the importance of proclaiming the Gospel in an address to a group of bishops from India at the conclusion of their five-yearly "ad limina" visit.

In his address today, the Holy Father reminded the prelates that "among the more important responsibilities of bishops, the proclamation of the Gospel is pre-eminent."

The Church, the Pontiff stated, "grows by constantly hearing, celebrating and studying that word." He encouraged the bishops to "ensure that the fullness of God's word, which comes to us in the sacred Scriptures and the Church's apostolic tradition, is made readily available to those who seek to deepen their knowledge and love of the Lord and their obedience to his will."

"Every effort should be made to stress that individual and group prayer is, by its very nature, born of, and leads back to, the wellspring of grace found in the Church's sacraments and her entire liturgical life," he added.

Benedict XVI continued: "Nor can it be forgotten that the word of God not only consoles but also challenges believers, as individuals and in community, to advance in justice, reconciliation and peace among themselves and in society as a whole.

"Through your personal encouragement and oversight, may the seeds of God's word presently being sown in your local Churches bear abundant fruit for the salvation of souls and the growth of God's kingdom."

Charity

Noting the "impressive signs of the Church's charity in many fields of social activity," the Holy Father urged the bishops to "persevere in this positive and practical witness, in fidelity to the Lord's command and for the sake of the least of our brothers and sisters."

"May Christ's faithful in India continue to assist all those in need in the communities around them, regardless of race, ethnicity, religion or social status, out of the conviction that all have been created in God's image and all are due equal respect," he added.

Charity, Benedict XVI continued, "is first experienced by most of us in the family home."

Families, the Pope continued, "are to be examples of that mutual love, respect and support which ought to animate human relations at every level."

"Insofar as they are attentive to prayer, meditate on the Scriptures, and participate fully in the sacramental life of the Church, they will help nourish that "unconditional love" among themselves and in the life of their parishes, and will be a source of great good for the wider community," he added.

In response to some concerns expressed by the bishops regarding the various challenges threatening the family, the Holy Father suggested "a sound catechesis which appeals especially to those preparing for marriage will do much to nourish the faith of Christian families and will assist them in giving a vibrant, living witness to the Church's age-old wisdom regarding marriage, the family, and the responsible use of God's gift of sexuality."

(Source: http://www.zenit.org/article-32719?l=english)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Vĩnh Khấn và Ngân Khánh Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:59 31/05/2011
Sáng 31.5.2011, Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ tạ ơn Khấn Dòng và mừng Ngân Khánh. Cùng đồng tế có Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, GĐ ĐCV Xuân Lộc và 80 linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của các tu sĩ nam nữ và đông đảo thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.

Xem hình ảnh

Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết tràn ngập niềm vui tạ ơn cùng với 15 Nữ Tu Vĩnh Khánh và 3 Nữ Tu mừng Ngân Khánh Khấn Dòng: Matta Nguyễn Thị Tuyết Linh, Êlisabeth Huỳnh Thị Kim Tuy, Maria Têrêxa Hoàng Thị Ngọc. Sự hiện diện của cộng đoàn cùng quý Linh Mục bên cạnh Giám Mục làm rạng ngời mầu nhiệm hiệp thông của Dân Thánh Chúa đã mang lại vô vàn ơn thánh cho hội dòng.

Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm về niềm vui cuộc thăm viếng của Đức Maria đến nhà bà Isave. Đó là niềm vui cảm tạ, niềm vui viếng thăm giúp đỡ và niềm vui có Chúa hiện diện. Mỗi một khấn sinh đều chan chứa niềm vui cảm tạ, cùng nhau sống đời thánh hiến qua đời sống cộng đoàn chia sẽ nâng đỡ nhau để cùng làm chứng về một hạnh phúc lớn lao là hạnh phúc thiên đàng.

Hôm nay cũng là ngày kết thúc tháng Hoa kính Đức Mẹ.Tháng Năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa. Mỗi độ tháng Hoa về, các nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.

Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi. Hoa mơn man lòng người đau khổ. Hoa khích lệ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Đôi khi chỉ một cánh hoa đủ trào dâng lòng mến của Thánh Têrêsa Hài Đồng. Nhiều lần một dàn hoa làm tâm hồn Thánh Phanxicô ngây ngất tình Chúa.

Lắng nghe tiếng nói huyền diệu của hoa, Thánh Bênađô biết được tâm trạng của hoa. Chẳng hạn, Hoa Hồng giàu lòng yêu mến. Hoa Huệ biểu tượng đức Khiết trinh, Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Thánh nhân ca ngợi các nhân đức Đức Mẹ qua ý nghĩa các loài hoa. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Đức Mẹ là Hoa Huệ khiết trinh. Đức Mẹ là Hoa Hồng yêu mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.

Cuối tháng kính Đức Mẹ, 15 Tân Khấn Sinh và 3 Nữ Tu mừng Ngân Khánh như những bông hoa thanh khiết dâng kính Mẹ hiền.

Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó.

Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn hạnh phúc trong đời dâng hiến.
 
Cảm nghiệm từ chuyến hành hương Fatima
Phaolô Ngô Suốt
10:25 31/05/2011
Trong chuyến hành hương Fatima, vào mùa chay 2011, hình ảnh những hàng người di chuyển bằng đầu gối hướng đến trung tâm linh địa, dưới ánh nắng chói chang đã đánh động tôi rất nhiều. Tôi tự hỏi tại sao các tín hữu lại sùng kính Mẹ đến thế? Tại sao người ta đã vượt biết bao ngàn cây số để đặt chân đến nơi ngôi làng nhỏ bé, xa xôi này ? Phải chăng chính niềm tin vào Thiên Chúa và lòng yêu mến Đức Mẹ đã thôi thúc họ đến đây. Cũng phải lẽ thôi, bởi vì niềm tin của các tín hữu đều bắt đầu từ nơi Mẹ và nhờ Mẹ. Nói cách khác, nhờ vào niềm tin của Mẹ mà chúng ta đón nhận ơn Cứu độ, và qua Mẹ mà Đấng Cứu Thế đã được sinh vào thế gian này.

Theo tôi, ngày xưa Abraham nhờ vào lòng tin mạnh mẽ vào Giavê Thiên Chúa nên được chúc phúc, được đặt làm tổ phụ của những người tin. Thời Tân Ước tôi không thấy ai có niềm tin nào hoàn hảo hơn niềm tin của Mẹ Maria vào Thiên Chúa. Chính niềm tin đã làm cho Mẹ trở thành Mẹ của Thiên Chúa, hơn là vì Mẹ cưu mang xương thịt của Thiên Chúa trong cung lòng của mình (GHGHCG 506). Khi nhận lời sinh cho Thiên Chúa một người Con, dĩ nhiên Mẹ không hiểu hết được ý nghĩa, cùng tác động và mục đích của sự kiện lạ lùng này. Dĩ nhiên Mẹ hiểu thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và sinh con là điều chưa từng xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa trong nhân loại. Dù Mẹ biết nhiều nguy hiểm đang chờ đón Mẹ, kể cả mạng sống mình, nhưng Mẹ vẫn tin. Theo luật thời đó, một người thiếu nữ kết hôn, chẳng may bị phát hiện không còn trinh tiết lúc lập gia đình. Người phụ nữ khốn khổ ấy sẽ được đem đến trước cửa nhà cha mình và bị ném đá cho đến chết ! (Đnl 22:20-21)

Mẹ là người đầu tiên “không thấy mà tin”, như Thiên Chúa đã phán cùng Thánh Tôma Tông đồ sau khi Ngài Phục Sinh. Nhờ niềm tin sắt đá của « Mẹ đứng đó dưới chân Thánh Giá », Mẹ là người duy nhất được diễm phúc hiện diện và cộng tác trong cả ba biến cố trọng đại của chương trình cứu độ : mầu nhiệm Nhập Thể; mầu nhiệm Vượt Qua và mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống. Như vậy Mẹ có xứng đáng là tổ mẫu của những người tin không ?

Thời Cựu ước, người ta sống theo lề luật, thi hành một cách cứng ngắc các điều luật dạy. Nên có thể nói tôn giáo thời Cựu Ước là tôn giáo của sự sợ hãi, của ràng buộc, Thiên Chúa của ghen tuông [1] . Nhưng tôn giáo thời Tân Ước là tôn giáo của tình yêu, nó hoàn toàn mới mẻ vì chính Ðấng Cứu Thế đã đem vào thế gian. Chính Ngài đã sống và đã chết cho tình yêu. Ngày xưa khi Thiên Chúa lập giao ước với nhân loại trên núi Sinai, Ngài hiện diện trong lửa, đám cháy, sấm, sét, và công bố mười điều răn “Ngươi chớ...”. Dân Do Thái sợ hãi và lẩn trốn Giavê Thiên Chúa của họ, vì ai thấy mặt Ngài ắt sẽ phải chết. Nhưng khi Chúa Giêsu lập Giao Ước Mới với nhân loại, Ngài đến và sống trong thế gian cách hiền lành, khiêm tốn, và chỉ trao cho chúng ta một giới răn tuyệt vời “Mến Chúa, yêu người”. Chính sự biến đổi lạ lùng [2] từ một tôn giáo sợ hãi sang một tôn giáo của yêu thương, của ân sủng, nên mãi cho đến nay vẫn còn rất nhiều người Do Thái giáo không hiểu và không nhận ra !

Ngày xưa Gia-vê Thiên Chúa phán hãy yêu mến Ngài hết sức lực, hết linh hồn, hết trí khôn. Thời Tân Ước, Ngài muốn chúng ta yêu mến Con của Ngài – Đức Giê-su.[3] Theo tôi, Ngài còn muốn chúng ta yêu mến thêm một người khác nữa, dù Ngài không nói trực tiếp, hay rõ ràng ra. Chúng ta nhận ra ý muốn của Ngài là nhờ quan sát và cảm nghiệm từ những hành động và lời trối trăn của Ngài. Trên thế gian này có nhiều loại tình cảm mà con người dành cho nhau, như tình vợ chồng, tình bạn, tình đồng chí, v.v… Tuy nhiên mọi tình cảm nhân loại dành cho nhau vẫn có thể đổi thay, thậm chí bị phản bội ; duy chỉ có tình mẹ con là thâm sâu, mật thiết nhất và không hề đổi thay. Hơn nữa, trên thế gian này, người ta, kể cả pháp luật, luôn tôn trọng ước muốn, di chúc của người quá cố ; huống chi là “di ngôn” của người sắp chết. Chính Chúa Giêsu khi hấp hối trên Thánh Giá, Ngài đã đưa ra một lệnh truyền, tuy chỉ có năm chữ, nhưng thâm thúy hơn một núi sách vở, cho Gioan -người môn đệ Chúa yêu :” Đây là mẹ của anh” (Ga 19:27). Rõ ràng đây là một mệnh lệnh, ở thể xác định, nghĩa là anh phải yêu thương và sùng kính Bà vì là Mẹ anh. Thánh Gioan là người độc thân (giống như Đức Mẹ), và là người môn đệ được Chúa yêu, nhưng ngài cũng đại diện cho tất cả tông đồ của Chúa Giêsu dưới chân Thánh giá ; do đó ngài đại diện cho Giáo hội, như đa số các nhà chú giải thừa nhận.

Bởi thế, tôi nghĩ rằng con cái Giáo Hội sẽ hiểu và làm theo lệnh truyền của Con Thiên Chúa : ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy và sùng kính Mẹ Thầy. Nói cách khác, ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, và ai sùng kính Mẹ Thầy thì sẽ bắt chước Mẹ Thầy. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ hài lòng vô cùng khi người người sùng kính và bắt chước Mẹ, học tập nơi Mẹ nhân đức tin triệt để, sự vâng phục đến tận cùng, cũng như lòng khiêm tốn vô song của Mẹ. Quả vậy, chúng ta cần noi gương Mẹ, vì Mẹ là tấm gương, là mẫu thức thánh thiện nhất trên thế gian này. Hơn nữa, Mẹ còn là biểu tượng tuyệt vời và là hình ảnh trung thực của Giáo Hội như lời dạy của Công đồng Vaticanô II.

Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn ”kết hôn” với nhân loại. [4] Khi kết hôn, người ta trao cho nhau nhẫn cưới để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của nhau. Thiên Chúa đã làm điều đó : Ngài ban cho chúng ta “đức tin”, là chiếc nhẫn cưới của Ngài. Và nếu đức tin là chiếc nhẫn cưới thì rõ ràng Mẹ Ngài –hay Mẹ chú rể - là người đeo “chiếc nhẫn” ấy vào tay mỗi người chúng ta. Vậy bạn và tôi sẽ làm gì để đáp lại Tình yêu được tỏ bày qua cuộc “hôn nhân” này ? Chúng ta phải đối xử thế nào với Thiên Chúa, và với Mẹ Ngài, cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta, Mẹ của Hội Thánh ? Hy vọng mỗi người Công giáo đều có thể tự tìm thấy câu trả lời phải lẽ nhất.

Tóm lại, việc Đức Mẹ hiện ra đây đó trong lịch sử, từ trước đến nay hay trong tương lai, không nằm ngoài mục đích đem sứ điệp của Thiên Chúa đến cho nhân loại. Đó là sáng kiến của Thiên Chúa, biểu hiện một quyết định tự do và yêu thương của Ngài. Ngài muốn chúng ta nhận ra Ngài cách gián tiếp, và qua trung gian điển hình, thân thương nhất là Mẹ. Bởi vậy chúng ta phải mang ơn và cậy nhờ Mẹ luôn mãi. Chúng ta phải nhận định cho đúng vai trò và vị trí lạ lùng của Mẹ trong chương trình cứu độ. Vai trò của Mẹ hết sức quan trọng đối với từng người chúng ta, ngay đời này và cả đời sau, cho dù chúng ta có nhận ra, có ý thức điều đó không! Hãy sùng kính và bắt chước Mẹ, chúng ta sẽ nắm chắc phần thắng, sẽ đội được triều thiên vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho từng người khi mới sinh vào thế gian này.[5]

[1] Thiên Chúa uy quyền phán :” Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em)” (Đnl 6:5). Ngài phán tiếp : “Anh em không được theo những thần khác trong số các thần của các dân chung quanh anh em, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), Đấng ở giữa anh (em), là một vị thần ghen tương; hãy coi chừng kẻo ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), nổi cơn thịnh nộ với anh (em) và tiêu diệt anh (em)..”,( Đnl 6:14-15).
[2] Thật ra, nằm trong đường lối sư phạm, giáo dục tiêm tiến của Thiên Chúa.
[3] Được phán qua miệng của chính Người Con : "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy…” (Ga 14:23).
[4] “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu” (Hs 2:21); “Vào ngày đó - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA - ngươi sẽ gọi Ta: "Mình ơi", chứ không còn gọi "Ông chủ ơi" nữa” (Hs 2:18).
[5] Life is worth Living của Fulton J. Sheen (trang 40)





Phaolô Ngô Suốt
 
Cảm nhận về vòng chung kết về thi viết về “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”
Maria Thủy Tiên
10:32 31/05/2011
Nếu tình mẹ êm đềm và sâu lắng như dòng sông thì tình cha lại cao cả và bền vững như núi. Xưa nay, tình mẹ luôn là đề tài bất tận của mọi cảm hứng nghệ thuật và thơ ca. Và vì quá để tâm đến tình mẹ mà dường như chúng ta đã đối xử “bất công” với tình cha. Cha lạnh lùng để ta khôn lớn; cha nghiêm khắc để ta nên người, cha là “cây cao bóng cả” của đời ta. Tình thương của người cha bao la vô cùng không thua kém gì người mẹ nhưng lại được thể hiện cách âm thầm, lặng lẽ và vô điều kiện, khiến cho người con khó có thể cảm nhận được một cách dễ dàng.Và đôi lúc, vì không có được sự quan tâm của cha như mong muốn nên ta quên rằng tận sâu trong trái tim cha, ta luôn là tuyệt đối. Đó là những điều tôi cảm nghiệm cho chính bản thân mình sau khi tham gia vòng thi thuyết trình cũng chính là vòng thi chung kết Viết Về Cha của cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 21/05/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Lần đầu tiên tôi bước chân vào Trung tâm mục vụ tổng giáo phận Sài Gòn, bao nhiêu ngỡ ngàng và mới lạ xuất hiện trong tầm mắt của một cô thiếu nữ đến từ vùng đất Cố Đô Huế. Từ quang cảnh môi trường xung quanh cho đến từng con người, tôi chưa hề quen biết, nhưng không hiểu sao lúc đó tôi không cảm thấy run sợ hay lo lắng gì cả, tôi cảm thấy có một niềm vui đang chen lấn lòng mình. Người tôi gặp trước tiên ở cổng là chị Hạt Cát, qua dăm ba câu chào hỏi cùng với sự hướng dẫn tận tình của chị đã giúp tôi nhanh chóng làm quen với môi trường ở trung tâm mục vụ hơn.

Tôi đến với cuộc thi “Ơn Cha nghĩa Mẹ” không chỉ để chia sẻ, bày tỏ tình cảm biết ơn của người con đối với ba mình mà tôi còn mang theo cả tâm tình của một người con làng quê Sơn Qủa, thuộc tổng giáo phận Huế. Tôi cảm thấy mình thật vinh dự và hãnh diện là người con của xứ Huế khi được tham gia vào vòng thi chung kết này. Nhờ sự ân cần tiếp đón của Ban tổ chức khiến cho tôi quên đi cảm giác bơ vơ, lạc lõng khi một thân một mình đến giữa trung tâm rộng lớn này.

Trong buổi thi chung kết này, tôi nhận thấy có rất nhiều tác giả đủ mọi thành phần lứa tuổi, sinh viên, giáo viên, tu sĩ, linh mục...đến từ nhiều giáo xứ, giáo phận và có lẽ tôi là người ở xa nhất đến, cũng là người mất nhiều thời gian đi đường (24 tiếng đồng hồ ngồi trên xe ôtô) và điều tôi lo ngại nhất là khi tôi trình bày phần thuyết trình của mình bằng giọng Huế, mọi người nghe sẽ khó hiểu, nhưng rồi điều tôi lo ngại đó chính là điều mà tôi cảm thấy vui nhất và thêm phần tự tin cho tôi hơn. Khi tôi vừa cất tiếng chào “Con kính chào quý Cha, quý Sr và Cộng đoàn...”, cả hội trường đã bật lên tiếng cười vì chất giọng Huế đặc sệt ấy, điều đó không làm cho tôi tỏ ra lúng túng khi đứng trên bục, tôi vẫn đủ bình tĩnh để cảm nhận được những tình cảm chân thành của Ban giám khảo, của mọi người đang hiện diện trong hội trường dành cho tôi qua tràng cười ấy. Nhờ vậy, bầu khí của phần thi chung kết thêm phần phong phú và sống động hơn.

Gọi là cuộc thi “Ơn Cha nghĩa Mẹ” nhưng tôi không hình thành cho bản thân mình khái niệm “thi”. Tôi nghĩ mình đến đó để được giao lưu, học hỏi và tiếp thu những điều tốt đẹp từ những người gặp gỡ cũng như mong được chia sẻ, bộc lộ tình cảm của tôi dành cho ba tôi cùng với mọi người và được lắng nghe cảm xúc, tình cảm của những người con khác dành cho người cha. Quả thật đúng như vậy! Đây là lần đầu tiên tôi bày tỏ những tình cảm tốt đẹp, chân thành của một người con về ba mình. Đã từ lâu, tôi luôn có cái nhìn không tốt về ba mình, trong suy nghĩ của tôi, ba tôi luôn là một người ba sống thiếu trách nhiệm trong bổn phận làm chồng, làm cha..., vì thế tôi đã cố tìm cho mình những cái nhìn tốt về ba của mình và cảm nghiệm tình thương yêu, sự hy sinh mà ba tôi đã dành cho tôi trong cuộc sống. Khi bước vào buổi thi thuyết trình, bao nhiêu cảm xúc dâng trào trong tâm hồn tôi, tôi nhớ đến ba tôi. Tôi thầm nghiệm ra rằng: tôi phải cám ơn Chúa và tri ân Mẹ Maria đã chỉ cho tôi nhận ra rõ hơn về hình ảnh của người ba đang tồn tại trong tâm hồn tôi, ba tôi là một phần quan trọng của cuộc sống tôi. Bao nhiêu năm chung sống dưới mái nhà cùng với ba mẹ, bao nhiêu tình cảm tôi đều dành cho mẹ tôi hơn hết, mà nhiều lúc tôi đã “lãng quên” đi hình bóng người ba ngày đêm âm thầm, lặng lẽ hiện diện trong cuộc sống của tôi với bao điều cao quý mà ba tôi đã làm cho tôi nhưng tôi chưa thấu hiểu. Tôi cũng xin cám ơn Ban tổ chức Chương Trình Chuyên Đề đã tạo cơ hội để tôi có thể bày tỏ, chia sẻ những cảm nghĩ của người con dành cho ba trong dòng ký ức của mình cũng như để bậc làm con như tôi bộc lộ lòng tri ân, hiếu thảo với các bậc sinh thành, đặc biệt đối với công ơn của người cha.

Đặc biệt hơn, qua buổi thi chung kết này, tôi được lắng nghe sự chia sẻ cũng như được học hỏi và trau dồi cho bản thân mình về tinh thần đạo hiếu từ các bạn trẻ, được thể hiện qua các bài thuyết trình, mỗi tác giả đều bày tỏ lên nỗi lòng, những cảm nhận sâu sắc, những suy nghĩ sâu lắng của người con về ba mình dưới nhiều cung bậc của tình cảm ruột thịt, thiêng liêng... điều đó dường như đánh động tâm hồn tôi tìm lại những tình cảm cao quý mà ba tôi đã dành cho tôi mà bấy lâu nay tôi đã đánh mất đi. Nội dung chia sẻ của mỗi tác giả đều xuất phát từ chính hoàn cảnh sống của mỗi người vì thế làm cho con người trở nên dễ dàng đồng cảm, gần gũi và hiểu nhau hơn. Cũng từ đó, giúp tôi ý thức hơn trong việc cảm nghiệm về tình thương, sự hy sinh của người ba và trong cách tôi bày tỏ lòng tri ân đối với ba mình.

Tôi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc hơn khi được gặp gỡ và tiếp xúc với những người trong Ban Giám Khảo như:

- Cha Nhạc sĩ Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM
- Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP
- Nữ tu Maria Nguyễn Thị Ngọc Lan, FMM (Dòng Phan Sinh).
- Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám Đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower
- Anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận).
- Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết), người mà tôi được biết đến qua các bài viết trên các trang website công giáo và cứ tưởng nghĩ đó là một linh mục.

Cũng từ chính cuộc thi này mà tôi cảm nhận được rất nhiều tình cảm và sự yêu thương của mọi người dành cho tôi, nhất là các đấng bậc bề trên, các linh mục....nhờ sự động viên, khích lệ của các ngài đã thêm phần sức mạnh cho tôi can đảm “trẩy đi phương xa”. Cho nên khi đến trung tâm mục vụ Sài Gòn một mình, tôi không cảm thấy buồn, và tôi tin chắc rằng tôi không có người thân đi bên cạnh để cổ vũ cho tôi nhưng tôi luôn cảm nhận có rất nhiều người đang hướng tình yêu thương về tôi.

Mặc dù tôi đã trở lại Huế và tiếp tục với cuộc sống thường nhật của mình nhưng hình ảnh của những người tôi gặp gỡ cùng với nội dung của các bài thuyết trình trong buổi thi chung kết ở trung tâm mục vụ Sài Gòn vẫn còn đọng lại trong tâm hồn tôi. Và trong tâm tình đó, tôi ước mong Chương trình chuyên đề được nhiều người hưởng ứng tham dự, nhất là các bạn trẻ, thế hệ tương lai và hiện tại của Giáo Hội.

Cầu xin Chúa Giêsu và Mẹ Maria La Vang ban muôn ơn lành cho những người miệt mài với Chương trình chuyên đề và nhờ sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, xin Chúa chúc lành cho Chương trình chuyên đề ngày càng phát triển và đem lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho Giáo Hội và xã hội. Amen.

Huế, ngày 30/05/2011.
 
Giáo xứ An Hải rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Nguyễn Liên
10:41 31/05/2011
Thứ bảy, ngày 29 tháng 05 năm 2011 vừa qua, giáo xứ An Hải giáo phận Hải Phòng đã long trọng tổ chức chương trình dâng hoa và rước kiệu hoa kết thúc tháng hoa kính Đức Mẹ.

Xem hình ảnh

Chương trình dâng tiến hoa kính Đức Mẹ bắt đầu từ 14h30, với tâm tình con thảo tỏ lòng yêu mến của từng đoàn con cái dâng tiến Mẹ; 14 đội dâng hoa ở các giáo xứ lân cận như Chính Tòa, An Tân, Bến Bính, Thư Trung, Lãm Hà,Cống Mỹ, Thủy Giang… và những đội dâng hoa ở rất xa như Xuân Hòa, Kẻ Sặt, An Qúy ( Hải Dương) … mỗi đội có những cử điệu cung nhạc khác nhau nhưng đều toát lên vẻ trang trọng, tôn nghiêm và sốt sáng khi dâng tiến Đức Mẹ làm cho bầu khí càng trở lên linh thiêng sốt mến.

Tiếp đến là chương trình rước kiệu, cung nghinh Đức Mẹ Phatima bắt đầu vào 16h 30. Lộ trình rước kiệu dài 3 cây số, đi đầu là Thánh Gía nến cao tiếp đến là đội Nam nhạc giáo họ Kiều Sơn, mười ba kiệu hoa với năm sắc màu và các loài hoa truyền thống, đội Kim nhạc giáo xứ Bác Trạch (giáo phận Thái Bình, gia đình phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Hội Thánh Mẫu (Nhà Thờ Chính Tòa) hội Con Đức Mẹ Mân Côi, tiếp đến là Kiệu Đức Mẹ Phatima, Cha quản nhiệm Gioan Baotixita cùng với các ứng sinh thuộc nhóm Phêrô và cuối cùng là toàn thể cộng đoàn giáo dân. Trên hành trình cuộc rước mọi người tung hô những bài ca cùng với những chàng hoa Mân Côi dâng kính Đức Mẹ. Từng nhịp trống, những âm điệu của đội Kim nhạc như được hòa quyện vào nhau để tôn vinh quyền năng của Thiên Chúa.

Với tâm tình của người con thảo, tất cả cộng đoàn như đắm chìm vào một thế giới linh thiêng nhưng đầy thực tại. Như là một cuộc hành trình tiến về thiên quốc, mặc dù đoạn đường dài hơn so với mọi năm, nhưng trên nét mặt của mỗi người từ trẻ em cho đến các cụ già bảy tám mươi tuổi đều thể hiện được niềm vui mừng khôn tả vì được cung nghinh Đức Mẹ, buổi rước diễn ra long trọng và trang nghiêm, hùng hậu, sốt sáng, đây là dịp truyền giáo hiệu quả… đó là những nhận định của phần lớn người tham dự cuộc rước kiệu hoa kính Đức Mẹ trọng thể tại giáo xứ An Hải vừa qua.

18h Đoàn rước kiệu kính Đức Mẹ đã về tới nhà thờ giáo xứ An Hải. Tiếp theo là nghi thức tiến hoa dâng kính Đức Mẹ. Nghi thức dâng tiến thật cảm động, năm sắc hoa và tám loại hoa truyền thống (năm nay có thêm hoa Phương, biểu tượng của thành phố Hải Phòng) cùng với cung điệu ngâm thơ của nghệ sĩ Kim Thắm đã làm cho mọi người tham dự như hoà mình cùng với đoàn người dâng hoa, dâng lên cho Mẹ mỗi sắc hoa của tâm hồn, sắc hoa của đời sống gia đình và cộng đoàn giáo xứ . Năm nay, ngay từ những ngày đầu xuân Cha quản nhiệm và giáo xứ đã họp bàn với chủ đề “giáo xứ với người nghèo” tất cả mọi thành phần trong giáo xứ đã thực hiện những công việc bác ái với những người xung quanh mình, để đó là những đoá hoa thiêng dâng tiến Chúa và Mẹ.

Mghi thức tiến hoa kết thúc 18h30 phút, Thánh lễ tạ ơn được cử hành một cách trọng thể. Ngay trong lời mở đầu Thánh lễ, Cha quản nhiệm Gioan Baotixita đã mời gọi mọi người cùng “tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ vì đã luôn luôn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống”. Trong bài chia sẻ Cha đã đề cập đến những truyền thống tốt đẹp của người tín hữu dâng lên mẹ mỗi dịp tháng 5 về, người tín hữu dâng lên Đức Mẹ những đóa hoa tươi muôn màu sắc cùng với những đóa hoa thiêng, là những việc làm bác ái với tấm lòng thơm thảo của con cái Mẹ dành cho những người nghèo khổ, khó khăn là dành cho chính Mẹ.
 
Giáo xứ Tân Lộc rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
11:24 31/05/2011
VINH - Tân Lộc một giáo xứ bên bờ biển thị xã Cửa Lò tối nay 31/5/2011 cuối tháng Mẹ tổ chức rước kiệu Mẹ và dâng hoa để tỏ lòng con thảo kết thúc tháng kính Mẹ.

Xem hình ảnh

Khoảng 18h30 38 kiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp được các tổ chia sẻ Lời Chúa từ từ kiệu Mẹ về thánh đường giáo họ Đức Xuân cách họ trị sở Tân Lộc hơn một cây số là điểm khởi hành, vào khoảng 19h30 đoàn rước khởi hành theo lộ trình đường quốc lộ 46. Các hội đoàn như: Hội Têrêxa, Huynh đoàn Thánh Thể, hội con Đức Mẹ Giêgiô, gia đình Thánh Tâm, gia đình Khôi Bình cùng toàn thể cộng đoàn lần luợt cung nghênh Mẹ, mọi người nến sáng cầm tay vừa đi vừa cất lên những bài thánh ca kính Mẹ, cuộc rước trang nghiêm và hoành tráng, về đến tượng đài Mẹ tại giáo xứ Tân Lộc, ban tổ chức đã sắp xếp kiệu của các tổ vào vị trí quy định, cha quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng nói lên tâm tình của đoàn con giáo xứ, bằng cách này hay cách khác đã có nhiều hy sinh trong tháng kính Mẹ nay hội tụ trước Mẹ để cảm tạ tri ân và dâng lên Mẹ tất cả những gì đã làm trong tháng Mẹ.

Sau lời Cha quản xứ là đại diện cho 38 tổ chia sẻ của hai giáo họ Tân Lộc và Đức Xuân dần dần tiến về Mẹ như gửi gắm bao nhiêu ân tình trong những bó hoa tươi thắm dâng lên Mẹ. Lời nguyện của đại diện hai giáo họ thay mặt cộng đoàn cất lên thắm thiết trong tâm tình cảm tạ tri ân và cầu xin. Sau những giây phút dâng hoa bên Mẹ là thánh lễ tạ ơn long trọng trong ngày kính Đức Mẹ thăm viếng bà thánh Ysave.

Cám tạ Thiên Chúa tình yêu và Mẹ Chí thánh của Ngài không ngừng tuôn đổ xuống trên chúng con muôn hồng ân, và từng giây phút cuộc đời Ngài luôn đồng hành và nâng đỡ chở che để con cái Mẹ luôn được an bình và hạnh phúc trong tình yêu Chúa.
 
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle rước kiệu Đức Mẹ
Nguyễn An Quý
11:28 31/05/2011
SAETTLE, Hôm nay thứ bảy 28 tháng 5, thứ bảy cuối tháng Đức Mẹ còn được gọi là Tháng Hoa. Trong khu vực sân nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc thành phố Seattle trở nên nhộn nhịp. Mới chưa đầy 5 giờ chiều, nhiều giáo dân từ các thành phố xa như Everett, Lynnwood, Shoreline ở phiá Bắc, Auburn, Federal Way, Kent, Renton ở phái Nam và các vùng phụ cận khác đã qui tụ về Giáo Xứ để tham dự cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ kết thúc Tháng Hoa năm 2011. Được biết cuộc Rưóc Kiệu bắt đầu lúc 6 giờ chiều và sau đó là Thánh lễ Đồng tế. Bây giờ là 5 giờ 50, từ Lễ Đài anh Nguyễn Kiên xướng ngôn viên buổi Rước Kiệu lên tiếng mời gọi các đoàn thể sẵn sàng để chuẩn bị cuộc Rước Kiệu. Anh Kiên lên tiếng : “Kính thưa Cộng Đoàn dân Chúa, xin các Hội Đoàn, các Giáo Khu sẵn sàng đội ngũ của mình với Cờ Hiệu của từng đơn vị để chúng ta có thể bắt đầu cuộc Cung Nghinh Đức Mẹ kết thúc Tháng Hoa của Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay.”

Xem hình ảnh

Sau lời mời gọi của xướng ngôn viên, từng đoàn giáo dân đều tụ họp đứng vào vị của Đoàn thể mình. Đúng 6 giờ chiều Đoàn Kiệu bắt đầu di chuyển, cha Chánh Xứ Đào Xuân Thành Chủ sự cuộc Cung Nghinh Đức Mẹ tiến lên phía xe hoa Kiệu Đức Mẹ xông hương trước Thánh Tượng Đức Mẹ và cuộc Rước Kiệu được bắt đầu khi xong nghi thức mở đầu.

Dẫn đầu đoàn kiệu là Thánh Giá Nến Cao, các vị mặc Quốc Phục, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Hội Legio Maria, Hội Than1h Linh , Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Huynh Đoàn Đa Minh, Tông Đồ Fatima …và giáo dân thuộc các Giáo khu gồm Fatima, Mông Triệu, Mân Côi, Đội Dâng Hoa các em Thiếu Nhi khá đẹp, Xe Hoa, Nghi Đoàn gồm các em Lễ Sinh, sau đoàn Lễ Sinh là quý linh mục hiện diện. Cuộc Rước Kiệu hôm nay vào khoảng hơn một ngàn năm trăm giáo dân tham dự. Đoàn Kiệu khá dài, xe hoa Đức Mẹ được rước đi qua các con đường chung quanh khu vực Thánh Đường khá đẹp và tôn nghiêm. Trên đoạn đường dài, những bước chân của giáo dân di chuyển đã cùng hoà lẫn với phần Suy Niệm về Năm Sự Mừng trong suốt thời gian Rước Kiệu Mẹ. Khi xe hoa Mẹ vừa về đến Lễ Đài thì cũng vừa kết thúc phần suy niệm mầu nhiệm thứ năm của Năm Sự Mừng với bài hát Mẹ Ngàn Hoa. Đoàn Kiệu trở về khuôn viên Thánh Đường vào khoảng 6 giờ 45 phút. Thánh Tượng Đức Mẹ được nghinh tiến lên Lễ Đài. Nhìn lên lễ đài, thấy những bông hồng khá lớn đã kết thành tràng chuỗi Mân Côi trên bức phông khá đẹp có ghi lời nhắn nhủ của Mẹ khi hiện ra với ba trẻ mục đồng năm xưa tại Fatima. Nghi thức ca tụng Mẹ được các em Thiếu Nhi thực hiện việc dâng hoa với vũ khúc khá điêu luyện đã làm tăng thêm lòng tôn sùng Mẹ Maria nơi từng giáo dân hiện diện. Đúng 7 giờ, Thánh lễ Đồng Tế bắt đầu do cha chánh xứ Đào Xuân Thánh Chủ tế cùng với các linh mục Đồng tế gồm Cha Trần Đức Phương, Cha Nguyễn Sơn Miên và các cha khách như Cha Trần Ngọc Diệp từ Dòng Đồng Công, Cha Nguyễn Thanh Bích, Cha Nguyễn Hoàng Đức thuộc DCCT và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu.

Mở đầu Thánh lễ, Cha Chánh xứ đã ngỏ lời chào mừng và giới thiệu từng linh mục hiện diện cùng Đồng Tế, chào mừng các Soeur, các Thầy, chào mừng các Đoàn Thể, Các giáo Khu, và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa hiện diện. Ngỏ lời với giáo dân ngài nói:” Giáo xứ hân hoan chào mừng Quý Ông Bà, Anh Chị Em nhất là rất nhiều vị từ các thành phố xa xôi tuy nay không thuộc Giáo xứ nhưng cũng đã hiệp thông tham dự buổi Rước Kiệu Mẹ hôm nay, xin cám ơn tất cả sự hiện diện của bà con, xin Chúa chúc lành và xin Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho Quý vị và gia đình”.

Thánh lễ bắt đầu bằng bài ca nhập lễ do Ca đoàn Tổng hợp hát: “Hãy đến ta reo mừng, mừng Chúa Đấng cứu thoát ta- Hãy đến ta reo mừng, mừng Chúa cứu thoát ta…”
Hãy đến trước thiên nhan với điệu hát cung đàn, chúc tụng Chúa vì Chúa cao trọng…”

Hôm nay, trời Seattle lẻ ra có mưa theo dự báo thời tiết, nhưng lại không thấy mưa rơi nên cuộc Rước Kiệu Mẹ và Thánh lễ được diễn ra khá tốt đẹp và long trọng ở ngoài trời. Tuy không mưa nhưng càng về chiếu, trời càng lạnh với nhiệt độ trên dưới 60 độ F. Hình ảnh nổi bật nhất trong các linh mục Đồng Tế là hình ảnh về sự hiện diện của Cha Trần Đức Phương với chiếc mũ len trùm kín đầu và cổ. Cha Trần Đức Phương hiện phụ trách lo việc mục vụ cho một Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Everett, ngài là cựu quản nhiệm với thời gian khá dài gần 10 năm trước đây cho đến năm 2000, khi Giáo xứ còn là Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, dù sức khoẻ không được bình thường như xưa vì đã trải qua thời kỳ dưỡng bệnh khi ngài bị tai biến mạch máu nảo vào khoảng cuối tháng 9 năm 2010, nhưng ngài vẫn cố gắng có mặt để cùng chia sẻ niềm vui với giáo dân, nhất là lòng tôn sùng Mẹ Maria nên ngài đã đến Đồng tế Thánh lễ và cầu nguyện cho Giáo xứ.

Trời khá lạnh, từng cơn gió thỉnh thoảng thổi qua làm cho cái lạnh trở nên giá lạnh hơn. Phần giảng thuyết trong Thánh Lễ do linh mục Trần Ngọc Diệp phụ trách. Trong suốt bài giảng với giọng nói dí dỏm và cách trình bày bài giảng rất tự nhiên theo lối kể chuyện, ngài đã đưa cho giáo dân thoát khỏi cái giá lạnh khi ở ngoài trời vì được hâm nóng lên nhờ những trận cười vang dội. Một trận cười khá dài khi ngài nói: “lúc mới mười tuổi, tôi đã mê gái..”Trong bài giảng, ngài đã đề cao lòng mẹ thương con ấp ủ con, đó là hình ảnh mẹ của ngài khi ngài còn nhỏ, từ người mẹ trần thế ngài đã đưa hình ảnh người Mẹ tuyệt vời, đó là Mẹ Maria mà giáo dân Rước Kiệu, Cung nghinh hôm nay. Suốt thời gian chia sẻ Lời Chúa với toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa trong Thánh Lễ, ngài đã đưa mọi người suy niệm về tình yêu của Thiên Chúa, suy niệm về tình mẫu tử qua hình ảnh của Đức Maria. Bài giảng khá dài, nên người viết sẽ ghi riêng toàn bài giảng để quý độc giả tiện bề theo dõi.

Thánh lễ được kết thúc với lời cảm ơn của Cha Chánh Xứ, ngài đã cám ơn tất cả những ai đã đóng góp công sức cho buổi Rước Kiệu Mẹ và cuối cùng ngài nói:

“Sau hết, cám ơn sự hiện diện của quý Cha, quý Soeur, qúy Thầy, quý Ông Bà, Anh Chị Em đã nói lên tình yêu thương và gắn bó với nhau trong một gia đình Giáo xứ. Xin Thiên Chúa toàn năng qua lời cầu bầu của Mẹ Maria giúp chúng ta luôn luôn liên kết mật thiết với Ngài, và cùng nhau xây dựng gia đình Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong yêu thương, đoàn kết và xây dựng”.

Buổi Rước Kiệu và Thánh Lễ chấm dứt lúc 8 giờ 15, mọi người ra về trong an bình.
 
Lời chủ chăn TGP Saigòn về Tổ Chức Công Nghị Giáo Phận
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
13:48 31/05/2011
Ngày 1 tháng 6 năm 2011

Kính gửi anh em linh mục, anh chị em tu sĩ và giáo dân trong giáo phận

TỔ CHỨC CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN

I. Mục đích

1. Đưa tinh thần và nội dung của Thư Chung 2011 vào trong mọi lãnh vực của đời sống và sinh hoạt của giáo phận trong những năm tới.

2. Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong gia đình giáo phận ý thức vượt qua khung nếp khép kín do hoàn cảnh xưa nay tạo ra, mở rộng sự hiệp thông trong Giáo Hội, hoà nhập vào đời sống văn hoá xã hội, hướng đến chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, vì sự sống mới của gia đình nhân loại cùng đất nước hôm nay.

3. Tạo điều kiện và thúc đẩy mọi thành phần Dân Chúa tham gia Công nghị giáo phận, và cùng nhau tích cực tham gia vào công cuộc canh tân đổi mới trong thời gian tới, theo như lời kêu gọi của Đại Hội Dân Chúa năm 2010.

II. Chuẩn bị Công nghị giáo phận

1. Ban Tổ chức cấp giáo phận :

Trưởng Ban : Đức Hồng Y Tổng Giám mục giáo phận,
Phó Ban nội vụ: Đức Cha phụ tá Phêrô
Phó Ban ngoại vụ: Cha Tổng Đại diện,
Các thành viên : 3 cha đại diện giám mục đặc trách LM, TS, GD, cha Giám đốc ĐCV, cha Đại diện Tư Pháp, Quản lý giáo phận...
Ban Thư ký : các cha Trưởng Ban Mục vụ giáo phận.
Ban Tổ chức cấp giáo phận họp mặt vào một ngày Thứ Sáu giữa tháng 7, tại Toà TGM, nhằm điều chỉnh, bổ sung, xác định chương trình chuẩn bị Công nghị giáo phận.

2. Ban Tổ chức cấp giáo hạt :

- gồm Cha Hạt trưởng, một linh mục trong hạt, một đại diện giáo dân, một đại diện tu sĩ (nếu cần)...
- lo tổ chức Công nghị giáo hạt trong tháng 9 : Dựa vào Thư Chung cùng các câu hỏi,
mỗi giáo hạt tổ chức gặp gỡ, trao đổi, góp ý canh tân đổi mới, và đề cử đại diện dự Công nghị giáo phận...
- Các dòng tu và tu hội, các tổ chức tông đồ giáo dân, mỗi đơn vị cũng tổ chức tương tự như vậy.

Ban Tổ chức cấp giáo phận và cấp giáo hạt cùng họp mặt chung vào Thứ Ba cuối tháng 7, tại Toà TGM, nhằm xác định và phối hợp chương trình chuẩn bị Công Nghị giáo hạt.

3. Ban Thư ký Công Nghị:

- Trưởng Ban : cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền
- Phó Ban : cha Trưởng Ban đề nghị
- các thành viên : các linh mục Trưởng Ban Mục vụ giáo phận, một số linh mục chuyên viên Thân Học, Kinh Thánh, Giáo Luật, Mục vụ...

Nhiệm vụ :
- Giới thiệu Thư Chung cho mọi thành phần Dân Chúa trong từng giáo hạt. (Ban Tổ chức mỗi hạt điều hành, mời Ban Thư Ký về giới thiệu và trình bày)
- Dựa trên Thư Chung, biên soạn những câu hỏi để mọi người đưa ra những đề nghị cụ thể cho Công nghị giáo phận. (Cần gửi Thư Chung cùng các câu hỏi trước 15.8
- đến các linh mục trong 15 giáo hạt : linh mục chánh xứ, phụ tá, nghỉ hưu...
- đến 58 dòng tu và tu hội (qua VP Tu sĩ)
- đến các tổ chức mục vụ giáo xứ : HĐGX, GLV, Ca đoàn (qua ông Trà và Ban Đại diện giáo dân)
- đến các tổ chức tông đồ giáo dân : 25 đoàn thể và giới (qua ông Nghĩa và Ban Đại diện các đoàn thề)
- Các Ban Mục vụ giáo phận suy nghĩ và góp ý cho việc triển khai Thư Chung trong lãnh vực mục vụ của mình...

4. Lịch làm việc :

- Tháng 6 và 7 : - Ban Thư Ký biên soạn và hoàn chỉnh các câu hỏi cho mọi thành phần Dân Chúa.
- Mỗi giáo hạt hình thành Ban Tổ chức công nghị cấp giáo hạt, cùng nhau nghiên cứu Thư Chung, chuẩn bị tiến hành Công nghị giáo hạt trong tháng 9.
- Thánh 8 : phổ biến các câu hỏi cho các linh mục, cho các tu sĩ.
GC. Rất nhiều đề nghị trong Thư Chung liên quan đến đời sống và tác vụ linh mục,người lãnh đạo cộng đoàn, đồng thời các linh mục đóng vai trò rất quan trọng trong việc học hỏi, trao đổi, góp ý cho Công nghị, vì thế các linh mục cần nắm rõ nội dung cũng như phương pháp làm việc.
- Tháng 9 : - phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần Dân Chúa trong các giáo hạt (qua hình thức giới thiệu Thư Chung và các câu hỏi, mời gọi góp ý)
- mỗi giáo hạt tổ chức những buổi giới thiệu Thư Chung cho các đại diện các tổ chức giáo dân
- Ban Thư Ký có thể hỗ trợ bằng việc đến trình bày nội dung và phương hướng làm việc.
- Tháng 10 : Ban Thư Ký đón nhận các ý kiến từ các giáo hạt, và đúc kết các ý kiến để chuẩn bị tài liệu làm việc cho Công nghị.
- Tháng 11 : chuẩn bị gần cho Công Nghị

III. Tiến hành Công Nghị Giáo phận

1. Thời điểm : Thứ Hai 21+22+23+24+T.Sáu 25 tháng 11, 2011, (trước Mùa Vọng) 5 ngày, mỗi ngày từ 8:30 đến 12:00 +cơm trưa.
Có thể tổ chức Thánh lễ khai mạc vào chiều Chúa nhật 20.11, tại Toà TGM hoặc tại TT.MV?
Và có thể tổ chức lễ bế mạc cùng công bố kết quả 3-4 tuần sau, trước lễ Giáng Sinh, ...?

2. Địa điểm : Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận.

3. Thành phần tham dự :
Mỗi đơn vị đề cử 1 đại biểu và 1 dự phòng thay thế khi đại biểu vắng mặt :
- LM : ĐCV, TT.MV, 15 giáo hạt, 16 Ban MV, mỗi đơn vị đề cử 1 đại biểu: 33
- Số linh mục đã dự Đại Hội Dân Chúa 2010: 5
- Tu sĩ : mỗi dòng tu, tu hội, đề cử 1 đại diện : 58
- Giáo dân : Mỗi tổ chức mục vụ (HĐGX, GLV, Ca đoàn), ở mỗi hạt đề cử một đại biểu: 45
- Mỗi tổ chức tông đồ giáo dân đề cử 1 đại biểu: 25
- Ban Thư Ký và Ban MV Truyền Thông 40
(Tổng cộng: 206 đại biểu)
- Có thể thêm một số chỉ định, một số khách mời: ...

IV. Cầu nguyện

Anh chị em rất thân mến,
Bí quyết thành công trong mọi công việc mục vụ trong Giáo Hội là lời cầu nguyện. Để Công nghị giáo phận mang lại kết quả như lòng Chúa mong muốn, đồng thời mang lại nhiều ơn ích như lòng dân mong đợi, xin anh em linh mục cùng anh chị em tu sĩ và giáo dân, trong giai đoạn chuẩn bị lâu dài nầy, hãy chuyên cần cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần thương ban ơn soi sáng và ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và ơn đổi mới, giúp cho cộng đồng Dân Chúa cùng nhau bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Đấng Cứu Độ, cùng đồng hành với mọi người anh em đồng bào và đồng loại, hướng đến nguồn sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh, vì sự sống dồi dào và sự phát triển vững bền của Thành phố, vì sự an bình và thịnh vượng của đất nước cùng thế giới hôm nay.

Hồng Y Tổng Giám mục
 
Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu đặc biệt
Tôma Trương Văn Ân
15:49 31/05/2011
ĐÀ NẴNG - Tôi đi hành hương Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu nhiều lần, nhưng lần này (31/5/2011) đọng lại trong Tôi và khách hành hương nhiều ấn tượng, cảm xúc.

xem hình ảnh

Với cái nắng rót lửa lúc 10 giờ cuối tháng 5, khi còn cách đồi Bửu Châu chừng vài trăm mét, thấy dòng người hành hương tuôn về Trà Kiệu, nghe vang vẳng từ xa tiếng hát “Lạy Mẹ Trà Kiệu mến yêu….” Lòng Tôi nhẹ lâng quên hết ưu phiền nắng nóng.

Hình ảnh Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu (TTTM TK) Tôi và nhiều người thuộc từng gốc cây, vậy mà năm nay đến hành hương, niềm vui quá lớn, nhiều người không tin vào mắt trần mình nữa. nhà thờ Thạnh Quang, nơi cách đây 15 năm, Tôi ngã lưng nằm nghĩ, nhiều bụi và xuống cấp, nay biến thành Đền Mẹ Tri Ân. Người nằm cạnh kể rằng “nhà thờ này do cha Fx Nguyễn Quang Sách (nay là ĐGM nghĩ hưu), được sự đồng ý Giáo xứ Trà Kiệu, xây cho bà con Giáo xứ Thạnh Quang (Bà Rén) trong thời kỳ lánh nạn chiến tranh, một thời gian ngắn, Giáo dân Thạnh Quang đã ra Hòa Khánh định cư. Sau ngày thống nhất đất nước, Chính Quyền địa phương mượn làm hợp tác xã mây tre lá, nay không còn làm HTX nữa.. trong muôn lời nguyện dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Trà Kiệu của đoàn con hôm đó, chắc chắn có lời nguyện “xin cho TTTM TK được khang trang, đẹp hơn, rộng đủ, đáp ứng một phần nhu cầu tâm tình đạo đức của mọi người đến với Mẹ, xứng tầm là trung tâm hành hương của Giáo phận, là điểm đến trong chuỗi điểm đến Hội An – Mỹ Sơn – Huế của du khách.”

Sau hơn 10 năm chờ đợi, Chính Quyền đã chính thức trao quyền sử dụng nhà thờ Thạnh Quang cho TTTM TK, Giáo phận Đà Nẵng. ĐGM và Cha quản xứ Trà Kiệu đã cho tháo dỡ ngôi nhà thờ Thạnh Quang đã xuống cấp sau hơn 40 năm không tu sửa, để tạo một quảng trường rộng đẹp rất thuận tiện cho các dịp đại hội quy tụ đông người, và xây một Đền tri ân Đức Mẹ đã gìn giữ nơi này.

Rảo bước quanh khu đền mới khánh thành cách đây 3 ngày (28 / 5 / 2011), Tôi thầm cám ơn Thiên Chúa và Mẹ, thầm cám ơn ĐGM, quý Cha và Giáo dân Trà Kiệu đã hy sinh rất nhiều, tôn tạo lại TTTM tuyệt đẹp. Đi trong mùi sơn mới, có chỗ công trình làm vội chưa xong, trong niềm vui của mọi người, Tôi như nghe cả tiếng cười, tiếng cuốc xẻng và thoáng mồ hôi của bà con Giáo dân Trà Kiệu.

Lề đài năm nay được làm khá cao, nhìn về hướng tây (nơi đền Đức Mẹ mới xây), theo ước tính vài người trong Ban Tổ Chức (BTC) mà Tôi quen biết, khách năm nay đông hơn mọi năm, vậy mà nhờ TTTM mới mở rộng nên bớt cảnh chen lấn. BTC lo chu đáo lắm! Phụng Vụ, dâng hoa, trật tự, vệ sinh, y tế …. hoàn hảo cả.

Dòng người đẩy Tôi lên đỉnh đồi Bửu Châu, trong giờ chầu Mình Thánh Chúa, mọi người hiện diện như ngụp lặn trong tình yêu thương vô bờ của Chúa, Tôi được đưa ra khỏi những ganh đua của cuộc đời. Vâng, xin Chúa cho chúng con biết thương mến nhau, cố gắng và đủ nghị lực đem Chúa đến với anh em trong từng hoàn cảnh sống của mình,cho chúng con cảm nhận được an bình trong trái tim Lòng Thương Xót Chúa.

14 giờ Tôi đến sân me nhà thờ, đại diện các Giáo xứ đã tụ họp đông đủ, mỗi Giáo xứ có 5 nam và 5 nữ mặc đồng phục, ôm 1 lẵng hoa và 1 cờ có thêu tên Giáo xứ, đại diện Giáo dân Giáo xứ đi trong đoàn kiệu. Các năm trước, chỉ có cầm bảng tên Giáo xứ, nhưng năm nay đồng loạt cờ như nhau, trông như những dịp đại hội thể thao quốc tế.

14 giờ 10: Cha giám đốc TTTM TK, Quản xứ TK tuyên bố khai mạc cuộc cung nghinh Đức Mẹ, sau lời nguyện của Cha Tổng Đại Diện, một màn pháo hoa tuyệt đẹptrong tiếng trống uy nghiêm của đội trống Đông Vinh (một Giáo họ miền núi phía tây Đà Nẵng), nghi thức dâng hương trong lời thơ trìu mến tin yêu phó thác vào Mẹ và một trời hoa (do cộng đoàn các Nữ Tu Phao lô phụ trách), cả hoa lòng muôn hương con cái dâng lên Mẹ.

15 giờ 20 đoàn kiệu đi vào TTTM đồi Bửu Châu, đến lúc này Tôi phát hiện ra: các đường xi măng nội vi đã được xây dựng khéo léo, Kiệu Mẹ đi vòng giữa đoàn con cái, như muốn nói “Mẹ vẫn đến quan tâm từng người “. Sau đó, đoàn dâng hoa hoạt vũ bài Ave Maria của Schubert, giai điệu nhẹ nhàng thanh thoát, từng bước vũ công uyển chuyển, nâng tâm hồn mọi người hòa lời chúc khen Ave Maria.

16 giờ: Thánh Lễ, ĐGM Giáo phận chủ sự, cùng đồng tế với Linh Mục Đoàn, Ngài chia sẻ với cộng đoàn về Tin Mừng tình thương, Đức Mẹ đem tình yêu đến với bà Elisabet, được tác động tình yêu Thiên Chúa, Mẹ đã lên đường chứ không ngồi ở nhà để được thăm viếng. Thăm viếng không chỉ để nhận được lời chúc tụng lẫn nhau hay quà cáp, nhưng Mẹ đã ở lại giúp đỡ như là người tôi tớ. chúng ta cần noi gương Mẹ, cử chỉ thăm viếng để hòa giải, để đem yêu thương, hoán cải và đem bình an cho nhau, xích lại gần nhau. Ngài cũng nhắc nhở, chúng ta vẫn đọc Kinh Hòa Bình, nhưng vẫn chưa đưa vào hành động. chúng ta cũng được mời gọi thăm viếng, giao tế trong những biến cố buồn vui !

17 giờ: trước lúc kết thúc Thánh Lễ, Cha Quản xứ có lời cám ơn Chính quyền các cấp, các đoàn thể trong ngoài Giáo xứ, quý Hội Dòng và các tập thể, cá nhân đã góp công của cho ngày đại hội thành công tốt đẹp. ĐGM cũng đại diện cộng đoàn, cám ơn quý Cha và cộng đoàn Giáo xứ Trà Kiệu, sau khi ĐGM ban phép lành kết thúc Thánh Lễ, lời ca bài: Mẹ Trà Kiệu - Mẹ Giáo Phận Đà Nẵng, lời của Cha Quản xứ, nhạc Mặc Thế Lưu Văn Thiên, như nhắc nhở mọi người cùng cộng tác trong việc xây dựng phát triển Giáo hội địa phương Đà Nẵng, tin vững Mẹ luôn đồng hành để đem Tin Mừng cho anh em trên chính mảnh đất này.

Mọi người ra về trong hân hoan, nhưng Tôi và nhiều người cố gắng ở lại chụp vài tấm hình lưu niệm. Một cuộc hành hương thật đặc biệt!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhận định về Dự thảo nghị định về tự do tôn giáo năm 2011
Lm. Chân Tín, CSsR
07:35 31/05/2011
VRNs (30.05.2011) – Sài Gòn – Tôi đọc trên mạng “Dự thảo nghị định về tự do tôn giáo ở Việt Nam, 2011, thay thế nghị định 2005. Nghị định này thực chất không khác nghị định 1991 và nghị định 2005. Nó phình ra, đi vào các hoạt động tôn giáo, nhưng không phải để tạo điều kiện cho các tôn giáo tự do hoạt động như mọi hiệp hội khác, mà để giới hạn tối đa.

Các nước văn mình tôn trọng tự do tín ngưỡng, không nước nào bày ra Ban tôn giáo chính phủ, pháp lệnh tín ngưỡng, nghị định về tôn giáo. Ngay cả nước Nga, ông tổ của CSVN, sau khi khối Liên Xô tan rả, cũng không còn ban tôn giáo cũng như pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, vì tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo cứ theo luật chung của các hiệp hội.

Điều 1 của dự thảo nghị định, 2011, nói ngay: “Nghị định này quy định về hoạt động tín ngưỡng”. Quy định ở đây là một thứ chèn ép. Điều 2 nói: “Nhà nước CHXHCNVN tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Nhưng trong thực tế nhà nước CS không tôn trọng tự do tôn giáo. Trong những năm qua, nhà nước đã vi phạm trắng trợn vào những hoạt động tôn giáo. Hiến pháp nói đến tự do tín ngưỡng, nhưng pháp luật lại hạn chế tối đa tự do tôn giáo.

Các mâu thuẩn giữa Hiến pháp và Luật pháp là mẫu số chung cho mọi hạn chế nhân quyền, luật pháp bỏ hiến pháp. Hiến pháp trở thành mảnh giấy lộn để đánh lừa thế giới tự do. Cũng láy vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, cũng ghi vào Hiến pháp quyền tự do dân chủ, quyền tự do tôn giáo, nhưng luật pháp lại hạn chế tất cả đến vừa số không, vì mọi cái phải xin phép, mà nhà nước lại tùy tiện coi mình là chủ nhân ông các quyền tự do căn bản của con người. Đó là chế độ “xin-cho” của nhà nước CSVN.

Điều 2 nói đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Nhà nước và đảng CSVN có tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân không? Một người công dân tốt theo đạo Công giáo có được nắm những quyền lớn trong nhà nước không? Muốn làm lớn phải bỏ đạo. Có đạo là bị loại trừ khỏi các chức vụ quan trọng. Tính chất vô tôn giáo còn quan trọng hơn tài năng, đạo đức. Vô tôn giáo là bàn đạp để có chức, có quyền, có tiền.

Điều 3: “Những lễ hội tín ngưỡng khi tổ chức phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tuộc trung ương … văn bản đề nghị về việc tổ chức phải được phép mới tổ chức … Trước 15/10 mỗi năm phải đăng ký dự kiến diễn ra hoạt động tôn giáo”. Đây là hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các giáo hội.

Điều 5+6: Đăng ký hoạt động rất chi tiết, rất phức tạp – cũng là cách hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các giáo hội.

Điều 13: Nhà nước xen vào vào việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

Điều 18: Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử – Sự đăng ký này là dịp để nhà nước làm áp lực. Nghe nói các chủng sinh chuẩn bị làm linh mục bị công an làm việc nhiều lần, bắt làm angten về anh em và về giáo sư của họ trong chủng viện, và áp lực để cam kết phục vụ chế độ CS.. Việc chọn các giám mục cũng có những việc làm như vậy, vị nào có tinh thần về công lý và hòa bình sẽ bị từ chối.

Việc thuyên chuyển các chức sắc cũng phải có sự đồng ý của nhà nước. Điều này gây khó dễ cho Giáo hội. Giáo hội có những lý do để thuyên chuyển nhưng nhà nước không đồng ý, vì không có lợi cho nhà nước.

Điều 23: Buộc đăng ký chương trình hoạt động hằng năm trước, dự kiến số người tham dự. Làm sao dự kiến trước khi giáo dân tự do đi lễ chổ này, chổ khác, làm sao dự kiến số người? Như hoạt động tôn giáo ở nhà thờ DCCT các ngày thứ bảy kính viếng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tỉnh tâm Mùa Vọng, Mùa Chay, các lễ lớn Giáng Sinh, Phục Sinh, ba ngày hành hương Minh Niên, lể đốt nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình. v.v. có nhiều người từ nơi xa đến dự, điều này làm sao dự đoán được số người để trình với nhà nước. Đây là biện pháp làm khó dễ cho tôn giáo, chèn ép tôn giáo.

Trên đây là một vài nhận định sơ khởi về Dự thảo thay thế Nghị định tôn giáo 2005. Nghị định này cũng giống như các nghị định khác đều có mục đích bóp nghẹt các tôn giáo. Phải để các tôn giáo tự do sinh hoạt như các hiệp hội khác là đủ. Tạm thời các tôn giáo tuân theo Hiếp pháp 1992, tuy Hiến pháp này cần phải hủy bỏ, vì là một bản Hiến pháp giao trọn quyền lãnh đạo cho đảng CS. Phải có một bản Hiến pháp khác của toàn dân, được các dân biểu lập hiến tự do ứng cử và tự do bầu cử, để thảo ra một hiến pháp phân chia quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để bảo đảm nhân quyền và dân quyền của người dân.

Nhân dịp này, tôi xin nhắc lại Lời kêu gọi của các tôn giáo (Phật giáo VN thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Cao Đài, Giáo hội Công giáo) ra ngày 05/09/1999, trước nghị quyết 26/11/2003 của Quốc hội về hoạt động tôn giáo.

Sau đây là nội dung của Lời kêu gọi của 4 tôn giáo lớn ở VN:

“Căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hiệp quốc nhìn nhận mọi quyền của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo mà nước CHXHCNVN đã thừa nhận.

Căn cứ vào điều 70 của Hiến pháp CHXHCNVN đã quy định rõ rệt về quyền tự do tôn giáo, chúng tôi những chức sắc tôn giáo ở VN ký tên dưới đây yêu cầu chính quyền:

1. Hủy bỏ điều 4 Hiến pháp bắt buộc mọi người theo chủ nghĩa xã hội chủ trương vô thần, nguồn gốc của mọi sự vi phạm tự do tôn giáo.

2. Hủy bỏ nghị định 26/04/1999 về hoạt động tôn giáo và thông tư 01/99 ban hành ngày 16/06/1999, vì hai văn kiện này vi phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo của người dân trong sinh hoạt tôn giáo, trong việc hạn chế cử hành nghi lễ tôn giáo, trong việc chuyển giao đất đai để xây dựng nơi thờ tự, trong việc buộc phải xin phép để sống đời tu hành ở VN.

3. Phục hồi pháp lý của các tôn giáo như trước năm 1975, cũng như các tôn giáo khác ở các nước tư do trên thế giới, đặc biệt để cho các Giáo hội được tự do nhận tín đồ được ơn trên kêu gọi trong các nhà tu, trả cho các Giáo hội đất đai mà các Giáo hội đã sở hữu từ trước và để cho các Giáo hội tiếp nhận các tài sản của các tín đồ dâng cúng, cũng có quyền mua bất động sản của người bán, để cho Giáo hội xây cất các cơ sở thờ phụng, cơ sở từ thiện, cơ sở giáo dục trên đất Giáo hội; việc tấn phong và bổ nhiệm các chức sắc hoàn toàn thuộc quyền các Giáo hội, chỉ cần thông báo cho chính quyền việc chuyển đổi các vị trông coi cơ sở, để chính quyền dễ bề giao dịch; yêu cầu chính quyền không xen vào nội bộ các Giáo hội; các tôn giáo ở VN đại diện cho đa số đồng bào, vì vậy yêu cầu chính quyền tham khảo các chức sắc tôn giáo về những việc liên quan đến các Giáo hội để tránh sự dị biệt trong việc thi hành”.

Lời kêu gọi này được Hòa thượng Quãng Độ (Giáo hội Phật giáo VN thống nhất), Cụ Lê Quang Liêm (Hội trưởng Hòa Hảo trước năm 1975), Cụ Trần Quang Châu (Giáo hội Cao Đài Miền Trung), linh mục Chân Tín (phản ánh đòi hỏi của người Công giáo) ký tên.

Nay, nhân dịp nhà nước CSVN lại muốn ra một nghị định mới về tôn giáo trong năm 2011, tôi cũng muốn lên tiếng lại những gì tôi đã cùng với ba vị đại diện cao cấp của các Giáo hội Phật giáo thống nhất, Giáo hội Cao Đài, Giáo hội Hòa Hảo. Tôi yêu cầu dẹp Ban tôn giáo mà tôi đã có lần nói với Ban tôn giáo Sài Gòn, phải gọi ban này là “ban phá tôn giáo”, dẹp pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, dẹp các nghị định, để cho các tôn giáo tự do hoạt động như trong các nước văn minh tiến bộ dân chủ.

Sau khi đã dẹp tất cả các thứ chèn ép tôn giáo, nhà nước nên tuyên bố trả lại cho các tôn giáo mọi thứ tự do để xây dựng đất nước và con người, đặc biệt tự do giáo dục, tự do làm việc xã hội, tự do thành lập những trung tâm y tế, để phục vụ con người. Đó là những quyền mà các tôn giáo vẫn có trước 1975.

Sau 36 năm cướp chính quyền ở Miền Nam, đảng CSVN dẹp tất cả các quyền của các tôn giáo, để độc quyền giáo dục, y tế và xã hội. Kết quả giáo dục sa sút tột độ. Nhà văn Trần Mạnh Hảo, trong bài thuyết trình tại Đại hội nhà văn, đã mạnh mẻ lên án nền giáo dục của CSVN: “Nền giáo dục VN hiện nay là nền giáo dục thiếu trung thực … Đạo đức trong giáo dục hôm nay đồng nghĩa với dối trá. Thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dụ báo cáo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước … Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa là đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong các chợ trời giáo dục VN … Nhiều ông cán bộ cao cấp có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính? Đây là dấu hiệu suy vong lớn nhất của dân tộc do nền giáo dục thiếu tính nhân văn, thiếu tính chân thật gây ra. Những quả bom B52 tinh thần là nền giáo dục đi chệch hướng chân thiện mỹ đang rãi thảm trên tinh thần dân tộc, ai là người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây?”

Nền giáo dục CSVN là thế đó, cần phải được nền giáo dục dạy cho con người biết chân thiện mỹ của các tôn giáo. Đây là chức năng của các tôn giáo. Do đó, nhà nước ý thức được sự sa đọa của nền giáo dục duy vật CS phải trả lại cho tôn giáo vai trò giáo dục học đường.

Vấn đề y tế xã hội cũng vậy. Ngày trước các bệnh viên được gọi là “Nhà Thương”, tức là phải có lòng thương giúp đỡ bệnh nhân, những người bị tai nạn. Hiện nay các bệnh viện khai thác bệnh nhân hơn là “thương con người”. Người gặp tai nạn, bệnh nhân đến bệnh viện là phải có tiền mới cứu chữa. Đây không còn là “nhà thương” nữa. Y tế ngày nay coi rẻ con người, không còn thương con người.

Việc xã hội cũng vậy. Phải để cho các tôn giáo làm các việc xã hội, đem tình thương cho những người xấu số, những trẻ mồ côi, những người tàn tật, họ cần đến tình thương. Nhân viên nhà nước chỉ làm vì đồng tiền như các nghề nghiệp khác, chứ không phải để thương giúp đỡ con người xấu số. Việc tình thương phải để cho các tôn giáo, vì các tôn giáo tôn trọng con người, yêu thương con người, sẽ làm tốt việc giúp đỡ người tàn tật, vô gia cư.

Cuối cùng, yêu cầu nhà nước trả lại đất đai, nhà cửa, cơ sở của các tôn giáo và các dòng tu, mà nhà nước đã tịch thu, bày ra lý do để cướp của.

Ví dụ như Dòng Chúa Cứu Thế đã bị lấy đi bao nhiêu nhà cửa, đất đai, cơ sở một cách bất hợp pháp, mà chưa bao giờ đền bù hay trả lại cơ sở. Tu viện Hà Nội, nhà nước đã tịch thu làm bệnh viện, chiếm đất của tu viện và giáo xứ Thái Hà; Ở Nha Trang, nhà nước tịch thu tu viện rồi biến thành khách sạn Hải Yến, mà không đền bù một đồng nào; Tu viện Đà Lạt, nhà nước tịch thu rồi biến thành nhà trưng bày các con thú nhồi bông; Tu viện Thủ Đức, nhà nước bày trò chống đối nhà nước để tịch thu rồi biến thành bệnh viện. Chỉ nói sơ qua của một tu hội cũng đã thấy nhà nước này chẳng luật lệ gì cả, muốn lấy của dân, thì bày đủ trò để tịch thu. Nếu nói đến cơ sở tôn giáo của các giáo phận, các dòng tu Công giáo ở Việt Nam thì sẽ thấy bao nhiêu của cãi đã bị nhà nước cướp mất. Và nếu nói đến tất cả các tôn giáo ở VN, thì chúng ta phải thấy bao nhiêu bất công lớn lao mà đảng và nhà nước SCVN đã làm cho các tôn giáo.

Sài Gòn, ngày 30.05.2011

Lm. Chân Tín, CSsR

 
Uỷ ban Công lý và Hoà bình trước những bức xúc của xã hội: Ước vọng để không thành thất vọng
Phạm Huy Thông
11:35 31/05/2011
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy bức xúc. Không một lĩnh vực nào không có bức xúc, không có kiến nghị, khiếu nại. Từ những vấn đề lớn lao của đất nước như an toàn lãnh thổ, an ninh biển đảo đến những vấn đề của con người như dân chủ, dân sinh. Từ chính sách giáo dục, y tế đến ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn. Từ nạn phá thai đến tai nạn lao động. Từ vấn đề tôn giáo đến lễ hội, văn hoá… Nơi nào cũng nghe tiếng kêu ca, than vãn không chỉ ở văn phòng tiếp dân, chốn công quyền, trên diễn đàn quốc hội, báo chí mà cả bên bàn tiệc, quán trà. Theo báo cáo của cơ quan Thanh tra Nhà nước, trong 5 năm (2006-2010) có tới 1 574 750 người đi khiếu kiện trong đó có 1 515 đoàn khiếu kiện đông người, có đoàn đông tới 600 người. Có người đi khiếu kiện ròng rã 20 năm. Có người riêng đơn kiện đã tới vài chục ký…

Cách đây 10 năm, trước đại hội VIII của các Giám mục Việt Nam, một thư thỉnh nguyện do nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân trong và ngòai nước gửi tới ao ước các Giám mục lập ra Uỷ ban Công lý và hoà bình. Tháng 10-2010, Uỷ ban Công lý và hoà bình ra đời. Qua hơn nửa năm, nhân sự vẫn chỉ có 2 vị là Chủ tịch và Tổng thư ký nhưng cũng đã làm được một số công việc, thắp lên bao tia hy vọng cho cả người dân trong đạo và ngòai đời. Đó là hai văn thư gửi Uỷ ban nhân dân Đà Nẵng về vụ Cồn Dầu và Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về đất đai của dòng Chúa quan phòng Portieux. Đức cha Chủ tịch cũng thân chinh “ vi hành” đến một số địa phương để khảo sát và chuẩn bị để hôm nay khai mạc đại hội lần thứ nhất của Uỷ ban Công lý và hoà bình, ghi một dấu ấn đáng nhớ không chỉ cho Uỷ ban mà còn của cả giáo hội và xã hội Việt Nam nữa…

Vinh quang thật to lớn nhưng cũng là gánh nặng đặt ra cho Uỷ ban Công lý và hoà bình về nhiệm vụ của mình. Bởi ở Việt Nam, tôn giáo là lĩnh vực “ nhạy cảm và tế nhị”, liên quan đến Công giáo thì sự nhạy cảm được nâng cấp hơn nhiều lần. Nhà chức trách thì cho rằng, trong điều kiện hiện nay, chỉ duy nhất giáo hội Công giáo Việt Nam mới có khả năng tập hợp được đông người để tạo ra áp lực với Nhà nước. Các vụ Toà Khâm sứ, Thái Hà, Tam Toà, đồng Chiêm, Cồn Dầu hay nhân vụ xử án TS Cù Huy Hà Vũ, bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã minh chứng điều đó.

Uỷ ban CL&HB sẽ làm gì để bao ước vọng, hy vọng của người dân cả trong đạo, ngoài đời không trở thành nỗi thất vọng?

Uỷ ban CL& HB sẽ trở thành nơi tiếp nhận văn thư khiếu nại để chia sẻ gánh nặng cho các văn phòng tiếp dân của chính quyền chăng? Và khi nhận được cả đống văn thư, trong đó có cả văn thư của các Giám mục mà riêng trang đầu chỉ để ghi các nơi “ kính gửi” thì Uỷ ban sẽ xử lý ra sao? Chẳng lẽ lại “ kính chuyển” tiếp. Còn cử người đi tìm hiểu, khảo sát thì lấy đâu ra nhân sự và hiệu quả thấp vì ngay cả các nhà báo, thanh tra nhà nước đi tìm hiểu, điều tra sự việc còn khó khăn khi muốn tiếp cận thông tin.

Uỷ ban CL&HB chắc chắn sẽ có nhiều văn thư như các văn thư đã gửi UBND Đà Nẵng và Sóc Trăng vừa qua nhưng rồi sẽ rơi tõm vào “sự im lặng đáng sợ” hay tình trạng “ ném đá ao bèo”?

Có lẽ trước mắt, căn cứ vào thực tế nhân sự, tổ chức của Uỷ ban CL&HB cũng như thực tiễn của xã hội Việt Nam, Uỷ ban nên tập trung vào những công việc chính sau đây:

- Phổ biến sâu rộng học thuyết về xã hội của Giáo hội Công giáo cũng như nhiệm vụ của Uỷ ban CL&HB cho nhiều người kể cả trong và ngòai đạo để tránh ảo tưởng hoặc e ngại, lo lắng thái quá về sự tồn tại và hoạt động của Uỷ ban. Bằng cách tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo, phổ biến tài liệu chuyên đề ở các địa phương cũng như trên quy mô giáo phận hay toàn quốc, trên báo chí ( cả báo in và internet).

- Khi có sự vụ xảy ra ở địa phương nào thì Uỷ ban CL&HB ở nơi đó cần tìm hiểu sự việc, chủ động tìm hướng đối thoại nhằm tìm ra hướng giải quyết dung hoà lợi ích các bên. Nên nhớ rằng, không có vụ kiện nào thắng tất cả và thua tất cả. Bởi vậy, các bên nhất là phía Công giáo phải chủ động nhân nhượng với lòng bác ái. Không có khuôn mẫu nào có thể áp dụng cho mọi sự vụ nhưng Uỷ ban CL&HB cần tổng kết các vụ việc đã giải quyết một cách “ êm đẹp” trong các vụ tranh chấp giữa phía Công giáo và chính quyền các địa phương để tìm ra những bài học hay, những kinh nghiệm tốt. Chẳng hạn, nhà thờ Cửa Bắc ( Hà Nội) những năm chiến tranh có một số hộ dân vào cư trú trong khuôn viên nhà thờ, sống tạm bợ, nhếch nhác. Vào năm 2000, khi chính quyền cho phép nơi đây được tổ chức dâng lễ cho người nước ngoài, giáo xứ muốn cho quang cảnh thánh đường sạch đẹp, đã làm đơn đề nghị chính quyền di dời những hộ dân cư trú bất hợp pháp ở đó. Về nguyên tắc, chính quyền đồng ý nhưng đưa họ đi đâu khi nhà đất Hà Nội đắt như vàng. Trong khi đó giáo hội luôn nói lời yêu thương không lẽ lại xua họ ra ngoài đường? Giáo xứ đã chọn cách xây một nhà chung cư, cho mỗi hộ một phòng. Các hộ được quyền sử dụng nhưng giáo xứ mới có quyền sở hữu. Mọi người đều chấp nhận, cảnh quang được tái lập và đạo Công giáo được ca ngợi là đạo thật sự yêu thương con người.

- Với các vụ việc quy mô lớn hơn, thường liên quan đến chính quyền cấp tỉnh, Uỷ ban CL&HB giáo phận cần tìm hiểu kỹ sự việc và báo về Uỷ ban CL&HB toàn quốc xin phối hợp xử lý. Trước khi gửi văn thư cho các bên, Uỷ ban CL&HB toàn quốc cũng cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan, gặp gỡ đương sự để tìm hướng giải quyết. Chúng tôi cho rằng việc xử lý vụ luật sư Lê Quốc Quân ( Hà Nội) vừa qua là một cách làm hay. Đức cha Chủ tịch đã trực tiếp làm việc với cơ quan hữu trách và thẳng thắn nêu quan điểm đồng thời chỉ ra những lợi hại nếu sự việc không được giải quyết. Cuối cùng chính quyền chấp thuận trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn vào tối ngày 13-4-2011. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, nếu không có những buổi cầu nguyện đông đảo ở Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Vinh và những tuyên cáo mạnh mẽ của cộng đoàn Vinh, cộng đoàn Doanh nhân –Trí thức Công giáo sẽ không thể có quyết định nhanh chóng như vậy từ phía chính quyền. Cũng tương tự, nếu ở Thanh Hoá không thành lập hẳn một Ban đòi lại đất đai tôn giáo đủ năng lực chắc cũng chưa thể có quyết định giao lại 14 cơ sở cho phía Công giáo sử dụng vào cuối năm 2010. Và ngay vụ cấp đất 6000m2 để làm nhà thờ Tam Toà ( Quảng Bình) vừa qua, nếu không có những buổi cầu nguyện khắp giáo phận Vinh năm 2008, chắc cũng còn chờ mỏi mắt.

- Nhiều vụ việc, để giải quyết lại đụng chạm đến tầm vĩ mô. Chẳng hạn vấn đề đất đai có nguồn gốc tôn giáo lại chính là vấn đề sở hữu tư nhân về ruộng đất. Trong khi Nhà nước lại chủ trương đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện. Hay vấn đề hoạt động giáo dục, y tế của tôn giáo hiện nay bị giới hạn dù Nhà nước chủ trương xã hội hoá song vẫn giữ nguyên tắc của chủ nghiã Mác là tôn giáo phải tách khỏi trường học…Các vấn đề này, Uỷ ban CL&HB có thể mở các cuộc hội thảo, toạ đàm trao đổi với các nhà nghiên cứu cả đạo và đời để làm sáng tỏ dần và chọn ra phương án thích hợp.

- Vấn đề nhân sự cho Uỷ ban CL&HB ở giáo phận cũng như cấp toàn quốc vô cùng quan trọng. Người đứng đầu dĩ nhiên là các Giám mục, linh mục đủ khôn ngoan và bản lĩnh nhưng các uỷ viên phải là những nhà chuyên môn về luật, xã hội học, các trí thức có kinh nghiệm ứng xử mối quan hệ đạo và đời theo tinh thần như Đức Benedicto XVI đã chỉ dẫn là “ đối thoại thẳng thắn, cộng tác lành mạnh trong bác ái”.

Về đối nội, trong bối cảnh toàn cầu hoá và tiến trình dân chủ hoá, giáo hội cũng phải chấp nhận những ý kiến đa chiều, phản biện nhiều hơn. Nhưng sẽ có những người kể cả giám mục, linh mục cũng bị lên án, công kích bất công gây nguy cơ chia rẽ giáo hội. Lâu nay, bản thân đương sự hay cộng đoàn thường chọn cách im lặng. Song chỉ trích không chấm dứt. Vậy Uỷ ban CL&HB bênh vực những đối tượng này như thế nào để bản thân các thành viên của giáo hội cũng có công bình và bằng an lại giữ được sự hiệp nhất của giáo hội Công giáo?

Khó có thể phác thảo ngay chương trình hành động cho một Uỷ ban còn quá mới mẻ ở Việt Nam nhưng hãy cứ làm việc một cách khôn ngoan theo sự hướng dẫn của Thánh Linh và tin rằng 7 triệu giáo dân luôn cầu nguyện, luôn sát cánh bên cạnh Uỷ ban CL&HB. Vì mọi người luôn hy vọng Uỷ ban CL&HB sẽ thổi bùng lên ngọn lửa Công lý- Hoà bình trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu.
 
Nhà cầm quyền Saigòn đang cho đập phá và thi công khu đất Nhà thờ Kitô Vua thuộc Giáo xứ Bình Triệu Saigòn
Lê Đình
12:08 31/05/2011
BÌNH TRIỆU, Saigòn - Khu đất tại số 123 - quốc lộ 13 - Phường Hiệp Bình Chánh – Quận Thủ Đức trước đây là khuôn viên nhà thờ Chúa Kito Vua thuộc Giáo xứ Bình Triệu nay đang bị chính quyền nhà thầu cơ điện lạnh thi công. Giáo xứ Bình Triệu bao gồm 1 Nhà thờ, 1 Tháp chuông và các nhà sinh hoạt.

qua bao năm trời, chính quyền Cộng sản đã sử dụng một số chiêu bài xảo trá buộc các Linh mục quản xứ Bình Triệu cho mượn với mục đích cho công việc giáo dục. Sau khi đồng ý cho mượn chính quyền đã mở trường pháp lý (sau này gọi là đại học luật TP HCM cơ sở Bình Triệu). Vì không còn đất sinh hoạt Giáo xứ Bình Triệu đã phảiu chuyển sang sinh hoạt tại đền Đức Mẹ Fatima (bây giờ gọi là nhà thờ Fatima).

Sau năm 1975 đến nay Giáo xứ Bình Triệu đã hai lần gửi đơn lên chính quyền các cấp để đòi trả lại khu đất cho mượn nhưng cho đến giờ vẫn không có câu trả lời.

Từ tháng 11-2010 thì bất ngờ có một dự án được thi công trên khu đất này, đó là dự án đầu tư Xây dựng Thông tin Thư viện Cơ sở 2 trường đại học luật TP HCM do nhà thầu cơ điện lạnh thi công. Ngay sau đó thì nhà thầu đã đưa các phương tiện và máy móc đến vây lại và che kín khu đất, đồng thời đập phá và sang bằng khu đất trên.

Trong dự án, Tháp chuông vẫn được giữ nguyên nhưng không hiểu sao sau khi san bằng thì ngoài Tháp chuông, thì bức tường sau Cung Thánh (nơi có tượng Chúa Kito Vua và các Thánh) cũng không phá và được bịt lại bằng 1 cái bạt màu xanh.

Không những khu đất này mà còn nhiều khu đất mà nhà cầm quyền cộng sản đã lấy cớ mượn của Giáo Hội nhưng không trả. Hàng động này của nhà cầm quyền CSVN lần nữa thách thức dư luận, đặc biệt là cộng đồng giáo dân và những người yêu mến sự thật và công lý.

Để đáp lại ao ước và nguyện vọng của giáo dân, nhiều người mong muốn rằng Tòa TGP Saigòn sẽ có đường hướng và cách giải quyết một cách chính đáng, đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng sự công lý và tài sản đất đai của Giáo Hội.
 
Hoa Kỳ lên án vụ xét xử 7 nhà hoạt động Việt Nam
VOA
17:49 31/05/2011
VOA, Thứ Ba, 31 tháng 5 2011 - Người phát ngôn Ðại sứ quán Hoa Kỳ Beau Miller nói rằng Washington đã bày tỏ quan ngại với giới hữu trách Việt Nam về phiên xử này

Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về vụ kết án 7 nhà hoạt động về đất đai ở Việt Nam trong đó gồm cả một mục sư trong một phiên xử kín ở tỉnh Bến Tre.

Các bị cáo bị kết tội tìm cách lật đổ chính phủ và bị kết án từ 2 đến 8 năm tù giam trong phiên xử hôm thứ Hai.

Người phát ngôn đại sứ quán Hoa Kỳ Beau Miller nói với hãng thông tấn AP ngày hôm nay rằng Washington đã bày tỏ quan ngại với giới hữu trách Việt Nam về phiên xử này.

Ông Miller nói rằng Hoa Kỳ đặc biệt quan ngại vì một số bị cáo đã không được phép tiếp xúc với luật sư trước phiên xử.

Trước phiên xử này, 5 thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã gửi một lá thứ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi bãi bỏ cáo trạng đối với các nhà hoạt động này.

7 nhà hoạt động bị bắt hồi mùa hè năm ngoái gồm cả mục sư Dương Kim Khải, quản nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Thạnh, một hội thánh không được chính phủ Việt Nam công nhận, và nhà hoạt động Trần Thị Thủy, người được xác nhận là thành viên của tổ chức Việt Tân bị chính phủ Việt Nam cấm hoạt động.

Trên trang web của mình, tổ chức Việt Tân đã công nhận 3 trong số 7 người này là đảng viên của họ. Tổ chức này nói rằng mục sư Khải và những người khác đã tư vấn về luật pháp cho các nông dân bị chính quyền tịch thu đất đai cho các dự án phát triển.

Báo chí Việt Nam đưa tin một số bị cáo này đã tới Thái Lan và Campuchia để tham gia khóa huấn luyện về các phương thức bất bạo động nhằm lật đổ chính phủ.

Việt Tân nói rằng một số bị cáo đã thực hiện quyền được tham dự các khóa huấn luyện về đấu tranh bất bạo động.
 
Thông Báo
Chúc mừng Ngân Khánh Linh mục Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM
Tỉnh Dòng Việt Nam
20:16 31/05/2011
TỈNH DÒNG ANH EM HÈN MỌN VIỆT NAM

“Xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa” (Thánh Phanxicô Átxidi)

KÍNH CHÚC MỪNG NGÂN KHÁNH LINH MỤC
Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM

(1.6.1986 – 1.6.2011)

Tỉnh Dòng OFM Thánh Tâm, St. Louis, Missouri (Mỹ)
 
Văn Hóa
Mẹ đầy ơn phúc
Trầm Hương Thơ
10:02 31/05/2011
Lễ Đức Me thăm viếng bà Êlisabet. (Lc.1,39-56)

Bước chân đon đả lên đường
Maria với tình thương ngợp lòng
Đoạn đường chẳng phải thong dong
Giu-đê sa mạc ngập trong bụi nồng

Vượt qua bao những cánh đồng
Mang theo Con Chúa trong lòng viếng thăm
E-li-sa-bét xa xăm
Là người chị họ để chăm sóc bà

Mang thai lúc tuổi đã già
Gio-an Tẩy Giả con bà sẽ sinh
Khi vừa đến cửa nhà mình
Lời chào chưa dứt chân tình mỏi mong

Thai nhi mừng nhảy trong lòng
Thánh Thân ngự xuống đầy trong linh hồn
Bà được tràn khắp ơn khôn
Kêu lên lớn tiếng kính tôn Chúa Trời

Em đây có "phúc" hơn người
Tràn đầy "phước cả từ trời" xa xăm
Bởi đâu Con Chúa viếng thăm
Đấng em mang đến ngàn năm tuyệt vời

Ma-ri-a mới cất lời
Hồn con ca ngợi muôn Lời Chúa Cha
Trí con vui hát lời ca
Đấng Toàn Năng sẽ thăm ta mỗi ngày

Phước cho kẻ có lòng ngay
Biết tôn kính Chúa hằng ngày sẽ vui
Ngài không để phải ngậm ngùi
Linh hồn tràn mãi niềm vui vĩnh hằng

Ngài là Thiên Chúa Toàn Tăng
Bởi đâu tình Chúa đếm thăm nữ tỳ
Phận hèn tôi tớ thực thi
Đời đời con mãi khắc ghi ân tình

Miệng con vui hát lời kinh
Mag-ni-fi-cat đẹp xinh muôn đời
Kính thờ Thiên Chúa Đất-Trời
Trần hoàn Thiên Quốc hợp lời ngợi ca.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sơn Nữ
Dominic Đức Nguyễn
21:51 31/05/2011
SƠN NỮ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Thoăn thoắt dáng đẹp kiêu sa .
Mắt đen huyền mộng nước da hoa rừng.
Xinh xinh gùi lá đeo lưng
Nặng tình chuyên chở quê hương vào đời.
(Trích thơ của Nguyễn Đình Hoài Việt)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền