Ngày 30-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xót thương
Lm Vũđình Tường
03:14 30/05/2013
Hành động khởi phát từ lòng thương xót luôn là hành động tốt, gây bồi hồi cảm xúc cho tâm hồn. Đây chính là điều mà các tông đồ làm khi các ông đề nghị Đức Kitô giải tán dân chúng để họ đi mua thực phẩm nuôi thân. Đám đông quy tụ lại nghe Ngài giảng giải đến gần tối các tông đồ biết họ đã đói nên đề nghị Đức Kitô giải tán để họ có đủ thời giờ mua bán, ăn uống. Đức Kitô, trái lại, có chương trình riêng của Ngài. Ngài nói với các tông đồ hãy cho họ ăn. Các ông vò đầu, bứt tai thảm não lên tiếng. Nơi hoang dã này, lấy đâu ra thực phẩm nuôi hơn năm ngàn người. Ngay trường hợp có tiền cũng không kiếm ra thực phẩm nuôi đám đông. Thánh Gioan 6,6 thuật Đức Kitô hỏi để thăm dò phản ứng của các tông đồ nhưng Ngài biết rõ điều Ngài sẽ làm để nuôi đám đông. Đây là bước đầu trong việc dẫn đến bí tích Thánh Thể Đức Kitô thiết lập trong bữa Tiệc Li trước ngày Ngài chịu tử hình trên thập tự.

Bánh và cá tượng trưng cho hoa mầu của ruộng đất cộng với lao công của con người cho việc cử hành. Trong bữa Tiệc Li Đức Kitô với quyền phép Chúa biến bánh và rượu trở nên chính Mình và Máu Thánh Chúa. Trong nghi thức cử hành này Ngài cầm bánh đâng lời chúc tụng, tạ ơn rồi bẻ ra trao cho các môn đệ. Hành động này nói lên í nghĩa sinh hoạt, sống động của bí tích Thánh Thể trong đời sống Kitô hữu. Các việc đó bao gồm hành động cầm bánh, dâng lời chúc tụng, dâng lời tạ ơn, hành động bẻ ra, hành động trao hay phân phát cho các môn đệ và hành động phán bảo. Những hành động sống động này cho thấy bí tích Thánh Thể sống động trước mắt người tham dự thánh lễ và cách linh thiêng hơn những hành động đó sống động trong tâm hồn người xứng đáng lãnh nhận Thánh Thể. Những hành động này nhắc nhớ chúng ta nhớ lại việc Đức Kitô làm và điều Ngài phán dậy.

Dâng lời chúc tụng, tạ ơn là điều cần làm mỗi khi chúng ta ăn uống. Hành động bẻ ra và phân phát cho các tông đồ tượng trưng cho việc mỗi người chúng ta cần hy sinh cho người khác, chia cơm, xẻ bánh cho kẻ đói ăn, khát uống và kẻ cần chúng ta nâng đỡ tinh thần, vật chất. Lời phán bảo hãy làm việc này để nhớ đến Đức Kitô dẫn đến việc liên kết với Đức Kitô,với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong bí tích Thánh Thể. Nhớ việc Đức Kitô chết trên thập tự, nhớ việc con người phản bội Đức Kitô, nhớ việc Đức Kitô tha tội cho người thống hối và cầu nguyện cho kẻ làm hại, xỉ nhục đánh đập, kết án mình. Nhớ việc Đức Kitô phó linh hồn trong tay Chúa Cha. Nhớ việc Đức Kitô sống lại như lời đã nói trước và các việc hiện ra cùng các tông đồ và sai họ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.

Thánh Thể nói lên tình yêu thương của Chúa cho nhân loại qua hành động cụ thể. Ngài hiến thân cho chúng ta, không phải chỉ một phần, mà hiến trọn vẹn con người Ngài làm của lễ hi sinh trên thập tự. Ngài yêu thương nên cho phép chúng ta kết hợp lao công của con người và thành quả của hoa mầu trong việc hiến dâng lên Thiên Chúa. Mỗi lần chúng ta tham dự bí tích Thánh Thể chúng ta nhớ việc Đức Kitô đã làm cho chúng ta và đồng thời chúng ta cảm tạ vì Ngài cho phép chúng ta kết hợp thành quả của hoa mầu và hi sinh lao nhọc của chúng ta trong việc hiến tế. Tham dự cử hành bí tích Thánh Thể chính là tham dự việc cử hành mọi sinh hoạt hàng ngày của mỗi Kitô hữu trong việc làm nhân chứng nước trời.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy
Lm Jude Siciliano OP
05:16 30/05/2013
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA C
Sáng thế 14: 18-20; T.vịnh 110: 1-4; I Côrintô 11: 23-26; Luca 9: 11b-17

HÃY LÀM VIỆC NẦY MÀ NHỚ ĐẾN THẦY

Có một thời người Công Giáo hiếm khi được rước lễ. Chính vì thế mà việc tạ ơn và chầu Thánh Thể trở nên phổ biến. Người ta đã thay việc lãnh nhận bánh rượu bằng việc chiêm ngắm và dâng lời cầu nguyện trước Thánh Thể trong mặt nhật trên bàn thờ. Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiệp lễ, Giáo Hội đưa ra luật buộc mỗi người phải hiệp lễ một năm ít là một lần.

Điều này đã thay đổi. Ngày nay hầu hết chúng ta đều lên rước bánh rượu Thánh Thể. Chính những hành vi này nhắc nhớ về sự hiện diện của Đức Kitô và cuộc sống của Người trao ban cho chúng ta. Như trong trình thuật Tin mừng hôm nay, một lần nữa Đức Kitô chúc tụng, bẻ bánh và trao chính mình cho chúng ta. Chén sự sống của Người đổ ra cho chúng ta. Với bánh và rượu chúng ta trao dâng chính mình trên bàn thờ hôm nay. Khi nhận lại những của lễ đã được biến đổi chúng ta được nhắc nhớ rằng chính mình cũng đang được biến đổi. Cùng với Đức Kitô chúng ta được chúc tụng, bẻ và đổ ra với tình yêu dành cho người thân cận. Ở bàn tiệc Thánh Thể hôm nay chúng ta được sẻ chia đời sống của Đức Kitô hầu có thể chia sẻ với thế giới.

Phép lạ hóa bánh xuất hiện trong cả bốn Tin mừng, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phép lạ. Nhưng, mỗi tác giả lại diễn tả theo cách của mình, với mục đích riêng. Cũng như các trình thuật khác, Luca đã gói gọn trong một vài câu khi thuật lại phép lạ về những chiếc bánh và cá. Độc giả Kinh thánh lưu ý sẽ phát hiện ra ngay rằng tác giả đang quay trở lại lịch sử Israel và đang dẫn chúng ta tới những biểu tượng và lễ hội.

Đây là chút ít cơ sở cho việc đó. Những người đến gặp Đức Giêsu để nói với Người về nhu cầu của con người thì không được gọi là môn đệ hay tông đồ. Họ là “Nhóm Mười Hai”, ám chỉ đến 12 chi tộc Israel. Một Israel mới ở trong “nơi hoang địa” và phải tin tưởng vào Thiên Chúa ban “manna” mới mỗi ngày. Nhớ rằng, nếu thiếu sự hướng dẫn của Thiên Chúa, những người Israel trong sa mạc đã bị lạc lối. Thiếu sự nuôi dưỡng của Thiên Chúa, dân sẽ bị chết đói và Israel sẽ không còn tồn tại. Dân Israel mới đến với Đức Giêsu để được lương thực hằng ngày và là đường dẫn qua sa mạc hiện đại. Thiếu sự dưỡng nuôi chúng ta cử hành trong bữa tiệc này, chúng ta cũng sẽ lạc đường và tinh thần của ta sẽ đói khát khi chúng ta bánh hằng ngày không đúng chỗ.

Những con số trong câu chuyện cũng mang tính biểu tượng. Năm chiếc bánh và hai con cá tổng cộng là số Bảy, nhắc ta nhớ đến bảy ngày tạo dựng. Một cái gì đó mới đang được tạo dựng nơi sa mạc này. 5000 người ngồi thành 50 nhóm; có lẽ đó là kích cỡ về những cộng đoàn Giáo Hội sơ khai. Nhưng con số 50 là con số Năm thánh, người ta đề nghị một sự nghỉ ngơi không làm việc và một thời gian để bắt đầu tất cả lại. 50 cũng mang âm hưởng lễ Ngũ tuần, một mùa thu hoạch diễn ra 50 ngày sau lễ Vượt qua. Luca chuẩn bị cho chúng ta việc Thánh Thần đến vào lễ Ngũ tuần, mà ông sẽ kể cho chúng ta trong sách Công vụ tông đồ.

Lễ Ngũ Tuần tượng trưng cho việc trao Lề Luật cho ông Môsê. Một mùa gặt bội thu báo trước những phúc lành và bữa đại tiệc mà dân chúng đã hy vọng sẽ chia sẻ vào thời sau hết. Trong khi Đức Giêsu cung cấp cho dân những nhu cầu hiện tại, bữa ăn cũng ám chỉ đến lời hứa về yến tiệc trên trời khi họ được dùng ê hề đủ món. Điều này đúng với bữa tiệc Thánh Thể hôm nay: đây là “bánh hằng sống” nếu muốn, chúng ta phải theo con đường của Đức Kitô, nhưng đó cũng chỉ đến bữa ăn cánh chung chúng ta chờ đợi trong hy vọng.

Việc thờ phượng của chúng ta hôm nay nhắm đến Mình và Máu Chúa Kitô và những hàm ý về những ai được gọi là “môn đệ”. Bánh được bẻ ra; Chúa Kitô chia sẻ cuộc sống của Người với chúng ta hầu chúng ta được bẻ ra cho tha nhân nhân danh Người. Chén được đổ ra cho chúng ta, đến lượt mình, chúng ta sẽ đổ chính mình ra khi tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình; cho kẻ đói ăn và trở nên sự hướng dẫn cho những ai đang ở “những nơi bị bỏ rơi”.

Trong một số truyền thống Phúc âm có một “lời mời gọi đến bàn thờ”. Sau khi nghe giảng dân chúng được mời đến trao dâng cuộc sống của mình cho Chúa Kitô. Những gì chúng ta làm hôm nay có đôi chút tương tự. Trước hết, chúng ta nghe Lời Chúa và được nhắc nhớ về những gì Thiên Chúa đã thực hiện và đang thực hiện cho chúng ta; tiếp đến, chúng ta dâng “Lời nguyện Thánh Thể”, kinh nguyện tạ ơn và chúc tụng. Sau đó, chúng ta có được “lời mời gọi đến bàn thờ”, đến lãnh nhận cuộc sống mà Chúa Kitô ban cho ta và canh tân lời cam kết để thực hiện tương tự như thế - vác thánh giá và sống theo gương Chúa Kitô. Hay, như Phaolô nhắc tín hữu Côrintô: sau khi Chúa cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn và bẻ ra Người nói, “hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Mệnh lệnh này làm thành khuôn mẫu cho cuộc sống chúng ta.

Tin mừng thuật lại bài giảng tương tự từ Đức Kitô. Đức Giêsu nhận ra rằng những kẻ ở với Người trong hoang địa đang đói. Người bảo các môn đệ hãy cho họ ăn. Người muốn chúng ta chia sẻ lương thực ta có và, như các môn đệ, đến với “đám đông” và phân phát cho kẻ đói. “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Khi chúng ta làm thế, Đức Giêsu sẽ cầm những gì chúng ta trao dâng, chúc tụng và bẻ ra hầu nó sẽ dư đầy.

Chúng ta cử hành sự tôn kính Mình Chúa Kitô hôm nay, khi làm như vậy là đào sâu sự kính trọng của chúng ta đối với cộng đoàn Kitô hữu – Thân Thể Chúa Kitô - ở với chúng ta, cùng thờ phượng, được dưỡng nuôi và cũng được mời gọi cho kẻ đói ăn. “Hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy”.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp


BODY AND BLOOD OF CHRIST- C
Genesis 14: 18-20; Psalm 110: 1-4; I Corinthians 11: 23-26; Luke 9: 11b-17


There was a time when Catholics rarely received Communion. Since reception was so infrequent Benediction and the exposition of the Blessed Sacrament became popular. People had replaced receiving the bread and wine with gazing and offering prayers before the Blessed Sacrament in the monstrance on the altar. In order to emphasize the importance of receiving Communion the Church promulgated a rule that we were required to receive at least once a year.

That has changed. Today most of us will come forward to eat and drink the Eucharistic bread and wine. They are unique reminders of Christ’s presence and his life offered for us. As in the gospel narrative, once again Christ blesses and breaks the bread and offers himself to us. The cup contains Christ’s life poured out for us. With the bread and wine we offer ourselves on the altar today. When we receive the transformed gifts we are reminded that we too are being transformed. With Christ we are blessed, broken and poured out in love for our neighbor. At our Eucharistic table today we receive a share in Christ’s life so that we can share it with the whole world.

The account of the feeding appears in all four Gospels, underlining the importance of the miracle. But each evangelist approaches the telling from his own perspective, with his own intentions. As in the other accounts, Saint Luke has packed a lot into a few verses as he narrates the miracle of the loaves and the fish. The attentive Bible reader will detect that he is going back into Israel’s history and is drawing on its symbols and feasts.

Here is a little of that backdrop. Those who approached Jesus to tell him of the people’s needs are not called the disciples or apostles. They are "the Twelve" – an allusion to the twelve tribes of Israel. A new Israel is in a "deserted place" and must rely on God for a new "manna" each day. We also remember that, without God’s guidance, the Israelites in the desert would have been lost. Without the nourishment God provided. the people would have perished and there would have been no Israel. The new Israel turns to Jesus to be its daily food and our way through the modern desert. Without the nourishment we celebrate on this feast, we too will lose our way and our spirits will starve as we look in the wrong places for our daily bread.

The numbers in the story are also symbolic. The five loaves and two fish – seven – remind us of the days of creation. Something new is being created in this desert place. The 5000 sat in groups of 50; perhaps the size of the initial church communities. But the number 50 was the Jubilee number, suggesting a cessation from labor and a time to start all over again. 50 also echoes Pentecost, the grain harvest celebrated 50 days after Passover. Luke is preparing us for the coming of the Spirit at Pentecost, which he will tell us about in Acts.

Pentecost came to symbolize the giving of the Law to Moses. An abundance of grain at harvest time anticipates the blessings and banquet the people hoped they would share at the end times. While Jesus provided for the people’s present needs, the meal also pointed towards the promise of the heavenly banquet when they would share an abundance of food and drink. The same is true for our eucharistic feast today: it is the "daily bread" we need if we are to follow Christ’s ways, but it too points to the eschatological meal we await in hope.

The object of our worship today is the Body and Blood of Christ and its implications for those called "disciples." The bread is broken; Christ shares his life with us so that we will be broken for others in his name. The cup is poured out for us, so that we will, in our turn, pour ourselves out as we forgive those who have offended us; nourish the hungry and be a guide to those in their own "deserted places."

In some evangelical traditions there is an "altar call." After the preaching people are invited up to give their lives to Christ. What we do today is somewhat similar. First, we hear the Word of God and are reminded of what God has done and is now doing for us; then we offer our "Eucharistic Prayer," our prayer of thanks and praise. After this we have our "altar call," when we come forward to receive the life Christ is given for us and to renew our commitment to do likewise – pick up the cross and follow the example Christ has set for us. Or, as Paul reminds the Corinthians: after Christ took the bread, gave thanks and broke it he said, "Do this in remembrance of me." That command sets the pattern for our lives.

The gospel narrates a similar teaching from Christ. Jesus recognizes that the people, who were with him in the deserted place, were hungry. He tells his disciples to give them something to eat. He wants us to share what little food we have and, like those disciples, go out into the "crowd" and distribute it to the hungry. "Do this in remembrance of me." When we do, Jesus will take whatever we have to offer, bless and break it so that it will be more than enough.

We celebrate in reverence the Body of Christ today and, in doing so, also deepen in our reverence for the Christian community – the Body of Christ – who with us, worship, are nourished and are also called to feed the hungry. "Do this in remembrance of me."
 
Cuộc thăm viếng thánh thiện
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:00 30/05/2013
LỄ THĂM VIẾNG

Thánh Luca thuật lại một cuộc thăm viếng thánh thiện với nhiều hoa trái thánh thiện. Đức Maria đang cưu mang Chúa Giêsu trong lòng đi thăm chị họ. Bà Êlisabét lãnh nhận những hồng ân cao cả được “Thân Mẫu Chúa tôi” viếng thăm và hài nhi “nhảy mừng trong lòng mẹ”.

Tin mừng hôm nay cho chúng ta chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Bà Isave, mẹ Gioan Tiền Hô.

Cụ bà U60 bày tỏ lòng biết ơn trước thiếu nữ 16: “Bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa tôi đến viếng thăm ”. Bà Isave tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bà nghe chuyển dạ lạ thường của thai nhi tháng thứ 6 nhảy hip hop trong bụng. Bà ca tụng Đức Mẹ: “Em thật có phúc hơn mọi người phụ nữ”.

Đức Mẹ hát bài kinh Magnificat với cả tâm tình của mình. Mẹ hát ca khen Thiên Chúa. Mẹ hát cho chính Mẹ, cho tổ phụ và dân tộc của Mẹ. Mẹ hát cho mọi người hết mọi đời. Không biết bình thường Đức Maria có hay hát không, nhưng chỉ biết rằng, hôm đó Đức Mẹ đã hát rất hay để trở thành ngôi sao tỏa sáng với bài kinh kiểu mẫu tạ ơn, ngợi khen và mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng của mọi kẻ tin. Mẹ hát ở cửa nhà bà Isave, rồi lưu lại đó ba tháng. Mẹ hát một lần mà mãi vang vọng ngàn đời.

Một cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của ân sủng. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên, bà Isave và Mẹ Maria nói và hát dưới tác động của Chúa Thánh Thần.

Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.

Đức Maria đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.

Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.

- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ở lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Bà Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.

- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.

- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.

Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.

Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.

Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.

Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.

Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.

Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.

Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.

Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.

Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.

Trong cuộc sống xô bồ ngày nay, chuyện đi thăm viếng nhau ngày càng ít dần. Nhất là những người sống nơi thành thị. Có khi hai người ở sát nhà nhau mà không gặp nhau suốt cả tháng dài. Tình nghĩa láng giềng ngày càng lợt lạt, thay vào đó là đèn nhà ai nhà nấy sáng, sống chết mặc bay. Linh mục Azevedo nhận xét : ngay cả những tu sĩ ở cùng một cộng đoàn mà nhiều khi chỉ sống bên cạnh nhau chứ không phải sống với nhau.Ngược lại, có những người thăm viếng nhau hàng ngày, mỗi ngày bỏ rất nhiều thời giờ để nói chuyện cà kê dê ngỗng với nhau hoặc ngồi lê đôi mách, nói hành nói xấu, đơm điều đặt chuyện. Việc họ thăm viếng nhau chẳng những không giúp ích gì cho nhau mà còn làm dịp tội cho nhau và là dịp để nói xấu người khác.

Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:13 30/05/2013
SỰ RA ĐỜI KỲ DIỆU CỦA HẬU TẮC
N2T

Hậu Tắc tên thật là Khí, bởi vì ông ta dạy cho con người biết cách trồng rau quả và cây lương thực, cho nên con người tôn kính gọi ông là Hậu Tắc.
Mẹ của Hậu Tắc là Khương Nguyên khi chưa gả cho Đế Khốc thì một hôm bà ta nhìn thấy có một dấu chân rất lớn trên tuyết, bà ta hiếu kỳ lần theo dấu chân ấy mà đi mà có thai ! Mười tháng sau Khương Nguyên đẻ ra một bọc thịt tròn, bà ta rất sợ hãi bèn đem bọc thịt ấy bỏ trong hoang địa, có một con chim dùng hai cánh lớn của mình phủ lấy bọc thịt, nhưng khi con chim lớn nhìn thấy Khương Nguyên thì lập tức bay lên không trung lượn quanh và kêu lớn tiếng; lúc ấy Khương Nguyên mới nghe thấy trong bọc thịt phát ra tiếng khóc của trẻ con, bà ta đi tới xem thì thấy một em bé trai khỏe mạnh đang nằm trong đó.
Khương Nguyên rất phấn khởi ẳm em bé về nhà và đặt tên cho nó là Khí.
(Tây Hán, Tư Mã Thiên “sử ký”)

Suy tư:
Trên thế gian này không có người nào ra đời cách kỳ diệu cả, nghĩa là không ai được sinh ra mà không theo lẽ tự nhiên thường tình bởi người mẹ sinh ra, bằng không thì họ sẽ không phải là con người như những người khác.
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, Ngài cũng được sinh ra bởi Đức Mẹ đồng trinh Ma-ri-a như những con người khác, không có điều gì gọi là kỳ diệu như truyện thần tiên, nhưng điều kỳ diệu chính là Ngài xuống thế làm người vì yêu thương và để cứu chuộc nhân loại tội lỗi, điều kỳ diệu này, ngay đến cả những bộ óc thông thái nhất của con người cũng không hiểu thấu, bởi vì điều kỳ diệu này là một sáng kiến độc nhất vô nhị của Thiên Chúa.
Đức Chúa Giê-su sinh ra trong hang lừa máng cỏ là một điều kỳ diệu của sự khiêm hạ, Đấng tạo dựng trời đất muôn vật trở thành loài thụ tạo; Đấng chúa tể càn khôn lại trở thành hài nhi yếu đuối đang chịu rét lạnh trong chuồng bò. Điều kỳ diệu này đã trở thành kỳ diệu hơn khi Ngài tự nguyện chịu sỉ nhục, chịu đánh đòn và chịu chết trên cây thập tự vì yêu thương nhân loại, Ngài đã chết để cho chúng ta được sống hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa, như lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ trong thư gởi cho giáo đoàn Phi-líp:
“Đức Chúa Giê-su Ki-tô,
Vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
Mặc lấy thân nô lệ
Trở nên giống phàm nhân
Sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
Vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 6-8)

Đức Chúa Giê-su sinh ra không phải là truyện thần thoại, nhưng là câu chuyện có thật trong lịch sử của người Do Thái và lịch sự của loài người.
-------------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:16 30/05/2013
N2T

7. Chúng ta đọc Kinh Thánh thì nên nhớ lấy những lời trong Kinh Thánh, mỗi câu đều có đủ Lời của Thiên Chúa. (Thánh Augustine)
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng: Hãy mở cửa cho đức tin
LM. Phan Du Sinh
16:22 30/05/2013
(Đài Vatican 25/05/2013) Những ai đến gần Hội Thánh phải tìm thấy cánh cửa rộng mở chứ không phải thấy những người muốn kiểm soát đức tin. Đó là điều mà Đức Giáo Hoàng nói sáng nay trong Thánh lễ tại Casa Santa Marta.

Tin mừng ngày hôm nay kể cho chúng ta rằng Đức Giêsu quở trách các môn đệ khi họ tìm cách xua đuổi các em nhỏ mà người ta mang đến để Ngài chúc phúc. “Đức Giêsu ôm các em vào lòng, hôn các em, chạm vào các em, tất cả các em.” Điều đó làm Chúa mệt mỏi và các tông đồ "muốn dừng ngay việc đó". Đức Giêsu nổi giận: "Đôi khi, Chúa Giêsu cũng tức giận" và Ngài nói: "Hãy để các em đến với ta, đừng ngăn cản chúng. Vì nước trời thuộc về những ai giống như chúng." "Đức tin của Dân Thiên Chúa - Đức Giáo Hoàng nhận xét- là một đức tin đơn sơ, một đức tin mà có lẽ không có nhiều thần học, nhưng có một thần học nội tâm không lầm lạc, bởi đằng sau nó có Chúa Thánh Thần."

Đức Giáo Hoàng đề cập đến Công đồng Vatican I và Vatican II, trong đó có nói "Dân Thánh của Thiên Chúa... không thể sai lầm về mặt đức tin" (Hiến Chế Tín Lý Về Hội Thánh). Và để giải thích cho phát biểu mang tính thần học này, Ngài nói thêm: "Nếu anh chị em muốn biết Đức Maria là ai thì hãy đến với nhà thần học và họ sẽ nói cho anh chị em biết chính xác Đức Maria là ai. Nhưng nếu anh chị em muốn biết yêu mến Đức Maria thế nào thì hãy đến với Dân Thiên Chúa, vì họ dạy tốt hơn". Đức Giáo Hoàng nói tiếp: Dân Thiên Chúa thì "luôn luôn cầu xin điều gì đó gần gũi hơn với Đức Giêsu, đôi khi họ có chút ngoan cố. Nhưng đó là sự ngoan cố của những kẻ tin":

"Cha nhớ có một lần nọ, xảy ra tại thành phố Salta, trong ngày lễ bổn mạng, có một bà hèn mọn đến xin linh mục chúc lành. Linh mục nói: ‘được thôi, nhưng bà đã dự lễ' và rồi giải thích toàn bộ lý thuyết thần học về phúc lành của Hội Thánh. Cha nói đúng "Ồ, cám ơn cha, vâng thưa cha," bà ấy nói. Khi linh mục đã đi khỏi, người phụ nữ quay sang một linh mục khác: "Xin cha chúc lành cho con". Tất cả những lời đó chẳng ghi khắc vào lòng bà, bởi bà có một nhu cầu khác: nhu cầu được Chúa chạm tới. Đó là đức tin mà chúng ta luôn tìm kiếm, là đức tin mang lại Chúa Thánh Thần. Chúng ta phải tạo điều kiện cho đức tin ấy, phải khiến nó đâm chồi, giúp nó lớn lên. "

Đức Giáo Hoàng cũng đề cập đến câu chuyện người mù thành Giêrikhô, bị các môn đệ quở mắng vì kêu xin Chúa: "Lạy ông Giêsu, con vua Đavit, xin thương xót tôi!" "Tin mừng kể rằng các môn đệ không muốn anh ta kêu lên, họ muốn anh ta đừng la lên nhưng anh lại muốn kêu to hơn nữa, tại sao vậy? Bởi anh ta có lòng tin vào Chúa Giêsu! Chúa Thánh Thần đã đặt đức tin vào lòng anh ta. Và họ nói: "Không, anh không được làm thế! Anh không được la lên với Chúa. Nghi thức không cho phép điều đó. Và "Ngôi Hai của Ba Ngôi! Hãy nhìn lại điều anh đang làm... " dường như là họ đang nói điều ấy, có phải không?"

Và hãy nghĩ đến thái độ của nhiều người Kitô hữu:

"Hãy nghĩ đến các kitô hữu tốt lành, có thiện chí, chúng ta nghĩ đến văn phòng của giáo xứ, một người thư ký của giáo xứ... "Xin chào, hai chúng tôi – một nam nữ - chúng tôi muốn kết hôn". Và thay vì nói: "Tuyệt vời!" Họ nói: "Vậy thì xin mời ngồi. Nếu anh chị muốn có Thánh Lễ, sẽ tốn nhiều đấy... '. Thay vì nhận được một sự đón tiếp nồng nhiệt – quả là điều tốt đẹp khi kết hôn! Nhưng thay vào đó, họ trả lời thế này: Các bạn có giấy chứng nhận rửa tội không, cho tôi xem nào... '. Và họ thấy một cánh cửa khép kín. Khi người Kitô hữu này và người Kitô hữu kia có khả năng mở một cánh cửa, hãy cám ơn Thiên Chúa về sự kiện này là một cuộc hôn nhân mới... Nhiều lần chúng ta là những kẻ kiểm soát đức tin, thay vì trở thành những người tạo sự dễ dàng cho đức tin của dân chúng.

Và có một cám dỗ luôn thường trực - Đức Giáo Hoàng nói - đó là "nỗ lực và chiếm đoạt Chúa." Và Ngài kể một câu chuyện khác:

"Chuyện thế này: có một người mẹ độc thân đến nhà thờ, trong giáo xứ và cô nói với ông thư ký: "Tôi muốn con trai tôi được rửa tội." Và rồi người Kitô hữu này, người kitô hữu này nói: "Không thể được, vì cô chưa kết hôn!" Nhưng nhìn mà xem, cô gái này đã có can đảm mang bụng bầu và không trả lại đứa bé cho kẻ đã gởi nó đến, chuyện gì đây? một cánh cửa khép kín! Đây không phải là lòng nhiệt thành! bởi nó còn xa với Thiên Chúa lắm! Đó không phải là một cánh cửa rộng mở! Và vì vậy khi chúng ta đi trên con đường này, có thái độ này, chúng ta không đem lại điều tốt lành cho dân, dân của Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu đã thiết lập 7 bí tích với thái độ này và chúng ta đang thiết lập bí tích thứ 8: bí tích về các tập tục mục vụ!"

“Chúa Giêsu phẫn nộ khi thấy những điều này" - Đức Giáo Hoàng nói - bởi vì những người đang đau khổ là “dân trung tín của Ngài, dân mà Ngài hết lòng thương yêu".

"Hôm nay chúng ta nghĩ về Chúa Giêsu, Ngài luôn muốn tất cả chúng ta gần gũi với Ngài, chúng ta nghĩ về Dân Thánh của Thiên Chúa, một dân thường, muốn tiến gần hơn với Chúa Giêsu và chúng ta nghĩ đến biết bao người Kitô hữu có thiện chí đang lầm lạc và thay vì mở một cánh cửa thì họ lại đóng cánh cửa thiện chí... Vì thế chúng ta cầu xin Chúa cho tất cả những ai đến với Hội Thánh thấy được những cánh cửa mở rộng, thấy các cánh cửa mở rộng, mở ra để gặp thấy tình yêu của Chúa Giêsu. Chúng ta cầu xin ơn ấy."
 
Chiếc hộp sơ sinh hay truyện mục sư Lee Jong-rak
Vũ Văn An
17:19 30/05/2013
Tại Nam Hàn, mục sư Lee Jong-rak khám phá ra một vấn đề đau lòng: hàng trăm trẻ sơ sinh không được ai muốn có đã bị bỏ rơi bên vỉa hè hàng năm. Do đó, ông đã nghĩ cách để thay đổi tình huống đó.

Đây không hẳn là truyện thần tiên gì, nó chỉ là truyện đơn giản của một người anh hùng xuất thân từ Hàn Quốc. Và ông trở thành người sáng tạo ra Chiếc Hộp Sơ Sinh. Đây là sáng kiến đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Hàn Quốc, nhằm “thu lượm” các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc vì khuyết tật thể lý hay tinh thần hoặc vì cả cha lẫn mẹ các em đều cùng không muốn có các em.

Mục sư Jong-rak biết rằng đây là những trẻ sơ sinh quí giá. Ông làm một chiếc hộp đặt bên cạnh nhà với hàng chữ: “Xin đặt trẻ sơ sinh vào đây”.

Câu truyện về ông và chiếc hộp này được cả thế giới biết đến nhờ Brian Ivie, một thanh niên 22 tuổi. Brian thực hiện một cuốn phim tài liệu dài 72 phút tựa là “The Drop Box” (Chiếc Hộp Để Vứt Vào). Bên trong chiếc hộp, có chiếc khăn dầy phủ đáy, có đèn và hơi ấm để giữ cho thai nhi thoải mái. Chiếc chuông sẽ reo lên mỗi khi có ai đó đặt một em bé vào trong hộp. Lúc đó, Jong-rak, vợ ông hay một nhân viên của nhà thờ sẽ lập tức di chuyển em bé vào bên trong. Mục đích của ông là cung cấp một phương thức cứu sống cho những người mẹ tuyệt vọng của thủ đô Hán Thành. Ông thực sự không mong nhận được các trẻ sơ sinh… nhưng các em đã tới với ông. Giữa đêm khuya, giữa ban ngày, có khi có lời nhắn gửi, có khi không, thậm chí có những bà mẹ nói chuyện thẳng với ông. Mục sư Jong-rak kể rằng có bà mẹ kia nói với ông: “bà có đủ thuốc độc sát hại cả bà lẫn đứa con sơ sinh”. Nhưng ông bảo: “Bà đừng làm thế. Bà hãy vào đây với đứa con”. Có bà mẹ đơn chiếc đã để lại lời nhắn xé lòng sau đây cùng với đứa con mới sinh:

“Con sơ sinh của mẹ! Mẹ rất xin lỗi.
Mẹ xin lỗi đã quyết định như thế này.
Con trai của mẹ! Mẹ hy vọng con sẽ gặp được những cha mẹ tuyệt vời, còn mẹ, mẹ rất ân hận.
Mẹ không đáng được nói chi cả.
Xin lỗi, xin lỗi, mẹ yêu con trai của mẹ.
Mẹ yêu con hơn bất cứ điều gì.
Mẹ bỏ con ở đây vì mẹ không biết cha con là ai.
Mẹ thường nghĩ đến điều bất hạnh, nhưng mẹ đoán chiếc hộp này an toàn hơn cho con.
Nên mẹ quyết định bỏ con ở đây. Con trai của mẹ, xin con tha thứ cho mẹ”.

Mục sư Jong-rak quả quyết: “Đúng thế, chiếc hộp nhỏ này quả là chỗ an toàn hơn các kế sách từng ám ảnh người mẹ đơn chiếc này. Nhờ chiếc hộp làm phương thức thay thế này, bà đã chọn sự sống. Chiếc hộp này, vì thế, chắc chắn sẽ là bước khởi đầu của một thừa tác vụ trước đó chưa ai nghĩ tới ở Nam Hàn, thừa tác vụ Chiếc Hộp Sơ Sinh”.

Cuốn phim tài liệu của Brian Ivie vừa thắng Giải Nhất Đại Hội Hồng Ân và Giải Nhất Thánh Thiêng Sự Sống của Đại Hội Điện Ảnh Độc Lập Kitô Giáo lần thứ 8 tổ chức tại San Antonio vào tháng 2 năm nay. Ivie được thúc đẩy nhờ đọc một bài báo của tờ Los Angeles Times nói về sứ vụ của mục sư Jong-rak và anh đã quyết định tới Nam Hàn để thực hiện cuốn phim tài liệu.

Trong diễn văn nhận giải, Ivie cho rằng “những trẻ sơ sinh này không phải là sai lầm. Các em rất quan trọng… Tôi trở thành Kitô hữu nhờ thực hiện cuốn phim này. Khi khởi sự thực hiện nó và được chứng kiến các em nhỏ này xuất hiện qua chiếc hộp, tôi thấy như có một làn chớp… các em khuyết tật này có một thân xác co quắp thế nào, tôi cũng có một linh hồn co quắp như thế. Ấy thế mà Thiên Chúa vẫn thương yêu tôi. Đụng tới sự thánh thiêng của vấn đề sự sống, ta nên hiểu rằng niềm tin vào Thiên Chúa là nơi náu thân duy nhất đối với những con người bị coi là không cần thiết. Thế giới này quá dựa vào mình, quá coi trọng mình, quá qúi chuộng mình. Quá tự phụ quả là một ảo tưởng không hơn không kém. Chúa Kitô mới là điều duy nhất khiến chúng ta có khả năng”.

Nam Hàn không phải là nơi duy nhất đương đầu với cảnh bỏ rơi trẻ em. Trên khắp thế giới, hàng triệu trẻ em chết vì bị bỏ rơi. Dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo mỗi nước. Các em đáng được sống giống như mọi con người nhân bản khác. Với những người tuyệt vời như mục sự Lee Jong-rak, thế giới này đang thấy ra rằng cuộc đời sẽ thay đổi ra sao đối với những trẻ sơ sinh này khi chúng ta đón tiếp các em vào nhà; khi chúng ta trở nên tiếng nói cho những người không thể tự nói gì được cho chính mình này.

Muốn có tên trên danh sách thư từ, xin email cho dropboxmovement@gmail.com và tham gia Facebook www.dropbox-movie.com.
 
Top Stories
Corée du Sud: La croissance de l’Eglise catholique en Corée du Sud se confirme
Eglises d'Asie
10:38 30/05/2013
La conférence des évêques catholiques de Corée (CBCK) vient de publier son rapport annuel qui confirme, malgré une baisse de la pratique des fidèles, la croissance régulière de l’Eglise dans le pays.

Selon ces statistiques publiées début mai et consultables sur le site de la Conférence des évêques, les catholiques sud-coréens étaient 5 361 369 à la fin de l’année 2012, soit 85 000 de plus que l’année précédente, et représenteraient désormais 10,3 % de la population totale du pays (1).

Comme les autres années, et bien qu’elle ne soit plus aussi spectaculaire, la croissance de l’Eglise se maintient donc et reste supérieure à celle de la population totale du pays, affichant 1,6 % de nouveaux fidèles (2). Pour la seule année 2012, dix-sept paroisses et trois missions supplémentaires ont dû être créées .

L’archidiocèse de Séoul bénéficie du plus fort taux de croissance, rassemblant 27,1 % des catholiques du pays (14 % de la population totale de la région), suivi du diocèse de Suwon (15,1 % des catholiques sud-coréens), de l’archidiocèse de Daegu (8,8 %) et du diocèse d’Incheon (8,7 %).

Au 31 décembre 2012, il y avait au sein du clergé sud-coréen 4,788 prêtres (dont seulement 176 missionnaires étrangers) et 34 évêques dont un cardinal. Le nombre de prêtres par croyants atteint aujourd’hui le ratio de 1 pour 1,15 fidèles et celui des séminaristes, en légère baisse, accuse une chute de 3 % par rapport à 2011 (1 540 futurs prêtres en formation).

Confirmant également la tendance amorcée ces dernières années, les ordres religieux sont en décroissance avec à la fin de l’année dernière, 1 569 religieux (y compris les novices) et 10 167 religieuses pour l'ensemble de la Corée du Sud.

Les catholiques sud-coréens se concentrent encore très fortement dans les zones urbaines : 56 % d’entre eux vivent dans les métropoles de Seoul, de Suwon, d’Incheon ou d’Uijeongbu.

Toujours selon le rapport des évêques, 20 712 mariages ont été célébrées en 2012 au sein de l’Eglise catholique, dont 12 506 unions mixtes (baptisés avec non-baptisés).

Le nombre des fidèles ayant reçu dans l’année le sacrement de réconciliation est également tenu à jour par l’Eglise sud-coréenne qui rapporte qu’ils ont été 4,6 % de plus que l’année précédente.

Les chiffres des baptêmes ont quant à eux légèrement décru, avec 132 076 nouveaux membres accueillis au sein de l’Eglise, soit 1,8 % de moins qu’en 2011. Une tendance qui vient confirmer que les baptêmes de très jeunes enfants sont en baisse depuis une dizaine d’années en Corée du Sud.

La pratique religieuse continue de stagner avec seulement 23 % des catholiques qui disent se rendre à la messe dominicale, soit 0, 5 % de moins qu’en 2011.

La plupart des experts expliquent le succès de la communauté catholique en Corée du Sud, surnommée « le tigre asiatique de l’Eglise », par la très forte implication sociale, éducative et humanitaire de ses membres. Prenant une part active dans tous les combats pour les droits de l’homme, les problèmes sociaux (pauvreté, suicide, etc...) l’écologie ou la paix, l’Eglise catholique jouit actuellement d’une image de plus en plus positive en Corée du Sud, aux côtés d’un protestantisme en perte de vitesse, ébranlé par les récents scandales politiques et financiers de certains de ses membres très en vue.

De plus, dans un pays où le lien social est mis à mal par le développement économique à outrance, la société consumériste et la politique des grandes entreprises niant l’identité individuelle, les activités et le partage vécus au sein des paroisses contribue à attirer les Sud-Coréens en quête de sens et de lien communautaire.

Dans ce contexte d’une société où la rapidité et l’efficacité touchent tous les domaines de l’existence y compris celui du religieux, la préparation des catéchumènes catholiques est particulièrement courte et parfois réduite à moins de 6 mois. Un cheminement de foi extrêmement rapide qui fait dire à certains ecclésiastiques locaux qu’il est probablement à l’origine du « décrochage » d’un bon nombre de nouveaux convertis après leur baptême, voire de la pratique irrégulière de la plupart des membres de la communauté catholique sud-coréenne.

« Une préparation de seulement six mois pour vivre la découverte de la foi dans l’intériorité, et une véritable conversion en profondeur, est totalement insuffisante », regrette le P. Michel Roncin, prêtre de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP), qui travaille dans le pays depuis plus d’une trentaine d’années.

En Corée du Sud, sur un fond de traditions chamaniques diverses, le bouddhisme du grand véhicule reste la religion la plus pratiquée (environ 23 %), suivie de près par le confucianisme et le christianisme. La communauté protestante, essentiellement évangélique, rassemble quant à elle, un peu moins de 20 % de la population.

(1) En 2010, les catholiques de Corée du sud dépassaient pour la première fois la barre des 10 % de la population. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/coree-du-sud/2010-06-07-c2019est-officiel-les-catholiques-en-coree-du-sud-ont-passe-le-cap-des-10-de-la-population

(2) Depuis un peu plus de dix ans, le nombre des catholiques sud-coérens augmente régulièrement, avec un taux de croissance allant de 1,5 à 2,7 % par an, face à une population dont la croissance ne dépasse pas 0,8 % par an.

(Source: Eglises d'Asie, 30 mai 2013)
 
Corpus Christi procession: 'In my life, I'm following Christ'
Vatican Radio
11:15 30/05/2013
Each year for the Feast of Corpus Christi, the Pope, the Bishop of Rome celebrates Mass in the City’s Cathedral, the Archbasilica of Saint John Lateran.

Immediately following the Mass, the Holy Father will process with the Blessed Sacrament from the Lateran to the Basilica of St. Mary Major.

Parishes, confraternities and other groups of the faithful take part in Procession, which was revived during the Pontificate of Blessed John Paul II.

“All the external symbols that we have in the procession for the Blessed Eucharist come from the ancient world, and they were symbols, things used to honour a person,” said Father Joseph Kramer, the Pastor of Santissima Trinità dei Pellegrini in Rome. “And I think that’s the big message of the procession, that this is a VIP holding up the traffic today, moving from one point in Rome to another . . . the fact that the Pope is the first person that’s following the monstrance, gives you an indication that here we’ve got Somebody more important than the Pope in Rome, and that’s our Lord Himself Who’s being carried in procession.”

Father Kramer spoke about the composition of the procession: “All the parishes go, every parish goes with a group of laity. The parish priests all go, and all wear their stoles, and form a great block of the clergy. And then the confraternities are present. There are lots of confraternities in Rome,” he explained, “all very venerable institutions, going back hundreds of years, and they wear their distinctive habits and form part of this great procession.”

The procession, said Father Kramer, fills the Via Merulana that stretches between the two papal Basilicas. “When the first people arrive at St. Mary Major’s, some people are still leaving the Basilica of the Lateran, so that shows you how many people are involved. And then other people line the streets behind the barricade, watching the whole thing. So it’s a big event, it’s thousands of people.”

Father Kramer pointed to the symbolism of procession: “I think the symbolism of walking behind the Blessed Sacrament is rather beautiful, because it means you want to walk in the ways of the Lord, you want to follow Him in everything. It’s a symbolic way of saying ‘In my life I’m following Christ’.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai mạc Đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu
Toma Trương Văn Ân
10:17 30/05/2013
Chiều 29.5.2013, đoàn Cursilistas , Phan Sinh, Lòng Thương Xót CGS, Legio, Vinh Sơn… nhiều đoàn từ Giáo phận Đà Nẵng và nhiều nơi đến hành hương chuẩn bị Lễ khai mạc Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu trong Năm Đức Tin –Năm Thánh Giáo Phận.

Xem hình ảnh

Tại đồi Bửu Châu, những chuẩn bị về âm thanh , lễ đài…đến lúc hoàn thiện, trong tâm tình biết ơn Thiên Chúa , Mẹ Maria và cộng đoàn Trà Kiệu, chúng tôi bước đi trong trung tâm Đồi Bửu Châu rất đẹp , khang trang, con đường từ cổng chính đến lễ đài được bê tông rông 5m giúp cho khách hành hương và đoàn kiệu cung nghinh Mẹ được dễ dàng, khu vực Hồ Sen trước đây nay trở thành bãi đậu xe , những thảm cỏ xanh và đường nội vi được bố trí hài hòa hợp lý, đỉnh đồi Bửu Châu và đền Đức Mẹ Tri Ân (khu vực nhà thờ Thạnh Quang trước đây) nhiều ghế đá và cây tạo không gian thuận lợi cho việc cầu nguyện…

Đến nhà thờ Giáo xứ, mọi chuẩn bị đã xong , bàn kiệu Mẹ và đặc biệt là bàn Kiệu Mình Thánh Chúa cho những giờ chầu đầu tiên của cộng đoàn Giáo phận. Xin Chúa và Mẹ chúc lành ban muôn ơn cho Đại Hội được thành công và cho mỗi con cái mẹ khi đến đây không phải “tay không” trở về.

Lúc 17 giờ tại sân me nhà thờ TTTM TK, đoàn rước trọng thể, sau Thánh Giá đèn hầu , 52 cờ của 50 Giáo xứ, cộng đoàn Dòng Phao lô và gốc Giáo phận Đà Nẵng tại Hải Ngoại được rước lên lễ đài. Cha Phao lô Maria Trần Quốc Việt- Tổng Đại diện chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại Hội , Cha Phao lô Đoàn Quang Dân Giám đốc TTTM TK, Quản xứ Trà Kiệu, Cha Phó xứ Phao Lô Lê Tấn Kính và một số Cha trong Giáo phận cùng đồng tế với Ngài .

Trong Thánh lễ , Ngài mời gọi sự hiệp nhất trong mọi thành phần: gia đình , Giáo Hội , xã hội… cách riêng con cái Giáo phận trong Năm Thánh Giáo Phận như tinh thần và chương trình Đại Hội Dân Chúa Giáo phận Đà Nẵng (17-19.10.2012}đã biểu quyết và quyết tâm: Cộng đoàn hiệp nhất, sống Đức tin và loan báo Tin Mừng.

Trong bài chia sẻ của Ngài: “…Chúng ta quây quanh Mẹ tỏ lòng yêu mến Chúa , yêu Mẹ nhưng cũng cần yêu nhau xây dựng Giáo xứ , Giáo phận…đồng tâm nhất trí mọi thành phần trong Giáo Hội… hãy lấy lòng bác ái huynh đệ mà cư xử với nhau, thái độ ghim sâu, thờ ơ, xét đoán đố kỵ…là lòng thiếu sự bao dung , thiếu liên kết. Chính Chúa Giê-su đã cầu nguyện Chúa Cha cho sư hiệp nhất nên một….hiệp nhất là kết quả niềm tin yêu, hiệp nhất là chấp nhận sự khác biệt, không thất vọng trước sai sót của anh em, nhưng lấy sự tốt lành mình có để cảm hóa họ…để xây dựng sự hiệp nhất…nhờ đó những anh em chưa biết Chúa có thể nhận ra Thiên Chúa từ sự hiệp nhất của các Tín hữu ”. Ngài cũng dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxico “ mỗi người trong chúng ta phải rao giảng Tin Mừng bằng cách sống thể hiện sự hiệp nhất với nhau và sự hiệp thông với Thiên Chúa”

Hoạt vũ Truyền Tin đã kết thúc Thánh lễ khai mạc, gợi mở cho mọi người luôn biết thưa lời xin vâng trong mọi ý định chương trình của Thiên Chúa như chủ đề đại hội : Phúc Cho Mẹ Vì Đã Tin trong Năm Đức Tin – Năm Thánh Giáo Phận.

19 giờ 30, Cha Bonaventura Mai Thái – Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận chủ sự cung nghinh suy tôn Mình Thánh Chúa(MTC) tại đền Đức Mẹ Tri Ân ( nhà thờ núi), các hội đoàn Giáo phận và cộng đoàn Trà Kiệu cung nghinh kiệu trọng thể rước Mình Thánh Chúa về nhà thờ giáo xứ, theo nhận xét nhiều người , đoàn rước kiệu năm nay rất đông, mỗi người cầm nến sáng trên tay cùng ca vang , xen kẻ đội kèn đồng trong các giai điệu suy tôn MTC cả trên đường rước và về đến sân me TTTM TK . sau đó MTC được đặt tại nhà thờ để các hội đoàn và cộng đoàn Trà Kiệu chia phiên nhau Chầu suy tôn cho đến hết đêm.

 
Hành hương Marienfried
Nguyễn Qúy Đại
16:39 30/05/2013
HÀNH HƯƠNG MARIENFRIED

Marienfried (Pfaffenhofen-Neu Ulm) nơi Đức Mẹ linh hiển đã hiện ra 3 lần trong những ngày: 13.5.1940; 25.5 và 25.6.1946 với cô Bärbl Ruess tại Marienfried, một vùng quê của tiểu bang Bayern/ Bavaria. Đức Mẹ dạy Bärbl Ruess cách “lần chuỗi Vô Nhiễm Nguyên Tội" Mẹ đã mời gọi: "Con cái Mẹ phải ca ngợi Đấng Vĩnh Cửu nhiều hơn, tán tụng và tạ ơn Ngài, Đấng đã dựng nên muôn loài vì vinh hiển Ngài".

Đức Mẹ Maria của nhân loại, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ chẳng bao giờ bỏ rơi và quên chúng ta. Mẹ là đấng trung gian của mọi ơn sủng, nhiều người cầu nguyện được Mẹ ban ơn phúc lành, Giáo xứ Marienfried không bị thiệt hại bởi chiến tranh. Năm 1944 linh mục Martin Humpf cho xây nhà nguyện (Gnadenkapell) tôn vinh Đức Mẹ. Sau Đệ nhị thế chiến (1939-1945) không còn cảnh bom đạn tàn phá quê hương, ngày 18.5.1947 Tòa Tổng Giám Mục công nhận nơi Đức Mẹ hiện ra.

Ngày 4.7.1995 Đức Giám Mục giáo phận Ausburg Dr. Viktor Josef Dammertz xây nhà thờ mới có tên "Maria, Mutter der Kirche/ Maria, Mẹ của Giáo Hội". năm 2010 và 2011 nhà thờ Marienfried được xây dựng lại.Ngày 23 tháng 10 năm 2011 Đức Giám Mục Dr. Konrad Zdarsa dâng lễ khánh thành.

Điạ danh Marienfried đẹp thơ mộng, mùa xuân trên cánh đồng xanh thơm mùi cỏ hoa cải vàng nở rộ, phiá sau nhà thờ là cánh rừng cây xanh ngát một màu, có đường kiệu thánh giá đưa chúng ta đến nhà nguyện nơi Đức Mẹ hiện ra. Dù chưa được Giáo Hội Công Giáo Roma công nhận, nhưng hàng năm nhiều người hành hương đến cầu nguyện. Khách hành hương từ phương xa đến có thể ngủ lại đêm. Người Việt Tỵ nạn CS đến Đức hơn 30 năm, sau khi ổn định đời sống, từ 28 năm qua liên tục hành hương đến nơi nầy sốt sắng tham dự kiệu, cùng dâng lên Mẹ những chuỗi Mân Côi xin Mẹ thánh hóa bản thân, gia đình và xin ơn bình an cho Giáo Hội và Quê Hương VN.

Linh mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu cha xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam Rottenburg-Stuttgart (Chủ tịch Hội Đồng Tuyên Uý VN tại Đức) là người tổ chức hướng dẫn hành hương và dâng thánh lễ hàng năm. Ngày 25.5.2013 linh mục Phêrô Huỳnh Cầu đang tu học tại dòng Đa Minh Freiburg, các Sơ Thêrêsina Trần Kim Chi thuộc Hội Dòng Schonstadt, Sơ Anna Vũ Thị Bảy thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Phương Lâm Việt Nam, Đại diện các Cộng Đoàn, Đoàn Thể tham dự hành hương và hơn 500 Kitô hữu thuộc Cộng Đòan Công Giáo München, Ausburg, Stuttgard, Reutlingen, Memingen, Sigmaringen, Goppingen.... về Marienfried dâng lên Mẹ những đóa hoa hồng tươi thắm "Mùa Hoa Dâng Mẹ". Đức Mẹ đã đồng hành với Chúa trong Đức tin suốt 3 năm cuộc đời rao giảng Tin Mừng Cứu độ của Chúa từ phép lạ hóa nước thành rượu ở Cana đến chân Thánh Giá. Mẹ là người đầu tiên tin vào ngày Chúa Phục Sinh. "Đức Bà Như Sao sáng vậy ".

Chương trình thành lễ:

9g00 - 10g00: Giờ đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Nghi Lễ Thống hối.

10g00 - 11g30: Làm phép nến Hành Hương. Dâng Hoa tôn vinh Đức Mẹ. Rước Kiệu cung nghinh Đức Mẹ.

11g30 - 13g30: Giáo dân, dâng hoa hồng lên MẸ. Thánh Lễ cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam tại Thánh Đường.

13g30 - 15g00: Ăn trưa gặp gỡ hàn huyên, thăm viếng Trung Tâm cầu nguyện riêng.

Thời tiết cuối tháng 5 nhưng còn lạnh như những ngày mùa đông dù không còn tuyết trắng trên cỏ cây, các ông bà, các cô các em thiếu nhi cung thánh, đội dâng hoa Stuttgart cố gắng chiụ lạnh mặc áo dài đẹp theo truyền thống của người Việt để cầu nguyện, dâng hoa rước kiệu. Cánh rừng yên tĩnh trở nên náo nhiệt hơn qua lời ca cầu nguyện như: Mẹ Maria, Lời Nguyện Cho Quê Hương, Nguồn Cậy Trông, Xin Vâng Ave Maria Con Dâng lời Chào Mẹ, Kính dâng Mọi Người Nước Việt Nam cho Đức Bà Maria, Đây Tháng Hoa, Sao Biển.

May mắn thánh lễ cầu nguyện tại đài Đức Mẹ Fatima trời không mưa, nhưng trên đường về Thánh đường trời mưa nhẹ, như những giọt nước thánh hóa từ trời bang cho con chiên Việt Nam đang hướng về Mẹ, dưới mưa rơi nhưng đoàn rước kiệu vẫn ca hát vang trời:

Ave Maria con dâng lời cầu nguyện. Khi tàn màu nắng chiều, và khi sương đêm nặng gieo, con say sưa lời ca chào: Ave Maria.Con dâng lên Mẹ lời mừng Maria đầy phúc. Maria đầy ơn, Mẹ luôn có chúa ở cùng. Maria Mẹ hiền xinh hơn muôn phụ nữ. Con dâng lên lời ca Mẹ tươi hơn muôn ngàn hoa......

Thánh lễ đồng tế dâng hoa cầu xin Thánh Linh Chúa soi dẫn cho Giáo Hội và quê hương dân tộc Việt Nam sớm được sống trong an bình có Tự do - Công lý và Nhân quyền. Qua lời cầu nguyện Mẹ Maria, như "sao mai dẫn lối" chúng con cùng dâng lên chúa lời nguyện: Xin cho chúng con đức tin luôn kiêng vững, trong Tin-Yêu của Chúa. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi thương giúp con người tìm về chân thiện mỹ. Biết yêu thương thay thế hận thù, cùng sống trong thế giới hòa bình tràn đầy yêu thương...

Hai ca đoàn của giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình Muenchen và Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Rottenburg-Stuttgart dâng lên Chúa và Mẹ các bài thánh ca trầm bổng, tăng thêm phần long trọng và sốt sắng cho thánh lễ. Ca Đoàn Rottenburg-Stuttgard dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Mai Anh Tuấn, hai ca viên là Dung và Loan cháu của anh Nguyễn Văn Năng hát Solo rất hay. Hai ca đoàn hát bè rất nhịp nhàng với lời ca truyền cảm trong hệ thống âm thành hoàn hảo.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Ngoạn ca trưởng ca đoàn Thánh Gia Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình München sáng tác nhạc phẩm "Ai Tin Chúa" dựa theo kinh năm Thánh được HĐGMVN chuẩn nhận. Anh Ng. Đình Ngoạn bút hiệu là Trần Thế hàng năm sáng tác nhạc tôn vinh Chúa thường được hát trong những kỳ Đại Hội Công Giáo. Từ Đức tin một lòng kính Chúa và mến yêu người quanh mình, trái tim anh rung động qua từng nốt nhạc nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng trang trọng hấp dẫn làm rung động lòng người. "Lạy Chúa Giê su Kitô Chúa là đường, là sự thật và là sư sống. Ai tin Chúa sẽ tìm thấy đường đi, tìm chân lý, và được sự sống đời đời... Lạy Chúa chí thánh, Ngài là Đấng tác tạo cho muôn loài. Chúng con tạ ơn Ngài, đã ban cho chúng con đức tin, để nhận biết Chúa và sống theo lời Chúa dạy....".Nguyễn Đình Ngoạn là kỹ sư điện được học nhạc lý từ thời ở trong nhà Dòng, ngoài nhạc đạo anh còn nhiều sáng tác tình ca lãng mạn được nhiều người yêu thích.

Như hàng năm ông Giuse Trần Công Khải,trưởng ban tổ chức, đại diện Gia đình Đức Mẹ Marienfried chào mừng Đồng hương, quý Linh mục,Tu sĩ. Cảm ơn những thiện nguyện hảo tâm đến từ thứ Sáu chuẩn bị cho thánh lễ, các công việc bận rộn như dựng cổng chào, lều bàn ghế, những gia đình đã yểm trợ hoa nến kiệu Đức Mẹ, hệ thống âm thanh, những giây cờ, lẵng hoa dâng lên kiệu Mẹ, nhà bếp lo nấu phở, bánh cuốn, cơm phần, bò viên, chả lụa, chả chiên, các loại bánh và chè... Cũng như thông báo tiền yểm trợ và bán thức ăn của năm 2012 thu được 1310€ chuyển vào quỹ 310€ còn 1000€ đã chuyển về cho cha Cosma Hoàng Văn Đạt để giúp trại cùi Bắc Ninh.

Về chiều mọi người vội vã chia tay ra về để xem trận chung kết Champions Leuge giữa đội FC Bayern München và Dortmund. Nhưng không quên hẹn gặp lại nhau trong thánh lễ hiệp thông "Ngày Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam" do linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB tổ chức tại Đan Viện Ottilien lúc 15 giờ ngày 22.6.2013.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phương Uyên ơi ! Em là bồ câu trắng
Thanh Sơn
15:34 30/05/2013
PHƯƠNG UYÊN ƠI! EM LÀ BỒ CÂU TRẮNG

Phương Uyên hỡi em là bồ câu trắng

Đem thơ lành trách mắng lũ qụa đen

Chúng thi đua lạy giặc qúa thấp hèn

Ham ăn bẩn bon chen giành nhau ghế

Giặc vào nhà sao chúng lại hèn thế

Chúng cúi đầu dâng hiến đảo Hoàng Sa

Lũ qụa hèn bán mất dần Trường Sa

Bao xương máu ông cha mình đã đổ

Bồ câu trắng thương nước nhà khốn khổ

Tung cánh bay khát khô để giữ Nước

Đem hồn Việt của Trưng Vương thuở trước

Viết thành thơ làm thước chống ngoại xâm

Nào ngờ đâu lũ hồ cáo lặng câm

Sai đầu trâu ầm ầm toàn mặt ngựa

Vây quanh em diều hâu năm bảy đứa

Bắt em vì tàu khựa lệnh truyền ban

Tham chức quyền qùy gối làm cẩu quan

Ngậm miếng bẩn phá tan tành Đất Nước

Em hiên ngang nhìn thẳng về phía trước

Lũ qụa đen chẳng giám ngước mặt lên

Rồi mai nay sử sách sẽ viết tên

Nguyễn Phương Uyên trên nền vàng rực rỡ

Bồ Câu Trắng tim em đang tươi nở

Đàn qụa đen mắc cở vùi mặt đi

Sống như thế sao xứng đáng nam nhi

Giặc đến nhà hồ ly qùy xuống lạy

Dân tộc ta đâu có loài mất dạy

Dìm dân tộc xuống đáy tận vực sâu

Em bay lên cao vút đậu trên đầu

Lũ quan tham đang xâu nhau cướp bóc

Lũ qụa đen đứa cười đứa than khóc

Bồ Câu Trắng đang đọc những vần thơ

Lời em đó đã chúng làm chúng xác xơ

Lũ lang sói đang bơ phờ tan tác.

Bồ Câu Trắng hồn em rung cung nhạc

Tâm em như bạch lạc sáng niêm tin

Vẫn hiên ngang tổ quốc ta giữ gìn

Dòng máu thắm trong tim còn luân mãi

Và rồi đây chân lý về lẽ phải

Thắng ác quan sẽ vái lạy xin tha

Tội tày trời bán Đất Nước ông cha

Lê Chiêu Thống cõng xà lang danh xú.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gương đốt sáng và thăng hoa văn hóa Việt Nam của ba thánh: Cha Năm, Ông Trùm Đích và Ông Lý Mỹ
Trần Văn Cảnh
16:26 30/05/2013
GƯƠNG ĐỐT SÁNG VÀ THĂNG HOA VĂN HÓA VIỆT NAM

CỦA BA THÁNH TỬ ĐẠO: CHA NĂM, ÔNG TRÙM ĐÍCH VÀ ÔNG LÝ MỸ.


Mừng 25 năm phong thánh 1988-2013
Từ khi Tin Mừng được rao truyền ở Việt Nam vào thế kỷ XVI (1533) đến cuối thế kỷ XIX (1895), 130.000 người Việt Nam đã bị vua quan Việt Nam sát hại, vì họ là người Công Giáo. Có thể bảo rằng lịch sử 362 năm (1533-1895) của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là lịch sử một cuộc cấm đạo liên tục, với ba giai đoạn chính, mà độ cao thấp và nặng nhẹ khác nhau:

1. Trịnh Nguyễn và Tây Sơn (1533-1800), với khoảng 30.000 giáo hữu bị giết hại, trong đó 7 vị được phong hiển thánh.

2. Ba vua nhà Nguyễn: Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847) và Tự Đức (1847-1883), với khoảng 40.000 tín hữu bị giết hại, trong đó 111 vị được phong hiển thánh.

3. Văn Thân (1874-1895) có tới trên dưới 60.000 người dân Công Giáo bị giết hại.

Dù đã được tuyên thánh hay chưa, 130.000 vị Tử Đạo, trước hết là 130.000 anh hùng của đức tin, thứ đến là 130.000 anh hùng của nền văn hóa Việt Nam. Tại sao vậy? – Bởi lẽ, khi chết vì đức tin, các ngài đã một trật đốt sáng và thăng hoa nền đạo lý cổ truyền (thờ Trời, thờ kính Tổ Tiên, tin linh hồn bất tử) của quê hương; nền luân lý ‘ngũ luân, ngũ thường’ của dân tộc; và những đức tính cao đẹp của người dân Việt Nam, như tinh thần cầu tiến ‘nhật tân hựu nhật tân’, như ý chí đi tìm ‘chân, thiện, mỹ’, và như tính tình ‘bất khuất’, ‘liên đới’, ‘tự do và kiên trì’…

Giữa 130.000 vị anh hùng đức tin và văn hóa ấy, trong chương này, chúng tôi muốn nêu bật ba vị thánh tiêu biểu, linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Năm, ông trùm Antôn Nguyễn Đích và ông Lý Trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ, với những điểm trình bày sau đây:

1. Cuộc xưng đạo và tử đạo của cha Năm, ông trùm Đích và ông lý Mỹ.

2. Ba Thánh Tử Đạo đích thực là tử đạo Kytô hữu.

3. Ba Thánh Tử Đạo đã sống và đốt sáng văn hóa Việt Nam.

4. Ba Thánh Tử Đạo đã thăng hoa văn hóa Việt Nam

I. CUỘC XƯNG ĐẠO VÀ TỬ ĐẠO CỦA CHA NĂM, ÔNG TRÙM ĐÍCH VÀ ÔNG LÝ MỸ

Cả ba vị đều đã bị bắt dưới triều vua Minh Mệnh vào một ngày, ngày 03.07.1838 tại nhà ông Trùm Đích, làng Kẻ Vĩnh, Nam Định và bị xử trảm một nơi, pháp trường Bảy Mẫu, ngày 12.08.1838.

1. Cuộc xưng đạo và tử đạo của linh mục Giacôbê Đỗ Mai Năm, bị bắt ngày 3.7.1838, xử trảm ngày 12.8.1838. Cha Giacôbê Năm, chính tên là Mai Ngũ. Ngài sinh năm 1781 tại làng Ðông Biên, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa, dưới đời Tây Sơn. Ngài được gửi vào nhà Ðức Chúa Trời khi còn bé, rồi được gửi vào trường La Tinh ở Kẻ Vĩnh dưới đời Ðức Cha Giacôbê Leager. Khi thầy Năm đi giúp xứ, ngài được Đức Cha sai đi coi nhà thương Kẻ Vĩnh. Ban ngày thầy săn sóc bệnh nhân. Ban tối đi dạy trẻ em làng Kẻ Vĩnh. Thầy chịu các chức nhỏ, rồi năm 1813 được Đức Cha truyền chức linh mục. Năm đó cha Năm được 32 tuổi. Sau khi chịu chức, cha Năm được bài sai đi coi xứ. Các xứ ngài coi, dân chúng đều quý mến ngài. Ðến độ nửa đời người, Đức Cha gọi ngài về coi nhà chung. Ðược hai ba năm thì có lệnh vua cấm đạo, bắt các đạo trưởng và triệt hạ các nhà thờ. Bấy giờ nhà chung Kẻ Vĩnh phải giải tán. Cha Năm trốn tránh tại nhà ông trùm Tôn thuộc họ Kẻ Nguồi độ ba bốn năm. Khi đã bớt cơn cấm đạo, nhà chung lại phục hồi, cha Năm lại trở về để cai quản nhà chung.

Ðộ ít lâu sau, các quan lại cấm đạo gắt gao, lần này nhà chung lại đóng cửa, và cha Năm phải trốn tránh đi nơi khác. Cha đến ở nhà ông trùm Ðích ở làng Kẻ Vĩnh.

Tính cha Năm hiền hòa vui vẻ, cha thường kể truyện giặc giã đời Tây Sơn cho người ta nghe, nhiều người quý mến ngài. Ngoài tính vui vẻ, cha Năm còn có tính khiêm nhường, đạo đức, cứ giờ cứ mực mà ra đọc kinh… Ðối với vấn đề tử đạo, cha Năm rất ao ước. Lần kia, cha được tin ông kia bỏ đạo thì buồn bã phàn nàn rằng: "Ôi ông ấy dại dột dường nào! Ông ấy được dịp tốt đến mà không chịu nhờ. Ðức Chúa Trời đã đem ông ấy vào đàng ngay nẻo chính để lên Thiên Ðàng, mà ông ấy không chịu đi. Giả như Chúa thương ban phúc ấy cho tôi, thì tôi chẳng dám từ chối. Giả như Chúa có liệu dịp tốt lành cho tôi như thế, thì tôi chẳng dám bỏ qua".

Ðang khi cha Năm ẩn mình trong nhà ông trùm Ðích, thằng Tỉ quê ở Ðông Mạc và thằng Xuân quê ở Tiểu Tức Mạc về huyện Mĩ Lộc, được các quan tỉnh Nam Ðịnh sai đi do thám. Chúng đến làng Kẻ Vĩnh vào nhà ông trùm Ðích giả làm người xin đi làm thuê. Ông trùm Ðích vô tình không biết là quân do thám, nên thuê chúng làm mướn cho ông. Ngay cả dân làng cũng không ai ngờ chúng là quân do thám của tỉnh. Hai tên này chẳng làm thuê nhà ông trùm được bao lâu, chúng liền bỏ đi, khi trở về chúng dẫn quân lính đến để bắt ông trùm và cha Năm. Lúc đó dân làng mới biết chúng là quân do thám. Hai tên Tỉ và Xuân sau khi đã lấy đủ bằng chứng về cha Năm, và các đồ thờ phượng chứa trong nhà ông trùm, chúng về tỉnh báo cáo với ông Trịnh Quang Khanh đang làm tuần phủ Nam Ðịnh. Vừa được tin, ông chia làm hai đạo quân: Một đạo quân đi đường bộ, một đạo quân đi đường thủy để vây làng Kẻ Vĩnh. Năm Minh Mệnh thứ 19, sáng ngày 3.7, khi mặt trời vừa mới mọc, quan quân vây 4 mặt làng Kẻ Vĩnh. Ông tuần phủ đi thuyền đến bến Kẻ Vĩnh, lên ngôi đình làng, đòi lý trưởng là ông Lý Mỹ (con rể ông trùm Ðích) và đàn anh trong làng ra truyền rao mõ gọi mọi người, từ 18 tuổi trở lên, phải đến tại đình điểm danh. Ông còn bắt lý trưởng làm tờ cam kết hễ bắt được đạo trưởng và đồ đạo quốc cấm trong làng, thì phải chịu tội.

Ðang khi tuần phủ ngồi tại đình truyền lệnh, thì hai thằng làm thuê nhà ông trùm Ðích dẫn cai đội và mấy người lính đến vây nhà ông trùm Ðích. Thoạt tiên được tin tuần phủ đến vây làng, và truyền mọi người đến điểm danh, cha Năm thắt lưng xắn quần xắn áo toan đi làm cơm cho quan như những người dân khác. Nhưng cha chưa kịp đi lính đã ập tới nhà ông trùm Ðích. Thấy cha trắng trẻo, sang tướng và râu ria đẹp đẽ, lính liền chặn hỏi: “Ông có phải là cụ chăng?” Cha Năm trả lời rằng: “Tôi là người nhà này”. Bấy giờ hai thằng do thám liền la lên: “Ông ấy là cụ Năm đó. Chính cụ đang ở nhà này”. Cha Năm bảo rằng: “Phải, tôi là cụ đây”.

Lập tức quân lính bắt trói ngài và ông trùm Ðích đem nộp cho quan đang ngồi tại đình. Khi đến trước mặt quan, cha cũng xưng mình là đạo trưởng. Quan bảo rằng triều đình đã nghiêm cấm đạo Gia Tô, sao chẳng về nhà làm ăn, còn giảng đạo làm chi? Sau đó quan hỏi cha có chịu bỏ đạo không, cha Năm thưa: “Bẩm quan lớn, chúng tôi không bỏ đạo”.

Quan hỏi sơ qua rồi truyền đóng gông cha, cùng ông trùm Ðích và ông Lý Mỹ là con rể ông trùm Ðích đem xuống thuyền giải ra Nam Ðịnh.

Khi cha Năm đến Nam Ðịnh thì phải giam vào ngục thất ngay. Hôm sau các quan điệu ngài ra tra khảo bắt bỏ đạo. Cha Năm khẳng khái trả lời quan: “Bẩm lạy quan lớn, tôi là đạo trưởng mà tôi dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng Chúa tôi làm sao được? Tôi vốn khuyên dạy người ta phải giữ đạo vững vàng và thà chết chẳng thà bỏ đạo, thì tôi phải giữ lời tôi khuyên dạy kẻ khác. Nếu chính kẻ làm đạo trưởng chẳng chịu chết vì đạo, thì còn ai chịu chết vì đạo nữa?”

- “Nếu ông cứ nói giọng này thì ông phải chết chẳng có lẽ nào sống được. Ta thấy ông là người lương thiện hẳn hoi nên ta muốn cho ông được sống. Ta khuyên ông nên vâng lời Ðức Hoàng Ðế mà bỏ đạo”.

- “Bẩm lạy quan lớn, tôi đã bằng này tuổi đầu thì tôi đâu còn sợ chết, vì dù quan lớn có tha chẳng giết tôi, chẳng bao lâu tôi cũng chết vì bệnh. Nhưng nếu quan lớn giết tôi vì đạo tôi lại được nhiều ơn ích hơn là tôi chết vì bệnh. Vì nếu tôi chết vì đạo, tôi sẽ được chết vì Chúa tôi, đấng đã chịu chết cho tôi và tôi chóng được phần phúc Người đã hứa ban cho những kẻ giữ lòng trung cùng Người cho đến sau hết”.

Các quan thấy cha Năm ăn nói cả quyết cứng cát và chỉ ao ước được chết vì đạo, thì biết rằng chẳng có thể nào dụ dỗ ngài bỏ đạo được, và dù có tra tấn ngài mặc lòng thì cũng vô ích mà thôi, cho nên chẳng những các quan chẳng tra khảo mà cũng chẳng đánh đập ngài. Hơn nữa các quan thấy ngài đã có tuổi, ăn nói lễ phép nên cũng thương không bắt ngài mang gông cùm ban ngày mà chỉ bắt mang ban đêm thôi. Các quan cũng làm ngơ để cho cha đi lại trong tù dễ dàng. Ở đây lại được dịp cho cha truyền giáo. Ðối với những người ngoại giáo thì cha yên ủi giảng dạy cho họ. Ðối với những người có đạo thì cha nâng đỡ và khuyên bảo họ mạnh dạn xưng đức tin. Trường hợp ông trùm Ðích, tuổi đã cao, và rất sợ hãi không biết có chịu nổi các thử thách và đòn đánh đến giây phút cuối cùng không, cha Năm luôn khuyên bảo ông can đảm chịu đựng vì Chúa: “Khi được ơn Chúa giúp sức thì chẳng có hình khổ dữ tợn và đau đớn nào mà người ta chẳng chịu nổi. Như trường hợp Thánh Laurenso bị nướng trên giường sắt, ba trẻ đi trong lò lửa”.

Nhờ cha mà ông trùm Ðích can đảm chịu chết vì Chúa cùng một lượt với cha và con rể của ông.

Sau nhiều ngày trong tù, các quan thấy cha Năm không thay dạ đổi lòng, và biết không thể nào khuyên cha bỏ đạo, thì làm án xin xử tử cha. Án của cha như sau: “Tên Mai Ngũ là đạo trưởng đã theo tây dương đạo trưởng Giacôbê (Đức Cha Leager) từ thuở nhỏ đến lớn, đã tin đạo Gia Tô cùng in đạo ấy vào lòng đến nỗi không còn hiểu được sự phải trái. Lại bởi tên ấy cứ một mực chấp mê cứng cổ bất khẳng quá khóa, bất tuân quốc pháp, thì chúng tôi đã luận cho nó phải trảm quyết cùng bêu đầu ba ngày để cho ai nấy phải sợ và đừng bắt chước nó nữa”.

Cha Năm biết các quan làm sớ về triều rồi thì chắc chẳng bao lâu nữa mình sẽ phải xử, cho nên dọn mình chết rất kỹ càng.

Các quan làm án được 15 ngày thì vua Minh Mạng chuẩn y. Chiếu chỉ vua đến Nam Ðịnh ngày 11.8. Ngày hôm sau, cha Năm, ông trùm Ðích và ông Lý Mỹ bị xử trảm. Các ngài bị đưa đến một nơi gọi là Bảy Mẫu, pháp trường nơi xử tù nhân xưa nay. Trên đường đi các ngài ca hát vui vẻ lắm. Dân chúng kéo đi xem rất đông. Hai ông quan giám sát cưỡi hai voi và hơn hai trăm quân lính kéo ra lối cửa Bắc đi trước, cha Năm, ông trùm Ðích, ông Lý Mỹ mang gông mang xiềng đi sau. Lại có ba tên lính mang thẻ đã đề tên ba đấng đi trước các ngài. Rồi đến cha Năm đi trước, ông trùm Ðích và ông Lý Mỹ theo sau. Thỉnh thoảng cha Năm bảo người ta: “Này đạo trưởng đây, đến mà xem”.

Gặp những người quen, ngài chào từ giã vui vẻ: “Anh em nghỉ lại, tôi về quê trước, nhưng sau này chúng ta sẽ gặp nhau”.

Khi đến pháp trường, cha Năm quỳ xuống cái chiếu mà ông Lý Thi con ông trùm Ðích đã trải sẵn. Ba đấng cầu nguyện một lúc. Sau đó quan giám sát dịch loa, truyền mọi người yên lặng. Quan truyền lịch: “Các người hãy đến để xử những tên theo ông Giêsu. Nếu ai còn dám theo tôn giáo này, thì hãy biết rằng lệnh vua sẽ xử trảm như những tên can phạm này”.

Sau đó một tên lính cầm thẻ đề tên cha Năm mà rao cho mọi người nghe: “Tên Mai Ngũ này là đạo trưởng, quê Ðông Biên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã theo đạo Gia Tô từ thuở còn bé. Lại bất khẳng bỏ đạo thì đức Hoàng Ðế truyền cho nó phải trảm quyết và bêu đầu ba ngày cho người ta xem thấy mà sợ cùng đừng bắt chước nó”.

Rao lệnh xong, quan truyền lên hiệu xử tử. Vừa đánh chiêng xong thì tên lý hình chém một nhát, đầu cha Năm liền đứt và nó cầm đầu ngài tung lên cho các quan xem. Xử ba đấng xong, quan quân kéo về tỉnh. Ông Lý Thi được phép quan đưa xác cha Năm, ông trùm Ðích và ông Lý Mỹ về Kẻ Vĩnh. Những người làng Kẻ Vĩnh ra tỉnh khiêng xác ba đấng ấy về lối cầu Gia Vụ bản, đến Kẻ Thừa thì trời tối. Khi về gần làng Kẻ Vĩnh, dân làng đốt đóm đuốc, đánh trống rầm rã cả lên để ra đón vui vẻ mừng rỡ hết sức. Xác cha Năm được táng tại đầu nhà thờ, còn đầu ngài phải bêu ngoài tỉnh ba ngày, rồi sau cũng đưa về Kẻ Vĩnh, để vào cái vại an táng ở đầu quan tài ngài.

Sau thời bách đạo, nhà chung dựng nhà mồ ở đấy cùng treo câu đối như sau:

Hoành hành nghĩa khí quần gian cụ,

Lẫm lẫm trung thành vạn cổ sư.

Cha Năm chịu tử vì đạo ngày 12.8.1838. Lúc đó ngài được 57 tuổi và làm linh mục được 25 năm [1].

2. Cuộc xưng đạo và tử đạo của ông trùm Antôn Nguyễn Đích, bị bắt ngày 3.7.1838, xử trảm ngày 12.8.1838. Ông trùm Ðích, chính tên là Nguyễn Khiêm, sinh năm 1769 tại làng Chi Long xứ Nam Xang, tỉnh Hà Nội. Cha mẹ là người ngoan đạo, thấy họ Chi Long xa nhà thờ thì bỏ họ ấy mà đem con cái cửa nhà đến ở làng Kẻ Vĩnh, nơi có nhà chung, có các linh mục ở gần để tiện bề đi nhà thờ. Ông bà đến làng Kẻ Vĩnh và xin nhập làng Kẻ Vĩnh. Ông Ðích từ đó sinh sống tại làng này, ông lập gia đình với người làng Kẻ Vĩnh và sinh hạ được mười người con. Ông Ðích là người hiền lành thật thà từ nhỏ, chẳng hề cãi mắng buồn giận ai bao giờ, ông không chửi mắng con cái hay nói năng đến vợ bao giờ. Ông cũng chẳng chơi bời, cờ bạc rượu chè mà chỉ chuyên chú làm ăn và giữ đạo. Trong gia đình, sáng tối cả gia đình đều đọc kinh chung với nhau không bao giờ bỏ. Có người đã đến trọ nhà ông, sau này kể lại là chẳng bao giờ trốn được đọc kinh với ông ấy. Về vấn đề đi dự lễ, ông bắt chẳng những con cháu và người nhà phải đi lễ Chúa Nhật mà cả lễ ngày thường, chỉ để lại một hai người ở nhà coi nhà mà thôi. Chính ông làm gương cho vợ con, ông đi lễ hằng ngày và cầu nguyện sốt sắng. Ông ăn chay suốt mùa chay. Hằng ngày ông lần hạt rất nhiều lần.

Ông dạy bảo và giáo dục con cái cẩn thận chẳng nuông chiều con cái. Dù con cái đã lớn khôn hay đã có vợ con, ông vẫn tiếp tục coi sóc răn bảo. Có đứa con nào cứng cổ cứng đầu thì ông đánh đòn răn bảo, chẳng nuông chiều một đứa nào. Các con cái ông nhờ được ông giáo dục mà sau này nên người không một ai hư hỏng. Các con đều có lòng đạo đức như ông. Một gia đình mà có bốn người được phúc tử vì đạo. Con trai ông là ông Lý Thi sau này cũng tử vì đạo dưới thời Tự Ðức năm thứ 11, tại Nam Ðịnh. Một người con khác tên là ông Phó Nhâm chẳng chịu bỏ đạo bị đày lên Cao Bằng và chết rũ tù ở trên đó. Con rể ông là ông Lý Mỹ cũng chịu tử vì đạo với ông. Trước mặt kẻ ngoại thực là một thảm cảnh cho gia đình ông. Nhưng trước mặt kẻ có đạo, thực là một phúc Chúa ban cho ông và gia đình.

Khi con cái đã khôn lớn, ông lo liệu gia đình. Ông không đặt vấn đề giàu sang phú quý mà là lòng đạo. Người nào muốn cưới hỏi con cái ông phải đạo đức. Dù giàu có mà khô khan nguội lạnh ông cũng không gả con cho. Trái lại dù nghèo mà đạo đức thì ông cũng bằng lòng ngay. Chẳng những ông lo dạy con cái đạo nghĩa, mà còn lo cho con cái học hành. Trong nhà ông, ông nuôi thầy đồ để dạy chữ nghĩa cho con cái. Nhà ông cũng không phải nghèo hèn trong làng. Ông rất căn cơ mực thước chăm chỉ làm ăn, nên nhà không bao giờ thiếu thốn. Trong gia đình có con ăn đầy tớ, và ông đối xử rất công bằng. Ông chẳng mang tiếng xấu gì trong làng và cũng chẳng ai trách móc ông được điều gì. Dù ông mới gia nhập làng Kẻ Vĩnh, nhưng uy tín của ông rất lớn. Ông được xếp vào hàng huynh thủ trong làng. Con rể ông làm Lý Trưởng, sau này con trai ông là ông Lý Thi cũng làm Lý Trưởng.

Ông trùm Ðích có lòng kính mến các đấng các bậc tu trì. Ông hay gửi quà biếu xén nhà chung và làm phúc quần áo cho các chú các thầy. Ông chẳng tiếc công tiếc của với các vị tu trì. Có một năm trong nhà chung bị dịch tả, người chết rất nhiều, số còn lại ốm đau. Bấy giờ ngoài làng có một số người tình nguyện rước các thầy về nhà mình để phục thuốc và đôi khi chờ đến khi khỏe hẳn mới cho trở về nhà chung, ông trùm Ðích rước tám thầy về nhà mình để phục thuốc. Về sau, Đức Cha muốn bù tiền phí tổn cơm nước thuốc men cho ông, nhưng ông không chịu nhận. Lúc bị cấm đạo các thầy phải tản mát các nơi, thì ông chứa chấp các thầy tràng nhất (các chú đang học lớp 12) tại nhà ông chừng hai năm. Quả thật can đảm! Vì có sắc chỉ vua ban ra, ai chứa chấp các đấng bậc mà ông bị bắt. Trước kia ông đã chứa Đức Cha Dụ, rồi 3, 4 năm sau lại chứa cha Năm. Thấy lòng tốt của ông, nên các đấng bậc rất tin tưởng thường đi lại nhà ông. Riêng cha Năm đối xử với ông như anh em ruột vậy. Có lẽ Thiên Chúa đã tiền định để cho đôi bạn quý này được cùng chịu khó vì Chúa với nhau. Ông có lòng thương kẻ khốn khó, nhất là những người bị bệnh phong cùi. Ông thương họ cách đặc biệt. Ông thường đến an ủi giúp đỡ họ và khuyên bảo họ vâng theo thánh ý Chúa. Người ở trại phong thường cậy ông mua và lo liệu mọi sự cho họ. Ông trùm Ðích chẳng bao giờ làm trùm họ, nhưng vì lòng đạo, tư cách của ông cũng như vì tuổi tác mà giáo dân đã kính trọng ông và gọi ông là ông trùm.

Ông Đích bị bắt cùng một ngày và một trường hợp nhhư cha Năm. Vì lúc đó gia đình ông đang chứa giấu cha Năm

Thời gian bị giam ở tỉnh, ông Đích bị gọi ra hầu tòa 4,5 lần và bắt ông bỏ đạo. Bắt ép không được, các quan lại khuyên dụ ông: “Ông đã già rồi, con cái cũng đã khôn lớn, có nhà cửa cả, ông hãy quá khóa mà về ở với con cái, thì chẳng vui hơn sao?”

Trước ông trùm Ðích nghĩ đến những hình khổ mình sẽ phải chịu vì đạo thì sợ hãi lắm, dường như muốn sờn lòng. Tuy nhiên cha Năm, ông Lý Mỹ, ông Lý Thi và các con cái yên ủi ông, khuyên bảo ông xưng đạo vững vàng và chịu khổ ít lâu sẽ được Chúa thưởng công vì tử đạo là phúc đời đời, và để gương lại cho con cháu và bổn đạo mọi nơi. Con cháu xin ông đừng quá khóa, kẻo mang tiếng và sinh gương mù gương xấu cho những người khác và lại liều mình mất phúc Thiên Ðàng. Ông được những lời khuyên bảo và an ủi, thì mạnh dạn thưa với quan rằng: “Bẩm lạy quan lớn, về con cái thì mặc con cái, tôi đã lo liệu cho chúng nó rồi. Còn về Ðức Chúa Trời, đã có lẽ tự nhiên buộc tôi phải thờ lạy Người, có lẽ nào tôi lại dám bỏ Người. Quan lớn có tha thì tha, bằng chẳng tha thì chớ đừng ép tôi nữa”.

Có một lần quan truyền khiêng ông qua ảnh chịu nạn: hai tên lính khiêng hai đầu gông, còn hai thằng lính khác thì kéo chân ông đạp vào ảnh, nhưng ông Ðích co chân lên, nên chân không chạm ảnh. Quan truyền đánh ông hai ba lần, nhưng khi quan toan đánh ông thì ông Lý Mỹ thấy cha già nên xin chịu đòn thế cho ông. Quan chấp nhận lời xin của ông Lý Mỹ nên không đánh ông, mà chỉ đánh ông Lý Mỹ. Hơn nữa thấy ông già lão quan cũng không muốn đánh, và cũng chỉ bắt đeo gông nhẹ mà thôi.

Nhưng ông thấy con rể chịu đòn thế mình thì thương con lắm. Có lần thấy con rể bị quan đánh dữ quá, và khi ông Lý Mỹ về tới nhà giam nát cả thịt, máu me chảy ra chan hòa, thì ông trùm nói rằng: “Các quan đánh dữ quá thế này thì con chết mất, chẳng có lẽ nào sống đến ngày xử được”.

Trong án ông trùm, các quan viết tâu vua như sau: “Tên Nguyễn Khiêm xưng ra rằng: 'Tôi 69 tuổi, quê ở làng Vĩnh Trị, có cửa nhà, vợ con và đầy tớ ở đấy, vốn theo đạo Gia Tô và quen biết đạo trưởng Mai Ngũ từ khi còn làm học trò theo tây dương đạo trưởng Giacôbê (Đức Cha Leager). Khi mới có chỉ ra cấm nhặt đạo Gia Tô, đạo trưởng Mai Ngũ đi ẩn đâu thì không biết. Song đến tháng ba (âm lịch) năm nay đạo trưởng ấy đến xin trú nhà tôị Tôi nghĩ tình quen thuộc nghĩa thiết xưa nay thì cho trú, đến ngày 11.5 (âm lịch) các quan đến vây làng Kẻ Vĩnh, thì bắt được đạo trưởng Mai Ngũ ở nhà tôi. Tên Khiêm xin cam chịu tội, chẳng dám phàn nàn. Chúng tôi đã đòi nó ra công đường cùng ra sức dỗ dành khuyên bảo và bắt khóa quá nhiều lần, nhưng mà tên ấy nói rằng: ‘Tôi theo đạo đã lâu, thà chết chẳng thà bỏ đạo’. Vì vậy chúng tôi xét rằng tên Khiêm tin theo đạo Gia Tô dù triều đình đã nghiêm cấm đạo ấy, và nó cũng chẳng chịu bỏ. Chẳng những nó không bắt đạo trưởng Mai Ngũ đem nộp cho quan, mà lại còn chứa cùng giấu trong nhà mình. Dù chúng tôi đã khuyên bảo quá khóa nhiều lần nó cũng không chịu xuất giáo. Vậy tên ấy cố tình bất tuân quốc pháp đã rõ, cho nên chúng tôi luận cho nó phải xử trảm quyết để kẻ khác biết mà sợ”.

Án ông được gửi về triều đình, và ngày 11.8.1838 vua Minh Mệnh châu phê y án. Ngày hôm sau, ông và cha Năm cùng con rể là ông Lý Mỹ bị xử trảm. Trên đường đi đến pháp trường, ông, cha Năm và ông Lý Mỹ rất vui vẻ.

Khi đến pháp trường, cha Năm quỳ xuống cái chiếu mà ông Lý Thi con ông trùm Ðích đã trải sẵn. Ba đấng cầu nguyện một lúc, sau đó quan giám sát dịch loa, tuyên án. Quan truyền xử cha Năm trước rồi ông trùm Ðích sau. Sau hết đến ông Lý Mỹ. Lý hình chém một nhát thì đứt đầu ông.

Sau khi xử tử ông trùm, ông Lý Thi được phép bỏ xác cha vào trong quan tài và khiêng về làng Kẻ Vĩnh. Dân làng ra đón rước xác ba đấng như đi rước, họ đốt đuốc và đóm để nghênh đón xác các ngài. Xác ông trùm được đem về nhà, và để ở nhà 5,6 ngày, sau đó xin cha làm lễ quy lăng và làm phép xác. Cả làng và các làng chung quanh đều đến dự lễ an táng và đưa xác về Kẻ Vĩnh và an táng trong vườn trước cửa nhà ông. Về sau con cái xây mộ ở đấy.

3. Cuộc xưng đạo và tử đạo của ông lý trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ, bị bắt ngày 3.7.1838, xử trảm ngày 12.8.1838. Ông Micae Lý Mỹ sinh năm 1804 tại trại Ðại Ðăng, giáp tỉnh Vạn Sang nay là tỉnh Ninh Bình. Ông Mỹ là trưởng nam, tên thật ông là Nguyễn Huy Diệu, khi ông lên 10 tuổi thì cha mất, rồi hai năm sau mẹ ông cũng qua đời. Ông và các em ở với người dì. Tuy nhà khó khăn thiếu thốn, nhưng bà dì vẫn liệu cho các cháu ăn học chữ nho. Ông Mỹ học sáng dạ và chăm chỉ học hành. Gia đình ông Lý Mỹ đến lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh. Ở đấy ông kết hôn với cô Miện con gái ông trùm Ðích. Hai ông bà sinh được tám người con. Ông Lý Mỹ cũng có học qua nghề thuốc và có làm nghề thuốc ít nhiều. Từ bé, ông Mỹ đã có nét nghiêm nghị, khác hẳn với những trẻ đồng tuổi. Ông chẳng những siêng năng đi lễ đi nhà thờ, sớm tối đọc kinh, mà đôi khi người ta còn thấy ông đọc kinh lần hạt riêng một mình ngoài xó vườn.

Sau khi lập gia đình, ông càng ngoan đạo hơn nữa. Bà Lý Mỹ nói rằng: “Ông ấy rất siêng năng đọc kinh tối sớm, dù lúc trong nhà làm công việc cũng chẳng bỏ đọc kinh hay đọc kinh vắn tắt bao giờ. Tối nào vợ con hay đầy tớ bận bịu, hoặc phải làm việc cần nào khác ở nhà, ông bắt đọc kinh chung với nhau trước và đọc sách cho chúng tôi nghe nữa. Ông ấy xưng tội chịu lễ một năm bốn năm lần. Khi toan đi xưng tội, ông xét mình trước hai ngày cùng biên tội mình vào giấy kẻo quên”.

Vợ chồng con cái đầy tớ chẳng những đi lễ các ngày lễ cả, mà cả các ngày thường nữa. Trong mùa chay ông ăn chay một tuần hai ngày, thứ Tư và thứ Sáu. Vợ chồng hòa thuận thương yêu nhau. Ông ăn ở hiền lành với vợ con chẳng bao giờ nặng lời với vợ con. Vợ chồng ông chẳng cãi mắng nhau bao giờ. Trong suốt 18 năm trời vợ chồng ăn ở với nhau chỉ có một lần ông Lý Mỹ đánh bà ấy ba cái vì bà ấy lười không chịu đọc kinh. Bà Lý Mỹ nói rằng vợ chồng chỉ mất lòng nhau có một lần ấy mà thôi. Bà Lý Mỹ lại nói rằng: “Tôi chẳng thấy ông ấy uống rượu, đánh bạc hay là chửi bao giờ, chỉ chuyên một việc làm ăn, săn sóc cửa nhà và giữ đạo”.

Mọi người trong làng đều coi ông như gương lành để bắt chước. Có lần trai tráng trong làng Kẻ Vĩnh đến hầu cụ Phê, thì cụ bảo chúng nó rằng: “Chúng con hãy soi gương bắt chước ông đồ Diệu (ông Lý Mỹ), vì ông ấy thật là người có nết na hẳn hoi và giữ đạo sốt sắng”.

Lần kia khi thầy đồ có đạo đã dạy ông Mỹ ngày trước qua đời, các học trò ngoại đạo muốn an táng thầy theo kiểu ngoại đạo, nhưng ông Lý Mỹ không bằng lòng. Dù học trò ngoại đạo là đàn anh trưởng tráng, và số học trò ngoại đông hơn mặc lòng, ông Mỹ nhất quyết phản đối và rước các thầy kẻ giảng về đưa xác ông đồ như phép đạo quen làm.

Ông Mỹ thương kẻ khó, và bố thí cho họ. Có năm mất mùa, thiên hạ đói khổ, ông truyền nấu cháo cho kẻ khó ăn, vì ông sợ cho gạo, họ sẽ ăn xong và đau bụng mà chết.

Tuy còn trẻ, nhưng tư cách và uy tín của ông đáng kính phục. Ông là người sắc sảo giỏi giang, ông ăn ở chính trực và ăn nói lý sự. Có lần trong làng khuyết một chân cai tổng, lý trưởng trong làng đến nhà ông xin ông ra làm việc chung, nhưng ông không chịu. Về sau ông lại được bầu làm lý trưởng, ông cũng không nhận. Ðức cha Dụ phải khuyên bảo ông nhận làm lý trưởng để bênh đỡ nhà chung và giữ dân trong thời buổi cấm đạo ông mới vâng lời ra làm lý trưởng.

Trong thời gian làm lý trưởng, ông điều hành rất giỏi. Ðức cha Liêu sau này làm chứng rằng nhà chung và dân làng nhờ ông rất nhiều. Ông chẳng ăn bớt của dân chút nào mà có khi còn bỏ của nhà ra làm việc chung. Người ta kiện cáo nhau hay con cái kiện tụng chia của đều đến với ông Lý Mỹ, vì ông xử sự rất công bằng. Khi đã lo liệu việc gì cho ai mà họ đem lễ vật đến tặng dù ít dù nhiều ông cũng không nhận. Người ta có biếu ông một hai trăm cau ông mới nhận, mà chẳng tạ gì cũng chẳng sao.

Khi phải sửa phạt dân, ông đánh đòn sửa phạt thẳng thắn chẳng thiên vị một ai. Cho nên dù ở trong làng hay ở ngoài đồng chẳng ai lấy trộm của ai. Cả hàng tổng đều khen ngợi làng Kẻ Vĩnh nghiêm hơn các làng khác. Ban đêm ông Lý Mỹ đi dọ bắt những kẻ đánh bạc. Có lần ông bắt bạc, và trong số bị bắt có người đầy tớ riêng của ông ở trong số đó. Anh này kể lại: “Một lần ông ấy bắt được tôi cùng ba anh nữa đang đánh bạc, ông ấy đánh mọi người 40 roi, còn phần tôi là đầy tớ riêng ông ấy nên ông ấy đánh 60 roi”.

Những người đàn bà hay la lối chửi rủa, ông cũng đánh. Trong làng Kẻ Vĩnh có người đàn bà hoang thai đã hai lần, đền lần thứ ba có người bàn với ông Lý Mỹ đuổi bà ta ra khỏi làng, nhưng ông Lý Mỹ không nghe lại nói rằng: “Phải để nó ở đây, hoặc sau này nó ăn năn sửa mình lại chăng. Nếu đuổi nó đi, nó sẽ đi với kẻ ngoại đạo mà mất linh hồn”.

Thấy cách xử sự của ông với người ngoại tình ai cũng khen ông có tính thương người, chỉ mong cho người ta sửa mình. Khác hẳn với cách phạt của các làng bên ngoài là gọt đầu bôi vôi và thả bè trôi sông cho chết. Khi cần phải sửa phạt ai, ông không phạt vì nóng giận hay gắt gỏng. Ông ấy vừa truyền đánh người ta vừa nói truyện vui vẻ như thường, coi như đó là phép tắc phải vậy.

Có nhiều người có đạo khi chưa làm quan thì đạo đức, sau khi ra làm quan lại bỏ bê việc đạo, hoặc lấy lẽ bàn việc chung rồi bỏ bê việc đi nhà thờ, xưng tội rước lễ. Trái lại, ông Lý Mỹ dù đang làm lý trưởng ông vẫn đọc kinh đi lễ như khi trước. Ông chẳng những coi sóc việc đời mà còn làm gương việc đạo nữa. Ở làng Kẻ Vĩnh, theo tục lệ ai làm lý trưởng thì cũng đứng đầu phiên tuần. Tối nào, ông Lý Mỹ cũng bắt những người phiên tuần họp nhau đọc kinh tối rồi mới cho đi canh gác. Trong tuần làm phúc, ông đích thân đi khám xét xem các trẻ em có đi học đầy đủ không. Kẻ khô khan không đi xưng tội vì lấy lẽ nghèo đói không có giờ mà dọn mình, ông ấy gọi đến nhà cho ăn uống, rồi bắt đi xưng tội. Có người nói rằng khi ông làm lý trưởng ông luôn khuyên bảo dân làng phải đi xưng tội. Với các bậc đàn anh trong làng ông cũng khuyên bảo giục giã họ đi xưng tội, còn những kẻ đàn em thì ông lấy quyền để dọa ép vào tòa giải tội. Có lần trong mùa chay, ông mời hàng xã đến nhà ông ăn uống và bàn việc làng. Ðang bữa tiệc, ông cũng khuyên bảo giục giã mọi người đi xưng tội trong mùa chay. Ông dọa nếu những người trong làng mà không đi xưng tội thì ông sẽ nộp sổ với bề trên, còn kẻ đến trú ẩn trong làng mà không đi xưng tội thì ông sẽ đuổi ra khỏi làng.

Ðối với những người tu trì, ông Lý Mỹ rất khiêm nhường tôn kính. Ông còn khuyên những người khác phải tôn kính các người đã dâng mình cho Chúa. Dưới thời cấm đạo, nhà chung Kẻ Vĩnh phải tản mác, các tu sĩ và giáo sĩ ẩn núp trong làng Kẻ Vĩnh dưới sự che chở của ông. Có lần quan đến vây làng khi Đức Cha và các cha đang ẩn ở trong làng chưa kịp chạy. Ông Lý Mỹ gân góc không sợ gì, ông ra kinh dẫn các quan khám mỗi nhà, làm bộ như ông rất nhiệt thành tuân theo chỉ thị của vua đi lùng bắt các giáo sĩ, nhưng kết cuộc chẳng bắt được một đấng nào. Ông còn luôn luôn khuyên bảo mọi người phải ăn ở và tin vững vàng trong thời cấm cách này. Có một lần ông vào trong nhà các bà dòng, và bảo các nữ tu rằng: “Bây giờ vua cấm đạo thì cũng như là khóa thi Ðức Chúa Trời ra, cho nên ta phải ý tứ và ăn ở cho vững vàng”.

Khi ông Trịnh Quang Khanh bắt lính Công Giáo trong tỉnh Nam Ðịnh phải bỏ đạo, lúc đó ông Lý Mỹ đang phụ trách việc đê điều ở nơi xa. Ông liền gửi thư cho bốn người lính của làng Vĩnh Trị đang ở tỉnh khuyên họ: “Xin anh em chịu khó, đừng quá khóa, chẳng mấy ngày nữa tôi sẽ về nhà, và tôi sẽ ra với anh em”.

Ông Lý Mỹ vẫn ao ước được phúc tử đạo từ lâu. Có lần ông hỏi bà Lý Mỹ rằng: “Nếu ta được phúc tử vì đạo, thì mẹ nó có bằng lòng chăng?”

Bà Mỹ đáp lại rằng: “Thày nó được phúc trọng ấy, thì tôi bằng lòng lắm chứ”.

Ông Lý Mỹ nghe như thế thì bằng lòng lắm. Thực là một cử chỉ anh hùng và hy sinh vì Chúa của bà Mỹ. Ông nói lời trên với vợ ngày hôm trước thì hôm sau quan đến vây làng và ông bị bắt.

Ðược tin quan quân đến làng, ông Lý Mỹ đã linh cảm có gì xảy ra, nên cho người báo với ông trùm Ðích: “Cha con ta đồng sinh đồng tử với nhau, việc Ðức Chúa Trời định đã đến rồi”.

Ông Trịnh Quang Khanh còn cho đòi các tráng đinh từ 18 tuổi trở lên phải điểm danh tại đình làng. Ông còn bảo kỳ mục trong làng rằng: “Bao nhiêu đạo trưởng trong làng thì phải nộp hết, bằng không thì mất đầu”.

Ông Lý Mỹ thưa lại quan: “Bẩm lạy quan lớn, quan lớn đến dân chúng tôi, quan lớn khám bắt được đạo trưởng hay là đồ đạo, thì tôi xin nộp đầu”.

Lý trưởng thưa quan lớn xong, quan truyền ông phải làm giấy và ký tên vào.

Ðang khi ông Lý Mỹ cùng quan làm giấy tờ, thì lính đã bbắt được cha Năm và ông trùm Đích và dẫn đến trước mặt quan. Bấy giờ quan gọi ông Lý Mỹ tới trước mặt và nói: “Tờ giấy này mày tính làm sao?”

Ông Lý Mỹ thưa vững tiếng rằng: “Bẩm quan lớn, tôi xin chịu tội”.

Quan lại hỏi ông: “Làm sao mày dám khinh mạn phép vua như vậy?”

Ông Mỹ đáp lại: “Bẩm lạy quan lớn, nếu quan lớn thương thì chúng tôi nhờ hồng phúc của quan lớn, bằng quan lớn bắt tội thì chúng tôi cam chịu”.

Bấy giờ quan tức giận truyền nọc ông Lý Mỹ ra đánh 40 roi đòn. Ông đau lắm song can đảm không kêu than một tiếng nào. Quan đánh xong mới truyền đóng gông giải cả ba người lên tỉnh. Ðến trưa về tới đồn Lục Bộ, quan lại hỏi ông có bỏ đạo không thì cho về, nhưng ông nhất định không chịu bỏ đạo. Ở Lục Bộ, một người huynh thứ trong làng Kẻ Vĩnh đến bàn với ông về việc hối lộ để chuộc ông ra, nhưng ông Lý Mỹ không chịu lại nói rằng: “Xin cám ơn dân có lòng, dân có lòng thì trả ơn dân, nhưng đừng chạy chuộc tội, xin để tiền ấy mà giúp vợ con tôi và làm bữa mừng khi đem xác tôi về”.

Khi đến tỉnh Nam Ðịnh, ông Lý Mỹ cũng bị giam một trại với cha Năm, và ông trùm Ðích. Về phần cha Năm các quan biết ngài là đạo trưởng, nên sau mấy lần khuyên nhủ mà vẫn thấy ngài vững lòng nhất định không bỏ đạo, nên cũng chẳng giục ép ngài nữa. Còn ông trùm Ðích đã già nua nên quan cũng không muốn làm khó ông nữa. Chỉ có ông Lý Mỹ bị hành hạ khổ sở hơn hết vì các quan thấy ông còn trẻ trung lại có tài mới ra mật lệnh đánh đập để cho ông sợ mà đành chịu bỏ đạo. Vì thế ông bị hành hạ rất khổ sở trước khi ông bị xử trảm. Ông chẳng những chịu đòn phần mình mà còn vì thương cha vợ là ông trùm Ðích, ông xin chịu đòn thế cho ông trùm. Tính ra ông phải bị đánh đến hơn 500 roi đòn, hai mông rách nát cả thịt ra chẳng còn nơi đâu lành. Cổ chân cổ tay sưng đầy lên vì nọc thẳng quá, và còn bị đeo gông cùm nặng nề. Tuy bị đòn đau như thế mà ông vẫn can đảm không kêu ca. Ðến nỗi có quan phải thốt lên: “Thằng này chết đoạn sẽ làm thành hoàng đất của nó. Thằng này chẳng phải là người vừa đâu”.

Ngoài ra các quan còn làm hết cách để dụ dỗ ông. Có khi dụ dỗ cùng lúc với cha Năm và ông trùm Ðích, có khi thì dụ dỗ riêng một mình ông. Có lần quan bảo ông: “Mày là thằng giỏi giang lại trẻ tuổi, lý sự và coi sóc dân làng giỏi, ai cũng được nhờ, sao mày dại mà chẳng chịu quá khóa đi?”

Ông Mỹ thưa lại: “Sao tôi lại dại? Khi chưa có tôi thì đã có dân, thế thì ai coi sóc dân lúc bấy giờ? Nhưng mà linh hồn tôi thì tôi phải coi giữ, cho nên tôi chẳng bỏ linh hồn tôi mà nghe lời quan đâu”.

Quan lại bảo: “Sao mày chẳng thương vợ con? Con cái còn bé mọn yếu đuối, sao mày nỡ quên tình cha mà không thương con thế vậy? Dù chúng tao chỉ nghĩ tới hay trông thấy chúng nó thì cũng xót còn mày mê man làm sao mà chẳng quá khóa đi?”

Ông Lý Mỹ thưa lại quan: “Tôi tính sao hả? Tôi có mê đâu! Vợ con là của Ðức Chúa Trời phó cho tôi, tôi coi sóc dạy dỗ khi có thể làm được. Mà bây giờ Ðức Chúa Trời định cho tôi ở trong tay quan lớn, thì tôi cũng phải vâng ý Người, cũng như vợ con tôi phải vâng ý tôi. Sao ông lại bảo lăng nhăng xàng xiên rằng tôi phải bỏ đạo, bỏ Ðức Chúa Trời là phải lẽ sao?”

Có một lần quan truyền cho lính kéo ông qua ảnh thánh giá. Quân lính lôi ông qua và reo lên: “Anh này quá khóa rồi”.

Lúc đó ông Lý Mỹ kêu lên: “Bẩm lạy quan lớn, ông lớn kéo voi qua thập tự thì cũng được, nhưng mà chúng tôi nhất định không chịu bước qua Chúa chúng tôi thờ đâu!”

Thấy ông trả lời khôn ngoan, các quan lại càng bực tức làm như chẳng lẽ mình lại thua một thằng tù. Các quan càng ra lệnh hành hạ ông hơn nữa. Có lần đến trước quan án, mà quan cứ giục ông phải bỏ đạo, nên ông nói chọc quan lớn: “Giả như giặc giã đến đây mà truyền cho chúng tôi đập đầu quan lớn để chúng tôi được sống, thì chúng tôi dám làm, nhưng Chúa chúng tôi thờ thì chúng tôi chẳng dám làm đâu”.

Quan nghe vậy tức giận quá, liền cầm cái quạt ném vào mặt ông trúng vào con mắt ông, ông đau đớn quá ngã xuống sân.

Lần khác quan hỏi ông Lý Mỹ: “Thiên Ðàng là gì?”

Ông Lý Mỹ chẳng cắt nghĩa Thiên Ðàng là làm sao, chỉ thưa với quan rằng: “Lát gươm quan lớn ban cho tôi là đường đi lên Thiên Ðàng đấy”.

Có lần khác quan thương tình khuyên bảo ông: “Mày còn trai tráng, và giỏi giang. Mày đã làm lý trưởng, nếu biết điều mày cũng có thể trở nên giàu sang, và được phong lưu sống lâu. Mày hãy quá khóa đi, thì được về nhà ở với vợ con. Nhiều kẻ khác đã quá khóa rồi, sao mày chẳng bắt chước chúng nó quá khóa, khi về nhà thì mày muốn giữ đạo thế nào cũng được”.

Ông Lý Mỹ thưa lại quan: “Bẩm lạy quan, tôi đã xem sách đạo và hiểu lẽ đạo, tôi đã biết đạo Ðức Chúa Trời là đạo thật cho nên tôi không thể bỏ được. Giả như có ai bảo quan lớn đập đầu Ðức Hoàng Ðế đã ban quyền cao chức trọng cho quan, ắt là quan lớn chẳng dám làm. Vậy tôi dám đạp ảnh Ðức Chúa Trời là Chúa tôi thờ làm sao được? Tôi chẳng tiếc sự sống hèn sống tạm ở đời này, vì thế nào tôi cũng phải chết. Nếu chẳng chết trước thì cũng chết sau. Còn về của cải chức quyền thì xin quan lớn biết rằng chẳng có chức quyền và của cải nào sánh bằng phúc trọng tôi sẽ được chết vì đạo. Tôi vốn thương vợ con tôi lắm, nhưng tôi sẵn lòng lìa bỏ họ vì tôi biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ coi sóc chúng nó, và ngày sau sẽ cho tôi được gặp họ trên Thiên Ðàng. Quan lớn dạy rằng có nhiều người bỏ đạo. Vậy những thằng lính vì sợ giặc bỏ chạy cũng bỏ thầy mình thì có ra gì? Tại sao quan lớn lại dạy tôi bắt chước chúng nó?”

Bà Lý Mỹ có lần bế con mới sinh được mấy tháng ra tỉnh thăm chồng cũng yên ủi khuyên bảo chồng chịu khó cho trọn, đừng lo cho vợ con làm chi. Vì nhờ ơn Chúa giúp sức thì mình cũng có thể ra sức dạy dỗ chúng nó được. Con gái lớn ông tên là Mỹ, mới 12 tuổi, đi trộm mẹ ra tỉnh mất gần nửa ngày trời để thăm cha trong ngục. Nó phải qua 2,3 lần cửa lính canh rất ngặt. Ðến gặp ông, nó thưa ông rằng: “Xin cha hãy chịu khó chịu chết vì đạo”.

Ðứa con trai ông lên 9 tên là Tường, nhỏ quá không lên thăm bố được, nên nhắn những người lên tỉnh thăm cha thưa rằng: “Xin cha đừng có quá khóa, cứ vững lòng xưng đạo ra và chịu chết vì đạo, đừng lo đến chúng con làm chi”.

Thật là một hồng phúc cho ông. Mọi người thân yêu đều có lòng tin mạnh mẽ, khuyến khích ông can đảm chết vì Chúa. Thấy vợ con có lòng sốt sắng và đạo nghĩa như vậy, ông rất an ủi. Ông nhắn bảo con cái ở nhà giữ đạo cho vững vàng và trông cậy Ðức Chúa Trời thương xem phù hộ cho. Những người ra thăm ông tại nhà tù, ông cũng khuyên bảo họ giữ đạo hẳn hoi. Ông chẳng hỏi thăm tin tức trong làng thế nào, cũng chẳng nói truyện trò nào khác. Thấy cha vợ là ông trùm Ðích đã già yếu, lại có tính sợ đòn, phàn nàn không biết có bền vững chịu các hình khổ không, thì ông Lý Mỹ khuyên cha vợ: “Cha đã già rồi, lại yếu đuối, chẳng trông sống được bao lâu nữa, nếu cha chẳng chết vì đạo khi này, thì chẳng bao lâu nữa cha cũng chết bệnh. Nhưng nếu cha chết vì đạo, thì sẽ làm sáng danh đạo và sẽ được phúc thanh nhàn vui vẻ trên Thiên Ðàng đời đời. Nếu cha xuất giáo mà về nhà phải chết bệnh thì sẽ mang tiếng là kẻ bỏ đạo cùng liều mình mất linh hồn. Giả như có ai mến tiếc sự sống đời này, thì phải là con, vì con còn trẻ tuổi, khỏe mạnh. Nhưng con chẳng tiếc sự sống, lại vui lòng bỏ sự sống cho danh Ðức Chúa Trời được cả sáng. Con cái cha đã lớn rồi. Cha có sống ở với chúng nó thì cũng chẳng giúp chúng nó được việc gì. Nếu cha chết vì đạo thì sẽ làm gương sáng cho chúng nó và làm cho chúng nó được trọng trước mặt người ta. Vợ con còn trẻ tuổi, bốn đứa con của con còn bé dại chưa làm được gì mà ăn, nhưng con tin thật Ðức Chúa Trời đã sinh chúng nó ra, thì người cũng sẽ nuôi chúng nó nữa. Vả lại khi con đã được lên Thiên Ðàng thì con sẽ cầu nguyện cho chúng nó. Khi cha nghĩ đến những đòn vọt cha phải chịu chỉ lo sợ chẳng biết có chịu được chăng, song cha đừng lo, đừng sợ làm chi. Vì con sẽ chịu đỡ cho cha. Vậy xin cha hãy cứ vững lòng xưng đạo ra cùng làm chứng cho thiên hạ biết ta là kẻ tin cùng giữ đạo thật lòng và ta sẵn lòng chịu chết vì Ðức Chúa Giêsu đã chịu chết cho chúng ta”.

Ông Lý Mỹ nói thế nào thì giữ như vậy. Hễ lần nào quan toan đánh ông Ðích thì ông lại xin quan: “Lạy quan lớn, cha tôi già nua tuổi tác cùng yếu đuối, xin quan lớn tha cho cha tôi, tôi xin chịu đòn thay cho cha tôi”.

Quan thấy ông có lòng hiếu thảo, thì ưng tha cho ông trùm Ðích và đánh ông Lý Mỹ. Có lần ông Mỹ chịu đòn thay cho ông trùm Ðích về, thì nói với ông trùm Ðích rằng: “Lạ thay bởi ơn Ðức Chúa Trời thương, khi quan đánh, thì con không thấy đau là mấy”.

Ông nói vậy, nhưng mọi người đều biết rõ ông bị đòn rất đau. Khi về đến ngục, quần áo ông đã rách nát hết và máu me chảy đầm đìa cả. Thấy con chịu đòn thay mình đau đớn như vậy, ông trùm Ðích rất thương con. Cha Năm, ông trùm và ông Lý Mỹ nhất quyết đổ máu mình ra vì Chúa. Ba ngày trước khi xử, ông Lý Mỹ nói rằng: “Các đau đớn đã khỏi cả chỉ trừ có một chỗ đau chưa khỏi mà thôi.”

Có người đến thăm ông đem ý nghĩ liệu cách để cho ông được tha, ông liền mắng lại: “Ai khiến các anh đến thăm tôi mà nói những điều càn dở như vậy? Tôi có về thì các anh sẽ khóc, nhưng khi đem xác tôi về làng, thì các anh sẽ mừng”.

Các quan thấy khuyên nhủ ông bỏ đạo cũng vô ích, nên làm án tâu vua rằng: “Chúng tôi đã xét việc tên Mỹ là lý trưởng xã Vĩnh Trị, tên ấy xưng mình sinh bởi cha mẹ có đạo ở xã Vĩnh Trị. Năm nay 34 tuổi, và làm lý trưởng từ năm Ðức Hoàng Ðế thập lục niên. Tên ấy xưng mình có đạo, cam lòng chịu tội, chẳng dám phàn nàn. Chẳng những nó không bắt nộp đạo trưởng Mai Ngũ, lại còn giấu ông ta ở xã mình. Dù chúng tôi đã khuyên bảo cùng bắt ép quá khóa nhiều lần, nó cũng không chịu, nó cứ một mực chấp mê bất khẳng quá khóa, đó là bất tuân quốc pháp. Cho nên chúng tôi luận cho nó phải xử trảm quyết để làm gương cho kẻ khác sợ”. Vua chuẩn y án này.

Ngày 11.8.1838 án đến tỉnh Nam Ðịnh, và ngày hôm sau ông Lý Mỹ, cha Năm, và ông trùm Ðích cùng bị xử trảm ở pháp trường Bảy Mẫu. Các ngài đã chuẩn bị và dọn mình kỹ lưỡng nên được tin ấy các ngài vui mừng hết sức. Khi đi chịu chết ông Lý Mỹ vui mừng, nhanh chân nhẹ bước đi trước, vừa đi vừa chào hỏi mọi người. Miệng ông hát kinh tạ ơn Ðức Chúa Trời, tay ông gõ nhịp cùng rung xiềng xích tỏ ra rất vui vẻ. Kẻ ngoại đạo thấy ông mặt mũi vui tươi hớn hở thì khen ông là người anh hùng can trường. Trên đường đi ông gặp ông cả Thâu là anh em họ, con chú bác. Ông Thâu nói với ông Mỹ: “Anh Lý hãy vững vàng nhé”.

Ông Mỹ thưa lại: “Anh hãy yên trí tôi chẳng có sợ đâu”.

Ðến nơi xử, ba đấng quỳ trên chiếc chiếu mà ông Lý Thi con ông trùm Ðích trải sẵn. Các ngài cầu nguyện. Sau khi đọc bản án từng người, quan truyền lệnh xử tử tù nhân. Ông Lý Mỹ xin quan xử cha Năm và ông trùm Ðích trước. Quan ưng thuận lời xin của ông. Sau khi xử hai đấng, tên lý hình đòi ông Lý Mỹ năm quan tiền thì sẽ xử một nhát mát mẻ. Nhưng ông bảo rằng: “Năm quan tiền để làm phúc cho kẻ khó, chẳng có tiền cho chú mình đâu, muốn băm vằm thế nào thì mặc”.

Lý hình bực tức, chém một nhát trượt không đúng, chỉ đứt một miếng thịt nơi cằm, ông Lý Mỹ ngã xuống. Mãi đến nhát thứ năm mới đứt đầu.

Ông bị xử ngày 12.8.1838. Sau khi xử tử, quan cho phép ông Lý Thi được khiêng xác ba đấng về làng Kẻ Vĩnh. Ðến đêm xác mới về tới làng. Dân làng và các làng bên đốt đuốc và đánh trống ra đón rước xác các ngài về rất vui vẻ mừng rỡ như ngày hội. Sau này bớt cấm đạo Đức Cha và nhà chung cùng bổn đạo hay ra viếng mồ ba đấng. Mỗi khi có lễ trọng và lễ quan thầy Đức Cha, giáo dân lại đến viếng xác ba đấng. Dân chúng đến lần hạt và ngắm Ðàng Thánh Giá. Trong ba đấng thì dân chúng quý ông Thánh Mỹ hơn cả. Ðúng như lời các quan đã tiên đoán về ông: “Tên này sau khi chết sẽ làm thành hoàng đất nó” [3].

II. BA THÁNH TỬ ĐẠO ĐÍCH THỰC LÀ TỬ ĐẠO KYTÔ HỮU

Tuyên phong hiển thánh 117 vị tử đạo ở Việt Nam, ngày 19.06.1988 tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dựa vào Phúc Âm Thánh Matthêu chương X và Thư 1 của thánh Phaolô Gửi Tín Hữu Cô-Rin-Tô để phân tích những nét chính yếu trong những cuộc xưng đạo của các thánh tử đạo ở Việt Nam [4]. Những nét chính yếu này xác định tính chất xác thực tử đạo vì Chúa Kytô. Những nét chính yếu này đã rõ ràng được nhìn thấy trong cuộc xưng đạo và tử đạo của tất cả 117 thánh tử đạo Việt Nam, cũng như riêng cho ba Thánh Linh Mục Năm, Thánh Trùm Đích và Thánh Lý Mỹ.

1. Ba thánh đã bị theo dõi, bị tố cáo và bị bắt, nộp cho quan, vì là Công Giáo. Cả ba thánh đều là những người lương thiện. Nhưng cả ba đều là Công Giáo, tin vào Thiên Chúa. Và vì vậy, vua quan Việt Nam ghét bỏ các ông và muốn giết hại các ông. Lệnh vua đòi phải xử tử các đạo trưởng, xử tử những người chấp chứa các đạo trưởng, xử tử những quan quyền không tố cáo các đạo trưởng trong đĩa hạt của mình. Và sự gì phải đến, đã đến. Họ đã cho mật thám giả làm gia nhân, để lấy tin tức. Khi biết rõ tính thế, họ đã đưa lính tráng đến nhà vây bắt. Khi bị nhận diện, cha Năm đã chẳng chối, mà còn xác nhận: “Phải tôi là cụ đạo đấy”. Do vậy lính tráng đã bắt cha Năm và bắt cả ông trùm Đích giải nộp cho quan. Bấy giờ quan gọi ông Lý Mỹ tới trước mặt và nói: “Tờ giấy này mày tính làm sao? Mày đã ký nhận trong làng không có đạo trưởng, mà nếu khám bắt được đạo trưởng hay là đồ đạo, thì mày xin nộp đầu” ? Ông Lý Mỹ thưa vững tiếng rằng: “Bẩm quan lớn, tôi xin chịu tội”. Quan lại hỏi ông: “Làm sao mày dám khinh mạn phép vua như vậy”? Ông Mỹ đáp lại: “Bẩm lạy quan lớn, nếu quan lớn thương thì chúng tôi nhờ hồng phúc của quan lớn, bằng quan lớn bắt tội thì chúng tôi cam chịu”.

Quả đúng như lời Chúa Kytô đã tiên báo về số phận của những người theo ngài. “Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên tố cáo làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Cha, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng ai bền chí đến cùng sẽ được cứu độ” (Mt 10:21-22).

2. Ba thánh đã bị bị đánh đập giữa hội đường, bị điệu ra trước tòa quan quyền vì tin vào Chúa Kytô. Bấy giờ quan tức giận truyền nọc ông Lý Mỹ ra đánh 40 roi đòn. Trong suốt thời gian bị giam giữ, ông Lý Mỹ nhiều lần bị Quan Tổng đốc nổi giận truyền đánh đòn, tính tổng cộng ông Lý Mỹ đã phải chịu đến 500 roi, kể cả ba lần chịu đòn thay cho nhạc phụ. Ông đau lắm song can đảm không kêu than một tiếng nào. Quan đánh xong mới truyền đóng gông giải cả ba người lên tỉnh. Ðến trưa về tới đồn Lục Bộ, quan lại hỏi ông có bỏ đạo không thì cho về, nhưng ông nhất định không chịu bỏ đạo. Ở Lục Bộ, một người huynh thứ trong làng Kẻ Vĩnh đến bàn với ông về việc hối lộ để chuộc ông ra, nhưng ông Lý Mỹ không chịu lại nói rằng: “Xin cám ơn dân có lòng, dân có lòng thì trả ơn dân, nhưng đừng chạy chuộc tội, xin để tiền ấy mà giúp vợ con tôi và làm bữa mừng khi đem xác tôi về”.

Khi đến tỉnh Nam Ðịnh, ông Lý Mỹ cũng bị giam một trại với cha Năm, và ông trùm Ðích. Về phần cha Năm các quan biết ngài là đạo trưởng, nên sau mấy lần khuyên nhủ mà vẫn thấy ngài vững lòng nhất định không bỏ đạo, nên cũng chẳng giục ép ngài nữa. Còn ông trùm Ðích đã già nua nên quan cũng không muốn làm khó ông nữa. Chỉ có ông Lý Mỹ bị hành hạ khổ sở hơn hết vì các quan thấy ông còn trẻ trung lại có tài mới ra mật lệnh đánh đập để cho ông sợ mà đành chịu bỏ đạo. Vì thế ông bị hành hạ rất khổ sở trước khi ông bị xử trảm. Tuy bị đòn đau như thế mà ông vẫn can đảm không kêu ca. Ðến nỗi có quan phải thốt lên: “Thằng này chết đoạn sẽ làm thành hoàng đất của nó. Thằng này chẳng phải là người vừa đâu”.

Lời Chúa tiên báo cho các tông đồ và cho các môn đệ các ngài trong mọi thời đại, lời tiên báo một cách hết sức rõ rệt, không có úp mở đã xẩy ra cho ba thánh: “Họ sẽ lôi chúng con ra tòa công nghị, sẽ đánh đập chúng con giữa hội đường, sẽ điệu chúng con ra trước vua chúa quan quyền vì danh Cha, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại” (Mt 10:17-18).

3. Bị tra khảo, có lúc ông trùm Đích lo sợ, muốn sờn lòng, khi nghĩ đến những hình khổ sẽ phải chịu. Quả thật, cứ lý tự nhiên, nghĩ đến những hình phát dã man mà nhà cầm quyền thời đó đã mang ra xử các vị tử đạo, ai mà không bị tinh thần khủng bố? Bá đao, xử tử với lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng. Lăng trì, xử tử bằng chặt chân chặt tay trước khi chém đầu. Thiêu sinh, xử tử bằng thiêu sống. Trảm, xử tử bằng chém đầu. Giảo, xử tử bằng tròng dây vào cổ và kéo hai đầu dây cho đến chết. Rũ tù, xử tử bằng tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù. Hình phạt nào cũng kinh khủng, cũng đáng khiếp sợ. Và chịu chết khổ hình như vậy để làm chứng cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chẳng phải là khôn ngoan, là mãnh lực vượt mức loài người đó ư? Thần Linh chính là Thần Linh chân lý. Ngài có đã là mãnh lực trong thân xác yếu hèn của con người? Ông Lý Mỹ mỗi lần thấy quan toan đánh ông trùm Ðích thì lại xin quan: “Lạy quan lớn, cha tôi già nua tuổi tác cùng yếu đuối, xin quan lớn tha cho cha tôi, tôi xin chịu đòn thay cho cha tôi”. Quan thấy ông có lòng hiếu thảo, thì ưng tha cho ông trùm Ðích và đánh ông Lý Mỹ. Có lần ông Mỹ chịu đòn thay cho ông trùm Ðích về, thì nói với ông trùm Ðích rằng: “Lạ thay bởi ơn Ðức Chúa Trời thương, khi quan đánh, thì con không thấy đau là mấy”. Ông Trùm Đích có đã nhờ Thần Linh Chúa là mãnh lực mà có thể thành chứng nhân chăng?

4. Nhưng rút cục cả ba thánh đều đã can đảm trả lời xưng đức tin một cách công khai và rõ rệt, để làm chứng rằng đạo Thiên Chúa là đạo thật. Nhưng Thánh Thần Chúa đã đến khuyên bảo và khích lệ ông Trùm Đích qua miệng của cha Năm và của các con cái ông, như ông Lý Mỹ, ông Lý Thi. Ông trùm Đích trở thành mạnh dạn, can đảm.

Khi Quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh dùng mọi phương thế, từ thuyết phục đến tra tấn, để bắt ông trùm Đích bỏ đạo: “Ông đã cao niên, các con đã trưởng thành, các cháu chắt đông đảo, có nhà cửa phong lưu, ông hãy quá khóa để vui hưởng tuổi già với đàn con cháu có hơn không?”. Ông trùm Đích trả lời với giọng vững vàng: “Thưa quan, con cháu chi cũng mặc, tôi đã lo liệu cho chúng. Tôi có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, quan tha hoặc kết tội thì tùy, chứ đừng ép tôi bỏ đạo”.

Quan truyền khiêng ông qua Thánh Giá nhưng ông co hai chân lên, tức giận quan truyền đánh đòn ông. Vì phải mang gông xiềng, bị tra tấn lại thấy mình già nua yếu đuối, có lúc ông tưởng không chịu nổi gian truân thử thách đến cùng, nhưng may mắn ông vẫn kiên trung tới ngày tử đạo, nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự khuyên nhủ của cha Năm, nhờ lời khích lệ của các bạn tù, nhất là nhờ tấm lòng hy sinh cao cả của con rể chí hiếu, Micae Lý Mỹ. Ông Lý Mỹ sau khi lãnh phần mình xong, ba lần chịu đòn thay cho nhạc phụ, ông trùm Đích được mang gông nhẹ hơn.

Thấy không thể khuyên dụ ông trùm Đích bỏ đạo, quan làm sới tâu về kinh. Đây là nội dung sớ tâu luận tội: “Tên Đích tin theo và thực hành tà đạo, dù đã bị cấm. Đã không nộp đạo trưởng Mai Năm cho quan, lại còn chứa chấp, không nghe lời khuyên cáo dạy bảo, nhất là không chịu quá khóa, thật là người cố chấp, bất tuân luật nước”. Chúng thần đã nhiều lần truyền buộc y quá khóa trước công đường, nhưng y trả lời: “Tôi giữ đạo từ nhỏ, tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà bỏ đạo. Vậy xin luận xử trảm quyết làm gương cho kẻ khác”.

Riêng ông Lý Mỹ, khi đến tỉnh Nam Ðịnh, cũng bị giam một trại với cha Năm, và ông trùm Ðích. Ngoài ra các quan còn làm hết cách để dụ dỗ ông. Có khi dụ dỗ cùng lúc với cha Năm và ông trùm Ðích, có khi thì dụ dỗ riêng một mình ông. Có lần quan bảo ông: “Mày là thằng giỏi giang lại trẻ tuổi, lý sự và coi sóc dân làng giỏi, ai cũng được nhờ, sao mày dại mà chẳng chịu quá khóa đi”? Ông Mỹ thưa lại: “Sao tôi lại dại? Khi chưa có tôi thì đã có dân, thế thì ai coi sóc dân lúc bấy giờ? Nhưng mà linh hồn tôi thì tôi phải coi giữ, cho nên tôi chẳng bỏ linh hồn tôi mà nghe lời quan đâu”. Quan lại bảo: “Sao mày chẳng thương vợ con? Con cái còn bé mọn yếu đuối, sao mày nỡ quên tình cha mà không thương con thế vậy? Dù chúng tao chỉ nghĩ tới hay trông thấy chúng nó thì cũng xót còn mày mê man làm sao mà chẳng quá khóa đi”? Ông Lý Mỹ thưa lại quan: “Tôi tính sao hả? Tôi có mê đâu! Vợ con là của Ðức Chúa Trời phó cho tôi, tôi coi sóc dạy dỗ khi có thể làm được. Mà bây giờ Ðức Chúa Trời định cho tôi ở trong tay quan lớn, thì tôi cũng phải vâng ý Người, cũng như vợ con tôi phải vâng ý tôi. Sao ông lại bảo lăng nhăng xàng xiên rằng tôi phải bỏ đạo, bỏ Ðức Chúa Trời là phải lẽ sao? ”

Có một lần quan truyền cho lính kéo ông qua ảnh thánh giá. Quân lính lôi ông qua và reo lên: “Anh này quá khóa rồi”. Lúc đó ông Lý Mỹ kêu lên: “Bẩm lạy quan lớn, ông lớn kéo voi qua thập tự thì cũng được, nhưng mà chúng tôi nhất định không chịu bước qua Chúa chúng tôi thờ đâu”! Thấy ông trả lời khôn ngoan, các quan lại càng bực tức làm như chẳng lẽ mình lại thua một thằng tù. Các quan càng ra lệnh hành hạ ông hơn nữa. Có lần đến trước quan án, mà quan cứ giục ông phải bỏ đạo, nên ông nói chọc quan lớn: “Giả như giặc giã đến đây mà truyền cho chúng tôi đập đầu quan lớn để chúng tôi được sống, thì chúng tôi dám làm, nhưng Chúa chúng tôi thờ thì chúng tôi chẳng dám làm đâu”. Quan nghe vậy tức giận quá, liền cầm cái quạt ném vào mặt ông trúng vào con mắt ông, ông đau đớn quá ngã xuống sân.

Có lần khác quan thương tình khuyên bảo ông: “Mày còn trai tráng, và giỏi giang. Mày đã làm lý trưởng, nếu biết điều mày cũng có thể trở nên giàu sang, và được phong lưu sống lâu. Mày hãy quá khóa đi, thì được về nhà ở với vợ con. Nhiều kẻ khác đã quá khóa rồi, sao mày chẳng bắt chước chúng nó quá khóa, khi về nhà thì mày muốn giữ đạo thế nào cũng được”.

Ông Lý Mỹ thưa lại quan: “Bẩm lạy quan, tôi đã xem sách đạo và hiểu lẽ đạo, tôi đã biết đạo Ðức Chúa Trời là đạo thật cho nên tôi không thể bỏ được. Giả như có ai bảo quan lớn đập đầu Ðức Hoàng Ðế đã ban quyền cao chức trọng cho quan, ắt là quan lớn chẳng dám làm. Vậy tôi dám đạp ảnh Ðức Chúa Trời là Chúa tôi thờ làm sao được? Tôi chẳng tiếc sự sống hèn sống tạm ở đời này, vì thế nào tôi cũng phải chết. Nếu chẳng chết trước thì cũng chết sau. Còn về của cải chức quyền thì xin quan lớn biết rằng chẳng có chức quyền và của cải nào sánh bằng phúc trọng tôi sẽ được chết vì đạo. Tôi vốn thương vợ con tôi lắm, nhưng tôi sẵn lòng lìa bỏ họ vì tôi biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ coi sóc chúng nó, và ngày sau sẽ cho tôi được gặp họ trên Thiên Ðàng. Quan lớn dạy rằng có nhiều người bỏ đạo. Vậy những thằng lính vì sợ giặc bỏ chạy cũng bỏ thầy mình thì có ra gì? Tại sao quan lớn lại dạy tôi bắt chước chúng nó?”

Các quan thấy khuyên nhủ ông bỏ đạo cũng vô ích, nên làm án xin vua xử trảm Lý Mỹ và vua đã y án

Còn cha Năm thì khi đến Nam Ðịnh phải giam vào ngục thất ngay. Hôm sau các quan điệu ngài ra tra khảo bắt bỏ đạo. Cha Năm khẳng khái trả lời quan: “Bẩm lạy quan lớn, tôi là đạo trưởng mà tôi dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng Chúa tôi làm sao được? Tôi vốn khuyên dạy người ta phải giữ đạo vững vàng và thà chết chẳng thà bỏ đạo, thì tôi phải giữ lời tôi khuyên dạy kẻ khác. Nếu chính kẻ làm đạo trưởng chẳng chịu chết vì đạo, thì còn ai chịu chết vì đạo nữa?”

- “Nếu ông cứ nói giọng này thì ông phải chết chẳng có lẽ nào sống được. Ta thấy ông là người lương thiện hẳn hoi nên ta muốn cho ông được sống. Ta khuyên ông nên vâng lời Ðức Hoàng Ðế mà bỏ đạo”.

- “Bẩm lạy quan lớn, tôi đã bằng này tuổi đầu thì tôi đâu còn sợ chết, vì dù quan lớn có tha chẳng giết tôi, chẳng bao lâu tôi cũng chết vì bệnh. Nhưng nếu quan lớn giết tôi vì đạo tôi lại được nhiều ơn ích hơn là tôi chết vì bệnh. Vì nếu tôi chết vì đạo, tôi sẽ được chết vì Chúa tôi, đấng đã chịu chết cho tôi và tôi chóng được phần phúc Người đã hứa ban cho những kẻ giữ lòng trung cùng Người cho đến sau hết”.

Nhờ cha mà ông trùm Ðích và ông Lý Mỹ thêm can đảm chịu chết vì Chúa cùng một lượt với cha và con rể của ông.

Sau nhiều ngày trong tù, các quan thấy cha Năm không thay dạ đổi lòng, và biết không thể nào khuyên cha bỏ đạo, thì làm án xin xử tử cha. Án của cha như sau: “Tên Mai Ngũ là đạo trưởng đã theo tây dương đạo trưởng Giacôbê (Đức Cha Leager) từ thuở nhỏ đến lớn, đã tin đạo Gia Tô cùng in đạo ấy vào lòng đến nỗi không còn hiểu được sự phải trái. Lại bởi tên ấy cứ một mực chấp mê cứng cổ bất khẳng quá khóa, bất tuân quốc pháp, thì chúng tôi đã luận cho nó phải trảm quyết cùng bêu đầu ba ngày để cho ai nấy phải sợ và đừng bắt chước nó nữa”.

Trong hơn một tháng, cha Năm, ông Trùm Antôn Ðích và ông Lý Mỹ bị giam chung, cả ba đọc kinh tối sớm với nhau lớn tiếng mà chẳng ai nói chẳng ai cấm. Cũng vào thời ấy có hai ba cha thuộc địa phận Ðông cũng bị giam, các cha xưng tội với nhau. Ba thánh dọn mình kỹ lưỡng để ra pháp trường.

Rõ rệt Thầy chí thánh không bỏ rơi các tông đồ và các người tin theo các tông đồ trong những cơn bách hại: “Khi bị nộp vào tay họ, chúng con đừng lo phải nói thế nào và nói gì, lúc đó sẽ dạy chúng con những điều phải nói. Vì thực ra không phải chúng con nói, nhưng là Thần Linh của Chúa Cha nói trong các con” (Mat 10:19-20). Các quan nghe ba thánh nhất định không chối đạo và sẵn sàng chịu chết để tuyên xưng đức tin thì cho là dại dột. Các ông có biết đâu các ngài đã có mãnh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa. Nhờ vậy các ngài mới có thể tuyên xưng mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, chính là tình yêu được diễn tả trong cuộc tử nạn trên thập giá để cứu chuộc trần gian quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy luận loài người. “Là vì cái điên rồ nơi Thiên Chúa còn khôn ngoan hơn cả sự khôn ngoan người đời, và cái yếu hèn nơi Thiên Chúa còn mạnh hơn cả sức lực phàm nhân” (I Cor 1:25).

5. Quyết định của vua quan tuyên bố xử trảm ba thánh cũng nói rõ rằng ba thánh phải chết vì đã tin theo đạo Gia Tô. Khi đến pháp trường, cha Năm quỳ xuống cái chiếu mà ông Lý Thi con ông trùm Ðích đã trải sẵn. Ba đấng cầu nguyện một lúc. Sau đó quan giám sát dịch loa, truyền mọi người yên lặng. Quan truyền lịch: “Các người hãy đến để xử những tên theo ông Giêsu. Nếu ai còn dám theo tôn giáo này, thì hãy biết rằng lệnh vua sẽ xử trảm như những tên can phạm này”. Sau đó một tên lính cầm thẻ đề tên cha Năm mà rao cho mọi người nghe: “Tên Mai Ngũ này là đạo trưởng, quê Ðông Biên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã theo đạo Gia Tô từ thuở còn bé. Lại bất khẳng bỏ đạo thì đức Hoàng Ðế truyền cho nó phải trảm quyết và bêu đầu ba ngày cho người ta xem thấy mà sợ cùng đừng bắt chước nó”.

Sau khi đọc bản án từng người, quan truyền lệnh xử tử tù nhân. Ông Lý Mỹ xin quan xử cha Năm và ông trùm Ðích trước. Quan ưng thuận lời xin của ông. Quan truyền xử cha Năm trước rồi ông trùm Ðích sau. Lý hình chém một nhát thì đứt đầu ông.

Sau khi xử hai đấng, tên lý hình đòi ông Lý Mỹ năm quan tiền thì sẽ xử một nhát mát mẻ. Nhưng ông bảo rằng: “Năm quan tiền để làm phúc cho kẻ khó, chẳng có tiền cho chú mình đâu, muốn băm vằm thế nào thì mặc”. Lý hình bực tức, chém một nhát trượt không đúng, chỉ đứt một miếng thịt nơi cằm, ông Lý Mỹ ngã xuống. Mãi đến nhát thứ năm mới đứt đầu.

Các ngài đang thực hiện lời thánh Phaolô Tông Đồ đã viết: “Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô tử nạn thập giá: Đức Kitô - trong mầu nhiệm Phục Sinh - đã minh chứng ngài là mãnh lực của Thiên Chúa, là khôn ngoan của Thiên Chúa” (I Cor 1: 23-24).

6. Ba thánh không chống đối, phản kháng, nhưng đã chấp nhận án chết vì đạo một cách vui vẻ. Ngày 12.08.1838, trên đường đi ra pháp trường Bảy Mẫu, ba thánh ca hát vui vẻ lắm. Dân chúng kéo đi xem rất đông. Hai ông quan giám sát cưỡi hai voi và hơn hai trăm quân lính kéo ra lối cửa Bắc đi trước, cha Năm, ông trùm Ðích, ông Lý Mỹ mang gông mang xiềng đi sau. Lại có ba tên lính mang thẻ đã đề tên ba đấng đi trước các ngài. Rồi đến cha Năm đi trước, ông trùm Ðích và ông Lý Mỹ theo sau. Thỉnh thoảng cha Năm bảo người ta: “Này đạo trưởng đây, đến mà xem”. Gặp những người quen, ngài chào từ giã vui vẻ: “Anh em nghỉ lại, tôi về quê trước, nhưng sau này chúng ta sẽ gặp nhau”.

Khi đi chịu chết ông Lý Mỹ vui mừng, nhanh chân nhẹ bước đi trước, vừa đi vừa chào hỏi mọi người. Miệng ông hát kinh tạ ơn Ðức Chúa Trời, tay ông gõ nhịp cùng rung xiềng xích tỏ ra rất vui vẻ. Kẻ ngoại đạo thấy ông mặt mũi vui tươi hớn hở thì khen ông là người anh hùng can trường. Trên đường đi ông gặp ông cả Thâu là anh em họ, con chú bác. Ông Thâu nói với ông Mỹ: “Anh Lý hãy vững vàng nhé”. Ông Mỹ thưa lại: “Anh hãy yên trí tôi chẳng có sợ đâu”.

Thật là một cuộc xưng đạo và tử đạo bi hùng. Đức Gioan Phaolô II đã nhận ra và đã chia sẻ: “Trước mặt chúng ta hôm nay, các vị Tử Đạo Việt Nam đóng vai trò những người đi gặt lúa cho Chúa, như đã ghi trong Thánh Vịnh: “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo hạt. Nhưng khi trở về, lòng thênh thang phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa” (Ca Vịnh 125, 126: 5-6). Lời huyền diệu trên đây nói lên ý nghĩa cuộc chứng nhân lịch sử nơi các vị Tử Đạo trong Giáo Hội Việt Nam. Trong vũng nước mắt của họ đã gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trở thành vô số bông hoa đức Tin: “Hạt giống gieo xuống mà không mục đi thì chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa” (Gioan 12:24). Rồi lặp lại lời thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng đã khẳng định: «Chúng ta rao giảng Chúa Giêsu tử nạn thập giá” (I Cor 1:23); Và kết luận: “Máu các Tử Đạo là hạt giống sinh nhiều tín hữu”.

III. BA THÁNH TỬ ĐẠO ĐÃ SỐNG VÀ ĐỐT SÁNG VĂN HÓA VIỆT NAM

A. Trước nhất chúng ta hãy nêu ra một vài nhận định tổng quát về văn hóa việt nam và về cách ứng xử chung của các vị tử đạo.

1. Văn hóa Việt Nam, cho đến thế kỷ XVI, bao gồm bốn tầng: Âu Lạc, Ấn Phật, Lão Trang và Khổng Mạnh. Hệ tư tưởng Âu Lạc với truyền thuyết gia đình Âu Lạc, đã đặc biệt truyền lại cho con cháu bốn điều: huynh đệ tương trợ, có đức kính nhường, có trí thuận hòa và có dũng giữ nước. Hệ tư tưởng Ấn Phật với cái nhìn hư vô về thế giới; với tứ diệu đế: khổ, dục, diệt, đạo, đã đưa cho người Việt Nam cách cư xử siêu thoát với thế tục, xả kỷ với mình, để từ bi với chúng sinh. Hệ tư tưởng Lão Trang trình bầy cái gốc Đạo là nguyên ủy của sự tạo hóa. Vạn vật đều bởi Đạo mà sinh ra. Vậy, sửa mình và trị nước cần phải noi theo Đạo, phải điềm tĩnh, phải vô vi, phải tự nhiên, không dùng vũ lực. Tính hiếu hòa, tính an nhiên của người Việt Nam phải chăng bắt nguồn từ Đạo giáo? Còn hệ tư tưởng Khổng Mạnh, thì cả nền luân lý xã hội của ta đều lấy sức từ đấy và qua đấy. Trong cách sống của người Việt Nam, ngũ luân: Cha con có tình thân (Phụ tử hữu Thân), Vua tôi có nghĩa (Quân thần hữu Nghĩa), Chồng vợ có sự phân biệt (Phu phụ hữu Biệt), người lớn người nhỏ (anh em) có thứ tự (Trưởng ấu hữu Tự), bằng hữu có lòng tin (Bằng hữu hữu Tín). [5]; Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, vẫn được dùng làm nguyên tắc cư xử.

2. Nhưng các vua quan Việt Nam, bị ảnh hưởng Hán nho, muốn bảo vệ nhà vua, đã độc tôn Khổng giáo và rứt ba cái trong ngũ luân ra mà lập thành thuyết tam cương. Tam cương tức là ba giềng mối chính trong xã hội loài người. Tam Cương gồm có Quân thần (Vua và các quan), Phụ Tử (Cha và Con), Phu Phụ (Chồng và Vợ). Người ta thường giải thích rằng khi đề cao Tam Cương (cùng với Ngũ Thường), Nho giáo đã chủ trương người làm Vua, làm Cha và làm Chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ. Thứ tự đã đặt ngược lại: thay vì Cha con làm đầu, thì Tam cương đã đổi Quân thần làm đầu. Thuyết tam cương thì rõ là vua áp chế tôi, cha áp chế con, chồng áp chế vợ, mà không còn cái tinh thần bình đẳng của ngũ luân nữa. Trong ngũ luân, thì “Dân vi quý, quân vi khinh” chứ không đề cao vai trò của vua quan. Ngược lại, theo tam cương thì vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung).

3. Trên bình diện tổng quát, trong tất cả 117 thánh, không một vị thánh tử đạo nào đã làm chính trị, hiểu theo nghĩa lập phe đảng chống lại triều đình. Ngay cả linh mục Giuse Marchand Du, bị bắt ngày 08.09.1835, người đã bị tình nghi là theo giặc Lê Văn Khôi, cũng chỉ là bị cáo gian. Thực ra ngài đã bị Lê Văn Khôi bắt vào thành, cưỡng bức phải biên thơ cho cầu cứu. Nhưng ngài đã không làm. Rút cục, ngài bị xử bách tùng xẻo vì đã không bỏ đạo.

Chúng ta hãy nghe những cuộc tra hỏi về cha Marchand Du. Ngày 15.10, quân lính và tù binh về tới kinh đô trong tiếng reo hò chiến thắng. Các tù nhân bị nhốt trong cũi, xếp một hàng dài ở trại Võ Lâm. Ngày hôm sau các quan tòa tam pháp tra hỏi cha Du: - “Ngươi có phải là Phú Hoài Nhân (tên vua đặt cho Đức Cha Taberd) không?”

- “Không”.

- “Ông ấy bây giờ ở đâu?”

- “Tôi không biết”.

- “Ngươi có biết ông ấy không ”

- “Tôi biết lắm nhưng đã lâu không gặp”.

- “Ngươi ở trong nước được bao lâu?”

- “Năm năm”.

- “Ngươi ở những đâu?”

- “Trước hết tôi ở Lái Thiêu, sau này tôi ở nay đây mai đó trong nhà nhiều người mà nay họ chết cả rồi”.

- “Ngươi có giúp Khôi làm giặc không?”

- “Không, ông Khôi cho quân đi bắt tôi đem về Sài Gòn. Việc chiến tranh tôi không biết gì, chỉ làm một việc là cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ”.

- “Có phải ngươi viết thơ xin quân Xiêm và giáo dân Ðồng Nai đến giúp ngụy nữa không? ”

- “Ông Khôi có bắt tôi viết thơ song tôi không chịu, và nói cho ông ta rằng đạo cấm làm chuyện chính trị. Tôi cũng nói thà chịu chết chứ không làm như thế được. Dù vậy ông Khôi còn đem mấy thơ đến bắt tôi ký tên vào nhưng tôi đã lấy mà đốt đi trước mặt ông Khôi”.

Ngày hôm sau nữa quan lại hỏi các tướng nghịch. Những người này sợ tội nên đã đổ lỗi hoàn toàn cho Khôi đã chết và cho cha Du. Họ bịa đặt ra là có Đức Cha xúi làm loạn để đưa An Hòa, là con của Ðông Cung (hoàng tử Cảnh) lên ngôi. Mấy tướng nghịch cũng đổ tội cho công chúa Kiên An là em của Minh Mệnh xúi dục khởi ngụy, và cho Thái Công Triều, trước theo giặc nhưng đã phản Khôi về hàng triều đình.

Ngày 17.10, quan cho đòi cha Du đến công đường có bày sẵn các hình cụ và bắt nhận lời như bọn tướng nghịch đã khai. Cha Du cực lực chối bỏ. Cha bị tra tấn thật dã man: hai đứa kềm hai bên, một đứa khác vén quần lên cao để lộ hai bắp vế, một tên khác lấy kìm nung đỏ kẹp vào đùi bên trái. Mọi người nghe tiếng kêu xèo xèo và mùi khét phải quay mặt ra phía ngoài. Lý hình giữ nguyên kẹp cho đến khi nguội hẳn. Cha Du thét lên và ngất xỉu. Cách chừng nửa giờ sau quan lại hỏi nữa và bị kẹp đùi bên phải, thảm cảnh man rợ tái diễn làm cha Du ngã xuống đất lần thứ hai. Cha vẫn một mực không chịu nhận tội làm giặc mà các quan ép buộc. Quan nói: “Thôi, tên này lớn gan lắm, để thủng thẳng bữa khác sẽ hay. Hãy đem về cũi giam lại”.

Cha còn bị tra hỏi nhiều lần khác song không bị kìm kẹp. Không ép buộc được cha Du nhận tội, các quan bắt cha phải bỏ đạo. Quan nói: “Ngươi chối hoài là không làm gì theo giặc thì thôi, nhưng ngươi không thể chối đã đến đây giảng đạo mặc dù ngươi biết có lệnh vua cấm. Tội này cũng đáng hình khổ nặng lắm. Nhưng nếu ngươi đành lòng bỏ đạo bước qua thập giá thì ta tha cho mọi hình phạt”.

- “Quan lớn rộng lượng như thế thì xin cám ơn, nhưng xuất giáo thì không bao giờ. Tôi thà chịu mọi hình phạt quái gở chứ chẳng thà chối Chúa như vậy”.

Các quan mặc sức chế nhạo và vu khống cho đạo như là làm thuốc mê, gian dâm với đàn bà.... Cha cực lực chối cãi: “Cái việc ấy chỉ là do những người ghét đạo bày đặt ra. Nếu đạo có như vậy thì còn ai dám theo?”

Các quan làm tờ trình như sau: “Năm Minh Mệnh thứ 15, tháng 9, ngày 13, chúng tôi, các quan tòa tam pháp theo lệnh hoàng thượng như sau. Tháng 5, năm vừa qua, chúng tôi xét xử vụ khởi loạn của Khôi ở thành Phiên An, trong số đồng phạm có linh mục Âu Châu tên là Du, cũng gọi là Marchand, đã theo tầu Trung Hoa đến nước năm Minh Mệnh thứ 12 tại cửa Cần Giờ, và trốn tránh tại Vĩnh Long và Biên Hòa để lén lút giảng đạo Gia Tô. Từ đó theo Khôi khởi loạn, liên lạc với kẻ thù của chúng ta là nước Xiêm và tập họp người Công Giáo trong thành..., đã bị bắt và dẫn giải về kinh đô giao cho chúng tôi xét xử. Sau đó chúng tôi đã mở cuộc thẩm vấn và thấy các câu trả lời của tội nhân vi phạm luật lệ quốc gia một cách trầm trọng. Chính tội nhân đã nhận tội lỗi. Vì thế tên đạo trưởng Âu Châu Du hay Marchand có hai tội không những không chịu đạp ảnh mà thực sự có dính líu đến nghịch tặc. Chúng tôi luận phải xử bá đao và phải bêu đầu. Sau khi nhận được lệnh vua, chúng tôi sai hai quan Lang Trung và Chủ cùng với 40 lính thuộc trấn phủ dẫn tù nhân Âu Châu Marchand đến nơi gọi là Trương Ðông, làng Dương Xuân, huyện Hương Toà để hành quyết và chặt đầu bêu như đã chỉ thị” [6].

4. Ngược lại, tất cả các thánh tử đạo đều rất tôn trọng vua quan và hết lòng vì quê hương. Thánh Lý Mỹ khi bị thẩm vấn về tội chứa chấp đạo trưởng là cha Năm trong làng, mà không báo quan, đã thành thật nhận lỗi và trả lời trong tinh thần rất tôn trọng quan Trịnh Quang Khanh rằng: “Bẩm lậy quan lớn, nếu quan lớn thương thì chúng tôi nhờ hồng phúc quan lớn, bằng quan lớn bắt tội thì chúng tôi cam chịu”.

Cha Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, bị bắt ngày 24.8.1837, xử trảm ngày 28.4.1840, còn nói rõ hơn về lòng tôn trọng vua quan và phép nước. Ngày 28.4.1840, trên đường ra pháp trường, tới thành phố gặp đám đông, cha Khoan dừng lại nói với đám đông: “Anh chị em đừng thương tiếc cho số phận của chúng tôi, chúng tôi vô tội, chúng tôi không làm gì chống lại vua hay luật lệ quốc gia. Lỗi duy nhất mà họ trách là chúng tôi là người Kitô. Chúng tôi chết vì không chịu từ bỏ đạo Chúa Giêsu là đạo chân thật. Với quý ông quý bà theo chúng tôi và nhìn máu chúng tôi tuôn đổ hãy suy nghĩ đến sự cứu rỗi, hãy trở về nhà bằng an”. Hai quan lớn cỡi hai con voi, hai quan nhỏ cỡi ngựa và đông binh sĩ làm thành vòng tròn để ba vị tử đạo ở giữa rồi tiến về nơi xử là Lò Gạch tại Ninh Bình. Tới nơi, cha Khoan lại lên tiếng nói: “Chúng ta hãy thờ lạy tôn kính yêu mến Thiên Chúa, Chủ Tể trời đất, vì yêu Người mà chúng tôi phải chết. Chúng tôi cầu chúc đức vua được giầu sang phú quý cai trị muôn năm và chớ gì ngài ngưng cuộc bách hại đạo trời là đạo duy nhất mang lại hạnh phúc [7].”

Cha Tôma Khuông, bị bắt ngày 29.12.1859 và bị chém ngày 30.1.1860 tại Hưng Yên, đã trả lời một câu hỏi của quan và nêu rõ nhiệm vụ trung thành với vua quan rằng: “Ðạo chúng tôi truyền buộc các tín hữu phải giữ trọn lề luật trong đạo đồng thời phải trung thành với vua, hiếu thảo với cha mẹ và phải cầu nguyện luôn cùng Thiên Chúa cho quốc gia được hưng thịnh. Nếu người nào lỗi phạm thì mắc tội trọng. Chắc chắn không người tín hữu nào dám xin người Châu Âu đến gây việc chiến tranh [8]”.

B. Riêng về cha Năm, ông Trùm Ích và ông Lý Mỹ, ba vị có cuộc sống khôn ngoan, ngay thẳng, nhân nghĩa, trung tín, đáng làm gương cho mọi người Việt Nam về tư cách sống. Nếu tất cả mọi người Việt Nam đều khôn ngoan, ngay thẳng, nhân nghĩa và trung tín như các ngài, thì chẳng những chắc chắn thời các ngài đã chẳng loạn lạc như lịch sử đã kể lại; mà còn có thể là đã chẳng có lệnh cấm đạo nữa, đã chẳng có việc các vua quan đã giết hại đến 130.000 người, chỉ vì họ khác tôn giáo với mình. Tư cách sống ấy, nét văn hóa thực tế ấy đã nổi bật ở những nét nào? Các ngài đã đốt sáng văn hóa sống cụ thể ở những điểm nào?

1. Gương lãnh đạo trung tín như người cha tinh thần của cha Năm, giáo sĩ đạo trưởng. Hai tài liệu Công Đồng Vatican II đã nói rõ về vai trò của linh mục đạo trưởng. Trong Sắc lệnh về Chức linh mục Công đồng nói như sau: “Bởi vậy, trong chức vụ và đời sống của mình, các linh mục phải nhằm mục đích tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa Cha trong Chúa Kitô... Các ngài không thể là thừa tác viên của Chúa Kitô nếu không là chứng nhân và là người ban phát một đời sống khác đời sống thế tục”. Hiến chế Ánh sáng muôn dân, đặt tác vụ linh mục tư tế trong bối cảnh chung của sứ vụ của Giáo Hội được coi như là Dân Thiên Chúa, là dân đã nhận được ơn tham dự vào ba sứ vụ của Chúa Kitô: ngôn sứ, tư tế và mục tử. Hiến chế nói như sau: “Nhờ bí tích truyền chức thánh, linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Chúa Kitô, thầy cả thượng phẩm vĩnh viễn (x.Dt 5, 1-10); 7, 24; 9, 11-28), để rao giảng Phúc Âm, chăn dắt tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa với tư cách tư tế đích thực của Tân Ước”. Cha Năm đã có thực hiện được những trách nhiệm của một linh mục, đồng thời giữ gìn được những nét đặc trung của Văn hóa Việt Nam không?

Cha Năm nhân ái với con người, trung tín với Thiên Chúa. Cha hiền hòa vui vẻ, chăm lo kinh hạt, ước ao được phúc tử đạo, chứng nhân cho đời sống siêu nhiên. Cha thường kể truyện giặc giã đời Tây Sơn cho người ta nghe, nhiều người quý mến ngài. Ngoài tính vui vẻ, Cha Năm còn có tính khiêm nhường, đạo đức, cứ giờ cứ mực mà ra đọc kinh. Khi ẩn ở nhà ông trùm Tôn, ngài đọc kinh cả ngày. Có lần người ta đến hầu thì phải đợi lâu mới vào được, vì ngài còn đang bận đọc kinh lần hạt. Ngài có đức vâng lời, không bao giờ phàn nàn bề trên điều gì. Ngài cũng có lòng thương người nghèo khó, khi ăn cơm ngài thường để dành cho kẻ khó một ít. Lúc chẳng có gì để cho kẻ khó, thì ngài cho thuốc viên. Ðối với vấn đề tử đạo, cha Năm rất ao ước. Lần kia, cha được tin ông kia bỏ đạo thì buồn bã phàn nàn rằng: “Ôi ông ấy dại dột dường nào! Ông ấy được dịp tốt đến mà không chịu nhờ. Ðức Chúa Trời đã đem ông ấy vào đàng ngay nẻo chính để lên Thiên Ðàng, mà ông ấy không chịu đi. Giả như Chúa thương ban phúc ấy cho tôi, thì tôi chẳng dám từ chối. Giả như Chúa có liệu dịp tốt lành cho tôi như thế, thì tôi chẳng dám bỏ qua”.

Cha Năm can đảm vui vẻ đón nhận tử đạo, đã đặc biệt muốn chăn dắt tín hữu, rao giảng Phúc Âm và tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa. Khi đến Nam Ðịnh thì cha Năm phải giam vào ngục thất ngay. Hôm sau các quan điệu ngài ra tra khảo bắt bỏ đạo. Cha Năm khẳng khái trả lời quan: “Bẩm lạy quan lớn, tôi là đạo trưởng mà tôi dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng Chúa tôi làm sao được? Tôi vốn khuyên dạy người ta phải giữ đạo vững vàng và thà chết chẳng thà bỏ đạo, thì tôi phải giữ lời tôi khuyên dạy kẻ khác. Nếu chính kẻ làm đạo trưởng chẳng chịu chết vì đạo, thì còn ai chịu chết vì đạo nữa?”

- “Nếu ông cứ nói giọng này thì ông phải chết chẳng có lẽ nào sống được. Ta thấy ông là người lương thiện hẳn hoi nên ta muốn cho ông được sống. Ta khuyên ông nên vâng lời Ðức Hoàng Ðế mà bỏ đạo”.

- “Bẩm lạy quan lớn, tôi đã bằng này tuổi đầu thì tôi đâu còn sợ chết, vì dù quan lớn có tha chẳng giết tôi, chẳng bao lâu tôi cũng chết vì bệnh. Nhưng nếu quan lớn giết tôi vì đạo tôi lại được nhiều ơn ích hơn là tôi chết vì bệnh. Vì nếu tôi chết vì đạo, tôi sẽ được chết vì Chúa tôi, đấng đã chịu chết cho tôi và tôi chóng được phần phúc Người đã hứa ban cho những kẻ giữ lòng trung cùng Người cho đến sau hết”.

Cha Năm được các quan thương mến. Các quan thấy cha Năm ăn nói cả quyết cứng cát và chỉ ao ước được chết vì đạo, thì biết rằng chẳng có thể nào dụ dỗ ngài bỏ đạo được, và dù có tra tấn ngài mặc lòng thì cũng vô ích mà thôi, cho nên chẳng những các quan chẳng tra khảo mà cũng chẳng đánh đập ngài. Hơn nữa các quan thấy ngài đã có tuổi, ăn nói lễ phép nên cũng thương không bắt ngài mang gông cùm ban ngày mà chỉ bắt mang ban đêm thôi. Các quan cũng làm ngơ để cho cha đi lại trong tù dễ dàng.

Thực ra, gương công chính của các linh mục Công Giáo, làm nhiều quan chức đã không đồng ý bắt đạo, và đã tìm nhiều cách cứu giúp, kết nghĩa, trọng đãi, tránh xử. Cha Lê Bảo Tịnh đã được quan tổng đốc Tân cho người báo tin trước ngày các quan định vây bắt Vĩnh Trị. Cha Gioan Đạt, được viên cai ngục xin kết nghĩa huynh đệ: “Tôi thấy cụ khôn ngoan, đạo đức, thì muốn kết nghĩa huynh đệ lắm, ngặt vì cụ sắp bị án tử rồi. Tôi xin hứa biếu cụ một cổ quan tài để biểu lộ lòng tôi quí cụ.” Cha Trần An Dũng Lạc được quan huyện Bình Lục hậu đãi. Ông cho dọn cơm bằng mâm bát của mình, để ông ngồi ăn một mâm, cha Lạc một mâm, rồi nói: “Ông ngồi một mình một mâm thì cũng là quan. Ông là quan bên đạo, tôi quan bên đời”, và cho lệnh cởi trói với lời thanh minh rằng: “Tôi không có ý bắt ông, nhưng kẻ tố giác cứ lên cáo mãi, nên tôi phải đi”. Cha Đạt được dân chúng kính phục: Ngày 12.9 Âm Lịch, hội đồng cố vấn họp lại và ấn định ngày 20 sẽ thi hành án trảm quyết cha Đạt, đồng thời ra lệnh cho quan cũng như dân thuộc 12 huyện trong tỉnh Thanh Hoá kê khai những người Công Giáo, để bắt họ đến dự cuộc hành quyết của ngài. Từ ngày đó lương dân cũng như giáo dân Công Giáo bùi ngùi đến viếng thăm ngài. Họ nói với nhau: “Linh mục này hãy còn thanh xuân, gương mặt hiền hòa trấn tĩnh, can đảm trổi hơn cả những quan tướng thời danh trong triều, thật xứng đáng là thủ lãnh dân Công Giáo”. Đặc biệt chuyện linh mục Vũ Bá Loan, niên trưởng 84 tuổi, được mọi người kính trọng gọi bằng “cụ”, ngài không bị đòn đánh, và trong ngày xử, mười lý hình bỏ đạo chạy trốn, đến người thứ mười một, đã lịch sự xin phép: “Việc vua truyền cháu phải làm, xin cụ xá lỗi cho. Cháu sẽ cố giúp cụ chết êm ái. Khi về trời cụ nhớ đến cháu nhé”.

Kết luận, qua những hành xử của mình, cha Năm đã sống và thực hiện một cách trọn hảo văn hóa ngũ luân, ngũ thường. Đồng thời ngài đã làm tròn nhiệm vụ của một linh mục, giáo sĩ đạo trưởng. Ngài đáng làm gương sáng cho mọi người dân Việt biết hòa nhã tôn kính, thương yêu nhau; và cho các linh mục việt nam hôm nay biết sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời để làm chứng cho Đức Tin, rao giảng Tin Mừng và tìm kiếm Vinh Danh Chúa.

2. Gương đức độ hiền lành dậy con của Ông Trùm Ích, Gia Trưởng. Đọc lại tiểu sử thánh Trùm Ích, nét nổi nhất hiện ra trong tác phong của ngài là sự tổng hợp hoàn hảo giữa văn hóa ngũ luân, ngũ thường việt nam và đời sống nhân đức Công Giáo. Ngài đã thực hiện cả năm mối nhân luân: có tình thân với con cháu, có nghĩa với vua quan, có đầy đủ trách nhiệm bên ngoài để vợ lo bên trong, có kính nhường với anh em, có chữ tín trong giao thiệp, bạn bè; cũng như năm đức tính thường ngày: Nhân, để yêu thương đối với vạn vật; Nghĩa, để cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải; Lễ, để tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người; Trí, để thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai và Tín, để giữ đúng lời hứa. Đồng thời ngài cũng thực hiện tốt đẹp 8 nhân đức nền tảng Kitô Giáo trong hai chiều kích “mến Chúa yêu người”. Ba nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến. Và Năm nhân đức đối nhân: bác ái, khôn ngoan, công chính, can đảm và tiết độ.

Ông trùm Ích nêu gương sáng về ngũ luân, ngũ thường. Ông trùm Ðích, chính tên là Nguyễn Khiêm, sinh năm 1769 tại làng Chi Long xứ Nam Xang, tỉnh Hà Nội. Cha mẹ là người ngoan đạo, thấy họ Chi Long xa nhà thờ thì bỏ họ ấy mà đem con cái cửa nhà đến ở làng Kẻ Vĩnh, nơi có nhà chung, có các linh mục ở gần để tiện bề đi nhà thờ. Ông bà đến làng Kẻ Vĩnh và xin nhập làng Kẻ Vĩnh. Ông Ðích từ đó sinh sống tại làng này, ông lập gia đình với người làng Kẻ Vĩnh và sinh hạ được mười người con. Ông Ðích là người hiền lành thật thà từ nhỏ, chẳng hề cãi mắng buồn giận ai bao giờ, ông không chửi mắng con cái hay nói năng đến vợ bao giờ. Ông cũng chẳng chơi bời, cờ bạc rượu chè mà chỉ chuyên chú làm ăn và giữ đạo. Trong gia đình, sáng tối cả gia đình đều đọc kinh chung với nhau không bao giờ bỏ. Có người đã đến trọ nhà ông, sau này kể lại là chẳng bao giờ trốn được đọc kinh với ông ấy. Về vấn đề đi dự lễ, ông bắt chẳng những con cháu và người nhà phải đi lễ Chúa Nhật mà cả lễ ngày thường, chỉ để lại một hai người ở nhà coi nhà mà thôi. Chính ông làm gương cho vợ con, ông đi lễ hằng ngày và cầu nguyện sốt sắng. Ông ăn chay suốt mùa chay. Hằng ngày ông lần hạt rất nhiều lần. Ông trùm Ðích có lòng kính mến các đấng các bậc tu trì. Ông hay gửi quà biếu xén nhà chung và làm phúc quần áo cho các chú các thầy. Ông chẳng tiếc công tiếc của với các vị tu trì.

Ông trùm Ích đặc biệt vượt trổi về thành quả giữ tình thân với con cái và giáo dục chúng. Ông dạy bảo và giáo dục con cái cẩn thận chẳng nuông chiều con cái. Dù con cái đã lớn khôn hay đã có vợ con, ông vẫn tiếp tục coi sóc răn bảo. Có đứa con nào cứng cổ cứng đầu thì ông đánh đòn răn bảo, chẳng nuông chiều một đứa nào. Các con cái ông nhờ được ông giáo dục mà sau này nên người không một ai hư hỏng. Các con đều có lòng đạo đức như ông. Một gia đình mà có bốn người được phúc tử vì đạo. Con trai ông là ông Lý Thi sau này cũng tử vì đạo dưới thời Tự Ðức năm thứ 11, tại Nam Ðịnh. Một người con khác tên là ông Phó Nhâm chẳng chịu bỏ đạo bị đày lên Cao Bằng và chết rũ tù ở trên đó. Con rể ông là ông Lý Mỹ cũng chịu tử vì đạo với ông. Trước mặt kẻ ngoại thực là một thảm cảnh cho gia đình ông. Nhưng trước mặt kẻ có đạo, thực là một phúc Chúa ban cho ông và gia đình.

Khi con cái đã khôn lớn, ông lo liệu gia đình. Ông không đặt vấn đề giàu sang phú quý mà là lòng đạo. Người nào muốn cưới hỏi con cái ông phải đạo đức. Dù giàu có mà khô khan nguội lạnh ông cũng không gả con cho. Trái lại dù nghèo mà đạo đức thì ông cũng bằng lòng ngay. Chẳng những ông lo dạy con cái đạo nghĩa, mà còn lo cho con cái học hành. Trong nhà ông, ông nuôi thầy đồ để dạy chữ nghĩa cho con cái. Nhà ông cũng không phải nghèo hèn trong làng. Ông rất căn cơ mực thước chăm chỉ làm ăn, nên nhà không bao giờ thiếu thốn. Trong gia đình có con ăn đầy tớ, và ông đối xử rất công bằng. Ông chẳng mang tiếng xấu gì trong làng và cũng chẳng ai trách móc ông được điều gì. Dù ông mới gia nhập làng Kẻ Vĩnh, nhưng uy tín của ông rất lớn. Ông được xếp vào hàng huynh thủ trong làng. Con rể ông làm Lý Trưởng, sau này con trai ông là ông Lý Thi cũng làm Lý Trưởng.

Trước ông trùm Ðích nghĩ đến những hình khổ mình sẽ phải chịu vì đạo thì sợ hãi lắm, dường như muốn sờn lòng. Tuy nhiên cha Năm, ông Lý Mỹ, ông Lý Thi và các con cái yên ủi và khuyên bảo ông. Ông được những lời khuyên bảo và an ủi, thì mạnh dạn thưa với quan rằng: “Bẩm lạy quan lớn, về con cái thì mặc con cái, tôi đã lo liệu cho chúng nó rồi. Còn về Ðức Chúa Trời, đã có lẽ tự nhiên buộc tôi phải thờ lạy Người, có lẽ nào tôi lại dám bỏ Người. Quan lớn có tha thì tha, bằng chẳng tha thì chớ đừng ép tôi nữa”.

3. Gương khôn ngoan, hiếu trung, nhân nghĩa lễ của Ông Micae Mỹ, Lý Trưởng. Ông Micae Lý Mỹ sinh năm 1804 tại trại Ðại Ðăng, giáp tỉnh Vạn Sang nay là tỉnh Ninh Bình. Về sau gia đình ông Lý Mỹ đến lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh. Ở đấy ông kết hôn với cô Miện con gái ông trùm Ðích. Hai ông bà sinh được tám người con. Từ bé, ông Mỹ đã có nét nghiêm nghị, khác hẳn với những trẻ đồng tuổi. Ông chẳng những siêng năng đi lễ đi nhà thờ, sớm tối đọc kinh, mà đôi khi người ta còn thấy ông đọc kinh lần hạt riêng một mình ngoài xó vườn.

Sau khi lập gia đình, ông càng ngoan đạo hơn nữa. Bà Lý Mỹ nói rằng: “Ông ấy rất siêng năng đọc kinh tối sớm, dù lúc trong nhà làm công việc cũng chẳng bỏ đọc kinh hay đọc kinh vắn tắt bao giờ. Tối nào vợ con hay đầy tớ bận bịu, hoặc phải làm việc cần nào khác ở nhà, ông bắt đọc kinh chung với nhau trước và đọc sách cho chúng tôi nghe nữa. Ông ấy xưng tội chịu lễ một năm bốn năm lần. Khi toan đi xưng tội, ông xét mình trước hai ngày cùng biên tội mình vào giấy kẻo quên”.

Mọi người trong làng đều coi ông như gương lành để bắt chước. Có lần trai tráng trong làng Kẻ Vĩnh đến hầu cụ Phê, thì cụ bảo chúng nó rằng: “Chúng con hãy soi gương bắt chước ông đồ Diệu (ông Lý Mỹ), vì ông ấy thật là người có nết na hẳn hoi và giữ đạo sốt sắng”. Ông Mỹ thương kẻ khó, và bố thí cho họ. Có năm mất mùa, thiên hạ đói khổ, ông truyền nấu cháo cho kẻ khó ăn, vì ông sợ cho gạo, họ sẽ ăn xong và đau bụng mà chết.

Đặc biệt, trong chức vụ lý trưởng, ông lý Mỹ nêu gương sáng ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; và nhất là chữ trí, khôn ngoan. Tuy còn trẻ, nhưng tư cách và uy tín của ông đáng kính phục. Ông là người sắc sảo giỏi giang, ông ăn ở chính trực và ăn nói lý sự. Có lần trong làng khuyết một chân cai tổng, lý trưởng trong làng đến nhà ông xin ông ra làm việc chung, nhưng ông không chịu. Về sau ông lại được bầu làm lý trưởng, ông cũng không nhận. Ðức cha Dụ phải khuyên bảo ông nhận làm lý trưởng để bênh đỡ nhà chung và giữ dân trong thời buổi cấm đạo ông mới vâng lời ra làm lý trưởng.

Trong thời gian làm lý trưởng, ông điều hành rất giỏi. Ðức cha Liêu sau này làm chứng rằng nhà chung và dân làng nhờ ông rất nhiều. Ông chẳng ăn bớt của dân chút nào mà có khi còn bỏ của nhà ra làm việc chung. Người ta kiện cáo nhau hay con cái kiện tụng chia của đều đến với ông Lý Mỹ, vì ông xử sự rất công bằng. Khi đã lo liệu việc gì cho ai mà họ đem lễ vật đến tặng dù ít dù nhiều ông cũng không nhận. Người ta có biếu ông một hai trăm cau ông mới nhận, mà chẳng tạ gì cũng chẳng sao.

Khi phải sửa phạt dân, ông đánh đòn sửa phạt thẳng thắn chẳng thiên vị một ai. Cho nên dù ở trong làng hay ở ngoài đồng chẳng ai lấy trộm của ai. Cả hàng tổng đều khen ngợi làng Kẻ Vĩnh nghiêm hơn các làng khác.

Những người đàn bà hay la lối chửi rủa, ông cũng đánh. Trong làng Kẻ Vĩnh có người đàn bà hoang thai đã hai lần, đến lần thứ ba có người bàn với ông Lý Mỹ đuổi bà ta ra khỏi làng, nhưng ông Lý Mỹ không nghe lại nói rằng: “Phải để nó ở đây, hoặc sau này nó ăn năn sửa mình lại chăng. Nếu đuổi nó đi, nó sẽ đi với kẻ ngoại đạo mà mất linh hồn”.

Thấy cách xử sự của ông với người ngoại tình ai cũng khen ông có tính thương người, chỉ mong cho người ta sửa mình. Khác hẳn với cách phạt của các làng bên ngoài là gọt đầu bôi vôi và thả bè trôi sông cho chết. Khi cần phải sửa phạt ai, ông không phạt vì nóng giận hay gắt gỏng. Ông ấy vừa truyền đánh người ta vừa nói truyện vui vẻ như thường, coi như đó là phép tắc phải vậy.

Với bà Mỹ, ông lý Mỹ nêu gương về nghĩa tào khang; Với con cái ông nêu gương về chữ thân, chữ từ và giáo dục chúng. Vợ chồng con cái đầy tớ chẳng những đi lễ các ngày lễ cả, mà cả các ngày thường nữa. Trong mùa chay ông ăn chay một tuần hai ngày, thứ Tư và thứ Sáu. Vợ chồng hòa thuận thương yêu nhau. Ông ăn ở hiền lành với vợ con chẳng bao giờ nặng lời với vợ con. Vợ chồng ông chẳng cãi mắng nhau bao giờ. Trong suốt 18 năm trời vợ chồng ăn ở với nhau chỉ có một lần ông Lý Mỹ đánh bà ấy ba cái vì bà ấy lười không chịu đọc kinh. Bà Lý Mỹ nói rằng vợ chồng chỉ mất lòng nhau có một lần ấy mà thôi. Bà Lý Mỹ lại nói rằng: “Tôi chẳng thấy ông ấy uống rượu, đánh bạc hay là chửi bao giờ, chỉ chuyên một việc làm ăn, săn sóc cửa nhà và giữ đạo”.

Ở trong tù, Quan hỏi: “Sao mày chẳng thương vợ con? Con cái còn bé mọn yếu đuối, sao mày nỡ quên tình cha mà không thương con thế vậy? Dù chúng tao chỉ nghĩ tới hay trông thấy chúng nó thì cũng xót còn mày mê man làm sao mà chẳng quá khóa đi?” Ông Lý Mỹ thưa lại quan: “Tôi tính sao hả? Tôi có mê đâu! Vợ con là của Ðức Chúa Trời phó cho tôi, tôi coi sóc dạy dỗ khi có thể làm được. Mà bây giờ Ðức Chúa Trời định cho tôi ở trong tay quan lớn, thì tôi cũng phải vâng ý Người, cũng như vợ con tôi phải vâng ý tôi. Sao ông lại bảo lăng nhăng xàng xiên rằng tôi phải bỏ đạo, bỏ Ðức Chúa Trời là phải lẽ sao?”

Bà Lý Mỹ có lần bế con mới sinh được mấy tháng ra tỉnh thăm chồng cũng yên ủi khuyên bảo chồng chịu khó cho trọn, đừng lo cho vợ con làm chi. Vì nhờ ơn Chúa giúp sức thì mình cũng có thể ra sức dạy dỗ chúng nó được. Con gái lớn ông tên là Mỹ, mới 12 tuổi, đi trộm mẹ ra tỉnh mất gần nửa ngày trời để thăm cha trong ngục. Nó phải qua 2,3 lần cửa lính canh rất ngặt. Ðến gặp ông, nó thưa ông rằng: “Xin cha hãy chịu khó chịu chết vì đạo”. Ðứa con trai ông lên 9 tên là Tường, nhỏ quá không lên thăm bố được, nên nhắn những người lên tỉnh thăm cha thưa rằng: “Xin cha đừng có quá khóa, cứ vững lòng xưng đạo ra và chịu chết vì đạo, đừng lo đến chúng con làm chi”. Thật là một hồng phúc cho ông. Mọi người thân yêu đều có lòng tin mạnh mẽ, khuyến khích ông can đảm chết vì Chúa.

Với ông trùm Đích, bố vợ, ông Lý Mỹ rất hiếu thảo. Thấy cha vợ là ông trùm Ðích đã già yếu, lại có tính sợ đòn, phàn nàn không biết có bền vững chịu các hình khổ không, thì ông Lý Mỹ khuyên cha vợ: “Cha đã già rồi, lại yếu đuối, chẳng trông sống được bao lâu nữa, nếu cha chẳng chết vì đạo khi này, thì chẳng bao lâu nữa cha cũng chết bệnh. Nhưng nếu cha chết vì đạo, thì sẽ làm sáng danh đạo và sẽ được phúc thanh nhàn vui vẻ trên Thiên Ðàng đời đời. Nếu cha xuất giáo mà về nhà phải chết bệnh thì sẽ mang tiếng là kẻ bỏ đạo cùng liều mình mất linh hồn. Giả như có ai mến tiếc sự sống đời này, thì phải là con, vì con còn trẻ tuổi, khỏe mạnh. Nhưng con chẳng tiếc sự sống, lại vui lòng bỏ sự sống cho danh Ðức Chúa Trời được cả sáng. Con cái cha đã lớn rồi. Cha có sống ở với chúng nó thì cũng chẳng giúp chúng nó được việc gì. Nếu cha chết vì đạo thì sẽ làm gương sáng cho chúng nó và làm cho chúng nó được trọng trước mặt người ta. Vợ con còn trẻ tuổi, bốn đứa con của con còn bé dại chưa làm được gì mà ăn, nhưng con tin thật Ðức Chúa Trời đã sinh chúng nó ra, thì người cũng sẽ nuôi chúng nó nữa. Vả lại khi con đã được lên Thiên Ðàng thì con sẽ cầu nguyện cho chúng nó. Khi cha nghĩ đến những đòn vọt cha phải chịu chỉ lo sợ chẳng biết có chịu được chăng, song cha đừng lo, đừng sợ làm chi. Vì con sẽ chịu đỡ cho cha. Vậy xin cha hãy cứ vững lòng xưng đạo ra cùng làm chứng cho thiên hạ biết ta là kẻ tin cùng giữ đạo thật lòng và ta sẵn lòng chịu chết vì Ðức Chúa Giêsu đã chịu chết cho chúng ta”.

Ông Lý Mỹ nói thế nào thì giữ như vậy. Hễ lần nào quan toan đánh ông Ðích thì ông lại xin quan: “Lạy quan lớn, cha tôi già nua tuổi tác cùng yếu đuối, xin quan lớn tha cho cha tôi, tôi xin chịu đòn thay cho cha tôi”. Quan thấy ông có lòng hiếu thảo, thì ưng tha cho ông trùm Ðích và đánh ông Lý Mỹ. Có lần ông Mỹ chịu đòn thay cho ông trùm Ðích về, thì nói với ông trùm Ðích rằng: “Lạ thay bởi ơn Ðức Chúa Trời thương, khi quan đánh, thì con không thấy đau là mấy”.

Ông Lý Mỹ được quan quân và dân chúng kiêng nể. Bị bắt, về tới đồn Lục Bộ, quan hỏi ông có bỏ đạo không thì cho về, nhưng ông nhất định không chịu bỏ đạo. Ở Lục Bộ, một người huynh thứ trong làng Kẻ Vĩnh đến bàn với ông về việc hối lộ để chuộc ông ra, nhưng ông Lý Mỹ không chịu lại nói rằng: “Xin cám ơn dân có lòng, dân có lòng thì trả ơn dân, nhưng đừng chạy chuộc tội, xin để tiền ấy mà giúp vợ con tôi và làm bữa mừng khi đem xác tôi về”.

Các quan làm hết cách để dụ dỗ ông. Có khi dụ dỗ cùng lúc với cha Năm và ông trùm Ðích, có khi thì dụ dỗ riêng một mình ông. Có lần quan bảo ông: “Mày là thằng giỏi giang lại trẻ tuổi, lý sự và coi sóc dân làng giỏi, ai cũng được nhờ, sao mày dại mà chẳng chịu quá khóa đi?” Ông Mỹ thưa lại: “Sao tôi lại dại? Khi chưa có tôi thì đã có dân, thế thì ai coi sóc dân lúc bấy giờ? Nhưng mà linh hồn tôi thì tôi phải coi giữ, cho nên tôi chẳng bỏ linh hồn tôi mà nghe lời quan đâu”.

Có lần đến trước quan án, mà quan cứ giục ông phải bỏ đạo, nên ông nói chọc quan lớn: “Giả như giặc giã đến đây mà truyền cho chúng tôi đập đầu quan lớn để chúng tôi được sống, thì chúng tôi dám làm, nhưng Chúa chúng tôi thờ thì chúng tôi chẳng dám làm đâu”. Quan nghe vậy tức giận quá, liền cầm cái quạt ném vào mặt ông trúng vào con mắt ông, ông đau đớn quá ngã xuống sân.

Có lần khác quan thương tình khuyên bảo ông: “Mày còn trai tráng, và giỏi giang. Mày đã làm lý trưởng, nếu biết điều mày cũng có thể trở nên giàu sang, và được phong lưu sống lâu. Mày hãy quá khóa đi, thì được về nhà ở với vợ con. Nhiều kẻ khác đã quá khóa rồi, sao mày chẳng bắt chước chúng nó quá khóa, khi về nhà thì mày muốn giữ đạo thế nào cũng được”. Ông Lý Mỹ thưa lại quan: “Bẩm lạy quan, tôi đã xem sách đạo và hiểu lẽ đạo, tôi đã biết đạo Ðức Chúa Trời là đạo thật cho nên tôi không thể bỏ được. Giả như có ai bảo quan lớn đập đầu Ðức Hoàng Ðế đã ban quyền cao chức trọng cho quan, ắt là quan lớn chẳng dám làm. Vậy tôi dám đạp ảnh Ðức Chúa Trời là Chúa tôi thờ làm sao được? Tôi chẳng tiếc sự sống hèn sống tạm ở đời này, vì thế nào tôi cũng phải chết. Nếu chẳng chết trước thì cũng chết sau. Còn về của cải chức quyền thì xin quan lớn biết rằng chẳng có chức quyền và của cải nào sánh bằng phúc trọng tôi sẽ được chết vì đạo. Tôi vốn thương vợ con tôi lắm, nhưng tôi sẵn lòng lìa bỏ họ vì tôi biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ coi sóc chúng nó, và ngày sau sẽ cho tôi được gặp họ trên Thiên Ðàng. Quan lớn dạy rằng có nhiều người bỏ đạo. Vậy những thằng lính vì sợ giặc bỏ chạy cũng bỏ thầy mình thì có ra gì? Tại sao quan lớn lại dạy tôi bắt chước chúng nó?”

Sau khi xử hai đấng, tên lý hình đòi ông Lý Mỹ năm quan tiền thì sẽ xử một nhát mát mẻ. Nhưng ông bảo rằng: “Năm quan tiền để làm phúc cho kẻ khó, chẳng có tiền cho chú mình đâu, muốn băm vằm thế nào thì mặc”. Lý hình bực tức, chém một nhát trượt không đúng, chỉ đứt một miếng thịt nơi cằm, ông Lý Mỹ ngã xuống. Mãi đến nhát thứ năm mới đứt đầu.

Ông bị xử ngày 12.8.1838. Sau khi xử tử, quan cho phép ông Lý Thi được khiêng xác ba đấng về làng Kẻ Vĩnh. Trong ba đấng thì dân chúng quý ông Thánh Mỹ hơn cả. Ðúng như lời các quan đã tiên đoán về ông: “Tên này sau khi chết sẽ làm thành hoàng đất nó”.

Kết luận, thánh Lý Mỹ, đã sống và nêu gương sáng về năm đức: nhân, nghĩa, lễ, trí và tín. Làm lý trưởng, ông Lý Mỹ ăn ở có Nhân có Nghĩa với mọi người trong làng, từ những người nghèo hèn, qua tuần đinh, quan viên, đến bô lão; có Tín có Lễ với các bề trên quan quyền, cha chú, cũng như với dân làng; có trí, có đức trong mọi quyết định, hành xử, đối đáp. Đó là những lý do khiến mọi người quan quyền cũng như dân làng kính nể ông. Về đời sống gia đình, ông hiếu thảo với cha mẹ, có nghĩa có tình với vợ; có thân có từ với con cái. Còn về đời sống thiêng liêng với Chúa, lòng tin cậy mến của ông thực vững mạnh, dũng cảm và phó thác. Trong con người ông Lý Mỹ hai khuôn mặt việt nam và Công Giáo hòa đồng cuốn quyện vào nhau một cách tuyệt hảo. Chân ông đạp đất Việt Nam, lòng ông quyện vào văn hóa ngũ luân ngũ thường, trí ông mơ về một khát vọng tuyệt đối, vĩnh cửu của Nước Trời.

IV. BA THÁNH TỬ ĐẠO ĐÃ THĂNG HOA VĂN HÓA VIỆT NAM

Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XVII đã có thêm tầng thứ năm, đó là tầng Thiên Chúa Giáo. Vào Việt Nam, dẫu bị cấm cản liên tục trong 4 thế kỷ, từ XVII đến cuối XX, nhưng số người lớn vào đạo Công Giáo vẫn tăng, trong đó không chỉ có dân đen, nhưng cả những bậc quan quyền, trí thức. Chiếm khoảng 7% dân số, người Công Giáo đã đóng góp rất nhiều cho quê hương và tổ quốc.

Trên bình diện Văn Hóa, Các Thánh Tử Đạo đã thăng hoa Văn Hóa Việt Nam. Đạo Công Giáo đã đáp ứng những nhu cầu tinh thần và thiêng liêng sâu xa của con người, mà Khổng Giáo, một quốc giáo Việt Nam trong các thế kỷ XVII đến XX, đã tránh né không trả lời [9]. Những nhu cầu này mãnh liệt và mạnh mẽ vô cùng. Chúng có sức rời non, lấp bể, có thể làm cho các tín hữu dám hy sinh mạng sống mình. Đó là điều mà các vị tử đạo Công Giáo đã chứng minh bằng giá máu của mình, đặc biệt là 117 thánh tử đạo, trong đó có cha Năm, ông trùm Đích và ông Lý Mỹ. Các Thánh Tử Đạo không chỉ giữ gìn, thực hiện và sống Văn Hóa Việt Nam, các ngài còn làm cho Văn Hóa Việt Nam vươn cao hơn, thăng tiến hơn, tinh tuyền hơn; đem cho chúng cái giá trị thiêng liêng, đại đồng, vĩnh hằng. Nhiều thăng hoa đã được các Thánh Tử Đạo đưa đến cho Văn Hóa Việt Nam. Nhưng trong văn hóa cương thường Khổng Giáo độc tôn của Việt Nam, hai thăng hoa lớn nhất mà Công Giáo đã góp vào Văn Hóa Việt Nam là thăng hoa tam cương và thêm tầng thiêng liêng vào tầng nhân bản luân thưởng Khổng Mạnh.

1. Ba thánh tử đạo đã, cùng với các thánh tử đạo khác, thăng hoa Văn Hóa tam cang Việt Nam bằng hai bước: trở về nguồn Khổng Mạnh lấy ngũ luân thay tam cang, rồi tiến lên bước thần học tam phụ, sát nhập đạo hiếu vào giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ. Được Thánh kinh soi sáng về sự tự do và bình đẳng của nhân quyền, phải nói thật rằng người Công Giáo đã không xác tín về tam cang Khổng Giáo. Trong Phúc Âm Mátthêu, 6, 7-13, Chúa Giêsu đã dậy các môn đệ cầu nguyện với cha của mình là Đức Chúa Cha: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhậm lời. Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: Lạy Cha chúng con là Ðấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”. Như vậy, tất cả mọi người đều là con Thiên Chúa, như Thánh Gioan đã viết trong thơ I của ngài: “Anh em hãy xem, Chúa Cha yêu chúng ta dường nào. Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa”. (1Ga 3, 1). Hệ luận là tất cả chúng ta đều tự do và bình đẳng như nhau.

Thật ra không chỉ người Công Giáo đã thấy sự áp bức bất bình đẳng của tam cang. Nhiều kẻ sĩ Việt Nam đã thấy điều đó. Học giả Phan Khôi đã nhận định như sau về tam cang: “Nhà nho đời xưa có bày ra cái thuyết tam cang, cái thuyết đã làm nền móng cho xã hội ta hơn ngàn năm nay, ý cốt của nó là chỉ để tôn quyền quân chủ, lợi cho sự cai trị mà thôi. Do nó mà thành ra cái chế độ gia đình của xứ ta, do nó mà trong gia đình mới có sự áp bách quá thảm hại”.

Quân vi thần cang; phụ vi tử cang; phu vi thê cang. Cang thứ nhứt là nói về quốc gia xã hội; trong một nước, phải coi ông vua là có quyền vô thượng rồi, nhưng chưa đủ, phải thêm cang thứ nhì và thứ ba. Hai cang sau thì nói về gia đình; trong một nhà, lại phải coi cha và chồng cũng có quyền vô thượng nữa. Như vậy để làm gì? Tôi phải phục bọn Hán nho đã vắt bao nhiêu não tủy mà lập ra cái thuyết nầy rất khéo! Làm như vậy là có ý bắt kẻ làm cha làm chồng phải đè đầu con cái và vợ của mình, hầu để giữ giùm cuộc trị an cho nhà vua, chớ chẳng còn có ý nghĩa gì cao thâm hơn nữa hết, ấy luân lý của ta là vậy đó! Cái thứ quốc túy mà có nhiều kẻ đương lo bảo tồn là vậy đó [10]!

Đối với người Công Giáo, hẳn thật ngũ luân thì thích hợp hơn là tam cương. « Ngũ luân tức là: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ), huynh đệ (anh em), bằng hữu (bầu bạn). Ngũ là năm, luân là đấng bậc; ngũ luân là một cái tổng cương trong luân lý, như là cái giấy giao kèo để buộc năm đấng bậc ấy phải ở với nhau cách nào. Bởi vì tóm hết thảy người trong xã hội mà chia ra, chẳng qua có năm đấng bậc ấy; mà mỗi một đấng bậc có hai bên đối nhau, thì bên nầy phải có cách đối với bên kia, hầu cho hết bổn phận mình.

Khổng Mạnh khi nào nói đến ngũ luân đều là để phát huy cái ý ấy. Sách Trung dung, chương XX, Khổng Tử nói rằng: Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn: năm điều ấy là cái đạo thông hành của thiên hạ vậy. ở sách Luận ngữ, thiên Nhan Uyên, ngài đáp lời Tề Cảnh Công hỏi mà nói rằng: Vua phải đạo vua; tôi phải đạo tôi; cha phải đạo cha; con phải đạo con. Sách Đại học, chương III, khi nói về Văn Vương, ngài nói rằng: Làm vua người, đỗ ở nhân; làm tôi người, đỗ ở kính; làm con người, đỗ ở hiếu; làm cha người, đỗ ở từ; giao với người trong nước, đỗ ở tín. Lại ở sách Luận ngữ, thiên Bát Dật, đáp lời Định Công hỏi, ngài nói rằng: Vua lấy lễ khiến tôi; tôi lấy lễ thờ vua. Còn Mạnh Tử, ở thiên Đằng Văn công thượng trong sách ngài, ngài cũng nói rằng: Cha con có tình thân; vua tôi có nghĩa; chồng vợ có biệt; kẻ lớn trẻ con có thứ; bậu bạn có tín....

Nói về ba luân vua tôi, cha con, chồng vợ, là ba cái đấng bậc mà danh phận huyễn thù nhau hơn hai cái kia, Thánh Hiền cũng chưa hề nâng một bên nào lên, hạ một bên nào xuống. Đọc hết thảy kinh truyện, những lời chính miệng Khổng Mạnh nói ra, không hề có một lời nào nâng cao người làm vua, làm cha, làm chồng lên, mà đè ẹp người làm tôi, làm con, làm vợ xuống bao giờ. Nhưng, trái lại, trong sách Hiếu kinh lại có dạy rằng: Quân hữu tránh thần, phụ hữu tránh tử, nghĩa là: Vua, nhờ có bầy tôi hay can gián; cha, nhờ có con cái hay can gián. Câu ấy tỏ ra rằng khi người làm vua làm cha không hết bổn phận mình, bầy tôi và con cái có quyền được xét nét. Cái bổn ý của Khổng Mạnh về luân lý là như vậy đó thì làm sao nẩy sanh được tam cang? Cho nên cái thuyết tam cang, hồi đời Khổng Mạnh chưa có, mà trước và sau kề đó cũng chưa có [11].

Vì, như lời thầy Mạnh Tử, “Cha con có tình thân; vua tôi có nghĩa; chồng vợ có biệt; kẻ lớn trẻ con có thứ; bầu bạn có tín”, thứ tự, trước nhất không phải là vua tôi, nhưng là cha con. Điều đó có nghĩa là việc nhân luân phải đi từ gần tới xa, từ cha đến vua, từ hiếu đến trung, từ thân đến nghĩa.

Cha Năm, ông trùm Đích và ông Lý Mỹ, cũng như tất cả các thánh tử đạo khác, thấy vua bất nhân, bất nghĩa đi giết người lành, vô tội và lương thiện, chỉ vì họ là Công Giáo, đã áp dụng nguyên tắc “quân hữu tránh thần” của luân vua tôi để can ngăn vua quan một cách hiền lành và bất bạo động của bậc thánh nhân, bằng cách nhận cái chết một cách vui vẻ, không than trách, mong rằng vua sẽ hiểu ra. Nhưng cơn oán giận, bực tức của các vua quan đã quá mạnh, khiến họ không còn tự chủ được mình, lòng kiêu căng thúc đẩy thêm, họ đã không còn bình tĩnh và khôn ngoan tối thiểu để nhìn ra lẽ phải. Biết nói thế nào được! Ngay đến chính di chúc “không được phép bách hại đạo” trăn trối của cha ruột mình là vua Gia Long, và lời khuyên của mẹ ruột mình “đừng bách đạo”, mà vua Minh Mệnh cũng còn chẳng nghe!

Một số các vị tử đạo còn muốn thăng hoa văn hóa tam cang và ngũ luân thêm một bậc nữa, lồng “cang quân thần” vào “cang tam phụ” của đạo hiếu. Cuộc đối đáp giữa quan tòa và cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, dòng Đa Minh, bị bắt ngày 29.6.1838 và bị xử trảm ngày 5.9.1838 dưới thời Minh Mệnh cho thấy cha Tự hiểu sâu xa thần học Tam Phụ, mà các vị truyền giáo đã giảng dạy cho tín hữu Việt Nam, bất đầu từ cha Đắc Lộ, qua kinh bổn và các sách giáo lý “Chân đạo yếu lý” và “Chơn đạo dẫn giải” [12].

Cha Tự bị điệu ra đầu tiên, một trong những quan tòa hỏi cha: “Cha có biết là đức vua rất thương hại cha không? Cha chỉ việc bước qua thập giá là vua sẽ khoan hồng đại lượng với cha. Vì cha vẫn còn trẻ (43 tuổi) hơn nữa cha mới từ miền Nam tới, nên chúng tôi rất buồn nếu phải xử án tử cho cha. Vậy cha nghĩ sao?” Cha Tự trả lời: “Tôi rất kính trọng đức vua nhưng đồng thời xin quan cứ việc xử tôi như người theo đạo Thiên Chúa. Vì Ngài là Chúa cả trời đất nên tôi phải thờ lạy, nếu vua cho phép tôi được sống, tôi hết lòng đa tạ, bằng không nếu vua muốn xử án chết, tôi xin tuân theo, còn ngoài ra với bất cứ giá nào tôi không thể làm theo ý vua”. - “Thôi, đủ rồi! Tôi đã quyết định rồi cha không phải bị hành khổ nữa!”

Cha Tự lại bắt đầu cầu nguyện càng sốt sắng hơn để xin Chúa duy trì đức tin cho hai thầy giảng và bốn giáo hữu. Theo lời tường thuật của giám mục Marti, để dụ dỗ cha quá khóa, ngày 19.8.1838 quan mời cha ngồi chiếu hoa và đàm đạo về giáo lý. Cha gợi truyện với quan: - “Tôi luôn tôn kính ba cha”.- “Ba cha nào?”- “Thiên Chúa là Cha trên trời, là Chúa Tể, là Vua, và cha dưới trần là đức vua, và cha thấp hơn nữa là cha của tôi”. - “Tốt lắm, nhưng cha hãy nghĩ lại đi, nếu vua là cha thay Chúa, Ngài truyền cho cha phải bước qua thập giá mà cha không vâng lời, vậy cha không làm vua phật ý sao?” - “Không phải vậy, khi vua và cha tôi truyền cho tôi làm điều xấu như đạp qua thánh giá là dấu chỉ của Cha trên trời làm sao tôi có thể theo được?”

Rồi hai người vẫn tiếp tục truyện trò: “Tại sao cha không thờ cúng cha mẹ tổ tiên?” - “Khi cha mẹ tôi còn sống tôi rất mực trọng kính các người, tôi lo lắng và săn sóc chu đáo, nhưng khi các ngài chết, các ngài không còn ăn uống nữa vì linh hồn là thiêng liêng không cần gì nữa. Cha mẹ của quan đã mất, mà quan vẫn còn thờ cúng chuối oản như là các ngài còn sống, nếu các ngài ăn được, các ngài đã dùng rồi. Còn như vàng bạc tiền nong gửi cho họ bằng cách đốt đi, nếu giả như họ dùng được tại sao quan lại không đốt vàng thật hay tiền thật? Làm vậy không phải là một trò diễu cợt người chết ư?” [13]

Nghe cha Tự cắt nghĩa về thần học tam phụ như vậy, thì ai còn có thể bảo được rằng người Công Giáo không thờ cúng cha mẹ tổ tiên, không trung thứ với vua quan? Trong mười điều răn đạo Đức Chúa Trời, điều răn thứ bốn dậy “Thảo kính cha mẹ”; Nhưng điều răn thứ nhất dạy “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”.

2. Ba Thánh Tử Đạo lắp thêm tầng thiêng liêng lên tầng nhân bản Khổng Giáo: Thêm vào ngũ luân ngũ thường, Ba thánh mang vào Tin, Cậy, Mến; Thêm vào Tam đa Ngũ phúc, Ba thánh mang vào Tám mối phúc thật. Những khái niệm luân lý chính của Khổng Tử về ngũ luân, ngũ thường không xa với những khái niệm nhân đức Công Giáo ở mức độ nhân bản là bao nhiêu. Đó là Năm nhân đức đối nhân, là những đức tính nhân bản, những xu hướng bền vững, dẫn đến thái độ kiên định và thói quen hướng thiện của lý trí và ý chí; nhờ đó con người điều chỉnh các hành vi và cách sống của mình theo lý trí và đức tin. Có năm đức tính đối nhân: bác ái, khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ. Thêm vào đó, Công Giáo đặc biệt chú trọng đến ba nhân đức đối thần, là những nhân đức quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa như căn nguyên, động lực và là đối tượng. Ba nhân đức này không được Khổng Giáo biết đến. Nhưng đối với Công Giáo, các nhân đức đối thần là nền tảng và linh hồn của toàn bộ đời sống luân lý. Thiên Chúa ban cho ta những nhân đức nầy, để ta có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời. Ba nhân đức đối thần là Tin, Cậy Mến. Đức Tin là một nhân đức nhờ đó ta tin vào Thiên Chúa, tin tất cả những gì Người nói và mặc khải, cũng như những gì Hội Thánh dạy ta phải tin. Đức Cậy đặt hết niềm tin vào một đối tượng, cậy nhờ đối tượng ấy trợ giúp để hoàn thành một tâm nguyện đạt đến cứu cánh vĩnh cửu. Đối tượng duy nhất để cậy nhờ ở đây là Đức Kitô, sự trợ giúp là Chúa Thánh Thần, và cứu cánh chính là hạnh phúc Nước Trời. Đức mến là nền tảng Kitô giáo, là đức yêu thương không bờ bến, không giới hạn nhằm đến 2 đối tượng chính yếu: Thiên Chúa và con người: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22, 37-39).

Trong văn hóa sống thường ngày của người Việt Nam, ba cái nhiều là nhiều con, nhiều cháu, nhiều giầu có và năm cái phúc là được giầu có, được sang trọng, được sống lâu, được khỏe mạnh, và được bình an. Công Giáo không chối bỏ tam đa ngũ phúc, nhưng đặc biệt quan tâm đến tám mối phúc thật, như lời giảng của Đức Giêsu Kytô rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thày, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời” (Mt, 5, 1-12).

Cha Năm, ông trùm Đích và ông Lý mỹ đã vượt trên tam đa, ngũ phúc vật chất ở đời này để vui mừng hân hoan đón nhận bị giết hại vì danh Chúa Giêsu, chẳng những đã đốt sáng ngũ luân, ngũ thường, mà còn hơn nữa, đã thăng hoa chúng, đưa chúng đến đức tin, đức cậy và đức mến, và dám dâng mạng sống mình để làm chứng về Chúa Giêsu. Tất cả 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam đều hiểu biết và thấm nhuần tám mối phúc thật Chúa Giêsu giảng dậy. Các ngài tất cả đều đã tin vào đạo thật và vui vẻ làm chứng cho đạo thật.

Thánh Martinô Thọ, người thu thuế, trả lời quan: “Dù quan có giết vợ con tôi, tôi cũng chẳng quá khóa bỏ mất phúc thiên đàng. Vì tôi mong ước phúc thiên đàng cho nên tôi mới vui lòng chịu khổ như thế này”. Bị bắt ngày 30.5.1840 về tội chứa chấp cha Ngân, và bị xử trảm ngày 8.11.1840, khi nghe tin ông Lý Mỹ, ông binh Ðạt và Huy được chịu chết vì đạo, ông Thọ cũng ước ao được chịu chết vì đạo như vậy. Ông đến Kẻ Vĩnh viếng xác ông Lý Mỹ và ông trùm Ðích. Về nhà ông bảo vợ con: “Nếu Ðức Chúa Trời có định cho tôi bị bắt và chịu khó vì đạo như hai ông ấy thì mọi người hãy bằng lòng, dù có mất của cũng đừng phàn nàn. Nếu chúng con bị bắt thì cũng phải xưng đạo cho mạnh mẽ”. Khi bị bắt và bị giam tạm tại Trại Lá, sau khi bị tra hỏi các ngài được chuyển sang trại tù. Mấy người con của ông Thọ được phép đến thăm mấy lần. Ông khuyên các con của ông: “Thiên Chúa nhân lành định rằng cha không còn về với các con nữa, nhưng các con còn có mẹ, hãy vâng lời mẹ. Các anh chị lớn hãy lo đùm bọc các em nhỏ, các con nhỏ chịu khó vâng lời. Hãy can đảm làm việc chăm chỉ để phụng dưỡng mẹ, hãy trung thành đọc các kinh sáng kinh chiều và lần hạt. Thiên Chúa ban cho mỗi người một thánh giá, các con hãy vui lòng vác lấy và can đảm chịu khổ để giữ đạo. Cha không còn làm gì để giúp các con dưới trần này được nữa, cha chỉ còn lo sửa soạn ra đi, vậy sau khi cha chết rồi, chú Chấn và mẹ các con chết rồi, thì hãy chia nhau tài sản. Nếu sau này được phép, các con mang xác cha về chôn nơi cha bị bắt. Những gì cha đã làm cho các anh chị lớn khi còn ở nhà thì các anh chị lớn cũng phải làm như thế cho các em nhỏ”. Sau nhiều đánh đập và tra khảo không xong, Tổng Đốc Trịnh Quang Khanh lại dụ dỗ ông đạp ảnh để được về nhà lo lắng cho vợ con, ông Thọ thưa: “Cửa nhà và vợ con tôi là của Ðức Chúa Trời, tôi chẳng có gì, chẳng tiếc gì. Tôi xin quan lớn cho tôi một lát gươm mà thôi”. -“Nếu tao bắt được vợ con mày và làm khổ trước mặt, mày có bỏ đạo không?” - “Dù quan có giết vợ con tôi, tôi cũng chẳng quá khóa bỏ mất phúc thiên đàng”. “Vậy mày ước ao thiên đàng lắm hả?” - “Bẩm ông lớn, vì tôi mong ước phúc thiên đàng cho nên tôi mới vui lòng chịu khổ như thế này. Khi nào quan lớn thương cho tôi một lát gươm, bấy giờ linh hồn tôi sẽ bay thẳng lên Trời”.

Quan Micae Hồ Ðình Hy trả lời cho các quan rằng “không bỏ đạo và cho tới hôm nay tôi vẫn cương quyết giữ đạo”. Một người làm quan lớn lại có lòng thống hối như quan thái bộc Hồ Ðình Hy đã để lại một tấm gương thánh thiện và hết lòng vì đạo cho đến giọt máu cuối cùng. Ngài thường nói với vợ: “Tôi đầy rẫy những tội lỗi, dù nước sông nước nguồn có từ khắp nơi chảy về cũng chẳng đủ rửa tội tôi cho sạch. Tôi phải đổ máu ra mà rửa tội tôi thì cũng còn sợ chẳng biết cân xứng không”. Có một quan tên là Phạm Y đến lãnh vải nơi quan thái bộc Hy, đòi cho được thứ vải tốt vượt mức phẩm hàm nên bị từ chối, ông để lòng hiềm thù, họp bàn với mấy quan khác để tìm cách hãm hại quan Hồ Ðình Hy. Ngày 8.11.1856, các quan này dâng sớ tố cáo quan thái bộc với vua Tự Ðức và quan Hồ Đình Hy đã bị bắt ngay. Ngày hôm sau, 9.11, các quan chính thức tra xét và bắt ngài làm lời khai. Ngài khai như sau: “Tôi 53 tuổi, người làng Nhu Lâm. Cha mẹ có đạo, đã cho tôi đi học chữ Nho từ thuở nhỏ. Năm Minh Mệnh thứ bẩy (1826), tôi được vào làm trong Bộ Công giúp việc nhà nước ba mươi mốt năm, sau được Vua thương ban quan tước tam phẩm, tước thái bộc giúp việc nhà Vua. Ðạo cha ông tôi vẫn giữ trong lòng. Năm ngoái có sắc lệnh Vua cấm, tôi giả đò bề ngoài để che dấu, nhưng thực sự không bỏ đạo và cho tới hôm nay tôi vẫn cương quyết giữ đạo”. Và ngài vẫn giữ một lòng trung dũng sắt đá như vậy. Tới ngày 22.5.1857 là ngày xử nhưng không quan nào nhận trách nhiệm, mãi đến trưa mới có quan chịu dẫn 100 lính đem ra chợ An Hòa xử tử ngài. Mới nghe tiếng chiêng trống ngài sợ hãi toát mồ hôi nhưng rồi trấn tĩnh lại. Theo qui ước hễ thấy ngài làm dấu thì linh mục ở giữa đám đông sẽ ban phép giải tội, bởi vậy cứ thỉnh thoảng ngài lại làm dấu để mong cha trông thấy. Dân chúng theo sau thì thầm: “Nào người này có phạm tội gì đâu, không trộm cắp hay bớt xén công quĩ, thật chỉ vì giữ đạo Thiên Chúa mà phải khổ sở”.

Cha Philipphê Phan Văn Minh đã trối với giáo dân: “Thiên Chúa muốn tôi dâng sự sống cho Ngài để đạo thánh được rạng rỡ, tôi vui mừng vâng theo ý Chúa”. Năm 1848 Tự Ðức ra lệnh cấm đạo đầu tiên và buông sông các thừa sai nếu bắt được. Và năm 1851 ra lệnh nghiêm ngặt hơn cho các tổng đốc phải tận diệt đạo Kitô. Bị bắt ngày thứ Bảy, 26.2.1852, cha Minh bị giải đến Vĩnh Long. Quan Tổng Đốc dụ dỗ nhiều cách. Khi thì dụ quá khóa để làm quan, hay làm thuốc. Cha trả lời : “Không có lẽ nào tôi quá khóa. Tôi dậy dỗ bổn đạo mà người ta còn chẳng dám làm điều quái gở ấy phương chi là tôi. Quan bắt giết thế nào thì tôi xin chịu”. Khi lại nói không cần phải đạp ảnh, chỉ cần nói là xuất giáo thì cũng tha. Cha Minh đáp lại: “Tôi làm như thế cũng không được vì phạm tội phản bội cùng Chúa, cùng các thầy dậy và là người láo xược. Là giáo trưởng mà nói rằng mình không phải là giáo trưởng là lừa dối mọi người”. Lúc khác lại dụ cha khai rằng các đồ đạo là của đạo trưởng Tây giao cho giữ và như thế các quan có thể tha mà không sợ lỗi lệnh vua. Cha Minh một mực thưa: “Xin các quan xét cho tôi, tôi không thể khai dối trá được. Các quan có làm án chém tôi thì tôi sẵn lòng, còn khai theo lời quan dậy thì không dám”. Dụ cách nào cũng không được, các quan họp nhau làm bản án cho cha Minh phải lưu đầy Sơn Tây. Nhưng Nội các xem án của các quan tỉnh Vĩnh Long thì không ưng, biện luận rằng: “Ðạo trưởng ấy đã đi Tây từ thuở bé và lâu năm ăn học bên ấy nên đã thấm nhập với Tây, lại là đạo trưởng nên phải kể là Tây dương đạo trưởng. Vậy phải sửa án là trảm quyết quăng đầu xuống sông”. Bản án của triều đình về tới tỉnh Vĩnh Long tối thứ bẩy 2.7. Và sáng hôm sau, Chúa Nhật lễ kính Máu Thánh Chúa Giêsu, quan tổng đốc cho lệnh xử ngài. Trước khi bị dẫn ra pháp trường, cha an ủi các quí chức còn bị giam: “Anh em yêu dấu, Thiên Chúa muốn tôi dâng sự sống cho Ngài để đạo thánh được rạng rỡ, tôi vui mừng vâng theo ý Chúa. Trước khi lìa xa anh em, tôi xin anh em dù phải khốn khổ thế nào mặc lòng hãy trung thành bền đỗ trong đức tin, trông cậy vào Chúa giúp sức thì Ngài chẳng bỏ anh em”.

KẾT LUẬN

Triều đại vua Minh Mệnh, đã xẩy ra cuộc xưng đạo và bách đạo của 58 thánh tử đạo, trong đó có ba thánh: Linh mục Giacôbê Đỗ Mai Năm, ông trùm Antôn Nguyễn Đích và ông lý trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ. Cả ba đấng đều đã bị bắt một ngày, 03.07.1838 và đã bị xử trảm một nơi, ở pháp trường Bảy Mẫu vào ngày 12.08.1838.

Ba thánh đã bị theo dõi, bị tố cáo và bị bắt, bị nộp cho quan, vì là Công Giáo. Các ngài đã bị đánh đập giữa hội đường, bị điệu ra trước tòa quan quyền vì tin vào Chúa Kytô. Bị tra khảo, có lúc ông trùm Đích lo sợ, muốn sờn lòng, khi nghĩ đến những hình khổ sẽ phải chịu. Nhưng rút cục, cả ba đấng đều đã can đảm trả lời xưng đức tin một cách công khai và rõ rệt, để làm chứng rằng đạo Thiên Chúa là đạo thật. Quyết định của vua quan tuyên bố xử trảm ba thánh cũng nói rõ rằng ba thánh phải chết vì đã tin theo đạo Gia Tô. Các ngài không chống đối, phản kháng, nhưng đã chấp nhận án chết vì đạo một cách vui vẻ.

Qua cái chết của mình, ba thánh tử đạo đã sống và đốt sáng Văn Hóa Việt Nam. Cho đến thế kỷ XVI, Văn Hóa Việt Nam bao gồm bốn tầng: Âu Lạc, Ấn Phật, Lão Trang và Khổng Mạnh. Nhưng các vua quan Việt Nam, bị ảnh hưởng Hán Nho, muốn bảo vệ quyền hành nhà vua, đã độc tôn Khổng Giáo và rứt ra ba cái trong ngũ luân để lập thành thuyết tam cương. Trên bình diện tổng quát, không một vị nào trong 117 hiển thánh tử đạo Việt Nam đã làm chính trị. Ngược lại, tất cả các vị đều rất tôn trọng vua quan và hết lòng vì quê hương. Riêng về cha Năm, ông trùm Đích và ông Lý Mỹ, cả ba vị đều có cuộc sống khôn ngoan, ngay thẳng, nhân nghĩa, trung tín, đáng làm gương văn hóa cho mọi người Việt Nam. Cha Năm, giáo sĩ đạo trưởng, trung tín với Chúa và giáo dân, nhân ái với mọi người, can đảm và vui vẻ đón nhận tử đạo, để làm gương cho giáo dân, rao giảng Phúc Âm cho lương dân và làm vinh danh Thiên Chúa. Gương công chính của cha và của các thánh tử đạo làm nhiều quan chức đã không đồng ý bắt đạo và đã tìm kiếm cách cứu giúp, kết nghĩa, trọng đãi và tránh xử án. Ông trùm Đích, gia trưởng, đã nêu gương sáng thực hành ngũ luân ngũ thường. Đặc biệt ông nêu gương sáng về luân phụ tử, biết có thân tình và nhân từ để giáo dục con cái và về luân phu phụ, biết giữ nghĩa tào khang vợ chồng và biết hữu biệt để lo việc giao thiếp bên ngoài mà dành cho vợ việc nội trợ trong nhà. Ông Micae Mỹ, lý trưởng, khôn ngoan, hiếu trung, nhân nghĩa lễ. Trong chức vụ lý trưởng giúp dân giúp làng, ông Lý Mỹ đặc biệt nêu gương sáng về ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, tín và nhất là trí, khôn ngoan. Ông cũng đã nêu gương sáng về ngũ luân, đặc biệt chữ thân, chữ từ với con cái để giáo dục chúng và chữ nghĩa tào khang với vợ để xây dựng một gia đình “chồng hòa, vợ thuận, nhà thường yên vui” và chữ hiếu với cha mẹ, kể cả cha mẹ vợ. Chính vì vậy mà ông đã được quan quân và dân chúng kiêng nể. Sở dĩ ba đấng đã nêu được gương sáng Văn Hóa Việt Nam về ngũ luân ngũ thường, là nhờ cả ba đấng đều đã thực hành tốt đẹp tám nhân đức nền tảng Kitô Giáo trong hai chiều kích “Mến Chúa, Thương Người”: ba nhân đức đối thần Mến Chúa là tin, cậy, mến; và năm nhân đức đối nhân Thương người là bác ái, khôn ngoan, công chính, can đảm và tiết độ.

Không những ba thánh tử đạo, cha Năm, ông trùm Đích, ông Lý Mỹ, đã đốt sáng mà còn thăng hoa Văn Hóa Việt Nam nữa. Nhờ cách ứng xử của các ngài, của 117 thánh tử đạo, của trăm, ngàn, vạn, triệu người Công Giáo, Văn Hóa Việt Nam, từ thế kỷ XVII, đã có thêm tầng tạo hình thứ năm, đó là tầng Thiên Chúa Giáo. Trên bình diện Văn Hóa, ba thánh tử đạo đã cùng với các thánh tử đạo khác thăng hoa tam cương bằng hai bước: trở về nguồn Khổng Mạnh, lấy ngũ luân thay tam cương, rồi tiến lên bước “thần học tam phụ”. Và một cách tổng quát, các ngài đã xây thêm tầng thiêng liêng trên tầng nhân bản luân thường Khổng Mạnh, bằng cách mang Tin, Cậy, Mến vào ngũ luân ngũ thường, và mang tám mối phúc thật vào tam đa ngũ phúc. Như vậy, ba thánh cùng các thánh tử đạo khác, đã làm cho Văn Hóa Việt Nam vươn lên cao hơn, thăng tiến hơn, tinh tuyền hơn, đem cho nó cái giá trị thiêng liêng, đại đồng, vĩnh hằng.

Kết luận bài giảng ngày tuyên phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 19.6.1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gửi tới người Việt Nam lời cuối cùng này: «Anh em: dòng giống các vị Tử Đạo! Anh em: dòng giống những người được kén chọn. Anh em hãy nghe hết lời sách Khôn Ngoan: “Trong ngày phán xét họ sẽ long lanh như những tia sáng chiếu trên đồng cỏ từ đông sang tây (3:7). Những tia sáng, những ánh đèn phản chiếu nguồn quang minh rực rỡ. Và đây là câu sau cùng trong sách Khôn Ngoan: “Các dân tộc sẽ trị vì, họ cai trị dân chúng. Nhưng trên hết tất cả, Thiên Chúa sẽ thống trị mọi loài” (3:8). Chúa đây, tức là Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, ngài xuống trần gian “không để xét xử thế giới, nhưng để thế giới nhờ ngài mà được cứu rỗi” (Gioan 3:17). Chính Chúa Kitô này: anh em đã tham gia vào cuộc thống khổ và tử nạn thập giá của ngài, hôm nay anh em hãy tham gia vào việc cứu rỗi trần gian mà chính ngài đã kết liễu. Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc».

Mùa lúa vàng là kết quả của những lao khổ. Các thánh tử đạo Việt Nam đã “rao giảng Chúa Giêsu tử nạn thập giá” (I Cor 1:23), đã chẳng những không từ bỏ mà còn đốt sáng thăng hoa Văn Hóa Việt Nam. Đã mang vào đó những giá trị trường cửu, đại đồng và thiêng liêng, đã đáp ứng những khát vọng tuyệt đối của con người, những nhu cầu tin, cậy, mến vào một Chúa Trời. Đó là lý do khiến 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam vui vẻ ra pháp trường “lãnh nhận phúc tử vì đạo”. Đó cũng là lý do sâu xa giải thích tại sao, xưa cũng như nay, người Việt Nam gia nhập đạo Công Giáo.

Những người Việt Nam đầu tiên đã theo đạo Công Giáo vào thế kỷ XVII vì đã thấy được những giá trị thiêng liêng của đạo thật. Đến Đàng Ngoài vào năm 1631, cha A.Francisco Cardim thuộc dòng Tên đã ghi lại những thành quả truyền giáo từ năm 1631 đến 1641 như sau: “năm 1631 đã rửa tội được 5.727 người, năm 1633 có 9.797, năm 1634 có 9.874, năm 1635 có 8.176, năm 1636 được 7.121, năm 1637 được 9.707, năm 1638 được 9.076, năm 1639 được 12.234, năm 1640 được 10.070 và năm 1641 tất cả những người đã chịu phép rửa thì lên tới con số 108.000. Thêm vào đó, trong những năm này đã được 235 nhà thờ trong nhiều nơi. Thật là những kết quả lớn lao, nếu xét ra chỉ có một số thợ rất ít được sai tới để gặt hái…. Số những người được rửa tội có thể là khá lạ lùng và không thể tin được bởi vì rất ít các cha được phái tới đây. Nhưng tôi có thể trả lời và làm thỏa mãn những người nghĩ tưởng như vậy; tôi đưa ra những lý lẽ vững chãi, ngoài ơn và sự hộ phù đặc biệt của Thiên Chúa là nguyên nhân chính yếu của mọi công việc tốt lành, đó là như căn bản và nền tảng các việc trở lại đạo ta, thì còn những lý do làm cho người ta có thể tin được như sau”:

Lý do thứ nhất làm cho lương dân theo đạo ta tại xứ Đàng Ngoài là nhiệt tình không thể tưởng tượng được của họ để học hỏi và hiểu biết các điều tin trong đạo, và lòng ham muốn rất lớn để sau khi đã học thì đi truyền bá và giải thích cho những người khác. Tất cả đều thú nhận là họ không thể tự cầm mình không làm việc này được….

Lý do thứ hai, các quan ngoại đạo đối xử với dân thì rất kiêu căng và ngạo mạn, đến nỗi không thèm nhìn tới dân, nếu có thì cũng là cách cau có; nhưng khi trở lại đạo thì họ hoàn toàn thay đổi cách ăn ở, đối xử rất nhân ái và thân thương, tiếp đón họ lịch thiệp, làm cho lương dân khốn đốn khi thấy sự thay đổi đó thì phải thú nhận Kitô giáo là đạo rất tốt rất thánh; họ cũng nhận thấy sự hiền từ và dịu dàng nơi các Kitô hữu; thế là họ tới tìm các cha để xin học giáo lý và chịu phép rửa tội.

Lý do thứ ba, họ rất tôn trọng vong linh người quá cố, và khi thấy các Kitô hữu làm đám tang cho người đồng đạo qua đời với tất cả danh dự như đưa xác với đuốc sáng, nến thắp và những lễ nghi trang trọng, họ cho đạo ta rất thích hợp với tâm tư của họ.

Lý do thứ tư, vì Thiên Chúa cho phép trong xứ này ma quỷ hành hung rất dữ dằn những người ngoại đạo, không những nơi bản thân họ mà còn làm hại cả nhà cửa tài sản họ, đến nỗi nhiều khi nó bốc người ta lên trên không cho tới mái nhà rồi cho rớt xuống đất một cách rất dữ dằn, làm cho người ta chết.

Lý do thứ năm, dân đất nước này rất kiêu căng và ngạo mạn như tôi đã nói; các quan và kẻ quyền thế muốn cho người ta phải cúi sâu chào kính mình, thần dân phải sấp mặt tới đất lạy đức quân vương; cũng vậy các môn đồ đối với tôn sư. Lương dân thấy các cha không muốn cho người ta tỏ lòng tôn kính như thế đối với mình, lại còn ngăn cản các Kitô hữu. Thế là họ rất có cảm tình ngay với đạo ta và tự nguyện xin theo. Hơn nữa, họ còn nhận thấy các cha giảng dạy không vì tư lợi mình, nhưng để cho họ chiếm được cõi Trời.

Tôi thêm vào tất cả những lý do này một lý do chính khác, đó là sự bắt bớ ôn hòa của bạo vương. [14].

Những người Việt Nam hôm nay tiếp tục xin gia nhập đạo Công Giáo cũng vì đã cảm được những cái phúc thiêng liêng. Sáu lý do mà cha A. Francisco Cardim, S.J., đã nêu ra thúc đẩy người Việt Nam trở lại đạo trong thế kỷ XVII, cũng đã là những lý do thúc đẩy nhiều người Việt Nam khác trở lại đạo vào các thế kỷ sau và ngay cả cho hôm nay. Lễ Phục Sinh vừa qua, ngày Chúa Nhật 08.04.2012, Giáo xứ Việt Nam Paris đã đón nhận 25 tân tòng nhập đạo, trong đó có Giáo sư Vũ quốc Thúc. Nhiều người thắc mắc hỏi tại sao và do đâu mà những tân tòng này đã trở lại đạo? Đức ông Mai Đức Vinh [15], người lo việc dậy giáo lý tân tòng trên ba chục năm nay (1977-2012) tại Giáo Xứ Việt Nam Paris cũng đã đặt câu hỏi và đã trả lời: “Những động lực nào đã thúc đẩy người Việt Nam xin học giáo lý để gia nhập đạo Công Giáo?” Xin thưa:

• Vì đã khấn hứa với Chúa và Đức Mẹ (đặc biệt khi rời Việt Nam,…);

• Vì đã lãnh nhận một ân huệ Chúa và Đức Mẹ ban (ơn khỏi bệnh, ơn thoát nạn, được việc làm,…);

• Vì muốn gia đình được hiệp nhất trọn vẹn và bảo đảm hạnh phúc lâu bền (các đôi bạn đã lập gia đình một số năm, hay sắp lập gia đình,…);

• Vì cảm mến đạo Công Giáo (thấy đạo Công Giáo quan tâm nhiều về bác ái nhân đạo, có những nhân vật nổi tiếng, như Mẹ Têrêxa Calcutta, Abbé Pierre, Đức Gioan Phaolô II, hoạt động bác ái của Giáo Xứ Việt Nam,…);

• Vì ảnh hưởng tốt của các bạn Công Giáo (ngoại quốc hay Việt Nam, có khi đã quen thân lâu năm, có khi những năm ở ca đoàn, trong một sinh hoạt, như JMJ, trại hè,…)

• Ngoài ra, Đức Ông còn nhắc đến một động lực khác nữa, thúc đẩy, lôi cuốn và đưa đến Thiên Chúa Tình Yêu. Đó là ảnh hưởng của những người bạn đời hay bạn thân, có đời sống và liên hệ hằng ngày với các lương dân dự tòng, những người đồng hành lâu dài, những người giúp hiểu giáo lý, những người nhận đỡ đầu.

Quả thật “Máu các Tử Đạo là hạt giống sinh nhiều tín hữu” (Tertulien)

------------------------

1. Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng, Hoa Kỳ 1987, tập 2, tr. 171-179

2. Vũ Thành, Sđd, tập 2, tr. 196 203.

3. Vũ Thành, Sđd, tập 2, tr. 180 195

4. Xin xem Bài giảng của Đức Thánh Cha GIOAN PHAOLÔ II trong ngày tuyên phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 19.6.1988, in http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=chapter&id=61&ib=151&ict=1840

5. Mạnh Tử, quyển 3, Đằng Văn Công (Thượng), câu thứ tư.

6. Vũ Thành, Sđd, tập 2, tr. 77-81.

7. Ibid. tập 2, tr. 402.

8. Ibid. tập 3, tr. 225-226.

9. Tử Cống viết: “Phu tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã, phu tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã”. Dịch. – Tử Cống nói: “Công trình nghiên cứu về văn hóa (như Thi, Thư, Lễ, Nhạc) của thầy (tức Khổng tử) thì chúng ta được nghe, còn quan niệm về thiên tính và đạo trời của thầy thì chúng ta không được nghe” (Luận Ngữ, Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, V.12). Phàn Trì vấn trí. Tử viết: “Vụ nhân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ”. Vấn nhân. Viết: “Nhân giả tiên nan nhi hậu hoạch, khả vị nhân hĩ”. Dịch. – Phàn Trì hỏi thế nào là trí (sáng suốt). Khổng tử đáp: “Chuyên tâm làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỉ thần nhưng tránh xa, như vậy có thể gọi là trí” (Ibid., VI.20)

10. Phan Khôi: Gia đình ở xứ ta, nay cũng đã thành ra vấn đề rồi in: Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 83 (21.5.1931).

11. Phan Khôi: Cái chế độ gia đình nước ta đem gióng với luân lý của Khổng Mạnh In Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 85 (4.6.1931)

12. Xin xem Trần Văn Toàn, BÀN VỀ THUYẾT ‘’TAM PHỤ’’ TRONG ĐẠO Thiên Chúa, MỘT BƯỚC ĐI VÀO VĂN HÓA VIỆT NAM, http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=57&ia=363

13. Vũ Thành, Sđd, t ập 2, tr. 221-225

14. A. FRANCISCO CARDIM - TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI (A); Hồng Nhuệ dịch; Paris 1989, In: http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=77&ict=624

15. Mai Đức Vinh, In: 60 năm Giáo xứ Việt nam Paris, 1947-2007, Giáo Xứ Việt Nam Paris; 2010, tr. 579

Thánh Phêrô Dumoulin-Borie Cao

Linh Mục Thừa Sai Balê (+1838)

Thánh Matthêu Nguyễn Văn Đắc

Trùm Họ (+1861)
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Lời Ngài đọc trong lễ Mình Máu Chúa
Trần Ngọc Mười Hai
07:58 30/05/2013
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Lời Ngài đọc trong lễ Mình Máu Chúa năm C 02.6.2013



“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,”

Trong lòng và đang tắm máu sông ta!”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Lc 9: 11-17

Hiển hiện ở trong lòng, lại cứ níu kéo hồn ai cả một đời. Hiển hiện ở Mình Thánh, vẫn là tình Chúa được thánh Luca diễn tả ở trình thuật, hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca mô tả lễ hội mừng kính Mình Máu Chúa, để mọi người suy tư việc Chúa hiển hiện nơi Thánh Thể. Thật ra, lễ Mình Máu Chúa được cử hành là để nhắc nhở con dân trong Đạo hãy nhìn vào sự việc xảy ra trong quá khứ ngõ hầu còn cảm kích, biết ơn.

Biết ơn, không là hành-xử đơn thuần chỉ nói mỗi lời “cảm ơn”, rồi quên sót. Biết ơn, là biết bỏ giờ ra mà cảm kích những gì mình nhận được là ân huệ Chúa ban. Biết ơn, là cảm nghiệm đầy uy lực đối với mỗi người và mọi người. Cảm nghiệm, đối nghịch với những bất ưng trường kỳ mà nhiều người gặp phải ở đâu đó. Biết ơn, là biết rõ tâm tình mình cảm kích vẫn khác với cách-thế ta biểu lộ, vào mọi ngày. Biểu lộ, vào tiệc thánh cuối năm phụng vụ qua đó Chúa sống lại là vì ta và cho ta nên hãy cảm, biết ơn

Cảm kích biết ơn mầu nhiệm Chúa chết đi và sống lại vì con người, việc này không chỉ mỗi ta là biết làm và cần làm. Chính Chúa cũng làm thế với Cha Ngài, vào mọi lúc. Như Kinh sách có nói:“Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ.” (Mt 26: 27), “Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông và tất cả đều uống chén này.” (Mc 14: 23) Xem như thế, Chúa vẫn cảm kích/biết ơn Cha vì Cha kêu mời Ngài hy sinh mạng sống làm của ăn/thức uống, cho muôn người. Tóm lại, Chúa cảm kích/biết ơn Cha Ngài trong mọi việc, là vì ta.

Cảm kích/biết ơn, là động thái mà người Do thái phải hoàn tất trong mọi việc. Thánh vịnh 107 diễn tả những người trở về từ nơi lưu đày cũng hát vang câu: “Allêluia, họ cảm tạ Yavê, vì Người tốt lành, vì Người miên man vạn đại.”(Tv 107: 1) Cả ngôn sứ Giêrêmia cũng đã nói: “Hãy cảm tạ Giavê các cơ binh vì Người tốt lành, vì ơn Người miên man vạn đại” (Gr 33: 11)

Đọc kỹ bài thương khó về nỗi thống khổ của Chúa, ta hiểu được toàn bộ nỗi nhục hình và cái chết của Chúa là động thái cảm tạ Cha là Đấng làm nên mọi sự được tốt đẹp. Và, việc Chúa trỗi dậy từ cõi chết, cũng là tiếp tục động thái cảm kích/biết ơn Cha đã tỏ bày thánh ý Ngài, qua sống lại. Thế nên, mừng Lễ Mình Máu Chúa, là để ta hoà nhập với Chúa trong cảm kích/biết ơn Cha mà Ngài từng thực hiện suốt một đời. Tiếp như thế, khiến ta trở thành con người đổi mới, rất khác hẳn. Mọi việc trong đời, ta nhờ đó mà cảm kích Chúa đã biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Ngài, ở Tiệc Thánh. Nên, Lễ Mình Máu Chúa là lễ hội đặc trưng, độc đáo để ta có cơ hội mà cảm kích, biết ơn hoài.

Cảm kích/biết ơn cách đặc trưng/đặc thù ở Tiệc Thánh, ta cùng trở thành Thân Mình Chúa, hệt như ta đang thủ vai trò chủ yếu trong vở kịch những 4 màn:

Màn 1, lúc khởi đầu, khi Thần Khí Chúa là là trên mặt nước và thoạt đó có tiếng nói của Giavê Thiên Chúa vẫn cứ bảo: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là "đất". (STK 1: 11) Thần Khí luôn phong phú, hiệu nghiệm là hành động phối hợp giữa Lời và Thần Khí làm nên sự sống ở khắp nơi. Và đó là Lời theo cung cách vũ trụ dâng lời cảm tạ Tạo Hoá.

Màn 2, lúc thần sứ Chúa đến Truyền Tin cho Đức Maria, lại cũng là Thần Khí khi trước khoả lấp mặt nước đã đưa Mẹ đi vào khung trời thụ thai nẩy nở và Lời đã nhập thể làm người. Nơi cung lòng Mẹ, Thần Khí làm cho đất trời nổi lên một sự kiện, là: nhân loại là của Đức Giêsu Kitô. Bằng cách này, Đức Giêsu lại đã dâng lời cảm tạ Cha là Đấng làm nên tất cả, hết mọi sự.

Màn 3, là lễ hội hôm nay có động thái cảm kích/biết ơn cứ mãi tiếp tục. Vị chủ tế đặt tay lên bánh và rượu, tức thì dấu-hiệu Thần Khí bay là là trên trần thế và cả trên Mẹ để rồi tặng ban sự sống cho Chúa. Và khi ấy, vị chủ tế lập lại lời Chúa nói, khi trước: “Này Mình Ta, này Máu Ta!” Cùng lúc ấy, sự sống của Chúa đã trổi vụt lên phía trước; và bằng vào hình thức bánh/rượu, Đức Chúa Phục Sinh đã ở với con dân Ngài. Ngài ở giữa họ, như một hiện diện đích thực chứ không theo cung cách tượng trưng.

Chúa hiện diện nơi Bánh Thánh và Rượu Thánh, không là sự hiện-diện của ký ức ở trong đầu ai đó, mà là hiện diện đích thực của Chúa nơi Tiệc Thánh, dù ta có nghĩ hay không về Ngài. Ngài không hiện hiện chỉ bằng vào hành động như điện thư do ai đó gửi cho chính mình; mà là một hiện diện thực tế có toàn-bộ thực thể Ngài. Lúc chủ tế đọc lời truyền phép biến bánh rượu thành Mình Máu Chúa, ngay khi ấy đã có đổi thay. Thánh Tôma gọi sự đổi thay này, là phép là tuyệt-kỹ Chúa từng làm. Kinh nghiệm về đổi thay nơi ta, không có gì tương đương với thực thể là thế hết. Nhờ uy lực của Thần Khí và hiệu năng của Lời, thực thể bánh/rượu đã biến thành thực thể sâu thẳm là Đức Kitô. Nếu ai đó lại cứ hỏi: “Làm sao ra được thế?” thì câu trả lời rút từ câu của thần sứ nói với Đức Mẹ: “Với Chúa, không có gì Ngài là không thể!”

Thế nên, Lời Chúa là Lời sáng tạo, hiệu nghiệm. Lời Ngài mang tính-chất sản-sinh. Sinh sản mọi sự. Sản sinh ra Chúa là Đức Kitô. Lời Ngài, là Lời đỡ nâng/vực dậy khiến Ngài trỗi dậy từ cõi chết. Lời Ngài, đã khiến cho điều Ngài nói ra trở thành thực tại rất thật, ngay bây giờ. Bởi thế nên, khi Chúa-là-Lời-mặc-lấy-xác-phàm từng tuyên bố: “Này là Mình Ta” thì đó là lúc Ngài đích thực hiện diện nơi Thánh Thể, vào Tiệc Thánh.

Màn 4, là lúc hiệp thông/rước Chúa sau truyền phép. Khi chủ tế cầu Chúa sai ban Thần khí Ngài đến ngự giữa chúng ta là người tham dự Tiệc Thánh, chính đó là lúc hoa trái thánh thiêng nơi Ngài ở lại mãi, nơi ta. Thần Khí Chúa biến đổi bánh/rượu thành Thân Mình Đức Kitô đã đổi thay tâm can chai đá của ta thành con tim đích thực rất xác thịt. Và khi ấy, ta san sẻ cũng một bánh thánh để nên một trong yêu thương. Vâng. Chính lúc ta nhận lãnh Mình Chúa ở Tiệc Thánh, là lúc động thái hỗn hợp giữa Lời và Thần Khí biến đổi con người của ta thành Thân Mình Chúa. Có như thế, ta mới trở thành trời mới, đất mới, là Mình Chúa.

Xem thế thì, hiệp thông rước Chúa cứ nối dài, là sự việc cho thấy cuộc sống của Đức Chúa Phục Sinh đã tặng ban cho ta và cắm rễ sâu trong tâm can của ta. Sự việc này cứ thế tiếp diễn cho đến ngày Chúa ở trong ta, với ta và mọi người. Bằng động thái ban tặng ân huệ rất thanh thoát, tức sự việc ‘cảm kích, biết ơn”, biến thành Mình Thánh Chúa, mọi người mới có thể chúc tụng vinh danh Cha, rất cả sáng. Khi ấy, Mình Máu Chúa đã thật sự trở nên vĩnh cửu, suốt mọi thời.

Khi cử hành Tiệc Thánh, là ta thực hiện động thái cảm kích/biết ơn ở Nước Trời. Tiệc Thánh ta cử hành là động thái, là lời khởi đầu cho mọi động tác biến đổi thành Thân Mình Chúa. Và, phụng vụ ta cử hành là động thái ta nếm trước Thánh Thể. Và khi ta cử hành Tiệc Thánh như thế, là ta san sẻ sự hiệp thông rất thánh. Là, sờ chạm vào quà tặng yêu thương. Là, làm hết mình để cảm kích/biết ơn như thế mãi đến muôn đời.

Xem như thế, thì Tiệc Thánh không là sự việc của lý trí, rất thông minh. Bởi, với những người chỉ biết đến thông minh trí tuệ, thì đó là chuyện viển vông, vô nghĩa. Tiệc Thánh ta cử hành cũng không là chuyện thơ văn, nghệ thuật. Bởi, người làm nghệ thuật thường có giây phút thấy mình bối rối, khó chịu. Thế nên, nghệ nhân ai cũng chỉ mỗi thế, không mang đủ tính chất rất đẹp của chân-thiện-mỹ, dù là mỹ thuật hay mỹ-nghệ, cũng đều thế.

Tiệc Thánh không hẳn chỉ là chuyện đạo. Với người đạo hạnh, chỉ làm có mỗi thế cũng chưa đủ gọi là đạo hạnh, sốt mến. Vì thế nên, điều đó cho thấy: nếu chỉ trở thành người tu trì như thế thôi cũng chưa hẳn là tu trì, đạo đức. Tiệc Thánh không là ý niệm sáng rõ hoặc lối thờ-cúng ta ấp ủ. Việc này vẫn hơn cả chuyện thờ kính cũng rất nhiều, bởi đó chính là Tình yêu được ban phát, rất ở đây. Bây giờ.

Tình yêu ta nhận lãnh, sẻ san và sống thực, chính là lòng cảm kích, rất biết ơn. Phải chăng đó là hành-xử đầy xa hoa, đắt giá? Có thể là như thế. Bởi lẽ, sống tu đức có thể là hành-xử đầy tính xa xỉ phẩm, nhưng đó là quà tặng Chúa ban cho ta theo cách cũng rộng lượng, đầy xa xỉ. Tuy là thế, quà tặng Ngài phú ban, không một ai thu lại được. Và ta đã quen thế rồi, nên vẫn có quyền được như thế. Và ta không thể sống mà lại không được nhận quà tặng ấy, kể cũng lạ.

Trong cảm nghiệm về những hành-xử đầy cảm kích/biết ơn, ta lại sẽ ngâm nga lời thơ hay rằng:



“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,

Trong lòng và đang tắm máu sông ta.”

(Hàn Mặc Tử - Biển Hồn Ta)



“Tắm máu sông ta”, là lối nói của nhà thơ vẫn đắm mình trong Mình Máu Chúa, rất yêu dấu. Và, khi đã tắm bằng ân huệ Mình Máu Thánh rồi, ta cũng cảm kích/biết ơn Đấng tặng ban cho ta Thần Mình Ngài, rất như thế.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch
Chuyện Phiếm đọc sau Lễ Mình Máu Chúa Năm C 23-6-2013



“Buồn ơi! Thế nhân là thế,”.

“Sao người yêu vẫn cứ say mê?

Buồn ơi! yêu đương là thế,

Sao tình ta mãi mãi đam mê.”
(Nguyễn Ánh 9 – Buồn Ơi Chào Mi!)



(Ga 20: 19-22)

Chữ nghĩa người đời, làm sao diễn tả được hơn thế, về chuyện buồn? Văn thơ ở đời, đâu nào chuyển tải nổi tâm trạng của bạn hiền mình buồn tình, những hát thêm:



“Buồn ơi! Ta xin chào mi.

Khi người yêu, đã bỏ ta đi.

Buồn ơi! Ta xin chào mi.

Khi tình yêu, chắp cánh bay đi.”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)



Vâng. Thế đó, là tâm tình được người nghệ sĩ trẻ mang tên là Bằng Kiều, diễn tả ý/lời của ai đó, trong buổi nhạc hội mang chủ đề: tiếng hát Bằng Kiều ở Revesby, Sydney tối hôm 10/5/2013.

Nghe Bằng Kiều hát bài “Buồn ơi, chào mi”, bần đạo đây chẳng thấy gì buồn tiếc nỗi niềm của “tình yêu đã chắp cánh bay đi”, nhưng chỉ thấy nghệ sĩ rất không buồn mà chỉ gào thét, mấy câu:



“Người yêu… cho ta niềm đau,

Buồn hỡi!...cho ta quên mau.

Buồn ơi! Hãy đến với ta.

Để quên, chuyện tình xót xa.”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)



Thấy người nghệ sĩ cứ luôn ới gọi: “Buồn ơi! hãy đến với ta, để quên chuyện tình xót xa”, bần đạo cũng chẳng thấy gì buồn bằng nghe “Ông” cháu nội nứt mắt mới chỉ 5 tuổi đầu đã biết lân la gạn hỏi đôi câu tiếng Anh rất ý nghĩa, như sau:



“-Nội à!

-Gì thế cháu?

-Mẹ cháu bảo: Nội buồn bà cố vừa mới chết, đúng không nội?

-Đúng. Già rồi thì phải chết. Nhưng chết là về với Chúa/với Phật, đó cháu à!

-Thế, nội già chưa? Nội cũng sắp chết rồi phải không?

-Đúng đấy! Nội nay cũng già nhưng chưa được chết đâu, cháu ạ.”



Thế đó, thực tế của cuộc đời. Đời người và đời mình, vẫn có những chuyện buồn rất khá sợ. Sợ buồn. Sợ chết. Sợ mất hết niềm vui sống ở đời, rất con người.

Thế nhưng, về tình buồn, mỗi người cảm nghiệm một cách. Có cách nhậm lẹ khi bị người tình hay người đời bỏ bê, ê chề, giống nghệ sĩ. Có trường hợp, con nguời mình lâu nay chìm đắm trong nỗi buồn mất mẹ, mất người thân, lại bị bồi thêm bằng những thông tin cũng khá buồn ở đâu đó, vãn cứ bảo:



“Tuần vừa qua, có tin chị Brenda Heist ở Mỹ từng biến mất, sau khi đưa con đến trường rồi thả xuống trước cổng trường tiểu học ở Pensylvania. Từ đó đến nay, sau 11 năm trời, mới xuất hiện. Mọi người đều tưởng chị bị bắt cóc làm con tin hay sao đó, như kỳ thật chị đã tự ý bỏ trốn biệt, sau khi bị cơ quan an sinh từ chối tài trợ tình trạng của người mẹ đơn chiếc.



Theo lời chị kể với ngành cảnh sát, thì: liền sau đó, buồn quá, chị mới ra công viên/bìa rừng ngồi khóc cho đỡ buồn, bất chợt gặp nhóm người leo núi rủ chị gia nhập cùng leo núi cho bớt buồn. Và trong một thoáng rất nhanh, chị đã theo họ, cố để bớt căng thẳng thần kinh, vì nhiều thứ xảy đến quá nhanh, cũng rất khó.” (x.Tamara Rajakariar, Brenda Heist case reveals increase in mothers who leave their children, MercatorNet 11/5/2013)



Buồn là thế. Nhưng, người người sống ở đời đều có thể giống như ai đó, vẫn cứ bảo: “Buồn ơi! Chào mi.” Bởi, dù buồn đến thế nào đi nữa, thì người buồn cũng đâu nào muốn chào hỏi bất cứ ai. Ngược lại, chỉ thấy cộng thêm vào với nỗi buồn chồng chất khi nhận tiếp một tin tức:



“Dù thấy buồn, và có hơi sững sờ khi nghe tin đó, nhưng tôi định bụng sẽ bỏ qua một bên những tin tức đại loại như thế, và cứ coi đó chỉ là chuyện hãn hữu ít khi thấy. Thế nhưng, đọc bài viết của Peggy Drexler là Phó Giáo sư Tâm lý thuộc đại học Cornell, Hoa Kỳ đồng thời là tác giả của loạt bài mang tên “Our Fathers, Ourselves: Daughters, Fathers and the changing American Family, tạm dịch là “Người Cha của ta, và ta nữa, những người con gái và người Cha và Gia đình ở Mỹ đang đổi thay”, thì đây lại là khuynh hướng rất đáng báo động. Phó Giáo sư này, từng công nhận rằng: con số các bà mẹ đơn chiếc bỏ rơi con cái để đi hoang như thế, trước đây, cũng không nhiều. Nhưng, nay thì con số các bà mẹ như thế lại đã thoát ly gia đình đầy ràng buộc, và con số này đang gia tăng ở mức đáng kể. Nội ở Hoa Kỳ mà thôi, con số những người cha đơn côi lại đã tăng lên gấp ba lần kể từ năm 1982 cho đến 2011. Dù muốn dù không, nay cũng thấy nhiều nhóm hội/đoàn thể đã hỗ trợ các bà mẹ chọn bỏ rơi gia đình lại, bất kể con của mình còn nhỏ tuổi không thể sống không có mẹ.” (Xem Tamara Rajakariar, bđd)



Nếu bảo rằng: khi buồn bực, người nào cũng có thể và rất dễ làm bất cứ sự gì dù không thiết thực hoặc không phải phép. Trái lại, có nhiều vị tuy không buồn là mấy, nhưng vẫn có thể mang nặng trong đầu những suy tư buồn chán đến độ cứ ngâm nga những lời ca vô nghĩa hoặc thiếu thực tế, như:



Nếu trên đường tình ta lẻ loi một mình

Thì trên con đường đời ta có mi,

Buồn ơi!”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)



Buồn là gì, mà sao anh/sao chị cứ ới gọi mãi lại còn ủ rũ người ra như thế? Buồn tình hay buồn đời, buồn chán người đời đâu có là thực thể hay thực tế cuộc đời đâu mà nhiều vị lại cứ tìm đến nói rồi níu và kéo! Níu và kéo, đến độ đôi khi còn dài dòng tâm sự như lời kể lể của một vị khác cũng từng nói:



“Trong mấy ngày qua, các tin tức giật gân về chuyện 3 nữ phụ nọ bị bắt cóc biệt tích đến mươi năm vào những năm 202, hay 2004 gì đó, ở Cleveland bang Ohio Hoa Kỳ, đã khiến một số người vội mừng vì đã kịp thời phát kẻ chủ mưu. Riêng tôi, tôi không thấy có gì để mừng về chuyện phát hiện kẻ chủ mưu đúng lúc đúng thời, mà chỉ thấy buồn và lo cho gia đình của nạn nhân phải sống thế nào khi vỡ chuyện.



Sở dĩ tôi buồn và lo, là vì: khi mất đi một lúc những 3 người thân thuộc, hẳn người trong gia đình, dù vững tâm đến mấy cũng không khỏi buồn rầu rồi tưởng tượng: làm sao chuyện ấy lại xảy đến với gia đình mình? Cảnh khó tưởng tượng hơn, khi cứ nghĩ về thân phận của người mất tích, chẳng biết bây giờ sống chết ra sao. Và từ đó, sẽ có cảm giác khá lạ kỳ khi cứ phải tiếp tục sống và sinh hoạt với bạn bè/người thân xa hoặc gần cả vào lúc sự việc vừa xảy đến.



Tôi càng không thể tưởng tượng nổi sự việc lại có thể buồn đến chết được khi thấy gia đình của nạn nhân vụ bắt cóc và cưỡng hiếp kể ở trên cứ phải tiếp tục sống trong chuỗi ngày dài những thê thảm. Trường hợp mẹ ruột của cô bé tên Berry đã phải chết ít năm sau đó vì truỵ tim mạch. Còn người cha của bé em tên là De Jesus lại đã phải cho rọi hình của con gái mình thật lớn để cứ chiều chiều nhìn vào đó mà gọi tên con, mau trở về. Cũng là chuyện buồn thế kỷ khi cuộc sống cứ thế tiếp diễn cách nhạt nhẽo bất kể ai đó có buồn bực hoặc chóng quên đi đến kết cục bằng việc phải trả một giá khá đắt.” (Xem Tamara Rajakariar, Cleveland Abduction Victims’ Lives Changed Forever, MercatorNet 08/5/2013)



Bàn về chuyện buồn, mỗi người bàn mỗi cách, mỗi kiểu. Có kiểu và cách của người nghệ sĩ vẫn cứ hét và cứ gào mãi những câu như:



“Buồn ơi! Thế nhân là thế…

Sao người yêu, vẫn mãi say mê?

Buồn ơi! Yêu đương là thế…

Sao tình ta, cứ mãi đam mê?”

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)



“Thế nhân là thế”, tức như thể: “Vẫn mãi say mê”. Say mê đây, không hẳn chỉ mỗi chuyện “cứ mãi đam mê”, mà còn như người nghệ sĩ lại cứ hát thêm:



“Người yêu! Cho ta niềm đau…

Buồn hỡi! cho ta quên đau…

(Nguyễn Ánh 9 – bđd)



Bàn chuyện “buồn thế kỷ”, người sống ở đời lại có ý nghĩ rất khác biệt. Khác ở chỗ, theo nhà Phật thì “Tứ Diệu Đế” (Sinh, Lão, Bệnh, Tử) vẫn là thứ nhân sinh cũng khá buồn. Muốn thoát khỏi vòng nhân sinh “buồn” này, chỉ có cách là ta đi vào chốn “sắc sắc không không” rất diệt dục, và coi nhẹ cuộc sống như tơ hồng, rồi sẽ thấy. Thấy, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua, tợ mây khói.

Thế còn người nhà Đạo mình thì sao?

Nhà Đạo mình, bàn chuyện vui nhiều hơn buồn. Bởi thế mới Kinh có Sách gọi là Tin Vui An Bình hoặc Tin (rất) Mừng. Vui là vui khi “có hai người, ý phục trắng ngời đã đứng bên họ, và nói:



“Các ông, người Galilê,

tại sao các ông cứ đứng đó nhìn trời?

Đức Giêsu đây,

Đấng vừa siêu thăng xa cách các ông,

Ngài sẽ đến cùng một thể như các ông thấy

Ngài đi về Trời.”

(Cv 1: 11-12)



Và, đấng bậc hiền từ còn nói rõ hơn khi ghi chép lời của Thầy mình:



“Thầy để lại bình an cho anh em,

Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.

Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian.

Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.28

Anh em đã nghe Thầy bảo:

"Thầy ra đi và đến cùng anh em".

Nếu anh em yêu mến Thầy,

thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha,

bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.29

Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra,

để khi xảy ra, anh em tin.”

(Ga 14: 27-29)



Thật ra thì, có buồn hay không buồn do có nhiều thứ vẫn đến với ta, vẫn là đời người. Đời người còn rất nhiều thứ để ta sống vui, chứ không buồn. Buồn sao được, khi bậc thánh hiền ở Tin Mừng, vẫn cứ nhắc nhở mọi người sống trong đời “hãy quẳng gánh lo (buồn) đi” mà vui sống, dù cuộc đời mình có đi vào ngay giữa đường hầm, đầy tăm tối.

Hãy cứ vui, bởi lẽ Chúa đã đến và Ngài đang ở gần cận những người khổ đau, sầu buồn, lẻ loi một mình. Chúa đến, như Ngài đã hứa, có Thần Khí Đấng Ủi An Chữa Lành hết mọi sự. Sự thật thì, Chúa đã đến không chỉ có mỗi ngày Hiện Xuống rất “Ngũ Tuần”, nhưng còn là mỗi ngày và mọi ngày. Ngày Chúa đến, Ngài vẫn muốn mỗi người và mọi người hãy tự mình vận dụng mọi khả năng từ trí tuệ đến quan năng xác thể cùng quyết tâm thực hiện mọi điều tốt đẹp khả dĩ chữa lành mọi trục trặc ngoài ý muốn.

Chúa Hiện Đến, bằng cách này hay cách khác, là để thêm ân huệ, quà tặng mà ta vẫn muốn và vẫn xin. Rất nhiều lúc, con người như ta chẳng cần xin xỏ hoặc cầu khấn, nhưng Ngài vẫn biết rõ nguyện ước của mỗi người và mọi người nên Ngài mới sai Thần Khí hiện đến vào và từ lễ Ngũ Tuần để con dân Ngài nhớ mà thực hiện những điều Ngài căn dặn. Có như thế, người người mới mong quẳng gánh lo buồn rười rượi, rất khó bỏ.

Và Chúa đến, để chữa lành mọi sầu buồn của con người như quà tặng “nhưng-không”. Quà tặng ấy là thời gian. Là, sự quên lãng, hoặc cả đến nỗi niềm hưng-phấn sống với những sự rất mới mẻ. Quà tặng Chúa gửi đến, như thể ân huệ chợt đến với những người có nhu cầu cần giải quyết, hệt như truyện kể để minh-hoạ ở bên dưới:



“Truyện rằng:

Một cụ già đầu râu tóc bạc, đi không còn vững, nhưng tinh thần vui tươi, vui vẻ chấp nhận cuộc sống với những thiếu thốn tiền bạc và rắc rối trong gia đình. Người ta hỏi cụ:

- Làm sao cụ có thể an vui như thế?

- Thưa, tôi suy nghĩ và nhìn đời bằng ba cái nhìn.

- Như thế nghĩa là gì?

- Thưa, tôi nhìn lên, nhìn xuống và nhìn ngang.

- Xin cụ giải nghĩa thêm.

- Vâng, trước hết, tôi nhìn lên trời và nhớ rằng công việc chính yếu của tôi là đạt tới Nước Trời. Trên đó cha tôi...đang chờ tôi. Tôi luôn sống thuận theo Ý Trời, Ý Cha tôi.



Rồi tôi nhìn xuống đất, nghĩ rằng tôi sẽ nằm trong đó sau khi chết, một chỗ thật bé nhỏ. Thánh vịnh nói: "3 tấc đất mới thật là nhà"



Sau cùng, tôi nhìn ngang, nhìn đến biết bao nhiêu người đàn ông, đàn bà, trẻ em bên cạnh tôi, trên khắp trái đất này có khi còn nghèo hơn tôi, cực khổ hơn tôi, bị oan ức hơn tôi, thiệt thòi hơn tôi: có người bị cùi, có người bị điên, có người bị bệnh Aids...Tôi còn hơn nhiều người. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria, tôi còn sống đây, chưa phải vào Hỏa ngục.



Ba cái nhìn đó làm tôi sống hạnh phúc, vì tôi biết có Chúa yêu tôi, tôi không than vãn trách móc kêu ca ...như hồi tôi chưa vào đạo Chúa....



"Mọi sự đời này sẽ qua đi, nhưng ai thi hành Ý Chúa sẽ tồn tại muôn đời”



Nói cho cùng, thì hỡi bạn và tôi, ta hãy nhớ cho rằng: dù ta có nhân-cách-hoá “nỗi buồn” cách mấy đi nữa, thì buồn vẫn hoàn buồn. Vẫn chẳng là nhân sinh hay nhân vị để ta cứ ới gọi hay bái chào, rồi kêu gào nhiều trách móc. Chi bằng, ta hãy cùng người nghệ sĩ khác, hát về cuộc đời người bằng những lời khá vui, sau đây:



“Ðừng lau nước mắt,

đừng che tiếng khóc.

Dù nghe đắng cay trong lòng.

Buồn ta cứ khóc,

cần chi phải giấu.

Đời đau có ai thương mình.

Đời tuy nhớp nhúa.

Vẫn gượng cười nhìn ganh đua.

Và chẳng trách hay chê cười.”

(Lê Hựu Hà – Cuộc Đời)



Hát thế rồi, hỡi bạn và hỡi tôi, ta dù có buồn cũng hãy tìm về Lời Chúa để được ủi an, như sau:



“Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy,

thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm.

Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa,

bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.13

Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin,

thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.14

Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”

(Ga 14: 12-14)



Vậy thì, chỉ còn một điều rất đáng xin, là: Xin Chúa cho tôi và cho bạn, sẽ mãi mãi tin lời Thầy, tự khắc sẽ hết buồn. Bởi lẽ, Lời Ngài là Tin Vui An Bình, rất ủi an.



Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn mang theo trong người

một quyết tâm tựa hồ thế, mỗi khi buồn.

Nhất thứ là khi cụ bà nhạc mẫu vừa qui tiên,

tròn trăm tuổi.
 
Hằng số của chim câu
LM. Hồng Phúc
19:49 30/05/2013
HẰNG SỐ CỦA CHIM CÂU

Khí hậu đổi thay
Toàn trái đất nóng lên một độ,
Là nguyên nhân phát sinh băng tan, núi lửa
trải rộng khắp hành tinh.
Hai cực trái đất, băng vĩnh cửu chuyển mình,
đe doạ nghiêm trọng môi sinh trái đất.
Theo nghiên cứu mới nhất,
cuối thế kỷ này một phần hai thực vật lâm nguy,
phần ba sinh vật bị đe doạ vì
nếu trái đất nóng lên bốn độ!(*)
Chim bồ câu lần nữa
Cho thế giới ngạc nhiên:
Là loài chim giữ thân nhiệt thường xuyên
không phụ thuộc nhiệt độ thiên nhiên thay đổi!


Người Kitô hữu
Sống giữa môi trường xã hội
Thế giới hưởng thụ, duy vật chất, tràn lan.
Có nghe chăng Lời Chúa âm vang:
“Chiên Ta biết Ta”(Ga 10,14)
“Chúng không nghe tiếng lạ”(Ga 10.5)
Như chim câu, điều hoà thân nhiệt bằng mọi giá.
Người Kitô hữu
phải luôn tạc dạ Lời Chúa truyền ban.


Giới trẻ hôm nay
ham thanh chuộng lạ.
Hội nhập không chọn lọc
văn hoá Đông – Tây.
Tiếp nhận đó đây nền văn minh sự chết.
Lắc lư ma tuý,
“Đập đá” Heroine,
Đắm chìm trong giấc mộng game,
HIV, AIDS bóng đêm rợn rùng!

Tiếng lạ não nùng
“Lương tâm không bằng lương tháng!”
Vì “Bóng tối không tiếp nhận ánh sáng”(Ga 3,19)
Hỏi đàn chiên nhận ra tiếng lạ chăng?


Bồ câu từng vây quanh
Tượng Đức Mẹ diễu hành.
Ngay tại Fatima
năm Một Chín Bốn Sáu (**)
Ba chim bồ câu trắng,
dưới chân tượng Mẹ,
suốt hai tuần,
theo đoàn diễu hành tới Lisbon.
Bồ câu thức tỉnh con
sắt son
về bên Mẹ,
yêu thương và chia sẻ.

Mẹ đã lên đường âm thầm mà mạnh mẽ.
Thăm viếng I-sa-ve người chị họ phúc ơn.
Magnificat - lời kinh nào hơn
Mẹ toát lên cung du dương cảm tạ!
Mẹ dạy con ra khỏi lòng băng giá
Thăm viếng tha nhân, người cô quả lữ hành.





---------------------------------

(*) Theo nghiên cứu của trường Đại học vùng Đông Anglia (UEA)
(**)Trích The 101 Times
Vol. 7, No.2, Summer, 1995
101 Foundation
P.O Box 151
Asbury, New Jersey 08802-0151
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sum Họp Gia Đình
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:26 30/05/2013
SUM HỌP GIA ĐÌNH
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Gia đình trên thuận dưới hoà,
Quý hơn tiền của ngọc ngà muôn xe.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 24-30/5/2013 - Thế giới Công Giáo cầu nguyện cùng Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:40 30/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thông báo về giờ cầu nguyện chung ngày 2 tháng 6

Trước khi bắt đầu chương trình hôm nay, chúng tôi xin lưu ý quý vị và anh chị em là theo thông báo của Tòa Thánh vào ngày Chúa Nhật 02 tháng Sáu, tức là Chúa Nhật Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả người Công Giáo trên toàn thế giới cùng cầu nguyện với ngài cho Giáo Hội được thánh thiện hơn để đương đầu với những thách đố cam go và phức tạp; cho anh chị em tín hữu Kitô ngày nay vẫn còn đang bị bách hại khốc liệt trên thế giới; cho những người đau khổ; và cho những người bị loại ra ngoài lề xã hội.

Đây là biến cố lịch sử chưa từng xảy ra khi tất cả người trên thế giới cùng hiệp ý cầu nguyện với Đức Thánh Cha trong cùng một thời khắc.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichellla, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hoá cho biết:

"Đây sẽ là một thời khắc lịch sử, bởi vì trong một tiếng đồng hồ các Vương Cung Thánh Đường trên toàn thế giới sẽ hiệp thông với Đức Giáo Hoàng trong giờ chầu Thánh Thể. Chúng tôi đã nhận được một sự hỗ trợ lớn cho sáng kiến này: giờ đây sáng kiến này vượt qua giới hạn của các Vương Cung Thánh Đường để lan rộng đến các hội đồng giám mục, các giáo xứ và dòng tu, đặc biệt là dòng kín và các tu hội".

Để hiệp thông với Đức Thánh Cha, chúng ta được mời gọi để chầu Mình Thánh Chúa tại các Vương Cung Thánh Đường hay tại các nhà thờ có tổ chức Chầu Mình Thánh Chúa. Ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hay trong những hoàn cảnh không thể tham dự được cùng với cộng đoàn, chúng ta hãy hướng lòng về Thánh Đô Rôma hiệp thông cùng với Đức Thánh Cha trong Kinh Mân Côi.

Giờ cầu nguyện chung toàn thế giới sẽ diễn ra vào ngày Chúa Nhật 2 tháng Sáu từ 5h tới 6h chiều giờ Rôma. Tại California là 8h sáng Chúa Nhật. Tại Washington DC và Ottawa là 11h giờ sáng.Tại Việt Nam lúc ấy là 10 giờ tối. Tại Perth là 11 giờ tối. Tại Adelaide là 0h 30 ngày thứ Hai. Tại Brisbane, Sydney, và Melbourne là 1 giờ sáng ngày thứ Hai.

Đức Tổng Giám Mục Jose Octavio Ruiz Arenas, tổng thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hoá nhận định rằng:

“Thật là khích lệ lớn lao cho tất cả các Kitô hữu khi biết rằng chúng ta đang cầu nguyện cùng với Đức Thánh Cha cho cùng những ý chỉ chung. Trước hết, chúng ta cầu xin cho Giáo Hội được thánh thiện hơn, tinh khiết hơn và không vướng bụi trần. Sau đó, chúng ta cầu nguyện cho các Kitô hữu trở nên là hiện thân của tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Cuối cùng, cho một điều rất thân thiết với Đức Thánh Cha là những người đau khổ và bị gạt ra ngoài lề xã hội"

2. Đức Thánh Cha Phanxicô ướt đẫm nước mưa trong buổi triều yết chung 29/05/2013

Dưới bầu trời xám xịt và sau đó là mưa tầm tã, một con số kỷ lục là 90,000 anh chị em tín hữu đã đứng chật quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha. Bất chấp mưa và gió lộng, Đức Thánh Cha đã đi trên chiếc xe jeep mui trần để chào đón những người hành hương. Ngài ướt đẫm nước mưa.

Khi tiến lên lễ đài, Đức Thánh Cha đã phải dừng lại để lau khuôn mặt ướt đẫm của ngài trước khi bắt đầu buổi triều yết chung thứ Tư 29 tháng Năm.

Trong buổi triều yết chung hôm nay, Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề gay góc là một ý tưởng sai trái nhưng khá phổ biến trong xã hội khi nhiều người nói: “Tin Chúa nhưng không thuộc về Giáo Hội” hay “Tin Chúa nhưng không tin các linh mục”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng bất chấp những khổ đau và tội lỗi của nhân loại, Giáo Hội mang con người đến gần với Thiên Chúa, và thực chất, Giáo Hội là hiện thân đại gia đình con cái Chúa trên trần gian.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Trong buổi triều yết chung hôm nay tôi muốn nói về Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa. Giống như người cha nhân hậu trong dụ ngôn người con hoang đàng, Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta sống trong tình yêu của Ngài và chia sẻ sự sống của Ngài. Giáo Hội là một phần thiết yếu trong kế hoạch này của Thiên Chúa, chúng ta đã được tạo dựng để biết và yêu mến Thiên Chúa và, bất chấp tội lỗi của chúng ta, Ngài tiếp tục kêu gọi chúng ta trở về với Ngài.

Khi đến thời viên mãn, Ngài đã sai Con của Người đến với thế gian để khai mạc một giao ước mới và vĩnh cửu với nhân loại qua hy tế của Chúa Kitô trên thập giá. Từ hành động tột đỉnh này của tình yêu hòa giải, Giáo Hội được sinh ra, trong nước và máu chảy từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Kitô.

Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần Chúa đã sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng về tình yêu Thiên Chúa đến tận cùng trái đất. Chúa Kitô không bao giờ có thể bị tách rời khỏi Giáo Hội của Người, là Giáo Hội mà Ngài đã thiết lập như một đại gia đình con cái Thiên Chúa.

Hôm nay, chúng ta hãy cam kết canh tân tình yêu của chúng ta đối với Giáo Hội và để Giáo Hội thật sự là gia đình các con cái Chúa, nơi mà tất cả mọi người cảm thấy được hoan nghênh, thông cảm và yêu thương.

3. Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm và dâng thánh lễ tại một giáo xứ thuộc giáo phận Rôma

Hôm Chúa Nhật 26 tháng 05, Lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm và dâng thánh lễ đầu tiên tại một giáo xứ thuộc giáo phận Rôma. Giáo xứ được Đức Thánh Cha viếng thăm là giáo xứ thánh Elisabeth và Dacaria.

Đức Thánh Cha đến giáo xứ vào lúc 8h45. Ngài gặp gỡ và chào hỏi các gia đình và trẻ em được rước lễ lần đầu cũng như các bệnh nhân phải ngồi xe lăn. Thánh lễ bắt đầu vào lúc 9h30. Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã tự mình trao Mình Thánh Chúa cho các trẻ em được rước lễ lần đầu và các bậc phụ huynh.

Các trẻ em đã là trung tâm của buổi lễ. Thật vậy, Đức Thánh Cha đã dành phần lớn bài giảng của ngài để giảng về Chúa Ba Ngôi cho trẻ em.

Ngài nói:

“Cha hỏi các con: ‘Ai trong các con biết Thiên Chúa là ai’. Nào, các con hãy giơ tay lên, hãy nói cho cha biết! Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất. Và có bao nhiêu Chúa, phải một không các con? Nhưng có người nói với cha rằng, Thiên Chúa là ba: Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần! Làm sao để giải thích điều này? Có một nhưng lại là ba? Và làm sao có thể giải thích rằng, một Đấng là Chúa Cha, Đấng khác là Chúa Con, và Đấng khác nữa là Chúa Thánh Thần? Nói lớn lên các con. Lớn hơn nữa. Đúng rồi. Ba là một, Ba Ngôi trong một.”

Một trong những khoảnh khắc xúc động nhất trong chuyến viếng thăm này là vào cuối Thánh Lễ các trẻ em được rước lễ lần đầu đã lên bàn thờ và cầu chúc muôn ơn lành cho Đức Giáo Hoàng bằng cách hát bài ‘Lời Cầu Chúc của Thánh Phanxicô’. Trong khi các trẻ em hát bài này, Đức Giáo Hoàng cúi mình về phía trước, như ngài đã làm trong buổi tối đầu tiên của triều đại giáo hoàng của ngài, khi các tín hữu trên Quảng trường Thánh Phêrô cầu nguyện cho ngài.

Đức Giáo Hoàng cũng cảm ơn các linh mục trong giáo xứ chào đón ngài và yêu cầu các vị, cũng như anh chị em tiếp tục là những "tuần canh" trong các vùng ngoại ô.

Đức Thánh Cha nói:

"Kính thưa vị tuần canh thứ nhất, vị tuần canh thứ hai, và các vị tuần canh, tôi thích những gì anh chị em nói. Đó là từ ngữ ‘ngoại ô’ mang cả hai ý nghĩa tiêu cực và tích cực. Anh chị em biết tại sao không? Bởi vì thực tại như một tổng thể được hiểu tốt nhất không phải từ trung tâm của nó, nhưng từ các vùng ngoại ô. Anh chị em cũng có thể hiểu tốt hơn về những gì anh chị em đã nói là hãy trở thành những người canh giữ"

Đức Thánh Cha giải thích rằng ngài đã đến thăm giáo xứ không chỉ trong tư cách là vị Giáo Hoàng nhưng chủ yếu là trong tư cách Giám Mục Rôma. Ngài cũng đã có vài lời giới thiệu cho hai vị thư ký riêng của mình là Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein và cha Alfred Xuereb.

"Anh chị em biết rõ hai linh mục này. Các vị là thư ký của Đức Giáo Hoàng. Nhưng Đức Giáo Hoàng là tại Vatican: hôm nay, người ở đây là Đức Giám Mục Roma! Cả hai vị đều rất tốt. Nhưng hôm nay một trong hai vị là cha Alfred, kỷ niệm 29 năm chịu chức của ngài! Anh chị em hãy mừng ngài bằng một tràng pháo tay! Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban cho ngài ít nhất là 29 năm linh mục nữa"

Sau buổi lễ, Đức Giáo Hoàng đi thăm các đường phố gần giáo xứ và ban phép lành cho dân chúng.

4. Đức Giáo Hoàng nói về mafia: Chúng ta hãy cầu nguyện để họ biết hoán cải

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói về mafia và những hậu quả tiêu cực của nó.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi đang suy nghĩ với nỗi buồn về những người nam nữ, thậm chí cả trẻ em, đang bị khai thác bởi nhiều thứ mafia, là những kẻ bắt họ phải làm công việc khiến họ trở nên nô lệ, như mại dâm chẳng hạn, với rất nhiều áp lực xã hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa hoán cải trái tim của họ, chúng ta hãy tha thiết xin Chúa cho những người nam nữ mafia biết hoán cải".

Những lời của Đức Thánh Cha có liên hệ đến một linh mục tử đạo là cha Giuseppe Puglisi, là người vừa được phong chân phước vào cuối tuần qua. Cha Giuseppe đã bị nhóm mafia "Cosa Nostra" giết hại cách đây 20 năm vào năm 1993.

Rất hùng hồn, Đức Thánh Cha nói:

"Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài."

Suy tư về ý nghĩa lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần không phải là một khái niệm mơ hồ, nhưng một cái gì đó rõ ràng và trực tiếp.

Đức Thánh Cha nói:

"Ánh sáng của lễ Phục sinh và Lễ Hiện Xuống canh tân mỗi năm trong chúng ta niềm vui và sự tự vấn đức tin để nhận ra rằng Thiên Chúa không phải là một khái niệm mơ hồ, hay trừu tượng, nhưng có một cái tên: “Thiên Chúa là tình yêu” Đó không phải là một tình cảm, một cảm xúc, nhưng là tình yêu của Chúa Cha, Đấng là nguồn gốc của mọi sự sống, là tình yêu của Chúa Con đã chết trên thập giá và đã sống lại, là tình yêu đổi mới con người và thế giới của Chúa Thánh Thần. "

Một nhóm các tín hữu hành hương Trung Quốc cũng có mặt trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với Đức Giáo Hoàng. Ngày 24 tháng 5, đánh dấu ngày mà tất cả người Công Giáo được mời gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, nơi mà tự do tôn giáo không được tôn trọng. Đức Thánh Cha đã cám ơn nhóm này đã thăm Tòa Thánh và ngài cầu nguyện với Đức Mẹ, để Mẹ phù hộ tất cả các Kitô hữu.

5. Vị Giám mục Trung Quốc bị quản thúc sử dụng phương tiện truyền thông để khuyến khích khách hành hương

Đức Giám Mục bị giam lỏng Mã Đạt Khâm của Thượng Hải đã sử dụng phương tiện truyền thông để hướng dẫn các tín hữu cầu nguyện khi người Công Giáo Trung Quốc kính trọng thể Đức Mẹ Xà Sơn vào ngày 24 tháng Năm, và cũng là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc.

Đức Giám Mục Mã Đạt Khâm, người đang bị quản thúc tại một địa điểm bí mật ở Xà Sơn, được Tòa Thánh chuẩn nhận là Giám mục hợp pháp của Thượng Hải. Đức Cha đã bị bắt hôm 8/7/2012, một ngày sau khi ngài được truyền chức Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải vì trong lễ tấn phong giám mục của mình, ngài đã tuyên bố rút ra khỏi Hiệp hội Yêu nước do chính quyền hậu thuẫn.

Dù bị giam, ngài đã tiếp tục đưa các bài viết lên mạng xã hội, khuyến khích các tín hữu Công Giáo cầu nguyện, nhất là cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã thiết lập ngày 24 tháng Năm là Ngày cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Ngày này trùng với ngày hành hương hàng năm đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn, gần Thượng Hải.

Khi kết thúc thánh lễ hằng ngày tại nhà nguyện ở Nhà trọ Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu cộng đoàn cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng, có sự đồng tế của Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy, vị Thư ký người Trung Quốc của Thánh Bộ Loan báo Tin Mừng, được kết thúc với một bài Thánh ca về Đức Mẹ Trung Quốc.

6. Đức Thánh Cha và các Giám Mục Italia tuyên xưng đức tin

Lúc 6 giờ chiều 23 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô và hàng Giám Mục Italia đã long trọng tuyên xưng đức tin tại Đền thờ thánh Phêrô nhân dịp Năm Đức Tin.

Buổi lễ này cũng trùng vào dịp Hội Đồng Giám Mục Italia kết thúc khóa họp toàn thể thứ 65 tại Vatican và kết thúc chương trình hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh kể từ đầu năm đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô gặp toàn bộ các Giám Mục của 226 giáo phận ở Italia.

Hiện diện tại Đền thờ có hơn 7 ngàn tín hữu, trong đó có đông đảo các linh mục và nữ tu.

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Itallia, đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha.

Đáp lại, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nồng nhiệt cám ơn các Giám Mục và khích lệ các vị trong các việc cam go được bàn đến trong khóa họp, đặc biệt là tăng cường vai trò của các Hội Đồng Giám Mục miền và giảm bớt con số quá đông các giáo phận tại Italia. Công việc này hiện do một Ủy ban nghiên cứu và Đức Thánh Cha nói là ngài biết những khó khăn mà Ủy ban gặp phải.

Buổi tuyên xưng đức tin được mở đầu với bài Thánh Ca năm Đức Tin và diễn ra dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha diễn giải câu hỏi của Chúa Giêsu với thánh Phêrô “con có yêu mến Thầy không?” và nhấn mạnh rằng “Mỗi thừa tác vụ trong Giáo Hội đều dựa trên cuộc sống thân mật với Chúa; bởi Chúa chính là mẫu mực việc phục vụ của chúng ta trong Giáo Hội, được biểu lộ qua thái độ sẵn sàng vâng phục, hạ mình xuống và hiến thân trọn vẹn”.

7. Đức Giáo Hoàng nhận được bộ hành trang World Youth Day

Chỉ còn hai tháng nữa là đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Để sẵn sàng cho chuyến đi lớn đến Brazil, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tổng giám mục của Rio, Orani João Tempesta, và với một nhóm các nhà tổ chức World Youth Day hôm thứ Sáu 24 tháng Năm. Trong cuộc họp, các vị đã bàn về tất cả các chi tiết trước ngày trọng đại vào ngày 23 Tháng Bảy.

Để chuẩn bị cho Đức Giáo Hoàng trong chuyến đi lớn phía trước, ban tổ chức đã dâng lên ngài một bộ hành trang World Youth Day, bao gồm cả ba lô, một đĩa CD, và những hình ảnh về bức tượng Chúa Giêsu tại Rio De Janeiro

8. Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy tìm kiếm sức mạnh ngay cả trong bối cảnh của những thách thức của cuộc sống

Trong Thánh Lễ buổi sáng hôm thứ Sáu 24 tháng 5 tại nhà trọ Casa Santa Marta, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng các Kitô hữu cần phải kiên nhẫn khi đối mặt với khó khăn. Ngài khuyến khích họ đáp ứng với tình yêu và sự tha thứ ngay cả trong thử thách.

Đức Thánh Cha nói:

"Chịu đựng đau khổ là chấp nhận những khó khăn của cuộc sống và mang vác chúng trên vai với sức mạnh. Như thế, khó khăn không kéo chúng ta xuống được. Mang vác chúng với sức mạnh là một nhân đức Kitô giáo! Thánh Phaolô đã nói nhiều lần: hãy chịu đựng, hãy nhẫn nại. Điều này có nghĩa là không để những khó khăn đè bẹp chúng ta. Nghĩa là Kitô hữu có sức mạnh để không bỏ cuộc, để đương đầu trước khó khăn với sức mạnh. Hãy đương đầu với khó khăn, nhưng đương đầu với sức mạnh. Không phải dễ đâu, vì chán nản ập đến, và ta bị thôi thúc bỏ cuộc: "Ồ, thôi nào, chúng ta đã làm những gì chúng ta có thể nhưng chẳng đi tới đâu." Nhưng không, cần có ân sủng để chấp nhận chịu đựng. Trong gian truân, chúng ta phải nài xin ân sủng này. "

Vì là ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, nên Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đàn Huy, tổng thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, và một nhóm đến từ Trung Quốc cũng tham dự Thánh Lễ

9. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các đại biểu từ Bulgaria và Macedonia

Ngày 24 tháng 5, Bulgaria và Macedonia kỷ niệm cuộc sống của hai thánh Cyril và Methodius, là các vị đã phát minh ra bảng chữ cái Cyrillic. Các ngài cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa và rao giảng Tin Mừng Kitô giáo trong các nước vùng Baltic.

Để đánh dấu ngày, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng Bulgaria và Chủ tịch quốc hội Macedonia.

Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng Bulgaria, Marin Raykov, trong khoảng 30 phút.

Đức Giáo Hoàng đã trao cho thủ tướng một vật dùng để mở thư trong khi Thủ tướng tặng lại ngài một bức tranh bằng bạc xi vàng với những cảnh của Tin Mừng.

Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ ông Trajko Valjanoski, người đang giữ chức chủ tịch quốc hội Macedonia.

Ông chủ tịch không bỏ lỡ cơ hội để mời Đức Giáo Hoàng đến thăm đất nước của mình.

"Đó là một niềm vui lớn để chào đón ngài, thưa Đức Thánh Cha. Con có vinh dự được chính thức mời ngài đến thăm Cộng hòa Macedonia. Đất nước đã sẵn sàng để chào đón Đức Giáo Hoàng.

"Sự thật là ở đây chúng con cảm thấy như ở nhà, nhưng chúng con sẽ rất vui khi có Đức Thánh Cha là khách mời của chúng con. Chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ rất quan trọng đối với Cộng hòa Macedonia. "

Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện với Valjanoski trong khoảng 20 phút.

Phái đoàn ngoại giao của Macedonia, cũng tha thiết đưa ra lời mời Đức Giáo Hoàng.

"Chúng con mời Đức Thánh Cha đến thăm chúng con, để trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm Macedonia."

Valijanoski đã trao tặng Đức Giáo Hoàng một món quà mà ông gọi là “món quà khiêm tốn”

"Đó là một món quà khiêm tốn từ Macedonia của quốc hội, phản ánh 1.200 năm truyền thống."

Đáp lại, Đức Giáo Hoàng tặng ông vật dụng để mở thư, rất đơn giản.

"Món quà của tôi thậm chí còn khiêm tốn hơn. Nhưng đó là từ trái tim. "

Trước khi từ giã Đức Thánh Cha, đoàn khách của quốc hội Macedonia đã nhắc lại lời mời một lần nữa.

- "Chúng con hy vọng chúng ta gặp lại nhau tại Macedonia."

- "Hy vọng, nhưng chúng ta hãy cầu nguyện."

Cho đến nay, kế hoạch dành cho các chuyến đi quốc tế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong năm 2013 chỉ là đến Rio Brazil, nơi ngài sẽ chủ sự Ngày Giới trẻ Thế giới.

10. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa

Đức Thánh Cha đã dành thời gian đến thăm Dòng Thừa Sai Bác Ái để mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Bếp ăn miễn phí của Tòa Thánh Vatican. Tại đây có một nhóm các nữ tu chăm sóc cho những người nghèo và túng quẫn từ ngày này sang ngày khác, chỉ cách Quảng trường Thánh Phêrô vài bước chân.

Nữ tu Mary Prema Pierick, Bề trên Tổng quyền của Dòng Thừa Sai Bác Ái cho biết: "Ngày này 25 năm về trước, ngày 21/05/1988, Đức Chân phước Gioan Phaolô II đã trao Nhà 'Dono di Maria' cho Chân phước Mẹ Têrêxa thành Calcutta".

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tòa nhà này được Đức Chân phước Gioan Phaolô II mong mỏi thực hiện, và đã được ngài khánh thành. Giờ đây nó trở thành hoa trái nhờ tác động của các vị thánh, và hoạt động của các vị chân phước là Đức Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêsa Calcutta. Các đấng thánh thiện đã từng hiện diện nơi đây. Thật là đẹp biết bao!"

Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ khoảng 100 người thường xuyên nhận được sự nâng đỡ từ các nữ tu truyền giáo, các thiện nguyện viên và cộng tác viên. Đức Thánh Cha mô tả đó không chỉ là ngôi nhà, nhưng là một gia đình, và là một trường học của bác ái. Ngài cho hay:

"Đây là một ngôi nhà, và khi tôi nói ngôi nhà có nghĩa đây là nơi chào đón, một căn nhà với môi trường nhân bản, nơi mà người ta cảm thấy thoải mái, một nơi để gặp gỡ những người khác, có cảm giác được bao bọc ở một nơi, trong một cộng đoàn".

Sau đó, ngài nhấn mạnh thêm rằng ngôi nhà là một hồng ân cho Giáo Hội, nhưng những người giúp đỡ cũng mang hồng ân đến cho Giáo Hội. Đức Thánh Cha giải thích rằng người ta có thể thấy Chúa Giêsu trên khuôn mặt của những người nghèo túng.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Chúng ta phải khám phá ý nghĩa của những ân sủng, của hồng ân, của tình liên đới. Chủ nghĩa tư bản cực đoan chủ trương lý lẽ của lợi nhuận bằng mọi giá, cho để mà nhận, khai thác mà không quan tâm đến con người. Đây là những hậu quả chúng ta thấy được trong cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống".

Sau đó, Đức Thánh Cha và các nữ tu bác ái lần chuỗi Mân Côi trước tượng Đức Mẹ Fatima.

Đức Thánh Cha đã tặng Nhà 'Dono di Maria' một số món quà trong đó có một giỏ thức ăn và bức hình Thánh Phanxicô Assisi.

Ngài chào hỏi từng người một, và có lúc ngài cũng nói tiếng Tây Ban Nha.

Đức Thánh Cha: "Hân hạnh được gặp con".

"Con từ đâu đến?"

"Con là người Ý nhưng sống ở Argentina 40 năm, ở Mendoza."

Đức Thánh Cha: "Con là người Mendoza à!"

"Thật là thú vị, hân hạnh được gặp con".

"Thật là thú vị được gặp Đức Thánh Cha, chúng con là mẹ và con gái."

Đức Thánh Cha:

"Con đến từ Mendoza phải không?"

"Con là người Mendoza"

Đức Thánh Cha:

"Con có nhớ rượu Mendoza không ?"

Với chuyến thăm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kế tục truyền thống của các vị tiền nhiệm. Đức Bênêđíctô XVI đến thăm Dòng Thừa Sai Bác Ái của Rôma vào năm 2008 và Đức Gioan Phaolô II viếng thăm vào năm 1988.

11. Đức Thánh Cha kêu gọi sự hiệp nhất, yêu cầu tất cả người Công Giáo cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc

Tin tức từ Trung quốc cho biết Đức Tân Giám Mục Mã Đạt Khâm của Thượng Hải, người đã bị nhà nước bắt giam lỏng tại chủng viện Xà Sơn đã gởi thư cho anh chị em giáo dân Trung quốc nhân ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội Trung Hoa 24/05/2013. Đức Cha Mã Đạt Khâm đã bị bắt hôm 8/7/2012, một ngày sau khi ngài được truyền chức Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải

Trong bài giáo lý tuần này, Đức Thánh Cha đã nói về Chúa Thánh Thần giúp người Công Giáo trong đời sống hàng ngày ra sao. Ngài đã đã ứng khẩu một vài lời, kêu gọi người Công Giáo xây dựng sự hiệp nhất. Ngài cũng yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho Trung Quốc và suy tư về đời sống cá nhân của họ.

Đức Thánh Cha đưa ra các câu hỏi: "Tôi phải làm gì với đời sống của tôi? Tôi có mang lại sự hiệp nhất hay không? Hay là tôi gây chia rẽ bằng việc tán gẫu và đố kỵ? Chúng ta hãy tự vấn bản thân về điều này".

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng vào ngày 24 tháng Năm, Giáo Hội mời gọi tất cả các tín hữu cầu nguyện cho người Công Giáo ở Trung Quốc, nơi mà tự do tôn giáo không được tôn trọng. Ngài kêu gọi:

"Tôi thúc giục tất cả mọi người Công Giáo trên khắp thế giới hiệp lời cầu nguyện với anh chị em của chúng ta ở Trung Quốc, cầu xin Chúa ban ơn để họ công bố đức tin bằng sự khiêm nhường và niềm vui. Để loan báo Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại; để trung thành với Giáo Hội của Ngài và Người kế vị Thánh Phêrô, để sống đời sống hàng ngày nhằm phục vụ đất nước và đồng bào của họ theo cách xứng hợp với đức tin mà họ tuyên xưng".

Tại Trung Quốc có khoảng 12 triệu người Công Giáo, nhưng họ chỉ được phép thực hành đức tin của mình dưới sự kiểm soát của chính quyền. Nghĩa là, chỉ các giám mục và linh mục được Hội yêu nước Trung Quốc phê duyệt và chỉ các giáo xứ đã đăng ký mới được hoạt động. Đó là lý do tại sao nhiều người Công Giáo theo Giáo Hội 'hầm trú' vốn trung thành với Rôma.

12. Đức Giáo Hoàng gặp đội vô địch bóng đá Ý

Sự thật không có gì phải che giấu là Đức Thánh Cha là cổ động viên hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Khi đội 'Juventus thành Turin' giành chức vô địch Ý, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các thành viên ban huấn luyện và đội trưởng của đội bóng.

Một điều khá rõ ràng là Đức Thánh Cha theo dõi những tin tức cập nhật về thể thao, nhất là có liên quan đến đội bóng San Lorenzo de Almagro mà ngài yêu thích.

Đức Thánh Cha đã tiếp đón họ tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican trong một cuộc gặp gỡ nhanh chóng, thân thiện và ít lễ tiết. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone cũng tham gia cuộc gặp gỡ.

Đức Thánh Cha nói: "Một ngày nọ, tôi đi ngang qua Quảng trường Thánh Phêrô trong một buổi triều yết chung. Từ trên xe giáo hoàng, tôi thấy một người la hét và mặc chiếc áo của đội San Lorenzo. Tôi thấy anh ta và tôi phản ứng như thế này..."

Mọi người cùng cười ồ lên. Đức Thánh Cha nói đùa về lợi ích của việc chơi thể thao và để nêu gương, ngài nói về Đức Hồng Y Bertone:

"Hãy nhìn vào vị Quốc vụ khanh của chúng ta. Giờ thấy ngài hạnh phúc ra sao rồi đó".

Thủ môn Gianluigi Buffon của đội Juventus đã trao tặng Đức Thánh Cha một chiếc áo có chữ ký của chủ tịch đội bóng là Andrea Agnelli. Anh cũng tặng ngài ông một bản sao thu nhỏ chiếc cúp vô địch của họ.

Trong buổi gặp gỡ thân thiện, họ cũng trao đổi về giải đấu mùa hè, khi đội Ý sẽ giao đấu với đội bóng Argentina. Mặc dù có vẻ Đức Giáo Hoàng quan tâm, nhưng ngài không nói là sẽ có kế hoạch tham dự.

13. Đức Thánh Cha: Hãy là muối cho đời, đừng trở thành những vật trưng bày trong bảo tàng viện về Kitô hữu.

Trong bài giảng vào sáng ngày 23 tháng Năm tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta của Vatican, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu hãy là "muối cho đời". Ngài mô tả đời người Kitô hữu như là một cuộc sống sinh động với 'hương vị' phản ánh đức tin, đức cậy, đức mến. Ngài cũng thúc giục họ chớ trở thành những vật trưng bày trong bảo tàng viện về Kitô hữu.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: "Căn tính Kitô không thuần nhất! Nhưng thể hiện trên mỗi người chúng ta tùy theo cá cách, đặc điểm và văn hóa riêng của mỗi người. Ta cần bảo vệ căn tính Kitô vì đó là một kho tàng quý báu. Tuy nhiên, căn tính này còn mang đến thêm cho mỗi người một điều nữa: đó chính là hương vị! Đặc tính Kitô giáo mà chúng ta có được thật tuyệt đẹp, vì nếu anh chị em tìm kiếm sự thuần nhất - và mọi người trở thành 'muối' trong cùng một cách thức, thì mọi thứ sẽ giống như người nội trợ nấu nướng nêm quá nhiều muối, người ta chỉ nếm được vị mặn của muối thay vì thưởng thức bữa ăn. Đặc tính Kitô giáo chính là: mỗi người là chính mình, với những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban tặng".

Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng 'muối cho đời' này phải được chia sẻ với tha nhân. Ngài giải thích thêm nếu chúng ta cất giữ nó, nó sẽ trở nên nhạt nhẽo và ẩm ướt.

14. Tổng thống El Salvador trao Đức Giáo Hoàng di hài của Đức Cha Oscar Romero

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng Thống El Salvador, Mauricio Funes, đến viếng thăm Vatican. Trong cuộc hội kiến, cả hai vị lãnh đạo đã bàn thảo vấn đề làm thế nào để Tòa Thánh và El Salvador hợp tác trong các lĩnh vực như bác ái, giáo dục, cuộc chiến chống nghèo đói và nạn tội phạm có tổ chức.

Một trong những điểm chính được đề cập đến là vấn đề Đức Cố Tổng Giám mục Oscar Romero. Vị tu sĩ Dòng Tên đã bị sát hại vào lúc cao trào của cuộc nội chiến hồi năm 1980 khi ngài cử hành Thánh lễ ở El Salvador.

Đức Thánh Cha gợi ý: "Chúng ta hãy nói về Đức Cha Romero".

Tổng thống đáp: "Đức Cha Romero đã giúp chúng tôi rất nhiều, nhất là khi đất nước của chúng tôi hướng đến tiến trình hòa bình".

Tổng Thống El Salvador đã tặng Đức Thánh Cha một phần của chiếc áo dòng mà Đức Cha Romero mặc khi ngài bị bắn chết. Ông nói:

"Với sự khiêm tốn hết sức, tôi muốn tặng ngài món quà này, đã được các nữ tu khâu lại với nhau. Đây là chiếc áo Đức Cha Romero mặc lúc đang dâng Thánh Lễ khi ngài bị sát hại".

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng tổng thống ba huy hiệu triều đại giáo hoàng của ngài. Sau đó, ngài chào ngoại giao đoàn tháp tùng với tổng thống và tặng mỗi người một tràng hạt.

Như thường lệ, trước khi tạm biệt, Đức Thánh Cha xin vị Tổng thống cầu nguyện cho ngài.

"Xin Thiên Chúa ban ơn lành cho Tổng thống. Hãy cầu nguyện cho tôi".

15. Thai nhi là “Một trong chúng ta”: Bảo vệ cuộc sống con người trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời

Ngày 18 tháng 10 năm 2011 đánh dấu một ngày đặc biệt đối với phong trào ủng hộ sự sống của châu Âu. Vào ngày hôm đó, Tòa án Tư pháp châu Âu công nhận phẩm giá của đời sống con người từ lúc thụ thai. Tòa án cũng nghiêm cấm hủy hoại phôi thai con người cho các mục đích nghiên cứu hoặc sản xuất.

Sau phán quyết này, các công dân châu Âu đưa ra sáng kiến thành lập phong trào “Thai nhi là một trong chúng ta” với ý nghĩa cần bảo vệ sự sống con người từ lúc thụ thai. Những người ủng hộ hy vọng phong trào sẽ kích hoạt một sự thay đổi có thể được thực hiện trên pháp luật châu Âu.

Ông Jaime Thị Trưởng Oreja, thành viên của Nghị viện châu Âu

"Một trong chúng ta,” là một sáng kiến mang đến cho châu Âu chúng tôi một cơ hội độc đáo để cản trở sự phổ biến nền văn hóa của cái chết. Sáng kiến này cho thấy rằng bằng cách làm việc chung với nhau, với các hiệp hội và các quốc gia khác nhau, chúng ta có thể chứng minh rằng châu Âu không phải đã chết về tâm linh. "

Để đạt được điều này, mọi người từ tất cả các quốc gia tạo nên Liên minh châu Âu, đang yêu cầu hỗ trợ. Mục tiêu của họ là nhằm đạt 1 triệu chữ ký. Tại thời điểm này, có khoảng 450.000 chữ ký.

Thị trưởng Jaime nói tiếp:

"Chúng tôi chắc chắn sẽ đạt được. Chúng tôi còn thời gian cho đến ngày 1 tháng 11. Tôi hy vọng rằng những người hỗ trợ cuộc sống có thể bước ra và ủng hộ sáng kiến này. Chúng tôi cần phải có một cuộc nổi dậy lớn ở châu Âu để gửi một thông điệp rõ ràng: chúng tôi không chấp nhận nền văn hóa hiện nay là thúc đẩy sự chết ".

Các trang web 'oneofus.eu' được xuất bản dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau. Mục đích là để bảo vệ thai nhi, và đặc biệt hơn để ngăn chặn việc Liên minh châu Âu cung cấp tài chính cho các hoạt động đi ngược lại nền văn hóa của cuộc sống.