Ngày 28-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 28/05/2014
CÂY CỎ NHỎ KHÔNG ĐẦU HÀNG
N2T

Thần vận mệnh vội vàng muốn đoạt đi sinh mệnh của cây cỏ nhỏ.
Ông ta dùng ánh mặt trời gay gắt đốt cháy nó, dùng mưa rào làm ngập lụt nó, dùng gió tuyết ức hiếp nó, cuối cùng cây cỏ nhỏ cũng bị che mất hơi thở.
Thần vận mệnh cười độc ác:
- “Cuối cùng mày cũng phải đầu hàng”.
Cây cỏ nhỏ lấy hơi thở cuối cùng nói:
- “Sự sống cho ông, sự cao quý thì tôi giữ lại”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Trước gươm đao, các vị tử đạo không biết đầu hàng, thà chết chứ không bỏ đạo, chối Chúa.
Bảy anh em và bà mẹ thời cựu ước đã thà chịu chết chứ không lỗi lề luật của cha ông (2 Mcb 7, 1-41).
Đọc hạnh các thánh, càng đọc càng thấy các ngài thật anh hùng, và ước gì mình cũng được tử đạo như các ngài…
Nhưng có thứ tử đạo nhẹ nhàng mà hiệu quả không kém, đó là tử đạo cho “cái tôi” của mình, nghĩa là từ bỏ cái ý riêng của mình để bắt nó đi theo hướng khác, hướng về Nước Trời. Cách tử đạo này không đổ máu, không có lý hình roi vọt, nhưng khó mà vượt qua nổi, nếu chúng ta không biết trang bị cho mình bằng thứ vũ khí như cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện.
Chỉ có cầu nguyện mới làm cho những hy sinh hãm mình và đau khổ của chúng ta đơm bông kết trái, và chỉ có cầu nguyện mới làm cho chúng ta can đảm vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:36 28/05/2014
N2T

18. Bất cứ hy vọng nào cũng không thể nói nó là tột cùng, và cũng không thể nói là quá mức, hy vọng của chúng ta càng lớn thì cái được càng nhiều.

(Thánh Terese of Lisieux)
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tạ ơn Đức Mẹ tại đền thờ Đức Bà Cả
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
03:07 28/05/2014
Đức Thánh Cha Phanxico đã đến viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào buổi sáng thứ ba để Tạ ơn Đức Mẹ về những thành quả từ chuyến tông du của Ngài đến Đất Thánh.

Đức Thánh Cha trở về Vatican vào tối thứ hai sau chuyến viếng thăm ba ngày vất vả tại Jordan, Palestine và Israel.

Đức Hồng Y Abril y Castello, giám quản Vương Cung Thánh Đường cho biết Đức Thánh Cha đến nhà Thờ Đức Bà Cả lúc khoảng 11 giờ sáng với một bó hoa dâng Đức Mẹ để tạ ơn về kết quả tốt đẹp của chuyến đi vừa qua và trao phó cho Mẹ hoa trái của chuyến hành hương của Ngài. Sau khi cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ, Đức Giáo Hoàng nói đôi lời chào mừng những người hiện diện tại Đền thờ trước khi Ngài rời khỏi đó lúc 11.30 sáng.

Đức Thánh Cha cũng đã đến thăm viếng Đền thờ mà chẳng báo trước vào sáng thứ sáu trước khi Ngài khởi hành cuộc hành hương Đất thánh. Ngài cũng đã làm điều tương tự như vậy trước cuộc hành trình đến Brazil vào tháng 7 năm 2013. Cuộc viếng thăm hôm nay ở ĐỀn Thờ Đức Bà Cả của Đức Giáo Hoàng là lần thứ chín kể từ khi Ngài làm Giáo Hoàng.
 
Đức Thánh Cha sẽ thăm Sri Lanka và Phi Luật Tân vào tháng Giêng năm 2015
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
03:09 28/05/2014
Đức Thánh Cha sẽ dành hai ngày cho cuộc viếng thăm Sri Lanka và sau đó là Phi Luật Tân vào tháng Giêng năm 2015, đó là công bố của Đức Giáo Hoàng trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Vatican.

Trong những câu hỏi được Đức Thánh Cha trả lời tại cuộc họp báo, Ngài cũng công bố chuyến viếng thăm trong tương lai của Ngài là Phi Luật Tân và Sri Lanka. Trong cuộc họp Ad limina gần đây của các Giám mục Sri Lanka, vấn đề được nói nhiều đến là nội chiến, về nhu cầu hòa bình và hòa giải. Người ta hy vọng rằng sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng sẽ chắc chắn thúc đẩy tiến trình hoà bình.

Trước đây, khi một nhóm hành hương được dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng giám mục Colombo viếng thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican, Đức Thánh Cha đã chào mừng đức Hồng Y Ranjith và cảm ơn Ngài vì lời mời đến thăm Sri Lanka. “Tôi hoan nghênh lời mời này”, Đức Thánh Cha nói “ và tôi nghĩ Chúa sẽ ban ơn này cho chúng ta”.

Một lần khác, Đức Thánh Cha Phanxico đã nói với những anh chị em Sri Lanka đang sống ở Ý rằng Ngài hy vọng sẽ tiếp nhận lời mời đến thăm quê hương của họ, nơi mà những vết thương của cuộc nội chiến vẫn còn cần được chữa lành.

Vào ngày 19 tháng 5 vừa qua, Đức tổng giám mục Manila của Phi Luật Tân, Luis Antonio Cardinal Tagle đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn của CNS rằng các kế hoạch đang xúc tiến cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Phi Luật Tân và Sri Lanka. Đức Hồng Y Tagle cũng cho biết thêm một trong những mục đích của Đức Giáo Hoàng, đó là để gần gũi với những người chịu đau khổ do bị bão (tháng 11) và động đất ( tháng 10).

Đức Thánh Cha là vị giáo hoàng thứ ba đến Phi Luật Tân sau Đức Giáo Hoàng Phaolo VI năm 1970 và Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Paolo II năm 1995.
 
Đức Thánh Cha ôn lại chuyến thăm Thánh Địa tại buổi triều yết chung Thứ Tư 28 tháng 5
Đặng Tự Do
04:09 28/05/2014
Trong buổi triều yết chung sáng thứ Tư 28 tháng Năm trước hàng mấy chục ngàn tín hữu và khách hành hương, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về chuyến thăm gần đây của ngài đến Thánh Địa. Ngài nhấn mạnh rằng cuộc hành trình trong mấy ngày qua là sự canh tân cam kết hoạt động cho sự hiệp nhất Kitô giáo và khuyến khích các nỗ lực hòa bình và hòa giải ở Trung Đông.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến

Cuộc tông du của tôi đến Thánh Địa trong những ngày này là một hồng ân lớn lao Chúa đã ban cho tôi và cho toàn thể Giáo Hội. Chuyến đi này là để kỷ niệm lần thứ năm mươi cuộc họp giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng phụ Đại kết Athenagoras. Biến cố ấy là một mốc quan trọng trên con đường hiệp nhất Kitô giáo. Đức Thượng Phụ Barthôlômêô và tôi đã cầu nguyện với nhau như anh em trước ngôi mộ của Chúa Phục Sinh và chúng tôi nhắc lại cam kết của chúng tôi dấn thân cho sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo Hội. Cuộc hành trình của tôi cũng nhằm để khuyến khích những nỗ lực của những người thiện chí đang dấn thân cho hòa bình ở Trung Đông và những người đang chăm sóc cho những người tị nạn và trẻ em, và những ai chịu ảnh hưởng của chiến tranh và bạo lực. Như anh chị em đã biết, tôi đã mời Tổng Thống Israel và Palestine cùng tôi cầu nguyện cho hòa bình.

Cuối cùng, tôi muốn củng cố đức tin của các cộng đoàn Kitô hữu ở Thánh Địa, ghi nhận những khó khăn của họ và hỗ trợ họ trong các công việc từ thiện và giáo dục. Cầu xin cho những lời cầu nguyện và sự liên đới của toàn thể Giáo Hội có thể giúp duy trì chứng tá của họ cho sứ điệp vui mừng và hoà giải của Tin Mừng, và giúp đem hồng ân hòa bình của Thiên Chúa trong những vùng đất đã được Chúa chúc phúc.

Tôi rất vui mừng chào đón các thành viên của Ủy ban Di dân Công Giáo quốc tế đang nhóm phiên khoáng đại tại đây với những lời chúc tốt đẹp cho những hoạt động liên đới của họ trong việc cung cấp những trợ giúp cần thiết cho rất nhiều anh chị em của chúng ta đang lúc quẫn bách. Tôi cũng chào đón hiệp hội Cảnh sát Công Giáo của Anh và xứ Wales đã được thành lập trên một trăm năm nay, và các thành viên của Tổ chức Các nhà lập pháp toàn cầu. Xin niềm vui và bình an của Chúa Phục Sinh tuôn đổ trên toàn thể anh chị em.
 
ĐTC mời gọi tín hữu cầu nguyện cho sự hiệp nhất, hòa bình tại Thánh Địa, Trung Đông và trên toàn thế giới
Linh Tiến Khải
11:47 28/05/2014
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung hơn 70.000 tín hữu sáng thứ tư 28-5-2014 tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tha thiết mời gọi tín hữu cầu nguyện thật nhiều cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô, cho nền hòa bình tại Thánh Địa, vùng Trung Đông và trên toàn thế giới.

Như qúy vị và các bạn đã biết, Đức Thánh Cha vừa mới công du ba nước Giordania, Palestine và Israel về, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với các tín hữu một số cảm tưởng và tâm tình của ngài. Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn các giới chức đạo đời, chính quyền Giordania, Palestine và Israel, cũng như tất cả mọi người đã cộng tác để chuyến viếng thăm được diễn ra thành công tốt đẹp.

Nhắc tới kỷ niệm chuyến viếng thăm và cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras tại Thánh Địa cách đây 50 năm, Đức Thánh Cha nói: Trong Công Đồng Chung Vaticăng II Đức Phaolô VI đã khai mạc các chuyến công du ngoài nước Italia của các Giáo Hoàng trong thời hiện đại. Cử chỉ ngôn sứ đó của Giám Mục Roma và Đức Thượng Phụ Costantinopoli đã đặt viên đá chỉ đường trên lộ trình đau khổ nhưng nhiều hứa hẹn của sự hiệp nhất giữa mọi kitô hữu, và từ đó tới nay đã có các bước tiến ý nghĩa. Vì thế cuộc gặp gỡ của tôi với Đức Thượng Phụ Bartolomaios, người anh em yêu mến trong Chúa Kitô, đã là cao điểm của chuyến viếng thăm. Chúng tôi đã cầu nguyện tại Mộ Chúa Giêsu cùng với Đức Thượng Phụ chính thống Giêrusalem Theophilos III và Đức Thượng Phụ Armeni Tông truyền Bourhan cũng như các Tổng Giám Mục và Giám Mục của các Giáo Hội khác nhau và các cộng đoàn, các giới chức chính quyền dân sự và nhiều tín hữu. Đức Thánh Cha chia sẻ cảm tưởng của ngài như sau:

Tại đây, nơi đã vang lên lời loan báo sự Phục Sinh, chúng tôi đã cảm thấy tất cả sự cay đắng và khổ đau của các chia rẽ còn hiện hữu giữa các môn đệ Chúa Kitô. Và điều này thật gây đau đớn, gây đau đớn cho con tim. Chúng ta còn chia rẽ. Tại nơi đã vang lên lời loan báo sự Phục Sinh, nơi Chúa Giêsu trao ban sự sống cho chúng ta, chúng ta còn một chút chia rẽ, nhưng nhất là trong buổi cử hành tràn đầy tình huynh đệ, qúy mến và tôn trọng nhau đó, chúng tôi đã cảm thấy mạnh mẽ tiếng nói của vị Mục Tử Nhân Lành Phục Sinh muốn làm cho tất cả mọi con chiên của Người thành một đoàn duy nhất; chúng tôi đã cảm thấy ước mong chữa lành các vết thương còn mở và kiên trì theo đuổi con đường hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn. Một lần nữa, như các vị Tiền Nhiệm đã làm, tôi xin lỗi vì những điều chúng ta đã làm để tạo ra sự chia rẽ này, và tôi xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta chữa lành các vết thương mà chúng ta đã gây ra cho các anh em khác. Chúng ta tất cả là anh em trong Chúa Kitô, và với Đức Thượng Phụ Bartolomaios chúng ta là bạn, là anh em, và chúng tôi đã chia sẻ ước muốn cùng nhau tiến bước, làm tất cả những gì có thể, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau làm việc cho đoàn chiên Chúa, tìm kiếm hòa bình, giữ gìn thụ tạo, chúng ta có chung biết bao nhiêu điều. Và như là anh em chúng ta phải tiến tới.

Một mục đích khác của chuyến hành hương này là khích lệ con đường tiến tới hòa bình trong vùng, là ơn của Thiên Chúa đồng thời cũng là dấn thân của con người. Tôi đã làm điều đó tại Giordania, tại Palestine và Israel. Và tôi đã luôn luôn làm điều đó như người hành hương, nhân danh Thiên Chúa và nhân danh con người, và mang theo trong tim một sự thương cảm lớn lao đối với các con cái của vùng Đất này đã sống trong chiến tranh từ qúa lâu rồi, và sau cùng họ có quyền biết tới hòa bình! Vì thế tôi đã khuyến khích các kitô hữu để cho mình được Chúa Thánh Thần ”xức dầu” với con tim rộng mở và ngoan ngoãn, để luôn có khả năng có các cử chỉ khiêm tốn, huynh đệ và hòa giải. Thần Khí cho phép có các thái độ đó trong cuộc sống thường ngày với các người của các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, và như thế trở thành những ”thủ công” của hòa bình. Hòa bình được làm một cách thủ công. Không có các kỹ nghệ chế tạo hòa bình. Nhưng người ta làm hòa bình mỗi ngày một cách thủ công, với con tim rộng mở để ơn của Thiên Chúa tới. Do đó tôi đã khích lệ các kitô hữu để cho mình được ”xức dầu”.

Tại Giordania tôi đã cám ơn chính quyền và nhân dân vì dấn thân của họ tiếp đón nhiều người tỵ nạn đến từ các vùng chiến tranh, một sự dấn thân nhân bản đáng được và đòi hỏi sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế. Tôi đã rất bị ấn tượng bởi lòng quảng đại của nhân dân Giordania tiếp nhận người tỵ nạn, biết bao nhiêu người tỵ nạn trốn chạy chiến tranh, trong vùng này. Xin Chúa chúc lành, chúc lành thật nhiều cho dân tộc hiếu khách này. Và chúng ta phải cầu nguyện để Chúa chúc lành cho sự tiếp đón này và xin anh chị em hãy đòi hỏi tất cả các cơ cấu quốc tế trợ giúp dân tộc này trong công việc tiếp nhận của họ. Đức Thánh Cha cũng báo cho tín hữu biết sáng kiến của ngài như sau:

Trong chuyến hành hương tại những nơi khác tôi cũng đã khích lệ các chính quyền liên hệ theo đuổi các cố gắng để giảm bớt các căng thẳng trong vùng Trung Đông, nhất là tại vùng đất Siria bị bầm dập, cũng như tiếp tục tìm kiếm một giải pháp công bằng cho cuộc xung khắc giữa người Palestine và Israel. Vì thế tôi đã mời tổng thống Israel và tổng thống Palestine, cả hai là những người đích thật của hòa bình và tạo dựng hòa bình, đến Vaticăng để cùng tôi cầu nguyện cho hòa bình. Và tôi xin anh chị em đừng để chúng tôi một mình: xin anh chị em cầu nguyện, cầu nguyện nhiều để Chúa ban hòa bình cho chúng ta, ban hòa bình cho vùng đất được chúc phúc ấy! Tôi tin cậy nơi lời cầu nguyện của anh chị em. Hãy cầu nguyện mạnh mẽ, hãy cầu nguyện trong thời gian này, hãy cầu nguyện nhiều để hòa bình tới.

Chuyến hành hương Thánh Địa này cũng là dịp củng cố trong đức tin các cộng đoàn kitô, đang đau khổ qúa nhiều, và để bầy tỏ lòng biết ơn của toàn thể Giáo Hội đối với sự hiện diện của các kitô hữu trong vùng này và trong toàn vùng Trung Đông. Các anh chị em này của chúng ta là các chứng nhân can đảm của niềm hy vọng và tình bác ái, là ”muối đất và ánh sáng” trong vùng Đất này. Với cuộc sống đức tin và lời cầu nguyện của họ và với sinh hoạt giáo dục và bác ái quý báu, họ hoạt động cho sự hòa giải và tha thứ, góp phần vào thiện ích chung của xã hội.

Với chuyến hành hương này là một ơn đích thật của Chúa, tôi đã muốn đem tới một lời hy vọng, nhưng tới lượt mình tôi cũng đã nhận được một lời hy vọng! Tôi đã nhận được nó từ các anh chị em, hy vọng ”chống lại mọi hy vọng” (Rm 4,18), qua biết bao nhiêu khổ đau, như các nỗi khổ đau của người chạy trốn quê hương của mình vì các xung khắc; như các nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người trong các vùng khác nhau trên thế giới này, bị kỳ thị và khinh rẻ vì niềm tin của họ nơi Chúa Kitô. Chúng ta hãy tiếp tục gần gũi họ! Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho nền hòa bình tại Thánh Địa và trong vùng Trung Đông. Ước chi lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội cũng nâng đỡ con đường tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các kitô hữu, để thế giới tin vào tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng đã đến ở giữa chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô. Và giờ đây tôi mời tất cả anh chị em cùng tôi cầu xin Đức Bà, là Nữ Vương Hòa Bình, Nữ Vương sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô, là ”Mẹ” của tất cả mọi kitô hữu: xin Mẹ ban hòa bình cho chúng ta, và cho toàn thế giới, và xin Mẹ đồng hành với chúng ta trên con đường hiệp nhất.

Rồi Đức Thánh Cha đã cùng tín hữu đọc một kinh Kính Mừng cho ý chỉ này.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương bắc Mỹ và Tây âu cũng như các nhóm hành hương đến từ các nước xa như Australia, Nam Phi, Philippines, Indonesia, Mêhicô, Argentina và Brasil. Đức Thánh Cha đã đặc biệt cám ơn các đoàn hành hương Giordania và Israel vì sự tiếp đón quảng đại và nồng hậu dành cho ngài trong chuyến tông du vừa qua. Ngài giữ gìn các kỷ niệm ấy trong tim và xin Chúa ban cho họ tràn đầy phước lộc, thịnh vượng và một nền hòa bình lâu bền.

Chào các đoàn hành hương Italia, đặc biệt là giới trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết tháng 5 kính Đức Mẹ sắp kết thúc. Ngài xin người trẻ biết chạy đến ẩn náu nơi Đức Mẹ khi gặp khó khăn, người đau yếu can đản đương đầu với thập giá mỗi ngày lấy Đức Mẹ làm điểm quy chiếu. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biến gia đình thành tổ ấm cầu nguyện và thông cảm lẫn nhau.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
ĐTC nhắc tới Lễ Đen . Nó là gì? dưới một cái nhìn sử học.
Trần Mạnh Trác
12:58 28/05/2014
Vừa mới đây trên chuyến bay trở về Roma sau cuộc Tông Du Do Thái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến Lễ Quỉ (Satanic Mass). Ngài tuyên bố sẽ gặp những nạn nhân bị xúc phạm và so sánh những tội ấu dâm cuả hàng giáo sĩ thì cũng giống như là một "Lễ Quỉ" vậy.

Lễ Quỉ còn được gọi là Lễ Đen (Black Mass). Trong bài này chúng tôi sẽ dùng chữ Lễ Đen vì đó là một danh từ thông dụng hơn.

Nói cách vắn tắt Lễ Đen là một sự Xúc Phạm trực tiếp đến bí tích Thánh Thể, nghi lễ cực trọng và là tâm điểm cuả đức tin Công Giáo.

Nhân dịp Ngày Thánh Thể tại đan viện Biển đức Thiên Tâm sắp khai mạc (từ mùng 5 cho đến 8 tháng 6, 2014), chúng ta cũng nên tìm hiểu về Lễ Đen để hiểu tại sao đó là một sự Xúc Phạm tới Thánh Thể.

Hy vọng sự hiểu biết này sẽ thúc đẩy mọi người yêu mến Thánh Thể hơn và làm việc đền tạ một cách sốt sắng hơn.


Những tài liệu về Lễ Đen.

Các nhà sử học khi tường thuật về Lễ Đen thường dùng những biên bản cuả các toà án và những 'ký sự' (heresiology) ghi chép lại những thảo luận giáo lý cuả Giáo Hội qua nhiều thế kỷ.

Những tài liệu đó được gạn lọc để loại bỏ những nghi ngờ (ví dụ có thể là những điều bịa đặt vì lúc đó đang có tranh chấp,) và cũng sẽ bị loại bỏ những vấn đề có liên hệ đến tâm linh vì chúng bị đánh giá là huyền hoặc, tâm bệnh hoặc khá lắm thì chỉ là những ý kiến chủ quan.

Còn có những tư liệu tôn giáo khác, goị chung là confessional document ( tài liệu giải tội) ví dụ như những án từ cuả Toà Ân Giải, lời chứng và lời tự thú, thì chỉ được coi là có giá trị về tâm lý xã hội cuả một cá nhân nào đó chứ không được coi là những biến cố lịch sử khách quan.

Vì gạn lọc nhiều như thế cho nên quan điểm cuả các nhà sử học thường không khẩn trương với vấn đề Lễ Đen cho bằng quan điểm cuả Giáo Hội.

Nhưng trong bài này chúng tôi sẽ chỉ bàn về Lễ Đen dưới cái nhìn cuả sử gia mà thôi chứ không đi vào lãnh vực siêu nhiên, thiết nghĩ rằng dù với cái nhìn hạn hẹp đó mà thôi thì cũng đủ cho thấy Lễ Đen đã là một điều đáng "ghê tởm" rồi (muợn lời cuả Bà Viện Trưởng DH Harvard Drew G. Faust, là một sử gia nổi tiếng.)


Lịch sử cuả Lễ Đen.

Không như luận điệu cuả những nhóm 'thờ Quỉ' tân thời nhận vơ là truyền thống Lễ Đen đã có từ lâu đời, và do đó việc thực hành này là một sự tiếp tục cuả một nền văn hoá, Giáo sư J. Gordon Melton, dậy môn lịch sử tôn giáo ở trường DH Baylor University cho biết rằng bằng chứng lịch sử về Lễ Đen trong quá khứ thì ít ỏi và không có chứng cớ nào là Lễ Đen đã được thực hành một cách liên tục bởi một tổ chức nào cả.

1- Những sai lạc trong thời kỳ Giáo Hội Sơ Khai:

Ngay từ thời Giáo Hội còn sơ khai thì bí tích Thánh Thể đã là một bí tích cao trọng nhất và được tôn kính bằng nhiều hình thức rất khác nhau, mãi cho tới khi Giáo Hội qui định xong một nghi lể chung mà chúng ta gọi là Lễ Misa thì các nghi thức về Thánh Lễ mới được thống nhất.

Trong giai đoạn giao thời đó, đã có những sai lạc bị Giáo Hội kết án, thí dụ như đám lạc giáo Borborites (một môn phái Gnostic) bị tố cáo là khuyến khích những hành động dâm ô trong thánh lễ và phạm tội ác như phá thai các thiếu nữ bị tai nạn mang bầu trong các lễ như thế.

Theo một số sử gia thì những sự việc ghê gớm kể trên chỉ là những vu cáo để loại trừ nhóm này chứ không chắc có thật. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng vào giai đoạn Giáo Hội sơ khai đó, ảnh hưởng cuả các nghi lễ tôn thờ dị thần vẫn còn đầy rẫy và vì vậy mà những sự việc khủng khiếp còn sót lại từ việc cúng tế các tà thần cũng có thể đã xảy ra.


2- Những sự phạm thánh trong thời Trung Cổ:

Vào thời Trung Cổ, trong lúc nghi thức Phụng Vụ cuả Thánh Lễ chưa được xác định rõ ràng như ngày nay, thì ở một số nơi, như bên Pháp, đã thịnh hành những nghi thức 'cá nhân' như Thánh Lễ cầu cho gia xúc mắn đẻ, Thánh Lễ để tìm người yêu, thậm chí có cả Thánh Lễ để trù ếm kẻ thù vv..Giáo Hội kết án những hình thức như thế là 'phạm thánh' (sacrilegious).

Cũng trong thời này, quyền lực cuả Giáo Hội bao trùm khắp Âu Châu, và nhiều phong trào đã lấy chứng cớ 'phạm thánh' để bài trừ các 'phù thủy' ở khắp nơi. Thời gian này để lại cho chúng ta nhiều tài liệu tố cáo những tên phù thuỷ ăn cắp Mình Thánh để làm buà ngãi.

Một lần nữa, một số sử gia coi những tài liệu này chỉ là những vu cáo bịa đặt nhằm tiêu diệt những người cạnh tranh với Giáo Hội là phù thủy. Nhưng GS Melton thì không ngạc nhiên, ông cho rằng những sự ăn cắp Mình Thánh để làm buà ngãi đã xảy ra thường xuyên hơn là chúng ta tưởng. Ông cho biết người ta vẫn tin rằng "con người có thể dùng những sự huyền bí để điều khiển vũ trụ làm sao cho có lợi cho mình."

3- Lễ Đen thời Thế Kỷ 16:

Những lạm dụng trên Thánh Lễ cho đến nay được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như lạm dụng, phạm thánh, sai lạc, vv.. Vị học giả và thẩm phán người Pháp tên là Jean Bodin cuả Thế Kỷ 16 có lẽ là người đầu tiên mô tả một việc gọi là 'Lễ Đen' trong sách 'De la démonomanie des sorciers' (Bàn về sự cuồng tín cuả phù thuật) (1580). Trong sách đó ông mô tả nhiều ma thuật cuả giới phù thủy. Ông tố cáo bà hoàng hậu Catherine de Medici đã thực hiện một Lễ Đen với những chi tiết ma quái rùng rợn. Nhưng bởi vì mục đích cuả ông là vận động chống lại giới phù thủy cho nên các sử gia loại bỏ tính cách lịch sử cuả ông.


4- Lễ Đen thời Vua Louis XIV:

Lễ Đen đầu tiên được sử gia công nhận là vào thời vua Louis XIV của nước Pháp (1638 – 1715). Ông vua này muốn dùng ma thuật để củng cố tình yêu cuả một mỹ nữ tên là Françoise Athénaïs (còn gọi là Madame de Montespan.) Ông dung nạp một linh mục Công Giáo đã bị thất sủng và ông linh mục này đã kết hợp Thánh Lễ với những nghi lễ cuả tà giáo để thực hiện một Lễ Đen.

Mục đích là để chế ra một loại dung dịch huyền bí bằng cách pha trộn Mình Thánh vào máu cuả một đưá trẻ sơ sinh bị giết ngay trong giây phút Truyền Phép.

"Họ lấy mạng một em bé trong buổi Lễ Đen đầu tiên", GS Melton than thở.

Những Lễ Đen kế tiếp cũng xảy ra trong thời vua Louis XIV và thực hiện ở cơ sở cuả mụ phù thủy giàu có có tên là Catherine Monvoisin (còn gọi là La Voisin) do ông linh mục Étienne Guibourg làm chủ tế, thường là để phục vụ cho những thân chủ quyền quí.

Mãi sau khi vụ "L'affaire des poisons" (vụ thuốc độc) bị phanh phui và mụ phù thuỷ Monvoisin bị đưa ra toà thì người ta mới hiểu rõ thêm về chi tiết Lễ Đen lén lút cuả mụ và linh mục Guibourg, đại khái đó là một Lể Misa thực sự, nhưng bàn thờ là tấm thân loã lồ cuả một phụ nữ, thường là cuả mụ Madame de Montespan, hai tay cầm nến. Mình Thánh sau khi truyền phép được dùng để chế tạo buà yêu.

Những Lễ Đen như thế có tên gọi là nghi thức Guibourg (tên cuả vị linh mục) và trở thành cái mẫu chung cho các Lễ Đen sau này.

Mụ Monvoisin có rất nhiều thân chủ và tổ chức những chi nhánh thành một mạng lưới rộng lớn với nhiều đồng nghiệp và trợ lý, mụ sản xuất ra cả thuốc độc để giết người và do đó bị đổ bể. Trong số các Lễ Đen mà mụ thực hiện, một vài buổi lễ đắt giá có hài nhi bị giết. Hài nhi bị đặt trong một cái bình lớn trên bụng người phụ nữ và bị thọc huyết.

Trong khoảng thời gian nhiều năm trước khi mụ bị bắt, đã có nhiều gia đình khai báo với Cảnh Sát là có trẻ em bị mất tích nhưng Cảnh Sát đã làm ngơ và khi sự việc đến tai vua Louis XIV thì nhà vua vội ra lệnh xử kín và tiêu hủy mọi biên bản. Mụ Monvoisin mau chóng bị đốt trên giàn hoả còn linh mục Guibourg bị gông cùm cho đến chết.

5- Lễ Đen thời Thế Kỷ 19, 20:

Sau hai thế kỷ 16 và 17 thì tài liệu ghi chép về Lễ Đen không còn có là bao nhiêu, và nếu có một dấu tích nào, thì rất hiếm nó đã xảy ra từ một tập đoàn có tổ chức, theo lời GS Melton.

Vào cuối thế kỷ 19, một văn sĩ Pháp tên là Charles-Marie-Georges Huysmans (bút hiệu Joris-Karl Huysmans) đã mô tả một Lễ Đen trong cuốn tiếu thuyết Là-bas (ở dưới đó, 1891).

Dù cho là một tiểu thuyết giả tưởng, những mô tả cuả Huysmans đã được nhiều người chú ý, đơn gỉan chỉ vì vào lúc đó không có cuốn sách nào đề cập đến nhiều chi tiết như thế. Mục đích của cuốn tiểu thuyết là để chế nhạo Quỉ chứ không phải là chống đối Hội Thánh.

Những nhóm 'thờ Satan' ngày nay khi muốn thực hiện một Lễ Đen nơi công cộng, thì luôn tuyên bố rằng chúng trình diễn sự việc dựa theo Huysmans để tránh cái tiếng là 'thù hận' với Giáo Hội.

Mặc dù trong hai thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã có nhiều tác phẩm khác đề cập đến Lễ Đen ở nước Pháp, nhưng không có một văn bản nào hướng dẫn nghi thức chi tiết ra cả. Những hướng dẫn chỉ xuất hiện sau những năm 1960, không phải ở bên Pháp mà ở bên Hoa Kỳ.

Cho nên, để trả lời câu hỏi liệu những nhóm tín đồ cuả Satan có thể yêu sách quyền thực hiện ở nơi công cộng một Lễ Đen vì lý do truyền thống hay tôn giáo không, GS Melton cho biết Lễ Đen không thể coi như là một nghi thức cuả một tôn giáo nào cả "Nhiều lắm thì nó chỉ là một sự nhạo báng một tôn giáo (Công Giáo) mà thôi. "

"(Từ trước) Cho đến những năm 1960, tài liệu về Lễ Đen có giá trị lịch sử thì rất ít và cách xa nhau. Và các nghi lễ thường là một cái gì đó khá bất hợp pháp như sử dụng máu, mạo phạm Giáo Hội hoặc, ít nhất, ăn cắp một Mình Thánh," GS Melton cho biết.

6- Lễ Đen ngày nay.

Lễ Đen ngày nay, theo nghi thức cuả nhóm 'Giáo Hội cuả Satan' ở San Francisco hay nhóm 'đền thờ Satan' ở New York, thì căn bản là dựa trên các nghiên cứu cuả Henry Taylor Fowkes Rhodes trong một cuốn sách tên là "The Satanic Mass," (Lễ cuả Satan) xuất bản năm 1954, rồi được tên Anton Szandor LaVey là người sáng lập ra 'Giáo Hội Nguyên Thủy cuả Satan' (First Church of Satan) ở San Francisco chế biến thêm ra.

Trong sách The Satanic Mass, Rhodes viết rằng ông không có một 'nguồn tin đầu tay' nào về nghi Lễ Satan (Black Mass) cả. Những chi tiết mà ông mô tả về Lễ Đen chỉ là những hỗn hợp dựa vào những điều đã biết dưới thời vua Louis XIV và cuốn tiểu thuyết giả tưởng của Huysmans. Nói cách khác, ông không thực sự chứng kiến một Lễ Đen nào, chỉ suy đoán ra mà thôi.


Tên Anton Szandor LaVey dựa vào sách cuả Rhodes đã viết ra cuốn 'Kinh Thánh của Satan' (năm 1969,) và việc thực hành Lễ Đen. Trong sách hắn mô tả Lễ Đen như sau:

"Một Lễ Đen cơ bản là một sự nhạo báng (parody) lễ Misa của Giáo Hội Công Giáo La Mã, nhưng có thể nới lỏng để châm biếm bất kỳ một buổi lễ tôn giáo nào khác."

Năm 1972, LaVey lại chế biến thêm những nghi thức cuả Lễ Đen (1972) như là dùng văn bản Latin cuả một lễ Công Giáo nhưng đổi mọi sự ngược lại, thí dụ như những sự kêu cầu danh Chuá thì trở thành tên cuả Satan, như trong “In nominee de nostre Satanas Lucifere Excelsis” (Nhân danh đấng vinh hiển Satan Lucifer.)

Tuy mục đích chính là xúc phạm tới Giáo Hội, nhưng bề ngoài, những nhóm 'thờ Satan' thường tuyên bố cách tráo trở rằng chúng tái diễn những buổi lễ dựa vào cuốn tiểu thuyết La-bas của Huysmans, tức là có ý nhạo báng Quỉ chứ không phải để chống Giáo Hội, để tránh cái tiếng gây 'thù hận' với Công Giáo.

Mới đây tên Greaves, phát ngôn viên cuả nhóm 'đền thờ Satan' ở New York, cũng tiếp xúc với các SV Câu Lạc Bộ Văn Hoá cuả Harvard bằng một luận điệu tráo trở như vậy, nhưng ngay sau đó thì lòi đuôi ra với những lời tuyên bố chế nhạo Công Giáo một cách hổn xược trên Facebook cuả nhóm.

Theo Giáo sư Melton thì những Lễ Đen do tên LaVey và đồng bọn thực hiện đã không có những việc phạm pháp như lấy máu ngườì hay dùng ma thuật, mà chỉ nhắm vào việc khích động khiêu dâm. Nếu có dùng máu thì đó là máu xúc vật. Sự chung chạ truy hoan thường diễn ra ngay trong và sau buổi lễ.

Xin nhắc lại là những nhà sử học bãi bỏ tất cả những sự kiện có tính cách siêu hình, do đó mà GS Melton đã không đề cập đến những nguồn tin đáng tin cậy, dù cho là ngoài Công Giáo, mô tả rằng trong một vài buổi lễ đã có hiện tượng quỉ vương hay quỉ con xuất hiện.

GS Melton nghĩ rằng số người theo phái Satan thì không nhiều (khoảng dưới 300) và việc cử hành Lễ Đen cũng không thường lắm.

Cao điểm cuả buổi lễ là sự xỉ nhục một 'Mình Thánh' ăn cắp từ một nhà thờ Công Giáo mang về. Trong phần 'hợp lễ', tên chủ sự sẽ chửi ruả vào 'Mình Thánh' và hoà với máu trong bình, rồi đặt xuống đất để cho đám đông khích động thay phiên nhau thao túng tùy ý thích cuả mỗi đứa. Sau đó chúng sẽ giành giật lấy một phần hỗn hợp ở trong bình để dùng làm một loại dung dịch kích thích.

Mặc dù lấy danh xưng là tôn thờ Satan, tên LaVey cho biết hắn không thực sự tin vào ai cả, chẳng vào Chuá cũng chẳng vào Quỉ. Danh xưng 'tôn thờ Satan' chỉ là một hình thức nổi loạn chống đối các định chế tôn giáo khắc nghiệt mà thôi, hắn cho biết hắn chỉ tôn thờ bản thân cuả mình.

Nói về tên LaVey này thì thà đừng nói còn hơn. Bỏ học từ lúc 16 tuổi và không có một nghề ngỗng nào nhất định. Những khoe khoang cuả hắn từ gốc tích cho đến tiền bạc, chức vụ, và bồ bịch với các minh tinh màn bạc đều bị phanh phui là phét lác. Những sách hắn viết cũng bị phanh phui là đạo văn, nghiã là chỉ chép lại từ nhiều sách khác, và văn bản tiếng Latin cuả Lễ Đen thì hễ có thay đổi ở đâu (từ vản gốc cuả Thánh Lễ Misa) thì có đầy dẫy những lỗi ngữ vựng và văn phạm.

Khi tên LaVey chết vì bị nhồi tim vào năm 1997, miả mai thay, hắn được đưa tới cấp cứu tại một bệnh viện Công Giáo là St. Mary's Medical Center ở San Francisco. Có tin (còn đang trong vòng tranh cãi) hắn đã hốt hoảng kêu lên những tiếng cuối cùng này trước khi chết: "Oh my, what have I done?" (Hỡi ôi, tôi đã làm gì vậy?)


Quan điểm cuả Giáo Hội.

Giáo Hội coi việc tôn thờ Satan là một sự ác, và kết án Lễ Đen là xúc phạm dù cử hành dưới bất cứ hình thức nào.

Qua kinh nghiệm mới đây tại trường Harvard (và có thể là ở bất kỳ một môi trường nào khác,) khi một nhóm SV dự định tài trợ cho một nhóm tôn thờ Satan cử hành một Lễ Đen nơi công cộng với lý do 'để tìm hiểu và sống kinh nghiệm lịch sử của các hoạt động văn hóa khác' , chúng ta có thể đúc kết quan điểm cuả Giáo Hội như sau:

1-Về việc tôn thờ Satan

Toà giám mục Boston viết: "Vì lợi ích của các tín hữu Công Giáo và cuả tất cả mọi người, Giáo Hội đã giảng dạy rất rõ ràng về việc tôn thờ Satan. Hoạt động này tách rời Con Người ra khỏi Thiên Chúa và ra khỏi cộng đồng nhân loại, đó là những điều trái ngược với sự thiện và lòng bác ái, và hoạt động đó đưa những người tham gia tới kề ngay bên bờ huỷ hoại của sự ác."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo mọi người về việc không nên ngây thơ hoặc đánh giá thấp sức mạnh của Satan vẫn hiện diện giữa chúng ta.

2-Về Lễ Đen

Giáo Hội kết án mạnh mẽ mọi hình thức Lễ Đen vì có những chứng cớ liên hệ với Quỉ, cổ võ những hành động vô luân và tạo môi trường cho tội ác.

Bản kiến nghị xin chữ ký và gửi tới ban giám đốc cuả nhà trường viết rằng:

"Hình thức thờ phượng Satan này không chỉ giễu cợt việc thực hành một bí tích là trung tâm của đạo Công Giáo , tức là Thánh Lễ , nó còn xúc phạm đến tất cả mọi người có niềm tin vào Chúa Kitô. Xa vời với việc thúc đẩy sự hiểu biết và thực hành văn hóa, sự kiện này, trên thực tế , cổ động cho sự miệt thị đức tin cuả Công Giáo nói riêng và cuả tất cả các tôn giáo nói chung. Chúng tôi (đồng ký tên dưới đây) là những người Công Giáo cũng như là những Kitô hữu khác , và là những người đang ủng hộ sự khoan dung và văn minh đích thực, và chúng tôi đang bị xúc phạm và bị tổn thương vì sự kiện này đã được phép xảy ra tại Đại học Harvard. "

Phát ngôn viên cuả tổng giáo phận Boston, ông Terry Donilon nói với báo chí: "sự kiện này (Lễ Đen) là một cuộc tấn công vào bí tích Thánh Thể, dù cho những người tổ chức có noí gì khác. Sự kiện này xúc phạm tới người Công Giáo và những người Thiện Tâm khác."


3-Về quyền phản đối

Để trả lời cho vấn nạn là "phải chăng sự khoan dung tôn giáo chỉ có nghĩa là khoan dung với những điều dễ chịu mà thôi không ?", linh mục Francis X. Clooney, giáo sư Thần học tại DH Harvard noí rằng phạm vi ĐH (và bất cứ ở xã hội nào) thì cũng có những giới hạn (there are limits to the school’s latitude,) mọi sự việc đều phải cân nhắc tới hậu quả.

Để nhận thức ra giới hạn đó chúng ta cần đặt câu hỏi "What’s next?" (rồi sau thì sao?) Ngài viết trên tờ báo cuả SV, tờ Harvard Crimson.

"(Nếu đưọc làm )Điều gọi là nỗ lực 'để tìm hiểu và sống kinh nghiệm lịch sử của các hoạt động văn hóa khác' này, thì trong niên học tới, có thể dẫn đến sự tái diễn việc bài Do Thái hoặc phân biệt chủng tộc hoặc chế nhạo di sản văn hoá cuả người Mỹ Da Đỏ hay những việc xúc phạm khác tới tôn giáo."

Linh mục Roger Landry , một cựu SV Harvard đang làm tuyên úy cho đài Catholic Voices USA còn xác định giới hạn đó là "sự nhạy cảm đối với người khác và vấn đề danh dự cuả cộng đồng xã hội. "

Cha Landry nói rằng trường Harvard "sẽ không bao giờ cho phép thực hiên tại trường, hoặc tại những tài sản liên hệ, một sự kiện nhạo báng niềm tin tôn giáo, mạo phạm các bản văn thánh , hoặc xúc phạm sự nhạy cảm và tinh thần của người Do Thái hay người Hồi giáo. "

"Tương tự như vậy , " Ngài nói thêm, " Trường Harvard sẽ không thể cho phép danh tiếng bị hoen ố bới các hoạt động hoặc quan điểm của một ' tổ chức sinh viên độc lập ' tái cử hành việc treo cổ người da đen hoặc đánh đập người đồng tính và phụ nữ."

Cha Landry so sánh sự kiện Lễ Đen này là giống như một cuộc lên đồng để giao tiếp với linh hồn của Adolf Hitler hoặc giống như một cuộc đốt kinh Koran công cộng. Cả hai việc, Ngài nói , sẽ tạo ra " tai hại khủng khiếp " cho cộng đồng Harvard và là một cái gì mà Harvard " sẽ không bao giờ muốn liên hệ với ."

Do đó, Cha Landry nói rằng vị viện trưởng của trường (hay người lãnh đạo xã hội) có "một trách nhiệm đặc biệt phải gìn giữ danh tiếng cuả cộng đồng (Harvard) và sử dụng vị trí nổi bật nhất cuả mình để làm cho tất cả mọi người (cuả Harvard) phục vụ cho những gì mà Harvard đã tôn quí ".


4-Về Phương pháp đối đầu

Khi chúng ta không có thể ngăn cản các hành vi xúc phạm như là Lễ Đen, thì chúng ta có quyền phản đối ôn hoà như là những nạn nhân và có phận sự phải cầu nguyện và làm việc đền tạ.

Cha Michael E. Drea, tuyên úy trưởng cuả Công Giáo tại DH Harvard, ra thông cáo khuyên các SV không nên có thái độ đối đầu (confrontation) nhưng hãy đề cao sự trông cậy vào ơn Chuá để 'bảo vệ niềm tin và các bí tích'.

Theo lời bình luận cuả linh mục Tân Giáo Luther Zeigler , Chủ tịch ban tuyên úy cuả Harvard , thì "Cách tốt nhất để chống lại sự thù hận là áp đảo nó với những nghĩa cử yêu thương và cầu nguyện".

Theo cách thức trên, tổng giáo phận Boston đã tổ chức một giờ đền tạ Thánh Thể tại nhà thờ St Paul , là nhà thờ cuả giáo xứ SV tại Đại học Harvard, sau đó là một cuộc rước Thánh Thể trên đường phố .

"Chúng tôi lấy sức mạnh từ Thánh Thể là cuộc sống của Chúa Kitô trên thế giới, để mang lại thông điệp của sự sống và tình yêu của Ngài vào thế giới, và là để trở nên những ngôn sứ hiệu quả của Tân Phúc Âm Hóa ", Cha Drea nói . "Chúng tôi muốn giúp mọi người hiểu biết về vẻ đẹp và là trung tâm của thần học Thánh Thể của chúng tôi và như thế nào mà chúng tôi được nuôi dưỡng bằng món quà tuyệt vời này là Mình, Máu , Linh Hồn và Thiên Tính của Chúa chúng ta . "

"Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để chiến đấu chống lại ma quỷ là bản thân chúng ta kết hợp với Chúa trong lời cầu nguyện , " Ngài nói, " và xin được ơn kiên trì , để cho sự thật của Ngài được thông xuốt, và làm nhân chứng hiệu quả của Ngài với thế giới về sự thật đó ."
...
Với phương pháp đó, đã có nhiều ngàn người đổ xô về tham dự giờ đền tạ Thánh Thể và rước kiệu ở Harvard. Bản thân bà Viện Trưởng Drew G. Faust, một người ngoài Công Giáo, cũng xin được tham gia và nhân danh là Viện Trưởng, lên tiếng kết án Lễ Đen một cách nặng lời.

Trước một sự phát biểu tràn ngập như thế, cuộc cử hành Lễ Đen dự định thực hiện ở Harvard đã tự bãi bỏ.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhạc sĩ Tô Hải, cựu đảng viên Cộng sản, gia nhập Đạo Công Giáo
John Phạm
10:07 28/05/2014
Sài Gòn- “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”, đó là một lời trích từ bài giảng hôm qua, 25 tháng 5, của cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Vẫn như mọi khi, những ngọn nến lại được thắp lên để cầu nguyện cho một đất nước Việt Nam được thật sự hoà bình và phồn thịnh. Nhưng điểm nhấn của tối qua là niềm vui mừng của các tín hữu tham dự thánh lễ khi được đón chào một người anh em mới vào gia đình Công Giáo, nhạc sĩ Tô Hải.

Tưởng cũng nên nhắc lại một vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ này. Tên đầy đủ của ông là Tô Đình Hải, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1927 tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải – Thái Bình, hiện sống tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Tô Hải học nhạc lý và tham gia Ban đồng ca Saint-Joseph từ nhỏ, từng đoạt giải thưởng âm nhạc “Chim sơn ca” tại Rallye Kiến An của Hướng đạo sinh toàn Đông dương. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia vệ quốc đoàn, năm 1949 ông được kết nạp thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951 ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, ông làm trưởng đoàn.Từ năm 1961 ông về công tác tại Nhà xuất bản âm nhạc và mỹ thuật.

Tô Hải là nhạc sỹ đa phong cách, sáng tác nhiều thể loại như ca khúc, hành khúc, hợp xướng, nhạc kịch, nhạc phim, khí nhạc. Ngoài ra ông còn viết nhiều tiểu luận, và viết báo về âm nhạc.

Ông là một nhà cách mạng lão thành, nhận được rất nhiều huân chương của Nhà Nước, như: Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

Sau khi từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông cho ra đời một cuốn hồi ký nổi tiếng được xuất bản ở Mỹ có tên Hồi ký của một thằng hèn. Cuốn sách này gây ra nhiều tranh cãi và ngay sau đó đã trở thành một cuốn sách được tìm kiếm đọc nhiều qua Internet.

Tập hồi ký này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ in ra năm 2009 dưới bản quyền của chính tác giả.

Một bài hát rất nổi của ông là “Nụ Cười Sơn Cước”. Trong đó có đoạn viết: “Tôi nhớ mãi một chiều xuân.. chia phôi, mây mờ buông xuống núi đồi, và trong lòng mưa hơn cả ngoài trời.”

Có lẽ lòng của người nhạc sĩ tự gọi mình là “thằng hèn” này đã “mưa hơn cả ngoài trời” vào tối qua. Cả cộng đồng đã chứng kiến cảnh nhạc sĩ Tô Hải xúc động như thế nào khi được quay trở về quê nhà Giáo Hội của mình ở tuổi 87.

‘Trên chúng ta còn một thế giới lớn hơn’ giúp chúng ta dám đứng lên để nói điều phải và đúng

Người đỡ đầu cho nhạc sĩ Tô Hải, với vai trò nâng đỡ ông trong đời sống tâm linh là cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, cũng là linh mục giảng lễ hôm qua.

Chào đón nhạc sĩ Tô Hải vào gia đình chung Công Giáo, và nói về những trải nghiệm của ông trước khi nhận phép rửa tội, cha giảng lễ phát biểu dựa trên bài đọc sách Thánh:

“Thần ô uế là gì? Là thấy điều đúng không dám nói, thấy điều phải không dám bênh. Hay gian dối, thấy sự thật không dám nói. Không phải mình xấu đâu. Có những lúc mình sợ….Tự nhiên có lúc được ơn trong đời, mà mình thoát khỏi mình, thần sợ hãi, gian dối, ích kỷ đi khỏi mình. Khi đó mình nhận ra Chúa Giêsu và vui mừng đi theo người. Bắt đầu tìm thấy niềm tin lớn hơn mình và cứ con đường đó mà đi. Mỗi ngày thấy mình sinh hoa trái thêm.”

Linh mục Mátthêu Phụng nói tiếp: “Hôm nay, chúng ta tụ họp nhau đông đúc, cầu nguyện cho công lý cho hoà bình, cho sự thật, cho quê hương, tôi trộm nghĩ không phải tất cả chúng ta đều mạnh đâu….chống lại như châu chấu đá xe. Nhưng tại sao lại có những con người dám đứng lên chịu bao bách hại chỉ để nói lên những điều mình cho là phải và đúng.”

“Tại sao? Bởi vì chúng ta nhận ra rằng: không chỉ cá nhân chúng ta với sức mạnh riêng tư mà trên chúng ta còn một cái lớn hơn bản thân chúng ta và các thế lực đang chi phối ở thế gian này.”

“Trên chúng ta có một thế giới mà chúng ta khám phá ra,“ vị linh mục nhấn mạnh: “đó là thế giới của Chúa Giêsu. Chúng ta vui mừng mà đi theo người.”

“Sự lành, sự chết, công lý, sự thật, không chỉ là cái máu anh hùng riêng tư của mỗi một người trong chúng ta mà nó là thế giới của Chúa.”

Một điểm rất đáng lưu ý nữa trong bài giảng này mà mỗi người trong chúng ta phải suy ngẫm một cách nghiêm túc và sâu sắc là thách thức nào đặt ra cho chúng ta trong thời đại này? Linh mục Mátthêu trả lời: “Thách thức thời đại ngày nay là với sự tiến bộ của thế giới ngày nay về mọi mặt, hỏi rằng tập thể cộng đồng xã hội của chúng ta có đủ sức để chấp nhận một thách thức, không phải là đi tìm chiến tranh, không phải là đi tìm đổ máu, nhưng là một cuộc đấu tranh hoà bình, vì công lý, một cuộc đấu tranh vì lẽ phải, trong sự hiệp nhất với tất cả những người thiện chí ở trên thế gian này. Thách thức này đặt ra trước lương tâm của nhân loại.”

“Và chúng ta tin rằng: cuối cùng lẽ phải và công lý và quyền sống của con người tuy có lẽ là nhỏ bé hơn người khác, tuy có thể là yếu hơn người khác nhưng không phải vì thế mà người mạnh có quyền chà đạp quyền sống và nhân phẩm của người yếu.”

Chúng ta phải hướng đến một thế giới mà theo linh mục Mátthêu Phụng, là một thế giới mà con người ta không còn lệ thuộc vào sự bắt nạt của kẻ mạnh. Con người ta không còn phải cúi đầu trước những nguyên tắc và chân lý áp đặt, nguỵ tạo của kẻ mạnh.

Đặt ra câu hỏi: liệu chúng ta có thể làm được hay không, câu hỏi trên cũng đã từng đưa nhạc sĩ Tô Hải rơi vào tình trạng mất hết niềm tin, kể cả niềm tin vào sự thay đổi của dân tộc Việt Nam.

Nhạc sĩ Tô Hải, có niềm tin thì mình sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi

Cũng nên nhắc lại về câu chuyện của người con Tô Hải và con đường đưa ông về với Mẹ Hội Thánh, với Chúa Giêsu.

Linh mục Phụng gọi ông là con người đã đi cho đến cùng con đường của mình khi nhắc lại lời của linh mục quá cố Chân Tín: “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”.

“Ông Tô Hải đã khởi đi từ những cuộc cách mạng giải phóng con người, nhưng những cuộc cách mạng chính trị xã hội ấy của thế gian cũng giống như ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng: đang vui vẻ, tự nhiên ăn trái cấm vào và sự vui vẻ mất hết. Nhiều công trình thế gian cũng giống như vậy.”

Sau một thời gian phát hiện ra con đường mình đi cùng Đảng Cộng Sản Việt Nam là con đường sai lầm, ông Tô Hải đã muốn thoát khỏi nó nhưng vẫn e ngại, mà đúng hơn là lo sợ đến sự an nguy và sự nghiệp của bản thân và gia đình. Ông giằng co trong cái sự mất niềm tin to lớn, cho đến khi tưởng chừng như tuyệt vọng. Ông từng tâm sự:

“Sự mất niềm tin càng bám tôi. Tôi quay lại và hỏi tại sao mình không tìm ra một niềm tin gì? Một niềm tin mà ngày xưa mình nghĩ nó trừu tượng quá, nó khó với tới quá, thì ngay hôm nay, mình thấy rằng có cái niềm tin đó, niềm tin mà tôi viết trong bài hát này (ông đang nói đến bài hát do ông sáng tác: Lạy Chúa Cứu Vớt Kẻ Lạc Đường), rằng tôi là kẻ lạc đường, nếu mà có được cái niềm tin thì mình sẽ phấn đấu để sống cho đến ngày cái ác nó phải đi.”

Và sự chuyển đổi này không bao giờ là dễ dàng. Nó được ghi dấu bằng một quá trình đấu tranh kịch liệt trong ông mà về sau ông đã kể lại trong tập hồi ký của mình.

Xin đăng lại đoạn mở đầu trong tác phẩm “Hồi Ký một thằng hèn” để bạn đọc có thể hiểu được đôi chút về chặng đường khó khăn ông Tô Hải đã đi qua và những đấu tranh nội tâm mà ông đã vượt lên để lấy lại niềm tin vào cuộc sống ở cái tuổi ngoài tám mươi.

“Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền ‘chuyên chính vô sản’ mà mình từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình sẽ phải chịu đựng những đòn thù bẩn thỉu của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì mình viết ra rơi vào tay chúng.

“Tôi thấy mình cần phải sửa lại cuốn sách – từ cách viết, từ cái nhìn chưa đủ tinh tường về những sự kiện lịch sử – và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy hình ảnh một thời đại.”

“Và viết thêm một chương ‘TÔI ĐÃ HẾT HÈN’!”

“Nhưng đã đến chưa, cái thời cơ có thể đưa cuốn sách mà tôi ấp ủ bấy lâu ra trình diện người đọc? Vẫn còn chưa phải lúc chăng? Ngẫm ra, tuy viết là ‘Tôi đã hết hèn’, nhưng trong thực tế cái hèn vẫn còn đó, nó vẫn bám chằng chằng, như một bộ phận của cơ thể, cái sự mình khẳng định với mình rằng đã hết hèn mới chỉ là sự mạnh dạn với bản thân khi cầm bút mà thôi!”

“Còn đấu tranh trực diện với cái sức mạnh tăm tối đang cai trị đất nước, kìm hãm sự phát triển của cả một dân tộc là chuyện khác, không phải là điều ai cũng dám làm!”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam đất nước ta ơi !
Trần Đình Phan Tiến
09:56 28/05/2014
Việt Nam đất nước ta ơi !
Muôn đời ta yêu như máu thịt
Việt Nam đất nước da vàng
Muôn ngàn đời ta vẫn dấu yêu !
Vậy tại sao lũ giặc tàu ?
Hăm hở kéo sang giành nước Việt
Tại Việt Nam dù người già, con nít
Máu hận , khí sôi cùng đuổi giặc
Nhưng thật đau lòng , là cộng sản co ro
Hà hiếp dân nhỏ, to đàn áp
Mừng thay ! Người dân Việt ở khắp nơi trên thế giới

Cùng hiệp nhau một giòng máu Việt
Chung lòng muốn cứu nước giữ non sông
Dù Trung Cộng ngược ngang ta chẳng ngại
Quyết chung lòng đuổi giặc ngoại xâm
Giữ vững bờ cõi quyết một lòng
Vạch trần cho các dân, các nước
Lũ tham tàn bạo ngược hung nô
Trắng trợn, xâm vô nhà lân cận
Mọi người Việt đang sống trên thế giới Quyết một lòng đánh đuổi “Tàu gian “

Xây dựng Việt Nam thật đàng hoàng!
Dù ở Đông ,Tây, Nam hay Bắc
Cảm ơn Thủ Tướng Markel
Đã dùng mưu cho Tàu thấy xấu hổ
Mong sao Việt Cộng giữ nòi chí khí
Thật lòng vùng dậy đánh đuổi xâm lăng
Đó là một ân huệ sau cùng
Để cho người dân Việt và thế gới biết rằng:
Việt cộng vẫn còn lòng yêu nước.

28/05/2014
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những ngọn núi đức tin
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
15:02 28/05/2014
Những ngọn núi đức tin

Núi cao xưa nay có sức hấp dẫn thu hút con người. Vì thế con người thích say mê ngắm nhìn phong cảnh núi rừng thiên nhiên, thích leo núi vừa mạo hiểm khám phá vẻ huyền bí trên núi, vừa thưởng thức vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Núi không do con người đắp tạo dựng ra. Nhưng núi là công trình tạo dựng thiên nhiên từ thuở ban đầu do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng nên.

Núi ngay từ thời nguyên thủy của vũ trụ, vì độ cao của nó vươn lên không trung cao như chạm gần tới tầng mây, nên được hiểu là nơi chốn gặp gỡ giữa trời và đất.

Theo niềm tin nơi các tôn giáo, núi là hình ảnh sự liên lạc nối liền giũa trời cao và đất dưới thấp, giữa Thần Thánh với con người.

Trong đức tin Công Giáo, núi không là điều gì bí ẩn nhiệm mầu khiến phải khiếp sợ. Nhưng từ ngọn núi cao tin mừng ơn cứu độ của Thiên Chúa lan tỏa đến với con người.

Ngọn núi Lề Luật

Khi dân Israel đi qua sa mạc từ Ai Cập trở về quê hương, Thiên Chúa đã hiện ra với Thánh Tiên Tri Maisen trên núi Sinai. Nơi ngọn núi này Thiên Chúa đã ban 10 điều Răn của Chúa, như Giao Ước của Ngài với dân chúng. Nội dung 10 điều răn của Thiên Chúa tập trung và tình yêu thương, sự an ủi nâng đỡ của Thiên Chúa với dân của người, và đời sống của dân chúng với nhau.

Ngọn núi Sinai là nơi chốn Thiên Chúa gặp gỡ ban lề luật giao ước với dân Ngài khởi đầu đời sống mới ra khỏi cảnh sống nô lệ bên Ai Cập.

Ngọn núi cám dỗ.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng ơn cứu chuộc nước Thiên Chúa cho con người, cũng đã bị ma qủi đưa lên ngọn núi và bị cám dỗ nơi đó.

Từ trên ngọn núi Chúa Giêsu đã thắng vượt cơn cám dỗ của ma qủi. Và cũng từ nơi chốn đó Ngài đi xuống trần gian bên dưới rao giảng tình yêu ơn cứu độ nước Thiên Chúa cho con người bắt đầu từ nước Do Thái. Và từ đó Tin mừng nước Thiên Chúa đã cùng đang lan tỏa khắp nơi trên hoàn vũ từ hơn hai ngàn năm nay.

Ngọn núi tám mối phúc thật Kinh Thánh thuật lại nơi Tin mừng theo Thánh Matheo, Chúa Giêsu từ trên núi giảng bài giảng về tám mối phúc thật như hiến chương nước trời song hành với 10 điều răn ngày trước Thiên Chúa đã ban cho Thánh Tiên Tri Maisen trên núi Sinai.

Ngọn núi Chúa biến hình

Chúa Giêsu đã cùng ba môn đệ Phero, Gioan và Giacobe lên đỉnh núi cao Tabor , nơi đó Chúa biến hình sáng chói vinh quang gặp gỡ nói chuyện với Thánh Tiên tri Maisen, Tiên tri Elija. Và qua đó Chúa Giêsu nói trước cho các môn đệ về cuộc khổ nạn cùng sống lại của Người sẽ đến.

Ngọn núi sọ Golgotha.

Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh vào thập gía trên núi Golgotha. Chúa Giêsu chết trên thập gía trên núi cao khỏi mặt đất. Từ trên núi cao ơn cứu độ của Thiên Chúa tuôn chảy xuống trần gian cho con người.

Từ núi cao Golgotha khai mở một thời kỳ mới: Thập gía Chúa Giêsu Kitô trên đó là cây sự sống ơn cứu độ của Thiên Chúa đem lại cho con người. Và nơi núi cao Golgotha đó Hội Thánh Chúa Giêsu được khai sinh.

Ngọn núi Chúa Giêsu về trời

Trên ngọn núi Sinai Thiên Chúa hiện xuống ban truyền 10 điều răn làm căn bản cho đức tin vào Thiên Chúa, và sự tương quan liên kết giữa Thiên Chúa với con người và ngược lại. Trong ý nghĩa đó, núi Sinai là nơi chốn của lòng suy niệm về Thiên Chúa.

Từ trên ngọn núi vùng Galilea Chúa Giêsu phục sinh trở về trời bên Đức Chúa Cha sau quãng đời 33 năm sinh sống trên trần gian đã hoàn thành sứ mạng rao truyền tình yêu ơn cứu độ Thiên Chúa cho con người.

Ngọn núi Chúa Giêsu về trời là nơi chốn phản tỉnh ôn nhớ lại đời sống, lời giảng dạy và công việc Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện trên trần gian.

Ngọn núi sai đi

Từ trên ngọn núi Chúa Giêsu trở về trời, các Tông đồ, Hội Thánh được chính Chúa Giêsu Kitô sai đi truyền giáo:“ Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế,“ (Mt 28, 18-20.)

Mừng lễ Chúa Giêsu Kitô phục sinh về trời

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Tin Đáng Chú Ý
Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông
RFA
18:08 28/05/2014
Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, đang gây ra nhiều căng thẳng về an ninh trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, nơi bao gồm cả các quyền lợi của Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại học viện quân sự West Point ngày hôm qua, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của họ.

Ông Obama nói: “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ”.

Tuy nhiên Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh là cần phải cẩn trọng khi sử dụng vũ lực. Ông còn cho rằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ luôn mạnh hơn khi nước Mỹ làm gương đi đầu.

Theo Tổng thống Barack Obama thì Hoa Kỳ không thể giải quyết được vấn đề tại Biển Đông khi mà từ chối không phê chuẩn Công ước về luật biển.

Hiện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn công ước này.

Xin nhắc lại rằng khi bắt đầu cuộc khủng hoảng giàn khoan của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gọi hành động của Trung Quốc là khiêu khích.

Nghị quyết về Biển Đông

Cùng với hành pháp Mỹ, các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ cũng tỏ ra bất bình trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin hiện đang dẫn đầu một phái đoàn các nghị sỹ Mỹ thăm Việt Nam nói rằng hành động đơn phương nguy hiểm của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.

Đây là phát biểu được ông Benjamin Cardin đưa ra trong cuộc họp báo hồi chiều nay tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, liên quan đến việc tàu cá Việt Nam lại vừa bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.

Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin cũng nói rằng ông có theo dõi việc di chuyển dàn khoan của Trung Quốc và vị trí mới của giàn khoan vẫn còn nằm trong thềm lục địa Việt nam.

Ông tiết lộ là Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ mà trong đó ông là Chủ tịch Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương, đang cân nhắc việc ra một nghị quyết về tình hình hiện nay ở Biển Đông.

Ông nói thêm là sau chuyến làm việc ở Việt Nam, khi sang Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực mang tên Shangrila, ông sẽ đưa sự việc giàn khoan Trung Quốc ra trước diễn đàn này.

Được biết là trước cuộc họp báo ông Benjamin Cardin có buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và trong buổi gặp này Thủ tướng Viêt Nam có đề nghị phía Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn về hành động bất hợp pháp của Trung Quốc.
 
Văn Hóa
Sững sờ trước những cái ''nhất'' của Việt Nam so với thế giới
Giáo dục Việt Nam
11:24 28/05/2014
SAIGÒN - Choáng với những "thành tích kinh dị" của VN so với thế giới, nghe qua đã thấy giật mình: Tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất. .. !!!

Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm.

Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động.

Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.

Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm).

Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).

Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới (Global Happiness Index). Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua chỉ bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.

Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.

Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới.

Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn xe cộ, chủ yếu là xe gắn máy. Thành phố HCM còn được mệnh danh là "the motorbike capital of the world" !!

Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.

Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này.

Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.

Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.

Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực ASEAN.

Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.

Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.

Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới.

Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.

Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng.

Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.

Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác.

Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.

Việt Nam được coi là thiên đường ẩm thực châu Á, thành phố Hồ Chí Minh là một trong thanh phố có ẩm thực đường phố ngon nhất thế giới.

Theo các tạp chí và báo nước ngoài, thịt chuột, tiết canh lòng lợn, mì dế rán và trứng vịt lộn của Việt Nam luôn là một trong số các món ăn được cho là kinh dị nhất trên thế giới.

Nhiều người tỏ ra e dè, ngần ngại không dám thưởng thức khi trông thấy vịt con đã thành hình đủ lông đủ cánh trong quả trứng.

Nhiều du khách nước ngoài còn rất sợ món thịt chó và mắm tôm. Họ không thể hiểu tại sao người Việt lại “làm thịt” con vật nuôi trong nhà.

Tuy nhiên, đây lại được coi là món ăn "truyền thống", rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với dân nhậu các tỉnh phía Bắc.

Người Việt có thói quen mua vàng dự trữ và Ngân Hàng Nhà Nước VN ước tính rằng có đến 1000 tấn vàng cất giấu trong nhà người dân.

Trong năm 2011, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 35 - 38 tấn vàng.

Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%.

Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%. Ảnh: Giá các mặt hàng tăng mạnh những năm qua.

Chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico, các doanh nhân và chủ doanh nghiệp Việt Nam được xếp vào diện bị stress (căng thẳng) nhất thế giới trong năm 2009. 72% doanh nhân Việt Nam được hỏi đã cho rằng họ rất căng thẳng bởi nhiều sức ép trong môi trường kinh doanh. Họ chỉ có 1 tuần/năm dành cho nghỉ ngơi, du lịch, trong khi các doanh nhân vùng Bắc Âu có tới 3 tuần/năm. Ảnh: Các doanh nhân Việt Nam.

Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.

Trong đó 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng.

Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia phục vụ thị trường 88 triệu dân. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của hãng bia Heineken.

Sau 10 năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm 14% (xuống còn 29,3%) năm 2010 nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số tiền 18.000 tỷ đồng. 53% số học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí.

Tuy vậy tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam lại cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng vạn sinh viên đi… du học tốn kém.

(Nguồn: GiaoDucVN.net)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Luân Vũ Giữa Trời Xanh
Lê Trị
21:26 28/05/2014
LUÂN VŨ GIỮA TRỜI XANH
Ảnh của Lê Trị
Ta tặng nhau
Vũ khúc chiều nay nhé
Những niềm say
Niềm mến khẽ rung lay...
Gió đưa mây
Về cuối khoảng trời hồng
Ở nơi đó
Không chi ngoài mộng tưởng.
(Trích thơ của Hoàng Thy Mai Thảo)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 23/05 - 29/05/2014 -Cha Piô Năm Dấu Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 28/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Kitô hữu phải luôn hân hoan và vui mừng

Một tín hữu Kitô chân chính phải là một người luôn hân hoan vui mừng, ngay cả lúc đau khổ và hoạn nạn. Đây là nội dung chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha vào Thánh Lễ sáng thứ Năm 22 tháng 5 tại tại nhà nguyện Santa Marta. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc lại một trong những chủ đề thường xuyên trong triều đại Giáo Hoàng của ngài là: không có tín hữu Kitô buồn, để nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần dạy chúng ta yêu thương và ban cho chúng ta tràn ngập niềm vui.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trước khi về cùng Cha, Chúa Giêsu đã nói về nhiều thứ, nhưng luôn luôn nhắc đến “ba từ căn bản này”: “bình an, tình yêu và niềm vui”.

Liên quan đến bình an “Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Ngài không ban cho chúng ta bình an, như cách thức thế gian mang đến cho chúng ta”. Thay vào đó, Ngài ban cho chúng ta sự “bình an viên mãn”.

Liên quan đến tình yêu, Chúa Giêsu thường nhắc đến “giới luật yêu mến Thiên Chúa và yêu người xung quanh”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong Phúc Âm Thánh Mátthêu chương 25, nói về ngày Chúa quang lâm, Chúa Giêsu gần như đã ra một “giao kèo” tình yêu, “mà tất cả chúng ta theo “giao kèo” đó sẽ được vào thiên quốc Nước Trời hay bị loại ra ngoài. Trở lại với Tin Mừng trong ngày, Đức Thánh Cha nói rằng “Chúa Giêsu nói về cách thức mới của tình yêu: “Không chỉ có tình yêu mà thôi nhưng còn phải lưu lại trong tình yêu của Thầy”.

“Ơn gọi tín hữu Kitô là: hãy ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa, có nghĩa là, để hít thở, để sống, như cần khí trời oxy để thở vậy. Ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa, là từ ngữ diễn tả sự kết hợp sâu thẳm với Chúa, nghĩa là “Như Chúa Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Đó là một tình yêu xuất phát từ Chúa Cha. Sự liên hệ yêu thương giữa Ngài và Chúa Cha cũng là sự liên hệ tình yêu giữa Ngài với chúng ta. Ngài nài xin chúng ta lưu lại trong tình yêu này, tình yêu xuất phát từ Chúa Cha“.

Đức Thánh Cha nói: “Ngài ban cho chúng ta sự bình an không theo cách thế gian ban mà đến từ Chúa Cha.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lời mời gọi của Chúa Kitô: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. Dấu chỉ cho tình yêu này là chúng ta “ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu”, “là giữ các điều răn của Chúa Giêsu”. “Khi chúng ta ở lại trong tình yêu, chúng ta sẽ giữ điều răn Chúa cách rất tự nhiên, hoàn thiện mọi điều răn Chúa dạy cách nhẹ nhàng. Tình yêu trổ sinh hoa trái trong các điều răn. Và đây là sợi chỉ xuyên suốt trong một chuỗi liên hệ: “Chúa Cha, Chúa Giêsu, và chúng ta”.

2. Hãy tìm sự Bình an đích thực nơi Chúa Thánh Thần

Những ai đón nhận Chúa Thánh Thần sẽ có sự bình an vững chắc và viên mãn, chứ không giống như những người trông đợi ở sự bình an chóng qua nơi tiền bạc hay quyền lực.

Đây là ý tưởng chính của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng thánh lễ vào sáng thứ Ba 20 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta.

Suy gẫm về sự bình an do tiền bạc, quyền lực, và những thứ phù hoa đem đến và sự bình an sâu thẳm nơi Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng điều thứ nhất luôn luôn có nguy cơ biến mất. “Hôm nay có thể bạn rất giàu và là một ai đó có một tầm ảnh hưởng nhất định, nhưng ngày mai có thể không còn gì. Đức Thánh Cha nói về điều thứ hai rằng “không ai có thể lấy đi sự bình an này bởi vì nó là một sự bình an viên mãn.”

Trong bài giảng, được lấy cảm hứng từ đoạn Tin Mừng Gioan (x.14,27-31), Đức Thánh Cha nói đến một trong những mong muốn lớn nhất của nhân loại ở mọi thời. Đoạn Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu sắp phải đối diện với cuộc khổ nạn và trước khi rời các môn đệ, Ngài hứa: “Ban bình an cho anh em”.

Đó là sự bình an khác hoàn toàn với “sự bình an mà thế gian đem đến cho chúng ta”, bình an kiểu thế gian chỉ là sự “chóng qua”, cho ta một chút cảm giác “an nhiên, hoặc chỉ là một thứ niềm vui hời hợt nào đó”.

“Ví dụ, nó cho chúng ta cảm giác an toàn về việc giàu có: Tôi đang bình an bởi vì tôi có tất cả mọi thứ tôi cần, mọi thứ được ổn định cho toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi không phải lo lắng gì… “,” Đức Thánh Cha nhắc nhở “Đây là một sự bình an mà thế gian đem lại. Đừng lo lắng, bạn sẽ không có bất kỳ vấn đề gì đâu bởi vì bạn có rất nhiều tiền … đó là sự bình an của tiền của.

“Và Chúa Giêsu nói với chúng ta đó không phải là sự bình an đích thực. Đức Thánh Cha nói một cách rất thực tế rằng: “Hãy coi chừng, có kẻ trộm … kẻ trộm có thể ăn cắp tài sản của bạn! Tiền không cho bạn một sự bình an viên mãn. Chỉ cần nghĩ rằng, kim loại còn gỉ sắt! Điều này có nghĩa là gì? Chỉ cần một vụ tụt dốc của thị trường chứng khoán và tất cả tiền bạc của bạn sẽ biến mất! Nó không phải là một sự an toàn: Đó chỉ là một sự bình an tạm thời hời hợt “.

Đức Thánh Cha phân tích hai loại bình an của thế gian. Trước tiên, sự bình an của “quyền lực”, “một cuộc đảo chính có thể tiêu tan”. Hãy suy nghĩ những gì đã xảy ra với “bình an của Hê-rô-đê”, khi các nhà đạo sĩ nói với ông rằng Vua của Israel vừa mới sinh ra, “ngay lập tức, sự bình an nơi ông vua này biến mất. Hay như một loại bình an phù phiếm: hôm nay bạn được đánh giá cao, được tôn vinh và ngày mai bạn sẽ bị xúc phạm, bị sỉ nhục, “như Chúa Giêsu vào Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh. Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho là một thực tại hoàn toàn khác. Sự bình an của Chúa Giêsu ban là một Ngôi Vị, đó là Chúa Thánh Thần. Vào ngày Phục Sinh, Người hiện ra tại phòng Tiệc Ly và lời chào của Ngài là: “Bình an cho anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Đây là sự bình an của Chúa Giêsu: Sự Bình An của một Ngôi Vị, đó là một quà tặng lớn lao. Và khi Chúa Thánh Thần ở trong lòng chúng ta, không ai có thể lấy đi được. Đó là sự bình an viên mãn!”

“Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là gì? Lưu giữ sự bình an này. Bảo vệ nó! Nó là một sự bình an lớn lao, một sự bình an không phải của tôi, nó thuộc về một Ngôi Vị Thần Linh đã ban cho tôi, một Ngôi Vi ở trong lòng tôi và đồng hành với tôi mọi ngày trong cuộc sống. Chính Thiên Chúa đã ban sự bình an này cho tôi “.

Sự bình an này nhận được do Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhưng trên hết “chúng ta nhận được nó như một đứa trẻ nhận được một món quà, không điều kiện”. Chúng ta phải lưu giữ Chúa Thánh Thần nhưng không “cầm tù Ngài”. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho hồng ân lớn lao này.

Đức Thánh Cha nói thêm: “Nếu bạn có được sự bình an của Chúa Thánh Thần, nếu bạn có Chúa Thánh Thần bên trong bạn và bạn nhận ra được điều này, tâm hồn bạn sẽ không còn lo âu. Chắc chắn là thế! Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, chúng ta phải vượt qua nhiều gian khổ mới vào được Nước Trời. Đừng để tâm hồn bạn lo âu và đó là sự bình an của Chúa Giêsu. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần làm cho tâm hồn chúng ta được bình an. Chỉ có Thiên Chúa mới ban cho chúng ta sự bình an đích thực” .

3. Niềm vui trong Đức Kitô

“Niềm vui như dấu chỉ của một tín hữu Kitô. Một tín hữu Kitô mà không có niềm vui không còn là tín hữu Kitô hay chỉ là một tín hữu Kitô bệnh hoạn. Người đó không có được một cơ thể tâm linh khỏe mạnh! Một Kitô hữu khỏe mạnh là một tín hữu Kitô vui mừng, tràn ngập niềm vui. Một lần nọ, tôi nói rằng có những tín hữu Kitô với khuôn mặt như bị táo bón kinh niên!. … Lúc nào cũng nhăn nhó, khó chịu! Thật là tệ! Đây không phải là tín hữu Kitô chính hiệu. Một tín hữu Kitô mà không có niềm vui không phải là tín hữu Kitô . Niềm vui như dấu ấn của một tín hữu Kitô, ngay cả trong đau đớn, thử thách, thậm chí bắt bớ“.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng, người ta hay nói về các vị tử đạo tiên khởi như sau: họ ra pháp trường “như thể đi đến một tiệc cưới”. Đây là niềm vui của đời Kitô hữu.

Bình an, tình yêu và niềm vui, ba từ mà Chúa Giêsu luôn nhắc chúng ta. Ai cho chúng ta sự bình an, tình yêu và niềm vui này? Đó là Chúa Thánh Thần.

“Có một sự quên lãng to lớn trong cuộc sống của chúng ta! Tôi muốn hỏi các bạn rằng: Bạn đã cầu nguyện với Chúa Thánh Thần được bao nhiêu lần trong ngày? Ngài đã bị quên lãng rồi ư! Ngài là món quà, quà tặng bình an cho chúng ta. Ngài dạy chúng ta yêu thương và đổ tràn niềm vui cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta, Đấng Bảo Vệ chúng ta: Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Chúa Thánh Thần luôn mãi. Xin Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết yêu thương, ban cho chúng ta tràn ngập niềm vui và sự bình an trên chúng ta luôn mãi.”

4. Thánh Thần ban cho chúng ta một con tim kiên định

Kitô hữu cần phải có một con tim kiên định vào Chúa Thánh Thần, không phải là một con tim hay thay đổi, nhảy múa từ nơi này đến nơi khác. Đây là thông điệp Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ ngày 19 tháng 05 tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha tập trung bài giảng về Thánh Phaolô, người đã liên tục rao giảng Tin Mừng với con tim kiên định trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta đang mang loại con tim nào đây? Đó là câu hỏi chính của Đức Thánh Cha trong bài giảng dựa vào bài đọc trích từ sách Công Vụ Tông Đồ (x.14,5-18), nói về việc dấn thân truyền giáo của Thánh Phaolô, “con tim kiên định trong hoạt động”.

Vị Tông Đồ dân Ngoại đã là một chướng ngại, mà người ta phải tìm cách giết ngài, nhưng ngài vẫn không phàn nàn, lo lắng. Ngài tiến về phía trước để đến rao giảng Tin Mừng trong vùng Lycaonia và trong danh Thiên Chúa, ngài chữa lành một người bại liệt. Khi chứng kiến phép lạ này, dân ngoại nghĩ Phaolô và Banaba là những vị thần linh giáng lâm giống các vị thần Zeus và Hermes.

Phaolô “đấu tranh để thuyết phục họ rằng các ngài là những người con người,” Đức Thánh Cha nói thêm rằng đó là “những thử thách nhân loại mà Thánh Phaolô đã trải nghiệm”.

Chúng ta có thể gặp rất nhiều những điều tương tự như vậy, tất cả chúng ta bị bao vây bởi nhiều sự kiện khiến chúng ta dao động. Chúng ta hãy xin ơn để có một con tim kiên định, giống như Phaolô, nhờ vậy chúng ta sẽ không than phiền trước các cuộc bách hại .

Đức Thánh Cha nói:

“Ngài đã đến thành phố khác. Ngài bắt đầu rao giảng ở đó, thấy ai có đủ đức tin, ngài chữa lành bệnh cho họ. Ngài bình tĩnh trước sự phấn khởi của dân chúng, những người muốn tôn ngài lên làm thần linh, sau đó bằng ngôn ngữ văn hóa riêng của họ, ngài công bố rằng chỉ có duy mình Thiên Chúa là Thần. Điều này chỉ có được từ một con tim kiên định.”

Đức Thánh Cha hỏi: “Nhờ đâu mà con tim Thánh Phaolô kiên định trong nhiều tình huống tương tự như vậy?” Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Chúa Cha sẽ gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, “Ngài sẽ dạy cho chúng ta tất cả mọi thứ” và “nhắc nhở chúng ta tất cả mọi thứ mà Chúa Giêsu đã nói”.

Con tim của Thánh Phaolô “là kiên định trong Chúa Thánh Thần”, điều này “là món quà mà Chúa Giêsu đã gửi cho chúng ta”. Để có được sự ổn định trong cuộc sống, chúng ta phải đến với Ngài. Ngài ở trong tâm hồn của chúng ta, chúng ta đã nhận được Ngài nhờ Bí Tích Rửa Tội. Chúa Thánh Thần “ban cho chúng ta sức mạnh, cho chúng ta sự vững chắc này để có thể tiến về phía trước trong cuộc sống với nhiều thách đố”.

Chúa Giêsu đã chỉ ra “hai điều” nơi Chúa Thánh Thần: “Ngài sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc nhở anh em về tất cả mọi thứ”. Điều bảo đảm này đã xảy ra nơi Thánh Phaolô: “Ngài dạy dỗ và nhắc nhở Phaolô” về “sứ điệp cứu độ”. Một con tim kiên định là điều mà Chúa Thánh Thần ban cho thánh nhân.

“Trước sự kiện này trong sách Công Vụ Tông đồ, chúng ta có thể tự hỏi mình ngày hôm nay: Những loại con tim nào mà chúng ta đang mang? Có phải là một con tim hay thay đổi, nhảy múa như một vũ công, như một con bướm chập chờn, bay từ nơi này đến nơi khác … luôn luôn dao động; Có phải là một con tim đang sợ hãi bởi sự thăng trầm, thịnh suy của cuộc sống xã hội? Có phải là một con tim run sợ phải làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô; Có phải là một con tim dũng cảm hay một con tim có quá nhiều nỗi sợ hãi và luôn luôn lẩn tránh? Con tim chúng ta là loại nào? Con tim của chúng ta có kiên định trước các thụ tạo khác không? Có dám vượt lên trên những vấn đề thách đố không? Con tim của chúng ta có kiên định trước các ngẫu tượng ngày nay không? Con tim chúng ta có kiên định trong Chúa Thánh Thần không?”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sẽ là hữu ích cho chúng ta khi đặt câu hỏi này: “Đâu là sự kiên định nơi con tim chúng ta” và chúng ta hãy tự hỏi trong nhiều cảnh huống hằng ngày khi chúng ta ở nhà, tại nơi làm việc, với con cái, với những người sống chung quanh, với các đồng nghiệp, với tất cả mọi người gặp gỡ rằng: “Hãy để tôi mang đi những khó khăn, những vấn đề phải đối mặt bằng một con tim kiên định vì tôi biết phải làm gì?” Điều này chỉ có được nơi những ai được Chúa Thánh Thần ban cho một con tim kiên định. Thật hữu ích khi chúng ta có được món quà lớn lao này là Chúa Giêsu gởi Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Thần Khí dũng cảm, mưu lược, Người sẽ giúp chúng ta tiến lên phía trước đối diện với những thử thách hằng ngày.

“Chúng ta nên thực hành điều này ngay hôm nay, khi tử hỏi xem con tim của chúng ta là gì: Kiên định hay không kiên định? Và nếu nó kiên định là sự kiên định ở đâu? Có phải sự kiên định trong Chúa Thánh Thần không? Sẽ hữu ích cho chúng ta để thực hành điều này!”

5. Cha Pio Năm Dấu Thánh

Cha Pio Năm Dấu Thánh sinh ngày 23 tháng 05 năm 1887 tại Pietrelcina, thuôïc Tổng Giáo Phận Benevento, miền nam nước Ý. Cha được rửa tội ngày hôm sau và nhận tên thánh là Francesco. Francesco qua một thời thơ ấu và thiếu niên trong một môi trường bình thản, đơn sơ của vùng thôn quê: gia đình, nhà thờ, đồng ruộng và sau đó trường học. Năm 12 tuổi, Francesco lãnh bí tích Thêm Sức và rước lễ lần đầu.

Ngày 6 tháng Giêng năm 1903, lúc 16 tuổi, Francesco xin vào nhà tập các Cha Dòng Cappucins tại Morcone. Ngày 22 cũng tháng 5, Francesco mặc áo Dòng Phanxico và đổi tên là Pio. Qua những năm nhà tập, Thầy Pio được tuyên khấn tạm, và ngày 27 tháng Giêng năm 1907, Thầy được khấn trọn. Thụ phong Linh Mục ngày 10 tháng 8 năm 1910 tại Benevento. Vì sức khỏe yếu kém, Cha Pio được ở lại trong nhà Dòng cho tới năm 1916. Tháng 9 cũng 1916, Cha được sai đến hoạt động tông đồ tại San Giovanni Rotondo và ở lại đây trong vòng 52 năm trời (1916-1968) cho tới lúc qua đời. Năm 1918, các tín hữu nhận thấy những vết thương của Cuộc Tử Nạn Chúa và những đặc sủng khác nơi Cha Pio. Và các vết thương chân tay, tự nhiên biến mất, không để lại một vết tích nào, ngay sau khi cha qua đời. Một hiện tượng lạ lùng và gây nhiều ngạc nhiên.

Luôn luôn được thiêu đốt bởi lửa yêu mến đối với Chúa, với tha nhân, Cha Pio sống đầy đủ ơn gọi Linh Mục, mỗi ngày mỗi trọn vẹn hơn, để góp phần vào công việc cứu chuộc con người. Ngài thi hành sứ mệnh cứu chuộc nhân loại bằng ba phương thế sau đây: qua việc linh hướng để giúp các linh hồn nên thánh - qua bí tích hòa giải để đưa các người tội lỗi về với Chúa - và qua việc cử hành thánh lễ, để sống kết hợp với Chúa Giêsu hy sinh trên thánh giá. Các tiùn hữu tham dự, cảm thấy thánh lễ là tột điểm và là sự hoàn hảo của con đường tu đức của Cha Piô. Thánh lễ nhiều lúc kéo dài từng hai, ba tiếng đồng hồ.

Về phương diện xã hội, Cha Pio dấn thân rất nhiều để làm giảm bớt những đau khổ, những cảnh cùng cực của nhiều gia đình, cách riêng ngài quyết định thành lập "Nhà nâng đỡ sự đau khổ" (Casa del Sollievo della sofferenza), tức bệnh viện San Giovanni Rotondo hiện nay. Công việc xây cất bệnh viện nầy được hoàn thành và được khánh thành ngày 5 tháng 05 năm 1956. Ðây là một trong các bệnh viện lớn nhất và nổi tiếng nhất tại nước Ý, do Tòa Thánh quản trị. Về phương diện thiêng liêng, Cha Pio thành lập các nhóm cầu nguyện và được ngài gọi là "vườn gieo đức tin và tổ ấm tình yêu". Ðức Phaolô VI gọi các nhóm cầu nguyện này là: Phong trào lớn lao của những người cầu nguyện. Hiện nay trên cả thế giới có tới gần 3 ngàn nhóm cầu nguyện liên lỉ như vậy.

Từ nhỏ, sức khỏe của Cha Pio vốn yếu kém; nhất là về những năm sau cùng cuộc đời, sức khỏe bị suy giảm rất nhanh chóng. Sau nhiều đau khổ và hoạt động tông đồ, ngài qua đời ngày 23.09.1968, thọ 81 tuổi. Số người dự lễ an táng Cha Pio thật đông không thể tính được. Cha Pio đã lừng danh trên cả thế giới về sự thánh thiện ngay từ lúc còn sống: sự thánh thiện không phải là điều được phú bẩm có sẵn, nhưng được xây dựng do các nhân đức, tinh thần cầu nguyện, do hy sinh và việc hiến toàn thân cho Chúa, cho Giáo Hội, cho các linh hồn. Sau khi qua đời, sự thánh thiện và những phép lạ được nói đến mỗi ngày mỗi nhiều thêm mãi. Ðây là dấu chỉ cho biết rằng Thiên Chúa muốn muốn làm vinh danh Ðầy Tớ trung thành của Ngài trên thế giới này.

Ngày 29 tháng 09 năm 1982, Tòa Thánh đã cho phép xúc tiến công việc làm án phong Thánh cho cha Piô. Trước hết, Tòa án Giáo Phận Manfredonia khởi sự công việc từ năm 1983, và hoàn tất năm 1990. Ngày 7 tháng 12 năm 1990, tất cả các hồ sơ của Giáo Phận được chuyển về Bộ Phong Thánh ở Roma để cứu xét. Ngày 13 tháng 06 năm 1997, Bộ Phong Thánh triệu tập phiên họp riêng các nhà thần học cố vấn của Bộ để tham khảo. Ngày 21 tháng 10 cũng năm 1997, Phiên họp thường lệ của các Hồng Y và Giám Mục được triệu tập để quyết định. Ngày 18 tháng 12 năm đó với sự hiện diện của Ðức Thánh Cha , các Hồng Y và Giám Mục, và Bộ Phong Thánh, đã cho công bố Sắc Lệnh công nhận tính cách anh hùng các nhân đức của Cha Pio. Theo luật, để được tôn phong lên Bậc Chân Phước, cần có một phép lạ. Ban Cáo thỉnh của vụ làm án, đã trình lên Bộ Phong Thánh một sự kiện về việc được chữa lành lạ lùng do lời bầu cử của Ðầy Tớ Chúa, Cha Pio. Ngày 21 tháng 12 năm 1998, việc được khỏi bệnh cách lạ lùng này được công nhận như phép lạ. Và lễ nghi phong Chân Phước được ấn định vào ngày 2 tháng 05 năm 1999. Khi vừa loan tin về việc phong Chân Phước cho Cha Pio, các chuông trên tháp các nhà thờ tại San Giovanni Rotondo đều vang lên chào mừng, biểu lộ niềm hân hoan và khoảng 70 ngàn người tụ họp, để tham dự thánh lễ tạ ơn do chính Ðức Giám Mục giáo phận chủ sự.

Ngày 16 tháng 6 năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho ngài. Lễ Phong Hiển Thánh của Cha Pio thu hút một đám đông biển người. Ước tính của Ban tổ chức và của giới báo chí, con số tham dự trên dưới 300 ngàn. Nhưng con số này cao hơn nhiều và có lẽ không ai có thể biết rõ được bao nhiêu. Tất cả Quảng trường Thánh Phêrô, Ðại Lộ Hòa Giải, Quảng Trường Pia (trước Ðài Phát thanh Vatican), Quảng trường Adriana (kế bên Ðền Thiên Thần, cuối Ðại Lộ Hòa Giải, Ðại Lộ Porta Angelica và Quảng trường Risorgimento... đều bị các đoàn hành hương chiếm. Thậm chí nhiều người có vé với chỗ ngồi cũng không thể vào được. Nhiều người hành hương đến từ nơi xa (Pháp, Hoa kỳ, Brazil, Argentina v.v...), dù có vé tốt và mang phù hiệu của Lễ Phong Thánh, cũng phải rút lui trở lại nhà, để theo dõi Thánh lễ qua đài truyền hình, được tiếp vận với 10 nước khác nhau. Ðài truyền hình cho thấy nhiều người ngủ đêm tại chỗ, hoặc đến chiếm chỗ từ sáng sớm lúc 5 giờ sáng. Những người có vé, nếu đến chậm vào lúc 7 giờ sáng, không thể vào được khu vực đã chỉ định. 16 chuyến xe lửa đặc biệt, hơn 3 ngàn xe ca chở các đoàn hành hương, không kể những người đến bằng máy bay, các phương tiện riêng và những người đi bộ ... từ các ngả đường khác nhau tuốn về Roma.