Ngày 28-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một Thiên Chúa
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:46 28/05/2012
Lễ Chúa Ba Ngôi (Đnl 4, 32-34.39-40; Rm 8, 14-17; Mt 28, 16-20).

Mừng trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Qua lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã mạc khải cho loài người nhận biết về sự sáng tạo vũ trụ và muôn loài. Con người là loài cao quí nhất được chính Con Một Thiên Chúa ban ơn thanh tẩy và cứu độ. Trước khi rời khỏi các tông đồ, Chúa Giêsu đã trao quyền tái tạo con người qua Bí Tích Rửa Tội. Chúa Giêsu phán: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt. 28, 19). Chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.

Thiên Chúa an bài mọi sự cách lạ lùng trong vũ trụ thiên nhiên. Tất cả mọi loài được Thiên Chúa quan phòng tạo dựng để tiếp nối sự hiện hữu qua việc truyền sinh các giống nòi. Tác giả sách Đệ Nhị Luật đã viết: Anh em cứ hỏi những thời xa xưa, thời có trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất; cứ hỏi từ chân trời này đến chân trời kia: có bao giờ đã xảy ra chuyện vĩ đại như thế, hay có ai đã nghe điều giống như vậy chăng? (Đnl 4,32). Từ những loài thực vật, động vật đến loài người đều được cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Một sự di chuyển sống động không ngừng trong vũ trụ giúp chúng ta nhân biết một quyền năng phi thường.

Từ xa xưa, khát vọng tâm tư của loài người đã kiếm tìm nguồn cội có uy quyền. Sống giữa vũ trụ bao la, cha ông tổ tiên đã nhiều lần tìm dựa dẫm và nương nhờ chở che vào những đối tượng giả. Họ đã tôn thờ mọi thứ thần lạ do trí tưởng tượng của con người tạo nên. Họ đã phong thần cho tất cả các nguồn sức mạnh tự nhiên như: Thần sông, thần núi, thần sấm sét, thần mưa, thần gió, thần mặt trời, mặt trăng, các con vật và con người cũng được phong thần và đi đến thờ đa thần. Con người tôn thờ những Thần mà họ không hề biết, người Do-thái cũng bị ảnh hưởng bởi các thần dân ngoại, đã có thời họ đúc bò vàng để thờ lạy. Thiên Chúa đã chọn riêng dân Do-thái để mạc khải về Thiên Chúa độc thần và chương trình cứu độ.

Từng bước Thiên Chúa đã mạc khải cho Dân mà Chúa đã chọn tìm về nguồn chính thật để tôn thờ Một Thiên Chúa. Vậy hôm nay, anh em phải biết và để tâm suy niệm điều này: trên trời cao cũng như dưới đất thấp, chính Chúa là Thiên Chúa, chứ không có thần nào khác nữa (Đnl 4, 39). Trải qua biết bao thăng trầm và thanh luyện, lòng người không dễ buông bỏ những sự thờ phượng bụt thần bằng gỗ đá vô hồn. Thiên Chúa đã dùng các tiên tri để nhắc nhở, dạy dỗ và hướng dẫn dân quay trở về với một Thiên Chúa có ngôi vị và yêu thương.

Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm quan trọng trong đạo. Mầu nhiệm cao trọng nhất nhưng cũng gần gũi với đời sống của các tín hữu. Chúng ta có thể tuyên xưng mầu nhiệm qua việc làm dấu thánh giá nhiều lần trong ngày. Đã có rất nhiều suy tư thần học về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nhưng con người vẫn đắm chìm trong thao thức. Có rất nhiều nhà thần học đã dùng những hình ảnh, tỉ dụ và ẩn dụ để giải thích một chút về Chúa Ba Ngôi. Giúp chúng ta dễ hiểu qua các biểu tượng như hình tam giác ba cạnh, ngọn lửa và tia nắng, lá Shamrock, ba thể khí, lỏng và đặc và nhìn xem cây, cành và lá liên kết…Tất cả những giải thích cũng chỉ như giọt nước trong đại dương bao la. Trí khôn con người chỉ còn biết chìm đắm trong nhiệm mầu và qui phục bái lậy tôn thờ.

Khi chúng ta mở mắt chào đời thì mọi sự đã hiện hữu trong vũ trụ. Chúng ta được hít thở bầu khí quyển, được nuôi sống bằng của ăn thức uống và được ngắm nhìn vũ trụ vạn vần đổi thay. Đại đa số con người được sinh ra có đầy đủ giác quan để chiêm ngắm và thưởng thức tất cả những vẻ tươi đẹp của cuộc đời. Khi chúng ta càng ý thức và suy tư sâu thẳm, chúng ta sẽ nhận diện có một sự trật tự lạ lùng trong vũ trụ muôn loài. Từ sự di chuyển của đại vũ trụ tới những chuyển động của tiểu vũ trụ trong từng tế bào li ti, chúng ta nhận ra có một nguyên nhân đệ nhất.

Có rất nhiều vấn đề xảy ra trước mắt trong cuộc sống hằng ngày, thế mà các nhà chuyên môn cũng chưa thể giải đáp thích đáng mọi sự. Đôi khi có người dùng những sự suy luận hiểu biết thiển cận và mơ hồ để đưa ra những giả thuyết nhằm thách thức não trạng con người. Bởi thế, những điều gì chưa biết, chưa học và chưa hiểu, chúng ta không nên chối bỏ, phủ nhận và loại trừ. Chúng ta gắng công suy tư và học hỏi tìm tòi những bài học hữu dụng trong thiên nhiên. Các môn khoa học mới chỉ đi những bước đầu khám phá, tìm ra một số những nguyên lý và định luật chung về sự kết cấu của vũ trụ vật chất bao la. Mầu nhiệm sự sống vẫn còn nhiều vấn đề sâu thẳm, con người từng bước phát hiện những cái mới và cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Dựa vào nguyên lý nhân qủa, trông qủa thì biết cây. Chúng ta có thể quan sát và dùng lý trí để tìm ngược về dấu vết của các loài thụ tạo. Chúng ta không thể đi ngược tới vô tận, phải có một nguyên nhân đệ nhất. Chúng ta có thể gọi nguyên nhân đó là Thiên, Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Thành, Chủ Tể Vạn Vật, Chúa Trời và Thiên Chúa. Niềm tin của người tín hữu, Thiên Chúa là Đấng tự hữu, thiêng liêng, hằng có đời đời, quyền phép, thánh thiện, tốt lành, nhân từ, công bằng và chân thật vô cùng. Trong sách Giáo Lý Công Giáo cũ có câu hỏi: Ta làm thế nào mà biết có Đức Chúa Trời? Thưa: Ta nhìm xem trời đất muôn vật và trật tự lạ lùng trong vũ trụ, liền biết có Đức Chúa Trời là Đấng tạo thành và an bài mọi sự.

Có rất nhiều người chưa tìm hiểu vấn đề, đã vội chối từ và phủ nhận nguyên cội. Họ giống như những chiếc bình gốm tuyệt đẹp nói với chủ nhân rằng tôi không biết ông là ai. Với một trí khôn hạn hẹp, nông cạn và vô thường, nhiều người tưởng rằng họ đã nắm bắt được chân lý. Đã có biết bao nhiêu các nhà triết học, thần học, thần bí và các nhà khoa học đã đang gắng công tìm về nguồn vũ trụ. Trong đó có những Đạo giáo chỉ tập trung vào đời sống con người mà quên đi nguyên lý của vũ trụ bao la hiện hữu. Một số người cố gắng chọn con đường tịnh tâm, tu tâm và luyện tâm để tinh tấn giác ngộ. Những vị này giác ngộ tâm trí nhưng còn rất nhiều thiếu xót trong chức vị và ơn gọi làm người. Họ đã đặt mình là trung tâm của vũ trụ và phủ nhận quyền lực sáng tạo.

Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta đã nhận được tinh thần nghĩa tử. Chúng ta không còn tinh thần nô lệ sợ hãi mà là con cái: Vì chính Thánh Thần đã làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng: Chúng ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8, 16). Ba Ngôi Thiên Chúa liên kết trong tình yêu. Mỗi khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá trên mình, là chúng ta đang được kết hợp mật thiết với tình yêu Chúa Ba Ngôi. Tình yêu hiến thân hy sinh. Tình yêu của sự tha thứ bao dung.

Chúng ta cùng nguyện rằng: Sáng danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, sáng danh Thiên Chúa, Đấng đang có, đã có và sẽ đến. Amen.
 
Lễ Đức Maira thăm viếng Bà Êlisabeth
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:44 28/05/2012
ĐỨC MARIA THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABETH, ngày 31/5

Lc 1, 39-56

Viết về Mẹ, nói về Mẹ vẫn là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ và biết bao nhiêu người khác. Thánh Bênađô đã viết một câu rất chí lý :” Nói về Mẹ không bao giờ cho đủ “ ( De Maria numquam satis ! ). Do đó, dù nói không đủ, dù diễn tả không được bao nhiêu hay chỉ nói được chút xíu về Mẹ. Tôi vẫn thích, tôi vẫn luôn hứng thú viết về Mẹ.

Được tin người chị họ là bà Êlisabét mang thai trong lúc tuổi già. Mẹ Maria dù cũng mới nói lời xin vâng chấp nhận cưu mang Đấng Cứu Thế bởi phép Chúa Thánh Thần,Mẹ vẫn hăng say, can đảm, nồng nhiệt đi thăm bà chị họ của mình. Mẹ Maria đã đến với bà chị họ để giúp đỡ bà. Mẹ Maria là nữ tỳ của Thiên Chúa. Nữ tỳ của Thiên Chúa và nữ tỳ trong công cuộc cứu rỗi của Người. Mẹ đã không chỉ đến với gia đình Ông Giacaria và bà Êlisabét, nhưng nhân loại còn thấy Mẹ tại tiệc cưới Cana để lo việc bếp núc, để giúp đỡ nhà đám. Mẹ đã không cần ngại đến giúp đỡ bất cứ ai cần đến Mẹ.

Mẹ là một nữ tỳ của Thiên Chúa, Mẹ đến không những để phục vụ Ông Giacaria và bà Êlisabét, mà còn đem theo niềm vui cho cả gia đình Ông Giacaria và cho cả một dân tộc mà Gioan Tẩy Giả trong lòng bà Êlisabét là đại diện. Mẹ đã đến đem sự bình an. Sự an bình của chính Thiên Chúa bởi vì bình an là lời cầu chúc và cũng là sự hoàn tất niềm hy vọng của Ítraen. Mẹ cưu mang Đấng Cứu Độ, Vị Thái Tử Hòa Bình, Đấng nhận lãnh từ nơi Thiên Chúa Cha niềm hy vọng, an bình để rồi Ngài trao ban lại cho mỗi tâm hồn con người. Mẹ đến để trao ban công bình và hạnh phúc. Lời chào của Mẹ quả thực tuyệt vời. Lời chào của Mẹ là dấu chỉ tình thương và ân huệ của Thiên Chúa. Lời chào của Mẹ vừa là lời cầu nguyện và là một lời cầu chúc.

Vâng, chính nhờ Mẹ Maria, con người được tuyển chọn để dọn đường cho Chúa là Gioan Tẩy Giả đang ngự trong cung lòng của bà Êlisabét gặp được Đức Kitô. “ Bà Êlisabét vừa nghe tiếng Mẹ Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên “. Gioan Tẩy Giả nhảy lên vui sướng, đó là dấu chỉ của bình an và niềm vui thời cứu độ.

Gioan Tẩy Giả trong bụng bà Êlisabét đầy tràn niềm vui qua lời chào của Mẹ Maria, phần bà Êlisabét được chúc phúc cũng do lời chào của Mẹ Maria. Và trong giây phút hạnh phúc tràn đầy, bà Êlisabét đã khám phá ra ý nghĩa sâu sắc của cuộc viếng thăm của Mẹ Maria. Lời đáp trả của bà Êlisabét cũng là lời cầu chúc, bà tạ ơn Thiên Chúa vì những việc lạ lùng Ngài đã làm cho Mẹ. Maria là Eva mới, là Nữ Vương trời đất, là Đấng đem lại cho nhân loại Đấng Cứu Tinh : Đức Kitô.

Với lòng khiêm tốn vô bờ, bà Êlisabét đã băn khoăn tự hỏi : tại sao tôi lại được Thiên Chúa viếng thăm ?
Cuộc viếng thăm của Mẹ Maria đến gia đình ông Giacaria, nói lên cuộc đối thoại của lòng tin, nói lên việc cầu nguyện chung. Tất các nhân vật hôm ấy như Mẹ Maria, Chúa Giêsu đang được Mẹ cưu mang trong cung lòng thanh khiết của Mẹ, bà Êlisabét, người đầy Thánh Thần, ông Giacaria, người đàn ông thinh lặng. Nhưng đây là sự thinh lặng thẳm sâu, một sự thinh lặng thánh thiêng để chính Chúa nói và ông đã cất lên tiếng ca ngợi khen :” Chúc tụng Thiên Chúa là Thiên Chúa Ítraen “.

Cuộc đời mỗi Kitô hữu là một lời cầu nguyện nối dài và là một lời tạ ơn vô lường. Tất cả mọi Kitô hữu sẽ nhận ra sự hiện diện của Chúa khi họ chung một niềm tin, chung lời cầu nguyện trong tâm tình tạ ơn và tri ân Thiên Chúa.

Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, ngay khi còn cưu mang Thánh Tử Giêsu, Thánh Mẫu Maria đã được Cha soi sáng và Người đã đi thăm bà Êlisabét. Xin cho chúng con hằng mau mắn nghe theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để được cùng Đức Maria ngợi khen Cha muôn đời ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Mẹ Maria lại đi thăm bà chị họ Êlisabét ?
2.Mẹ đã nói gì ?
3.Bà Êlisabét đã thưa làm sao ?
4.Gioan Tẩy Giả đã làm gì trong cung lòng bà Êlisabét ?
5.Ông bà anh chị có cảm nghĩ gì về cuộc viếng thăm của Mẹ Maria ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC – Kinh Truyền Tin Regina Coeli: Chúa Giê-su gửi Thánh Thần của Người cho Giáo Hội.
Jos. Tú Nạc, NMS
07:03 28/05/2012
Trong bài phát biểu Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng,, ĐTC Benedict đã nói về Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, “điều mà đã hoàn tất mùa Phục Sinh.”

“Lễ này nhắc nhở chúng ta và sự trải nghiệm tình cảm dạt dào của Thánh Thần trên các Tông đồ và những môn đệ khác tập trung trong lời cầu nguyện tới Đức Mẹ Đồng Trinh ở Phòng Tiệc Ly, Đức Thánh Cha nói. “Chúa Giê-su đã sống lại, đã lên trời, gửi Thánh Thần của Người tới Giáo Hội, để tất cả Ki-tô hữu có thể chia sẻ trong đời sống thiêng liêng của Người và trở thành nhân chứng hữu hiệu trên thế giới.”

Chu ý rằng Chúa Thánh Thần “tạo sự sinh động cho tất cả mọi người nam cũng như nữ, những người mà tham gia vào sự mưu cầu đức tin” ĐTC Benedict đã phát biểu rằng vào ngày 7 tháng Mười, tại buổi khai mạc Hội nghi Hội đồng Giám mục thường niên, Ngài sẽ công bố Thánh John Avila và Thánh Hildegard Bingen với tư cách là tiến sỹ Hội thánh. “Hai nhân chứng của đức tin vĩ đại này đã sống trong những giai đoạn lịch sử rất khác nhau và đến từ từ những bối cảnh văn hóa khác nhau,” ngài nói. “Nhưng sự thiêng của đời sống và chiều sâu giáo huấn đã tạo cho họ món quà bất diệt: ân sủng của Thánh Thần, trong thực tế đã hướng họ bước vào sự trải nghiệm việc hiểu biết thấu suốt sự mặc khải thiêng liêng và đối thoại tài trí hơn người với thế giới cấu thành tầm nhận thức của cuộc sống vĩnh cửu và hoạt động của Giáo Hội.”

“Nhất là trong ánh sáng thuộc đề án của việc Tân Truyền bá Phúc Âm, đối với điều mà Hội nghị Hội đồng Giám mục sẽ được cống hiến, và với sự canh thức của Năm Đức Tin, hình ảnh của hai vị thánh và tiến sỹ này thuộc về tầm quan trọng và xứng đáng trứ danh.”

Sau đó ĐTC Benedict mời mười ngàn khách hành hương có mắt tại Công trường Thánh Phê-rô cùng tham gia đọc kinh Truyền Tin , nguyện xin rằng, qua sự bênh vực của Mẹ Maria Đồng Trinh, Giáo Hội “có thể tràn đầy sinh lực bởi Chúa Thánh Thần trước chứng ta Tin Mừng của Đức Ki-tô với sự dũng cảm và luôn rộng mở trước sự tràn đầy chân lý.”

Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã phát biểu với khách hành hương bằng những ngôn ngữ khác nhau. Trong những nhận định bằng tiếng Anh của Ngài, Ngài nói: Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến những khách hành hương và khách du lịch nói tiếng Anh vào buổi đọc Kinh Truyền Tin này với sự Trang nghiêm của Lễ Hiện Xuống.. Thứ Sáu tới, tôi sẽ đi Milan cùng với những gia đình đến từ khắp mọi miền thế giới cử hành kỷ niệm Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ bẩy. Tôi yêu cầu anh chị em cùng với tôi cầu nguyện cho sự kiện quan trọng này được thành công. Và những gia đình có thể tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, tái hiện niềm hân hoan sự dâng hiến của mình trong Giáo Hội và thế giới, và thai nghén tình yêu chứng tá cho đức tin. Đối với tất cả anh chị em tôi cầu xin dồi dào phúc lành của Thiên Chúa!
 
ĐTC: Chúa Thánh Thần tạo dựng hiệp nhất và hiệp thông giữa mọi dân nước
Linh Tiến Khải
09:45 28/05/2012
Lễ Ngũ Tuần là lễ của sự hiệp nhất, hiểu biết và hiệp thông nhân loại. Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng ban cho chúng ta một con tim mới, một tiếng nói mới và một khả năng truyền thông mới, làm cho chúng ta rộng mở cho tha nhân và cho thế giới.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ kính Chúa Thánh Thần hiện xuống trong đền thờ thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 27-5-2012.

Thánh lễ đã bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 40 Hồng Y, và 50 Tổng Giám Mục và Giám Mục. Tham dự tánh lễ hàng trăm linh mục tu sĩ nam nữ, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và 10.000 giáo dân. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có 150 thánh viên ca đoàn và ban nhạc trẻ của Hàn lâm viện Thánh Cecilia, và ca đoàn hướng dẫn tín hữu gồm 60 ca viên.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc vá nói về ý nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ Hiện Xuống là mầu nhiệm làm thành phép rửa của Giáo Hội, là biến cố đã trao ban hình thể ban đầu và thúc đẩy sứ mệnh của Giáo Hội. Hình thể và sự thúc đậy đó luôn luôn thời sự và được canh tân cách đăc biệt trong các hành động phụng vụ. Đức Thánh Cha định nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như sau:

Lễ Ngũ Tuần là lễ của sự hiệp nhất, hiểu biết và hiệp thông nhân loại. Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy trong thế giới sự hiểu biết và hiệp thông giữa con người với nhau thường hời hợt và khó khăn thế nào, cả khi chúng ta luôn luôn ở gần nhau với sự phát triển của các phương tiện truyền thông và các khoảng cách địa lý xem ra biến mất. Nhưng các mất quân bình vẫn còn đó và thường khi dẫn đưa tới các xung đột. Việc đối thoại giữa các thế hệ trở thành vất vả và nhiều khi thái độ chống đối thắng thế. Hàng ngày chúng ta chứng kiến các sự kiện cho thấy xem ra con người đang trở thành hiếu chiến và hay gây sự hơn. Hiểu nhau xem ra qúa đòi hỏi dấn, thân và người ta thích ở trong cái ”tôi” và các lợi lộc của mình. Trong tình trạng này chúng ta có thể tìm ra và sống sư hiệp nhất mà chúng ta cần đến biết bao hay không?

Trình thuật lễ Ngũ Tuần trong sách Công Vụ chứa đựng trong hậu cảnh câu chuyệm cổ xây tháp Babel (St 11,1-9). Tháp Babel miêu tả một vương quốc trong đó con người đã tập trung biết nhiêu quyền bính, đến độ nó nghĩ rằng không cần phải quy chiếu về một vì Thiên Chúa xa xôi nữa, và nó tin mình mạnh mẽ tới độ có thể tự mình xậy dựng một con đường lên tới trời để mở cửa trời ra, và nó tự đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa. Nhưng chính trong lúc con người cùng nhau làm việc để xây tháp, thì bất chợt họ nhận ra rằng họ đang xây dựng chống lại nhau. Trong khi tìm trở thành giống như Thiên Chúa họ gặp nguy hiểm cũng không còn là người nữa, bởi vì họ đã đánh mất đi một yếu tố nền tảng của các bản vị con người: đó là khả năng đồng ý với nhau, hiểu nhau và cùng hoạt động với nhau.

Trình thuật kinh thánh này chứa đựng một sự thật trường tồn mà chúng ta có thể trông thấy trong lịch sử và trên thế giới. Với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật chúng ta đã đi tới quyền lực thống trị các sức mạnh của thiên nhiên, lèo lái các yếu tố, chế tạo ra sinh vật và hầu như cả con người. Trong tình trạng này khẩn cầu Thiên Chúa xem ra là điều lỗi thời, vô ích, bởi vì chính chúng ta có thể xây dựng và thực hiện tất cả những gì chúng ta muốn. Nhưng chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang sống cùng kinh nghiệm cái tháp Babel. Thật thế, chúng ta đã gia tăng các khả năng truyền thông, thu thập và truyền bá tin tức, nhưng chúng ta có thể nói rằng khả năng hiểu biết nhau có gia tăng, hay có lẽ, một cách mâu thuẫn, chúng ta lại ngày càng ít hiểu nhau hơn? Giữa con người với nhau lại không luồn lách một ý thức bất tín nhiệm, nghi ngờ và sợ hãi nhau cho tới trở thành nguy nhiểm đối với nhau hay sao? Vậy thì có thể có sự hiệp nhất và đồng tâm thực sự hay không?

Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Thánh Kinh: sự hiệp nhất chỉ có với ơn Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng sẽ ban cho chúng ta một con tim mới và một tiếng nói mới, một khả năng truyền thông mới. Đó là điều đã xảy ra buổi sáng ngày lễ Ngũ Tuần, năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua, khi ngọn lửa của Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ, đậu trên từng người và đốt lên nơi họ ngọn lửa thiên linh, một ngọn lửa tình yêu có khả năng biến đổi. Sự sợ hãi biến mất, con tim cảm thấy một sức mạnh mới, các miệng lưỡi mở ra và bắt đầu nói với sự thẳng thằn, đến độ mọi người đều có thể hiểu việc loan báo Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại. Vào lễ Ngũ Tuần nơi có sự chia rẽ và xa lạ lại nảy sinh ra sự hiệp nhất và hiểu biết.

Đề cập tới lời Chúa Giêsu khẳng định trong Phúc Âm: ”Khi Người tới, Thần chân lý sẽ hướng dẫn các con tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13) Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài giảng:

Ở đây khi nói về Thánh Thần, Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta biết Giáo Hội là gì, và Giáo Hội phải sống thế nào để là chính mình, để là nơi của sự hiệp nhất và hiệp thông trong Chân Lý. Người nói với chúng ta rằng hành động như kitô hữu có nghĩa là không đóng kín trong cái ”tôi” của mình, mà hướng về cái tất cả; có nghĩa là tiếp nhận trong chính mình toàn thể Giáo Hội, hay đúng hơn để cho Giáo Hội tiếp nhận chúng ta trong nội tâm... Chúa Thánh Thần, Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý có thể tiếp tục vang lên trong tâm trí con người và thúc đẩy họ gặp gỡ nhau và tiếp nhận nhau... Chúng ta không lớn lên khi khép kín trong cái ”tôi” của chúng ta, nhưng lớn lên mà khi có khả năng lắng nghe và chia sẻ, chỉ trong cái ”chúng ta” của Giáo Hội, với một thái độ khiêm tốn sâu xa trong nội tâm... Nơi đâu con người muốn làm Thiên Chúa, thì họ chỉ có thể chống đối nhau. Trái lại nơi đâu họ đặt để mình trong chân lý của Chúa, thì họ rộng mở cho hành động của Thần Khí nâng đỡ và hiệp nhất họ với nhau.

Khi dặn tín hữu ”Anh em hãy bước đi theo Thần Khí và sẽ không bị dẫn tới sự thỏa mãn của xác thịt” (Gl 5,16) thánh Phaolô giải thích rằng đời sống cá nhân của chúng ta bị ghi dấu bởi một cuộc xung khăc nội tâm, bởi một sự chia rẽ giữa các thúc đẩy đến từ xác thịt và các thúc đẩy đến từ Thần Khí, và chúng ta không thể theo cả hai. Thật vậy, chúng ta không thể vừa ích kỷ vừa qủang đại, vừa theo khuynh hướng thống trị người khác vừa cảm thấy niềm vui phục vụ vô vị lợi. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn với sự trợ giúp của Thần Khí Chúa Kitô. Vì các công việc của xác thịt là các tội ích kỷ , bạo lực, thù nghịch, bất hòa, ghen tương, chia rẽ. Đó là càc tư tưởng và hành động không giúp sống là người và là kitô hữu thực sự trong tình yêu. Đó là hướng đi dẫn chúng ta tới sụ hư mất cuộc sống. Trái lại, Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới các đỉnh cao của Thiên Chúa, để ngay trên trái đất này chúng ta sống mầm giống cuộc sống thiên linh của tình yêu, niềm vui và hòa bình (Gl 5,22). Như thế sự hiệp nhất của lễ Ngũ Tuần đối chọi lại sự phân tán của tháp Babel.
Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn chúng ta lựa chọn chân lý của Chúa Kitô được thông truyền trong Giáo Hội.
Trong phần dâng của lễ một gia đình Ấn Độ gồm cha mẹ và hai con nhỏ, hai nữ tu và hai nam giáo dân đã dâng lễ vật lên Đức Thánh Cha. Trong phần rước lễ 150 Linh Mục đã giúp Đức Thánh Cha phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu.

Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với gần 50.000 tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn Đức Thánh Cha nói lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nhắc nhớ và làm sống lại việc đổ tràn đầy Thánh Thần trên các Tông Đồ và các môn đệ khác tụ tập nhau cầu nguyện với Mẹ Maria. Chúa Giêsu phục sinh và lên trời gửi Thần Khí của Người cho Giáo Hôi để mỗi kitô hữu có thể chia sẻ vào chính cuộc sống của Thiên Chúa và trở thành chứng nhân giá trị của Người trong thế giới. Đức Thánh Cha nói tiếp

Thần Khí đã nói qua các ngÔn sứ với cac ơn khôn ngoan và hiểu biết, tiếp tục linh hứng cho các người nam nữ dấn thân kiếm tìm chân lý, bằng cách đề nghị các con đường độc đáo của sự hiểu biết và đào sâu mầu nhiệm của Thiên Chúa cũng như của con người và của thế giới.

Trong bối cảnh đó Đức Thánh Cha thông báo cho tín hữu biết ngày 7-10 tới đây, nhân dịp khai mở Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngài sẽ tuyên bố thánh Gioan thành Avila và thánh nữ Hildegard thành Bingen là Tiến Sĩ Giáo Hội hoàn vũ. Hai vị là các chứng nhân lớn sống trong các thời đại lich sử, môi trường và văn hóa khác nhau. Thánh nữ Hilgegard là nữ tu biển đức sống vào thời Trung Cổ, bên Đức, là bậc thầy thần học và là người hiểu biết sâu rộng về khoa học thiên nhiên và âm nhạc. Còn thánh Gioan thành Avila là linh mục giáo phận, sống vào thời Phục Hưng bên Tây Ban Nha, tham dự vào các khó nhọc của việc canh tân văn hóa và tôn giáo của Giáo Hội và xã hội vào lúc khởi đầu thời đại tân tiến. Nhưng cuộc sống thánh thiện và giáo thuyết sâu xa khiến cho các vị thời sự một cách trường cửu. Ơn Thánh Thần dự phóng các vị vào trong kinh nghiệm hiểu biết sâu xa mạc khải của Thiên Chúa và cuộc đối thoại thông minh với thế giới, là chân trời thường hằng cuộc sống và hoạt động của Giáo Hôi.

Dưới ánh sáng của chương trình tái truyền giảng Tin Mừng là đề tài của Thưởng Hội Đồng Giám Mục thế giới, và trước thềm năm Đức Tin Đức Thánh Cha cầu mong qua giáo huấn của hai Thánh Tiến Sĩ, Thần Khí Chúa tiếp tục làm vang lên tiếng nói và soi sáng con đường dẫn tới Chân Lý duy nhất, có thể khiến cho chúng ta được tự do và trao ban ý nghĩa tràn đầy cho cuộc sống chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người và chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
 
Tình trạng sống của các kitô hữu bên Phi châu và vùng Trung Đông một năm sau ”Mùa xuân A rập”
Linh Tiến Khải
09:46 28/05/2012
Phỏng vấn Linh Mục Puerbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa

Ngày 10-5-2012 buổi hội học về đề tài ”Các kitô hữu trong thế giới A rập, một năm sau Mùa xuân A rập” đã diễn ra tại Bruxelles thủ đô nước Bỉ. Ngày hội học do Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu tổ chức nhằm mục đích duyệt xét, đối chiếu và thu thập các dữ kiện xảy ra cho các cộng đoàn kitô tại các quốc gia A Rập. Trong số các thuyết trình viên cũng có Linh Mục Pierbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.

Như đã biết hồi năm ngoái, hàng triệu người dân các nước Bắc Phi đã ồ ạt xuống đường biểu tình để phản đối và hạ bệ các chính quyền độc tài của Ben Ali, Hosni Mubarak và Muammar Ghedaffi, tạo ra ”Mùa Xuân A Rập”, mở ra con đường dẫn tới nền dân chủ. Làn sóng dân chủ ấy đã đạt được nhiều kết qủa tích cực, nhưng tình hình các nước Bắc Phi vẫn chưa được ổn định, và nền dân chủ mong muốn vẫn còn bước những bước đầu khó khăn. Làn sóng biểu tình của Mùa xuân A Rập cũng nhanh chóng lan sang nhiều thành phố khác trên thế giới: từ Mátscơva cho tớí Luân Đôn, từ Athènes cho tới Dakar, Kampala, Phnom Penh và Tokyo. Nó là một dấu chỉ thời đại, chứng minh cho thấy ý thức và ước muốn dân chủ của người dân khắp nơi trên thế giới ngày càng mạnh mẽ và rõ nét. Nó cũng cho thấy kết qủa hữu hiệu của các phương tiện truyền thông hiện đại, đã được người trẻ sử dụng một cách nhanh chóng, thành thạo để dấy lên cả một phong trào đòi tự do dân chủ.

Riêng tại các nước Bắc Phi, trừ Tunisia ra, Ai Cập và Libia vẫn còn trong tình trạng bất ổn, dò dẫm từng bước, và các diễn tiến dân chủ đã không được nhanh chóng như nguyện vọng của người dân. Trong bản tường trình năm 2012 công bố những ngày vừa qua, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã mạnh mẽ tố cáo tình hình vi phạm các quyền con người đó đây trên thế giới trong đó có các nước Bắc Phi và Siria.

Tại Libia ngày 19-6-2012 dân chúng sẽ đi bầu quốc hội, nhưng tình hình vẫn còn rất căng thẳng vì nhiều lý do. Trước hết các lực lượng dân vệ địa phương vẫn còn sở hữu các vũ khí, và việc thành lập quân đội quốc gia vẫn chưa xong. Tiếp đến có các căng thẳng và xung khắc giữa các chủng tộc và bộ lạc đã bị ông Ghedaffi lèo lái sử dụng trong 40 năm cầm quyền. Giờ đây họ bị kỳ thị, và bách hại. Trong khi đó thì chính quyền Tripoli quá yếu kém và bất lực chưa kiểm soát được tình hình trong nước và không bảo đảm được an ninh cho dân chúng.

Riêng tại Siria các bạo lực đàn áp từ phía quân đội chính phủ chống lại các nhóm nổi dậy đòi hỏi dân chủ và giải thể chính quyền của tổng thống Al Assad đã khiến cho hơn 10.000 bị giết, hàng chục ngàn người khác bị thương, nhiều thành phố và làng mạc bị tàn phá và hàng trăm ngàn người phải tản cư lánh nạn, trong đó cũng có rất nhiều tín hữu kitô.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Pierbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa, về tình trạng sống của các kitô hữu bên Phi châu và vùng Trung Đông một năm sau ”Mùa xuân A rập”.

Hỏi: Thưa cha Pizzaballa, một năm đã trôi qua kể từ khi ”Mùa xuân A Rập” nở rộ tại các quốc gia Bắc Phi và vùng Trung Đông, tình trạng sống của các kitô hữu trong các nước này hiện nay ra sao?

Đáp: Trong 40 năm qua thế giới A Rập đã sống trong một loại tình hình bất động, nhưng hiện nay tình hình ấy đã chấm dứt, không còn nữa. Ngày nay không còn có thể yêu sách dân chúng sống bất động trong cùng một tình trạng như trước đây.

Đã có các thay đổi mau chóng dẫn đưa tới một tình hình mới. Nhưng nó đòi hỏi phải có nhiều thời gian, và cũng có các tình hình khó khăn của sự hiểu lầm và các căng thẳng. Đây là điều không thể tránh được. Có nhiều vấn đề lắm, nhưng cững có các khả thể cộng tác và cần phải biết nhìn thẳng vảo thực tại, một cách đơn sơ nhưng rất thực tế, mà không được hốt hoảng; trái lại cần phải xăn tay áo lên để làm việc.

Hỏi: Chìa khóa của tất cả những điều này là việc đối thoại, mà theo cha không chỉ liên quan tới các đề tài đức tin, nhưng còn liên quan tới cả các đề tài cuộc sống thường ngày nữa, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng vậy, việc đối thoại phải tập trung vào các vấn đề cuộc sống, bởi vì liên quan tới đức tin; chẳng hạn giữa chúng tôi là các tín hữu kitô và các anh chị em hồi giáo, không có nhiều diều để nói. Có lẽ trong tương lai có thể đối thoại về đức tin, nhưng hiện nay thì không. Hiện nay, cần phải nhắm tới việc đối thoại nhất là giữa các cộng đoàn tôn giáo, làm sao để gây được ảnh hưởng trên cuộc sống dân sự, trên các khía cạnh chung, không chỉ liên quan tới hòa bình một cách tổng quát, mà liên quan tới cả vấn đề quyền lợi, công ăn việc làm, sự bình đằng giữa nam nữ, quyền công dân tràn đầy cho mọi thành phần xã hội, vấn đề công lý vv... Tất cả đều là các đề tài liên quan tới cuộc sống của các cộng đoàn đang viết lại Hiến pháp của mình. Vì thế thật là điều tốt, khi cuộc đối thoại bàn tới các đề tài cụ thể đó, chứ không duyệt xét các nguyên tắc lý thuyết không liên lụy đến cuộc sống của ai hết.

Hỏi: Thưa cha Pizzaballa, cha đã nhấn mạnh là không chỉ có các cuộc bách hại chống các tín hữu kitô, mà cũng có các gương nhân đức đối thoại với các tín hữu hồi nữa, có phải thế không?

Đáp: Đây là điểm khởi hành của chúng tôi, chúng tôi không có các lựa chọn khác. Chúng tôi phải đối thoại và xây dựng cuộc đối thoại, nhất là với giới lãnh đạo Hồi giáo, làm sao để gây được ảnh hưởng trên việc đào tạo tư tưởng, từ từ, từng bước một.

Hỏi: Liên quan tới tình hình rất là lỏng lẻo mà dân chúng vùng Trung Đông đang phải sống sau Mùa xuân A rập, đâu là nguy cơ cụ thể đối với các tín hữu đnag phải sống trong hoàn cảnh hiện nay?

Đáp: Nguy cơ ở đây cũng là để cho mình có thái độ cực đoan, khép kín co cụm trong chính mình, và cho rằng trước đây chúng ta phải sống trong tình trạng tệ hại hơn, hay trước đây chúng ta được bảo vệ, và vì thế lên án tất cả mọi thay đổi; hay nói rằng mọi sự đều tốt đẹp cả và không có vấn đề gì. Thật là điều quan trọng, khi cộng đoàn kitô tham dự vào cuộc sống công cộng với một tinh thần thanh thản có óc phán đoán, nghĩa là không giả bộ cho rằng không có các vấn đề, nhưng cũng không để cho các vấn đề gây hốt hoảng sợ hãi, nhưng trái lại phải bước vào trong các vấn đề đó để tìm cách giải quyết chúng.

Hỏi: Thưa cha Bề trên, tình hình kinh khủng đang xảy ra tại Siria trong thời gian này cũng như các giao động đang xảy ra bên Ai Cập, hoặc tình hình của Libia mà chúng ta đã thấy trong các tháng qua, tất cả đã làm lu mờ tình trạng sống khó khăn mà người Palestine và người Israel đang phải sống, và nó đã là thực tại kéo dài tứ 20 năm nay. Thế tình hình của các tín hữu kitô bên Thánh Địa hiện ra sao thưa cha?

Đáp: Một cách mâu thuẫn, Thánh Địa được coi như là trung tâm của cuộc xung khắc trong vùng Trung Đông, thì hiện nay lại yên ổn hơn, không thanh bình nhưng yên ổn, bởi vì thế giới chung quanh chúng tôi đang bốc cháy. Trái lại tại Thánh Địa, tại Israel và Palestina tình hình ngưng đọng, và vì thế nó đang bị ứ đọng một chút. Các tín hữu kitô sống trong tình trạng chờ đợi triền miên môt thỏa hiệp, nhưng phải nói thật là người ta không trông thấy nó nhiều lắm ở chân trời.

Hỏi: Thế tân chính quyền Israel có thể giúp giải tỏa tình trạng bế tắc này hay không thưa cha?

Đáp: Tôi nghi ngờ. Tôi tin rằng tân chính quyền Israel có các ưu tiên khác mà không chú ý tới vấn đề này. Chúng tôi đã thấy trong các năm qua chính quyền này đã rất là ”hâm hẩm” trong tương quan với người Palestine, và tôi không tin rằng thỏa hiệp với người Palestine nằm trong lịch trình làm việc của chính quyền Israel. Tôi mong là mình nghĩ sai! Nhưng tôi tin chắc là phải chờ đợi một thời gian rất lấu nữa, thì mới có thể giải tỏa được tình trạng này.

Hỏi: Thế cha có muốn đưa ra lời kêu gọi nào không?

Đáp: Trước hết tôi kêu gọi mọi người trên thế giới đừng sợ hãi, hãy đến hành hương Thánh Địa, bởi vì thật là điều quan trọng cần đến để xem tận mắt và nhận ra rằng, nói cho cùng, tình hình cũng không đến nỗi thê thảm, nhất là đối với vấn đề an ninh của các tín hữu hành hương. Thế rồi luôn luôn chú ý nhìn vào những gì đang xảy ra trong vùng Trung Đông, bởi vì nó liên quan tới chúng ta: Âu châu và Trung Đông đã luôn luôn gắn liền với nhau trên bình diện lịch sử, kinh tế và văn hóa. Vỉ thế lời kêu gọi của tôi đó là việc chú ý tới vùng Trung Đông đừng theo các lợi nhuận và thị hiếu của giới truyền thông, nhưng luôn được tiếp tục trong thời gian. (RG 11-5-2012)
 
Phát ngôn viên Tòa Thánh bác bỏ các tin ”tưởng tượng” của báo chí
LM Trần Đức Anh OP
09:48 28/05/2012
VATICAN - Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ những tin tức ”tưởng tượng” của nhiều ký giả báo chí về cuộc điều tra Ông Paolo Gabriele, người giúp việc của ĐTC đang bị điều tra vì bị cáo về tội nắm giữ bất hợp pháp các tài liệu của Tòa Thánh.

Tuyên bố hôm 28-5-2012 với giới báo chí cạnh Tòa Thánh, Cha Lombardi bác bỏ tin đồn cho rằng hiện có 1 HY đang bị điều tra vì liên hệ tới vụ này. Cha nói: ”Ủy ban Hồng y do ĐTC thiết lập để điều tra về vấn đề thất thoát tài liệu đang tiếp tục làm việc trong thời gian mà vụ này đòi hỏi, và không chịu áp lực của giới truyền thông.”

Cha Lombardi cực lực bác bỏ tin báo chí cho rằng có một hồng y hoặc một phụ nữ bị ngờ vực hoặc điều tra. Ngoài ra cha cho biết ông Paolo Gabriele, hiện đang còn bị giam giữ, cam kết sẽ cộng tác rộng rãi vào cuộc điều tra để xác định sự thật. Sau cùng, cha Lombardi nói rằng ĐTC được thông báo mọi sự. Ngài đau buồn nhưng vẫn thanh thản: nơi mọi người có sự quyết tâm tìm cách tái lập sớm hết sức bầu không khí trong đang, sự thật và sự tín nhiệm”.

Cha Lombardi nói: ”Tôi bác bỏ tin nói ưằng có một nhóm 5 tường trình viên do một phụ nữ điều khiển, tường trình cho ĐTC về diễn tiến các cuộc điều tra về những người bị tình nghi hoặc những khía cạnh khác của cuộc điều tra.”
Phòng báo chí Tòa thánh cũng mô tả là ”vô căn cứ” tin nói rằng một Ủy ban điều tra đề vấn đề này đã được thành lập và trình báo trực tiếp cho ĐGH. Cha cũng nhấn mạnh rằng không có liên hệ gì giữa vụ ông Gabriele bị bắt và Chủ tịch Viện giáo vụ (IOR, Ngân hàng Vatican) bị bãi chức.

Theo cha Lombardi, có thể là việc giam giữ ông Paolo Gabriele sẽ không kéo dài, vì các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho ông ta được quản thúc tại gia. Các thẩm phán sẽ cứu xét đơn xin.

Trả lời câu hỏi của các ký giả về giả thuyết có sự tranh giành quyền hành tại Vatican, cha Lombardi lấy làm tiếc về thái độ thái quá của báo chí khi cứu xét sự việc nào đó, gán cho những nhóm người những chủ ý sai trái. Sau cùng, cha phê bình báo chí Italia đưa ra những giả thuyết không căn cứ.

Luật sư Carlo Fusto của ông Gabriele cũng ra một thông cáo than phiền vì có quá nhiều tin vô bằng cớ liên quan đến thân chủ của Ông, chẳng hạn: người ta đã tịch thu được trong nhà của ông Gabriele ”những thùng tài liệu với số lượng lớn”, và cả những máy móc để sao chụp các tài liệu. Luật sư Fusto bày tỏ sự kinh ngạc rất lớn vì thậm chí có những ký giả quả quyết đã biết được các văn bản của vụ này vốn được giữ bí mật, trong khi chính chúng tôi là luật sư bào chữa cũng không biết!

Mặt khác, luật sư Fusto cũng bá bỏ một tin không đúng do báo chí loan đi: Bà Manuela vợ của Ông Gabriele không hề rời gia cư của gia đình trong Vatican và không hề trả lời cuộc phỏng vấn nào, và không có ý định trả lời trong lúc này. Bà tỏ ra tin tưởng nơi hoạt động của quan tòa. (Tổng hợp 28-5-2012)
 
Trung Quốc: Giải được ''bài toán khó'' tại Giáo phận Thượng Hải
Tiền Hô
13:39 28/05/2012
Giáo phận quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc sẽ sớm có một vị giám mục mới. Người được lựa chọn cho chức vụ này là linh mục Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daquin). Với 40 năm linh mục, ngài đã được bổ nhiệm làm tổng đại diện hồi cuối Tháng Mười Hai năm ngoái.

Dự kiến, phần lớn đại diện của giáo phận Thượng Hải (linh mục, tu sĩ và giáo dân một số giáo xứ) sẽ tiến hành bỏ phiếu trong một cuộc tham vấn, mà nếu không có gì thay đổi thì sẽ diễn ra sau ngày 28 Tháng Năm. Cha Tađêô dự kiến sẽ được tấn phong làm giám mục phụ tá giáo phận này vào cuối Tháng Sáu năm nay, sau khi chính phủ và Hội đồng Giám mục Trung Quốc ban hành bản phê duyệt. Nếu tiến trình suôn sẻ, Cha Tađêô sẽ được chọn làm người kế vị Đức Giám Mục 95 tuổi Lu-y Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) làm lãnh đạo của Giáo phận Thượng Hải với sự đồng thuận của Tòa Thánh và của chính quyền Bắc Kinh. Việc đề cử ngài sẽ giải quyết được một vấn đề phức tạp, cho thấy xu thế thực sự của đạo Công giáo ở Trung Quốc, xóa bỏ những ấn tượng cố hữu và hóa giải những điều còn chưa sáng tỏ.

Tính đến cuối Tháng Mười Hai năm ngoái, tại Thượng Hải có ba giám mục Công giáo. Một trong số đó là Đức Giám Mục Dòng Tên Giuse Phạm Trung Lương (Fan Zhongliang) - ngài được tấn phong bí mật vào năm 1985 mà không có sự chấp thuận của chính phủ và là người kế vị hợp thức của Đức Giám Mục Inhaxiô Cung Phẩm Mai (Gong Pinmei) vốn được coi là anh hùng lãnh đạo người Công giáo nổi dậy chống lại việc tuyên truyền chủ nghĩa Mao và các cuộc đàn áp. Đức Cha Cung Phẩm Mai đã bị bắt vào năm 1955 và ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng hồng y vào năm 1979 trong khi ngài vẫn bị ở tù. Ngài qua đời vào năm 2000 khi sống lưu vong ở Connecticut. Theo Tòa Thánh, Đức Cha Phạm Trung Lương vẫn là người chủ chăn chính thức của giáo phận Thượng Hải. Cộng đoàn Công giáo hầm trú - vốn khước từ các quy tắc và điều kiện do ban tôn giáo chính phủ áp đặt - vẫn còn nhớ đến ngài. Nhưng những năm gần đây, ngài bị bệnh Alzheimer nên đã mất hết trí nhớ, đang sống tách biệt trong một căn hộ mà vẫn còn bị quản chế.

Từ năm 1988, giáo phận này cùng tất cả các ban bệ chính thức, từ giáo xứ, chủng viện đến các tổ chức văn hóa và bác ái do Giám mục Kim Lỗ Hiền - cũng là một tu sĩ Dòng Tên - lãnh đạo. Được tấn phong năm 1985 với sự chấp thuận của Chính phủ nhưng không có sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha. Giám Mục Kim Lỗ Hiền thuộc thế hệ các giáo sĩ chấp nhận được tấn phong bất hợp thức theo sự áp đặt của chế độ để thắp sáng lại đời sống Giáo Hội và khả năng được lãnh đạo tín hữu một cách công khai, ban các bí tích cần thiết cho các tín hữu. Sau 20 năm, đến năm 2005, Giám mục Kim Lỗ Hiền mới nhận được quyết định hợp thức hoá từ Rôma để làm giám mục phó của Thượng Hải. Mùa xuân năm đó, linh mục trẻ tuổi Giuse Hình Văn Chi (Xing Wenzhi) cũng được tấn phong làm giám mục phụ tá. Việc bổ nhiệm cha Hình Văn Chi được xem như một sự phát triển tích cực trong mối quan hệ khó khăn giữa Vatican, chính phủ Trung Quốc và Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc. Việc đề cử ngài là trường hợp nổi bật nhất trong số các cuộc bổ nhiệm giám mục mà cả Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc đều chấp thuận. Đây là một thủ tục tạm thời và rất bấp bênh, nhưng cho phép Bắc Kinh và Tòa Thánh tổ chức một cuộc đối thoại trong việc lựa chọn các giám mục tại Trung Quốc.

Đức Cha Hình Văn Chi được lựa chọn đặc biệt bởi vì dựa vào vị thế khá tốt của Đức Cha Kim Lỗ Hiền, một thời gian dài ngài đã đảm đương công việc thay Đức Cha Kim. Dường như sớm hay muộn thì ngài sẽ là vị chủ chăn chính thức của giáo phận, cộng đoàn hầm trú cũng tỏ ý chấp nhận. Nhưng gần đây, sự phức tạp bắt đầu xảy ra khi mà Đức Cha Hình Văn Chi lại tuyên bố rằng ngài không thể gánh vác sứ vụ tại giáo phận và xin từ chức, bỏ lại vai trò mà ngài đã được định hình. Tháng Mười Hai năm ngoái, Đức Cha Kim Lỗ Hiền khẳng định việc từ chức giám mục phụ tá của Đức Cha Hình Văn Chi. Một vài ngày sau, ngài đã bổ nhiệm Cha Tađêô Mã Đại Khâm làm tổng đại diện với ý định rõ ràng là sẽ đưa cha tiến dần về chức giám mục kế vị mình.

Gần đây, không có tin tức nào về Đức Cha Hình Văn Chi. Ngài đã không tham dự Lễ Giáng Sinh năm ngoái. Trên các website, các blog Công giáo Trung Quốc, rất nhiều tin đồn và ý kiến đã được nêu ra về những gì đã xảy ra với ngài. Một số người tin rằng, có thể ngài đã trở về quê hương là Chu Thôn, tỉnh Sơn Đông. Một số người nhớ lại: quan hệ không mấy mặn mà của ngài với tổ chức Giáo Hội 'yêu nước' của chính phủ vốn ảnh hưởng đến đời sống của Giáo Hội, và sự bẽ mặt mà ngài phải gánh chịu hồi Tháng Mười Hai năm 2010 tại Đại hội Công giáo Trung Quốc do chính phủ tổ chức để bầu ra các vị lãnh đạo Giáo Hội hoặc các tổ chức liên quan. Những người khác thì bình luận rằng, những khó khăn mà Đức Cha Hình Văn Chi cảm nghiệm là dễ hiểu vì nhiều người trong hàng giáo sĩ ở Thượng Hải coi ngài là một kẻ xa lạ. Thực sự, việc từ chức giám mục phụ tá chỉ đơn giản là một yêu cầu cá nhân.

Đức Cha Hình Văn Chi từ chức đã đe dọa sự kế vị liên tục chức chủ chăn hợp thức tại giáo phận Thượng Hải, vốn đóng vai trò về lịch sử và số lượng giáo dân quan trọng nhất ở Trung Quốc. Việc Đức Cha Kim Lỗ Hiền chuyển sang đề cử cha Tađêô Mã Đạt Khâm làm tổng đại diện, mà đằng sau đó chắc chắn có sự đồng thuận của chính quyền và Giáo Hội (theo giáo luật, đó là điều cần thiết để được tấn phong làm giám mục) đã khơi mở một hướng đi để giải quyết vấn đề, mà tránh được những biến chứng không cần thiết.

Cha Tađêô Mã Đạt Khâm xuất thân từ Thượng Hải. Ngài học tại chủng viện của giáo phận ở Xà Sơn và đã luôn hoạt động sứ vụ tại các thành phố lớn. Ngài là hiệu trưởng của trường khu vực Phố Đông và từng giữ những vai trò quan trọng trong các lĩnh vực văn hóa và xuất bản tại giáo phận. Ngài am hiểu về thành phố và rất được hàng giáo sĩ địa phương quan tâm.

Ngài cũng từng đàm phán với các cơ quan chính trị nhờ vào vai trò của mình tại giáo phận vốn thích đối thoại thay vì xung đột. Hiệp hội Công giáo Yêu nước (tổ chức do chính phủ thành lập để cố gắng để kiểm soát nội tình Giáo Hội) ở Thượng Hải có mối quan hệ hài hòa với vị giám mục. Vì vậy, khi thời gian đến, ta sẽ dễ dàng đoán trước được lý do tại sao vị tổng đại diện của giáo phận này - Cha Tađêô Mã Đạt Khâm - sẽ được các linh mục, tu sĩ và giáo dân bỏ phiếu chọn làm giám mục phụ tá mới - tuân thủ các thủ tục "dân chủ" tự quản của chính phủ .

Câu chuyện này đã mô tả chính xác việc làm thế nào để xử lý các vấn đề ở Trung Quốc trong trật tự để đảm bảo vị mục tử giáo hội được duy trì liên tục. Động thái của Đức Cha Kim Lỗ Hiền, với sự phê chuẩn của Tòa Thánh, sẽ bảo vệ cho người kế vị ngài tránh khỏi cuộc tranh cãi và các biện pháp trừng phạt của giáo luật đã từng xảy ra trong quá khứ khi đề cử một giám mục bất hợp thức. Điều này xảy ra cho thấy rằng, Giáo hội địa phương có một mục tử thực sự sáng suốt, thậm chí trước rủi ro bất ngờ và tình huống bi đát có thể xảy mà đã đưa ra được giải pháp xử lý rất thực tế.

Một lần nữa, mục vụ khôn ngoan và cảm thức về Giáo Hội (sensus Ecclesiae) cách đặc biệt của vị giám mục Dòng Tên Lu-y Kim Lỗ Hiền đáng được ghi nhận. "Giáo chủ" Thượng Hải trong nhiều năm qua đã phải nhận những lời cáo buộc dính líu đến sự ra đời của một Giáo hội quốc doanh. Tuy nhiên, thực tế đã nói lên tất cả. Sau nhiều thập kỷ ở tù, Giám Mục Kim Lỗ Hiền đã học được một bài học quý giá: "Không bao giờ giữ bí mật từ những người cộng sản". Khi nói về mình, ngài nói: "Tôi đã có thể là một anh hùng chống cộng ở nước ngoài, nhưng ở Trung Quốc thì không". Tuy nhiên, ngài cũng không bao giờ ký bất kỳ tài liệu nào hỗ trợ cho sự 'độc lập' của Giáo Hội tại Trung Quốc; và Thượng Hải cũng chính là giáo phận đầu tiên thực hiện lại lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha trong phụng vụ. (theo La Stampa)
 
Top Stories
Lombardi: Investigations into leaking of documents continues
Vatican Radio
09:49 28/05/2012
Holy See Press Office Director Fr. Federico Lombardi S.J. today made the following declaration concerning investigations taking place in the Vatican on the leaking of reserved documents.

"I can confirm that the individual arrested on Wednesday evening for illegal possession of reserved documents, which were found in his domicile located within Vatican territory, is Mr. Paolo Gabriele, who is still being held in detention."The first phase of the 'summary investigation' under the direction of Nicola Picardi, promoter of justice, has come to an end and given way to the phase of 'formal investigation', which is being conducted by Piero Antonio Bonnet, investigating magistrate.

"The accused has appointed two lawyers to represent him who are authorised to act before the Vatican Tribunal, and he has had the opportunity to meet with them. They will be able to help him in successive stages of the proceedings. He benefits from all the juridical guarantees laid down by the Criminal Code and the Code of Criminal Procedure in force in Vatican City State."The investigatory phase will continue until an adequate picture of the situation being investigated has emerged, after which the investigating
 
Attempts to revive language spoken in Jesus' time
Diaa Hadid
11:32 28/05/2012
JISH, Israel (AP) — Two villages in the Holy Land's tiny Christian community are teaching Aramaic in an ambitious effort to revive the language that Jesus spoke, centuries after it all but disappeared from the Middle East.

The new focus on the region's dominant language 2,000 years ago comes with a little help from modern technology: an Aramaic-speaking television channel from Sweden, of all places, where a vibrant immigrant community has kept the ancient tongue alive.

In the Palestinian village of Beit Jala, an older generation of Aramaic speakers is trying to share the language with their grandchildren. Beit Jala lies next to Bethlehem, where the New Testament says Jesus was born.

And in the Arab-Israeli village of Jish, nestled in the Galilean hills where Jesus lived and preached, elementary school children are now being instructed in Aramaic. The children belong mostly to the Maronite Christian community. Maronites still chant their liturgy in Aramaic but few understand the prayers.

"We want to speak the language that Jesus spoke," said Carla Hadad, a 10-year-old Jish girl who frequently waved her arms to answer questions in Aramaic from school teacher Mona Issa during a recent lesson.

"We used to speak it a long time ago," she added, referring to her ancestors.

During the lesson, a dozen children lisped out a Christian prayer in Aramaic. They learned the words for "elephant," ''how are you?" and "mountain." Some children carefully drew sharp-angled Aramaic letters. Others fiddled with their pencil cases, which sported images of popular soccer teams.

The dialect taught in Jish and Beit Jala is "Syriac," which was spoken by their Christian forefathers and resembles the Galilean dialect that Jesus would have used, according to Steven Fassberg, an Aramaic expert at the Hebrew University in Jerusalem.

"They probably would have understood each other," Fassberg said.

In Jish, about 80 children in grades one through five study Aramaic as a voluntary subject for two hours a week. Israel's education ministry provided funds to add classes until the eighth grade, said principal Reem Khatieb-Zuabi.

Several Jish residents lobbied for Aramaic studies several years ago, said Khatieb-Zuabi, but the idea faced resistance: Jish's Muslims worried it was a covert attempt to entice their children to Christianity. Some Christians objected, saying the emphasis on their ancestral language was being used to strip them of their Arab identity. The issue is sensitive to many Arab Muslims and Christians in Israel, who prefer to be identified by their ethnicity, not their faith.

Ultimately, Khatieb-Zuabi, a secular Muslim from an outside village, overruled them.

"This is our collective heritage and culture. We should celebrate and study it," the principal said. And so the Jish Elementary School become the only Israeli public school teaching Aramaic, according to the education ministry.

Their efforts are mirrored in Beit Jala's Mar Afram school run by the Syrian Orthodox church and located just a few miles (kilometers) from Bethlehem's Manger Square.

There, priests have taught the language to their 320 students for the past five years.

Some 360 families in the area descend from Aramaic-speaking refugees who in the 1920s fled the Tur Abdin region of what is now Turkey.

Priest Butros Nimeh said elders still speak the language but that it vanished among younger generations. Nimeh said they hoped teaching the language would help the children appreciate their roots.

Although both the Syrian Orthodox and Maronite church worship in Aramaic, they are distinctly different sects.

The Maronites are the dominant Christian church in neighboring Lebanon but make up only a few thousand of the Holy Land's 210,000 Christians. Likewise, Syrian Orthodox Christians number no more than 2,000 in the Holy Land, said Nimeh. Overall, some 150,000 Christians live in Israel and another 60,000 live in the West Bank.

Both schools found inspiration and assistance in an unlikely place: Sweden. There, Aramaic-speaking communities who descended from the Middle East have sought to keep their language alive.

They publish a newspaper, "Bahro Suryoyo," pamphlets and children's books, including "The Little Prince," and maintain a satellite television station, "Soryoyosat," said Arzu Alan, chairwoman of the Syriac Aramaic Federation of Sweden.

There's also an Aramaic soccer team, "Syrianska FC" in the Swedish top division from the town of Sodertalje. Officials estimate the Aramaic-speaking population at anywhere from 30,000 to 80,000 people.

For many Maronites and Syrian Orthodox Christians in the Holy Land, the television station, in particular, was the first time they heard the language outside church in decades. Hearing it in a modern context inspired them to try revive the language among their communities.

"When you hear (the language), you can speak it," said Issa, the teacher.

Aramaic dialects were the region's vernacular from 2,500 years ago until the sixth century, when Arabic, the language of conquering Muslims from the Arabian Peninsula, became dominant, according to Fassberg.

Linguistic islands survived: Maronites clung to Aramaic liturgy and so did the Syrian Orthodox church. Kurdish Jews on the river island of Zakho spoke an Aramaic dialect called "Targum" until fleeing to Israel in the 1950s. Three Christian villages in Syria still speak an Aramaic dialect, Fassberg said.

With few opportunities to practice the ancient tongue, teachers in Jish have tempered expectations. They hope they can at least revive an understanding of the language.

The steep challenges are seen in the Jish school, where the fourth-grade Aramaic class has just a dozen students. The number used to be twice that until they introduced an art class during the same time slot — and lost half their students.

AP writer Karl Ritter in Stockholm contributed to this report. Follow Hadid on twitter.com/diaahadid

On the Web: an Aramaic newspaper: www.bahro.nu, an Aramaic football team: www.syrianskafc.com and an Aramaic satellite television station: http://www.suryoyosat.com/
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Nghi Lộc dâng hoa, rước kiệu kính Đức Mẹ
Nghi Lộc
07:08 28/05/2012
“Tháng năm về trăm hoa đua nở Khoe sắc hương rực rỡ đất trời, Hợp cùng con cái muôn nơi Con dâng lên Mẹ muôn lời tạ ơn”

Xem hình ảnh

Tháng năm về, khi những sắc hoa đua nở trên những cánh đồng thì cũng là lúc đoàn con cái Mẹ chuẩn bị những đóa hoa tươi thắm dâng Mẹ, những cuộc rước kiệu và những giờ kinh nguyện, suy tôn Mẹ cách đặc biệt.Hòa cùng con cái Mẹ khắp nơi sống trong tinh thần tháng hoa kính Mẹ, tối thứ 7 ngày 26/5/2012 cộng đoàn Giáo họ Nghi Nam hợp cùng giáo xứ Nghi Lộc đã long trọng tổ chức cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Mẹ và thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cảm tạ hồng ân Mẹ đã luôn gìn giữ và che chở cho đoàn con cái giáo xứ Nghi Lộc chúng con.

Tham dự cuộc rước có sự hiện diện của cha quản xứ đáng kính Jos Nguyễn Đăng Điền, cùng HĐMV Giáo xứ, HĐMV các giáo họ, hội Thánh Tâm, hội phụ nữ, ban ca nhạc đoàn toàn xứ, hội Têrêxa, giới trẻ xứ nhà cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ hợp thành đoàn rước thật long trọng và sốt sắng. Đặc biệt trong cuộc rước hôm nay còn có sự hiệp thông sâu sắc của anh chị em Nghi Lộc đang sinh sống, học tập và làm việc xa quê hương, tuy xa quê nhưng vẫn luôn hướng lòng về quê Mẹ và hằng ngày vẫn mang những đóa hoa thiêng liêng dâng lên Mẹ.

Cuộc rước bắt đầu lúc 19h 30’, sau khi cha xứ dâng hương tòa Mẹ đoàn rước đã đi qua nhà nguyện giáo họ, đi ra đường chợ Chùa và thẳng lên thánh đường giáo xứ, rồi đi qua nhà nguyện Giáp Trung. Sau khi cha dâng hương tại bái hạ giáp Trung, đoàn rước tiến về đài Mẹ tại trung tâm giáo họ Nghi Nam. Trong suốt chặng đường dài đi rước, mọi người cùng hiệp ý với nhau trong lời kinh nguyện, những tràng hoa mân côi cùng những ý nguyện thiêng liêng và chân thành của mỗi người dâng lên Mẹ, xin Mẹ luôn chở che, đồng hành cùng với chúng con trên những bước đường trần gian. Sau khi đoàn rước về đến lễ đài, mọi người lại cùng hiệp ý với nhau cùng với những em nhỏ đơn sơ dâng lên Mẹ những đóa hoa rực rỡ đủ sắc màu: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng và hơn hết là những đóa hoa lòng thiêng liêng của mỗi người, đó là những đóa hoa hy sinh, hoa khiêm nhường… Kết thúc chương trình dâng hoa kính Mẹ, toàn thể cộng đoàn giáo xứ lại cùng hiệp ý với cha quản xứ trong thánh lễ tạ ơn. Thánh lễ hôm nay mang một ý nghĩa thật đặc biệt để cảm tạ Chúa, tạ ơn Mẹ đã thương ban và che chở cho đoàn con cái chúng con mỗi ngày, cầu nguyện cho các bậc tiền nhân đã qua đời và cầu bình an cho hết thảy mọi người trong giáo xứ, nhất là những người con Nghi Lộc đang xa ở quê hương. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng, trang nghiêm và để lại trong lòng mỗi người những niềm vui và ý nghĩa thiêng liêng.

Trước hết, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã ban muôn ơn lành, bình an và ân sủng. Cùng với sự che chở của Mẹ Maria Vô Nhiễm như mưa ơn phúc xuống trên chúng ta nên mọi việc diễn ra thật tốt đẹp và thuận lợi trong thánh ý Thiên Chúa. Giáo họ Nghi Nam xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể bà con trong giáo xứ Nghi Lộc và bà con Nghi Lộc ở hải ngoại. Tuy xa quê hương nhưng vẫn luôn hướng lòng về quê Mẹ và bằng cách này, cách khác vẫn luôn ủng hộ về tinh thần và vật chất từ những ngày đầu tiên. Nhờ đó, chúng tôi có đủ điều kiện để thực hiện và có được sự thành công ngoài mong đợi. Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu qua lời bầu cử của Mẹ Maria Vô Nhiễm tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác xuống trên quý vị.
 
Kỉ niệm 20 năm Hành trình Yêu thương của Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
07:21 28/05/2012
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 27/5/2012, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã tổ chức mừng bổn mạng, kỷ niệm 20 năm thành lập nhóm tại giáo xứ Vạn Phước, huyện Cần Đước, Long An, thuộc giáo phận Mỹ Tho.

Xem hình ảnh

Từ 13 giờ 00 chiều các bạn đã có mặt tại khuôn viên giáo xứ để chuẩn bị đón 200 em thiếu nhi (đa số không phải là đạo Công giáo) trong khu vực quanh nhà thờ đến nhận quà, để chia sẻ niềm vui và cũng để mừng ngày Quốc Tế Thiếu Nhi sắp đến. 200 chiếc phiếu màu hồng được các em hớn hở cầm đến làm khuôn viên nhà vốn đã thơ mộng vì có nhiều cây, lại thêm rộn rã sắc màu, bước chân và tiếng hát trẻ thơ.

Việc phát quà diễn ra nhịp nhàng dưới chân tháp chuông mà ở đó còn có băng rôn kỷ niệm của nhóm nữa. Trong khi đó một số bạn khác vào nhà thờ tập một vài nghi thức để thánh lễ đồng tế của chúng tôi xứng với tình Chúa yêu thương và trang nghiêm trước cộng đoàn.

Còn các bạn công nhân được xe chúng tôi đến rước từ công ty về nhà thờ dự lễ cũng làm cho ngày hôm nay vui rộn ràng khó tả. Việc tổ chức thánh lễ kỷ niệm 20 năm này ban đầu làm chúng tôi khá bối rối khi họp bàn: hoặc tổ chức tại nhà thờ Vinh Sơn 3, GP Sài Gòn với 300 khách mời và 15 bàn tiệc, hoặc đi vào vùng Bình Phước dâng lễ cùng người dân tộc…Sau cùng chúng tôi quyết định tổ chức tại GP Mỹ Tho, nhưng chỉ cách Sài Gòn 35 km, trong ngôi nhà thờ nhỏ ấm cúng, đồng thời cũng mời quí khách đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho chúng tôi tại giáo xứ Vinh Sơn 3 do cha chánh xứ Giuse Nguyễn Minh Khôi cử hành. Thế là tốt đẹp đôi đàng, bạn nào cũng vui, ai cũng hài lòng.

Có lẽ ấn tượng nhất trong lòng các thành viên Bông Hồng Xanh, đó là thánh lễ đồng tế tạ ơn mà ai trong các bạn cũng thấy mình “quan trọng” vì được chia nhiệm vụ: đọc sách Thánh, đọc lời nguyện, dâng của lễ… Cha chánh xứ Vạn Phước tổ chức thánh lễ rất chu đáo, cùng đồng tế là cha chánh xứ Nha Ràm và một linh mục trẻ sắp đi du học. Mở đầu, cha xứ giới thiệu với cộng đoàn về ý nghĩa thánh lễ, rồi đến phần kết thúc tháng hoa kính Đức Mẹ rất hay: quí cha cầm hoa hồng dâng và cắm vào bình, các thành viên Bông Hồng Xanh, đi đầu là trưởng nhóm, cầm nến cháy sáng đặt lên kệ trước tòa kính Đức Mẹ, tiếp đó là các bạn công nhân và giáo dân cầm hoa hồng lần lượt lên dâng kính cành hoa trên tay mình, tạo thành một đoàn rước thật đẹp. Có lẽ Đức Maria đã xúc động trước tấm lòng thành kính của các con cái mình. http://youtu.be/xdnqsowqqm0

Có lẽ câu chuyện trong bài giảng lễ của cha xứ làm nhiều giáo dân ở đây không còn thắc mắc bông hồng xanh là gì? Mọc ở đâu vậy?

Đó là câu chuyện một anh chàng gù xấu xí, có khu vườn trồng nhiều hoa hồng, yêu thầm một cô công chúa. Trong khi đó nàng công chúa không biết, lại yêu một hoàng tử đẹp trai, tài giỏi mà đất nước chàng đang có chiến tranh. Nhưng vua cha ra điều kiện nếu hoàng tử tìm được hoa hồng màu xanh sẽ gả công chúa cho. Một ngày nọ, công chúa nằm chiêm bao được bà tiên báo mộng: “Nếu có ai sẵn sàng chết cho người mình yêu thì hoa hồng xanh mới nở”. Công Chúa tìm đến chàng gù xấu xí nói lên ước vọng của mình, nhờ cấy trồng hoa hồng có màu xanh. Đêm đó, chàng gù lấy máu mình tưới lên những hoa hồng, mong công chúa hạnh phúc cùng hoàng tử. Lạ lùng thay, cả vườn hoa hồng biến thành màu xanh. Sáng hôm sau, công chúa và hoàng tử reo mừng hái dâng hoa hồng xanh cho đức vua rồi đi tìm chàng gù, nhưng chàng gù đã chết. Từ đó hoàng tử và công chúa nhớ ơn và thề hứa sẽ gieo vãi tình thương và niềm hy vọng cho mọi người trong vương quốc của hai người. Từ đó có hoa hồng xanh”. Cha còn nói nhiều về ý nghĩa Chúa Thánh Thần nữa. http://youtu.be/ykK9ZfmsInI

Khi phép lành của thánh lễ được ban, cả cộng đoàn ngồi xuống, trưởng nhóm nói lời cảm ơn ngắn gọn, sau đó có một em thiếu nhi, một người trung niên và một người già lên trao cho hoa cha, quàng hoa vào cổ trưởng nhóm và tặng hoa đại diện thành viên Bông Hồng Xanh. Việc này mang ý nghĩa trẻ em nghèo tặng hoa tỏ lòng biết ơn các thành viên, cha xứ thay mặt quí linh mục ân nhân đã từng giúp đỡ Bông Hồng Xanh và vòng hoa của người nghèo choàng cho trưởng nhóm để tỏ tình thân thiện.

Tiếp đó, trưởng nhóm tỏ tình thân với các bạn trẻ đã cộng tác với mình bằng cách trao quà thân thiện: đó là tấm hình Chúa Giêsu đang cười có hàng chữ “Chúa cười cho con an tâm” trong tiếng vỗ tay của cộng đoàn.

Sau đó, chúng tôi hớn hở vui mừng vào bàn tiệc cùng chung vui. Bàn tiệc của chúng tôi chỉ có ba món: chả giò, cà ri, gỏi và một tô cháo. Đơn sơ vậy thôi nhưng chúng tôi cũng ăn no và vui với chương trình sổ số có tổng giải thưởng lên tới “một triệu đô-la Việt Nam!”. Một cha cũng được “Chúa thương” trúng giải nhì, còn đa số các em công nhân trúng các giải lớn.

Hôm nay, các bạn công nhân của công ty may thêu Đông Thiên Nghi cũng chung vui với chúng tôi. Đa số các em là người dân tộc, ở vùng quê lên đây làm việc. Các em chia vui với chúng tôi vẻ rụt rè, lặng lẽ, thế nên chúng tôi ngạc nhiên khi một em ôm thùng quà, bất ngờ tặng nhóm chúng tôi, thùng quà có những hộp bánh Chocopie mới toanh. Các em cũng không ngờ chúng tôi cũng chuẩn bị một thùng bánh làm quà tặng các em. Chúng tôi còng cầm tay nhảy múa thân thiện sau đó nữa. Thật là vui! Anh chị giám đốc công ty hôm nay không có mặt nhưng chúng tôi cũng gửi quà tặng tinh thần.

Chúng tôi chia tay nhau trong tiếng cười vui của một vòng tròn hạnh phúc, tròn đầy và lại hẹn một dịp khác cùng vui gặp gỡ. http://youtu.be/vmHUh15h4Mg

Trong cũng dịp này, trưởng nhóm cho phát hành cuốn “tư liệu về nhóm Bông Hồng Xanh”, có tên là “20 Năm Hành Trình Yêu Thương”, dày khoảng 100 trang, có ba phần, phần I giới thiệu về nhóm (thành lập trong hoàn cảnh nào; các thành viên và công tác viên Bông hồng Xanh là ai?; chân dung các vị ân nhân của nhóm), phần III là phần tâm tình riêng của trưởng nhóm khi đi làm công tác xã hội…để làm quà tặng cho quí ân nhân. Tuy không đẹp nhưng cũng để chúng tôi đánh dấu một chặng đường. Có thể cuối năm nay, chúng tôi hoàn chỉnh phần II và in ấn lại để cuốn ‘tư liệu” hay và đẹp hơn.

Hôm nay, chúng tôi nhận được nhiều lời cầu nguyện, của cha giám đốc và Ban Biên Tập Vietcatholic, quí linh mục ân nhân và quí độc giả thân thiện. Hy vọng chúng con sẽ tiếp tục vui bước hành trình để chuyển, vác, mang những tấm lòng vàng của người giàu có đến người cùng khổ. Từ đây, chúng con sẽ nhận được nhiều niềm vui và thấy trưởng thành hơn trong vai trong Kitô hữu của mình.

Thời gian là của chúa. Mốc thời gian là do con người đặt ra. Mong Chúa vẫn chúc phúc cho nhóm chúng con, Chúa Thánh Thần tiếp tục soi dẫn và chúng con luôn được bên Mẹ Maria nhân lành.

 
Thánh lễ khấn dòng trọng thể tại đan viện Xitô New Clairwaux
Mai Thi
07:25 28/05/2012
Sau 7 năm sống, tìm hiểu và học tập trong đan viện Xitô Trappist, hôm nay thầy Francis (Phanxico Assisi Phạm Văn Hiệu) can đảm, dứt khoát và công khai tuyên thệ quyết định của mình trước nhan Thiên Chúa, các thánh có hài cốt trong nguyện đường đan viện và toàn thể cộng đoàn hiện diện bằng lời khấn dòng trọng thể.

Xem hình ảnh

Đáp lại tình yêu Chúa mời gọi qua nếp sống đan tu chiêm niệm, thầy Francis đã chọn đan viện New Claivaux là nhà mình, chọn các đan sĩ làm anh em của mình, chọn đan viện New Clairvaux để tiếp tục sống và chết tại đây. Nếu quí cha và anh em trong cộng đoàn New Clairvaux đã hân hoan đón tiếp thày như người học trò, người anh em, và như người bạn ngày thầy đặt chân tới đan viện thì hôm nay tương quan đó vẫn như vậy. Thầy Francis cảm thấy hạnh phúc và trân trọng những tình cảm thiêng liêng của mỗi anh em trong cộng đoàn. Với lời khấn trọng thể, các đan sĩ và anh em trong đan viện vui mừng đón nhận thầy chính thức trở thành thành viên vĩnh viễn của cộng đoàn. Tân đan sĩ Francis là đan sĩ trẻ nhất trong cộng đoàn New Clairvaux.

Thầy Francis là người Việt Nam thứ 2 khấn trọn đời trong đan viện này. Thầy thuộc giáo xứ Châu Sơn, giáo phận Ban Mê Thuột - Việt Nam. Ơn gọi chiêm niệm của Thầy khởi đi từ Đan viện Phước Sơn nhưng Thầy chỉ tìm hiểu ơn gọi ở đó 4 tháng. Trở lại gia đình một thời gian ngắn rồi Thầy lại đến gõ cửa Đan viện Xitô Châu Sơn Đơn Dương để xin học tu tại đây. Sau gần hai năm thỉnh sinh theo học nếp sống đan tu, Thầy được Viện Phụ Châu Sơn đề nghị với Thầy lời mời của viện phụ New Claivaux qua dòng Mỹ để đi tu và Thầy đã sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi qua các vị bề trên. Thầy đã chọn châm ngôn sống cho mình “Tất cả những gì con có đều là của Chúa” (Ga 17, 10a) nên thày vui vẻ dâng hiến cuộc đời và ơn gọi cho Chúa.

Thánh Lễ khấn dòng được cử hành vào lúc 10 giờ 30 sáng tại nguyện đường của đan viện New Clairvaux ngày 27 tháng 5 năm 2012, nhằm ngày lễ trọng Chúa Thánh Thần hiện xuống. Viện phụ Paul Mark Schwan chủ sự thánh lễ và đại diện Giáo hội nhận lời khấn dòng trọng thể của thầy Francis. Đồng tế với ngài có sự hiện diện của Viện Phụ đương nhiệm Đan viện Châu Sơn Đơn Dương, các cha dòng Xitô Châu Sơn Sacramento, quí cha khách và quí cha thuộc cộng đoàn New Clairvaux. Có khoảng 80 người khách là thân nhân, ân nhân và bạn bè của Thầy. Một nửa trong những vị khách tham dự thánh lễ khấn dòng là các anh chị em người Việt sống tại tiểu bang California, một số tu sĩ nam nữ, đặc biệt có sự hiện diện của thân phụ Thầy từ Việt Nam qua.

Sau thánh lễ, mọi người ra khu vực nhà khách chia sẻ niềm vui với Thầy Francis và nhà dòng trong là bữa tiệc buffet dưới bóng những hàng cây ăn trái trong bầu trời nắng đẹp nhưng rất mát mẻ.

Mọi người đến đan viện New Clairvaux đều nhận thấy không khí trang trọng, nhịp nhàng, cảm động của phụng vụ đan tu và nhất là khi được dịp đặc biệt chứng kiến những nghi thức của ngày lễ khấn dòng. Ngoài ra mọi người cũng đánh giá cao nếp sống giản dị, đơn sơ và thanh thoát của các đan sĩ trong đan viện. Các đan sĩ tận hiến cuộc đời cho đến chết tại nơi cô tịch vắng lặng để nhất tâm tìm Chúa trong đan viện, cộng tác với sứ mạng cứu độ nhân loại theo đặc sủng riêng của dòng: Cầu nguyện và lao động theo tu luật của thánh Biển Đức.

Chia tay tân đan sĩ Francis trong niềm vui tạ ơn, mọi người cầu chúc Thầy mãi trung thành với Chúa cho đến chết trong ơn gọi đan tu chiêm niệm.

 
Thánh Lễ Thêm Sức tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang ở Portland
Phan Hoàng Phú Quý
10:30 28/05/2012
Portland, Oregon - Chúa nhật ngày 27 tháng 5 năm 2012 ,vào lúc 3 giờ chiều Đức Cha John G. Vlazny Tổng Giám Mục Portland đã đến Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang để ban Phép Thêm Sức cho 120 em học sinh lớp 10 và 11 giáo lý thuộc Trường Giáo lý và Việt ngữ La Vang và Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc , vì sỉ số học sinh quá đông nên được chia ra 2 thánh lễ, Thánh lễ thứ nhất được cữ hành lúc 3 giờ và thánh lễ thứ nhì cử hành lúc 7 giờ chiều.

Xem hình ảnh

Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục chúng tôi nhận thấy có Linh mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt linh mục phó xứ , Phanxico Xavie Búi Văn Quyết,. Linh mục Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, linh muc Antôn Mhuyễn Thiên và Thầy Sáu Phạm Hưng Nghĩa, Thầy sáu Hoàng Minh Nhật

Trước khì bắt đầu thánh lễ , đại diện của lớp Thêm Sức đã đứng lên xin lỗi Ba Mẹ, Ông Bà và tất cả mọi người về những gì mà các em đã lỗi phạm , làm buồn lòng Ba Mẹ, Ông Bà và mọi người , đồng thời xin hiệp ý cầu nguyện cho các em xứng đáng tham dự Mầu Nhiệm Thánh này một cách sốt sáng. Để ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay chính là niềm vui, bình an và hồng ân cùa Chúa Thánh Thần luôn ở mãi với các em.

Cộng đoàn dân Chúa đã đứng lên cùng cất cao lời ca nhập lễ để chào đón vị Chủ tế và các linh mục đồng tế từ từ tiến về Cung thánh :

Xin Thánh Thần Chúa xuống chan hòa khắp vũ trụ
Người nắm giữ mọi sự và thông biết mọi lời
Xin Thánh Thần Chúa xuống đầy tràn hồn tín hữu
Nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng hết mọi người.


Sau bài Tin Mừng, linh mục Đoàn Hoàng Khôi Anh đã trình diện lên Đức Tổng Giám Mục các em xin nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức . Những em này đã được hướng dẫn đầy đủ về giáo lý trong suốt 11 năm qua và giờ đây sẳn sàng nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.

Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã đặt tay lên đầu và xức dầu lên trán cho các em trong khi mọi người hợp với ca đoàn Thánh Linh hát kinh Xin ơn Chúa Thánh Thần

Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến, và từ trời cao xin tỏ vinh quang mình.

Lạy Cha kẻ cơ bần xin Ngài ngự đến soi sáng và khấn ban ân huệ cho chúng con

Trong phần huấn từ Vị Chủ Tế đã nhấn mạnh đến tính yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và rồi Chúa cũng muốn chúng ta chia sẽ tính yêu đó đến với mọi người chung quanh, Chúa mời gọi chúng ta ra đi để làm chứng nhân cho Ngài. Mỗi người chúng ta đều có một Sứ Mệnh, và Sứ Mệnh đó là Rao Giảng Tin Mầng lời Chúa, không cần biết chúng ta là ai, màu da, xã hội, nơi chốn v.v...

Tất cả đều được Thiên Chúa mời gọi va tuyển chọn cách đặc biệt. ĐTGM cũng khuyên các em phải luôn cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để cũng cố Niềm Tin , Tin vào Thiên Chúa vào Giáo Hội , khi nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần, mỗi chúng ta là một sứ giả Tin Mầng của Chúa nên luôn được Chúa hiện diện bên cạnh chúng ta trong suốc cuộc đời, tuy có Chúa cùng đồng hành với chúng ta nhưng bản tính con người chung ta luôn yếu đuốI dễ bị sa ngã phạm tội, do đó chúng ta cần thưa hai tiếng Xin Lỗi với Chúa, vời mọi người, vì không ai hoàn toàn, nên phải luôn xin tha thứ để được thứ tha .

Cộng đoàn Dân Chúa đã thề hứa nâng đở các em và cầu xin cho các em được tràn đày sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để các em biết hăng hái và can đảm sống Đức tin ,và làm chứng nhân cho thời đại hôm nay .

Sau phần kết lễ , đại diện các em đã ngỏ lời cám ơn Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý thầy cô, quý cha mẹ sinh thành cũng như đỡ đàu , đã dạy dỗ, nâng đỡ và cầu nguyện cho các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.

Phan Hoàng Phú Quý
 
Thánh lễ tạ ơn và mừng bổn mạng thánh Giuse thợ tại Giáo họ Đồng Nhân
Hà Như Nguyệt
19:10 28/05/2012
Bắc Ninh: Sáng ngày 26/5/2012, Giáo họ Đồng Nhân-thuộc Giáo xứ Trung Nghĩa long trọng mừng lễ tạ ơn trung tu xong ngôi thánh đường 86 năm tuổi và mừng lễ bổ mạng thánh Giuse Thợ.

Xem hình ảnh

Chủ sự tháng lễ tạ ơn và lễ bổn mạng hôm nay là Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, giám mục Giáo phận Bắc Ninh. Cùng đồng tế với ngài có cha quản hạt Giuse Nguyễn Huy Tảo và các cha trong và ngoài giáo hạt Bắc Ninh.

Trong niềm hân hoan mừng ngôi thánh đường được tu sửa khang trang đẹp đẽ và mừng lễ quan thày, rất nhiều quý khách cũng như những người con của Đồng nhân về tham dự lễ.

Ngôi thánh đường cổ kính 86 năm tuổi là biểu tượng vững chãi cho niềm tin sắt son của giáo dân Đồng nhân, cho dù phải trải qua bao biến cố thăng trầm của thời cuộc.

Được biết vào năm 1954, Đức cha Cosma lúc đó mới 6 tuổi đã chịu phép Thêm sức tại nhà thờ Đông nhân.

Ngỏ lời với cộng đoàn trong bài giảng, Đức cha nhắc đến kỷ niệm 22 năm về trước, trong chuyến về thăm quê hương Kinh Bắc, ngài đã đến nhà thờ Đồng nhân, trong nhà thờ lúc ấy có mấy cụ già và 2 cậu bé đang đọc kinh trưa. Chứng kiến cảnh u ám và tiêu điều của Giáo họ, ngài suy nghĩ không biết đức tin của Đồng nhân có thể tồn tại được bao lâu nữa.

Năm tháng qua đi, Đức cha đã trở lại Đồng Nhân nhiều lân trên các cương vị khác nhau, chứng kiến đức tin giáo họ Đồng nhân hồi sinh từng ngày. Hai chú bé cùng đọc kinh trưa ngày ấy bây giờ một chú đã là linh mục đang du học ở Đài Loan và một chú đang là thầy phó tế và sắp được truyền chức linh mục.

Ngôi thánh đường 86 năm tuổi phải gánh chịu biết bao nhiêu bụi bặm và sóng gió. Nay đã được trung tu sạch sẽ, khang trang do lời cầu nguyện và công sức của bao nhiêu người. Ngôi thánh đường tuy đã già cỗi nhưng vẫn tiếp tục sinh hoa kết quả.

Sau lời nguyện kết lễ, một vị ban hành giáo đại diện cho dân họ Đồng nhân cám ơn Đức cha, quý khách và cộng đoàn. Ông đặc biệt cám ơn các ân nhân trong và ngoài nước đã cầu nguyện và rộng tay giúp đỡ cho công việc trung tu nhà thờ Đồng nhân.

Đôi nét về giáo họ Đồng Nhân

Đồng nhân là họ lẻ thuộc xứ Trung Nghĩa, nằm ở hữu ngạn Sông Cà Lồ, cách tòa giám mục Bắc Ninh 20 Km về hướng Bắc. Ngôi nhà thờ giáo họ Đồng Nhân được xây dựng từ năm 1926 nhưng vẫn đứng vững dù trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc. Ngôi nhà thờ này cũng là biểu tượng cho đức tin của biết bao nhiêu thế hệ người Kitô hữu ở đây, cho dù đã có những lúc tưởng như không còn nữa trước những khó khăn thử thách.

Khi đất nước bị phân đôi vào năm 1954, tưởng rằng giáo họ không còn tồn tại được nữa vì hầu như toàn bộ giáo dân đều di cư vào Miền Nam, ở lại giáo họ lúc ấy chỉ còn lại vài gia đình. Nhưng nhóm nhỏ người Kitô hữu ở Đồng nhân vẫn luôn cố gắng gìn giữ đức tin bằng việc đều đặn ngày ba buổi đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Ngày Chúa Nhật và lễ trọng ai có sức khỏe thì đạp xe hoặc đi bộ xuống tòa giám mục Bắc Ninh để tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích Hòa giải. Còn những người ở nhà thì tổ chức suy tôn Lời Chúa tại nhà thờ. Nhờ đó mà đời sống đức tin vẫn luôn được duy trì và ngày càng phát triển.

Giáo họ Đồng Nhân ngày nay có 306 nhân danh, và họ sống chủ yếu là nghề nông và một vài nghề phụ khác. Giáo họ cũng đã thành lập được một số hội đoàn nòng cốt để nâng đỡ đời sống đức tin, như: Dòng Ba Đa Minh, Hội Mân Côi, Hội Gia Trưởng, Dâng Hoa, Thiếu Nhi Thánh thể. Các buổi cầu nguyện vẫn được duy trì ngày ba buổi, và cha xứ đã đều đặn về dâng thánh lễ hai buổi một tuần. Các lớp giáo lý được mở thường xuyên, nhất là trong các dịp hè để các em có điều kiện học hỏi về Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt, nhờ lời cầu nguyện và đời sống đức tin của cha ông, giáo họ đồng nhân đã sản sinh ra được một linh mục, một thầy đã khấn trọn và một thầy đang học năm thứ hai tại Đại Chủng Viện Hà Nội

Ngày nay, cùng với giáo phận Bắc Ninh, giáo họ Đồng Nhân đang dần dần được hồi sinh. Ước muốn sao, nhờ ơn Chúa, nhờ đức tin của cha ông và những nỗ lực của mọi thành phần dân Chúa, đời sống đức tin của giáo họ Đồng nhân sẽ luôn được thăng tiến về mọi mặt.
 
Giáo xứ An Thái chầu Thánh Thể
An Thái
19:13 28/05/2012
HÀ NỘI - Theo nhịp sống của niên lịch phụng vụ Giáo Phận. Giáo Xứ An Thái năm nay được thay mặt Giáo Phận Chầu Thanh Thể vào ngày Chúa Nhật 27 tháng 05 trùng ngày toàn thể Giáo Hội hoàn vũ mừng kính Đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đây là hồng ân vô cùng lớn lao cho Giáo Xứ. Giáo Xứ An Thái ở ngõ 460 Đường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội là một trong những Giáo Xứ nhỏ bé nhất trong Giáo Phận xét cả về địa lý và con số Giáo Dân, chỉ có hơn 100 Giáo Dân.

Xem hình ảnh

Ngày Chầu lượt được cử hành trang nghiêm và sốt sắng. Vào lúc 6h30 sáng Cha Cố AnPhongSô dâng Thánh lễ khai mạc trọng thể, sau đó Cha cử hành nghi thức đặt Mình Thánh Chầu. Trong tâm tình liên đới yêu thương Giáo Xứ An Thái đã hân hạnh được đón tiếp Giáo Xứ Cửa Bắc, Hàng Bột, Nam Dư, Phùng Khoang, Chính Toà, Thái Hà, Hàm Long, Cổ Nhuế, hai Giáo Họ Phú Mỹ và Đình Quan và đông đảo Giáo Dân ở các Giáo Phận khác lên Hà Nội làm ăn, công tác đến thông công Chầu Thánh Thể và Hiệp lời Cầu Nguyện cho Giáo Xứ, Giáo Phận và Giáo Hội Toàn Cầu.

Đặc biệt tháng năm là tháng kính Đức Mẹ nên trước Thánh lễ tạ ơn, đoàn hoa Giáo Họ Đình Quán đại diện dâng hoa kính Đức Mẹ.

Ngày Chầu lượt kết thúc với Thánh lễ tạ ơn lúc 19h được cử hành trọng thể và sốt sắng khi có Cha Xứ Giuse Nguyễn Văn Hy, Thầy Phó Tế Giuse Tạ Minh Quý và khoảng 600 giáo dân tham dự. Với ơn Đức Chúa Thánh Thần hoạt động và được nuôi dưỡng bằng chính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu tất cả giáo dân ra về trong tâm tình hy vọng và mừng vui.

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu, qua lời bầu cử của Đức Mẹ Sầu Bi là quan thầy Giáo Xứ An Thái ban nhiều ơn lành cho Giáo Xứ được thăng tiến và sống động.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (7)
Vũ Văn An
18:46 28/05/2012
II. Điều thứ hai: Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Kitô, Chúa, và là Con Thiên Chúa

Điều thứ hai của Kinh Tin Kính tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô và là Chúa; điều này cũng nêu danh Đức Maria là Mẹ của Người. Khi làm như vậy, Kinh Tin Kinh đã tóm lược giáo huấn của Tân Ước về Đức Maria, coi nó như tâm điểm của giáo huấn này. Như thế, điều hai của Kinh Tin Kính cho ta thấy chỗ đứng của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong lịch sử cứu rỗi.

Chính trong khung cảnh mới này, ta phải trở về với các đoạn chính trong Tân Ước nói về Đức Maria và đọc chúng trong viễn tượng đại kết, nghĩa là, rút ra điều, theo chúng tôi, thuộc đức tin mà ai cũng thừa nhận.

Ý định của chúng tôi ở đây, do đó, không trực tiếp có tính chú giải, dù chúng tôi rất muốn dựa trên các kết quả đã được thiết lập vững chắc của nền bác học hiện đại. Chúng tôi không có tham vọng tái dựng tiểu sử và lịch sử. Chúng tôi chỉ dựa vào các bản văn đã có trong trình thuật Tin Mừng. Cho nên, việc chúng tôi đọc bản văn sẽ chỉ có tính tín lý và suy niệm.

Chúng tôi sẽ bắt đầu với các trình thuật giáng sinh và tuổi thơ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu và Luca; các trình thuật này không được đưa ra như một xét duyệt các ký ức về Đức Mrai và Thánh Giuse nhưng đúng hơn như một giải thích mầu nhiệm Con Thiên Chúa xuống trần gian, dưới ánh sáng đức tin Phục Sinh. Sau đó, ta sẽ xem sét trình thuật trong Tin Mừng Gioan, và kết thúc bằng cách nhắc lại các đoạn trong Tin Mừng Nhất Lãm, trong Tin Mừng Gioan và trong Tông Đồ Công Vụ có liên quan tới mẹ và anh em của Chúa Giêsu (6).

1. Tin mừng tuổi thơ theo Thánh Mátthêu (1-2)

Trong hai chương này, Đức Maria có một vị trí khiêm tốn và là một vai thụ động. Mặc dù từ trình thuật này, ta không rút ra được cả đức tin lẫn hành trình bản thân của Đức Maria, nhưng trình thuật này quả có đặt Chúa Giêsu vào lịch sử Israel và, đồng thời, cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa đã được thực hiện qua việc Người bước vào thế giới mà chính Thiên Chúa đã dựng nên.

Vì Chúa Giêsu Nadarét hoàn toàn mặc lấy thân phận con người cả về thời gian lẫn không gian qua gốc gác của Người là dân Israel, nên Người có một gia phả. Thánh Mátthêu trình bày một loạt các tổ tiên mà về con số và độ dài được tượng trưng thành 14 thế hệ từ Ápraham tới Đavít, 14 thế hệ từ Đavít tới cuộc lưu đày qua Babylon, và 14 thế hệ từ lưu đày tới Đấng Mêxia. Nhưng việc lặp đi lặp lại cùng một kiểu các tổ tiên phái nam đã 4 lần được ngắt quãng để nhắc đến các phụ nữ: Rakháp và Rút, cả hai đều là người ngoại quốc, có mặt ở đây để minh chứng rằng toàn thể nhân loại được mời gọi chia sẻ ơn cứu rỗi với dân Israel; Tama, con dâu Giuđa, và Bátseva, vợ Tướng Urigia trước khi trở thành vợ Vua Đavít, có mặt ở đây để nhắc nhở ta rằng lời hứa vẫn được tiến hành bất chấp sự yếu đuối của một tổ phụ (xem St 38) và của một vị vua (xem 2Sm 11-12) và, một cách nghịch lý, vẫn cần có sự hỗ trợ của họ. Bốn người phụ nữ này và 4 lần sinh “bất thường” xẩy ra đối với họ là để chuẩn bị cho độc giả đón nhận việc nhắc đến Đức Maria và việc sinh hạ Chúa Giêsu, là những điều mang sắc thái ngoại thường sẽ được nói đến sau này trong chính trình thuật.

Thánh Mátthêu nêu danh cha mẹ của Chúa Giêsu với nhau, chứ không tách biệt các ngài ra: Thánh Giuse, chồng Đức Maria (1:16), và, Đức Maria vợ Thánh Giuse (1:24). Qua đó, ngài chứng tỏ rõ ràng rằng giống mọi bé thơ khác, Chúa Giêsu bước vào trần gian với một người cha và một người mẹ: vai trò biểu tượng của người thứ nhất bổ túc cho vai trò không kém biểu tượng của người thứ hai.

Khi gán cho Thánh Giuse điều mà Thánh Luca nói về Đức Mẹ (đặt tên cho Con Trẻ là Giêsu; mạc khải của thiên thần), Thánh Mátthêu không thể bị coi là đối nghịch với Tin Mừng thứ ba. Ngài chỉ muốn nhấn mạnh đến dòng dõi Đavít của Chúa Giêsu và vai trò của Thánh Giuse, lãnh trách nhiệm hoàn toàn làm chủ gia đình, và đức tin của ngài vào lời Thiên Chúa.

Chúa Giêsu không thể sinh ra mà không có cha đích danh thế nào, thì Đức Maria cũng không thể hiện hữu mà tách biệt khỏi Thánh Giuse, người mà ngài là vợ, và Chúa Giêsu, Đấng mà ngài là mẹ. Trong chương 2 Tin Mừng Mátthêu, Con Trẻ luôn được nhắc đến trước mẹ Người (các câu 11, 13, 20 và 21).

Đức Maria vừa là người sinh hạ vừa là người mẹ, Thánh Giuse chỉ là người cha theo pháp luật. Tuy nhiên, sự kiện sau không làm vai trò của thánh nhân kém quan trọng, vì tuy không phải là người sinh hạ, ngài quả thực là người cha chân chính và có trách nhiệm đối với căn tính nhân bản và tôn giáo của Chúa Giêsu. Như thế, lời hứa với tổ tiên về một Đấng Mêxia cho Israel đã nên trọn nhờ một người mẹ đồng trinh và một người cha dưỡng nuôi. Đây quả là sự mới mẻ chính của sự sinh hạ này khi đem so sánh với các sự sinh hạ của huyền thoại học.

Thánh Mátthêu rất thận trọng liên kết trình thuật “truyền tin cho Thánh Giuse” này với các lời tiên tri về Đấng Mêxia và do đó làm nổi bật ý nghĩa của việc sinh hạ này: Đấng Emmanuen, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng tôi” (1:23; xem 28:20) sẽ phải sinh ra từ một trinh nữ (7); việc sinh hạ này phải xẩy ra tại Bêlem, vương thành của Đavít (2:6); cùng với gia đình, Con Trẻ sẽ phải trải nghiệm một cuộc đời du mục, theo cung cách tổ phụ Giuse và các anh em ông, rồi của Môsê và dân ông, giữa cuộc trốn chạy qua Ai Cập và cuộc xuất hành mới (2:15).

Vì quan tâm định vị nhân tính của Đấng Mêxia trong lịch sử giao ước và như cư dân đất “thánh”, Thánh Mátthêu không giải đáp các câu hỏi, cả xưa kia lẫn hiện nay, của những người có tâm trí tò mò và đầu có óc nghi ngờ duy lý. Sự kiện Đức Maria là một trinh nữ khi con trai đầu hạ sinh là một công bố có tầm quan trọng thần học về căn tính của Người Con; nó không phải là lời xác quyết tính trong sạch luân lý của người mẹ. Điều quan trọng là tỏ lòng tôn kính đối với mầu nhiệm và mời ta chú ý tới việc sinh hạ thật sự độc đáo nhờ một dấu hiệu.

Việc lưu truyền chương thứ nhất của Tin Mừng Mátthêu cho thấy nhiều dị bản có thể dẫn tới những quan điểm mâu thuẫn liên quan tới việc sinh hạ trong câu 25 chẳng hạn. Nhưng không ai có thể hoài nghi về lời quả quyết chính, một lời quả quyết rất phù hợp với Tin Mừng Luca: đó là việc thụ thai Chúa Giêsu mà không cần đến sự can thiệp của người nam.

Trong đức tin, tất cả chúng ta tuyên xưng điều ta được tin mừng thơ ấu của Thánh Mátthêu truyền dạy về Chúa Giêsu, Đấng Mêxia-Kitô, Đấng Emmanuen và là Đấng Cứu Thế, và về Thánh Giuse, cha hợp pháp của Người, và Đức Maria, mẹ đồng trinh của Người.

2. Tin mừng tuổi thơ theo Thánh Luca (1-2)

Giống Tin Mừng Mátthêu, Tin Mừng Luca cũng đặt Chúa Giêsu vào lịch sử dân Israel và nhấn mạnh tình thế mới được Người khởi đầu. Đức Maria là người bảo đảm các gốc rễ đó, và là dấu chỉ của sự mới mẻ này. Ngài là đại biểu tiên khởi của đức tin vào Chúa Kitô. Đồng thời, trong tư cách là Mẹ Chúa Giêsu, ngài hẳn phải từ khước việc chiếm hữu Đấng chính là Con Thiên Chúa. Đức tin, từng chào đón Chúa Kitô vào lòng ngài, không thể hạ thấp Đấng vốn siêu việt ngài về mọi mặt. Toàn bộ câu truyện sinh hạ Chúa Giêsu, xét cho cùng, là lời mời gọi ca ngợi Thiên Chúa tín trung, Đấng đang đem lại ơn cứu độ cho thế gian nhờ Con Trẻ này.

A. Truyền Tin

Trong Thánh Kinh, các thiên thần đóng vai bản vị hóa các sứ điệp từ Thiên Chúa gửi tới. Trong Cựu Ước, thiên thần Gabrien từng là sứ giả tin mừng về Con Người (Đn 8:16). Sau khi được phái tới với Giacaria, thiên thần này đã đến báo tin cho Đức Maria tin mừng sẽ đem đến cho ngài niềm vui lớn.

Đức Maria được mô tả là parthenos theo câu Isaia 7:14 trong bản Hy Lạp. Trước nhất, hạn từ này chỉ một phụ nữ trẻ chưa có chồng. Nhưng ở đây, nó được sử dụng với nghĩa trinh nữ, và điều này được xác nhận bởi lời tuyên bố của Đức Maria rằng ngài không “biết” bất cứ người đàn ông nào, nghĩa là ngài không có liên hệ vợ chồng, và do đó, việc sinh hạ vừa tuyên bố thực sự do một trinh nữ. Tuy thế, Đức Maria được tường thuật là đã đính hôn với Thánh Giuse, một việc nhằm nối kết ngài với dòng dõi Đavít.

Là mẹ và là người đồng trinh, Đức Maria không đơn giản chỉ đứng trong hàng ngũ một số phụ nữ được nhấn mạnh trong Cựu Ước. Ngài tách biệt với họ nhờ việc thụ thai đồng trinh, một việc đã biến đổi ý nghĩa của cả sự đồng trinh lẫn chức phận làm mẹ của ngài. Một mặt, sự đồng trinh của Đức Maria không phải chỉ là một điều kiện để ngài kết hôn với Thánh Giuse; ngài vẫn đồng trinh ngay khi đã thụ thai. Mặt khác, chức phận làm mẹ của Đức Maria không thể bị đồng hóa với trải nghiệm lạ lùng của một người đàn bà son sẻ sinh con: sự kỳ diệu ở đây là Đức Maria sinh con mà không hề “biết” người đàn ông nào (8). Như thế, sự đồng trinh của Đức Maria không ngăn cản ngài làm mẹ, mà sự kiện làm mẹ Chúa Giêsu cũng không đặt nghi vấn nào cho sự đồng trinh ấy. Hoàn cảnh độc nhất này là do kế hoạch của chính Thiên Chúa, Đấng quyết định, nhờ Đức Maria, lấy nhục huyết trong lịch sử nhân bản. Sự kiện một người đàn bà được Thánh Thần Hóa Công ngự xuống mà vẫn còn đồng trinh chính là dấu chỉ của sự quyết định ấy. Một khi được bóng của Đấng Tối Cao đụng tới, ngài lập tức trở nên như đền thờ của Đấng đang đến thế gian qua ngài. Nữ trinh và là mẹ: thực tại mới này chỉ cho thấy mầu nhiệm do Thiên Chúa thực hiện bằng cách biến Đức Maria, một phụ nữ trong mọi phụ nữ, trở thành mẹ của Con duy nhất Người.

Thiên thần chào Đức Maria là người đã được ban ơn thánh: Chúa ở cùng ngài. Kiểu nói ở thể thụ động: “Đầy ơn phúc” nhấn mạnh tới điểm: ơn thánh nơi Đức Maria là kết quả của hồng ơn trao ban và tiếp nhận (9). Ơn thánh ấy không phải là một sự vật; nó là phẩm tính của mối liên hệ giữa ngài và Thiên Chúa; trước mặt Đấng này, “được sủng ái” (1:30).

Sứ điệp của thiên thần đặt tên cho Con Trẻ là Giêsu. Đó cũng là tên Giosuê, người đã đem dân Chúa chọn tới Đất Hứa. Nó cũng có ý mô tả Con Trẻ là Đấng Mêxia. Tên này mặc cho Con Trẻ thật nhiều tước hiệu huy hoàng. Điều nghịch thường, là tất cả tuyên bố long trọng ấy đã chỉ để loan báo cho một cô gái thật tầm thường ở vùng tăm tối Nadarét, một làng quê chưa bao giờ muốn được danh tiếng.

Nhưng tất cả các việc ấy không dễ hiểu chút nào, và Đức Maria cố gắng hiểu chúng. Câu hỏi của ngài buộc thiên thần phải lên tiếng một lần nữa. Thế là trong công bố mới và long trọng, thiên thần Gabrien tiết lộ rằng Con Trẻ sẽ là chính Con Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần, Đấng vốn thi hành vai trò sáng tạo và ban sự sống từ lúc khởi nguyên thế giới (St 1:2), sẽ lại thi hành vai trò ấy nơi Đức Maria. Ở đây, không một từ ngữ nào hàm ý việc giao tiếp xác thân.

Khi đã tin vào lời thiên thần liên quan đến mình, ngài cũng có thể tin thiên thần khi thiên thần nói với ngài tất cả những gì Thiên Chúa đã thực hiện cho người chị em họ của ngài. Việc nhắc tới bà Êlisabét muốn chứng tỏ rằng không có điều gì là không thể đối với Thiên Chúa. Người ta chỉ cần tin vào lời hứa, thì Thiên Chúa sẽ khứng ban sự sống.

Khi tự xưng mình là nữ tì của Chúa, Đức Maria, tuy không hề là nữ tì về mặt xã hội, đã cho thấy ngài sẵn sàng để Chúa tự do sử dụng, dĩ nhiên đó là cung cách tự do và có trách nhiệm của ngài. Như “con mắt nữ tì” luôn hướng về tay nữ chủ (Tv 123 [122]: 2) thế nào, Đức Maria cũng tự đặt mình phục dịch Đấng cũng sẽ tự mình mang lấy thân phận tôi đòi (Pl 2:7).

Khi giục ta tuyên xưng rằng Chúa Giêsu, Đấng Kitô và là Con Thiên Chúa, “xuống thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria”, Kinh Tin Kính đã tóm lược tâm điểm của sứ điệp truyền tin. Đức Maria được nêu tên vì lý do ngài tham dự vào mầu nhiệm cứu rỗi, một tham dự mà ngài đã được chọn để tham dự. Đức Maria, là trinh nữ, là mẹ, và là nữ tì, đã đi trước chúng ta trong đức tin vào Ngôi Lời Nhập Thể.

B. Thăm Viếng

Thăm Viếng cho ta thấy niềm vui và ơn của Chúa Thánh Thần hay lây lan như thế nào. Đức Maria vừa tiếp nhận sứ điệp thiên thần là ngài vội vã đi viếng người chị em họ ngay và cùng với người chị em họ này cảm nghiệm cả một tuôn trào lần đầu hết ơn Thần Khí tiên tri xuống trên họ. Việc lên đường của ngài cũng là một đáp ứng đức tin của ngài đối với ơn thánh.

Khi bà Êlisabét nghe thấy lời chào hỏi của Đức Maria, con trai bà là Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng hân hoan trong lòng bà, hớn hở vì hạnh phúc (xem Lc 6:23); trong khi mẹ cậu đầy Chúa Thánh Thần, đã trở nên một tiên tri. Giọng nói tiên tri nhân bản đầu hết cho những lời tiên tri trong Tân Ước là giọng nói của một người phụ nữ thế nào, thì sứ điệp đầu hết của phục sinh cũng sẽ là giọng nói của phụ nữ như thế.

Trước nhất, các lời tiên tri của Bà Êlisabét là một lời chúc tụng. Giữa mọi người phụ nữ, Đức Maria là người tiếp nhận sự chúc phúc đặc biệt, sự chúc phúc làm ngài trở thành Mẹ Đấng Mêxia, Đấng Diễm Phúc Tột Cùng. Bà Êlisabét cũng đã biến thành của riêng kinh tuyên xưng đức tin, vì nơi mẹ Chúa Giêsu, bà đã nhận ra người mẹ của Đấng cứu rỗi mình. Do đó, bà đã thốt ra mối phúc đầu hết, mối phúc ca ngợi đức tin: Đức Maria có phúc vì ngài tin rằng ngài sẽ trở nên mẹ Đấng Mêxia.

Thế rồi Đức Maria ngâm bài ca bất hủ của ngài: Kinh Magnificat. Dựa vào ca khúc của Anna (1Sm 2:1-10) và một số lời khác của các tiên tri và thánh vịnh, ca khúc này, trước nhất, nói tới những điều liên quan tới chính bản thân ngài, nhưng trong cung cách vừa ca ngợi và cảm tạ vừa tránh nói tới mình vì điều đang xẩy tới cho ngài thực ra là vì thế giới và sẽ được áp dụng cho hết thế hệ này tới thế hệ nọ.

Chính vì vậy, ngài cho rằng mọi thế hệ sẽ khen ngài diễm phúc. Đấy chính là căn bản của lời ca ngợi Thiên Chúa đầy kỳ diệu mà giáo hội mọi thời được thúc giục hát lên để đáp trả hồng ân mà Đức Maria đã tiếp nhận.

Sau đó, Mẹ Chúa Giêsu cử hành đức công chính của Thiên Chúa đối với nhân loại bị thương tích, cũng như lòng trung thành của Người đối với dân mình. Ngài đọc lại như mới lịch sử cứu rỗi và nối kết nó với những gì đang xẩy tới với ngài. Ngài cảm phục kế hoạch nghịch thường của Thiên Chúa, Đấng tới để giúp đỡ người thấp hèn, nghèo khó, và đói ăn, ngõ hầu đem lời đã hứa với Ápraham tới chỗ nên trọn cho họ và qua họ.

Cảnh Thăm Viếng thúc giục giáo hội, cùng với và như Đức Maria và Bà Êlisabét, bước vào vòng ca ngợi Thiên Chúa vì con đường nhân bản trên đó Người đã tới ở giữa chúng ta và, cùng với những người thấp hèn, bắt tay vào việc đổi mới thế giới.

C. Giáng Sinh

Cho tới đây, Thiên Chúa vẫn trực tiếp điều hướng các biến cố. Tuy nhiên, từ đây trở đi, xem ra Thánh Luca muốn nhấn mạnh tới các can thiệp của con người. Những can thiệp này sẽ ảnh hưởng tới việc thể hiện mầu nhiệm và đặt đức tin của Đức Maria và Thánh Giuse vào thế bị thử thách. Trước nhất, ta có sắc lệnh của Xêda Augustô buộc các vị phải lên đường. Nhưng chính sự kiện này chứng tỏ cho ta thấy việc sinh hạ của Chúa Giêsu không phải là một huyền thoại, vì nó xẩy ra vào một thời và tại một nơi trong lịch sử hoàn vũ, giống như việc Chúa chịu chết sẽ xẩy ra dưới thời Phongxiô Philatô.

Chính tại Bêlem, Đức Maria sinh hạ Con Trai “đầu lòng”. Kiểu nói này đặt Chúa Giêsu vào khuôn khổ luật Do Thái (Xh 13:15) và hướng tầm mắt ta vào việc dâng Người tại Đền Thờ. Vì Trẻ Sơ Sinh này chia sẻ các đặc ân cũng như bổn phận vốn thuộc mọi trẻ trai đầu lòng. Chứ kiểu nói này không hề có tính quyết đoán về việc em có mãi mãi là người con duy nhất hay không (10).

Ta nên lưu ý đến sự tương phản giữa hai phần của cảnh trên. Trước nhất, là tường trình khá chừng mực về hoàn cảnh khó khăn chung quanh việc sinh hạ Chúa Giêsu; chừng mực đến mức như ta đang đọc một mẩu tin ngắn. Nhưng sau đó là sự tỏ hiện sáng láng vinh quang Thiên Chúa (thần hiện) và một mạc khải mới được các thiên thần chuyển tải.

Dấu chỉ đầu tiên được ban cho người tin vào Chúa Kitô là một con trẻ nghèo hèn mới sinh, được quấn trong tã và đặt nằm trong máng cỏ: đó là dấu chỉ biện phân của Chúa Giêsu. Đức Maria và Thánh Giuse bao quanh con trẻ và trình bày con trẻ như đối tượng của niềm tin cho các mục đồng và sau đó, cho toàn thể giáo hội.

Chúng ta được dạy rằng Đức Maria “trân trọng gìn giữ tất cả những lời đó và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19). Vì khoảng phân cách giữa sự nhỏ bé của dấu chỉ và sự vĩ đại của các tước hiệu được ban cho Con Trai mình, Đức Maria cần hướng vào trong chính ngài và nội tâm hóa tất cả những gì đang xẩy ra và tất cả những gì ngoại thường được nói về con người nhân bản tí hon là chính Con Trai của mình này. Ngài đang tiến bước trên hành trình niềm tin của ngài.

Tám ngày sau, Con Trẻ được cắt da qui đầu, phù hợp với luật lệ Do Thái. Người được đặt tên là “Giêsu” như đã được loan báo trước khi Người được dựng thai. Chu kỳ sinh hạ của Chúa Giêsu đến đây hoàn tất.

Các giáo hội thờ phượng Trẻ Sơ Sinh được bọc tã và nằm trong máng cỏ này. Giữa cảnh yếu đuối, nghèo khó, và thấp hèn của máng cỏ, họ dâng cho Người mọi tước hiệu diệu kỳ của Thiên Chúa:Người là Chúa tạo vinh quang cho Thiên Chúa Cha. Khi các công đồng chung của thế kỷ thứ năm dành tước hiệu Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) cho Nữ Tì của Chúa, người đã đem Chúa vào trần gian, họ đã làm thế không phải để tôn vinh ngài mà chủ yếu để tuyên xưng rằng Đấng được ngài sinh ra theo xác thân chính là Chúa và là Thiên Chúa của ngài.

D. Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ

Bằng việc lên Giêrusalem lần đầu để dâng Con Trẻ vào Đền Thờ (Lc 2:22 tt), cả Đức Maria và Thánh Giuse đều làm chứng cho gốc rễ của Chúa Giêsu trong lịch sử Do Thái và cho sự kiện Người thuộc về Thiên Chúa. Các ngài tuân theo các nghi thức được luật Môsê qui định: việc thanh tẩy mẹ cũng là việc dâng hiến con trai đầu lòng.

Việc dâng con tại Đền Thờ này là dịp cho một mạc khải tiên tri, vì hai người cao niên tới gặp Con Trẻ: Simêong ẵm Chúa Giêsu vào đôi tay và nhận ra ơn cứu chuộc của Thiên Chúa trong Em Bé, và Anna, người cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa và kể cho mọi người chung quanh về Con Trẻ. Con Trẻ này sẽ tự chứng tỏ mình là ánh sáng thế gian và do đó thực thi ơn gọi của Israel.

Simêong cũng nói tiên tri rằng Chúa Giêsu sẽ là dấu chỉ của mâu thuẫn và tâm hồn Đức Maria sẽ bị một lưỡi gươm đâu thâu qua (Lc 2:34-35). Mẹ Chúa Giêsu được kêu gọi không phải chỉ để trải nghiệm việc tách ly mà mọi người mẹ phải tập cho có đối với đứa con của mình; mà số phận bi thảm của Con Trai ngài sẽ còn tiếng vang đau đớn hơn nhiều trong lòng ngài. Đức tin của ngài sẽ không giúp ngài tránh khỏi trải nghiệp âu lo hay việc không thể hiểu; đức tin của ngài sẽ phải lớn mạnh để chịu đựng các thử thách do mạc khải Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa gây ra cũng như việc nên trọn đầy nghịch thường sứ mệnh của Người trên thánh giá mà người ta đã thoáng thấy ở chân trời.

Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu lúc Người được dâng hiến tại Đền Thờ, giáo hội tuyên xưng Người không phải chỉ là “vinh quang của Israel, dân Người”và “ánh sáng muôn dân”mà còn là Đấng mà ơn gọi sẽ dẫn Người tới thánh giá. Trong lời tiên tri, Mẹ Người cũng sẽ chịu cùng một thử thách dứt khoát ấy.

E. Chúa Giêsu lạc và được thấy lại trong Đền Thờ

Điều Simêong tiên báo trước đây bắt đầu nên trọn khi cha mẹ Chúa Giêsu lại lên Giêrusalem lần nữa (Lc 2:41 tt). Cuộc hành hương để mừng Lễ Vượt Qua của người Do Thái này có một hậu quả bất ngờ và đáng buồn. Cha mẹ phải lặn lội đi tìm người con đang tránh né mình và qua Đức Maria các ngài cho ta hay các lo âu và thiếu hiểu biết của mình. Nhưng khi Con Trẻ được thấy lại giữa các bậc thầy, Người tự tỏ mình cho Đức Maria và Thánh Giuse, cha nuôi, Người là Con Thiên Chúa, Cha đích thực của Người. Người mời gọi cha mẹ “hồi tâm”: để nhìn nhận căn tính đích thực của Người như là Đấng phải lo lắng việc của Cha mình. Cũng như lúc hạ sinh, giờ đây Đức Maria “giữ” (11) tất cả các biến cố ấy trong tâm hồn, dù ngài không hiểu thấu; tâm hồn này quả đã bị lưỡi gươm sắc thâu qua.

Đức Maria là người phụ nữ phải chấp nhận sự kiện này: Con Trai ngài đang thoát ra ngoài quyền kiểm soát của ngài, ngõ hầu ngài có thể chấp nhận Người trong con người thật của Người. Đức Maria đang tiến bước trong bóng đêm của thử thách. Đến lượt mình, giáo hội cũng phải dùng đức tin mà nhìn nhận rằng đầu hết và trên hết, Người là Con Đức Chúa Cha.

3. Tin Mừng Gioan

Trong khi phúc âm gia Gioan gọi Đức Maria là “Mẹ Chúa Giêsu”, thì Chúa Giêsu lại là người mạc khải và chỉ định ơn gọi cho Đức Maria bằng cách gọi ngài là “bà” (woman) và chỉ định ngài làm mẹ của môn đệ yêu dấu của Người khi ngài đứng dưới chân thánh giá.

Hai đoạn trong Tin Mừng Gioan (2:1-5 và 19:25-27) mô tả Đức Maria làm mẹ một cách rất căn bản: một ở đầu và lúc kết thúc biến cố ở Cana, một sau đó ở dưới chân thánh giá. Nhưng hai đoạn này cũng nhấn mạnh tới khoảng phân cách mà Chúa Giêsu muốn đặt giữa mẹ của Người và chính Người, xét vì ở cả hai biến cố ấy, Người xưng hô với mẹ là “bà”, chứ không phải là “mẹ”. Phải chăng Người không muốn nghĩ đến Đức Maria như người đem mình vào đời? Không phải thế, đúng hơn, ngữ văn trên chứng tỏ rằng Người muốn dành cho Đức Maria một vai trò vượt trên vai trò chỉ là mẹ về thể lý.

Tại Cana, Đức Maria không xin gì cùng Chúa Giêsu, mà là tiết lộ một sự kiện sẽ có ảnh hưởng tới việc tiệc tùng. Chính Đức Maria cho người ta thấy bữa tiệc không diễn tiến tốt. Đó là cách ngài “cầu bầu” với Con Trai mình. Ở đây, qua việc can thiệp của mình, ngài đã cho thấy các tín hữu nên lắng nghe các đồng loại nhân bản của mình và làm cho các nhu cầu của họ được biết tới ngõ hầu Chúa Giêsu đến giúp đỡ họ.

Người đang chạm trán với các nhu cầu này là chính Chúa Giêsu, Đấng mà, vào giờ này đây, sứ mệnh được coi như cân bằng một cách chênh vênh: “giờ của Người chưa đến”. Chúa Giêsu hiện diện ở chốn tiệc tùng nhân bản không phải để thoả mãn nhu cầu người ta cảm nghiệm ở đấy, nhưng là để tỏ vinh quang của mình ra và linh hứng cho đức tin của người ta. Chính mục tiêu sau đã được Người cho biết trước bằng cách thực hiện dấu lạ. Cái nhìn thần học của tin mừng đã tự biểu lộ cách đó. Đức Maria hiện diện lúc cái nhìn đó được biểu lộ dù ngài chưa hiểu rõ.

Câu hỏi gây bối rối “Việc đó có liên quan gì tới bà và con?” không chỉ đơn thuần nhấn mạnh tới các giới hạn của Đức Maria, là người đến lúc đó chưa hiểu ngay cách thế và thời gian vinh quang của Chúa Giêsu được tỏ hiện ra sao. Nó cũng mời gọi ngài tiếp nhận cái nhìn của Con Trai mình và từ bỏ sáng kiến riêng để đi theo sáng kiến của Người. Người ta có thể nói rằng theo nghĩa đó, câu truyện tại Cana là điểm mốc đánh dấu việc Đức Maria đang trên đường hồi tâm, vì qua đó, ngài hiểu rằng vai trò của ngài là hướng dẫn các gia nhân đến với Con Trai mình và lắng nghe lời Người cùng vâng theo lời ấy một cách trọn vẹn.

Đức Maria sẽ tự trải nghiệm điều này là sự vâng theo sứ điệp ấy và lời kêu gọi từ bỏ mình sẽ là nguồn đem lại sự chúc phúc. Đầy tin tưởng, ngay cả trước khi biết Chúa Giêsu sẽ làm gì, ngài có thể nói với các gia nhân: “hãy làm bất cứ điều gì Người bảo các ông”, qua đó, thúc giục họ hành động bằng đức tin, một đức tin chưa hề nghe nói tới như chính đức tin của ngài.

Việc “trở nên môn đệ” từng có nơi các gia nhân tại tiệc cưới Cana sẽ một lần nữa được tìm thấy nơi con người của môn đệ yêu quí. Đức Maria chấp nhận và biến thành của mình mối liên hệ gia nhân- môn đệ. Ngài hiện diện cả trong nhóm gia đình lẫn trong cộng đoàn môn đệ. Ngài tùng phục mối liên hệ kép đó và đồng ý chuyển dịch từ liên hệ đầu qua liên hệ sau, nhưng ngài sẽ chỉ bước trọn vẹn vào mối liên hệ sau sau biến cố đóng đinh: ở đó, Mẹ Chúa Giêsu sẽ trở thành mẹ môn đệ. Chúa Giêsu chịu đóng đinh kêu gọi ngài, vốn là mẹ tự nhiên của Người, trở nên mẹ các môn đệ được người môn đệ yêu quí đứng làm đại biểu, tức người môn đệ hết sức gần gũi với Thầy trong khổ nạn và trong phục sinh.

Tin Mừng Gioan lên cấu trúc cho 3 yếu tố: Maria-Mẹ-Chúa-Giêsu, Maria-Phụ Nữ, và Maria-mẹ-các môn đệ, theo cách định độ thần học: Khởi đi từ Maria “Mẹ Chúa Giêsu, Tin Mừng này diễn tiến với Maria phụ nữ để tới Maria “mẹ các môn đệ”, một chức phận làm mẹ mới, thuộc một trật tự khác với trật tự đầu tiên, một chức phận làm mẹ được giáo hội tuyên xưng cùng với Tin Mừng này.

Đức Maria và gia đình Chúa Giêsu

Tuy không chối liên hệ máu mủ hay chức phận làm mẹ thể lý của Đức Maria, Chúa Giêsu từng tương đối hóa hai sự kiện đó. Không những thế, Người còn từ khước không hề coi họ như những người ưu tiên: Mẹ của Người, anh em của Người, chị em của Người là những ai thực hiện thánh ý Thiên Chúa (Lc 8:19-21 và câu song song Lc 11: 27). Như thế, Chúa Giêsu coi Mẹ của Người là một tín hữu và là một người phục dịch.

Những ai được các Tin Mừng Nhất Lãm mô tả là “anh em của Chúa Giêsu” cũng được kêu gọi tiến xa hơn cái hiểu trực tiếp về Người như là thành viên gia đình, và mở lòng mình ra đón nhận mạc khải về căn tính sâu xa của Người. Khi được thông báo rằng Mẹ và anh em của Người ở bên ngoài muốn tìm Người, Chúa Giêsu đáp lại rằng Mẹ và anh em của Người thực sự là những ai “nghe lời Thiên Chúa và thực hành lời ấy” (Lc 8:19-21 và những câu song hành). Ở đây, ta thấy có một khoảng cách giữa Chúa Giêsu và nhóm gia đình mà Người là thành viên; nhưng khoảng cách còn đau hơn nữa với Mẹ của Người mới cho thấy lưỡi gươm được Simêong nói tiên tri (Lc 2:35) quả đã đâm thấu trái tim ngài. Về chính nhóm gia đình này, Thánh Gioan nói về họ rằng: “ngay anh em Người cũng không tin Người” (Ga 7:5).

Tuy nhiên, sau biến cố Thăng Thiên, Đức Maria và anh em của Chúa Giêsu sẽ tụ họp với các tông đồ với cùng một đức tin chung vào Chúa Kitô phục sinh (Cv 1:14). Các vị trở thành anh chị em của Người nhờ đức tin và do đó có trong số những người đầu hết thuộc đoàn lũ anh chị em mà Chúa Giêsu đã thu phục được bằng mầu nhiệm vượt qua của Người.

Hành trình đức tin của Đức Maria và con đường của anh chị em Chúa Giêsu tiến tới hồi tâm là gương mẫu cho mọi tín hữu. Những người sau được chứng tỏ rằng niềm gắn bó của họ với Chúa Kitô không thể nào có được nếu không có một sự nát lòng nào đó ở ngay tâm điểm cuộc sống họ, cho tới lúc họ có khả năng tuyên xưng trong sự thật trọn vẹn rằng con người Giêsu chính là Con Một Thiên Chúa.

Đức Maria, người hết sức gần gũi với con người Giêsu, trong tư cách làm mẹ, đã phải trải nghiệm cuộc thống khổ và cái chết của Con Trai mình, ngõ hầu trở thành một môn đệ trong giáo hội. Qua đó, ngài cảnh báo mọi Kitô hữu rằng họ không thể bỏ qua thánh giá và phục sinh mà vào được hợp đoàn của Chúa họ.

Chú thích
(6) Xin trích dẫn ở đây Cv 1:14, đây là đoạn duy nhất của Sách này có nhắc tới Đức Maria, dù khung cảnh này, đúng ra, liên quan tới giáo hội, và thuộc điều thứ ba của Kinh Tin Kính.
(7) Thánh Mátthêu trích dẫn Is 7:14 từ bản Bẩy Mươi, là bản dịch chữ almah của Hípri là “trinh nữ”.
(8) Nền văn chương ngoài Sách Thánh có một tác phẩm giúp ta có thể nối kết giữa các truyền thống Do Thái và việc sinh hạ Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh. Cuốn (Khải Huyền) Enoch (Bằng Tiếng Slav) thuật lại việc Spanim, thân mẫu Menkixêđê, thụ thai mà không có sự can thiệp của đàn ông (2Enoch 71); xem bản văn của J.H. Charlesworth (chủ biên), The Old Testament Pseude-pigrapha 2 (New York: Doubleday, 1983) 204.
(9) Đức Maria được kecharitômenê, “được đổ ơn thánh” (filled with grace) chứ không phải “đầy ơn thánh” (full of grace), là đặc ân của một mình Ngôi Lời nhập thể, Đấng “đầy ơn thánh và sự thật” (plêrês charitos kai alêtheias, Ga 1:14).
(10) Cuộc tranh luận tín lý về các anh chị em của Chúa Giêsu sẽ được bàn ở chương 3.
(11) Động từ “giữ” (têreô) trong Lc 2:51 cũng là một với động từ trong 2:19, nhưng tiền từ có khác (diatêreô thay vì syntêreô).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Hồng Trong Vườn Xuân
Dominic Đức Nguyễn
21:16 28/05/2012
TUỔI HỐNG TRONG VƯỜN XUÂN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Tuổi hồng đến với em
Như ánh nắng khi bình minh rực lên..
Tuổi hồng ơi đẹp những ước mơ
Ðẹp mùa hoa, tuổi hồng ơi..
(Trích ca khúc của Trương Quang Lục)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền