Ngày 28-05-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Khôn - Khờ
Anmai, CSsR
13:16 28/05/2008
CHÚA NHẬT IX

KHÔN - KHỜ

Ba bài đọc trong Thánh lễ hôm nay như một sợi chỉ đỏ nối kết với nhau nói lên sự lựa chọn của môn đệ của Chúa, trong đó, mỗi kitô hữu chúng ta phải trả lời cho sự lựa chọn đấy. Sự lựa chọn đấy rất rõ ràng chứ không mang tính mập mờ, mang sự lập lờ, mang sự lưỡng lự. Đó là nghe và giữ và không giữ, thế thôi chứ không có sự nhập nhằng.

Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe cho chúng ta thấy hai thái độ rõ ràng của người khôn và ngược lại.

Nghe lời mà đem ra thực hành thì là người khôn, không thực hành là người ngu dại.

Lời ấy là gì ?

Lời ấy cũng chính là lời mà Môsê mời gọi dân Israel trong sách Đệ Nhị Luật mà chúng ta vừa nghe: “Vậy anh em phải lo đem ra thực hành mọi thánh chỉ và quyết định mà hôm nay tôi trình bày cho anh em”. (Đnl 11,32)

Thánh chỉ và quyết định mà từ ngàn xưa Môsê đã truyền cho dân đó là gì ?

Đó là anh em dẹp bỏ hết mọi nơi mà các dân tộc anh em sắp trục xuất đã phụng thờ các thần của chúng, trên các núi cao, các ngọn cây và dưới mọi cây xanh. Anh em phải phá huỷ đền thờ của chúng; cột cờ của chúng, anh em phải bỏ vào lửa mà thiêu; tượng thần của chúng, anh em phải vằm nát; anh em phải xoá bỏ tên chúng khỏi nơi ấy. Anh em không được làm như vậy đối với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em. Anh em sẽ chỉ được tìm Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em … (Đnl 12,2-4).

Sau đó, Môsê còn chỉ dẫn dân chúng nhiều chi tiết nữa về việc dâng cúng lễ tế, bắt chước các việc tế tự của người Canaan, đề phòng kẻo phải bị lôi cuốn bởi thần ngoại …

Sau những lệnh truyền là những điều chúc phúc: Nếu anh em thật sự nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em mà lo đem ra thực hành tất cả những mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em hôm nay, thì Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em sẽ cho anh em vượt trên mọi dân tộc trên mặt đất, và mọi phúc lành sau đây sẽ đến với anh em và bao trùm anh em, bởi vì anh em đã nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em (Đnl 28,1tt)

Và nếu không giữ thì sẽ bị nguyền rủa: “Nhưng nếu anh em không nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, không lo đem ra thực hành tất cả những mệnh lệnh và thánh chỉ của Người mà tôi truyền cho anh em thì những lời nguyền rủa sau đây sẽ đến với anh em và bao trùm anh em …” (Đnl 28,15tt)

Điểm đầu tiên, điểm căn cốt của giới luật mà Môsê đưa ra cho dân đó là chỉ chỉ được tìm Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em (Đnl 12, 5).

Nhìn lại lịch sử cứu độ của Israel, có người bảo rằng dân Israel sao mà khờ thế, sao mà dại thế, sao mà chẳng giữ luật Chúa qua ông Môsê chi cả để rồi suốt cái hành trình cứu độ đấy có điều gì đó trục trặt giữa hai bên. Một bên là một Thiên Chúa thành tín và yêu thương còn một bên là con người lòng dạ bất nhất, lòng một mà dạ lại đến hai.

Chúng ta thấy có cái gì đó nó khập khiễng giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa mãi yêu thương con người còn con người thì quay lưng lại với Thiên Chúa. Có những lần, Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến để cảnh báo, để nhắc nhở mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người nhưng con người cố tình bỏ ngoài tai để rồi Thiên Chúa giận, có lần Thiên Chúa đã ví dân Israel như là một con điếm ngoại tình vậy.

Chúng ta nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta, cũng không ít lần chúng ta ngoại tình với Chúa, chúng ta đã không tôn thờ Chúa như Chúa dạy chúng ta như Chúa dạy dân Chúa qua môi miệng của Môsê.

Chúng ta vẫn thi thoảng đã bỏ Chúa ra khỏi cuộc đời của chúng ta mà chúng ta lờ như không biết, vờ như không hay vậy.

Chúa tể chúng ta như Thánh Phaolô nói nó chính là cái bụng. Từ cái bụng ấy không biết bao nhiêu là mưu mô tính toán hơn thua, tranh giành, đố kỵ. Từ những tâm tính như thế, chúng ta đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời chúng ta, chúng ta đã đẩy anh chị em đồng loại ra khỏi cuộc đời chúng ta.

Chúa tể của chúng ta có khi là dục tình.
Chúa tể của chúng ta có khi là danh vọng.
Chúa tể chúng ta có khi là tiền bạc.
Chúa tể chúng ta có khi là địa vị.

Nếu chúa tể chúng là những điều phù phiếm ấy là làm Chúa giận, Chúa hờn. Thế nhưng dẫu có giận, có hờn đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa mãi mãi là một Thiên Chúa trung tín với con người. Chuyện quan trọng của mỗi người chúng ta là chúng ta có tín trung với Chúa hay không ?

Vấn đề luật mà Môsê đưa ra thật ra như Thánh Phaolô tông đồ gửi cho chúng ta trong thư gửi tín hữu Rôma: “Thưa anh em, ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Môsê. Quả thế, người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ vào lòng tin vào Đức Giêsu Kitô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai. Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu… Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải làm những gì Luật dạy.

Và lòng tin Thánh Phaolô nói đấy nó phải được thể hiện bằng chính đời sống của mỗi người chứ không phải chỉ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước trời như Chúa Giêsu đã nói trong đoạn tin mừng mà chúng ta vừa nghe.

Vấn đề căn cốt đó chính là niềm tin và niềm tin đấy phải được hành động chứ không phải niềm tin đấy nói trên môi trên miệng mà thôi.

Niềm tin đấy nó lồng ở trong giới luật mà Thiên Chúa đã gửi đến cho dân mà chúng ta đã nghe đó là: Anh em sẽ chỉ được tìm Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em … (Đnl 12,4)

Thử hỏi cuộc đời của mỗi người chúng ta, chúng ta đi tìm Chúa hay đi tìm chúng ta ?

Lời của Môsê nói cho dân chúng xưa kia chính là lời mà Thiên Chúa cũng chất vấn mỗi người chúng ta hôm nay.

Giữa một thế giới phát triển chóng mặt, giữa một thế giới khoa học kỹ thuật đã làm những điều kỳ diệu mà con người không thể nào ngờ được, giữa một thế giới mà người ta đã cố gắng để phục vụ sở thích, thèm muốn của con người hết sức có thể thì người Kitô hữu chúng ta, nói riêng, có còn tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa nữa hay không ? Người kitô hữu chúng ta còn thờ một Thiên Chúa duy nhất hay không ?

Vấn đề rõ ràng mà Chúa đã nói cho mỗi người chúng ta, hoặc là khôn, hoặc là khờ.

Con người phát minh nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã tìm ra cách chữa trị nhiều chứng bệnh nan y nhưng thử hỏi con người, cách riêng mỗi kitô hữu chúng ta có kéo dài được mạng sống của chúng ta thêm một giây phút nào không khi mà Thiên Chúa mời gọi ta về trình diện với Ngài.

Cách đây non một tháng, biến cố đau buồn tang tóc đã xảy ra cho đất nước Myanma, cho đất nước Trung Quốc. Điều bi thương này chẳng ai muốn nó xảy ra cả nhưng qua đó, chúng ta nhận chân với nhau rằng Thiên Chúa muốn nói cho con người biết rằng con người dù có giỏi dang, có thông minh, có tiến bộ mấy đi chăng nữa nhưng cũng chẳng thể nào quyết định được vận mệnh đời mình.

Làm sao mà có thể chế ngự được thiên nhiên, được bão tố, được động đất. Lẽ ra, con người phải khiêm tốn trước thiên nhiên, trước Thiên Chúa nhưng con người đã không khiêm tốn, con người đã kiêu ngạo trước sự hiện diện huyền nhiệm của Thiên Chúa. Có những người nghĩ ra một uỷ ban thật hay để rồi họ đặt tên cho cái uỷ ban đấy: Uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương ! Quá kiêu ngạo khi mà có cả một cái uỷ ban chống Thiên Chúa tận trung ương.

Thế đấy ! Những người không tin họ đã lập nên cái uỷ ban phòng chống Thiên Chúa tận trung ương, còn mỗi người tin chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa chúng ta có thái độ như thế nào là tuỳ mỗi người chúng ta.

Chúng ta, trong đời sống thường nhật, chúng ta tin Chúa và chúng ta đáp trả lòng tin của chúng ta bằng những cách hành xử trong cuộc sống. Cách hành xử đấy sẽ bị thiệt thòi, bị thua thiệt trước những người không tin và thường thì chúng ta bị những người không tin cho là khờ khạo nhưng chúng ta hãy yên tâm vì những gì mà thế gian cho là khôn ngoan thì đối với Thiên Chúa, trước mặt Thiên Chúa đó là sự khờ dại.

Nước chúng ta, cùng đích của chúng ta là Thiên Chúa.

Chúa nói rằng những người khờ xây nhà trên cát, sóng có đến, bão có đến thì sụp đổ, còn người không xây nhà trên đá thì mua đổ, sóng cuồng hay bão táp thì không bị sụp. Thật ra, chúng ta không nên hiểu, không nên dừng trên cái căn nhà vật chất, cát đá, xi măng, cốt thép, bê tông ở trần gian này nhưng Chúa muốn mời gọi chúng ta xây căn nhà lớn hơn, căn nhà bền vững hơn và nền tảng được đặt trên chính Thiên Chúa.

Khôn ngoan của con người có đó, những căn nhà cao tầng, những khối bê tông chẳng phải đã được đặt trên những tảng bêtông thật chắc chắn chăng ? Nhưng chỉ cần một trận động đất là không còn hòn đá nào trên hòn đá nào cả.

Vậy, chuyện căn cốt, chuyện cốt lõi hôm nay Chúa mời chúng ta đặt lại cuộc đời chúng ta, chúng ta xây căn nhà cuộc đời chúng ta trên Thiên Chúa hay trên những tảng đá, những mảnh bêtông vật chất ?

Nếu chúng ta xác tín cuộc đời chúng ta trường thọ và mãi mãi, căn nhà vật chất thật đẹp đấy mãi mãi là của chúng ta và khi chết chúng ta mang theo nó được về bên kia thế giới thì chúng ta cố gắng để xây dựng cho thật bền để chúng ta mang theo.

Không ! Không bao giờ có được căn nhà vĩnh cửu như nhiều và nhiều người ngày đêm cật lực, nai lưng và thậm chí hy sinh cả con người của mình để xây dựng nhưng thật bi đát là vài chục năm sau thôi thì căn nhà với biết bao nhiêu mồ hôi, biết bao nhiêu nước mắt lại dành cho người khác.

Có người đã đem hết khôn ngoan, hiểu biết mà làm việc vất vả mới thành công, rồi lại phải trao sự nghiệp của mình cho một người đã không vất vả gì hết. Điều ấy cũng chỉ là phù vân và là đại hoạ. Chuyện gì sẽ xảy ra cho con người sau bao mối bận tâm và bao gian lao vất vả mà con người phải chịu dưới ánh mặt trời ?

Bao công khó của con người chỉ là đau khổ, bao công khó chỉ đem lại ưu phiền ! Ngay cả ban đêm, con người cũng không chắc được yên lòng yên trí.

Đối với con người, không có gì tốt hơn là ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc mình làm ra ! Nhưng thật sự ra những điều ấy lại đến từ Thiên Chúa, vì có ai ăn uống, có ai cảm thấy vui mừng phấn khởi mà không nhờ Thiên Chúa ban cho.

Cùng đích cuộc đời con người là thế nhưng chẳng hiểu tại sao con người lại quá vất vả với cái cùng đích hư vô của cuộc đời quá vắn vỏi, quá tạm bợ này.

Nếu chúng ta xác tín cuộc đời chúng ta thật mong manh, thật mỏng dòn thì chúng ta sẽ xây cuộc đời chúng ta trên nền móng mà cho sóng cuốn, nước trào cũng chẳng bao giờ có thể làm hư mất được.

Thật ra mà nói thì con người của chúng ta, cũng mang trong mình những yếu đuối, những mỏng dòn của phận người như dân Iarael ngày xưa. Dẫu biết rằng Thiên Chúa yêu thương mình nhưng sao mà mình cứ ngoảnh mặt với Thiên Chúa thì phải, mình cứ đạp đổ mình cứ muốn đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình thì phải.

Thế nhưng trên những cái trục trặt, những cái đổ vỡ do sự yếu đuối của con người, điều căn cốt Thiên Chúa vẫn chờ đợi, vẫm mời gọi đó là chúng ta có tin vào Chúa hay không ?

Hôm nay chúng ta thấy rất rõ giữa chuyện khôn và khờ.

Ngày còn bé, tôi vẫn nhớ chúng tôi vẫn chơi với nhau cái trò: thiên đàng địa ngục hai bên, hai bên ai dại thời khôn, thiên đàng có Chúa có Cha, phải lo để sống được lên thiên đàng.

Vâng ! khôn mới được lên thiên đàng nơi có Chúa có Cha chứ còn dại làm gì mà lên thiên đàng được.

Ai đẹp lòng Thiên Chúa, thì Người ban cho trí khôn ngoan, sự hiểu biết và niềm vui.

Chúng ta nhớ lại cả cuộc đời của ông vua Salômôn, ông chẳng xin gì với Thiên Chúa ngoài sự khôn ngoan.

Hôm nay chúng ta cũng bắt chước Salomôn để xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta ơn khôn ngoan mà nhớ xin cái ơn khôn ngoan của con cái Thiên Chúa chứ không phải cái ơn khôn ngoan của con cái loài người.

Ơn khôn ngoan của con cái Thiên Chúa sẽ không đi tìm, không đi xây cho mình những căn nhà thật to, thật đẹp, thật hoành tráng ở trần gian này. Ơn khôn ngoan của con cái Thiên Chúa sẽ đi tìm, đi xây cho mình căn nhà ở trên trời, nơi mối mọt, lũ lụt cũng chẳng bao giờ làm hư được. Đặc biệt, căn nhà trên trời ấy được xây trên nền tảng là Chúa nữa thì chúng ta hoàn toàn yên tâm.

Nguyện xin Chúa Giêsu đến và ở lại mãi trên cuộc đời mỗi người chúng ta, xin Ngài đến và làm nền móng căn nhà của chúng ta để rồi dẫu cuộc đời chúng ta có thế nào đi chăng nữa thì Chúa mãi mãi giữ vững căn nhà của chúng ta.

 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:40 28/05/2008
HẬU QUẢ CƯỜI NHẠO NGƯỜI

N2T


Thỏ trắng và chó mực con là hàng xóm với nhau, chúng nó cả ngày như hình với bóng không rời xa nhau.

Nhưng có một ngày, hai anh bạn thân này cãi nhau, chúng nó càng cãi càng hăng máu, thò trắng nói: “Nhìn bạn mà xem, toàn thân đen như lọ, giống như cục than.” Chó mực cũng không cam chịu lép vế, nói: “Mắt của bạn đỏ giống như củ cà rốt”, cuối cùng, chúng nó rất là giận dữ nhà ai nấy về.

Sáng hôm sau, thỏ mẹ đến phòng thỏ con kêu nó thức dậy, vừa vào phòng nó thì thỏ mẹ liền đứng ngẫn người ra, hóa ra là thỏ trắng đã biến thành thỏ đen rồi.

- “Thỏ con, mau tỉnh dậy, tại sao con biến thành thỏ đen vậy ?”

Thỏ trắng mở to con mắt nhìn trong tấm kính, ái dà, bộ lông trắng như tuyết của mình đâu mất rồi, biến thành màu đen tuyền như chó mực vậy.

Nó ôm choàng lấy mẹ nó và khóc hu hu, thỏ mẹ vỗ vỗ trên vai nó nói: “Con ngoan của mẹ, đừng khóc, nói cho mẹ biết chuyện gì đã xảy ra nào ?” Thỏ trắng liền đem chuyện ngày hôm qua cười nhạo chó mực kể cho mẹ nghe. Thỏ mẹ nói: “Nhất định vì con đã chế nhạo người ta, vậy thì con đã biết lỗi chưa ? Mau đi tìm người ta mà xin lỗi.” Thỏ trắng vội vàng gật đầu nói: “Vâng, con đi liền.”

Thỏ trắng vừa ra khỏi cổng thì thấy chó mực con đang nhắm hướng nhà mình đi tới. Í, cặp mắt của chó mực con sao lại đỏ như thế. Chó mực con nhìn thấy thỏ trắng thì cũng trợn mặt nhìn cách lạ kỳ. Thỏ trắng đi lên phía trước, kéo tay của chó mực con và nói: “Xin cậu tha lỗi cho tớ, hôm qua tớ không nên nói với cậu như thế, tớ xin lỗi cậu nhé.”

Chó mực con nói: “Tớ cũng vậy, cậu phải bỏ qua lỗi cho tớ, từ nay chúng ta không nên chế nhạo nhau nữa, được không ?”

- “Được chứ, quân tử nhất ngôn.”

Hai đứa vừa nói xong thì một trận cuồng phong thổi tới, chúng nó vội vàng nhắm mắt lại, đến khi chúng nó mở mắt ra thì lông của thỏ trắng đã biến thành trắng như tuyết lại; mà cặp mắt của chó mực con cũng trở thành màu đen biếc. Cả hai đứa nhảy lên sung sướng vô cùng.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm. Chế nhạo người khác là bày tỏ cái bất trí (ngu) của mình, lại còn đem lại cho đối phương sự đau khổ. Trong cuộc sống làm một đứa con ngoan thì phải nghiêm túc với mình và lấy lòng nhân ái mà đối đãi với người, có như thế mới nhận được sự hoan nghênh của mọi người.

Có một vài em làm bộ đi cà thọt để chế nhạo bạn mình vì bạn bị què chân; có em lại làm mặt khỉ để chế nhạo bạn mình, vì bạn mặt mày không được bình thường như người khác; có em thì làm bộ nói ngọng để chế nhạo bạn mình, vì bạn bị tật nói ngọng.v.v...tất cả những việc làm chế nhạo ấy, đều bày tỏ cho mọi người biết mình là đứa nhỏ vô giáo dục, không được cha mẹ dạy dỗ, hoặc không biết vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo.

Nhưng các em là người Ki-tô hữu, là con của Thiên Chúa và là thiên thần nhỏ của gia đình, của Giáo Hội và của xã hội, các em nên giúp đỡ bạn nghèo hơn là chế nhạo bạn mình, bởi vì dù xấu xí hay đẹp người, dù học giỏi hay học dở thì cũng đều có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Các em nhớ lấy.

Các em thực hành:

- Không chế nhạo bạn bị tàn tật, nhưng phải giúp đỡ bạn.

- Không nói những lời xúc phạm đến ngưởi tật nguyền và nghèo khó.

- Luôn cầu nguyện cho người tàn tật khi gặp thấy họ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:43 28/05/2008
N2T


2. Con người ta nếu không suy niệm thì không biết cầu nguyện, bởi vì không suy niệm thì không biết linh hồn nghèo nàn, cũng không nhận ra linh hồn đang gặp tai họa.

(Thánh Augustinus)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khủng Hoảng Lúa Gạo: cần một giải pháp rõ ràng
Vũ Văn An
03:47 28/05/2008
Khủng Hoảng Lúa Gạo: Cần Một Giải Pháp Rõ Ràng

Genève, 26 Tháng Năm, 2008 (CNA).- Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, trong bài phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã cho hay muốn giải quyết cuộc thách thức lớn lao hiện nay do cuộc khủng hoảng lúa gạo đem lại, người ta cần có một giải pháp rõ ràng. Phương thuốc cần thiết phải là một não trạng mới “đặt nhân vị vào trung tâm chứ không chỉ chú mục vào lợi nhuận kinh tế”.

ĐTGM Silvano M. Tomasi
Đức Tổng Giám Mục Tomasi, đứng đầu phái bộ quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các Tổ Chức của Liên Hiệp Quốc và Các Cơ Quan Quốc Tế khác ở Genève, nói rằng nạn đói kinh niên có thể tạo ra các tranh chấp bạo lực, các cuộc di dân không kiểm soát, các vấn đề môi sinh, các dịch bệnh và cả các cuộc khủng bố nữa.

Theo ngài, các cơ quan liên chính phủ ‘vốn xác nhận một cách đúng đắn rằng nạn đói không phải là hậu quả của hiện tượng thiếu lương thực”. Đúng hơn, nó do hiện tượng người ta không với tới được các tài nguyên nông nghiệp cả về phương diện vật lý lẫn tài chánh.

Cuộc khủng hoảng lúa gạo hiện nay buộc người ta phải nghĩ tới số phận của 854 triệu con người đang bị đe dọa bởi nạn đói kinh niên, mà hàng ngũ của họ mỗi năm mỗi tăng lên hàng bốn triệu người.

Ngài cho hay: “Giá cả tăng lên có thể gây phiền phức cho các gia đình tại các quốc gia mở mang vì họ phải chi tiêu 20% lợi tức của họ vào thực phẩm. Tuy nhiên, cái thứ giá cả gia tăng ấy đe dọa chính sự sống của một tỷ con người hiện đang sống trong các nước nghèo, vì họ buộc phải chi tiêu trọn cái lợi tức 1 đô-la một ngày để mua thóc gạo”.

Ngài bảo rằng vấn đề sản xuất lương thực không phải chỉ có tính cách khẩn trương tạm thời. Đúng hơn, bản chất của nó có tính cấu trúc và phải được giải quyết trong một bối cảnh phát triển kinh tế công bằng và lâu dài.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng nhấn mạnh rằng giao thương quốc tế và việc tự do hóa các sản phẩm nông nghiệp hiện có khuynh hướng làm lợi cho các đại công ty liên quốc hơn là các nông trại địa phương nhỏ bé, vốn là cơ sở an toàn về thực phẩm tại các quốc gia đang phát triển. Ngài nói rằng phương thuốc phải là đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời liên đới với những người yếu đuối nhất. Điều quan trọng nữa là phải lên án tích trữ và đầu cơ giá cả, một điều “không thể chấp nhận được”, và phải nhìn nhận quyền tư hữu.

Đức Cha Tomasi kêu gọi phải loại bỏ các trợ giá (subsidies) nông nghiệp bất công và phải tổ chức cho bằng được cấu trúc hợp tác cho các nông trại nhỏ. Việc sử dụng sản xuất lương thực cuối cùng phải được cân bằng “bởi các cơ chế biết đáp ứng ích chung” chứ không phải thị trường.

Ngài kết thúc bài tham luận bằng cách kêu gọi phải có một não trạng mới biết “đặt nhân vị vào trung tâm và đừng chỉ chú mục vào lợi nhuận kinh tế”.
 
Thống kê mới của Tòa Thánh: Công Giáo Á Châu, Phi Châu tăng.
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:29 28/05/2008
Vatican (VIS) - Nhà Xuất Bản Vatican đã phát hành phiên bản mới của cuốn Niên Giám Thông kê của Giáo Hội, trong đó gồm các thông tin về các khía cạnh chủ yếu trong hoạt động của Giáo Hội ở nhiều quốc gia khác nhau trong giai đoạn 2000-2006.

Trong quá trình 7 năm qua, Công Giáo đã hiện diện trên thế giới với con số ổn định vào khoảng 17,3 phần trăm trên tổng dân số. Ở Âu Châu, mặc dù có 25 phần trăm trên tổng số người Công Giáo sinh sống nơi này, nhưng mức độ tăng trưởng số tín hữu lại thấp hơn 1 phần trăm. Ở Mỹ Châu thì người Công Giáo tăng 8,4 phần trăm và Úc Châu tăng 7,6 phần trăm; Ở Á Châu thì vẫn giữ được sự tăng hoặc giảm ổn định tùy thuộc vào mức độ tăng dân số. Trong khi đó ở Phi Châu thì người Công Giáo tăng từ 130 triệu năm 2000 lên 158,3 triệu người năm 2006.

Số giám mục trên thế giới tăng từ 4.541 vị năm 2000 lên 4.898 vị năm 2006, mức tăng là 7,86 phần trăm.

Con số linh mục cũng tăng nhẹ trong giai đoạn 7 năm này, từ 405.178 vị năm 2000 lên 407.206 vị năm 2006, chỉ tăng khoảng 0,51 phần trăm. Ở Phi Châu và Á Châu thì tăng trưởng tương ứng là 23,24 phần trăm và 17,71 phần trăm, ở Mỹ Châu thì số linh mục ổn định, trong khi đó ở Âu Châu lại giảm 5,75 phần trăm và Úc Châu giảm 4,37 phần trăm.

Số linh mục triều tăng 2 phần trăm, từ 265.781 vị năm 2000 lên 271.091 vị năm 2006. Ngược lại, số linh mục dòng cho thấy sự sụt giám 2,31 phần trăm còn 136.000 vị vào năm 2006. Trên khắp các lục địa, chỉ có Âu Châu cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về linh mục: vào năm 2000 Âu Châu chiếm 51 phần trăm trên toàn thế giới, trong khi đó năm 2006 chỉ còn chiếm 48 phần trăm. Mặt khác, Á Châu và Phi Châu cùng chiếm 17,5 phần trăm vào năm 2000 và tăng lên 21 phần trăm vào năm 2006. Mỹ châu vẫn ổn định với con số 30 phần trăm và Úc Châu thì hơn 1 phần trăm.

Số các tu sĩ (chưa được phong chức) là 55.057 vị năm 2000 và 55.107 vị năm 2006. So sánh dự liệu theo các lục địa thì Âu Châu giảm mạnh, giảm 12,01 phần trăm và Úc Châu cũng thế, giảm 16.83 phần trăm, trong khi Á Châu và Phi Châu tăng tương ứng là 30,63 và 8,13 phần trăm).

Số nữ tu hầu như gấp đôi số linh mục và gấp 14 lần các nam tu, nhưng con số lại suy giảm từ 800.000 vị năm 2000 xuống còn 750.000 vị năm 2006. Về phân bố theo địa lý, 42 phần trăm cư trú ở Âu Châu, 28,03 phần trăm ở Mỹ Châu và 20 phần trăm ở Á Châu. Con số nữ tu gia tăng sinh động nhất ở hai châu lục: Phi Châu tăng 15,45 phần trăm và Á Châu tăng 12,78 phần trăm.

Niên giám Thống kê của Giáo Hội cũng bao gồm các thông tin về số sinh viên triết học và thần học trong các chủng viện giáo phận và dòng tu. Trên toàn cầu, con số sinh viên tăng từ 110.583 năm 2000 lên hơn 115.000 năm 2006, mức tăng trưởng là 4,43 phần trăm.
 
ĐTC Bênêđíctô XVI nhận định về sự dấn thân của Phụ Nữ ở Hoa Kỳ
Anthony Lê
10:37 28/05/2008
Điều mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 Đã Nói Cho Những Người Phụ Nữ ở Hoa Kỳ

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Vị Chủ Tịch Liên Đoàn Các Hội Công Giáo (Catholic Organizations Union)

Bà Karen Hurley với ĐTC
ROME (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhiệt thành cổ võ cho nhân quyền trong suốt chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài tại Hoa Kỳ, và việc đó đã mang lại những hệ quả trực tiếp nơi những người phụ nữ, đó là lời nhận xét của vị Chủ Tịch của một nhóm Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo.

Bà Karen Hurley là vị Chủ Tịch của Liên Đoàn Thế Giới của Các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo (World Union of Catholic Women’s Organizations - http://www.wucwo.org/) vốn nhắm vào việc cổ võ cho sự hiện diện, tham gia, và cùng chia sẽ trách nhiệm của những người phụ nữ Công Giáo vào xã hội và Giáo Hội.

Trong bài chia sẽ với hãng tin Zenit, Bà Hurley tóm tắt lại chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Hoa Kỳ vào tháng qua, và giải thích tại sao chuyến viếng thăm đó đã mang lại một phản ứng tích cực nơi những người phụ nữ Công Giáo ở Hoa Kỳ.

Hỏi (H): Thưa Bà, ấn tượng cá nhân của Bà như thế nào đối với chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tới Hoa Kỳ tháng qua?

Bà Hurley (T): Thưa chúng tôi vẫn còn tận hưởng được hào quang rực rỡ qua chuyến viếng thăm mục vụ vừa qua của Đức Thánh Cha. Đối với tôi đó đúng là một niềm vui lớn lao khi có Đức Thánh Cha viếng thăm đất nước của riêng mình.

Chính vì chức vụ của tôi tại Liên Đoàn Thế Giới của Các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo, nên tôi đã được diễm phúc để có thể ra đón chào cả Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị cũng như Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, ngay tại Rôma lẫn tại Castel Gandolfo, và vừa qua tại Washington, D.C. Hầu hết những người Hoa Kỳ chỉ nhìn thấy vị Cha Chung Kính Yêu của chúng ta từ một khoảng không gian rất xa và qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ đã tới tận Washington, D.C. và New York để được nhìn thấy Ngài bằng chính cặp mắt của riêng họ.

Có một sự tự hào cũng như một niềm an bình trường cửu khi ai đó đã tận mắt nhìn thấy được Đức Thánh Cha. Nhiều người mang theo máy chụp hình, thế nhưng họ lên quên dùng chúng, vì họ bận rộn trong việc vẫy tay và mĩm cười khi thấy Đức Thánh Cha đi ngang qua.

Còn các sân vận động thì chật nít người hành hương, tất cả cùng im lặng nín thở để họ có thể lắng nghe từng chữ một được phát ra từ chính môi miệng của Đức Thánh Cha.

Từ chính buổi chiều đầy nắng khi Đức Thánh Cha bước ra khỏi Chiếc Chủ Chăn Số Một (Shepherd One) và được Tổng Thống Bush chào đón, mãi đến sáu ngày sau khi Đức Sứ Thần Tòa Thánh ở Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Sambi, Phó Tổng Thống và Đệ Nhị Phu Nhân Cheney đứng trên đường bay vẫy tay tạm biệt Đức Thánh Cha, thì những sự liên kết về mặt tình cảm lẫn tâm linh càng trở nên sâu nặng hơn.

Có một chứng tá rất hùng hồn về đức tin, và một niềm xác tín sâu sắc hơn đó là Chúa Kitô chính là niềm hy vọng duy nhất và đích thực của chúng ta, và tình yêu đó của Thiên Chúa đã được tuôn đổ xuống trên tất cả những ai mà cuộc sống của họ bị tác động mạnh bởi chuyến viếng thăm lịch sử này.

(H): Thưa Bà, chính Đức Thánh Cha đã phải thú nhận rằng Ngài đã học hỏi được rất nhiều điều từ chúng ta, những người Công Giáo Hoa Kỳ. Thì đây có phải là điều rất khích lệ đối với Bà không?

(T): Thưa, điều đó rất là khích lệ tôi bởi vì tôi tin là Đức Thánh Cha đã nhìn thấy nơi những người Hoa Kỳ chính là những người dám tuyên bố và sống đúng với đức tin Công Giáo của họ trước những ảnh hưởng của nền văn hóa trần tục.

Những lời nói của Đức Thánh Cha không những chứng tỏ rằng Ngài đã hiểu rất rõ về lịch sử của đất nước chúng ta mà Ngài còn ý thức được những thách đố và cơ hội đang phải diện đối với chúng ta thời nay.

Đức Thánh Cha, với cử chỉ chăm sóc yêu thương và thầm lặng, để có thể gặp gỡ tất cả mọi người: các nam/nữ tu sĩ, giáo dân, những người nam và nữ, những người trẻ, các trẻ em khuyết tật, các vị đại diện cho các tôn giáo khác, và Ngài đã rất thương tâm khi gặp gỡ những nạn nhân của vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục.

Bằng chính những ngôn từ của riêng mình, Đức Thánh Cha đã đến với chúng ta trong tư cách là “một người bạn, một người rao giảng Phúc Âm.”

Dẫu rằng cũng có lúc Ngài lắng nghe trong lúc Ngài rao giảng cho chúng ta; có lúc Ngài học hỏi trong lúc Ngài giáo huấn chúng ta; và cũng có lúc Ngài vừa cầu nguyện vừa trở nên một dấu chỉ của Chúa Kitô trong việc chữa lành và mang bình an đến cho tất cả những ai mà cuộc sống của họ đã được Ngài tác động nên.

Người Mỹ cũng đã học hỏi được rất nhiều điều về Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, Vị mà họ so sánh với vị Giáo Hoàng quá cố và kính yêu là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Rõ ràng là những người Mỹ họ nhận thấy được hai cá tính khác nhau nhưng lại cùng chung một hồng ân mà Thiên Chúa đã trao ban trong sứ vụ là Vị Cha Chung của tất cả chúng ta.

Những hiểu lầm trước đó, do một số người Mỹ có thành kiến về Đức Cựu Hồng Y Ratzinger trong vai trò trước đây của Ngài là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, nay đã được xóa tan đi bởi sự gặp gỡ và diện đối cá nhân với một Vị Giáo Hoàng đầy lòng trắc ẩn luôn tìm cách nói ra những sự thật nền tảng của đức tin chúng ta.

(H): Thưa Bà, có một thông điệp đặc biệt nào cho sứ vụ của những người phụ nữ mà Bà đã học biết được từ chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha không?

(T): Thưa, Đức Thánh Cha đã nói rất rõ ràng về nhân phẩm của mỗi một con người được tạo ra theo đúng hình ảnh và nhân dạng của Thiên Chúa. Những lời nói của Ngài đã tạo ra tiếng vang lớn trong năm kỷ niệm lần thứ 20 việc ban hành ra Tông Thư “Mulieris Dignitatem” tức về “Phẩm Giá và Ơn Gọi của Những Người Phụ Nữ” của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Liên quan đến Kỷ Niệm 60 Năm của Tuyên Bố về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, cũng như về vai trò của Hoa Kỳ nơi cộng đồng quốc tế, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã khuyến khích mọi nổ lực để dựng xây “một thế giới nơi mà phẩm giá và các quyền lợi do Thiên Chúa ban cho mỗi một con người dù là nam hay nữ cần phải được yêu thương, tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến một cách tích cực hơn nữa.”

Còn đối với các thành viên của Liên Đoàn Thế Giới của Các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo, thì những điều đó giúp hoàn thiện nên sứ vụ của chúng tôi chính là hoạt động vì nhân quyền, bắt đầu từ quyền được sống, một quyền quan trọng và nền tảng, việc giáo dục những người phụ nữ và các em gái, việc chăm sóc cho những người nghèo khổ, bệnh tật và xa lạ, việc bào chữa và cổ võ cho công lý dựa trên luật lệ luân lý nền tảng của Thiên Chúa.

Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó đã viết ra một “Lá Thư Gửi Cho Các Đức Giám Mục của các Giáo Hội Công Giáo nói về Sự Hợp Tác giữa những Người Nam và Nữ trong Giáo Hội và trên cả Thế Giới” (Letter to the Bishops of the Catholic Church on the Collaboration of Men and Women in the Church and in the World) trong đó có đoạn viết rằng:

"Chính những người phụ nữ, suy cho cùng, ngay cả trong những tình huống tuyệt vọng nhất, như đã được minh chứng bởi lịch sử trong quá khứ lẫn thời nay, có được một khả năng độc nhất, để giữ cho cuộc sống được nối tiếp ngay cả trong những tình huống cực đoan nhất, để ngoan cường cầm cự đến tương lai, và cuối cùng để nhắc nhớ cùng với nước mắt về giá trị của mỗi một mạng sống con người.”

Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cho tất cả những người nam và nữ về phẩm giá được Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Một hiện thực về phẩm giá của những người phụ nữ chính là một “khả năng để cho đi,” hòng gìn giữ cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển và việc bảo vệ tất cả những ai được tín thác vào sự chăm sóc của chúng ta.

(H): Thưa Bà, hầu như mọi người rất sung sướng về chuyến viếng thăm mục vụ này của Đức Thánh Cha. Tại sao chuyện đó lại quan trọng vào thời điểm cụ thể này trong lịch sử?

(T): Thưa, vì rất nhiều người đang tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong đời sống của họ. Còn những người khác thì lớn mạnh hơn về mặt đức tin. Vẫn còn có những người đang tích cực tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn với Chúa Giêsu Kitô – Đấng là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta.

Đức Thánh đã đến Hoa Kỳ để rao giảng về thông điệp Phúc Âm “Chúa Kitô – Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta.” Thì đó chính là thông điệp mà tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi và giai đoạn sống cần để lắng nghe và đáp trả.

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đã tạo ra một cơ hội duy nhất cho tất cả mọi người thiện chí là hãy có được một cuộc gặp gỡ sâu lắng cá nhân với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ để khiến người đó biết chia sẽ về tin vui đến cho những người khác, giống như người phụ nữ Samarita tại giếng nước xưa kia.

Thật đúng vậy, tất cả mọi người giờ đây đang chia sẽ đức tin, niềm hy vọng và tình yêu của họ với một lòng nhiệt thành và tinh thần hoán cãi mới.

Với ơn huệ của Thiên Chúa, những thành quả của chuyến viếng thăm này sẽ tiếp tục hương thịnh thêm nhiều năm nữa sắp nữa khi những hạt giống đã được gieo trồng bắt đầu lớn lên.
 
Tòa Thánh Vatican bầy tỏ sự liên đới và quan tâm về Nam Phi
Bùi Hữu Thư
11:45 28/05/2008

Tòa Thánh Vatican bầy tỏ sự liên đới và quan tâm về Nam Phi



Hy vọng chấm dứt nạn khủng bố người di cư

VATICAN 27, tháng 5, 2008
– Hội Đồng Giáo Hoàng về Người Di Cư và Du Lịch bầy tỏ tình liên đới và sự quan tâm đối với các nạn nân của việc bạo hành đối với người ngoại bang.

Một điện văn yểm trợ được Đức Hồng Y Renato Martino chủ tịch và Đức Tổng Giám Mục Archbishop Agostino Marchetto, thư ký của Hội Đồng ký và gửi cho Đức Tổng Giám Mục Buti Joseph Tlhagale ở Johannesburg.

Việc bạo hành đối với người di cư khởi sự ngày 11 tháng 5 tại Alexandra, ở một ngoại ô nghèo khó gần khu vực thương mại tại Johannesburg; và lan rộng nhanh chóng sang các vùng phụ cận.

Trong hai tuần qua, ít ra đã có 50 người di cư từ các quốc gia như Zimbabwe, Zambia và Mozambique bị thiệt mạng. Thủ phạm là các nhóm người Nam Phi nghèo khó, dùng mã tấu và súng ống, đã kết án người di cư là tranh cướp công việc của họ, và do đó đã gia tăng mức độ bạo hành.

Có thể có đến 100.000 người tị nạn đã phải bỏ nhà chạy trốn và đang sống trong các trại tạm cư để tránh bị bạo hành.

Trong điện tín, Hội Đồng Giáo Hoàng bầy tỏ niềm hy vọng là “với sự can thiệp trong tình huynh đệ của Giáo Hội và của tất cả mọi người có thiện tâm, chúng ta có thể tìm được một giải pháp cho tình trạng này và các tình trạng tương tự khác, và người dân trong miền có thể một lần nữa được sống trong an bình, liên đới và hướng về một sự phát triển kết hợp với nhau."

Thông Tấn Xã Fides cho hay Đức Tổng Giám Mục Johannesburg bầy tỏ “sự bất nhẫn và xấu hổ sâu xa” về các biến cố này, và lưu ý là một não trạng “kỳ thị chủng tộc” đang “tiêu diệt quốc gia Nam Phi."

Biểu Tình Chống Bạo Hành ở Johannesburg


Khóc Thương Người bị Thiệt Mạng
 
Những bước tiến « quan trọng» trong cuộc thương lượng giữa Toà Thánh và nhà nước Do Thái
Đức Long
13:46 28/05/2008
VATICAN - Đã có những bước tiến “quan trọng ” trong thương lượng dẫn đến ký kết một thoả thuận Giữa Toà Thánh và nhà nước Do Thái về vấn đề còn tồn đọng từ 14 năm nay, theo thông báo chung của ban thương lượng thường trực đôi bên được phổ biến hôm thứ tư, 28/05/08.

Ban nay nhóm họp hôm thứ tư tại Toà Thánh “trong bầu không khí thân thiện” bản thông báo cho biết, và nhấn mạnh “những bước tiến ý nghĩa, thậm chí là “quan trọng” đã có được trong cuộc thảo luận.

Cuộc thảo luận đề cập đến một dự án về thoả thuận pháp lý tài chính liên quan đến tài sản của Giáo Hội, miễn thuế thu nhập cho các hoạt động kinh thương của các cộng đồng kitô giáo và qui chế pháp lý của Giáo Hội công giáo tại Israel.

Nhất là Toà Thánh yêu cầu miễn tất cả các loại thuế của Giáo Hội công giáo và các cộng đoàn tu viện của họ.

Những cuộc thương lượng, được nối lại năm 2004 sau 10 năm gián đoạn, từ 4 năm nay cuộc thương lượng còn gặp phải những khó khăn. Israel thường xuyên bảo đảm rằng thoả thuận sắp được ký kết trong khi đó Toà Thánh thận trọng nhiều hơn.

“ Chúng ta cứ hy vọng rằng chúng ta sẽ đạt được một giải pháp đến nay đã 13 năm”, giám mục Antonio Maria Veglio, thư ký các Giáo Hội Phương Đông, dùng giọng mỉa mai trong cuộc họp lần trước của ban thương lượng tháng 12/2007 tại Jerualem.

Cuộc họp lần trước của đôi bên, tháng 5 năm 2007, đã có đ ược “bước tiến quan trọng” trong thương lượng.

Cuộc họp tới sẽ diễn ra tại Israel vào tháng 12.
 
ĐGH nói: Đức Gregorio Cả, giáo phụ và giáo hoàng của hòa bình và lòng hăng say truyền giáo
Linh Tiến Khải
16:08 28/05/2008
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 28-5-2008

Sáng thứ tư 2́́́8-5-2008 đã có hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần với Đức Thánh Cha. Bên cạnh các đoàn hành hương Tây Âu và Bắc Mỹ có các đoàn hành hương Đông Âu như Ba Lan, Ucraine, Tschèques, Slovac và Croat. Từ Á châu có các đoàn hành hương Hồng Kông, Ấn Độ và Indonesia. Đến từ xa nhất là đoàn hành hương Australia.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả, Giám Mục Roma từ năm 590 đến năm 604 và là một trong các giáo phụ và tiến sĩ lớn nhất trong lịch sử Giáo Hội. Đề cập tới thân thế của người Đức Thánh Cha nói:

Người sinh tại Roma khoảng năm 540, từ một gia đình thượng lưu giầu có gốc vùng Anicia, không chỉ nổi tiếng vì dòng máu qúy tộc, mà còn vì lòng tin Kitô sâu đậm và các công tác phục vụ Tòa Thánh nữa. Từ gia đình của người xuất thân hai vị Giáo Hoàng là Đức Felice III (483-492) và Đức Agapito (535-536). Căn nhà nơi Đức Gregorio sinh trưởng nằm trên đồi Clivus Scauri, có các dinh thự bao bọc chứng minh cho sự huy hoàng của thành Roma Cổ và sức mạnh tinh thần của Kitô giáo. Linh hứng cho các tâm tình Kitô của Đức Gregorio còn có gương sống đạo của song thân là ông Gordino và bà Silvia, cả hai đều được tôn kính như các thánh, cũng như gương sống của hai bà cô là Emiliana và Tarsilia, sống như các trinh nữ thánh hiến tại gia trong đời cầu nguyện và khổ hạnh.

Theo gương thân phụ, Gregorio đã sớm bước vào nghiệp hành chánh, và năm 572 trở thành tỉnh trưởng Roma. Với các khó khăn thời đó nhiệm vụ này khiến cho Gregorio phải giải quyết nhiều vấn đề hành chánh đủ loại sẽ trao ban ánh sáng cho các nhiệm vụ tương lai của người. Người có ý thức đặc biệt đối với trật tự và kỷ luật. Khi trở thành Giáo Hoàng người đã gợi ý cho các Giám Mục noi gương kiểu làm việc mẫn cán và tôn trọng luật lệ của các nhân viên dân sự trong việc điều hành công việc giáo hội. Nhưng cuộc sống này đã không khiến cho Gregorio thỏa mãn. Chỉ ít lâu sau, người rũ bỏ hết mọi chức vụ và lui về nhà sống đời viện tu, biến gia đình thành tu viện thánh Andrea al Celio. Việc tiếc nuối thời gian sống viện tu và đối thoại thân tình với Chúa sẽ ngày càng rõ ràng trong các bài giảng của người: giữa các lo lắng mục vụ tràn ngập nó là thời gian hạnh phúc được tịnh niệm trong Chúa, dành thời giờ cho việc cầu nguyện và đắm mình trong học hỏi nghiên cứu. Chính nhờ thế mà người hiểu biết sâu xa Kinh Thánh và các Giáo Phụ và sử dụng cho các tác phẩm của mình.

Tuy nhiên thời gian viện tu không kéo dài bao lâu. Vì kinh nghiệm hành chánh dân sự của người trong thời có nhiều nhiễu nhương, vì các tương quan với anh em Bisantin, vì sự kính trọng đại đồng có được, Đức Giáo Hoàng Pelagio đã chỉ định người làm Phó Tế, và gửi người qua Constantinopoli như là Sứ Thần để chấm dứt các tranh luận về thuyết nhất tính và nhất là để được sự yểm trợ của hoáng đế trong nỗ lực ngăn chặn áp lực của rợ Longobardi. Thời gian lưu lại Constantinopoli và cuộc sống viện tu tại đây sẽ cho giáo phụ Gregorio cơ may hiểu biết thế giới Bisantin và vấn đề của người Longobardi, sẽ thử thách tài khéo léo và nghị lực của người trong các năm làm Giáo Hoàng sau này.

Sau vài năm Gregorio được Đức Giáo Hoàng Pelagio triệu vời về Roma làm thư ký. Đó là các năm khó khăn: mưa dầm dề nước sông dâng cao gây ra cảnh lụt lội và nạn đói khắp nơi trong nước Italia kể cả tại Roma. Sau cùng lại xảy ra nạn dịch tả khiến cho nhiều người chết, trong đó có cả Đức Giáo Hoàng Pelagio. Hàng giáo sĩ, dân chúng và thượng viện Roma đồng thanh bầu Phó Tế Gregorio lên làm Giáo Hoàng. Giáo phụ Gregorio cố chống cự và tìm cách chạy trốn, nhưng không được nên đành phải chấp nhận. Đó là năm 590.

Tiếp tục trình bầy gương mặt Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả Đức Thánh Cha nói: nhận biết việc xảy ra như thánh ý Chúa, Đức Gregorio bắt tay vào việc ngay. Người có cái nhìn sáng suốt đối với thực tại và tỏ lộ khả năng ngoại thường trong việc giải quyết các chuyện của Giáo Hội cũng như các vấn đề dân sự, quân bình và cẩn trọng trong các quyết định và nhiệm vụ phải chu toàn. Nhờ khoảng 800 bức thư của người chúng ta biết được các vấn đề được đệ trình hằng ngày, đến từ các Giám Mục, các Viện Phụ, các giáo sĩ và cả chính quyền dân sự đủ loại nữa. Một trong những vấn đề nghiêm trọng thời đó là vấn đề của người Longobardi. Trái với hoàng đế Bisantin coi họ là mọi rợ cần phải hủy diệt, Đức Giáo Hoàng Gregorio có cái nhìn của một chủ chăn, lo lắng loan báo Tin Mừng cứu độ cho họ bằng cách thiết lập các tương quan huynh đệ với họ, hầu tìm ra một giải pháp chung sống hòa bình giữa người Italia, các người theo hoàng đế và người Longobardi. Đức Gregorio cũng nỗ lực rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc trẻ trung trong bối cảnh dân sự mới của Âu châu như: người Visigoti bên Tây Ban Nha, Người Frank, người Saxon, người di cư tại Britania và người Longobardi. Hôm qua chúng ta mới mừng thánh Agostino thành Canterbury, là trưởng nhóm tu sĩ, được Đức Giáo Hoàng Gregorio sai đi truyền giáo tại Anh quốc.

Để đem lại hòa bình cho Roma và Italia Đức Gregorio liên tục thương thuyết với vua Agilulfo của người Longobardi với kết qủa là cuộc ngưng chiến kéo dài 3 năm (598-601) và sau đó vào năm 603 ký kết thỏa hiệp đình chiến. Kết qủa tích cực này có được cũng là nhờ các tiếp xúc của Đức Gregorio với hoàng hậu Teodolinda, là một công chúa công giáo đạo hạnh vùng Bavière, khác với các dân tộc Germanic khác. Các thư tín cho thấy sự qúy trọng và tình bạn Đức Gregorio dành cho hoàng hậu.

Hoàng hậu Teodolinda từ từ thành công trong việc khiến cho nhà vua theo Công Giáo và chuẩn bị cho con đường hòa bình. Đức Giáo Hoàng cũng gửi thánh tích thánh Gioan Tẩy Giả để biếu cho nhà nguyện hoàng hậu cho xây tại Monza và gửi qùa cho nhân dịp hoàng tử Adaloaldo chào đời và được rửa tội. Những chuyện của hoàng hậu là một chứng từ liên quan tới tầm quan trọng của nữ giới trong lịch sử Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Gregorio nhắm tới ba mục đích: ngăn chặn sự bành trướng của người Longobardi tại Italia; giúp cho hoàng hậu Teodolinda đừng rơi vào ảnh hưởng của các người ly giáo và củng cố lòng tin công giáo: làm trung gian giữa người Longobardi và người Bisantin để tiến tới thỏa hiệp hòa bình lâu dài và truyền giảng Tin Mừng cho người Longobardi. Nghĩa là ngài liên tục thăng tiến các thỏa hiệp trên bình diện ngoại giao chính trị và phổ biến việc rao truyền lòng tin Kitô giữa các dân tộc. Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:

Bên cạnh hoạt động thuần túy tinh thần và mục vụ, Đức Giáo Hoàng Gregorio cũng có một hoạt động xã hội tích cực đa điện. Với lợi tức của Tòa Thánh tại nhiều vùng Italia đặc biệt là Sicilia, ngài mua và phân phát lúa mì, cứu giúp người nghèo khó, yểm trợ các linh mục, nam nữ đan sĩ sống trong cảnh nghèo túng, trả tiền chuộc các tù binh của người Longobardi, mua chuộc các cuộc đình chiến. Ngoài ra Đức Gregorio còn tái tổ chức việc hành chánh tại Roma và trên toàn Italia, đưa ra các chỉ thị rõ ràng liên quan tới các tài sản của Giáo Hội, hữu ích cho cuộc sống giáo hội và công tác truyền giáo trên thế giới, theo các luật lệ công bằng, lòng thương xót và sự ngay thẳng, che chở các người cầy cấy trồng tỉa trên đất của Giáo Hội và mau mắn bồi thường khi họ bị lừa đảo, để gương mặt Hiền Thê của Chúa Kitô không bị lọ lem vì các lợi lộc bất chính.

Các hoạt động mạnh mẽ ấy khiến cho sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Gregorio suy yếu. Ngoài ra cuộc sống chay tịnh trong những năm sống đời viện tu khiến cho bộ máy tiêu hóa của người gặp khó khăn và giọng nói yếu ớt, đến độ thầy Sáu phải đọc bài giảng thế cho ngài. Tuy yếu nhọc nhưng ngài đã làm tất cả những gì có thể để cử hành các lễ nghi trọng thể và gặp gỡ các tín hữu. Tuy phải sống trong các hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nhờ sự thánh thiện và nhân bản, Đức Gregorio đã chinh phục được sự tin yêu của tín hữu và đem lại cho thời đại của ngài và tương lai các kết qủa lớn lao. Ngài là người đắm chìm trong Thiên Chúa nên đã biết tạo dựng hòa bình và trao ban hy vọng trong các trạng huống tuyệt vọng nhất.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Ucraine, Tshceques, Croat và Ý trước khi bắt kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Hội Nghị Tham Vấn về Mục Vụ Á Châu và Thái Bình Dương
Bùi Hữu Thư
17:29 28/05/2008

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Hội Nghị Tham Vấn về Mục Vụ Á Châu và Thái Bình Dương



Ngày 26 và 27 tháng 5, 2008

Phenix, AZ: ngày 26, tháng 5, 2008:
Văn phòng Đa Văn Hóa trong Giáo Hội của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã tổ chức một Hội Nghị Tham Vấn về Mục Vụ Á Châu và Thái Bình Dương tại Phenix, AZ với sự tham dự của nhiều đại diện của các sắc dân Á Châu và Thái Bình Dương sau đây: Bangali, Miến Điện, Cambuchia, Trung Hoa, Nhật, Hmong, Ấn Độ, Syro Malankan, Nam Dương, Phi Luật Tân, Đại Hàn, và Việt Nam.

Phía Việt Nam có Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, CA, Linh mục Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Linh mục Nguyễn Đức Vượng Phó Chủ Tịch, Sơ Theresa Phan Thanh Thủy, San Bernadino, CA, và Philip Trần, Seattle. Quý vị trên đây đã trình bầy các sắc thái nổi bật của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cha Liêm cho hay Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện nay đã có 800 linh mục, 65 thầy phó tế vĩnh viễn, và 1000- đến 1500 nam nữ tu sĩ và cũng đề cập đến Hành Hương Mẹ La Vang tháng 6, 2008 tại Hoa Thịnh Đốn.

Năm mục tiêu được đưa ra năm nay là:

  • Truyền thông về tầm quan trọng của đa văn hóa
  • Đào tạo Đức Tin
  • Bảo Vệ Hôn Nhân
  • Bảo Vệ Đời Sống, Nhân Phẩm Con Người và Công Lý Xã Hội
  • Ơn Gọi
Ngoài Đức cha Mai Thanh Lương còn có Đức Cha Oscar Azarcon Solis, giám muc phụ tá Los Angeles và bà Cecile Motus, quyền giám đốc văn phòng Di Dân và Tị Nạn.

Dưới đây là nguyên văn bản phúc trình của hội nghị bằng tiếng Anh.

USCCB Secretariat of Cultural Diversity in the Church

Consultative Meeting on Asian & Pacific Ministry

May 26, 2008


National Ethnic Community Representative Report:

In the last year what have been your (1) Successes and (2) Challenges?

Henry Gomes (Bangali):

1. East Bangal and West Bangal are now together as one family.

2. But there is still a feud between the biggest group and smaller group. Still looking forward to getting back the small group still left out (25%)

John Sailon (Burmese – 85% of country is Buddhist):

1. One Buddhist family converted to the Catholic church last year. Four Protestant minors came from Malaysia as refugees and are now learning Catholicism.

2. He needs credentials as a lay person.

Phansy Paeang (Cambodian – no Cambodian priest):

1. 6 children and 3 adults baptized at Easter last year. This Easter 5 adults baptized. So work is slow but growing.

2. Community cannot stand on its own feet yet, still relying on Mary Blatt(?) as a mother to the community, not only for Catholics but for Cambodian community in general. Lay leaders such as Phansy can speak the language but do not have ability for pastoral care. Others cannot read or write Khmer or English.

Michael Lau (Chinese)

1. For the past few years the community has focused on collaboration with each other. Southern California community participates in the New Year celebration every year and feast day of Chinese martyr saints, celebrated mass for universal day for prayer for China, and got permission from pastor at Cathedral for second collection for earthquake victims.

2. Overcoming personal egos and minute differences in cultures even within different Chinese cultures.

Fr. Arturo Balagat & Naida Castro (Filipino):

1. Began an apostolate in Diocese of Richmond (like the Diocese of San Bernadino which is the largest Filipino community in US). Made documentary of trip to Philippines with young adults.

2. Majority of population remains on sacramental devotional practices so community is challenged to elevate their understanding of faith. How can they meet on a regular basis since the leadership comes from all over the US.

Kou Ly (Hmong):

1. Organized a 4-day national conference for all Hmong in the US. Every two years holds leadership training in various cities around the US. Starting to develop hymnal books for all the communities, to provide a standard for worship.

2. Still don’t have uniformity on worship material, including funerals, etc. Had help of Fr. Paul Fliss but he is no longer able to help, so will have no pastoral care. Challenge in providing service to those who are first generation and therefore have a lack of language.

Fred Semendy (Indian):

1. Last year had various celebrations: 10th anniversary of the Our Lady of India at National Shrine, 500th anniversary of St. Francis Xavier. Also participated in celebration of the Asians for Mary function. Also had “faith healing” retreat where they brought priests from India.

2. Because of small percentage of Catholics within Indian community, young adults marry outside the faith leading to dilution of religion and secularization within community. Also a decrease in leadership within Indian Catholic community. Lack of participation in social ministry among youth and young adults.

Fr. Jacob Chirayath George (Syro-Malankara – have been here since 1950’s and 1960’s):

1. Celebrated 25th anniversary of their ministry. Now have own catechism in English, youth organization, fathers’ forum, mothers’ forum, had a convention of nearly 1300 families in New Jersey, a youth convention in Houston of 400 participants, and a children convocation in Washington DC with 350 children and their parents. Planning different programs for jubilee celebration. Two young men planning to join seminary. Five young ladies planning to join religious communities.

2. Biggest challenge is living their faith in the US, to reach out across geographical distances without religious clergy and sisters.

Densi Chandra (Indonesian – currently 33 communities, some permanent, many temporary, such as student communities):

1. Last year had a jamboree. Currently ordained priests and brothers trying to promote vocations within Indonesian communities so are planning a retreat for Spring 2009. There are now 5 seminarians, 2 priests ordained, 1 will be ordained next year, 3 permanent deacons. More and more have taken active role in local parishes. Now 4 communities that have masses in Indonesian every week: Los Angeles, Orange, Philadelphia, Atlanta (with permanent deacon).

2. Many members of community lack English proficiency so are under-employed and unable to work with other ethnic communities to become a bridge. Also lack awareness about social justice.

Ruth Narita Doyle (Japanese):

1. In last year, entered into Archdiocesan activities, especially in Los Angeles. Participated in a conference on contemporary Japanese Catholicism in Georgetown.

2. Many 3rd, 4th, 5th generation need outreach in particular on campuses. Effects of internment trauma on families.

Peter Choe (Korean):

1. Dedicated Korean Madonna Bar Relief at National Shrine to commemorate centennial of immigration to US. Began publication of Korean missal changed into US liturgical calendar. Started restructuring of national organization to give more authority to non- Korean clergy and other lay who give pastoral service to community. Working on standardized process for bringing priests from Korea, and orientation packet for arriving. Vocation development and leadership training for young adults and adults. Developing pastoral resources with dedicated team.

2. Integration of Korean church into local community, still clinging onto monocultural community. Huge diversity among Koreans: immigrants (smaller group now), transcontinental group (temporary stay), undocumented, Chinese-Korean immigrants, North Korean refugees, fast growth of 2nd/3rd generation (expect to have 2 million American-Koreans by 2010).

Themes heard so far:

1. Need for clergy

2. National church awakening to presence of ethnic groups within the national church

3. Perseverance of people doing the work

4. Evangelization we are doing

5. High importance for cultural diversity office at USCCB

6. Need for formation for lay and by per culture

7. Continuation of this work through bridge with younger community

8. Need for more collaboration and consultation among ethnic communities

9. Need for education within family

10. Better dissemination of information that there is support available from USCCB

11. More lay ministry

12. Youth and generational issues

Fr. Alan Deck, S.J.

Director, Secretariat of Cultural Diversity

First, thanks to Cecile Motus. Second, the Bishops are looking for a way ahead, don’t have all the answers.

Let’s place what’s happening in its context. It has become clear recently how dramatic the change in the Catholic landscape because of recent immigrant groups, it is a change of historic proportion. Now it’s a group no longer from European background. There is a somewhat special role for Hispanic people – to move forward we need to understand the historic role the Hispanic people are going to play in the future. 6 out of 10 Catholics in the US under the age of 35 are Hispanic. The transformation that we are all part of is that the church is becoming a group of Hispanic and Asian and Pacific background. The institutions within the church that serve the groups here have been changing over the years. In addition, there continues to be a need for new institutions that reflect the particular needs of the various groups that are here of their particular Catholicism.

One thing this requires is that the various groups that make up the church today need to work in a different way than in the past. In the past, different groups spoke its own language, etc. In addition, especially with the larger and more established groups, we need to diversity our thinking and let them do what they need to do but also need to take seriously the need for groups to communicate and work with each other, to take the leadership in the Catholic church. The question is not how the communities are going to serve their own communities but how they are going to serve the whole church. God is calling us forward to respond to the need.

In the structures that the Bishops set up at the USCCB, the offices that existed in the past in order to serve the various ethnic/racial groups were put into one umbrella of the office of Cultural Diversity in the Church. Former “committees” became “subcommittees” and one that never existed before, one on Asian and Pacific Affairs and one on Native American Affairs were created. And 42 Bishops are on the committee on the Subcommittee on Pastoral Care of Migrants, Refugees and Travelers. Things are generally continuing as they did before, but is allowing them to move in a way toward focusing on the priorities the Bishops have set up for them.

We have five priorities at this time. We will work on those for now, then 3-5 years from now, will reassess and then develop more priorities then. Various groups within Bishops Conference will work in a way that is more organic, among all the departments of the Conference to get as much collaboration as possible. Two values the Bishops insisted upon: the need to collaborate, promote what’s good, but not necessarily be responsible for them, i.e., subsidiarity – to let committee and leadership do what needs to be done and level be what it needs to be.

One feature of the reorganization is the stress upon intermediate organizations really succeeding, but the responsibility is on group itself. Regionally, we need structures that convene the people and work together. Nationally, need to have good structures/associations that convene people. The Bishop’s conference will no longer be the main convener all the time. It is an expression of confidence of Bishops in all the people and movement of the Holy Spirit. What needs to happen – various groups need to be able to help each other. Also, we need dialogue across cultural differences. We need to develop a vision of what it means to be a Catholic in the United States.

What comes up over and over is the matter of youth and 2nd/3rd generation. Usually the tendency is to look at recent immigrants, but our success will be measured by what happens with the next generation. Issues of youth and second generation usually cut across different ethnicities and communities. Hopefully the new structure can help with this matter more.

Pope Benedict used the word diversity over and over again in his talks on his recent US visit. He defended the importance the church places on immigrants and it centrality in the identity of the church. It is where the Gospel meets culture and the message of Christ speaks to each and every one of us. It’s a matter of how the spirit speaks to us here and how makes the Gospel come alive for all of us.

The word the Bishops have chosen to use is “Cultural Diversity” (over Multiculturalism) because in the US, multiculturalism is understood simply as a practical way to promote and accommodate different groups that is tolerant, just to get along, and being respectful to others. But the church has not tended to use the word multicultural much, and there is preference for the word diversity and linking it to Catholicity. It’s not a question of tolerance, it’s a question of love. It’s a matter of how we relate to each other in an intercultural way and begin to grow in mutuality and interdependence, in giving and taking. It’s linked intimately to the requirement that love shows itself in action and is at the root of our Catholic identity. We have an opportunity with the changes that have taken place to move more toward this direction.

Five priorities of the Committee:

1. Diversity – communicating the importance of diversity, recognizing the diversity in the church, with an emphasis on Hispanic ministry.

2. Faith Formation – with an emphasis on the sacraments

3. Marriage

4. Life and Human Dignity – social justice

5. Vocations

One thing that has been reassuring within the USCCB is that many Bishops are involved in the task forces that are looking at these priorities and proposing plans and programs for them. Many of the non-European Bishops are involved in these task forces or in standing committees. Our secretariat is involved in all 5 task forces, in June we’ll know more after their meeting.

Key point: For each priority, what are the key concerns that come out from your particular community? This is what the Bishops will be looking at when figuring out how to work on these issues. Cecile will be working on these, she is the staff person for all five of these, working with Ricardo Ramirez of Las Cruces, the chair of the taskforce on diversity.

In the past, especially after 1950’s, USCCB viewed its role to “Americanize” immigrant groups. Now they realize that the church is not about Americanization but about evangelization – trying to maintain a Catholic identity and to helping each group become American, but figuring out how to be American, assimilating American values but also Gospel values also. Underneath the surface is the question of upward mobility and the effect social and economic advancement has in the exercise of faith. As people become more affluent, often they leave the church. So we need to look at that issue. Also, interreligious marriage is a factor in people moving away from the church as well.

In June, the Bishops will have a session in which they will talk about two reports that have come out: PEW Survey of Religion, CARA study on Sacramentality. Catholics of European background are leaving in alarming numbers. The only reason the Catholic church is not declining in numbers is because of immigration. The Bishops see clearly that the future of the church has to do with retaining immigrant groups, more than anything else, especially their children.

In creating a budget for the department, the committee is hoping for approval of some kind of a convocation in 2009 of all leaders of groups the Committee for Cultural Diversity works with. So, hopefully will be able to continue conversations.

Question: Sr. Felicia Sarati: Can the office help monetarily with small communities who have no pastoral care, with bringing in priests, etc. or place on list of priorities for Bishops to look at?

Fr. Deck: Already have begun conversation with Bishops and will begin looking at different options, e.g., fund for emerging ministries. But clear something needs to be done.

Bishop Solis: it’s not a simple answer of money, it’s more complicated than that. We’ve tried different things with the Thai community, for example. It’s a lack of resources within the ethnic communities of clergy, etc.

Question: Fr. Arturo Balagat: Is it also true for Hispanic communities, etc. that as we see them as dialogue partners they see us that way as well?

Fr. Deck: Yes, it’s about interculturality, even with the Anglo community. We need to find ways to be effective with everybody.

Bishop Luong: In the past 12 years there has been no increase in money coming in, plus what we’ve spent on sexual allegation cases. We can/should raise money amongst ourselves in Asian Pacific community.

Question: George Takahashi: Should we be directing our requests to the committee rather than local Bishops?

Bishop Solis: There’s a vast world of situations. People need to get the response at the level at which they are. If the issue is diocesan, need to deal with local Bishop. Some issues are being dealt with at regional or national levels. Generally they should be enabling the groups at whatever level they need to encourage subsidiarity. In the future, they want to strengthen the group that is working to provide them with resources they need, wherever they can get it, in order to function. But sometimes they can’t do that.

Bishop Solis (Keynote):

We are living in a contemporary society that represents a new reality – globalization brings new impacts, including migration. For several decades we have seen waves of migration, especially in America. Migration brings new values, and has impacted our parish communities in particular. Our parishes have become multicultural communities. Church in America has become an immigrant church.

What does migration do to our society? Diversity is a commonplace everywhere we go. America has been home to immigrant groups for a long time. Church has worked to bring dignity for immigrants, and to help with dialogue in confrontation. The complexity brings new challenges to the mission of the church. We need a new direction and new method for evangelization. While the immigrant groups face an uphill task, the church has reached out to offer affirmation of values. Ethnic communities play a vital role in the parish community, serving as catalysts and leaven.

Harmony in Faith: From its inception our church has been enriched by the cultures of the worldover. For many years now, AP communities have made their presence felt in exciting and challenging ways. Rich cultural traditions of our ethnic groups have slowly but surely inched their way into every parish community. The forms of liturgy and social events have been enriched by AP flavors. Over the years a number of efforts have been made to identity the presence of the AP community, culminating in the document Harmony in Faith. But some pastoral responses were proposed and we have attempted to act on some of them. The result is the Subcommittee on Cultural Diversity.

The Catholic church in the US now stands at the threshold of a transition. The organization of the USCCB and the introduction of CDC and the SCAPA (Subcommittee on Asian Pacific Affairs) presents a new opportunity for all of us to make a difference in the life of the Catholic church in America. Most important of all, the Asian and Pacific Islander community has now become an integral part of the immigrant church of America. Our time has come and our long awaited moment has arrived. For the first time, Asian and Pacific Islanders will be a visible presence in the Catholic Church at a national level.

Where do we go from here? That is why you are here today. The road is now open to achieve greater harmony among ourselves and with other Catholics in the US. We are given an opportunity to contribute to the evangelization mission of the Catholic Church. Lights, camera action! What does action mean? We need a concerted effort, which is intentional and incarnational, which comes from the roots, from our own people and communities and leaders. We need a national pastoral plan for the evangelization and pastoral care of the API Catholics in the United States. So let’s begin working with new enthusiasm with new pastoral mission, new vision, and new action. With a new structure, the API Catholics can stand with new vigor, as stronger collaborators and contributors to the Catholic church. God has blessed us with this golden opportunity. Let’s work on it so that this becomes a moment of grace, not only for the API Catholics, but the Catholic church of the United States. Let’s come up with a concerted plan of action to carry it out. It’s about teamwork. The Bishops carry the team, the leaders do the work.

Question: Sr. Felicia Sarati: Not only a new moment, but we need a new way of coming together. Before we can come to a national level, we need a sense of what is happening in our region and in many places, even Diocesan groups don’t get together. If the regions can have a sense of what is happening, then the national can get together, there is no buy-in on a regional level. We need to rethink how we can come together.

Bishop Solis: Our pastoral plan is based on regional strategies. My dream is to continue to celebrate our gifts within our own parishes, dioceses, and on regional levels. Our point is that it’s more than accommodation, we want to become an integral part of the larger church of the United States. Let’s surface what the gifts and concerns and issues are, then with that, we can come up with regional summits to come up with responses and suggestions. Then from there, we can come up with something on a national level.

Fr. Tony Abuan: Who will come up with the plan? Is it the role of the regional?

Cecile: There has been a national pastoral plan for the Filipino community that took years to plan. We can learn from other communities, how do we plan TO PLAN?

Fr. Dominic Isaac: Some communities are rich and some poor. Evangelization is another challenge from one culture to culture. Some richer communities can afford a priest while poor communities depend on dioceses and then they have other responsibilities. The plan at a national level should support directly the priests for the poor communities.

Bishop Solis: We face the same situation in different dioceses. We cannot complain. I have two other departments in addition to my Bishop’s role. We need to see what happens with a sense of optimism. It gives us a new opportunity and perspective with the reorganization of USCCB. What’s important is to see how we can work collaboratively to properly address our challenges.

Fr. Deck: At the conference they are expecting something from our Secretariat, in a way they didn’t expect before because they’ve made diversity a central issue. It’s on the front burner. But what are we going to do, that’s the question.

Fr. Ricky Manalo: The regional/national strain has always been there. The regional work has led to the need for Asian Bishops and that’s now been met. Structure and power issues will continue to be transformed. On one end, the national work is welcomed for networking and pooling resources, etc. At the other end, what happens with the specific regional needs? How do the local needs that we heard today from the groups work with the 5 priorities of the Bishops we also heard today. We need to keep the regional needs in front of us and make sure they’re being met.

Bishop Solis: New reorganization and SCAPA are the answers to needs.

Fr. Marc Alexander: Need clarification of existing structures that are floating out there, how they function. Even on USCCB website, not up to date on how they’re structured. Also we need a core planning group. We need to use what we have – Harmony in Faith is an excellent document but we haven’t used it and no one is at fault but ourselves. Also, the issue of leadership development – we have good resources but haven’t done a good job of identifying and developing leadership.

Fr. Tovia Lui: It is our time now. So instead of looking for other means, we need to look at what we can do. How active and effective are the different ethnic groups in your various dioceses? If we are to respond to the USCCB then we have to begin to help them prepare a core group with a national plan.

The Pham: Could you clarify the number of Hispanic Catholic numbers?

Fr. Deck: 60% of Catholics in the US under age 35 are Hispanic.

Bishop Luong: Currently 41 million Hispanics (70-80% Catholic) in the US, 38 million black Americans (5% or less).

Rodrigo Valdivia: How important is it for our communities to know about the realities of other subcommittees?

Fr. Deck: We can get synergy from other groups. Groups need to get out of their ghettos to make collective contribution to the church but can’t do that without mutual support and communication. At secretariat, they are just beginning to sense how to do this.

National Ethnic Community Representative Report – CONTINUED:

In the last year what have been your (1) Successes and (2) Challenges?

Sr. Alice Thepouthay (Laotian):

1. Lao Catholic conference in Canada with 150 attendees. Accompanied Bishop Bach to Milwaukee and San Diego.

2. Need to continue to expand involvement of youth and young adults.

Fr. Dominic Isaac (Pakistani – 150 million total, 5 million Catholic, started coming to US in ~1987. Population mostly in New York, Philadelphia, Chicago, Maryland, Riverside):

1. Translated Urdu into Roman Urdu of basic prayers and songs because many in community can’t read in their own language. Started ecumenical services with Protestants especially for Easter and Christmas. Converted one Pastor to Catholicism.

2. Limited time as chaplain because of diocesan responsibilities (e.g., chaplainship as apostleship to Port of Philadelphia).

Fr. Liem Thanh Nguyen (Vietnamese – Federation consists of 4 main groups, priests and brothers are 800, 65 permanent deacons, 1000-1500 seminarians and brothers/sisters):

1. Planning first pilgrimage to Our Lady of LaVang.

2. Bringing understanding and unity within Federation, and then with other API groups.

Sr. Joelle Aflague (Chamorro):

1. Met with small group of Chamorro community in San Bernadino who want to organize a group within the church system. Bishop Randy of Reno is Chamorro, Fr. Tony Perris (Sulpecian) who teaches in Washington DC also, also have a Deacon.

2. Clusters but not cohesive because maybe don’t think of themselves as immigrants.

Fr. Tovia Lui (Samoa):

1. 3 dioceses with Samoan communities where he ministers – 4 in LA, 2 in Orange, 1 in San Diego. Brought in another priest to take over the ministry.

2. Lack of participation by people in the community or see things short-term. Also lack of access to other dioceses, would appreciate connection.

Deacon Sione Toetu’u Hola (Tongan):

1. To be Tongan means: (1) full active participation in the parish and diocese; (2) full support of our 1 Tongan chaplain. 33 small communities from Alaska to Florida. No communities in the Eastern part of US. 3 permanent deacons, will be 9. Goal to have one in each state. SF has 3, LA has 1, Sacrament has 1, Salt Lake 1, Phoenix 1, Seattle will be ordained this year. 8 sisters. Currently have religious education all over country, have liturgy in Tongan, dancing, speech debates. Helping organize World Youth Day for 800 youth and 10 priests to go to Australia from Tonga. Organized special retreat and renewal with Vicar General from Tonga at Redemptorist Renewal Center last weekend.

2. Growing number of community in the US but many still don’t feel a sense of belonging to the larger church.

Questions: Sr. Felicia Sarati: Peter Choe, could you clarify the new reorganization/new agreement between bishops?

Peter Choe: It’s being worked on, they are hoping to standardize the process of bringing new priests into the US.

Cecile Motus: We have started a dialogue with the Korean Conference of Bishops from the Committee for Migration to (1) organize how we bring in the priests because mainly the diocesan contracts with the priests vary in regard to things like insurance, transportation, etc. We’ve drafted this agreement but it’s difficult because every Bishop is the one who should be connecting with the sending Bishop. (2) Also to standardize a pre-departure program in Korea and an orientation program upon arrival here. The USCCB would like to assist by providing this orientation program.

George Takahashi: If that is happening between Korean Conference and USCCB then why isn’t that being worked out for other ethnic communities?

Cecile Motus: Because of the special needs of that particular group. The other communities have guidelines in place. Plus, it’s a Bishop action, and despite the fact there’s guidelines it’s an individual Bishop’s call.

Rodrigo Valdivia: It’s important to clarify that this was something that was already in place, not something the USCCB initiated. It was in place and PCMR became involved to try and facilitate the process.

Diocesan Directors Representative Report:

In the last year what have been your (1) Challenges; 2. Priority for Subcommittee on Asian and Pacific; and (3) Priority for Committee on Cultural Committee:

Fr. Marc Alexander (Hawaii):

40% of Hawaii is single race Asian, 19% identified as two or more races so 70% of Hawaii is Asian or Polynesian in some way. Don’t do specific ethnic ministry. 20% of Hawaii is Catholic.

1. Identifying and training and supporting leadership within API communities. Also, integration with the parish and ministries.

2. Dioceses and parishes should have programs to acculturate clergy and religious workers to US issues such as immigration and tax laws, history, language, culture etc. Also, dioceses and parishes should prepare local communities for a more welcoming attitude toward and API priests and religious workers.

3. Need to identify clergy and lay with leadership potential from underrepresented culture groups and provide training. Need to educate clergy on cultural needs of ethnic groups they represent and minister to.

Fr. Paul Fliss (Milwaukee):

The diocese has a $3.2 million deficit. Guidelines and recommendations for structure of central office were given and as of May 15, 2008 – 38 positions were eliminated including ethnic, Hispanic, Asian, Native American, deaf, African American, and have hired an Intercultural Ministry Coordinator instead. Bishops are hoping that with elimination of these offices, to enliven and cooperation and network together and engage more grass roots work. But because of the small size of Asian population – 40,000 in Archdiocese of Milwaukee (18,000 Hmong, 3000 Lao, 2800 Korean, 2,500 Filipino, 2,500 Vietnamese) and 4,200 Catholics – it will be a problem.

Sr. Judith Howley (Syracuse):

1. Have one Vietnamese priest but has to serve 3 cities: Syracuse, Binghamton, Utica.

2. Provide for regional gatherings, especially Eastern regions.

3. Citizenship and immigration.

Sr. Maria Hsu (San Francisco):

1. Among smaller ethnic communities, very big lack of leadership because when 2nd generation knows enough English, they take off from community. So the smaller community remains a group of older folks with slow decrease in participation.

2. Regional meetings for different ethnic communities to foster cooperation.

3. To sponsor educational conferences for ethnic leaders so that they are both educated as well as updated (continuing education), e.g., in regard to multiculturalism.

Sr. Theresa Phan (San Bernadino):

1. Up to the diocesan Bishop for ethnic ministries, in particular API ministry to advance. San Bernadino very blessed with Bishop Barnes so organized like CDC, the only ministry we don’t have is PCMR. Under API, work with 6 groups, Filipino is largest and most active. Challenge is API being used as tokens – used for show of food and dance, but for true participation is limited.

2. For regional meetings and gatherings to happen, we need the help of Bishop Solis and Bishop Luong – to write letters to all their brother Bishops for a list of local leaders for each region so when we gather we know who to contact.

Fr. Deck: We’re currently involved in the reworking of website and database. We’re hoping to do it in a timely as way as possible.

Teresita Nuval (Chicago):

1. API 4.5% of 2.5 million and in 90 parishes. Bishops are asking for paradigm shifts because they’re really moving around. Extra clergy are not included in the diocesan fund for education of diocesan clergy. Insufficient orientation program for new clergy. Resources, program development, etc. need more work than longer-established Hispanic and African American ministry. Concepts and strategies for inculturation and contextualization have different meanings among clergy so some materials are not sensitive for API.

2. Common commitment among different API communities and leaders. Lay ecclesial development, and inclusion of API in national ecclesial research. Continuing education for AP clergy, deacons and religious. Youth and young adult outreach and evangelization. Clarify relationship between subcommittee and national organizations. Follow up on the Harmony and Faith.

3. Schedule a series of regional orientation and information programs and objectives and structures of the committee. How are dioceses are being encouraged to embrace this new way of being church?

Fr. Deck: People have used the work “USCCB Paradigm” to talk about the new structure. At least among the Hispanic Bishops, when discussing the way to structure things with the new organization, they want it to be made clear that this is not the way they will organize dioceses. That is not pastoral. It was not the goal of the Bishops to say this is the way it should be done everywhere in the dioceses. The goal is to allow the leadership to rise from each community and function. An informational brochure is being prepared to help people understand what is happening.

Bishop Solis: Regional meetings are just mechanisms to find commonalities because of the strong diversity. It would be difficult to find uniformity in the diversity of pastoral challenges we all have.

Cecile Motus: Sometimes we need to come up with a common understanding of how to educate everyone we work with about the concepts we work with.

Rodrigo Valdivia (San Diego):

1. Coordinate resources, collaborate to help those in need, explore how to train leaders.

Philip Tran (Seattle):

1. Seattle diocese is blessed because API ministry is structured so that we’re under the Vicar for Clergy department so can work with clergy and deacons. But need resources for the 1.5/2nd API generation.

Sr. Felicia Sarati (Oakland):

1. 410,824 API in the diocese + 100,000 in higher education in area. Catholic population is around 200,000. We all need to take quality time to really give analysis of who and what is going on in each diocese because most of our groups are no longer immigrants. Need models of intercultural dialogue to mirror in our own dioceses.

2. Help us facilitate regional meetings by writing to brother Bishops and allow each region to come up with own agenda. Facilitate for us a way we could talk to your brother Bishops to give them a status of the ministries. Interactive website where we can share and get details on best practices. Financial resources for ongoing lay leadership.

3. Sponsor regional forums for collaborative efforts to be explored, with Latinos and African Americans, and to dialogue with other Asian American religions, such as Buddhists and Muslims. Address educational component of how to be an effective member in addressing national forum.

Ruth Narita Doyle (NAPCO):

History: There was a network of diocesan directors and a need to expand that network so it evolved into the National Asian Pacific National Organization. The first endeavor was the Convocation which was very well received. Right now membership is about 60 organizational memberships of 5 persons each, 70 individual and family memberships. Will be putting out a newsletter 4 x year, and starting a membership drive and asking for suggestions for membership for a board. Bishop Luong has been the Episcopal liaison for NAPCO.

Bishop Solis: My understanding is that it was nonexistent until a few people revived it, so would like to ask about its official status.

Bishop Luong: NAPCO existed for 3 years and last big event was the convocation in Washington. Afterwards, we had some internal issues we tried to resolve and after restructuring USCCB, told Ruth Doyle that if NAPCO is to exist it must be independent and he will no longer be the Episcopal liaison.

Cecile Motus: I would rather not go into details tonight, if there is a need to come back to it tomorrow we will.

May 27, 2008

Where do we go from here?

Bishop Solis – Chairperson of Subcommittee

Let’s recap the issues/concerns/expectations from last night so we know what to aim for when we leave here today (within the context of 5 priorities) within small groups:

Group 1:

1. Main priority is identification of leadership and formation of leaders

a. In particular among young adults

b. With a particular sensitivity of the different needs of different groups like the newer immigrations who do not have resources available (e.g., translation of bible)

2. But before that there are two prerequisites

a. Awareness of need for turnover of leadership among current leaders

b. Before we can have synergy among different ethnic groups, we need stabilization and communication among different ethnic communities at parish, diocesan, national level – through regional meetings and training sessions at seminaries?

Groups 2:

1. Focus on becoming more aware of the smaller groups and not overlooking their needs. For this need fair and intentional distribution of resources.

2. Focus on communications networks on a regional and national level. Those groups that are better can help those that are less able. This will require regional meetings to share, e.g. best practices, access to information for all, etc.

3. Training and education of various people and ministers at parish level on ethnic diversity.

Group 3:

1. Spirituality, vocations, leadership training, intercultural communication, keeping tradition and faith, dialogue with different ethnic groups, spirituality of leadership, faith formation and vocations, particular attention to youth and YA in each priority. Important to note that each priority is interconnected.

2. Key words: communion, common ground, dialogue, process.

3. Actions: (1) Identify on the national level for various groups so that (2) Leadership training (3) Experiences at gatherings so we know each other on an experiential level.

4. Need resources of some kind to establish communication, provide structure, and establish vision and priorities of subcommittee.

Key themes/issues:

1. Leadership formation

a. Identification of potential leaders

b. Evaluate past/current leadership programs – best practices to share with communities

c. Website SCAPA – interactive and updated

d. Analysis and synthesis of best practices

2. Communication + Networking

3. Focus on young adults

4. Focus on vocations

5. Creating organizations and strengthening capacities

6. Balanced distribution of resources for smaller groups

7. Building relationships with other ethnic groups even outside API communities

8. Immigration policies and issues

9. Gatherings to bring communities together

Approaches:

1. Enhance and continue best practices

2. Apply in the diocese and possibly region

3. Beyond c------ ? – education and formation

4. Beyond Asian and pacific – intercultural dialogue + intergenerational

5. Not assimilation but integration

What does leadership need:

1. Leadership = Servanthood

2. Skills in:

a. Leading

b. Management

c. Charism

d. Community-building

3. Young potential leaders who can take over current leadership + zeal + enthusiasm

4. Formation resources who can assist

5. Cultural sensitivity with mix of recent immigrants even among young adults

6. Spiritually formed

7. Sense of vision + collaborative nature

8. Accepted/embraced by the community represented

Nominations for national consultants.
 
Giới Truyền Thông có bổn phận khẩn cấp
Bùi Hữu Thư
22:59 28/05/2008

Giới Truyền Thông có bổn phận khẩn cấp



Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói với giới truyền thông Bắc Mỹ

TORONTO, ngày 28, tháng 5 2008
- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cho rằng giá trị của truyền thông nằm ở chỗ trung thực và tôn trọng lợi ích chung, và các chuyên viên về truyền thông có bổn phận phải đề cao điểm này.

Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này trong một điệp văn gửi cho Đại Hội Truyền Thông Công Giáo đang nhóm họp tại Toronto, Gia Nã Đại cho tới ngày thứ sáu 30/5/08, với chủ đề “Hãy loan báo trên nóc nhà.”

Đại hội đã quy tụ khoảng 500 thành viên của Hiệp Hội Truyền Thông Công Giáo và Học Viện Công Giáo cho các Chuyên Viên về Nghệ Thuật Truyền Thông – gồm các chuyên viên trong lãnh vực báo chí và truyền thông thính thị, cũng như các giám đốc truyền thống Công Giáo và tương quan công cộng – với mục đích phát triển tinh thần, kinh tế và chuyên nghiệp.

Trong điệp văn được Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đọc, Đức Giáo Hoàng bầy tỏ ước vọng là đại hội “sẽ là thời gian có hiệu quả cho sự tăng trưởng về tinh thần và phát triển về nghề nghiệp. "

Đức Giáo Hoàng dẫn chứng "Spe Salvi": "Trong một thế giới nơi sự mơ hồ của tiến bộ càng ngày càng hiển nhiên trong những đóng góp của giới truyền thông cho sự phổ biến sự thật, sự thiện và sự hoàn mỹ đã trở nên một bổn phận và một trọng trách ngày càng khẩn cấp hơn."

Đức Giáo Hoàng bầy tỏ niềm tin tưởng rằng “nếu chúng ta chú tâm vào Đức Giêsu Kitô thì sự thật sẽ giải phóng chúng ta, các tham dự viên sẽ không những cần gìn giữ cho chiều kích luân lý đứng tiên phong trong việc phục vụ giáo hội mà còn phải quyết tâm tìm kiếm cách thức trợ giúp tất cả những ai trong ngành truyền thông biết công nhận giá trị của truyền thông nằm trong sự trung thực và tôn trọng ích lợi chung."
 
Top Stories
A l’image de la nation, l’Eglise catholique en Chine s’est mobilisée pour venir au secours des victimes du tremblement de terre du Sichuan
Eglises d'Asie
13:02 28/05/2008
A l’image de la nation, l’Eglise catholique en Chine s’est mobilisée pour venir au secours des victimes du tremblement de terre du Sichuan

A l’unisson de la population, mobilisée dans tout le pays dans un élan de solidarité sans précédent, l’Eglise catholique en Chine participe aux secours destinés aux victimes du tremblement de terre qui a ravagé une partie du Sichuan le 12 mai dernier.

Dans les jours qui ont suivi le séisme, dont la magnitude a été révisée par les sismologues chinois de 7,8 à 8 sur l’échelle de Richter, ce sont soixante prêtres et religieuses qui sont partis du Hebei, de Tianjin, du Shanxi, du Shaanxi et d’autres provinces pour porter secours aux rescapés. Sous l’égide de Jinde Charities, organisation caritative chinoise reconnue par les autorités depuis 2006 (1), ils se sont mis à la disposition des secouristes, une bonne partie d’entre eux étant soit médecins soit infirmières.

Les 21 et 22 mai derniers, une équipe formée de quatre prêtres et deux religieuses ont ainsi pu distribuer cinq tonnes de riz et 200 bidons d’huile de cuisine à des rescapés dans le district particulièrement sinistrés de Beichuan, situé à 90 km au nord-est de Wenchuan, épicentre du séisme. Après avoir franchi des barrages de la police grâce à des laissez-passer fournis par la Croix-Rouge chinoise, ils ont pu parvenir jusqu’aux portes de Beichuan, une localité désormais fantôme que les autorités ont fait évacuer et dont les rares bâtiments encore debout sont promis à la démolition; aucun espoir subsistant de trouver des survivants sous les décombres, les ruines sont aspergées de désinfectant, mesure visant à prévenir de possibles épidémies. Sur les 30 000 habitants de Beichuan, 12 000 sont morts et 3 000 sont portés disparus (2).

Du 19 au 23 mai, Mgr Joseph Li Liangui, évêque « officiel » du diocèse de Xianxian (province du Hebei) et vice-président de Jinde Charities, s’est rendu dans la région touchée par le séisme. Sur place, il a expliqué qu’une des particularités de Jinde Charities était sa capacité à coordonner les aides des ONG catholiques étrangères. C’est ainsi que Caritas Internationalis a obtenu l’autorisation officielle d’ouvrir, en partenariat avec Jinde Charities, un bureau à Chengdu, capitale du Sichuan, afin d’organiser, au-delà de la phase d’urgence, l’aide venue des organisations catholiques. Plusieurs milliers de tentes ont déjà été envoyées sur place et l’assistance aux rescapés est désormais la priorité. Quant à la phase de reconstruction, Mgr Li Liangui explique qu’il s’agit d’une opération à long terme, nécessitant des capitaux considérables: « Nous continuerons d’aider les victimes par un soutien matériel, mais nos ressources financières sont limitées. Nous ferons tout ce que nous pourrons, mais il me semble qu’il est aussi sinon plus important de reconstruire les esprits, d’apporter une aide psychologique et spirituelle, de témoigner de l’amour à ceux qui ont tout perdu afin qu’ils puissent continuer à aller de l’avant. C’est là une tâche qui doit être faite. »

Les communautés catholiques locales n’ont pas été épargnées par le séisme. Les informations manquent pour établir un bilan. Pour l’heure, on sait seulement que neuf églises ont été entièrement détruites, deux autres sont inutilisables et nécessiteront de gros travaux, seize autres enfin ont été endommagées et appellent d’importants travaux. A Nanchong, située à 240 km de l’épicentre, le toit de la cathédrale s’est fissuré et, à titre conservatoire, les autorités ont interdit l’usage du bâtiment. Selon Joseph, un paroissien de la cathédrale, la catastrophe aura révélé la grandeur d’âme des Chinois: « L’égoïsme et la crainte ont cédé la place au dévouement et à l’engagement envers son prochain. »

(1) Voir EDA 272, 324, 328, 364, 387, 446.

(2) A la date du 27 mai, le bilan officiel du séisme était de 67 183 morts et de 20 790 disparus. Plus de quinze jours après le séisme, la rapidité de réaction des pouvoirs publics, la mobilisation et la générosité de la population chinoise ainsi que la transparence avec laquelle les médias locaux et étrangers ont eu accès à la région touchée par le tremblement de terre ne cachaient pas la volonté des autorités de reprendre en main les opérations. Si, dans les premiers jours qui ont suivi le séisme, les médias ont librement fait part de la colère de parents dont les enfants sont morts sous les décombres d’écoles mal construites, la censure semble reprendre le dessus; toutefois, le régime a pris la mesure du ressentiment populaire et un porte-parole du ministère de l’Education a assuré que des responsables seraient « sévèrement punis ». Aux parents endeuillés (on compte au minimum 10 000 enfants parmi les 67 000 morts), il a été dit que les restrictions liées à la politique de l’enfant unique seraient, pour eux, levées.

(Source: Eglises d'Asie - 28 mai 2008)
 
New Vatican document on obedience in religious life
Catholic World News
15:39 28/05/2008
VATICAN - The Vatican has issued a new document underlining the importance of obedience in religious life.

Entitled "The Service of Authority and Obedience," the 50-page document from the Congregation for Religious takes the form of an Instruction. It was presented to the superiors of male and female religious orders on May 28 at an assembly held in the Salesianum in Rome.

Obedience, the Vatican document says, should be understood by religious as "a way to help the community or institute to seek and achieve the will of God." The basis for religious obedience, the Instruction notes, is found "in that search for God and for his will which is particular to believers." In offering their obedience, religious imitate "the fundamental experience of Christ Who, out of love, was obedient unto his death on the Cross."

The document from the Congregation for Religious explicitly takes up the question of "difficult obedience," which arises when the individual religious finds the superior's directions "particularly hard to carry out." It also considers situations in which the superior's orders might cause conflicts in the individual's conscience.

Obedience can "give rise to difficult moments," the Vatican document acknowledges. Nevertheless the Instruction observes that religious should reflect on the fundamental role of obedience as a path to understanding God's will. The exercise of religious authority can also be difficult for the superior, the document notes. Everyone in religious life is called to embrace obedience "not just as a passive and irresponsible execution of orders, but as a conscious shouldering of commitments."

The Instruction offers some direction for religious superiors, encouraging them to use their authority prudently, "inviting people to listen, favoring dialogue, sharing, co-responsibility." Superiors should show pastoral concern and mercy for those living under their rule, the document notes.

The Vatican Instruction repeatedly calls readers back to the understanding that obedience is not only a means of structuring the life of religious communities, but a way of seeking and understanding God's will. Religious, the document stresses, should recognize in their obedience to superiors "a real actuation of the will of God."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể giáo hạt Đức Tánh, Phan Thiết
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
10:29 28/05/2008
ĐẠI HỘI THIẾU NHI THÁNH THỂ GIÁO HẠT ĐỨC TÁNH

Hàng năm, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể cho 5 giáo hạt vào dịp lễ Mính Máu Thánh Chúa, bổn mạng Thiếu Nhi Thánh Thể. Năm nay,có 7.200 em, đại diện cho thiếu nhi các giáo xứ cùng với 700 Huynh trưởng tham dự đại hội tại 5 giáo hạt vào ngày Chúa nhật lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.

Giáo hạt Đức Tánh có 1.600 em và 200 Huynh trưởng từ 19 giáo xứ giáo họ tề tựu về Nhà thờ Võ Đắt cùng sinh hoạt, gặp gỡ giao lưu trong tình thân ái vui tươi hiệp nhất.Từ những xứ xa xôi hơn 50km, các em lên đường từ 4 giờ sáng cho kịp giờ khai mạc.

Đoàn thiếu nhi và huynh trưởng đón chào Cha tân hạt trưởng, GB Trần Văn Thuyết đến dự nghi thức khai mạc. Ngài về nhận giáo xứ Võ đắt và Hạt trưởng hạt Đức tánh, thay cho Cha FX phạm Quyền về nhà thờ Chính toà, nhận Hạt trưởng hạt Phan thiết.

Trong lời huấn từ, cha tân Hạt trưởng rất vui mừng bên đoàn thiếu nhi. Ngài đã khuyên các thiếu nhi hãy yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc siêng năng tham dự thánh lễ, viếng Chúa mỗi ngày.

Các cha trong giáo hạt đã đến đồng tế Thánh lễ với cha Hạt trưởng, làm tăng thêm lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội nơi các em thiếu nhi. Cha FX Nguyễn Quang Minh, Tổng Tuyên Uý Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo phận đã chia sẽ lời chúa với các em.Đây cũng là dịp để các thiếu nhi thấy và biết thêm về các cha trong giáo hạt. Ban chiều, các em thi kể chuyện Thánh kinh và giao lưu văn nghệ. Sau đó kiệu Thánh Thể và Chầu tạ ơn.

Nhìn những thiếu nhi hồn nhiên trong sáng vui hát reo hò, tôi nhớ đến Thánh Don Bosco, một thiên tài giáo dục. Những lời khuyên của cha Don Bosco với thiếu nhi với tuổi trẻ thật bổ ích. “Người ta gieo gì thì gặt nấy”. Hỡi các con, hãy cho cha biết những người nông dân đang rất sung sướng gặt những bông lúa của họ, nhưng nếu họ đã không cày bừa, gieo hạt rồi nhặt cỏ xấu, thì liệu họ có thể nhận được niềm vui gặt hái lúc này hay không? Chắc chắn là không, phải không các con…bởi vì để đựoc gặt trước tiên phải gieo hạt. Với các con cũng thế, nếu bây giờ các con gieo, một ngày kia các con ciũng sẽ hài lòng về mùa gặt của mình. Nhưng nếu các con lơ là công việc của người giống này, khi mùa gặt đến các con sẽ chết đói.

Vậy các con hãy nhớ đến điều Chúa nhân lành đã phán: “Người ta gặt điều mà người ta đã gieo”. Gieo lúa thì gặt lúa, gieo bắp thì gặt bắp, gieo lúa mạch thì gặt lúa mạch; nhưng gieo gai góc thì gặt gai góc. Các con có muốn mùa gặt của các con tốt đẹp không? Hãy gieo xuống đất hạt giống tốt! Và các con hãy nhớ kỹ rằng: nỗi mệt nhọc phải chịu trong thời gian gieo hạt thì không là gì sánh với niềm vui mà mùa gặt mang lại.

Còn một điều nữa, để hạt giống tốt và cho một bông lúa mẩy, thì phải gieo hạt đúng thời hạn;lúa vào mùa thu, bắp vào mùa xuân…Hạt giống nào cũng thế. Ai gieo không đúng hạn thì không gặt đựoc gì hết. Và này, cha hỏi các con: đời người đựoc gieo vào mùa nào? Mùa xuân, trong thời kỳ non trẻ. Nều không gieo vào mùa này, thì sau này không gặt hái được gì. Và nếu cha hỏi các con phải gieo gì? Tất cả các con sẽ trả lời cha: “Những việc tốt lành”. Quả thật, người nào gieo hạt gai thỉ chỉ gặt đựoc gai nhọn trong tuổi già. Các con có hiểu những điều ấy không? Đừng quên nhé!

Cha muốn nhắc các con một lời phán dạy khác của Chúa nữa: “ai gieo gió thì gặt bão”. Gió đây là những đam mê xấu. Một chú bé để cho các đam mê cai trị mình, để cho biết bao những hạt giống xấu lọt vào tâm hồn mình, tuy lúc này nhỏ bé nhưng dần dần chúng sẽ lớn lên. Một ngày kia những cơn bão kinh khủng sẽ nổi lên trong người ấy, và người ấy sẽ bị quỵ ngã ngay. Nhờ ơn Chúa, các con đừng để những hạt giống bé nhỏ ăn rễ trong các con;cuộc sống các con sau đó sẽ là một chuỗi bất hạnh! Hãy nhớ điều này: các đam mê điên khùng sẽ điều khiển người ta và làm cho họ vi phạm những điều xấu, cả khi chúng không cưỡng ép họ. Thời gian đầu chúng rất nhỏ bé, vụn vặt. Nhưng từng chút, từng chút chúng tự phát triển dần và đến một ngày nào đó, họ không có thể làm chủ chúng. Điều đó cũng sẽ như thế đối với các con.

Khi một đứa trẻ nào giữ lại những đam mê nhỏ trong mình, thay vì tìm cách khuất phục chúng thì nó lại nói: “Ồ! Không việc gì!”…Cha run sợ tự nhủ: đúng vậy, hôm nay không việc gì hoặc không có sự gì đáng kể cả đối với một cụm cỏ mới mọc. Nhưng các con cứ để nó to lên và rồi các con sẽ thấy. Sư tử con, còn nhỏ thì rất hiền, nhưng với nhữgn nămmtháng, nó trở thành một dã thú đáng sợ. con gấu nhỏ thật dễ thương trong hang, về sau nó sẽ trỡ thành một con vật kinh khủng. con cọp dường như muốn ve vuốt các con bằng chân của nó, sẽ trở thành hung dữ nhất trong các con vật.

Các con có hiểu được tất cả những thí dụ đó không? Vậy nếu các con muốn sau này hạnh phúc thì ngay bây giờ các con hãy tỉnh thức và cẩn thận với chính mình.

Mùa hè, các em xếp bút nghiên vui chơi tuổi thơ. Gia đình và giáo xứ là môi trường tốt nhất gieo hạt giống tốt vào mãnh đất tâm hồn thiếu nhi.

Các Nhà thờ có đông hơn Thiếu Nhi dự lễ mỗi ngày. Các em siêng năng đến Nhà thờ viếng Chúa, học giáo lý. Thiếu nhi thể hiện lòng yêu mến Chúa trong cuộc sống nơi gia đình, làng xóm, với mọi người. Sống đẹp lòng Chúa, các em xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể.
 
Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể hạt Đức Tánh, Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
13:12 28/05/2008
PHAN THIẾT -- Hàng năm, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể cho 5 giáo hạt vào dịp lễ Mính Máu Thánh Chúa, bổn mạng Thiếu Nhi Thánh Thể. Năm nay,có 7.200 em, đại diện cho thiếu nhi các giáo xứ cùng với 700 Huynh trưởng tham dự đại hội tại 5 giáo hạt vào ngày Chúa nhật lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.

Giáo hạt Đức Tánh có 1.600 em và 200 Huynh trưởng từ 19 giáo xứ giáo họ tề tựu về Nhà thờ Võ Đắt cùng sinh hoạt, gặp gỡ giao lưu trong tình thân ái vui tươi hiệp nhất.Từ những xứ xa xôi hơn 50km, các em lên đường từ 4 giờ sáng cho kịp giờ khai mạc.

Đoàn thiếu nhi và huynh trưởng đón chào Cha tân hạt trưởng, GB Trần Văn Thuyết đến dự nghi thức khai mạc. Ngài về nhận giáo xứ Võ đắt và Hạt trưởng hạt Đức tánh, thay cho Cha FX phạm Quyền về nhà thờ Chính toà, nhận Hạt trưởng hạt Phan thiết.

Trong lời huấn từ, cha tân Hạt trưởng rất vui mừng bên đoàn thiếu nhi. Ngài đã khuyên các thiếu nhi hãy yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc siêng năng tham dự thánh lễ, viếng Chúa mỗi ngày.

Các cha trong giáo hạt đã đến đồng tế Thánh lễ với cha Hạt trưởng, làm tăng thêm lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội nơi các em thiếu nhi. Cha FX Nguyễn Quang Minh, Tổng Tuyên Uý Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo phận đã chia sẽ lời chúa với các em.Đây cũng là dịp để các thiếu nhi thấy và biết thêm về các cha trong giáo hạt. Ban chiều, các em thi kể chuyện Thánh kinh và giao lưu văn nghệ. Sau đó kiệu Thánh Thể và Chầu tạ ơn.

Nhìn những thiếu nhi hồn nhiên trong sáng vui hát reo hò, tôi nhớ đến Thánh Don Bosco, một thiên tài giáo dục. Những lời khuyên của cha Don Bosco với thiếu nhi với tuổi trẻ thật bổ ích. “Người ta gieo gì thì gặt nấy”. Hỡi các con, hãy cho cha biết những người nông dân đang rất sung sướng gặt những bông lúa của họ, nhưng nếu họ đã không cày bừa, gieo hạt rồi nhặt cỏ xấu, thì liệu họ có thể nhận được niềm vui gặt hái lúc này hay không? Chắc chắn là không, phải không các con…bởi vì để đựoc gặt trước tiên phải gieo hạt. Với các con cũng thế, nếu bây giờ các con gieo, một ngày kia các con ciũng sẽ hài lòng về mùa gặt của mình. Nhưng nếu các con lơ là công việc của người giống này, khi mùa gặt đến các con sẽ chết đói.

Vậy các con hãy nhớ đến điều Chúa nhân lành đã phán: “Người ta gặt điều mà người ta đã gieo”. Gieo lúa thì gặt lúa, gieo bắp thì gặt bắp, gieo lúa mạch thì gặt lúa mạch; nhưng gieo gai góc thì gặt gai góc. Các con có muốn mùa gặt của các con tốt đẹp không? Hãy gieo xuống đất hạt giống tốt! Và các con hãy nhớ kỹ rằng: nỗi mệt nhọc phải chịu trong thời gian gieo hạt thì không là gì sánh với niềm vui mà mùa gặt mang lại.

Còn một điều nữa, để hạt giống tốt và cho một bông lúa mẩy, thì phải gieo hạt đúng thời hạn;lúa vào mùa thu, bắp vào mùa xuân…Hạt giống nào cũng thế. Ai gieo không đúng hạn thì không gặt đựoc gì hết. Và này, cha hỏi các con: đời người đựoc gieo vào mùa nào? Mùa xuân, trong thời kỳ non trẻ. Nều không gieo vào mùa này, thì sau này không gặt hái được gì. Và nếu cha hỏi các con phải gieo gì? Tất cả các con sẽ trả lời cha: “Những việc tốt lành”. Quả thật, người nào gieo hạt gai thỉ chỉ gặt đựoc gai nhọn trong tuổi già. Các con có hiểu những điều ấy không? Đừng quên nhé!

Cha muốn nhắc các con một lời phán dạy khác của Chúa nữa: “ai gieo gió thì gặt bão”. Gió đây là những đam mê xấu. Một chú bé để cho các đam mê cai trị mình, để cho biết bao những hạt giống xấu lọt vào tâm hồn mình, tuy lúc này nhỏ bé nhưng dần dần chúng sẽ lớn lên. Một ngày kia những cơn bão kinh khủng sẽ nổi lên trong người ấy, và người ấy sẽ bị quỵ ngã ngay. Nhờ ơn Chúa, các con đừng để những hạt giống bé nhỏ ăn rễ trong các con;cuộc sống các con sau đó sẽ là một chuỗi bất hạnh! Hãy nhớ điều này: các đam mê điên khùng sẽ điều khiển người ta và làm cho họ vi phạm những điều xấu, cả khi chúng không cưỡng ép họ. Thời gian đầu chúng rất nhỏ bé, vụn vặt. Nhưng từng chút, từng chút chúng tự phát triển dần và đến một ngày nào đó, họ không có thể làm chủ chúng. Điều đó cũng sẽ như thế đối với các con.

Khi một đứa trẻ nào giữ lại những đam mê nhỏ trong mình, thay vì tìm cách khuất phục chúng thì nó lại nói: “Ồ! Không việc gì!”…Cha run sợ tự nhủ: đúng vậy, hôm nay không việc gì hoặc không có sự gì đáng kể cả đối với một cụm cỏ mới mọc. Nhưng các con cứ để nó to lên và rồi các con sẽ thấy. Sư tử con, còn nhỏ thì rất hiền, nhưng với nhữgn nămmtháng, nó trở thành một dã thú đáng sợ. con gấu nhỏ thật dễ thương trong hang, về sau nó sẽ trỡ thành một con vật kinh khủng. con cọp dường như muốn ve vuốt các con bằng chân của nó, sẽ trở thành hung dữ nhất trong các con vật.

Các con có hiểu được tất cả những thí dụ đó không? Vậy nếu các con muốn sau này hạnh phúc thì ngay bây giờ các con hãy tỉnh thức và cẩn thận với chính mình.

Mùa hè, các em xếp bút nghiên vui chơi tuổi thơ. Gia đình và giáo xứ là môi trường tốt nhất gieo hạt giống tốt vào mãnh đất tâm hồn thiếu nhi.

Các Nhà thờ có đông hơn Thiếu Nhi dự lễ mỗi ngày. Các em siêng năng đến Nhà thờ viếng Chúa, học giáo lý. Thiếu nhi thể hiện lòng yêu mến Chúa trong cuộc sống nơi gia đình, làng xóm, với mọi người. Sống đẹp lòng Chúa, các em xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể.
 
Tôi tham dự Thánh lễ mở tay của Tân Linh Mục Việt Nam tại Đức
Trương Huynh
23:19 28/05/2008
BORSUM - Chú bé Thiện. Vâng, chú bé cách đây mấy chục năm về truớc, vào những dịp Trại Hè tại làng Borsum do cha Giuse Nguyễn Trung Điểm tổ chức hằng năm, chú bé đều tham dự. Hăng say sinh hoạt, thể thao cũng là môn được chú ưa chuộng, đặc biệt là bóng đá. Chú bé luôn giữ chân thủ môn. Thế rồi với thời gian trôi qua, cuộc sống có nhiều biến đổi, chú bé ấy hôm nay trở về làng Borsum với một con người khác: đó là Tân Linh Mục Gioan Baotixita Vũ Chí Thiện. Sau những năm tháng tìm kiếm và suy nghĩ để tìm cho mình một con đường, một lý tưởng theo đuổi, chú bé đã khám phá ra tiếng Chúa mời gọi như trong bài giảng của cha Điểm trong Thánh Lễ: “Cha mới có lẽ tâm đắc tâm tình của thánh Tôma, nên đã chọn lời tuyên xưng của thánh nhân cho dịp chịu chức linh mục: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" và chọn bức hình một mê cung (Labyrinth) để diễn đạt con đường đời của cha. Trong một mê cung, có rất nhiều con đường ngoằn ngoèo, nhưng chỉ một con đường duy nhất dẫn đến đích điểm, còn những con đường khác đều dẫn vào lối cụt, làm cho người vào trong đó bắt buộc phải trở lui và chỉnh hướng lại. Năm 2002, thầy Thiện gia nhập dòng Phanxicô và được khấn trọn năm 2006.

Ngày 4 tháng 5 vừa qua, thầy Thiện đã chịu chức linh mục và hôm nay, đáp lời mời của cha tuyên úy Phaolô Phạm Văn Tuấn, các cộng đoàn vùng Bắc Đức và thân bằng quyến thuộc nhộn nhịp tiến về làng Borsum, để cùng cha mới dâng Thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa. Trong tâm tình ấy, tất cả đã hoà vang câu ca tiếng hát tạ ơn Thiên Chúa đã gọi chú bé ham đá banh, trong đội ngũ huynh trưởng thời ấy, vào thiên chức Linh Mục: “Con là một loài hoa, trong muôn loài hoa nở gần xa. Xin hát dâng lên Người một bài ca chan chứa niềm vui. Một bài ca tri ân, một bài ca dâng Chúa từ nhân. Hoa đâu dám chi khoe mình, nhờ Hồng ân hoa mới đẹp xinh“.

Sau Thánh Lễ, người người chuyện trò vui vẻ đi qua ngôi trường tiểu học Borsum để chúc mừng Cha mới trong bữa ăn thân mật trên bãi cỏ xanh tươi, dưới bầu trời trong xanh. Đây cũng là dịp rất qúy cho những anh chị Huynh Trưởng ngày xa xưa đó có dịp gặp lại nhau để đi lại những con đường mòn, để ngồi ôn lại các kỷ niệm cũ.

Thức ăn ngon, nắng ấm, tình người đậm đà. Nhờ tài khéo léo xếp đặt của cha tuyên úy Phạm Văn Tuấn, mọi người đã được một ngày đáng ghi nhớ. Chia tay mà còn nhiều luyến nhớ vấn vương làng Borsum, tất cả ra về cùng hợp lòng hợp ý với lời cầu chúc của cha Điểm trong bài giảng: “Linh mục là một Đức Kitô khác, tiếp nối sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, tiếp nối con đường của Chúa Giêsu, và đó là con đường qua thánh giá để đến vinh quang. Tất cả chúng con xin hiệp ý với cha và gia đình, để tạ ơn Chúa đã thương gọi cha vào chức thánh và cầu xin cho cha luôn cảm nghiệm Chúa luôn đồng hành với cha và trong mọi công việc cha phục vụ“.

Nơi đây được nhắc thêm về làng Borsum có trường tiểu học cũng như ngôi thánh đường St. Martinus và Trung Tâm Mục Vụ Borsum được thành lập từ 26 năm nay. Từ địa danh nhỏ bé Borsum này với khoảng 3.000 giáo dân rải đều trên vùng Bắc Đức trong 5 Giáo Phận, tuy nhiên đã phát sinh ra 10 Linh Mục và 1 Nữ Tu cho Giáo Hội cộng thêm 2 thày đang học Thần Học. Có lẽ chưa nơi nào trong một Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hiện diện trên thế giới đã đạt được con số kỷ lục như thế về ơn gọi:

1. Lm. Phaolô Phạm Văn Tuấn (GP Hildesheim, chịu chức năm 1992)
2. Lm. Phaolô Phan Đình Dũng (GP Münster, chịu chức năm 1997)
3. Lm. Phanxicô X. Nguyễn Ngọc Thủy (Dòng Pallottiner, chịu chức năm 1998)
4. Lm. Phêrô Tạ Anh Vũ (GP Osnabrück, Chịu chức năm 2000)
5. Lm. Alphonsô Nguyên Xuân Thái (Dòng Xitô, chịu chức năm 2001)
6. Lm. Antôn Đỗ Ngọc Hà (GP Berlin, chịu chức năm 2001)
7. Lm. Vicentê Nguyễn Ngọc Trấn (Dòng Áo Trắng, chịu chức năm 2002)
8. Lm. Phêrô Trần Minh Đức (GP Hamburg, chịu chức năm 2002)
9. Lm. Giuse Phạm Sơn Hà (Dòng Bênêđictô, chịu chức năm 2007)
10. Lm. Gioan B. Vũ Chí Thiện (Dòng Phanxicô, chịu chức năm 2008)
11. Nữ Tu Maria Têrêsa Hoàng Thị Mỹ Dung (Dòng Mến Thánh Giá Huế)
12. Hai Thày đang học gần xong chương trình Thần Học

Một điều vui mừng và hãnh diện là trong 5 Giáo Phận: Berlin, Hamburg, Hildesheim, Münster và Osnabrück của vùng Bắc Đức do cha cựu Tuyên Úy Giuse Điểm chăm sóc mục vụ đều có sự hiện diện của linh mục Việt Nam được đào tạo chính quy từ các chủng viện Giáo Phận Đức.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu ý nghĩa các từ Hip-ri, Ít-ra-en, Do thái
LM An-rê Đỗ xuân Quế, OP
13:31 28/05/2008
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CÁC TỪ HÍP-RI, ÍT-RA-EN, DO-THÁI

Các từ này trong Kinh thánh, ý nghĩa khác nhau; mỗi từ có một nội dung riêng, chuyển tải một ý tưởng đặc biệt. Vì thế, thiết tưởng nên tìm hiểu ngọn nguồn của những từ đó cho dễ phân biệt ý nghĩa.

I. Híp-ri

Xuất xứ

Híp-ri xuất xứ từ ‘êber (עֵבֶר). Từ này có nghĩa là ở bờ bên kia một con sông (St 50,10), một thung lũng (1Sm 31,7) hay một biên giới (Gs 22,11). Nghĩa gốc của từ này cũng gần như từ nokri (ינָכְרִ) nghĩa là xa lạ, ở bên ngoài. Vì là xa lạ, ở bên ngoài nên dễ làm cho người ta liên tưởng đến di cư. Người di cư là người xa lạ, đến từ bên ngoài. Di cư là nghĩa cũ của từ ‘âbar (עָבַר). Trong các trích dẫn sau đây, thấy dùng từ này: Tl 9,26; St 12,6: Is 8,21. Tuy nhiên, nguyên nghĩa gốc không thôi chưa đủ để xác minh ý nghĩa đích thực của một từ, vì còn phải tùy thuộc ở công dụng của từ đó trong đời sống hàng ngày của dân chúng nữa. Riêng về gốc của từ ‘êber, có ba chỗ trong sách Sáng thế nói tới: St 10,21.24-25; 11,14-17; 14,13. ‘êber ở đây chỉ tên người, còn nghĩa thì như đã nói trên.

Trước thời lưu đầy

Các tác giả sách thánh trước thời lưu đầy, chỉ nói đến người Híp-ri trong một số trường hợp, và thường dùng từ này để chỉ người Ai-cập hay người Phi-li-tinh. Trong 38 lần dùng từ Híp-ri thì 18 lần, Kinh thánh chỉ người Ít-ra-en trong tương quan với các chủ nhân Ai-cập, theo nghĩa chủ tớ. Người Híp-ri phải làm tôi Ai-cập nên coi Ai-cập như “nhà nô lệ” (Xh 13,3.14; 20,2; Dt 5,6; 6,12; 7,8; 8,14; 13,6.11; Gs 24,17; Tl 6,8).

Từ Híp-ri còn chỉ người Ít-ra-en phải làm tôi người Phi-li-tinh (1 Sm 4,6.9; 13,3.7.19; 14,11.21; 29,3). Cuối cùng, ngoài hai trường hợp trong St 14,13 và Gn 1,9 ra, còn từ Híp-ri đều có nghĩa là tôi tớ hay nô lệ (Xh 21,2; Đnl 15,12; Gr 34,9.14): Anh (em) hãy nhớ mình đã làm nô lệ bên Ai-cập, anh (em) phải giữ và đem ra thực hành các thánh chỉ này. (Đnl 16,12)

Vậy có thể kết luận rằng từ Híp-ri trước thời lưu đầy chỉ người Ít-ra-en mang thân phận hèn kém, không có liên hệ chi tộc, suốt đời phải làm nô lệ (Xh 21,2-6; Đnl 15,12-18; x Gr 34,9-16)

Sau thời lưu đầy

Chỉ sau thời lưu đầy, qua các bản văn muộn màng trong St 14,13 và Gn 1,9, từ Híp-ri mới mang ý nghĩa khác. Nghĩa này xem ra không trục tiếp phát xuất từ nghĩa có trước thời lưu đầy. Từ đây, từ này dùng để phân biệt người Ít-ra-en thuộc tỉnh bên kia sông Êu-phơ-rát (Euphrate) với người Ít-ra-en sống trong tỉnh của Ba-by-lon, và được gọi là bâblî. Người Ít-ra-en ở bên kia sông Êu-phơ-rát được gọi là ‘ibrî (עִבְרִי), cũng như cùng là người Việt Nam cả, nhưng sau 1975, người ở trong nước thì gọi là người Việt Nam, còn ở nước ngoài thì gọi là Việt kiều. Người Hy-lạp dựa vào tiếng a-ram mà gọi người Híp-ri là Ebraiôs (‘Εβραιος) để chỉ những người Do-thái ở Pa-lét-tin (Gđt 10,12; 12,11; 14,18; 1 Mcb 7,31; 11,13. 15,37; Cv 6,1; 2 Cr 11,12; Pl 3,5)

Nói tóm lại, theo nguyên ngữ, Híp-ri là người ở bên kia sông Êu-phơ-rát, còn nói rộng ra, Híp-ri là một nhóm dân nối kết với dòng tộc Sêm. Sêm là con thứ ba của ông No-ê. Híp-ri là từ chỉ người Do-thái để phân biệt với người Ai-cập (St 39,14-17; 40,15; 41,12; 43,32; Xh 1,15-19; 2,6-13), người Phi-li-tinh hay người nước ngoài (Xh 1,15-19; 2,6-13).

II. Do-thái

Sau thời lưu đầy ở Ba-bi-lon, dân chúng trở về cư ngụ tại miền đất Giu-đa. Họ được gọi là số người còn sót lại của xứ Giu-đa (Gr 40,15; 42,15-19; 43,5; 44,12.14-28; Xp 2,7). Thực ra, đây chỉ còn là một tỉnh hay một quận của Giu-đa và chung quanh là các nhóm dân Ê-đom, Am-mon và Ả-rập.

Người Hy-lạp gọi tỉnh này là Iôudaia (’Ιουδαια) nghĩa là Giu-đa. Xứ này cũng được gọi là xứ của người Do-thái. Con cái Giu-đa, người Giu-đa từ nay được gọi là Do-thái, tiếng Híp-ri là yơhûdî, tiếng Hy-lạp là Iôudaiôs (’Iουδαιος) hoặc “dân Do-thái” như trong các đoạn văn dưới đây: 1 Mcb 8,20-29; 12,6; 15,17; 2 Mcb 11,16-34; Cv 12,11 hay “dân tộc Do-thái”: 1 Mcb 8,23.25-27; 10,25; 11, 30-33; 12,3; 13,36; 15,12; 2 Mcb 10, 8; Cv 10,22, hoặc “cộng đồng Do-thái”: 2 Mcb 15,12;

Vào thời đầu kỷ nguyên Ki-tô giáo, phần đông người Do-thái sống bên ngoài xứ Giu-đa và cả ngoài Pa-lét-tin nữa. Họ là người Do-thái sống ở nước ngoài tức Do-thái kiều. Vì vậy, từ Do-thái trước hết mang ý nghĩa chủng tộc và quốc gia: Gđt 10,3; 1 Mcb 2,23; Cv 16, 1-20; 21,39. Người Do-thái nói tiếng Giu-đa (cũng gọi là tiếng Do-thái): 2 V 18,26; 2 Sb 32,18; Is 36,11-13; Nkm 13,24, hay tiếng A-ram. Nhưng Do-thái kiều lại nói tiếng Hy lạp. Vì thế, người ta gọi họ là Hy-lạp gốc Do-thái: Ga 7,35. Trong Tin Mừng theo thánh Gio-an, kiểu nói “các người Do-thái” thường chỉ giới cầm quyền Do-thái thù nghịch với Đức Giê-su: Ga 1,19; 2,18; 5,10: 7,13; 9,22; 18,12; 19,38; 20,19.

III. Ít-ra-en, Dân của Thiên Chúa

Ngoài kiểu nói “chi tộc Ít-ra-en” để chỉ dân của Giao Ước, còn có những kiểu nói sau đây:

“Dân Ít-ra-en”

Gs 8,33; 2 Sm 18,7; Er 2,2; 7,13; 9,1; Gđt 4,8; 7,10; 1 Mcb 5,60; Cv 4, 10-27: 13,17-24. Đôi khi, dân Ít ra-en còn chỉ các chi tộc phía Bắc Giu-đa: 2 Sm 19,41; 1 V 16,21.

“Ít-ra-en, dân Ta”

Xh 7,4; Đnl 21,8; 26,15; 1 V 6,13; 8,16-66; Mt 2,6; Lc 2,32.

“Cộng đồng Ít-ra-en”

Xh 12,3-6; 19,47; Lv 4,13; Ds 16,9; 32,4; Gs 22,18-20; 1 V 8,5; 2 Sb 5,6. Một đôi khi, cộng đồng Ít-ra-en cũng được gọi là “con cái Ít-ra-en” như trong Gv 50,20.

“Nhà Ít-ra-en”

Xh 16,31; Gs 21,45; Tv 98,3; 115,9.12; 118,2; 135,19; Is 5,7; Gr 2,4; Mt 10,6: 15,24; Cv 2,36; 7,42.

“Con cái Ít-ra-en” hay “người Ít-ra-en”

Hai kiểu nói này được dùng tới chừng trên dưới 680 lần. Ở đây chỉ xin trưng dẫn ba lần tiêu biểu: St 32,33; Xh 1,7; Kh 2,14.

“Dân hay người Ít-ra-en”

Ds 25,8.14; 27,14; 29,9; Gs 9,6-7; 10,24; 1 V 8,2; 1 Sb 10,1-7; 16,3; 2 Sb 5,13.

“Ít-ra-en”

St 48,20; Xh 4,22; 5,2; 9,4; Đnl 4,1; 5,1; 6,3-4; 9,1; 20,3; Br 3,24; 4,4; Rm 11,7. 25-26.

“Trinh nữ Ít-ra-en”

Gr 18,13; 31,4.21; Am 5,2.

Kết luận

Híp-ri, Ít-ra-en, Do-thái là ba từ nói về cùng một nội dung, nhưng ý nghĩa khác nhau. Nội dung là một nòi giống, một dân tộc.

Híp-ri là một nòi giống ở bên kia sông Êu-phơ-rát, Ít-ra-en là một dân được Thiên Chúa tuyển chọn, và Do-thái là một số người còn sót lại sau khi đi lưu đày về định cự tại Giu-đa. Sau thời lưu đày, họ sống tản mát khắp nơi ngoài nước Giu-đa, làm thành cộng đồng những người Do-thái sống ở nước ngoài (diaspora).

Từ năm 1947, sau Đệ nhị Thế chiến, những người Do-thái sống sót sau thảm họa diệt chủng, tập trung về quê cha đất tổ, lập thành nước Ít-ra-en ngày nay. Bình thường khi nói đến Híp-ri là người ta hiểu về tiếng nói và nguồn gốc chủng tộc. Khi dùng từ Ít-ra-en là có ý nói về dân riêng được Thiên Chúa tuyển chọn. Khi nói đến Do-thái là có ý hiểu về nguời ở xứ Giu-đa sau thời lưu đàynước Ít-ra-en hay Do-thái ngày nay.

Nói như vây cho gọn và dễ nhớ cũng như dễ phân biệt, khi đọc hay nghe đọc Kinh thánh. Điều này cũng có liên hệ với tiêu đề thư Do-thái hay thư Híp-ri. Nói là thư Híp-ri, thiết tưởng đúng hơn là thư Do-thái, vì hai lý do: một là bản dịch la-tinh Nova Vulgata và các bản dịch các tiếng nước ngoài như Anh Ý Pháp Đức v.v… đều dùng tiêu đề Thư Híp-ri; hai là tiêu đề của thư này nói rõ là Híp-ri (Ebraiôs) chứ không phải Do thái (Iôudaiôs). Đó chính là lý do của bài viết này.

Viết dựa theo tài liệu trong:
* Dictionnaire des noms propres de la Bible, Editions du Cerf –Desclée de Brouwer, Paris 1978, các từ Hébreu, Israel, Juif trang 166, 185, 218.
* Dictionnaire encyclopédique de la Bible, Brépols 2002, trang 378, 643, 718.
 
Thông Báo
Chương trình chi tiết Hành Hương Đức Mẹ La Vang
Bùi Hữu Thư
13:35 28/05/2008

Chương trình chi tiết Hành Hương Đức Mẹ La Vang



Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ

Hành Hương Đức Mẹ La Vang

Thủ Đô Washington, DC


Chủ Đề: "Cùng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Chúng Ta Về Bên Mẹ La Vang"

Thứ Năm 19/6/2008 - Thứ Bảy 21/6/2008

National Shrine of our Lady of the Immaculate Conception


  • Kỷ Niệm 20 năm PhongCác Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19/6/88-19/6/08
  • Biệt Kính Hai Thánh Quan Thầy Liên Đoàn: Phêrô và Phaolô
  • Tham quan Thắng cảnh Thủ Đô Washington


Thứ Năm, 19/6/08

  • Buổi sáng Tự Do, thăm viếng các bảo tàng viện & Capitol / DCA
  • Buổi chiều
  • 3:00pm Ghi Danh Vương Cung Thánh Đường, dưới hầm (Crypt)
  • 5:00pm Thánh Lễ Khai Mạc - Kính Các Thánh Tử Đạo VN, (upper Church)
  • Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Trung Ương Hoa Kỳ
  • 6:15pm Ăn chiều, tự do, Cafeteria
  • 7:00pm Hội Thảo Chung, upper Church (LM. Hồ Mậu và Nguyễn Thanh Châu)
  • 8:00pm Chầu Thánh Thể, Hoà Giải, (upper Church)
  • 9pm-9:45pm Kiệu Thánh Thể và Xương Thánh Tử Đạo, Rước Nến quanh VCTĐ, hôn kính Xương Thánh.


Thứ Sáu, 20 tháng 6


  • Buổi sáng
  • 10:00am-12:00pm Giảng Thuyết & Hội Thảo theo nhóm
  • Người lớn: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn
  • Thanh Niên: LM Nguyễn Khảm
  • Thiếu Nhi: LM. Trần Quốc Tuấn & Nguyễn Bá Thông
  • 12:00pm Thánh Lễ (Kính Thánh Quan Thầy LĐ: Phêrô & Phaolô)
  • Chủ Tế: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn
  • Giảng Thuyết: 1 Chủ Tịch Miền
  • Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland
  • 1:15pm Ăn Trưa, tự do
  • 3:00pm-5:00pm: Tại Memorial Hall (dưới hầm)
  • + Hội Thảo Người Lớn: Vai Trò Giáo Dân Hôm Nay
  • LM. Nguyễn Khắc Hy đề tài: Vai Trò Nhân Chứng cuả Giáo dân Ngày Nay
  • GS Bùi Hữu Thư đề tài: Gia Đình Sống Đạo Tại Hoa Kỳ
  • + Giới Trẻ & Thiếu Nhi: Sinh Hoạt, Thảo Luận
  • + Ca Đoàn & Nhóm Thiếu Nhi Tổng dợt văn nghệ
  • 5:00pm Giải Lao, chuẩn bị Trình diễn
  • 5:30pm-7:00pm Văn Nghệ & Thánh Nhạc
  • 7:00pm Xe bus di chuyển đưa đến nhà hàng “Thần Tài”
  • 8:00pm Dạ Tiệc Liên Đoàn


Thứ Bảy, 21 tháng 6

  • 10:00am Tập trung – Tổng dợt văn nghệ
  • 11:00am Rước Kiệu Đức Mẹ
  • 12:00 pm Thánh lễ Đại Trào - Đức Mẹ La Vang
  • Chủ Tế & Giảng Thuyết: Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn
  • Phụ Trách Phụng Vụ và Thánh Nhạc: Ban Tổ Chức Hành Hương Mẹ La Vang
  • Phép Lành Tòa Thánh
  • Tuyên Bố Ngày Hành Hương La Vang năm 2009
  • 13:30 pm Bế Mạc
________________________________________________________________________________________________________________________

Pilgrimage at the Basilica of National Shrine of the Immaculated Conception

(Our Lady of Lavang Chapel) June 19 – June 21, 2008

Theme: “With the Vietnamese Martyrs, We Come to Our Lady of Lavang”



Thursday: June 19, 2008

  • Morning: Sight-seeing in DC
  • 3:00 pm: Registration in Crypt Church
  • 5:00 pm: Opening Mass
  • 6:15 pm: Dinner
  • 7:00 pm: Seminar: Topic: Family Ministry (in the Upper Church: panel presentation: Rev. Ho Mau and Nguyen Thanh Chau).
  • 8:00 pm: Adoration of the Eucharist, and Confession (in the Upper Church)
  • 9 pm - 9:45 pm: Candle and Eucharistic Procession, Veneration of the Relics of Martyrs.
Friday, June 20, 2008

10:00 am-12:00 pm: Group workshops:

  • Adults: Topic: Catholic Religious Education, presiding: Cardinal Phạm Minh Mẫn.
  • Young Adults: Rev Nguyễn Khảm and Rev Đồng Minh Quang
  • Youth: Rev. Trần Quốc Tuấn and Rev. Nguyễn Bá Thông.
12:00 pm: Mass (in the Upper Church) presiding: Cardinal Phạm Minh Mẫn

  • 1:15 pm: Lunch break
  • 3:00 pm - 5:00 pm: Group activities:
  • Adults: Rev. Nguyen Khac Hy “The Roles of the Laity Today as Witnesses” and
  • Dr. Bùi Hữu Thư “Family Living the Christian Faith in the US” (in Memorial Hall)
  • Young Adults and Youth: Group Discussion.
  • Choirs and Children: Rehearsal for Choral and Dance performances
5:00 pm: Break
  • 5:30 pm-7:00 pm: Choral and Dance Performances
  • 7:00 pm: Transportation to Fortune Restaurant in Falls Church, VA.
  • 8:00 pm: Banquet at Fortune Restaurant


  • Saturday, June 21, 2008

    • 10:00 am: Assembly and Rehearsal for Choral and Dance performances
    • 11:00 am: Marian Procession
    • 12:00 pm: Solemn Mass: Cardinal Phạm Minh Mẫn (Presiding and Preaching)
    • 13:30 pm: Benediction and Closing
     
    Chúc mừng Tân Đức ông Giuse Hoàng Minh Thắng
    Liên Tu Sĩ Roma
    23:37 28/05/2008

    CHÚC MỪNG


    Nhận được báo tin của Văn Phòng Tòa Giám Mục Kontum:
    Đức Thánh Cha Benedict XVI ban tước vị Đức Ông cho

    Linh mục Giuse Hoàng Minh Thắng.


    Toàn thể Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo dân tại Italia
    hân hoan chúc mừng Cha Chủ Tịch trong dịp vui mừng này.
    Cầu chúc Đức Ông Chủ Tịch Liên Tu Sĩ Roma
    luôn hăng say phục vụ Giáo Hội hoàn vũ
    cũng như Giáo Hội tại quê hương.

    Thay mặt Ban Chấp Hành Liên Tu Sĩ Roma
    LM. G. Nguyễn Tất Thắng, OP
     
    Tin Đáng Chú Ý
    Tình Mẹ trong Trận Động Đất
    Bùi Hữu Thư
    16:11 28/05/2008

    Tình Mẹ trong Trận Động Đất



    Khi toán cấp cứu tìm thấy bà thì bà đã chết vì bị đè nặng dưới căn nhà xập. Qua đống gạch vụn, người ta có thể thấy dáng qùy của bà: cả hai đầu gối chống lấy thân hình, hai cánh tay ôm lấy vai, như đang cầu nguyện với Thượng Đế. Cấp cứu viên thò tay qua khe hở để chắc chắn là bà đã chết. Ông ta la to và dùng cuốc đập mạnh vào đống gạch vụn, bên trong vẫn không có động tĩnh.

    Toán Cấp Cứu di chuyển sang căn nhà kế cận. Trưởng toán có lẽ cảm thấy dáng quỳ cuả người đàn bà hơi lạ lùng nên đã quay trở lại. Ông kiểm xoát và la to: “Quay lại đây, có một đứa bé còn sống dưới xác chết!”

    Sau khi cố gắng hết sức, họ cẩn thận rỡ từng viên gạch xung quanh người đàn bà. Nằm bên dưới thân xác của bà là đứa con khoảng ba hay bốn tháng được chùm mền kỹ lưỡng. Vì thế quỳ của bà đã che chở cho nó, đứa bé không bị thương tích gì cả. Nó vẫn còn ngủ khi người ta đem nó ra. Gương mặt bình thản lúc đang ngủ của nó làm cho mọi người gần bên cảm động. Một bác sĩ tiến đến để khám nghiệm nó và tìm thấy một điện thoại cầm tay nhét dưới tấm mền. Ông mở ra và đọc thấy một điện thư đã được bà mẹ đó viết sẵn: “Con thương mến của mẹ, nếu con có thể sống sót, con hãy nhớ rằng mẹ luôn luôn yêu thương con. ” Ngay cả vị bác sĩ, một người thường xuyên nhìn thấy sự sống và sự chết cũng phải chẩy nước mắt. Người ta chuyền tay nhau cái điện thoại, ai ai đọc điện thư này cũng đều phải khóc.

    (Đây là đứa bé trong câu chuyện trên đây)

    Bùi Hữu Thư dịch
    Đứa bé được cứu sống dưới xác chết người mẹ
     
    Ảnh Nghệ Thuật
    Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Việc Đồng Áng
    Sen K.
    00:18 28/05/2008

    VIỆC ĐỒNG ÁNG



    Ảnh của Sen K. – Philippines

    Trời mưa cho ướt lá khoai

    Công anh làm rể đã hai năm ròng

    Nhà em lắm ruộng ngoài đồng

    Bắt anh tát nước cực lòng anh thay!

    (Ca dao)

    Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền